Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:11:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học  (Đọc 16632 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #80 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2022, 02:50:22 pm »


ĐẠI ĐOÀN 312 TRONG CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Thượng tá PHAN VĂN GIANG
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312

Tham gia Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là một niềm vinh dự lớn lao nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm nặng nề của Đại đoàn 312. Ý thức sâu sắc điều đó, trước khi bước vào chiến dịch, đại đoàn tập trung thực hiện tốt đợt chỉnh huấn chính trị, củng cố tổ chức, huấn luyện theo yêu cầu đánh cứ điểm và tập đoàn cứ điểm. Sau đợt chỉnh huấn chính trị, củng cố tổ chức, huấn luyện theo yêu cầu mới, ngày 10-12-1953, Đại đoàn 312 chính thức nhận lệnh hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến đấu. Đại đoàn đã họp bàn biện pháp lãnh đạo nhằm bảo đảm tốc độ hành quân với yêu cầu: "Ăn tốt, ngủ tốt, tổ chức lực lượng mang vác hợp lý, hành quân tốt"; bảo đảm thời gian, bảo đảm chặng đường, bảo đảm sức khoẻ không để tổn thất dọc đường. Đây là đợt hành quân lớn nhất kể từ ngày đại đoàn được thành lập.

Gần một tháng ròng rã hành quân trong mưa phùn gió bấc lạnh buổt, lại bị địch đánh phá liên tục trên đường, cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 312 đã vượt qua chặng đường dài hơn 500km đến vị trí tập kết an toàn. Khi hành quân đến vị trí tập kết, đại đoàn nhận nhiệm vụ mở đường; kéo pháo qua những khu vực địa hình phức tạp, nhiều núi cao dốc đứng.

Mở đường, kéo pháo lên dốc đã là vất vả nhưng xuống dốc càng vất vả hơn. Đường quành theo vách núi cheo leo, nguy hiểm. Một bên vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Khi đưa pháo xuống dốc, hàng trăm người giữ đằng sau thả dây, đằng trước chèn giữ cho pháo đi đúng hướng. Có những đoạn đường quang, bộ đội phải làm giàn cây ngụy trang để giữ bí mật cho con đường. Sau hơn một tuần, tranh thủ cả ngày lẫn đêm, các trung đoàn đã hoàn thành việc kéo pháo vào trận địa. Ngay sau đó, đại đoàn khẩn trương bắt tay chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến công đánh vào hướng đông - nam sân bay, đồi Độc Lập và Bản Kéo.

Khi Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định chuyển từ phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc", đại đoàn được lệnh kéo pháo ra. Kéo pháo ra là nhiệm vụ rất gian nan, nguy hiểm. Ngày này qua ngày khác, chiến sĩ thức trắng, ăn uống thiếu thốn, vẫn không rời nhiệm vụ dù phải đi đào củ mài, lấy bắp chuối, nõn chuối, rau rừng ăn thêm. Trong khi ta kéo pháo ra, địch liên tiếp nống ra nhằm thăm dò, mở rộng phạm vi kiểm soát, ngăn chặn ta triển khai lực lượng. Nhiều trận chiến đấu đã diễn ra ác liệt.

Ngày 17-1-1954, trung đội của đồng chí Trần Độ gồm 32 chiến sĩ đánh lui bảy đợt xung phong của hai tiểu đoàn địch có xe tăng và đại bác yểm trợ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch.

Ngày 12-2-1954, trên điểm cao 674, tiểu đội của đồng chí Mai và năm chiến sĩ quân báo của Trung đoàn 141 đã đánh bại bốn đợt tiến công của một đại đội địch, diệt 39 tên.

Ngày 15-2-1954, địch huy động ba tiểu đoàn tiến công lên cao điểm 674. Bên ta có trung đội của đồng chí Trần Oanh gồm 45 cán bộ, chiến sĩ. Địch xung phong 12 lần nhưng đợt nào cùng bị ta đánh, không tiến lên được, bị loại khỏi vòng chiến đấu 100 tên, trong đó có 1 tên quan ba, 2 tên quan hai.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo, đại đoàn khẩn trương hoàn tất mọi công tác chuẩn bị chiến đấu. Các trung đoàn đều làm thêm đường và trận địa pháo để pháo binh có thể cơ động chiến đấu trong mọi tình huống. Ngoài trận địa chính kiên cố, ta còn tổ chức trận địa nghi binh để đánh lạc hướng sự theo dõi của địch. Trong hoàn cảnh khó khăn, các đơn vị vẫn chú trọng chăm lo đời sống, nâng cao sức khoẻ bộ đội, giữ vững quân số chiến đấu, tranh thủ luyện tập, nâng cao khả năng tác chiến hiệp đồng. Lúc này, Đại đoàn 312 vinh dự được nhận nhiệm vụ tiến công cứ điểm Him Lam mở màn cho chiến dịch. Nhận nhiệm vụ đánh Him Lam, đại đoàn bắt tay ngay vào việc xây dựng trận địa, đào giao thông hào để chuyển lương thực, vũ khí, đào hầm chỉ huy, đào hầm để ở, hầm cho cấp dưỡng nấu cơm, hầm cấp cứu, hầm pha chế thuốc, hầm cho thương binh nằm, v.v...

Cụm cứ điểm Him Lam gồm ba cứ điểm được xây dựng trên ba quả đồi độc lập, nằm về phía nam sông Nậm Rốm và phía bắc trục đường 41 thuộc phân khu trung tâm, cách trung tâm Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 3,5 km về phía đông-   bắc. Đây là cửa ngõ của tập đoàn cứ điểm có nhiệm vụ giữ vững trục đường 41 để bảo vệ sân bay Mường Thanh và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Địch bố trí ở đây khoảng một tiểu đoàn, bộ binh tăng cường gồm bốn đại đội bộ binh và Sở Chỉ huy tiểu đoàn được trang bị nhiều vũ khí, phương tiện tối tân như máy nhìn đêm, máy nghe tiếng động từ xa... Đây là một cụm cứ điểm mạnh.

Đại đoàn 312 (lúc này thiếu Trung đoàn 165), được phối thuộc hai đại đội cối 120 ly, hai đại đội cối 82 ly, hai đại đội sơn pháo 75 ly, hai đại đội lựu pháo 105 ly.

Đúng 15 giờ ngày 13-3-1954, trên các hướng, quân ta đã vào chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công.

Vào lúc 16 giờ, lực lượng pháo của Đại đoàn 312 bắn cấp tập vào cụm cứ điểm Him Lam.

Đúng 18 giờ, các Đại đội 243, 58, 366 thực hành mở cửa bằng bộc phá liên tục. Trong quá trình mở cửa, địch dùng hoả lực bịt lấp cửa mở. Mặc cho pháo của địch bắn ra như mưa, các chiến sĩ ta vẫn bình tĩnh, mưu trí, gan dạ xông lên mở cửa. Khi cửa mở đã thông, được lệnh của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, trên cả ba hướng, lực lượng của hai Trung đoàn 141 và 209 đã dũng mãnh xông lên đánh chiếm lô cốt đầu cầu và tiếp tục đốt phá các mục tiêu bên trong cứ điểm, làm cho kẻ địch trong cụm cứ điểm Him Lam cũng như trung tâm Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lúng túng đối phó. Chúng dùng hoả lực ở khu trung tâm tập trung bắn mãnh liệt hòng ngăn chặn các mũi tiến công của ta. Với sự chỉ huy cương quyết, mưu trí, linh hoạt; với lòng dũng cảm không sợ hy sinh, các chiến sĩ ta đã đập tan sự kháng cự của địch trong căn cứ. Trong cuộc chiến đấu này, xuất hiện những tấm gương tiêu biểu như Trần Can, Phan Đình Giót. Bằng các đợt tiến công đột phá liên tục và mãnh liệt, đến 23 giờ 30 phút ngày 13-3-1954, đại đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam, diệt 300 tên, bắt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí trang bị. Ta hy sinh 62 cán bộ, chiến sĩ.

Trận Him Lam thắng giòn giã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận Điện Biên Phủ. Đối với Đại đoàn 312, trận đầu ra quân thắng lợi, có ý nghĩa to lớn tạo nên niềm tin tưởng vững chắc vào sức chiến đấu mới cho bộ đội. Trận Him Lam chứng tỏ trình độ hiệp đồng tác chiến đánh cứ điểm kiên cố của đại đoàn đã có những tiến bộ quan trọng.

Thất bại nặng nề và bất ngờ ở Him Lam đã gây nên sự hoang mang, dao động cho cả Bộ Chỉ huy, binh lính và sĩ quan Pháp ở lòng chảo Điện Biên Phủ.
_______________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #81 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2022, 02:50:59 pm »


Trong lúc địch đang choáng váng vì cụm cứ điểm Him Lam vừa bị đập tan thì đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15-3-1954, ta mở đợt tiến công vào trung tâm đề kháng đồi Độc Lập. Cứ điểm này có chiều dài 500m, rộng 200m, nằm cách trung tâm Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 4 km về phía bắc. Xung quanh cứ điểm có nhiều lớp hàng rào, vật cản, nhất là phía bắc và phía nam. Trung tâm cứ điểm do Tiểu đoàn 5 Bắc Phi thuộc Trung đoàn Angiêri số 7 và một đại đội ngụy Thái (tất cả gồm 5 đại đội) chiếm giữ. Về hoả lực, tại đây có bốn khẩu cối 120 ly làm nhiệm vụ bắn chặn trên đường Lai Châu - Điện Biên.

Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) và Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) được tăng cường hai đại đội sơn pháo 75 ly, hai đại đội cối 120 ly, có nhiệm vụ tiến công cứ điểm đồi Độc Lập.

Trung đoàn 165 đảm nhiệm việc tiến công đột phá từ hướng đông - nam vào. Đây là hướng tiến công chủ yếu của ta. Trung đoàn 88 đảm nhiệm tiến công trên hướng thứ yếu, đột phá từ hướng đông - bắc vào. Đúng 2 giờ ngày 15-3, pháo và cối 120 ly bắt đầu bắn phá chuẩn bị. 3 giờ 30 phút, đồng chí Chỉ huy trưởng mặt trận ra lệnh nổ súng tiến công đồi Độc lập. Trên hướng chủ yếu của Trung đoàn 165, việc đột phá diễn ra thuận lợi. Trong khi đó ở hướng Trung đoàn 88, do bộc phá đặt chệch, nên khi nổ, không quét hết hàng rào. Đại đội Tô Văn đánh đến 30 quả bộc phá mà vẫn không mở được cửa. Lực lượng xung kích của Trung đoàn 88 phải quay lại hướng cửa mở của Trung đoàn 165, do đó vào chiến đấu bên trong chậm hơn. Cuộc chiến đấu diễn ra ở bên trong trận địa khá quyết liệt. Song với tinh thần chiến đấu dũng cảm và sức tiến công áp đảo, đến 6 giờ 30 phút sáng ngày 15-3, ta đã hoàn toàn làm chủ cứ điểm Độc Lập, diệt gọn tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường.

Như vậy, hệ thống phòng thủ tiền tiêu của địch trên hướng bắc và đông - bắc đã bị đập tan, địch vô cùng hoảng sợ, đối phó lúng túng. Ngày 17-3, tiểu đoàn địch đóng giữ đồi Bản Kéo ở phía tây - bắc bỏ chạy vào rừng, đầu hàng quân ta. Sân bay Mường Thanh bị ta uy hiếp. Viên chỉ huy pháo binh Pirốt vì quá lo sợ và thất vọng trước hoả lực pháo binh mãnh liệt của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Sau năm ngày tiến công, ta chiếm được hai vị trí kiên cố then chốt của địch ở Điện Biên Phủ, diệt và bắt sống 2.000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay. Qua những trận chiến đấu này, bộ đội được rèn luyện và trưởng thành về cách đánh công kiên, cán bộ, chiến sĩ đều phấn khởi tin tưởng ở sức chiến đấu của đơn vị mình.

Chuẩn bị đợt hai chiến dịch, Đại đoàn 312 cùng với các đơn vị bạn khẩn trương xây dựng hệ thống công sự, trận địa, giao thông hào, sẵn sàng bước vào chiến đấu. Trong đợt này, Đại đoàn được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75 ly, hai đại đội súng cối 120 ly, một đại đội cối 82 ly, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm đồi E, đồi D1, đồi D2, điểm cao 210 và quân cơ động thuộc lực lượng dù ngụy số 5 của Tiểu đoàn dù số 6.

Đúng 17 giờ 30 phút ngày 30-3, pháo của chiến dịch bắn chuẩn bị vào các cứ điểm phía đông, là những vị trí quan trọng trong hệ thống phòng ngự còn lại của địch ở khu trung tâm, nhất là các dãy cao điểm. Mất những vị trí này, tập đoàn cứ điểm địch sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng. Sau đợt bắn chuẩn bị, các đơn vị lần lượt nổ súng tiến công. Trên hướng đông - bắc, Trung đoàn 141 sử dụng Tiểu đoàn 16 và Tiểu đoàn 428 tiến công cứ điểm đồi E. Sau 1 giờ 45 phút xung phong với khí thế áp đảo, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, tiêu diệt gọn Tiểu đoàn Angiêri số 3, chiếm lĩnh đồi E. Cùng thời gian trên, Trung đoàn 209 sử dụng Tiểu đoàn 166 và Tiểu đoàn 130 đánh chiếm cứ điểm đồi D1. Sau khi chiếm xong đồi D1, đại đoàn tiếp tục điều Tiểu đoàn 130 tiến công sang đồi D2. Các đơn vị khác đánh chiếm đồi E và phát triển vào các ngọn đồi phía trong. Cuộc chiến đấu diễn ra ở đây vô cùng gay go và ác liệt, ta và địch giằng co nhau cho đến khi trời sáng.

Chiều và đêm ngày 30-3, ngoài lực lượng tiến công vào các điểm cao ở phía đông, đại đoàn còn sử dụng Tiểu đoàn 11 thuộc Trung đoàn 141, Tiểu đoàn 115 thuộc Trung đoàn 165 và Tiểu đoàn 54, làm nhiệm vụ thọc sâu tiêu diệt trận địa pháo binh địch ở cứ điểm 210 và Tiểu đoàn dù ngụy số 5 đóng ở vòng trong. Các Tiểu đoàn 115, 54, vượt qua khoảng trống giữa các vị trí C1 và D2, E, tiến vào bên trong nhưng không thể tiến sâu hơn được. Riêng Tiểu đoàn 11 đánh chiếm được một vị trí, gây cho địch nhiều thiệt hại. Đội dũng sĩ thuộc Đại đội 243 phát triển tới tận bờ sông Nậm Rốm và trụ bám kiên cường tại đây suốt mấy ngày.

Ngày 31-3, địch tung lực lượng phản kích hòng chiếm lại những vị trí đã mất ở đồi D1, E nhưng bị thất bại. Ở phía bắc sân bay, đêm 3-4, Trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 105. Đến sáng ngày 4-4, ta chiếm được 2/3 cứ điểm, nhưng địch lại tổ chức phản kích và chiếm lại. Để giữ chắc các bàn đạp đã chiếm được, Đại đoàn 312 nhận lệnh tiếp tục củng cố vững chắc trận địa phòng ngự ở đồi D, E; xây dựng trận địa tiến công các điểm cao 105, 203, 204 và Tiểu đoàn Thái số 2; phối hợp với Đại đoàn 308 làm giao thông hào cắt ngang sân bay Mường Thanh ở phía nam và củng cố trận địa chiến đấu.

Đêm 18-4, sau nhiều lần vây lấn, Trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 105. Cuộc chiến đấu kéo dài đến sáng ngày 19-4 mới kết thúc. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn địch ở khu vực phía bắc sân bay bí mật rút lúc 3 giờ sáng. Lúc này, ta đã đào hào cắt ngang sân bay nên lực lượng địch ở khu vực sân bay ở vào tình thế bị bao vây không có nước uống, thiếu ăn. Ngày 19-4, địch cho quân ra phản kích nhưng bị Đại đoàn 308 chặn đánh, phải quay lại. Trong khi đó, ta tiếp tục đào hào vây lấn vào sát lô cốt địch, nhiều nơi chỉ cách 15 - 30m.

Đợt hai của chiến dịch kéo dài gần một tháng. Các đơn vị của đại đoàn do vây lấn dài ngày nên bị thương vong nhiều. Hơn nữa, thời tiết khắc nghiệt cùng với sự khó khăn thiếu thốn, nên trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ, xuất hiện tư tưởng nôn nóng, muốn tiến công chớp nhoáng, ngại đánh lâu dài. Trước tình hình này, đại đoàn đã mở đợt giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt phương châm "đánh chắc, tiến chắc", nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội. Đồng thời, việc cải thiện đời sống bộ đội ngay trong chiến hào để bảo đảm sức khoẻ chiến đấu dài ngày cũng được chú trọng.

Đêm 1-5-1954, quân ta mở đợt tiến công thứ ba đánh chiếm các cao điểm còn lại ở phía đông, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía tây, chuẩn bị cho tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Mở đầu đợt ba chiến dịch, Tiểu đoàn 166 thuộc Trung đoàn 209 tiến công cứ điểm 505 và 505 A. Đến 4 giờ sáng ngày 2-5, Trung đoàn đã làm chủ hai cứ điểm này. Cũng thời gian trên, Trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 506. Đến 9 giờ sáng ngày 7-5, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và sẵn sàng chuyển sang tổng công kích.

15 giờ ngày 7-5, Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích. Từ bốn phía quân ta ào ạt đánh vào khu vực trung tâm.

Chấp hành mệnh lệnh của đại đoàn, sau khi vượt qua ba cứ điểm, Đại đội 360 do Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy tiến thẳng tới cầu Mường Thanh. Khẩu đại liên bốn nòng của địch ở bên kia đầu cầu quét xối xả. Các đồng chí chiến sĩ Vinh, Nhỏ và tổ xung kích thu hút địch về một phía, rồi dùng thủ pháo diệt gọn các ổ đại liên, tạo thời cơ cho trung đội của Chu Bá Tuệ vượt qua cầu. Tiểu đội xung kích của Đại đội 360 nhảy vào hào địch bắt sống hai tù binh và buộc chúng dẫn đường tới sở Chỉ huy của tướng Đờ Cátxtơri. Đội bảo vệ Sở Chỉ huy của địch dùng xe tăng phản kích nhưng các chiến sĩ Đại đội 360 lập tức đập tan và áp sát miệng hầm.

Sau một loạt thủ pháo và tiểu liên uy hiếp, tổ chiến sĩ Nhỏ, Vinh dẫn đầu trung đội cùng đồng chí Đại đội trưởng xông vào hầm Sở Chỉ huy tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật yêu cầu tướng Đờ Cátxtơri ra lệnh cho toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm đầu hàng. Đúng 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, tướng Đờ Cátxtơri và Bộ Tham mưu tập đoàn cứ điểm buộc phải đầu hàng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về trình độ lãnh đạo chỉ huy, trình độ kỹ thuật, chiến thuật và khả năng tác chiến hiệp đồng của các đơn vị tham gia chiến dịch, trong đó có Đại đoàn 312. Từ đột phá các cứ điểm đơn lẻ với lực lượng ít, thời gian dài cho đến tiến công vào tập đoàn cứ điểm có bố phòng kiên cố, phức tạp của địch, bộ đội ta đã vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, tác chiến như vây lấn kết hợp với đột phá, tiến công chính diện kết hợp với vu hồi sau lưng, bên sườn, thọc sâu, luồn sâu v.v... linh hoạt và có hiệu quả.

Là lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu từ trận đánh mở màn cho đến khi kết thúc chiến dịch, đại đoàn đã tham gia 20 trận đánh lớn, tiêu diệt 17 đại đội địch, bắt sống hơn 4.000 tù binh, góp phần cùng với các đơn vị bạn tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Với chiến công xuất sắc đó, ngày 13-5-1954, trong lễ duyệt binh các đơn vị chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trọng thể ngay trên cánh đồng Mường Thanh, Đại đoàn 312 vinh dự được nhận vĩnh viễn cờ thương luân lưu "Quyết chiến, Quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #82 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 10:43:50 am »


ĐẠI ĐOÀN 304 TRONG ĐÔNG XUÂN 1953-1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Thượng tá NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304

Năm 1950, năm thứ năm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã giành nhiều thắng lợi quan trọng. Nhằm đáp ứng nhiệm vụ chiến lược trong bước ngoặt mới, giai đoạn mới của cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định đẩy mạnh xây dựng lực lượng cơ động chiến lược tác chiến tập trung quy mô lớn, tiến tới giành thắng lợi quyết định. Thực hiện chủ trương đó của Đảng, trong những năm 1950, 1951, tiếp theo Đại đoàn 308, năm đại đoàn chủ lực lần lượt được thành lập đứng chân trên địa bàn chiến lược. Đại đoàn chủ lực cơ động 304 (nay là Sư đoàn 304) được thành lập ngày 10-3-1950, là một trong hai đại đoàn thành lập sớm nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp.

Sư đoàn gồm Trung đoàn 9, Trung đoàn 66 và Trung đoàn 57 (nay là Trung đoàn BBCG 24) vốn là những đơn vị chủ lực thiện chiến của Liên khu III, Liên khu IV ra đời từ sau Cách mạng Tháng Tám.

Buổi đầu thành lập, đại đoàn thiếu thốn mọi bề, cả về vũ khí trang bị, mỗi tiểu đoàn chỉ có từ 3 đến 5 khẩu súng trường, còn lại là mã tấu, dao, kiếm. Đại đội hoả lực của Đại đoàn có 4 khẩu 12,7 ly, 6 khẩu cối 120 ly và 81 ly cùng 3 khẩu SKZ do quân giới của ta chế tạo.

Vận tải chủ yếu là đôi vai người chiến sĩ, cả đại đoàn có 3 con ngựa và 15 xe đạp. Hệ thống thông tin chỉ có 15 máy điện thoại, tổng đài và một ít dây điện cũ kỹ.

Tuy khó khăn thiếu thốn như vậy nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, với ý chí quyết chiến quyết thắng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cán bộ chiến sĩ Đại đoàn 304 đã vượt qua muôn vàn gian khổ hy sinh, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Nhiệm vụ của đại đoàn khi thì luồn sâu vào sau lưng địch, phá toang phòng tuyến của chúng, hỗ trợ cho phong trào chiến tranh du kích ở địa phương, khi thì độc lập mở chiến dịch ở hướng địch bất ngờ nhất để phối hợp với chiến trường chính. Có khi đại đoàn cùng các đơn vị bạn tác chiến trong một chiến dịch lớn, có khi phải phân tán làm hai nhiệm vụ khác nhau trong thời gian dài, không gian rộng. Đại đoàn 304 đã tham gia hầu hết các chiến dịch, trong đó có Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh trong Đông Xuân 1953 - 1954, Bộ Tổng tham mưu đã đưa lực lượng chủ lực của ta mở ba cuộc tiến công lớn:

- Bao vây tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng vùng Tây Bắc, phối hợp cùng bộ đội Phathét Lào giải phóng Phông Xa Lỳ.

- Phối hợp với quân giải phóng Lào tiêu diệt một bộ phận địch ở Trung - Hạ Lào, mở rộng vùng giải phóng, khai thông đường chiến lược bắc - nam Đông Dương.

- Tiến lên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, đập tan âm mưu bình định miền Nam Việt Nam của địch.

Đông Xuân 1953 - 1954, Đại đoàn 304 được giao nhiệm vụ trên hai hướng. Trung đoàn 66 cùng các đơn vị bạn làm nhiệm vụ ở mặt trận Trung Lào, Trung đoàn 9 và Trung đoàn 57 bí mật tập kết tại khu vực Sơn Nhiễu, Kiều Thôn thuộc tỉnh Phú Thọ, sẵn sàng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang kiên quyết tiêu diệt địch nếu chúng liều lĩnh đánh ra vùng hậu phương của ta.

Trung đoàn 66 chiến đấu trên địa bàn hai tỉnh Khăm Muộn và Xavannakhét thuộc Trung Lào. Đây là địa bàn mà phía đông là dãy Trường Sơn giáp Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị của Việt Nam; phía tây giáp Thái Lan, phía bắc giáp tỉnh Xiêng Khoảng, phía nam giáp tỉnh Xaravan. Khu vực này chủ yếu là rừng thưa mọc trên những dải đất bằng phẳng của vùng cao nguyên Trung Lào, dân cư thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt, bất thường. Mùa nắng rừng cây khô trụi lá, có nhiều trận mưa bất chợt xối xả làm ngập cả lối đi. Trung đoàn 66 chiến đấu trong điều kiện xa hậu phương, tiếp tế khó khăn, lương thực, đạn dược, quần áo, thuốc men đều thiếu thốn. Nhưng với ý chí và quyết tâm cao, cán bộ chiến sĩ trung đoàn đã kề vai sát cánh cùng bạn chiến đấu trên 40 trận, có nhiều trận thắng giòn giã như ở Pà Cuội, Hìu Xìu, Mường Phìn... Tiêu diệt và bắt sống hơn 2.000 tên địch, thu nhiều vũ khí trang bị, cùng lực lượng vũ trang bạn giải phóng nhiều vùng đất đai ở Trung, Hạ Lào, củng cố vùng mới giải phóng, hỗ trợ và phát triển phong trào chiến tranh du kích ở địa phương tạo nên hậu phương vững mạnh.
___________________________________________________
1. Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #83 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 10:44:33 am »


Sự xuất hiện của Trung đoàn 66 cùng các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam khác trên mặt trận Trung Lào là đòn hiểm bất ngờ đã góp phần làm đảo lộn kế hoạch Nava. Thế bố trí chiến lược của địch buộc phải thay đổi, bị động đối phó theo ý định của ta, tạo nên thế trận có lợi cho ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954.

Đánh giá chiến công của Trung đoàn 66, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sau này đã nhận xét: "Một mình Trung đoàn 66 ở Trung Lào có giá trị như một đại đoàn”.

Trong khi Trung đoàn 66 chiến đấu ở Trung Lào thì Trung đoàn 57 cũng ráo riết chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng bước vào chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ. Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, Trung đoàn 57 cùng các đơn vị bạn tiến hành bao vây, chia cắt khống chế sân bay Hồng Cúm, khống chế các trận địa pháo binh địch, chia cắt quân địch ở Hồng Cúm và trung tâm Mường Thanh; tích cực đánh nhỏ, đánh phản kích, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, tạo điều kiện đánh mạnh, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, ta phải đào một giao thông hào lớn từ đông sang tây mà lực lượng thực hiện chủ yếu là Trung đoàn 57. Đây là một công trình rất lớn. Biết bao công sức, mồ hôi, xương máu của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 57 đã đổ xuống Mường Thanh, Hồng Cúm, Noọng Nhai để hoàn thành công trình này.

Cuối tháng 3-1954, Bộ Chỉ huy mặt trận mở đợt tiến công tiêu diệt các cứ điểm khu đông, trung tâm Mường Thanh, giành thế thuận lợi để ta chuẩn bị tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Phối hợp với các đơn vị đánh chiếm khu đông, Trung đoàn 57 dùng lực lượng nhỏ đột phá, thọc sâu, nghi binh, ngăn chặn địch ở Hồng Cúm, không để chúng chi viện cho Mường Thanh. Trung đoàn đã lần lượt bẻ gãy nhiều đợt tiến công của địch, siết chặt thêm vòng vây, cắt đứt mọi sự hỗ trợ, chi viện ứng cứu cho nhau giữa hai phân khu của địch; sau đó tiến hành chặn viện, đánh lấn, bắn tỉa và đoạt dù... cắt đường tiếp vận hàng không là con đường tiếp tế duy nhất của chúng.

Trong khi Trung đoàn 66 hành quân sang Lào, Trung đoàn 57 tiến lên Điện Biên Phủ thì Trung đoàn 9 được Tổng Tư lệnh và đại đoàn giao cho nhiệm vụ tổ chức luyện tập làm quen với địa hình, thuần thục các hình thức chiến thuật vận động tiến công, bao vây phục kích, sẵn sàng diệt địch nếu chúng đánh lên Phú Thọ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy chặt chẽ của Đảng uỷ, chỉ huy đại đoàn, các trung đoàn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Riêng Trung đoàn 9 đang ngày đêm ra sức luyện tập thì được lệnh cấp tốc hành quân lên Sơn La tiễu phỉ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiễu phỉ, Trung đoàn lại nhận lệnh hành quân cấp tốc lên tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Vừa hành quân vừa mở đường, cuối tháng 4-1954, Trung đoàn đã có mặt ở phía tây Hồng Cúm cùng Trung đoàn 57 đào công sự lấn dũi, đoạt dù, bao vây quân địch tại cụm cứ điểm này. Sau đó, trung đoàn chuyển sang hoạt động ở phía đông Mường Thanh chuẩn bị cho tổng công kích. Trung đoàn đã phối hợp với Đại đoàn 316 và Đại đoàn 312 tiêu diệt cứ điểm C2 và A1. Đây là hai cứ điểm mạnh nhất của địch ở Điện Biên Phủ. Chỉ huy đại đoàn đã trực tiếp hướng dẫn kế hoạch cho trung đoàn, phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn đánh vào hai vị trí trên.

Từ ngày 1 đến ngày 4-5-1954, ta và địch giành giật quyết liệt hai cứ điểm A1 và C2. Sáng ngày 7-5, cứ điểm A1 bị tiêu diệt. Địch ở cứ điểm C2 bị cô lập, song vẫn ngoan cố chống cự, vì đây là điểm tựa cuối cùng ở khu đông. Trước khi Tiểu đoàn 375 thuộc Trung đoàn 9 của đại đoàn bước vào đánh chiếm cứ điểm C2 thì đơn vị nhận được điện động viên và nhắc nhở của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: "Phải đánh nhanh, mạnh, cắt địch ra từng mảng. Trong lúc này cán bộ chỉ huy phải thật kiên cường". Như được tiếp thêm sức mạnh, lại có hỏa lực chi viện trực tiếp, các mũi chiến đấu của trung đoàn ào ạt xông lên. Không còn khả năng chống đỡ, địch trong cứ điểm C2 kéo cờ trắng nối nhau ra hàng. Trung đoàn bắt sống toàn bộ 400 tên địch, góp phần quét sạch quân địch ở khu đông. Tiếp đó trung đoàn cấp tốc truy kích bắt sống toàn bộ 1.200 tên địch ở Hồng Cúm, trong đó có tên đại tá, chỉ huy phó tập đoàn cứ điểm.

Góp phần cùng toàn quân, toàn dân kết thúc thắng lợi Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những chiến công tiêu biểu mà đại đoàn đã giành được trong suốt chặng đường dài chiến đấu gian khổ, ác liệt chống thực dân Pháp. Trong chiến công đó, có sự giúp đỡ tận tình của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Khi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngoài nhiệm vụ chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ đại đoàn còn tích cực giúp đỡ nhân dân, cùng nhân dân địa phương phá hàng trăm mét khối đá, khơi mương dẫn nước cứu cho 40 mẫu lúa khỏi nạn úng, lụt và tưới cho hàng trăm mẫu khác khỏi hạn hán. Dân bản đã trân trọng dựng tấm bia bên bờ mương khắc tên đơn vị, để ghi nhớ hành động nghĩa tình của bộ đội Đại đoàn 304.

Trong khi làm nhiệm vụ tiễu phỉ ở Sơn La, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 9 đã tranh thủ sửa nhà, giúp dân làm rẫy, tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ phục vụ đồng bào các dân tộc. Thực phẩm thu được của địch, đơn vị đều phân phát giúp đỡ đồng bào các bản làng đang gặp đói. Nhân dân vô cùng cảm động, hết lòng mến phục Bộ đội Cụ Hồ đuổi giặc cứu dân. Chính vì vậy, đã nhiều lần đồng bào dẫn đường cho bộ đội đến tận sào huyệt tiêu diệt chúng.

Bốn mươi lăm năm đã trôi qua1 kể từ chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhìn lại chặng đường chiến đấu và xây dựng của mình, lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn 304 tự hào nhận thấy trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đại đoàn luôn luôn quán triệt tư tưởng tiến công, nhận thức rõ vị trí vai trò của một đại đoàn chủ lực cơ động trong chiến tranh giải phóng. Cán bộ, chiến sĩ luôn nỗ lực rèn luyện bản lĩnh, ý chí chiến đấu. Dù chiến đấu trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện, chiến trường nào, đại đoàn luôn phát huy tính chủ động, mưu trí, sáng tạo, dựa vào dân, tích cực xây dựng, mở rộng địa bàn hoạt động, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để chiến thắng kẻ thù.
________________________________________________
1. Tính đến năm 1999 (B.T).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #84 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 10:48:23 am »


PHÁO BINH TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1

Thiếu tướng ĐỖ QUỐC ÂN
Tư lệnh Binh chủng Pháo binh

Sau ngày Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với các đại đoàn bộ binh, Đại đoàn công pháo 351 đã nhanh chóng hành quân lên Tây Bắc và náo nức làm công tác chuẩn bị cho chiến dịch. Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng pháo binh của ta được huy động với mức cao nhất, gồm Trung đoàn 45 lựu pháo 105 ly, Trung đoàn 675 sơn pháo 75 ly (thuộc Đại đoàn công pháo 351) và các tiểu đoàn pháo trong biên chế của các đại đoàn, trung đoàn chủ lực tham gia chiến dịch. Đêm 22-12-1953, các đơn vị pháo binh hành quân lên Điện Biên với tinh thần: "Tới đích đúng thời gian, bảo đảm an toàn người, xe, pháo và khí tài, bí mật tuyệt đối". Đường hành quân ra trận dài trên 500 km, phần lớn là đường quân sự làm gấp, lại phải vượt qua nhiều trọng điểm thường xuyên bị máy bay địch đánh phá (Lũng Lô, Bản Chẹn, Cò Nòi...). Nhưng, với quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ và sự hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng bảo đảm, sau 18 ngày đêm, các đơn vị pháo binh đã đến vị trí tập kết ở Tuần Giáo an toàn, bí mật, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ hành quân.

Lúc đầu, để thực hiện phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", lực lượng pháo binh được lệnh nhanh chóng hành quân chiếm lĩnh trận địa. Nhằm giữ yếu tố bí mật, bất ngờ và bảo đảm an toàn, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định thành lập Bộ Chỉ huy kéo pháo do Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 chỉ huy và dùng sức người kéo pháo vào trận địa. Để kéo một khẩu pháo 105 ly nặng gần hai tấn, vượt qua núi cao, vực sâu (có những đoạn đường có độ dốc 40° - 50°) phải dùng cả trăm người kết hợp với tời quay mới có thể đưa pháo nhích lên từng mét. Khó khăn là vậy, nhưng khi một số đơn vị đã vào tới trận địa thì được lệnh kéo pháo ra, bố trí sắp xếp lại trận địa, thực hiện theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Kéo pháo vào đã khó, kéo pháo ra lại càng khó hơn gấp bội. Thế nhưng, nhờ kịp thời làm tốt tư tưởng cho bộ đội và coi đây là nhiệm vụ chiến đấu, nên toàn bộ số pháo được kéo ra đúng quy định, bảo đảm an toàn. Trên đường kéo pháo vào, kéo pháo ra, đã có nhiều tấm gương dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ pháo binh, dân công hoả tuyến. Đồng chí Nguyễn Văn Chức, Tô Vĩnh Diện... đã hy sinh thân mình cứu pháo. Bài ca Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân đã ra đời trong cuộc chiến đấu đầy sự tích anh hùng này. Ngày 5-2-1954, nhiệm vụ kéo pháo ra của bộ đội pháo binh và các lực lượng bảo đảm đã hoàn thành thắng lợi, được Chỉ huy trưởng mặt trận gửi thư khen.

Ngày 25-2 1954, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Đại đoàn 351 họp thông qua kế hoạch sử dụng pháo binh. Theo đó, lực lượng pháo binh tham gia đợt một gồm 234 khẩu pháo, cối các loại. Trung đoàn 45 gồm sáu đại đội pháo, tổ chức thành cụm pháo chiến dịch, được bố trí từ đông - bắc Hồng Cúm đến tây - bắc Bản Kéo, tạo thành vòng cung hơn 30km; cự ly bắn của từng trận địa tới từng mục tiêu từ 5km đến 7km, tập trung hoả lực vào những mục tiêu chủ yếu trong trung tâm như sân bay, sở chỉ huy, trận địa pháo. Trung đoàn 675 sơn pháo gồm hai đại đội cùng với bốn đại đội cối (82 ly và 120 ly), phối hợp với các đại đội pháo của các Đại đoàn 308 và 312, tổ chức thành các cụm pháo đại đoàn, bố trí ở hướng đông và đông - bắc Điện Biên Phủ (cự ly bắn từ 600 đến 800m, đối với các trận địa sơn pháo 75 ly từ 300m đến 500m), trực tiếp chi viện cho bộ binh tiến công đột phá khu trung tâm. Tại cuộc họp này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn: Các đồng chí phải làm sao cho trận này quân địch phải khiếp sợ pháo binh như chúng đã từng khiếp sợ bộ binh Việt Nam.

Trong quá trình kéo pháo vào, kéo pháo ra, rồi lại kéo pháo vào, các đơn vị pháo binh đã quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm chỉnh quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vượt qua bom đạn địch, khẩn trương hành quân chiếm lĩnh bố trí thế trận, cấu trúc công sự trận địa bắn và làm mọi công tác chuẩn bị bắn với tinh thần cao nhất. Đến sáng 13-3-1954, mọi công tác chuẩn bị chiến đấu của lực lượng pháo binh đã hoàn thành.

Đúng 17 giờ 5 phút ngày 13-3-1954, được lệnh của Chỉ huy chiến dịch, Trung đoàn 45 vinh dự bắn phát đạn đầu tiên mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ trong đợt bắn chuẩn bị mang tên "Sấm rền" nhằm vào Him Lam, phân khu trung tâm, các sân bay, trận địa pháo, kho tàng của địch... Sau đó, pháo binh ta chuyển sang bắn chế áp các trận địa pháo binh, súng cối địch và chi viện cho bộ binh ta xung phong. Dưới sự chi viện đắc lực, có hiệu quả, sau năm ngày đêm, quân ta tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập, bức hàng quân địch ở Bản Kéo, đập vỡ tuyến phòng thủ phía bắc, đặt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong thế bị vây hãm cả bốn mặt. Trận mở đầu chiến dịch thắng lợi giòn giã. Thắng lợi đó có vai trò quan trọng của hoả lực pháo binh. Bằng nghệ thuật sử dụng pháo binh độc đáo, phù hợp với chiến dịch và với từng trận đánh, hoả lực pháo binh ta đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề và khiến chúng hoang mang cao độ. Đại đoàn công pháo 351 là đại đoàn đầu tiên được trao cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Bác Hồ.

Bước vào đợt hai, theo yêu cầu của chiến dịch, pháo binh nhanh chóng điều chỉnh đội hình chiến đấu và xây dựng thêm một tiểu đoàn ĐKZ 75 ly và một tiểu đoàn hoả tiễn H6. Trong đợt này, pháo binh có nhiệm vụ chi viện cho bộ binh đánh các cứ điểm thuộc phân khu trung tâm (A1, C1, C2, D1, D2, E), thực hiện chia cắt từng khu vực, thắt chặt vòng vây, khống chế sân bay; đồng thời tập kích hoả lực vào Sở Chỉ huy, trận địa pháo của địch ở Mường Thanh, Hồng Cúm và sẵn sàng chi viện cho bộ binh đánh địch phản kích. 17 giờ ngày 30-3-1954, quân ta nổ súng, mở đầu đợt hai chiến dịch. Các đơn vị pháo binh đã thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch hoả lực, chi viện đắc lực cho bộ binh tiến công tiêu diệt các mục tiêu, các cứ điểm đã quy định. Ngoài ra, pháo binh còn kiềm chế sân bay, chế áp pháo binh địch có hiệu quả. Điển hình là trận đánh ở đồi E ngày 23-4-1954 do đồng chí Phùng Văn Khầu chỉ huy, đã diệt cả bốn khẩu 105 ly của địch trong 10 phút chỉ với 15 phát bắn. Đến ngày 28-4-1954, phạm vi kiểm soát của địch, nhất là phân khu trung tâm đã bị thu hẹp tới mức tất cả các mục tiêu đều nằm dưới tầm hoả lực pháo binh ta. Một thế trận chung, trong đó có thế trận pháo binh, được hình thành vững chắc, áp đảo quân địch.
_______________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #85 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 10:49:20 am »


Đêm 1-5-1954, quân ta bước vào đợt ba, tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Về lực lượng pháo binh, ta đã tập trung tới 261 khẩu pháo, cối các loại, mỗi đại đoàn bộ binh đã có tới 70-80 khẩu. Ngoài cụm pháo chiến dịch có nhiệm vụ chi viện chung và kiềm chế pháo binh địch, lực lượng còn lại đều tăng cường cho các đại đoàn bộ binh. Những trung đoàn bộ binh tiến công trên hướng chủ yếu được tăng cường các đại đội ĐKZ. Nhiệm vụ của pháo binh trong đợt này là chi viện cho bộ binh tiêu diệt các cứ điểm C1, C2, A1, A2, 505, 506 phía đông và các cứ điểm 311A, 311B phía tây sân bay. Đúng thời gian quy định, pháo binh thực hiện pháo bắn chuẩn bị (từ đêm 1-5) vào toàn bộ đội hình quân địch ở Mường Thanh, Hồng Cúm. Lần đầu tiên hoả tiễn H6 của ta xuất hiện đã gây cho địch bất ngờ lớn, khiến chúng kinh hoàng. Trong các ngày 6 và 7-5, pháo binh ta liên tục tập kích hoả lực vào Sở Chỉ huy của tướng Đờ Cátxtơri và các điểm cao, hỗ trợ bộ binh tiến công tiêu diệt những mục tiêu còn lại. Ngày 7-5, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.

Trong chiến dịch lịch sử này, với lực lượng đông đảo cả pháo xe kéo và pháo mang vác, thực hiện tác chiến độc lập và tác chiến hiệp đồng, bộ đội pháo binh đã chiến đấu dũng mãnh, đầy sáng tạo, đạt hiệu quả cao, góp phần xứng đáng làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Pháo binh càng đánh càng trưởng thành, càng về cuối chiến dịch, hiệu quả hoả lực pháo binh ta càng cao, càng mạnh.

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là cột mốc đã đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật sử dụng pháo binh, để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá, trong đó nổi lên một số vấn đề sau đây:

Một là, sử dụng pháo binh tập trung tạo ưu thế về hoả lực, chi viện cho bộ binh đánh chắc thắng, tiêu diệt từng cứ điểm địch từ vòng ngoài vào trong, tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm.

Điện Biên Phủ là chiến dịch đầu tiên ta sử dụng pháo xe kéo tập trung lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời cũng là nơi ta đã sử dụng loại pháo mới có tầm xa, uy lực lớn như pháo phản lực H6, ĐKZ 75 ly, lựu pháo 105 ly. Trong cả chiến dịch và trong từng trận chiến đấu, ta đã tập trung pháo binh một cách hợp lý để tạo ưu thế về hoả lực: trong trận Him Lam ta 3 địch 1; trận đồi Độc Lập ta 4,5 địch 1. Cả chiến dịch, nếu tính riêng pháo, cối chi viện trực tiếp, ta gấp 10 lần địch. Nếu tính cả các nhiệm vụ chế áp các mục tiêu khác, ta cũng gấp 2,6 lần. Trận Mường Thanh ta đã tập trung 20 khẩu để thực hành hoả lực chuẩn bị. Về đạn, tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng có trận ta đã tập trung tới 4.000 viên.

Vì thế, trong đợt một, hoả lực pháo binh ta đã làm tê liệt pháo binh địch ngay từ đầu, chi viện đắc lực cho bộ binh đánh nhanh diệt gọn, giảm đáng kể thương vong do pháo binh địch gây ra.

Hai là, xậy dựng thế trận pháo binh hiểm hóc, vững chắc, chuyển hoá thế trận kịp thời.

Để thực hiện được cách đánh của chiến dịch là vây hãm tiến công, đột phá lần lượt, vấn đề mấu chốt phải giải quyết là xây dựng trận địa tiến công. Ta đã kéo pháo lên các sườn núi, xây dựng các trận địa pháo vững chắc và bí mật, bất ngờ, bảo đảm cho việc phát huy sức mạnh hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh tiêu diệt gọn từng trung tâm đề kháng của địch. Trận địa pháo binh ta đặt kín đáo trên các sườn núi vây quanh Điện Biên Phủ và trong tầm bắn có lợi nhất vào trung tâm khu vực mục tiêu. Thực hiện "lên cao, vào gần, bắn thẳng" là một bảo đảm để hoả lực pháo binh được sử dụng rất cơ động và tập trung trên địa bàn chiến dịch trong thời điểm quyết định. Đây là vấn đề mà các chuyên gia pháo binh Pháp hồi đó đã tính toán sai lầm rằng, ta không thể đưa pháo vào đủ gần để có thể bắn sâu vào tập đoàn cứ điểm. Họ tính toán nếu ta đưa pháo vào thì các trận địa hoả lực của ta phải bố trí ở các sườn đối diện, do đó sẽ bị pháo binh Pháp tiêu diệt ngay. Nhưng ngược với tính toán chủ quan của địch, quân ta đã làm đường và kéo vào trận địa bắn ở các sườn núi, hầm pháo được xây dựng vững chắc, nguỵ trang chu đáo, phát huy được hiệu quả của hoả lực trong tác chiến hiệp đồng. Đó là một sự bất ngờ lớn, gây cú sốc mạnh tới tinh thần quân địch.

Ba là, vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo, phát huy được sức mạnh hoả lực của các loại pháo.

Thế trận hiểm hóc, vững chắc, bí mật, bất ngờ là cơ sở thuận lợi để vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo. Quán triệt phương châm "đánh chắc, tiến chắc", bộ đội pháo binh đã vận dụng linh hoạt và tổng hợp các cách đánh gần, đánh xa, đánh bất ngờ, đánh liên tục, đánh dồn dập, đánh kéo dài, đánh bồi, đánh nhồi. Mặc dù mỗi trận, mật độ hoả lực mà pháo binh ta sử dụng không cao nhưng với cách đánh sáng tạo đó, đã gây cho địch nhiều tổn thất về lực lượng, tinh thần hoang mang dao động kéo dài. Pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn vận dụng linh hoạt các phương pháp bắn: phá hoại, tiêu diệt, kiềm chế, chế áp..., đặc biệt là đã vận dụng rất thành công phương pháp bắn ngắm trực tiếp, tiêu diệt mục tiêu nhanh, tốn ít đạn.

Bốn là, cơ động hợp lý, kiên quyết đúng thời cơ.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, việc cơ động chiếm lĩnh trận địa và cơ động trong quá trình thực hành chiến đấu rất phức tạp bởi phải thực hiện trên các con đường nhiều đèo dốc cao, đường nhỏ hẹp, mùa mưa đường lầy lội. Vả lại, kéo pháo chủ yếu là sức người, trong tầm khống chế của hoả lực địch, trong đó yêu cầu bí mật, bất ngờ và an toàn được đặt lên hàng đầu... nên càng khó khăn phức tạp hơn. Khi chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc", pháo binh đã kết hợp với các lực lượng của chiến dịch mở thêm năm trục đường cơ động có chiều dài tổng cộng 63 km để kéo pháo vào chiếm lĩnh và di chuyển trong chiến đấu. Trong quá trình thực hành chiến đấu, pháo binh ta đã tổ chức tốt cơ động chiếm lĩnh trận địa mới, kịp thời chi viện cho bộ binh. Điển hình là Phân đội sơn pháo 675 đi cùng bộ binh trong trận Him Lam đã khiêng vác từng bộ phận pháo, cơ động di chuyển cùng bộ binh dưới làn đạn của địch vào chiếm lĩnh trận địa để bắn ngắm trực tiếp, chi viện cho bộ binh tiến công.

Năm là, thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế, chế áp các trận địa pháo và những mục tiêu quan trọng của địch.

Ngay khi mở màn chiến dịch, ta đã dùng lựu pháo 105 ly đặt từ xa hoặc dùng các khẩu đội sơn pháo 75 ly thọc sâu, vào gần, đặt trên đồi cao, dội đạn liên tục kiềm chế các trận địa hoả lực của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại và không có khả năng phản pháo. Khẩu đội sơn pháo 75 ly do đồng chí Phùng Văn Khầu chỉ huy đã bắn ngắm trực tiếp ở cự ly gần trong 10 phút, tiêu diệt bốn khẩu pháo 105 ly của địch.

Việc tiếp tế lương thực, đạn dược và vận chuyển thương, bệnh binh của địch ở Điện Biên Phủ, chỉ có duy nhất đường hàng không. Ta xác định nếu khống chế được sân bay thì địch sẽ khốn đốn và nhanh chóng bị tiêu diệt. Ngay khi chiến dịch còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, ta đã sử dụng Đại đội sơn pháo 75 ly kiềm chế sân bay Mường Thanh, bắn cháy, bắn hỏng 10 máy bay các loại. Suốt quá trình chiến dịch, pháo binh ta đã phối hợp chặt chẽ với hoả lực cao xạ khống chế sân bay một cách hiệu quả. Đây là đòn đánh hiểm, khiến kẻ thù không có cách nào gỡ nổi.

Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu bước trưởng thành to lớn của bộ đội pháo binh. Từ chỗ chúng ta chỉ sử dụng các khẩu đội, trung đội pháo mang vác, đánh độc lập chi viện cho các trận chiến đấu nhỏ, lẻ; tiến lên sử dụng tập trung nhiều trung đoàn, tiểu đoàn pháo xe kéo cỡ lớn đánh hiệp đồng với quy mô đại đoàn bộ binh tiêu diệt lớn quân địch, là cả một chặng đường phấn đấu đầy gian khổ, hy sinh của bộ đội pháo binh. Những thành tích, những kinh nghiệm quý giá tích luỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là những cơ sở quan trọng để bộ đội pháo binh tiếp tục xây dựng binh chủng ngày càng hùng mạnh, xứng đáng là binh chủng hoả lực chủ yếu của quân đội ta trong thời kỳ lịch sử mới, đồng thời mãi mãi xứng đáng với danh hiệu: "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" mà Bác Hồ đã khen tặng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #86 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 11:12:13 pm »


TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG
TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Trung tướng TRẦN NHẪN

Những bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ là vô cùng phong phú và nhiều mặt, trong đó những kinh nghiệm về tác chiến phòng không trong chiến dịch cũng hết sức quý báu, đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không sau này của chúng ta.

Kết thúc chiến dịch, bộ đội pháo cao xạ đã được Bộ Tổng tư lệnh nhận xét: "Đoàn 367 luôn luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, hành quân cơ giới giỏi, giữ được bí mật binh chủng cho đến giờ tiến công của chiến dịch, giành được yếu tố bất ngờ về chiến thuật. Trong chiến đấu luôn luôn dũng cảm, kiên cường, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của bộ giao cho"2.

Thế nhưng, theo chúng tôi, sự đóng góp của bộ đội pháo cao xạ ở Điện Biên Phủ không chỉ dừng lại ở đây. Điều quan trọng hơn là một sự mở đầu. Chiến dịch lịch sử mang tính chiến lược này đánh dấu sự ra đời của một binh chủng mới - binh chủng pháo cao xạ, sự xuất hiện một mặt trận mới - mặt trận đất đối không. Sự mở đầu bao giờ cũng có ý nghĩa đặc biệt của nó và thường để lại những dấu ấn. Sự mở đầu đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với sự phát triển khách quan của lịch sử, có tác dụng tích cực không những đối với thời điểm đó mà còn phát huy tác dụng trong suốt tiến trình phát triển về sau. Sự xuất hiện của binh chủng pháo cao xạ và cuộc chiến đấu anh hùng của nó ở Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mang đầy đủ ý nghĩa như thế.

1. Sự xuất hiện của bộ đội pháo cao xạ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là một tất yếu lịch sử

Kỷ niệm 30 năm trận đánh vĩ đại Điện Biên Phủ, đồng thời cũng là kỷ niệm 30 năm ngày bộ đội pháo cao xạ ra quân đánh thắng trận đầu. Điều trùng hợp này không phải là ngẫu nhiên mà mang đầy đủ tính tất yếu của một sự kiện lịch sử. Có thể nói, nếu như chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự phát triển tất yếu của cuộc kháng chiến chống Pháp thì sự ra đời của pháo cao xạ vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh cũng là sự phát triển tất yếu khách quan của quá trình xây dựng lực lượng vũ trang theo quy luật từ không đến có, từ yếu đến mạnh, từ thô sơ đến hiện đại.

Quân và dân ta đã biết dùng súng trường bắn máy bay địch ngay từ đầu năm 1946, nhưng mãi đến cuối năm 1951, đầu năm 1952, những tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 ly nằm trong biên chế các đại đoàn chủ lực mới ra đời, đáp ứng một đòi hỏi khách quan của cuộc chiến đấu đã quy mô lớn hơn trước.

Sau các Chiến dịch Biên giới, Hoà Bình, Tây Bắc..., chúng ta đã giành thế chủ động trên chiến trường. Kẻ địch điên cuồng giãy giụa hòng cứu vãn tình thế. Đế quốc Mỹ tăng cường viện trợ, can thiệp sâu vào Đông Dương.

Hình thái chiến tranh ngày càng phát triển. Về phía ta, muốn giành thắng lợi lớn hơn để đi tới thắng lợi hoàn toàn, nhất định chúng ta phải thực hành những trận đánh lớn, quy mô hiệp đồng binh chủng, tiêu diệt những tập đoàn chủ yếu của địch mới tạo nên những bước ngoặt quan trọng vào thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh. Về phía địch, với mục đích chiếm đất, giữ đất, để tránh khỏi bị tiêu diệt, hình thức tập đoàn cứ điểm xuất hiện trên chiến trường Đông Dương mà Nà Sản là một ví dụ. Chúng ta đã đánh Nà Sản nhưng không thành công vì thiếu những điều kiện cần thiết. Một trong những điều kiện đó là chúng ta chưa có lực lượng phòng không đủ mạnh để có thể khống chế được không quân địch. Nava đã lạc quan "tin chắc vào sự tốt đẹp của tập đoàn cứ điểm trong tầm với của không quân. Cái đã thành công ở Nà Sản có thể tiến hành ở nơi khác và có thể ở Điện Biên Phủ, căn cứ lục quân, không quân tương lai"3.

Mặt khác, tác chiến càng lớn thì yêu cầu vận chuyển tiếp tế càng nhiều, hậu phương càng phải mạnh và phải được bảo vệ vững chắc cả vùng đất lẫn vùng trời. Như vậy, yêu cầu sự có mặt của lực lượng phòng không mạnh trong lực lượng vũ trang của ta vào thời điểm của chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 là hết sức cần thiết, là yêu cầu của khách quan, tất yếu không thể khác được. Đảng ta, Bộ Tổng tư lệnh của chúng ta đã nghĩ đến điều đó từ sớm và đã từng bước chuẩn bị cho sự kiện này ra đời. Ngày 1-4-1953, tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức được thành lập mang tên là Đoàn 367. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho đoàn pháo cao xạ: "Học thật tốt, thật nhanh, để sớm ra chiến đấu"4. Giữa khoá học, đồng chí Lê Duẩn đã đến tận thao trường chuyển lời thăm hỏi ân cần của Bác Hồ và căn dặn cán bộ chiến sĩ: "Đoàn pháo cao xạ của ta ra đời giữa lúc cuộc đọ sức giữa quân và dân ta với bọn giặc Pháp xâm lược được đế quốc Mỹ giúp sức đang diễn ra quyết liệt... Lần đầu tiên, chiến sĩ công nông ta được Đảng giao cho những vũ khí mới, các đồng chí không những cần học tốt mà còn phải sử dụng tốt trong chiến đấu, quyết trừng trị không quân địch"5. Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh cũng dành nhiều thời gian theo dõi, giúp đỡ đoàn pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ta. Đồng chí Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bí thư Tổng Quân uỷ đã trực tiếp viết thư cho cán bộ, chiến sĩ Đoàn 367: "Trong hoàn cảnh một nước, một quân đội chưa có không quân thì binh chủng pháo cao xạ lại càng rất quan trọng... Sự ra đời của bộ đội pháo cao xạ đánh dấu một bước trưởng thành của quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại"6. Rõ ràng, sự ra đời của bộ đội pháo cao xạ Việt Nam đã được Đảng ta chuẩn bị hết sức chu đáo cả về tư tưởng, tổ chức và thời cơ. Chưa đầy một năm sau ngày thành lập, ngày 13-3-1954, pháo cao xạ Việt Nam đã bất ngờ xuất hiện tại lòng chảo Điện Biên Phủ, chính thức mở mặt trận đất đối không, hiên ngang đương đầu trực diện với lực lượng không quân nhà nghề của quân đội Pháp, được đế quốc Mỹ viện trợ, làm cho kẻ thù hết sức choáng váng.
_______________________________________________
1. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 3-1984.
2. Chiến đấu bảo vệ bầu trời, Quân chủng Phòng không - Không quân xuất bản, Hà Nội, 1969.
3. Xem Clôđơ Paia: Hai mươi năm xâu xé nước Pháp.
4, 5, 6. Chiến đấu bảo vệ bầu trời, Sđd.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #87 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 11:17:21 pm »


Bộ Thống soái địch đã phân tích rất kỹ khi quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta trong Đông Xuân 1953 - 1954. Kế hoạch chiếm đóng Điện Biên Phủ còn được thông qua Bộ Quốc phòng Mỹ và được Chính phủ Mỹ chuẩn y. Tướng Lơblăng, chỉ huy pháo binh toàn Đông Dương, tướng Cônhi, Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ, am hiểu nhiều về pháo binh, đại tá chỉ huy pháo binh Bắc Bộ và các cố vấn Mỹ chuyên trách về pháo binh, đều nhất trí cho Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm lý tưởng về mọi mặt. Đại tá Pirốt, chỉ huy pháo binh ở Điện Biên Phủ đã ngạo mạn tuyên bố: Chỉ trong 10 phút sẽ làm cho pháo binh của Việt Minh câm họng, chỉ trong hai ngày sẽ làm cho pháo binh Việt Minh tan tác.

Tập đoàn cứ điểm có hai sân bay, trong đó, riêng sân bay ở khu trung tâm thuộc vào loại lớn nhất Đông Dương hồi đó, máy bay hạng nặng có thể lên xuống được. Một cầu hàng không Hà Nội - Điện Biên Phủ được thiết lập từ tháng 11-1953, hằng ngày tiếp tế khoảng 200 tấn lương thực, đạn dược xuống tập đoàn cứ điểm. Nava cho rằng "số phận của Điện Biên Phủ gắn liền hơn bao giờ hết với vai trò của không quân"1. Ngày 17-3-1954, tướng Nava viết trong nhật lệnh gửi quân đội của chúng: Toàn bộ lực lượng của không quân sẽ đưa lên mặt trận Điện Biên Phủ. Thắng lợi của ta dựa trên sự hoạt động có hiệu quả của không quân.

Bộ Chỉ huy địch chủ quan cho rằng, nếu ta tiến công vào Điện Biên Phủ thì: "Việt Minh sẽ tự đưa mình vào cái bẫy" mà chúng đã giăng sẵn và nhất định sẽ bị "nghiền nát". Còn tướng Mỹ Ô. Đanien, Trưởng phái đoàn quân sự Mỹ ở Đông Dương thì tuyên bố như đinh đóng cột: "Điện Biên Phủ là bất khả xâm phạm"2.

Lòng tin của bọn tướng, tá Pháp - Mỹ không phải là không có căn cứ. Đặc biệt chúng hy vọng rất lớn vào không quân, lực lượng mà suốt tám năm ngang nhiên tung hoành trên bầu trời các chiến trường Đông Dương, gây cho ta những khó khăn lớn về nhiều mặt, nhất là về mặt tác chiến. Suốt tám năm, hầu như toàn bộ hoạt động của chúng ta đều diễn ra về ban đêm, kể cả hậu phương và tiền tuyến. Thách thức ta đánh trận Điện Biên Phủ, địch dự tính một phần lớn lực lượng của đối phương sẽ bị không quân của chúng tiêu diệt trên đường hành quân. Khi chủ lực ta tập trung quanh lòng chảo Điện Biên Phủ như "nằm trong một cái túi" thì chúng sẽ mở một chiến dịch ném bom lớn để tiêu diệt sinh lực của ta, đến mức ta không còn đủ sức tiến công nữa.

Như vậy, Bộ Thống soái địch đã nuôi hy vọng chỉ bằng không quân thôi đã có thể bóp nghẹt đối phương ngay từ khi chiến dịch chưa được mở màn. Trong chiến tranh, giữa hai bên tham chiến khi một bên có một loại vũ khí áp đảo bên kia thì so sánh lực lượng thường sẽ không có lợi cho bên không có thứ vũ khí đó. Nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, chúng ta chưa thể có một lực lượng phòng không đủ các binh chủng hiện đại như ngày nay để đánh trả không quân địch. Vì vậy, sự xuất hiện vũ khí pháo cao xạ, mặc dù chỉ là pháo cao xạ cỡ nhỏ, cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ăngghen đã chỉ ra sự phụ thuộc của chiến thuật vào kỹ thuật và vũ khí bằng luận điểm nổi tiếng: "Cùng với sự xuất hiện các loại vũ khí mới thì những hình thức chiến thuật tác chiến cũng thay đổi"3. Trận đánh hiệp đồng binh chủng, với sự tham gia lần đầu của pháo cao xạ ở Điện Biên Phủ và sự đóng góp tích cực của nó vào chiến thắng chung là một chứng minh hùng hồn luận điểm đúng đắn đó của Ăngghen. Trước hết, do nắm trong tay một lực lượng phòng không đáng kể và tin vào khả năng sáng tạo của nó, Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh của chúng ta đã vững vàng hạ quyết tâm chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với địch ở Điện Biên Phủ, mặc dù lúc đầu dự kiến trận đánh chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngày, nhưng là một trận đánh công kiên, trận địa và đặc biệt là diễn ra cả ban ngày. Có thể nói là từ đây, lần đầu tiên sau tám năm kháng chiến, với sự có mặt của binh chủng pháo cao xạ, chúng ta đã có thể chuyển những hoạt động tác chiến chủ yếu từ ban đêm sang ban ngày. Pháo binh hạng nặng của ta có thể bố trí trận địa cố định hàng tháng trời. Đây cũng là lần đầu tiên quân đội ta dàn trận đối mặt với một kẻ địch mạnh, quân đội của một cường quốc, mà suốt tám năm bọn chúng cứ huênh hoang là "thường xuyên săn tìm chủ lực Việt Minh, nhưng đều bị lẩn tránh". Vào năm thứ chín của cuộc kháng chiến này, tình hình đã đổi khác. Lịch sử đã sang trang. Chính sự ra đời của bộ đội pháo cao xạ đã góp phần vào sự chuyển biến tất yếu đó của lịch sử.

16 giờ ngày 13-3-1954, pháo cao xạ của ta bắt đầu lên tiếng. Không quân địch hoàn toàn bị bất ngờ, hết sức lúng túng. Bộ binh ta được bảo vệ an toàn, từ vị trí xuất phát tiến công đến vị trí xuất phát xung phong. Với sức mạnh được nhân lên gấp bội khi nhìn thấy lần đầu tiên có pháo cao xạ cùng mình tham gia chiến đấu, các chiến sĩ bộ binh Đại đoàn 312 ào ạt xông vào đồn địch. Vào 23 giờ 30 phút cùng ngày, ta đã hoàn toàn tiêu diệt cứ điểm Him Lam.

Ngày 14-3-1954, bộ binh tiếp tục đánh cứ điểm Độc Lập. Các đại đội pháo cao xạ được lệnh vượt qua cánh đồng Bản Tố trống trải, dưới tầm phi pháo ác liệt của địch, theo sát bộ binh, tiếp tục bảo vệ an toàn cho đội hình tiến công của chiến dịch, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đợt một: tiêu diệt hoàn toàn phân khu bắc của tập đoàn cứ điểm.

Bước vào đợt hai chiến dịch, vừa làm nhiệm vụ yểm hộ cho bộ binh tiếp tục tiến công, vừa thực hiện quyết tâm triệt đường không của địch, hai đại đội của Tiểu đoàn 394 tiến hẳn xuống cánh đồng Noọngpét (tây - nam Mường Thanh), một đại đội vào hẳn cánh đồng Hồng Lếch (tây sân bay Mường Thanh 1 km). Tiểu đoàn cao xạ 381 mới được tăng cường từ hậu phương lên, vào hoạt động trên cánh đồng quanh đồi Độc Lập (bắc sân bay). Bên phía đông, tiểu đoàn 383 tiến vào hoạt động ở phía đông và đông - nam đồi A1, cùng với tiểu đoàn súng máy phòng không của Đại đoàn 316, chiếm lĩnh trận địa quanh các điểm cao bộ binh ta vừa chiếm được ở khu đông.

Như vậy, ngay trong đợt hai, lưới lửa phòng không của ta đã hình thành thế bao vây vùng trời, cùng với thế bao vây mặt đất của bộ binh, đẩy địch vào nguy cơ không tránh khỏi diệt vong. Ngay từ ngày 18-3-1954, Bộ Chỉ huy địch phải bắt đầu thực hiện kế hoạch thả dù tiếp tế ban đêm. Như thế là trong lúc chúng ta chuyển từ đêm sang ngày thì địch, kẻ hợm hĩnh về sức mạnh của không quân đã phải chuyển từ ngày sang đêm. Sự "đổi ngôi", chuyển vị này báo hiệu một chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh. Nó được bắt đầu từ Điện Biên Phủ với sự xuất hiện của một binh chủng mới: binh chủng pháo cao xạ Việt Nam.

Bước vào đợt ba chiến dịch, bộ đội pháo cao xạ lại càng khép chặt vòng vây vùng trời hơn nữa. Ngoài ra, đêm đêm còn tổ chức cho từng trung đội, có khi từng khẩu đội vào phục kích máy bay địch ngav sát trung tâm. Đây cũng là giai đoạn địch điên cuồng chống trả, ra sức giành giật với ta từng cứ điểm. Bộ đội pháo cao xạ đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ binh, pháo binh đánh địch phản kích, giữ vững từng cứ điểm vừa chiếm được.

Từ đánh máy bay địch bảo vệ đội hình tiến công trong đợt một đến phối hợp cùng bộ binh, pháo binh cơ động đánh địch bảo vệ các trận địa vừa chiếm được trong đợt hai, từng bước khống chế vùng trời, đến cơ động phục kích đánh địch ban đêm ở đợt ba, dần dần đi đến triệt đường không của địch, bộ đội pháo cao xạ đã từng bước nâng cao trình độ tác chiến, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng. Và ngày 7-5-1954, ngày cuối cùng của chiến dịch lịch sử, chỉ trong vòng 25 phút từ 9 giờ đến 9 giờ 25 phút đã liên tiếp bắn rơi hai máy bay Cướp biển của địch, do Mỹ vừa viện trợ, và cùng do chính phi công Mỹ lái. Đây là chiếc máy bay thứ 61, 62 của địch bị bắn rơi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
__________________________________________________
1, 2. Chiến đấu bảo vệ bầu trời, Sđd.
3. A. I. Babi: Ăngghen, nhà lý luận quân sự lỗi lạc của giai cấp công nhân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1977, tr. 253.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #88 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2022, 09:06:09 pm »


2. Một số vấn đề nghệ thuật tác chiến phòng không trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lần đầu tiên ra trận đương đầu với một lực lượng không quân nhà nghề tương đối lớn của quân đội thực dân Pháp, được đế quốc Mỹ viện trợ, bộ đội pháo cao xạ Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giành thắng lợi vẻ vang, góp phần quan trọng vào sự toàn thắng của quân đội ta trong trận quyết chiến chiến lược vĩ đại.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên bộ binh ta ở hướng chủ công được pháo cao xạ bảo đảm an toàn trên không phận cả ngày lẫn đêm. Pháo cao xạ cũng góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ vững giao thông thông suốt từ hậu phương ra chiến trường, bảo đảm vững chắc "một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh". Ngoài Tiểu đoàn 396 được giao nhiệm vụ bảo vệ hậu phương chiến dịch, đã bắn rơi 9 máy bay địch, bắn bị thương 18 chiếc khác, hai Tiểu đoàn 392, 385 được giao nhiệm vụ bảo vệ hậu phương chiến lược cũng đã bắn rơi 5 máy bay địch, bắn bị thương 14 chiếc khác.

Bộ Thống soái Pháp, với quan điểm không quân là con "hoàng bài" của chiến thắng, đã tung lên chiến trường Điện Biên Phủ hầu hết lực lượng không quân có trong tay ở chiến trường Đông Dương lúc bấy giờ. Vào giai đoạn cuối của chiến dịch, lại có thêm những lực lượng quan trọng của không quân Mỹ giúp sức, với tổng cộng 3.691 lần chiếc xuất kích, trong đó riêng loại ném bom hạng nặng, hạng trung B24, B26 là 1.043 lần chiếc và 1.115 lần chiếc khu trục các loại. Riêng ngày 7-1-1954 chúng huy động đến 147 lần chiếc1. Báo Lơ Phigarô, ngày 12-4-1954 viết: "Bộ Chỉ huy đã ném tất cả lực lượng không quân vào cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Máy bay Pháp lồng lộn một cách khủng khiếp trên vùng trời cứ điểm, ném bom bắn phá không lúc nào ngừng các vị trí của quân đội Việt Minh, các quả đồi ở hậu phương, nơi đặt các kho dự trữ và các con đường tiếp tế... Chưa bao giờ sự tập trung không quân lớn như thế được thực hiện ở Đông Dương"2. Còn báo Nước Pháp buổi chiều ngày 9-6-1954, tính toán chi ly hơn: "Chỉ trong vòng một tháng chúng ta ném vào cuộc chiến đấu 450 máy bay, xuất trận 6.000 lần chiếc, nghĩa là hằng ngày có 200 lần chiếc xuất hiện và mỗi giờ gần 10 lần chiếc. Nếu chúng ta nghĩ rằng mỗi máy bay hoạt động từ 10 - 40 phút trên căn cứ cố thủ thì có thể nói là thường xuyên có hàng chục máy bay lượn vòng trên lòng chảo, cái thì thả dù lương thực và đạn dược, cái thì ném bom, cái thì bắn phá mặt đất và cái cuối cùng thì thả napan - một vòng quay trong chu vi chỉ rộng có 10 - 20 km. Vùng trời Điện Biên Phủ dày đặc máy bay và cũng may là không xảy ra máy bay đâm nhau. Suốt 24 giờ trong ngày, một máy bay chỉ huy lượn trên lòng chảo để chỉ huy các hoạt động không quân và suốt đêm các máy bay "đom đóm" làm nhiệm vụ thường trực"3.

Với lực lượng không quân lớn như vậy, cộng với pháo binh của tập đoàn cứ điểm, lúc đầu bọn chỉ huy Pháp huênh hoang là nếu pháo cao xạ Việt Minh xuất hiện ở lòng chảo Điện Biên Phủ thì chúng sẽ xoá sổ trong vòng một, hai ngày. Nhưng kết quả diễn ra hoàn toàn ngược lại. Pháo cao xạ Việt Nam không những không bị tiêu diệt mà càng đánh, càng mạnh, trình độ tác chiến ngày một nâng cao, kinh nghiện tác chiến ngày càng phong phú. Chiếc máy bay đầu tiên của địch bị hạ trong đợt một là một chiếc Moran, loại trinh sát, và chiếc cuối cùng là một chiếc cường kích Cướp biển vào loại hiện đại lúc bấy giờ, do phi công Mỹ lái, có rađa bảo đảm bay trong mọi thời tiết. Riêng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã bắn rơi 62 máy bay địch, bắn bị thương 177 chiếc khác, gồm 9 kiểu, loại khác nhau4.

"Trận Điện Biên Phủ mà người ta quan niệm như là một trận đánh anh dũng và không may trên bộ, thực ra là một trận thất bại của pháo binh và không quân như năm 1940". Clôđơ đã viết như vậy trong sách Hai mươi năm xâu xé nước Pháp. Một thất bại của không quân. Đây là một sự thật lịch sử khó tưởng tượng nổi. Ai cũng biết trong cuộc chiến tranh này, chúng ta chưa có không quân mà kẻ địch, chỉ riêng trong trận Điện Biên Phủ, đã tung vào các máy bay ném bom: Bắt đầu trận chiến có 48 chiếc B26, 8 chiếc B24, 112 tiêm kích (Hencát, Biacát, Coócxe, F4U). Số này còn được tăng thêm trong chiến dịch và cuối cùng lên tới 227 chiếc5. Đó là chưa kể các loại máy bay khác. Điều rất đáng nói ở đây là chính không quân Mỹ cũng cùng chung số phận thất bại trong trận đánh lịch sử này. Những ngày cuối cùng, khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đang trong cơn hấp hối, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã liên tục họp nhiều phiên khẩn cấp để bàn việc cứu nguy cho Điện Biên Phủ. Đài AFP ngày 28-4-1954 đã chuyển đi bản sơ kết những kết quả mà tướng Êly, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, sang tận nước Mỹ cầu cứu xin viện trợ: Đến giữa tháng 4-1954, Mỹ đã viện trợ cho Pháp 75 máy bay B26, 25 máy bay Coócxe, 20 Đakôta, một số máy bay Hencát và C54, cho Pháp mượn 49 máy bay C119 (cả phi công).
___________________________________________________
1, 2, 3. Tổng kết tác chiến của Đoàn 367, tháng 1-1955.
4. Chín kiểu là: F6F, F8F, EB2C, B2, B26, DC3, C119, FSU, Moran.
5. Xem Tư liệu Điện Biên Phủ, Thư viện Quân đội, Hà Nội, 1974.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #89 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2022, 09:07:23 pm »


Trong bài nghiên cứu chuyên đề về hoạt động không quân ở Điện Biên Phủ đăng trong Tạp chí Quốc phòng Airơlen, M. Harion viết: Một điểm quan trọng nữa cần nêu lên là lực lượng tiến công hoàn toàn không có không quân (không có lấy một chiếc máy bay) còn lực lượng bị vây hãm thì lại có một lực lượng không quân to lớn yểm hộ. Nhưng tất cả các lực lượng không quân ấy không đem lại cho phía cố thủ một chút gì hơn ngoài con số không và không có bằng chứng gì chứng tỏ rằng tướng Giáp đã bỏ những mục đích của ông ta. Quân của ông ta hình như không bị thiệt hại gì mấy do máy bay Pháp bắn phá. Thời tiết thì rất thuận lợi cho không quân Pháp, cho nên người ta rất lấy làm lạ sao không quân hoạt động không có kết quả, trong lúc mục tiêu thì tập trung vào một phạm vi chiến đấu hẹp mà đối phương thì không có một chiếc máy bay nào chống lại.

Như vậy, lực lượng không quân khá hùng hậu của Pháp, Mỹ ở Điện Biên Phủ đã thất bại trước đối thủ của nó là bộ đội phòng không trẻ tuổi Việt Nam với 36 khẩu pháo cỡ 37 ly và một số đơn vị 12,7 ly. Đó là một sự chênh lệch khó tưởng tượng nổi trong so sánh lực lượng của cuộc chiến đấu đất đối không trên vùng trời Điện Biên Phủ.

Trong hoàn cảnh đó, vấn đề cách đánh hay nói một cách rộng hơn, nghệ thuật tác chiến, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chuyển hoá lực lượng giữa ta và địch. Chính nó có thể phá vỡ sự tuyệt đối hoá ưu thế về mặt số lượng và vật chất kỹ thuật trong so sánh lực lượng giữa hai bên. Tác chiến phòng không ở Điện Biên Phủ là một hiện thực sinh động mà từ đó một số vấn đề về nghệ thuật đã được đặt ra và bước đầu được giải quyết một cách thắng lợi:

Một là, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã xác định đúng nhiệm vụ chủ yếu của binh chủng pháo cao xạ trong tác chiến binh chủng hợp thành.

Ngay từ đầu chiến dịch và suốt cả ba đợt chiến đấu, bộ đội pháo cao xạ đã lấy việc yểm hộ bộ binh và pháo binh làm nhiệm vụ trung tâm của mình. Chính vì vậy mà các chiến sĩ pháo cao xạ đã không nề hà khó khăn, nguy hiểm, theo sát bộ binh, chiếm lĩnh trận địa dưới tầm hoả lực của máy bay và pháo binh địch, thậm chí phải chiếm lĩnh trận địa giữa ban ngày, dù biết chắc là có thương vong, tổn thất, cũng không lùi bước. Thực hiện khẩu hiệu: "Bộ binh đi đến đâu, pháo cao xạ đi đến đó", suốt trong cả chiến dịch, lưới lửa pháo cao xạ đã làm tốt nhiệm vụ là cái "áo giáp" đáng tin cậy của bộ binh, pháo binh. Một giờ sáng ngày 23-4-1954, một đơn vị của Đại đoàn 308 đánh chiếm cứ điểm 206. Bộ Chỉ huy mặt trận kêu gọi các đơn vị bộ binh, pháo binh, cao xạ hiệp đồng chặt chẽ, bẻ gãy các cuộc phản kích của địch, bảo vệ vững chắc cứ điểm vừa chiếm được. Nhận được lệnh của trên, Đại đội 816, Tiểu đoàn 383 đã không quản nguy hiểm, dùng xe ôtô kéo pháo qua ngay dưới chân đồi A1 trước làn đạn bắn thẳng của địch. Chiếc xe chở đạn cuối cùng bị trúng đạn đại bác. Các chiến sĩ lăn xả vào cứu đạn. Một số đồng chí ngã xuống, nhưng những hòm đạn đã được chuyển nhanh ra khỏi vòng nguy hiểm. Ba giờ sáng ngày 23-4-1954, Đại đội 816 chiếm lĩnh xong trận địa và ngay sau đó đã cùng bộ binh, pháo binh đánh tan các đợt phản kích của địch, bắn rơi tại chỗ một khu trục, bảo vệ vững chắc cứ điểm 206, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Bộ Chỉ huy chiến dịch giao cho.

Hai là, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã giữ được yếu tố bất ngờ của sự xuất hiện pháo cao xạ cho đến phút cuối cùng, tạo được thời cơ nổ súng đúng lúc với ý nghĩa thời cơ là sức mạnh, thời cơ là lực lượng.

Bộ Chỉ huy địch theo dõi chặt chẽ lực lượng của ta tham gia đánh Điện Biên Phủ, đặc biệt là các loại pháo cơ giới. Nava viết trong hồi ký Đông Dương hấp hối của mình: Tất cả các nhà pháo binh đều cho rằng vì điều kiện địa hình nên pháo binh và cao xạ địch không thể nào chiếm lĩnh được trận địa và nhất là không thể nào phát hoả mà không bị pháo binh và không quân ta phản kích.

Đầu óc của bọn tướng tá thực dân rõ ràng là không thế nào hiểu nổi sức mạnh Việt Nam, nên đã hoàn toàn bị bất ngờ. Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt chiến dịch và chiến thuật. Chúng chủ quan cho rằng ta không thể có pháo cao xạ tham gia nên không thể mở chiến dịch tiến công dài ngày mà vẫn đánh theo chiến thuật cũ: Đêm đánh, ngày rút, công đồn, diệt viện... và như vậy sẽ không thể nào đánh được loại tập đoàn cứ điểm như Điện Biên Phủ. Chính vì vậy mà từ Nava, Cônhi, đến Đờ Cátxtơri đều lạc quan cho Điện Biên Phủ là bất khả xâm phạm, không những thế chúng còn huênh hoang rải truyền đơn thách thức ta đánh Điện Biên Phủ. Sai lầm của địch là ở đó, thất bại cũng là ở đó.

Nhưng tạo được bất ngờ như sự xuất hiện bất ngờ của pháo cao xạ ở Điện Biên Phủ không phải là điều giản đơn mà là cả một nghệ thuật trong chỉ đạo và thực hiện. Chúng ta đã tổ chức hành quân hết sức chu đáo, chặt chẽ, giữ nghiêm kỷ luật bí mật, kiên quyết không nổ súng dọc đường, mặc dù có lúc máy bay địch bắn phá ngay gần chỗ trú quân. Đây là một thành công lớn. Tiếp đó, chúng ta đã tổ chức kéo pháo vào chiếm lĩnh trận địa cũng tuyệt đối an toàn và giữ được bí mật, kể cả lúc kéo pháo bằng tay cũng như kéo pháo bằng ôtô. Đường kéo pháo đã được nguỵ trang hết sức khéo léo đến mức nghệ thuật. Nhiều đoạn có giàn dây leo ở phía trên như những giàn mướp, có tổ chức từng đoàn kiểm tra hằng ngày. Lá nguỵ trang héo đến đâu được thay ngay đến đó. Vì vậy, mặc dù địch thường xuyên cho máy bay trinh sát vẫn không thể nào phát hiện được. Cho đến 16 giờ chiều ngày 13-3-1954, những trận địa pháo cao xạ tuy đã được triển khai sẵn sàng đợi giờ nổ súng vẫn được khéo léo giấu kín dưới những giàn lá nguỵ trang. Và khi chiến dịch mở màn thì phi đội 14 của địch hoàn toàn bất ngờ và rối loạn, có thể nói là hoang mang đến cực độ, hầu như mất sức chiến đấu. Đây là điều có thể giải thích được. Từ chỗ rất chủ quan, cho rằng pháo cao xạ không thể vào tận khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ. Những phi vụ trên bầu trời Đông Dương chỉ là những cuộc dạo chơi, bọn giặc lái chuyển sang trạng thái hốt hoảng. Yếu tố bất ngờ đã thực sự phát huy tác dụng mạnh mẽ. Chính vì thế trong trận này, Bộ Chỉ huy chiến dịch vẫn xác định đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ở điểm này, Nava cũng có những lời thú nhận cay đắng: Yếu tố bất ngờ đã tác động rất lớn đến không quân, thấy mình bỗng nhiên vấp phải một lực lượng phòng không mạnh mẽ không ngờ đến và bắt buộc phải giải quyết nhanh chóng nhiều vấn đề mới như phải thả dù ở độ cao lớn và phải có bảo vệ việc thả dù. Để làm việc đó, cần có thời gian lâu mới thích ứng được về mặt tinh thần cũng như vật chất.

Bản thân sự xuất hiện vũ khí mới đã có tác dụng làm thay đổi so sánh lực lượng. Sự xuất hiện đó lại bất ngờ thì càng tạo nên sự chuyển hoá vô cùng quan trọng, đôi khi có tính chất nhảy vọt trong tương quan giữa hai bên đối địch. Đó là kinh nghiệm quý báu rút ra từ sự xuất hiện bất ngờ của pháo cao xạ ở Điện Biên Phủ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM