Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:15:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến đấu của Liên khu III - Đống Đa - Quận V Hà Nội  (Đọc 3402 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #10 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 10:32:13 am »

NHÂN DÂN VÀ CHIẾN SĨ LIÊN KHU III ĐỐNG ĐA - QUẬN V - HÀ NỘI
những ngày đêm chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược
thời kỳ 1946 -1348


Ban Liên lạc bạn chiến đấu Liên khu III - Đống Đa - Quận V Hà Nội
ĐOÀN HẢI - nguyên Phó Vụ trưởng Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
Nguyên liên lạc Quận đội V Hà Nội


Đặc điểm địa bàn Liên khu III - Đống Đa

Hoạt động gây hấn của thực dân Pháp.

Từ đầu năm 1946, các phố ở nội thành Hà Nội được tổ chức thành 3 Liên khu, đó là Liên khu I, Liên khu II và Liên khu III; Vành đai ngoại thành gồm 5 khu Lãng Bạc, Mê Linh, Đống Đa, Đại La, Đề Thám.

Liên khu III nằm ở phía Tây Nam nội thành. Phía Đông giáp Liên khu II lấy đường Hàng Lọng làm giới tuyến. Bắc giáp Liên khu I, đường giới tuyến đi từ phố Cửa Nam qua phía Bắc các phố Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ngọc Khánh ngày nay. Tây Nam giáp khu Đống Đa ngoại thành. Đường Hàng Bột, chạy từ sát Văn Miếu, gặp phố Khâm Thiên, đường La Thành ở Ô Chợ Dừa, rồi ra Ngã Tư Sở, Hà Đông, là đường huyết mạch nối liền Liên khu III một bên với Liên khu I và một bên với Khu an toàn của Hà Nội và Trung ương. Đặc biệt, đầu Hàng Bột trên - Văn Miếu là nơi kế cận Cửa Nam, Cửa Tây Thành Nội - nơi xuất phát của các lực lượng địch tiến công ra ngoại thành và các cửa ô.


Trên phân lớn diện tích của địa bàn này, có nhiều làng xóm xen kẽ đồng ruộng, chia cắt bởi nhiều ao, hồ lớn, đầm lầy rộng, tập trung ở bên tả hữu tuyến đê La Thành, đường Kim Mã, đường Đội Cấn... hình thành đặc điểm của địa hình tự nhiên.

Thành Nội là nơi các lực lượng quân Pháp đóng quân tập trung nhất. Trên địa bàn Liên khu III, Pháp còn đóng quân ở nhiều vị trí xung yếu như nhà Gian-đa (nữ tu viện Saint Jeanne d'Arc - nay là Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam), ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội), nhà Dầu Shell, Khâm Thiên, Khu nhà Hạ sĩ quan Pháp (đầu đường Hàng Bột), nhà Đờ-lê-vô (nay là cửa hàng lương thực số 9 Cát Linh). Nhà thờ Hàng Bột và tu viện Sơ Ăng-toan (Soeur Antoine) được coi là nơi trú ngụ của Trung tâm tình báo Pháp. Nhà thờ Nam Đồng dòng Chúa Cứu thế, những toà biệt thự của sĩ quan cao cấp Pháp, công chức cao cấp Pháp, Pháp kiều và ngoại kiều khác; cả toà báo "Vì nước" của bọn Việt quốc phản động v.v... sẽ là những tai mắt và ổ đề kháng của địch sau này.


Cư dân Việt Nam vốn sinh sống trên địa bàn Liên khu, từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần. Tuyệt đại bộ phận là dân lao động.

Khu Hoả xa Hà Nội có nhiều đơn vị (Ga Hà Nội, Văn phòng Giám đốc, Ty Xa vụ, cầu đường nhà cửa, Xương toa xe, Xương và Đoạn đầu máy) đóng trụ sở từ đầu phố Sinh Từ, suốt đến Ngã tư Khâm Thiên, hoạt động nhộn nhịp ngày đêm, có ảnh hưởng nhiều mặt tới hoạt động của cả thành phố Hà Nội. Công nhân, viên chức Hoả xa là bộ phận cư dân đông đảo của Liên khu từng có chiều dày truyền thống đấu tranh yêu nước, đấu tranh cách mạng.


Trong đội ngũ công nhân, còn có những người thợ thuộc ngành điện, sửa chữa điện cơ, bưu điện, in.. Công nhân ở các xưởng tư nhân: nhà máy Tóc, phân Năm Diệm, thuỷ tinh Cầu Giấy. Thợ thủ công xưởng tư nhân mộc, rèn, cơ khí nhỏ... tập trung nhiều ở Hàng Bột, Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến). Hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp nhỏ và tiêu thủ công sôi động tháng ngày đã cuốn hút người lao động gắn bó trong cuộc sống xã hội đô thị.


Cư dân ở các làng Lương Sử, An Trạch, Văn Chương, Thổ Quan, Trung Tự, Vạn Phúc v.v... nơi có đồng ruộng, nhiều hồ, ao, đầm lầy...; đa số làm nghề trồng rau, lúa, chăn nuôi gà lợn, bò sữa, chạy chợ, bồi bếp, phu phen... Cùng những người thợ, họ là lực lượng cơ bản của cuộc chiến đấu giành độc lập và giữ nước trên địa bàn Liên khu. Các tầng lớp viên chức, tiểu thương, tiểu chủ, bác sĩ, kỹ sư... ở xen kẽ, rải rác trong các phố xá, làng xóm.


Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, con em của các thành phần cư dân, nhiều thanh niên nam nữ, học sinh hoạt động trong các đoàn thể Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Công nhân Cứu quốc, là lực lượng đông đảo, nhiệt tình cổ động và thực hiện những chủ trương đường lối của Hồ Chủ tịch, của Đảng Cộng sản và Chính phủ.


Trên địa bàn Liên khu III còn có Việt Nam nhân dân Cứu quốc, tập hợp nhiều người trung niên trở lên, tự nguyện hoạt động nhân đạo ở Bích Câu đạo quán; Nông dân Cứu quốc, Cựu binh sĩ Cứu quốc (như ở làng Giảng Võ)...

Là nhân lõi trung kiên gắn Đảng Cộng sản với mọi tầng lớp quần chúng, đội ngũ những gia đình yêu nước, gia đình cơ sở cách mạng và chiến sĩ cách mạng đã có những đóng góp quan trọng cho cách mạng, cho kháng chiến. Đó là nữ đồng chí Nhâm (nhà ở gần Thịnh Hào) là người phụ nữ bị mật thám Pháp bắt trong vụ rải truyền đơn ở trường Sinh Từ. Là đồng chí Liêm, cán bộ Công vận ở phố Trương Vĩnh Ký (nay là phố Phan Văn Trị). Đồng chí Nguyễn Kỷ quê gốc Mỹ Hào, Hưng Yên, trú ngụ ở làng An Trạch, hoạt động Công vận, Đảng trong tầng lớp công nhân viên chức ở Thuỷ tinh Cầu Giấy, Bệnh viện Bạch Mai, Vô tuyến Vọng... Trong làng An Trạch có ông Nguyễn Văn Lan, ông Nguyễn Văn Mậu, ông Hiền, cụ Nguyễn Đình Nhẫn ở 86 Khâm Thiên là viên chức Hoả xa Đông Dương, vốn có cảm tình với cách mạng, cụ khuyến khích các người con lớn tham gia cách mạng. Nhà cụ Hai Lộc ở ngõ Thổ Quan là nơi ở và làm việc của đồng chí Nguyễn Thành Lê, là nơi tạm tránh sau khi vượt ngục Hoả Lò đêm ngày 9-3-1945 của các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lam, Lê Trọng Nghĩa. Căn biệt thự 96 Hàng Bột (nay là số 106) của cụ Tri phủ họ Nguyễn, vốn là cơ sở cách mạng, nơi nuôi dấu cán bộ, nơi lui tới liên lạc hội họp của các đồng chí Vũ Oanh, Vũ Quang v.v... Căn nhà 73 Hàng Bột của cụ Tống Bá Nho vốn là thành viên của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, người con gái của cụ - bà Tống Thị Hiên là liên lạc viên nhóm đảng viên Cộng sản Trần Thuyên, Võ Sán v.v...


Ở Liên khu III, bên cạnh đời sống xã hội của những cư dân lao động, còn có một đời sống khác - tàn dư của chế độ cũ, đời sống bèo bọt của những người phụ nữ bất hạnh hành nghề cô đầu, nhà thổ, tập trung ở phố Khâm Thiên, Đội Cấn, Trại con gái Ngọc Hà, Ngã Tư Sở...


Sau khi Nhà nước Dân chủ Cộng hoà ra đời, hoạt động của Đảng bộ Liên khu chỉ đạo các đoàn thể Cứu quốc trong Việt Minh, chủ yếu là tổ chức và tuyên truyền giáo dục quần chúng. Chính quyền các phố do Ủy ban Hành chính điều hành.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 10:33:03 am »

Tổ Tuyên truyền ở các phố được hình thành gồm các thành viên chọn lựa từ các đoàn thể Cứu quốc, đã tổ chức những cuộc họp với dân, những cuộc mít tinh nhỏ để giải thích các chủ trương của Đảng và Chính phủ; vạch trần các âm mưu phản động, phản quốc của bọn Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng đông minh hội... Qua những tháng đấu tranh chống quân Tàu Tưởng và bọn tay sai, người dân Liên khu được tôi luyện và trưởng thành. Anh em Hoả xa Hà Nội đã kiên trì đấu tranh bọn Tàu Tưởng bằng việc chống trả sự doạ nạt, phá phách của chúng, bằng các biện pháp nghiệp vụ đã phá được âm mưu của chúng định giành độc quyền sử dụng và hoạt động kinh doanh đường sắt, chúng ta đã lập được những đoàn tàu vận chuyển vũ khí, chi viện Nam Bộ kháng chiến. Người dân Hàng Bột được tập hợp lại do đồng chí Tống Văn Lập chỉ huy ở đại đội tự vệ phụ trách, đã bền bỉ dũng cảm đấu tranh buộc bọn Tầu Tưởng phải thả anh Nguyễn Xuân Hồng, anh Tùng (ở ngõ Văn Chương) bị chúng bí mật bắt đi giam ở Yên Phụ.


Đồng bào gắn bó trong đấu tranh xây dựng và giữ gìn chính quyền cách mạng non trẻ, nhiệt tình tham gia bầu cử Quốc hội 6-1-1946, hưởng ứng quyên góp cho "Tuần lễ vàng", thanh niên Hàng Bột vinh dự được nhận nhiệm vụ tổ chức Rước Vàng. Đồng bào các giới, các tầng lớp hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch đã sôi nổi thực hiện 3 cuộc vận động lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm bằng các phong trào sâu rộng, liên tục, khai sáng lòng người như tháng 3-1945, phong trào "Khất thực" ở Hàng Bột. Phụ nữ cùng thanh niên, học sinh đi đến các gia đình trong phố để quyên gạo, cơm..., nấu cháo, phân phát cho đồng bào bị đói, đi thu gom xác đồng bào bị chết đói chờ xe chở đi chôn cất. Đồng bào các phố, các làng trong Liên khu tự nguyện giành "Hũ gạo cứu đói" (khoảng tháng 10-1945). Hoạt động nhân đạo, tương thân tương ái, anh Nguyễn Khắc Kỳ cùng một số chị em phụ nữ cũng thu gom một số trẻ em mồ côi về trại Bảo Anh, phố Hàng Đẫy (nay là số 139 Nguyễn Thái Học).


Phong trào Bình dân học vụ được tiếp tục phát triển sâu rộng hơn trước Cách mạng tháng Tám, ở các phố, các ngõ lớn, các lớp Bình dân học vụ nở rộ. Người học tự nguyện đến, còn sách vở giấy bút... người có - mang đến, người nghèo - do đã có quyên góp. Người dạy là những học sinh, thanh niên, cán bộ phụ nữ, anh lính Vệ quốc đoàn... Họ đến lớp để vui, để học, để cùng nhau sáng mắt sáng lòng.


Trong những ngày sôi động cách mạng, người dân Liên khu III ghi nhớ hình ảnh yêu quý của Hồ Chủ tịch đối với thế hệ tương lai của đất nước. Trưa ngày rằm Trung thu độc lập đầu tiên năm 1945, Hồ Chủ tịch đến thăm và chia quà Trung thu cho các cháu ở nhà nuôi trẻ mồ côi Bảo Anh. Tại đây Người đã căn dặn cán bộ phụ trách "... phải tổ chức trồng rau để cải thiện cho các cháu. Đồng chí Nguyễn Khắc Kỳ đã xúc động thưa với Bác "Chúng cháu xin vâng lời Bác và sẽ làm rau ngay". Bốn tháng rưỡi sau đó, Hồ Chủ tịch lại đến thăm và chia quà Tết Nguyên đán Bính Tuất (30-1-1946) cho các cháu, Người khen ngợi Trại đã biến vườn cỏ thành vườn rau xanh to và đẹp. Nghĩa cử bình dân và nhân hậu của Cụ Hồ thấm đượm lòng người, làm vững thêm niềm tin và kính yêu, gắn bó giữa Người với mọi tầng lớp dân chúng.


Giữa lúc nhân dân và quân đội Việt Nam chăm lo bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chính quyền dân chủ mới và gìn giữ cuộc sống thanh bình thì ở Nam Bộ, lợi dụng Đồng minh vào tiếp nhận Nhật đầu hàng và giải giáp quân đội Nhật Bản, quân Pháp đã núp sau quân đội Anh - Ấn thực hiện dã tâm chiếm đóng và gây hấn.


Bốn ngày sau khi Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, ngày 27 tháng 9 năm 1945, công nhân viên chức Hoả xa Hà Nội, hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đã mở đầu phong trào tình nguyện làm thêm giờ ủng hộ đồng bào Nam Bộ, vận chuyển vũ khí và bộ đội tình nguyện Nam tiến. Thanh niên nô nức tòng quân. Phụ nữ, thiếu nhi miệt mài đi quyên góp tiền của, vải vóc, áo quần... gửi giúp chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ.


Máu chảy, ruột mềm! Toàn dân Liên khu III sôi nổi góp quỹ đảm phụ quốc phòng, tự nguyện góp tiền mua sắm vũ khí, thiết thực chi viện Nam Bộ kháng chiến.

Trong Nam đã vậy. Còn từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, bọn phản động trong nước như Quốc dân đảng, Đại Việt được lực lượng quân đội Tàu Tưởng bao che, dung túng đã khiêu khích, gây rối... âm mưu lật đổ chính quyền ta.

Trước tình thế chính trị phức tạp đó, ngày 6 tháng 3 năm 1946, Chính phủ ta ký Hiệp định sơ bộ đồng ý để quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân đội Tầu Tưởng. Quân Tầu rút về nước. Ở Hà Nội, lúc đầu quân Pháp chiếm đóng tại các vị trí quân Tâu đồn trú, dần dần phát triển nhiều điểm đóng quân mới ở nhiều đường phố, bí mật phân phát vũ khí, thậm chí lập ổ tác chiến ngay tại các nhà riêng của Pháp kiều. Từ tháng 10 năm 1946, quân Pháp đã gây nhiều vụ khiêu khích, nhân dân Hà Nội vẫn kiên nhẫn mít tinh, biểu tình phản đối hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ của thực dân Pháp. Đồng thời, trên các đường phố, nhân dân và tự vệ cũng đã phải đắp ụ, lập các vật chướng ngại để hạn chế sự hung hăng của Pháp. Đầu tháng 11 năm 1946, hai xe Háp-trắc của Pháp đã húc phá ụ chướng ngại ở đầu phố Khâm Thiên và bắt người của ta. Lực lượng Vệ quốc quân, công an và Tự vệ đã bố trí sẵn sàng chiến đấu, đồng thời khẩn báo Liên kiểm Việt - Pháp đến giải quyết. Trên địa bàn Liên khu III, chúng ta đã bình tĩnh không nổ súng, tránh mắc bẫy khiêu khích của Pháp. Nghiêm trọng hơn nữa, ngày 17 tháng 12 năm 1946, quân Pháp đã tiến công Tự vệ, xả súng tàn sát dân lành ở phố Hàng Bún, Yên Ninh. Tiếp đến, ngày 18-12-1946, Pháp hạ tối hậu thư, đòi tước vũ khí của tự vệ, đòi Chính phủ ta trao quyền giữ gìn trật tự ở Thủ đô cho quân đội Pháp.


Nhận định quân Pháp sẽ gây hấn ở Thủ đô đang thành hiện thực. Thi hành chỉ thị của Thành uỷ Hà Nội, lúc đó đổi thành Khu uỷ XI, Liên khu III tổ chức lực lượng, chuẩn bị kháng chiến và chiến đấu.

Dã tâm tái xâm lược nước ta của thực dân Pháp đã rõ ràng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 10:33:52 am »

Thực hiện chủ trương giáo dục quần chúng nhân rõ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, vận động nhân dân góp của góp công bảo vệ đất nước, tăng cường xây dựng và phát triển thực lực cách mạng. Khẩn trương xúc tiến công tác chuẩn bị kháng chiến và sẵn sàng chiến đấu. Yêu cầu về tổ chức và tăng cường cán bộ cho các Liên khu trong thành phố Hà Nội để củng cố vững chắc sự lãnh đạo của Đảng lúc này đặt ra rất cấp bách.


Về phần Liên khu III, từ đầu năm 1946, đồng chí Lê Trung Toản, Bí thư Liên khu uỷ, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Liên khu III. Đến giữa năm 1946 đồng chí Đỗ Trình - Thành uỷ viên là Bí thư Liên khu, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Liên khu III, thay đồng chí Toản.

Liên khu uỷ được thành lập gồm 4 đồng chí, phân công đồng chí Đỗ Trình - Bí thư phụ trách chung và chính quyền, quân sự; phó Bí thư Minh Quang phụ trách công tác đảng vụ, tuyên truyền, các đoàn thể quần chúng và chi bộ Khu Văn Miếu (Khu Văn Miếu là một trong ba khu của Liên khu III); Liên khu uỷ viên Nguyễn Kỷ phụ trách Công vận và chi bộ khu Thăng Long. Đồng chí Hà Đăng Ấn - phụ trách khu Hoả xa. Cũng trong dịp điều động cán bộ tháng 10 năm 1946, Thành uỷ Hà Nội cử về Liên khu một số cán bộ như đồng chí Hồ Trúc, Phạm Hướng (Tư Koóng)... cùng một số thanh niên, học sinh như Trịnh Khắc Dụng, Trần Phi Hiển...


Thành uỷ Hà Nội cũng in, phát cho mỗi đảng viên một chứng minh thư có in chữ CB trên góc đế tiện liên lạc, sinh hoạt phòng khi nổ chiến sự.

Cơ sở Đảng trên địa bàn Liên khu, ngoài hai chi bộ đường phố trực thuộc là chi bộ Văn Miếu, chi bộ Thăng Long, còn có chi bộ Thuỷ tinh Cầu Giấy, chi bộ sở vô tuyến ở Vọng, chi bộ Hoả xa Hà Nội (từ thời điểm tháng 10 năm 1946, không kể 5 đồng chí được tách ra thành lập chi bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy), số lượng đảng viên của Liên khu III trên 30 đồng chí: Đỗ Trình, Minh Quang, Nguyễn Kỷ, Hồ Trúc, Phạm Hướng, Quách Đình Kiên, Nguyễn Kim Thoa, Nguyễn Minh Thanh, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Đình Sơn, Chu Xuân Ấm, Nguyễn Ngọc Bảo, Văn Lâm, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Tân, Trần Quốc Diệp, Hà Đăng Ấn, Phạm Hồng, Tuỵ, Inh, Nghĩa, Trạc, Phúc, Chân, Hông, Công, Bằng, Bỉnh...


Chi bộ Văn Miếu phụ trách các phố Sinh Từ, Hàng Đẫy, Hàng Bột, Khâm Thiên..., các làng An Trạch, Lương Sử, Văn Chương, Thổ Quan, Xã Đàn, Trung Tự, Thịnh Hào... Đồng chí Minh Quang trực tiếp phụ trách chi bộ.

Chi bộ Thăng Long phụ trách các phố Ngọc Hà, Đội Cấn, Sơn Tây, Kim Mã (đoạn đến Tám Mái), một số phố Tây (nay là phố Trần Phú, Cao Bá Quát...). Đồng chí Chân là bí thư.

Chi bộ Hoả xa Hà Nội do đồng chí Trần Quốc Diệp làm Bí thư.

Chi bộ Thuỷ tinh Cầu Giấy có đồng chí Nguyễn Văn Sửu làm Bí thư.

Chi bộ Sở vô tuyến Bạch Mai (Vọng) có đồng chí Nguyễn Văn Tân làm Bí thư.

Các đồng chí đảng viên giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng, có đồng chí trực tiếp chỉ huy chiến đấu, đã nêu tấm gương đấu tranh bền bỉ, sâu sát quần chúng, được dân tin.

Đoàn thể Phụ nữ Cứu quốc, do đồng chí Nguyễn Minh Thanh làm Bí thư, là lực lượng nòng cốt trong phong trào quần chúng.

Đoàn Thanh niên Cứu quốc, lực lượng xung kích của các phong trào ở Khu Thăng Long có đồng chí Văn Lâm làm Bí thư; ở Văn Miếu có đồng chí Bàng.

Về chính quyền, Ủy ban Hành chính đổi thành Ủy ban Bảo vệ (khi kháng chiến là Ủy ban Kháng chiến). Đồng chí Đỗ Trình là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Liên khu, đồng chí Nguyễn Quốc Chương (Thuỵ Hồng) là Phó Chủ tịch.

Ủy ban Bảo vệ khu Thăng Long có Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo.

Ủy ban Bảo vệ khu Văn Miếu có Chủ tịch Cao Cự Đôi (vắng mặt trước ngày 19-12-1946), còn ở các phố: Hàng Bột có Chủ tịch Nguyễn Văn Mậu; Sinh Từ có Chủ tịch Nguyễn Chính; phố Khâm Thiên có Chủ tịch Khuyến.

Ủy ban Bảo vệ khu Hoả xa Hà Nội có Chủ tịch Hà Đăng Ấn, kiêm Uỷ viên Bảo vệ Liên khu.

Để chuẩn bị cho kháng chiến, Liên khu đã chỉ đạo mở các lớp huấn luyện cho tự vệ, huấn luyện cứu thương ở các phố, đồng thời vận động quyên góp cho đảm phụ quốc phòng. Phụ nữ Cứu quốc, Tự vệ, Tuyên truyền ở các phố sôi nổi thực hiện các hoạt động. Nữ đồng chí Minh Quang huấn luyện quân sự cho phụ nữ làng Thổ Quan. Đồng chí Quỳnh Vân cán bộ Phụ nữ Cứu quốc Liên khu, đồng chí Tống Thị Hoà đã mời đồng chí Nguyễn Khắc Kỳ (Cục Quân y - Bộ Quốc phòng) huấn luyện 3 lớp cứu thương mở tại chùa Bà Trẻ và ngôi đền số 35 Hàng Bột. Một lớp kết thúc trước ngày 19-12-1946 một tuần. Ở khu Thăng Long, đồng chí Chu Xuân Ấm vừa ráo riết củng cố tổ chức tự vệ chiến đấu, huấn luyện quân sự, mở lớp cứu thương ở phố Sơn Tây, Đội Cấn. Tại phố Hàng Bột trên, đại đội tự vệ được ông Quản Chấn (lính quân đội Pháp trước) huấn luyện quân sự bài bản. Đồng chí Nguyễn Hữu Thành được cử làm Liên đội trưởng với đội tự vệ bên Tám Mái (do anh Kẹo chỉ huy). Lớp huấn luyện quân sự do Việt Nam Cứu quốc Hội tổ chức cho các hội viên học tập tại trụ sở ở phố Bích Câu, dưới sự huấn luyện của đồng chí Von - vốn là lính tàu bay của Pháp.


Các học viên, hội viên tuỳ tâm góp tiền của để mua sắm, vũ khí, tự trang bị, mua thuốc men bông băng và dụng cụ y tế thông thường; ai có gì góp nấy, sử dụng phương tiện có sẵn để rèn dao, mác... Tự vệ Hoả xa vừa tổ chức huấn luyện quân sự cho gần 1.200 công nhân viên chức, vừa tự sản xuất súng trường khai hậu và hơn chục khẩu Sten bắn phát một. Còn ở các phố, quần chúng hội viên bàn ra cách giải quyết như Phụ nữ Cứu quốc và Tự vệ phố Hàng Bột bàn phối hợp tổ chức được 2 tối diễn văn nghệ. Tự vệ được phân công lo phần biểu diễn nhạc - kịch. Phụ nữ lo việc làm bánh ngọt, làm hộp nhung để bán. Đồng bào Hàng Bột và các phố xóm lân cận hưởng ứng mua vé... và tuỳ tâm ủng hộ. Số tiền thu được dùng mua thêm vũ khí, thuốc men.


Lập ra Trạm cứu thương Hàng Bột do đồng chí Nguyễn Khắc Toàn làm Trạm trưởng. Việc làm này được Liên khu khen ngợi. Đồng chí Trần Duy Hưng, Chủ tịch Hà Nội cũng đến thăm và biểu dương. Ở phố Khâm Thiên, Tuyên truyền và Tự vệ cũng tổ chức biểu diễn văn nghệ tại sân nhà bánh kẹo Việt Hương (gần Cống Trắng). Đồng chí Lê Trung Tín, đội viên Tuyên truyền đã sao vẽ bức chân dung Hồ Chủ tịch, đem bán đấu giá tại buổi biểu diễn đã thu hút sự chiêm ngưỡng tôn kính của đồng bào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông chủ hiệu thuốc Đông Mỹ ở số 139 phố Khâm Thiên, là người may mắn được nhận bức ảnh với mức giá cao nhất, trên một ngàn bạc Đông Dương. Anh em Khâm Thiên cũng lập được Trạm cứu thương ở đình Trung Tả do đồng chí Khuyến làm Trưởng trạm.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 10:35:04 am »

Trong không khí sôi động chuẩn bị kháng chiến, ở lớp học Bình dân vẫn vang tiếng học viên đọc theo cậu giáo Bình dân học vụ Nguyễn Khắc Kỳ trong học vần anh qua câu thơ:

Xây nhà, mà ở têu tranh nát
Dệt lụa quanh nám, áo chẳng lành.

Bài học vừa giúp học viên nhớ vần, vừa khơi gợi căm phẫn với bất công xã hội, đi vào lòng người xúc động êm dịu. Bài học bình dân cũng ít nhiều góp phần làm thức dậy lòng yêu nước ở một số phụ nữ bó buộc hành nghề ả đào. Sau này, một số chị em đó đã tình nguyện vào tự vệ, cứu thương v.v...


Ngay từ tháng 11 và đầu tháng 12, nhận thức rằng bảo toàn cho dân để chuẩn bị kháng chiến là công việc rất quan trọng nên Liên khu đã chỉ đạo các phố lập Ban Tản cư. Hàng Bột, trong số đi đầu thực hiện đã cử Đội trưởng Tự vệ Nguyễn Hữu Thành làm Trưởng ban Tản cư đứng ra lo liệu. Khẩu hiệu vận động dân chúng lúc này "Tản cư là yêu nước". Tổ tuyên truyền ở các phố sôi nổi hoạt động. Tại các cuộc họp dân để vận động giải thích như vẫn làm, nhiều tổ còn dùng hình thức giải đáp thắc mắc tại chỗ, đối thoại trực tiếp, nên đã làm đồng bào thông tỏ hơn các chủ trương, các việc làm của Hồ Chủ tịch, của Đảng và Chính phủ, cũng như vô hiệu hoá các luận điệu xuyên tạc của bọn xấu, bọn khiêu khích đã trà trộn vào định phá rối cuộc họp. Cách làm này có tác dụng rèn dũa cán bộ ta về nhiều mặt. Thực ra lúc đó mọi người bàn về đánh Pháp thì nhiều, bàn về Tản cư thì ít. Giải thích tuy thông, nhưng vẫn còn ấm ức.


Guồng máy tản cư dân chuyển động. Có gia đình cử người về quê trước chuẩn bị. Đối tượng đưa đi trước là các cháu nhỏ, người ốm, người già. Nhiều gia đình tản cư về các làng ven đô ngoại thành. Bà con thôn xóm vui lòng tiếp đón và thu xếp chu đáo nơi ăn chốn ở. Không ít gia đình, vì nhiều lẽ, còn nấn ná ở lại. Ở trại nuôi trẻ mồ côi Bảo Anh, các cháu bé được đưa đi tản cư do một số các bà, các chị tự nguyện trông nom; những em tuổi từ 14 đến 16 được lựa chọn đưa sang Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc chăm sóc, sau này nhiều em đã thành đạt, nhiều em làm liên lạc viên cho các đơn vị Vệ quốc quân. Em Tý, 16 tuôi, lớn tuổi nhất trong số đó đã hy sinh tại Mặt trận Ninh Bình năm 1952 trong cương vị Trung đội trưởng bộ binh.


Những người có điều kiện ở lại, cùng hội viên các đoàn thể cứu quốc tiếp tục được biên chế theo tự nguyện vào các đội Tự vệ, các tổ Tuyên truyền, giao thông, cáng thương, cứu thương... Tổ tiếp tế - hoả thực Hàng Bột do bà Tống Thị Hiền phụ trách. Ở Thổ Quan, Khâm Thiên do bà Định phụ trách, cùng cụ Nguyễn Đình Toàn tổ chức tiếp nhận, thu gom gạo, dưa cà, mắm muối của dân ủng hộ. Ban Tuyên truyền Liên khu do đồng chí Nguyễn Minh Thanh phụ trách, tổ chức các Đội Tuyên truyền ở các phố. Ở Hàng Bột, có đội do đồng chí Lê Kim Tùng đội trưởng; ở Sinh Từ, có đội đồng chí Bằng; ở Khâm Thiên, có đội đồng chí Kiêm.


Chúng ta bình tĩnh, lặng lẽ, khẩn trương xúc tiến chuẩn bị cho kháng chiến. Đồng chí Đỗ Trình cử đồng chí Hồng phụ trách công tác trinh sát các phần tử nghi vấn và các cơ sở có liên quan với thực dân Pháp, lập danh bạ điều tra; cử cán bộ đi thống kê vật tư phục vụ chiến đấu (như xăng, xi măng, thùng phuy...) và dự kiến cấp xăng dầu cho bộ đội. Đồng chí Nguyễn Kỷ được cử đặc trách chỉ đạo công việc tháo dỡ, di chuyển các máy móc thiết bị ở Sơ Vô tuyến Bạch Mai (Vọng), Nhà thương Bạch Mai, nhà máy sửa chữa điện cơ bưu điện, các bốt điện... Máy móc, thiết bị nào không di chuyển được, cũng được dự định phá dỡ.


Dân phố còn ở lại được huy động cùng Tự vệ sao vuông hối hả đào hào giao thông, hố chiến đấu cá nhân, khuân đất, chở cát, vác gỗ cây, tà vẹt sắt... thậm chí cả bàn, ghế, tủ, tràng kỷ... để dựng ụ chướng ngại. Dọc đường Khâm Thiên, ta đắp 3 chướng ngại: ụ đầu phố lớn nhất, có luỹ đất được tôn cao thêm, dày hơn, hào được đào sâu thêm, cắt ngang đường (ụ này được đắp từ hồi tháng 11); ụ Cống Trắng và ụ cuối phố (gần trụ sở công an quận Đống Đa hiện nay). Phía đường Hàng Bột, có 2 ụ: một ụ đắp ngang đường, ở đầu phố Hàng Bột dưới; còn một ụ ở Hàng Bột trên, ụ này được đắp từ 15-12-1946, vị trí ụ gàn đầu phố Đoàn Thị Điểm, ụ có hào sâu, luỹ đất đắp cao ngập đầu chen vào các cây gỗ, giữa ụ để trống trải một khoảng cách độ 2m để dân tản cư đi qua. Đại đội Tự vệ Hàng Bột trên đã thực hiện đúng chỉ thị và yêu cầu đắp ụ. Những cây to và cột điện ở một số đường phố lớn được đục lỗ, khoan lỗ sẵn để nhét mìn (chuẩn bị phá sập để ngáng đường). Tự vệ các phố chuẩn bị các chai ét-xăng, Krêp để phá xe cơ giới dịch. Tự vệ Hoả xa tổ chức thu gom các bu-lông, lập lách, eclipse, nhồi chai xăng krếp, làm pháo ném, pháo đốt, cưa đường ray hỏng thành từng đoạn, tự tạo nên những vũ khí thô sơ, chuẩn bị mìn điện, magnéto để phá cột nước và đánh bom.


Đội Tự vệ các xí nghiệp, một mặt lo vận chuyển máy móc, thiết bị về nơi tản cư, một mặt cắt cử người ở lại canh gác, bảo vệ trụ sở, bàn phối hợp chiến đấu với Tự vệ khu phố và Vệ quốc quân. Có đêm công nhân Hoả xa tổ chức 4 - 5 chuyến tàu liên tục chở máy đi về phía Nam. Tự vệ các phố cũng vận động nhân dân đục tường liên thông các ngôi nhà để di chuyển khi xảy ra chiến sự.


Lực lượng tự vệ chiến đấu và hậu cần của các phố và xí nghiệp trong Liên khu có trên 12 đội và đại đội, quân số ước độ 400 người, chưa kể đội Tự vệ Bệnh viện Bạch Mai.

Khu Thăng Long có 4 đội:

Đội Phan - Tống (Phan Chu Trinh - Tống Lê Chân) do đồng chí Lộc (toét) chỉ huy.

Đội Thăng Long có đội trưởng Quách Ngọc Hải.

Đội Tám Mái có anh Kẹo chỉ huy.

Đội Thuỷ tinh Cầu Giấy có đội trưởng Nguyễn Văn Sửu.


Khu Văn Miếu có 8 đội:

Đội Sinh Từ do đồng chí Nguyễn Phi Hùng trực tiếp chỉ huy.

Đội Việt Nam Cứu quốc do ông Hồng, ông Mậu chỉ huy.

Đại đội Hàng Bột trên, có đại đội trưởng Nguyễn Hữu Thành, quân số 145.

Đại đội Hàng Bột dưới, do đại đội trưởng Đỗ Lập Sơn chỉ huy (vắng trước ngày 19-12).

Đại đội Hoả xa Hà Nội, quân số trên 90 do đại đội trưởng Hà Đăng Ấn chỉ huy.

Trung đội Cựu binh sĩ Cứu quốc làng Giảng Võ, Đội tự vệ làng Hào Nam v.v...

Đội Khâm Thiên có đội trưởng Ngọc (già).

Đội Thổ Quan có đội trưởng Nguyễn Đình Hiếu.

Đội Tự vệ Sở Vô tuyến Bạch Mai do đồng chí Nguyễn Văn Tân chỉ huy.

Vũ khí của các lực lượng tự vệ, chủ yếu có dao, kiếm, mã tấu..., súng trường các loại độ 15 khẩu, hơn chục khẩu tiểu liên các loại, hơn 120 quả lựu đạn, hơn chục quả mìn điện và một quả bom.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 10:35:48 am »

Tăng cường cho Liên khu, còn lực lượng tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu, Công an, Vệ quốc quân và Giao thông công binh. Một đại đội thuộc Tiểu đoàn 56 phối thuộc trong đội hình Tiểu đoàn 145 hoạt động vùng giáp ranh Liên khu III và Liên khu I.

Một bộ phận của Trung đội Hà Huy Tập - thuộc Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu, đồn trú tại trường học phố Sinh Từ được lệnh phối hợp với Tự vệ của Liên khu, do đồng chí Cát chỉ huy. Về lực lượng Công an, từ hồi cuối tháng 10-1946, Nha Công an Bắc Bộ đã bổ sung cho Liên khu 20 cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng trinh sát có đồng chí Trần Hoàng Bá, Đạt đen, Bảo trố, Thái Dũng, Đình, Điện Quang, Trường... Đội này có nhiệm vụ phối hợp với Tự vệ và các đoàn thể xem xét khả năng số người trụ lại chiến đấu, rà soát và dự kiến phương án giải quyết đối với phần tử nghi vấn và Pháp kiều, điều tra những ngôi nhà địch có thể lập ổ đề kháng..., vận động dân đi tản cư. Lực lượng Công an bố trí ở 3 khu vực: Giám - Hàng Bột - Hào Nam; Nhà dầu Shell Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa (gồm cả Văn Chương, Xã Đàn; Ô Chợ Dừa - Cầu Giấy - Láng - Ngã Tư Sở). Hoạt động trên địa bàn Liên khu còn có một đội trinh sát Thành (thuộc Ban Trinh sát Thành bộ Việt Minh) do đồng chí Tân và Việt Sơn phụ trách, gồm các đồng chí Đoàn Kính, Đoàn Đức Thành, Kim Giang, Vọng, Thịnh, Tuyết, Bích, Huyền, Kim... Đội có nhiệm vụ cùng Liên khu nắm bắt tâm tư của dân và cán bộ chiến sĩ, điều tra tình hình địch, tham gia trừ gian, diệt phỉ, bắt một số Pháp kiều nguy hiểm... Đội Trinh sát Bắc Bộ đóng trụ sở tại 73 Hàng Bột.


Lực lượng Vệ quốc quân đóng tại địa bàn Liên khu là Tiểu đoàn 523 do Tiểu đoàn trưởng An Giao chỉ huy, từ tháng 11 năm 1946, Tiểu đoàn bộ đóng tại Nhà máy Tóc (nay là Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội). Tiểu đoàn có 3 đại đội. Đại đội 27 do Đại đội trưởng Ngô Chuyền chỉ huy, đóng tại vùng Ngã Tư Sở. Đại đội 28 đóng tại Nhà Tiền (nay là Nhà máy in Tiên Bộ). Đại đội 29 đóng quân tại vùng trung tâm xung yếu của Liên khu do Đại đội trưởng Lưu Vân và chính trị viên Trần Hải chỉ huy, Đại đội bộ đóng tại ngõ Văn Chương. Quân số Đại đội 29 có 150 chiến sĩ trẻ, có 2 đảng viên. Trang bị vũ khí của Đại đội có mã tấu, lựu đạn Phan Đình Phùng, súng trường các loại 38 khẩu với cơ số đạn mỗi khẩu độ 10 viên, một khẩu trung liên Mắc-xim với một băng 50 viên đạn, một khau đại liên Nga với 150 viên đạn.


Đại đội 29 có 3 trung đội bố trí như sau: Trung đội 58 đóng quân tại nhà Cai Mơ (chủ xe tay - xích lô ở phố Sinh Từ) có nhiệm vụ phối hợp đơn vị Vệ quốc quân và Tự vệ Hoả xa Hà Nội, Tự vệ Sinh Từ đánh chặn quân địch có ý đồ đánh chiếm đầu mối Ngã tư Khâm Thiên. Trung đội 56 đóng quân trong nhà dân ở phố Hàng Bột, cử một tiểu đội dấu quân bí mật trong Văn Miếu. Trung đội 57 phân tán đóng quân tại nhà ông Phan Kế Toại và nhà dân ở phố Bích Câu, có nhiệm vụ cảnh giới phía nhà Deléveaux và bãi Septo (nay là sân vận động Hà Nội).


Tiểu đoàn 523 tăng cường trinh sát các mục tiêu trong địa bàn trách nhiệm và phối hợp với tiểu đoàn đồng chí Quang Tuần ở Liên khu II để nắm tình hình địch ở nhà Dầu Shell Khâm Thiên. Từ tháng 1-1947 được tăng cường Tiểu đoàn 56 do Tiểu đoàn trưởng Anh Đệ chỉ huy.


Bộ chỉ huy Khu XI (Hà Nội), ngày 21-12-1946 cử về Liên khu III một đội Công binh (thuộc Cục Giao thông Công binh - Bộ Quốc phòng) gồm 20 cán bộ chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Văn Nhạn chỉ huy, có cố vấn người Đức - tên giới thiệu Nguyễn Dân. Đội có nhiệm vụ: góp ý kiến về kỹ thuật trong công tác phá hoại (nhà, cầu, cống); đắp ụ, lập chướng ngại vật ở các ngả đường; hợp đồng với Tiểu đoàn An Giao và các lực lượng khác để đào đắp công sự chiến đấu, tuyến phòng ngự v.v...


Về lực lượng quân Pháp, gần đến ngày kháng chiến toàn quốc, ở nhà Deléveaux có độ một trung đội; một tiểu đội ở nhà Dầu Shell Khâm Thiên; một số quân không cố định đóng trong khu vực Ga (gác kho hàng, toa xe hàng); một hoả điểm Moóc-chiê đặt trên tầng thượng tu viện Jeanne d’Arc. Chưa kể tới lực lượng địch có thể huy động từ Thành Nội ra.


Để thuận tiện cho việc lãnh đạo và chỉ huy phối hợp, đồng chí Đỗ Trình cho dời trụ sở Liên khu uỷ, Liên khu bộ Việt Minh và Ủy ban Bảo vệ Liên khu từ nhà Dépot đầu phố Khâm Thiên về Nhà máy Tóc - nơi đặt sở chỉ huy tiểu đoàn 523. Cơ quan tuyên truyền của Liên khu từ chùa Thanh Nhàn (sau Hàng Bột) di chuyển sang làng Thành Công cùng máy in Minerve, hộp chữ in... và công nhân in, đồng chí Thanh, Long, Bình... Những thiết bị in ấn này của Nhà in Đại Chúng (phố Phùng Hưng), chủ nhà in đi tản cư để lại; đồng chí Minh Quang đã vận động anh em công nhân khuân về Liên khu.


Đến trung tuần tháng 12-1946, nhất là sau vụ quân Pháp thảm sát đồng bào ta ở Yên Ninh và khiêu khích ở trụ sở Bộ Tài chính (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao) ngày 17-12-1946, không khí chiến tranh ở Hà Nội càng ngột ngạt.

Các lực lượng tự vệ, tuyên truyền... được lệnh ngày đêm tập trung tại nơi qui định, mang sẵn gạo, thức ăn dự phòng cho cá nhân. Gần ngày chiến đấu, đồng chí Trần Quốc Hoàn (Khu XI) gửi cho đồng chí Đỗ Trình 5 quả bom (50kg/quả) với yêu cầu chuẩn bị sẵn dây cháy chậm và kíp nổ để dùng phá nổ ở những vị trí của ta bị địch đánh chiếm. Trước ngày 19 tháng 12, dân chúng đã tản cư nhiều. Tự vệ đã hoàn thành việc đục thông tường các nhà. Bộ phận Vệ quốc quân đóng bí mật trong Văn Miếu đã đào xong đoạn đường hầm chạy ngầm từ trong Văn Miếu ra trước cửa nhà Jeanne d’Arc. Trên địa bàn toàn Liên khu, ta thực hiện nghi binh chuyển quân mấy ngày liền, cả ban ngày từ nhiều hướng, quân cùng vũ khí kéo vào đóng quân ở các vị trí, đêm tối lại bí mật rút.


Dân đi tản cư, nhiều gia đình còn giao lại nhà cửa, thậm chí cả chìa khoá nhờ Tự vệ và Vệ quốc quân trông nom. Trật tự trị an trong những ngày này được giữ nghiêm. Ban ngày rất căng thẳng, nhưng mọi sinh hoạt đường phố vẫn diễn ra bình thường. Ban đêm đường phố vắng lặng. Ai có nhiệm vụ đi lại phải dùng mật khẩu để nhận "là người của ta". Đến nay nhiều người còn nhớ mật khẩu 6:4 hồi đó. Gặp nhau trong dân hoặc phát hiện tiếng người khi cơ động qua lỗ đục tường mà hỏi - đáp đúng mật khẩu thì yên tâm lắm, thân thiết lắm.


Liên khu III đã thực hiện chủ trương giáo dục quần chúng lòng căm thù giặc Pháp, cảnh giác âm mưu gây hấn khiêu khích nổ súng của địch, tranh thủ thời gian xây dựng thực lực cách mạng, bảo vệ sự an toàn cho dân, đã tạo ra thế chính trị làm cơ sở cho vũ trang toàn dân, chuẩn bị đi vào kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiếp tục tinh thần tiến công của Cách mạng tháng Tám, cả Liên khu trào dâng khí thế "Quyết tử để bảo vệ Thủ đô". Ở các đội Tự vệ, các đại đội Vệ quốc quân đã xuất hiện Tổ Cảm tử, Tiểu đội cảm tử. Liên khu III sẵn sàng chiến đấu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 01:44:47 pm »

Giờ nổ súng. Diễn biến cuộc chiến đấu bảo vệ mảnh đất Tây Nam Hà Nội.

Sáng ngày 19 tháng 12 năm 1946, đồng chí Đỗ Trình về thành phố nhận chỉ thị. Đồng chí Nguyễn Văn Trân, Bí thư Khu uỷ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Khu XI cho biết Trung ương đã chủ trương phát động cả nước đứng lên kháng chiến. Liên khu III phải tấn công các mục tiêu địch chiếm đóng, ngăn chặn địch từ Thành Nội đánh ra, kìm chân địch mấy tuần (tôi nhớ là khoảng hai tuần lễ - Đỗ Trình), phối hợp chiến đấu với các Liên khu I và II; bảo vệ đường ra ATK của Trung ương (tức là theo hướng Hà Nội - thị xã Hà Đông). Vào giờ nổ súng, điện sẽ tắt và pháo ta sẽ bắn mạnh vào Thành. Các lực lượng của Liên khu III phải sẵn sàng đánh địch vào thời gian đó. Giờ cụ thể sẽ được thông báo vào buổi chiều theo mật hiệu mà đồng chí Nguyễn Văn Trân đã qui ước với đồng chí Đỗ Trình.


Trong thời gian đó, Tiểu đoàn trưởng An Giao cũng nhận được lệnh từ Bộ chỉ huy Khu XI.

Từ trưa, việc chuẩn bị chiến đấu được thực hiện ráo riết thêm một bước. Luỹ chướng ngại ở đầu phố Khâm Thiên được củng cố thêm, ụ chướng ngại ở phố Hàng Bột trên được tăng cường gia cố theo quy định. Các đơn vị Vệ quốc quân và Tự vệ được giao nhiệm vụ lần cuối. Lực lượng Công an được lệnh chuẩn bị hành động, đồng thời chuyển địa điểm tập trung về Ngã Tư Sở. Các hoạt động chuẩn bị kháng chiến được tiến hành rất khẩn trương nhưng kín đáo.


Mặt khác, cũng theo chỉ thị của đồng chí Nguyễn Văn Trân, ở mỗi ụ chướng ngại vật, vài anh em được phân công làm động tác giả, vờ như phá ụ, để lừa trinh sát của địch.

Khoảng 15 giờ ngày 19-12-1946, đồng chí Nguyễn Văn Trân gọi điện thoại đồng chí Đỗ Trình báo "chuyến hàng sẽ đến vào 18G:00" (theo quy ước: 18G00 + 2G00 = 20G00).

Bên lực lượng Vệ quốc quân, từ 18 giờ ngày hôm đó, Tiểu đoàn trưởng An Giao hạ lệnh nổ súng tới từng Ban chỉ huy Đại đội. Ngay sau đó, Ban chỉ huy Đại đội 29 xuống kiểm tra và giao nhiệm vụ tác chiến đến từng trung đội, cùng bàn phối hợp chiến đấu với Ban chỉ huy đội Tự vệ Hàng Bột. Tiểu đoàn điện lệnh Đại đội 27 chuyển hai trung đội lên phối hợp Đội Tự vệ Khâm Thiên, Thổ Quan, còn một trung đội đóng tại phố Nam Đồng làm lực lượng dự bị của tiểu đoàn. Đại đội 28 đóng chốt vùng Nhà Tiền được lệnh sẵn sàng. Lực lượng Tự vệ vùng trung tâm của Liên khu (Hàng Bột, An Trạch...) cũng được bố trí phối hợp tác chiến với Vệ quốc quân: Đội tự vệ do đồng chí Ngô Đoàn Ngọc chỉ huy phụ trách đánh địch ở các phố Phan Phù Tiên và Hàng Cháo; ở phố Hàng Bột (trên) bên dãy số lẻ có đội tự vệ do đồng chí Phạm Văn Nhã chỉ huy, bên số chẵn có đội Tự vệ do đồng chí Tống Văn Lập chỉ huy cùng đồng chí Nguyễn Ngọc Phương; bên phố Bích Câu, Đặng Trần Côn do đội Việt Nam Cứu quốc và Tự vệ làng An Trạch đảm nhận.


Đúng 20 giờ 03 phút ngày 19-12-1946, đèn điện thành phố vụt tắt. Tiếp đó, pháo lớn từ Láng (nay là Láng Trung) bắn vào rền vang. Nhiều đám cháy bốc lên ở hướng cửa Bắc. Sau hơn nửa giờ lẻ tẻ, tiếng súng của ta và của địch bắt đầu nổ ran.

Chúng ta đã chính thức bước vào cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngay sau khi chiếc xe ô tô du lịch (sau này được biết, đó là xe Chính phủ ta) xuôi theo đường Hàng Bột, qua ụ chướng ngại Hàng Bột, thì Đại đội trưởng Tự vệ Nguyễn Hữu Thành thi hành lệnh đắp nối ngang đường. Cột điện và cây to được đánh đổ gục ngáng đường. Chuyến tầu điện cuối cùng trong ngày chở bà con đi tản cư, sau khi đổ khách ở Ngã Tư Sở quay về cũng được lật đổ ngáng đường. Đồng chí Hà Đăng Ấn, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hoả xa Hà Nội điện lệnh đoàn tàu khách tù Nam Định về ga Hà Nội (sẽ đến lúc 20 giờ) phải đỗ trả hết khách, để tránh cho đồng bào gặp nguy hiểm, tại cột tín hiệu miếu Hai Cô; còn đầu máy cho chạy đến barie Khâm Thiên đỗ lại làm thành chướng ngại vật trước lúc điện thành phố tắt độ 2 phút. Đồng chí Ấn cũng cho lập một đoàn tầu gồm 5 toa SS khởi hành về phía Bắc do tài xế Nghĩa lái vào lúc 19 giờ 50 và lần lượt đánh trật bánh từng toa để thành chướng ngại vật tại 5 barie Trần Phú, Điện Biên Phủ, Hàng Đẫy, Hàng Lọng, Sinh Từ. Trên Mặt trận Liên khu III, ngay đêm đó, ta đánh các vị trí địch tại nhà Deléveaux, Khu gia đình Hạ sĩ quan, Nhà Dầu Shell Khâm Thiên, Khu Hoả xa Hà Nội...


Phía Hàng Bột, Sinh Từ, cả 3 trung đội thuộc Đại đội 29 đều vào trận.

Trận đánh nhà Deléveaux. Vị trí này là toà nhà 2 tầng, nằm ở đầu phố Cát Linh. Lúc đó lực lượng địch có một tiểu đội, được trang bị toàn tiểu liên, lựu đạn, có một xe cứu thương, một môtô. Lực lượng tiến công của ta có Trung đội 57 và một Trung đội Tự vệ do Đại đội trưởng Lưu Vân trực tiếp chỉ huy. Khẩu đại liên được bố trí bên dãy phố đối diện, bắn thẳng sang vị trí địch. Địch bắn trả quyết liệt. Xạ thủ đại liên - chiến sĩ Vọng trúng đạn địch, hy sinh tại chỗ. Đồng chí Lưu Vân dẫn một tiểu đội tìm cách trèo lên nóc nhà, phá ngói để ném lựu đạn xuống. Ta vừa đánh, vừa gọi hàng.


Có một tên Pháp với vợ người Việt mang theo một súng, cùng một tên người Việt ra hàng, số còn lại tiếp tục cố thủ, bắn trả. Chiến đấu đã gần một tiếng, lực lượng ta vẫn chưa lọt được vào trong, tiểu đội trưởng Tự vệ, đồng chí Phạm Gia Nho trúng đạn, hy sinh. Đồng chí Lưu Vân lệnh cho Tự vệ do đồng chí Nguyễn Hữu Thành chỉ huy mang một quả bom 50kg đặt dưới chân tường để phá sập, nhưng bom không nổ. Cuộc chiến giằng co đến gần sáng. Lực lượng ta phải rút ra, bố trí một bộ phận bao vây phía ngoài vị trí. Địch đưa xe Hap-tơ-rắc đến cứu viện. Khẩu Ba-zô-ca của mặt trận kịp cơ động đến bắn cháy được một xe. Chiều 20-12, số địch còn lại ở nhà Deléveaux lên xe chạy thoát, vì xe cắm cờ Hồng thập tự, ta không bắn. Cũng đêm 19, bên phố Bích Câu, Đặng Trần Côn, Đội Việt Nam Cứu quốc bắt được một số địch, trong đó có tên De Massei là thanh tra lính khố xanh thời Pháp (Inspecteur de la garde indigène).


Trong trận đánh nhà Deléveaux, dù là trận đầu, nhưng quân ta đánh gan dạ. Anh em Tự vệ chủ yếu dùng lựu đạn Phan Đình Phùng do ta sản xuất, có quả nổ, có quả không. Cũng có anh em Tự vệ lần đầu giáp trận, do luống cuống quên kỹ thuật thao tác, nên lựu đạn ném ra chỉ lăn lông lốc, không nổ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 01:45:24 pm »

Cùng lúc, Chính trị viên Đại đội Trần Hải chỉ huy hai tiểu đội của Trung đội 56 và một tiểu đội tự vệ đánh vào khu nhà Hạ sĩ quan Pháp. Quân ta vừa nổ súng, vừa phát loa kêu hàng. Địch rút lên gác, không bắn trả. Cửa vào tầng dưới địch chặn kỹ, ta chưa phá được, bèn chất đống chăn màn và các thứ dẫn cháy, tưới xăng định đốt thì vợ con địch kêu khóc xin hàng. Ta không đốt, lệnh cho chúng mở cửa ra hàng. Ba hàng binh sĩ quan Pháp cùng vợ con và một xì-ten, một súng lục được đồng chí Tô Văn Nhật và một số đội viên dẫn giải về Sở chỉ huy ở Nhà máy Tóc.


Quả bom chôn ngầm trên đường Nguyễn Thái Học (trước Nữ tu viện Gian-đa), giật không nổ khi xe cơ giới địch chạy qua.

Phía Sinh Từ, Trung đội 58 Đại đội 29 cùng Tự vệ nổ súng đánh chặn cánh quân Pháp có xe cơ giới yểm trợ đánh khu Đấu Xảo (nay là Cung Văn hoá Lao động Việt - Xô) và khu Hàng Lọng.

Tại khu vực Hoả xa Hà Nội, Tự vệ Hoả xa từ phố Khâm Thiên đánh vào các mục tiêu có địch, đốt phá một số toa xe hàng, diệt một số tên, cây nước không phá được vì sức công phá của mìn không đủ mạnh. Lúc gần nửa đêm 19-12 xuất hiện xe tăng và xe thiết giáp địch bắn rất mạnh vào nhà Ga, cả 3 tốp gồm 5 chiếc xe tăng rải suốt từ cửa Ga đến Ngã tư Khâm Thiên, có một xe tăng đậu ngay trên quả bom ta chôn sẵn ở tim đường ngã tư Khâm Thiên, ta châm mìn điện, giật, bom không nổ. Cùng lúc, Trung đội 50 Đại đội 27 tiến vào, gặp địch từ nhà Đê-pô sang, đã đánh ngay gây cho địch tổn thất. Đến rạng sáng ngày 20-12, ta chỉ để một tiểu đội chốt trên gác nhà Ga.


Trên khu vực Thăng Long, lực lượng Tự vệ vào nhà thờ Đa Minh, tên Cờ-rat-sơ, tình báo địch đội lốt tu sĩ chạy thoát. Ta bắt được một số me Tây, đã dẫn giải về phía sau. Lực lượng Vệ quốc quân, Đại đội 1 tiểu đoàn 56 phối hợp với các phân đội của Tiểu đoàn 145 đã cùng tự vệ tiến công các ổ chiến đấu của địch. Trung đội 1 Đại đội 1 chiếm lĩnh Trại con gái Ngọc Hà (nay là Trạm 354 - nơi đón tiếp gia đình bộ đội). Trung đội 2 Đại đội 1 và một phân đội của Tiểu đoàn 145 phối hợp Tự vệ chiến đấu của Đại đội Lam Sơn đánh chiếm nhà máy bia Ô-men (nay là Nhà máy Bia Hà Nội) diệt 11 địch, thu vũ khí trang bị ngay cho tự vệ. Rồi đánh tiếp ổ chiến đấu địch ở Vườn hoa Lapho (nay là Vườn ươm Hà Nội), diệt 4 tên địch; diệt ổ đề kháng của địch ở dốc Ngọc Hà, thu nhiều lương thực, thực phẩm.


Lực lượng Công an và Tự vệ đã bắt một số đối tượng nghi vấn, một số sĩ quan Pháp và Pháp kiều ở khu vực sân bay Bạch Mai, một số me Tây. Trong thời gian ta tiến công các vị trí địch ở phía trước, thì ở phía sau ta đã huy động mang số lượng lớn nồi, xoong, bát, ống bơ... rải úp dọc trục đường Hàng Bột đến ngõ Văn Chương, Hàng Đẫy, Kim Mã... để nghi binh làm trận địa mìn, lựu đạn. Thực tế những ngày sau cho thấy tác dụng của nghi binh buộc địch không liều lĩnh xông xáo, xe cơ giới địch phải dừng từ xa bắn thăm dò, bắn uy hiếp.


Người dân Liên khu III cùng cả Hà Nội bấy lâu nay dồn nén lòng căm hận giặc Pháp, nay được bung ra sau phát súng lệnh. Lòng háo hức mong đợi giờ đánh Tây đã điểm. Sướng quá! Tự hào thay "súng thần công của ta"! Hà Nội vùng đứng lên... Anh em, bà con ta, ai nấy đều phấn khích. Có nơi anh em mừng quá chạy ra đường phố ôm nhau nghẹn ngào. Không ít người nghĩ rằng Tây bị cú bất ngờ thế này, khéo mà quỵ sớm, vì lẽ người ta nhớ tới chỉ nội một đêm 9-3-1945 Pháp đã gục trong cuộc đảo chính của Nhật.


Phút hồi hộp, ngỡ ngàng qua đi nhanh chóng, ai vào việc nấy. Loa tuyên truyền vang lên các phố loan tin chiến đấu, thúc giục bà con tiếp tục đi tản cư. Tổ Tuyên truyền Hàng Bột, Đội Cấn tiếp cận vị trí địch và các phố có Pháp kiều, phát loa địch vận bằng cả tiếng Pháp, tiếng Việt. Tổ tiếp tế - hoả thực có nơi chuẩn bị khá nhanh, độ 10, 11 giờ đêm các bà, các chị đã gánh cơm nóng, thịt, đậu kho... đi khao quân. Cũng may cho Tổ Tuyên truyền, Tự vệ nào đã dùng hết số gạo cá nhân mang theo dự phòng từ những ngày trước, ăn bát cơm chiến trận đầu tiên này, có lẽ mỗi người ít nhiều đều có cảm xúc khó tả, một kỷ niệm khó phai nhạt.


Bà con dân phố tiếp tục đi tản cư. Có gia đình đã chuẩn bị trước, nên đi ngay được. Có gia đình vội vã thu gói, nên rơi vãi dọc đường. Bà con làng Lương Sử, An Trạch đã bắc thêm cầu tre qua ao, chuôm, nên dân trong phố tản cư qua đó rất nhanh chóng thuận tiện. Người đi tản cư, chẳng tiếc gì của cải vật chất để lại, dù là bó buộc. Có người tự nguyện khuân cả tủ chè, sập gụ... ra hè phố, để Tự vệ làm vật cản chặn địch. Cho dù trong dòng người tản cư ra nơi an toàn, có nhiều người nghĩ rằng việc ra đi chỉ tạm thời ít ngày, song trong họ hửng sáng niềm tự hào, niềm tin ở Cụ Hồ, tin ở kháng chiến.


Những người ở lại làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong dạ cũng yên tâm thanh thản hơn, giữa họ cảm thấy gần gũi gắn bó với nhau hơn trong cùng đội ngũ... Anh em bùi ngùi thương tiếc chôn cất những đồng đội của mình đã hy sinh ngay trong đêm nổ súng: đồng chí Đạt - chiến sĩ Tự vệ Khâm Thiên, đồng chí Phạm Gia Nho - chiến sĩ Tự vệ Hàng Bột; chiến sĩ Vọng - Vệ quốc quân v.v...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 01:46:23 pm »

Những ngày chiến đấu cuối tháng 12 năm 1946.

Liên khu III đã tổ chức đưa phần lớn bà con dân phố đi tản cư, hướng dẫn số hành khách bị kẹt lại trong ga Hàng Cỏ ra khỏi nơi có chiến sự. Suốt đêm 19, lực lượng Liên khu III quấy rối địch bằng địch vận và bắn áp chế. Ban Tuyên truyền Liên khu cử người đi liên lạc lấy tin, các đồng chí Minh Quang, Kim Quế, Công viết bài. Tờ báo "Thép" của Liên khu do đồng chí Minh Quang phụ trách, in typô đầu tiên, sáng ngày 20-12 được đưa đến các tổ tuyên truyền kịp loan tin chiến đấu cho đồng bào và đồng chí trong Liên khu.


Lực lượng ta tiếp tục củng cố hầm hào chiến đấu. Các đồng chí Liên khu uỷ phân công đi kiểm tra các khu phố: đồng chí Đỗ Trình kiểm tra tình hình chiến đấu ở các đơn vị; đồng chí Minh Quang và Nguyễn Kỷ kiểm tra ở các phố Khâm Thiên, Hàng Bột, các làng Lương Sử, An Trạch v.v... Hầu hết dân đã tản cư. Chỗ gần nhà Ban chỉ huy Khu Văn Miếu có hàng chục con lợn lớn nhỏ bị trói gô nằm bên bò ao rau muống, 4 - 5 con bò sữa buộc ở cột nhà hậu của chùa; trên bàn nhà hậu có cả một thúng xôi lạc đang bốc hơi. Những món quà lặng lẽ để lại ủng hộ quân ta như gửi gắm tình nghĩa của đồng bào. Bộ phận tiếp tế - hoả thực các phố cùng đi thu gom lương thực, thực phẩm ở các nhà đã đi tản cư để lại. Có nhà còn hàng thúng, hàng chum gạo, vại dưa cà, chai mắm, hũ muối... Ta cũng tiếp nhận ở kho 2 nhà bánh kẹo Việt Hương và Cự Hương có đến mấy chục chum đường trắng, đường phèn, đậu xanh, gạo, hàng thúng trứng gà, hàng bồ lạp xường v.v... Những nguồn lương thực, thực phẩm này có thể đảm bảo được bao lâu, cho bao nhiều người. Hồi đó, ít ai nghĩ tới. Tuy thê, Ban tiếp tế - hoả thực các bà, các chị cũng biết tùng tiệm cho ăn dần, miễn sao lo được miếng cơm nóng cho anh em chiến đấu; có được hộp sữa, bát cháo trứng gà cho anh em bị thương - đó là bản chất bà nội trợ Việt Nam mà! Còn anh chị em Tự vệ, cứu thương, cáng thương... đa số là những chàng trai, con gái Hà Nội vừa rời tay bút, tay búa..., rời cuộc sống Hà Nội thường nhật, thậm chí có người vừa rời cuộc sống nhung lụa mới học được chút ít "quân sự", đến lựu đạn na cũng chưa biết sử dụng, mà nay đã lăn xả vào cuộc chiến với lòng mến yêu đất nước và lòng tin nơi Cụ Hồ.


Bước sang ngày thứ hai đánh Tây, ngày 20-12-1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Trần Quốc Hoàn được đồng chí Chỉ huy trưởng Khu XI (tức là Mặt trận Hà Nội) Vương Thừa Vũ hướng dẫn, đã vào quan sát mặt trận phố Khâm Thiên và thăm đơn vị chiến đấu tại đó. Anh em phấn khởi và tin tưởng lắm.


Sau một ngày đêm chiến đấu, Liên khu III đã góp phần cùng quân dân toàn Thành làm thất bại ý đồ đánh chiếm Hà Nội trong vòng 24 giờ của bọn thực dân xâm lược Pháp.

Ngày 21 và 22, địch đánh ra Kim Mã. Tự vệ ta bố trí chặn đánh ở gần chùa Kim Mã (nay là Nhà hát chèo Trung ương). Anh Vơn, một chiến sĩ Tự vệ bắn rất giỏi, mấy ngày qua đã bắn tỉa được 4, tên địch, trong trận này anh chỉ huy rất gan dạ, đánh quyết liệt. Có tốp địch bố trí trên tầng cao, đã bắn gục đồng chí. Đồng chí Vơn hy sinh. Nữ đồng chí Kim Thoa, đồng chí Chu Xuân Ấm cùng đồng đội thương tiếc chôn cất anh tại nghĩa trang Phúc Thiện (Voi Phục). Đội trưởng tự vệ Phạm Văn Nhã bị địch bắn trọng thương gần Hàng Cháo, khi cùng đơn vị đi trinh sát.


Đêm 22, máy bay địch bắn phá, ném bom các làng Lương Sử, Hào Nam... giết hại một số thường dân chưa kịp tản cư, càng nung nấu thêm lòng căm thù giặc Pháp.

Ngày 23 tháng 12, quân Pháp trong khi tiến đánh Hàng Bông, Phủ Doãn, Chợ Hôm thuộc Liên khu I và II, đã đồng thời hướng sang Liên khu III nhằm đẩy dãn lực lượng ta. Từ sáng sớm, để kiềm chế lực lượng cơ động của ta, quân Pháp cho 2 xe tăng từ cửa Tây xộc ra, án ngữ tại góc đường Hàng Bột - Cát Linh. Hai chiếc này, hoặc tăng hoặc thiết giáp, hàng ngày suốt từ 8 giờ đến 16 giờ đóng chốt tại đó, kéo dài đến ngày cuối tháng 12. Vừa án ngữ, địch vừa bắn đại liên vào các mục tiêu di động của ta dọc trục Hàng Bột.


Bên mặt trận Khâm Thiên, hàng ngày lực lượng cơ giới và bộ binh địch từ trong Thành ra, được cối 82 ly ở vị trí ga Hàng Cỏ bắn yểm trợ, chúng liên tiếp tấn công vào trận địa ta. Ta chống trả chặn đánh, buộc địch phải rút.

Đêm 23, chấp hành lệnh toàn thành phố nổ súng quấy rối của Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội, Trung đội 50 của Đại đội 27 cùng Tự vệ Khâm Thiên tấn công nhà Dầu Shell, ta áp sát, bắn và ném lựu đạn. Không thấy địch bắn trả. Ta đột nhập, không có địch. Đến 3 giờ sáng ta rút. Bên Hàng Bột, chỉ huy Đại đội 29 trực tiếp chỉ huy hai trung đội luồn sâu vào phố Hàng Đẫy, Cao Bá Quát v.v... không gặp ổ đề kháng của địch. Bộ đội ta vào một số nhà chỉ còn phụ nữ Pháp kiều chưa kịp chạy vào Thành Nội, họ sợ bị giết, nên có người đem vàng ra nộp và xin tha mạng. Chiến sĩ ta không nhận vàng và để họ an toàn tính mạng. Cao đẹp thay nghĩa cử chính trực và nhân đạo của người lính Cụ Hồ.


Ngày 24, Trung đội 58 từ Sinh Từ được lệnh chuyển về tập trung ở Hàng Bột trong thế bố trí mới của Đại đội 29. Trong Văn Miếu chỉ bố trí một tổ 3 người để tiếp tục giữ làm vị trí tiền tiêu quan sát địch chuyển quân từ Thành Nội ra tiến công vào khu vực bố trí chiến đấu của ta.


Ngày 25 tháng 12, Đại đội trưởng Lưu Vân chỉ huy một tổ bộ đội và Tự vệ trang bị nhiều lựu đạn, định bất ngờ áp sát diệt 2 xe tăng thường án ngữ đầu phố Cát Linh - Hàng Bột. Do ta không có hoả lực mạnh yểm trợ, nên vừa vượt qua đường, địch nổ súng bắn chặn, đồng chí Trung đội phó Thọ trúng đạn bị thương. Tổ này không hoàn thành nhiệm vụ. Bên phía Hàng Lọng, Khâm Thiên từ đêm 21 - 27 tháng 12, Tự vệ chiến đấu Hoả xa cùng Tự vệ Khâm Thiên đêm nào cũng tổ chức đánh quấy rối cụm các vị trí địch trong khu vực Hoả xa Hà Nội. Đêm 25, một tổ Tự vệ do đồng chí Dậu chỉ huy đột nhập Ga Hà Nội lục soát gần nửa tiếng đồng hồ, không gặp địch, thu được một máy chữ v.v... trên đường rút về đến Hàng Cà (Hàng Đũa), bị địch phục kích, tổ bắn trả, rút được, đồng chí Dậu bị thương, mất tích.


Cũng đêm 25 tháng 12, tổ địch vận luồn sâu vào các phố dán truyền đơn, phát loa địch vận, rồi trụ lại ở nhà Cai Mơ (Phố Sinh Từ); do anh em ta chủ quan đàn hát nên bị địch phát hiện, bao vây, anh em ta rút xuống hầm, địch quăng rơm phun xăng đốt. Các đồng chí ta không hàng địch, một số lớn đã hy sinh như đồng chí Chính - Chủ tịch phố Sinh Từ, đồng chí Nguyễn Khắc Thành (chú ruột đồng chí Nguyễn Phi Hùng - chỉ huy Tự vệ), đồng chí Nguyễn Văn Nhã (thợ nhuộm ở 78 phố Sinh Từ) và một số Vệ quốc quân v.v... Tại lễ truy điệu tổ chức ở Thái Hà ấp, đồng chí Minh Quang thay mặt Liên khu biểu dương tinh thần đánh địch, nhắc nhở không chủ quan, tránh hy sinh không cần thiết.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 01:47:15 pm »

Đặc biệt, đêm 24 rạng sáng 25,-12, thực hiện đánh tập trung, lực lượng Tiểu đoàn 523 phối hợp Tự vệ Hoả xa, Tự vệ Khâm Thiên tấn công vào cụm 5 vị trí địch có nhà Dầu Shell, quán cơm Hỏa xa (2B Khâm Thiên), số 2A Khâm Thiên, Nhà chè Phú Xuân (đầu phố Vũ Hữu Lợi) và Trụ sở Công đoàn Hoả xa Việt Nam. Trong đó trọng điểm là nhà Dầu Shell, do Đại đội 27 đảm trách. Sau khi tiểu đoàn ra lệnh, pháo 37 ly và trọng liên 12,7 ly bắn dồn dập vào các ụ súng và chế ngự sân nhà Dầu, các tiểu đội quyết tử vượt rào xung phong đột nhập, địch bắn chặn quyết liệt, quân ta xung phong lần hai. Vào lúc này, sau khi đánh chiếm vị trí quán cơm Hoả xa, quân ta đã bắn sang yểm trợ. Quân địch bị rối loạn và rút sang phía Ga. Ta chiếm được vị trí nhà Dầu Shell, sở dĩ có thuận lợi vì lẽ khi quân ta đánh vào quán cơm Hoả xa đã diệt được tên địch lái xe thiết giáp, đồng chí Nguyễn Vũ Giáp, quân khí Tiểu đoàn được tăng cường cho Đội Tự vệ Hoả xa, đã cùng hai đồng chí Tự vệ sử dụng súng 12,7 ly trên xe bắn sang yểm trợ, lái cả xe vừa tiến vừa bắn sang hướng nhà Dầu Shell và ra đầu đường Khâm Thiên. Trong lúc ấy, một số đồng chí khác xông lên chiếm tầng trên quán cơm, tiêu diệt bọn địch bắn trả, phá huỷ một khẩu 12,7 ly và thu được 2 hòm đạn 12,7 ly.


Trong trận này, lực lượng Tự vệ Hoả xa có tổn thất: đồng chí Hội hy sinh, 6 bị thương, mất tích 1. Ta tiêu diệt 2 vị trí địch, loại khỏi vòng chiến đấu 20 tên địch, phá huỷ 1 xe thiết giáp, phá hỏng 2 khẩu 12,7 ly, thu được một số súng đạn.

Chiến thắng có ý nghĩa quan trọng. Anh em được Bộ chỉ huy Khu XI khen thưởng. Công đoàn Hoả xa Nghệ An gửi ra ủng hộ 3.000đ.

Qua mấy ngày tiến công và chống trả chặn địch, thực tiễn chiến đấu cung cấp thêm kiến thức quân sự cho anh em ta, những người dân bình thường chưa hề mặc áo lính, nay dám cầm vũ khí chọi lại lính đế quốc xâm lược nhà nghề. Để hạn chế sức mạnh xe cơ giới của địch và bảo đảm an toàn bí mật cho lực lượng ta cơ động, Liên khu đã động viên anh em ngày đêm đào thêm hào giao thông ngang dọc chữ chi tuỳ địa hình trên các trục đường, đào hào giao thông từ trong nhà ra ụ chiến đấu bên hè phố, gia cố công sự chiến đấu... Đề phòng pháo địch bắn phá trong tầm, Ban Tuyên truyền Liên khu cho di chuyển máy in cùng vật phẩm... lên Làng Cót (Hạ Yên Quyết). Hàng ngày địch thường câu Moóc chiê. Trong lần di chuyển máy, đồng chí Công trúng đạn moóc chiê rơi trước nhà, bị thương nặng, may mắn được bác sĩ Tôn Thất Tùng ở Trạm quân y Kim Lũ cứu chữa. Việc thông tin liên lạc giữa sở chỉ huy Liên khu với các khu phố, các đơn vị do các liên lạc viên dưới sự chỉ huy của Trưởng ban Giao thông Tô Văn Nhật vẫn được đảm bảo. Tổ Tiếp tế - hoả thực các phố tuy dè sẻn, nhưng lượng gạo và thực phẩm gọi là có dự trữ ít nhiều cũng cạn dần. Các bà, các chị vẫn len lỏi mang từng nắm cơm muối vừng, miếng thịt đến tiếp tế từng hầm chiến đấu. Đã phải ăn thịt chó, vì lẽ nguồn thịt lợn... đã cạn, hai nữa phải diệt chó đế tránh lộ khi ta cơ động. Các tổ Tuyên truyền, các nhóm Tự vệ luôn di chuyển phân tán, nên việc ăn uống phải tự lo một phần. Anh em ta,, ban đêm luôn vào sát vị trí địch phát loa địch vận, quấy rối, ban ngày vừa lo chống trả chặn địch, vừa lo truy tìm bọn bắn lén, bọn tắc... bọp. Chúng đã làm ta tốn thời gian truy tìm và khắc phục những xì xào nghi kỵ trong nội bộ ta.


Khoảng 16 giờ ngày 28-12, quân Pháp bất thần cho 1 xe tải quân sự GMC chở lính đổ quân (có cả nữ binh Pháp) xuống bãi Septo (nay là Sân vận động Hà Nội). Chúng chuẩn bị tiến công khu vực Bích Câu, nơi trung đội 57 đóng quân. Đại đội trưởng Lưu Vân chỉ huy Trung đội 57 và Tự vệ Hàng Bột, An Trạch thừa lúc địch đang bố trí đội hình, đã nổ súng tập trung, địch bị thương một số.


Một tổ 3 đồng chí Tự vệ được lệnh vượt đường sang cướp súng, bị địch bắn trả. Sau độ nửa giờ chiến đấu giằng co, địch phải rút mang theo hơn 10 tên bị thương. Cùng lúc, ổ chiến đấu của ta bố trí ở đầu phố Hàng Bột bị lộ, xe tăng địch án ngữ gần đó đã dùng pháo 37 ly bắn sập gian gác, đồng chí Nguyễn Thế Lĩnh, Chính trị viên Trung đội 57 hy sinh.


Để đề phòng quân Pháp mở rộng cuộc tiến công vào địa bàn Liên khu, ta đã xúc tiến đào giao thông hào, nghi binh trận địa mìn. Lực lượng công binh của ta hướng dẫn và phối hợp với lực lượng Tiểu đoàn 523 cùng Tự vệ các phố đã phá một số nhà cao tầng ở phố Khâm Thiên, Nam Đồng... đề phòng địch chiếm dùng làm cao điểm áp chế quân ta; đắp thêm một số chướng ngại vật kiên cố trên hướng Khâm Thiên - Hà Đông, bóc đường xe điện Hà Nội - Hà Đông, phá sân bay Bạch Mai, đánh đổ cột điện, thu hồi dây điện trên tuyến Nam Đồng - Thái Hà Ấp, đào đắp tuyến phòng ngự chuẩn bị cho một tiểu đội hoặc hơn, có công sự chiến đấu, có hầm... ở Đê La Thành (hướng Khâm Thiên - Giảng Võ), ở Ngã Tư Sở - Láng, Ngã Tư Sở - Văn Điển (đến Kim Giang); phá sập Cầu Mới. Chuẩn bị tiêu thổ kháng chiến, chúng ta cũng đã phá vỡ những căn nhà kiên cố, những căn nhà ở vị trí có lợi thế kiểm soát bằng hoả lực. Nhiều chủ những căn nhà đã tự nguyện. Đó là căn nhà số 73 Hàng Bột của gia đình đồng chí Tống Thị Hoà, là căn nhà góc đường Hàng Bột - Trương Vĩnh Ký (nay là Phan Văn Trị) của gia đình đồng chí Liêm; là căn nhà đồng chí Liên đội trưởng Tự vệ Hàng Bột Nguyễn Hữu Thành. Đối với chúng ta, căn nhà là nơi chôn rau, cắt rốn thiêng liêng của mỗi thành viên gia đình. Người dân Liên khu III đã thề quyết tử để bảo vệ Thủ đô thì căn nhà thân thiết quý giá cũng chẳng hề nuối tiếc.


Sau hơn 10 ngày địch dồn sức đánh bao vây Liên khu I, đánh rộng đẩy dãn lực lượng ta ở Liên khu II, ngày 30 tháng 12 năm 1946, từ mờ sáng quân Pháp mở trận đánh hợp vây lớn vào sâu địa bàn Liên khu III. Theo hướng Hàng Bột - Ô Chợ Dừa có độ 300 quân. Cánh quân theo đường Hàng Lọng - Kim Liên có khoảng 200 tên. Cả hai cánh tiến quân đều có xe tăng, xe bọc thép xe ủi đất và xe cơ giới yểm trợ. Hướng Khâm Thiên, quân địch dùng xe cơ giới hợp với bộ binh húc san luỹ chướng ngại đầu phố, đánh thọc sâu dọc phố. Chúng tràn vào Văn Chương, Thổ Quan. Chúng điên cuồng bắn phá, đốt nhà dân làng Thổ Quan. Địch bắt và chôn sống một chiến sĩ Vệ quốc quân gần nhà Đỏ (xế căn nhà số 66 ngõ Thổ Quan). Lực lượng quân ta dựa vào các ngõ ngách cơ động đánh chặn địch tùng đoạn phố, ngõ xóm rất quyết liệt. Tổ Tự vệ Hoả xa gồm đồng chí Vũ Văn Sự (Trung đội trưởng), Nguyễn Đôn Tự và đồng chí Bật bố trí đánh địch ở các đầu ngõ gần chợ Khâm Thiên. Các đồng chí phân công hai người bắn yểm trợ, đồng chí Bật lợi dụng góc ngõ đâm thẳng lê vào địch. Cứ mỗi đầu ngõ, hạ một tên. Cũng diệt được 5 tên địch, đầu lê đã quằn, đạn đã cạn, buộc anh em phải rút.


Trên đường Hàng Bột, địch cho một lực lượng đánh vào sườn trái của Đại đội 29 từ bãi Septo hướng vào Bích Câu bằng xe tăng, xe cơ giới và bộ binh. Trung đội 57 cùng một tổ Tự vệ làng An Trạch bố trí ở mấy nhà cao tầng phố Bích Câu đã tổ chức đánh chặn địch. Địch dùng ưu thế binh hoả lực tấn công. Quân ta phải bắn yểm trợ thoát ra ngoài, tránh thế bị bao vây. Đại bộ phận lực lượng địch đánh dọc đường Hàng Bột, xe tăng, xe cơ giới vừa di chuyển vừa bắn vào các nhà, ném lựu đạn vào các hố chiến đấu cá nhân. Lực lượng ta chống trả quyết liệt, giành giật với địch từng nhà, từng ngõ phố, buộc địch không thể tiến nhanh. Đồng chí Nguyễn Đình Phả - Trung đội trưởng Trung đội 58, trong giờ phút đầu tiên bắn chặn địch đã hy sinh tại căn nhà đầu phố Hàng Bột (trên). Tổ Tự vệ Hàng Bột (dưới) thuộc Trung đội Tự vệ Hàng Bột (dưới), gồm 5 người có đồng chí Bùi Văn Nghĩa trực chiến ở căn nhà số 186 phố Hàng Bột (dưới) đã tổ chức đánh chặn địch, 2 đồng chí Nguyễn Văn Nhân và Hoàng Văn Tỵ đã trúng đạn địch hy sinh khi di chuyển qua bên phía ngõ Huy Văn, trong khi đó 3 đồng chí từ trên gác bắn và ném lựu đạn, diệt được 3 tên địch, thu được 1 súng. Đồng chí Nguyễn Xuân Khánh, tiểu đội trưởng Việt Nam Cứu quốc hy sinh khi đánh địch ở nhà Tế bần phố Đoàn Thị Điểm - Bích Câu.


Cuộc chiến kéo dài đến 3 giờ chiều. Sau khi phá được các ụ chướng ngại trên đường, xe cơ giới địch yểm trợ bộ binh cả hai cánh cố tiến đến Ô Chợ Dừa.

Trong lúc tiến đánh, máy bay chiến đấu của Pháp bắn xuống các mục tiêu phòng ngự của ta, ném bom Nhà máy Tóc, nơi đóng sở chỉ huy Liên khu III. Chủ tịch Đỗ Trình và Tiểu đoàn trưởng An Giao không nguy hiểm tính mạng.

Các đơn vị chiến đấu của ta ở phía Hàng Bột vừa chặn địch, vừa rút qua đê La Thành, bố trí dọc đường xuống Thái Hà Ấp. Phía Khâm Thiên, lực lượng ta trên đường rút về Chùa Bộc bị máy bay bà già phát hiện, chỉ điểm pháo địch bắn rượt đuổi. Anh em ta bị thương một số. Đồng chí Phúc, chiến sĩ Tự vệ Thổ Quan trúng đạn hy sinh.


Ngay đêm 30, trên dọc đường Nam Đồng - Thái Hà Ấp, quân ta củng cố và đắp mới ụ chướng ngại, đặt bom ở cống Nam Đồng; đồng thời phái các tổ chiến đấu luồn sâu tập kích địch.

Quân Pháp đánh ra Kim Mã bị Tự vệ Tám Mái (Kim Mã), Tự vệ Thuỷ tinh Cầu Giấy chặn đánh, tại gần cống mương Ngọc Khánh, 6 nữ Tự vệ hy sinh (người sống sót là Nguyễn Thị Nấm, em con cô cậu đồng chí Chu Xuân Ấm, sau này kể lại). Đồng thời quân địch đã mở hai gọng kìm hòng khép chặt Liên khu III, hòng nhanh chóng đè bẹp nghiền nát sức chiến đấu của nhân dân và lực lượng vũ trang Liên khu III. Địch đã gặp phải sức chống trả dai dẳng quyết liệt. Mặc dù thiếu vũ khí, Tự vệ vẫn dũng cảm chặn địch chủ yếu bằng lựu đạn, đạn bắn rất dè sẻn, không có đạn tiếp tế, phải đi kiếm đi xin, như ở mặt trận Kim Mã, 70 viên đạn mútcơtông do đồng chí Hồ Trúc vào tận Hà Đông xin viện trợ cũng không đủ cho trận đánh. Đánh địch trong hoàn cảnh như vậy mà anh em ta vẫn lạc quan, dám đánh. Lại nữa, mặc bom đạn địch, các chị hoả thực và cả hai vợ chồng ông già (vốn ngồi bán nước trước rạp Kim Mã) vẫn luồn qua lỗ thông tường đến từng ngách chiến hào, ụ chiến đấu tiếp tế cho anh em từng nắm cơm rời rã. Anh em ta xúc động và tự hào, lòng quyết chiến thêm vững.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2021, 06:51:06 pm »

Bước sang năm dương lịch 1947.

Đầu tháng 1-1947, ta vẫn giữ được Ô Chợ Dừa. Trụ sở của Liên khu và sở chỉ huy Tiểu đoàn 523 được phép chuyển về khu nhà Hoàng Trọng Phu ở Thái Hà Ấp. Các trạm cứu thương, tiếp tế, các Tổ tuyên truyền cũng đóng quanh khu vực. Đội Tự vệ Khâm Thiên - Thổ Quan lui về đình làng Khương Trung, Khương Hạ, một bộ phận đóng ở Thượng Đình đề phòng chặn địch đánh Ngã Tư Sở. Chỉ huy khu Thăng Long, sau khi địch đánh Tám Mái đã chuyển về Giảng Võ. Bộ phận nhà in báo "Thép" phải chuyển từ Cót về Tây Mỗ. Không huy động được dân giúp ngay, đồng chí Hồ Trúc bàn với đồng chí Phong Nhã cử cho mấy chục thiếu nhi đội Hoàng Hùng đến giúp vận chuyển giữa trời mưa đường lầy. Các em vất vả đến gần tối mới làm xong việc, không chịu ngủ lại qua đêm, đốt đuốc kéo nhau về vị trí. Hình ảnh các em thực là đẹp.


Lúc này, để đảm bảo có địa bàn thích hợp nhằm tiếp tục ngăn chặn địch, Khu XI quyết định sáp nhập Liên khu III và Khu Đống Đa thành Liên khu III - Đống Đa. Đồng chí Đỗ Trình là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến, Bí thư Liên khu uỷ Liên khu III - Đống Đa. Trong đội ngũ Liên khu III - Đống Đa có thêm đồng chí Nguyễn Vĩnh Lợi - Chủ tịch Đống Đa, đồng chí Ước, nữ đồng chí Vóc...


Vừa đứng chân trên địa bàn mới, chúng ta liên tiếp tổ chức nhiều đợt quấy rối và tập kích nhỏ, buộc địch phải co cụm đối phó. Các Tổ Tuyên truyền làm nhiệm vụ địch vận nhiều hơn, đồng thời còn làm nhiệm vụ động viên bằng tiếng đàn giọng ca đến từng trận địa uỷ lạo, chuyển thư từ và khâu vá quần áo. Trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu vũ khí, thiếu áo ấm, thiếu ăn..., anh em ta gánh chịu gian truân, cùng nhau chia lửa, sẻ áo nhường cơm. Họ gắn bó nhau trong cùng mục tiêu "đánh Tây" trên hết, đánh để kìm chân tiêu hao lực lượng, giảm sức ép bao vây Liên khu I của địch. Tổ Tuyên truyền Hàng Bột còn giữ lệ đứng nghiêm chào ảnh Hồ Chủ tịch trước lúc vác loa đi trận.


Cuối tháng 12, quân Pháp mở rộng tiến công, đánh chiếm Ô Chợ Dừa, phát triển về phía sau, nhưng bị chặn lại trước Ngã Tư Sở. Địch tạm dừng lại với ý định củng cố vành đai bảo vệ cho thành phố.

Về phía ta, ngay từ đầu tháng 1 năm 1947 Bộ Chỉ huy Khu XI điều động 2 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 56 (vốn thuộc Chiến khu II) tăng cường chốt giữ các cửa ô mặt trận Liên khu III. Đại đội 2 chốt giữ Giảng Võ - Đê La Thành do Đại đội trưởng Vũ Công Định và Chính trị viên Lê Chí Thực chỉ huy. Đại đội 4 chốt giữ Ô Chợ Dừa do Chính trị viên Trần Quân Lập chỉ huy.


Đại đội 29 Tiểu đoàn 523 vẫn đóng quân từ sân bay Bạch Mai, Cầu Mới đến Hạ Yên Quyết.

Ngày 6 tháng 1 năm 1947, Pháp huy động 1.000 quân, 7 xe tăng, 10 xe bọc thép, xe ủi đất, có pháo binh, máy bay yểm trợ, chia theo hai hướng Giảng Võ - Đê La Thành và Hàng Bột - Ô Chợ Dừa.

Ở hướng Giảng Võ - Đê La Thành, địch chia làm 2 cánh. Cánh thứ nhất tù đường Hàng Bột, làng Hào Nam, dọc theo Đê La Thành, có xe tăng dẫn đầu đánh vào vị trí trung đội 1 - Đại đội 2. Ta bắn chặn, từng bước lui dần về phía ngã tư Giảng Võ. Tại đầu dốc làng Hoàng Cầu, quân ta dùng lê, dao, kiếm đánh giáp lá cà với địch. Tiểu đội trưởng Nguyễn Phúc Lai đã anh dũng đâm bom ba càng diệt một xe tăng địch.


Liệt sĩ Nguyễn Phúc Lai năm 1997 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, được thành phố ghi ơn đặt tên một đường phố tại đê La Thành.

Cánh quân thứ hai từ Nhà Tiền, nhà phân Năm Diệm (phố Cát Linh) tiến dọc đường Giảng Võ, có xe tăng yểm trợ, chia làm hai mũi: một mũi đánh vào làng Giảng Võ, một mũi đánh thẳng xuống ngã tư Giảng Võ để hợp vây với cánh quân thứ nhất.


Tại làng Giảng Võ, lực lượng ta gồm có Trung đội 2 - Đại đội 2, Trung đội quyết tử, Trung đội Cựu binh sĩ làng Giảng Võ dựa vào luỹ tre dày đặc và công sự chiến đấu đã kiên cường đánh bật ba đợt xung phong đột nhập của địch, gây cho địch nhiều thương vong.


Tại ngã tư Giảng Võ, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Đại đội trưởng Vũ Công Định trực tiếp chỉ huy Trung đội 3 chiến đấu, huy động lực lượng còn lại của Đại đội bố trí yểm trợ tại các chiến hào. Tiểu đội nữ cứu thương Liên khu III chiến đấu cùng bộ đội bằng súng, dao, kiếm... Ta đã cản phá nhiều đợt tiến công của dịch. Pháo binh, xe tăng địch bắn phá trận địa ta và các ụ chướng ngại. Trên nhiều quãng đường đã diễn ra nhiều cuộc vật lộn, đánh giáp lá cà giữa ta và địch. Đại đội trưởng Vũ Công Định bị trọng thương gãy đùi.


Nhận định quân ta khó giữ được trận địa, để bảo toàn lực lượng, đại đội trưởng hạ lệnh rút lui. Riêng mình anh ở lại bắn chặn địch, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Chính trị viên Lê Chí Thực dẫn bộ đội rút về phía Nam. Anh đi cuối bắn yểm hộ. Địch xông lên định bắt sống. Anh đập lựu đạn nổ, hy sinh, cũng diệt được một số địch. Liệt sĩ Vũ Công Định và Lê Chí Thực được tặng thương Huân chương chiến công hạng nhất năm 1947.


Ở hướng Ô Chợ Dừa, địch từ Khâm Thiên và Hàng Bột tiến xuống Ô Chợ Dừa. Đại đội 4 quân ta bố trí phòng ngự ở khu vực cửa ô. Địch tập trung tấn công bên dãy số lẻ cửa ô, nơi có Trung đội 1, Đại đội 4 bố trí. Quân ta đánh quyết liệt, giành giật với địch từng căn nhà. Nhiều lính địch bị thương, bị chết. Chiến sĩ Trần Văn Sức từ ban công nhà gác đã ném quả đạn trái phá diệt một xe ủi đất. Chính trị viên Trung đội Nguyễn Văn Hoan dũng cảm chỉ huy chiến đấu, trúng đạn địch, hy sinh. Đến trưa, sau khi chiếm được bên số lẻ, địch quay sang tấn công bên số chẵn. Đại đội 4 điều lực lượng đánh chặn dữ dội, buộc địch phải rút về hướng Khâm Thiên. Trong ngày chiến đấu này, có hai đội viên Việt Nam Cứu quốc Trương Văn Thức và Phạm Văn Điển hy sinh.


Tiểu đoàn 56 đã dánh một trận phòng ngự rất kiên cường, quyết tử chặn được cuộc tấn công dữ dội của địch, buộc địch phải ngừng tiến công ra các cửa ô trên hướng Liên khu III. Địch bị thương vong khoảng 1 đại đội, bỏ lại 30 xác chết, 1 xe tăng, 1 xe ủi đất bị phá huỷ.


Trận đánh phòng ngự này có sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần chiến đấu quyết tử của lực lượng Tự vệ Giảng Võ, Hoàng Cầu, Hào Nam và Liên khu. Dân làng Hoàng Cầu ngậm ngùi thương xót thu gom chôn cất các liệt sĩ ở khu vực gần cây đa Hoàng Cầu và lập bàn thờ cúng tưởng nhớ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM