Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:01:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ yếu... kỷ niệm lần thứ 200 ngày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút  (Đọc 15626 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 08:03:30 am »

Tuy nhiên, hòa bình vẫn chưa trở lại trên đất nước Cam-pu-chia. Ang Non không rút theo quân Thái Lan mà ở lại Cam-pu-chia chiêu mộ lực lượng, tiếp tục chống Út-tây II. Tình hình khắp nơi rối loạn, ruộng đồng bị bỏ hoang, đời sống của nhân dân bị đe dọa. Trước cảnh đất nước bị tàn phá, phần vì giặc ngoại xâm, phần vì nội chiến, vua Út-tây II quyết định nhường ngôi cho đối thủ của mình để chấm dứt cái cảnh huynh đệ tương tàn.

Dưới thời Ang Non (1775-1779), Cam-pu-chia bị biến thành một nước lệ thuộc vào Thái Lan. Ngay trong đám triều thần cũng có nhiều người bất bình với nhà vua. Họ ngấm ngầm tìm cách lật đổ nhà vua. Người cầm đầu là thượng thư Xrây bị nhà vua xử tử. Các con trai của Xrây đã nổi dậy chống lại nhà vua. Họ bắt được nhà vua, đem giết đi và tôn phù con trai của Út-tây II là Ang Eng lên làm vua khi ông này mới lên 6 tuổi.

Phià Tak được tin Ang Non là tay chân của mình bị giết liền cử binh sang đánh Cam-pu-chia năm 1782. Tướng Sa-kri được vua Thái Lan giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch xâm lăng Cam-pu-chia. Chiến dịch mới bắt đầu thì tướng Sa-kri được tin Phià Tak bị mắc bệnh điên, bọn phong kiến lớn trong triều nội dậy định cướp ngôi. Vì sợ ngôi vua Thái Lan rơi vào tay kẻ khác, Sa-kri liền vội vàng đem quân về triều để diệt trừ các đối thủ. Ông lên ngôi vua lấy danh hiệu là Ra-ma-ti-bô-đi (hoặc còn gọi là Ra-ma I: 1782-1809). Ra-ma-ti-bô-đi đóng đô ở Băng Cốc và trở thành người sáng lập ra vương triều Sa-kri ở Thái Lan.

Giai cấp phong kiến Thái Lan đâu có chịu từ bỏ âm mưu xâm lược Cam-pu-chia. Năm 1794 mượn cớ tôn phù Ang Eng, đánh dẹp các phe chống đối, Ra-ma-ti-bô-đi đã đem quân lấn chiếm của Cam-pu-chia các tỉnh Bát-tam-băng, Xiêm Riệp, Mông-côn-bô-rây, Xi-xô-phôn và Ko-rat. Chẳng những thế, Ra-ma-ti-bô-đi còn bắt đêm về Băng-cốc hơn 1 vạn người Khơ-me để cưỡng bức họ làm lao dịch. Những người dân Khơ-me bất hạnh này đã bị giữ lại ở Thái Lan. Họ lập nên giữa kinh đô Băng-cốc một khu vực cư trú riêng gọi là Khu Mười Ngàn. Sang thế kỷ thứ XIX, giai cấp phong kiến Thái Lan vẫn tiếp tục thi hành chính sách mở rộng thế lực về phía Đông khiến cho tình hình ở khu vực này luôn luôn căng thẳng.

Không phải chỉ có Cam-pu-chia là nạn nhân của chính sách xâm lược đó, Từ nửa cuối thế kỷ thứ XVIII trở đi, Lào cũng là một đối tượng xâm lược của giai cấp phong kiến Thái Lan đầy tham vọng.

Ở thế kỷ thứ XVII, đặc biệt là dưới triều vua Xu-li-nha-vong-xa, Lạng-xang là một vương quốc độc lập, thống nhất và phồn vinh, nhân dân sống trong cảnh thanh bình và ổn định. Nhưng sau khi nhà vua qua đời (1694), bọn phong kiến lớn tranh giành nhau quyền vị, gây ra nội chiến và dẫn đến tình trạng đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc nhỏ độc lập và đối địch lẫn nhau. Giai cấp phong kiến cầm quyền ở Thái Lan đã nhân cơ hội nước Lạn-xang suy yếu, đem quân sang chiếm vùng Săm-pa-xắc vào năm 1777. Tiếp đấy, quân xâm lược Thái Lan dưới quyền chỉ huy của tướng Phià Sa-kri đã tiến lên phía Bắc, lần lượt đánh chiếm vương quốc Viên Chăn và vương quốc Luông Pra-bang vào năm 1778, biến Lạn-xang thành một vùng lệ thuộc vào Thái Lan. Chính trong cuộc xâm lăng này, quân Thái Lan đã cướp và mang đi của Lạn-xang pho tượng Phật bằng ngọc nổi tiếng được đặt tên là Pra-bang. Vì thành phố Luông Pra-bang trước đây được chọn làm nơi thờ pho tượng này nên mới có vinh dự được mang tên như vậy. Danh xưng ấy vẫn còn được giữ cho tới ngày nay, nhưng pho tượng thì hiện nay lại ở trên đất Thái Lan.

Cũng chính trong bối cảnh lịch sử đó, và theo một đường lối chính trị xâm lược nhất quán từ đầu đến cuối đời với các nước láng giềng ở phía Đông Thái Lan, triều đình Băng-cốc đã can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam năm 1784 — 1785 với cái cớ là trợ giúp Nguyễn Ánh để khôi phục lại địa vị của họ Nguyễn ở Đàng Trong. Mặc dầu Ra-ma-li-bô-đi không đánh giá thấp đối thủ của mình là quân Tây Sơn nên đã huy động một lực lượng quân sự khá lớn gồm tới 2 vạn thủy quân và 3 vạn bộ binh, nhưng không phải lúc nào và bất cứ ở đâu vị vua «bách chiến, bách thắng»(1) là Ra-ma-ti-bô-đi cũng thu được thắng lợi. Tuy ông không trực tiếp chỉ huy đạo quân xâm lược này, nhưng ông là người vạch kế hoạch và phát động cuộc chiến tranh xâm lược ấy.

Thất bại đau đớn của 5 vạn quân Thái Lan ở Việt Nam đã làm tan vỡ cái tham vọng to lớn của Ra-ma-ti-bô-đi là muốn mở rộng biên giới phía Đông của Thái Lan tới bờ Thái Bình Dương, đặt toàn bộ bán đảo Đông Dương dưới quyền lực của mình, làm bá chủ ở miền Đông của bán đảo Trung-Ấn. Chiến thắng của quân Tây Sơn chẳng những đã chôn vùi cái uy danh lẫy lừng của Phià Sa-kri, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Việt Nam mà còn cứu nguy cho đất nước ta khỏi bị rơi vào cái thế cực kỳ nguy hiểm sau này là cùng một lúc bị hai kẻ thù lớn mạnh tiến công ở cả hai phía Bắc và Nam.

Chiến thắng của nhân dân Việt Nam chống quân Xiêm xâm lược trong trận Rạch Gầm — Xoài Mút ở miền Nam và bốn năm sau đó, chiến thắng chống quân xâm lược Mãn Thanh trong trận Đống Đa ở miền Bắc đã chặn đứng mưu đồ bành trướng thế lực ở vùng Đông Nam Á của hai đế quốc lớn thời bấy giờ là đế quốc A-yu-thay-a và đế quốc Mãn Thanh. Hai chiến thắng vang đội ấy biểu thị ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam quyết giữ vững nền độc lập quốc gia của mình và khả năng có thể bảo vệ nền độc lập ấy dù phải đương đầu với những lực lượng xâm lược lớn mạnh đến chừng nào. Hai thế kỷ đã trôi qua, tình hình quốc tế đã có nhiều chuyển biến lớn, nhưng vẫn chưa hết những kẻ quá tin vào sức mạnh của mình muốn làm cái việc mà hai trăm năm trước đây những bậc tiền bối của chúng không làm được. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà chính sách bành trướng thế lực vẫn còn được coi như một biện pháp hữu hiệu của những kẻ có nhiều tham vọng, chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút và chiến thắng Đống Đa có ý nghĩa như một lời cảnh cáo đối với bọn đang theo đuổi mưu đồ biến các nước Đông Dương thành một vùng lệ thuộc.


(1) Dưới thời trị vì của Phià Tak, Phià Sa-kri là một danh tướng, đánh đâu thắng đấy nên đã lập được nhiều chiến công, được Phià Tak tin dùng, phong chức và danh hiệu là: Chao Phià tối cao, đại danh tướng có sức mạnh lẫy lừng khiến khắp các nơi đều khiếp sợ (Samdeck Chao Phya Mahakasatsuek piluehmahima Tukmakara Ra-ađet).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 08:05:27 am »

NHÂN KỶ NIỆM 200 NĂM
CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM — XOÀI MÚT (1785 — 1985),
THỬ NÓI QUA VỀ CHÍNH SÁCH XÂM LƯỢC CỦA THÁI LAN
ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Giáo sư VĂN TÂN

Ngày 20 tháng 1 năm nay (1985), nhân dân ta kỷ niệm 200 năm chiến thắng lịch sử Rạch Gầm — Xoài Mút, một chiến thắng diễn ra như chớp nhoáng, làm cho quân Xiêm xâm lược mất mật kinh hồn, chúng ta nhắc lại sơ qua vài nét về chính sách xâm lược của các nhà cầm quyền Xiêm (nay là Thái Lan), để xem xem chính sách đó mang lại những gì cho nhân dân và đất nước Xiêm La.

Trong lịch sử, Xiêm xâm lược Việt Nam rất nhiều lần. Chỉ tính từ năm 1771 đến năm 1845, trong vòng 75 năm, Xiêm đã xâm lược Việt Nam đến 4 lần. Tính đổ đồng, cứ 18 năm bọn thống trị Xiêm La lại cho quân đội xâm lược Việt Nam một lần.

Năm 1771 vua Xiêm cho hai vạn quân đánh vào Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ, một viên tướng của chúa Nguyễn trấn giữ. Mạc Thiên Tứ cùng các con chống cự rất hăng nhưng cuối cùng quân Xiêm chiếm được Hà Tiên và chiếm được cả nước Chân Lạp (nay là Campuchia) nữa.

Tháng 6 năm Nhâm Thìn (1772), chúa Nguyễn sai Nguyễn Cửu Đàm tiến theo đường Tiền Giang, cai bạ dinh Long Hồ Nguyễn Khoa Thuyên theo đường Kiên Giang, đánh quân Xiêm. Với 3.000 quân và 50 chiến thuyền, Nguyễn Khoa Thuyên đánh bại quân Xiêm, tiến thẳng đến Nam Vang (nay là Nông Pênh), vua Xiêm phải chạy sang Hà Tiên.

Tháng 2 năm Quý Tị (1773), vua Xiêm phải giảng hòa với Mạc Thiên Tứ rồi rút quân về nước, đất Hà Tiên trở về với Việt Nam nhưng nhà cửa đều bị quân Xiêm đánh phá hầu như không còn gì.

Cuối năm 1781, vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh sai tướng Chất Tri và em Chất Tri là Sô Si đem quân xâm lược Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Ấn phi báo cho chúa Nguyễn ở Gia Định biết. Chúa Nguyễn sai Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Thụy đem thuyền chiến sang Chân Lạp giúp Nặc Ấn, quân Nguyễn đến La Bích, thì một cuộc đảo chính nổ ra ở đất Xiêm.

Vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh vốn là người Trung Quốc, quê ở Triều Châu, theo cha là Trịnh Yến sang buôn bán ở Xiêm. Thấy nước Xiêm luôn luôn có rối loạn, Trịnh Yến tập hợp những kẻ lưu vong mưu toan cướp ngôi vua. Việc chưa thành thì Yến chết. Trịnh Quốc Anh theo ý nguyện của cha, cuối cùng đã đoạt được ngôi vua ở nước Xiêm.

Sau khi lên ngôi vua, Trịnh Quốc Anh nhiều lần cho quân đội sang xâm lược Hà Tiên.

Cuối năm 1781 sau khi sai Chất Tri và Sô Si mang quân sang xâm lấn Chân Lạp, Trịnh Quốc Anh mắc bệnh thần kinh, vô cớ y sai bắt vợ con Chất Tri và Sô Si giam lại. Khi quân đội của Nguyễn Hữu Thụy đến La Bích, Sô Si nói với Chất Tri:

— Vua ta bắt vợ con chúng ta, chúng ta hết sức nhưng ai biết cho chúng ta. Chi bằng chúng ta giảng hòa với người Việt.

Thế rồi Chất Tri và Sô Si giảng hòa với Nguyễn Hữu Thụy.

Giữa lúc ấy, một cuộc nổi dậy đã nổ ra ở Cổ Lạc. Trịnh Quốc Anh sai Oan Sản mang quân đi đánh dẹp. Người cầm đầu cuộc nổi dậy lại là em Oan Sản. Oan Sản mang quân trở về Vọng Các (Băng-cốc) nhân dân mở cửa thành đón Oan Sản. Trịnh Quốc Anh hoảng sợ, bỏ hoàng cung chạy trốn vào một ngôi chùa. Oan Sản bắt Quốc Anh giam lại rồi báo cho Chất Tri biết. Chất Tri đem quân tiến vào Vọng Các, sai người giết chết Trịnh Quốc Anh rồi đổ cho Oan Sản đã giết vua để có cớ giết Oan Sản. Thanh toán xong các địch thủ, Chất Tri lên ngôi vua, phong cho Sô Si làm vua thứ hai và cháu làm vua thứ ba.

Thấy tình hình nước Xiêm biến đổi theo chiều hướng có lợi cho mình, Nguyễn Hữu Thụy báo cho cháu Nguyễn biết rồi từ Chân Lạp rút quân về nước.

Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784) bị quân Tây Sơn đánh đuổi, Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm là Chất tri cho hai tướng là Chiêu tăng và Chiêu Sương đem 20.000 quân và 5600 thuyền chiến theo đường thủy đánh vào Gia Định, tướng Chiêu Thùy Biện đem 30.000 quân từ Chân Lạp đánh vào miền tây bắc Gia Định.

Tháng 7 năm Giáp Thìn, quân Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường đánh chiếm Trấn Giang, Ba Xắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc…

Đi đến đâu quân Xiêm cướp bóc đến đấy, nhân dân Gia Định vô cùng căm giận.

Cuối tháng 11 năm Giáp Thìn, Nguyễn Huệ đem quân vào Sài Gòn. Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình, ông quyết định tổ chức một trận phục kích lớn trên sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt quân Xiêm và quân bản bộ của Nguyễn Ánh.

Tờ mờ sáng ngày 20 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ cho một đoàn thuyền chiến nhẹ ngược dòng sông Mỹ Tho đến khiêu chiến quân Xiêm ở Trà Tân.

Quân Xiêm lúc ấy đang ở tư thế sắp xuất phát từ Trà Tân, xuôi dòng sông đến đánh quân Tây Sơn ở Mỹ Tho để rồi tiến thẳng đến Sài Gòn đuổi quân Tây Sơn ra biển. Thấy quân Tây Sơn đến, Chiêu Tăng cho rằng quân Tây Sơn tự đến để tìm cái chết, tức thì y ra lệnh cho quân đội của y mở một cuộc tấn công. Đoàn thuyền Tây Sơn quay mũi thuyền, xuôi dòng sông chạy trốn. Thuyền chiến Xiêm đuổi theo sau. Lúc này nước triều đang xuống mạnh. Thuyền chiến Tây Sơn và thuyền chiến địch xuôi dòng sông với tốc độ rất nhanh. Khi đoàn thuyền địch đã lọt vào trận địa phục kích, từ Rạch Gầm cũng như từ rạch Xoài Mút, thuyền chiến Tây Sơn đổ xô ra vây kín quân địch. Rồi quân Tây Sơn từ tất cả các phía xô ra đánh địch. Trời lúc nầy đã sáng rõ, thuyên chiến địch bị đại bác, hỏa hổ, tất cả mọi mặt chĩa vào. Đội hình của chúng bị rối loạn ngay từ phút đầu. Chỉ trong một buổi sáng ngày 20 tháng 1 năm 1785, hầu như toàn bộ 50.000 quân và hơn 300 thuyền chiến bị tiêu diệt hoặc bị bắt, những đơn vị quân địch ở xa trận địa, nghe tin quân chủ lực bị tiêu diệt, cũng tự tan rã.

Thế là quân Tây Sơn đã thanh toán quân Xiêm và quân bản bộ của Nguyễn Ánh rất nhanh và rất gọn, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Kể từ năm 1771, đây là lần thứ hai quân Xiêm bị thất bại ở Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 08:05:53 am »

Năm 1833, nhân có cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở Nam Kỳ, vua Xiêm cho quân thủy và quân bộ chia làm năm đạo sang xâm lược Việt Nam.

Đạo thứ nhất là quân thủy gồm có hơn một trăm thuyền chiến vượt Vịnh Xiêm La (nay là Vịnh Thái Lan) đánh chiếm Hà Tiên. Đạo thứ hai là bộ binh tiến vào Chân Lạp đánh chiếm Nam Vang để từ đó đánh chiếm Châu Đốc và An Giang. Đạo thứ ba là bộ binh đánh vào Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị. Đạo thứ tư đánh vào Cam Cát, Cam Môn. Đạo thứ năm đánh vào Trấn Ninh.

Chỉ trong khoảng thời gian độ trên dưới một tháng, tất cả quân xâm lược ở năm mặt trận đều bị quân Việt Nam đánh bại. Ở Nam Kỳ, Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đuổi quân Xiêm ra khỏi Hà Tiên, Châu Đốc, rồi thừa thắng đánh thẳng đến Nam Vang, giết và bắt sống nhiều quân địch, thu được vũ khí và các đồ quân dụng nhiều vô kể.

Tướng Xiêm là Chất Tri đem tàn quân tháo chạy về nước, quân Việt Nam đuổi đánh và chiếm được Puốc-sát (Pursat). Ở Cam Lộ, Cam Cát, Cam Môn, và Trấn Ninh, quân Xiêm đều thua bại.

Năm 1844 Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Công Trứ vừa đánh bại cuộc nổi dậy của Lâm Sâm ở Nam Kỳ, thì vua Xiêm cho tuyền chiến sang đánh phá nhiều nơi ở Nam Kỳ.

Thiệu Trị sai Lê Văn Đức là tổng thống quân vụ đem quân đi chống giặc.

Tháng 9 năm Ất Tỵ (1845) bị thua ở tất cả các mặt trận, Chất Tri phải xin hòa.

Đây là lần thứ tư trong vòng 75 năm, quân Xiêm bị thất bại trong mưu đồ xâm lược Việt Nam.

Trong bốn lần bại trận ở Việt Nam thì lần bại trận đầu năm 1785 là lớn nhất và nhục nhã nhất cho bọn phong kiến Xiêm.

Năm vạn quân và hơn 300 thuyền chiến được Nguyễn Ánh đưa đường và làm nội ứng, chỉ trong vòng mấy giờ buổi sáng ngày 20 tháng 1 năm 1785 bị đánh phá tan tành. Trận đánh nhanh như chớp nhoáng, làm cho quân giặc choáng váng đến mức mất hết tinh thần, và sợ quân Tây Sơn như cọp.

Trước bài học lịch sử đau xót như vậy giới cầm quyền Thái Lan ngày nay vẫn chưa rút ra được bất cứ cái gì.

Sau lần đại bại năm 1785, chúng vẫn nhắm mắt lao đầu vào cuộc phiêu lưu quân sự, và đã chuốc lấy thất bại năm 1833 và 1845. Sau các lần thất bại nầy, chúng vẫn xâm lược Việt Nam và đều thất bại cả.

Hiện giờ, cấu kết với bọn bành trướng Bắc Kinh, giới cầm quyền phản động ở Thái Lan vẫn không ngớt vu cáo Việt Nam xâm lược Thái Lan, mặc dù trong lịch sử Thái Lan đã xâm lược Việt Nam bảy lần còn Việt Nam chưa bao giờ xâm lược Thái Lan.

Phải chăng bọn cầm quyền phản động Thái Lan cho rằng dựa vào một nước lớn như Trung Quốc, thì chúng có thể thắng được Việt Nam.

Chúng nên nhớ rằng: Nếu như trước kia Việt Nam chỉ dựa vào sức mình mà cũng đánh bại tất cả các cuộc xâm lược của Trung Quốc, thì ngày nay, với cái thế thuận lợi hơn trước và với cái lực mạnh hơn trước, Việt Nam càng không để cho bất cứ ai xâm lược được mình.

Năm 1789 sau trận Đống Đa lịch sử Chính Hòa Thân, đã nói với Vua Thanh «Từ trước đến giờ chưa bao giờ Trung Quốc đắc chí ở phương Nam. Tống, Nguyên, Minh rút cuộc đều thua bại cả. Việc cũ hãy còn sờ sờ ra đó».

Sau Hòa Thân, văn hòa Ai-len là Bơ-na Sao (Bernard Shaw) khuyên mọi người chớ quên bài học lịch sử. Rằng:

«Bài học lớn nhứt của lịch sử là người ta không rút ra được những bài học từ lịch sử».

Các nhà cầm quyền Thái Lan nên ổn lại việc cũ để tìm ra một lối đi trong tình thế hiện nay.

Việt Nam không muốn chiến tranh. Việt Nam chỉ muốn có hòa bình để xây dựng đất nước. Nhưng Việt Nam quyết không để cho kẻ khác xâm lấn đất đai của mình.

Alexandre Nevski, nhà quân sự Nga hồi thế kỷ XIII, có nói: «Kẻ nào đến nước chúng tôi với một thanh kiếm thì nó sẽ bị tiêu diệt vì thanh kiếm».

Trước Nevski hai thế kỷ, Lý Thường Kiệt cũng từng tuyên bố thẳng vào mặt quân Tống ở trên sông Như Nguyệt: «Quân giặc sao dám xâm phạm biên giới ta, chúng bay sẽ thất bại».

Nếu bọn cầm quyền Thái Lan nhìn ra sự thật, thì đó không chỉ là may cho các nước ở Đông Nam Châu Á, mà chính là phúc cho… nhân dân Thái Lan.

Ngược lại, nếu họ cố nhắm mắt theo voi Trung Quốc để hòng định ăn bã mía thì nhiều thất bại lớn đang chờ đợi chúng.

Lịch sử đã dạy chúng ta:

Những nguyên nhân giống nhau bao giờ cũng sinh ra những kết quả giống nhau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 08:21:02 am »

VÀI NÉT VỀ XÃ HỘI VÙNG TIỀN GIANG THẾ KỶ THỨ XVIII
(trích)

TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG
                                                                                                                                               
(Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Tiền Giang)

Tổ tiên người Tiền Giang đa số ở vùng Trung và Nam Trung Bộ. Sách Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cho biết, đất Đồng Nai từ hai cửa Đại, Tiểu đến Soài Rạp, Cần Giờ trở vào toàn là rừng rậm đến mấy ngàn dặm. Đời Nguyễn Phúc Chu (1691 — 1725) Cháu ra lệnh mộ những người ở Điện Bàn, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Quảng Nam… di cư vào đây.

Từ miền Trung vào Nam tìm đất sống, nhưng sống được không phải dễ dàng. Thiên nhiên khắc nghiệt, đầy rẫy thú rừng, lại thêm trộm cướp khắp nơi, nên có người vào ba đời mà còn phải phiêu tán không định cư được. Khi quân Xiêm vào xâm lược thì tình trạng phiêu tán còn trầm trọng hơn. Hàng mấy chục làng dọc theo bờ Cửu Long từ Mỹ Tho đến Trà Lọt vì kẻ thù cướp bóc dã man đã bỏ làng đi hàng loạt. Việc phiêu tán gây ấn tượng rất sâu sắc trong lòng người dân địa phương nên mãi đến ngày nay ở Tiền Giang vẫn còn giữ tục cúng vong hồn những người phiêu bạt, mỗi khi có lễ tết trong gia đình, gọi là cúng «xiêu mồ lạc mả».

Phan Huy chú cho biết trong những người đi khai hoang có cả đồng bào «dân tộc ít người» trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Họ tự do lấy nhau sinh con đẻ cái đông đúc . Trịnh Hoài Đức cũng có nói đến những làng xóm tụ họp người Kinh, người Thượng sống chung nhau. Hiện nay ở Tiền Giang có những người Việt mang những họ rất lạ như Lăng, Nông, Phòng, A. Ở xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy có họ Ma và họ Chế rất to. Hai họ này sống ở đây đã nhiều đời. Đến giữa thế kỷ trước có người giỏi chữ Hán, có người giàu có, thậm chí có người làm đến Hương Cả hay Cai Tổng nữa.

Người Việt từ miền Trung dùng ghe bầu nan  men theo bờ biển về phía Nam, rồi vào cửa Tiểu, cửa Đại. Lúc đầu do ít nhân công lao động, do trình độ kỹ thuật còn yếu, nên người đi khai hoang phải lựa giồng đất cao ráo, như vùng Gò Công, Chợ Gạo, Ba Giồng... định cư. Dần dần, dân càng ngày càng đông, họ lại sáng tạo ra cách «đào mương lên líp» và tiến dần về phía Cai Lậy, Cái Bè để lập ra «miệt vườn».

*
*   *

Tổ tiên ta có mặt tại vùng Tiền Giang từ đầu thế kỷ XVIII. Nhưng vì sức người có hạn và thiên nhiên quá khắc nghiệt, suốt thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX công việc khai hoang lập ấp mới cơ bản hoàn thành.

Đoàn người Việt đến khẩn đất khai hoang làm ruộng. Lúc đầu họ ở từng xóm, tự quản chứ chưa có chính quyền. Têm xóm dân cư thông thường được đặt theo ba nguyên tắc sau:

1) Dấu vết đặc biệt trong xóm thường là cây cối nên mượn tên cây để đặt, ví dụ như rạch Xoài Mút, rạch Rau Răm, Giồng Dừa... ở Châu Thành; rạch Mù U, rạch Cây Củi... ở Cai Lậy.

Một loại địa danh cũng rất phổ biến nữa là Rạch Cái. Rạch Cái là rạch chảy ra sông lớn mang nhiều rạch con, rạch Cái Lá, Cái Sơn, Cái Tràn, Cái Xậy, Cái Sậy...

Đặc biệt cũng có khi tên sông rạch được đặt theo hình dáng của nó: rạch Cổ Cò ở Cái Bè, là rạch cong như cổ con cò. Rạch Giao Miệng cũng ở Cái Bè, là rạch mang hai phụ lưu có vàm rạch giao nhau. Giồng Mồ Côi ở Cai Lậy là giồng cát nằm riêng rẽ một mình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 08:23:20 am »

2) Tên người đến ở đầu tiên hay người nổi tiếng ở gần đó như rạch Bà Điểu, rạch Bà Nhan ở Châu Thành, rạch Bà Kẻm, rạch Ông Mẫu, rạch Ông Tang, rạch Ông Cõi... ở Cai Lậy. Có nhiều nhân vật hiện nay còn con cháu và mồ mả.

Bên cạnh, có một số đồng bào Khmer sinh sống chung với cộng đồng người Việt, cũng được nhân dân ta lấy tên đặt cho sông rạch như rạch Nàng Chưng, rạch Nàng Cồng, rạch Nàng Om... ở Cai Lậy. Điều này một lần nữa chứng tỏ những ghi chép của Trịnh Hoài Đức «tụ tập Kinh Thượng kết thành chòm xóm» là đúng sự thật(1).

3) Một số ít được gọi theo phiên âm tiếng Khmer như Tha La có nghĩa là giảng đường của nhà chùa; Bù Lu có nghĩa là vườn trầu; Cà Mau có nghĩa là nước thối ứ đọng đen ngòm; Tham Rôm có nghĩa là cây Trôm.

Các địa danh đôi lúc di chuyển đi khá xa, cụ thể như rạch Ba Gòn, gốc ở xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy; sau này người ta đào một con kinh nối liền giữa vàm Bà Gòn, rạch Ba Rài gọi là kinh Bà Gòn. Chợ Xuân Sơn cất tại điểm tiếp giáp giữa vàm rạch Bà Gòn và rạch Bà Rài được gọi là chợ Bà Gòn. Địa danh chợ Bà Gòn đã di chuyển từ xã Hiệp Đức đến xã Xuân Sơn, cách xa trên 5km.

Năm Mậu Dần (1898), Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức lại vùng đất mới khai phá. Chính quyền đã thành hình nhưng hệ thống hành chánh còn có tính tự phát, không thống nhất. Có nơi xưng là ấp, có nơi xưng là trang, trại, nậu, man, phố, thuộc... Tên các đơn vị này cũng rất nôm na, chứng tỏ nó hoàn toàn do dân địa phương đặt chứ không do các quan lại ở trên. Ấp là nơi dân ở đông mà diện tích đất đai ít. Lúc bấy giờ từ ấp có nghĩa là «khai hoang lập ấp», chớ ấp không phải là đơn vị hành chánh nhỏ hơn làng như ngày nay. Ở chợ Gạo có ấp Thiên Thủy, ấp Thiên Thủy sau lập làng Bình Thủy(2).

Ở Cai Lậy có ấp Hữu Hòa; ấp Hữu Hòa sau lập làng Thanh Sơn(3).

Trang hay trại là vùng đất tốt, dân ở đông. Ở Gò Công còn sót địa danh Trại Cá. Ở Bến Tre còn sót địa danh Ba Tri Trại, Cái Da Trại. Nậu là đơn vị hành chính nơi dân ở đông và ruộng nhiều cỏ phải dùng bừa trong canh tác. Hiện nay ở Tiền Giang còn thói quen gọi những người có võ đàn anh là «đầu nậu». Man là nơi đất hoang, dân ở thưa. Phố là đơn vị hành chánh ở thành thị. Thuộc là vùng đất tốt. Vùng Tiền Giang còn địa danh Thuộc Nhiêu ở xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành và địa danh Thuộc Đẹp ở xã Long Trung huyện Cai Lậy. Lê Quý Đôn cho biết thuộc ngang với tổng; đứng đầu có Cai tri và Đốc ấp. Trại hình như cũng ngang hàng với tổng, đứng đầu trại có cai trại và quản tri.

Ở phía Bắc chợ Mỹ Tho có đặt một cơ quan hành chánh quản lý và trực thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định, dinh Phiên Trấn. Đến năm Nhâm Tý (1732) một phần đất của dinh Phiên Trấn được cắt ra nhập với vùng đất mới khai phá để thành lập dinh Long Hồ. Dinh Long Hồ là vùng đất rộng từ Cai Lậy, Cái Bè đến Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sa Đéc... Dinh Long Hồ mới thành lập, hành chánh rất đơn giản nên không có phủ mà chỉ có duy nhất một châu là châu Định Viễn. Lỵ sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn đóng tại Cái Bè. Đến năm Quí Dậu (1753) ký lục dinh Long Hồ là Nguyễn Cư Trinh thấy địa thế Cái Bè không thuận tiện, xin dời lỵ sở Long Hồ về Tầm Bào tức là địa điểm thành phố Vĩnh Long ngày nay. Bấy giờ vùng đất Tiền Giang trực thuộc hai nơi. Một phần trực thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định, dinh Phiên Trấn, lỵ sở đóng tại Sài Gòn và một phần thuộc châu Định Viễn dinh Long Hồ, lỵ sở đóng tại Tầm Bào.

Giữa thế kỷ XVIII vùng Tiền Giang dân ở càng ngày càng đông, việc thống nhất hệ thống hành chánh cơ sở được đặt ra. Thông thường phải đủ số dân quy định để đóng đủ số thuế thì được phép lập làng. Số dân quy định thường không nhiều, như năm Canh Tuất (1790) Nguyễn Ánh quy định khoảng 40 dân định. Nhưng thực tế không hoàn toàn như thế, có khi 10 người, có khi 15 người cũng được. Khi muốn lập làng thì phải làm đơn, trong đơn ghi rõ tên những người dân, diện tích đất đai, ranh giới làng mới. Quan trên cho xác minh xem thực tế như thế nào, rồi phúc bẩm nhờ triều đình quyết định. Khi có quyết định thì làng mới hoàn toàn tách khỏi làng cũ. Người đứng ra lập làng được đền đáp công lao khổ cực xứng đáng. Ví dụ lúc còn sống được cử làm hương chức, khi chế được tôn vào bậc tiên hiền, được thờ cúng ở đình và mỗi khi có đình đám hội hè thì con cháu được biếu xén đời đời.


(1) Việc người quê ở Biên Hòa xuống Gò Công lập nghiệp đã được ghi nhiều trong lịch sử và văn chương. Võ Tánh quê ở Biên Hòa xuống lập nghiệp ở Gò Công trước khi theo Nguyễn Ánh. Ca dao có câu: Trai Biên Hòa lấy gái Gò Me (Gò Công), Không vì sắc đẹp mà mê giọng hò. Chứng tỏ rằng Biên Hòa và Gò Công có giao lưu khăng khít khá lâu dài.
(2) Monographie de la province de My Tho 1930 ấp Thiên Thủy sau lập làng Bình Thủy. Bình Thủy, Mỹ Thạnh và Hòa An sau nhập lại để trở thành xã An Thanh Thủy, huyện Chợ Gạo.
(3) Ấp Hữu Hòa sau lập làng Thanh Sơn. Đời Minh Mạng, Tự Đức làng Thanh Sơn đổi tên lại là Hòa Sơn. Lúc Pháp mới vào làng Hòa Sơn tách đôi thành làng Thanh Sơn và Hòa Sơn. Sau nhập lại thành một là Thanh Hòa (tức là xã Thanh Hòa và thị trấn Cai Lậy ngày nay).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 08:26:01 am »

Đứng đầu làng có trùm cả, kế đến có trùm chủ, trùm nghị, xã trưởng hay thôn trưởng, thủ khoán, câu đương, tri thâu...(1). Bộ máy chính quyền đầy đủ và thống nhất hơn trước, tuy thế tính chất tự trị của làng vẫn còn mạnh. Những hương chức có uy tín trong nhân dân như trường hợp ông trùm cả Lê Công Giám làng Kim Sơn khi mất được nhân dân tôn như một vị thành hoàng. Ông được nhân dân cất miếu thờ, đồng thời ở đó từ trẻ đến già đều cữ tên ông(2). Mộ vợ chồng ông được xây to có trang trí làn hầu, hơn cả mộ của các quan đại thần. Đặc biệt làng Kim Sơn từ khi ông mất có tục kiêng không cử chức trùm cả. Ngay trong thời Pháp thuộc làng này cũng chỉ cử chức đại hương chủ, chứ không cử chức trùm cả. Xem thế chúng ta thấy rằng mặc dù đã có chính quyền cơ sở nhưng thực tế chính quyền phong kiến ở trên đôi lúc cũng phải chịu phép nhường bước.

Vùng Gò Công, Chợ Gạo dân đến ở trước nên hệ thống làng xã được thành lập trước. Làng Bình Phục Nhứt do Trần Văn Giông lập năm 1743. Bên cạnh làng Bình Phục Nhứt là làng Bình Trị do Trần Văn Súng cũng lập trong năm ấy(3). Làng Tân Hương do Dương Tấn Tuyên lập, làng Điều Hòa do Nguyễn Văn trước lập(4), nhưng niên đại chưa biết chính xác. Cuối cùng là việc lập làng tiến dần về phía Cai Lậy, Cái Bè. Sáu làng: Hội Sơn, Xuân Sơn, Cẩm Sơn, Thanh Sơn, Phú Sơn, Tân Sơn lập năm 1785 tức là trong triều đại Tây Sơn. Riêng hai làng Hội Sơn và Xuân Sơn do Nguyễn Văn Cối đứng lập(5).

Tên đơn vị hành chánh cơ ở bắt đầu thống nhất gọi là làng (chứ viết là thôn). Tên làng thường do những người đứng xin lập làng đề nghị đặt dựa vào tên làng bên cạnh. Tên làng là một ước vọng của dân làng, nên thường có những từ tốt đẹp như Phú — Quí — Bình — An — Hòa — Thạnh — Tân... và thường có từng nhóm năm, mười làng gần nhau trùng chữ đầu tên hay cuối tên. Vùng Gò Công — Chợ Gạo các làng đều bắt đầu bằng chữ Mỹ. Vùng sông Ba Rài (Cai Lậy) các làng lại có cùng chữ Sơn ở cuối... Thông thường các làng có chung nhóm thì thành lập cùng một lúc. Cũng có trường hợp một làng đất đai rộng, dân cư đông khó quản lý nên được chia ra ba làng mới. Tên các làng mới thường lấy tên làng gốc thêm vào các chữ Đông, Tây, Nhứt, Nhì, Thượng, Trung... để phân biệt (phải nói là để phân biệt vì thực tế phương hướng có khi hoàn toàn không hợp với tên gọi. Cụ thể như xã Tam Bình, huyện Cai Lậy ngày nay, lúc mới lập có tên là làng Bình Chánh. Sau đó, tách ra lập một làng mới ở phía Đông gọi là làng Bình Chánh Đông. Rồi lại tách ra lập một làng nữa ở cực Đông, nhưng lại gọi là làng Bình Chánh Trung. Dân làng ngày càng đông, một số người bỏ vào rạch Bà Thửa, cách làng cũ khoảng 15km về hướng Bắc, lập một làng gọi là Bình Chánh Tây(6). Do khuynh hướng thích tách làng ra nên cuối thế kỷ XVIII thì diện tích mỗi làng còn rất nhỏ, nhất là vùng từ Mỹ Tho đến Gò Công. Cụ thể như thành phố Mỹ Tho ngày nay rất nhiều làng. Vùng phường 8 là làng Mỹ Chánh, vùng chùa Vĩnh Tráng là làng Mỹ Hòa, vùng Xóm Dầu là làng Phú Hội, vùng phường 4 hai bên bờ sông Bảo Định từ cuối đường Hùng Vương đến cổng thành phố là làng Thạnh Trị, vùng phường 5 từ cổng thành phố là làng Đạo Ngạn, vùng phường 6 là làng Bình Tạo. Các làng này rất nhỏ, nhỏ đến nỗi năm 1826 dời thành Định Tường từ chợ cũ qua chợ Mới (trung tâm thành trước Tỉnh đội và hào thành, khoảng giếng nước), mà thành này phải nằm trên hai làng. Cù lao Ngũ Hiệp ở Cai Lậy ngày nay chỉ có một xã, mà ngày xưa có đến năm làng là Hòa An, An Thủy Đông, An Thủy Tây, Tân Sơn và Long Phú. Trong khi đó vùng Cái Bè, nhât là vùng tiếp giáp với Đồng Tháp Mười như làng Mỹ Thiện thì diện tích rất to, từ khi thành lập đến năm 1975 gần như không thay đổi. Hiện nay ta phải tách đôi.


(1) Các chức vụ trong làng
Trùm cả: Người đứng đầu làng.
Trùm Chủ: Người đứng thứ nhì trong làng.
Trùm Nghị: Người tham gia đóng góp ý kiến trong làng.
Xã trưởng: Người giữ con dấu và thu thuế.
Thủ khoán: Người giữ tài sản của làng.
Câu Đương: Người biết luật lệ hòa giải các vụ kiện tụng nhỏ trong làng.
Tri Thâu: Người phụ giúp thu thế.

(2) Nhân dân xã Kim Sơn, huyện Châu Thành xưa có lệ cữ gọi dám hay giám, mà gọi là «dím». Mộ ông bà cả Giám xây khoảng cuối thế kỷ 18. Riêng mộ ông vào đầu thế kỷ 19 có trùng tu.
(3) Monographie de la province de My Tho 1930. Làng Bình Phục Nhứt lúc Pháp mới vào tách ra hai làng là Bình Long và làng Bình Phục Tây. Sau đó làng Bình Trị và Bình Phục Tây nhập lại thành làng Bình Phục Nhứt. Làng Bình Long nhập với làng Bình Quơn thành làng Quơn Long, Bình Phục Nhứt và Quơn Long ngày nay thuộc huyện Chợ Gạo.
(4) Theo bảng tiên hiền tờ tại đình Tân Hương, huyện Châu Thành.
(5) Monographie de la province de My Tho 1902 và lời các bô lão thuật lại. Sáu làng ngày nay đều thuộc huyện Cai Lậy. Riêng Hội Sơn và Xuân Sơn sau năm 1975 ta nhập lại lấy tên là Hội Xuân.
— Cẩm Sơn vẫn còn đến ngày nay, Thanh Sơn: xã Thanh Hòa và thị trấn Cai Lậy. Phú Sơn: một phần của xã Phú An. Tân Sơn: một phần của xã Ngũ Hiệp.

(6) Làng Bình Chánh Tây ngày nay chỉ là một phần của xã Tân Bình, huyện Cai Lậy
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 08:29:13 am »

Năm Nhâm Thìn 1772, vùng Tiền Giang được tách rời ra khỏi các dinh lân cận. Một đơn vị hành chánh có một viên quan võ cấp bậc Cai cơ, có khi là Cai đội và một viên quan văn cấp bậc thư ký. Đạo Trường Đồn đóng tại giống Kiến Định tức là vùng Tân Hiệp, Tân Lý ngày nay.

Vào thế kỷ thứ 18, vùng Tiền Giang còn đầy rẫy thú dữ, vì thế người dân tích học võ hơn là văn. Theo báo cáo của Nguyễn Khoa Thuyên (cai bạ dinh Long Hồ), thì năm 1722 số quân của Chúa Nguyễn đóng ở Tiền Giang khá đông. Đạo Trường Đồn (vùng Tân Hiệp — Châu Thành) có 5 đội quân, mỗi 3 thuyền, mỗi thuyền 48 người, tổng số 720 người. Bốn cửa biển: Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai mỗi nơi có 3 đội quân, mỗi đội 3 thuyền, mỗi thuyền có 40 người, tổng cộng 360 người. Các nơi hiểm yếu như Cái Thia, Bến Tranh mỗi nơi có 3 đội, mỗi đội có 3 thuyền, mỗi thuyền có 40 người, tổng cộng có 360 người(1). Như thế trong số non 3.000 quân này chắc chắn có một số người địa phương và số người này phải biết võ. So sánh 11 vị tiền hiền có công với làng Tân Hương khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, người ta thấy có 3 vị ở ngành võ (1 cai cơ, 1 hương binh, 1 lính). Trong khi đó chỉ có hai vị ở ngành văn (1 thầy đồ, 1 học trò). Xem thế chúng ta thấy rằng lúc bấy giờ số người ham thích võ nghệ rất đông, đúng với câu lưu truyền trong dân gian «võ Ba Giồng»!

Về văn học, người có thể gọi là đứng đầu khoa bảng ở Tiền Giang là Ngô Tùng Châu. Ông ngày người ở Ninh Hòa, tỉnh Bình Thuận; vào ngụ ở làng Yên Luông Đông (Gò Công) dạy học, thi đậu thủ khoa, rồi theo Nguyễn Ánh. Ông ngoại Tự Đức là Phạm Đăng Hưng, người làng Tân Kiến Đông (Gò Công) cũng chỉ đậu tam trường. Đúng ra ông này không đủ tiêu chuẩn để ra làm quan, nhưng vì lúc bấy giờ văn tài rất ít nên ông ta được Nguyễn Ánh đặc biệt cho làm chức lễ sanh rồi leo dần lên chức Thượng Thư. Quan lại lúc bấy giờ rất hiếm(2), nhưng thầy đồ lại không hiếm. Làng Tân Hương còn thờ thầy đồ Lê Văn Kỷ, người có công xây dựng làng trong giai đoạn đầu. Thầy đồ lúc bấy giờ chủ yếu là dạy học trò cho biết chữ chứ không phải truyền bá giáo lý đạo Nho phong kiến.

Cuộc sống người đi khai hoang thật là thiếu thốn, đàn ông thường mặc quần đùi, áo cánh, may bằng vải ta nhuộm màu nâu bằng vỏ cây già hay cây có. Đàn bà thì mặc quần và áo dài hơn, cũng nhuộm màu nâu, ngực mang yếm vải. Đàn bà và đàn ông đều ăn trầu. Đàn ông nơi lưng có mang túi «hỗ phệ» bằng vải xếp nhiều lớp có hai ngăn, ngoài có thêu bông và cây lá. Hai bên mép «hỗ phệ» chuyền vào một sợi dây thắt lưng để buộc vào lưng. Trong túi để trầu cau thuốc hút. Đàn bà buộc vào lưng một ruột ngựa may bằng vải dùng để đựng trầu cau, thuốc xỉa, hoặc có người dùng một cái túi nhỏ kết vào ruột ngựa và lận vào lưng quần. hễ là dân chúng thì đi chân không có giày dép. «Chơn hớn chơn hài» chỉ những bậc quan lại quyền quí mới có.

Về mặt tín ngưỡng: vùng Tiền Giang lúc bấy giờ đã có đạo Phật, nhưng không truyền bá mạnh. Đa số nhân dân theo tín ngưỡng dân gian. Ngôi chùa nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là chùa Hội Tôn do hòa thượng Long Thiền, người huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi vào lập ở làng Quới Sơn (nay thuộc huyện Châu Thành — Bến Tre). Một ngôi chùa nữa là chùa Long Tuyền do hòa thượng Phước lập ở làng Thạnh Phú (huyện Châu Thành — Tiền Giang). Ở Cai Lậy có chùa Kim Tiên do hòa thượng Quảng Tế (em tướng Hồ Văn Lân, công thần Nguyễn Ánh) lập. Các chùa Phật lúc bấy giờ đều nhỏ, làm bằng tre lá. Tín đồ qui tụ cũng không đông. Các ngôi chùa lớn gọi là tổ đình đều thành lập sau này, nhưng do yêu cầu tín ngưỡng dân gian một số chùa đặc biệt được thành lập là chùa mục đồng và chùa làng. Chùa mục đồng là chùa do trẻ em chăn trâu đứng lập, rồi nhân dân hưởng ứng theo. Chùa làng là chùa do chánh quyền địa phương lập và quản lý. Ông Dương Tấn Tuyên khi lập làng Tân Hương thì lập luôn cả đình và chùa Trường Phước(3). Chùa mục đồng và chùa làng lập ra nhằm mục đích giải quyết vấn đề tín ngưỡng của nhân dân, chớ không phải nhằm mục đích truyền báo giáo lý đạo Phật.

Từ khi thành hình hệ thống làng xã, vùng Tiền Giang đã có đình thần để thờ thành hoàng. Đây là tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam mà tổ tiên người Tiền Giang đã đem từ quê hương cũ vào. Thành hoàng lúc bấy giờ cũng chưa phải là công cụ của chế độ phong kiến để đàn áp tinh thần người dân như nhà Nguyễn ở thế kỷ sau. Đặc biệt các vị thành hoàng cũng được người đi khai hoang thờ với lòng tưởng nhớ quê hương cũ chớ không có sắc lệnh của triều đình. Thông thường họ lấy danh hiệu đã được phong tặng ở quê cũ vào thờ và cũng có tục «hèm» như ở miền Trung, miền Bắc. Vì quan niệm đình là nơi thờ phượng nên người Tiền Giang có tục gọi đình là «miếu» (mặc dù đình nào cũng có biển hiệu với tên chính thức là «đình»).


(1) Lê Quí Đôn ghi lại ở Phủ biên tạp lục.
(2) Vùng cù lao An Hóa và Cao Lãnh vào giữa thế kỷ 18 chỉ là một huyện của Tiền Giang nên không mấy người biết mặt quan. Điều này ta thấy rõ trong quyển Truyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký, sưu tầm vào cuối thế kỷ 19, quan lại to nhất được nói đến là tri huyện.
(3) Theo Gò Công cảnh cũ người xưa của Việt Cúc, quyển 1.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2021, 07:20:47 am »

HOẠT ĐỘNG CỦA QUÂN ĐỘI TÂY SƠN Ở GIA ĐỊNH
KHI NGUYỄN ÁNH RƯỚC QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM LA VỀ
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỤC DIỆN CHIẾN TRƯỜNG MỚI
TẠI TIỀN GIANG ĐẦU THÁNG 1-1785

ĐỖ HỮU NGHIÊM
(Ban Sử — Viện KHXH
                                                                                                                                                                             
tại thành phố Hồ Chí Minh

Trong cuộc thư hùng quyết liệt với Nguyễn Ánh, nghĩa binh Tây Sơn đã giành được thắng lợi quan trọng tại chiến trường Rạch Gầm — Xoài Mút vào đầu năm 1785, đánh tan mọi tham vọng xâm lược của lực lượng phong kiến Xiêm La.

Cuộc nổi dậy của Tây Sơn làm lung lay chế độ của dòng họ Nguyễn, nhất là từ khi Nguyễn Huệ dẫn đại quân với mấy trăm chiến thuyền vào cửa Cần Giờ mùa Xuân năm 1782, tai họa đã dồn dập đổ lên đầu Ánh. Sau nhiều phen nghiêng ngửa với quân đội Tây Sơn, cuối cùng Ánh bị xô xuống biển để rồi trôi giạt trên các hải đảo ngoài khơi biển Hà Tiên. Ánh không khi nào được yên thân trước cuộc truy kích không biết mệt mỏi của Tây Sơn. Cùng quẫn, Ánh đang tâm lôi kéo bọn Xiêm về dày xéo đất nước.

Hoạt động của Tây Sơn đã đẩy Nguyễn Ánh đến những toan tính phiêu lưu, tạo nên cục diện chiến trường căng thẳng nhất ở Rạch Gầm — Xoài Mút vào tháng 1-1785.

Chi tiết các sự kiện đã diễn tiến ra sao?

I. — QUÂN ĐỘI TÂY SƠN TẠO SỨC ÉP LIÊN TỤC LÊN TÀN QUÂN CỦA ÁNH.

Mở đầu chiến dịch năm Nhâm Dần (1782), Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ điều động hàng vạn quân với mấy trăm chiến thuyền vào Gia Định theo cửa Cần Giờ. Ánh đem mấy trăm ghe thuyền cùng với một tàu chiến của Bồ nghênh chiến. Nhưng một bộ phận hải thuyền lớn lao của Ánh do Đỗ Nhàn Trập chỉ huy đã sớm bỏ sang hàng ngũ Tây Sơn, mang theo cả cánh quân Đông Sơn vốn có hận thù với Ánh vì vụ lãnh tụ Đỗ Thành Nhân của họ bị Ánh ám hại. Ánh phải lui binh về sông Ngã Bảy để lại bị tấn kích liên tiếp. Tên Manuel trên chiếc tàu Bồ đã bị thiêu sống. Quân của Ánh bị thua chạy về sông Ngã Ba, rồi Bến Nghé, Tam Phụ trước cuộc truy kích của Tây Sơn. Nhân trận đánh ở cầu Tham Lưng, quân Tây Sơn đã thẳng tay trừng trị những người Hoa làm thủ túc cho Ánh chống lại Tây Sơn. Đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đã đánh mạnh vào tàn quân Ánh trú đóng ở Giồng Lữ nhưng nhờ sự chống cự của Nguyễn Kim Phẩm, Ánh thoát được xuống sông Ngã Tư. Rủi thay, quân Ánh lại lọt vào trận địa phục kích do Nguyễn Huệ bày sẵn từ hai bên bờ sông. Cuộc chạy trốn của Ánh vẫn nối tiếp từ Bến Lức, đến Hậu Giang, rồi Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc.

Cuộc hành quân lùng diệt chấm dứt, đại quân Tây Sơn lui về Qui Nhơn chỉ để lại Gia Định Đỗ Nhàn Trập, hộ bộ Bá với khoảng 3.000 quân. Tàn quân Ánh lại ngóc đầu dậy ở Long Hồ, Bến Lức. Bọn Châu Văn Tiếp đánh mạnh khiến Trập và Bá phải tạm thời lui về Qui Nhơn chờ viện binh.

Năm sau, theo gió mùa, ngày 19-3 đại binh Tây Sơn lại kéo vào Nam vẫn theo ngả Cần Giờ. Tây Sơn chia hai cánh quân: Tư khấu Nguyễn Văn Kim đánh bờ Bắc, còn đô đốc Lê Văn Kế công kích mặt Nam. Theo chiều gió Đông và nhờ nước triều dâng cao, Tây Sơn truy kích, đốt cháy nhiều chiến thuyền của Ánh, giết chết Tôn Thất mân, bắt sống Dương Công Trừng. Chỉ một mình Châu Văn Tiếp trốn được, lánh sang Xiêm. Ánh đã chạy trước về Ba Giồng với 56 tướng và còn một trăm quân, rồi trốn tiếp xuống Hà Tiên, Phú Quốc.

Vài tháng sau, Ánh lại về đất liền qui tụ bọn Phẩm, Đức,... lập căn cứ ở Đông Tuyên. Được tin, đích thân Nguyễn Huệ điều quân truy diệt và buộc Ánh phải lao vào cuộc chạy trốn bất định từ ngả Rạch Chanh, Hậu Giang rồi phải trở lại Mỹ Tho để từ đó trốn đi Phú Quốc. Bị săn đuổi, binh tướng của Ánh mất lòng tin: đám Hòa Nghĩa có người đập lại quân Ánh, chiếm đóng Hà Tiên. Thêm vào đó, lúc cùng cực quân ánh phải kết bè với bọn cướp Xiêm để đánh vào Hà Tiên cướp của.

Vào tháng 6 (ÂL), tổng suất Tây Sơn là Phan Tấn Thuận vây đánh quân Ánh ở núi Đá Chồng. Nhờ Lê Phước Điển giả dạng. Ánh thoát sang đảo Cổ Long. Nhưng bọn Điền, Cốc, Hoàng, đều sa vào tay Tây Sơn.

Sang tháng sau nữa, phò mã Tây Sơn Trương Văn Đa lại bủa vây Cổ Long quyết không cho Ánh thoát thân một lần nữa. Thế nhưng một trận bão oan nghiệt đã nhận chìm nhiều thuyền binh Tây Sơn giải vây cho Ánh chạy sang Cổ Cốt.

Tháng 12-1783, phòng ngừa Ánh có thể khởi binh từ Chân Lạp, Trương Văn Đa đã mau chóng tiến binh sang đây vào đúng lúc Nặc Ấn bị Chiêu Thùy Biện đoạt quyền và Biện lại được Xiêm nhận cho làm phụ chính Chân Lạp. Trương Văn Đa tới, Biện quay sang cầu viện Xiêm, Tây Sơn ở vào thế đối đầu với Xiêm. Có tin Xiêm định đánh ngang vào Qui Nhơn từ ngã Lào, Trương Văn Đa cho khai chiến ngay. Xiêm còn ngang ngược đòi Tây Sơn phải trả lại những kẻ thù của Xiêm mà Tây Sơn đang cầm giữ.

Cuối cùng Trương Văn Đa rút khỏi Nam Vang ngày 6-1-1784. Nhưng, «chiến tranh ngày càng nhen nhúm giữa người Xiêm và Tây Sơn».

Ở Gia Định, sau khi Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ về Qui Nhơn, dư đảng của Ánh cố ngóc đầu dậy. Nhưng sau trận đánh ở Giồng Sao, ở Tân Hòa vào đầu năm 1784, tàn quân Ánh không còn ai trên đất liền nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2021, 07:21:53 am »

II. — NGUYỄN ÁNH VỚI TOÁN TÍNH DẪN QUÂN XIÊM VỀ DÀY XÉO GIA ĐỊNH.

Sau trận Cá Trê (1783), Tiếp trốn sang Xiêm tự ý cầu viện binh. Về điểm này, Ánh có phần dè dặt hơn Tiếp vì tình hình quan hệ Việt — Xiêm diễn biến phức tạp khi người Xiêm chưa sẵn sàng quên được mối thù xưa.

Thù hằn và tranh chấp phát sinh từ Nam Vang và Hà Tiên. Xiêm muốn nhòm ngó Hà Tiên nên vua Xiêm Trịnh Quốc Anh đã gây chiến với Hà Tiên. Rồi sau khi Duệ Tôn bị Tây Sơn bắt, Tứ và Xuân chạy trốn nhưng dọc đường bị thuyền Xiêm bắt được đưa về giữ tại Vọng Các, để rồi cuối cùng bị bạc đãi và ám hại, cho dù nhiều lần Ánh muốn giải thoát.

Quan hệ này lại căng thẳng hơn do việc tranh giành quyền bảo hộ Chân Lạp. Vua Xiêm hỏi tội Nặc Ấn tiếp tay cho Ánh. Nặc Ấn liền cầu cứu Ánh vào tháng 1-1782. Cuộc chiến trên đất Chân Lạp kéo dài cho đến khi Quốc Anh bị anh em Phi Nhã Oan Sản bắt và Chất Tri, Sô Si, Ma Lạc chia nhau cai trị Xiêm lập nên vương triều Rama. Từ đây quan hệ Xiêm — Ánh thay đổi.

Chất Tri cầu hòa với người của Ánh là Nguyễn Hữu Thụy và sau nữa, Rama I cho vời Mạc Tử Sanh về Vọng Các để nuôi dưỡng. Hai dấu hiệu thân thiện này mở cánh cửa cho Ánh tới gần Xiêm.

Từ sau khi bại trận ở sông Ngã Tư, Ánh đã cho sứ bộ theo đường Chân Lạp qua Xiêm cầu viện. Không may cả sứ bộ đều bị người Chân Lạp tàn hại chỉ trừ Nguyễn Văn Nhàn, Cao Phước Trí thoát nạn. Ánh vẫn cam chịu để chờ dịp. Mùa thu 1782, từ Gia Định Ánh lại cho sứ sang Xiêm.

Phải đợi đến khi Tiếp đến Xiêm, đề nghị cầu viện mới được tiếp nhận. Vua Xiêm cho Tiếp về tìm Ánh, đồng thời sai Thát Sĩ Đa đi Hà Tiên chờ đón Ánh tại Long Xuyên vào tháng 5-1784.

Việc Xiêm ưng thuận tiếp viện cho Ánh diễn ra theo một quá trình phức tạp không hẳn chỉ vì đề nghị của Tiếp và sự kết giao với Nguyễn Hữu Thụy. Vụ Trương Văn Đa sang Chân Lạp đụng đầu với quân Xiêm đã gây nhiều lo ngại cho phe Xiêm. Vì thế chắc hẳn vua Xiêm muốn lợi dụng Ánh để làm tan rã sức mạnh đang lên của Tây Sơn hòng thủ lợi. Và Ánh được đem vào Vọng Các. Vua Xiêm và Ánh, mỗi người mang một tâm tư thầm kín và theo đuổi một tham vọng riêng: Ánh muốn lợi dụng Xiêm để hòng đè bẹp Tây Sơn trong lúc Xiêm vừa muốn dẹp Tây Sơn vừa muốn khống chế Ánh nhằm mở rộng sang Chân Lạp và nếu được sang cả Gia Định.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2021, 07:22:44 am »

III. — CỤC DIỆN CHIẾN TRƯỜNG TIỀN GIANG HÌNH THÀNH, THÁNG 1-1785.

Đang làm chiến với Miến Điện, vừa Xiêm Chất Tri vẫn khẩn cấp chuẩn bị một cuộc viễn chinh sang Gia Định: Lục Côn, Sa Uyển và Chiều Thùy Biện được lệnh đem hai đạo quân bộ ở sẵn trên đất Chân Lạp theo đường bộ sang; mặt khác, Chiêu Tăng và Chiêu Sương hai tướng soái, cháu của Chất Tri, điều động hai vạn quân thủy với 300 chiến thuyền từ Vọng Các vượt biển ngày 25-7-1784 (9-6 Nhâm Thìn).

Trong khi đó, Ánh lo thu tập tàn binh, cũng ban phẩm tước cho các quan lại cũ mới, phong Châu Văn Tiếp làm Bình Tây Đại Đô đốc điều khiển các quân, cho Mạc Tử Sanh mới 16 tuổi làm Cai cơ, rồi tham tướng, tước Lý Chính Hầu. Số quân của Ánh chắc tăng dần khi về nước, kết hợp với bọn quân chiêu tập được ở Bát Chiên, Quang Hòa, Tây Ninh,...

Tổng số liên quân Xiêm-Nguyễn-Chân Lạp cả thủy lẫn bộ đã lên đến khoảng 5 vạn người.

Tháng 8-1784, quân Xiêm-Nguyễn nhanh chóng chiếm Kiên Giang (Rạch Giá), rồi sang Trấn Giang (Cần Thơ) khi đô đốc Tây Sơn Nguyễn Hóa lui quân để bảo toàn lực lượng. Lực lượng thủy bộ của đoàn quân xâm lược có lẽ đã hẹn gặp nhau tại đây và triển khai ngay những cuộc tấn công liên tiếp vào các cứ điểm Tây Sơn: Sa Uyển dẫn quân bộ tiến về phía Tiền Giang đánh chiếm đạo Đông Khẩu (Sa Đéc); Chiêu Tăng và Chiêu Sương xuôi dòng Hậu Giang chiếm đóng Ba Thắc (Sóc Trăng); Nguyễn Ánh, Mạc Tử Sanh dẫn Thát Sĩ Đa đánh chiếm Trà Ôn.

Tháng 11, quân Ánh kịch chiến với Tây Sơn, chiếm được Mân Thít, giết chết viên chưởng thủy Tây Sơn là Bảo, nhưng phải trả giá đắt bằng chính mạng của Châu Văn Tiếp; trong đêm tối 30-11-1784, quân của Ánh bị tấn kích bất ngờ, Tiếp hăng hái xông lên thuyền Tây Sơn nhưng bị đâm chết, trong lúc Thát Sĩ Đa trợ chiến cầm chừng. Trương Văn Đa cho lui quân về Long Hồ, sai người cấp báo tình hình cho Qui Nhơn. Quân Xiêm — Nguyễn đánh chiếm xứ Lạch (vùng Chợ Lách, Vĩnh Long). Bọn Xiêm thả sức hoành hành, cướp phá dân gian, gây căm phẫn cho nhân dân. Ánh than phiền với Liot: «Nhân ngày sau trực tấn xứ Lạch, nay thời Xiêm binh đại tứ lỗ lược, dâm nhân phụ nữ, lược nhân tài vật, túng sát bất dung lão thiếu».

Trong khi ấy bọn Ánh sai người xúi giục các phe cánh chống lại Tây Sơn. Trương Văn Đa, Đặng Văn Trấn mau chóng bỏ lại Long Hồ, Trà Lọt, Cái Bè trước sức tấn công của bọn Xiêm — Nguyễn.

Quân Chiêu Tăng, Chiêu Sương cướp phá Ba Thắc xong, để lại một lực lượng dự chiến, rồi kéo đại quân về Trà Ôn. Quân của Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện chắc cũng chia quân cùng với Ánh đánh Long Hồ. Và cuối cùng toàn thể các cánh quân Xiêm — Nguyễn đều kéo về tập kết ở vùng Trà Lọt.

Tháng 12, bọn Lê Văn Quân (lên thay Tiếp) tiến đánh hai đồn Ba Lài và Trà Tân, Chưởng cơ Đặng Văn Lượng của phe Ánh bị giết chết. Ánh đang thắng thế nhưng hàng ngũ Ánh lại rơi vào tình thế bất lợi lớn lao, khi bọn Xiêm lộ nguyên hình là những tên ăn cướp, không dốc lòng chiến đấu.

Đang lúc đó, tháng Chạp năm Giáp Thìn, có lẽ sớm hơn nữa, đại binh Tây Sơn rầm rộ Nam tiến dưới quyền điều khiển của viên tướng trẻ tài ba Nguyễn Huệ. Các tài liệu không nhất trí về số quân Nam tiến, riêng Gia Phả ghi con số 5 vạn quân. Nếu đây chưa phải con số chính xác về số quân từ Bắc vào, thì vẫn có thể chấp nhận là đúng nếu tính đến toàn thể số quân được điều động tham gia chiến dịch chống lại quân Xiêm-Nguyễn.

Lực lượng Tây Sơn gồm có nhiều loại như bộ binh, thủy binh, pháo binh với các hàm thuyền có trang bị khá hùng mạnh. Nhiều chứng nhân phương Tây đến Qui Nhơn trước đó từng quan sát được những tàu chiến Tây Sơn mang 50 — 60 cỗ đại bác thứ lớn. Nói chung, trang bị của thủy binh Tây Sơn đã không thua kém gì quân Xiêm.

Nguyễn Huệ điều quân từ Sài Gòn trực chỉ khu vực tập kết của đối phương ở chung quanh Trà Lọt. Khi đó quân Ánh đang ở ven sông lớn, còn quân Xiêm có lẽ dàn trải từ Trà Lọt đến Ba Rài, Trà Tân. Trận địa này quả là hiểm trở, nếu có hàng vài vạn quân đóng chốt trên bộ dưới nước liên hoàn yểm trợ làm thành một thế ỷ giốc.

Từ phía Mỹ Tho, chiến thuyền Tây Sơn nương theo mức triều lên tiến gần đến vị trí của đối phương để khiêu chiến. Quân Xiêm — Nguyễn vẫn án binh bất động dường như để thăm dò xem đối phương có ý đồ gì, hoặc điều động toàn lực tổng công kích hoặc nhử địch về phía hạ lưu ra khỏi thế liên hoàn của chúng và dùng thủy binh tập kích; hoặc lừa địch ra khỏi căn cứ cho sa vào một trận đồ được bố trí sẵn như ở Rạch Gầm — Xoài Mút.

Theo Gia Phả, «Hơn mười ngày, giặc Tây Sơn đến không đánh được, họ bèn lui, dàn thuyền suốt trường giang xem tình thế». Nơi quân Tây Sơn dàn thuyền chắc phải là từ mỏm phía Đông cù lao Năm Thôn đến Rạch Rài theo bản đồ hiện nay. Trong thời gian thăm dò, Nguyễn Huệ chắc đã nắm được một số đặc điểm và tình hình nội bộ của đối phương: quân Xiêm —Nguyễn là bầy quân ô hợp; nếu quân Ánh biết khá rõ về địa hình nhân văn của chiến trường, thì đám quân Xiêm lại mù tịt; đoàn quân Xiêm — Nguyễn lại tỏ ra khinh địch, mất hết chính nghĩa qua những hành động cướp phá hiếp đáp vô độ của bọn Xiêm.

Qua Gia Phả, người ta biết được một tình thế như vậy, Nguyễn Huệ đã hành động thật tài tình trong mưu lược vừa đàm vừa đánh, kết hợp ngoại giao với quân sự.

Để đào sâu thêm mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, đồng thời làm cho chúng trở nên kiêu căng khinh địch hơn nữa, Nguyễn Huệ dùng đến đòn ngoại giao là phái sứ giả đến Trà Lọt gặp riêng Chiêu Tăng mang theo lễ vật, đề nghị giảng hòa với quân Xiêm và xin nhận lệ cống nạp. Chiêu Tăng vờ ưng thuận đề nghị của Tây Sơn và yêu cầu giữ bí mật. Từ khi đó Tây Sơn thường vời quân Xiêm lên thuyền của mình trao tặng vật phẩm và phô trương các loại vũ khí.

Chiêu Tăng nghĩ là Nguyễn Huệ sẽ bị sa bẫy, nên bàn với Ánh nhân lúc Tây Sơn không đề phòng, quân Xiêm — Nguyễn sẽ đột kích chiến thuyền Tây Sơn vào đêm 9 rạng ngày 10 tháng đó. Quan Ánh đi tiên phong, còn các thuyền Xiêm đánh vào các lực lượng Tây Sơn chặn ngang.

Nguyễn Ánh ưng theo kế hoạch của Chiêu Tăng, nhưng vẫn dè dặt và đề phòng bất trắc từ phía chính quân Xiêm cũng như về phía Tây Sơn bằng cách cho Mạc Tử Sanh về Trấn Giang chờ lệnh.

Đang lúc thương đàm với quân Xiêm, Nguyễn Huệ đã chuẩn bị ráo riết một cuộc phục kích, với ý kiến đóng góp xuất sắc của Lê Xuân Giác, người đã sớm khước từ hàng ngũ Nguyễn Ánh.

Chiến trường được chọn lựa là khúc sông Tiền Giang ở giữa rạch Gầm — và rạch Xoài Mút, với rất nhiều thuận lợi cho một cuộc phục kích: lòng sông rộng lớn, hai bên bờ đều có những cây bần mọc kín um tùm.

Cuộc phục kích lại được che giấu kỹ lưỡng bằng một nghệ thuật nghi binh tinh xảo: Tây Sơn sinh hoạt bình thường như có phần nào chểnh mảng, không cần phải phòng bị gì cả một khi cuộc thương đàm có kết quả. Viên tướng Xiêm cả tin là mưu toan đánh úp Tây Sơn của mình sắp diễn ra, chôn vùi cả một đoàn quân đông đảo của Tây Sơn dưới lòng sông. Nhưng ít ai học được chữ ngờ, khi chính Tây Sơn đã giăng bẫy kéo đối phương ra khỏi những cứ điểm vững chắc của chúng, vô hiệu hóa các thế ỷ giốc liên hoàn của chúng để giáng cho chúng những đòn sấm sét chí tử.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM