Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:29:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ địa phương  (Đọc 169106 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #290 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2009, 05:20:19 pm »

Lấy cái "sớt để sái sịt" là từ địa phương nào hả các bác?
Chắc người Thái bảo lấy cái thớt thái thịt.
Thế mới có chuyện sáng thì xôi, tức là thôi, cụ thể là nhịn nhưng cán bộ cứ chờ xôi, tức cơm nếp mãi!
Logged

taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #291 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2009, 11:39:12 am »

Ở quê em nà Mận nà Đào,em nên Hà Lội em nà Nan Hương

Hải Dương nhà em đới.
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
lucxanh
Thành viên
*
Bài viết: 87


« Trả lời #292 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2009, 11:52:18 am »

@ taydoc :Hải Dương nhà em đới.

sao lại gọi là Hải dương nhỉ, ở đấy đâu có biển ? mà những 2 cái Hải dương mới khiếp chứ. Bác "trốn ban ngày" giải thích giúp em với.
Em cũng bực quê em nắm, mỗi mình em nên Hà lội học tiếng lói truẩn, về rạy nại cả nàng không nghe nời em lên cứ ngọng níu ngọng no. Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #293 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 11:40:34 pm »

@ taydoc :Hải Dương nhà em đới.

sao lại gọi là Hải dương nhỉ, ở đấy đâu có biển ? mà những 2 cái Hải dương mới khiếp chứ. Bác "trốn ban ngày" giải thích giúp em với.
Em cũng bực quê em nắm, mỗi mình em nên Hà lội học tiếng lói truẩn, về rạy nại cả nàng không nghe nời em lên cứ ngọng níu ngọng no. Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes

Nguyên lúc trước tỉnh Hải Dương bao gồm cả Hải Phòng bây giờ, Mà Hải Phòng thời Bà Mê Linh chỉ là bãi bồi, bãi cát chưa to như bây giờ. Tỉnh Hải Dương hồi đó có biển thật, cửa biển vào tới tận vùng gần Kẻ Sặt bây giờ. Trước thời Pháp thuộc, vùng Hải Phòng - Kiến An chưa là tỉnh thành, sau khi đã ăn trọn BẮc Bộ, Pháp mới thành lập Hải Phòng.

Các bác dịch hộ em chỗ này coi có phải tiếng Nhật không:
- Mi đi ga ni?
- Tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
- Ga tê. Tau đi ga tê
- Ga tê ga chi? Răng đông như ri?
- Chi mô! Khi mô mi đi?
- Mau mi. Mi lo đi đi.
- Tau đi nghe mi!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #294 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 11:51:46 pm »

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi, như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều. Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu.

Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng:

"Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba... en đẩn. Mi quai chướng khôn?".

ý nghĩa:

"Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh... Mày coi có kỳ không?".

Chữ "đẩn", ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn:

"Đẩn cho bưa rồi đi nghể" -
"Ăn cho no rồi đi ngắm gái"

Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn:

"Đẩn cho hắn một chặp!"
Đục cho hắn một hồi!

Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại:

Được mùa thì chê cơm hẩm
Mất mùa thì đẩn cơm thiu
Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có... thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà... đả thông kinh mạch cho được:

"Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui" -

(Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá. Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui).

Khó hiểu chưa?!

Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài. Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn:

"Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!" -
(Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai).

Độc chưa! O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp... tha hương may ra mới có được tấm chồng. Chữ "rượn" gần đồng nghĩa với câu Con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém. Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế. Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó đĩ lắm, nhưng thâm thúy hơn nhiều.

"Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại!"
(Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại).

Chữ "lưa" cũng còn có nghĩa là "còn đó" như trong hai câu trong bài ca dao Huế:

Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó)
Con đò đã khác năm xưa tê rồi

"Này lại"
(mua lại)

tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại. Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùm.

Đập chắc lỗ đầu, vại máu!
(Đánh nhau bể đầu, toé máu!)

Thương bọ mạ để mô? Để côi trốt!
"Thương bố mẹ để đâu? Để trên đầu!"

Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chán

Lên côi độn mà coi
(Lên trên đồi mà xem)
Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào!

Hắn mô rồi? Nỏ biết!

Chữ nỏ biết" ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu! Tục ngữ Huế:

Có vỏ mà nỏ có ruột.

En dòm tui, tui dị òm!
(Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá!)

Chữ "òm" người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Cái này các bạn cũng hay thường sử dụng nhưng lại không chú ý.

Ngon không? Dở òm!

O nớ răng mà không biết hổ ngươi!
(Cô đó sao mà không biết mắc cỡ!)

Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàng

Chiều hắn cho gắt, hắn được lờn!:
Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới.

Mời ôn mệ thời cơm:
Mời ông bà dùng cơm .

Mệ tra rồi mệ chướng
Bà ấy già nên sinh tật.

Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua

Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn !
(Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn!)

Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê, hoặc khủng khiếp quá, mà còn có nghĩa rất nhiều, lắm, thí dụ:

Con nớ đẹp dễ sợ!:
Con bé đó đẹp quá trời!

Răng mà cú tráu rứa tê ?
Sao mà cộc cằn quá vậy ?

Chữ cú tráu nếu phát âm đúng với giọng Huế thì nghe nặng hơn chữ cộc cằn nhiều, có lẽ phải gom thêm mấy chữ như thô lỗ, vũ phu thì mới lột tả được hết nghĩa .

Huế nói trại

Nói trại là nói sai giọng, không đúng âm theo giọng viết, nói trại đôi khi cũng dùng trong trường hợp "nói khác đi, nói cách khác" . Cách nói bị biến âm này rất phổ thông ở Huế, nhất là dân cư vùng biển . Nói trại làm cho âm thanh nặng hơn, khó hiểu hơn .

Con tâu tắng ăn ngoài bụi te
Con trâu trắng ăn ngoài bụi tre

Hầu hết những từ bắt đầu bằng "nh" đều được người Huế nói trại thành "gi":

già
(nhà)

Những từ bắt đầu bằng "s" thì nói trại ra thành "th": (cái này các bạn thấy nhều nhưng cứ nghĩ người ta bị nói ngọng. Không! còn phải xem lại người ta sinh trưởng ở đâu. Vì đây là tiếng nói địa phương)

Ăn thung mặc thướng
Ăn sung mặc sướng

Thầy gòn
Sài gòn

Noái năng thòng phẳng
nói cho sòng phẳng, rõ ràng

Tác giả: PHAN THỊNH
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #295 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 03:39:52 pm »

Ở quê em nà Mận nà Đào,em nên Hà Lội em nà Nan Hương
Hải Dương nhà em đới.
Tật "lày" không chỉ ở Hải Dương mà có ở đa phần dân đồng bằng khu 3. Chẳng phải từ "đặc sản" gì mà là tật nói ngọng, bạn tôi từng tả: "bên chong cái trai có trứa một lửa lước màu chắng" thế mà vẫn đwocj điểm cao đấy!. methuong khi học cấp 4 thẩy dạy ngoại ngữ bảo nói ngọng mà chẳng hiểu "ngọng" ở đâu, bởi cả "nàng" "Lói" thế. "Xửa" mãi. Vậy có nhời rằng:

Lói xai trẳng biết nà xai.
Cả nàng cùng vậy, ra ngoài hãy hay.
Bây giờ "hội nhập" Đông-Tây,
Còn ngọng mãi nữa có ngày ký sai!
" />:50+)
Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #296 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 03:33:20 am »

Ở quê em nà Mận nà Đào,em nên Hà Lội em nà Nan Hương
Hải Dương nhà em đới.
Tật "lày" không chỉ ở Hải Dương mà có ở đa phần dân đồng bằng khu 3. Chẳng phải từ "đặc sản" gì mà là tật nói ngọng, bạn tôi từng tả: "bên chong cái trai có trứa một lửa lước màu chắng" thế mà vẫn đwocj điểm cao đấy!. methuong khi học cấp 4 thẩy dạy ngoại ngữ bảo nói ngọng mà chẳng hiểu "ngọng" ở đâu, bởi cả "nàng" "Lói" thế. "Xửa" mãi. Vậy có nhời rằng:

Lói xai trẳng biết nà xai.
Cả nàng cùng vậy, ra ngoài hãy hay.
Bây giờ "hội nhập" Đông-Tây,
Còn ngọng mãi nữa có ngày ký sai!
" />:50+)

Cô giáo làng ở chỗ nhà vợ em dạy thế nào mà cả làng ngọng N-L, noid chuyện cứ phải Nờ cao Nờ thấp.
Vụ luyện N-L này, em có mấy câu chia sẻ các bác luyện cùng cho vui:

- Lê Nin nói Lê Nin làm

-Lúa nếp là lúa nếp nàng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng

Cheesy
Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #297 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 08:37:09 am »

Em lại nhớ câu trong chương trình hài:
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng lợn no nê  Grin
Logged
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #298 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 09:35:51 pm »

Nói về từ ngữ địa phương thì tiếng Nhật bản bắt nguồn từ Nghệ an đó mấy bác ah. Cụ thể là ở Diễn châu!  Grin
Chắc bác này chém gió rồi;hoặc đang ngồi nhậu toàn người Diễn Châu để ....biểu quyết chứ gì Hehe!!
Logged
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #299 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:52:03 pm »

Nghe chuyện từ địa phương,lại nhớ chuyện cũ.Thằng Tòng Khơ me(cùng đơn vị,Tây ninh) hỏi:"Đ.má,sao bây bận dớ tau?".Mình ngớ cả người,không hiểu nó nói gì,cứ thấy nó nói dớ,dớ.Mãi sau nó phải chỉ tận nơi thì mới ra là nó phát hiện mình đi nhầm tất của nó.(Nhầm lẫn gì đâu,thấy đôi tất sạch đang phơi thì phải xỏ ngay,không thì lại phải giặt).
Thực ra là cái vớ,đôi vớ nhưng người Nam bộ không nhiều người phát âm vần (V) thành vần (D)ví dụ :Hải Dương thì họ vần gọi Hải "Vương",đi về thì thành đi "dề" hoặc đi dìa...
 Người Nam Bộ còn nhiều từ các bác phía Bắc cần "nghiên cứu" nếu có vào chơi đỡ bỡ ngỡ như:
 Ổng          = ông ấy
 Bả            = bà ấy
 thằng chả  = thằng ấy
 cổ            = cô ấy
 cẩu          = cậu ấy
 chỉ           = chị ấy
 *********
 Có một dạng như vầy;nói về một người thứ ba không ưa :
  *Nhìn thằng chả mắc ghét,cái mặt cà nghên cà nghên,cái chân cà xịch tướng đi cà tưng cà tưng ...nói chuyện thì cà chớn!
  *Một câu hỏi chớt qướt :
 1/
 Đi đâu dậy tư,
 dạ con đi công chiệng
 đi dới ai
 đi mình ên à.
 2/
 cơm mày tư
 con hổng đói
 à,mà có ớt không bà bảy
 thiếu gì
 dậy làm bậy chén
 3/
 xứ gừa là ở bến te
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM