Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:53:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học  (Đọc 16637 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #200 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2022, 12:45:52 pm »


SUY NGHĨ VỀ MẤY BÀI HỌC TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRƯỚC NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG HIỆN NAY1


Trung tướng, GS, TS. HOÀNG PHƯƠNG

Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 - là chiến dịch lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Quân ta đã tiêu diệt và bắt làm tù binh toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm lớn này với tổng số 16.200 quân (chưa kể số quân bổ sung không tổ chức thành đơn vị), thu toàn bộ vũ khí, đạn dược và trang bị kỹ thuật, bắn cháy 62 máy bay các loại.

Thắng lợi lớn của Chiến dịch Điện Biên Phủ là kết quả của gần chín năm thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân mà toàn dân ta tiến hành trên các mặt trận kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó cũng là kết quả do thắng lợi của các chiến trường trên toàn Đông Dương mang lại trong Đông Xuân 1953-1954.

Những kinh nghiệm trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và trong chiến cuộc nói trên đã được tổng kết nhiều lần và được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang và củng cố quốc phòng hiện nay. Mỗi lần nghiên cứu là một lần suy nghĩ sâu thêm, rõ thêm, phát hiện thêm những nội dung cần tìm hiểu.

Nhiều kinh nghiệm rút ra từ chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là những bài học rất bổ ích không chỉ cho công tác thời chiến mà cả cho thời bình, không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác.

Tháng 5-1953, tướng Nava được cử làm Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Trọng trách của ông ta là giành lại thế chủ động chiến lược, nhằm tạo ra những thắng lợi quân sự cần thiết làm cơ sở cho Chính phủ Pháp có thể rút khỏi chiến tranh trong danh dự. Trong kế hoạch để thực hiện sứ mệnh này, Nava chú trọng đặc biệt đến một vấn đề cơ bản nhất là kiên quyết tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh để tiêu diệt chủ lực của đối phương. Kế hoạch được xây dựng theo đúng bài bản của nhà binh Pháp, do đó mang lại một niềm tin lớn cho các giới cầm quyền hiếu chiến Pháp và Mỹ thời kỳ đó.

Nhiệm vụ của ta là phá cho được cốt lõi của kế hoạch, là xây dựng khối chủ lực cơ động chiến lược lớn, một mục tiêu mà các đời tổng chỉ huy Pháp đều đặt ra nhưng không ai giải quyết được.

Trước những mưu mô và thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù được bảo đảm bằng nhiều phương tiện vật chất và kỹ thuật, sự đối phó của ta để đánh thắng chúng chỉ có thể thực hiện bằng sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong cả nước được động viên, tổ chức và hướng dẫn hành động chu đáo.

Bài học dựa vào sức dân, huy động sức mạnh của toàn dân để đánh giặc đã được rút ra từ những khó khăn, vấp váp thậm chí từ những khuyết điểm, sai lầm cũng như từ những thành công, những thắng lợi qua nhiều năm kháng chiến. Đến chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 với Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao, bài học đã được vận dụng rộng rãi trên các quy mô, đối với các ngành hoạt động. Vấn đề then chốt là sự thống nhất rất cao từ lãnh đạo đến quần chúng về chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954. Trên cơ sở đó các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang được huy động và trao nhiệm vụ rõ ràng. Yêu cầu đề ra cho mọi người, mọi tổ chức là cùng nhau đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ để thực hiện cho kỳ được chủ trương chung, theo tinh thần "tất cả cho tiền tuyến", "tất cả để chiến thắng". Các lực lượng vũ trang được động viên và trao nhiệm vụ theo đúng chức năng của mỗi thứ quân (chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích). Các chiến trường đều được nhận nhiệm vụ tác chiến thích hợp với từng nơi, theo tinh thần tích cực tấn công để cùng nhau hợp lực xé khối quân cơ động của địch ra từng mảnh. Các công tác bảo đảm cho việc thực hiện chủ trương tác chiến được nghiên cứu và tổ chức chu đáo từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Trong khi huy động lực lượng lớn của nhân dân các địa phương phục vụ cho tiền tuyến, Đảng và Nhà nước không quên việc chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào và chiến sĩ bằng nhiều chính sách thiết thực. Nhờ đó, mặc dù chiến đấu gian khổ và ác liệt, tinh thần thi đua lập công vẫn sôi nổi và bền bỉ.

Những nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân theo chỉ đạo chiến lược của Trung ương đã đẩy địch vào tình trạng phải "chia năm xẻ bảy" khối quân cơ động chiến lược mà Nava đã gom góp được vào cuối năm 19532.

Điện Biên Phủ, một trong năm nơi mà Nava phải điều lực lượng lớn quân cơ động chiến lược đến chiếm đóng3, là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ. Nava cũng như Chính phủ Pháp và Mỹ thời đó đánh giá đây là một hệ thống phòng thủ vững chắc gồm nhiều pháo đài kiên cố mà đối phương không thể công phá được. Nhưng tập đoàn cứ điểm này đã bị quân ta tiêu diệt gọn sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt. Toàn bộ hoạt động có hiệu quả cao của quân và dân ta trên các chiến trường đã tạo ra những điều kiện rất quan trọng cho chiến dịch giành thắng lợi.

Trong rất nhiều bài học quý giá rút ra từ Chiến dịch Điện Biên Phủ có bài học về thay đổi cách đánh chiến dịch, chuyển từ phương châm đánh nhanh, thắng nhanh" sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Trong tình hình của hai bên lúc đó, nếu không có sự thay đổi chính xác và kịp thời thì khó mà có thắng lợi lịch sử to lớn vẻ vang như ta đã giành được.

Trong chiến dịch cũng như trong chiến tranh, việc thay đổi một quyết định quan trọng như thế không phải dễ dàng và đơn giản. Ở đây nổi lên vai trò và trách nhiệm của Đảng ủy chiến dịch, người chỉ huy chiến dịch cùng với cơ quan của mình. Việc nắm tình hình, đánh giá đúng địch và ta và nắm vững quy luật chiến tranh cách mạng là căn cứ quan trọng để quyết định cần hay không cần thay đổi phương châm. Để có được căn cứ đó, việc theo dõi tình hình, tổ chức kiểm tra thường xuyên, liên tục là điều không thể thiếu được. Cần phải phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của cơ quan và đơn vị, khuyến khích việc nghiên cứu, phát hiện những chuyển biến mới của tình hình và đề đạt biện pháp xử lý. Trên cơ sở các tin tức được tổng hợp, Tư lệnh chiến dịch đã suy nghĩ kỹ cặn kẽ và có phương án dứt khoát để đề đạt với đảng ủy. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tư lệnh chiến dịch đã phát huy cao độ trí tuệ và tinh thần trách nhiệm của mình. Đảng ủy chiến dịch đã thảo luận dân chủ, cân nhắc thận trọng đề nghị của đồng chí Tư lệnh và những biện pháp lớn để thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc" và giành thắng lợi cho chiến dịch. Việc thay đổi phương châm qua bàn bạc tập thể đã được báo cáo lên Trung ương. Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê chuẩn sự thay đổi đó. Đồng thời Trung ương Đảng đã tìm mọi cách động viên nỗ lực cao độ của hậu phương để khắc phục những khó khăn sẽ gặp phải do việc thay đổi cách đánh.

Nội dung bài học ở đây trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có những trường hợp tình hình thay đổi làm cho phương châm hành động đã đề ra không thể thực hiện thắng lợi được nữa. Vì vậy, việc nắm chắc tình hình để xử lý đúng đắn, linh hoạt và kịp thời là yêu cầu trước tiên mà người lãnh đạo có tính đảng và tinh thần trách nhiệm cao phải đáp ứng nghiêm túc. Máy móc, dựa dẫm, không dám quyết đoán nên dẫn đến hỏng việc, có khi thất bại. Tất nhiên, việc thay đổi phương châm hành động phải có luận cứ vững chắc, phải phù hợp với quy luật, không thể tùy tiện, liều lĩnh được. Phương châm thay đổi sẽ dẫn đến những thuận lợi và khó khăn mới, do đó việc tổ chức bảo đảm để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn này cần được quan tâm đầy đủ.

Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả cách đánh chiến dịch theo phương châm mới là sự nhất trí cao trong cán bộ lãnh đạo từ cấp chiến dịch đến cấp chiến thuật, từ người chỉ huy chiến dịch đến cán bộ và chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng được rèn luyện qua nhiều năm kháng chiến, các lực lượng tham gia chiến dịch từ cơ quan đến đơn vị đều nhận thức được ý nghĩa rất quan trọng của chiến dịch này đối với tình hình chính trị và quân sự ở nước ta lúc đó, đối với tiền đồ của cuộc kháng chiến cũng như đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Vì vậy, việc thay đổi phương châm nhằm bảo đảm chắc thắng được chấp hành với ý thức tự giác cao và tinh thần kỷ luật nghiêm túc. Đó là cơ sở vững chắc cho đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ trong suốt quá trình chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Trong khi đó, về phía địch, sự lủng củng ngày càng tăng giữa những người chỉ huy cấp cao với nhau, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các binh chủng với nhau là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của tập đoàn cứ điểm cũng như của cuộc chiến tranh xâm lược. Bài học về sự nhất trí trong nội bộ, đoàn kết có đấu tranh trong các lực lượng vũ trang để phấn đấu giành thắng lợi cho mục tiêu đã được xác định đến nay vẫn là một bài học có giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nhân dịp ôn lại lịch sử chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, mấy bài học nói trên đến nay vẫn có giá trị lớn. Đối với các lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ trong thời bình cũng như đối với nhiều lĩnh vực hoạt động xây dựng đất nước về mọi mặt, mấy bài học này cũng là kinh nghiệm thiết thực và bổ ích.
_________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
2. Khoảng tháng 12-1953, trên toàn chiến trường Đông Dương địch có 63 tiểu đoàn cơ động chiến lược, trong số đó có 44 tiểu đoàn phải tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Năm nơi đó: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thượng Lào (Mường Sài - Luông Prabăng), Trung Lào (Xênô), bắc Tây Nguyên (Plâycu - An Khê).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #201 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2022, 12:52:37 pm »


CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRONG LỊCH SỬ VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM
1

GS. PHAN HUY LÊ
Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam

Nhân dịp tiến tới kỷ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ, chiến thắng này đã được nhìn lại dưới nhiều góc độ và trên những lĩnh vực khác nhau, từ góc nhìn đương đại, trong mối quan hệ giữa các nước tham chiến trong thời gian của cuộc kháng chiến, góc nhìn "hậu Điện Biên Phủ", trong những tác động, hệ quả và ký ức của 50 năm sau về các phương diện quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá,... tôi muốn bổ sung thêm một góc nhìn lịch đại của lịch sử Việt Nam.

Một đặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam mà các nhà sử học dễ nhận thấy là, trong tiến trình lịch sử, kể từ khi hình thành nhà nước đầu tiên, dân tộc ta đã phải chống ngoại xâm rất nhiều lần.

Không kể những cuộc chiến đấu mang tính huyền thoại thời Hùng Vương, từ cuộc kháng chiến chống Tần vào cuối thế kỷ III Tr.CN cho đến kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ thế kỷ XX, Việt Nam đã phải tiến hành 14 cuộc kháng chiến giữ nước.
Trên đây là chưa tính đến những cuộc xung đột với các vương quốc láng giềng phía nam mà tính chất xâm lược và chống xâm lược cần phải xem xét cụ thể trong những trường hợp cụ thể. Trong số 14 cuộc kháng chiến trên, chỉ có ba lần thất bại, dẫn đến ba thời gian bị nước ngoài đô hộ là: thời kỳ đô hộ Trung Quốc (179 Tr.CN-905) kéo dài hơn nghìn năm; thời đô hộ Minh (1407-1427) kéo dài 20 năm; thời đô hộ Pháp (1884-1945) kéo dài hơn 60 năm.

Trong thời gian mất nước, nhân dân Việt Nam đã nhiều lần vùng lên khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc. Số lượng các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc không thể thống kê chính xác vì tư liệu về thời kỳ đô hộ Trung Quốc quá khiếm khuyết. Riêng trong 20 năm đô hộ Minh đầu thế kỷ XV, theo sử triều Minh, số lượng các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã lên đến trên 60 cuộc.

Tính từ kháng chiến chống Tần cuối thế kỷ III Tr.CN đến kháng chiến chống Pháp thế kỷ XX, trong hơn 22 thế kỷ, thời gian chống ngoại xâm và đô hộ nước ngoài đã lên'đến trên 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử. Thật hiếm thấy một dân tộc nào trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình lại phải chống ngoại xâm nhiều đến như thế, tính số lần và thời gian chống ngoại xâm. Nhưng từ đó nghĩ rằng Việt Nam là chiến tranh, là nước hiếu chiến thì quá xa lạ với thực tế lịch sử và ước vọng của nhân dân Việt Nam. Đặc điểm này xuất phát từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam.

Việt Nam ở vào vị trí đầu mối giao thông tự nhiên nối liền với đại lục qua hệ thống sông Hồng, sông cửu Long và có bờ biển dài nhìn ra đại dương, giao tiếp với các nước hải đảo Đông Nam Á. Vì vậy, từ thời xa xưa cho đến thời hiện đại, bất cứ một thế lực chính trị - quân sự nào có ý đồ bành trướng xuống Đông Nam Á đều muốn tìm cách thôn tính Việt Nam để thiết lập một đầu cầu chiến lược cho kế hoạch bành trướng của mình. Chúng ta có thể thấy rõ tính toán đó trong ý đồ bành trướng xuống Đông Nam Á của đế chế Nguyên thế kỷ XIII, đế chế Minh thế kỷ XV, thực dân Pháp thế kỷ XIX, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ thế kỷ XX. Hơn nữa, từ khi đế chế Tần thành lập, Việt Nam lại tồn tại bên cạnh một đế chế phong kiến Trung Quốc lớn mạnh từ Tần (221-206 Tr.CN) đến Thanh (1644-1911) mà Việt Nam là một đối tượng cần chinh phục trên hướng bành trướng xuống Đông Nam Á.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, chỉ có một ít trường hợp nước xâm lược là một quốc gia bình thường, đất đai, dân số, tiềm lực các mặt không hơn kém Việt Nam bao nhiêu như trường hợp nước Nam Việt thế kỷ III, II Tr.CN, nước Nam Hán thế kỷ X, nước Xiêm thế kỷ XVIII. Ngoại trừ những trường hợp trên, Việt Nam phải đương đầu với nhiều đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông thời cổ đại - trung đại như các đế chế Tần (221-206 Tr.CN), Hán (206-220), Tuỳ (581-618), Đường (618-907), Tống (960-1279), Mông Cổ, Nguyên (1271-1368), Minh (1368-1644), Thanh (1644-1911) và những cường quốc đế quốc chủ nghĩa trên thế giới thời cận đại-hiện đại như đế quốc Pháp, phátxít Nhật, đế quốc Mỹ. Những cường quốc này lại ở đỉnh cao của văn minh công nghiệp, hơn hẳn Việt Nam về trình độ kinh tế, khoa học, kỹ thuật.

Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của Việt Nam, vì thế, diễn ra hết sức ác liệt trong tương quan lực lượng rất chênh lệch, nhất là trong giai đoạn đầu của chiến tranh. Trong điều kiện như vậy, nếu chỉ dựa vào quân đội thường trực của nhà nước, dựa vào thành luỹ và phòng tuyến quân sự thì không có khả năng chiến thắng quân xâm lược. Thất bại của An Dương Vương trong kháng chiến chống Nam Việt, của triều Hồ trong kháng chiến chống Minh và của triều Nguyễn trong kháng chiến chống Pháp đã chứng tỏ điều đó. Con đường duy nhất để giành chiến thắng của dân tộc Việt Nam là biết huy động sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân, sức mạnh trí tuệ và vật chất của cả dân tộc, kết hợp sức mạnh của chính quyền, quân đội thường trực với sức mạnh của cả nước đánh giặc, toàn dân đánh giặc. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi trong lịch sử Việt Nam đều là những cuộc chiến tranh yêu nước mang tính nhân dân sâu rộng.

Kháng chiến chống ngoại xâm là thách thức có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của cả dân tộc. Lịch sử chống ngoại xâm, với những đặc điểm trên, đã tác động sâu sắc đến toàn bộ tiến trình lịch sử và đời sống văn hoá, xã hội của cộng đồng cư dân Việt Nam. Nhiều bản sắc và giá trị của văn hoá Việt Nam được tôi luyện và phát huy cao độ trong cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, mà biểu thị tập trung nhất là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết dân tộc và tư tưởng, nghệ thuật quân sự sáng tạo của Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia nhiều tộc người, hiện nay có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số chiếm 86,20% dân số, còn lại 53 dân tộc thiểu số chiếm 13,80% dân số (theo tổng điều tra dân số năm 1999). Văn hoá Việt Nam mang tính đa dạng trong cấu trúc tộc người và cả trong sự khác biệt của các vùng địa - văn hoá. Tuy nhiên, do yêu cầu liên kết cộng đồng trong khai hoang, xây dựng các công trình thuỷ lợi của nền nông nghiệp lúa nước và trong chống ngoại xâm, quá trình thống nhất quốc gia diễn ra khá sớm, tạo lập nên sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Trước mối đe doạ của nạn ngoại xâm, dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết lại trong cuộc chiến đấu vì lợi ích chung và cao nhất là độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Tất nhiên, truyền thống và sức mạnh đoàn kết dân tộc đó được phát huy đến đâu còn tuỳ thuộc vào khả năng tổ chức và lãnh đạo của nhà nước đương thời. Cũng là đất nước, con người và văn hoá Việt Nam, nhưng cuối thế kỷ XVIII, với sự cổ vũ của phong trào Tây Sơn và dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ, dân tộc ta đã đánh bại quân xâm lược Xiêm ở phía nam, quân xâm lược Thanh ở phía bắc, nhưng đến nửa sau thế kỷ XIX lại thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược do triều Nguyễn lãnh đạo. Và hơn nửa thế kỷ sau, cũng đất nước, con người và văn hoá đó, lại vùng lên giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, rồi tiếp theo là thắng lợi của hai cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm (1945-1975) giành lại độc lập và thống nhất Tổ quốc.
__________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phù - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #202 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2022, 12:53:37 pm »


Tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam là một bộ phận tạo thành của văn hoá Việt Nam, kết tinh nhiều giá trị sáng tạo của trí tuệ và đạo lý Việt Nam. Tuy các nhà quân sự Việt Nam có nghiên cứu và tiếp thu những kinh nghiệm của một số nước ngoài - cả xưa và nay - nhưng chủ yếu tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam là xuất phát từ đặc điểm và thực tiễn của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam và nó trước hết là sản phẩm của trí tuệ Việt Nam, là kết quả tổng kết từ kinh nghiệm đánh giặc phong phú của dân tộc Việt Nam. Bí quyết cơ bản của tư tưởng quân sự Việt Nam là trong điều kiện một nước nhỏ chống lại sự xâm lược của nước lớn mạnh, làm sao để tránh được thế mạnh ban đầu của đối phương, từng bước thay đổi tương quan lực lượng rồi tạo ra sức mạnh và thời cơ để giành thắng lợi quyết định. Đó là tư tưởng "dĩ đoản binh chế trường trận" mà Trần Quốc Tuấn đã khái quát và “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh" mà Nguyễn Trãi đã đúc kết. Nguồn gốc sâu xa tạo nên sức mạnh chiến thắng đó theo cách nói của Trần Quốc Tuấn, là "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước chung sức", là "chúng chí thành thành" (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước) và do đó, "thượng sách giữ nước" là "khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc", hay theo Nguyễn Trãi, là "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", "lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn". Đó thực chất là tư tưởng huy động sức mạnh của cả nước đánh giặc, là thực hành chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm.

Tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam còn bao gồm cả cách khởi đầu và kết thúc chiến tranh. Là nạn nhân của quân xâm lược, Việt Nam không có toàn quyền lựa chọn chiến tranh hay hoà bình mà cố gắng hết sức mình để tránh hay trì hoãn chiến tranh và khi chiến tranh đã bùng nổ thì kiên quyết vượt qua mọi hy sinh, gian khổ để giành thắng lợi. Một cách kết thúc chiến tranh lặp lại nhiều lần như một quy luật trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam là trên cơ sở thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định trên chiến trường, Việt Nam tìm cách kết thúc chiến tranh bằng những giải pháp chính trị - ngoại giao để mở ra lối thoát cho nước xâm lược, vốn là cường quốc và nhanh chóng nối lại quan hệ hoà hiếu với nước đó. Đấy vừa là sách lược ngoại giao mềm mỏng, vừa biểu thị khát vọng hoà bình và lòng nhân ái Việt Nam.

Cuộc kháng chiến 1945-1954 kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ, bắt đầu trong một bối cảnh và tương quan lực lượng hết sức khó khăn về phía Việt Nam. Tận dụng một thời cơ có lợi sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã vùng lên giành lại chính quyền trên phạm vi cả nước trong vòng hai tuần lễ và hầu như không đổ máu. Có thể so sánh Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với cuộc nổi dậy giành chính quyền của Khúc Thừa Dụ năm 905 khi đế chế Đường suy sụp và chính quyền đô hộ ở An Nam tan rã. Cuộc nổi dậy hầu như không gặp sức kháng cự nào và giành thắng lợi nhanh, gọn, không đổ máu. Nhưng sau đó, việc bảo vệ chính quyền tự chủ tiến lên độc lập phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Nam Hán vào năm 930-931 và 938. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới thiết lập, còn rất non trẻ, đã phải đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, khởi đầu ở Sài Gòn từ ngày 23-9-1945 và bùng nổ trên quy mô cả nước từ ngày 19-12-1946. Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm kiếm mọi khả năng để tránh, hay ít nhất để trì hoãn chiến tranh. Điều đó thể hiện rõ trong các hoạt động ngoại giao và được ghi nhận trong Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, Tạm ước ngày 14-9-1946 với nhiều nhượng bộ như tự coi mình là một "quốc gia tự do" trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp1. Nhưng khi mọi giải pháp chính trị - ngoại giao đã không cứu vãn được hoà bình và chiến tranh đã bùng nổ thì nhân dân Việt Nam chấp nhận cuộc chiến đấu vì độc lập và thống nhất Tổ quốc với tất cả thách thức ác liệt của nó.

Với quyết tâm "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"2 toàn thể nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ trương kháng chiến lâu dài, kháng chiến toàn dân, toàn diện đã được các tầng lớp nhân dân tự nguyện thực hiện với những hình thức phong phú, đa dạng, từ gia nhập quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân, đến trực tiếp tham gia chiến đấu bằng mọi phương tiện, vũ khí thô sơ có sẵn trong tay, đi dân công tiếp tế lương thực, vận chuyển vũ khí, xây dựng hậu phương, giữ gìn an ninh... Kháng chiến 1945-1954 là một cuộc chiến tranh nhân dân đạt đến trình độ cao, biểu thị bước kế thừa và phát triển lên trình độ mới của tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, truyền thống đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở phát huy tính thống nhất của văn hoá Việt Nam và tinh thần đoàn kết vì lợi ích chung của dân tộc, những âm mưu chia để trị, việc thành lập "Chính phủ Nam Kỳ tự trị" đều bị bóc trần và thất bại. Nhân dân cả nước không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, đều đoàn kết chiến đấu vì mục tiêu độc lập, tự do của đất nước.

Lực lượng vũ trang với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, phát triển từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh. Nghệ thuật quân sự cũng phát triển từ đánh du kích, đánh nhỏ, đánh tiêu hao tiến lên đánh chính quy với những chiến dịch lớn. Tất cả những kinh nghiệm chống ngoại xâm của tổ tiên, kết hợp với tư tưởng quân sự tiên tiến của thời đại, dẫn đến sự hình thành tư tưởng quân sự hiện đại của Việt Nam3. Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947 đã đập tan cuộc hành quân lớn lên Chiến khu Việt Bắc của quân Pháp, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của đối phương. Chiến thắng Biên giới năm 1950 đẩy đối phương vào thế phòng thủ và bị động về chiến lược. Cuối cùng, cuộc kháng chiến kết thúc bằng cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 trên khắp chiến trường mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954.

Trận Điện Biên Phủ giữ vai trò trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong lịch sử Việt Nam, mỗi trận quyết chiến đều mang những đặc điểm riêng, do tương quan lực lượng và hình thái chiến tranh quy định. Trận Bạch Đằng năm 938 đánh đoàn chiến thuyền quân Nam Hán từ biển vào. Trận Bạch Đằng năm 1288 lại đánh đoàn chiến thuyền quân Nguyên trên đường rút chạy về nước. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 chặn đánh quân Xiêm trên đường vận động. Đó là những trận thuỷ chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Trận Như Nguyệt năm 1077 đánh vào doanh trại dã chiến của quân Tống ở bờ bắc phòng tuyến sông cầu. Trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 đánh vào đoàn quân tiếp viện của nhà Minh trên đường tiến sang Đông Quan. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 đánh thẳng vào hệ thống phòng thủ của quân Thanh ở phía nam và phía tây - nam thành Thăng Long, là trận đánh công kiên rất nhanh và gọn. Trận quyết chiến chiến lược có thể đánh quân địch trên đường hành quân, đánh vào doanh trại phòng ngự của đối phương, có thể diễn ra trên sông nước hay trên bộ... nhưng đều mang tính chất chung là lúc quân, dân Việt Nam tập trung binh lực giành thắng lợi quyết định trên chiến trường để kết thúc chiến tranh.

Trận Điện Biên Phủ là trận đánh công kiên nhằm tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân Pháp, được đánh giá là "pháo đài khổng lồ bất khả công phá". Đây là một chiến dịch đánh công kiên có quy mô trận địa rất lớn, gồm một loạt trận đánh tiếp diễn trong 55 ngày, quân đội Việt Nam tập trung ưu thế binh lực tiêu diệt từng bộ phận tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm4.

Quy luật kết thúc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam lại được chứng thực qua trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ và giải pháp ngoại giao tại Hội nghi Giơnevơ.

Những cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI, chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII, khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV. kháng chiến chống Thanh cuối thế kỷ XVIII đều kết thúc bằng những giải pháp ngoại giao mềm mỏng sau khi đã giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường.

Nhưng nếu trước đây, thời ông cha ta đánh giặc, việc "đánh và đàm" chỉ diễn ra giữa hai nước đối địch, thì lần này nó đã có một sự khác biệt căn bản, đó là, trong bối cảnh thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, nhất là sau chiến thắng Biên giới năm 1950, đã không còn chỉ giới hạn trong quan hệ giữa hai nước tham chiến Việt Nam và Pháp, mà còn nằm trong những mối quan hệ cực kỳ phức tạp giữa các nước Lớn trên trường quốc tế. Vì vậy, Hội nghị Giơnevơ là một hội nghị quốc tế diễn ra trong điều kiện thế giới đã chuyển sang "thời kỳ chiến tranh lạnh" và kết quả được ghi nhận trong Hiệp định Giơnevơ. Nó vừa phản ánh thắng lợi của Việt Nam trên chiến trường, vừa là sự thoả hiệp của các nước tham dự hội nghị, trước hết là giữa các nước lớn, kể cả những nước đồng minh của Việt Nam.

Kháng chiến chống thực dân Pháp và trận Điện Biên Phủ là một bước kế thừa và phát triển tất cả những truyền thống chống ngoại xâm cùng với di sản tư tưởng và nghệ thuật quân sự cũng như bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Tất nhiên, trong bối cảnh mới của đất nước và của thế giới, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm này mang những đặc điểm mới và biểu thị nhiều sáng tạo, nhiều biến đổi lớn về phương diện tổ chức và lãnh đạo chiến tranh cũng như về phương diện diễn tiến của chiến tranh. Thành công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là nguyên nhân sâu xa của chiến thắng, là đã biết kế thừa và phát huy những di sản lịch sử - văn hoá của dân tộc kết hợp với những tư tưởng tiên tiến của thời đại, không những phát huy mọi tiềm lực trong nước mà còn tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Pháp.
_________________________________________________
1. Philippe Devillers: Paris - Saigon - Hanoi (Les archives de la guerre 1944 -1947), Paris, 1998.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 480.
3. Xem Võ Nguyên Giáp: Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970.
4. Xem Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #203 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2022, 01:00:15 pm »


ĐIỆN BIÊN PHỦ - TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC
TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
1


Đại tá, TS. LÊ ĐÌNH SỸ
Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, hầu như thời kỳ nào, thời đại nào dân tộc ta cũng phải đứng lên chống giặc ngoại xâm giữ gìn, bảo vệ non sông đất nước, và đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, mà tiêu biểu là chiến thắng Bạch Đằng năm 938; chiến thắng Như Nguyệt năm 1077; chiến thắng Đông Bộ Đầu, Chương Dương - Thăng Long và chiến công trên sông Bạch Đằng hồi thế kỷ XIII; trận Tốt Động - Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang các năm 1426 - 1427; trận Rạch Gầm - Xoài Mút và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cuối thế kỷ XVIII; chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.

Mỗi chiến công nói trên diễn ra trong những thời kỳ và điều kiện lịch sử khác nhau, có những đặc điểm riêng biệt, không trận nào giống trận nào cả về quy mô, lực lượng, phương tiện, trình độ tác chiến... Nhưng tất cả đều là những trận quyết chiến chiến lược, những trận đánh quyết định thắng lợi trong từng cuộc chiến tranh. Và, về mặt nghệ thuật quân sự, đó là những trận đánh hay với những nét đặc sắc như việc chọn hướng, địa điểm, thời gian, sử dụng lực lượng, bố trí thế trận và hơn hết là cách đánh mưu trí, độc đáo, sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết: "Điện Biên Phủ cùng Chiến dịch Hồ Chí Minh với Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... đã trở thành những "cây cột mốc bằng vàng" trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam"3.

Quả vậy, trận Điện Biên Phủ, một mốc son lịch sử chói lọi, mang đầy đủ những nét tiêu biểu của một trong những trận quyết chiến chiến lược lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Thứ nhất, đây là trận đánh đã đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơneuvơ, chấm dứt chiến tranh.

Tập đoàn cứ điểm là một hình thức phòng ngự liên kết nhiều cứ điểm, cụm cứ điểm trên một không gian tương đối rộng, có lực lượng tập trung lớn bao gồm cả binh lực và hoả lực, có cả lực lượng chiếm đóng và lực lượng cơ động mạnh được tổ chức, chỉ huy chặt chẽ, thống nhất, có công sự vững chắc và vật cản phức tạp nhằm ngăn chặn những cuộc tiến công trực tiếp vào khu vực phòng ngự.

Với hình thức phòng ngự này, quân Pháp đã thắng quân Đức ở Vécđoong trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Ở Đông Dương, từ cuối năm 1950 trở đi, do sự phát triển, lớn mạnh về mọi mặt của cách mạng Việt Nam, mà nhất là các đại đoàn chủ lực của ta đã được thành lập, bước đầu được trang bị thêm vũ khí hiện đại từ nguồn viện trợ của các nước bạn và từ nguồn chiến lợi phẩm, nên các hình thức phòng ngự cứ điểm và cụm cứ điểm độc lập đều có thể đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Vì thế, quân Pháp phải sử dụng hình thức phòng ngự cao hơn - tập đoàn cứ điểm. Từ năm 1951, hình thức phòng ngự tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện ở Hoà Bình, sau đó ở Nà Sản (1952) với quy mô nhỏ, công sự trận địa dã chiến. Nhưng đến Điện Biên Phủ, hình thức phòng ngự này đã hoàn thiện. Tại đây, quân Pháp triển khai chiếm lĩnh tất cả các điểm cao của một vùng thung lũng rộng lớn, khống chế và xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm liên hoàn, gồm 49 cứ điểm nằm trong tám cụm cứ điểm thuộc ba phân khu: bắc, nam và trung tâm. Mỗi cụm cử điểm đều có khả năng phòng ngự độc lập, có hệ thống công sự trận địa vững chắc và hoả lực mạnh như súng cối, súng phun lửa... Quanh các cứ điểm và cụm cứ điểm đều có giao thông hào và hàng rào dây thép gai được bố trí theo nhiều tầng, nhiều lớp. Ở hai phân khu nam và trung tâm có trận địa pháo. Ở Điện Biên Phủ địch xây dựng sân bay Mường Thanh và sân bay Hồng Cúm, có thể đáp ứng được nhu cầu tiếp tế, chi viện bằng đường không.

Về lực lượng, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được gọi là Binh đoàn tác chiến Tây Bắc (Groupement Opérationel Nord - Ouest - GONO) gồm 12 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, hai tiểu đoàn lựu pháo 105 ly (24 khẩu), hai tiểu đoàn súng cối 120 ly (20 khẩu), một đại đội trọng pháo 155 ly (4 khẩu), một đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc) và một phi đội không quân gồm 17 chiếc (7 khu trục, 5 trinh sát, 4 vận tải, 1 cánh quạt)4.

Tướng H. Nava, Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp lúc bấy giờ cùng các tướng lĩnh cao cấp của Pháp và Mỹ đều đánh giá cao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, coi đó là "pháo đài bất khả xâm phạm" là "Nà Sản luỹ thừa mười", không một sức mạmh nào có thể can thiệp được.

Kế hoạch Nava nói chung, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nói riêng, là cố gắng lớn nhất và cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong chín năm gây chiến tranh ở Đông Dương.

Đối với ta, Điện Biên Phủ, xét theo nhiều phương diện là chiến dịch lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Quyết định mở chiến dịch là do Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng - cơ quan chỉ đạo tối cao của cuộc kháng chiến. Kế hoạch tác chiến do Tổng Quân uỷ soạn thảo. Chỉ huy chiến dịch là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lực lượng tham gia chiến dịch, cũng đông nhất, mạnh nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Chỉ tính riêng khối bộ đội chủ lực, ta đã huy động 5 trong tổng số 7 đại đoàn hiện có lúc bấy giờ. Đó là các đại đoàn 308, 312, 316, 304 (thiếu Trung đoàn 66), tất cả gồm 11 trung đoàn bộ binh và một đại đoàn công pháo gồm Trung đoàn sơn pháo 675 với 6 đại đội sơn pháo 75 ly (18 khẩu), 2 tiểu đoàn 105 ly, 4 đại đội súng cối 120 ly (16 khẩu) và 1 tiểu đoàn súng cối 82 ly (36 khẩu); Trung đoàn pháo cao xạ 367 có 2 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly (24 khẩu) và 2 đại đội súng máy cao xạ 12,7 ly (24 khẩu), 1 tiểu đoàn ĐKZ, 1 tiểu đoàn pháo hỏa tiễn (H.6); các đơn vị thông tin, vận tải (16 đại đội) cùng lực lượng quân y... Tổng quân số chủ lực của ta lên tới khoảng 55.0005 người. Ngoài ra còn có một bộ phận lực lượng bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích thuộc Liên khu III, Liên khu IV, Việt Bắc, Tây Bắc và 261.500 dân công khắp mọi miền phục vụ chiến đấu.

Như vậy, Điện Biên Phủ là sự tập trung cố gắng lớn nhất của cả hai bên tham chiến. Chính vì thế, Điện Biên Phủ thất thủ là một thảm bại của thực dân Pháp, là một thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta. Sau thất bại này, mặc dầu lực lượng quân Pháp trên toàn Đông Dương còn đông, nhưng ý chí xâm lược nước ta của thực dân Pháp đã hoàn toàn bị đập tan, buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh (21-7-1954), lập lại hoà bình ở Đông Dương.
____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.261.
3. Võ Nguyên Giáp: 35 năm sau suy nghĩ về Điện Biên Phủ, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 4-1999, tr. 8.
4. Bộ Tổng Tham mưu, Ban Tổng kết - Biên soạn lịch sử: Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Hà Nội, 1991.
5. Tính cả tuyến hai.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #204 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2022, 01:01:31 pm »


Thứ hai, trận Điện Biên Phủ thể hiện một cách xuất sắc nhất nghệ thuật chọn hướng (địa điểm) quyết chiến, tạo thế và nắm vững thời cơ đánh địch.

Chọn hướng (địa điểm) quyết chiến, tạo thế và nắm thời cơ để tiến hành trận quyết chiến chiến lược là vấn đề cực kỳ quan trọng. Các trận Bạch Đằng (938), Như Nguyệt (1077), Đông Bộ Đầu, Chương Dương - Thăng Long (thế kỷ XIII)... sở dĩ chúng ta thắng lợi lớn, một phần là do nghệ thuật chọn địa điểm quyết chiến, tạo thế và nắm thời cơ. Đó là những nơi ta có thể phát huy lối đánh sở trường của mình, hạn chế được thế mạnh của địch, là lúc địch bị bất ngờ nhất.

Trong Đông Xuân 1953 - 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta xác định phương châm chiến lược "tích cực chủ động, cơ động, linh hoạt", chủ trương sử dụng bộ phận chủ lực mở chiến dịch tiến công những hướng địch sơ hở trên chiến trường rừng núi - mà hướng chính là Tây Bắc, đồng thời tranh thủ cơ hội diệt địch trên những hướng chúng có thể đánh sâu vào vùng tự do; đẩy mạnh chiến tranh du kích trên khắp các chiến trường sau lưng địch. Theo đó, chủ lực ta tiến lên Tây Bắc. Phát hiện thấy ta chuyển quân, địch vội vàng cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ đồng thời rút lực lượng về tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành tập đoàn cứ điểm. Ta vừa hình thành thế trận bao vây Điện Biên Phủ, vừa mở các đòn tiến công lớn ở Trung Lào, Hạ Lào, Thượng Lào, đông bắc Campuchia và bắc Tây Nguyên, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do, giành dân, phân tán khối lực lượng cơ động của quân Pháp, cô lập địch ở Điện Biên Phủ, làm cho chúng không thể phán đoán được trận đánh lớn nhất của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954 sẽ diễn ra ở đâu. Đã có lúc Bộ Chỉ huy Pháp nghĩ rằng ta đã từ bỏ ý định tiến công Điện Biên Phủ.

Cùng với việc mở các đòn tiến công lớn, phân tán lực lượng cơ động của địch, cô lập chúng ở Điện Biên Phủ, làm cho các tướng Pháp không phán đoán được trận đánh lớn sẽ diễn ra ở đâu, ta tập trung mọi nỗ lực chuẩn bị cho trận quyết chiến ở Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành sự lựa chọn của ta. Nơi đó, mặc dầu là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân Pháp lúc bấy giờ, nhưng việc tiếp tế chỉ có thể thực hiện được bằng đường không; và như vậy Điện Biên Phủ hoàn toàn rơi vào thế bị cô lập; nơi đó ta phát huy được sức mạnh, sở trường của mình, đẩy quân Pháp vào thế bất lợi. Và như thế, một trận quyết chiến chiến lược đã hình thành.

Trong trận Điện Biên Phủ, ta không chỉ chọn hướng (địa điểm) chính xác, mà còn biết tạo thế, chọn thời cơ (thời gian) mở đầu và kết thúc đúng lúc. Trước ngày nổ súng mở màn chiến dịch (13-3), quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã ở vào thế bị cô lập, vì ta đã hình thành một thế trận bao vây, áp sát lòng chảo Điện Biên Phủ; lúc đó lực lượng của địch đã bị căng ra khắp toàn Đông Dương, khó bề hỗ trợ cho Điện Biên Phủ; mọi việc tiếp tế chỉ có thể thực hiện được bằng một con đường duy nhất - đó là đường không. Thế nhưng, thời tiết tháng 3, tháng 4 ở Điện Biên Phủ lại rất không thuận lợi cho máy bay cất, hạ cánh, thả dù tiếp tế; do đó, thế mạnh của quân địch đã trở thành thế yếu.

Như vậy, việc xác định địa điểm, tạo thế, chọn thời cơ tiến công là những yếu tố quan trọng, đưa đến thắng lợi của ta trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

Thứ ba, Điện Biên Phủ là trận tác chiến hợp đồng binh chủng cao nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân đội ta đã tổ chức và thực hành gần 100 chiến dịch các loại. Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh.

Ta đã điều động một lực lượng chủ lực lớn nhất, bên cạnh còn có bộ đội địa phương và dân công hoả tuyến. Lực lượng đông là một lợi thế, và lợi thế đó càng được nhân lên khi ta biết tổ chức tác chiến hiệp đồng, phát huy ưu thế của từng lực lượng, từng loại hoả lực, vũ khí. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã làm được điều đó. Lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành chiến dịch tiến công một tập đoàn cứ điểm - hình thức phòng ngự cao nhất lúc bấy giờ của quân Pháp ở Đông Dương. Trong điều kiện quân Pháp có vũ khí, trang bị hiện đại hơn, có ưu thế tuyệt đối về không quân và xe tăng, có nhiều kinh nghiệm trong tác chiến phòng ngự, nhưng bằng việc tập trung lực lượng, tác chiến hiệp đồng chặt chẽ, quân ta đã đột phá lần lượt từng cứ điểm, từng cụm cứ điểm, từng phân khu, đồng thời xây dựng hệ thống trận địa và giao thông hào, từng bước thắt chặt vòng vây, tạo nên ưu thế sức mạnh to lớn trong quá trình tiến công và cuối cùng đã đập tan hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quan trọng này.

Như vậy, sử dụng lực lượng lớn, tác chiến hợp đồng chặt chẽ, ta đã tạo nên ưu thế lớn giành thắng lợi trọn vẹn cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

*

*         *

Có thể nói, Điện Biên Phủ là một trong những trận quyết chiến chiến lược lớn, tiêu biểu nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam; "Điện Biên Phủ, cái tên kỳ diệu ấy đã đi vào lịch sử dân tộc ta như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa..."1. Đó là sự kế thừa và phát triển truyền thống quân sự, nghệ thuật biết đánh và biết thắng, tinh thần quyết chiến và quyết thắng của dân tộc ta. Đồng thời, Điện Biên Phủ đã tạo ra cơ sở vững chắc cả về vật chất và tinh thần để quân, dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, "là khúc nhạc mở màn cho bản trường ca chống Mỹ, cứu nước"2, đưa đến Chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại mùa Xuân 1975.

Chiến công kỳ diệu này mãi mãi đi vào lịch sử, ý nghĩa to lớn của nó luôn tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong hiện tại và mai sau. Với tinh thần Điện Biên Phủ, chắc chắn nhân dân ta sẽ lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay.
_________________________________________________
1, 2. Trường Chinh: Kỷ niệm lần thứ 30 chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 12-13.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #205 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 11:38:14 am »


CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ TINH THẦN VÀ SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ VIỆT NAM1

Thượng tướng, GS. HOÀNG MINH THẢO

Sau bảy năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (tính đến năm 1952), thực dân Pháp đã bị thiệt hại hơn 30 vạn binh lính và sĩ quan. Các kế hoạch của Lơcléc, Valuy đến Đácgiăngliơ, Bôla, Pinhông, Rơve, Tátxinhi theo nhau bị phá sản. Người Pháp lúc nào cũng như phải làm lại từ đầu. Cuộc chiến tranh không trận tuyến của thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam đánh cả ở đằng trước mặt địch và đằng sau lưng địch; cả ở nông thôn và thành phố đã làm cho quân Pháp mệt mỏi, suy yếu. Chính phủ Pháp theo đó mà dựng lên đổ xuống 17 lần, năm cao uỷ và sáu viên tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương lần lượt bị triệu hồi.

Còn nhân dân Việt Nam qua bảy năm kháng chiến đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta càng chiến đấu, càng trưởng thành và lớn mạnh. Từ những đội vệ quốc quân nhỏ bé sát cánh với các đội dân quân tự vệ trong cả nước với những vũ khí thô sơ, thiếu thốn về nhiều mặt, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã từng bước phát triển bao gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, hình thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ.

Nhờ có đường lối chiến tranh nhân dân trong sự kết hợp hai phương thức tiến hành chiến tranh là: chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy (chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực), từ thế bị động, quân và dân ta đã chuyển dần sang thế chủ động, liên tiếp giành được nhiều thắng lợi qua các Chiến dịch Việt Bắc (1947), Biên giới (1950), Trung du – đường số 18 - Hà Nam Ninh (1951), Hoà Bình (1951 - 1952), Tây Bắc - Thượng Lào (1952 - 1953).

Trước những thất bại liên tiếp đó ở Đông Dương, dư luận Pháp ngày càng chán ngán với cuộc chiến tranh này. Bế tắc và lúng túng, Chính phủ Pháp không còn muốn tiếp tục cuộc chiến tranh quá tốn kém và vô vọng, nhưng cũng chưa muốn nhường chỗ cho người Mỹ nhảy vào. Họ cho rằng một giải pháp tốt nhất lúc này là với sự giúp đỡ tiền bạc và vũ khí của Mỹ, trong một thời gian tương đối ngắn cố giành một thắng lợi có tính quyết định trên chiến trường, để từ đó rút ra khỏi cuộc chiến tranh bằng một "lối thoát danh dự", trên bàn đàm phán.

Ngày 7-5-1953, với sự thoả thuận của Mỹ, Thủ tướng Pháp Rơnê Maye đã cử tướng bốn sao Nava thay tướng Xalăng sang cầm đầu đạo quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Kế hoạch Nava được ra đời trong hoàn cảnh đó nhằm cứu vãn danh dự cho nước Pháp.

Kế hoạch quân sự đại quy mô mang tên Nava mà nội dung cơ bản là:

- Một mục tiêu: Kết thúc chiến tranh Đông Dương trong vòng 18 tháng.

- Hai biện pháp:

a. Tăng quân: Đưa thêm quân từ chính quốc, quân lê dương, quân nguỵ bản xứ và đi đôi với việc xin thêm tiền bạc, vũ khí Mỹ.

b. Tập trung quân: Thành lập các tiểu đoàn cơ động để hình thành các binh đoàn cơ động chiến lược (cụm cơ động có tính chiến lược - grouperment mobile).

- Hai giai đoạn:

a. Giai đoạn Đông Xuân 1953-1954: Giữ thế phòng ngự ở phía bắc, thực hành tiến công chiến lược phía nam.

b. Giai đoạn Thu Đông năm 1954 đến giữa năm 1955: Đưa toàn bộ lực lượng ra phía bắc thực hành "tổng giao chiến", giáng đòn quyết định tạo thế mạnh trên bàn đàm phán để nước Pháp rút ra khỏi cuộc chiến tranh trên thế người chiến thắng.

Ngay từ đầu năm 1953, thực hiện kế hoạch, Nava đã huy động được 480.000 quân với 267 tiểu đoàn, trong đó gồm 84 tiểu đoàn cơ động, riêng chiến trường Bắc Bộ có 44 tiểu đoàn tinh nhuệ. Về không quân, ngoài sự chi viện của Mỹ, Nava còn có trong tay 300 máy bay chiến đấu và máy bay vận tải.

Mở đầu cho kế hoạch này, sáu tháng cuối năm 1953, Nava đã mở hàng loạt các cuộc hành quân càn quét lớn ở nhiều nơi (Lạng Sơn, Trị - Thiên, Ninh Bình) nhằm tiêu hao, tiêu diệt lực lượng của ta, vừa là để thăm dò ý đồ quân sự của ta nhưng vẫn chưa tìm ra đáp số.

Các cuộc hành binh ấy chỉ gây cho ta một ít tổn thất về kho tàng như ở Lạng Sơn. Trong khi đó, chúng lại bị quân và dân địa phương đánh cho những đòn thiệt hại nặng nề, loại khỏi vòng chiến đấu 12 tiểu đoàn (gần bằng số quân cơ động vừa được tăng thêm). Còn các đơn vị chủ lực của ta (trừ Đại đoàn 320 đang đối phó với địch ở đồng bằng Bắc Bộ) vẫn "án binh bất động" vừa huấn luyện, vừa chờ lệnh xuất quân.

Cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị đã họp để thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Đây là một kế hoạch đồ sộ chứa đựng nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự mà trong đó mưu kế chiến lược đã được Bác Hồ khái quát bằng một cử chỉ hết sức đơn giản, như lời kể sau này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Bàn tay Bác đang đặt trên bàn bỗng giơ lên rồi nắm lại, sau đó Bác lại mở xoè rộng, năm ngón tay ra năm hướng, Người nói: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh, không sợ! Ta buộc địch phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn". Đó chính là mưu kế chiến lược căng địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt.

Điều đầu tiên là việc chọn hướng, địa bàn mở chiến dịch, tình hình địch ta và khả năng trình độ tác chiến của ta lúc đó chưa cho phép quân ta đánh lớn, đánh tiêu diệt lớn ở chiến trường đồng bằng, đô thị. Nhưng yêu cầu của chiến tranh lúc đó là quân ta phải đánh tiêu diệt lớn, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn thì mới làm chuyển biến cơ bản và nhanh chóng cục diện chiến tranh. Muốn đánh bại các biện pháp thủ đoạn chiến lược chiến dịch của địch, đánh tiêu diệt lớn, trong khi kẻ địch lại đông quân và vũ khí trang bị hơn ta để giành được thắng lợi, ít thương vong thì ta phải chọn hướng địch yếu và ở địa bàn rừng núi thiên hiểm.

Mở đầu chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, Đại đoàn 316 được lệnh tiên lên Tây Bắc, bước ra quân chiến lược đầu tiên đã điểm trúng huyệt khiến Nava vội vã điều động sáu tiểu đoàn cơ động đánh chiếm cho Điện Biên Phủ, biến nó thành một tập đoàn cứ điểm mạnh với binh lực lên tới chín tiểu đoàn. H. Nava muốn tương kế, tựu kế biến Điện Biên Phủ thành một pháo đài vững chắc, vừa là một cái chổt - một cái bẫy hay một cái máy nghiền, sẵn sàng nghiền nát các sư đoàn chủ lực của ta, đồng thời lại vẫn bảo vệ được nước Lào. Kế hoạch Nava bắt đầu bị đảo lộn. Còn ta cũng lại tương kế, tựu kế thực hiện chiến tranh nhân dân, mưu kế của Hồ Chí Minh là: căng địch ra trên toàn chiến trường Đông Dương mà đánh, trói địch lại trên chiến trường Điện Biên Phủ để tiêu diệt. Ngay sau đó, ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược.
_____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đát nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #206 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 11:40:00 am »


Chọn Điện Biên Phủ là chọn hướng, địa bàn, mục tiêu chính xác. Tuy là rừng núi xa hậu phương chiến lược, nhưng địch vẫn có thể cơ động các binh đoàn cơ động đi ứng cứu bằng đường không.

Để hạn chế các lực lượng cơ động đó - một thủ đoạn tác chiến lợi hại có hiệu lực của địch - thì ta phải phân tán các lực lượng cơ động đó của địch ra các chiến trường khác, bảo đảm không thể cơ động nhiều lực lượng ứng cứu cho Điện Biên Phủ, có thế mới bảo đảm chắc thắng cho Điện Biên Phủ. Như thế là làm cho địch phải tan, mà ta thì tụ.

Đó là mưu kế chiến lược nhằm chia địch, phân tán địch hoạt động mạnh ở các chiến trường khác, ở những chỗ địch sơ hở, không thể bỏ, tất phải cứu. Muốn mưu kế được thực hiện thì ta phải nghi binh, lừa địch, điều động địch. Nghi binh lừa địch, điều động địch cũng phải làm có hiệu lực. Có thế địch mới bị mắc lừa, buộc địch phải đến nơi ta lựa chọn và giam chân địch ở đó.

Đánh vào chỗ địch tất phải cứu.

Để tạo thế cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta giải phóng Lai Châu, sau đó lệnh cho Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 bao vây phía nam Điện Biên Phủ, chặn đường nối thông với Thượng Lào. Ta đã điều một số đơn vị chủ lực nhỏ mà tinh đánh vào các hướng địch yếu nhưng lại hiểm và có ý nghĩa chiến lược về chính trị, do đó địch tất phải cứu. Đó là các hướng Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, đông bắc Campuchia và bắc Tây Nguyên.

Ở các hướng đó, quân địch nhanh chóng bị tiêu diệt, ta giải phóng được một số thị trấn, thị xã.

Trước nguy cơ mất quân, mất đất, địch buộc phải tung lực lượng cơ động ra các hướng đó để cứu vãn tình thế. Còn ta thì đẩy mạnh chiến tranh du kích trong cả nước, và vẫn bố trí một số các đơn vị chủ lực tinh nhuệ để kìm giữ và giam chân các lực lượng cơ động này.

Nhờ mưu kế đó, ta đã buộc khoảng 70 tiểu đoàn cơ động trên tổng số 84 tiểu đoàn cơ động địch phân tán ra các chiến trường trên toàn Đông Dương.

Địch phải tổ chức bảy "con nhím".

Ở Bắc Lào hai cụm cứ điểm.
Ở Trung Lào một cụm cứ điểm.
Ở Hạ Lào một cụm cứ điểm.
Ở Tây Nguyên hai cụm cứ điểm.
Và Điện Biên Phủ một cụm cứ điểm (tập đoàn cứ điểm mạnh nhất).

Ta đã thành công trong việc điều động phân tán địch trên năm chiến trường. Quả đấm mạnh của địch đã bị xoè ra thành năm ngón tay. Ta đã cao tay hơn địch. Mà chính tướng Nava cũng phải thú nhận rằng, hơn 80% lực lượng cơ động của quân Pháp đã bị phân chia ra các chiến trường Đông Dương và khi quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ thì lực lượng cơ động địch không thể tập trung lớn để đối phó được nữa.

Tại chiến trường chính Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch (bộ phận đi trước) có sự tham gia ý kiến của các đồng chí cố vấn Trung Quốc, đề ra kế hoạch với phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ hai ngày ba đêm trong điều kiện địch còn đang phòng ngự lâm thời.

Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng chiến dịch đi sau. Nhưng vì mới đến, sau khi nghe báo cáo, ông mặc dù rất phân vân, chưa có đủ yếu tố để bác bỏ phương án đã chọn của bộ phận đi trước bởi nó rất khác với suy tính của ông trước đó đã báo cáo gửi lên Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Diễn biến trên toàn chiến trường Đông Dương lúc này đã có những thay đổi. Đặc biệt là ở Điện Biên Phủ, Nava điên cuồng mù quáng quyết tâm tăng cường xây dựng công sự, sân bay, bổ sung lực lượng lên tới 17 tiểu đoàn nhằm biến nơi đây thành "cối xay thịt" để nghiền nát chủ lực ta.

Trước tình hình đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quả cảm quyết đoán nhạy bén nắm bắt tình hình đề nghị thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", sau đó chuyển đổi đội hình bố trí lại lực lượng, ông đã được Thườn vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Bằng quyết định đó, ông đã phải trải qua những trăn trở cực kỳ khó khăn, cân nhắc thận trọng, xử lý khôn khéo, kiên trì thuyết phục để vừa giữ vững được nguyên tắc, vừa bảo đảm được đoàn kết nhất trí cao trong lãnh đạo và với cố vấn bạn. Sau đó, ông chỉ đạo chuyển đổi đội hình, bố trí lại lực lượng và thực hành nghi binh chiến lược trực tiếp ở Điện Biên Phủ là cho một đại đoàn chủ lực (Đại đoàn 308) đánh sang Thượng Lào. Nhờ đó, ta có thể tổ chức lại trận địa và chủ động từng bước tập trung được một lực lượng hơn năm đại đoàn chủ lực để thực hiện chuyển sang vây hãm dài ngày, phát huy được tinh thần trí tuệ của toàn quân và sức mạnh của toàn dân cho cuộc chiến đấu quyết định vận mệnh của dân tộc.

Mặc dù trận địa đã được bố trí, pháo lớn đã kéo lên vị trí chiến đấu với bao công sức và xương máu, nhưng ông vẫn quyết tâm cho đưa pháo xuống, rồi lại kéo lên vào vị trí tác chiến mới.

Trói địch lại mà diệt.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã ở vào thế cô lập, cố thủ trong một thung lũng bị ta bao vây tiến công từ bốn phía. Muốn đập tan cái "cối xay thịt", diệt trừ "con nhím" khổng lổ này, trước hết ta đã từng bước vô hiệu hoá nó bằng cách đánh của Việt Nam. Ta đã xây dựng cả một hệ thống giao thông hào, một hệ thống trận địa tấn công và bao vây tạo điều kiện cho quân ta triển khai vận động tiến công. Đây là lần đầu tiên quân ta tiến hành bao vây, tiến công một tập đoàn cứ điểm trong điều kiện quân Pháp có vũ khí trang bị hiện đại hơn ta. Cùng với việc triệt phá các nguồn hoả lực của địch: pháo binh, xe tăng và máy bay chi viện, bằng hệ thống hầm hào trận địa với chiến thuật "Vây, Lấn, Tấn, Phá, Triệt, Diệt", quân ta từng bước thắt chặt vòng vây, tạo thành ưu thế ở từng không gian và thời gian chiến dịch, đã tạo nên sức mạnh to lớn trong quá trình tiến công để tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm, giành thắng lợi.

Đó là cách đánh chiến dịch. Nghệ thuật tác chiến chiến dịch là đột phá lần lượt, liên tục kết hợp với vây lấn. Nghệ thuật tác chiến đó phù hợp với điều kiện Việt Nam. Phù hợp với thực tế là sáng tạo. Đó là trí tuệ Việt Nam. Do ta kém địch về vũ khí đột phá như máy bay, xe tăng, pháo binh nên phải dùng cách đánh đó. Cách đánh đó phải kéo dài thời gian. Sau này trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, sức đột phá, chọc sâu của ta mạnh, nên ta chỉ đánh có mấy ngày là giải phóng Sài Gòn. Đặc biệt là ngay từ năm 1953, Bộ Quốc phòng đã sớm cho thành lập các trung đoàn pháo và pháo phòng không, một yếu tố rất quan trọng để tạo nên sức mạnh ở Điện Biên Phủ. Một điều rất hay và rất sáng tạo là lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng là rất hiếm ở trên thế giới, ta đã cho kéo pháo lên núi cao vào hầm chĩa thẳng pháo xuống đầu kẻ địch mà chế áp. Với cách đánh này, vừa bảo vệ được pháo, vừa nâng cao được uy lực và mức chính xác, hiệu quả đến mức khiến cho viên chỉ huy pháo binh của Pháp là Pirốt bất ngờ hoảng loạn mà tự sát.

Còn lực lượng pháo phòng không cũng làm nên một kỳ tích. Lần đầu tiên pháo phòng không của ta xuất hiện nhờ có sự giúp đỡ kịp thời của các nước bạn: Liên Xô, Trung Quốc nên ta đã cố gắng kết hợp mọi biện pháp bảo đảm giữ bí mật đến phút nổ súng. Trong quá trình chiến đấu, pháo cao xạ đã liên tục cơ động trên nhiều trận địa dự bị, bảo đảm tiêu diệt lực lượng địch, giữ gìn lực lượng ta, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch. Lực lượng phòng không đã thực hành bao vây đường không đặc biệt sáng tạo ngăn chặn có hiệu quả đường tiếp tế bằng máy bay của địch bằng thả dù, yểm hộ tích cực cho bộ binh thực hành tấn công.

Bằng quyết định thay đổi phương châm tác chiến và cách đánh thích hợp, ta đã chủ động vây hãm địch dài ngày, từng bước triệt phá hoả lực tại chỗ, triệt đường tiếp tế trên bộ và trên không của địch. Trói địch lại để ta tập trung binh, hoả lực lần lượt tiến công từng bộ phận nhằm tiêu hao tiêu diệt nhỏ, đánh bại ý chí chiến đấu của địch, tiến tới tiêu diệt gọn hoàn toàn một tập đoàn cứ điểm khi chúng vẫn còn đông quân.

Thắng lợi của Điện Biên Phủ là thắng lợi của chiến tranh nhân dân trên toàn quốc với các trận đánh vang dội, tiến công vào sân bay Gia Lâm, sân bay Cát Bi, đường 5, đường sắt Hải Phòng - Hà Nội và ở khắp các chiến trường, phân tán địch trên toàn Đông Dương. Ở Điện Biên Phủ ta tiêu diệt và bắt sống hơn 1,6 vạn quân, còn toàn Đông Dương tiêu diệt và tiêu hao hơn 10 vạn quân.

Trận đánh Điện Biên Phủ ta đã tiêu diệt và bắt sống 17 tiểu đoàn1 trong tổng số 84 tiểu đoàn cơ động của địch. Nó là một trận đánh tiêu diệt chiến lược, là đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược giải phóng được một nửa đất nước.

Trận Điện Biên Phủ xứng đáng là một trận đánh tiêu biểu, nổi tiếng lịch sử quân sự thế giới của một quân đội nhỏ chiến thắng một quân đội lớn, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, đánh bại sức mạnh sắt thép và đôla của can thiệp Mỹ.

Như một Xương Giang - Bạch Đằng - Chi Lăng - Đống Đa, Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử vàng hào hùng và oanh liệt của dân tộc ta.

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ là một đòn tiêu diệt chiến lược đánh vào đạo quân viễn chinh Pháp, nó còn là một đòn khai tử chủ nghĩa thực dân, mà bản án đã được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xác lập, khi Người viết Bản án chế độ thực dân Pháp, tác phẩm in lần đầu tại Pari năm 1925.

Thắng lợi đó đã đem lại niềm tin mãnh liệt, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhất là ở lục địa châu Phi, đã tạo nên phản ứng dây chuyền không những dẫn đến độc lập ở các thuộc địa Pháp mà còn cho các dân tộc đang bị áp bức khác.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã qua đi nửa thế kỷ, nhưng bài học lịch sử của nó thì vẫn còn nguyên giá trị cho mọi thế hệ mai sau noi theo.

Đó là tinh thần bất khuất quật cường của một dân tộc quyết chống giặc ngoại xâm, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Lịch sử thế giới và lịch sử nước ta tỏ cho ta biết rằng: Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết tranh đấu cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực lượng gì chiến thắng được họ..."2.

Đó là bài học về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân do Đảng lãnh đạo, có truyền thống đánh giặc giữ nước nên đã phát huy được sức mạnh về ý chí của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Cuộc đấu tranh của ta nêu cao được ngọn cờ chính nghĩa, giải phóng dân tộc nên ta đã được loài người tiến bộ ủng hộ, được các nước bạn giúp đỡ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn, trong đó có sự đóng góp trực tiếp của đoàn chuyên gia cố vấn Trung Quốc, từ đồng chí Mai Gia Sinh - Phó đoàn sang Việt Nam trước, đi cùng với đồng chí Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng để chuẩn bị chiến dịch, đến đồng chí Vi Quốc Thanh - Trưởng đoàn làm việc bên cạnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và các đồng chí chuyên gia ở các đại đoàn. Trong suốt chiến dịch, trước cũng như sau khi ta thay đổi phương châm tác chiến, các bạn Trung Quốc đã giúp đỡ ta một cách nhiệt tình, tích cực luôn coi cuộc chiến đấu của ta cũng như của bạn. Sự giúp đỡ anh em đồng chí giữa hai đảng, hai dân tộc trong công cuộc giải phóng dân tộc của hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã có từ lâu.

Nước bạn đã giúp đỡ ta đào tạo, huấn luyện cán bộ, trao đổi những kinh nghiệm chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, bạn đã giúp ta 24 khẩu pháo và 3.600 viên đạn pháo 105 ly, chiếm 18% tổng số đạn; giúp ta 1.700 tấn lương thực, chiếm 10,8% tổng số lương thực phải dùng. Và gần cuối chiến dịch, bạn còn bổ sung trang bị cho ta một tiểu đoàn pháo ĐKZ 75 ly và một tiểu đoàn hoả tiễn Kachiusa 12 dàn 6 nòng đã làm tăng thêm nỗi kinh hoàng của địch vốn đã kiệt sức và tuyệt vọng. Đó là sự giúp đỡ anh em giữa hai nước trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Bằng cách đánh của Việt Nam, ta đã sử dụng vũ khí thông thường có một chút hiện đại của các nước bạn và một số thu được của Pháp. Nhờ có sự sáng tạo và lòng dũng cảm dám đánh, quyết đánh ta đã tìm ra cách đánh để đánh thắng vũ khí hiện đại của Pháp và Mỹ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu.

Ngày nay, để bảo vệ Tổ quốc, muốn đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao có máy bay và tên lửa hành trình kết hợp với lục quân cơ giới thì ta vẫn phải là chiến tranh nhân dân ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy bằng các lực lượng phòng không và chống tăng. Chiến đấu đánh trả cuộc tiến công bằng hoả lực đường không cũng quan trọng như đánh địch ở trên bộ. Chiến tranh nhân dân là cốt lõi của học thuyết quân sự Việt Nam, là trường phái sử dụng nghệ thuật "dĩ đoản, chế trường", "thế thắng lực", "lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn". Ta có kém địch về vũ khí thì phải vận dụng phương châm lấy hiện đại thông thường có một ít tinh xảo để đánh lại hiện đại tinh xảo. Kết hợp với tinh thần ý chí chiến đấu và tài thao lược với trí tuệ Việt Nam.

Kẻ địch mạnh là nhờ có hoả lực, ở Điện Biên Phủ hoả lực của địch là pháo binh, xe tăng, máy bay, còn ngày nay sẽ là hoả lực đường không bằng máy bay và tên lửa hành trình và hoả lực trên bộ là xe tăng. Trị được những thứ đó thì kẻ địch nhất định sẽ bị đánh bại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là một bài học lịch sử chứng minh cho sức mạnh chính trị, tinh thần và sức mạnh của trí tuệ Việt Nam.
_____________________________________________________
1. Tổng số quân địch bị diệt và bắt sống ở Điện Biên Phủ là 21 tiểu đoàn.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 7.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #207 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 11:49:52 am »


CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ:
BIỂU TƯỢNG SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC
KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH CỦA THỜI ĐẠI
1

PGS. BÙI ĐÌNH THANH
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Bốn mươi năm đã qua từ khi trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành được "chiến thắng vang dội địa cầu" và kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Một vùng núi heo hút, xa xôi trên miền Tây Bắc đất nước Việt Nam bỗng trở thành một địa danh lịch sử được cả thế giới chú ý và ca ngợi.

Điện Biên Phủ, cái tên đã thành huyền thoại và khi cùng gắn với hai cái tên Việt Nam và Hồ Chí Minh, đã trở nên biểu tượng của một dân tộc anh hùng.

Chưa ai làm một bản thống kê có bao nhiêu cuốn sách, bao nhiêu bài viết về Điện Biên Phủ trong bốn chục năm qua. Cho đến gần đây, vẫn còn những cuốn sách nghiên cứu về Điện Biên Phủ ra đời.

Đó là cuốn sách của một vị tướng viết về một vị tướng với nhan đề Giáp, một sự đánh giá - Tác giả cuốn sách là vị tướng người Anh, Pitơ Mắc Đônan (Peter Mac Donald). Cuốn sách được xuất bản năm 1992, trong đó tất nhiên là dành một phần quan trọng để phân tích chiến thắng Điện Biên Phủ. Và cuốn sách Những sự giống nhau trong chiến tranh: Triều Tiên, Munich, Điện Biên Phủ và những quyết định về Việt Nam năm 1965 của nhà nghiên cứu sử học Triều Tiên Yuen Foong Kong xuất bản năm 1992.

Vì sao chiến thắng Điện Biên Phủ được đánh giá cao như thế?

Không có gì là cường điệu khi nói rằng vì chiến thắng đó tiếp nối sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, - một bước ngoặt không những của lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức đang vùng dậy trong cuộc đấu tranh giải phóng.

Chúng ta hãy ôn lại một phần lịch sử với tính biện chứng sâu sắc của nó.

Trải qua nhiều thế kỷ, trong quá trình xâm lược các nước nhỏ yếu trên thế giới nhằm xây dựng một hệ thống thuộc địa lớn vào hàng thứ hai trên thế giới sau hệ thống thuộc địa của đế quốc Anh, đế quốc Pháp rất tự hào về những "chiến công" đã giúp chúng đặt ách thống trị trên cổ nhiều dân tộc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh.

Trong Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la Colonisation française) xuất bản ở Pháp năm 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ: "Đối với nhà văn thanh cao nào muốn viết lịch sử huy hoàng của công cuộc khai hoá thuộc địa, thì cuộc chiến tranh gọi là vì công lý và chính nghĩa sẽ là nguồn tài liệu vô tận. Với một cử chỉ say sưa và hùng biện, ông Anbe Xarô nói: "Chính công cuộc chinh phục thuộc địa đã đào tạo nên phần lớn những vị tướng lĩnh vĩ đại đã đưa chúng ta đến chiến thắng và đã từng được dư luận nước Pháp ca tụng chiến công và thanh danh khi họ đưa ngọn cờ của chúng ta đi khắp đất Á, trời Phi""2.

Quả thật như vậy. Trong một quyển sách có tính chất tổng kết quá trình xâm lược đó, cuốn Đế quốc thuộc địa Pháp xuất bản năm 1931, Thống chế Liôtây (Lyautey), một trong những người được xem như có công lớn đối với việc phát triển và củng cố hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp đã viết những dòng mở đầu với lời lẽ huênh hoang: "Lịch sử đế quốc thuộc địa của chúng ta từ 1870 cho đến ngày nay, đó là một trong những chương hùng hồn nhất của bản anh hùng ca của chúng ta"3.

Hơn hai mươi năm sau, nếu cuốn sách đó được tái bản, có lẽ phải thêm vào "những chương hùng hồn nhất của bản anh hùng ca" đó một chương thảm sầu, ai oán nhất: đó là chương thất bại của đế quốc Pháp ở Điện Biên Phủ. Công việc đó đã được thực hiện bởi Lanien, viên Thủ tướng Chính phủ thứ 19 của nước Pháp từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và đã bị đổ nhào sau trận đại bại ở Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Lanien đã viết: "Trong lịch sử của mỗi dân tộc đều có những sự kiện có tính chất quyết định. Những tên gắn liền với chúng, cả những ngày tháng cũng thế, chứa đựng một ý nghĩa vượt qua bản thân các sự kiện đó. Sáng sủa hay đen tối, trước mắt mọi người, những sự kiện đó đều tượng trưng cho số phận tốt hay xấu của nước nhà.

Điện Biên Phủ là một trong những tên như thế. Ngày 7-5-1954, sau 55 ngày cầm cự khiến cho thế giới phải khâm phục, cứ điểm cố thủ đã bị hạ.

Hai tháng rưỡi sau, Hiệp định Giơnevơ được ký kết: đó là một thất bại ngoại giao thêm vào thất bại quân sự... Điện Biên Phủ, Giơnevơ. Giữa hai tên đó, giữa hai nhật ký đó, là một trong những bước ngoặt bi thảm nhất của đời sống dân tộc chúng ta"4. Nếu như Điện Biên Phủ đánh dấu một bước ngoặt bi thảm trong lịch sử đế quốc Pháp thì nó lại là niềm tự hào chính đáng của nhân dân Việt Nam, đã ghi thêm một trang oanh liệt vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc.

Nhớ lại ngày 1-9-1858, những phát đạn đại bác đầu tiên từ các chiến thuyền của Rigôn đơ Giơnuli (Rigault de Genouilly) bắn vào Đà Nẵng đã mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam của đế quốc Pháp. Sức mạnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây lúc đó đang ở vào thời kỳ phát triển, còn chế độ phong kiến Việt Nam đã đi đến bước tàn tạ, suy vong, không theo kịp sự phát triển của thời đại mới, không còn đủ năng lực tổ chức, động viên, lãnh đạo toàn dân chiến đấu có hiệu quả chống sự xâm lược của nước ngoài nên tiếng súng xâm lược ở Đà Nẵng cũng báo hiệu sự sụp đổ của chế độ phong kiến và sự thiết lập một chế độ thuộc địa tàn bạo trên đất nước Việt Nam.

Chín mươi sáu năm sau, ngày 7-5-1954, lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng được cắm lên nóc hầm của tướng Đờ Cátxtơri, đặt quân địch vào một tình thế phải chấp nhận đầu hàng như báo Pháp (Nước Pháp - Người quan sát) ngày 13-5-1954 viết: "Trước hết, bản kết toán về cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ đã rõ ràng. Đó là một chiến thắng quyết định và hoàn toàn đối với tướng Võ Nguyên Giáp, một sự thất bại hoàn toàn đối với Nava, Biđôn, Plêven, Lanien,... Nếu người ta nói đến sự "thất thủ" của Điện Biên Phủ thì phải gọi nó bằng đúng tên của nó "đó là một sự đầu hàng".
_____________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 55.
3. Pierre Lyautey: L' empire colonial français (Đế quốc thuộc địa Pháp) Editions de France, Paris, 1931, p.3.
4. J.Laniel: Le drame Indochinois (Tấn thảm kịch Đông Dương), Nxb. Plon, Paris, 1957, p.1.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #208 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 11:52:31 am »


Bộ Tham mưu của tướng Đờ Cátxtơri không chiến đấu đến người cuối cùng: họ không thể chiến đấu được nữa vì binh sĩ của họ đã bị kiệt sức. Bản danh sách tù binh khá hùng biện về mặt đó. Nó chứng minh là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến đấu, là một sự đầu hàng không hơn, không kém của một đội quân thất vọng và suy nhược. Tình hình đó hoàn toàn khác với cuộc chiến đấu ở Đà Nẵng, Gia Định những năm 1858 - 1859.

Trong những trận chiến đấu không cân sức, chống đội quân xâm lược, tuy thất bại, quân dân Đà Nẵng, Gia Định vẫn thể hiện tinh thần bất khuất như bài Văn tế các tướng sĩ đánh Pháp tử trận ca ngợi: "Nghe tiếng súng non Trà (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng) nổ dữ, những muốn săn cho hết giống lợn không tha; trông khói tàu Cần Hải (cửa biển Cần Giờ, Sài Gòn) bốc cao, những muốn chém cho hết loài cá kình mới hả. Thẳng tiến để xông pha giết giặc, cái chết coi dễ như chơi. Rút lui thì để vạ về sau, với giặc quyết không chung sống".

Như vậy, sau 96 năm đã có sự đổi thay trong các vai trò lịch sử. Từ địa vị bị áp bức và thống trị, nhân dân Việt Nam đã vươn lên, trở thành những người chiến thắng, còn đế quốc Pháp đã phải chuốc lấy một sự thất bại to lớn và nhục nhã chưa từng thấy trong lịch sử các cuộc chiến tranh xâm lược do chúng gây nên.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã minh hoạ hết sức nổi bật một trong những đặc điểm của thế kỷ XX là quá trình sụp đổ dồn dập của hệ thống thuộc địa dưới những đòn đả kích mãnh liệt của phong trào giải phóng dân tộc.

Cao trào cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã diễn ra trong những điều kiện lịch sử hoàn toàn khác trước. Lúc này, không phải là thời kỳ mà chủ nghĩa đế quốc còn được mặc sức tung hoành và "dưới pháp lý của sự bá chủ toàn thế giới hầu như buộc đám đông vô vàn các dân tộc không phải màu da trắng bất lực và nhẫn nhục phải chịu khuất phục một cách vĩnh viễn"1.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, những lực lượng phản động trong nước câu kết với quân thù đế quốc bên ngoài mưu toan thủ tiêu Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở vùng Đông Nam Á đang còn trong thời kỳ trứng nước, nhằm khôi phục chế độ thống trị của chúng.

Vấn đề đặt ra trước mắt nhân dân Việt Nam lúc đó là: tiếp tục làm cách mạng đến cùng, kiên quyết đấu tranh triệt để chống chủ nghĩa đế quốc hay nửa chừng dừng bước? Nói một cách khác, trước sức ép của chủ nghĩa đế quốc, lực lượng cách mạng Việt Nam phải áp dụng chiến lược tiến công hay chiến lược thế thủ?

Không chút do dự, Đảng ta đã vận dụng chiến lược tiến công các thế lực phản động trong nước và ngoài nước một cách rất linh hoạt và sáng tạo.

Đảng ta đã nắm vững bản chất của chủ nghĩa đế quốc không bao giờ thay đổi và vạch rõ rằng, bọn đế quốc chỉ chịu lùi bước khi nào chúng bị tiến công liên tục và thất bại dồn dập. Chúng chỉ chịu từ bỏ ý định độc ác xâm lược và nô dịch nhân dân ta khi bị giáng những đòn chí mạng.

Kinh nghiệm lịch sử cách mạng Việt Nam và của Đảng ta đã chỉ rõ là không được có ảo tưởng mong chờ "thiện ý" của bè lũ đế quốc, hy vọng chúng "biết điều" ban cho nhân dân ta tự do và độc lập. Thực tế của cuộc kháng chiến Việt Nam đã chỉ ra hết sức rõ ràng chính do thực hiện chiến lược không ngừng tiến công toàn diện vào đế quốc Pháp mà nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giải phóng được một nửa đất nước và bồi dưỡng được lực lượng của bản thân để tiếp tục đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Không có chiến lược tiến công đó thì cũng không có được chiến thắng Điện Biên Phủ, và vì có Điện Biên Phủ nên quân thù mới phải chịu ngồi đàm phán với ta ở Giơnevơ và buộc phải rút lui khỏi một nửa đất nước Việt Nam.

Do đó, có thể nói rằng Điện Biên Phủ là kết quả hợp với quy luật phát triển lịch sử của một dân tộc không sợ hy sinh, dũng cảm chiến đấu để giành lấy những quyền cơ bản của con người là độc lập, tự do, hạnh phúc.

Một điều quan trọng khác là ý nghĩa bài học của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đối với việc vận dụng đường lối đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ ta đã từng ngồi đàm phán với Pháp ở Hà Nội, ở Đà Lạt, ở Phôngtennơblô. Đảng và Chính phủ ta cũng đã nhiều lần tỏ rõ ý chí của nhân dân Việt Nam mong muốn giải quyết vấn đề Việt - Pháp một cách hoà bình nhưng đều không có kết quả, đế quốc Pháp vẫn không ngừng lấn tới. Trước sự lấn tới đó của quân thù, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã trả lời lại bằng cách cầm lấy vũ khí tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài, gian khổ để hoàn thành sự nghiệp cách mạng.

Đảng ta đã đề ra đường lối đấu tranh vũ trang đúng đắn và nhân dân ta đã hành động theo đường lối đó.

Khởi đầu cuộc chiến đấu, sự so sánh lực lượng giữa ta và địch rõ ràng là chưa có lợi cho ta. Tướng lĩnh của đội quân xâm lược Pháp đã từng khoác lác là sẽ tiêu diệt các lực lượng vũ trang của nhân dân Việt Nam trong vòng một tháng.

Nhưng, mặc cho bọn tướng lĩnh của xâm lược Pháp huênh hoang, mặc cho những kẻ hoài nghi khiếp sợ trước vũ khí của đế quốc, quân đội và nhân dân ta tràn đầy tinh thần chiến đấu cách mạng, vẫn vững bước tiến lên theo đường lối đấu tranh vũ trang của Đảng.

Chính đường lối đấu tranh vũ trang đúng đắn, thành phần chủ yếu trong đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tinh thần chiến đấu cách mạng của nhân dân là nhân tố quyết định đã tạo ra Điện Biên Phủ.

Sự nghiệp của những người anh hùng đã lập nên ở Điện Biên Phủ nói lên một sự thật: mặc dù có vũ khí hiện đại, chủ nghĩa đế quốc vẫn có thể bị đánh bại. Sự tập trung những lực lượng tinh nhuệ của đội quân xâm lược Pháp được trang bị những vũ khí tối tân nhất, sự tăng cường viện trợ đến mức cao nhất của bọn can thiệp Mỹ cuối cùng vẫn không cứu vãn được sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung đã chứng minh lời tiên đoán của Lênin: "Mặc dù họ còn yếu, mặc dù bọn người châu Âu đi áp bức có vẻ bất khả chiến thắng khi chúng đem dùng vào cuộc đấu tranh mọi cái kỳ diệu về kỹ thuật và nghệ thuật quân sự, nhưng cuộc chiến tranh cách mạng do các dân tộc bị áp bức đang tiến hành, nếu thật sự thức tỉnh được hàng triệu người lao động và bị bóc lột, thì cuộc chiến tranh đó sẽ đưa lại nhiều khả năng, nhiều cái kỳ lạ đến mức là sự giải phóng các dân tộc phương Đông ngày nay hoàn toàn có thể thực hiện được trong thực tiễn"2.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam đã góp một phần cống hiến quan trọng vào sự nghiệp chung của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đã đánh lùi một bước và đánh đổ một bộ phận của chủ nghĩa đế quốc xâm lược, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức phát triển lên một giai đoạn mới cao hơn.

Chỉ không đầy sáu tháng sau khi bị thất bại ở Việt Nam, đế quốc Pháp đã phải đương đầu với sự vùng dậy không có gì kìm hãm nổi của nhân dân Angiêri. Ngày 1-11-1954, ngọn lửa chiến thắng Điện Biên Phủ đã vượt qua các đại lục và đại dương đến núi rừng Ôrét (Aurès) nhóm lên cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Angiêri.

Cùng chung cảnh ngộ bị thực dân Pháp thống trị trong 124 năm, nhân dân Angiêri đánh giá cao ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.

"Với chiến thắng Điện Biên Phủ, những người anh em Việt Nam đã trả thù cho những liệt sĩ của chúng tôi. Thất bại của thực dân Pháp cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Angiêri. Người Angiêri bước lên con đường mà những người anh em Việt Nam đã vạch ra. Lửa cách mạng bùng cháy rất nhanh khắp Angiêri. Chiến thắng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ bảo đảm chắc chắn cho sự chiến thắng thực dân Pháp của nhân dân Angiêri.

Không thể nào đánh giá được đầy đủ những ảnh hưởng của Điện Biên Phủ. Thật vậy, Điện Biên Phủ đã giúp cho các dân tộc thuộc địa hãnh diện ngẩng cao đầu. Điện Biên Phủ là một trong những nền tảng vững chắc của Hội nghị Băngđung" (trích bài phát biểu của Bí thư quốc vụ, Thiếu tá Tư lệnh Ôma Uxêđích (Omar Oussedich), Trưởng phái đoàn quân sự nước Cộng hoà Angiêri sang thăm Việt Nam).

Ngọn lửa Điện Biên Phủ còn vượt cả Thái Bình Dương đến tận cửa ngõ đế quốc Mỹ, và từ núi rừng Xiêra Maextơra (Sierra Maestra) của đất nước Cuba anh hùng đã xuất hiện một cuộc đấu tranh võ trang thắng lợi làm đảo lộn tình hình ở vùng biển Caribê và đưa Mỹ latinh từ trước vẫn được xem như hậu phương an toàn của đế quốc Mỹ vào một tình thế sục sôi cách mạng.

Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Hécto Rôđơrighết Lompác trong chuyến thăm Việt Nam năm 1961 đánh giá: "Lịch sử của nhân dân Việt Nam, trải qua hơn 1.000 năm đấu tranh quyết liệt chống sự bất công của những chế độ xã hội khác nhau, chống ách thống trị nước ngoài đã rèn luyện nên tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam, nêu gương cho nhân dân các nước đấu tranh giành tự do và giành quyền tự do quyết định vận mệnh của mình.
Tiêu biểu cho tinh thần đó là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
Trong lúc mặt trận Điện Biên Phủ diễn biến một cách ác liệt trên đất nước các bạn thì nhà lãnh đạo cách mạng của nước Cuba chúng tôi cùng với vài trăm người yêu nước đã đoàn kết được xung quanh mình toàn thể nhân dân Cuba để chiến đấu chống lại những lực lượng hiếu chiến phản động đang bị các bạn đánh bại".
___________________________________________________
1. A.Xarô: Vinh và nhục thuộc địa, Nxb. Xagite, Pari, 1931, tr.59.
2. V.I.Lênin: Tuyển tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tr.592.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #209 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 11:56:14 am »


Thắng lợi của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ rõ ràng là một cống hiến to lớn vào phong trào giải phóng dân tộc, góp phần vào việc Liên hợp quốc ra Nghị quyết về phi thực dân hoá trên toàn thế giới năm 1960.

Thắng lợi đó cũng làm cho đế quốc Mỹ lo sợ qua nhận định của Tổng thống Kennơđi: "Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng cách mạng giải phóng dân tộc là một sự kiện cơ bản của thời đại chúng ta. Sức mạnh to lớn nhất trên thế giới, đó là lòng khao khát vươn lên độc lập dân tộc. Ngày nay cuộc chiến đấu không phải diễn ra ở châu Âu, mà là ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh"1.

Trong phong trào đó, như tài liệu mật Lầu Năm Góc đã vạch rõ: "Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới mà chính quyền Kennơđi phải đương đầu với một cố gắng phát triển rất tốt của cộng sản nhằm đánh đổ một chính phủ thân phương Tây. Đây là một thách thức không thể bỏ qua". Kennơđi còn nói rằng: "Aixenhao đã phải chịu những hậu quả chính trị của Điện Biên Phủ và sự tống cổ những người phương Tây khỏi Việt Nam năm 1954. Ngày nay, tôi không thể cho phép (?) có một thất bại như năm 1954 nữa"2.

Với những quan điểm nói trên, Kennơđi và tiếp theo là Giônxơn, Níchxơn, Pho, lao vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã sử dụng tất cả binh khí, kỹ thuật quân sự hiện đại nhất, trừ vũ khí nguyên tử, đã xuất tất cả các tướng lĩnh tài giỏi nhất, các nhà chính khách, ngoại giao cừ khôi nhất, đã huy động vào cuộc chiến tranh ba triệu lượt lính Mỹ, năm triệu công nhân Mỹ làm việc trong 22.000 xí nghiệp phục vụ chiến tranh, 260 trường đại học và viện nghiên cứu cộng tác với những chương trình phục vụ chiến tranh, tổn phí chiến tranh lên đến gần 900 tỷ đôla theo sự tính toán của giáo sư kinh tế Mỹ Rôbớt Oaren Stiven (Robert Warren Stevens) trong tác phẩm Hy vọng hão huyền, thực tế phủ phàng. Những hậu quả kinhh tế của chiến tranh Việt Nam.

Nhưng sức mạnh kinh tế - quân sự - kỹ thuật đó đã không giúp Mỹ thực hiện được những mục tiêu mong muốn. Trái lại, càng làm cho Mỹ ngày càng "lún sâu trong vũng lầy" như đầu đề cuốn sách của Đavít Hanbenxtam đã được tặng giải thưởng Pulítgiơ năm 1964, và cuối cùng không tránh khỏi thất bại.

Ngay từ đầu năm 1964, khi Mỹ còn đang tiến hành "chiến tranh đặc biệt", một nhà báo Mỹ, Giêm Arônxơn đã viết trên tờ Người bảo vệ dân tộc: "Ngày nay, Oasinhtơn đang ở ngưỡng cửa của một Điện Biên Phủ mới".

Cuối năm 1967, rơi vào cái bẫy Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh, cho rằng đó là hướng tiến công chính của ta, Giônxơn và các tướng lĩnh Mỹ quyết tâm bảo vệ Khe Sanh bằng mọi giá, vì cái bóng ảm đạm của Điện Biên Phủ đối với quân đội Pháp luôn luôn ám ảnh tâm trí họ. Cuối cùng, dù có tránh được một Điện Biên Phủ ở Khe Sanh, Mỹ bị thất bại nặng nề trước đòn Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) và đã phải chịu thua một trận "Điện Biên Phủ trên không" - sau khi bị quân và dân ta đập tan cuộc tập kích không quân chiến lược, hạ bệ uy lực thần tượng của B52 qua 12 ngày đêm chiến đấu tháng 12-1972.

Đánh giá chiến thắng đó, nhà nghiên cứu Nây Shihan (Neil Sheehan) trong lời tựa viết cho công trình của nhóm nghiên cứu về chiến tranh không quân tại Trường đại học Coócnen nhận định "Thắng lợi của người Việt Nam là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc".

Đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ đã rút được những bài học gì qua thất bại của chúng?

Với bản chất của chủ nghĩa đế quốc, giữa Pháp và Mỹ đã có những nét tương đồng trong việc tìm nguyên nhân thất bại và những bài học từ thất bại đó. Sau khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ và cho đến tận nay, các nhà quân sự, chính trị của các nước đế quốc vẫn không ngừng đi tìm nguyên nhân thất bại của nó. Tướng Cônhi, chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Bộ đổ lỗi cho tướng Nava. Về phần tướng Nava, sau cuốn Đông Dương hấp hối xuất bản năm 1956, đến năm 1979 hai mươi lăm năm sau khi Điện Biên Phủ đi vào lịch sử, Nhà xuất bản Plông, Pari lại cho ra mắt người đọc cuốn hồi ký của Nava với đầu đề Thời điểm của những sự thật. Trong hồi ký đó, Nava lược lại tất cả các công trình đã nghiên cứu về Điện Biên Phủ, chủ yếu thanh minh rằng sự chỉ đạo của Chính phủ Lanien đã không tạo điều kiện cho ông ta thực hiện các chủ trương chiến lược đó.

Còn Lanien, trong cuốn Tấn thảm kịch Đông Dương (Nxb. Plông, Pari, 1957) thì lại đổ tội cho Nava là chỉ huy tồi.

Về phần Mỹ, tiêu biểu cho sự đánh giá thất bại của Mỹ ở Việt Nam là luận điểm của nguyên Tổng thống R. Níchxơn.

Trong tác phẩm Hòa bình thật sự - Không có những Việt Nam khác nữa, xuất bản lần đầu năm 1983, tái bản năm 1990, Níchxơn đã phủ nhận và xuyên tạc trắng trợn sự thật lịch sử. Ông ta cố chứng minh rằng sự can thiệp trực tiếp và mở rộng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cần thiết và đúng đắn. Sở dĩ Mỹ không đạt được những mục tiêu của mình chính là vì Quốc hội Mỹ đã không cho phép sử dụng đến mức tối đa lực lượng quân sự. Thậm chí, trong lời tựa lần tái bản cuốn sách năm 1990, Níchxơn nói rằng mình đã sai lầm, đặt tên cuổn sách như trên có thể gây hiểu lầm. Không được hiểu "Không có những Việt Nam khác nữa nghĩa là thôi không có những cuộc thử nghiệm khác nữa: mà phải hiểu rằng đó là chúng ta sẽ không thất bại nữa" và nếu phải đặt tên lại cho cuốn sách, tôi sẽ đặt là Sự nghiệp cao cả?

Những nhận xét, đánh giá kiểu trên đây không có gì làm chúng ta ngạc nhiên, vì bản chất chủ nghĩa đế quốc, dù là thực dân cũ hay thực dân mới, dù là Pháp hay Mỹ, không bao giờ thay đổi.

Về phía ta, nguyên nhân thắng lợi của Điện Biên Phủ đã được nghiên cứu khá sâu sắc. Trong dịp ký niệm lần thứ 10 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2-9-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

"Lòng yêu nước nồng nàn, sự thống nhất về tinh thần và chính trị của nhân dân và quân đội xung quanh Đảng và Chính phủ đã giúp chúng tôi vượt qua những thử thách khó khăn không tưởng tượng được và tạo những điều kiện về chính trị, kinh tế và quân sự để chiến thắng.

Lòng tin tưởng không gì lay chuyển nổi vào thắng lợi của sự nghiệp chính nghĩa của mình đã cổ vũ nhân dân chúng tôi và đã kích thích tinh thần dũng cảm của họ. Những đức tính về đạo đức và tinh thần chiến đấu mà các binh sĩ, các chiến sĩ du kích và các cán bộ của chúng tôi đã học tập được trong lịch sử đặc biệt phong phú của phong trào giải phóng dân tộc, đã giúp quân đội trẻ tuổi của chúng tôi lập được những chiến công lịch sử, tô lên ngọn cờ của mình một niềm vinh quang bất diệt.

Gương sáng của các chiến sĩ và các dân tộc Liên Xô và Trung Quốc đã không ngừng cổ vũ nhân dân, binh sĩ của chúng tôi và góp phần rèn luyện những anh hùng của chúng tôi.

Nhân dân Pháp và tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới đã có sự ủng hộ rất quý báu đối với chúng tôi. Họ đứng về phía chúng tôi trong những lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến và chia sẻ nỗi vui mừng với chúng tôi khi hoà bình được lập lại.

Nước cộng hoà dân chủ đã giành được một thắng lợi tất nhiên vì đó là thắng lợi của những người bị áp bức đối với kẻ áp bức, thắng lợi của tự do đối với nô lệ"3.

Dân tộc Việt Nam đã đi đúng trào lưu tiến bộ của thời đại, góp phần khai phá thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, một sức mạnh lớn của thời đại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, đó là biểu tượng sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại.

Chân lý đó đã được nhiều nhà nghiên cứu có thái độ khách quan, khoa học trên thế giới thừa nhận, tiêu biểu là sự đánh giá của Đavít Hanbextam trong công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Với chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chiến thắng người Pháp và cuộc cách mạng của Người đã thành công. Khi nhảy vào Đông Dương, những giấc mộng của người Mỹ khác với người Pháp, nhưng họ vẫn giẫm theo những bước chân của người Pháp.

Còn đối với Cụ Hồ Chí Minh, ít có sự nghi ngờ rằng cuộc chiến tranh thứ hai cũng sẽ giành được thắng lợi - Cuộc đời của Người là một thắng lợi kỳ diệu và là một sự chứng minh cho chính nghĩa. Người là người yêu nước lớn nhất của dân tộc mình trong thế kỷ này. Nhưng ảnh hưởng của Người còn lớn hơn thế.

Ở châu Âu, chiến thắng của Người đã dạy cho nước Pháp rằng thời đại thực dân Pháp đã kết thúc.

Và ở nước Mỹ, ảnh hưởng đó còn lớn hơn thế,...

Trong cuộc đời của mình, Cụ Hồ Chí Minh chẳng những đã giải phóng đất nước mình và làm thay đổi cả chế độ thuộc địa ở châu Phi và châu Á, mà còn thực hiện một điều đáng quan tâm hơn: Người đã tác động đến cả văn hoá, tâm hồn kẻ thù của mình"4.

Bốn mươi năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta đang ở trong một thời kỳ mới của lịch sử: Đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới.

Trước mắt nhân dân ta xuất hiện những thời cơ mới và thách thức mới. Để nắm bắt được những thời cơ đó và đủ sức vượt qua những thử thách đó, tinh thần và truyền thống của Điện Biên Phủ vẫn mang ý nghĩa rất hiện thực.

Hơn bao giờ hết, sức mạnh của dân tộc phải được phát huy đến mức cao nhất. Với đường lối "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước", Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng sự mở rộng hợp tác quốc tế, coi trọng yếu tố sức mạnh của thời đại vì sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội. Với tinh thần đó, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang đưa hết tâm trí, tài năng hướng vào mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người hạnh phúc.

Chắc chắn là nhiệm vụ lịch sử cao cả đó sẽ được hoàn thành thắng lợi.
___________________________________________________
1, 2. A.Schlesinger Jr.: Les mille jours de Kennedy à la Maison Blanche (Một nghìn ngày của Kennơđi ở nhà Trắng), Nxb. De Noel, Paris, 1966, p. 384, 311.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 55-56.
4. Đavít Hanbextam: Hồ (xuất bản lần thứ hai), Nxb. Anphơrết Knốp, Niu Oóc, 1987, tr. 118.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM