Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:54:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường về đất mẹ  (Đọc 3123 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« vào lúc: 17 Tháng Mười, 2021, 01:10:23 pm »

- Tên sách: Đường về đất mẹ
- Tác giả: Thiếu tướng Võ Sở
- Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản: 2006
- Người số hóa: giangtvx, vnmilitaryhistory



LỜI GIỚI THIỆU


Đồng chí Thiếu tướng Võ Sở - nguyên Phó tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Binh đoàn Trường Sơn, là một trong những cán bộ cao cấp đã gắn bó khá nhiều năm với tuyến chi viện chiến lược Đường Hồ Chí Minh - Đường Trường Sơn.

Trong mười năm tham gia mặt trận nóng bỏng đầy gian khổ, hy sinh ác liệt này, đồng chí đã trải qua nhiều cương vị quan trọng, từ Trưởng phòng Tổ chức đến Chính ủy binh trạm, Phó chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh, Chính ủy Sư đoàn và sau khi kết thúc kháng chiến chống Mỹ là Chính ủy Binh đoàn.    Do tín nhiệm vào ý chí và đức độ, năng lực của đồng chí, Bộ Tư lệnh 559 thường biệt phái hoặc giao nhiệm vụ đầy khó khăn thử thách nhất. Và có đồng chí, dù phải trải qua cam go, quyết liệt, tình thế khó khăn cũng được tháo gỡ, đưa đơn vị đến hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đó là những cung đường, những trận địa, những chuyến xe thần tốc gắn liền với các chương lịch sử hào hùng của Bộ đội Đường Hồ Chí Minh. Đó là các sự tích ở những địa danh đã góp phần tô nên huyền thoại Trường Sơn như: Seng Phan - Pha Nôp - Na Tông của Binh trạm 31; La Hạp của Binh trạm 42; Cô Ca Va, động Con Tiên, A Sầu, A Lưới, trận địa diệt trực thăng Mỹ - ngụy ở Bản Đông - đường 9 trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào (1971), những cung đường cơ bản xuyên Đắc Pét - Sa Thầy - Plây Khốc - A Tô Pơ của các sư đoàn 471, 472 và các đoàn xe thần tốc trên đường 14 cơ động Quân đoàn 1, Quân đoàn 3 vào giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4-1975).


Vừa là cán bộ trực tiếp gắn bó với cơ sở qua các giai đoạn chiến tranh ác liệt, nhưng lại vừa là một cán bộ chính trị có bản lĩnh, có năng lực tổ chức, đồng chí Võ Sở đã thông qua nhiều đoạn tự sự trong tập sách mong này mà dẫn dắt cho người đọc biết hầu như gần hết những nét cơ bản trong lịch sử tổ chức chiến đấu của các lực lượng Bộ đội Trường Sơn trong những năm từ khi đồng chí có mặt (1965-1975).


Sau khi đọc kỹ tập sách này của đồng chí Võ Sở, với tư cách vừa là một Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn trước đây, vừa là một người đọc cựu chiến binh Trường Sơn, tôi như thấy lại mình trong nhiều sự kiện cụ thể, với nhiều chi tiết sinh động mà mình đã trải qua để suốt đời mang theo, không thể nào quên.


Một điều mà tập sách này đã mẫn cảm gây xúc động cho người đọc, đó là nỗi lòng của một người con xa Mẹ, từ quê hương Quảng Ngãi đi ra Bắc tập kết, ghi sâu lời Mẹ dặn dò..., và đã vì lời hẹn ước với Mẹ, với quê hương mà tác giả đã có đủ chí khí, nghị lực và sức chịu đựng quả cảm vượt lên mọi thử thách để chiến thắng trở về. Trong niềm hân hoan to lớn của toàn dân đã đuổi sạch kẻ thù, thống nhất non sông, có cả những giọt nước mắt vui sướng ấm nồng của anh, khi được sà vào vòng tay Mẹ mà nghẹn ngào: "Mẹ ơi, con đã về đây với mẹ!".


Với một vài lời giản lược nhưng chân thành tự đáy lòng, tôi trân trọng giới thiệu tập sách này của đồng chí Võ Sở cùng bạn đọc, với hy vọng rằng đồng chí, cùng nhiều đồng đội, bạn chiến đấu khác đã từng có mặt ở nhiều nơi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thần thánh của dân tộc ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, sẽ nói tiếp, nói kỹ thêm nhiều nữa về chiến công của Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, về cuộc đời và chiến công của mình để các thế hệ hôm nay và mai sau được đời đời ghi nhớ.
 

ĐỒNG SĨ NGUYÊN
Nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2021, 01:11:04 pm »

THƯA CÙNG BẠN ĐỌC


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quyết định mở tuyến vận tải quân sự Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh và thực hiện thắng lợi quyết định đó là một sáng tạo chiến lược của Đảng, quân đội và nhân dân ta. Đường Trường Sơn là một kỳ tích, là một nhân tố có ý nghĩa quyết định chiến lược đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã qua một phần tư thế kỷ. Độ lùi thời gian cùng những nhân tố khác cho phép chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn vai trò của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ. Nhiều công trình lịch sử, nhiều tập hồi ký của cá nhân... lần lượt ra đời tái hiện chặng đường 16 năm tồn tại, cống hiến của tuyến đường và tinh thần kiên dũng, chiến công tuyệt vời của những người lính Trường Sơn, những nam nữ thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học... từng sống và chiến đấu ở Trường Sơn. Tuy vậy, dựng lại bức tranh toàn cảnh hoành tráng, kỳ vĩ của kỳ tích Trường Sơn còn cần đến tâm sức, cố gắng của nhiều người, nhiều thời gian...


Là một người con của miền Nam đất Việt, may mắn được sống, chiến đấu hơn mười năm trên tuyến đường mang tên Bác - con đường giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tôi xin được xâu chuỗi những mẩu hồi ức của mình trong tập "Đường về đất Mẹ" những mong góp một phần nhỏ khắc họa toàn cảnh đường Trường Sơn thời đánh Mỹ và khí phách anh hùng, tinh thần chiến đấu vô cung dũng cảm, bất chấp đạn bom, chết chóc, thiếu thốn, tật bệnh, tinh thần lạc quan cách mạng, lòng tương thân tương ái, nghĩa tình đồng chí đồng đội cao đẹp... của những người lính Trường Sơn; nghĩa tình tiền tuyến, hậu phương, tình quân dân, tình đoàn kết quốc tế.


Mong đồng đội, bạn bè từng một thời gắn bó máu thịt với Trường Sơn nhận những dòng hồi ức tản mạn của tôi như những dòng tâm sự, sẻ chia bao niềm vui, nỗi nhớ. Xin hương hồn những đồng chí, đồng đội đã ngã xuống vì sự sống của đường Trường Sơn đón nhận những dòng hồi ức ngắn ngủi của tôi như một nén hương lòng!


Trường Sơn rộng mênh mông, đường Trường Sơn - Đường về đất Mẹ như "Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm", với bao kỳ tích, bao con người anh hùng, mà những gì tôi biết, tôi nhớ lại chẳng là bao. Vậy nên, sai sót là khó tránh khỏi. Rất mong đồng chí, đồng đội, bạn đọc lượng thứ và bổ khuyết.


Chân thành cảm ơn Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12, nhiều đồng đội, bạn bè đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành tập hồi ức của minh. Chân thành cảm ơn đồng chí Đồng Sĩ Nguyên - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn đã động viên, góp ý và viết lời giới thiệu cho tập hồi ức của tôi.


Cảm ơn đồng chí Nguyễn Duy Tường đã giúp thể hiện tập hồi ức này. Cảm ơn Nhà xuất bản Quán đội nhân dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tập hồi ức nhỏ nhắn của tôi đến với bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập nước Việt Nam mới.
 

VÕ SỞ
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 05:03:06 pm »

I. MIỀN NAM GỌI

Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết. Đình chiến! Dẫu biết chiến tranh đã vào hồi kết kể từ khi quân Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ; nhưng, tin vui đến như cơn lốc - nhanh không ngờ; đúng vào lúc Tiểu đoàn 19 chúng tôi vừa kết thúc thật giòn giã trận đánh giao thông ngày 17 tháng 7, tại đèo Chư Đrêk trên đường 14, quãng giáp giới hai tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai. Chỉ vẻn vẹn chưa đầy một giờ, Tiểu đoàn 19 Trung đoàn 108 chủ lực Liên khu 5 chặn đánh quân Pháp từ thị xã Buôn Ma Thuột chạy qua Chư Đrêk để chi viện cho thị xã Plây Cu. Quân địch ở Plây Cu bị bao vây, bị diệt và bắt gần 500 tên, phá hủy hơn 60 xe quân sự. Đây là trận phục kích giao thông thứ hai thắng lợi của Tiểu đoàn 19. Cùng với chiến thắng vang dội của Tiểu đoàn 19 và Trung đoàn 96 chủ lực Liên khu 5 vào ngày 25 tháng 6, phục kích giao thông đánh tan GM100 - binh đoàn cơ giới thiện chiến của Pháp ở đèo Măng Giang, đường 19, chiến thắng của Tiểu đoàn 19 là những đòn đánh bồi, đánh nhồi, góp phần hạ gục nhanh kẻ địch ở chiến trường Liên khu 5, Tây Nguyên.


Khói súng chưa tan. Bộ đội đang hối hả thu chiến lợi phẩm - cơ man là xe pháo. Chúng tôi nhận được thông báo của chỉ huy trung đoàn rằng: Ngày 22 tháng 7, Hiệp định đình chiến có hiệu lực - Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ban bố lệnh ngừng bắn trong cả nước. Tiểu đoàn khẩn trương hành quân về Bình Định, chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới. Không còn nghi ngờ gì nữa. Từ cán chí quân reo vang, tưởng nổ trời. Có chiến sĩ không kìm nổi vui mừng đã lia luôn mấy loạt đạn chỉ thiên - một kiểu "ăn mừng" đúng chất lính; mặc dù cán bộ tiểu đoàn đã can ngăn, thậm chí "đe" sẽ kỷ luật nặng.


Trải 9 năm kháng chiến trường kỳ với bao mất mát, hy sinh, trăm bề gian khổ, thắng lợi mà ta giành được là to lớn; niềm vui là vô bờ bến. Tuy nhiên, là người lính chứng kiến sự tan rã hoàn toàn của địch trên chiến trường, nhiều anh em ý chừng chưa thỏa nguyện. Bơi lẽ, chiến dịch giải phóng Tây Nguyên - Đông Xuân 1953-1954 phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, đang phát triển hết sức thuận lợi. Chủ lực Liên khu 5 đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Công Tum, phần lớn tỉnh Gia Lai, một phần phía bắc tỉnh Đắc Lắc; đang bao vây thị xã Plây Cu, cắt đường tiếp tế của chúng. Khả năng giải phóng hoàn toàn tỉnh Đắc Lắc và tiếp đó là toàn bộ Tây Nguyên nằm trong tầm tay. Ở vùng đồng bằng duyên hải Trung Bộ, các lực lượng chống chiến dịch Át Lăng của địch nống ra nam Phú Yên và đổ quân lên Quy Nhơn, Bình Định cũng phát triển tốt, chặn đứng được cuộc hành binh của chúng... Cứ đà này thắng lợi có thể lớn hơn...! Nếu nhìn cục bộ, trước mắt có thể là như vậy. Nhưng, với tôi, cái cục bộ phải nằm trong cái toàn cục, trong tầm nhìn chiến lược của Đảng, của Bác Hồ.


Nhận được lệnh hành quân, chúng tôi quyết định đi bằng ô tô lấy được của địch. Lái xe là số ít cán bộ, chiến sĩ biết nghề, thiếu thì trưng dụng số tù binh là lái xe bắt được trong trận đèo Chư Đrêk vừa rồi. Trong bộn bề công việc và mặc dù thời gian quá gấp, nhưng bộ đội vẫn lục tìm bằng được vải đỏ, vải vàng lấy của địch để may cờ Tổ quốc.


Đội hình hành quân, mỗi xe chở một trung đội. Xe nào cũng cắm một lá cờ đỏ sao vàng. Lần đầu tiên được hành quân bằng cơ giới, lại hành quân về xuôi trong ngày toàn thắng, khó tả nổi nỗi vui mừng của bộ đội. Suốt cả lộ trình, bộ đội hát vang bài "Tiến quân ca".

Khi đoàn xe chúng tôi hùng dũng tiến qua thị xã Plây Cu, nơi quân Pháp và khinh quân ngụy còn chiếm giữ, chúng đều đổ ra đường ngơ ngác đứng nhìn. Dân chúng cũng ào ra đường, nhưng chưa hiểu hết sự tình, lại thấy kẻ địch bên cạnh, không mấy người dám vẫy chào. Khi bộ đội hô vang: Đã có Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngừng bắn rồi! Bà con mới nhất loạt hò reo: "Hoan hô ngừng bắn", "Hồ Chủ tịch muôn năm"...


Rời Plây Cu, suốt quãng đường hơn 200 cây số về nơi tập kết, mỗi khi qua vùng dân cư đông đúc, chúng tôi lại chứng kiến, đắm mình trong không khí mừng vui, xúc động khôn tả.

Tới Bình Định, theo lệnh triệu tập, tôi cùng một vài anh em cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn về ngay cơ quan chính trị Liên khu nhận công tác mới. Không ai bảo ai, hết thảy đếu phấn khởi nhưng không khỏi bồn chồn, thấp thỏm, ở cơ quan Liên khu, chúng tôi được phổ biến nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ, trọng tâm là việc hai bên tập kết lực lượng ở hai miền, lấy vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Lực lượng kháng chiến của ta tập kết từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. Phía Liên hiệp Pháp tập kết từ vĩ tuyến 17 trở vào. Liên khu 5 lấy Quy Nhơn làm vị trí tập kết cuối cùng - khu vực 300 ngày. Các lực lượng kháng chiến của Liên khu ra Bắc theo trình tự: nơi xa đi trước, nơi gần đi sau.


Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tiến hành sau 2 năm kê từ khi Hiệp định đình chiến có hiệu lực. Theo đó, toàn thể nhân dân Việt Nam sẽ quyết định chế độ xã hội của mình. Tuy vậy, trong khi phổ biến nội dung hiệp định đình chiến, các đồng chí lãnh đạo Liên khu cũng nói rõ với chúng tôi nhận định của Trung ương Đảng ta, rằng: Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, chiến tranh kết thúc được quyết định bởi thắng lợi to lớn mà quân và dân ta giành được trên khắp các chiến trường trong cả nước, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ. Về thi hành hiệp định, phía Pháp đã chấp hành nghiêm lệnh ngừng bắn, tích cực chuyển quân tập kết. Còn việc tổng tuyển cử có thể sẽ rất khó khăn, vì bản chất ngoan cố của kẻ địch, nhất là đế quốc Mỹ. Trước đây Mỹ đã trực tiếp nhúng tay vào chiến tranh ở Đông Dương. Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, mặc dù là một thành viên của cuộc hòa đàm này, nhưng tổng thống Mỹ Ai-xen-hao đã ngang ngạnh tuyên bố: Mỹ không chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản của Hiệp định.


Dẫu biết tổng tuyển cử thống nhất đất nước là rất mong manh, nhưng trong tâm khảm những người con miền Nam tập kết ra Bắc đều mong sau hai năm sẽ trở về quê hương, về với gia đình. Với niềm tin mãnh liệt và niềm mong mỏi đó, chúng tôi dồn mọi cố gắng cho chuyến ra đi.


Tháng 8 năm 1954, theo quyết định của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh, Liên khu 5 thành lập hai đại đoàn chủ lực (sang năm 1955 đổi tên thành sư đoàn). Sư đoàn 305 gồm ba trung đoàn bộ binh: 108, 96, 210 và một trung đoàn pháo. Sư đoàn 324 cũng biên chế ba trung đoàn bộ binh: 120, 803, 812 và một trung đoàn pháo.


Lễ thành lập Sư đoàn 305 của chúng tôi được tiến hành tại sân bay thị xã Quảng Ngãi. Tư lệnh Sư đoàn là anh Nguyễn Đôn - nguyên Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Liên khu 5. Phó tư lệnh là anh Nguyễn Bá Phát - nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 108. Chính ủy sư đoàn là anh Nguyễn Quyết - nguyên Phó chủ nhiệm Chính trị thứ nhất Liên khu. Tôi được điều về làm trợ lý Ban Tổ chức sư đoàn, do anh Nguyễn Nam Khánh làm Trưởng ban.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 05:04:11 pm »

Tháng 10 năm 1954, Sư đoàn 305 được lệnh chuẩn bị tập kết ra Bắc. Để lên đường đúng thời hạn quy định, mọi công việc chuẩn bị được triển khai rất khẩn trương, từ việc ổn định biên chế tổ chức, bàn giao một số vũ khí cho các đồng chí được phân công ở lại cất giấu để chủ động đối phó khi đối phương "trở mặt"... Hoàn tất mọi việc, các đơn vị hành quân về đóng ở các huyện phía nam Bình Định để lần lượt xuống tàu biển tại cảng Quy Nhơn. Cơ quan Sư đoàn 305 đóng tại Hoài Nhơn - Bình Định.


Trước ngày xuống tàu, cán bộ, chiến sĩ được phép về thăm nhà ba ngày. Đường từ Hoài Nhơn về tới nhà tôi gần bảy chục cây số. Để kịp thời gian, tôi vừa đi vừa chạy từ chiều hôm "nhận phép" và suốt đêm hôm đó, để mờ sáng hôm sau đã có mặt ở nhà trước sự ngỡ ngàng, sửng sốt của người thân.


Vẻn vẹn hai ngày ở nhà, tôi tranh thủ dọi lại mái tranh, sửa sang lại chuồng gà, chuồng lợn...; làm hết thảy những gì có thể giúp mẹ, vợ và chị, bởi nay mai thiếu vắng bàn tay đàn ông.


Mỗi lần nhắc chuyện tôi đi xa, mẹ tôi lại mủi lòng, kéo vội vạt áo lau nước mắt. Bởi lẽ, mẹ cũng đã được cán bộ xã phổ biến đại thể về Hiệp định Giơ-ne-vơ, về khả năng tổng tuyển cử rất mỏng manh... Mẹ thương tôi sức vóc có chừng, khó quen với khí hậu ngoài Bắc, nghe đồn lạnh lẽo lắm.


Còn tôi, cố giấu nỗi lo, nén xúc động để nước mắt lặn vào trong. Bởi biết rồi đây quê hương tôi thuộc quyền kiểm soát của địch. Chắc rằng gia đình có người đi kháng chiến, đi tập kết, khó bề yên thân. Hết nội, tôi chạy sang bên ngoại thăm mẹ vợ và anh chị em bên vợ. Như mẹ đẻ, mẹ vợ cũng dặn tôi gắng giữ gìn sức khỏe, yên tâm ra Bắc phấn đấu bằng anh bằng em. ở nhà, mẹ con bâu túm lấy nhau. Mẹ sẽ chăm nom, động viên vợ tôi... Mẹ còn bảo mẹ là đảng viên, rồi đây chắc chắn địch sẽ gây khó khăn. Nhưng chi bộ cũng đã họp bàn thống nhất sơ bộ phương pháp đấu tranh.


Tôi cũng tranh thủ qua thăm họ hàng, bà con thân thích, tâm tình gửi gắm xóm giềng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khó khăn, lúc tối lửa tắt đèn, nhất là khi đối phương vào tiếp quản.

Chút thời gian ít ỏi tôi về thăm, không khí gia đình thật đầm ấm, hạnh phúc. Năm đó Diện - vợ tôi mới 21 tuổi. Chúng tôi vừa lập gia đình được hơn bảy tháng. Cưới xong là đi. Trận đánh này kéo theo chiến dịch khác. Vợ chồng tính gọn được dăm ngày bên nhau.

Lúc tôi tạm biệt gia đình, cả nhà đều tấm tức. Các cháu nhỏ con anh trai tôi vừa khóc, vừa níu chặt ba lô. Nhìn mẹ già, cháu nhỏ không muốn rời, tôi không cầm được lòng, đành bước thật nhanh. Diện tiễn chân tôi xuống ga Thủy Thạch. Dọc đường em giành mang ba lô giúp tôi. Bộ đội Liên khu 5 lúc đó được trang bị một chiếc ba lô bằng vải si ta, may thành bốn mảnh. Khi sử dụng, xếp quần áo, đồ dùng cá nhân vào giữa rồi buộc lại, gọn gàng nhỏ nhắn như hình chiếc bánh gai - Dân quê tôi vui gọi là "Ba lô bánh ít".    Tranh thủ chút thời gian đợi xe goòng (ô tô ray), Diện tìm mua vội cho tôi bộ quần áo lót, lọ dầu chống lạnh, một ít bánh kẹo để vào đơn vị làm quà cho anh em. Xe goòng chuẩn bị rời ga, Diện dặn lại tôi rằng: Cứ yên lòng ra Bắc, trông cho chóng ngày về, hai năm hay bao lâu em vẫn đợi!


Cuối cùng thì giờ phút tạm xa quê hương, tạm xa miền Nam cũng đến. Tôi đi chuyến đầu tiên với cơ quan sư đoàn trên tàu Kilinsky của hải quân Ba Lan.

Trong cuộc đời mỗi con người có biết bao lần đi xa. Với tôi cũng vậy, có lần nhớ, có lần đã thuộc về dĩ vãng. Tuy vậy, đã ngót gần nửa thẽ kỷ trôi qua, nhưng tôi không sao quên được lần chia tay đầy ắp kỷ niệm, thấm đẫm nghĩa tình này.

Một sáng tháng 10, gió mùa về. Biển động. Tàu rúc một hồi còi dài chào đất liền. Sóng lớn. Tàu lắc lư, chao đảo. Mặc, hết thảy chúng tôi tràn lên đứng chật boong tàu. Ai cũng giơ cao hai ngón tay làm hiệu, như thề nguyền nhắn gửi với đất Mẹ, với người ở lại rằng hai năm nữa chúng tôi sẽ trở về.


Vừa đúng một tuần sau khi ra Bắc, bộ đội "chân ướt chân ráo" về tập trung tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, Sư đoàn 305 vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thăm. Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ sư đoàn tại sân vận động huyện Tĩnh Gia, Đại tướng Tổng tư lệnh nhiệt liệt biểu dương thành tích của quân và dân Liên khu 5 trong kháng chiến chống Pháp - đặc biệt là chiến công của các đơn vị chủ lực Liên khu. Đại tướng thông báo những nét chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ và giao nhiệm vụ cho Sư đoàn khẩn trương củng cố tổ chức, huấn luyện tốt, đồng thời tham gia vận động nhân dân, chống địch cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam. Đồng chí Võ Nguyên Giáp ân cần dặn dò:

Có Hiệp định Giơ-ne-vơ, không phải là hết chiến đấu chống kẻ thù, mà phải còn chiến đấu nữa mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập hai sư đoàn chủ lực từ các đơn vị chủ lực Liên khu 5, hai sư đoàn chủ lực của Nam Bộ cùng các sư đoàn chủ lực khác ở miền Bắc là nhằm xây dựng quân đội ta mạnh hơn, đủ sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mới, cho dù có tổng tuyển cử được hav không.


Sau những ngày tập kết ở các huyện nam Thanh Hóa, Sư đoàn 305 rải ra đóng quân ở ba tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định. Bộ đội chủ yếu ở nhờ trong nhà dân. Vừa khẩn trương ổn định sinh hoạt, Sư đoàn vừa tổ chức lực lượng tham gia chống địch cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam. Địa bàn được phân công là Ba Làng (Thanh Hóa), Phát Diệm (Ninh Bình), Bùi Chu (Nam Định). Mỗi nơi, Sư đoàn sử dụng một tiểu đoàn. Riêng ở Bùi Chu, về sau phải huy động cả trung đoàn. Tôi được phân công là thành viên ban chỉ đạo Tiểu đoàn 30 trực tiếp chống địch cưỡng ép giáo dân ở Ba Làng - một làng công giáo toàn tòng ở Thanh Hóa.


Chống địch cưỡng ép giáo dân di cư cũng là một cuộc chiến đấu võ cùng phức tạp, quyết liệt. Bộ đội vừa phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân về chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đoàn kết lương giáo của Đảng và Nhà nước ta; động viên giáo dân ở lại xây dựng quê hương, xây dựng chế độ mới; vừa phải đối phó với một số không ít những kẻ quá khích bị kẻ địch lợi dụng, kích động dùng vũ khí, hung khí hành hung bộ đội. Trong khi đó, bộ đội tuyệt đối không được sử dụng vũ khí, chỉ chống đỡ bằng tay. Cũng vì vậy, không ít trường hợp bộ đội phải đổ máu, thậm chí thương vong.


Dù là khó khăn, nhưng do kiên trì thuyết phục vận động nhân dân, phân loại và kiên quyết tiến công bọn phản động, nên sau gần nửa tháng, Sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ chống địch cưỡng ép di cư. Đa phần nhân dân ở lại quê hương, ổn định dần cuộc sống.

Chỉ non nửa tháng đấu tranh chống địch cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam, chúng tôi cũng đã ý thức được cuộc chiến đấu mới đang đến với nhân dân và quân đội ta sẽ cam go, quyết liệt đến nhường nào!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 05:05:11 pm »

Đầu năm 1955, vợ tôi cũng tập kết ra Bắc, theo đoàn cán bộ dân - chính - Đảng. Đoàn đi thẳng ra Nam Định. Được tin Diện ra, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì vợ chồng có điều kiện gần nhau. Lo vì mẹ già, các cháu nhỏ biết nương tựa ai khi "tối lửa tắt đèn"...

Vì công việc, lại chưa thông thuộc đường sá, tàu xe, nên mãi ba tháng sau, khi cơ quan Sư đoàn chuyển ra Nam Định, tôi mới gặp Diện. Em kể lại: Sau khi chúng tôi đi, đơn vị cũ và cấp ủy địa phương tổ chức cho số chị em là vợ bộ đội, cán bộ và là du kích cũng ra Bắc. Còn mẹ tôi cũng rất lo những người như em nếu ở lại sẽ khó bề yên thân với kẻ địch. Thời "chín năm", mẹ đã từng chứng kiến tại vùng địch tạm chiếm ở Khánh Hòa, lính Lê dương, lính ngụy hoành hành cướp bóc, hãm hiếp, nhất là vợ con những người đi kháng chiến... Diện buồn rầu báo cho tôi biết, ở nhà, chị dâu tôi vừa mất vì bạo bệnh, để lại bôn cháu nhỏ cho mẹ. Sợ mẹ khổ, em ra Bắc không đành. Nhưng vì thương tôi, mẹ kiên quyết bắt em phải đi, và động viên: Trông cho yên hàn để hai năm các con đoàn tụ trở về.


Ôi! Niềm mong mỏi tự con tim người Mẹ - một ước nguyện mỏng manh, bình dị mà lớn lao quá đỗi khi nước nhà bị chia cắt. Tôi khắc dạ, ghi lòng. Nhưng phải hơn mười lần cái "hai năm" đó, tôi mới trở về với Mẹ.


Công tác ở cơ quan Sư đoàn 305 chưa được bao lâu, hè năm 1955, tôi được điều động về Cục Tổ chức - Tổng cục Chính trị và được biên chế thuộc Phòng Công tác đảng - khi đó gọi là Phòng Đảng vụ; cụ thể là ở tổ công tác đảng ủy, chuyên nghiên cứu, theo dõi hoạt động của các cấp ủy Đảng từ tiểu đoàn đến sư đoàn, quân khu.


Lúc tôi về công tác ở Cục Tổ chức, Cục trưởng là anh Nguyễn Trọng Vĩnh, Cục phó là anh Đồng Sĩ Nguyên, về sau, anh Phạm Ngọc Mậu thay anh Nguyễn Trọng Vĩnh; còn anh Đồng Sĩ Nguyên nhận nhiệm vụ khác.

"Vạn sự khởi đầu nan". Công việc ở Cục Tổ chức, với tôi lúc đó là một thử thách quá nặng nề. Bởi lẽ, trước đó, mặc dù ở cấp cơ sở, 19 tuổi tôi đã là chính trị viên đại đội, rồi được bổ nhiệm cán bộ tiểu đoàn cũng khá sớm, trận mạc đã trải, nhưng chưa được học một lớp nào về chính trị - dù chỉ dăm ba tháng, về văn hóa, cũng chẳng hơn gì - mới chỉ qua năm thứ nhất bậc Thành chung. Với chút vốn liếng cỏn con đó mà làm công tác đảng ủy ở cơ quan cấp chiến lược là quá sức. Dần dà, được sự động viên, giúp đỡ của Thủ trưởng Cục, các bậc đàn anh giàu kinh nghiệm trong cơ quan; bản thân mày mò học hỏi, tôi cũng nhập cuộc được.


Phần mình, tôi cố gắng, đặng hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan, đồng thời góp nhặt một chút kiến thức cơ bản về công tác đảng, công tác chính trị, hy vọng có thể vận dụng vào thực tiễn chiến trường. Từ trong thâm tâm, tôi hy vọng làm tốt công tác ở cơ quan cũng là để tạo cớ "mặc cả" với lãnh đạo, chỉ huy Cục, xin được trở về miền Nam chiến đấu. Nếu nguyện vọng đó đạt được thì đúng là "nhất cử lưỡng tiện".


Từ giữa thập kỷ năm mươi, bên cạnh việc chăm lo củng cố tổ chức, xây dựng theo hướng chính quy, hiện đại, quân đội ta vừa tham gia cùng toàn dân giải quyết hậu quả của chiến tranh, tích cực xây dựng cơ sở vật chất bước đầu của chủ nghĩa xã hội trên miến Bắc. Điển hình gần ba chục nông trường quân đội ra đời, hàng chục công trình thủy lợi, công nghiệp đậm màu áo lính cũng lần lượt mọc lên... Đặc biệt sau khi có Nghị quyết 12 (1957) và Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng (1-1959), yêu cầu xây dựng quân đội càng khẩn trương hơn. Công tác bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp chiến dịch, chiến lược cũng vì vậy mà trở nên cấp thiết.


Trong những năm từ 1957 đến 1964, 1965, Tổng cục Chính trị tập trung vào chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị, kiên cường đấu tranh giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; vai trò của công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, trực tiếp là đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Tổng cục Chính trị hết sức quan tâm xây dựng các văn kiện vừa có tính giáo khoa, vừa có tính chế định, như: Văn kiện về các quy chế Đảng lãnh đạo quân đội qua các thời kỳ; công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; công tác chi bộ; công tác đảng, công tác chính trị trong từng quân chủng, binh chủng; công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự...; tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954...


Những năm cuối của thập kỷ năm mươi, trong quân đội ta có một số cố vấn quân sự, chính trị của quân đội nước bạn. Trong quan hệ công tác, Tổng cục Chính trị luôn giữ nguyên tắc, tranh thủ tiếp thu có chọn lọc ý kiến của cố vấn bạn, nhưng hoàn toàn không giáo điều, rập khuôn. Thực tế đó cho phép phủ định sự ngộ nhận của một số người vào đầu thập kỷ tám mươi, cho rằng trước đây ta phạm phải giáo điều máy móc, nên trong công tác đảng, công tác chính trị chịu ảnh hưởng của tư tưởng người này, người khác.


Một điều mà tôi tâm niệm sâu sắc, là vào những năm miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, chúng ta đã phạm một số sai lầm. Ủy ban cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức Trung ương cũng như các cấp phát hiện một số cán bộ trung - cao cấp trong quân đội đã kinh qua thực tế chiến đấu, có liên quan đến địa chủ phong kiến và Quốc dân đảng, rồi đề nghị giao cho họ xử lý. Với tầm nhìn sáng suốt, đánh giá bản chất sự việc với nhãn quan lịch sử cụ thể, Tổng Quân ủy (Quân ủy Trung ương), trực tiếp là đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã khẳng định vào thời điểm đó không có cán bộ quân đội phản động, và kiên quyết bảo vệ cán bộ. Với tôi, việc làm này không đơn thuần chỉ là bảo vệ cán bộ quân đội, mà cái lớn hơn là bảo vệ được sự đúng đắn của Đảng bộ quân đội; vừa giữ được đội ngũ cán bộ ưu tú trưởng thành từ trong máu lửa của cuộc kháng chiẽn chống Pháp, Đảng bộ quân đội đồng thời thể hiện sự đúng đắn, bản lĩnh vững vàng trong những lúc khó khăn, sóng gió...


Thực tiễn thể hiện rõ quan điểm giai cấp vô sản nhưng cũng thấm đẫm tình người, đó là bài học vô giá đối với công tác quản lý, giáo dục và sử dụng cán bộ, không chỉ đối với quân đội.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 05:06:11 pm »

Trong bề bộn công việc, thời gian công tác ở Cục Tổ chức chưa có điều kiện dự những lớp đào tạo tập trung dài ngày, nhưng hằng năm hoặc hai - ba năm tôi cũng được dự một vài lớp tập huấn bồi dưỡng về chính trị, quân sự, kể cả các lớp tập huấn cán bộ cấp chiến lược, chiến dịch (trung đoàn, sư đoàn). Và cùng với các anh trong cơ quan, tôi tranh thủ từng buổi tối, ngày chủ nhật dự các lớp bổ túc văn hóa, hoàn thành chương trình phổ thống cấp III và đại học văn sử.


Năng nổ và cần mẫn, lại được các anh lãnh đạo, chỉ huy Cục động viên, đồng sự giúp đỡ, tôi đã tham gia biên soạn một số tài liệu: Những quy định về việc tiến hành Đại hội Đảng từ cơ sở đến Đảng bộ toàn quân, và chế độ Đảng trong quân đội; những văn bản có tính chế định về tổ chức thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tập thể lãnh đạo của Đảng trong quân đội...


Gần mười năm công tác tại Cục Tổ chức là quãng thời gian giúp tôi học hỏi, trưởng thành về nhiều mặt. Chút vốn liếng chuyên môn góp nhặt trong những năm tháng này là tài sản, hành trang vô cùng quý giá của tôi khi trở về miền Nam chiến đấu và đi trọn cuộc đời quân ngũ của mình.


May mắn được công tác ở cơ quan cấp chiến lược, tôi có điều kiện tiếp xúc nhiều nguồn thông tin cụ thể, cập nhật vẽ tình hình miền Nam. Hai năm đã qua kể từ khi Hiệp định Giơ-ne-vơ có hiệu lực, tổng tuyển cử không những không được tiến hành, mà Mỹ đã ngang nhiên chà đạp công ước quốc tế, từng bước hất cẳng Pháp, nhảy vào hòng độc chiếm miền Nam, dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai thân Mỹ. Dưới ách thống trị của chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, miền Nam đang trở thành "địa ngục trần gian". Với luật "10-1959", Mỹ - Diệm đã lê máy chém đi khắp miền Nam và bao vụ thảm sát từng ngày từng giờ xảy ra, từ Hướng Điền, Duy Xuyên đẫm máu, đến Phú Lợi vang tiếng thét oán hờn "Thù muôn đời, muôn kiếp không tan"...


Cũng như bao người con xa quê hương đi tập kết, suốt một thời gian dài, tôi sống trong cảnh "ngày Bắc - đêm Nam". Ngoài mối thù chung của cả dân tộc, chúng tôi còn bao nỗi lo, nỗi đau riêng. Ban ngày, cái bộn bề công việc khỏa lấp đi những vương vấn riêng tư. Chỉ có về đêm, hình bóng mẹ già, cháu nhỏ và bao người thân thương khác dưới đòn roi, trước họng súng của kẻ thù lại hiển hiện lên. Ai còn, ai mất? Mẹ đẻ tôi từng tham gia kháng chiến, mẹ vợ tôi là đảng viên, giờ đây lại có con đi tập kết... chắc khó thoát khỏi lưỡi dao đẫm máu của lũ sát nhân... Những hình ảnh đó luôn giằng níu, hối thúc tôi đề đạt nguyện vọng với cấp trên được trở về miền Nam chiến đấu.


"Cây muốn lặng, gió chàng đừng!". Chúng ta muốn hòa bình, nhưng kẻ thù không muốn. Để cứu miền Nam khỏi cơn nguy biến, tháng 1 năm 1959, Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15, đưa cách mạng miền Nam lên một cao trào mới, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, sử dụng bạo lực cách mạng đè bẹp bạo lực phản cách mạng. Nhân cơ hội này tôi liên tục viết đơn thiết tha đề đạt nguyện vọng của mình. Lúc này anh Phạm Ngọc Mậu đã thay anh Nguyễn Trọng Vĩnh làm Cục trưởng Cục Tổ chức. Hiểu và thông cảm với tâm trạng của tôi, anh Mậu điềm đạm nói: Cuộc chiến đấu còn lâu dài và quyết liệt, cậu gắng công tác, học tập tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để rồi khi về miền Nam vận dụng, chắc sẽ bổ ích nhiều.


Tháng 5 năm 1959, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559 sau này) có nhiệm vụ mở đường, tổ chức đưa đón cán bộ, vận chuyển vật chất vào chiến trường dọc theo dãy Trường Sơn. Anh Võ Bẩm được cử làm Đoàn trưởng kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng.


Ngay khi Đoàn 559 được thành lập, tôi được Cục Tổ chức phân công theo dõi, tạo điều kiện giúp Ban Cán sự Đoàn về công tác tổ chức. Trụ sở buổi ban đầu của Đoàn 559 - nơi tôi thường qua lại quan hệ công việc là nhà số 63 phố Lý Nam Đế - Hà Nội. Tôi cũng xem đây là sự ưu ái của tổ chức, của các anh lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục, Cục Tổ chức đối với tôi. Bởi lẽ, chọn người để giao việc có liên quan đến Đoàn 559 lúc này yêu cầu rất chặt chẽ, mặc dù, trong thâm tâm, nguyện vọng tha thiết, chót cùng của tôi là được trở về chiến đấu trên chính chiến trường thân thuộc Liên khu 5 - Không phải là trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn.


Đầu năm 1960, tôi được đi cùng đồng chí Nguyễn Chí Thanh vào công tác ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, tìm hiểu kiểm tra tình hình xây dựng thế trận phòng thủ ven biển và giới tuyến. Đến đồn biên phòng của ta ở đầu phía bắc cầu Hiền Lương, tôi đứng lặng nhìn sang bờ nam sông Bến Hải, lòng sôi trào uất hận. Kẻ thù đã biến dòng Bến Hải trong lành, dịu mát như muốn mọi dòng sông ở rẻo đất miền Trung này thành lưỡi dao cắt lìa hai miền đất nước. Chỉ cách nhau mỗi mái chèo mà Nam - Bắc như xa cách muôn trùng vời vợi.


Nhìn cầu Hiền Lương, tôi hỏi chiến sĩ biên phòng: Vì sao hai nửa cầu hai màu khác nhau? Anh cho biết: nửa cầu phía nam do địch kiểm soát. Chúng không chịu để cây cầu nhỏ nhắn kia cùng một màu. Hễ chúng ta sơn cùng màu, thể hiện ý chí thống nhất Nam - Bắc, thì ngay lập tức chúng sơn lại màu khác. Sự việc cứ diễn đi diễn lại nhiều lần như vậy, nên ta không sơn lại nữa. Nhưng chuyện treo cờ ở đây lại khác. Ta may cờ Tổ quốc thật to, treo cao hơn cò "ba que" của địch ở bờ nam; liền sau đó, địch lại thay cờ to hơn, treo cao hơn. Qua nhiều lần đua như vậy, vì sợ leo cao, kẻ địch phải chịu thua. Trong nắng ấm cũng như giữa bom đạn, lá cờ đỏ sao vàng mang hồn thiêng sông núi, khí phách con người Việt Nam, vẫn tung bay ngạo nghễ...


Từ năm 1960, chiến trường kêu gọi, nhiều đơn vị bộ đội lần lượt vào Nam chiến đấu. Để giữ bí mật, khi đó gọi là đi B. "Đi B" hai tiếng bình dị đó mà sao thiêng liêng, thôi thúc chúng tôi quá đỗi. Rồi dịp may tới. Vào giữa năm 1961, trong khi đang theo học lớp bổ túc trung - cao cấp chính trị của Bộ, tôi được lệnh về cơ quan chuẩn bị vào Nam làm Trưởng phòng Tổ chức Quân khu 5 theo yêu cầu của các anh trong Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu. Nhưng "mừng chẳng kịp no", khi kiểm tra sức khỏe, tôi bị yếu tim; đành ngậm ngùi chấp nhận lệnh cấp trên, gắng công tác, rèn luyện thể lực và thầm nuôi hy vọng.


Trên chiến trường, kể từ sau khi Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15, và đặc biệt sau cao trào Đồng Khỏi, cách mạng miền Nam đã từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, liên tiếp giáng cho kẻ địch những đòn chí mạng, như Ấp Bắc, Bình Giã, buộc Mỹ phải "thay ngựa giữa dòng" làm đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Tiếp đó, để cứu vãn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đang trên bờ vực của sự phá sản, Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ", đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam và từng bước leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân, hải quân.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2021, 05:07:34 pm »

Kể từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 - ngày mà Mỹ dựng đứng lên cái gọi là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ", cho máy bay, tàu chiến đánh phá nhiều nơi trên miền Bắc, hòng "trả đũa Bắc Việt", lửa chiến tranh đã cháy rực khắp hai miền đất nước ta.

Tháng 8 năm 1964, nhân đợt đi công tác nắm tình hình Quân chủng Hải quân và Quân khu Tả Ngạn tổ chức đánh máy bay Mỹ, tôi tranh thủ bày tỏ với anh Huỳnh Đắc Hương - Cục phó Cục Tổ chức, nguyện vọng về Nam chiến đấu. Thật may mắn, sau chuyến đi đó, tôi nhận được quyết định vào làm Trưởng phòng Tỗ chức Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Vậy là, trước sau tôi là người nặng duyên nợ với Đoàn 559.


Nhận quyết định cầm tay, dẫu chưa thật thỏa nguyện, nhưng cũng thấy thật ấm lòng, chưa được về hẳn chiến trường Khu 5, thì cũng được chiến đấu trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - trên "Đường về đất Mẹ".

Lúc này, vợ và ba cô con gái bé bỏng của tôi đang ở Nam Định. Diện là công nhân Nhà máy dệt. Vì phải lên đường gấp, tôi không thể về thành Nam mà chỉ kịp điện báo với Diện rằng tôi sẽ đi công tác xa, dài ngày. Biết tôi trở về miền Nam, Diện gửi con - đứa lớn lên bảy, đứa bé lên ba cho bạn rồi nhảy tàu hỏa lên thăm tôi. Vợ chồng chỉ vẻn vẹn có một buổi chiều bên nhau mà biết bao điều lo toan, cần dặn dò... Tôi ý thức được rằng, sau niềm vui vì tôi được trở lại chiến trường, với Diện còn có trăm mối lo lắng, trăn trở. Tối hôm đó, khi mấy ngọn đèn đường phố Lý Nam Đế vừa hắt những quầng sáng vàng, nhỏ trong tán cây, tôi đưa Diện ra ga Hàng Cỏ để xuôi tàu về Nam Định. Vợ chồng bên nhau. Im lặng. Chỉ đến khi tàu kéo còi, gần chuyển bánh, Diện mới nói được mấy lời: Anh đi gắng giữ gìn sức khỏe và công tác tốt. Vào trong đó, có điều kiện về thăm mẹ, thăm quê. Ngoài này, em và con mong thư...!


Ngày hôm sau, chúng tôi lên đường. Đi cùng tôi chuyến này có anh Võ Văn Dật. Anh Dật quê Bình Định - nguyên Chủ nhiệm hậu cần Quân khu Tả Ngạn, Cục trưởng Cục Quản lý hành chính kinh tế - Tổng cục Hậu cần, nay vào nhận chức Chủ nhiệm hậu cần Bộ Tư lệnh 559. Hành trình có anh có em, không khí càng thêm hồ hởi, vợi đi chút trăn trở khi nghĩ về gia đình, vợ con. Hành trang mỗi người mang theo gói gọn trong chiếc ba lô với vài bộ quần áo, vài thứ đồ dùng cá nhân, có thểm một chiếc võng bạt.


Đã là đầu hè năm 1965. Máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, đặc biệt từ Hà Nội trở vào ngày một ác liệt hơn. Dọc đường số 1, đường 15 vào Nam, tại nhiều nút giao thông quan trọng, máy bay địch đánh phá không kể ngày đêm. Nhiều cầu lớn như cầu Phủ Lý, Hàm Rồng, cầu Cấm, cầu Bùng... sập hoặc hư hỏng nặng. Xe phải vượt sông bằng phà. Từ Ninh Bình trở vào, xe chạy ban đêm là chủ yếu; lại qua nhiều phà, nên phải mất gần 5 ngày đêm chúng tôi mới có mặt ở R - nơi đặt sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh 559 - đầu đường số 12 thuộc địa phận Hóa Thanh, Hóa Tiên - huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nơi đầy có nhiều núi đá với những hang động lớn.


Tới mùa hè năm 1965, khi tôi thực sự là người lính Trường Sơn, thì những cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 đã trải qua 6 năm chiến đấu ngoan cường, vượt lên muôn vàn gian khổ, ác liệt, hy sinh, để viết nên khúc dạo đầu của ban trường ca "xẻ dọc Trương Sơn đi cứu nước".


Từ những bước xoi đường âm thầm, lặng lẽ "Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" giữa mùa mưa năm 1959, những người lính Trường Sơn đã từng bước nghiên cứu, nắm bắt quy luật hoạt động, phá hoại của địch; nghiên cứu điều kiện tự nhiên, quy luật thời tiết vô cùng nghiệt ngã vùng đại ngàn Trường Sơn, mở được một hệ thống đường giao liên, gùi thồ kết hợp đường ô tô dã chiến, đường sông cả đông và tây Trường Sơn với tổng chiều dài gần 2.000 cây số - có hơn 750 cây số đường ô tô, hơn 600 cây số đường gùi thồ và hơn 300 cây số đường sông. Trên tuyến đường đó, đến cuối năm 1964, Đoàn đã chuyển giao chiến trường gần 3.000 tấn vật chất thiẽt yếu, tổ chức đưa đón, bảo đảm cho hơn 12.000 cán bộ, chiến sĩ vào tăng cường cho các chiến trường.


Về lực lượng, Đoàn 559 cũng có bước phát triển đáng kể. Từ 500 cán bộ, chiến sĩ hoạt động chủ yếu với phương thức vận tải thô sơ: mang vác, gùi thồ, sau 6 năm, con số đó đã lên hơn 8.000. Đặc biệt vận tải cơ giới đã được đưa vào Trường Sơn với quy mô trung đoàn ô tô. Từ một đơn vị vận tải - giao liên đã dần dần phát triển thành một tổ chức bộ đội hợp thành, dẫu cho quy mô còn rất hạn chế, gồm: bộ đội vận tải, công binh, phòng không.


Khắc phục muôn vàn khó khăn, thử thách; chấp nhận biết bao mất mát, hy sinh, kết quả những người lính Trường Sơn sau 6 năm chiến đấu xây dựng đã tạo cơ sở vật chất và kinh nghiệm bước đầu để đường Trường Sơn vươn sâu, vươn xa hơn nữa, làm tốt hơn chức năng cầu nối giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Để có được kết quả đó, ngoài nhân tố quyết định là sự lãnh đạo của Đảng - trực tiếp là Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, sự hy sinh vô bờ bến của những người lính Trường Sơn, phải kể đến vai trò, công lao của các anh Nguyễn Thạnh, Nguyễn Danh, Chu Đăng Chữ..., đặc biệt là anh Võ Bẩm, anh Nguyễn Thạnh.


Anh Bẩm vốn là cán bộ Liên khu 5, tham gia cách mạng từ năm 1930; từng bị thực dân Pháp bắt lưu đày tại các nhà ngục Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Theo anh kể lại, trong kháng chiến chống Pháp, đã có lần anh được Liên khu ủy 5 phân công chỉ huy một chiếc thuyền máy của Ban Kinh tài Liên khu ủy vượt biển sang Trung Quốc mua sắm vũ khí. Khi gần cập bến, thuyền hỏng máy, không khắc phục được. Anh được lệnh lên bờ và từ miền Bắc đi bộ vượt Trường Sơn về Khu 5. Chuyến đi không thành, nhưng chút kinh nghiệm của cuộc hành quân "xuyên Trường Sơn" ấy, cộng với bản lĩnh chính trị vững vàng, bề dày kinh nghiệm hoạt động ở Liên khu 5... đã đưa anh đến với cương vị Đoàn trương Đoàn 559. Anh Thạnh là đảng viên từ năm 1930 đã bị thực dân Pháp bắt, tù đày; anh là một trong những cán bộ cốt cán của đội du kích Ba Tơ - Quảng Ngãi. Trong kháng chiến chống Pháp, anh đã từng giữ chức trung đoàn phó.


Vạn sự khởi đầu nan. Hơn 5 năm về trước, khi được phân công theo dõi, giúp đỡ "Đoàn công tác quân sự đặc biệt", ở Hà Nội, tôi đã được chứng kiến các anh Võ Bẩm, Nguyễn Thạnh, chạy đôn chạy đáo tới Sư đoàn 305 đóng ở Thậm Thình, Phong Châu, Phú Thọ và các đơn vị miền Nam tập kết chọn lựa, góp nhóp được hơn 400 cán bộ, chiến sĩ thành lập Tiểu đoàn 301 - Tiểu đoàn vận tải giao liên đầu tiên của tuyến. Liền đó, như con thoi, một người - một xe, anh Võ Bẩm vào Hồ Xá - Vĩnh Linh gặp gỡ đại biểu Đặc khu Vĩnh Linh, Trị - Thiên, Khu 5, họp bàn lập tuyến, mở đường. Rồi cũng chính anh đã trực tiếp cùng các anh Nguyễn Thạnh, Chu Đăng Chữ, Nguyễn Danh, Ngô Văn Diệm... vào Làng Ho, leo lên động Hàm Nghi - động Voi Mẹp, vượt đỉnh 1001, Chăng Hin... xoi đường mở lối về Nam. Theo những lối mòn nhỏ nhoi, thậm chí chỉ là lối thú rừng đi lại, qua bao triền khe, vách đá tai mèo..., đội quân chân đất, đầu trần, trang phục bà ba đen đã âm thầm, lặng lẽ "chọc thủng" đại ngàn Trường Sơn, gùi cõng những khẩu súng, viên đạn đầu tiên từ miền Bắc vào chi viện cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam đúng vào thời điểm đang quằn quại, rên xiết dưới chế độ tàn bạo của quân thù mà "trong tay không còn một tấc sắt". Trước yêu cầu chi viện ngày càng lớn của chiến trường, và khi điều kiện cho phép, các anh đã từng bước tổ chức lại lực lượng, từ đông lật cánh sang tây Trường Sơn...


Không chỉ năng động, có tầm nhìn bao quát, anh Võ Bẩm còn là một cán bộ lãnh đạo, chỉ huy mẫu mực, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng đội. Lúc cấp dưới gặp khó khăn, anh thường trực tiếp tìm hiểu, hướng dẫn khắc phục, không rầy la, nóng nảy, và mọi chuyện đa phần là tốt đẹp.


Anh Võ Bẩm cũng là người duy nhất được thay mặt Bộ đội Trường Sơn gặp Bác Hồ, báo cáo với Bác những việc làm, sự hy sinh thầm lặng của nhũng người lính Trường Sơn. Cũng chính buổi gặp gỡ quý báu đó, anh Võ Bẩm đã được Bác Hồ giao nhiệm vụ tổ chức chuyển vào cho đồng bào các dân tộc ít người dọc hành lang Tuyến 559 hơn ba chục tấn muối, mười tấn vải.


Chỉ một thời gian ngắn sau khi tôi vào tuyến, do điều kiện sức khỏe nên anh Võ Bẩm được trên điều về công tác ở Cục Quản lý giáo dục - Bộ Tổng Tham mưu. Buổi chia tay anh Võ Bẩm về tuyến sau, không chỉ những người gắn bó với anh từ buổi đầu tiên, như anh Lê Trọng Tâm - Bí thư, anh Phạm Tề - Phó phòng Tổ chức... mà cả chúng tôi - vừa chân ướt, chân ráo vào đây, cũng vô cùng xúc động, quyến luyến.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #7 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2022, 07:52:29 am »

II. TRƯỜNG SƠN NHỮNG THÁNG NGÀY THỬ NGHIỆM VẬN TẢI CƠ GIỚI

Sau vài ngày ổn định sinh hoạt, gắng hòa nhịp nhanh với mạch sống của một đơn vị chiến đấu, tôi bắt tay ngay vào tìm hiểu tình hình chung và lĩnh vực công tác của bản thân.

Vào đầu năm 1965, yêu cầu chi viện chiến trường ngày càng lớn đã kéo theo biên chế tổ chức và nhiệm vụ của Đoàn 559 có bước phát triển đột biến. Theo quyết định của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương phát triển Đoàn 559 thành Bộ Tư lệnh 559, có quyền hạn, trách nhiệm tương đương cấp Quân khu, đồng thời, Trung ương tăng cường Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải vào làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559; điều anh Vũ Xuân Chiêm - Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần vào làm Phó chính ủy. Lúc này, anh Võ Bẩm giữ chức Phó tư lệnh Đoàn 559. Anh Nguyễn Thạnh do sức khỏe yếu, được điều ra tuyến sau. Cán bộ chủ trì các cơ quan có: anh Vũ Văn Đôn - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xe, làm Tham mưu trưởng; anh Đỗ Hữu Đào là Tham mưu phó phụ trách tác chiến, anh Nguyễn Cận là Tham mưu phó phụ trách phòng không; anh Nguyễn Văn Nhạn là Tham mưu phó phụ trách công binh; Chủ nhiệm hậu cần là anh Võ Văn Dật, Chính ủy Cục Hậu cần là anh Lê Xy. Anh Lê Nghĩa Sỹ là Phó chủ nhiệm chính trị. Sau một thời gian anh Ngô Thành Vân vào làm Chủ nhiệm chính trị, Phó chủ nhiệm chính trị có thểm anh Bùi Đức Tạm.


Về Đảng, anh Phan Trọng Tuệ được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy. Các anh Vũ Xuân Chiêm, Võ Bẩm, Nguyễn An, Vũ Toàn là đảng ủy viên; khi anh Võ Bẩm chuyển công tác, bổ sung thêm các anh Hồng Kỳ, Vũ Văn Đôn.


Lực lượng toàn Đoàn lúc này tổ chức thành ba tuyến, mỗi tuyến tương đương một lữ đoàn.

Tuyến 1, do anh Vũ Toàn làm Chỉ huy trưởng, anh Hồ Thăng là Chính ủy, gồm các lực lượng vận tải, công binh, cao xạ hoạt động từ cửa khẩu đường 128 và đường 20 vào đến đường 9. Chỉ huy sở ở Xóm Péng.


Tuyến 2, gồm các lực lượng hoạt động từ nam đường số 9 vào đến bắc Bạc (Nam Lào) và trục đường ngang B45 (từ La Hạp đi Trị - Thiên). Chỉ huy trưởng là anh Nguyễn Lang - nguyên Đoàn phó Đoàn 559, Chính ủy là anh Đặng Ba. Chỉ huy sở đặt tại Tà Beng.


Tuyến 3, giới hạn từ nam sông Bạc vào tới Tà Xẻng, gồm cả lực lượng hoạt động trên tuyến đường ngang B46 (từ Chà Vằn đi Khâm Đức) và đường C4 (từ ngã ba Phi Hà xuống Tà Ngâu - giáp giới Cam-pu-chia). Chỉ huy trưởng là anh Nguyễn An. Chính ủy là anh Phạm Hương, sở chỉ huy đóng ở nam bến Bạc.


Là người chủ trì cấp phòng, nhưng do tính chất công việc có liên quan đến mọi chủ trương, quyết định của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, nên tôi có điều kiện được tiếp xúc và làm việc với các anh trong Bộ Tư lệnh cũng như tập thể Đảng ủy.


Đầu tháng 4 năm 1965, Bộ Tư lệnh họp bàn giải quyết một số việc cấp bách: tranh thủ thời gian còn rất ít của mùa khô, huy động hai trung đoàn xe 245 và 265 đưa hàng vào tạo chân hàng cho chiến trường trong mùa mưa tại Tuyến 3, củng cố và chống lầy đường đã có, mở gấp 400 cây số đường mới - trọng điểm là đường trục dọc 128 từ Xóm Péng, qua Lùm Bùm rồi nối xuống đường số 9. Yêu cầu đến cuối tháng 6 phải xong để vận chuyển trong mùa mưa. Trục dọc ở Tuyến 3 mở mới là đường từ nam Bạc vào Tà Xẻng. Hạn định trong tháng 10 phải xong để vận chuyển trong mùa khô 1965-1966. Về đảm bảo giao liên hành quân trong mùa mưa, tổ chức đưa đón mỗi ngày trung bình 300 quân...


Công việc cấp bách chỉ gói gọn trong mấy con số "vô hồn", nhưng quả là thử thách vô cùng lớn lao đối với toàn tuyến. Bới khối lượng công việc lớn, lại dàn ra triển khai trên toàn tuyến, kẻ địch tập trung đánh phá bằng cả không quân và bộ binh; đặc biệt đã vào cuối tháng tư, trời nóng hầm hập; chiều chiều, những cơn mưa đầu mùa phũ phàng trút xuống. Sau mưa, mối cánh túa ra như mây... báo hiệu một mùa lũ dữ.


Hạ quyết tâm xong, các anh trong Bộ Tư lệnh và cơ quan phân công nhau xuống từng đơn vị trực tiếp phổ biến và chỉ đạo triển khai kế hoạch vận chuyển, làm đường. Riêng anh Vũ Văn Đôn ra trực tiếp làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, hiệp đồng huy động lực lượng, chủ yếu là thanh niên xung phong. Mọi việc được triển khai khá đồng bộ, nhịp nhàng. Nhưng có lẽ lúc này Bộ Tu lệnh 559 cũng như lãnh đạo, chỉ huy các tuyến chưa lường định hết những khó khăn, ác liệt do địch đánh phá và hiểm họa "giặc trời".


Khi toàn tuyến bước vào thực hiện kế hoạch mới, cùng lúc Mỹ tăng cường đánh phá hậu phương miền Bắc ngày càng ác liệt, đặc biệt là vùng eo thắt Khu 4. Cầu, đường từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào tới Khe Ve (khu vực đặt sở chỉ huy Bộ Tư lệnh 559) không ngày nào không bị đánh cắt. Có đoạn tắc liền ba bốn ngày. Đường từ Khe Ve vào đường số 9 với những trọng điểm Mụ Giạ, Pha Nốp... suốt ngày không dứt tiếng bom. Đêm đến, pháo sáng địch giăng đều, liên tục, soi mói từng hoạt động nhỏ của ta dọc trục đường, trên từng trọng điểm. Vì chưa có kinh nghiệm, hễ thấy pháo sáng của địch bật sáng, đa phần lái xe dừng xe, tránh bom đạn, nên thời gian thực hiện cung vận chuyển kéo dài.


Đầu tháng 5 trời bắt đầu mưa. Những đám mây xám xịt, nặng trĩu, treo lơ lửng ngang triển núi bất ngờ vỡ toác ra. Nước ào ào trút xuống. Gần chục năm có lẻ, tôi lại trở về chứng kiến mưa Trường Sơn - Tây Nguyên. Vào kỳ mưa lũ lớn, nước từ bao triền núi đổ về, biến những trục đường nhỏ nhoi thành sông, thành suối. Đường vốn đã xấu bởi bom đạn thù cày xới, nay gặp mưa lớn càng lầy lội kinh khủng. Những quãng đường thấp qua Lằng Khằng, Pác Pha Năng (đường 12) tình cảnh càng tồi tệ. Cầu Pác Pha Năng bị nước cuốn trôi. Nước dâng lên hơn sáu mét, biến nơi đây thành túi nước khổng lồ. Hơn 100 xe của Tuyến 1 chạy trên cung đường này bị sa lầy nằm rải rác từ Pác Pha Năng vào tới Na Mô, Na Nhôm, dọc đường 129 trong suốt mùa mưa nghiệt ngã này. Hàng trên xe rặt là súng đạn, hàng quân nhu, nên anh em lái xe bị đói. "Đói, đầu gối phải bò", lái xe thay nhau đi tìm kiếm rau rừng, củ mài, củ chụp. Nhưng rồi rau, củ khan hiếm. Anh Toàn, anh Thắng vừa phải tổ chức cứu kéo xe vừa phải cứu đói cho người.


Ở Tuyến 2, Tuyến 3, tình hình cũng chẳng khả quan hơn. Tuy cường độ đánh phá của địch không ác liệt như khu vực vượt khẩu, nhưng do đường xấu, nhiều đèo dốc rất nguy hiểm, như dốc 12 cua nam Bạc, hoạt động vận chuyển vô cùng khó khăn. Bình thường xe chạy một chuyến từ La Hạp vào Bạc chỉ mất 2 ngày; nhưng sang tháng 5, mưa nhiều chạy mất 15 ngày. Tháng 6 cao điểm mùa mưa, vận chuyển cơ giới tê liệt hẳn.


Như vậy, trên cả ba tuyến hoạt động vận chuyển chi viện mấy tháng quý 2 thực hiện được rất thấp.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2022, 07:53:56 am »

Bao trùm cơ quan - đặc biệt là cơ quan tham mưu vận chuyển là bầu không khí chừng hẳn xuống, đượm màu lo lắng.

Vận chuyển là vậy! Còn mở đường cũng chẳng sáng sủa gì hơn.

Trong cuộc họp đầu tháng 4, Bộ Tư lệnh chủ trương cùng với việc chống lầy, bảo đảm đường hiện có, cần ưu tiên tập trung thi công nhanh đường 128 để kịp có đường vận chuyển trong mùa mưa, kế đó là mở đường từ Bạc vào Tà Xẻng để kịp sử dụng vận chuyển trong mùa khô tới.


Đường 128 là trục đường từ Xóm Péng chạy song song với trục đường 129, qua Tha Pa Chôn, Lùm Bùm, Cốc Mạc đèo Văng Mu, xuống Na Bo rồi nối vào đường 9; tổng chiều dài gần 140 cây số. Dự tính, nếu tập trung bốn đội thi công cơ giới của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nông trường với hơn năm chục máy húc, cộng với hơn 600 dân quân do Quân khu 4 tăng cường; khởi công ngày 1 tháng 5, thì cuối tháng 6 sẽ thông đường.


Dự tính là vậy. Nhưng bước vào thi công mới nảy sinh bao khó khăn khôn lường. Khi trời còn nắng ráo, thì địch tập trung đánh phá, chặn cắt làm tắc đường ở Khu 4; phương tiện thi công cơ giới không chuyển vào kịp. Ban chỉ huy công trường chủ trương dùng sức người thay sức máy. Nhưng, đã một tháng trôi qua kể từ khi phát lệnh khỏi công, mới làm được chừng mười cây số, chưa được một phần mười khối lượng dự kiến. Sang tháng 6, có thểm lực lượng và phương tiện thi công, trời lại đổ mưa tầm tã. Đất ba zan quánh lại. Máy móc không phát huy được hiệu lực. Đường mở đến đâu, lầy lún đến đó, nên phải san quân ra chống lầy. Lực lượng thiếu nghiêm trọng. Ngay cả lực lượng bảo đảm hậu cần nội bộ cũng không đủ. Bộ đội, dân công đói, thiếu thuốc, ốm đau hàng loạt, nhất là nữ thanh niên xung phong.


Được cùng các anh trong cơ quan Bộ Tư lệnh xuống nắm tình hình, đốc chiến ở công trường, chúng tôi không cầm lòng nổi, khi tận mắt chứng kiến nỗi vất vả, cực nhọc của chị em. Những nữ thanh niên quê Thanh - Nghệ - Tĩnh, được Quân khu 4 tăng cường, khi vào tuyến mơn mởn sức xuân, chỉ dầm mấy trận mưa rừng, dăm ba cơn sốt rét... da dẻ bợt bạt đến không ngờ, tóc chỉ còn lơ thơ mấy sợi... Như nam giới, các cô cũng gồng mình lên, đội bom đạn, đánh vật với bệnh tật ốm đau, gánh gồng, đào xới san lấp... nhưng, thiếu thốn đủ bề, từ lưng cơm, viên thuốc sốt rét cho đến những thứ cần cho sinh hoạt mà tự nhiên chỉ dành cho phụ nữ...


Lần giở những trang hồi ức về một thời đạn bom, một thời máu lửa và gian khổ, tôi không khỏi chạnh lòng, liên tưởng. Liệu có mấy ai bây giờ - thời đại "bùng nổ thời trang", "lạm phát" những cuộc thi sắc đẹp, hình dung nổi những gian khó, hy sinh vô bờ bến của những nam nữ thanh niên xung phong, bộ đội, công nhân giao thông... trên Trường Sơn ngày ấy? Ngày mà quả bồ kết để gội đầu là mơ ước của những cô gái Trường Sơn, dễ mấy khi có được!


Tháng 10 năm 1965, mưa lũ đã qua. Song, khó khăn ở Công trường 128 chưa hết. Sau lần vào kiểm tra tình hình thực địa, Tư lệnh Phan Trọng Tuệ đã chỉ thị ngay cho anh Vũ Toàn - Chỉ huy trướng Tuyến 1 tổ chức một chuyến hàng đặc biệt gồm 20 xe ô tô đưa hàng từ Xóm Péng vào Lùm Bùm cứu đói cho lực lượng thi công đường 128. Có thểm gạo, bộ đội hồi sức. Tiến độ thi công nhanh hơn. Nhưng cũng phải hết tháng 11, đường 128 mới nối thông vào đường 9 - chậm 5 tháng so với thời gian lường định ban đầu.


Ở Tuyến 3, đường từ Bạc vào Tà Xẻng làm mới trên cơ sở đường cũ, dài chừng 250 cây số. Cái khó ở địa đoạn này là đường đi qua Đèo Long, Tăng Cát, Chà Vằn, Bô Phiên, Sê Ca Mán, Xê Sụ... nhiều đèo dốc rất hiểm trở, khối lượng đất đá phải đào đắp rất lớn. Do vậy, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã tung vào đây một lực lượng công binh thiện chiến, bao gồm: Trung đoàn công binh 98 do anh Phan Quang Tiệp làm Trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Phú Hồng làm Chính ủy và Trung đoàn công binh 279 do anh Hoàng Đình Luyến làm Trung đoàn trưởng và anh Đỗ Hoàng Thược làm Chính ủy; lực lượng tăng cường có hai đại đội cầu phà, bốn máy húc. Thời gian bắt đầu triển khai trùng với Công trường 128 (ngày 1 tháng 5) và dự kiến thông đường tới Tà Xẻng vào cuối tháng 10. Nhưng rồi cũng giống như việc mở đường 128, tiến độ thi công tuyến đường này rất chậm, do địch đánh tắc đường, Trung đoàn 279 vào muộn. Ngay cả khi người vào rồi, máy móc, thuốc nổ cũng thiếu. Từ tháng 6, trời đổ mưa liên tiếp, điều kiện thi công khó khăn hơn. Gặp những đoạn qua núi đá, các đơn vị phải thi công theo kiểu "nhảy cóc" - chuyển sang làm quãng khác, chờ khi có thuốc nổ mới quay lại làm nốt. Ở những quãng đèo dốc hiểm trở như dốc 12 cua nam Bạc, lèo Bô Phiên... lính công binh phải nối dài cán xẻng để bạt ta luy, thậm chí phải thắt dây ngang người, treo lơ lửng sườn núi để tác nghiệp... Vất vả, gian nan không thể nào tả xiết. Chưa hết, mưa lũ, địch đánh chặn gây tắc đường, lương thực chuyển vào không thấu. Bộ đội phải thay nhau tìm đào củ mài, củ dái ngựa, củ chuối rừng... thay cơm. Thức ăn chủ yếu là măng, lá sắn.


Đói cơm, lạt muối, thiếu thuốc, lao động quá căng thẳng, khí hậu vô cùng nghiệt ngã..., sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ sụt giảm nghiêm trọng. Quân số ốm ngày càng tăng, chủ yếu là sốt rét. Nhiều tân binh thuộc Trung đoàn 279, hôm nào gặp trên đường hành quân còn "đỏ da - thắm thịt", mà sau vài tháng có việc xuống đơn vị đã thấy họ mặt mày hốc hác, chân tay teo tóp, da tái xám... Dù vậy, anh em vẫn động viên nhau bám đường, quyết thông tuyến sớm.


Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho Tuyến 3, Bộ Tư lệnh 559 lệnh ngay cho Tiểu đoàn ô tô 56 thực hiện một chuyến vận chuyển đột kích mang mật danh "Ngọn đèn xanh Bác Hồ" chở lương thực, thực phẩm, thuốc nổ, thuốc quân y... xuất phát từ Xóm Péng, theo đường 129 chạy thẳng vào cấp cứu cho Tuyến 3. Có gạo, thuốc nổ, thuốc quân y... khí thế lao động trên công trường sôi nổi hẳn lên. Đầu tháng 1 năm 1966, đường mở thông từ Bạc vào Tà Xẻng. Dẫu cho đường mới còn hẹp, nhiều cua gấp, lắm dốc, gồ ghề, trồi trụt..., nhưng tạo được trục vận tải ô tô từ Mụ Giạ, Cổng Trời vào tới ngã ba biên giới là một sự kiện lớn, một thành quả được tạo dựng bởi nỗ lực phi thường của những người lính Trường Sơn, của biẽt bao nam nữ thanh niên xung phong suốt mấy năm ròng, đặc biệt là trong suốt mùa xuân 1965 hết sức khó khăn, gian khổ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2022, 07:54:54 am »

Lần đầu tiên vào tuyến, chỉ còn hai tháng mùa khô và trải qua hơn một mùa mưa Trường Sơn, tôi đã sớm ý thức được muôn vàn gian khổ, hy sinh, khó khăn thách đố thường nhật đối với những người lính, những nam nữ thanh niên xung phong nơi đây - những điều mà người "ngoài cuộc" khó hình dung nổi - Điều mà đồng chí Tố Hữu - một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, một cây đại thụ trong "làng thơ Việt Nam" hiện đại, sau một lần đi thị sát chiến trường Trường Sơn, hè năm 1973, đã khái quát thành những chân lý rất giản đơn mà cũng giàu hình tượng:

"Trường Sơn xẻ dọc, rọc ngang
Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng
Trường Sơn vượt núi băng sông
Xe đi trăm nẻo, chiến công bốn mùa
Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ minh...".

Một mùa mưa Trường Sơn qua đi trong thế giặc đánh, trời đánh, thắng lợi của toàn tuyến là đã mở thêm được hơn 300 cây số đường ô tô, mở thông trục vận tải cơ giới từ Cổng Trời vào khu vực ba biên giới; chuyển một khối lượng vật chất vào chiến trường lớn hơn nhiều lượng hàng hóa chi viện trong mùa khô trước...; đặc biệt đã bước đầu hình thành một tổ chức làm nhiệm vụ chi viện chiến lược bằng phương thức vận tải cơ giới quy mô tương đối lớn. Tuy nhiên, do chưa thật chủ động và chưa dự kiến, lường định hết khó khăn nên trận đầu ra quân vận chuyển bằng cơ giới, hiệu quả đạt được rất thấp, lãng phí lớn về sức người, phương tiện. Hơn hai chục xe bị phá hủy hoàn toàn; hơn 100 xe bị hỏng trong toàn bộ vốn liếng của toàn Đoàn có 700 chiếc. Bộ đội bị đói, rồi bị bệnh tật hoành hành ở các đơn vị. Riêng lái xe bị ốm mất non nửa. Điều đáng lo ngại là tâm lý bi quan, thiếu tin tưởng đã chớm xuất hiện.


Đầu tháng 7 năm 1965, giữa lúc mưa lũ đang dữ dằn trút xuống các nẻo đường rừng; công binh, thanh niên xung phong đang vật lộn với "giặc trời" để mở đường 128, đường nam Bạc, trong lúc xe cộ sa lầy nằm chết gí ở Lằng Khằng, Pác Pha Năng..., Đảng ủy 559 nhóm họp, kịp thời phân tích để thấy rõ đâu là nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn tới hiệu quả vận chuyển thấp. Cái não nề, dầm dề của những cơn mưa rừng Trường Sơn, sự trì trệ của hoạt động vận chuyển trên tuyến đã làm cho không khí hội nghị kém lửa, nếu không nói là nặng nề. Qua "mổ xẻ" tình hình, các anh trong Đảng ủy, Bộ Tư lệnh cơ bản thống nhất: Do yêu cầu bức xúc phải tổ chức vận chuyển cơ giới - lại thực thi ngay cả trong mùa mưa, trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết - đặc biệt là về tư tưởng và tổ chức; trong quá trình thử nghiệm vận chuyển cơ giới quy mô tập trung, lãnh đạo, chỉ huy chưa thấy hết tính đặc thù của thời tiết Trường Sơn và cả thực lực của ta, từ đó đã đề ra chủ trương nóng vội, không sát thực tế, chưa thấy được tổ chức vận chuyển cơ giới quy mô lớn trong chiến tranh hiện đại là cuộc chiến đấu hiệp đồng binh chủng, tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.


Dù chỉ là những nhận định bước đầu và hơn thế, chưa có được những giải pháp cụ thể để khai thông bế tắc này, nhưng dù sao đi nữa, theo tôi đây cũng là sự chuyển biến về nhận thức rất quan trọng.

Đầu năm 1966, Quân ủy Trung ương quyết định chuyển Đoàn 559 về trực thuộc Tổng cục Hậu cần. Theo đó, Bộ Tư lệnh 559 có một số thay đổi về nhân sự. Anh Phan Trọng Tuệ được điều trở lại cương vị Bộ trưởng Giao thông vận tải, vì lúc này giao thông vận tải trên hậu phương chiến lược miền Bắc vô cùng nóng bỏng. Thay anh Tuệ là anh Hoàng Văn Thái - nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Anh Vũ Xuân Chiêm giữ chức Chính ủy. Lúc này chỉ huy sở của Đoàn được chuyển vào Ka Tốc, gần trọng điểm Lùm Bùm, thuộc tỉnh Khăm Muộn, nước bạn Lào.


Đã vào cao điểm mùa khô, đường sá khô ráo. Toàn tuyến tung lực lượng, quyết tâm thực hiện kế hoạch. Nhưng cũng như các mùa khô trước, gần như nắm được quy luật hoạt động của ta, không quân địch tập trung đánh phá, chặn cắt, tâm điểm là khu vực vượt khau từ Mụ Giạ - Cổng Trời vào đường số 9. Các địa danh: Pha Nốp, Seng Phan, Pác Pha Năng, Văng Mu, Tha Mé, Thà Khống... trở thành những tọa độ lửa. Ban ngày, địch ném bom phá đường, phá cầu. Đêm đến, chúng cho máy bay C130 luân phiên thả pháo sáng cầm canh săn tìm xe, khống chế hoạt động vận chuyển của ta. Thâm hiểm hơn, địch đã tập trung máy bay ném bom phát quang, kết hợp rải chất độc hóa học làm trụi lá cây. Chỉ sau mấy ngày, biết bao cánh rừng rậm mượt mà dọc các trục đường từ Tha Pa Chôn qua Lùm Bùm, vượt đường 9 vào đến Bạc chỉ còn là những thân cây khô khét, trụi trần, trơ thân oan ức giữa trời xanh bất tận. Đường cầu, kho tàng, bãi đỗ xe và mọi hoạt động của bộ đội trước đây được che phủ bởi những tán rừng bỗng chốc bị "lột trần" ra dưới con mắt xoi mói của đám máy bay C130, máy bay cường kích, rất dễ làm mồi cho bom đạn.


Trung tuần tháng 1, đường bị đánh tắc ở một loạt trọng điểm: Pha Nôp, Seng Phan, Pác Pha Năng, Văng Mu, Thà Không. Các lực lượng phải dồn sức khắc phục hơn chục ngày mới thông đường. Cũng vào thời điểm này, bộ đội vận tải cơ giới chịu một tổn thất lớn - một chuyến xe chở đầy hàng từ Na Bo chạy theo đường số 9 đến khu vực gần thị trấn Sê Pôn thì bị máy bay địch phát hiện, rồi hàng đàn máy bay cường kích bu bám, đánh cháy 45 xe trong đội hình gần sáu chục chiếc. Chúng tôi gọi sự kiện đau lòng này là "tổn thất lịch sử" ở cua chữ S trên đường số 9.


Thực tế nghiệt ngã đã dần dần giúp lãnh đạo chỉ huy các cấp từng bước nhận rõ những yếu kém, bất cập trong tổ chức chỉ huy, xây dựng tư tưởng tiến công; ý thức được sự nguy hại của thế độc đạo trong vận chuyển nếu địch tập trung sức ngăn chặn - đặc biệt là thế độc đạo ở khu vực vượt khẩu. Khi bị không quân địch tập trung đánh phá có tính chất hủy diệt, thì hoạt động vận chuyền của ta gần như tê liệt hoàn toàn.


Để khắc phục thế độc đạo ở khu vực vượt khẩu, tránh túi nước Lằng Khằng, Seng Phan trên trục đường 12 và làm phân tán, hạn chế sự đánh phá, ngăn chặn của địch, đầu tháng 1 năm 1966, đề án mở đường 20 được Trung ương Đảng và Chính phủ chấp thuận. Xác định đây là công trình trọng điểm, Trung ương Đảng và Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên về nhân lực, vật tư kỹ thuật, tập trung thi công nhanh để sử dụng trong mùa mưa năm 1966 và là trục vượt khẩu trọng yếu cho những năm sau.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM