Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:56:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học  (Đọc 15841 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #230 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 08:48:33 pm »


3. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ tạo nên bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc, đưa chủ nghĩa xã hội vào sân sau của chủ nghĩa đế quốc, mà còn là tác nhân buộc các nhà lãnh đạo phương Tây phải điều chỉnh chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của họ. Đúng vậy, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhà chiến lược của các nước châu Âu, Mỹ đã không thể không nhìn nhận lại chiến lược và kế hoạch quân sự của mình, buộc họ phải điều chỉnh ít nhiều hoặc bổ sung những "kẽ hở" mà lâu nay họ coi nhẹ hoặc bỏ trống.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tuy khối lượng dụng cụ chiến tranh bị mất, 16.200 quân Pháp bị chết hoặc bị bắt, số đó không lớn so với một đội quân gồm 600.000 người, được trang bị đầy đủ, nhưng điều quan trọng là sự thất thủ Điện Biên Phủ đã xóa sổ ngay "những đơn vị chiến đấu khá nhất (lính dù. lê dương,...)"1 và nhất là cùng với trận đánh ở Điện Biên Phủ, hoạt động quân sự ở đồng bằng Bắc Bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng được tăng cường. Điều đó buộc Chính phú Pháp phải thay đổi kế hoạch quân sự, không dám nghĩ đến việc duy trì và bảo vệ các căn cứ của mình ở miền Bắc Việt Nam, mà chỉ kịp tính tới việc cứu đội quân còn lại ở đồng bằng Bắc Bộ. Thủ tướng Lanien vội vàng điện cho tướng Nava: "Kế hoạch hành động của ông phải xuất phát từ tình hình cơ bản hiện nay, nguyên tắc bảo toàn quân đội viễn chinh là nguyên tắc hàng đầu, chủ yếu nhất so với mọi biện pháp khác". Lo sợ Hà Nội trở thành một Điện Biên Phủ mới đối với Pháp, Lanien đã ra lệnh cho viên Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương phải xây dựng tuyến phòng thủ ở phía nam vĩ tuyến 182. Trên thực tế. sự thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ đã chôn vùi kế hoạch Nava.

Sự thất thủ Điện Biên Phủ đã dẫn đến sự khủng hoảng trong chiến lược quân sự Mỹ, một đòn gián tiếp đánh vào chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Dưới thời các Tổng thống Tơruman và Aixenhao, Mỹ đã thi hành chiến lược quân sự "trả đũa ào ạt" nhằm ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên thế giới dựa trên ưu thế về vũ khí hạt nhân. Các nhà chiến lược Mỹ chú trọng đến việc phát triển hai lực lượng không quân và hải quân cùng với các loại vũ khí hạt nhân chiến lược. Họ lơ là hơn trong việc xây dựng lục quân và các loại vũ khí thông thường. Lực lượng phản ứng nhanh sử dụng trong trường hợp "cứu hỏa" chưa được hình thành. Đối thủ tác chiến của Mỹ trong thập kỷ đầu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai chưa phải là phong trào giải phóng dân tộc mà là Liên Xô và Trung Quốc - hai nước cộng sản lớn. Đối phó với các cuộc nổi dậy của các dân tộc Á, Phi và Mỹ latinh - những đối thủ nhỏ, Mỹ xem là nhiệm vụ "nhẹ nhàng" của các đế quốc đàn em. Mỹ chỉ đứng sau viện trợ, giúp đỡ, và từng bước thay thế các nước đồng minh của mình ở khu vực này.

Thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ cũng là thất bại của Mỹ, kẻ tiếp tay cho Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Điện Biên Phủ đã làm thay đổi tất cả. Điện Biên Phủ đã làm cho Mỹ nhận thấy những lỗ hổng, những khiếm khuyết trong chiến lược toàn cầu của mình. Trong chiến lược "ngăn chặn - kiềm chế’ của Tơruman và "trả đũa ào ạt" của Aixenhao, đòn đả kích của Mỹ lại hướng vào Liên Xô và Trung Quốc nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản thì quả đấm vào chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự Mỹ lại bất ngờ được vung ra từ phía phong trào giải phóng dân tộc, từ một đối thủ nhỏ bé, mà trước hết là từ Điện Biên Phủ. Ở đây, một mặt, người ta nhận thấy vũ khí hạt nhân không phù hợp với một nơi như Điện Biên Phủ, cái cần là lực lượng phản ứng nhanh, trang bị gọn nhẹ để cứu nguy khẩn cấp thì lại chưa chuẩn bị sẵn sàng. Mặt khác, những toan tính chiến lược (ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản) của Mỹ bị đảo lộn. Điện Biên Phủ thất thủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, một nửa nước Việt Nam được giải phóng hoàn toàn, tách khỏi hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản, trở thành một bộ phận của chủ nghĩa xã hội. Như vậy, trong khi Mỹ đang ra sức "ngăn chặn" chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu thì ở châu Á một nước xã hội chủ nghĩa lại ra đời từ phong trào giải phóng dân tộc.

Do những hệ quả của sự thất thủ Điện Biên Phủ của Pháp, Mỹ đã có bài học để nhìn lại chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự của mình. Trong khi vẫn tiếp tục chạy đua vũ trang với các loại vũ khí hạng nặng, trong khi vẫn tiếp tục kìm chế Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, các nhà hoạch định chiến lược Mỹ đã phải quan tâm nhiều hơn đến lực lượng lục quân cũng như những trang bị của nó. Đồng thời, khu vực Á, Phi, Mỹ Latinh không còn là sự bỏ ngỏ, sự lơ là trong kế hoạch toàn cầu của Mỹ nữa. Phong trào giải phóng dân tộc, giờ đây, Mỹ không thể xem thường. Chiến lược, chiến thuật, lực lượng và các loại vũ khí thích hợp để đối phó với "cuộc chiến tranh nhỏ", "đối thủ nhỏ" được tăng cường xây dựng và phát triển. Chiến lược "phản ứng linh hoạt" của Kennơđi đã ra đời, thay thế cho chiến lược "trả đũa ào ạt", trong đó hạt nhân của nó là chiến tranh "chống nổi dậy". Chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, Anh và các đế quốc khác bị Điện Biên Phủ vứt vào sọt rác. Để cứu nguy, Mỹ đã đưa ra chủ nghĩa thực dân mới, trọng điểm áp dụng nó mà Mỹ lựa chọn lại chính là Việt Nam - đất nước đã có Điện Biên Phủ, đất nước đã chôn vùi chủ nghĩa thực dân cũ. Đi theo vết xe của Pháp, Mỹ cũng không tránh khỏi số phận như người bạn đồng minh của mình.

*

*            *

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những sự kiện tiêu biểu của thế kỷ XX chẳng những đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với cả nhân loại tiến bộ. Nó đã tác động, ảnh hưởng tích cực tới sự biến đổi của tiến trình lịch sử thế giới; mở đường, vạch lối, cổ vũ cho các dân tộc thuộc địa đi tới tự do, độc lập, thay đổi địa vị của mình; đưa chủ nghĩa xã hội tới các dân tộc bị áp bức; đã buộc chủ nghĩa đế quốc buộc thay đổi chiến lược của mình. Năm mươi năm đã trôi qua, nhưng giờ đây Điện Biên Phủ vẫn là "mốc vàng của lịch sử" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định vào dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1964).
____________________________________________________
1. Paris – Match, ngày 22-5-1954.
2. Xem J. Laniel: Le drame Indochinois - De Dien Bien Phu au Pari de Genève (Tấn thảm kịch Đông Dương - Từ Điện Biên Phủ đến sự đánh cược ở Giơnevơ), Nxb. Plông (Pion) - Paris, 1957, p. 106-107.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #231 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 08:52:27 pm »


MỘT SỰ KIỆN CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU1


Trung tướng, PGS. NGUYỄN ĐÌNH ƯỚC

Kỷ niệm 30 năm trận Điện Biên Phủ, nhà bình luận quân sự của tờ báo Niu Oóc Đơrin Mítđơntơn đã đánh giá: Đây là một trong 16 trận tạo ra bước ngoặt trong chiến tranh hiện đại của thế kỷ XX, có tác dụng làm thay đổi chiều hướng lịch sử chiến tranh, với ý nghĩa "trận Điện Biên Phủ báo hiệu sự kết thúc vai trò một cường quốc ở châu Á của Pháp". Năm 1983, G. Buđaren và F. Cavigiôliôli viết trên tờ Người quan sát: Điện Biên Phủ là một trong những trận giao chiến đã làm thay đổi số phận thế giới. Hai nhận xét trên bao hàm hai ý nghĩa: chiều hướng mới xuất hiện của lịch sử chiến tranh hiện đại là một nước nhỏ có thể đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc lớn; số phận của các nước nhỏ (các nước thuộc địa và phụ thuộc) đã thay đổi, các nước này đang bước vào vũ đài chính trị của thời đại, giành lấy quyền dân tộc tự quyết của mình.

Trước Điện Biên Phủ, chưa có nước nhỏ nào đánh thắng được chiến tranh xâm lược của một đế quốc lớn. Trước Điện Biên Phủ cũng chưa có nước thuộc địa nào dùng phương pháp hòa bình mà buộc được chủ nghĩa đế quốc trao trả cho độc lập thực sự.

Cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp diễn ra trong bối cảnh quốc tế còn hơn 100 nước sống dưới ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân.

Đế quốc Anh, nước có nhiều thuộc địa nhất, chiếm 33,5 triệu km2 thuộc địa, với số dân 393,5 triệu người.

Đế quốc Pháp, nước có nhiều thuộc địa thứ hai, chiếm 10,6 triệu km2, với số dân 55,5 triệu người.

Đế quốc Mỹ chiếm 0,3 triệu km2, với số dân 9,4 triệu người.

Trung Quốc, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là các nước nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong lúc Việt Nam kháng chiến, nhiều nước thuộc địa khác cũng đấu tranh để giải phóng dân tộc.

Trong khoảng thời gian 10 năm (từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai) có một số nước đã giành được độc lập như: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Mianma... ở Mỹ Latinh, năm 1944, Goatêmala giành được độc lập, nhưng đến năm 1954 Mỹ lại can thiệp lật đổ chính quyền dân tộc. Cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của các nước thuộc địa và phụ thuộc là một quá trình lâu dài, liên tục chống lại mọi thủ đoạn xâm lược của các nước đế quốc.

Từ năm 1946 đến năm 1954, đế quốc Pháp chưa chịu từ bỏ một thuộc địa nào, dù là nới lỏng một bước về hình thức cai trị.

Đế quốc Anh tuy có khôn hơn, mềm mỏng hơn, chấp nhận một vài nhượng bộ về hình thức cai trị, song vẫn dùng các thủ đoạn chia rẽ, đàn áp, lủng đoạn kinh tế, bảo hộ quân sự... để duy trì quyền lợi thực dân, và trước sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, mới chịu lùi từng bước...

Đế quốc Mỹ xảo quyệt hơn, áp dụng chủ nghĩa thực dân mới, tập trung vào đào tạo, nuôi dưỡng chính quyền và quân đội tay sai, tổ chức các cuộc đảo chính để thay đổi chính quyền bản xứ bất lực, hoặc không theo Mỹ, qua viện trợ quân sự, kinh tế để giăng lưới thực dân mới vào các thuộc địa cũ của các đế quốc khác. Trong lịch sử, chưa có tên đế quốc nào tự nhiên và tự nguyện trao trả độc lập thực sự cho một nước thuộc địa và phụ thuộc nào.

Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh đã phát triển lên một bước mới và thu được những thành tựu có ý nghĩa thời đại.

Từ năm 1954 đến năm 1964, có 17/22 nước thuộc địa của Pháp giành được độc lập. Năm 1956, Ai Cập lấy lại kênh đào Xuyê từ tay Anh, Pháp.

Đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đế quốc Anh đã phải trao trả độc lập cho một nửa trong tổng số thuộc địa của Anh ở châu Á và châu Phi. Trên thế giới đã có 60 nước giành được độc lập.

Từ năm 1954 đến năm 1960, có 11 chính phủ bù nhìn do Mỹ dựng lên ở Mỹ latinh bị lật đổ (điển hình như: Urugoay năm 1958, Braxin năm 1958, Vênêduêla năm 1958, Cuba năm 1959, En Xanvađo năm 1956... ).

Những sự kiện lịch sử đó có mối liên quan gì với Điện Biên Phủ?

- Trước hết, cuộc kháng chiến của Việt Nam có tác động trực tiếp tới hệ thống thuộc địa của Pháp tập trung nhất là ở châu Phi. Cuộc chiến đấu của Việt Nam đã làm suy yếu đế quốc Pháp. Ở đây Pháp đã dốc sức đến mức cao nhất, sử dụng các đơn vị quân viễn chinh tinh nhuệ nhất, có chín năm để thi thố các thủ đoạn xâm lược, lại được Mỹ giúp sức, đã tập trung sức mạnh quân sụ vào trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ mà vẫn hoàn thất bại. Đế quốc Pháp chẳng những phải chịu thua về quân sự mà còn nhụt ý chí dùng vũ lực để đàn áp các dân tộc thuộc địa. Chiến thắng của Việt Nam đã cổ vũ mạnh mẽ các nước thuộc địa của Pháp dùng mọi hình thức đấu tranh để giành độc lập tự do. Vì lẽ đó, đến năm 1962, trước quy mô phát triển của cuộc kháng chiến Angiêri (lúc đó tuy chưa bằng quy mô cuộc kháng chiến của Việt Nam năm 1950) mà Pháp đã phải chấp nhận thất bại.

- Về địa - chính trị, Việt Nam ở một vùng xung yếu, một cửa ngõ đường biển vào châu Á ở phía đông – nam, nên các nước lớn luôn dòm ngó, muốn có vị trí của mình, muốn ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam lan ra vùng Đông Nam Á, chúng đã cố giúp Pháp đàn áp cuộc kháng chiến, nhưng vẫn thất bại. Trước tình thế đó, các nước đế quốc khác như Anh, Hà Lan và Mỹ buộc phải điều chỉnh lại chiến lược của mình đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Các nước đế quốc muốn tránh vấp phải các cuộc chiến tranh kéo dài quy mô lớn như ở việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm nản lòng các nước đế quốc khác (như Anh, Hà Lan...) muốn dùng vũ lực để thực hiện tham vọng thực dân của chúng.

Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự chứng minh chân lý mới của thời đại: một dân tộc nhỏ có thể tạo ra một sức mạnh quân sự đánh bại chiến tranh xâm lược của một nước đế quốc lớn có quân đội nhà nghề, trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại hơn hẳn. Chân lý đó khơi dậy tiềm năng lớn lao của các nước thuộc địa, góp phần làm cho các nước nhỏ tự tin hơn vào sức mình. Điện Biên Phủ còn là một sự kiện chính trị của thời đại. Vì Việt Nam, qua cuộc kháng chiến đã là nơi kiến lập mối quan hệ kiểu mới giữa các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc với phong trào giải phóng dân tộc, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của nhân dân nước thuộc địa với nhân dân chính quốc, mối quan hệ giữa các nước thuộc địa với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Mối quan hệ đó thể hiện sự ủng hộ lẫn nhau, trên tinh thần "vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại" nhằm mục tiêu của thời đại: độc lập dân tộc, hoà bình và tiến bộ xã hội. Mục tiêu đó mang ý nghĩa quốc tế rộng lớn trong ba thập kỷ 50, 60, 70 của thế kỷ XX, có sức hấp dẫn kỳ lạ về tập hợp lực lượng, về thúc đẩy phát triển cao trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Các dân tộc đều phải tự mình đấu tranh để giành độc lập tự do, không thể có ai thay thế được; song sự xúc tác dây chuyền của ngòi nổ mạnh có sức chấn động lớn Điện Biên Phủ, sự hỗ trợ của sức mạnh thời đại, tạo ra những yếu tố về thời cơ, về nguồn tiếp sức, về sự phối hợp đấu tranh giữa các trào lưu tiến bộ, đã làm cho nhiều dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập tự do, từ sau Điện Biên Phủ, không phải trải qua nhiều hy sinh gian khổ như Việt Nam, mà đã giành được thắng lợi.

- Cuộc kháng chiến của Việt Nam kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954, trong đó các nước lớn đã phải thừa nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây chẳng những là một sự kiện chính trị, mà còn là một mốc son trong nền văn minh của nhân loại: xoá bỏ mối quan hệ bất bình đẳng giữa "mẫu quốc" và thuộc địa, xác định quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, thừa nhận một nước nhỏ có đầy đủ trí tuệ và lực lượng để thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mình, quyền bình đẳng giữa các nước. Nền vàn minh của nhân loại được kiến tạo bởi trình độ chinh phục thiên nhiên bằng khoa học kỹ thuật hiện đại, song cũng còn được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc, xoá bỏ áp bức dân tộc, xoá bỏ thời kỳ làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc. Đó là cơ sở vững chắc để phát triển nền văn hóa phong phú, đa dạng của các dân tộc, sử dụng khoa học - kỹ thuật phục vụ con người, phục vụ các dân tộc, chinh phục thiên nhiên, tránh những tai hoạ của chiến tranh, và dùng khoa học - kỹ thuật để bóc lột siêu lợi nhuận các nước chưa phát triển toàn diện.

- Những sự kiện chính trị từ sau Điện Biên Phủ như Hội nghị Băngđung ở Inđônêxia năm 1955, Hội nghị đoàn kết các dân tộc Á - Phi với sự tham gia của 34 nước ra nghị quyết chống chủ nghĩa thực dân. Năm 1960, Liên hợp quốc thông qua nghị quyết phi thực dân hoá, năm 1963, 31 nước châu Phi thành lập tổ chức thống nhất toàn châu Phi, tuyên bố quyết tâm giải phóng toàn châu Phi. Sự ra đời của lực lượng các nước Không liên kết nhằm mục tiêu số một: ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc và hòa bình thế giới... Những sự kiện đó đều có chỗ dựa vững chắc là các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô và Trung Quốc, sự phát triển của cao trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ latinh, trong đó có sự đóng góp vẻ vang của Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã giáng hai đòn đột phá có ý nghĩa quyết định vào chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

- Dân tộc Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh, nhưng càng nhân nhượng và bày tỏ thiện chí hòa bình, bọn đế quốc càng lấn tới. Trong những năm 1945-1946, đế quốc Pháp đã lấn tới áp đặt chiến tranh. Đế quốc Mỹ (từ năm 1957-1959) đã lấn tới áp đặt chiến tranh. Việt Nam không có con đường nào khác là phải cầm súng chiến đấu với tinh thần "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "Không có gì quý hdn độc lập tự do". Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng, chẳng những đánh bại được chiến tranh xâm lược, mà còn lớn lên với thời đại, trở thành một dân tộc tiên phong trong việc xóa bỏ áp bức dân tộc, góp phần khai hóa con đường xây dựng và tiếp cận nền văn minh toàn diện của nhân loại, mở ra con đường rộng lớn để đất nước Việt Nam đi tới phồn vinh.
_____________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #232 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 09:03:58 pm »


ĐIỆN BIÊN PHỦ VỚI ĐÔNG NAM Á1

TS. PHẠM ĐỨC THÀNH
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á –
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Bước vào thời kỳ cận hiện đại, do vị trí địa - chiến lược quan trọng, và sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, các nước Đông Nam Á đã trở thành nạn nhân của các cuộc xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Vì thế, từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á đã diễn ra, phát triển qua nhiều giai đoạn, với những đặc trưng khá điển hình: đã đi từ những phong trào mang tính chất dân chủ tư sản đến những phong trào song song tồn tại hai khuynh hướng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản. Kết quả là các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập bằng những con đường khác nhau.

Trong khi các nước Đông Dương tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, rồi kháng chiến trường kỳ chín năm và kết thúc bằng Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, mở đầu cho sự thất bại của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, thì các nước Đông Nam Á khác lại giành độc lập bằng các con đường, các hình thức và các mức độ khác nhau. Mỹ tuyên bố trao trả độc lập cho Philippin ngày 1-7-1946; Anh tuyên bố trao trả độc lập cho Mianma ngày 17-10-1947; Hà Lan tuyên bố trao trả độc lập cho Inđônêxia tháng 8-1949; Anh tuyên bố trao trả độc lập cho Malaixia ngày 31-8-1957...

Ngày nay, trước sự phát triển về kinh tế của một số nước Đông Nam Á, một số người đã đặt lại vấn đề lịch sử là Việt Nam có nhất thiết phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng hay không? Có cần thiết phải hy sinh sức người, sức của như vậy không? Tại sao không đi theo con đường giành độc lập của các nước Đông Nam Á khác và tại sao không đi theo con đường phát triển kinh tế - xã hội của các nước đó? Đây là vấn đề cần được làm sáng tỏ để khẳng định chân giá trị lịch sử của cách mạng Việt Nam nói chung và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nói riêng.

1. Thực ra thì Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã trở thành một trong những khâu yếu nhất của hệ thống tư bản thế giới. Khâu yếu này được quy định bởi tình hình quốc tế sau chiến tranh và bởi chính sự vùng dậy đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, của chính phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á. Thực tế lịch sử đã khẳng định, Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp, đã có ảnh hưởng lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới và góp phần quan trọng mở ra thời kỳ tan rã hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc. Chính vì thế, chủ nghĩa thực dân phương Tây đã tìm cách "buông ra để nắm lại". Họ đã tiến hành trao trả độc lập cho một số nước Đông Nam Á nhằm duy trì lợi ích lâu dài của họ trong khu vực.

Ở Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản, lần đầu tiên ra đời ở Đông Nam Á. Chủ nghĩa thực dân phương Tây không chấp nhận sự thật này. Vì vậy, họ đã hợp lực nhằm bóp chết nhà nước cách mạng non trẻ Việt Nam. Thực dân Pháp nấp sau quân Anh trở lại tái chiếm Việt Nam. Nhân dân Việt Nam buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ toàn dân, toàn diện chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Thực dân Pháp luôn coi cuộc chiến tranh Đông Dương là một ván bài có tính chất quyết định đối với nền thống trị trong hệ thống thuộc địa của họ trên thế giới. Chính vì vậy, thực dân Pháp đã dốc toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến tranh này. Đứng trước sự thất bại ngày càng không thể cứu vãn trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã đánh canh bạc cuối cùng ở quyết chiến điểm Điện Biên Phủ. Nhưng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã bị thảm bại ở Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ chẳng những là trận chiến thắng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, khẳng định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, mà chiến thắng Điện Biên Phủ còn là mốc lịch sử cho quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Thất bại tham hại của thực dân Pháp được Mỹ giúp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã cổ vũ khích lệ phong trào đấu tranh giành độc lập trên phạm vi toàn thế giới, làm cho các nước đế quốc khác phãi thay đổi chính sách cai trị các nước thuộc địa để giữ vững ảnh hưởng và lợi ích lâu dài của mình trong hệ thống thuộc địa cũ.

Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ một số nước được trao trả độc lập như Malaixia ngày 31-8-1957, Xingapo được Anh trao quyến "quốc gia tự trị” vào ngày 3-6-19592 và Anh phải công bố Hiến pháp riêng cho Brunây vào năm 19593. Trong phạm vi bán dảo Đông Dương thực dân Pháp đã trao trả độc lập cho Campuchia vào ngày 9-11-1953.

Trong lịch sử của mỗi dân tộc hoặc của cả một khu vực có nhiều vấn đề không cần thiết phải nhắc lại bởi vì chúng đã trở thành lịch sử, nhưng đôi khi để làm rõ hơn nữa một vấn đề của lịch sử mà nhiều người đang quan tâm, người ta buộc phải trở lại một số vấn đề liên quan trong lịch sử. Từ nhận thức như vậy, một câu hỏi đặt ra là tại sao thực dân Pháp đã trao trả độc lập cho Campuchia vào thời điểm 9-11-1953. Trong công trình Lịch sử Đông Nam Á, D.G.E Hall cũng đã thừa nhận chính thắng lợi của chiến trường Việt Nam, Lào từ những năm 50 của thế kỷ XX và những năm tiếp theo của thế kỷ XX đã buộc Pháp và người Mỹ phải giải quyết, xử lý vấn đề chiến trường Đông Dương như vậy. Cuối năm 1953, sau khi Thủ tướng Lanien ngỏ ý sẽ "hoàn thiện" nền độc lập của "các quốc gia liên kết", vua N. Xihanúc của Campuchia đã đàm phán một hiệp định về độc lập4.

Lịch sử Campuchia còn ghi rõ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc luôn tồn tại hai khuynh hướng: 1. Khuynh hướng cách mạng do những người cách mạng Campuchia tiến hành; 2. khuynh hướng đấu tranh đòi trao trả độc lập do Quốc vương N. Xihanúc chủ trì.
Phải thừa nhận rằng sự song song tồn tại của hai khuynh hướng đấu tranh đòi độc lập này đã có kết quả, thực dân Pháp đã phải trao trả cho nhà vua Xihanúc từng bước quyền lực của Hoàng gia. Năm 1946, với việc ký kết Hiệp định Tạm thời Moduc – Vivendi, Campuchia được tuyên bố là "nước nội trị" là một bộ phận hợp thành của Liên hiệp Pháp. Tiếp đến năm 1947, được sự thoả thuận của Pháp, Campuchia đã ban hành Hiến pháp 1947, và được tiến hành bầu cử Hạ nghị viện. Năm 1948, Tổng thống Pháp thừa nhận độc lập của Campuchia trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Năm 1949, Hiệp ước Mônivông Vanhxăng Ôriôn được ký kết, thừa nhận Campuchia độc lập trong Liên hiệp Pháp. Tuy nhiên, những cam kết, thừa nhận đó trên thực tế không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đổt nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Ngày 16-9-1963, Xingapo tự nguyện gia nhập Liên bang MaLaixia. Ngày 9-8-1965, tách ra khỏi Malaixia, ngày 22-12-1965, tuyên bố thành lập Cộng hoà Xingapo.
3. Năm 1959, Anh công bố Hiến pháp riêng cho Brunâỵ hạn chế quyền lực của Anh. Năm 1971, Chính phủ Anh công nhận trên danh nghĩa Brunây độc lập, ngày 1-1-1984, Anh trao trả độc lập hoàn toàn cho Brunây.
4. Xem thêm: D.G.E. Hall: Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.1238.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #233 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 09:04:42 pm »


Bước vào những năm 50 của thế kỷ XX, tình hình chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt giữa quân Pháp và các lực lượng cách mạng Đông Dương. Ở Campuchia, phong trào cách mạng do những người cách mạng tiến hành cũng đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. Từ năm 1950, lực lượng kháng chiến Campuchia đã trưởng thành, tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ chống thực dân Pháp. Cuối năm 1950, số hội viên Ítxarắc đã lên đến 15 vạn người. Từ năm 1951, lực lượng cách mạng ở ba nước Đông Dương trưởng thành rõ rệt với sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở từng nước như Mặt trận Khơme Ítxarắc ở Campuchia: tháng 6-1951, Đảng nhân dân cách mạng Campuchia ra đời,... Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương bước vào giai đoạn mới ngày càng phát triển mạnh1. Nguy cơ thực dân Pháp và can thiệp Mỹ thất bại ở Đông Dương đã tới gần. Đứng trước thời cơ thuận lợi ấy và không chấp nhận những gì mà thực dân Pháp đã "trao trả" cho Campuchia, Quốc vương N. Xihanúc đã quyết định thực hiện "cuộc thập tự chinh giành độc lập cho Campuchia" (Croisade pour l’ indépendence) vào tháng 6-19522. Nhà vua đã hứa với thần dân của mình rằng ông sẽ giành được thắng lợi trong ba năm.

Thực hiện cuộc thập tự chinh này, Quốc vương N. Xihanúc cùng đoàn tuỳ tùng của mình đã ra nước ngoài. Chuyến đi đầu tiên tới Pháp (2-1953), rồi từ Pháp đi Canada, Mỹ. Chính tại Mỹ, Nhà vua N. Xihanúc đã nêu lên một thực tế ở Campuchia rằng, các nước phương Tây nếu không trao trả ngay độc lập cho Campuchia thì Campuchia sẽ có nguy cơ xảy ra cuộc nổi dậy của nhân dân với sự liên kết của phong trào Việt Minh do cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, nhà vua vẫn chưa thành công. Từ Mỹ trở về Thái Lan, nhà vua lại tuyên bố chừng nào chủ quyền của Campuchia chưa được khôi phục hoàn toàn ông sẽ không trở về Campuchia. Trong thời kỳ này thắng lợi của các lực lượng cách mạng trên chiến trường Đông Dương ngày càng to lớn, sự thất bại của quân viễn chinh Pháp đã rõ ràng, một lần nữa nhà vua N. Xihanúc ra lời kêu gọi nhân dân Campuchia bắt đầu cuộc động viên "các lực lượng tích cực của dân tộc". Đầu tháng 7-1953, Quốc vương Campuchia lại kêu gọi thực dân Pháp giải quyết hoà bình xung đột sau khi nhấn mạnh rằng ông khó lòng ngăn cản được nhân dân Campuchia vùng lên chống Pháp.

Vậy là, trước sự thất bại trên chiến trường Đông Dương mà tiêu biểu là chiến trường Việt Nam và Lào trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia, trước sự đấu tranh, đòi hỏi khôn khéo của Quốc vương N. Xihanúc, để giải quyết ổn thoả tình hình Campuchia, nhằm tập trung vào chiến trường chính là Việt Nam và chuẩn bị kế hoạch lâu dài ở Campuchia, thực dân Pháp đã trao trả độc lập cho Vương quốc Campuchia vào ngày 9-11-19533.

Vào cuối năm 1953, Nava chủ trương xây dựng ưu thế quân sự và viện trợ ồ ạt của Mỹ để kiềm chế Việt Minh bằng chiến lược phòng thú cho tới khi có thể tiến công được vào năm 1955, giành thắng lợi để buộc Việt Minh phải đàm phán. Nava đã xây dựng cứ điểm quân sự ở Điện Biên Phủ. Nhưng cứ điểm "lục, không quân" đó đã bị tiêu diệt hoàn toàn vào ngày 7-5-1954. Với thắng lợi quyết định đó, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương được triệu tập họp ngày 8-5 và đã ký kết các Hiệp định đình chiến vào ngày 21-7-1954.

Ngày nay, bàn về ý nghĩa thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, năm 1954 đối với Campuchia cũng còn có một số ý kiến khác nhau trong đánh giá. Tuy nhiên, điều dễ nhận ra là Hội nghị Giơnevơ đã tạo ra cơ sở bền chặt lâu dài cho nền độc lập của các quốc gia trên bán đảo Đông Dương, trong đỏ có Campuchia, một quốc gia đã được trao trả với tên gọi là "quốc gia liên kết". Chính vì thế ngày 25-9-1955, bằng một sự bổ sung Hiến pháp, cụm từ "Campuchia một quốc gia tự trị và liên kết thuộc Liên hiệp Pháp" đã được thay thế bằng cụm từ "Campuchia một nhà nước độc lập có chủ quyền". Từ đây Campuchia đã trở thành một vương quốc lập hiến4.

Không chỉ có những nước trên bán đảo Đông Dương được thụ hưởng những thành quả to lớn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà ngay nền độc lập của Malaixia cũng đã gián tiếp được thụ hưởng.

Trong công trình của mình, tác giả Saul Rose đã nêu ra câu hỏi vì sao Malaixia nhanh chóng giành được độc lập như vậy (31-8-1957)? Ông cho rằng kinh nghiệm của Anh ở Ấn Độ, Pakixtan, Xri Lanca, Mianma, đã tạo tiền lệ khuyến khích Anh... Chỉ dùng biện pháp quân sự không đủ để loại bỏ mối đe doạ của cộng sản (trước tác động to lớn của cách mạng ở Đông Dương - T.G); người ta dự tính rằng, chủ nghĩa dân tộc Malaixia sẽ trở thành vũ khí hiệu quả hơn nếu đòi hỏi của nó được thoả mãn... cần sẵn sàng để Malaixia ở lại trong khối Liên hiệp Anh và ký một hiệp định phòng thủ cho phép Anh duy trì căn cứ quân sự, kể cả một lực lượng dự trữ chiến lược của Liên hiệp Anh tại Malaixia5.
___________________________________________________
1. Xem thêm Quang Đạm: Nhân dân Campuchia chống đế quốc Pháp. In trong sách Tìm hiểu đất nước Campuchia anh hùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, tr. 74-82.
2. Xem thêm: Lịch sử Campuchia, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1995, tr. 215-217.
3. Xem thêm Wilfred Burchett: Mekong Upstream, Red River Publishing house, 1957.
4. D.G.E. Hall: Lịch sử Đông Nam Á. Sđd, tr. 1237-1239.
5. Saul Rose: Anh và Đông Nam Á, 1962. tr. 133-134.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #234 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 09:07:49 pm »


2. Đứng trước sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ mà mở đầu là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đã tìm mọi biện pháp để chống lại phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ, chống lại thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản và cố giữ các nước dân tộc chủ nghĩa trẻ tuổi trong phạm vi thống trị kiểu mới của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ. Quốc vụ khanh D. Rusk đã tuyên bố trước Tiểu ban đối ngoại của Quốc hội Mỹ: "Viễn Đông, Việt Nam và các nước phụ cận là một trong những chiến trường quyết định trong cuộc đấu tranh nhằm duy trì trật tự thế giới lâu dài và vững chắc". Do vậy, bên cạnh các biện pháp quân sự như lập khối SEATO (tháng 9-1954), dùng áp lực quân sự, chính trị, văn hoá, Mỹ đã dùng con bài viện trợ. Chính Tổng thống Mỹ trong thông điệp gửi Quốc hội ngày 28-5-1968 đã thừa nhận: "Viện trợ là công cụ cần thiết nhằm đạt được những mục đích quốc gia của chúng ta trong đời sống quốc tế"1.

Nói riêng về Thái Lan, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Thái Lan đã được thiết lập chặt chẽ với hội nghị của các nhà ngoại giao cao cấp Mỹ ở Viễn Đông tại Băng Cốc và các chuyến thăm của các phái đoàn điều tra quân sự kinh tế Mỹ. Hai nước đã ký những hiệp định hợp tác kinh tế, kỹ thuật và hiệp định viện trợ quân sự. Năm 1951, Mỹ quyết định viện trợ quân sự cho Thái Lan theo Đạo luật an ninh tương hỗ. Năm 1954, khi Điện Biên Phủ bị bao vây và ông Đalét kêu gọi nên có "hành động thống nhất" để chống lại nguy cơ cộng sản ở Đông Nam Á thì Thái Lan hưởng ứng rất nhiệt tình. Thái Lan trở thành thành viên tích cực trong việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và hoan nghênh quyết định đặt trụ sở chính của SEATO tại Băng Cốc2. Phibun còn muốn có được những bảo đảm quân sự mạnh mẽ hơn là những điều ghi trong hiệp định và năm 1955, ông đã đề nghị SEATO đặt căn cứ tại Thái Lan3.

Trên tinh thần ấy Mỹ viện trợ rất lớn cho Thái Lan. Cho đến ngày 31-3-1955, con số viện trợ đã lên đến 64 triệu đôla. Tuy phần lớn là viện trợ quân sự nhưng một phần viện trợ được cung cấp thông qua Phái đoàn kinh tế và kỹ thuật đặc biệt ở Băng Cốc. Mỹ đã viện trợ cho Thái Lan các công trình như thủy điện, phục hồi và mở rộng đường sắt, nâng cấp hải cảng, xây dựng đường bộ, nhà máy điện và nhiều công trình khác.

Đối với một số nước Đông Nam Á khác Mỹ cũng gia tăng viện trợ, hy vọng giữ các nước trong vòng ảnh hưởng của mình, chống lại sự phát triển của cách mạng ở Đông Nam Á mà chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mở ra một thời kỳ mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới4. Chỉ trong vòng 12 năm từ năm 1956 đến năm 1967, viện trợ của Mỹ cho các nước mới giành được độc lập lên tới 35,4 tỷ đôla Mỹ, chiếm 54,3% tổng số viện trợ của Mỹ trong cùng thời gian trên. Đối với các nước Đông Nam Á, Mỹ đặc biệt quan tâm mở rộng ảnh hường của mình thay thế đế quốc khác đã suy yếu.

Bên cạnh viện trợ quân sự (chiếm 31,1% tổng số viện trợ Mỹ cho các nước trong khu vực) là viện trợ kinh tế của Mỹ. Viện trợ kinh tế của Mỹ nhằm thu lợi nhuận và hướng các nước này đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, củng cố sự lệ thuộc kinh tế của các nước này vào các cường quốc có nền công nghiệp phát triển, đặt các nước nhận viện trợ trong vòng ảnh hưởng của đế quốc Mỹ.

Tính đến ngày 30-6-1969, viện trợ kinh tế của Mỹ cho các nước Đông Nam Á được phân bố như sau: Mianma 116,8 triệu đôla, Inđônêxia 1.262,2 triệu, Malaixia 72,3 triệu, Xingapo 20,9 triệu, Thái Lan 613,9 triệu, Philippin 1.546,2 triệu, Nam Việt Nam 4.775,4 triệu, Campuchia 273,0 triệu, Lào 654,8 triệu đôla.

Trong khi các nước trên bán đảo Đông Dương, nhất là Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược vô cùng ác liệt của Mỹ thì một số nước Đông Nam Á lại thu lợi qua cuộc chiến tranh đó.

Điểm nổi bật trong "viện trợ theo các dự án" là xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội, hạ tầng cơ sở vật chất, đặc biệt là viện trợ phát triển mạng lưới giao thông như xây dựng đường sá, cầu cống, hải cảng, sân bay...

Bên cạnh viện trợ xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, phát triển nông nghiệp (8,4%) và công nghiệp (1,7%) là viện trợ xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội. Trong các tài khoá 1958-1959 đến 1969-1970 tỷ lệ dành cho hạ tầng cơ sở xã hội chiếm 19,2% toàn bộ viện trợ cho khu vực này, trong đó 6,3% cho Mianma, 11,1% cho Lào, 18,2% cho Nam Việt Nam, 18,9% cho Thái Lan, 32,9% cho Campuchia, 43,1% cho Inđônêxia và 43,4% cho Philippin. Viện trợ xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội là nhằm xây dựng và trang thiết bị các bệnh viện, trường học, công sở, đào tạo cán bộ y tế và cán bộ giáo dục địa phương...

Như vậy là với các hình thức viện trợ của Mỹ và của cơ quan phát triển quốc tế do Mỹ chi phối cho các nước Đông Nam Á đã có tác dụng khách quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á.
___________________________________________________
1. Xem thêm Chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. In trong sách Về lịch sử Đông Nam Á hiện đại, Viện Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội, 1983, tr. 248-258.
2. Chathan House Report: Phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á, Luân Đôn, 1956. tr.2 (dẫn theo D.G.E Hall: Lịch sử Đông Nam Á, Sđd, tr. 1278).
3. Russel H. Fifield: Ngoại giao ở Đông Nam Á 1945-1958, Niu Oóc, 1958. tr. 271-272.
4. Xem thêm James C. Ingram: Thay đổi kinh tế ở Thái Lan tù 1850 đến 1955, tr. 223.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #235 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 09:09:05 pm »


3. Bên cạnh viện trợ và cho vay để phát triển là đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tiêu biểu là Mỹ và Nhật vào các nước Đông Nam Á. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để buộc các nước này phải phụ thuộc vào Mỹ. Do đó các nước này ngày càng tăng thêm vốn và công nghệ để tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội

a. Đầu tư của tư bản Mỹ vào các nước ASEAN

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ đứng đầu trong đầu tư vào các nước ASEAN. Mặc dù về quy mô đầu tư của Mỹ vào một số nước Đông Nam Á so với các khu vực trên thế giới còn nhỏ, năm 1961, đầu tư của Mỹ vào các nước đó là 730 triệu đôla Mỹ, chiếm 1,4% tổng số đầu tư của Mỹ ra nước ngoài. Nhưng tốc độ đầu tư của Mỹ vào các nước ASEAN ngày càng tăng nhanh. Tốc độ tăng đầu tư trung bình hằng năm từ năm 1979 đến năm 1982 ở Xingapo Là 28,4%; Inđônêxia 19,6%, Philippin 11,3% và Thái Lan 20,2%1.

Đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào khu vực này trong những năm 1965-1970 tăng gấp hai lần so với những năm trước đó và tăng gấp 2,5 lần trong thời gian sáu năm sau. Năm 1975, tổng số đầu tư của Mỹ là 3,446 triệu đôla, chiếm 20% toàn bộ đầu tư ở nước ngoài khu vực ASEAN. Nhìn chung, tốc độ đầu tư của Mỹ vào Đông Nam Á tăng tỷ lệ thuận với cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt ở Việt Nam. Trong những năm 1960-1964 tăng 31,6%, năm 1964-1968 tăng 55,9% và trong thời gian từ năm 1970 tăng gấp ba lần; năm 1966, tổng số đầu tư trực tiếp của Mỹ vào ASEAN là 730 triệu đôla thì năm 1978 là 3.639 triệu đôla.

Ở thế kỷ XX, trong thập kỷ 60, mỗi năm bình quân tăng gần 80 triệu đôla, nửa đầu thập kỷ 70, mỗi năm bình quân tăng khoảng 200 triệu đôla, đặc biệt những năm cuối thập kỷ 70, khối lượng đầu tư tăng vọt từ 2.408 triệu đôla lên 3.446 triệu, tăng hơn 1 tỷ đôla, sang thập kỷ 80 khối lượng đầu tư Mỹ giảm đi so với thập kỷ 70.

b. Đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN

Cùng với Mỹ, Nhật là nước đầu tư lớn vào ASEAN, mặc dù tầm quan trọng của chúng có khác nhau giữa các nước trong khối ASEAN.

Trong toàn bộ đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài, các nước ASEAN chiếm 15,8% năm 1960, 13,7% năm 1970, 26,1% năm 1975, 19,7% năm 1980. Tốc độ đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN tăng nhanh. Nếu như từ năm 1951 đến năm 1970 là 490 triệu đôla Mỹ, thì năm 1976 đã tăng lên 1.044 triệu và đến năm 1989 đã tăng lên 2.573 triệu đôla. Cơ cấu đầu tư của Mỹ ở ASEAN chủ yếu vào công nghiệp khai thác, trong đó mũi nhọn là ngành khai thác và chế biến dầu; cơ cấu đầu tư trực tiếp của Nhật ở các nước Đông Nam Á là các ngành chế tạo.

Ngoài Mỹ, Nhật Bản, các nước khác như Cộng hoà Liên bang Đức, Anh, các nước châu Âu và một số nước châu Á khác cũng đầu tư vào ASEAN trên nhiều lĩnh vực kinh tế.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các nước ASEAN là một yếu tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của các nước đó. Tất nhiên, nước nào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp thì tốc độ phát triển sẽ nhanh hơn. Philíppin và Thái Lan là hai nước trong tổ chức SEATO, nhận được viện trợ của Mỹ vào loại nhiều nhất trong khu vực và đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Philíppin nhiều hơn so với Thái Lan, Philíppin đã có thời kỳ "cất cánh", nhưng do tình hình chính trị, xã hội không ổn định nên đã "hạ cánh", và ngày càng thua kém Thái Lan. Chẳng hạn, về thu nhập bình quân tính theo đầu người, năm 1955, Philíppin là 166 đôla Mỹ, Thái Lan là 82 đôla Mỹ (Philíppin gấp đôi Thái Lan), năm 1975 hai nước xấp xỉ nhau, khoảng 360 đôla Mỹ. Nhưng đến năm 1991, Philíppin là 735 đôla Mỹ, Thái Lan là 1.605 đôla Mỹ (Thái Lan gấp đôi Philíppin).

Nước Việt Nam liên tiếp bị 30 năm chiến tranh tàn phá do giới hiếu chiến Pháp và Mỹ gây ra thì sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam và các nước ASEAN ngày nay là điều không thể không hiểu được.

Nhưng cái quan trọng có ý nghĩa thời đại là cuộc chiến đấu của Việt Nam đã góp phần tạo ra một cục diện mới cho thế giới và khu vực. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, từ ngày 18 đến ngày 28-4-1955, tại Băngđung (Inđônêxia) đã diễn ra Hội nghị Á - Phi lần thứ nhất. Tại Hội nghị này có 29 nước tham dự (trong đó có Việt Nam) đã thông qua năm nguyên tắc chung sống hoà bình, chống chủ nghĩa thực dân, đẩy mạnh hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thuộc châu Á, châu Phi. Như vậy, Hội nghị Á - Phi lần thứ nhất (1955) đã đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào hoà bình, độc lập dân tộc và phát triển, góp phần quan trọng vào sự ra đời của phong trào các nước Không liên kết sáu năm sau (1961).

Điều hiển nhiên là trong những thập niên qua, một số nước ASEAN đã có những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội. Có nước đã trở thành NIC, có những nước đang tham gia câu lạc bộ các nước NIC, và ngày nay các nước Đông Nam Á đang cùng nhau thực hiện sự hợp tác, liên kết khu vực trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, an ninh và chuyên ngành, đang cùng nhau phấn đấu xây dựng cộng đồng ASEAN với ba trụ chính là kinh tế, an ninh, văn hoá - xã hội.

Tuy nhiên, điều cần phải thấy chính cách mạng Việt Nam với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mở ra thời kỳ phi thực dân hoá trên phạm vi thế giới đã tạo những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nước trong khu vực giành được độc lập từng bước từ tay của các nước thực dân đế quốc vốn đã từng thống trị họ. Trong những điều kiện "khách quan thuận lợi", các nước đó có cơ may để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện những bước đi nhanh hơn trong quá trình phát triển.

Tự hào là người mở ra trang sử hoà bình và độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam có đầy đủ bản lĩnh và niềm tin xây dụng đất nước của mình đi lên con đường ấm no, hạnh phúc.
___________________________________________________
1. Xem Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr.9.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #236 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2022, 09:28:26 pm »


TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ CỦA MỸ
1

Trung tướng NGUYỄN NGỌC VĂN
Viện trưởng Viện Chiến tược quân sự-
Bộ Quốc phòng

Các nhà chiến lược phương Tây đều thống nhất trong đánh giá về vị trí quan trọng đặc biệt của Đông Dương trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong bức thư ngày 4-4-1954 gửi cho Sócsin (Churchill), Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ Aixenhao (Eisenhower) viết: "...[Nếu] Đông Dương rơi vào tay cộng sản, tác động chủ yếu đối với thế chiến lược toàn cầu của chúng tôi và các ngài cùng với sự thay đổi trong cán cân quyền lực do nó gây ra ở khắp châu Á và Thái Bình Dương có lẽ sẽ thảm khốc..."2. Thượng nghị sĩ Xaimintơn (Symington) tuyên bố ở Cơlivơlan (Cleveland), rằng: "Nếu chúng ta mất Đông Dương thì chúng ta mất cả châu Á và chỉ còn là vấn đề thời gian để đi đến mất phần còn lại của thế giới"3. Các quan chức Mỹ nhất trí rằng, Đông Dương và đặc biệt Việt Nam là then chốt trong việc bảo vệ Đông Nam Á. Họ khẳng định rằng, nếu Đông Dương thất thủ thì các nước còn lại ở Đông Nam Á sẽ bị đe doạ. Thậm chí, "mất Đông Dương tạo ra nguy cơ gây nên một phản ứng dây chuyền có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn thể khu vực". Tổng thống Aixenhao còn khẳng định rằng: "Việc thất thủ Đông Dương sẽ dẫn đến chỗ mất toàn bộ Đông Nam Á với những hậu quả chính trị, kinh tế và chiến lược bất lợi đối với Mỹ". Tướng Đờ Lát Đờ Tátxinhi (De Lattre de Tassigny) tuyên bố: "Nếu để mất Đông Dương, thì chủ nghĩa cộng sản sẽ thẳng tiến đến tận kênh Xuyê, không thể nào ngăn chặn nổi".

Vì thế, đế quốc Pháp và Mỹ bằng mọi giá quyết chiếm giữ bằng được các nước trên bán đảo Đông Dương. Nhưng, nhân dân các dân tộc trên bán đảo này đã không chịu khuất phục, quyết đứng lên chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình, với quyết tâm "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", sẵn sàng "hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước".

Sau những thất bại liên tiếp ở Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, trước nguy cơ thất bại ở Đông Dương, được sự giúp đỡ của Mỹ, thực dân Pháp đã thực hiện một chiến lược quân sự mới - kế hoạch Nava, với hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại quyền chủ động trên chiến trường Đông Dương. Thủ tướng Pháp Giôdép Lanien tin rằng, kế hoạch Nava "cho phép hy vọng mọi điều" Trong cuộc họp báo ngày 24-3-1954, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Đalét đã khẳng định: "... không thể nào nghĩ đến giả thuyết về một sự thắng lợi của cộng sản ở Đông Dương...". Và, "kế hoạch Nava...về đại cương dự tính trong vòng hai năm sẽ đạt tới, nếu không phải là một sự thắng lợi hoàn toàn, thì ít nhất cũng là những kết quả quyết định về quân sự trong chiến dịch tiếp theo..." 4. Nhưng, kế hoạch Nava đã sớm gặp phải bế tắc. Pháp và Mỹ tìm lối thoát trong "ván bài thứ hai”, đó chính là Điện Biên Phủ - nơi mà Nava hy vọng sẽ trở thành điểm quyết chiến chiến lược tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân Việt Nam. Song, đó lại là nơi chôn vùi dã tâm xâm lược của đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động sâu sắc đến chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự của đế quốc Mỹ. "Nó đẩy các nước phương Tây vào một tình thế hoàn toàn bất lợi"5. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam, các nhà chiến lược của các nước đế quốc, trước hết là Mỹ, buộc phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự của họ.

Trước những năm 40 của thế kỷ XX, Mỹ đã chú ý đến Đông Dương và vai trò của Pháp ở đây. Mỹ phản đối việc trao trả Đông Dương cho Pháp. Khi Nhật chiếm đóng Đông Dương, Mỹ đã nhận ra rằng, nơi đây là một nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu quan trọng, là tiền đồn chiến lược giám sát những con đường biển quan trọng của Nam Á. Những năm 1941 - 1945, Mỹ muốn giành vị trí ở Đông Dương, đòi Pháp mở rộng quyền hạn cho các quốc gia ở Đông Dương. Tổng thống Rudơven phản đối chính sách thực dân kiểu cũ của Pháp, chủ trương đặt Đông Dương dưới quyền uỷ trị quốc tế để thực hiện "độc lập" trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, thay thế chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, ta giành thắng lợi lớn trong Chiến dịch Biên giới năm 1950. Đứng trước khả năng Pháp có thể thất bại, nên vào đầu năm 1950, Mỹ quyết định hỗ trợ cho Pháp ở Đông Dương, bước đầu trực tiếp dính líu vào Việt Nam. Trong hội nghị các thống đốc bang nước Mỹ ở Xiéttơn (4-8-1953), Tổng thống Mỹ Aixenhao tuyên bố rằng: "Nước Mỹ bỏ phiếu thông qua món tiền 400 triệu đôla để giúp đỡ cuộc chiến tranh này, chúng ta không bỏ phiếu cho một chương trình không có giá trị gì. Chúng ta bỏ phiếu cho con đường ngăn chặn các sự kiện có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nước Mỹ"6. Sau khi chính quyền Quốc dân Đảng sụp đổ, các chiến lược gia Mỹ kết luận rằng, Đông Nam Á có tầm quan trọng sinh tử đối với an ninh của Mỹ: "Nếu để cho chủ nghĩa cộng sản chinh phục khu vực này thì chúng ta sẽ phải chịu một thảm bại chính trị to lớn mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên khắp thế giới". Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng sợ rằng, việc để mất Đông Nam Á sẽ làm mất địa vị chiến lược của Mỹ ở Viễn Đông. Do vậy, Mỹ đã nhanh chóng hành động để bảo vệ khu vực mà họ cho là "một bộ phận sinh tử" thuộc "đại vòng cung" kiềm chế, trải dài từ Nhật Bản đến Ấn Độ.

Đông Dương được xem là quan trọng vì có nhiều nguyên liệu và các căn cứ hải quân. Các nhà chiến lược Mỹ còn cho rằng, khu vực này có tầm quan trọng lớn hơn nhiều xét về tác động có thể xảy ra đối với các khu vực khác nếu Đông Dương thất thủ. Những đánh giá chiến lược đó đã dẫn đến quyết định Mỹ cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ngày 22-3-1954, Tổng thống Aixenhao chỉ thị cho Rátpho - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân - phải giải quyết cấp tốc các yêu cầu của Nava bằng cách ưu tiên cho tất cả cái gì có thể góp phần vào kết quả của trận đánh đang tiến hành.

Mặc dầu đế quốc Pháp và bè lũ hiếu chiến Mỹ phản ứng điên cuồng, nhưng các kế hoạch Diều hâu và kế hoạch "Hành động chung" của chúng vẫn không cứu vãn nổi sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ không những làm thất bại kế hoạch quân sự của Pháp, mà còn là một đòn giáng vào đế quốc Mỹ, góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng trong chiến lược quân sự của Mỹ, một đòn gián tiếp đánh vào chiến lược toàn cầu của Mỹ.
____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Dẫn theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr. 356.
3. Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Sđd, tr. 18.
4. Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Sđd, tr. 19, 34.
5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr.410.
6. Xem Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Sđd, tr.126.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #237 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2022, 09:29:21 pm »


Dưới thời Tổng thống Tơruman và Aixenhao, Mỹ đã thực hiện chiến lược quân sự "ngăn chặn - kiềm chế" và "trả đũa ồ ạt" nhằm "ngăn chặn, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên thế giới" dựa trên ưu thế về vũ khí hạt nhân. Mỹ chú trọng phát triển bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược: tên lửa vượt đại châu, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược. Mỹ xác định đối tượng chiến lược từ giữa những năm 40 đến giữa những năm 50 là hai nước cộng sản lớn - Liên Xô và Trung Quốc. Còn việc đối phó với phong trào giải phóng dân tộc là nhiệm vụ của các đế quốc đồng minh khác. Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, đứng đằng sau giúp các nước đế quốc khác bằng viện trợ và từng bước thay thế dần các đồng minh của mình ở khu vực này.

Điện Biên Phủ đã làm cho Mỹ nhận thấy những lỗ hổng trong chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của họ. Trong khi chiến lược "ngăn chặn - kiềm chế" của Tơruman và chiến lược "trả đũa ồ ạt" của Aixenhao, đòn đả kích của Mỹ hướng vào Liên Xô và Trung Quốc nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, ngăn không cho "làn thuỷ triều đỏ của chủ nghĩa cộng sản" lan tràn ra phần còn lại của thế giới, thì "quả đấm" mạnh giáng vào chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của Mỹ lại bất ngờ từ phía phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, mà trước hết là từ Điện Biên Phủ! Vũ khí hạt nhân không phù hợp với một chiến trường như Điện Biên Phủ. Trong khi cái cần thiết là "lực lượng phản ứng nhanh để cứu nguy khẩn cấp thì lại chưa được chuẩn bị sẵn sàng". Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) đã làm cho những tính toán chiến lược của Mỹ bị đảo lộn hoàn toàn. Mỹ đã không thể ngăn được chủ nghĩa cộng sản thắng lợi ở Đông Dương. Trong khi Mỹ đang ra sức ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, thì ở châu Á, một nhà nước mới - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội ra đời từ phong trào giải phóng dân tộc. Điện Biên Phủ đã thực sự là một đòn sấm sét giáng vào bọn đế quốc thực dân. Trong cuốn Đông Dương hấp hối, Hăngri Nava đã cay đắng thừa nhận rằng, sự thất thủ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ "đã gây ra một sự choáng váng sâu sắc không có lợi cho chúng ta"! Ký giả Pháp - Giuyn Roa, tác giả cuốn Trận Điện Biên Phủ, đã viết: "Điện Biên Phủ thất thủ gây ra một sự kinh hoàng ghê gớm. Đó là một trong những thất bại của phương Tây, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hoà. Tiếng sấm của sự kiện vẫn còn âm vang”1. Tiếng sấm Điện Biên Phủ đã làm rung động Nhà Trắng, đó là một đòn hiểm hóc và bất ngờ giáng vào chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ. Thất bại của Mỹ ở Triều Tiên cùng với thất bại của Pháp và Mỹ ở Đông Dương, ở Điện Biên Phủ đã đẩy chiến lược quân sự toàn cầu "ngăn chặn'' của Mỹ ở châu Á vào thế lúng túng, buộc giới cầm quyền Mỹ phải xem xét lại để tìm ra một sự chuyển hướng chiến lược mới. Đây cũng chính là thời kỳ chiến lược quân sự toàn cầu "ngăn chặn" của Mỹ bị phá sản.

Năm 1953, Aixenhao - Níchxơn lên cầm quyền. Sau khi đánh giá lại tình hình và tương quan so sánh lực lượng trên thế giới, đã đề ra "chủ nghĩa Aixenhao" thay cho "học thuyết Tơruman" và đưa ra chiến lược quân sự toàn cầu mới - chiến lược "trả đũa ồ ạt", thay cho chiến lược "ngăn chặn". Trong những năm 50 của thế kỷ XX, chiến lược quân sự toàn cầu "trả đũa ồ ạt" của Aixenhao đang được triển khai trên phạm vi toàn cầu, thì Mỹ vấp phải thử thách nghiêm trọng tại Việt Nam. Giới quân sự Mỹ đã vạch kế hoạch Diều hâu, trong đó sẽ sử dụng sức mạnh của không quân và hải quân, thậm chí còn có ý định sử dụng bom nguyên tử chiến thuật để cứu quân Pháp bị vây hãm ở Điện Biên Phủ. Để có thể can thiệp thành công ở Điện Biên Phủ, ngoài việc đổ vào đây một khối lượng lớn vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh, Mỹ còn phải tung vào đây một lực lượng lớn binh lực. Đó là điều mà Mỹ không dễ thực hiện trong thời gian này. Mỹ phải tính đến việc Trung Quốc sẽ tăng cường tham gia vào chiến tranh Đông Dương nếu Mỹ đưa lực lượng lớn lính Mỹ vào đây. Mặt khác, mối lo lúc ấy của Mỹ là, khả năng vũ khí hạt nhân của Liên Xô đang ngày càng phát triển. Chiến lược "trả đũa ồ ạt" của Mỹ đã tỏ ra bất lực trước ngày tận số của Pháp ở Điện Biên Phủ. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó là G. Đalét đã phải thú nhận rằng, chiến lược "trả đũa ồ ạt" là một chiến lược không hiện thực.

Từ thất bại của Pháp và sự can thiệp của Mỹ ở Điện Biên Phủ và tác động của nó, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuồn cuộn dâng cao trên thế giới sau Điện Biên Phủ, đặc biệt là ở Đông Dương và Đông Nam Á, giới hoạch định chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của Mỹ thấy cần phải điều chỉnh và khắc phục những điểm còn khiếm khuyết trong chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của họ. Nếu như trước đây Mỹ chỉ chú trọng phát triển bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược và quan tâm đến hai quân chủng hải quân và không quân, thì giờ đây, một mặt, Mỹ vẫn phải tiếp tục đổ tiền của vào việc phát triển vũ khí hạt nhân, hướng đòn tiến công vào Liên Xô và Trung Quốc; mặt khác, Mỹ phải quan tâm phát triển lực lượng lục quân cùng những vũ khí, trang bị của lực lượng này. Mỹ phải quan tâm hơn đến việc nghiên cứu chiến lược, lý luận và thực tiễn nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật, tổ chức xây dựng lực lượng, phát triển các loại vũ khí thông thường thích hợp để đối phó thắng lợi với các "đối thủ nhỏ", với các cuộc ''chiến tranh nhỏ". Đường lối chính trị "chặn đứng chủ nghĩa cộng sản" của Aixenhao cùng với chiến lược quân sự toàn cầu "trả đũa ồ ạt" của ông ta đã bị Điện Biên Phủ đẩy vào "Viện bảo tàng đồ cổ"! Điện Biên Phủ đã dạy cho giới hoạch định chiến lược Mỹ một bài học. Đó là, mối nguy cơ đe doạ trực tiếp trước mắt đến sự sống còn, danh dự và lợi ích của Mỹ chưa phải Liên Xô, Trung Quốc, chiến tranh hạt nhân; mà là chiến tranh giải phóng dân tộc, Mỹ gọi là "chiến tranh nổi dậy". Sau khi đắc cử, một mặt Giôn Kennơđi ra lệnh ồ ạt xây dựng lực lượng hạt nhân và tên lửa tầm xa để tạo nên một khả năng ngăn đe thực sự đối với sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Mặt khác, vị tân tổng thống này cũng ra lệnh phát triển và hiện đại hoá các lực lượng quân sự Mỹ để có thể phản ứng linh hoạt trước nhiều loại hình và mức độ tấn công mà Kennơđi và các cố vấn của ông ta biết chắc rằng "các nước đang trỗi dậy" sẽ là trận địa chính, trong đó lực lượng quân sự Mỹ sẽ đọ sức với các lực lượng vũ trang của các nước trong phong trào giải phóng dân tộc. Chính quyền Mỹ đã chú ý nhiều đến việc phát triển khả năng phản ứng có hiệu quả với chiến tranh du kích. Chiến lược quân sự toàn cầu mới ra đời, mang tên "phản ứng linh hoạt" của học thuyết Kennơđi. Nó có nhiệm vụ "dập tắt các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc", đối phó với các loại hình và mức độ tiến công của đối phương.

Sau khi Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ, Mỹ nhanh chóng nhảy vào Đông Dương, hất cẳng Pháp giành lấy địa vị trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh ở Đông Dương, trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh chống nhân dân Việt Nam, nhằm "ngăn chặn làn thuỷ triều đỏ của chủ nghĩa cộng sản’’ lan tràn xuống Đông Nam Á, như Giôn Kennơđi đã tuyên bố. Các nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ đã khẳng định rằng, đế quốc Mỹ đã dùng Việt Nam làm nơi thí nghiệm điển hình cho học thuyết về chiến tranh chống nổi dậy. Đó là sự lựa chọn có căn cứ. Khi vào cầm quyền ở Nhà Trắng, Tổng thống Kennơđi đã tuyên bố: Bây giờ đây, chúng ta có một vấn đề là phải làm cho thiên hạ tin vào sức mạnh của chúng ta, mà Việt Nam chính là nơi để thực hiện điều đó. Cũng như hai bậc tiền nhiệm - Tơruman và Aixenhao, Kennơđi và các cộng sự thân cận của ông ta đánh giá Việt Nam có tầm quan trọng sinh tử đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ. Chính phủ của ông ta đã đặt thành nguyên tắc là: không thể tha thứ cho một sự tiến triển mới nào của cộng sản ở Đông Nam Á, Đông Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, bởi tầm quan trọng chiến lược của khu vực này. Kennơđi đã rất quan tâm đến Việt Nam, nơi mà ông ta gọi "viên đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á" Trong con mắt của Kennơđi và các cố vấn cộng sự của ông ta, Việt Nam sẽ trở thành nơi thử nghiệm chiến lược "phản ứng linh hoạt"; thực hiện chiến lược quân sự sau khi đã bổ sung hoàn chỉnh; thử nghiệm quyết tâm của Mỹ trong việc giữ vững cam kết của họ ở một thế giới đầy nguy hiểm. Đồng thời, thử nghiệm khả năng của Mỹ đối phó với những thách thức mới của chiến tranh du kích ở các nước trong phong trào giải phóng dân tộc. Kennơđi cực kỳ nhạy cảm với tổn thất chính trị do việc "để mất miền Bắc Việt Nam". Do vậy, ông ta quyết tâm "không để Nam Việt Nam rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản".

Âm mưu cơ bản của chính quyền Kennơđi, của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ; ngăn cản bước phát triển của cách mạng nước ta và cách mạng các nước Đông Nam Á, nhằm đẩy lùi chủ nghĩa xã hội; dùng Việt Nam làm nơi thí nghiệm chiến lược, chiến thuật của chiến tranh xâm lược và các loại vũ khí mới của chúng. Âm mưu đó là một bộ phận trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ. Để thực hiện âm mưu đó, đế quốc Mỹ đã thực hiện chủ nghĩa thực dân mới - chủ nghĩa thực dân giấu mặt, trá hình - ở miền Nam, thông qua chế độ cai trị độc tài phátxít của bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm.

Với sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta, với phương pháp cách mạng đúng đắn và linh hoạt, nhân dân miền Nam đã quật đổ chế độ độc tài phátxít của Ngô Đình Diệm, đẩy chính quyền bù nhìn vào một cuộc khủng hoảng triền miên, nhấn sâu giặc Mỹ vào "con đường hầm không lối thoát". Trên cơ sở phương pháp cách mạng ấy, chiến tranh nhân dân ở miền Nam đã phát triển đến đỉnh cao chưa từng có, đã làm phá sản "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ công phu chuẩn bị và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mỹ những năm 60 của thế kỷ XX. Tiến sĩ Côlin Grây - phụ trách Ban Nghiên cứu chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Canađa - đã viết: "Cuộc chiến tranh Việt Nam đã là một cuộc thí nghiệm thất bại của chiến lược "phản ứng linh hoạt" của Mỹ".

Điện Biên Phủ không chỉ là một đòn sấm sét giáng vào bọn thực dân Pháp, buộc chúng phải chấp nhận thất bại ở Việt Nam và Đông Dương, mở đầu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ mà còn là một nhân tố tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến nhiều chiến lược và kế hoạch quân sự của chủ nghĩa đế quốc, trước hết là đế quốc Mỹ, buộc chính quyền Mỹ phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng và chiến lược quân sự của họ. Hơn nữa, nó còn là một đòn mạnh giáng vào giới cầm quyền hiếu chiến Mỹ và mưu toan xây dựng không gian chiến lược của Mỹ, góp phần quan trọng dẫn tới sự khủng hoảng trong chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của giới cầm quyền hiếu chiến Mỹ trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX.
_____________________________________________________
1. Xem Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 131.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #238 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2022, 09:36:46 pm »


PHÁT HUY TINH THẦN ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔl MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
1

PGS, TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG
Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Ngày 7-5-1954 đã đi vào lịch sử nước ta như một sự kiện không bao giờ phai mờ bởi thời điểm đáng ghi nhớ ấy, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, sau 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của đội quân viễn chinh Pháp được Mỹ giúp sức.

Thắng lợi của quân dân ta tại Điện Biên Phủ thật lớn lao: tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, súng cối, 10 đại đội nguỵ vừa bổ sung và một số đơn vị công binh, vận tải, xe tăng, không quân... Tổng số sĩ quan, hạ sĩ quan địch bị diệt và bắt sống là 1.766 tên gồm 1 thiếu tướng, 16 đại tá, trung tá, 353 sĩ quan từ cấp thiếu uý đến thiếu tá, 1.396 hạ sĩ quan. Tổng số máy bay địch bị bắn rơi và phá huỷ ở ngay tại mặt trận là 57 chiếc, ngoài ra còn có 5 chiếc bị bắn rơi trên tuyến cung cấp mặt trận. Quân ta đã thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, cơ sở vật chất – kỹ thuật của địch ở Điện Biên Phủ, trong đó có 28 khẩu pháo lớn, 64 xe, 5 máy bay các loại, 20.000 lít xăng dầu, 21.000 chiếc dù, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y cùng rất nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng2.

Một ngày sau khi chiến dịch kết thúc, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra thông báo chiến thắng lịch sử này và khẳng định: "Chiến dịch Điện Biên Phủ đã thu được thắng lợi vĩ đại như trên là do sự chỉ đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng và Chính phủ, do tinh thần chiến đấu tích cực, bền bỉ và anh dũng, tinh thần chịu đựng gian khổ rất cao và sự trưởng thành vượt bậc của toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận Điện Biên Phủ, do tinh thần tích cực phục vụ tiền tuyến của đồng bào hậu phương và các anh chị em dân công, do sự phối hợp hoạt động rất đắc lực của quân đội và nhân dân trên các chiến trường toàn quốc"3.

Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân ta hoàn toàn thắng lợi đã đập tan kế hoạch Nava, làm thất bại cố gắng cao nhất và cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhằm giành thế mạnh về quân sự, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh ở toàn chiến trường Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh ngoại giao.

Sau chiến thắng lịch sử này, chúng ta đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc sau này.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ, là một trong những trận tiêu diệt lớn nhất trong lịch sử đấu tranh vũ trang của các dân tộc bị áp bức chống lại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của đế quốc phương Tây. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá về chiến thắng Điện Biên Phủ: "là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử"4, và "lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"5.

Chiến công vĩ đại thực sự của quân dân ta tại Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca bất tử của cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ, xứng đáng "Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc"6.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nửa thế kỷ qua, cũng như cho hôm nay và mai sau. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong chiến thắng Điện Biên Phủ luôn luôn được phát huy trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước hôm nay.
____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994. t. II, tr. 441.
3. Dẫn theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Chinh tri quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 312.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 261.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 12.
6. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà   Nội, 1970, tr. 50.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #239 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2022, 09:37:48 pm »


Một trong những nguyên nhân thắng lợi, đồng thời cũng là bài học rút ra từ chiến thắng Điện Biên Phủ là chúng ta đã huy động được sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, ở miền xuôi hay miền ngược, ở hậu phương hay tiền tuyến góp sức cùng với bộ đội chiến đấu chống thực dân Pháp là một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, bên cạnh lực lượng quân đội gồm các Đại đoàn 308 (có Trung đoàn 36, 88, 102); Đại đoàn 312 (có Trung đoàn 141, 209, 165); Đại đoàn 316 (có Trung đoàn 98, 174, một tiểu đoàn của Trung đoàn 176) và Trung đoàn 57 thuộc Đại đoàn 304... với tổng số quân chủ lực của ta khoảng hơn 40 nghìn người (nếu tính cả tuyến hai thì số quân lên đến 55 nghìn). Bộ Chỉ huy chiến dịch đã bảo đảm cho bộ đội 1.200 tấn đạn, 1.783 tấn xăng dầu, 14.950 tấn gạo, 268 tấn muối, 577 tấn thịt, 565 tấn thực phẩm và 177 tấn vật chất khác, đã cứu chữa 10.130 thương binh, 4.429 bệnh binh. Để có số lương thực, thực phẩm trên cung cấp cho chiến dịch, Hội đồng Cung cấp mặt trận đã huy động 25.056 tấn gạo và 1.824 tấn thực phẩm. Về nhân lực đã huy động 261.453 lượt người, phục vụ gần 12 triệu ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 736 xe thô sơ khác1.

Không có khối đoàn kết của sức mạnh toàn dân, trong điều kiện lúc ấy, chúng ta không thể huy động được sức người, sức của to lớn đến thế. Chính là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống xâm lược, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ của Đảng nhằm đem lại những quyền lợi cơ bản về vật chất và tinh thần cho nhân dân, đã phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc vào trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ. Đây là điều mà kẻ thù của dân tộc ta - những kẻ xâm lược quen thói ngạo mạn vì lắm tiền, nhiều của với những đạo quân được trang bị vũ khí tối tân không sao hiểu được. Thất bại của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta sau đó (1954-1975), thêm một lần nữa chứng minh sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta đã chứng minh cho nhận định trên đây.

Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước hiện nay, Đảng ta luôn phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân, thể hiện qua quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng nước ta, trong đó có tinh thần đoàn kết được thể hiện trong chiến thắng Điện Biên Phủ để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta nhấn mạnh: "Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"2.

Một trong những nét nổi bật, cũng có thể gọi là bài học rút ra từ chiến thắng Điện Biên Phủ là Bộ Chỉ huy quân đội ta và Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã luôn bám sát thực tiễn, phát hiện quy luật, hành động kịp thời, sáng tạo nhằm giành thắng lợi cho cách mạng. Ở Điện Biên Phủ, ngày 14-1-1954, tại Thẩm Púa, Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy chiến dịch mở hội nghị cán bộ phổ biến kế hoạch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Ý định ban đầu của ta là: Tập trung ưu thế binh lực, hoả lực đột phá chủ yếu từ phía tây đánh thẳng vào trung tâm Mường Thanh, đồng thời từ phía đông giáp công..., dự kiến ngày 20-1-1954 sẽ nổ súng (sau đó quyết định lùi thời gian nổ súng là ngày 25-1-1954). Nhưng khi ta nhận thấy địch đã tập trung được lực lượng ngày càng lớn, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương ở một địa bàn cô lập trên núi rừng Tây Bắc với mưu đồ thu hút và đánh bại chủ lực ta, do đó nếu đánh theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" thì không bảo đảm chắc thắng nên Bộ Chỉ huy quân ta đã có quyết định vô cùng sáng suốt là: Hạ lệnh đình chỉ cuộc tấn công, kéo pháo ra, rút bộ đội về vị trí tập kết và tiến hành công tác chuẩn bị theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Với phương châm này, từ chỗ chủ trương diệt địch trong hai ngày ba đêm trong một trận, ta đã chuyển sang tiêu diệt địch từng bộ phận, bóp nghẹt chúng trong một hệ thống trận địa sáng tạo, tiến công và bao vây địch, tiến lên tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng quyết liệt.

Ngày nay, trước những thay đổi ở trong nước và quốc tế, trước yêu cầu kiên trì mục tiêu xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã phát động và lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Trên tinh thần luôn bám sát thực tiễn kinh tế - xã hội, phát hiện quy luật vận động của sự vật, Đảng ta đã đề ra đường lối và các chính sách phù hợp đưa đất nước ta vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy thuận lợi, nắm bất thời cơ đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao...

Thắng lợi mà quân dân ta giành được trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là một minh chứng có sức thuyết phục của việc phát huy tinh thần tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ trong khi ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Từ thân phận nô lệ, phải chịu ách thống trị hà khắc của đế quốc, phong kiến tay sai, nhân dân ta đã đứng lên theo ngọn cờ cách mạng của Đảng, vượt qua gian khổ hy sinh, tin vào sức mạnh dân tộc và tương lai tốt đẹp của mình, xây dựng lực lượng chính trị và quân sự vững mạnh để đập tan âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cả dân tộc ta đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng", tạo nên kỳ tích đánh sập toàn bộ tập đoàn cứ điểm kiên cố của địch. Chính tinh thần tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta đã là nhân tố quyết định tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, quân dân ta cũng đã tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm chiến tranh cách mạng của các nước anh em, bè bạn, sử dụng có hiệu quả cao vũ khí và các phương tiện chiến tranh của các nước bạn để giành thắng lợi trong chiến đấu...

Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước hiện nay, Đảng và nhân dân ta thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng sự hợp tác với nước ngoài để có thêm vốn liếng, trang thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ và kinh nghiệm, song chúng ta vẫn coi yếu tố nội lực - con người Việt Nam yêu nước, thông minh, sáng tạo có khả năng nắm bắt những tri thức tiên tiến trên thế giới, là cơ bản trong sự phát triển đất nước.

Những thành tựu về mọi lĩnh vực hoạt động sau gần 20 năm đổi mới vừa qua đã chứng tỏ khả năng tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam.

Năm mươi năm đã trôi qua, song chiến thắng Điện Biên Phủ còn âm vang mãi trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Tinh thần bất khuất, kiên cường, thông minh, sáng tạo của các chiến sĩ Điện Biên, của quân và dân ta được kế thừa và phát triển trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước hôm nay.
____________________________________________________
1. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân. Hà Nội, 2000, tr. 495, 498.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 44.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM