Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:57:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học  (Đọc 15868 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:05:49 pm »


2. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - cơ sở hình thành đường lối kháng chiến, yếu tố quan trọng tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngay sau khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân vào trận chiến đấu mới. Đây là cuộc đấu tranh toàn diện nhằm phát huy ưu thế chính trị, xây dựng lực lượng để tăng cường thế và lực của kháng chiến.

Có nhiều yếu tố kết thành chiến thắng của quân và dân ta đối với thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo của Người đối với kháng chiến là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó được thể hiện trong suốt tiến trình cuộc kháng chiến.

Có thể dễ dàng tìm thấy tư tưởng Hồ Chí Minh và sự quan tâm của Người trong từng giai đoạn, thậm chí ở từng trận đánh của cuộc kháng chiến. Điều đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến.

Trong Báo cáo trình bày tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) đầu năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ 10 nhiệm vụ để "Lãnh đạo kháng chiến và chính sách quân sự", trong đó nhiệm số 1 là: "Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do. Đó là phương hướng chiến lược của ta hiện nay"1.

Trên thực tế, tư tưởng này đã trở thành tư tưởng quân sự của Đảng ta, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần tạo nên những bước tiến vững chắc cho kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5-1954.

Tư tưởng và nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh thể hiện rõ hơn tại cuộc họp Bộ Chính trị ở Tỉn Keo (Việt Bắc) đầu tháng 10-1953. Sau khi Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trình bày tình hình chung, cách thức chuyển quân, hoạt động của địch và nêu lên nhận xét: "Hiện nay, Nava đã tập trung một số lực lượng cơ động lớn chưa từng có khởi đầu chiến tranh, sẵn sàng chờ đón cuộc tiến công của ta..."2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang lắng nghe bình thản, bỗng giơ bàn tay lên, nắm lại rồi mở ra mỗi ngón trở về một hướng và nói rành rọt, đầy tự tin: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn"3. Sau khi nghe báo cáo thêm về kế hoạch Nava và các phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi về phản ứng của địch nếu ta dự kiến đưa quân lên Tây Bắc và khả năng thu quân cơ động của địch khi ta mở các hướng khác, Người kết luận: "Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh ở đây là phải thiên biến vạn hoá"4.

Ở đây, không chỉ thấy sự nhất quán trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh từ Hội nghị Trung ương lần thứ tư đến cuộc họp này của Bộ Chính trị là "Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng của địch" mà còn thấy rõ quyết tâm tiêu diệt địch và sự sáng tạo của Người trong quá trình chỉ đạo kháng chiến. Với quyết định: "Hướng chuyển quân chính là hướng Tây Bắc" trên thực tế là ta chủ động chọn địa điểm cho trận chiến cuối cùng, chọn nơi đánh bại âm mưu chiếm đóng của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Mục tiêu kế hoạch Nava là làm xoay chuyển tình hình có lợi cho Pháp ở Đông Dương trong 18 tháng. Trong kế hoạch này, địa danh Điện Biên Phủ chưa được nhắc tới. Chỉ sau Hội nghị Tỉn Keo, với quyết định mang tính chiến lược của ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra: "Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính" thì địch mới tập trung quân lên Điện Biên Phủ và đặc biệt là sau khi nhiều đơn vị, lực lượng của ta cũng chuyển lên hướng Tây Bắc thì Điện Biên Phủ mới trở thành nơi dồn dập tập trung quân Pháp. Điện Biên Phủ nhanh chóng trở thành nơi quyết chiến chiến lược của cả ta và địch. Rõ ràng, Điện Biên Phủ là sự đối phó bị động của địch. Nó đánh dấu sự phá sản bước đầu của kế hoạch Nava. Về phía ta, Điện Biên Phủ là sự lựa chọn chủ động, là quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta, đồng thời là bước phát triển mới để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến dưới ánh sáng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

Trên thực tế, Điện Biên Phủ thực sự là cuộc đọ sức của ta với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (hơn 70% viện trợ của Mỹ). Để chiến thắng trong cuộc đọ sức này, chúng ta phải vượt qua nhiều khó khăn và không được phép mắc sai lầm, đặc biệt về quân sự. Vì vậy, tại mặt trận đã có lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh, Chỉ huy trưởng mặt trận đã phải phân tích, suy ngẫm đầy gay cấn trước khi đi đến "quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy" của mình là: Hoãn kế hoạch tấn công địch trong ba đêm hai ngày, "kéo pháo ra", thay đổi phương châm tiêu diệt địch: từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" tại cuộc họp Đảng uỷ mặt trận ngày 26-1-1954. Đây là quyết định lịch sử, tránh được sự tổn hại lực lượng, góp phần làm nên sức mạnh áp đảo quân Pháp trong trận tiến công của ta mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ sau đó 46 ngày5.

Sau nửa thế kỷ của "Điện Biên chấn động địa cầu", ngày nay mỗi khi nói và viết về quyết định lịch sử này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bao giờ cũng cho rằng cơ sở hình thành của nó chính là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cùng với sự chỉ đạo tài tình của Người đối với Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như với toàn bộ tiến trình của cuộc kháng chiến. Đại tướng thường kể về những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò chân tình - những quân lệnh được vinh dự tiếp nhận trước khi ra trận: "Chiến trường ta hẹp, người của ta không nhiều, cho nên ta chỉ được thắng, không được bại, vì bại thì hết vốn"6, "Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh"7.

Tròn 40 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 1994 Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói thêm về sự hình thành quyết định lịch sử ngày 26-1 như sau: "Ngay sau khi có quyết định thay đổi cách đánh, tôi xin ý kiến của Bác và anh Trường Chinh. Cũng như sự tin cậy của Trung ương đã giao phó trước khi vào chiến dịch. Tôi đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn"8. Rõ ràng những quyết định đúng đắn và sáng tạo tại chiến trường Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với tư tưởng quân sự của người thầy cách mạng Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong đợt tiến công thứ hai (4-1954) khi lực lượng của ta đang tăng cường đánh lấn, bao vây, chia cắt và khống chế đường tiếp viện hàng không của địch, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp và nói chuyện với nhà báo Ôxtrâylia W. Bớcsét về thế trận ở Điện Biên Phủ với quyết tâm chiến đấu và niềm tin chắc thắng. Người lật ngửa chiếc mũ cứng đặt trên bàn tre, đưa tay vòng quang vành mũ và giải thích: "Núi ở đây và chúng tôi ở đây". Rồi Người nắm tay lại, đấm vào lòng mũ và nói tiếp: "Còn đây là quân Pháp. Họ không thoát chỗ này được"9. Và sự thật là chỉ hơn một tháng sau đó, Điện Biên Phủ đã trở thành nấm mồ chôn chủ nghĩa thực dân Pháp và nơi đó như được khắc hoạ hình ảnh cây thập ác đánh dấu nấm mồ chôn mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương như chính một người Pháp ở tại Thủ đô Pari đã tiên đoán trước đó hơn ba thập kỷ khi nói về vai trò của Nguyễn Ái Quốc (tên của Hồ Chí Minh những năm 20 của thế kỷ XX - T.G).
___________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 13.
2, 3, 4. Võ Nguyên Giáp: Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Ban Khoa học xã hội Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 74-75, 75, 77.
5. Trận tiến công mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ 17h ngày 13-3-1954.
6, 7. Võ Nguyên Giáp: Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Sđd, tr. 91, 79.
8. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - xưa và nay, Tạp chí Xưa và Nay, số 2. V-1994, tr.8.
9. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr.179.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:10:47 pm »


3. Nghệ thuật chỉ đạo và kết thúc cuộc chiến

Là người hiểu rõ những thiệt thòi và mất mát của nhân dân mình trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp nên sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để ngăn chặn cuộc đối đầu Pháp - Việt. Nhưng sự đã không thành. Cho nên, ngay từ khi cuộc chiến mới nổ ra, Hồ Chí Minh đã tìm kiếm mọi cơ hội để đàm thoại, cứu vãn hoà bình. Thiện chí của Hồ Chí Minh đã được chính Tổng thống Pháp Ph.Míttơrăng thừa nhận trong dịp sang Việt Nam thăm Điện Biên Phủ năm 1993 là: "Tôi nhớ lại chuyến thăm của Hồ Chí Minh đến Pháp. Hôm trước diễn ra Hội nghị Phôngtennơblô, ông Hồ Chí Minh đã tìm kiếm những người đối thoại; không tìm được dù rất mong muốn đàm phán để hướng tới độc lập, ông Hồ Chí Minh đã bị đẩy vào cuộc chiến tranh. Việt Nam đã tiến hành một cuộc chiến tranh vì độc lập. Yếu tố dân tộc đã có tính quyết định hơn bất kỳ yếu tố hệ tư tưởng nào khác"1. Với ý định sang Việt Nam, thăm Điện Biên Phủ để "tư duy và cảm nhận" nên trong một cuộc trả lời phỏng vấn, người đứng đầu nước Pháp đã tự nhận trách nhiệm của họ đối với cuộc chiến tranh này là: "Chúng tôi đã có một cuộc chiến tranh ở Việt Nam khốc liệt như một cuộc chiến tranh... Theo tôi, cuộc chiến tranh này tôi nhớ đã có nhiều lần viết về nó... là một sự sai lầm. Công cuộc thực dân hoá của Pháp lúc đó cần phải thích nghi, sang trang"2.

Là người đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh hiểu khá rõ bản chất của bọn thực dân nên Người không ảo tưởng vào những trò chính trị do Pháp nặn ra, mà luôn nêu cao cảnh giác, đánh giá đúng ý nghĩa của thắng lợi trên chiến trường đối với đàm phán, tìm giải pháp cho cuộc chiến. Trong lớp chỉnh huấn cán bộ trí thức khi cuộc kháng chiến sắp bước vào thời kỳ quyết liệt, Người đã chỉ rõ: "Ta cũng phải đánh cho Pháp quỵ. Lúc ấy, có đàm phán mới đàm phán, chứ không phải đưa đàm phán ra là nó đàm phán ngay đâu. Đừng có ảo tưởng. Mục đích của nó là xâm lược. Nó mất 99% còn hy vọng 1%, nó vẫn đánh. Phải đánh nó quỵ nó mới chịu"3.

Đáp ứng yêu cầu của mặt trận, hàng vạn dân công, hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực được vận chuyển từ hậu phương hướng lên Tây Bắc, tới rừng núi Điện Biên, tiếp sức cho bộ đội hun đúc quyết tâm "tiêu diệt Trần Đình". Từ hậu phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, điện động viên khen ngợi thành tích chiến đấu của bộ đội ở Điện Biên Phủ. Cũng trong tháng 4-1954, trước khi lên đường dự Hội nghị Giơnevơ, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nói với đồng chí Phạm Văn Đồng: Bác sẽ có quà tặng cho Đoàn ta tại Hội nghị. Món quà vô giá ấy chính là tin chiến thắng Điện Biên Phủ, đã đến với đoàn ngay chiều hôm trước ngày Hội nghị Giđnevơ về Đông Dương khai mạc4.

Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo ra lợi thế cho Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ. Tuy nhiên do lúc ấy quốc tế đang trong bầu không khí hoà hoãn nên vấn đề phát huy lợi thế của chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam trên bàn Hội nghị bị chi phối khá mạnh bởi ý đồ và quyền lợi thoả hiệp giữa các nước lớn.

Trong bối cảnh quốc tế như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã một mặt chỉ đạo đoàn đấu tranh thực hiện mục tiêu: Hoà bình, Độc lập, Thống nhất và Dân chủ thể hiện qua Đề nghị tám điểm của Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đưa ra ngày 10-5-1954. Các điểm có nội dung gắn kết quân sự với chính trị, Việt Nam với Lào, Campuchia. Trong các cuộc gặp gỡ "vận động" Đoàn Việt Nam cố gắn với hai đoàn Liên Xô và Trung Quốc trên tinh thần xã hội chủ nghĩa anh em. Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động tạo ra các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo hai nước anh em nhằm tìm kiếm hậu thuẫn cho những quan điểm của Việt Nam. Song, đây là công việc rất nhạy cảm, liên quan khá nhiều đến thái độ chủ quan của hai nước lớn anh em này. Cuối tháng 3-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh, sau đó cùng đồng chí Phạm Văn Đồng (đã đến Bắc Kinh từ ngày 20-3-1954) cùng đi Mátxcơva để luận đàm với các nhà lãnh đạo Liên Xô và đồng chí Chu Ân Lai (đang ở Mátxcơva). Kết quả tổng quát các cuộc hội đàm có thể tóm tắt: "Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không thể công khai ủng hộ Việt Nam trong trường hợp mở rộng xung đột khu vực".

Trong bối cảnh ấy, Việt Nam không đánh giá quá cao Hội nghị Giơnevơ nhưng không bỏ lỡ cơ hội, tiếp tục tạo ra những cuộc gặp gỡ tay đôi, đặc biệt với Liên Xô và Trung Quốc để tiếp tục tìm kiếm hậu thuẫn, chia sẻ lập trường, hình thành giải pháp thực thi tại hội nghị. Vì vậy, từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 Hồ Chí Minh hội đàm tại biên giới Việt - Trung với Chu Ân Lai trên đường công du của Chu Ân Lai từ Niu Đêli và Rănggun trở về Trung Quốc. Rất ít nội dung cuộc hội đàm dài ngày được công bố. Chỉ biết sau đó tin tức từ Bắc Kinh tiết lộ: Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm toàn diện về Hội nghị Giơnevơ, về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương và các vấn đề có liên quan; Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ ý kiến rằng năm nguyên tắc chung sống hoà bình hoàn toàn có thể áp dụng để củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Sau đó ba nghị định thư giữa Trung Quốc và Việt Nam được ký kết5.

Như vậy, mục tiêu và những giải pháp của Đoàn đại biểu Việt Nam nhằm kết thúc cuộc kháng chiến tại Hội nghị Giơnevơ là những đòi hỏi chính đáng của nhân dân ta. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng và bối cảnh hoà hoãn nên không phải tất cả những thắng lợi Việt Nam trên chiến trường đã được đánh giá đúng như giá trị của nó tại hội nghị. Theo đó việc lấy vĩ tuyến 17 để làm giới tuyến tạm thời Bắc - Nam và thời hạn tổng tuyển cử là hai năm là một kết quả thực tế dành cho Việt Nam là có thể hiểu được. Đối với Việt Nam, Hiệp định Giơnevơ vẫn là một thắng lợi, là cơ hội nhằm củng cố lực lượng để chuyển sang một giai đoạn mới6.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một sự kiện có tầm vóc lớn lao, có ý nghĩa trọng đại đối với Việt Nam và nhân loại. Nhà sử học phương Tây Giuyn Roa viết: Điện Biên Phủ "là nỗi kinh hoàng khủng khiếp, là nỗi thất bại lớn nhất của phương Tây, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ và sự cáo chung của một nền cộng hoà Pháp"7. Còn tác giả G.Budaren và F.Cavi Giôliôli viết trên tờ Người quan sát cho rằng: "Điện Biên Phủ là một trong những trận giao chiến đã thay đổi số phận thế giới".

Đối với chúng ta, Điện Biên Phủ là sự thắng lợi đầu tiên của một dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân để mở đầu cho sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới. Đó là thắng lợi trên thực tế của tư tưởng Hồ Chí Minh về khả năng thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, là thắng lợi của tư tưởng, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh.

Thắng lợi của Việt Nam đối với thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ đã khẳng định giá trị tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Đây là thắng lợi mở đầu cho quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới. Thắng lợi ấy đã tạo nên một giá trị Việt Nam trong thế kỷ XX. Và lãnh tụ tối cao của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới thuộc địa ngợi ca là: người thầy giành tự do độc lập dân tộc; Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.
__________________________________________
1, 2. Trả lời phỏng vấn của Tổng thống Pháp Ph. Míttơrăng trong chuyến thăm Việt Nam, 4 - 1993, Tạp chí Xưa và Nay, số 2 - 1993, tr. 9.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7. tr.113.
4. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu, nước mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.119.
5. Phrăngxoa Gioayô: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Giơnevơ 1954, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1981, tr. 432-436.
6. Khắc Huỳnh: Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương sau năm thập kỷ nhìn lại, Tạp chí Xưa và Nay, số 143, tháng 7-2003, tr.7
7. Dẫn theo Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ xưa và nay, Tạp chí Xưa và Nay, số 2, V - 1994.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:20:40 pm »


ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỘT TẤT YẾU LỊCH SỬ1

Thiếu tướng, PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam


Trong kế hoạch tổng thể giải quyết chiến tranh Đông Dương do Đại tướng Nava lập ra, được Hội đồng Quốc phòng Pháp, mà đích thân Tổng thống Vanhxăng Ôriôn chủ trì họp thông qua ngày 24-7-1953, không hề coi Điện Biên Phủ như một vị trí chiến lược, chính trị - quân sự. Vậy mà chỉ hơn bốn tháng sau, vào ngày 3-12-1953, chính tướng Nava tuyên bố quyết định chấp nhận cuộc chiến đấu ở Tây Bắc Việt Nam, với trung tâm điểm là Điện Biên Phủ2.

Giải thích điều này như thế nào?

Trải qua gần tám năm chiến tranh, đến mùa Hè 1953, Pháp đã đổ vào Đông Dương hơn 2 ngàn tỷ phrăng, bị thu hút và giam chân hàng chục vạn quân chính quy. Cuộc chiến tranh hao người, tốn của làm cho người dân Pháp chịu nhiều khó khăn và chính giới Pháp lâm vào mâu thuẫn gay gắt. Trong khi đó, ở chiến trường Đông Dương, do mất quyền chủ động chiến lược từ sau năm 1950, quân Pháp càng lún sâu vào bế tắc về chiến lược quân sự sau thất bại ở Tây Bắc và Thượng Lào (1952-1953). Bởi thế, Chính phủ Pháp thấy cần phải cải tổ bộ máy chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, từ đó hoạch định lại chính sách mới, nhằm tìm cho nước Pháp “một lối thoát danh dự" ra khỏi cuộc chiến tranh. Đó là một yêu cầu cấp bách đối với Chính phủ Pháp.

Xuất phát từ yêu cầu đó và để cứu vãn tình thế, Hăngri Nava, một viên tướng tài năng của quân đội Pháp, được cử làm Tổng Chi huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

Sau khi nghiên cứu kỹ thực trạng chiến trường Đông Dương và căn cứ vào ý đồ chính trị của Pari cùng thái độ của Oasinhtơn đối với cuộc chiến tranh Đông Dương, tướng Nava đã vạch ra một kế hoạch quân sự, phần tác chiến gồm hai bước:

- Trong chiến cục 1953-1954, nói chung giữ thế phòng thủ ở phía bắc vĩ tuyến 18 và tìm cách tránh giao chiến lớn. Trái lại, ở phía nam lại tiến công để ổn định miền trung và nam Đông Dương và để lấy được nhân vật lực. Đặc biệt phải thanh toán cho được Liên khu V.

- Khi đạt được ưu thế về quân cơ động, nghĩa là nếu có thể được thì từ mùa Thu 1954, thực hành tiến công ở phía bắc nhằm mục đích tạo ra một tình hình quân sự cho phép đưa ra một giải pháp chính trị thích hợp để giải quyết chiến tranh3.

Như thế, điểm mấu chốt trong kế hoạch của tướng Nava là tập trung được một lực lượng cơ động ưu thế hơn đối phương, sau khi giải quyết chiến trường phía nam, sẽ thực hành tiến công ở phía bắc, tạo ra tình hình quân sự có lợi làm cơ sở cho giải pháp chính trị kết thúc chiến tranh.

Trong khi đó, vào cuối tháng 9-1953, tại Tỉn Keo, dưới chân núi Hồng thuộc an toàn khu Định Hoá, Thái Nguyên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta mở hội nghị bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954. Phân tích kỹ cục diện chiến tranh, tình hình các chiến trường và âm mưu mới của phía Pháp - Mỹ, Bộ Chính trị khẳng định kế hoạch Nava tuy có thể gây cho kháng chiến những khó khăn mới, nhưng bản thân nó là một sản phẩm bị động, nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn và có nhiều nhược điểm không khắc phục được. Chủ trương tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Đông Xuân 1953-1954 là sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào hướng quân Pháp sơ hở, đồng thời bằng đánh vận động tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch khi quân Pháp đánh sâu vào vùng tự do. Điểm mấu chốt là tập trung nỗ lực tìm cách phân tán khối cơ động chiến lược của Pháp vừa được tổ chức, xây dựng. Chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh để diễn đạt tư tưởng chỉ đạo chiến lược trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Người đưa bàn tay phải lên, nắm lại, xoè ra và nói: Bàn tay nắm lại thì thành quả đấm mạnh. Nếu duỗi ra thì dễ bị bẻ gãy từng ngón. Ta phải có cách buộc khối quân cơ động của địch phải chia ra làm năm, bảy mảng mà tiêu diệt, làm cho chúng thất bại hoàn toàn.
___________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học: 1954-2004 - Trận Điện Biên Phủ, giữa lịch sử và ký ức do Trường Đại học Tổng hợp Pari 1 Păngtêông - Xoócbon và Trung tâm Lịch sử quốc phòng Bộ Quốc phòng Cộng hoà Pháp phối hợp với Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại Pari, ngày 21 và 22-11-2003.
2. Theo Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Nxb. Giuylia, Pari, 1963.
3. Theo H.Nava: Thời điểm của những sự thật, Nxb. Plông, Pari, 1979.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:23:07 pm »


Tướng Nava dự kiến tập trung xây dựng 27 GM (Groupe mobile - binh đoàn) cơ động cho toàn chiến trường Đông Dương. Riêng ở Bắc Bộ, Pháp có 44 tiểu đoàn cơ động. Hậu quả của việc rút quân về xây dựng khối quân cơ động khiến lực lượng Pháp - nguỵ ở các chiến trường trở nên mỏng, yếu. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn. Quân đội Việt Nam đã triệt để khai thác điểm yếu này bằng cách phân tán chủ lực đánh vào các địa bàn chiến lược mà Pháp không thể bỏ, buộc họ phải xé lẻ khối cơ động đối phó và làm nhiệm vụ chiếm đóng.

Triển khai chủ trương trên, thấy rõ vị trí chiến lược của miền Tây Bắc, nơi có thể phát huy sở trường tác chiến của ta, trung tuần tháng 11-1953, Đại đoàn 316 (thiếu Trung đoàn 176) được phái lên Tây Bắc. Đây là đòn điểm đúng "huyệt hiểm" của Pháp. Bởi, với họ, Điện Biên Phủ - Tây Bắc "là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á"1, một "bàn xoay" có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc và là "chiếc chìa khoá bảo vệ Thượng Lào"2. Quả nhiên, Pháp cấp tốc cho sáu tiểu đoàn nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ vào các ngày 20, 21, 22-11, khi Đại đoàn 316 Quân đội Việt Nam đang trên đường hành quân lên Lai Châu. Đây là phản ứng hết sức nhạy cảm.

Khi nhận thấy tình thế chiến lược mới xuất hiện, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch: Đại đoàn 308 tách khỏi khối bốn đại đoàn (308, 312, 304 và 351) đang ở khu vực Phú Thọ - Yên Bái - Tuyên Quang, hành quân lên Tây Bắc. Điều này như chất xúc tác làm tăng nhanh quá trình "phản ứng hoá học" và đặt tướng Nava vào thế lúng túng: Sử dụng lực lượng đánh lên Phú Thọ, Yên Bái để kìm chân chủ lực Việt Minh hay đưa thêm quân lên Điện Biên Phủ, chấp nhận giao chiến ở đó, đồng thời vẫn triển khai kế hoạch Nava. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, tướng Nava quyết định vừa đưa quân lên Điện Biên Phủ, chấp nhận giao chiến, vừa tiếp tục thực hiện kế hoạch tiến công ở miền Nam. Và, sau khi cho lực lượng đồn trú ở Lai Châu rút về Điện Biên Phủ, cho đến ngày 10-12-1953, số quân Pháp ở thung lũng nổi tiếng này lên tới 10 tiểu đoàn bộ binh và hai tiểu đoàn của bán Lữ đoàn lê dương thứ 13 (13è ĐBLE) mới được đưa lên.

Thế là, cùng với nhiều đòn tiến công của quân đội Việt Nam trên khắp các chiến trường, trong đó có cuộc hành quân lên Tây Bắc, Điện Biên Phủ, một cách không tự giác dần dần trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava, thành nơi Nava chọn cho cuộc đọ sức quyết định với quân đội và nhân dân Việt Nam. Pháp chọn Điện Biên Phủ để tạo một thắng lợi quân sự đột biến làm cơ sở cho cuộc thương lượng về chính trị cho cuộc chiến, chọn Điện Biên Phủ để bảo vệ Lào như hiệp ước họ vừa ký tháng 10 với Lào, và còn vì Điện Biên Phủ sẽ là chốt chặn Việt Minh phát triển sang Lào. Và, theo họ, việc tiếp tế của Việt Minh cho một lực lượng lớn là vô kế khả thi; Việt Minh không thể chiến thắng bởi họ chưa có cách gì đánh bại được hình thức phòng ngự kiên cố, liên hoàn như Điện Biên Phủ. Bài học Hoà Bình, Nà Sản còn đó, mà Điện Biên Phủ là "Nà Sản luỹ thừa 10". Vả lại, nếu bộ phận lớn chủ lực Việt Minh bị hút vào Điện Biên Phủ, thì họ còn đâu quyền chủ động chiến lược. Sau nữa là vấn đề tâm lý, chính họ không muốn Việt Minh bước vào bàn đàm phán trên thế thắng và hầu như mọi tướng lĩnh Pháp, Mỹ đều chủ quan tin chắc vào khả năng thắng lợi của họ.

Về phía Việt Nam, tác chiến ở chiến trường rừng núi là sở trường của Quân đội nhân dân Việt Nam. Dụ được quân Pháp lên Tây Bắc là một thuận lợi. Trong phiên họp ngày 6-12-1953, Bộ Thống soái tối cao phân tích Điện Biên Phủ tuy là tập đoàn cứ điểm mạnh của quân Pháp nhưng lại bị cô lập, tiếp viện và tiếp tế phải dựa vào đường hàng không. Về phía Việt Nam, bộ đội có quyết tâm chiến đấu rất cao, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và có tiến bộ về trang bị, kỹ thuật, có thể đánh được tập đoàn cứ điểm. Đường sá tiếp tế là một khó khăn rất lớn nhưng Việt Nam có hậu phương hùng hậu sẵn sàng tập trung toàn lực chi viện, bảo đảm cung cấp cho chiến dịch. Và như thế, Bộ Thống soái tối cao khẳng định quyết tâm tiêu diệt đối phương tại Điện Biên Phủ.

Suy cho cùng, Điện Biên Phủ bắt nguồn một cách lôgích từ tiến trình phát triển của cuộc chiến tranh mà ở đó, tính chính nghĩa, tài nghệ chỉ đạo của Bộ Thống soái kháng chiến và trí thông minh, lòng yêu nước của con người Việt Nam ngày càng toả sáng và phát huy tác dụng. Trong khi đó, chỉ huy quân viễn chinh Pháp vừa phạm những sai lầm chủ quan, vừa bị quy luật mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng khi đối phó với cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp hành hạ, mà không thể khắc phục được, khiến mất quyền chủ động chiến lược. Vả lại, kết thúc chiến tranh bằng một trận quyết chiến chiến lược, đã là cách giải quyết của hầu hết các cuộc chiến tranh. Điện Biên Phủ là hệ quả của những yếu tố trên và như thế, trở thành một tất yếu lịch sử.
________________________________________________
1. G. Xabachiê: Số phận Đông Dương. Kỷ niệm và tư liệu, 1941-1951, Nxb. Plông, Pari, 1952.
2. H. Nava: Đông Dương hấp hối, Nxb. Plông, Pari, 1956.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:04:51 pm »


ĐƯỜNG LỐI GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VỚI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

PGS. CAO VĂN LƯỢNG
Viện Sử học
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam


Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật lên là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ khi có Đảng, ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt Nam.

1. Cách mạng Việt Nam, như Chính cương vắn tắtLuận cương chính trị năm 1930 đã vạch rõ là phải trải qua hai giai đoạn cách mạng: Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa2. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tuy chủ nghĩa xã hội chưa phải là mục đích trực tiếp, nhưng việc tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đã được Đảng ta xác định thành một đường lối dứt khoát, rõ ràng. Đảng ta đã "đặt toàn bộ công cuộc chống đế quốc và chống phong kiến trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, từ đó chủ động, tự giác giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và dân chủ sát với đặc điểm cụ thể của từng thời kỳ và dưới ánh sáng của triển vọng cách mạng"3.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đi đôi với việc dồn sức toàn dân vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, Đảng ta đã từng bước giải quyết vấn đề dân chủ, vấn đề ruộng đất cho nông dân, ra sức xây dựng kinh tế, văn hoá, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đã rất quan tâm đến việc xây dựng hậu phương, xây dựng chế độ mới để làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến lâu dài. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc. Bản Chỉ thị vạch ra những biện pháp toàn diện và cơ bản về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: chống thực dân Pháp xâm lược và ra sức xây dựng chế độ mới. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Bản Chỉ thị đề ra chương trình kháng chiến gồm 12 điểm mà những điểm cốt lõi nhất trong chương trình kháng chiến này vẫn là: vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới (Kiên quyết đánh bại bọn thực dân Pháp xâm lược, tiễu phỉ, trừ gian; cùng cố chế độ dân chủ nhân dân; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền kinh tế kháng chiến...). Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (xuất bản tháng 9-1947), cũng đã quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới. Hai nhiệm vụ chiến lược này, có quan hệ khăng khít và tác động lẫn nhau. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Kháng chiến, phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi"4.

Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương, xây dựng chế độ mới, đó là quy luật phát triển tất yếu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là sự sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội trên cơ sở độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội ngay trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến trường kỳ.

Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh. Từ những chỉ thị ban đầu: Kháng chiến, kiến quốc, Toàn dân kháng chiến, đến Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951) có thể coi là quá trình phát triển và hoàn chỉnh đường lối đó. Bản Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục tiêu trước mắt của Đảng ta là "Đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội". Bản báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam vạch ra 12 chính sách lớn, biểu hiện sự kết hợp độc đáo, tài tình ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngay trong khói lửa của cuộc kháng chiến thần thánh5. Dưới ánh sáng của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta vừa ra sức đánh giặc, cứu nước, vừa xây dựng kinh tế, văn hoá, củng cố, xây dựng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội, và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
______________________________________
1. Mấy vấn đề về chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.
2. Khái niệm "không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" sau này Đảng ta dùng là "không qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa".
3. Lê Duẩn: Dưới ngọn cờ của Đảng, đưa đất nước lên ngang tầm cao thời đại. Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 2-1980, tr. 5.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 99.
5. Xem Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, t. 1, tr.109-166.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:08:43 pm »


Thực hiện từng bước chính sách ruộng đất, tiến tới thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, tính đến năm 1953, Đảng ta đã đem 58.3% ruộng đất do địa chủ và thực dân chiếm hữu, chia cho nông dân không có hoặc thiếu ruộng. Cùng với việc tạm cấp ruộng đất cho nông dân, thực hiện giảm tô với mức ít nhất 25%, Đảng ta đã đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể trong các tổ chức sản xuất có tính chất mầm mống xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Tính đến đầu năm 1950, cả nước có 26.291 tổ đổi công và hợp công; 1.562 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp1.

Không những ở trong nông nghiệp mà cả ở trong công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, Đảng ta cũng đã chú ý đến việc xây dựng và phát triển những cơ sở đầu tiên của thành phần kinh tế nhà nước: Trong công nghiệp, tính đến năm 1950, đã có 130 xưởng sản xuất vũ khí, 20 xưởng quân dược, 20 cơ sở quân nhu; đã có những cơ sở công nghiệp quốc doanh đầu tiên trong công nghiệp khai thác quặng mỏ, luyện kim, hoá chất, cơ khí... Trong thương nghiệp, tài chính đã thành lập các hợp tác xã mua bán, mậu dịch quốc doanh, Nha Tín dụng, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam... Trong giao thông vận tải, đã tổ chức Cục Vận tải thuộc Bộ Quốc phòng và Doanh nghiệp vận tải quốc gia...

Để có thể kháng chiến lâu dài, đánh bại kẻ thù hùng mạnh, giữ vững chính quyền nhân dân và xây dựng chế độ mới, ngay từ đầu và suốt trong quá trình cuộc kháng chiến, Đảng ta đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng. Đảng ta quán triệt và vận dụng phương châm: vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng chiến đấu; lực lượng vũ trang về số lượng và chất lượng, trọng tâm là chất lượng: chính trị, quân sự, hậu cần, lấy chính trị làm căn bản, xây dựng cả ba thứ quân, nhưng trọng tâm là xây dựng bộ đội chủ lực, nhằm vừa bảo đảm việc xây dựng bộ đội chủ lực có chất lượng chiến đấu cao, vừa bảo đảm xây dựng lực lượng vũ trang địa phương thật mạnh.

Xây dựng theo phương hướng trên, lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam ngày càng trưởng thành nhanh chóng. Từ 80.000 chiến sĩ (năm 1946), đến cuối năm 1952 đã có tới sáu đại đoàn bộ đội chủ lực, một đại đoàn công binh và pháo binh; mỗi liên khu có hai trung đoàn chủ lực; Nam Bộ có bốn trung đoàn chủ lực. Ngoài lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, còn có đông đảo lực lượng dân quân, du kích. Tính đến cuối năm 1949, tổng số dân quân, du kích trong cả nước là ba triệu người2.

Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải chỉ ở trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự mà còn ở cả trong lĩnh vực văn hoá. Thực hiện nhiệm vụ vừa "đánh đổ văn hoá ngu dân, văn hóa xâm lược của thực dân Pháp", vừa "xây dựng một nền văn hoá dân chủ mới cho nước Việt Nam", nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Từ Cách mạng Tháng Tám đến năm 1950 đã có 14 triệu người thoát nạn mù chữ. Đến tháng 9-1953, đã có 10.450 lớp bổ túc văn hoá, gồm 335.946 học viên3. Hệ thống giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học dần dần được cải tổ, nhằm: "đào tạo con người mới, cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc".

Những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, là con đẻ của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, là cơ sở quan trọng để mở rộng và củng cố hậu phương kháng chiến vững chắc.

Nhờ hậu phương kháng chiến ngày càng được mở rộng và củng cố vững chắc, nên Đảng và Nhà nước ta càng có điều kiện huy động sức người, sức của của nhân dân phục vụ cho tiền tuyến. Từ năm 1950 đến năm 1953, ta mở liên tiếp nhiều chiến dịch lớn và đã giành được những thắng lợi hết sức vẻ vang: Chiến dịch Biên giới (năm 1950), Trần Hưng Đạo (năm 1951), Hoàng Hoa Thám (năm 1951), Quang Trung (năm 1951), Hoà Bình (đầu năm 1952), Tây Bắc (cuối năm 1952), Thượng Lào (đầu năm 1953).

Thắng lợi của các chiến dịch trên là thắng lợi của hậu phương kháng chiến dựa trên chế độ mới. Hậu phương đã huy động phục vụ bảy chiến dịch trên một khối lượng dân công khá lớn: gần 1.300.000 người với trên 29 triệu ngày công4.

Rõ ràng, mỗi một thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đều gắn liền với việc thực hiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng. Những thắng lợi liên tiếp mà quân dân ta đã giành được trong những năm 1950-1953 là kết quả của sự lãnh đạo của Đảng với đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến lên một bước mới, tạo điều kiện cho thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
______________________________________________
1. Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1966, tr.158.
2, 3. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981, t.1. tr.573, 645, 662.
4. Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Sđd, tr.358.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:12:51 pm »


2. Từ năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bước sang một giai đoạn mới, gay go, quyết liệt và phức tạp, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải có những cố gắng và quyết tâm rất lớn.

Để đập tan kế hoạch xâm lược đầy tham vọng của Pháp-Mỹ (kế hoạch Nava) và đưa cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đến thắng lợi, đi đôi với những chỉ đạo kịp thời, sáng tạo về chiến lược, chiến thuật quân sự, đòi hỏi Đảng ta phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn, sát hợp về: chính trị, kinh tế, văn hoá, nhằm bồi dưỡng sức dân, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, cơ sở vững chắc của hậu phương kháng chiến. Lúc này hơn lúc nào hết, việc củng cố hậu phương kháng chiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội càng trở nên cấp thiết. Bởi vì, hậu phương vững chắc dựa trên chế độ mới, chế độ nhân dân làm chủ đất nước, là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Quá trình củng cố, xây dựng, phát triển hậu phương kháng chiến và chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta, gắn liền với quá trình thực hiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Củng cố, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, đó là nội dung quan trọng của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Và, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân về chính trị, kinh tế, có nghĩa là trước hết phải thực hiện nhiệm vụ dân chủ, tiến hành cải cách ruộng đất. Bởi lẽ, cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng", chính là nội dung cơ bản của kinh tế dân chủ nhân dân Việt Nam; và vấn đề nông dân và ruộng đất là then chốt của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. Không triệt để thực hiện nhiệm vụ dân chủ, không thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng", thì sẽ không những không xây dựng được chế độ dân chủ nhân dân, mà còn không thể tiến hành thắng lợi sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Cách mạng muốn thắng lợi, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc muốn thành công, thì phải dựa vào công nông, trong đó nông dân là lực lượng đông đảo nhất mà nguyện vọng tha thiết nhất của nông dân vẫn là "độc lập dân tộc" và "người cày có ruộng".

Chính vì nhận rõ vị trí quan trọng của vấn đề nông dân trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nắm vững đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nên ngay trong những năm 1945-1953, Đảng ta đã tích cực, chủ động giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, từ đó mà củng cố, tăng cường khối liên minh công nông vững chắc, làm cơ sở để mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tạo tiền đề chính trị cần thiết cho việc chuyển thẳng từ cách mạng dân tộc dân chủ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Tuy vậy, như đồng chí Trường Chinh đã chỉ ra rằng, đã có những lúc, chúng ta coi nhẹ vấn đề nông dân, không thấy hết tầm quan trọng của liên minh công nông, nên đã chậm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Chậm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân không những ảnh hưởng đến việc tăng cường củng cố khối liên minh công nông, mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Đồng chí Trường Chinh viết: "Chính sách ruộng đất không được thi hành đầy đủ đã ảnh hưởng đến toàn bộ công tác của chúng ta:

- Mặt trận dân tộc thống nhất chậm được mở rộng và củng cố trên cơ sở liên minh công nông vững chắc và nhiều nơi bị địa chủ lợi dụng.

- Quân đội tuy tiến bộ khá, nhưng vẫn chưa kịp với yêu cầu của tình hình.

- Chính quyền bên dưới, nhất là chính quyền cấp xã nhiều nơi bị địa chủ, cường hào lợi dụng, và tại những nơi đó nông dân lao động không thật sự nắm chính quyền ở nông thôn.

- Đảng chậm được củng cố, cơ sở của Đảng ở nông thôn có nơi phức tạp, quan hệ giữa Đảng và quần chúng chưa được chặt chẽ.

Đứng về mặt khác mà xét, việc không thực hiện đầy đủ chính sách giảm tô và chậm thực hiện cải cách ruộng đất đã hạn chế việc phát triển kinh tế và văn hoá của nước nhà"1.

Sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng khắc phục những thiếu sót kể trên và khẩn trương tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng". Tại Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng, ngày 25-1-1953. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc một bản báo cáo chính trị quan trọng. Người chỉ rõ: "Mấy năm trước, vì hoàn cảnh đặc biệt mà ta chỉ thi hành giảm tô, giảm tức, như thế là đúng.

Nhưng ngày nay, kháng chiến đã bảy năm, đồng bào nông dân hy sinh cho Tổ quốc, đóng góp cho kháng chiến đã nhiều và vẫn sẵn sàng hy sinh, đóng góp nữa. Song họ vẫn là lớp người nghèo khổ hơn hết, vì thiếu ruộng hoặc không có ruộng cày. Đó là một điều không hợp lý.

Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân"2.

Hoàn toàn nhất trí với bản Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tư đã đề ra chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng" ngay trong kháng chiến.
____________________________________________
1. Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, t.2, tr.327.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr.24.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:16:36 pm »


"Thực hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến là một chủ trương rất đúng đắn và có tính chất sáng tạo của Đảng ta"1. Nhờ cải cách ruộng đất mà "tinh thần và lực lượng kháng chiến của hàng triệu nông dân được động viên mạnh mẽ, khối liên minh công nông được tăng cường, chính quyền nhân dân và Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, sức chiến đấu của quân đội nhân dân tăng lên chưa từng thấy, mọi mặt hoạt động kháng chiến đều được đẩy mạnh. Cuộc vận động này đã góp phần quyết định vào chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại"2.

Nói một cách tổng quát, nếu không tích cực thực hiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và không tiến hành cải cách ruộng đất, thì không có chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ trước hết là thắng lợi của chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.

Chiến tranh là một sự thử thách về mọi mặt toàn bộ lực lượng vật chất và tinh thần của mỗi chế độ xã hội. Tổng kết kinh nghiệm lịch sử, Lênin chỉ ra rằng, thắng lợi của chiến tranh chủ yếu là do chế độ bên trong của nước tham chiến quyết định. Chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam do giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo, dựa trên cơ sở của khối liên minh công nông vững chắc, là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một cuộc đọ sức lớn nhất, quyết liệt nhất, toàn diện nhất giữa ta và địch. Khi bước vào chiến dịch này, nhàn dân ta đứng trước muôn vàn khó khăn, tưởng chừng như không thể nào vượt nổi. Trong những khó khăn chồng chất đó, nổi bật lên là những khó khăn về hậu cần. Làm sao có thể cung cấp đầy đủ lương thực, vũ khí đạn dược cho một binh lực lớn, ở xa hậu phương hàng 500-700 km, trong một thời gian dài và trong những điều kiện đi lại hết sức khó khăn: phương tiện vận tải thiếu thốn, đường sá xấu, quân địch lại thường xuyên bắn phá. Thêm vào đó là những khó khăn về thời tiết: một trận mưa có thể gây ra trở ngại nhiều hơn một trận bom địch. Chính vì vấn đề vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực cho mặt trận Điện Biên Phủ khó khăn như vậy, lại thêm Điện Biên Phủ có công sự kiên cố, hoả lực mạnh, quân đông, bố phòng dày đặc, nên thực dân Pháp cho rằng quân đội ta không thể đánh nổi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tập đoàn cứ điểm của chúng ở Điện Biên Phủ sẽ trở thành "một pháo đài bất khả xâm phạm".

Nhưng bọn chúng đã tính nhầm. Chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam, không ngừng được củng cố, phát triển trong suốt chín năm kháng chiến, đã cho phép huy động đến mức cao nhất sức người, sức của của nhân dân cho tiền tuyến, cho phép sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả nước vào trận đánh lịch sử. Cả nước dồn sức cho chiến trường, cả một hậu phương rộng lớn của đất nước, từ vùng tự do Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc đến vùng du kích và căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng mới giải phóng ở Thượng Lào, đều dồn sức người, sức của cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. 261.453 dân công với trên 18.301.570 ngày công, 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn lương thực khác, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 mảng nứa và 500 ngựa thồ, đã được huy động phục vụ chiến dịch. Đồng bào Tây Bắc và nhân dân ở vùng Thượng Lào mới giải phóng cũng đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho chiến dịch (Liên khu Việt Bắc đã đóng góp: 5.229 tấn gạo, 454 tấn thịt, 226 tấn thực phẩm khác, 36.519 dân công, 8.065 xe đạp thồ; Liên khu III: 1.712 xe đạp thồ; Liên khu IV: 9.052 tấn gạo, 640 tấn thực phẩm khác, 186.714 dân công, 11.214 xe đạp thồ; Khu Tây Bắc: 7.311 tấn gạo, 389 tấn thịt, 31.819 dân công, 11.800 mảng nứa và 500 ngựa thồ; lưu vực Nậm Hu, Thượng Lào: 2.000 tấn gạo3.
____________________________________________
1, 2. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Tạp chí Học tập, 2-1970, tr.31.
3. Xem Công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Khoa học Hậu cần, Tổng cục Hậu cần xuất bản, 1979, tr.554.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:20:03 pm »


Cả một dân tộc, từ đồng bào người Kinh đến đồng bào các dân tộc thiểu số, từ thanh niên, phụ nữ đến các người già, trẻ nhỏ, đều tham gia đánh giặc, cứu nước bằng trí tuệ và lòng dũng cảm, bằng mọi phương tiện sẵn có. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng như trong các chiến dịch khác, truyền thống "cả nước một lòng", "toàn dân đánh giặc" đã được phát huy mạnh mẽ. Tên quan năm Pháp Lơpagiơ, chỉ huy Binh đoàn Thất Khê trong Chiến dịch Biên giới (năm 1950) sau khi bị bắt sống, đã thốt lên: "Các ông thắng là vì các ông có dân, không những nam giới mà cả phụ nữ cũng có mặt ở tiền tuyến". Tên sĩ quan cao cấp Pháp Ivon Panhinét cũng đã thốt lên sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc: "Than ôi! Máy bay của ta (tức của quân đội Pháp) lại thua đôi bồ dân công của Việt Minh (tức nhân dân Việt Nam)"1. Và trong tác phẩm: Trận Điện Biên Phủ, Giuyn Roa cũng đã viết: "... Không phải viện trợ Trung Quốc đã đánh bại tướng Nava mà là những chiếc xe đạp thồ, chở 200, 300 kg do người đẩy".

Đúng như vậy, chiến thắng Biên giới (năm 1950) cũng như chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) chứng minh rằng trong chiến tranh, trang bị vũ khí là quan trọng, nhưng không phải là nhân tố quyết định. Nhân tố quyết định là chế độ xã hội và con người cầm súng chiến đấu cho chế độ đó. Chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội, đã: "Khơi dậy và nhân lên bản lĩnh của cả dân tộc và của từng người Việt Nam"2, đã đào tạo nên một đội quân chiến đấu vừa đông đảo về số lượng, vừa có hiểu biết về khoa học, nghệ thuật, kỹ thuật quân sự, vừa có trình độ giác ngộ cao về chính trị: thấm nhuần đường lối cách mạng của Đảng, sẵn sàng vùng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ruộng đất cho dân cày để mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội3. Hàng chục vạn chiến sĩ dân công từ khắp các nẻo đường của đất nước, đã vượt qua đèo cao, dốc núi, vượt qua máy bay bắn phá và bom nổ chậm để chuyển hàng chục vạn tấn lương thực, đạn dược cho bộ đội đánh giặc. Hàng vạn thanh niên xung phong ngày đêm phối hợp với các đơn vị công binh, anh dũng mở đường và phá bom nổ chậm của địch trên các tuyến đường giao thông vận tải dẫn đến trận địa. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn kilômét đường được xây dựng và sửa chữa, phục vụ chiến dịch4.

Trong cao trào chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở Điện Biên Phủ, đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường, anh dũng, mưu trí và sáng tạo tuyệt vời. Các chiến sĩ Tô Vĩnh Diện và Nguyễn Văn Chức đã hy sinh thân mình để bảo vệ pháo; Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng; Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho toàn đơn vị tiến vào diệt địch. Và biết bao tấm gương chiến đấu và anh dũng hy sinh khác, làm rạng rỡ thêm truyền thống kiên cường, bất khuất, sáng tạo của dân tộc Việt Nam. Chính tinh thần quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ruộng đất cho dân cày, và sức mạnh, sức sáng tạo của quân và dân ta trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vượt qua những khó khăn chồng chất để đi tới đích thắng lợi cuối cùng.

Như vậy, có thể nói, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã không ngừng thực hiện chủ trương: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa kháng chiến, vừa xây dựng kinh tế, văn hoá, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó mà Đảng ta đã xây dựng được hậu phương vững mạnh, một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi trong chiến tranh, đã động viên, tổ chức được mọi lực lượng của dân tộc, kết hợp được sức mạnh của cả nước, của cả ba nước Đông Dương để tạo nên một sức mạnh tổng hợp nhằm đánh thắng kẻ thù.

Cũng nhờ nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã kết hợp được sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Từ năm 1950, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đã công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Các nước xã hội chủ nghĩa đã hết sức ủng hộ về tinh thần và giúp đỡ về vật chất cho nhân dân ta trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ cuối 1953-1954, một phong trào do Đảng Cộng sản Pháp lãnh đạo đòi chấm dứt chiến tranh, đòi thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh dâng lên mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân Pháp. Nhân dân các nước Angiêri, Marốc, Tuynidi đã lên tiếng đòi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Việt Nam. Công nhân Angiêri liên tiếp đình công không chịu khuân vác cho tàu Pháp chở vũ khí sang Đông Dương. Tháng 10-1953, Đại hội Công đoàn thế giới lần thứ III đã ra Nghị quyết tổ chức "Ngày đoàn kết với nhân dân Việt Nam anh hùng, tích cực đấu tranh đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương...".

Có sức mạnh to lớn ở trong nước, có sự ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của nhân dân thế giới, nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược với chiến công lừng lẫy ở Điện Biên Phủ.
___________________________________________
1. Xem báo Nhân Dân, ngày 7-5-1964.
2. Lê Duẩn: Dưới ngọn cờ của Đảng, đưa đất nước lên ngang tầm cao thời đại, Tạp chí Xây dựng Đảng, 2-1980, tr.5.
3. Trước khi bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã xây dựng được một lực lượng vũ trang hùng mạnh, gồm ba thứ quân. Ta đã huy động vào chiến dịch này một lực lượng lớn: chín trung đoàn (27 tiểu đoàn) và toàn bộ pháo binh, tạo nên một sức mạnh áp đảo.
4. Xem Công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Khoa học Hậu cần Tổng cục Hậu cần xuất bản, 1979, tr.554.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:42:53 pm »


TẤM BẢN ĐỒ "LÊN SỞI" CỦA QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP1

Đại tá LÊ KIM


Trong số các tướng Pháp có dính líu vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Hăngri Nava là viên tổng chỉ huy thứ tám, đồng thời cũng là "người cuối cùng đọ sức với Việt Minh". Dĩ nhiên, sau Hăngri Nava còn có Pôn Ely được cử sang Đông Dương nhưng lúc đó chiến tranh đã kết thúc, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương đã ký kết, Ely chỉ còn mỗi một nhiệm vụ là "làm lễ cuốn cờ" cho quân đội viễn chinh Pháp từ miền Bắc tập kết vào Nam rồi rút hết về nước. Do đó, Nava vẫn được nhiều tờ báo Pháp tặng cho danh hiệu là "võ sĩ cuối cùng trên vũ đài Đông Dương".

Cảm tưởng của vị Tổng Chỉ huy này khi đặt chân tới Tổng hành dinh quân đội viễn chinh Pháp ở Hà Nội như thế nào? Trong cuốn Đông Dương hấp hối xuất bản năm 1956, Nava viết: "Tại trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội viễn chinh Pháp ở Hà Nội có một tấm bản đồ lớn ghi rõ các vị trí và vùng kiểm soát của quân đội Pháp cũng như của Việt Minh. Khu vực do Pháp kiểm soát, chủ yếu là các thành phố, thị xã, thị trấn và vùng lân cận cùng với các trục đường giao thông, được thể hiện bằng màu trắng, chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích chiến trường Bắc Bộ. Khu vực tranh chấp giữa Pháp và Việt Minh, thể hiện bằng màu hồng nhạt, cũng chỉ chiếm khoảng từ 1/4 đến 1/3. Còn khu vực do Việt Minh kiếm soát chiếm tới quá nửa tấm bản đồ. Mỗi thôn, xã hoặc một cụm xóm làng do Việt Minh làm chủ tuyệt đối, được thể hiện bằng một chấm màu đỏ. Nhìn vào bản đồ, người xem thấy chi chít những chấm màu đỏ, tập trung dày đặc tại vùng châu thổ sông Hồng, lan rộng tới vùng ven biển và ăn sâu tới tận vùng trung du. Vì vậy, người xem đã gọi đây là tấm bản đồ "lên sởi" hoặc có kẻ còn nói đây là bệnh "đậu mùa" đang phát triển…”.

Cẩn thận hơn nữa, Nava còn cho vẽ lại và in ngay trong cuốn sách Đông Dương hấp hối tấm bản đồ quân sự chiến trường Bắc Bộ với dòng chữ "đậu mùa" đậm nét do chính tay các sĩ quan đồ bản của Pháp đã ghi trên góc phải.

Với tấm bản đồ này, Nava muốn biện bạch rằng, khi tới Đông Dương nhậm chức Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, gọi tắt là C.E.F.E.O thì bảy vị tướng chỉ huy sang trước đã để lại cho Nava một cái "gia tài quân sự, chính trị ở Bắc Bộ" như thế đó!

Một điều mỉa mai là, không phải bảy viên tổng chỉ huy trước Nava đã lơ là hoặc sơ hở trong việc "bình định" vùng châu thổ sông Hồng. Ngược lại, vị nào cũng tập trung "cố gắng cao nhất" trong việc tác chiến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, mỗi vị một phương án rất bài bản. Ngay từ khi chiến tranh mới bùng nổ vào hồi tháng 12-1946, cả Bộ Tổng tham mưu quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương lẫn Bộ Chỉ huy quân Pháp trên chiến trường Bắc Bộ đều thống nhất ý kiến là phải "giữ vững con đường huyết mạch số 5 nối liền Hà Nội với cửa biển Hải Phòng" rồi "đánh loang" ra tận bắc phần sông Đuống lẫn nam phần sông Đáy. Tướng Raun Xalăng hai lần làm nhiệm vụ tổng chỉ huy thì "cả hai lần đều coi vùng châu thổ sông Hồng là vùng "quan trọng nhất" của chiến trường Bắc Bộ cũng như toàn Đông Dương. Nhưng phía Pháp càng cố gắng "bình định'' vùng châu thổ sông Hồng thì Việt Minh lại càng thâm nhập. Đến nhiệm kỳ của Đờ Lát Đờ Tátxinhi, viên tướng được coi là "tài giỏi nhất" và là "niềm kiêu hãnh" của quân đội Pháp thì chính Đờ Lát là người đầu tiên công khai kêu toáng lên rằng vùng châu thổ "đang mọt ruỗng". Thế là, viên Tư lệnh chỉ quen tiến công này đã phải tính đến nước cờ bị động là "xây dựng phòng tuyến để bảo vệ" thay cho việc đánh lan rộng theo kiểu vết dầu loang mà các viên tướng trước đó đã thực hiện và đã thảm bại.

Nhưng đúng lúc tướng Đờ Lát "xây kè đắp đập nhằm ngăn chặn nạn hồng thuỷ do Việt Minh tràn ngập" thì vùng châu thổ sông Hồng lại có tới một sư đoàn chính quy, có khi tới hơn hai sư đoàn của Việt Minh hoạt động liên tục cùng với bộ đội địa phương và dân quân du kích. Chính Nava đã phê phán Đờ Lát là "tính quẩn" Nava viết:

"Sau khi nhận được tăng viện từ Pháp đưa sang để thành lập bốn binh đoàn cơ động (G.M), tướng Đờ Lát quyết định bảo vệ vùng châu thổ sông Hồng bằng một chiến lược phòng ngự. Ông đã lập một phòng tuyến như "chiến luỹ Maginô thu nhỏ", nhưng phòng tuyến này vẫn không ngăn chặn được Việt Minh mà còn chôn chân hơn 20 tiểu đoàn và các đồn bốt lẻ làm giảm sút mất lực lượng cơ động. Do đó, tại vùng châu thổ sông Hồng, quân ta (tức quân đội viễn chinh Pháp) vẫn phải đứng trước một vấn đề ngày càng khó khăn: phải chống lại một kẻ địch vô hình, không sờ thấy, không túm được, một kẻ địch lúc tập trung lúc phân tán, vũ khí ngày càng hoàn hảo, trình độ ngày càng nâng cao. Nhiều khu vực trong vùng châu thổ sông Hồng, ban ngày do ta kiểm soát nhưng đến đêm lại do Việt Minh làm chủ. Vùng châu thổ sông Hồng cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long đều là những khu vực trù phú, nhiều ruộng, đông dân, dân chúng bị tiêm nhiễm tư tưởng cộng sản. Trong những vùng quân ta kiểm soát, và chỉ kiểm soát được về mặt lý thuyết, có tới 60.000 quân địch hoạt động. Tình thế đó làm cho ta phải "chôn chân" quân lính tại vô số đồn bốt để bảo vệ các trục đường bộ, đường sắt, kho tàng, sân bay, đó là chưa kể các thành phố, thị xã, thị trấn; thông thường, muốn bảo vệ một quãng đường từ 20 đến 40km, tuỳ từng khu vực ta phải mất tới một tiểu đoàn bộ binh và một đại đội pháo trong khi Việt Minh chỉ cần huy động một hoặc hai trung đội".

Nava tiết lộ, khi ông ta tới Đông Dương, quân Pháp đã phải sử dụng tới năm sư đoàn xé lẻ với tổng số quân là 100.000 binh lính để "chôn chân" trong 917 đồn bốt ở vùng châu thổ sông Hồng. Dĩ nhiên, Nava cũng có một kế hoạch nhằm thoát khỏi tình thế bị động. Trong cái gọi là "kế hoạch Nava", viên Tổng Chỉ huy này dự định, trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1956 sẽ "án binh bất động", một mặt vét thêm lính nguỵ để "gìn giữ" vùng châu thổ sông Hồng, một mặt chờ quân tăng viện từ Pháp sang để xây dựng thêm các binh đoàn cơ động. Sau khi đã có đủ lực lượng để dùng vào cả việc phòng ngự lẫn tiến công, lúc đó mới đi "tìm chủ lực Việt Minh để diệt" nhằm đánh quỵ xương sống của Việt Minh để tìm một "lối thoát danh dự" cho phép.

Thế nhưng, như mọi người đã biết, cái "kế hoạch Nava" vừa mới triển khai thì quân Pháp đã bị một thảm bại ở Điện Biên Phủ. Toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng đang "mọt ruỗng" thế là bị đổ ụp! Sau Hiệp định Giơnevơ, một nửa nước Việt Nam được giải phóng, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Tấm bản đồ "lên sởi" treo trong trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội viễn chinh Pháp (số 33 phố Phạm Ngũ Lão hiện nay) là một bằng chứng hùng hồn nói lên tinh thần đấu tranh bất khuất, mưu trí, táo bạo của quân và dân ta, đặc biệt là quân dân vùng châu thổ sông Hồng mà chính đối phương đã phải ghi nhận.
____________________________________________
1. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6 - 1992.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM