Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:46:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học  (Đọc 15863 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #260 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 10:44:38 pm »


Sấm sét tiếp tục

"Đã 6 giờ sáng. Mọi vật đều yên tĩnh, tuyệt đối yên tĩnh. Tôi chui ra khỏi hầm, nhìn thấy những vết tích đạn pháo ở khắp mọi nơi. Bên kia đường hầm của chúng tôi là Sở Chỉ huy. Tôi nhìn thấy nó bị trúng một loạt đạn đại bác ở xung quanh. Những lớp rào dây thép gai bị rách nát, một chiếc xe gíp ở trong ụ bị nát vụn.

Tôi bước vào Sở Chỉ huy. Đêm qua không một ai trong Bộ Tư lệnh ngủ được và đến nay vẫn còn bận rộn. Tiếng chuông điện thoại gọi liên hồi, tiếng chân giao thông liên lạc chạy tất tưởi, tiếng máy chữ lách cách, tiếng truyền lệnh ồn ồn qua các loa phóng thanh...

Đại tá Đờ Cátxtơri trầm tư suy nghĩ, đi đi lại lại theo đường trục giữa, hai bên là các hầm đặt các cơ quan chỉ huy, miệng hút thuốc lá rất dữ. Ông mặc bộ đồ dã chiến, đội chiếc mũ calô đỏ.

Tôi quay về trạm quân y. Vài tên lính bị thương nhẹ vừa lần được từ cứ điểm Bêatơrixơ về, cặp mắt giương to đầy vẻ kinh hoàng. Một trung uý bị thương ở chân, gọi tôi, báo cáo: "Tôi bị Việt Minh bắt làm tù binh 3 giờ. Rồi họ thả cho tôi về, bảo đưa cái thư này cho Đại tá Đờ Cátxtơri".

Tôi liền báo cáo lên Sở Chỉ huy. Trong thư, Việt Minh định rõ địa điểm chính xác trong ngày hôm đó, để chúng ta có thể chuyển một số lính bị thương ở Bêatơrixơ về.

Lơ Đamany được lệnh đi thu nhận số đó. Khoảng giữa trưa, anh ta đội mũ kêpi chỉnh tề, đeo băng chữ thập đỏ vào cánh tay trái, đi lên xe "gíp" tải thương đến chỗ quy định để nhận số lính bị thương do Việt Minh thả.

Đến 17 giờ, tôi chuẩn bị sẵn sàng để nhận 20 lính bị thương nữa. Tôi không dám nghĩ đến chuyện phải tiếp tục nhận một số lớn như hôm qua...

... Chợt một loạt tiếng rít và tiếng nổ vẫn tiếp tục không ngớt. Lại bắt đầu như hôm qua đây. Trận bắn pháo này theo tôi, còn có vẻ dữ dội hơn trận hôm qua. Lính bị thương lại lũ lượt kéo đến và cũng như hôm qua, chuông điện thoại lại réo liên hồi.

Đây là những lính bị thương của đơn vị nhảy dù xung kích số 8, của Tiểu đoàn lê dương số 1, của đơn vị công binh lính Bắc Phi, của đơn vị pháo binh lính Xênêgan... Buồng khám lại chật ních, tôi phải chuyển Thiếu tá Marinenli, Tham mưu trưởng Binh đoàn 9 bị thương trước sang hầm của Trung uý Ginđrê".

Trong cuốn Chúng tôi đã ở Điện Biên Phủ (Nous étions à Dien Bien Phu), Nxb. Presses de la Cité, Pari, 1969, tr. 319-323, Giăng Pugiê (Jean Pouget) viết:

"... Trước giờ ăn trưa, tôi đã chuẩn bị xong xuôi. Đại đội 2 sẽ phải nhảy dù tiếp sau. Giờ tập trung là 17 giờ. Tôi còn năm tiếng đồng hồ, phải "giết" thời gian. Tôi đến ăn trưa tại "pôpốt" sĩ quan của Bộ Tham mưu tiền phương (EMIFT/AVANT). Ký hiệu này dùng cho nhóm sĩ quan của Bộ Tham mưu ở Sài Gòn được biệt phái ra Hà Nội để bảo đảm việc liên lạc chặt chẽ hơn.

Từ ngày 13-3, tướng Bôđê (Bodet) - phụ tá của Tổng Chỉ huy, làm việc ở miền Bắc. Ông ta sống thoải mái cùng với các sĩ quan trong Bộ Tham mưu tiền phương và chủ trì "pôpốt" trong một vila rộng rãi trong khu nhà ở của sĩ quan Pháp. Tại đây, ăn uống tốt, bàn ghế sạch sẽ và chuyện trò tự do thoái mái...

Thiếu tá Giắccơlô đến nhà ăn, dẫn đầu các sĩ quan cộng sự của ông ta. Ông ta là người kỳ cựu ở Đông Dương và do đó cầm đầu Bộ Tham mưu tiền phương... ông ta xử lý rất cừ các vấn đề tham mưu và đối xử với mọi người rất lịch sự.

Trung uý Pherăngđi phụ trách Cơ quan tình báo. Ông làm việc nhiều năm nay ở Phòng Nhì tại Sài Gòn. Do thâm niên chức vụ và do những hiểu biết sâu rộng - mặc dù cấp thấp - ông ta rất nổi tiếng. Ông nắm vững tình hình Việt Minh về tất cả những điều cần thiết và còn sâu hơn nữa. Ông dành nhiều thời gian nghiên cứu cá tính của các nhân vật chính trong phe đối phương, lục lọi quá khứ của họ, mổ xẻ tâm hồn họ...

Chúng tôi ngồi vào bàn ăn, khi tướng Bôđê đến. Bôđê có đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, má và cằm tua tủa râu ria cạo chưa kỹ... Giắccơlô, Pherăngđi và Bôđê nói chuyện quanh bàn ăn. Ba nhân vật này theo dõi từng giờ, từng phút tình hình chiến sự ở Điện Biên Phủ từ 20 ngày qua... Bôđê nói:

- Tướng Nava đã báo cho tôi biết, ông ta sẽ xuống sân bay Bạch Mai hồi 16 giờ chiều nay. Tôi sẽ đi đón ông ta...

Giắccơlô vừa dùng dĩa lấy món ăn, vừa nói tiếp:

- Tôi đã lập một bản báo cáo tóm tắt lên đại tướng. Tôi tóm tắt lại các sự kiện đêm qua và sáng nay.
- Tình hình phản kích ở Idaben đến đâu rồi?
- Trong bức điện cuối cùng, không còn nhắc đến việc đó nữa. Hình như quân ta đã đến Idaben 5, nhưng không giữ nổi. Xalăng đã hạ lệnh rút bỏ...

Tướng Bôđê tiếp:

- Khốn khổ thật, tôi thấy chẳng còn chút hy vọng nào nữa. Cuộc chống đỡ của Đờ Cátxtơri và quân lính đã vượt quá sự trông chờ của chúng ta, chúng ta không thể mong chờ gì hơn... Thế là hết. Đêm nay hay ngày mai, Điện Biên Phủ sẽ thất thủ thôi.

Giắccơlô tiếp lời:

- Có thể chúng ta sẽ đắm tàu ngay trước bến cảng. Trong ba hoặc bốn ngày nữa, vấn đề Đông Dương sẽ được bàn ở Giơnevơ...

Tướng Bôđê hỏi trống không:

- Các anh có biết ý đồ của tướng Cônhi không?

Tình báo vốn là lĩnh vực hoạt động của Pherăngđi. Anh ta không đề ra giới hạn cho việc điều tra. Anh nói giọng đều đều, hoàn toàn không có chút nhiệt tình.

- Tướng Cônhi sáng nay không thấy đến. Như thường lệ, ông ta tiếp các nhà báo tại phòng làm việc: đó là Luyxiêng Bôđa và Mắc Cờlô.

Môi dưới của tướng Bôđê run run. Ông ra hiệu cho bồi bàn thu dọn bàn ăn và châm một điếu thuốc lá, Pherăngđi nói tiếp sau một phút im lặng:

- Tôi có thể nói chính xác là bản tường trình của tướng Cônhi đã đề cập đến những cuộc hành quân giải vây cho Điện Biên Phủ, xuất phát từ đồng bằng. Kế hoạch này có thể thành công, nếu người ta không ngăn cản ông ta.

Giắccơlô nhún vai:

- Khi Bộ Tham mưu nghiên cứu các cuộc hành quân đó, tướng Cônhi là người đầu tiên đã thừa nhận rằng việc chiếm đóng Thái Nguyên hoàn toàn không có tác dụng ngăn chặn đường tiếp tế của Việt Minh, rằng việc chiếm Yên Bái, có lẽ có tác dụng hơn, lại vượt quá khả năng của chúng ta.

Tướng Bôđê nói xen vào:

- Trước giới báo chí, Cônhi muốn bắt chước Đờ Lát, song ông ta chẳng có danh vọng cũng như tài năng giống tướng Đờ Lát.

Giắccơlô ngắt lời:

- Xin lỗi ngài, nhưng tôi thấy rằng Đại tướng Nava đối xử với tướng Cônhi một cách nhu nhược quá đáng. Tướng Cônhi đã không làm tròn nhiệm vụ của ông ta chỉ đạo cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ... Khi mời các đấu thủ ra sân, mà một đội trưởng đội bóng bầu dục đã viện những lý do sắc bén để giải thích cho họ là mình "hỏng bét cả rồi", thì còn hy vọng thắng làm sao được!... Từ ngày 13-3, tướng Cônhi cứ luôn mồm nói "hỏng bét" với bất kỳ ai. Phải thay đội trưởng này đi thôi. Tôi vẫn cứ nghĩ rằng Điện Biên Phủ không phải là đã hỏng "ngay từ ngày đầu...".

Tướng Bôđê tiếp lời:

- Đại tướng Nava vốn vẫn đặt niềm tin vào tướng Cônhi từ rất lâu. Ông ta không thể thừa nhận một sự giả dối lật lọng như vậy, nếu không có chứng cớ. Tướng Cônhi đã hết sức mua chuộc, lấy lòng Nava. Phải đến đêm 31-3, ông Nava mới sáng mắt ra. Song, ông ta cho là không nên thay ngựa giữa dòng... nhưng con ngựa lại đang làm cho chiếc xe lật nhào...

Tôi nhìn đồng hồ đeo tay và làm ra vẻ quên mất một cuộc hẹn quan trọng.

- Hai giờ mười lăm... Thưa tướng quân, tôi xin phép về. vì hai giờ rưỡi tôi có cuộc họp.
- Anh cứ tự nhiên, nhưng tối nay mời anh ăn cơm nhé!
- Thưa ngài, tối nay tôi bận.
- Thế thì trưa mai vậy.

Tôi hít một hơi dài và nói rất nhanh:

- Trưa mai, tôi ăn ở Điện Biên Phủ.

Tướng Bôđê đứng dậy, vẻ giận dữ:

- Tại sao hồi nãy anh không nói gì cả?

Tướng Bôđê rời bàn ăn và đi ra phía cửa. Ông ta càng tỏ ra giận dữ hơn:

- Tất cả cái trò này thật ngốc nghếch. Một dân tộc cóc cần gì cả! Một Chính phủ lông bông! Tướng tá thì mất niềm tin! Còn cái bọn nhảy dù từng đêm thì cứ từ từ lao vào miệng cọp từng thằng một. Không, không! Thật là quá ngu ngốc!".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #261 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 10:46:11 pm »


Điện Biên Phủ - địa ngục trần gian

- Thương binh nhiều


Đờ Gala, nữ y tá ở Điện Biên Phủ đã viết trong báo Nước Pháp buổi chiều ngày 3-6-1954 về thương binh ở Điện Biên Phủ như sau:

"Trong đời tôi, chưa bao giờ thấy nhiều thương binh như vậy. Thương binh cứ ùn ùn đưa đến hàng trăm, không biết để đâu cho hết... Thương binh nằm trên giường sắt, nhưng rồi phải lấy cả cáng cho họ nằm. Rồi phải trải dù xuống mặt đất để cho thương binh nằm. Sau cùng phải để cho thương binh nằm cả ở các đường giao thông hào. Và chỗ nào cũng dầm trong bùn đến mắt cá...".

- Địa ngục

Trong cuốn Tôi làm thầy thuốc ở Điện Biên Phủ (J'étais médecin à Dien Bien Phu), Nxb. France - Empire, Pari, 1954, tr.323-324, Pôn Grôuyn viết:

"Một lỗ vuông, mỗi bề hai mét, sâu hai mét - chính ở đây người ta đem vứt các mẩu tay, chân đã cưa cắt ở phòng mổ. Tôi lại gần và dưới ánh trăng, hiện ra trước mắt tôi một cơn ác mộng... Những cẳng chân, những cánh tay, những bàn tay co quắp, những bàn chân thô kệch, những miếng thịt lớn dập nát vứt lẫn lộn, nháo nhào một cách quái gở. Vôi bột rắc lên, điểm một màu trắng chập chờn. Tôi đã bảo y tá Điay không phải phủ đất lên trên những đống thịt vụn ấy làm gì vô ích, vì cái hố ấy ngày nào cũng đầy ắp rất nhanh. Thế là phải đào luôn một cái hố nữa...".

- Sống trong ngột ngạt, hôi thối

Sách đã dẫn, tr.219, Pôn Grôuyn viết:

"... Trong hầm nhà thương bí như thiêu đốt, hơi nóng không thể nào chịu nổi: hơi nóng của nóc hầm phơi dưới nắng mặt trời, hơi nóng của 50 bóng đèn điện, hơi nóng của chiếc đèn không chiếu bóng, hơi nóng của 200 con người sống và hoạt động đi lại, hơi nóng của mùi men, của nấm và rêu đã mọc nhan nhản trên vách hầm, trên các xà gồ của nóc hầm và cứ phát triển lên mãi.

Đến cuối tháng 4, mưa xuống thì lại càng tệ hơn. Nước chảy khắp nơi, bốc hơi chậm, rất chậm. Khí nóng trở nên ẩm ướt và hôi thối. Máu, những thứ nôn mửa của bệnh nhân, cứt đái pha lẫn bùn trở thành một thứ bùn kinh khủng, bám vào đế giày từng mảng một.

Chỉ mặc một chiếc quần soóc hoặc quần dài thể thao thì mới chịu nổi. Mồ hôi cứ chảy ròng ròng trên trán, trên lưng, từ nách chảy xuống bàn tay, từ ngực chảy xuống bụng. Phải uống nước luôn, uống không ngừng, uống bất cứ cái gì: nước pha bột chanh, bột cam, bột hồi, hay pha tý đường, tý cà phê...

Băng của thương binh chỉ 24 giờ sau là bị ướt đẫm, lại phải thay luôn. Dưới vỏ bột bó vết thương, mồ hôi chảy ra ngứa ngáy, gây ra chứng lở, làm cho bệnh nhân không thể nào ngủ được. Lại phải đập vỡ bột bó ra, đắp cái khác. Nhưng bột mới lại cứ ướt không chịu khô cho trong cái hầm ẩm ướt này.

Chẳng có cách nào khác là cứ đành phải chịu đựng cái tai nạn mới này nữa".

- Sống trong bùn lầy

Sách đã dẫn, tr.244-245. Pôn Grôuyn viết:

"... Nước không bốc hơi đi được và sau mỗi trận mưa, nước từ nóc hầm rỉ xuống hàng mấy ngày liền, cho đến một hôm, đất không hút được nước nữa và hoá thành một lớp bùn trơn, nhão nhoét. Đi lại thật khó khăn, giày vải mang cả ngày lẫn đêm, cứ ướt sũng nước, da chân bịt trong lớp vải ướt ấy có một màu đến khiếp, trông như da chó chết trôi.

Cũng có thể đi chân đất, nhưng trong bùn lại chứa đầy kim gãy, mảnh ống tiêm vỡ có thể đâm sâu vào bàn chân. Lớp bùn ấy cứ mỗi ngày một dày thêm lên do giày dép của những người khiêng cáng từ các hầm bên cạnh đi lại.

Trong phòng mổ, phòng chữa choáng, lớp bùn ngập đến mắt cá chân và nếu cứ đứng im làm việc độ một tiếng đồng hồ thì phải lấy hết sức mới rút được chân ra khỏi đống bùn.

Đạn đại bác xuyên qua lớp bùn rất dễ dàng, nhưng khi chạm tới lớp đất rắn hay xà gồ liền nổ tung, làm bùn bắn ra tứ phía. Những vết thương bị bẩn bùn là mối kinh khủng của các nhà giải phẫu trong chiến tranh, đã trở nên một tai hoạ. Từng mảng bùn ướt to lớn do đạn đại bác nổ bắn lên, chui vào vết thương. Các vết thương bị sưng mủ và phá ra trở nên rất nguy hiểm. Kéo hoặc dao mổ lách vào vết thương có khi thấy cả bùn ở dưới các dây thần kinh hay sâu trong các thớ thịt mà trước đó vẫn còn nguyên vẹn".

- Sống trong ruồi và dòi

Sách đã dẫn, tr.248-250, Pôn Grôuyn viết:

"... Nóng nực, ẩm thấp, rác bẩn đẻ ra một tai hoạ đó là ruồi. Nguồn gốc phát sinh ra chúng là nhà xác. Nhưng rồi dần dần chúng tràn vào nhà thương và khắp các hầm lân cận. Chúng đẻ trứng khắp nơi, trên vách nóng, trong những hầm có ánh mặt trời, trong đống băng đầy máu mủ vứt la liệt khắp quanh nhà thương, đẻ cả trên giường bệnh nhân, trên băng của vết thương và trên bao bó bột thương binh.

Thế rồi, cuộc xâm lăng của dòi bắt đầu. Mặc dầu mỗi ngày chỗ nào chúng tôi cũng đã vẩy hàng lít nước cơrêdin, hàng cân bột ĐT và thuốc vôi. Nhưng không sao xuể, chỉ vài ngày là hết sạch cả kho thuốc sát trùng mà vẫn không trị được dòi. Máy bay còn phải thả dù những thứ khác, chứ đâu phải chỉ có dùng để thả xuống những thùng thuốc sát trùng.

Thế là dòi cứ bò lúc nhúc trong lớp chăn bẩn, trong khăn trải giường, trong lớp băng buộc vết thương mà phải thay luôn, trong bột bó, ở những kẽ khó chui vào nhất cũng đều có dòi. Thương binh liền thò một cái que tre vào giữa lớp bột bó và lớp da để ngoáy đuổi những con dòi, nhưng chính vì thế lại làm bẩn thêm vết thương. Cuối cùng phải đập bột bó ấy ra, rửa sạch lại vết thương, bó một lớp bột khác và đến chiều ruồi lại đẻ trứng vào, lại hoá dòi và lại phải làm lại hết.

Ban đêm, diễn ra một cảnh kỳ lạ, đó là từng đàn dòi đáng tởm, bò ở trên tay, trên mặt, chui vào tai các thương binh nằm ngủ.

Ngay cả những thương binh mới đến, vừa bị thương buổi sáng, tạm băng bó lại, buổi chiều đến nhà thương đã thấy trong lớp băng có đến hàng chục con dòi rồi...

... Tôi cảm thấy là phút cuối cùng đã đến rồi. Cái cảnh sống khổ cực này, sống trong bùn, trong ghét bẩn, trong rác thối này không thể cứ thế mãi, không thể kéo dài được nữa.

Thương binh đã chịu đựng đến kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần rồi. Một vài người đã có dấu hiệu loạn thần kinh...".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #262 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 10:47:09 pm »


- Thiếu thốn, chết dần chết mòn vì bệnh tật và suy nhược

Sách đã dẫn, tr.332-333, Pôn Grôuyn còn viết:

"... Thiếu tá Lidenphan, chỉ huy Tiểu đoàn dù lê dương số 2 báo cho tôi biết có những tai nạn kỳ lạ đã xảy ra ở tiểu đoàn của ông ta. Trong một vụ đi tải thương nặng nhọc, có hai tên lê dương tự nhiên ngã gục xuống bùn. Mọi người chạy lại đỡ lên thì chúng đã chết ngay tại chỗ. Họ chết vì đói, chết vì kiệt sức, chúng tôi gọi đó là bệnh thuộc về tuyến nội tiết, do phải cố gắng dùng sức làm việc một cách liên tục và phi thường, nhưng thiẽu ngủ mà nhất là ở các đơn vị đóng ở các vị trí tiền tiêu và trên các mỏm đồi, luôn sát nách với quân địch.

Chả có cách gì có thể chữa được chứng bệnh ấy cả! Chịu! Một lần khác, tôi thấy khênh lại cho tôi một anh lính Việt Nam (lính nguỵ) bị thương rất nhẹ ở hai tay, do mảnh lựu đạn nhỏ lấm tấm bắn vào. Tôi lại gần xem, thấy thế, tức giận quá liền bắt hắn trở về đơn vị ngay tức khắc, vì hắn có sao đâu.

Nhưng những người khiêng cáng bảo tôi:

- Thưa thiếu tá, đã bảo nó đứng dậy đi lại thử, nhưng hắn không thể nào đứng lên được.

Tôi cúi xuống xem lại và nhìn kỹ. Da hắn sỉn và săn lại như da cụ già, giữ nguyên nếp giữa ngón tay và ngón trở. Các bắp thịt của hắn hình như không phát triển được nữa, mềm nhão ra, chích vào cũng chẳng thấy phản xạ gì. Mọi phản xạ đều mất hết, môi hắn khô và nhợt nhạt. Mắt hắn mở trừng trừng nhưng không động đậy và chẳng còn chút tinh thần nào cả, chứng thiếu máu ghê tởm đã lan đến tận óc và dẫn đến chứng mờ mắt không thể tránh khỏi.

Tôi bảo khênh hắn vào phòng chữa choáng và cố thử cho thuốc một cách thận trọng: tiêm huyết thanh dưới da, cho trợ tim rất nhẹ. Rồi tôi thử cho tiêm rất thong thả từng giọt một và rất chậm chất huyết tương có pha nôvôcain. Nhưng giọt thuốc thứ nhất vừa tiêm vào máu thì hắn tắt thở luôn.

Triệu chứng rõ rệt biểu hiện ở chỗ xương sườn hắn bỗng nhiên bất động và nhô ra dưới làn da. Có thể hắn đã bị suy nhược đến mức độ không thể chịu đựng được nữa khi tiêm cho hắn chất nước dinh dưỡng và cứu tinh ấy...".

- Cho tôi về với vợ con

Sách đã dẫn, tr.28, Lănggle viết:

"... Vì thế nên tinh thần từ binh sĩ đến sĩ quan rất sa sút...

Một sĩ quan tự tử. Một số phải đưa về Hà Nội. Đại tá Đờ Cátxtơri phải làm công việc bạc bẽo là chỉ định những người được đề cử và tôi nhớ, tôi đã nghe một viên đại uý to lớn rên rỉ: "Nhưng mà, thưa ngài đại tá, tôi muốn trông thấy vợ và các con tôi".

Những lần máy bay đi, cảnh tượng thật là não ruột. Trong đêm tối dày đặc và dưới sự đe doạ của pháo binh địch, những thương binh nặng và những người lành mạnh được chính thức chỉ định về Hà Nội tập hợp tại sân bay để lên máy bay. Mặc dầu có sự kiểm tra và chỉ có vài ba chục chỗ, nhưng bao giờ cũng có một đám đông chen chúc nhau. Và lúc máy bay bắt đầu chuyển động, giữa lúc pháo binh Việt Minh đang nổ, những người khốn nạn kia thấy hy vọng của cuộc đời và của tự do bởi sự bay đi, liền bám chặt lấy máy bay một cách tuyệt vọng, bị kéo lê đi, có khi ngất đi...".

- Như loài cua cáy

Sách đã dẫn, tr.227-228, Lănggle còn cho biết ở Điện Biên Phủ có một loài cua cáy kỳ lạ:

"... Trước mặt tôi, cách năm chục mét, bên hữu ngạn sông Nậm Rốm là cái "ổ của những sự kỳ lạ". Bờ sông tại chỗ đá nhô cao nên có thể khoét nhiều hầm như tổ ong được. Chính ở đây là chỗ ở của hàng trăm tên trốn tránh không chịu đi chiến đấu...

Chúng rúc vào trong hầm y như loại cua chui trong hang ở các bờ biển nhiệt đới, cứ thò càng ra để kiếm mái, nhưng khi có một tiếng động nhỏ lại thụt ngay vào trong. Những con "cáy" này của chúng ta, ban đêm chui ra khỏi hang để ăn cắp những thức ăn thả dù xuống đem về chất đống trong hầm. Khi nạn đói bắt đầu xuất hiện ở tập đoàn cứ điểm, chúng bèn tổ chức bán lấy lãi rất nhiều, một chợ đen về thực phẩm. Chúng còn dùng cả những giấy có in sẵn đã ăn cắp được, mạo chữ ký làm giấy, bằng khen để bán ra...".


Ở Hà Nội, các tướng Nava và Cônhi cãi nhau, đổ lỗi cho nhau để trốn tránh trách nhiệm:

Sách đã dẫn, ở nhiều trang, Giuyn Roa đã thuật lại sự hục hặc giữa hai viên tướng to nhất Đông Dương giữa lúc Điện Biên Phủ đang hấp hối:

"Nava không dùng tiếng ngu xuẩn (imbéciles) để gọi họ (Cônhi và bè lũ). Tiếng ấy theo ông ta còn nhẹ quá. Có lẽ gọi là bất tài (inaptes) thì đúng hơn. Họ đánh giá địch thường sai lầm: hoặc quá cao, hoặc quá thấp... Họ không thể nào đánh giá được tình hình chung, họ cứ ngập ngụa vào các sự kiện không ngóc đầu lên được" (tr.217).

"... Cônhi gửi tài liệu cho Nava, mặc dầu ở ngay cạnh ông ta. Để gặp nhau, chỉ cần một trong hai người đó xuống một cầu thang gác hoặc đẩy một cánh cửa thôi, nhưng cả hai đều không nói với nhau một lời nào. Họ giao thiệp với nhau qua giấy tờ và qua tham mưu trưởng. Trận thua vừa qua (sau trận ở đồi Độc Lập) không dàn hoà được họ, người nọ đổ lỗi cho người kia" (tr.219).

"Ngày 31-3, Nava lật đật ra Hà Nội hồi 1 giờ 15 phút... Đại tá Baxtiani ra sân bay đón và chuyển lời xin lỗi của cấp trên: Cônhi mệt quá phải đi nằm. Nava đến Sở Chỉ huy và nghe báo cáo trong đêm ấy...

7 giờ sáng, Nava gọi Cônhi. 8 giờ kém 15 phút Cônhi đến. Nava hỏi:

- Tình hình thế nào?

Cônhi trình bày lại tình hình như lúc nửa đêm.

Nava nói lại với tôi:

''Tôi liền nổi nóng. Tôi quát cho hắn một chầu. Nhưng về phía hắn, hắn cũng nói vào mặt tôi mọi điều mà ít lâu nay hắn thường nói người khác" (tr.248).

"Ngày 1-4, Cônhi điếng người khi nhận được thư lăng mạ của Nava đề ngày 29-3... Cônhi giận điên lên, liền để hàng giờ viết thư trả lời nhưng rồi quyết định xin gặp Nava và được Nava hẹn cho gặp ngày hôm sau" (tr.253).

"Ngày 2-4, hai tướng đụng nhau từ 16 giờ 10 phút đến 17 giờ 40 phút tại phòng làm việc của Nava, ở căn dưới toà biệt thự của Nava bên Hồ Tây...

Nava giả vờ vui vẻ:

- Chúng ta đã viết cho nhau những điều chẳng êm dịu gì. Bây giờ nên bình tĩnh mà tranh luận.

Cônhi tấn công và nói lớn tiếng. Cônhi tức tối nói với Nava rằng, ông ta không muốn làm việc dưới quyền Nava. Đề nghị Nava cách chức ông ta ngay. Cônhi nhắc lại rằng, ý muốn tiếp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ chỉ là của Tổng Chỉ huy, rằng việc dùng biện pháp cầu may đánh vào cơ sở hậu cần bao giờ cũng chỉ đưa lại thất bại. Cônhi chỉ là một kẻ thi hành và nghĩ rằng số phận GONO (Điện Biên Phủ) có lẽ chỉ đêm nay bị định đoạt, dù người ta có tăng viện cho nó hay không.

Về phần Nava cảm thấy thoải mái, vì ông ta tin chắc Cônhi đã phản ông ta từ lâu, bằng cách tố cáo những sai lầm của Nava với các nhà cầm quyền cao cấp đến thăm Bắc Bộ. Một hôm, ở Pari, trước mặt bà Đại tướng Catơru và những người bạn khác, bà Nava đã lấy ở trong ví của mình ra một bức thư đưa cho mọi người đọc, trong đó chồng bà có viết: "Cái thằng khốn nạn Cônhi ấy ngày nào nó cũng phản lại anh". Nava đem chuyện ấy kể lại cho Cônhi nghe.

Cônhi hét lên:

- Nếu ngài không phải là đại tướng bốn sao thì tôi đã tát vào mặt ngài rồi.

Nava tái mặt... Cônhi bình tĩnh lại và ra về.

Nava nói:

- Tôi muốn rằng, chỉ có ông và tôi biết chuyện này mà thôi.

Cônhi giậm gót trả lời:

- Tôi coi đó là bổn phận thứ nhất trong những bổn phận của tôi" (tr.257).

Từ lúc khởi đầu, Nava vẫn nhận mình là cha đẻ ra Điện Biên Phủ. Khi tưởng là có thể thắng được thì Cônhi tuyên bố rất kêu và chiến thắng to lớn có thể dự kiến được. Nhưng khi sắp thua, Cônhi tỏ ra là y cố tình đẩy ông Tổng Chỉ huy ngã xuống vực thẳm và tìm cách chuồn khỏi chiếc tàu đang đắm" (tr.288-289).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #263 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 10:53:38 pm »


TƯỚNG GIÁP SUÝT THẤT BẠI
TRONG TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ NHƯ THẾ NÀO
1
(Trích)

G. BOUDAREL và F. CAVIGLLIOLI

Hai mươi chín năm sau, căn cứ vào những bằng chứng và những tài liệu đã mã hoá2, nhà sử học Georges Boudarel đã dựng lại cuộc phiêu lưu phi thường của quân đội Việt Nam hôm trước cuộc đụng độ quyết định. Khi chọn địa điểm tác chiến - lòng chảo Điện Biên Phủ, Bộ Tham mưu Pháp đã không phạm một sai lầm bi thảm như lâu nay người ta đã tin vậy. Trái lại, chính là đến phút cuối cùng không nghe các cố vấn Trung Quốc mà Giáp đã có thể đánh chiếm được cái pháo đài này. Một sự bất đồng có tính chất lịch sử mà những hệ quả chính trị của nó đã mở ra tương lai của Việt Nam và đã thay đổi bộ mặt thế giới thứ ba.

Nhưng xin đừng dự đoán. Chúng ta hãy trở lại ngày 25 tháng giêng năm 1954...

Ngày 26-1-1954, 13 giờ 50 phút. Một chiếc Đakôta đậu xuống đường băng ở Điện Biên Phủ. Dưới bầu trời thấp của vùng thượng du Bắc Bộ, cái pháo đài này hay nói chính xác hơn, cái binh đoàn tiến công của vùng Tây Bắc, một danh hiệu nhỏ bé đang có một ngày hội. Một trung đội lê dương bồng súng chào các vị khách từ trên máy bay xuống. Đó là Mắc Giắckê, Bộ trưởng Bộ các quốc gia liên hiệp, có dáng như một chủ trại phong nhã, miệng ngậm tẩu, mặc bộ quần áo đi săn màu be. Đờ Giăng, Tổng cao uỷ Pháp, ở Đông Dương, đặc dân Sài Gòn, ăn mặc như để đi dạo chơi buổi chiều trên đường phố Catina. Và tiếp đó, hai nhà chiến lược của đạo quân viễn chinh Pháp, Đại tướng Nava, Tổng Chỉ huy quân đội ở Đông Dương và Cônhi, viên phó tướng khó bảo của ông ta, người chịu trách nhiệm về các cuộc hành binh ở bắc Bộ. cả hai đều chống loại gậy leo núi truyền thống lâu đời của các tướng Pháp. Họ có vẻ như hai phế binh. Nava thì nhỏ bé, có bộ mặt lo lắng bồn chồn. Người ta cảm thấy ông ta ghen tị với vẻ uy nghi của Cônhi, người to lớn với vẻ mặt bí hiểm khó dò.

Nghênh tiếp cái bộ tứ táp nham và chia rẽ ấy, có Đại lá Đờ Cátxtơri, người kỵ sĩ đã từng miệt mài trong các cuộc đua ngựa, là người chỉ huy trại. Ông ta có dáng dấp một nhà quý tộc có khả năng đem gia tài thừa kế và tiền lương của mình dốc vào một cuộc đỏ đen. Chiếc mũ calô hờ hững đội lệch bên đầu, quàng một chiếc khăn màu đỏ mà các trinh sát viên Việt Nam phát hiện qua ống nhòm từ trên đỉnh các ngọn đồi bao chặt Điện Biên Phủ; ông ta có một điệu bộ thái quá mà chỉ có thể có ở kẻ dòng dõi của nhiều thống chế. Đi bên ông ta là thiếu tá Các, người lính chiến biết đánh trong rừng như một anh bộ đội và Đại tá Pirốt, người chỉ huy pháo binh, khuôn mặt tròn trặn, cụt một tay và cái cánh tay áo rỗng nhét vào trong thắt lưng quần.

Sau những nghi lễ đón tiếp thường lệ, họ đi đến Sở Chỉ huy của Đại tá Đờ Cátxtơri, một hầm trú ẩn duy nhất được bảo vệ bằng các tấm thép. Và ở đó, Pôn Buốc, người nữ thư ký của Đại tá Đờ Cátxtơri pha cà phê; bọn lính dù thường nhặt những đầu mẩu thuốc lá dính son môi của cô ta quẳng đi. Trước những tấm bản đồ, người ta tự đặt ra một câu hỏi lớn: Tại sao Giáp đã không mở cuộc tiến công mà họ chờ đợi từ chiều hôm trước, ngày 25 tháng Giêng?

Ông ta sẽ tiến công, có thể chiều nav. Bốn vị khách không thể dừng lại nơi đây được lâu. Mạng sống của họ quá quý giá. Nhưng dù sao Mắc Giắckê cũng lợi dụng lúc ấy kéo riêng Đại tá Pirốt ra: "Chúng ta hãy còn đại bác. Hãy lợi dụng lúc bộ trưởng có mặt mà xin thêm đạn đại bác". Pirốt từ chối với sự tự mãn trước anh chàng dân sự này lại muốn tỏ ra thành thạo về pháo. Một vài tháng sau, khi thấy đại bác và súng cối hạng nặng của mình bị lâm vào tình trạng bất lực, ông ta nhớ lại sự từ chối ngạo mạn của mình và tự tử bằng lựu đạn trong hầm.

Người ta tiễn các vị khách danh tiếng này ra tận máy bay, Cônhi nói với Đờ Cátxtơri:

"Cuộc tiến công chỉ chiều nay thôi!".

Nhưng Giáp không tiến công. Tuy nhiên, những tin tức tình báo thì đều rõ ràng. Khối lượng giao dịch vô tuyến điện của kẻ thù đã tăng lên. Không quân đã phát hiện những đoàn xe đi qua trên những tuyến đường dẫn đến lòng chảo. Cái gì đã xảy ra? Người ta tưởng đã biết hết về Điện Biên Phủ, một trong những trận giao chiến đã làm thay đổi số phận thế giới.

Nhưng từ năm 1978, một thuyết mới xuất hiện, ở Hồng Kông, tờ tạp chí Trung Quốc Cheng Ming coi như phát biểu quan điểm bán chính thức của Đặng Tiểu Bình đã có lần không ngần ngại viết rằng Điện Biên Phủ là một chiến thắng của Trung Quốc và tạp chí này đã dẫn chứng tên của ba sĩ quan cấp rất cao đã trực tiếp tham gia vào trận đánh: Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh và Trần Canh.

1954: Sài Gòn. Trong khi mà Bộ Tham mưu Pháp nghĩ nát óc để tìm hiểu những nguyên nhân đã khiến tướng Giáp từ bỏ cuộc công kích trù định vào ngày 25 tháng Giêng, viên Đại uý Phơrăngđi (Ferrandi), trong một bản báo cáo về các bức điện thu được của đối phương đánh đi, đã thấy một bức điện của Ban lãnh đạo việc cung cấp cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Bức điện ấy ra lệnh chuyển các khẩu phần đặc biệt đến căn cứ Tuần Giáo vào ngày 20 tháng Giêng. Phơrăngđi biết việc đó có nghĩa là gì? Ở Tuần Giáo, căn cứ hậu phương của bộ máy tiến công vào Điện Biên Phủ, người ta nhờ những cố vấn quan trọng Liên Xô hoặc Trung Quốc, những người không thể bằng lòng với bữa cơm đạm bạc dành cho bộ đội Việt Minh. Chính là căn cứ vào tài liệu ấy, người ta đã xây dựng một giả thuyết đầu tiên. Các chuyên gia Trung Quốc, Liên Xô đã khuyên đừng tiến công sớm vào ngày 25 tháng Giêng.

Nhưng hiện nay đã có những thông tin mới, những bằng chứng mới cho phép dừng lại việc chuẩn bị chiến đấu bên phía Việt Nam: một tập hồi ký trong đó tướng Giáp đã tham gia và một cuốn lịch sử biên soạn tập thể dưới sự chỉ đạo của tướng Trần Độ. Những tác phẩm ấy không hề đề cập đến các vấn đề quan hệ của Việt Minh với Trung Quốc trong cuộc vây hãm Điện Biên Phủ. Nhưng qua những sự im lặng và ẩn ý ấy, sự thật bắt đầu xuất hiện. Đó không phải là các chuyên gia Trung Quốc đã thúc đẩy tướng Giáp lui cuộc công kích cái pháo đài này. Chính họ đã định ngày 25 tháng Giêng mở cuộc công kích và tướng Giáp trái với ý kiến của các chuyên gia Trung Quốc, đã từ bỏ cuộc công kích hấp tấp bởi vì ông đã rút ra những bài học của một thất bại mà ông đã phải gánh chịu vào tháng Chạp trước Nà Sản.

Về phía mình, Hồ Chí Minh và Giáp đã tiếp tục theo đuổi cái lợi thế của họ ở vùng Tây Bắc hơn là tung đội quân chiến đấu của mình vào vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thật vậy, họ cúng còn chưa tin chắc vào sự suy luận của mình. Rồi thì họ sợ sự phản ứng tàn bạo của Pari và nhất là sợ một cuộc can thiệp quy mô lớn của Hoa Kỳ. Họ muốn tránh một cuộc chiến tranh một trăm năm. Họ ưu tiên hao mòn dần quân Pháp, phân tán lực lượng đối phương. Việt Minh cũng hiểu rõ tầm quan trọng chính trị của Lào và tìm cách giúp đỡ du kích Pathet Lào mà những bưng biền của họ bắt đầu ăn sâu ở biên giới Bắc Bộ, trong vùng Sầm Nưa, cách Điện Biên Phủ một trăm kilomét
__________________________________________________
1. Tạp chí Le Nouvel Observateur, số ra ngày thứ sáu 8-4-1983. Thư viện Quân đội dịch tháng 5-1983.
2. Tài liệu đã được đưa vào lưu trữ chính thức.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #264 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 10:55:36 pm »


Đến cuối tháng 11-1952, Xalăng thiết lập lần đầu tiên một con “nhím” ở vùng Tây Bắc, hai mươi mốt điểm tựa xung quanh một sân bay. Đó là Nà Sản, Giáp quyết định với hai sư đoàn ưu tú của ông: Sư đoàn 308 và Sư đoàn 312, đánh chiếm lấy căn cứ này trước khi nó được tăng cường. Ông ta tiến hành công kích đêm mồng 1 tháng Chạp. Vành đai phòng thủ thứ nhất bị chọc thủng ở hai chỗ. Nhưng bị tổn thất nặng nề sau hai ngày chiến đấu, cuối cùng 308 và 312 phải rút lui. Những tử thi chồng chất trên những hàng rào dây thép gai của căn cứ. Đó là một trận thất bại. Và khi bị thua trận, trong quân đội nhân dân Việt Minh người ta tiến hành tự phê bình.

Cuốn lịch sử Sư đoàn 312 tóm tắt khá rõ đường lối tác chiến của Giáp lúc đó: "Đánh các điểm yếu trước, điểm mạnh sau. Bao vây toàn bộ, chuyển sang đánh những điểm đã lựa chọn. Trước hết công kích tuyến ngoài, mở một đột phá khẩu và chọc sâu vào tung thâm".

Nói cách khác, tràn ngập vào tung thâm sau khi đã chọc thủng tuyến ngoài ở hai điểm. Đó là ảnh hưởng của phương pháp "biển người" mà quân đội Trung Quốc dùng ở Triều Tiên. Có thể nghĩ rằng chính sau trận thất bại Nà Sản, tướng Giáp đã bắt đầu không tin các cố vấn Trung Quốc.

Một thất bại mà ông ta rút ra những bài học khác. Cơ quan quân báo của ông đã sai lầm lớn, khi báo tin Nà Sản rút bớt quân trong khi mà nó lại được tăng cường. Người ta đã đánh giá thấp hệ thống phòng thủ của Pháp và đã tiến công nó như tiến công một điểm tựa cô lập. Cuối cùng, quân đội nhân dân bị kiệt sức trong một cuộc chiến tranh tàn nhẫn ở rừng rú chống lại quân dù của Bigia đang phá rối các đường giao thông của mình ở hậu phương. Tác phẩm đã ghi lại những hồi tưởng đó và kết luận: "Kẻ thù vừa mới chọn một hệ thống phòng thủ mới mà quân ta chưa hề bao giờ gặp phải cho đến lúc đó trong các cuộc chiến đấu của chúng ta". Quân đội nhân dân rút về vùng đất thánh của họ, băng bó thương tích và xây dựng lại lực lượng của mình.

Nhưng Giáp không từ bỏ việc đánh chiếm Nà Sản. Vị giáo sư sử học có khuôn mặt vuông trở thành Tổng Tư lệnh giống như một sĩ quan nước ta (Pháp) nhưng lại không phải con nhà dòng dõi binh nghiệp, cũng chẳng hề có những ưu tiên ưu đãi khi đi chiến trận và được quân đội của mình yêu mến, một sĩ quan gần như không thể tìm thấy trong đội quân viễn chinh Pháp.

Trong khi mà Pari reo mừng chiến thắng và loan báo ầm ĩ rằng Việt Minh đã kiệt sức, tướng Giáp hiểu rằng Nà Sản cũng chỉ là một thắng lợi chiến thuật và một con "nhím" thì sau cùng thế nào cũng luôn luôn ngủ thiếp đi và cụp những cái lông nhím nhọn hoắt lại.

Từ tháng 3-1953, các nhà kỹ thuật Việt Minh đi nghiên cứu hoạ đồ một con đường kéo dài đường số 13. Con đường mới sẽ làm này dài 160km nối liền Yên Bái trên sông Hồng với con đường hàng tỉnh số 14 Cò Nòi giữa Nà Sản và Mộc Châu. Trong hai mươi ngày, người ta bắt đầu từ một con đường mòn khúc khuỷu của lừa ngựa đi đã từ lâu không còn được sủ dụng nữa kể từ sau cuộc rút lui hùng tráng của đạo quân của tướng Alếchxăngđri sang Vân Nam với các lực lượng của Quốc dân Đảng sau cuộc Nhật làm đảo chính tháng 3-1945.

Ở phía Việt Minh, chỉ có một bước giữa nghiên cứu và thực hiện. Tháng 4, một đạo quân nông dân mở đường qua một vùng núi nhấp nhô, rừng rậm bọc quanh ở đó có những dân tộc còn chưa được thực sự tham gia chiến tranh đang sinh sống.

Một con đường nông thôn, cái phần xe chạy được thì... trên nền đất nện Haniban1... qua những con đường mòn còn xấu hơn. Khi con đường được làm nói trên đã vươn tới sông Đà, ở Tạ Khoa, cách Nà Sản 30km theo đường chim bay, tướng Nava, người thay thế Xalăng... Ông ta triệt thoái "nhím" đang bị đe doạ này. Một cuộc rút lui xuất sắc. Trước hết người ta làm ra vẻ tăng cường đồn binh để đánh lừa các tay quân báo của quân thù, làm cho họ tin rằng người Pháp sắp bám lấy cái lòng chảo nhỏ này coi như để bảo vệ... đế quốc và một nước cộng hoà. Rồi thì ông ta triệt thoái đột ngột cả đội quân bằng máy bay Đakôta.

Một thất bại mới của Giáp. Ông đã để sổng mất con mồi của mình. Nava gặp thời, ông ta đã thành công trong việc rút quân khỏi Nà Sản và đã mở một cuộc đột kích chớp nhoáng vào Lạng Sơn, ở Đông Bắc, giáp biên giới Trung Quốc và đã phá huỷ được một kho quan trọng vũ khí đạn dược trước khi rút chạy trong thảm hoạ. Một cuộc rút lui được xem như một chiến thắng.

Thủ tướng Lanien hài lòng. Ông ta có thể tươi cười ra trước Quốc hội. Nava là một viên tướng táo bạo biết... và không vì tình cảm sa vào vũng lầy Đông Dương. Hơn nữa, ông ta sẽ... bỏ cả Lai Châu. Không một kỷ niệm nào ràng buộc ông ta, với xứ sở của những người Thái đen và những phép trù yểm của nó. Ông ta là một người Âu, ông đã đoạn tuyệt với chiến lược thực dân của Xalăng, một viên quan lại, một ngươi châu Á, muốn giữ lấy tất cả, xứ Thái, xứ Lào nhờ ba pháo đài bố trí theo hình tam giác: Lai Châu ở... gần biên giới Vân Nam, Nà Sản ở cách Hà Nội 50km và Điện Biên Phủ. Bởi vì chính Xalăng là người đầu tiên đã căn dặn thiết lập một đồn luỹ mới ở Điện Biên Phủ.

Thật là trái ngược! Chính Nava lại là người lặp lại ý kiến này. Ngày 24-7-1953, trước Uỷ ban Quốc phòng, cái tên Điện Biên Phủ được nêu lên. Khi Nava nói đến cái tên đó, cái tên có nghĩa là "thủ phủ lớn ở biên giới" hay còn là "Phủ của trời", ông ta không gặp... trở ngại nào. Không ai biết đúng miền nội địa ấy ở đâu. Trừ Cônhi - Molinier, một phi công, một bạn đồng hành trong những cuộc phiêu lưu của Malraus. Ông ta nói: "Hãy tưởng tượng một sân bay ở vùng Champ de Mars trong khi đó thì quân thù chiếm giữ đồi Chaillot". Một hình ảnh thật. Ông ta đã lầm. Điện Biên Phủ, mọi người sẽ biết.

... Không ai biết cái pháo đài mới ấy sẽ dùng để làm gì? Trong cuộc họp của Uỷ ban Quốc phòng, ngày 24-7, Nava đã không nhận được mệnh lệnh chính xác về vấn đề Lào. Quả vậy, ông ta phải bảo vệ xứ Lào nhưng trong khi bảo vệ nó, lại không được để cho mình bị choáng váng vì bảo vệ nó hay ít ra trong khi có vẻ bảo vệ nó. Thật là mơ hồ! Ngày 15-11-1953, Mắc Giắckê đến Sài Gòn. Ông nói với Nava: "Sự sụp đổ của Luông Prabăng sẽ kết tội việc theo đuổi chiến tranh".

Điều đó có nghĩa là gì? Hãy để cho nước Lào sụp đổ để chấm dứt cuộc chiến tranh quá tốn kém đối với chúng ta và làm cho cuộc sống của chúng ta quá khó khăn? Hay, ngược lại, "Bảo vệ xứ Lào". Nava lựa chọn giải pháp thứ hai. "Dù sao, ông ta nói, Điện Biên Phủ đối với tôi cũng không đắt hơn là Nà Sản đối với Xalăng". Thế là ván bài tiếp diễn.

Ngày 18-11, Đô đốc Cabaniê đến Sài Gòn. Ông được uỷ nhiệm nói riêng với Nava không nên mưu tính một cái gì phi lý và dù sao trong ngân quỹ cũng không còn tiền cho cuộc chiến tranh này nữa. Cũng có thể ông còn có nhiệm vụ bí mật gợi ý cho Nava ngừng tất cả để cho các nhà chính trị hoạt động. Nhưng Nava lại ở Hà Nội. Ông ta chờ đợi Cabaniê (nguyên văn: il fait poireauter Cabanier). Ông ta nợ bức thông điệp mà đô đốc mang theo. Bởi vì Chiến dịch Điện Biên Phủ đã bắt đầu. Ngày thứ sáu 20-10-1953, ba tiểu đoàn đã nhảy dù xuống Điện Biên Phủ dưới sự chỉ huy của tướng Gin. Pari không phản ứng. Người ta để mặc cho Nava hành động. Cái lòng chảo lớn nhất vùng Tây Bắc sẽ là trận thất bại lớn nhất trong những trận thất bại.
_______________________________________________________
1. Danh tướng Nga (B.T).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #265 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 11:01:09 pm »


Khi quân dù của Gin nhảy xuống Điện Biên Phủ, hoà bình đang ngự trị ở nơi thiêng liêng này; ở đó, theo truyền thuyết, dân tộc Thái ra đời từ một quả chanh. Điện Biên Phủ đó không chỉ là điểm nút giao thông chiến lược giữa Trung Quốc, Lào và Việt Nam, một pháo đài chủ chốt ở giữa vùng núi non xứ Thái. Đó là một cánh đồng phì nhiêu, có suối Nậm Ngừm chảy qua, trên đó trồng lúa, xoài, cam, chanh và cây lương thực.

Đó là một cái chợ ở đó những người Lào đến trao đổi thuôc phiện lấy lợn đen và gà vịt, có trẻ con tắm rửa, hổ lảng vảng ven rừng, trâu đầm mình trong bùn, nông thôn hối hả thu hoạch. Đó không phải là một cái đinh rệp trên tấm bản đồ của Ban Tham mưu. Đó là cuộc sống.

Quân dù của Gin chỉ gặp ít cuộc kháng cự lẻ tẻ. Ở đỗ có hai trung đoàn "chính quy" Việt. Sau một ngày chiến đấu, họ biến vào rừng. Chỉ có con đường do công binh Việt Minh mở ra hồi tháng 4 từ sông Hồng đến con đường hàng tỉnh số 41 uy hiếp cái thành luỹ mới. Lòng chảo ở đó đội quân viễn chinh Pháp đến đồn trú và tăng cường chỉ cách Cò Nòi, điểm tận cùng của đường trục chiến lược mới có 100km, Cò Nòi là nơi bây giờ có thể chạy đến những cam nhông của Việt Minh, những chiếc Môtôlôva hoàn toàn thích ứng với đường rừng núi và những chiếc GMC Mỹ mà những người cộng sản Trung Quốc thu hồi trong các kho của Tưởng Giới Thạch.

Từ mùa Thu 1953, Bộ Chỉ huy Việt Nam đã quyết định, vì những nguyên nhân mà chúng tôi đã trình bày, một lần nữa mở chiến dịch sắp tới của họ ở vùng Tây Bắc. Hồ Chí Minh và Giáp vẫn tin rằng người Pháp không thể bỏ nước Lào. Khi quân dù của Gin nhảy xuống Điện Biên Phủ, tất cả các chỉ huy đơn vị của Việt Minh đang họp trong rừng Việt Bắc, một dãy núi ở phía đông Điện Biên Phủ, một nơi nương náu của họ để tránh quân Pháp.

Khi tin tức cuộc nhảy dù đến Bộ Tham mưu Việt Minh, chưa có một quyết định dứt khoát nào được thông qua. Giáp chỉ nói: "Đó là một cuộc hành binh có lợi cho ta". Quân đội nhân dân không khinh suất trong việc tiến quân. Nhưng Sư đoàn 304 đã rời Thanh Hoá bằng con đường mới mở theo hướng Suối Rút và về Điện Biên Phủ cho đến cao nguyên Mộc Châu ở đó sư đoàn này đột ngột tiến sâu vào các con đường rừng để đi đến mai phục ở vùng Phú Thọ, cửa ngõ trung du nhằm chặn một cuộc hành binh bất ngờ của Pháp trên các đường giao thông và hậu cứ của Việt Minh. Bài học Nà Sản đã có kết quả. Người Pháp sẽ không thể phái những khinh binh đã từng mệt lử vì những mưu mẹo đánh rừng đi phá việc tiếp tế của quân đội nhân dân. Bộ Chỉ huy Pháp không hay biết gì về những việc chuẩn bị ấy. Họ hoàn toàn bị thu hút bởi những cuộc phân tranh nội bộ và sự chần chừ do dự. Người ta còn chưa biết Điện Biên Phủ sẽ chỉ đơn giản là một cái chốt trên con đường đi Luông Prabăng, một thành phố tiêu biểu với hàng nghìn ngôi chùa hay là một cơ hội để cuối cùng chạm trán với Việt Minh trong một trận chiến đấu cổ điển và "đập tan Việt Minh khi họ xuống núi. Một Nà Sản luỹ thừa 10".

Nava yên lặng. Cônhi lầu bầu vì lo ngại Nava lấy bớt các đơn vị trong quân số mà ông ta cần để giữ đồng bằng Bắc Bộ. Các phi công hét lên rằng (dire tout haut) họ không thể nào tiếp tế thường xuyên cho cái binh đoàn tiến công của vùng Tây Bắc này bởi vì họ không có đủ máy bay và các máy bay khu trục và ném bom chỉ có thể chiến đấu được trong một vài phút trên bầu trời Điện Biên Phủ ở cách xa Hà Nội những 300km. Nà Sản chỉ cách Hà Nội 190km và chính không quân đã đem lại thắng lợi. Họ nói nhau kịch liệt nhưng trong khuôn phép đẳng cấp nhà binh với những nhận xét, những báo cáo cung kính nhưng đầy những sự xảo trá (nguyên văn: Perfidies flotentines). Mỗi người đã tìm cách thoái thác trách nhiệm của mình về một thảm hoạ luôn luôn có thể xảy ra.

Đầu tháng Chạp, về phía Việt Minh, Tham mưu trưởng trận đánh sắp tới Hoàng Văn Thái và Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm1 đi Điện Biên Phủ nghiên cứu chiến trường và chuẩn bị các cuộc hành binh. Các cơ quan đầu não ở lại với Giáp ở hậu phương bận rộn quanh những tấm bản đồ mà hoạ đồ thì thường hay tính phỏng. Trong cái đống tin tức tình báo đến tay ông ta, Giáp đặc biệt chú ý đến ý kiến của một sĩ quan Pháp đang đóng ở lòng chảo: "Nếu tôi phải ở đấy, tôi sẽ chống giữ (se retrancher) ở tuyến những đồi bao bọc thung lũng về phía đông". Các sĩ quan Pháp nói quá nhiều. Chắc chắc họ quá tin rằng đội quân viễn chinh Pháp không thể bị đánh bại bởi những con người nhỏ bé, non trẻ, chân xỏ dép, mang đủ mọi thứ trên lưng, đi dọc những con đường vô tận. Phòng Nhì Pháp biết rằng quân đội nhân dân là một đội quân có thật với cam nhông và đại bác. Nhưng đội quân đó làm thế nào đưa được xe pháo lên tận Điện Biên Phủ? Không có đường sá. Người ta say sưa yên ngủ trên ý thức về ưu thế của mình. Rồi thì lại còn máy bay. Người ta quên rằng bầu trời Tây Bắc thường bị u ám; điều đó san bằng những lợi hại giữa đôi bên.

Sự tin tưởng ấy của viên sĩ quan Pháp làm cho Giáp suy nghĩ. Ngay từ ngày ấy, kế hoạch mà ông hình dung chủ tâm coi những ngọn đồi đó là điểm chủ chốt của bộ máy phòng thủ. Ông muốn đánh vào phía đông... ngày 24-1-1954.

Nhưng còn chưa đến ngày ấy. Đến giữa tháng Chạp, quyết tâm được thông qua: Điện Biên Phủ …, trung tâm chính của cuộc tiến công sắp tới. Một tuần lễ sau, ngày 22 tháng Chạp, người chỉ huy sư đoàn pháo binh nhận được lệnh đưa lên Điện Biên Phủ toàn bộ vũ khí do xe cam nhông kéo, còn 200 người đi bộ theo vì thiếu xe. Bị không quân Pháp ném bom lúc qua đò ở vùng Tuyên Quang, đội pháo cao xạ không bắn trả để khỏi lộ sự có mặt của mình.


... Bên phía quân Pháp, người ta tin rằng kẻ thù không thể tiến và pháo binh không thể yểm hộ nó mà không bị tiêu diệt. Mười hai… của cái pháo đài này sau những… và đại bác của họ có thể hủy diệt Sư đoàn Việt 316, sư đoàn duy nhất mà người ta ngờ nó có mặt ở gần lòng chảo. Đó là luận thuyết của Nava. Tuy nhiên ông này vừa nhận được một tin không hay: cả Sư đoàn 308 đã di chuyển.

“Đó chỉ là những… ông ta nói gì mà chẳng được vì ông ta là tướng năm sao. Những điều kiện… trầm trọng thêm trên sông Hồng. Các máy bay ném bom B26 và các máy bay khu trục bị bất lực. Cônhi nổi nóng. Những máy bay ấy, ông ta muốn sử dụng chúng cho vùng đồng bằng của ông ta. Giữa Nava và Cônhi, đó là chiến tranh, một cuộc chiến tranh có thể còn dữ dội hơn cuộc chiến tranh ở Điện Biên Phủ…

Giáp ở lại khá lâu ở Sở Chỉ huy trung tâm trong miền núi ở vùng Thái Nguyên, cách chiến trường tương lai hơn 500km. Đó không phải để… như đối thủ của ông, tướng… trong nghi lễ quân sự cũng như… Đó là để suy nghĩ. Chỉ đến tháng Giêng 1954, ông đích thân rời Sở Chỉ huy tối cao ở khu vực gọi là an toàn khu, gần Chợ Chu, trong vùng hậu cứ núi đá vôi ở Thái Nguyên để đi lên vùng lòng chảo nơi sẽ là đối thủ của ông. Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến tranh, ông lên đường ra trận. Ủy viên Chính trị Phạm Kiệt đi theo ông và chăm lo vấn đề an ninh của chuyến đi.

Lúc lên đường, đánh giá rằng quân đội không còn đủ sức để… các hậu cứ Việt Minh, Giáp chọn phía bắc làm mục tiêu công kích chính hướng về Điện Biên Phủ.

Một tuần sau, ông đến Sở Chỉ huy mặt trận trong hang Thẩm Púa ở ngang xóm Bung, cách Tuần Giáo 15km và cách Điện Biên Phủ 69km. Ông vượt cả con đường bằng xe Com măng ca, trừ một đêm và một ngày đi bộ tắt qua đèo Pha Đin. Suốt dọc cuộc hành trình ấy, theo cái trục mới là đường số 13, vị Tổng Chỉ huy không ngừng theo dõi nắm tình hình. Lúc đó, ông chỉ có một lo ngại: sợ quân Pháp rút mất như chúng đã rút khỏi Nà Sản một vài tháng trước đây và ở Hoà Bình đầu năm 1952.
________________________________________________
1. Nguyên văn: Uỷ viên Chính trị Lê Liêm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #266 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 11:01:28 pm »


Một đêm, khi người ta thông báo cho ông biết có những đốm lửa xuất hiện ở lòng chảo Điện Biên Phủ, ông lo lắng. Phải chăng pháo đài đang phá huỷ kho tàng của mình trước khi vội vã rút chạy? Nava nóng lòng đập tan quân Việt. Bây giờ chính Giáp lại nóng lòng đập tan quân Pháp.

Trong 24 giờ hay 36 giờ tiếp sau lúc ông ta đến Sở Chỉ huy chiến dịch, ngày 14 tháng Giêng, Giáp họp một cuộc hội nghị quan trọng gồm tất cả các cán bộ các cấp của mặt trận. Có Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng, Lê Liêm, Chủ nhiệm chính trị, những cán bộ phụ trách các ban khác nhau, các chỉ huy các quân binh chủng và các sư đoàn. Và chắc chắn có cả Vi Quốc Thanh và các chuyên gia quân sự Trung Quốc, mặc dù không thấy văn bản nào nói đến. Các hồi ức của Việt Nam giữ im lặng về điểm chủ chốt này, tuy vậy cũng kể đến sự có mặt của một hoạ sĩ Rumani và hai nhà báo, một người Italia, một người Trung Quốc. Họ đã được Giáp tiếp vào tháng Giêng hay tháng Hai.

Vi Quốc Thanh... sinh ra ở Quảng Tây, không xa Lạng Sơn, ông ta là người Choang, một dân tộc thiểu số, gần gữi với gốc người Thái ở Điện Biên Phủ. Ông ta đã vào Đảng Cộng sản Trung Quốc khoảng năm 1931 và tham gia cuộc Vạn lý trường chinh. Và đến cuối năm 1949, nhờ những hoạt động chiến đấu xuất sắc trong cuộc nội chiến năm 1948, ông ta trở thành nhân vật số một của tỉnh quê hương mình, nơi mà phần lớn viện trợ cho Chính phủ Hồ Chí Minh đã quá cảnh. Về quân sự cũng như về chính trị, chắc chắn là không có ai có đủ năng lực hơn (plus qualifié) và được đặt đúng chỗ hơn ông ta để viện trợ tại chỗ cho chính Việt Nam.

Hai cố vấn của ông ta, Diệp Kiếm Anh và Trần Canh, hình như không ở gần chiến trường nhưng mà họ phải được hỏi ý kiến... Năm 1924, Diệp Kiếm Anh là Phó Giám đốc Học viện Quân sự Hoàng Phố tỉnh Quảng Đông. Trần Canh là giáo viên nhà trường. Cả hai đã có nhiều cuộc tiếp xúc với những người cộng sản Việt Nam sau này trở thành những cán bộ của Việt Minh. Năm 1954, cả hai đều là những người phụ trách những vùng giáp giới Việt Nam: tỉnh Quảng Đông và tỉnh Vân Nam. Ý kiến của họ phải có trọng lượng trong cuộc họp ngày 14 tháng Giêng.

Đến cái ngày 14 tháng Giêng ấy, Giáp vẫn còn chưa tự mình tìm hiểu thực địa. Ngay cả viên chỉ huy pháo binh Phạm Ngọc Mậu đáng lẽ phải đến trước mà cũng chưa tới được. Trong cuộc họp ấy, người Tổng Chỉ huy trình bày một báo cáo mà người ta chỉ được biết qua những tóm tắt rất sơ sài và ... phá huỷ pháo đài với một mục đích kép: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng toàn bộ Tây Bắc và tạo điều kiện mở rộng đất đai vùng căn cứ của Pathét Lào. Hai phương pháp có thể đã được trù tính đến: "Đánh nhanh, thắng nhanh" hay là "đánh chắc, tiến chắc". Nói một cách khác, một vài ngày công kích ồ ạt để giành thắng lợi quyết định hoặc là đánh lấn dần kéo dài hàng tuần và hàng tháng. Viên chỉ huy pháo binh so sánh trận đánh với việc ăn quả cam: người ta có thể lấy dao bổ ngay quả cam rồi sau cắt ra thành từng miếng; người ta cũng có thể thư thả và bắt đầu lặng lẽ gọt quả cam. Lúc này, giải pháp đánh nhanh chiếm ưu thế. Thành luỹ này được đánh giá là còn yếu và quân đội nhân dân, như người ta đánh giá, chưa có kinh nghiệm cũng như không có phương tiện vật chất để tham gia vào một chiến dịch dài ngày. Các văn bản có nhắc qua khả năng thay đổi chiến thuật. Cứ xét theo điều xảy ra những ngày tiếp theo, hình như giả thuyết đánh nhanh đã không được xem xét thật nghiêm chỉnh trong ngày hôm ấy. Người ta đã quyết định húc. Người ta sẽ húc. Nhưng thế nào?

Kế hoạch tác chiến đã được quyết định trong cái ngày 14 tháng Giêng ấy là một sự liều lĩnh điên rồ. Người ta thọc sâu thẳng vào tung thâm căn cứ để chia cắt địch rồi đánh từ trong đánh ra tiêu diệt kẻ thù. Sư đoàn ưu tú của Vương Thừa Vũ, Sư đoàn 308, sẽ tập trung ở phía tây lòng chảo. Tạo thành trục hoạt động chính, sư này sẽ tiến đánh thẳng vào tận Sở Chỉ huy của Đờ Cátxtơri còn sơ hở về phía đó.

Sư đoàn 312, tập trung ở chân núi Tà Lạng có nhiệm vụ tiêu diệt, từng cứ điểm một, cứ điểm Gabrien (Độc Lập), An Mari (Bàn Kéo), Căng Na để thâm nhập vào khu vực sân bay ở đó sư đoàn sẽ tấn công các cao điểm 105, 203, 204, 205, 206, 207 và 309. Binh lực được chia ra làm nhiều hướng để thọc sâu vào tung thâm, chia cắt căn cứ ra làm nhiều khu vực để nhanh chóng tiêu diệt. Đó là kế hoạch đã bị thất bại ở Nà Sản nhưng là một kế hoạch lớn hơn và mạnh hơn...

Người ta đành phải chấp nhận chiến thuật đánh dập đầu rắn nghĩa là đánh dốc túi được ăn cả ngã về không như người Pháp nói nhưng quân Pháp lại quá thiếu thốn hay quá bạc nhược để thực hiện chiến thuật đó.

Muốn phát động cuộc công kích ấy, các đơn vị phải đến bố trí tại những căn cứ xuất phát phần lớn ngược lại với hướng mà các đoàn xe Việt Nam đi đến. Cuộc vận động ấy chỉ có thể thực hiện được bằng cách vượt qua thung lũng ở phía trên và cắt con đường Pavie ở phía bắc căn cứ Pháp, trong một khu vực trống trải. Và pháo binh phải đi theo cuộc vận động chung ấy. Cái không thể được bắt đầu từ đó. Nhưng không thể được trong cuộc chiến tranh này, không phải là một từ Việt Nam đó là một từ Pháp.

Để kéo pháo lên những vị trí ấy, người ta mở một con đường trong những điều kiện ứng biến khiến phải hoang mang. Ở km 69 trên đường hàng tỉnh số 41, ngang Nà Nham, pháo được cắt khỏi xe và đi vào một con đường trục không đi qua thung lũng mà qua một dãy núi ngang cao 1.550 m của núi Pu Phasông rồi xuống theo hướng con đường Pavie nối Điện Biên Phủ với Lai Châu mà họ sẽ vượt qua gần Bản... rồi lại leo lên một ngọn núi mới để đặt pháo ở Bản Nghịu từ đó họ sẽ bắn thẳng vào trại lính Pháp.

Con đường ấy, đường trục duy nhất dài 15 km không cho phép cơ động một chút nào. Trong ngày 14 tháng Giêng, lúc thông qua quyết định mở cuộc công kích, người ta vẫn chưa chuẩn bị được gì cả. Thậm chí con đường cũng chưa được cắm tiêu. Người ta sẽ mở con đường trong nháy mắt, trước mũi trại lính Pháp, cách các vị trí của Pháp bốn hay năm km, giữa rừng sâu, phải mò mẫm. Mặc dù những chuyện kể trong các tác phẩm trên ít chú ý nhấn mạnh những nhân tố tiêu cực, nó vẫn toát lên cảm giác về một sự ứng biến không thay đổi và những tính toán sai lầm. Điều đó không phải là của Giáp.

Sư đoàn 308 của Vương Thừa Vũ, đơn vị kỳ cựu nhất và nổi danh nhất trong các sư đoàn Việt, thiếu một trung đoàn nhưng được phối thuộc một tiểu đoàn công binh và năm đại đội sơn pháo, có nhiệm vụ thực hiện một kỳ công trong 24 giờ. Buổi tối ngày 14, các sĩ quan của sư đoàn... lên núi và xác định một hoạ đồ, không có dụng cụ đo đạc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #267 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 11:01:57 pm »


Sáng ngày 15, các đơn vị thẳng tiến để làm hầm cuốn đỡ đạn, đào hào giao thông và làm hầm trú ẩn trong khi những đơn vị khác tập hợp lại để kéo pháo. Chẳng hạn, hai trung đoàn của Sư đoàn 312 tập trung ở km 70 trên đường Tuần Giáo để kéo pháo trong khi trung đoàn thứ ba của cùng sư đoàn này vượt núi để đến bố trí ở chân núi ven lòng chảo ở đó trung đoàn chuẩn bị chỗ che pháo.

Năm nghìn người, chủ yếu là của Sư đoàn 308 triển khai dọc con đường vừa mới được xác định trên bản đồ để mở đường. Chưa đầy một ngày, một con đường ác mộng, một con đường không thể làm được, được mở thông và ngụy trang. Trong 24 giờ, các đơn vị ưu tú đã thực hiện mọi nhiệm vụ mà có lúc, người ta đã trù tính huy dộng bốn vạn nông dân để làm.

Ngày đầu tiên, Bộ Tư lệnh pháo binh đã cho một đại bác... và một khẩu pháo cao xạ đi thử trong khi một chiếc xe gíp chạy trên đường để hiểu thực địa và phát hiện trên đường cả một loạt những trở ngại bất ngờ. Con đường vượt qua nhiều đèo mà cái thấp nhất cũng đến sáu trăm, bảy trăm mét, không nói đến bảy sườn núi lô nhô đi hàng một cũng rất khó vượt. Các dốc núi từ ba mươi đến bốn mươi độ; ở một chỗ, sáu mươi độ! Có một nơi, con đường len lỏi giữa một bên là vách đá và một bên là vực thẳm.

Nói cho hết lẽ, con đường lại còn phải vượt qua một khu đất rộng trống trải. Ngoài những núi ở phía đông ở đó có những vạt rừng rậm, toàn bộ con đường bên kia đèo Phasông chạy khắp đồng cỏ gianh lớn, ở đó qua ống nhòm, người ta thấy rõ quân Pháp đi lại như kiến trong lòng chảo. Thậm chí nhìn thấy cả cái khăn quàng đỏ của Đờ Cátxtơri. Cả cái khoảng trống ấy chỉ có thể vượt qua vào ban đêm, tuyệt đối không được đốt đuốc hoặc để lọt ra một tí ánh sáng nào.

Người ta nhích từng milimét một. Phạm Ngọc Mậu, viên chỉ huy pháo binh bực bội càu nhàu, khi cán bộ tham mưu đến báo cáo ông ta biết rằng tốc độ tiến của khẩu lựu pháo 105 và khẩu pháo cao xạ chỉ vào khoảng 150m một giờ. Ông ta văng tục kịch liệt đuổi cổ người cán bộ đi, một cử chỉ hiếm thấy trong quân đội nhân dân, nơi mà tình đồng chí là cao nhất: "Tốc độ cái cục c...! Mày lại không thể nói đơn giản như mọi người rằng tốc độ hai trăm thước một giờ cũng hỏng bét cả sao!".

Hầu như cùng một lúc, chiếc cam nhông chạy xiêu vẹo, một bánh xe sụt sâu xuống bên vệ đường và cả khẩu pháo chao đảo đe dọa lăn xuống vực. Ngay từ đầu, người phụ trách pháo binh đã cảm thấy trước rằng cuộc di chuyển pháo này cực kỳ khó khăn gian khổ. Người người càu nhàu. "Người mệt lử mà chẳng được tích sự gì!". "Chưa từng thấy thế này bao giờ. Xe cam nhông để làm gì mà cứ sử dụng cái động cơ bắp thịt?".

Những cuộc họp được tổ chức để nâng cao tinh thần quân đội và tìm mọi cách phát huy sáng kiến cải tiến công tác cho đỡ khó nhọc. Những người lính vốn là dân đánh cá và thợ rừng trước khi nhập ngũ góp những ý kiến có lợi: chọn những dây thừng chắc bằng nguyên liệu địa phương. Họ đặt những con lăn dưới các khẩu pháo để kéo pháo di chuyển mà không cần phải nâng pháo khỏi mặt đất. Việc làm đó mọi người đỡ nhọc sức và an toàn hơn. Trong đội quân viễn chinh Pháp, không có những người đánh cá và thợ rừng như vậy. Chỉ có những lính nhà nghề nghĩa là những kẻ không có nghề ngỗng gì cả.

Trước những khó khăn không thể vượt qua được ấy, mặc dù có sự tận tụy của cả một đạo quân và những hy sinh của cả một dân tộc. Giáp cố gắng đẩy nhanh việc kéo bằng sức người những khẩu pháo khổng lồ ấy bằng cách rút ngắn chặng đường đã dự kiến. Nhưng trong ngày 25, trong khi mà cuộc tấn công được trù tính vào cuối chiều, một cuộc tranh luận nổi lên trong chi bộ cộng sản của Bộ Tham mưu Việt Nam. Cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài suốt ngày. Các tài liệu Việt Nam không nói đến sự có mặt của các cố vấn Trung Quốc nhưng những người này đã phải cố bảo vệ quan điểm của họ từng bước một. Vấn đề đặt ra là tìm hiểu xem có thể chiến thắng nếu theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" hay không, liệu có thể giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ, điều mà người ta đã thất bại ở Nà Sản hay không? Chẳng bao lâu những người chủ trương tổng công kích quy mô bị thất thế. Lúc 15 giờ, Uỷ ban Đảng quyết định thay đổi chiến thuật và chuẩn bị đánh chắc và tiến chắc. Uỷ ban Đảng, đó là Giáp.

Chính ông ra lệnh kéo pháo ra lập tức và ngừng cuộc tiến công. Quân đội thì thất vọng. Giáp hình như đã bị tổn thương. Thực ra, khi gạt bỏ ý kiến các cố vấn Trung Quốc của mình, ông đã tự đặt mình trên con đường thắng lợi. Ông sẽ có thể công hãm Điện Biên Phủ theo kế hoạch riêng của mình: bám chắc lấy những ngọn đồi phía đông như bản năng của ông và đồng thời những thông tin thu được ở kẻ thù đã báo ông.

Cái kế hoạch công kích đầu tiên ấy, hồi tháng Giêng, dựa vào phía tây lòng chảo, chọc thẳng vào tung thâm căn cứ để phá vỡ tung nó từ bên trong. Kế hoạch công kích thứ hai, kế hoạch đánh lấn dần, trước hết hướng vào trục phía đông, đối diện với những ngọn đồi nổi tiếng vì bị chiếm đi chiếm lại nhiều lần sau này. Kế hoạch đòi hỏi hơn một tháng rưỡi chuẩn bị để xây dựng hoàn toàn, dưới sự che giấu của rừng rậm, bốn đường trục mới cho phép di chuyển pháo binh bằng xe cam nhông.

Phải là một vị tướng vĩ đại mới dám thừa nhận sai lầm của mình, mới không bám khư khư lấy một luận thuyết. Trong quân đội Pháp không có một vị tướng như vậy. Ngày xưa nó cũng có một người như vậy. Tướng Côngđê (Condé) đã giải vây thành Lerida và gửi cho Mazarin bức thư cao thượng vừa nhún nhường, vừa cao cả như sau đây:

"Ngài đã hiểu tôi khá rõ để tin rằng không phải là không đau đớn và trong khi hy sinh danh dự của tôi để phục vụ đức vua, tôi đã phải có một cố gắng lớn".

Nhưng Nava, mặc dù tên tuổi lừng lẫy nước Pháp, lại không phải là Côngđê.

Phải là một nhà chính trị vĩ đại mới dám không phục tùng và làm mếch lòng người bạn đồng minh Trung Quốc hùng mạnh. Phải có sự khiêm tốn của một người chỉ huy vĩ đại mới thấy được là không thể nói rằng Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể chiếm được một khi anh không đánh được.

"Cuộc chiến đấu đã diễn ra trong mười bảy ngày và mười bảy đêm trên đồi Êlian, cứ điểm vững chắc nhất của căn cứ Điện Biên Phủ".

Người phụ nữ Việt Nam công tác ở viện Bảo tàng Điện Biên Phủ đã nói như vậy. Nhà văn Hữu Mai tham dự cuộc chiến đấu đã nhấn mạnh trong một tiểu thuyết của ông, sức mạnh của pháo đài Điện Biên Phủ không phải Điện Biên Phủ là vô nghĩa; vô nghĩa chính là sự mù quáng của những người chỉ huy nó...".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #268 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2022, 12:33:50 pm »


CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ1

CECIL B. CURREY

Cuối cùng lại đến lúc Giáp dàn quân chủ lực của mình chọi với Pháp. Năm 1951 làm như vậy có nghĩa là thảm bại ở Vĩnh Yên, ở Mạo Khê và dọc sông Đáy. Ông đã học được nhiều trong những năm sau đó và theo yêu cầu của Trường Chinh và Bộ Chính trị, thậm chí ông còn công khai thú nhận trước đây đã không xem xét đánh giá tình hình đúng. Như sau này ông viết trong cuốn sách Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân: Mọi nhận thức phát sinh từ chỗ nôn nóng và nhằm đạt thắng lợi nhanh chỉ có thể là sai lầm thô thiển... cần phải tích tụ hàng ngàn thắng lợi nhỏ để biến thành một thành công lớn. Lúc này, ông đã có nhiều thắng lợi ở phía sau. Ông đã xây dựng được sức mạnh của các đơn vị chủ lực trong quá trình đọ sức lâu dài với Pháp. Lúc này, ông phải đối mặt với một tướng Pháp đã từng hy vọng gặp ông trên chiến trường. Giáp sẵn sàng.

Tháng 2-1954, tại Béclin, ngoại trưởng nhiều nước đã nhóm họp và nhất trí sẽ tổ chức một hội nghị tại Giơnevơ vào tháng 5 để giải quyết "những vấn đề nổi bật của Viễn Đông" như vấn đề Đông Dương. Điều này có nghĩa là thương lượng và Cụ Hồ Chí Minh đã sẵn sàng. Cụ Hồ trả lời một nhà báo Thuỵ Điển: "Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam"2. Nếu vị tướng số một của Cụ sẽ đưa ra một thắng lợi quân sự lớn (một con bài lớn để mặc cả) thì thắng lợi đó phải đến sớm.

Giáp tự hào về trình độ bộ đội của mình và tin là họ có thể chịu đựng được trận đánh dàn quân với Pháp. Lúc này không còn là năm 1946 hay năm 1951. Lực lượng của ông đã sẵn sàng. Họ cư xử đúng đắn với cán bộ dân sự "để tranh thủ lòng tin yêu của họ nhằm có thể hiểu nhau thực sự". Giáp tuyên bố bộ đội của mình không tơ hào mũi kim sợi chỉ của dân. Họ không chỉ có lý luận vững chắc mà họ còn biết cách chiến đấu và trình độ chiến thuật, kỹ thuật của họ được nâng lên qua các khoá đào tạo liên tục. Ông cũng cảm thấy các sĩ quan của mình xứng đáng và công tác chính trị là "linh hồn của quân đội".

Giáp biết các sĩ quan, chiến sĩ của mình thấm nhuần tốt đường lối của Đảng. Họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự. Bằng cách điều động các đơn vị của mình vào đầu năm 1952, Giáp đã giành lại ưu thế chiến lược mà Pháp có được sau khi chiếm Hoà Bình. Cuối năm 1952, Giáp mở trận đánh qua vùng thượng du tây - bắc Bắc Bộ và thọc sang Lào. Với chiến lược này, ông đã bắt kẻ địch đánh ở nơi mà ông chọn, buộc họ củng cố các trại đồn trú biệt lập ít được bảo vệ hơn những trại ở vùng châu thổ sông Hồng. Giáp tự hào về thành tích của mình trong việc biến hậu phương của Pháp thành tiền tuyến của mình, ông nói: "bằng cách mở các cuộc tấn công mạnh liên tục đánh vào những điểm mà quân Pháp bảo vệ tương đối kém, chúng ta buộc chúng phải dàn quân ra khắp mọi nơi". Ông cũng tạo cho du kích của mình thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Cuối cùng, ông buộc quân Pháp phải lựa chọn hoặc là bảo vệ, hoặc bỏ mặc Lào và chịu thoả mãn với những căn cứ lõm ở ven biển Việt Nam và Campuchia.

Tướng Nava tuy mới đến nhưng rất chú trọng vào việc đánh bại Việt Minh ngay tại đất nước họ và không cho họ vào Lào. Tướng Pháp này cho rằng ông có thể đạt cả hai mục tiêu bằng cách thiết lập một "điểm buông neo" ở phía bắc, một trung tâm tác chiến, từ đó quân tuần tra của Pháp có thể xuất phát đi sục tìm các đơn vị của Giáp. Việc thiết lập một trung tâm như vậy ở Điện Biên Phủ sẽ đe doạ phía sườn căn cứ của Giáp ở tây - bắc Bắc Bộ, buộc ông phải dàn quân giữa vùng châu thổ và vùng núi, bảo vệ được Thượng Lào do làm cho Giáp khó vận chuyển hàng tiếp tế qua vùng đó hoặc khó cơ động các đơn vị đến đó.

Trong thực tế, Nava nghĩ một trận đánh như vậy có thể giải quyết được cuộc chiến tranh trong 18 tháng. Nava và cố vấn của ông ta ước đoán rằng đội quân viễn chinh Pháp vấp phải tình hình gay cấn vì nó quá phân tán ở hàng ngàn đồn bốt nằm rải rác trên các mặt trận để đối phó với chiến tranh du kích của Giáp, do vậy Pháp thiếu lực lượng cơ động mạnh để tìm ra các đơn vị chủ lực của Giáp. Để đạt mục đích đó, ông ra lệnh điều nhanh các đơn vị mới sang Đông Dương. Vào cuối năm 1953, Nava chỉ huy tất cả 84 tiểu đoàn trải ra trên toàn cõi Đông Dương và ông kết luận: Đã đến lúc đánh chiếm Điện Biên Phủ, một cuộc hành quân mang mật danh "Castor" (tên một trong hai anh em sinh đôi Castor và Polux trong huyền thoại Hy Lạp). Cuộc hành quân bắt đầu ngày 20-11-1953, và có vẻ rất phù hợp với khẩu hiệu của Nava là "luôn luôn giữ thế chủ động và luôn luôn tấn công".

Để kế hoạch của mình thành công, Nava phải dựa nhiều vào hai sĩ quan khác, đó là Cônhi và Đờ Cátxtơri.

Điện Biên Phủ nằm ở một bản người Thái, có 112 nóc nhà chẳng có ý nghĩa chiến lược lớn ngoài việc nằm cách biên giới Lào 13 km và có tác dụng như một mắt nối ba con đường (một con đường chạy về phía bắc sang Trung Quốc, một chạy về phía đông - bắc và con đường thứ ba chạy về phía nam vào Lào). Địa lý của vùng này khiến nó trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với Nava vì ông biết Việt Minh sẽ không thể vận chuyển pháo cỡ nhỏ đến trận địa trên những con đường rừng hẹp xuyên qua núi.

Lính dù Pháp được máy bay Mỹ đưa đến đây gồm Tiểu đoàn dù số 6, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn lê dương số 1 (viết tắt là BEP1, gồm lính Đức thuộc đội ngũ quốc xã hoặc SS cũ). Hàng ngàn lính chiến và khối lượng lớn vật chất được đổ xuống cứ điểm hoặc rơi xuống đường băng. Đơn vị đầu tiên đổ xuống là Đại đội công binh đổ bộ đường không số 13; đại đội này bắt tay vào xây dựng hệ thống phòng thủ của cứ điểm cho đến ngày 4-12-1953 thì nhường chỗ cho Đại đội 3, Tiểu đoàn công binh 31.

Trung đoàn độc lập số 148 của Việt Minh đóng trên đồi cao, theo dõi khu vực này đã lặng lẽ rút lui về báo cáo những điều họ đã quan sát được.

Cuối cùng, 10.814 quân có vũ trang thuộc binh đoàn viễn chinh Pháp ngồi chờ đợi cuộc tấn công của Việt Minh tại Điện Biên Phủ. Trong số đó chỉ có 7.000 là lính chiến, số còn lại là lính bảo đảm chiến đấu. Không ai dám tự lừa dối mình để nói rằng đó là một cố gắng hoàn toàn của "chú gà Gôloa" vì có đến 1/3 số lính ở đây là lính nguỵ thuộc quân đội quốc gia mới. Một số khác là lính Maroc, Libăng, Xiri, Sát, Goađơlúp và Mađagátxca. Đờ Cátxtơri lấy tên ba người tình mới và một số người tình cũ để đặt tên cho các trọng điểm pháo xây dựng tại các bốt phía ngoài. Ông ta bố trí các hầm kiên cố của mình thành cụm gần đường băng chính và gần bản làng: Huyghét ở phía tây, Clôđin phía nam, Êlian ở phía đông và Đôminích ở đông - bắc. Hầm chỉ huy nằm ở trung tâm.

Bốn khu vực có phòng vệ độc lập khác nằm không xa các hầm chính, Bêatơrixơ (Him Lam) nằm ở điểm cao về phía bắc chặn một con đường. Gabrien (Độc Lập) nằm ở phía bắc khoảng 3 km ngay phía đông con đường sang Trung Quốc. Cao điểm An Mari (Bản Kéo) nằm cách đường băng khoảng 2 km về phía bắc. Mỗi cao điểm trong số này được một tiểu đoàn Pháp bảo vệ. Iđaben (Hồng Cúm) nằm ở phía nam 7 km, gần đường băng. Dù đây là vị trí cuối cùng thất thủ nhưng vị trí này thật không may mắn. Bố trí ở đầu mối này là ba tiểu đoàn bộ binh (trong số 12 tiểu đoàn có mặt tại Điện Biên Phủ), một trung đội xe tăng, một khẩu đội pháo 105 ly của Mỹ. Một phần ba lực lượng Pháp bảo vệ vị trí này, nhưng do nó ở xa các vị trí khác nên sau này khi Việt Minh tấn công ở các nơi khác, Hồng Cúm không thể đóng vai trò tích cực. Nếu có mặt những quan sát viên vô tư ở đó thì ắt hẳn họ đã nhận xét rằng: các tuyến phòng thủ nằm quá sát với các quả đồi (sát đến mức không thuận lợi), bao quát rìa phía bắc của vùng lòng chảo Điện Biên.

Những cứ điểm này ở những vị trí kém thuận lợi. Các đại đội pháo ở cứ điểm Hồng Cúm không thể yểm trợ tốt cho các đồn phía ngoài của cứ điểm Độc Lập, Him Lam hoặc Bản Kéo. Các hầm công kiên của Pháp cũng không vững chắc lắm. Dây điện thoại lẽ ra phải được chôn ngầm thì lại chạy dài trên mặt đất. Các cứ điểm thiếu đường hào liên hoàn, thiếu vành đai thép gai chung và thậm chí thiếu bãi mìn.
_______________________________________________________
1. Trích dịch từ cuốn sách: Chiến thắng bằng mọi giá - Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, Nxb. Brassey's, Washington, 1997.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 168.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #269 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2022, 12:34:48 pm »


Giáp phản ứng nhanh chóng khi thấy Pháp xây dựng lực lượng tại Điện Biên Phủ. Trong một tuần lễ sau khi Pháp đưa quân đến Điện Biên Phủ, ông hạ lệnh cho bốn sư đoàn chuẩn bị tiến vào đó. Theo sĩ quan tình báo của Pháp thì lực lượng của Giáp lên tới 49.000 (con số này chỉ bằng 10% quy mô thực sự). Nava coi thường ước đoán này. Ông cho rằng: quân Việt Minh đang di chuyển đến Điện Biên Phủ vào cuối tháng 11-1953 chỉ là các bộ phận của một số sư đoàn. Ngay khi tình hình trở nên gay cấn hơn, Nava tiếp tục nhấn mạnh chỉ có không hơn một sư đoàn Việt Minh lên xuống nhiều lần.

Dự đoán của tình báo Pháp chắc chắn thiếu chính xác. Họ tính toán sai số lính địch bao quanh khu vực đó. Sĩ quan G.2, dự đoán Việt Minh chỉ có chưa đến 60 khẩu pháo (và chỉ là lựu pháo cỡ trung bình) có khả năng bắn khoảng 25.000 quả pháo.

Bécna Phôn, nhân vật chính ghi lại thảm bại Điện Biên Phủ tin rằng: sai lầm lớn nhất phát sinh từ việc Chính phủ Pháp đánh giá quá cao khả năng của họ.

Trong tháng 1-1954, khi lực lượng Việt Minh đã ổn định vị trí của mình trong khu vực này thì các toán tuần tra của Pháp vẫn cố theo dõi những điểm cao chung quanh. Họ thường chạm trán với các vị trí biệt lập của địch. Khi số quân của Giáp tăng lên, các toán tuần tra này thấy họ ngày càng có nguy cơ bị phục kích và tấn công, và cuối cùng họ chỉ giới hạn ở hành động quan sát gần.

Những người phụ trách dường như không nhận thấy họ đã phạm ba sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá quy mô lực lượng mặt đất của địch, lực lượng pháo tương quan giữa hai bên và khả năng tiếp tế. Những người nằm bên trong pháo đài Điện Biên Phủ thông báo cho Nava là có ba sở chỉ huy cấp sư đoàn của Việt Minh ở gần đó và một sở chỉ huy thứ tư ở trên đường tới cụm cứ điểm. Ý kiến phê phán của họ không phải là ý kiến đầu tiên. Ngày 11-11-1953 (bảy ngày trước khi Nava lần đầu tiên cho máy bay đổ quân xuống pháo dài), Đại tá Nicót (chỉ huy lực lượng không vận của Nava) báo cáo bằng văn bản với ông ta rằng: số máy bay họ có trong tay không thể duy trì việc vận chuyển hàng tiếp tế liên tục với khối lượng lớn đến khu vực đó. Vào ngày 25-2-1954, tướng Fay (Tham mưu trưởng không quân) sau khi đi thị sát trận địa này đã yêu cầu Nava rút khỏi pháo đài nhưng ông ta vẫn giữ thái độ ương bướng.

Giáp biết chỗ yếu nhất của Pháp là khả năng tiếp tế bổ sung cho cụm cứ điểm Điện Biên Phủ rất kém. Họ không thể vận chuyển bằng đường bộ, do đó chỉ trông cậy vào hai đường băng. Họ sẽ phải dựa hoàn toàn vào không vận. Ngay từ đầu Giáp đã nói ông có kế hoạch: "Dùng hoả lực pháo binh huỷ diệt các đường băng và pháo phòng không để đối phó với các máy bay địch”.

Giáp cảm thấy rất đau khổ vì không quyết định được vấn đề khi ông xem xét các phương án được đưa ra lúc đó, đồng thời hoạch định cho một trận đánh vào Điện Biên Phủ. Đánh hay không đánh Điện Biên Phủ? Giáp nói: "Đánh nhanh và thắng nhanh hay đánh chắc và tiến chắc?". Rồi ông chọn cách đánh bất ngờ, nhanh và không báo trước, "một trận đánh nhanh toàn diện nhằm tiêu diệt cụm cứ điểm này trong ba đêm và hai ngày. Trận đánh mở màn vào tối 25-1. Tuy nhiên, ngay sáng hôm đó vào lúc 10 giờ. Giáp đã họp Bộ Tham mưu tại Sở Chỉ huy tiền phương gần Tuần Giáo.

Trong khi chuẩn bị đánh Điện Biên Phủ, cố vấn Trung Quốc đã yêu cầu Giáp tiến hành một trận đánh nhanh, trong đó dùng chiến thuật biển người, như họ đã từng làm ở Triều Tiên để đạt được kết qua nhanh. Bộ Tham mưu của ông lo ngại về khối lượng hàng tiếp tế mà họ có vào lúc đó. Giáp nêu vấn đề với Tham mưu trưởng và các sĩ quan khác: "Liệu chúng ta có chắc thắng không? Quyết định của chúng ta phải dựa vào cân nhắc này". Giáp lo ngại rằng bộ đội của mình thiếu kinh nghiệm trong việc đánh các trại đồn trú kiên cố và có hào bao quanh. Ông nói: "Sau khi phân tích kỹ những thông tin mới nhất, tôi đi đến kết luận rằng chiến dịch thần tốc của chúng tôi có thể thành công, nhưng thắng lợi chưa chắc chắn 100%"...

Giáp hành động không do dự. Sau một đêm thức trắng để suy xét những vấn đề này, ông kết luận: nếu ném quân vào trận đánh chọi nhau với pháo, xe tăng và máy bay của Pháp mà không có chuẩn bị thêm thì quả là hành động tự sát. Ông nói: "Đột nhiên tôi hoãn chiến dịch lại. Bộ Tham mưu của tôi hoang mang, nhưng không sao. Tôi là chỉ huy và tôi yêu cầu tuyệt đối chấp hành - không thảo luận, không giải thích... chúng tôi tuyệt đối chọn cách đánh chắc và tiến vững chắc".

Bộ Chính trị đã nhanh chóng phê chuẩn quyết định của Giáp. Chiều hôm đó, sau khi được đồng minh Pathét Lào chấp nhận, ông hạ lệnh mở tấn công vào Luông Prabăng. Ông nói, trận đánh này được thiết kế như một đòn nghi binh để thu hút không lực Pháp trong lúc đó thì ông rút quân ra khỏi Điện Biên Phủ. Ông nói: "Đối với tôi, quyết định thay đổi kế hoạch của chúng tôi là một trong những quyết định có tính lịch sử và khó khăn nhất trong cuộc đời làm sĩ quan chỉ huy của tôi". Đêm đó, ông rút bộ binh và pháo binh ra khỏi các vị trí có thể bao quát nơi đóng quân của Pháp. Ông nói: "Sau đó, chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị lại" và mãi đến tháng 3, quân của ông mới chiếm lại các vị trí cũ. Giáp đã hoàn toàn thay đổi kế hoạch tiến hành trận đánh, chuyển sang một cuộc bao vây kéo dài cho đến khi bảo đảm thắng lợi. Khi trận đánh mở màn, nó bắt đầu vào 5 giờ chiều ngày 13-3 bằng một cuộc tấn công từ phía đông đánh vào cứ điểm Him Lam.

Trong khi chờ đợi, Giáp tập dượt nhiều lần cho các sĩ quan dưới quyền trên sa bàn có bố trí địa hình các vị trí của Pháp. Họ diễn tập dưới sự giám sát không mệt mỏi của Giáp. Nếu họ có sai sót, họ tự phê bình và lại tiếp tục tập luyện cho đến khi nắm chắc mọi khía cạnh của công việc và trách nhiệm của mình.

Mạng vận tải là điều rất cần và những người dân công đã cung cấp tất cả những gì ông đòi hỏi. Vào năm 1954, Việt Minh nhận được nhiều hàng hoá từ Trung Quốc và Nga tới con số 4 ngàn tấn/ngày, và riêng số lượng này cũng đã đòi hỏi một lực lượng dân công ngoài sức tưởng tượng. Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Giáp đã ra lệnh cho dân công xây dựng những con đường từ Trung Quốc chạy sang Việt Nam với khả năng chịu được xe tải và ra lệnh cho họ khai thác các đường mòn để kéo pháo, xây dựng các hoả điểm có nguỵ trang quanh Điện Biên Phủ và chuẩn bị một hệ thống hào quanh chu vi các tuyến phòng thủ của Pháp.

Khi chuẩn bị sẵn sàng vào trận đánh. Giáp đã thể hiện tài năng chuyển quân và hàng tiếp tế ở trình độ cao nhất. Ba mươi ngàn quân trên đường tới Điện Biên Phủ vượt sông Đà và những cây cầu ngầm mà máy bay không thể phát hiện được. Pháo đến vị trí phía trên Điện Biên Phủ.

Pháp sắp thua trận vì những người dân công thô sơ này. Các nhà phân tích của Pháp đã tính toán rằng: Giáp sẽ không thể bố trí pháo trên các điểm cao, và các tuyến tiếp tế của ông sẽ kiệt quệ sau bốn ngày chiến đấu. Họ đã quá sai lầm.

Một số tuyến tiếp tế của Giáp dài tới hơn 100 km với những con đường kém chất lượng và luôn bị máy bay Pháp đánh phá, nhưng theo Giáp thì mọi thứ từ công tác nuôi quân, y tế đến vận tải đều được tiến hành bất chấp hoả lực pháo và bom đạn của địch.

Bộ đội đã phải đổ nhiều mồ hôi khi nhận lệnh đào hàng trăm kilômét đường hào tuyệt vời giúp cho lực lượng của Giáp có thể triển khai và di chuyển công khai dưới làn bom napan và pháo của địch. Giáp viết: "Bộ đội của chúng tôi bạt núi phá rừng để làm đường, và kéo pháo đến những con đường tiếp cận Điện Biên Phủ. Nơi nào không thể làm đường thì bộ đội phải đổ mồ hôi và dùng cơ bắp của mình để khuân vác".

Ngay khi Giáp chuẩn bị đánh Điện Biên Phủ, ông vẫn gây áp lực đối với Pháp ở nơi khác. Ngày 10-12-1953, ông tiếp tục đánh vào Lai Châu, bộ đội của ông tiêu diệt 24 đại đội lính Pháp. Phối hợp với quân Pathét Lào, các đơn vị của Giáp tiếp tục đánh quân Pháp ở Lào. Vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, cấp dưới của Giáp tấn công Đắc Tô; cả hai vị trí trên đây đều thất thủ trước các cuộc tấn công của người Việt Nam. Giáp nhận xét quân Pháp phải điều lực lượng từ châu thổ sông Hồng để tiếp viện cho Trung Lào, sau đó phòng thủ ở Tây Nguyên, ông nói: "Cuộc tấn công của chúng tôi ở Tây Nguyên tiếp tục cho đến tháng 6-1954 và giành được thắng lợi vang dội tại An Khê là nơi chúng tôi đánh tan tác Trung đoàn cơ động số 100 mới từ Triều Tiên về và giải phóng An Khê".

Nhưng như thế chưa phải là tất cả. Giáp biết ông phải tiêu diệt tiềm năng tiếp tế đường hàng không của Pháp, ông điều quân vào châu thổ sông Hồng để họ triển khai đánh sân bay Cát Bi và Gia Lâm, phá huỷ 78 máy bay. Họ còn quét sạch một số vị trí công kiên và cắt đường 5 là tuyến tiếp tế chính của Pháp. Giáp trông chờ vào những cuộc tấn công này và chúng đã thành công. Ở miền Nam, trên một ngàn đồn bốt địch hoặc bị chiếm, hoặc bị bỏ hoang. Các chiến sĩ của Giáp còn đánh chìm tàu Pháp ở cảng Sài Gòn và các nơi khác. Dân quân du kích khai thác có hiệu quả hậu phương địch và kết hợp với hoạt động tại Điện Biên Phủ, họ đã vô hiệu hoá ách kiểm soát của Pháp. Giáp đã thông qua khẩu hiệu: "Hành động mạnh, sáng tạo, cơ động, quyết định nhanh trước tình hình mới". Bộ đội của Giáp đã vào vị trí và sẵn sàng. Họ là những người lính siêu việt trong chiến đấu chính diện đẫm máu và chiến đấu trong giao thông hào. Theo tướng Đavítsơn nhận xét: "Đối với những nhiệm vụ của họ, họ là những chiến sĩ giỏi như bất kỳ người lính nào trong chúng tôi của thế kỷ XX".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM