Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:38:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tính trước nguy cơ - Suy ngẫm sau 20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng  (Đọc 7162 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #100 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2022, 07:52:36 am »

Chương IV
TÁC PHONG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ


Vấn đề tác phong đảng liên quan đến hình tượng của đảng, liên quan đến thái độ ủng hộ hay phản đối của nhân dân, liên quan đến sinh mệnh của đảng. Tác phong đảng của đảng cầm quyền liên quan đến sự tồn vong của đảng và của quốc gia. Tác phong đảng nói đến ở đây là tính chất giai cấp và thế giới quan của chính đảng thể hiện trong công tác và hoạt động của đảng đó, nó không chỉ thể hiện tác phong công tác của đảng và tác phong trong cuộc sống của cá nhân đảng viên nói chung, mà còn bao gồm thái độ và hành động nhất quán thể hiện nguyên tắc tính đảng của tổ chức đảng các cấp và của đảng viên đảng đó, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, trên các phương diện chính trị, tư tưởng, tổ chức, là tác phong lớn của đảng với thuộc tính bản chất và phong cách biểu hiện thống nhất mà một chính đảng tuyên bố với thế giới.


Mác và Ăngghen đã nói trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Tất cả các phong trào trước đây đều là phong trào của số ít người hoặc vì lợi ích của số ít người. Phong trào của giai cấp vô sản là phong trào độc lập của tuyệt đại đa số người dân, mưu cầu lợi ích cho tuyệt đại đa số người dân"1 (Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Sđd, t.1, tr.283). Đây chính là điểm khác biệt căn bản của chính đảng giai cấp vô sản so với các chính đảng khác. Tính chất của chính đảng giai cấp vô sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, tôn chỉ căn bản của đảng là toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, quyết không phải là công cụ phục vụ cho lợi ích đặc biệt của một nhóm người nào, một tập đoàn nhỏ nào, một giai cấp nào hay một tầng lớp nào. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo nên lịch sử, cũng là nguồn lực làm nên sự hưng thịnh, phát triển của đảng. Điểm xuất phát và điểm quy tụ cho mọi công tác của đảng chính là vì lợi ích căn bản của đông đảo quần chúng nhân dân. Mà muốn làm được điều này, phải kiên trì và quán triệt quan điểm lịch sử về quần chúng và đường lối quần chúng của chủ nghĩa Mác: Tất cả vì quần chúng, tất cả dựa vào quần chúng, sinh ra từ quần chúng, hướng đến với quần chúng.


Do đó, vì quần chúng, tin tưởng và dựa vào quần chúng, trong bất cứ thời điểm nào, bất cứ hoàn cảnh nào đều duy trì mối quan hệ máu thịt với đông đảo nhân dân, điều này yêu cầu đảng phải luôn liên hệ chặt chẽ với quần chúng, luôn ghi nhớ lý luận gắn với thực tiễn, cố gắng thực sự cầu thị. Đây vừa là thể hiện căn bản của quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác về đường lối quần chúng và đường lối công tác, cũng là điểm then chốt để chính đảng mácxít mãi mãi tràn đầy sức sống tươi trẻ và sức sáng tạo. Tính chất và ý thức tôn chỉ của đảng, đường lối quần chúng của đảng, đường lối tổ chức và đường lối công tác của đảng, v.v... tất cả những mặt đó đã cấu thành tác phong lớn của chính đảng mácxít. Những tác phong đảng này đều cần được thể hiện trong các mặt như xây dựng tư tưởng lý luận của đảng, xây dựng tổ chức và tác phong của đảng cũng như xây dựng chính quyền, xây dựng chế độ và xây dựng pháp trị của nhà nước.


Trong xây dựng tác phong đảng, người lãnh đạo và các cấp lãnh đạo trong đảng đều phải làm gương đi đầu, luôn luôn đặt lợi ích của đảng và nhân dân lên vị trí hàng đầu. Phải khắc ghi rằng cán bộ của đảng luôn luôn là công bộc của dân, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Phải đi theo đường lối quần chúng, cùng với quần chúng trở thành một khôi thống nhất.


Xây dựng tác phong đảng là bộ phận cấu thành quan trọng của xây dựng đảng. Đảng Cộng sản Liên Xô đã từng coi trọng xây dựng tác phong đảng. Đảng trong thời kỳ Lênin thực sự là chính đảng mang tính chất mácxít. Đảng trở thành đội tiên phong của giai cấp vô sản, làm theo tôn chi toàn tâm, toàn ý phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng và hạnh phúc của nhân dân, liên hệ mật thiết với quần chúng, kiên quyết tin và dựa vào quần chúng, đoàn kết và dẫn dắt đông đảo nhân dân giành được thắng lợi vĩ đại trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười, đồng thời mở ra bức màn vĩ đại xây dựng chủ nghĩa xã hội, lập nên công lao to lớn bất tử trong lịch sử. Trong thời kỳ Xtalin, tuy cũng tồn tại một số vấn đề như xa rời thực tế song Đảng Cộng sản Liên Xô khi đó về tổng thể đã kế thừa những truyền thống tốt đẹp của Đảng từ thời kỳ Lênin, bảo đảm được tính chất giai cấp vô sản trong sáng và tôn chỉ toàn tâm, toàn ý vì nhân dân phục vụ, và đã phát huy được những tác phong tốt đẹp của Đảng như lý luận gắn với thực tiễn, liên hệ mật thiết với quần chúng, phê bình và tự phê bình, do đó trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng đã giành được thành tựu vĩ đại.


Tác phong tốt đẹp của Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thoái hóa, biến chất từ thời kỳ Khrushchev cầm quyền, nghiêm trọng hơn là thời kỳ Brezhnev, biến chất căn bản là ở thời kỳ Gorbachev. Sau khi Khrushchev lên nắm quyền, việc xây dựng tác phong đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô dần dần suy yếu, tính chất đội tiên phong của Đảng Cộng sản dần dần thay đổi, những hiện tượng như xa rời quần chúng ngày càng nghiêm trọng. Đến thời kỳ Brezhnev, chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu trong đảng thịnh hành, thói giả dối, báo cáo sai, khuếch trương nghiêm trọng, vấn đề độc đoán chuyên quyền, yếu mềm rệu rã nổi lên, hiện tượng dựa vào quyền lực để mưu cầu lợi ích cá nhân, tham lam hưởng lạc lan rộng. Cải cách dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Gorbachev phát động sau khi lên cầm quyền lại triệt để phủ định tính chất và tôn chỉ của Đảng, hoàn toàn xóa bỏ đường lối quần chúng và nguyên tắc chế độ tập trung dân chủ của Đảng, số ít người có quyền chức và người có âm mưu ngang nhiên đi ngược lại, thậm chí phản bội sự nghiệp của Đảng và nhân dân, biến Đảng Cộng sản Liên Xô - đảng đại diện cho lợi ích của nhân dân thành đảng đối lập với lợi ích của nhân dân, phục vụ cho một số ít người và tập đoàn nhỏ. Tác phong đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô thoái hóa, biến chất, đây là một nguyên nhân quan trọng khiến Đảng Cộng sản Liên Xô mất đảng, Liên Xô tan rã.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #101 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2022, 07:55:19 am »

I. XÂY DỰNG TÁC PHONG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ THỜI KỲ LÊNIN, XTALIN

1. Kiên trì vững chắc và bảo vệ tính chất giai cấp vô sản của Đảng

Chính đảng là công cụ để một giai cấp hoặc tầng lớp nhất định tiến hành đấu tranh giai cấp vì lợi ích của mình, đó là sản phẩm khi xã hội loài người phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản cận đại. Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản dần được sinh ra và phát triển trong cuộc cách mạng chống chuyên chính phong kiến của chủ nghĩa tư bản, bảo vệ và đại diện cho lợi ích căn bản của giai cấp tư sản. Tính giai cấp của chính đảng là thuộc tính bản chất của chính đảng. Trước khi chính đảng mácxít ra đòi, vẫn chưa có một chính đảng nào có thể thực sự đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân lao động. Đo đó, sáng lập nên một chính đảng mới của giai cấp vô sản hoàn toàn khác với tất cả những chính đảng cũ (như chính đảng giai cấp tư sản), đại diện cho giai cấp vô sản và đông đảo nhân dân lao động đã trở thành nhu cầu khách quan của cuộc đấu tranh có tổ chức do giai cấp vô sản lãnh đạo nhân dân chống lại giai cấp tư sản. Do đó, Ăngghen đã chỉ rõ: "Muốn làm cho giai cấp vô sản trong thời khắc quyết định lớn mạnh đến mức có thể giành thắng lợi, giai cấp vô sản phải (Mác và tôi từ năm 1847 đến nay đã kiên trì lập trường này) tổ chức thành một chính đảng đặc biệt không giống với tất cả các đảng khác và đối lập với các đảng đó, một chính đảng giai cấp tự giác"1 (Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Sđd, t.37, tr.321).


Mác, Ăngghen thích ứng với tình hình mới, yêu cầu mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, tích cực thành lập chính đảng giai cấp vô sản và tổ chức quốc tế, đã lãnh đạo những phong trào cộng sản quốc tế như bão táp, đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh lịch sử mà họ gánh vác trên vai. Trong Cương lĩnh đảng soạn thảo cho chính đảng giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới - Đồng minh những người cộng sản, tức trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nổi tiếng, Mác và Ăngghen kết hợp kinh nghiệm thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản, bằng lý luận đã trình bày rõ một cách khoa học tính chất và đặc điểm của chính đảng giai cấp vô sản.


Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nêu rõ, Đảng Cộng sản "không có lợi ích nào đối lập với lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản", là "bộ phận kiên quyết nhất, luôn giữ vai trò thúc đẩy", đồng thời "hiểu điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản"2 (Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Sđd, q.1, tr.285). Nghĩa là, Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp vô sản, là đại diện tập trung cho lợi ích của giai cấp vô sản. Đồng thời, Đảng Cộng sản do phần tử tiên tiến trong đội ngũ giai cấp vô sản hợp thành, là tổ chức đội tiên phong của giai cấp vô sản, là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp vô sản. Về phương diện lý luận, điểm ưu việt của các thành viên của đảng so với quần chúng của giai cấp vô sản là ở chỗ họ được vũ trang tư tưởng khoa học. Phần tử tiên tiến của giai cấp vô sản có thể thông hiểu quy luật của xã hội loài người, đặc biệt là quy luật phát triển của xã hội giai cấp, có thể dự báo một cách khoa học tiến trình khách quan của sự phát triển xã hội, đồng thời trên cơ sở đó định ra đường lối, phương châm và chính sách cách mạng. Đảng như vậy mới có thể lãnh đạo đúng đắn phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động và giành được thắng lợi. Đây chính là ranh giới giữa các chính đảng để phân định rõ chính đảng mácxít và vô số các chính đảng của giai cấp tư sản, chính đảng của giai cấp phi vô sản khác.


Sở dĩ nhấn mạnh Đảng Cộng sản là chính đảng mang tính chất giai cấp vô sản, là tổ chức đội tiên phong của giai cấp vô sản, đầu não của đảng phải được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác, là vì trong quá trình chủ nghĩa xã hội tất yếu thay thế chủ nghĩa tư bản, chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng tiên tiến nhất, là lực lượng lãnh đạo có thể thực hiện cuộc biến đổi xã hội như vậy. So với các giai cấp khác, giai cấp vô sản liên hệ mật thiết với đại công nghiệp hiện đại, có tính tổ chức, tính kỷ luật nghiêm khắc, có tính kiên định và tính triệt để cách mạng, có thể coi giải phóng toàn thể loài người là nhiệm vụ của mình, đại diện cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tiên tiến. Địa vị và vai trò này của giai cấp vô sản không một giai cấp nào có thể thay thế. Chỉ khi Đảng Cộng sản trở thành đội tiên phong của giai cấp vô sản mới có thể thực hiện yêu cầu của quy luật khách quan phát triển xã hội mà chủ nghĩa Mác đã nêu ra. Đồng thời, chủ nghĩa Mác là khoa học về giải phóng giai cấp vô sản và toàn thể loài người, sự nghiệp giải phóng của giai cấp vô sản phải lấy chủ nghĩa Mác làm phương châm chỉ đạo mới có thể giành được thắng lợi. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản chỉ có thể là chủ nghĩa Mác chứ không thể là bất cứ chủ nghĩa nào khác. Lấy chủ nghĩa Mác làm phương châm chỉ đạo là cơ sở tư tưởng bảo đảm tính chất giai cấp vô sản của Đảng.


Trong quá trình lãnh đạo và sáng lập chính đảng mácxít của Nga, Lênin đã luôn chú ý kiên trì và bảo vệ tính chất giai cấp vô sản. Người nói: "Trên thế giới chỉ có giai cấp vô sản hằng ngày hằng giờ tiến hành cuộc đấu tranh chống tư bản, chính giai cấp vô sản là cơ sở quần chúng của chính đảng xã hội chủ nghĩa"1 (Lênin: Toàn tập, Sđd, t.22, tr.421).


Cương lĩnh của Đảng là ngọn cờ được công khai thiết lập nên cũng là thước đo trình độ lý luận và thực tiễn của Đảng. Lênin rất coi trọng công tác soạn thảo cương lĩnh của Đảng, Người yêu cầu cương lĩnh của đảng phải phản ánh đầy đủ tính chất giai cấp vô sản của Đảng.


Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga thành lập mùa xuân năm 1898, yêu cầu phải có một cương lĩnh dẫn dắt đông đảo đảng viên và giai cấp vô sản nước Nga cùng hành động.

Mùa xuân năm 1901, Ban Biên tập báo Tia lửa soạn thảo dự thảo cương lĩnh. Phần lý luận của Cương lĩnh do Plekhanov chấp bút. Lênin cho rằng dự thảo của Plekhanov không thể làm mọi người hài lòng. Dự thảo của Plekhanov tuy đã nêu ra vấn đề toàn thể người lao động tham gia cách mạng xã hội chủ nghĩa, song ông không tách biệt giai cấp công nhân ra khỏi toàn thể quần chúng nhân dân, từ đó làm giảm đi vai trò của giai cấp công nhân, làm mờ nhạt đi tính chất giai cấp vô sản của Đảng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #102 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2022, 07:56:13 am »

Lênin đã chỉ ra, chính đảng của giai cấp công nhân trong cương lĩnh của mình phải phát đi lời hiệu triệu đối với quần chúng lao động phi vô sản, đoàn kết và dẫn dắt họ thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu chung, song quần chúng lao động phi vô sản lại không phải là giai cấp tiến tiến, do đó không thể phản  ánh tính chất của chính đảng giai cấp công nhân và trở thành cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản. Người nhiều lần vận dụng một câu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản để chứng minh điều này: "Trong tất cả các giai cấp đối lập với giai cấp tư sản chỉ có giai cấp vô sản thực sự là giai cấp cách mạng... Nhà công nghiệp nhỏ, tiểu thương, thợ thủ công nghiệp, nông dân, họ không phải là giai cấp cách mạng mà là giai cấp bảo thủ. Không những thế họ thậm chí là giai cấp phản động... Nói họ là giai cấp cách mạng bởi vì họ đang chuyển dần vào đội ngũ của giai cấp vô sản... Họ rời bỏ lập trường cũ của mình và đứng trên lập trường của giai cấp vô sản"1 (Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Sđd, q.1, tr.282-283).


Do đó, Lênin cho rằng, cương lĩnh của đảng đương nhiên phải nói rõ giai cấp công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và những người bị áp bức, không thể đánh đổng cơ sở giai cấp của đảng với cơ sở quần chúng của đảng. Ông còn nói: "Muốn có quyền nói về phong trào giai cấp vô sản, đấu tranh giai cấp vô sản, thậm chí chuyên chính giai cấp, trước tiên phải tách giai cấp này ra, sau đó mới nói đến vai trò đại diện của họ", "sau đó mới nói giai cấp vô sản giải phóng tất cả mọi người, hiệu triệu tất cả mọi người, mời gọi tất cả mọi người"2 (Lênin: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.231, 238). Vì chỉ khi đã làm rõ đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản mới có thể bảo đảm quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh đại diện cho toàn thể giai cấp bị bóc lột tuyên chiến với chủ nghĩa tư bản, giành lấy chủ nghĩa xã hội, mới có thể phát huy vai trò là người chiến sĩ tiên phong của đảng. Lênin sau đó khi nói về điểm khác biệt với Plekhanov trong quá trình sửa đổi cương lĩnh của đảng đã chỉ rõ: "Tôi luôn kiên trì dùng từ 'giai cấp vô sản' thay cho từ 'quần chúng lao động bị bóc lột' khi nói về tính chất giai cấp của đảng chúng ta"1 (Lênin: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.338).


Luận điểm quan trọng của Lênin đã kế thừa tư tưởng Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp vô sản của Mác - Ăngghen, đồng thời lại phân biệt được cơ sở giai cấp với cơ sở quần chúng của chính đảng mácxít. Cơ sở giai cấp của chính đảng mácxít chỉ có một, đó là giai cấp vô sản, đây là điều không bao giờ được mơ hồ và dao động; các giai cấp khác tuỵ là đối tượng giai cấp vô sản đoàn kết, liên hợp, dựa vào, thậm chí có thể trở thành quân chủ lực cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, song tính chất giai cấp của bản thân họ đã quyết định họ chỉ có thể là cơ sở quần chúng của chính đảng vô sản. (Đương nhiên, điều này không phủ nhận trong số quần chúng phi vô sản một số ít phần tử tiên tiến phù hợp với điều kiện đảng viên cũng có thể kết nạp đảng, trở thành thành viên trong đội tiên phong cách mạng của giai cấp vô sản, tiền đề là họ phải tiếp thu thế giới quan của giai cấp vô sản, phải chuyển biến lập trường giai cấp của bản thân, phấn đấu suốt đời vì lợi ích của giai cấp vô sản và toàn thể nhân dân lao động, vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản). Những giai cấp cách mạng khác chỉ phát huy vai trò tiến bộ lịch sử của giai cấp mình khi có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Do đó, kiên trì tính chất giai cấp vô sản của đảng là then chốt. Chỉ khi kiên trì tính chất giai cấp vô sản của đảng mới có thể phát huy tính tiên tiến và vai trò tiến bộ của giai cấp vô sản, mới có thể dẫn dắt và đại diện cho mọi quần chúng lao động bị bóc lột khác cùng tiến lên, mới có thể đứng ở tuyên đầu của lịch sử phát triển mạnh mẽ và biến đổi khôn lường mà không bị lịch sử làm lu mờ, từng bước thực hiện viễn cảnh tốt đẹp và tương lai tươi sáng mà loài người theo đuổi.


Những tư tưởng trên của Lênin cũng có ý nghĩa chỉ đạo trong điều kiện chủ nghĩa xã hội. Phải khẳng định đầy đủ vai trò và công lao của quần chúng lao động phi vô sản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải tiếp tục dẫn dắt và đoàn kết họ tiến lên vì sự nghiệp và mục tiêu chung; đồng thời cũng phải thấy được tính lạc hậu, tính bảo thủ cố hữu thậm chí tính phản động trong những điều kiện lịch sử nhất định của quần chúng lao động phi vô sản, quyết không thể vì họ có vai trò và công lao mà quên đi hoặc phủ định tính phi tiên tiến của những giai cấp hoặc tầng lớp này, coi họ là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản.


Xtalin đã kế thừa và bảo vệ học thuyết xây dựng đảng của chủ nghĩa Mác, cũng luôn kiên trì và bảo vệ tính chất giai cấp vô sản của đảng trong công tác lãnh đạo quần chúng. Xtalin đã chỉ rõ, Đảng Cộng sản "chính là đảng của giai cấp vô sản, đội tiên phong của giai cấp vô sản. Sức mạnh của Đảng là do Đảng thu hút tất cả phần tử tiên tiến của giai cấp vô sản trong mọi tổ chức quần chúng vào đội ngũ của mình. Sứ mệnh lịch sử của Đảng là thống nhất mọi công tác của tất cả các tổ chức quần chúng của giai cấp vô sản, đồng thời hướng hành động của họ vào một mục tiêu, hướng vào mục tiêu giải phóng giai cấp vô sản. Thống nhất họ và hướng vào một mục tiêu là cần thiết, bởi không như vậy thì không thể thống nhất mọi cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, bởi không như vậy thì không thể lãnh đạo quần chúng giai cấp vô sản đấu tranh vì chính quyền, đấu tranh vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng chỉ có đội tiên phong của giai cấp vô sản, đảng của giai cấp vô sản mới có thể thống nhất và chỉ đạo công tác các tổ chức quần chúng của giai cấp vô sản. Chỉ có đảng của giai cấp vô sản, chỉ có Đảng Cộng sản mới có thể phát huy vai trò lãnh đạo chủ yếu này trong hệ thống chuyên chính vô sản"1 (Xtalin: Tuyên tập, Sđd, quyển thượng, tr.413).


Khi nói về sự khác biệt giữa Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ xã hội của Quốc tế II, Xtalin đã kiên trì quan điểm của Lênin, ông nêu rõ: "Có thể nói chắc chắn thế này không, trong nội bộ Đảng Cộng sản của chúng ta cũng có lực lượng tương tự, trong nội bộ Đảng của chúng ta có nên thực hiện chính sách Bônsêvích như các đảng của Quốc tế II đã từng thực hiện ở thời kỳ trước chiến tranh không? Rõ ràng không thể. Sở dĩ không thể là bởi vì đó là do không hiểu sự khác biệt về nguyên tắc giữa Đảng Dân chủ xã hội là đảng liên minh bởi thành phần vô sản và thành phần tiểu tư sản với Đảng Cộng sản là đảng của một giai cấp - giai cấp vô sản cách mạng. Với những người dân chủ xã hội, cơ sở giai cấp của Đảng là một loại, với những người cộng sản, cơ sở giai cấp của Đảng là một loại hoàn toàn khác. Với những người dân chủ xã hội, phái trung lập là hiện tượng tự nhiên, vì đảng của các liên minh lợi ích khác nhau không thể không có phái trung lập, mà Bônsêvích cũng phải áp dụng đường lối phân liệt. Ở những người cộng sản thì không có cơ sở cho sự tồn tại của chủ nghĩa trung lập, không dung hợp với tính đảng của Lênin, vì Đảng Cộng sản là đảng của một giai cấp - giai cấp vô sản, chứ không phải đảng của liên minh các thành phần giai cấp khác nhau"1 (Xtalin: Tuyển tập, Sđđ, quyển hạ, tr.103).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #103 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2022, 07:56:54 am »

Xtalin đã chỉ ra khác biệt về mặt nguyên tắc cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ xã hội của Quốc tế II. Người dân chủ xã hội tập trung vào mục tiêu điều hòa giai cấp, họ giương cao khẩu hiệu dân chủ và siêu giai cấp, biến đảng thành đại tạp hội vừa có thành phần giai cấp vô sản, vừa có thành phần giai cấp tiểu tư sản hoặc các thành phần giai cấp khác cùng tham gia, đồng thời dựa vào đó để tự thổi phổng mình là "đảng toàn dân" đại diện cho lợi ích của các tầng lớp khác nhau. Kỳ thực, trong điều kiện xã hội tồn tại giai cấp hoặc có giai cấp, đây là một ảo tưởng hão huyền. Thực tế đã chứng minh, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, thành phần giai cấp vô sản trong Đảng Dân chủ xã hội hoặc là bị cô lập, từ đó không có đất dụng võ thậm chí không có chỗ đứng, trở thành điểm nhấn để đảng viên Đảng Dân chủ xã hội tô điểm cho dân chủ; hoặc là bị nhà tư bản mua chuộc trở thành người phát ngôn của giai cấp tư sản. Đảng Dân chủ xã hội thực chất là chính đảng mang tính chất của giai cấp tư sản, chỉ có điều nhiều hơn một tầng ngụy trang so với các chính đảng của giai cấp tư sản khác.


Không giống với các chính đảng của giai cấp bóc lột âm mưu làm mờ nhạt hoặc che giấu mục đích phục vụ cho lợi ích của bản thân, Đảng Cộng sản công khai tuyên bố họ là chính đảng của giai cấp vô sản, nhấn mạnh chỉ có giai cấp vô sản mới là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản; đảng viên cộng sản ngoài sự nghiệp của Đảng, lợi ích của nhân dân, không có lợi ích đặc biệt nào khác. Điều này về căn bản duy trì được tính giai cấp, tính tiên tiến của Đảng, cũng bảo đảm được về căn bản tính trong sạch của Đảng trong khâu tổ chức. Không có cơ sở giai cấp thống nhất này, Đảng sẽ trở thành câu lạc bộ của những người phát ngôn cho các giai cấp khác nhau, sẽ trở thành đảng của liên minh các thành phần giai cấp khác nhau, sẽ biến màu, thậm chí giải thể.


Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản, thậm chí là đội tiên phong của toàn thể nhân dân, không thể chỉ dừng lại ở mặt lý luận, ở câu chữ hay trên khẩu hiệu, mà phải thực hiện trong hành động cụ thể, phải được tạo nên từ thực tiễn cách mạng như vũ bão. Đảng viên cộng sản thời kỳ Lênin, Xtalin đã hy sinh mồ hôi, máu, thậm chí cả tính mạng của mình để chứng minh một cách sinh động rằng, đảng viên cộng sản là đội quân tiên tiến của giai cấp vô sản, do nguyên liệu đặc biệt tạo ra, thể hiện rõ "lực lượng của đội tiên phong này lớn gấp 10 lần, 100 lần, 400 thậm chí nhiều hơn số người của họ"1 (Lênin: Toàn tập, Sđd, q.24, tr.38), họ lấy hình tượng cao cả và tinh thần cách mạng vô tư để làm nên danh hiệu đảng viên cộng sản quang vinh này.


Tháng 9 năm 1919, do sự đột phá và căng thẳng của quân đội của Denikin ở mặt trận phía Nam, Trung ương Đảng Cộng sản (Bônsêvích) Nga quyết định điều động một đội ngũ đảng viên, đoàn viên lớn tiến ra tiền tuyến, tổng cộng động viên được 5 vạn người, trong đó có 3 vạn đảng viên cộng sản, 1 vạn đoàn viên thanh niên. Tháng 10 năm 1919, hơn một nửa số học viên là đảng viên cộng sản sắp tốt nghiệp của trường Đại học Sverdlov được điều ra tiền tuyến. Trước khi họ lên đường, Lênin đã có bài phát biểu cổ vũ vai trò gương mẫu đi đầu của đảng viên cộng sản. Năm 1920, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản (Bônsêvích) Nga căn cứ Báo cáo của Trotsky và Xtalin về tình hình mặt trận Ba Lan và mặt trận Wrangel, quyết định động viên đảng viên cộng sản tiến ra tiền tuyến, yêu cầu điều động toàn bộ những đảng viên đủ điều kiện ra tiền tuyến. Trong đó 55% đảng viên đến mặt trận Wrangel, số còn lại điều ra mặt trận phía Tây. Trên chiến trường, không chỉ đảng viên bình thường xung phong ra trận, cán bộ càng xung phong đi đầu, xông pha chiến trận. Nắm 1920, Sapozhkov, sĩ quan quân đội cũ trong Hồng quân phát động phản loạn, chiếm lĩnh Buzuluk và khu vực phụ cận, tình hình vô cùng nguy cấp. Theo chỉ thị của Lênin, Đảng bộ tỉnh Saratov đã phái một thành viên Đoàn chủ tịch Đảng ủy và 20 cán bộ phụ trách của cơ quan Xôviết đi dẹp loạn, rất nhanh đã khống chế được tình hình. Ngày 28 tháng 2 năm 1921, quân đội đồn trú căn cứ Constradt, căn cứ quan trọng của hải quân trân thủ ở Pêtrôgrát, phát động phản loạn dưới sự ủng hộ bọn tư sản Nga và nước ngoài, uy hiếp nghiêm trọng chính quyền Xôviết mới. Các đại biểu đang dự Đại hội Đại biểu lần thứ X Đảng Cộng sản (Bônsêvích) Nga đã đích thân ra chiến trường. Họ vượt qua những mặt hồ đóng băng, xông ra chiến trường, cuối cùng đã dập tắt được cuộc phản loạn.


Theo thống kê, trong tổng số lục - hải quân cả nước khi đó, đảng viên cộng sản có 30 vạn người, con số này chiếm một nửa số đảng viên cả nước, cứ 5 chiến sĩ Hồng quân có một người là đảng viên cộng sản, có 5 vạn đảng viên cộng sản hy sinh trong nội chiến. Lênin từng đánh giá cao vai trò của tinh thần hiên thân và gương mẫu tiên phong của những người cộng sản đã ảnh hưởng đến quần chúng và thúc đẩy tiến trình cách mạng. Người nói, chỉ là vì lúc đó Đảng luôn cảnh giác, vì kỷ luật Đảng nghiêm minh, vì uy tín của Đảng đã thống nhất các cơ quan, các bộ ngành, làm cho mấy chục, mấy trăm, mấy nghìn thậm chí mấy triệu người đều đi theo khẩu hiệu Trung ương Đảng đưa ra, nhất trí hành động, chỉ là vì đã chịu đựng những hy sinh chưa từng có, mới làm nên những kỳ tích như vậy. Chỉ vì có tất cả những điều này, mới có thế giành được thắng lợi trong hai lần, ba lần, thậm chí bốn lần tấn công của bọn đế quốc trong khối Hiệp ước và bọn đế quốc toàn thế giới.


Trong thời kỳ Chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, 5,3 triệu người trở thành đảng viên dự bị, 3,6 triệu người trở thành đảng viên chính thức. Trong số bộ đội ở tiền tuyến, 4 triệu người trở thành đảng viên dự bị, 2,6 triệu người trở thành đảng viên chính thức, con số này làm cho 45% chiến sĩ trong quân đội Liên Xô là đảng viên cộng sản hoặc đoàn viên thanh niên cộng sản1 (Viện nghiên cứu lịch sử quân sự quốc phòng Liên Xô: Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb. Tác phẩm dịch thuật Thượng Hải, 1982, t.2, tr.537-538). Trong thời kỳ chiến tranh khó khăn, nguy hiểm nhất, đông đảo đảng viên cộng sản xung phong lên tuyến đầu. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Mátxcơva, các tổ chức đảng ở Mátxcơva đã cử 100 nghìn đảng viên cộng sản và 250 nghìn đoàn viên thanh niên cộng sản trực tiếp ra tiền tuyến. 70% đảng viên của tổ chức đảng Lêningrát, 90% đảng viên của tổ chức đảng Odessa và Sevastopol đã tiến ra tiền tuyến. Trong số những người vinh dự được nhận danh hiệu "'Anh hùng Liên Xô", 74% là đảng viên cộng sản, 11% là đoàn viên thanh niên cộng sản, có hơn 3 triệu đảng viên cộng sản Liên Xô hy sinh trong chiến đấu1 (Lịch sử Chiến tranh vệ quốc vĩ đại Liên Xô (bản tiếng Nga), Mátxcơva, 1984, tr.538-539).
   Đông đảo đảng viên cộng sản trên chiến trường không chỉ xung phong đi đầu, xung phong hy sinh, đem xương máu và tính mệnh để bảo vệ chính quyền Xôviết, bảo vệ sự tôn nghiêm và độc lập của quốc gia, mà trong công tác hằng ngày cũng không nghĩ đến được mất của cá nhân, lao động và cống hiến quên mình.
   Tháng 5 năm 1919, chính quyền Xôviết đối mặt với tình hình vô cùng nghiêm trọng là kẻ địch xâm lược và nội bộ nổi loạn, vận tải đường sắt căng thẳng. Các đảng viên cộng sản của Cục Đường sắt Kazan - Mátxcơva tự giác quyết định kéo dài thời gian làm việc một ngày thêm một giờ, tập trung vào ngày nghỉ thứ 7 tiến hành một lần lao động nghĩa vụ, "cho đến chiến thắng Kolchak". Khi công việc kết thúc, "hàng trăm đảng viên cộng sản dù cơ thể mệt mỏi nhưng trong mắt ánh lên niềm lạc quan, hát vang "Quốc tế ca" tôn nghiêm để chúc mừng công việc thắng lợi", miêu tả đầy cảm xúc này của tác giả báo Sự thật đã làm cả nước xúc động, hoạt động này cũng nhanh chóng được mở rộng ra trong các tổ chức cơ sở đảng, đồng thời thu hút được một lượng lớn quần chúng không phải là đảng viên tham gia. Lênin đã đánh giá cao hoạt động này, gọi hoạt động này là "lao động nghĩa vụ ngày thứ Bảy cộng sản", hình ảnh Lênin đích thân tham gia "lao động nghĩa vụ ngày thứ Bảy", cùng vác củi với binh sĩ đã từng làm khích lệ mấy thế hệ. Chính nhờ tinh thần hy sinh và đi đầu của đông đảo đảng viên Bônsêvích mới có thể chiến thắng được các cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước và nổi loạn trong nước.
   Từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 1935, người thợ mỏ trẻ ở mỏ than Donbas là Stakhanov mỗi ngày khai thác được 102 tấn than, gấp 14 lần so với định mức1 (A. H. Sakharov (chủ biên): Lịch sử Tổ quốc thế kỷ XX, bản tiếng Nga, Mátxcơva, 2002, tr.167). Sau đó, Tyukalov thuộc một tổ chức đảng nhỏ lại phá kỷ lục của Stakhanov, cuộc thi lao động mang tên "phong trào Stakhanov" nhanh chóng lan rộng ra cả nước.
   Tuy mọi người có nhiều tranh luận xung quanh việc phát triển sản xuất bằng hình thức thông qua các cuộc thi đua hoặc phong trào, song "'phong trào Stakhanov" thực sự đã phát huy vai trò tích cực trong một thời gian ngắn, theo tư liệu gần đây nhất của giới học giả Nga, theo thống kê của các ngành sản xuất trong cả nước, định mức lao động đã hoàn thành vượt mức 13-47%2 (A. H. Sakharov (chủ biên): Lịch sử Tổ quốc thế kỷ XX, Sđd, tr.168, 167). Không những thế đây là biểu hiện sinh động của tinh thần hiến thân và tinh thần yều nước của đảng viên cộng sản. Kutov, nhân viên công tác năm đó hồi tưởng lại: "Khi đó tại sao có thể lao động quên mình như vậy? Vì muốn có được nhiều báo đáp sao? Cũng có yếu tố này, song không hoàn toàn như vậy. Chủ yếu là vì một tinh thần yêu nước"3 (A. H. Sakharov (chủ biên): Lịch sử Tổ quốc thế kỷ XX, Sđd, tr.168, 167). Cho đến hôm nay, người Nga vẫn hoài niệm về những thành tựu mà Liên Xô đã giành được những năm tháng đó trong lĩnh vực tư tưởng khi tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #104 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2022, 07:49:21 am »

2. Toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân là điểm xuất phát và là điểm đến trong mọi công tác của Đảng

Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản, song điều này quyết không có nghĩa là sự nghiệp cao cả của giai cấp vô sản - giải phóng toàn xã hội, thậm chí giải phóng toàn nhân loại - chỉ là công việc của giai cấp vô sản hay của số ít phần tử tiên tiến trong giai cấp này. Ngược lại, sự nghiệp giải phóng của giai cấp vô sản lấy việc giải phóng toàn thể xã hội, giải phóng triệt để toàn nhân loại làm tiền đề và cơ sở. Nếu không kịp thời làm cho toàn xã hội xóa bỏ phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản sẽ không thể giải phóng bản thân, không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử mà họ gánh vác. Từ ý nghĩa này, khác với phong trào của số ít người hoặc phong trào mang lại lợi ích cho một số ít người, "phong trào của giai cấp vô sản là phong trào độc lập của tuyệt đại đa số người, vì lợi ích của tuyệt đại đa số người"1 (Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Sđd, q.1, tr.283). Do đó, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân là điểm xuất phát và là điểm đến của mọi công tác của chính đảng giai cấp vô sản, mà muốn làm được điều này, phải luôn tin tưởng và dựa vào quần chúng.


Trong cuộc đấu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản để giành thắng lợi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong thực tiễn vĩ đại sau khi giành chính quyền, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản không lúc nào thiếu vắng sự ủng hộ và tham gia của quần chúng nhân dân. Phong trào của giai cấp vô sản chính là phong trào của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của hàng trăm triệu quần chúng nhân dân, là sáng tạo vĩ đại của hàng trăm triệu quần chúng nhân dân. Sự nghiệp cách mạng và xây dựng của giai cấp vô sản nếu xa rời đông đảo quần chúng nhân dân, giống như cây xa rời đất, sẽ khô héo, chết đi, mọi việc sẽ bất thành.


Sự nghiệp của Đảng là sự nghiệp của nhân dân. Chỉ khi chính đảng giai cấp vô sản tin vào quần chúng, dựa vào quần chúng, tất cả vì quần chúng, trung thực đại diện và bảo vệ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân thì đông đảo quần chúng nhân dân mới coi sự nghiệp của Đảng là sự nghiệp của chính mình, mới tích cực tham gia vào những phong trào thực tế do Đảng Cộng sản lãnh đạo và tổ chức, mới có thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người trong khi thúc đẩy sự nghiệp giải phóng giai cấp vĩ đại. Cũng như vậy, Đảng Cộng sản chỉ thể hiện giá trị của công việc và lực lượng của bản thân trong quá trình phục vụ quần chúng, làm giàu cho nhân dân. Coi lợi ích của nhân dân cao hơn tất cả, quan trọng hơn tất cả, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, đây chính là tôn chỉ căn bản của chính đảng mácxít, cũng là mấu chốt căn bản để phân biệt đảng này với mọi chính đảng khác. Từ ý nghĩa này, Đảng Cộng sản vừa là đội tiên phong của giai cấp vô sản, vừa là đại diện tập trung cho lợi ích của đông đảo quần chúng lao động, Đảng là sự kết hợp hữu cơ và sự thống nhất giữa tính giai cấp rõ ràng và tính nhân dân rộng rãi.


Ngày 4 tháng 7 năm 1920, trong "Đề cương về nhiệm vụ căn bản của Đại hội đại biểu lần thứ II Quốc tế Cộng sản", Lênin đã trình bày một cách khoa học mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản, giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân. Người chỉ rõ: "Để chiến thắng chủ nghĩa tư bản, giữa người giữ vai trò lãnh đạo là Đảng Cộng sản, giai cấp của cách mạng là giai cấp vô sản và quần chúng tức là tất cả những người lao động bị bóc lột, phải thiết lập được mối quan hệ đúng đắn. Chỉ khi Đảng Cộng sản thực sự trở thành đội tiên phong của giai cấp cách mạng, thu hút được tất cả những đại biểu ưu tú của giai cấp này, tập trung được những người theo chủ nghĩa cộng sản từng được giáo dục và rèn luyện trong đấu tranh cách mạng kiên cường, hoàn toàn giác ngộ và trung thành, liên hệ mật thiết với toàn bộ cuộc sống của giai cấp căn bản của mình, rồi thông qua giai cấp này liên hệ mật thiết với toàn thể quần chúng bị bóc lột, giành được sự tin tưởng hoàn toàn của giai cấp này và những quần chúng này - chỉ một đảng như vậy mới có thể lãnh đạo giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cuốí cùng kiên quyết nhất chống lại mọi thế lực của chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, chỉ dưới sự lãnh đạo của một đảng như vậy, giai cấp vô sản mới có thể phát huy toàn bộ uy lực xung kích cách mạng của mình, mới có thể làm mất hết tác dụng của thái độ lạnh lùng và sự phản kháng đôi lúc của số lượng không nhiều những người như quý tộc công nhân, cựu lãnh tụ Công đoàn và lãnh tụ hợp tác xã, v.v... bị chủ nghĩa tư bản làm mục ruỗng, mới có thể phát huy được toàn bộ sức mạnh của mình"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.1, tr.237).


Trong thời kỳ cận đại, nước Nga là một quốc gia có nền kinh tế - văn hóa tương đối lạc hậu, về chính trị thực hiện thống trị chuyên chế của Sa hoàng. Đông đảo quần chúng nhân dân chịu sự áp bức song trùng của chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản, không chỉ không có quyền chính trị, mà cuộc sống cũng vô cùng khó khăn, nhân dân lầm than điêu đứng, mâu thuẫn xã hội nghiêm trọng chưa từng thấy. Làm thế nào để cứu đông đảo quần chúng nhân dân nước Nga thoát khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng, lật đổ sự thống trị chuyên chế của Sa hoàng, thiết lập một xã hội không có áp bức và bóc lột, đã trở thành mục tiêu phấn đấu mà các nhà cách mạng nước Nga với đại diện là Lênin tìm tòi, theo đuổi.


Theo Lênin, trọng tâm của phong trào cách mạng nước Nga là vấn đề chính quyền, lối thoát căn bản của xã hội nước Nga là chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng, đập tan bộ máy nhà nước cũ, phá hủy bộ máy này, chính là "lợi ích chân chính của đại đa số nhân dân, tức là công nhân và đại đa số nông dân"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.3, tr.145). Mà muốn lật đổ chế độ chuyên chính phong kiến nước Nga, thiết lập nên chính quyền do nhân dận làm chủ, dẫn dắt đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa thì phải dựa vào giai cấp công nhân, dựa vào liên minh công nông, dựa vào sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Do đó, chính đảng của giai cấp công nhân nước Nga phải liên hệ chặt chẽ việc giải phóng giai cấp công nhân nước Nga vơi giải phóng quần chúng lao khổ khác, thiết thực bảo vệ lợi ích căn bản của họ. Lênin chỉ rõ: "Nhiệm vụ của Đảng chính là bảo vệ lợi ích của công nhân, đại diện cho lợi ích của toàn thế phong trào công nhân", đồng thời hoạt động của Đảng phải kết hợp với phong trào của nhân dân2 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.2, tr.85).


Trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười, chính vì những người Bônsêvích đặt ra phương châm, cương lĩnh và chính sách để bảo vệ lợi ích của các giai cấp bị bóc lột trong xã hội như công nhân, nông dân, nên đã giành được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, mới giành được thắng lợi vĩ đại.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #105 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2022, 07:50:29 am »

Cách mạng Tháng Hai năm 1917 của giai cấp tư sản đã lật đổ chế độ chuyên chính của Sa hoàng. Tuy nhiên, người của Đảng Tháng Mười và người của Đảng Dân chủ lập hiến của Chính phủ lâm thời lãnh đạo giai cấp tư sản không hề quan tâm đến vấn đề "hòa bình, ruộng đất, bánh mì" mà quần chúng nhân dân khi đó quan tâm nhất, vẫn tiếp tục cuộc đại chiến thế giới phi chính nghĩa, đồng thời kéo dài việc giải quyết vấn đề ruộng đất, thậm chí tiếp tục hành động trấn áp nông dân để chiếm ruộng đất. Sự kỳ vọng của nhân dân rơi vào vô vọng, nạn đói lại hoành hành trên cả nước, nền kinh tế đất nước đổi mặt với nguy cơ sụp đổ.


Phái Bônsêvích mà đứng đầu là Lênin quyết định kết thúc cục diện hai chính quyền cùng tồn tại, kịp thời đề xướng Đảng phải giành lẩy chính quyền, biến cách mạng dân chủ thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, giải quyết căn bản nguyện vọng của nông dân cần ruộng đất, công nhân cần bánh mì, công nhân và nông dân đều cần hòa bình. Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 7 Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga (Bônsêvích) họp tháng 4 năm 1917 quyết định: Đảng phải tịch thu tất cả ruộng đất của địa chủ nước Nga, thực hiện quốc hữu hóa ruộng đất, đồng thời thông qua chính quyền nhân dân đem ruộng đất trao trả lại cho nông dân sử dụng. Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga (Bônsêvích) diễn ra từ cuối tháng 7 đến tháng 8 năm 1917 tiếp tục thực hiện chính sách của Đảng đối với nông thôn, tiến thêm một bước nêu ra phải tịch thu tài sản của nhà tư bản, thực hiện quốc hữu hóa ngân hàng và ngành công nghiệp lớn.


Sau thắng lợi của khởi nghĩa vũ trang Tháng Mười ở Pêtrôgrát, chính quyền Xô viết mới thành lập ngay lập tức thông qua "Pháp lệnh hòa bình", tuyên bố nước Nga rút lui khỏi cuộc chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc; thông qua "Pháp lệnh ruộng đất", xóa bỏ chế độ địa chủ tư hữu ruộng đất, căn cứ theo sức lao động hoặc dân số phân phối không hoàn lại đất canh tác cho người lao động sử dụng, tiếp đó tiến hành phong trào cải cách ruộng đất, thực hiện "Pháp lệnh ruộng đất" liên quan đến chính sách phân phối ruộng đất không hoàn lại; đồng thời Nhà nước tiếp tục tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng, ngành công nghiệp lớn, ngành vận tải và mậu dịch đối ngoại, nắm được toàn bộ mạch máu kinh tế của đất nước. Cải cách ruộng đất đã tiêu diệt chế độ tư hữu ruộng đất của nước Nga, đáp ứng yêu cầu về ruộng đất của nông dân, cải thiện điều kiện sống, điều kiện vật chất của họ, còn việc quốc hữu hóa ngành công thương nghiệp tư bản đã hoàn thành việc giành lại từ kẻ chiếm đoạt đông đảo công nhân trở thành chủ nhân của xí nghiệp, tạo ra cơ sở vật chất cho chính quyền xã hội chủ nghĩa. Tất cả những chính sách cách mạng này đều đại diện cho lợi ích của đại đa số nhân dân nước Nga, từ đó xác lập và củng cố chính quyền nhân dân mới ra đời.


Cùng với việc chính quyền Xôviết được thiết lập trên toàn quốc, cải cách ruộng đất cơ bản hoàn thành (cuối năm 1918), phong trào quốc hữu hóa thành thị cơ bản kết thúc (mùa xuân năm 1919), nước Nga Xôviết kịp thời hoàn thiện hệ thống pháp luật để củng cố thành quả cách mạng mà rất khó khăn mới giành được. Lênin luôn nhấn mạnh việc xây dựng pháp chế trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, Người nói, một trong những nhiệm vụ của cách mạng chính là "phải xóa bỏ luật pháp cũ, lật đổ những cơ quan áp bức nhân dân, sáng lập nên pháp chế mới"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.12, tr.317). Theo Lênin, Hiến pháp là bộ luật lớn căn bản của đất nước, không những quy định những phương diện căn bản cấu thành quốc gia như tính chất của nhà nước, chế độ căn bản của xã hội và phương thức tổ chức của chính quyền, mà còn bảo đảm được quyền làm chủ về kinh tế, chính trị của giai cấp vô sản và đông đảo quần chúng lao động về mặt pháp luật. Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Đại hội đại biểu toàn nước Nga Xôviết lần thứ V diễn ra vào tháng 7 năm 1918 đã thông qua "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga". Đây là bộ Hiến pháp kiểu xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Hiến pháp đã thực sự phản ánh lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân.


Bộ Hiến pháp này khẳng định một cách đầy đủ thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga, tuyên bố nước Nga là nước Cộng hòa Xôviết đại diện cho công nông binh, quy định mọi quyền lợi của nước Nga thuộc về Xôviết, bảo đảm quyền thống trị của nhân dân lao động đối với kẻ áp bức. Đồng thời, Hiến pháp còn bảo vệ tính chất giai cấp vô sản của quốc gia, xác lập nguyên tắc của giai cấp vô sản và chuyên chính bần nông, đưa ra mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa không có bóc lột, không có áp bức. Hiến pháp còn liệt kê ra các quyền dân chủ mà người lao động được hưởng như quyền tín ngưỡng, quyền ngôn luận, quyền tụ họp, quyền biểu tình, quyền thị uy. Lênin cho rằng bộ Hiến pháp này "đã ghi lại kinh nghiệm đấu tranh và kinh nghiệm chống lại kẻ bóc lột trong nước và quốc tế của tổ chức quần chúng giai cấp vô sản"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.35, tr.145), chỉ rõ phương hướng phát triển của xã hội nước Nga.


Nước Nga sau khi chính quyền Xôviết thành lập phải đối mặt với cục diện trong nước và quốc tế vô cùng phức tạp. Khi chính sách "cộng sản thời chiến" hoàn thành sứ mệnh "tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì thắng lợi", đồng thời với việc chiến thắng kẻ thù trên mặt trận chính trị và quân sự, cũng xuất hiện những vấn đề như: làm tổn hại lợi ích của quần chúng nhân dân, đặc biệt là lợi ích của nông dân, Lênin ví rằng trên chiến trường kinh tế đã gặp phải một loạt thất bại. Người cho rằng, "thất bại này nghiêm trọng hơn nhiều, lớn hơn nhiều, nguy hiểm hơn nhiều so với bất cứ thất bại nào mà chúng ta đã từng gặp phải bởi Kolchak, Denikin, Pilsudski"2 (Lênin: Tuyên tập, Sđđ, q.42, tr.184).


Trong Đảng nảy sinh tranh luận xung quanh vấn đề làm thế nào vượt qua khó khăn. Một bộ phận lãnh đạo đảng khi đó như Trotsky, Bukharin kiên trì thực hiện chính sách "cộng sản thời chiến", thậm chí còn "xiết bulông" hơn nữa. Lênin nhiều lần nhấn mạnh tranh luận giữa mình với Trostky, Bukharin thực chất là khác biệt trong vấn đề phương pháp đối xử với quần chúng, nắm bắt quần chúng, liên hệ với quần chúng. Chính sách "cộng sản thời chiến" không tập trung vào lợi ích của quần chúng và phản ứng của quần chúng, đã không còn phù hợp với sự thay đổi của tình hình mới. Đúng như Lênin đã chỉ ra, "thất bại lần này thể hiện ở chỗ: chính sách kinh tế mà trên đưa ra xa rời với dưới, chính sách đó không nâng cao năng lực sản xuất"1 (Lênin: Tuyên tập, Sđd, q.42, tr.184).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #106 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2022, 07:51:33 am »

Năm 1921, Nghị quyết được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản (Bônsêvích) Nga viết: "Bảy năm chiến tranh và kinh tế suy sụp khiến đất nước nghèo khó vô cùng, ba năm rưỡi vô cùng khó khăn khiến giai cấp công nhân nước ta kiệt sức... Do đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản (Bônsêvích) Nga yêu cầu toàn Đảng, yêu cầu các cơ quan của Đảng và cơ quan Xôviết đặc biệt chú ý vấn đề này, đồng thời lập tức áp dụng một loạt các biện pháp, ra sức cải thiện tình trạng sống của công nhân, giảm bớt khó khăn của họ"2 (Tổng tập Nghị quyết Đại hội đại biểu, Hội nghị đại biểu và Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Sđd, t.2, tr.108-109). Vì thế, Lênin và Đảng Bônsêvích đặc biệt nhấn mạnh phải liên hệ mật thiết với quần chúng, lắng nghe tiếng nói và yêu cầu của họ. Chính vì lắng nghe ý kiến rộng rãi của quần chúng, Lênin và Đảng Bônsêvích cuối cùng quyết định xóa bỏ thể chế "cộng sản thời chiến", quá độ sang chính sách kinh tế mới. Lịch sử nước Cộng hòa Xôviết lại lật sang một trang mới.


Xtalin đã kế thừa học thuyết xây dựng đảng mácxít - lêninnít. Ông nêu rõ: "Về phương diện chính trị, muốn thực hiện sự lãnh đạo của đội tiên phong giai cấp tức là Đảng, phải xây dựng mạng lưói cơ quan phi đảng phái mang tính quần chúng rộng lớn xung quanh Đảng, những cơ quan này là xúc tu của Đảng, dựa vào mạng lưới này, Đảng có thể truyền đạt ý chí của mình đến giai cấp công nhân, còn giai cấp công nhân cũng có thể từ quần chúng phân tán trở thành đội quân của Đảng"1 (Xtalin: Toàn tập, Sđd, q.2, tr.162). Ông còn nói: "Đảng không những phải tiến lên phía trước, mà còn phải dẫn dắt hàng chục triệu quần chúng. Tiến lên phía trước mà không dẫn dắt quần chúng, trên thực tế là xa rời phong trào... Để đội tiên phong không xa rời quần chúng, để đội tiên phong thực sự có thể dẫn dắt hàng chục triệu quần chúng, phải có một điều kiện quyết định, chính là quần chúng tự dựa trên kinh nghiệm của bản thân, tuyệt đối tin tưởng vào sự đúng đắn của các chỉ thị, mệnh lệnh và khẩu hiệu của đội tiên phong"2 (Xtalin: Toàn tập, Sđd, q.10, tr.27).


Ông cho rằng, lợi ích của Đảng, lợi ích của đất nước và lợi ích của nhân dân là căn bản thống nhất, lợi ích căn bản của quần chúng nông dân hoàn toàn thống nhất với lợi ích của giai cấp vô sản; cái mà chính quyền Xôviết dựa vào chính là liên minh công nông được xây dựng trên cơ sở thống nhất về lợi ích căn bản, chế độ xã hội chủ nghĩa của Xôviết phục vụ cho lợi ích căn bản của công nhân và nông dân; giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích cá nhân và chủ nghĩa xã hội không tồn tại sự đối lập căn bản không thể điều hòa, chủ nghĩa xã hội không thể tách rời lợi ích cá nhân, song chỉ có xã hội xã hội chủ nghĩa mới có thể đáp ứng đầy đủ nhất và mang lại bảo đảm đáng tin cậy duy nhất cho lợi ích cá nhân.


Việc Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội liên quan đến lợi ích căn bản của toàn thể nhân dân Liên Xô, liên quan đến tiền đồ và vận mệnh sự nghiệp của Đảng và sự nghiệp của nhân dân. Về vấn đề trọng đại là Liên Xô có đủ năng lực để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hay không, Xtalin không hề mơ hồ. Ông cho rằng, Liên Xô đã chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vậy thì trên thực tế phải xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Cũng có nghĩa, giai cấp vô sản của Liên Xô, chuyên chính vô sản của Liên Xô có khả năng dùng lực lượng của chính mình để chiến thắng giai cấp tư sản của Liên Xô. Về vấn đề này, không thể có lựa chọn nào khác. Nếu không, Đảng sẽ không thể có lý do tiếp tục nắm chính quyền.


Từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, Liên Xô đã bắt đầu tiến hành xây dựng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa quy mô lớn, trong vòng chưa đến 10 năm đã đạt được thành tựu vĩ đại, tạo nên kỳ tích công nghiệp hóa nổi tiếng thế giới.


Không thể phủ nhận, phong trào công nghiệp hóa quá nhấn mạnh phát triển công nghiệp nặng, nhấn mạnh tốc độ cao trong xây dựng, nhấn mạnh thực hiện tích lũy lớn, do đó tồn tại vấn đề phá vỡ sự phát triển hài hòa của nền kinh tế quốc dân, tổn hại đến lợi ích kinh tế ngành nông nghiệp và lợi ích của nông dân, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong đó có nâng cao đời sống của quần chúng nhân dân. Song công nghiệp hóa về căn bản đã tạo cơ sở kinh tế cần thiết cho việc củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội, bảo vệ lợi ích căn bản của đại bộ phận nhân dân, vì vậy cũng phù hợp với mong muốn và yêu cầu của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân. Cũng chính vì vậy, hàng triệu công nhân viên chức mới có thể phát huy khí thế làm việc rạo rực, lập nghiệp không ngại gian khó, xuất hiện nhiều kỳ tích anh hùng đáng ca ngợi và làm xúc động lòng người.


Những xí nghiệp hàng đầu trên thế giới như Xí nghiệp gang thép Magnitogorsk và Xí nghiệp gang thép Kuznetsk ở Xibêri, Nhà máy cơ khí hạng nặng Malar đều được hình thành nên trong điều kiện vô cùng gian khổ. Để hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, những người từ bốn phương tám hướng đến với những công trường này chủ yếu là công nhân trẻ và những công nhân lớn tuổi đã từng tham gia nội chiến. Vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vĩ đại, họ đã từ các thành phố lớn như Mátxcơva, Lêningrát, Kiev đến với những công trường xây dựng hoang sơ này, ở trong  những lều trại, công cụ sử dụng chủ yếu là xẻng, cuốc và xe kéo, có những công trường đi lại mất vài cây số, mùa đông phải thi công trong công trường đây tuyết dưới nhiệt độ - 40°C đến -50°C. Song công nhân không hề lùi bước trước những khó khăn này, đồng tâm hiệp lực hăng hái lao động, trong đó đảng viên cộng sản, đoàn viên thanh niên cộng sản càng phát huy vai trò gương mẫu ở mọi nơi, dẫn đầu phát động các phong trào thi đua, đi đầu tham gia lao động nghĩa vụ ngày thứ bảy, chủ nhật, có những người trong một ngày hoàn thành mấy ca lao động. Do đó tiến độ công trình hoàn thiện rất nhanh. Trong điều kiện thi công khó khăn như vậy, Xí nghiệp gang thép Kuznetsk, một trong những xí nghiệp gang thép lớn nhất thế giới, chỉ mất 1.000 ngày đã hoàn thành đi vào sản xuất, xí nghiệp Magnitogorsk cũng chỉ mất 4-5 năm đã hoàn thành1 (Tham khảo Vương Chính Tuyền (chủ biên): 70 năm kinh tế chính trị Liên Xô, Sđd, tr.382-383).


Ở đâu cũng có các phong trào thi đua lao động rầm rộ. Công nhân thông qua các phong trào thi đua học tập lẫn nhau, không ngừng nâng cao năng suất lao động. Trong giai đoạn "kế hoạch 5 năm lần thứ nhất" năng suất lao động trong ngành công nghiệp của Liên Xô đã tăng 41%, trong giai đoạn "kế hoạch 5 năm lần thứ hai" lại tăng mạnh lên 82%, hai kế hoạch 5 năm đều hoàn thành trước kỳ hạn. Trong thời kỳ chiến tranh, công nhân các dân tộc Liên Xô càng phát huy tinh thần lao động anh dũng, năng suất lao động ngành công nghiệp trong điều kiện chiến tranh khó khăn nhất vẫn tăng trưởng. So với năm 1940, giá trị sản lượng của một người công nhân năm 1941 tăng 110%, năm 1942 tăng 130%, năm 1943 tăng 139%, năm 1944 tăng 142%, năm 1945 tăng 114%. Từ tháng 5 năm 1942 đến tháng 4 năm 1945, năng suất lao động ngành công nghiệp tăng trưởng 40%2 ([Liên Xô] Phòng Lịch sử, Viện khoa học Liên Xô (biên tập): Dân tộc Liên Xô - Lịch sử xây dựng đất nước, Xưởng in Thương vụ (Trung Quốc), 1997, tr.471).


Các tác giả Liên Xô đã nhiệt tình sáng tác nên những bài thơ hùng tráng viết về cuộc đấu tranh với thiên nhiên của con người những năm 1930. Tác giả Malishkin viết: "Cả nước rừng rực, khí thế ngút trời, đang xây dựng, đang sắp xếp lại". Metchenko viết: "Nếu như mở bất kỳ tờ báo nào, bất kỳ cuốn tiểu thuyết được yêu thích nào của những năm đó, bạn đều cảm nhận được khí thế và sự khích lệ từ chiến tranh, nhiệt tình lao động và cảm xúc sáng tạo. Một kiểu dấn thân cho đất nước - từ Nam chí Bắc - cảm xúc mạnh mẽ hòa mình vào hành động thay trời đổi đất vĩ đại, đã chiếm lĩnh tâm hồn của các nhà văn"1 (Tham khảo (Liên Xô) Metchenko (Thạch Điền, Bạch Đề dịch): Nối nghiệp tiền nhân - Bàn về một số vấn đề phát triển văn học Liên Xô, Nxb. Thương vụ, 1995, tr.229). Tác giả Sholokhov trên báo Sự thật Đoàn thanh niên đã viết: "Thập kỷ 1930 sẽ là những năm tháng vĩ đại trong lịch sử. Gọi là những năm tháng vĩ đại xuất phát từ quy mô của nhiệm vụ, từ tính mới mẻ và tính gian nan của nó, và xuất phát từ những thành tựu mà người Liên Xô đạt được".


Kể từ khi Liên Xô tan rã đến nay, một số người phủ định thành tựu của Liên Xô, cho rằng những con số về công nghiệp hóa thời kỳ đó đều là hư cấu. Điều này không đúng với thực tế. Ngày nay, các học giả Nga dựa trên số liệu thống kê mới nhất chỉ ra rằng: "Từ năm 1928 đến năm 1941, Liên Xô đã thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp theo đúng nghĩa: đã xây dựng được 9.000 nhà máy công nghiệp cỡ trung và cỡ lớn, sản lượng công nghiệp đã đứng vị trí thứ 2 toàn thế giới (năm 1913 đứng vị trí thứ 5 thế giới). Trong thập kỷ 30, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm của ngành công nghiệp đạt 11%, trở thành một trong số 3-4 quốc gia có thể sản xuất được bất cứ sản phẩm công nghiệp nào mà con người có thể sản xuất ra"2 (Sakharov: Lịch sử Tổ quốc thế kỷ XX, Sđd, tr.158).


Một số người miêu tả Liên Xô trong những năm 1930 của thế kỷ XX như một đám đen tối, như thế nhân dân Liên Xô thời kỳ đó sống trong sự ép buộc phải lao động, chứa đựng đầy hận thù với Đảng Cộng sản Liên Xô. Điều này cũng hoàn toàn sai thực tế.


Trên thực tế, trong sự nghiệp vô cùng gian khó và vĩ đại nhằm xây dựng một đất nước công nghiệp hóa, nông nghiệp tập thể hóa, xây dựng hiện đại hóa lớn mạnh, nếu như Đảng Cộng sản (Bônsêvích) toàn Liên bang không đại diện cho lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân Liên Xô, bảo đảm sự liên hệ máu thịt với nhân dân, thì hoàn thành sự nghiệp vĩ đại như vậy - từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc chủ yếu trên thế giới - là việc không thể tưởng tượng được. Chính vì vậy, ngày 13 tháng 12 năm 1931, trong cuộc trò chuyện với nhà văn Emil Ludwig, Xtalin tự hào nói: "Nhưng nếu nói đến người dân lao động Liên Xô, nói đến số lượng công nhân và nông dân chiếm ít nhất 90% dân số của Liên Xô, thì họ ủng hộ chính quyền Xôviết, hơn nữa, tuyệt đại đa số họ tích cực ủng hộ chế độ Xôviết. Họ ủng hộ chế độ Xôviết vì chế độ này phục vụ cho lợi ích căn bản của công nhân và nông dân. Cơ sở để củng cố chính quyền Xô viết cũng chính là ở đây"1 (Xtalin: Tuyển tập, Sđd, quyển hạ, tr.303-304).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #107 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2022, 07:55:14 am »

3. Liên hệ mật thiết hơn với quần chúng

Tính giai cấp rõ ràng và tính nhân dân rộng rãi của Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ khi thông qua đội ngũ tiên tiến của giai cấp vô sản liên hệ mật thiết với đông đảo quần chúng mới có thể thực hiện được. Lênin chỉ rõ, cái chúng ta cần là chính đảng mới, là đảng phục vụ đông đảo nhân dân lao động, liên hệ mật thiết với quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng. Chính đảng giai cấp vô sản muốn giành được thắng lợi cách mạng thì phải "dựa vào khả năng liên hệ với đông đảo quần chúng lao động, đầu tiên là cùng với quần chúng lao động vô sản của đảng đó, song cũng phải liên hệ với quần chúng lao động phi vô sản, tiếp cận, thậm chí có thể ở một mức độ nào đó kết thành một khối với họ"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.4, tr.136, 163). "Bài học cách mạng của nước ta là: chính đảng dựa vào một giai cấp nhất định mới mạnh, mới có thể an nhiên tự tại trong thời kỳ tình hình nảy sinh vô số chuyển biến. Đấu tranh công khai của chính đảng buộc chính đảng phải liên hệ mật thiết hơn nữa với quần chúng, bởi lẽ nếu không có mối liên hệ này, đảng sẽ chẳng còn tác dụng gì"2 (Lênin: Tuỵển tập, Sđd, q.17, tr.325). "Nếu chúng ta không hiểu gì về tâm trạng quần chúng, không biết kết thành một khối với quần chúng, khơi dậy quần chúng công nhân, thì căn bản không thể nói đến chuyện phát huy vai trò đội tiên phong cách mạng của đảng xã hội dân chủ!"3 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.10, tr.334). Chỉ khi đảng liên hệ với quần chúng mới có thể phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, nếu như đảng "không tiếp cận quần chúng, sẽ hỏng hết mọi chuyện"4 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.47, tr.543) . Do đó, "ở đâu có quần chúng, thì nhất định phải tới đó công tác"5 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.4, tr.136, 163).


Chính đảng giai cấp công nhân nước Nga thời kỳ Lênin là đảng dựa vào quần chúng, trong thời kỳ cách mạng lại càng liên hệ mật thiết với quần chúng. Không chỉ trong những năm tháng chiến tranh như vậy, sau khi cầm quyền cũng như vậy. Lênin cho rằng, nguy hiểm lớn nhất mà đảng phải đối mặt sau khi cầm quyền là xa rời quần chúng. Vì vậy, Lênin lãnh đạo đảng Bônsêvích nhấn mạnh tăng cường xây dựng đảng, rất coi trọng việc xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng chế độ và xây dựng tác phong của cán bộ, đảng viên, ra sức phát huy dân chủ trong đảng và dân chủ nhân dân, áp dụng mọi biện pháp chống quan liêu, chống quan chức tham nhũng.


Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị là khâu trung tâm trong xây dựng đảng. Chỉ khi đảng viên không ngừng nâng cao trình độ chính trị tư tưởng mới có thể xác lập được quan điểm quần chúng đúng đắn. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Liên Xô vô cùng coi trọng học tập và tuyên truyền tư tưởng, lý luận chủ nghĩa Mác trong toàn đảng, toàn quốc, lần lượt xây dựng Viện Khoa học xã hội chủ nghĩa (năm 1918), Viện nghiên cứu Mác - Ăngghen (năm 1921), Viện Chủ nghĩa Lênin (năm 1923 thành lập, năm 1928 sáp nhập với Viện nghiên cứu Mác - Ăngghen) và Học viện Giáo Sư Đỏ trực thuộc Trung ương, mục đích là nghiên cứu những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; tiến hành nghiên cứu một cách khoa học khoa học xã hội, triết học và khoa học tự nhiên có liên quan đến khoa học xã hội, bồi dưỡng cán bộ lý luận nghiên cứu và tuyên truyền về chủ nghĩa Mác, xuất bản những trước tác kinh điển về chủ nghĩa Mác.


Nhấn mạnh học tập chủ nghĩa Mác kết hợp với thực tiễn là một yêu cầu đối với bồi dưỡng cán bộ khi đó, mục đích là xây dựng tác phong tốt đẹp - lý luận gắn với thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng. Trong chỉ thị "Về Viện khoa học xã hội chủ nghĩa", Lênin đã viết, "một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà cán bộ học tập là tổ chức một loạt điều tra xã hội"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.3, tr.541), đồng thời yêu cầu coi đây là "nguyên tắc đào tạo" của Viện khoa học xã hội chủ nghĩa.


Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua việc mở trường đảng để tăng cường giáo dục tư tưởng đối với cán bộ. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng Cộng sản (Bônsêvích) Nga tập trung nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò của việc tăng cường giáo dục kỷ luật và liên hệ mật thiết với quần chúng của đông đảo đảng viên, nhất là đảng viên trẻ. Vì vậy "phải ra sức tăng số lượng trường đảng", bổ sung giảng viên chuyên trách, cải thiện hạ tầng giáo dục và thư viện ở các trường đảng. Phải tổ chức tốt những ngày lễ kỷ niệm của Đảng, tổ chức các buổi báo cáo và tọa đàm trong các ngày lễ của Đảng, mục đích là để "mỗi đảng viên đều cảm thấy mình là một chiến sĩ phấn đấu để thực hiện tư tưởng vĩ đại"1 (Tổng tập Nghị quyết Đại hội Đại biểu, Hội nghị đại biểu và Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Sđd, t.2, tr.186).


Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, trong Đảng dần dần nảy sinh thói quan liêu và xa rời quần chúng. Lênin yêu cầu đấu tranh kiên quyết với chủ nghĩa quan liêu. Một khi gặp hiện tượng như vậy, Người liền phê bình thẳng thắn.


Cuối năm 1919, căn cứ đề xuất của Ủy viên Đoàn chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Công đoàn toàn nước Nga Melnichansky, Lênin yêu cầu cử 1 vạn công nhân luyện kim thành thạo tới các xí nghiệp vận tải đường sắt tham gia công tác sửa chữa phương tiện giao thông. Song lãnh đạo Hội đồng trị sự Trung ương Công đoàn toàn nước Nga và Hội đồng trị sự Công đoàn thành phố Mátxcơva đáp ứng chậm trễ. Vì thế Lênin phê bình họ "trong một công việc thực tế vô cùng quan trọng đã thể hiện sự lề mề, mệt mỏi, quan liêu, thiếu năng lực một cách đáng kinh ngạc". Lênin nói: "Tôi không bao giờ hoài nghi, trong Ủy ban nhân dân của chúng ta, chủ nghĩa quan liêu còn rất nghiêm trọng, bộ nào cũng như vậy. Song, chủ nghĩa quan liêu trong Công đoàn cũng không kém, điều này tôi không hề nghĩ tới. Đây là điều sỉ nhục rất lớn". Lênin yêu cầu lập tức "đưa ra những biện pháp thực tế để đấu tranh với chủ nghĩa quan liêu, tác phong lề mề, vô tích sự và thiếu năng lực"2 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.49, tr.222).


Lênin luôn coi trọng vấn đề chất lượng đảng viên. Đối mặt với số lượng đảng viên tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là từ khi Đảng trở thành đảng cầm quyền, không thể tránh khỏi một số phần tử theo đuổi địa vị cá nhân trà trộn vào trong Đảng, làm nảy sinh hiện tượng đội ngũ của Đảng không trong sạch, chất lượng đảng viên không đồng đều, Lênin trịnh trọng nêu ra với Đảng: phải loại trừ những phần tử "trà trộn vào trong Đảng", "mang danh ủy viên", "những người quan liêu hóa", thanh trừ ra khỏi Đảng những đảng viên tham sống sợ chết, mưu cầu lợi ích cá nhân trong thời kỳ chiến tranh nguy cấp nhất. Trong Đảng, xây dựng phong trào xóa bỏ tham nhũng, tăng cường liên hệ mật thiết với nhân dân. Ngày 21 tháng 6 năm 1921, Trung ương Đảng đã thông qua "Nghị quyết về vấn đề thẩm tra, sát hạch đảng viên và làm trong sạch Đảng". Nghị quyết đặc biệt chỉ rõ, "đối với những người 'mang danh nghĩa ủy viên' và những người đảm nhiệm chức vụ được hưởng một đặc quyền nào đó cần phải tuân thủ nghiêm túc". Kết quả có 159.355 người bị khai trừ khỏi Đảng, chiếm đến 24,1% số đảng viên thời kỳ đó1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.4, tr.865-866).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #108 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2022, 07:56:53 am »

Muốn đề phòng xuất hiện tình trạng quyền lực quá tập trung, cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, phải phát huy dân chủ nhân dân, mà muốn phát huy dân chủ không thể tách rời giám sát. Do đó, Lênin coi trọng tăng cường giám sát trong Đảng và quần chúng giám sát. Người nêu ra việc xây dựng và tăng cường các cơ quan giám sát như Viện Kiểm sát công nông, chính là nhằm thanh trừ những hiện tượng tham nhũng tiêu cực này thông qua quy chế, thông qua tổ chức.


Lênin cho rằng Viện Kiểm sát công nông phải do những người có tố chất cao tạo thành, phải "tập hợp những nhân tài thực sự có tố chất hiện đại, tức là những nhân tài không hề kém cỏi khi so sánh với những nhân tài ưu tú của Tây Âu, vào Viện Kiểm sát công nông"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.4, tr.784), nhằm nâng cao chất lượng của cơ quan nhà nước - Viện Kiếm sát công nông. Mà yêu cầu đầu tiên về tư tưởng phẩm chất đối với những nhân tài này là "một lòng phấn đấu vì chủ nghĩa xã hội". Phải tăng cường quyền lực của những cơ quan giám sát như Viện Kiểm sát công nông. Thậm chí, Ủy viên Ủy ban Giám sát Trung ương dưới sự lãnh đạo của Đoàn chủ tịch có thể "thường xuyên kiểm tra mọi văn kiện của Bộ Chính trị", có thể tiến hành kiểm tra chế độ làm việc của cơ quan nhà nước nhỏ nhất đến cơ quan lớn nhất.


Để có thể dựa vào quần chúng trong công tác thực tế, Lênin chủ trương cho phép đại biểu đảng viên của quần chúng công nông có địa vị và quyền lợi như Ủy viên Trung ương, được tham dự những cuộc họp cao nhất của Đảng, đồng thời tham gia vào những quyết sách quan trọng của đất nước. Trước khi Lênin qua đời, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng rất ít. Từ Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản (Bônsêvích) Nga năm 1919 đến Đại hội lần thứ XI, Đại hội cuối cùng do Lênin trực tiếp lãnh đạo năm 1922, Ban Chấp hành Trung ương chỉ có 19 - 27 người. Tình trạng này không có lợi cho việc phát huy dân chủ trong Đảng, cũng không có lợi cho sự ổn định của Trung ương. Ngày 23 tháng 12 năm 1922, trong bức thư gửi Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng chuẩn bị khai mạc, Người kiến nghị tăng số người của Ban Chấp hành Trung ương lên 50 người, thậm chí 100 người, Người còn đặc biệt kiến nghị số ủy viên Trung ương mới tăng thêm phải được lựa chọn trong số đảng viên công nông.


Ủy viên Trung ương công nông mà Lênin nói tới là công nhân công tác ở những vị trí bình thường và đảng viên là nông dân lao động. Người nói: "Theo tôi, công nhân tham gia Ban Chấp hành Trung ương nên chủ yếu là những công nhân đã từng tham gia công tác Xôviết nhiều năm (công nhân mà tôi muốn nói đến ở phần này của bức thư bao gồm cả nông dân), vì trong số những công nhân này đã hình thành nên những truyền thống và thành kiến cần khắc phục", "Ủy viên Trung ương công nhân chủ yếu nên là những công nhân như vậy, địa vị của họ thấp hơn tầng lớp người mà 5 năm trở lại đây được chúng ta đề bạt làm công chức của Xôviết, họ gần gũi hơn với công nhân phổ thông và không trở thành nông dân bóc lột trực tiếp hoặc gián tiếp"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.4, tr.747-748, 478). Những Ủy viên Trung ương mới được tăng thêm là những công nhân, nông dân phổ thông giống như các Ủy viên Trung ương khác, "tham dự tất cả các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, tham dự tất cả các hội nghị của Bộ Chính trị, đọc tất cả các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương"2 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.4, tr.747-748, 478).


Lênin cho rằng mục đích lựa chọn ủy viên Trung ương trong số các đảng viên công nông là để cho đại biểu là đảng viên công nông tham gia và giám sát các quyết sách của Đảng và Nhà nước về những vấn đề trọng đại, kiểm tra, cải thiện và cải tạo các cơ quan của Đảng và Chính phủ Xôviết tốt hơn, đồng thời thông qua việc họ thực sự hiểu được nguyện vọng và yêu cầu của quần chúng công nông, giúp Đảng đưa ra những đường lối, phương châm và chính sách đúng đắn, từ đó tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với đông đảo quần chúng. Đồng thời, bồi dưỡng những cốt cán trung thành ủng hộ chế độ Xô viết, bảo vệ sự ổn định của Ban Chấp hành Trung ương.


Thời kỳ Xtalin cũng rất coi trọng xây dựng tác phong đảng. Nếu nói công tác xây dựng tác phong đảng của Đảng Bônsêvích trong thập kỷ 1920 là vẫn ở thời kỳ đầu, thì từ thập kỷ 1920 đến thập kỷ 1950 đã từng bước xây dựng và hình thành nên thể chế lãnh đạo và quản lý công tác tư tưởng lớn mạnh trong nội bộ Đảng.


Thời kỳ Xtalin cũng áp dụng những biện pháp nghiêm khắc để chống lại chủ nghĩa quan liêu và hành vi tham nhũng của quan chức. Năm 1928, tại Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản lần thứ VIII, Xtalin tập trung nói đến vấn đề chống lại chủ nghĩa quan liêu, ông chỉ rõ: "Một trong những kẻ thù độc ác nhất cản bước chúng ta tiến lên chính là chủ nghĩa quan liêu. Nó sống trong mọi tổ chức của chúng ta, bất kể là tổ chức đảng, tổ chức đoàn thanh niên, tổ chức Công đoàn hay tổ chức kinh tế". "Phần tử quan liêu là đảng viên cộng sản là phần tử quan liêu nguy hiểm nhất. Tại sao? Vì họ mượn danh nghĩa đảng viên để thực hiện chủ nghĩa quan liêu. Rất tiếc là, phần tử quan liêu là đảng viên cộng sản như vậy chiếm không ít trong số chúng ta"1 (Xtalin: Toàn tập, Sđd, q.11, tr.60).


Năm 1928, một Hội nghị toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (Bônsêvích) toàn Liên bang đã phân tích sâu sắc biểu hiện và căn nguyên nảy sinh chủ nghĩa quan liêu trong tác phong đảng. Nghị quyết của Hội nghị viết: "Phải thay đổi mạnh mẽ và cải tiến căn bản công tác Xôviết thành thị và nông thôn, đầu tiên phải kiên quyết và thiết thực triển khai cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu trong cơ quan nhà nước"2 (Tổng tập nghị quyết Đại hội đại biểu, Hội nghị đại biểu và Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Sđd, t.3, tr.481). Nghị quyết chỉ rõ, những người theo chủ nghĩa quan liêu này không hề quan tâm đến yêu cầu của người lao động, lười biếng trong công tác, lối sống tha hóa, thậm chí buông thả, rượu chè, nịnh bợ lãnh đạo, làm tổn hại nghiêm trọng đến tác phong liên hệ mật thiết với quần chúng của Đảng, phá hoại quan hệ giữa Đảng với quần chúng.


Vậy mà, đến cuối đời, chính Xtalin cũng nhiễm phải thói sùng bái cá nhân, chủ nghĩa quan liêu và xa rời quần chúng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #109 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2022, 07:58:06 am »

Tác phong của Đảng chính là hình tượng mà Đảng xây dựng trước quần chúng. Lênin rất coi trọng vai trò gương mẫu đầu tàu của cán bộ, đảng viên về mặt bồi dưỡng và xây dựng tác phong tốt đẹp của Đảng, yêu cầu cán bộ lãnh đạo của Đảng lấy bản thân mình làm tấm gương, duy trì tính cách cách mạng và tác phong liêm khiết tốt đẹp, liên hệ mật thiết với quần chúng, dựa vào quần chúng, phục vụ quần chúng. Về mặt này, Lênin đã làm tấm gương sáng cho mọi người.


Lênin không chỉ lãnh đạo đưa ra những chiến lược phát triển quan trọng của Đảng và Nhà nước, mà trong điều kiện công tác bận rộn còn thường xuyên dành thời gian tiếp quần chúng nhân dân. Phóng viên Albert Williams của Mỹ gọi phòng làm việc của Lênin là "phòng tiếp dân lớn nhất thế giới". Theo thống kê của Phòng tiếp dân Ủy ban Nhân dân Liên Xô, trong vòng hai năm rưỡi, từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 16 tháng 12 năm 1922, Lênin đã tiếp các tầng lớp nhân dân tổng cộng 125 lần, bình quân mỗi ngày tiếp 2 đến 3 người. Lênin yêu cầu cơ quan các cấp của Đảng Cộng sản thay đổi tác phong công tác, nghiêm túc đáp lại tiếng nói và nhu cầu của quần chúng.


Lênin còn quan tâm đến đời sống của quần chúng công nông phổ thông, phần tử trí thức mà Người có dịp được tiếp xúc, giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề gặp phải. Ngày 8 tháng 8 năm 1919, Ủy viên Giáo dục nhân dân Lunacharsky báo cáo, trong số các học viên của Trường Công tác Xôviết và công tác đảng vụ Trung ương có người sức khỏe vô cùng yếu, thiếu những thực phẩm thiết yếu để duy trì sức khỏe như dầu ăn, khoai tây, bột mỳ... Ngày hôm đó Lênin đã ra chỉ thị như sau: "Phải áp dụng biện pháp cấp bách. Hãy cho tôi biết chính xác (muộn nhất ngày mai) các anh trích ra được bao nhiêu cho họ?". Trong ngữ khí Lênin đã thế hiện rõ sự quan tâm đối với sức khỏe của đông đảo học viên1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.49, tr.57).


Khi đó lương thực hết sức thiếu thốn, công nhân trong công trường thường xuyên ở trong tình trạng thiếu lương thực. Chỉ cần Lênin phát hiện ra nơi nào tình hình nghiêm trọng sẽ làm hết sức thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ. Có một lần, khi Người được tin khoảng 12.000 người là công nhân viên chức của Ủy ban Quản lý công trường và Trạm đường sắt số 6 của tỉnh Kaluga lẽ ra được cung cấp lương thực theo tiêu chuẩn lương thực của Hồng quân, "nhưng họ không nhận được bất cứ thứ gì", Người lập tức gửi thư cho Svidersky, Ủy viên Ủy ban Lương thực nhân dân: "Tôi nhận được báo cáo về tình trạng vô cùng khó khăn của một số công trường, xin đồng chí nghĩ cách ra chỉ thị gấp cung cấp lương thực cho họ"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.49, tr.332, 33, 207-208).


Ngày 19 tháng 7 năm 1919, Phòng hành chính sự vụ Ủy ban Thanh trừng phần tử phản cách mạng Mátxcơva mua cho Lênin "một đôi giày, một bộ quần áo, một đai quần, một dây lưng", tổng cộng Lênin phải trả 1.417 rúp 75 kopec. Sau khi nhận được hóa đơn, Lênin lập tức ghi trên hóa đơn: "Gửi thêm 2.000 rúp, đề nghị... sửa hóa đơn tính ít tiền này"2 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.49, tr.332, 33, 207-208). Chủ nhiệm văn phòng Ủy ban nhân dân Bruyêvic một lần mua sách cho Lênin, Lênin lập tức bày tỏ: "Sách của tôi do tôi tự trả tiền". Lênin cũng liệt kê ra hai bộ sách trị giá tổng cộng 3.700 rúp, sau đó "gửi 4.000 rúp", trả lại cho Văn phòng3 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.49, tr.332, 33, 207-208).


Trong những năm tháng việc cung cấp vật tư khó khăn nhất, có một lần Phòng Nông nghiệp, Cục Lương thực Xôviết Mátxcơva tặng Lênin một ít trái cây, đã bị Lênin kiên quyết từ chối. Lênin nói: "Tôi đã nhận được trái cây từ nông trường quốc doanh mà các anh gửi tới. Tôi khẩn thiết yêu cầu các anh về sau không làm như vậy nữa, những thứ như trái cây không cần gửi tặng nữa, nhưng phải nói cho tôi biết: những sản phẩm của nông trường quốc doanh như trái cây thường được phân phối như thế nào? Có phân phối cho bệnh viện, cơ sở y tế và cho trẻ em không?"1 (Lênin: Tuyển tập, Sđd, q.49, tr.37). Ngày 7 tháng 5 năm 1920, chiến sĩ Binh đoàn 30 Công xã Đỏ của quân đội Turkestan tặng mỳ ống và bánh mỳ cho Lênin, Người liền tặng lại cho nhi đồng thành phố Mátxcơva.


Lãnh tụ thời kỳ đầu của Bônsêvích đều duy trì phẩm chất trong sạch như vậy. Học giả Nicolas Arthur của Nga đã viết: "Khi Xtalin qua đời, ông để lại gì cho bản thân? Nhân viên công tác tìm thấy tại nơi ở của ông mấy đôi tất ngắn đã vá lại, mấy đôi giày đã rời đế hai bộ quân phục: một bộ ông mặc hằng ngày, còn một bộ mặc trong những dịp lễ tết".


Lênin không những duy trì được tác phong liêm khiết đối với bản thân, mà còn thể hiện sự phẫn nộ cùng cực đối với những quan chức lợi dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích cá nhân. Có một lần, khi biết huyện Podolsk thành phố Mátxcơva có một người tên Terekhin đã mượn danh nghĩa Đoàn thanh niên Cộng sản chiếm Trường thêu đan, bắt giữ một cô giáo, đồng thời lấy đi một số đồ vật, Người lập tức viết thư gửi Ủy ban huyện đó, chỉ thị lập tức dọn khỏi trường học, trả lại hết những đồ vật đã lấy đi, bao gồm cả đổ vật của nhà trường và của cô giáo đó. Phải làm cho cô giáo yên tâm công tác, đồng thời mệnh lệnh điều tra hành vi ăn cướp phi pháp, giao kẻ đó cho tòa án xét xử.


Xtalin cũng như vậy. Ví dụ, ở khu vực Smolensk, một số cán bộ trong Đảng tham ô nhận hối lộ, thường xuyên rượu chè, vi phạm kỷ cương pháp luật, dùng người theo tình cảm, phê bình trù dập, phá hoại một cách thô bạo dân chủ trong Đảng. Sau khi việc này lộ rạ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản (Bônsêvích) toàn Liên bang đã xử lý, quyết định khai trừ những đảng viên suy thoái về mặt chính trị, đạo đức đó ra khỏi Đảng, đồng thời giao những cán bộ đảng viên, nhân viên hành chính vi phạm pháp luật đó cho tòa án xét xử1 (Xtalin: Tuyển tập, Sđd, quyển hạ, tr.37).


Những việc tương tự còn xảy ra ở khu Artemovsky, Ucraina, một số người thuộc cơ quan Đảng, chính quyền ở đó cũng vì xuất hiện những hành vi suy thoái về chính trị, lối sống, đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý nghiêm khắc.


Xtalin đã chỉ rõ, những sự kiện xảy ra ở Smolensk và Artemovsky "có phải là ngẫu nhiên không? Tại sao ở một khâu nào đó trong tổ chức đảng của chúng ta lại phát sinh những hiện tượng suy thoái, biến chất đáng xấu hổ như vậy? Là vì có một số người đẩy sự lũng đoạn của Đảng đến mức xằng bậy, chèn ép tiếng nói của tầng lớp dưới, xóa bỏ dân chủ trong Đảng, nuôi dưỡng chủ nghĩa quan liêu"2 (Xtalin: Tuyển tập, Sđd, quyển hạ, tr.37). Vì thế Xtalin chỉ rõ con đường để tiêu diệt tai họa do chủ nghĩa quan liêu gây ra là: phải phát huy giám sát từ dưới lên trên, đồng thời phát huy dân chủ trong Đảng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM