Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:57:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến đấu của Liên khu III - Đống Đa - Quận V Hà Nội  (Đọc 3428 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #40 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2021, 07:52:11 am »

II. Chuẩn bị của ta về mọi mặt đối phó với âm mưu và hành động xâm lược của quân Pháp trên đường phố Hàng Bột (Liên khu III) từ tháng 11-1946 đến trước đêm 19-12-1946.

Trước âm mưu và hành động xâm lược của Pháp ngày càng bộc lộ trắng trợn, tình hình Thủ đô trong thời gian này hết sức căng thẳng. Hội nghị quân sự toàn quốc tháng 10-1946 đã kịp thời chỉ thị cho mọi hoạt động của lực lượng vũ trang bán vũ trang của Hà Nội có sự chuẩn bị khẩn trương và cụ thể hơn.


Sang tháng 11-1946, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 523 đã điều chỉnh thế bố trí chiến đấu mới. Riêng Đại đội 29 nhận lệnh mới: "Là đại đội tác chiến tuyến đầu của tiểu đoàn có sự phối hợp với lực lượng tự vệ, khi có chiến đấu phải tiêu diệt các ổ tác chiến của địch trên đường phố Hàng Bột. Tổ chức bảo vệ chiến đấu không cho địch nống ra thọc sâu vào chiếm đường phố Hàng Bột, thu hút và tiêu hao một bộ phận lực lượng địch tại đây để phối hợp với các đơn vị trong toàn thành chiến đấu thắng lợi...".


Từ mệnh lệnh trên, Ban chỉ huy Đại đội 29 gồm Đại đội trưởng Lưu Vân và Chính trị viên Trần Hải đã khẩn trương tiến hành các bước chuẩn bị chiến đấu:

1. Đại đội bộ chuyển từ Nhà máy Tóc lên đóng tại ngõ Văn Chương và có thời gian sang đóng cả ở ngõ Thổ Quan thuộc Khâm Thiên.

2. Di chuyển và bố trí bí mật phân tán Trung đội 58 ở các nhà dân, nhà Cai Mơ thuộc ngõ 226 phố Nguyễn Khuyến, phối hợp với Tự vệ đục thông tường lập các ụ chiến đấu các góc phố. Sử dụng nửa tiểu đội trong trung đội lên bố trí tại điểm sát rào chắn tầu Sinh Từ trông ra cửa Nam để khi chiến đấu có nhiệm vụ cùng tự vệ tại đấy ngăn chặn địch trong Thành ra chi viện cho bọn lính của chúng đóng ở Ga Hàng Cỏ.

Trung đội 56 bố trí tại đầu phố Hàng Bột (gần trạm biến thế điện và trông sang Văn Miếu) phân tán ở nhà dân cùng các tự vệ, đục thông tường nhà, đắp các ụ chiến đấu ở các góc đường, trong các lối dẫn vào các ngõ hẻm. Dự kiến ban đầu định dùng lực lượng bộ đội, tự vệ, nhân dân đào một giao thông hào sát đầu đường Hùng Vương (bây giờ) với sân vận động Hàng Đẫy (Septo) nhằm chặn cơ giới địch khi nổ súng không thọc ra uy hiếp lực lượng ta bố trí ở các phố Bích Câu, Hàng Bột, nhưng có nhiều khó khăn không thực hiện được. Sau đó phải thay đổi sang thực hiện phương án sử dụng một tiểu đội của Trung đội 56 bí mật vào trong Văn Miếu ngày nghỉ, đêm đào đoạn đường hầm xuyên qua tường ra đường Nguyễn Thái Học để đặt bom khi chiến đấu làm nổ tung đường cản trở hoạt động cơ giới địch. Ngoài ra Trung đội 56 còn có nhiệm vụ phối hợp với Trung đội 57 đánh vào nhà Deléveaux, khu nhà hạ sĩ quan Pháp, nhà Jeanne d'Arc và sẵn sàng yểm hộ cho Trung đội 58 chiến đấu ở khu vực Sinh Từ - Nguyễn Khuyến khi bị địch uy hiếp mạnh không còn sức chống cự sẽ rút về Hàng Bột tiếp tục chiến đấu.


3. Trung đội 57 đóng tại nhà to, cao tầng tại phố Bích Câu (nay là khu tập thể CNVC) phối hợp với tự vệ đục thông tường, lập các ụ chiến đấu, tuần tra canh gác và là lực lượng bảo đảm sườn trái của đại đội không để địch lợi dụng địa hình trống trải từ trong Thành ra tràn qua bãi Hàng Đẫy (Septo) đánh vào Bích Câu và khi có lệnh sẵn sàng bố trí lực lượng cùng Trung đội 56 đánh nhà Deléveaux.


Trong những ngày này, trên đường phố một không khí sục sôi, mọi việc diễn ra ngày đêm hết sức khẩn trương tấp nập, nhưng lại hết sức bình tĩnh, trật tự. Mọi người, mọi nhà đều tự nguyện hăng hái làm một việc gì đó cho cuộc chuẩn bị chiến đấu ở đường phố. Người ra đi tản cư về hậu phương thì nhà cửa và mọi của cải gửi lại cho bộ đội, tự vệ như những người thân, vui vẻ chia tay và hẹn ngày về. Mọi gia đình sẵn sàng thu gọn đồ đạc, vui lòng và hết sức giúp đỡ cho bộ đội, tự vệ đục thông tường theo yêu cầu của chiến đấu. Lực lượng tự vệ tổ chức tuần tra, canh gác ngày đêm, không một vụ trộm cắp xảy ra. Mọi hoạt động đi lại trên đường phố chỉ ngừng lại từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau, dưới ánh sáng mờ của đèn đường chỉ còn có sự hoạt động của bộ đội, tự vệ tiếp tục làm mọi việc chuẩn bị theo kế hoạch chiến đấu. Những người ở lại với đường phố trong tâm trạng như bị một sức gì dồn nén, bồn chồn xen lẫn háo hức chờ đón từng giờ từng phút của cuộc chiến đấu sắp đến.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #41 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2021, 07:55:38 am »

III. Bước vào chiến đấu và những trận đánh địch trên đường phố Hàng Bột.

Đến trước giờ nổ súng và suốt 11 ngày đêm chiến đấu trên đường phố Hàng Bột, điểm lại lực lượng vũ trang chỉ có:

1. Đại đội 29 với 150 cán bộ, chiến sĩ trẻ, hăng hái, nhiệt tình cách mạng, chỉ với tấm lòng yêu nước nồng nàn và sục sôi căm thù giặc Pháp, chưa hiểu biết sâu và sử dụng thành thạo vũ khí, chưa có kinh nghiệm chiến đấu. Nòng cốt lãnh đạo chưa có chi bộ Đảng vì đến lúc này toàn đại đội mới có 2 đảng viên. Trang bị vũ khí hết sức thô sơ. Toàn Đại đội có 38 khẩu súng đủ các loại của Nga, Nhật, Pháp, nhiều nhất vẫn là khai hậu. Mỗi khẩu không quá 10 viên đạn. Lựu đạn do ta sản xuất cũng không đủ trang bị cho mọi chiến sĩ. Hoả lực chủ chốt của toàn đại đội là khẩu đại liên bầu nước của Nga đã cũ với một băng 150 viên đạn, một khẩu trung liên của Anh sản xuất với 50 viên dạn. Số chiến sĩ không được trang bị súng và lựu đạn thì được trang bị mã tấu.


2. Tự vệ Hàng Bột có một đại đội do đồng chí Nguyễn Hữu Thành chỉ huy, trang bị ít, phổ biến là mỗi người có một đến hai quả lựu đạn hoặc dao găm, kiếm Nhật, lưỡi mác, có một số tự trang bị súng ngắn loại Pạc-hoọc do mua lại của quân Tưởng. Về chỉ huy đồng chí Hồng điều lên làm phái viên đốc chiến của lực lượng tự vệ Thành, giao đồng chí Nhã chỉ huy, nhưng trên thực tế đồng chí Tống Lập lại là đầu mối nhận và giải quyết mọi việc. Sau này đồng chí Lập tham gia vào c29 - d523 và trải qua 9 năm kháng chiến ở đơn vị chủ lực (nay đã mất vì bệnh tật).


3. Các trạm cứu thương, tiếp tế, giao thông từ trận địa đến tuyến sau đều đã hình thành và đi vào túc trực hoạt động phục vụ chiến đấu.


Trận đánh mở màn đêm 19-12-1946.

Chiều ngày 19-12-1946 chỉ huy các đơn vị bộ đội, tự vệ đường phố nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu của Ủy ban kháng chiến Liên khu III và của Ban chỉ huy Tiểu đoàn 523, giờ nổ súng cụ thể không được phổ biến, hiệu lệnh chiến đấu cũng chỉ nhận được trước giờ nổ súng một thời gian rất ngắn.


Lệnh chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu được phát ra đã mang đến một không khí hết sức phấn chấn, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm và ai nấy náo nức vào công việc của mình và mong chóng đến giờ phút hằng mong đợi từ lâu.


Mọi sinh hoạt đi lại trên đường phố vẫn như mọi ngày, nhưng nếu quan sát kỹ có thể thấy những hiện tượng khác các ngày thường. Càng về chiều và gần tối người từ nội thành ra nhiều hơn là người ngoại ô vào. Xe ô tô ở nội thành ra thưa thớt, ngược lại không có xe ở ngoại thành vào.


Đúng 20 giờ đêm đèn thành phố vụt tắt, tiếng đại bác pháo đài Láng bắn vào Thành, đó là hiệu lệnh chiến đấu bắt đầu. Tiếng đạn nổ vang khắp trong thành phố, dưới ánh sáng của đạn pháo và tiếp đến lửa ở các đám cháy bùng lên sáng rõ từng tốp bộ đội, tự vệ nối nhau từ trong các nhà theo kế hoạch đã phân công lần lượt theo đội hình tiến về các mục tiêu phía trước và có lúc xen lẫn cả vào dòng người đang từ nội thành tiếp tục ra. Tiếng cười nói, gọi nhau, lời động viên chúc tụng bộ đội tự vệ diệt nhiều địch vang lên ồn ã trên đường phố. Đạn nổ càng nhiều sáng cả bầu trời thì dòng người tản cư dường như đi chậm lại, đôi lúc dừng lại thành từng tốp chỉ trỏ và đoán với nhau ta và địch đang đánh nhau ở đâu. Một sự kỳ lạ, không khí đi vào cuộc chiến đấu sao mà thấy náo nức, phấn khởi và hồn nhiên.


1. Vây đánh nhà Deléveaux.

Theo kế hoạch đã phân công, sau khi có hiệu lệnh chiến đấu của toàn thành, Trung đội 57 cùng một bộ phận tự vệ tiến hành bao vây nhà Deléveaux tại phố Bích Câu, khẩu đại liên đặt phía trước nhà Deléveaux mở màn đầu tiên thì sau đó tiếng súng trường, lựu đạn ở cả hai phía Bích Câu, Hàng Bột do lực lượng hai Trung đội 57, 56 và tự vệ đồng loạt nhả đạn vào nhà Deléveaux. Địch bắt đầu dùng tiểu liên trong nhà bắn ra, và xạ thủ đại liên của ta trúng đạn hy sinh, anh tên là Vọng. Các cửa ra vào, cửa sồ tầng dưới và trên gác đều đóng chặt. Ta vừa bắn uy hiếp địch và tiếp cận sát chân tường tìm cách phá cửa để xông vào nhưng chưa phía nào lọt vào được. Địch thấy ta vào sát chân tường nên đã rút lên tầng trên bắn xuống, nhưng có thể địch quan sát thấy lực lượng ta bao vây quá đông nên sau đó địch bắn trả thưa thớt. Khoảng nửa tiếng ta và địch ở thế giằng co, ta chưa vào được trong nhà, địch cũng đã rút lên gác cao cố thủ, nên sau đó ta theo ống máng phía Đặng Trần Côn trèo lên mái nhà dỡ ngói ném lựu đạn xuống và gọi hàng thì bên trong địch im lặng không bắn trả lại và sau đó có một tên Pháp và một người Việt, cùng vợ tên Pháp cũng là người Việt nói to là xin đừng bắn và ra hàng, mang theo một khẩu súng. Khi ra hàng hắn run rẩy và tên phiên dịch lại là người Y-pha-nho không phải người Pháp. Ta tiếp tục bao vây, gọi hàng, nhưng địch vẫn im lặng, cùng lúc tự vệ đem đến một quả bom 50kg đặt sát chân tường nhà phía Hàng Bột giật thì bom không nổ. Cuộc bao vây, gọi hàng và tìm mọi cách không vào được trong nhà, thời gian đã gần sáng, ta cho lệnh rút về bố trí các vị trí dọc đường phố và cho một tổ theo dõi quan sát mọi tình hình ở trong nhà Deléveaux. Tại nhà Deléveaux ngay đêm đầu tiên ta gọi hàng được một tên mang theo súng, lấy được một xe mô tô ba bánh, một con ngựa giao lên chỉ huy sở Tiểu đoàn và Ủy ban Liên khu III tại Nhà máy Tóc.


Do ta thiếu kinh nghiệm và sơ hở không tiếp tục đánh quân địch liên tục của ngày sau mà chỉ bao vây, nên chiều 20-12, số địch còn lại tại đây bất thần dùng xe cứu thương vẽ cờ Hồng thập tự dưới sự yểm trợ của xe tăng địch án ngữ tại đầu phố đã tháo chạy mà tổ bao vây không kịp có phản ứng, một bộ phận tự vệ lại tôn trọng luật quốc tế nên không truy kích địch.


2. Vây đánh khu nhà hạ sĩ quan Pháp, phá trạm điện.

Đồng thời với lực lượng vây đánh nhà Deléveaux thì một bộ phận lực lượng của Đại đội 29 cùng tự vệ tiến đánh các nhà Jeanne d'Arc, khu nhà hạ sĩ quan Pháp tại đầu phố Hàng Bột giáp đường Nguyễn Thái Học.

- Tại khu nhà hạ sĩ quan Pháp đầu phố Hàng Bột, từ sô 14 đến số 24 đều là nhà riêng và vợ con họ là người Việt. Chúng đều có trang bị tiểu liên, súng ngắn, lựu đạn. Khi có hiệu lệnh chiến đấu toàn Thành, đèn tắt, súng nổ thì các khu nhà này vẫn im lặng. Lực lượng ta bao vây gọi hàng, chúng không bắn ra nhưng cũng không ra hàng, ta cũng chưa nổ súng. Sau đó các anh em tự vệ vào các nhà lân cận vác một số giát giường và chăn bông chất đống vào trước cửa các khu nhà và chuẩn bị đổ dầu và xăng vào đốt, bọn chúng, nhất là vợ con là người Việt nghe thấy ta hạ lệnh đốt nhà, nếu không ra hàng thì lập tức có nhiều tiếng vợ con tụi sĩ quan Pháp từ trên gác kêu khóc và xin đừng đốt để ra hàng. Sau đó cửa nhà dưới mở, lần lượt 3 tên sĩ quan Pháp hai tay giơ cao cùng vũ khí ra trước, liền đó là vợ con chúng ra theo. Lập tức ta tước một khẩu tiểu liên, một súng ngắn và cho giải về phía sau.


Các trận đánh tiếp theo từ ngày 20-12-1946 đến trưa ngày 30-12-1946 trên đường phố Hàng Bột.

- Tại nhà Jeanne d’Arc, vì là vị trí khá kiên cố nên Ban chỉ huy tiểu đoàn tăng cường cho bộ phận đánh vào đây thêm lực lượng bộ đội trợ chiến gồm có một khấu 37 ly với 5 viên đạn và một khẩu 12,7 ly và 75 viên đạn. Kế hoạch tác chiến là lực lượng bộ đội, tự vệ áp sát tường nhà thì khẩu 37 ly bắt đầu bắn ra sau đó 12,7 ly cũng phát huy hỏa lực yểm trợ cho các đơn vị xông vào. Nhưng đại bác 37 ly bắn được một phát thì mối hàn bệ súng rời ra không tiếp tục sử dụng được, hoả lực 12,7 ly bắn được vài viên thì súng bị hỏng hóc chữa không được nên phải cho hai loại hoả lực 37 ly và 12,7 ly về phía sau, các bộ phận còn lại dùng súng trường và lựu đạn từ bên ngoài tường bắn và ném vào phía trong, địch dùng mọi hoả lực bắn liên tục chặn không cho ta đột nhập. Cuộc chiến đấu tại đây kéo dài, cũng lúc đó được báo cáo quả bom chôn gần ngã tư Văn Miếu giật không nổ, đề phòng có thể lực lượng cơ giới của địch kéo ra chi viện nên sau đó ta cho lệnh trở về bố trí giữ trận địa đường phố để sẵn sàng chống địch sẽ tấn công ta vào những ngày sau. 21-12-1946 một ngày yên tĩnh. Nhưng đến ngày 22-12-1946, địch đã có những hoạt động mới.


- Buổi sáng đều có hai xe tăng từ trong Thành ra đến án ngữ tại ngã tư Hàng Bột - Cát Linh, dùng đại bác hoặc 12,7 ly bắn dọc theo đường phố vào các điểm cao tầng nghi có ta bố trí, đến chiều lại rút về trong Thành. Kết hợp với bắn phá của xe tăng thì khẩu 82 ly của chúng tại nhà Jeanne d’Arc cũng thỉnh thoảng bắn sâu vào trận địa ta, gây cho việc tiếp tế, di chuyển, bố trí, thông tin liên lạc trên đường phố gặp không ít khó khăn. Một sáng tạo, một hành động nghi binh là huy động nồi, xoong, chậu... úp suốt dọc chiều dài từ ngã tư Cát Linh đến ngõ Văn Chương giả làm trận địa mìn ngăn chặn địch không dám thọc sâu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #42 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2021, 07:58:16 am »

Trận đánh xe tăng địch tại ngã tư chiều 23-12-1946.

Ngày 22-12-1946 xuất hiện xe tăng địch đến án ngữ và dùng hoả lực bắn phá trận địa ta là một điều bất lợi. Trong tình thế hết sức khẩn trương và cũng do nôn nóng muốn thanh toán trở ngại này đối với ta càng sớm càng tốt nên dù đang là ban ngày, một tổ ba người do đồng chí Thọ, Trung đội phó chỉ huy chọn một số quả lựu đạn Nhật bất thần vượt qua đường áp sát vào xe tăng dùng lựu đạn để phá. Nhưng mới từ các hố cá nhân sát ngã tư vọt lên chạy đến giữa ngã tư thì đã bị hoả lực trên xe của chúng phát hiện bắn mạnh, đồng chí Thọ bị thương vào chân. Một tổ chiến sĩ thuộc Trung đội 56 tại nhà cao tầng đầu phố bắn yểm hộ và cả tổ đã rút về vị trí cũ. Nhưng sau đó khẩu 37 ly trên xe tăng địch phát hiện bắn vào nhà đó làm Chính trị viên Trung đội 56 Nguyễn Thế Lĩnh và tự vệ Nguyễn Văn Chung hy sinh.


Trận đánh địch có lực lượng đông, có xe cơ giới, hoả lực mạnh từ sân Hàng Đẫy định đánh chiếm, tiêu diệt lực lượng ta tại phố Bích Câu (sườn trái của Đại đội) chiêu 28-12-1946.


Khoảng 14 giờ chiều ngày 28-12-1946 trên đường phố đang yên tĩnh, thì phát hiện có tiếng xe cơ giới hoạt động phía sân Hàng Đẫy (Septo), sau đó thấy vài chiếc GMC chở lính Pháp, trong số này có cả một số lính là nữ chạy từ đường Hùng Vương - Nguyễn Thái Học vào đổ quân tại trong sân vận động Hàng Đẫy. Thấy hành động này ta phán đoán địch không thọc sâu được vào trận địa của ta dọc Hàng Bột nay có thể dùng lực lượng đông đánh vào sườn trái của trận địa ta mà ở đây địa hình trống trải, địch có xe cơ giới vận động áp sát để nhanh chóng thọc sâu vào tiêu diệt lực lượng ta và có thể chiếm các nhà do ta đang bố trí để uy hiếp toàn bộ đường phố này. Do đó tranh thủ khi quần chúng mới từ xe xuống, hàng ngũ còn lộn xộn, Ban chỉ huy đã ra lệnh cho Trung đội 57 và đơn vị tự vệ là anh em Việt Nam Cứu quốc làng An Trạch đang bố trí tại nhà cao tầng phố Bích Câu đồng loạt nổ súng. Bị bất ngờ nên đội ngũ chúng hỗn loạn, kêu la, chạy toán loạn. Ta tiếp tục bắn và sử dụng một tổ tự vệ xông ra cướp một số súng, nhưng cơ số đạn của ta có hạn nên bắn thưa thớt. Địch sau giây phút bị hỗn loạn đã củng cố lại đội hình, chỉ huy mọi hoả lực tiểu, trung, đại liên bắn mạnh về phía ta làm cho cả tổ bị hoả lực địch bắn chặn phải quay lại trận địa. Ta tiếp tục bắn vào đội hình chúng, còn địch cũng chỉ dùng hoả lực bắn mãnh liệt và liên tục về trận địa ta cho bọn cứu thương chuyển số bị thương bị chết lên xe không dám xông lên thọc vào nơi ta bố trí. Hai bên bắn nhau giằng co kéo dài khoảng 40 phút, sau khi địch đã chuyến hết số lính thương vong thì cũng rút khỏi sân vận động về trong Thành. Trận này ta diệt và làm chúng bị thương khoáng trên 10 tên. Bên ta không có thương vong.


Trận đánh giành giật từng căn nhà, từng ngõ hẻm trên đường phố Hàng Bột ngày 30-12-1946.

Đối với địch, sau một thời gian bị động, đối phó lúng túng nay đã có những cuộc hành quân giành thế chủ động trong Liên khu I, II và ngay trên đường phố Hàng Bột và Khâm Thiên thuộc Liên khu III.

Mờ sáng ngày 30-12-1946 trời còn lạnh, nhiều sương mù đã thấy tàu bay địch ném bom tại khu vực chỉ huy sở Tiểu đoàn và Ủy ban kháng chiến Liên khu III tại Ô Chợ Dùa và địch đã dùng xe tăng cùng lực lượng bộ binh tấn công vào đường phố Hàng Bột ở hai hướng. Tại đầu ngã tư Hàng Bột - Cát Linh địch có xe tăng và bộ binh đi kèm tấn công dọc hai bên phố. Xe tăng địch còn ngại bãi mìn nghi binh của ta trên dọc đường nên chỉ đứng án ngữ tại ngã tư dùng hoả lực bắn dọc phố vào các đồ vật đặt trên đường để thăm dò và tìm đường tiến mà chưa dám thọc sâu, bộ binh địch đi men theo hai bên phố thì bị ngăn lại không tiến nhanh được do phải đối phó các chiến sĩ bộ đội, tự vệ dưới các hố cá nhân trước cửa các nhà cạnh hè phố và trong từng căn nhà bắn hoặc ném lựu đạn ra. Địch dừng lại và từ xa ném lựu đạn vào từng hố cá nhân gây cho ta một số chiến sĩ bị thương vong do ta thiếu kinh nghiệm đào hố cá nhân chiến đấu nhưng lại không có giao thông hào di chuyển vào trong nhà. Trong tình thế đó phải rút hết các lực lượng bố trí ở các hố cá nhân vào tổ chức chiến đấu ở trong nhà bắn ra buộc địch không thể tiến nhanh được. Cùng thời gian thì tại hướng Bích Câu xe tăng địch cùng bộ binh tràn qua khoảng trống từ sân vận động Hàng Đẫy nhanh chóng bao vây nhà cao tầng có bộ đội ta đang bố trí, dùng hỏa lực mạnh của xe tăng như đại bác 37 ly, trọng liên 12,7 ly bắn vào và quét chặn các cửa ra vào, lối rút về phía sau của đơn vị. Sau một hồi bắn và dùng lựu đạn đánh trả địch thì trung đội trưởng Hoàng Dung và một số chiến sĩ ta bị thương, một số thì hết đạn đã dũng cảm nhảy từ tầng cao xuống tổ chức yểm trợ cho nhau và cũng đã thoát khỏi sự bao vây của địch, chuyển về phía sau nhà cô nhi viện tiếp tục chiến đấu.


Trên đường phố Hàng Bột cuộc chiến đấu giữa ta và địch giằng co từ tờ mờ sáng và chặn bước tiến của chúng cho đến 15 giờ cùng ngày địch mới đẩy lùi lực lượng ta đến ngã tư Ô Chợ Dừa. Với cự ly chiều dài từ ngã tư Hàng Bột - Cát Linh đến ngã tư Ô Chợ Dừa khoảng 1000 mét, địch đã huy động một lực lượng khá đông có tăng yểm hộ mà phải mất hơn 10 tiếng đồng hồ mới đẩy lùi ta ra khỏi trận địa. Trong một ngày chiến đấu căng thẳng và quyết liệt này, một trung đội trưởng Trung đội 56 của ta hy sinh đồng chí Nguyễn Văn Phả và một số chiến sĩ bộ đội, tự vệ chết và bị thương.


Âm mưu của địch là dựa vào đội quân viễn chinh muốn đánh chiếm Hà Nội trong 24 giờ.

Về ta, chỉ ở một đường phố nhỏ bé này, lực lượng vũ trang non trẻ, chưa qua chiến đấu, vũ khí thô sơ, được mọi tầng lớp nhân dân tuyệt đối tin cậy ủng hộ tất cả cho kháng chiến. Quân và dân đã dũng cảm chiến đấu, linh hoạt, sáng tạo trong 11 ngày đêm chống lại quân đội thực dân nhà nghề, góp phần cùng quân dân cả nước làm thất bại âm mưu địch là đánh nhanh thắng nhanh.


Đại đội 29 cùng lực lượng Tự vệ Hàng Bột đã hoàn thành nhiệm vụ cầm chân giặc, tiêu hao lực lượng giặc tại Hàng Bột.

31-12-1946 Đại đội 29 lại cùng các đơn vị trong Tiểu đoàn chặn đánh địch từng bước tại Ấp Thái Hà, thị xã Hà Đông, góp phần hoàn thành nhiệm vụ Bộ chỉ huy Khu XI giao cho Tiểu đoàn 523 ở ngoại ô Thủ đô từ 30-12-1946 đến 2-3-1947.

Sau 2-3-1947 Đại đội 29 lại nhận lệnh hành quân của tiểu đoàn đến mặt trận mới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #43 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2021, 08:00:52 am »

VÀI KỶ NIỆM THỜI HOẠT ĐỘNG
TUYÊN TRUYỀN XUNG PHONG LIÊN KHU III


Lê Minh Thái - Chuyên viên Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt
Lê Hồng Ngọc - Kỹ sư quản đốc Nhà máy kẹo Hải Hà


Gia đình tôi trước Cách mạng tháng Tám ở ngôi nhà 96 phố Hàng Bột (nay là 106 Tôn Đức Thắng) là ngôi nhà hai tầng khang trang, gần khu Văn Miếu và nhà Đờ lê vô.

Nhiều cán bộ hoạt động trước Cách mạng tháng Tám và Liên khu III Hoàng Diệu đều biết ngôi nhà này vì đó là cơ sở của Việt Minh.

Xuất thân từ gia đình thuộc tầng lớp trên nhưng bố tôi mất sớm, mẹ tôi phải nuôi đàn con thơ dại nên cuộc sống gia đình cũng bị sa sút dần. Tuy vậy mẹ tôi vẫn cho các con ăn học đầy đủ, con trai học trường Bưởi, con gái học trường Đông Khánh.


Mẹ tôi cũng nhìn rõ cuộc sống chật vật của dân thành thị, cảnh chết đói năm 1945 trên đường phố, nên bà cũng có cảm tình với Việt Minh. Bà không hề ngăn cản các con hoạt động. Người anh trai lớn của chúng tôi là anh Nguyễn Bá Lương - sinh viên Luật, hoạt  động Đảng Dân chủ, đến kháng chiến là đội viên Tuyên truyền xung phong Liên khu III, rồi là cán bộ tình báo Bộ Tổng tham mưu, được cử vào Nam hoạt động trong Bộ Ngoại giao nguỵ quyền (là Tiến sĩ Luật), bị địch bat giam hai lần, đến hoà bình lập lại anh đã được quân đội xác nhận hoạt động nhưng vì đau ốm nên được nghỉ hưu và mất năm 1980. Người anh thứ hai là Nguyễn Diệp Câu (Lê Quân), anh là người hoạt động Việt Minh đầu tiên trong gia đình do anh Vũ Oanh giác ngộ. Sau Cách mạng tháng Tám anh là Chính uỷ Trung đoàn 48, Đại đoàn 320, anh đã có nhiều thành tích chiến đấu trên mặt trận tả ngạn, đến 1952 anh đã hy sinh, được tặng thương Huân chương quân công hạng ba.


Các anh tôi đều hoạt động Việt Minh bí mật, nhiều cán bộ Việt Minh thường qua lại hội họp, ăn ở, hoạt động cất giấu in ấn các tài liệu truyền đơn, súng đạn... như các anh Vũ Oanh, Vũ Quang, Lê Đức Vân, Lê Anh Bảo, Nguyễn Quyết, Hà Minh Tuân, Thái Hy, Quang Liên và nhiều anh khác nữa.


Để tạo thuận lợi cho mọi hoạt động, anh Lê Quân đã giác ngộ và dìu dắt cho các em gái tham gia như cho đọc và cất giấu các tài liệu, báo Cứu quốc, Cờ giải phóng, ủng hộ quĩ Việt Minh, khâu cờ đỏ sao vàng và tham dự các cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức.


Sau Cách mạng tháng Tám, chúng tôi tham gia Ban chấp hành Phụ nữ Cứu quốc Liên khu III do chị Minh Thanh phụ trách. Cùng hoạt động có các chị Kim, Hoà, Thiện, Kim Thoa, Chúc v.v... Chị Lê Minh Thái phụ trách phụ nữ phố Sơn Tây và làng An Trạch, chị Quỳnh Vân phụ trách phụ nữ Hàng Bột, Hồng Ngọc phụ trách phụ nữ Sinh Từ và thiếu nhi An Trạch. Chúng tôi còn tham gia sôi nổi các phong trào dạy Bình dân học vụ, cứu thương, tự vệ, Tuyên truyền xung phong và học hát các bài ca cách mạng do anh Quản Liên hướng dẫn.


Đến 19-12-1946 tiếng súng kháng chiến bùng nổ, chúng tôi bắt đầu thoát ly khỏi gia đình đi theo đội Tuyên truyền xung phong. Chị Quỳnh Vân lúc đó bị ốm nên phải tạm thời cùng mẹ tôi và em út Phương Trâm đi tản cư ra Cự Đà. Ít lâu sau anh Vũ Quang và Lê Đức Vân tổ chức đón chị ra hoạt động kháng chiến ở Bắc Giang.


Ba anh em chúng tôi (anh Lương, Thái, Ngọc) đã sẵn sàng ba lô trên vai tham gia đội Tuyên truyền xung phong Liên khu III. Toàn đội chỉ có 3 nữ là Thái Ngọc Hải và vài chục anh trong đó có các anh cùng ở phố Hàng Bột như anh Hựu, Phú, Giao, Khoa... đội trưởng là anh La, thời kỳ đó phụ trách Liên khu III là anh Đỗ Trình.


Từ 4 giờ chiều chúng tôi được lệnh tập trung ở nhà chị Nhâm (Thịnh Hào), chuẩn bị buổi mít tinh tối, chị Thái được phân công lên diễn thuyết ở đầu Ô Chợ Dừa. Đến 8 giờ tối đột nhiên toàn thành phố tắt điện, tiếng súng vang lên ầm ầm và pháo sáng fusée bay lên vùn vụt làm sáng cả bầu trời. Cuộc kháng chiến đã bắt đầu!


Chúng tôi theo lệnh tập trung kéo nhau chạy băng qua cánh đồng đến một ngôi mộ phía sau Ô Chợ Dừa, mật lệnh là "Phượng hoàng", vừa chạy khom khom vừa phải nằm rạp xuống khi tiếng đạn bay qua kêu "chiu chiu vèo vèo" xen lẫn tiếng "tắc bọp" trong đêm tối làm cho chủng tôi vừa hoảng sợ, cũng vừa thích thú.


Đêm hôm đó chúng tôi nghỉ ở nhà bác sĩ Lam, trong một buồng kho không có giường chiếu, toàn đội đều ngồi ngả lưng vào tường. Chúng tôi vừa bị lạnh, vừa là đêm đầu tiên xa nhà nên không ngủ được. Sáng hôm sau mỗi người được phát một nắm cơm khô rã rời hơi có mùi thiu với một ít rau muống luộc, muối vừng đặt trên mảnh lá chuối xanh, đứng ăn ở đầu bờ tường. Lúc đó cảm giác đầu tiên của tôi ngỡ ngàng "bắt đầu gian khổ từ đây rồi" vừa mới hôm qua còn sống ở gia đình nay bỗng thay đổi sinh hoạt hoàn toàn, nên bước đầu không khỏi bàng hoàng... Tuy đói, mệt nhưng cố ăn cũng không được, tôi là cô gái nhỏ tuổi nhất trong đội, nên tủi thân oà lên khóc! Nhưng rồi qua cơn xúc động ấy tôi lại xác định được ngay, nghĩ rằng "kháng chiến tất cả mọi người đều như vậy", dấn thân vào cuộc chiến đấu tự nguyện đầy thử thách gian lao nhưng cũng rất tự hào...


Mấy hôm sau chúng tôi đã thích nghi và say sưa ngay vào nhiệm vụ trong không khí hừng hực sục sôi của ngày đầu kháng chiến. Chị Thái vào đội Tuyên truyền chuyển đến các nơi đông dân và gần cơ sở địch đóng, bắt tay lên miệng làm loa đọc các tài liệu Trường kỳ kháng chiến, lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, nhật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lời kêu gọi binh lính Pháp (tiếng Pháp). Còn tôi tham gia đội tán phát chạy đi dán áp phích, rải truyền đơn ở các địa điểm như gần nhà Đờ lê vô, đầu phố Hàng Bột Văn Miếu.


Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn quần lụa sồi đen (thay vì hàng ngày đi học vẫn mặc quần trắng), áo dài the đen, dép cao su con hổ, cứ mỗi lần trước khi "xuất quân" thì áo dài thắt chéo vạt trước ra sau, tóc phi dê búp ănglê được buộc túm gọn gàng, biết rằng nguy hiểm tính mạng nhưng chúng tôi vẫn rất hồn nhiên, hoan hỉ không biết gì là sợ, bắt tay anh chị em với lời chào táo bạo adieu (vĩnh biệt), tinh thần sẵn sàng trước mọi tình huống xảy ra.


Trên đường đi phải chui qua các lỗ ngách đục thông tường từ nhà này sang nhà khác, rồi vụt chạy qua đường, nhanh chóng phết áp phích lên tường. Có lần đạn từ bốt của địch phía Hàng Đẫy bắn vèo vèo dọc theo đường Hàng Bột, chúng tôi nằm rạp xuống rồi lại chạy vượt qua, làm xong nhiệm vụ trở về mới thở phào nhẹ nhõm.


Còn những kỷ niệm rất ngây thơ, ở tuổi đó tôi vẫn còn rất nhớ nhà, chỉ muốn quay về nhìn lại ngôi nhà, và rồi lấy đi mấy bánh xà phòng, một cái gương con, một mảnh vải trải giường làm chăn đắp, còn bao nhiêu thứ quý giá đều bỏ lại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #44 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2021, 08:01:49 am »

Rồi từ đấy mặt trận mở rộng, đội Tuyên truyền xung phong cũng phải rút dần ra ngoại thành về làng Khương Trung. Đi đến đâu các buổi tối đều tổ chức mít tinh tuyên truyền trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, và còn đóng cả kịch cho dân xem. Có một hôm đóng kịch đến đoạn mẹ khóc con chết ("mẹ" do chị Thái đóng, "con" do Ngọc đóng)... Khi mẹ quỳ xuống ôm con khóc thì lại cười rũ rượi làm cho người xem cũng phải cười "đáng lẽ bi kịch thành hài kịch"!


Hồi đó cuộc sống thật gian khổ nhưng rất vui, hầu như đêm nào chúng tôi cũng phải hành quân suốt từ làng này qua xã khác, qua các cánh đồng bờ ruộng tối om, người nọ bám sát người kia nắm tay nhau hoặc nhìn hình mờ mờ phía trước mà đi, lúc nghỉ ngơi vẫn đàn hát không biết gì là mệt nhọc.


Mẹ tôi đã nhiều lần nhắn gọi tôi ra hậu phương để đi học tiếp vì mẹ thương tôi còn nhỏ (lúc đó tôi mới 16 tuổi), nhưng tôi đã xác định thoát ly đi kháng chiến theo lý tưởng của thanh niên và phải dấn thân vào cuộc đời cán bộ như đã hứa với người yêu trước ngày kháng chiến.


Sau thời gian ngắn, đội Tuyên truyền xung phong giải thể, chúng tôi được anh Lê Quang Đạo phân công đi làm nhiệm vụ mới. Anh Lương vào quân đội, chị Thái vào đội ATK của Khu uỷ (An toàn khu do anh Trần Quốc Hoàn phụ trách), còn tôi vào đội Ủy lạo binh sĩ của Khu uỷ XI, toàn các chị em nữ thanh niên do chị Đỗ phụ trách, đi đến các trạm thăm hỏi thương binh. Sau đó tôi chuyển dần lên công tác ở cơ quan Phụ nữ trên chiến khu Việt Bắc.


Cở sở nhà 96 phố Hàng Bột và hoạt động của chúng tôi chỉ là một trong nhiều cơ sở cách mạng của Hà Nội, là thực tế chứng minh tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ, sẵn sàng hy sinh tất cả tài sản và tính mạng tham gia vào cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập tự do cho Tổ quốc.


Để nhớ lại kỷ niệm ngày đầu kháng chiến, năm 1993 chúng tôi đã làm mấy bài thơ, trong đó có một đoạn như sau:

   Ngày đầu kháng chiến năm xưa
   Chúng ta cùng vác ba lô lên đường
   Bao ngày dãi nắng dầm sương
   Nước nhà chinh chiến sẵn sàng hy sinh
   Tham gia tán phát, xung phong
   Truyền đơn, áp phích, loa rong gọi thù...
   Một lòng gìn giữ Thủ đô
   Bảo vệ độc lập Bác Hồ mới trao
   Đấu tranh chung một chiến hào
   Lên đường công tác vẫy chào "adiơ" (adieu)
   Vĩnh biệt mà chẳng "ôuoa" (au revoir)
   Biết đâu xấu số: thành ma chiến trường
   Tiếng súng "tắc bọp" nổ ran
   Chẳng ai sơi đạn, mà càng hăng say
   Nắm cơm rau muối đánh Tây
   Vũ khí: võ miệng, cùi tay... sợ gì!
   Vẫn vui, vẫn khỏe, vẫn đi
   Xông pha lửa đạn, xá gì nắng mưa
   Nhớ nhà, thương mẹ già nua
   Thương người yêu chốn phương xa sống, còn?
   Lúc này trước phải chữ Trung
   Trên đầu chữ Hiếu, trong tâm chữ Tình
   Quý nhau tình bạn trong lành
   Bài ca, câu hát, tiếng đàn làm vui
   Hát bài: "Cô hái hoa tươi"
   "Dừng chân đứng lại cho tôi nhắn cùng
   "Hái hoa xin chớ bẻ cành
   "Để hoa lại nở, mùa Xuân đến rồi!"
   Chiến trường, nhiệm vụ xong xuôi
   Rút về hậu tuyến khắp nơi, nẻo đường...
   Ngày nay đã có hoà bình
   Ơn Đảng, ơn Bác, một lòng kiên trung.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #45 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:07:17 am »

NHỚ VỀ NHỮNG ĐỒNG ĐỘI NĂM XƯA


Đại tá Tống Thị Hoà*
Tống Thị Hoà - nguyên chiến sĩ Hàng Bột, 1946


Phố Hàng Bột của chúng tôi bắt đầu từ số 2 giáp đường Nguyễn Thái Học, một bên là Văn Miếu kéo dài đến Ô Chợ Dừa, chia ra Hàng Bột trên (đến nhà cô đạo Hiến, cắt ngang bằng phố Trương Vĩnh Ký, nay là Phan Văn Trị) và Hàng Bột dưới kéo dài đến Ô Chợ Dừa.


Sinh sống trong phố này hầu hết là bà con quen biết nhau, do vậy các con cũng chơi với nhau theo lứa tuổi. Nhưng cũng chỉ đến lúc Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 mới thật sự gắn bó thân thiết như ruột thịt, nhất là những ngày chuẩn bị kháng chiến và chiến đấu trên đường phố Hàng Bột.


Mỗi nhóm chúng tôi có liên lạc nhiều, ít với cán bộ Việt Minh hay cảm tình của Việt Minh theo mối quan hệ riêng nhưng vẫn giữ nguyên tắc bí mật. Ví dụ chúng tôi đều biết nhà 96 phố Hàng Bột là cơ sở cách mạng nhưng không ai tự mình quan hệ, hay như anh Tống Lập và tôi, chơi với anh Tô Quang và Tô Băng Khải là em anh Tô Liêu (tức Tô Duy), cháu ruột đồng chí Tô Hiệu, từ đó chịu ảnh hưởng và dấn thân theo con đường cách mạng. Cũng như các hộ ở rất đông trong chùa Bà Trẻ (lúc đó là 59 phố Hàng Bột, nay là trụ sở cán bộ hưu trí phường Quốc Tử Giám), ai cũng biết ông bà Khiêm (cô chú ruột chị Trần Thị Lê) nấu cơm tháng cho một số đảng viên cộng sản, dưới hình thức là sinh viên trọ học, nhưng ai cũng có ý thức giữ bí mật. Chỉ đến khi mật thám đến bắt và khám nơi ở thì hàng phố mới biết. Và lúc đó anh Trần By (anh ruột chị Trần Thị Lê) và bà Tống Thị Hiền đổi họ là Trần Thị Hiền thay nhau vào thăm "anh" là Trần Thuyên để thông tin tức. Hay anh Liêm con cụ Hai Hân nhà ở góc Hàng Bột - Phan Văn Trị (sau đổi bí danh là Chín ở Công vận Hà Nội) hoạt động bí mật. Năm 1950 anh bị chết trong Hà Nội. Bà Tống Thị Hiền đến đặt trên thi hài anh miếng lụa đỏ. Có thể còn nữa mà tôi không biết hết. Tháng 3-1945, người các vùng nông thôn đến phố tôi, chết đói rất nhiều. Đầu tiên chúng tôi rất sợ. Sau rồi tình thương lấn át. Chúng tôi đoàn khất thực phố Hàng Bột - lúc đó mới chỉ là Thiện, Thọ, Đức, Nhiên v.v... và thanh niên có Lập, Ban, Phúc Nghiêm, Đạt... đi xin cơm và gạo nấu cháo đổ cho từng người. Các bố mẹ chúng tôi bảo đổ ít một, kẻo đói lâu, ăn no chết luôn. Còn anh Lập cùng các anh Thọ, Ban, Phúc Nghiêm, Đạt đen đi nhặt xác gom lại chờ xe bò đến chở mang đi đâu không biết. Tuy được cứu đói như vậy nhưng cũng không mấy người qua khỏi được cái chết.


Việc làm tuy mang tính tự giác nhưng chính là nhờ được đọc báo bí mật (Cứu quốc) càng thêm căm thù giặc Pháp và Nhật.

Ý thức và tình cảm cách mạng đã hun đúc trong chúng tôi từ những ngày còn bị Pháp - Nhật đô hộ, nên khi có lệnh Tổng khởi nghĩa thì lập tức tất cả đều thành những dòng người trong các cuộc tuần hành, cờ đỏ sao vàng ở đâu mà nhiều thế.


Tôi, ít tuổi hơn, nhưng lại dám mạnh dạn đến vận động các chị Trần Thị Lê, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Nguyệt (hai chị em bán chuối ở chợ Đồng Xuân), chị Trần Thị Chắt (bán chuối) đều ở trong chùa Bà Trẻ. Hồ Thị Thọ, Đức, Hội (đan len) vào Đoàn Phụ nữ Cứu quốc. Các chị nhiệt tình tham gia ngay vì các chị đều biết gia đình tôi mà tôi lại đang là học sinh - được coi là có văn hoá. Chúng tôi cũng sinh hoạt các buổi tối. Tài liệu thì lên Phụ nữ Cứu quốc Hoàng Diệu và các anh thanh niên (sau là Tự vệ Hoàng Diệu phố Hàng Bột) cung cấp. Ít ngày sau chị Minh Thanh đến sinh hoạt công nhận đoàn Phụ nữ Cứu quốc Hàng Bột trong Liên khu III. Tiếp đến các chị Hải (Nha công an sau này, vợ đồng chí Bùi Lâm) rồi chị Thoa (vợ đồng chí Đỗ Trình bây giờ) đến khai hội và dạy hát, đặc biệt chị Thoa có giọng hát ấm, rất hay, có sức cuốn hút nên đoàn Phụ nữ Cứu quốc ngày một đông.


Tôi lại vào làng An Trạch gặp chị Sầu (sau là Liên phó phòng Thương nghiệp quận Hoàn Kiếm) và chị Hảo ở chùa Trại (Cát Linh) bàn lập đoàn Phụ nữ Cứu quốc An Trạch.

Quỳnh Vân ở 96 phố Hàng Bột đến gặp tôi, nắm lại tình hình phụ nữ. Tù đó Quỳnh Vân lo cho phong trào Phụ nữ Cứu quốc An Trạch qua chị Liên và chị Hảo. Còn Hàng Bột dưới tôi giới thiệu Quỳnh Vân đến gặp chị Trọng (nay là Thuỷ, vợ cố đại tá QĐNDVN Lê Tư) không rõ Quỳnh Vân có liên lạc được không.


Đến tháng 10-1946 thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (mà nòng cốt là PNCQ). Tôi và Thọ lại đến chị Thái con ông thầu khoán Trần Đình Thọ, chị Hanh ở gần nhà anh Nguyễn Xuân Hồng, hai chị Vinh, Quỳnh (Thiên chúa giáo) mời các chị đứng ra thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phố Hàng Bột. Các chị đều vui vẻ nhận lời vì đều biết gia đình tôi (sau này vào nội thành, năm 1951 tôi còn đến nhà hai chị Vinh và Quỳnh ở phố Bát Sứ vẫn được các chị tiếp đón).


Sau khi thành lập Phụ nữ Cứu quốc, chúng tôi vận động các gia đình cho các em lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng tham gia vào đội Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng tháng 8 và đều bàn giao cho anh Hạnh và Hợp ở Hàng Cháo phụ trách.


Trung thu 1945, Phụ nữ Cứu quốc Hàng Bột và An Trạch tổ chức bày cỗ Trung thu cho các em, riêng một gian tại bờ hồ Hoàn Kiếm còn tham gia trò chơi chống xâm lăng do các anh thanh niên tổ chức trên các thuyền trên hồ. Đến kết thúc ta thắng Tây thua thì ra về. Mệt nhưng ai cũng vui, phấn chấn.


Học cứu thương.

Sau nạn đói ít lâu xảy ra tình hình có bệnh sốt rét định kỳ và chấy rận. Tôi lên nhà Bảo Anh Đường (nay là Hội người mù 135 Nguyễn Thái Học) đề nghị cho được đi tham gia chữa bệnh từ thiện. Tôi được một anh lớn tuổi - Nguyễn Khắc Kỳ - tiếp, rất hoan nghênh và hứa dạy chúng tôi tiêm chủng. Trước tiên thực tập trong Bảo Anh Đường, sau anh Kỳ tổ chức cho chúng tôi gồm: Thiện, Thọ, Đức, Nhiên... thành đoàn do anh lãnh đạo mang theo thuốc và dụng cụ y tế về các xã thuộc huyện Thanh Trì tiêm và phát thuốc. Cũng từ đây chúng tôi có mối liên hệ tốt với anh, được anh dạy thêm cách làm cáng, tải thương, băng bó sơ cứu trong điều kiện không có thuốc men, và trên địa hình không thuận lợi khiêng cáng vì anh Kỳ là sĩ quan quân y, phải đi theo Bộ Quốc phòng nên trước ngày Toàn quốc kháng chiến, anh giới thiệu cho tôi gặp anh Nguyễn Khắc Toàn và mời anh Toàn về phụ trách trạm cứu thương của Hàng Bột mà tháng 12-1946 đóng tại ngõ Văn Hương trại ông Đỗ Lợi (thân phụ cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Huân ở 30 Nguyễn Thái Học).


Chúng tôi còn tổ chức làm bánh, thêu hộp lưu niệm v.v... để bán trong những buổi Tự vệ diễn kịch bán vé lấy tiền mua vũ khí, thuốc men. Quỳnh Vân đã tổ chức việc này rất tốt: tất cả đều làm tại nhà 96 với sự giúp đỡ của tất cả các chị Châu Thi, Thái Tiên, Hồng Ngọc và em Phương Trâm. Kết quả tiền bán các thứ thu được khá lớn, chủ yếu do các gia đình nhiệt tình ủng hộ nhiều hơn giá bán.


Học quân sự.

Tình hình ngày càng khẩn trương, chị em cần phải được học tập quân sự, sử dụng vũ khí cần thiết khi chiến đấu. Tôi liền mời chị Nguyễn Thị Châu, bạn học (nay là Tường Việt, trung tá Trường Đại học An ninh Bộ Công an, đã nghỉ hưu) lúc đó là nữ Tự vệ chiến đấu ở 107 Trần Hưng Đạo, về phố Hàng Bột huấn luyện quân sự. Phụ nữ Cứu quốc Hàng Bột, An Trạch tham gia đầy đủ, hăng hái, tích cực. Việc này phát huy tác dụng tốt cho công tác cứu thương trong chiến đấu.


Chuẩn bị vào kháng chiến, chúng tôi cũng phân công theo Tự vệ, là Phụ nữ Cứu quốc An Trạch chịu trách nhiệm từ Đặng Trần Côn, Bích Câu vào An Trạch, ngoài Hàng Bột là chúng tôi. Như vậy cơ động thuận tiện và tránh được đạn địch.


Chiến sự nổ ra, đã sẵn sàng ai vào việc nấy. Tại Trạm cứu thương còn có thêm chị Nhâm - người phụ nữ năm xưa xung phong diễn thuyết ở Sinh Từ (nay là trường Lý Thường Kiệt) và chị Hiếu chị ruột liệt sĩ Nguyễn Chí Chung ở 11 Đoàn Thị Điểm.


Rất tiếc chúng tôi không được tạm biệt với Quỳnh Vân, người bạn gái hiền dịu, da ngăm ngăm đen so với các chị và em, giọng nói trầm ấm, nhỏ nhẹ. Cho đến bây giờ mỗi lần nhắc lại những kỷ niệm xưa, trong chúng tôi ai cũng nhổ lại Quỳnh Vân với tình cảm tốt đẹp.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:33:16 am gửi bởi ptlinh » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #46 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:09:56 am »

Khoảng sau tháng 3-1946, có một số các anh trinh sát Bắc Bộ về hoạt động ở phố, ăn tại nhà bà Tống Thị Hiền ở Bích Câu, còn ở rải rác đâu không biết. Các anh phối hợp với Tự vệ Hàng Bột và Việt Nam Cứu quốc trong An Trạch. Tôi nhớ được có anh Đạt đen (cùng phố), Bảo đen, Bảo trố, Thái Dũng (ốm bệnh chết ở TP Hồ Chí Minh sau 1975), Diện Quang, Trường ô Văn Chương (nay cùng sinh hoạt Liên khu III), anh Chi Việt Nam Cứu quốc An Trạch (ôm bệnh chết 1955). Tôi nhớ vài việc: cùng Tự vệ Hàng Bột giải quyết bọn phản động ở toà báo Vì Nước; răn đe bắt buộc tản cư sơ tán gia đình nhà Louis, thường dân Pháp lai, số cuồng tín tay chân cha cố Hiến ở nhà thờ Hàng Bột.


Bây giờ nghĩ lại tôi thấy có lẽ những việc đó cũng góp phần đảm bảo tuyệt đối an toàn con đường huyết mạch Trung ương, Chính phủ rút ra An toàn khu, và các trận đánh của ta khi nổ súng đêm 19-12-1946.

Trong các ngày 17 và 18-12-1946, chúng tôi vẫn tập trung cùng phụ nữ An Trạch tại nhà cụ chánh tôi, và tối lại về 71-73 Hàng Bột, gần trụ sở Tự vệ. Anh Kỳ đến thăm và tạm biệt. Đó cũng là lần cuối gặp nhau trước khi vào trận đánh. Riêng anh Toàn không ngày đêm nào là không ở trạm, dù chỉ là để kiểm tra sắp xếp chuẩn bị dụng cụ thuốc men. Tôi nhớ anh Toàn thích nhất là mua được nhiều poudre Calomel, loại thuốc đặc trị các loại vết thương lở loét kể cả sâu quảng. 19-12-1946 khoảng 19 giờ 30, chúng tôi chia nhau từng tốp theo từng trung đội Tự vệ Thiện, Lê, Chắt ở ngay điểm chốt của Tự vệ tại nhà "Săm" Thái Lai cách Đơlêvô 5 nhà. Trung đội này anh Tống Văn Lập phụ trách. Chị Thọ, Thu, Nguyệt ở nhà ông Đỗ Đức Long bên số lẻ đối diện với chúng tôi, trung đội này do ông Đỗ Đức Long phụ trách. Còn tốp chị Liên Nhật (lấy chống người Nhật), Hội và nhiều chị nữa thì lên gần khu gia binh đầu phố, số chẵn.


Khi tiếng súng đại bác ở pháo đài Láng bắn vào Thành, chúng tôi đã thấy bao nhiêu là bộ đội Vệ quốc đoàn, Tự vệ và Việt Nam Cứu quốc rầm rập chạy tới các điểm nói trên. Tâm trạng háo hức như muốn làm việc gì thì một lát sau đã nghe tin có một Vệ quốc đoàn hy sinh. Chúng tôi vội chạy vào thì ai đó đập mạnh vào người tôi bảo thấp xuống bò vào. Được một quãng thì tự vệ khiêng đồng chí ấy ra, chúng tôi chuyển tiếp cho Tự vệ khiêng đồng chí ấy ra. Đến khoảng gần nửa đêm Tự vệ và chúng tôi chuyển tiếp anh Phạm Gia Nho đã hy sinh, đưa về phố Trương Vĩnh Ký. Không rõ đến lúc nào thì làm lễ truy điệu, chôn cất. Tôi còn nhớ anh Thọ híp bắn một phát súng và hát bài gì như "Hồn tử sĩ". Chúng tôi ai cũng khóc nhưng không ai thấy sợ.


Nói đến anh Phạm Gia Nho, ai cũng tiếc anh, người thẳng thắng, trực tính. Anh quê ở Nam Định lên Hà Nội bán guốc ở chợ Phan Văn Trị. Anh lấy chị Gái con nuôi ông Tư Hen, nhà ở trong chợ. Anh vào Tự vệ xin vào đội cảm tử. Anh nói đã dặn chị nếu đẻ con trai đặt lên là Tức, con gái đặt tên là Bực, dặn chị đi lấy chồng. Năm 2000 tôi đi tìm lại những người thân của vợ anh thì được biết chị hiện ở thành phố Hồ Chí Minh và có một con gái chị đặt tên là Bực. Cuộc sống sung túc.


Ít ngày sau vào khoảng 23-12-1946, chúng tôi lại lên cáng anh Nguyễn Chí Chung hy sinh. Tôi lấy các giấy tờ trong túi anh Chung đưa cho chị Hiếu và chị hiểu ngay việc gì đã xảy ra. Chị được anh em nói dối là đưa anh Chung vào Bình Đà để chữa. Lúc đó chúng tôi mói thấy thật buồn trong cảnh tử biệt sinh ly giữa những người ruột thịt.


Có một chuyện vui không bao giờ quên được. Đó là hôm 20-12 anh Phạm Văn Nhã bị thương vào mông ở số chẵn Hàng Bột trên Cát Linh, không biết do bọn địch trong Văn Miếu hay ở nhà Jeanne d'Arc bắn ra. Chị Lê khoẻ hơn tôi mới cõng nổi anh Nhã mà chỉ lom khom còn tôi phải đi phía trên để che cho anh Nhã. Anh bảo "Thiện ơi! ghi vào sổ cho anh là Phạm Văn Nhã, trung đội trưởng bị thương nhé". Tôi và chị Lê bật cười, tôi bảo anh "chết đến đít rồi" mà vẫn nhớ là Trung đội trưởng. Chắc thực dân Pháp, nếu biết không thế hiểu nổi "Tu-ve" "Việt Minh ca rê" đánh Tây bị thương mà vẫn bình thản vui đùa như vậy.


Chúng tôi còn phải băng bó, cáng thương, chôn cất một số anh Vệ quốc đoàn nhưng không nhớ tên được hết, chỉ biết anh Phả, anh Lĩnh, có anh chết hôm 30-12 chôn rất vội.

Trong chúng tôi có chị Liên Nhật (lấy chồng Nhật người Việt Nam mới) bị thương do đạn tắc bọp bắn phải, nay vào phần mềm nên nhẹ (trong khi đó bố tôi ở nơi tản cư lại nghe là Thiện nên vội vàng ra thăm tôi).

Nói cứu thương là nhiệm vụ chính lúc đánh nhau, còn chúng tôi phải làm tất cả các việc: từ việc dán áp phích, kẻ khẩu hiệu cùng tự vệ lúc chuẩn bị kháng chiến như là "Thanh niên Thủ đô thề sống chết với Thủ đô"; cùng Tự vệ gọi loa kêu gọi phản chiến hát bài "Li-li bai bai"; mang cơm nắm, nước từ trạm tiếp tế của bà Tống Thị Hiền lên các nơi đóng quân, đưa vào hố cá nhân cho chiến sĩ chuyển lương thực thực phẩm từ các nhà cũng như lúc chuyển từ nhà Deléveaux về trạm tiếp tế.


Ngày rút khỏi Hàng Bột

Tờ mờ sáng 30-12-1946 đã nghe thấy tiếng súng địch từ trên đầu phố. Nghe các anh Tự vệ nói là địch tấn công. Khác với mọi lần các anh bảo cứu thương không lên vội. Súng nổ, bắn phá rất nhiều. Anh Toàn cho lệnh tải thương binh còn lại trạm về ngay tuyến sau, đồng thời chuyển vận cả dụng cụ thuốc men. Mấy anh chị lớn, khoẻ mạnh phải làm việc này.


Lại có tin nói địch đã tràn xuống Hàng Bột, có xe thiết giáp yểm trợ, bộ binh đi sát hè nhà. Vệ quốc đoàn và Tự vệ vừa bắn vừa ném lựu đạn chai cháy chặn địch. Riêng anh Chu Thế Hùng giúp cứu thương vận chuyển và rút đến người cuối cùng. Tôi, Thọ, Nguyệt ra phố Trương Vĩnh Ký, cũng là nhà ở của chúng tôi thì thấy anh Hoàng Dung, Trung đội trưởng đang ôm tay và rất nhiều bộ đội chạy từ phía Đoàn Thị Điểm xuống. Cùng lúc đó có một anh bộ đội bảo lệnh của Đại đội trưởng là đốt các nhà cao tầng ở các ngã tư rồi rút ra Đê La Thành. Thọ, Nguyệt dìu thương binh về trạm.


Anh tôi Tống Văn Lập cũng từ phía số chẵn chạy sang. Theo sau là anh xe lùn ở với nhà tôi. Vì khi gia đình tôi tản cư, anh bảo với anh Lập cho anh vào Tự vệ cùng trung đội của anh Lập. Ba chúng tôi vào nhà soát lại các tủ tìm giấy tờ nhưng không có gì. Sau này gặp lại gia đình mới biết tủ có hai vách, nhét đầy tiền. Anh tôi bảo đốt từ cái xe nhà (vẫn đưa tôi đi học), ba chúng tôi đều lưu luyến căn nhà, anh xe tiếc cái xe, nhưng rồi việc đốt vẫn phải đốt.


Vào trạm cứu thương gặp anh Bạch Thái Hải, vẫn thấy anh Chu Thế Hùng (lúc đó chỉ biết là Hùng thôi) đang giục mấy anh chị chuyển hết. Anh quát mắng chúng tôi sao bây giờ còn ở đây.

Trạm tiếp tế đi lúc nào không biết.

Đến chiều chúng tôi gặp nhau ở ấp Thái Hà.

Tôi ghi lại những dòng này không đầy đủ hết các anh các chị. Nay người mất, người còn, người ở xa, lại có những người không được nhắc đến.

Xin lượng thứ cho.

Hy vọng sẽ còn nhiều dịp hội ngộ, cùng nhau ôn lại chuyện xưa với những kỷ niệm không thể phai mờ.


Ngày 20 tháng 9 năm 2001
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:33:07 am gửi bởi ptlinh » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:13:00 am »

ĐÁNH ĐỊCH Ở HÀNG BỘT DƯỚI


Bùi Văn Nghĩa *
Bùi Văn Nghĩa, nguyên chiến sĩ tự vệ Hoàng Diệu phố Hàng Bột dưới


Cuối tháng 12-1946, 5 chiến sĩ tự vệ được trung đội giao nhiệm vụ trực chiến, gồm:

1. Đồng chí Bùi Văn Nghĩa.

2. Đồng chí Nguyễn Út.

3. Đồng chí Nguyễn Văn Thêm.

4. Đồng chí Nguyễn Văn Nhân.

5. Đồng chí Hoàng Văn Tỵ.


Đồng chí Nghĩa và Út được giao mỗi người một quả lựu đạn Nhật, các đồng chí khác có dao và kiếm. Chúng tôi đóng chốt phía trên trụ sở tự vệ là đình Thịnh Hào cách khoảng 4 nhà. Nhà ngoài có một người đàn ông trạc ngoài 40 tuổi có một con chó bécgiê to để trông nhà, mặt phố nhìn vào, bên phải có cổng đi vào nhà trong, tầng dưới dành cho anh em tự vệ, khi cần phải trực gác, có để một số gươm, dáo, gậy gộc làm vũ khí. Bên trái căn phòng có cầu thang lên gác, bình thường anh em không qua lại đó. Giữa sân là một bể cá cảnh, có hòn non bộ. Đó là sơ đồ khái quát thời bấy giờ. Đứng ngoài mặt phố, lúc đó có thể quan sát rõ hai bên dường lên đến nhà thờ Hàng Bột, nhìn xuôi phía dưới cũng rất thoáng.


Khoảng 9 giờ sáng đã nghe thấy tiếng súng đạn nổ rền vang phía Hàng Bột trên, chúng tôi hội ý: nếu phải chiến đấu thì 3 đồng chí chỉ có gươm giáo và tay không, nên phân tán hai đồng chí sang bên kia đường, qua ngõ Huy Văn để giảm bớt thương vong, đồng thời còn có người về báo tin được cho trung đội. Gần 10 giờ sáng thì phát hiện thấy địch từ phía nhà thờ men theo hai bên đường, đổ 2 cánh quân xuống, tôi đã cho 2 đồng chí Nhân và Tỵ sang đường. Hai đồng chí vừa chạy ra đến giữa đường thì bị liên thanh địch nỏ, đồng chí Tỵ chạy được lên hè thì ngã gục, còn đồng chí Nhân gục ngay phía bên kia đường. Chúng còn phát hiện được nhóm chúng tôi nên quay liên thanh nổ rào rào tới, tôi ũung bị thương hai chỗ vào chân và sát ở ngực.


Còn 3 anh em dìu nhau qua cổng vào nhà trong, chủ nhà đã chứng kiến rất rõ tình thế nguy kịch của chúng tôi khi tuyên thệ quyết chiến: "Đã hết đường chạy và cũng không còn chạy kịp, nếu phải đối mặt với giặc mà không chống cự nổi thì sẽ nổ lựu đạn tự sát chứ nhất định không chịu để bị địch bắt".


Chủ nhà thật là người trọng nghĩa, biết sự sống và cái chết của anh em chí còn là gang tấc, đã tự nguyện chạy lên mơ cửa nhà gác cho anh em lên bố trí chiến đấu. Chủ nhà đã trở về gian ngoài, anh em tổ 3 người đã nhanh chóng ổn định vị trí chiến đấu, trao đổi với nhau phải nổ hai quả lựu đạn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, trường hợp nếu lựu đạn xịt hoặc địch quyết chiến xông lên thì dùng gươm giáo chiến đấu đến cùng: "Thà chết vinh còn hơn sống nhục".


Mọi việc chỉ có thể bàn ngắn gọn, thì đúng lúc nghe thấy tiếng rầm rầm ngoài cửa trước, bọn chúng đã đến, dùng báng súng đập phá cửa, nghe tiếng chó sủa, chúng càng đập khoẻ hơn, chỉ trong chốc lát cửa bị phá vỡ tung, chó béc giê lồng lộn sủa cắn, chúng nổ súng bắn chết ngay. Rồi chúng túm lấy chủ nhà đánh đập tàn nhẫn, tiếng kêu la, van xin lẫn tiếng quát hỏi Việt Minh... "tu ve" đâu? Không có tiếng tra lời, chúng đập phá vơ vét nhặt nhạnh rồi đẩy chủ nhà ra khỏi cửa, đưa về điểm tập trung.


Còn lại 4 tên. Có tiếng hô "entrez" (đi vào). Qua sân đến căn phòng tầng dưới 2 thằng vào lục soát, quăng vứt bừa bãi, không lấy được gì, chúng đi ra, vừa đi vừa nói: "Tu ve" vừa giơ gươm giáo cho bọn đứng ngoài trông thấy. Tiếng hô tiếp "à l étage" (lên gác). Phía trên chúng tôi quan sát chúng rất rõ, 4 thằng lăm lăm tay súng, 2 thằng vẫn đứng sau, 2 thằng từ trong phòng đi ra, chuẩn bị bước lên gác. Tên thứ nhất đã bước đến bậc thứ 3, thằng đi sau cũng vào đến bậc thì anh Út rút chốt, ném quả lựu đạn thứ nhất xuống. Trời ơi! Lúc này mỗi tích tắc là cả thời gian rất dài, mà vẫn còn chưa nổ, thì quả thứ hai của tôi phải rút chốt và chờ cho cháy xì xì... mới thả xuống, thì nổ ngay và liên tiếp quả số 1 cũng nổ. Thằng từ bậc trên đổ xuống, thằng đứng dưới cũng quị luôn, còn 2 thằng kia kêu "Oh Grenade" (lựu đạn) rồi chúi xuống thành bể tránh đạn.


Trời đất! Ai đã một lần được chiêm ngưỡng cảnh trình diễn tuyệt tác này, hẳn thật vô cùng mỹ mãn. "Những người hùng của thế kỷ XX" to như con bò mộng được trang bị vũ khí đến tận răng, đã từng gây hấn, bắn phá, đốt nhà, cướp của, giết chóc đồng bào ta ở khắp nơi và hôm nay ngay tại đây, 2 thằng đang dãy dụa kêu la, máu me bê bết, còn 2 thằng núp sau bể cá đã hoàn hồn vội đứng dậy vào nâng thằng bị thương dìu lên đi khập khễnh và kéo lên thang dãy dụa sền sệt theo cổng ra đường rút khỏi điểm chết, bỏ lại một khẩu súng trường và một quả lựu đạn cạnh bể.


Trông những người khổng lồ Tây lê dương mũi đỏ, thất trận dìu nhau, kéo nhau đi mà chúng tôi tiếc quá. Nếu còn có thêm 1 - 2 quả lựu đạn nữa thì chắc diệt gọn. Nhưng lại nghĩ ta đã hết, chẳng còn gì nữa, phải nhanh chân đi nhặt ngay khẩu súng và quả lựu đạn. Lợi dụng lúc thằng bị kéo lê chắn được mặt trong, anh Út đã theo chân chúng xuống lượm gọn chiến lợi phẩm, khi chúng còn chưa ra khỏi cổng mà không hề hay biết gì hết.


Sung sướng quá! Khi tay cầm nâng niu khẩu súng còn mới tinh, nạp đầy đạn, cả đạn lửa lẫn đạn nổ, còn quả lựu đạn thì đẹp và hiện đại hơn quả lựu đạn Nhật mà chúng tôi đã ném. Thế là từ tay không lại được trang bị vũ khí tối tân, vui mừng quá. Ba anh em ôm lấy nhau dàn dụa nước mắt.


Khi định thần lại, nghe rõ tiếng xì xồ của lê dương Pháp ở cả mặt phố lẫn phía sau nhà, thế là chúng tôi đã nằm giữa khu vực tấn công càn quét của chúng, nên phải nhanh chóng di chuyển sang địa điểm khác, đề phòng bị phản kích. Chúng tôi đứng cửa, xuống cầu thang, còn nhìn rõ 2 điểm nổ lựu đạn và máu chảy ướt cả sàn nhà. Chúng tôi luồn theo giao thông hào sang cách 3 nhà, từ trên gác nhà này quan sát rất rõ mặt phố, cố tìm xác hai đồng chí bị hy sinh, nhưng không còn trông thấy nữa, không biết là đã nhoài bò đi hay bị địch hót đi về điểm tập trung rồi. Đứng phía sau nhà, nhìn sang đình Thịnh Hào là trụ sở tự vệ phố thì không còn ai cả liền theo đường trong rút sang làng Thịnh Hào xuống cuối phố, đến tổ tiếp tế cứu thương (hiện là cơ quan giao thông) thì gặp Ban chỉ huy trung đội và một số anh em của các tiểu đội khác.


Mọi người đều cho rằng chúng tôi bị hy sinh cả không ngờ lại giành được thắng lợi oanh liệt trở về, đều vô cùng mừng rỡ, mọi người chiêm ngưỡng ngắm nghía chiến lợi phẩm, ca ngợi chiến công và cảm phục tinh thần chiến đấu quyết tử của tổ 3 người chúng tôi. Thay mặt Ban chỉ huy trung đội, đồng chí Nguyễn Văn Côn là Trung đội phó đã tiếp nhận chiến lợi phẩm là khẩu Remington và quả lựu đạn chày Mỹ, đồng chí đã khen ngợi anh em và hứa sẽ báo cáo lên trên để tuyên dương thành tích đặc biệt xuất sắc này.


Sau đó trung đội bố trí một số anh em đi tìm hai đồng chí Nhân và Tỵ và quan sát tình hình trận địa, được biết không tìm thấy cả 2 đồng chí lẫn chủ nhà chốt đâu cả. Còn quân địch cũng chỉ xuống được đến giữa phố - quãng vào làng Thịnh Hào thì thôi, vì biết có Việt Minh - Tuve - và chúng vị sát thương nên phải thu quân, rút lui, bỏ cuộc trận tấn công đánh phá ngày hôm đó.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:32:56 am gửi bởi ptlinh » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:14:17 am »

MỘT SỐ KỶ NIỆM VỀ NHỮNG ĐỒNG ĐỘI
đã tham gia kháng chiến ở mặt trận Hàng Bột


Nguyễn Hữu Thành *
Nguyền Hữu Thành, nguyên Liên đại đội trướng tự vệ
khu phố Hàng Bột và Kim Mã


1. ANH PHẠM GIAO

Hồi đó, anh Giao là sinh viên luật, người nhỏ nhắn, vóc dáng thư sinh, trắng trẻo. Anh biết chơi đàn vi-ô-lông. Tiếng Pháp giỏi, tiếng Anh cũng khá. Tính tình hoà nhã, vui vẻ, nhanh nhẹn. Sau Cách mạng tháng Tám, trên có chủ trương thành lập Đoàn Thanh niên khu phố Hàng Bột (sau này chuyển thành Đội tự vệ thành Hoàng Diệu), anh Giao được anh em tín nhiệm bầu đoàn trưởng. Bước đầu, đoàn hoạt động có hiệu quả, được nhân dân khu phố yêu mến. Nhưng được một thời gian ngắn thì anh Giao phái đi học tiếp môn luật nên chuyển cho anh Chấn là anh tôi. Anh Chấn cũng chỉ làm được ít lâu thì cũng đi học nốt môn xây dựng. Anh em lại bầu tiếp tôi là đoàn trưởng.


Sau này, mặc dù anh Giao không giữ chức đoàn trưởng nữa, nhưng khi thành lập Đại đội tự vệ Thành, chúng tôi đã mời anh Giao làm cố vấn. Cứ khi nào rảnh rỗi là anh Giao lại ra sát cánh cùng anh em để tham gia giải quyết các việc cần thiết, nhất là trong thời gian quân Tàu Tưởng đóng quân trong khu phố, anh Giao suốt ngày có mặt ở chợ cùng với một sĩ quan của quân Tàu để can thiệp kịp thời những rắc rối xảy ra. Anh Giao cũng góp với chúng tôi nhiều ý kiến hay. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, anh Giao được đi học một lớp để chuẩn bị đi công tác xa, lớp này do chính ông Trường Chinh giảng bài; nhưng tiếc thay cũng chính tại lớp này, giặc Pháp đã cho máy bay đến ném bom và anh Giao bị hy sinh khi nằm đè lên người một đồng đội và đến nay đã được công nhận liệt sĩ.


2. ANH TỐNG VĂN LẬP

Anh Lập là một học sinh, hơi cao, nhưng không mập, da bánh mật, lúc nào cũng tươi cười, đặc biệt không bao giờ to tiếng với ai. Lúc nào nói chuyện cũng thủ thỉ như tâm tình. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được thừa hưởng một nền giáo dục có nền nếp, nên anh Lập có tinh thần yêu nước khá cao. Là Đại đội phó tự vệ, anh rất gương mẫu trong công tác, mọi việc dù nguy hiểm anh đều xung phong và đều làm tròn trách nhiệm. Ngoài ra, anh còn liên lạc được với các đoàn thể trong khu phố như Việt Nam Cứu quốc, Đội trinh sát Liên khu, và chính anh là người đã có sáng kiến thành lập và lãnh đạo Đội thiếu nhi trinh sát. Đội này gồm các em đủ mọi thành phần, có tai mắt khắp nơi nên đã giúp chúng tôi bắt được bọn phản động rải truyền đơn hoặc bọn lưu manh ăn cắp. Bản thân rất khiêm tốn và chịu nhường nhịn nên chưa làm mất lòng người nào. Sau này, anh chuyển sang bộ đội chính quy và cuối cùng chuyển ngành làm giám đốc Nhà máy Bia Hà Nội. Tuy anh mất đã lâu nhưng hàng năm, những ngày giỗ tết, ban Giám đốc nhà máy vẫn thường xuyên lui tới thăm hỏi gia đình.


3. ANH PHẠM GIA NHO

Anh Phạm Gia Nho, tiểu đội trưởng tự vệ là một người buôn bán nhỏ ở chợ Hàng Bột. Vóc người thấp, hơi đậm, chắc nịch, tóc cắt ngắn. Tính thẳng thắn, nóng, có gì không vừa ý nói thẳng thừng không kể người đối diện là ai. Anh Nho lãnh đạo tiểu đội vào bậc nhất trong đại đội tự vệ, vì vậy nên tiểu đội ấy có tính kỷ luật rất cao. Nhưng anh Nho có nhược điểm là uống rượu, khi uống rượu nhiều dễ bị kích động. Có một lần đến gần ngày toàn quốc kháng chiến, tôi có sai sót bị anh ta phê bình, tôi trót nặng lời liên bị anh rút kiếm định chém, sau anh em can được. Ngày hôm sau, tỉnh rượu, anh đến xin lỗi tôi và nói xin cai rượu. Anh em có xác nhận anh ấy không uống một tí nào nữa. Đến ngày 17-12-1946, anh ấy cho vợ con về quê và viết giấy đưa cho vợ để đi lấy chồng khác. Tối 19-12-1946, anh Nho là người đầu tiên xung phong phá cửa nhà Đờ lê vô và trúng đạn, hy sinh tại chỗ.


4. ANH NGÔ MAI

Anh Ngô Mai cũng là người buôn bán vặt ở chợ Hàng Bột. Người trầm tính, ít nói, hơi có tính chất anh chị ở ngoài chợ. Gặp lúc nguy hiểm cũng đều có mặt trước tiên. Là tiểu đội phó, anh đều tích cực tham gia mọi việc lớn nhỏ. Gần đến ngày toàn quốc kháng chiến, đại đội tự vệ Hàng Bột được cấp trên gửi về một quả bom ba càng. Chúng tôi họp toàn đại đội, phân tích tính năng của quả bom, phân tích sự nguy hiếm khi dùng quả bom đâm vào xe địch. Nói trắng ra, người cầm quả bom mười phần chết chín, hoặc nói cách khác, là một quyết tử quân. Thế mà khi nói xong, sang đến phân "ai xung phong!". Lập tức anh Ngô Mai đứng phắt dậy, giơ tay lên nói giõng dạc: "Tôi". Ngay tiếp sau đó, một tự vệ khác cũng đứng lên chỉ sau anh Mai chưa đến một cái chớp mắt. Cả cuộc họp lặng đi, im phăng phắc một giây rồi tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô kéo dài tưởng không bao giờ ngớt. Vì có hai người giơ tay nhưng chỉ có một quả bom, nên anh Ngô Mai là người giơ tay trước nên được nhận quả bom còn anh kia thì được nhận hai quả lựu đạn (cũng do trên cung cấp) và cho theo sát anh Mai để yểm hộ. Sau này, anh Mai trong một lần xông ra định đánh xe tăng địch nhưng bị địch bắn bị thương vào đùi, may được anh em bắn yểm hộ cứu được.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:32:33 am gửi bởi ptlinh » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #49 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:23:35 am »

CÁC CHỊ "CÔ ĐẦU" PHỐ KHÂM THIÊN
từ học sinh lớp Bình dân học vụ đến cô Tự vệ thành


Nguyễn Khắc Kỳ
Nguyên Giám đốc Nhà in Diên Hồng


Tôi muốn nói đến một số người cùng khổ đã đã trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp năm 1946 ở Liên khu III Hà Nội (nay thuộc phạm vi quận Đống Đa). Họ còn sống hay đã hy sinh, không ai nhắc đến.

- Đó là các em nhỏ mồ côi được nuôi dưỡng ở trại Bảo Anh (nay là trụ sở Hội người mù, 135 Nguyễn Thái Học). Trước ngày Toàn quốc kháng chiến, một số em đã được gửi đến các đoàn thể, cơ quan và nhất là các đơn vị quân đội để làm liên lạc viên.

- Đó là những người nghèo sống ở khu vực sau ga Hà Nội, làm đủ các thứ nghề như bốc vác, đi ở làm thằng nhỏ, con sen, kéo xe. Họ cũng đã ở lại tham gia kháng chiến ở Liên khu III Hà Nội.

- Đó là các cô đầu ở phố Khâm Thiên. Họ cũng ở lại chiến đấu cùng với các đơn vị quân đội và tự vệ thuộc Liên khu III.


Họ đều là những bạn thân của tôi. Bởi từ những năm 1944, 1945, 1946 tôi đã nuôi dạy các em mồ côi ở trại Bảo Anh. Tôi đã dạy Truyền bá quốc ngữ (sau Cách mạng tháng Tám đổi thành Bình dân học vụ) trước còn tổ chức và dạy ở các xã ngoại thành. Sau Cách mạng tháng Tám được mở lớp Bình dân học vụ ngay ở nhà Tế Sinh (cũng là nhà nuôi trẻ em nghèo của cụ Cả Mọc). Các học viên ở lớp học này là bà con lao động ở khu vực sau Ga Hà Nội. Tôi cũng dạy một lớp Bình dân học vụ đặc biệt nhất, mà học viên toàn là chị em cô đầu ở phố Khâm Thiên.


Sau ngày 19-8-1945, tôi vào bộ đội, làm việc ở Cục Quân y. Bộ Quốc phòng. Theo chế độ sinh hoạt của sĩ quan nên buổi tối và ngày chủ nhật tôi không phải ở tập thể mà vẫn được về ở nhà mình, nên vẫn có điều kiện tiếp tục công việc ở khu phố.


Từ 19-12-1946, cơ quan rút lên Việt Bắc, tôi được tuyển làm liên lạc viên đặc biệt, nên thỉnh thoảng cũng có việc phải vào mặt trận Hà Nội, do đó lại có dịp được đi qua đất Liên khu III đang tác chiến và được gặp lại một số bạn bè.


Ở đây tôi kể chuyện về mấy chị em làm nghề hát ả đào ở phố Khâm Thiên. Năm 1946 tôi đang dạy ở lớp Bình dân học vụ nhpr trong nhà Hội Tế sinh (ngõ Sinh Từ) thì chị Quỳnh Vân bạn của tôi (sau là vợ anh Vũ Quang), là cán bộ phụ nữ khu vực nhờ tôi thu xếp dạy thêm cho một lớp ở phố Khâm Thiên, mà phải dạy buổi trưa, vì học viên toàn là cô đầu. Tối họ còn bận.


Buổi khai giảng cái lớp này cũng thật là đặc biệt. Học sinh bợm trạo, bát nháo, không chút gì nghiêm túc. Một vài học sinh có giấy bút, còn một số đến người không, mà số này quấy phá nhất. Vì không phải là buổi tiếp khách, họ mặc áo cánh quần dài trắng nhầu bẩn, mỏng manh. Thời ấy xem là "khó coi".


Sau mấy lời khai mạc, chị Quỳnh Vân giới thiệu hai giáo viên và một chị cũng là cô đầu làm trưởng lớp. Tôi định nói vài lời để bắt đầu buổi học, thì có một chị táo tợn nói to: Anh giáo cho em hỏi: anh có dạy chữ "sờ em xem" không? Tôi lặng đi một lúc để cơn cười lắng xuống.

- Có đấy các chị ạ. Chỉ độ một tuần hay mười hôm nữa, các chị sẽ học đến.

- Ấy chết, thầy lại gọi trò là chị thì dạy làm sao được. Có ai gọi chúng em là chị bao giờ.

- Không đâu, chúng tôi thực sự coi các chị như các chị em các lớp khác. Những người lớn tuổi chưa biết chữ đến lớp học, chúng tôi quý mến và nhiệt tình giúp đỡ. Cuộc đời xô đẩy các chị vào cảnh làm ăn như vậy chắc không phải tự mình thích thú mà tìm đến chốn này.

Không còn ai nói, cả lớp trầm xuống.

Tôi nói vài lời nghiêm túc, chân thành mong muốn mọi người chịu khó học tập để được sáng mắt, sáng lòng.

Thế rồi, lớp học ấy cũng như các lớp khác, mọi người duy trì nền nếp học tập tốt. Chúng tôi suy nghĩ tìm tòi nhiều cách để cho bài học có sức hấp dẫn, học viên không chán, không bỏ lớp. Chúng tôi kể chuyện, đọc thơ, ca dao, có khi vận động học viên hát dân ca, ngâm Kiều. Có khi đố học viên nói lên trong truyện Kiều, có đoạn nào tả cảnh đẹp như tranh vẽ.

Khi học đến bài có vần au, âu, tôi viết lên bảng cả câu:

Bán hàng ăn những chũm cau,
Chồng con có biết cơ mầu này không?
Hay trong bài có vần anh, tôi viết:
Xây nhà mà ở lều tranh nát,
Dệt lụa quanh năm áo chẳng lành.

Tuy học viên chưa đọc được, họ xúc động vì hợp cảnh mình, và cũng thấy mình sẽ tự đọc được, viết được những câu hay như thế. Cách giảng dạy này khuyến khích và gây ấn tượng mạnh đối với họ.

Bên cạnh những vấn đề thanh toán nạn mù chữ, giáo viên còn có trách nhiệm giúp học viên giác ngộ chính trị, nâng cao hiểu biết về chế độ xã hội mới, từ bỏ thói hư tật xấu. Sửa đổi lối sống cũ, sống có văn hoá, không tự ti mặc cảm, mạnh dạn tham gia các buổi họp với tổ dân phố, làm các công tác xã hội ở địa phương...


Tiếc thay, từ tháng 11-1946, tình hình Hà Nội căng thẳng, nhân dân và cơ quan tản cư nhiều. Các lớp bình dân học vụ tan rã. Học viên cũng cho gia đình về quê, ai khoẻ mạnh ở lại làm thuê, vào tự vệ, cứu thương, đào đường đắp ụ. Có nhiều chị cô đầu cũng ở lại.


Tôi không còn lớp học Bình dân học vụ thì giúp Hội Phụ nữ Hàng Bột đào tạo cấp tốc lớp cứu thương tháo vát của anh em Hướng đạo như mang vác người bị thương không cần cáng, cố định vết thương gẫy xương v.v... đề phòng khi ở mặt trận không sẵn hộp thuốc và dụng cụ như ở bệnh viện.


Từ 19 tháng 12 nội thành đang đánh nhau. Từ ngoài liên lạc vào mặt trận gặp nhiều khó khăn. Một hôm có công tác, tôi phải đi từ Việt Trì, qua Chèm, Ngã Tư Sở sang đường số 1. Qua Ngã Tư Sở tìm tổ liên lạc để xin người dẫn đường. Chiều muộn tôi đang phân vân tìm đường, bỗng thấy một chị mặc măng tô tím dài, quần buộc túm, tay cầm thanh kiếm Nhật. Biết là tự vệ, tôi đi về phía chị. Chị cũng chú ý đến tôi, thấy cũng áo quần bộ đội, có mang súng ngắn. Chị yên tâm và hỏi xem giấy tờ. Chị đọc còn chậm, một lúc hân hoan ngửng mặt nhìn tôi: "A, anh Kỳ, anh Kỳ! Anh là bộ đội à, thích nhỉ. Bọn chúng em cũng xin được vào tự vệ ở đây. Anh vào trạm đi, có mấy đứa trước cũng học anh đấy. Rồi chúng em sẽ dẫn anh đi đường tắt, vừa nhanh vừa an toàn". Trong trạm cũng có nhiều anh chị tự vệ chiến đấu, riêng mấy chị học viên cô đầu rất vui mừng khi gặp lại tôi. Các chị mời tôi cùng ăn để được nói chuyện nhiều. Tôi hỏi sao các chị không tản cư? - "Chúng em còn biết về đâu, có chuyện không hay mới phải bỏ làng, ra đây lại sống cuộc đời nhơ nhuốc, còn mặt mũi nào trở về làng cũ. Chúng em cũng liều sống chết ở đây thôi. Các anh bảo làm gì thì chúng em làm".


Nghe các chị tâm sự, lòng tôi bùi ngùi thương cảm. Các chị chịu chết ở đây còn hơn về làng chịu nhục, đơn giản thế thôi.

Lúc chia tay, chúng tôi bịn rịn, nghĩ chắc không có ngày gặp lại. Hai chị dẫn tôi qua Khương Thượng, xa khu sân bay, tới đường 1 rồi các chị chỉ đường tới nơi tôi cần đến. Lúc chào tôi các chị nghẹn ngào muốn khóc, muốn ôm tôi thân mật. Tôi cũng tần ngần nhìn theo hai chị quay về, vai vác kiếm khuất dần vào bóng tối.


Ngày nay, người ta cũng đã nhắc nhở đến các anh chị giao liên, thanh niên xung phong, với những công lao, thành tích, cuộc sống gian khổ, cảnh hy sinh anh dũng của họ. Nhưng chưa thấy ở đâu nói đến các chị cô đầu ở Hà Nội. Chỉ một lần nói đến chị "me tây" trong vụ đánh chìm tàu Ami-Ô Đanh vilơ.


Cho đến bây giờ, tôi vẫn thường nhớ đến các bạn nghèo của mình - Tôi trăn trở một điều là các người ấy khi lập công hay khi bị hy sinh, có ai ghi công hay báo tử cho họ không. Giấy tờ gửi về đâu và báo cho ai.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2021, 07:32:22 am gửi bởi ptlinh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM