Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:48:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tính trước nguy cơ - Suy ngẫm sau 20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng  (Đọc 6807 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #180 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:01:40 am »

Trong lĩnh vực chính trị, những đặc điểm của Gorbachev về sự thiếu quyết đoán, dễ dao động, lật lọng đặc biệt rõ nét.

Tháng 3 năm 1990, nước Cộng hòa Lítva tuyên bố độc lập, Gorbachev ban đầu bày tỏ kiên quyết phản đối và gây áp lực mạnh, thậm chí điều quân đội Liên Xô tiến hành diễn tập quân sự tại Lítva, cũng như tiến hành phong tỏa kinh tế nhằm vào Lítva. Nhưng sau đó, ông lại mềm lại, bày tỏ "không phản đối về nguyên tắc" với việc Lítva thoát li khỏi Liên Xô, chỉ "cần tiến hành đàm phán". Tháng 1 năm 1991, quần chúng Lítva tiến hành bãi công và biểu tình, hạ bệ chính phủ Lítva, còn Đảng Cộng sản Lítva thành lập "Ủy ban cứu quốc", yêu cầu khôi phục hiệu lực của Hiến pháp Liên Xô tại Lítva. Gorbachev không hề tính toán đầy đủ, đã bày tỏ ủng hộ "Ủy ban cứu quốc", thậm chí còn mặc nhiên cho phép Liên Xô đưa lính dù và bộ đội nội vụ đóng quân tại thủ đô Vilnius của Lítva. Nhưng dưới sự phản đối mạnh mẽ của các nước phương Tây và phe đối lập trong nước, lại lập tức nhượng bộ, ra lệnh cho lính dù và bộ đội nội vụ rút về, tuyên bố chấm dứt hoạt động của "Ủy ban cứu quốc", bày tỏ phải giải quyết vấn đề bằng biện pháp chính trị và phái đoàn đại biểu đến Lítva tiến hành điều đình. Điều này đã dẫn đến trạng thái độc lập của Lítva trên thực tế và khởi đầu cho sự giải thể của Liên Xô.


Như mọi người đều biết, Liên Xô trong quá trình cải tổ đã xuất hiện tình trạng chia rẽ và đấu tranh giữa "phe Cấp tiến" và "phe Truyền thống". Phe cấp tiến phản đối sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chủ trương đi theo con đường tư bản chủ nghĩa phương Tây và giải thể Liên Xô. Phe Truyền thống muốn duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và thống nhất đất nước, tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đối mặt với sự đấu tranh ác liệt giữa hai phe, Gorbachev luôn dao động, thỏa hiệp chiết trung, mong muốn điều hòa điều không thể điều hòa. Tháng 10 năm 1987, trước và sau Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô, Gorbachev từng phê phán nghiêm khắc và cách chức Bí thư thứ nhất Thành ủy Mátxcơva của Yeltsin, nhân vật đại diện cho phe Cấp tiến. Nhưng sau đó, ông lại bổ nhiệm Yeltsin làm Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban xây dựng quốc gia (hàm Bộ trưởng) và dung dưỡng cho ông này tiến hành các hoạt động chính trị chống Đảng Cộng sản Liên Xô, thậm chí còn ủng hộ ông này trở thành đại biểu của Xôviết tối cao vào tháng 5 năm 1989. Cùng với đó, Gorbachev còn có các hành động tấn công chèn ép Ligachev, nhân vật đại diện cho phe Truyền thống. Tháng 12 năm 1990, trước và sau Đại hội đại biểu nhân dân lần thứ IV Liên Xô, trước bối cảnh phe Truyền thống có thanh thế lớn, Gorbachev lại nghiêng về phe Truyền thống, xây dựng ban lãnh đạo cơ bản là người thuộc phe Truyền thống, thậm chí còn công khai thừa nhận tại Đại hội Đảng của Mátxcơva rằng "có tội trước giai cấp công nhân"1 (Xem thêm Lý Cảnh Trị, Vương Chính Tuyền: Tiến trình phát triển chủ nghĩa xã hội, Nxb. Nhân dân Liêu Ninh, 2001, tr.465), đồng thời chỉ trích phe Cấp tiến "có ý đồ phủ định tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chủ trương tư bản hóa xã hội". Nhưng không lâu sau đó, vào ngày 23 tháng 4 năm 1991, Gorbachev lại cùng những người thuộc phe Yeltsin tiến hành hội nghị bàn tròn, phát biểu Tuyên bố chung 9+1, nhằm gạt bỏ cơ quan quyền lực tối cao của đất nước được hình thành hợp pháp, quyết định vận mệnh của toàn Liên bang. Sự dao động, thỏa hiệp chiết trung của Gorbachev không phải là điều gì lạ trong suốt quá trình cải tổ. Tất nhiên, cuối cùng ông đã ngả hẳn về phe Cấp tiến, liên thủ với những người như Yeltsin, điều đó được quyết định bởi đường lối mà ông tiến hành. Tuy nhiên, nhìn vào lập trường trung lập, mập mờ mà Gorbachev lựa chọn trong thời gian dài giữa phe Cap tiến và phe Truyền thông, sự dao động không ngừng giữa ủng hộ và phản đối giữa hai phe, cũng cho thấy rõ Gorbachev thiếu năng lực cầm quyền.


Nhìn từ góc độ năng lực cầm quyền, Gorbachev chỉ có bề nổi mà thiếu thực chất, chỉ thích nói sáo rỗng, thiếu ý chí kiên định và khả năng nhận định sâu sắc, hay dao động, mềm yêu thiếu quyết đoán, nhưng trên các vấn đề quan trọng, ông lại không chịu chấp nhận các ý kiến bất đồng, có tính chuyên quyền cá nhân. Ryzhkov từng chỉ ra rằng, "ông ấy chỉ biết, chỉ thích, chỉ muốn nói điều sáo rỗng, chỉ một mình trình bày thao thao bất tuyệt những điều rỗng tuếch, biến hóa câu chữ và trình bày những tư tưởng cứng nhắc, sáo rỗng một cách màu mè, biến những điều này thành những chuyện quan trọng, mới mẻ cần giải quyết ngay". "Về khí chất và tính cách, Gorbachev không thể trở thành nguyên thủ quốc gia thực thụ. Ông ấy không có tố chất của nguyên thủ quốc gia, hoàn toàn không muốn đưa ra những quyết định quyền uy, chỉ toàn thảo luận không ngừng, nghe các loại ý kiến khác nhau, tranh luận không thôi và lấy cớ để không đưa ra quyết định cuối cùng, khéo nói nhưng không khẳng định, không bày tỏ rõ đồng ý hay phản đối. Ông ấy không bao giờ chịu trách nhiệm trước bất kỳ quyết định sai lầm nào, toàn lấy cái gọi là tập thể nghiên cứu, quyết định để che đậy cho việc rũ bỏ trách nhiệm. Nhưng, chỉ có thời gian đầu của cải tổ là tập thể quyết định, đến sau này là do ông ấy một mình chuyên quyền"1 (Nikolai Ryzhkov: Mười năm đại loạn, Sđd, tr.367, 369). Còn có rất nhiều cựu lãnh đạo Liên Xô có cách nhìn như vậy hoặc tương tự.


Roy Medvedev, người từng là Đại biểu nhân dân Liên Xô, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, trong sách của mình từng nêu ra một câu chuyện như sau về Gorbachev cho thấy tác phong chuyên quyền cá nhân của ông. Hạ tuần tháng 12 năm 1990, Đại hội đại biểu nhân dân lần thứ IV Liên Xô quyết định bổ sung thêm một Phó Tổng thống. Người có sức cạnh tranh lớn nhất khi đó là Nazarbayev, Tổng thống nước Cộng hòa Cadắcxtan, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cadắcxtan. Đa số đại biểu chuẩn bị bỏ phiếu bầu cho ông này. Nhưng Nazarbayev tuyên bố, "ông không cam chịu làm cái bóng cho Gorbachev", nếu như ông đảm nhiệm chức Phó Tổng thống Liên Xô, thì phải "đồng thời kiêm nhiệm chức Thủ tướng chính phủ Liên Xô". Nazarbayev trong bài phát biểu công khai còn nhằm vào các vấn đề của Trung ương, "điểm mặt chỉ tên Gorbachev". Bởi vậy, Gorbachev bất chấp sự phản đối của các đại biểu khác, không hề bàn bạc trước với Tiểu tổ đại biểu nhân dân, cố ý đề cử Yanayev làm Phó Tổng thống. Do được Gorbachev vận động, Yanayev mới đắc cử với tỷ lệ thấp tại vòng bỏ phiếu thứ hai1 (Xem thêm Roy Medvedev: Năm cuối cùng của Liên Xô, Sđd, tr. 10-11).


Năm 2007, "nhân vật bất đồng chính kiến" nổi tiếng tại Liên Xô Solzhenitsyn trả lời phỏng vấn của Tuần báo Der Spiegel của Đức, đã bình luận về Gorbachev: "Tác phong lãnh đạo của Gorbachev cho thấy sự ấu trĩ đáng kinh ngạc về chính trị, thiếu kinh nghiệm, thiếu tinh thần trách nhiệm với đất nước mình. Đây không phải là thi hành quyền lực, mà là sự từ bỏ quyền lực một cách ngu ngốc"2 (Ân Tự Lê (biên dịch): "Solzhenitsyn bàn về lịch sử Liên Xô và chính phủ Putin", Tạp chí Động thái lý luận nước ngoài, số 12 năm 2007).


Đương nhiên, việc Gorbachev không làm trọn chức trách và cuối cùng trở thành kẻ thất bại, nguyên nhân quan trọng không phải ở việc năng lực cầm quyền kém, mà là bởi ông đã tiến hành một đường lối sai lầm, đi ngược lại chủ nghĩa Mác - Lênin. Sở dĩ ông thiếu khả năng nhận định cần có, trước tiên là bởi ông không nhìn ra quy luật phát triển của xã hội loài người, đi ngược lại dòng chảy của lịch sử.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #181 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:03:13 am »

Chương VIII
ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ ĐỐI PHÓ VỚI CHIẾN LƯỢC TÂY HÓA,
PHÂN HÓA CỦA THẾ GIỚI PHƯƠNG TÂY


Trong một thời gian dài, bắt đầu từ khi Khrushchev lên nắm quyền, thế lực thù địch phương Tây đứng đầu là Mỹ đã tìm trăm phương ngàn kế thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" đối với Liên Xô, mà các thế hệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đã rất chủ quan, không hề biết đến. Đặc biệt trong thời kỳ Gorbachev, tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô không những không tự giác chống lại áp lực "diễn biến hòa bình" của phương Tây, mà còn ra sức đón chào, chủ động tiếp nhận, khiến cho tập thể lãnh đạo Đảng ngày càng thoái hóa, đội ngũ của Đảng mất đi ý chí chiến đấu, tổ chức Đảng trong những thời khắc sinh tử yếu đến gió thổi cũng đổ. Phương Tây thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" Tây hóa, phân hóa Liên Xô là một nhân tố quan trọng dẫn đến Liên Xô mất Đảng, mất nước.


I. SÁCH LƯỢC "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" CỦA PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI LIÊN XÔ

Chính quyền Xôviết ra đời, đã dẫn đến hận thù mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc phương Tây và luôn gặp phải những hành động phá hoại và quấy rối điên cuồng của thế lực thù địch trong và ngoài nước. Các chính trị gia đế quốc từ đầu đã thề rằng, nhất định phải "bóp chết từ trong nôi" chế độ xã hội mới toanh này.


Thế lực thù địch phương Tây lúc đầu áp dụng thủ đoạn can thiệp quân sự trắng trợn. Sau khi can thiệp quân sự bị phá sản, lại chuyển sang nhiều hình thức khác như bao vây quân sự, cô lập ngoại giao, cấm vận kinh tế  mua chuộc tay sai làm phản, tạo mâu thuẫn và xung đột dân tộc ở Liên Xô. Ví dụ, sau khi Liên Xô thành lập không lâu, cơ quan gián điệp của Đức ở nước ngoài liền cử người triển khai các hoạt động trong những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Grudia, mục đích là làm cho Grudia thực hiện "độc lập" dưới sự bảo hộ của nước Đức. Hoặc là, trong thời gian những năm 1932-1943, Đại sứ Liên Xô tại Anh là Ivan Maisky đã bị cơ quan tình báo của nước Anh mua chuộc, mà lãnh đạo hành động này chính là Churchill, người mà năm đó đã thề rằng phải "bóp chết từ trong nôi" chính quyền Xôviết. Con trai ông là Randolph đích thân đảm nhiệm vai trò "người môi giới" với Maisky. Đêm trước diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước phương Tây thực hiện chính sách bình định của phátxít Đức, mưu đồ "dẫn họa sang phía Đông", mượn thế lực phátxít để tiêu diệt tận gốc cái gọi là "bệnh dịch chủ nghĩa Bônsêvích". Nhưng dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng Cộng sản Liên Xô do Xtalin đứng đầu, tất cả mọi âm mưu của phương Tây đều gặp phải sự thất bại nhục nhã. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sức mạnh của Liên Xô tăng lên gấp bội, địa vị quốc tế nâng cao chưa từng có. Trước tình hình mới như vậy, thông qua "diễn biến hòa bình" làm tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô, thay đổi chế độ xã hội của Liên Xô đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược đối với Liên Xô của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ.


1. Diễn biến hòa bình đối với Liên Xô là mục tiêu chiến lược bất di bất dịch của thế lực phương Tây

"Diễn biến hòa bình" là một thuật ngữ chính trị mang hàm ý đặc biệt, đầu tiên được Đại sứ Mỹ tại Liên Xô George Frost Kennan nêu ra vào tháng 7 năm 1947. Ông dự đoán: thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Xôviết.


Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cố vấn chính sách ngoại giao của Chính phủ Truman - kẻ đề xướng chính sách diễn biến hòa bình John Foster Dulles đã công khai tuyên bố: "Chúng ta là một nước lớn duy nhất có vật chất và tinh thần đều hoàn hảo không sứt mẻ, chúng ta phải lãnh đạo thế giới, khôi phục nguyên tắc được coi là chuẩn mực hành vi". Dưới cái nhìn của ông, "tín ngưỡng và cơ chế của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô khác rất xa với thể chế chính trị dân chủ của phương Tây. Tín ngưõng chính thức của nó là chủ nghĩa duy vật trừu tượng, hình thức chính phủ là chủ nghĩa toàn trị, đời sống kinh tế là chủ nghĩa xã hội nhà nước cực đoan". Điều này không chỉ hình thành "thách thức toàn diện, mang tính toàn cầu" đối với Mỹ, mà còn "thách thức đối với địa vị tối cao của thế giới Cơ đốc giáo"1 (Âu Dương Hồng Binh, Nguyễn Tông Triết: Nhà ngoại giao thời Chiến tranh lạnh - Dulles, Nxb. Tri thức thế giới, Trung Quốc, 1999, tr.67-68). Tháng 6 năm 1946, Dulles đăng bài viết dài hai kỳ "Suy nghĩ và đối sách với chính sách ngoại giao của Liên Xô" trên tạp chí Đời sống, không hề che đậy sự thù hận của ông đối với chế độ xã hội và chính sách đối nội, đôỊ ngoại của Liên Xô, đồng thời cũng trình bày khá rõ tư duy Chiến tranh lạnh kiềm chế toàn diện Liên Xô.


Dulles chủ trương kiềm chế toàn diện Liên Xô, trong đó quan trọng nhất là thông qua các biện pháp hòa bình như thâm nhập tư tưởng, tuyên truyền quảng bá, "ngày càng tăng thêm khó khăn nội bộ trong Đảng Cộng sản Liên Xô". Năm 1950, Dulles trình bày miệng cuốn sách Chiến tranh hay hòa bình, đề ra "phải dùng mọi thủ đoạn có thể để đấu tranh với chủ nghĩa cộng sản". Ông cho rằng, lực lượng then chốt để giao thiệp với Liên Xô là thực lực, nhưng thực lực không chỉ bao gồm thực lực quân sự, còn bao gồm thực lực kinh tế và một số thứ vô hình khác, ví dụ như đưa ra đánh giá đạo nghĩa cũng như dư luận thế giới đối với hành động của họ. Do đó, Dulles trong cuốn sách này đề ra rõ ràng rằng, phải "tiến hành một cuộc chiến tranh tư tưởng" đối với Liên Xô và các nước Đông Âu.


Churchill, người đã từng đảm nhiệm chức Thủ tướng Anh và từng có những hợp tác hiệu quả với các nhà lãnh đạo Liên Xô thời chiến tranh, sau chiến tranh đã khôi phục rất nhanh bản tính giai cấp của một chính trị gia chống cộng. Ngày 5 tháng 3 năm 1946, tại Fulton, Mỹ, ông đã phát biểu một bài diễn thuyết về Chiến tranh lạnh làm kinh động thế giới, công kích Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu "hoặc là một số kẻ độc tài, hoặc là trùm sỏ chính trị được tổ chức nghiêm ngặt, họ thông qua một đảng có đặc quyền và một đội ngũ cảnh sát chính trị, sử dụng không hạn chế quyền bính". Ông tuyên bố, đối với một số nước "an ninh", "hạnh phúc", "tự do", "tiến bộ" như Mỹ, Anh mà nói, "trách nhiệm của họ không phải là dùng vũ lực để can thiệp vào công việc nội bộ của những nước mà ta chưa chinh phục", mà phải dùng "thanh điệu lớn mà không sợ sệt để tuyên truyền về nguyên tắc vĩ đại của tự do và nhân quyền cơ bản"1 (Lịch sử thế giới sau chiến tranh (1946), Nxb. Nhân dân Thượng Hải, 1976, t. 2, tr.45-46). Diễn thuyết ở Fulton của Churchill không những mở ra nội dung cốt lõi trong chính sách kiềm chế Liên Xô của phương Tây, mà còn là sự giải thích tốt nhất cho tư tưởng diễn biến hòa bình Liên Xô của Dulles.


Lúc đó, nước Mỹ đang trong tình trạng chống cộng điên cuồng chưa từng có. Ngày 12 tháng 3 năm 1947, Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội bản thông điệp về tình hình đất nước được xem như là bản tuyên ngôn của "chủ nghĩa Truman". Ông tuyên bố, phải trả lời trước cái gọi là "làn sóng bạo chúa cộng sản lan rộng", đồng thời "giải thích với toàn thế giới lập trường của nước Mỹ trước thách thức của chủ nghĩa toàn trị mới này". Trong "bài hịch" chống cộng này, Truman đã ngụy biện, thế giới sau chiến tranh đang tồn tại hai "cách sống" hoàn toàn đối lập nhau, trong đó một cách sống là "lấy ý chí của đa số làm nền tảng, nó thể hiện nổi bật là chế độ tự do, chính phủ theo chế độ đại nghị, bầu cử tự do, bảo đảm tự do cá nhân, tự do ngôn luận và tôn giáo tín ngưỡng, tự do không chịu sự áp bức của chính trị". "Cách sống thứ hai lại lấy ý chí của thiểu số áp đặt lên đa số làm nền tảng. Cái mà nó dựa vào là: sợ hãi và áp bức, báo chí và truyền thông bị kiểm soát, bầu cử được sắp đặt sẵn từ trước, tự do cá nhân bị kiềm chế". Trước một thế giới như vậỵ, "chính sách của Mỹ phải ủng hộ nhân dân tự do các nước", "phải giúp đỡ nhân dân tự do các nước dựa vào cách của chính mình để giải quyết các vấn đề liên quan đến vận mệnh của họ". Ông tuyên bố, ủng hộ "nhân dân tự do các nước trên thế giới", để "bảo vệ tự do của họ", "trách nhiệm vĩ đại này đã đặt lên đầu chúng ta rồi"1 (Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình Liên Xô, Nxb. Nhân dân Hồ Bắc, 1989, tr.27-30).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #182 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:04:33 am »

Năm 1953, Truman lại đề ra cái gọi là "chính sách giải phóng" kiềm chế toàn diện ảnh hưởng của Liên Xô. Lúc này, ông phê bình những người không tin rằng áp lực tinh thần, áp lực tuyên truyền có thể sản sinh hiệu quả là những người "quá vô tri". Ông cho rằng, Liên Xô đã "dùng chiến tranh chính trị, chiến tranh tâm lý và phương pháp tuyên truyền để đạt được mục đích này". Do đó, ông đầy tự tin bày tỏ, "họ có thể làm được, chúng ta cũng có thể làm được".


Dùng nhiều phương thức hòa bình như chiến tranh chính trị, chiến tranh tâm lý, chiến tranh tuyên truyền văn hóa để gia tăng ảnh hưởng đối với Liên Xô, "kế không đánh mà thu phục được lòng người", thúc đẩy Liên Xô tự thực hiện diễn biến, không những là mục tiêu chủ yếu của Tổng thống và Chính phủ Mỹ đối với Liên Xô, mà còn là nguyện vọng của tất cả chính trị gia Mỹ. Tháng 1 năm 1960, Ủy ban ngoại giao của Thượng nghị viện Mỹ đã đưa ra một bản báo cáo nghiên cứu với chủ đề "Ý thức hệ và công việc ngoại giao". Báo cáo gửi gắm rõ ràng hy vọng diễn biến hòa bình ở Liên Xô vào nội bộ xã hội Liên Xô. Báo cáo trình bày, "sự biến chất cuối cùng về ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa chủ yếu được quyết định bởi kết quả phấn đấu của các lực lượng trong xã hội cộng sản và nội bộ tập đoàn cộng sản. Những hành động từ bên ngoài giúp gia tăng sự biến chất này là có hạn". Do đó, Mỹ và các nước phương Tây một mặt kiền trì chủ trương thực hiện nguyên tắc dân tộc trong nội bộ tập đoàn cộng sản, để cổ vũ các nước Đông Âu tách ra khỏi Liên Xô, từ đó làm tan rã phe Liên Xô - Đông Âu; mặt khác, "còn đề ra tiếp xúc rộng rãi nhất với xã hội cộng sản", để "thúc đẩy diễn biến trong chế độ của Liên Xô và nội bộ tập đoàn cộng sản". Vì vậy, báo cáo đã kiến nghị với tập đoàn thống trị Mỹ: "Chính sách của chúng ta phải thúc đẩy được giao lưu thực chất khác hẳn với giao lưu  trên hình thức", tức "tìm cách xây dựng mối liên hệ rộng rãi với những phần tử trí thức trong tập đoàn cộng sản, cuối cùng thiết lập quan hệ rộng rãi với các chính trị gia tầng lớp trung và cao cấp, dần dần ảnh hưởng tới sự bảo vệ của họ đối với ý thức hệ".


Các chính trị gia Mỹ còn nhìn nhận rất rõ ràng rằng, để thay đổi chế độ xã hội của Liên Xô, chỉ dựa vào sự thâm nhập ý thức hệ có lẽ không đủ. Do đó báo cáo kiến nghị, các nhà quyết sách của Mỹ phải xây dựng một chính sách toàn diện, tích cực, có thể ngăn chặn được chủ nghĩa cộng sản; sử dụng tổng hợp các biện pháp, trong đó bao gồm cả vũ khí mang tính quyết định là ưu thế kinh tế. Bởi vì kinh tế Mỹ không ngừng tăng trưởng, do đó có thể chứng minh là quan điểm cho rằng chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô ưu việt hơn chế độ tư bản chủ nghĩa là giả tạo1 ("Báo cáo nghiên cứu số 10 của Ủy ban ngoại giao Thượng viện Mỹ: Ý thức hệ và công việc ngoại giao", trích trong Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.36-39). Dựa trên những nhận thức và phân tích như vậy, tác dụng của biện pháp kinh tế trong chính sách diễn biến hòa bình của Mỹ đối với Liên Xô, tức là lợi dụng ưu thế kinh tế để kìm hãm đà phát triển của Liên Xô, trong thời gian dài cạnh tranh về kinh tế kỹ thuật kéo đổ Liên Xô, đã nâng lên rõ rệt.


Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Nixon của Đảng Cộng hòa bước vào Nhà Trắng, còn thậm tệ hơn tất cả các đời tổng thống trước về mặt cổ xúy diễn biến hòa bình ở Liên Xô. Nixon nhận thức rõ ràng rằng, so sánh lực lượng Mỹ - Xô chủ yếu thể hiện ở các mặt quân sự, kinh tế và chính trị, nhưng "gốc rễ đối địch của hai bên là ở ý thức hệ", mà Mỹ trong so sánh lực lượng về ý thức hệ với Liên Xô đã "nắm chắc át chủ bài", bởi vì "giá trị quan tự do và dân chủ của chúng ta trên thế giới có sức hâp dẫn mạnh mẽ". "Nếu như chúng ta bị thua trong chiến tranh tư tưởng thì tất cả mọi vũ khí, hiệp ước, thương mại, viện trợ đối ngoại cũng như cầu nối văn hóa đều là vô ích"1 ([Mỹ] Richard Nixon: Năm 1999 không đánh mà thắng, Nhà sách Tam Liên, 1989, tr.92).


Nixon gộp Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Xtalin, phátxít Đức dưới sự khống chế của Hitler và Italia dưới sự thống trị của Mussolini thành ba "chính quyền độc tài" lớn, cho rằng đó đều là sản vật của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến tranh thế giới thứ hai khiến Đức, Italia, Nhật xóa bỏ chế độ chuyên chế, duy chỉ có chế độ chuyên chế Liên Xô "lại mạnh lên cực độ", "nó tạo ra sự đe dọa càng lớn hơn với tự do và hòa bình", do đó, nước Mỹ phải chiến thắng Liên Xô. Nhưng Liên Xô đã có tiềm lực quân sự và năng lực chiến tranh tương đương với Mỹ, Nixon cũng không dám tùy tiện nói chiến tranh được, mà chủ trương "tìm kiếm thắng lợi mà không có chiến tranh" với Liên Xô, thắng lợi này chính là "thắng lợi của tư tưởng tự do đối với tư tưởng thống trị toàn trị phủ định tự do", "thắng lợi của nhân quyền toàn nhân loại không bị chính trị áp bức"2 ([Mỹ] Richard Nixon: Năm 1999 không đánh mà thắng, Sđd, tr.5, 13). Nói một cách đơn giản, đó chính là thắng lợi của tư tưởng diễn biến hòa bình.


Tư tưởng phải thực hiện diễn biến hòa bình ở Liên Xô của Nixon bắt nguồn từ tổng kết của ông về kinh nghiệm lịch sử đấu tranh chống Liên Xô ở các nước phương Tây. Dưới góc nhìn của ông, nhân loại ở thế kỷ XX xảy ra ba cuộc chiến tranh thế giới chứ không phải hai cuộc, Chiến tranh thế giới thứ ba chính là cuộc Chiến tranh lạnh do Liên Xô gây ra, là cuộc chiến tranh hơn 40 năm mà Liên Xô gây ra với "thế giới tự do". Ông phân tích, biện pháp chủ yếu mà Liên Xô đấu tranh với các nước phương Tây là tuyên truyền, ngoại giao, đàm phán, viện trợ đối ngoại, bàn tay chính trị, lật đổ, hoạt động ngầm cũng như thông qua tay sai để tiến hành chiến tranh. Trong tình hình này, đấu tranh của Mỹ với Liên Xô là "đấu tranh giữa văn hóa toàn trị và văn hóa tự do, là đấu tranh giữa nước sợ hãi tự do và nước sùng bái tự do". Do đó, biện pháp đấu tranh của Mỹ với Liên Xô là làm ngược lại cách làm của Liên Xô. Cuối những năm 1980, khi Gorbachev xuất hiện trong Điện Kremlin, chính sách đối nội, đối ngoại của Liên Xô được điều chỉnh toàn diện, vị chính trị gia tư sản lắm mưu nhiều kế này cuối cùng cũng nhìn ra được viễn cảnh hiện thực của diễn biến hòa bình ở Liên Xô, vào những năm tuổi già viết cuốn sách Năm 1999 không đánh mà thắng, không tiếc sức lực vạch ra sách lược cho thế hệ sau lật đổ Liên Xô.


Nixon đã từng chủ trương Mỹ - Xô tiến hành "thi đua hòa bình", nhưng thực chất của "thi đua hòa bình" mà ông nói là từ để thay thế cho diễn biến hòa bình. Trong cuốn Năm 1999 không đánh mà thắng, Nixon đã nói thẳng thừng rằng, "chỉ có cổ vũ diễn biến hòa bình trong tập đoàn Liên Xô mới có thể giảm bớt trạng thái căng thẳng trong xung đột Mỹ - Xô", "mới có khả năng hòa bình thực sự"1 ([Mỹ] Richard Nixon: Năm 1999 không đánh mà thắng, Sđd, tr.44). Có thể thấy rằng, Nixon không hề hy vọng Mỹ cùng với quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới thi đua hòa bình thực sự, cùng xây đắp hòa bình cho nhân loại, duy trì an ninh và ổn định thế giới. Mục đích cuối cùng của ông là dựa vào phương thức hòa bình đế loại bỏ triệt để Liên Xô và các nước Đông Âu dưới sự ảnh hưởng của nó. Trong mắt ông, diễn biến hòa bình là sự lựa chọn tốt nhất để Mỹ chiến thắng Liên Xô với cái giá nhỏ nhất, từ đó lãnh đạo thế giới.


Năm 1975, sau khi "Hiệp định Henxinki" được ký kết tại Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu, các nước phương Tây càng công khai dưới danh nghĩa "quan tâm tình hình nhân quyền của nhân dân Liên Xô" để gia tăng thêm áp lực và ảnh hưởng đối với Liên Xô, hòng lấy giá trị quan phương Tây trói buộc Liên Xô, đồng thời ủng hộ phong trào "người bất đồng chính kiến" dưới nhiều hình thức (bao gồm cổ vũ những tổ chức kiểu như "nhóm công chúng giám sát Liên Xô thực hiện điều khoản văn kiện Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu" được thành lập ở Mátxcơva và một số thành phố lớn khác của Liên Xô), từ đó mở rộng hơn nữa quy mô và ảnh hưởng của phong trào "người bất đồng chính kiến".


Reagan, Tổng thống Mỹ giữa những năm 80 của thế kỷ XX là một cao thủ trong việc thúc đẩy chính sách diễn biến hòa bình ở Liên Xô. Tháng 6 năm 1982, trong bài phát biểu tại một hội nghị nước Anh ông đã bày tỏ rằng sứ mệnh chủ yếu của thế giới phương Tây giai đoạn cuối thế kỷ XX là "vừa bảo vệ hòa bình, vừa bảo vệ tự do". Để "tư tưởng tự do và dân chủ dần dần tỏa sáng", các nước phương Tây "phải hành động", giúp đỡ cái gọi là "phong trào dân chủ" ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Nói một cách cụ thể, tức là "nuôi dưỡng kết cấu cơ sở của dân chủ" ở một số nước này, xây dựng "chế độ xuất bản tự do, thành lập công đoàn, tổ chức chính đảng, mở trường đại học", bởi vì chế độ này cho phép nhân dân của một nước tự lựa chọn văn hóa nước mình, thông qua phương thức hòa bình để có biện pháp điều hòa mâu thuẫn của nước mình. Để thực hiện được những mục tiêu này, ông chủ trương Liên Xô và Mỹ thực hiện cái gọi là "cạnh tranh tư tưởng và quan niệm giá trị" "trên cơ sở hòa bình và đối đẳng". Ông bày tỏ tin tưởng, "trên con đường thẳng tiến của sự nghiệp tự do dân chủ, chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ bị vứt vào đống rác lịch sử". Đồng thời ông cũng không quên nói với mọi người, nhiệm vụ mà ông đã đưa ra không phải những người thuộc thế hệ của ông có thể hoàn thành được1 (Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.42-46).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #183 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:05:54 am »

2. Biết bao hình thức biểu hiện của sách lược và thủ pháp diễn biến hòa bình

Mục tiêu chiến lược diễn biến hòa bình ở Liên Xô của các nước phương Tây là bất di bất dịch, nhưng sách lược và thủ pháp thực hiện mục tiêu này lại linh hoạt, đa dạng. Cùng với sự thay đổi, phát triển của tình hình quốc tế, đặc biệt là tình hình nội bộ Liên Xô, cũng như mối quan hệ giữa phương Tây và phương Đông - mà trước tiên là mối quan hệ giữa Liên Xô và phương Tây lúc lên lúc xuống, sách lược diễn biến hòa bình do Mỹ và các nước phương Tây thực thi ở Liên Xô trong những giai đoạn khác nhau có hình thức biểu hiện khác nhau. Nhưng nói tóm lại, hình thức có muôn màu thì bản chất vẫn chỉ có một. Các nhân tố vận dụng tổng hợp, các sách lược khác nhau được phối hợp với nhau là thủ pháp cơ bản nhất, thông thường nhất mà các nước phương Tây thực thi diễn biến hòa bình ở Liên Xô.


Một là, lợi dụng tuyên truyền quảng bá để thực hiện "chiến tranh tuyên truyền" và "chiến tranh tâm lý" trong một thời gian dài.

Tập đoàn thống trị Mỹ rất coi trọng tác dụng đặc biệt của truyền thông đại chúng trong truyền bá quan niệm giá trị của phương Tây, hủy hoại thanh danh của chủ nghĩa xã hội, bôi xấu hình ảnh Đảng Cộng sản, diễn biến hòa bình các nước xã hội chủ nghĩa. Tổng thống Mỹ cuối những năm 50 của thế kỷ XX Eisenhower tuy xuất thân là quân nhân, nhưng quen thuộc với tác dụng đặc biệt của công cụ tuyên truyền trong đấu tranh chính trị quốc tế. Ông đã từng nhấn mạnh, nước Mỹ chi 1 USD cho tuyên truyền, tương đương với chi 5 USD cho quốc phòng. Năm 1977, Tổng thống Carter lên nắm quyền, cũng coi trọng công tác tuyên truyền, ông khen ngợi đài Tiếng nói Hoa Kỳ là "nhân tố mang tính then chốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ". Chính phủ Reagan cũng rất coi trọng vai trò to lớn của tuyên truyền dư luận, năm 1983 từng bỏ ra 1 tỷ USD để giúp đỡ phát triển sự nghiệp tuyên truyền. Quốc hội Mỹ tuyên bố trong một văn kiện lúc đó: "Phát thanh truyền hình là phương pháp duy nhất có thể lật đổ được chế độ xã hội chủ nghĩa"1 (Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.75).


Các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ luôn xem các kênh phát thanh thù địch với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa là công cụ chủ yếu trong triển khai cuộc chiến tuyên truyền chống Xô, chống cộng. Trong các công cụ này, công cự chủ yếu nhất, ảnh hưởng tương đối lớn thuộc về đài "Tiếng nói Hoa Kỳ", đài "Châu Âu tự do", đài "Tự do", đài "BBC" của Anh, v.v...


Đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" là một trong những công cụ quan trọng nhất để nước Mỹ tiến hành tuyên truyền chống cộng, thực hiện chính sách diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa. Đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" thành lập vào năm 1942, lúc đầu thuộc Cục tình báo thời chiến, sau là đài phát thanh do Cục Báo chí Mỹ quản lý, đến đầu những năm 1950 đã có hàng vạn nhân viên, mỗi ngày dùng các loại ngôn ngữ phát liên tục trong 5 giờ đồng hồ, mỗi năm chi hàng trăm triệu USD2 (Âu Dương Hồng Binh, Nguyễn Tông Triết: Nhà ngoại giao thời kỳ chiến tranh lạnh - Dulles, Sđd, tr.112). Năm 1978, đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" do Cục Giao lưu quốc tế Mỹ quản lý. Năm 1982, Cục Giao lưu quốc tế đổi tên thành Cục Báo chí Mỹ, trực thuộc lãnh đạo Nhà Trắng. Từ đó, địa vị và vai trò của đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" được nâng cao hơn. Giám đốc đài phải do Tổng thống bổ nhiệm, người đứng đầu của các bộ phận quan trọng đều phải do quan chức ngoại giao đảm nhiệm. Từ năm 1982, đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" thành lập Ban Xã luận, khi viết các bài xã luận phải trao đổi ý kiến với các cơ quan như Nội các, Nhà Trắng, Bộ Quốc phòng Mỹ, để phản ánh chính, xác lập trường và tiếng nói của Chính phủ Mỹ. Theo thống kê của người dân Mỹ, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" có 30 triệu thính giả ở Liên Xô, chiếm hơn 10% tổng dân số Liên Xô lúc đó. Tháng 12 năm 1987, trong buổi Kỷ niệm thành lập đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" Reagan đã đích thân gửi điện chúc mừng, khen ngợi đây là "lực lượng phi quân sự to lớn, là lực lượng phát sáng trong bầu trời xã hội cộng sản chủ nghĩa đen tối"1 (Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.76).


Đài ''Châu Âu tự do" và đài "Tự do" là hai đài cỡ lớn mà Mỹ xây dựng ở châu Âu nhằm đối phó với Liên Xô. Trong đó đài "Châu Âu tự do" được thành lập vào năm 1949, do "Ủy ban châu Âu tự do" của Mỹ tổ chức thành lập, lấy thính giả ở các quốc gia Đông Âu làm đối tượng chính, mục đích là đập tan ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực này. Đài "Tự do" thành lập năm 1951, do "Ủy ban Bônsêvích giải phóng" tổ chức thành lập, lúc đầu gọi là Đài phát thanh giải phóng, chuyên làm công tác tuyên truyền chống Liên Xô. Hai đài phát thanh này trên danh nghĩa là độc lập, trên thực tế đều do Chính phủ Mỹ kiểm soát nghiêm ngặt và cấp vốn. Cho đến đêm trước Liên Xô giải thể, hai đài phát thanh này tổng cộng có hơn 1.740 nhân viên, chủ yếu đến từ Liên Xô và các nước Đông Âu. Số tiền mà Cục Quản lý Đài Quốc tế Mỹ chi cho hai đài này lên tới 195 triệu USD1 (Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.79). Lúc đó, đài "Châu Âu tự do" ngoài việc mỗi ngày phát 19 giờ bằng ngôn ngữ của các nước Trung, Đông Âu còn phát 3 giờ bằng tiếng dân tộc thiểu số Liên Xô như tiếng Extônia, Látvia, Lítva. Đài "Tự do" mỗi ngày phát bằng tiếng Nga và ngôn ngữ của 11 dân tộc thiếu số Liên Xô, mỗi tuần phát tổng cộng 46 giờ. Nixon từng khen ngợi rằng, riêng đài "Châu Âu tự do" và đài "Tự do" đã ngăn chặn được Liên Xô gieo rắc ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa cho nhân dân Liên Xô và Đông Âu.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #184 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:06:32 am »

Hai là, lợi dụng giao lưu nhân viên để thâm nhập tư tựởng, làm sa đọa thế hệ sau của Liên Xô.

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và các nước phương Tây áp dụng chính sách phong tỏa nghiêm ngặt đối với Liên Xô, giao lưu nhân viên giữa Liên Xô và các nước phương Tây tương đối hạn chế. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn, địa vị quốc tế và vai trò của Liên Xô cũng nâng cao rõ rệt. Cùng với mức độ tham gia vào các sự vụ quốc tế của Liên Xô không ngừng mở rộng, giao lưu nhân viên và giao lưu văn hóa giữa Liên Xô với các nước phương Tây cũng không ngừng được phát triển. Sau khi Khrushchev nắm giữ quyền lực tối cao trong Đảng và Chính phủ Liên Xô, giương ngọn cờ chống sùng bái cá nhân phủ định hoàn toàn Xtalin, Liên Xô xuất hiện cái gọi là "tan băng" thì giao lưu giữa Liên Xô và các nước phương Tây xuất hiện cục diện gần như là "không đề phòng".


Trước tình hình này, một số chính trị gia Mỹ nhìn nhận ra, thông qua giao lưu nhân viên tiến hành thâm nhập tư tưởng văn hóa vào Liên Xô có thế là một trong những phương thức nhanh nhất "gieo những hạt giống tự do" ở những quốc gia này. Năm 1956, Tổng thống Mỹ Eisenhower đề ra ý tưởng triển khai "giao lưu nhân dân với nhân dân" trên quy mô lớn với Liên Xô. Năm 1957, Khushchev thăm Mỹ, quan hệ Mỹ - Xô đột nhiên ấm lên. Trong năm này, ngay cả đến Dulles chống cộng cực đoan cũng cho rằng đây là cơ hội không được đánh mất. Ông vui mừng bày tỏ, nước Mỹ gửi gắm hy vọng vào thế hệ sau của lãnh đạo Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, bởi vì các vị lãnh đạo này "phải có con, rồi đến con của con họ, thế hệ sau của họ sẽ giành được tự do". Theo hồi ức sau này của Eisenhower, đến năm 1958, ông "từng nghiên cứu và phác thảo ra một kiến nghị, yêu cầu Mỹ và Liên Xô trao đổi hàng loạt lưu học sinh, số người phải vượt xa con số ít ỏi mà mỗi năm chúng ta (Mỹ) cử đi hoặc nhận vào, tổng số có thể lên đến hàng vạn người". Sở dĩ ông đưa ra kiến nghị này, theo lời của chính ông, bởi vì ông đã chán việc gặp gỡ những người cộng sản Liên Xô lão thành lắm rồi, sẽ có một ngày lớp người mới nắm quyền ở Liên Xô, phải nỗ lực tranh thủ chính là lớp người này". Tháng 1 năm 1960, báo cáo nghiên cứu "ý thức hệ và công việc ngoại giao" của ủy ban Ngoại giao Thượng nghị viện Mỹ đã công khai cổ xúy: "Để thúc đẩy diễn biến chế độ ở Liên Xô và nội bộ tập đoàn cộng sản, chúng ta nên đề xướng tiếp xúc rộng rãi nhất với xã hội cộng sản". Tháng 10 năm 1963, Ngoại trưởng Anh Alec Douglas - Home cũng nêu ra: "Xét về lâu dài, con đường đánh bại chủ nghĩa cộng sản là dùng tư tưởng của chúng ta để đánh vào các nước cộng sản chủ nghĩa"1 (Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.100).


Thực tế sau này chứng minh, người Mỹ không hề uổng công vô ích. Thông qua việc thu hút lượng lớn thanh niên Liên Xô sang Mỹ du học, họ đã dốc sức tiến hành tuyên truyền chống cộng trong giới trẻ Liên Xô, cuối cùng cũng đào tạo được một lực lượng thân Mỹ, thân phương Tây, chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội. Yakovlev, người đã từng bị thương nơi tiền tuyến trong Chiến tranh Vệ quốc, sau chiến tranh được đào tạo chuyên sâu ở Ban Nghiên cứu sinh Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng thuộc vào hàng ngũ này. Theo lời ông ta, sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô, ông đi Mỹ, tuy sau này có trở về, nhưng "trong đầu đã ăn sâu tư tưởng tự do", "vấn đề tư tưởng đã lệch sang hữu rồi". Từ đó trở đi, ông bắt đầu "cải cách thế giới quan", không còn tin vào chủ nghĩa xã hội nữa, mà cho rằng "thời khắc giấc mơ xã hội chủ nghĩa tự kết liễu mình, thời khắc năng lực động viên tư tưởng xã hội chủ nghĩa tự cạn kiệt sớm muộn rồi cũng sẽ tới"1 (A.N. Yakovlev: Một ly rượu đắng - chủ nghĩa Bônsêvích và phong trào cải tổ của Nga, Sđd, tr.20-22). Chính con người mất khí tiết chính trị bị Mỹ diễn biến hòa bình này vào cuối những năm 60 đẩu những năm 70 của thế kỷ XX đã trở thành một quan chức cấp cao trong Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, và sau này lại đảm nhiệm chức Đại sứ Liên Xô tại Canada. Sau khi Gorbachev lên cầm quyền vào giữa những năm 1980, ông đã trở thành một cốt cán đắc lực của Gorbachev, thậm chí được phương Tây gọi là "cha đẻ của cải tổ" và "cha đẻ của dân chủ" ở Liên Xô. Từ năm 1990 đến năm 1991, khi công cuộc cải tổ của Đảng Cộng sản Liên Xô mắc sai lầm khiến tình hình không ổn định, Yakovlev với vai trò là thành viên nòng cốt trong tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đầu tiên đã ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương, sau đó chính thức tuyên bố ra khỏi Đảng. Sau đó, ông từ người của phái dân chủ công khai và cuồng nhiệt trong Đảng trở thành một kẻ chống chủ nghĩa Mác và một phần tử chống cộng ngoan cố và cực đoan.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #185 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:07:16 am »

Ba là, lợi dụng cái gọi là "vấn đề nhân quyền " để can thiệp nội bộ, ra sức ủng hộ "người bất đồng chính kiến".

Lãnh đạo Mỹ và các nước phương Tây khác đều rất coi trọng vai trò đặc biệt của vấn đề nhân quyền trong quá trình diễn biến hòa bình ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Trong cuộc tranh tài chính trị đối kháng với Liên Xô, lật đổ Đông Âu, để sử dụng tốt con bài "nhân quyền", đánh tốt trận "nhân quyền" này, không một đời Tổng thống Mỹ nào sau chiến tranh thế giới là không vắt óc suy nghĩ. Ví dụ, năm 1961 sau khi Kennedy được bầu làm Tổng thống Mỹ đã bày tỏ rõ ràng, Mỹ và các nước phương Tây phải "lợi dụng đầy đủ vấn đề nhân quyền để phát huy sức ảnh hưởng của đạo nghĩa". Năm 1974, Quốc hội Mỹ thông qua tu chính án Jackson Vanik, trực tiếp gắn kết vấn đề chính sách di dân của Liên Xô và các nước Đông Âu với vấn đề đãi ngộ tối huệ quốc trong thương mại quốc tế. Năm 1975, nước Mỹ công khai tuyên bố, vấn đề nhân quyền đã trở thành "vấn đề bức thiết nhất trong thời đại chúng ta". Sau đó, nội các Mỹ chính thức thành lập Cục Sự vụ nhân quyền, lợi dụng vấn đề nhân quyền can thiệp vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là mức độ can thiệp vào nội bộ Liên Xô tăng lên rõ rệt.


Trong thời kỳ này, do có sự giúp đõ mạnh mẽ của các nước phương Tây, đồng thời cũng do nguyên nhân tự thân của Liên Xô, phong trào "người bất đồng chính kiến" của Liên Xô đặc biệt sôi nổi. Những người tham gia phong trào này không chỉ có những phần tử trí thức sùng bái dân chủ phương Tây và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, mà còn có phái tự do trong Đảng, trong đó có nhà vật lý học hạt nhân nổi tiếng, người được mệnh danh là "cha đẻ của bom khinh khí", viện sĩ Sakharov. Năm 1975, Sakharov được trao giải Nobel hòa bình. Bất cứ người nào lúc đó cũng đều không khó để nhìn ra, giải thưởng mà phương Tây trao cho Sakharov không phải vì thành tích học thuật của ông, mà bởi hoạt động chính trị của ông ở cái gọi là "Ủy ban nhân quyền" do ông thành lập được Mỹ và các nước phương Tây vô cùng thích thú. Từ đó trở đi, giải Nobel hòa bình cũng trở thành một công cụ mà các nước phương Tây thực hiện diễn biến hòa bình ở Liên Xô.


Sau khi Carter lên nắm quyền Tổng thống Mỹ năm 1977, nước Mỹ tuyên bố rõ ràng, "nguyên tắc đạo nghĩa là cơ sở tốt nhất để sử dụng vũ lực của Mỹ và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ". Vai trò của nhân quyền trong ngoại giao Mỹ, đặc biệt là trong xử lý quan hệ với Liên Xô ngày càng rõ rệt. Carter nhậm chức không lâu đã tiếp kiến tác giả lưu vong ở phương Tây Solzhenitsyn, để động viên tinh thần cho ông và những "người bất đồng chính kiến" của Liên Xô. Đồng thời ông còn gửi thư cho Sakharov, bày tỏ rõ ràng rằng, nước Mỹ "sẽ tiếp tục thực hiện lời hứa kiên định thúc đẩy nhân quyền ở nước ngoài".


Để bày tỏ ủng hộ cái gọi là "sự nghiệp nhân quyền" của những "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô, tháng 4 năm 1979, Mỹ dùng chiêu bài "bảo vệ nhân quyền", dùng hai gián điệp Liên Xô hoạt động trong Liên hợp quốc bị Mỹ bắt để đổi lấy năm "người bất đồng chính kiến", lấy đó bôi xấu thanh danh của Liên Xô. Tháng 12 năm đó, chính quyền Carter còn tổ chức cái gọi là "tuần lễ nhân quyền", một mặt nhằm thể hiện với toàn thế giới về lý tưởng, niềm tin và quyết tâm của Mỹ thúc đẩy nhân quyền; mặt khác cũng là để gia tăng áp lực với Liên Xô, tạo thế trợ uy cho phong trào "người bất đồng chính kiến" đang ngày càng sôi nổi ở Liên Xô.


Sau khi Reagan lên nắm quyền năm 1981, vị trí và vai trò của ngoại giao nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ tiếp tục tăng cao. Lúc này, ngay cả một số người Mỹ cũng nhìn ra được ý đồ thực sự của Mỹ trong việc giương cao lá cờ nhân quyền ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Một vị học giả tên là Lawrence Sohöp nói rất có lý, nước Mỹ thúc đẩy ngoại giao nhân quyền, "mục tiêu công kích thực tế chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa, nó có khuynh hướng chống cộng mạnh mẽ và khôi phục chiến tranh lạnh về ý thức hệ". Ông còn thẳng thắn chỉ ra rằng: "mục tiêu cuối cùng của phong trào nhân quyền là âm mưu cổ vũ người bất đồng chính kiến ở những nước xã hội chủ nghĩa"1 (Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.92-93).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #186 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:08:18 am »

Bốn là, lợi dụng rộng rãi các tổ chức phi chính phủ, xây dựng lực lượng phá hoại trong nội bộ Liên Xô.

Sau những năm 80 của thế kỷ XX, quy mô hành động diễn biến hòa bình ở Liên Xô của các nước phương Tây càng lớn, cũng càng khó đề phòng. Từ đó trở đi, phương Tây không chỉ dừng lại ở ủng hộ những "người bất đồng chính kiến" đơn lẻ, tự mình tác chiến nữa, mà đồng thời chuyển hướng nhìn sang các tổ chức phi chính phủ đang lên. Bởi vì những tổ chức này không những hoạt động rất sôi nổi mà còn vô cùng dễ dàng trong việc truyền bá quan niệm giá trị phương Tây, mở rộng cách sống của phương Tây, lên tiếng ủng hộ phe đối lập trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu, phối hợp với chính phủ nước mình thực hiện diễn biến hòa bình ở Liên Xô và Đông Âu.


Năm 1982, Tổng thống Mỹ Reagan phát biểu bài diễn thuyết nổi tiếng ''thúc đẩy phong trào dân chủ hóa". Tháng 10 năm đó, Quốc vụ khanh Shultz đã triệu tập hội nghị với chủ đề "Dân chủ hóa quốc gia Đảng Cộng sản". Tại Hội nghị, ông bày tỏ rõ ràng: nước Mỹ gửi gắm hy vọng vào các thế lực nội bộ của các quốc gia Đảng Cộng sản. Để cái mà nước Mỹ gọi là thế lực nội bộ gia tăng áp lực lên chính quyền Đảng Cộng sản, chính phủ Mỹ ngoài "hai thứ hành động và ngôn luận chỉ trích các hành động của quốc gia Đảng Cộng sản xâm phạm nhân quyền" ra, còn "cần có công cụ mới, lực lượng mới, trọng điểm mới", "cần áp dụng nhiều hành động hơn nữa để ủng hộ sự xuất hiện của dân chủ ở các nước cộng sản".


Sau đó, vào cuối năm 1983, Quốc hội Mỹ thông qua biện pháp toàn quốc thực hiện tặng tiền dân chủ. Năm sau đó, một tổ chức mang tên "Quỹ dân chủ toàn quốc" được thành lập ở Mỹ, thành viên của nó bao gồm các loại đoàn thể chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa như Thương hội Mỹ, Liên minh lao động - liên minh sản xuất. Quốc hội Mỹ mỗi năm đểu phải cấp vốn cho Quỹ có bôỉ cảnh đặc biệt, sứ mệnh đặc biệt này. Theo thống kê, năm 1989 xảy ra biến động lớn ở Đông Âu, số tiền mà Quốc hội Mỹ chi cho Quỹ này lên tới 25 triệu USD. Một hãng truyền thông Anh lúc đó tiết lộ: mục đích chủ yếu mà Quốc hội Mỹ chi cho Quỹ này là "dùng vào phát triển dân chủ", "ở các nước cộng sảrụ điều này bao gồm cả ủng hộ những tổ chức và tờ báo độc lập phục vụ mở rộng cửa và khôi phục xã hội văn minh". Để khoản tiền này đến đúng chỗ, việc cấp kinh phí "được tiến hành thông qua các tổ chức ngầm và các tổ chức lưu vong ở nước ngoài đi ngược lại nguyện vọng của chính quyền Đảng Cộng sản". Nghe nói, Quốc vụ viện Mỹ tương đối hài lòng với hoạt động của Quỹ này, cho rằng nó là "chất xúc tác hữu dụng để Mỹ liên hệ với tổ chức địa phương"1 (Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.93-94). Lúc đó, Mỹ còn có "trung tâm dân chủ" đặt cơ sở ở New York, cũng nằm trong hàng ngũ tổ chức phi chính phủ. Tổ chức này có tính chất giống với "Quỹ dân chủ toàn quốc", cũng chơi con bài "bảo vệ nhân quyền", cung cấp sách, máy tính và tiền bạc cho "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô.


Thế lực phương Tây, đứng đầu là Mỹ còn đặc biệt quan tâm tới việc khuyến khích và ủng hộ thế lực chia rẽ dân tộc trong nước Liên Xô. Nixon đã từng nói, mối quan hệ giữa người Nga với các dân tộc khác trong đất nước Liên Xô là "quả bom hẹn giờ kêu tích tắc trong bức tường điện Kremlin", phương Tây "khi xây dựng chính sách phải nghĩ đến sự khác biệt lớn vốn có giữa Chính phủ Trung ương Liên Xô và nhân dân các dân tộc Liên Xô", "phải nghĩ cách mở rộng liên hệ giữa phương Tây và nhân dân Liên Xô". Bởi vì nhìn về lâu dài, "tiếp xúc với nhân dân tự do phương Tây tất nhiên sẽ khiến Chính phủ Liên Xô chịu càng nhiều áp lực quốc tế, buộc Chính phủ Liên Xô phải cho phép nhân dân của mình chi phối nhiều hơn nữa đời sống của chính mình"2 ([Mỹ] Richard Nixon: Năm 1999 không đánh mà thắng, Sđd, tr.40).


Mỹ và các nước phưang Tây không tiếc công sức, không từ thủ đoạn hỗ trợ các thế lực phản động trong nội bộ Liên Xô, kiên định mục tiêu làm tan rã và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô. Một trong hai chủ biên của tờ Tạp chí Dân chủ của "Quỹ dân chủ toàn quốc" Mỹ là Larry Diamond không hề che đậy nói rằng, Mỹ và các nước phương Tây thực hiện "nhân quyền" và "dân chủ hóa" ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tức là phải "xây dựng xã hội văn minh" ở các quốc gia này, mà các bước đi cụ thể để thực hiện mục tiêu này, "đầu tiên là phải phá võ sự độc quyền của đảng và chính phủ trong các mặt thông tin, tổ chức và quyền lực", "tiếp đến phải có xuất bản phẩm độc lập, thành lập các đoàn thể như công đoàn, doanh nghiệp và các tổ chức khác, mở rộng lĩnh vực chính trị trong các hoạt động tự do, thu hẹp quyền lực của chính phủ", "sau đó các phần tử dân chủ phát động một phong trào chia sẻ quyền lực và cuối cùng tiếp nhận quyền lực", "giống như Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan tiến hành thành công hoạt động và tiếp nhận quyền lực"1 (Lưu Hồng Triều (chủ biên): Chiến lược, sách lược, thủ pháp của phương Tây trong diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.95-96).


Về vấn đề này, trong cuốn Năm 1999 không đánh mà thắng Nixon còn nói trắng trợn hơn. Ông bày tỏ, Mỹ và phương Tây phải thường xuyên thông qua "kênh bí mật" "cấp vốn cho các cá nhân và đoàn thể ủng hộ mục tiêu của Mỹ" ở Liên Xô và các nước Đông Âu, để "ủng hộ phong trào dân chủ chính trị ở những nước này". Ngoài ra, Mỹ còn phải hỗ trợ vốn cho công đoàn, các tờ báo ở đó, để kiên quyết thực hiện "chủ nghĩa Reagan", ủng hộ "chiến sĩ tự do, nhà cách mạng chống cộng" trong nội bộ các quốc gia này.


Năm là, lợi dụng thủ đoạn kinh tế để gia tăng áp lực, làm cho kinh tế Liên Xô rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Các nước trên thế giới dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi để tiến hành giao dịch kinh tế, chuyển nhượng kỹ thuật và hoạt động tín dụng là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế. Nhưng phương Tây lại lấy đó làm thủ đoạn để dụ dỗ và buộc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa "diễn biến hòa bình". Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ một mực lợi dụng việc bí mật thành lập Ủy ban trù bị Pari tháng 11 năm 1949 để tiến hành bao vây, cấm vận và hạn chế thương mại đối với các nước xã hội chủ nghĩa, hòng gia tăng áp lực. Về điểm này, chính giới phương Tây không hề giấu giếm. Ngày 14 tháng 3 năm 1964, Quốc vụ khanh Mỹ Dean Rusk phát biểu trong Ủy ban Ngoại giao Thượng nghị viện, "từ chối thương mại hay khuyến khích thương mại đều nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu của nước ta", khiến các quốc gia cộng sản "chịu áp lực lớn nhất về kinh tế". Trong cuốn sách Nền hòa bình chân chính xuất bản năm 1984, Nixon có nói: "Chúng ta phải liên kết lực lượng kinh tế" ở các nước dân chủ công nghiệp hóa để có thể giành được sự nhượng bộ về chính trị từ tập đoàn phương Đông, coi đó là điều kiện trao đổi để chúng ta hợp tác kinh tế"; "tăng cường mậu dịch và tiếp xúc, có thể thúc đẩy diễn biến hòa bình trong nội bộ tập đoàn Liên Xô".


Sách lược này của phương Tây biểu hiện rõ nét trong vấn đề hợp tác phát triển kinh tế với Liên Xô. Ngay từ năm 1935, tức là không lâu sau khi Mỹ và Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao, Mỹ đã phê chuẩn đãi ngộ tối huệ quốc thương mại đối với Liên Xô. Sau khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, Mỹ liền xóa bỏ đãi ngộ tối huệ quốc với Liên Xô. Năm 1972/ trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Xô đã ấm lên nhiều, Mỹ lại phê chuẩn đãi ngộ tối huệ quốc với Liên Xô. Tháng 12 năm 1974, Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật cải cách thương mại trong đó có "Tu chính án Jackson Vanik", "Tu chính án Stevenson" và Dự luật Ngân hàng xuất nhập khẩu. Dự luật cải cách thương mại quy định, Liên Xô muốn được đãi ngộ tối huệ quốc, phải xóa bỏ hạn chế đối với "người bất đồng chính kiến" trong nước, đặc biệt là người Do Thái di cư ra nước ngoài; Dự luật Ngân hàng xuất nhập khẩu quy định, trong vòng 4 năm, khoản vay tín dụng mà Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ cho Liên Xô vay mỗi năm không quá 300 triệu USD1 (Tham khảo Trần Chi Hoa (chủ biên): Liên Xô thời kỳ Brezhnev, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, tr.303-304). Mặc dù Liên Xô nhiều lần bày tỏ phản đối, nhưng Mỹ không hề động lòng, một mực kiên quyết như vậy. Kết quả là phát triển quan hệ thương mại Mỹ - Xô gặp hạn chế rất lớn, từ đó Liên Xô chịu sự tổn thất nặng nề về kinh tế.


Năm 2007, cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ Peter Schweizer xuất bản cuốn Thắng lợi - Chiến lược bí mật của Chính phủ Mỹ đối với Liên Xô, tiết lộ tình hình bên trong việc Chính phủ Mỹ bí mật trù tính làm tan rã Liên Xô. Để đập tan Liên Xô, Chính quyền Reagan và Cục Tình báo Trung ương Mỹ đã thuê một loạt chuyên gia, trong đó có các chuyên gia về kinh tế chính trị quốc tế, xây dựng chiến lược "chiến tranh mềm" Mỹ làm tan rã Liên Xô, một mặt ra sức thúc đẩy cạnh tranh vũ khí hạt nhân, đề ra kế hoạch chiến tranh giữa các vì sao, ép buộc Liên Xô phát triển phiến diện ngành công nghiệp quân sự, tiến hành chạy đua quân sự, lấy đó để tiêu hao thực lực kinh tế của Liên Xô; mặt khác nghĩ trăm phương ngàn kế để kiềm chế giá dầu trên thị trường quốc tế nhằm giảm mạnh nguồn ngoại hối của Liên Xô, buộc Liên Xô rơi vào hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Có tài liệu nói, từ khi nổ ra chiến tranh Trung Đông lần thứ tư năm 1973, giá dầu trên thị trường quốc tế tăng từ 3,01 USD lên hơn 32 USD mỗi thùng năm 1980. Sau đó, giá dầu trên thị trường quốc tế lại trượt mạnh, cho đến trước và sau năm 1985, vẫn loanh quanh ở mức 13,17 USD mỗi thùng, giá dầu Liên Xô xuất khẩu thấp nhất từng trượt xuồng 6 USD mỗi thùng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #187 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2022, 10:41:01 am »

II. THÁI ĐỘ VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ ĐỐI VỚI DIỄN BIÊN HÒA BÌNH

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô thời kỳ đầu như Lênin, Xtalin sớm đã nhận thức nhạy bén rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một ốc đảo mà kinh tế văn hóa rất không phát triển, giai cấp tiểu tư sản như biển cả mênh mông, ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp mục nát, suy đồi thâm căn cố đế hơn nữa lại bị bao vây bởi chủ nghĩa tư bản trong thời gian dài, Đảng cầm quyền của giai cấp vô sản và chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn phải đổi mặt với khả năng thoái hóa, biến chất, đối mặt với áp lực to lớn do nội bộ thay đổi kết hợp với bên ngoài phá hoại dẫn đến Đảng và Nhà nước tan rã. Để giải quyết vấn đề lịch sử khó khăn chồng chất nàỵ, ứng phó thành công với thử thách mang tính lịch sử sinh tử tồn vong nàỵ, Lênin và Xtalin đã đưa ra một loạt tư tưởng quan trọng phòng chống hủ bại, đồng thời để thực hiện những tư tưởng này đã tiến hành tìm tòi và có thành tích đáng kể, để lại cho thế hệ sau nhiều kinh nghiệm thành công. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô sau này như Khrushchev, Brezhnev dù ít dù nhiều cũng ý thức được sự tồn tại của vấn đề, thậm chí cũng cảm nhận mơ hồ được tính nghiêm trọng, tính phức tạp của vấn đề, nhưng chưa gióng lên hồi chuông cảnh báo kịp thời đến toàn Đảng, chưa đưa ra được tư tưởng rõ ràng để ngăn chặn diễn biến hòa bình, càng chưa đưa ra được chính sách và sách lược chống lại diễn biến hòa bình một cách chi tiết, hệ thống, hiệu quả, để lại chỉ là tai họa tiềm ẩn và bài học lịch sử vô cùng đau đớn.


1. Lênin, Xtalin giữ cảnh giác cao độ trước khả năng thế lực phương Tây lật đổ chính quyền Xôviết

Ngay trước thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga Nga, các thế lực phản động nước Nga đã dự đoán, nói Bônsêvích đoạt lấy chính quyền sẽ tạo nên rất nhiều tai ương và tốt nhất là cứ để cho Bônsêvích giành lấy chính quyền, sau đó lại đánh đổ bọn họ. Lênin là một nhà chiến lược, nhà tư tưởng có tầm nhìn xa trông rộng, đồng thời cũng là một nhà sách lược, nhà thực tiễn coi trọng thực tế. Người tin tưởng chắc chắn rằng, Bônsêvích không những có thế giành được chính quyền, mà còn có thể "chống đỡ được cuộc tổng tiến công của các lực lượng thù địch" trong điều kiện "môi trường rất phức tạp", củng cố chính quyền của mình, quản lý tốt nhà nước mới, tổ chức tốt cuộc sống mới, xây dựng tốt xã hội mới.


Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đối mặt với hiện thực khó khăn lúc đó do giai cấp tư sản và giới tri thức tư sản nghĩ trăm phương nghìn kế âm thầm phá hoại chính quyền Xôviết mới thành lập, Lênin lập tức xét đến vấn đề giai cấp vô sản và đông đảo nhân dân lao động sẽ quản lý, lãnh đạo đất nước như thế nào, Đảng cầm quyền của giai cấp công nhân sẽ xây dựng chính quyền như thế nào, củng cố chính quyền ra sao. Mùa xuân năm 1918, trong khi suy nghĩ về nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xôviết, Lênin chỉ ra sâu sắc rằng: "Ở nước ta, giai cấp tư sản đã bị đánh bại, nhưng vẫn chưa diệt tận gốc, chưa bị xóa bỏ, thậm chí chưa bị đập tan triệt để. Do đó, phải đề ra chương trình đấu tranh với giai cấp tư sản với hình thức mới cao hơn, phải đi từ nhiệm vụ đơn giản là tiếp tục tước đoạt nhà tư bản chuyển sang nhiệm vụ phức tạp hơn, khó khăn hơn, tức là phải tạo điều kiện để giai cấp tư sản vừa không thể tồn tại được, vừa không thể tái sinh được. Rất rõ ràng, nhiệm vụ này vô cùng to lớn, nhiệm vụ này không hoàn thành tức là không có chủ nghĩa xã hội"1 (Lênin: Toàn tập, Sđđ, q. 34, tr.157,153,177).


Lênin phân tích sâu sắc về môi trường quốc tế và những vấn đề mà chính quyền Xôviết phải đối mặt lúc đó. Người chỉ ra rằng, lực lượng phòng bị của nước Nga Xôviết lúc đầu là rất yêu kém, "trong môi trường quốc tế không ổn định và vô cùng nguy cấp, chúng ta phải dốc toàn bộ sức lực lợi dụng thời cơ do điều kiện khách quan đem lại đê chữa trị vết thương nghiêm trọng trên cơ thể toàn xã hội do chiến tranh gây ra, phát triển kinh tế đất nước"2 (Lênin: Toàn tập, Sđđ, q. 34, tr.157,153,177). Có thể thấy rằng, trong điều kiện tình hình trong và ngoài nước lúc đó phức tạp đan xen, Đảng cầm quyền phải đối mặt với nhiệm vụ muôn vàn khó khăn như vậy, Lênin coi phát triển kinh tế tăng cường thực lực, điều động mọi nhân tố tích cực phấn đấu vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa làm điều kiện hàng đầu để củng cố chuyên chính vô sản, phòng chống chính quyền xã hội chủ nghĩa bị lật đổ và tan rã. Lênin cảnh tỉnh Đảng vừa mới cầm quyền và giai cấp công nhân: "chúng ta một phút cũng không được quên, thế lực tự phát của giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản chống chính quyền Xôviết từ hai mặt: một mặt là hoạt động từ bên ngoài... âm mưu và bạo động... không ngừng đặt điều vu không; mặt khác là hoạt động bên trong, lợi dụng tất cả các phần tử có hại và tất cả những điểm yếu để tiến hành mua chuộc nhằm hỗ trợ cho các hiện tượng vô kỷ luật, tự do phân tán và hỗn loạn"3 (Lênin: Toàn tập, Sđđ, q. 34, tr.157,153,177). Lênin cho rằng, hành động phá hoại trên hai phương diện này đểu vô cùng nguy hiểm.


Trong thời kỳ nội chiến, Lênin và Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo quân dân cả nước tiến hành trận chiến đẫm máu chống lại sự can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc nhằm lật đổ chính quyền Xôviết. Tháng 3 năm 1920, khi cuộc nội chiến sắp kết thúc, hòa bình sắp đến, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Lênin kịp thời chỉ ra rằng: "Sau khi chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh khói lửa như vậy, vẫn còn phải đánh một trận không đổ máu nữa". Các nước phương Tây "muốn biến xây dựng kinh tế trong hòa bình thành đập tan chính quyền Xôviết trong hòa bình. Hỡi các ông đế quốc, xin lỗi, chúng tôi đã có đề phòng!"1 (Lênin: Toàn tập, Sđd, q.38, tr.285- 286).


Sau khi nội chiến kết thúc, môi trường bên ngoài của đất nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới dẩn dần được cải thiện, chính quyền nhà nước chuyên chính vô sản ngày càng được củng cố. Trong hoàn cảnh này, Lênin nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng Đảng, chỉ ra rằng, trong cuộc đấu tranh chính trị phức tạp với thế lực thù địch, bất kể sự không triệt để hay sự mềm yếu nào về lý luận và bât cứ sự xa rời quần chúng nào trong thực tiễn đều có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ giai cấp tư sản lật đổ chính quyền giai cấp vô sản, giai cấp tư sản ngày mai sẽ lợi dụng những thứ mà hôm nay những người có tầm nhìn hạn hẹp cho rằng chỉ là mâu thuẫn về mặt lý luận để đạt được mục đích phản cách mạng của họ.


Cần chỉ ra rằng, trong quá trình chống lại sự đe dọa của ngoại xâm và những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa tư tưởng tư bản chủ nghĩa, Lênin còn suy nghĩ sâu sắc về vấn đề làm thế nào để tồn tại và phát triển lâu dài trong sự bao vây của chủ nghĩa tư bản, kịp thời đưa ra tư tưởng chiến lược cùng chung sống hòa bình với các nước tư bản chủ nghĩa, tích cực tiếp thu những thành quả ưu tú của văn minh nhân loại. Tháng 9 năm 1919, trong thư gửi công nhân Mỹ, Lênin đề ra, trong lịch sử sắp có một "thời kỳ các nước xã hội chủ nghĩa cùng chung sống với các nước tư bản chủ nghĩa"1 (Lênin: Toàn tập, Sđd, q.37, tr.188, 200). Tháng 10 năm đó, trong chuyên mục "Trả lời phóng viên báo Tin tức hằng ngày Chicago", Người bày tỏ: Chính phủ Nga Xôviết bảo đảm không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, đồng thời cũng "hoàn toàn đồng ý ký Hiệp định kinh tế  với Mỹ (với tất cả các nước nhung đặc biệt là với Mỹ)"2 (Lênin: Toàn tập, Sđd, q.37, tr.188, 200). Tháng 2 năm 1920, khi nhận trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Tin tức thế giới của Mỹ, Lênin càng bày tỏ rõ ràng rằng, nước Nga Xôviết muốn chung sống hòa bình với nhân dân các nước. Dựa vào những tư tưởng mang tính xây dựng này của Lênin, Chính quyền Xôviết ngày 15 tháng 3 năm 1922 đã ra Công hàm trước khi triệu tập Hội nghị Genoa, trang nghiêm tuỵên bố rằng: "Chính phủ nước Nga không hề che giấu sự khác biệt căn bản giữa các nước cộng hòa Xôviết và các quốc gia tư bản chủ nghĩa về chế độ chính trị và chế độ kinh tế, nhưng đồng thời cũng cho rằng, hai bên hoàn toàn có thể hợp tác có hiệu quả và đi đến sự đồng thuận trong lĩnh vực kinh tế... Chính quyền Xô viết sẽ cử đoàn đại biểu đến Genoa dự Hội nghị và quyết tâm sẽ hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia, bảo đảm không can thiệp vào chính trị nội bộ và tổ chức kinh tế của nhau"3 ([Liên Xô] Gromyko (chủ biên): Lịch sử chính sách đối ngoại của Liên Xô, Sđd, quyển thượng, tr.188).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #188 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2022, 10:42:00 am »

Là bậc thầy về tư tưởng và là lãnh tụ chính trị của cách mạng vô sản, Lênin từ trước tới nay luôn là người theo chủ nghĩa hiện thực. Người nhất quán cho rằng, quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải là quan hệ đối lập đơn giản, mà là quan hệ qua lại và phát triển. Ngay từ đầu Người đã nói, "chủ nghĩa xã hội có thực hiện được hay không, được quyết định bởi chúng ta có kết hợp tốt hay không giữa chính quyền Xôviết, tổ chức quản lý Xôviết với những thứ tiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản"1 (Lênin: Toàn tập, Sđd, q.34, tr.170-171, 520). Dưới góc nhìn của Lênin, chính quyền giai cấp vô sản nêu không lợi dụng đầy đủ chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là thành tựu về văn hóa, kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản, thì không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội. Sau khi nội chiến thắng lợi, cùng với sự khôi phục của kinh tế và triển khai sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin suy nghĩ càng sâu hơn, xa hơn về vấn đề quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, tư tưởng chủ nghĩa xã hội phải kế thừa và phát triển tất cả những thành quả văn minh nhân loại, trong đó có thành tựu của chủ nghĩa tư bản, lại càng chín muồi hơn. Người đã từng nói, "sứ mệnh lịch sử của Xôviết là đảm nhiệm cả vai trò người đào huyệt, người kế thừa và người tiếp quản chế độ nghị viện tư sản cũng như cả chế độ dân chủ tư sản"2 (Lênin: Toàn tập, Sđd, q.39, tr.70). Lênin còn dùng một công thức đơn giản để giải thích tư tưởng của Người: chính quyền Xô viết + trật tự đường sắt của Phổ + kỹ thuật của Mỹ và tổ chức Trust + giáo dục quốc dân Mỹ + ... = tổng = chủ nghĩa xã hội3 (Lênin: Toàn tập, Sđd, q.34, tr.170-171, 520). Nếu đơn giản hóa một chút công thức này của Lênin, đó chính là: chính quyền Xôviết + thành quả văn minh của chủ nghĩa tư bản = chủ nghĩa xã hội.


Xtalin là người kế tục sự nghiệp vĩ đại mà Lênin sáng lập ra, lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô trong suốt 30 năm. Mặc dù mô hình chủ nghĩa xã hội hình thành ở Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Xtalin còn tồn tại nhiều vấn đề, Xtalin trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều sai lầm, thậm chí mắc sai lầm nghiêm trọng, nhưng không một chút nghi ngờ rằng: để ngăn chặn một nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới không bị lật đổ, không thay đổi màu sắc, Xtalin đã tiến hành tìm tòi hữu ích về mặt lý luận và đổ ra công sức to lớn về mặt thực tiễn.


Trước hết, Xtalin thấy rõ rằng, sau khi âm mưu dùng thủ đoạn quân sự để tiêu diệt chính quyền Xôviết bị thất bại, các nước phương Tây có thể dùng các thủ đoạn phi quân sự để tiếp tục kiềm chế. Năm 1928 ông đã chỉ ra rằng, chỉ cần "giai cấp vẫn tồn tại, tư bản quốc tếvẫn tồn tại, các nước phương Tây sẽ không chịu ngồi yên nhìn một nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển. Trước đây, tư bản quốc tế muốn dùng sự can thiệp quân sự trực tiếp để lật đổ chính quyền Xôviết. Thử nghiệm này không thành công. Hiện tại tư bản quốc tế vắt óc suy nghĩ, hơn nữa sau này cũng sẽ vắt óc suy nghĩ dùng can thiệp kinh tế một cách tiềm ẩn, không thể cảm nhận được nhưng lại rất hiệu quả để làm suy yếu thực lực kinh tế của nước ta", "tất cả những điều này đều liên quan chặt chẽ tới cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư bản quốc tế và chính quyền Xôviết, căn bản đừng nói gì đến ngẫu nhiên cả"1 (Xtalin: Tuyển tập, Sđd, quyển hạ, tr.25). Từ đó, ông cảnh tỉnh toàn Đảng phải "giữ cảnh giác cao nhất" đối với các hành động can thiệp và phá hoại phi quân sự trong và ngoài nước.


Thứ hai, Xtalin nhạy bén phát hiện ra khả năng và nguy cơ cán bộ trong Đảng lơ là, nhụt ý chí trong thời kỳ phát triển hòa bình. Lúc đó, Liên Xô đã bước vào thời kỳ phát triển hòa bình, thế giới tư bản chủ nghĩa đã chuyên sang giai đoạn tương đối ổn định. Do đó, trong Đảng Cộng sản Liên Xô dần dần nảy sinh tư tưởng ngủ say trong hòa bình, như thể sự nghiệp xã hội chủ nghĩa có thể thuận buồm xuôi gió, giống như ngồi trên chuyến tàu nhanh đặc biệt, không cần đổi chuyên là có thể đi thẳng tới chủ nghĩa xã hội. Xtalin đã đưa ra những phê bình sắc bén đối với những tư tưởng được gọi là "thuyết buông trôi", "thuyết vận may", tự nhiên "tất cả sẽ đâu vào đấy" và từ đó nảy sinh những tư tưởng lười biếng, tinh thần sa sút. Ông chỉ ra rằng, những tư tưởng này không có lợi cho phát triển hòa bình của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Ông nhắc nhở toàn Đảng, nhất định không được cho rằng mình có 1 triệu đảng viên, 2 triệu đoàn viên, 10 triệu hội viên công đoàn là có thể bảo đảm chiến thắng quân địch, quyết không được tự an ủi mình. Ông còn nghiêm khắc cảnh báo toàn Đảng: "Một chính đảng to lớn nhất, nêu không tiếp thu bài học của lịch sử, nếu không thường xuyên tăng cường sẵn sàng chiến đấu cho giai cấp mình, cũng có thể lâm vào cảnh bất ngờ gặp địch, cũng có thể bị tiêu diệt"1 (Xtalin: Toàn tập, Sđd, q.11, tr. 57-58).


Đặc biệt là, Xtalin hết sức coi trọng tăng cường giáo dục tư tưởng cộng sản chủ nghĩa trong và ngoài Đảng nhằm chống lại sự xâm nhập và thẩm thấu của ý thức hệ tư sản phương Tây. Điểm này biếu hiện rất rõ ràng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô có mấy chục triệu dân sinh sống trong vùng bị địch tạm chiếm giữ, hàng triệu người bị bọn phátxít giam giữ tại nước Đức, còn rất nhiều quân nhân bị bắt làm tù binh, những người này bị đầu độc và ảnh hưởng bởi tư tưởng của bọn phátxít. Trong quá trình hồng quân Liên Xô phản công thắng lợi, lại có một bộ phận lực lượng vũ trang bám rễ ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa, họ cũng bị các thế lực phản động phương Tây nghĩ trăm phương ngàn kế gặm nhấm về tư tưởng. Tất cả những điều trên khiến một số công dân Liên Xô có ảo tưởng nhất định về chế độ tư bản chủ nghĩa, từ đó tạo điều kiện cho chủ nghĩa đế quốc thúc đẩy diễn biến hòa bình đối với Liên Xô. Đối mặt với tình hình mới này, Đảng Cộng sản Liên Xô đã triển khai cuộc vận động giáo dục tư tưởng cộng sản chủ nghĩa với quy mô lớn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời còn thiết lập lại hệ thống giáo dục trong Đảng, tổ chức phần lớn cán bộ đến học tập tại trường Đảng các cấp, nâng cao hơn nữa trình độ tư tưởng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cộng sản của đông đảo đảng viên và quần chúng. Đồng thời, Đảng Cộng sản Liên Xô còn phê bình nghiêm khắc ý thức hệ tư sản phương Tây, nhấn mạnh phản đối "chủ nghĩa thế giới". Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô không những đưa ra các nghị quyết riêng về nhiều vấn đề trong lĩnh vực văn nghệ, mà còn tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề về các phương diện triết học, sinh vật học, ngôn ngữ học, kinh tế chính trị học. Không thể phủ nhận rằng, trong phong trào giáo dục tư tưởng này Đảng Cộng sản Liên Xô cũng có một số sai lầm: một là, thiếu sự phân tích thực sự cầu thị, xem nhẹ ưu điểm và thành tựu của chủ nghĩa tư bản trong khoa học kỹ thuật và quản lý; hai là, cương lĩnh hóa một cách ồ ạt, nâng một số vấn đề học thuật thành vấn đề chính trị, đồng thời dùng biện pháp mệnh lệnh hành chính để giải quyết, kết quả đã làm tổn thương một loạt phần tử trí thức, gây ra hậu quả không tốt. Mặc dù vậy, cần phải khẳng định vai trò của phong trào giáo dục tư tưởng này đối với việc chống lại diễn biến hòa bình của phương Tây, nó nói lên sự cảnh giác cao độ của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với âm mưu diễn biến hòa bình của phương Tây. Thời kỳ Khrushchev mặc dù có phê phán Xtalin, nhưng trong cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô xuất bản lúc đó vẫn khẳng định, thông qua cuộc đấu tranh này, "chủ nghĩa thế giới và tư tưởng giai cấp tư sản khác đã bị đánh đòn chí mạng", "trình độ tư tưởng văn hóa của Liên Xô đã nâng cao rất nhiều, do đó có khả năng nâng cao hơn nữa trình độ giác ngộ và văn hóa của nhân dân Liên Xô1 ([Liên Xô] B.N. Ponomariov (chủ biên): Lịch sử Đảng Cộng sản Liên xô, Sđd, tr. 664).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #189 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2022, 10:43:02 am »

2. Những sai lầm nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Liên Xô trong ứng phó với diễn biến hòa bình thời kỳ Khrushchev

Thời kỳ đầu Khrushchev lên nắm quyền, đúng vào lúc cuộc Chiến tranh vệ quốc của Liên Xô kết thúc không lâu. Lúc đó, kinh tế quốc dân Liên Xô khôi phục và phát triển nhanh chóng, sức mạnh tổng hợp tầng mạnh, uy danh quốc tế lẫy lừng, trong nước hình thành cục diện mới xã hội bình ổn có trật tự, các dân tộc đoàn kết hữu hảo. Đương nhiên, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã coi nhẹ công tác tuyên truyền chính trị và giáo dục tư tưởng đối với đông đảo đảng viên, quần chúng nhân dân, đặc biệt là tập thể thanh, thiếu niên. Do đó, một số giai cấp nào đó trong xã hội Liên Xô, đặc biệt là thanh niên có khuynh hướng tư tưởng và hành vi đời sống không ăn khớp với chuẩn mực đời sống đạo đức của chủ nghĩa xã hội. Họ hướng tới dân chủ, tự do và phong cách sống của giai cấp tư sản, có lúc còn có biểu hiện chống Xô trực tiếp. Thế nhưng, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô do Khrushchev đã đứng đầu không nhận thức được đầy đủ tính chất nghiêm trọng của những vấn đề này, càng không có những biện pháp giải quyết thiết thực khả thi.


Sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, mặt trận văn hóa tư tưởng xuất hiện trào lưu "tan băng", với đặc trưng là "phi Xtalin hóa". Rất nhiều tác phẩm văn học dưới chiêu bài chống sùng bái cá nhân, khen ngợi chủ nghĩa hư vô lịch sử, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do cực đoan và chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng. Khrushchev còn công khai tán thưởng văn học bóp méo lịch sử Chiến tranh vệ quốc, từ đó làm cho tư tưởng người dân càng thêm hỗn loạn. Sau khi xảy ra sự kiện Ba Lan và sự kiện Hunggari tháng 10 năm 1956, những vấn đề trong nội bộ Liên Xô ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng. Do đó, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã lựa chọn một số biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn một số hiện tượng cực đoan, xoay chuyển cục diện hỗn loạn. Tháng 2 năm 1957, hơn 100 sinh viên đại học bị khai trừ khỏi Đảng, lý do là bọn họ đã tiến hành "hoạt động chính trị chống cộng". Nhưng áp dụng biện pháp đơn giản này để đối phó với phong trào tư tưởng của thanh niên, hiệu quả hẳn không tốt. Tháng 3 cùng năm, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã xử lý tạp chí Vấn đề lịch sử, 10 biên tập viên bao gồm cả chủ biên đã bị cách chức, lý do là họ chỉ vạch trần sai lầm của Xtalin mà không kiên quyết lên án "khuynh hướng chủ nghĩa xét lại", bị khuất phục bởi "tính khách quan của giai cấp tư sản". Không lâu sau, họa báo Ngọn lửa nhỏ do "không tích cực trình bày nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ, không phản ánh sự lao động của nhân dân, mà ngược lại đăng hàng loạt các tác phẩm không có ý nghĩa" nên đã bị phê bình qua nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Thế nhưng, những giải pháp được áp dụng cho những vấn đề cụ thể này vẫn không ngăn được cái gọi là "phi Xtalin hóa" phát triển.


Trong tình hình này, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev ít nhiều ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề. Mùa hè năm 1957, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô lần lượt tổ chức Hội nghị nhà văn, Hội nghị những người sáng tác văn học nghệ thuật, Hội nghị các phần tử tích cực trong Đảng, với ý định thống nhất lại ý thức tư tưởng. Khrushchev trong một lần phát biểu đã nói, bài học từ sự kiện Hunggari đã "thức tỉnh chúng ta, đối với âm mưu của các thế lực phản động nhắm vào chủ nghĩa xã hội, nếu không tăng cường giám sát về chính trị, áp dụng thái độ không theo nguyên tắc và không chủ kiên, sẽ xảy ra hậu quả gì". Khrushchev công khai bày tỏ, trong nghệ thuật của Liên Xô, "ngoài phái Xôviết ra, không có và không thể có bất cứ phái nào khác", không thể để một nhóm người hung hãn, tàn bạo dựa dẫm vào chủ nghĩa đế quốc "tổ chức bè phái dơ bẩn của họ ở trong nước chúng ta". Năm 1962, Đảng Cộng sản Liên Xô nhiều lần tổ chức Hội nghị công tác ý thức hệ, nghiên cứu thảo luận vấn đề mặt trận tư tưởng. Khrushchev thừa nhận, trong lĩnh vực ý thức hệ, sai lầm của Đảng Cộng sản Liên Xô ở chỗ không kịp thời phát hiện một số hiện tượng không lành mạnh của giới nghệ thuật, càng không áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn chặn hiện tượng này lây lan. Ông tuyên bố phải tiến hành chỉnh đốn tất cả các lĩnh vực này. Ngày 21 tháng 6 năm 1963, trong Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô lại nhắc lại "nhiệm vụ chủ yếu của công tác giáo dục tư tưởng của Đảng trong điều kiện hiện nay là: bảo đảm thực hiện Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô về mặt tư tưởng. Xây dựng nền tảng kỹ thuật vật chất của chủ nghĩa cộng sản, xây dựng quan hệ xã hội của chủ nghĩa cộng sản, bồi dưỡng con người mới, nâng cao tính cảnh giác chính trị, phát động cuộc tấn công toàn diện vào tư tưởng đế quốc chủ nghĩa và tàn dư cũ trong tư tưởng của con người".


Trên thực tế, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Khrushchev không hề nhận thức đúng được tính nghiêm trọng của vấn đề, càng không đưa ra được biện pháp giải quyết thực tế, khả thi. Các nước phương Tây lúc đó đang gia tăng thúc đẩy chiến lược diễn biến hòa bình, mưu đồ dựa vào đó làm sụp đổ Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên Xô. Nhưng Khrushchev luôn thiếu cảnh giác với điều này, đứng trước thế tiến công của ý thức hệ hù dọa ép người của phương Tây vẫn tê liệt và thiếu phương pháp. Khrushchev có lúc cũng dùng lời lẽ sắc bén phê phán chủ nghĩa đế quốc, nói chủ nghĩa đế quốc "đang dùng mưu ma chước quỷ để phá hoại tình hữu nghị của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa", "chủ nghĩa đế quốc Mỹ mỗi năm chi 100 triệu USD tiến hành hoạt động lật đổ phe xã hội chủ nghĩa". Nhưng đây đều là văn chương sáo rỗng, Khrushchev chưa hề nhìn nhận nghiêm túc, cũng không tổ chức lực lượng triển khai phản kích đối với sự xâm nhập tư tưởng của các nước phương Tây, càng không áp dụng các biện pháp thực tế để tăng cường đấu tranh ý thức hệ và giáo dục tư tưởng. Do đó, dần dà lâu ngày, những thứ phi mácxít, phi chủ nghĩa xã hội trong Đảng Cộng sản Liên Xô và trong xã hội ngâm dần, thế giới quan của cán bộ lãnh đạo cap cao và nhân sinh quan của đông đảo đảng viên và quần chúng nhân dân dần dần thay đổi, loạt "người đào huyệt" cho chính quyền vô sản hướng tới chủ nghĩa tư bản phương Tây cũng dần dần trưởng thành. Điều này chính là chuẩn bị mảnh đất màu mỡ và điều kiện thuận lợi để thế lực phương Tây thực hiện diễn biến hòa bình.


Phải chỉ ra rằng, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô thời Khrushchev không những ngoảnh mặt làm ngơ đối với thế tấn công của diễn biến hòa bình của phương Tây, mà còn phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng về mặt này.

Một là, phủ định toàn bộ cách làm của Xtalin, khiến trong Đảng Cộng sản Liên Xô và xã hội Liên Xô xuất hiện sự hỗn loạn về tư tưởng nghiêm trọng, hoài nghi, phủ định, thậm chí bôi nhọ Đảng Cộng sản Liên Xô, bôi nhọ bản thân chế độ xã hội chủ nghĩa, những luận điệu nhảm nhí đánh lừa dư luận lan truyền nhanh chóng, từ đó trợ giúp cho chiến dịch diễn biến hòa bình của phương Tây. Thế lực thù địch phương Tây mượn đó để bôi xấu Đảng Cộng sản Liên Xô, phá hoại thanh danh chủ nghĩa xã hội, dấy lên làn sóng chống Xô, chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội với quy mô lớn trên toàn thế giới, khiến cho Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên Xô lâm vào tình cảnh khó khăn nghiêm trọng. Có thể nói, chính Khrushchev đã "dâng chuôi kiếm cho kẻ khác", đã cung cấp một "quả bom hạng nặng" cho chiến dịch diễn biến hòa bình phương Tâỵ, hơn nữa còn có thể sử dụng nhiều lần trong thời gian dài.


Hai là, phủ nhận tính nguy hiểm của việc chủ nghĩa tư bản phục hồi vẫn tồn tại ở Liên Xô, khiến Đảng Cộng sản Liên Xô và đông đảo quần chúng mất đi sự cảnh giác cần có. Khrushchev đi ngược lại truyền thống cách mạng thời Lênin và Xtalin, về mặt lý luận khen ngợi "thuyết dập tắt đấu tranh giai cấp", phủ nhận tính nguy hiểm của chủ nghĩa tư bản phục hồi ở Liên Xô. Tháng 1 năm 1959, trong Báo cáo tại Đại hội XXI Đảng Cộng sản Liên Xô, Khrushchev nhấn mạnh: "Hiện nay trên thế giới, không có bất kỳ lực lượng nào có thể khôi phục được chủ nghĩa tư bản ở nước ta... nguy cơ chủ nghĩa tư bản phục hổi ở Liên Xô đã không còn. Điều này có nghĩa là, chủ nghĩa xã hội không những giành được thắng lợi hoàn toàn, mà còn giành được thắng lợi triệt để"1 (Tài liệu Đại hội đại biểu bất thường lần thứ XXI Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.119-120). Tháng 10 năm 1961, tại Đại hội lần thứ XXII Đảng Cộng sản Liên Xô, Khrushchev lại nói: "Hy vọng của chủ nghĩa đế quốc muốn làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa sống lại, làm cho các nước xã hội chủ nghĩa lụi tàn ngày càng bị tiêu tan"2 (Tổng tập Văn kiện chủ yếu Đại hội đại biểu lẫn thứ XXII Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa, Sđd, tr.33, 38). Sự lưu hành của quan điểm lý luận này dẫn đến đông đảo cán bộ và quần chúng nhân dân Liên Xô hiểu lầm rằng trong xã hội đã không còn thế lực chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội nữa, do đó không có bất kỳ quan niệm đấu tranh giai cấp nào, cũng mất đi sự cảnh giác đối với khả năng chủ nghĩa tư bản phục hồi và diễn biến hòa bình phương Tây.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM