Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:37:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Nội 60 ngày khói lửa  (Đọc 2729 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2021, 08:03:42 am »

- Yếu hơn địch mà lại chiến thắng địch. Không những không bị tiêu diệt mà lại lớn lên không ngừng.

Hà Nội ngày nay biết bao nhiêu đổi mới. Cứ mỗi bước đi trên mảnh đất thủ đô yêu quý, ta đều thấy bao chiến công oanh liệt. Ở đây có những người con anh dũng của thủ đô đã "quyết tử để Tổ quốc quyết sinh". Trên những bờ tường mới đẹp đẽ của ngày nay với những khẩu hiệu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xưa kia đã có những khẩu hiệu: "Sống chết với Thủ đô", "Thà chết không chịu làm nô lệ". Không ai có thể quên được những anh em công nhân xe lửa chiến đấu vô cùng anh dũng ở Đấu Xảo, Hàng Lọng, nhà dầu Sen. Sự phối hợp chặt chẽ của công nhân nhà máy điện, máy nước Yên Phụ, nhà Bưu điện và nhà đèn Bờ Hồ... Rồi đến những hình ảnh vô cùng xúc động như khi được lệnh "tiêu thổ kháng chiến", thực hiện "vườn không nhà trống", nhân dân thủ đô cũng như nhân dân các xóm làng xung quanh Hà Nội tự tay mình dỡ nhà mình, đập vỡ tường gạch, chặt đổ cây cối, di chuyển thóc lúa, súc vật, cùng những người già yếu và trẻ nhỏ trong gia đình tản cư tránh giặc. Để chặn bước tiến của địch, cả làng xóm và từ cụ già, đến trẻ em ở các khu phố đều xô ra đường đào hào, đắp ụ, ngả cây cối, phá sập cầu cống tạo thành hàng cây số chướng ngại vật. Súng vẫn nổ, máy bay khu trục của giặc vẫn bay lượn bắn phá, nhưng đồng bào từ bốn phương vẫn kìn kìn gồng gánh lương thực tiếp tế cho mặt trận. Các chị em tiếp tế vượt qua lửa đạn, đem cơm nước ra tận chiến hào, ụ súng cho các chiến sĩ. Các bà mẹ đi úy lạo các đơn vị và anh em thương binh. Các gia đình xin nhận thương binh về nhà để chăm sóc.


Không ai có thể quên được, khi Đảng và Bác Hồ kêu gọi: "Toàn dân kháng chiến" thì khắp nơi, các cụ già đầu tóc bạc phơ, có cụ lưng còng phải chống gậy trúc, nhưng cũng hăng hái xin nhập đội "Bạch đầu quân"; các thiếu nữ từ bỏ những thứ mà xưa nay họ tha thiết nhất, cắt tóc ngắn, mặc trang phục nam giới để xung phong vào Vệ Quốc Đoàn; các em thiếu niên, nhi đồng đòi cho kỳ được vào làm liên lạc, trinh sát cho các anh lớn. Khi tiếng súng kháng chiến rền vang bầu trời Hà Nội thì tiếng đàn, tiếng hát của các chị trong đội thông tin tuyên truyền hòa theo như không bao giờ tắt. Ở đầu phố Hàng Bột, anh chị em bị thương nhưng không rời trận địa, vẫn chiến đấu, vẫn ca hát cho đến hơi thở cuối cùng. Tiểu đội nữ cứu thương của đại đội 134, những người con gái trồng hoa vùng Ngọc Hà đã anh dũng hy sinh tại Giảng Võ. Tiểu đội nữ giao thông ở Lãng Bạc, những chị em công nhân và dân nghèo trước đây chịu trăm ngàn cơ cực sống trong những túp lều lụp sụp bên hồ, khi kháng chiến bùng nổ, đã trở thành những người con gái kiên cường mang theo dòng máu anh hùng của Hai Bà Trưng thuở trước. Chị em vượt muôn ngàn nguy hiểm giữ vững mạch máu bình thường giữa Liên khu I và hậu phương bao la. Tiểu đội du kích Hồng Hà, những người công nhân, nông dân của quê hương Tân Lập, Nghĩa An, Nghĩa Dũng. Phúc Xá đã hàng tháng trời sống trong hầm hố, trên bãi dâu, giữa dòng sông Hồng giữ vững đường dây liên lạc, tiếp tế cho trung đoàn Thủ đô. Ngày cuối cùng, 10 chiến sĩ Đội Nguyễn Ngọc Nại đã chiến đấu vô cùng quả cảm để thu hút lực lượng địch, góp xương máu giành phần thắng lợi toàn vẹn cho quân và dân thủ đô Hà Nội. 8 trong số những người con yêu quý ấy đã vĩnh biệt bãi dâu sông Hồng, vĩnh biệt Liên khu I. Những tấm gương anh dũng ấy còn lun truyền mãi mãi về sau.


Khắp các đường phố thủ đô Hà Nội, khi các anh, các chị xông ra giết giặc thì các em nhỏ cũng không chịu ngồi yên. Tấm gương anh dũng chiến đấu hy sinh vì dân vì nước của Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lý Tự Trọng đã truyền cho các em một chí khí bất khuất. Tuổi nhỏ nhưng chí lớn. Xe tăng, xe thiết giáp của giặc hung dữ dẫn quân đến Ngọc Hà, 3 em nhỏ đã gan lì ngồi lại trong hố ở ria đường, ném lựu đạn, chai cháy, phá hủy xe thiết giáp của địch. Hai em khác dùng mưu ném lựu đạn vào xe gíp của bọn chỉ huy Pháp qua phố Hàng Bột, đoạt súng đem vể cho bộ đội. Một em khác leo lên nóc Bắc Bộ phủ cắm cờ đỏ sao vàng, khi bị giặc Pháp bắt, em đã chửi vào mặt bọn cướp nước và một mực không chịu cung khai. Em chết đi, chưa đầy 14 tuổi. Em liên lạc Lai vượt theo ống máng về báo cáo với ban chỉ huy tiểu đoàn tiếp viện cho trường Ke... Biết bao tấm gương chói lọi của lứa tuổi thơ ngay trên đất thủ đô anh hùng.


Không bao giờ lịch sử có thể quên được những chiến sĩ "quyết tử" của thủ đô ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch. Một tiếng nổ kinh hoàng, xé tai, một vùng lửa khổng lồ lóe ngay trước mặt, xe tăng địch tan tành thì người chiến sĩ lao bom phần nhiều cũng anh dũng hy sinh. Biết như vậy, nhưng không một ai do dự. Các thanh niên hầu hết muốn được sung vào đội quyết tử đổ phá chiến xa của giặc. Quyết không hề lui nửa bước trước bom đạn và xe tăng, xe bọc sắt của quân thù. Phải cho quân thù thấy ý chí bất khuất của một dân tộc anh hùng, quyết không chịu làm nô lệ. Người chiến sĩ quyết tử bảo vệ Bắc Bộ phủ đã ôm bom ba càng phá hủy xe tăng địch. Hình ảnh ấy còn ghi mãi trong lòng quân dân Hà Nội. Từ đó, biết bao nhiêu chiến sĩ quyết tử khác dùng bom ba càng phá hủy chiến xa của giặc ở trên khắp các đường phố Hà Nội như ở ngã năm Hàng Kèn, phố Huế, đường Thụy Khuê, v.v. Giặc Pháp càng dùng vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại để ra oai, thì lòng căm thù của quân và dân thủ đô càng bốc lên ngùn ngụt, tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thủ đô càng vô cùng quả cảm. Đảng viên Trần Đan một mình dùng lựu đạn đánh bật sáu, bảy đợt xung phong của địch cho đến khi tay phải bị cụt, còn một tay trái vẫn chiến đấu giữ vững trận địa. Đồng chí Minh bị lựu đạn khói địch làm mờ hai mắt nhưng quyết không rời trận địa, nhằm hướng có tiếng động bắn cản địch xung phong. Anh công nhân Tưởng, người thợ sửa chữa ô tô dã chiến đấu đến khi hết đạn, hết lựu đạn, dùng dao thái thịt quần nhau với giặc hết bàn này đến phản khác ở chợ Đồng Xuân... Đến nay mỗi khi nhắc tới những cán bộ gương mẫu, những người chỉ huy hết lòng vì Đảng vì dân như chính trị viên Lê Gia Định ở Bắc Bộ phủ, Lê Chí Thực ở Giảng Võ và Vũ Công Định, đại đội trưởng đại đội 134... mọi người không khỏi bùi ngùi thương nhớ và vô cùng cảm phục. Các chiến sĩ thủ đô cũng không bao giờ quên được hình ảnh đồng chí Tổng chỉ huy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp ra tận chiến hào, ụ súng để nhận xét rút kinh nghiệm về cách đánh giặc và động viên khích lệ kịp thời, chỉ đạo giúp đỡ Bộ Chỉ huy mặt trận từng giờ, từng phút. Đồng chí Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái xuống tận pháo đài, đi tới các đường phố đổ nát để chỉ đạo việc phá hoại và xây đắp chướng ngại và bổ sung kế hoạch tác chiến. Đồng chí Trần Quốc Hoàn, đặc phái viên của Trung ương, có đồng chí Lê Quang Đạo đi cùng đã không nề hà bất cứ việc gì, đã vượt qua lửa đạn vào thăm Liên khu I giữa những ngày gay go quyết liệt. Đồng chí Nguyễn Văn Trân, bí thư Đảng ủy mặt trận đã ngày đêm làm việc không biết mệt mỏi. Đồng chí đã bò, lăn qua mặt đê Bình Lao tới bờ tường, chiến hào thăm hỏi các chiến sĩ quyết tử, rồi suốt một đêm mưa rét, đồng chí đã đứng ở ven sông Hồng mong ngóng được gặp mặt các chiến sĩ trung đoàn Thủ đô yêu quý. Đồng chí Trần Độ, chính trị ủy viên mặt trận, trong lúc gian nan luôn luôn gặp gỡ, động viên các chiến sĩ. Và còn biết bao nhiêu hình ảnh ân cần khác của các đồng chí Trung ương, Tổng chỉ huy và Đảng ủy mặt trận đã sưởi ấm lòng quân và dân thủ đô, khích lệ các chiến sĩ và các cấp chỉ huy, cấp lãnh đạo trực tiếp càng hăng hái quyết tâm giết giặc cứu nước. Quân và dân thủ đô Hà Nội đã kề vai sát cánh bên nhau đánh thắng kẻ thù xâm lược.


Thủ đô Hà Nội kiên quyết đứng lên, từ không trở thành có, từ yếu trở thành mạnh, làm nên biết bao chiến công lẫy lừng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2021, 08:04:49 am »

Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy đã trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến của mặt trận Hà Nội, tài tình và kiên quyết.

"Trung đoàn Thủ đô đã tượng trưng cho bộ đội của một dân tộc nhược tiểu quyết tâm không muốn làm nô lệ và đã ngang nhiên chống lại bộ đội một nước lớn, bộ đội hùng mạnh của chủ nghĩa đế quốc". Lời nói đó của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp còn vang mãi trong tâm trí các chiến sĩ thủ đô Hà Nội. Đảng đã đoàn kết toàn dân, đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước vốn có của dân tộc, đã vũ trang tinh thần cách mạng triệt để cho quần chúng ở thủ đô Hà Nội và cả nước ngay từ khi Đảng mới ra đời và nhất là từ khi chính quyền cách mạng mới được thành lập. Đảng đã biến tinh thần bất khuất của một dân tộc anh hùng, thủ đô anh hùng trở thành sức mạnh vật chất vô tận. Đảng đã khéo léo vận dụng lý luận sách lược cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội thời kỳ đầu kháng chiến. Đảng đã đoàn kết được mọi lực lượng chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình của dư luận tiến bộ trên thế giới, cô lập kẻ thù cao độ. Đảng đã lãnh đạo quân và dân thủ đô, cũng như nhân dân cả nước tiến hành một cuộc chiến tranh cứu nước bền bỉ và vố cùng anh dũng với khẩu hiệu: "Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến!", "Tự lực cánh sinh!" và "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi".


Toàn dân đoàn kết gắn bó xung quanh Đảng và Hồ Chủ tịch, hết lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo anh minh của Đảng tiền phong bách chiến, bách thắng. Quân và dân thủ đô sẵn sàng đi theo con đường của Đảng đã chỉ ra. Đáng bảo "đánh là đánh!", bảo "thắng là thắng!". Giữa lúc thù trong giặc ngoài xúm lại định xâu xé Tổ quốc ta, giữa lúc quân thù hung ác diễu võ dương oai, ngang nhiên lấn át, nhưng được sự ân cần chỉ bảo của Đảng, một lời nói của Bác Hồ truyền tới thì trăm ngàn mối lo, thắc mắc vương vấn trong lòng quân và dân Hà Nội lập tức tiêu tan. Quân giặc mạnh hơn gấp bội, dân ta chỉ có gậy gộc, giáo mác đứng lên kháng chiến, ngàn vạn gian lao chắn ngang trước mặt, nhưng được Đảng và Bác kiên trì dìu dắt khuyên răn, mọi người lại quyết chí vượt qua. Ở Hà Nội, tất cả mọi lực lượng vũ trang, mọi tổ chức quần chúng đều chiến đấu dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng ủy mặt trận. Đảng đã lãnh đạo quân và dân thủ đô đoàn kết để chiến thắng kẻ thù. Đoàn kết đã tạo thành sức mạnh vô địch, không bom đạn nào phá nổi. Quân đội ta ở thủ đô Hà Nội ít hơn giặc Pháp, vũ khí quá nghèo nàn và thô sơ, kỹ thuật chiến thuật còn non yếu, nhưng chúng ta đã có đội ngũ trùng trùng điệp điệp và nguồn bổ sung vô tận là quảng đại quần chúng, một lòng một dạ hy sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc. "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước". Quân và dân thủ đô cũng như nhân dân cả nước đã hành động đúng như lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.


Hà Nội đứng lên! Cả nước chi viện cho Hà Nội, phối hợp với Hà Nội giữ vững và phát huy truyền thống chống ngoại xâm của thủ đô anh hùng và dân tộc Việt Nam anh hùng. Hà Nội kháng chiến, được sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo tài tình của Bộ Tổng chỉ huy, quân và dân thử đô Hà Nội đã chiến đấu anh dũng tuyệt vời, với khẩu hiệu: "Sống chết với thủ đô!", "Thà chết không chịu làm nô lệ!", "Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước!". Tiếng súng kháng chiến ở thủ đô bùng nổ, thủ đô chiến thắng như một hồi chuông vang dậy tới mọi vùng đất đai trên khắp trái đất. Trước đây, trên thế giới có nhiều nơi chưa hề biết đến Hà Nội, Việt Nam là đâu. Có nơi chỉ hiểu Việt Nam là một bộ phận của xứ Đông Pháp! Nhưng thủ đô Hà Nội đứng lên kháng chiến. Ngọn cờ chiến thắng của quân và dân thủ đô Hà Nội Việt Nam đã giương cao chói lọi. Tiếng súng chiến thắng ở thủ đô đã vang dội trên toàn thế giới. Đảng Cộng sản Pháp lãnh đạo nhân dân phản đối chính phủ phản động Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ở Việt Nam. Dư luận tiến bộ trên khắp trái đất đều ủng hộ cuộc chiến đấu tự vệ của nhân dân Việt Nam.


Hà Nội lớn lên và chiến thắng! Những ngày đầu kháng chiến ở thủ đô Hà Nội đã biểu hiện đường lối quân sự đúng đắn của Đảng, đường lối chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân mà Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận Hà Nội đã quán triệt và trực tiếp tiến hành, biến nghị quyết của Đảng thành hành động cụ thể. Đó là sự chỉ huy thống nhất mọi lực lượng tham gia chiến đấu tại mặt trận, là sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực và dân quân tự vệ, giữa hình thức tác chiến tập trung với hình thức tác chiến phân tán lẻ tẻ, là sự phân tích đúng đắn lực lượng so sánh để tổ chức chiến đấu cho thích hợp với địa hình, trang bị vật chất và trình độ kỹ thuật lúc đó ở Hà Nội, Đảng ủy đã nắm vững đường lối quần chúng, tin tưởng vào quần chúng, có những chủ trương xây dựng và tác chiến đúng đắn. Qua thử thách trong chiến đấu, quần chúng đã sáng tạo ra muôn vàn cách tiêu diệt giặc, bảo vệ mình, thích hợp với tình hình lực lượng so sánh lúc đó. Suốt 2 tháng trời, gần 200 trận chiến đấu đã diễn ra muôn màu muôn vẻ, nhưng hầu hết thực hiện đánh ban đêm, đánh giáp lá cà, đánh bất ngờ. Ta không tự trói buộc vào một lối đánh nào, mà đã tùy tình hình cụ thể, thực hiện xen kẽ rất sinh động tất cả các hình thức tác chiến: tấn công, tập kích, biệt kích, phục kích, quấy rối, nghi binh, đánh lẻ, đánh tiêu hao, v.v. Đặc biệt là thuật "trùng độc chiến" là một lối đánh cách mạng rất độc đáo, rồi đến các thuật "ba lan", thuật "xoáy trôn ốc", thuật "chuyển thoái vi công", v.v. càng thể hiện sức sáng tạo của quần chúng trưởng thành trong khói lửa, từ thực tiễn đã trở thành nguyên tắc.


Nhưng trong điều kiện lịch sử hồi ấy, trình độ chúng ta còn rất hạn chế nên mọi việc đều bỡ ngỡ. Nếu chúng ta có kinh nghiệm sử dụng lực lượng trong việc kết hợp tập trung ưu thế tuyệt đối từng lúc, từng nơi với lối đánh du kích, nói cụ thể hơn, nếu chúng ta hiểu và thể hiện đúng đắn như thế nào là tập trung ưu thế tuyệt đối, như thế nào là đánh tiêu diệt, và biết nắm lực lượng cơ động và cơ động lực lượng một cách linh hoạt thì giặc Pháp còn gặp nhiều khốn đốn hơn nữa. Mặt khác, Bộ chỉ huy mặt trận còn hết sức bỡ ngỡ chưa biết dự kiến sâu xa quá trình phát triển của chiến sự để có kế hoạch chỉ đạo kịp thời và thấu suốt lâu dài hơn, chuẩn bị mọi mặt bảo đảm cho mặt trận được chu đáo hơn. Nhưng những thiếu sót cụ thể về trình độ có tính chất lịch sử ấy cũng không thể nào làm phai mờ được chiến thắng vô cùng lớn lao của quân và dân thủ đô Hà Nội dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, sự chỉ huy tài tình và cụ thể của Bộ Tổng chỉ huy. Chúng ta đã quật ngã một kẻ thù mạnh hơn gấp bội, mở đầu cho cuộc kháng chiến thần thánh của cả dân tộc ta, suốt 9 năm trường oanh liệt.


Ra đi rời khỏi Hà Nội, lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn vang mãi trong lòng các chiến sĩ thủ đô suốt 3.000 ngày khói lửa. Họ đã đi trên khắp các nẻo đường Trung, Nam, Bắc. Các chiến sĩ thủ đô đã không ngừng phát huy truyền thống chiến đấu anh dũng, lập chiến công vang lừng trên khắp các mặt trận.


Trải qua 8, 9 năm vật lộn trong lòng địch, lúc âm ỉ, lúc sục sôi, nhân dân Hà Nội đã cùng nhân dân cả nước, cùng các chiến sĩ thủ đô và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đóng góp vào chiến thắng vô cùng to lớn: Điện Biên Phủ, một chiến công hiển hách, một chiến thắng làm chấn động thế giới, kết thúc một trang sử nhuốc nhơ đầy tội ác đẫm máu của bọn thực dân xâm lược Pháp ở Việt Nam, Hà Nội - Điện Biên Phủ, những tiếng vang ngàn năm bất tận.


Trở về Hà Nội, các chiến sĩ thủ đô lại được nghe những lời căn dặn trong bản nhật lệnh lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "... Tiêu biểu cho Quân đội nhân dân Việt Nam anh dũng và hùng mạnh, các đồng chí là những đơn vị đầu tiên về thủ đô Hà Nội trước sự chờ mong của đồng bào thủ đồ và sự vui mừng phấn khởi của đồng bào toàn quốc. Nhiệm vụ của các đồng chí rất nặng nề nhưng rất vẻ vang...".


Ngày 10 tháng 10 năm 1954, các chiến sĩ thủ đô đã trùng trùng điệp điệp tiến trong rừng cờ đỏ sao vàng trở về Hà Nội, giữa muôn ngàn đóa hoa tung lên, muôn ngàn tiếng hò reo, tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay như sấm động của nhân dân thủ đô. Quân và dân cảm động sung sướng đến rơi nước mắt. Cả thủ đô lộng lẫy trong rừng cờ, rừng hoa... Hà Nội giải phóng lại như một hồi chuông rung vang trời đất! Nhân dân cả nước, kiều bào ở nước ngoài và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới hân hoan vui mừng tới tấp gừi điện văn, thư từ chúc mừng Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, chúc mừng nhân dân thù đỏ Hà Nội anh hùng.


Hà Nội, Thăng Long xưa ngàn năm bất diệt!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #42 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2021, 07:55:41 am »

PHẦN PHỤ LỤC


VỊ TRÍ VÀ LỰC LƯỢNG CỦA ĐỊCH TRƯỚC NGÀY KHỞI CHIẾN

(Chưa kể số quân từ nước Pháp và các thuộc địa tiếp tục tiếp viện tới Hà Nội trong quá trình xâm lược nước ta)


Tổng số:
   Quân số: 4.220 tên, về sau ở Hải Phòng lên thêm, quân số tới 6.500 tên.
   Vũ khí: 5.000 súng trường, 600 liên thanh nhẹ, 180 liên thanh nặng, 42 khẩu pháo.
   Cơ giới: 22 xe tăng, 40 xe thiết giáp.
   
Bố trí như sau:
1. Trại lính (thành Hà Nội)
   Quân số: 960
   Vũ khí: 300 súng trường Mỹ, 300 súng liên thanh nhẹ, 70 liên thanh nặng.
   Cơ giới: 9 xe tăng, 26 xe thiết giáp.

2. Trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An)
   Quân số: 250 gồm có:
   1 đại đội bộ binh 150 tên
   1 phân đoàn thiết giáp của hải quân R.B.F.M (Régiment blindée des Fusileries Marines) 100 tên.
   Vũ khí: 100 súng trường, 49 tôm xơn, 40 các bin, 9 liên thanh nhẹ.
        Cơ giới: 3 xe tăng, 4 xe thiết giáp.

3. Trường Anbe Xarô (nay là số 2 phố Hoàng Văn Thụ)
   Quân số: 500, gồm có:
   1 đại đội bộ binh (đại đội 10, tiểu đoàn 3, trung đoàn bộ binh thuộc địa 6), một quan ba chỉ huy: Moles.
   1 cụm pháo binh sư đoàn (tiểu đoàn 1, trung đoàn pháo binh thuộc địa dã chiến I/R.A.C.M) có 3 khẩu đội.
   Chỉ huy gồm: 1 quan tư, 1 quan ba, 2 quan hai.
   Vũ khí: 200 súng trường, 60 các bin, 60 tôm xơn, 20 liên thanh nhẹ, 15 liên thanh nặng.
   Cơ giới: 5 xe thiết giáp, 2 xe tăng loại lớn, 2 xe tăng loại nhỏ.

4. Phủ toàn quyền cũ
   Quân số: 500 (thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn bộ binh thuộc địa 6, đại đội 1 và 9).
   Vũ khí: 120 súng trường, 80 tôm xơn, 60 các bin.

5. Trường sư phạm Đỗ Hữu Vị (nay là trường Nguyễn Trãi)
   Quân số: 50 thợ máy, một tiểu đội 12 lính gác.
   Vũ khí: 7 súng trường, 2 các bin, 2 tôm xơn, 1 liên thanh nhẹ.

6. Quán Thánh Quân số: 1 đại đội
   Vũ khí: 10 liên thanh nhẹ, 10 các bin, 20 tôm xơn, 100 súng trường.

7. Nhà thương Đồn Thủy (nay là Viện quân y 108)
   Quân số: 520
   Vũ khí: 6 liên thanh nặng, 3 liên thanh nhẹ, 66 súng trường. Cơ giới: 4 hồng thập tự, 2 xe vận tải, 3 xe gíp.

8. Khách sạn Métropole
   Quân số: 200 sĩ quan và binh lính đầy đủ vũ khí nhẹ.

9. Gia Lâm
   a) Trường bay Quân số: 800.
   Vũ khí: loại nhẹ trang bị đủ, 7 pháo 75 ly, 2 liên thanh nặng.
   Cơ giới: 6 xe tăng, 2 xe thiết giáp, 50 xe vận tải.
   Máy bay: 4 Xpítphai, 4 moran, 5 oanh tạc, 6 khu trục mới ở Sài Gòn ra.
   b) Xưởng sửa chữa
   Quân số: 36, trang bị đủ vũ khí nhẹ, 1 liên thanh loại nặng. Kho vũ khí: 300 súng trường và liên thanh nhẹ.
   Kho lương thực: 500 tấn cá khô, bột mì, đậu.
   Dù người: 2.000 chiếc.
   c) Nhà máy khuy
   Quân số: 100. Trang bị đủ vũ khí nhẹ, có thêm 3 liên thanh nặng.
   Vị trí lực lượng nhỏ

10. Viện Quang tuyến: thường có 1 tiểu đội. Tới 23 tháng 11 năm 1946 đưa đến 2 pháo đặt chĩa về phía Hỏa Lò.

11. Hàng Trống (nhà Moóclie): thường có 1 tiểu đội. Ngày 23 tháng 11 năm 1946 tăng thêm lực lượng, bố trí cẩn mật.

12. Trần Nhật Duật (đầu cầu Long Biên): 1 trung đội, 22 súng trường, 6 các bin, 4 tôm xơn, 2 liên thanh nhẹ.

13. Nhà băng Đông Dương: 2 tiểu đội gác chung với Vệ Quốc Đoàn.

14. Ga Hàng Cỏ: 1 tiểu đội gác chung với Vệ Quốc Đoàn.

15. Nhà dầu Sen (Shell) Khâm Thiên: 1 tiểu đội, có 1 khẩu súng cối.

16. Số 7 phố Tự Do cũ (phía Ngọc Hà): 19 lính, 4 cai đội, 1 quản, 3 xe thiết giáp, 2 gíp, 1 xe vận tải.

17. Số 10 Thụy Khê: 30 lính, 14 súng trường, 4 các bin, 4 tôm xơn, 6 liên thanh, 2 xe thiết giáp.

18. Số 18 Cao Bá Quát (kho Descourd): 10 lính thợ, 1 quan ba, (vũ khí không rõ).

19. Gara Xitaga Hàng Cỏ (một bộ phận của xưởng Chiến Thắng hiện nay): 10 lính thợ, vũ khí không rõ.

20. Gara Bécxê (xưởng Dân sinh, Trường Thi): 6 lính thợ, 6 súng trường, 1 liên thanh.

21. Gara Boalô (5 Tràng Tiền): 20 lính thợ, 2 liên thanh.

22. Gara Pho (Công ty xe con, 7 Đặng Thái Thân): 1 tiểu đội.

23. Gara Girôđô: 20 lính thợ, 1 liên thanh.

24. Nhà dầu Sen (nay là ủy ban khoa học Nhà nước, góc phố Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền): 1 tiểu đội.

25. Số 23 Hàn Thuyên: 20 lính, 1 quan tư, 1 quan ba, 14 súng trường, 4 liên thanh nhẹ.

26. Số 44 Tăng Bạt Hổ: 15 lính, 4 sĩ quan

27. Số 51 Lý Thái Tổ: 1 tiểu đội.

28. Làng Xuân Biểu, đường Hoàng Hoa Thám: 1 sĩ quan, 9 lính, đủ súng.

29. Nhà Chivoa, đường Hoàng Hoa Thám: 8 lính, 1 cai, 1 quan tư, 8 súng trường, 1 tôm xơn, 1 súng ngắn, 1 liên thanh, 16 lựu đạn, 1 hòm đạn súng trường, 1 xe gíp.

30. Số 5 Phan Đình Phùng: 1 tiểu đội súng các bin, 1 quan ba, 1 quan một.

31. Hùng Vương: 16 lính, 1 quan tư, 1 quan hai, 1 quan một, 1 quản, 1 đội, 2 xe vận tải, 5 xe gíp, 1 ôtô du lịch.

32. Số 6 bis Tôn Trung Sơn: 1 tiểu đội đủ vũ khí.

33. Số 42 Hoàng Diệu: 10 lính, 1 quan hai, 1 quan một, 1 ô tô du lịch.

34. Số 32 Hoàng Diệu: 6 lính, 1 quan tư, 1 quan hai, 2 đội, 1 ô tô du lịch (nhà phái bộ Mỹ).

35. Số 58 Hoàng Diệu: 1 quan năm không quân (Duvieux), 1 quan tư không quân, 6 lính gác, 1 xten, 6 súng trường, 18 lựu đạn, 4 hòm đạn.

36. Số 29 Tôn Thất Thuyết (nay là đại lộ Lê Hồng Phong): 1 quan tư, 1 quan hai, 1 quan một, 7 đội và quản, 3 lính, 2 xe du lịch, 2 xe thiết giáp (tối có lính trong thành ra gác).

37. Số 48 Phan Chu Trinh (nay là phố Nguyên Thái Học): 4 lính, 2 quan hai, 2 quan ba, 1 xe gíp, 1 xe du lịch (tối có lính trong thành ra gác).

38. Số 40 Phùng Hưng (Cơ quan Quân bưu): hàng ngày có 4 xe vận tải và 2 xe gíp đến liên lạc (tối có 4 lính gác).

39. Nha Tài chính: 1 trung đội đủ vũ khí.

40. Nhà đèn Bờ Hồ: 1 tiểu đội gác chung với Vệ Quốc Đoàn.

41. Nhà máy điện Yên Phụ: 1 tiểu đội gác chung với Vệ Quốc Đoàn.

42. Nhà máy nước: 1 tiểu đội gác chung với Vệ Quốc Đoàn.

43. Phố Tôn Thất Thuyết (nay là đại lộ Lê Hồng Phong): 1 trung đội.

44. Phà Đen: 1 trung đội.

45. Nhà chiếu bóng Majestic (nay là rạp Tháng 8 ): 1 trung đội.

(Ngoài ra còn các tổ ở một số nhà thờ và nhà Pháp kiểu khác)...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #43 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2021, 07:58:13 am »

VỊ TRÍ VÀ LỰC LƯỢNG CỦA TA TRƯỚC NGÀY GIẶC PHÁP KHỞI CHIẾN
   (Chỉ tính bộ đội chính quy Vệ Quốc Đoàn)

Tổng số: 5 tiểu đoàn (2.515 người chiến đấu được).
Vũ khí: 1.516 súng trường, 7 pháo cao xạ 75 ly của các pháo đài do Pháp để lại, nay ta dùng làm pháo mặt đất và 1 sơn pháo 75 ly, 1 pháo chống tăng 25 ly. Số đạn còn lại rất ít. Tất cả đều không có máy ngắm và dụng cụ đo đạc.

Bố trí như sau:

Liên khu I (Đông Bắc thành phố)
   Tổng số: 463 người do đồng chí Toàn Vinh và đồng chí Nguyễn Văn Triệu chỉ huy.
   Căn cứ: Hàng Bè.

        1. Yên Phụ (Nhà máy điện): 2 tiểu đội 25 người (gác chung với quân Pháp).

   2. Yên Phụ: 2 tiểu đội 34 người.

   3. Nguyễn Thái Học: một nửa tiểu đội 6 người (giữ đường Nguyễn Thái Học, đê Yên Phụ và đường Cổ Ngư).

   3. Nhà máy nước: 1 tiểu đội 13 người (gác chung với quân Pháp).

   4. Nhà in Viễn Đông: 1 tiểu đội 12 người (gác chung với quân Pháp)

   5. Trường Hàng Than: 2 tiểu đội 25 người.

   6. Đầu cầu Long Biên (Trần Nhật Duật): 1 trung đội 45 người (gác chung với quân Pháp).

   7. Giữa cầu Long Biên: 1 trung đội 32 người (gác chung với quân Pháp).

   8. Cuối cầu Long Biên (Gia Lâm): 1 trung đội 38 người (gác chung với quân Pháp).

   9. Bộ Ngoại giao: 1 tiểu đội 13 người.

   10. Nhà máy đèn Bờ Hồ: 1 tiểu đội 12 người gác (gác chung với quân Pháp).

   11. Kho bạc Lê Lai (nay là Sở Thương nghiệp Hà Nội): 1 tiểu đội 15 người.

   12. Nhà băng Đông Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước): 1 tiểu đội 15 người (gác chung với quân Pháp).

   13. Nha Thương chính (nay là Bảo tàng Cách mạng): 1 tiểu đội 16 người (gác chung với quân Pháp)..

   14. Quân huấn cục (số 18 phố Tôn Đản): 1 tiểu đội 16 người.

   15. Nhà dầu Sen (39 Trần Hưng Đạo): 1 trung đội 48 người.

   16. Tòa Thị chính (nay là Ủy ban nhân dân Hà Nội): 1 trung đội rưỡi 57 người.

   17. Bắc Bộ phủ (nay là khu vực Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Vụ Lễ tân): 1 đại đội 98 người.

Liên khu II (phía Nam thành phố)
   Tổng số: 1.074 người, do đồng chí Bùi Sinh và Quang Tuấn chỉ huy. Về sau đồng chí Phùng Thế Tài chỉ huy.
   Căn cứ: Chợ Hôm và trại Hàn Lân.

        18. Viện Bảo tàng lịch sử: 1 tiểu đội 11 người.

   19. Sở Khoáng chất (nay là Tổng cục địa chất): 2 tiểu đội 23 người.

   20. Bộ Quốc dân kinh tế (nay là Bộ Tài chính): 2 tiểu đội 26 người.

   21. Nhà thương Đồn Thủy (nay là Quân y viện 108): 2 tiểu đội 25 người.

   22. Phía Nam nhà thương Đồn Thủy: 1 đại đội 147 người.

   23. Khu Lò Lợn (nay là Lò sát sinh): 308 người (Khu bộ).

   24. Nhà Đúc Tiền (nay là Thêu ren xuất khẩu, phố Lò Đúc): 1 tiểu đội 11 người.

   25. Nhà Rượu (phố Nguyễn Công Trứ): 1 tiểu đội 16 người.

   26. Trại Vệ Quốc Đoàn Trung ương (40 phố Hàng Bài): 2 trung đội 63 người.

   27. Thư viện Bác Cổ (nay là Thư viện khoa học): 1 tiểu đội 11 người.

   28. Trường Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương): 1 trung đội 40 người.

   29. Trụ sở liên lạc Việt - Pháp (số 21 Bà Triệu): 2 tiểu đội 27 người (gác chung với quân Pháp).

   30. Thông tin tuyên truyền (ở phố Trần Hưng Đạo): 1 tiểu đội 12 người.

   31. Quân y viện Trung ương (nay là Bệnh viện C): 1 tiểu đội 13 người.

   32. Đề lao Trung ương (Hỏa Lò): 1 trung đội 44 người.

   33. Nhà ga: 1 tiểu đội 11 người (gác chung với quân Pháp)...

   34. Nhà công binh Star (góc đại lộ Lý Thường Kiệt và phố Phan Bội Châu): 1 tiểu đội 11 người.

   35. Số 52,54 Trần Nhân Tôn: 1 trung đội 51 người.

   36. Trường Phan Sào Nam: 3 tiểu đội 38 người.

   37. Thanh niên cứu quốc (ở phố Lê Đại Hành): 1 tiểu đội 15 người.

   38. Trại Hàn Lân: 1 trung đội 35 người.

   39. Làng Tám: 1 tiểu đội 13 người.

   40. Làng Sét: 1 tiểu đội 14 người.

   41. Pháo đài Bạch Mai: 1 trung đội 37 người.

   42. Vĩnh Tuy: 1 tiểu đội 11 người.

   43. Sở Vô tuyến điện (Ngã tư Vọng): 2 trung đội 60 người.

   44. Kim Liên: 2 tiểu đội 23 người.

Liên khu III (phía Tây thành phố)
   Tổng số: 978 người do đồng chí An Giao chỉ huy. Về sau đồng chí Lê Quân chỉ huy.
   Căn cứ: ô Cầu Giấy.

   45. Trường bay Bạch Mai: 1 đại đội.

   46. Ngã Tư Sở: 1 trung đội 33 người.

   47. Khương Hạ: 1 tiểu đội 11 người.

   48. Khương Thượng: 1 tiểu đội.

   49. Khương Trung: 1 trung đội 30 người.

   50. Cự Lộc: 1 trung đội 40 người.

   57. Nhà máy tóc (Ô Chợ Dừa): 1 trung đội 32 người.

   52. Phố Hàng Bột: 1 trung đội 42 người.

   53. Trại Khách (Ô Chợ Dừa): 1 trung đội 41 người.

   54. Nhà dầu Khâm Thiên: 1 tiểu đội 17 người.

   55. Sở Tài chính (gần đường Hùng Vương và Ngọc Hà): 2 tiểu đội 26 người.

   56. Kho Bưu điện phố Tôn Thất Thuyết: 1 tiểu đội 10 người.

   57. Sở Đúc Tiền (gần bến ô tô Kim Mã): 1 trung đội 41 người.

   58. Đình làng Kim Mã: 1 trung đội 39 người.

   59. Trại con gái Ngọc Hà: 1 tiểu đội 12 người.

   60. Nhà Đông Hải: một nửa tiểu đội 4 người.

   61. Quần Ngựa: 2 tiểu đội 24 người.

   62. Nhà dầu Tam Đa: 1 tiểu đội 12 người.

   63. Đường Cam Lộ: 2 tiểu đội 28 người.

   64. Ngã tư Cầu Giấy: 2 trung đội 53 người.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #44 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2021, 07:58:46 am »

VỤ ÔN NHƯ HẦU, ĐƯỜNG QUÁN THÁNH, CHÂU LONG, SÀO HUYỆT CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG QUỐC DÂN ĐẢNG

Sau khi bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam lục tục trốn theo bọn Tàu Tưởng rút khỏi Việt Nam thì bọn Việt Nam Quốc dân đảng còn lại trong nước và bọn Đại Việt liền họp với nhau để hợp nhất hai đảng và đổi tên là Quốc dân đảng. Quốc dân đảng bầu Trương Tử Anh, thủ lĩnh Đại Việt, làm đảng trưởng. Giặc Pháp ra sức giúp đỡ bọn Quốc dân đảng, trong đó chủ yếu là bọn Đại Việt, ráo riết thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền ta. Chúng thường tổ chức ám sát những Pháp kiều hoặc lính Pháp đi lẻ tẻ để mượn bàn tay Pháp tiêu diệt dần dần lực lượng của ta làm cho chúng ta suy yếu. Đến mức độ nào, giặc Pháp sẽ giúp đỡ bọn phản động lật đổ Chính phủ ta, lập chính quyền bù nhìn tay sai. Mặt khác, chúng ra sức tìm cách ám sát các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Chính phủ ta. Về hoạt động công khai, chúng tổ chức lực lượng vũ trang riêng, đóng trụ sở riêng, xuất bản báo chí riêng. Sau khi ta lấy đầy đủ tài liệu chứng cứ về kế hoạch lật đổ Chính phủ ta của chúng vào ngày 14 tháng 7 do thực dân Pháp chủ mưu, thì trước đó 2 ngày, tức là 5 giờ sáng ngày 12 tháng 7, chúng ta đã tấn công trụ sở bọn Đại Việt ở số 132 phố Đuyvinhô (Duvigneau), bắt sống hơn 20 tên mình trần, đang nằm ngủ ngổn ngang với một chiếc máy in chưa khô mực, khuôn chữ chưa kịp tháo ra và từng đống truyền đơn, yết thị kêu gọi lật đổ Chính phủ ta, lập chính quyền phản động.


Bảy giờ sáng ngày 12 tháng 7, các lực lượng vũ trang nhân dân lại tiếp tục tấn công vào 3 trụ sở Quốc dân đảng ở hồ Thuyền Quang. Ở đây có một tên phát xít Nhật làm cố vấn và một lớp huấn luyện trên 70 tên thường được chúng tung đi rải truyền đơn khiêu khích. Bọn này dùng trung liên bắn lại tự vệ và công an ta rất kịch liệt. Đến khi ta phong tỏa mạnh, uy hiếp hỏa lực của chúng thì chúng đầu hàng. Tại nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, ta bắt được tên Phan Kích Nam, ủy viên ban chấp hành trung ương của Việt Nam Quốc dân đảng, cầm đầu bọn này. Đây là sào huyệt của bọn chuyên nghề bắt cóc, giết người, tống tiền. Một buồng tắm nhỏ có đủ dụng cụ tra tấn ngổn ngang, máu me bê bết chung quanh tường. Ngoài vườn, từng đống xác người bị chặt vụn chôn dưới bụi chuối. Trong nhà để xe có một người hàng giò bị trói, vất nằm còng queo dưới đất. Trong những xác người bị rữa, có người đạp xích lô, bà hàng rong và những người mà chúng nghi là có nhiều tiền của v.v.


Tám giờ tối hôm đó, ta tiếp tục đánh vào các trụ sở của chúng ở khu vực Quán Thánh, nhất là căn nhà số 80 phố Quán Thánh là cơ quan báo chí của chúng. Trong ngày 12 tháng 7, bọn phản động tập trung về Quán Thánh để dựa vào thế lực giặc Pháp trong thành. Khi ta bao vây, chúng dùng súng trường, súng máy bắn trả lại ta kịch liệt. Một mặt, chúng cho người đi cầu giặc Pháp cứu viện. Khoảng 10 giờ đêm, xe thiết giáp của Pháp lù lù tiến đến. Pháo binh, súng cối của Pháp bắn liên hồi vào vị trí của ta. Nhưng đại biểu của ta trong phái đoàn Liên kiểm lập tức đến can thiệp. Không có lý do gì để nhúng tay vào công việc nội trị của chúng ta, lại không muốn tự lật tẩy mình, nên bọn Pháp bắt buộc phải rút lui. Trong lúc đó, chúng ta xung phong vào bắt toàn bộ bọn đầu sỏ, trong đó có tên Xuân Tùng, Khải Hưng, Phan Khôi, v.v. Ở đây, ta cũng phát hiện ra rất nhiều người bị chúng bắt cóc, chôn sống, chôn đứng, chặt nửa người, vùi người dưới sân trường Yên Thành và trong các trụ sở của bọn chúng. Nhân dân Hà Nội đều được chứng kiến những sự thật dã man vô nhân đạo của bọn bán nước này.


Đêm 12 tháng 7, mọi việc thanh toán bọn phản động Quốc dân đảng ở Hà Nội đều làm gọn. Cuộc diễu binh ngày 14 tháng 7 của giặc Pháp không có nữa. Âm mưu thâm độc của thực dân Pháp định cùng bọn tay sai phản động lật đổ Chính phủ ta bị hoàn toàn thất bại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #45 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2021, 07:59:38 am »

CHỈ THỊ
Về việc chuẩn bị phá hoại cầu cống, đường sá...


Xét tình thế nhiệm vụ, trong mỗi khu cần phải có một tiểu ban phá hoại, đặt trong tổ tác chiến của Bộ tham mưu khu.

Tiểu ban phải:

1. Nghiên cứu đề đặt một kế hoạch phá hoại những đường nào cần phá, quãng đường nào cần phải phá ngay. Muốn như thế, các nhân viên trong tiểu ban trước hết phải nghiên cứu trên bản đồ chung. Rồi đích thân đến tận nơi để nhận xét địa thế. Những nơi ở ruộng khô, không nên phá mà chọn những nơi hai bên là ao hay hồ hoặc những nơi hai bên có cây cối rậm rạp có thể lợi dụng chiến đấu được. Nếu ở rừng núi thì chọn những nơi dưới thấp, trên cao, dưới suối, trên rừng hoặc những đường độc đạo ngoắt ngoéo. Mỗi nơi định phá, phải đặt kế hoạch rõ ràng như phá rộng bao nhiêu, đào sâu bao nhiêu, dài bao nhiêu.


2. Giao nhiệm vụ rõ ràng. Nơi có bộ đội đóng thì đặt kế hoạch giao bộ đội phụ trách phối hợp với dân quân. Nơi không có bộ đội thì phải giao kế hoạch cho ủy ban bảo vệ, rồi ủy ban bảo vệ chia cho dân làng, như mỗi làng phụ trách một quãng dài bao nhiêu để lúc có lệnh phải phá là họ đã biết cách phá và nơi phá.


3. Đi kiểm tra. Nhiệm vụ giao rồi phải đi kiểm tra xem nơi đó đã làm hay chưa, đồng thời phải đặt cho họ những phương tiện như tập trung các dụng cụ để lúc cần có thể làm được ngay hoặc sau khi ra lệnh phá hoại rồi, phải xem có đúng như ý định của tiểu ban không.


Khi nào phá và ai ra lệnh phá? - Chỉ khi chiến sự đã bùng nổ và cần phải ngăn cản sự tiến quân của địch thì lúc đó mới được hạ lệnh phá hoại. Lệnh này sẽ do Bộ chỉ huy khu hạ xuống. Phải đặc biệt chú ý đến đường rút lui của các cơ quan. Trong những khu an toàn phải bảo vệ đường sá để sự giao thông khỏi bị ngừng trệ.


Riêng về phá cầu cống phải liên lạc với các kỹ sư hoặc nhân viên công chính để họ giúp đỡ kế hoạch. Chỗ nào khó phá hoặc phá mất nhiều công thì phải dùng mìn. Những cầu dài bốn thước không nên phá.


Phá đường sắt: nên tháo những đường ray mang vứt xuống sông hay ao, như thế đến khi cần thiết lại lấy lên dùng được. Những nơi đó nên cuốc nền đá rải ở đường và lật những khúc gỗ đặt dưới thanh "tà vẹt" (traverses). Nên chú ý phá hoại những nơi bẻ ghi thì có kết quả hơn.

Chỉ thị này các khu phải triệt để thi hành.


Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 1946
Tổng tham mưu trưởng
HOÀNG VĂN THÁI
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #46 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2021, 08:01:03 am »

MỆNH LỆNH CHUẨN BỊ
(Gửi toàn thể Vệ Quốc Đoàn, dân quân, tự vệ
và công an xung phong toàn thành)


Mấy ngày nay, địch đã có một âm mưu khởi hấn.

Chứng cớ là chúng đã chuẩn bị gấp về quân sự như đặt ổ súng ở các phố, các nhà tư nhân, và vận chuyển lương thực, khí giới để tích trữ ở các nơi đó. Chúng chuyển quân đến các nơi như nhà thương Đồn Thủy, trường Bưởi, Ôten Mêtơrôpôn (Hotel Métropole), v.v.

Gần đây, ngày 17 tháng 12 năm 1946, chúng đã vây bắn các tự vệ phố Hàng Bún. Ngày 18 tháng 12 năm 1946, chúng chiếm Sở Tài chính và đòi tước vũ khí của cả bộ đội ta. Hơn nữa, chúng hạ tối hậu thư cho Chính phủ ta hẹn tới ngày 20 tháng 12 năm 1946 sẽ tước hết quyền trị an.


Những sự chuẩn bị ráo riết và hành động khiêu khích ấy là một triệu chứng chúng sắp đánh úp ta thực sự.

Vì danh dự của Tổ quốc, vì quyền lợi của dân tộc, chúng ta quyết không chịu lùi bước.

Vậy hạ lệnh cho toàn thể:

Vệ Quốc Đoàn, dân quân, tự vệ và công an xung phong toàn thành từ giờ phút này phải chuẩn bị gấp để chờ lệnh. Bất kỳ lúc nào, nếu nhận được lệnh: Toàn thể bộ đội, dân quân cũng như tự vệ, công an phải anh dũng đánh lại địch theo như nhiệm vụ của từng đơn vị đã định trong kế hoạch.

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1946

Chủ tịch ủy ban kháng chiến khu XI
                       
Chính trị ủy viên khu XI
                       
Khu trưởng kiêm
Phó Chủ tịch Ủy ban
kháng chiến khu XI
NGUYỄN VĂN TRÂN
                       
TRẦN ĐỘ
VƯƠNG THỪA VŨ
      


   



   
 
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười Hai, 2021, 08:11:12 am gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #47 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2021, 08:12:09 am »

Mệnh lệnh của đồng chí Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp


MỆNH LỆNH CHIẾN ĐẤU
(Gửi các đơn vị Vệ Quốc quân, dân quân, tự vệ Trung, Nam, Bắc)

   Tổ quốc lâm nguy
   Giờ chiến đấu đã đến!
   Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tôi ra lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ Quốc quân, dân quân, tự vệ Trung, Nam, Bắc phải nhất tề đứng dậy.
   Phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước.
   Hy sinh đến giọt máu cuối cùng.
   Luôn luôn khăng khít với đồng bào.
   Cuộc kháng chiến sẽ trường kỳ và vô cùng gian khổ, nhưng chính nghĩa thuộc về ta, chúng ta nhất định thắng lợi.
   Tiêu diệt thực dân Pháp!
   Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
   Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Quyết chiến!
Ngày 19 tháng 12 năm 1946
VÕ NGUYÊN GIÁP
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #48 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2021, 08:13:18 am »

Trích. KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN

Chương trình đối phó với kế hoạch trên của địch

   1. Triệt để thực hiện thuật nhà không vườn trống.
   2. Tuyệt đối phá hoại nhà gác hai tầng và đường giao thông (cắt đường, đào hầm, đắp ụ).
   3. Triệt để áp dụng vận động chiến cho thật linh hoạt.


I. Mấy điểm cần phải làm ngay

   1. Phải mắc liên lạc giữa các trung, đại đội, tiểu, trung đoàn với Bộ chỉ huy cho thật chặt chẽ ngay.
   2. Một chiến đấu viên phải luôn luôn mang theo trong mình từ 2 ngày đến 3 ngày lương khô.
   3. Một đội phải chọn lọc lấy ban trinh sát để làm tai mắt cho mình đi sục sạo các động tĩnh của địch (xích hầu).
   4. Đạn không được giữ cả hòm, để một chỗ, phải chia ra làm nhiều phần và giao cho người phụ trách vận chuyển cho thật nhanh.
   5. Bỏ hết những đồ kềnh càng, chỉ mang theo mỗi người một gói nhỏ rất nhẹ: chăn, quần áo, thuốc, lương khô, vũ khí, v.v. Còn bàn giấy của các tiểu đoàn cần đem đi những vật gì cần thiết như máy chữ, giấy má quan hệ. Mang theo nhẹ nhàng bao nhiêu, chuyển động sẽ được nhanh chóng bấy nhiêu.

II. Mấy phép dùng binh1 (Phần này viết dài, giải thích tỉ mỉ về cách đánh, ở đây chỉ nêu lên đầu đề)
   - Tập kích - Phục kích - Đánh chẹn đường, bố trí phục binh yểm hộ rút lui - Đánh quấy rối - Dương đông kích tây - Di động vị trí, v.v.


III. Mấy điểm không nên đánh
   1. Không rõ được địch thì không nên đánh.
   2. Không đánh trận địa chiến với địch.
   3. Không đương đầu với hỏa lực mạnh của địch.
   4. Không có kế hoạch rõ ràng, chắc chắn, không nên đánh.
   5. Không thủ hiểm ở một chỗ nào lâu.


IV. Nhận mấy mục đích này để diệt địch
   1. Làm tiêu hao rất nhiều đạn dược của địch.
   2. Tiêu diệt lực lượng địch.
   3. Cướp súng đạn của địch để diệt địch.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM