Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:27:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ yếu... kỷ niệm lần thứ 200 ngày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút  (Đọc 15628 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #100 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:41:07 am »

6) Năm Kỷ Dậu (1789):

Tháng 6 (ám tịch): Bá Đa Lộc đem con trai trưởng của Nguyễn Ánh về đến Gia Định. Hiệp ước Versailles không thực hiện được nhưng Bá Đa Lộc cũng ra sức vận động và mộ giúp cho Nguyễn Ánh được 20 người Âu Châu thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trong đó chủ yếu là người Pháp và một số vũ khí. Những người này đều được Nguyễn Ánh trọng dụng, phong cho chức tước từ cai đội đến chưởng cơ (chức võ quan cao cấp) và đặt tên tiếng Việt cho họ, nhưng rất ít kẻ phục vụ Nguyễn Ánh được lâu dài. Danh sách những người do Bá Đa Lộc mộ, theo Charles Maybon trong tác phẩm Histoire moderne du pays d’Annam (trang 275 đến 277) là:

— Victor Olivier, đến giúp Nguyễn Ánh từ tháng 9-1788 sau đó chết ở Malaca năm 1789.

— Jean Baptiste Guilou, đến giúp Nguyễn Ánh từ năm 1790.

— Emmanuel Tardivet đến giúp Nguyễn Ánh từ năm 1788.

— Etienne Malespine đến giúp Nguyễn Ánh tử năm 1789.

— Guillaume Guillaux không rõ đến giúp Nguyễn Ánh từ lúc nào chỉ biết y bỏ đi từ năm 1792

— Théodore Le Brun đến giúp Nguyễn Ánh từ năm 1789.

— Jean Marie Dayot không biết đến giúp Nguyễn Ánh lúc nào, chỉ biết y bỏ đi năm 1795.

— Magnon de Médine.

— Julien Girard.

— Philippe Vannier (tức Nguyễn Văn Chấn) đến giúp Nguyễn Ánh từ năm 1789.

— Félix (em của Dayot) cùng bỏ đi với Dayot năm 1795, nhưng sau đỏ còn buôn bán với Nguyễn Ánh.

— De Porcant (tức Lê Văn Lăng) giúp Nguyễn Ánh đến tận 1811.

— Renon.

— Laurent Barisy.

— Launay, không rõ giúp Nguyễn Ánh từ năm nào, chì biết y bỏ đi Pondichéry từ năm 1791.

— Jean Baptiste Chaigneau (tức Nguyễn Văn Thắng) đến giúp Nguyễn Ánh từ năm 1794 và ở cho đến tận 1825.

— Desperles.

— Despiau.

— Januario đến giúp Nguyễn Ánh từ năm 1793.

— Gibsons đến giúp Nguyễn Ánh từ năm 1798.

Tất cả tổng cộng 20 người, đến sớm nhất là từ năm 1788 và muộn nhất là từ 1798. Sau khi Bá Đa Lộc chết (ngày 9-10-1799) chì còn 5 người ở lại giúp Nguyễn Ánh nữa mà thôi (đó là: Philippe Vannier, J.B. Chaigneau, de Porcant, L. Barisy và Despiau).

Mùa thu: Nghe tin quân Thanh do Tôn Sỹ Nghị làm tổng chỉ huy sang xâm lược nước ta, Nguyễn Ánh rất đỗi vui mừng. Ngay lập tức, y cử bọn sứ thần do Phạm Văn Trọng và Lâm Đề cầm đầu, đem thư và 50 vạn câu gạo vượt biển ra Bắc ủng hộ quân Thanh. Đáng đời thay, bọn sứ thần và 50 vạn cân gạo bị bão biển chôn vùi.

7) Năm Mậu Ngọ (1798):

Biết rõ quân Thanh đã bị đại bại nhưng Nguyễn Ánh vẫn cho Ngô Nhân Tĩnh làm chánh sứ sang Trung Quốc với hai mục đích. Một là tìm kiếm để liên kết với bọn Lê Chiêu Thống lưu vong, họp sức kêu nài Mãn Thanh giúp đỡ một lần nữa. Hai là cầu xin vua Thanh (lúc này là Gia Khánh) nhận y làm phiên thần và che chở cho y.

Ngô Nhân Tĩnh đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã chết. Mục đích của đoàn sứ bộ cũng không đạt được.

8) Năm Kỷ Mùi (1799):

Tháng 2 (âm lịch): Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phước Tường sang Xiêm kể rõ tình bình trong nước, đồng thời xin vua Xiêm, cho một đại tướng cầm quân đến án giữ ở lãnh thổ Vạn Tượng, gây thanh thế và khi cần thì tràn vào Nghệ An giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn.

— Cũng trong năm này, Bá Đa Lộc chết, Nguyễn Ánh vô cùng thương tiếc, xót xa (!) nên đã truy tặng hàm thái tử thái phó Bi-nhu quận công cho tên gián điệp đội lốt thầy tu rất nguy hiểm này.

9) Năm Nhâm Tuất (1802):

Nguyễn Ánh lên ngôi ở Phủ Xuân và sau đó là trả thù vô cùng hèn hạ đối với các lãnh tụ của phong trào Tây Sơn cũng như tất cả những ai đã đi theo Tây Sơn. Chế độ phong kiến phản động, chuyên chế cực đoan nhất được thiết lập. Hàng loạt chính sách đối nội và đối ngoại phản động được đem ra thi hành.

Điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Nguyễn Ánh (lúc này là vua Gia Long) là thần phục đến mức mù quáng đối với Mãn Thanh. Tinh thần và truyền thống tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng.

— Nguyễn Ánh phải thân hành ra đến tận Thăng Long để đón và nhận sắc phong của sứ thần Mãn Thanh.

— Nguyễn Ánh xin đặt quốc hiệu là Nam Việt, nhưng vua Thanh bắt đổi thành Việt Nam (vì sợ trùng tên với quốc hiệu của Triệu Đà xưa kia!) mà Nguyễn Ánh vẫn không dám nói gì.

— Giao cho Nguyễn Văn Thành soạn luật. Nguyễn Văn Thành đã sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật của Mãn Thanh để đem áp dụng vào nước ta.

— Cho bọn tòng vong Lê Chiêu Thống là Lê Quýnh cùng đồng đảng đem hài cốt Lê Chiêu Thống về cải táng ở què nhà và tổ chức đón rước linh đình tên phản dân bán nước này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #101 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:44:53 am »

BIÊN NIÊN NHỮNG SỰ KIỆN VỀ THÀNH VI CAN THIỆP VÀ XÂM LƯỢC
NƯỚC TA CỦA BỌN PHONG KIẾN XIÊM LA TRONG THẾ KỶ XVIII

HỒ LY PHƯƠNG

Trước thế kỷ 18, bọn phong kiến Xiêm La cũng từng dòm ngó và cho quân sang cướp phá vùng Hà Tiên (nơi lúc ấy do Mạc Cửu đứng đầu). Nghiêm trọng nhất là trận cướp phá năm Đinh Mão (1687) và năm Mậu Thìn (1688). Sau khi cướp phá, quân Xiêm còn bắt sống Mạc Cửu đem về giam lỏng ở hải cảng Muang Galapuri (tức Vạn-tuế-sơn, thuộc Xiêm La). Mãi đến năm 1700 Mạc Cửu mới trốn về được Hà Tiên.

Sau đây là biên niên những sự kiện chính về hành vi can thiệp và xâm lược nước ta của bọn phong kiến Xiêm La trong thế kỷ 18.

1) Năm Ất Mùi (1715):

Lúc này, Hà Tiên là một bộ phận lãnh thổ của xứ Đàng Trong. Chúa Nguyễn tiếp tục phong cho Mạc Cửu chức tước và cho trấn trị vùng này. Quân Xiêm La được vua Chân Lạp (lúc này là Nặc Thâm) giúp sức đã ồ ạt tấn công vào Hà Tiên. Mạc Cửu phải bỏ Hà Tiên chạy trốn đến năm 1718 mới trở về. Hà Tiên bị tàn phát hết sức nặng nề.

2) Năm Kỷ Sửu (1769):

Một Hoa kiều người gốc Triều Châu tên là Trần Thái liên kết với Mạc Sùng, Mạc Khoan, tập hợp lực lượng ở núi Bạch Mã, mưu đánh úp Hà Tiên. Việc bại lộ, Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) bắt giết được Mạc Sùng và Mạc Khoan. Trần Thái chạy sang Xiêm La và lập tức được vua Xiêm La dung nạp. Trần Thái và đồ đảng được vua Xiêm cho trú tại Chân-bôn (Chantaboun). Vua Xiêm hết sức vỗ về Trần Thái để khi có cơ hội thì sử dụng y là kẻ hướng đạo và là lính tiên phong sang cướp phá Hà Tiên.

3) Năm Tân Mão (1771):

Được Trần Thái dẫn đường, lại có thêm vua Chân Lạp là Nặc Tôn giúp sức, vua Xiêm La là Trịnh Quốc Anh trực tiếp chỉ huy 2 vạn quân chia làm hai đạo sang cướp phá Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ buộc phải rút khỏi nơi này.

Thắng trận, vua Xiêm La cho Trần Liên (cũng là Hoa Kiều, gốc Triều Châu) ở lại coi giữ đất Hà Tiên, còn y thì cầm đại quân tiến lên đánh phá cả Chân Lạp (!). Nặc Tôn hoảng sợ bỏ trốn. Trịnh Quốc Anh lập Nặc Nộn lên làm vua xứ này. Quân Xiêm La đóng giữ luôn tại Nam Vang.

Sang năm Nhâm Thìn (1772), nhờ quân của chúa Nguyễn giúp sức, Nặc Tôn mới trở lại ngôi vua. Riêng Hà Tiên, quân Xiêm La còn đóng giữ một thời gian nữa.

Cuối năm Nhâm Thìn, thấy khó lòng chiếm đất, vua Xiêm La cho bắt cóc một số con trai, con gái của Mạc Thiên Tứ đem về Xiêm La.

Năm Quý Tỵ (1773), quân Xiêm La ở Hà Tiên do Trần Liên cầm đầu buộc phải rút khỏi Hà Tiên. Một lần nữa, Hà Tiên bị cướp phá tan hoang.


4) Năm Ất Mùi (1775):

Lúc này ở Chân Lạp, vua Chân Lạp 1à Nặc Tôn bất lực trước tình hình khó khăn của đất nước (mà nguyên nhân quan trọng là bởi sự cướp phá của Xiêm La) nên nhường ngôi cho Nặc Vinh (1775 — 1779). Nặc Vinh là kẻ thân Xiêm La và Xiêm La đã lợi dụng ngay Nặc Vinh để can thiệp vào đất Gia Định. Nhưng lúc này ở Gia Định cuộc chiến giữa Tây Sơn và quân chúa Nguyễn đang rất quyết liệt. Đối sách của Xiêm La và Nặc Vinh là án binh chờ thời không vội giúp chúa Nguyễn dù chính chúa Nguyễn là Duệ Tôn đã cho tay chân đi cầu cứu.

Để dò la tình hình, lấy cớ thuyền buôn của Xiêm La đi Trung Quốc thường bị gió bão trôi đạt vào Hà Tiên, vua Xiêm gây áp lực bắt chúa Duệ Tôn cấp cho bọn «thương nhân Xiêm La» đầy đủ long bài để chúng được tự do đi lại duyên hải Đàng Trong.

5) Năm Đinh Dậu (1777):

Lúc này ở Bàng Trong, Thái Thượng vương (tức Nguyễn Phước Thuần) và Tân Chính Vương (tức Nguyễn Phước Dương) — những tên bạo chúa cuối cùng của họ Nguyễn bị giết chết. Cùng đường. Mạc Thiên Tứ đem gia quyến, cùng với Nguyễn Phước Xuân (tức hoàng đệ Xuân) chạy sang Xiêm La. Tất cả được vua Xiêm dung nạp để chờ thời lợi dụng.

— Năm sau (Mậu Tuất — 1778) sau khi chiếm lại được Gia Định. Nguyễn Ánh cho cai cơ Lưu Phước Trừng sang Xiêm La để «bàn việc giao hảo» và hỏi thăm tin tức Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Phước Xuân... nhưng việc không thành.

— Hai năm sau nữa (Canh Tý — 1780), Nguyễn Ánh lên ngôi vương, cho cai cơ Sâm và cai cơ Tịnh (cả hai đều chưa rõ họ) sang Xiêm La tiếp tục «bàn việc giao hảo» và hỏi thăm tin tức Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Phước Xuân... (!)

Ý đồ lợi dung Mạc Thiên Tứ và Nguyễn Phước Xuân theo mục đích riêng của mình không thành, vua Xiêm La mượn cớ có tin cho rằng Mạc Thiên Tứ và Nguyễn Phước Xuân sang Xiêm La chỉ cốt làm nội ứng cho Nguyên Ánh, nên xử tử cùng với trên 50 người khác. (Trong số những người bị xử tử có Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Thượng và Mạc Tử Duyên, cả ba đều là con trai của Mạc Thiên Tứ). Những kẻ lưu vong còn lại, vua Xiêm La đày ra vùng biên giới xa xôi(1).

6) Năm Nhâm Dần (1782):

Đại tướng của vua Xiêm là Chakkri cằm quân can thiệp vào nội bộ Chân Lạp, trước khi đem quân về nước để lật đổ Trịnh Quốc Anh (vua Xiêm La, người Hoa Kiều lai) đã mật thề «sống chết có nhau» với đại diện của Nguyễn Ánh là Nguyễn Hữu Thụy. Xiêm—Nguyễn bắt đầu cấu kết chặt chẽ kể từ đây.

Về nước, Chakkri lên ngôi vua, lập ra vương triều Rama. Dòng họ Chakkri (sử ta phiên âm là Chất Tri) còn giữ ngôi vua Xiêm La (bây giờ là Thái Lan) cho đến tận ngày nay.


(1) Năm 1780, thuyền Xiêm La từ Trung Quốc về qua Hà Tiên bị cướp. Nhân thấy vua Xiêm đang giận về việc này, bọn nịnh thần liền phao tin rằng Mạc Thiên Tứ và Nguyễn Phước Xuân sang Xiêm chỉ cốt làm nội ứng cho Nguyễn Ánh mà thôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #102 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:45:22 am »

7) Năm Quý Mão (1783):

Tháng 2 (âm lịch):

Bị thất bại thảm hại, tướng Nguyễn Ánh là Châu Văn Tiếp chạy sang cầu cửu Xiêm La. Lần này, vua Xiêm La tiếp đãi rất ân cần. Chakkri I ra lệnh gấp rút chuẩn bị lực lượng để khi thuận tiện là kéo sang nước ta.

8) Năm Giáp Thìn (1784):

Tháng 2 (âm lịch): Vua Xiêm La sai tướng là Chất-xỉ-đa đem binh thuyền sang tận Hà Tiên để rước Nguyễn Ánh. Bọn phong kiến Xiêm đã tìm thấy cơ hội bành trướng và xâm lăng nước ta ngay trong cuộc chiến tranh phản cách mạng của Nguyễn Ánh.

Tháng 3 (âm lịch): Binh thuyền Chất-xỉ-đa hộ tống Nguyễn Ánh về đến Xiêm La. Vua Xiêm La là Chakkri I ráo riết đốc thúc chuẩn bị lực lượng quân sự để nhân danh việc giúp đỡ bọn bán nước Nguyễn Ánh mà xâm lược nước ta.

Tháng 6 (âm lịch): Vua Xiêm La cử hai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương làm tổng chỉ huy quân đội Xiêm La sang cướp nước ta. Lực lượng Xiêm La có tất cả 5 vạn tên, chia làm hai đạo bộ binh và thủy binh cùng tiến.

Đạo bộ binh gồm 3 vạn tên, ngoài lính Xiêm La còn có lính mộ ở Chân Lạp. Chỉ huy bộ binh là các tướng Lục Côn, Sa Uyển, cùng một đại thần Chân Lạp thân Xiêm La là Chiêu Thùy Biện (tửc Chiêu Thùy Bèn hay Chiêu Thùy Bền).

Đạo thủy binh gồm 2 vạn, do Chiêu Tăng và Chiêu Sương trực tiếp chỉ huy.

Quân Xiêm đi đến đâu là giết chóc, cướp phá dã man đến đó. Hành động tàn bạo của chúng khiến cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn và sẵn sàng đứng về phía Tây Sơn để tiêu diệt chúng. Ngay cả Nguyễn Ánh là kẻ đã cam tâm rước chúng về cũng đã có lúc phải bày tỏ sự chán chường và thất vọng của y. Mạc thị gia phả viết: «Hai tên súc sinh Chiêu Tăng và Chiêu Sương làm việc kiêu căng, hung hãn».

Từ tháng 6 đến tháng 12 (âm lịch): Quân Xiêm — Nguyễn bị quân Tây Sơn ở Gia Định do phò mã Trương Văn Đa đánh trả quyết liệt, nên dù có số lượng áp đảo, suốt 6 tháng trường, chúng cũng chỉ chiếm được vùng đất từ sông Tiền trở về Nam mà thôi. Bấy là thời gian quân Xiêm La bộc lộ rõ nhất lòng tham vô đáy và ý đồ xâm lược nước ta.

Đêm ngày 8 rạng ngày 9 tháng 12 âm lịch): Toàn bộ quân xâm lược Xiêm La và quân bản bộ của Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh tan tành trong trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời ở Rạch Gầm — Xoài Mút (Tiền Giang). Ý đồ xâm lăng đen tối của Xiêm La bị đè bẹp. Mạc thị gia phả chép rằng: «Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giúp Thin, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp».

9) Năm Ất Tỵ (1785):

Tháng 3 (âm lịch): Một lần nữa, Xiêm La dung nạp Nguyễn Ánh và bọn tàn binh lưu vong. Vua Xiêm cho chúng ở một làng thuộc ngoại ô Bangkok

10) Năm Đinh Mùi (1787):

Lợi dụng lúc Tây Sơn đang bận đối phó ở Đàng Ngoài, Nguyễn Ánh từ Xiêm trốn về Gia Định và chiếm lại được đất này. Con của Mạc Thiên Tứ là Mạc Tử Sanh được Nguyễn Ánh cho giữ chức lưu thủ Hà Tiên. Nhưng rồi chẳng bao lâu thì Mạc Tử Sanh chết. Vua Xiêm cho đưa ngay Mạc Công Bính về «trấn giữ Hà Tiên». Mạc Công Bính là con trai Mạc Tử Hoàng. Nếu không may thì năm 1780, Mạc Công Bính cũng đã bị vua Xiêm La giết cùng với cha, ông và nhiều người khác rồi (!). Với việc cho Mạc Công Bính — người sống từ nhỏ ở Xiêm La — về, vua Xiêm La hy vọng sẽ tạo được chỗ dựa cần thiết cho mình khi cần đến. Nhưng việc này không thành vì Mạc Công Bính còn quá nhỏ, và quan trọng hơn, là chưa được Nguyễn Ánh tin dùng.

11) Năm Nhâm Tý (1792):

Sau khi Quang Trung mất, bọn cựu thần phản động nhà Lê ở Bắc Hà mưu toan liên kết với Nguyễn Ánh để đánh Tây Sơn. Lê Duy Vạn (con trai vua Lê Hiển Tông) cử một đoàn gồm bảy tên băng qua đất Ai Lao, Vạn Tượng, Chân Lạp để đến Xiêm La rồi từ Xiêm La liên lạc với Nguyễn Ánh ở Gia Định. Phái bộ bảy tên này của Lê Duy Vạn được vua Xiêm La đón tiếp nồng hậu, và ngay sau đó liền cho đủ thuyền bè cũng như lính hộ tống để đưa về Gia Định gặp Nguyễn Ánh. Mưu đồ xấu xa của bọn phản động trong và ngoài nước chưa thực hiện được thì đáng đời thay, phái bộ bày tên này bị cướp biển Chà Và bắt ngay trên đường đến Gia Định và đem bán sang tận Hạ Châu! Mãi đến năm 1793 bọn này mới được chuộc về. Chính sách đung nạp bọn phản quốc của vua Xiêm La một lần nữa bị thất bại.

12) Năm Quý Sửu (1793):

Vua Xiêm La đem 5 vạn quân sang đóng ở Nam Vang sau đó cho 500 chiến thuyền tiến thẳng đến Hà Tiên «tự nguyện» ủng hộ và làm thanh thế cho Nguyễn Ánh! Lúc nay Nguyễn Huệ vừa mất, thế lực Nguyễn Ánh đã phát triển hơn trước, khả năng lợi dụng bọn bán nước Nguyễn Ánh không còn dễ như trước, vua Xiêm La bèn ra lệnh rút lui.

13) Năm Kỷ Mùi (1799):

Tháng 12(âm lịch): Vua Xiêm La hẹn với sứ giả của Nguyễn Ánh là bọn Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phước Tường rằng Xiêm La sẽ cho quân theo đường núi băng qua lãnh thổ Vạn Tượng để phối hợp với quân Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn từ phía Tây Nghệ An đánh sang. Bọn Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phước Tường được lệnh đem theo 150 lính hộ tống, tiến sang Vạn Tượng để dọn đường cho quân Xiêm. Và giấy thông hành của tất cả bọn này đều do vua Xiêm La cấp! Một lần nữa, vua Xiêm La tìm cơ hội để can thiệp vào nội bộ nước ta nhưng rồi chiến tranh giữa Xiêm La với Miến Điện xảy ra quyết liệt, kế hoạch này không thực hiện được.

Từ sau năm 1784, mọi hành vi của Xiêm La, nhìn bề ngoài ngỡ như đều không thu được kết quả gì, nhưng thực chất, Xiêm La đã thu được những nguồn lợi không nhỏ. Nhân danh việc ủng hộ cho Nguyễn Ánh, Xiêm La nhiều lần đem quân tràn sang Chân Lạp, Ai Lao và Vạn Tượng. Cái gọi là «quyền bảo hộ» của Xiêm La từng bước được khẳng định trên lãnh thổ các nước này, nhất là với Chân Lạp. Sang đầu thế kỷ 19, ảnh hưởng của Xiêm La đối với các vương quốc này mới phai lạt dần. Lúc này, các vương quốc nói trên hầu như cũng chẳng còn gì cho quân Xiêm La cướp phá nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #103 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:48:26 am »

BIÊN NIÊN NHỮNG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ CHỦ YẾU
CỦA QUÂN TÂY SƠN Ở GIA ĐỊNH TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1785

NGUYỄN THỨ CHI

Tiểu dẫn: Mùa xuân năm 1771, cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử chiến tranh nông dân nước ta — khởi nghĩa Tây Sơn — đã bùng nổ. Lãnh tụ tối cao và kiệt xuất nhất của cuộc khởi nghĩa này là ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Chỉ trong vòng hơn một năm, toàn bộ khu vực cao nguyên An Khê (huyện An Khê — Gia Lai Kon Tum) và Tây Sơn (huyện Tây Sơn — Nghĩa Bình) đã nhanh chóng được xây dựng thành khu căn cứ vững chắc của cuộc khởi nghĩa. Hai năm sau, hầu hết phủ Quy Nhơn được giải phóng. Phạm vi thống trị của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị chia cắt thành hai vùng mà ở giữa là khu vực cai quản của Tây Sơn. Nhân đà thắng lợi, Tây Sơn tấn công không khoan nhượng vào cơ đồ thống trị của các chúa Nguyễn. Đến cuối năm 1773, vùng kiểm soát của Tây Sơn đã kéo dài từ phía Nam Quảng Ngãi đến tận Khánh Hòa.

Tháng 11 năm 1774, lợi dụng lúc quân Nguyễn bị Tây Sơn tấn công dữ dội, chúa Trịnh là Trịnh Sâm cho Hoàng Ngũ Phúc dem ba vạn quân vượt biên giới sông Gianh, đánh thẳng vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn buộc phải bỏ Phú Xuân, đem toàn hộ gia tộc và cung quyến vượt biển vào Gia Định.

Quân Trịnh ở mặt Bắc, quân Nguyễn ở một Nam, khi Tây Sơn bị tấn công từ hai phía bởi bai lực lượng khác nhau và cả hai đều rất nguy hiểm. Trước tình hình đó, bộ chỉ huy tối cao của Tây Sơn đã có một quyết định vô cùng sáng suốt, đó là tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng tiêu diệt quân Nguyễn. Từ năm 1776 đến năm 1785, quân Tây Sơn đã nhiều lần tấn công vào Gia Định, và lần nào cũng thu được những thắng lợi vang dội. Cuộc tấn công vào Gia Định cuối năm 1784, đầu năm 1785 của quân Tây Sơn có ý nghĩa và giá trị lịch sử vô cùng đặc sắc. Với võ công oanh liệt trong trận quyết chiến chiến lược Rạch Gầm — Xoài Mút, phong trào Tây Sơn chẳng những đã khẳng định bước tiến nhảy vọt của minh, mà còn mang thêm một sự chuyển biến kỳ diệu về chất: từ một phong trào đấu tranh giai cấp, Tây Sơn đã chuyển hóa một cách tự nhiên thành một phong trào dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa việc tiêu diệt thù trong với việc quét sạch giặc ngoài, làm rạng rỡ truyền thống ngoan cường của cả dân tộc.

Sau đây là phần biên niên những hoạt động quân sự chủ yếu của Tây Sơn tử năm 1776 đến năm 1785 ở Gia Định. Khái niệm Gia Định mà chúng tôi nói đến ở đây là khái niệm Gia Định mà hầu hết các tác gia đương thời vẫn dùng để chỉ toàn bộ vùng đất tương ứng với Nam Bộ ngày nay.

1) Năm Bính Thân (1776):

Quân Tây Sơn do Nguyễn Lữ chỉ huy đánh thẳng vào Gia Đinh. Quân Nguyễn do chúa Duệ Tông Nguyễn Phước Thuần cầm đầu, thấy không thể chống cự nổi liền bỏ thành Sài Gòn chạy lên Trấn Biên (Biên Hòa). Nguyễn Lữ đem quân truy đuổi ráo riết. Duệ Tôn phải chạy về Phiên Trấn (Gia Định) rồi về Long Hồ (miền Trung Nam Bộ) để rồi cuối cùng sống lén lút ở Bà Rịa.

Thắng trận. Nguyên Lữ rút quân Về Quy Nhơn. Nhân cơ hội đó, Đỗ Thành Nhơn nổi lên, lập đội quân Đông Sơn (đối nghịch với Tây Sơn) về chiếm giữ Sài Gòn. Thế lực của chúa Nguyễn lại lần lần được phục hồi ở Gia Định.

Trên cơ sở của thắng lợi mới này, tại thành Đồ Bàn (An nhơn. Nghĩa Bình) Nguyễn Nhạc lên ngôi Tây Sơn vương. Nguyễn Huệ được phong làm phụ chính, Nguyễn Lữ được phong làm thiếu phó và thành Đồ Bàn được đổi tên là thành Hoàng Đế. Đây là đại bản doanh của bộ chỉ huy Tây Sơn. Năm 1786, thành này mới được xây lại kiên cố.

2) Năm Bính Dần (1777):

Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ chỉ huy tấn công vào Gia Định lần thứ hai. Với cuộc tấn công lần thứ hai này. Tây Sơn đã thu đại thắng lợi: Thải Thượng Vương (tức Nguyễn Phước Thuần) và Tân Chính Vương (tức Nguyễn Phước Dương) — những tên bạo chúa cuối cùng của họ Nguyễn bị bắt và bị giết. Chỉ có cháu của Thái Thượng vương là Nguyễn Phước Ánh (tức Nguyễn Ánh) chạy thoát, nhưng đến đây, kể như cơ đồ thống trị của họ Nguyễn xây dựng trên hai trăm năm ở Đàng Trong đã bị lật nhào.

Sau đại thắng lợi này, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ rút quân về Quy Nhơn, giao đất Gia Định lại cho tổng đốc Chu, hổ tướng Hãn, tư khấu Oai, điều khiển Hòa, cai cơ Chấn... cai quản. (Tất cả các vị tướng lĩnh Tây Sơn này hiện chưa rõ họ).

Đại binh Tây Sơn rút rồi, Nguyễn Ánh được quân Đông Sơn giúp sức đã chiếm lại Gia Định.

3) Năm Mậu Tuất (1778):

Lúc này ở thành Hoàng Đế, Nguyễn Nhạc đã lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, Nguyễn Huệ được phong chức Long Nhương tướng quân, Nguyễn Lữ được phong chức tiết chế. Bộ máy chính quyền non trẻ của Tây Sơn được củng cố thêm một bước.

Sau khi lên ngôi, Nguyễn Nhạc cử tổng đốc Chu và hộ giá Phạm Ngạn làm tổng chỉ huy thủy quân Tây Sơn đỉ đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định. Lúc đầu vì bị phục binh Đông Sơn vây đánh quyết liệt, thủy quân Tây Sơn phải thua ở Bến Nghé rồi phải rút ra đến tận Bình Thuận (Thuận Hải ngày nay) nhưng sau đó, quân Tây Sơn phản kích mạnh mẽ, Nguyễn Ánh phải chạy trốn lên đến tận Chân Lạp.

Nhận thấy Tây Sơn có những sơ hở trong việc đánh giá vị trí chiến lược của đất Gia Định, nên năm sau (Kỷ Hợi — 1779) Nguyễn Ánh lại trở về đánh chiếm Gia Định. Chiếm được Gia Định xong, Nguyễn Ánh xưng vương, lấy Đỗ Thành Nhơn (kẻ thành lập ra quân Đông Sơn) là phụ chính thượng tướng quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #104 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:49:14 am »

4) Năm Nhâm Dần (1782):

Tháng 3 (âm lịch): Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ mang đại quân tấn công vào Gia Định lần thứ ba. Quân Tây Sơn tiến vào theo cửa Cần Giờ. Một trận ác chiến đã xảy ra tại Ngã Bảy (Cần Giờ). Quân Nguyễn Ánh bị đại bại. Trong trận này, một tướng chỉ huy thủy quân của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) tuyển mộ cho, tên là Manuel (quốc tịch Pháp, sử ta gọi là Mạn Hoè hay Mạn Hòa) bị Tây Sơn giết chết. Nguyễn Ánh và đồng bọn chạy về Ba Giồng (Tam Phụ), xuống Hậu Giang, rồi sau đó sống lẩn quất ở các hải đảo ven biển Tây Nam.

Tháng 5 (âm lịch): Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rút đại quân về, giao đất Gia Định cho Đỗ Nhàn Trập và một 30 tướng tá khác coi giữ.

Mùa thu: Một tướng cũ của Tây Sơn là Chu Văn Tiếp, phản bội Tây Sơn từ năm 1775, đem lực lượng từ Phú Yên đánh thẳng vào Gia Định. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh lại trở về đánh chiếm Gia Định.

5) Năm Quý Mão (1783):

Tháng 2 (âm lịch): Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ chỉ huy vào đành Gia Định lần thứ tư. Ngay trong trận đầu tiên, quân Chu Văn Tiếp đã tan vỡ. Tây Sơn giết được Nguyễn Phước Mân (em Nguyễn Ánh), bắt sống Dương Công Trừng, Nguyễn Huỳnh Đức và nhiều võ quan khác của chúa Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh lại chạy về Ba Giồng rồi ra hòn Đá Chồng (tức Điệp Thạch—Phú Quốc). Tại đây, một trận ác chiến nữa lại xảy ra. Quân Tây Sơn khép chặt vòng vây bốn phía. Lê Phước Điển (tướng của Nguyễn Ánh) phải đóng giả Nguyễn Ánh để thu hút lực lượng Tây Sơn. Nguyễn Ánh mới tẩu thoát được. Nhưng, nhiều tướng tá khác của Nguyên Ánh, cùng với Nguyễn Phước Điển, em Nguyễn Ánh, con trai thứ sáu của Nguyễn Phước Luân) bị bắt và bị giết.

Nguyễn Ánh chạy đến đảo Cổ Long (Kok-rong) thì bị một cánh thủy quân Tây Sơn do Trương Văn Đa chỉ huy bao vây dày đặc ba vòng. Số phận Nguyễn Ánh sắp bị kết liễu thì chẳng may trời đổ mưa, mây mù ùn ùn kéo đốn trong gang tấc nhìn chẳng thấy nhau, sóng lớn lại cuồn cuộn nổi lên, khiến quân Tây Sơn bị bất lợi, nhân đó Nguyễn Ánh mở đường máu chạy thoát. Y sống lén lút ở Phú Quốc.

Tháng 8 (âm lịch): Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ rút đại binh về, giao đất Gia Định lại cho phò mã Trương Văn Đa cùng một số võ quan khác coi giữ, Trong bước đường cùng, Nguyễn Ánh và tay chân của y tìm cách cầu cứu ngoại bang, bán rẻ Tổ quốc cho bọn xâm lược.

6) Năm Giáp Thìn (1784):

a) Nguyễn Ánh nhục nhã rước quân xâm lược Xiêm La về. Hoạt động của quân Tây Sơn ở Gia Định tử tháng 6 đến tháng 12 (âm lịch) dưới quyền điều khiển của Trương Văn Đa.

Tháng 3 (âm lịch): Được binh thuyền Xiêm La đến tận Phú Quốc đón rước, Nguyễn Ánh cùng đồ đảng sang sống lưu vong tại Xiêm La. Y đã dấn sâu hơn một bước nữa vào con đường phản dân bán nước đầy tội lỗi của mình: Nguyễn Ánh đã ngỏ lời cầu cứu Xiêm La. Vua Xiêm La là Chakkri I (sử ta gọi là Chất Tri) lập tức lợi dụng cơ hội này để xâm lược nước ta.

Cuối tháng 6 (âm lịch): Vua Xiêm La ra lệnh huy động năm vạn quân thủy bộ sang «cứu giúp Nguyễn Ánh». Quân Xiêm La chia làm hai đạo. Đạo lục quân gồm ba vạn do Lục Côn và Sa Uyển chỉ huy. Đạo thủy quân do hai cháu vua Xiêm La là Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy. Chiêu Tăng và Chiêu Sương còn là tổng chỉ huy quân đội Xiêm La sang xâm lược nước ta lần này.

Đầu tháng 7 (âm lịch): Năm vạn quân Xiêm La và khoảng từ ba đến bốn ngàn quân bản bộ của Nguyễn Ánh tiến vào Gia Định. Cuộc đọ sức không cân xứng giữa một bộ phận quân Tây Sơn ở Gia Định do phò mã Trương Văn Đa chỉ huy với quân Xiêm — Nguyễn bắt đầu.

Quân Tây Sơn đã anh dũng đánh trả quyết liệt quân Xiêm — Nguyễn, và gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề. Cuộc chiến đấu của quân đội Tây Sơn ở Gia Định từ tháng 7 đến dầu tháng 12 (âm lịch) đã thu được những thắng lợi hết sức có ý nghĩa.

Trước hết là về phương diện quân sự. Quân Tây Sơn đã ngăn cản được cuộc tấn công ồ ạt của quân Xiêm — Nguyễn. Mãi đến 6 tháng sau, chúng cũng chỉ mới chiếm được vùng đất từ sông Tiền trở về Nam mà thôi. Giặc chẳng những bị buộc phải tiến rất chậm mà còn phải trả một giá rất đắt cho mỗi bước tiến chậm chạp đó của chúng. Ví dụ: trong trận Mân Thít (11-84), viên tướng cầm đầu quân bản bộ của Nguyễn Ánh là Bình Tây đại đô đốc Châu Văn Tiếp bị giết chết. Cái chết của tên phản bội này đã gây cho giặc nhiều hoang mang, lo sợ. Cũng trong trận Mân Thít, một tên tướng Xiêm là Chất-xỉ-đa bị trọng thương. Đến trận Ba Lai và trận Trà Tân (12-84), một tướng khác của Nguyễn Ánh là chương cơ Đặng Văn Lượng bị giết chết…

Cùng về mặt quân sự, sau sáu tháng chiến đấu ngoan cường, quân Tây Sơn đã thu được những bài học kinh nghiệm vô giá trong việc tổ chức đánh trả quân Xiêm — Nguyễn. Chính những bài học kinh nghiệm này sẽ góp phần tạo tiền đề vật chất cho thắng lợi của Tây Sơn trong trận đánh quyết định số phận quân Xiêm—Nguyễn vào đầu tháng 12-1784.

Mặt khác, việc Tây Sơn giữ vững vùng đất từ bờ Bắc sông Tiền trở ra, tiếp nối liên hoàn với lãnh thổ rộng lớn của Tây Sơn, đã khiến cho thế và lực của Tây Sơn không hề bị suy giảm.

Về phương diện chính trị: Quân Xiêm La đi đến đâu là cướp hóc và tàn phá dã man đến đó, khiến cho nhân dân vô cùng căm phẫn. Bản chất cướp nước xấu xa của chúng bị phơi bày hoàn toàn.

Nguyễn Ánh chỉ mượn tay giặc để trả ân trả oán. Bộ mặt thật phân dân bán nước của y cũng bị bóc trần trước mắt nhân dân. Nhân dân coi lũ cướp nước và bọn bán nước là kẻ thù chung, nên họ sẵn sàng đứng về phía Tây Sơn để tiêu diệt kẻ thù. Nhận thức chính trị đúng đắn này trở thành sức mạnh vật chất ngày càng lớn, hỗ trợ đắc lực cho quân đội Tây Sơn.

Sáu tháng bị cầm chân cũng là sáu tháng nội bộ kẻ thù bộc lộ những mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Giặc nghi ngờ nhau nhưng vẫn cứ phải dựa dẫm vào nhau. Đó là một sự liên minh giả dối. Chỗ yếu chí mạng này của giặc được Tây Sơn triệt để khai thác.

Vừa tích cực và chủ động tìm biện pháp đánh trả, phò mã Trương Văn Đa vừa cho đô đốc Đặng Văn Trấn về Qui Nhơn để cấp báo cho hộ chỉ huy Tây Sơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #105 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:49:39 am »

b) Nguyễn Huệ đem đại binh vào Gia Định đề chuẩn bị tiêu diệt quân Xiêm—Nguyễn, tháng 11 (âm lịch)

Được tin cấp báo của quân Tây Sơn ở Gia Định, Nguyễn Huệ (lúc này mới 32 tuổi) bèn đem đại binh vào tiêu diệt quân Xiêm — Nguyễn. Đại bản doanh của Nguyễn Huệ đóng tại Mỹ Tho (tả ngạn sông Bảo Định). Nguyễn Huệ đến đây vào khoảng cuối tháng 11 âm lịch (tức vào khoảng đầu tháng 1-1785).

Lực lượng Tây Sơn (kể cả quân của Trương Văn Đa) ước chừng hai vạn người.

Kế hoạch tổng quát của Nguyễn Huệ là: bổ trí một trận đồ mai phục kết hợp với bao vây tiêu diệt, chủ yếu bằng thủy binh, lại khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút.

Thời gian chuẩn bị chiến trường cũng là thời gian Nguyễn Huệ triệt để khai thác những chỗ yếu chí mạng của quân Xiêm—Nguyễn:

● Đánh vài trận thăm dò, vờ thua rồi đột ngột viết thư xin giảng hòa! Thư giảng hòa ấy gởi kèm với lễ vật rất hậu cho chủ tướng giặc là Chiêu Tăng và Chiêu Sương. Một tù binh người Chân Lạp được chọn làm sứ giả cho Nguyễn Huệ. Thư ấy có đoạn: «Tân triều và cựu triều nước tôi tranh nhau lãnh thổ và nhân dân, không thể cùng đứng với nhau được, Nước tôi cùng nước Xiêm cách trở xa xôi, trâu và ngựa không đánh hơi nhau được, chẳng hay vương tử đến chốn này làm gì? Chi bằng hai nước ta hòa hiếu với nhau. Sau khi xong việc, nước tôi sẽ y lệ tiến cống. Như thế có phải là được lợi lâu dài không? Vậy, việc cựu chúa nước tôi để mặc chúng tôi lo liệu, xin vương tử đừng giúp đỡ» (nguyên văn xem trong Mạc thị gia phả). Những lời lẽ khôn khéo như trên đã thực sự góp phần phân hóa nội bộ kẻ thù. Mâu thuẫn giữa tướng Xiêm I.a và Nguyễn Ánh bộc lộ ngày càng sâu sắc. Chúng liên minh tạm bợ, giả dối và đầy nghi kỵ lẫn nhau. Chiêu Tăng rốt cuộc phải thanh minh với Nguyễn Ánh rằng: «Tôi phụng mệnh vua nước tôi đem quân vượt biển sang giúp quốc vương, nay chưa phân thắng bại mà tôi tham của cải thì có khác chi là loài thú cắn lại chủ nhà. Nếu vì lợi mà phải thất trận, làm nhục quốc thể thì tôi trốn sao khỏi tội trời diệt, xin quốc vương chớ nghi ngờ» (Nguyên văn xin xem trong Mạc thị gia phả).

● Ngày ngày Tây Sơn mời quân Xiêm sang thăm căn cứ Mỹ Tho (!), giả cho giặc hay như mình không hề phòng bị gì, mà chỉ chờ mong việc giảng hòa. Đã thế, Nguyễn Huệ còn tặng quà cho bọn sang thăm này. Quân Xiêm La hý hửng tưởng sẽ tương kế tựu kế: sang Mỹ Tho để vừa vơ vét của cải vừa do thám tình hình.

c) Trận Rạch Gầm — Xoài Mút, mồng 9 tháng 12 năm Giáp Thìn (tức 19-1-1785).

— Khi công việc chuẩn hị đã hoàn tất, nghĩa là khi mà những chỗ yếu căn bản nhất, những chỗ yếu không cách gì khắc phục nổi của kẻ thù đã bộc lộ đến tột đỉnh, Nguyễn Huệ cho quân mai phục ở Rạch Gầm, Xoài Mút (hai chi lưu của Tiền Giang), ở hai bên bờ sông Tiền (từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, dài chừng 6 — 7 km) và ở đầu cù lao Thời Sơn (án ngữ sòng Tiền ở gần cửa Xoài Mút). Ngoài ra, ở chốt tiền tiêu là rạch Rau Răm (phía trên Rạch Gầm) và ở khu đại bản doanh Mỹ Tho vẫn có một lực lượng làm nhiệm vụ nghi binh để thu hút quân giặc.

— Nhìn tổng quát cách bố trí trận địa, thì đây là trận phục binh kết hợp với bao vây tiêu diệt mà lực lượng chủ yếu là thủy binh, phối hợp chặt chẽ với bộ binh và pháo bính.

— Canh năm đêm mồng 8 rạng ngày mồng 9 tháng chạp năm Giáp Thìn (đêm 18 rạng 19 tháng 1 năm 1785), quân Xiêm — Nguyễn chủ động mở cuộc tấn công vào đại bản doanh Tây Sơn ở Mỹ Tho, nhưng chưa kịp đến được ở Mỹ Tho thì đã rơi vào ổ mai phục. Ngay từ phút đầu, hỏa lực Tây Sơn đã áp đảo kẻ thù, dồn chúng vào thế bị động để rồi thất bại thảm hại.

— Quân giặc thất bại nhanh chóng:

● Chiêu Tăng buộc phải bỏ thuyền chạy bộ mới thoát thân.

● Nguyễn Ánh nhờ chuẩn bị chu đáo đường chạy trốn trước nên cũng tẩu thoát.

● Về nước, 5 vạn quân xâm lược Xiêm La chỉ còn lại hơn một vạn. Nhưng tác động lâu dài và nguy hiểm hơn là «Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp» (lời của Mạc thị gia phả).

● Quân bản bộ của Nguyễn Ánh tham chiến có khoảng từ 3 đến bốn ngàn. Sau thất bại Rạch Gầm — Xoài Mút, chúng chỉ còn lại 800 tên, sang sống lưu vong nhục nhã ở Xiêm La. Chúng phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống như đi khẩn hoang, cày ruộng, đi đánh thuê cho Xiêm La (trong chiến tranh Xiêm — Miến)… Thậm chí, có lúc chúng đã phải đi ăn cướp! (Có lần, Nguyễn Văn Thành đi cướp bị đánh trọng thương!).

7) Năm Ất Tỵ (1785):

Sau chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, Nguyễn Huệ rút đại binh về Quy Nhơn để rồi sau đó ồ ạt tấn công ra Bắc, xóa bỏ tập đoàn phong kiến cát cứ phản động Lê — Trịnh thống trị ở Đàng Ngoài.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #106 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:51:38 am »

CUỘC GẶP GỠ CỦA CHÚNG TA — THÀNH CÔNG MỚI, SUY NGHĨ MỚI

Báo cáo tổng luận của Ban Tổ chức Hội nghị
do hai đồng chí
                                                                                              
NGUYỄN PHAN QUANG và NGUYỄN KHẮC THUẦN
chấp bút soạn thảo và trình bày

Hưởng ứng hội nghị khoa học kỷ niệm 200 năm chiến thắng lịch sử Rạch Gầm — Xoài Mút do tỉnh ủy Tiền Giang chủ trì, phối hợp với khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp T.P Hồ Chí Minh, nhiều giáo sư, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu trong cả nước đã gửi báo cáo khoa học về cho Ban Tổ chức rất sớm. Chúng ta đã lần lượt được nghe tất cả các báo cáo đó. Xin cho phép chúng tôi được kính gửi đến các đồng chí giáo sư, cán bộ ở Viện Sử học Việt Nam, các Trường Đại học Tổng hợp và Sư phạm Hà Nội, Viện khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, các trường Đại học Tổng hợp và Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu lịch sử quân sự, Nha khí tượng thủy văn, các nhà nghiên cứu lịch sử của Tiền Giang cùng tất cả các tác giả có báo cáo đóng góp cho hội nghị, lời cám ơn chân thành nhất.

Hơn 20 báo cáo không phải là nhiều đối với một hội nghị khoa học. Nhưng điều đáng quý là nội dung các báo cáo thật phong phú và đa dạng, thể hiện nhiệt tình của giới nghiên cứu hướng về ngày kỷ niệm 200 năm chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, một trong những chiến thắng chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc ta, diễn ra trên quê hương Tiền Giang.

Điều càng đáng quý hơn là những tìm tòi, suy nghĩ của các nhà nghiên cứu trong cả nước đều quy tụ về những nội dung rất cơ bản, về những vấn đề cần được làm sáng tỏ thêm của chiến thắng lịch sử này, cũng phù hợp với mong muốn của các đồng chí lãnh đạo tỉnh ủy Tiền Giang khi chỉ đạo việc chuẩn bị cho hội nghị.

Theo mong muốn của tỉnh ủy thì một hội nghị khoa học chỉ có kết quả thực sự khi các báo cáo đem đến cho mỗi chúng ta những cái mới, bao gồm những phát hiện mới về tư liệu, những lập luận mới có sức thuyết phục, những nhận thức sâu sắc hơn về chiến thắng lịch sử Rạch Gầm — Xoài Mút. Mặt khác, trong một hội nghị khoa học bao giờ cũng có hàng loạt vấn đề được đặt ra. Tại Hội nghị này, có những vấn đề đã được chúng ta giải quyết thỏa đáng hơn, có những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu thêm, đồng thời lại nảy sinh ngay tại Hội nghị những vấn đề mới đòi hỏi chúng ta phải có thêm thời gian và công sức để tiếp cận hơn nữa với chân lý lịch sử.

*
*   *

Điều chúng ta quan tâm trước hết là vấn đề xác định phương hướng nghiên cứu hiện nay về trận Rạch Gầm — Xoài Mút.

Một trong những phương hướng quan trọng là việc tiếp tục hoàn thiện khâu tài liệu thư tịch. Về mặt này, hội nghị chúng ta đã có những cố gắng mới, một số báo cáo đã vận dụng thêm những tư liệu thư tịch trước đây chưa được chú ý. Ba bản «biên niên» của các đồng chí Nguyễn Thứ Chi, Hồ Ly Phương và Phạm Nguyễn về những hoạt động của quân Tây Sơn ở Gia Định, về hành động bán nước có hệ thống của Nguyễn Ánh và về hành vi can thiệp, xâm lược nước ta của phong kiến Xiêm ở thế kỷ XVIII cho thấy còn có rất nhiều vấn đề. Rất nhiều sự kiện cụ thể cần được đi sâu khai thác. Báo cáo của đồng chí Trương Ngọc Tường cho thấy khả năng và triển vọng khai thác nguồn tài liệu thư tịch, nhất là thư tịch địa phương. Hướng khai thác trước hết vẫn là nguồn tài liệu thư tịch trong nước, nhưng rõ ràng không thể chỉ dừng lại ở nguồn thư tịch này.

Một nguồn tài liệu không thể thiếu được đối với một trận đánh như trận Rạch Gầm — Xoài Mút là tài liệu khảo sát tại thực địa. Có thể nói không sợ quá đáng rằng cho đến trước hội nghị nảy, tư liệu thực địa tuy đã có nhưng còn nghèo nàn. Kinh nghiệm cho thấy nguồn tư liệu thực địa bao giờ cũng rất phong phú, nhưng việc khai thác thì không đơn giản, càng không thể tiến hành nhanh gọn trong một thời gian định trước. Có những sự kiện lịch sử quan trọng đã được nhiều thế hệ khảo sát trên thực địa, tưởng chừng không còn gì để khai thác nữa, nhưng rồi cứ mỗi lần trở về với thực địa lại vẫn phát hiện được những tư liệu thật lý thú, có khi thật bất ngờ. Kết quả khảo sát thực địa về trận Ngọc Hồi — Đống Đa trong khoảng 20 năm trở lại đây hoặc về tư liệu Tây Sơn tại quê hương Nghĩa Bình trong 10 năm qua là những dẫn chứng về kinh nghiệm này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #107 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:55:49 am »

Trong Hội nghị lần này, tư liệu thực địa về trận Rạch Gầm — Xoài Mút coi như đang ở giai đoạn đầu. Bản báo cáo dài của cụ Trác Quan Đồ là một cố gắng thật đáng khích lệ. Báo cáo «Một số kết quả khảo sát mới tại Tiền Giang về trận Rạch Gầm — Xoài Mút» của đồng chí Tôn Thị Điệp, phản ánh những cố gắng bước đầu của cán bộ và sinh viên khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định một phương hướng nghiên cứu đúng đắn cần được đẩy mạnh hơn trong thời gian tới. Việc các đồng chí khảo sát sự biến đổi địa hình của cù lao Thới Sơn trong khoảng 200 năm nay là cần thiết để hình dung chính xác hơn chiến trường Rạch Gầm — Xoài Mút. Hàng loạt câu chuyện lưu truyền trong dân gian được các đồng chí sơ bộ thu thập cho thấy trận Rạch Gầm — Xoài Mút theo hiểu biết của nhân dân phong phú hơn nhiều so với tài liệu thư tịch. Chắc chắn còn rất nhiều truyền thuyết, nhiều chi tiết lịch sử còn nằm sâu trong ký ức nhân dân, chờ đợi sự khai thác của chúng ta. Truyền thuyết đương nhiên có hư cấu, nhưng trách nhiệm của chúng ta là phải phát hiện cho được cái lõi hiện thực chứa đựng trong mỗi truyền thuyết.

Việc tiếp tục hoàn thiện các nguồn tư liệu thư tịch và thực địa cần được tiến hành song song với việc phê phán những luận điểm phản động, xuyên tạc về trận Rạch Gầm — Xoài Mút. Các báo cáo của giáo sư Phan Đại Doãn, của đồng chí Trần Thu Lương tỏ ra nhạy bén về mặt này Các tác giả một mặt phê phán lối đề cao một cách xuyên tạc chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, coi chiến thắng 5 vạn quân Xiêm «dễ như xua gà», mặt khác vạch trần ý đồ hạ thấp tầm vóc của chiến thắng, coi đó chẳng qua chỉ là nhờ mưu kế của một viên hàng tướng, hòng xí xóa tội bán nước của Nguyễn Ánh, coi việc Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà «cũng là theo lẽ tự nhiên» (!).

Chúng tôi nghĩ rằng đây là một phương hướng ta không nên coi nhẹ, vì trong 20 năm tạm chiếm, lũ bồi bút của đế quốc Mỹ và tay sai không thiếu thời gian để làm công việc xuyên tạc lịch sử dân tộc có hệ thống, xuyên tạc lịch sử từng địa phương theo kiểu tâm lý chiến, tiêm vào tâm hồn thanh thiếu niên những nọc độc của chủ nghĩa thực dân mới thông qua từng bài học lịch sử, địa lý, văn học... với nội dung đã bị bóp méo theo quan điểm của chúng. Hãy trả lại cho lịch sử những nội dung chân xác, trả lại cho thế hệ trẻ những hiểu biết đúng đắn về phong, trào Tây Sơn, về trận Rạch Gầm — Xoài Mút nói riêng.

Một điều đáng phấn khởi trong hội nghị lần này là không riêng giới sử học quan tâm đến chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút mà đã bắt đầu có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác. Báo cáo của các đồng chí Phan Huy Thiệp, Nguyễn Viết Tá, Nguyễn Anh Dũng đã vận dụng tri thức quân sự làm sáng tỏ vấn đề thời cơ và những nguyên nhân cơ bản tạo nên chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút; và cũng từ chiến thắng này mà Nguyễn Huệ đã rút được những kinh nghiệm cho thắng lợi của trận Ngọc Hồi — Đống Đa mấy năm sau đó.

Trận Rạch Gầm — Xoài Mút là một trận đánh mà cả hai phía ta và địch đều lợi dụng yếu tố thủy triều. Trước đây rải rác đã có một số bài viết về vấn đề thủy triều trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút. Lần này đồng chí Nguyễn Ngọc Thụy lại đem đến với hội nghị những hiểu biết mới và có cơ sở khoa học hơn, dựa trên những kết quả nghiên cứu quy luật thủy triều tại khu vực Rạch Gầm — Xoài Mút bằng máy tính điện tử, đối chiếu với những số liệu thiên văn ứng với giờ quốc tế, với sự giúp đỡ của hai nhà khoa học Liên Xô.

Hai báo cáo về văn học thời Tây Sơn của giáo sư Nguyễn Lộc và phó tiến sĩ Mai Quốc Liên một lần nữa khẳng định tỉnh thần lạc quan và khí thế xây dựng đất nước của nhân dân ta ở thời Tây Sơn. Có được tinh thần đó, khí thế đó là nhờ có những chiến thắng ngoại xâm oanh liệt Ngọc Hồi — Đống Đa, Rạch Gầm — Xoài Mút. Và những xúc cảm trong thơ viết về Đống Đa — Ngọc Hồi, như cách hiểu của các tác giả, đã được bắt nguồn từ chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, «chiến thắng này báo hiệu chiến thắng kia, nói cái này cũng là nói cái kia». Qua báo cáo, các tác giả đã gián tiếp gợi ý cho chúng ta nhiệm vụ khai thác thơ văn về trận Rạch Gầm — Xoài Mút, nhất là mảng văn học dân gian, chắc chắn còn tiềm tàng trên miền đất Nam bộ này. Ngay như về trận Đống Đa — Ngọc Hồi, giới văn học đã nghiên cứu hàng thế kỷ nay, mà mãi gần đây vẫn phát hiện thêm bài «Văn tế» lính nhà Thanh chết trận của Võ Huy Tấn, một tư liệu có giá trị cả về văn học và lịch sử.

Nhân hội nghị này, đồng chí Hoài Anh đã góp tiếng nói của ngành nghệ, thuật qua báo cáo «Chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút trên sân khấu cách mạng», phân tích ưu, khuyết điểm của vở cải lương «Tiếng sóng Rạch Gầm», của tác giả Ngọc Linh với mong muốn giới nghệ thuật tiếp tục khai thác đề tài Rạch Gầm — Xoài Mút bằng những sáng tạo mới có quy mô lớn hơn, có chiều sâu về tư tưởng và tình cảm xứng đáng với tầm vóc của chiến thắng.

Trận Rạch Gầm — Xoài Mút là một trong những cống hiến nổi bật trong toàn bộ sự nghiệp của phong trào Tây Sơn. Báo cáo của đồng chí Đinh Văn Kính lưu ý chúng ta về vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam ở thế kỷ XVIII, vai trò vươn lên làm chủ vận mệnh dân tộc khi có ngoại xâm. Nhìn ở góc độ triết học, hiện tượng này có vẻ như là một nghịch lý của lịch sử nhưng lại là một lô-gíc của thời đại Tây Sơn, mà chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút là một dẫn chứng hùng hồn.

Hội nghị chúng ta lần này còn vắng mặt ngành khảo cổ học và ngành dân tộc học. Chúng ta hy vọng trong thời gian tới, những hiện vật lịch sử liên quan đến trận Rạch Gầm — Xoài Mút, những kết quả nghiên cứu về sự tham gia, đóng góp của nhân dân các dân tộc trên địa bàn Nam Bộ đối với chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút và với phong trào Tây Sơn nói chung sẽ được các nhà khảo cổ học và dân tộc học quan tâm hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #108 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:56:33 am »

*
*   *

Xung quanh diễn tiến lịch sử của trận Rạch Gầm — Xoài Mút, các báo cáo đã tập trung vào những điểm chính sau đây:

1) Về tham vọng bành trướng, xâm lược của phong kiến Xiêm ở thế kỷ XVIII đối với nước ta, các báo cáo của các đồng chí Phan Huy Lê, Nguyễn Danh Phiệt, Đỗ Văn Nhung, đã đề cập có hệ thống với những tư liệu cụ thể. Theo các tác giả, cần đặt chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút trong bối cảnh vùng Đông Nam Á ở thế kỷ XVIII thì mới thấy hết tính chất phức tạp của tình hình, trong đó nổi rõ chủ nghĩa bành trưởng «Đại Thái», và cũng từ đó mới thấy hết ý nghĩa to lớn của chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút.

Về cuộc xâm lược của phong kiến Xiêm năm 1784, các đồng chí Đỗ Hữu Nghiêm, Nguyễn Anh Dũng đã cố gắng tìm hiểu con đường tiến quân, các trận đánh, các vị trí chiếm đóng của bộ binh giặc khi kéo vào nước ta cũng như sự phối hợp của hai đạo quân thủy, bộ của giặc, giúp chúng ta hình dung cụ thể hơn những diễn biến tử khi giặc vừa kéo vào nước ta cho đến khi chúng tập trung lại ở bờ sông Tiền. Và cả hai tác giả đều xác nhận rằng quân giặc (Xiêm — Nguyễn Ánh) cuối cùng đã bố trí lực lượng suốt từ Trà Lọt đến Trà Tân để chuẩn bị cho việc đánh chiếm Mỹ Tho, tiến về Gia Định.

Về số lượng quản Xiêm kéo sang xâm lược, các báo cáo đều căn cứ theo con số ghi trong Mạc thị gia phả là 5 vạn quân (chưa kể quân bản bộ của Nguyễn Ánh), trong đó có 3 vạn quân bộ và 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền. Cũng có tác giả dẫn thêm một tài liệu khác chép là 4 vạn, càng khẳng định thêm con số 5 vạn ghi trong Mạc thị gia phả là hoàn toàn có cơ sở, không phải như chính sử triều Nguyễn chỉ ghi có 2 vạn quân thủy và không hề nhắc đến mấy vạn quân bộ của giặc.

Về số quân Xiêm thực sự bỏ mạng trên đất nước ta trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút cũng đã được tìm hiểu thêm. Theo sử cũ, có tài liệu chép giặc, chỉ còn vài ngàn chạy thoát về nước, có tài liệu lại chép chúng còn những 1 vạn. Nhân đây, chúng tôi xin phép được cung cấp thêm một chi tiết trong cuốn Nguyễn triều long hưng sự tích của Trần Văn Tuân viết năm Gia Long thứ 18: «Quân Xiêm tràn đi khắp ngả cướp bóc và ngược hiếp đàn bà con gái. Thấy vậy, Huệ buộc phải tiến đánh Tiêm quân, đuổi đến tận Trấn Định và giết gần hết». Vậy thì giáo sư Văn Tân hoàn toàn có cơ sở khi cho rằng: «Trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã tiêu diệt đến 5 vạn hoặc gần 5 vạn quân địch», nghĩa là số quân giặc thoát được về nước khó có thể là một vạn tên.

2) Về hoạt động cửa Tây Sơn trước và sau khi Nguyễn Huệ có mặt ở Mỹ Tho:

— Một vấn đề khá quan trọng được hội nghị quan tâm là vai trò và tác dụng của lực lượng Tây Sơn ở Gia Định do phò mã Trương Văn Đa chỉ huy, trước khi Nguyễn Huệ mang đại quân vào. Có đồng chí cho rằng sau bốn tháng kéo vào nước ta, lực lượng quân xâm lược Xiêm «hầu như còn toàn vẹn» và lực lượng của Nguyễn Ánh thì «được hồi phục và tăng cường thêm». Lại có ý kiến khác cho rằng trước khi Nguyễn Huệ vào, lực lượng của tướng Trương Văn Đa tuy không nhiều nhưng đã dựa được vào lòng dân căm thù giặc cướp nước và bán nước, nên đã thực hiện được nhiệm vụ kìm chân giặc trong ba tháng ở phía tây Nam Bộ, đổi phó có hiệu quả với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của giặc, từ đó tạo ra được sự chuyển biến căn bản của thế chiến lược theo chiều hướng bất lợi cho giặc, có lợi cho ta, dẫn đến sự xuất hiện thời cơ chiến lược. Để củng cố thêm luận điểm này, chúng ta cần tìm hiểu sâu thêm về những hoạt động của Tây Sơn ở Gia Định trong những tháng cuối năm 1784. Hướng khảo sát thực địa về vấn đề này tại các tỉnh tây Nam Bộ có khả năng cung cấp những thông tin chúng ta còn thiếu.

— Về thời điểm Nguyên Huệ từ Quy Nhơn đến Mỹ Tho đồng chí Đỗ Hữu Nghiêm dựa theo sử cũ chép Nguyễn Huệ đến Mỹ Tho khoảng tháng Chạp năm Giáp Thìn, nhưng đồng chí cũng băn khoăn là «có lẽ sớm hơn nữa». Giáo sư Văn Tân thì khẳng định hơn cho rằng Nguyễn Huệ phải đến Sài Gòn muộn nhất là những ngày cuối tháng 11 âm lịch, vì theo giáo sư, Nguyễn Huệ phải có mặt trước trận đánh trên 10 ngày để giải quyết ít nhất là 7 loại công việc trước khi vào trận. Đó là những suy đoán rất có cơ sở cần được tiếp tục tìm hiểu thêm.

— Một vấn đề cho đến nay vẫn chưa đủ căn cứ để giải đáp Ịà số quân Tây Sơn đi theo Nguyễn Huệ vào Gia Định là bao nhiêu? Và số quân thực sự tham gia trận Rạch Gầm — Xoài Mít là bao nhiêu? Các đồng chí Huỳnh Lứa và Đỗ Hữu Nghiêm đều cho rằng có thể số quân Nguyễn Huệ đem theo vào Gia Định không quá vài vạn, nhưng khi mở đầu trận Rạch Gầm — Xoài Mút thì con số đó «phải xấp xỉ quân địch», nghĩa là không thể ít hơn 5 vạn, như con số ghi trong Mạc thị gia phả. Số quân tăng thêm này, theo các tác giả, đã được bổ sung ngay trên đất Gia Định, hoặc trên đường hành quân vào Gia Định. Trái lại, theo quan điểm của cụ Trác Quan Đồ, số quân Tây Sơn trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút không nhất thiết phải tương đương quân giặc thì mới thắng được giặc, vì trận Rạch Gầm — Xoài Mút là một trận phục binh, mà bí quyết của phục binh là phải tạo được thế chủ động, bất ngờ với một lực lượng ít hơn địch, thậm chí có thể ít hơn rất nhiều.

— Một vấn đề cũng đã từng được nhiều người quan tâm là thời điểm cụ thể của trận Rạch Gầm — Xoài Mút. Ý kiến của giáo sư Văn Tân cũng như các đồng chí phó tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thụy, Đỗ Hữu Nghiêm cho rằng trận đánh đã diễn ra trong đêm 9 rạng ngày 10 tháng Chạp năm Giáp Thìn (tức đêm 19 rạng ngày 20-1-1785). Nhưng vì trận đánh bắt đầu từ canh 5 của đêm mồng 9, cho nên theo giáo sư Văn Tân, ta lấy ngày 10 tháng 12 âm lịch hoặc ngày 20-1 dương lịch làm ngày kỷ niệm là phù hợp với thực tế lịch sử. Đề cập vấn đề này, giáo sư Phan Huy Lê, trong một chú thích của háo cáo, cho rằng: thời điểm chép trong Mạc thị gia phả và trong Bức thư Nguyễn Ánh gửi Liot không có mâu thuẫn mà chì do quan niệm khác nhau, về cách tính thời gian. Và theo giáo sư, có thể xác định trận Rạch Gầm — Xoài Mút bắt đầu lúc rạng sáng ngày 9 và thuộc phạm vi ngày 9 tháng 12 năm Giáp Thìn, tức ngày 19-1-1785.

Chúng tôi nghĩ rằng với hội nghị lần này, vấn đề thời điểm diễn ra trận Rạch Gầm — Xoài Mút có thể coi như nhất trí, ít nhất là về cách hiểu những thông tin trong thư lịch cũ, trên cơ sở đó, chúng ta sẽ chọn ngày kỷ niệm chiến thắng lịch sử Rạch Gầm — Xoài Mút một cách thỏa đáng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #109 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:56:56 am »

3) Về không gian của trận Rạch Gầm — Xoài Mút, hội nghị lần này của chúng ta đã có thêm nhiều thông tin mới.

a) Về vị trí đại bản doanh của Tây Sơn ở Mỹ Tho, những kết quả khảo sát thực địa của khoa Sử, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng vị trí của bản doanh Tây Sơn nằm phía tả ngạn sông Bảo Định, cụ thể là ở khu vực đồn Mỹ Tho năm 1792, chứ không phải ở phía hữu ngạn, là một ý kiến rất đáng được tham khảo.

b) Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy từ Gia Định đến Mỹ Tho bằng con đường nào? Vấn đề này trước đây chưa được ai đề cập, vì gần như nhiều người đều nghĩ rằng đạo thủy quân của Nguyễn Huệ phải tiến vào Mỹ Tho bằng cửa sông Tiền. Nhưng cụ Trác Quan Đồ có ý kiến khác. Theo cụ, đạo thủy quân của Nguyễn Huệ đã «băng qua bể Tháp Mười» rồi lần theo các kênh rạch chằng chịt mà tiến về Mỹ Tho. Theo chúng tôi, ý kiến này rất đáng lưu ý. Nếu không phải toàn bộ đại quân, thì rất có thể một bộ phận quan trọng của thủy quân Nguyễn Huệ đã biết tận dụng con đường bể Tháp Mười để tiến về Mỹ Tho. Đương nhiên giả thiết này cần có thêm tư liệu chứng minh. Nếu có đủ cơ sở để khẳng định ý kiến của cụ Trác Quan Đồ thì sẽ gợi mở thêm cho chúng ta trong việc tìm hiểu một số vấn đề khác, như về số quân Nguyễn Huệ đưa vào trận Rạch Gầm — Xoài Mút, về sự tham gia của nhân dân, nhất là trên địa bàn Tiền Giang, về kế hoạch bố trí trận mai phục của Tây Sơn trong khu vực giữa sông Tiền và Đồng Tháp Mười v.v...

c) Quân Xiêm — Nguyễn Ánh đóng chủ yếu ở vị trí nào trên bờ sông Tiền? Vấn đề này liên quan đến việc xác định một loạt địa danh, trước hết là các địa danh Trà Tân, Trà Lọt, Trà Luật. Các báo cáo của giáo sư Văn Tân, giáo sư Phan Huy Lê tuy đều nhất trí rằng quân Xiêm — Nguyễn Ánh có thể đã đóng quân bộ và quân thủy từ Trà Lọt đến Trà Tân (cả trên bộ, cả ven bờ sông, cả trên các cù lao), nhưng địa điểm chủ yếu của chúng, theo các tác giả, không phải ở Trà Lọt mà là ở Trà Tân. Bản báo cáo của giáo sư Nguyễn Phan Quang và đồng chí Dương Văn Huề khẳng định thêm rằng địa danh Trà Luật được chép rải rác trong sử cũ chính là Trà Tân chứ không phải Trà Lọt.

d) Đoàn khảo sát của khoa sử, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đối chiếu với tài liệu thư tịch cho biết: rạch Rau Răm vừa thông lưu với rạch Trà Tân ở phía trên, vừa thông lưu với Rạch Gầm ở mạn dưới. Kết hợp với một số căn cứ khác, đoàn đã kết luận rằng rạch Rau Răm có thể đã được quân Tây Sơn chọn làm chốt tiền tiêu quan trọng nhất. Cũng qua tư liệu thực địa, đoàn đoán định rằng thủy quân Tây Sơn đã mai phục, ém quân trong các nhánh rạch giao lưu giữa Rạch Gầm và rạch Rau Răm cũng như giữa Rạch Gầm và Xoài Mút. Ký ức của nhân dân về cây da cổ thụ ở đầu vàm Rạch Gầm (nơi phát tín hiệu tác chiến ?), về «Chòi Mong» ở xã Bình Đức (nút liên lạc giữa rạch Rau Răm, Rạch Gầm với đại bản doanh ở Mỹ Tho ?), về cách nghi binh của Tây Sơn bằng vỏ dừa khô vẽ hình mặt người thả trên sông v.v... là những cơ sở đầu tiên của các giả thiết trên.

Theo cụ Trảc Quan Đồ thì Rạch Gầm chỉ 1à nơi dụ địch, còn chiến trường chính phải là ở Xoài Mút. Đây là một đoán định mới của tác giả, và về thực chất cũng không tương phản với ý kiến chung hiện nay cho rằng địa bàn được lựa chọn để tổ chức trận phục kích là đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút. Có lẽ cụ Trác Quan Đồ chỉ muốn lưu ý rằng trận chiến đấu chắc hẳn đã diễn ra ác liệt nhất ở khu vực gần Xoài Mút hơn là gần Rạch Gầm.

4) Nguồn tư liệu về sự tham gia đóng góp của nhân dân Nam Bộ và Tiền Giang nói riêng vào trận Rạch Gầm — Xoài Mút cho đến nay vẫn còn rất hạn chế. Một số báo cáo đã cung cấp những kết quả bước đầu về mặt này. Chúng ta cần có thêm thời gian và công sức để khai thác mảng tư liệu này, và chắc chắn là có nhiều triển vọng, vì theo giáo sư Phan Huy Lê, qua 5 lần vào đánh Gia Định, hẳn rằng nhân dân ở đây đã tham gia ủng hộ nghĩa quân, nhất là khí Nguyễn Ánh đem quân Xiêm về giày xéo đất nước thì tội ác của chúng càng làm cho nhân dân Gia Định căm phẫn, thúc đẩy họ phải chống lại giặc. Thậm chí chân tướng bán nước của Nguyễn Ánh một khi đã phơi trần thì ngay trong hàng ngũ quan tướng của Nguyễn Ánh cũng có những phản ứng mạnh, mà trường hợp Lê Xuân Giác là một dẫn chứng. Hẳn rằng phải có sự ủng hộ của nhân dân Nam Bộ hướng về Tây Sơn thì một lực lượng mấy ngàn quân Tây Sơn mới có thể chặn đứng được mấy vạn quân giặc trong nửa phần đất phía tây Gia Định trong khi chờ đợi dại quân Nguyễn Huệ kéo vào.

Từ sau hội nghị này, chúng ta sẽ từng bước làm sáng tỏ thêm vai trò nhân dân Tiền Giang và Nam Bộ nói chung trong chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút qua những đợt khảo sát thực địa được tổ chức chu đáo, phối hợp nhiều ngành, hoặc qua việc phát động trong quần chúng rộng rãi những đợt sưu tầm tư liệu về trận Rạch Gầm — Xoài Mút, trước hết là ở những địa phương có liên quan trực tiếp, mật thiết với trận đánh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM