Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:52:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ yếu... kỷ niệm lần thứ 200 ngày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút  (Đọc 15623 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2022, 10:49:56 am »

«Tây Sơn chỉ có được một mình Nguyễn Huệ bốn lần vào Gia Định đều thắng, phá hai vạn quân hùm beo của Tiêm La, hai phen tiến ra Bắc Hà đều tiêu diệt đội quân xâm lược của quân Thanh»(1).

«Chỉ trong một trận Rạch Gầm, Nguyễn Huệ đã phá binh Xiêm đem sự an ninh về cho dân chúng… Trận Rạch Gầm một chiến công oanh liệt, trận Rạch Gầm một ân huệ lớn với dân»(2).

Vấn đề vai trò cá nhân và quần chúng trong lịch sử đã được lý luận chủ nghĩa Mác — Lê làm sáng tỏ. Trong góc độ tìm hiểu trận Rạch Gầm — Xoài Mút chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Chiến thắng này trước hết là sự vươn lên làm chủ vận mệnh dân tộc của cả một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở thế kỷ XVIII, khởi nghĩa Tây Sơn, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng thiên tài Nguyễn Huệ. Tài năng quân sự của Nguyễn Huệ được phát huy trong sức quật khởi của quần chúng nhân dân. Đem đại quân từ xa đến một vùng chưa quen phong thổ, nếu không có sự ủng hộ hết lòng của quần chúng nhân dân (đang vô cùng căm phẫn trước sự bạo ngược cướp bóc của quân Xiêm) thì Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn làm sao có thể nhanh chóng chọn được một địa điểm phục kích lợi hại như Rạch Gầm — Xoài Mút? Làm sao họ có thể giữ được bí mật đến cùng để trận đánh có một hiệu quả cao như vậy? làm sao hiểu rành rẽ được con nước lên xuống để đấu trí với bọn giặc nham hiểm Xiêm — Nguyễn đạt được kết quả? «Nguyễn Ánh chỉ là người biết và muốn lợi dụng thủy triều, còn Nguyễn Huệ mới là người thực sự lợi dụng được thủy triều»(3).

Chính bản thân Nguyễn Huệ khi nói tới các chiến thắng chống ngoại xâm oanh liệt của nghĩa quân Tây Sơn đã khẳng định sự đóng góp và ủng hộ to lớn của nhân dân, coi đó là nguồn gốc của các thắng lợi.

«Các ngươi dù lớn hay bé kể từ 20 năm nay không ngừng sống nhờ ân huệ của anh em ta. Suốt trong thời gian đó, quả thật nếu ta đã gặt hái được những chiến công tại Bắc cũng như Nam, ta cũng công nhận đó là nhờ lòng trung thành của dân hai xứ này. Chính tại nơi đây, ta đã tuyển mộ được binh sĩ quả cảm và quan lại tài giỏi cho triều đình. Nơi nào có ta mang quân đến chinh phạt nơi đó quân Xiêm La và quân Trung Hoa dã man bị ta khắc phục»(4).

Không tìm hiểu đúng vai trò, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân trong chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, các sử gia miền Nam không đánh giá đúng tính nhân dân của cuộc kháng chiến chống Xiêm và do đó không thể hiểu một cách đúng đắn về tính chất của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nói chung.

Chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút là chiến công vang dội của nghĩa quân Tây Sơn Nguyễn Huệ, chiến thắng này không tách rời sự nghiệp vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nói chung. Rạch Gầm — Xoài Mút dưới con mắt của các sử gia miền Nam trước giải phóng chỉ là một phần trong toàn bộ cách nhìn nhận đánh giá của họ về phong trào Tây Sơn.

Cố nhiên, chúng tôi hoàn toàn không phủ nhận công phu của một số nhà nghiên cứu đã làm việc thận trọng để sưu tập, chọn lựa tư liệu và cố gắng làm phong phú nhiều khía cạnh của khởi nghĩa Tây Sơn nói chung cũng như chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút nói riêng. Nhưng do hạn chế về phương pháp luận mà những công trình nghiên cứu đó vẫn còn nhiều khiếm khuyết.

Chúng ta có thể thấy trước hết, lập trường quan điểm là cái đã ngăn cản các sử gia này trong việc tái lập sự thực của lịch sử.

Ngoài vấn đề lập trường quan điểm thì vấn đề phương pháp cũng ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu, khiến cho giữa mục đích và kết quả nghiên cứu của họ có sự mâu thuẫn. Do đó, như Lênin đã chỉ rõ: «… nhiều lắm cũng chỉ tích lũy được những sự kiện sống sượng, góp nhặt được một cách tình cờ và chỉ trình bày một số phương diện nào đó của quá trình lịch sử»(5).

Cuối cùng chúng tôi muốn nói rằng, việc đánh giá lại cách nhìn nhận của các sử gia đó về Rạch Gầm — Xoài Mút, một bộ phận trong toàn thể cách nhìn nhận của họ về phong trào Tây Sơn, chính là để góp phần khẳng định thêm vị trí và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng trong dịp lễ kỷ niệm này, đồng thời cũng là để thực hiện một trong những nhiệm vụ của công tác sử học Mác xít mà đồng chí Trường Chinh đã chỉ rõ: «Tác chiến chống lại những quan điểm sai lầm về sử học, xuyên tạc lịch sử Việt Nam của đế quốc, phong kiến tư sản của những «sử gia» phản động ở miền Nam»(6) trước giải phóng.


(1) Phạm Văn Tuyền — «Một vài ý kiến về sự nghiệp của Gia Long». Tạp chí Đại Học, số 8, 1959, tr.66.
(2) Khuông Việt — «Trận Rạch Gầm». Đại Việt tạp chí số 25, 1943, tr.11.
(3) Quỳnh Trân — «Thử bàn về vấn đề thủy triều trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút» in trong Chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, Ban tuyên giáo Ty văn hóa thông tin Tiền Giang, xuất bản 1977, tr. 126.
(4) Hịch của Quang Trung gửi cho các quan và dân trấn Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Trích lại của Đặng Phương Nghi: «Triều đại Quang Trung dưới con mắt các nhà truyền giáo phương Tây» Sử Địa số 13, 1968, tr.175.
(5) Xem: Mác — Ăngghen — Chủ nghĩa Mác. Nxb. Sự thật, Hà Nội — 1959 — trang 19.
(6) Trường Chinh — Lời phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm công tác của Viện Sử học. Báo Nhân Dân, số ra ngày 21-12-1963.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2022, 08:28:10 am »

HAI THẾ KỶ PHÁT HUY CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM — XOÀI MÚT
CỦA NHÂN DÂN TIỀN GIANG

NGUYỄN QUỐC HÙNG
                                                                                                                   
(Tỉnh ủy viên, Phó ban tuyên huấn
Tỉnh ủy Tiền Giang)

Năm nay, nhân dân Tiền Giang long trọng kỷ niệm lần thứ 200 ngày chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút (1785 — 1985).

Hai trăm năm! Một chặng đường ngắn so với lịch sử 4.000 năm của dân tộc, nhưng lại là một quãng thời gian dài so với một đời người, phải trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Mỗi thế hệ đi qua để lại trên quê hương Tiền Giang bao nhiêu là sự tích, tô vẽ cho bức tranh tỉnh nhà ngày thêm rực rỡ, dù là đấu tranh chống thiên nhiên đầy ma thiêng nước độc, muỗi mòng, thú dữ của buổi bình minh, để khai sinh vùng đất mới, hay chiến đấu chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ thành quả lao động, đem lại sự bình yên cho xứ sở. Sự cần cù nhẫn nại, lòng dũng cảm hy sinh của tổ tiên ta vẫn luôn luôn sáng chói như những trang sử vàng viết bằng mồ hôi và xương máu, đúng như mấy câu thơ:

«...
Con đứng lên viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp thay người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua»
(1)

Lần dở những trang sử đầu tiên «Từ thuở mang gươm đi mở cõi»(2), không ai có thể quên được những mảnh đất cực Nam của hơn 200 năm trước: dân cư thưa thớt, đất đai chưa được khai phá bao nhiêu: «từ hai cửa biển Đại, Tiểu ở Cần Giờ và Sài Gòn trở vào toàn là rừng rậm đến mấy ngàn dặm»(3); «có nhiều khe lạch, đường nước, chằng chịt như mắc cửi, không cho phép người ta đi bộ từ vùng nọ đến vùng kia»(4)...

Thế mà tổ tiên người Tiền Giang vốn là những nông dân nghèo từ phía Bắc di cư vào đây — mong tránh sự áp bức bóc lột của phong kiến Đàng Ngoài — đã định cư lập nghiệp!

Họ khẩn đất, khai hoang, đắp bờ ngăn mặn, giữ nước ngọt để làm ruộng, khai thêm kinh rạch, lập trại, lập làng, đùm bọc nhau để đấu tranh với thiên nhiên đầy khó khăn thử thách. Với mồ hôi nước mắt và sức lao động cần cù của mình, những đoàn người định cư đầu tiên ấy đã biến đồng bằng vùng Tiền Giang thành một vùng phì nhiêu, một vùng kinh tế nông nghiệp trù phú với dân cư ngày một tập trung đông đúc như ngày nay.

Đến nửa sau thế kỷ 18, tức khoảng năm 1776 thì riêng ở Tam Lạch (vùng Ba Giồng Mỹ Tho cũng chỉ mới «có 100 thôn với 4.000 suất đinh, 5 ngàn thửa ruộng»(5), vậy mà non 10 năm sau đó, họ đã cùng với đội quân nông dân Tây Sơn làm nên chiến thắng lẫy lừng: đánh tan năm vạn quân Xiêm xâm lược và tàn quân Nguyễn Ánh tại Rạch Gầm — Xoài Mút trong một ngày cuối năm Giáp Thìn.

Từ ấy đến nay, dẫu trải qua bao biến cố lớn lao của lịch sử, dẫu bị sử gia triều Nguyễn cùng một số sử gia phản động khác cố tình bóp méo và xuyên tạc, sức sống mãnh liệt của trận Rạch Gầm — Xoài Mút vẫn tồn tại mãi mãi với thời gian, trong ký ức bất diệt của nhân dân ta. Rạch Gầm — Xoài Mút đã đi vào tâm khảm của nhân dân ta như những tên gọi hào hùng nhất.

Hai thế kỷ qua, nơi vinh hạnh được Nguyễn Huệ chọn làm địa bàn để mở trận quyết chiến chiến lược ấy cũng là nơi luôn luôn bừng bừng sức mạnh của truyền thống quật khởi. Từ những phong trào của các sĩ phu yêu nước trước khi có Đảng, đến hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, sức mạnh truyền thống của Rạch Gầm — Xoài Mút được nhân lên không ngừng, để rồi chắp cánh cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay thêm bay cao, bay xa.

Mảnh đất Tiền Giang không phải chỉ từng là nơi qui tụ nhân hào nghĩa sĩ, những chiến sĩ chống Tây đuổi Mỹ, mà còn là nơi góp phần làm nên cho lịch sử những chiến công ngời sáng và sản sinh cho đất nước những chiến sĩ anh hùng.

Hiện thực phong phú và sinh động ấy đã và đang cổ vũ nhân dân Tiền Giang vững bước đi lên trong giai đoạn cách mạng mới.

Nhân kỷ niệm lần thứ 200 ngày chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, chúng ta thử nhìn lại «hai thế kỷ phát huy chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút của nhân dân Tiền Giang» như thế nào, để tiếp tục nhân lên trong thời gian tới.


(1) Hoàng Trung Thông.
(2) Huỳnh Văn Nghệ.
(3) Theo Lịch Triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.
(4) Theo Lịch Triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.
(5) Theo Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2022, 08:29:42 am »

*
*   *

Báo cáo gồm hai phần sau:

— Phong trào yêu nước của các sĩ phu trước khi có Đảng (1785—1930).

— Dưới ngọn cờ của Đảng nhân dân ta vững bước đi lên (1930—1975)

— Công cuộc cải tạo và xây dựng lại Tiền Giang 10 năm qua (1975—1985)

I

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU TRƯỚC KHI CÓ ĐẢNG
(1785—1930)

Không phải đợi đến gần một thế kỷ sau trận Rạch Gầm — Xoài Mút, khi mà thực dân Pháp lộ rõ dã tâm xâm lược nước ta, nhân dân Tiền Giang mới vùng lên cùng lãnh binh Trương Định phất cờ khởi nghĩa chống lại bọn chúng, mà là ngay sau trận chiến thắng này nhân dân ta đã phát huy chiến quả của mình, đã nhất tề đứng lên đánh dẹp bọn cướp Đông Sơn do Đỗ Thành Nhân cầm đầu. Tuy mệnh danh là đảng cướp và chuyên sống bằng mồ hôi nước mắt của nhân dân, nhưng thật ra chúng có một ý đồ cát cứ và có một lực lượng vật chất thực thụ, tự mình đối lập với Tây Sơn nên tự xưng là Đông Sơn.

Tuy quân Đông Sơn không đông như quân bản bộ của Nguyễn Ánh, thế mà đã lắm phen làm cho tên chúa lưu vong nầy phải thất điên bát đảo.

Nhờ mua được một số vũ khí của thương thuyền Hà Lan và Bồ Đào Nha trang bị cho mình, dư đảng Đông Sơn nghiễm nhiên trở thành loạn quân chống đối cả Nguyễn Ánh lẫn Tây Sơn, đặc biệt là trở thành kẻ thù nguy hiểm của nhân dân cả vùng Tam Lạch lúc bấy giờ. Rõ ràng là, một lực lượng vật chất như vậy phải được đánh bại bởi một lực lượng vật chất — mà trong đó ngoài mưu trí tài giỏi của nghĩa quân Tây Sơn do phò mã Trương Văn Đa chỉ huy, còn có cả một phong trào quần chúng Tiền Giang lúc bấy giờ hỗ trợ hoặc trực tiếp tham gia.

Dẹp xong dư đảng Đông Sơn, nhân dân ta lại quay sang tiễu trừ bọn cướp ở Gò Công, Chợ Gạo do Võ Tánh cầm đầu. Và số phận của bọn Võ Tánh cũng được định đoạt như bọn Đông Sơn: lớp qui phục Tây Sơn, lớp giải nghệ về với nhân dân, lớp cùng đường chạy theo ôm gối Nguyễn Ánh.

Giữa thế kỷ trước, khi vua quan triều Nguyễn hèn nhát ký hàng ước Nhâm Tuất (ngày 5 tháng 6 năm 1962) dâng ba tỉnh miền Đông cho Pháp, nhân dân Tiền Giang đã nhanh chóng nhận rõ sai lầm của triều đình, mà Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp làm đại diện ký kết, nên đã kịp thời vùng lên đấu tranh chống lại. Phong trào này đã có ảnh hưởng rất lớn, tiếng vang rất rộng khắp 6 tỉnh Nam Kỳ và trong cả nước với khí thế:

«Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết chống cả triều lẫn Tây» do Trương Định — người anh hùng dẫn đầu đoàn anh hùng ở Nam bộ lúc bấy giờ cầm đầu.

Khẩu hiệu «Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân» đã vạch trần sự hèn nhát và tính toán sai lầm của nhà Nguyễn, vừa nói lên sự phẫn nộ và ý chí chiến đấu của nhân dân ta, vừa cổ vũ, lôi kéo được đại bộ phận quần chúng tham gia.

Mặc dù chiến đấu với một thế và lực không ngang sức, giữa một bên là nghĩa quân yêu nước áo vải, chân đất, đầu trần, trang bị vũ khí thô sơ tự tạo, với một bên là quân xâm lược Pháp và binh triều hùng mạnh, trang bị hiện đại, phương tiện cơ động gấp trăm lần, cha ông ta vẫn quả cảm hy sinh. Tinh thần của chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút được phát huy đúng mức và nhân lên rất cao.

Có thể nói sự nghiệp và võ công của Trương Định bắt đầu từ năm 1859 khi mà giặc Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông theo Nguyễn Tri Phương đem quân đóng ở Thuận Kiều (Chợ Lớn bây giờ). Nhưng đối với nhân dân Tiền Giang thì phải tính ngay từ ngày ông ở Tân An sang Tăng Hòa (Gò Công) để khai hoang lập ấp, tức là ba năm trước đó. Những ngày đồng cam cộng khổ với «dân lân dân ấp» Trương Định đã hiểu thế nào là sự cùng cực, nỗi nhọc nhằn của đám «dân đen». Và, những năm tháng làm phó lãnh binh tỉnh Gia Định ông lại càng hiểu rõ hơn cảnh «lửa đỏ» mà đồng bào ta phải gánh chịu.

Trong những trận chiến đấu của ông có tiếng vang nhất phải kể đến là trận Đồng Sơn hồi đầu năm 1861, đánh địch cả trong đồn lẫn dưới sông, cả bọn cướp nước và bọn bán nước, bắt sống tên bá hộ Huy; trận sông Tra hồi tháng 6 năm 1862 đánh chìm 1 chiến hạm của Pháp, diệt hàng chục tên lính lê dương, trong đó có tên tướng Tây Ban Nha Palanca; trận Sơn Qui hồi cuối năm 1962 bẻ gãy cuộc hành quân qui mô lớn của Pháp; và trận Sơn Qui lần thứ hai hồi tháng hai năm 1863, với lực lượng 1 chọi với 100 vẫn đánh ròng rã trong 3 ngày đêm liền. Mặc dù bị thất bại phải rút về «đám lá tối trời» ở làng Gia Thuận, nhưng chính ở đây ông đã viết tiếp thêm những trang sử sáng chói của mình cho đến phút cuối cùng, đó là ngày 20-8-1864, tức nhằm 18 tháng 7 năm Giáp Tý, năm ông được 44 tuổi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2022, 09:25:05 am »

Đánh giá trận Sơn Qui thứ hai nầy, tên thiếu tá Pháp Vian (P. Vial) nói: «hình như Trương Định nhận được một ảnh hưởng lớn lao thêm sau khi Gò Công thất thủ».

Quả thật là như vậy, chớ không phải «hình như» như Vian đã đoán: ngay từ sau hòa ước tháng 6-1862 được ký kết, Trương Định trở thành linh hồn của nhân dân Tiền Giang và nhân dân Tiền Giang trở thành máu thịt của Trương Định. Hơn thế nữa khi mà triều đình hèn nhát không dám chiến đấu, ra lịnh cho ông rút quân về trấn nhậm An Giang, thì lòng dân đã phẫn nộ. Đứng giữa lịnh vua và ý dân, ông đã ngả về phía nhân dân và tuyên bố: «Lòng dân đã muốn ta lên làm nguyên nhung ba tỉnh, trông vào lòng yêu thương không phai nhạt của mọi người, ta sẽ lấy vi lô làm cờ, tầm vông làm võ khí, quyết không dung tha bọn cướp». Ông nhận chức Bình Tây Đại Nguyên Soái do dân phong và tiếp tục kháng chiến đến hơi thở cuối cùng.

Cảm kích thái độ dứt khoát đó, trong bài văn tế Trương Định, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền
Thương bụng dân phải nhận tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại.


Trong lúc Trương Định đang hoạt động ở Gò Công, thì một nhà trí thức yêu nước làng Tịnh Hà (nay là Mỹ Thạnh An, huyện Chợ Gạo) cũng đã nổi lên chiêu tập thân hào nghĩa sĩ, chống giặc giữ nước, đó là thủ khoa Nguyễn Hữu Huân.

Trong suốt 15 năm hoạt động, ba lần khởi nghĩa ba lần bị bắt, trên chiến trường cũng như trong ngục tù của giặc, lúc nào ông cũng nêu tấm gương «tận trung báo quốc» và đạo «cương thường» vi nước vì dân:

«... Cang thường bởi biết mang nên nặng
Hễ đứng làm trai chác nợ đời»
(1)

Hoặc

«... Tiết khí dưới trần coi ít mặt
Cang thường càng trọng gánh giang sơn»
(2)

Cuộc đời hoạt động chống Pháp suốt 15 năm của ông có thể chia thành ba giai đoạn:

Thứ nhất: Tháng 4 năm 1861 khi giặc Pháp tiến chiếm Mỹ Tho, ông cùng người bạn chiến đấu thân thiết Võ Duy Dương phát động khởi nghĩa, trực diện đương đầu với Pháp, thu hút được nhiều người tham gia. Trận chiến đấu quyết liệt của ông và nghĩa quân thuộc quyền, dưới sự đùm bọc của nhân dân trong các năm 1861 — 1862 không thể không kể đến trận Mỹ Quý: trận Mỹ Quý kéo dài 57 ngày đêm liền, nghĩa quân diệt khá nhiều địch. Cuối cùng tuy phải rút đi, giặc tạm thời thắng thế, nhưng uy danh của ông được nhân lên gấp bội và ý chí của nhân dân được nung nấu đến cao độ.

«... Miễn được an nhà cùng lợi nước
Chi nài dãi gió lại dầm sương»
(3)

Cuối năm 1861, sau khi Trần Xuân Hòa — tức «Phủ cậu» — khởi nghĩa ở Thuộc Nhiêu bị thất bại ông tiếp tục chiêu mộ nghĩa binh, giữ vững ngọn cờ kháng chiến. Sau đó bị đánh úp và bị giặc bắt giải về Sài Gòn. Mặc dù tên Đỗ Hữu Phương ra sức dụ dỗ, mua chuộc, ông kiên quyết từ chối tất cả, dùng lời lẽ khôn khéo giáo dục lại Phương và tìm cách trở về hoạt động.

Thứ hai: đầu năm 1863, trong phong trào nhân dân chống Pháp và chống «hàng ước» đang sôi sục ở Gò Công, do Trương Định cầm đầu và ra hịch kêu gọi nhân dân ba tỉnh nổi lên chống Pháp, thì thủ khoa Nguyễn Hữu Huân cùng với Võ Duy Dương lại chiêu mộ nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa lần thứ hai, liên kết với Trương Định thành một mặt trận chống Pháp, từ Gò Công, Bình Cách, Thuộc Nhiêu đến Đồng Tháp Mười, đánh nhiều trận làm cho giặc Pháp phải nể sợ. Sau đó do thế lực ngày càng giảm sút, địch thừa cơ tấn công mạnh, phong trào rất khó duy trì, ông phải chuyển vùng hoạt động sang An Giang và ở đây ông đã liên kết được với Thạch Bướm (người Khơ-me), tiếp tục mưu đồ cử sự, được ba tỉnh miền Tây hưởng ứng rất đông.

Giặc Pháp rất lo sợ, ra lệnh cho tên quan chủ tỉnh An Giang phải bắt ông nộp cho chúng và tên nầy đã hèn nhát thực hiện mệnh lệnh của quan thầy. Bọn Pháp đưa ông về giam tại khám Sài Gòn, kết án 10 năm khổ sai, đày ra đảo Rê-u-ni-ông trên bờ tây Ấn Độ Dương.

Năm 1870 tức là sau 7 năm tù, ông được về Tổ quốc, nhưng còn bị quản chế tại Sài Gòn. Để có điều kiện đi lại dễ dàng, nhằm liên lạc với các sĩ phu yêu nước, với nhóm Trường Phát, ông nhận làm giáo thọ dạy bảo môn đồ ở Chợ Lớn. Chính ở đây ông đã vạch kế hoạch khởi nghĩa mới.

Thứ ba: cuối năm 1873, sau khi để lại cho tổng đốc Phương bài thơ tỏ rõ chí khí, ông bí mật tiến về An Giang thực hiện kế hoạch đã định. Bởi vì đứng trước cảnh:

«...Mây trắng đã giăng trời Bến Nghé
Nắng chiều dường cháy đất Gò Công...»
(4)

Ông không thể kéo dài việc làm bất đắc dĩ của mình.


(1) trong bài «Trong lúc bị đày» của Thủ khoa Huân
(2) trong bài «Trách vợ» của Thủ khoa Huân
(3) trong bài «Cây bắp» của Thủ khoa Huân
(4) trong bài «Lại mưu đồ khởi nghĩa» của Thủ khoa Huân
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2022, 09:26:39 am »

Nhưng kế hoạch bị phát hiện, giặc phong tỏa gắt gao và tịch thu hết số vũ khí ông đặt mua của nhóm Trường Phát, ông ra lệnh cho các cánh quân hoãn khởi nghĩa, đích thân về Mỹ Tho họp cùng Âu Dương Lân khởi nghĩa lần thứ ba, gây được ảnh hưởng khá lớn.

Đầu năm 1875 giao chiến với địch tại Bình Cách, lại thất bại, phải chuyển về Chợ Gạo, ở đây ông bị sa vào tay giặc.

Sau bốn ngày giam giữ tại khám Mỹ Tho, địch kết án tử hình và đem chém ông tại quê nhà ở Mỹ Tịnh An. Hôm ấy là ngày 19-5-1875, năm ông vừa tròn 45 tuổi.

Cuộc đời tài hoa nhưng lận đận, sự nghiệp ngắn ngủi nhưng hào hùng của Nguyễn Hữu Huân để lại cho nhân dân Tiền Giang một tấm gương sáng chói về lòng yêu nước, chí hy sinh, suốt đời vì nước vì dân, tiền tài danh vọng không ham, khó khăn, uy vũ không khuất phục.

Cảm kích sự nghiệp hào hùng, phẩm chất cao quý, nhất là sự hy sinh oanh liệt của ông, tháng 8 năm 1945 nhân dân Tiền Giang đặt tên cho tỉnh mình là tỉnh Thủ Khoa Huân và đơn vị quân đội cách mạng đầu tiên của tỉnh là đơn vị Thủ Khoa Huân.

Đồng thời với những năm tháng hoạt động chống giặc giữ nước của Thủ Khoa Huân, còn có Phủ cậu Trần Xuân Hòa.

Trần Xuân Hòa người tỉnh Quảng Trị, thi đậu cử nhân năm 1849, ra làm tri phủ dưới thời Tự Đức. Khi giặc Pháp chiếm thành Gia Định, Nguyễn Tri Phương ngoài việc cho đắp thành Kỳ Hòa để chống giữ còn cho đắp thêm thành Mỹ Quí (nay là xã Nhị Quý — Cai Lậy) và bố trí Trần Xuân Hòa chống giữ. Anh hùng hào kiệt và nhân dân yêu nước lần lượt về đây tụ nghĩa, mưu đồ kháng chiến đến cùng. Nói đúng hơn ông không phải là người chỉ giữ thành mà ông là người tiến công địch trên khắp địa bàn từ Trung Lương, Thuộc Nhiêu đến Cai Lậy và đã đánh thì thắng, chỉ có 1 lần thua và cũng chính lần ấy đã kết thúc cuộc đời và sự nghiệp kháng chiến của ông, ngày ấy là ngày 7-1-1862.

Chiến thắng của nghĩa quân do ông lãnh đạo theo thứ tự thời gian như sau:

25-8-1861, tấn công căn cứ Cai Lậy do tên đại úy Chasséreuse chỉ huy

29-8-1861, tiếp tục tấn công Cay Lậy lần thứ hai

4-9-19861, tấn công đồn Trung Lương.

14-9-1861, chống trả quyết liệt một cuộc càn lớn từ hai phía do tên Pháp Desvause và Trần Bá Lộc chỉ huy. Ông và nghĩa quân chống trả quyết liệt đến 11 ngày đêm liền. Địch phải trả một giá rất đắt về binh lực và đạn dược mới chiếm được thành, chờ trời tối ông chuyển quân đi một cách an toàn.

15-10-1861, lại tấn công Cai Lậy lần thứ ba, đốt cháy một số doanh trại của Pháp.

3-11-1861, tấn công đồn Rạch Gầm thắng lợi.

17-11-1861 theo lịnh ông, nghĩa quân khắp nơi nổi dậy đồng loạt tấn công địch. Giặc Pháp lồng lộn trước khí thế của nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Phủ cậu Trần Xuân Hòa, nên huy động lực lượng từ nhiều phía tấn công. Trên đường rút đi về hướng Cái Bè, ông đã sa vào tay giặc. Địch giải về Mỹ Tho, khi ngang qua thành Mỹ Quí, ông đã cắn lưỡi tự sát, quyết không để địch dẫn đi làm ảnh hưởng phong trào (chớ không phải xử bắn ở Mỹ Tho như có người đã viết). Bọn Pháp tức giận và không moi ở ông tài liệu gì nên đã chém đầu ông cùng 6 nghĩa sĩ khác. Mộ ông và 6 nghĩa sĩ hiện nay vẫn còn ở cầu Chú Dền gần chợ Thuộc Nhiêu. Có rất nhiều thi sĩ đã làm thơ vịnh, đề tặng ông cùng các nghĩa sĩ:

«... Hoàng thổ một ghè nên thạch trụ
Bạch vân mấy thức lộng hà kiều…»
(1)



«... Bia danh ai quốc bia còn đó
Dấu ngựa Cần vương dấu chẳng màu»
(2)

Ngoài ba tấm gương tiêu biểu vừa kể, ở Tiền Giang lúc bấy giờ còn có nhiều nhà yêu nước vùng lên đấu tranh chống Pháp mà tên tuổi còn lưu mãi đến bây giờ. Đó là Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều, Âu Dương Lân, Lê Quang Cu và Tứ Kiệt (Long, Thận, Rộng, Đước).

Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu sử về sự nghiệp kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thì Tiền Giang được mệnh danh là «vùng tập trung khởi nghĩa».

Cho đến đầu thế kỷ nầy, khi mà Pháp đã đặt nền cai trị khá vững chắc trên nền đất phía Nam của Tổ quốc, ở Tiền Giang vẫn âm ỉ các hoạt động yêu nước của nhân dân. Phong trào «Đông du» của Phan Bội Châu, phong trào «Duy Tân» của Phan Chu Trinh; phong trào «Thiên địa hội» của Phan Xích Long… đều được nhân dân Tiền Giang hưởng ứng khá mạnh, mặc dù phải trả giá bằng sự chết chóc và tù đày.


(1), (2) trong bài 1 và bài 2 của bài thơ liên hoàn «Mộ nghĩa sĩ Thuộc Nhiêu»
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2022, 09:28:31 am »

II

DƯỚI NGỌN CỜ CỦA ĐẢNG, TIỀN GIANG VỮNG BƯỚC ĐI LÊN
(1930—1975)

Cách mạng tháng 10 ở Liên Xô thành công, giai cấp vô sản lần đầu tiên lên nắm chánh quyền, chủ nghĩa Cộng sản đã trở thành hiện thực chớ không còn là «bóng ma» như giai cấp tư sản và bọn triết gia phản động đã dè bỉu.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hồ Chủ tịch, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đảm nhận sứ mệnh lịch sử trước dân tộc và giai cấp. Phong trào cách mạng ở Tiền Giang dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng đã bừng lên rực rỡ và mãnh liệt, trải 45 năm, vượt qua bão táp để đến ngày toàn thắng 30-4-1975. Tiền Giang luôn luôn là một trong những nơi có phong trào tiêu biểu ở Nam Bộ và trong cả nước.

Cao trào 30—31 xây dựng liên minh công nông, tập dượt giành và nắm chính quyền, cao trào 36—39 mở rộng mặt trận dân chủ, tập hợp lực lượng đông đảo đấu tranh cho dân sinh dân chủ… Tiền Giang liên tục sôi nổi, mạnh về khí thế, rộng về qui mô, tác động sâu sắc đến đời sống chính tị của các tầng lớp quần chúng.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 là một dấu ấn đậm nét nói lên truyền thống Rạch Gầm — Xoài Mút và là dấu son rực rỡ của Tiền Giang, viết thêm cho quyển sử Việt Nam những trang chói lọi. Hơn phân nửa số xã trong tỉnh được giải phóng, chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân được thành lập, cờ đỏ sao vàng đầu tiên của cả nước xuất hiện phất phới tung bay, vẫy gọi mọi người xông lên làm chủ vận mệnh của mình. Tuy rằng chính quyền tồn tại chẳng bao lâu, phong trào có gặp khó khăn vì địch tập trung đàn áp và các chiến sĩ Nam kỳ bị dìm trong bể máu, nhưng âm vang của nó vẫn ngân dài ngân mãi đến ngày nay. Vinh dự nhất, hào hùng nhất là Tiền Giang được mệnh danh: «Quê hương khởi nghĩa Nam kỳ»! Đáng chú ý là trong các cao trào cách mạng vang dội đó của tỉnh, nơi tập trung rầm rộ và sâu sắc nhất là các xã quanh vùng trước kia đã xảy ra chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút.

Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Tiền Giang đã diễn ra rầm rộn, đều khắp chưa từng có. Một rừng người từ nông thôn đến thành thị đã nhất tề đứng lên, lòng dân hợp cùng ý Đảng đã nhanh chóng nắm lấy chánh quyền, bất chấp lực lượng địch đủ loại và bộ máy cai trị của chúng vẫn còn gần như nguyên vẹn. Khí thế của Cách mạng tháng 8 ở Tiền Giang cho đến nay vẫn còn hằn sâu trong ký ức của các đồng chí cộng sản lão thành, thuộc thế hệ thứ nhất — thế hệ của thời kỳ «nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng» — và trở thành niềm tự hào cho các thế hệ tiếp sau.

Nếu như trên phạm vi cả nước, chính quyền cách mạng được thiết lập trong tổng khởi nghĩa tháng 8 chỉ tồn tại được 29 ngày ngắn ngủi, thì ở Tiền Giang chỉ mấy tuần sau đó đã phải bước vào cuộc trường chinh 9 năm đầy gian khổ và thử thách, để rồi góp phần làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Cũng như nhiều tỉnh khác ở Nam bộ, ở cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai nầy, Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang có những lúng túng bước đầu, nhưng sau đó đã nhanh chóng khắc phục, xây dựng căn cứ địa, xây dựng chính quyền các mặt, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng vũ trang gồm đủ ba thứ quân, xây dựng và phát triển kinh tế thời chiến, tích cực chống càn quét chiếm đóng của địch, tiến lên tổ chức nhiều trận đánh lớn, có trận tự lực của chính mình, có trận phối hợp với lực lượng trên, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đồng thời ra sức bảo toàn và phát triển lực lượng, càng đánh càng mạnh, góp phần xứng đáng làm cho Tiền Giang là một bộ phận vững chắc của «Thành đồng Tổ quốc» (danh hiệu cao quý do Quốc hội tặng đồng bào Nam bộ theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Trận Giồng Dứa, Cổ Cò năm 1947, ta tiêu diệt hàng chục xe vận tải và thiết giáp địch. Có thể nói, nếu như trận Giồng Dứa là trận giao thông chiến lớn đầu tiên của cả nước, phục kích trên một đoạn lộ dài hàng chục cây số, diệt gần 20 xe, bắt sống nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí và quân trang quân dụng của địch, thì trận Cổ Cò là trận giao thông chiến hưởng ứng nhịp nhàng với chiến dịch Thu Đông của cả nước, mở đường tiến lên Tây Bắc để rồi làm nên Điện Biên Phủ sau nầy.

Các trận Phú Phong, Kim Sơn, Rạch Gầm, v.v… năm 1948 ta san bằng một hệ thống đồn bót trên trục lộ 25, nằm dọc sông Tiền, trên đoạn xảy ra chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút trước kia diệt hàng chục đồn, thu hàng trăm súng.

Trận Chà Là năm 1949 bẻ gãy cuộc hành quân của lính Âu Phi có qui mô nhất vào Đồng Tháp Mười, diệt trên 700 tên địch.

Trận Bình Đức 1952, phối hợp với binh vận, ta bất ngờ tập kích trường huấn luyện hạ sĩ quan địch, thu trên 100 súng. Đây là trận đầu tiên phối hợp giữa tiến công vũ trang bên ngoài và nổi dậy của quần chúng binh sĩ được móc nối xây dựng bên trong lòng địch.

Trận Hiệp Thạnh năm 1954 phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ, luồn sâu vùng địch hậu, tập kích các đồn quan trọng, phá rã hệ thống kềm kẹp dày đặc của địch, tạo điều kiện cho quân dân các xã yếu nổi dậy, góp phần buộc Pháp chịu ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ... v.v...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2022, 09:29:25 am »

Chiến đấu vũ trang đã vậy, hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa cũng không kém phần quyết liệt và hào hùng. Trình độ giác ngộ chính trị của nhân dân cứ theo thời gian và tốc độ phát triển của cuộc kháng chiến mà trưởng thành, ngày càng già dặn hơn lên. Khẩu hiệu «một tấc không đi, một ly không rời» nói lên tinh thần bám tụ làng quê, vừa đấu tranh ngăn chặn giặc, vừa sản xuất làm nhiệm vụ hậu cần tại chỗ. Các chiến dịch của chúng bủa ra để cướp sạch, đốt sạch, giết sạch đồng bào và của cải của nhân dân, chẳng những không làm nao núng trái tim và khối óc của đại bộ phận quần chúng cách mạng, mà còn nung nấu thêm lòng căm thù, «thà hy sinh tất cả chớ không chịu để mất nước, không chịu làm nô lệ».

Về kinh tế, thời kỳ nầy là thời kỳ phát triển khá tốt, đào kinh, đắp cản, không chỉ để ngăn chặn giặc mà còn phục vụ đắc lực nông nghiệp, giao thông, hậu cần. Hầu hết những con kinh có mặt trên Đồng Tháp Mười, ven Đồng Tháp Mười qua các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè ngày nay là được đào đắp thời kỳ ấy.

Chiến công nầy, thành quả ấy, trước hết từ sự lãnh đạo của Đảng, từ tinh thần quyết chiến quyết thắng, tự lực tự cường của nhân dân, được bắt nguồn từ truyền thống của trận Rạch Gầm — Xoài Mút 200 năm xưa, trở thành niềm tự hào chính đáng của quân dân Tiền Giang, nhưng đối với kẻ thù thì Tiền Giang luôn luôn là cái gai trong mắt chúng. Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của Mỹ hất cẳng Pháp, chiếm quyền thống trị miền Nam, trong suốt thời gian qua không lúc nào chúng quên đặt Tiền Giang trong vùng trọng điểm đánh phá, trọng điểm bình định của chúng.

Từ năm 1954 đến 1960, trên thực tế ở Tiền Giang là thời kỳ «chiến tranh một phía» của Mỹ ngụy, để hòng nhổ đi cái gai nhọn trong mắt chúng. Tiền Giang phải đương đầu với bao nhiêu là tai họa: tai họa của các chiến dịch «tố cộng», «diệt cộng»; tai họa của luật 10/59, địch lê máy chém đi khắp nơi giết hại những người kháng chiến cũ; tai họa về sự kiện Cao Đài Trịnh Minh Thế bị Ngô Đình Diệm đánh, tràn vào phía bắc tỉnh, cướp bóc, bức hại nhân dân, chống cách mạng; tai họa của chiến dịch Trương Tấn Bửu, Thoại Ngọc Hầu, Diệm mượn cớ đánh đối lập, để đánh phá cơ sở cách mạng, khủng bố những người kháng chiến cũ v.v... Hy sinh, chết chóc, tù đầy, đen tối bao trùm cả tỉnh. Số đảng viên ở lại từ 1200 đồng chí, có lúc chỉ còn 170 đồng chí.

Có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng to, đó là quy luật của cuộc sống. Nhân dân Tiền Giang hấp thụ tinh thần Rạch Gầm — Xoài Mút hàng trăm năm, đã từng là người chiến thắng, không thể chịu để bị dồn ép trong không khí nghẹt thở ấy đã lập tức nổi dậy từ thấp đến cao. Một trong những tên quận trưởng ác ôn khét tiếng, có thành tích tố cộng phải đền nợ máu tại Vĩnh Kim (Châu Thành) năm 1957. Những tên địa chủ ác bá dựa vào thế lực của tề ngụy tăng tô giựt ruộng nông dân bị trừng trị như ở Thanh Bình, Ngươn Long, Tân Thuận Bình (Chợ Gạo) năm 1958 v.v... là những biểu hiện của qui luật ấy.

Đó là những cơn lốc phẫn nộ của nhân dân cho đến khi được sinh khí của NQ 15 TW Đảng thổi tới, cả Tiền Giang ùn ùn nổi lên những cơn bão «Đồng Khởi», mở đầu bằng cuộc mít tinh và biểu tình thị uy 7.000 người tại xã Mỹ Trung (Cái Bè), phá vỡ một hệ thống kềm kẹp chăng dây trên trục kênh chính, ven Đồng Tháp Mười, kéo theo hàng chục cuộc biểu tình khác ở khắp các huyện trong tỉnh, trong đó có cuộc biểu tình hàng ngàn người kéo dài trên lộ 4 (nay là quốc lộ 1) đến ngã ba Chim Chim, mặc dù bị đàn áp khốc liệt một số người chết và bị thương, đoàn người vẫn không lùi bước.

Cũng ngay trong những ngày Đồng khởi rực lửa các mạng ấy, lực lượng vũ trang của tỉnh chỉ vỏn vẹn 35 người, trang bị súng kíp, ngựa trời, mã tấu và vài khẩu súng trường Pháp cũ kỹ, đã tập kích diệt gọn đồn Thanh Bình (Chợ Gạo) thu 20 súng, rồi tiến lên đánh trận PC 12 (Cai Lậy) điệt gần 300 tên địch, phong trào diệt ác trừ gian nổi lên trên toàn tỉnh.

Điều đáng phấn khởi nhất là sau một thời gian dài đen tối nghẹt thở, Tiền Giang đã bừng lên ánh sáng chan hòa, giải phóng một vùng rộng lớn, liên hoàn giữa các huyện. Chấm dứt cái gọi là «chiến tranh một phía» của địch.

Bộ máy cai trị mà địch đã dày công gầy dựng 6 — 7 năm trời bỗng chốc lung lay tận gốc, nhiều tề xã phải bỏ trốn hoặc đêm đêm vào đồn lớn, về quận ngủ. Trước tình hình ấy, một mặt địch tăng cường hà hơi tiếp sức, lên giây cót tinh thần bọn tề ngụy ở cơ sở, mặt khác huy động lực lượng phản kích phong trào đồng khởi, tiến hành «chiến tranh đặc biệt», nhiều cuộc hành quân «tìm diệt» «bủa lưới phóng lao» kết hợp với «quốc sách ấp chiến lược».

Với truyền thống có giặc là đánh, phát huy khí thế Đồng khởi, quân dân Tiền Giang đã quyết liệt đánh trả địch bằng 3 mũi giáp công, vừa phá ấp chiến lược địch, vừa xây dựng xã ấp chiến đấu của mình.

Chính nhờ vận dụng phương châm 3 mũi giáp công và xã ấp chiến đấu đều khắp với chông, lôi, bẫy, nà, ong vò vẽ và trăm ngàn hình thức khác, ta đã hạn chế được càn quét của giặc, tạo điều kiện bao vây đồn bốt, mở rộng xây dựng thế làm chủ xóm ấp. Tiêu biểu cho thời kỳ nầy là một đại đội 514 của Mỹ Tho trong 9 ngày đã thắng liên tiếp 3 trận lớn ở Mỹ Long, Phú Long, Bàng Long đập tan chiến thuật «bủa lưới» của địch, sau đó kéo về Mỹ Hạnh Đông bắn hạ 3 trực thăng, phá luôn chiến thuật «phóng lao» của chúng, tạo tiền đề cho chiến thắng Ấp Bắc ngày 2-1-1963, mở đầu giai đoạn phá sản chiến lược «chiến tranh đặc biệt» của Mỹ ngụy.

Chiến thắng Ấp Bắc của Tiền Giang vang dội cả nước, làm rung chuyển tòa nhà trắng và lầu năm góc của Mỹ. Với lực lượng không đầy 200 (gồm một đại đội của tiểu đoàn 514 và một đại đội của tiểu đoàn 261) trang bị toàn vũ khí bộ binh do đánh lấy được của địch và vũ khí thô sơ tự tạo của những ngày đầu đồng khởi, nhưng quân ta vẫn anh dũng chiến đấu suốt một ngày, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của địch có phi cơ và pháo binh yểm trợ, xe bọc thép mở đường. Nhờ công sự vững chắc và tinh thần gan góc dũng cảm của quân và dân được trui dèn trong lò lửa cách mạng (biểu hiện tập trung là tiểu đội gang thép do anh hùng Nguyễn Văn Đừng chỉ huy) ta đã chiến thắng oanh liệt, diệt hơn 500 tên địch, phá hủy 4 xe M.113, bắn cháy 3 tàu chiến, bắn rơi 19 máy bay lên thẳng. Thế là chiến thuật «trực thăng vận» và «thiết xa vận» cốt lõi của chiến tranh đặc biệt của Mỹ ngụy bị phá sản.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2022, 09:30:00 am »

Chiến thắng Ấp Bắc là phát pháo báo hiệu sự sụp đổ không tránh khỏi của chế độ Diệm, là tiếng kèn xung trận cổ vũ phong trào «Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công» của toàn quân khu do bộ tư lịnh Miền phát động. Như được truyền thêm sức mạnh, khắp nơi trong tỉnh vùng lên phá rã, phá banh, phá dứt điểm ấp chiến lược của địch, tiêu biểu là các nơi như Long Trung, Long Khánh (Cai Lậy), Điềm Hy, Nhị Bình, Vĩnh Kim, Phú Mỹ (Châu Thành), dọc Kinh Chợ Gạo, Ngươn Long, Bình Ninh, An Thanh Thủy (Chợ Gạo), Vĩnh Viễn, Bình Long, Bình Tân (Hòa Đồng), An Hóa, Tân Đông, Kiểng Phước (Gò Công), thị trấn Ba Dừa (Cai Lậy), quận lỵ Vĩnh Kim (Châu Thành), thị trấn Tân Niên Tây, yếu khu Cầu Nổi, Vàm Láng (Gò Công) hoàn toàn giải phóng.

Thành tích và kinh nghiệm về phá ấp chiến lược của tỉnh được hội nghị toàn Miền đánh giá cao, được chọn là điển hình toàn Nam bộ và cùng với chiến thắng Ấp Bắc được tặng danh hiệu «Mỹ Tho Ấp Bắc anh hùng».

Từ giữa năm 1966, giặc Mỹ đến xây dựng căn cứ lớn ở Bình Đức làm sào huyệt cho bọn tư lịnh sư đoàn 9 Mỹ và lữ đoàn 3 của sư nầy trú ẩn, bung ra hoạt động.

Trên 10 ngàn quân Mỹ hợp cùng hàng ngàn tên ngụy, hằng ngày bung ra càn quét, bắn giết, cướp bóc, hãm hiếp nhân dân các xã xung quanh căn cứ. Lập tức vành đai diệt Mỹ được xác lập và phong trào đánh Mỹ được phát động. Vành đai bằng mìn và lựu đạn, bằng bắn tỉa và cối, pháo... đều phát huy tác dụng, nhưng hiệu quả nhất là vành đai bằng người. Những du kích mật phần đông là phụ nữ và trẻ em, tận dụng thế hợp pháp của mình để diệt địch hoặc đoạt súng đạn đem giao du kích.

Những em bé chăn trâu, đánh giày, bán cà rem cũng cướp được súng Mỹ, những chị cắt cỏ, bán hàng rong và thậm chí bán ba, cũng diệt và bắt sống được Mỹ. Những ông cụ, bà cụ cũng đặt mìn diệt Mỹ.

Nếu Đại hội dũng sĩ diệt Mỹ lần thứ nhất (tháng 10-1966) chỉ có 50 dũng sĩ, thì chỉ mấy tháng sau Đại hội dũng sĩ diệt Mỹ lần thứ 2 (tháng 7-1967) số dũng sĩ lên đến 350 người. trong lúc phong trào diệt Mỹ trong nhân dân lên cao như vậy thì về phía lực lượng vũ trang cũng có sự nhảy vọt. Một đội du kích xã cũng đánh lui hai trung đội Mỹ (Kim Sơn — Châu Thành). Sau đó cũng đội du kích này cùng với trung đội địa phương tỉnh diệt gọn một trung đội Mỹ. Một đại đội địa phương tỉnh cũng diệt 1 đại đội Mỹ (Hậu Mỹ, Cái Bè). Và trong cuộc càn lớn lấy tên «Sóng thần Cửu Long» với trên 27 tiểu đoàn Mỹ — ngụy vào vùng Ba Rài (Cai Lậy) phối hợp du kích, lực lượng địa phương huyện, và tỉnh đã diệt khoảng 1.000 tên địch.

Trên lộ 4 (quốc lộ 1 ngày nay) phong trào «săn cua sắt» Mỹ cũng khá sôi nổi, ban đêm chúng phải cho xe nồi đồng, thiết giáp trốn, ngụy trang cẩn thận, có lần bị diệt một lúc 8 xe như trận Giồng Dứa, một lần khác 72 xe như trận Nhị Bình v.v...

Trên bộ, trên lộ, trên không đã vậy, nhưng dưới sông ta cũng giành quyền chủ động. Để bảo vệ căn cứ Đồng Tâm, địch bố trí tuần phòng trên khúc sông từ Mỹ Tho đến Rạch Gầm khá dày đặc, trung bình cứ 5 phút có 1 tàu chiến Mỹ qua lại. Phát huy chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, nhận chìm 300 chiến thuyền quân Xiêm xâm lược, ta đã làm hư, bắn chìm nhiều tàu địch trong đó có chiếc tàu cuốc cỡ lớn của Mỹ (chiếc Gia-mai-ca B ngay trước căn cứ Đồng Tâm).

Lợi dụng lúc địch bị tổn thất nặng nề, nhất là trong cuộc tấn công Mậu Thân, quân dân Tiền Giang đột nhập vào tận sào huyệt địch ở thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các thị trấn và lộ 4, diệt và làm bị thương trên 10.000 tên, vùng giải phóng mở ra trên phân nửa số xã và 2/3 diện tích của tỉnh. Mỹ bắt buộc phải xuống thang chiến tranh, sư đoàn 9 Mỹ đến miền Nam sau cùng đã phải rút về nước sớm nhất. Riêng Tiền Giang, Mỹ đến tháng 6-66 thì tháng 9-69 đã phải rút chạy, tính ra trong vòng ba năm ba tháng nhân dân Tiền Giang đã loại ra ngoài vòng chiến đấu 25.000 tên Mỹ.

Với một địa bàn chiến lược quan trọng như Tiền Giang, địch dồn sức tập trung binh lực, vũ khí, phương tiện chiến tranh để hòng cứu vãn tình thế. Một mặt chúng ra sức lừa mị mua chuộc, che giấu thất bại, lấp liếm tội ác, mặt khác thẳng tay càn quét hủy diệt địa hình làng mạc. Thời kỳ 70-71, tính trung bình mỗi ngày chúng dội xuống Tiền Giang 500 tấn bom đạn, tổ chức 50 cuộc càn quét cấp tiểu đoàn, hàng trăm lượt phi vụ bắn phá.

Trước tình hình đó, chấp hành sự chỉ đạo của trung ương cục, Tiền Giang làm cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1972, thực chất là cuộc đồng khởi mới, san bằng 220 đồn bốt, giải phóng thêm hàng chục xã và trên 100 ấp, chủ yếu là các vùng ven thị trấn, các trục lộ giao thông. Ta tổ chức và triển khai chính quyền cách mạng, các đoàn thể quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang, vận động binh sĩ địch rã ngũ, góp phần buộc Mỹ ký kết hiệp định Pari, có lợi cho cách mạng.

Từ giữa năm 1793 đến chiến dịch Đông Xuân 1974 — 1975 nổi bật ở Tiền Giang là mở mảng chuyển vùng, ấp giải phóng ấp, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện. Đây là khẩu hiệu hành động và là thực tiễn diễn ra khắp nơi, dồn ép địch vào thị xã, thị trấn, các trục giao thông chủ yếu. Ta làm chủ hoàn toàn nông thôn, vùng giải phóng nối tiếp liên hoàn từ Cái Bè đến Gò Công.

Trong chiến dịch Đông Xuân 1974 — 1975 cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta luôn luôn ở thế chủ động tiến công. Mặc dù địch vẫn luôn luôn có mặt 2 sư đoàn bộ binh và toàn bộ lực lượng trợ chiến, hàng chục tiểu đoàn bảo an (chưa tính hàng chục ngàn phòng vệ dân sự), chúng có thể huy động ngay một lúc 2 sư đoàn, 3 tiểu đoàn, 1 đến 2 tiểu đoàn xe M.113 đối phó trong một khu vực vài ba xã, ta vẫn đẩy mạnh tiến công, đánh càn diệt viện, gỡ đồn bót, kêu gọi binh sĩ rã ngũ. Trên đà đó ngày 30-4-1975 lực lượng địch có đến 75.000 tên vẫn phải buông súng đầu hàng. Đến 12 giờ trưa ngày 1 tháng 5 năm 1975, toàn tỉnh Tiền Giang hoàn toàn giải phóng. Riêng ở Gò Công bao gồm huyện Gò Công và huyện Hòa Đồng cũ, đến 15 giờ chiều 30-4 ta đã làm chủ hoàn toàn.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân dân Tiền Giang đã loại ra khỏi vòng chiến đấu hơn 300 ngàn tên địch có 25 ngàn quân Mỹ, bắt sống gần 100 ngàn tên, thu 52 ngàn súng các loại. Lực lượng vũ trang tỉnh được thưởng hai huân chương chiến công hạng nhất, 40 huân chương giải phóng, được tuyên dương 2 tiểu đoàn anh hùng, 1 đại đội anh hùng, 2 đội du kích anh hùng, 1 tổ du kích anh hùng, 1 xã anh hùng và gần 30 cá nhân anh hùng.

Về các phong trào khác, chỉ tính từ năm 65 đến năm 75 Tiền Giang được 17 huân chương thành đồng (có 5 huân chương thành động hạng nhất), 26 huân chương giải phóng, riêng trong chiến dịch Hồ Chí Minh được thưởng huân chương Tổ quốc. Trong suốt chặng đường đánh Mỹ đến ngày toàn thắng được tặng 2 danh hiệu: «Mỹ Tho anh hùng» và «Ấp Bắc anh hùng».
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2022, 09:32:06 am »

III

CÔNG CUỘC CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG LẠI TIỀN GIANG
10 NĂM QUA (1975 — 1985)

Cũng như các tỉnh ở Nam Bộ khác, từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tiền Giang đã nhanh chóng bắt tay ngay vào công cuộc ổn định tình hình trật tự trị an, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đẩy mạnh an ninh và quốc phòng, nên phong trào phát triển khá thuận lợi và vững chắc.

Mười năm đi vào cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội là mười năm đầy thử thách ác liệt và trưởng thành vượt bậc, mười năm phấn đấu gian khổ và thắng lợi vẻ vang. Nhân dân Tiền Giang đã tạo nên những phong trào cách mạng to lớn, nổi bật là phong trào sản xuất lương thực, xây dựng vùng lúa mới, làm phân xanh phân chuồng, phong trào lao động xã hội chủ nghĩa làm thủy lợi, khai hoang trồng cây công nghiệp, phong trào giao nộp nghĩa vụ lương thực, cải tiến phân phối lưu thông, đánh bắt thủy hải sản, phong trào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và công thương nghiệp, phong trào Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng nông thôn mới, phong trào xóa nạn mù chữ, thực hiện y tế vệ sinh, sinh đẻ có kế hoạch, phong trào vì an ninh Tổ quốc và thực hiện luật nghĩa vụ quân sự v.v... Các phong trào ấy trở thành ngày hội sôi nổi của toàn dân, trong đó nổi nhất và có ý nghĩa to lớn cần phải kể đến là:

— Sản xuất nông nghiệp là phong trào sôi nổi nhất. Tiền Giang là tỉnh đất hẹp người đông, phần lớn ruộng vườn bị hoang hóa, bom mìn chông bẫy còn chằng chịt, có nơi nông dân đi vào sản xuất cũng phải hy sinh, bị thương tật như khi đánh giặc, nhiều vùng bị ảnh hưởng phèn mặn, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, cơ sở thủy lợi không có gì, thiên tai đe dọa liên tiếp, tàn phá nặng nề (3 vụ liền bị sâu rầy phá hoại, hè thu 78 bị mất trắng vì lụt).

Vượt qua tất cả mọi khó khăn thử thách ấy, nền nông nghiệp Tiền Giang không ngừng phát triển, diện tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, năm 1975 toàn tỉnh có 40 ngàn héc-ta 2 vụ bấp bênh, đến nay lên 85 ngàn héc-ta 2 vụ ổn định. Huyện Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo vốn có tập quán làm một vụ lâu đời, nay đã có hàng chục ngàn héc-ta 2 vụ với kỹ thuật xạ khô đã thành công. Cái Bè, Cai Lậy có trên 10.000 héc-ta lúa nổi, thói quen làm một vụ cũng có lâu đời, nay cũng lên 2 vụ ổn định, đưa hệ số vòng quay của đất từ 1,2 lên 1,8 lần.

Việc xây dựng vùng lúa năng suất cao, tạo nên mô hình thâm canh tăng năng suất, là một suy nghĩ có tính toán khoa học của Đảng bộ và nhân dân, từ 10 ngàn héc-ta của buổi đầu nay tỉnh đã có trên 40.000 héc-ta, đồng thời mở ra năng suất cao cho từng vùng, từng lõm trên diện chung của toàn tỉnh.

Năng suất từ 4 — 5 tấn, bình quân trên 1 héc-ta/năm của Cái Bè, Cai Lậy nay tăng lên 10 — 11 tấn/năm; hoặc 2—3 tấn bình quân của Gò Công, Chợ Gạo lên 6 — 8 tấn/năm. Đến nay đã có 1/2 số xã trong toàn tỉnh đạt 10 tấn/năm, 2/3 xã còn lại đạt 6 — 7 tấn/năm, 1/3 còn lại bình quân khoảng dưới 4 tấn. Trên từng cánh đồng canh tác có hàng chục hộ nông dân đạt năng suất 12 — 14 tấn.

Sản lượng lúa năm 1975 chỉ mới 370.000 tấn, đến năm 80 lên 600.000 tấn và cuối năm 84 lên 800.000 tấn. Trên đà đó, mức huy động lương thực cũng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Năm 75 phải cứu đói 35.000 tấn (hậu quả sau chiến tranh), nhưng năm 1976 đã huy động 60.000 tấn, năm 82 lên 140.000 tấn và năm 84 lên 220.000 tấn.

— Phong trào sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 10 năm qua có bước phát triển mới. Tổng giá trị sản lượng toàn ngành đạt trên 1 tỷ đồng (chưa tính thủy sản) trong đó hệ thống quốc doanh chiếm 20% giá trị chung.

Có gần 60 công ty xí nghiệp có qui mô vừa và lớn, hàng chục xí nghiệp liên hợp và liên hiệp xí nghiệp hoạt động tốt, kinh doanh có lãi. Phong trào thực hiện trả lương khoán, lương sản phẩm và thưởng, giải quyết hài hòa ba lợi ích, khuyến khích mọi người hăng hái sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong 10 năm qua đã có trên 1.000 sáng kiến, sáng chế, hợp lý hóa sản xuất đạt hiệu quả và hiệu năng cao, làm lợi cho nhà nước hàng trăm triệu đồng.

— Trên lĩnh vực phân phối lưu thông, thành tích nổi bật là đã xóa bỏ tư sản kinh doanh thương nghiệp, cải tạo và sắp xếp lại tư thương, đồng thời nhanh chóng xây dựng và phát triển lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, bao gồm quốc doanh và tập thể, đã và đang vươn lên phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân, hiện có trên 10 công ty, gần 300 cửa hàng và gần 150 hợp tác xã ở xã, phường.

Về sản xuất hàng xuất khẩu cũng có bước phát triển nhảy vọt, chủ yếu của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, buông, bàng, lát chiếu, mành trúc, xơ dừa, rau quả, tôm cá. Mười năm qua ngành hàng nầy đã xuất gần 500 triệu đồng qua đó nhập về những tư liệu và nguyên liệu sản xuất đáng kể phục vụ sản xuất và đời sống.

Phong trào tổ chức lại sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những mặt tiêu biểu, có chất lượng, nông dân tin tưởng phấn khởi, hăng hái áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Đến nay đã cơ bản hoàn thành hợp tác hóa trong toàn tỉnh với hai hình thức hợp tác xã và tổ, đội sản xuất, là một trong những tỉnh dẫn đầu của đồng bằng sông Cửu Long.

Phong trào lao động xã hội chủ nghĩa mấy năm qua phát triển sôi nổi và đều khắp, quần chúng tự giác tham gia với khí thế như khi ra quân đánh giặc, xây dựng lại quê hương làng xóm. Phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã mở ra khả năng mới, to lớn. Mười năm qua tỉnh đã huy động gần 30 triệu ngày công lao động, với số lượng vật tư, lương thực trị giá hàng trăm triệu đồng để xây dựng 3 công trình phúc lợi công cộng phục vụ nhân dân. Huyện nào cũng có trường học, trạm y tế, nhà bảo sanh, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhà truyền thống, phòng đọc sách, rạp hát, bãi chiếu phim, cầu, đường giao thông v.v… đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu học hành, giải trí, trị bịnh, đi lại của nhân dân, góp phần làm bộ mặt nông thôn luôn đổi mới.

— Phong trào an ninh quốc phòng luôn là phong trào xuất sắc. Hằng năm thanh niên đến tuổi đều tự giác đăng ký, đi khám sức khỏe và trúng tuyển là lên đường nhập ngũ. Mười năm qua có hơn 50.000 thanh niên lên đường xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ tổ quốc, nhiều năm liền luôn đạt và vượt chỉ tiêu từ 10 đến 20%. Mấy năm qua lực lượng vũ trang tỉnh ngoài việc tham gia bảo vệ và xây dựng phát triển kinh tế ở địa phương còn làm tốt nhiệm vụ quốc tế cao cả của mình. Đặc biệt là một bộ phận đông đảo trong đội ngũ nầy đã tình nguyện ra tận biên giới phía Bắc Tổ quốc ta để chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược khi hay tin chúng đánh phá sang Việt Nam hồi tháng 2 năm 1979.

Tinh thần đề cao cảnh giác chống âm mưu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội luôn giữ vững. Chính từ phong trào vì an ninh Tổ quốc nầy mà quần chúng và chính quyền hợp thành một khối thống nhất, tạo sức mạnh mới của chuyên chính vô sản, ngăn chặn nhiều hành vi tội phạm và tiêu cực khác.

Với thành tích đã đạt được 10 năm qua, nhân dân trong tỉnh đã được trung ương tặng thưởng 30 huân chương các loại, 7 lẵng hoa của Chủ tịch nước, 3 cờ thi đua khá nhất, 72 bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng, 268 cờ và bằng khen của cán bộ, Tổng cục.

*
*   *

Chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút mãi mãi là niềm tự hào, vinh dự của nhân dân Tiền Giang, mãi mãi là nguồn động viên cổ vũ các thế hệ nhân dân Tiền Giang vững bước đi lên, vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Nhân kỷ niệm 200 năm ngày chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, chúng tôi điểm qua một cách sơ lược những thành tích mà các thế hệ nhân dân Tiền Giang đã làm được qua các thời kỳ và coi đó là cống hiến của mình để xứng đáng với người xưa, xứng đáng với ý nghĩa và tầm vóc của trận quyết chiến chiến lược Rạch Gầm — Xoài Mút.

Phát huy chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, nhân dân Tiền Giang quyết tâm làm hết sức mình để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc xã hội chủ nghĩa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2022, 08:35:43 am »

BIÊN NIÊN NHỮNG HÀNH ĐỘNG BÁN NƯỚC CÓ HỆ THỐNG
CỦA NGUYỄN ÁNH

PHẠM NGUYỄN

1) Năm Nhâm Dần (1782):

Tháng 3: Đại binh Tây Sơn do Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ chỉ huy, men theo cửa Cần Giờ, ồ ạt tấn công vào Gia Định. Quân Nguyễn bị đại bại trong trận Ngã Bảy (Cần Giờ), mặc dù đã được người Bồ Đào Nha (Portugal) hỗ trợ đắc lực.

Tháng 5: Tàn quân Nguyễn phải sống lẩn quất ở các hải đảo dọc ven biển phía Nam. Trong bước đường cùng. Nguyễn Ánh liền sai bọn tay chân do Nguyễn Hữu Thụy cầm đầu sang Xiêm La cầu cứu. Nhưng, những tên bán nước này vừa đi đến đất Chân Lạp thì hị những người Chân Lạp ủng hộ Tây Sơn đón đánh tan tành. Nguyễn Hữu Thụy bị giết tại chỗ. Nhân đà thắng lợi, lực lượng này còn mạnh dạn đánh cả vào Nguyễn Ánh. Vất vả lắm, Nguyễn Ánh mới thoát nạn được.

— Mặc đù Nguyễn Hữu Thụy đã bị giết, Nguyễn Ánh vẫn chưa chịu từ bỏ ý đồ cầu cứu Xiêm La. Y sai bọn cai cơ Lê Phước Diễn, tham mưu Lê Phước Bình đem lễ vật hậu sang Xiêm La để giao hảo và nhờ vua Xiêm giúp đỡ cho khi cần.

— Cũng trong năm này, Nguyễn Ánh còn có ý định cầu cứu cả Bồ Đào Nha, nhưng rồi việc không thành, vì vua Xiêm cản trở.

2) Năm Quý Mão (1783):

Được tin Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) lúc đó đang ở Chân-bôn (Chantaboun — thuộc Xiêm La) Nguyễn Ánh liền bí mật cho mời Bá Đa Lộc đến gặp y tại Phú Quốc để hội kiến. Trong cuộc hội kiến nầy, Nguyễn Ánh chính thức nhờ Bá Đa Lộc thay mình đi cầu cứu nước Pháp. Để khẳng định hành động bán nước này, Nguyễn Ánh tự nguyện giao con trai trưởng tên là Cảnh mới bốn tuổi cho Bá Đa Lộc làm con tin. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn cừ một số bộ hạ tùy tùng Bá Đa Lộc như: phó vệ úy Phạm Văn Nhơn, cai cơ Nguyễn Văn Liêm (có sách chép là Khiêm), Hồ Văn Nghị (tức Paul Nghị)... Bọn tùy tùng này theo Bá Đa Lộc đến Pondỉchéry (thuộc Ấn Độ) rồi trở về Vọng Các (Bangkok) vào tháng 7-1786.

Bá Đa Lộc chẳng những nhận lời mà còn rất sốt sắng lo giúp Nguyễn Ánh. Nhưng lúc ấy, do thời tiết còn khó khăn; (mùa trái gió), Bá Đa Lộc chưa thể cùng đám tòng vong lên đường ngay được. Phải đợi đến cuối năm 1784 Bá Đa Lộc mới xuất phát.

3) Năm Giáp Thìn (1784):

Tháng 2 (âm lịch): bị quân Tây Sơn do phò mã Trương Văn Đa chi huy vây đánh kịch liệt, bọn tay chàn Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vua Xiêm (lúc này là Chakkri I — sử ta quen gọi là Chất Tri) Cũng cần nói thêm rằng, trước đó (tháng 2-1783) tướng Nguyễn Ánh là Châu Văn Tiếp đã đi cầu viện Xiêm La nhưng vua Xiêm chưa đưa lực lượng sang «giúp» Nguyễn Ánh. Đây là cái cớ để các sử gia phản động đổ lỗi bán nước cho Châu Văn Tiếp, hòng bào chữa cho Nguyễn Ánh.

— Ngay trong tháng 2, vua Xiêm lập tức sai tướng là Chất-xỉ-đa đem binh thuyền sang đón Nguyễn Ánh. Cuộc lưu vong lần thứ nhất của Nguyễn Ánh ở Xiêm La bắt đầu từ đó.

Tháng 6 (âm lịch): Nguyễn Ánh nhục nhã rước 5 vạn quân xâm lược Xiêm La về nước. Quân Xiêm La chia làm hai đạo cùng phối hợp với quân bản bộ của Nguyễn Ánh (khoảng 3 đến 4 ngàn tên) tấn công vào lãnh thổ phía Nam nước ta. Đạo bộ binh gồm 3 vạn do các tướng Xiêm La là Lục Côn và Sa Uyên chỉ huy. Tham gia chỉ huy đạo bộ binh này còn có một đại thần Chân Lạp thân Xiêm La là Chiêu Thùy Biện (có sách gọi là Bền hay Bèn). Đạo thủy binh gồm 2 vạn, do tổng chỉ huy quân xâm lược Xiêm La là Chiêu Tăng và Chiêu Sương (cả hai đều là cháu của vua Xiêm) trực tiếp chỉ huy. Nguyễn Ánh đi theo đạo thủy binh này.

Tháng 12 (âm lịch): Sau sáu tháng tấn công, quân Xiêm La và quân bản bộ của Nguyễn Ánh chiếm được vùng đất tương ứng với ha tỉnh miền Tây trong Nam Kỳ lục tỉnh cũ.

Nguyễn Ánh chẳng những dung túng cho quân Xiêm La mặc sức cướp phá. hoành hành mà còn mượn tay kẻ thù để trả ân oán. Bộ mặt phản dân bán nước của y ngày càng bị phơi bày trước mắt nhân dân.

Tháng 12 (âm lịch): sau thất bại thảm hại ở Rạch Gầm — Xoài Mút (Tiền Giang), Nguyễn Ánh ra sức đốc thúc Bá Đa Lộc mau chóng lên đường thay y cầu cứu nước Pháp như đã thỏa thuận từ trước.

Tháng 12 (âm lịch): Phái bộ Bá Đa Lộc lên đường. Sau 20 tháng lênh đênh, đến mùa Xuân năm Đinh Mùi (1787) chúng mời đến được đất Lorient của Pháp. Tại đây, được Hội Truyền Giáo nước ngoài hỗ trợ đắc lực. Bá Đa Lộc đã tiến hành một cuộc tuyên truyền rất rùm beng. Y công khai nói lên những «điều lợi cho nước Pháp» nếu nước Pháp giúp Nguyễn Ánh. Chính vì vậy, tháng 5-1787, y được Pháp hoàng (lúc ấy là Louis XVI) cho tiếp kiến. Pháp hoàng giao cho quan thượng thư bộ ngoại giao Pháp là bá tước de Montmorin chịu trách nhiệm cùng với Bá Đa Lộc thảo hiệp ước giúp Nguyễn Ánh. Đó là hiệp ước Versailles mà thực chất là một văn kiện bán nước vô cùng nhục nhã.

4) Năm Ất Tỵ (1785):

Tháng 3 (âm lịch): sau hơn 3 tháng chạy trốn lẩn quất ở các đảo ven biển, Nguyễn Ánh được cai cơ Trung (không rõ họ) đưa sang Xiêm La, tiếp tục cuộc lưu vong, nhưng đây là cuộc lưu vong nhục nhã và cay đắng nhất của đời y. Lực lượng Nguyễn Ánh lúc này chỉ còn 200 người với 5 chiếc thuyền nhỏ. Sang Xiêm La lần này, Nguyễn Ánh và bọn tòng vong được vua Xiêm La cho ở một làng nhỏ thuộc ngoại ô Bangkok (làng này, về sau có khi còn được gọi là làng Gia Long). Tại đây, chủng phải khẩn hoang mà ăn, phải làm đủ mọi nghề thấp hèn nhất (kể cả ăn cướp) và phải đánh thuê cho Xiêm La.

5) Năm Đinh Mùi (1787):

Tháng 11 (âm lịch): Hiệp ước Versailles được ký kết giữa một bên là bá tước Comte de Montmorin đại diện cho vua Pháp (Louis XVI) và một bên là Bá Đa Lộc (có hoàng tử Cảnh làm con tin) đại diện cho Nguyễn Ánh. Hiệp ước được vua Pháp duyệt y, gồm có mấy nội dung căn bản sau dây:

Một là vua Pháp nhận giúp Nguyễn Ánh bốn chiếc tàu chiến, một đạo binh gồm 1200 lục quân, 200 pháo binh cùng 250 linh mộ Bắc Phi, với ít nhiều súng ống đạn dược để Nguyễn Ánh khôi phục lại đất Gia Định!

Hai là Nguyễn Ánh phải nhượng đứt cho nước Pháp cửa biển Hội An (Faifo) và quần đảo Côn Lôn (Poulo — Condore), đồng thời thương nhân Pháp được độc quyền buôn bán trên khắp lãnh thổ nước ta mà Nguyễn Ánh không được cho bất cứ nước nào tới buôn bán nữa.

Ba là khi nước Pháp cần đến binh lính và các phương tiện chiến tranh khác thì Nguyễn Ánh phải lo biện nạp đầy đủ.

Bốn là sau khi khôi phục được quyền thống trị, mỗi năm Nguyễn Ánh phải làm một chiếc thuyền y như loại nước Pháp đã giúp để trả dần cho Pháp... V...v...

Hiệp ước Versailles được Pháp hoàng giao cho đại diện Pháp ở Pondichéry là bá tước de Conway tìm cách giúp Bá Đa Lộc thực hiện.

Tháng 12 (âm lịch): Bá Đa Lộc rời nước Pháp và về đến Pondichéry (thuộc Ấn Độ). Nhưng, do hiềm khích cá nhân, bá tước De Conway không chịu giúp Bá Đa Lộc. De Conway còn xin vua Pháp bãi bỏ hiệp ước Versailles. Bấy giờ, cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, vua Pháp nói riêng và triều đình Pháp nói chung không còn đủ sức để quan tâm đến những vấn đề ở ngoài lãnh thổ nữa.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Hai, 2022, 08:42:16 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM