Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:00:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ yếu... kỷ niệm lần thứ 200 ngày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút  (Đọc 15627 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2021, 03:58:11 pm »

Rõ ràng nhà chiến lược đại tài Nguyễn Huệ khi ra quân là đã có kế hoạch tác chiến, định sẵn từ trước. Không những vậy còn có sẵn ý định làm gì khi đã toàn thắng, vì biết rõ sức ta, biết rõ địch là nước lớn. không hề huênh hoang kiêu kỳ. Đã có ý định sẵn, còn biết chọn nhân tài có khả năng thực hiện được ý định của mình, và cũng có sẵn suy nghĩ cho hàng chục năm sau, cho nước giàu, quân mạnh, hạnh phúc cho dân.

— Các lãnh tụ Tây Sơn còn phải có những biện pháp để ngăn quân Trịnh khi đại quân mình kéo vào Nam. Có thể có ngoại giao, hòa hoãn, có nghi binh, có kế hoạch giữ bí mật tuyệt đối, cả bố trí lực lượng đề phòng bất trắc.

— Tất cả tính toán đều liên quan đến vấn đề bảo đảm thắng chắc, giòn giã. Phải thắng triệt để, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm, nhưng phải rất nhanh, rất gọn, để đại quân không bị kẹt lâu ngày ở phía Nam, không vắng lâu tại Qui Nhơn là chiến trường tập trung, căn cứ xuất phát có thể cơ động, đánh Bắc dẹp Nam, trong lúc quân không nhiều và cần nắm chắc quả đấm chủ lực trong tay.

— Để chắc chắn giành thắng lợi trong chiến tranh, Nguyễn Huệ còn tính toán đến một vấn đề quan trọng hàng đầu là lòng dân, là chính nghĩa về mình.

Từ một phong trào nông dân khởi nghĩa chống bọn thống trị phong kiến, từ không đến có, từ nhỏ mà lên, từ một vùng mà lan ra toàn quốc, các lãnh tụ Tây Sơn hoàn toàn đánh giá đúng được vai trò của nhân dân là quyết định.

Tây Sơn đã bốn lần kéo đại quân vào Gia Định đánh dẹp quân Nguyễn Ánh một cách thắng lợi. Ba lần trước khi đưa quân kéo về thì bè đảng của Nguyễn Ánh lại nổi lên chiếm lại Gia Định. Đó là vì Nguyễn Ánh còn có cơ sở xã hội là bọn địa chủ phong kiến, bọn tôi quan còn núp lại, bọn cướp Đông Sơn giúp sức. Lần này Nguyễn Ánh trở về cỏ 5 vạn quân Xiêm rầm rộ tiến quân với danh nghĩa khôi phục vương triều chính thống, không thể coi thường việc ngóc đầu dậy của bè đảng cũ của Nguyễn Ánh, của bọn cướp, bọn cơ hội có dịp xun xoe ngoi lên. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là thái độ của nhân dân đông đảo đứng về bên nào. Cần phải đánh đổ luận điệu lừa bịp của quân Xiêm — Nguyễn rêu rao Tây Sơn là «giặc nổi loạn» mà chúng tới để đánh diệt, khôi phục vương triều chính thống. Muốn vậy, phải có thời gian nhất định để cho quân Xiêm bộc lộ rõ dã tâm cướp nước và quân Nguyễn lộ nguyên hình lã bọn «cõng rắn cắn gà nhà». Phải để cho nhân dân đông đảo nhận rõ chính nghĩa diệt giặc giữ nước về phía Tây Sơn để có sự tham gia giúp đỡ nhiều mặt của nhân dân thì đại quân tinh nhuệ Tây Sơn, ít hơn địch, mới phát huy hết sức mạnh và giành thắng lợi.

Quả nhiên, qua một chặng đường tiến quân không dài lắm, nhưng xuyên một vùng dân cư không ít và suốt 6 tháng trời, quân Xiêm hà hiếp cướp bóc nhân dân tàn nhẫn đủ để thức tỉnh lòng dân, hiểu rõ đâu là chính, đâu là tà mà đứng hẳn về phía quân Tây Sơn để một lòng cứu nước cứu nhà, đảm bảo thắng lợi. Sách Đại Nam thực lục đã chép: «Quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc đấy, nhân dân ta oán rất nhiều». Mạc thị gia phả ghi «Chúng giết hại nhân dân và cướp bóc vàng bạc của cải không biết bao nhiêu mà kể», và khi đóng quân ở Trà Luật, bọn tướng Xiêm «dung túng cho quân Xiêm cướp bóc và giết hại dân chúng». Trong thơ gởi cho giáo sĩ J. Liot tháng 1-1785, Nguyễn Ánh cũng phải viết: «Bọn lính Xiêm chạy theo cuồng vọng của chúng, cướp bóc, hãm hiếp đàn bà con gái, vơ vét của cải. giết hại bất kỳ già trẻ»... Và theo Mạc thị gia phả thỉ vua Xiêm cũng phải thừa nhận «Hai tên súc sinh Chiêu Sương và Chiêu Tăng làm việc kiêu căng, hung hãn, vào sâu đất giặc... tàn hại nhân dân nước ấy để đến nỗi đại bại».

Như vậy là rõ ràng tội ác tày trời của quân Xiêm đối với nhân dân Gia Định đã làm nhân dân vô cùng căm phẫn. Qua thực tế đó, bộ mặt thật của quân cướp nước và kẻ bán nước đã trưng bày ra rành rành. Nhân dân chỉ mong có kẻ yêu nước và cứu dân khỏi vòng tai họa và vì vậy đứng hẳn về phía quân Tây Sơn làm cho quân Tây Sơn giương cao ngọn cờ chính nghĩa vì đất nước, vì dân tộc mà tập hợp nhân dân chống giặc.

Các lãnh tụ Tây Sơn đã tỏ ra rất tự tin, hiểu mình, hiểu giặc, từ Qui Nhơn vạch phương lược đối phó một cách ung dung vững vàng: cho quân địa phương (Trương Văn Đa) bám đánh tiêu hao địch, ngăn chặn cầm chân địch, trong lúc đó bộ phận chuẩn bị chiến trường sẵn cho một trận phục binh lớn ở sông Tiền Giang theo ý định chiến lược; sắp xếp lực lượng đại quân tinh nhuệ với các binh chủng cần thiết sẵn sàng, tạo thế lực chính trị và thế trận quân sự, sáng tạo thời cơ, thần tốc hành động khi thời cơ đến, hành quân, bố trí quân và tiến hành công tác bổ sung làm yếu địch, dẫn dắt địch, đánh một đòn sấm sét nhằm tiêu diệt đội quân chủ lực, chủ chốt của quân xâm lược (thủy binh Xiêm) đi đến giành toàn thắng.

Thật là mưu lược trong chỉ đạo, chính xác trong mọi tính toán, thần tốc và kiên quyết trong hành động, dũng cảm và mãnh liệt trong chiến đấu đến nỗi 5 vạn quân Xiêm Nguyễn bị diệt gần hết một cách hết sức bất ngờ trong thời gian rất ngắn và có lẽ khi đại quân Tây Sơn trở về khải hoàn đến Qui Nhơn, quân Trịnh cũng chưa hay biết gì và đến khi biết đến võ công oanh liệt có một không hai ấy thì cũng hồn xiêu phách lạc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2021, 03:59:00 pm »

3. — TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH TRÊN SÔNG TIỀN GIANG (ĐOẠN RẠCH GẦM — XOÀI MÚT)

Trận đánh xảy ra vào rạng sáng ngày 19-1-1785, chủ yếu trên khúc sông Tiền Giang, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút. Đây là một trận phục binh lớn, dụ địch lọt gọn vào trận địa đã bố trí sẵn chờ địch, của lực lượng thủy binh là chủ yếu, kết hợp với bộ binh và pháo binh, hình thành thế bao vây bốn mặt hết sức chặt chẽ. Khi có hiệu lịnh, tất cả các thứ quân đều nhất tề tấn công đồng loạt, sấm sét, làm cho địch không kịp trở tay, không chống cự gì được, thuyền chìm, người chết, rối loạn toàn bộ, kẻ nào sống sót chỉ tự mình tìm đường chạy chết kể cả tướng lĩnh và tổng chỉ huy.

a) Địa hình khu vực trận địa:

Đây là địa hình sông nước rất phức tạp. Khúc sông Tiền xảy ra trận đánh từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 7km, rộng từ 1km đến 2km đủ sức chứa 300 chiến thuyền và hai vạn thủy binh là lực lượng chủ chốt của giặc và còn có thể thêm nhiều thuyền dân, chúng chiếm đoạt để chở lương thực hay bộ binh phục vụ theo. Giữa sông có cù lao Thới Sơn và cù lao Hộ dài 7-8km, và rộng vài km là những bãi đất bồi có nhiều cây cối mọc rậm rạp để giấu phục binh. Những cù lao nầy nằm dọc gần suốt trận địa mai phục rất tiện lợi. Phía bờ bắc sông Tiền, có Rạch Gầm uốn khúc ngoằn ngoèo rộng cỡ 50m, ở đầu vàm có đến 80m, sâu 7-8m, cách Trà Tân nơi đóng quân của giặc Xiêm khoảng 15km. Con rạch dài cỡ 11km, ăn thông về phía Bắc với những con rạch khác và với khu vực láng biển Tháp Mười mà thời kỳ ấy chắc chắn là nước ngập mênh mông và cỏ cây rậm rạp. Cách Rạch Gầm 7km về hạ lưu là rạch Xoài Mút mà vàm lúc ấy rộng cỡ 100m và nguồn cũng ăn thông vào láng biển Tháp Mười. Cả 2 rạch đều có lau sậy và cây cối rất dễ che giấu cho thuyền bè và binh phục Cách Rạch Gầm về thượng lưu khoảng 4km lại còn có rạch Rau Răm tuy nhỏ hẹp hơn nhưng thuận lợi cho việc đặt điểm tiền tiêu, quan sát hành động quân địch dưới sông và trên bộ, trước khi địch đến trận địa mai phục chính. Hai bờ sông Tiền lúc ấy cũng còn hoang vắng, cây cối mọc nhiều rậm rạp, có cả đại thụ, rất tiện cho việc phục binh và các chốt quan sát nhìn xa. Ngoài các rạch chính như đã nói, chắc chắn thời kỳ ấy còn nhiều rạch nhỏ khác cả 2 bờ sông Tiền, và ngay ở cù lao Thới Sơn.

Tất cả khu vực với địa hình như vật thật là một trận địa phục binh lý tưởng, đặc biệt binh chủng chủ chốt lại là thủy binh có đủ loại thuyền lớn nhỏ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2021, 03:59:21 pm »

b) Quân chủ lực và cách hành quân bố trí:

Quân Tây Sơn chủ yếu là thủy binh hành quân từ Qui Nhơn vào bằng đường biển cộng với khoảng vài ba nghìn quân tại địa phương của Trương Văn Đa, tất cả khoảng trên hai vạn. Không thể nhiều hơn được vì Tây Sơn lúc ấy kiểm soát phạm vi không rộng gồm Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên. Bộ phận đất đai Gia Định mới vừa giành từ tay Nguyễn Ánh, chưa thể mộ được nhiều quân. Ngay sau này, khi đã dẹp xong quân Xiêm — Nguyễn, số quân tiến ra Bắc để đánh trên 20 vạn quân Thanh cũng chỉ có 5 vạn, rồi ra Nghệ An mới tuyển thêm 5 vạn nữa. Mặc dù ít nhưng là quân thiện chiến đã được rèn luyện trong kinh nghiệm chiến đấu thực tế hàng chục năm và luôn được giáo dục tập luyện nghiêm khắc theo chủ trương của Nguyễn Huệ: «Quân lính cốt hòa thuận, không cốt đông, cốt tinh nhuệ, không cốt nhiều». vũ khí trang bị của quân Tây Sơn cũng mạnh tương đương quân Xiêm vì đã tịch thu được khá nhiều của Nguyễn Ánh khi đánh ra Quảng Nam và 4 lần tiến vào Gia Định. Với tài tổ chức của Nguyễn Huệ, hiệu quả sử dụng vũ khí lại được tăng lên gấp bội như đã dùng voi mang đại bác, bố trí đại bác trên thuyền chiến, sử dụng tập trung... Nhiều chứng nhân Phương Tây đã từng đến Qui Nhơn cho biết là đã thấy những chiến thuyền lớn của quân Tây mang tới 50 — 60 cỗ đại bác.

Khi quân Xiêm — Nguyễn đã bị chặn lại ở bờ sông Tiền buộc phải tạm dừng, phòng ngự trước trận địa mà các tướng Tây Sơn đã chọn sẵn theo chỉ đạo của vị thống soái tài ba Nguyễn Huệ, khi đã nghe báo cáo cuối cùng của đô úy Đặng Văn Trấn từ mặt trận về, các lãnh tụ Tây Sơn quyết định bí mật xuất quân. Đoàn thuyền chiến hỏa tốc vượt biển vào Gia Định. Nhưng bí mật hơn và nhanh hơn, Nguyễn Huệ chắc hẳn với đoàn thuyền nhẹ phải cùng một số tướng lĩnh chủ chốt vào trước im lìm đi thị sát thực địa, bổ sung kế hoạch, điều chỉnh cách bố trí và hạ quyết tâm cuối cùng, phân bố lực lượng mai phục, chỉ định vai trò từng cánh quân và giao nhiệm vụ cho các tướng lĩnh. Căn cứ vào quyết tâm ấy, bộ tham mưu của Nguyễn Huệ phải điều khiển cuộc hành quân vào luôn vị trí phục binh, triển khai luôn lực lượng vào trận địa đã định. Bằng cách ấy quân Tây Sơn không dồn hết vào một cửa biển, một dòng sông mà phân tán ngay từ sớm, đội hình khỏi ùn, hành quân được nhanh gọn, phân bố kịp thời, giữ được bí mật, bất ngờ.

Có thể là đoàn thuyền lớn, pháo binh nặng, theo cửa Tiểu và cửa Đại sông Tiền, tiến lên Mỹ Tho, một số án ngữ ngay trên sông trước Mỹ Tho và núp vào cù lao Rồng. Đây là đội quân mạnh, thuyền to, có pháo lớn, nhằm chặn đầu đánh mãnh liệt, chặn đứng quân xâm lược lại cho đội hình chúng ùn vào nhau khi có lịnh. Một số bố trí vào cù lao Thới Sơn có pháo binh và bộ binh, cả ở hai bờ sông Tiền. Đoàn thuyền vừa và nhỏ có thể vào cửa Soài Rạp tiến theo sông Vàm Cỏ Tây vào láng biển Đồng Tháp Mười rồi tỏa về sông Rạch Gầm và Xoài Mút, mai phục kín trong các rạch nầy cách vàm một cự ly vừa đủ để giữ bí mật và kịp xông ra Tiền Giang khi có lệnh. Cánh quân Rạch Gầm có nhiệm vụ khóa chặt đuôi quân xâm lược, từ phía sau giặc đánh xuống phía hạ lưu không để một thuyền địch nào chạy tháo lui được, còn cánh quân Xoài Mút chọc vào hông chia cắt quân Xiêm — Nguyễn ra mà diệt. Một cánh khác tiến vào rạch Rau Răm thiết lập ở đây một điểm tiền tiêu, quan sát địch từ xa, và bố trí chặn bộ binh của Xiêm nếu chúng có tiến theo bờ để yểm hộ cho thủy binh của chúng, bảo vệ cho đội hình mai phục của ta, đảm bảo an toàn cho cánh quân Rạch Gầm làm tròn nhiệm vụ. hành quân theo hướng nầy lợi dụng nước triều lên, từ cửa Soài Rạp đến Đồng Tháp Mười rồi lợi dụng nước triều xuống tiến ra các rạch, vừa mau, vừa che mắt được địch. Thế là đội quân nào được giao trách nhiệm ở đâu thì được điều khiển hành quân đến ngay trận địa của mình để kịp thời chuẩn bị mọi phương tiện cần thiết cho chiến đấu. Từ ngoài cửa biển thênh thang đã phân tán ra các hướng, từng đội quân có chỉ huy của mình với trách nhiệm rõ và đường hành quân riêng, đến thẳng địa điểm bố trí đã xếp đặt. Quân địch ví có trinh thám giỏi cũng khó lòng hiểu nổi ý đồ của đối phương.

Cần có một nhận xét ở đây là việc tìm ra trận địa mai phục lý tưởng nầy, việc hiểu biết địa hình một cách chính xác, việc nắm được thời tiết, thủy triều và các phương tiện sẵn có ở địa phương để thiết lập trận địa, việc dẫn đường cho các cánh trên sông nước chằng chịt (có thể đi ban đêm nữa) v.v... và nhất là việc giữ được tuyệt đối bí mật cho tới phút chót, một trận phục binh lớn lao và nhiều hướng như vậy lại không xa địch bao nhiêu mà chúng không đánh hơi một mảy may nào, thì thật là một kỳ công, một nghệ thuật cao cường vậy. Kỳ công đó, nghệ thuật cao cường đó không phải do một siêu nhân, một thần thánh nào mà làm được. Đó chắc chắn phải do một tập thể anh hùng, trí dũng, cả quân và cả nhân dân địa phương, những người nặng lòng yêu nước và chí căm thù giặc sáng tạo ra.

Đó phải do sự kết hợp giữa trí tuệ của vị thống lĩnh tài ba Nguyễn Huệ với bộ tham mưu của mình cùng tướng lĩnh ở địa phương của Trương Văn Đa, cũng những người dân Tiền Giang rành từng gốc cây, con rạch, biết rõ từng chỗ sâu, chỗ cạn trong những vùng nước ngập mênh mông như Đồng Tháp Mười thuở ấy. Đúng là một kỳ công của quân đội Tây Sơn và của nhân dân địa phương dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ vậy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2021, 04:01:05 pm »

c) Các yếu tố khác cần thiết cho thắng lợi:

Sau khi xác định trên thực địa và hạ quyết tâm cuối cùng, sau khi giao nhiệm vụ cho các tướng lĩnh và các cánh quân tiến hành bố trí trận địa mai phục, Nguyễn Huệ thiết lập đại bản doanh công khai của mình tại Mỹ Tho, trên tả ngạn sông Bảo Định. Nói đại bản doanh công khai, vì ở đây giữa thị tứ, quân địch dễ phát hiện và chắc chắn sẽ theo dõi từng hành động của Nguyễn Huệ cũng như đại quân từ Qui Nhơn vào (bộ phận thuyền chiến trên sông Tiền trước Mỹ Tho). Trong lúc đó, hẳn là có một chỉ huy sở bí mật ở một nơi nào đó, kín đáo, tiện lợi cho các tướng lĩnh về báo cáo và xin ý kiến, bàn bạc, việc quân cơ mật mà tai mắt địch không ngờ tới. Hợp lý thì vị trí đó phải ở đoạn giữa Mỹ Tho và vàm Xoài Mút và lui về phía Bắc. Việc này không có sách nào ghi lại nhưng về quân sự lẽ ra phải như vậy. Ngay như đại bản doanh ở Mỹ Tho phải ở tả ngạn sông Bảo Định vì mặc dù công khai cũng đề phòng địch đánh úp làm hoang mang tinh thần dân chúng và tướng sĩ.

Khi xuất hiện ở Mỹ Tho, Nguyễn Huệ liền tổ chức một số trận đánh nhỏ vào quân Xiêm ở Trà Tân, nhỏ nhưng quyết liệt nhằm các mục đích: thông báo cho giặc Xiêm và Ánh biết, nếu chúng chưa biết rõ lắm, rằng Nguyễn Huệ và đại quân đã đến và đến là tấn công. Làm như vậy giặc sẽ e dè không dám hành động ngay để cho quân của mình có đủ thì giờ chuẩn bị trận phục kích chu đáo, không bị phá rầy nửa chừng và thăm dò cách bố phòng và tinh thần chiến đấu của quân giặc. Đánh quyết liệt nhưng giả đánh không nổi phải lui về để giặc nghĩ rằng, thì ra Huệ và quân Tây Sơn cũng không mạnh gì ghê gớm lắm, sinh ra chủ quan khinh địch, tự kiêu tự đại, nghĩ có thể thắng Tây Sơn không khó. Đánh quyết liệt một số trận nhưng giả đánh không nổi phải lui về thế phòng thủ mới có lý, do thực tế để xin giảng hòa trong thế yếu; đòn chính trị sâu sắc đảm bảo cho thắng lợi quân sự. Sau một số trận đánh như vậy đã không kết quả mà còn bị thiệt hại nhiều (nghi binh như bị thiệt hại nặng) Nguyễn Huệ liền gởi cho tướng Xiêm một thơ xin giảng hòa, nêu lý lẽ phải chăng và nhún nhường, hía xin triều cống. Thơ có đoạn:

«Tân triều và cựu triều nước tôi (tức Tây Sơn và chúa Nguyễn) tranh nhau lãnh thổ và nhân dân không thể cùng đứng với nhau được. Nước tôi cùng nước Xiêm cách trở xa xôi, trâu và ngựa không đánh hơi nhau, chẳng hay Vương tử (tức Chiêu Tăng) đến chốn nầy làm gì? Chi bằng 2 nước chúng ta hòa hiếu với nhau. Sau khi xong việc, nước tôi sẽ y lệ tiến cống. Như thế có phải là được lợi lâu dài không? Vậy việc cựu chúa nước tôi để mặc chúng tôi lo liệu, xin Vương tử đừng giúp đỡ». (trích sách Mạc thị gia phả).

Nguyễn Huệ đã dùng một tù binh người Chân Lạp làm sứ giả đưa thư hào, kèm theo lễ vật rất hậu. Không những thế, Nguyễn Huệ còn cho mời quân tướng Xiêm sang chơi ở Mỹ Tho, trên các chiến thuyền và khi về còn tặng nhiều vóc lụa của cải. Những cử chỉ như vậy để Xiêm thấy Nguyễn Huệ sợ Xiêm, thật lòng muốn hòa và để thám tử Xiêm được thấy rõ sự phòng bị của quân Tây Sơn «chểnh mảng», «sơ hở» và quân lực Tây Sơn không nhiều.

Đòn chính trị nầy có 2 tác dụng:

— Một là để cho bộ chỉ huy quân Xiêm tưởng rằng quân Tây Sơn yếu kém đánh bị thua, chỉ mong giảng hòa như Đại nam thực lục ghi: «Huệ đến đánh vài trận không được, muốn đem quân về». Vì vậy quân tướng Xiêm đâm ra chủ quan, khinh địch, nghĩ thắng dễ, sốc nổi.

— Hai là khoét sâu mâu thuẫn nội bộ địch, làm cho Nguyễn Ánh nghi kị Chiêu Tăng, Chiêu Sương sinh ra bất hòa nhau, làm suy yếu quân địch. Rõ ràng Nguyễn Ánh đã tin như Mạc thị gia phả chép «tình trạng hai lòng của người Xiêm». Vì vậy Chiêu Tăng phải phân trần thề thốt với Nguyễn Ánh. Cũng Mạc thị gia phả chép: «Tôi phụng mệnh vua nước tôi, đem quân vượt biển sang giúp quốc vương nay chưa phân thắng bại mà tôi tham của cải thì có khác chi loài thú cắn hại chủ nhà. Nếu vì lợi mà phải thất trận, làm nhục quốc thể thì tôi trốn sao khỏi tội trời diệt. Xin quốc vương chớ nghi ngờ». Nhưng Nguyễn Ánh vẫn nghi ngờ, nên đốc Bá Đa Lộc đi cầu cứu nước Pháp và bí mật cho Mạc Tử Sinh trở về Trấn Giang (Cần Thơ) chuẩn bị sẵn phương tiện đề phòng «khi xảy ra việc bất trắc thì đã có sẵn đường chạy trốn» như Mạc thị gia phả chép. Không những vậy, nội bộ bản thân bè lũ Nguyễn Ánh cũng nản chí không còn tin quân Xiêm, một đạo quân hàng ngày sa đà vào việc nhét đầy túi tham bằng cướp bóc, hại dân, không có kỷ luật, không còn tinh thần chiến đấu, thì thắng sao được quân Tây Sơn nổi tiếng lâu nay đánh đâu thắng đó. Vì vậy một số tướng sĩ của Nguyễn Ánh đã tự bỏ hàng ngũ ra hàng Nguyễn Huệ mà ta biết như tướng Lê Xuân Giác.

Như vậy là chỉ trong khoảng 10 ngày đưa đại quân vào Mỹ Tho, Nguyễn Huệ đã hội đủ điều kiện cho một chiến thắng vĩ đại; quân giặc Xiêm — Nguyễn là một đội quân cướp nước và bán nước, phi nghĩa bị nhân dân oán ghét, nội bộ mâu thuẫn, nghi kị nhau, là một đội quân ô hợp, chỉ lo cướp bóc của cải, hãm hiếp phụ nữ, không có tinh thần chiến đấu. Thế mà lại tự đắc, chủ quan, coi thường quân đối phương, tưởng như thắng dễ dàng, sẵn sàng đánh một trận để chiếm thêm đất đai thành quách. Còn quân Tây Sơn vì đại nghĩa cứu nước, cứu dân, được nhân dân hết lòng giúp đỡ mọi mặt, đã hoàn chỉnh trận phục kích lớn lao, giữ vững được bí mật bất ngờ, lòng tướng sĩ nô nức chờ giặc đến sẵn sàng xông lên nhận chìm giặc xuống lòng sông.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2021, 04:01:38 pm »

d) Diễn tiến trận quyết chiến chiến lược.

Sau khi hí hửng tin rằng Nguyễn Huệ, quân không nhiều, không mạnh, đánh không nổi, đang chờ được giảng hòa, bị mắc lừa quân Xiêm, chểnh mảng phòng giữ như Mạc thị gia phả ghi rằng Chiêu Tăng đã khoe với Nguyễn Ánh: «giặc rất tin tôi, tất không phòng bị, ta nên thừa thế mà đánh phá giặc ngay», Chiêu Tăng đã quyết định tấn công nên bàn với Nguyễn Ánh: «Xin hẹn đến đêm mồng 9 tháng nầy (nhằm đêm 18 rạng ngày 19 tháng 1 năm 1785 quốc vương đem ngự binh đi trước, xông vào thuyền giặc. Tôi cùng các tướng bản bộ đem tất cả chiến thuyền lớn nhỏ tiến lên phá các thuyền chắn ngang sông của giặc, thì thế nào cũng toàn thắng». (Mạc thị gia phả).

Tin rằng Nguyễn Huệ bị bất ngờ, quân lại yếu, phen này nắm chắc phần thắng và tiếp tục chiếm nốt toàn bộ đất Gia Định đến tận Sài Gòn tha hồ mà cướp bóc hãm hiếp, Chiêu Tăng, Chiêu Sương đã xua cả 300 chiến thuyền và toàn bộ lực lượng thủy binh tự mình chỉ huy tiến thẳng về Mỹ Tho, đại bản doanh của Nguyễn Huệ và đánh thẳng vào lực lượng thuyền chiến lớn của Tây Sơn trên sông nhưng không quên cho quân Nguyễn Ánh đi trước vừa dẫn đường, vừa là bia đỡ đòn phản ứng của đối phương. Không còn sách nào ghi chép về sự tiến quân của đội quân bộ của giặc nhưng dự đoán trong trận dốc toàn lực đánh chiếm phần đất còn lại, lại đánh thẳng vào chủ lực quân Tây Sơn và tiến lên tiếp thì thế nào Chiêu Tăng cũng mở một mũi tiến quân bộ phối hợp đánh về Mỹ Tho. Mũi quân đó phải bao gồm hầu hết quân bộ (ước lượng khoảng trên 2 vạn) trừ một số đóng giữ đồn lũy trên các đất đã chiếm. Đội quân bộ này vốn ô hợp lại qua một thời gian vơ vét đầy túi, đầy bị, hành quân chật vật qua vùng đồng lầy sông rạch, cỏ cây rậm rạp nên chắc chắn là thụt lùi phía sau không thể song song được với đội quân thủy trong lúc đội quân thủy hành quân trong đêm, lúc nước thủy triều xuống, nên đi nhanh hơn nhiều.

Trong lúc đó, Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn đã sẵn sàng cao độ tại trận địa mai phục, đợi địch vào rọ, từng giờ theo dõi từng hành động của giặc, từ điểm tiền tiêu đến các vọng gác, đến địa bản doanh không hề bỏ sót một cử chỉ nào của chúng. Để bảo đảm tiêu diệt trọn vẹn đội thủy binh chủ lực của quân Xiêm, một cánh quân Tây Sơn phải bố trí trong đồng, chặn cánh quân bộ, cầm chân chúng và một đội thuyền nhẹ nhưng thiện chiến và dũng cảm luôn luôn bố trí gần sát địch trên sông Tiền Giang. Đội chiến thuyền nhẹ nầy sẽ trực tiếp đánh địch đầu tiên khi địch tiến quân và báo về phía sau. Nếu địch tiến sớm thì đánh quyết liệt làm chậm lại, khi đúng giờ quy định theo tính toán trước thì giả thua, rút chạy nhằm thu hút đich đuổi theo, lọt vào trận địa. Khi binh thuyền giặc qua khỏi Rạch Gầm đến ngang rạch Xoài Mút vào tảng sáng ngày 19-1-1785 thì lập tức đội chiến thuyền lớn của Tây Sơn trước Mỹ Tho lợi dụng lúc đó nước triều bắt đầu lên và gió xuôi chiều, tiến nhanh, đánh mãnh liệt vào địch làm chúng chựng lại, thiệt hại, chìm thuyền, dồn cục nhau, không tiến được mà phía sau lại dồn lên thêm dày đặc trên mặt sông. Lúc ấy theo hiệu lịnh hiệp đồng, pháo binh trên cù lao Thới Sơn và trên hai bờ sông Tiền nã đạn tới tấp vào địch. Đội quân trong Rạch Gầm tiến ra khóa đuôi đánh thốc từ sau lại và đội quân trong Xoài Mút xông ra chia cắt và chém giết quân Xiêm — Nguyễn đang hỗn loạn kinh hoàng. Ngay từ phút đầu bị đánh từ mọi phía như sấm sét, quân Xiêm — Nguyễn hoàn toàn bị bất ngờ và hoảng loạn thuyền chìm, người chết, bọn nào sống sót bơi vào bờ cũng bị chết hay bị bắt, có thoát chỉ một bộ phận nhỏ. Đánh theo kiểu cách nầy, chỉ trong mấy giờ thôi, 2 vạn thủy binh Xiêm cùng 300 chiến thuyền bị tiêu diệt gọn và đội thủy binh chủ lực đã bị diệt thì đội bộ binh ô hợp sẽ hồn phiêu phách tán, còn tinh thần đâu mà đánh, còn quân Tây Sơn được thắng lợi cổ võ, như mãnh hổ xông vào đàn cừu, truy đuổi, bao vây, giết và bắt, giặc khó mà chạy thoát trên cánh đồng sông nước mông mênh. Chỉ trong vòng không đầy 1 ngày, 5 vạn quân Xiêm — Nguyễn bị diệt gần hết. Đại Nam thực lục chép: «Chiêu Tăng và Chiêu Sương thua to bỏ chạy chỉ thu được vài nghìn tàn tốt, do đường núi Chân Lạp chạy về». Còn Nguyễn Ánh thì đã đề phòng chạy từ trước nên cùng vài trăm tên sống sót, nhanh chân thoát chết về được Cần Thơ, rồi được Mạc Tử Sinh đưa qua tá túc bên Xiêm. Sau đó y đã viết thơ báo với giáo sĩ J. Liot rằng: «Chúng tôi vừa bị thua trận, tấn cả quân lính đều tan vỡ».

Thế là chỉ một trận quyết chiến, quân Tây Sơn đã tiêu diệt rất gọn đội quân xâm lược Xiêm — Nguyễn tỏng một thời gian kỷ lục. Nhân được tin khủng khiếp, vua Xiêm căm giận, nhục nhã, nhưng kinh hoàng, tiêu tan ý chí bành trướng và im lìm chấm dứt chiến tranh xâm lược.

*
*   *

Hai trăm năm đã trôi qua nhưng sông nước Tiền Giang, Rạch Gầm, Xoài Mút vẫn âm vang chiến công hiển hách của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, của đoàn quân Tây Sơn dũng mãnh yêu nước. Nhân dân Tiền Giang mãi mãi tự hào với kỳ tích của ông cha đã đóng góp lớn lao vào chiến thắng lịch sử chống ngoại xâm lần đầu tiên trên mảnh đất quê hương miền Nam yêu dấu. Tổ tiên ta từ xưa đã nhận thức rõ Nước và Dân, Thành Lũy và Lòng Người. Như thời Trần khi vua Nguyên (Trung Quốc) hăm dọa phá tan thành Thăng Long thì sứ giả của ta là Đào Tử Kỳ đã trả lời: «Thành Thăng Long kia chỉ là thành nhỏ đề phòng trộm cướp, phá tan nó có khó gì. Còn như để chống kẻ địch bên ngoài đến chực ăn cướp nước chúng tôi thì chúng tôi đã có một tòa thành vững vàng như núi, không kẻ nào phá được, đó là sức mạnh của toàn thể quân dân chúng tôi». Thành đồng Tổ quốc mà Bác Hồ tặng miền Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ là nghĩa như vậy đó.

Trước thế đông và mạnh của giặc, Nguyễn Huệ, nhà lãnh đạo lỗi lạc, nhà quân sự tài ba, đã luôn giữ vững chủ động về chiến lược, chiến thuật giống như Nguyễn Trãi nói: «Chế ngự người không để người chế ngự mình» mà trăm trận đánh trăm trận thắng, dẹp thù trong, đuổi giặc ngoài, thống nhất giang sơn về một mối.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2021, 04:03:56 pm »

NGHỆ THUẬT LẬP THẾ VÀ ĐÁNH ĐỊCH TRÊN THẾ MẠNH
TRONG TRẬN THẮNG RẠCH GẦM — XOÀI MÚT,

Thiếu tá, phó tiến sĩ sử học
NGUYỄN ANH DŨNG
                                                                                                                                                         
(Viện lịch sử quân sự — Bộ Quốc phòng)

Trong giai đoạn lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, tổ tiên ta không chỉ đương đầu và đánh thắng lần lượt các thế lực bành trướng Đại Hán Trung Quốc ở sát liền biên giới phía bắc Tổ quốc, mà còn đánh trả và chiến thắng các thế lực phong kiến ngoại bang khác từ phía tây và phía nam nhiều lần tràn sang quấy phá vùng biên giới hoặc xâm lược vào sâu nội địa. Cuộc kháng chiến chống Xiêm những năm 1784 — 1785 là một cuộc chiến tranh tự vệ tiêu biểu trong số những cuộc chiến tranh đánh trả thắng lợi các thế lực phong kiến xâm lược từ phía tây nam tràn tới.

Cùng với những chiến công hiển hách trong các cuộc kháng chiến chống giặc Nam Hán, giặc Tống, giặc Nguyên, giặc Minh và giặc Thanh, trận thắng Rạch Gầm — Xoài Mút trong cuộc kháng chiến chống Xiêm đã cho thấy tài thao lược kiệt xuất của tổ tiên ta. Tài thao lược kiệt xuất của tổ tiên ta trong trận thắng Rạch Gầm — Xoài Mút được thể hiện trên nhiều phương diện của nghệ thuật quân sự. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nổi bật xuyên suốt cả việc chỉ đạo chiến lược và chỉ huy chiến đấu, đó là vấn đề nghệ thuật lập thế và đánh địch trên thế mạnh trong trận thắng lịch sử này.

*
*   *

Cho tới giữa năm 1784, tức là trước khi giặc Xiêm xâm lược nước ta, tình thế chiến lược trên đất Đàng Trong là như sau:

+ Xét về phía nghĩa quân Tây Sơn:

Chỉ trong bốn năm đầu nổi dậy, liên tục tiến công tiêu diệt địch, phá bỏ chính quyền các địa phương của thế lực phong kiến phản động dưới vương triều họ Nguyễn, lực lượng nông dân khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã từ ấp Tây Sơn nhỏ bé đánh tràn ra các huyện, phủ, đã từ đất căn cứ Quy Nhơn nhanh chóng mở rộng vùng giải phóng ra tới Quảng Ngãi và vào tận Phú Yên. Tiếp đến tám năm sau, trong khi khôn khéo dùng giải pháp chính trị thực hiện hòa hoãn với quân Trịnh từ Đàng Ngoài mới vượt sông Gianh đánh vào, kìm chân chúng tại vùng Thuận Hóa đặng có thể tập trung lực lượng đối phó với thế lực phong kiến Nguyễn ở phía Nam, bộ chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đã mở năm đợt tiến công chiến lược vào đất Gia Định (trong những năm 1776, 1777, 1778, 1782 và 1783), tiêu diệt về cơ bản lực lượng quân sự triều Nguyễn, giành quyền làm chủ hầu khắp Đàng Trong, suốt từ Quảng Nam cho đến Kiến Giang.

+ Xét về phía thế lực phong kiến Nguyễn:

Tuy là một vương triều cát cứ có cơ đồ thống trị đã được gây dựng trong hai thế kỷ và có được một cơ sở xã hội là giai cấp đại địa chủ với tiềm lực kinh tế và uy thế chính trị khá mạnh, nhưng trong cuộc khủng hoảng trầm trọng của chế độ chính trị thối nát mà nó là kẻ đại diện và trước sự công phá mãnh liệt của phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn, bọn phong kiến Nguyễn ngày càng lâm vào tình thế nguy khốn. Sau các đòn tiến công chiến lược lần thứ nhất và lần thứ hai của đại quân Tây Sơn, triều Nguyễn nhờ sự giúp sức của phản động Đông Sơn đã có thể nhanh chóng đánh chiếm lại miền Gia Định. Sau đòn tiến công chiến lược lần thứ ba, bọn Nguyễn Ánh tuy phải trốn chạy sang Chân Lạp, song với sự giúp sức của quân Đông Sơn vẫn trở về và chiếm lại được Gia Định. Sau đòn tiến công chiến lược lần thứ tư, do có sự phản bội của một tướng Tây Sơn là Chu Văn Tiếp — kẻ đã đem lực lượng dưới quyền chỉ huy của mình từ Phú Yên đánh vào Gia Định rồi theo hàng phong kiến Nguyễn — nên Nguyễn Ánh mới có thể một lần nữa chiếm lại miền đất này. Nhưng rồi sau đòn tiến công chiến lược lần thứ năm của đại quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và Trương Văn Đa chỉ huy, bè lũ Nguyễn Ánh, Châu Văn Tiếp chỉ còn một đám tàn quân kéo nhau trốn chạy ra đảo Phú Quốc. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, bọn bán nước Nguyễn Ánh đã sang cầu viện quân Xiêm, hòng dựa vào chúng chống quân Tây Sơn, khôi phục cơ đồ thống trị của mình; còn bọn phong kiến Xiêm cũng đã nhân cơ hội này phát binh xâm lược nước ta, trước mắt là đánh chiếm miền Gia Định rộng lớn và giàu có, hòng thực hiện tham vọng bành trướng sang phía đông của chúng.

Như vậy là cho tới giữa năm 1784, nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt về cơ bản lực lượng quân Nguyễn, quét sạch bọn vua quan triều Nguyễn khỏi miền Gia Định, đã làm chủ và đứng chân vững chắc trên hầu khắp Đàng Trong. Đó chính là tình thế chiến lược rất có lợi cho nghĩa quân Tây Sơn khi bước vào cuộc chiến tranh cứu nước mới, là tình thế chiến lược rất bất lợi cho giặc Xiêm khi chúng tràn sang xâm lược nước ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2021, 04:05:36 pm »

*
*   *

Tuy là một vương triều phong kiến thống trị ở một nước không lớn, có lực lượng quân sự không mạnh nhưng với tham vọng bành trướng sang nước ta, bọn vua quan Xiêm đã ném vào cuộc chiến tranh thôn tính này khoảng 5 vạn quân, gồm 2 vạn thủy binh với 300 binh thuyền và khoảng 3 vạn bộ binh. Tháng 7-1784 hai đạo quân thủy, bộ đó lần lượt xuất phát: đạo bộ binh do Sa Uyển và Chiều Thùy Bèn chỉ huy vượt qua đất Chân Lạp đến đóng sát biên giới phía tây — nam nước ta; đạo thủy binh do Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy từ Vọng Các (Băng Cốc) theo đường biển thẳng tới bờ biển phía nam nước ta. Bọn Nguyễn Ánh một mặt làm nhiệm vụ dẫn đường cho quân Xiêm, một mặt ra sức chiêu binh mãi mã gây lại thế lực, trước mắt nhằm phối hợp cùng quân Xiêm chống Tây Sơn.

Đầu tháng 8 thủy binh Xiêm đổ bộ lên đánh chiếm Kiên Giang (Rạch Giá ngày nay). Tiếp đó, bộ binh giặc từ biên giới phía tây nam và thủy binh giặc từ Kiên Giang cùng tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm Trấn Giang (Cần Thơ). Từ Trấn Giang, các quân thủy, bộ của giặc chia làm ba cánh đánh tỏa ra ba hướng. Cánh thủy binh Xiêm dưới quyền chỉ huy của Chiêu Tăng, Chiêu Sương dọc theo sông Hậu đánh ra Ba Thắc (Sóc Trăng). Cánh bộ binh Xiêm dưới quyền chỉ huy của Sa Uyển, Chiều Thùy Bèn vượt sông Hâu đánh sang Đông Khẩu (Sa Đéc). Cánh liên quân Xiêm — Nguyễn dưới quyền của Thát Xỉ Đa và Nguyễn Ánh vượt sông Hậu đánh sang Trà Ôn (Vĩnh Long). Giặc tỏa ra định nhanh chóng chiếm đóng toàn bộ miền Tây Gia Định để rồi từ đó tiến lên đánh chiếm nốt miền Đông mà hướng chiến lược chủ yếu sẽ là hướng Mỹ Tho — Gia Định.

Trong điều kiện tuy đã dùng biện pháp ngoại giao kìm chân quân Trịnh ở Thuận Hóa, nhưng vẫn phải thường xuyên sẵn sàng lực lượng mạnh đánh trả nếu chúng bội ước, nên những đòn tiến công chiến lược của quân Tây Sơn vào giải phóng miền Gia Định thường được tiến hành rất nhanh gọn và ngay sau một lần đánh bại được quân Nguyễn, bộ chỉ huy Tây Sơn đều khẩn trương rút đại quân về Quy Nhơn, chỉ lưu lại một lực lượng nhỏ canh giữ năm trấn. Bởi vậy, sau những đòn tiến công chiến lược lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba, bọn vua quan triều Nguyễn, được quân Đông Sơn giúp sức, đều đã mau chóng đánh bại được lực lượng đồn trú của Tây Sơn và chiếm lại được miền này. Sau thắng lợi tương đối triệt để của đòn tiến công chiến lược lần thứ năm, lực lượng trấn giữ Gia Định của Tây Sơn tuy không nhiều nhưng hoàn toàn đủ sức đè bẹp mọi mưu toan và hành động ngóc dậy của thế lực địa chủ phong kiến bản xứ và tiêu diệt bọn tàn quân Nguyễn Ánh nếu chúng quay trở lại đất liền.

Song việc 5 vạn quân Xiêm được bọn Nguyễn Ánh cầu viện tiến công xâm lược miền Gia Định đã là thay đổi đột ngột tương quan lực lượng địch, ta theo chiều hướng có lợi cho chúng. Quân Tây Sơn trấn giữ ở đây không thể đủ sức đánh bại cuộc tấn công xâm lược đó của địch. Trong tình thế ấy, bộ chỉ huy quân ngũ dinh Tây Sơn đã không tập trung toàn lực quyết chiến với quân Xiêm ngay tại miền Tây Gia Định, cũng không bỏ đất Gia Định rút chạy về Phú Yên, Bình Thuận, mà thực hiện một phương án tác chiến tích cực và khôn khéo là: sử dụng một phần lực lượng chặn đánh địch trên một số địa bàn tác chiến thuận lợi để tiêu hao và kìm bước tiến của chúng, còn phần lớn lực lượng nhanh chóng lui về miền Đông để chờ đại quân từ Quy Nhơn vào mà cùng phối hợp phản công tiêu diệt quân xâm lược.

Theo phương án tác chiến ấy, lực lượng quân Tây Sơn có nhiệm vụ kìm bước tiến của giặc đã chặn đánh chúng quyết liệt ở Trấn Giang, rồi tiếp đến là trên các trục đường tiến của cả ba cánh quân, trong đó tập trung lực lượng đánh cánh quân đang tiến gấp trên hướng Kiên Giang — Trà Ôn nhằm tiến đế khúc sông Tiền ngay sát phía tây tây nam Mỹ Tho, tức là hướng uy hiếp nghiêm trọng nhất lúc này. Kể từ khi tiến vào Trấn Giang cho đến khi chiếm được Mân Thít (trên rạch Mang Thít — Vĩnh Long), quân Xiêm — Nguyễn đã bị đánh kìm chân tới 3 tháng. Riêng trong trận đánh chặn ở Mân Thít, quân Tây Sơn không những tiêu diệt nhiều binh thuyền giặc mà còn làm tử thương tên tướng phản quốc Chu Văn Tiếp và làm bị thương nặng tên tướng Thát Xỉ Đa. Đến tháng 12 cánh liên quân Xiêm — Nguyễn mới lần lượt đánh chiếm được Xứ Lạch (Chợ Lách — Bến Tre), Long Hồ (Vĩnh Long) và Trà Lọt (trên bờ bắc sông Tiền), Trà Tân (cù lao Năm Thôn, trên sông Tiền). Trong tháng này, các cánh quân thủy, bộ của Chiêu Tăng, Sa Uyển từ các xứ Ba Thắc, Đông Khẩu cũng kéo tới Trà Lọt, rồi cùng quân Thát Xỉ Đa, Nguyễn Ánh phói hợp đóng suốt từ Trà Lọt tới Trà Tân. Sách Sử Ký Đại Nam Việt chép: «Khi ấy bộ binh và thủy binh Xiêm đã hiệp lại cùng nhau và đóng trong Trà Suốt, lại lập nhiều lũy nơi nọ nơi kia».

Khi phái binh sang xâm lược nước ta, bọn vua quan Xiêm nêu chiêu bài cứu viện triều Nguyễn chống Tây Sơn. Nhưng ngay từ những ngày đầu, tháng đầu đặt chân tới Gia Định, giặc Xiêm đã tự lột trần bộ mặt xâm lược tàn bạo của mình bởi những hành động cướp bóc, nhũng nhiễu, giết chóc nhân dân ở mọi nơi chúng tràn tới. Sách Gia Định thành thông chí viết: «Quân Xiêm đến đâu cũng cướp bóc, khó bề ngăn trở». Sách Đại Nam thực lục cũng ghi: «quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc đấy, nhân dân ta oán rất nhiều». Đã từng căm ghét bọn vua quan triều Nguyễn tham tàn, lại thêm căm ghét quân giặc Xiêm bạo ngược, người dân Gia Định tất yếu hướng về Tây Sơn, ủng hộ quân Tây Sơn đánh giặc cứu nước, cứu nhà. Sự căm ghét, chống lại của nhân dân đối với quân cướp nước và lũ bán nước, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân đối với đội quân cứu nước, cứu dân đó là cơ sở chính trị làm cho quân địch hoàn toàn bị cô lập, quân Tây Sơn có lực lượng phối hợp ở mọi nơi.

Chính giữa lúc quân ngũ dinh Tây Sơn, sau khi đã đánh chặn để kìm chân địch và bảo toàn được lực lượng lui về Mỹ Tho, đang gấp rút chuẩn bị sẵn sàng phối hợp với đại quân từ Quy Nhơn vào chuyển lên phản công tiêu diệt quân xâm lược, giữa lúc giặc Xiêm, sau gần 5 tháng tiến quân ì ạch nhưng lại ra sức cướp bóc dân chúng các nơi, đang từ tiến công đồng thời trên nhiều hướng chuyển sang đóng rải thành tuyến dọc khúc sông Tiền để chuẩn bị cho đợt tiến công quy mô sắp tới trên hướng Mỹ Tho — Gia Định, thì đại đội binh thuyền Tây Sơn, với lực lượng vài vạn quân, do Nguyễn Huệ chỉ huy, đã từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định, rồi nhanh chóng thẳng tới Mỹ Tho để chuẩn bị cho trận quyết chiến ngay trên địa bàn sông nước này.

Như vậy là trong khoảng 5 tháng, kể từ khi giặc Xiêm bắt đầu tràn sang xâm lược nước ta cho tới khi đội quân của Nguyễn Huệ tiến vào tới Mỹ Tho, đã diễn ra sự chuyển biến căn bản của thế chiến lược theo chiều hướng bất lợi cho địch, có lợi cho ta. Địch từ tiến công ồ ạt trên nhiều hướng chuyển sang tạm thời phòng ngự thành một tuyến dài, ta từ rút lui để bảo toàn lực lượng chuyển sang gấp rút chuẩn bị phản công. Địch tuy đông quân nhưng ngày càng bị tiêu hao lực lượng, bị mệt mỏi và bị cô lập trước sự căm ghét, chống đối của nhân dân các nơi; ta không những bảo toàn được lực lượng ban đầu ở Gia Định, được tăng cường đạo quân chủ lực từ Quy Nhơn vào, mà còn có sự phối hợp của nhân dân các nơi. Sự chuyển hóa thế đánh chiến lược và thế trận chiến lược đã dẫn tới sự xuất hiện thời cơ chiến lược để quân Tây Sơn tiến lên mở trận quyết chiến đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2021, 04:06:28 pm »

*
*   *

Đầu tháng 1 năm 1785, đội quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy vào tới Mỹ Tho. Chỉ hơn chục ngày sau, bằng một trận hội chiến lớn trên sông Tiền phía tây tây nam Mỹ Tho, mà trọng điểm là đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, quân Tây Sơn đã tiêu diệt hầu hết quân Xiêm xâm lược, giành toàn thắng cho cuộc kháng chiến cứu nước. Vậy trận hội chiến đó đã được tổ chức và thực hành như thế nào khiến quân Tây Sơn tuy số lượng kém hơn hẳn quân địch nhưng đã có được thế mạnh áp đảo để tạo nên sức mạnh chiến thắng quân địch một cách nhanh, gọn như vậy?

Qua một số ít ỏi sử liệu nói về trận hội chiến đại phá giặc Xiêm chúng ta thấy nổi bật mấy điểm đặc sắc trong việc tạo thế mạnh áp đảo đánh thắng địch như sau:

+ Xét về phương thức tác chiến:

Vào cuối tháng 12 năm 1784 đầu tháng 1 năm 1785, quân Xiêm tuy vẫn đang ở thế tiến công chiến lược nhưng lại chuyển sang lâm thời phòng ngự về chiến thuật để chuẩn bị cho đợt tấn công lớn sắp tới mà hướng chiến lược chủ yếu là hướng Mỹ Tho — Gia Định.

Các quân thủy, bộ của chúng phối hợp với nhau đóng thành tuyến dài khoảng mười mấy kilômét trên đoạn sông Tiền từ Trà Lọt đến Trà Tân, trọng điểm là khu vực Trà Tân, cách Mỹ Tho ngót ba chục kilômét.

Trước hình thái bố trí binh lực của địch như vậy và trong điều kiện quân Tây Sơn không những không đông gấp bội mà còn ít hơn hẳn quân địch, nếu chỉ ngồi cố thủ ở Mỹ Tho chờ chúng tiến đến mới đánh trả, hoặc nếu tung lực lượng của mình đánh vào toàn tuyến phòng ngự của chúng, thì trong cả hai trường hợp ấy quân Tây Sơn đều không đủ sức bao vây tiêu diệt gọn hoặc đánh tan toàn bộ quân địch. Với tinh thần tích cực tiến công tiêu diệt địch và chủ động chia cắt lực lượng địch mà tiêu diệt chúng từng bộ phận, bộ chỉ huy Tây Sơn đã xác định phương thức tác chiến cho trận hội chiến là: vận động tiến công tiêu diệt thủy binh địch đánh tới rồi tiếp tục phát triển tiến công tiêu diệt bộ binh địch trong đồn lũy.

Theo phương thức tác chiến ấy, trận hội chiến diễn ra thành hai đợt với hai hình thức chiến thuật thích hợp: Đợt I là đợt vận động tiến công tiêu diệt thủy binh địch đánh tới, với hình thức chiến thuật phục kích vận động. Đợt II là đợt tiếp tục phát triển tiến công tiêu diệt bộ binh địch trong đồn lũy, với hình thức chiến thuật tập kích vận động. Trong hai đợt đó, đợt I là đợt đánh tiêu diệt đạo quân chủ lực của địch, giành thắng lợi có tính chất quyết định cho toàn bộ hội chiến, hoặc nói cách khác, là đợt đánh then chốt quyết định của trận hội chiến.

Với phương thức tác chiến trên đây, bộ chỉ huy Tây Sơn đã làm cho địch từ thế trận quân thủy, quân bộ phối hợp chiến đấu, ỉ giốc lẫn nhau, chuyển thành thế quân thủy bị tách rời, chia cắt khỏi quân bộ, để rồi cả hai đều lần lượt bị tiến công tiêu diệt; đã làm cho thủy binh địch ở thế tiến công bị đại bại, lại làm cho bộ binh địch đang ở thế phòng cũng bị tan vỡ nốt. Nói một cách khác, đó tức là nghệ thuật làm cho địch từ thế mạnh chuyển thành thế yếu, nghệ thuật phá thế địch để diệt địch.

+ Xét về địa bàn tác chiến:

Trên dải đất dài hơn bốn chục ki-lô-mét từ Mỹ Tho đến Trà Lọt không chỉ có sông Tiền rộng lớn chảy ngang suốt phía nam mà còn có rất nhiều mương rạch chằng chịt, nhất là ở phía bắc ngạn. Trong số những rạch lớn đổ ra bờ bắc sông Tiền có: Rạch Xoài Mút (cách Mỹ Tho 7 — 8 ki-lô-mét), Rạch Gầm (cách Xoài Mút 6 — 7 ki-lô-mét), rạch Trà Tân (cách rạch Rau Răm khoảng một chục ki-lô-mét), v.v… Ở giữa khúc sông Tiền từ Trà Lọt đến Mỹ Tho nổi lên nhiều cù lao lớn, nhỏ, trong đó có cù lao Trà Tân (cù lao Năm Thôn) chạy từ phía trên cửa rạch Trà Tân xuống tới gần cửa rạch Rau Răm và cù lao Thới Sơn chạy từ phía trước của rạch Xoài Mút) tới phía trước Mỹ Tho. Tại vùng sông nước này bấy giờ tuy đã có dân cư sinh sống và tổ chức thành từng thôn xóm bên sông, rạch hoặc tren cả các cù lao lớn, nhưng đất hoang còn nhiều, cây cối mọc hoang rất um tùm, nhất là hai bên bờ sông, rạch và trên các cù lao.

Lợi dụng địa thế sông nước hiểm trở này và theo phương thức tác chiến trên, bộ chỉ huy Tây Sơn định kế tiêu diệt toàn bộ đạo thủy binh địch bằng một trận phục kích lớn. Địa bàn được lựa chọn để tổ chức trận phục kích là đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, dài 6 — 7 ki-lô-mét, cách Mỹ Tho không xa. Nơi đây không những rất thuận lợi cho việc ém quân, giấu pháo ở hai phía bờ bắc, bờ nam sông và trên cù lao Thới Sơn, mà còn rất tiện lợi cho việc cơ động các lực lượng lớn từ sâu phía trong rạch Gầm, rạch Xoài Mút và nhất là từ phía Mỹ Tho tới tiến công tiêu diệt địch khi chúng tiến vào.

+ Xét về thời điểm tác chiến:

Vấn đề thời điểm tác chiến ở đây bao gồm hai phương diện: một là thời điểm hoàn thành việc chuẩn bị cho trận đánh, hai là thời điểm mở màn và kết thúc trận đánh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2021, 04:06:55 pm »

Nguyễn Huệ thống lĩnh một lực lượng mạnh từ Quy Nhơn vào Gia Định trong khi ở phía bắc, tại Thuận Hóa, quân Trịnh còn đang đóng giữ và là mối uy hiếp thường xuyên đối với Tây Sơn. Điều đó đòi hỏi chủ lực Tây Sơn tiến vào đây phải nhanh chóng đánh bại giặc Xiêm để rồi rút ra Quy Nhơn, chứ không thể đứng chân lâu tại Mỹ Tho được. Một trong những đặc điểm của phép dụng binh của Nguyễn Huệ, mà mấy lần đánh vào Gia định trước đây từng thể hiện rõ, là lối hành binh tốc quyết tốc thắng. Mặc khác, bọn tướng lĩnh Xiêm sau khi đã hội quân ở Trà Lọt, Trà Tân, do những thắng lợi tương đối dễ dàng vừa qua trên mặt trận miền Tây càng làm cho chúng thêm chủ quan, tất sẽ nhanh chóng tung lực lượng đánh thẳng vào đại quân Tây Sơn ở Mỹ Tho hòng giành lấy thắng lợi quyết định cho cuộc xâm lược này. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho trận hội chiến lớn nhằm tiêu diệt hàng vạn quân giặc cần phải có được khoảng thời gian một vài tuần, không thể một sớm một chiều xong nổi. Việc Nguyễn Huệ cử sứ giả sang điều đình ngừng chiến riêng với Chiêu Tăng, Chiêu Sương và giả vờ xin thần phục chúng, vừa nhằm kích động thêm sự chủ quan của chúng, gây mối hoài nghi, mâu thuẫn giữa bọn tướng Xiêm với bọn Nguyễn Ánh, vừa nhằm tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho trận hội chiến.

Cuối trung tuần tháng 1, công việc chuẩn bị đã được hoàn thành. Vậy thì trận hội chiến sẽ mở màn vào lúc nào và được kết thúc vào lúc nào?

Đợt I của trận hội chiến là đợt phục kích đoàn binh thuyền địch từ phía Trà Tân sẽ tiến công tới. Địch xuất quân vào ngày nào, giờ nào là do chúng quyết định. Nhưng dụ địch lọt vào trận địa phục kích ở khu vực Rạch Gầm — Xoài Mút để rồi xông ra tiêu diệt chúng vào thời điểm nào là tùy thuộc ở quân Tây Sơn. Điều thông thường trong phép dùng thủy binh tiến công ở nơi hàng ngày nước triều lên, xuống là phải lợi dụng con nước tạo thế đánh mạnh. Nếu từ thượng lưu đánh xuống thì lợi thế nhất là lúc nước xuống. Còn nếu từ hạ lưu đánh lên thì lợi thế nhất là lúc nước lên. Khúc sông Tiền này là nơi có chế độ bán nhật triều (một ngày có 2 lần nước triều lên và xuống). Đồng thời với con nước lên, xuống là sự đổi chiều gió: nước lên thì gió thổi từ hạ lưu lên phía thượng lưu, nước xuống thì gió thổi từ thượng lưu xuống hạ lưu, sức nước đẩy kết hợp với sức gió thổi càng làm cho binh thuyền tiếp theo chiều nước lên (hoặc xuống) có được thế mạnh.

Chắc mẩm rằng quân Tây Sơn chỉ mong cầu hòa, không phòng bị gì, và căn cứ vào ngày giờ lên, xuống của nước triều những ngày sắp tới, bọn tướng Xiêm quyết định đêm mồng 9 tháng chạp — tức đêm 19-1-1785 — sẽ bắt đầu tung toàn bộ thủy binh tiến công về phía Mỹ Tho, vì đó là lúc nước triều bắt đầu rút và ngày hôm sau sẽ là ngày nước kém nhất (con nước lên ở mức thấp nhất) trong tháng. Thế nhưng bộ chỉ huy quân Tây Sơn đã tương kế tựu kế để thực hành một trận phục kích tài tình.

Trên cơ sở bày binh bố trận đã xong và sẵn sàng chờ địch tới là đánh, khi binh thuyền giặc tràn xuống phía trước Rạch Gầm, một số thuyền quân Tây Sơn đánh chặn ở đây giả thua và rút lui dần về phía rạch Xoài Mút để dụ địch. Khoảng canh năm (rạng sáng hôm sau), toàn bộ đoàn binh thuyền giặc lọt vào trong đoạn sông từ cửa Rạch Gầm đến cửa rạch Xoài Mút, và đó cũng là lúc nước triều bắt đầu lên, thì lập tức pháo binh Tây Sơn ở hai bên bờ và trên cù lao Thới Sơn tới tấp bắn xuống thuyền giặc. Tiếp đó, các binh thuyền nhẹ Tây Sơn theo các cửa rạch bên sông đổ ra, các binh thuyền mạnh Tây Sơn từ phía Mỹ Tho chia thành hai mũi theo cả hai bên cù lao Thới Sơn ập tới, tạo thành thế chẹn đầu, khóa đuôi, thực hiện bao vây, chia cắt đoàn binh thuyền địch mà tiến công tiêu diệt hết tốp này đến tốp khác, chẳng mấy chốc tiêu diệt gọn cả hàng trăm binh thuyền với hàng vạn quân của chúng. Ngay sau khi diệt xong đạo binh thuyền địch, thủy binh và bộ binh Tây Sơn trên đà thắng lợi đã tiếp tục phát triển tiến công, mở đợt vận động tập kích vào tất cả các đồn lũy địch từ Trà Tân đến Trà Lọt giữa lúc bọn địch ở đây vừa nghe tin thủy binh đại bại đang trở nên kinh hãi, mất hết ý chí chiến đấu, nhanh chóng diệt và bắt gần hết đạo bộ binh địch mấy vạn tên.

Số tàn binh địch tháo chạy được về nước không đầy một vạn tên. Hơn 4 vạn quân Xiêm xâm lược đã bị tiêu diệt trong trận hội chiến này. Sách Gia Định thành thông chí viết «Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem vài ngàn tàn binh do đường Cao Miên chạy về nước». Còn sách Đại Nam thực lục thì viết: «Chiêu Tăng và Chiêu Sương thua to bỏ chạy chỉ thu được vài nghìn tàn tốt, do đường núi Chân Lạp mà chạy về» và «Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp».

Như vậy là bằng một trận hội chiến diễn ra chỉ trong một ngày đêm, quân Tây Sơn tuy số lượng ít hơn hẳn địch, nhưng với thế mạnh áp đảo, đã tiêu diệt hơn 4 vạn quân Xiêm xâm lược, giành toàn thắng cho cuộc kháng chiến cứu nước. Đó là thế mạnh được tạo nên bởi việc áp dụng phương thức tác chiến vận động tiến công tiêu diệt thủy binh địch đánh tới rồi tiếp tục phát tiến tiến công tiêu diệt bộ binh địch trong đồn lũy, bởi việc khéo chọn địa bàn tác chiến tại nơi sông nước hiểm trở, biến nó thành tử địa đối với quân xâm lược; bởi việc khéo chọn thời điểm tác chiến cho việc đánh đòn quyết định tiêu diệt đạo binh thuyền địch ngay lúc chúng đã lọt vào tử địa và nước triều bắt đầu đổi dòng theo hướng có lợi cho ta, bất lợi cho chúng. Đó là thế mạnh được tạo nên trong trận quyết chiến chiến lược vĩ đại trên dải đất miền Nam Tổ quốc trong sự nghiệp chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc ta thế kỷ XVIII, mà chiến công bất diệt đó gắn liền với tên tuổi nhà quân sự thiên tài, người tướng bách chiến bách thắng là Nguyễn Huệ với địa danh anh hùng đã làm khiếp đảm quân xâm lược là Rạch Gầm — Xoài Mút.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2022, 08:48:13 am »

VÀI SUY NGHĨ NHỎ CHUNG QUANH DIỄN TIẾN LỊCH SỬ
CỦA TRẬN RẠCH GẦM — XOÀI MÚT

(Lược trích những luận điểm chính)

                                                                                                                                                 
TRÁC QUAN ĐỒ
(Tiền Giang)

LỜI BAN TỔ CHỨC

Trong hơn hai chục báo cáo khoa học gửi về Ban tổ chức hội nghị khoa học lịch sử về chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút, có một bản báo cáo rất đặc biệt: báo cáo của cụ Trác Quan Đồ. Là người địa phương, lại là người rất say mê sử học, cụ Trác Quan Đồ đã từng giúp đỡ nhiều đoàn tham quan và khảo sát thực địa tại khu vực Rạch Gầm — Xoài Mút. Sau nhiều năm làm việc và tiếp xúc như vậy, cụ Trác Quan Đồ đã tích lũy được một lượng tư liệu khá phong phú, và trên cơ sở số lượng tư liệu đó, cụ cũng đã không quản ngại vất vả, viết thành một bản báo cáo khá dài, với tự đề là Chiến thắng Rạch Gầm —Xoài Mút: hỏa hổ diệt xâm lăng.

Vì lý do thời gian hội nghị có hạn và khả năng in kỷ yếu cũng rất có hạn, Ban Tổ chức chúng tôi xin được trích những luận điểm chính trong bản báo cáo dài hơn bốn chục trang đánh máy khổ lớn của cụ Trách Quan Đồ. Đầu đề bản báo cáo này là của Ban Tổ chức.

1. — Đánh trận Rạch Gầm — Xoài Mút, lực lượng chủ công của Nguyễn Huệ là thủy binh. Tập kết tại thành Gia Định, thủy binh của Nguyễn Huệ đã chọn lộ trình nào để đến Mỹ Tho tiêu diệt quân Xiêm? Theo chúng tôi, Nguyễn Huệ đã cho binh thuyền băng qua bể nước Tháp Mười với nhiều thông lưu với Tiền Giang, hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt vai trò này. Đến nay mà nói (hình như?) chưa có ý kiến nào tương tự giả thuyết của chúng tôi, song, nghiên cứu kết cấu địa lý giữa Tiền Giang, Tháp Mười và thành Gia Định, chúng tôi mạnh dạn phát biểu như vậy.

2. — Đã không ít người hiểu rằng, sở dĩ gọi là chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút vì Rạch Gầm là nơi khởi đầu, thậm chí là nơi có vai trò lớn hơn Xoài Mút. Đọc kỹ sử cũ, chúng tôi thấy rằng hiểu như thế là không khách quan và chưa thỏa đáng.

Rạch Gầm chỉ là nơi dụ địch, chiến trường chính của trận quyết chiến chiến lược này phải là khu vực Xoài Mút. Kết luận này của chúng tôi được xây dựng trên cơ sở mấy lời ghi chép ngắn ngủi sau đây của sách Đại Nam chính biên liệt truyện «Nguyễn Huệ đem hết tinh binh phục ở Rạch Gầm đi Xoài Mút lập làm kế dụ địch» (chúng tôi nhấn mạnh — T.Q.Đ).

3. — Nhiều nhà nghiên cứu đã trình bày nghệ thuật phối hợp các binh chủng của Nguyễn Huệ trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút, trong đó nghệ thuật phối hợp pháo binh với các binh chủng khác đã đạt tới trình độ rất cao. Bấy giờ, do mua được của phương Tây, đặc biệt là do cướp được của quân đội chúa Nguyễn, pháo binh Tây Sơn có lẽ cũng không thua kém gì pháo binh của giặc. Trong Documents relatifs à Pépoque de Gia Long. J.B. Chaigneau cho biết: Tây Sơn… «có nhiều tàu chiến mang từ 50 đến 60 cỗ đại bác cỡ lớn». Sách Relation des missions des évêques cũng có những nhận xét tương tự. Xem thế cũng đủ biết pháo binh Tây Sơn hùng mạnh và đã phối hợp chặt chẽ với thủy binh như thế nào. Song, có một loại vũ khí rất đặc biệt, đã làm cho quân Xiêm La khiếp đảm (rồi cả sau này, làm cho cả quân Mãn Thanh cũng phải kinh hồn), lại ít được các nhà nghiên cứu chú ý. Vũ khí ấy là hỏa hổ. Ông L. Perex trong bài La révolte et la guerre des Tây Sơn đã mô tả khá kỹ hỏa hổ Tây Sơn và vai trò của nó trong thắng lợi của trận Rạch Gầm — Xoài Mút.

Hỏa hổ được quân đội Tây Sơn bố trí trên những thuyền nhỏ, có sức cơ động nhanh. Hỏa hổ là vũ khí cực kỳ lợi hại khi đánh hỏa công. Trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút, có lẽ pháo binh là lực lượng đánh phủ đầu; sau đó, những chiến thuyền mang hỏa hổ có trách nhiệm khóa chặt quân Xiêm — Nguyễn trong vòng vây lửa, để rồi cuối cùng thủy binh Tây Sơn sẽ là lực lượng băm nát đội hình giặc, dồn chúng vào thế bị bao vây tiêu diệt không cách gì cứu vãn nổi.

4. — Trong bối cảnh phức tạp của xã hội nước ta cuối thế kỷ XVIII, nhất là ở Gia Định, Nguyễn Huệ không thể có được một quân số đủ để áp đảo kẻ thù. Nguyễn Huệ đã áp dụng chiến lược truyền thống của dân tộc, đó là: lấy ít địch nhiều. Nhiều người tỏ ra băn khoăn về quân số ít ỏi của Nguyễn Huệ. Theo chúng tôi, đó là trận phục binh (sử chép rõ như thế) thì quân số có ít cũng là chuyện thường. Vấn đề căn bản là ở nghệ thuật tạo ra thế chủ động và bất ngờ.

5. — Nguyễn Huệ có cho quân đi khiêu chiến để dụ địch hay không? Một nhà quân sự thiên tài như Nguyễn Huệ có lẽ không sử dụng biện pháp không có gì độc đáo này. Chúng tôi nghĩ, có thể Nguyễn Huệ dụ địch bằng biện pháp khác, tài trí hơn, bất ngờ cho kẻ địch hơn. Nhưng biện pháp đó là gì? Điều này cần được tiếp tục nghiên cứu thêm nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM