Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:40:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: PHÙNG CHÍ KIÊN ... Nhà chính trị, quân sự song toàn  (Đọc 3965 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #100 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2022, 08:23:14 pm »


3. Đã 67 năm trôi qua, kể từ ngày đồng chí Phùng Chí Kiên ngã xuống trong cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù, lớp bụi thời gian đã làm mờ đi những ký ức về nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, trong đó có những tấm gương sáng chói về lòng yêu nước, một lòng, một dạ chiến đấu vì Đảng, vì Dân.

Sự cố gắng của Đảng và Nhà nước ta, cũng như của nhiều thế hệ cán bộ nghiên cứu thời gian qua mới chỉ làm vơi đi phần nào sự bức xúc, niềm khát khao của thế hệ trẻ hôm nay về yêu cầu phục dựng lại bức tranh lịch sử chân thực, hào hùng về các thế hệ cha anh mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đành rằng vẫn biết, các anh hùng, liệt sĩ khi ngã xuống không bao giờ nghĩ đến việc bảng đồng, bia đá mai sau sẽ khắc họa tên mình.

Yêu cầu đó của thế hệ trẻ, nhất là thế hệ trẻ học đường là chính đáng. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, truyền thụ, giáo dục, bồi dưõng cho họ ý thức trân trọng quá khứ bằng nhiều hình thức: nói chuyện chuyên đề, tổ chức hành quân dã ngoại "Theo dấu chân những người anh hùng". Trong trường hợp cụ thể này, ngoài việc tuyên truyền, tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm ngày hy sinh của đồng chí Phùng Chí Kiên, chúng ta cần hướng dẫn thế hệ trẻ tổ chức các hoạt động học tập, nghiên cứu, đi thực tế, tham quan các khu di tích cách mạng, những địa điểm quan trọng gắn với cuộc đời hoạt động của anh ở Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn... đồng thời cũng cần thiết phải định hướng cho thế hệ trẻ noi gương anh về nhiều mặt: tư tưởng đạo đức, tác phong, ý chí cách mạng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Noi gương Phùng Chí Kiên về lòng yêu nước, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc: 40 tuổi đời, hơn 15 năm hoạt động cách mạng liên tục, nhiều lần bị địch bắt giam vẫn không ngừng ý chí phấn đấu; vượt qua mọi khó khăn, thử thách (nhất là trong những năm 1937, 1938) sống ở Trung Quốc, vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "duy trì đường giao thông ở Ngoại quốc" của Đảng và nhiệm vụ của một chiến sĩ Quốc tế chân chính.

Thứ hai: Noi gương Phùng Chí Kiên về ý chí quyết tâm, không ngừng học tập để năng cao trình độ: Học tập về lý luận chính trị (ở Quảng Châu), học tập về quân sự (ở Trường Hoàng Phố), học tập về kĩ thuật (ở Mátxcơva)... được Nhà trường và các tổ chức đánh giá cao. Những kiến thức về chính trị, quân sự của Phùng Chí Kiên đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam, nhất là từ sau năm 1940.

Thứ ba: Học tập Phùng Chí Kiên về tinh thần tận tụy, ý thức kỉ luật, mẫu mực trong cách sống, lối sống.

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy những đức tính của Phùng Chí Kiên rất gần với phong cách Hồ Chí Minh, có thể là chịu ảnh hưởng bởi phong cách Hồ Chí Minh nhờ vào những năm tháng Phùng Chí Kiên được sống, học tập, rèn luyện gần Bác.

Đó còn là ý thức chấp hành sự phân công công tác của Đảng, hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì khi được tổ chức phân công, nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc tổ chức, thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên (của quốc tế cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc).

Đó là lối sống cần kiệm, giản dị, khiêm tốn, gần gũi với đồng bào, đồng chí được phản ánh qua tư liệu truyền miệng và thành văn.

Nhân cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta nên có những liên hệ, dẫn chứng cụ thể về những tấm gương ngời sáng, phản chiếu qua cuộc đời hoạt động của những người thực, việc thực, nhất là qua những học trò xuất sắc của Người mà một trong những số đó là Phùng Chí Kiên - Người cộng sản mẫu mực, trung kiên, nhà chính trị - quân sự song toàn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #101 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2022, 08:27:29 pm »


VẤN ĐỀ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ XÂY DỰNG NHÀ TƯỞNG NIỆM
ĐỒNG CHÍ PHÙNG CHÍ KIÊN Ở DIỄN CHÂU, NGHỆ AN

ĐOÀN VĂN NAM*

1. Vài nét về ngôi nhà của gia đình đồng chí Phùng Chí Kiên.

Theo các tài liệu lịch sử đã công bố, kết quả nghiên cứu, khảo sát của Ban quản lý Di tích - Danh thắng Nghệ An, ở xã Diễn Yên vẫn còn lưu giữ được một phần ngôi nhà, mảnh vườn ở làng Mỹ Quan, nơi sinh ra và ghi dấu các hoạt động của đồng chí Phùng Chí Kiên, trước khi xuất dương hoạt động cách mạng.

Khu vườn: Vùng đất có vườn và nhà của gia đình đồng chí Phùng Chí Kiên nằm trên một cồn đất cao có diện tích rộng hơn 1.000m2 ở làng Mỹ Quan Thượng, phía trước là cánh đồng, ao nước và một con lạch nhỏ nên gọi là Rộc ao. Sau lưng và hai bên sườn là những khu vực sinh sống của các gia đình nông dân. Trong đó, số đông là anh, em con cháu trong dòng họ Nguyễn Vĩ.

Nhà ở của bố mẹ đồng chí Phùng Chí Kiên (trước kia) có hai công trình kiến trúc chính là nhà lớn và nhà ngang.

Nhà lớn: Nhà được xây dựng ở vị trí gần cuối vườn. Công trình ngoảnh về hướng Đông, nhìn ra vườn, Rộc ao. Nhà này có ba gian, hai hồi, kiến trúc theo kiểu nhà tiền trụ. Mái nhà lợp bằng tranh, khung nhà làm bằng gỗ. Ba phía bắc, tây, nam được thưng khít bằng ván. Nền nhà bằng đất nện. Vì kèo kết cấu theo kiểu kẻ chuyền giá chiêng. Ở các gian đều trổ các cửa sổ nhỏ để lấy ánh sáng và tạo sự thông thoát. Phía trước nhà được đóng, mở bằng hệ thống cửa pa-nô, đặt trong hệ thống bạo, ngượng, địa thu. Ở vì thứ ba (nhìn từ phía bên phải) được thưng ngăn bằng ván, bên phải trổ cửa để thông từ hai gian ngoài vào buồng.

Sinh sống ở một vùng quê nghèo bằng nông nghiệp nên cách bài trí các đồ dùng, vật dụng trong nhà của gia đình ông Khoản cũng đơn giản như các gia đình nông dân khác trong vùng. Gian bên trái (gian ngoài), ở phía sau là nơi để một bộ dong bằng gỗ, kích thước trước có yên thư, giá sách, móc treo quần áo, mũ nón. Gian giữa kế tiếp là gian chính, là nơi thờ cúng tổ tiên. Ở đây có bàn thờ làm bằng gỗ, bày lư hương, cọc nến, ấm, chén uống rượu, đĩa để trầu cau, mâm chè soạn phục vụ cho nhu cầu tiến cúng lễ vật khi có cúng lễ. Phía trước bàn thờ đặt đôi trường kỷ và một cái bàn nhỏ để tiếp khách. Gian trong (gian cuối) sử dụng làm buồng, ở đây kê một chiếc giường tre làm chỗ ngủ. Không gian còn lại ở phía trên và hai bên là nơi cất giữ lương thực, quần áo, một số mâm gỗ, nồi đồng phục vụ cho các sinh hoạt hàng ngày và lễ tết.

Cũng giống như kiến trúc nhà của các gia đình nông thôn khác ở Diễn Yên, Diễn Châu, để tăng diện tích và công năng sử dụng của ngôi nhà, hai đầu hồi được chái và nới rộng làm chỗ đặt cối xay, cối giã, treo mắc các công cụ sản xuất như quang gánh, liềm hái... (phía nam). Phía bắc dùng làm nơi đặt các đồ dùng, vật dụng khác như rổ rá, dao thớt...

Nhà ngang (nhà bếp): Nhà này có vị trí xây dựng ở liền kề, sát hồi phía Bắc của nhà lớn, kiến trúc có năm gian, khung nhà làm bằng gỗ, vì kèo kết cấu theo kiểu tiền trụ giá chiêng, mái nhà lợp tranh, nền nhà đầm nén kỹ bằng đất. Để cho ngôi nhà được kín đáo, vững vàng trước nắng mưa gió bão, xung quanh nhà ngang được thưng bao các mảng tường trát bằng đất, rơm (tốc xi), loại vật liệu sẵn có, thông dụng ở địa phương. Ở một số gian của nhà ngang có trổ cửa sổ. Thềm ở phía trước được mở rộng hơn thềm nhà lớn. Ngoài ra, ở hai hồi cũng được chái rộng để tránh nắng chiếu, mưa tạt, hoặc sử dụng làm nơi để vại cà, hũ mắm, các nông cụ. Khác với nhà lớn là nơi thờ cúng, tiếp khách, nhà ngang của gia đình đồng chí Phùng Chí Kiên được sử dụng làm bếp, chỗ nghỉ của phụ nữ, nơi cất giữ lương thực, thực phẩm, các đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất.

Đi sâu tìm hiểu về công năng của các gian được sắp xếp, bố trí như sau: Gian thứ nhất (nhìn từ trái sang) sử dụng làm gian bếp. Ở đây có cửa chính thông ra nhà lớn và thông ra vườn. Trong một không gian hẹp, nửa gian phía sau có đặt kiềng sắt, đầu rau, chạn bát, mươn tre, bát đũa, nồi niêu, rổ rá phục vụ cho việc nấu nướng, nơi cất chứa thực phẩm. Gian kế là buồng của phụ nữ, ở phía trong kê giường tre, nơi cất giữ chăn màn, quần áo và kê đặt một số đồ dùng khác. Phía trước có cửa thông ra thềm. Gian thứ 3 là nơi gia đình ngồi ăn cơm. Ở đây đặt chõng tre, ghế ngồi, ấm chén đựng nước, cơi trầu, điếu hút thuốc lào. Khi cần, gian này sử dụng làm nơi tiếp khách. Gian thứ 4 được sử dụng làm buồng, kho chứa lúa gạo, ngô khoai, những loại lương thực, thực phẩm gia đình tích trữ, thu hoạch sau ngày mùa. Có khi dùng làm chỗ để bảo quản tơ, đay do gia đình thu mua chuẩn bị mang ra chợ để trao đổi, buôn bán. Gian cuối cùng của nhà ngang sử dụng làm chỗ để cày, cuốc, liềm, hái, dao, thúng, quang gánh... phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Gian này có cửa mở thông ra thềm phía trước và cửa sổ nhìn ra chuồng nuôi trâu bò, sân, vườn.

Chuồng trâu bò: Gia đình ông Khoản làm nghề nông nên có một chuồng nuôi trâu bò. Vị trí ở phía sau nhà ngang. Công trình tuy nhỏ, đơn giản, nhưng khung nhà được làm bằng gỗ, kết cấu 2 gian. Mái nhà lợp tranh, xung quanh thưng ghép tạm bằng vách nứa. Phía trên có chạn cất rơm, phía dưới trâu bò nằm.

Ngoài nhà lớn, nhà ngang, khoảng sân phía trước nhỏ bằng đất nện làm chỗ phơi rơm rạ, lương thực ngày mùa. Diện tích còn lại là vườn, phía trước rộng, phía sau hẹp, trồng dừa tre, chanh, mít, chuối và một số loại rau (cải, khoai) theo mùa.

Chính trong ngôi nhà, khu vườn này ở làng Mỹ Quan, đồng chí Phùng Chí Kiên sinh ra, lớn lên. Được sự nuôi nấng của bố mẹ, sự quan tâm giúp đỡ của người thân, làng xóm, chí hướng cứu nước của đồng chí được hình thành, bồi dưỡng, hun đúc. Khi học xong trường tiểu học, Phùng Chí Kiên đi làm thuê, được đồng chí Lê Hữu Lập giác ngộ. Ngôi nhà của gia đình là nơi gặp gỡ, liên lạc bí mật của các chiến sĩ yêu nước để cất giấu, tìm hiểu, truyền bá sách báo tiến bộ, tư tưởng yêu nước, thông qua ngày giỗ, ngày tết, thăm viếng bạn bè bàn chuyện sản xuất, buôn tơ, bán gỗ... những người yêu nước đã bàn bạc, thảo luận về việc vận động kinh phí, chọn lọc, tổ chức đón, đưa những người tâm huyết xuất dương ra nước ngoài hoạt động cách mạng.

Hiện trạng di tích: Khi đồng chí Phùng Chí Kiên xuất dương đi hoạt động cách mạng, ngôi nhà và gia đình của đồng chí vẫn tiếp tục là nơi lui tới của những người yêu nước. Đặc biệt vào thời kỳ 1930-1945, ở xã Diễn Yên nói riêng và huyện Diễn Châu nói chung có rất nhiều cơ sở cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Diễn Châu đã tổ chức các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Để dập tắt phong trào và tiêu diệt các cơ sở cách mạng của Đảng, địch đã nhiều lần mang quân đến khủng bố, đàn áp. Trong phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, thực dân Pháp đốt 41 nóc nhà, bắt giam hàng chục chiến sĩ yêu nước. Riêng ở xã Diễn Yên đã có 13 người hy sinh. Trong một lần bị bố ráp, ngôi nhà của gia đình đồng chí Phùng Chí Kiên cũng bị địch đốt và làm hư hỏng nặng. Sau khi địch rút đi, dân làng đã giúp đỡ ông Khoản, bà Cúc phục hồi lại công trình và tiếp tục sinh sống ở đây.

Về sau, khi ông bà thân sinh đồng chí Phùng Chí Kiên mất, các anh chị em trong gia đình có người đi làm cách mạng, có người lập gia đình và ra ở riêng, nhà đồng chí Phùng Chí Kiên được giao cho ông Nguyễn Văn Đốc, anh trai, Nguyễn Văn Khôi, cháu ruột đồng chí Kiên ở. Khi ông Đốc, ông Khôi mất, con trai ông Khôi là Nguyễn Văn Quang tiếp tục sinh sống ở đây. Năm 1980, vì đời sống khó khăn nên mẹ con anh Quang đã bán nhà đi nơi khác. Sau đó vợ chồng anh Nguyễn Văn Việt, cháu gọi đồng chí Kiên bằng chú, đã chuộc lại và cho anh Nguyễn Văn Đượu đến sinh sống cho đến nay.

Trải qua hơn 100 năm xây dựng, tồn tại, liên tục bị mưa nắng, thời gian và các biến động khác của xã hội tác động, cảnh quan của làng Mỹ Quan Thượng, khu vườn và ngôi nhà không còn giữ được nguyên vẹn các yếu tố xưa. Con đường từ quốc lộ 1A chạy về làng Mỹ Quan Thượng trước đây nhỏ bé, lầy lội, nay được xây dựng thành đường nhựa, bê tông. Những ngôi nhà ngói, vườn cây sum xuê đã thay thế cho những ngôi nhà tranh nghèo lụp xụp. Cánh đồng Rộc Ao trước đây ngập nước, nhiều chỗ bỏ hoang, ngày nay được cải tạo thành cánh đồng xanh tốt. Ao nước trước nhà tuy bị sạt lở, bồi lấp nhưng vẫn lưu lại dấu vết của ao làng xưa, nơi đồng chí Phùng Chí Kiên, dân làng, bạn bè thường đến lấy nước, hóng mát vui chơi, bàn chuyện làm ăn, học hành và cứu nước. Khu vườn của gia đình đồng chí Phùng Chí Kiên diện tích có bị thu hẹp, nhưng nhiều cây xanh trong vườn giữ được vị trí cảnh quan giống với trước đây. Con đường từ cổng vào sân đã được cải tạo, chỉnh sửa, để có lối đi rộng rãi hơn. Khoảng sân nhỏ trước nhà bằng đất nay được lát gạch khang trang. Ngôi nhà lớn trải qua nhiều năm tồn tại đã bị hư hỏng nên được sửa sang lại. Mái nhà trước đây lợp tranh nay thay bằng ngói Tây. Vách thưng xung quanh nhà bị mục ải, được thay bằng gỗ mới. Các đồ dùng, vật dụng trong nhà đã bị hư hỏng, thất tán đi nơi khác. Nhà ngang có năm gian, kiến trúc bằng gỗ, mái lợp tranh, các đồ dùng vật dụng gia đình bài trí sử dụng không còn. Trên nền đất cũ, anh Nguyễn Văn Đượu đã xây dựng lại một ngôi nhà khác hai gian. Mái nhà làm bằng rui bản, mái lợp ngói âm dương, ba phía xây tường gạch. Nền nhà lát gạch hoa. Gian giữa có cửa bằng gỗ, mỏ lối thông ra sân và bếp. Ngoài nhà lớn, nhà ngang, chuồng nuôi trâu bò trước đây có hai gian đã bị hư hỏng, nay mới được phục hồi.

Ngoài khu vườn và ngôi nhà mà đồng chí Kiên đã sinh ra, lớn lên và hoạt động cách mạng đã nói ở trên, cách di tích khoảng 300m về phía tây bắc, thuộc xóm 1 làng Mỹ Quan, còn có vườn rộng hơn 600m2. Có 2 ngôi nhà bằng gỗ. Nhà lớn 4 gian, nhà ngang ba gian. Khung nhà làm bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, ba phía xây tường, nền nhà lát gạch hoa Trung Quốc... Trước đây, việc thờ phụng tổ tiên ông bà được tiến hành ở nhà ông Nguyễn Văn Đốc, anh trai đồng chí Phùng Chí Kiên. Khi ông Đốc mất, việc thờ phụng đồng chí Phùng Chí Kiên được thực hiện ở đây. Hiện nay, ở gian bên trái của ngôi nhà lớn, gia đình ông Việt đặt một hương án bằng gỗ, phía trên bày lư hương, cọc nến, mâm chè, chén sứ, nậm rượu... và di ảnh đồng chí Phùng Chí Kiên. Hàng năm, vào ngày giỗ của đồng chí (21.8 ), ngày Tết, cán bộ địa phương, những người thân trong gia đình dòng họ thường tụ họp về đây để tiến cỗ, dâng hương, tưởng niệm một người cộng sản đã sống và hy sinh trọn vẹn cho Tổ quốc.
_______________________________________________
* Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Nghệ An.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #102 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2022, 08:28:15 pm »


2. Phương án bảo vệ di tích và xây dựng nhà tưởng niệm đồng chí Phùng Chí Kiên.

Đồng chí Phùng Chí Kiên là chiến sĩ cách mạng tiền bối ưu tú của Đảng, người đã hoạt động, chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Việc nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ và phát huy các di sản về đồng chí, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có chủ trương "xây dựng nhà thờ và khu tưởng niệm nhà cách mạng, liệt sĩ Phùng Chí Kiên tại nơi đồng chí sinh ra nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí đối với cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ". Tuy nhiên, thời gian xây dựng, hình thành khu vườn và các công trình kiến trúc diễn ra đã lâu. Thiên nhiên, con người, các biến động xã hội đã làm cho di tích có sự thay đổi, việc khảo sát, đề xuất các phương án để bảo vệ di tích, xây dựng nhà tưởng niệm về đồng chí Phùng Chí Kiên cần được nghiên cứu, định hướng kỹ để tìm được phương án tối ưu để vừa bảo vệ được di sản, xây dựng công trình vừa phục vụ tốt nhu cầu tưởng niệm, tham quan du lịch. Theo chúng tôi, có thể chọn một trong phương án sau:

Thứ nhất, phải nghiên cứu, khảo sát, đề xuất được quy hoạch đất để bảo vệ di tích và xây dựng nhà tưởng niệm. Quy hoạch này phải có đủ diện tích, quy mô, để vừa bảo vệ, phục hồi được kiến trúc (nội thất và ngoại thất) cảnh quan vốn có của khu tưởng niệm mới. Có thể quy hoạch lấy toàn bộ diện tích vườn, nhà đồng chí Phùng Chí Kiên ở xóm 1 làng Mỹ Quan làm nơi bảo tồn, phục hồi, tôn tạo di tích. Khu vực xây dựng Nhà tưởng niệm sẽ được lấy thêm phần đất ở cánh đồng Rộc Ao trước nhà. Gia đình ông Nguyễn Văn Đượu sẵn sàng di chuyển đi nơi khác nếu được cấp đất hỗ trợ kinh phí để xây dựng lại nhà. Quy hoạch này có ưu điểm là tạo được sự liên kết giữa khu vực di tích và khu tưởng niệm. Vùng đất dự kiến được quy hoạch xây dựng nhà tưởng niệm là đất công thổ, nên sẽ giảm được kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng; khi dự án quy hoạch được duyệt có thể triển khai phục hồi, xây dựng nhanh công trình.

Thứ hai, trên vùng đất đã được quy hoạch phải tiến hành tháo dỡ ngôi nhà ba gian mới được xây dựng của ông Nguyễn Văn Đượu. Ủy ban nhân dân địa phương phối hợp với ngành văn hóa thể thao du lịch tiến hành nghiên cứu, xác minh làm rõ về nguồn gốc, tổng thể, chi tiết kiến trúc, cảnh quan và các đồ dùng, vật dụng, công cụ sản xuất, phương tiện thờ cúng... ở nhà và khu vườn, để từ đó có kế hoạch sưu tầm, bổ sung hiện vật cho công trình nhà lớn. Vấn đề phục dựng nhà ngang của gia đình đồng chí Phùng Chí Kiên sẽ khó khăn hơn. Có thể tổ chức tọa đàm, hội thảo làm rõ nguồn gốc, loại hình kiến trúc của ngôi nhà, các đồ dùng, vật dụng bên trong..., để từ đó có cơ sở tìm mua, phục dựng lại nhà ngang theo tính chất của một công trình "đồng thời đồng loại". Ngoài ra, có thể nghiên cứu phục hồi lại đường đi, hệ thống cây xanh hàng rào, cửa cổng để tạo được sự hấp dẫn, tôn nghiêm cho di tích.

Thứ ba, khu vực tưởng niệm sẽ tách riêng, quy hoạch xây dựng các công trình mới như Nhà tưởng niệm, nhà khách, hàng rào, sân vườn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước phục vụ tham quan, sinh hoạt, phòng chống cháy nổ. Do các công trình mới nằm gần với khu vực di tích được bảo vệ phục hồi, tôn tạo, nên vị trí, quy mô phải hài hoà với cảnh quan chung. Hàng rào xây thấp được trồng thêm cây xanh, cửa cổng mô phỏng nhà cổ, Nhà tưởng niệm có ba gian, hai hồi kiến trúc giống đền thờ, chất liệu làm bằng gỗ bền vững. Ở đây có bài trí tượng đồng chí Phùng Chí Kiên, bàn, các loại đồ thờ như câu đối, đại tự, lư hương, cọc nến, mâm chè, đài trản, nậm, chén đựng rượu phục vụ cho nhu cầu tưởng niệm, tham quan, du lịch. Nhà khách có quy mô vừa phải, hài hoà với kiến trúc nhà tưởng niệm, có thể xây dựng một ngôi nhà năm gian lợp ngói giống kiểu đình làng, vật liệu xây dựng và kết cấu bền vững, công trình này có công năng như một nhà đón hướng dẫn khách tham quan, kết hợp với việc trưng bày giáo dục truyền thống, ở đây có thể bố trí một gian làm phòng khách. Các gian còn lại cần tận dụng các mảng tường trưng bày, giới thiệu khái quát về cuộc đời sự nghiệp của đồng chí Phùng Chí Kiên và một số hình ảnh về truyền thống lao động, chiến đấu, đổi mới của xã Diễn Yên. Đồng thời cần trang bị một số bàn ghế, loa máy... phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hoá, hướng dẫn các đoàn khách tham quan có số lượng người đông.

Khi hoàn thành và đưa vào phục vụ, có thể sử dụng nhà làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của làng Mỹ Quan để tăng giá trị sử dụng của công trình và giúp địa phương có thêm điều kiện tổ chức các sinh hoạt cộng đồng ở làng xã.

Khu vực tưởng niệm được xây dựng gần với di tích và làng Mỹ Quan nên cần quan tâm đến việc phòng chống hoả hoạn. Định vị thiết kế, thi công hệ thống điện, nước, vệ sinh là những hạng mục không thể thiếu để đảm bảo an toàn phục vụ nhu cầu chung. Hệ thống điện từ nguồn, dẫn nối đến các công trình tưởng niệm, di tích, phải đủ ánh sáng, tuyệt đối an toàn khi sử dụng. Bể nước chống cháy có đủ khối lượng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy. Nhà vệ sinh có quy mô nhỏ, bố trí ở nơi kín đáo để tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, không làm ảnh hưởng đến mỹ quan của khu vực tưởng niệm.

Cùng với các công trình chính đã nêu trên, trong khu vực nhà tưởng niệm, hệ thống đường đi phải đảm bảo sạch sẽ, thoát nước, hệ thống cây xanh, cây cảnh, thảm cỏ, bồn hoa sẽ được định vị, bố trí một cách hài hoà để tạo cho công trình có vẻ đẹp tự nhiên. Dọc lối đi từ cổng vào sân cần có các thảm cỏ, bồn, các loại hoa nhỏ, thấp như ngâu, hồng, thủy tiên... hoặc các loại cây tứ quý như tùng, cúc, trúc, mai... để tạo cho du khách có không gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các công trình. Phía trong hàng rào cần chọn lọc để trồng các loại cây xanh bóng mát như sung, đa, si, sanh, ngọc lan, hoa đại... hoặc các loại cây ăn quả, cây đặc sản phù hợp với quy hoạch của khu tưởng niệm và điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Đồng chí Phùng Chí Kiên là chiến sĩ cộng sản ưu tú đã sống, chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, phát huy những di sản của đồng chí để lại là phù hợp với truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc và chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, được sự quan tâm của các ngành, các cấp ở Trung ương và địa phương, của Bộ Quốc phòng, việc phục hồi, tôn tạo di tích, xây dựng nhà tưởng niệm của đồng chí Phùng Chí Kiên sớm được hoàn thành để tưởng nhớ, tôn vinh những cống hiến của đồng chí, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc và phục vụ sự nghiệp đổi mới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #103 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2022, 08:33:58 pm »


TỔNG HỢP THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC
"PHÙNG CHÍ KIÊN - NGƯỜI CỘNG SẢN MẪU MỰC, KIÊN TRUNG,
NHÀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ SONG TOÀN"

Thiếu tướng, TS PHẠM VĂN THẠCH*

Đồng chí Phùng Chí Kiên (1901-1941) - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những vị tiền bối cách mạng được Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử giữ những trọng trách lớn, có nhiều công lao đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (khoá 1), nhà lãnh đạo quân sự đầu tiên của Đảng, trực tiếp chỉ huy khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và Đội Cứu quốc quân 1 những ngày đầu chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu. Đồng chí Phùng Chí Kiên mất đi là một tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng nước ta, để lại bao nỗi niềm thương tiếc khôn nguôi trong tâm khảm đồng chí, đồng đội và nhân dân. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên là di sản quý báu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng ta, quân đội và nhân dân ta. Nghiên cứu, phát huy những giá trị quý báu đó là việc làm cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Trong các công trình nghiên cứu và ở một số bài báo đăng trên các Tạp chí Khoa học (kể từ ngày đồng chí Phùng Chí Kiên anh dũng hy sinh), thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên đã được đề cập với những khía cạnh cụ thể. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân: thời gian hoạt động cách mạng của đồng chí không dài, lại chủ yếu ở nước ngoài, hơn nữa trong điều kiện bí mật, thường xuyên bị sự truy lùng gắt gao của mật thám và chính quyền thực dân nên tư liệu lịch sử về quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên còn lại đến nay không nhiều. Đó là một khó khăn lớn cho việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên.

Vượt qua những thách thức, khó khăn nêu trên, với tấm lòng trân trọng, biết ơn bậc tiền bối cách mạng, nhân 67 năm ngày đồng chí Phùng Chí Kiên hy sinh, ngày 12 tháng 6 năm 2008, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học: "Phùng Chí Kiên - người cộng sản mẫu mực, kiên trung, nhà chính trị - quân sự song toàn" nhằm "khẳng định những đóng góp to lớn của đồng chí đối với cách mạng Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống, lí tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ"1.

Và đến hôm nay, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 60 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo ở trung ương và địa phương, các đồng chí lão thành cách mạng, các vị tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng, các nhà khoa học và các đồng chí trong và ngoài quân đội: Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Sử học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tỉnh ủy Bắc Kạn, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Bộ chỉ huy quân sự, các ban ngành thuộc tỉnh Nghệ An, Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện Diễn Châu, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã Diễn Yên...

Đặc biệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới Hội thảo, các đồng chí Thượng tướng Phan Trung Kiên - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Nguyễn Thế Trung - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, các đồng chí lão thành cách mạng: Doanh Hằng, Đào Văn Trường, Kim Sơn (Nguyễn Huy Văn)... và một số tướng lĩnh, nhà khoa học lớn đã có bài gửi tới Hội thảo. Hôm nay, chúng ta đã được nghe 10 đồng chí trình bày báo cáo tóm tắt tham luận của mình tại hội thảo. Sự có mặt và tham gia tích cực của các đồng chí là bảo đảm rất quan trọng để cuộc hội thảo thành công tốt đẹp. Đề nghị cho phép tôi, thay mặt Ban chỉ đạo và Đoàn Chủ tịch hội thảo, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí!

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người từng gặp và hoạt động cùng đồng chí Phùng Chí Kiên những năm 1940-1941, trong thư gửi tới Hội thảo đã khẳng định những công lao, đóng góp cũng như đức độ, tài năng to lớn của đồng chí Phùng Chí Kiên: "Đồng chí Phùng Chí Kiên là vị tiền bối cách mạng, một cán bộ cấp cao của Đảng, được Bác Hồ và Trung ương phân công phụ trách quân sự đầu tiên. Đồng chí là một cán bộ có đức độ và tài năng, cả chính trị và quân sự, được đào tạo cơ bản, nhạy bén phát hiện tình hình, sống gần gũi, hoà mình với đồng chí, đồng bào, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Bác và Trung ương. Đồng chí Phùng Chí Kiên là một trong những cán bộ lãnh đạo tiền bối đã có công lao to lớn đối với Đảng ta, quân đội ta, không chỉ về mặt tổ chức mà cả về đường lối cách mạng...

Tôi hoan nghênh Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức cuộc Hội thảo khoa học về đồng chí Phùng Chí Kiên. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, vừa để nghiên cứu lịch sử, hiểu biết rõ hơn, đầy đủ hơn về quá trình hoạt động cách mạng và tôn vinh công lao của đồng chí Phùng Chí Kiên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của quân đội và nhân dân ta; vừa nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau
2.
_______________________________________________
* Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
1. Văn phòng Trung ương Đảng, Công văn số 5150-CV/VPTƯ ngày 12 tháng 6 năm 2008.
2. Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Hội thảo khoa học về đồng chí Phùng Chí Kiên - một người cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo tiền bối xuất sắc, chính trị, quân sự song toàn, ngày 1 tháng 8 năm 2008.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #104 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2022, 08:36:36 pm »


Cùng với thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các tham luận gửi tới Hội thảo là những bài viết công phu, nghiêm túc, khoa học về thân thế, sự nghiệp cách mạng và cống hiến của đồng chí Phùng Chí Kiên, rút ra các bài học quý báu. Ở các bài viết này, dựa trên các nguồn tư liệu quý được sưu tầm, khai thác và đưa vào sử dụng, trong đó có một số tư liệu của chính quyền thực dân Pháp hiện lưu ở các trung tâm lưu trữ Cộng hoà Pháp, một số tư liệu ở trung tâm lưu trữ Liên Xô (nay là Liên bang Nga) lần đầu tiên được công bố, các tác giả đã phản ánh khá toàn diện thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên, đặc biệt tập trung làm rõ các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quê hương Nghệ An và bối cảnh chính trị - xã hội tác động tới sự hình thành nhân cách, sự giác ngộ và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên.

Đồng chí Phùng Chí Kiên, tên khai sinh là Nguyễn Vĩ, sinh năm 1901, tại làng Mỹ Quan Thượng, tổng Vạn Phần, phủ Diễn Châu, nay là xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trên vùng đất "địa linh nhân kiệt", giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh kiên cường, bất khuất chống kẻ thù, lớn lên trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, Triều đình Huế và chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã lỗi thời, đang trong giai đoạn suy vong, đồng chí Phùng Chí Kiên đã tận mắt chứng kiến bao nỗi bất công của xã hội, sự tủi nhục và bị đọa đày của người dân mất nước. Được sự nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình, dòng họ, được tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng yêu nước, tiến bộ, đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản để cứu nước, cứu dân.

Trong bối cảnh diễn ra nhiều phong trào yêu nước, đấu tranh chống thực dân Pháp, chế độ phong kiến của nhân dân ta, ngay sau khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân Việt Nam, nổi bật là phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng của nhân dân ta, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp, gây tổn thất lớn cho Đảng và phong trào cách mạng. Trong tháng 4 và 5 năm 1931, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng lần lượt bị thực dân Pháp bắt. Và tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc cũng bị cảnh sát Anh bắt tại Hồng Kông... Chính những điều kiện đó tác động sâu sắc, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách và toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên.

Sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, có tư chất thông minh và hoài bão lớn, noi theo gương các bậc tiền bối cách mạng, đồng chí Phùng Chí Kiên đã nhạy bén lựa chọn đúng con đường cách mạng vô sản - trở thành một trong những nhà cách mạng đầu tiên và xuất sắc của cách mạng vô sản Việt Nam. Điều đó đã đưa đồng chí từ một người yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Đây là bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên, đánh dấu bước chuyển từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến cách mạng vô sản do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

2. Phùng Chí Kiên - học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản mẫu mực, kiên trung, toàn tâm phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng vô sản ở Việt Nam.

Những năm hoạt động cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên là chặng đường đầy khó khăn, gian khổ, kẻ thù luôn rình rập và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Mật thám Pháp và chính quyền tay sai ở địa phương thường xuyên truy bức, làm cho gia đình đồng chí luôn phải đối phó, rất căng thẳng về tinh thần. Bản thân đồng chí đã từng hai lần bị sa vào tay địch (1931, 1937). Trong lao tù đế quốc hay trên mọi nẻo đường hoạt động, dù gian khổ, thử thách, nguy nan, đồng chí không một chút sờn lòng, luôn kiên trung, bất khuất, giữ vững tinh thần, ý chí, không run sợ trước mọi ngón đòn tra tấn và truy bức của kẻ thù, giữ vững niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

Năm 1926, đồng chí Phùng Chí Kiên bí mật cùng một số thanh niên yêu nước Việt Nam sang Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động, tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập và tham gia lớp huấn luyện chính trị do Người tổ chức. Sau đó, với lòng yêu nước, tư chất thông minh và tư duy quân sự, đồng chí Phùng Chí Kiên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và cố vấn quân sự Nga giới thiệu vào học Trường Quân sự Hoàng Phố của chính phủ Tôn Trung Sơn. Năm 1927, Tưởng Giới Thạch phản bội, Trường Hoàng Phố phải đóng cửa, Phùng Chí Kiên gia nhập Hồng quân công nông do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, trực tiếp tham gia cuộc Khởi nghĩa Quảng Châu (12.12.1927). Cuộc khởi nghĩa thất bại, quân cách mạng rút về lập khu Xô-viết Hải - Lục Phong (Quảng Đông).

Năm 1931, đồng chí Phùng Chí Kiên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử sang Liên Xô học tập, nhưng khi đến Mãn Châu bị bắt giam gần một năm. Ra tù, đồng chí tiếp tục sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản (6.1932 - 3.1934), với bí danh là Kan (tức Hừng Đông). Trong "Bản nhận xét về tư cách đạo đức" đề ngày 22 tháng 11 năm 1933, phần về Kan, đồng chí Riblina, cán bộ Bộ Phương Đông, ghi rõ: "... Có khả năng lớn về công tác, năng động, trình độ chính trị cao, trình độ học tập nói chung tốt...".

Trong hoàn cảnh hoạt động ở nước ngoài, có sự theo dõi, truy lùng thường xuyên của thực dân Pháp, Anh và rất dễ bị ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng tư tưởng khác, nhưng đồng chí Phùng Chí Kiên luôn kiên định vững vàng, kiên trung, vững bước trên con đường cách mạng, không hề chệch hướng. Như vậy, đồng chí Phùng Chí Kiên là một cán bộ rất gần gũi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tin cậy, lựa chọn gửi đi đào tạo rất cơ bản ở các trường chính trị, quân sự nổi tiếng, đồng thời được tôi luyện và trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng vô sản để trở thành hạt nhân lãnh đạo cách mạng vô sản ở Việt Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #105 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2022, 08:39:11 pm »


Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Phương Đông, năm 1934, theo phân công của Quốc tế Cộng sản, Phùng Chí Kiên trở về Hương Cảng (Hồng Kông) tham gia Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong đứng đầu, được phân công phụ trách Tiểu ban quân sự và kỹ thuật.

Trong điều kiện bị địch đàn áp khốc liệt, có lúc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương không còn, Ban Chỉ huy ở ngoài xúc tiến công tác chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất; xây dựng các văn kiện, góp phần quan trọng tiến hành Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3.1935), khôi phục tổ chức, hoạt động của Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất (3.1935) họp ở Ma Cao (Trung Quốc), Phùng Chí Kiên được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được cử vào Ban Thường vụ Trung ương, trực tiếp phụ trách công tác đảng ở nước ngoài. Đại hội coi Ban Chỉ huy ở ngoài "là cơ quan cao hơn Ban Trung ương, chỉ trực tiếp chịu quyền chỉ đạo của đại biểu Đảng đại hội và của Quốc tế Cộng sản"1.

Từ đây, Đảng Cộng sản Đông Dương có Ban Chỉ huy ở ngoài và Ban Chấp hành Trung ương ở trong nước. Sự tồn tại song song hai cơ quan này với những cơ chế hoạt động thiếu chặt chẽ và rõ ràng, đã làm nảy sinh một số bất đồng trong các đồng chí lãnh đạo của Đảng, nhất là từ tháng 10 năm 1936 đến tháng 3 năm 1938. Tuy vậy, Ban Chỉ huy ở ngoài có vai trò rất quan trọng (tức có nhiệm vụ đặc biệt), là đầu mối liên lạc giữa phong trào cách mạng trong nước với Quốc tế Cộng sản, xuất bản Tạp chí Bônsêvíc hướng dẫn đường lối cách mạng và sau là cơ sở liên lạc giữa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với phong trào cách mạng trong nước. Trong thành phần Ban Chỉ huy ở ngoài, Phùng Chí Kiên là một trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Khi Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập về nước, Phùng Chí Kiên là người trực tiếp phụ trách Ban Chỉ huy ở ngoài.

Với tư cách là Ủy viên Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ, trực tiếp phụ trách Ban Chỉ huy ở ngoài, Phùng Chí Kiên đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng cơ sở trong những năm cách mạng Việt Nam gặp khó khăn, thử thách nặng nề nhất.

Tháng 8 năm 1936, Phùng Chí Kiên được Trung ương Đảng cử về Sài Gòn cùng Hà Huy Tập trực tiếp phụ trách phong trào cách mạng trong nước đòi quyền tự do, cơm áo, hoà bình. Sau đó, theo phân công của Trung ương Đảng, đồng chí Phùng Chí Kiên quay lại Hương Cảng chỉ đạo Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng thay cho Lê Hồng Phong về nước hoạt động.

Tháng 10 năm 1938, thực dân Anh đã ra lệnh bắt giữ và trục xuất đồng chí Phùng Chí Kiên khỏi Hương Cảng. Phùng Chí Kiên đến Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam), nơi Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động. Dưới sự chỉ đạo của Người, Phùng Chí Kiên và một số đồng chí khác nhanh chóng củng cố lại Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng và xuất bản tờ báo Đồng Thanh để phục vụ công tác tuyên truyền, vận động và định hướng đấu tranh cho quần chúng cách mạng. Ban Chỉ huy ở ngoài (1934-1941) có vai trò rất quan trọng đối với quá trình xây dựng Đảng và sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Bên cạnh đó, là Thường vụ Trung ương Đảng khoá I (1935), đồng chí Phùng Chí Kiên đã cùng Trung ương Đảng, Ban Thường vụ giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời điểm lịch sử vô cùng đặc biệt. Sự tồn tại và phát triển của Đảng trong những năm 30 của thế kỷ XX có sự đóng góp to lớn của đồng chí Phùng Chí Kiên.

Bước vào thập niên 40 (thế kỷ XX), trước biến chuyển mau lẹ của tình hình trong nước và thế giới, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cùng trở về với Người còn có nhiều học trò xuất sắc, mà Phùng Chí Kiên là một trong các đồng chí đó.

Sau khi về nước, đồng chí Phùng Chí Kiên tham gia Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5.1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, được giao phụ trách quân sự của Đảng, Tổng chỉ huy khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, Chỉ huy trưởng Đội cứu quốc quân 1. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí, Cứu quốc quân đã cùng nhân dân địa phương cản phá nhiều cuộc càn của địch, bảo vệ khu căn cứ. Trên đường rút để bảo toàn lực lượng trước sự tấn công của lực lượng địch đông hơn gấp bội, đồng chí đã chiến đấu đến phút cuối cùng và đã anh dũng hy sinh khi mới 40 tuổi đời vì sự nghiệp cách mạng.

Đồng chí Phùng Chí Kiên là một trong những học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, vị tiền bối cách mạng, người cộng sản mẫu mực, kiên trung, toàn tâm phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng vô sản Việt Nam.

3. Đồng chí Phùng Chí Kiên - một nhà chính trị, quân sự song toàn.

Từ một thanh niên yêu nước đến với cách mạng, hoạt động cùng thời với nhiều nhà cách mạng tiền bối khác như Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập..., đồng chí Phùng Chí Kiên có những năm tháng hoạt động với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được Người trực tiếp giáo dục, rèn luyện, được tiếp thu những tư tưởng cách mạng vô sản, trở thành nhà chính trị, quân sự song toàn của Đảng.

Trong thời gian học tập tại Trường Quân sự Hoàng Phố, đồng chí được các giáo viên truyền thụ những bài học chính trị, quân sự cơ bản. Về phần mình, đồng chí đã cố gắng dành nhiều thời gian để nghiên cứu, học tập và trau dồi những kỹ năng thực hành trên thao trường. Giáo viên quân sự Liên Xô giảng dạy tại Trường Quân sự Hoàng Phố lúc đó đã nhận xét về Phùng Chí Kiên như sau: "Rất nghiêm chỉnh, cần cù lao động, dốc hết sức để học tập bởi vì họ biết rằng để giành chính quyền về tay công nông, phải cầm lấy vũ khí chiến đấu và chỉ có tri thức quân sự mới giúp họ bảo vệ cách mạng khỏi thù trong, giặc ngoài"2.
_______________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5 , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 110.
2. A.I. Trêvềpanôp, Hồi ký, Phụ nữ Liên Xô (bản tiếng Nga), sô 2, 1980, tr. 7.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #106 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2022, 08:40:35 pm »


Rời Trường Quân sự Hoàng Phố, tham gia cuộc Khởi nghĩa Quảng Châu, Trung Quốc (12.12.1927), đồng chí tôi luyện trong thực tế đấu tranh cách mạng, trở thành cán bộ chỉ huy, đảm nhiệm các cương vị từ cấp đại đội đến trung đoàn trong quân đội công nông do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ khu Xô-viết Hải - Lục Phong của cách mạng Trung Quốc. Đó thật sự là nền tảng và điều kiện rất cơ bản để đồng chí tích luỹ kinh nghiệm và phát triển tài năng quân sự.

Tiếp đó, những năm 1932-1934, học tập tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản là quãng thời gian quý báu giúp đồng chí Phùng Chí Kiên hoàn thiện và nâng cao hiểu biết của mình về lý luận Mác - Lênin, về cách mạng vô sản, về khởi nghĩa vũ trang và xây dựng quân đội kiểu mới. Đó cũng là vốn quý cho đồng chí Phùng Chí Kiên thể hiện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, hoàn thành các trọng trách của một cán bộ lãnh đạp cấp cao, người phụ trách quân sự đầu tiên của Đảng.

Năm 1940, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao biên soạn một số bài giảng về điều tra, tuyên truyền, tổ chức đấu tranh... và giảng dạy cho 40 cán bộ ở Cao Bằng sang Quảng Tây để đưa về xây dựng khu căn cứ. Với kinh nghiệm dày dạn trong những năm tháng hoạt động tại Trung Quốc và tham gia Hồng quân công nông, đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng chí còn được giao đọc lại, tập hợp những bài giảng này thành tài liệu mang tên Con đường giải phóng - một tài liệu quan trọng trong đào tạo cán bộ ta.

Như vậy, đồng chí Phùng Chí Kiên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn, bồi dưỡng để trở thành cán bộ lãnh đạo sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, đặt tiền đề cho việc ra đời và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Đồng chí đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh truy phong quân hàm cấp tướng (23.9.1947) - đợt phong tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đã cho thấy công lao, đóng góp to lớn của Phùng Chí Kiên về lĩnh vực quân sự.

Liên tục hoạt động cách mạng trong điều kiện cực kỳ gian khổ, khó khăn, đầy chông gai, thử thách, lúc nào, ở đâu, trên tất cả các cương vị được Đảng, Bác Hồ giao, đồng chí Phùng Chí Kiên đều hoàn thành xuất sắc. Điều đó chứng tỏ đạo đức cách mạng mẫu mực, kiên trung, bất khuất của Phùng Chí Kiên, một tấm gương chính trị, quân sự song toàn.

4. Phùng Chí Kiên - người chiến sĩ cộng sản quốc tế kiên cường.

Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giáo dục, huấn luyện, đào tạo, dìu dắt, được học tập, rèn luyện tại Trường Quân sự Hoàng Phố và Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản rất nổi tiếng, được chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đường, với sự phấn đấu liên tục, không mệt mỏi của bản thân, đặc biệt, được rèn luyện trong thực tiễn cách mạng, đồng chí đã trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế kiên cường. Bối cảnh lịch sử đã hình thành ở đồng chí Phùng Chí Kiên các giá trị tốt đẹp.

Trước hết, Phùng Chí Kiên ý thức sâu sắc: cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản quốc tế, cần sử dụng sức mạnh quốc tế vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình. Đồng chí Phùng Chí Kiên đánh giá đúng vai trò của Quốc tế Cộng sản, của Liên Xô, Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam và là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho quan hệ và tình đoàn kết quốc tế vô sản. Đồng chí Phùng Chí Kiên cũng có những đóng góp trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế và tích luỹ kinh nghiệm làm nhiệm vụ quốc tế. Đồng chí đồng thời là chiến sĩ tiên phong trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa giáo điều..., bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

5. Tấm gương đạo đức cách mạng của Phùng Chí Kiên - một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam, các thế hệ đời sau sẽ mãi noi theo.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên tuy về thời gian không dài, nhưng di sản mà đồng chí để lại rất lớn lao. Đồng chí đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta và các thế hệ Việt Nam một tấm gương đạo đức cách mạng cao đẹp, sáng ngời, nổi bật là suốt đời phấn đấu, cống hiến, hy sinh vì lợi ích của Đảng, của dân tộc, của nhân dân; về ý thức đoàn kết, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, về sự say mê và không ngừng học tập tri thức chính trị, quân sự; trau dồi đạo đức cộng sản và tài năng; tinh thần lạc quan cách mạng, không khuất phục trước kẻ thù, sống anh dũng, chết vẻ vang...

Tấm gương đạo đức cách mạng của đồng chí trở thành di sản quý báu của Đảng, nhân dân và quân đội ta. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, kiên trung, bất khuất của Phùng Chí Kiên trở thành một trong những di sản quý báu của dân tộc Việt Nam mãi mãi còn với non sông, đất nước. Nó không chỉ được lưu giữ trong lịch sử, gắn với sự nghiệp đấu tranh cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành tên phố, tên đường, tên phường, tên trường học, tên đơn vị quân đội... vô cùng thân yêu, gần gũi ở nhiều địa phương trên đất nước ta, có sức lay động, thôi thúc các thế hệ người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Kỷ niệm 67 năm ngày hy sinh anh dũng của đồng chí Phùng Chí Kiên, chúng ta tưởng nhớ công lao to lớn của nhà cách mạng tiền bối, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trọn đời chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

*

*        *

Cuộc hội thảo khoa học hôm nay của chúng ta diễn ra trên quê hương Nghệ An - nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và nhiều bậc tiền bối cách mạng, trong đó có đồng chí Phùng Chí Kiên, giữa những ngày toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang triển khai mạnh mẽ cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và chào mừng 63 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công, ngày Quốc khánh 2 tháng 9. Cuộc hội thảo đã đánh giá sâu sắc, sáng tỏ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, những công lao, đóng góp quan trọng của đồng chí Phùng Chí Kiên cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, qua đó, tôn vinh tấm gương của bậc tiền bối cách mạng, suốt đời chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các đồng chí tiền bối cách mạng và đồng chí Phùng Chí Kiên, chúng ta nguyện quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội X và các Nghị quyết của Đảng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và làm sáng tỏ hơn nữa.

Nhân cuộc hội thảo quan trọng và đầy ý nghĩa trên mảnh đất lịch sử này, một lần nữa cho phép tôi thay mặt Ban chỉ đạo và Đoàn Chủ tịch Hội thảo, xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng các tổng cục, các vị tướng lĩnh, các đồng chí lãnh đạo, ban, ngành thuộc tỉnh Nghệ An, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học, thân nhân gia đình, dòng họ đồng chí Phùng Chí Kiên, cùng toàn thể các đồng chí đã tới dự và đóng góp vào thành công của cuộc Hội thảo khoa học hôm nay.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #107 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2022, 06:07:17 pm »


PHÁT BIỂU BẾ MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC
"PHÙNG CHÍ KIÊN - NGƯỜI CỘNG SẢN MẪU MỰC, KIÊN TRUNG,
NHÀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ SONG TOÀN"

Thượng tướng PHAN TRUNG KIÊN
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Ủy viên Quân ủy Trung ương,
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo

Với tinh thần làm việc hết sức khẩn trương, nghiêm túc, đầy trách nhiệm, Hội thảo khoa học: "Phùng Chí Kiên - người cộng sản mẫu mực kiên trung, nhà chính trị, quân sự song toàn" đã thành công và thu được kết quả tốt đẹp.

Hội thảo vinh dự đón các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, nhiều vị lão thành cách mạng, tướng lĩnh, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Nghệ An và địa phương có liên quan, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các tổng cục, cơ quan, các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường; các nhân chứng lịch sử, nhà khoa học trong và ngoài quân đội, các đồng chí phóng viên, báo chí, truyền hình Trung ương và địa phương đến dự, đưa tin về Hội thảo.

Hội thảo đã được nghe 10 bản tham luận của các đại biểu với nội dung phong phú, chất lượng khoa học cao, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều khía cạnh mới, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú, sôi nổi và những cống hiến, đóng góp to lớn của đồng chí Phùng Chí Kiên cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt là cho sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân.

Thay mặt Ban chỉ đạo hội thảo, tôi xin chân thành cám ơn các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các đồng chí lão thành cách mạng, tướng lĩnh cao cấp, các quý vị đại biểu, phóng viên thông tấn báo chí cùng tất cả các đồng chí đã đến dự và đóng góp vào thành công của hội thảo.

Tôi xin chân thành cám ơn các đồng chí lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các cơ quan, ban ngành chức năng của tỉnh Nghệ An đã đăng cai tổ chức tốt hội thảo, tổ chức tham quan và thắp hương tưởng niệm người cộng sản kiên cường, nhà quân sự xuất sắc Phùng Chí Kiên tại quê hương đồng chí, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi như bố trí chu đáo nơi ăn, nghỉ cho đại biểu, hội trường hội thảo và các phương tiện vật chất khác, phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng trên tất cả các mặt, góp phần quan trọng vào thành công chung của hội thảo.

Tôi nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương tinh thần cố gắng của các đồng chí thuộc các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, các đồng chí Bộ Tư lệnh Quân khu 4, nhất là Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã trực tiếp xây dựng kế hoạch và nội dung hội thảo; các đồng chí trong Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, Huyện ủy, Ban chỉ huy quân sự huyện Diễn Châu; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Diễn Yên; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Nội dung hội thảo và toàn thể cán bộ, chiến sĩ, nhân viên đã tổ chức, bảo đảm cho hội thảo thành công tốt đẹp!

Thành công của hội thảo các đại biểu đã được nghe trong bản Báo cáo tổng hợp các tham luận hội thảo khoa học do Ban Chỉ đạo trình bày. Thay mặt Bộ Quốc phòng và Ban chỉ đạo hội thảo, tôi xin nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau đây:

Một là: Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên tuy ngắn ngủi nhưng hết sức sinh động, vẻ vang và oanh liệt. Cuộc hội thảo hôm nay chúng ta đã cùng nhau đánh giá và rút ra nhiều bài học quan trọng từ cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cơ sở bước đầu. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ nhằm bổ sung, làm sáng tỏ hơn nữa về thân thế, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của đồng chí Phùng Chí Kiên cho cách mạng Việt Nam, nhất là cho sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang hôm qua và hôm nay.

Hai là: Qua cuộc hội thảo hôm nay, các đại biểu, nhân chứng lịch sử đã sưu tầm, cung cấp nhiều tư liệu, tài liệu quý giá liên quan tới cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên. Tuy nhiên, do điều kiện hoạt động bí mật, cách mạng lại đang trong thời kỳ trứng nước, công tác lưu giữ gặp nhiều khó khăn, vì vậy có nhiều tư liệu quý, nhất là tư liệu thành văn, các bài viết, trước tác chỉ đạo của đồng chí Phùng Chí Kiên bị thất lạc hoặc mất mát. Sau cuộc hội thảo này, tôi mong các đồng chí sẽ tiếp tục sưu tầm, bổ sung các tư liệu, sự kiện có liên quan tới quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Phùng Chí Kiên, làm cơ sở để nghiên cứu lâu dài.

Ba là: Những tham luận của các đại biểu trên diễn đàn khoa học hôm nay cũng như các bản tham luận chưa có điều kiện trình bày tại đây, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc. Gần 60 bản tham luận khoa học gửi đến hội thảo, sau khi chỉnh lý, bổ sung, sẽ được xuất bản thành kỷ yếu Hội thảo khoa học chuyển tới các quý vị đại biểu, cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. Đây là tài liệu nghiên cứu, tuyên truyền, học tập, giáo dục về lịch sử có giá trị bổ ích, thiết thực đối với các lực lượng vũ trang và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, tôi đề nghị các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường cần tích cực phát huy kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục, huấn luyện, học tập và xây dựng của đơn vị mình. Đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương tiếp tục tuyên truyền rộng rãi, làm cho tên tuổi đồng chí Phùng Chí Kiên sống mãi cùng non sông, đất nước.

Tôi xin tuyên bố bế mạc cuộc Hội thảo khoa học: "Phùng Chí Kiên - người cộng sản mẫu mực, kiên trung, nhà chính trị, quân sự song toàn". Một lần nữa, xin chân thành cám ơn tất cả các quý vị đại biểu và các đồng chí. Kính chúc các vị đại biểu dồi dào sức khoẻ, thành đạt và thu nhiều thắng lợi mới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #108 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2022, 02:24:23 pm »



PHỤ LỤC


 

 

 

NHỮNG BỨC THƯ CỦA ĐỒNG CHÍ PHÙNG CHÍ KIÊN
GỬI ĐỒNG CHÍ VAXILIÊVA

THANH XUẨN*
(Sưu tầm, dịch)

Chúng tôi đã đến Vlađivôxtốc buổi sáng ngày 7 tháng 4, chúng tôi rất mệt vì đã lâu chúng tôi không quen đi bằng tầu hoả với quãng đường dài như vậy, nhất là Philip đã bị ốm khi đi qua Xibêri bởi vì ở đó rất lạnh. Chúng tôi sẽ phải đợi và nghỉ lại đây vài ngày, sau đó sẽ vượt qua biên giới đi tiếp.

Vào ngày chúng tôi khởi hành, đồng chí có đưa cho tôi một địa chỉ một cách vội vã (bất ngờ), nên tôi không có thời gian để xem xét nó một cách kỹ lưỡng, bởi thế trong thời gian đi đường chúng tôi đã nảy sinh ra một ý tưởng, vậy xin đề xuất để đồng chí biết:

A. Khi đến Shangai chúng tôi sẽ liên hệ với CC Chinois (Camarader Com minist Chinois - các đồng chí cộng sản Trung Quốc, ND) và sẽ xem xét tình hình: nếu các đồng chí của chúng tôi ở đó có quan hệ tốt với các đồng chí Trung Quốc, và nếu mối quan hệ đó vô tư, trong sáng thì lúc đó Đảng Trung Quốc sẽ chỉ dẫn cho chúng tôi địa điểm và hai chúng tôi sẽ đi cùng nhau đến địa điểm đã được xác định trước đó.

- Trong trường hợp ngược lại, nghĩa là khi mối quan hệ đó không được tốt đẹp thì cả hai chúng tôi sẽ vẫn đi cùng với nhau và sẽ phải mất công tìm những người đồng chí cần gặp, và như vậy thì sẽ rất bất tiện. Vì thế, chúng tôi đề xuất hướng giải quyết như sau:

Tôi sẽ đi một mình để tìm các đồng chí của chúng ta. Ngay khi tìm được họ thì tôi sẽ gửi thư cho Philip bởi vì nếu đi một mình thì tôi có thể dễ dàng xoay xở. Nếu chúng tôi cùng đi, trong đó một người không biết tiếng, thì cuộc tìm kiếm sẽ rất khó khăn và nguy hiểm.

Tuy nhiên, nơi chúng tôi sẽ đến (Shangai) là một thành phố nhỏ mà ở đấy bạn bè thì nhiều mà mật thám cũng không ít.

Khi đến nơi, Philip sẽ nằm lại ở Shangai để chờ tin của tôi và ở đấy Philip có thể tìm mua các vật dụng cần thiết cho công việc của anh ấy sau này, ở đó là thành phố nhỏ nhưng các vật dụng đó cũng không khó mua. Theo tôi, Long Châu là một thành phố rất nhỏ nằm ở biên giới, dân số không đông, những chỗ để liên lạc thì không thuận tiện, tôi sẽ nghiên cứu tình hình và chúng tôi sẽ thảo luận với các đồng chí ở đó về vấn đề (hoặc là chuyển đến một chỗ khác ngay trong đất Trung Quốc hoặc chuyển tới Hồng Kông) thì chỗ nào là tốt nhất. Chúng tôi vừa được biết là ở Hồng Kông cảnh sát canh phòng rất cẩn mật và mặc dầu mới đến đây, nhưng chúng tôi cũng đã có kinh nghiệm và tôi tin rằng công việc của chúng tôi sẽ tiến triển không gặp nhiều khó khăn. Ở đây, những chỗ để chúng tôi tiện liên lạc với bên ngoài tốt hơn nhiều so với Long Châu. Long Châu gần như bị cách biệt mọi mặt và những chỗ để thông tin liên lạc thường rất chậm, đặc biệt là với Quốc tế Cộng sản.

- Trên đây là hai đề xuất của tôi, ý kiến của đồng chí thế nào. Nếu đồng ý hoặc không thì đồng chí cũng thông tin cho tôi qua các đồng chí cộng sản Trung Quốc ở Shangai. Tôi chờ đợi câu trả lời của đồng chí sớm nhất ở Shangai về hai đề xuất này.

Ngày 7 tháng 4 năm 1934
KAN.


Cách đây ba ngày, chúng tôi đã gửi cho đồng chí một bức điện với nội dung nói về việc khởi hành tiếp theo của chúng tôi tới Shangai. Ngày hôm nay, chúng tôi bắt đầu xuống tầu thủy. Trong vòng sáu ngày chúng tôi sẽ tới Shangai và sẽ gặp các đồng chí cộng sản Trung Quốc để nắm tình hình và điều kiện cho công việc của chúng tôi sắp tới.

Chúng tôi mong rằng đồng chí sẽ gửi ngay lập tức bức điện cho các đồng chí Trung Quốc có thể, giúp đỡ đồng chí vì chúng tôi đã chờ đợi ở biên giới Liên Xô 1 tháng và 10 ngày rồi.

Sau khi đã thảo luận về điều kiện làm việc, chúng tôi sẽ lập tức rời Shangai cho chuyến đi xa nhất. Có thể chúng tôi sẽ tới địa điểm đó vào cuối tháng 6.

Về tuyên bố của tôi và Đinh Thanh về vụ việc của đồng chí An đã bị hủy bỏ vì nó không chính xác.

Về vấn đề của Sevettob thì cần phải áp dụng các biện pháp cứng rắn, mạnh. Khi nào đến Shangai, tôi sẽ viết thư cho đồng chí.

Ngày 13 tháng 5 năm 1934
KAN.

_____________________________________________________
* Thanh tra Nhà nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #109 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2022, 02:26:33 pm »


HỒI ỨC VỀ ĐỘI CÔNG TÁC PHÙNG CHÍ KIÊN

NÔNG DANH

Cuối năm 1940 khu du kích Bắc Sơn thành lập sau sự kiện Nhật đánh Pháp ở Lạng Sơn (9.1940). Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ở Pắc Bó tháng 5 năm 1941, tôi được đoàn thể (Đảng) cử đi công tác vũ trang tăng cường cho căn cứ Bắc Sơn. Đội do anh Phùng Chí Kiên (Phùng) chỉ huy, ngoài tôi còn có các anh Mã Thành Kính, Bế Sơn Cương (Hải Tâm) đều quê ở Cao Bằng, lúc đội đi xuống còn có một số đồng chí dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 Pắc Bó cùng về xuôi luôn thể. Vũ khí của đội trang bị thô sơ: anh Kính có khẩu súng rulô Tàu loại 5 viên, anh Sơn Cương một súng pạchoọc Tàu, tôi chỉ có gươm và một ít lựu đạn cho cả đội, đạn rất ít mà viên nổ viên không. Gần hai tháng hoạt động ở Bắc Sơn, thấy phong trào phát triển mạnh, bọn địch bao vây khủng bố gắt gao ở Bắc Sơn, từ các phía Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, hòng dập tắt phong trào. Chúng tôi được lệnh rút, chia làm hai đội theo hai hướng: một theo hướng Lạng Sơn vào biên giới, một theo hướng Cao Bằng. Đội chúng tôi lại về Cao Bằng có thêm các anh: Huy Còm (tức Tri), Hà Khai Lạc, Nhị Quý, anh Lạc đều quê ở Lạng Sơn, anh Huy là cán bộ lãnh đạo khu Bắc Sơn do Xứ ủy cử phụ trách quân sự, anh có nốt tàn của bệnh đậu mùa. Đội có anh Khai lạc dẫn đường vì anh biết đường đất huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) nơi chúng tôi phải đi qua. Trước khi lên đường, biết trước cuộc thoát vây lần này rất gay go nguy hiểm, anh Phùng phát cho mỗi người tự quản 20 đồng bạc Đông Dương và 6 ngày gạo để về Cao Bằng, quy định mỗi ngày hai hào thức ăn, nếu ai bị lạc tự tìm đường về Cao Bằng rồi bắt liên lạc với cơ sở, dọc đường tránh chạm súng với địch trừ trường hợp bắt buộc. Do địch phong toả gắt gao, đội khởi hành 10 ngày vẫn chưa thoát khỏi vòng vây Bắc Sơn vì đường nào cũng có địch, về sau đội đến được Ngân Sơn định đoạt xe ô tô tải để anh Cương lái về Cao Bằng nhưng không thành. Chúng tôi lách theo đồi núi ít người để đi, hôm đến xã Lương Thượng (Ngân Sơn) trời tối vào ngủ nhờ một nhà dân ở hẻo lánh trước kia anh Khai Lạc có trọ qua và biết. Đội bị lộ vì đêm trọ này, ở Ngân Sơn địch cũng khủng bố ráo riết, bắt cách mạng và cả buôn lậu, chúng bắt dân khai báo khách trọ rất chặt chẽ, vậy là chủ nhà đi trình báo. Sáng hôm sau có bọn tuần đinh mang súng kíp đến gác nhà cấm người ra vào. Một lúc sau có tên chánh tổng to béo để ria mép đến để kiểm tra căn cước, chúng nghi chúng tôi buôn lậu, Sơn Cương định đút tiền cho chánh tổng để nó bỏ qua nhưng nó không nhận. Thấy anh Phùng nháy mắt ra hiệu Sơn Cương bất ngờ rút khẩu pạchoọc giấu trong áo ra bắn vào bụng tên chánh tổng, hắn rống lên và ngã xuống, chúng tôi thoát khỏi vòng vây của bọn tuần đinh ra khỏi làng nhảy xuống mấy thửa ruộng bậc thang vừa đi vừa bắn trả địch, anh Kính bắn chết tên tuần đinh cản đường. Thực ra bọn địch bị bất ngờ vì chúng tôi ra tay trước, chúng tôi tản đội hình men theo khe và rút lên các sườn đồi có địch án ngữ, đi một lúc gặp một toán phục kích, một phát súng kíp nổ, anh Phùng bị thương vào đầu. Chúng tôi tính cấp cứu anh Phùng nên ném quả lựu đạn mỏ vịt vào tốp địch nhưng quả lựu đạn thối không nổ, vũ khí ít, địch đuổi gấp, chúng tôi đành đau xót tiếp tục rút, chỗ anh Phùng bị nạn sau này chúng tôi biết là Khau Gạu (đồi con Cú). Đội tiếp tục lách vòng vây, hai hôm sau anh Huy mệt tính ẩn trong rừng để nghỉ, chúng tôi động viên anh cố đi để thoát khỏi bọn tuần đinh biết nghề săn bắn, hẹn gặp nhau ở đèo Bele (đèo Cao Bắc). Đến Bele gặp 3 tên tuần đinh trên taluy đường, anh Kính nổ súng vào bọn chúng, thật oái oăm, đạn nổ nhưng đầu đạn không thoát ra khỏi nòng được. Nhưng nhờ phát súng dũng cảm này mà bọn địch bỏ chạy về hướng Ngân Sơn và ngày hôm đó chúng cấm dân buôn muối Cao Bằng xuống Ngân Sơn mua muối. Tôi tìm mang đôi sọt không, lẫn vào dân buôn muối ngược về phía Cao Bằng, đến chỗ hẹn gặp một số anh em trong nhà dân lẫn cùng dân buôn muối, đợi rất lâu không thấy anh Huy đến, chúng tôi nghĩ anh đã gặp nạn, về sau được biết anh bị bắt ở vùng gần Bó Lài, địch đưa anh về giam ở nhà pha Cao Bằng, có gặp và nói chuyện với đồng chí Lê Mới, một chiến sĩ cách mạng cùng bị giam ở đấy. Anh Huy mất trong trại giam Cao Bằng vì đi tả. Tôi về đến Cao Bằng ngày 12 tháng 7 âm lịch năm 1941. Như vậy cuộc chiến đấu vượt vây vô cùng gian khổ và hiểm nguy của đoàn chúng tôi từ Bắc Sơn về Cao Bằng mất 20 ngày và rất xúc động chứng kiến tinh thần chỉ huy quả cảm và hi sinh anh dũng của anh Phùng Chí Kiên và anh Huy. 64 năm đã qua, nhưng ký ức cuộc chiến đấu vượt vây dũng cảm của đội công tác vũ trang như vừa mới ngày nào, vô cùng thương nhớ vì phải vĩnh biệt anh Phùng và anh Huy, những cán bộ cốt cán của Đảng ta khi còn gian khó đã chiến đấu và hi sinh anh dũng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trân trọng những đức tính cao đẹp và công lao to lớn của các đồng chí đối với Tổ quốc. (Theo lời kể của cụ Lô Quang Thành, lão thành cách mạng, chứng nhân đội công tác Bắc Sơn cùng đồng chí Phùng Chí Kiên, năm nay 90 tuổi, ngụ tại làng Cốc Lại xã Bình Long, Hoà An, Cao Bằng).

Tôi đã đọc bài Phùng Chí Kiên hi sinh như thế nào của tác giả Trần Trọng Thơ trong tập san Xưa và Nay số 244, tháng 9 năm 2005. Qua tư liệu các nhân chứng lão thành thì sự việc xảy ra ban ngày, hôm anh Phùng hy sinh cũng là ngày đội công tác bắn tên chánh tổng và tên tuần đinh, có lẽ báo cáo bọn mật thám nói có 3 người Tàu trong đội và thu được thẻ đảng và tài liệu thống kê đảng viên của anh Phùng là không chính xác, vì lúc đó không có thẻ đảng, tổ chức quy định bảo mật tài liệu rất nghiêm, ngay nội bộ đảng viên cũng ít biết nhau, chỉ có cấp nhất định mới được biết, kết nạp đảng rất bí mật, chỉ làm lễ thông báo quyết định kết nạp của cấp trên, ai chuyển đi nơi khác công tác phải phải kết nạp lại nên có đảng viên kết nạp mấy lần và cũng không được tính tuổi đảng liên tục, còn cán bộ Trung Quốc có lẽ là suy luận nhầm lẫn của mật thám. Sau khi anh Phùng bị nạn về sau có điều kiện xác minh: anh bị thương, địch khiêng về huyện lỵ Ngân Sơn, đến chỗ nghỉ anh vẫy bọn lính vào để nói chuyện tuyên truyền cách mạng và bị tên xã đoàn dùng báng súng sát hại. Nếu bọn mật thám bắt được và biết anh là ai thì chúng còn giam để khai thác. Còn lúc đó địch thường thưởng cho bọn tay sai hạ sát được chiến sĩ cách mạng là muối, ở Việt Bắc khi đó, để khủng bố cách mạng chúng dùng hình thức dã man đem bêu thủ cấp để uy hiếp. Trong đợt vượt vây, cụ Thành không hiểu sao chúng không báo cáo về trường hợp anh Huy bị bắt ở Bắc Kạn lại về giam ở Cao Bằng (thực sự đội công tác mất hai đồng chí nhưng địch chỉ báo cáo một đồng chí là anh Phùng?) qua đó ta có thể thấy nếu chỉ dựa vào báo cáo của mật thám thì chưa đủ, mà cần có thêm tài liệu để kiểm chứng.

(Nguồn: Tạp chí Xưa và Nay, số 249, tháng 12 năm 2005, tr. 7-8).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM