Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 10:29:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ yếu... kỷ niệm lần thứ 200 ngày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút  (Đọc 16722 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:17:41 am »

Chính nhờ có mấy dòng này mà chúng tôi biết rằng Trà Tân là một địa điểm có thật trên bản đồ xứ Gia Định hồi cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX.

Như thế có nghĩa là trong Đại Nam thực lục là một bộ sách sử dày đến mấy ngàn trang, khi sử dụng, chúng ta phải thận trọng phải cân nhắc, phải chọn lọc.

Nguồn tài liệu thứ hai giúp chúng ta nghiên cứu chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút là cuốn Mạc thị gia phả của Võ Thế Dinh (tức Võ Thận Vi). Tác giả Mạc thị gia phả là cai đội một chức võ quan của chúa Nguyễn) đã theo Nguyễn Ánh lâu năm, đã tham dự nhiều trận đánh chống Tây Sơn và được Nguyễn Ánh phong cho tước Doanh Đức Hầu, cho nên khi xưng hô, người ta tôn xưng là Doanh hoặc Dinh.

Trong Mạc thị gia phả Võ Thế Doanh cho biết, sau trận đại bại ở Rạch Gầm — Xoài Mút, chúa Nguyễn Ánh đã sai Võ Thế Dinh nghiên cứu các sổ nhật ký của tham tướng Mạc Tử Sinh, trấn thủ trấn Hà Tiên của Nguyễn Ánh để ghi chép các sự kiện xảy ra như việc Chiêu Tăng tàn bạo để mất lòng người, cho nên mới bị quân Tây Sơn đánh cho đại bại.

Võ Thế Dinh đã ghi chép các sự kiện và viết thành cuốn Mạc thị gia phả. Võ Thế Dinh bắt đầu biên soạn Mạc thị gia phả từ năm 1785, tức sau khi quân Xiêm đại bại ở Rạch Gầm — Xoài Mút, đến ngày 19 tháng 6 năm Nhâm Dần, tức năm Gia Long thứ 17(1818) thì việc biên soạn hoàn thành. Mạc thị gia phả có 47 tờ tức 94 trang.

Quan điểm và lập trường của Vũ Thế Dinh là quan điểm và lập trường của một phần tử tận trung với Gia Long và được Gia Long tin cẩn. Nhưng Võ Thế Dinh là một cai đội hầu như luôn luôn ở bên cạnh Gia Long, đã dự nhiều trận đánh chống Tây Sơn. Cho nên qua Mạc thị gia phả chúng ta biết được nhiều sự kiện rất cụ thể không hề nói đến trong Đại Nam thực lục của Quốc sử quán hay ở trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức hoặc trong các thư từ của các giáo sỹ phương Tây.

Đặc biệt là thời điểm chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút. Mạc thị gia phả cho chúng ta những chi tiết rất quý.

Sau khi quân Xiêm vào Gia Định, chúng ra sức cướp bóc và giết hại nhân dân Việt Nam. Chính vua Xiêm cũng nhận rằng quân Xiêm cướp nhiều của cải và bắt nhiều con gái đem về nước. Nguyễn Ánh cũng chán ngán quân Xiêm và tỏ ra không còn tin tưởng gì vào quân Xiêm nữa. Qua Mạc thị gia phả, chúng ta thấy tâm trạng buồn nản của Nguyễn Ánh, Chiêu Tăng cũng biết thế cho nên y đã nói với Nguyễn Ánh:

— «Quốc vương đừng nghi ngờ. Giặc (Tây Sơn) đang tin tôi, chúng không phòng bị phải thừa thế mà phá chúng».

Rồi Chiêu Tăng hẹn với Nguyễn Ánh là đêm hôm 9 tháng 1 (năm Giáp Thìn) sẽ mở đầu cuộc đại tấn công vào quân Tây Sơn.

Như thế là kẻ chủ động mở cuộc tấn công vào đêm hôm 9 tháng 12 chính là Chiêu Tăng. Chính Chiêu Tăng đã bàn với Nguyễn Ánh như thế.

Chiêu Tăng cho rằng đó là một đòn bất ngờ và chí tử đối với quân Tây Sơn vì «Nguyễn Huệ tin y». Nhưng điều Chiêu Tăng không lường được là Nguyễn Huệ đã biết hết ý đồ của y. Vì hàng ngày trước đêm hôm 9 tháng 12 quân Xiêm và quân Tây Sơn vẫn đi lại chơi bời với nhau và mỗi khi ra về quân Xiêm đều được quân Tây Sơn tặng quà rất hậu. Nhờ vậy Nguyễn Huệ biết Chiêu Tăng làm gì và bao giờ thì làm.

Sau khi hẹn với Nguyễn Ánh ngày giờ mở cuộc tấn công, Chiêu Tăng ra lệnh cho Nguyễn Ánh:

— «Quốc vương dẫn ngự binh xông vào phá các thuyền của giặc còn tôi sẽ cùng các tướng bản bộ mang các thuyền lớn nhỏ xông vào phá thuyền giặc ở ngang sông thì sẽ giành được toàn thắng».

Qua cách trình bày của Võ Thế Dinh trong Mạc thị gia phả, ta thấy Nguyễn Ánh đã tuân lệnh Chiêu Tăng: y tự nguyện làm tiên phong đi trước, mở đường cho quân Xiêm tiến theo sau.

Nguyễn Huệ biết rằng quân Xiêm sẽ xuôi dòng sông đến Mỹ Tho đánh quân Tây Sơn và đoàn thuyền chiến đang dàn ngang sông Mỹ Tho. Cho nên, ông bố trí trận phục kích ở Rạch Gầm — Xoài Mút rồi đêm hôm 9 tháng 12 ông cho một đoàn thuyền chiến nhẹ đến khiêu chiến quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh ở căn cứ của chúng tại Trà Tân, để nhử chúng vào trận địa phục kích của mình, rồi tung quân thủy, quân bộ từ tất cả các phía xông vào đánh phá và tiêu diệt chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:18:35 am »

Vào khoảng canh năm đêm hôm 9 tháng 12, quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh đã chuẩn bị xong xuôi và chỉ còn chờ lệnh là xuất phát thì chúng thấy quân Tây Sơn ngược dòng sông Mỹ Tho đến thách thức, chửi bới chúng. Tức thì Chiêu Tăng ra lệnh cho quân đội của y và quân của Nguyễn Ánh mở cuộc tấn công.

Từ sau ngày vào Kiên Giang, quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh chiếm Trấn Giang, Sa Đéc, Long Hồ, Mân Thít, Ba Lai, Trà Tân, liên tiếp đi từ thắng lợi nọ đến thắng lợi kia. Canh năm hôm 9 tháng 12, chúng cho rằng chúng sẽ thắng lợi như chúng đã thắng lợi trong vài tháng trước.

Lúc quân Xiêm mở cuộc tấn công thì thuyền chiến Tây Sơn quay mũi chạy về phía Mỹ Tho. Nước triều ở Cửa Đại, Cửa Tiểu đang xuống mạnh. Thuyền chiến của Tây Sơn cũng như thuyền chiến của giặc xuôi dòng sông với một tốc độ rất nhanh. Chỉ khoảng độ hơn nửa giờ, đoàn thuyền giặc đã lọt vào trận địa phục kích. Mấy ngàn quân bản bộ của Nguyễn Ánh bị bắn chết hoặc bị đốt chết, bị bắt sống hầu như không còn một mống. Đại Nam thực lục cho biết khi Nguyễn Ánh bại trận phải chạy về Trấn Giang «bầy tôi theo hầu chỉ có hộ bộ Trần Phúc Giai, Cai cơ Nguyễn Văn Bình, thái giám Lê Văn Duyệt hơn mười người mà thôi».

Rõ ràng là trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút, mấy ngàn quân bản bộ của Nguyễn Ánh đã bị tiêu diệt hoàn toàn, khi chúng về Trấn Giang Nguyễn Ánh chỉ còn lại ở sau lưng mấy người hầu cận!

Ở Rạch Gầm — Xoài Mút, quân Xiêm bị tiêu diệt bao nhiêu?

Khi tiến vào Gia Định, quân Xiêm chia làm hai đạo; đạo bộ binh có 3 vạn do Chiêu Thùy Biện chỉ huy từ Chân Lạp tiến vào, còn bọn thủy binh do Chiêu Tăng và Chiêu Sương điều khiển có chừng 2 vạn đã qua Kiên Giang vào cướp Gia Định. Theo Võ Thế Dinh trong Mạc thị gia phả, tổng số quân Xiêm xâm lược Gia Định năm 1784 có đến 5 vạn. Trong khi trận đánh đang diễn ra, Chiêu Tăng và Chiêu Sương cùng 2 ngàn tàn quân liều chết đổ bộ lên bờ Bắc sông Mỹ Tho rồi mở một đường máu chạy trốn về Châu Lạp để về nước. Ngoài ra còn một số binh sĩ Xiêm bị đánh bật ra khỏi hàng ngũ, bọn này tốp năm, tốp ba chạy tỏa ra các ngã, cuối cùng, chúng cướp được thuyền của dân rồi theo đường thủy trở về nước.

Như thế là trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút Nguyễn Huệ đã tiêu diệt đến năm vạn hoặc gần năm vạn quân địch.

Chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút quả là một trận tiêu diệt chiến kinh khủng làm khiếp đảm quân địch đến nỗi quân Xiêm sợ quân Tây Sơn như cọp, như Đại Nam thực lục đã viết.

Đó là trận tiêu diệt chiến đầu tiên của Nguyễn Huệ. Trận tiêu diệt chiến lớn thứ hai là trận đánh quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi vào sáng sớm ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789). Cuối năm Mậu Thân, khi làm lễ thệ sư ở Thọ Hạc (thị xã Thanh Hóa bây giờ), Nguyễn Huệ đã biết trước sẽ có trận tiêu diệt chiến lớn thứ hai trong lời tuyên bố trước ba quân: «Phàm chư quân, ai muốn đánh giặc hãy vì ta mà giết cho hết quân giặc, ai không muốn đánh giặc hãy xem ta đánh một trận giết dăm vạn quân giặc, đó không phải là chuyện hiếm lạ lắm đâu».

Sáng ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu, quả nhiên quân Tây Sơn do đích thân vua Quang Trung chỉ huy đã tiêu diệt trong một trận năm vạn quân Thanh ở Ngọc Hồi.

Trận Rạch Gầm — Xoài Mút, nếu như nó mở đầu hồi canh năm ngày 9 tháng 12 thì khi diễn biến và kết thúc, nó lại diễn biến và kết thúc vào ngày 10 tháng 12.

Theo cách tính giờ khắc của ta thời trước, một ngày gồm có 6 khắc của ngày và 5 canh của đêm. Cho nên ta vẫn nói đêm năm canh ngày sáu khắc. Thời trước, ngày của ta bắt đầu từ lúc hết canh năm đến lúc cuối cùng của canh năm sau, tức bắt đầu từ tờ mờ sáng trước đến tờ mờ sáng sau. Ngày nay, cách tính giờ khắc không như trước nữa, ngày bắt đầu từ lúc không giờ đến giây phút cuối cùng của giờ thứ 24.

Nếu tính như thế, chúng ta thấy ngày 10 tháng 12 năm Giáp Thìn cũng tức ngày 20 tháng 1 năm 1785, là ngày chiến thắng lịch sử Rạch Gầm — Xoài Mút đã chôn vùi năm vạn quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh.

Trong «Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc» mà tác giả là các đồng chí Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chi, có nói đến bức thư của Nguyễn Ánh gửi giáo sỹ J.Liot đề ngày 15 tháng chạp năm Cảnh Hưng thứ 45 (25-1-1785) «lại nói: ngày mùng 8 tháng chạp (18-1-17850 chúng tôi vừa bị thua trận» (L. Cadière — Les Francais aux services de Gia Long(1) — Bulletin des amis du vieux Huế).


(1) Những người Pháp phục vụ Gia Long.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:19:25 am »

Nguyễn Ánh đã dự trận Rạch Gầm — Xoài Mút cùng với quân Xiêm, nếu quả y nói rằng trận đánh xảy ra vào ngày 8 tháng 12 năm Giáp Thìn thì trận Rạch Gầm — Xoài Mút đã xảy ra vào ngày 18 tháng 1 năm 1785 còn gì nữa!

Chúng ta cần nhớ rằng, chúng ta chỉ biết có bức thư của Nguyễn Ánh gửi J. Liot do Tập san những người bạn của thành cổ Huế cho biết.

Mạc thị gia phả do Nguyễn Ánh sai Vũ Thế Dinh viết. Trong Mạc thị gia phả, Võ Thế Dinh tỏ ra rất thận trọng về vấn đề thời điểm. Về Chu Văn Tiếp, Vũ Thế Dinh viết rõ rằng Văn Tiếp bị thương nặng trong một trận thủy chiến với quân Tây Sơn và đã chết vào ngày 10 tháng 10 năm Giáp Thìn, sau khi được đem về doanh trại.

Trong Mạc thị gia phả, hai lần trong một trang sách, lần thứ hai cách lần thứ nhất 83 chữ, Võ Thế Dinh nói đến thời điểm trận Rạch Gầm — Xoài Mút: ngày 9 tháng 12 năm Giáp Thìn.

Sự sai lầm về thời điểm nếu có, không thể do từ phía Võ Thế Dinh, một người cẩn thận đến mức để ra một thời gian dài đến 34 năm để viết Mạc thị gia phả, một cuốn sách chỉ có tất cả 47 tờ tức 94 trang.

Năm Giáp Thìn, Nguyễn Huệ đến Mỹ Tho hoặc Rạch Gầm — Xoài Mút vào ngày nào tháng 12 năm Giáp Thìn?

Về vấn đề này, Đại Nam thực lục viết như sau: «Tháng 12, giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc nghe tin quân giặc cứu cấp, tức thì sai Nguyễn Văn Huệ đem binh thuyền vào cứu Sài Gòn. Huệ đến đánh vài trận không được, muốn đem quân về. Có tên phản thần là Lê Xuân Giác bày kế cho Huệ đem hết quân mạnh mai phục ở Rạch Gầm — Xoài Mút rồi dụ quân Xiêm lại đánh».

Nếu như trận Rạch Gầm — Xoài Mút xảy ra vào đêm hôm 9 rạng ngày 10 tháng 12 năm Giáp Thìn như đã trình bày ở trên, thì cái ngày mà Nguyễn Huệ vào Sài Gòn dứt khoát không thể là một ngày nào đó của tháng 12 được.

Năm Giáp Thìn, khi Nguyễn Huệ vào Sài Gòn, rất nhiều việc quan trọng đang chờ ông, và đòi ông phải làm việc ngay để khỏi bỏ lỡ mất thời cơ. Đó là những việc như sau:

1 — Nghe báo cáo đầy đủ về tình hình quân giặc cùng các ý đồ của chúng.

2 — Nghe báo cáo đầy đủ về tình hình quân Tây Sơn đang đóng ở những đất chưa bị chiếm cứ ở Gia Định, nhất là ở ba tỉnh miền Đông.

3 — Nghe báo cáo về thái độ của nhân dân Gia Định đối với quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh có mâu thuẫn gì có thể khai thác được.

4 — Đánh mấy trận để thăm dò lực lượng địch, xem ý chí chiến đấu của địch cụ thể ra sao.

5 — Tổ chức người sang doanh trại quân Xiêm đề nghị giảng hòa với Chiêu Tăng, nhằm gieo nghi ngờ với bọn Nguyễn Ánh và nhằm làm cho quân Xiêm vốn đang chủ quan khinh địch lại càng thêm chủ quan khinh địch.

6 — Vạch chiến lược và chiến thuật tiêu diệt quân địch.

7 — Bố trí lực lượng để thực hiện chiến lược và chiến thuật vạch ra.

Muốn làm tốt các việc trên, Nguyễn Huệ phải có ít nhất 10 ngày. Như thế, Nguyễn Huệ phải đến Sài Gòn muộn nhất là vào khoảng những ngày cuối cùng của tháng 11 năm Giáp Thìn, tức đầu tháng 1 năm 1785.

Sau khi vào Sài Gòn, Nguyễn Huệ đến tháng Mỹ Tho. Ông đóng ở Mỹ Tho để chuẩn bị và chỉ huy trận phục kích lớn. Không có sách nào nói ông đến Rạch Gầm — Xoài Mút.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:20:19 am »

Bây giờ chúng ta chuyển sang vấn đề địa điểm. Trước hết cần phải nói rằng, đến thập kỷ 50 của thế kỷ 18, miền đất ngày nay là tỉnh Tiền Giang mới sát nhập vào bản đồ của xứ Đàng Trong. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Nguyên đã tự ý dâng đất cho Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Từ đấy cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) miền Tiền Giang đã thay đổi tên đất (tên làng, tên xã, tên tổng, tên huyện, tên tỉnh) rất nhiều lần.

Khi về tay Nguyễn Phúc Khoát, đất Tiền Giang mang tên là đạo Trường Đồn. Năm 1779, Nguyễn Ánh đang lúc chống đỡ các đòn đánh của phong trào Tây Sơn đã đổi đạo Trường Đồn ra dinh Trường Đồn, trước ngày quân Xiêm vào xâm lược Gia Định, dinh Trường Đồn lại đổi ra dinh Trấn Định. Năm 1808, dinh Trấn Định lại đổi làm trấn Định Tường. Năm 1832, Minh Mạng đổi trấn Định Tường ra tỉnh Định Tường. Năm 1861, Tự Đức ký hàng ước sỉ nhục, nhường ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Páp. Dưới chế độ thuộc địa của Pháp mới xuất hiện tỉnh Mỹ Tho, rồi sau đó nhiều sự thay đổi về làng, xã, tổng đã diễn ra ở Mỹ Tho cũng như ở các tỉnh khác.

Xác định được vị trí các địa điểm lịch sử liên quan đến chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút không phải là một việc giản đơn.

Như trên đã nói: Đại Nam thực lục cho biết tháng 11 năm Giáp Thìn, Lê Văn Quân đã đánh chiếm được Ba Lai và Trà Tân.

Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh đóng ở Trà Tân để chỉ huy các trận đánh và chỉ huy các hoạt động chống Tây Sơn ở miền đất sau này là ba tỉnh miền Đông.

Mạc thị gia phả của Võ Thế Dinh không hề nói đến Trà Tân mà chỉ nói đến Tà Luật: «Thượng (chỉ Nguyễn Ánh) đóng ở Tà Luật chia các đạo giữ các nơi quan trọng».

Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức không nói đến Tà Luật mà nói Trà Luật.

Thế thì các đồn của Lê Văn Quân đánh chiếm được của quân Tây Sơn tháng 11 năm Giáp Thìn là Trà Tân hay Tà Luật hay Trà Luật?

Mạc thị gia phả là sách chép tay được bắt đầu viết ra từ sau trận Rạch Gầm — Xoài Mút. Mạc thị gia phả có trước Gia Định thành thông chíĐại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ. Mạc thị gia phả là sách chép tay, khi làm xong, nó được nhiều người sao chép lại, nhất là ở miền Nam. Người chép sách do vô ý hoặc cẩu thả đã viết lầm chữ Tân (津) ra chữ Luật (律). Hai chữ này về bên phải đều có chữ duật (聿) cho nên dễ lầm chữ nọ ra chữ kia. Chữ (斜) bộ phận bên trái (余) rất giống chữ Trà (茶), cho nên Trà Tân (茶津) mới viết lầm ra Tà Luật (斜律).

Trà Tân là một tên đất có thật như Đại Nam thực lục chính biên đệ thất kỷ đã chép. Trà Tân nằm ở bờ Bắc sông Mỹ Tho, bên cạnh một con rạch mang tên rạch Trà Tân. Địa điểm Trà Tân nằm ở bờ phải rạch Trà Tân, bê cạnh cửa rạch đổ vào sông Mỹ Tho. Trước cửa rạch Trà Tân có một cù lao lớn, dài đến 7 — 8 km, nằm án ngữ ở cả rạch, trông như một con cá lớn đang bơi lượn. Cù lao này gọi là cù lao Năm Thôn cũng tức là cù lao Tà Luật theo Mạc thị gia phả hay là cù lao Trà Luật theo Gia Định thành thông chí.

Hồi cuối thế kỷ 18, và những thập kỷ đầu thế kỷ 19, tại miền đất bây giờ là tỉnh Tiền Giang, không làm gì có địa điểm nào gọi là Tà Luật hay Trà Luật, mà chỉ có Trà Tân chỉ tên đất, Trà Tân chỉ tên cù lao, Trà Tân chỉ tên Rạch.

Trong bản đồ của cán bộ ta vẽ và in năm 1957, chỉ có rạch Trà Tân nhưng không có địa điểm Trà Tân.

Xét địa thế sông Mỹ Tho và địa thế rạch Trà Tân thì căn cứ Trà Tân mà Chiêu Tăng và Nguyễn Ánh đóng đại bản doanh khi chuẩn bị đánh Nguyễn Huệ ở Mỹ Tho, phải ở vào một địa điểm ngày nay có tên là Hưng Nhơn hoặc một địa điểm nào gần đó. Hưng Nhơn cách Rạch Gầm khoảng 15 km. Hưng Nhơn hay một địa điểm nào gần ngay đó, nằm ở giữa các địa điểm có tên là Hội Trì, Hội Lễ ở Tây Bắc Hưng Lễ ở Đông Bắc và Hòa An ở phía Nam.

Từ năm 1957 (năm in bản đồ đã nói) đến nay không rõ các tên đất ở tỉnh Tiền Giang còn có sự thay đổi nào nữa hay không. Nhưng, xác định vị trí địa điểm Trà Tân thật không phải việc dễ dàng. Đồng chí Phan Huy Lê và tôi đã mất nhiều thời giờ, nhiều công sức để nghiên cứu các vấn đề do trận Rạch Gầm — Xoài Mút đặt ra, trong đó có vấn đề thời điểm của trận Rạch Gầm — Xoài Mút.

Chúng tôi tự biết các công trình nghiên cứu của chúng tôi chưa giải quyết thỏa đáng tất cả các vấn đề. Nhưng từ Trần Trọng Kim đến nay, công tác nghiên cứu trận Rạch Gầm — Xoài Mút đã tiến những bước rất dài.

Nửa thế kỷ trước đây, khi viết Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim chỉ giành cho sách của ông có 44 chữ để nói về trận Rạch Gầm — Xoài Mút. Đọc ông, người ta không thấy nói đến địa điểm Trà Tân, người ta cũng không biết Rạch Gầm và Xoài Mút nằm ở nơi nào trong tỉnh Mỹ Tho, người ta cũng không biết trận Rạch Gầm — Xoài Mút xảy ra vào ngày nào, tháng nào nữa.

Trong Lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1955, nhà sử học Đào Duy Anh cũng chỉ nói sơ qua về trận Rạch Gầm — Xoài Mút bằng mấy giòng vắn tắt như sau: «Nghe tin quân Xiêm hoành hành, Nguyễn Huệ đã trở về Quy Nhơn lại tiến binh vào Gia Định để đánh. Nguyễn Huệ đuổi quân Xiêm đến gần Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía Tây Mỹ Tho, rồi đánh một trận giết quân Xiêm chỉ còn vài ngàn người, phải chạy theo đường rừng mà trốn về nước».

Ở những giòng trên, chúng ta cũng không hiểu được trận Rạch Gầm — Xoài Mút xảy ra vào ngày nào, tháng nào và cụ thể ở nơi nào.

Nhưng ngày nay, sau nhiều năm nghiên cứu, chúng ta đã có cơ sở để biết rằng trận Rạch Gầm — Xoài Mút diễn ra và kết thúc vào ngày 10 tháng 12 năm Giáp Thìn, tức ngày 20 tháng 1 năm 1785. Chúng ta lại biết rằng Trà Tân là một vị trí chiến lược nằm ở bờ Bắc sông Mỹ Tho, bên bờ phải một con rạch mang tên Rạch Trà Tân, cách Rạch Gầm chừng 15km về phía Tây. Chúng tôi tin chắc rằng trong một tương lai không xa, chúng ta có thể biết đích xác đến 100% Trà Tân là địa điểm nào nằm ở bờ bắc sông Mỹ Tho, bên cạnh rạch Trà Tân.

Viết xong ngày 1-5-1984
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:22:21 am »

MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỚI TẠI TIỀN GIANG
VỀ TRẬN RẠCH GẦM — XOÀI MÚT (1785)

TÔN THỊ ĐIỆP
                                                                                                                                   
(Khoa sử — Đại học Tổng Hợp
thành phố Hồ Chí Minh)

Tháng 1 năm 1785, chi trong vòng chưa đầy một ngày, Nguyễn Huệ đã đánh tan gần 5 vạn quân Xiêm và mấy nghìn quân bản bộ của Nguyễn Ánh trên chiến trường sông Mỹ Tho dài khoảng 6 — 7 km. Cuộc chiến thắng dũng cảm và đầy mưu trí này đã là đề tài nghiên cứu có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhiều sử gia từ trước đến nay. Tuy nhiên, đứng trên góc độ này hay góc độ nọ, vấn đề được trình bày có khác nhau.

Thí dụ như, xuất phát từ quan điểm đối nghịch với quân Tây Sơn, các sử gia phong kiến nhà Nguyễn đã trình bày sử kiện một cách hời hợt, thiếu khách quan, do đó việc sử dụng các tư liệu này có rất nhiều hạn chế, ngoại trừ tập Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh có nhiều tư liệu đáng chú ý hơn vì nó căn cứ theo nhật ký của Mạc Tử Sinh, một tham tướng đắc lực của Nguyễn Ánh.

Gần đây, các nhà sử học Mác xít như Ca Văn Thỉnh, Văn Tân, Phan Huy Lê, v.v… cũng đã nghiên cứu rất nhiều xung quanh chiến trận Rạch Gầm — Xoài Mút, và nhìn chung đó là những công trình có giá trị lớn đặt cơ sở cho việc tìm tòi nghiên cứu về sau. Thế nhưng, do tình hình đất nước lúc bấy giờ còn chia cắt, nên các tác giả chỉ dựa trên các nguồn tài liệu thư tịch là chủ yếu, như lời chú thích đầu tiên của chương V: «Chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút» (trích trong «Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc» của Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng… Nxb. QĐND, HN, 1976) có nêu: «So với những chương khác của tập sách, chương này có một hạn chế lớn về nguồn tư liệu địa phương vì chúng tôi chưa nghiên cứu được…». Dù vậy, cho đến nay chúng tôi vẫn mong đợi các công trình mới của những tác giả này khi có điều kiện khảo sát thực địa để chúng tôi được học tập và tìm hiểu thêm nữa.

Đến năm 1977, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ty Thông tin văn hóa tỉnh Tiền Giang xuất bản quyển «Chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút» trong đó có nhiều luận văn giới thiệu sử liệt thực tế rất phong phú và sinh động.

Năm nay, trong khí thế sôi nổi kỷ niệm 200 năm chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, với nhiệt tình của người mới làm công tác nghiên cứu, chúng tôi mong mỏi được đóng góp một phần rất nhỏ của mình vào hội nghị, cho dù đó chỉ là những kết quả khảo sát bước đầu nhân chuyến về địa phương ngắn ngày. Số tư liệu thực địa mà chúng tôi sưu tầm được không ngoài hy vọng làm sáng tỏ thêm một vài vấn đề mà các công trình trước chưa có điều kiện kết hợp thực tế để lý giải thỏa đáng. Nhằm giải quyết mục đích yêu cầu đó, chúng tôi mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ của mình trong quá trình làm việc. Thực hiện đề tài này, ngoài yêu cầu chuyên môn của nhà sử học, cần thiết phải có trình độ hiểu biết của nhà quân sự học mà khả năng của chúng tôi về cả hai lĩnh vực đều rất hạn chế, do đó chắc chắn bản báo cáo này sẽ còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong mỏi được sự đóng góp chân tình của hội nghị cho bản báo cáo của chúng tôi càng thêm hoàn chỉnh.

Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí Nguyễn Khắc Thuần (Khoa Sử — Đại học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Phan Quang (Khoa sử — Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh), trong quá trình chúng tôi thực hiện đề tài này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:26:41 am »

Vấn đề thứ nhất: Về địa điểm đóng đại bản doanh của Nguyễn Huệ.

Một số tác giả hỉ nói đến tên thành Mỹ Tho một cách chung chung mà chưa chỉ định cụ thể vị trí của nó trên bản đồ hiện đại(1). Một số khác cho rằng đồn Mỹ Tho xưa ở hữu ngạn Bảo Định Hà(2). Nhìn chung, cả hai ý kiến trước và sau không mâu thuẫn nhau, mà ý kiến sau chỉ làm rõ ý kiến trước. Theo chúng tôi, đây là vấn đề cần điều tra xác minh thêm.

Về mặt lý luận, thông thường các công trình quân sự đều được hình thành trên cơ sở của cái có trước. Do đó, có khả năng Tây Sơn lợi dụng lị sở cũ của trấn Định Tường để xây dựng đồn Mỹ Tho, nơi đóng đại bản doanh của bộ chỉ huy Tây Sơn. Đồn Mỹ Tho của Tây Sơn chắc chắn phải có vị trí cụ thể vì có liên quan đến lị sở trấn Định Tường, do đó các ý kiến thức nhất theo chúng tôi vẫn chưa thỏa đáng.

Về thực tiễn, chúng tôi thấy khó chấp nhận các ý kiến thứ hai cho rằng vị trí thành Mỹ Tho của Tây Sơn ở hữu ngạn sông Bảo Định. Bởi vì tỉnh lỵ Mỹ Tho hiện nay được xây dựng từ khi Pháp chiếm đóng bên hữu ngạn sông Bảo Định, còn tả ngạn là nơi tập trung đông dân cư và có chợ phố lớn. Lỵ sở trấn Định Tường và thành Mỹ Tho ngày trước không thể đóng ở nơi hẻo lánh, xa rời quần chúng.

Về thư tịch, Trịnh Hoài Đức đã viết: «Năm 1679... tướng Long môn là bọn họ Dương đem binh lính, ghe thuyền chạy vào cửa Xoi Rạp và Đại Tiểu hải khẩu (thuộc trấn Định Tường) rồi lên đồn trú ở tỉnh Mỹ Tho...»(3). Như vậy, từ 1679 Mỹ Tho đã có vị trí như một đồn lũy chứa cả ngàn quân cư ngụ để sản xuất hơn là phòng ngự chiến đấu (tại đây cũng có hình thành Mỹ Tho Đại phố, cùng với Nông Nại Đại phố ở Đồng Nai). Đến năm 1688, trước sự phản bội của phó tướng Hoàng Tiến, Dương Ngạn Địch bị giết chết. Sau đó Hoàng Tiến đưa quân về đóng ở Rạch Nan và cuối cùng bị quân triều đình dụ phục binh ở giữa sông, giết gần hết và phá lũy đồn trại.

Tác giả quyển Gia Định thành thông chí còn cho biết, đời vua Hiển Tôn (1691 —1725), ở phía Bắc chợ có phủ trị lệ thuộc dinh Phiên trấn; đời vua Huệ Tôn (1765 — 1775) đổi làm trường đồn đạo và về sau mới lập dinh trấn... «tùy thời dời đổi hoặc hướng nam hoặc hướng bắc, hoặc đem tới hoặc rút lui, cũng chẳng ngoài địa cuộc ấy, nhưng thành bảo thì chưa đắp»(4). Ở một chỗ khác, ta biết rõ hơn «lỵ sở trấn Định Tường thuộc địa phận thôn Mỹ Chánh, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa»(5), và lúc bấy giờ «phía nam trị sở là chợ phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngã sông biển đến đậu đông đúc, làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Từ khi Tây Sơn chiếm cứ, đổi làm chiến trường...»(6). Điều đó cho thấy có sự kế thừa trước và sau giữa đồn của binh sĩ Dương Ngạn Địch với lỵ sở trấn Định Tường và cả đại bản doanh của quân Tây Sơn cũng có quan hệ.

Từ các chi tiết đó, chúng tôi cho rằng theo lẽ thường đại bản doanh của Nguyễn Huệ phải đóng nơi đông dân cư, trù phú và gần nguồn nước. Chỉ huy một đoàn quân khá đông đảo từ xa đến, với trí thông minh tuyệt vời và kinh nghiệm quân sự tích lũy qua nhiều chiến trận lớn lao, nhà quân sự thiên tài Nguyễn Huệ chắc chắn đã tận dụng những ưu thế có sẵn của đồn Mỹ Tho cũ thời Dương Ngạn Địch và là lị sở trấn Định Tường sau này. Đồng thời, quân Tây Sơn cũng cần thiết phải dựa vào dân để tranh thủ sự giúp đỡ về các mặt như tiếp tế lương thực, chỉ dẫn địa hình khu vực, v.v... Chợ phố lớn Mỹ Tho lại ở gần nguồn nước rất thuận tiện cho sinh hoạt của quân Tây Sơn, cũng như dễ cơ động về giao thông và bố trí trận địch mai phục.

Khi về địa phương, chúng tôi được biết, theo sự phân chia hành chánh ngày nay Chợ Phố Lớn có tên Khu Chợ Cũ (để phân biệt với Chợ Mới, tức chợ Mỹ Tho hiện tại), thuộc phường 8 thành phố Mỹ Tho. Thế nhưng ở phường 2 thành phố Mỹ Tho cũng có khóm Mỹ Chánh là bộ phận cấu thành của thôn Mỹ Chánh ở thế kỷ XVIII. Và chúng tôi tạm thời cho rằng nơi đóng đại bản doanh của Nguyễn Huệ nằm trong khu vực Chợ Cũ, tức phường 8 và phường 2 thành phố Mỹ Tho.

Tuy nhiên, để xác định cụ thể hơn, chúng tôi liên hệ thêm trong thư tịch cũ. Theo Trịnh Hoài Đức, trước khi Tây Sơn đến ở đây (Mỹ Tho) chưa có thành bảo. Về vấn đề này, Trịnh Hoài Đức có nhầm lẫn. Chỗ thì nói có đồn lũy, chỗ thì chưa. Như phần trên có nêu, binh sĩ của Dương Ngạn Địch đã từng đồn trú tại đây, tất nhiên phải có đồn lũy dù là không lớn.

Tuy nhiên, cũng một tài liệu (Gai Định thành thông chí), tác giả viết: «Năm 1792, mới đắp đồn vuông ở phía nam trấn độ 1 dặm, chu vi 998 tầm, hào rộng 8 tầm, sâu 1 tầm... chân lũy đặt tiền 30 tầm đến sông lớn. Trong đồn có những kho gạo, kho thuốc đạn, trại quân và súng lớn, tích trữ đầy đủ nghiêm chỉnh»(7). Qua tính toán kích thước đồn này, có một sự trùng hợp đáng chú ý về khu vực, đó là cùng ở phường 8 và phường 2 thành phố Mỹ Tho ngày nay, tức bao gồm cả khu Chợ Cũ. Điều đó chứng minh rằng, cho dù đại bản doanh của Nguyễn Huệ có dời đổi chút ít, cũng không xê dịch bao nhiêu so với vị trí đồn Mỹ Tho năm 1792.

Từ việc xác định vị trí đó, chúng tôi đoán định cách đóng quân của Nguyễn Huệ như sau: xung quanh nơi đóng đồn, ngoài các lực lượng được phơi bày còn có rất nhiều bộ phận bảo vệ, nghi binh. Đây là một vị trí rất lợi hại về quân sự, vì vậy với tài thao lược của mình, Nguyễn Huệ có thể cho các thuyền chiến lớn đóng ở đoạn sông Mỹ Tho để thu hút địch, số còn lại nằm trong rạch Bảo Định(8). Ngoài ra, còn có các đồn bót bản bộ làm nhiệm vụ lôi cuốn quân Xiêm về hướng này. Quân Tây Sơn còn có một ưu thế nữa là từ địa điểm này có thể quan sát toàn cảnh khu vực Xoài Mút, Rạch Gầm và rạch Rau Răm. Trên cơ sở đó, bộ chỉ huy có thể liên lạc và chỉ đạo trận đánh, đồng thời sử dụng bộ phận thủy bộ binh nơi đây phối hợp tác chiến đúng lúc với các cánh quân ở cù lao Thới Sơn, Xoài Mút và Rạch Gầm. Khi cần thiết cánh quân nghi binh này sẽ trở thành chủ lực quân giáng cho Xiêm — Nguyễn những đòn vũ bão và quyết định.


(1) Trước khi có quyền «Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc», các tác giả của «Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ», «Tổ tiên ta đánh giặc»,... chỉ nêu tên thành Mỹ Tho chung chung chưa cụ thể.
(2) Các đồng chí Phan Huy Lê và Nguyễn Đổng Chi tuy chưa xác định cụ thể vị trí thành Mỹ Tho, nhưng nhìn trên bản đồ ta có thể thấy hình cờ và hình vuông ở hữu ngạn sông Bảo Định.
(3) Trịnh Hoài Đức — Gia Định thành thông chí — tập trung, tr. 90, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Saigon, 1972.
(4), (5), (6) — Cùng tài liệu trên. Tập hạ, tr. 119.
(7) Trịnh Hoài Đức — Gia Định thành thông chí. Đã dẫn, tập hạ, tr. 120.
(8) Lưu vực rạch Bảo Định (hay Arroyo de la Poste) thông nước sông Vàm Cỏ và sông Mê Kông, nối liền hai lỵ sở Tân An và Mỹ Tho. Ở phía tây có các chi lưu: rạch Ông Đau, Bà Kẹt, Chùa, Ông Ba, Miếu, Bo Ma, rạch Trấn Dinh, rạch Cu, Pho Sung (An Lạc), Bến Chùa, Trung Lương, Cái Ngan, rạch Nha. Ở phía đông, rạch Bảo Định nhận được của rạch Hà Ky (rạch này nhận nước của các rạch Cây Thim, rạch Cây Loa, An Đông, Gò Cát, chảy qua chợ Gò Cát và Mỹ Hòa và nhận nước của rạch Bà Ngọt ở hữu ngạn). Monographie de la province de My Tho — Publications de la société des Etudes Indochinoises — Impr — Menard, Saigon, 1902. Tư liệu do đồng chí Nguyễn Phan Quang và đồng chí Dương Văn Huề cung cấp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:29:38 am »

Vấn đề thứ hai: Vai trò của vị trí địa điểm rạch Rau Răm(1) trong trận đánh

Đây là vấn đề hầu như chưa ai nói tới. Trước đây, theo Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh(2), hơn mười ngày không được đánh vì quân Xiêm — Nguyễn án binh bất động, quân Tây Sơn đã dàn thuyền suốt trường giang để xem tình thế. Rõ hơn một chút, các tác giả quyển «Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ»(3) có thể hiện rất mờ nhạt vị trí của rạch Rau Răm trên bản đồ. Cho đến nay, theo Nguyễn Đổng Chi đó là một vị trí «không quá gần đồn lũy của đối phương và cũng không quá gần Rạch Gầm»(4).

Qua đợt khảo sát của chúng tôi, kết quả cho thấy giữa thư tịch cũ và tài liệu thực địa có những mối liên hệ rất thú vị.
   
Để lôi cổ giặc ra khỏi «thế ỷ giốc» đầy thuận lợi cho chúng mà tham gia chiến trận theo tính toán của ta, rạch Rau Răm có vai trò vị trí rất lợi hại. thông thường, các lực lượng quân sự có phương án phòng thủ như sau: Để bảo vệ đại bản doanh xung quanh thường có các lực lượng mai phục, và xa hơn nữa là các đồn tiền tiêu. Trong trận chiến này, vị trí tiền tiêu của quân Tây Sơn phải ở thượng lưu (từ Trà Tân đến cù lao Năm Thôn). Ta cũng lưu ý thêm, nếu như Rạch Gầm — Xoài Mút là một trận phục binh, bao vây và tiêu diệt thì chốt tiền tiêu không thể nằm cùng một vị trí của Rạch Gầm hoặc Xoài Mút mà phải là một vị trí khác. Đồn tiền tiêu này không thể nằm dưới Rạch Gầm, mà ngược lại phải nằm trên nó để bảo vệ bí mật trận địa Rạch Gầm. Đồng thời chiến trận xảy ra ở chốt tiền tiêu có vai trò nghi binh, thu hút địch hơn là nơi quyết chiến quyết thắng.

Đầu tiên, qua thư tịch ta thấy phần nào có mối liên hệ mật thiết giữa Trà Tân — Rạch Rau Răm và Rạch Gầm.

Qua miêu tả Rạch Gầm, Trịnh Hoài Đức viết một cách sơ lược về quan hệ giữa Rạch Gầm và Rạch Rau Răm như sau: «Sông Sầm (Rạch Gầm) ở phía Bắc hạ lưu Tiền Giang cách phía tây trấn 28 dặm rưỡi... ngả phía tây chảy 17 dặm rưỡi hiệp với sông Rau Răm rồi chảy vào hạ lưu sông Tiền Giang»(5).

Riêng quyển Địa phương chí tỉnh Mỹ Tho (Monographie de la province de Mỹ Tho) nói rõ hơn: «Rạch Rau Răm dài 5km, rộng 20m, sâu 4m50, bắt nguồn từ Bình Chánh Trung, có rạch thông lưu (tức chi lưu) nối rạch Rau Răm với rạch Bàng Long, thông với lưu vực Rạch Gầm»(6). Ở chỗ khác, khi miêu tả về lưu vực Trà Tân, quyển này cũng viết: «Ở tả ngạn, rạch Trà Tân nhận nước của rạch Bà Rằng, rạch Trà Luộc (rạch này lại có chi lưu Bà Mương ở hữu ngạn và Bà Dầu hay Kinh Thu ở tả ngạn). Và rạch Bà Dầu nối liền rạch Trà Luộc với lưu vực Rau Răm qua con sông Bàng Long»(7).

Như vậy, ở hai đoạn văn khác nhau, ta được biết có mối liên hệ giữa Rạch Rau Răm và Rạch Gầm thông qua rạch Bàng Long, và đồng thời rạch Bàng Long cũng thông qua rạch Bà Dầu và Trà Luộc mà nối Trà Tân với Rạch Gầm. Từ đó suy ra, 3 lưu vực Trà Tân, Rau Răm và Rạch Gầm đều có liên quan chặt chẽ với nhau.

Khi quan sát thực địa, ta thấy dòng nước đổ từ trên xuống uốn khúc chủ yếu phía hữu ngạn. Sông Rạch Gầm chảy từ làng Hữu Đạo, qua các tổng Thuận Bình và Lợi Trường. Phía tả ngạn Rạch Gầm nhận nước của rạch Bàng Long, tiếp đó lần lượt có hai ngã ba mà nhân dân địa phương gọi là Ngã Ba Nhỏ và Ngã Ba Lớn. Cả hai ngã ba này đều có lối thông sang Rau Răm. Điều này giúp chúng tôi suy nghĩ, rạch Rau Răm có khả năng là chốt tiền tiêu quan trọng của quân Tây Sơn. Bộ chỉ huy Tây Sơn có thể đóng ở hai ngã ba này để điều hành cả hai phía Rau Răm và Rạch Gầm và khống chế sự qua lại của địch để bảo đảm bí mật trận địa. Ở đây, việc bố trí phục binh và vận chuyển tiếp tế hậu cần sẽ được thực hiện mau chóng và thuận lợi rất nhiều. Thêm vào đó, quân Tây Sơn nắm được tình hình Xiêm — Nguyễn qua con đường đi lại bằng ghe nhỏ ven các chi lưu nối liền Trà Tân và Rạch Rau Răm.

Một điểm đáng chú ý nữa là, suốt từ Vàm Trà Tân đến Rạch Rau Răm dài khoảng 11km, mặt sông hẹp, nhất là đoạn sông trước Rau Răm và cù lao Năm Thôn bề rộng chỉ được khoảng 1km. Rạch Rau Răm lại nhỏ, cây cối um tùm nên tầm nhìn bị giới hạn trong vòng 100m. Do đó, đặt phục binh ở đây không yêu cầu số lượng quá cao. Dù vậy, quân Tây Sơn cũng đã nghi binh khéo léo để đánh lừa quân Xiêm Nguyễn.

Vừa qua, chúng tôi được nhân dân địa phương cung cấp một số chi tiết khá mới mẻ về cách nghi binh của quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn đã triệt để sử dụng đặc sản của địa phương bằng cách lấy vỏ dừa khô vẽ hình mặt người, kết lại thành bè và thả xuống sông ban đêm làm cho kẻ địch đánh giá sai lầm về quân số Tây Sơn, từ đó nảy sinh tư tưởng e dè kiêng sợ không dám tấn công trước. Trong khi đó quân Tây Sơn tranh thủ thời cơ bố trí trận địa.

Trước khi trận đánh thực sự bắt đầu ở Rạch Gầm (tức trước canh năm ngày 20-1-1785), bộ phận nhử địch vào trận địa mai phuc. Ban đầu, bộ phận này dùng thuyền nhỏ khiêu chiến quân Xiêm — Nguyễn và giả thua quay mũi thuyền chạy về Mỹ Tho. Tổn thất của quân Tây Sơn mà Gia phả ghi là: «kinh hãi rơi xuống nước chết rất nhiều» theo chúng tôi đó cũng có thể là kết quả của cách nghi binh trên, nhằm đánh lừa gây cho địch tư tưởng chủ quan khinh thường đối phương và hăm hở tiến vào khoảng sông rộng phía trước (ta lưu ý thêm rằng lúc bấy giờ nước triều rút rất nhanh, do đó tốc độ xuôi dòng của quân Xiêm — Nguyễn rất lớn).

Trong lúc đó, một bộ phận khác của quân Tây Sơn từ Ngã Ba Nhỏ và Ngã Ba Lớn, sử dụng chủ yếu ghe nhỏ theo các sông ngòi đổ về tiếp ứng cho binh lực ở Rạch Gầm.

Tóm lại, từ sự liên hệ mật thiết giữa rạch Rau Răm với Trà Tân, với Rạch Gầm, chúng tôi cho rằng đây là chốt tiền tiêu quan trọng nhất của quân Tây Sơn, vì từ đây quân Tây Sơn chiếm được ưu thế trên nhiều mặt bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến đấu thắng lợi.


(1) Rạch Rau Răm là một con sông cách lưu vực Trà Tân, nơi đóng quân của Xiêm — Nguyễn koang 11 km đường sông, cách Rạch Gầm khoảng 4km.
(2) Vũ Thế Dinh — Mạc thị gia phả — Tài liệu đánh máy của Nguyễn Khắc Thuần.
(3) Nguyễn Lương Bích — Phạm Ngọc Phụng — Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1968.
(4) Nguyễn Đổng Chi — Lịch sử trận chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút. Đọc «Chiến thắng Rạch Gầm —Xoài Mút», Ban tuyên giáo và Thông tin văn hóa tỉnh Tiền Giang, xb. 1977.
(5) Trịnh Hoài Đức — Gia Định thành thông chí, Sđd.
(6) Monographie de la province de My Tho, Saigon, 1902, Sđd.
(7) Monographie de la province de My Tho, Saigon, 1902, Sđd.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:35:54 am »

Vấn đề thứ ba: Về sự phối hợp nhịp nhàng trong bố trí binh lực ở Rạch Gầm — Xoài Mút và cù lao Thới Sơn

1) Ở Rạch Gầm:

Theo nhân dân địa phương, Rạch Gầm là tên chỉ cả một vùng hoang dã có dấu vết cọp, từ nơi xuất phát đến cửa Vàm. Trước kia rừng ở đây chưa khai phá, có nhiều cây đại thụ. Nhất là ở đầu Vàm, trước kia có cây da lớn có khả năng là nơi phát tín hiệu cho các bộ phận binh lực ở rạch Bà Hét(1) và Xoài Mút để phối hợp tác chiến (từ đầu Vàm đi xuống, qua Rạch Gầm khoảng 1km, có thể thấy Xoài Mút, cù lao Thới Sơn và Mỹ Tho).

Về địa hình, sông Rạch Gầm dài 11km, uốn khúc ngoằn ngoèo, chỗ rộng trung bình là 50m, chỗ rộng nhất là đầu Vàm gần 80m. Từ cửa Vàm vào sâu đến chợ Vĩnh Kim (hay chợ Giữa), đường thủy dài gần 4 km, nhưng có lối đi tắt chỉ 2,5 km. Ở đầu Vàm, lòng rạch sâu từ 7 — 8 m. Trong rạch chỗ sâu nhất từ 13,5m đến 15m(2). «Phía hữu ngạn, Rạch Gầm nhận nước của rạch Tha La (rạch này rẽ làm hai nhánh, tạo thành một cù lao ở giữa, nhánh bên phải chảy qua chợ Tha La), rạch Ông Hổ (từ rạch Xã Tho phình rộng ra), rạch Ngã Tư bắt nguồn từ làng Mỹ Thuận Đông. Phía tả ngạn, Rạch Gầm nhận nước của rạch Bàng Long (rạch này nối liền lưu vực Rạch Gầm qua rạch Bà Dầu), rạch Nga Tai»(3). Mặt khác, Rạch Gầm còn có đường giao lưu với Xoài Mút qua láng biển Tháp Mười (có ý kiến cho rằng quân Tây Sơn có thể sử dụng con đường này để vận chuyển binh lương từ Mỹ Tho về)(4).

Khu vực Rạch Gầm khá hẻo lánh, nhà ở lưa thưa. Cho đến năm 1945 dân cư cả xã Kim Sơn chỉ có hơn 2.000 người. Trong đó, nhân dân ở trong sâu, ven hai bờ và sống chủ yếu bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, làm ruộng vườn và đóng đáy (có cả một xóm chuyên nghề đóng đáy). Nhân dân lao động ở đây, xuất phát từ lòng căm thù trước những hành động tàn bạo của quân Xiêm — Nguyễn đã có những đóng góp tích cực cho quân Tây Sơn như cung cấp thuyền bè hoặc làm kế vườn không nhà trống để giữ bí mật trận địa, hướng dẫn địa hình, v.v…

Thiên nhiên ở đây lại còn ưu đãi cho Tây Sơn các vật liệu làm bè và dẫn lửa rất lý tưởng phục vụ chiến thuật đánh hỏa công (như cây dầu rái, cây dương, cây bàng, cây soạp, trái mù u…).

Với những điều kiện tự nhiên và xã hội đó, tài tổ chức quân sự thông minh và linh hoạt của Nguyễn Huệ được phát huy cao độ. Đồng thời điểm qui định, các chiến thuyền lớn nhỏ mai phục trong các giao lưu giữa rạch Rau Răm và Rạch Gầm, giữa Rạch Gầm và Xoài Mút có tác dụng làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu cho binh lực ở chiến trường chính. Theo chúng tôi, các giao lưu này là vị trí ém quân rất lý tưởng như đặc điểm cơ động của nó.

Nhìn lại con đường tiến quân của Xiêm — Nguyễn, sau khi vượt qua khoảng hẹp giữa rạch Rau Răm và cù lao Năm Thôn có thể nói đối với chúng, Rạch Gầm là nơi bị tấn công bất ngờ nhất. Đây là khoảng sông rộng mênh mông rất thuận lợi cho chúng gia tăng tốc độ để rượt đuổi thuyền bè Tây Sơn. Nắm chắc tâm lý đó của địch, Tây Sơn lợi dụng địa hình khúc khuỷu của sông Rạch Gầm để bố trí thuyền bè dẫn lửa mai phục.

Lúc này, địch hạ quyết tâm chiếm đại bản doanh của quân Tây Sơn ở Mỹ Tho để chuyển sang tấn công Gia Định. Nhận định đúng đắn tình hình đó, Nguyễn Huệ đã chọn chiến trường Rạch Gầm — Xoài Mút làm nơi quyết chiến chiến lược (từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 7km, từ Xoài Mút đến Mỹ Tho dài khoảng 6km). Sự lựa chọn đó là một quyết định rất sáng suốt, vì đã biết tận dụng hết ưu thế về thiên nhiên và xã hội, biết tiến công đúng vào sơ hở lớn nhất của địch, đó là không phòng bị chu đáo ở khoảng sông rộng và chủ quan khinh thường đối phương vì còn cách Mỹ Tho khá xa.

Kết quả đã diễn ra đúng với tính toán của quân Tây Sơn. Chiến thuật hảo công với tài thao lược của Nguyễn Huệ đã được phát huy cao nhất tác dụng của nó, đó là chia cắt đội hình địch khi chúng đang tiến quân và chặn đường rút lui của chúng khi chúng bị vây hãm từ các phía.

2) Ở Xoài Mút (hay Xoài Hột):

Rạch Xoài Mút dài 8km, «bắt nguồn từ Long Hưng và đổ ra sông Tiền trên địa phận của tổng Thuận Trị. Phía tả ngạn, rạch Xoài Mút nhận nước của rạch Cái Ngan (hay rạch Trung Lương) bắt nguồn từ Thuận Trị»(5). Trước kia, bên cạnh rạch Xoài Mút có chợ Xoài Mút thuộc làng Thạnh Phú, tổng Thuận Bình.

Theo nhân dân địa phương, rạch Xoài Mút có 2 vàm đổ ra sông Tiền là vàm Bà Điểu (bị lấp từ khi Pháp xâm lược, nay là cổng số 1 của căn cứ Đồng Tâm, thuộc xã Bình Đức) và vàm Xoài Mút (cũng đang cạn dần, bề ngang phái trong rạch hiện nay chỉ còn khoảng 2m). Khoảng cách 2 vàm khoảng 1km Trước kia, mỗi vàm rộng từ 100 đến 200m. Đường sông quanh co, hai bên bờ lau sậy mọc rậm rạp, tầm mắt bị giới hạn từ 20 đến 30m. Đây cũng là những điều kiện rất thuận lợi cho mai phục.

Vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 11 âm lịch, nước sông Tiền dâng cao hình thành nhiều khe lạch, chằng chịt dẫn nước thoát ra biển. Rạch Xoài Mút và Rạch Gầm cũng đều có thông lưu đổ ra Tháp Mười. Lúc nước rút, láng biển Tháp Mười lại dồn nước về sông Tiền rất mạnh.

Đối chiếu với thời gian xảy ra chiến trận là tháng chạp âm lịch, ta thấy lúc bấy giờ hết mùa nước lũ và bắt đầu mùa nước rút, do đó thuyền chiến của Tây Sơn cơ động ra sông lớn rất nhanh nên chiếm ưu thế về thời gian và tốc độ.

Đồng thời con đường từ Tháp Mười đến Xoài Mút hoặc đến Rạch Gầm cũng có thể là đường chuyển quân của Tây Sơn từ Gia Định và để tăng cường thêm lực lượng tại đây vốn xuất phát từ Qui Nhơn.

Các bô lão ở đây cho biết, giữa hai vàm ngày trước quân Tây Sơn có đặt «Chòi Mong» để quan sát chiến trường Rạch Gầm ở hướng Tây, Rau Răm ở xa hơn (khoảng 11km), và Mỹ Tho ở hướng Đông (khoảng 6km). Rất có khả năng đây là trung tâm liên lạc giữa các khu vực Rau Răm, Rạch Gầm với bộ chỉ huy Tây Sơn ở Mỹ Tho. Hiện nay vẫn còn địa danh «Xóm Chòi Gác» ở ấp Lê Quang, xã Bình Đức(6).

Trận địa chánh bắt đầu xảy ra từ Rạch Gầm đến Thới Sơn và Xoài Mút và đã chôn vùi mấy vạn quân Xiêm xâm lược. Chiến thắng đó còn được ghi đậm trong ký ức của nhân dân địa phương, thể hiện ở tên gọi khu vực «nghĩa địa Xiêm» (gần Vàm Bà Điểu, thuộc xã Bình Đức), ở những chuyện kể gia cố thêm về sự thất bại nhục nhã của quân Xiêm (như chuyện quân Xiêm bị thua trận, bò lên cù lao Thới Sơn để trốn và đánh rơi vàng bạc của cải đã cướp bóc…), ở sự thêu dệt xung quanh các bóng ma quân Xiêm, v.v…


(1) Rạch Bà Hét thuộc làng Phú Đức, trong cù lao Phú Túc (ở triền phía bắc của cù lao). Theo «Monographie de...» Sđd.
(2) Trước khi đổ ra sông lớn, sông Rạch Gầm chảy qua chợ Rạch Gầm (ở làng Kim Sơn, tổng Lợi Trường). Cũng theo «Monographie de...» Sđd.
(3) Monographie de la province de My Tho, Sđd.
(4) Ý kiến của ông Trác Quan Đồ ngụ tại Cù lao Thới Sơn.
(5) Monographie de la province de My Tho, Sđd.
(6) Theo tài liệu của ông Trác Quan Đồ ngụ tại Cù lao Thới Sơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:36:44 am »

3) Ở cù lao Thới Sơn:

Cù lao Thới Sơn nằm giữa sông Tiền, cách bờ mỗi bên khoảng 1000m, đối diện 3 rạch: Rạch Gầm, Xoài Mút và Mỹ Tho. Bờ bắc là thôn An Đức và Bình Tạo (tức xã Bình Đức hiện nay, thuộc tỉnh Tiền Giang). Bờ nam là thôn An Hồ, Anh Khánh (thuộc tỉnh Bến Tre), phía đông, mũi cù lao gặp Cồn Rồng. Phía tây là cù lao Phú Túc, Phú Đức (trước chưa dính vào bờ Bến Tre, bờ ngang rạch rất nhỏ và cạn).

Chiều dài cù lao Thới Sơn ngày nay khoảng 9 km, đầu trên cách Rạch Gầm khoảng 4km (trước kia cách khoảng 2,5km, đầu dưới cách Mỹ Tho khoảng 1,5km, và cách đồn Mỹ Tho gần 11km, khoảng giữa cù lao đối diện rạch Xoài Mút (cách Xoài Mút gần 600m, cách Bến Tre gần 400m).

Tên cù lao Thới Sơn thật sự xuất hiện từ năm 1808 (Gia Long thứ 7). Trước đó, cù lao Thới Sơn là 3 cồn Cả Sứt, Vàm Hồ, Vàm Xoàng và có tên 3 cù lao tách rời nhau: Thới Bình (phía đầu), Thới Hòa (giữa) và Thới Trạch (cuối). Phần dầu cù lao tức Thới Bình là nơi nổi lên đầu tiên. Trước kia, phía mũi nằm đối diện Kinh Xáng, về sau do sức nước quá mạnh, phần này bị lở rất nhiều. Đây là nơi qui tụ cư dân đầu tiên, trong đó kiền họ Phan đã sinh sống tại đây ít nhất 5 đời. Theo sự cung cấp của người trong họ, số đất gần 300 mẫu của dòng họ đã bị mất gần 30 mẫu tính từ đầu thế kỷ XX đến nay. Hình thành cùng thời còn có Miếu Xóm, sau đổi thành chùa Linh Quang. Ở Thới Hòa (đoạn giữa) và Thới Thạch (đoạn cuối), dân cư thưa thớt hơn, có 2 kiền họ Đoàn và họ Lương sống ở đây tương đối khá lâu.

Đây là một trong những cù lao mới bồi của khu vực này, do đó đất thấp và nhiều sình lầy. Nhân dân phản ánh điều đó qua câu ca dao: «Cù lao ăn ở dị kỳ, mỗi lần đi ỉa phải quì bốn chân».

Do sự hình thành khá đặc biệt (như trên đã phân tích), cù lao Thới Sơn có nhiều rạch; rạch Hương Chủ, rạch Đình (đổ ra bờ phía bắc), rạch Mời, rạch Rề, rạch Thầy Chánh, rạch Còn (đổ ra bờ phía nam) . Ngày nay, còn dấu vết 2 rạch nhỏ là rạch Đinh và rạch Cả Sứt  (trước rất sâu, có cả cá sấu).

So với trước kia, cù lao Thới Sơn ngày nay khác hơn nhiều vì bị lở ở đầu và hai bên bờ. Như vậy, đầu cù lao ở thế kỷ XVIII gần với Rạch Gầm hơn ngày nay, tức là ở ngay phía đầu Kinh Xáng (ta có thể lấy khoảng cách giữa Rạch Gầm và Kinh Xáng để xác định khoảng cách giữa đầu cù lao với Rạch Gầm). Hai bờ bắc và nam của cù lao cũng gần với Xoài Mút và Bến Tre hơn.

Từ địa hình đó, ta có thể hình dung cách bố trí binh lực của Tây Sơn như sau: pháo thuyền được đặt trong các khu rừng rậm ở phần lở của Thới Bình (có một rừng bần rất lớn sau Miếu Xóm), là vị trí gần với Rạch Gầm nhất so với cù lao; có thể có một bộ phận ở đoạn cuối của Thới Bình (ngang với Xoài Mút), cả ở Bổn Thôn, An Khánh (Bến Tre), đề phòng địch chia thành hai cánh cặp hông Thới Sơn xuống Mỹ Tho. Và để hỗ trợ cho lực lượng bên Thới Bình, chiến trường chính được qui định từ đầu cù lao Thới Sơn (tức Kinh Xáng) lên An Đức Bình Tạo (tức Bình Đức của Xoài Mút), với sự phối hợp chặt chẽ giữa Rạch Gầm — Xoài Mút, cù lao Thới Sơn và Mỹ Tho, chưa kể sự hỗ trợ của các điểm lân cận (Bổn Thôn, An Khánh).

Lúc bấy giờ, vừa qua khỏi Rạch Gầm thì trời dần sáng, thủy triều lên, gió thổi mạnh, binh thuyền Xiêm — Nguyễn bị rơi vào thế «tiến thoái lưỡng nan». Phía sau có thuyền của Tây Sơn phục ở Rạch Gầm và Bà Hét cùng với hỏa lực đại bác và của các phương tiện hỏa công truy đánh. Phía trước, các thuyền chiến lớn của Tây Sơn từ Mỹ Tho tấn công ngược lại. Ở ngay đoạn sông hẹp nhất, chúng bị pháo thuyền của Nguyễn Huệ từ Xoài Mút xông ra đánh ngang hông để rồi phải co cụm lại trước những khẩu đại bác từ cù lao Thới Sơn đang thi nhau nhả đạn. Lửa được gió giúp sức nên lan rộng nhanh chóng và đốt tiêu tan 300 chiến thuyền của giặc trong thời gian ngắn. Cùng lúc đó, bộ binh Tây Sơn ở Bổn Thôn, An Khánh, An Hổ tiếp tục quét sạch bộ phận còn lại đang hoảng hốt tột độ tìm đường thoát thân.

Trên tổng số 5 vạn, quân Xiêm cuối cùng chỉ còn hơn một vạn thoát chạy về nước, và từ đó «sợ Tây Sơn như sợ cọp». Về phía Nguyễn Ánh, ngay trước khi ra quân, hắn đã chuẩn bị con đường chạy trốn nên cũng được sống sót và cùng tàn quân sang Xiêm ẩn náu.

*
*   *

Năm nay, kỷ niệm 200 năm ngày chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, ôn lại những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, chúng ta không khỏi tự hào về chiến công oanh liệt của cha ông ta ngày xưa để bảo vệ miền đất cực nam của Tổ quốc.

Kế thừa truyền thống anh dũng bất khuất đó, chúng ta quyết tâm đập tan bất kỳ mọi mưu đồ xâm lược nào của bọn bành trướng phản động, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8-1964
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:39:24 am »

Ý NGHĨA THẾ GIỚI QUAN CỦA NHỮNG KẾT LUẬN KHOA HỌC
VỀ PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN
TRONG LỊCH SỬ

ĐINH VĂN KÍNH
                                                                                                                               
(Chủ nhiệm bộ môn lịch sử Đảng
Trường đại học tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh)

Tổ chức kỷ niệm lần thứ 200 sự kiện lịch sử chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút trên quê hương mà nó đã diễn ra, là một việc làm vừa có ý nghĩa lịch sử vừa có tính thời sự.

Chúng tôi coi đây là một dịp tốt để tổ chức sinh hoạt nâng cao nhận thức lịch sử chính trị — xã hội sâu rộng trong nhân dân.

Với tư cách là một cán bộ giảng dạy bộ môn lịch sử Đảng, được hân hạnh góp phần nhỏ vào sự thành công của hội nghị khoa học nói riêng, của lễ kỷ niệm nói chung; tôi xin được tham gia thảo luận chủ đề: «Ý nghĩa thế giới quan của những kết luận khoa học về phong trào Tây Sơn và vai trò của giai cấp nông dân trong lịch sử».

Đã từ lâu các nhà sư phạm của nước ta đặt vấn đề giảng dạy và học tập lịch sử trên cơ sở chủ nghĩa Mác — Lênin. Bởi vì kiến thức lịch sử là một bộ phận cấu thành thế giới quan khoa học, là một phần quan trọng để hình thành đạo đức cộng sản chủ nghĩa, là dấu hiệu của trình độ văn hóa của con người mới.

Kiến thức lịch sử có thể bị hao mòn theo thời gian. Nhưng nó không hao mòn đến mức sạch trơn mà nhất định còn có cái gì lắng đọng, qui tụ lại trong tư tưởng con người. cái gì đó, phải chăng là những kết luận khái quát, hệ thống hóa kiến thức, hàm súc ý nghĩa thế giới quan. Hay nói cách khác là những kết luận thế giới gian rút ra từ khoa học lịch sử.

Như vậy khoa học lịch sử cũng như nhiều khoa học khác góp phần hình thành, phát triển, củng cố thế giới quan khoa học của con người bởi những kết luận thế giới quan rút ra từ bản thân khoa học.

Đương nhiên, cái thế giới quan mà tất cả những người cộng sản, tất cả những con người mới xã hội chủ nghĩa cần phải có duy nhất đúng, hoàn thiện và thật sự khoa học là thế giới quan cộng sản chủ nghĩa. Một thế giới quan như vậy chỉ có thể hình thành trên cơ sở nắm vững kiến thức có hệ thống về chủ nghĩa Mác — Lê-nin, và trên cơ sở những kết luận rút ra từ các khoa học khác, trong đó có khoa học lịch sử. Kiến thức lịch sử — kết luận rút ra từ khoa học lịch sử — chỉ là một bộ phận cấu thành thế giới quan, chứ không phải là toàn bộ thế giới quan cộng sản chủ nghĩa.

Cũng đương nhiên không thể đòi hỏi điều không thể có được là mỗi một người phải đạt tới trình độ uyên bác, hiểu biết hết tất cả các khoa học của thế giới thì mới thật sự có thế giới quan cộng sản chủ nghĩa. Bởi lẽ ngày nay bức tranh khoa học của thế giới đã rất rộng lớn và rất phong phú, đã có trên 3000 môn khoa học khác nhau, nếu chia nhỏ ra thì có khoảng trên 7000.

Thời đại Tây Sơn — Nguyễn Huệ chỉ cách ta 200 năm về mặt thời gian. Những kết luận khoa học về thời đại đó đã được nhiều nhà sử học nghiên cứu rút ra và công bố. Thế nhưng không phải tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đã tìm hiểu và hiểu đúng. Không phải không còn một số người nào đó còn hiểu về Tây Sơn — Nguyễn Huệ theo quan điểm sai lầm. Họ hiểu theo quan điểm của một số nhà sử học tư sản phương Tây, của một số sử gian phản động ở miền Nam trước đây... Vì lẽ đó, việc nghiên cứu những kết luận khoa học về phong trào nông dân Tây Sơn, về vai trò của giai cấp nông dân trong lịch sử vào dịp kỷ niệm lần thứ 200 chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút là một việc làm hết sức cần thiết.

Phong trào Tây Sơn xuất phát từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, một cuộc đấu tranh giai cấp của quần chúng bị áp bức chống lại chế độ bóc lột nặng nề của giai cấp phong kiến và các chính quyền phong kiến phản động. Nhưng rồi trước họa đất nước bị chia cắt và nạn ngoại xâm, phong trào Tây Sơn đã nhanh chóng phát triển thành phong trào dân tộc, giải quyết hai vấn đề cơ bản: thống nhất Tổ quốc và bảo vệ độc lập dân tộc.

Nói phong trào dân tộc ở đây chủ yếu là một phong trào nông dân nếu không muốn nói thực chất là phong trào nông dân. Đương nhiên không thể đồng nhất hai khái niệm nông dân và dân tộc, càng không thể quy toàn bộ vấn đề dân tộc vào vấn đề nông dân, cho dù nông dân chiếm đại bộ phận trong dân cư, hoặc đã vươn lên đảm nhiệm sứ mệnh bảo vệ độc lập dân tộc.

Thế nhưng đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong thời đại Tây Sơn đã thúc đẩy nhanh chóng tiến bộ xã hội. Giai cấp nông dân, thời đại Tây Sơn đã biểu hiện năng lực làm chủ và tính tích cực khá cao của mình. Những đặc điểm này khiến cho phong trào nông dân Tây Sơn vượt ra ngoài khuôn khổ đấu tranh giai cấp của giai cấp nông dân trong xã hội phong kiến nói chung.

Đã có người so sánh phong trào Tây Sơn với phong trào nông dân ở Đức, với cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Hoa. Nhưng, phong trào nông dân ở Đức mang nặng tính bảo thủ. Cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc mang nặng màu sắc tôn giáo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM