Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:35:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học  (Đọc 15875 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #220 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 12:36:28 pm »


4. Đến năm 1953, theo yêu cầu phát triển khách quan của kháng chiến, Hội nghị Trung ương lần thứ tư (1-1953), lần thứ năm và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (11-1953) đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và sau đó là cải cách ruộng đất. Tháng 12-1953, Quốc hội cũng đã thông qua Luật cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất trong kháng chiến được coi là chủ trương sáng tạo của Đảng ta, nó góp phần to lớn vào chiến thắng Đông Xuân 1953 - 1954 và Điện Biên Phủ, do đó vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung.

Đánh giá cải cách ruộng đất trong kháng chiến, trước hết cần phải đặt nó trong khuôn khổ của sự nghiệp và mục tiêu hàng đầu của cuộc cách mạng nước ta lúc đó là kháng chiến chống đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc. Chúng ta coi nhiệm vụ trung tâm của cách mạng trong năm cuối của kháng chiến là: "ra sức đánh giặc và thực hiện cải cách ruộng đất"1. Mọi công tác khác của kháng chiến "đều phải kết hợp xung quanh hai nhiệm vụ trung tâm đó và phục vụ hai nhiệm vụ đó"2. Nói như vậy không phải chúng ta coi cải cách ruộng đất có tầm quan trọng ngang với nhiệm vụ đánh giặc, tức là nhiệm vụ chống đế quốc. Hai nhiệm vụ trên gắn bó tác động lẫn nhau, nhưng cải cách ruộng đất trước hết và chủ yếu cần được xem là một biện pháp then chốt để củng cố và tăng cường các nhân tố cơ bản bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi như khối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng phát triển quân đội, củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền dân chủ nhân dân. Cải cách ruộng đất chỉ là biện pháp tiếp nối và là bước phát triển rất căn bản các biện pháp dân chủ đối với nông dân của Đảng ta đã thực hiện trước đó để đáp ứng những đòi hỏi mới đặt ra khi kháng chiến bước vào giai đoạn chín muồi, để nỗ lực vươn lên giành thắng lợi quyết định. Ở vào một thời điểm đặc biệt như vậy, nên tác động và ảnh hưởng của cải cách ruộng đất đối với kháng chiến thực sự đã vượt xa quy mô tiến hành và hiệu quả kinh tế - xã hội thực tế của nó.

Thật vậy, quy mô triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất trong kháng chiến còn rất hạn hẹp, thực tế mới chỉ bắt đầu. Tính từ tháng 4-1953 đến tháng 9-1954 (tức là sau hòa bình lập lại hai tháng), ta mới tiến hành giảm tô trong hơn 1.000 xã của 10 tỉnh vùng tự do. Còn cải cách ruộng đất, sau khi tiến hành thí điểm ở sáu xã thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên), tới ngày 25-5-1954, ta mới triển khai đợt một ở 47 xã thuộc huyện Đại Từ, Phú Bình (Thái Nguyên) và sáu xã thuộc huyện Nông Cống (Thanh Hóa); tổng cộng cả thảy là 59 xã, tức là mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với yêu cầu (tới năm 1956, khi hoàn thành cải cách ruộng đất. đã được tiến hành ở 3.314 xã thuộc 22 tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc). Mặc dầu vậy, cải cách ruộng đất đã có tác động rất mạnh mẽ đối với kháng chiến trên nhiều lĩnh vực. Tác động đó trên căn bản là tác động về mặt tinh thần và thông qua đó để biến thành sức mạnh hiện thực đánh thắng kẻ thù. Trước hết, cải cách ruộng đất đã động viên tinh thần của người nông dân lên cao chưa từng thấy. Hậu phương của chiến tranh nhân dân được củng cố toàn diện, nhất là về mặt chính trị - tinh thần, và do đó tiềm lực của kháng chiến được động viên cao độ. Với quy mô tiến hành còn hạn hẹp, triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất chưa thể gây ra những thay đổi rất căn bản về cơ cấu kinh tế - xã hội ở toàn bộ, hay ít ra là phần lớn hậu phương của kháng chiến, trước hết là vùng tự do. Nhưng ở những vùng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất, giai cấp nông dân đã làm chủ bước đầu hoặc hoàn toàn về kinh tế, chính trị, xã hội ở nông thôn. Điều này đã gây chấn động mạnh mẽ, tác động tới toàn bộ giai cấp nông dân cả ở vùng tự do cũng như vùng tạm chiếm hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Tinh thần đó đã thúc đẩy rất mạnh mẽ phong trào thi đua sản xuất ở nông thôn, nộp nhanh, đủ và vượt thuế cho Nhà nước, hướng về tiền tuyến. Nếu trước đây ngân sách nhà nước luôn luôn ở trong tình trạng bội chi (từ năm 1946 đến năm 1951, hằng năm bội chi từ ba, bốn thậm chí hơn năm lần so với thu; chẳng hạn năm 1949 thu 18,5% thì chi tới 81,5%!) thì tới năm 1953, lần đầu tiên ngân sách nhà nước được cân đối, thậm chí thu vượt chi 16,7%. Đó là kết quả của một loạt chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước ta sau Đại hội lần thứ II của Đảng, nhưng trong đó tác động của triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất góp phần không nhỏ. Hàng vạn thanh niên đã lên đường nhập ngũ. Hàng chục vạn người đã đi dân công phục vụ tiền tuyến, cả nước dồn sức người, sức của ra mặt trận và đã đáp ứng được yêu cầu quy mô lớn chưa từng thấy của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cải cách ruộng đất còn tác động đặc biệt mạnh mẽ đối với các chiến sĩ trực tiếp cầm súng ngoài mặt trận, mà trong họ chủ yếu là những người nông dân mặc áo lính, hậu phương chẳng những chuyển sức mạnh vật chất mà cả sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn cho tiền tuyến. Các cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân trong thời kỳ này đã có những tiền đề xã hội và thực tế để đưa tinh thần người chiến sĩ ngoài mặt trận lên một bước mới, có thể nói là nhảy vọt. Các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ngoài công nông đã ủng hộ chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng như một giải pháp để tiến tới độc lập dân tộc, đồng thời thực hiện tự do dân chủ, xóa bỏ bất công xã hội và chế độ phong kiến lỗi thời. Trên đà thắng lợi của kháng chiến, sức mạnh dân tộc và tinh thần yêu nước của người Việt Nam càng được nâng lên, tạo thành một khí thế cách mạng rộng khắp, với lực lượng được tích luỹ qua chín năm kháng chiến, dân tộc ta đã làm nên một trận Điện Biên Phủ vĩ đại.

Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp và cả cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này nói chung, trước hết và chủ yếu là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước và ý chí không có gì quý hơn độc lập, tự do của người Việt Nam. Vấn đề dân tộc bao giờ cũng đi đôi với vấn đề giai cấp, vì giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay phải đi theo con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc kết hợp giải phóng xã hội, giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người. Vấn đề giai cấp là một thực tế khách quan nhưng chỉ có ý nghĩa và hiệu quả khi đặt nó hài hòa với lợi ích dân tộc, phục vụ lợi ích dân tộc, luôn luôn lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm trọng. Ngược lại, nó sẽ không có sức sống trong lòng dân tộc, cô lập và cuối cùng chính bản thân vấn đề giai cấp cũng không giải quyết được. Thực tế đã có những tiền lệ. Để đối lập với chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ này, tranh thủ và lừa bịp nông dân, tháng 6-1953, thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn Bảo Đại ở vùng tạm chiếm đã công bố cái gọi là "cải cách điền địa" (các đạo dụ 13, 20, 21, 22 ngày 4-6-1953) nhằm "điều hòa" một phần lợi ích giữa địa chủ và nông dân. Nhưng đã bị nông dân tẩy chay. Luật "Người cày có ruộng" của Nguyễn Văn Thiệu ngày 26-3-1970 sau này cùng với những đầu tư rất lớn của Mỹ vào nông nghiệp miền Nam trên thực tế đã xóa bỏ một bước căn bản chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, góp phần làm biến đổi căn bản tình hình kinh tế, xã hội - giai cấp ở nông thôn miền Nam. Nhưng chúng vẫn không "tranh thủ được trái tim khối óc" người nông dân miền Nam. Ấy là vì tất cả các biện pháp "dân chủ" đó suy cho cùng là nhằm phục vụ cho các ý đồ xâm lược của ngoại bang, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Cuối cùng mục đích chính trị của các biện pháp đó đã bị chính người nông dân vô hiệu hóa. Phải chăng đó là những phản đề sinh động chứng tỏ tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam: họ biết đặt lợi ích dân tộc lên trên. Và một khi lợi ích giai cấp phù hợp, thống nhất hoàn toàn với lợi ích dân tộc thì sẽ nhân tinh thần dân tộc của họ lên gấp bội. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và trận Điện Biên Phủ vĩ đại đã được triển khai và phát triển thắng lợi ở vào một thời điểm đặc biệt như vậy, thời điểm hội đủ các tiền đề để phát huy cao nhất sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, biến quyết tâm chiến lược thành hiện thực: Tất cả cho tiền tuyến! Tất cả để đánh thắng!
________________________________________________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 183-184, 184.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #221 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 12:48:57 pm »


ĐIỆN BIÊN PHỦ - THẮNG LỢI CỦA CHÍNH SÁCH LIÊN MINH CÔNG NÔNG
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
1

PGS, TS. NGUYỄN VĂN NHẬT
Phó Viện trưởng Viện sử học –
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Nước ta đại bộ phận nhân dân là nông dân. Ngay từ khi mới ra đời. Đảng ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của nông dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong suốt quá trình đấu tranh 15 năm giành độc lập, đường lối liên minh với nông dân là vấn đề cốt tử của cách mạng, và giai cấp nông dân luôn là động lực cách mạng, là đồng minh tự nhiên và đáng tin cậy của giai cấp công nhân. Nhận định về vai trò và vị trí của nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là tối đại đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân, vì nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế quốc"2.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mực tiêu đánh đuổi đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, cơm áo hạnh phúc cho nhân dân là nguyện vọng thiết tha của mọi người dân Việt Nam yêu nước. Đối lập với nguyện vọng của cả dân tộc ta lúc đó là thực dân Pháp xâm lược và gắn liền với chúng là giai cấp phong kiến. Sự câu kết giữa đế quốc và phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa. Do đó mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược gắn liền với mâu thuẫn giữa nhân dân ta mà chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến, chỗ dựa của chủ nghĩa thực dân xâm lược. Vì vậy, nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau và cách mạng giải phóng dân tộc nhất thiết phải bao hàm cả nội dung dân chủ.

Ở nước ta với hơn 90% dân số là nông dân, vì vậy giải phóng dân tộc trước hết và căn bản phải là giải phóng nông dân. Nguyện vọng tha thiết của nông dân là độc lập dân tộc và người cày có ruộng, là được giải thoát khỏi cả hai ách áp bức của đế quốc và phong kiến. Giải phóng nông dân khỏi ách địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân là nội dung cơ bản của cách mạng dân chủ, đồng thời cũng là xuất phát từ chính ngay yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cũng như trong toàn bộ cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta, quân đội cách mạng, một công cụ bạo lực rất quan trọng, thực chất là quân đội công nông mà phần lớn là những người nông dân khoác áo lính, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng của giai cấp công nhân chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc và dân chủ cho chính mình.

Không những vậy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta với một chính quyền còn non trẻ phải đương đầu với một đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh hơn chúng ta nhiều lần. Do đó để "châu chấu" đá được "voi", Đảng ta chủ trương thực hiện cuộc "kháng chiến toàn dân, toàn diện", nhằm huy động sức mạnh của cả dân tộc chống lại đội quân xâm lược nhà nghề được trang bị vũ khí hiện đại. Do đó việc thành lập một Mặt trận dân tộc thống nhất toàn dân chống lại thực dân Pháp xâm lược là cần thiết và quan trọng. Song, có thực hiện được liên minh công nông và dựa trên lực lượng cơ bản, vững chắc của liên minh đó mới có khả năng mở rộng đội ngũ cách mạng tới các giai cấp và tầng lớp khác. Không thể có Mặt trận dân tộc thống nhất nếu không có liên minh công nông.

Nhận thức được vai trò to lớn của nông dân trong cuộc chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã thực hiện từng bước mục tiêu dân chủ đối với nông dân nhằm phát huy sức mạnh, tiềm lực to lớn của bộ phận đông đảo nhân dân này vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Cùng với nguyện vọng độc lập dân tộc, ruộng đất là nguyện vọng muôn đời của nông dân lao động. Vì vậy, trong quá trình kháng chiến, Đảng ta đã từng bước đem lại ruộng đất cho nông dân, hạn chế dần sự bóc lột của giai cấp địa chủ.

Ngay từ tháng 11-1945, khi nước ta vừa giành được độc lập, Bộ Nội vụ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Thông tri giảm tô 25% so với mức địa tô trước Cách mạng Tháng Tám. Tháng 1-1948, để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp, Nhà nước quyết định tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian (có tuyên bố trước tòa án) tạm giao cho nông dân. Tiếp đó, ngày 16-7-1949, Chính phủ lại ban hành sắc lệnh giảm tô thay cho Thông tri giảm tô năm 1945, đồng thời ban hành sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian phản quốc cho dân cày nghèo. Tháng 5-1950, Chính phủ ban hành tiếp sắc lệnh về thể lệ lĩnh canh và sắc lệnh về giảm tức cũng như sắc lệnh về việc sử dụng ruộng đất bỏ hoang.

Mặc dù trong điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến, việc thực hiện các chính sách trên ở một số nơi còn bị hạn chế, song chính sách giảm tô, tạm cấp ruộng đất cho dân cày nghèo đã thu được những kết quả đáng kể. Tính đến cuối năm 1951, chính quyền nhân dân đã tạm cấp được 253.863ha ruộng đất tịch thu được của thực dân Pháp và Việt gian cho gần 50 vạn nông dân.
___________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1994.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.15.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #222 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 12:51:48 pm »


Để thực hiện chính sách tổng động viên cho kháng chiến, ngày 1-5-1951, Chính phủ ban hành chính sách thuế nông nghiệp theo nguyên tắc lũy tiến để động viên sự đóng góp công bằng của nhân dân lao động. Chính sách thuế nông nghiệp thể hiện đúng đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn, đánh nặng vào địa chủ, phú nông, giảm nhẹ cho bần cố nông, khuyến khích những người trực tiếp lao động, khuyến khích sản xuất, khai hoang, tăng vụ, ưu đãi gia đình quân nhân, liệt sĩ. Chính sách thuế nông nghiệp của Đảng cũng khiến địa chủ phân tán ít nhiều ruộng đất, trong đó có một phần vào tay nông dân lao động.

Cho đến trước khi phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất (1953) việc thực hiện từng bước chính sách ruộng đất đã thu được thành tựu lớn. Từ năm 1949 đến năm 1953, chỉ tính từ Liên khu V trở ra, Chính phủ đã tạm cấp cho nông dân 189.434 ha ruộng đất của thực dân và địa chủ, ruộng vắng chủ, ruộng bỏ hoang, ruộng công và ruộng bán công. Do đó quá nửa diện tích ruộng đất (58,3%) do địa chủ trong nước và nước ngoài chiếm hữu đã về tay nông dân thiếu ruộng. Đến năm 1953, giai cấp địa chủ chỉ còn giữ được non nửa diện tích đã chiếm hữu trước năm 1945. Cùng với việc chia ruộng đất cho nông dân, chính sách giảm tô cũng đã thu được những kết quả đáng kể. Chỉ tính các tỉnh thuộc Liên khu III, Liên khu Việt Bắc và Liên khu IV đã có 397.604 mẫu ruộng được giảm tô 25%1. Đồng thời với việc giảm tô, tạm cấp ruộng đất cho nông dân, Đảng ta đã đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Tính đến năm 1950, cả nước có 26.291 tổ đổi công và hợp công, 1.562 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp2.

Nhờ thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức và bước đầu tiến hành cải cách ruộng đất, hậu phương kháng chiến ngày càng được mở rộng và củng cố vững chắc. Nhờ đó Đảng và Nhà nước ta đã huy động được nhiều sức người, sức của phục vụ cho kháng chiến. Từ năm 1950 đến năm 1953 ta đã liên tiếp mở các chiến dịch lớn và đã giành được thắng lợi vang dội: Chiến dịch Biên giới (1950), Trần Hưng Đạo (1951), Hoàng Hoa Thám (1951), Quang Trung (1951), Hòa Bình (1952), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953). Thắng lợi của các chiến dịch trên cũng là thắng lợi của hậu phương kháng chiến với sự đóng góp to lớn của nông dân gồm 1.300.000 người với trên 29 triệu ngày công3.

Những thắng lợi liên tiếp mà quân và dân ta giành được từ năm 1950 đến năm 1953 là kết quả của đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ, của chính sách liên minh công nông mà cụ thể là chính sách giảm tô, chính sách ruộng đất, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân mà Đảng đã thực hiện trong suốt quá trình kháng chiến. Những thắng lợi đó đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lên một bước mới, tạo điều kiện cho thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước sang một giai đoạn mới. Với kế hoạch Nava thâm hiểm và đầy tham vọng, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đặt hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược; đè bẹp cuộc kháng chiến của ta, ổn định nền thống trị thực dân của chúng.

Để đập tan kế hoạch Nava, đưa cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đến thắng lợi, đi đôi với những chỉ đạo kịp thời, sáng tạo về chiến lược, chiến thuật quân sự, Đảng ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát huy toàn bộ sức mạnh của dân tộc vào cuộc kháng chiến. Vì vậy, củng cố, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tăng cường hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất mà trụ cột là liên minh công nông càng trở nên cấp thiết. Việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân có nghĩa trước hết là phải thực hiện nhiệm vụ dân chủ đối với công nhân và nông dân, trong đó nông dân là lực lượng đông đảo nhất, mà nguyện vọng thiết tha nhất của nông dân luôn vẫn là độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, do hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến, vấn đề ruộng đất chậm được giải quyết mà mới dừng lại ở việc thực hiện giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân và tay sai của chúng chia cho một bộ phận nông dân nghèo.

Việc chậm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân không những ảnh hưởng đến việc tăng cường củng cố khối liên minh công nông mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Nhận định về việc này, đồng chí Trường Chinh đã viết: "Chính sách ruộng đất không được thi hành đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công tác của chúng ta. - Mặt trận dân tộc thống nhất chậm được mở rộng và củng cố...; - quân đội tuy tiến bộ khá nhưng vẫn chưa kịp với yêu cầu của tình hình; - chính quyền bên dưới, nhất là chính quyền xã nhiều nơi bị địa chủ, cường hào lợi dụng và tại những nơi đó nông dân lao động không thực sự nắm chính quyền ở nông thôn; - Đảng chậm được củng cố, cơ sở của Đảng ở nông thôn có nơi phức tạp, quan hệ giữa Đảng và quần chúng chưa được chặt chẽ. Đứng về mặt khác mà xét, việc không thực hiện đầy đủ chính sách giảm tô và chậm thực hiện chính sách cải cách ruộng đất đã hạn chế việc phát triển kinh tế và văn hóa của nước nhà"4.

Chính vì vậy, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư ngày 25-1-1953. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Mấy năm trước, vì hoàn cảnh đặc biệt mà ta chỉ thi hành giảm tô, giảm tức, như thế là đúng. Nhưng ngày nay, kháng chiến đã bảy năm. Đồng bào nông dân hy sinh cho Tổ quốc, đóng góp cho kháng chiến đã nhiều và vẫn sẵn sàng hy sinh, đóng góp nữa. Song họ vẫn là lớp người nghèo khổ hơn hết, vì thiếu ruộng hoặc không có ruộng cày. Đó là một điều rất không hợp lý. Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân"5.

Do đó, Hội nghị Trung ương lần thứ tư đã đề ra chủ trương tiếp tục tiến hành giảm tô và thực hiện chính sách ruộng đất để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn quyết liệt và quyết định nhất.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng, năm 1953 công tác phát động quần chúng triệt để giảm tô được coi là một bước cần thiết để thiết thực chuẩn bị tiến hành cải cách ruộng đất.

Tháng 3-1953, Hội nghị liên tịch giữa Ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Liên-Việt toàn quốc sau khi nghiên cứu và thảo luận bản báo cáo "Phóng tay phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất" của đồng chí Trường Chinh, đã nhất trí thông qua nghị quyết về công tác phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến.

Ngày 12-4-1953, Chính phủ ban hành ba sắc lệnh về chính sách ruộng đất, trừng trị những địa chủ không tuân theo pháp luật ở những nơi phát động quần chúng và thành lập Tòa án nhân dân đặc biệt. Tiếp đó, ngày 25-6-1953, Hội đồng Chính phủ lại ra một số quy định về chế độ quản chế địa chủ chống pháp luật và chống chính sách ruộng đất, quy định về cách thi hành chính sách ruộng đất ở những nơi chưa phát động quần chúng.

Sau ba đợt thí điểm (từ tháng 4 đến tháng 12-1953) ở 481 xã thuộc 11 tỉnh Liên khu Việt Bắc và Liên khu IV, cuộc phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất đã thu được những kinh nghiệm bước đầu. Dựa trên Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng và những kinh nghiệm bước đầu rút ra qua ba đợt thí điểm, tháng 11-1953, Hội nghị Trung ương lần thứ năm và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất (khóa II) đã thảo luận và thông qua Cương lĩnh ruộng đất chính thức của Đảng.

Trên cơ sở nhất trí với Báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Báo cáo của đồng chí Trường Chinh về Thực hiện cải cách ruộng đất, Hội nghị lần thứ năm của Trung ương quyết định tiến hành: Phát động quần chúng nông dân thực hiện cải cách ruộng đất trong năm 1954. Hội nghị xác định đường lối chung của Đảng trong cải cách ruộng đất là: "Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến". Hội nghị cũng đề ra ba biện pháp tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất nhằm xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng".

Ngày 26-11-1953, Hội nghị lần thứ năm mở rộng của Ủy ban Liên-Việt toàn quốc hoàn toàn tán thành bản Cương lĩnh ruộng đất của Đảng và nhất trí đề nghị Quốc hội và Chính phủ thông qua cương lĩnh đó.

Ngày 1-12-1953, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kỳ họp thứ ba nhất trí tán thành chủ trương cải cách ruộng đất và thông qua Luật cải cách ruộng đất, và tối ngày 19-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ban hành Luật cải cách ruộng đất, nêu rõ: "Xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của đế quốc ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện người cày có ruộng"6.

Như vậy, bắt đầu từ tháng 4-1953, Nhà nước đã tiến hành đợt một phát động quần chúng giảm tô có tính chất thí điểm ở 25 xã thuộc Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa. Tháng 8-1953, đợt hai phát động quần chúng giảm tô được tiến hành 162 xã và đợt ba từ tháng 12-1953. Phát động quần chúng giảm tô là bước đầu chuẩn bị điều kiện cho việc tiến hành cải cách ruộng đất, đưa ruộng đất về tay nông dân. Đến tháng 12-1953, cùng với việc thực hiện đợt ba phát động quần chúng giảm tô, Nhà nước đã tiến hành thí điểm cải cách ruộng đất ở sáu xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên từ ngày 25-12-1953 đến ngày 30-3-1954, và tiếp đó đợt một cải cách ruộng đất được tiến hành sâu rộng hơn trên hàng trăm xã của một số tỉnh miền Bắc từ tháng 4-1953.
________________________________________________
1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981, t.I, tr. 667.
2. Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Sđd, tr.158.
3. Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Sđd, tr.358.
4. Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Sđd, t.II, tr. 327.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 15-16.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, Sđd, t.II, tr. 315.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #223 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 12:52:51 pm »


Mặc dù việc phát động giảm tô, cải cách ruộng đất tiến hành trong lúc chiến tranh ác liệt, và phạm phải một số sai lầm nhất định song đã thu được những kết quả đáng kể và đặc biệt có ý nghĩa to lớn góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong việc tiến hành giảm tô, năm trong số tám đợt được tiến hành trong giai đoạn kháng chiến. Trong tổng số 1.875 xã thực hiện giảm tô, địa chủ và phú nông đã phải thoái 31.110 tấn thóc và ta đã tịch thu 15.475 ha ruộng đất cùng 8.246 trâu bò của địa chủ, Việt gian, phản động chia cho nông dân1.

Đợt thí điểm cải cách ruộng đất và đợt một của công cuộc này được tiến hành ngay trong lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra sôi động nhất. Hàng trăm hécta ruộng đất của thực dân và địa chủ phong kiến bị tịch thu được đem chia cho nông dân lao động.

Chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất cũng như đường lối kháng chiến kiến quốc đã động viên sức mạnh của nhân dân, nhất là nông dân đẩy mạnh sản xuất, hăng hái đóng góp cho chiến trường. Chỉ tính riêng về sản xuất lương thực, nhiều vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chẳng những đã tự túc, đã đáp ứng được nhu cầu về lương thực trong vùng, mà còn chi viện cho các chiến trường. Năm 1953, chỉ tính từ Liên khu IV trở ra, sản xuất lương thực đạt 2.757.700 tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu. Liên khu V, tính trung bình hằng năm đã đóng góp cho kháng chiến 150.000 tấn thóc, bảo đảm 41% số thuế nông nghiệp về thóc, 73% thuế nông nghiệp về tiền của cả nước.

Những đợt giảm tô và cải cách ruộng đất tuy chỉ tiến hành ở một số vùng tự do, nhưng ảnh hưởng của nó lan rộng khắp trong nước, vào cả vùng sau lưng địch. Nông dân tin tưởng phấn khởi đem hết nhiệt tình yêu nước và nhiệt tình lao động vào sự nghiệp kháng chiến, hăng hái tham gia sản xuất; hăng hái đóng góp, tham gia bộ đội, đi dân công phục vụ tiền tuyến. Sau khi phát động quần chúng, hầu hết các xã đều nộp nhanh, đủ thuế nông nghiệp, đi dân công vượt mức quy định, thanh niên hăng hái lên đường giết giặc, các tổ đổi công phát triển mạnh mẽ, những xích mích, thù hằn giữa các dân tộc và đồng bào các tôn giáo được giải quyết tốt.

Chính sách cải cách ruộng đất cùng với đường lối kháng chiến - kiến quốc của Đảng đã cho phép huy động đến mức cao nhất sức người, sức của của nhân dân cho tiền tuyến, sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả nước vào trận đánh lịch sử. Cả hậu phương rộng lớn của đất nước từ vùng tự do Việt Bắc, vùng giải phóng Tây Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, vùng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ... hừng hực lửa đấu tranh đánh đổ giai cấp địa chủ, đã dồn sức người, sức của cho Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 261.453 dân công với trên 18 triệu ngày công, 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn lương thực khác, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 thuyền mảng và 500 ngựa thồ đã được huy động phục vụ chiến dịch2. Hàng đoàn dân công, thanh niên xung phong ngày đêm trèo đèo lội suối, mặc máy bay ném bom dữ dội, mặc mọi nguy hiểm khác dùng sức người chuyển một số lượng lương thực, vũ khí khổng lồ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chính sức mạnh tinh thần và vật chất, sự chi viện không điều kiện của nhân dân, nhất là của công nông được Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo là yếu tố quyết định khiến cho quân và dân ta khắc phục được những khó khăn về vận chuyển, tiếp tế tưởng chừng như không thể vượt qua nổi và đã chiến thắng oanh liệt.

Trong suốt mấy năm kháng chiến, chưa bao giờ nhân dân ta đồng lòng tiến ra mặt trận nhiều như trong Đông Xuân 1953-1954 và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tinh thần chi viện vô điều kiện của nhân dân ta cho tiền tuyến là kết quả của đường lối cách mạng đúng đắn của công tác động viên chính trị sâu rộng của Đảng. Đặc biệt, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, tinh thần đó là kết quả của chính sách phát động quần chúng thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất. Được Đảng giáo dục, động viên, nhận rõ mối quan hệ khăng khít giữa nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, giữa quyền lợi giai cấp với quyền lợi của dân tộc, nhân dân ta, trước hết là nông dân, đã không tiếc sức mình đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến thắng lợi. Có thể nói, không có sự đóng góp sức người, sức của to lớn của nhân dân, mà chủ yếu là nông dân, không thể có chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lực lượng quyết định trực tiếp thắng bại của chiến tranh đó là quân đội. Để chiến thắng một đội quân đông, thiện chiến, được trang bị hiện đại, Đảng ta luôn nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi con người là nhân tố quyết định, coi sự giác ngộ giai cấp, ý thức dân tộc là nhân tố quyết định. Như Lênin đã nói: Trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, vấn đề thắng lợi rốt cuộc là do tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường quyết định.

Trong khi đang ngoan cường chiến đấu ở mặt trận, tin tức về thành quả của công cuộc cải cách ruộng đất đã lan truyền tới các chiến sĩ. Hàng ngàn thư từ, tin tức báo tin thắng lợi của mặt trận chống phong kiến ở hậu phương đã cổ vũ tinh thần chiến đấu, tăng thêm tinh thần "quyết chiến quyết thắng" giặc Pháp xâm lược của quân đội ta.

Cũng cần khẳng định thêm rằng, thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là thắng lợi của sự hiệp đồng chiến đấu giữa chiến trường chính với chiến trường sau lưng địch, của sự phối hợp giữa đánh tập trung với đánh du kích, của sự kết hợp chiến đấu của ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Mà lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích cũng phần lớn là những nông dân vừa sản xuất vừa chiến đấu. Cùng với những trận đánh địch ở các thành phố do công nhân và nông dân lao động thành thị thực hiện, bộ đội địa phương và dân quân du kích ở các vùng đồng bằng, nông thôn đã liên tiếp đánh địch hỗ trợ cho nhân dân địa phương vùng dậy phá kế hoạch bình định, đập tan hệ thống kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn, góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhận định về vai trò của nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Gần 90% đồng bào là nông dân. Trong hàng ngũ Vệ quốc quân, bộ đội địa phương và dân quân du kích ta trên 90% là nông dân. Đóng thuế, đi dân công phần lớn cũng là nông dân. Đồng bào nông dân đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến, hy sinh nhiều nhất cho Tổ quốc"3. Song chúng ta cũng phải hiểu rằng: "Có đi với giai cấp công nhân thì nông dân mới trở thành một lực lượng vĩ đại"4. Chính vì vậy, trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là trong cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, việc đem lại quyền dân chủ cho nông dân với khẩu hiệu "độc lập dân tộc, người cày có ruộng", giai cấp công nhân mà đội ngũ tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam đã lôi kéo được nông dân, phát huy hết sức mạnh to lớn về sức người, sức của của nông dân cho cuộc kháng chiến, góp phần to lớn vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ở một nước mà phần lớn nhân dân là nông dân thì liên minh công nông không chỉ có ý nghĩa quan trọng, quyết định trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mà còn cả trong bất kỳ cuộc cách mạng nào khi giai cấp công nhân nắm vai trò lãnh đạo.
___________________________________________________
1. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1-1993.
2. Công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tổng cục Hậu cần xuất bản, 1979, tr.554.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 587.
4. Lê Duẩn: Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 440.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #224 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 12:56:00 pm »


TẦM VÓC CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ1

GS. TRẦN VĂN GIÀU
Chủ tịch Hội đồng Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Cánh đồng Mường Thanh nhỏ hẹp mà chiến thắng Điện Biên Phủ thì lớn, rất lớn, chiếm lĩnh một vị thế tinh thần cao, rất cao, chẳng những trong lịch sử Việt Nam mà cả trong lịch sử thế giới cận hiện đại.

Trên toàn thế giới, xưa và nay, Đông và Tây, hình như chưa có một quốc gia dân tộc nào không hề bị ngoại bang xâm lăng, đô hộ. Nước Việt Nam chúng ta, là nước bị xâm lăng nhiều lần nhất, bị đô hộ nhiều năm nhất. Tôi học sử, dạy sử, tôi chưa biết từ thời cổ đến đương đại, từ Đông Á đến Tây Âu, có một nước nào bị xâm lăng nhiều lần, bị đô hộ nhiều năm như Việt Nam. Và tôi cũng chưa biết xưa nay, Đông - Tây, có dân tộc nào như Việt Nam đã ghi được trên sử xanh những trận chiến thắng giải phóng lẫy lừng, đánh bại những lực lượng hung tàn cực kỳ lớn mạnh, lớn mạnh hơn mình không chỉ đôi ba lần mà lớn mạnh hơn mình đến cả mấy chục lần! Trận Điện Biên Phủ hôm nay chúng ta kỷ niệm là một trong những trận chiến thắng phi thường đó.

Còn trên bình diện lịch sử dân tộc, có thể sánh Điện Biên Phủ với Bạch Đằng của Ngô Quyền diệt toàn bộ quân Hoằng Thao, buộc vua Lưu Cung của Nam Hán tuy đã sắp tiếp viện mà phải chạy tuốt không ngó lại. Lại có thể sánh Điện Biên Phủ với chiến thắng trong trận Chi Lăng, Xương Giang của Bình Định Vương Lê Lợi. Lê Lợi kéo quân từ Thanh ra Bắc không đánh thẳng vào đại quân của Vương Thông bị vây ở Đông Đô, mà ra sức đánh quân của Liễu Thăng, Mộc Thạnh đông 152 vạn đang vào Việt Nam tiếp sức Vương Thông. Chi Lăng, Xương Giang là những chiến trường quyết định; ở đây, nơi không thành quách, chỉ có đồi núi, đồng bằng, 10 vạn quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy hoàn toàn bị tiêu diệt. Quân Minh bị vây hãm trong Đông Quan (Hà Nội), hạ khí giới, xin Bình Định Vương cấp cho lương thực và phương tiện vận tải để rút về nước và tới nước rồi mà còn "ngực đập chân run".

Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi xin đưa nhận định rằng: Điện Biên Phủ tất nhiên là thất bại của Pháp, mà Điện Biên Phủ cũng chính là thất bại của Mỹ, bởi vì Pháp sở dĩ mở ra và đeo đuổi chiến tranh Đông Dương là căn bản nhờ vào tài chính và vũ khí của Mỹ. Trong chiến tranh Đông Dương của Pháp 1945-1954, thì Pháp là bên đóng góp người, còn chịu tổn phí thì chủ yếu là Mỹ. Ngạn ngữ Pháp có câu buổi tiệc ai mở, người ấy là chủ. Sau Điện Biên Phủ, sau Giơnevơ, Pháp đành chịu rút hết quân và giao quyền cho Mỹ - Diệm đô hộ miền Nam Việt Nam, ấy là Pháp gán nợ cho Mỹ chứ gì, ấy là trong chiến tranh tái xâm lược Đông Dương, Pháp là kẻ đánh thuê cho Mỹ. Suốt chín năm thất bại về chính trị và quân sự của Pháp đồng thời cũng là thất bại của Mỹ!

Điện Biên Phủ ở Bắc, Sài Gòn ở Nam, cách xa nhau mấy ngàn dặm đường mà chiến trận ở hai nơi lại gần nhau như gang tấc. Tôi nhớ ngày ấy, sau ngày 23-9-1945 chỉ mới 12 ngày tôi phải lên Xuân Lộc đón các chi đội Nam Long, Quang Trung, Vũ Đức gồm chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, Thanh-Nghệ-Tĩnh hăng hái vào Nam đánh giặc. Như vậy là ngay ở tháng đầu kháng chiến Nam Bộ thực tế đã là kháng chiến của dân tộc Việt Nam ta. Tôi cũng nhớ rằng trong những tháng 4, tháng 5-1954 lúc Điện Biên Phủ phải chịu hàng nghìn tấn bom Pháp - Mỹ ném xuống thì miền Nam cũng rộ lên đến độ cao nhất hàng trăm cuộc tiến công đồng nhịp của quân dân ta vào các lực lượng Pháp ngay để tiếp ứng với Điện Biên Phủ ở đầu sóng ngọn gió. Như vậy là ở những tuần nhật cuối cuộc chiến tranh Đông Dương, một lần nữa lại hiểu càng sâu lời nói của Cụ Hồ: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!

Có tin, không hề chính thức, hư truyền rằng, ở chiến trường Điện Biên Phủ, lúc đầu các nhà lãnh đạo chủ chốt Việt Nam do dự giữa hai sách lược "đánh mạnh, thắng nhanh" và sách lược "đánh lâu ăn chắc". Hư truyền ấy cho rằng, nhờ cố vấn giúp cho nên các nhà lãnh đạo Việt Nam mới áp dụng sách lược đánh lâu đem lại chiến thắng Điện Biên Phủ. Tôi cho rằng, tất nhiên là cần thiết có ý kiến cố vấn trong nhu cầu đặt ra. Không thể xem nhẹ được. Song, nhân dịp này, tôi nhớ lại rằng trong lịch sử nước ta, các bậc tiền bối anh hùng đã biết từng lúc ứng dụng những sách lược kể trên để chiến thắng quân xâm lược. Chiến thắng của Nguyễn Huệ ở Rạch Gầm trong nửa buổi sáng sớm diệt 5 vạn quân Xiêm do Nguyễn Ánh mang về, và chiến thắng của Quang Trung ở Đống Đa trong non một tuần liên tục ngày đêm, Tết Kỷ Dậu đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh do Chiêu Thống cầu viện. Hai trận chiến thắng Rạch Gầm, Đống Đa là mẫu mực của sách lược "đánh mạnh, thắng nhanh". Nếu người Việt Nam về sau có lúc nào đó soi gương của các bậc tiền bối những ngày Rạch Gầm, Đống Đa thì có gì là không được? Song, ở lịch sử Việt Nam, bên cạnh sách lược "đánh mạnh, thắng nhanh" còn có, và có nhiều hơn, những bài học sách lược "đánh lâu dài, thắng chắc chắn", mà tiêu biểu nhất là cuộc kháng Minh dài quá 10 năm của Bình Định Vương Lê Lợi, ấy là chưa kể ba đợt kháng Mông - Nguyên của nhà Trần, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam phong phú những bài học như thế này. Nay, tại Điện Biên Phủ, nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam lại là một giáo sư sử học, thì vị tướng ấy không nằm lòng nhớ lại sách lược chiến thắng của các bậc tiền bối anh hùng hay sao? Chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta khẳng định là chiến thắng trọn vẹn của Việt Nam, tất nhiên Việt Nam chiến thắng với sự ủng hộ lớn vô cùng của bè bạn năm châu bốn biển. Chúng ta không bao giờ quên. Nhiệm vụ có thể là nhất thời, còn ân nghĩa thì vĩnh cửu.
______________________________________________________
1. Thư gửi Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7,8-3- 2004. Đầu đề do Ban Tổ chức đặt.
2. Đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy gồm 10 vạn, đạo quân do Mộc Thạnh chỉ huy gồm 5 vạn. Nghe tin đạo quân của Liễu Thăng bị thất bại, quân Mộc Thạnh vội vàng rút chạy về nước, nhưng bị quân ta tiến công tiêu diệt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #225 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 08:24:44 pm »


CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VỚI HÒA BÌNH VÀ CHIẾN TRANH,
VỚI DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI
1



GS. VĂN TẠO
Viện Sử học –
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Hiện nay hòa bình thế giới đang là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại. Nhưng phải chăng vì mục tiêu hòa bình mà chúng ta lên án mọi thứ chiến tranh? Phải chăng vì mục tiêu hòa bình mà chúng ta quên đi những bài học lịch sử của các cuộc chiến tranh trong quá khứ?

Không thể như thế được. Trong khi nhân loại chưa đủ điều kiện để ngăn ngừa mọi thứ chiến tranh thì, để có được hòa bình thực sự, việc tìm hiểu những bài học lịch sử của chiến tranh và mối quan hệ biện chứng, nhân quả giữa chiến tranh và hòa bình vẫn là cần thiết.

Trong thực tế, có những cuộc chiến tranh đã là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh kế tiếp, như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918 nhằm chia lại các thuộc địa giữa các nước đế quốc. Nó đã trở thành nguyên nhân, hoặc nguồn gốc để dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939-1945 với quy mô rộng lớn hơn, khốc liệt hơn, cũng vì sự chia lại quyền lực trên thế giới giữa các cường quốc, do bọn phátxít Đức, Italia, Nhật gây ra.

Ngay cả giữa một số quốc gia dân tộc cũng vậy, như các cuộc chiến tranh Pháp - Phổ thế kỷ XIX, chiến tranh Nga-Nhật thế kỷ XX cũng là từ cuộc chiến tranh này dẫn tới cuộc chiến tranh khác, cho đến khi quyền lực được cân bằng, hoặc một phía nào đó không còn có thể tiến hành chiến tranh được nữa...

Xét trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình, những cuộc chiến tranh loại đó đều đối lập với hòa bình. Chúng là nguồn gốc dẫn tới chiến tranh chứ không phải là nguồn gốc đưa lại hòa bình.

Nhưng trong lịch sử cũng có những cuộc chiến tranh là nguyên nhân, là nguồn gốc dẫn đến hòa bình. Đó thường là chiến tranh và thắng lợi của các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược chống lại các thế lực đi áp bức, đi xâm lược (mà những người mácxít gọi là chiến tranh chính nghĩa).

Trong mối quan hệ giữa Nga với Thụy Điển, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, nước Thụy Điển quân chủ hùng mạnh ở Bắc Âu đã liên tiếp xâm lược Nga; nhưng chiến thắng oanh liệt của Nga bảo vệ lãnh thổ vào thế kỷ XVII-XVIII có sự kết hợp với nhiều đồng minh khác ở Bắc Âu đã buộc Thụy Điển phải chuyển sang chiến lược hòa bình kể từ năm 1804 để từ đó, xây dựng được một đất nước Thụy Điển phồn vinh, không tham gia bất cứ một cuộc chiến tranh nào.

Chiến thắng lừng danh của Cutudốp ở chiến luỹ Bôrôđinô (nước Nga) đã đập tan được ý chí xâm lược của Napôlêông I, dẫn đến thất bại thảm hại của quân xâm lược Pháp, đem lại hòa bình cho cả châu Âu.

Trong lịch sử dân tộc ta, chiến thắng của Lý Thường Kiệt chống Tống đưa đến hòa bình cho đất nước gần 200 năm (1075-1258). Chiến thắng Bạch Đằng của quân dân nhà Trần đem lại hòa bình cho dân tộc tới hơn 100 năm (1288-1406). Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của Lê Lợi đem lại hòa bình cả hơn 300 năm (1427-1788). Đến chiến thắng Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn cũng ngăn ngừa được nạn ngoại xâm từ phương Bắc trong một giai đoạn lâu dài, từ đó cho đến khi Pháp xâm lược (1789-1858).

Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh bại thực dân Pháp xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, góp phần đưa lại hòa bình cho toàn thế giới.

Tuy vậy luận chứng cho vấn đề này cần được làm rõ ràng hơn:

1. Khác với các thắng lợi của dân tộc ta chống xâm lược trong lịch sử kể trên là chỉ có tính chất quốc gia, chiến thắng Điện Biên Phủ vừa có tính dân tộc, vừa có tính quốc tế. Chúng ta chiến đấu không chỉ với thực dân Pháp, can thiệp Mỹ mà đằng sau là một đồng minh tư bản đế quốc xâm lược luôn muốn duy trì áp bức và bóc lột thuộc địa của chúng. Cho nên khi chúng ta đã giáng cho thực dân Pháp một đòn chí tử, buộc chúng phải chấp nhận hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ ở Việt Nam, thì đế quốc Mỹ lại không chấp nhận. Và đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc chiến tranh giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, nhằm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Ở đây không thể luận giải là từ cuộc chiến tranh trước (chống Pháp) dẫn đến cuộc chiến tranh sau (chống Mỹ) để không có hòa bình, mà phải khẳng định rằng: để có được hòa bình thực sự và lâu dài trên đất nước Việt Nam, cần phải có cuộc chiến tranh thứ hai chống Mỹ. Cuộc chiến tranh thứ hai là nối tiếp sự nghiệp vì hòa bình, chính nghĩa của cuộc chiến tranh thứ nhất mà thực tế thắng lợi của cuộc chiến tranh thứ hai (chiến tranh chống Mỹ) đã chứng minh rõ. Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đưa lại được hòa bình độc lập, dân chủ và thống nhất toàn vẹn của đất nước Việt Nam – một nền hòa bình vững chắc và lâu dài, khiến bất cứ âm mưu gây chiến, xâm lược nào sau đó, đều đã bị đẩy lùi.

Chiến thắng Điện Biên Phủ thực sự đã là một cuộc chiến thắng cho hòa bình và vì hòa bình, tiến bộ xã hội của dân tộc Việt Nam, vì hòa bình, chính nghĩa của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
_____________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #226 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 08:26:13 pm »


2. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đem lại cho địa danh Điện Biên một vinh quang nghìn đời mà không phải các địa danh của cuộc chiến thắng nào trên thế giới cũng có được. Đơn cử một vài thí dụ: Địa danh Oatéclô gắn với thất bại thảm hại của Napôlêông I và thắng lợi của liên quân Anh-Phổ. Nhưng nguồn gốctính chất của thắng lợi đó còn có những nhận định, đánh giá khác nhau. Có người cho rằng trong chiến thắng đó tuy Anh - Phổ đã thắng lợi oanh liệt và quân xâm lược Pháp đã thất bại thảm hại, nhưng nguồn gốc sâu xa của chiến thắng lại bắt nguồn từ cuộc chiến tranh của quân dân Nga anh hùng dưới sự chỉ đạo của vị tướng lừng danh là Cutudôp, đã dẫn Napôlêông đến cuộc rút lui thảm hại, và sau đó, nhân dân bị áp bức các nước châu Âu nổi lên đánh bại cuộc viễn chinh của Napôlêông. Chiến thắng Oatéclô chỉ là hậu quả của nguyên nhân trên mà thôi. Còn về tính chất thì cả hai phía thắng bại phải được phân tích cụ thể. Phía Napôlêông thì bị phê phán là kẻ có cuồng vọng đi xâm lược cả châu Âu nên đã thất bại và chịu làm kẻ tử tù ở đảo Xanh Hêlen. Nhưng xét về tiến bộ xã hội thì liên quân Nga, Anh, Phổ là chống xâm lược dù rằng Nga, Phổ đại diện cho chế độ phong kiến bảo thủ. Và thế lực phong kiến bảo thủ châu Âu thắng lợi, khách quan đã kéo lùi xã hội châu Âu lại cả một giai đoạn. Vì vậy địa danh Oatéclô cũng không hẳn được đi vào lịch sử nhân loại như một thắng lợi vì tiến bộ xã hội...

Nói đến chiến thắng của Đồng minh chống phát xít Nhật ở phương Đông, người ta thường nhắc đến chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông trên lục địa Trung Hoa và hai quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hirôsima và Nagadaki. Ngày nay địa danh còn được nhiều người nhắc nhở và thăm viếng là Hirôsima. Nhưng chính nơi đây, sự đánh giá về nguồn gốc cũng như tính chất của cả phía thắng lợi lẫn thất bại, cũng không được rõ ràng. Đến thăm di tích này, điểm nổi bật là tấm bia đá đặt bên cạnh ngọn lửa thiêng vĩnh cửu tưởng niệm hàng chục vạn nạn nhân bị chôn vùi bởi qủa bom nguyên tử.

Trên bia đá có khắc dòng chữ mang đầy tinh thần trách nhiệm của người dựng bia là: "Các linh hồn hãy yên nghỉ. Không bao giờ được lặp lại sai lầm này".

Người hướng dẫn tham quan giải thích cho chúng tôi rõ là tại sao câu nói này lại "vô chủ ngữ"? Tức là để hỏi xem "Ai?" (tức là chủ ngữ) sẽ là người không bao giờ lặp lại sai lầm này? "Ai" ở đây là bọn phátxít đi gây chiến để nhân dân Nhật vô tội phải chịu thảm họa của trái bom nguyên tử Mỹ. Hay "Ai" ở đây chính là đế quốc Mỹ, kẻ đã sử dụng lần đầu tiên bom nguyên tử để sát hại hàng vạn người một lúc trên trái đất này?

Điều đó dành để cho khách tham quan phán xét. Và do đó địa danh ghi dấu vết buồn thảm của chiến tranh này, tuy hằng năm thu hút được hàng triệu, hàng triệu người tham quan nhưng vẫn không là nơi biểu hiện một ý niệm vinh quang nào của cả nước Mỹ lẫn nước Nhật. Và mục tiêu hòa bình mà nơi kỷ niệm này muốn nhắc nhở nhân loại không phải là bằng chiến thắng chống kẻ gây chiến tranh, phá hoại hòa bình, mà lại là ở chỗ răn đe loài người, chẳng những không nên gây chiến tranh mà còn không nên dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt để hòng gìn giữ hòa bình.

Từ sự so sánh trên, chúng tôi càng thấy ý nghĩa cao cả của chiến thắng Điện Biên Phủ và của địa danh Điện Biên trên bản đồ thế giới và trong lương tri thời đại.

Địa danh Điện Biên Phủ của Việt Nam mãi mãi ghi vào tâm trí dân tộc và nhân loại một thắng lợi to lớn của hòa bình, chính nghĩa và vì tiến bộ xã hội. Nguyên nhân là vì:

- Chiến thắng đó là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lâu dài, gian khổ được tiến hành suốt gần 100 năm chống thực dân Pháp xâm lược.

- Chiến thắng đó vừa nhằm giải phóng dân tộc mình, vừa nhằm góp phần giải phóng các dân tộc nhược tiểu đang bị thực dân, đế quốc xâm lược, nô dịch trên toàn thế giới.

- Chiến thắng đó do một dân tộc tiến hành, nhưng đã biết vận dụng sức mạnh tổng hợp của cả loài người tiến bộ ủng hộ, giúp đỡ và bênh vực...

- Trong chiến thắng đó, phía thắng lợi là phía chính nghĩa được mọi người khẳng định không còn cần bàn cãi (không như ở Oatéclô hay ở Hirôsima). Đó là chiến thắng giữa phong trào độc lập dân tộc chống xâm lược, giữa văn minh chống bạo tàn.

- Chiến thắng đó là bước khởi đầu oanh liệt tạo nên nền tảng của hòa bình lâu dài trên đất nước Việt Nam, trên bán đảo Đông Dương, góp phần vào xây dựng hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

3. Thắng lợi Điện Biên không chỉ được phía chiến thắng vui mừng mà còn được cả phía thất bại cũng buộc phải thừa nhận. Chúng tôi thiết tưởng có nhắc lại ở đây cũng không thừa là, khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chính những người như tướng Đờ Gôn và nhiều chính khách đã khuyên Mỹ không nên chui vào "con đường hầm không có lối thoát" như ở Điện Biên Phủ. Và thực tế đế quốc Mỹ đã được nếm đòn của các trận "Điện Biên Phủ trên không" ở Hà Nội cũng như đòn của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Pháp Phrăngxoa Míttơrăng vừa qua đến Việt Nam đã không quên lên thăm chiến trường Điện Biên. Ông muốn khẳng định lại ở đây cái đúng của ông là đã can ngăn không được sự phiêu lưu của chính quyền Pháp lúc đó, kẻ đã dấn thân vào cuộc xâm lược bẩn thỉu này. Ông nhấn mạnh: "Không có gì thắng nổi ý chí của một dân tộc quyết tâm đứng lên giành độc lập".

Những người Pháp sang Việt Nam xây dựng bộ phim truyện về Điện Biên Phủ vừa qua cũng như những cựu chiến binh Pháp sang thăm lại Điện Biên cũng vừa là để ôn lại sai lầm lịch sử quá khứ của nước Pháp, vừa nhằm khẳng định yêu cầu phải xây dựng cho được nhịp cầu hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc Pháp-Việt.

Ngay cả đến đế quốc Mỹ, trong những hoạt động bành trướng thế lực trên các lục địa vừa qua, cũng không lúc nào quên, hoặc không lúc nào không được những người có thiện chí ở nước Mỹ nhắc nhở là "đừng quên những bài học thất bại ở Điện Biên Phủ, cả trên bộ lẫn trên không" ở Việt Nam.

Tất cả những luận chứng kể trên đã khẳng định nét cao cả đặc biệt của địa danh Điện Biên gắn liền với chiến thắng lẫy lừng năm 1954 của chúng ta. Không còn nghi ngờ gì nữa về nguồn gốc của thắng lợi, về nguyên nhân và hậu quả của thắng lợi, về tính chấtý nghĩa của thắng lợi.

Năm tháng đã trôi qua, Điện Biên Phủ từ chỗ là bãi chiến trường nay đã trở thành một di tích lịch sử, một địa danh mang tính chất cầu nối của hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. Chính những người Pháp, người Mỹ và nhiều người khác có thiện chí trên thế giới đến đây thăm viếng đều mong muốn biến di tích của chiến địa này thành một nơi tham quan vãng cảnh của những người yêu chuộng hòa bình.

Điện Biên từng là con đường thông thương quốc tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, các nước Đông Dương tới nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan và tới cả Trung Á, Ấn Độ. Những di chỉ khảo cổ học cũng như những di sản văn hóa mà dân tộc học khai thác được đã chứng minh cho thấy ở Điện Biên có những yếu tố của văn hóa Trung Á và Đông Nam Á cũng như Nam Á. Văn hóa Ấn Độ đã truyền tới Điện Biên với những di sản về ảnh hưởng của đạo Bàlamôn và Phật giáo.

Còn đường giao lưu thương mại từ Điện Biên có thể bằng đường bộ đi về xuôi và các nước láng giềng, hoặc thuận lợi hơn là đường thủy, với những con thuyền đuôi én trọng tải từ nửa tấn đến một tấn, có thể xuôi ngược khắp miền Tây Bắc và qua sông Đà về tới Thủ đô Hà Nội, sang Luông Prabăng vào đến Thanh Hóa, Nghệ An1. Nơi đây đã một phần hội tụ được tinh hoa của dân tộc và nhân loại, nay lại vinh dự mang trên mình di sản vinh quang của chiến thắng Điện Biên, càng cần được làm rạng rõ với non sông đất nước và với văn minh nhân loại.

Mặt khác, thời đại mới cũng đang cần nêu cao sự nghiệp anh hùng Điện Biên, không phải chỉ ghi lại một chứng tích lịch sử về chiến tranh thế giới mà chính là để nêu lên ý nghĩa của một chiến thắng, vì sự nghiệp độc lập dân tộc và hoà bình của nhân loại.

Nhân dân Việt Nam chúng ta đã từng bước nâng cấp Điện Biên lên xứng đáng với vị trí dân tộc và thời đại của nó. Chúng ta đã mở đường bay Hà Nội-Điện Biên, hợp tác cùng Pháp xây dựng bộ phim về Điện Biên lịch sử, v.v.. Chúng ta còn cần cố gắng hơn nữa để đưa Điện Biên trở thành một đô thị phồn vinh ở miển núi Tây Bắc Việt Nam. Nếu Chiềng Mai ở Thái Lan, một đô thị miền núi cách Băng Cốc 800 km mà nay đã phồn vinh, thu hút hàng triệu khách nước ngoài đến du lịch, tham quan hằng năm, thì Điện Biên cách Hà Nội có 450 km, lại với chiến thắng lừng danh thế giới, với phong cảnh ngoạn mục, vật sản dồi dào như thế, sao không có thể đi vào thời đại bằng tất cả những tiềm năng và sức sống đầy hứa hẹn của mình.

Việt Nam - điểm sáng ven biển phía tây Thái Bình Dương này, với Điện Biên Phủ trên bộ và trên không, và với chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử, sẽ thu hút sự quan tâm của thế giới và thời đại, không chỉ vì sự phồn vinh, giàu đẹp của đất nước mà còn vì sự nghiệp chiến đấu cho độc lập dân tộc và cho hòa bình thế giới của dân tộc Việt Nam.
____________________________________________________
1. Đặng Nghiêm Vạn - Đinh Xuân Lâm: Điện Biên trong lịch sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, tr. 16-18.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #227 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 08:29:50 pm »


SỰ KIỆN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI1


PGS, TS. NGUYỄN VĂN KHÁNH
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

Trận Điện Biên Phủ lịch sử - một sự kiện không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn có tác động không nhỏ đến lịch sử nước Pháp và thế giới trong thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.

Trong những ngày này ở Việt Nam, Cộng hoà Pháp và một số nơi khác trên thế giới đang diễn ra nhiều hoạt động dưới các hình thức khác nhau chuẩn bị cho việc kỷ niệm 50 năm sự kiện Điện Biên Phủ. Ở Việt Nam, Chính phủ đã thành lập một Ban Chỉ đạo Nhà nước, do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đứng đầu, để chuẩn bị cho một hội thảo quốc tế lớn về chiến thắng Điện Biên Phủ. Riêng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, trong khuôn khổ hợp tác song phương với Trường đại học Tổng hợp Pari 1 Păngtêông - Xoócbon, cũng đang tích cực chuẩn bị tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề Chiến dịch Điện Biên Phủ-50 năm nhìn lại, dự kiến tổ chức vào khoảng trung tuần tháng 4- 2004 tại Hà Nội.

Sau 50 năm nhìn lại, người ta càng thấy rõ một điều: Sự kiện Điện Biên Phủ không chỉ là một trong những sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam hiện đại mà cũng còn là một trong những sự kiện rất quan trọng trong lịch sử thế kỷ XX của nước Pháp và của toàn nhân loại. Tuy nhiên, từ những góc nhìn, với những cách tiếp cận khác nhau và ở trong những thời điểm lịch sử khác nhau, mỗi người đã, đang và sẽ có những đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của sự kiện Điện Biên Phủ.

Đối với mỗi người Việt Nam yêu nước, Điện Biên Phủ không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là một chiến công hiển hách, ngang tầm với những chiến công vĩ đại khác trong lịch sử đấu tranh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, như chiến thắng Bạch Đằng (thế kỷ XIII), chiến thắng Chi Lăng (thế kỷ XV) và chiến thắng Đống Đa (thế kỷ XVIII).

Khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, dù với nhiều cách tiếp cận khác nhau, người ta cũng đều phải thừa nhận một sự thực: Điện Biên Phủ là một sự kiện lịch sử có tính chất bước ngoặt. Về mặt quân sự, khi lá cờ của bộ đội Cụ Hồ cắm trên nóc hầm chỉ huy của tướng Đờ Cátxtơri tại Điện Biên Phủ vào ngày 7-5-1954 thì ý đồ tái chiếm và tái lập lại chế độ thực dân tại Đông Dương của người Pháp hoàn toàn thất bại. Cùng với sự kiện Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết ít lâu sau đó đã mở ra một giai đoạn mới, một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Đối với lịch sử hiện đại của nước Pháp, sự kiện Điện Biên Phủ cũng để lại một dấu ấn rất sâu sắc. Sau thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, nước Pháp đã phải chấm dứt chính sách thực dân bằng cách tiến hành trao trả độc lập cho nhiều nước thuộc địa ở châu Á và châu Phi. Đồng thời, giới cầm quyền Pháp cũng buộc phải xem xét lại vị thế và các chính sách của mình đối với các nước khác, nhất là những nước vốn là thuộc địa cũ của Pháp, trong đó có Việt Nam và các nước khác trên bán đảo Đông Dương.

Đối với lịch sử thế giới, sẽ không thể đánh giá thoả đáng được ý nghĩa và tác động của sự kiện Điện Biên Phủ nếu không đặt nó vào trong điều kiện của cuộc chiến tranh lạnh và trong bối cảnh của phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh.

Xét trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh thì "cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất" và trận Điện Biên Phủ chính là một cuộc đọ sức gay go, một cuộc đối đầu quyết liệt nhất giữa hai hệ thống: hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nếu không đặt vấn đề như thế thì sẽ không hiểu được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, đồng thời sẽ không giải thích được đầy đủ sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến của Việt Nam. Cũng như vậy, nếu tách trận Điện Biên Phủ ra khỏi bối cảnh quốc tế của cuộc chiến tranh lạnh thì cũng không thể nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của Hội nghị Giơnevơ và ý nghĩa quốc tế của sự kiện này.

Tuy nhiên, nếu chỉ phân tích ý nghĩa của sự kiện Điện Biên Phủ trong bối cảnh của chiến tranh lạnh thì rất dễ đi tới chỗ nhận thức sai lầm rằng kết cục của "cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất" không phải chủ yếu được định đoạt bởi hai bên trực tiếp tham chiến là Pháp và Việt Nam, mà ngược lại, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chi phối, và quyết định của các yếu tố bên ngoài (exogenous factors) nào đó. Cách hiểu này rất dễ đi tới chỗ phủ nhận vai trò của bộ đội Việt Nam trên chiến trường! Và như vậy, đó là một sự xuyên tạc lịch sử rất tồi tệ.

Vì thế, để hiểu đầy đủ ý nghĩa quốc tế của sự kiện Điện Biên Phủ, cần thiết phải đặt nó trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cách tiếp cận này cho phép chúng ta hiểu rõ được một trong những động lực chính trị - tinh thần quan trọng nhất đã giúp cho Việt Nam vượt qua mọi thử thách và giành được những thắng lợi to lớn trong thế kỷ XX, trong đó có chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Động lực đó chính là chủ nghĩa yêu nước truyền thống và khát vọng tự do, khi được nâng lên tầm cao của thời đại, đã trở thành chủ nghĩa dân tộc chân chính. Mặt khác, cách tiếp cận này cũng cho phép nhận thức đầy đủ hơn về ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Không phải ngẫu nhiên mà có người đã coi Điện Biên Phủ như là "trận Oatéclô” của các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bởi lẽ đây là lần đầu tiên quân đội nhà nghề của một cường quốc thực dân bị đánh bại bởi quân đội của một thuộc địa cũ của nó.

Trong 50 năm qua đã có hàng trăm cuốn sách, hàng nghìn bài viết về sự kiện Điện Biên Phủ được công bố ở Việt Nam, Pháp và nhiều nước trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi vấn đề đều đã được giải quyết. Còn nhiều khía cạnh của Điện Biên Phủ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và thảo luận để làm sáng tỏ một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lịch sử hai dân tộc Việt Nam và Pháp, cũng như trong quan hệ hai nước Việt - Pháp.

Bởi vậy, việc các học giả Pháp và Việt Nam tiếp tục cùng nhau nghiên cứu, thảo luận để có sự nhìn nhận mới và đầy đủ hơn về sự kiện Điện Biên Phủ là điều rất có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh quan hệ giữa hai quốc gia đang phát triển tốt đẹp. Tất nhiên, trong gần năm thập kỷ vừa qua, quan hệ Việt- Pháp cũng có lúc lên xuống, thăng trầm. Nhưng có thể nói rằng, trong lịch sử nhân loại cũng không có nhiều trường hợp các dân tộc, vốn trước đây là kẻ thù của nhau, lại sớm bắt tay thân thiện và hợp tác trong sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc như hai dân tộc Việt Nam và Pháp. Nhiệm vụ của mỗi chúng ta với tư cách những nhà khoa học, là phải gìn giữ và góp phần thúc đẩy quan hệ đó phát triển toàn diện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn. Chúng tôi cho rằng, cách tốt nhất để vượt qua mặc cảm của quá khứ chính là tìm hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn về quá khứ để hiểu quá khứ và rút ra từ quá khứ những bài học bổ ích cho tương lai, nếu người ta muốn nhìn nhận lại quá khứ lịch sử một cách nghiêm túc và chân thành. Mọi ý đồ làm sai lệch lịch sử hay khơi lại hận thù dân tộc đều đi ngược lại lợi ích và khát vọng của cả hai dân tộc Việt Nam và Pháp và đều trái với mong muốn hoà bình và hạnh phúc của toàn nhân loại.
____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học: 1954-2004 - trận Điện Biên Phủ, giữa lịch sử và ký ức, do Trường Đại học Tổng hợp Pari 1 Păngtêông - Xoócbon, Trung tâm Lịch sử Quốc phòng Pháp phối hợp với Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại Pari (Cộng hoà Pháp) ngày 21, 22-11-2003.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #228 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 08:45:52 pm »


CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ -
SỰ KIỆN THAY ĐỔI DÒNG CHẢY LỊCH SỬ
1

PGS.TS. ĐỖ THANH BÌNH
Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trong tiến trình lịch sử thế giới, mỗi một dân tộc có những sự kiện tạo nên bước ngoặt lịch sử của mình, nhưng những sự kiện lịch sử ấy đồng thời tạo nên sự thay đổi dòng chảy của lịch sử nhân loại hay lịch sử của một khu vực thì không nhiều. Có thể điểm qua vài sự kiện chính: Cách mạng Tháng Mười Nga đã sản sinh ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới, chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống xã hội duy nhất nữa; những thắng lợi có tính quyết định của Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh, làm thay đổi tương quan lực lượng, từ đó khối phátxít lâm vào thế thất bại không tránh khỏi, chủ nghĩa đế quốc nói chung rơi vào thế suy yếu, chủ nghĩa xã hội phát triển trở thành hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dân tộc có những bước trưởng thành mới.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam trong một chừng mực nào đó cũng là một sự kiện có ý nghĩa như vậy: nó là mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhưng ý nghĩa của nó không dừng lại ở đó mà đã vượt ra khỏi khuôn khổ dân tộc ta, chứa đựng tính quốc tế lớn lao, tính thời đại sâu sắc, góp phần làm thay đổi dòng chảy của lịch sử thế giới. Điều ấy thể hiện ở mấy điểm sau:

- Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo nên bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới, báo hiệu sự sụp đổ không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa chủ nghĩa xã hội vào khu vực Đông Nam Á.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc chủ nghĩa đế quốc phải điều chỉnh chiến lược của mình.

1. Châu Á, châu Phi và Mỹ latinh từ sớm đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Suốt từ thế kỷ XVI cho đến những năm đầu của thế kỷ XX, những cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu của chủ nghĩa thực dân đã diễn ra và hàng loạt nước Á, Phi, Mỹ latinh đã trở thành thuộc địa của thực dân châu Âu. Trong phát biểu tại phiên họp lần thứ 22 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1-7-1924), đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra con số thống kê thuyết phục như sau: "...9 nước (chính quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản, Hà Lan - những nước lớn - T.G)... bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với số dân 560.193.000 người và với diện tích 55.637.000 km2. Toàn bộ lãnh thổ các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số dân của chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa"2.

Cho đến trước Cách mạng Tháng Mười Nga, tất cả các cuộc vùng dậy chống thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân các thuộc địa đều chịu chung một kết cục: thất bại. Cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường mới cho phong trào giải phóng dân tộc, vừa cổ vũ cho cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, nhưng đến thời điểm này, ngoài hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với những thuận lợi riêng đã giành thắng lợi (Mông Cổ: 1921-1924, Thổ Nhĩ Kỳ: 1921-1923), còn hầu hết các nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh vẫn chìm đắm dưới ách thuộc địa. Đến năm 1945, sau chiến thắng chủ nghĩa phátxít, phong trào giải phóng dân tộc có cơ hội bùng nổ và phát triển thắng lợi. Tuy nhiên, thời kỳ này phong trào giải phóng dân tộc mới phát triển mạnh ở châu Á và giành được những thắng lợi đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á (Inđônêxia, Việt Nam, Lào) và đến năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công. Ở các nước khác, cuộc đấu tranh đạt được thắng lợi ở những mức độ khác nhau.

Nhìn chung, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, đặc biệt là châu Phi và Mỹ latinh còn đầy khó khăn, mục tiêu độc lập dân tộc còn xa vời đối với các dân tộc ở đây. Từ sau năm 1945 đến năm 1954, cuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển mạnh mẽ và đều khắp. Sau một vài thắng lợi ở khu vực Đông Nam Á ngay khi quân phiệt Nhật bị đánh bại, từ năm 1946, chủ nghĩa thực dân phương Tây đã quay trở lại tái chiếm thuộc địa, sử dụng "chính sách pháo hạm" đàn áp các dân tộc Á, Phi, trong đó thực dân Pháp là một điển hình. Nhân dân Á, Phi bị nô dịch trở lại, các phong trào kháng chiến bị đàn áp và bước vào thời kỳ đầy khó khăn, người dân có nguy cơ trở lại kiếp ngựa, trâu. Ở Philíppin, Inđônêxia, Malaixia và Mianma... phong trào cách mạng bị các nước phương Tây núp dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh đàn áp hoặc trao trả độc lập giả hiệu. Hai cuộc khởi nghĩa năm 1948 và 1951 ở Angiêri chống Pháp bị dập tắt. Ở bên kia Tây bán cầu xa xôi, phong trào cách mạng chống chế độ độc tài thân Mỹ do Phiđen Caxtơrô lãnh đạo cũng đang trong thời kỳ khó khăn.

Nhân dân các nước Á, Phi và Mỹ latinh đang lúng túng trước một câu hỏi lớn của thời đại: Liệu họ có thể đánh thắng được chủ nghĩa thực dân cũ hay không và đánh thắng bằng cách nào? Chính trong bối cảnh ấy, chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam - một đòn đánh mạnh vào chủ nghĩa thực dân cũ, giành thắng lợi, có một ý nghĩa trọng đại: “… một dân tộc dù nhỏ, khi đã đoàn kết đứng dậy theo một đường lối đúng đắn, kiên quyết chiến đấu cho độc lập và tự do, thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng đội quân xâm lược của bọn đế quốc thực dân hung hãn nhất. Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc thực dân nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công"3. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đi tới thắng lợi như một chân lý thời đại. Trước Điện Biên Phủ có một thực tế lịch sử phũ phàng như một định mệnh: hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc trong một thế liên hoàn vững chắc, nhân dân Á, Phi sẽ khó có thể thay đổi được thân phận nô lệ của mình, cuộc đấu tranh tự giải phóng của các dân tộc rơi vào thế bế tắc. Thế nhưng, Điện Biên Phủ đã làm thay đổi tất cả, đã phá tan cái định mệnh trước đó. Sự thay đổi ấy đã được báo Tin tức Nam Dương (11-5-1954) khẳng định: việc giải phóng Điện Biên Phủ đã chứng minh nhân dân thuộc địa "có đủ khả năng kết thúc lịch sử của bọn thực dân âm mưu dùng lực lượng vũ trang để thực hiện tham vọng tham lam của chúng". Còn Tổng thống Tuynidi Buốcghiba lại chỉ ra: "Chiến thắng Điện Biên Phủ là một cái mốc trong lịch sử loài người. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử có một sự kiện như vậy"4. Cũng với ý nghĩa đó, hai ký giả phương Tây viết, đó là "một trong những trận giao chiến đã làm thay đổi số phận thế giới"5. Đúng là Điện Biên Phủ đã thay đổi số phận của các dân tộc thuộc địa và nó còn "đánh dấu một chặng đường mới trên con đường giải phóng của các dân tộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ"6.

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ làm phá sản ách thực dân của Pháp mà nó còn "mở đầu quá trình sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đang sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới vùng dậy đấu tranh giành độc lập, tự do"7. Thủ tướng Pháp Lanien cay đắng nhận thấy ngay ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với các nước thuộc địa “… chưa đầy sáu tháng sau, nhân dân Angiêri nổi dậy. Lời tiên đoán trước đây của Thống chế Đờ Lát là nếu để mất Đông Dương tất cả sẽ nhanh chóng kéo theo một cuộc vùng dậy ở Bắc Phi, đã được chứng minh cụ thể"8. Điện Biên Phủ như một quân bài Đômmô trong hệ thống thuộc địa liên hoàn của thực dân Pháp nói riêng và chủ nghĩa thực dân nói chung. Vì vậy, Điện Biên Phủ thất thủ đã kéo cả hệ thống thuộc địa đó sụp đổ theo, đồng thời Điện Biên Phủ cũng "đã điểm tiếng chuông báo giờ chết của chủ nghĩa thực dân Pháp không những ở Việt Nam mà cả ở bộ phận còn lại của khối thuộc địa của nó"9. Sau Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở Á, Phi và Mỹ latinh: "Khắp nơi ở châu Phi từ Angiêri đến Marốc, từ Cônggô đến Nigiêria, cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc đã được tấm gương Điện Biên Phủ cổ vũ”10. Nhịp độ sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã diễn ra nhanh chóng. Nếu như 12 năm đầu sau Chiến tranh thế giới lần thử hai, chỉ có khoảng 20 nước giành được độc lập, thì từ năm 1958 đến năm 1964, tức là trong vòng sáu năm, đã có thêm 35 nước, trong đó năm 1960 có 17 nước châu Phi giành được độc lập. Phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra như một dòng thác khổng lồ mà bọn thực dân không thể nào ngăn giữ được, dòng thác đó được khơi dậy từ Điện Biên Phủ. Xiềng xích của thực dân đè nặng lên các dân tộc thuộc địa hàng thế kỷ, giờ đây lần lượt bị phá tan, nhân dân các nước thuộc địa từ người nô lệ trở thành người tự do, bản đồ chính trị thế giới từng bước thay đổi căn bản: các dân tộc Á, Phi, Mỹ latinh đã làm chủ vận mệnh của mình và tham gia vào đời sống chính trị quốc tế. Lịch sử đã đổi dòng. Thành quả này được khởi đầu từ Điện Biên Phủ, bởi vì chính Điện Biên Phủ là "ngọn roi thức tỉnh" ý thức dân tộc11 của nhân dân các nước này.
____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.276.
3. Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1974, tr. 311-312.
4. Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Nxb. Sử học, Hà Nội, 1963, tr.173.
5. G.Buđaren và F.Cavigơliôli: Tướng Giáp suýt thất bại trong trận Điện Biên Phủ như thế nào, Le Nouvel Observateur, ngày 8-4-1983.
6. Lời chào mừng của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp trong dịp kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
7. 50 năm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hà Nội, 1979, tr.126-127.
8. Gi.Lanien: Tấn thảm kịch Đông Dương, Pari, 1957, tr. 21.
9. Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Sđd. tr.327.
10. Ch. Haroche: Hậu quả quốc tế của chiến thắng. Sưu tập chuyên đề: Thế giới bàn về Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. t III.
11. Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Sđd, tr.333.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #229 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 08:46:57 pm »


2. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa phát xít sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc suy yếu nghiêm trọng, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành và lớn mạnh. Nhưng lúc đó, chủ nghĩa xã hội mới thành công ở châu Âu với đại gia đình các nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm Liên Xô, các nước Đông, Nam và Trung Âu. Đối với châu Á, châu Phi và Mỹ latinh vào thời điểm đó, chủ nghĩa xã hội còn là mục tiêu để vươn tới, trước mắt các dân tộc ở khu vực này còn là một chặng đường đầy khó khăn, gian khổ, còn là cuộc đấu tranh một mất một còn với chủ nghĩa thực dân để giành lấy sự sống. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á nói riêng và của khối nước Á, Phi, Mỹ latinh đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân nói chung. Tuy nhiên, ngay sau cách mạng thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, mưu toan đặt lại ách thống trị và như vậy, nhân dân Việt Nam lại phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ để giành độc lập dân tộc, chúng ta chưa có điều kiện để triển khai xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, tuyền bố đi theo chủ nghĩa xã hội, cũng từ đó, chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á. Tuy thế, chủ nghĩa xã hội mãi dừng lại ở Đông Bắc Á. Khu vực còn lại rộng lớn của châu Á, châu Phi còn đang quằn quại dưới ách thực dân, nhân dân ở đây đang tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt để giành độc lập. Nằm chung trong cuộc đấu tranh ấy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đang từng bước giành được những thắng lợi to lớn và kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Với thắng lợi vĩ đại này, thực dân Pháp đã phải ký Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng hoàn toàn, nhân dân Việt Nam có điều kiện bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, một nước xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện ở Đông Nam Á. Thành quả này được chiến thắng Điện Biên Phủ tạo ra. Thắng lợi của Điện Biên Phủ đã mở đường cho chủ nghĩa xã hội vào khu vực mà trước đây hàng trăm năm nằm dưới ách thực dân, nhân dân Việt Nam được sống trong một xã hội tốt đẹp mà các bậc tiền bối trước đó chỉ "nằm mơ nước Nga". Rõ ràng, chiến thắng Điện Biên Phủ chẳng những là "một trong những trang lịch sử đấu tranh đẹp nhất chống đế quốc"1 của nhân dân Việt Nam và của cả nhân dân các thuộc địa mà chiến thắng đó còn "mở đường cho sự phát triển mới của chủ nghĩa xã hội"2. Chủ nghĩa xã hội xuất hiện ở Đông Nam Á, ở khu vực thuộc địa tưởng như vĩnh hằng của chủ nghĩa thực dân, khu vực "cấm", "sân sau", hậu phương của chủ nghĩa đế quốc. Nước Việt Nam độc lập tiến theo chủ nghĩa xã hội, nằm ở trung tâm Đông Nam Á, như một con dao sắc nhọn cắm vào lưng bọn xâm lược. Lo sợ trước ảnh hưởng của Điện Biên Phủ, lo sợ trước trào lưu xã hội chủ nghĩa đang mở rộng xuống Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo các nước phương Tây đã phải có hành động chung về chính trị, ngoại giao và quân sự trước tình hình mới do sự kiện Điện Biên Phủ tạo dựng nên.

Vào những ngày cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ, Pháp, Mỹ và cả Anh nữa càng dồn tâm trí vào việc chuẩn bị khối liên minh quân sự Đông Nam Á (SEATO) để "cô lập", "khoanh vùng", "bao vây" không cho chủ nghĩa cộng sản lan tràn xuống Đông Nam Á.

Theo tờ Tin tức nước Mỹ và thế giới ngày 21-5-1954 thì sau "những cuộc đàm phán ở Luân Đôn ngày 12 và ngày 13-4-1954 với Sớcsin và Êđen, chúng tôi (tức Đalét) đã ra một bản tuyên bố chung Mỹ - Anh. Sau khi nhắc lại mối nguy hại cho toàn bộ vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, do cuộc chiến tranh cộng sản gây ra, chúng tôi đã đi đến kết luận: "Chúng tôi sẵn sàng cùng với các quốc gia khác có quyền lợi lo lắng tới vùng này, cùng xem xét khả năng thành lập một hệ thống phòng thủ tập thể trong khuôn khổ của Hiến chương Liên hợp quốc để bảo vệ hòa bình, an ninh và tự do ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương". "Một bản thông cáo tương tự cũng đã đạt được ở Pari với Thủ tướng Lanien và Ngoại trưởng Biđôn".

Sau Hội nghị Giơnevơ, Đalét chạy như con thoi để vận động cho ra đời khối phòng thủ chung này.

Không chỉ dừng lại ở đó, một mặt, các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ, Pháp, ba nước thuộc khối liên hiệp Anh (Anh, Ôxtrâylia và Niu Dilân) và cả các nước hội viên ở châu Á của khối Thái Bình Dương tương lai đã hoàn thành cuộc đàm phán để định ra những điều kiện quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương; mặt khác, người ta cũng chỉ rõ hành động ngoại giao của các nước phải nhằm "xác định rõ ràng những nước nào sẵn sàng tham gia hành động chung để bảo vệ Đông Nam Á"3.
___________________________________________________
1. Lời chúc mừng của đồng chí Ph.Nêdơvan, Trưởng đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Hunggari tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1960). In trong Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Sđd, tr. 158.
2. Lời chào mừng của Đoàn đại biểu Bungari tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. In trong Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Sđd, tr.159.
3. Báo Rạng đông, ngày 10-5-1954.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM