Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:15:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: PHÙNG CHÍ KIÊN ... Nhà chính trị, quân sự song toàn  (Đọc 3958 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 12:10:24 pm »


*

*         *

Huống chi, Nguyễn Vĩ còn được tắm gội trong truyền thống đấu tranh quật cường của xứ ở Hồng Lam, xứ sở lèn hai vai sông Bùng. Người xứ Nghệ luôn đứng đầu sóng ngọn gió trong những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Cắp giáo non sông, họ hiên ngang khảng khái khi vung gươm chính nghĩa diệt quân cướp nước. Không nói xa và cũng không nói rộng, chỉ từ đầu thế kỷ XV lại đây tại Diễn Châu thôi: Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh ở Lam Sơn, Thanh Hoá. Mùa thu năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn kéo vào Nghệ An. Sau "Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật" ở Châu Nga, Quỳ Châu là "Thành Trà Long trúc chẻ tro bay'' ở Con Cuông, rồi 2 trận lừng lẫy nữa ở Anh Sơn là Khả Lưu và Bồ Ải. Đại thắng, Lê Lợi kéo nghĩa quân về đóng đại bản doanh ở núi Thiên Nhẫn, phái Đinh Lễ đem 1.000 nghĩa quân về đóng ở Đông Đình (Yên Thành) để khống chế vùng bắc Nghệ An và tiến vây thành Đông Luỹ, hay còn gọi thành Diễn Châu, thành Trài (nay ở xã Diễn Phong và Diễn Hồng) sát xã Diễn Yên. Khi Đinh Lễ cho nghĩa quân vây thành Diễn Châu, dân làng Cẩm Bào và nhiều làng khác ở Diễn Châu đã có nhiều công trong việc bảo vệ, nuôi dưỡng nghĩa quân và cho con em tham gia nghĩa quân để không chỉ bao vây thành dã mà còn đánh tan đoàn quân tiếp việc của Trương Hùng từ Tây Đô vào, cứu nguy cho quân Minh trong thành Diễn Châu. Đại thắng, Lê Lợi tặng cho làng cái áo Cẩm Bào để làm kỷ niệm. Dân làng rất tự hào về kỳ tích của mình và biết ơn ân sủng của nhà vua, nên đã đặt tên làng là Cẩm Bào. Tinh thần làng Cẩm Bào tham gia với nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh còn âm hưởng về sau qua bài ca dao:

Quê tôi ở đất Cẩm Bào,
Ai muốn đánh giặc thì vào quê tôi.
Ăn trầu thì nhớ lấy vôi,
Ai muốn đánh giặc nhớ thời vua Lê.


Sự kiện lịch sử ấy ở ngay quê hương chắc thời thơ ấu, Nguyễn Vĩ đã nghe ông bà hoặc người già trong làng, trong vùng kể lại.

Rồi chắc Nguyễn Vĩ cũng biết, cũng được nghe kể lại, năm 1789, theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống, vua Càn Long nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem quân tiến vào Thăng Long để giúp Lê Chiêu Thống giữ vững cơ đồ, nhưng thực sự là muốn nhân cơ hội ấy chiếm nước ta. Được tin, Nguyễn Huệ đang ở Huế lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung rồi thống lĩnh đại quân 5 vạn người ra Bắc. Vua dừng lại ở Lam Thành Sơn 10 ngày để tuyển thêm 5 vạn quân. 10 ngày tuyển được 5 vạn quân tinh nhuệ để đưa vào đạo trung quân cũng là một kỳ tích. Trước hết là do lòng yêu nước của nhân dân nhưng do vua Quang Trung biết cách tuyển quân từ các lò võ, lò vật,... Mà lò võ, lò vật ở đâu nhiều bằng ở Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Dân gian còn truyền tụng các lò vật, lò võ ở Diễn Châu như: Vạn Phần, Đông Xương, Hướng Dương, Hậu Luật, Nho Lâm, Thư Phủ, Bút Trận, Trung Phường, Thanh Bích, Thừa Sủng,... tất cả võ sinh đều tham gia đoàn quân Bắc tiến dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung để tiêu diệt 29 vạn quân Thanh. Nghe sự kiện lịch sử ấy, tâm can Nguyễn Vĩ chắc cũng nao nức tinh thần chống Pháp.

Gần hơn có lẽ là từ ngày Tây sang, chúng chiếm Nam Bộ, Bắc Bộ rồi kinh thành Huế cũng thất thủ. Vua Hàm Nghi xuất bôn, hạ Chiếu Cần Vương. Dải đất xứ Nghệ từ Đèo Ngang cho đến Khe Nước Lạnh, cả miền xuôi lẫn miền ngược, chỗ nào cũng hừng hực, cũng rầm rậy khí thế "Bình Tây phục quốc" của những người có chí mạnh tâm hùng. Hà Tĩnh có Đình nguyên Phan Đình Phùng, Nghệ An có tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn. Nguyễn Xuân Ôn, người làng Quần Phương, nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu. Phụng chỉ Cần Vương, tề cờ ra quân, dưới trướng của vị Nho tướng này, nghĩa sĩ có vài nghìn, tuỳ tướng có các ông đề, ông tán, có dốc binh, đốc chiến, lãnh binh, tác vi, suất đội, v.v... Nghĩa quân cần Vương đã chiến đấu nhiều trận ở Tây Khê, ở Đồn Si, Thừa Sủng, Đồng Mờm, Yên Lý, v.v..., gần làng Nguyễn Vĩ và nhiều nơi khác ở phía bắc Nghệ An. Tuy bị thất bại, trống mõ Cần Vương không còn rỗ rã trong các đình làng, các điếm canh hay trên các đường quan ải,... song hình ảnh các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Xuân Ôn, Trần Quang Diệm, Đinh Nhật Tân, v.v..., của các ông đề, ông lãnh, ông tác, ông đốc như: Đoàn Giáp, Đốc Thân, Đốc Nhoạn, Đề Niên, Lãnh Ngợi, Đề Vinh, Lãnh Từ, Tác Xe, Đốc Thọ, Đốc Đạo, v.v..., vẫn tươi rói, vẫn đẹp đẽ trong con mắt người dân Diễn Châu. Gia tộc Nguyễn Vĩ thế nào cũng có người nghĩa sĩ của Nguyễn Xuân Ôn.

Như vậy, xuất thân trong một gia đình nông dân có học ít nhiều chữ Nho, chữ Quốc ngữ, tuổi trẻ Nguyễn Vĩ sống cũng như một số thanh thiếu niên khác, vừa được đi học vừa lao động giúp đỡ gia đình. Song với trí thông minh hơn người, nghị lực lớn lao và lòng yêu nước nảy nở rất sớm, lớn lên được tắm gội trong truyền thống đấu tranh quật cường của xứ sở và các hoạt động yêu nước của các sĩ phu trong Hội Duy Tân tại xứ sở, rồi được sự dìu dắt, giúp đỡ của đồng chí Lê Hữu Lập và Nguyễn Năng Tựu, Nguyễn Vĩ đã vượt lên tư tưởng của các sĩ phu Đông Du, Duy Tân; xuất dương sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện do Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tổ chức để đến với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và qua quá trình hoạt động, năm 1936 trở thành Ủy viên Thường vụ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sự hình thành một lãnh tụ cách mạng như Nguyễn Vĩ - Phùng Chí Kiên bao giờ cũng là sự kết tinh từ một nguồn gốc văn hoá. Văn hoá vùng núi Hồng, sông Lam nói chung, vùng núi Hai Vai sông Bùng nói riêng với các nhóm người đến cư trú, với các lớp sóng phế hưng của nó ở cái đất xưa kia là trấn địa, là trang trại này. Từ nền văn hoá bản địa ấy, người xứ Nghệ còn được tiếp cận hai luồng văn hoá vĩ đại, của Trung Quốc từ phía Bắc tràn xuống và của Ấn Độ tràn lên mà không mất bản sắc, sắc thái văn hoá, mất bản lĩnh của mình. Rồi khi tiếp cận với văn hoá phương Tây cũng vậy. Những điều chúng tôi trình bày ở những trang trên đều là văn hoá. Rồi văn hoá hữu thể, văn hoá vô thể, văn hoá tâm linh mà chủ yếu là văn học cả bác học và dân gian của quê hương, của phủ Diễn, của xứ Nghệ, của Việt Nam, Nguyễn Vĩ đều mang trong máu, trong hơi thở. Nhưng như Phan Bội Châu ở đầu thế kỷ XX, như Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Tản Anh,... từ những năm 20 trở về sau, Nguyễn Vĩ còn được tiếp cận văn hoá quốc tế mà chủ yếu là văn hoá của Trung Quốc, văn hoá của Liên Xô cũ tức châu Âu.

Tóm lại, tinh hoa văn hoá của gia đình, quê hương, của lèn Hai Vai sông Bùng, của núi Hồng, sông Lam, của Việt Nam, của bốn bể năm châu đã hồi quy, tích tụ trong con người giàu lòng yêu nước, thức thời, nhạy bén Nguyễn Vĩ để Nguyễn Vĩ trở thành Phùng Chí Kiên như chúng tôi đã trình bày. Nguyễn Vĩ - Phùng Chí Kiên là niềm tự hào của Việt Nam, của xứ Nghệ, của Diễn Châu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 12:23:11 pm »


PHÙNG CHÍ KIÊN VÀ BAN CHỈ HUY Ở NGOÀI
ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG

PGS, TS NGUYỄN VĂN NHẬT*

Phùng Chí Kiên, Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, có phần lớn thời gian hoạt động ở nước ngoài trong Ban Chỉ huy ở ngoài, một tổ chức có vai trò như Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở trong nước. Cùng với Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên có vai trò rất lớn đối với tổ chức này nói riêng, đối với Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương nói chung.

1. Như chúng ta đã biết, ngay sau khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam, mà cụ thể và nổi bật là phong trào Xô-viết - Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của tổ chức cộng sản, của phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp, gây tổn thất lớn cho Đảng và quần chúng cách mạng. Trong hai tháng 4 và 5 năm 1931, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng lần lượt bị thực dân Pháp bắt. Ngay cả Nguyễn Ái Quốc cũng bị cảnh sát Anh bắt giữ tại Hồng Kông tháng 6 năm 1931. Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Hội nghị lần thứ nhất (10.1930) bầu ra, không còn tồn tại nữa. Đây là một tổn thất lớn cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Cách mạng Việt Nam sau khủng bố trắng của thực dân Pháp năm 1930-1931 rơi vào giai đoạn thoái trào.

Quan tâm đến việc khôi phục Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản cử Lê Hồng Phong và Trần Đình Long về Đông Dương tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng1. Về đến Trung Quốc, Lê Hồng Phong chắp nối liên lạc với các nơi trong nước, chuẩn bị điều kiện để tái lập Ban Chấp hành ương Đảng. Tháng 12 năm 1932, Lê Hồng Phong chắp nối với Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn thành lập một tổ công tác ở Long Châu để gây dựng tổ chức Đảng ở Cao Bằng, Lạng Sơn.

Đầu năm 1932, khi biết ở Đông Dương không còn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc tế Cộng sản quyết định thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương để lãnh đạo công tác của Đảng. Hà Huy Tập được Quốc tế Cộng sản cử mang Nghị quyết của Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản về việc thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài Đảng Cộng sản Đông Dương đến Trung Quốc truyền đạt và cùng Lê Hồng Phong xúc tiến thành lập cơ quan này.

Tháng 3 năm 1934, tại Ma Cao, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt họp thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương gồm 3 người do Lê Hồng Phong làm Thư ký, Hà Huy Tập phụ trách công tác tuyên truyền cổ động, Nguyễn Văn Dựt phụ trách thanh tra2.

Tháng 6 năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài họp, có thêm đại biểu từ Đảng Cộng sản Xiêm (tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương tại Thái Lan), ra nghị quyết về vấn đề tổ chức, quyền hạn của Ban Chỉ huy ở ngoài. Về quyền hạn, Ban Chỉ huy ở ngoài là đại diện cho Đảng trong quan hệ và liên lạc với Quốc tế Cộng sản, chỉ đạo đường lối chung của Trung ương Đảng, cử đại diện tham gia công tác và kiểm tra toàn bộ công tác của các cấp ủy trong Xứ. Trong trường hợp Ban Chấp hành Trung ương bị vỡ, Ban Chỉ huy ở ngoài có thể thay thế Trung ương lãnh đạo các tổ chức Đảng trong nước. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy ở ngoài lúc này là xuất bản Tạp chí Bônsêvíc, cơ quan lý luận của Đảng, tổ chức các khóa học cho đảng viên3. Do Ban Chấp hành Trung ương ở trong nước tan vỡ, hội nghị chủ trương "Ban Chỉ huy ở ngoài giữ vai trò là người lãnh đạo tổ chức, sẽ tổ chức lại cơ quan lãnh đạo Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương"4.

Sau hội nghị, Ban Chỉ huy ở ngoài bắt liên lạc với các cơ sở trong nước và cử các thành viên về nước để xây dựng, thành lập các xứ ủy và chuẩn bị cho Đại hội Đảng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1934, Quốc tế Cộng sản chỉ thị cho Ban chỉ huy ở ngoài, quy định Ban Chỉ huy ở ngoài là "một cơ quan lâm thời, tồn tại song song với Trung ương, nhưng có nhiệm vụ đặc biệt", liên lạc giữa Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương với Quốc tế Cộng sản và các đảng anh em khác; đào tạo cán bộ Đảng cho xứ Đông Dương, xuất bản Tạp chí Bônsêvíc...5

Tháng 3 năm 1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương được tiến hành tại Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đại hội còn đồng tình với Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài và coi Ban Chỉ huy ở ngoài "là cơ quan cao hơn Ban Trung ương, chỉ chịu quyền chỉ đạo của đại biểu Đảng Đại hội và Quốc tế Cộng sản"6. Tuy nhiên, trong Điều lệ Đảng (điều 36) quy định: "Trong khoảng hai lần đại hội, Trung ương là cơ quan cao nhất của Đảng, lãnh đạo công tác toàn Đảng"7.

Như vậy, Ban Chỉ huy ở ngoài, từ khi thành lập (1934) đến khi giải thể (1941), có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng Đảng, với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, mặc dù tổ chức này có những lúc mâu thuẫn với Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở trong nước.
___________________________________________
* Viện trưởng Viện sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 391.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 402.
3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 176, 110.
5, 6, 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 518, 110, 126.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 12:26:21 pm »


2. Cuối 1934, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Phương Đông, Phùng Chí Kiên trở về Hồng Kông tham gia vào Ban Chỉ huy ở ngoài.

Cũng trong thời gian này, Ban Chỉ huy ở ngoài tiến hành triệu tập đại biểu các xứ để tham dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng. Nguyễn Văn Dựt trở về Nam Kỳ hoạt động. Đầu tháng 2 năm 1935, Lê Hồng Phong dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương sang Mátxcơva dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Phùng Chí Kiên cùng Hà Huy Tập đảm nhận công việc của Ban Chỉ huy ở ngoài, cùng một số đồng chí khác chuẩn bị cho Đại hội Đảng.

Tại Đại hội đại biểu Đảng lần thứ nhất, Phùng Chí Kiên và Hà Huy Tập là đại biểu chính thức, do Hà Huy Tập chủ trì. Nguyễn Ái Quốc và Lê Hồng Phong, đại biểu cho Quốc tế Cộng sản và Ban Chỉ huy ở ngoài được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương1.

Do sự đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp, đến tháng 9 năm 1935, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương bị tan vỡ. Ban Chỉ huy ở ngoài lúc này gồm Hà Huy Tập và Phùng Chí Kiên đã "thực hiện chức năng của Ban Trung ương và lãnh đạo toàn Đảng"2. Tuy vậy, Ban Chỉ huy ở ngoài chỉ có ba người, các mối liên lạc bị cắt đứt, tài chính thiếu thốn, địch khủng bố ác liệt..., do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong công tác. Ban Chỉ huy ở ngoài phải chuyển trụ sở từ Ma Cao đến Quảng Đông rồi Quảng Tây, tạm đình xuất bản Tạp chí Bônsêvíc và tờ báo L'Unite. Phạm vi hoạt động của Ban Chỉ huy ở ngoài kiêm Ban Chấp hành Trung ương chỉ bó hẹp trong khu vực miền núi phía bắc Bắc Kỳ, chủ yếu là Cao Bằng, Lạng Sơn. Hoạt động của Ban Chỉ huy ở ngoài đối với các tổ chức Đảng trong nước chỉ đơn giản là nhận các báo cáo và ra các chỉ thị đã được mã hóa.

Nhận thức được hạn chế của mình, đầu năm 1936, Ban Chỉ huy ở ngoài đã báo cáo Quốc tế Cộng sản chủ trương triệu tập Hội nghị Đảng để tái lập Ban Chấp hành Trung ương nhằm "tự đảm nhận việc lãnh đạo hoạt động trong xứ".

Đầu năm 1936, đồng chí Lê Hồng Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, về Trung Quốc bắt liên lạc với Ban Chỉ huy ở ngoài. Ngày 26 tháng 7 năm 1936, tại Thượng Hải (Trung Quốc), Lê Hồng Phong cùng Hà Huy Tập và Phùng Chí Kiên tổ chức cuộc họp quán triệt và vận dụng chủ trương của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản vào tình hình cách mạng Đông Dương. Hội nghị quyết định lập lại Ban Chấp hành Trung ương, phân công đồng chí Hà Huy Tập về Sài Gòn khôi phục liên lạc, tổ chức Ban Chấp hành Trung ương của Đảng. Ngày 12 tháng 10 năm 1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Nam Kỳ. Ngày 30 tháng 10 năm 1936, Ban Chỉ huy ở ngoài ban hành tài liệu "Chung quanh vấn đề chính sách mới", chỉ ra phương thức hoạt động của Đảng là theo cách "liên lạc bí mật với công khai", "hết sức thu nạp đảng viên và củng cố hàng ngũ".

Ngày 13 và ngày 14 tháng 3 năm 1937, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị mở rộng tại Nam Kỳ. Đồng chí Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư.

Sau khi Hà Huy Tập về nước lãnh đạo Ban Chấp hành Trung ương, mâu thuẫn giữa Ban Chỉ huy ở ngoài và Ban Chấp hành Trung ương trong nước bắt đầu nảy sinh, chủ yếu là quan điểm và phương pháp tổ chức. Từ chỗ bất đồng quan điểm, hai cơ quan đã viết sách báo công kích lẫn nhau, phủ nhận vai trò của nhau, gây tác hại đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và ảnh hưởng đến công tác tổ chức của Đảng.

Giữa năm 1937, Ban Chỉ huy ở ngoài cử 3 cán bộ, trong đó có Phùng Chí Kiên, Nguyễn Thị Minh Khai về nước hoạt động.

Trong các ngày từ ngày 25 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm 1937, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị mở rộng tại Bà Điểm, Hóc Môn - Gia Định. Phùng Chí Kiên tham dự Hội nghị và được bầu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng. Ngày 4 tháng 9 năm 1937, Ban Chấp hành Trung ương họp cử ra Ban Thường vụ. Phùng Chí Kiên cùng bốn đồng chí khác là Hà Huy Tập, Nguyễn Chí Diểu, Võ Văn Tần, Nguyễn Văn Cừ được cử vào Ban Thường vụ, do Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư.

Ngày 10 tháng 10 năm 1937, Lê Hồng Phong về Sài Gòn hoạt động. Phùng Chí Kiên được cử quay lại Trung Quốc phụ trách Ban Chỉ huy ở ngoài. Thời gian này, do gặp khó khăn về tài chính và nhân sự, việc đưa đón cán bộ sang Liên Xô học tập cũng không còn vì các trường đào tạo của Quốc tế Cộng sản giải thể, cho nên Ban Chỉ huy ở ngoài tồn tại là để duy trì mối liên lạc giữa Đảng ta với quốc tế.

Ban Chỉ huy ở ngoài đóng trụ sở tại số nhà 71 phố Đại Nam (Hồng Kông), giữ mối liên lạc thường xuyên với Chi bộ Vân Quý ở Côn Minh. Ban Chỉ huy ở ngoài vẫn giữ mối quan hệ với các Đảng Cộng sản vùng Viễn Đông, nhất là Ban Phương Nam thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đầu năm 1939, sau khi cơ quan Ban Chỉ huy ở ngoài bị cảnh sát Hồng Kông lục soát, Phùng Chí Kiên đến Côn Minh, bắt liên lạc với Chi bộ Vân Quý, lập ra "Hải ngoại chỉ huy ban" để tiếp tục nhiệm vụ của Ban Chỉ huy ở ngoài.

Hải ngoại chỉ huy ban và Chi bộ Vân Quý trở thành cơ sở để Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc và chuẩn bị các điều kiện trở về nước hoạt động.

Giữa năm 1940, thông qua hai tổ chức này, Nguyễn Ái Quốc đã gặp được đại diện Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và chỉ thị chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc của Đảng. Và từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã được tổ chức tại Pắc Bó, Cao Bằng dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Phùng Chí Kiên tham dự hội nghị với tư cách là đại biểu của Hải ngoại chỉ huy ban. Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, trong đó Phùng Chí Kiên được bầu là Ủy viên chính thức.
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương chính thức được thành lập. Từ đây "Hải ngoại chỉ huy ban" không còn tồn tại nữa. Phùng Chí Kiên được Trung ương phân công lãnh đạo lực lượng du kích Bắc Sơn - Võ Nhai cho đến khi hy sinh tại Khau Pàn (Ngân Sơn, Bắc Kạn), ngày 22 tháng 8 năm 1941.

Như vậy, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Hội nghị lần thứ nhất (10.1930) bầu ra, không còn tồn tại do bị thực dân Pháp đàn áp, Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập ở ngoài nước một tổ chức để lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tổ chức mang tên Ban Chỉ huy ở ngoài.

Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 3 năm 1934, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập có nhiệm vụ như Ban Chấp hành Trung ương. Từ Đại hội lần thứ nhất (3.1935), Đảng Cộng sản Đông Dương có hai cơ quan lãnh đạo là Ban Chỉ huy ở ngoài và Ban Chấp hành Trung ương ở trong nước. Sự tồn tại hai cơ quan này với những cơ chế hoạt động không chặt chẽ và rõ ràng đã làm nảy sinh bất đồng trong giới lãnh đạo của Đảng, nhất là từ tháng 10 năm 1936 đến tháng 3 năm 1938.

Tuy vậy, trong điều kiện Ban Chấp hành Trung ương ở trong nước luôn bị thực dân Pháp đánh phá, tan rã rồi tái lập, rồi bị đàn áp, Ban Chỉ huy ở ngoài có vai trò rất quan trọng, là đầu mối liên lạc giữa phong trào cách mạng trong nước với Quốc tế Cộng sản, xuất bản các báo chí hướng dẫn đường lối cách mạng và sau này là cơ sở liên lạc giữa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với phong trào cách mạng trong nước.

Trong Ban Chỉ huy ở ngoài, Phùng Chí Kiên là một trong ba cán bộ lãnh đạo của ban. Khi Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập về nước, Phùng Chí Kiên là người chỉ huy cao nhất của ban. Với tư cách là Ủy viên Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương trực tiếp phụ trách công tác của Ban Chỉ huy ở ngoài, Phùng Chí Kiên đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng cơ sở trong những năm cách mạng Việt Nam gặp khó khăn nhất.
_____________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 6, Sđd, tr. 302.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 5, 2000, Sđd, tr. 364.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 02:38:57 pm »


PHÙNG CHÍ KIÊN - MỘT CHIẾN SĨ CỘNG SẢN QUỐC TẾ KIÊN CƯỜNG CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Đại tá, PGS, TS NGUYỄN MẠNH HÀ*


Khi tìm hiểu về con người đặc biệt Phùng Chí Kiên, một trong số ít những lãnh tụ của Đảng như Hồ Chí Minh, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong... có cuộc đời hoạt động bôn ba khắp đó đây, trong nước cũng như ngoài nước, tôi thấy ông có điểm nổi bật rất thú vị, rất đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng và tôn vinh. Đó là vai trò của một chiến sĩ cộng sản quốc tế hoạt động không biết mệt mỏi.

Các tham luận tại cuộc hội thảo này đều đã đề cập khá kỹ thân thế, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Phùng Chí Kiên. Trong bài này, tôi đi sâu phân tích vai trò và sứ mệnh của một chiến sĩ cộng sản quốc tế trong con người ông.

Là một thanh niên hoạt bát, thông tuệ, được gia đình cho học hết tiểu học, lớn lên trên quê hương có truyền thống yêu nước, cách mạng, Phùng Chí Kiên luôn đau đáu ý tưởng phải làm một cái gì đó cho nước, cho dân, trong cảnh đất nước đang lầm than dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Chính vì thế mà khi có người của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) về địa phương đưa người sang học, ông đã hăng hái lên đường, mặc dù đã có gia đình riêng.

Tháng 10 năm 1926, ông tham dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu. Lớp huấn luyện nhận được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và một số chuyên gia quân sự Liên Xô công tác tại Trường quân sự Hoàng Phố. Một số cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc tham gia giảng bài, cho lớp huấn luyện có Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân, Trần Diên Niên, Trương Thái Lôi, Bành Bái... Chuyên gia Liên Xô có Bliukhe (tức Galen), Páplốp, Primacôp... Những bài học vỡ lòng về chủ nghĩa Mác - Lênin, về Quốc tế Cộng sản, về phong trào công nhân quốc tế, về con đường cách mạng vô sản, về con đường cách mạng Việt Nam... đã giúp ông định hình hướng đi của cuộc đời, từ một người thanh niên yêu nước đến với cách mạng vô sản, đến với chủ nghĩa quốc tế của Lênin.

Tiếp sau lớp huấn luyện chính trị, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với sự giúp đỡ của Chu Ân Lai, lúc này là Ủy viên Thường vụ Khu ủy Lưỡng Quảng, phụ trách công tác quân sự, đang giữ chức Chủ nhiệm Ban Chính trị Trường quân sự Hoàng Phố, vốn là người quen biết cũ khi còn hoạt động ở Pari lựa chọn cùng một số đồng chí khác như Lê Hồng Phong, Lê Thiết Hùng, Trương Vân Lĩnh, Nguyễn Sơn, Lê Quốc Vọng, Võ Hồng Anh, Lê Quảng Đạt, Đào Chính Nam... gửi vào học Trường Quân sự Hoàng Phố của Chính phủ Tôn Trung Sơn. Ông được nhà trường và cố vấn quân sự Liên Xô nhận xét: "Qua học tập và rèn luyện, đồng chí Phùng Chí Kiên tỏ rõ là người có năng lực chỉ huy về quân sự". Bạn cùng học với ông là Đào Chính Nam (tức Đào Ngọc Tuấn), nêu cảm tưởng: "Trong thời gian học tôi được đồng chí Nguyễn Sơn và đồng chí Phùng Chí Kiên giúp đỡ rất nhiều nên phần nhận thức cách mạng có tiến bộ".

Tuy nhiên, quá trình học tập của ông và các đồng chí bị dang dở do lực lượng phái hữu trong Quốc dân đảng Trung Quốc, đứng đầu là Tưởng Giới Thạch, đã trở mặt, chống lại các chính sách của Tôn Trung Sơn, thực hiện các cuộc đàn áp đẫm máu những người cộng sản và trí thức yêu nước Trung Quốc. Trường Quân sự Hoàng Phố cũng bị đóng cửa (8.1927). Như vậy, trong 3 năm tồn tại, Trường Quân sự Hoàng Phố đào tạo được 5 khoá. "Trong suốt thời gian đó đã có những đồng chí Việt Nam vượt qua muôn trùng nguy hiểm tới trường tham gia vào sinh hoạt của trường, làm tăng lực lượng quân sự và uy tín của trường. Đánh giá về các học viên Việt Nam học tại đây, đồng chí Trêrêpanốp, một chuyên gia Liên Xô giảng dạy tại trường, cho biết: "Trong số các học viên của chúng tôi có khoảng 30 người Việt Nam. Họ rất nghiêm chỉnh, cần cù lao động, dốc hết sức để học tập bởi vì họ biết rằng, để giành chính quyền về tay công nông phải cầm lấy vũ khí chiến đấu và chỉ có tri thức quân sự mới giúp họ bảo vệ cách mạng khỏi thù trong giặc ngoài".

Như vậy, với việc học tại Trường Quân sự Hoàng Phố, Phùng Chí Kiên đã bước đầu được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm và điều kiện để trở thành một nhà quân sự cách mạng, một chiến sĩ quốc tế. Đúng như vậy, sau khi thôi học tại Hoàng Phố, Phùng Chí Kiên và các đồng chí của ông, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo, đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Trung Quốc: "Ai nấy tùy theo điều kiện và khả năng của mình hăng hái tham gia guồng máy khởi nghĩa để chiến đấu chống thù chung, nêu cao tinh thần quốc tế vô sản".

Ngày 11 tháng 12 năm 1927, Phùng Chí Kiên và các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Quốc Vọng, Nguyễn Sơn, Lý Tự Trọng, Lý Phương Đức... tham gia cuộc, khởi nghĩa Quảng Châu do Ban Chấp hành tỉnh ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, do so sánh lực lượng bất lợi cho những người khởi nghĩa nên cuộc khởi nghĩa bị lực lượng của Tưởng Giỏi Thạch đàn áp. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Quân cách mạng rút về xây dựng khu Xôviết ở hai huyện Hải Phong, Lục Phong. Tại đây, do có khả năng chỉ huy quân sự, Phùng Chí Kiên được các đồng chí Trung Quốc tín nhiệm bổ nhiệm làm Liên trưởng (tức Đại đội trưởng). Sau đó, theo một số tài liệu, đồng chí còn đảm nhiệm các chức vụ trong quân đội cách mạng Trung Quốc như Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 Hồng quân Đông Giang (thời kỳ Lý Lập Tam), Chính trị viên Tiểu đoàn độc lập. Sau khi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (12.1929), đồng chí từng giữ cương vị Bí thư chi bộ Đảng, Đảng ủy viên Trung đoàn. Theo hồ sơ của mật thám Pháp: năm 1930, Phùng Chí Kiên được chỉ định dạy lý luận chính trị cho tân binh (của Hồng quân), nhưng chỉ trong 3 tháng rồi lại xin trở lại quân đội. Đồng chí đã tham dự hàng chục trận chiến đấu với quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đã bị thương 2 lần... Đồng chí đã nêu một tấm gương sáng về chịu đựng gian khổ, kiên trì bảo vệ chân lý và thành quả cách mạng, nhiều lần được phía bạn biếu dương, từng được Đại hội đại biểu Xô-viết toàn quốc lần thứ ba nước Cộng hoà Xô-viết Trung Hoa bầu là Ủy viên chấp hành Xô-viết Trung ương. Có thể nói, bên cạnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người từng giữ cấp bậc Thiẽu tá trong Bát lộ quân với bí danh là Hồ Quang, bên cạnh Nguyễn Sơn, người được mệnh danh là "Lưỡng quốc tướng quân", tham gia cuộc Vạn lý trường chinh dài hai vạn năm nghìn dặm (12.000km) của Hồng quân công nông Trung Quốc từ căn cứ ở vùng đông nam lên khu vực Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ ở phía tây bắc Trung Quốc. Nguyễn Văn Luận (quê huyện miền núi Tuyên Hoá, Quảng Bình, người cũng từng tham gia cuộc Vạn lý trường chinh, sau này là một trong số 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân), thì Phùng Chí Kiên là một người Việt Nam đã có những tham gia, đóng góp đáng kể cho sự trưởng thành, lớn mạnh của Hồng quân công nông, của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc sau này. Tư cách, tầm vóc của một chiến sĩ quốc tế vô sản đã thể hiện rõ ở đồng chí Phùng Chí Kiên.

Có tài liệu nói đồng chí Phùng Chí Kiên cũng tham gia cuộc Vạn lý trường chinh của Hồng quân công nông Trung Quốc, điều này cần tìm hiểu thêm. Nhưng theo tôi, việc này khó xảy ra vì trong thời gian diễn ra cuộc Vạn lý trường chinh (từ 10.1934 đến 10.1936), đồng chí Kiên được Quốc tế Cộng sản cử về công tác tại Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hồng Kông và cùng với đồng chí Hà Huy Tập chuẩn bị văn kiện cho Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao, tháng 3 năm 1935. Đến ngày 26 tháng 7 năm 1936, đồng chí Phùng Chí Kiên còn có cuộc họp với các đồng chí Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập tại Thượng Hải (Trung Quốc) để quán triệt và vận dụng chủ trương của Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản vào tình hình cách mạng Đông Dương.
______________________________________
* Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 02:39:47 pm »


Cuối năm 1930, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đầu năm 1931, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giới thiệu sang học tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva. Đây là trường đào tạo những cán bộ cho các dân tộc bị đế quốc, thực dân áp bức. Trên đường sang Liên Xô, tới Mãn Châu, đồng chí Phùng Chí Kiên và người cùng đi là Trần Ngọc Diệm bị cảnh sát Trung Quốc bắt. Sau khi bị giam giữ gần 1 năm (từ 3.1931 đến 1.1932), được thả ra, đồng chí cùng với Trần Ngọc Diệm tiếp tục tìm đường sang Mátxcơva vào học tại Trường Đại học Phương Đông.

Một lần nữa, cơ hội tiếp thu tri thức về cách mạng vô sản, về phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc... rộng mở trước Phùng Chí Kiên. Tranh thủ thời gian, đồng chí ngày đêm học tập lý luận, trau dồi kiến thức, trở thành học viên xuất sắc của nhà trường. Nữ đồng chí Riblina, cán bộ Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, trong "Bản nhận xét về tư cách đạo đức" ngày 22 tháng 11 năm 1933 về Phùng Chí Kiên (tức Kan) có ghi: "Có khả năng lớn về công tác, năng động, trình độ chính trị cao, kết quả học tập nói chung tốt...".

Tốt nghiệp Trường Đại học Phương Đông, cuối năm 1934, Phùng Chí Kiên được Quốc tế Cộng sản giới thiệu về Hồng Kông tham gia Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương, Phùng Chí Kiên được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, tham gia Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Sau Đại hội I, đồng chí vẫn công tác tại Ban Chỉ huy ở ngoài (còn gọi là Ban lãnh đạo Hải ngoại). Thời kỳ này, thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp những người cộng sản, những người yêu nước, hầu hết các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương ở trong nước bị địch bắt, giam cầm, thủ tiêu. Hoạt động của Ban chỉ huy ở ngoài cũng gặp vô vàn khó khăn vì liên lạc với trong nước bị đứt đoạn, không có tài chính để hoạt động. Ban Chỉ huy ở ngoài, để tránh bị khủng bố, phải liên tục chuyển trụ sở từ Ma Cao đến Quảng Đông, Quảng Tây. Cơ quan ngôn luận của Ban là Tạp chí Bônsêvích và tờ báo L’Unite phải tạm thời đình bản.

Tuy vậy, Phùng Chí Kiên và các đồng chí vẫn kiên trì hoạt động. Trong báo cáo của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi Quốc tế Cộng sản ngày 5 tháng 4 năm 1938 có đoạn: "Kan (Phùng Chí Kiên) ở Tàu, cốt để duy trì đường giao thông ở Ngoại quốc... đồng chí Kan không có tiền, mà chúng tôi thì không có tiền gửi ra giúp, nên phải bơ vơ ở ngoài. Nếu các đồng chí không gửi tiền cho chúng tôi để chúng tôi đưa học sinh sang châu Âu hoặc qua Tàu thì cơ quan ở Tàu thủ tiêu hẳn đi, để cho Kan về trong xứ làm việc...

Các đồng chí.

1. Đảng của chúng tôi còn trong hoàn cảnh hoàn toàn bí mật, một mặt Ban Chỉ huy ở ngoài đã thủ tiêu. Hiện nay chỉ để Kan ở ngoài phụ trách liên lạc với đảng Xiêm rất khó khăn, trở ngại, còn đảng Tàu hiện nay đã gần được công khai, nên các đồng chí giao cho họ liên lạc với đảng Xiêm thì tiện cho cả chúng tôi...

2. Chúng tôi mong rằng các đồng chí cho chúng tôi chính thức liên lạc với đảng Tàu. Chúng tôi ở đây có liên lạc trực tiếp với Nam ủy của đảng Tàu.

3. Từ nay, những tài liệu, chỉ thị tin cho Đảng chúng tôi có thể gửi qua Trung ương Đảng Tàu đưa về, Nam ủy chuyển liên lạc với Nam ủy của đảng Tàu...".

Từ báo cáo trên có thể thấy, Ban Chỉ huy ở ngoài còn có một chức năng quan trọng là duy trì mối liên lạc giữa Đảng ta với các đảng bạn và với Quốc tế Cộng sản, mà Phùng Chí Kiên là một trong những người chịu trách nhiệm chính. Đồng chí là người thông thạo ba ngoại ngữ tiếng Trung, tiếng Nga và cả tiếng Pháp, nên tiến hành công việc của một cán bộ phụ trách công tác đối ngoại của Đảng ta rất hiệu quả. Chính vì thế, trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, cách mạng nước ta vẫn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các đảng cộng sản và Quốc tế Cộng sản. Có được điều đó là vì đồng chí luôn nhận thức một cách sâu sắc rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít, không thể tách rời của cách mạng thế giới.

Ý thức của một chiến sĩ cộng sản quốc tế còn được thể hiện rất rõ qua việc sau khi từ Sài Gòn trở lại Trung Quốc tham gia Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng, đồng chí Phùng Chí Kiên đã tích cực vận động và lãnh đạo Việt kiều tham gia cuộc vận động ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật. Do hoạt động này mà đồng chí bị cảnh sát Hồng Kông theo dõi, khám xét, bắt giam ngày 23 tháng 10 năm 1936. Tuy nhiên, do không đưa ra được chứng cứ buộc tội cụ thể, nên sau 2 tháng bị giam giữ, cảnh sát Hồng Kông phải trả tự do cho đồng chí nhưng trục xuất đồng chí ra khỏi Hồng Kông.

Rời Hồng Kông, đồng chí Phùng Chí Kiên đến thị trấn Sán Đầu của tỉnh Quảng Đông, rồi chuyển tới Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam. Tại đây, đồng chí đã cùng các bạn chiến đấu vừa củng cố hoạt động của Ban Chỉ huy ở ngoài, xuất bản tờ báo Đồng Thanh, vừa tổ chức lập Hội Việt Nam ủng hộ nhân dân Trung Hoa đánh Nhật.

Là người tích cực, năng nổ trong công việc và có thời gian dài sống trên đất nước Trung Quốc, nên sau khi được gặp lại lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Côn Minh, đồng chí Phùng Chí Kiên đã báo cáo với Người về hoạt động của Ban Chỉ huy ở ngoài và thực hiện gợi ý của Người về việc đổi tên tờ báo, tiếp tục mở rộng và nâng cao tính đấu tranh hợp pháp của Hội Việt Nam ủng hộ nhân dân Trung Hoa đánh Nhật. Đồng chí còn tổ chức đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến công tác ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Vân Nam, nơi có cơ sở của Đảng ta. Đồng thời, đồng chí còn cùng với các đồng chí trong Ban Chỉ huy ở ngoài tổ chức đấu tranh phá kế hoạch của Việt gian thân Quốc dân đảng Trung Hoa định đưa quân đội của Tưởng Giới Thạch nhảy vào Việt Nam khi tình hình trong nước Việt Nam đang có sự chuyển biến, thực dân Pháp đang hoang mang vì nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng và phát xít Nhật cũng đang có kế hoạch "nhập Việt".

Có thể nói, cho đến khi cùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí khác về Cao Bằng vào ngày 28 tháng 1 năm 1941 để lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, đồng chí Phùng Chí Kiên đã chứng tỏ là một chiến sĩ cộng sản quốc tế kiên cường, hoạt động không mệt mỏi, với tinh thần quốc tế, tinh thần cách mạng vô sản, để thúc đẩy phong trào cách mạng của Việt Nam và các nước trong khu vực phát triển. Có được vai trò quan trọng và được thừa nhận là một người chiến sĩ cộng sản quốc tế kiên cường như thế, ngoài tố chất thông minh, can đảm, khả năng tổ chức... theo chúng tôi là do đồng chí Kiên có được và được thừa hưởng những yếu tố dưới đây:

- Đồng chí được sinh ra ở một vùng đất có truyền thống cách mạng, được gia đình tạo điều kiện cho ăn học nên đã sớm nhận thức và tiếp thu được tri thức, tư tưởng yêu nước và đã được tổ chức tạo điều kiện để phát huy những lợi thế ưu việt đó.

- Đồng chí đã sớm được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, cùng quê hương Nghệ An, chú ý bồi dưỡng, giáo dục, được bố trí học ở những trường đào tạo chính quy về quân sự, chính trị. Có thể nói, đồng chí Phùng Chí Kiên là một trong những cán bộ được đào tạo cơ bản nhất, từ rất sớm, của cách mạng Việt Nam về cả quân sự và chính trị. Chính "vốn liếng đó", cộng với việc thông thạo tới 3 ngoại ngữ, đã giúp cho đồng chí Phùng Chí Kiên thực hiện và phát huy được tài năng, sở trường của mình trong hoạt động cách mạng, làm tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Bên cạnh việc được đào tạo cơ bản, điều có ý nghĩa quyết định chính là môi trường và thực tế trải qua nhiều vị trí công tác, hoạt động trên nhiều địa bàn ở Trung Quốc, Liên Xô, lại luôn được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dìu dắt, chỉ bảo trực tiếp, đã giúp cho đồng chí ngày càng hoàn thiện vai trò, nhiệm vụ của một chiến sĩ quốc tế cộng sản của cách mạng Việt Nam.

Đồng chí Phùng Chí Kiên từ một con người yêu nước đã đến với cách mạng, đến với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Lòng yêu nước đã trở thành nguồn năng lượng chính hun đúc nên tinh thần quốc tế vô sản. Được đào tạo qua trường lớp, đồng chí càng nhận thức rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít, không thể tách rời của cách mạng vô sản toàn thế giới. Được tiếp xúc với các đồng chí cách mạng Trung Quốc, Liên Xô, đồng chí Phùng Chí Kiên học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích và nhận thấy vai trò cách mạng to lớn, quan trọng của hai nước này không chỉ đối với cách mạng Việt Nam, mà đối với cả phong trào cách mạng thế giới. Đây cũng là cơ sở của tình đoàn kết quốc tế mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng đã sớm nhận thãy trong những năm tháng hoạt động ở nước ngoài và truyền đạt thêm cho đồng chí Phùng Chí Kiên.

Với cương vị là một học viên, rồi quân nhân, cán bộ chỉ huy, thành viên Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng nhiều năm, đồng chí Phùng Chí Kiên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu, trong hoạt động tuyên truyền, tổ chức vận động quần chúng, gây cơ sở cách mạng trong khi thực hiện những nhiệm vụ quốc tế của Đảng. Những kinh nghiệm hoạt động, chiến đấu đó đã làm nên một nhà cách mạng tiền bối, một chiến sĩ cộng sản quốc tế kiên cường của Đảng ta mang tên Phùng Chí Kiên.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 03:30:51 pm »


PHÙNG CHÍ KIÊN
VỚI NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 8 (5.1941)
CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Đại tá, PGS, TS HỒ KHANG*


Mảnh đất thân yêu thuộc địa phận xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cách đây 107 năm đã sinh ra Phùng Chí Kiên (1901), nhà cách mạng tiền bối, người chiến sĩ cộng sản kiên trung của phong trào giải phóng dân tộc và là người tiêu biểu cho tinh thần bất khuất Việt Nam.

Sinh ra dưới thời kỳ Pháp thuộc, ở vùng quê kiên cường giàu truyền thống yêu nước Nghệ An, trước cảnh nước mất, nhà tan với nhiệt tâm yêu nước nồng nàn, cũng như bao người dân đất Việt, Phùng Chí Kiên đã tìm đến với cách mạng. Là con một nông dân nghèo, thấm đậm nỗi niềm của người dân mất nước Phùng Chí Kiên thời niên thiếu đã sớm phải từ bỏ niềm đam mê học tập của mình (mới học xong sơ học yếu lược), để tham gia cách mạng, cứu dân cứu nước. Cuộc đời đồng chí Phùng Chí Kiên tuy ngắn ngủi nhưng đối với nhân dân, đối với cách mạng, với nước là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần cách mạng tiến công, ý chí kiên cường quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do cho Tổ quốc.

Năm 1925, hoà chung các phong trào đấu tranh yêu nước nổ ra rầm rộ của công nhân, học sinh, sinh viên, đồng chí đã tham gia phong trào vận động, ủng hộ quyên góp kinh phí đưa thanh niên ưu tú sang Quảng Châu huấn luyện chính trị của Tổng hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Năm 1926, đồng chí Phùng Chí Kiên được Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nghệ Tĩnh giới thiệu sang Quảng Châu tham gia lớp huấn luyện chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Qua huấn luyện chính trị, Nguyễn Ái Quốc cũng như các cố vấn quân sự của Liên Xô và Trung Quốc đều nhận thấy ở Phùng Chí Kiên có đầu óc biệt tài về quân sự và kỹ thuật nên đã quyết định chọn ông cùng các đồng chí khác như Lê Thiết Hùng, Trương Vân Lĩnh, Lê Hồng Phong vào đào tạo tại Trường Quân sự Hoàng Phố. Năm 1927, Trường Quân sự Hoàng Phố phải đóng cửa do Tưởng Giới Thạch bội ước chống lại cuộc cách mạng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Phùng Chí Kiên cùng nhiều cán bộ cách mạng Việt Nam gia nhập Hồng quân công nông Trung Hoa tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu. Với cương vị là Đại đội trưởng, Phùng Chí Kiên đã khẳng định được là một cán bộ chỉ huy quân sự xuất sắc và trở thành tấm gương sáng trong Hồng quân công nông ở vùng Hải Phong, Lục Phong. Tháng 2 năm 1931, một lần nữa Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định tinh thần và khả năng hoạt động quân sự của Phùng Chí Kiên nên đã giới thiệu cho Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản sang học Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Dưới bí danh là Kan, Phùng Chí Kiên được Quốc tế Cộng sản chấp thuận học khoá 1932-1934, tại Đại học Phương Đông.

Sau khi mãn khoá học, trong bản nhận xét ghi ngày 22 tháng 11 năm 1933 của Trường Đại học Phương Đông về đồng chí Phùng Chí Kiên có ghi: "có khả năng lớn về công tác, năng động, trình độ chính trị cao, trình độ học tập nói chung tốt..."1. Năm 1934, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Phương Đông, Quốc tế Cộng sản phái đồng chí Phùng Chí Kiên về hoạt động trong Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương. Là cán bộ vừa được đào tạo một cách chính quy về quân sự và kỹ thuật điện nên đồng chí được phân công phụ trách ban này. Tháng 6 năm 1934, Phùng Chí Kiên tham gia Hội nghị của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng. Hội nghị nhấn mạnh, nhiệm vụ cấp bách lúc đó của cách mạng Việt Nam là nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu của Đảng. Sau đó, đồng chí Phùng Chí Kiên cùng Hà Huy Tập và các đồng chí khác đã tiến hành dự thảo các văn kiện chuẩn bị cho Đại hội Đảng. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội Đảng lần thứ nhất (họp ở Ma Cao Trung Quốc). Đại hội thông qua các nghị quyết về đường lối cách mạng, các mặt công tác chuẩn bị bước sang thời kỳ đấu tranh mới, trong đó có Nghị quyết về Đội tự vệ. Nghị quyết còn xác định: "Bản chất chính trị của Đội tự vệ, nguyên tắc xây dựng, tổ chức biên chế trang bị, cách huấn luyện...2. Đây là những quan điểm đầu tiên nhưng rất cơ bản của Đảng ta về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành tư tưởng quân sự của Đảng, tạo điều kiện để hoàn chỉnh và phát triển tiếp những năm sau này. Tại đại hội, đồng chí Phùng Chí Kiên được tín cử vào Ban Chấp hành Trung ương.

Đầu năm 1940, Nguyễn Ái Quốc về đến Côn Minh (Trung Quốc) bắt liên lạc với Ban hải ngoại của Đảng. Tháng 6 năm 1940, ở chính quốc Pháp thua Đức, Nguyễn Ái Quốc nhận định đây là cơ hội thuận lợi cho cách mạng nước ta và Người quyết định chuẩn bị về nước. Người phân tích: "Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng"3. Tháng 12 năm 1940, sau khi nghe đồng chí Hoàng Văn Thụ báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương và tình hình cách mạng trong nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ thị cho đồng chí Hoàng Văn Thụ về nước cùng Ban Chấp hành Trung ương lâm thời chuẩn bị Hội nghị Trung ương lần thứ 8.

Ở trong nước các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương lúc bấy giờ tuy thất bại nhưng đã gây tiếng vang lớn báo hiệu một khí thế mới cho phong trào cách mạng Việt Nam. Tại Quảng Tây, đồng chí Phùng Chí Kiên dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp được hơn 40 Việt kiều yêu nước đào tạo họ thành những cán bộ cốt cán đưa về Cao Bằng xây dựng căn cứ và phong trào cách mạng. Qua tìm hiểu, Người đánh giá cao vị trí Cao Bằng. Người nói: "Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra nhiều triển vọng lớn lao cho cách mạng ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ"4. Nguyễn Ái Quốc đã đặt vấn đề phải xây dựng căn cứ địa cách mạng làm điểm tựa ban đầu để xây dựng lực lượng và làm bàn đạp cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong khi đó, Trung ương Đảng cũng chủ trương xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Do yêu cầu tất yếu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta sẽ được kết liễu bằng cuộc khởi nghĩa vũ trang, nên hai khu căn cứ địa ra đời là một đòi hỏi tất yếu.
________________________________________
* Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
1. Đỗ Quang Hưng, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 6, 2001, tr. 19.
2. Việt Nam thế kỷ XX - những sự kiện quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 65-66.
3. Hồi ký của Vũ Anh, Đầu nguồn - hồi ký về Bác Hồ, Nxb Văn học, Hà Nội, 1975, tr. 234. 
4. Hồ Chí Minh - biên niên tiểu sử, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 112.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 03:35:35 pm »


Ngày 28 tháng 2 năm 1941, đồng chí Phùng Chí Kiên cùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt biên giới về Cao Bằng - hang Pắc Bó hoạt động, về Cao Bằng đồng chí Phùng Chí Kiên được phân công phụ trách huấn luyện chính trị cho các cán bộ địa phương. Đây là lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh đầu tiên của nước ta. Đồng chí đã nghiên cứu và biên soạn cuốn Con đường cách mạng dân tộc giải phóng làm giáo trình giảng dạy. Sau khóa huấn luyện, các cán bộ tỏa đi khắp các huyện Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình, tiến hành xây dựng Mặt trận Việt Minh. Đó là những cơ sở đầu tiên của căn cứ địa Cao Bằng để sau này mở rộng khắp địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Trước bối cảnh của tình hình thế giới và trong nước có lợi cho cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5.1941) tại Cao Bằng. Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng vạch ra từ hai hội nghị Trung ương trước đó. Nhờ có uy tín, tài tổ chức và sự lãnh đạo sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc, một phong trào cứu nước được dấy lên thu hút các tầng lớp nhân dân rộng khắp toàn quốc. Nghị quyết của Đảng đã biến thành sức mạnh của quần chúng, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử cho cách mạng Việt Nam.

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã giải quyết sáng tỏ về mặt lý luận mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp; đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến để phù hợp với đặc điểm cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta lúc này là đánh đuổi đế quốc, giành độc lập dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến, ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước và phải phục vụ cho nhiệm vụ chính là chống đế quốc. Nghị quyết còn nêu rõ, lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử tồn vong của quốc gia dân tộc. Trên tinh thần đó, theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh đoàn kết tất cả giai cấp, tầng lớp dân tộc thành một lực lượng chính trị to lớn.

Có thể nói, tư tưởng đại đoàn dân tộc của Hồ Chí Minh, lần đầu tiên được nêu trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, đến lúc này đã trở thành hiện thực, tạo thành sức mạnh vô địch, nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hội nghị nhấn mạnh phải dùng khởi nghĩa vũ trang, muốn vậy phải coi việc chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ta lúc bấy giờ. Hội nghị còn lường định trước khi nổ ra khởi nghĩa đồng loạt nếu có điều kiện có thể lãnh đạo khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi để mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn hơn để giành thắng lợi hoàn toàn.

Để chuẩn bị lực lượng, bên cạnh việc xây dựng Mặt trận Việt Minh là lực lượng chính trị to lớn, cơ bản, Hội nghị còn quyết định xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai do Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Sau hội nghị, Trung ương bổ sung cho căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai nhiều cán bộ chính trị, quân sự trong đó có ủy viên Trung ương Đảng Phùng Chí Kiên. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 "đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, từ đấu tranh chính trị tiến lên đấu tranh vũ trang"1 và chuyển hình thức tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt cho khởi nghĩa vũ trang trong cả nước giành chính quyền về tay nhân dân. Như vậy, với tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo Hội nghị Trung ương lần thứ 8 dưới sự chỉ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo cả về chủ trương đường lối, phương pháp và tổ chức lực lượng.

Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở các địa phương, trọng tâm là Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng, được đẩy mạnh. Tại căn cứ Bắc Sơn, mặc dù bị địch khủng bố, đàn áp gắt gao. Đội du kích Bắc Sơn dựa vào dân được nhân dân ủng hộ giúp đỡ vẫn tích cực luyện tập quân sự, chính trị, củng cố khu căn cứ về mọi mặt. Tháng 6 năm 1941, đoàn cán bộ cao cấp của Đảng gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt và một số cán bộ tăng cường cho Bắc Sơn - Võ Nhai. Từ Pắc Bó trở về Bắc Sơn. Ở Lân Táy, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã gặp gỡ Ban chỉ huy đội du kích Bắc Sơn nắm tình hình và truyền đạt chủ trương của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 về việc củng cố, chấn chỉnh đội du kích và xây dựng khu căn cứ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Đây là lần học tập đầu tiên về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng trong lực lượng vũ trang cách mạng của ta.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang đồng thời phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn cách mạng mới, đội du kích Bắc Sơn đã được đổi tên thành Đội cứu quốc quân Bắc Sơn. Đây là Trung đội Cứu quốc quân 1 do đồng chí Phùng Chí Kiên, Ủy viên Trung ương Đảng làm Chỉ huy trưởng, Lương Văn Tri - Chỉ huy phó2, Chu Văn Tấn - Chính trị viên. Ban chỉ huy Cứu quốc quân 1 đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng phổ biến những quyết nghị, chủ trương chính sách của Đảng và chương trình hành động của Việt Minh. Đồng chí Phùng Chí Kiên truyền đạt những kiến thức cơ bản về quân sự, nhất là về chiến thuật du kích cho toàn thể cán bộ tham dự để khi trở về địa phương họ tiếp tục phổ biến cho tự vệ và quần chúng cách mạng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Bắc Sơn, thực dân Pháp tăng cường lực lượng tay sai phản động người địa phương theo dõi, nắm tình hình phong trào cách mạng, cũng như các hoạt động của Cứu quốc quân, hòng đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng của nhân dân ta.

Tháng 7 năm 1941, sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, thực dân Pháp huy động 4.0003 quân mở cuộc tiến công càn quét vào khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Địch tập trung lực lượng tiến từ Lạng Sơn xuống, từ Thái Nguyên lên và từ Bắc Giang sang khép chặt vòng vây ở hai huyện Hữu Lũng và Yên Thế. Từ phía Lạng Sơn, lực lượng lính khố xanh mở các cuộc càn quét, triệt hạ một số làng bản ở các xã Vũ Lăng, Tân Lập. Từ phía Thái Nguyên, một trung đội lính khố xanh do Boóc-đi-ê đồn trưởng đồn Đình Cả chỉ huy mở cuộc càn quét vào các làng Khuôn Khát, Bản Ít cửa ngõ của Ban chỉ huy Cứu quốc quân 1 ở Khuổi Nọi. Trước tình hình địch truy lùng ráo riết, các đồng chí Trung ương quyết định phân công đồng chí Phùng Chí Kiên cùng đồng chí Lương Văn Tri ở lại chỉ huy Trung đội Cứu quốc quân 1 làm nòng cốt cùng đồng bào Bắc Sơn chống địch càn quét khủng bố. Còn các đồng chí Trung ương rút khỏi vòng vây của địch về khu an toàn miền xuôi.

Trước cuộc tiến công mãnh liệt của địch vào khu căn cứ, các chiến sĩ Cứu quốc quân đã chiến đấu anh dũng, gây cho địch một số thiệt hại. Đứng trước tình thế nghiêm trọng đó, Ban chỉ huy Cứu quốc quân chủ trương rút hai tiểu đội ra khỏi Bắc Sơn lên vùng biên giới phía Bắc duy trì lực lượng, xây dựng căn cứ. Còn một tiểu đội quốc quân bí mật ở lại Bắc Sơn hoạt động chống địch khủng bố, duy trì căn cứ cách mạng.

Tháng 8 năm 1941, lực lượng Cứu quốc quân rút khỏi căn cứ Bắc Sơn chia làm hai cánh phá vòng vây của địch, rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng. Cánh thứ nhất gồm các đồng chí Hoàng Văn Thái, Đặng Văn Cáp, Dương Công Bình, Hoàng Văn Hán, Hoàng Như Ý do đồng chí Hoàng Văn Thái và Đặng Văn Cáp chỉ huy. Cánh thứ hai gồm các đồng chí Phùng Chí Kiên, Lương Văn Tri, Hà Khai Lạc, Bế Sơn Cương... do đồng chí Phùng Chí Kiên, Lương Văn Tri chỉ huy rút khỏi Khuổi Nọi lên Na Rì, Ngân Sơn (Bắc Kạn) để lên căn cứ địa cách mạng Cao Bằng. Ngày 19 tháng 8, khi cánh quân đến Pò Kép thuộc châu Na Rì thì bị địch phục kích. Các chiến sĩ Cứu quốc quân đã nhanh chóng đánh trả địch, diệt một tên, bắn bị thương một số tên rồi tiếp tục hành quân. Nhưng quân địch ở đồn Ngân Sơn đã huy động lực lượng truy kích chặn các ngả đường lên Cao Bằng. Ngày 22 tháng 8 năm 1941, khi đến làng Khau Pàn, châu Ngân Sơn, Cứu quốc quân bị địch phục kích và tổn thất nặng. Đồng chí Phùng Chí Kiên hy sinh. Đồng chí Lương Văn Tri bị thương nặng, bị địch bắt và mất trong nhà tù sau gần một tháng giam cầm. Đây là một tổn thất lớn đối với Trung đội Cứu quốc quân 1. Tuy nhiên quân thù không thể tiêu diệt được tinh thần chiến đấu của Cứu quốc quân, không thể dập tắt được phong trào cách mạng của nhân dân ta. Nhận được tin này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Ban Chấp hành Trung ương Đảng vô cùng thương tiếc và đau xót. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Nhà nước ta đã truy phong quân hàm cấp tướng cho đồng chí Phùng Chí Kiên, người phụ trách quân sự đầu tiên, vị chỉ huy Cứu quốc quân 1.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cách mạng Việt Nam đã vượt qua những chặng đường đầy gian khổ thử thách và đã giành được những thắng lợi vẻ vang. Bốn mươi tuổi đời, độ tuổi đầy nhiệt huyết đấu tranh của đời người, Phùng Chí Kiên đã cống hiến cho cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và sự ra đời của Đội Cứu quốc quân - cái vốn quân sự ban đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng chí xứng đáng là một trong những vị "khai quốc công thần" của quân đội ta, đã góp phần viết nên những trang sử chói ngời trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc trong những tháng năm đó.
______________________________________________
1. Việt Nam thế kỷ XX - những sự kiện quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 93.
2, 3. Việt Nam thế kỷ XX - những sự kiện quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 94.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 03:44:38 pm »


PHÙNG CHÍ KIÊN NHỮNG THÁNG NGÀY Ở PẮC BÓ

Đại tá, TS TRẦN NGỌC LONG*


Cuộc đời hoạt động cách mạng của Phùng Chí Kiên tuy ngắn ngủi và còn ngắn ngủi hơn so với sự khởi phát của lực lượng vũ trang cách mạng, nhưng trước, sau, người đời vẫn luôn coi ông là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, một nhà quân sự tài ba.

Lâu nay, trong sự hiểu biết của nhiều người, tên tuổi Phùng Chí Kiên gắn liền với Đội Cứu quốc quân 1, với Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương ở Ma Cao; với vai trò một trong những yếu nhân của Ban Chỉ huy ở ngoài Đảng Cộng sản Đông Dương, bên cạnh những tên tuổi lớn như Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập... Những năm gần đây, qua nguồn tư liệu của kho lưu trữ Quốc tế Cộng sản (Lưu trữ Lịch sử hiện đại Liên bang Nga), người ta hiểu thêm về quãng đời sôi động của ông ở Trường Quân chính Hoàng Phố và Trường Đại học Phương Đông. Quá trình học tập, Phùng Chí Kiên được đánh giá là một "thanh niên có đầu óc quân sự và kỹ thuật", "có khả năng lớn về công tác, năng động..."1, một con người "dốc hết sức để học tập bởi biết rằng để giành chính quyền về tay công nông, phải cầm lấy vũ khí chiến đấu và chỉ có tri thức quân sự mới có thể làm được điều đó"2. Các tài liệu của Sở mật thám Đông Dương cũng phần nào cho thấy vai trò cũng như hoạt động có tầm ảnh hưởng to lớn của Phùng Chí Kiên ở hải ngoại, cũng như ở trong nước.

Nhãn quan và tư duy quân sự của Phùng Chí Kiên bộc lộ từ rất sớm, đặc biệt là từ khi ông còn ngồi trên ghế Trường Quân sự Hoàng Phố, sau đó là gia nhập quân cách mạng và tham gia khởi nghĩa Quảng Châu; rồi dưới mái Trường Đại học Phương Đông. Ảnh hưởng và uy tín của Phùng Chí Kiên không chỉ bộc lộ ở hải ngoại mà còn cả ở trong nước. Tại một lớp đào tạo cán bộ ngắn ngày ở Soi Mít (nơi mà Trung ương vừa di chuyển từ Đình Bảng lên), khi bàn luận vấn đề "phải Việt Nam hoá chương trình huấn luyện", "phải cách mạng hoá nội dung huấn luyện", đồng chí Hoàng Văn Thụ (lúc bấy giờ là Ủy viên Trung ương Đảng - phụ trách quân sự) đã không ít lần đăm chiêu và bộc bạch với các cộng sự: "Tiếc rằng kinh nghiệm chiến đấu và chiến thắng của cha ông ta bị mai một! Còn Diên An thì lại ở quá xa... giá mà lúc này đây (cuối 1940, T.G) có anh Phùng Chí Kiên ở nhà...".

Tuy bộc lộ từ rất sớm như vậy, nhưng phải đến khi cùng với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, thì tài năng quân sự của Phùng Chí Kiên mới có dịp toả sáng và đem lại hiệu quả thiết thực. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi (từ ngày trở về nước 28.1 đến lúc hy sinh 22.8.1941), Phùng Chí Kiên đã dốc bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, đem hết tài năng, kinh nghiệm và tri thức, đặc biệt là tri thức quân sự đã tích luỹ được, cống hiến cho việc xây dựng các tổ chức vũ trang. Có thể về mặt lý luận ông chưa kịp để lại (hoặc cũng có thể người đời chưa có dịp tiếp cận) một trước tác hay luận điểm về quân sự đáng kể, song vai trò của Phùng Chí Kiên đối với thành công của Hội nghị Trung ương 8 (19.5.1941); với Đội du kích Bắc Sơn - Trung đội Cứu quốc quân 1 - "cái vốn quân sự ban đầu" của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng sau này, là vô cùng to lớn và đã được lịch sử ghi nhận.

Như nhiều người đã biết, tháng 11 năm 1940, Hội nghị Trung ương họp tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh) đã nhận định một trong những nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Bắc Sơn là do "tổ chức vũ trang không chặt chẽ, thiếu cán bộ quân sự". Điều này đã làm cho Phùng Chí Kiên (lúc này đang ở bên kia biên giới) trăn trở rất nhiều. Chưa hết, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn (27.9.1940 đến 13.1.1941), ở trong nước đã liên tiếp diễn ra 3 sự kiện lớn: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương. Những sự kiện đó cho thấy thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam đã bắt đầu - thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định gấp rút về nước cùng với một số cộng sự, trong đó có Phùng Chí Kiên. Để chuẩn bị cho chuyến trở về quan trọng này, Phùng Chí Kiên đã tháp tùng Nguyễn Ái Quốc khảo sát tình hình, tìm hiểu phong trào quần chúng trên tuyến xe lửa Nghi Lương - Khai Viễn - Hồ Kiều. Bằng nhãn quan của một nhà quân sự, cùng với Trịnh Đông Hải (Vũ Anh), Phùng Chí Kiên đã có những ý kiến phân tích sắc sảo, giúp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có những quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn tuyến đường trở về và chọn đất đứng chân sau khi trở về đất Mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà khi trở về nước, Nguyễn Ái Quốc, Phùng Chí Kiên và một số cán bộ khác đã không đi theo tuyến đường Vân Nam - Hồ Kiều như nhiều người vẫn tưởng, mà đi qua ngả Tĩnh Tây để về Cao Bằng; chọn Tĩnh Tây làm bàn đạp để vào Hà Quảng (Cao Bằng) - nơi trình độ giác ngộ của nhân dân tương đối cao, phong trào cách mạng phát triển mạnh. Chúng ta đều biết rằng, trước ngày Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên trở về Tổ quốc không lâu, các đồng chí Trịnh Đông Hải, Hoàng Sâm, Lê Quảng Ba đã được phái về Cao Bằng trước để "tìm một địa điểm vừa bảo đảm được yêu cầu thật bí mật, vừa có hàng rào quần chúng bảo vệ, lại có đường rút lui". Địa điểm đó chính là hang Cốc Bó, bản Pắc Bó, châu Hà Quảng. Trong thời gian còn lưu lại Tĩnh Tây chờ ngày về nước, Phùng Chí Kiên được Nguyễn Ái Quốc phân công cùng với Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp bồi dưỡng, huấn luyện cho 40 cán bộ con em các dân tộc Cao Bằng vừa từ trong nước vượt biên giới sang.
________________________________________
* Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
1. Bản nhận xét về Kan (tức Phùng Chí Kiên) của Bộ Phương Đông ngày 12 tháng 11 năm 1933, phông 532-1384.
2. Trêrêpanốp, Hồi ký, Tạp chí Phụ nữ Liên Xô, số 2, 1980.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 03:45:23 pm »


Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Phùng Chí Kiên tháp tùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, cùng với số cán bộ cách mạng được huấn luyện tại Trung Quốc vượt cột mốc biên giới 108 trở về đất Mẹ. Sau này, các ông Lê Quảng Ba, Dương Đại Lâm kể rằng, những ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc còn ăn nghỉ ở nhà ông Lý Quốc Súng (còn gọi là Máy Lỳ) là những ngày vô cùng căng thẳng và trăn trở đối với Phùng Chí Kiên. Là trợ thủ số một về quân sự, hơn ai hết, Phùng Chí Kiên đau đáu với các phương án bảo vệ an toàn cho Người, cho cơ quan đầu não của cách mạng, bởi ông biết rằng vùng Lục khu này tuy có hàng rào quần chúng tốt nhưng vẫn còn một số toán thổ phỉ hoạt động và nhan nhản bọn mật thám Nhật - Pháp.

Ngày 8 tháng 2 năm 1941, Phùng Chí Kiên cùng các đồng chí đưa "già Thu" (Bác Hồ) chuyển lên sống và làm việc tại hang Cốc Bó. Để chuẩn bị chỗ ở mới cho Bác, sáng nào Phùng Chí Kiên cũng lên núi sục sạo nghiên cứu địa thế và đường đi lối lại quanh hang Cốc Bó nhằm chủ động đối phó phòng khi có tình huống bất trắc xảy ra. Với con người Phùng Chí Kiên là vậy, đến đâu, dù chỉ là ở tạm đôi ba ngày, ông cũng đặc biệt chú trọng tìm hiểu các yếu tố "địa lợi, nhân hoà" và đặt yêu cầu bí mật, an toàn lên trên hết. Trong thời gian ở Pắc Bó, không ít lần do có động, Phùng Chí Kiên đã đề nghị Bác tạm rời hang Cốc Bó. Có lần thầy, trò phải di chuyển lên Lủng Lạn (cách hang Cốc Bó độ vài trăm mét); rồi sau đó lại chuyển xuống khe Khuổi Nậm...

Hang Cốc Bó tuy an toàn và kiên cố nhưng âm u và ẩm thấp, không thuận lợi cho làm việc. Vì vậy, theo yêu cầu của Bác và qua sự chỉ dẫn của Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên cùng với Thế An đã tìm được một địa điểm bằng phẳng, khá thuận lợi cho Bác làm việc dưới chân núi. Lúc bấy giờ có ý kiến đề xuất nên xuống bản gần đó mượn một chiếc bàn kê để Bác làm việc; song Bác và Phùng Chí Kiên không nhất trí, vì cho rằng làm như vậy sẽ dễ lộ bí mật; bà con mình cực tốt nhưng "tai mắt" mật thám còn quanh đây; chỉ một sơ suất nhỏ có thể làm hỏng cả sự nghiệp lớn. Cũng có ý kiến đề xuất chặt cây đóng xuống làm chân, dùng cành cây dàn đều ra làm mặt bàn cốt để sao cho Bác có thể đặt được một chiếc máy chữ con. Tuy nhiên, sáng kiến này cũng không thành do phía dưới toàn đá cục, cây đóng không xuống. Cuối cùng, Phùng Chí Kiên cùng Lê Quảng Ba, Thế An quyết định kê một chiếc bàn bằng đá để Bác làm việc cho chắc chắn. Phải sục sạo cả buổi sáng họ mới tìm được một phiến đá có mặt tương đối phẳng rồi vần đến cạnh một mỏm đá dùng làm ghế. Một bộ bàn ghế đá trông có vẻ "chông chênh" nhưng chắc chắn và đơn sơ, đã thực sự vừa lòng Bác. Nhìn chiếc bàn đá được kê bên gốc si già, cạnh dòng suối trong xanh, Bác nói với Phùng Chí Kiên và những người cùng đi: "Cái bàn nhìn chông chênh thế mà đúng là bàn thạch đấy!".

Chính chiếc bàn đá đơn sơ ấy cùng với cảnh trí của suối nguồn Pắc Bó đã trở thành nguồn cảm hứng để Bác sáng tác những vần thơ bất hủ:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
.

Những ngày đầu về lại Pắc Bó, bên cạnh việc lo bảo đảm bí mật an toàn cho Bác, Phùng Chí Kiên còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề vũ trang cho du kích để tự vệ. Được sự đồng ý và khích lệ của Bác, Phùng Chí Kiên đã tích cực vận động nhân dân trong vùng, mà trước hết là cán bộ nòng cốt ở địa phương, tham gia phong trào bán trâu, bán ruộng lấy tiền mua vũ khí. Nhờ vậy mà các đội tự vệ chiến đấu xã trong Tổng Lục Khu, bên cạnh những khẩu súng kíp, hoả mai cũ kỹ và lạc hậu, đã được trang bị thêm một số súng của Pháp, Nhật hiện đại hơn. Theo Phùng Chí Kiên, cần phải nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang; ở đâu có Việt Minh, ở đó phải có tự vệ và các đội tự vệ chiến đấu (lúc bấy giờ ở Tổng Lục Khu đã có các tổ chức tự vệ nhưng chưa có đội tự vệ chiến đấu).

Sau 3 tháng tổ chức thí điểm Việt Minh tại ba châu Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình (tháng 2 đến 4.1941), phong trào đã nhanh chóng phát triển rộng khắp với hơn 2.000 hội viên. Các đội tự vệ và tự vệ chiến đấu, các tổ chức xung phong vũ trang... lần lượt ra đời và phát triển. Đặc biệt là Đội tự vệ Cứu quốc - một trong những tổ chức đoàn thể cứu quốc được thai nghén từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên còn ở Tĩnh Tây, đã có thời cơ và có đất phát triển.

Kinh nghiệm và kết quả thí điểm Việt Minh ở Cao Bằng ba tháng đầu năm 1941 là cơ sở thực tiễn quan trọng, góp phần chuẩn bị tích cực cho Hội nghị Trung ương 8 của Đảng.

Và như mọi người đều biết, từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, tại lán Khuổi Nậm (Pắc Bó - Hà Quảng), đã diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hội nghị này đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược cách mạng; vạch ra đường lối và phương pháp giành chính quyền; đề ra nhiều chủ trương và chính sách cụ thể nhằm giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào cách mạng để giành độc lập, tự do.

Với việc đề ra phương hướng tổ chức lực lượng vũ trang cứu quốc, Hội nghị Trung ương 8 cho thấy rõ quan điểm của Đảng về vũ trang quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng đội quân chủ lực. Góp phần hoàn thiện quan điểm đó có dấu ấn của Phùng Chí Kiên.

Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã giao cho Phùng Chí Kiên trọng trách lớn: trực tiếp chỉ đạo khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và chỉ huy Trung đội Cứu quốc quân 1. Cương vị đầy trọng trách mà Đảng và Bác đã tin tưởng trao cho Phùng Chí Kiên chính là sự ghi nhận uy tín cá nhân, tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh và khả năng chỉ huy tài tình của ông.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 04:07:35 pm »


ĐỒNG CHÍ PHÙNG CHÍ KIÊN,
NGƯỜI HỌC TRÒ XUẤT SĂC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

TS CHU ĐỨC TÍNH*
PHẠM THỊ LAI**


Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đã có biết bao nhiêu tấm gương anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh thân mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho lý tưởng vẻ vang của Đảng. Trong số những người con trung hiếu ấy, người có nhiều năm tháng được hoạt động gần gũi bên cạnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hy sinh khi tuổi còn rất trẻ, để lại trong lòng Người niềm tiếc thương vô hạn, nỗi đau xót khôn nguôi, đó là đồng chí Phùng Chí Kiên.

Qua một số tài liệu, sách báo lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng tôi xin được phác họa lại đôi nét về cuộc đời hoạt động của đồng chí Phùng Chí Kiên, mà mỗi bước trưởng thành của đồng chí đều gắn liền với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Đồng chí Phùng Chí Kiên1 sinh ra và lớn lên ở Diễn Châu, Nghệ An, vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Năm 1925, khi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu cử cán bộ về Nghệ An, Hà Tĩnh hoạt động, tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia cách mạng, đồng chí cũng như nhiều thanh niên, học sinh ở đây được giác ngộ và đưa sang Quảng Châu học tập. Tháng 10 năm 1926, Phùng Chí Kiên đến Quảng Châu, được dự lớp huấn luyện chính trị khóa 3, từ cuối năm 1926 đến đầu năm 1927, do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách2. Sau đó, được Người giới thiệu, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, rồi được gửi vào học ở Trường Quân sự Hoàng Phố. Những bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện ở Quảng Châu đã giúp đồng chí cũng như bao thanh niên Việt Nam có hướng đi đúng, vững bước trên con đường cách mạng đầy chông gai, mà không hề nao núng.

Tháng 12 năm 1930, Phùng Chí Kiên đến Hồng Kông gặp Nguyễn Ái Quốc và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 1 năm 1931, theo giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Phùng Chí Kiên cùng hai người nữa được đưa sang Mátxcơva học Trường Đại học Phương Đông, nhưng trên đường đi sang Liên Xô đồng chí đã bị bắt giam gần một năm. Tháng 4 năm 1932, Phùng Chí Kiên lại một lần nữa sang Liên Xô qua ngả phía Bắc Trung Quốc. Đồng chí được vào học tại Trường Đại học Phương Đông, khóa học từ 15 tháng 6 năm 1932 đến 28 tháng 3 năm 1934, thẻ sinh viên số 56903. Trong hai năm học tại Trường Đại học Phương Đông, được tiếp xúc với sinh viên các nước, tham quan thực tế đất nước Liên Xô, được trang bị kiến thức về nguyên lý đấu tranh giai cấp, về việc đoàn kết các dân tộc bị áp bức, đồng chí đã sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới - cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Sau cao trào cách mạng 1930-1931, Đảng Cộng sản Đông Dương bị khủng bố dữ dội. Hàng chục vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng yêu nước bị bắt và giết hại. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và hầu hết các cơ quan Đảng ở địa phương lần lượt bị phá vỡ. Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong cùng một số cán bộ chủ chốt đã bắt tay gây dựng lại tổ chức Đảng. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tháng 3 năm 1934, tại Ma Cao, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, đồng chí Lê Hồng Phong làm Thư ký (Bí thư). Đây là bước phát triển quan trọng trên con đường khôi phục lại tổ chức Đảng, chính vì vậy, Ban Chỉ huy ở ngoài có một vị trí, vai trò rất quan trọng:

"Ban Chỉ huy ở ngoài là đại diện của Đảng trong quan hệ và liên lạc với Quốc tế Cộng sản và các đảng Cộng sản anh em.

Ban Chỉ huy ở ngoài chỉ đạo đường lối chính trị chung của Trung ương Đảng. Ban có quyền cử đại biểu để tham gia công tác và kiểm tra toàn bộ công tác của cấp ủy Đảng trong nước.

Những nghị quyết quan trọng nhất của Trung ương phải được bàn bạc nhất trí với Ban Chỉ huy ở ngoài. Trong trường hợp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương không đồng ý với Ban Chỉ huy ở ngoài, Trung ương có quyền khiếu nại nghị quyết lên Quốc tế Cộng sản. Trước khi Quốc tế Cộng sản quyết định vấn đề tranh cãi thì Trung ương có nhiệm vụ phải thực hiện các chỉ thị của Ban Chỉ huy ở ngoài.

Trong trường hợp Trung ương Đảng bị vỡ và mất liên lạc và để tránh mất sự lãnh đạo thường xuyên, các Xứ ủy Đảng (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên) phải liên lạc với Ban Chỉ huy ở ngoài. Trong trường hợp Trung ương bị vỡ, Ban Chỉ huy ở ngoài có thể thay thế Trung ương lãnh đạo trực tiếp tất cả các tổ chức đảng ở trong nước"4. Ban Chỉ huy ở ngoài còn có nhiệm vụ chuẩn bị triệu tập Đại hội Đảng lần thứ nhất.

Về Trung Quốc tham gia công việc của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng chí đến Thượng Hải tháng 5 năm 1934. Không bắt được liên lạc, đồng chí về Long Châu, Quảng Tây. Ở Long Châu hơn một tháng, đồng chí mới bắt liên lạc được với Lê Hồng Phong. Còn 370 đôla mang theo, đồng chí Phùng Chí Kiên chuyển cho Ban Chỉ huy ở ngoài để gửi sinh viên tới Trường Đại học Phương Đông5. Sau đó đồng chí được đưa về Ma Cao để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.

Chỉ thị của Đông phương Bộ Quốc tế Cộng sản, do Miphơ ký, ngày 20 tháng 12 tháng 1934, ghi: "Kan (tức Phùng Chí Kiên) phải ở lại Trung tâm ở ngoài, để làm việc với Min6 cho đến khi Đông phương Bộ7 tìm được người thay thế đặc biệt"8. Do đặc điểm, tình hình cách mạng Việt Nam lúc đó, Ban Chỉ huy ở ngoài có 5 người (3 người do Quốc tế Cộng sản chỉ định, 2 người do Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ định), trong đó có đồng chí Phùng Chí Kiên.
_________________________________________
* Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.
** Bảo tàng Hồ Chí Minh.
1. A.A. Xôcôlốp, Quốc tế Cộng sản và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, đồng chí Phùng Chí Kiên còn có các tên sau: Kan (tên ở trường Đại học Phương Đông), Nguyễn Vĩ, Nguyễn Ngọc Vĩ (tên khi ở trong nước), Mạnh Văn Liễu (tên khi học Trường Quân sự Hoàng Phố, Trung Quốc), Cam Mi Liệt (tên trong quân đội Trung Quốc), Phùng Chí Kiên, Nguyễn Hào.

Trong bài Đảng ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh, in trong Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 549, đồng chí Phùng Chí Kiên còn có tên là Phùng Tự Do.

2. Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 205.
3. A.A. Xôcôlốp, Quốc tế Cộng sản và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 246.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 176.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quôiíc gia, Hà Nội, 1999, tr. 404.
6. Min: Nguyễn Vĩnh Xuyên, học Trường Đại học Phương Đông năm 1930.
7. Đông Phương bộ Quốc tế Cộng sản thành lập theo quyết định của Chủ tịch đoàn Ban Chấp ủy Quốc tế Cộng sản ngày 24 tháng 3 năm 1926 trên cơ sở Ban Phương Đông của Ban Chấp ủy Quốc tế Cộng sản (Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 4, Sđd, tr. 523).
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 520.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM