Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:08:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Âm vang Điện Biên  (Đọc 2676 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2021, 07:05:33 am »

VÂY ĐÁNH HỒNG CÚM VÀ CHẶN VIỆN Ở MƯỜNG HÉT


LÊ NGUYÊN LINH


Tiểu đoàn 426 trinh sát, trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, hôm nay tấp nập hẳn lên. Lệnh trên đưa xuống: đơn vị được ăn tết sớm trước một ngày. Mới sáng sớm tinh mơ, các đại đội đã mổ bò, lợn, gói bánh chưng, làm chè lam... Biết thế nào cũng có nhiệm vụ mới, các chiến sĩ ăn cơm trưa xong, ai cũng chuẩn bị sẵn sàng: Ba lô, vũ khí, gạo, muối, xẻng, dao... Có lệnh tiểu đoàn: các đơn vị bí mật tập trung quân trên quả đồi cọ, không có dân ở. Tôi - Lê Nguyên Linh - Tiểu đội trưởng tiểu đội 2 ngồi đầu hàng quân, hồi hộp chờ nghe mệnh lệnh.


Trời tối - đúng là tối như đêm ba mươi tết - Tiểu đoàn trưởng trịnh trọng giới thiệu: "Có cán bộ Cục 2 về nói chuyện với chúng ta". Đồng chí cán bộ Cục 2 vào đề ngay: "Chắc các đồng chí nóng lòng muốn biết nhiệm vụ mới. Tôi xin báo cáo ngay: Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên. Điện Biên Phủ là một tập đoàn gồm nhiều cứ điểm lớn và quan trọng nhất của địch. Chúng chủ trương xây dựng căn cứ này để khống chế cả chiến trường Việt Nam - Lào... Ta phải quyết tâm giải phóng Điện Biên, phá âm mưu địch, đồng thời làm cho cục diện chiến tranh xoay chuyển có lợi cho thế và lực của ta. Sơ bộ tôi phân công: Hai đại đội 85 và 86 nhẹ nhàng, nhanh chóng, bí mật hành quân theo hướng Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ cụ thể từng đại đội, trung đội và tiểu đội sẽ phổ biến sau. Đại đội 87 làm nhiệm vụ ở chiến trường phối hợp chia nhỏ, luồn sâu vào sau lưng địch thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang... nắm tình hình địch, tùy từng trường hợp cụ thể, nếu thấy ổn chắc thì đánh. Đồng thời làm nhiệm vụ nghi binh. Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải tuyệt đối giữ bí mật: "Đêm không lửa, ngày không khói, nói không to". Đó là điều thắng lợi đầu tiên. Tôi thay mặt Cục 2 mừng các đồng chí mai thêm một tuổi, chúc các đồng chí lên đường mạnh khoẻ và chiến thắng!". Cả tiểu đoàn định hô vang: "Bác Hồ muôn năm". Nhưng Tiểu đoàn trưởng đã kịp ngăn lại, sợ lộ bí mật.


Đơn vị hành quân luôn trong đêm, im lặng đi trong gió rét, chỉ nghe tiếng loạt soạt của những tàu lá cọ. Trên đường ra trận ai cũng hào hứng, một cậu đi sau tôi se sẽ hát: "Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh".

Sáng sớm mồng một Tết, trời còn mờ mờ đã tới Vũ Ẻn, nhân dân ra đón đông lắm, tranh nhau mời chúng tôi vào nhà nghỉ.

Chúng tôi ở đây ăn tết với bà con, rồi tiếp tục lên đường, hành quân, đơn vị nào đi trước, đơn vị nào đi sau, không ai biết. Trung đội trưởng nhắc: Im lặng mà đi, nửa đêm mới được nghỉ giải lao, ngồi ngay ở giữa đường, không được dậm nát cỏ, bám sát nhau để đảm bảo cự ly và quân số. Sáng mồng hai Tết, chúng tôi đã sang địa phận tỉnh Sơn Tây, vào rừng trú quân.


Cứ như thế, ngày nghỉ đêm đi, xuyên tắt rừng, vượt sông suối. Việc giữ bí mật cốt với kẻ địch nhưng với đồng bào hơi khó. Một hôm, khoảng ở địa phận tỉnh Hoà Bình, chúng tôi trú quân sâu trong rừng, mà nhân dân vẫn biết, mang quà bánh đến thăm hỏi. Có ông già mang một dậu đầy hoa, trông như hoa dại, trắng và thơm, bảo chúng tôi nấu canh, ăn thật ngọt và thơm.


Sau 9 đêm hành quân, dừng lại đã nghe tiếng súng nổ rất gần. Sương tan, qua ống nhòm thấy từ đây đến chân hàng rào thép gai căn cứ địch chỉ độ 2 ki-lô-mét. Chúng tôi tìm chỗ đào hầm, đào sâu xuống 4-5 mét, đẵn gỗ bắc lên trên, đổ đất thật đầy, trồng cây ngụy trang, làm cửa và lỗ thông hơi thật thoáng, tránh sức ép của bom đạn.


Tiểu đội tôi được phân công bám sát, nắm chắc tình hình địch ở sân bay Hồng Cúm, xem nơi ở của lính và sĩ quan, nơi bố trí ụ súng, đèn pha pháo sáng, quy luật gác và đi tuần tiễu thế nào. Ngay tối hôm đó chúng tôi tiến sát hàng rào, cắt dây thép gai, bỏ các thứ phát tiếng kêu, chui vào trong, tìm giao thông hào địch đã đào sẵn, tiến vào trung tâm. Gần sáng quay ra xóa dấu vết, lắp lại hàng rào để địch không phát hiện là quân ta đã thâm nhập.


Một hôm, đang bí mật phục kích, bỗng thấy một tổ địch đi tuần, chúng tôi vồ được tên đi sau cùng, các tên khác chạy hết. Tên bị bắt khai rằng bọn chúng có ý định rút chạy sang Lào. Quân ta càng khép chặt vòng vây không để chúng chạy thoát.


Nậm Rốm mùa nước như con sông nhỏ, mùa khô chỉ là con suối. Hai bên bờ cao, bọn địch khoét hầm sâu vào bờ để ở. Một hôm thấy chúng lên bờ suối đông lắm, đoán chúng muốn rút chạy, tôi liền ra lệnh cho hai khẩu trung liên quạt mạnh. Chúng nhào hết xuống suối như cây đổ. Từ đó trở đi chúng không dám ra nữa. Càng về sau ta càng làm chủ sân bay. Ban ngày ta cũng ở ngay giao thông hào, tên nào nhoài ra suối lấy nước, ta dùng súng trường bắn tỉa. Chúng dùng pháo từ xa, bắn ra ngoại vi sân bay khống chế ta. Chúng có loại súng tên là Phidăng, bắn đạn cách mặt đất độ 3-4 mét đã nổ, mảnh rơi xuống như mưa, anh em phải khoét hàm ếch vào sườn hào để tránh.


Buổi tối hôm đó, một cán bộ cấp trên xuống, bảo tôi cho hai chiến sĩ đi cùng. Ba người mò sâu vào tận trung tâm, mãi gần sáng mới về, thấy thiếu một chiến sĩ, đồng chí cán bộ buồn rầu nói: "Nó vồ mất cậu ấy rồi!" Anh em ai cũng lặng đi.


Vòng vây của quân ta ngày càng xiết chặt. Phạm vi hoạt động của địch càng hẹp. Đêm nghe tiếng chúng kêu khóc. Máy bay địch thả dù tiếp tế, không dám xuống thấp sợ cao xạ ta diệt. Dù thả từ trên cao rơi hết vào vòng vây của ta, thành ra địch tiếp tế cho quân ta. Dù thả ban ngày bọn địch không dám ra lấy tối đến ta lại ra lấy hết. Lúc đầu chúng thả cả dù trắng, dù xanh, dù đỏ, nhưng sau chỉ thả toàn dù trắng, trắng xóa cả vùng lòng chảo Điện Biên.


Các thứ dù thả xuống rất nhiều loại. Hòm các tông là lương thực, hai chiến sĩ mới khiêng nổi. Hòm sắt là hòm súng đạn, phải 3-4 chiến sĩ khiêng mới nổi. Có lần mở hòm sắt ra, toàn là đầu búp đa đạn pháo, không có cát tút, thật buồn cười! Đời sống của chúng tôi lúc này dễ chịu, đầy đủ hơn lúc hành quân: Hòm làm giường nằm, dù làm chăn chiếu, căng lên trần hầm để khi pháo bắn rung đất không bị bụi. Bánh quy, các thứ kẹo, rượu, thuốc lá ăn tha hồ, đến nỗi chỉ kén ăn đồ hộp của sĩ quan, không ăn đồ hộp của binh sĩ. Đại đội mấy lần gọi về lấy lương thực, và hỏi tại sao không về nhận, "nhịn đói à?". Chúng tôi chỉ cười trong ống nghe.


Một hôm xảy ra một chuyện đau lòng. Khi mặt trời mới nhô lên đỉnh núi, có một tổ trinh sát vô ý giương ống nhòm lên quan sát, mặt trời phản chiếu vào ống kính loé sáng, bọn địch phát hiện, bắn ngay một loạt pháo, cả tổ hy sinh!

Ban ngày chúng tôi rút về hầm nghỉ, đọc thư Bác Hồ, thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi động viên chiến sĩ, thư từ hậu phương gửi tới. Được biết ở Thái Nguyên đang phát động quần chúng giảm tô, giảm tức và thí điểm cải cách ruộng đất, anh em vui mừng lắm. Ai cũng nói: "Phen này nông dân ta có ruộng cày rồi".


Tiểu đội chúng tôi kiềm chế chặt sân bay Hồng Cúm. Quân ta bắn tan xe tăng và hạ một máy bay địch. Chúng co cụm lại trong hầm hào, ban ngày cũng không dám ra. Giữa lúc đó có lệnh của cấp trên điều Tiểu đoàn 426 đi chặn quân tiếp viện của địch ở Lào sang. Tiểu đoàn 426 bí mật hành quân, đến Mường Hét gặp 4 tiểu đoàn Âu Phi, bèn triển khai quân đánh chúng chết và bị thương nhiều, số còn lại chạy tán loạn vào rừng. Chúng tôi lùng bắt tàn quân. Trời nhá nhem tối, tôi thấy một tên địch đang giương súng ngắm bắn. Tôi chưa kịp phản ứng thì từ sau lưng tên địch một chiến sĩ của ta xuất hiện vỗ vào vai nó, nó giật mình buông súng, giơ cả hai tay lên hàng. Chiến sĩ ta bắt nó cởi giày, ra lệnh cho nó đi về phía sau. Trận này tiểu đoàn chúng tôi diệt, làm bị thương, bắt sống nhiều địch, làm tan rã 4 tiểu đoàn Âu Phi, ngay từ khi chúng chưa đặt chân lên Điện Biên.


Tiểu đoàn 426 đang thu dọn chiến trường ở Mường Hét thì được tín: Đại quân địch ở Điện Biên đã đầu hàng, lệnh cho tiểu đoàn rút về. Chúng tôi reo mừng chạy thật nhanh tới đỉnh quả đồi có hầm của Đờ-cát, đã thấy một chiến sĩ vác lá cờ đỏ sao vàng đứng ở đỉnh hầm phất liên tục. Địch trong hầm lũ lượt đi ra tay cầm cờ trắng. Từ khi mở chiến dịch, chúng đã chết nhiều, mà nay sao vẫn còn đông thế! Tôi được theo Ban chỉ huy Tiểu đoàn 426 vào hầm Đờ-cát. Hầm gần như trống không ngoài một số giấy tờ vứt bừa bãi và một số cặp tài liệu còn nguyên.


Thiên nhiên như vui mừng với chiến thắng của quân ta. Trời đầu mùa hè nắng ráo, rừng cây xanh mơn mởn như đương nhú chồi non. Hoa ban nở trắng xóa, thơm lừng.

L.N.L
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2021, 07:06:14 am »

MỘT CHUYẾN TRINH SÁT TRƯỚC KHI CHIẾN DỊCH MỞ MÀN


Ngày 20 tháng 12 năm 1953, tôi có mặt ở một cao điểm phía Tây Bắc cứ điểm Điện Biên. Tại đây, qua ống kính nhìn xuống, thật tuyệt vời. Giữa núi rừng hiểm trở lại có một thung lũng bằng phẳng mênh mông. Nông dân mới thu hoạch mùa màng xong, thóc đánh đống ngoài đồng dày như bát úp. Bản làng xanh tươi hoa trái. Giữa thung lũng là con sông Nậm Rốm chảy dài như dải lụa. Cánh đồng Điện Biên đẹp như vậy còn là vựa thóc lớn nhất của vùng Tây Bắc. Song than ôi, bên cạnh cảnh quan yên lành là một cứ điểm quân sự dày đặc của Pháp mà tôi chưa từng thấy. Bọn Pháp đang tiếp tục xây dựng đồn bốt. Mọi hoạt động của chúng thật náo nhiệt, tiếng máy san ủi, mở đường, tiếng máy bay lên xuống gầm thét, tiếng ô tô các loại đan xen vói các tiếng động khác làm núi rừng náo động.


Đến cao điểm này với tôi còn hai người nữa. Hai người này được giao việc gì tôi không rõ vì phải bảo đảm bí mật, theo nguyên tắc việc của ai người ấy biết, tuyệt đối không tò mò tìm biết công việc của người khác. Đặc biệt đối với chiến trường Điện Biên, việc giữ bí mật trong lúc chuẩn bị không những với địch mà ngay cả với nhân dân. Riêng tôi được giao nhiệm vụ dò tìm một con đường được ghi trong bản đồ bằng đường nét đậm, màu đỏ. Đường này xuất phát từ Mường Thanh, qua Hồng Cúm nối liền hai nước Việt - Lào. Yêu cầu đặt rõ là phải nắm được "tính chất của con đường và hiện tại bọn Pháp có sử dụng không". Thời gian ấn định là: Khởi hành lúc 19 giờ ngày 20 tháng 12 năm 1953, cả đi lẫn về khoảng 40 cây số, không có gì trở ngại, 4-5 giờ sáng 21 tháng 12 năm 1953 về tới nhà. Trước khi lên đường, tôi xác định cẩn thận hướng đi và mục tiêu. Vậy mà bắt tay vào việc công việc diễn ra không đơn giản, mãi đến 24 giờ ngày 20 tháng 12 năm 1953, tôi vẫn không tìm thấy đường nhưng sau khi kiểm tra lại bản đồ, tôi khẳng định: Mặc dù không thấy đường nhưng chắc chắn là tôi đã đi qua nó. Tôi quyết định đi ngược lại phía Hồng Cúm vì biết rõ con đường đằng nào cũng phải qua Hồng Cúm. Quả nhiên, khi gần tới Hồng Cúm tôi phát hiện được nó. Nhưng đi theo hướng ngược lại thì lại không thấy nó đâu nữa. Nguyên nhân là những người nông dân ở đây làm ruộng, họ đã lấp mất con đường không rõ từ bao giờ. Tôi đi ngược thêm lên phía núi hướng Việt Lào. Con đường hiện ra càng rõ hơn. Kiểm tra một đoạn dài tôi thấy mặt đường nhiều chỗ bị phá hủy do mưa lũ, những chỗ còn lại có rác, tre nứa đổ xuống, lâu ngày mục nát, có chỗ dày tới 20-30 centimét. Tôi yên tâm kết luận: con đường không còn sử dụng được. Lúc này đã hơn 2 giờ sáng. Tôi tranh thủ xuống cánh đồng đi về cho nhanh. Trên đường, tôi gặp một đàn trâu gần 70 con. Thấy người lạ chúng vùng phá chạy, nghé con ầm ĩ gọi mẹ. Sợ lộ, tôi lại phải vào núi. Khoảng 5 giờ sáng, đang đi, tôi nghe có tiếng súng bắn phía trong núi? Tôi không khỏi ngạc nhiên: tại sao lại có súng bắn phía trong núi? Tiếp đó phía ngoài lại có tiếng người đi tới. Tôi phải dừng lại vì quả đồi tôi đang đi toàn là cỏ tranh, lau lách, sương đêm phủ đầy trên cỏ, tôi đi đến đâu thì cỏ rẽ đến đó, màn sương mất, quần áo ướt sũng. Tôi sợ nếu dân họ nhầm cho là luồng thú đi, rồi cứ theo dấu vết đó mà săn đuổi, tôi sẽ gặp nguy hiểm. Thế là suốt cả ngày hôm ấy tôi phải thu mình trong một lùm cây, nơm nớp sợ lộ hình tích. Chờ, chờ mãi, đến 17 giờ ngày 21 tháng 12 năm 1953 tôi phát hiện một bọn Tây từ phía trong núi đi về, vai mang súng, vác bia. Tôi sực nhớ lại, thì ra những tiếng súng tôi nghe lúc sáng là từ ở trường bia. Tiếp theo là một tốp dân bản người dắt trâu kéo gỗ, người gùi hàng nặng sau lưng kéo nhau về. Tôi mừng vì giữ được bí mật, tính mạng được an toàn. Trời vừa tối, sương mù bắt đầu phủ, tôi lại đi. Về khuya, trời tối quá, xem đồng hồ không rõ, tôi nhìn lên phía núi thấy mờ mờ mục tiêu xuất phát hôm trước, nhưng không làm sao tìm được đường lên. Đồi tranh rậm rạp, cây cầm cang, cây chó đẻ, cây lưỡi hổ tốt rậm đến nỗi con trâu cũng không rẽ được đường mà đi. Có những lối tôi đi 500 mét đến 700 mét thì cụt đường phải quay lại. Cứ như thế hết lối này sang lối khác, loanh quanh không tìm được lối ra. Bản thân rất mệt vì hai đêm không ngủ, một ngày cơm không có ăn. Tôi có cảm giác không thể đi nổi nữa. Ngồi dựa vào gốc cây bên bờ suối rồi tôi thiếp đi lúc nào không biết. Tỉnh dậy thấy lạnh và ngứa ở cổ, ở bụng, tôi với tay gãi. Trời ơi, kinh quá, cái gì mà nhớt nhèo! Thì ra toàn là vắt rừng nó cắn, khắp người chỗ nào cũng có vắt, con lớn con nhỏ nối đuôi nhau, hút máu no bẫm. Trời rét như cắt ruột mà tôi phải xuống suối lấy tay vuốt rửa, cởi quần áo ra vò, giũ. Tôi đi ngược dòng suối, chọn một chỗ kín đáo, lấy đá xếp xung quanh, trải tẩm vải nhựa tạo dáng như một cái thuyền để vừa ngăn được vắt vừa có thể ngả lưng cho đỡ mỏi. Như vậy tránh được vắt nhưng ngả lưng xuống lạnh không tài nào nằm được, đành ngồi dậy nghe suối chảy và chờ đợi. Sáng ra tôi lần về được địa điểm cũ thì thấy không còn ai và các dấu vết cư trú đã được xoá sạch. Tôi ngồi nghỉ độ 10 phút chợt nghe có người gọi tên. Tôi ngoảnh lại, người ấy chính là đồng đội cùa tôi. Tôi vui mừng ôm chầm lấy anh. Đồng chí ấy cho tôi biết: "Ở nhà đoán đồng chí đã bị bắt hoặc là bị tai nạn rủi ro trên đường đi, nên đơn vị cảnh giác chuyển đi chỗ khác". Thế là gần 40 tiếng đồng hồ, với nhiệm vụ được giao, tôi không đảm bảo được kế hoạch về thời gian, nhưng về nội dung công việc, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2021, 07:08:40 am »

MỘT CÁI TẾT GIAN NAN, TRẮC TRỞ

NGUYỄN VĂN VƯU


Đợt chỉnh quân mùa hè năm 1953 kết thúc. Sư đoàn 316 được lệnh chuẩn bị vào chiến dịch Đông Xuân, hành quân lên Tây Bắc.

Lúc này quân Pháp đã nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Sư đoàn được lệnh áp sát bao vây, chờ lực lượng tăng cường đến, quyết tâm tiêu diệt địch.

Bọn địch hoạt động rất ráo riết. Từng tốp máy bay từ Hà Nội lên thả dù người, vũ khí, lương thực xuống Điện Biên, bắn phá xung quanh và dọc đường.

Sắp đến ngày nổ súng bỗng sở chỉ huy tiền phương sư đoàn được lệnh rút về phía sau, cách tiền duyên ngót 10 ki-lô-mét. Chúng tôi rất thắc mắc, sau đó được giải thích là cần phải chuẩn bị thêm vì địch mới tăng cường lực lượng, binh khí kỹ thuật, xe lăng, đại bác. Ta phải điều thêm lực lượng, làm đường kéo pháo, củng cố công sự, hầm hố.


Chúng tôi được nghỉ ăn tết, mỗi người được hai cái bánh chưng "không quân" và hai lạng thịt ướp từ hậu phương đưa lên. Nhưng rất vui, cái vui của con nhà lính đã quen ăn Tết tinh thần là chủ yếu.

Trưa mồng một Tết, cơm nước xong, Thủ trưởng sư đoàn gọi tôi lên giao nhiệm vụ về tiền phương Tổng cục Cung cấp lúc đó ở Suối Rút để báo cáo tình hình và xin bổ sung đạn, thuốc nổ, lương thực, thực phẩm. Thời gian chậm nhất sau 12 ngày phải biết kết quả để làm kế hoạch bảo đảm chiến dịch.


Từ đây ra Nà Tấu gần 20 ki-lô-mét đường rừng. Đã gần 3 giờ chiều, thời gian quá gấp rút, tôi mải miết đi, thỉnh thoảng gặp vài anh em công binh đi ngược chiều, đo đạc, chuẩn bị mở đường cho xe kéo pháo vào. Cuối mùa đông, ở rừng, trời tối rất nhanh. Thỉnh thoảng có tiếng cú kêu, tiếng mõ trâu lách cách, tiếng suối chảy róc rách, tiếng hoẵng kêu từ xa. Vai đeo ba lô, bụng đói, miệng khát, chân tay mỏi nhừ, tôi rất mệt, nhưng không thể nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, về khuya, chợt nhìn thấy đốm lửa lập loè trước mắt và vẳng nghe có tiếng chày giã gạo, cối nước đổ mỗi lúc một gần. Tôi thở phào. Chặng đường khó khăn ban đầu đã vượt qua.


Bản Nà Tấu hiện ra trước mặt tôi, hơn chục mái nhà bị địch thả bom ban trưa đang cháy dở. Nhân dân đã sơ tán hết, chỉ còn một nóc nhà dưới lùm cây góc bản chưa bị cháy. Mệt quá, tôi uể oải bước lên cầu thang, sờ soạng vào nhà. Chợt có tiếng ho, rồi có tiếng cựa quậy ở góc sàn. Tôi né người sang một bên, sờ vào bao súng để phòng biệt kích. Một giọng nói quen quen: "Ai! Ai ở ngoài đó?" Tôi trả lời và hỏi lại: "Ai đó?"


Tiếng cót két kêu ở góc sàn càng mạnh, vẫn giọng nói đó từ trong vọng ra: "Chúng tôi dân công ra đón xe gạo, đã mấy giờ rồi các anh?". Tiếng nói, tiếng hỏi nhát gừng của hai ba người cùng một lúc. Trong nhà tối om, chỉ còn đốm lửa đỏ trong khuôn bếp giữa sàn nhà. Tôi đặt ba lô, dụi mấy khúc củi. Ngọn lửa bừng lên trông rõ mặt người. Một người tung chăn, nhỏm dậy dụi mắt hỏi tôi: "Ai trông như chú Vưu ở Vĩnh Phúc phải không?" Tôi sửng sốt, hỏi lại: "Tôi ở Vĩnh Phúc đây! Ai vừa hỏi đó?". Tiếng đáp lại: "Lư, Lư Văn Lôi đây!". Tôi chạy lại, ôm chầm lấy bác: "Trời, bác Lư, bác...", rồi nghẹn ngào nói không được. Bác Lư, con cụ Đấu xóm Chùa, bằng tuổi anh tôi, một con người hiền lành, ít nói, chân thật. Những bác nằm bên cạnh cũng tung chăn ngồi dậy vây quanh tôi.


Đã hai năm lên chiến đấu ở Tây Bắc, đây là lần đầu tôi gặp người làng, lại là bà con thân thuộc ở vùng địch hậu ra. Cái vui nhất của người đi xa quê hương là nhận được thư nhà, gặp người quen, nhất là được gặp bà con thân thuộc.

Từ ngày tôi đi bộ đội, đã hơn 7 năm, chỉ có vài lần, niềm vui đó đến với tôi. Bây giờ gặp bác Lư ở đây thật là đột ngột, niềm vui không sao kể xiết.

Bên bếp lửa hồng, bác kể cho tôi nghe tình hình quê hương đang bị địch o ép, kìm kẹp, gây biết bao nhiêu tang tóc. Rồi đến những trận chống càn, phá tề, trừ gian. Bác kể về gia đình tôi: "ở ngoài nhà, ông, bà vẫn khỏe. Năm ngoái bà ốm phát điên, suốt ngày kêu gào gọi tên chú! Vài tháng sau thuốc men chữa khỏi, sức khỏe đã hồi phục. Năm ngoái địch càn, ngôi nhà bị đốt cháy, vừa qua được bà con giúp đỡ đã làm lại...


Còn chuyện cô sếu vợ chú, chắc chú đã biết...". Tôi bàng hoàng, sửng sốt. Chuyện gì? Chuyện lành hay chuyện dữ? Vợ chồng tôi lấy nhau được mấy tháng thì tôi đi bộ đội, bảy tám năm rồi, chỉ có một lần về phép năm 1949 ba bốn ngày, từ đó đến nay không có tin tức. "Nhà em sao hả bác?", tôi hỏi giật giọng. Bác lại trầm ngâm kể tiếp: "Đầu năm ngoái, địch mở trận càn lớn vào làng ta, lùng sục khắp nơi. Xe lội nước chạy khắp cánh đồng dồn dân lên tập trung ở đình. Chi có một số thanh niên luồn qua đồng lúa trốn thoát. Cô Sếu và một số chị em du kích cũng bị lùa về tập trung. Do có chỉ điểm, hơn mười chị bị bắt đưa đi, trong đó có cô Sếu". Nghe đâu cô nó bị tù ở Nhà Tiền Hà Nội. Bà nhà ta có ra Hà Nội, dò la, tìm cách đến thăm nhưng không được. Đến hôm tôi ra đi, cũng không được tin gì thêm, chẳng biết còn ở Nhà Tiền hay đi Phú Quốc".


Nghe bác Lư nói đến đây, tôi không sao cầm nổi nước mắt. Nhớ người vợ hiền tần tảo thay chồng nuôi bố mẹ già để chồng đi chiến đấu, nay sự việc như vậy, đau xót biết chừng nào!

Xa xa có tiếng xe vọng lại, nhìn đồng hồ đã hơn một giờ sáng. Các bác dân công chuẩn bị ra bốc gạo, còn tôi thu xếp lên xe về Tuần Giáo, Thuận Châu. Buổi chia tay giữa tôi, bác Lư và các bác dân công chứa chan tình cảm.
Tôi lên xe. Đêm mồng một Tết, máy bay địch ít hoạt động. Xe chạy qua các trọng điểm đều an toàn.


Vào kho sư đoàn ở hang Thuận Châu, tôi nhận một xe đạp "thồ" từ phía sau mới đưa lên với mục đích gặp quãng nào không đi được ô tô thì đạp xe tranh thủ thời gian.

Sau đó, tôi lại nhờ xe về Mộc Châu nhưng xe chỉ đến Cò Nòi rồi rẽ về Phú Thọ. Tôi đạp xe về Mộc Châu, hai ngày đêm ròng rã, gặp đâu ngủ đây. Nhân có một xe chở đạn cối cho Mặt trận Trung Lào, ngay tối hôm đó tôi đi nhờ về tiền phương Tổng cục Hậu cần. Xe chở đạn cối 82, đai kiện còn nguyên vẹn. Tôi treo xe đạp ở ngoài nằm gọn bên trong ngủ thiếp đi.


Đang mơ mơ, màng màng chợt nghe có tiếng người, tôi muốn mở mắt, nhưng hình như có cái gì đè trĩu trên mi mắt. Tôi co chân lại, nhưng hai chân cứng đờ. Lạ quá, tôi cựa quậy, nhưng toàn thân đau nhừ, không tài nào nhích nổi. Có tiếng gọi tôi nhè nhẹ: "Đồng chí! Đồng chí tỉnh dậy...". Tôi dần dần tình lại mới được biết các y, bác sĩ đã thức trắng đêm qua đến giờ để phục vụ tôi, một ca thương binh bất tỉnh.


Hôm sau tôi được biết, chiếc xe ô tô tôi đi nhờ hôm đó, bị máy bay địch đuổi, đâm xuống suối, lăn nhiều vòng, hất những hòm đạn và tôi xuống lưng dốc rồi tiếp tục lăn úp xuống suối. Hai anh lái xe chết ngay trong ca-bin.

Tôi dần dần tỉnh lại, toàn thân bị băng bó cứng đờ. Sực nhớ đến nhiệm vụ, tôi nhờ gọi điện thoại về kho Vạn Mai, có đại diện của Sư đoàn 316 ở đó. Sáng hôm sau, đồng chí Lê Phan đến thăm và nhận nhiệm vụ thay tôi.

Đây là bệnh xá tiền phương Tổng cục. Tôi nằm ở đây được sự chăm sóc tận tình của các y, bác sĩ, các nhân viên phục vụ. Được 10 ngày thì chuyển về phía sau. Sau hai tháng, vết thương đã khỏi, sức khoẻ dần dần hồi phục, tôi lại về Sư đoàn tiếp tục làm nhiệm vụ.

N.V.V
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2021, 07:10:41 am »

GIẢ ỐM TRƯỚC MẶT VỢ CON ĐỂ GIỮ BÍ MẬT


NGUYỄN CÔNG HUÂN


Tôi là một trong những chiến sĩ trẻ vinh dự được vào Vệ quốc đoàn từ tháng 11 năm 1949, lúc đang ở "tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu".

Tôi được về đại đội 350 thuộc tỉnh đội Sơn Tây; sau đó chuyển sang làm pháo thủ ở đại đội 81, tiểu đoàn 840, Đại đoàn 304.

Đơn vị chúng tôi đã trợ chiến cho các đơn vị bộ binh nhổ nhiều đồn bốt của địch ở Vân Lại, Vân Hải, Vô Tinh, chùa Non Nước thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Tôi và 5 anh em nữa chung nhau một khẩu sơn pháo 75 mi-li-mét. Những con "voi sắt" này tuy còn thô sơ nhưng đã làm cho kẻ địch "thất điên bát đảo", bắn chìm nghỉm một số tàu chiến, ca nô của chúng trên dòng sông Đáy.


Theo đường số 7, pháo binh chúng tôi lại cùng bộ binh phối hợp chiến đấu đánh địch ở Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Thượng Lào), sau đó trở về vùng Khu IV chỉnh huấn, chỉnh quân rồi tiếp tục đi chiến dịch Thu Đông năm 1953.
Ngày ấy, lính sơn pháo chúng tôi đi đến đâu cũng phải gồng gánh, khiêng vác vũ khí, súng đạn và cả gạo thực phẩm trên đôi vai. Các chú "voi con" được tháo ra từng bộ phận khung, càng, máng xiết, nòng ngắn, bánh xe, lá chắn được ngụy trang bằng lá cây để đảm bảo bí mật, an toàn trên đường hành quân.


Những cơn rét ngọt đổ về làm ai nấy đều nao nao nhớ quê nhà đang mùa gặt hái tháng 10. Nhớ lũy tre làng, giếng nước, bờ ao, nhớ bố mẹ, vợ con, người yêu, bạn gái...

Từ con đường dọc theo núi Nưa (Thanh Hóa), đoàn quân tiến về Phủ Quỳ để vào Nghệ An. Chỉ có chỉ huy đại đội mới biết được đích cuối cùng ở đâu, còn cánh "lính trơn" chúng tôi thì chịu. Bạn này đoán vào "Bình Trị Thiên khói lửa", bạn kia đoán sang "đất nước triệu voi".


Trong đơn vị có nhiều chiến sĩ quê ở Khu IV, chuyến này được hành quân qua quê nhà ai mà chẳng muốn "tạt". Vài ba năm rồi, hầu như chưa ai có dịp về thăm nhà, nên nhớ lắm. Anh nào nhận được thư nhà là phải đọc to cho cả đơn vị nghe để cùng nhau san sẻ vui buồn. Nhiều chiến sĩ mừng thầm chuyến này nhất định sẽ được tranh thủ qua nhà, gia đình sẽ mừng vui, ngạc nhiên, sửng sốt biết chừng nào!

Cánh lính trẻ trêu mấy anh lớn tuổi có vợ con:

- Anh Cả, anh Hai gặp "bu cháu" sướng nhé, bõ những ngày khát khao đợi chờ, nhó mong, hờn giận!

Anh Cả, anh Hai vui ra mặt:

- Tớ sẽ mưa thật nhiều thuốc lào ngon để các cậu hút thoải mái hàng tháng.

- Mình phải tìm xem cô nàng bố mẹ ở nhà đã "dấm", mặt mũi ra sao, tính nết thế nào. Duyệt được là ăn hỏi rồi cưới luôn!

Lính ta tưởng tượng ra bao nhiêu chuyện thú vị trong chuyến ghé thăm nhà đột ngột sắp diễn ra.

Những thôn ven đường của bà con Khu IV rất sạch sẽ gọn gàng. Những đồng lúa chín vàng trải dài như tấm thảm, những rặng cau, cọ dừa, chuối, hàng rào râm bụt, những giếng nước trong mát, bờ tre, cây đa... quê hương sao mà đẹp thế!


Bà con lao động hăng say, các cô thôn nữ tay liềm, tay hái nhanh thoăn thoắt. Các em thiếu nhi tắm mát dưới dòng sông, nước trong veo, có em ngồi trên lưng trâu thổi sáo điệu dân ca xứ Nghệ.

Nhiều o gái trong thôn như o Thanh, o Mai, o Nhung, o Loan, o Huệ... gặp bộ đội hành quân đã giúp các anh bộ đội gánh gồng, khiêng vác hành trang vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Các o còn cùng các mẹ các chị tranh thủ vá quần áo rách cho bộ đội.


Những bát nước chè xanh nóng, những tấm mía, củ lạc, củ sắn, củ khoai, trái cam, quả bưởi... đậm đà ấm áp tình quân dân cá nước. Thời gian lưu lại sau từng chặng đường ngắn ngủi nhưng tất cả đã để lại cho chúng tôi những kỷ niệm, những tình cảm nồng thắm khó quên.


Những giấc mơ được tạt qua nhà của mấy anh em có gia đình ở đúng địa điểm đơn vị tạm trú quân chỉ là giấc mơ. Mệnh lệnh cấp trên vừa truyền xuống: Phải tuyệt đối giữ bí mật tình hình nhiệm vụ của đơn vị. Anh em nào kể cả cha mẹ vợ con ở ngay thôn, xóm làng, xã của mình thì phải tìm cách tránh mặt người thân quen. Phải giữ nghiêm kỷ luật như vậy vì kẻ địch rất xảo quyệt, chúng tung gián điệp, dò la tin tức các đơn vị chủ lực của ta chuyển quân theo hướng nào để tìm đoán ý đồ mở chiến dịch của quân ta và cho máy bay bắn chặn.


Sau khi nghe lệnh, anh em quê Khu IV tuy bị cụt hứng nhưng rất hiểu tầm quan trọng của việc giữ bí mật. Với khí thế đi chiến dịch hừng hực khẩn trương, anh em nhanh chóng thông suốt tư tưởng: đánh địch xong sẽ về thăm nhà. "Quân lệnh như sơn", anh em hứa sẽ thực hiện nghiêm chỉnh. Song làm cách nào để tránh mặt những người thân quen giữa ban ngày, đó mới là điều khó. Một sáng kiến của tiểu đoàn nêu ra được anh em vui vẻ chấp nhận ngay, đó là kế "giả ốm".


Hôm đó, đơn vị trú quân ở một làng có mấy gia đình có người thân ngay trong đơn vị. Thế là có mấy chiến sĩ đầu đội mũ tùm hụp, mồm đeo khẩu trang chỉ để hở hai con mắt. Đó là những người "giả ốm" để che mắt người thân ở làng, xã mình. Người ốm giả phải đi với đơn vị thu dung. Họ đi sau cùng, đến nơi thì trèo lên giường ngủ, cơm canh được mang đến tận giường, được ngủ cả ngày, miễn họp hành, không phải đào hầm, không phải giúp việc anh nuôi. Có dân làng đến hỏi thăm, cán bộ ngăn lại, cảm ơn nhưng bảo bà con không nên đến gần, bệnh nhân này mắc bệnh dễ lây.


Ở tiểu đội 2 bỗng xảy ra một tình huống thật bất ngờ. Số là, đội tiền trạm 12 người ở trong một gia đình nhà cửa rộng rãi. Tiểu đội trưởng là Thích, tiểu đội phó là Lân, ít tuổi nhất có tôi và Quang. Anh Phạm Đệ là người nhiều tuổi nhất đã có vợ và 2 con. Người chủ nhà, một bác nông dân tốt bụng, lại chính là chú ruột của anh Đệ. Anh Đệ giả ốm, bác chủ nhà cứ đòi đến thăm hỏi han xem Đệ ốm đau thế nào. Anh Lân xua tay nói:

- Bác ơi! Dịch cúm hay lây, xin bác thông cảm đừng đến gần bệnh nhân.

Điều gay go hơn nữa là gia đình anh Đệ ở ngay bên cạnh. Hôm ấy vợ và hai con anh sang chơi nhà chú. Vợ anh Đệ hỏi thăm chúng tôi đơn vị của chồng chị có hành quân qua đây không. Có ai biết tin tức gì về đơn vị của chồng chị không.


Biết rằng vợ và con mình đến, anh Đệ đang ở trên giường vội vàng trùm kín chăn và nằm im thin thít. Cả tiểu đội chúng tôi vừa xúc động vừa buồn cười chỉ lo lộ bí mật!

Hôm sau, ra khỏi nhà người chú của Đệ, trên đường hành quân chúng tôi hỏi Đệ:

- Cảm tưởng của anh thế nào khi vợ con sang nhà chú chơi tối hôm đó?

Đệ mỉm cười:

- Thú thực với các cậu lúc đó mình chỉ muốn tung chăn vùng dậy để làm cho gia đình chú thím và vợ con được một niềm vui bất ngờ. Nhưng mình đã cố kìm nén. Mình đã khóc thầm trong chăn khi các cậu theo chân cô ấy cùng hai cháu sang nhà mình chơi. Lúc mình nhập ngũ, đứa con gái đầu mới lên hai tuổi, "bà xã" đang có thai cháu thứ hai cho đến bây giờ mình chưa biết mặt mũi nó ra sao. Được tin "mẹ tròn con vuông", đã có thằng chống gậy để "nối dõi tông đường" mình mừng vô kể.


Ngừng một lát, cảm thấy như có lỗi với cái gia đình bé nhỏ của mình ở làng quê thân yêu, anh tâm sự:

- Mình thương cô ấy quá, một mình lam lũ cày cấy nuôi hai đứa con. Những lúc bão lũ, hạn hán, đói ăn, rách áo, con ốm, mẹ đau chắc vất vả lắm. Chồng đi bộ đội xa biền biệt, chẳng giúp được gì cho vợ con.

Tuyến hành quân của chúng tôi cứ đêm đi, ngày nghỉ, mỗi chặng đường trên dưới 35 ki-lô-mét. Hành trang nặng nề, đường khó đi, qua nhiều dốc núi, khe suối rừng cây âm u. Đơn vị nào có người phải đóng màn kịch giả ốm thì càng vất vả.


Chúng tôi còn phải khẩn trương hành quân để kịp đến với bộ binh. Những trận đánh hiệp đồng binh chủng đang chờ ở phía trước.

Tôi nhớ có một bài hát về pháo binh "chắc tay đòn cho Voi đi nhanh. Voi ơi! Voi đi là Voi đến đồn Tây, Voi gầm, Voi thét là sụp ngay đồn, là nát đông tây, ta đánh đồn Tây, Tây chết nhiều là chết nhiều Tây. Voi gầm sông Đáy là chìm đắm tàu Tây...".


Bài hát này không nhớ tác giả là ai, chúng tôi thuộc lòng và vẫn thường hát trong các buổi sinh hoạt.

Năm đó, đơn vị pháo binh chúng tôi đã cùng bộ binh hạ các đồn địch ở Mù Gia, Ba Na Phào, Hin Sìu, giải phóng tỉnh Thà Khẹt của nước Lào anh em.

... Nửa thế kỷ đã trôi qua, lính trẻ chúng tôi ngày ấy đến nay kẻ mất, người còn. Các chiến sĩ còn lại nay là những cựu chiến binh đầu đã bạc, đã nghỉ hưu nhưng vẫn phát huy tốt bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" trên trận tuyến mới, góp phần làm đẹp quê hương.

(Ghi theo lời kể cùa cựu chiến binh Đỗ Văn Vĩnh)
N.C.H
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2021, 07:12:06 am »

VƯỢT 26 THÁC GHỀNH ĐƯA PHÁO VỀ THAM CHIẾN


TRẦN QUANG TẠO


Đậu Tú đệ nhị chuyên khoa Quỳnh Cư tạm gác bút nghiên tình nguyện vào bộ đội. Năm 1951 anh được đi học đào tạo thành sĩ quan xạ kích pháo 105 ly. Năm 1953 học xong, anh được giao nhiệm vụ chỉ huy đại đội 119 đóng bè chở xe, chở pháo từ biên giới Việt Trung theo đường sông về xuôi chuẩn bị cho pháo tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.


Cấp trên giao cho trung đoàn của Quỳnh Cư tháo rời các bộ phận của xe, của pháo đưa lên bè chở về xuôi rồi lắp ráp lại thành nguyên xe, nguyên pháo sẵn sàng chiến đấu. Công việc này cực kỳ gian khổ, khó khăn, phải vượt qua 26 thác ghềnh với những tên gọi rùng rợn: Hòn Xương - Hòn Hồng - Dụm Ba - Cướp Gạo -   Miệng Hổ - Rãnh Cày, v.v... đã phá vỡ không biết bao nhiêu bè, mảng, cướp đi không ít của cải và sinh mạng con người.


Biết tình hình như vậy, Quỳnh Cư đã dành thời gian ngược xuôi dòng sông Đà nhiều lần, quan sát tỉ mỉ từng thác, từng ghềnh, tìm gặp các cụ già, người giỏi sông nước nhờ truyền cho kinh nghiệm "vượt thác - xuôi ghềnh". Bước đầu đại đội 119 chặt nứa - gỗ và đóng bè kiểu "Đấu" tức là xếp nứa chồng lên nhau như cách lợp nhà. Bè này không chở nặng được chuyển sang kiểu "Bó cốn" cũng không chở được xe pháo. Anh em nghĩ ra cách cưa những đoạn ống nứa to gộp thành từng bó rồi ghép bè. Độ nổi tốt đủ sức chở xe, pháo. Kiểu này gọi là bè "Bó cốn + Đấu". Quỳnh Cư cho xếp hơn 2 tấn đá hộc thay xe thay pháo để chở thử. Bè nhổ neo. Anh em kẻ trên bờ, kẻ dưới bè cùng hát vang bài: "Toán chiến sĩ thủy quân ra khơi...". Bè đang đi bỗng tự nhiên quay ngang rồi quay vòng tròn, nứa nổ lốp đốp. Thì ra gặp ghềnh đá, bè bị mắc Ngõng Cối. Anh em phải nhảy xuống sông dìu bè ra khỏi Ngõng Cối để tiếp tục hành quân. Khoảng 1 giờ sáng bè lại bị mắc cạn ở Hòn Xương, vất vả lắm mới đẩy được ra khỏi bãi cát. Đi được độ 5 cây số thì nghe tiếng thác Hòn Hồng đổ ào ào. Tốc độ bè đột ngột tăng rất nhanh, bè quay ngang, lao đi băng băng. Hai đồng chí chèo mồng cố lái cho bè trôi dọc theo dòng chảy nhưng không được. Rắc... rắc... cả hai chèo mồng cùng bị gãy. Thế là đành bó tay, phó mặc số phận "Hà Bá", "Long Vương"! Bè lao nhanh như ô tô mất phanh, cấp bách quá, Quỳnh Cư vội ra lệnh cho mọi người khẩn cấp chuyển nhanh sang mảng. Rất may, anh em vừa sang đến mảng thì bè gãy gập thành hình chữ V quay cuồng giữa dòng. Chiếc mảng trôi dạt vào bờ, cách thác Hòn Hồng độ 4 cây số. Không ai bị thương nhưng mỗi người trên mình chỉ còn quần đùi áo lót. Bao nhiêu hành trang và thức ăn, thịt gà, gạo mắm muối đều bị quan "Hà Bá" cướp sạch. Nhất định không thể để bè trôi làm lộ bí mật. Anh em vật lộn với nước cuốn, dìu bằng được bè vào bờ đóng cọc, ngụy trang. Thế là công cốc! Quỳnh Cư và anh em lặn lội trở về nơi xuất phát, đóng chiếc bè thứ 2 tiếp tục thực hiện cuộc thử nghiệm. Lần này anh em bàn bạc cải tiến, thiết kế đầu bè hơi nhọn như mũi thuyền, đuôi hình đuôi cá, chèo làm bằng loại gỗ giẻ có sức dẻo cao, tránh được giòn gẫy. Nhờ vào tinh thần dũng cảm sáng tạo của bộ đội và sự giúp đỡ tận tình của nhân dân, chiếc bè thí nghiệm thứ 2 đã thành công, về đến đích an toàn. Sau đó chiếc bè thứ ba thật sự hoạt động nhưng cũng chỉ chở được chiếc xe Jeep của trung đoàn phó Nguyễn Thức và mấy cán bộ. Bè cập bến Âu Lâu, thị xã Yên Bái an toàn. Từ đó nhiều chuyến bè đã lần lượt chở xe, pháo về đích suôn sẻ. Trung đoàn 45 lựu pháo có mặt ở chiến dịch Điện Biên, bất ngờ trút lửa xuống đầu giặc, góp phần làm nên chiến thắng.


Sau ngày miền Bắc giải phóng (7-1954) anh "chiến sĩ Điện Biên" Quỳnh Cư chuyển sang ngành giáo dục. Ở cương vị mới anh vẫn giữ vững và phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", "Chiến sĩ Điện Biên" làm tròn nhiệm vụ người thầy giáo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.

T.Q.T
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #15 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2021, 07:49:37 am »

CỨU KHO GẠO HÀNG NGHÌN TẤN Ở ĐIỆN BIÊN


XUÂN LỘC


Cuối tháng 4 năm 1954, quân ta đang thắng lớn ở chiến dịch Điện Biên.

Ngày chiến thắng càng gần, yêu cầu cung cấp quân lương cho mặt trận càng lớn. Thực dân Pháp không lạ gì: Ta đánh mạnh đánh lâu dài được là nhờ có lực lượng hậu cần ở tuyến sau. Bởi vậy, chúng ngày đêm cho máy bay lùng sục, đốt phá.


Hồi Xuân, huyện miền núi Thanh Hóa, là điểm tập kết kho hậu cần quan trọng cho chiến dịch Điện Biên. Ngày ngày, từng tốp máy bay "Bà già" nhòm ngó, vạch vòi từng ngọn cây. Lần này, ba máy bay ném napan vào cạnh một tổng kho hậu cần trung chuyển của ta. Đây là một kho lớn chứa hàng ngàn tấn gạo với biết bao mồ hôi nước mắt của người khu IV dành cho Điện Biên.


Vào giờ này, hàng ngàn dân công đã sơ tán vào các khe suối xa. Ở tổng kho chỉ còn mấy người trực bảo vệ. Lửa napan bốc cháy rừng rực. Một ngọn lửa bừng bừng lao theo chiều gió, đe dọa thiêu hủy cả kho gạo thành than. Ngày mai hàng vạn chiến sĩ sẽ ăn bằng gì? Nghĩ đến đó, ông Đặng Chí Thiện trung đội trưởng dân công Nga Liên, Nga Sơn Thanh Hóa, lo và tiếc đến chảy nước mắt! Phải làm gì bây giờ đây? Ông vừa chạy vừa hô:

- Các đồng chí ơi, cứu kho!

- Các đồng chí ơi, cứu gạo!

Ông đạp lên gai, đá chạy thục mạng quên cả bàn chân mình đang bị toạc máu, chạy hết suối này đến khe khác, vừa chạy vừa hô đến vỡ họng.

- Cứu kho!

- Cứu gạo!

Tiếng hô đập vào vách núi lộng vang. Tiếng hô đã kéo về được gần 100 dân công, cùng với lực lượng bảo vệ lao vào chữa cháy. Lửa bừng bừng như điên. Nước ở đồi không có, trong tay mọi người không có một dụng cụ gì chữa cháy, làm thế nào trong tình thế nguy cấp này?


Ông Thiện đã có sáng kiến cho lực lượng dân công, dùng dao chặt một lối cây ném xuống để tạo ra một khoảng trống, ngăn ngọn lửa hung hãn cháy đến đó không cháy tiếp nữa. Kho gạo được cách lửa, được an toàn.

Ba giờ sau, ngọn lửa yếu dần rồi tắt hẳn. Mọi người mệt nhoài, ngồi thở hổn hển. Tiếc thay có bốn người vì cứu gạo bị bỏng nặng và đã hy sinh! Mọi người cúi đầu thương tiếc những đồng đội dũng cảm không còn nữa.

Lúc này mọi người quần áo, đầu tóc, mặt mũi đều đen ngòm như than.

Lửa vừa tắt, ba chiếc xe con của Hội đồng cung cấp Mặt trận tức tốc đến. Nhìn thi hài 4 dân công bị cháy, nhìn các chiến sĩ cứu kho đen sạm, nhìn kho gạo vẫn được bảo vệ nguyên vẹn, các cán bộ lãnh đạo vừa thán phục vừa thương xót.


Đêm về, các đoàn dân công: xe thồ, gánh bộ lại lên đường ra tiền tuyến như trẩy hội. Những câu hò khu IV, hò Thanh Hóa, hò dân công... lại vang lên xua tan mùi khét của bom đạn, xua tan màn sương khuya lạnh giá:

... Mùng một ăn tết ở nhà,
Mufng hai đan sọt, mùng ba lên đường
Mùng bốn anh đi tải lương
Mùng năm chuyển gạo trên đường Điện Biên... "


Bây giờ đã là tháng năm dương lịch, tức tháng ba âm lịch. Thời gian quy định của một khóa dân công là hai tháng. Ai cũng mong mãn hạn, hoàn thành nhiệm vụ trở về. Nhưng chiến dịch càng gần ngày thắng lợi, lực lượng quân ta đổ về Điện Biên càng đông, yêu cầu cung cấp quân lương càng lớn. Một vấn đề đặt ra với ban cung cấp mặt trận là: Lực lượng chuyển tải hậu cần ra trận phải nhiều, phải đông. Nếu để lớp dân công này ra về, lớp khác lên tiếp thì không kịp, không đủ? Vậy phải làm sao?


Gian khổ, vất vả, cái chết luôn rình rập đe doạ từng ngày, từng giờ. Dân công hết hạn ai cũng mong chờ ngày về. Là một đảng viên, một cán bộ trực tiếp chỉ huy dân công, ông Thiện ra sức vận động, thuyết phục được cả trung đội tình nguyện viết đơn ở lại đến hết chiến dịch. Phong trào 100% dân công Nga Liên làm đơn tình nguyện ở lại phục vụ chiến đấu đã lan rộng trong các đội dân công toàn huyện, toàn tình, toàn tuyến. Một cuộc thi đua v[si Nga Liên được phát động sôi nổi. Ông Đặng Chí Thiện được điều đi vận động các đơn vị phong trào còn yếu. Thế rồi tất cả dân công đợt đầu năm đều làm đơn tình nguyện ở lại hết. Họ ở cho đến khi xong chiến dịch (tròn bảy tháng) với khí thế "Người người lớp lớp hướng về Điện Biên! Vì Điện Biên! Tất cả cho Điện Biên!".


Không bao lâu, bài ca "Giải phóng Điện Biên" đã vang lên náo động núi rừng, náo động đất nước, rung động toàn cầu: "Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui!".

Rời Điện Biên, ông Đặng Chí Thiện về quê Nga Liên, Nga Sơn, nơi đã bốn đời gia đình ông một lòng thờ phụng Chúa. Ông được giao nhiệm vụ hoạt động trong Mặt trận Tổ quốc và vận động giáo dân. Sáu mươi tuổi ông nghỉ hưu.

Ngôi nhà gỗ năm gian mái chảy kiểu cũ của cụ Thiện vẫn như xưa, ẩn trong một khu vườn rậm rập râm mát. Khuôn vườn trồng cây lưu niên bao quanh một hồ cá. Cụ có ba con trai, năm con gái đã là cán bộ, đảng viên. Hàng chục cháu nội, ngoại của cụ đang lần lượt vào đại học. Cụ đang ở tuổi 86, cụ không được khoẻ. Các con cháu thay nhau túc trực chăm sóc cụ.


Nghe nói có khách đến chơi cụ như khoẻ ra, trò chuyện với tôi rất sôi nổi, kể cho tôi nghe cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Ngoài vô số huân, huy chương chống Pháp, chống Mỹ, Huy chương Vì sự nghiệp đoàn kết dân tộc, Vì sự nghiệp Nông dân Việt Nam, giấy chứng nhận 50 năm tuổi Đảng, giấy chứng nhận lão thành cách mạng của cụ treo trên tường, cụ còn rút ra từ một cái ống bương cũ bốn cái giấy khen đã cất kín 49 năm nay. Đó là bốn giấy khen thành tích của cụ tại mặt trận Điện Biên, những tờ giấy khen cũ kỹ như còn mùi khét bom đạn. Bốn tờ giấy khen này tuy cũ, in vào loại giấy xấu nhưng chữ ký bằng mực tím và con dấu ở chiến trường Điện Biên xưa còn son nguyên.


Nhìn cụ Thiện 86 tuổi hôm nay già yếu, tôi hình dung lại hình ảnh chàng trai Đặng Chí Thiện năm xưa quên mình cứu kho gạo hàng nghìn tấn ở Điện Biên. Tuổi trẻ của cụ, cuộc đời của cụ thật đáng tự hào.

X.L
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #16 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2021, 07:52:53 am »

CHỊ CĂN, ĐẠI ĐỘI PHÓ ĐẠI ĐỘI DÂN CÔNG ĐẶC BIỆT


BÙI VĂN TRINH ghi


Bà cụ Căn ngồi giã trầu trên chiếc trường kỷ, mắt nhìn ra bãi mía xanh mượt bên cạnh chân đồi trưởc nhà.

Lùa miếng trầu vào mồm, vừa bỏm bẻm nhai, cụ vừa kể câu chuyện của cụ từ năm chục năm đã qua...

Năm 1954, chị Căn, cô gái Mường "hoa hậu làng" tròn 20 tuổi. Chị được bà con xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc - Thanh Hóa) trầm trồ thán phục vì cuối năm kia, đầu năm ngoái, chị đã từng đi dân công tiếp vận phục vụ chiến dịch Thượng Lào những ba tháng với đôi bồ gồng gánh nặng vai, đôi chân cuốc bộ trên nhiều nẻo đường dài, từng dãi gió dầm sương gió rét, mưa rừng, từng ăn sắn non, măng đắng để hoàn thành nhiệm vụ.


Ngay sau đó chị lại xung phong đi tiếp vận phục vụ chiến dịch Điện Biên. Được biết trận này ta đánh lớn, quân đông cần nhiều cơm gạo, thuốc men, đạn dược nên cả mường, cả tỉnh đâu đâu cũng sục sôi khí thế kháng chiến với tinh thần "Tổ quốc trên hết"; "quân sự trên hết"; "đánh giặc trên hết". Anh Tông, anh Nhung, anh Tự, chị Nối là cán bộ Đảng nói với dân bản: - Người Mường ta bao đời nay bị bọn lang đạo phong kiến áp bức bọn Tây bóc lột làm cho khổ sở. Chỉ có đánh đổ bọn lang đạo phong kiến, đuổi hết giặc Tây, dân ta mới hết khổ.


Chị Căn hiểu như vậy và ngày 26 tháng 1 năm 1954 chị cùng ba chục anh chị em trong thôn hăng hái lên đường. Đến huyện tập trung, chị được giao làm "xê phó" một "xê" dân công đặc biệt, gồm 200 em học sinh tuổi từ 14 đến 16 của trường cấp hai huyện Ngọc Lặc tình nguyện nghỉ học để xung phong đi tiếp vận phục vụ chiến dịch.


Hồi đó địch hoạt động trên không ráo riết. Máy bay chúng kiểm soát các tuyến quốc lộ 15A, dọc sông Chu, sông Mã. Dân công ta luôn luôn phải làm tốt công tác bảo mật phòng gian, cảnh giác với các âm mưu thủ đoạn của địch, mặt khác phải luôn làm tốt các biện pháp phòng không, đảm bảo được an toàn cho các kho sơ tán, các điểm trú quân và nhất là khi vận chuyển hàng.


"Xê" đặc biệt của chị Căn tuy hầu hết là học sinh nhưng tinh thần hăng hái chẳng kém gì các anh các chị thanh niên. Ban ngày đi nhận hàng về nấu cơm ăn, tranh thủ học tập, nghỉ ngơi, tối đến, đôi bồ trên vai, áo tơi đèn chai treo đầu quang gánh, toàn "xê" đổ ra đường hòa cùng dòng người gồng gánh, xe đạp thồ hối hả đưa hàng ra mặt ưận. Tuổi nhỏ nhưng các em vẫn gánh hai mươi cân đi thâu đêm với quãng đường từ 20- 25 cây số, liên tục từ 8 đến 10 đêm một đợt, mặc gió rét mưa phùn, đường trơn đèo dốc. Còn chị Căn là "liền chị" nên thường xuyên gánh nặng từ 30-35 ki-lô-gam hàng. Một lần, máy bay địch ném bom trúng kho lương thực ở bản Báy (Minh Sơn, Ngọc Lặc) bị cháy. Trong khi tham gia cứu hàng, chị đã vác cả một bao gạo sọc xanh nặng 90kg, tính ra hôm ấy chị đã vác gần 7 tạ gạo thóc chuyển ra ngoài an toàn. Ở "xê" của chị, có một người dân công đặc biệt là Cố Chùa (xã Vân Am) đã 62 tuổi. Suốt đợt dân công gần ba tháng, đêm nào cố cũng gánh 30 hoặc 35 ki-lô-gam gạo đi suốt 25 cây số chẳng nghỉ ngơi. Những ngày nghỉ, cố đi vào rừng hái rau, xuống khe bắt cá hoặc kiếm thuốc nam về chăm sóc sức khoẻ cho các cháu. Thật là một "xê" dân công đặc biệt, có chị có em, có ông có cháu.

Riêng với chị Căn, có một sự kiện suốt đời chị không bao giờ quên.

Trưa ngày mồng sáu tháng hai hôm ấy trời hửng nắng, "xê" dân công của chị trú quân tại làng Tỉu (Lang Chánh). Chị tranh thủ ra khe, đi ngược dòng tìm một vũng nước sâu và khuất để tắm cho thoải mái (hồi ấy các cô gái Mường thường tắm truồng). Bỗng có tiếng cành cây rơi làm chị giật mình tim đập loạn xạ. Tiếp theo là tiếng dao chặt kỳ cạch. Chị định thần nhìn kỹ theo hướng có tiếng dao chặt. Trên một cây cao dễ đến gần bốn chục mét bên bờ khe có một người đang chặt những cành lá trên ngọn cây. Đó là thằng Ngần, con lão trùm Giác (ở xã Minh Sơn Ngọc Lặc), một địa chủ ác bá trong vùng. Nó không đi dân công, sao lại lên đây làm gì? Chị chợt hiểu khi nhìn thấy từ ngọn cây trên đầu nó một tấm gương của thợ cắt tóc được buộc chếch ngược lên trời, bên cạnh có một cây sào nứa dài cuốn giấy trang kim sáng lấp lánh, hình mũi tên chỉ thẳng về hướng kho lương thực Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa). Đúng nó là Việt gian chỉ điểm rồi! Phải mau báo cho các anh công an bắt nó. Nhưng từ chỗ cái cây đến chỗ chị đang tắm gần quá, nếu không cẩn thận nó biết sẽ trốn mất. Trống ngực đập thình thịch, hai chân run run, chị khe khẽ đi giật lùi mắt vẫn nhìn về phía thằng Ngần. Bỗng "huỵch" "tùm", chị dẫm phải một hòn đá có rêu trơn, trượt chân ngã xuống vũng nước sâu. Thằng Ngần giật mình nhìn xuống. Trông thấy chị, nó tuột nhanh xuống đất, lăm lăm khẩu súng kíp trong tay, đi nhanh về phía chị. Chị luống cuống đứng dậy trèo qua bờ khe lên bờ. Thằng Ngần cười nham nhở:

- Chào em Căn, em đi đâu vào đây?

- Tôi đi tắm.

Chị đáp và quay lưng đi. Nó túm tay chị kéo lại:

- Ngồi xuống đầy, em ngồi xuống ta nói chuyện.

- Ơ kìa anh Ngần, anh buông ra không tôi la lên bây giờ!

Thằng Ngần sấn tới, một tay ôm ngang lưng chị, tay kia xiết ngang cổ, quật chị xuống đất. Chị vùng vẫy chống cự, ngạt thở không la được. Thằng Ngần rít qua răng:

- Mày đã nhìn thấy và biết hết việc tao làm, mày phải chết, nhưng trước khi giết mày tao phải hưởng cái non trẻ của mày đã.

Nhìn con dao phay hắn đeo bên hông, chị nghĩ: "Hiếp mình xong nó sẽ giết để bịt đầu mối". Bản năng tự vệ trỗi dậy. Chị trấn tĩnh lại và tìm cách thoát thân. Chị nói, giọng van lơn:

- Anh Ngần, tôi xin anh. Tôi là con gái chân yếu tay mềm anh đừng làm tôi đau, đừng giết tôi! - Rồi chị nằm im, ra chiều không chống cự.

- Có thế chứ! - Thằng Ngần cười hềnh hệch, lần tay cởi dải yếm trên ngực chị. Si mê trong cơn cuồng dâm nó quên cả cảnh giác. Cởi con dao phay vứt sang bên cạnh cho đỡ vướng, nhổm dậy cởi quân rồi ghé xuống chực trèo lên người chị. Chỉ chờ có thế, nhanh như cắt, chị Căn chộp gọn lấy hạ bộ nó, dùng hai tay bóp mạnh. "Á... ạ... ạ", nó cong người lại như con tôm hai tay ôm hạ bộ cố thoát khỏi đôi tay chị Căn, nhưng chị đã túm chắc và càng bóp mạnh. Thằng Ngần giãy giụa, hai mắt trợn ngược rồi nhũn người ra nằm quay lơ, chết ngất. Chị Căn vùng dậy chạy vội về báo cho mọi người vào bắt nó giao cho công an. Theo lời khai của thằng Ngần, ta tóm gọn toán phản động chuyên đi chỉ điểm cho máy bay địch đánh, phá kho tàng, dân công và bộ đội ta do tên Lê Mậu Tùng cầm đầu. Chúng nằm trong tổ chức phản động "Liên bang Thái Mường - Bắc Trung Việt" thuộc tổ chức "Quốc gia liên hiệp" do Phạm Văn Hổn cầm đầu. Tối hôm đó, chị Căn lại cùng "xê" dân công học sinh gồng gánh lên đường hoà nhập cùng dòng người hối hả vận chuyển lương thực, thực phẩm ra mặt trận, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên huy hoàng. Tại đại hội tổng kết công tác sản xuất và kháng chiến của tỉnh Thanh Hóa tháng 5 năm 1954, chị Căn và Cố Chùa vinh dự được bầu là chiến sĩ thi đua toàn tỉnh.


Đã 50 năm trôi qua, chị Phạm Thị Căn, người chiến sĩ dân công năm xưa nay đã là bà cụ Căn lưng còng, tóc bạc nhưng tấm gương của cụ vẫn mãi sáng ngời đối với bao lớp con cháu. Con trai cụ nay là sĩ quan quân đội nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, anh đã chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công, ba lần được công nhận là "dũng sĩ diệt Mỹ". Con gái, con dâu cụ là những giáo viên mẫu mực, dạy giỏi. Các cháu trai, gái, nội ngoại của cụ đều đã trưởng thành, đều là những nông dân, công nhân hoặc trí thức có ích cho quê hương, Tổ quốc.

B.V.T
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2021, 07:57:32 am »

CHIẾC KHĂN NHỎ TỪ HẬU PHƯƠNG GỬI TỚI


BÙI ĐÌNH SƠN


Tôi may mắn được gặp cựu Đại tá Trương Hùng, chiến sĩ quân báo Đại đội 129, thuộc Phòng Tham mưu Đại đoàn 308, một trong những đơn vị chủ công ở chiến trường Điện Biên Phủ 1953-1954, nay về nghỉ hưu tại xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, vào dịp toàn quốc đang chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 50 thắng lợi vĩ đại này.


Với lòng mến khách, sôi nổi và chân tình của ông, buổi trò chuyện thật thoải mái. Ông kể về chiến dịch và những kỷ niệm đã theo ông suốt cả cuộc đời:

Từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 1954, quân ta tấn công đợt 2. Bọn địch co cụm lại phòng ngự. Ta đánh nhiều hướng, xây dựng một hệ thống trận địa tiến công bao vây. Chiến hào của ta chui qua hàng rào dây thép gai, vào sát lô cốt địch. Mũi của chúng tôi đánh chiếm các ngọn đồi phía đông, những vị trí trọng yếu như đồi A1, C1, E, D và xiết chặt vòng vây quanh sân bay Mường Thanh. Chúng tôi đào hào giao thông chia cắt sân bay, toả ra nhiều nhánh, có hầm ếch để khi có phi pháo anh em ta nép vào, đỡ thương vong. Hào sâu quá đầu, từng đoạn ở trên lát gỗ, lấp đất dày như hầm trú ẩn, có chỗ sơ cứu thương binh, nơi tạm nghỉ. Những lúc đào hào giữa bãi trống, trước hỏa lực mạnh của địch, bộ đội ta dùng những con cúi bện rơm làm vật che chắn bằng cách đẩy con cúi rơm lên phía trước, người nằm sau, dùng xẻng cán ngắn khoét lõm xuống dần, người này hy sinh, người khác lên tiếp, các mũi khoan chiến hào cứ thế mà tiến. Toàn bộ chiều dài của chiến hào đào trong 56 ngày đêm, toàn chiến trường cộng lại là hơn 100 ki-lô-mét. Khó mà tưởng tượng nổi.


Khí hậu Điện Biên lạ lắm! Đêm thì rất rét mà ban ngày nóng đến 37°-38°C. Công việc lại rất khẩn trương. Đêm ta đào, ngày chúng nó lấp. Hai bên giành giật nhau từng thước hào. Bùn đất nhão nhoét, gian khổ, hy sinh không sao kể hết. Ấy thế mà bộ đội ta ai cũng hăng hái, thay nhau đào, thay nhau chiến đấu. Lính quân báo và bảo vệ của Phòng Tham mưu cũng ra chiến đấu khi phía sau chưa lên kịp.


Vào giữa tháng 4 chúng tôi đang làm nhiệm vụ chia cắt sân bay, nhận được mỗi người một gói quà nhỏ từ hậu phương gửi ra. Trong gói tôi được nhận đó có một chiếc khăn tay bằng vải phin trắng, hình vuông, cỡ 30x30cm, xung quanh viền chỉ đỏ, phía trong có dòng chữ thêu chỉ màu khá đẹp: "Thân tặng chiến sĩ đang chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phía dưới là nét chữ thanh thanh "Phụ nữ Ngô Xá - Thanh Hóa". Kèm theo chiếc khăn còn có một gói tăm tre chẻ đều, vót trơn, một cái quạt xếp bằng giấy dó và một lá thư chữ con gái. Nội dung thư động viên chúng tôi chiến đấu, báo tin quê nhà đang tiến hành cải cách ruộng đất thắng lợi, dân nghèo đã có ruộng... Chúc mừng thắng lợi và mong chờ chiến công...


Món quà nhỏ, đến tay chúng tôi giữa hai trận giao tranh ác liệt, tạo nên sức mạnh to lớn. Anh em phấn khởi vô cùng, cười nói râm ran. Một chiến sĩ khe khẽ hát bài "Quê hương anh bộ đội": "Nơi ấy có con đường tấm nắng vàng tươi, bờ tre nhà tranh vách mới. Nơi ấy có cánh đồng lúa mới ngát hương... Nhà anh có đàn em mắt ngây thơ má hồng, những chiều cùng hát vui trên đường quê... Lời ca gợi cảm, lòng ai cũng rạo rực. Tình quê hương đậm đà tha thiết bừng lên, nung nấu thêm quyết tâm diệt giặc, băng qua mưa bom bão đạn, đập nát đồn thù.


Tôi mân mê chiếc khăn, gấp nhỏ lại, bỏ vào túi áo ngực, đậy nắp cài cúc cẩn thận, coi đây là một kỷ vật quý.

Vào khoảng hạ tuần tháng tư, chiến hào của ta đã xiết chặt khu trung tâm, dồn chúng vào thế tuyệt vọng.

Ở phía sau, chúng tôi nghe tiếng trọng liên Mắc-xim của ta nổ giòn. Tiếp đến là tiếng pháo, tiếng lựu đạn chát chúa. Một trận đánh ác liệt đang diễn ra cách chúng tôi không xa lắm. Bỗng thấy tải thương chuyển ra một cái cáng chở một thương binh nặng... Lính ta dưới hào hễ bị thương là vào đầu, vào ngực. Đúng như vậy, chiến sĩ trên cáng, băng quấn trùm kín đầu. Phần ngực cũng buộc nhiều lớp băng, máu thấm dầm dề. Đây là chiến sĩ xạ thủ trọng liên Mắc-xim, hoả lực mạnh nhất của quân ta. Thấy vết thương ở ngực anh máu tiếp tục chảy, tôi vội lấy cái khăn ở túi ngực ra định ấp vào vết thương của anh. Trước khi gấp chiếc khăn lại, tôi nhìn lần cuối dòng địa chỉ của người tặng khăn, hy vọng biết đâu, sau này có dịp gặp...


Thấy vậy, anh thương binh như chợt hiểu tâm tư của tôi, gồng mình lên. Anh nhờ tôi cởi chiếc thắt lưng da to bản và nói: "Súng mình hay bị hóc, phải luôn nhỏ dầu cấp cứu mà các thứ phụ tùng của nó còn trong cái bao này. Nhờ đồng chí mang gấp ra cho xạ thủ thay tôi đang chiến đấu phía trước, cần lắm đấy! Nhanh lên...!"


Người quân vụ ở cạnh tôi hiểu ý, đón ngay lấy cái thắt lưng và chạy vụt đi. Đồng chí thương binh giơ tay ra hiệu bảo tôi đưa cái khăn cho anh xem. Anh nở một nụ cười nhăn nhó và nói: "Của người yêu hả? Giữ lấy, gắng mà giữ lấy... Nó không giúp được gì cho vết thương của mình đâu... Anh nâng khăn lên đặt một cái hôn nhè nhẹ rồi trả lại cho tôi.


Tôi lúng túng chưa biết nên xử lý thế nào thì anh đã co rúm người, giật mạnh, nấc liên tiếp, mắt từ từ nhắm mà miệng vẫn như cười. Đồng chí thương binh đã trút hơi thở cuối cùng. Là lính chiến, tôi đã nhiều lần chứng kiến đồng đội hy sinh, nhưng lần này tôi xúc động lạnh gáy, vừa kính phục, vừa cảm thương người xạ thủ trọng liên Mắc-xim.


Giặc tan rồi, chiếc khăn ở chiến trường thành vật kỷ niệm quý giá đối với tôi. Tôi thường mang nó ra ngắm. Chao ôi! Những đường thêu chưa thành thạo mà cẩn thận vô cùng. Tôi cứ tưởng tượng ra cảnh các em gái mới lđn, lần từng mũi kim dưới ánh đèn dầu. Thời ấy chỉ màu là loại hiếm hoi, là sợi dây nối trái tim với trái tim... Tự nhiên trong tôi dấy lên tình cảm của thuở Thiếu sinh quân, thứ tình cảm lãng mạn vừa quen, vừa lạ.


Thế nhưng làm sao mà tìm ra được người đã thêu khăn. Đánh Pháp xong lại tiếp tục đánh Mỹ. Ở Điện Biên "ngủ hầm, mưa dầm, cơm vất... đầu nung lửa sắt... máu trộn bùn non" (Tố Hữu). Đánh Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ, còn gian khổ hơn. Từ lính quân báo, tôi sang Binh chủng Pháo binh, đi khắp các chiến trường Bắc, Nam và sang cả nước bạn... Lúc nào cũng khẩn trương, cũng hừng hực như trong lò luyện thép, chết sống chỉ gang tấc, nhiều khi tôi mất hết mọi tư trang, ấy thế mà chiếc khăn tay của người con gái hậu phương ấy vẫn theo tôi suốt cuộc kháng chiến trường kỳ. Nó đã góp phần giục tôi xốc tới trước hoả lực của quân giặc, giúp tôi đưa những "con voi thần" vượt qua mưa ngàn suối lũ trút bão táp xuống đầu thù. Và mãi cho đến khi tôi được điều về làm Hiệu trưởng trường Sĩ quan Pháo binh Việt Nam, chiếc khăn vẫn phát huy tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, xây dựng tình nghĩa quân dân, truyền thống vẻ vang của người lính Cụ Hồ...


Đại tá Trương Hùng dừng kể. Tôi không được thấy chiếc khăn quý giá mà ông kể, vì Hội Cựu chiến binh vừa mới xin phép ông đưa nó ra trưng bày trong Phòng Truyền thống của Quân khu rồi.

Nay về quê, tuổi đã ngoài bảy mươi, ông Hùng vẫn là người sản xuất giỏi. Mảnh vườn hơn 1.500 m2 của ông sum suê bốn mùa, hoa trái quanh năm. Có lần nắng hè cháy sông, cháy đồng, xóm làng khô khát, ỉu xìu, ông tự bỏ tiền ra khoan giếng sâu để có nước cho cả xóm cùng dùng mà không ai mất xu nào. Ông có nhiều cây cảnh và hoa đẹp, nhiều chim quý tạo nguồn vui cho lớp người cao tuổi ở thôn quê. Trẻ con ở các trường vô cùng yêu mến ông, bởi ông thường lui tới với chúng. Vào các dịp 22 tháng 12, dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên mồng 7 tháng 5... ông kể cho các cháu nghe chuyện đánh giặc làm chúng nghe say mê. Có đứa còn nghịch ngộ "xúi" ông đi tìm "cô gái" thêu khăn ngày xưa. Chúng quấn quýt quanh ông, mân mê cái huy hiệu chiến sĩ Điện Biên và tưởng tượng ra bao nhiêu chuyện hấp dẫn, đẹp đẽ của "ông Hùng Điện Biên"...

B.Đ.S
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #18 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2021, 07:58:46 am »

GIAO THỪA GIỮA TRẬN ĐỊA


NGUYỄN MINH


Đó là đêm giao thừa chuyển giao từ năm Quý Tỵ sang năm Giáp Ngọ (1953-1954), một cái tết trong đời bộ đội mà tôi không bao giờ quên được.

Đúng 12 giờ đêm năm ấy chúng tôi vào kéo khẩu lựu pháo 105 ly lên đỉnh đèo thì được lệnh cho bộ đội nghỉ giải lao nửa giờ đón mừng xuân mới.

Thông thường thì đêm 30 Tết là rét buốt và trời tối đen như mực, ấy thế mà đêm 30 Tết năm này bầu trời nơi chúng tôi đang kéo pháo lại sáng trưng bởi nhìn lên trời, chiếc đèn dù của địch liên tiếp bắn soi rõ từng ngọn cỏ, lá cây.

Chúng tôi không thấy rét mặc dầu trên đỉnh đèo gió thổi rất mạnh vì sau một thôi dài tập trung sức kéo pháo từ dưới chân đồi lên đỉnh đèo..., ai cũng nóng bức, áo trấn thủ mặc trên người ướt đẫm mồ hôi.

Cảm xúc trước cảnh tượng này, anh Hà Chí Huân, trung đội phó, "cây văn nghệ" của đại đội ứng khẩu mấy câu thơ:

   "Đêm trừ tịch pháo đèn dù sáng quá
   Đã soi đường cho lính pháo ta đi
   Rừng Điện Biên qua tiếng gió thầm thì
   Chim ca hát "Quyết tâm ta khắc phục".


Đó chính là tiếng con chim rừng "bắt cô trói cột" mà trên đường hành quân vào chiến dịch chúng tôi vẫn được nghe rất giống với "quyết tâm khắc phục".

Anh nuôi mang đến cho chúng tôi mỗi người một nắm cơm nếp đỗ xanh và lạc, một bi đông nước chè rừng pha gừng nóng hổi.

Mặc dù không có bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ nhưng chúng tôi ai cũng rất vui, niềm vui sắp được nổ súng vào đầu giặc.

Niềm vui lại được nhân lên gấp đôi khi tôi được nghe giọng nói ấm áp của Bác Hồ chúc Tết đầu năm qua Đài tiếng nói Việt Nam phát từ chiếc đài bán dẫn cũ của đơn vị. Đại đội phó Hoàng Mộng tức cảnh ứng khẩu mấy câu:

   "Đêm rét buốt ta đâu nào thấy rét
   Trời tối đen, đèn dù vẫn sáng trưng
   Thật ấm lòng nắm cơm nếp, trà gừng
   Lời chúc Tết của Cha già vang vọng"


Vừa tròn nửa thế kỷ qua rồi. Trong không khí hòa bình vui đón chào xuân mới, chúng tôi đều đã ở tuổi cổ lai hy, lên chức ông bà nội, ngoại cả. Ngồi ôn lại đêm giao thừa năm ấy, nhớ đồng đội, người còn, người mất mà lòng thấy bồi hồi xúc động. Và cũng thấy tự hào về một thời trai trẻ hào hùng đã qua.

N.M
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #19 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2021, 08:00:05 am »

CUỘC VẬN CHUYỂN GẠO GÓP PHẦN TỔNG CÔNG KÍCH THẮNG LỢI


Cuối năm 1953, tôi đang làm đại diện cho Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần) và đại diện cho Cục Quân nhu ở chiến trường Liên khu III - đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là giải quyết vấh đề gạo cho bộ đội, thì được cấp trên điều về làm Cục trưởng Cục Quân khí. Sau Tết nguyên đán ở Việt Bắc, tôi vừa mới bắt tay vào việc thì anh Trần Hữu Dực (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp) gọi dây nói báo cho tôi biết: Anh Văn (Võ Nguyên Giáp) có ý định điều tôi ra mặt trận và nhắc tôi sang gặp anh Nguyễn Chí Thanh (nguyên Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) nhận nhiệm vụ mới. Gặp tôi, anh Thanh cũng chỉ nói gọn một câu: "Anh Văn cần anh lên ngay Mặt trận Điện Biên". Liền sau đó, tôi lên đường, cùng đi có anh Trần Lương và anh Kinh Chi.

Lên đến Điện Biên, tôi vào đại bản doanh của anh Văn. Gặp anh, tôi hỏi:

- Báo cáo, có việc gì mà anh điều tôi lên gấp như vậy? Tôi mới về Cục Quân khí và mới họp triển khai công tác xong!

- Có một hội nghị, anh cần đi dự họp ngay và sau đó tôi sẽ trao đổi với anh về công việc cần làm!

Cuộc họp mà anh Văn nói chủ yếu bàn về việc vận chuyển gạo phục vụ cho chiến dịch, nhất là cho đợt tổng công kích. Tôi được biết dân công hoả tuyến từ Việt Bắc, Khu 3, Khu 4... đổ ra mặt trận hàng nghìn, hàng vạn người. Nhưng do đường sá xa xôi, lại vận chuyển chủ yếu bằng gùi, gánh, thồ... nên khi chuyển đến nơi thì bản thân người chuyển đã ăn gần hết gạo. Tổng kết về việc vận tải bằng sức người gánh bộ trong chiến dịch Tây Bắc trước đây, thì kinh nghiệm được rút ra là muốn đưa gạo từ Thanh Hóa lên Nghĩa Lộ, thì cứ 1 ki-lô-gam gạo đến đích phải mất 24 ki-lô-gam ăn dọc đường. Vậy ở chiến dịch Điện Biên này để có 25.000 tấn gạo, phải huy động gấp 24 lần, tức khoảng 600.000 tấn. Mà muốn có 600.000 tấn gạo phải thu được và tổ chức xay giã hơn 900.000 tấn thóc. Giả định, nếu có thu được cũng không thể vận chuyển lên kịp, vì đường đi bộ quá xa. Để giải bài toán hóc búa ấy, Bộ Chính trị và Chính phủ ta đã có các giải pháp rất khoa học. Đó là động viên nhân dân hai tỉnh Lai Châu và Sơn La ra sức tiết kiệm để đóng góp lượng gạo tại chỗ, giảm số gạo phải đưa từ hậu phương lên. Với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã đóng góp một lượng gạo rất lớn: 7.360 tấn, đạt khoảng 27% lượng gạo cần và gần 50% lượng gạo sử dụng tại mặt trận. Kết quả đó thật vượt cả ước mơ. Cùng lúc các bạn Lào lại ủng hộ 310 tấn gạo thu được của địch sau chiến thắng Thượng Lào. Các bạn Trung Quốc viện trợ 1.700 tấn gạo.


Họp xong tôi trở về đại bản doanh, được anh Văn giao nhiệm vụ. Chúng ta có 1.700 tấn gạo ở Ba Nậm Cúm giáp biên giới Việt - Trung. Với mấy trăm dân công mà đến nay mới chuyển về kho Ba Tần được vài trăm tấn. Yêu cầu anh tổ chức làm sao chuyển nhanh được số gạo đó về kho Ba Tần và từ Ba Tần về thị xã Lai Châu được độ 1.000 tấn trước 30 tháng 4.


Tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chỉ trình bày khó khăn là chưa quen địa hình, địa vật ở Tây Bắc. Anh Văn cho xe đưa tôi sang gặp anh Bằng Giang (nguyên Tư lệnh liên khu Tây Bắc). Anh Bằng Giang và hai cán bộ công binh cùng tôi đi khảo sát thực địa, cả đường thủy và đường bộ, nơi nào có thác thì dừng lại xem xét, đánh dấu và cho công binh phá ngay để các bè mảng chở gạo về xuôi thuận lợi.


Qua khảo sát, chúng tôi được biết, sở đĩ vừa qua vận chuyển gạo ở tuyến này chậm là do công tác tổ chức. Mỗi mảng nứa 4 người mà chỉ chở có 50 ki-lô-gam gạo và thời gian xuôi hết gần một ngày. Khi trở lại đi bộ lại hết gần một ngày nữa. Vậy mà tôi thử đi bộ, cũng đoạn này chỉ hết có 4 giờ.


Sau khi phá các thác khó và tổ chức chở thử thành công, tôi đề ra chỉ tiêu: mỗi mảng nứa chỉ cần một người và phải chở từ 250 ki-lô-gam trở lên. Mảng nào chở hơn chỉ tiêu sẽ được thưởng bằng vải, thuốc lào hoặc tiền. Dân công nào chở xong số gạo trên sẽ được cho về quê sớm để sản xuất.


Không khí thi đua sôi nổi hẳn lên, từng đoàn các mảng nối đuôi nhau nườm nượp xuôi dòng. Nhờ vậy mà số gạo ở Ba Nậm Cúm và ở kho Ba Tần chuyển về thị xã Lai Châu được trên 1.000 tấn và trước thời hạn nửa tháng so với yêu cầu của anh Văn. Việc vận chuyển số gạo trên vượt mức cả về số lượng và thời gian, đã góp phần quyết định trong đợt tổng công kích chiến dịch Điện Biên lịch sử toàn thắng.


Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên (7-5-1954 - 7-5- 2004), tôi vừa tròn 91 tuổi đời, 74 tuổi Đảng. Tôi có niềm vui là được góp phần nhỏ bé vào chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", tự hào về Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân và quân đội ta rất anh hùng, thông minh, sáng tạo.


(Ghi theo lời kể của thiếu tướng Nguyễn Văn Nam)
L.H.K
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM