Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:24:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sao Mai  (Đọc 20813 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2021, 07:38:12 am »

— Mình đi đâu chiều nay vậy?

— Lên gặp đại tá tham mưu trưởng lãnh nhiệm vụ.

— Có nhiệm vụ chi vậy? Có phải ra trận không?

— Trước mắt thì chưa.

— Vậy thì có chuyện chi liên quan đến mình?

Sáu Vằn chớp mắt. Những đường vằn đen hằn lên trên nền lòng trắng trông dữ tợn. Hắn chép miệng:

— Mấy ông khám phá dấu vết khả nghi trong rừng, lệnh cho tôi cho quân đi thám sát tại chỗ.

Mặt con đàn bà tái đi:

— Cộng quân đánh vào đây ư mình?

Sáu Vằn bật cười. Hắn liếc nhìn bà già đang cầm chiếc phất trần phe phẩy trên mặt ghế, ra vẻ cảnh giác.

— Bà già xong rồi thì ra ngoài đi!

— Dạ!...

Bà cụ lặng lẽ rũ chiếc phất trần, rồi lễ phép quay ra nhẹ nhàng khép cánh cửa, không gây một tiếng động nhỏ.

— Không làm chi có cộng quân vào đây đâu! Con búp bê của tôi ạ! Nhưng quân sự thì phải phòng xa.

— Đi có nhiều không? Có phải đánh nhau không?

Sáu Vằn khẽ gõ ngón tay lên trán con vợ ba:

— Hãy phái đi một trung đội, đổ bộ bằng trực thăng.

Ngoài cửa bà cụ già nghe xong câu cuối cùng và đi xuống sân sau vào bếp.

Hai đứa vừa ăn, vừa đú đởn với nhau. Con đàn bà gắp một miếng chim rán, õng ẹo:

— Mình há ra!

Tên ác ôn lúng búng há mồm ra, đớp gọn miếng thịt. Bỗng có tiếng gõ cửa nghe rụt rè.

— Báo cáo trung tá! Trung sĩ nhất Dương Tiềm xin vào!

Sáu Vằn thoáng vẻ khó chịu, đưa mắt nhìn con vợ. Nhưng con này đã lên tiếng, giọng bề trên:

— Có việc chi?! Chú cứ vào!

Cảnh cửa hé mở. Một người lính mặc bộ đò rằn ri, đội mũ lưỡi trai dài bằng vải, đeo cấp hiệu trung sĩ ở bên vừa hiện ra. Dáng người xương xương, lưng hơi khom xuống, hai bàn tay xoa mãi vào nhau, anh ta cúi chào con đàn bà bằng một câu không rõ, rồi ngập ngừng:

— Thưa trung tá, em đến xin trung tá chữ ký để xuống đại đội ạ! Ông đại đội trưởng đã hối thúc em xuống ngay bây giờ để kịp sáng mai hành quân đi làm nhiệm vụ.

Con đàn bà đã quen biết người lính này. Anh ta là một trong bốn vệ sĩ của thằng chồng ả.

— Chú không đi «gác-đờ co» trung tá nữa hả? Chú được thăng cấp ra chỉ huy phải không?

Ả hỏi người lính rõ ràng hơn tuổi mình bằng một giọng rất kẻ cả.

Người hạ sĩ quan khẽ cười:

— Thưa bà trung tá, tôi được lệnh trung tá chuyển ra đơn vị. Nhân đến đây tôi xin có lời kính chào bà. Người khác sẽ thay tôi phục vụ ngài trung tá.

Trong khi Sáu Vằn xem lại tờ giấy và rút chiếc bút máy «Parker 51» trong túi ra, thì con vợ đã đứng dậy, đi đến bên bàn, rót một cốc nước đưa cho người hạ sĩ quan, giọng đưa đẩy:

— Tôi mừng cho trung sĩ đó! Ra cầm quân, được làm chỉ huy, đi hành quân phát tài lắm đó! Chú mần ăn được, chớ có quên nghĩ đến ơn của trung tá và chớ quên gởi quà cho tôi đó nghe!

Người hạ sĩ quan đáp lại bằng nụ cười còn gượng gạo hơn lúc nãy:

— Dạ! Em xin đa tạ bà trung tá.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2021, 07:40:18 am »

Bấy giờ tên trung tá mới mở miệng. Hắn mở hộp thuốc lá đưa cho trung sĩ Tiềm một điếu «Phi-líp». Với vẻ ân cần vờ vịt, hắn lên giọng thượng cấp quen thuộc:

— Trung sĩ, tôi cho chú ra chỉ huy làm trung đội trưởng là mong muốn cho chú mau tiến bộ nghe không. Chú phải dũng cảm. Xông mạnh vào! Đối mặt với cộng sản là phải lao thiệt dữ như một con cọp, Không được do dự nghe không! Một chút do dự là chú sẽ bị chúng giết trước liền ... Phải hạ thủ cho được càng nhiều càng tốt, không cần phân biệt là đàn ông, đàn bà hay con nhỏ nếu chúng là cộng sản, là quân đối phương, tức là kẻ thù. Tương lai của chú ở đó.

Hắn nháy nháy mắt:

— Bí quyết để mau thăng cấp của chú là như vậy đó. Chú cứ nhìn tôi mà noi. Rõ chưa?!

Hắn kết thúc bài «giáo huấn» bằng một tiếng cười khô khan. Bộ mặt còn trẻ của hắn đỏ bầm lại.

— Dạ...! Em xin tuân lệnh ... Xin kính chào trung tá. Xin chào bà trung tá!

Người hạ sĩ quan nhận tờ giấy, một lần nữa khom người xuống, rồi đi giật lùi ra cửa.

Ra đến sân, trung sĩ Tiềm nhìn thấy bà già đang cặm cụi giặt quần áo trong một chiếc bồn sứ tráng men. Đôi tay bà cụ chậm chạp, bọt xà phòng từ những chiếc quần áo lót của «bà trung tá» ngầu lên đến tận khuỷu.

— Cháu xin chào cụ ở lại mạnh giỏi!

Bà cụ làm thuê dùng cùi tay gạt những sợi tóc bạc, ngước cặp mắt già nua, chậm chạp nhìn lên:

— Ông trung sĩ phát tài lắm nhỉ?

Câu hỏi lửng lơ, pha chút châm chọc, khiến viên trung sĩ tần ngần:

— Cháu phải ra mặt trận. Cháu chào cụ ở lại mạnh giỏi.

Rồi anh ta quay lưng đi ra cửa. Tấm lưng gày hơi cúi xuống, đôi giày vải chậm chạp đặt trên nền gạch hoa.

Bà cụ dừng tay ngó theo người lính, nghĩ ngợi.

Trong số mấy tên vệ sĩ thường theo lên trung tá lui tới nhà này, bà thấy anh trung sĩ này còn đỡ hơn cả. Tuy dáng dấp có ngang tàng, ăn nói có lúc dữ dằn, nhưng anh ta không nạt nộ bà bao giờ, khác hẳn với mấy thằng ác ôn, ăn thịt người không ghê răng kia. Cũng như chủ chúng là thằng Sáu Vằn, chúng rất khác giống người.

Trong phòng ngủ, bữa ăn đã xong. Tên trung tá ngà ngà say đến ngồi nghiêng trên chiếc giường lò xo. Con đàn bà đưa cho nó một miếng lê và hỏi:

— Sao mình lại không để thằng Tiềm đi hầu? Em nhìn nó có vẻ trung thành.

Sáu Vằn nhún vai, nhếch mép:

— Tôi cần những con chó sói chứ không cần những con chó bông giữ nhà!

— Thằng đó trông thật thà. Nó không ăn cắp của nhà mình bao giờ.

— Nó kém tinh thần, không hợp với tôi. Từ khi nó phát giác ra là vợ nó bị mấy thằng bình định hiếp chết, trong đó có cả ông Tư nhà mình nữa, chứ không phải bọn Việt cộng, thì nó đâm ra xuống tinh thần. Tôi cho nó ra đơn vị, cũng là phòng xa. Nếu nó chết thì thôi, khỏi lo hậu họa. Nếu còn sống, nó phải chiến đấu. Tôi đã lệnh cho đại đội trưởng kèm nó. Có công trạng thì nó lên. Mà bề ngoài mình vẫn cất nhắc nó. Nó không biết được ý định của tôi đâu.

Con đàn bà vuốt ve mái đầu láng nhẫy của thằng chồng:

— Mình độc lắm! Mưu sâu thiệt. Cũng như việc dùng mụ già hầu em vậy. Em phục đó!

Tên ác ôn cười hềnh hệch, đắc chí:

— Còn nhiều ngón nữa chớ! Cô không thế biết được. Mà này, mụ già hồi này ra sao?

— Mụ chăm làm nhưng lầm lì, ít bắt chuyện. Có mấy lần em tưởng thấy mụ khóc.

Đôi mắt cá chày của Sáu Vằn nheo lại. Hắn ngậm miệng, phát ra những tiếng cười khục khục. Một vẻ độc ác lộ rõ ra trong giọng nói:

— Cô thấy tôi cao tay chưa?! Tay tôi đã hạ thủ thằng con trai nó. Tay tôi cũng kết liễu đời đứa con gái chửa vượt mặt của nó. Tôi đã trả được thù cho ông già tôi. Nó còn một thằng con út đã ăn đạn mục xương từ tám năm nay rồi! Chỉ còn có một mình mụ sống dưới bàn tay này!

Hắn giơ quả đấm lên cao, cười ngặt nghẽo:

— Tôi không thèm giết nó. Cũng không hành hạ nó làm chi cho thêm điều tiếng. Như vậy không anh hùng. Tôi bắt nó vào đây để hầu cô, người đẹp của tôi ạ! Cô biết không? Cô cứ trả công cho mụ sòng phẳng. Trung tướng đã có lần khen tôi: «Ông chơi ngón đòn được đó. Được tiếng là đại lượng». Ha ha!

— Kể ra mình cũng chơi trò ác quá!

Sáu Vằn cười sằng sặc:

— Ngỗng non ơi! Ở đời làm chi có chữ thiện! Người với người chỉ là chó sói. Ta không giết nó, nó sẽ cắt cổ ta... Nói đúng ra, trò chơi này có ác thiệt! Nhưng tôi thích! Cứ để cho mụ già chết dần theo kiểu đó. Tuy nhiên, cô phải theo dõi mụ đó xem mụ có hành động gì khả nghi không. Hôm kia, mới bắt giam con hầu ở nhà bà trung tướng đó! Đang tra tấn nó để tìm ra tận tổ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2021, 07:45:30 am »

Chương ba

1

Tên đại đội trưởng có cái mặt ngắn mõm vầu ra như mõm gấu, đứng dạng cẳng trước một toán thám báo đang tập hợp lộn xộn bên một khe suối cạn, chỉ có dòng nước nhỏ ri rỉ chảy. Hắn ngắm nghía toán «Quân Giải phóng» của hắn, gật gù vẻ hài lòng, đoạn ngoác mồm ra cười hềnh hệch, phô ra những chiếc răng rất to và khỏe:

— Các anh đã thấy diệu kế của thằng Hai Răng Gấu này rồi chứ?! Phải cải trang như vầy thì mới có cớ luồn sâu vào đất cộng sản. Phải đóng vai «đồng chí». Nếu cứ nghe lời ông trung tá, đánh bộ lính «Cọp Vằn» thì khó khăn lắm. Cộng sản nó có mắt ở cả sau gáy, không che nổi nó đâu.

Hẳn tự thưởng cho cải mưu mẹo của hắn một tràng cười hềnh hệch nữa, rồi ra lệnh tiếp:

— Các anh nghe lệnh tôi đây! Chia làm hai toán. Một toán do Tư Sừng chỉ huy. Nhiệm vụ của anh là xuyên sơn, từ đây tắt qua những điểm 1563, 1504 xuôi xuống sông An Hòa bí mật bám sát, theo dõi xem có hoạt động của cộng quân ở khu vực đó và hàng ngày báo cáo. Làm tròn nhiệm vụ sẽ có thưởng.

Tư Sừng dập gót giày:

— Thưa trung úy, tuân lệnh!

— Nếu đang hành quân mà tao ngộ với Việt cộng thì phải thiệt lanh nghe! Nếu chúng có ít thì có thể tùy cơ ứng biến, bắt sống được là thượng sách. Nếu chúng đông hơn thì đóng trò cho khéo mà chuồn đi rồi báo cáo về cho tôi. Bay làm được vậy thì ăn chắc mỗi thằng được thăng ngay một cấp. Nghe chưa?!

— Thưa trung ủy! Tuân lệnh!

— Vị trí chỉ huy của tôi sẽ đặt ở đây để liên lạc hàng ngày với trung tá. Không có lệnh, không được tự động lui quân. Nghe chưa? Tao sẽ đi kiểm tra đó!

Tư Sừng hăm hở, giọng nịnh nọt:

— Thưa anh Hai, anh em thực thi diệu kế của anh Hai, nhứt định thành công.

Rồi bước ra khỏi hàng, tên trung đội trưởng cất giọng oai vệ hô:

— Lập nghiêm!

Sáu tên thám báo thẳng đờ ra như những khúc gỗ. Hai Răng Gấu trịnh trọng bắt tay từng tên lính. Cuối cùng hắn nắm tay Tư Sừng lắc mạnh:

— Tư Sừng! Lần này anh mà bắt được tù binh mang về thì tôi sẽ trình với ngài trung tá Sáu đặc cách thăng thiếu úy và cái khoản sáu tháng tù treo sẽ được miễn hẳn. Thỏa mãn chớ?

— Thưa anh Hai! Trăm sự nhờ ở sự nâng đỡ của anh Hai. Em xin hết lòng hết dạ.

Chờ cho toán thứ nhất đã đi khỏi, Hai Răng Gấu mới chậm rãi quay sang tốp thứ hai:

— Trung sĩ Tiềm! Tôi giao nhiệm vụ cho anh điều tra con đường mòn này — Hắn chỉ vào tấm bản đồ và tấm ảnh — Nó ở hơi sâu vào đất cộng sản đó.

Trung sĩ Tiềm nhìn theo ngón tay sần sùi của tên đại đội trưởng, không lộ vẻ gì thích thú hay sợ hãi.

— ... Nhiệm vụ của anh là bí mật chỉ điểm. Không có nhiệm vụ nổ súng. Phải bí mật tuyệt đối... Anh hiểu chớ?

— Thưa trung úy, tôi hiểu rồi!

Tên đại đội trưởng làm ra bộ thân tình:

— Cậu mới xuống đại đội này, chưa hiểu truyền thống của nó đó thôi. Sẽ còn nhiều dịp để tìm hiểu. Trung tá cho cậu xuống đại đội này là cũng biết người biết của, chọn mặt mà gởi vàng đó! Ông có dặn riêng mình là phải chú ý nâng đỡ để cậu làm tròn nhiệm vụ. Ông tỏ lời khen cậu đó. Đi chuyến này về, nắm chắc thiếu úy như chơi.

Trung sĩ Tiềm khẽ cười:

— Thưa trung úy! Tôi chỉ lo không làm tròn quân lệnh.

— Không sao! Không sao! Tôi tin là anh làm được.

Đột nhiên hắn chuyên sang giọng dọa dẫm:

— Dù nguy hiểm đến mấy, cũng phải làm tròn phận sự. Làm không thành thì mất đầu với ngài trung tá Sáu đó nghe! Tánh ngài thì anh biết rồi!

Buổi lễ xuất quân của đại đội biệt động số 3 đã diễn ra trong một khe suối cạn, tại một địa điểm bí mật giáp ranh giữa vùng giải phóng và địa bàn chúng mới tái chiếm được, một ngày sau khi chúng được chở bằng trực thăng đổ bộ xuống vào lúc một giờ đêm.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2022, 08:58:20 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2021, 07:47:10 am »

Suốt hai ngày liền, trung sĩ Tiềm, trong bộ đồ «Quân Giải phóng», lưng đeo ba-lô «ba cóc», vai khoác một máy bộ đàm, dẫn đầu một toán năm tên thám báo, len lỏi xuyên rừng, dùng địa bàn và bản đồ, chiếu theo góc phương vị, lần đến gần con đường mòn khả nghi nằm trong vùng giải phóng.

Mặt mũi tên nào cũng hốc hác. Chúng chỉ có gạo sấy, một ít gói ruốc bột tôm, bột cá, và ớt. Nước thì tìm ở các khe suối, không tên nào có bi-đông.

Đến một chặng nghỉ, chúng chặt lá chuối rừng, trải qua loa tấm vải bạt mỏng và cứ để nguyên quần áo, giày tất hôi xì, chui vào những tấm chăn loang lổ, bất chấp cả mưa rơi, hay sương lạnh. Thật ra chúng cũng không có gì nữa để che mưa. Trước đó, nhiều tên đã bán cả áo quần, áo mưa để uống rượu, đánh bạc, hay trả nợ gái điếm.

Đêm về khuya, sương buông dày trên những tàu lá chuối rừng. Lạnh run người, trung sĩ Tiềm không ngủ được nữa, mặc dù sau mấy ngày lần mò, thân thể anh rã rời như người bị đòn tra. Thấp thoáng thấy ánh lửa gần bên, anh ngồi dậy lần đến. Một người lính, mặt võ vàng đang ngồi lặng lẽ bên đống lửa. Anh ta choàng một tấm chăn chiên xám, vẻ mặt ảm đạm. Một vệt nước mắt chưa kịp khô trên gò má đen sạm nhô cao. Đó là Vừng, binh nhất, lính quân dịch mới chuyển từ một tiểu đoàn bộ binh bổ sung sang cách đây ít lâu.

Người lính giật mình, ấp úng nhận lỗi:

— Thưa trung sĩ, đến lượt tôi gác, nhưng rét quá trời.

Tiềm ra bộ nghiêm nghị:

— Anh đốt lửa gọi Việt cộng đến hả?

Người lính sợ hãi, vội dập mấy thanh củi đang cháy bập bùng, nhưng Tiềm đã ngăn lại:

— Nói giỡn vây thôi, chớ đốt một ít cũng không hề hấn gì. Đây là rừng sâu, đâu có cộng sản tới được?

Vẻ cởi mở của người chỉ huy mới khiến anh lính hơi yên tâm. Anh ta lí nhí:

— Dạ! cảm ơn trung sĩ!

Nhìn kỹ, Tiềm thấy anh ta còn rất trẻ, chỉ chừng mười tám là cùng. Tiềm gợi chuyện:

— Mấy hôm rồi tôi thấy anh có vẻ xìu quá! Vừa rồi nữa, tại sao anh khóc? Mới đi quân dịch, thấy cực quá phải không?

Vừng tỏ vẻ sợ hãi:

— Thưa trung sĩ, không phải ạ! Tôi vẫn chấp hành quân lệnh đầy đủ.

— Tôi không hỏi anh điều đó. Có điều... anh em đồng đội với nhau, có điều chi thì tâm sự với nhau, họa chăng có giúp ích được chút nào!...

Thấy vẻ thành thật trong câu nói của người toán trưởng, Vừng trở nên bạo dạn hơn. Anh rút từ túi áo trong ra một bức thư đưa cho Tiềm:

— Trung sĩ ạ! Thơ của chị ruột tôi đó!

Bức thư đã nhàu nát, sờn rách ở những chỗ gấp. Nét chữ xiêu vẹo, rõ ràng là của một người cũng chỉ mới thoát khỏi mù chữ.

Em Vừng yêu quý,

Em Vừng ơi! Chị biên thơ này cho em mà lòng chị đau xót từng khúc ruột. Chị không ngờ hôm chị về nhà để thăm mẹ với em thì nhà cửa đã tan hoang cả, chỉ còn lại có một đống tro tàn mà thôi. Cả xóm ta, cả mấy nhà ông Trùm Sợi, bác Hai Tích, bác Sẻo, nhà chị Đôi cũng đều bị cháy rụi cả. Chị không thấy mẹ đâu nữa. Chị chạy đến nhà ông ấp trưởng, thì ông ấy bảo rằng: Tại mẹ nấu cơm mà làm cháy nhà, mà mẹ cũng bị chết trong nhà vì không có ai đến dắt ra. Nhưng mấy bác ở xóm bên thì nói rằng: Máy bay Mỹ đã bắn đạn lửa xuống nhà ta để đuổi theo quân Việt cộng...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2021, 07:49:11 am »

Trung sĩ Tiềm cắn chặt hàm răng. Anh ngước lên lại nhìn thấy một giọt nước mắt đang từ từ lăn lên gò má người lính.

... Em Vừng ơi, không biết nhà ta bạc phước mà ông giời hành hạ, cơ cực trăm chiều. Chị đã tưởng rằng chị đi làm mướn, cắn răng chịu nhục đủ điều, cũng để gắng kiếm ít đồng tiền lo lót cho em khỏi bị bắt đi quân dịch, để em được ở nhà, làm ruộng nuôi mẹ mù lòa thay cho chị là phận gái. Vậy mà, em Vừng ơi! Thân chị đã nhọc nhằn, mà thân em cũng không thoát. Khi chị nhận được thơ của em báo rằng em đã vào quân dịch rồi, chị tưởng như sét đánh ngang tai. Em ơi! Mấy chục ngàn đồng, chị đã lo lót từ năm ngoái đến nay cho mấy ông xã trưởng, mấy ông cảnh sát, cũng không giữ em được yên thân nuôi mẹ. Chị vẫn là đứa con bất hiếu...

Bức thư dài, kín hai mặt giấy, hoen ố ở nhiều chỗ. Đọc xong, Tiềm nghĩ: «Đây có cả nước mắt lẫn máu của cả ba mẹ con».

Anh gấp bức thư lại và lặng lẽ đặt vào lòng bàn tay lạnh ngắt của người lính.

Giọng Vừng u uất:

— Chị tôi làm công trong tiệm rượu của mụ chủ «Con Gà Vàng» ở quận lỵ. Mấy ông sĩ quan hay ra đó nhậu nhẹt. Một hôm một ông đại úy uống rượu say rồi nhả nhớt chị tôi. Mấy ông nữa cùng làm như vậy. Chị tôi giãy ra, chống cự, thì bị một ông vác chai la-ve đập trúng cảnh tay, bị gãy. Phải đi nhà thương mất mấy tháng. Khi khỏi về, mụ chủ tiệm dọa không nhận cho làm nữa.

— Nhà cậu cũng cực thật! — Tiềm ngồi im lìm, bỗng chép miệng bật lên.

— Thưa trung sĩ! Nếu không may tôi bị chết nữa thì chị tôi chắc là cũng không sống nổi...

Ngọn lửa leo lét rồi tắt hẳn, chỉ còn lại một chấm đỏ của tàn than. Gương mặt hai người cũng nhòa dần trong bóng đêm dày. Một tiếng cú kêu ảo não đâu đây. Phút im lặng nặng nề đè lên số phận của hai con người. Trung sĩ Tiềm nghiến chặt hàm răng, bật thành tiếng kêu ken két:

— Cuộc đời chó đểu!

— Trung sĩ làm sao vậy?

Người lính bỗng thấy nét mặt của trung sĩ Tiềm trở nên hung dữ, lo lắng hỏi.

Một giọng nói lạnh lùng, rờn rợn như một lưỡi dao cạo:

— Vợ mình cũng chết rồi!

Người lính cảm thấy có điều gì khác lạ ở người chỉ huy mới:

— Việt cộng giết ư? Trung sĩ!

Trung sĩ Tiềm cười gằn:

— Nói láo! Mấy thằng Phượng Hoàng!

Người trung sĩ gục đầu, chống cằm xuống đầu gối, không để ý đến câu nói lí nhí của người lính:

— Thế ra trung sĩ cũng khổ như tôi ư?

Im lặng một lát, Tiềm bắt đầu nói bằng một giọng tâm tình:

— Tháng bảy năm một nghìn chín trăm sáu tám, bọn Phượng Hoàng về xã mình. Chúng nói với dân làng rằng xã mình bao che Việt cộng nên Việt cộng mới nằm vùng mà làm Tổng tấn công được. Vì vậy Chánh phủ mới phái chúng về để bình định tận gốc. Kho đó mình đang làm thợ hồ thì bị bắt quân dịch ở ngay giữa đường từ quận lỵ về nhà. Không kịp nhắn tin cho vợ. Bọn mình lấy nhau chưa được một năm. Tụi «bình định» về làng, lúc đầu cũng ăn nói ra bộ có «chánh trị», cũng quét nhà, cũng tắm rửa cho trẻ con. Ra đường cũng chào hỏi ông già. Chúng bày trò vận động nhân dân ủng hộ chúng, như bộ quân dân đoàn kết. Trưởng đoàn bình định là thằng Tư Khanh, đại úy, anh ruột của ông trung tá Sáu bây giờ đó. Cùng với chúng nó, còn có một thằng cố vấn Mỹ. Nó bắt vợ mình đến nấu cơm cho mấy thằng sĩ quan. Chúng nói là phải dựa vào những gia đình binh sĩ mời là cốt cán, tin cậy. Một đêm chúng đi khủng bố về, bắt vợ mình mổ gà nấu cháo, nhậu nhẹt với nhau...

Gần về sáng, trời càng lạnh. Trung sĩ Tiềm ngừng kể. Một giọt nước từ trên tàu lá chuối nhỏ xuống cổ khiến anh rùng mình, tỉnh hẳn ra. Có tiếng nói mê ú ớ của một tên lính nào bên cạnh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2021, 07:50:09 am »

— ... Thằng đại úy Khanh nhìn vợ mình một chặp rồi bảo «đêm nay, em ngủ lại đây với anh, kẻo về nhà, Việt cộng nó chặt cổ đó!». Vợ mình từ chối rồi dọn dẹp bát đĩa, toan chạy về nhà. Nhưng mấy đứa đã đóng cửa lại. Chúng nhe răng ra cười bảo «nếu em không thích các anh thì ở đây đã có ngài cố vấn. Ông ấy cho nhiều tiền đó!». Rồi chúng bỏ ra ngoài. Vợ mình đã kêu la cần cứu nhưng thẳng khỉ đột Mỹ đó đã làm nhục vợ mình. Đến khi cô ấy lần ra được đến cửa thì lại rơi vào tay bọn thằng Khanh. Hiếp vợ mình xong, chúng cắm một lưỡi dao vào bụng. Đêm đó, Việt cộng đánh vào làng, lùng tìm chúng. Chỉ còn hai thằng chạy thoát. Thằng Tư Khanh nói là chính mắt nó nhìn thấy một tên Việt cộng đâm chết vợ mình... Mãi một tháng sau, mình mới nhận được thơ của bà cô họ. Về phép, mình gặp thằng Khanh. Nó rầu rĩ chia buồn với mình và còn kêu gọi mình trả thù... Mình như con cọp điên. Thú thật là sau đó mình ra trận bắn bừa, giết bừa. Có lẽ vì vậy mà trung tá Sáu lấy mình về làm hộ vệ cho ông ta. Cho đến đầu năm nay, mình lại về làng. Bọn bình định dã đi nơi khác. Một người hàng xóm mới kể lại mọi sự cho mình nghe. Bà ta ghét vợ mình vì đã hầu hạ bọn Phượng Hoàng nên vẫn theo dõi. Đêm cuối cùng, bà ấy đứng ở bờ râm bụt nhìn, nghe thấy hết...

Người binh nhất rụt rè lên tiếng:

— Thưa, vậy là bà trung sĩ đã chết thảm lại mắc tiếng oan.

Trung sĩ Tiềm cười nhạt, đăm đăm nhìn cục than hồng đang tàn lụi:

— Thầy bà gì! Mình cũng chỉ là một thằng lính khốn khổ thôi! Sau đó mình giắt dao đi tìm thằng Tư Khanh, nhưng nó đã chuồn về Sài Gòn rồi.

Đống lửa đã tắt lạnh. Trời sáng dần làm rõ khuôn mặt hốc hác của hai người lính trong góc rừng ẩm ướt. Mấy tên lính khác đã thức giấc. Một tên nằm duỗi thẳng cẳng trong chiếc chăn thám báo, miệng ư ử ngâm một câu thơ sầu não:

Cánh chim phiêu bạt lênh đênh sông hồ.

Toán thám báo lục tục gọi nhau dậy. Chúng hút mỗi đứa một điếu thuốc lá, nhai một nắm gạo hấp, ỉa đái ngay cạnh đó. Cuối cùng trung sĩ Tiềm hạ lệnh lên đường.

Chúng lại theo góc phương vị mà lần đi. Vì rừng cây rậm rạp, vì mất phương hướng, vì mệt mỏi, và cả vì sợ nữa, nên toán thám báo đi rất chậm. Bến khoảng bốn giờ chiều, chúng bất ngờ chạm phải một con đường mòn lờ mờ. Mục tiêu tìm kiếm đến quá đột ngột khiến chúng kinh ngạc đến hốt hoảng. Mặt tên nào cũng tái đi. Không thằng nào cười được.

Trung sĩ Tiềm ra lệnh cho cả bọn lùi lại vài trăm bước, rồi vẫy một tên — cải tên ngâm câu vọng cổ ban sáng — lần theo đường mòn đi ngược lên.

Bỗng tên lính kêu:

— Trung sĩ!

Trung sĩ Tiềm vội đưa ngón tay lên miệng và chỉ vào bộ đồ Giải phóng của tên lính, khẽ suỵt một tiếng.

Cạnh lối đi chừng mươi bước, còn rõ rành vết tích của một toán quân, tuy đã được xóa dấu. Tàn than còn mới, vài hạt cơm vương vãi, bóp trên ngón tay còn dẻo, vài chiếc cọc lều xiêu vẹo.

Tên lính cười tít mắt, thì thào:

— Trung sĩ ạ! Cánh ta gặp vận may rồi! Chuyến này ăn chắc cái lon hạ sĩ! Hí hi!

— Câm mồm đi! Để xem là cái gì! Có bao nhiêu lực lượng.

— Trời ơi! Trung sĩ thật thà quá vậy! Chỉ cần phát hiện được thế vầy là ta đã sát lắm rồi! Trung sĩ báo cáo ngay về cho trung úy đi thôi!

— Nhưng đã biết họ có bao nhiêu?

— Hai trăm! ... Mà hai trăm sao được! Phải đến bốn trăm! Úi cha! Toán thám báo 2 phát hiện bốn trăm quân Việt cộng trên con đường máy bay Hoa Kỳ đã chụp được. Trời! Công ta lớn lắm đó, trung sĩ ơi! Hí hi!

Bỗng trung sĩ Tiềm giơ tay ra hiệu và nhìn xuống đầu dốc. Anh nghe có tiếng người và thấp thoáng mấy chiếc mũ tai bèo đang nhấp nhô trên vạt lá. Có người đang đi lên chỗ họ đứng.

Tên lính cũng đã kịp nhìn thấy. Mặt hắn xám ngoẹt lại. Hắn định co cẳng lao vào bụi. Nhưng Tiềm đã lụp tóm lấy cánh tay hắn:

— Bình tĩnh! Mi chạy thì lộ hết! Cộng sản đuổi theo giết sạch! Lùi lại chỗ kia, nằm xuống! Bố trí sẵn sàng! Khi có lệnh tôi mới được nổ súng!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2021, 07:52:39 am »

2

— ... « Từ trên đỉnh núi cao chon von.. »

Hằng cuộn tròn trong chiếc chăn chiên đắp chung với Mơ đang ngáy như kéo gỗ, khẽ khẽ hát, mấy ngón chân lạnh toát xòe ra cụm lại đánh nhịp. Cô vén chăn, ló đầu ra ngoài, rùng mình, khắp người nổi gai lên.

Mơ thức giấc, cũng vươn vai vén chăn lên nhưng vội rụt cổ lại, kéo chăn trùm kín đầu. Giọng Mơ còn ngái ngủ:

— «Núi cao chon von» thật đấy! Rét ơi là rét.

— Dậy đi thôi! Cơm nước xong đi một cung nữa đến trưa là nghỉ.

— Chúng mình đi được ba ngày rồi nhỉ!

— Ừ! Chân tau bị phồng rộp mất mấy chỗ.

— Tớ chả vần gì! Lát nữa bớt một bao gạo của cậu, tớ mang thêm cho. Cả chăn chiên nữa!

— Tau mang được! Đỉ nữa thì chân cũng hết phồng! Cậu mang đến năm mươi ký rồi.

Hằng cương quyết tung chăn, chui ra khỏi chiếc mái lợp vội bằng một tấm ni-lông.

Buổi sáng sớm, rừng im phăng phắc, không có một tiếng chim kêu. Sương muối trên đỉnh núi cao lại càng đáng sợ. Nhìn ra chung quanh chỉ thấy một biển sương mênh mông. Núi non đã biến mất. Trên vòm cây, sương lờ mờ như một làn khói, nhỏ xuống những hạt nước li ti buốt như nước đá, khiến cho mặt mũi chân tay Hằng tê dại đi. Những chùm lá cây ướt sũng, từng giọt nước lặng lẽ trườn dần xuống đuôi lá và rơi tõm, lẩn rất nhanh vào lớp đất khô. Hằng nhìn khắp lượt những tấm ni-lông màu đất, màu xanh lá cây ướt đầm đìa vã cứng đờ ra. Lần lượt, các anh em từ những tấm lán tạm đó chui ra.

Bộ phận xung kích của đại đội dân công 17, gồm toàn những thanh niên khỏe mạnh nhất đã lên đường theo một kế hoạch đã được tính toán chặt chẽ. Họ đã đi được ba ngày. Đêm qua, mãi tới mười hai giờ họ mới đến đây. Đại đội trưởng quyết định dừng lại tạm nghỉ cho lại sức và sáng dậy, cơm nước xong sẽ đi đến cung thử tư. Quãng này đường rất khó đi, cây cối rậm rạp, hoang dại. Nhìn kỹ chỉ còn thấy một vệt đường mòn lờ mờ, đã bị cỏ cây, lá khô phủ gần kín. Trước đó chỉ có một tổ trinh sát của đội Sao Mai đi qua. Nhưng con đường rất kín đáo. Nhiều chỗ có thể ở ban ngày mà không sợ máy bay địch phát hiện.

Hằng khoác khẩu AK lên vai, đến chỗ lán của mấy cậu thanh niên, mượn dao chặt mấy cành cây con. Cô đóng hai chiếc cọc, đặt chiếc thứ ba lên giống như chiếc xà ngang. Thế là xong cái bếp.

Hằng rút cái «nồi 5» làm bằng vỏ của một hộp thịt loại một cân treo lên giá bếp và đổ nước trong chiếc bi-đông vào. Xong, cô vơ mấy cành củi khô và một nhúm lá, bật lửa, nhóm bếp. Mơ đã thu dọn xong chăn chiếu. Thật ra đồ lề của hai chị em rất đơn giản: một tấm ni-lông che mưa, một tấm vải nằm, một chiếc chăn chiên của hai người góp lại, chỉ có một dúm, phân công một người mang.

Đó đây, những bếp lửa cũng bập bùng, và tiếng cười rúc rích lại rì rào nổi lên:

— Mơ này, đến cung cuối cùng, một bộ phận sẽ ở lại làm nhiệm vụ tổ chức kho. Mi có dám ở lại với tau không?

Mơ rụt đầu lại trên vai Hằng, vòng đôi cánh tay khỏe mạnh ôm lấy cổ bạn, ngơ ngác:

— Thế còn mọi người?

— Lại quay ra, nhận hàng rồi lại chuyển tiếp vào. Nghe nói sẽ tổ chức một kho lớn ở phía trong.

— Thế cái tổ giữ kho?

— Ở lại đây để tổ chức cấp phát cho bộ đội. Có lẽ là bộ đội của mấy anh chúng mình gặp hôm vừa rồi đó.

— Xong rồi mới về à?

— Chưa biết! Có thể lại có hàng tiếp vào đợt sau còn nhiều gấp mấy! Tau với mi sẽ ở lại trong đó.

— Úi! Tau chịu thôi. Đi đâu phải có anh có em ở mấy đứa. biệt kích nó đến, nó khiêng đi.

— Biệt kích đến thì đánh. Mình có súng kia mà! Tao đang muốn đánh một trận trực tiếp chọ coi. Đi chiến địch mà chả được bắn một phát đạn thì chán thật! Hôm về nhà, tau đã hứa với hà cụ «thế nào con cũng kiếm được mấy thằng Mỹ — ngụy, đạt «dũng sĩ» cho mẹ coi!». Bà cụ chưởi tau nói trạng!

Mơ thoáng nghĩ đến thành tích bắn súng của Hằng trong những lần diễn tập của dân quân ở xã.

— Mi là con gái mà táo tợn như đàn ông. Lúc nào cũng chỉ thích đấm với đá. Không «dũng sĩ» thì gầy đi à?!

— Tau đã báo cáo với đại đội xin ở lại trong ấy. Cả mi nữa. Một AK, ít lựu đạn, trăm rưỡi đạn...

— Tau sợ lắm!

Mùi cơm chín bốc qua chiếc lá đậy làm vung khiến cả hai cô thấy đói cồn cào. Hằng nhắc chiếc ống bơ xuống. Mơ vội chạy đi lấy bát và một gói ruốc hành quân mặn tê lưỡi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2021, 07:53:50 am »

— Chị sợ thì chị ở lại! Tôi rủ cái Loan. Nó cũng xung phong ở lại coi kho đấy! — Hằng làm bộ xẵng giọng

— Thì để từ từ tau nghĩ cái đã. Đã đến nơi đâu mà mi cứ ồn lên!

Mợ bối rối tìm cách «hoãn binh».

Ống bơ cơm, hai cô ăn vèo cái đã hết. Hằng nhường bát cuối cùng cho bạn, đứng dậy vươn vai:

—Tau no lắm rồi!.

Thâm tâm, Hằng rất thương bạn. Sức ăn của con bé thì phải hết cả bơ cơm này. Nhưng nó lại có ý nhường nhịn cho mình.

Hằng nghĩ đến khẩu phần ít ỏi mà mỗi người đã tự nguyện giơ tay biểu quyết trong cuộc họp chi đoàn trước hôm lên đường. Vấn đề cũng giản dị. Nếu họ mang nhiều hơn cho phần mình, thì số lương khô và đạn dành cho bộ đội phải rút đi. Thế là mọi cái đều được đem ra tính toán. Họ giảm bớt tất cả cái gì có thể giảm được. Chăn chiếu thì hai người chung một. Cô y tá cũng chỉ mang một túi thuốc nhỏ, còn là mang đạn.

Lệnh của đội trưởng vang lên:

— Tắt bếp! Xóa bỏ tất cả dấu vết!

Mấy phút sau, mấy chục người lại kĩu kịt lên đường. Trời mỗi lúc một sáng ra và tấm màn sương đặc cũng chuyển động. Từng mảnh rừng màu xám ngắt bất ngờ hiện ra và một vài tia nắng cũng lấp lánh trên vòm cây ướt đẫm.

Cũng từ lúc ấy, không gian bắt đầu bị náo động bởi những tiếng máy bay vận tải nặng nề, tiếng trực thăng phành phạch và tiếng khu trục gào rú ngang dọc. Từng loạt bom nổ rền từ phía sau lưng họ vọng lại.

Họ leo núi suốt hai giờ liền. Mồ hôi vã ra, đọng từng giọt to trên trán. Nhưng đến khi đặt gánh ngồi nghỉ, chỉ năm phút sau, đã cảm thấy cái giá buốt tê người. Trong bóng rừng rậm rạp, một luồng khó lạnh ngự trị gần như suốt ngày, chỉ trừ độ một hai giờ hiếm hoi vào giữa trưa.

Mơ vừa đặt gánh xuống đã lăng xăng đi kiếm rau rừng để cải thiện cho bữa cơm chiều. Cô rẽ sang trái, đi về một vạt núi có cây non mọc thấp giống như một cái nương cũ bỏ hoang. Mơ đã có chút ít kinh nghiệm. Ở những chỗ đó thường hay kiếm được cái gì: một cây đu đủ với những quả chín mọng, một cây me với những chùm quả nâu sẫm mới nhìn đã chảy nước miếng ra, hoặc một bụi cà chua chi chít những quả xanh đỏ, bé tẹo, hay chí ít cũng có một vạt rau mùi tàu hay lá lốt. Đã có một lần, Mơ tìm được một dây bí đỏ có sáu quả bí chín, mỗi quả nặng đến bốn, năm cân.

Một chiếc trực thăng đang phành phạch lượn ngang dọc trên bầu trời. Nó bay chậm, không cao lắm, chiếc chong chóng quay tít. Từ bụng nó, những vật gì cuồn cuộn tung ra, lả tả rơi xuống, lượn lờ, uốn éo theo chiều gió.

Hằng kêu lên

— Nó thả truyền đơn!

Những tờ giấy trông như cánh bướm bay lượn trên, không trung lấp lánh dưới ánh mặt trời. Dáng điệu chiếc trực thăng tất tả, tiếng động cơ phành phạch nghe chán tai, buồn ngủ.

Trong lúc mọi người mải nhìn những tờ giấy trên không thì Mơ đã hái được một nắm rau dền gai to tướng. Cô bỗng nhớ đến bài hát ở trên chiếc xe vận tải hôm nào, lẩm nhẩm trong miệng:

« ... Chị em mình ơi! Đừng ngại gian lao
Đường ta đi, dù đạn bom chặn lối...».


Thoáng nhìn tháy mấy nóc nhà ở phía bên trong, vết tích của một làng bản của đồng bào thiểu số, Mơ lần theo vết đường mòn đi vào.

Bản này rõ ràng đã bị bỏ hoang từ lâu. Bom đạn Mỹ còn để lại dấu vết khắp đó đây. Những khung nhà bị gãy vụn, tướp ra rải đầy lối đi, màu gỗ cũng đã xám xịt lại. Một hố bom, Mơ ước lượng to hơn giếng làng mình, chặn đứng lối đi. Dưới lòng hố, một chiếc bàn thờ của nhà ai đó, còn hằn vết vàng son, nằm chơ chỏng bên một chiếc mâm gỗ có chân cao và một chiếc chậu rửa mặt bằng nhôm đã bẹp dúm.

Quang cảnh hoang tàn đượm vẻ hiu hắt và bí ẩn.

Luồng mắt Mơ bỗng chạm phải một vật gì tròn tròn dưới gầm sàn một căn nhà bên tay trái cô. Mơ nhận ra dấu vết một cái hộp. Ba chiếc cọc gỗ được đóng chụm vào nhau, vài thanh nứa cháy dở đã tàn lụi, mấy vỏ hộp màu xanh lá cây, chỉ có những con số, rõ ràng là mới mở. Mơ nhìn quanh. Vài mẩu thuốc lá quăng rải rác. Một mùi gì là lạ, khen khét, phảng phát như hơi người, nhưng cô không nhận ra đích xác là mùi gì.

Một không khí rờn rợn bao quanh. Một con chim nhỏ, đen tuyền, có cái đuôi xòe ra như cái quạt, viền một vệt trắng muốt, từ đâu bay đến, nhảy chuyền trên một cây cao bị bom tiện gãy gập. Mơ nhớn nhác, tim bỗng đập thật mạnh.

— Mơ ơi! Mơ ơi!

Tiếng hú gọi của Hằng nghe đã cố gắng nén lại cho khỏi vang quá to. Mơ quay đầu chạy:

— Ơi! Ơi!

Mãi đến chặng nghỉ sau, Mơ mới đem câu chuyện đi «thám hiểm» lúc nãy ra kể cho mọi người nghe. Đội trưởng là phó bi thư chi đoàn, chăm chú nhìn khuôn mặt tròn xoay của cô đoàn viên, nghe xong phá lên cười:

— Chắc là dấu vết của các tướng trinh sát. Rõ là trông gà hóa cuốc rồi! Làm gì có biệt kích ở đây!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2021, 08:11:48 am »

3

Đội Sao Mai lên đường vào lúc hai giờ đêm, ngay sau buổi Tư lệnh trưởng xuống thăm. Chặng đầu họ đi cùng một lối với đội dân công 17. Từ chặng sau họ tách ra, theo một lối đi bí mật do họ vạch ra trên bản đồ. Vì thời gian rất gấp rút, nên Hoài Châu đã bàn với Trần Nông quyết định chì phái một bộ phận trinh sát tiền trạm đi trước một ngày. Đơn vỉ cứ đi theo sau, chỗ nào mới và khó thì đánh dấu một cách kín đáo theo quy ước thống nhất.

Hôm nay là ngày thứ ba. Hết chặng đường này, đội Sao Mai rẽ sang một lối mà đội dân công 17 chưa hề biết.

Mọi người đều mang rất nặng. Những chiếc ba-lô to hơn của bộ binh, căng phồng, tưởng đến một gói thuốc lá cũng không còn chỗ nhét nữa. Ngoài tăng võng, một tấm vải vừa nằm vừa đắp bằng ni-lông, và một bộ quần áo chiến đấu — tất cả nặng chỉ đáng vài ba ki-lô— ba-lô nào cũng nặng trĩu lương khô, thuốc nổ, và đạn. Ngoài ra, chỉ trừ Hoài Châu và Trần Nông, mỗi người phải mang «nghĩa vụ» thêm một ki-lô, hoặc sữa bột, hoặc gạo, hay đường, thịt hộp dành cho thương binh. Tất cả thứ gì liên quan đến một trận đánh, đến cả đợt hoạt động đều nằm trên vai chiến sĩ. Thực tế thì đạn và thuốc nổ cũng đã chiếm quá nửa trọng lượng của ba-lô. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, họ phải đảm nhiệm hoàn toàn mọi cái. Cơ quan Hậu cần Mặt trận đã tính nát ra mà cũng không còn cách nào khác, số lương thực mà đội dân công xung kích sẽ chuyển vào cũng chỉ bù được cho họ mấy ngày vừa qua đã ăn di và sau khi kế hoạch bước hai của chiến dịch đã bắt đầu.

Trong mấy ngày đó họ đã đi qua năm bản. Cả năm bản đều đã bị bom Mỹ tàn phá. Dân bản phiêu bạt đi đâu không rõ. Ở ngoài rìa làng nhìn vào, chì thấy từng đống đất đỏ bị bom đào bới lên, những thân cây tre ngã ngổn ngang. Trên nền những ngôi nhà mà trước đây một hai tháng, có lẽ còn đồ sộ hay duyên dáng, chỉ còn lại một đống tro than hỗn độn. Một vài chiếc cột cái, vài chiếc rầm nhà cháy chơ chỏng. Chỉ có những cây mai trắng còn sống sót rải rác ở các vườn nhà là còn thể hiện sự sống. Mặc dù một vài thân cành đã bị bom phạt gãy gục, bay tướp xơ ra, những cành khác còn lại vẫn nảy ra những chồi xanh. Vô vàn những hột li ti nứt ra và, vài ngày sau những cây mai tàn tật đã tự trang điểm bằng những chùm hoa trắng muốt, như thách thức mọi sự tàn bạo của kẻ thù.

Trưa nay, đội Sao Mai nghỉ chân bên một khe suối cạn, nước chảy róc rách. Các chiến sĩ được lệnh ngủ để lấy sức chiều lên đường. Những chiếc võng bằng vi-ni lông được treo kín đáo trong các khóm cây. Quãng đường tới toàn những dốc cao liên tiếp, không có nước. Trần Nông cũng đã ra lệnh cấm không ai được ra khỏi khu vực giấu quân vì lý do bí mật.

Vinh, tổ trưởng phân đội Ba, nháy Thảo, một tân binh mới bổ sung về phân đội:

— Đi theo tớ!

— Làm gì vậy anh?

— Kiếm chút gì cải thiện! Chỉ có món lương khô thì rát ruột lắm!

Hai người khéo léo chuồn ra khỏi khu vực trú quân, chỉ đem theo bên hông mỗi người một con dao găm.

Hoài Châu trằn trọc không ngủ được. Anh cuộn võng nhét vào ba-lô rồi đi kiểm tra các phân đội.

Ở phân đội Một, Vương Văn Khiêm đang thêu hoa trên một chiếc khăn tay và nói chuyện với Văn Chấn, Trống Choai và hai chiến sĩ.

Khiêm xưa nay vẫn nổi tiếng không những về thành tích chiến đấu mà còn được anh em coi là con người tài hoa. Anh ta biết làm nhiều việc: cày bừa giòi, đan rổ rá tài; mò cua bắt cá đã bợm, đến món thêu thùa của phụ nữ cũng thạo. Hồi đóng quân ở hậu phương, nhiều cô mang khăn tay đến nhờ thêu hộ. Duy có một điều mà anh vẫn tự nhận mà chẳng lấy gì làm phiền muộn là mình quả hơi có «bẩn tướng» vì bộ mặt rỗ hoa.

Họ đang bàn một vấn đề gì nghiêm chỉnh thì phải.

Văn Chấn nói rất hào hứng:

— Văn học và nghệ thuật của ta còn nợ lịch sử rất nhiều. Nước ta có bao nhiêu tấm gương oanh liệt chống ngoại xâm. Những nhân vật lịch sử của ta có những nét rất độc đáo. Những cái đó mà dựng thành tiểu thuyết, đưa lên sân khấu, dựng thành phim thì tôi dám chắc nó sẽ có tầm vóc quốc tế. Ở Nga, người ta viết về Pi-e đệ nhất, về hoàng hậu Ca-tơ-rin, về Cu-lu-dốp hay Sa-pa-ép. Nước Pháp tự hào về Na-pô-lê-ông, Gian Đa. Nước ta có bao nhiêu là người! Bà Trưng, Bà Triệu chẳng tuyệt diệu ư? Ngô Quyền. Đinh Tiên Hoàng chẳng đóng một vai trò có ý nghĩa trong thời kỳ đó ư? Triều đình nhà Trần chẳng làm vẻ vang cho đất nước ta ư? Rồi Nguyễn Trãi nữa. Hoàng đế Quang Trung và những tướng lĩnh giỏi giang của ông như Bùi Thị Xuân, nữ chúa Thạch Thành... Ôi chao!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2021, 08:12:19 am »

Trong đại đội, ai cũng biết Văn Chấn là người mê chiến sử. Anh là con một cán bộ cao cấp trong quân đội. Vào đại học, ảnh hưởng cuộc sống gian lao, dài dẵng nhưng rất hào bùng của cha, anh đặc biệt ham mê lịch sử Anh tự hào một cách chân thành về lịch sử của cha ông. Anh phân tích một cách say mê những võ công hùng tráng của tổ tiên và thường tỏ vẻ buồn phiền mỗi khi đọc xong một quyển truyện viết về những anh hùng trong lịch sử thế giới, anh luôn luôn phàn nàn về sự thiếu sót đáng trách này mà anh cho là: sự chậm chạp của những người làm công tác văn học nghệ thuật.

Vương Văn Khiêm chưa học hết cấp ba, nhưng sớm từng trải và cũng chịu học hỏi trong trường đời. Những suy nghĩ của Văn Chấn khiến anh rất thích thú.

— Ừ! Mình cũng rất mong được xem những cuốn phim về Trần Quốc Tuấn, về Quang Trung như những phim «Chiến tranh và hòa bình», «Sa-pa-ép» của nước ngoài! Quả thật nghệ thuật còn mang nợ lịch sử rất nhiều.

— Tiểu thuyết lịch sử của ta còn quá ít. Một số truyện viết lại hơi gò ép. Tôi đã đọc «Ta-rát Bun-ba» của Gô-gôn. Tôi không bao giờ quên được nhân vật đó.

Hoài Châu ngồi xuống cạnh Trống Choai, theo dõi câu chuyện. Anh cũng cho ý kiến của Văn Chấn là xác đáng. Nhưng anh hỏi thêm:

— Hiện nay ta mới chỉ làm được cái gì trực tiếp phục vụ nhất cho cuộc đấu tranh sinh tử giữa ta với kẻ thù. Lịch sử đất nước ta, từ khi Đảng ta ra đời đã là những trang bất tận về sự tích anh hùng, con người anh hùng, mà phần lớn những người đó lại nằm ngay trong quần chúng bình thường. Ta hãy học những người đó trước đã! Hãy để cả đời người ra học tập noi gương Bác Hồ. Ta cũng có những Anh hùng Đặc công như Nguyễn Văn Trỗi, Phạm Văn Hai.

Rồi anh nói một cách tin tưởng:

— Khi nào Tổ quốc ta đã tống cổ được bọn xâm lược Mỹ và quét sạch bọn bán nước rác rưởi kiểu Gia Long, mình tin là các nhà văn nghệ sẽ lần lần thanh toán món nợ lịch sử đó.

Trống Choai cũng nói, hai tay không ngừng trau chuốt những viên đạn đồng vàng chóe:

— Mới đây, ở An-giê-ri, người ta đưa lên sân khấu quốc gia vở kịch thơ « Người đi dép cao su» của Ka-táp — Y-a-sin ca tụng sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta, từ thời kỳ Hai Bà Trưng đến giờ, ca ngợi Bác Hồ. người anh hùng dân tộc vĩ đại của ta. Chủ tịch Bu-mê-đi-en đã đến xem. Vở kịch đã được nhân dân An-giê-ri hoan nghênh nhiệt liệt. Em nghĩ: Ka-táp đã làm một việc cao quí và bản thản sự việc ấy cũng là niềm tự hào của chúng ta.

Oanh sữa ở phân đội Hai cũng có mặt. Cậu ta sang chơi với Trống Choai. Hai người tuy ở khác xã; nhưng học cùng trường. Oanh sữa học kém Trống Choai một lớp, nhưng hai người bằng tuổi nhau, từ hôm Trống Choai đi phép lên, đem tin dữ về trường học kể lại cho các bạn nghe, Oanh sữa ngày nào cũng rì rầm với Trống Choai về chuyện chiến đấu, chuyện trả thù.

Nhưng Oanh sữa vốn rất yếu về môn văn học sử, mặc dù cậu ta lại nhạy bén về môn bình luận thời sự. Cậu ta vừa lau súng vừa ngáp chảy nước mắt, rõ ra vẻ thờ ơ.

Vương Văn Khiêm nhìn vẻ không hào hứng của Oanh sữa nháy mắt:

— Nhà toán học kiêm bình luận thời sự! Cậu thạo sử chứ?

— Cũng ... ư... hiểu.

Oanh sữa ngần ngừ đáp, giọng không mạnh dạn.

— Nói thử về Ngô Vương Quyền nghe xem!

Oanh sữa đang lo bị truy «tủ», nghe hỏi vậy, mừng rơn, hăng hái đáp ngay:

— Ai còn lạ! Ngô Vương Quyền đã chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng!

— Thắng quân nào? Năm nào? Ý nghĩa việc thành lập Vương quốc độc lập của Ngô Quyền?

Cái này Oanh sữa bí thật sự. Cậu ta làm bộ suy nghĩ, bàn tay vỗ vỗ lên trán:

— À! Xem nào! Sóng Bạch Đằng... đánh quân Nguyên! Thế kỷ 13!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM