Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:55:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Âm vang Điện Biên  (Đọc 2674 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #30 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 08:29:36 am »

NGỌN ĐUỐC TÌNH DÂN


XUÂN MAI


Đêm ấy, chúng tôi từ trận địa Đồi Xanh được lệnh quay về tuyến sau lấy gạo và thực phẩm, chuẩn bị ăn Tết Giáp Ngọ tại mặt trận Điện Biên. Từ hỏa tuyến về tuyến sau phải qua nhiều dãy núi, lội qua nhiều đoạn suối, xa chừng 10 ki-lô-mét. Khi qua những sườn đồi cháy, pháo địch từ Mường Thanh thường bắn tọa độ, mọi người đều phải dè chừng.


Nhưng khó khăn, vất vả nhất vẫn là chặng đường qua khe suối cạn. Khe suối như một đường hầm, hai bên vách núi dựng đứng, cây mọc rậm rạp. Lòng suối hẹp, săm sắp nước chảy và ngổn ngang những tảng đá phủ đầy rêu. Mỗi lần qua đây trong đêm tối, tuy xa chưa đầy trăm mét, nhưng rất vất vả và tốn khá nhiều thời gian.


Lần này, sau khi lĩnh gạo và thực phẩm về tới đầu khe suối cạn, đã quá nửa đêm. Sau 15 phút nghỉ lấy sức, đồng chí chỉ huy hướng dẫn chúng tôi đi theo hàng dọc, tay chống gậy, lần từng bước xuống lòng khe.


Đêm cuối năm đi dưới khe suối lanh cóng, trời tối đen như mực. Ai nấy đều vai vác nặng, người đi sau chỉ còn nhận ra người đi trước qua miếng gỗ mục có chất lân tinh gài trên mũ. Nhưng khi sắp đến chỗ rẽ ngoặt và cũng là chỗ khó đi nhất thì lạ thay, trên vách núi như có ánh lửa chập chờn. Ánh lửa khiến chúng tôi dễ nhận ra lối đi hơn và có sức hấp dẫn lạ thường!


Vượt qua được tảng đá nhô ra chắn ngang lòng suối, một cảnh tượng hiện ra khiến chúng tôi ai nấy đều sửng sốt. Một ông già dân tộc Thái, vai khoác một tấm chăn rách, da đen sạm, tay cầm bó đuốc giơ cao như cố ý soi sáng cho chúng tôi đi. Ông đứng lặng yên trên một tảng đá, tay run lật bật theo ánh lửa bập bùng...


Chúng tôi hiểu. Tây Bắc chưa hoàn toàn được giải phóng, đồng bào Tây Bắc càng thương bộ đội gian khổ. Mới đây nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã góp công sức và cả xương máu cùng chúng tôi làm đường kéo pháo, tiến vào bao vây Điện Biên. Những hạt gạo chúng tôi đang vác nặng trên vai, cũng do đồng bào Tây Bắc dành dụm, góp phần nuôi quân. Ông già cùng với việc làm giản dị kia khiến chúng tôi vô cùng xúc động. Đồng chí Giang Lê Luyện - chiến sĩ liên lạc của đại đội đặt nhanh bao gạo xuống một phiến đá, rồi nhảy lên choàng tấm vải dù ngụy trang của mình lên người ông già và ôm chặt lấy người ông:

- Bố ơi! Bố khổ quá!

Ông già không nghe được tiếng Kinh, cũng không nói được tiếng Kinh. Nhưng ông hiểu... Ông cười hiền hậu, khoát tay ra hiệu, giục chúng tôi hãy tiếp tục cuộc hành quân...

Ông vẫn đứng đó, như một pho tượng, tay giơ cao ngọn đuốc. Không nghe được tiếng nói, nhưng chúng tôi hiểu tấm lòng của ông, cũng như bao tấm lòng của nhân dân các dân tộc Tây Bắc, luôn luôn tin yêu Đảng và "Pú Hồ" (tiếng dân tộc Thái là Bác Hồ), một lòng một dạ tham gia kháng chiến.

X.M
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #31 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 08:30:25 am »

MỘT MỐI TÌNH ĐIỆN BIÊN ĐẸP MÃI


NGUYỄN VĂN TRỘ


Hiện nay vợ chồng chị Lò Thị Hoa ở chung với bố mẹ, sinh sống ba thế hệ trong ngôi nhà sàn năm gian lợp ngói, ẩn mình dưới vòm xanh tươi mát của mận, mơ, nhãn, xoài... Quanh vườn, mấy chục cầu ong mật đang cần cù xây tổ. Chuồng lợn có đến 20 con gối đầu lên nhau ngủ. Trong gian nhà khách, kê một bộ xa-lông gỗ lát. Trên nóc tủ ly cũng bằng gỗ lát, đặt chiếc cát-xét và một chồng cao các loại báo: "Quân đội nhân dân", "Cựu chiến binh", và "Tiếng nói Việt Nam"... Phía lán gần sân phơi, ngô, thóc của vụ thu hoạch trước, phơi khô, quạt sạch đóng bao xếp cao ngất chờ khách quen đến mua. Trên vách bếp, treo chiếc đài nhỏ, chạy pin. Bên bếp lò rực hồng, trong chiếc chảo gang lớn chè đang sao, tỏa hương thơm quyến rũ...


Bà con dân bản, chị em trong chi hội phụ nữ đến chơi khen ngợi và hỏi chị Hoa về bí quyết làm giàu chính đáng. Chị Lò Thị Hoa hồn nhiên vui vẻ nói:

- Bí quyết gì đâu! Em phát huy tinh thần dân công hỏa tuyến Điện Biên của bố mẹ năm xưa, thường xuyên nghe và làm theo Đài, báo "Tiếng nói Việt Nam" thôi!...

Vâng! Bố mẹ chị Hoa là ông Lò Văn Tun và bà cầm Thị Lả ở bản Cò Cai xã Chiềng Pắc (Thuận Châu, Sơn La). Đầu tháng 12 năm 1953, là những thanh niên tiến bộ trong bản, anh Tun và chị Lả được tập hợp vào đội: "Thanh niên chất Mường" sau đó được bổ sung vào "Đội dân công hỏa tuyến" phục vụ chiến dịch "Trần Đình" (Điện Biên Phủ). Công việc hàng ngày của đội dân công hỏa tuyến là theo sát các đơn vị bộ đội. Đêm đi, ngày nghỉ, trên vai oằn trĩu đôi bồ nan đầy gạo và thực phẩm phủ vài tầu lá chuối rừng, đề phòng trời đổ mưa bất chợt... Mỗi khi có người ốm hoặc do đường trơn, đèo dốc cheo leo, trượt chân ngã, anh em phải võng cáng nhau, số trang bị trên vai lại nặng thêm. Nhớ cái hôm vượt qua trọng điểm đèo Pha Đin, nghe rõ suối róc rách dưới chân núi mà miệng khát khô không có nước uống. Sợ nhất là lúc hành quân qua những đoạn đường có bom nổ chậm phải ra sức chạy tưởng đứt cả hơi... Gần đến khu vực Điện Biên, bom đạn giặc càng dày đặc hơn. Nhiệm vụ của "dân công hỏa tuyến" là giúp bộ đội chặt cây bắc cầu, lát hầm, đào hào, làm lán trại. Công việc nặng nhọc là vậy, nhưng với anh Tun, chị Lả đó là chuyện "sở trường" vì họ là "thổ công" rừng núi Tây Bắc. Hơn nữa, tình yêu đẹp đang chớm nở trong họ trên chặng đường tham gia chiến dịch; nên phục vụ chiến đấu cam go, quyết liệt là vậy mà lúc nào họ cũng cứ phơi phới và rất lãng mạn cách mạng. Tun nhớ mãi cái đêm quân ta tấn công đồn Him Lam và thắng trận đầu. Đội dân công hỏa tuyến hối hả thu dọn chiến trường, cáng thương binh xong đốt lửa trại hát múa. Bên bếp lửa bập bùng dưới nhà hầm, Tun sung sướng ngắm nhìn Lả mái tóc dài đen mượt toả mùi hương sả, hai hàm răng trắng đều như hạt bắp, chiếc áo sợi tơ tằm màu xanh, mặc vừa khít làm nổi bật bờ vai tòn lẳn và vồng ngực càng tròn đầy hấp dẫn... Đặc biệt là đôi môi chín mọng chúm chím của Lả, mỗi khi nói với Tun cứ một điều "anh Tun" làm cho Tun ngây ngất.


Một năm sau ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên cũng là ngày Tun, Lả nên vợ nên chồng... Do có thành tích phục vụ chiến dịch Điện Biên, Tun được Ủy ban Kháng chiến xã cử làm xã đội trưởng chỉ huy dân quân tự vệ, làm nhiệm vụ trực tiếp giúp bộ đội dẹp thổ phỉ. Rồi hơn 15 năm liên tục anh được bà con tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1991, ông Tun nghỉ hưu vào dịp Nhà nước có chủ trương "giao đất, giao rừng", ông xung phong nhận 5 hécta đất hoang sỏi đá ở thung lũng Kéo Tốm. Nhiều người trong bản và cả vợ con ông đều cho là "ông già trở tính bị hâm", bởi khu đất đó là "đất chó chê". Nhưng ông rất "bản lĩnh", ông nghĩ: "Nếu mình được đất tốt thì ai phải chịu đất xấu?...". Ông quyết định làm bìa đỏ, và tiến hành canh tác... Chuyển nhà đến dưới chân thung lũng Kéo Tốm lập bản mới...


Hơn 15 năm làm chủ nhiệm hợp tác xã ông đã tích cực đưa nền sản xuất nông nghiệp và trồng rừng của xà Chiềng Pắc thành "Điển hình tiên tiến" của huyên Thuận Châu, ông được ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng bằng khen và kèm theo chiếc đài. Từ đó đến nay mấy chục năm ông luôn nghe đài và thông tin cho nhiều người cùng biết chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước...


Cứ 5 giờ sáng hàng ngày từ bên bếp lửa nhà ông, nhạc hiệu Đài tiếng nói Việt Nam vang lên rộn ràng làm vơi nỗi hiu quạnh một vùng rừng núi giữa lòng Tây Bắc... Hiện nay đã vào tuổi "xưa nay hiếm", ông vẫn giữ thói quen dậy sớm, ăn sáng đúng vào lúc "Chương trình tiếp chuyện bạn nghe đài" rồi gùi dụng cụ sản xuất, cơm nước lên rẫy... Hình ảnh ông già nhanh nhẹn, vui tính phía sau gùi nặng..., phía trước mang chiếc túi thổ cẩm đựng chiếc đài, theo nhịp bước vang lên "chương trình ca nhạc sáng", quá quen thuộc với bà con dân bản...


Đến nương, ông chọn cành cây thuận lợi treo chiếc đài rồi "lấy sóng cho ngon", vặn to xong xoay trần cuốc đất và nghe đài... Ông nghe nhiều và nhđ kỹ mọi chương trình. Ông nhổ thời lượng trên cả hệ 1 và hệ 2, nhất là tình hình thời sự trong và ngoài nước, đặc biệt là gương sáng làm ăn kinh tế trên chương trình phát thanh Cựu chiến binh Việt Nam. Tuổi đời "đã đi qua 71 mùa rẫy", nhưng là cựu chiến binh, với tinh thần đổi mới và với truyền thống "đội viên xung kích dân công hoả tuyến" Điện Biên năm xưa, ông không ỷ lại vào sự trợ cấp của Nhà nước, nêu cao ý chí tự lực cánh sinh, quyết tâm làm ăn sao cho đạt hiệu quả cao nhất, ông thường xuyên hướng dẫn con cháu cải tạo ruộng, nhận khoán, chăm sóc, bón phân đúng quy trình kỹ thuật, thâm canh lúa nước, đẩy mạnh trồng hoa màu trái vụ... Ông vận động bà con lao động làm giàu. Trong gia đình ông, ba thế hệ sống chung, ông nêu gương người chồng chung thủy, người cha đầy trách nhiệm, người ông nội, ông ngoại mẫu mực vui tính. Mọi thành viên trong gia đình được phân công lao động hợp lý. Các cháu nội, ngoại, ngoài giờ học tranh thủ chăn trâu, bò, cho gà, cá ăn, quét dọn chuồng trại... Mỗi năm gia đình ông thu không dưới 4 tấn thóc, 4 tấn ngô, 5 tấn sắn lát phơi khô. Trên mảnh đất sỏi đá 5 hécta hoang dại năm xưa, ông trồng 500 cây ăn quả, cây lấy gỗ. Một vành đai tre, bương, vầu xum xuê đan xen rậm rạp. Ông làm chuồng trại cao ráo sạch sẽ, nuôi 5 con trâu, 12 con bò, 30 con dê và mấy chục con lợn... Ông đào ao, đắp phai ngăn suối, dẫn nước vào nuôi cá và bơm nước tưới cây trồng trong trang trại... Việc làm của ông đã giúp bà con trong bản, trong xã Chiềng Pắc thay đổi nếp nghĩ, nếp canh tác luẩn quẩn, lạc hậu ngàn đời nay là phát rừng, đốt rẫy, chọc lỗ, tra hạt, quanh năm đói vẫn hoàn đói... Bây giờ học tập ông, bà con thâm canh lúa nước hai vụ và biết làm vụ thứ ba, biết chọn cây, con giống mới phù hợp...


Như vậy đó, người dân công hoả tuyến Điện Biên năm xưa không chỉ làm kinh tế gia đình giỏi mà còn tham gia tích cực trong Ban chấp hành Hội Người cao tuổi, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh xã, động viên các hội viên gương mẫu xây dựng gia đình văn hóa, kinh tế khá. Đặc biệt, ông đã vận động con cháu và bà con trong bản, trong xã mọi người thường xuyên chăm nhe đài Tiếng nói Việt Nam, tiếp nhận luồng sinh khí mới từ đài "Tiếng nói Việt Nam". Ông Tun đã tạo cho cộng đồng nhỏ bé của mình một không khí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông, mọi người đoàn kết giúp đỡ nhau làm ăn, xây dựng một cuộc sống phồn vinh.

N.V.T
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #32 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 08:31:02 am »

CÂY ĐUỐC SỐNG


PHAN XUYẾN THANH ĐỒNG


Dạo ấy, tôi là trung đội trưởng "vận thân". Cho đến bây giờ ngoài bảy chục tuổi rồi tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người chiến sĩ có tên là Cận, quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Anh chị em dân công, vận tải, đi qua đoạn đường ki-lô- mét 16 từ Suối Rút lên Sơn La, phục vụ chiến dịch Trần Đình hôm ấy, chắc cũng khó quên được.


Chiến dịch mở ra. Máy bay Pháp tập trung đánh phá quyết liệt các tuyến đường. Mới mở mắt, các loại B.26, Hen-cát đã mang bom đến "dộng". Những đoạn đèo cao, dốc thẳm, bến vượt thường là mục tiêu trọng điểm đánh phá của chúng. Có bom nổ ngay và bom nổ chậm. Đã là thứ giết người, hại của thì loại nào mà chẳng nguy hiểm. Nhưng với cánh "vận thân", "vận tải", "giao thông" chúng tôi, thì nguy hại nhất là thằng nổ chậm. Thấp thỏm không biết nó sẽ gầm lên lúc nào. Chờ đào phá xong thì lắm lúc tốn hàng ngày trời. Dân công ùn lại, ô tô cũng tắc nghẽn. Theo như cấp trên phổ biến thì phía trước đang rất căng về vấn đề lương thực, thực phẩm. Nhất là lúc này đánh to, thắng lớn. Nhìn dòng người cứ dồn ứ như cả bức thành chặn đứng, cánh vận tải ô tô cứ như lửa đốt, kim châm trong lòng. Muốn vượt lên chẳng được. Đút nút lại nơi cái đáy bom này sáng ra thì chỉ có mà giơ đầu "làm lỗ cho chúng nó "đánh đáo".


Đang giữa lúc "tiến thoái lưỡng nan" ấy, bỗng có một người mặc quân phục Vệ quốc đoàn, màu xanh lá cây loang lổ bụi đất, nhảy ra đứng giữa đường, tay giơ cao một ngọn đuốc. Dưới ánh lửa bập bùng bén cháy các thân lau khô, đót khô, dáng người vậm vạp của anh nổi bật lên giữa nền trời đêm như một bức tượng thần đầy uy lực. Giọng Nam Đàn thong thả, rõ ràng, dõng dạc xé tan màu đen huyền bí, át tất cả mọi âm thanh hỗn độn: "Bà con chú ý! Bà con chú ý! Nhanh chóng vượt qua đi! Bom chưa nổ đâu!". Lời anh phát ra tưởng như một khẩu lệnh. Âm thanh vang vào vách núi, dội lại, lan ra. Thoáng có những giây phút chần chừ trên một số khuôn mặt. Nhưng kìa! Ngọn đuốc trong tay anh bộ đội vẫn bập bùng soi rõ khuôn mặt anh, ánh mắt và nụ cười nửa miệng. Anh tiếp tục hô: "Bình tĩnh. Hắn chưa nổ đâu!". Cứ thế anh đứng trên quả bom nổ chậm liên tục động viên hết người này đến người khác, tốp này đến tốp khác vượt lên. Lần lượt từng tiểu đội, trung đội, đại đội dân công kĩu kịt trên vai những đôi bồ bịt kín lướt qua dưới ánh đuốc. Trời ơi! Nhìn anh chẳng khác vị tư lệnh đang duyệt đội ngũ. Không, chính xác hơn là một "cây đuốc sống".


Cho đến khi hàng nghìn dân công đã vượt khỏi cửa ải gian nguy, thì phía bên Suối Rút, phà cũng đã sang ngang. Những chuyến ô tô khoác lá ngụy trang chở lương thực, thực phẩm nhịp nhàng chuyển bánh. Trong tiếng cười nói hân hoan và gió ngàn vi vút, tôi chỉ kịp hỏi tên anh. Anh là Cẩn ở Nam Đàn, quê Bác.


Trải hai cuộc trường kỳ đánh Pháp, đuổi Mỹ, tôi không được biết đến nay anh cẩn ra sao. Chỉ xin mượn những dòng hồi ức bày tỏ tình cảm yêu quý, khâm phục vẹn nguyên tự thuở nào đến anh và đồng bào có mặt dạo ấy, ở cái "cửa tử" ấy.

(Ghi theo lời kể cùa Đại tá Phan Đức Nhuận)
P.X.T.Đ
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #33 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 08:32:11 am »

KÉO PHÁO, QUYẾT TÂM CAO HƠN NÚI


ĐÀO THẾ CHÂU


Chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên lấy bí danh là chiến dịch Trần Đình. Tôi ghi vào sổ tay ý nghĩa mục đích chiến dịch là "trận then chốt phá tan kế hoạch Nava; trận quyết định giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc, bước ngoặt lớn mạnh và phát triển của quân đội ta".


Từ nhiệm vụ phái viên của Đoàn 367, tôi được chỉ định phụ trách Ban Chính trị tiền phương tại mặt trận. Ban được bổ sung thêm đồng chí Hoàng Bát làm văn thư, đồng chí Trữ đánh máy và đồng chí Cồ liên lạc. Cấp trên sẽ bổ sung thêm một số cán bộ đại đội làm trợ lý tổ chức, tuyên huấn, bảo vệ. Riêng công tác bảo vệ của bộ đội cao xạ rất quan trọng nên cấp trên cử một số cán bộ của Cục Bảo vệ xuống trực tiếp làm việc và sinh hoạt với Ban.


Để chiếm lĩnh trận địa phải tổ chức một đợt làm đường và kéo pháo. Ngày 14 tháng 1 năm 1954, Bộ huy động các chiến sĩ của Đại đoàn 308, Trung đoàn công binh 151 và các đơn vị sơn pháo bắt đầu làm đường kéo pháo. Đường dài 15 cây số, rộng 3 mét lượn theo các sườn núi, vượt qua các dác núi cao, có chỗ 60° đến 70°. Từ bản Nà Nham cây số 70, vượt qua đỉnh Pu Pha Sông (An Cao) cao gần 1.000 mét là gặp đường đi Lai Châu ở bản Tấu. Đường mở cấp tốc đến đâu công binh làm giàn ngụy trang đến đó, gọi là giàn mướp.


Giải đáp những thắc mắc về dùng sức người kéo pháo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rõ: "Chúng ta chủ trương mở đường kéo pháo không phải vì chúng ta không làm được đường cho xe chạy, mà chính là để giữ bí mật để dành yếu tố bất ngờ", cả một phong trào thi đua sôi nổi kéo pháo vào trận địa trước thời gian quy định (dự kiến kế hoạch nổ súng vào ngày 26 tháng 1 năm 1954) nhưng thực tế thử kéo một ngày đêm chỉ được hơn 1 cây số.


Đại đoàn Chiến Thắng được phân công phối hợp với các đơn vị kéo pháo vào trận địa. Mới đầu, 50 người kéo một khẩu. Sau vì đèo dốc, tăng lên 100 người, mỗi khẩu kéo hai dây. Sau phát triển lên 3, 4 dây, tập trung toàn bộ số cáp của các trung đoàn pháo để làm dây tời. Có dốc một tời, có dốc hai tời, có dốc như Pu Pha Sông công binh phải tập trung bảy tời mới đưa được pháo lên. Sau này anh em đặt tên dốc này là dốc "Bảy tời". Tôi huy động cán bộ toàn cơ quan toả xuống các đơn vị kéo pháo để nắm tình hình. Từ Nà Nham vượt qua suối Cạn, pháo đi băng băng, nhưng càng vào sâu càng gặp nhiều dốc, có chỗ vượt qua suối, công binh phải bắc cầu tựa vào vách đá, anh em đẩy pháo đi qua nhìn xuống dưới, nước vẫn chảy ào ào. Mỗi khẩu đội và đoàn người kéo pháo cách nhau vài trăm mét còn nghe rõ tiếng hô "hai ba" của nhau, tiếng kêu chèn pháo. Thỉnh thoảng một quả đạn pháo địch bắn vu vơ nổ dưới sườn núi bên kia. Những khẩu trọng pháo 105 và cao pháo 37 nặng hàng tấn cứ bò dần từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Hàng trăm người gò lưng kéo dây chão đưa pháo lên dốc, có công binh quay tời hỗ trợ. Bánh xe pháo nhích từng tí một. Đứng ở sườn núi gió ào ào, sương lạnh, nhưng bộ đội mồ hôi vẫn đổ ra ướt đầm lưng áo. Qua một cái dốc, thở phào nhẹ nhõm, tình đoàn kết càng thêm bền chặt. Ca nước nóng của nhà bếp tiếp tế, điếu thuốc lào khi nghỉ chia nhau càng làm anh em ngày thêm gắn bó.


Từ đinh Pu Pha Sông nhìn xuống, tập đoàn cứ điểm Điện Biên nằm gọn dưới thung lũng, ánh điện mập mờ trong sương mù dầy đặc.

Chiều 25 tháng 1 năm 1954, cả hai tiểu đoàn cao pháo 24 khẩu đã ra đến cửa rừng và xuống cánh đồng để vào vị trí chiến đấu. Tôi cùng hai cán bộ của Ban chính trị vừa vào công sự cạnh Sở chỉ huy của đoàn thì có điện của Tham mưu trưởng mặt trận: "Hoãn tiến công, các đơn vị cho kéo pháo trở ra vị trí cũ. Mệnh lệnh này được chấp hành triệt để như mệnh lệnh chiến đấu", ký tên: Hoàng Văn Thái; Trung đoàn trưởng Quang Bích ký tên nhận điện.


Sau 11 ngày đêm căng thẳng vất vả với đèo dốc, 24 khẩu pháo lại phải kéo trở lại, khẩu ra sau cùng đi trước, khẩu ở phía trước quay lại thành ở đằng sau. Cấp trên cho biết: các đơn vị địch đã tăng cường lực lượng ở Điện Biên lên hơn 20 tiểu đoàn, bổ sung thêm binh khí kỹ thuật, hoàn chỉnh một tập đoàn cứ điểm vững chắc nhất Đông Dương. Cho nên ta phải kéo pháo ra thực hiện phương châm mới "đánh chắc, tiến chắc". Riêng với pháo binh, phải có nhiều đường cơ động xung quanh Điện Biên. Các chi bộ đại đội phải giải thích rõ mục đích ý nghĩa việc kéo pháo ra để bảo đảm chắc thắng. Cán bộ đảng viên phải nêu gương quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo ra.


Kéo pháo vào đã khó, kéo pháo ra còn khó hơn vì trời đã đổ mưa, đường trơn, giàn lá ngụy trang đã héo, máy bay địch dễ phát hiện đánh chặn quân ta.

Quả đúng như vậy, tuy cán bộ, chiến sĩ có kinh nghiệm hơn, quen đường quen dốc hơn, công binh mở rộng các cua hạ độ dốc các sườn núi, nhưng kéo pháo ra có lúc đứt dây tời, có chiến sĩ đã hy sinh như Tô Vĩnh Diện, khẩu đội trưởng pháo cao xạ giữ càng pháo, hy sinh thân mình để bảo vệ pháo; như Nguyễn Văn Chức ở lựu pháo.


Địch bắt đầu ném bom napan dọc đường kéo pháo. Lúc này phải động viên quyết tâm rất cao. Nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác bài hát:

"Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi.
Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù".

Ngày 4 tháng 2 năm 1954 cao pháo kéo ra hết, tập kết ở cây số 62 đúng vào ngày mồng hai Tết âm lịch.

Cơ quan chính trị tập trung ăn tết. Trong hoàn cảnh chiến đấu Tết vẫn được tổ chức chu đáo. Chúng tôi mời Chính ủy Ngô Từ Vân cùng ăn bữa cơm có những món đặc biệt: rượu vang đỏ chiến lợi phẩm từ Lai Châu về, canh hoa ban mới sáng tác, ăn có vị vừa chát vừa bùi. Chú liên lạc Ba còn đưa ra một đĩa vả xanh ngâm nước muối thay cho rau xanh. Ngoài ra, còn có bánh chưng nhân thịt trâu nhà bếp vừa phát cho. Bánh chưng rất rền, lá dong lấy ngay ở đầu suối to như tầu lá chuối, còn thịt thì là thịt các con trâu lạc sợ đạn chạy vào chỗ đóng quân. Theo quy ước với địa phương những con trâu như thế, các đơn vị cứ giết mổ và lập biên bản, cơ quan hậu cần sẽ chuyển thành tiền hoặc gạo trả cho địa phương.


Tôi nghĩ miên man. Kháng chiến đã 7-8 năm, bao nhiêu cái tết xa nhà, lúc ở quê hương những năm đầu kháng chiến, lúc ơ rừng núi Hoà Bình Liên khu 3, lúc ở bờ sông Hồng chiến đấu ở Thái Bình, tết của người lính chủ lực Đại đoàn Đồng Bằng. Năm ngoái, ăn tết bên nước bạn ở Hán Khẩu, trên đường đi học, năm nay tết 1954 ở mặt trận Điện Biên, tết của lính cao xạ Trú quân ở cây số 62 chúng tôi liên tục đón các phái đoàn đến thăm cao xạ pháo. Đầu üên là phái đoàn đồng bào Tây Bắc, đầy đủ già, trẻ, nam, nữ. Những người em gái người Thái rất đẹp, múa rất dẻo. Rồi đến Đoàn văn công đi liên hoan thanh niên ở Bucarét về, đem đến tiếng hát chuyên nghiệp và điệu múa ngoài trời theo kiểu lửa trại. Đội chiếu bóng liên tiếp chiếu bóng ở hẻm núi cho từng tiểu đoàn xem, lấy sườn đồi làm chỗ ngồi, bố trí trinh sáì từ xa để báo động máy bay địch.


Cảm động nhất là mồng bốn Tết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm cả hai đơn vị Trung đoàn lựu pháo 45 và Trung đoàn cao pháo 367. Nói chuyện với đơn vị, Đại tướng thay mặt Bộ chỉ huy mặt trận khen các đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kéo pháo, như vậy coi như đã chiến thắng lớn. Đại tướng nói đại ý: Với sự giúp đỡ của đơn vị bạn, các đồng chí bảo vệ được nguyên vẹn tài sản quý báu của chúng ta, 24 khẩu cao xạ và 24 khẩu lựu pháo. Tinh thần bảo vệ pháo của các đồng chí rất đáng khâm phục. Gương quên mình bảo vệ pháo của các liệt sĩ Tô Vĩnh Diện và Nguyễn Văn Chức và của đồng chí Nguyễn Quang Thuận đáng cho chúng ta tự hào. Ngay từ lần xuất trận đầu tiên này các đồng chí phải làm cho quân địch khiếp sợ trọng pháo và cao xạ pháo Việt Nam.


Riêng với Đoàn 367, Đại tướng còn đi thăm một khẩu đội thao tác ở ven đường 41 do đồng chí Nguyễn Quang Bích trung đoàn trưởng hướng dẫn. Đồng chí Trịnh Duy Hậu, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 394, giới thiệu với Đại tướng khẩu đội của Tô Vĩnh Diện, người anh hùng đã hy sinh trong kéo pháo. Ra về, Đại tướng căn dặn phải đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ, phải bảo đảm tuyệt đối bí mật đến khi nổ súng, như vậy thì nhất định thắng lợi. Anh em nhìn theo xe của Đại tướng xa dần, khuất vào sương mù...

Đ.T.C
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #34 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 08:35:32 am »

PHỤC VỤ THƯƠNG BINH Ở ĐIỆN BIÊN


NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH


Mới ngày nào được tham gia phục vụ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mà đến nay thấm thoắt đã năm mươi năm. Bao hình ảnh, bao kỷ niệm của những năm tháng không thể nào quên tràn ngập tâm hồn tôi.


... Một buổi chiều đông tháng 11 năm 1953, mđi chân ướt chân ráo về nhận nhiệm vụ ở đơn vị mới, tôi đã cảm nhận ngay được không khí náo nức, nhộn nhịp của toàn Đội điều trị 2 chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến dịch Đông Xuân 1953-1954.


Những buổi luyện tập hành quân ban ngày, ban đêm mặc dù gió rét, mưa lạnh, mồ hôi thấm áo vẫn ra sức rèn luyện đôi chân, đôi vai mang vác nặng hành quân xa để mai ngày ra chiến trường có sức dẻo dai, tác phong khẩn trương gọn gàng, nhanh nhẹn phục vụ chiến đấu, phục vụ thương bệnh binh được tốt. Vất vả, mệt nhọc, nhưng ai nấy đều rất vui mừng vì sắp được tham gia một chiến dịch lớn.


Toàn Đội được học tập quán triệt quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng và Bác Hồ trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 nhằm tạo nên một bước ngoặt lớn trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương. Để giữ bí mật chiến dịch được mang tên "Trần Đình".


Đường đi chiến dịch đông vui như trẩy hội mùa xuân mặc dù trên đầu luôn luôn có máy bay địch bay lượn trinh sát, thỉnh thoảng lại có tiếng súng "tắc bọp, tắc bọp" của bọn phỉ bắn lén. Hai bên đường, các chiến sĩ, bộ binh vai vác nặng ngụy trang kỹ, rầm rập tiến bước, đi sâu vào những khu rừng núi Tây Bắc. Từng đoàn dân công miền xuôi, miền núi gồng gánh, gùi sọt, đẩy xe đạp thồ, vừa rảo bước vừa cất cao giọng hò, tiếng hát. Đêm đêm, từng đoàn ô tô kéo pháo ngụy trang như những chú voi lớn, voi bé. Núi rừng vang vọng tiếng hát của các chiến sĩ pháo thủ: "Chúng ta bước lên đường khi thời cơ đã đến...".


Anh chị em Đội điều trị 2 chúng tôi cũng rảo bước hòa chung vào đội hình trùng điệp của đoàn quân ra mặt trận. Gần một tháng trời trèo đèo, lội suối, hành quân vất vả, gian khổ, vượt qua phà Âu Lâu, Tạ Khoa, đỉnh Lũng Lô, đèo Cò Nòi, dãy núi Pha Đin... hành quân dài ngày, đường rừng bước thấp bước cao hay bị vấp ngã, anh chị em có phần thấm mệt, sức khoẻ giảm sút. Tiếng chim rừng hót vang "khó khăn khắc phục... khó khăn khắc phục" như đồng cảm, khích lệ đoàn quân đang tiến ra mặt trận. Mọi người cười vang, xốc ba lô vững bước đi tiếp. Càng gần tới mặt trận, máy bay trinh sát của địch càng lùng sục mạnh, đạn pháo của địch thỉnh thoảng nổ gần, loé sáng. Đơn vị chúng tôi đang đi qua một rừng chuối thì bị địch pháo kích. Nhường chỗ ẩn nấp cho hai chị dân công Vĩnh Yên, đồng chí y tá Thuần vác hộp dụng cụ phòng mổ chạy được vài mét thì trúng đạn pháo, hy sinh. Hai đồng chí Xứng và Lương bị thương. Thương tiếc đồng chí Thuần anh chị em chúng tôi không cầm được nước mắt, đứng lặng bên thi hài anh, cùng nhau hứa với người đã khuất: Đội điều trị 2 ra mặt trận quyết tâm phục vụ thương binh thật tốt, chăm sóc thương binh mau lành để sớm trở về đơn vị chiến đấu tiêu diệt quân thù, trả thù cho đồng chí Thuần thân yêu của chúng tôi.


Đội điều trị 2 chúng tôi hành quân đến vị trí tập kết tại chiến trường đúng thời hạn quy định. Các đồng chí đội trưởng Vũ Trọng Kính, đội phó Võ Duy Cương, chính trị viên Hoàng Văn Nhu chia nhau đi tới từng bộ phận thăm hỏi, động viên anh chị em và phổ biến nhiệm vụ, bố trí khu vực đóng quân cho từng bộ phận.


Được bổ sung dân công, toàn đội bắt tay ngay vào việc làm lán trại, đào hầm hào bảo đảm sinh hoạt cho cán bộ, nhân viên và thu nhận năm trăm thương binh, hầm thương binh bố trí rải rác khắp sườn đồi. Mỗi khu thương binh nặng, vừa, nhẹ đều có phòng mổ trong hầm sâu dưới đất. Còn có hầm sâu cho Ban Dược pha chế thuốc...


Đội điều trị 2 làm nhiệm vụ bệnh viện dã chiến tuyến 1 tiếp nhận thương binh của các trung đoàn trực tiếp chuyển về nên đội luôn bám sát chiến trường.


Tôi và đồng chí Quán là hai y tá trong một tổ thuộc khu trọng thương do quân y sĩ điều trị Phạm Ngọc Phú phụ trách. Tổ được bổ sung bốn nữ dân công để làm công tác hộ lý. Anh chị em chúng tôi tranh thủ hội ý chớp nhoáng và phân công mỗi người mỗi việc: kiểm tra lán trại, hầm hào, chuẩn bị thuốc men, bông băng, dụng cụ y tế, đun sẵn nước sôi... để sẵn sàng tiếp đón thương binh. Tiếng đạn pháo, tiếng súng nổ giòn giã ở mặt trận vọng về. Chỉ khoảng ba mươi, bốn mươi lăm phút sau đã có thương binh chuyển về tới phòng khám chọn lọc của đội. Từ đầu dốc, tiếng gọi í ới của đoàn dân công tải thương: "Khu A đâu, khu trọng thương đâu, ra nhận thương binh!". Chúng tôi hối hả ra đón thương binh về lán, về hầm, sắp xếp thương binh theo từng loại để tiện theo dõi phục vụ. Chúng tôi khẩn trương sơ cứu, rửa sạch vết thương hở bị vùi đầy đất cát, kiểm tra và báo cáo với y bác sĩ những thương binh cần được phẫu thuật kịp thời để hạn chế tử vong hoặc hoại thư. Chúng tôi nhắc nhở nhau nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh điều trị, thuốc men tiêm truyền chính xác, đầy đủ. Nhìn các đồng chí thương binh người bị cụt tay, cụt chân, người bị chấn thương sọ não... máu me đầy mặt, đầy mình, chúng tôi vừa đau xót vừa khâm phục chiến sĩ ta đã anh dũng chiến đấu, hy sinh thân mình để giành chiến thắng. Chúng tôi động viên nhau tận tụy phục vụ thương binh, nhắc nhở chị em dân công cùng y tá chăm sóc, nâng giấc thương binh thật chu đáo, nhẹ nhàng, nói năng dịu dàng để thương binh cảm thấy như được chăm sóc trong gia đình mình. Đội điều trị là nhà, quân y với thướng binh là những người ruột thịt. Chúng tôi tận tình bón từng thìa cháo, ngụm sữa, cố gắng đáp ứng từng yêu cầu của anh em. Có những tối, chúng tôi ngồi cho thương binh nặng dựa lưng đến tận khuya, khi anh thương binh đã dìu dịu cơn đau ngủ được mới nhẹ nhàng đỡ anh nằm xuống giường. Có thương binh khi được chuyển về tuyến sau đã nắm chặt tay chúng tôi và nói: "Các chị đã xoa dịu vết thương của tôi đang rỉ máu và cũng đã an ủi chúng tôi rất nhiều trong lúc bị thương, xa những người thân yêu trong gia đình". Có chiến sĩ trẻ được chữa lành vết thương đã xúc động nói lúc chia tay: "Rất biết ơn các anh, các chị quân y đã chữa cho em khỏi được trở về đơn vị. Tình cảm của các anh, các chị đã tiếp thêm sức mạnh cho em nắm chắc tay súng lao vào những trận chiến đấu mới".


Kết thúc đợt 2 của chiến dịch, qua sự nhận xét của anh em thương binh và anh chị em cán bộ, nhân viên trong khu trọng thương và trong toàn Đội, tôi được bầu là Chiến sĩ thi đua và ngày 1 tháng 5 năm 1954, được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Niềm vui đến thật bất ngờ, đây là thành tích chung của toàn thể anh chị em Đội điều trị 2, công sức của chị em dân công, trong đó có phần nhỏ bé của tôi.


Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên toàn thắng. Trong niềm vui chiến thắng, Đội điều trị 2 chúng tôi vinh dự được nhận lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng", phần thưởng cao quý của Hồ Chủ tịch.


Sau chiến dịch, tôi được Cục Quân y cử tham gia đoàn chiến sĩ thi đua Ngành Quân y đi dự Hội nghị Chiến sĩ thi đua Điện Biên của Tổng cục Hậu cần.

Sau đợt chuyển thương binh về Quân y viện 4 ở Phú Thọ, Đội điều trị 2 chúng tôi lại nhanh chóng hành quân đường dài vào Sầm Sơn nhận nhiệm vụ mới: phục vụ trao trả tù binh.

N.T.N.B
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #35 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2022, 09:08:11 am »

CUỘC HÀNH QUÂN ÂN TÌNH TRÊN CÁNG


TRẦN QUỐC HANH


Khi chiến dịch Điện Biên toàn thắng, tôi còn phải của Đội điều trị 5A quân y tiền phương ở gần Mường Phăng. Tin chủ lực ta bắt đầu rời khỏi Điện Biên về xuôi để tiếp tục tiến công địch khuếch trương thắng lợi làm cả đội điều trị như sôi lên. Những thương binh đã gần bình phục đua nhau đòi ra viện để kịp về đơn vị hành quân. Những thương binh nhẹ được đưa về hậu phương bằng ô tô tải khẩn trương, phấn khởi lên đường. Nhìn anh em náo nức ra viện, những thương binh nặng chúng tôi không khỏi nôn nóng. Giữa lúc đó, chợt có lệnh "Tất cả chuẩn bị lên đường! Thương binh sẽ được dân công hoả tuyến kết hợp trên đường hoàn thành nhiệm vụ trở về vận chuyển bằng cáng. Việc điều trị cho thương binh sẽ được tiếp tục trên đường đi cho tới khi về đến hậu phương...". Chúng tôi không sao kìm nổi nỗi vui mừng. Trừ những đồng chí chưa ra khỏi cơn mê, còn tất cả chúng tôi, đều cứ nằm hoặc ngồi dựa vào vách lán mà hò reo, vỗ tay, đập chân vang động cả khu rừng già.


Buổi gặp mặt đầu tiên giữa thương binh với dân công thật là cảm động. Như anh chị em ruột thịt gặp nhau - người thì xót xa trước những vết thương tai ác và sự đau đớn của anh em thương binh; người thì bùi ngùi xúc động khi thấy anh chị em dân công trên người vẫn mang đậm dấu vết gian lao, vất vả, ác liệt của mấy tháng phục vụ hoả tuyến, nhưng trong ánh mắt, nụ cười, giọng nói vẫn toát lên tình cảm thân thương trìu mến, tràn trề niềm tự hào của người chiến thắng. Đồng chí trưởng đoàn dân công đứng giữa các lán nói rất chân tình: "Đưa các đồng chí về hậu phương là nhiệm vụ và cũng là tình cảm, nguyện vọng của chúng tôi. Dù khó khăn gian khổ đến mấy, còn một hơi thở chúng tôi cũng quyết đưa các đồng chí về tới đích an toàn".


Để tạo sự gắn bó mật thiết với nhau ngay từ đầu, trên một chuyến đi dài trên 500 ki-lô-mét đường rừng núi đầy khó khăn, gian khổ, mỗi cáng thương binh được tổ chức thành một gia đình, gồm thương binh với bốn hoặc năm dân công. Trong gia đình người nhiều tuổi nhất sẽ là anh hoặc chị cả, giữ vai trò chủ trì; những người khác tiếp theo ai lớn tuổi hơn sẽ là anh hoặc chị, nhỏ tuổi hơn là em. Trường hợp anh cả là thương binh thì anh hoặc chị hai sẽ thay anh cả điều hành mọi việc, nhưng vẫn phải có ý kiến của anh cả.


Tất nhiên, tôi cũng được "biên chế" vào một "gia đình" như thế. "Gia đình" tôi, trừ tôi, còn lại đều là dân công của một xã ven sông Chu thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa gồm năm người tất cả. Anh cả là anh Tốn, khoảng 35 tuổi, chị hai là chị Ngãi 26 tuổi, tôi 20 tuổi là thứ ba, còn hai cô em gái là Xuân 18 tuổi và Ngàn 17 tuổi.


Ngay hôm đầu tiên, anh Tốn, chị Ngãi và các em tôi đã vào rừng chọn tre, mây về để làm cho tôi một cái cáng vừa chắc, vừa nhẹ. Tiếp đó là sắp xếp gồng gánh sao cho không để thiếu thốn những vật dụng tối thiểu cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày của thương binh và dân công. Từ nồi niêu, xoong chảo, gạo, mắm, muối, quần áo, đồ dùng cá nhân đến các dụng cụ dùng cho việc đại, tiểu tiện tại chỗ của thương binh... phải xếp sao cho gọn gàng, chắc chắn, tiện dụng để dễ dàng, nhanh chóng đôi vai khiêng gánh cho nhau khi đi trên đường, không làm đau thương binh, không rơi vãi, mất mát đồ đạc.


Ngày lên đường thật là vui. Với khí thế chiến thắng trở về, hàng mấy trăm cái cáng và mấy ngàn con người rầm rập từ trong rừng đổ ra, hoà vào dòng người nườm nượp bộ đội, dân công, ô tô vận tải, ô tô kéo pháo dồn về con đường 41. Tiếng hò, tiếng hát, tiếng cười, gọi, chúc tụng, hẹn hò nhau, tiếng hoan hô xen lẫn tiếng xe, pháo vang động khắp núi rừng, ầm ầm như sấm dậy. Đoàn cáng thương chúng tôi luôn được mọi người quan tâm chăm sóc động viên. Đi đến đâu chúng tôi cũng được nhường đường, nhường chỗ nghỉ thuận lợi nhất, được tặng nhiều quà chiến lợi phẩm nhất (thuốc lá, đồ hộp, kẹo, sôcôla, dù và dây dù...).


Chặng đường từ Điện Biên ra Tuần Giáo khoảng 100 ki- lô-mét, đoàn tải thương đi khá thuận lợi vì được đi ban ngày lại được đi cùng các đơn vị chiến đấu. Vừa đi vừa vui, vừa được giúp đõ về nhiều mặt. Rất nhiều đoạn, anh em bộ đội đang hành quân cùng trên đường cũng ghé vai khiêng thương binh thay dân công từng đoạn khá xa. Sức khoẻ của dân công cũng đang còn tốt khí thế còn rất hăng hái, nên tốc độ đi khá nhanh. Chưa hết bốn ngày, chúng tôi đã tới chân đèo Pha Đin, giới hạn khu vực Pháp không được dùng máy bay tuần tiễu, trinh sát, bắn phá để đổi lấy việc ta cho phép họ đưa máy bay đến Điện Biên Phủ lấy thương binh của họ đưa về Hà Nội.


Từ Pha Đin về xuôi, tất cả lại phải đi vào ban đêm. Cứ đêm đi ngày nghỉ. Sự khó khăn, vất vả tăng dần.

Thương binh nằm trên cáng suốt ngày, đêm, lại bị rung, lắc liên tục nên rất mỏi, mệt. Lúc đầu cáng làm theo kiểu "băng ca" bằng tre, hai đầu buộc dây thừng để luồn đòn vào khiêng. Đi gần thì không sao; đi xa cáng bị võng xuống, bề ngang thu vào, thương binh vừa bị ép ngang vừa bị cong người lại, vết thương rất đau. Thêm nữa, gặp chỗ nhiều bùn, nước, không thể đặt cáng để nghỉ được, các anh chị em dân công rất mệt. Rút kinh nghiệm qua mấy chặng đường, anh chị em nghĩ được cách làm ra cái cáng tải thương đường dài thích hợp nhất. Đó là một cái cáng, đúng ra là một cái chõng tre, hẹp ngang vừa phải, có bốn chân ngắn có khung vòm bằng nứa để phủ lá hoặc nilông lên che nắng, che mưa khi cần thiết. Hai đầu cáng buộc thừng hoặc dây dù để khiêng. Lúc tạm nghỉ trên đường hoặc dừng nghỉ khi đi hết một chặng, cái cáng "chõng" lại trở thành cái giường rất tốt cho thương binh nằm. Với những thương binh cần phải thường xuyên nửa nằm nửa ngồi thì một phần mặt chõng được dựng lên ở các góc độ khác nhau, có thành cáng hoặc dây buộc để thương binh không bị lăn xuống đất...
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #36 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2022, 09:09:23 am »

Cáng thương binh và gánh đồ đạc nặng đi đường dài, vượt đèo dốc đã nặng nhọc, vất vả, nhưng việc đảm bảo ăn, ở, chăm sóc thương binh và mọi mặt sinh hoạt dân công trên suốt các chặng hành quân còn khó khăn vất vả, phức tạp hơn nhiều. Mấy trăm gia đình thương binh là mấy trăm cái bếp nấu ăn, mấy trăm cái lán tạm phải dựng lên ở mỗi chặng dừng chân. Đó là chưa kể số bếp và lán tạm của các bộ phận quân y, quản lý phục vụ và chỉ huy của đoàn. Đường đi phần lớn là theo đường hành quân của các đơn vị chiến đấu lớn. Đến mỗi điểm dừng chân sau một chặng hành quân là một cuộc tranh đua kiếm củi, lấy nước, lấy cây, lấy lá làm lán... Các đơn vị đi trước đã quét đi quét lại mấy lượt, đoàn tải thương đi sau đến nơi thì mọi thứ đã vãn cả. Kiếm được một nhánh củi cũng khó khăn. Trời nắng thì còn đỡ, chứ trời mưa thì thật là nan giải. Mà những ngày đi đường lại là những ngày Tây Bắc đã vào mùa mưa, củi ướt, lán dột, đường đầy bùn, vắt. Anh chị em dân công càng vất vả do phải mang theo thêm nhiều củi, nước, rau rừng kiếm được ở những chỗ có nhiều, để đến chặng sau sử dụng. Không những thế, việc san nền, dựng lán, soạn chỗ nằm cho thương binh mỗi khi đến chặng nghỉ, cũng như việc nấu ăn cho thương binh đều do "gia đình" thương binh đảm nhiệm. Hậu cần của đoàn tải thương chỉ lo được việc cung cấp gạo, muối, thực phẩm chính (thịt muối, thịt hộp, cá khô, đường sữa...). Còn rau cỏ và thức ăn tươi khác do "gia đình" thương binh kiếm thêm. Công tác hộ lý đối với thương binh như theo dõi thể trạng và tình trạng vết thương, giúp thương binh giải quyết mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng do "gia đình" thương binh làm. Bác sĩ, y tá không thể làm xuể vì thương binh quá đông. Bản thân bác sĩ và nhân viên quân y lại vừa phải hành quân, vừa phải giữ nền nếp, chế độ điều trị như khi ở tĩnh tại. Hàng ngày ở mỗi chặng nghỉ, các bác sĩ, y tá vẫn giữ nếp đến từng cáng thương binh thăm bệnh, chẩn bệnh, điều trị, xử lý các vết thương, thậm chí tổ chức phẫu thuật khi cần thiết...


Vất vả, mệt nhọc, khó khăn chồng chất, nhưng cả dân công và nhân viên quân y không ai thốt ra một lời kêu ca phàn nàn trước mặt thương binh. Trái lại, họ còn luôn luôn động viên, an ủi chúng tôi, hết lòng chăm sóc chúng tôi về mọi mặt. Kể cả khi hầu hết hai bàn chân và đôi vai anh chị em đã sưng phồng, nứt nẻ, nhiều người đã bị ốm đến mức không thể tiếp tục làm nhiệm vụ như bình thường được nữa, anh chị em dân công và nhân viên quân y vẫn là chỗ dựa vững chắc của chúng tôi, kể cả về mặt tinh thần.


Đối với tôi "gia đình" thương binh của tôi thật sự là một tổ ấm. Cả nhà săn sóc tôi thật hết mức. Đường rừng vất vả là thế mà gần như ngày nào tôi cũng được lau rửa sạch sẽ, vài ngày lại được gội đầu một lần, bữa ăn luôn có rau tươi do chị Ngãi và các em Xuân, Ngàn, tranh thủ kiếm trong rừng hoặc vào bản mua về nấu. Đôi khi còn được ăn cá tươi do anh Tốn câu hoặc bắt được ngoài suối. Cơm, canh, nước uống cho tôi luôn luôn nóng sốt, cả trong những ngày mưa dầm dề. Mỗi khi do vết thương đau đớn tôi không kìm được tiếng rên là cả nhà rất lo lắng. Rỗi rãi chút nào là cả nhà quây quần quanh tôi nói chuyện, chải đầu, nắn tay, nắn chân cho tôi đỡ mỏi, khâu vá những quần áo bị rách cho tôi. Khi dừng nghỉ cũng như khi đi trên đường, anh chị và các em luôn chú ý không để cho tôi bị một giọt mưa, một tia nắng chói nào ảnh hưởng đến trong khi họ sẵn sàng chịu ướt, chịu nắng dãi. Các "gia đình" thương binh khác cũng tương tự. Vất vả nhất là những "gia đình" có thương binh còn trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, người bị lở loét do phải nằm bất động lâu ngày. Việc cho thương binh ăn uống, đại tiểu tiện và lau rửa mình mẩy, thay đổi tư thế nằm, giữ cho thương binh không bị rơi ra khỏi cáng kể cả trong lúc đi đường và lúc dừng nghỉ đều rất khó khăn. Việc làm và thái độ của anh chị em đã làm cho chúng tôi rất cảm động. Sự đau đớn vì vết thương của chúng tôi được xoa dịu rất nhiều bởi sự thương yêu chăm sóc của những anh chị em thân thiết như thế.


Cứ như vậy, đoàn tải thương chúng tôi đi ròng rã hơn hai mươi ngày đêm. Đèo cao, dốc thẳm, mưa rừng, nắng lửa, gai góc và sên vắt... thay nhau thử thách chúng tôi. Càng về gần đến đích, khó khăn càng gay gắt hơn. Sức khoẻ anh chị em dân công ngày càng giảm sút, có người cũng đã phải nằm cáng để đi nốt chặng đường, số người trong từng cáng cũng giảm dần. Những ngày cuối, "gia đình" tôi chỉ còn anh Tốn, em Xuân và Ngàn, chị Ngãi được "điều" sang bổ sung cho một "gia đình" thương binh khác. Một số thương binh vết thương đã đỡ, sức khoẻ đã tốt hơn được đưa sang đoàn xe ô tô tải thương, nhưng số người cáng thương vẫn càng ngày càng thiếu. "Gia đình" tôi còn có ba người khiêng, gánh. Anh Tốn ngày càng sắt người lại, đã ít nói càng ít nói hơn, em Xuân và Ngàn tuy vẫn hay cười, hay nói, nhưng vẫn không giấu được sự mệt mỏi và đôi chân nứt nẻ, sưng phồng. Tuy vậy cả ba vẫn bền bỉ, tận tụy, không làm bớt đi một việc nào mà lại càng chú tâm chăm sóc động viên tôi hơn. Nằm trên cáng, tuy sự rung lắc làm tôi khá mệt và đôi khi cả đau đớn nữa, nhưng cứ nghe thấy tiếng thở dồn dập, hổn hển xen lẫn tiếng xuýt xoa khi có sự va vấp của anh chị em dân công, tôi thường không thể đành lòng được. Thời gian đầu, tình trạng sức khoẻ và vết thương khiến tôi phải chịu. Càng về sau, vết thương càng đỡ, sức khoẻ cũng tốt dần lên, tôi càng không chịu đựng được sự day dứt trước nỗi vất vả của anh chị em. Nhiều lúc tôi đã kiên quyết đòi tụt xuống khỏi cáng đi bộ một đoạn để anh chị em được nghỉ ngơi đôi chút. Lúc đầu không ai, kể cả dân công và y tá hộ tống cho tôi làm như vậy, nhưng những ngày cuối khi sức khoẻ đã khá lên nhiều, tôi cũng đã dần dần tăng được số lần được xuống cáng đi bộ với đoạn đường đi ngày một dài hơn.


Cuối cùng chúng tôi cũng về tới bến Âu Lâu (Yên Bái) nơi chúng tôi phải chia tay với "gia đình thương binh" thân yêu để lên thuyền theo sông Hồng đi về đội điều trị 12 ở Ngòi Lao (hay Ngòi Thia, tôi cũng không còn nhớ rõ nữa) thuộc đất Phú Thọ. Buổi chia tay thật là lưu luyến. Anh Tốn cứ ngồi thẫn thờ, chỉ hút thuốc lào, không nói năng gì, nhưng đôi mắt cứ nhìn tôi buồn rười rượi. Xuân và Ngàn thì cứ chúi đầu vào sau lưng tôi mà khóc rưng rức. Chị Ngãi cũng về "gia đình" chia tay với tôi và trông chị cũng thật buồn.


Còn tôi trong lòng nặng trĩu và tuy cố hết sức mà không ghìm được nước mắt. Tôi cố gượng nói: "Sao lại buồn thế! Phải vui lên để mừng em sắp lành vết thương, mừng chúng ta đã về đến đích, mừng anh chị và các em hoàn thành nhiệm vụ và sắp được về nhà chứ". Mọi người vẫn không cười lên được. Xung quanh "gia đình" tôi, các "gia đình" thương binh khác cũng đều sụt sùi, bịn rịn như vậy. Không khí đang trầm lắng thì có tiếng hát ấm áp và dịu dàng của cô Lan y tá hộ tống tốp cáng thương binh chúng tôi cất lên nhẹ nhàng toả vào lòng người: "Quê nhà tôi chiều khi nắng êm đềm chạy dài trên khóm cây, đàn chim ríu rít ca... Bài hát gợi cho mọi người nhớ về quê hương xa xôi, về những chiều quê thanh bình, hạnh phúc. Nỗi buồn chia tay như được xoa dịu bớt. Xuân và Ngàn bắt đầu có tiếng cười. Không khí lại dần dần sôi nổi, vui hơn lên. Mọi người thân ái dặn dò, nhắc nhở, chúc tụng cảm ơn lẫn nhau hết lần này đến lần khác như mãi mãi không thể dứt được. Đưa chúng tôi xuống thuyền rồi mà anh chị em vẫn còn đứng trên bến sông dõi theo, vẫy tay mãi cho đến khi đoàn thuyền chở chúng tôi hoàn toàn khuất bóng mới thôi.


Gần năm mươi năm đã trôi qua, nhưng những kỷ niệm, ấn tượng và cảm xúc của tôi về cuộc hành quân đường dài trên cáng đặc biệt ngày ấy vẫn còn hầu như nguyên vẹn. Hình ảnh những anh, chị em trong "gia đình thương binh" của tôi và những anh chị em dân công tải thương ngày ấy vẫn không hề phai mờ trong tim tôi. Những con người kiên cường, dũng cảm, tận tụy, giàu tình giàu nghĩa ấy mãi mãi là những tấm gương cho tôi tự soi mình, là những bài học về tình yêu Tổ quốc, yêu con người, về tình quân dân, tình đồng chí đồng đội để cho tôi học tập và tự rèn luyện mình suốt đời mà vẫn còn phải học mãi không hết.


T.Q.H
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #37 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2022, 09:10:49 am »

ĐỘI QUÂN XE THỒ LÊN ĐIỆN BIÊN


TẠ QUANG


Sau tết Giáp Ngọ 1954, ngày mùng 5 tháng giêng xã đội triệu tập hơn bốn mươi anh em biết đi xe đạp trong đại đội dân quân, thường trực của xã họp khẩn cấp. Ai cũng cho là có chuyện tổng động binh. Sau khi nghe lời tuyên bố lý do của ông xã đội trưởng, chúng tôi mới rõ: "Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) ra lệnh điều động một trung đội dân quân xe thồ của Thiệu Đô tập trung tại huyện để thành lập đại đội dân công tiếp vận đường dài phục vụ chiến dịch đánh lớn. Tuy không được giải thích cặn kẽ lắm nhưng qua báo chí, thông tin, chúng tôi cũng nhận biết được rằng cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đã bước vào năm thứ chín, đã trải qua giai đoạn phòng ngự, cầm cự và bấy giờ là "Tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công". Quân và dân ta đã thắng và đang thắng, nhiệm vụ của chúng tôi là vận chuyển lương thực, thực phẩm, súng đạn, tiếp tế ra chiến trường cho bộ đội đánh giặc.


Tất cả chúng tôi không một ai từ chối nhiệm vụ, nhưng cũng còn một số thắc mắc vì nhiều người tuy biết đi xe đạp nhưng hiện tại không có xe, nhà lại nghèo lấy gì mà mua. Ông xã đội trưởng nói: "Ai đã có xe thì sửa soạn lại cho tốt mà đi, trường hợp khó khăn xã sẽ hỗ trợ ít nhiều tiền mua sắm phụ tùng. Còn ai chưa có xe, sẽ có. Xã chủ trương vận động những nhà giàu bỏ tiền ra mua xe và họ sẽ được miễn đi dân công. Như vậy là người có của góp của, người có công góp công: "Tất cả cho tiền tuyến", "tất cả để đánh thắng giặc Pháp xâm lược". Mọi người đều yên tâm, phấn khởi.


Vậy là sau buổi họp chỉ trong vòng 5 ngày, bốn mươi lăm anh em chúng tôi đã có đủ xe đạp để lên đường phục vụ. Tôi được nhận một chiếc "Lanh côn" mới toanh của ông chú họ góp với xã.

Tất cả đều là lính mới nên phải tập dượt, từ cách buộc tay ngai cọc thồ, đóng hàng rồi thồ thử trên sân gạch, trên đường làng, ngõ xóm cho quen chân, quen tay. Ban đầu thồ được vài bước là xe đã đổ kềnh, mà nào có nặng nề gì đâu, tối đa không quá tám chục cân hàng. Nhưng rồi cũng quen dần. Ngoài việc tập thồ, sửa sang xe cộ cho tốt, chuẩn bị đem theo một số phụ tùng cần thiết, mọi người còn phải học tập chủ trương chính sách, mục đích yêu cầu, kế hoạch vận chuyển, nội quy hành quân, tầm quan trọng của chiến dịch, vân vân và vân vân.


Đoàn thồ Thiệu Đô chúng tôi qua cầu phao Vạn Vạc vào lúc chập tối, các cô gái làng tiễn đoàn bằng những câu hò:

"Cả làng em chẳng yêu ai
Chỉ yêu anh chiến sĩ tay ngai cọc thồ"
"Mấy lời nhẩn nhủ người thương
Làm tròn nhiệm vụ tiền phương mới về".


Dừng lại ở thôn Chí Cẫn để tổ chức biên chế thành trung, đại đội của huyện và đóng hàng. Trung đội Thiệu Đô có nhiệm vụ chuyển hơn ba tấn gạo ra tiền phương. Gạo được đóng vào dó1 (Dó: một loại bao bì đựng gạo đan bằng cói, miệng nhỏ, hông phình to), mỗi dó có trọng lượng từ ba mươi, bốn mươi đến năm mươi cân. Đóng hàng xong là hành quân theo hướng Tây Bắc.


Con đường tỉnh lộ Thanh Hóa - Hồi Xuân bảy tám năm về trước, hàng ngày xe chở khách, chở hàng vẫn thường xuyên qua lại, còn lúc này thì những chặng đường đồng bằng, trung du đã bị băm nát, đào bới, chặt ra từng khúc, từng đoạn lại mọc đầy những ụ đất chắn ngang đường, trên từng ụ mọc lên những cây đa, những bụi tre gai. Đường thẳng, giờ đây trở thành ngoằn ngoèo, gồ ghề chỉ đủ cho người đi bộ, còn đi xe đạp rất khó khăn.


Hàng ngày, máy bay giặc Pháp bay lượn rà soát, rẹt một cái đã thấy thằng "Hen-cát", thằng "Pít-phai" bay sát ngọn cây, nóc nhà. Rẹt một cái chúng vãi đạn rốc-két, đạn 12 ly 7 xuống nơi mà chúng nghi ngờ, gây đau thương, chết chóc cho người đi đường.


Ban ngày con đường rất ít người qua lại, nhưng khi mặt trời vừa xuống núi là từng đoàn gồng gánh, từng đoàn xe thồ ùn ùn từ trong các luỹ tre làng kéo ra. Ban đêm nếu như ai đó đếm được sao trên trời thì mới đếm được bao nhiêu ánh đèn chai lấp ló, chao đảo của đoàn dân công gánh bộ rồng rắn lượn trên đường. Còn cánh xe thồ chúng tôi thì đi "đèn gầm" do chúng tôi tự chế, buộc vào càng xe phía trước; chụp đèn là nửa trên vỏ chai trắng cắt đôi, phao đựng dầu, bấc là vỏ lọ mực; chụp và phao được đặt vào một ống luồng cắt hổng một lỗ tròn bằng nắm tay để ánh sáng ló ra phía trước, đủ soi đường cho bánh xe lăn vì phải đề phòng máy bay.


Đêm đi ngày nghỉ, một tuần sau chúng tôi mới tới trạm Cành Nàng (Bá Thước). Tính ra mỗi ngày chúng tôi chỉ đi được 10 cây số, đến Cành Nàng, chúng tôi được tin đoàn thồ thị xã Thanh Hóa đang tổ chức vượt sông La Hán. Trạm Cành Nàng nằm ở hậu tuyến, nơi tập trung dân công các huyện trong tỉnh Thanh cùng một số dân công tỉnh Nghệ.


Phố Cành Nàng, huyện lỵ Bá Thước, là nơi tụ hội các đoàn dân công gánh bộ, dân công xe thồ, thuyền nan, dân công cầu đường, dắt trâu bò...

Từ sáng đến chiều, phố xá im lìm như chết, đêm đến thì thực là tưng bừng, nhộn nhịp, đèn đuốc sáng trưng. "Người xe chật đất, gánh gồng như nêm". Tiếng hò, tiếng hát chen lẫn tiếng gọi nhau vang lên thâu đêm suốt sáng. Chúng tôi gặp được những người thân từ quê nhà đi tải đạn, tải lương. Dân công gánh bộ tập trung ở đây để rồi vượt qua Eo Gió lên trạm Phú Nghiêm. Dân công xe thồ thì vượt sông La Hán và cũng từ La Hán đi Phú Nghiêm, Hồi Xuân. Hơn chục chiếc đò ngụp ngoạp từ đầu hôm đến sáng mới đưa được đoàn thồ Thiệu Hóa qua sông. Đơn vị chúng tôi phải hành quân gấp để đuổi kịp đoàn thồ thị xã Thanh Hóa. Chúng tôi đến Phú Nghiêm vừa kịp giấu xe thồ thì hai chiếc máy bay Hen-cát nhào tới bắn phá. Cũng may chúng tôi đã kịp chui nấp vào hang đá. Ơ Phú Nghiêm nhiều hang đá, có hang rộng chứa hàng trăm người, rất kiên cố, có lẽ chỉ bom nguyên tử mới phá nổi, còn những bom tấn, bom tạ trút xuống chẳng mùi mè gì. Cho nên đã chui được vào hang đá thì cứ việc nằm "ca cải lương", mặc cho máy bay địch vãi đạn, vãi bom trên núi. Bắn phá một hồi chúng cút. Thế là trong mười ngày hành quân, đơn vị chúng tôi bị ba phen hú vía; lần này nếu chậm một ít phút thì thế nào cũng bị địch đánh giữa đường và khó tránh khỏi thương vong. Lần đầu chúng tôi bị một thằng Hen-cát vút qua đầu "tạch tạch" một tràng rồi cút thẳng. Chẳng ai việc gì. Riêng cái lần ở chòm Chiềng Bạc nghĩ lại mà rùng mình. Đoàn thị xã Thanh Hóa đi trước, đoàn Thiệu Hóa đi sau, vừa đi khỏi thì hai thằng B.26 đến trút xuống hàng chục quả bom, rốc két. Tuy nhiên, trong cái may của chúng tôi cũng có cái rủi ro của đồng chí, đồng bào: trận bom ở Chiềng Vạc có tới chục người .chết, trận bắn phá ở Phú Nghiêm cũng thiệt mất hai anh chị dân công đang ngồi nấu nướng ở bờ khe.


Lác đác trong hai đoàn xe thồ đã có người thoái lui vì chịu không nổi gian khổ. Đoàn Thiệu Hóa nghỉ lại một ngày ở Phú Nghiêm để "rèn cán chỉnh quân", chủ yếu là củng cố tinh thần anh em trong đơn vị, đề cao cảnh giác, chấp hành nội quy hành quân. Phải làm như vậy bởi có những anh em dân công không chấp hành nội quy hành quân để lộ mục tiêu. Hơn nữa, thằng địch đã đánh hơi biết ta đang mở chiến dịch đánh lớn lên Tây Bắc nên hàng ngày chúng cho máy bay rà soát con đường hành quân của ta, gặp chỗ nào nghi ngờ là chúng bắn phá.


"Rèn cán chỉnh quân" xong, đoàn chúng tôi vượt dốc Yên Ngựa lên trạm Hồi Xuân. Dốc Yên Ngựa chạy dài năm cây số. Có tới mươi bậc dốc, gọi là bậc vì lên dốc là cứ như leo thang, người gánh bộ cứ ì à ì ạch trèo từng bước, còn xe thồ thì trời nắng phải ba người đẩy một xe lên dốc, ười mưa, dác trơn phải năm bảy người xúm vào vừa kéo vừa đẩy. Đôi khi đứng nhìn cảnh tượng ấy, tôi cảm nghĩ "lũ chúng tôi không khác gì những con kiến càng xúm xít bám vào con sâu. Lôi nó, đẩy nó đi, đem nó bỏ vào kho dự trữ, hết sức kiên trì, nhẫn nại cho đến lúc kho đầy". Đúng là vã mồ hôi hột, thờ ra đằng tai mới đẩy được xe lên khỏi dốc, chẳng có cái mệt nào bằng, thế nhưng, nghỉ ngơi một lát lại khoẻ như thường. Còn xuống dốc, lao dốc mới thật nguy hiểm, không những xảy ra nhiều trường hợp gẫy xe mà còn có cả thương vong. Đoàn thị xã Thanh Hóa đã có người đập mũi xuống đường, dập bã mía chết; đoàn Thiệu Hóa đã có dăm bảy anh gẫy tay, dập đầu gối nằm lại điều trị dọc đường rồi đành lui về hậu phương. Cho xe xuống dốc, nếu là dốc thường thì cứ việc thả phanh mà chạy, còn dốc cao, muốn được an toàn phải có 3 thứ phanh: đằng trước, một anh tay trái nắm chặt ghi đông xe đẩy ngược, tay phải bóp chặt bánh xe trước cho lăn từ từ; đằng sau, một anh buộc thừng vào gác-ba-ga kéo lại, còn chủ xe cầm tay ngai, cọc thồ điều khiển xe, điều khiển cả phanh xe. Phanh xe là một khúc gỗ nhỏ chặt vát một nửa chèn vào lốp sau; qua những lần thử nghiệm thấy loại phanh này có tác dụng tốt nhưng rất hại lốp, về sau có anh nẩy ra sáng kiến bọc lốp cũ vào gỗ chèn đỡ hại lốp xe hơn.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #38 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2022, 09:12:00 am »

Ban đêm hành quân, ban ngày dừng lại ở các lán dọc đường để ăn ngủ. Ngủ thì thoải mái, còn ăn thì phải thật chắc bụng. Ở trung tuyến, gạo, muối, cá khô được cung cấp đầy đủ, thỉnh thoảng còn có đường, sữa, thịt bò, bánh kẹo. Riêng cái khoản rau rừng thì chẳng cần phải phân phối: rau bấn, rau tàu bay, lạc tiên, lá lốt, mùi tàu, môn nước... chẳng thiếu. Muốn ăn thịt gà thì đem gạo đổi cho đồng bào địa phương. Gạo lấy ở đâu? Xin nhớ là đừng anh nào đụng đến những hạt gạo đã nằm trong đó vì nó đã được niêm phong từ quê nhà, gạo ấy là của các chiến sĩ ngoài tiền phương.


Muốn có gạo để đổi gà thì tiết kiệm tiêu chuẩn gạo ăn hàng ngày lĩnh ở các trạm, hoặc dùng số gạo dành được do vượt chỉ tiêu thời gian hành quân từ trạm nọ đến trạm kia. Có ai mà biết được lương thực, thực phẩm chất chứa từ bao giờ mà nhiều thế! Sau chiến thắng Điện Biên Phủ được đọc một số tài liệu trên sách báo tôi mới biết bọn chỉ huy Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ đánh giá lực lượng ta quá thấp. Chúng cho rằng ta không có đủ lương thực, súng đạn để đánh chúng ở Điện Biên Phủ mà nếu có thì bằng con đường nào, cách nào để vượt năm bảy trăm cây số đường rừng tiếp tế lên đây? Việt Minh làm gì có máy bay, ô tô? Chúng nó chủ quan khinh địch nên chúng nó đã thất bại nhục nhã. Chúng ta có Bác Hồ cùng với Bộ tham mưu thần thánh, có lòng hy sinh dũng cảm, có đôi chân đồng vai sắt của toàn dân, chúng ta chiến thắng.


Trải qua những chặng đường thử thách, từ quê nhà hành quân lên trạm Hồi Xuân, trung đội Thiệu Đô mất ba chiến sĩ tay ngai: một người bị sốt rét, một người gẫy khung xe, và một anh vì không chịu được gian khổ đã "vù" từ khi mới đến trạm Cành Nàng. Số còn lại hoà nhập với hơn trăm tay thồ của đại đội dân công xe thồ thị xã Thanh Hóa và Thiệu Hóa vượt qua những đêm mưa và dác dựng với lòng quyết tâm:

"Trời mưa ướt áo ướt quần,
Ướt sao cho được tinh thần dân công


Và:

"Trèo lên dốc núi cao cao
Có đi tiếp vận mới biết công lao Bác Hồ"


Hành quân đến trạm Suối Rút đúng vào ngày mà quân ta nã phát súng đầu tiên vào đồi Him Lam mở màn chiến dịch, chúng tôi mới hay mình đang phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nếu như Cành Nàng là nơi hội tụ của dân công các huyện trong tỉnh Thanh Hóa, thì ở đây cũng là nơi gặp gỡ dân công của một số tỉnh Sơn La xuống, Ninh Bình, Nam Định ngược lên. Tuy không quen biết mà như đã biết tự bao giờ:

Dân công lại gặp dân công
Như chim loan phượng, ngô đồng gặp nhau...
Dân công lại gặp dân công
Như vợ gặp chồng như hạn gặp mưa.



Đơn vị xe thồ Thiệu Hóa được lệnh đưa hàng vào kho. Thế là hạt gạo của quê hương tôi niêm phong từ nhà chở lên đây đã nằm gọn trong kho và có thể chỉ lát nữa, hoặc đêm nay, ngày mai được chuyển tiếp ra tiền phương cùng với hạt gạo của mọi miền quê khác trên miền Bắc.


Đưa hàng vào kho xong chúng tôi được lệnh rút về trạm Hồi Xuân và lại từ Hồi Xuân chuyển hàng lên Suối Rút. Hồi Xuân - Suối Rút - Hồi Xuân hay gọi tắt là trạm V.C.5, V.C.4, cứ thế chúng tôi đi lại như thoi đưa, vui mừng với những chiến công dồn dập từ Điện Biên Phủ báo về.


Đường từ trạm V.C.4 lên trạm V.C.5 dọc theo sông Mã nhiều đoạn đi tắt qua đường mòn của dân bản nay được phát quang mở rộng, có đoạn chỉ đù chỗ cho xe thồ lăn bánh trên những gốc cây con vừa mới chặt. Có những đoạn đường mở sát vào vách núi đã bị sạt lở phải đóng cọc bắc sàn gỗ, trải thêm nứa áp vào vách núi cho người và xe đi. Đẩy xe trên những đoạn đường này tôi hình dung như mình đang đi trên đường sạn đạo ở Ba Thục trong truyện Tam Quốc mà tôi đã được đọc; sẩy chân, sẩy tay một chút là có thể lao cả người và xe xuống sông xuống vực.


Dốc ở đây không dài, không cao nhưng phần nhiều là dốc dựng đứng bởi con đường phải qua nhiều khe suối, và mỗi khe suối là dốc xuống rồi lên. Nếu như ở những đoạn dường Hồi Xuân, La Hán phải ba, bốn người mới đưa được một xe xuống dốc thì ở đây phải bảy, tám người; vì dốc đã dựng đứng lại trơn. Có khi phải mất nửa ngày, cả đơn vị mới qua được dốc. Bởi thế nên mỗi ngày chúng tôi chỉ đi được năm bảy cây số và không phải đi đêm vì đoạn đường này máy bay địch chưa hề biết đến.


Đêm về không có lán, trại, anh em chúng tôi dựa xe đóng cọc, che áo mưa nằm trên bao gạo mà ngủ. Gặp những đêm mưa thì cứ việc đội áo tơi, ngồi chờ trời sáng. Từ V.C.4 đến V.C.5, chúng tôi nhận được 5 ngày gạo ăn. Chiều hôm ấy, sau ba ngày hành quân, chúng tôi dừng chân, dựng xe nghỉ bên bờ sông Mã, vừa kịp bắc bếp nấu thì trời đổ mưa rào, mọi người phải nhanh tay, mỗi bếp cử hai anh căng ni lông che mưa cho lửa cháy đến lúc cơm chín. Trời mưa rả rích cả đêm, sáng mai vẫn không tạnh; mọi người bàn nhau dựng lều lán đề phòng mưa kéo dài. Dựng xong lều thì trời tạnh. Nhìn lại con đường phía trước, không còn đường mà là con sông, bởi vì đây là con đường mới mở đi dưới bãi ven sông sát vào vách núi. Nằm đợi một ngày mà nước vẫn không rút, có lẽ nơi thượng nguồn vẫn còn mưa, chúng tôi nghĩ thế, và ai nấy đều sốt ruột, lo lắng. Quay về trạm V.C.4 hay chờ nước rút chuyển tiếp? Câu hỏi được đặt ra và được giải đáp. Tôi và anh trung đội trưởng được đi làm nhiệm vụ dò đường. Hai chúng tôi lội ào xuống nước, dựa vào vách núi dò từng bước, đi ngược dòng. Rất may, đoạn đường quanh vách núi dài không đầy một cây số có thể lội được, nước chỉ ngập lên đến bụng, đến ngực, chúng tôi quay về triệu tập một cuộc họp khẩn cấp. Mọi người đều nhất trí "Bằng giá nào cũng phải đưa được hàng lên trạm V.C.5 càng sớm càng tốt, tiền tuyến đang chờ chúng ta, tất cả cho tiền tuyến!".


Một kế hoạch được vạch ra, chỉ vài giờ sau chúng tôi đã đóng xong hơn chục mảng bè nứa, chuyển hàng lên bè thả xuống nước kéo ngược dòng, nhưng không ổn, vì có nhiều đoạn nước chảy mạnh. Tưởng phải bó tay, bỗng anh trung đội trưởng nẩy ra sáng kiến, đóng cáng kiểu tải thương để chở hàng. Cứ bốn anh một cáng, mỗi cáng đặt hai dó gạo, nhắc cáng lên vai dò dẫm lội ngược dòng: Hoan hô tải gạo như tải thương! Gần trọn một ngày dầm mình dưới nước, đơn vị đã đưa được hơn ba tấn gạo qua đoạn đường ngập nước và chuyển kịp lên trạm V.C.5. Lúc này ở trạm V.C.5 có tới hàng trăm anh chị em dân công đang nằm chờ gạo. Hạt gạo đến trạm lúc này quý giá nhường nào.


Nước rút, chúng tôi quay về trạm V.C.4 và rồi lại từ V.C.4. lên V.C.5. Ngày cả nước reo vui mừng chiến thắng Điện Biên, bốn mươi tay thồ chúng tôi trở về quê hương hãnh diện đeo trên ngực chiếc huy hiệu "chiến sĩ Điện Biên", bước vào cuộc chiến đấu mới; đấu tranh giảm tô, cải cách ruộng đất.

T.Q
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #39 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2022, 09:13:00 am »

NGƯỜI ĐƯỢC THƯỞNG 4 HUÂN CHƯƠNG CHIẾN CÔNG
TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN


HOÀNG NGỌC VÂN


Bây giờ thầy giáo Nguyễn Trọng Nghiệp về nghỉ hưu rồi, nhưng thầy vẫn bận rộn với công việc của một bác sĩ ngoại khoa như 6 năm về trước.

Phòng khám và điều trị tai, mũi, họng của ông vẫn là căn phòng Học viện Quân y cấp khi hai vợ chồng ông còn đang công tác. Phòng không rộng, lại ở sau mấy dãy nhà tầng, nhưng lúc nào cũng đông người đến khám chữa bệnh; nhất là vào những ngày chủ nhật, ông triển khai kỹ thuật áp lạnh điều trị các bệnh về mũi và họng. Người bệnh đến từ nhiều nơi: Hà Nội, Hà Tây, có cả bà con dân tộc miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và cả các tỉnh phía Nam. Tất cả những người đến đây đều do người bệnh đã chữa khỏi giới thiệu, hoặc là người nhà của bạn bè ông.


Và như những ngày còn là Chủ nhiệm bộ môn - khoa Tai Mũi Họng Viện Quân y 103, Học viện Quân y, ông ân cần soi khám cho từng người bệnh, trước khi có chỉ định phương pháp điều trị.

Ông giải thích với mọi người:

- Bệnh về tai mũi họng thường có liên quan với nhau, những người mắc phần lớn đã trở thành mãn tính; cho nên phải xem xét kỹ tình trạng bệnh lý, rồi mới quyết định nên dùng kỹ thuật nào và phác đồ thuốc điều trị ra sao. Đây là nguyên tắc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, nhất là đối với các cháu nhỏ.


Cuốn sổ nhật ký khám bệnh của ông có các cột ghi: họ tên bệnh nhân, địa chỉ, ngày đến khám bệnh, tình trạng bệnh lý, kỹ thuật áp dụng và thuốc điều trị... Tất cả đều đầy đủ, rõ ràng. Đã có tới hơn 5.000 lượt người bệnh đến khám và điều trị tại đây (tức là mỗi năm có gần 1.000 lượt người), một con số thật ý nghĩa đối với một phòng khám bệnh tư nhân diện tích chỉ rộng vài chục mét vuông, nằm cạnh một bệnh viện lớn.


Điều ông trăn trở nhất khi còn đang công tác là thiếu trang thiết bị, máy móc chuyên khoa nên nhiều kỹ thuật mới không triển khai được. Khi về nghỉ hưu, một phần do tích luỹ tiền, một phần nhờ vay mượn của bạn bè, ông đã mạnh dạn mua sắm hàng trăm triệu đồng máy móc, thiết bị hiện đại như: máy điều trị áp lạnh (CS PATPEN 76), máy phát sóng siêu cao tần (SPAIN-970), cũng như các thiết bị hấp, sấy tiệt trùng.


Đề tài khoa học cấp Bộ "Dùng nitơ lỏng ở nhiệt độ thấp điều trị amiđan và viêm họng hạt" do ông chủ trì nghiên cứu, đã được nghiệm thu từ những năm 90. Nay có máy móc đồng bộ trong tay, ông triển khai rất có hiệu quả, trung bình mỗi tháng hai lần vào ngày thứ bẩy hoặc chủ nhật, mỗi lần chữa trị được hàng trăm bệnh nhân, với tỷ lệ đỡ và khỏi lên tởi 85-90%. Thật là thuận tiện, ngày nghỉ, người bệnh chỉ mất vài ba chục phút chờ khám, rồi tuỳ theo bệnh lý mất 30 giây, hoặc một phút điều trị, là có thể yên tâm ra về, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền bạc...


Từ ngày Nhà nước có chủ trương xã hội hóa y tế, nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân bung ra, có nhiều chuyện đáng nói về chất lượng chuyên môn, về các phương thức quảng cáo kinh doanh. Nhưng đối với cơ sở khám chữa bệnh của bác sĩ Nguyễn Trọng Nghiệp, ông luôn đặt lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc lên trên hết. Phòng khám của ông luôn chấp hành nghiêm các quy định của ngành y tế, nhất là các quy định về an toàn, vệ sinh và vô trùng đối với một cơ sở điều trị ngoại khoa. Đã nhiều lần sở y tế Hà Tây kiểm tra đều công nhận phòng khám bệnh tư nhân của ông đạt các yêu cầu quy định.

Ông tâm sự:

- Vợ chồng tôi đều đã ngoài 60 tuổi, có lương hưu, con cái đã trưởng thành, kinh tế ổn định. Nói thật lòng chúng tôi mở phòng khám không phải do mục đích kinh tế, mà là do "sinh nghề, tử nghiệp". Còn sức khoẻ, mình muốn làm cái gì đó giúp mọi người, vì thấy bệnh nhân phải đi lại, chờ đợi vất vả quá, lại khổ nỗi có khi tiền mất tật mang. Nhiều lúc tôi cũng muốn nghỉ ngơi đi thăm bạn bè, nhưng khó quá, hễ mở cửa, là y như có bệnh nhân đến không thể từ chối được. Mệt, nhưng mà vui vì thấy mình được sự tin cậy của mọi người. Cùng công tác với ông nhiều năm nay, được chứng kiến tình cảm yêu mến, tin cậy của người bệnh đối với ông, nghe những lời tâm sự chân thành, tôi càng hiểu ông hơn hiểu sự đam mê nghề nghiệp của một thầy thuốc đã gắn bó với nghề từ hơn 50 năm trước - đặc biệt là của một chiến sĩ đã lập công xuất sắc ở chiến dịch Điện Biên năm xưa.

... Ngày ấy ông mới chỉ là một y tá thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 439, Đại đoàn 316.

Ông bồi hồi nhớ lại những giờ phút gay cấn nhất khi đơn vị ông đánh đồi C1. Bộc phá đã nổ phá tung hàng chục lớp rào dây thép gai, đơn vị được lệnh xung phong vượt qua cửa mở, đang phát triển thuận lợi thọc sâu vào khu trung tâm, thì pháo của địch, từ Mường Thanh, Hồng Cúm bắn dữ dội chặn đường, hoả lực từ các cụm phòng thủ của địch cũng chống trả quyết liệt. Bộ đội ở địa hình trống trải, nên bị thương vong nhiều, thê đội 2 không thể chi viện được. Lệnh của trên cho đơn vị rút về phía sau, củng cố lực lượng. Y tá Nguyễn Trọng Nghiệp cùng 2 tổ xung kích được giao nhiệm vụ đưa thương binh và liệt sĩ ra khỏi trận địa. Ép sát người dưới làn pháo và hoả lực của địch, Nghiệp cùng tổ xung kích trườn lên tìm kiếm thương binh và liệt sĩ. Ngay ở cửa mở, anh đã băng bó và cho vận chuyển 25 thương binh ra. Quyết không được để một thương binh, liệt sĩ nào nằm lại trận địa, y tá Nguyễn Trọng Nghiệp vừa động viên tổ xung kích, vừa bò đến các vị trí, băng bó cho thương binh, tổ chức vận chuyển nhanh anh em ra ngoài.


Lúc này pháo của ta bắt đầu bắn dồn dập khống chế pháo địch, toàn tiểu đoàn được lệnh xung phong đánh bật địch ra khỏi công sự. Quân ta làm chủ hoàn toàn đồi C1. Trận này y tá Nguyễn Trọng Nghiệp cùng tổ xung kích đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hơn 50 thương binh đã được băng bó kịp thời và vận chuyển an toàn về phía sau. Nguyễn Trọng Nghiệp được thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì.


Những trận đánh tiếp sau ở đồi C2, ở trung tâm Mường Thanh và đặc biệt là trận chiến đấu gay go, ác liệt ở đồi A1, với khẩu súng và túi cứu thương, y tá Nguyễn Trọng Nghiệp luồn lách, có mặt ở nhiều nơi, lúc băng bó cho thương binh, lúc chỉ huy tải thương, lúc lại cùng chiến sĩ nổ súng vào các ổ đề kháng của địch. Anh đã cùng đồng đội góp phần cứu sống trên 100 thương binh. Trận đánh nào anh cũng lập công xuất sắc, mỗi trận được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Ba.


Kết thúc chiến dịch Điện Biên, trên ngực y tá Nguyễn Trọng Nghiệp lấp lánh 4 Huân chương Chiến công. Anh là đại biểu chiến sĩ thi đua của Đại đoàn 316 tham dự đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc. Và điều vinh dự không bao giờ quên là anh đã được báo cáo thành tích chiến đấu của đơn vị và cá nhân mình với Bác Hồ.


Đã 50 năm ừôi qua, Nguyễn Trọng Nghiệp đã được học tập bồi dưỡng cả ở trong nước và ở nước bạn, ưở thành một bác sĩ chuyên khoa cấp 2 giầu kinh nghiệm, được vinh dự phong tặng danh hiệu thầy thuốc ưu tú, là đại tá chủ nhiệm Bộ môn khoa của một trung tâm đào tạo cán bộ, trung tâm nghiên cứu y học quân sự có uy tín của quân đội và cả nước.


Giờ đây ông là một cựu chiến binh gương mẫu, một thầy thuốc vẫn hết lòng vì sức khoẻ nhân dân.

H.N.V
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM