Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:47:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại thắng mùa xuân 1975 theo những cánh quân thần tốc  (Đọc 5757 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #110 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:34:29 am »

Để thực hiện nhiệm vụ trên, quyết tâm của Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Sư đoàn là: Tập trung lực lượng bộ binh, xe tăng, pháo binh, cao xạ tiến công tiêu diệt quân địch ở khu vực Long Thành - Bình Sơn, phá vỡ tuyến phòng thủ then chốt vòng ngoài của địch trên hướng Đông - Nam, mở đường đưa lực lượng và binh khí kỹ thuật thọc sâu vào đánh chiếm Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ bịt đường thuỷ, khống chế đường không theo đúng yêu cầu hiệp đồng, hoàn thành nhiệm vụ vu hồi chiến dịch và sẵn sàng vượt sông bằng sức mạnh đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái, phát triển vào nội đô giải phóng quận 9 khi có lệnh.


Về cách đánh, trên cơ sở phương án tác chiến chung mà Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã xác định và tình hình địch ta cụ thể tại mặt trận, Bộ Tư lệnh Sư đoàn chủ trương: tập trung lực lượng bộ binh có tăng cường hoả lực pháo binh, cao xạ và xe tăng tạo thành mũi đột kích mạnh, chọc thủng “tuyến phòng thủ Đông - Nam” ở nơi xung yếu nhất của địch là Long Thành. Kết hợp chặt chẽ giữa đột phá chính diện với bao vây, vu hồi, chia cắt, không cho địch rút chạy về phía sau. Khi trận tuyến phòng thủ vòng ngoài của chúng ở Long Thành đã tan vỡ thì nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu liếp theo trong hành tiến làm cho địch không kịp trở tay, loại trừ khả năng co cụm của chúng.


Về sử dụng lực lượng, hai Trung đoàn 101 và 46 được tăng cường xe tăng và hoả lực mạnh đảm nhiệm nhiệm vụ đánh chiếm khư vực Long Thành: Trung đoàn 101 đột kích hướng chính diện theo trục Đường 10; Trung đoàn 46 luồn vào phía sau địch đánh chiếm ngã ba Phước Thiềng cắt đường rút, không cho địch lui về phía sau co cụm; tiếp đó thọc sâu chiếm Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, căn cứ Cát Lái và quận 9 Sài Gòn. Trung đoàn 18 bao vây tiêu diệt bọn địch ở Bình Sơn và làm lực lượng dự bị chiến dịch của Quân đoàn, sẵn sàng chuyển sang tham gia tiến công địch trên hướng đột kích chủ yếu (hướng do Sư đoàn 304 đảm nhiệm), đánh vào nội đô theo trục Đường 15 và xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến là “nhanh, mạnh, chắc”. Nắm thời cơ và vận dụng cách đánh thật linh hoạt, tổ chức hiệp đồng giữa các đơn vị, giữa bộ binh và hoả lực giữa các mũi đột kích với lực lượng địa phương chặt chẽ, tỉ mỉ, cụ thể; hành động mạnh dạn, táo bạo, chủ động, kịp thời.


Sáng 24 tháng 4, Sư đoàn tổ chức phổ biến nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến cho các đơn vị. Mặc dù nhiệm vụ chiến đấu rất nặng nề, phức tạp, thời gian chuẩn bị chỉ vẻn vẹn có hai ngày, những cán bộ chỉ huy các đơn vị đều rất tin tưởng và hứa quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Như một guồng máy đang chuyển động, toàn Sư đoàn triển khai chuẩn bị chiến đấu nhịp nhàng, sôi nổi. Từ chiều 24 tới sáng 26, trong khi cơ quan Sư đoàn tiếp tục hoàn chỉnh các văn kiện chiến đấu và triển khai công tác bảo đảm chiến dịch thì các đơn vị khẩn trương tiến hành tổ chức trinh sát thực địa, tổ chức chiến đấu và hiệp đồng.


Tới trưa ngày 26 tháng 4 năm 1975, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành. Trên các hướng, bộ binh và xe tăng bắt đầu cơ động vào chiếm lĩnh tuyến xuất phát xung phong. Trong suốt quá trình chuẩn bị, các đơn vị đã nhận được sự giúp đỡ hết sức quý báu của Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân và lực lượng vũ trang Đồng Nai và Sài Gòn - Gia Định. Sau bao năm chịu đựng hy sinh, gian khổ, kiên cường, bến bỉ chiến đấu, giờ đây ngày giải phóng quê hương, thống nhất đất nước đã tới gần, mọi người đều dạt dào xúc động. Nhân dân địa phương đã chung sức cùng bộ đội mở đường, giúp các đơn vị đào hầm hào, xây dựng trận địa, hướng dẫn trinh sát nắm địch và tổ chức iực lượng sẵn sàng phối hợp chiến đấu cùng bộ đội. Sự phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ tận tình của Đảng bộ và Nhân dân Đồng Nai, Sài Gòn - Gia Định là nguồn cổ vũ lớn lao, truyền thêm sức mạnh cho Sư đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu được giao.


Chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa, Sư đoàn 325 cùng với các đơn vị bạn trên cánh Đông, sẽ nổ súng mở màn chiến dịch - trận đánh cuối cùng kết thúc chặng đường 20 năm đánh Mỹ gian khổ và oanh liệt. Nhận rõ vinh dự và trách nhiệm, toàn thể cán bộ, chiến sĩ tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, không quản hy sinh, sẵn sàng tiến lên dưới lửa đạn để giành toàn thắng.


Mười bảy giờ ngày 26 tháng 4 năm 1975, cuộc tiến công của quân ta trên hướng Đông và Đông - Nam Sài Gòn bắt đầu. Lực lượng pháo binh hùng hậu của Sư đoàn, Quân đoàn và các đơn vị bạn đồng loạt nổ súng trút bão lửa vào Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hoà, Nước Trong, Long Thành, Đức Thạnh, Bà Rịa... Bộ đội cao xạ ngoan cường đánh trả máy bay địch bảo vệ các trận địa pháo và toàn bộ đội hình chiến dịch.


Theo đúng kế hoạch, pháo tầm xa của Quân đoàn và pháo 85, 105, 122 của các Sư đoàn dồn dập bắn 40 phút vào các cụm phòng thủ của địch trên chính diện tiến công. Súng cối và pháo đi cùng của các Trung đoàn bộ binh cũng phát huy hoả lực bắn 10 phút vào các mục tiêu xung phong đầu tiên. Cùng lúc đó, lợi dụng hiệu quả chế áp của pháo, bộ binh và xe tăng ta khẩn trương vận động vào chiếm lĩnh bàn đạp chuẩn bị xung phong.


Đợt pháo bắn chuẩn bị vừa dứt, từ các cánh rừng cao su, các vườn cây, các sườn đồi, công sự, chiến hào... bộ đội ta ào ạt xông lên đánh chiếm các căn cứ, các trận địa phòng ngự của địch. Phía bên phải khu vực đột phá của Sư đoàn 325, các chiến sĩ Sư đoàn 304 nổ súng tiến công căn cứ Nước Trong; phía bên trái, các chiến sĩ Sư đoàn 3 đánh Đức Thạnh, Bà Rịa.


Tại khu vực Bình Sơn - Long Thành, cuộc chiến đấu của Sư đoàn lúc đầu diễn ra tương đối thuận lợi. Ở hướng Trung đoàn 18, Tiểu đoàn 8 vậy chặt Bình Sơn và kêu gọi địch đầu hàng. Bọn chúng ngoan cố chống cự. Đơn vị lập tức nổ súng diệt gọn hai đại đội và Sở chỉ huy Tiểu đoàn 346 Ngụy, giải quyết gọn mục tiêu Bình Sơn. Ở hướng Trung đoàn 46, bộ đội ta nhanh chóng chiếm cầu Đông Hữu diệt gọn đơn vị địch bảo vệ cầu và vận động ra đánh chiếm Phước Thiềng. Ở hướng Trung đoàn 101, trong giờ đầu nổ súng, Tiểu đoàn 1 cùng với xe tăng nhanh chóng chiếm gọn ngã ba Đường 10 và Đường 15, tiêu diệt hai đại đội lính thuỷ đánh bộ Ngụy, tạo một bàn đạp quan trọng để phát triển đánh chiếm toàn bộ khu vực Long Thành. Tiểu đoàn 3 đánh vào trận địa pháo địch ở gần khu chợ, chiếm gọn bốn khẩu pháo 105.


Nhưng khi hai Tiểu đoàn 1 và 3 tiếp tục đánh sâu vào quận lỵ, thì bọn địch ở chi khu Long Thành trấn tĩnh lại lần vào các đường phố, ngoan cố chống cự. Trong đêm tối, cuộc vật lộn giữa ta và địch trở lên quyết liệt. Bọn địch vừa đánh chặn, chia cắt mũi ximg phong của ta ở phía trước, vừa nấp trong các ngõ hẻm và trên các tầng nhà đánh lén vào các lực lượng phía sau. Hai xe tăng của ta bị đạn M.72 của địch bắn cháy trong thị trấn. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 Nguyễn Ánh Dương và một số cán bộ chiến sĩ hy sinh ngay trên đường phố. Sở chỉ huy Trung đoàn 101 cũng bị súng cổì và đại liên địch bắn dữ dội. Phi pháo địch đánh phá liên tục ở cả phía trước và phía sau. Tên Đại tá tiểu khu trưởng tiểu khu Biên Hoà và tên trung tướng Nguyễn Văn Toàn tư lệnh ; Quân khu 3 Ngụy trực tiếp đáp máy bay trực thăng tới khu vực Nước Trong - Long Thành thị sát chiến trường và từ trên máy bay điều khiển binh lính Ngụy chống đỡ “tử thủ”.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #111 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:35:05 am »

Để có thể nhanh chóng dứt điểm mục tiêu Long Thành, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 101 Nguyễn Văn Giảng quyết định tung Tiểu đoàn 2 (lực lượng dự bị) vào chiến đấu. Sư đoàn trưởng Phạm Minh Tâm chỉ thị cho Trung đoàn trưởng Trung đoàn 46 Cao Ánh Đăng, tổ chức lực lượng đánh ngay vào Thái Lạc, hỗ trợ cho Trung đoàn 101 đánh Long Thành; Trung đoàn 84 pháo binh tổ chức đánh kiềm chế các trận địa pháo địch; Tiểu đoàn 120 thuộc Trung đoàn 284 cao xạ, Tiểu đoàn 75 cao xạ của Sư đoàn, Đại đội 12 tên lửa A.72 áp sát thị trấn đánh máy bay địch, bảo vệ đội hình tiến công của Trung đoàn 101. Bộ đội cao xạ đánh giỏi, bắn trúng, liên tiếp bắn rơi tại chỗ ba chiếc A.37 hai AĐ.6, một trực thăng vũ trang. Bọn địch trong thị trấn vẫn ngoan cố kháng cự. Các mũi tiến công của Trung đoàn 101 vẫn bị địch ngăn chặn, và do không nắm chắc địch nên phát triển lúng túng. Liên lạc giữa cơ quan chỉ huy với một số đơn vị bị gián đoạn. Một mũi của Tiểu đoàn 3 cùng hai xe tăng đánh dọc theo Đường 15 phát triển nhầm sang khu vực Nước Trong, nổ súng bắn chá'y hai xe tăng và tiêu diệt một số địch. Bọn địch ở đây đang lo đối phó với các chiến sĩ Sư đoàn 304 ở phía trước. Khi thấy bộ binh, xe tăng ta từ phía Long Thành đánh tới chúng hoảng hốt điều lực lượng quay về phía sau chống đỡ. Mũi tiến công bất ngờ, ngoài kế hoạch này của Trung đoàn 101 đã tạo thêm thuận lợi cho các chiến sĩ Sư đoàn 304 cũng đang, vật lộn quyết liệt với địch ở khu vực Nước Trong. Phát hiện được sự nhầm lẫn của đơn vị, cán bộ chỉ huy Tiểu đoàn 3 lập tức cho bộ đội cùng xe tăng quay trở về thị trấn.


Tình hình trận đánh trở nên phức tạp. Tại sở chỉ huy Sư đoàn, không khí khẩn trương, căng thẳng theo nhịp độ tiến công của bộ đội. Các chiến sĩ 325 đã mang vào trận Long Thành khí thế của trận Phan Rang, Phan Thiết và lối đánh dũng mãnh, đột phá thẳng vào giữa hệ thống phòng ngự dày đặc của địch một cách táo bạo, bất ngờ. Nhưng bảy tiếng đồng hồ đã qua, Trung đoàn 101 vẫn chưa đánh gục được quân địch ở khu vực mục tiêu then chốt.


Rõ ràng bọn địch ở đây không hoàn toàn giống như bọn địch ở Phan Rang, Phan Thiết. Hệ thống phòng thủ của chúng kiên cố hơn, vững chắc hơn. Sau lưng chúng đã là Sài Gòn và chúng không còn nơi nào để rút chạy. Trong giờ phút tuyệt vọng, địch tỏ ra hết sức liều lĩnh và ngoan cố. Không chống đỡ nổi các đòn tiến công ào ạt của quân ta, bọn địch xảo quyệt áp dụng thủ đoạn “trì hoãn chiến”. Lợi dụng đêm tối, chúng tản ra ẩn nấp vào các ngôi nhà, góc phố, chờ ta lướt qua, liền cụm lại tạo thành các ổ đề kháng mới, đánh vào bên sườn, phía sau lực lượng tiến công phối hợp với đồng bọn đang chặn đánh ta từ phía trước. Đối với một kẻ địch như vậy, bộ đội ta phải có cách đánh phù hợp hơn, cần tiến công nhanh, mạnh nhưng phải chắc: đánh tới đâu, quét sạch địch ở nơi đó, tổ chức lực lượng trụ lại giữ địa bàn rồi mới phát triển tiếp sang khu vực khác. Phải tổ chức tốt hơn nữa việc đánh máy bay, bảo vệ đội hình tiến công và kiềm chế, đè bẹp các trận địa pháo của địch ở các vùng phụ cận


Sớm nhận ra khuyết điểm của mình trong đánh giá địch và vận dụng phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của chiến dịch, Bộ Tư lệnh Sư đoàn quyết định cho Trung đoàn 101 và 46 tạm ngừng tiến công đế nắm tình hình, xốc lại lực lượng, đợi khi trời sáng thấy rõ mục tiêu sẽ tiếp tục đánh chiếm chi khu và quận lỵ Long Thành.


Ngay trong đêm tối, các cán bộ cơ quan lao đi tìm bắt liên lạc, truyền đạt mệnh lệnh cho các mũi, các hướng. Bộ Tư lệnh Sư đoàn tổ chức thêm một bộ phận chỉ huy nhẹ, trực tiếp xuống Sở chỉ huy Trung đoàn 101 đang ở Đông Cầu Gỗ (cách Dinh quận trưởng Long Thành khoảng 700 mét), cùng cán bộ chỉ huy Trung đoàn 101 tổ chức đợt tiến công mới.


Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến đấu ở khu vực Long Thành tiếp tục diễn ra ác liệt. Bộ đội ta quyết đánh chiếm bằng được mục tiêu, địch cũng tăng cường lực lượng tối phản kích và huy động phi pháo chi viện cho binh lính Lữ đoàn 468 lính thuỷ đánh bộ cùng bọn bảo an, dân vệ giữ Long Thành. Các chiến sĩ vừa lùng diệt quân địch trong các vườn cây, các dãy nhà, góc phố vừa đánh trả máy bay địch. Đến 16 giờ 30 phút, Sư đoàn hoàn toàn làm chủ khu vực Long Thành, diệt hơn 600 tên địch, bắt tại trận 506 tên khác, trong đó có hai tên Trung tá, hai Thiếu tá, bốn Đại uý, thu và phá huỷ ba trận địa pháo (10 khẩu 105), cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác của địch.


Chiến thắng Long Thành phá vỡ một khâu quan trọng trên tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch ở hướng Đông - Nam Sài Gòn.

Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 gửi điện nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi cán bộ, chiến sĩ đã lập chiến công đầu và chỉ thị cho Sư đoàn: Nhanh chóng tiến đánh chi khu, quận lỵ Nhơn Trạch, mở đường đưa pháo tầm xa vào cấu trúc trận địa, kịp thời nổ súng đánh phá sân bay Tân Sơn Nhất, khoá chặt đường không của địch trước giờ tổng công kích và khẩn trương đánh bịt đường rút của địch từ Sài Gòn qua sông Lòng Tàu ra biển, hoàn thành nhiệm vụ vu hồi chiến dịch.


Như vậy là ngay sau trận đột kích phá vỡ tuyến phòng thủ then chốt vòng ngoài của địch, Sư đoàn phải thực hiện tiếp một nhiệm vụ quan trọng. Tổc độ và kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ chẳng những sẽ tác động tới chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của Quân đoàn, Sư đoàn mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch hiệp đồng của toàn chiến dịch.


Lúc này, cuộc chiến đấu trên toàn mặt trận Sài Gòn - Gia Định đang diễn ra sôi sục. Ở hướng Đông, Quân đoàn 4 tác chiến theo Đường 1, đang tổ chức đánh chiếm Trảng Bom, Hố Nai. Ở hướng Tây - Nam, chủ lực Quân khu 8 cắt Đường 4 thu hút lực lượng các Sư đoàn 7, 9, 22 Ngụy, tạo điều kiện cho các hướng khác hoạt động. Đoàn 232 đánh chiếm được đầu cầu ở An Ninh, Lộc Giang. Ở hướng Bắc, Quân đoàn 1 diệt được một số trận địa pháo địch, làm chủ đoạn Đường 16 và đánh vào sát Thủ Dầu Một. Ở hướng Tây - Bắc, Quân đoàn 3 diệt hàng chục trận địa pháo, đánh cắt Đường 22 và Đường 1, chặn diệt một số đơn vị địch, không cho chúng từ Tây Ninh co cụm về Đồng Dù. Ở hướng đột kích chủ yếu của Quân đoàn 2, Sư đoàn 304 đang tiếp tục đột phá Nước Trong, mở cửa cho lực lượng bộ binh cơ giới của Quân đoàn sẵn sàng đánh vào nội đô Sài Gòn theo trục Đường 15 và đường xa lộ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #112 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:35:45 am »

Để nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm Nhơn Trạch, hoàn thành nhiệm vụ vu hồi chiến dịch đúng yêu cầu và thời gian quy định, Thường vụ đảng uỷ và Bộ Tư lệnh đoàn 325 quyết định chuyển toàn bộ đơn vị sang trạng thái hành tiến chiến đấu. Trước khi hạ quyết tâm táo bạo này, các cán bộ chỉ huy Sư đoàn đã bàn bạc, tính toán kỹ lưỡng. Các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn cũng trực tiếp xuống Sư đoàn xem xét tình hình mọi mặt và nêu những ý kiến chỉ đạo cụ thể.


Ngày 28 tháng 4, khi Sư đoàn thọc sâu vào Nhơn Trạch thì bên cánh phải của Quân đoàn, Sư đoàn 304 vẫn đang tiếp tục đánh Nước Trong. Các cánh quân khác của ta trên toàn mặt trận còn đang đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, mở cửa chiến dịch trên các hướng. Những trận đánh lớn các Binh đoàn chủ lực vẫn đang diễn ra cách vùng trung tâm Sài Gòn từ 50 tới 80 ki-lô-mét. Riêng Sư đoàn 325 nếu đánh được vào tới Nhơn Trạch, sẽ là mũi nhọn đột kích đầu tiên áp sát vùng nội đô. Bọn địch chắc chắn sẽ phản ứng dữ dội. Nhưng đây là một hướng đánh rất hiểm. Do địa hình có nhiều khó khăn, quân địch ít chú ý phòng bị trục Đường 25. Nếu ta hành động mau lẹ, chúng sẽ không kịp trở tay. Bị đòn bất ngờ, thế trận phòng ngự của chúng sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Bộ Tư lệnh Quân đoàn hoàn toàn tin tưởng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn sẽ vượt qua thử thách lớn này và đồng ý cho đơn vị chuyển sang tiến công địch trong hành tiến.


Tình hình rất khẩn trương, Sư đoàn phải chạy đua với thời gian giành giật từng giây, từng phút. Khói lửa trận Long Thành chưa tan, bộ đội lại hối hả lo bổ sung thêm đạn, gạo để kịp lên đường.

Trong đêm 27, theo sự điều chỉnh, hướng dẫn của cơ quan Tham mưu Sư đoàn, các đơn vị lần lượt tiến ra Đường 25 sẵn sàng cơ động. Trung đoàn 46 đảm nhiệm nhiệm vụ dẫn đầu đội hình của Sư đoàn. Đại đội 6 xe tăng (hiện còn bốn chiếc) được điều lên tăng cường cho Trung đoàn 46. Tiếp đó là cơ quan chỉ huy và các đơn vị binh chủng, đi cuối đội hình là Trung đoàn 101, vừa hành quân vừa tranh thủ củng cố lực lượng. Trung đoàn 18 ở lại bảo vệ phía sau và làm dự bị của Quân đoàn tiến đánh bên cánh phải. Để nắm chắc và chỉ huy các lực lượng ở phía trước, Sư đoàn trưởng Phạm Minh Tâm và chính uỷ Lê Văn Dương quyết định tổ chức một bộ phận chỉ huy nhẹ đi cùng Sở chỉ huy Trung đoàn 46 do Trung tá Nguyễn Quang Huy, phó Sư đoàn trưởng và Thiếu tá Nguyễn Văn Rinh, phó Tham mưu trưởng Sư đoàn phụ trách. Đồng chí phó Chủ nhiệm chính trị tỉnh đội Biên Hoà và một số đồng chí cán bộ huyện Nhơn Trạch cũng luôn theo sát đội hình tiến quân, giúp Sư đoàn hiệp đồng với các lực lượng tại chỗ đánh địch.


Tảng sáng ngày 28 tháng 4, đội hình tiến công của Sư đoàn được tổ chức xong và các đơn vị bắt đầu xuất phát. Trên đoạn đường từ Long Thành vào Nhơn Trạch, Trung đoàn 46 bộ binh dẫn đầu đội hình tiến công của Sư đoàn, liên tiếp tiêu diệt các cụm phòng thủ của địch ở Bến Sáng. Phú Hội, Long Tân; đồng thời quét luôn hàng loạt tổ chức kìm kẹp của địch ở các thôn xã dọc Đường 25.


Đúng như ta dự đoán, bị bất ngờ trước đòn đột kích táo bạo của các chiến sĩ 325, lực lượng địch ở đây chống cự không nổi và tan vỡ. Trong buổi chiều và tối hôm đó, được xe tăng và pháo binh chi viện, Trung đoàn 46 sử dụng chiến thuật bao vây tiến công liên tục, sau ba đợt xung phong quyết liệt đã chiếm gọn quận lỵ Nhơn Trạch, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch cố thủ ở đây.


Ngay khi đội hình chiến đấu của Sư đoàn xuất phát, các chiến sĩ Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 164 pháo binh) dưới sự chỉ huy của chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn Nguyễn Băng Hiến cũng được lệnh đưa pháo 130 tiến sát theo bộ binh, trên đường tiến quân, bộ đội pháo binh cùng các lực lượng hành quân phía sau của Sư đoàn liên tục đánh trả các cuộc phản kích của bộ binh và hải quân địch từ căn cứ Cát Lái theo sông lạch tiến ra bịt đường, ơ khu vực Long Tân - Phú Hội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt nhất. Hàng chục tàu chiến dịch đổ quân lên rừng đước và dồn dập nã pháo, côi vào trục Đường 25. Binh lính của chúng toả ra, tốp bò, tốp chạy đầy đồng. Nhiều trận giáp chiến đã diễn ra trong các vườn cây, các vạt ruộng ngập nước. Để bảo vệ pháo, giữ vững đội hình tiến quân, cán bộ, chiến sĩ cơ quan Sư đoàn và các đơn vị binh chủng đều xông lên diệt địch. Các khẩu đội pháo 85, cao xạ 37, súng máy 12,7... của các Trung đoàn 84, 284 cũng nhanh chóng tìm vị trí thuận lợi tham gia đánh tàu chiến và bộ binh địch.


Kẻ thù lầm tưởng rằng mũi thọc sau của ta chỉ rắn ở phía trước nên liều lĩnh phản kích vào phía sau, mong ngăn chặn hướng đánh nguy hiểm này. Nhưng chúng không ngờ ở đâu ta cũng mạnh, các chiến sĩ ta có đủ tài trí để đánh bại kẻ địch đông gấp hàng chục lần. Tới 15 giờ chiều khi Trung đoàn 101 vận động lên phối hợp mở cuộc truy kích thì binh lính Ngụy nhanh chóng bị quét sạch trên toàn bộ trục đường; đoàn tàu chiến địch hoảng hốt quay đầu tháo chạy về căn cứ Cát Lái.


Đường đã mở thông, đêm 28 tháng 4, các khẩu đội pháo tầm xa 130 của Lữ đoàn 164 dồn dập tiến vào Nhơn Trạch - thiết bị trận địa bắn, chuẩn bị đánh sân bay Tân Sơn Nhất và các mục tiêu trong thành phố theo lệnh của Bộ Tư lệnh Quân đoàn và Bộ chỉ huy chiến dịch, 36 khẩu pháo lớn của Trung đoàn 84 pháo binh, đơn vị anh hùng, 24 khẩu pháo cao xạ 37 và 57 của Tiểu đoàn 120 và Tiểu đoàn 75, đơn vị anh hùng nối tiếp nhau vào Nhơn Trạch, hướng nòng ra phía trước, sẵn sàng nhả đạn đánh phá Thành Tuy Hạ, căn cứ hải quân Cát Lái, cảng Sài Gòn, v.v săn diệt tàu địch trên sông Lòng Tàu, sông Đồng Nai, cắt đứt đường thuỷ từ Sài Gòn ra biên và sẵn sàng đánh máy bay địch bảo vệ đội hình tiến công của Sư đoàn. Bao quanh các trận địa pháo là tầng tầng, lớp lớp các tay súng bộ binh kiên cường của hai Trung đoàn 101, 46 - những con người đã góp phần không nhỏ trong chiến công đưa pháo lớn vào đặt ngay cửa ngõ Sài Gòn trước giờ tổng công kích và đang cảnh giác sẵn sàng giáng trả các cuộc phản công của hải, lục, không quân địch, giữ vững bàn đạp Nhơn Trạch.


Trong lịch sử kháng chiến cứu nước, đây là lần đầu tiên ta đã đặt toàn bộ khu vực "thủ đô" của địch trong tầm khống chế của pháo binh hạng nặng, tăng thêm thế uy hiếp mạnh mẽ quân địch ở thời điểm quyết định. Việc tổ chức thành công cả một cụm pháo lớn ở ngay sát nội đô trước giờ tổng công kích thể hiện tài thao lược của Bộ chỉ huy chiến dịch; thể hiện quyết tâm và cố gắng vượt bậc của chiến sĩ bộ binh, binh chủng toàn Quân đoàn, đồng thời một lần nữa chứng tỏ ưu thế áp đảo của ta trong trận đánh giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #113 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:36:27 am »

Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, thời điểm toàn mặt trận chuyển sang tổng công kích đã đến. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch. Tư lệnh Quân đoàn chỉ thị cho các trận địa pháo 130 đặt ở Nhơn Trạch bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất, mở đầu cuộc tổng công kích.


Bốn giờ 30 phút, khẩu đội của Nguyễn Văn Biên vinh dự bắn quả đạn đầu tiên. Tiếp đó, 303 quả đạn pháo 130 dồn dập bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất trong một thời gian ngắn. Hoà cùng tiếng pháo lệnh của Lữ đoàn 164, các trận địa pháo của Sư đoàn và các đơn vị bạn đồng loạt nổ súng, trút bão lửa vào các khu vực mục tiêu quy định.


Tiếng pháo nổ rung chuyển đường phố Sài Gòn đã báo hiệu sự cáo chung của chế độ Ngụy quyền tay sai Mỹ. Đối với các chiến sĩ 325 và các đơn vị tăng cường, phối thuộc, tiếng pháo nổ rung chuyển đường phố Sài Gòn ấy là lời báo cáo trước Bộ Tư lệnh Quân đoàn, Bộ chỉ huy chiến dịch và quân dân toàn mặt trận: Nhiệm vụ đánh vu hồi chiến dịch đã được thực hiện thắng lợi. Toàn đơn vị sẵn sàng nhận tiếp nhiệm vụ mới.


Tiếng pháo vang rền từ trận địa Nhơn Trạch báo hiệu mở đầu cuộc tổng công kích của quân dân ta trên toàn mặt trận Sài Gòn - Gia Định. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ chỉ huy Chiến dịch, các Binh đoàn thọc sâu của năm cánh quân đồng loạt vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, ào ạt đánh vào nội đô, cùng các lực lượng tại chỗ giải phóng thành phố.


Để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thọc sâu, ngay từ đầu chiến dịch, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức sẵn một Binh đoàn đột kích cơ giới hoá mạnh gồm các thành phần bộ binh, xe tăng thiết giáp, pháo binh, cao xạ, công binh, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân đoàn. Ngày 28 tháng 4, trong khi Sư đoàn đang khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ đánh vu hồi trên hướng Long Thành - Nhơn Trạch thì Trung đoàn 18 (lực lượng dự bị của Quân đoàn) nhận được chỉ thị đưa một tiểu đoàn sang phối hợp với Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 đánh chiếm khu Ngã ba Đường 15 - Nước Trong, mở sẵn cửa khi Binh đoàn đột kích cơ giới hoá phát triển. Sáng 29, khi Binh đoàn đột kích cơ giới hoá bắt đầu xuất phát, Trung đoàn 18 được lệnh tiến tiếp ngay phía sau lực lượng thọc sâu, đánh vào giải phóng thành phố theo trục Nước Trong - Long Bình và xa lộ Biên Hoà - Sài Gòn. Cùng thời gian đó, Sư đoàn được lệnh tổ chức đánh chiếm Thành Tuy Hạ, căn cứ Cát Lái và phát triển vào nội đô giải phóng Quận 9.


Thành Tuy Hạ nằm trên bờ sông nhánh của sông Đồng Nai, là một chướng ngại lớn án ngữ đường tiến quân của Sư đoàn vào nội đô Sài Gòn. Đây là một thành cổ khá kiên cố, Mỹ - Ngụy đã cải tạo, xây dựng thành một kho chứa bom đạn, vũ khí lớn. Trước lúc ta tiến công, địch đã kịp điều tới Tuy Hạ một tiểu đoàn chiến đấu, một đại đội sĩ quan, kết hợp với lực lượng tại chỗ bảo vệ khu vực này.


Cuộc chiến đấu giữa Trung đoàn 46 và các lực lượng phòng thủ của địch diễn ra giằng co, căng thẳng suốt sáu giờ đồng hồ. Ta liên tục tổ chức ba đợt xung phong. Bằng những thang, ván mượn được của nhân dân quanh vùng, các chiến sĩ 46 táo bạo yểm hộ nhau vượt rào và tung mình nhảy lên tường thành đánh chiếm bàn đạp. Bọn địch ngoan cố bám lấy hệ thống công sự vững chắc, chống cự quyết liệt.


Tình hình đang hết sức khẩn trương. Để nhanh chóng đập tan sự kháng cự của địch, Bộ Tư lệnh Sư đoàn sử dụng một bộ phận lực lượng Trung đoàn 101 cùng bốn xe tăng T.54 tổ chức thêm một mũi phát triển theo Đường 25, đánh thẳng vào cổng chính và điều pháo 85 nòng dài lên tổ chức trận địa bắn ngắm trực tiếp diệt địch.


Mười sáu giờ chiều ngày 29 tháng 4, Trung đoàn 101 và xe tăng bắt đầu tiến vào cùng Trung đoàn 46 mở đợt tiến công quyết định. Ba chiếc xe tăng T.54 tiến đến cách cổng Thành Tuy Hạ 500 mét thì dừng lại dùng pháo và súng trọng liên 12,7 kiềm chế chặt chẽ các hoả điểm địch. Các chiến sĩ Trung đoàn 46 một lần nữa ào ạt xung phong. Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 101) có xe tăng T.54 dẫn đầu dũng mãnh xông thẳng vào cổng chính và nhanh chóng toả ra đánh chiếm các điểm cố thủ của địch. Mục tiêu Thành Tuy Hạ được giải quyết xong vào hồi 18 giờ ngày 29. Lực lượng quân Ngụy phòng thủ khu vực này phần lón bị tiêu diệt và bắt sống tại trận. Một bộ phận luồn được ra cổng phía Nam, tháo chạy vế Cát Lái.


Chớp thời cơ quân địch trong vùng đang hết sức hoang mang, dao động sau các đòn liên tiếp thua đậm ỏ Long Thành, Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, Sư đoàn lệnh cho Trung đoàn 101 truy kích đánh thẳng xuống Cát Lái. Tói 18 giờ 40 phút, bộ binh, xe tăng ta tới sát khu vực mố cầu phà phía Bắc. Bọn hải quân địch ở khu vực Cát Lái vội vã kéo tất cả tàu, thuyền sang bờ Nam sông Đồng Nai, bỏ rơi hàng trăm tên lính Ngụy đang run lên vì khiếp sợ bên bờ Bắc sông. Khi bộ đội ta tràn tới chúng nhanh chóng đầu hàng và tan rã.


Sau khi Sư đoàn thực hiện thắng lợi đòn tiến công đánh chiếm Thành Tuy Hạ và khu vực mố cầu phía Bắc phà Cát Lái thì các căn cứ của địch ở Quận 4, Quận 1 Sài Gòn đã hiện ra sừng sững trong ánh hoàng hôn, dinh luỹ cuối cùng của bè lũ tay sai ngoan cố, phản động nhất của đế quốc Mỹ xâm lược, mục tiêu cần phải tiêu diệt.


Nhận thức sâu sắc đây là trận chiến đấu quyết liệt nhất trong giai đoạn cuối của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, mấy ngày qua các chiến sĩ không quản gian khổ, nguy hiểm, thương vong, liên tục nâng cao tốc độ tiến công, thực hiện vượt mức yêu cầu của chiến dịch. Giờ đây trước mặt Sư đoàn là một dòng sông rộng tới bảy, tám trăm mét, nước chảy cuồn cuộn. Bên phía bờ Nam, lực lượng địch rất đông. Chưa kể tới bọn địch thất thủ ở các nơi chạy về bố trí dày đặc dọc các trục đường, riêng ở căn cứ Cát Lái đang có hơn hai nghìn lính thuỷ và hàng trăm tàu, xuồng chiến đấu. Cách đây không xa, hàng trăm tàu lớn của địch bị tắc đường rút chạy ra biển cũng đang chen nhau neo đậu ở khu vực Tân Cảng và trên sông Nhà Bè. Phải vượt qua một con sông lớn trong hoàn cảnh như vậy là một thử thách hết sức mới mẻ, nhưng toàn thể cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn đều nung nấu quyết tâm vượt sông bằng mọi giá.


Tối 29 tháng 4, để chuẩn bị cho cuộc vượt sông đánh vào Sài Gòn, một bộ phận trinh sát chiến đấu của Sư đoàn lập tức dùng thuyền bí mật đổ bộ sang bờ Nam sông, nắm địch. Bộ Tư lệnh Sư đoàn cùng cán bộ chỉ huy các Trung đoàn 101, 84, 46 và đơn vị xe tăng, công binh... xuống khu vực bến phà trực tiếp nghiên cứu, xây dựng phương án vượt sông tại chỗ. Giữa những chớp lửa sáng lóe của đạn pháo địch bắn cầm canh sang bờ bắc, cán bộ chỉ huy các đơn vị chăm chú lắng nghe Sư đoàn trưởng chỉ thị và phòng tham mưu Sư đoàn phổ biến kế hoạch hiệp đồng tác chiến. Quyết tâm của Sư đoàn là: tổ chức tiến công vượt sông Đồng Nai bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, đánh chiếm căn cứ Cát Lái, khu vực cảng và Quận 9, Sài Gòn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #114 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:37:26 am »

Ngay trong đêm tối, các đơn vị khẩn trương triển khai lực lượng chuẩn bị vượt sông. Các tổ công tác của Trung đoàn 101 có sự phối hợp của lực lượng địa phương toả vào các làng ven sông vận động đồng bào đưa thuyền tới khu vực bến giúp bộ đội. Chiến sĩ Trung đoàn 84 pháo binh khắc phục mọi khó khăn đưa 10 khẩu pháo lớn vào cấu trúc trận địa bắn ngắm trực tiếp ngay sát mép nước, sẵn sàng chi viện cho Tiểu đoàn công binh cầu phà và nhân dân chở bộ đội qua sông. Xe tăng T54 cũng được điều lên phục sẵn ở hai bên bến vượt. Các cụm pháo ở Tuy Hạ, Nhơn Trạch chuẩn bị sẵn tọa độ các đoạn bắn chặn trên sông Nhà Bè và đánh phá căn cứ hải quân Cát Lái. Tiểu đoàn 75 và Tiểu đoàn 120 cao xạ gấp rút di chuyển vào triển khai trận địa trên cánh đồng kho sát phía sau bến phà sẵn sàng đánh máy bay, bảo đảm cho cuộc vượt sông thắng lợi. Sở chỉ huy Sư đoàn cũng được chuyển đến bờ sông, sát liền với đài quan sát để kịp thời chỉ huy các lực lượng chiến đấu.


Tảng sáng ngày 30 tháng 4, khi trận địa pháo tầm xa 130 đặt ở Nhơn Trạch được lệnh thôi bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất, thì cuộc tiến công vượt sông của Sư đoàn bắt đầu.

Để thăm dò phản ứng và nhử các trận địa hoả lực địch trên bờ nam sông cho pháo binh ta bắn huỷ diệt, Sư đoàn trưởng chỉ thị cho một xe lội nước (BAP) chở 10 chiến sĩ bộ binh được trang bị mạnh, vượt lên trước đội hình, tiến thẳng sang bờ Nam sông. Xe BAP của ta vừa ra tới giữa sông thì bọn địch trong căn cứ hải quân Cát Lái nổ súng đánh chặn và cho ba tàu chiến xuất kích ra bịt đường. Trận địa pháo bắn ngắm trực tiếp của Trung đoàn 84 lập tức nổ súng đánh chìm tại chỗ cả ba tàu địch. Các cụm pháo Sư đoàn đặt ở Nhơn Trạch, Tuy Hạ đồng loạt phát hoả, trút bão lửa xuống vị trí địch trên bờ Nam sông. Các khẩu đội cao xạ của ta cũng hạ nòng tham gia đánh diệt bộ binh địch.


Pháo binh ta được đài quan sát luồn sâu hiệu chỉnh bắn rất chính xác. Tiếng trái pháo nổ dồn dập. Từ căn cứ Cát Lái, những đám cháy, những cột khói lớn bốc cao.

Đòn tập kích hoả lực mạnh mẽ của pháo binh ta nhanh chóng đè bẹp lực lượng địch trên toàn khu vực. Tuy có chuẩn bị đối phó từ chiều ngày 29, nhưng chúng vẫn bị bất ngờ trước quy mô cuộc tiến công và cách đánh của ta. Vì bị bất ngờ nên binh lính Ngụy hoảng hốt bỏ tàu vọt lên bờ tìm nơi ẩn nấp hoặc tháo chạy thục mạng. Bọn chỉ huy các liên giang đoàn yểm trợ hết sức lúng túng và không nắm được binh lính thuộc quyền. Chúng liên tiếp đánh điện cầu cứu cấp trên cho lực lượng tới tiếp viện.


6 giờ sáng ngày 30 tháng 4, mong đánh thông đường tháo chạy ra biển và cứu nguy cho đồng bọn ở Cát Lái, Bộ Tư lệnh Hải quân Ngụy liều lĩnh tập trung lực lượng mở cuộc phản kích. Từ Tân Cảng, hàng đoàn tàu chiến chở đầy lính Ngụy theo sông Nhà Bè hùng hổ tiến ra vừa đi vừa bắn tới tấp vào những nơi chúng nghi ngờ có trận địa hoả lực của ta bố trí.


Mặc cho địch phản pháo ác liệt, các chiến sĩ Trung đoàn 84 và Tiểu đoàn 120 cao xạ gan góc chờ địch vào gần mới nổ súng đánh trả. Chỉ trong chớp nhoáng lại thêm năm tàu địch bị nhận chìm tại chỗ. Nhiều chiếc khác trúng đạn pháo bị thương. Một tàu kéo theo ba sà lan chở đầy đạn bốc cháy, nổ dữ dội.


Hàng chục tàu chiến dịch liên tiếp bị bắn chìm, bắn cháy trên sông Đồng Nai làm cho bọn hải quân Ngụy vô cùng khiếp hãi. Sợ pháo binh ta săn đuổi, các tàu địch đi ở phía sau vội vã quay đầu tháo chạy về Tân Cảng. Nhân đà thắng lợi, cán bộ chỉ huy Sư đoàn lập tức ra lệnh cho Trung đoàn 101 vượt sông. Được chính quyền cách mạng và nhân dân địa phương đưa thuyền bè tới giúp chuyên chở lực lượng, cán bộ, chiến sĩ 101 nhanh chóng đánh sang chiếm gọn căn cứ hải quân Cát Lái, bắt giữ, thu hồi hơn 100 tàu xuồng chiến đấu và một khối lượng rất lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh khác. Cùng thời gian đó, các chiến sĩ Trung đoàn 46 nhận nhiệm vụ truy kích địch mới được tàu chiến đổ lên bờ Bắc. Trung đoàn nhanh chóng tiêu diệt và đánh tan hai tiểu đoàn địch, bảo đảm an toàn cho lực lượng binh khí kỹ thuật tiếp tục chuyển sang phía Nam sông.


Cuộc tiến công vượt sông Đồng Nai bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, trận đánh lớn thứ tư của Sư đoàn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi.

Vào lúc căn cứ Cát Lái - điểm cố thủ cuối cùng của địch ở phía Đông - Nam Sài Gòn bị đập vỡ tan tành, thì trên các hướng khác của chiến dịch, các Quân đoàn chủ lực của ta được lực lượng tại chỗ phối hợp mở đường cũng đang ào ạt đánh vào nội đô từ mọi phía.


Trên hướng Bắc, một đơn vị của Quân đoàn 1 bao vây căn cứ Phú Lợi; một bộ phận đánh chiếm Tân Yên, Lái Thiêu, tạo điều kiện cho lực lượng thọc sâu tiến vào Bộ Tổng Tham mưu Ngụy và khu các binh chủng Ngụy tại quận Gò Vấp. Trên hướng Tây - Bắc, một bộ phận của Quân đoàn 3 tiêu diệt căn cứ Đồng Dù, Trảng Bàng, bộ đội đặc công đánh chiếm Cầu Bông, Cầu Sáng, mở đường cho lực lượng thọc sâu đánh vào nội đô sẵn sàng tiến công sân bay Tân Sơn Nhất. Trên hướng Tây - Nam, ta đánh chiếm xong thị xã Hậu Nghĩa, diệt quận lỵ Đức Hoà, bức rút Đức Huệ, Trà Cú, mở đường hành lang trên sông Vàm Cỏ Đông. Tàn quân địch từ Hậu Nghĩa chạy về Củ Chi, ta chặn bắt trên 1.000 tên. Lực lượng thọc sâu của Đoàn 232 với các loại vũ khí nặng đã vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến vào Sài Gòn. Trên hướng Đông, Quân đoàn 4 chiếm Trảng Bom, Hố Nai và đang tràn qua Biên Hoà, tiến về Sài Gòn theo Đường 1. Trên hướng đường xa lộ, Binh đoàn đột kích cơ giới hoá của Quân đoàn 2, sau khi đánh chiếm căn cứ Long Bình, cầu xa lộ (Đồng Nai), đã tràn qua quận Thủ Đức và đang tiếp tục đột phá qua điếm cố thủ cuối cùng của địch ở khu vực cầu xa lộ (Sài Gòn), mở đường đánh vào "Dinh Độc lập".


Bộ đội ta sôi sục khí thế thần tốc, quyết thắng, khẩn trương tiến nhanh qua những ki-lô-mét cuối cùng đánh vào chiếm lĩnh các mục tiêu quy định. Trời Sài Gòn như vỡ ra bởi tiếng nổ rung chuyển của đạn pháo các cỡ và tiếng gầm của hàng vạn động cơ máy 110 đang rú ga xông tới.


Bộ chỉ huy Chiến dịch chỉ thị cho các lực lượng ta trên toàn mặt trận: "Tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiên quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiêm lĩnh toàn bộ Thành phố, tước vũ khí quân địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của địch".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #115 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:37:57 am »

Chấp hành mệnh lệnh trên, ngay sau khi vừa cơ bản đập vỡ được điểm phòng thủ của địch ở Cát Lái, Bộ Tư lệnh Sư đoàn trực tiếp nắm Trung đoàn 101 cùng đơn vị xe tăng thần tốc đánh vào Quận 9 và khu vực Tân Cảng. Trung đoàn 46 và Trung đoàn 84 ở lại bảo vệ mục tiêu và khoá chặt sông Lòng Tàu không cho địch rút ra biển.


Đến giờ phút này, bọn Ngụy ở Sài Gòn đã hỗn độn đến cực độ. Đại bộ phận binh lính địch khiếp sợ trước sức tiến công vũ bão của quân ta, chúng quăng súng tìm đường tháo chạy. Bọn quan chức Ngụy quyền cũng nháo nhác tìm phương di tản theo quan thầy Mỹ. Nhưng đường thuỷ, đường không và mọi tuyến đường bộ đều đã bị khoá chặt. Con đường duy nhất mà chúng phải chọn là đầu hàng cách mạng, ở "Dinh Độc lập" tướng Dương Văn Minh đang chủ trì một cuộc họp các Tổng trưởng Ngụy để chuẩn bị cho lễ ra mắt "tân nội các" dự định sẽ tiến hành vào 10 giờ sáng. Nhưng khi nhận được tin các đơn vị nòng cốt bảo vệ vòng ngoài đều bị tiêu diệt và tan rã, các quân đoàn chủ lực của ta từ nhiều hướng đã tràn vào tới nội đô, Tổng thống Ngụy buộc phải đưa ra một bản tuyên bố muộn màng trên Đài Phát thanh Sài Gòn xin "ngừng bắn... để cùng thảo luận về bàn giao chính quyền" hòng vớt vát được chút gì trong cái thế sụp đổ không thể tránh khỏi của cả một chế độ tay sai bán nước.


Không nghe bất cứ luận điệu nào của bọn tay sai bán nước, cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 325 kiên quyết chấp hành mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, nêu cao quyết tâm tiến thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch, bắt chúng phải đầu hàng không điều kiện.


Từ 9 giờ tới 12 giờ ngày 30 tháng 4, các chiến sĩ Trung đoàn 101 phát triển trên hướng Đông - Nam Sài Gòn dồn dập đánh vào chiếm gọn quận 9, Bộ Tư lệnh Hải quân Ngụy và khu vực Tân Cảng, thu hồi và bắt giữ hàng trăm tàu địch trên sông Sài Gòn.


Trên hướng đường xa lộ: các chiến sĩ Trung đoàn 18 sau khi đập tan sự kháng cự của địch ở Trường cảnh sát Quốc gia và Trường Huấn luyện Thủ Đức đã nhanh chóng đánh thẳng vào quận 1.


Quân đoàn giao nhiệm vụ cho Lữ đoàn 203 xe tăng, Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 và các đơn vị bạn trong Quân đoàn thành lập "Liên Binh đoàn thọc sâu" đánh chiếm "Dinh Độc lập". Bộ phận Liên Binh đoàn thọc sâu này đã nhanh chóng vượt cầu Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các Ngụy Sài Gòn; chiếm Đài Phát thanh, Tổng cục Chiến tranh chính trị, khu vực thương cảng và quận 4.


Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ giải phóng với ngôi sao vàng rực rỡ bắt đầu tung bay trên nóc "Dinh Độc Lập" chính thức báo hiệu thời điểm kết thúc toàn thắng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cùng thời gian đó, chiến sĩ các Quân đoàn 3, 1, 4 và Đoàn 232 chiếm gọn các mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát Ngụy... Sau đòn quân sự quyết định của các binh đoàn chủ lực, nhân dân Sài Gòn - Gia Định nổi dậy chiếm lĩnh các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, làm chủ các đường phố, hăng hái dẫn bộ đội đi chiếm các vị trí của địch và tham gia lùng bắt những tên còn lẩn trốn, buộc chúng phải ra đầu hàng, trình diện, nhanh chóng lập lại trật tự, ổn định tình hình trên toàn Thành phố.


Kẻ thù đã bị đánh gục ngay tại sào huyệt của nó. Chế độ Ngụy Sài Gòn do Mỹ dày công xây dựng hoàn toàn sụp đổ.

Hơn một triệu quân Ngụy do Mỹ trang bị đến tận răng bị tiêu diệt và tan rã. Đại sứ Ma-tin và bọn tay chân trong "Lầu Năm Góc Phương Đông" bỏ chạy ra Hạm đội 7 trên những chiếc máy bay lên thắng, Tổng thống và toàn bộ nội các Ngụy bị bắt giữ... Sài Gòn - Gia Định và miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Đất nước thân yêu đã thu về một môi. Đồng bào Bắc Nam sum họp một nhà.


Mới trước đây mấy phút, toàn Thành phố còn vang rền tiếng súng trận thì nay đã rộn ràng trong không khí của một ngày hội lón. Nhân dân Sài Gòn từ ngàn vạn ngôi nhà đổ ra kín đường, tay nâng cao cờ Giải phóng và ảnh Bác Hồ đón chào đoàn quân chiến thắng. Đứng giữa rừng cờ và rừng người, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 ý thức sâu sắc rằng giờ phút vinh quang này là điểm cuối cùng của cả quá trình chiến đấu suốt mấy chục năm không nghỉ. Trên con đường cứu nước đầy gian nan thử thách ấy, toàn quân, toàn dân ta luôn luôn được sự dìu dắt, cổ vũ của Bác Hồ kính yêu. Hôm nay đứng giữa Thành phố Sài Gòn giải phóng, các chiến sĩ cũng như đồng bào đặc biệt xúc động nhớ tới Bác Hồ - Người đã từ mảnh đất này ra đi tìm đường cứu nước.


Điều khẳng định của Bác Hồ giờ đây đã trở thành hiện thực. Sau những tháng năm chiến đấu gian khổ, các chiến sĩ vừa vượt qua những bước cuối cùng và giành được thắng lợi hết sức vẻ vang, thực hiện trọn vẹn mong muốn của Bác và cũng là của toàn dân tộc.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #116 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2022, 07:46:12 am »

III. Cánh quân từ Cao Nguyên - hướng Tây Bắc - hướng tiến công chủ yếu Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tại mặt trận Tây Nguyên, để chuẩn bị tham gia trận đánh cuối cùng giải phóng Sài Gòn - Nam Bộ, khi chiến dịch Tây Nguyên sắp kết thúc, Quân đoàn 3 được gấp rút tổ chức có tên gọi là Binh đoàn Tây Nguyên. Theo quyết định số 54/QP-QĐ ngày 26 tháng 3 năm 1975 của Bộ Quốc phòng, đồng chí Vũ Lăng được cử làm Tư lệnh, đồng chí Đặng Vũ Hiệp là Chính ủy Quân đoàn. Lực lượng của Quân đoàn gồm các Sư đoàn 10, 320, 316 bộ binh và các Trung đoàn 40, 675 pháo binh, Trung đoàn 234, 593 cao xạ, Trung đoàn 273 xe tăng, Trung đoàn 7 công binh, Trung đoàn 29 thông tin. Ba cơ quan Mặt trận Tây Nguyên cũ được chuyển thành Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần Quân đoàn. Đó là những đơn vị có lịch sử, truyền thống vẻ vang và vừa cùng phối hợp với quân dân trên chiến trường lập công vang dội trong chiến dịch Tây Nguyên.


Quân đoàn 3 được Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ tiến công trên hướng Bắc, Tây Bắc Sài Gòn Trên hướng Bắc, Sư đoàn 320A tiến công cứ điểm Đồng Dù, phá tan tuyến phòng thủ Tây Bắc Sài Gòn của địch.


Sư đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320A) do đồng chí Bùi Đình Hòe, nguyên phó Sư đoàn trưởng, được bổ nhiệm Sư đoàn trưởng, trực tiếp chỉ huy Sư đoàn chiến đấu cùng các đồng chí Bùi Huy Bổng, Chính ủy, Đặng Văn Trượng, Phó chính ủy và Ngô Huy Phật; phó Sư đoàn trưởng. Sư đoàn 320 A được vinh dự gắn lên quân kỳ của mình Huân chương Quân công hạng nhất do Quốc hội và Chính phủ tặng. Các Trung đoàn 48, 64 và các tiểu đoàn có thành tích xuất sắc đều được khen thưởng thích đáng. Để phát triển chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên, Sư đoàn 320 A trong đội hình Quân đoàn 3 tiếp tục cùng các Quân đoàn khác tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đó là nguồn cổ vũ hết sức to lớn đối với cán bộ và chiến sĩ toàn Sư đoàn, thôi thúc mọi người siết chặt đội ngũ, tiếp tục tiến lên giành nhvĩng chiến công mới.


Sư đoàn 320A được lệnh: "Căn cứ vào tình hình chung và chủ trương của trên, nhanh chóng hành quân đi làm nhiệm vụ mới.

Đường hành quân: theo trục Đường 14 đến mục tiêu quy định.

Thời gian xuất phát: 18 giờ ngày 10 tháng 4 năm 1975.

Vị trí tập kết: Bàu Bàng (Tây Ninh)

Phương tiện cơ động: Bằng xe ô tô do Đoàn 559 đảm nhiệm...".

Nhận được mệnh lệnh trên, Sư đoàn lập tức thu gọn đội hình, bàn giao địa bàn, kho tàng, chiến lợi phẩm thu được cho tỉnh đội Phú Yên và chuẩn bị hành quân đi nhận nhiệm vụ mới.

Mặc dù chưa được phổ biến nhiệm vụ một cách cụ thể, nhưng với linh cảm nhạy bén của người lính, các chiến sĩ phán đoán nhất định sẽ được tham gia vào một chiến dịch lịch sử, một sự kiện trọng đại mà một đời người nhiều khi chỉ được một lần. Ai nấy đều vui mừng, phấn khởi. Vừa kết thúc một chiến dịch khá dài ngày, mặc dù mệt mỏi, nhưng gương mặt mỗi người đều rạng rỡ niềm vui. Trong những ngày sôi động ấy, câu chào cửa miệng của các chiến sĩ khi chia tay nhau là: "Hẹn gặp nhau ở Sài Gòn".


Trên con đường hành quân vào chiến dịch này đã diễn ra một cuộc gặp gỡ lịch sử. Đó là cuộc gặp gỡ giữa hai sư đoàn cùng sinh ra từ một cội nguồn: Sư đoàn 320A trong đội hình Quân đoàn 3 và Sư đoàn 320B trong đội hình Quân đoàn 1.


Những người lính Đồng Bằng gặp nhau tay bắt mặt mừng. Từ mấy năm nay, kể từ khi "hòn máu xẻ đôi", mỗi đoàn quân đánh giặc một phương trời, nhưng vẫn hằng dõi theo bước chân hành quân của nhau. Khi quần nhau với địch trên những Điểm cao chót vót phía Tây sông Pô Cô, khi nằm trong chiến hào vây ép Đức Cơ, các chiến sĩ 320A vẫn nghe tin chiến thắng của 320B từ chiến trường Quảng Trị vọng vào. Một lá thư thăm hỏi, một gói quà nhỏ bé đầy tình nghĩa anh em 320B gửi vào đã động viên cổ vũ các chiến sĩ tiến lên không ngừng, không nghỉ. Từ hai đầu chiến trường, người lính Đồng Bằng ở hai sứ đoàn vẫn luôn động viên nhắc nhở nhau: Hãy xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đại đoàn Đồng Bằng, của Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Ngày 15 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn chính thức nhận nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3: Sư đoàn 320 được tăng cường Trung đoàn 593, có nhiệm vụ tập trung lực lượng đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, mở cửa, đánh chiếm đầu cầu của Quân đoàn; đánh chiếm khu vực Cầu Bông, Cầu Sáng, bảo đảm dường cơ động cho mũi đột kích cơ giới mạnh của Quản đoàn tiến vào đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu quân Ngụy Sài Gòn. Sau đó, sẽ trở thành đội dự bị của Quân đoàn phát triển tiến công vào nội thành Sài Gòn.


Sau khi nhận nhiệm vụ, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Sư đoàn họp đánh giá lại toàn bộ tình hình, thấy rõ những khó khăn, thuận lợi của Sư đoàn trong khi thực hiện nhiệm vụ vẻ vang trong chiến dịch lịch sử này và đi đến quyết tâm: Kiên quyết tập trung lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Sư đoàn, nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ mở chiến dịch cho hướng tiến công của Quân đoàn, tiêu diệt căn cứ Đồng Dù, đánh chiếm Củ Chi, Tân Quy và Cầu Bông, Cầu Sáng. Sau đó nhanh chóng xốc lại đội hình, sẵn sàng phát triển vào Sài Gòn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân đoàn giao cho.


Mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch lập tức được triển khai.

Đoàn cán bộ đi trinh sát do Sư đoàn trưởng Bùi Đình Hòe dẫn đầu lên đường ngay ngày 16 tháng 4. Đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô toàn sư đoàn; tiến công địch trong một căn cứ kiên cố, vững chắc, có diện tích rộng tới 8km vuông. Thời gian chuẩn bị lại vô cùng khẩn trương, cấp bách, nên Bộ Tư lệnh Sư đoàn đã trực tiếp chỉ đạo việc trinh sát, nắm địch và chuẩn bị phương án tác chiến. Sư đoàn trưởng Bùi Đình Hòe, phó Sư đoàn trưởng Ngô Huy Phát, Tham mưu trưởng Trần Ngọc Chung, ba bốn đêm liền bò vào hàng rào căn cứ Đồng Dù để trực tiếp nghiên cứu tình hình, chuẩn bị phương án.


Ngày 22 tháng 4, phương án tiến công căn cứ Đồng Dù và khu vực phụ cận được Bộ Tư lệnh Quân đoàn phê chuẩn.


Đó mới chỉ là một bước của công tác chuẩn bị. Một việc quan trọng nữa là phải làm sao cơ động đội hình Sư đoàn vào khu vực bàn đạp (khu vực Hố Bò, Nam Bến Súc) nhanh, gọn, bí mật, an toàn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #117 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2022, 07:47:07 am »

Các chiến sĩ Tiểu đoàn 17 công binh được lệnh khẩn trương hoàn thành cầu phao qua sông Sài Gòn bằng những phương tiện ta thu được của công binh địch trong chiến dịch Tây Nguyên. Suốt mấy ngày đêm, các chiến sĩ Tiểu đoàn 17 vật lộn với sông nước, mặc dù còn thiếu thốn nhiều khí tài, còn gặp nhiều khó khăn về trình độ kỹ thuật, lại phải thường xuyên đối phó với pháo binh, không quân địch, nhưng đến ngày quy định, nhịp cầu qua sông Sài Gòn đã được hoàn thành. Nhịp cầu ấy đã nâng bước chân Sư đoàn tiến vào chiến dịch mang tên Bác. Nhịp cầu ấy cũng được nhiều đơn vị trong Quân đoàn sử dụng để hành quân vào chiến dịch.


Các chiến sĩ vận tải, kho tàng làm việc quên mình, bám đường, bám xe, khẩn trương tiếp nhận, phân bố hàng ngàn tấn vật chất cho Sư đoàn.

Các chiến sĩ thông tin luôn bám sát chỉ huy, nhanh chóng triển khai các mạng thông tin hữu tuyến và vô tuyến, bảo đảm cho Bộ Tư lệnh Sư đoàn chỉ huy thống nhất mọi hành động.

Đêm 23 tháng 4, Sư đoàn được lệnh vượt sông Sài Gòn, hành quân xuống Nam Bến Súc. Đến ngày 25 tháng 4, toàn bộ đội hình Sư đoàn đã qua sông Sài Gòn vào vị trí tập kết an toàn.

Đó là những thắng lợi bước đầu, tạo điều kiện cho Sư đoàn có sức bật mới khi chính thức bước vào tiến công.

Chiều 28 tháng 4, Sư đoàn làm lễ xuất quân bên bờ sông Sài Gòn. Lá cờ quang vinh mang tám chữ vàng truyền thống "Đoàn kết - Nghiêm túc - Dũng cảm - Chiến thắng" tung bay trong nắng gió Củ Chi. Chính ủy Sư đoàn Bùi Huy Bổng cảm động khi trao lá cờ quang vinh ấy cho Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48) đơn vị đảm nhiệm hướng đột kích chủ yếu của Sư đoàn trong trận Đồng Dù, đơn vị có nhiệm vụ cắm lá cờ truyền thống của Sư đoàn Đồng Bằng lên sở chỉ huy căn cứ Sư đoàn 25 quân Ngụy Sài Gòn.


Nằm trên trục quốc lộ số 1 Sài Gòn đi Tây Ninh, căn cứ Đồng Dù thực sự là cánh cửa sắt án ngữ phía Tây với Bình Dương và Hậu Nghĩa. Đồng Dù là một căn cứ phòng ngự trọng yếu trong tuyến phòng thủ Sài Gòn, nên từ lâu, Mỹ - Ngụy đã ra công vun đắp, xây dựng nó trở thành một căn cứ xuất phát hành quân hỗn hợp quy mô lớn. Nó vốn là hang ổ của Sư đoàn 25 Mỹ "tia chớp nhiệt đới", nơi xuất phát các cuộc hành quân càn quét ra vùng Củ Chi, Bầu Bàng sang đến Bến Cả, Bến Súc, Tây Ninh. Sau này, khi Mỹ buộc phải cuốn cờ, Sư đoàn "tia chớp nhiệt đới" bàn giao cơ ngơi lại cho Sư đoàn 25 Ngụy, một trong những Sư đoàn chủ lực mạnh của quân lực Sài Gòn.


Để bảo đảm an toàn cho Đồng Dù, Mỹ - Ngụy đã đánh phá, hủy diệt vùng Củ Chi, biến vùng này thành một vùng trắng. Đứng từ đài quan sát của căn cứ pháo binh Sư đoàn 25 trong căn cứ Đồng Dù có thể nhìn thông suốt hàng chục km. Xung quanh căn cứ, chúng bố trí một hệ thống hàng rào và vật chướng ngại phòng thủ rất kiên cố và phức tạp với gần chục lớp rào kẽm gai đủ các kiểu: bãi mạ, lò xo, bùng nhùng, mái nhà... và gài mìn bẫy dày đặc. Sau hàng rào là hai lớp tường đất kiên cố có các lô cốt, ụ súng. Tiếp đó đến hệ thống phòng thủ nội vi, bao gồm hàng trăm lô cốt, ụ súng và hàng ngàn mét hào giao thông nối liền các phân khu. Bên trong căn cứ rộng 8 km vuông, chia thành từng ô bàn cờ, có đường cơ động cho xe tăng, xe bọc thép và có cả một sân bay hạng vừa, máy bay vận tải C.130 và các loại máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được. Hệ thống thông tin liên lạc trong căn cứ và liên lạc với mọi nơi cần thiết được, thiết kế một cách hoàn hảo. Trung tâm viễn thông của căn cứ Đồng Dù là một trong những trung tâm lớn và hiện đại ở miền Nam Việt Nam.


Về lực lượng địch, trong căn cứ thường xuyên có một đến hai trung đoàn bộ binh đóng giữ. Ngoài ra còn một trung tâm huấn luyện tân binh và hạ sĩ quan, các tiểu đoàn trực thuộc của Sư đoàn như công binh, pháo binh, thiết giáp, thông tin, trinh sát. Căn cứ pháo binh trong Đồng Dù là một căn cứ lớn có đến 18 khẩu pháo các loại, trong đó có 4 khẩu 174 "vua chiến trường".


Trước khi Sư đoàn nổ súng, lực lượng địch trong khu vực tác chiến được bố trí như sau:

- Trong căn cứ Đồng Dù có Bộ chỉ huy Sư đoàn 25 bộ binh, ban chỉ huy Trung đoàn 50, Tiểu đoàn 2/50 trưởng huấn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ, các tiểu đoàn trực thuộc và hậu cứ, một chi đoàn thiết giáp, hậu cứ Trung đoàn 10 thiết giáp có khoảng 20 xe, một tiểu đoàn pháo hỗn hợp. Tổng cộng khoảng 3.000 tên.

- Bố trí ở khu ngoại vi: Tiểu đoàn 3/50 ở ấp Mới, Tiểu đoàn 1/50 ở Trảng Bàng, Tiểu đoàn 2/46 ở Đồng Chùa, Suối Sâu, Trung đoàn 49 ở Bến Kéo, Trà Võ (Nam Tâv Ninh); Trung đoàn 10 thiết giáp có một chi đoàn ở Trảng Bàng, một chi đoàn ở Củ Chi.

- Các lực lượng bảo an, dân vệ ở khu vực Củ Chi có bốn tiểu đoàn: Tiểu đoàn 233 ở Phú Hòa Đông, Tiểu đoàn 331 ở ấp Chợ, Tiểu đoàn 305 ở Đồng Chùa - Củ Chi, Tiểu đoàn 320 ở Trung Hòa.

Hệ thống phòng thủ khu vực Củ Chi và căn cứ Đồng Dù là một hệ thống phòng thủ chặt chẽ, chu đáo có hỏa lực mạnh, lực lượng đông, có các căn cứ phụ cận sẵn sàng chi viện và có đường cơ động hết sức thuận lợi. Chính vì vậy mà đã bao năm, chúng kết hợp với bọn Ngụy quyền địa phương kìm kẹp nhân dân, đàn áp phong trào cách mạng ở Củ Chi và vùng xung quanh hêt sức tàn bạo, dã man.


Nhân dân Củ Chi, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền cách mạng đã bao năm chiến đấu hết sức kiên cường, bám trụ vững vàng trên mảnh đất đầy thương tích ấy. Lực lượng vũ trang cách mạng địa phương đã trưởng thành từ trong máu lửa, nhân dân được giác ngộ và tôi luyện trong đấu tranh. Đó là những yếu tố hết sức thuận lợi đối với cuộc chiến đấu sắp tối của Sư đoàn.


Chiến thắng dồn dập trên chiến trường toàn Miền, những chiến công chói lọi của Sư đoàn vừa lập nên là những yếu tố có sức động viên lớn đối với cán bộ, chiến sĩ. Khí thế chiến dịch, với mục đích to lớn, quang vinh có sức mạnh thôi thúc hơn bao giờ hết.


Chưa bao giờ người chiến sĩ Đồng Bằng ra trận với một niềm vui lớn như vậy. Họ sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, hy sinh trong trận quyết chiến cuối cùng.

Để bảo đảm cho chiến thắng, bảo đảm chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến đấu, thời gian hiệp đồng của Bộ Tư lệnh Quân đoàn giao cho, Sư đoàn đã xây dựng phương án tác chiến tiêu diệt căn cứ Đồng Dù, mở cửa cho một hướng của chiến dịch tiến công vào Sài Gòn hết sức công phu, tỉ mỉ và khẩn trương. Bộ Tư lệnh Sư đoàn ngày đêm theo dõi mọi công việc chuẩn bị cho trận đánh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #118 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2022, 07:48:04 am »

Trong trận quyết chiến này, Bộ Tư lệnh Sư đoàn quyết định sử dụng lực lượng như sau:

Trường hợp địch chưa tăng cường lực lượng về Đồng Dù, Sư đoàn sử dụng Trung đoàn 48 tăng cường một đại đội xe tăng cùng với pháo binh Sư đoàn và pháo binh cấp trên tăng cường tiến công tiêu diệt căn cứ Đồng Dù. Đột phá trên hai hướng: mũi chủ yếu từ Tây - Bắc, mũi thứ yếu từ Tây - Nam đánh vào.

- Trung đoàn 9 và một đại đội xe tăng làm dự bị đánh phát triển và đánh quân địch vòng ngoài.

- Trung đoàn 64 đánh chiếm khu vực Cầu Bông, Cầu Sáng và phát triển lên quận lỵ Hóc Môn theo nhiệm vụ Quân đoàn giao ở giai đoạn một của chiến dịch.

Trường hợp địch tăng cường lực lượng về Đồng Dù và khu vực xung quanh, Sư đoàn dùng cả hai Trung đoàn bộ binh cùng với Trung đoàn 54 pháo binh và các đơn vị tăng cường tập trung tiêu diệt bằng được căn cứ Đồng Dù, mở đường cho Sư đoàn bạn đánh vào Tân Sơn Nhất, sau đó sẽ phát triển theo kế hoạch.


Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48), đơn vị có truyền thống mở cửa, lần này được giao nhiệm vụ đột phá hướng chủ yếu (hướng Tây - Bắc).

Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Quang Vinh và chính trị viên Nguyễn Văn Thư của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48) đều là hai cán bộ trẻ; trưởng thành trong chiến đấu, có nhiều thành tích và có kinh nghiệm chỉ huy đột phá trong những trận quan trọng của Sư đoàn như trận Làng Siêu, Thuần Mẫn, những khi được nhận nhiệm vụ đột phá hướng chủ yếu trong trận này, các anh không khỏi bàn khoăn, lo lắng. Bởi vậy đây là lần đầu tiên các anh đứng trước một căn cứ lớn, phòng thủ rất kiên cố của địch, lại chỉ được phép đánh thắng trong một thời gian ngắn.


Theo phương án, đầu tiên sẽ dùng bộc phá đánh đồng loạt và liên tục để mở rào; cấp trên chưa có ý kiến gì về việc dùng mìn phá rào. Đại đội 3, có nhiệm vụ mở cửa và đánh chiếm đầu cầu, được lệnh khẩn trương gói buộc bộc phá. Mặt khác, Tiểu đoàn vẫn đề nghị cấp trên nghiên cứu phương án dùng mìn mở rào. Hôm xuống kiểm tra đơn vị, Chính ủy Sư đoàn hỏi Chính trị viên Đại đội 3 Đào Xuân Sáng:

- Mọi công tác chuẩn bị của đơn vị các đồng chí như vậy là rất tốt, đại đội còn có ý kiến đề đạt gì với cấp trên nữa không?

Chính trị viên Đào Xuân Sáng suy nghĩ một lát rồi nói:

- Nếu có thể... cấp trên cho chúng tôi một ít mìn tăng của địch để mở cửa. Dùng mìn gọn nhẹ vừa mở rào tốt, vừa tạo được hố để có thể triển khai các ổ hỏa lực ngay trên cửa mở. Mìn còn có tác dụng dọn đường cho xe tăng xuất kích.

- Mình hiểu, đây là sáng kiến của Tiểu đoàn các cậu từ hồi đánh làng Siêu, đã được tông kết và ghi vào kinh nghiệm chiến đấu của Sư đoàn. Trong trận này, Sư đoàn đã cho hậu cần chạy mìn cho các cậu rồi. Nhưng thời gian gấp quá, có thể không kịp. Các cậu vẫn cứ phải chuẩn bị cả hai phương án.

Nhưng, đêm hôm đó khi Chính ủy về đền sở chỉ huy thì nghe tin phòng hậu cần Sư đoàn đã "xoay" được mìn cho anh em. Mừng quá, chính ủy trực tiếp gọi điện thoại báo tin cho Tiểu đoàn trưởng Vinh.

Mọi việc chuẩn bị đã hoàn thành. Theo hiệp đồng, pháo chiến dịch đã liên tục bắn phá căn cứ Đồng Dù trong mấy ngày liền. Đơn vị bạn đã cắt đường từ Tây Ninh xuống và từ Hậu Nghĩa sang. Ngày 27 tháng 4, Sư đoàn được tin tên chuẩn tướng Lý Tòng Bá đã điện cho Trung đoàn 50 đưa lực lượng từ ấp Khói về phòng thủ Đồng Dù và điện cho Trung đoàn 10 thiết giáp sẵn sàng cơ động.


Sư đoàn quyết định đánh Đồng Dù theo phương án hai: địch có tăng cường phòng thủ.

17 giờ ngày 28 tháng 4, các đơn vị tham gia chiến đấu được lệnh chuẩn bị hành quân vào chiếm lĩnh.

Pháo của ta vẫn tiếp tục bắn phá. Căn cứ Đồng Dù bốc cháy ngùn ngụt. Số phận Sư đoàn 25 Ngụy đã được định đoạt.

5 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Sở chỉ huy Sư đoàn như lắng lại, hồi hộp chờ đợi giờ nổ súng. Phó tư lệnh Quân đoàn Kim Tuấn cũng có mặt tại Sở chỉ huy Sư đoàn, trực tiếp chỉ huy trận đánh. Sư đoàn trưởng, chính ủy Sư đoàn đã sẵn sàng ở vị trí chỉ huy. Phó Sư đoàn trưởng Ngô Huy Phát, theo phân công, trực tiếp đi với Sở chỉ huy Trung đoàn 48.

Phó tư lệnh Quân đoàn liếc nhìn đồng hồ rồi một lần nữa nhắc Sư đoàn trưởng:

- Đúng 10 giờ 30 phút phải xong, anh Hòe nhé!

- Báo cáo, 10 giờ 30 phút. Chúng tôi nhớ!

10 giờ 30 phút là giờ hiệp đồng với Sư đoàn 10 của Quân đoàn, là giờ Sư đoàn 320 phải cơ bản làm chủ căn cứ Đồng Dù để Sư đoàn 10 vượt qua cửa mở này tiến vào tiến công Tân Sơn Nhất. Từ 5 giờ 30 đến 10 giờ 30 chỉ có năm giờ đồng hồ để dứt điểm một căn cứ rộng tám km vuông được phòng thủ kiên cố quả là một nhiệm vụ nặng nề. Nhưng, trong thời khắc lịch sử này, mỗi chiến sĩ, mỗi đơn vị không còn cách nào khác hơn là phải tự vượt lên mình đê vươn tới cái đích cuối cùng.


Sài Gòn đã ở trước mặt. Kẻ thù đang trong cơn hấp hối. Không được phép do dự, chần chừ.

Sư đoàn trưởng Bùi Đình Hòe là một cán bộ trưởng thành trong chiến đấu cùng với sự trưởng thành của Sư đoàn, tuy đã dày dạn, nhưng trong phút này, nhìn gương mặt đồng chí, ai cũng nhận ra những nét xúc động, cầm ống nói trên tay, mắt nhìn đồng hồ, đồng chí như cố nén nhịp đập khác thương của trái tim mình.


Còn ba phút nữa. Đồng chí quay sang Phó tư lệnh Quân đoàn, giọng nghiêm trang:

- Báo cáo đồng chí Phó tư lệnh Quân đoàn, đã đến giờ nổ súng!

- Cho bắt đầu! - Phó tư lệnh Quân đoàn ra lệnh. Sư đoàn trưởng ghì chặt ống nói, tiếng đồng chí vang lên, đĩnh đạc:

- Tất cả các trận địa hỏa lực, nghe lệnh tôi: Mục tiêu căn cứ Đồng Dù. Bắn!

Cùng một lúc tất cả các trận địa pháo của Sư đoàn và pháo tăng cường cho Sư đoàn đồng loạt nổ súng. Tiếng đại bác gầm lên dữ dội theo phương án hiệp đồng với bộ binh. Kế hoạch hỏa lực được chia làm nhiều giai đoạn theo một phương án được tính toán rất tỉ mỉ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #119 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2022, 07:49:54 am »

Ra lệnh cho pháo bắn xong, Sư đoàn trưởng tiếp tục ra lệnh cho các hướng bộ binh cho điểm hỏa đồng loạt, bắt đầu thực hành phá rào, mở cửa và ra lệnh cho xe tăng, pháo cao xạ vào chiếm lĩnh trận địa và tuyến xuất phát xung phong.


6 giờ, Trung đoàn 9 báo cáo về có hiện tượng địch phản kích, Tiểu đoàn 4 đã tiêu diệt một trung đội địch từ cổng Tây -   Nam tiến ra. 7 giờ, đài kỹ thuật Sư đoàn báo cáo địch cho Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 50 ở Xóm Mới và một chi đội thiết giáp lên phản kích. Có thể bọn này sẽ đánh vào phía sau đội hình Trung đoàn 9 trong khi hướng đột phá của Trung đoàn chưa mở cửa xong.


Tình hình bỗng trở nên căng thẳng.

Giữa lúc đó thì một người thấp béo, đội mũ cứng bước vào Sở chỉ huy. Đó là đồng chí Hồng Sơn, nguyên phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, nay là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 10 bộ binh.

- Thế nào rồi các vị! Nghe có vẻ căng hả?

- Hơi căng, anh Sơn ạ! - Sư đoàn trưởng Hòe trả lời: Chưa cửa mở nào thông, trong khi đó địch đang thúc vào đít Trung đoàn 9.

- Anh muốn tính sao thì tính, quân của tôi đã ngồi sẵn trên xe cả rồi đấy!

- Xin bảo đảm đúng hiệp đồng. Đúng 10 giờ 30 phút xin mời "các bậc đàn anh" vượt qua cửa mở Đồng Dù này mà tiến vào Sài Gòn! - Sư đoàn trưởng 320 một tay vẫn cầm ống nghe, một tay chìa ra siết chặt tay Sư đoàn trưởng Sư đoàn 10.

Trong khi ấy, trên hướng chủ yếu của trận đánh, cuộc chiến đấu đang diễn ra vô cùng quyết liệt.

Đại đội 3 (Tiểu đoàn 1) do đại đội trưởng Trần Nhật Tăng và Chính trị viên Đào Xuân Sáng chỉ huy đang tổ chức lại hỏa lực chuẩn bị cho các bộc phá viên lên phá nốt những hàng rào cuối cùng. Mìn liên kết nổ tốt, một mảng rào rộng gần chục mét gồm bốn lớp đã bị phá bung. Nhưng các hỏa điểm địch đã tập trung tưới lửa lên cửa mở. Dùng máy thông tin vô tuyến liên lạc trực tiếp với Trung đoàn, đại đội trưởng Trần Nhật Tăng yêu cầu trên bắn chi viện lên khu vực đầu cầu. Đề nghị của anh được chấp thuận. Đạn pháo của ta tới tấp rót lên khu vực đầu cầu.


Trong khi đó các bộc phá viên đã sẵn sàng.

Trung đội trưởng trung đội bộc phá Nguyễn Hữu Dóng dẫn bộc phá viên Nguyễn Văn Chung lên cửa mở. Anh chỉ cho Chung vị trí đặt mìn rồi ra lệnh:

- Bộc phá liên tục!... Đồng chí số một. Bắt đầu! Nguyễn Văn Chung lao vút lên trong làn khói của đạn pháo vừa chuyển làn. Một ánh chớp lóe lên. Nguyễn Văn Chung vừa lui về đến vị trí của mình, Trung đội trưởng Dóng lại hô lớn:

- Đồng chí số hai... Tiến!

Chiến sĩ Trần Văn Minh bật dậy lao lên cửa mở. Quả mìn của Minh nổ tốt. Nhưng địch đã kịp hoàn hồn, đại liên địch trong các xe tăng chôn ngầm trong bờ tường đất bắt đầu bắn chéo cánh sẻ, đạn ken dày trên cửa mở.

Nhưng vẫn còn hai hàng rào nữa.

- Đồng chí số ba... Tiến!

Mặc đại liên, phóng lựu địch ken dày, Nguyễn Khắc Bảo không một chút do dự, ôm mìn lao lên. Từ phía sau, chính trị viên Đào Xuân Sáng bình tĩnh chỉ huy các tổ hỏa lực bắn yểm trợ cho Bảo. Bỗng một chùm M.79 nổ tóe trước mặt. Bảo ngã vật xuống. Trong giây lát, Bảo lại bật dậy, lao lên đặt mìn vào hàng rào rồi chạy trở lại. Trái mìn nổ tung. Hàng rào bị xe toang, Bảo loạng choạng, chới với rồi ngã vật ra. Quyết không để trận đánh bị gián đoạn, chiến sĩ bộc phá số bốn Nguyễn Văn Lĩnh ôm mìn lao lên cửa mở...    Nhưng cũng như Nguyễn Khắc Bảo, Nguyễn Văn Lĩnh đã ngã xuống sau khi hàng rào cuối cùng bị phá toang.

- Hãy trả thù cho các đồng chí đã hy sinh! Tất cả tiến lên!

Tiếng hô của chính trị viên Sáng vang lên dõng dạc. Cả Đại đội 3 ào ạt đánh lên cửa mở.

Thấy tình hình vô cùng nguy ngập, bọn địch trong căn cứ lồng lên. Chúng tập trung pháo, cối, 12,8, đại liên, M.79 tưới lửa lên cửa mở, đồng thời điều xe tăng ra, chuẩn bị bịt cửa mở.

Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Quang Vinh điện về báo cáo với Trung đoàn trưởng Lê Quang Bình:

- Địch đang bịt cửa mở. Tình hình rất căng thẳng. Tôi xin phép được lên trực tiếp chỉ huy đột phá. Đồng chí Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn sẽ thay tôi nắm sở chỉ huy, giữ liên lạc với Trung đoàn.

Được Trung đoàn trưởng chấp thuận, Tiểu đoàn trưởng Vinh bàn giao công việc cho Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn rồi lao lên cửa mở.

Đại đội 3 bắt đầu đột phá. Trung đội trưởng trung đội thọc sâu Vũ Văn Sơn đang tổ chức lại hỏa lực. Nhưng hễ một xạ thủ nào nhỏm dậy định bắn là lập tức bị đại liên địch quật ngã, ác nhất là hai khẩu 12,8 trên hai chiếc xe tăng chôn ngầm trong bờ tường đất. Từ vị trí có lợi, chúng có thể kiềm chế toàn bộ khu vực cửa mở. Không thể để tình trạng này kéo dài. Sơn quan sát lại và nhận ra rằng vì ta ở dưới sườn dốc bắn lên nên đường đạn ăn cao, không thể găm trúng chiếc xe quái ác ấy được.


Lại một vài đồng chí nữa trúng đạn. Sơn bậm môi suy nghĩ rồi bò lên nhặt một khẩu B.40 của một xạ thủ vừa bị thương. Anh nằm dán mình xuống đất, căng mắt quan sát vị trí chiếc xe tăng địch. "Phải đứng dậy mà bắn!" - Sơn tụ nhủ thần - "Nếu không đứng dậy bắn thì không thể bịt mồm nó được. Nhưng, đứng dậy trong lúc hỏa lực địch đang ken dày thế này... nguy hiểm! Nhưng... Không còn cách nào khác.


Phải đứng thẳng dậy. Một khoảng khắc thôi. Miễn là đừng trúng đạn trước khi mình siết cò!".

Sơn nghĩ vậy rồi kiểm tra lại súng, lựa thế nằm. Một... hai... ba! Đột ngột và bất ngờ, Vũ Văn Sơn bật dậy, đứng sừng sững phía trước cửa mở. Có lẽ chỉ trong một giây lát. Cái giây lát ấy hẳn thằng địch bên trong bờ thành đất đã nhìn thấy anh. Chúng đã bắn như vãi đạn. Nhưng... Sơn đã kịp siết cò. Trái đạn B.40 từ nòng súng của anh lao vút ra, như cắm thẳng vào bờ thành đất, nơi chiếc xe tăng địch đang ẩn núp. Một đụn khói đen bốc lên sau tiếng nổ dữ dội.


Bị, đánh một cú bất ngờ, địch choáng váng trong giây lát. Chính trị viên Sáng chớp thời cơ, ra lệnh:

- Xung phong!

Các chiến sĩ Đại đội 3 bật dậy. Nhưng, chỉ vượt được chừng hai chục mét, họ lại bị hỏa lực địch đánh bật trở lại.

Tiểu đoàn trưởng Vinh báo cáo về Trung đoàn xin pháo bắn lần thứ hai. Đại đội 3, sau ba đợt xung phong, vẫn chưa đánh chiếm được khu vực đầu cầu. Hỏa lực địch vẫn còn rất mạnh và bắn rất tập trung vào khu vực cửa mở.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM