Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 07:44:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại thắng mùa xuân 1975 theo những cánh quân thần tốc  (Đọc 5823 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #140 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2022, 07:15:21 am »

Đêm xuống, không khí căng thẳng của một ngày chiến đấu ác liệt chìm vào bóng tối, thỉnh thoảng dăm ba ngọn pháo sáng vút lên rơi rớt xuống đất, tắt ngấm. 

Trong đêm tối, các chiến sĩ tranh thủ củng cố các công sự ở các hẻm phố, các góc nhà. Các đơn vị công binh, vận tải, chuyển đạn, cơm nắm, lương khô cung cấp cho các đơn vị bộ binh trong thị xã và giải quyết thương binh, tử sĩ đưa về tuyến sau. Các chiến sĩ thông tin chắp nối, tu sửa, củng cố lại các hệ thống đường dây đi các hướng. Các cấp ủy, cán bộ chỉ huy tranh thủ hội ý, rút kinh nghiệm, bổ sung các phương án, xốc lại lực lượng, biên chế sắp xếp lại tổ chức ở các mũi, các phân đội. Tất cả đang chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ngày mai.


Trong lúc đó, ở một ngách chiến hào, chiến sĩ mới Nguyễn Đăng Ngô một mình với sáu khẩu súng thu được của địch, ngồi giữ trận địa. Chiều nay, mải truy kích, Ngô bị lạc đơn vị, do đó chỉ còn mình anh trụ lại ở trận địa này.


Bỗng một tiếng rên khe khẽ của ai đó cất lên cách chỗ Ngô không xa. Anh bò đến. Từ dưới công, một tiếng rên nấc lên. Ngô lao xuống cống.

- Ối! Trung đội trưởng Thành!

Cả người Thành đầy máu, đang cựa quậy:

- Khát... Khát!

Gặp Trung đội trưởng chưa kịp mừng, cơn khát của Thành càng làm Ngô đau lòng. "Tìm nước ở đâu đây?" - Chợt Ngô nhớ tới mấy cây chuối non bị pháo tiện đứt lúc chiều. Anh trườn đi và kéo thân cây chuối non còn khét mùi thuốc súng về. Nửa bát nước đọt chuối mà Ngô nhai nhả ra đã làm Thành tỉnh lại:

- Đơn vị đâu cả? Anh em ai còn, ai mất?

- Còn quanh đây cả thôi!

Ngô quyết định đưa trung đội trưởng về tuyến sau. Anh đặt Thành lên lừng và đưa Thành ra khỏi hàng rào, giao Thành cho bộ phận tải thương xong, Nguyễn Đăng Ngô trở lại vị trí chiến đấu.

Sau ngày chiến tranh kết thúc, Phạm Văn Thành gặp lại Nguyễn Đăng Ngô tại Sài Gòn. Thành ôm Ngô, khóc: "Tôi được trở về đội ngũ, được thấy đất nước giải phóng, tôi nhớ ơn Ngô rất nhiều". Ngô khiêm tốn: "Anh trở về đội ngũ là nhờ bệnh viện nhờ đồng đội và chính là ở tinh thần chiến đấu kiên cường của anh".


Cũng đêm 9 tháng 4, ở Đại đội 2 (Tiểu đoàn 17 công binh) vừa đào xong công sự cho sở chỉ huy Sư đoàn thì được lệnh cử một trung đội đi làm nhiệm vụ góp phần giải phóng Xuân Lộc. Cả đại đội vùng dậy, quên cả đói, mệt, cơn buồn ngủ tan đâu mất. Những cánh tay rắn chắc giơ cao xin đi làm nhiệm vụ. Không ai biết nhiệm vụ gì, sống được góp phần vào giải phóng Xuân Lộc là niềm vui lớn nhất đối với chiến sĩ công binh. Tiểu đoàn phải chỉ định ai đi, ai ở mới dàn xếp được.


Trung đội 3 do đại đội trưởng Nguyễn Văn Lý và Trung đội trưởng Phạm Xuân Toại chỉ huy được lệnh lên đường.

Tại Sở chỉ huy Sư đoàn, Trung đội 3 được giao nhiệm vụ áp tải hai xe đạn các loại vào Xuân Lộc, khi trở ra sẽ áp giải tù binh.

Trời tối như bưng, lái xe căng mắt vẫn không đi đúng con đường làm tạm. Chiếc xe tải bò từng bước. Các trận địa pháo của địch vẫn bắn chặn đường. Máy bay địch thỉnh thoảng quẳng vài quả pháo sáng chao đảo trên không. Pháo sáng tắt, màn đêm càng dày đặc.


Luồn lách qua các hẻm phố, vừa đánh địch vừa sục sạo tìm kiếm, Trung đội 3 đã tìm được Tiểu đoàn 5.

Đúng lúc thiếu đạn, bụng đói, được công binh tiếp đạn, cơm nắm, lương khô, các chiến sĩ Tiểu đoàn 5 xúc động rơi nước mắt. Ai cũng hứa quyết tâm tiêu diệt địch để khỏi phụ lòng quan tâm của cả Sư đoàn đối với lực lượng xung kích đang trực tiếp chiến đấu.


5 giờ 27 phút ngày 10 tháng 4, pháo binh ta bắn vào một số mục tiêu còn lại trong thị xã. 5 giờ 47 phút, pháo binh ngừng bắn. Tiểu đoàn 9 hình thành hai mũi tiến công vào Tòa hành chính. Tiểu đoàn 5 phát triển xuống sân bay Cáp Rang. Tiểu đoàn 7 đánh vào Căn cứ Lê Lợi, nơi đồn trú của hai Tiểu đoàn 343 và 367 bảo an.


Đêm 9 tháng 4, địch đã củng cố lại các khu vực trong thị xã. Do đó yếu tố bất ngờ không còn nữa. Địch đã chủ động đối phó ngay khi lực lượng xung kích của ta áp sát hàng rào. Tiểu đoàn 7 đã năm lần tổ chức đột phá vẫn không thủng. Số thương vong ngày một cao. Chính trị viên Tiểu đoàn Nguyễn Hữu Điệt hy sinh. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Huyên tạm cho bộ đội lùi xuống dưới chân đồi và xin Sư đoàn cho pháo binh bắn cấp tập theo hiệu chỉnh của các chiến sĩ bộ binh. Được chiến sĩ bộ binh chỉnh tầm, chỉnh hướng, các trận địa pháo của ta đã phá tung một loạt công sự vòng ngoài, ghìm cứng bọn địch trong các công sự. Căn cứ Lê Lợi chìm trong lửa và khói. Lực lượng xung kích Tiểu đoàn 7 lợi dụng thời cơ phá tung hàng rào. Pháo vừa ngừng, các mũi đột kích đã thọc sâu vào căn cứ. Một trận đánh bằng lựu đạn, lưỡi lê diễn ra ác liệt. Đến 18 giờ, Tiểu đoàn 7 làm chủ chiến trường, đánh thiệt hại nặng hai Tiểu đoàn bảo an 343 và 367.


Ở hướng Tiểu đoàn 9 cũng diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt giữa chiến sĩ ta với Tiểu đoàn 2 (Chiến đoàn 43).

Mờ sáng ngày 10 tháng 4, được chiến đoàn xe tăng 181 chi viện, Tiểu đoàn 2 địch mở đợt phản kích hòng đánh chiếm lại khu vực Nhà thờ và Tòa hành chính. Tiểu đoàn 9 đã giành giật với địch từng ngách phố, căn nhà, từng đoạn hào giao thông nhỏ. Cuộc chiến đấu ở đây không còn là đội hình chiến đấu của đại đội, tiểu đoàn, mà phần lớn là tổ chiến đấu, thậm chí là cá nhân chiến đấu. Mỗi tổ, mỗi ngươi đều tự ghép mình thành từng bộ phận, tự hiệp đồng với nhau, hỗ trợ nhau chiến đấu. Chiến sĩ liên lạc Đại đội 9 Phạm Văn Lái cùng phó đại đội trưởng Đặng Xuân Dần và ba chiến sĩ Trúc, Toại, Hà hình thành một mũi đánh vào một đoạn chiến hào của địch. Để tránh đánh vỗ mặt, Lái xin phép phó đại đội trưởng Dần, dẫn Toại và Hà vòng phía trái, bí mật thọc một mũi vào sau lưng địch. Bị đánh bất ngờ, bọn địch bỏ chạy. Lái đuổi theo. Mải đuổi giặc, Lái thọc quá sâu vào tung thâm, trong lúc đơn vị được lệnh chuyển hướng tiến công, Phạm Văn Lái chỉ có một mình với khẩu AK hết đạn. Lái xác định: Còn một mình cũng đánh, tìm súng địch mà đánh! Lái vớ được khẩu AR15 với băng đạn đầy và hai quả lựu đạn Mỹ. Anh củng cố công sự để chuẩn bị chiến đấu. Từ gốc cao su bên cạnh, ba tên địch mặc áo rằn ri mò lại. Lái im lặng chờ chúng đến thật gần mới tung lựu đạn. Một tên chết tại chỗ, một tên bị thương và tên kia bỏ chạy. Lái cầm khẩu AK đã lắp lê, đuổi theo lao một đường lê. Tên lính bị lưỡi lê xuyên qua lưng, bổ sấp về phía trước.


Trời tối dần. Qua một ngày chiến đấu, đói khát, mệt mỏi, Lái định tìm về đơn vị. Nhưng anh lại nghĩ nhiệm vụ là bảo vệ mục tiêu, không thể bỏ ra được.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #141 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2022, 07:16:42 am »

Đang củng cố vị trí chiến đấu thì có ba bóng người xuất hiện sau một mô đất. Quan sát kỹ, nhận ra ba du kích, Lái cùng với ba du kích lập một tổ chiến đấu.

Sáng hôm sau (11 tháng 4), một đại đội địch mở đợt tiến công, định chiếm lại đoạn hào đã mất. Lái nâng khẩu B.40 của chiến sĩ du kích, lao quả đạn vào đội hình địch, thiêu cháy 14 tên. Bọn sống sót xô nhau chạy. Phạm Văn Lái lại nhảy lên công sự đuổi đánh. Một mảnh đạn M.79 cắm phập vào tay trái của anh, Lái trở về vị trí cũ.


Đang băng vêt thương thì gần chục tên địch lại lò dò tới gần. Lái phân công mục tiêu cho ba chiến sĩ du kích, còn anh dùng quả lựu đạn còn lại, tung vào cụm địch. Mấy tên địch ngã nhào. Đợt phản kích của địch bị tổ của Lái đánh bật ra. Đến 11 giờ, đơn vị vận động đến, cũng là lúc Phạm Vản Lái ngất đi và được đồng đội đưa về trạm phẫu Trung đoàn.


Hơn một ngày chiến đấu trong hòan cảnh một mình một hướng tiến công, độc lập chiến đấu, lấy súng địch tiêu diệt địch, bị thương không rời vị trí, Phạm Văn Lái đã diệt 31 tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, nêu tấm gương chiến đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo, táo bạo tiến công.


Đêm 10 tháng 4 là một đêm đấu pháo quyết liệt. Địch dùng hàng chục trận địa pháo với 86 khẩu đủ loại 105, 155 cùng hàng chục lần máy bay ném bom phá hoại các khu vực đã bị ta đánh chiếm trong hai ngày qua. Chúng phản pháo vào các trận địa pháo của ta, đồng thời bắn chặn các con đường từ hậu cứ dẫn vào thị xã. Máy bay C.130 xổ từng tràng đạn 20 milimét. Chúng định làm thành một hàng rào lửa ngăn chặn, không cho ta tiếp đạn và giải quyết thương binh. Chúng định hủy diệt toàn bộ lực lượng ta còn bám trong thị xã.


Nhưng các Tiểu đoàn 5, 7, 9 vẫn kiên cường bám trụ, vừa củng cố công sự, vừa chuẩn bị tư thế đánh địch phản kích trong ngày mai.

Bốn giờ sáng ngày 11 tháng 4, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho Sư đoàn 341 tổ chức một lực lượng đánh vào sở chỉ huy Chiến đoàn 43 và một lực lượng đánh xuống sân bay Cáp Rang, bắt liên lạc với Sư đoàn 7.

Chiều hôm trước, địch đã dùng trực thăng đổ Lữ dù 1 xuống ấp Tân Phong và lực lượng này đã bao vây Tiểu đoàn 18 (Sư đoàn 7). Địch còn điều Tiểu đoàn 1 (Chiến đoàn 48), Tiểu đoàn 1 (Chiến đoàn 43) và Tiểu đoàn 2 (Chiến đoàn 52), tăng cường giải tỏa vòng ngoài. Mờ sáng ngay 11 tháng 4, lực lượng này đã tổ chức phản kích vào Khu hành chính, Dinh tỉnh trưởng và dọc theo Đường số 1 về phía Tây - Bắc.


Như vậy, nhiệm vụ của Sư đoàn càng nặng nề hơn. Phải vừa đánh địch phản kích, giữ vững các mục tiêu đã đánh chiếm trong hai ngày qua, vừa tổ chức lực lượng hỗ trợ, giải vây, giải quyết khó khăn cho đơn vị bạn.

Sư đoàn trưởng chỉ thị cho Trung đoàn 270 tung Tiểu đoàn 6 kết hợp với Tiểu đoàn 7 đánh xuống sân bay Cáp Rang; Tiểu đoàn 5 đánh vào Sở chỉ huy Chiến đoàn 43; Tiểu đoàn 9 giữ vững các mục tiêu đã chiếm; Tiểu đoàn 4 chuẩn bị đánh giải vây cho Tiểu đoàn 18 (Sư đoàn 7).


Năm giờ 30 phút ngày 11 tháng 4, pháo binh bắn 30 phút vào Sở chỉ huy Sư đoàn 18 và Chiến đoàn 43.

6 giờ, pháo binh chuyển làn, kiềm chế các trận địa pháo địch ở Núi Thị, ngã ba Tân Phong. Tiểu đoàn 5 lợi dụng các hè phố, các ngôi nhà nhiều tầng bị bom pháo phá sập, áp sát và tiêu diệt được một số mục tiêu vòng ngoài của Chiến đoàn 43. Địch chống cự quyết liệt, một vài phân đội của Tiểu đoàn 5 lùi lại. Trong lúc đó, Đại đội 5 vẫn tiếp tục đột kích theo hướng phân công. Trung đội trưởng Nguyễn Phi Nhân dân trung đội luồn qua các bức tường đổ, áp sát sở chỉ huy Chiến đoàn 43 về hướng Đông, tiêu diệt một số hỏa điểm bên ngoài. Địch rút sâu vào trong căn cứ. Nguyễn Phi Nhân đuổi theo, tiêu diệt một số tên. Nhưng vì các mũi khác gặp khó khăn, không đột phá được vào mục tiêu nên mũi đột kích của Nguyễn Phi Nhân bị lẻ loi. Anh đã hy sinh anh dũng trước Sở chỉ huy của Chiến đoàn 43. Mãi đến 11 giờ, Đại đội 6 Tiểu đoàn 5 mới bắt liên lạc được với Sư đoàn 7 và cùng với bạn tiếp tục đột phá vào sở chỉ huy Chiến đoàn 43.


Ở hướng các Tiểu đoàn 6 và 7 cũng diễn ra những trận đánh giằng co với địch. Địch mới được tăng viện, chi ng sử dụng xe tăng, xe bọc thép cùng bộ binh chống phá điên cuồng. Các đơn vị của ta đã bốn lần đột phá vào sân bay Cáp Rang đều bị chúng đánh hất trở lại.


Tình hình diễn biến không thuận lợi. Hai Tiểu đoàn đều gặp khó khăn, Phó Sư đoàn trưởng Vũ Cao và Chủ nhiệm Chính trị Nguyễn Quế xuống ngay Sở chỉ huy Trung đoàn 266 đốc chiến.

Đại đội 9 (Tiểu đoàn 14) được lệnh đưa pháo 85 bắn trực tiếp vào các hầm chứa máy bay lúc bấy giờ là sở chỉ huy lữ dù 1.

Thực hiện quyết tâm "Mỗi viên đạn một lô cốt địch", phó đại đội trưởng Nguyễn Văn Sửu sau khi chỉ huy khẩu đội bắn thủng hai hầm để máy bay, vừa quay về mô đất cao đê quan sát và chỉ huy bắn tiếp, thì một chớp lửa léo lên nơi anh đứng. Tiếp theo là tiếng nổ đinh tai của quả đạn 105 của địch. Đất đá, cát bụi tràn khắp trận địa. Các pháo thủ Trần Xuân Trường, Trần Viết Long đều bị thương. Phó đại đội trưởng Sửu bị giập nát hai đùi.


Anh em đến băng cho Nguyễn Văn Sửu, anh khoát tay, nói: "Đường nào tôi cũng không sống được, các đồng chí băng ngay cho hai đồng chí kia". Anh bảo vậy, nhưng đồng đội không ai bỏ anh.

Trong tiếng ầm ào, hỗn độn của máy bay và tiếng nổ của pháo ta, pháo địch, mọi người vẫn nghe rõ tiếng nói dõng dạc của Nguyễn Văn Sửu: "Bình tĩnh mà bắn, còn một người cũng đánh! Bắn thật chính xác để chi viện cho bộ binh". Bị thương nặng, máu chảy nhiều, Nguyễn Văn Sửu vẫn bám chặt mô đất, nhoài người về phía trước, động viên bộ đội chiến đấu. Đến khi đã kiệt sức, anh thều thào: "Hãy chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, xứng đáng với lòng tin của các chiến sĩ bộ binh...". Trên khuôn mặt Sửu thoáng nở một nụ cười... Anh đã trút hơi thở cuối cùng.


Lâm Văn Học ôm chặt lấy Sửu: "Anh Sửu! Anh Sửu!". Thấy pháo bắn thẳng ngừng bắn, bọn địch lại kéo đại liên ra bắn chặn bộ binh ta. Học nhìn trừng trừng vào cái khoảng không có nhiều tia lửa điên cuồng ấy. Đôi mắt anh ánh lên một cách dữ dội: "Chúng mày phải chết!". Lâm Văn Học lao tới bệ súng. Những viên đạn 85 thẳng căng lại vun vút lao vào căn cứ địch, phá tan các hầm ngầm của địch trong sân bay, tạo điều kiện thuận lợi cho hai Tiểu đoàn 6 và 7 đánh chiếm sân bay Cáp Rang vào lúc 10 giờ sáng ngày 11 tháng 4.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #142 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2022, 07:19:37 am »

Mười một giờ ngày 11 tháng 4, địch dùng 48 lần chiếc trực thăng đổ quân tăng viện xuống ngã ba Tân Phong. Thế là địch đã ném xuống cái thị xã này toàn bộ Sư đoàn 18, Lữ kỵ binh 3, Chiến đoàn 8 Sư đoàn 5, các liên đoàn biệt động quân của Quân khu 3, các liên đoàn biệt động què quặt của Quân khu 1 và 2, Thiết đoàn 5 xe tăng (60 chiếc) các tiểu đoàn pháo binh lãnh thổ và Lữ dù 1. Chúng ném vào đây đến chín chiến đoàn bộ binh; chúng đã huy động đến mức cao nhất lực lượng không quân còn lại của Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ - một cuộc thí quân, thí tướng của Mỹ - Ngụy để kéo dài ngày tận số.


Chúng dùng cả bom hơi ngạt ném xuống các khu vực xung quanh thị xã. Chúng còn huy động cả một bộ máy tuyên truyền chiến tranh tâm lý ở Sài Gòn đến Xuân Lộc để lên dây cót tinh thần cho binh lính và chỉ huy.

Với tính chất giằng co ác liệt, Xuân Lộc không còn nằm trong phạm vi của Xuân Lộc và Long Khánh, nó liên quan đến việc mất hay còn của Ngụy quyền Sài Gòn, liên quan đến việc kéo dài ngày giãy chết của chế độ Thiệu.

Trong chiến tranh không phải mọi việc đều diễn ra theo kế hoạch mà đôi khi lại khác hẳn những điều dự kiến trên các bản đồ tác chiến. Và khi đó, mưu trí sáng suốt, bình tĩnh và lòng dũng cảm, sáng tạo của người chỉ huy có vai trò quyết định.


Trước những diễn biến phức tạp của tình hình, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4: "Khi địch đã dồn quân vào để cố cứu thị xã Xuân Lộc thì ta không cần tập trung lực lượng tiếp tục đánh thẳng vào đấy nữa, mà chuyển lực lượng đánh các đơn vị địch đến phản kích đứng chân chưa vững ở vòng ngoài đang thiếu công sự và thiếu sự hợp đồng chặt chẽ với nhau; dùng pháo tầm xa bắn phá và khống chế liên tục ngày đêm sân bay Biên Hòa, không cho máy bay chiến đấu của địch cất cánh"1 (Văn Tiến Dung, Đại thắng mùa xuân, Nxb QĐND, Hà Nội, 1976, tr.205). Thực hiện ý đồ trên, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho Sư đoàn đưa các Tiểu đoàn 5, 6, 9 ra ngoài, Tiểu đoàn 7 tiếp tục chốt các mục tiêu trong thị xã.


Đến 21 giờ ngày 12 tháng 4, Quân đoàn chỉ thị cho Tiểu đoàn 7 lùi ra ngoài và dùng Trung đoàn 270 vận động bao vây đánh địch xung quanh khu vực Núi Thị. Trung đoàn 266 khẩn trương củng cố và chuẩn bị nhận nhiệm vụ.


Sau khi quân ta ra khỏi thị xã, địch liền đưa hai Chiến đoàn 43 và 48 của Sư đoàn 18, Lữ dù 1, Thiết đoàn 5 xe tăng tràn vào chiếm lại; dùng Chiến đoàn 52 giải tỏa ngã ba Dầu Giây do Sư đoàn 6 của ta đánh chiếm hôm 10 tháng 4. Chúng dùng các Chiến đoàn 315 và 322 từ Trảng Bom dọc theo Đường số 1 đánh ra Dầu Giây để nối lại đoạn đường Long Khánh đi Biên Hòa. Chúng tập trung trên 60 khẩu pháo các loại để chi viện.


Lúc này, Bộ Tư lệnh Sư đoàn đã điều Trung đoàn 270 đánh địch xung quanh Núi Thị; Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 6 đã đánh chiếm được các Điểm cao 46, 52 ở phía Bắc và đang khép chặt vòng vây quanh Núi Thị. Bộ chỉ huy nhẹ Sư đoàn 18 Ngụy đã chuyển đến đây sau khi ta tiến công vào thị xã. Lúc này Bộ chỉ huy Chiến dịch tăng cường thêm Trung đoàn 95B và Sư đoàn 6 mở đợt tiến công đánh chiếm Túc Trưng, tiêu diệt Chiến đoàn 52 rồi theo trục Đường 20 tiến xuống ngã ba Dầu Giây và chốt cứng đoạn Đường số 1 từ ấp Trần Hưng Đạo đến Ngã ba Dầu Giây. Sau đó, Trung đoàn 95B lại đánh lui Lữ đoàn 3 kỵ binh từ Biên Hòa ra ứng cứu giải tỏa đoạn Đường số 1 do Sư đoàn 6 chiếm giữ.


Sáng ngày 15, Trung đoàn 266 được Sư đoàn giao nhiệm vụ thay Trung đoàn 95B và Sư đoàn 6, cơ động đánh địch từ ấp Hưng Nghĩa, Bàu Cá ra ngã ba Dầu Giây và chốt cứng ở khu vực đèo Mẹ Bồng Con.

Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 270) đánh chiếm Gia Kiệm và làm chủ đoạn Đường 20 từ ngã ba Dầu Giây lên Túc Trưng. Cùng ngày, Tiểu đoàn 4 tiêu diệt Sở chỉ huy chiến đoàn 43 trên Điểm cao 245 và 292.

Thị xã Xuân Lộc hoàn toàn bị cắt lìa khỏi Sài Gòn, Biên Hòa. Lúc này các Chiến đoàn 48, 43 và tiểu khu Xuân Lộc bị ta bắn phá liên tục. Lữ dù 1 bị pháo binh ta bắn chặn không nhích lên được. Các trận địa pháo của địch bị triệt dần. Viên Chuẩn tướng Lê Minh Đảo đặt hy vọng vào các lực lượng tăng viện, nhưng quân ta với ưu thế áp đảo đã cắt đứt nguồn hy vọng ấy của hắn. Lữ đoàn dù 1 tăng viện bị sa lầy trong đồn điền Trần Thiện Khiêm. Các lực lượng Quân đoàn 3 của tướng ngụy Nguyễn Văn Toàn rõ ràng không có hy vọng chọc thủng vòng vây theo Đường số 1.


Sau mấy ngày đêm chịu đựng những trận pháo bắn nặng nề nhất chưa từng có trên cái tỉnh lỵ tan nát này, Lê Minh Đảo nhận thấy cuộc chiến trở nên tuyệt vọng. Hắn nhận thấy hỏa lực tiến công của đối phương thật dữ dội. Y tưởng chừng nó hơn bất kỳ đơn vị quân Mỹ nào mà y đã mục kích. Các tiền đồn xung quanh Xuân Lộc bắt đầu đổ sập từng cái một. Vòng vây của đối phương thu hẹp dần.


Rạng sáng ngày 19 tháng 4, Đảo nói chuyện với sở chỉ huy Quân đoàn 3 Ngụy ở Biên Hòa bằng điện đài. Y được báo cho biết tướng Toàn không có ở đây, nhưng Sở chỉ huy đã chỉ thị cho Đảo là "phải giữ Xuân Lộc càng lâu càng tốt", không còn cái kiểu "ra lệnh phải giữ vững bằng mọi giá".


Đến nửa buổi sáng ngày 19 thì tình hình rõ ràng là tuyệt vọng. Xuân Lộc - biểu tượng duy nhất nói lên sự chống cự của quân Ngụy Sài Gòn trước cuộc tiến công mãnh liệt của quân ta đã sắp sửa sụp đổ.

Xế trưa, Thiệu đang ở dưới hầm trú bom trong "Dinh Độc Lập" thì một trực thăng đáp xuống sân cỏ trước dinh. Trên chiếc trực thăng có Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng hòa và Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 và Quân khu 3 Ngụy.


Thiệu hốt hoảng: "Ông Viên! Tôi đối xử với các ông có đến nỗi nào!". Thiệu tưởng Viên đảo chính. Nhưng Toàn đã lên tiếng: "Thưa Tổng thống! Cuộc chiến kể như đã xong. Phan Rang tiêu tan rồi. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã bị bắt. Căn cứ không quân rơi vào tay Cộng sản. Sự sụp đổ của Phan Thiêt và sự khó đứng vững của Xuân Lộc cho thấy là Cộng sản tràn vào Sài Gòn bằng Đường số 1 chứ không theo bờ biển. Tôi đã dốc toàn bộ lực lượng cố giữ Xuân Lộc, nhưng hy vọng rất mong manh, tinh thần binh lính đã bạc nhược quá rồi!"1 (Theo A-len Đao xơn, phóng viên Mỹ UPI trong 55 ngày đêm sụp đổ của Nam Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân, 15-7-1981).


Thiệu im lặng trầm ngâm. Toàn và Viên ngao ngán ra về. Cần "phải cố thủ Xuân Lộc bằng mọi giá" nữa hay không đã được các quan tướng chóp bu của chế độ Sài Gòn trả lời bằng sự im lặng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #143 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2022, 07:20:49 am »

Mười hai giờ trưa ngày 20 tháng 4, các Đài quan sát liên tục báo về Sở chỉ huy Sư đoàn những hiện tượng lạ: Trong thị xã xuất hiện nhiều đám cháy và tiếng nổ lớn. Có những chiếc GMC tự dưng bốc cháy. Trong lúc đó, bộ binh địch bắn hỗn loạn ra xung quanh thị xã.


Trưởng ban pháo binh Sư đoàn báo cáo: pháo địch từ các hướng quanh thị xã bắn rất mạnh về phía Sở cao su Gia Kiệm. Theo dõi và đếm kỹ, có tới ba trận địa pháo khác nhau, trên 10 khẩu.

Từ Sở chỉ huy Trung đoàn 55, Tham mưu trưởng Trần Thìn điện về một chi tiết: Các trận địa pháo của địch bắn lung tung, không có bài bản gì cả, ngay một khẩu pháo cũng bắn không đồng lô, đồng liều.

Cán bộ trong sở chỉ huy Sư đoàn quây xung quanh tấm bản đồ Xuân Lộc; Chính ủy Trần Nguyên Độ đặt một câu hỏi:

- Địch bắn yểm hộ cho chi khu Kiệm Tân hay ngã ba Dầu Giây? Và đồng chí tự trả lời - Không phải! Hai nơi này ta đã chiếm từ hai hôm nay!

Phó Sư đoàn trưởng Vũ Cao lại nghĩ khác:

- Bắn để phá vòng vây, tiếp tục mở thế phòng ngự đang bị ta uy hiếp mạnh.

Sư đoàn trưởng tiếp lời:

- Nhưng tại sao lại bắn về phía Sở cao su Gia Kiệm trong lúc đang bị ta uy hiếp mạnh ở phía Bắc và phía Đông?

Qua phân tích, sở chỉ huy đi đến kết luận: Có khả năng địch nghi binh, bắn cho hết đạn pháo để tháo chạy khỏi Xuân Lộc.

Sư đoàn trưởng điện báo cáo lên Quân đoàn về tình hình địch và những nhận định sơ bộ của Sư đoàn. Quân đoàn ra lệnh: "Sư đoàn 341 khẩn trương triển khai truy kích theo Đường số 22 về hướng Bà Rịa - Long Thành".


Lập tức các đơn vị từ bao vây được lệnh chuyển sang truy kích tiêu diệt địch. Trung đoàn 55 pháo binh bắn chặn mãnh liệt vào ngã ba Tân Phong. Tiểu đoàn 9 vận động về hướng Núi Sóc làm nhiệm vụ đón lõng. Các Tiểu đoàn 4, 6, 7 theo Đường 22 truy kích về hướng Bà Rịa. Tiểu đoàn 5 tiến công vào thị xã, bắt liên lạc với Sư đoàn 7.


Sau khi điện về Sở chỉ huy Quân đoàn 3 Ngụy ở Biên Hòa, Lê Minh Đảo ra lệnh cho Tiểu khu trưởng Xuân Lộc Nguyễn Văn PhÚc lập một vòng phòng thủ nhỏ hơn để bảo vệ Xuân Lộc. Còn Sư đoàn 18, Đảo cho phép "bí mật rút chạy".


Đảo còn nói với Ban Tham mưu của y: "Cứ để cho chúng giữ, khi chủ lực rút xong, ai biết thì biết".

Mười bảy giờ ngày 20 tháng 4, Đảo ra lệnh: "Tùy nghi di tản". Sư đoàn 18 và các lực lượng chủ lực Quân đoàn 3 Ngụy rút chạy tán loạn theo Đường 22 về Tân Phong và theo Đường số 1 về Trảng Bom.

Trung đoàn 55 pháo binh nhanh chóng chuyển trận địa, kịp thời cấu trúc công sự và cấp tập nã đạn pháo vào ngã ba Tân Phong. Bọn địch đành bỏ xe, pháo, chạy vào rừng cao su vê phía Bà Rịa.

Tiểu đoàn 9 chốt cứng tại ngã ba Núi Sóc và kiểm soát vùng ấp Trần Hưng Đạo. Tiểu đoàn 7 tiêu diệt tiểu đoàn dù ở ngã ba Suối Tre. Tiểu đoàn 4 vận động phục kích một số tàn quân, diệt 81 tên, bắt sống 125 tên ở Điểm cao 22 và ấp Suối Vạc. Các Tiểu đoàn 6 và 8 truy kích địch trong các lô cao su dọc Đường 1, bắt sống trên 700 tên.


Các lực lượng chủ lực của Quân đoàn 3 Ngụy ở Mặt trận Xuân Lộc rút chạy đã bị ta chặn đánh kịch liệt. Chúng bị tiêu hao một số lớn, một số chạy thoát về Long Bình, trong đó có cả Lê Minh Đảo và Ban Tham mưu của y. Lực lượng "phòng thủ nhỏ" của Nguyễn Văn Phúc ở Xuân Lộc cũng chịu chung số phận. Phúc vét toàn bộ lực lượng của hắn được khoảng 600 tên đã mất tinh thần để nống ra phía Đông - Bắc. Vừa mon men ròi căn cứ đã bị Sư đoàn 7 và Tiểu đoàn 5 (Sư đoàn 341) tiêu diệt và bắt sống gọn. Riêng Tiểu đoàn 5 đã bắt sống 257 tên. Tên đại tá Nguyễn Văn Phúc khi bị bắt mới biết Sư đoàn 18 đã rút hết từ đêm hôm trước. Y cúi đầu, lẩm bẩm: "Tưởng đánh một trận oai hùng cho thế giới biết, ai ngờ nó đã cao chạy xa bay. Quân chó đểu!".


Cả một đạo quân hùng hậu có đủ mặt các sắc lính thiện chiến của Quân đoàn 3 và Quân khu 3 Ngụy đã bị đánh tơi tả. Bức "tường thép" Xuân Lộc - phòng tuyến "bất khả xâm phạm" vòng ngoài của chế độ Sài Gòn do tướng Mỹ Uây-en lập ra và được quân Ngụy cất công xây đắp với sự cố gắng đến mức cao nhất, đã bị phá tung. Niềm hy vọng mỏng manh để bảo đảm cho sự tồn tại của Ngụy quyền Sài Gòn đã bị đập vỡ.


Thị xã Xuân Lộc, một vùng đất bình dị ít người biết đến, nay bỗng trở thành một cái tên được cả nước biết đến, và đối với Sư đoàn 341. Xuân Lộc đã trở thành một địa danh lịch sử, ghi nhận chiến công của các chiến sĩ Sông Lam.


Cánh cửa phía Đông Sài Gòn đã mở để đón các lực lượng hùng mạnh của ta vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng - Tổng tiến công vào Sài Gòn - Gia Định.

Sau khi quân và dân ta giải phóng 16 tỉnh và thành phố miền Trung, nhất là sau khi tuyến phòng thủ Xuân Lộc bị ta đập tan, cục diện chiến tranh đã phát triển nhảy vọt, lực lượng quân sự chính trị và thế chiến lược của ta đã hoàn toàn áp đảo quân địch. Ngụy quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Mỹ bất lực, và dù có can thiệp thê nào cũng không thể cứu nổi sự sụp đổ của quân Ngụy.


Thời cơ đã chín muồi để quân và dân ta tiến hành tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, thực hành trận quyết chiến chiến lược lịch sử, đánh thắng vào hang ổ cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn, tiêu diệt toàn bộ quân Ngụy, đánh đổ toàn bộ Ngụy quyền, giành thắng lợi hoàn toàn.


Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta quyết định mở Chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại. Bộ chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Đại tướng Văn Tiến Dũng được Bộ Chính trị cử làm Tư lệnh Chiến dịch, đồng chí Phạm Hùng làm Chính uỷ. Trận quyết chiến chiến lược mang tên Bác nhằm giải phóng Thành phố Sài Gòn, cũng là để thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Bác: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào".


Được tham gia trận quyết chiến chiến lược lịch sử này, lòng mỗi người bồi hồi xúc động; bởi lẽ người là niềm tin, là lẽ sống của mỗi chiến sĩ Quân đội nhân dân.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #144 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2022, 07:22:31 am »

Tưởng nhớ đến công lao trời biển của Bác Hồ vĩ đại, Người đã từ bến Nhà Rồng ra đi, tìm đường cứu nước, khát khao suốt đòi với sự nghiệp giải phóng dân tộc, Người nói "dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"1 (Võ Nguyên Giáp, Từ nhân dân mà ra, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1969, tr.212).


Khi đất nước còn tạm thời bị chia cắt, Người nói "miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi"2 (Hồ Chí Minh, Vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội, NXB Sự Thật, Hà Nội 1970, tr.65). Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó đã thâm nhập vào trái tim và khối óc của hàng triệu con người Việt Nam, trở thành sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. Và hôm nay sức mạnh vô địch ấy lại tiếp tục nâng bước chân thần tốc của mỗi ngươi chiến sĩ Quân đội nhân dân, tạo nên sức bật phi thường, vươn tới mục đích giải phóng Sài Gòn - giải phóng miền Nam.


Đó là mệnh lệnh thiêng liêng của Tổ quốc và của Đảng truyền đến mỗi người chiến sĩ.

Chấp hành mệnh lệnh thiêng liêng đó của Người, hôm nay, các cánh quân hùng mạnh của ta đã từ các ngả áp sát Sài Gòn, hùng dũng, tự tin và quyết thắng.

Những ngày này, bọn Ngụy quân, Ngụy quyền Sài Gòn đang dốc hết sức lực cố giữ Sài Gòn để mặc cả với ta nhằm đi đến một giải pháp chính trị khả dĩ cứu cho chúng khỏi hoàn toàn sụp đổ.

Trên các hướng chính vào Sài Gòn, chúng hối hả thiết lập các tuyến phòng thủ dày đặc. Riêng hướng Đông - Bắc, từ Trảng Bom vào Hố Nai - Biên Hoà - Long Bình... địch gồm đủ loại dồn vào cái túi này.

Nhưng mọi cố gắng của chúng đang trở nên tuyệt vọng.

Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn trước ngày 19 tháng 5 năm 1975. Quyết tâm đó được cả nước hưởng ứng và đang được các Binh đoàn chủ lực hùng mạnh của ta thực hiện. Các cánh quân lớn của ta đang từ năm hướng tiến về phía Sài Gòn.


Ở một cánh trên hướng Đông - Bắc, mọi công tác chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược đang được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức triển khai.

Ngày 25 tháng 4, Thiếu tướng Hoàng cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 giao nhiệm vụ: Sư đoàn 341 được tăng cường một tiểu đoàn xe tăng (13 chiếc), một tiểu đoàn cao xạ hỗn hợp, một đại đội pháo 105, tiến công tiêu diệt địch từ ngã ba Sông Thao đến Suối Đỉa. Nếu không tiêu diệt gọn thì phải bao vây chặt, không cho địch chạy thoát về Biên Hoà, bảo đảm đường tiến quân của Quân đoàn vào giải phóng Biên Hoà. Thời gian nổ súng là đêm 26 rạng ngày 27 tháng 4.


Trước đó, ngày 22 tháng 4, sau khi Quân đoàn giao nhiệm vụ sơ bộ; đồng chí Vũ Cao đã dẫn đầu đoàn cán bộ lên đường đi chuẩn bị chiến trường. Trước khi đi, Sư đoàn trưởng đã giao cho đoàn những yêu cầu chủ yếu phải đạt được để giúp cho Sư đoàn hạ quyết tâm chính xác.


Trong lúc chờ đoàn cán bộ đi chuẩn bị chiến trường, Sư đoàn chỉ đạo các đơn vị tổ chức sinh hoạt bình xét khen thưởng, xây dựng khí thế củng cố quyết tâm cho bộ đội, tiến hành xốc lại lực lượng, kiện toàn các tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng. Ở mặt Xuân Lộc, gần 180 đảng viên đã hy sinh anh dũng, đồng thời lại có thêm 225 đoàn viên ưu tú được bổ sung vào hàng ngũ của Đảng. Vì vậy, trước khi bước vào trận tiến công mới, ở tất cả các đơn vị đã có những tổ chức Đảng mạnh. Tỷ lệ lãnh đạo của Đảng ở các đơn vị bộ binh vẫn giữ vững 18 phần trăm. Số cán bộ được đề bạt bảo đảm yêu cầu của nhiệm vụ.


Cơ quan hậu cần sư đoàn vận chuyển gần 1.300 tấn hàng. Riêng đạn pháo các loại được chuẩn bị với một số lượng cao (3.570 viên), đủ để bắn nát yếu khu Trảng Bom của địch.

Công tác củng cố, xây dựng đơn vị đã xong về cơ bản; khí thế được nhân lên gấp bội. Các đơn vị đã sẵn sàng, cũng là lúc đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường trở về.

Chiều 25 tháng 4, Thường vụ Đảng uỷ sư đoàn họp nghe đoàn cán bộ đi chuẩn bị chiến trường báo cáo toàn bộ tình hình yếu khu Trảng Bom và ra nghị quyết lãnh đạo trận đánh then chốt này.

Yếu khu Trảng Bom nằm trên Đường số 1, cách Biên Hoà 30 ki-lô-mét về phía Đông - Đông - Bắc. Sau khi bị thất chủ ở Xuân Lộc, Quân đoàn 3 Ngụy lệnh cho Sư đoàn 18 (chưa kịp củng cố) ra xây dựng tuyến phòng thủ Trảng Bom. Chúng bố trí:

- Chiến đoàn 48 ngăn chặn phía Đông Trảng Bom, bao gồm các ấp Hưng Nghĩa. Dương Ngô, Bàu Cá và sân bay.

- Chiến đoàn 43 phía Tây - Nam và ga Sông Mây.

- Chiến đoàn 3 (Lữ đoàn 3 kỵ binh) bố trí từ Trảng Bom đến Suối Đỉa.

- Thiết đoàn 5 ở Tây - Bắc sân bay.

- Lực lượng pháo binh có 20 khẩu 155 và 105 của Tiểu đoàn 183 (Sư đoàn 18) và pháo lãnh thổ bố trí thành bảy trận địa từ Bàu Cá đến ngã ba Sông Thao.

- Tiểu đoàn 368 bảo an, một đại đội bảo an biệt lập, bảy trung đội dân vệ trực tiếp bảo vệ yếu khu Trảng Bom.

Sau khi nghiên cứu cụ thể tình hình địch, địa hình và căn cứ vào nhiệm vụ cấp trên giao, Thường vụ Đảng uỷ sư đoàn nêu quyết tâm: Tập trung toàn bộ binh lực, hoả lực, kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch trong một thời gian ngắn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhanh chóng xốc lại lực lượng, sẵn sàng cùng với bạn phát triển vào giải phóng Biên Hoà, Sài Gòn khi có thời cơ và có lệnh của Quân đoàn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #145 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2022, 07:23:33 am »

Lãnh đạo thực hiện tư tưởng chỉ đạo:

- Tập trung lực lượng có trọng điểm trên hướng tiến công chủ yếu vào mục tiêu chủ yếu.

- Thọc sâu bao vây, chia cắt nhanh, đánh trúng, chính xác vào mục tiêu chủ yếu nhằm diệt lớn và làm tan rã lớn quân địch.

- Tiến công liên tục, thần tốc, táo bạo, đánh cả ngày lẫn đêm đến khi dứt điểm hoàn toàn.

16 giờ ngày 25 tháng 4, Bộ Tư lệnh sư đoàn giao nhiệm vụ cho các đơn vị:

- Trung đoàn 270 được tăng cường tám xe tăng, hai pháo 85, một cối 120, tiến công trên hướng chủ yếu bố trí phía Bắc yếu khu Trảng Bom, có nhiệm vụ tiêu diệt địch trọng yếu khu, bao vây chặt địch ở Suối Đỉa, ngăn chặn không cho địch từ Trảng Bom rút chạy qua Hố Nai - Biên Hoà, sau đó phát triển tiêu diệt địch ở Suối Đỉa.

- Trung đoàn 273 được tăng cường hai pháo 85, hai cối 120, tiến công trên hướng thứ yếu bố trí ở phía Đông Trung đoàn 270, có nhiệm vụ tiêu diệt địch phòng ngự trên Đường số 1 và rừng cao su ven đường từ yếu khu đi Bàu Cá. Sau đó phát triển tiêu diệt địch ở Bàu Cá và ngã ba Sông Thao. Phối hợp diệt địch trong yếu khu, nếu Trung đoàn 270 gặp khó khăn.

- Tiểu đoàn 8 được tăng cường bốn xe tăng, bố trí phía Đông ấp Hưng Nghĩa, làm nhiệm vụ hướng bao vây vu hồi. Sử dụng một đại đội tiến công từ phía Đông - Nam vào yếu khu Trảng Bom. Còn lại theo trục Đường số 1 từ hướng Đông đánh vào, phối hợp với Trung đoàn 273 diệt địch trong khu vực Bàu Cá và ngã ba Sông Thao.

- Trung đoàn 266 (thiếu Tiểu đoàn Cool bố trí phía sau Trung đoàn 270, làm dự bị cho Sư đoàn, sẵn sàng bước vào chiến đấu trong khu vực Trảng Bom, nếu tình hình khó khăn, sẵn sàng phát triển chiến đấu vào Biên Hoà trong tình huống thuận lợi.


Sau khi pháo bắn chuẩn bị, Trung đoàn 273 và 270 cử một bộ phận tiêu diệt cụm xe tăng và bộ binh địch bố trí ở ga Sông Mây. Sau đó chốt chặn cầu số 3 trên đoạn đường sắt Trảng Bom đi Cây Gáo. Riêng Trung đoàn 270 đưa Tiểu đoàn 4 vào bao vây Suối Đỉa, kiềm chế trận địa pháo và tạo thời cơ tiêu diệt Suối Đỉa.

- Trung đoàn 55 bố trí phía Bắc khu vực tác chiến, tập trung hoả lực vào yếu khu, khu vực nhà cố vấn Mỹ, đồn điền Ông Quế. Sau đó chuyển hoả lực tập trung vào Bàu Cá - Suối Đỉa.

- Lực lượng cao xạ ngắm bắn trực tiếp các mục tiêu trên mặt đất; đưa súng 12,7 mi-li-mét đi sát bộ binh.

- Tiểu đoàn 17 công binh tăng cường cho mỗi trung đoàn bộ binh một trung đội. Số còn lại bảo đảm cho cơ giới cơ động trên đường sắt từ Cây Gáo vào Trảng Bom và bảo đảm cho Sở chỉ huy.

- Tiểu đoàn 18 thông tin chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, bảo đảm chỉ huy thông suốt trong quá trình chiến đấu.

Trận tiến công yếu khu Trảng Bom là trận mở đầu của cánh Đông - Bắc cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn theo Đường số 1 và đường xa lộ Biên Hoà. Hội nghị giao nhiệm vụ của Sư đoàn kết thúc trong không khí khẩn trương, sôi sục. Các cán bộ chỉ huy toả về các nẻo đường rừng đất đỏ.


Mãi sáng ngày 25 tháng 4, Sư đoàn mới được Quân đoàn thông báo cho biết Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh nên không kịp tổ chức họp cán bộ quân chính để quán triệt. Vì vậy, ngay chiều hôm đó, khi Bộ Tư lệnh Sư đoàn đang giao nhiệm vụ cho các đơn vị thì hầu như tất cả cán bộ cơ quan chính trị đã xuống các đơn vị cơ sở để phổ biến quyết định của Bộ Chính trị mở chiến dịch lịch sử này. Sau khi được nghe phổ biến ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của chiến dịch, cán bộ, chiến sĩ phấn chấn hơn bao giờ hết.


Đúng 7 giờ ngày 26 tháng 4, trong cánh rừng rậm ven Đường 20, các đơn vị làm lễ xuất quân. Chiến sĩ Tiểu đoàn 5, hàng ngũ chỉnh tề, trang nghiêm lắng nghe huấn thị và mệnh lệnh chiến đấu của Đảng do đồng chí Bí thư Đảng uỷ sư đoàn giao cho.


Mọi người mặc quần áo mới gọn gàng, chững chạc, ánh mắt ngời sáng niềm tin, cánh tay đeo băng đỏ... Họ hiểu rất rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, họ sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, dù biết rằng có thể ngày mai, chiến tranh sẽ kết thúc...


Lá cờ truyền thống của Sư đoàn phấp phối giương cao trong nắng chiều lồng lộng như vẫy gọi toàn Sư đoàn dũng cảm tiến lên phía trước, tiến lên trong khí thế "thần tốc, thần tốc tiến công".

Mười bảy giờ ngày 26 tháng 4, khi tiếng súng đầu tiên của Chiến dịch Hồ Chí Minh nổ ở hướng Đông thì Sư đoàn 341 đã ém gọn vào vị trí tập kết an toàn.

Đường hành quân của ta rất bí mật, nhưng địch vẫn tăng cường pháo kích ngăn chặn. Ở hướng Bắc, chúng bắn tới 1.200 - 1.500 quả ngày vào các trục đường lớn và dọc bò Suối Rết. Hàng ngày, 20 đến 25 lần tốp máy bay A.37, F.5 ném bom vào những nơi chúng nghi ngờ có lực lượng ta trú quân. Chúng còn tung thám báo, biệt kích lùng sục xung quanh yếu khu Trảng Bom để phát hiện lực lượng ta. Song mọi cố gắng của chúng đều không mang lại kết quả. Các trung đoàn bộ binh ta vẫn bí mật áp sát mục tiêu. Các khẩu pháo vẫn được chiến sĩ ta kéo vào chiếm lĩnh trận địa.


Mười tám giờ, các đơn vị đã chuẩn bị xong mọi mặt và đợi lệnh nổ súng.

Sở chỉ huy sư đoàn nằm gọn trong khu rừng tre sát bờ Suối Rết. Tre Đồng Nai khỏi phải nói về độ cứng, độ bền, đứng san sát nhau như thành, như luỹ. Hầm sở chỉ huy đặt dưới các khóm tre mà lớp lớp rễ tre suốt mấy đời bám đất, khó có loại bom đạn nào khoan nổi. Dù bom pháo địch vẫn bắn phá như điên, ngọn đèn dầu trong sở chỉ huy vẫn soi rõ từng nét chì, từng bình độ, từng mục tiêu trên tấm bản đồ tác chiến.


19 giờ 30 phút, phó ban thông tin Bùi Ngọc Hướng kiểm tra 10 đầu dây đều thông suốt.

Chính uỷ Trần Nguyên Độ cầm máy động viên các đơn vị. Đồng chí nhắc các cán bộ chính trị:

- Vào trận, người cán bộ chính trị phải là người tập hợp được quần chúng quanh mình, có mặt ở bên họ, sát cánh với họ, cùng chiến đấu với họ, lúc khó khăn, kêu gọi họ giữ vững ý chí chiến đấu. Tình huống chiến đấu càng ác liệt, gay go thì sự sâu sát của cán bộ, đảng viên lại càng quan trọng.

Chính uỷ vừa đặt tổ hợp xuống thì từ các đài quan sát dồn dập báo cáo về Sở chỉ huy:

- Có rất nhiều tiếng xe đi lại dọc đường từ Trảng Bom vào Suối Đỉa và ngược lại. Xe có hạn chế ánh sáng.

Cùng lúc Bộ Tham mưu Quân đoàn chỉ thị: "Địch ở Trảng Bom có khả năng rút chạy, Sư đoàn 341 nhanh chóng tổ chức tiến công". Lúc này là 20 giờ ngày 26 tháng 4.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #146 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:31:59 am »

30 phút sau, Bộ Tham mưu lại hối thúc: "Sư đoàn 341 báo cáo ngay kế hoạch chiến đấu".

Trong lúc đó sở chỉ huy sư đoàn đang tranh luận sôi nổi. Có ý kiến cho rằng địch đang rút chạy, nếu ta, không nhanh chóng tiến công thì mất thời cơ và không hoàn thành nhiệm vụ. Một ý kiến khác cho là địch không rút chạy, chỉ có khả năng điều chỉnh lực lượng cho phù hợp. Nếu ta tiến công sớm sẽ mất thời cơ.


Căn cứ vào các ý kiến trên, Bộ Tư lệnh kết luận: Địch sẽ không bỏ Trảng Bom vì cự ly từ Trảng Bom vào Biên Hoà không xa, nếu chúng bỏ Trảng Bom thì Biên Hoà sẽ bị ta uy hiếp mạnh. Hơn nữa, chỉ còn bảy, tám giờ nữa thì trời sáng, với một lực lượng đông như vậy địch sẽ không rút hết được. Cũng có thể chúng điều chỉnh lực lượng cho phù hợp với tuyến phòng thủ.


Sư đoàn trưởng báo cáo lên Quân đoàn, đồng thời chỉ thị cho pháo binh bắn chặn Suối Đỉa và các mục tiêu trọng yếu khu Trảng Bom; sử dụng Tiểu đoàn 4 cắt rừng cao su, vận động bao vây chặt bọn địch ở Suối Đỉa.

24 giờ, pháo binh ta bắn trúng đội hình hành quân của địch ở Suối Đỉa, gây cho chúng thiệt hại nặng; một số lớn chạy tán loạn vào rừng. Tiểu đoàn 4 đang vận động tới Suối Đỉa đã tóm được hai tên (có một đại uý hậu cần Chiến đoàn 48). Qua khai thác, tên tù binh cho biết: sau khi giải phóng Bà Rịa, trục Đường 15 ta đã hoạt động, Quân đoàn 3 địch đã điều Lữ đoàn 3 kỵ binh và Lữ đoàn 468 lính thuỷ đánh bộ đang án ngữ Trảng Bom về giải toả Đường 15 và đưa Lữ 258 lính thuỷ đánh bộ từ Long Bình cùng với Sư đoàn 18 chưa kịp vá víu ra phòng thủ từ ngã ba Sông Thao đến Hố Nai. Như vậy là địch đang điều chỉnh lực lượng. Vậy yếu tố bất ngờ và thời cơ để tiến công vẫn còn. Địch điều chỉnh lực lượng lúc này càng bộc lộ thêm những chỗ yếu và sự lúng túng của chúng trong thế bố trí phòng ngự bị động.


Sư đoàn chỉ thị cho các đài quan sát tiếp tục theo dõi hoạt động của địch, đồng thời lệnh cho các đơn vị nâng đội hình áp sát mục tiêu.

Bốn giờ sáng ngày 27 tháng 4, phó Trung đoàn trưởng pháo binh Đàm Quang Vinh báo cáo về sở chỉ huy: Cụm pháo 122 và 85 bố trí ở Bắc Suối Rết chiếm lĩnh xong trận địa, đã chỉnh đúng tầm, hướng, sẵn sàng lao đạn, Cụm cao xạ bố trí ở Nam Suối Rết cũng đã sẵn sàng.


Từ phía Trung đoàn 273, Trung đoàn trưởng Hoàng Trung Trực báo cáo: Bộ đội đã đào công sự xong. Bộ phận mở cửa đã cắt được một - hai lớp rào.

Qua tình hình các hướng đang báo cáo về, Sư đoàn trưởng nhận định:

Do bị pháo ta tập kích, đội hình hành quân của địch rối loạn, tinh thần binh lính hoang mang. Chúng đang tập trung giải quyết hậu quả. Mặt khác, bị Tiểu đoàn 4 chốt chặn Suối Đỉa, Lữ đoàn 468 đi giải toả Đường 15 không thoát hết. Lữ đoàn 258 bị cầm chân ở Hố Nai. Các chiến đoàn của Sư đoàn 18 bị pháo kích, đang củng cố.

Về phía ta, bộ đội chuẩn bị tốt, thời cơ đã cho phép ta bắt đầu phát hoả.

Các chiến sĩ thông tin mở máy bắt liên lạc với các trung đoàn.

4 giờ 05 phút ngày 27, lệnh nổ súng tiến công yếu khu Trảng Bom được phát đi các đơn vị.

Các pháo thủ lập tức lao đạn. Những cầu vồng lửa vút lên, tới tấp giáng xuống bảy trận địa pháo của địch. Cùng lúc, pháo tăng cường cho các trung đoàn bộ binh cũng tới tấp giội xuống các mục tiêu. Yếu khu Trảng Bom chìm ngập trong khói lửa của trận mưa pháo khủng khiếp. Bảy trận địa pháo của địch câm ngay từ loạt đạn đầu. Các hoả khí của chúng trong yếu khu cũng bị pháo ta phá hoại. Trong tiếng nổ ầm ầm như bão cuốn của các trận địa pháo, 4 giờ 07 phút, xe tăng được lệnh xuất kích, bộ binh tiếp tục nhấc đội hình sát mục tiêu.


Nnưng đến 4 giờ 22 phút, Trung đoàn 270 không bắt được liên lạc với xe tăng. Sư đoàn trưởng chỉ thị cho Trung đoàn sẵn sàng tiến công tiêu diệt địch không có xe tăng tăng cường.

Từ hướng Bắc, Tiểu đoàn 6 nhanh chóng dùng bộc phá, phá tung hàng rào và đánh chiếm các công sự phía trước. Đến lúc pháo chuyển làn, Tiểu đoàn 6 phát triển theo chiến hào vành khăn, dồn địch vào trung tâm yếu khu. Tiểu đoàn 5 từ phía bắc bám theo bìa rừng cao su đánh thẳng vào trung tâm.


Địch lợi dụng nhiều nhà tầng và công sự để đánh trả. Tám xe tăng địch từ khu nhà cố vấn men dọc theo sân bay đánh vào sườn hai Tiểu đoàn 5 và 6. Được xe tăng chi viện, bộ binh địch từ trên các khu nhà mái bằng, từ các hào giao thông men theo các hàng rào trong từng khu vườn phản kích trở lại.
Bị xe tăng đánh tạt sườn, bộ binh dũi chính diện, hai Tiểu đoàn 5 và 6 lùi dần vào bìa rừng cao su.


Trong lúc đó, hai Tiểu đoàn 1 và 3 đã đánh chiếm xong bảy trận địa pháo và tiêu diệt các cụm bộ binh địch ở phía đông Đường số 1.

Sư đoàn trưởng chỉ thị cho Trung đoàn 273 sử dụng Tiểu đoàn 3 tổ chức phát triển vào trung tâm yếu khu, hỗ trợ cho bạn, đồng thời lệnh cho hai Tiểu đoàn 5 và 6 chỉnh đốn lại lực lượng phản kích trở lại; cụm cao xạ Nam Suối Rết hạ nòng bắn thẳng vào bọn địch co cụm; các khẩu đội 12,7 hạ nòng bắn quét bộ binh địch trong yếu khu.


Bọn địch bị đánh hất trở lại khu trung tâm. Chiến sĩ B.41 Trần Quang Tạo lợi dụng địa hình có lợi, áp sát mục tiêu, bắn cháy hai xe tăng địch. Cùng lúc, chiến sĩ B.41 Lê Duy Long bắn cháy thêm hai chiếc nữa. Lúc này mũi tiến công rất hiểm của Tiểu đoàn 3 đã chọc vào sườn bọn địch đang co cụm.


Trung tâm yếu khu Trảng Bom như một cái chảo rang, rung chuyển trước những mũi đột kích mạnh của ta. Các ổ đề kháng, lô cốt của địch lần lượt bị san bằng. Trong khi các mũi đang phát triển thuận lợi, thì tổ thọc sâu của Trần Thế Vững (Tiểu đoàn 5) lao thẳng vào khu trung tâm. Tiếng nổ của quả bộc phá năm ki-lô-gam trùm lên sở chỉ huy yêu khu. Tên trung tá chỉ huy trưởng yếu khu và tên Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bảo an 368 bị đền tội.


Mất chỉ huy, những tên lính sống sót bỏ chạy thục mạng. Nhưng, chúng chạy đâu cho thoát. Những hàng rào ô vuông quanh từng khu vườn, những cọc sắt ken dày, những hầm hố chằng chịt, những tấm lưới chống đạn B.40 của chúng đã ngăn chặn lại. Nhiều tên nằm vắt ngang hầng rào dây thép gai, vắt xác qua càng pháo, bên bờ công sự. Gần 500 tên bị ta bắt làm tù binh.


Tám giờ 30 phút, toàn bộ quân địch tại yếu khu Trảng Bom bị ta tiêu diệt. Ta làm chủ một đoạn đường dài 14 ki-lô-mét từ ngã ba Sông Thao đến Tây Trảng Bom.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #147 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:34:48 am »

Trong lúc các đơn vị bạn đánh tập trung hiệp đồng binh chủng vào yếu khu Trảng Bom thì Tiểu đoàn 8 do Tiểu đoàn trưởng Hồ Sĩ Chinh và Chính trị viên Nguyễn Phương Nhân chỉ huy được giao nhiệm vụ độc lập chiến đấu trên một hướng, tiêu diệt địch ở ấp Bàu Cá.


Bàu Cá là vị trí quan trọng án ngữ bảy ki-lô-mét Đường số 1 từ ấp Hưng Nghĩa đến ấp Bàu Cá. Chúng bố trí ở đây Tiểu đoàn 2 Chiến đoàn 48, Chi đoàn 1 xe tăng thiết giáp và một trận địa pháo 105. Khi Bàu Cá bị tiến công thì các trận địa pháo ở Trảng Bom, Suối Đỉa, Sông Thao, dốc Ông Hoàng và một Chi đội xe tăng của Thiết đoàn 5 trực tiếp chi viện.


Khi tiếng súng tiến công ở Trảng Bom bắt đầu thì Tiểu đoàn 8 cũng hiệp đồng phát hoả. 39 quả đạn cối 82 của Đại đội 8 bắn vào các mục tiêu trong Bàu Cá vừa dứt, lập tức các đại đội bộ binh tổ chức xung phong.

Từ hướng Đông - Nam, Đại đội 7 với ba xe tăng chia thành ba mũi tiến công trên hướng chính, đánh thắng vào Bàu Cá, dồn địch từ trung tâm giạt ra bìa rừng chuối. Bọn địch lợi dụng các khóm chuối san sát nhau, ngoan cố chống cự. Chúng gọi các trận địa pháo bắn chặn dọc bìa rừng cao su hai bên Đường số 1, ngăn không cho ta đánh tràn qua rừng chuối. Pháo ta được lệnh kèm cứng các trận địa pháo địch ở Hố Nai, Đồng Lách, dốc Ông Hoàng. Trong lúc đó, sân bay Biên Hoà bị Đoàn 113 đặc công dùng súng cối kết hợp với pháo tầm xa của ta đánh liên tục. Địch phải đưa dần số máy bay về Tân Sơn Nhất. Sân bay Biên Hoà tê liệt dần. Cùng đường, địch điều xe tăng đến phản kích; gần chục chiếc hùng hổ lao đến vãi đạn ngăn chặn sức tiến công của Đại đội 7. Nhưng ba chiếc xe tăng của ta được bộ binh bảo vệ đã xuất hiện kịp thời, bắn tung xích bốn chiếc của chúng.


Trong lúc đó, Đại đội 6 sau khi diệt gọn bọn địch ở ấp Hưng Nghĩa, để lại Trung đội 3 chốt giữ, còn hai trung đội thành hai mũi phát triển dọc hai bên Đường số 1 vào Bàu Cá.

Trung đội 1 của Đại đội 6 do Nguyễn Văn Thành chỉ huy đã mưu trí luồn qua rừng chuối đánh một đòn hiểm vào phía sau đội hình xe tăng địch. Lê Trọng Núi bắn cháy một chiếc, phó đại đội trưởng Nguyễn Bá Tạo bắn cháy chiếc thứ hai, Quản trị trưởng Phùng Bá Minh bắn cháy chiếc thứ ba. Số còn lại theo Đường số 1 chạy về Trảng Bom. Chiến sĩ Nguyễn Văn Quang vòng tắt đón đầu, quỳ ngay trên Đường số 1, nâng khẩu B.40. Chiếc tăng đi đầu của địch định chồm lên nghiền nát Nguyễn Văn Quang, nhưng đã muộn. Một luồng lửa trùm kín chiếc xe tăng. Đại đội 6 lướt tới. Hai chiếc tăng còn lại của địch đứng nổ máy trên Đường số 1. Trong xe không còn tên địch nào. Chúng đã bỏ xe, chạy thoát thân. Bọn bộ binh địch sống sót tại Bàu Cá vội xé quần áo trắng, nhặt những tờ giấy trắng làm cờ kéo nhau ra hàng.


Tiểu đoàn 8 tung Đại đội 5 vào truy quét, 393 tên còn sống sót bị Đại đội 5 bắt làm tù binh. Bên khẩu pháo 105, hai xe tăng còn mới nguyên, gần chục xe GMC được các chiến sĩ bộ binh giao cho các binh chủng bạn tiếp quản. Bàu Cá được giải phóng. Ta đã làm chủ đoạn đường từ ngã ba Dầu Giây vào đến Bắc Trảng Bom.


Trưa hôm đó, 27 tháng 4, trên đường tiến công vào Long Bình, các chiến sĩ Tiểu đoàn 8 đã có mặt trong đội hình tiến công hành tiến của Trung đoàn 266.

Khi thảo luận phương án tác chiến, một tình huống được nêu ra và được nghiên cứu kỹ: Nếu Trảng Bom bị tiến công thì địch ở Biên Hoà sẽ ra phản kích vì bọn địch ở Trảng Bom thất thủ sẽ chạy về Biên Hoà. Cả hai Lực lượng này đều phải qua Suối Đỉa vì không còn đường nào khác.


Ta dùng một lực lượng nhỏ chốt chặn ở Suối Đỉa vừa giăng bẫy đón lõng vừa chặn đứng đường rút của bọn địch từ Trảng Bom chạy về, đồng thời cũng chặn đứng địch từ Hố Nai ra ứng cứu. Vì vậy phải đánh chiếm Suối Đỉa cùng một lúc khi ta tiến công Trảng Bom và biến căn cứ này thành trận địa phòng ngự của ta.


Đó là một quyết định đúng đắn và táo bạo của Sư đoàn. Nhiệm vụ này được giao cho Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 270) do phó Tham mưu trưởng Nguyễn Ngọc Năng cùng với Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Anh Đậu và Chính trị viên Trần Xuân Vũ chỉ huy.


24 giờ ngày 26 tháng 4, Tiểu đoàn 4 xuất phát. Phương án tác chiến được phổ biến cho bộ đội ngay trên đường vận động tới Suối Đỉa. Để đi tới Suối Đỉa, Tiểu đoàn 4 phải bí mật vượt qua tuyến phòng ngự của Tiểu đoàn bảo an 368 và một trận địa pháo 105. Do đó, khi tới Suối Đỉa, Đại đội 2 bị lạc sang hướng khác.


Cách Suối Đỉa 500 mét, Tiểu đoàn nhận được mệnh lệnh từ Sở chỉ huy đoàn điện tới: "Phải ghìm chân bọn địch lại và tìm cách tiêu hao chúng. Độc lập tác chiến".


Cán bộ chỉ huy tiểu đoàn tranh thủ hội ý, có cả cán bộ các đại đội.

Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Anh Đậu phác hoạ phương án tác chiến và giao nhiệm vụ cho các đơn vị:

- Đại đội 1 phát triển dọc theo phía Tây Đường số 1.

- Đại đội 3 bí mật vượt Đường số 1 sang phía Đông và phát triển dọc Đường số 1. Công việc này phải hoàn thành trước 4 giờ sáng để đến khi sư đoàn nổ súng tiến công Trảng Bom, ta cùng lúc đánh chiếm và khoá chặt Suối Đỉa.


Các đại đội nhanh chóng triển khai nhiệm vụ. Lúc này trên Đường số 1, địch đã bớt đi lại vì bị pháo ta tập kích. Đại đội 3 vượt Đường 1 không khó khăn lắm và đang bí mật vận động tới mục tiêu.

Ba giờ 30 phút, Tiểu đoàn 4 đã áp sát hàng rào. Đội hình hai đơn vị cách nhau 800 mét ở hai phía Đường số 1.

Ba giờ 45 phút, các đại đội đã bí mật cắt xong hàng rào.

Đại đội trưởng Nguyễn Quang Nếp đưa hai khẩu ĐKZ, hai khẩu 12,7 lên sát hàng rào cách lô cốt đầu cầu khoảng 60 mét, chỉ từng mục tiêu cho các pháo thủ. Mọi người đã ở tư thế sẵn sàng xuất kích.

Bốn giờ 10 phút, Tiểu đoàn 4 bắt đầu nổ súng. Lúc này ở hướng Trảng Bom đã nổ súng được 5 phút.

Thoạt đầu, hai khẩu ĐKZ của Đinh Xuân Sơn và Võ Đình Thân bắn sập hai lô cốt. Bọn bộ binh địch nhốn nháo rời khỏi công sự, chạy về phía các dãy đồi. Hai khẩu 12,7 hạ nòng bắn quét. Cùng lúc, đại đội trưởng Nếp dẫn xung kích đuổi đánh. Hàng chục tên địch ngã gục ngay ở chân đồi. Một số tên chạy qua Đường số 1 về phía Tây - Bắc. Đại đội 1 do đại đội trưởng Lương Văn Tạ chỉ huy đã kịp thời nổ súng, tiêu diệt một số tên, số còn lại đầu hàng. Tiểu đoàn 1 (Chiến đoàn 52) cơ bản bị loại khỏi vòng chiến đấu.


Sau khi làm chủ mục tiêu, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Anh Đậu cho các đơn vị đưa ĐKZ, 12,7, cối 60 lên chiếm các Điểm cao, cho bộ đội củng cố các lô cốt và công sự của địch để chuẩn bị đánh địch. Trận địa chốt chặn của Tiểu đoàn 4 đã được hoàn thiện trên cơ sở những căn cứ, lô cốt và công sự của địch.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #148 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:36:02 am »

Mất căn cứ Suối Đỉa có nghĩa là địch ở Trảng Bom đã bị khoá chặt. Tên Chuẩn tướng Lê Minh Đảo thúc tên đại tá Dung, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 52 tổ chức đánh chiếm lại Suối Đỉa bằng mọi giá. Tên Dung vội điều Tiểu đoàn 2 Ngụy đến phản kích vào bên sườn Tiểu đoàn 4 của ta.


Đứng ở vị trí của Đại đội 4, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Anh Đậu thấy phía nào cũng có khói bốc lên. Bọn địch rải ra gần kín khoảng đất từ chân đồi phía Đông. Chúng lợi dụng những bờ đất, những gốc cây, bò lên, tiếp cận dần tới tuyến công sự vòng ngoài căn cứ.


Tiểu đoàn trưởng Đậu hỏi một câu trống không:

- Đánh vỗ mặt chăng? Được. Cứ vào nữa đi!

Từ những gốc cây, mô đất, đạn chúng vãi như gieo mạ. Đạn M.79 nổ chan chát trên các thân cây cao, mảnh chụp xuống đất như hình nón úp.

Trận địa vẫn im lặng. Những nòng súng rê theo bọn địch. Những đôi mắt không chớp. Bọn địch vẫn tiến như không hề có những mũi súng đang chờ chúng ở phía trước. Gần 20 tên nấp sau một mô đất đứng bật dậy vừa bắn vừa lao lên phía Tây Đường 1. Các chiến sĩ B.41 và M.79 không kịp bắn, những khẩu trung liên của Lê Khắc Tụ và các tay súng AK của Đại đội 1 đã rung lên, quật ngã trên 10 tên.


Phía bên phải, địch chia làm nhiều tốp chạy nhanh định chiếm phía đông Đường số 1. Nguyễn Quang Nếp chưa kịp ra lệnh thì khẩu 12,7 của Trần Thanh Sơn và hơn 10 tay súng AK của Trung đội 1 (Đại đội 3) đã nổ, Đường đạn toả ra theo hình phễu. Cả đại đội địch chạy ngược trở lại tìm các mô đất ẩn nấp. Mấy chục xác chết nằm phơi ra trước trận địa. Nguyễn Anh Phong nâng khẩu M.79 lên nhằm một ụ đất có lấp ló mấy cái mũ sắt, nổ liền mấy phát. Những cái mũ sắt gục xuống bất động.


Sau khi làm chủ Suối Đỉa, Tiểu đoàn 4 lập tức chuẩn bị trận địa phục kích tiêu diệt địch từ Trảng Bom chạy về.

Đại đội 2, Trung đội 2 (Đại đội 1) và Trung đội 3 (Đại đội 3) do phó Tiểu đoàn trưởng Dương Cao chỉ huy, tổ chức trận địa phục kích ở bãi nghĩa địa cách Suối Đỉa gần hai ki-lô-mét. Lúc đó, bọn địch ở Trảng Bom đang kéo nhau chạy vế Suối Đỉa. Đi đầu là Chi đoàn 3 (Lữ 3 kỵ binh) mở đường cho các loại tàn quân của Sư đoàn 18, biệt động quân, bảo an, dân vệ. Cả cái mớ hổ lốn, vô tổ chức ấy xô nhau chạy về Suối Đỉa.


Chín giờ 10 phút ngày 27 tháng 4, chúng lọt vào trận địa của Tiểu đoàn 4. Nguyễn Anh Phong bắn cháy hai xe thiết giáp, chặn đầu. Lâm Anh Dũng bắn cháy hai xe GMC chở đầy lính, khoá đuôi. Gần 100 xe đủ loại của địch bị nhốt chặt vào trong rọ.


Như những cơn lốc, các chiến sĩ Tiểu đoàn 4 lao vào trận đánh. Thoạt đầu, hàng loạt những quả đạn B.40, B.41 lao vun vút vào cụm xe địch; tiếp đến là hàng tràng 12,7, đại liên, trung liên quét dọc quét ngang vào bọn bộ binh; sau cùng là những quả lựu đạn tới tấp ném vào thùng xe, nòng pháo và những tràng AK đanh gọn, chính xác. Lửa khói mịt mù, xe pháo chỏng trơ, cong queo; tiếng kim khí va chạm nhau, hơi nóng bốc lên ngột ngạt. Xác địch ngổn ngang đủ hình, đủ kiểu.


Trận phục kích tài tình của chiến sĩ Tiểu đoàn 4 thắng lợi rực rỡ. Toàn bộ bọn địch ở Trảng Bom chạy vào Hố Nai bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Riêng Đại đội 2 đã tóm gọn 400 tên tù binh đủ các sắc lính của Quân khu 3 Ngụy Sài Gòn. Sư đoàn 18 Ngụy bị xoá sổ. Tên Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chạy thoát về Long Bình, để rồi hai ngày sau vất bỏ quần áo, cải trang thành thường dân lén lút chạy về Sài Gòn. "Người hùng" của thị xã Xuân Lộc không kịp theo quan thầy di tản ra nước ngoài, mà được ở lại chứng kiến từ đầu đến cuối sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Ngụy Sài Gòn.


Mất Suối Đỉa thì Hố Nai - Biên Hoà sẽ bị uy hiếp mạnh. Quân đoàn 3 Ngụy liền đưa Chiến đoàn 22 xe tăng, thiết giáp từ Tam Hiệp ra phản kích, đồng thời, vét lực lượng còn lại của Lữ 258 lính thuỷ đánh bộ kết hợp với bọn ác ôn phản động khét tiêng ở khu vực Hố Nai ra ngăn chặn. Chúng định chặn đứng cuộc tiến công của ta trên hướng Đường số 1 ngay tại Suối Đỉa. Các trận địa pháo tầm gần, tầm xa còn lại của địch, kết hợp với pháo tăng, dồn dập trút đạn vào đây. Các loại đạn pháo chụp, pháo khoan, nổ chát chúa, văng mảnh rào rào. Cả trận địa mịt mù cát bụi. Hình như còn bao nhiêu đạn pháo của Quân đoàn 3 Ngụy, chúng đều tập trung trút tất cả vào cái thẻo dốc Suối Đỉa chưa đầy ba ki-lô-mét vuông này.


Tiểu đoàn 4 bị thương vong một số, đường dây thông tin từ tiểu đoàn xuống các đại đội bị đứt. Số chiến sĩ liên lạc chạy chân đều bị thương. Nhưng trận địa chốt chặn Suối Đỉa vẫn được Tiểu đoàn 4 bảo vệ vững chắc. Xe tăng và bộ binh địch vẫn bị cầm chân tại rìa ngoài thị trấn Hố Nai.


Tuy nhiên, sự ngăn chặn quyết liệt của địch cũng phần nào làm chậm bước tiến của quân ta vào Biên Hoà. "Nhất định phải đục phăng tuyến phòng thủ ngoan cố này càng sớm càng tốt" - Sư đoàn giao nhiệm vụ cho các đơn vị:

- Trung đoàn 55, để lại Đại đội 2 pháo 122 và Đại đội 9 pháo 85 kiềm chế các trận địa pháo của địch, bảo đảm cho đội hình tiến công hành tiến của Sư đoàn vào Biên Hoà.

- Tiểu đoàn 7 được tăng cường bốn xe tăng chi viện cho Tiểu đoàn 4 đột phá vào tuyến phòng thủ Hố Nai, mở đường cho Sư đoàn tiến công.

- Trung đoàn 266 (thiếu Tiểu đoàn 7) qua ga Hố Nai đột nhập vào tổng kho Long Bình.

- Trung đoàn 270 và 273 cơ động ra Trảng Bom, xốc lại lực lượng, chuẩn bị đánh vào Hố Nai - Biên Hoà sau khi tuyến rìa ngoài Hố Nai bị các Tiểu đoàn 7 và 4 chọc thủng.


Sư đoàn thành lập sở chỉ huy tiền phương do phó Sư đoàn trưởng Vũ Cao và cán bộ cơ quan, đi sát chỉ huy hai Tiểu đoàn 7 và 4. Cán bộ cơ quan xuống các đơn vị đốc chiến.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #149 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:36:53 am »

Trong lúc pháo ta cấp tập vào phòng tuyến 1 Hố Nai, thì xe tăng và Tiểu đoàn 7 đã cơ động đến bờ Tây Suối Đỉa. Tiểu đoàn 4 đã triển khai đội hình sát ấp Hố Nai 1. Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 270 Đàm Quang Phấn và phó Chính uỷ Trung đoàn Hà Xuân Diệu cũng có mặt, trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 4.


Phó Trung đoàn trưởng Đàm Quang Phấn đề nghị cho nổ súng. Phó Sư đoàn trưởng nhìn đồng hồ, nói:

- Thời cơ này là điểm nút cuối cùng để xung phong. Phải dứt điểm trong bất kỳ tình huống nào. Cho phát hoả!

Pháo binh lập tức chuyển làn vào trung tâm Hố Nai. Các loại cối 60, 82, DKZ82 của hai tiểu đoàn đánh vào những mục tiêu lộ ở sát ấp Hố Nai 1, đại đội trưởng Lương Văn Tạ dẫn lực lượng đột kích vượt bãi trống ở lưng chừng dốc, đánh chiếm ngay các công sự tiền duyên.


Bọn địch lùi dần vào sâu trong phố, lợi dụng nhà cửa, ngõ ngách bắn trả. Một khẩu trọng liên địch xuất hiện ở mép trái sau góc nhà của một cửa hiệu bán thuốc tây bắn tạt sườn mũi đột kích của Lương Văn Tạ. Các xạ thủ B.40, B41 của Tiểu đoàn 7 xuất hiện kịp thời dập tắt ngay khẩu trọng liên của địch. Bộ binh chớp thời cơ, đánh thốc vào Hố Nai 1. Địch đưa xe tăng ra cản phá. (Những chiếc xe tăng này đã được Chiến đoàn 22 điều đến từ đêm 27 tháng 4 và chúng đã bí mật cho0 xe tăng xuống hầm, chỉ để tháp pháo là là sát mặt đất, nòng pháo quay về phía sườn dốc Suối Đỉa).


Xe tăng và bộ binh ta vừa tới đỉnh dốc thì một vệt lửa màu da cam từ sau góc nhà bốn tầng lướt đên. Rồi một quả nữa không rõ từ đâu chớp đánh nhằng trên đội hình xe tăng hai chiếc đi đầu của ta. Cùng lúc, pháo tăng, rồi đại liên từ sáu, bảy xe tăng địch bắn như vãi đạn. Đợt đột phá của ta bị chững lại. Bộ binh địch lợi dụng thời cơ này để phản kích.


Chiến sĩ B.41 Đặng Ngọc Quyên ôm súng lăn mấy vòng qua Đường số 1, xuống rãnh đường. Lợi dụng một gò đất che khuất, Quyên tiếp cận mấy chiếc tăng, kê súng, néo cò. Chiếc xe tăng địch bốc cháy.

Khẩu đội ĐKZ của Trần Đình Ngọ bắn cháy thêm chiếc nữa. Khẩu 12,7 của Nguyễn Văn Lưu cũng hạ nòng quét vào cụm bộ binh địch. Ba khẩu trung liên, hàng chục khẩu M.79 của các chiến sĩ đã đồng loạt bắn vào căn nhà bốn tầng và cửa hiệu thuốc tây. Bọn địch giạt cả về phía sau.


Nắm thời cơ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7 Nguyễn Văn Huyên hạ lệnh xung phong. Các mũi đột kích ào lên, đánh thẳng vào trung tâm ấp Hố Nai 1. Số xe tăng địch còn lại chạy về phía cầu Săn Máu. Ta đang tổ chức đột phá tiếp vào trung tâm thị trấn Hố Nai thì bọn tàn quân Lữ đoàn 258 lính thuỷ đánh bộ, nhất là bọn cảnh sát ác ôn, bảo an, dân vệ ở thị trấn Hố Nai chặn đánh tiêu hao lực lượng ta.


Chúng đã biến các Nhà thờ thành các pháo đài để "tử thủ". Các cửa hiệu, các cửa sổ nhà tầng, các tháp chuông Nhà thờ đều có những họng súng đen ngòm tới tấp xả đạn chặn đường. Cũng vì vậy mà sức tiến công của ta chậm lại. Khi các mũi xung kích của ta vào tới trung tâm Hố Nai thì trên dọc đường phố, đạn tiểu liên cực nhanh từ các ô cửa sổ quét rèn rẹt xuống mặt đường. Lựu đạn nổ sáng xanh, mảnh văng tung toé.


Đại đội 2 (Tiểu đoàn 7) đang dàn đội hình theo dãy phố, đại đội trưởng Nguyễn Xuân Toan đứng dưới gốc xoài đang chỉ hướng đê tiến công thì Bùi Đình Khiêm, chiến sĩ trung liên hét to:

- Đại đội trưởng, nằm xuống!

Ổ đại liên dãy trãi, gác ba lóe lửa

Chính trị viên Hoàng Văn Xiu nhướn đôi lông mày:

- Sơn! "Cốc" cho nó mấy quả M.79!

Rất nhanh, Vũ Xuân Sơn nhặt khẩu M.79 bên gốc xoài "cốc" liên tiếp ba quả. Ổ đại liên câm họng.

Đại đội trưởng Toan bật đứng dậy chỉ huy. Nhìn thấy khung cửa sổ nào cũng lóe lửa vàng nhoè, anh điều 12,7 lên, ra lệnh chỗ nào lóe lửa, cho nó một điểm xạ để đưa đội hình lên.

Trong lúc đó, ở các sở chỉ huy Sư đoàn, Trung đoàn, ai cũng nóng ruột, cả một tuyến phòng thủ như Trảng Bom, Suối Đỉa chỉ đột phá trong bốn giờ, ta đã làm chủ, nay chỉ tuyến Hố Nai gần chục ki-lô-mét mà không chọc thủng được. Các mũi, các hướng khác đang áp sát Sài Gòn. Đài Tiếng nói Việt Nam lại đưa tin: "Biên Hoà đã giải phóng". Rõ ràng địch ở Biên Hoà đã bỏ chạy, thế mà ở đây, còn cách Biên Hoà gần hai chục ki-lô-mét, địch vẫn đánh chặn ác liệt. Bộ đội dồn ứ cả lại trên đoạn đường Trảng Bom, Suối Đỉa.


Sở chỉ huy sư đoàn sôi lên. Bức điện khẩn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng vẫn để trên bàn. Lời trong bức điện: "Thời gian là sức mạnh, là thời cơ, cần suy nghĩ táo bạo, hành động táo bạo, thần tốc hơn nữa. Dùng sức mạnh hoả lực, đánh diệt lớn, vỡ lớn, tan lớn" như thúc giục. Bộ Tư lệnh sư đoàn nhận định: Do phán đoán tình hình địch không sát, nên tổ chức tiến công chậm. Địch chỉ dùng một lực lượng nhỏ, kết hợp với bọn cảnh sát ác ôn ở Hố Nai để ngăn chặn, làm chậm bước tiến công của ta để tạo cho Quân đoàn 3 và các lực lượng khác chuyển sang Tây sông Đồng Nai lập phòng tuyến mới.


Sư đoàn quyết định cử phó Sư đoàn trưởng Vũ Cao và cán bộ cơ quan lên phía trước nắm chắc tình hình và trực tiếp chỉ huy. Kiên quyết dùng hoả lực mạnh áp đảo để dập nát bọn địch ở Hố Nai.

Sáng 29 tháng 4, với đội hình năm xe tăng đi trước, tiếp đến là cao xạ 37, súng máy 12,7 rồi đến bộ binh, toàn Sư đoàn tiến công hành tiến vào Hố Nai.

Trong lúc pháo tăng và cao xạ dập tắt các ổ đề kháng của địch trên các tháp chuông Nhà thờ, trên các ô cửa sổ thì các chiến sĩ bộ binh dùng lựu đạn, AK đánh chiếm từng tầng trêt, từng hầm ngầm của dãy phố.

Đến 10 giờ, đội hình hành tiến của Sư đoàn đến ngã ba Hố Nai đi Biên Hoà. Tới đây xe tăng của ta chưa qua được vì gặp ngay bốn tuyến hào chống tăng. Địch lại gom góp tàn quân có cả xe tăng để chống cự. (Sau này mới biết địch còn 60 xe tăng, lợi dụng tuyến hào chống tăng và hậu cứ Chiến đoàn 22 để chống cự. Bọn này không nhận được lệnh của Quân đoàn 3 Ngụy "Trưa 29 tháng 4 rút về tây sông Đồng Nai để phòng ngự từ Thủ Đức"). Địch mất liên lạc lúc này trở thành khó khăn đối với ta.


Sư đoàn quyết định để một bộ phận cầm chân địch, còn các đơn vị cứ phát triển, đánh chiếm các mục tiêu đã phân công.

Trung đoàn 273 sau khi diệt một Tiểu đoàn địch trên đường vận động ở ga Long Lạc đã nhanh chóng tiến công vào sân bay Biên Hoà. Trung đoàn 270 vòng lên phía Bắc Đường số 1 đánh chiếm Hốc Bà Thức và phát triển qua sân bay. Trung đoàn 266 đánh chiếm sở chỉ huy Quân đoàn 3 Ngụy, một bộ phận vòng qua Hố Nai, đánh vào Long Bình.


Đêm 29 tháng 4, số xe tăng địch ở ngã ba Hố Nai bị Sư đoàn 6 tiêu diệt.

Sáng 30 tháng 4, Trung đoàn 266, Tiểu đoàn 5, rồi Tiểu đoàn 3 vượt qua sông Đồng Nai. Pháo địch từ Trường sĩ quan Thủ Đức, từ Trường cảnh sát Quốc gia và sau Nhà máy xi măng bắn dữ dội vào đoạn Long Bình - Thủ Đức. Pháo binh ta bắn chế áp các trận địa pháo binh địch để bảo vệ cho đội hình tiến công hành tiến của quân ta.


Khoảng 6 giờ sáng, pháo binh mặt đất, pháo cao xạ của Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 bắn giập đầu bọn pháo binh địch. Các trận địa pháo của chúng tê liệt dần. Cũng là lúc từng đoàn xe đủ các loại của quân ta đã vượt qua cầu Rạch Chiếc. Đến 10 giờ, Quân đoàn 2 đánh tan tuyến phòng thủ cuối cùng của địch, bắn cháy hơn 10 xe tăng, thiết giáp và đang vượt qua cầu Thị Nghè. Tuyến phòng thủ Sài Gòn đã bị đập vỡ. Các binh đoàn chủ lực hùng mạnh của quân ta tiến vào Sài Gòn như thác đổ, triều dâng.


Sau đội hình Quân đoàn 2 là các đơn vị của Quân đoàn 4, trong đó có Trung đoàn 266, Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 14 của Sư đoàn 341.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM