Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:47:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học  (Đọc 15879 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2021, 12:18:58 pm »


SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO
CỦA ĐẢNG VÀ BÁC HỒ TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

GS,TS. TRỊNH NHU


Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 đập tan gông xiềng nô lệ của chế độ thuộc địa, phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập nên kỳ tích đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Song với tham vọng của chủ nghĩa đế quốc, nhà cầm quyền Pháp không chịu từ bỏ Việt Nam, đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược từ cuối tháng 9-1945 và liên tục thực hiện nhiều kế hoạch xâm lược. Các kế hoạch đó đều bị thất bại trước sức mạnh của một dân tộc do Đảng ta và Bác Hồ lãnh đạo đã tự vùng lên "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" trong Cách mạng Tháng Tám, và đã quyết tâm "đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"2

Trước nguy cơ thảm bại, đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ dốc sức vào cuộc "giao chiến tổng lực" với quân và dân ta tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.



I- ĐIỆN BIÊN PHỦ, TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC

Từ sau thất bại tại Chiến dịch Biên giới, quân đội Pháp lâm vào thế phòng thủ bị động. Đến đầu tháng 5-1953, do bị thất bại liên tiếp trong Chiến dịch Hoà Bình (từ tháng 12-1901 đến tháng 2-1952) và Chiến dịch Tây Bắc (từ tháng 10 đến tháng 12-1952), Chính phủ Pháp được Mỹ đồng ý quyết định chọn tướng Nava, khi ấy làm Tham mưu trưởng lục quân Khối NATO, sang làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

Sử dụng nhãn quan chiến lược của một viên tướng nhiều năm làm nghề tình báo để xem xét cục diện chiến trường và đánh giá lực lượng đối phương, đầu tháng 7-1953, Nava vạch ra một kế hoạch chiến lược nhằm thực hiện ý đồ "chuyển bại thành thắng". Kế hoạch đó chia làm hai bước:

Bước thứ nhất, trong Thu Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở vĩ tuyến 18 trở ra. Tiến công để ổn định miền trung và miền nam Đông Dương, trong đó có việc đánh chiếm Liên khu V.

Bước thứ hai, khi đã có ưu thế về quân cơ động, thì từ mùa Thu 1954, tiến công ở miền Bắc, để giành thắng lợi quân sự to lớn, đi tới đàm phán giải quyết chiến tranh có lợi cho chúng.

Thực hiện kế hoạch đã vạch ra, Nava tăng cường bắt lính, xây dựng thêm nhiều đơn vị nguỵ quân, đưa số quân nguỵ lên 319.000, tăng 71.000 so với năm 1952. Mùa khô năm 1953, Nava có 84 tiểu đoàn cơ động và tập trung đóng ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn, chiếm 52% số quân cơ động toàn Đông Dương.

Số quân và chiến phí ngày càng tăng kéo theo tư tưởng tiến công giành quyền chủ động trên chiến trường của Nava càng thêm phát triển. Tháng 10-1953, Nava huy động một lực Lượng lớn gồm 6 binh đoàn cơ động, 9 tiểu đoàn pháo binh và 3 tiểu đoàn thiết giáp, càn quét vùng tây nam Ninh Bình. Đây là một đòn tiến công quan trọng của địch ở đồng bằng Bắc Bộ hòng thực hiện mục tiêu trên, nhưng đã bị quân và dân ta chặn đánh, buộc Nava phải chuốc lấy thất bại.

Giữa tháng 11-1953, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Bác Hồ mở nhiều hướng tiến công, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động và bị động đối phó, bộ đội ta tiến lên Tây Bắc và Trung Lào, phối hợp với quân và dân Lào cùng chiến đấu.

Vừa biết hướng tiến quân của ta, Nava quyết định chuyển quân lên Điện Biên Phủ và Trung Lào. Lúc này, Điện Biên Phủ được coi là một cứ điểm án ngữ, ngăn chặn quân ta đánh sang Thượng Lào và làm bàn đạp từ đây đánh bung ra, chiếm lại Tây Bắc khi xác lập được thế tiến công. Từ ý đồ ban đầu ấy, Nava tính đến những khó khăn nhiều mặt của ta, đã đi tới quyết định chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến với quân ta. Những ngày đầu tháng 12-1954, địch rút quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ, càng thể hiện rõ chủ trương của Nava xây dựng tập đoàn cứ điểm này.

Về phía ta, trong tháng 11-1953, tại hội nghị cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên do Tổng Quân uỷ và Bộ Quốc phòng triệu tập để phổ biến kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận: "Hướng chính là hướng Tây Bắc.

Nhiệm vụ là kiên quyết tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng vùng Lai Châu để củng cố và mở rộng căn cứ kháng chiến Tây Bắc, uy hiếp Thượng Lào để phân tán địch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tác chiến sau này. Lực lượng sử dụng: từ hai đến ba đại đoàn.

Hướng phụ là hướng Trung Lào.

Lực lượng sử dụng là 2e.

Hướng phối hợp là hướng đồng bằng"3.

Ngày 6-12-1953, Hội nghị Bộ Chính trị quyết định tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Từ đây, trên bản đồ tác chiến của ta và địch, Điện Biên Phủ được đánh dấu là điểm quyết chiến chiến lược.
___________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 557.
3. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 447-448.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2021, 12:26:33 pm »


II- TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ BÁC HỒ LÃNH ĐẠO TOÀN ĐẢNG, TOÀN QUÂN, TOÀN DÂN
QUYẾT GIÀNH THẮNG LỢI TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Bước vào mùa Xuân 1953, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng vạch rõ phương hướng chiến lược “tạm thời "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do. Như thế để tạo điều kiện hoàn toàn giải phóng Bắc Bộ"1.

Trên cơ sở đó, Trung ương Đảng xác định phương hướng tác chiến theo cách nhìn chủ động đáp ứng yêu cầu phát triển của kháng chiến "quân đội ta phải đánh địch ở những nơi địch sơ hở; đồng thời phải hoạt động mạnh sau lưng địch. Bất kỳ ở miền núi hay đồng bằng, quân đội ta phải chuẩn bị đánh những lực lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh của địch"2.

Phương châm tác chiến của quân chủ lực được nêu rõ: "vận động chiến là chính, công kiên chiến là phụ. Trên chiến trường sau lưng địch ở Bắc Bộ và các chiến trường ở Trung và Nam thì du kích chiến là chính"3. Trong Báo cáo trình bày tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II), tháng 1-1953, Tổng Bí thư Trường Chinh giải thích rõ phương châm chỉ đạo kháng chiến của Đảng ta: "Ta không chủ quan, khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng. Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Nếu chủ quan, mạo hiểm mà một lần thua nặng, thì sẽ tai hại lớn".

Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều, nên nói chung ta chỉ có thắng chứ không được bại"4.

Công tác chỉnh quân "cần tiến hành về các mặt, chỉnh huấn chính trị, chỉnh huấn quân sự, chỉnh đốn tổ chức, xây dựng các đơn vị mới"5.

Một trong những nhân tố quyết định thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự trên là: "ra sức tăng cường quân đội ta về mọi mặt: về xây dựng và tác chiến cũng như về công tác chính trị, tham mưu và cung cấp. Phải đặc biệt chú trọng công tác chính trị, nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ và chiến sĩ về ý thức giai cấp, về nhiệm vụ cách mạng của quân đội nhân dân"6. Đồng thời, phải rất coi trọng lãnh đạo công tác cung cấp cho bộ đội, công tác giao thông vận tải và quyết định thành lập Hội đồng Cung cấp mặt trận.

Nội dung và tinh thần ấy của Nghị quyết được Trung ương chủ động chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai thực hiện, vừa đáp ứng những nhiệm vụ trước mắt, vừa sẵn sàng ứng phó diễn biến mới trên chiến trường mà Trung ương Đảng đã bắt đầu dự kiến phải chuẩn bị đánh những lực lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh của địch.

Cùng với việc tổ chức chỉnh huấn chính trị, chỉnh đốn tổ chức quân đội, Trung ương Đảng chỉ đạo công tác làm cầu đường và giao thông vận tải. Tháng 6-1953, Ban Bí thư ra chỉ thị kiểm điểm nhiệm vụ công tác này, chỉ ra những khuyết điểm của các tỉnh và nêu rõ: Hiện nay, nhu cầu kháng chiến ngày càng nhiều, khối lượng hàng vận chuyển tăng lên rất nhanh. Nhưng cầu đường rất xấu. Vì thế Trung ương yêu cầu các địa phương phải làm những đường tốt cần thiết để bảo đảm việc vận chuyển quân sự, để sẻ bớt gánh nặng vận chuyển cho dân và đồng thời cũng để mở rộng việc vận chuyển kinh tế. Đầu tháng 11-1953, Trung ương Đảng lại nhấn mạnh: đường sá là vấn đề có tính chất quyết định thắng lợi của quân đội.

Trung ương giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp uỷ Liên khu Việt Bắc, Liên khu IV, Liên khu III và các tỉnh uỷ phải tăng cường lãnh đạo công tác cầu đường, điều động những cán bộ có năng lực phụ trách công tác ấy để hoàn thành kế hoạch được giao.
_______________________________________
1, 2, 3, 4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t. 14, tr. 130, 131, 59, 131.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, 1.14, tr. 130-131.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2021, 01:05:59 pm »


Càng về cuối năm 1953, khi quân đội ta tiến hành những chiến dịch lớn và chuẩn bị khẩn trương cho nhiều chiến dịch mới sẽ diễn ra ở các chiến trường xa hậu phương hơn, do vậy việc cung cấp các loại vật phẩm cho bộ đội, cho tiền tuyến càng lớn hơn, cấp bách hơn. Thông tri của Ban Bí thư gửi các Liên khu Việt Bắc, Tây Bắc và Liên khu III, Liên khu IV ngày 9-11-1953 nêu rõ: "nhiệm vụ cung cấp cho bộ đội và cung cấp cho tiền tuyến phải mau chóng, cơ động, đầy đủ hơn"1. Trong các loại vật phẩm cung cấp, cần chú trọng gạo và thịt, các Liên khu Tây Bắc, Việt Bắc và Liên khu IV đảm nhiệm thực hiện đúng kế hoạch do Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương giao. Ban Bí thư chỉ đạo cụ thể việc tăng cường sử dụng các loại phương tiện: xe cộ, nhất là xe đạp, thuyền để bớt sức dân. Các khu không được sao nhãng việc sử dụng dân công, phải thực hiện đúng Điều lệ dân công, bảo vệ sức khoẻ dân công, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng và lãnh đạo dân công vận chuyển đạt năng suất cao; đồng thời, phải đặc biệt chú trọng chống lãng phí, tham ô bằng cách giáo dục tư tưởng, đề cao tinh thần trách nhiệm và tăng cường tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.

Cùng với việc lãnh đạo hoạt động quân sự, tăng gia sản xuất và tiết kiệm, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) tháng 1-1953, quyết định trong năm 1953 một nhiệm vụ trọng tâm là cải cách ruộng đất, mà bước đầu là triệt để giảm tô, giảm tức từ Liên khu IV trở ra. Tiếp đó, tháng 11-1953. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất (khoá II) của Đảng thông qua Cương lĩnh ruộng đất của Đảng. Tháng 12-1953, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua Luật cải cách ruộng đất.

Lý do tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến, Bác Hồ giải thích: "Muốn kháng chiến thắng lợi không những phải đánh đổ đế quốc mà còn đánh đổ cả phong kiến địa chủ"2. Trong Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đề cập tới yêu cầu cấp thiết của cải cách ruộng đất: "Trong mấy năm đầu kháng chiến ta chưa đủ điều kiện cải cách ruộng đất, thì đề ra chính sách giảm tô giảm tức và chỉ tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian chia cho nông dân là đúng"3. Đến năm 1953, ta đã phá được thế bị bao vây, thế và lực của ta đã mạnh lên, vùng tự do của ta tương đối ổn định, ta có thể thoả mãn yêu cầu ruộng đất của nông dân "làm cho nông dân quyết tâm hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp kháng chiến. Vậy đã đến lúc vấn đề cải cách ruộng đất phải được đề ra và giải quyết kịp thời, đặng đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi"4.

Cuộc phát động quần chúng thực hiện chủ trương triệt để giảm tô, giảm tức và thí điểm cải cách ruộng đất được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 12-1953 tại 481 xã thuộc Liên khu Việt Bắc và Liên khu IV đạt kết quả tốt. Những tháng đầu năm 1954 đến khi kết thúc thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ, vẫn tiếp tục thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất.

Các chủ trương và biện pháp chỉ đạo trên của Trung ương Đảng và Bác Hồ đều hướng vào thực hiện khẩu hiệu: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng". Các hoạt động đó thể hiện tính chủ động, sẵn sàng làm thất bại kế hoạch chiến tranh mới của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Hạ tuần tháng 9-1953, ta biết được kế hoạch Nava. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp báo cáo kế hoạch đó của địch với Bác Hồ và nhận được ý kiến chỉ đạo của Người: "Địch muốn chủ động, ta buộc chúng phải lâm vào bị động. Địch muốn tập trung quân cơ động thì ta có kế hoạch buộc chúng phải phân tán ra mà đánh".

Ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ được quán triệt trong quá trình hoạch định kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tham mưu để phá kế hoạch Nava. Tháng 10-1953, tại Tỉn Keo (Việt Bắc), Bộ Chính trị họp, phân tích đánh giá tình hình địch, ta, vận dụng các phương hướng chiến lược và phương châm tác chiến do Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra. Hội nghị kết luận chủ trương tốc chiến Đông Xuân 1953-1954: "Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ"5.

Trong tình hình chiến trường lúc bấy giờ, địch chưa bộc lộ hành động quân sự cụ thể, Bộ Chính trị vừa xác định phương châm chung cho hoạt động quân sự của ta là "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" vừa xác định cụ thể các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến: "Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng"6.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: tại Hội nghị này, Bác Hồ đã thể hiện kế sách tiến công làm thất bại kế hoạch Nava, theo cách diễn đạt độc đáo của Người:

"Bác ngồi họp, thái độ bình thản, điếu thuốc lá kẹp giữa hai ngón tay. Đôi mắt Người chợt lộ vẻ chăm chú. Bàn tay Bác đặt trên bàn bỗng giơ lên và nắm lại. Người nói:

Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn. Bàn tay Bác mở ra, mỗi ngón tay trở về một hướng"7.

Quyết định của Bộ Chính trị và tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ định hướng cho kế hoạch tác chiến tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.
_______________________________________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr. 344, 141.
3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr. 51, 52.
5, 6. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Sđd, tr. 192, 193.
7. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 24-25.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2021, 04:46:57 pm »


Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị họp xem xét và quyết định phương án tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ do Tổng Quân uỷ báo cáo. Sau khi phân tích tình hình chiến trường Điện Biên Phủ từ khi Nava đưa quân nhảy dù chiếm đóng vị trí này ngày 20-11-1953, và cân nhắc những khả năng địch giữ Lai Châu và Điện Biên Phủ; rút khỏi Điện Biên Phủ; hoặc do bị quân chủ lực ta uy hiếp mạnh, địch sẽ tăng cường lực lượng biến Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh. Trong trường hợp này, Điện Biên Phủ sẽ là trận công kiên lớn nhất từ trước tới lúc bấy giờ.

Công tác chuẩn bị cho chiến dịch này "có nhiều khó khăn, cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi này sẽ là một thắng lợi rất lớn"1.

Tổng Quân uỷ trình bày cụ thể nhu cầu sử dụng binh lực, số lượng dân công, lương thực, thực phẩm, kế hoạch làm đường và phương tiện vận chuyển; thời gian tác chiến ở Điện Biên Phủ ước độ 45 ngày. Báo cáo nhấn mạnh: "Ta có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện chủ trương của Trung ương, nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề cung cấp, mà chủ yếu là vấn đề đường sá"2.

Phương án tác chiến trên được Bộ Chính trị nhất trí thông qua và gấp rút chỉ đạo thực hiện.

Có thể thấy quyết định trên của Bộ Chính trị thể hiện rõ quyết tâm của cấp lãnh đạo cao nhất theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc" để giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày 1-1-1954, Bộ Chính trị thành lập cơ quan lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch.

Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trên các chiến trường, hậu phương và vùng sau lưng địch, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dốc sức tiến hành nhiều hoạt động tổ chức lực lượng huy động sức người, sức của với tinh thần quyết tâm cao giành thắng lợi tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Các cuộc tiến công của quân, dân ta được mở ra trên năm hướng:

- Tại Lai Châu, trung tuần tháng 12-1953, ta tiến công địch, giải phóng Lai Châu, cô lập Điện Biên Phủ.

- Tại Trung Lào, hạ tuần tháng 12-1953, bộ đội ta phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công diệt một bộ phận địch, mở rộng vùng căn cứ. Nava phải vội tăng quân cho chiến trường này và lập một tập đoàn cứ điểm tại Xênô.

- Trên mặt trận Hạ Lào, đông Campuchia, bộ đội Lào - Việt đánh địch tại Hạ Lào, giải phóng thị xã Atôpơ và cao nguyên Bôlôven. Tiếp đó, bộ đội ta phối hợp với Quân giải phóng Ítxarắc giải phóng nhiều vùng thuộc miền đông và đông bắc Campuchia.

- Trên mặt trận Tây Nguyên, ta chủ trương phá kế hoạch của Nava dùng một lực lượng mạnh (40 tiểu đoàn) đánh chiếm vùng tự do Liên khu V, bằng cách chỉ dùng một bộ phận quân chủ lực bảo vệ hậu phương và tập trung lực lượng giải phóng thị xã Kon Tum, rồi mở rộng địa bàn tiến công địch ở phía bắc và nam Tây Nguyên. Chiến dịch diễn ra vào những ngày cuối tháng 1 đầu tháng 2-1954. Thắng lợi đó buộc địch không những không thể đánh chiếm vùng tự do Liên khu V, mà phải điều quân từ nhiều nơi tới, lập hai tập đoàn cứ điểm An Khê và Plâycu.

- Tại Thượng Lào, sau khi phát lệnh đình nổ súng vào ngày 26-1-1954, Đại đoàn 308 được điều sang Thượng Lào, phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công địch tại phòng tuyến sông Nậm Hu, địch thua chạy, bị quân ta truy kích đến sát Luông Prabăng. Bộ đội ta và Quân giải phóng Lào giải phóng tỉnh Phông Xa Lỳ và bao vây Mường Sài.

Cùng với năm mũi tiến công lớn đó, trên chiến trường Bắc Bộ, Nam Bộ, Bình - Trị - Thiên, cực Nam Trung Bộ, ta đều tiến hành nhiều hoạt động tiến công địch và thu nhiều thắng lợi, buộc Nava phải lún sâu vào thế bị động, phải phân tán lực lượng để đối phó đúng như dự đoán của Bác Hồ từ tháng 10-1953.

Trên mặt trận ngoại giao, qua trả lời một nhà báo Thụy Điển, ngày 26-11-1953, Bác Hồ nêu rõ ý chí của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược, thiện chí hoà bình và lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giải quyết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp. Người nói: "Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó"3. Người cũng xác định rõ thành phần cuộc thương lượng đình chiến: "Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Chính phủ Pháp"4. Lời tuyên bố đó của Bác Hồ càng tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế và tác động tích cực đến phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp vì độc lập, dân chủ, hoà bình, đòi chấm dứt hành động chiến tranh của nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam; hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của quân dân ta khi Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp diễn ra.
______________________________________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 14, tr.594, 598.
3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 14, tr.517, 518.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2021, 04:57:18 pm »


Từ cuối tháng 11 đầu tháng 12-1953, công tác chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ rất dồn dập và khẩn trương. Cũng lúc đó, đầu tháng 12-1953, Bác Hồ chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được"1.

Giữa lúc các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang ra trận, Bác Hồ viết thư động viên cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ: "Năm nay, sau những cuộc chỉnh huấn chính trị và quân sự, các chú đã tiến bộ hơn. Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh:
Quyết tâm tiêu diệt địch,
Quyết tâm giữ vững chính sách,
Quyết tâm tranh nhiều thắng lợi"2.

Ngày 26-11-1953, một bộ phận tiền phương Bộ Tổng tư lệnh đi lên Lai Châu nghiên cứu tình hình chiến trường, chuẩn bị phương án tác chiến. Ngày 9-12-1953, đồng chí Hoàng Văn Thái, Phó Tổng tham mưu trưởng, phụ trách tham mưu cùng cố vấn tham mưu Mai Gia Sinh và một số cán bộ bàn cách đánh, sau khi xem xét thuận lợi, khó khăn về nhiều mặt khi đánh một tập đoàn cứ điểm mạnh như Điện Biên Phủ, đã nhất trí chọn phương án đánh nhanh, thắng nhanh. Dự kiến sẽ đánh trong ba đêm hai ngày.

Ngày 5-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu lên đường tới Điện Biên Phủ. Trước lúc ra trận, Đại tướng đến chào Bác Hồ, Người dặn: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".

Chiều 12-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới Sở Chỉ huy ở hang Thẩm Púa và triệu tập Hội nghị Đảng uỷ mặt trận. Tại Hội nghị, các đảng uỷ viên đều nhất trí chọn phương án đánh nhanh, thắng nhanh với lý do quân ta đang sung sức, quyết tâm cao, có trọng pháo, cao xạ tham gia chiến đấu, việc cung cấp hậu cần có thể đáp ứng được nhu cầu chiến dịch. Còn đánh dài ngày, sẽ gặp nhiều khó khăn về cung cấp lương thực, thực phẩm (tại chiến trường Điện Biên Phủ, mỗi ngày dùng gần 50 tấn gạo. Từ Sơn La trở lên, mỗi ngày dùng 90 tấn cho bộ đội và dân công); đạn, thuốc chữa bệnh; bộ đội dễ phát sinh bệnh tật,...

Đại tướng không tán thành ý kiến đó, bởi cách đánh nhanh, thắng nhanh chưa đủ cơ sở để thực hiện phương châm "chắc thắng mới đánh" mà Bác Hồ đã dặn kỹ, phương án tác chiến do Tổng Quân uỷ trình, được Bộ Chính trị thông qua ngày 6-12-1953.   Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: "Chính vào thời điểm ấy, như một linh cảm, hay đúng hơn là kết quả của một quá trình suy nghĩ theo tư tưởng đánh chắc thắng, theo lời dặn của Bác: "Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh", tôi đã cho đi sâu theo dõi thực tiễn tình hình địch, đánh giá cho đúng mọi vấn đề trước giờ nổ súng.

Kết quả nghiên cứu thực tế chiến trường cho thấy: địch đã xây dựng hệ thống cứ điểm kiên cố, và phân tích ý kiến của đồng chí Phạm Kiệt về tình hình bảo vệ pháo tại trận địa: "Lúc này pháo vẫn phơi mình trên mặt đất, chỉ kịp làm công sự dã chiến, ban ngày địch mà phát hiện được thì thật nguy hiểm"3. Đồng chí Lê Trọng Tấn, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 báo cáo: "Nếu thực hiện cách đánh nhanh, quân của anh phải đột phá liên tục ba phòng tuyến rất khó khăn nhưng sẽ cố gắng"4 đã khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Nếu đánh nhanh giải quyết nhanh thì tổn thất sẽ rất lớn, chắc chắn sẽ thất bại"5.

Sau 11 ngày đêm suy nghĩ (từ 14-1, ngày hội nghị cán bộ phổ biến phương án đánh nhanh, thắng nhanh và nhiệm vụ của các đơn vị, các binh chủng, đến đêm 25-1-1954), sáng ngày 26-1-1954, trước giờ nổ súng, Đại tướng quyết định chọn phương án đánh chắc, tiến chắc. Trước khi công bố phương án này, Đại tướng trao đổi ý kiến với đồng chí Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc và nhận được sự tán thành. Tại cuộc họp Đảng uỷ mặt trận, khi thảo luận phương án tác chiến, vấn đề đặt ra là phương án đánh nhanh, thắng nhanh có chắc thắng trăm phần trăm không? Không có ai trả lời là chắc thắng.

Cuối cùng, Đại tướng kết luận: thực hiện phương án đánh chắc tiến chắc. Hoãn cuộc tiến công. Đồng chí coi đó là quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy quân sự của mình. Chuyển từ cách đánh ba đêm hai ngày sang cách đánh mới dài 55 ngày đêm kéo theo biết bao khó khăn, nhất là việc huy động lương thực, nhân lực vận chuyển để cung cấp cho hàng vạn chiến sĩ và dân công mà Đảng, Chính phủ và nhân dân phải gắng sức thực hiện.

Trong bức điện ngày 30-1-1954, báo cáo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Bộ Chính trị, đồng chí Võ Nguyên Giáp (ký mật danh Hưng) viết: Chúng tôi nhận thấy đối với một kẻ địch đã tăng cường như ở Điện Biên Phủ thì phải dùng cách đánh tiêu diệt từng bước, trong giai đoạn đầu tiêu diệt sinh lực chúng ở ngoại vi, đồng thời, tìm cách tiêu hao chúng, khống chế sân bay để hạn chế hoặc triệt đường tiếp tế của chúng trong thời gian khá dài. Vì vậy, chúng tôi quyết định:

Tạm đình ngày nổ súng, điều chỉnh lại bộ đội cho hợp với kế hoạch mới, vận chuyển cao pháo, trọng pháo trở lại phía đông để sử dụng cơ động...

Bức điện báo cáo những công tác cần giải quyết: chuẩn bị tân binh, lương thực, làm đường cho pháo vào mặt trận và điều bộ đội sang tiến công phòng tuyến Nậm Hu... 6.

Bác Hồ, Tổng Bí thư Trường Chinh và Bộ Chính trị phê chuẩn ý kiến trên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đó phù hợp với tình hình thực tế chiến trường và phương châm tác chiến mà Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nêu ra tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 1-1953, và nhiều lần Bác Hồ đã khẳng định.

Lãnh đạo thực hiện phương án đánh chắc, tiến chắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng và Bác Hồ hết sức quan tâm chỉ đạo quân đội, các ngành, các địa phương hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến dịch. Ngày 8-2-1954, Bộ Chính trị ra Chỉ thị gửi Tổng Quân uỷ, các liên khu uỷ và khu uỷ động viên quân đội và nhân dân tiếp tục đánh giặc, phục vụ tiền tuyến. Về nhiệm vụ của quân đội, Chỉ thị xác định: "Đảng ủy và cán bộ chỉ huy các cấp của quân đội phải nhận rõ tình hình, thấm nhuần sâu sắc chủ trương quân sự của Trung ương, nhận rõ nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang của quân đội, phát huy truyền thống khắc phục khó khăn, vượt mọi gian khổ, liên tục chiến đấu anh dũng, ra sức thực hiện chủ trương quân sự của Trung ương và kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy cho được thắng lợi"7.

Đối với đảng ủy các cấp, Bộ Chính trị nêu rõ các nhiệm vụ phải lãnh đạo thực hiện: "Cần phải nhận rõ chủ trương quân sự của Trung ương, phải đặt nhiệm vụ tác chiến và phục vụ tiền tuyến là nhiệm vụ trung tâm thứ nhất trong mọi công tác lúc này và phải quyết tâm huy động nhân lực, vật lực để phục vụ tiền tuyến. Đồng thời kết hợp chặt chẽ việc phục vụ tiền tuyến với việc phát động quần, chúng giảm tô, cải cách ruộng đất và việc tăng gia sản xuất"8.
______________________________________
1. Dẫn theo Ban tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Sđd, tr. 202.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr.550-551.
3, 4, 5. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ xưa và nay, Tạp chí Xưa và Nay số 2. tháng 5-1994.
6. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 562.
7, 8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 15, tr.32.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2021, 05:02:35 pm »


Hai tuần sau, ngày 22-2-1954, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị Ra sức phá tan mưu mô đẩy mạnh chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, nhấn mạnh: "Công tác trung tâm trước mắt của toàn thể quân và dân ta là tập trung lực lượng đánh thắng địch trong những trận sắp tới, tiêu diệt nhiều sinh lực địch hơn nữa"1.

Sau hai ngày quân ta nổ súng tấn công địch tại Điện Biên Phủ, ngày 15-3-1954, Trung ương Đảng và Bác Hồ gửi điện động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ tại mặt trận Điện Biên Phủ. "Trung ương và Bác được báo cáo về hai trận thắng đầu tiên của quân đội ta ở Điện Biên Phủ. Trung ương và Bác có lời khen các đồng chí. Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng.

Địch sẽ ra sức đối phó, ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan khinh địch, quyết giành toàn thắng cho chiến dịch này"2.

Sau hai đợt tấn công của quân ta ở mặt trận Điện Biên Phủ đều thắng lợi, nhưng cũng nảy sinh một số khuyết điểm trong đội ngũ cán bộ như chủ quan khinh địch, chủ quan tự mãn, ngại thương vong... Ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết Về tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc, tiến chắc, đề cao quyết tâm tích cực giành toàn thắng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ của các cấp uỷ, các đảng viên và toàn thể cán bộ là phải: "Nhận rõ những thắng lợi của hai đợt tấn công của quân ta vừa qua, nhận rõ những khả năng của quân đội và nhân dân ta hiện nay có đủ điều kiện tiêu diệt toàn bộ quân địch, đồng thời nhận rõ những khó khăn của ta về tư tưởng, về tác chiến, về cung cấp... Nhưng đó là những khó khăn ta hoàn toàn có khả năng khắc phục được.

Ra sức khắc phục tư tưởng hữu khuynh, củng cố và đề cao quyết tâm, đề cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, quân đội và Đảng, kiên quyết sửa chữa những khuyết điểm vừa qua, tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc, tiến chắc, đồng thời tích cực tranh thủ thời gian, triệt để chấp hành mệnh lệnh, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ, giành toàn thắng cho chiến dịch này"3.

Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm của toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ là: "nhất định đem toàn lực chi viện Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này"4.

Tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị được quán triệt và cụ thể hóa thành nhiệm vụ của các Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, Khu Tây Bắc, Liên khu III và IV tại Chỉ thị ngày 21-4-1954 của Ban Bí thư.

Để bảo đảm chiến dịch toàn thắng, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng cần:

- Nhận thức đúng ý nghĩa rất quan trọng của chiến dịch này về quân sự, chính trị, quán triệt cho cán bộ, đảng viên nhiệm vụ phục vụ tiền tuyến, đồng thời giải thích cho nhân dân, nghiêm chỉnh thi hành triệt để, nhanh chóng mọi mệnh lệnh động viên nhân lực, vật lực phục vụ tiền tuyến của Chính phủ và của Bộ Tổng tư lệnh ở địa phương mình.

- Kiểm tra, đôn đốc thật nghiêm chặt chẽ việc tổ chức, động viên nhân lực, vật lực, sửa chữa kịp thời tình trạng tổ chức không hợp lý, tác phong đại khái, qua loa và nạn lãng phí nhân lực, vật lực và thời gian.

- Các liên khu uỷ, tỉnh uỷ có nhiệm vụ phục vụ tiền tuyến phải có uỷ ban chuyên trách việc này cho đến khi hoàn nhiệm vụ.

Cùng ngày 21-4-1954, trong thư gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ban Bí thư một lần nữa nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của ta là củng cố quyết tâm giành toàn thắng của quân đội, nhất là cán bộ các cấp, nắm vững phương châm "đánh chắc, tiến chắc", và bảo đảm cung cấp vật phẩm cho tiền tuyến.

Ban Bí thư cũng thông báo: Bộ Chính trị đã đôn đốc Hội đồng Cung cấp và các khu, các tỉnh thực hiện cho được việc động viên nhân lực, vật lực phục vụ chiến dịch. Các đồng chí Nguyễn Văn Trân được phái đi mặt trận, đồng chí Văn Tiến Dũng đi Khu IV, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đi Việt Bắc để kiểm tra, đôn đốc, đồng chí Lê Văn Lương đôn đốc chung. Ban Bí thư đề nghị đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo hằng ngày về Trung ương kết quả vận chuyển lương thực và đạn dược lên hoả tuyến.

Số vật chất và nhân lực do đồng bào Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu III và Liên khu IV đóng góp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ là rất lớn, bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội xây dựng trận địa và chiến đấu ròng rã trong nhiều tháng.

Sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ được thể hiện rõ trên chiến trường Điện Biên Phủ. Qua 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng và gian khổ, quân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã động viên cao độ tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, ở tiền tuyến và hậu phương vào thời điểm cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và sự nghiệp kiến quốc đã phát triển đến trình độ cao. Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh và Đảng uỷ mặt trận Điện Biên Phủ đã chỉ huy kiên quyết, vững vàng và đưa ra những quyết định chính xác, mà tiêu biểu là sự thay đổi cách đánh từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.

Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ đã phát huy ý chí quyết tâm tiêu diệt địch, vượt qua gian khổ hy sinh, anh dũng chiến đấu của bộ đội trên chiến trường Điện Biên Phủ và các lực lượng vũ trang trên các chiến trường phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ; đồng thời đã huy động được tối đa sự đóng góp sức người, sức của tại hậu phương phục vụ tiền tuyến.

Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ cũng tranh thủ được sự ủng hộ tích cực của nhân dân Lào, Campuchia và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới.

Tất cả các nhân tố trên đã đưa tới chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.
________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 15, tr.32.
2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr.53, 88.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr. 88.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2021, 09:07:13 am »


PHƯƠNG CHÂM CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC
CỦA ĐẢNG TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 -1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

PGS, TS. NGUYỄN TRỌNG PHÚC
Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954), Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lần ở thời điểm đầy khó khăn thử thách đi đến những quyết định cực kỳ quan trọng ghi dấu ấn lịch sử. Đó là quyết định "toàn dân kháng chiến" ngày 12-12-1946 của Trung ương Đảng và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946 đưa cả dân tộc vào cuộc trường chinh hào hùng để giữ vững quyền tự do và độc lập. Đó là Chỉ thị ngày 15-10-1947: Phải phá cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp dẫn tới chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947. Quyết định của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mở Chiến dịch Biên giới ngày 16-9-1950 dẫn tới chiến thắng Biên giới - sự phát triển nhảy vọt về chất của cuộc kháng chiến. Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương ngày 24-11-1951 Về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hoà Bình của địch, mở Chiến dịch Hoà Bình, v.v.... Điểm lại một số sự kiện lịch sử đó để thấy rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo có ý nghĩa quyết định như thế nào đối với mỗi bước phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến. Phương châm chiến lược của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp là đánh lâu dài, đồng thời ra sức phát triển lực lượng để giành những thắng lợi lớn làm chuyển biến nhanh chóng so sánh lực lượng và cục diện trên chiến trường. Vì vậy trước năm 1953 quân và dân ta đã lần lượt làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, kế hoạch Rơve (Revers), kế hoạch Đờ Lát Đờ Tátxinhi (De Lattre De Tassiny) của địch.

Từ mùa Hè 1953, thực dân Pháp được Mỹ tiếp sức đẩy mạnh quy mô và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng kế hoạch quân sự Nava. Đó là một kế hoạch quân sự toàn diện, có hệ thống nhằm giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Kế hoạch Nava dự định tiến hành theo hai bước:

Bước thứ nhất, quân Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở bắc vĩ tuyến 18, tránh đương đầu với chủ lực của Việt Minh; xây dựng khối chủ lực cơ động, đồng thời tiến công bình định ở miền Nam, miền trung Đông Dương xoá bỏ vùng tự do Liên khu V. Bước thứ nhất thực hiện cuối năm 1953 đầu năm 1954.

Bước thứ hai, khi đã có ưu thế về lực lượng cơ động thì từ mùa Thu 1954, chuyển lực lượng ra phía bắc, tiến công mãnh liệt, gây sức ép buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng.

Phía Pháp hy vọng với kế hoạch Nava có thể "chuyển bại thành thắng" trong vòng 18 tháng.

Để thực hiện kế hoạch Nava, từ tháng 7-1953 địch mở rộng càn quét ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên và Nam Bộ, tập trung quân cơ động chiến lược ở Bắc Bộ. Sau khi rút quân ở Nà Sản về, tháng 8-1953 ở Bắc Bộ địch đã tập trung tới 90% lực lượng cơ động.

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp ở Định Hoá, Thái Nguyên bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953   - 1954, làm thất bại kế hoạch Nava của địch. Bộ Chính trị đề ra các nguyên tắc về chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là: Chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh, giữ vững chủ động kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đặt kế hoạch tác chiến trên bốn hướng: Tây Bắc và Thượng Lào, đồng bằng Bắc Bộ, Trung, Hạ Lào và phát triển sang đông Campuchia, Tây Nguyên (Liên khu V). Từ giữa tháng 11-1953, quân chủ lực của ta bắt đầu tấn công theo các hướng đã định. Quân chủ lực của ta tiến lên Tây Bắc. Quân Pháp lập tức mở cuộc hành quân chiếm Điện Biên Phủ. Nava nhận định rằng, Điện Biên Phủ quá xa hậu phương của quân đội Việt Nam, lực lượng và vũ khí của quân đội Việt Nam còn hạn chế, vì vậy quân đội viễn chinh Pháp chấp nhận giao chiến với Quân đội nhân dân Việt Nam tại Điện Biên Phủ. Nava chủ trương xây dựng Điện Biên Phủ thành cứ điểm rất mạnh, sẵn sàng "nghiền nát" bộ đội chủ lực của Việt Nam.

Ngày 6-12-1953, tại Tỉn Keo xã Phú Đình, huyện Định Hoá, Thái Nguyên, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Để phối hợp và tạo thuận lợi cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, các đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam đã hình thành năm đòn tiến công. Ngày 10-12-1953, quân ta tiến công thị xã Lai Châu. Qua 15 ngày chiến đấu, ta đã giải phóng toàn bộ khu vực Lai Châu và uy hiếp Điện Biên Phủ từ phía bắc. Tại Trung Lào, hạ tuần tháng 12-1953, Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công Xênô tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, thu hút, phân tán lực lượng của địch, tạo cho các hướng khác tiên công. Ở Hạ Lào và đông Campuchia, quân đội Việt - Lào tiến công giải phóng thị xã Atôpơ và toàn bộ cao nguyên Bôlôven. Quân chủ lực Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Ítxarắc (Campuchia) giải phóng Viên Sai, Xiêm Pong, uy hiếp Stung Treng tiến xuống sông Sơlông. Quân tình nguyện Việt Nam cùng với Quân giải phóng Ítxarắc ở miền đông Campuchia giải phóng phần lớn Côngpôngchàm, tiến sát sông Sơlông. Tại Liên khu V, theo kế hoạch Nava, địch mở Chiến dịch Átlăng đánh Phú Yên hòng chiếm Liên khu V của ta. Quân chủ lực ta chủ động tiến công địch ở Tây Nguyên giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâycu. Quân địch buộc phải ngừng tiến công ở Phú Yên để điều lực lượng lên Tây Nguyên, xây dựng tập đoàn cứ điểm ở An Khê - Plâycu. Quân ta tiến công mạnh vào cứ điểm đó. Ở Thượng Lào, hạ tuần tháng 1-1954, Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công địch trên phòng tuyến sông Nậm Hu. Địch tháo chạy, bộ đội Việt - Lào truy kích địch đến cách Luông Prabăng 15km, tiếp đó tiến lên phía bắc giải phóng tỉnh Phông Xa Lỳ và bao vây Mường Sài. Trong năm đòn tiến công chiến lược, hướng Tây Bắc là hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp.

Như vậy, với năm đòn tiến công đó của ta, ý đồ của địch trong kế hoạch Nava tập trung quân cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ đã không thể thực hiện được. Địch buộc phải phân tán lực lượng lên Điện Biên Phủ, Trung và Hạ Lào, Tây Nguyên và Thượng Lào. Kế hoạch Nava đã rơi vào tình trạng bị động đối phó. Quân đội cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia đã quán triệt cả Đông Dương là một chiến trường, phối hợp tiến công địch và phân tán lực lượng của địch theo đúng những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến mà Bộ Chính trị đã đề ra.
____________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2021, 09:10:14 am »


Thực tế diễn biến trên chiến trường Đông Dương cuối năm 1953 và những ngày đầu năm 1954 đã chứng minh những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến của Bộ Chính trị là đúng đắn, thể hiện tài thao lược của Ban lãnh đạo tối cao trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng. Thành công nổi bật của Đảng là không đánh vào nơi địch tập trung quân với lực lượng mạnh là đồng bằng Bắc Bộ, nơi địa hình, địa thế không có lợi cho ta (điều này đã được tổng kết rút ra bài học khi ta mở các Chiến dịch Hà Nam Ninh, Trung du và Chiến dịch Đường số 18 cuối năm 1950 đầu năm 1951), mà tiến công địch ở những nơi địch sơ hở và tương đối yếu nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng buộc địch phải tăng cường lực lượng và cố giữ. Điều đó làm cho địch phải phân tán lực lượng và do đó đồng bằng Bắc Bộ cũng không còn là nơi địch có sức mạnh quân sự tối đa. Cùng lúc Đảng phát động chiến tranh du kích mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ và các chiến trường sau lưng địch để phối hợp với các đòn tiến công đã định, làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của địch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên khắp các chiến trường.

Âm mưu của địch là giành lại chủ động mà chúng đã mất từ sau Chiến dịch Biên giới với kế hoạch Nava nhưng ngày càng rơi vào thế bị động, đối phó. Trái lại, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục chủ động tiến công địch mạnh mẽ trên những hướng đã định với những đòn tiến công lớn và liên tiếp giành thắng lợi. Đảng cũng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng chúng vẫn cố gắng kéo dài và mở rộng chiến tranh. Chúng ra sức càn quét ở vùng sau lưng và vùng du kích, đồng thời mở rộng hành quân đánh ra vùng tự do của ta, mục đích là phá hoại nhân lực, vật lực của ta, phá kế hoạch tác chiến của ta. Cuộc hành binh Hải Âu (Mouette) đánh ra tây nam Ninh Bình ngày 25-10-1953 chứng tỏ điều đó. Đảng cũng dự báo rằng, địch có thể tiếp tục các cuộc hành binh như thế vào dọc bờ biển Thanh - Nghệ - Tĩnh, hoặc những cuộc hành binh lớn đánh sâu vào hậu phương của ta như ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, hoặc vùng tự do Liên khu V... Ngày 9-11-1953, Bộ Chính trị ra Chỉ thị Về tích cực chuẩn bị phá âm mưu địch đánh ra vùng tự do.

Bộ Chính trị đã phân tích và chỉ rõ, thế chủ động của ta là kết quả của cả một quá trình đấu tranh gay go giữa ta và địch, sở dĩ từ Chiến dịch Biên giới, địch đã thất bại trong mưu đồ định giành lại chủ động là vì chúng ta đã nắm vững đường lối quân sự, nắm vững phương châm quân sự, nắm vững phương châm "lấy tiêu diệt sinh lực địch làm chính" mà kiên quyết tập trung ưu thế binh lực ở hướng địch yếu và sơ hở mà đánh, chịu đựng một phần nào những khó khăn gây nên bởi việc địch đánh ra các hướng khác (như trong Chiến dịch Biên giới, địch đánh lên Thái Nguyên; trong Chiến dịch Tây Bắc, địch đánh lên Phú Thọ). Chỉ thị của Bộ Chính trị nhấn mạnh: "Chúng ta lúc nào cũng phải nắm thật vững phương châm tiêu diệt sinh lực địch là chính. Để cho chủ lực ta có thể tập trung ở một hướng địch yếu và sơ hở đặng tiêu diệt địch, bất luận trong khi địch đánh ra một nơi nào hay trong khi ta tấn công địch, các địa phương phải tích cực chuẩn bị về tư tưởng cũng như về tổ chức, lấy lực lượng địa phương là chính, có kế hoạch đối phó với địch khi địch đánh đến, tiêu diệt, hoặc tiêu diệt một bộ phận địch, hạn chế những thiệt hại do chúng gây nên, phối hợp với chủ lực tiêu diệt địch ở hướng chính. Có như thế ta mới luôn luôn nắm vững chủ động"1. Tinh thần chủ động tiến công địch trên các chiến trường phản ánh thế và lực của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và cũng thể hiện quyết tâm chiến lược của Đảng và nhân dân ta giành thắng lợi quyết định.

Trong khi nắm vững chủ động tiến công địch, làm thất bại kế hoạch Nava của địch, kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hoà bình vấn đề Việt Nam. Ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời chủ bút báo Expressen (Thụy Điển) nêu rõ: "Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra. Nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí anh dũng chiến đấu bảy, tám năm nay chống kẻ xâm lược chính để bảo vệ nền độc lập và quyền tự do được sống hoà bình. Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó"2. Người nhấn mạnh, cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam. Người nói: Đối với nhân dân Việt Nam "Hoà bình không thể tách rời độc lập dân tộc".

Trong Quốc hội Pháp khi đó có một số lớn người đã có ý muốn dàn xếp một cách hoà bình vấn đề chiến tranh ở Việt Nam bằng cách thương lượng trực tiếp với Chính phủ Việt Nam. Ý nguyện ấy cũng ngày càng rộng khắp trong nhân dân Pháp. Tuy nhiên, giới cầm quyền hiếu chiến Pháp vẫn lao sâu vào chiến tranh xâm lược với kế hoạch Nava đầy tham vọng. Việc kéo dài và mở rộng chiến tranh là từ phía thực dân Pháp.

Cùng với những đòn tiến công chiến lược của quân chủ lực ta, hoạt động ở vùng sau lưng địch của quân và dân ta trong khoảng thời gian cuối năm 1953 đầu năm 1954 cũng không ngừng phát triển. Điểm quyết chiến chiến lược đã hình thành ở Điện Biên Phủ. Quyết định của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mở Chiến dịch Điện Biên Phủ là hoàn toàn đúng đắn. Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho Đại tướng toàn quyền quyết định ở mặt trận và căn dặn: Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.

Khi quân Pháp mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (11-1953), ta chủ trương thực hiện phương châm tác chiến "đánh nhanh, thắng nhanh". Do lực lượng địch được tăng cường và ta cần có sự chuẩn bị tốt hơn nên trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể trên, Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề nghị chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Đề nghị đó đã được Bộ Chính trị chuẩn y. Ngày mở màn chiến dịch được quyết định là 13-3-1954.

Cho đến đầu tháng 3-1954, lực lượng địch là 20 tiểu đoàn, phần lớn là lính Âu - Phi được bố trí ở 49 cứ điểm với sự hỗ trợ, tiếp tế của 80% số máy bay của Pháp ở Đông Dương.
_________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr.351.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7. tr.168.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2021, 09:14:00 am »


Ngày 13-3-1954, quân ta mở màn đợt thứ nhất tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch. Từ ngày 13 đến ngày 17-3, quân ta phá vỡ hệ thống phòng ngự phân khu bắc và một ổ đề kháng của phân khu trung tâm, giành được thắng lợi to lớn. Đợt tiến công thứ hai quân ta đánh vào hệ thống phòng ngự phía đông của địch. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, ta giành thắng lợi quan trọng nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đảng uỷ mặt trận lãnh đạo công tác tư tưởng thông qua đợt sinh hoạt chính trị nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Ngày 1-5-1954, bắt đầu đợt tiến công thứ ba, quân ta đánh chiếm cụm cứ điểm cuối cùng ở phía đông và chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7-5-1954, sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cần nhấn mạnh về vai trò chủ động, năng động chỉ đạo sát với thực tế của Bộ Chỉ huy mặt trận trong việc chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc", đồng thời thấy rõ sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với diễn biến trên mặt trận. Khi đang diễn ra đợt tiến công thứ hai ở Điện Biên Phủ, ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết chỉ đạo các chiến trường phối hợp chặt chẽ với Điện Biên Phủ. Nghị quyết nêu rõ: "Ở mặt trận Điện Biên Phủ quân ta đã mở rộng hai đợt tấn công thắng lợi, đã tiêu diệt hơn 5.000 quân địch, chiếm hầu hết những vị trí ở xung quanh và ở sát khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của địch. Quân ta hiện đang chuẩn bị hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch. Để thu được toàn thắng, quân ta phải thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc""1.

Ngày 21-4-1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng trong thư gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp đã truyền đạt ý kiến của Bộ Chính trị lưu ý âm mưu và hành động chống giữ của địch ở khu trung tâm, dùng máy bay và trọng pháo đánh phá trận địa của ta, phá hoại đường tiếp tế của ta hòng cố giữ đến mùa mưa và cho rằng quân ta "phải rút vì không khắc phục được những khó khăn về cung cấp". Bộ Chính trị và Ban Bí thư nhấn mạnh: ''Nhiệm vụ trước mắt của ta là một mặt củng cố quyết tâm giành toàn thắng của quân đội, nhất là của cán bộ các cấp, nắm vững phương châm "đánh chắc, tiến chắc ", mặt khác đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến"2. Bộ Chính trị đã đôn đốc Hội đồng Cung cấp và các khu, các tỉnh thực hiện cho được việc động viên nhân lực, vật lực phục vụ chiến dịch.

Thành công nổi bật trong phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng trong toàn bộ chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là không để địch tập trung lực lượng cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ mà phân tán lực lượng của chúng để đánh, và khi đã phân tán lực lượng địch ra năm địa bàn đã chọn, hướng tiến công chính là Tây Bắc và Điện Biên Phủ. Trong khi tiến công hướng chính là Điện Biên Phủ, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo các chiến trường khác đồng loạt tiến công địch để phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ, tạo điều kiện giành thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ (6-12-1953) để sớm có sự chuẩn bị về mọi mặt. Sự chuẩn bị cho chiến dịch lớn này được tiến hành khẩn trương, có kế hoạch để bảo đảm chắc thắng, chuẩn bị chưa tốt thì hoãn thời điểm tiến công và đã đánh là chắc thắng. Đảng đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của hậu phương, sự chi viện mọi mặt của các khu, tỉnh và lập Hội đồng Cung cấp cho mặt trận. Việc chuyển từ phương châm: “đánh nhanh, thắng nhanh" sang phương châm: "đánh chắc, tiến chắc" là sự chỉ đạo đúng đắn, chính xác phù hợp với thực tế trên toàn chiến trường và tình hình cụ thể của mặt trận Điện Biên Phủ. Đề cao những nguyên tắc trong lãnh đạo của Bộ Chính trị, đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của người chỉ huy trực tiếp ngoài mặt trận. Đó là những nét độc đáo, những vấn đề mang tính quy luật và lý luận của chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thất bại của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là một thất bại chiến lược, vì kế hoạch đẩy mạnh chiến tranh giành lại thế chủ động trên chiến trường của địch đã bị phá tan. Kế hoạch Nava bị thất bại. Đối với quân đội và nhân dân Việt Nam là một thắng lợi lịch sử. "Thắng lợi này chứng tỏ quân ta tiến một bước vượt bậc về mặt chiến thuật, kỹ thuật, chỉ huy tác chiến và xây dựng quân đội, vì trận Điện Biên Phủ là một trận công kiên lớn chưa từng có trong lịch sử kháng chiến từ trước đến nay đã kết thúc bằng sự toàn thắng của ta". "Thắng lợi này cũng chứng tỏ sức cố gắng phi thường của nhân dân ta và Đảng ta về phục vụ tiền tuyến. Nó cũng chứng tỏ tổ chức phục vụ tiền tuyến của ta đã tiến bộ nhiều để đáp ứng với cuộc chiến tranh quy mô lớn và đang bắt đầu hiện đại hóa". "Chiến thắng ở Điện Biên Phủ cũng như ở các chiến trường toàn quốc năm nay chứng tỏ không những bộ đội chủ lực của ta tiến bộ lớn, mà bộ đội địa phương, dân quân du kích trên các chiến trường cũng tiến bộ nhiều. Từ trước đến nay chưa lúc nào quân ta phối hợp tác chiến rộng khắp và liên tục và thu nhiều thắng lợi như hiện nay"3.

Chiến thắng trên chiến trường toàn quốc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện sức mạnh và tính sáng tạo, độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam vừa kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc suốt mấy ngàn năm lịch sử vừa phát triển cao về chiến thuật và kỹ thuật của một cuộc chiến tranh hiện đại mang tính chất cách mạng và giải phóng dân tộc một cách triệt để do đội tiên phong cách mạng là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Thất bại của thực dân Pháp trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là một kết cục tất yếu dành cho các thế lực xâm lược, hiếu chiến. Với dã tâm cướp nước ta một lần nũa, chúng đã nhen lên ngọn lửa chiến tranh tàn bạo, từ chối mọi thiện chí hoà bình của Chính phủ và nhân dân ta. Chính những hành động xâm lược của thực dân Pháp, sự ngoan cố, kéo dài và mở rộng chiến tranh đã dẫn họ tới thất bại bi thảm ở Điện Biên Phủ. Đó là một bài học của lịch sử.
____________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr. 90.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr. 93.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr.100.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:00:40 pm »


CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ1

PGS, TS. LÊ VĂN TÍCH
Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Cuộc đấu tranh của hàng chục triệu người ở khắp các châu lục nhằm giải phóng chế độ thuộc địa là sự kiện có ý nghĩa thời đại trong thế kỷ XX. Trong đó, chiến công đánh thắng thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5-1954 là thắng lợi mở đầu cho sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi quốc tế. Với chiến thắng lịch sử ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành người đầu tiên kiến lập thành công sự nghiệp giải phóng thuộc địa trong thế kỷ XX. Vì vậy, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cụm từ Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh luôn luôn được thế giới ngưỡng mộ; và Việt Nam trở thành tấm gương cho các dân tộc bị áp bức trên con đường giải phóng thuộc địa. Từ đó, Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh không chỉ là cụm danh từ được viết hoa mà còn là một giá trị; nó đồng nghĩa với chiến thắng và trở thành tương lai cho các dân tộc bị áp bức noi theo.

1. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo nên giá trị Việt Nam trong thế kỷ XX

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là bằng chứng khẳng định trên thực tế tính đúng đắn luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về tính chủ động của cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa: Nó có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Thành quả vĩ đại nhất của cuộc cách mạng này là chế độ thuộc địa do thực dân Pháp lập ra ở Việt Nam gần một thế kỷ trước bị đánh đổ, thay vào đó là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam còn là sự tuyên chiến và chiến thắng đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với chế độ cai trị thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Tuy nhiên, được đế quốc Anh ủng hộ nên ngay sau Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp lại quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta anh dũng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Cuộc đọ sức lần này là sự khẳng định vị thế của một Nhà nước Việt Nam độc lập trước âm mưu tái lập một chế độ thuộc địa thông qua con bài Bảo Đại cùng bọn bù nhìn với nhiều cuộc gặp gỡ và nhiều tổ chức do thực dân Pháp dàn dựng, có sự "giúp sức" của đế quốc Mỹ. Do đó, để giành thắng lợi trong cuộc đọ sức này, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đặt ra và giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, thấy rõ những thuận lợi, khó khăn của lực lượng kháng chiến, đồng thời vạch rõ âm mưu, kịp thời để ra đối sách thích hợp trước mọi âm mưu của thực dân Pháp và bọn bù nhìn.

Là lãnh tụ chính trị và nhà chiến lược quân sự thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cùng Trung ương Đảng xây dựng đường lối kháng chiến, mà còn sớm tiên đoán về một "trận chiến quyết liệt" kết thúc kháng chiến. Từ năm 1949, thông qua hàng loạt cuộc phỏng vấn của giới báo chí quốc tế, Hồ Chí Minh thấy cánh cửa đàm phán để đi đến kết thúc cuộc chiến. Tuy nhiên, Người không thụ động chờ kết cục kháng chiến, mà vẫn tích cực chuẩn bị lực lượng cho trận đánh cuối cùng!2. Đây là những cuộc thăm dò thái độ của Chính phủ Hồ Chí Minh về những điều kiện cho một thoả thuận để kết thúc cuộc đối đầu Việt - Pháp sắp tới. Trong trả lời các cuộc phỏng vấn, Hồ Chí Minh vừa mở rộng cánh cửa hoà bình, vừa giữ vững nguyên tắc: quyền độc lập, thống nhất của Việt Nam.

Như một nhà tiên tri, từ giữa năm 1949, Hồ Chí Minh đã mô tả bước đi cuộc kháng chiến qua truyện ký Giấc ngủ mười năm3 như đúng cục diện và kết cục của cuộc đọ sức Pháp - Việt tại Điện Biên Phủ. Đó là:

- Pháp được Mỹ viện trợ: "chúng tiếp được viện binh bằng máy bay. Quân ta bắn rơi mấy chiếc, xét ra không phải máy bay của Pháp, mà của một nước ngoài"4 (thực tế, đến cuối Chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp đã nhận viện trợ của Mỹ là hơn 70%..., trong đó 120 máy bay viện trợ hẳn và 49 máy bay Mỹ cho Pháp mượn).

- Đây là "trận đánh lớn cuối cùng", kết thúc cuộc kháng chiến. Pháp huy động "từng đoàn, từng lũ máy bay... tủa ra như ong... Chúng giội bom xuống như mưa. Tốp máy bay này về thì tốp khác tới, chúng thay nhau ném bom... Tiếng nổ long trời chuyển đất, khói lên nghi ngút như mây" - "Theo kế hoạch của giặc, thì trận này phải là một trận khủng khiếp nhất".

- Quân ta thắng lớn và Pháp buộc phải đàm phán với ta, Pháp công nhận quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam: "Quân địch bị ta vây kín. Chúng không thể cứu viện được nhau, bị quân ta tiêu diệt gần hết". "Kết quả trận đấy khủng khiếp thật, nhưng khủng khiếp cho giặc... hơn một vạn giặc chết và bị thương5 "; "Tin thất bại về đến Pháp, cả nước xôn xao, đòi lập tức giảng hoà với ta. Quốc hội Pháp đánh đổ Chính phủ cũ, bầu ra Chính phủ mới. Chính phủ này liền phái đại biểu qua thương lượng với Chính phủ ta6 "; Chính phủ Pháp không thể "cò kè bớt một thêm hai" mà phải công nhận "Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập, có Quốc hội riêng, Chính phủ riêng, quân đội riêng, ngoại giao riêng...". Thực tế kết cục cuộc kháng chiến và những điều khoản của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương khá trùng hợp với tiên đoán trong Giấc ngủ mười năm.

Một năm sau khi bắt đầu Giấc ngủ mười năm, trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950, Hồ Chí Minh lại nói với các chiến sĩ cùng hành quân: "Cuộc kháng chiến của chúng ta tuy rất gian khổ, nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối củng chúng ta nhất định thắng lợi"7. Là bậc thầy chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn luôn vạch ra đường lối chính trị và quân sự thích hợp để dẫn đến thắng lợi trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Tại thời điểm năm 1950, Hồ Chí Minh chưa có thể dự đoán chính xác nơi sẽ diễn ra trận chiến cuối cùng của cuộc kháng chiến, nhưng ngay ở chính giữa thế kỷ XX, Người đã sớm nhìn thấy và chủ động tạo ra những yếu tố để xây dựng con đường đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ - sự kiện mang ý nghĩa thời đại, góp phần làm nên giá trị Việt Nam trong thế kỷ XX.
__________________________________________
1. Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Chỉ trong năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời phỏng vấn của nhiều nhà báo quốc tế: Nhà báo Mỹ Eli Mâysi (lần 2, tháng 5-1948), Hãng thông tấn Anh Roitơ (2-2-1949), báo France Soir (28-2-1949), nhà báo Mỹ Harôn Ixắc, nhà báo Standley Harrison (3-1949), Dân quốc Nhật báo (4-1949), Báo Tribune (20-4-1949), báo Franc-Tireur (6-1949)... Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, các trang 429, 564, 568, 571, 577, 581, 586, 646.
3. Ký tên: Trần Lực, Tổng bộ Việt Minh xuất bản tại Việt Bắc, 1949. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 603-623.
4. Các đoạn trong ngoặc kép ở phần này được trích từ Giấc ngủ mười năm.
5. Thực tế quân số địch bị ta diệt và bắt sống là 16.200 tên.
6. Chính phủ mới do Biđôn làm Thủ tướng.
7. TL: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.83
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM