Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:47:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại thắng mùa xuân 1975 theo những cánh quân thần tốc  (Đọc 5540 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #100 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2022, 07:53:35 am »

II. Cánh quân Duyên Hải - Vu hồi, thọc sâu từ hướng Đông Nam

Quân đoàn 2 được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Quân khu Trị - Thiên. Lực lượng những ngày đầu mới thành lập gồm 3 Sư đoàn bộ binh: 304, 324, 325; Sư đoàn phòng không 673; Lữ đoàn pháo binh 164; Lữ đoàn xe tăng 203; Lữ đoàn công binh 219; Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc khác. Tư lệnh Quân đoàn lúc đầu là đồng chí Hoàng Văn Thái (đồng chí Thái khác, không phải đồng chí Hoàng Văn Thái nguyên Tổng Tham mưu trưởng). Khi bắt đầu mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng thì Tư lệnh Quân đoàn là đồng chí Nguyễn Hữu An.


Trong lúc chiến dịch Tây Nguyên tập trung đánh địch phản kích ở Buôn Ma Thuột và tổ chức chặn đánh, tiêu diệt các lực lượng còn lại của Quân đoàn 2 Ngụy rút chạy trên Đường 7, thì Quân khu Trị Thiên, Quân đoàn 2 và Quân khu 5 mở hai chiến dịch quy mô vừa, đánh địch ở đầu phía bắc thuộc Quân đoàn 1, Quân khu 1 Ngụy. Đó là chiến dịch Huế - Đà Nẵng.


Trên hướng Trị Thiên, từ ngày 15 tháng 3, các lực lượng vũ trang Quân khu Trị Thiên và một bộ phận của Quân đoàn 2 hoạt động mạnh ở vùng Phú Lộc, Phú Thứ làm chủ 13 xã, giải phóng trên 30.000 dân thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà; vây địch ở cao điểm 367, đánh địch ở Động Ông Do, An Lỗ, Lăng Cô; chiếm cứ điểm Chúc Mao, Na Sơn. Ngày 19, bộ binh và xe tăng ta vượt sông Thạch Hãn, giải phóng thị xã và phần còn lại của tỉnh Quảng Trị, uy hiếp trực tiếp Thành phố Huế.


Trên hướng Tây Nam Đà Nẵng và đồng bằng Trung Bộ, Quân khu 5 đẩy mạnh tiến công và nổi dậy, giải phóng các huyện Tiên Phước, Phước Lâm, Sơn Hà, Trà Bồng cùng nhiều xã ở vùng giáp ranh, uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.


Ngày 20 tháng 3, trước sự phát triển nhanh chóng của ta ở Tây Nguyên và các hướng khác, Quân ủy Trung ương chủ trương nhanh chóng giải phóng Huế và Tam Kỳ, tiêu diệt Sư đoàn 1 và 2 Ngụy từ hai phía Bắc và Nam, bao vây cô lập tiến tới tiêu diệt cụm quân địch ở Đà Nẵng, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 1 Ngụy, giải phóng các tỉnh Trị Thiên và bắc Khu 5. Bộ đội Tây Nguyên phát triển xuống đồng bằng, tiêu diệt nốt Quân đoàn 2 Ngụy, giải phóng các tỉnh nam Khu 5. Tiếp đó, ngày 25 tháng 3, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch Huế - Đà Nẵng1 (Trên thực tế, do tình huống biến động quá nhanh, Tư lệnh chiến dịch từ Hà Nội vào, Chính ủy từ Nam ra chưa kịp gặp nhau trong suốt quá trình chiến dịch (tuy có trao đổi ý kiến qua hệ thống thông tin), nên chiến dịch này cơ bản do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo), lấy tên là mặt trận 475, do đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân làm Chính ủy và quyết định đánh Đà Nẵng theo phương án địch rút chạy.


Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, Quân khu Trị Thiên, Quân đoàn 2, Quân khu 5 đã nhanh chóng chuyển hai chiến dịch quy mô vừa thành chiến dịch tiến công quy mô lớn giải phóng Huế - Đà Nẵng. Bước vào chiến dịch này, Quân khu Trị Thiên được tăng cường Trung đoàn bộ binh 46, Quân đoàn 2 có thểm Sư đoàn 325 (thiếu Trung đoàn 95) và Trung đoàn 9 thuộc Sư đoàn 304. Hướng Khu 5 có Sư đoàn 2, Sư đoàn 304 (thiếu).


Trước cuộc tổng tiến công chiến lược xuân 1975 của ta, Quân khu 1 của địch bao gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi được coi là chiến trường trọng điểm, một hướng phòng thủ chủ yếu, ngăn chặn trực tiếp tiến công của ta từ miền Bắc vào. Chúng bố trí ở đây 5 Sư đoàn bộ binh (1, 2, 3, sư dù và sư thủy quân lục chiến), 4 Liên đoàn biệt động quân, 5 thiết đoàn và 13 chi đội xe tăng, xe thiết giáp, 21 tiểu đoàn pháo mặt đất (418 khẩu từ 105 - 175mm), 1 sư đoàn không quân (96 chiếc máy bay), 3 duyên đoàn và giang đoàn, nhiều tiểu đoàn bảo an cùng lực lượng dân vệ và phòng vệ dân sự, cảnh sát.


Địa hình các tỉnh Trị Thiên - Huế, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi dài và hẹp. Đường 1 chạy dọc từ Bắc vào Nam, chia vùng đồng bằng hẹp ra hai phần gần như bằng nhau. Trong khoảng không gian này, ngoài các căn cứ lớn của địch ở Huế, Đà Nẵng, Chu Lai, trung bình 60km có một thị xã, 8 đến 15km có một thị trấn, quận lỵ. Tuyến đường nối các thị trấn, quận lỵ hoạt động tốt. Dựa vào hệ thống các thị trấn, quận lỵ, thị xã và các Điểm cao khống chế, địch tổ chức thành các cụm cứ điểm nằm trong tầm hỏa lực chi viện của pháo binh, tạo thành một hệ thống phòng ngự liên hoàn khá chặt chẽ. Trung bình khoảng 15 đến 25km, địch tổ chức và xây dựng một căn cứ cấp trung đoàn hoặc sư đoàn, các căn cứ này vừa là điểm then chốt của hệ thống phòng ngự, vừa là bàn đạp để triển khai lực lượng phản kích1 (Vào thời điểm ta tiến hành chiến dịch, lực lượng địch bố trí như sau: Thừa Thiên có Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến ở Hiệp Khánh; Sư đoàn 1 (có 4 Trung đoàn 1, 3, 51, 54) bố trí ở Hòn Vượn, La Sơn, Mỏ Tàu, Hương Thủy; 2 Liên đoàn bảo an 913, 914 ở Hương Điền, An Lỗ; Liên đoàn 15 biệt động quân, 3 thiết đoàn 17, 7, 20; 7 Tiểu đoàn pháo, với tổng số là 46.500 tên, trong đó 27.500 chủ lực, 19.000 địa phương quân. Ngoài ra còn 36.000 tên phòng vệ dân sự (cố 23.000 tên được vũ trang). Lực lượng địch ở Nam Ngãi có Sư đoàn 2 (thiếu Trung đoàn 5), Liên đoàn 12 biệt động quân, Trung đoàn 5 thiết giáp (thiếu), 4 Tiểu đoàn bảo an ở Tam Kỳ, Quảng Nam; 2 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 6 Sư đoàn 2, 2 Tiểu đoàn bảo an, 1 Tiểu đoàn và ban chỉ huy Trung đoàn 2 ở căn cứ Chu Lai; ở Quảng Đà có Sư đoàn thủy quân lục chiến (thiếu Lữ 147) và Sư đoàn 3 (thiếu)).


Về ta, để chuẩn bị cho đợt hoạt động trong năm 1975, cùng với lực lượng vận tải của Đoàn 559, lực lượng vận tải của 2 Quân khu Trị Thiên - Huế và Khu 5 đã chuyển vào chiến trường hàng chục vạn tấn lương thực, đạn dược, khí tài và nhiên liệu, ở Trị Thiên, đã đảm bảo được 14 tháng lương thực cho bộ đội, xăng dầu đủ hoạt động cho cả năm 1975, đạn đủ cho chiến đấu và có dự trữ cho phát triển. Ở vùng đồng bằng Khu 5, do chiến trường ở xa hậu phương nên việc đảm bảo chưa đáp ứng được yêu cầu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #101 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2022, 07:54:14 am »

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng chính thức bắt đầu từ ngày 21 tháng 3 năm 1975 (vào thời điểm sau khi địch tháo chạy khỏi Quảng Trị, và Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho tiền phương Quân đoàn 1 Ngụy rút khỏi Thừa Thiên - Huế, tổ chức phòng thủ cliặn quân ta ở Bắc đèo Hải Vân) và diễn ra theo hai đợt.


Đợt 1 (từ 21 đến 26 tháng 3), ta tiến công giải phóng Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, uy hiếp Đà Nẵng từ hướng Bắc và hướng Nam.

Trên hướng Thừa Thiên - Huế: ở Nam Huế, ngày 21 tháng 3, Trung đoàn 18 của Sư đoàn 325 tiến công diệt gọn Tiểu đoàn 6 Ngụy trên các Điểm cao 294, 520, 560, chiếm núi Kim Sắc. Trung đoàn 1 và 2 của Sư đoàn 324 đánh chiếm núi Bông, Điểm cao 214, 303 nhưng không thành công. Tình hình hết sức khẩn trương, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 chủ trương đưa Sư đoàn 325 nhanh chóng xuống cắt Đường 1 (Huế - Đà Nẵng), sẵn sàng tiến công vào Hương Điển; Sư đoàn 324 bỏ qua tuyến phòng ngự vững chắc của địch ở núi Bông - núi Nghệ - Mỏ Tàu - Điểm cao 303, tiến về Đường 1 phối hợp với Sư đoàn 325 chia cắt địch. Thực hiện ý định trên, trưa ngày 22, Trung đoàn 18 của Sư đoàn 325 tiến công địch ở Điểm cao 592, sau đó truy kích chúng đến Điểm cao 273, 44, áp sát Hương Điền; Trung đoàn 1 (Sư đoàn 324) tiến đến thôn Bao Vinh; pháo binh của Quận đoàn sử dụng 2 khẩu 130mm kiềm chế địch ở La Sơn, Hương Điền, Mũi Né. Như vậy đoạn Đường 1 Huế - Đà Nẵng bị ta cắt. Ở bắc Huế, các Tiểu đoàn 8, 812, 14 địa phương tiến công địch ở Mỹ Chánh, Lương Mai, Vân Trình. Trước sức ép của ta, địch rút về An Lỗ, Hòn Vượn.


Trước áp lực tiến công của ta từ các hướng, ngay tôi 22 tháng 3, Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 1 Ngụy vội vã rút về Đà Nẵng bằng máy bay trực thăng và lệnh cho các lực lượng còn lại tổ chức rút khỏi Huế. Đêm 23, địch ở Huế bắt đầu rút quân theo 3 cánh: Cánh 1 gồm Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, Liên đoàn 14 biệt động quân, Trung đoàn 5 (Sư đoàn 1), Lữ đoàn 1 ky binh thiết giáp ra cửa Thuận An theo đường thủy vào Đà Nẵng; cánh 2 gồm Trung đoàn 3 (Sư đoàn bộ binh 1), Lữ đoàn 15 biệt động quân ra Cự Lại (Nam cửa Thuận An 6km); cánh 3 gồm 2 Trung đoàn 1 và 54 của Sư đoàn bộ binh 1 ra cửa Tư Hiền theo đường thủy vào Đà Nẵng.


Chấp hành chỉ thị của Bộ, Quân khu Trị Thiên và Quân đoàn 2 nhanh chóng phát triển tiến công tiêu diệt quân địch co cụm tại Huế từ 2 hướng: Bắc, Tây Nam và Nam Huế, đồng thời tổ chức lực lượng ngăn chặn không cho địch rút về Đà Nẵng.


Trên hướng Nam Huế, từ đêm 22 thắng 3, Sư đoàn 324 tiến công tiêu diệt quân địch ở Phú Hải, sau đó sử dụng Trung đoàn 1 vượt qua phá Tam Giang tiến đánh quân địch ở Kẻ Sung, Cự Lại, chặn đường rút của địch ra cửa Tư Hiền; tiếp đó, đánh chiếm cảng Tân Mỹ và bờ nam cửa Thuận An: Trung đoàn 2 theo bờ tây phá Tam Giang tiến thẳng về Đông Huế cùng Trung đoàn 1 bịt chặt cửa Thuận An, tiến công cánh quân 1 của địch. Trung đoàn 3 cùng xe tăng phối hợp với Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325) đánh chiếm quận lỵ Hương Điền, sau đó phát triển theo Đường 1 tiến công đánh chiếm La Sơn. quận lỵ Hương Thủy: Bị đánh cả phía trước và phía sau, địch ở Phú Bài bỏ cả xe pháo chạy vê cửa Thuận An. Trung đoàn 101 tiến vào An Cửu, Trung đoàn 3 đánh thẳng vào nội đô, đúng 13 giờ ngày 25 tháng 3, ta cắm cờ lên đỉnh Phú Văn Lâu. Trung đoàn 18 đánh chiếm Phú Lộc, đến 11 giờ 40 phút ngày 26 tháng 3, đã chiếm được ga Thừa Lưu và truy kích về Thổ Sơn. Cũng trong thời gian này, ngày 24 tháng 3, Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 5 địa phương đã đến chốt ở cửa Tư Hiền, sáng ngày 26 Trung đoàn 101 tiến đánh quân địch rút chạy về cửa Tư Hiền.


Trên hướng Bắc Huế, phía cánh đông, Tiểu đoàn 3 (Quảng Trị) cùng 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo binh tiến công đánh chiếm Thanh Hương, Đại Lộc, quận lỵ Hương Điền, sau đó vượt sông Mỹ Chánh đánh vào Phố Trạch, Lương Mai, ngày 25 tháng 3, tiến đến cửa Thuận An. Ở cánh giữa, ngày 24, các Tiểu đoàn 14, 812 Quảng Trị truy kích quân địch khi chúng rút bỏ Mỹ Chánh, tiến về Bao Vinh, ngã ba Sình. Phía cánh Tây, ngày 23, Trung đoàn 4 cùng Tiểu đoàn 8 Quảng Trị tiến đánh Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến ở nam sông Bồ; sang ngày 24, địch phản công quyết liệt, những bị ta đánh thiệt hại nặng phải rút. Ngày 25 tháng 3, Trung đoàn 4 tiên xuống ngã ba Sình, Tiểu đoàn 8 tiên xuống An Hòa, sau đó tiến vào đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong Thành phố Huế.


Trên hướng Tây Huế - Đường 12, Trung đoàn 6 và Trưng đoàn 271 đến đêm 25 mới vượt sông vào Huế, ngày 26, tiến vào đánh chiếm các mục tiêu ở khu tam giác và Đông Thành phố Huế, phối hợp với bộ đội chủ lực bộ đội địa phương và du kích trong địa bàn tác chiến hỗ trợ cho nhán dân nổi dậy diệt ác trừ gian giành quyền làm chủ. 


Như vậy đến ngày 26 tháng 3, ta đã giải phóng toàn bộ Thừa Thiên - Huế, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch gồm Sư đoàn bộ binh 1, Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, 2 Liên đoàn biệt động quân (14, 15), Lữ đoàn 1 kỵ binh thiết giáp và các tiểu đoàn pháo binh, bảo an, lực lượng dân vệ và phòng vệ dân sự cùng hệ thống Ngụy quyền các cấp (chỉ có Sở chỉ huy Quân đoàn 1, Sư đoàn 1, và bộ phận tàn quân khoảng 16.000 tên chạy thoát về Đà Nẵng). Thắng lợi của trận then chốt Thừa Thiên - Huế đẩy quân Ngụy suy sụp nhanh về tinh thần và tổ chức, tạo thế cho ta thực hiện trận then chốt quyết định kết thúc chiến dịch.


Ở Nam Ngãi (Quân khu 5), ngày 21 tháng 3, Lữ đoàn bộ binh 52 và Trung đoàn 36 chặn đánh quân viện của địch ở tây Tam Kỳ, diệt hai tiểu đoàn và sở chỉ huy Trung đoàn 5 thuộc Sư đoàn 2 Ngụy, tại núi Vàng, Dương Khế, Bãi Thân, Tân Lợi, Chào Gò, Khánh Thọ. Sáng ngày 24 tháng 3, Sư đoàn bộ binh 2 bắt đầu tiến công tuyến phòng ngự vững chắc của Sư đoàn 2 và Lữ đoàn 12 biệt động quân Ngụy ở thị xã Tam Kỳ. Trung đoàn 1 được tăng cường Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 31), Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 38) và 10 xe tăng tiến công trên hướng chủ yếu, đột phá vào tuyến phòng ngự của Trung đoàn 4 và 1 Tiểu đoàn Ngụy từ Suối Đá - Bắc sông Tam Kỳ. Trung đoàn 38 (thiếu) tiến công vào hai Tiểu đoàn 37 và 39 thuộc Liên đoàn 12 biệt động quân ở Tây thị xã. Tiểu đoàn 90 luồn sâu áp sát ngã ba Trường Xuân để phối hợp nhanh chóng tiến công các mục tiêu trong thị xã. Năm giờ 30, ta nổ súng, đến 10 giờ 30, ta làm chủ hoàn toàn thị xã Tam Kỳ. Ở phía Nam, Trung đoàn 36 đánh chiếm cầu Bà Bầu, sau đó phát triển xuống An Xuân giải phóng quận lỵ Lý Tín. Phía Bắc, Trung đoàn 3S đánh cắt Đường 1 ở Chiên Đàng. Phía đông, hai Tiểu đoàn 70 và 72 cùng lực lượng vũ trang huyện Tam Kỳ hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng các xã ven biển.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #102 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2022, 07:54:58 am »

Ở Quảng Ngãi, trong ngày 24, Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn 52), Tiểu đoàn 405, 408 đặc công, Tiểu đoàn 7 địa phương được sự chi viện của xe tăng, pháo binh đã đánh chiếm các mục tiêu quan trọng ở ngoại vi Quảng Ngãi, bịt cửa sổng Cổ Lũy. Trung đoàn 94 cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến công Liên đoàn 11 biệt động quân ỏ Bắc Tà Khúc, chiếm núi Võ, cầu Ô Sông, cầu Nước Mặn, cắt Đường 1 đoạn Tư Nghĩa - Mộ Đức, chiếm núi Võng, pháo kích địch ở Gò Nội. Tiểu đoàn 20 cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh chiếm quận lỵ Nghĩa Hành. Quân và dân hai huyện Mộ Đức và Đức Phổ đánh tan hai tiểu đoàn bảo an và một bộ phận hậu cần của Trung đoàn 4 Ngụy, giải phóng quận lỵ vào sáng 25. Tiểu đoàn 81 và Đại đội 95 Bình Sơn hỗ trợ nhân dân nổi dậy làm chủ quận lỵ Bình Sơn. Địch ở Quảng Ngãi hoảng loạn rút về Chu Lai, bị Trung đoàn 94 cùng lực lượng vũ trang Quảng Ngãi chặn đánh quyết liệt, diệt và bắt hơn 4.000 tên. Sáng ngày 26 tháng 3. Trung đoàn 36 ở Lý Tín dùng pháo 85mm bắn vào căn cứ Chu Lai, địch rút khỏi đây, một bộ phận Lữ đoàn 52 vào chiếm căn cứ này.


Đến ngày 26 tháng 3, ở Nam Ngãi ta đã tiêu diệt và đánh tan Sư đoàn 2, 2 liên đoàn biệt động quân, các đơn vị thiết giáp, pháo binh, cùng lực lượng địa phương quân của địch, giải phóng tỉnh Quảng Ngãi và phần lớn tỉnh Quảng Nam.


Đợt 2 (từ 27 đến 29 tháng 3), tiến công tiêu diệt lực lượng còn lại của Quân đoàn 1 Ngụy, giải phóng Đà Nẵng.

Bị mất Trị Thiên - Huế, Quảng Ngãi và phần lớn tỉnh Quảng Nam, căn cứ Đà Nẵng, căn cứ quân sự liên hợp hiện đại và mạnh vào bậc nhất của địch hoàn toàn bị cô lập. Lúc này lực lượng địch ở Đà Nẵng khoảng hơn 7 vạn tên1 (Cụ thể gồm: Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến bố trí Lữ 258 ở Bắc đèo Hải Vân - Liên Chiểu; Lữ 369 ở Đại Lộc, Đông Lâm, Bộ Tư lệnh Sư đoàn và tàn quân Lữ 147 ở Nước Mặn. Sư đoàn 3 bộ binh bố trí: Trung đoàn 56 ở Vĩnh Diện, Trung đoàn 57 ở Đại Lộc, Trung đoàn 2 ở Ninh Quế. Tàn quân của Sư đoàn 1 ở trong Thành phố, tàn quân của Sư đoàn 2 ở Cù Lao Ré, tàn quân của Liên đoàn 12 biệt động quân ở cầu Bù Rén. Ngoài ra còn hai Thiết đoàn 11 và 20, 7 Tiểu đoàn pháo, Sư đoàn 1 không quân (279 chiếc trong đó có 96 máy bay chiến đấu), 15 Tiểu đoàn bảo an, 240 Trung đội dân vệ, 24.000 phòng vệ dẫn sự), vũ khí trang bị còn mạnh, nòng cốt là Sư đoàn 3 và Sư đoàn lính thủy đánh bộ, do Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngụy chỉ huy. Tinh thần của địch hết sức hoang mang nhưng vẫn hô "tử thủ Đà Nẵng" và tính toán rằng nếu ta muốn tiến công Đà Nẵng thì phải chuẩn bị ít nhất 1 tháng.


Về phía ta, trước sự phát triển nhanh chóng của chiến trường, ngày 24 tháng 3, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở cuộc tiến công vào Đà Nẵng với tư tưởng chỉ đạo "kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất và chắc thắng". Do Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch chưa kịp hoàn chỉnh (hai đồng chí Tư lệnh và Chính ủy chỉ trao đổi thống nhất với nhau qua điện đài) nên Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp điều hành trận đánh lớn có tầm quan trọng chiến lược này. Quân đoàn 2 và Quân khu 5 được lệnh tập trung lực lượng tiến công Đà Nẵng theo phương án địch ở tư thế rút chạy.


Sáng ngày 28 tháng 3, pháo lớn của Quân đoàn 2 ở đèo Mũi Trâu bắt đầu bắn vào sân bay Nước Mặn và bán đảo Sơn Trà. Pháo của Quân khu 5 bắn vào Hòn Bằng, Trà Kiệu, Vĩnh Điện. Bộ binh, xe tăng ta từ ba hướng Bắc, Tây Nam và Nam tiến công mạnh mẽ quân địch trên đường, thần tốc tiến về hướng Đà Nẵng.


Trên hướng Bắc, ngày 28, Trung đoàn 18 chiếm ga Lăng Cô và đánh bại các đợt phản kích của địch. 5 giờ ngày 29, Trung đoàn được tăng cường 1 đại đội xe bọc thép PT85 mở đợt tiến công quân địch tại đèo Hải Vân. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra rất ác liệt. Trung đoàn dùng hỏa lực xe tăng bắn áp đảo địch và tổ chức một mũi bộ binh vu hồi vào bên sườn đánh tan quân địch tại đây. Khoảng 8 giờ, Trung đoàn lên đến đỉnh đèo, sau đó chiếm kho xăng Liên Chiểu ở chân đèo, rồi vượt cầu Trịnh Minh Thế, đánh thẳng ra bán đảo Sơn Trà. 13 giờ 30, Trung đoàn làm chủ quân cảng ngụy ở bán đảo Sơn Trà.


Trên hướng Tây Bắc, tối 28, Trung đoàn 9 (Sư đoàn 304) cùng 1 tiểu đoàn xe tăng hành quân bằng cơ giới chuẩn bị đánh địch ở Đá Đen thì được tin chúng đã rút, Trung đoàn lập tức chuyển sang hành tiến tiến công địch và đã lần lượt đánh chiếm Phước Tượng, Hòa Khánh, sở chỉ huy Sư đoàn 3 Ngụy. Sau đó Trung đoàn đưa một bộ phận vào giữ một số mục tiêu quan trọng trong thành phố, số còn lại cùng Tiểu đoàn xe tăng đánh sang bán đảo Sơn Trà với Trung đoàn 18.


Trên hướng Nam và Đông Nam, từ 9 giờ đến 10 giờ ngày 28, Trung đoàn 38 (Sư đoàn 2) cùng Trung đoàn 96 địa phương đánh chiếm các khu vực: Bà Rén, quận lỵ Duy Xuyên, thị trấn Nam Phước, Đường 14. Địch dùng máy bay ném bom sập cầu Bà Rén, Câu Lâu để ngăn chặn ta. Đảng bộ và nhân dân địa phương đã huy động các phương tiện chơ bộ đội vượt sông để tiến công quân địch. Ngày 29, Trung đoàn 38 tiến công địch ở Vĩnh Điện. Trung đoàn 1 vòng qua Vĩnh Điện, đánh tan địch ở Viên Tây rồi phát triển vào Đà Nẵng. Trung đoàn 31 vượt cầu Kỳ Lâm bám sát đội hình của Trung đoàn 1. Lúc 11 giờ 45, Tiểu đoàn 40 (Trung 3oàn 1) đánh tan quân địch ở bến đò Su, rồi phát triển đánh chiếm Sở chỉ huy Quân đoàn 1 Ngụy. Cùng thời gian trên hai Tiểu đoàn 60 và 90 (Trung đoàn 1) và Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 31) đánh chiếm Bộ Tư lệnh Sư đoàn không quân và sân bay Đà Nẵng. Phối hợp với Sư đoàn 2, Trung đoàn 96, Tiểu đoàn 491 và Đại đội biệt động Lê Độ đánh chiếm Tòa thị chính, Quân tiếp vụ và Đài phát thanh.


Trên hướng Đông, 8 giờ ngày 29, Trung đoàn 97 địa phương đánh chiếm thị xã Hội An, Non Nước và sân bay Nước Mặn. Từ 13 giờ 30 đến 15 giờ, Trung đoàn tiến công vào quân địch ở An Đông, phối hợp với Trung đoàn 38 diệt địch ở Mỹ Khê. 15 giờ ngày 29 tháng 3, quân ta đã chiếm toàn bộ căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, kết thúc trận đánh then chốt quyết định, hoàn thành thắng lợi mục tiêu chiến dịch đặt ra.


Kết quả toàn chiến dịch, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 120.000 tên (có 6.000 tên chạy thoát), trong đó bắt tại trận là 55.000 tên, số còn lại ra hàng. Tiêu diệt 3 Sư đoàn bộ binh (1, 2, 3); Sư đoàn thủy quân lục chiến, 4 Liên đoàn biệt động quân (11, 12, 14, 15), 5 thiết đoàn (4, 7, 11, 17, 20); 21 tiểu đoàn, 4 đại đội, 14 trung đội pháo; Sư đoàn 1 không quân; 50 tiểu đoàn và 50 đại đội bảo an; 6 đại đội quân cảnh. Ta thu 129 máy bay, 179 xe tăng, xe thiết giáp, 327 khẩu pháo, 47 tàu xuồng, 1084 xe quân sự và nhiều đạn dược nhiên liệu, nguyên liệu; đập tan hệ thống phòng thủ của Quân đoàn 1, Quân khu 1 Ngụy, giải phóng 5 tỉnh (có hai thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng) với hơn 2 triệu dân.


Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đại thắng có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng cùng với thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, góp phần làm thay đổi so sánh thế và lực trên chiến trường, tạc ra sự nhảy vọt vê cục diện chiến tranh hoàn toàn có lợi cho ta; trực tiếp đập tan ý định co cụm chiến lược của địch, tạo điều kiện và thời cơ thuận lợi để ta đẩy mạnh cuộc Tổng tiến công chiến lược, tập trung lực lượng áp đảo cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng tại sào huyệt iịch ở Sài Gòn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #103 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2022, 07:56:08 am »

Hành quân thần tốc giải phóng các tỉnh Duyên Hải miền Trung

Theo mệnh lệnh của Trung tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tống Tham mưu trưởng và Trung tướng Lê Quang Hoà, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, trực tiếp chỉ huy cánh quân “Duyên Hải” thì Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 324)1 (Sư đoàn 324 được giao nhiệm vụ ở lại bảo vệ Huế, Đà Nẵng và làm lực lượng dự bị) được tăng cường Sư đoàn 3 (Quân khu 5), Trung đoàn 46 (Quân khu Việt Bắc) và lực lượng công binh cầu phà, lực lượng ô tô vận tải của Đoàn 559 tổ chức hành quân cơ giới dọc miền ven biển (trục Đường 1); quá trình tiến quân, sẵn sàng bước vào tham gia chiến đấu giải phóng các tỉnh miền Nam Trung Bộ, mở thông đường vào Nam Bộ. Chậm nhất là ngày 24 tháng 4, đơn vị phải tập kết đầy đủ ở Xuân Lộc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng gửi thư viết tay vào chỉ thị cho cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn: “Các đồng chí lên đường làm nhiệm vụ rất vẻ vang. Cần hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng...".


Còn gì phấn khởi hơn được cùng toàn Quân đoàn tiến vào mảnh đất tận cùng của Tổ Quốc, nơi mà trong cuộc đời cầm súng chiến đấu của người chiến sĩ ai cũng hằng ao ước. Tuy chưa được nghe phổ biến tường tận và cụ thể về quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, nhưng với bản lĩnh chính trị vững vàng và sự nhạy cảm về thời cơ giải phóng Nam Bộ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu đã tới gần, mọi cán bộ, chiến sĩ đều nỗ lực vượt bậc, quyết tâm vươn lên cùng quân và dân cả nước nắm bắt kịp thời cơ, giành thắng lợi trọn vẹn và triệt để cho cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại.


Ngày 6 tháng 4, Bộ Tư lệnh và cán bộ chủ trì cơ quan Tham mưu. chính trị, hậu cần sư đoàn về sở chỉ huy Quân đoàn nghe phổ biến nhiệm vụ và kế hoạch hành quân.

Do trục cơ động của đơn vị nằm dọc theo vùng duyên hải mới giải phóng, nhiều nơi còn là vùng địch kiểm soát, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân đoàn xác định phương châm của cuộc hành quân là “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” và quyết định tổ chức các lực lượng thành năm khối hành quận theo nguyên tắc chiến đấu binh chủng hợp thành:

Khối một, lực lượng dẫn đầu cuộc tiến quân là Sư đoàn 325 bộ binh được tăng cường Trung đoàn 284 cao xạ, Tiểu đoàn 4 xe tăng, thiết giáp, hai Tiểu đoàn công binh và Trung đoàn 46 bộ binh (thay thế Trung đoàn 95 cấp trên điều vào Nam Tây Nguyên từ đầu năm 1975). Chỉ huy khối là Tư lệnh Sư đoàn.

Khối ba gồm Lữ đoàn 203 xe tăng (thiếu một tiểu đoàn) Lữ đoàn 164 pháo binh, một Tiểu đoàn công binh của Lữ đoàn 219, do Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 203 chỉ huy.

Khối bốn gồm Sư đoàn 304 bộ binh được tăng cường Trung đoàn 245 cao xạ do Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 chỉ huy.

Khối năm là Sư đoàn 3, sẽ sáp nhập vào đội hình hành quân của binh đoàn từ Phan Rang.

Sở chỉ huy tiền phương của Quân đoàn do Tư lệnh Quân đoàn phụ trách đi tiếp ngay sau khối một.
   
Như vậy là ngay trong hành quân, toàn bộ lực lượng của Quân đoàn đã tạo thành đội hình tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng. Mũi nhọn của toàn bộ cuộc tiến quân là Sư đoàn 325 được tăng cường xe tăng, pháo binh, cao xạ làm lực lượng đột phá mạnh, đủ sức tiến công phá vỡ các khu vực phòng ngự của địch, có lực lượng công binh phối thuộc sẵn sàng khác phục những trở ngại trên đường tiến quân, ở giữa có trung tâm chỉ huy cùng hoả lực chi viện và các lực lượng tăng cường, sẵn sàng bảo đảm cho phía trước đột phá thắng lợi. Phía sau là lực lượng dự bị hùng hậu cả bộ binh và binh chủng, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.


Với nhiệm vụ dẫn đầu đội hình của Quân đoàn, sẵn sàng bước vào chiến đấu, đập vỡ các tuyến phòng ngự ngăn chặn của địch, mở thông đường tiến, đội hình hành quân của Sư đoàn tổ chức như đội hình lớn của Quân đoàn thu nhỏ lại. Ngay trong buổi chiều và đêm ngày 6, các đơn vị tăng cường, phối thuộc đều có mặt ở Nam Ô, khu vực tập kết của Sư đoàn. Đoàn ô tô vận tải thuộc Sư đoàn 571 đảm nhiệm việc chuyên chở lực lượng cũng đã có mặt. Toàn Sư đoàn sẵn sàng bước vào cuộc tiến quân lịch sử.


Sáng ngày 7 tháng 4 năm 1975, giữa lúc các lực lượng của Sư đoàn dàn đội hình trên mặt Đường 1 chuẩn bị xuất phát thì Tư lệnh Quân đoàn chuyển tới cán bộ chiến sĩ Sư đoàn và các lực lượng tăng cường bức điện khẩn số 157 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng. Nội dung bức điện như sau:

“Mệnh lệnh:

1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.

2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ.

Văn"
   
Lệnh tiến quân đã truyền, cả đoàn xe lớn gồm hơn 600 chiếc ầm ầm nổ máy nhằm thẳng hướng Sài Gòn - Nam Bộ lao tới.

Tuy hầu hết cán bộ, chiến sĩ đơn vị đều chưa từng đến Thành phố được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông” này, nhưng họ đều hiểu rằng đó là nơi kẻ thù còn tỏ ra hung hăng và còn có lực lượng mạnh. Thực dân Pháp coi Sài Gòn - Nam Bộ là đất thuộc địa. Đế quốc Mỹ chọn Sài Gòn làm hang ổ, nơi đặt cơ quan đầu não để điều khiển toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương. Đồng bào Sài Gòn - Nam Bộ đang cần sự có mặt của các binh đoàn chủ lực hùng mạnh để nhanh chóng đập nát sự kháng cự cuối cùng của đạo quân tay sai bán nước, làm cho Mỹ và các thế lực phản động khác không kịp trở tay, gây nên những tội ác mới.


Đường 1 rộng thênh thang, ở nhiều tỉnh duyên hải, quân địch đã bị các đơn vị bạn và lực lượng vũ trang địa phương quét sạch. Toàn Sư đoàn tiến nhanh như một cơn gió lốc, ào ạt lướt qua Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, Quy Nhơn, Phú Yên, Nha Trang...


Với tinh thần “Xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam”, các chiến sĩ thực hiện người bám xe, xe bám đường; cầu hỏng, bắc lại cầu; đường hỏng, khẩn trương khắc phục; xe hỏng, tổ chức sửa chữa, cứu kéo ngay. Lái chính kèm lái phụ bảo đảm xe luôn luôn lăn bánh. Trong lúc xe chạy, chiến sĩ bộ binh, binh chủng tranh thủ mọi thời gian trao đổi rút kinh nghiệm cuộc chiến đấu ở Huế - Đà Nẵng, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật. Một trong những thành công trên đường hành quân là các chiến sĩ đã tranh thủ học tập, làm chủ được số vũ khí thu của địch hiện đang chiếm một tỷ lệ khá lớn trong trang bị của đơn vị, thực hiện “lấy của địch, đánh địch”.


Được sự hỗ trợ to lớn của Đảng bộ và Nhân dân các địa phương, trên đoạn đường từ Đà Nẵng vào Quy Nhơn, bộ đội ta đã nhanh chóng khắc phục tám cầu bị địch đánh hỏng, mở mới được hàng chục ki-lô-mét đường quân sự làm gấp, đưa xe pháo đi vòng, tránh một số cầu hỏng chưa thể sửa chữa được.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #104 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2022, 07:56:56 am »

Ở Phú Yên, Khánh Hoà, mặc dù máy bay địch thường xuất kích đánh chặn, đồng bào vẫn kéo đi sửa đường trong không khí hồ hởi, khẩn trương. Có thể nói, trong suốt dọc đường hành quân ở bất cứ nơi nào, các chiến sĩ ta cũng nhận được sự chi viện tích cực của địa phương và tình thương bao la của đồng bào vùng mới giải phóng. Không đưa kịp quà bánh cho anh em, các mẹ, các chị cứ quăng lên xe. Xe nào cũng đầy bánh tét, dừa, dưa hấu... Trước tình sâu, nghĩa nặng của đồng bào, các chiến sĩ càng mong muốn tiến nhanh ra mặt trận, giải phóng nốt phần đất còn lại của Tổ quốc.


Ngày 11 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn vào tới Cam Ranh. Đơn vị được lệnh tạm dừng để thu gọn đội hình và tổ chức trinh sát thực địa, sẵn sàng tham gia đánh địch ở Phan Rang, nơi Nguyễn Văn Thiệu đang ra sức hò hét "tử thủ".


Khi Sư đoàn 325 hành quân vào tới Cam Ranh thì bọn Ngụy, có sự đốc thúc trực tiếp của tướng Uây-en, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, đã dựng lên ở Phan Rang một lá chắn mạnh, mong chặn đứng cánh quân "Duyên Hải" đang ào ạt tiến về hướng Sài Gòn.


Theo "giải pháp phòng thủ mới" của Uây-en thì "tuyến phòng thủ Sài Gòn sẽ neo ở thị xã Phan Rang, lấy Xuân Lộc làm mũi nhọn phòng thủ chính và Tây Ninh làm rìa phía Tây". Cả Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên đều nhất trí với tướng Uây-en là "quyết tâm giữ phần đất còn lại, cố thủ từ Phan Rang trở vào". Trong một cuộc họp của Bộ Tổng Tham mưu Ngụy đầu tháng 4 năm 1975, tên Đồng Văn Khuyên phổ biến: "Theo lệnh ông Thiệu, bằng bất cứ giá nào cũng phải cố thủ từ Ninh Thuận trở vào, nếu cần sẽ đem hết lực lượng đánh xả láng tại đó".


Phan Rang là thị xã của tỉnh Ninh Thuận, cách Sài Gòn 351 ki-lô-mét về phía Bắc; có hai hải cảng là Tân Thành và Ninh Chữ; có Đường 1 và đường sắt chạy qua, nối liền Sài Gòn với các tỉnh miền Trung vừa được giải phóng.


Sau khi bị mất toàn bộ vùng đất Quân khu 1 và phần lớn đất đai Quân khu 2, việc tổ chức Phan Rang thành tuyến phòng thủ từ xa nhằm che đỡ cho Sài Gòn và các vùng đất còn lại trở thành một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ - Ngụy. Chúng tính toán rằng, sau khi giải phóng xong các tỉnh miền Trung, ta sẽ phải để lại nhiều đơn vị giữ các địa phương đó. Ta chỉ có khả năng điều lực lượng tăng cường cho Nam Bộ nhiều nhất là một quân đoàn, hành quân nhanh nhất cũng phải mất hai tháng. Nếu chúng cầm chân được các binh đoàn chủ lực của ta trên các mặt trận cho đến mùa mưa (tức là tới đầu tháng 6) thì vì thời tiết gây nhiều khó khăn, ta sẽ không thể tổ chức đánh lớn ở Sài Gòn và Nam Bộ ít nhất là trong sáu tháng nữa. Chúng sẽ có thời gian để củng cố lực lượng và tổ chức phản công giành lại những vùng đã mất.


Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Ngụy quyền Sài Gòn quyết định sáp nhập các phần đất còn lại của Quân khu 2 vào Quân khu 3; đồng thời lập Bộ Tư lệnh tiền phương của Quân khu 3 đóng tại sân bay Thanh Sơn (Bắc thị xã Phan Rang 10 ki-lô-mét) do viên Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi cầm đầu. Tiếp đó, ngày 3 tháng 4, Nguyễn Vĩnh Nghi họp với bọn tướng tá chỉ huy Sư đoàn 6 không quân, Lữ đoàn 2 dù, Sư đoàn 2 bộ binh, Liên đoàn 31 biệt động quân và tiểu khu Ninh Thuận nêu rõ tầm quan trọng của việc phòng thủ Sài Gòn từ xa và phổ biến kế hoạch "giữ Phan Rang". Do phán đoán ta có thể đánh vào Phan Rang từ hướng Bắc theo Đường 1 và hưởng Tây - Bắc theo Đường 11. Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 3 Ngụy cho các tiểu đoàn bộ binh và biệt động quán cùng các đơn vị bảo an của tiểu khu Ninh Thuận ra chiếm giữ các địa bàn có lợi ở Du Long, Suối Đá, Ba Râu, Hội Diên, Cà Đú, ấp Đái Sơn, ngã ba Đường 1, 11, v.v. Lữ đoàn 2 dù được giữ lại ở khu vực sân bay Thành Sơn làm dự bị. Về hoả lực chi viện, ngoài một số lượng khá lớn pháo binh mặt đất và 150 máy bay của Sư đoàn 6 không quân Ngụy mới rút ở Tây Nguyên về sân bay Thành Sơn, bọn địch ở Phan Rang còn được pháo hạm của Hải quân Ngụy "ưu tiên yểm trợ" khi bị tiến công.


Với hơn một vạn quân được tổ chức phòng ngự tại một địa hình có lợi, lại được sự chi viện lớn của cả hải quân và không quân, bọn chỉ huy chóp bu Ngụy hy vọng sẽ chặn đứng được cánh quân "Duyên Hải" trước cửa ngõ Phan Rang. Chúng ra sức hò hét, động viên binh lính "tử thủ", nhưng đó chỉ là hy vọng hão huyền.


Vượt qua mọi khó khăn và mọi cuộc oanh tạc đánh chặn đường của địch, các lực lượng ta nối tiếp nhau tiến vào Cam Ranh. Giờ phút quyết định số phận của Tập đoàn phòng ngự Phan Rang đã điểm.

Ngày 14 tháng 4, theo kế hoạch chung, Sư đoàn 3 bộ binh thuộc Quân khu 5 được tăng cường Trung đoàn 25 bộ binh của Tây Nguyên nổ súng đánh Phan Rang.

Sau hai ngày chiến đấu quyết liệt, Sư đoàn 3 chiếm được khu vực quận lỵ Du Long và một số Điểm cao ở khu vực ngoại vi sân bay Thành Sơn. Địch dùng phi pháo oanh tạc và tung lực lượng và phản kích dữ đội. Cuộc chiến đấu ở Phan Rang đang diễn ra hết sức ác liệt.


Đã bốn ngày ém quân trong các vườn cây trái ở khu vực cảng Cam Ranh chờ đơn vị bạn mở thông đường tiến, các chiến sĩ 325 và các đơn vị tăng cường vô cùng nóng lòng sốt ruột.

Kẻ thù đang lợi dụng lúc ta còn phải chuyển lực lượng và binh khí kỹ thuật từ phía Bắc vào để tranh thủ củng cố trận địa Sài Gòn - Nam Bộ. Thời gian lúc này là lực lượng. Mỗi phút, mỗi giờ đều vô cùng quý giá. Đánh vào Sài Gòn sớm được chừng nào, quân và dân ta càng đỡ tốn xương máu chừng ấy, đồng bào càng sớm thoát khỏi ách kìm kẹp dã man của kẻ thù. Bởi vậy, các chiến sĩ muốn được trên giao nhiệm vụ phối hợp cùng các chiến sĩ Sư đoàn 3 đánh Phan Rang để mở cửa, nhanh chóng đừa Quân đoàn vào tham gia tiến công mục tiêu chính là Sài Gòn - Gia Định càng sớm càng tốt.


Thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn đơn vị, ngày 15 tháng 4, Bộ Tư lệnh Quân đoàn đề nghị lên Trung tướng Lê Trọng Tấn và Trung tướng Lê Quang Hoà cho Sư đoàn 325 bước vào chiến đấu.

Đề nghị của Quân đoàn hoàn toàn phù hợp với suy nghĩ của các đồng chí chỉ huy cánh quân "Duyên Hải" và một phương án tiến công Phan Rang mới được quyết định.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #105 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2022, 07:57:56 am »

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển có năm huyện gồm 32 vạn dân gồm nhiều dân tộc, phần lớn là đồng bào Kinh, Chàm, Rắc Lay... đã có lịch sử gắn bó chặt chẽ lâu đời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Phía Bắc là tỉnh Khánh Hoà, phía Nam là tỉnh Bình Thuận, Bình Tuy.


Tuy là một tỉnh nằm ở ven biển nhưng do ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn, vùng đất này có địa mạo khá đặc biệt. Phía Bắc, phía Tây, phía Nam và một phần phía Đông của tỉnh đều bao bọc bởi nhiều dãy núi cao ôm lấy một thung lũng hẹp, kéo dài từ huyện Du Long ở phía Bắc, qua thị xã Phan Rang, đến huyện An Phước ở phía Nam. Đường 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam đều chạy qua thung lũng hẹp đó.


Ở khoảng giữa và phía Tây đoạn Đường 1 từ quận lỵ Du Long đến thị xã Phan Rang, quân Mỹ đã xây dựng sân bay Thành Sơn. Với những máy bay hiện có do Mỹ trang bị, Sư đoàn 6 không quân Ngụy ở Phan Rang có thể hoạt động trên một bán kính 400 ki-lô-mét.


Nghiên cứu phản ứng của địch qua hai ngày. Sư đoàn 325 tổ chức tiến công, các cán bộ chỉ huy sư đoàn và quân đoàn nhận thấy là bọn địch hết sức chú trọng tận dụng sức mạnh của phi pháo yểm trợ cho bộ binh giữ các trận địa phòng ngự. Do địa thế đặc biệt của thung lũng Phan Rang, các lực lượng ta từ phía Bắc tiến vào, gần như chỉ có thể triển khai lực lượng đánh Phan Rang trên một hướng nên địch đã dựa vào các Điểm cao và địa hình có lợi tổ chức thành các cụm phòng thủ nối tiếp nhau theo trục Đường 1. Khi cụm ngoài bị tan vỡ, địch lùi về giữ cụm trong làm bàn đạp đưa các lực lượng phía sau lên phản công khôi phục lại các trận địa đã mất.


Trước một địa hình phức tạp chưa nắm chắc một kẻ địch có thủ đoạn phòng ngự như vậy, nếu ta chỉ dùng bộ binh có xe tăng và pháo binh chi viện thì với tốc độ tiến công 10 ki-lô-mét/ngày cũng phải mất hơn một tuần lễ mới đánh chiếm hết được chiều sâu của thung lũng. Mặt khác nếu ta đánh chậm như vậy, thì sau khi mất Ninh Thuận, địch có thể lùi về Bình Thuận, kết hợp với các lực lượng phía sau tạo thành một "lá chắn" mới, tiếp tục gây khó khăn cho cuộc tiến quân của cánh quân Duyên Hải. Ta phải chọn môt cách đánh sao cho có thể tiêu diệt được lực lượng địch ở Ninh Thuận trong một thời gian ngắn nhất, làm chúng không kịp lùi về phía sau lập tuyến ngăn chặn mới. Vì thế, chủ trương tác chiến của ta là: tổ chức một lực lượng thọc sâu mạnh dùng xe bánh hơi kết hợp với xe tăng vận chuyển lực lượng, đánh thắng theo Đường 1 vào chiếm thị xã Phan Rang rồi toả ra tiến sang phía Đông chiếm cảng Tân Thành và Ninh Chữ, vít chặt đường biển: theo Đường 11 đánh ngược lên phía Tây - Bắc đánh chiếm sân bay Thành Sơn, cắt đứt đường không; phát triển tiếp xuống phía Nam thị xã Phan Rang khoá nốt đường bộ, phối hợp cùng các mũi tiến công của Sư đoàn 3 và các lực lượng địa phương nhanh chóng bao vây, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ đạo quân đồn trú ở Ninh Thuận, giải phóng địa bàn.


Chủ trương tác chiến đó thể hiện sự phát triển mới của nghệ thuật đánh địch trong hành tiến bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng mà lần đầu tiên đơn vị vận dụng thành công để đột phá đèo Hải Vân, thọc sâu vào đánh chiếm bán đảo Sơn Trà và quân cảng Ngụy ở Đà Nẵng: đồng thời nó cũng là kết quả của sự xét đoán tinh tường về những điểm yếu chí mạng của Tập đoàn phòng ngự Phan Rang: tinh thần chiến đấu sa sút nghiêm trọng, tính cơ động trong tổ chức phòng ngự của địch rất kém, lực lượng cơ động ít...


Để thực hiện cách đánh này, một trong những yêu cầu hết sức quan trọng là phải hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chủ động, cơ động, linh hoạt. Bởi vậy, khi giao nhiệm vụ cho Sư đoàn, Bộ Tư lệnh Quân đoàn chỉ thị: đúng 5 giờ ngày 16 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn phải bắt đầu nổ súng tiến công và chạm nhất là 10 giờ sáng cùng ngày phải chiếm gọn thị xã Phan Rang, cùng đơn vị bạn và lực lượng địa phương đánh chiếm sân bay Thành Sơn, cảng Tân Thành và cảng Ninh Chữ, giải phóng tỉnh Ninh Thuận.


Ngay trong đêm 15 tháng 4, toàn bộ lực lượng của Sư đoàn triển khai lên mặt Đường 1. Quyết tâm của Bộ Tư lệnh Sư đoàn là sử dụng Trung đoàn 101 bộ binh có Tiểu đoàn 4 xe tăng, thiết giáp phối thuộc làm lực lượng đột phá chủ yếu vào tập đoàn phòng ngự của địch ở Phan Rang. Trung đoàn 18 bộ binh làm dự bị.


Dẫn đầu đội hình tiến công là Tiểu đoàn 1 bộ binh ngồi trên 20 xe tăng, thiết giáp của Tiểu đoàn 4. Số còn lại của Tiểu đoàn 1 ngồi trên xe bánh hơi đi xen với xe tăng, thiết giáp. Sau đội hình của Tiểu đoàn 1 là các xe Sở chỉ huy nhẹ của Trung đoàn 101 và Sư đoàn 325. Tiếp sau là đoàn xe chở Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 bộ binh, đi cùng các Tiểu đoàn 2 và 3 bộ binh có Tiểu đoàn 120 thuộc Trung đoàn 284 Sư đoàn 673 cao xạ, sẵn sàng bắn máy bay địch bảo vệ đội hình tiến công. Phía sau đội hình của Trung đoàn 101 là đoàn xe của Trung đoàn 18 luôn ở tư thế sẵn sàng xuất kích khi có lệnh.


Về tổ chức hoả lực chi viện, ngoài số pháo của đơn vị bạn đã triển khai, Sư đoàn điều một số pháo nòng dài 85 và cao xạ 37 của Trung đoàn 84 cơ động trong đội hình của Trung đoàn 101, sẵn sàng tổ chức bắn ngắm trực tiếp và bắn máy bay địch bảo vệ đội hình thọc sâu. Các lực lượng còn lại của Trung đoàn 84 pháo binh tiến lên sát quận lỵ Du Long thiết bị trận địa bắn ở hai bên Đường 1. Xe chỉ huy pháo đi cùng đội hình của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 101), sẵn sàng gọi bắn chi viện cho phía trước.


Tảng sáng ngày 16, Sư đoàn đã hoàn thành công tác tổ chức chiến đấu, đưa toàn bộ đội hình tiến công vào chiếm lĩnh bàn đạp Du Long - Suối Đá.

Trong đêm trước của cuộc tiến công, quân địch liên tục cho pháo mặt đất và pháo hạm bắn chặn từ Phước Nhơn đến Gò Dền; cho máy bay thay nhau đánh phá, thăm dò và thả đèn dù để săn tìm lực lượng ta. Nhờ tổ chức ngụy trang khéo léo, Sư đoàn và các lực lượng phối thuộc hoàn toàn giữ được bí mật cho tới phút chót. Trên đầu đội hình tiến công của Sư đoàn, khi Tiểu đoàn 2 bộ binh tiến vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công có chạm súng với một bộ phận nhỏ của địch ở Ba Râu. Các chiến sĩ Trần Văn Thu và Nguyễn Văn Tam lái xe chở đạn bổ sung cho Trung đoàn 84 do đêm tối đi nhầm vào khu vực địch đã bình tĩnh đánh trả chúng, bảo vệ xe an toàn. Tuy vậy, địch vẫn cho đó chỉ là hành động điều chỉnh lực lượng bình thường của ta. Chúng không ngờ sấm sét sắp nổ trên đầu chúng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #106 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2022, 07:59:19 am »

Năm giờ sáng ngày 16 tháng 4 năm 1975, lệnh tiến công được phát ra.

Pháo binh ta dìm các vị trí địch trong biển lửa. Hàng trăm xe ô tô và xe tăng, thiết giáp chở đầy chiến sĩ bộ binh, nòng súng hướng ra phía trước và hai bên tiến lên phía địch. Thung lũng Phan Rang vang dội tiếng nổ các loại đạn và tiếng gầm của động cơ xe cơ giới.


Năm giờ 30 phút, binh lính Tiểu đoàn 3 Liên đoàn 31 biệt động quân phòng thủ ở Hội Diên, An Xuân còn đang lo ẩn nấp tránh đạn pháo thì đội hình thọc sâu của Trung đoàn 101, dẫn đầu là bốn xe thiết giáp PT-85 có Đại đội 1 (Tiểu đoàn 1) ngồi trên xe, bất thần ập tới. Địch hoảng hốt chống cự. Pháo trên xe tăng ta bắn mãnh liệt vào các cụm phòng thủ của địch hai bên đường. Xe tăng 671 bị địch dùng M.72 bắn cháy. Một xe khác của ta quay pháo, diệt ngay tốp địch đó.


Được hoả lực của xe tăng chi viện, Đại đội 1 (Tiểu đoàn 1) rời khỏi đoàn xe, tổ chức thành hai mũi xung phong vào Hội Diên. Tiểu đoàn 3 Ngụy mất tinh thần, chống cự yếu ớt và nhanh chóng bị đánh tan.

Diệt xong mục tiêu, bộ binh cùng xe tăng ta lướt qua Hội Diên đánh vỡ cụm phòng thủ của địch ở ngã ba Cà Đú, tiến về ấp Đái Sơn.

Sau gần một giờ nổ súng, quân địch nhận thấy mối đe doạ khủng khiếp đang đến với chúng trên hướng Đường 1. Chúng vội vã ra lệnh cho các trận địa pháo tập trung bắn phá hướng Đường 1, cho máy bay xuất kích đánh chặn lực lượng ta đang dồn dập tiến về thị xã Phan Rang.


Lúc này, Tiểu đoàn 1 ngồi trên xe tăng đã tiến cách khá xa đội hình chung nên không còn được pháo cao xạ bảo vệ. Bộ đội ta vừa vận động đuổi đánh quân địch ở mặt đất, vừa dùng súng máy, súng 12,7 trên tháp xe tăng bắn cháy và bắn rơi hai máy bay A.37, hai trực thăng vũ trang.


Sáu giờ sáng ngày 16, các chiến sĩ Tiểu đoàn 1 (Trung1 đoàn 101) và Tiểu đoàn 4 (xe tăng Lữ đoàn 203) đập tan cụm phòng thủ của địch ở khu vực Trường Bắn (cách thị xã Phan Rang hai ki-lô-mét), diệt nhiều địch. Bên ta hai xe tăng bị cháy và một số cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1 bị thương vong ngay trước cửa ngõ của thị xã.


Cửa vào Phan Rang đã mở thông, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 bộ binh Nguyễn Ánh Dương ngồi trên xe tăng chỉ huy đơn vị xung phong đánh thẳng vào trung tâm thị xã. Đại đội 1 bộ binh, dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Trịnh Đình Hạnh cùng xe tăng tiến công chiếm gọn toàn bộ khu vực Dinh tỉnh trưởng và sở chỉ huy tiểu khu Ninh Thuận.


Ở Tiểu khu Ninh Thuận, thấy bộ binh và xe tăng ta đánh vào trung tâm thị xã giữa lúc trời vừa sáng, binh lính Ngụy vô cùng khiếp sợ, tháo chạy thục mạng. Các chiến sĩ Tiểu đoàn 1 chiếm sáu xe bọc thép còn nguyên vẹn với đầy đủ vũ khí, trang bị ở Dinh tỉnh trưởng, sau khi quét sạch lực lượng địch, Trung đội trưởng Trung đội 3 Nguyễn Văn Trường cùng các chiến sĩ trong trung đội lập tức vứt bở cờ Ngụy, kéo lá cờ Giải phóng lên cột cờ trước sân Dinh tỉnh trưởng.


Sau Đại đội 1, các Đại đội 2 và 3 (Tiểu đoàn 1) cùng xe tăng nối tiếp nhau tràn vào thị xã và toả ra truy lùng quân địch.

Bảy giờ sáng, Tiểu đoàn 1 hoàn toàn làm chủ thị xã Phan Rang. Cùng thời gian đó, xe chỉ huy của Trung đoàn trưởng Trung đoàn 101 Nguyễn Văn Giảng cũng đã vào thị xã chỉ huy đơn vị phát triển thắng lợi.

Chấp hành mệnh lệnh của Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn 1 cho Đại đội 3 và Đại đội 2 (thiếu) cùng một xe tăng và bốn xe thiết giáp tiến đánh khu vực cảng Phan Rang. Một phân đội khác (trung đội 3 Đại đội 1) phát triển theo Đường 1 xuống lập một chốt ở phía Nam thị xã để bịt đường bộ. Các lực lượng còn lại của Tiểu đoàn làm nhiệm vụ chốt giữ thị xã.


Trên đường tiến xuống phía Nam thị xã Phan Rang, Trung đội 3 gặp địch ở cầu Đạo Long. Đơn vị nổ súng chiến đấu diệt 20 tên, thu một súng cối, 8 giờ sáng, xe chở bộ đội ta chạy thẳng vào quận lỵ Phú Quý đúng lúc chợ đang đông. Các chiến sĩ Trung đội 3 lập tức xông thẳng vào trụ sở quận lỵ và chi khu Phú Quý, bắt sống bọn chỉ huy đầu sỏ ở địa phương.


Đại đội 3 và Đại đội 2 (thiếu) trên đường tiến xuống khu vực cảng gặp rất nhiều sĩ quan, binh lính địch đã quẳng súng, nhiều tên cải dạng làm thường dân, lẩn trốn ra hướng biển. Để tranh thủ thời gian, các chiến sĩ không dừng lại, chỉ vẫy tay ra hiệu cho bọn chúng quay về thị xã ra hàng Quân giải phóng.


Bị mất thị xã Phan Rang trong chớp nhoáng, bọn địch bảo vệ khu vực càng vô cùng khiếp hãi. Số Ngụy quân, Ngụy quyền tỉnh đổ ra đây, tranh cướp nhau xuống tàu càng làm tăng thêm sự hoảng loạn. Binh lính Tiểu đoàn 36 biệt động quân và duyên đoàn 27 mất tinh thần nên khi bộ binh Trung đoàn 101 cùng xe tăng tiến đến, chúng chống cự yếu ớt và nhanh chóng tan rã. Hơn 500 tên địch bị bắt sống. Tại cảng Ninh Chữ, pháo thủ Trần Văn Sang của xe 763 với bốn quả đạn pháo đã bắn chìm ba tàu chiến và bắn cháy một chiếc khác khi chúng vừa rời bến định tháo chạy ra biển.


Cảng Tân Thành và cảng Ninh Chữ được giải phóng. Đường rút chạy ra biển của địch bị các chiến sĩ Trung đoàn 101 bộ binh cùng xe tăng bịt chặt vào hồi 8 giờ ngày 16. Lúc này các bộ phận tiếp sau của Sư đoàn đang chiến đấu quyết liệt với bộ binh và máy bay địch trên đường tiến.


Khi được tin (thị xã Phan Rang bị bộ binh và xe tăng đối phương tràn ngập), tướng Ngụy Nguyễn Vĩnh Nghi vẫn hy vọng có thể chặn đứng các lực lượng của ta đang tiếp tục tiến vào Phan Rang để bao vây, cô lập và tiêu diệt bộ phận của ta đã thọc sâu vào thị xã.


Cùng với việc cho bắn phá đoạn Đường 1 từ Bắc Phan Rang ra đến Hội Diễn, bọn chỉ huy Ngụy đẩy lực lượng dù trong sân bay ra An Xuân phản kích hòng vít chặt Đường 1. Từ 6 giờ đến 9 giờ, địch cho xuất kích 37 lần tốp máy bay đánh vào đội hình tiến công của Sư đoàn, làm cháy sáu xe, hỏng 10 xe khác (trong đó có một xe tăng), một số cán bộ, chiến sĩ bị thương vong.


Trước tình hình cuộc chiến đấu đã trở nên phức tạp, xe chỉ huy của Sư đoàn trưởng dừng lại ở Nam Hội Diên, trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 101) và các lực lượng tiếp theo của đơn vị. Tiểu đoàn 120 cao xạ lúc này còn đang ở khu vực Du Long được lệnh khẩn trương tiến vào Hội Diên. Tiểu đoàn 3 bộ binh để lại hai Đại đội 10 và 9 chặn đánh bọn lính dù đang từ sân bay tiến ra phản kích. Các lực lượng còn lại khẩn trương tiến vào thị xã tiếp sức cho Tiểu đoàn 1.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #107 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2022, 08:00:11 am »

Khi nhận được lệnh, đoàn ô tô chở Tiểu đoàn 2 bộ binh đang còn cách thị xã Phan Rang sáu ki-lô-mét. Các chiến sĩ Tiểu đoàn 2 và 3 bộ binh đã gan góc vượt qua bom đạn dày đặc của địch tiến vào cửa ngõ phía Bắc Phan Rang. Theo nhiệm vụ, Tiểu đoàn 2 lập tức rẽ sang Đường 11 lên hướng quận lỵ Bửu Sơn và sân bay; Tiểu đoàn 3 tiến vào thị xã.


Địch đã bị mất Phan Rang, đường bộ, đường biển đều bị vít chặt, một vấn đề cấp thiết đặt ra với lực lượng ta là phải chiếm nốt sân bay, bẻ gãy sự chống cự cuối cùng, của địch ở Phan Rang. Để hỗ trợ cho hướng Sư đoàn 3 chấp hành chỉ thị của Bộ Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn trưởng cử Thiếu tá Nguyễn Văn Rinh, Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn dùng xe con phóng thẳng vào thị xã ra lệnh cho Trung đoàn 101 tổ chức thêm một mũi bộ binh, xe tăng đánh lên quận lỵ Bửu Sơn và sân bay Thành Sơn phối hợp với đơn vị bạn.


Thực hiện mệnh lệnh của Sư đoàn. Đại đội 3 bộ binh cùng xe tăng vừa từ khu vực cảng trở về thị xã và hai trung đội của Đại đội 2 bộ binh (Tiểu đoàn 1) được lệnh của Trung đoàn tiến lên phía Tây - Bắc chiến đấu.

Khi bộ binh và xe tăng của Tiểu đoàn 1 vận động lên đến Đông quận lỵ Bửu Sơn (quận lỵ Tháp Chàm) thì phát hiện địch. Lực lượng này lập tức tách ra làm hai mũi; mũi thứ nhất chọc thẳng vào cổng số 1 của sân bay Thành Sơn; mũi thứ hai đánh vào quận lỵ Bửu Sơn.


Đến 9 giờ 20 phút, Đại đội 2 và xe tăng chiếm gọn quận lỵ Bửu Sơn, bắn cháy một xe M.113 của địch. Cùng thời gian đó, Đại đội 3 được hoả lực của xe tăng chi viện đã đập tan sự kháng cự của quân địch ở khu vực cổng số 1. Thừa thắng, bộ binh và xe tăng ta đánh thắng vào khu vực đường băng chính, bắn cháy một máy bay địch đang chuẩn bị cất cánh..


Trên hướng Bắc sân bay, lúc này các chiến sĩ Trung đoàn 25 Sư đoàn 3 dùng mìn liên kết phá tung 11 lớp rào kẽm gai địch, đánh tràn vào trong căn cứ. Một mũi khác đánh thang vào cổng số 2. Chín giờ 30 phút mũi tiến công của Trung đoàn 101 và các mũi tiến công của đơn vị bạn gặp nhau ở khu vực đài chỉ huy sân bay. Quân ta hoàn toàn làm chủ sân bay, thu gần 40 máy bay còn nguyên vẹn. Do bộ binh, xe tăng ta bất ngờ ập vào chiếm đường băng, Bộ chỉ huy tiền phương Quân khu 3 Ngụy không kịp lên máy bay rút chạy. Nguyễn Vĩnh Nghi cùng bầu đoàn của hắn đành phải vọt qua rào, cải dạng thường dân, tìm đường chạy trốn về phía nam. Nhưng mọi ngả đường đều đã bị quân ta vít chặt.


Tối ngày 16, trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, đại tá cố vấn Mỹ Gia-vét Lơ-vít cùng nhiều sĩ quan của Bộ chỉ huy tiền phương Quân khu 3 Ngụy đang lủi trốn ở khu vực bãi mía thuộc thôn Mỹ Đức (nằm.giữa sân bay Thành Sơn và thị xã Phan Rang) bị các lực lượng truy quét tàn binh của Sư đoàn 3 tóm gọn.


Trận tiến công Phan Rang trong hành tiến bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng thắng lợi giờn giã. Kết quả, ta đã tiêu diệt Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 3 Ngụy, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 không quân, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh, Lữ đoàn 2 dù, Liên đoàn biệt động 31, một Trung đoàn của Sư đoàn 2 mới khôi phục, toàn bộ lực lượng của tiểu khu Ninh Thuận; bắt sống bọn chỉ huy đầu sỏ và hàng ngàn sĩ quan, binh lính; thu 40 máy bay, 60 khẩu pháo cùng nhiều trang bị kỹ thuật của địch; giải phóng hoàn toàn thị xã Phan Rang và tỉnh Ninh Thuận, góp phần quan trọng đập tan âm mưu của Mỹ - Ngụy định ngăn chặn các lực lượng của ta từ xa để củng cố thế trận của chúng ở Sài Gòn - Gia Định.


Trong trận Phan Rang, một lần nữa Sư đoàn 325 đã thực hiện thành công cách đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng ngay trong hành tiến chiến đấu - một cách đánh đang còn rất mới mẻ đối với quân đội ta. Ở trận thắng này cũng thể hiện rõ nét tinh thần chấp hành nhiệm vụ kiên quyết, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thế của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn và các lực lượng tăng cường.


Biểu dương thắng lợi của các lực lượng tham gia trận đánh Phan Rang, ngay trong đêm 16 tháng 4 năm 1975, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã gửi điện vào tuyên dương thành tích và nhắc nhở Binh đoàn phải nhanh chóng truy kích địch, phát triển tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, khẩn trương mở tiếp đường, kịp thời đưa toàn bộ lực lượng vào tham gia giải phóng Sài Gòn - Gia Định.


Sau chiến thắng Phan Rang, yêu cầu đặt ra với cánh quân "Duyên Hải" là phải nhanh chóng cùng các lực lượng tại chỗ giải phóng tiếp tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy, không cho địch kịp tổ chức những tuyến ngăn chặn mới, tiến vào phối hợp cùng Quân đoàn 4 phá vỡ tuyến ngăn chặn Xuân Lộc - Long Khánh của địch.


Cùng với việc xây dựng tuyến phòng thủ Ninh Thuận, trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975, ở thị xã Xuân Lộc, Mỹ - Ngụy đã tổ chức một tập đoàn phòng thủ mạnh bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.

Địch quyết giữ Xuân Lộc - Long Khánh để ngăn chặn đường tiến quân của quân ta về Sài Gòn theo Đường 1 và Đường 20. Giữ được Xuân Lộc - Long Khánh thì tuyến Biên Hoà - Long Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu chưa trực tiếp bị uy hiếp, sân bay Biên Hoà và cả sân bay Tân Sơn Nhất còn hoạt động được; Đường 15 từ Sài Gòn ra Vũng Tàu để nhận hàng viện trợ Mỹ và rút chạy sẽ vẫn do chúng làm chủ.


Theo lệnh của Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên, Quân đoàn 3 và Quân khu 3 Ngụy tập trung ở Xuân Lộc Sư đoàn 18 còn nguyên vẹn với nhiều lực lượng tăng cường, chi viện, hòng giữ vững Xuân Lộc.

Ngay từ khi Sư đoàn và các đơn vị bạn trong Quân đoàn còn đang hành quân trên dải đất ven biển miền Trung thì Quân đoàn 4 và lực lượng Quân khu 7 theo lệnh của Bộ đã nổ súng tiến công Xuân Lộc.

Trong những ngày trung tuần tháng 4 năm 1975, cuộc chiến đấu giữa ta và địch ở Xuân Lộc diễn ra giằng co, quyết liệt. Ngày 9 và 10 tháng 4 năm 1975, lực lượng của Quân đoàn 4 qua nhiều lần tiến công vào thị xã và các vùng xung quanh đã gây cho Trung đoàn 43 Ngụy những tổn thất nặng nề. Nhưng quân địch ngoan cố ném thêm lực lượng vào Xuân Lộc phản kích chiếm lại các vị trí đã mất. Chúng cố giữ Xuân Lộc bằng mọi giá.


Cũng tại mặt trận Xuân Lộc, được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ tận tình của Quân đoàn 4, hơn 10 ngày qua, Trung đoàn 95 đã cùng các đơn vị bạn đánh thắng oanh liệt ở Túc Trưng, Kiệm Tân, tiêu diệt Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 Ngụy. Tiếp đó, Trung đoàn cùng các đơn vị bạn theo Đường 20 phát triển xuống Ngã ba Dầu Dây, chốt cứng một đoạn Đường 1, cắt đứt đường giao thông từ Xuân Lộc về Biên Hoà và đay lùi nhiều cuộc phản kích của địch.


Cuộc chiến đấu anh dũng, quyết liệt ở Xuân Lộc thúc giục các chiến sĩ Sư đoàn và các đơn vị tăng cường đẩy nhanh tốc độ tiến quân.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #108 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:33:10 am »

Ngày 17 tháng 4 năm 1975, sau khi bàn giao các mục tiêu chiếm được cho Quân khu 6 và tỉnh Ninh Thuận, Sư đoàn chuyển toàn bộ lực lượng vào Nam thị xã Phan Rang 20 ki-lô-mét tổ chức hành quân tiếp.

Từ Phan Rang vào Xuân Lộc, bộ đội ta bắt đầu tiến qua các vùng đang còn địch kiểm soát và phải đánh qua thị xã Phan Thiết. Trên đoạn đường này, nhiều nơi Đường 1 chạy sát biển. Địch có thể dùng lực lượng hải quân chặn đường tiến của ta. Do đó Sư đoàn và các đơn vị bạn chẳng những phải đập vỡ các tuyến ngăn chặn của lực lượng quân Ngụy, đánh lại không quân, mà còn phải sẵn sàng đánh trả các cuộc phản công của hải quân Ngụy, phải đề phòng khả năng quân địch từ ngoài biển ập vào đánh cắt đội hình của ta.


Để nâng cao hơn nữa sức mạnh và tốc độ tiến công, Bộ Tư lệnh Quân đoàn tăng cường thêm cho Sư đoàn Tiểu đoàn 5 thiết giáp để tổ chức một chi đội phái đi trước gồm Tiểu đoàn 5 thiết giáp có các chiến sĩ Đại đội 9 (Trung đoàn 18) ngồi trong xe, Tiểu đoàn 15 (Trung đoàn 284 cao xạ), một trung đội pháo 85 (hai khẩu) của Trung đoàn 84 pháo binh và một đại đội công binh. Chi đội phái đi trước đặt dưới sự chỉ huy của phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn 203 xe tăng Nguyễn Đức Hiền.


Đội hình tiến quân của Sư đoàn cũng có sự thay đổi:

Trung đoàn 18 bộ binh tiến lên đầu đội hình, sẵn sàng mở cuộc tiến công giải phóng thị xã Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận Trung đoàn 101 bộ binh lùi lại đi cuối đội hình của Sư đoàn.

18 giờ ngày 17, toàn Sư đoàn bắt đầu hành quân.

Địch phát hiện quân ta đang tiến vào Sài Gòn theo Đường 1. Chúng dùng máy bay và pháo hạm đánh vào đội hình hành quân làm cháy một số xe, một số cán bộ, chiến sĩ bị thương vong. Cuộc chiến đấu trên dọc đường tiến quân diễn ra sôi sục.


Đêm 17, địch dùng tàu biển đổ một đại đội biệt kích vào quận lỵ Tuy Phong bắt liên lạc với tàn quân Lữ đoàn 3 dù trên núi Gió và các lực lượng địa phương Ngụy ở quanh vùng để tổ chức đánh chặn.

Vừa phát hiện địch, Bộ Tư lệnh Sư đoàn lập tức phái bộ binh Trung đoàn 18 và trinh sát đi lùng quét. Sau hơn một giờ chiến đấu ta tiêu diệt và bắt gọn toàn bộ bọn này. Khi tàu chiến của địch tiến vào bờ để yểm hộ cho binh lính của chúng, xe tăng của Lữ đoàn 203 bố trí ở Nam núi Gió bắn tám phát đạn pháo 100, đánh chìm một tàu và đánh bị thương một chiếc khác. Pháo 85, 122, 105 của Trung đoàn 84, pháo cao xạ của Trung đoàn 284 và Tiểu đoàn 75 cũng thiết bị trận địa bắn ngay trên mặt Đường 1 đánh tàu chiến và máy bay địch quyết liệt, giữ vững đội hình tiến quân.


Trên suốt dọc đường từ Phan Rang vào Phan Thiết, mặc dù chưa tổ chức hiệp đồng trước, nhưng sự phối hợp giữa ba thứ quân, giữa lực lượng tiến công và lực lượng nổi dậy vẫn rất nhịp nhàng, ăn khớp. Tinh thần tích cực, chủ động của các lực lượng tại chỗ và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của nhân dân địa phương đã tạo cho cuộc tiến quân qua các vùng địch còn kiểm soát của chủ lực ta được thực hiện thắng lợi. Ở nhiều nơi, lực lượng nổi dậy của quần chúng cách mạng kéo ra đường đón bộ đội, thông báo tình hình địch ở phía trước và hướng dẫn bộ đội đánh diệt các căn cứ địch trong vùng. Trong đêm 17 và ngày 18, phối hợp với các lực lượng địa phương, Sư đoàn và các đơn vị tăng cường, phối thuộc đã giải phóng toàn bộ các vùng đất trên đường tiến, trong đó có bốn quận lỵ là Phan Ri, Tuy Phong, Sông Mao, Hoà Đa.


Chiều ngày 18, Sư đoàn tiến vào tới bắc thị xã Phan Thiết. Do trận Phan Rang quá hiểm và mạnh, Tập đoàn “phòng thủ từ xa” của tướng Nguyễn Vĩnh Nghi bị tiêu diệt nhanh và gọn, quân địch không kịp điều động lực lượng ra tăng cường phòng thủ Phan Thiết. Nắm vững thời cơ có lợi, Bộ Tư lệnh Quân đoàn chỉ thị cho Trung đoàn 18 cùng bộ đội xe tăng đánh ngay vào thị xã theo Đường 1.


Không thực hành pháo hoả chuẩn bị, đội hình tiến công của Sư đoàn với các xe bọc thép có bộ binh và trinh sát ngồi trên xe dẫn đầu, tiến thẳng vào Phan Thiết. Các hoả lực đi cùng sẵn sàng trong tư thế bắn, bảo vệ đội hình khi gặp địch kháng cự.


Mười chín giờ, đội tiền vệ tiến đến cầu sông Cái (cách thị xã chín ki-lô-mét) thì gặp Tiểu đoàn 15 bộ đội Bình Thuận đang hoạt động ở khu vực này. Được đơn vị bạn cho biết lực lượng ở đây đang hết sức hoang mang, đội tiền vệ của ta lập tức tăng tốc độ tiến công, nhanh chóng dập tắt sự kháng cự của địch ơ khu vực cầu Sở Muối và thừa thắng xông thẳng vào đánh chiếm sở chỉ huy tiểu khu Bình Thuận.


Bị đánh bất ngờ, tên Tỉnh trưởng Bình Thuận không kịp lên máy bay trực thăng, bỏ mặc quân lính, lủi theo ngõ hẻm ra bờ sông, lên một chiếc thuyền con chạy ra biển. Từ mười chín giờ 30 đến 21 giờ ngày 18, Trung đoàn 18 và bộ đội Quân khu 6 tiến vào đánh chiếm tất cả các mục tiêu quân sự trong và xung quanh thị xã, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng địch ở Phan Thiết.


Sáng ngày 19 tháng 4 năm 1975, rời Phan Thiết, Sư đoàn và các lực lượng đi trước của Quân đoàn ào ạt đánh qua tỉnh Bình Tuy tiến vào Xuân Lộc.

Lúc này ở Xuân Lộc, Quân đoàn 4 sau nhiều lần tổ chức đánh vào thị xã không thành công đã chuyển sang thực hiện vây hãm địch, gây cho Trung đoàn 48 và Lữ đoàn 1 dù Ngụy những thiệt hại nặng nề.

Ngày 20 tháng 4 Sư đoàn tiến quân vào đến Rừng Lá, ấp Phú Minh và được lệnh dừng lại chuẩn bị tham gia giải phóng Xuân Lộc. Nhưng ngay đêm hôn đó, toàn bộ lực lượng địch ở Xuân Lộc, trước nguy cơ bị bao vây, tiêu diệt đã phải tháo chạy theo Đường 2 về phía Bà Rịa. Bị Quân đoàn 4 và các lực lượng Quân khu 7 chặn đánh dọc đường, chúng bỏ lại rất nhiều xe, pháo, súng đạn.


Xuân Lộc được giải phóng. Cánh cửa cuối cùng trên Đường 1 đã mở toang. Ngày 21 tháng 4, Sư đoàn và các đơn vị bạn trong Quân đoàn rầm rộ tiến qua thị xã Xuân Lộc còn nghi ngút lửa khói, vào vị trí tập kết cuối cùng ở khu vực Cam Mỹ và giáo xứ Duyên Lạc sẵn sàng bước vào trận tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định.


Cuộc tiến quân thần tốc theo miền Duyên Hải kết thúc thắng lợi. Trong cuộc hành quân lịch sử này, cùng với các đơn vị bạn trong cánh quân “Duyên Hải”, Sư đoàn đã vượt qua chặng đường dài gần 1.000 ki-lô-mét, xuyên qua ba khu của địch gồm 11 tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam Trung Bộ.


Vinh dự được cấp trên tin cậy giao nhiệm vụ dẫn đầu đội hình tiến quân, Sư đoàn 325 và các lực lượng tăng cường “đã góp phần quyết định vào cuộc tiến công tiêu diệt, đập tan lực lượng và tổ chức phòng ngự của quân Ngụy ở Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân, giải phóng các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy - khu vực phòng thủ từ xa của Mỹ - Ngụy đối với Sài Gòn trên hướng đông”1 (Trung tướng Lê Trọng Tấn, Mấy vấn đề chỉ đạo và chỉ huy tác chiến, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội.1979, tr.369) Trung đoàn 95 chiến đấu ngoài đội hình Sư đoàn, sau những chiến công xuất sắc trong trận đánh then chốt ở Buôn Ma Thuột và cuộc truy kích địch ở Cheo Reo cũng đã cơ động vào Đông Nam Bộ, góp phần xứng đáng vào những trận đánh ở Xuân Lộc.


Vượt qua mọi cuộc đánh chặn của địch và mọi khó khăn trở ngại của một cuộc hành quân đường dài, cuộc tiến quân thắng lợi của Sư đoàn và toàn Quân đoàn góp phần mở thông hành lang chiến lược dọc miền duyên hải. Sự có mặt đúng lúc và kịp thời của Sư đoàn và toàn Quân đoàn ngay trước cửa ngõ Sài Gòn, với sức mạnh được nhân lên, góp phần làm thay đổi tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch ở Nam Bộ. Tạo thế, tạo lực cho trận quyết chiến chiến lược, tiêu diệt quân địch tại hang ổ cuối cùng của chúng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #109 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:33:48 am »

Quân đoàn tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Vào những ngày đầu của hạ tuần tháng 4 năm 1975, khi các lực lượng của Quân đoàn 2 có mặt đầy đủ ở nam Xuân Lộc (hướng Đông - Nam Sài Gòn) thì các cánh quân khác của ta đã rầm rộ tiến vào bao vây chặt sào huyệt cuối cùng của Mỹ - Ngụy ở Sài Gòn - Gia Định trên tất cả các hướng.


Ở hướng Tây - Bắc có Quân đoàn 3, tăng cường lực lượng vũ trang Tây Ninh, Sài Gòn - Gia Định, hướng bắc có Quân đoàn 1 (thiếu) tăng cường Trung đoàn 95 (Sư đoàn 325) và lực lượng đặc công, xe tăng, cao xạ. Hướng Đông có Quân đoàn 4. Hướng Tây và tây - nam có Đoàn 232 và chủ lực Quân khu 8, lực lượng tương đương một Quân đoàn. Ở vùng ven và nội thành Sài Gòn đã sẵn sàng có các đơn vị đặc công, pháo binh kết hợp với lực lượng chính trị to lớn của quần chúng. Ở phía sau, ta cũng đang gấp rút tổ chức thêm các lực lượng dự bị mới, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi tình huống có thể xảy ra.


Theo quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, chiến dịch lịch sử giải phóng Sài Gòn - Gia Định được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của dân tộc, Người cha muôn vàn kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng được cử giữ chức Tư lệnh chiến dịch; đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục giữ chức Chính uỷ chiến dịch. Đồng chí Lê Đức Thọ được Bộ Chính trị cử vào chiến trường phổ biến Nghị quyết, cùng trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch.


Trong khi công cuộc chuẩn bị cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định của ta đang bước vào giai đoạn chót thì tình hình địch có những diễn biến quan trọng. Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, ngày 18 tháng 4 năm 1975, Nhà Trắng vội vã hạ lệnh di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn và cử Đin Brao phụ trách lực lượng đặc nhiệm đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Mỹ để điều khiển di tản. Cuộc tháo chạy này được mệnh danh là “người liều mạng”. Từ ngày 21 tháng 4 năm 1975, Mỹ huy động hàng trăm máy bay, hàng chục tàu chiến để thực hiện cuộc hành quân di tản. Cùng ngày 21 tháng 4, Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức. Mỹ đưa Trần Văn Hương lên thay Thiệu. Nhưng chưa đầy một tuần sau, Hương phải tuyên bố nhường chức Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn cho tướng Dương Văn Minh.


Dù biết không còn hy vọng nhưng với bản chất ngoan cố, Mỹ - Ngụy cho thu thập tàn quân, chấn chỉnh các lực lượng còn lại, khôi phục những đơn vị bị thiệt hại nặng mới từ miền Trung chạy về để điều chỉnh, bố trí, cải thiện thế phòng ngự của chúng ở Sài Gòn và vùng đồng bằng Nam Bộ.


Tại mặt trận Sài Gòn - Gia Định, trên các hướng bắc, Tây - Bắc, Tây - Nam, mỗi hướng địch bố trí khoảng một sư đoàn tăng cường. Riêng hướng Đông, lực lượng phòng thủ của chúng tăng lên đến chín trung đoàn, lữ đoàn bộ binh, lính dù, lính thuỷ đánh bộ và bốn trung đoàn thiết giáp. Ở vùng nội đô có một số đơn vị lính dù, biệt động, thiết giáp, các lực lượng bảo vệ căn cứ, các lực lượng thuộc “Biệt khu Thủ đô phòng giữ. Lực lượng không quân ở Sài Gòn - Gia Định có ba sư đoàn, bố trí chủ yếu ở hai sân bay lớn là Biên Hoà và Tân Sơn Nhất.


Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, địch có ba sư đoàn bộ binh, năm trung đoàn thiết giáp, một sư đoàn không quân. Chúng tập trung phòng giữ Tân An, Mỹ Tho đề phòng khi không giữ nổi Sài Gòn - Gia Định sẽ theo hướng đường 4 rút về đồng bằng sông Cửu Long cố thủ.


Tuy nhiên, các cố gắng đó của Mỹ - Ngụy chỉ là sự giãy giụa điên cuồng trong cơn hấp hối, đúng như chúng đã thú nhận: “Sự sống chỉ có thể tính từng ngày, từng tuần, không tính tháng”.

Sáng 23 tháng 4 năm 1975, tại sở chỉ huy Quân đoàn đặt tại ấp Tam Hiệp xã Xuân Hiệp, Sư đoàn 325 chính thức nhận nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2. Ngay chiều và đêm hôm đó, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Sư đoàn họp đánh giá lại toàn bộ tình hình và nghiên cứu nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch tác chiến.


Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn được tăng cường xe tăng, pháo binh, cao xạ, công binh, đảm nhiệm một hướng đột kích quan trọng trong hướng tiến công chủ yếu của Quân đoàn 2, đồng thời cũng là hướng vu hồi của chiến dịch. Trước mắt Sư đoàn có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt địch ở tả ngạn sông Đồng Nai, đánh chiếm chi khu Long Thành, chi khu Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ khoá chặt đường thuỷ, không cho địch ở Sài Gòn theo sông Lòng Tàu rút chạy ra biển và mở đường đưa pháo tầm xa vào Nhơn Trạch đánh phá sân tay Tân Sơn Nhất, khống chế đường không. Nhiệm vụ tiếp theo của Sư đoàn là tổ chức vượt sông, đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái, tiêu diệt các lực lượng địch phòng ngự ở hữu ngạn sông Đồng Nai và đánh vào nội đô giải phóng quận 9.


Trục tiến công của Sư đoàn vào Sài Gòn là một vùng có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt bởi những cánh đồng lầy lội và hệ thống sông ngòi chằng chịt, trong đó có hai sông lớn (sông Đồng Nai và sông Sài Gòn) ta phải tổ chức vượt qua bằng thuyền, phà vì không có cầu qua sông. Lực lượng địch phòng thủ ở khu vực này có một bộ phận của Lữ đoàn 463 lính thuỷ đánh bộ, bảy tiểu đoàn bảo an, một số đơn vị pháo binh, xe tăng và bốn liên giang đoàn yểm trợ, một liên giang đoàn người nhái với khoảng 2.000 quân và 241 tàu, xuồng chiến đấu (các đơn vị hải quân địch tập trung chủ yếu ở khu vực Cát Lái). Khi bị tiến công, hải quân địch có thể cơ động tàu, xuồng theo sông lạch, phối hợp với các lực lượng trên bộ chặn đánh ta từng bước.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM