Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Chín, 2023, 08:35:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Âm vang Điện Biên  (Đọc 2369 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« vào lúc: 17 Tháng Mười, 2021, 10:23:37 am »

Tên sách: Âm vang Điện Biên
Tác giả:
Nhà xuất bản: Thông tin và Truyền thông
Năm xuất bản: 2014
Số hoá: giangtvx, dungnuocgiunuoc


LỜI NÓI ĐẦU

Cách đây 10 năm - vào dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức cuộc thi viết "Âm vang Điện Biên Hàng nghìn bài dự thi - được viết hoặc được kể từ những người đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 - là hồi ức của những ngưcti trong cuộc, phản ánh chân thực, xúc động và khá toàn diện những ngày tháng hy sinh chiến đấu hào hùng và chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.


Từ cuộc thi ấy, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã chọn 48 bài được giải, in thành cuốn sách quý "Âm vang Điện Biên". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khen ngợi cuộc thì và có bút tích đề tựa cho cuốn sách.


Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tổ chức trọng thể Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổ chức kỷ niệm, trong đó có nội dung tái bản cuốn sách "Âm vang Điện Biên" theo đề nghị của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.


Trong lần đầu tái bản này, Trung ương Hội giữ nguyên toàn bộ nội dung của cuốn sách và chỉ bổ sung một số hình ảnh tư liệu. Đặc biệt, việc in lại bút tích đề tựa cuốn sách cách đây 10 năm và bổ sung hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn, và tưởng nhớ sâu sắc đến Vị Tướng văn võ toàn tài kiệt xuất Võ Nguyên Giáp đã dũng cảm, thao lược, tài trí, trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, với sự hy sinh chiến đấu xả thân vì nước của biết bao cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, làm nên chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc


Cuốn sách được tái bản phát hành đúng dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ là món quà quý giá nhất mà những Cựu chiến binh chống Pháp - Cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ gửi lại cho các thế hệ mai sau, nhất là cho thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam, cổ vũ lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


BAN TUYÊN GIÁO
TRUNG ƯƠNG HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2021, 08:42:20 pm »

THAY ĐỔI CÁCH ĐÁNH, ĐIỀU KỲ DIỆU


LƯU TRỌNG LÂN


Kéo pháo vào:

- Ha... i ba nào! Ha... i ba nào!

Sau mỗi lần hô, cả khối người nắm chặt dây tời, choãi chân, rạp mình xuống kéo. Cuộc kéo pháo bằng tay bắt đầu từ tối 15 tháng 1 năm 1954, sau khi chỉ không đầy một ngày đêm, bằng quyết tâm và sức lao động phi thường, gần 5.000 cán bộ, chiến sĩ công binh và bộ binh ta đã hoàn thành một con đường rộng 3,5 mét, dài gần 15 ki-lô-mét, bắt đầu từ cửa rừng bản Nà Nhạn bên đường 41, xuyên rừng rậm, vượt núi cao, qua đỉnh Pu Pha Sông cao ngất, rồi đổ xuống vực Nậm Kho Hu sâu thẳm, vươn tới bắc Bản Tấu trên đường Điện Biên - Lai Châu.


Chủ trương kéo pháo bằng tay nằm trong kế hoạch tác chiến của Bộ chỉ huy chiến dịch (bộ phận đi trước), theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", với quyếi tâm tiêu diệt cứ điểm Trần Đình (mật danh Điện Biên Phủ) trong 3 đêm, 2 ngày.


Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, chỉ huy trưởng chiến dịch đi sau, lên đường từ Việt Bắc ngày 5 tháng 1 năm 1954, đến 12 tháng 1 mới tới sở chỉ huy lâm thời ở hang Thẩm Púa.

Sau khi nghe Tham mưu trưởng chiến dịch Hoàng Văn Thái báo cáo kế hoạch, Đại tướng cảm thấy vô cùng phân vân, vì nó hoàn toàn khác với suy tính của Đại tướng tníổc đó. Trong bản báo cáo ngày 6 tháng 12 năm 1953 gửi Bộ Chính trị, Đại tướng ước tính thời gian tác chiến ở Điện Biên Phủ phải mất khoảng 45 ngày, chưa kể thời gian tập trung bộ đội và thời gian làm công tác chuẩn bị.


Nhưng vì vừa mới đến, chưa có đủ yếu tố để bác bỏ phương án đã chọn của bộ phận đi trước, của tập thể Đảng ủy mặt trận (gồm các đồng chí Hoàng Văn Thái (Tham mưu trưởng), Lê Liêm (Chủ nhiệm chính trị), Đặng Kim Giang (Chủ nhiệm cung cấp), có sự tham gia ý kiến của đoàn cố vấn Trung Quốc do đồng chí Mai Gia Sinh làm phó đoàn, nên Đại tướng Võ Nguyên Giáp chấp thuận kế hoạch theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", trong đó có việc làm con đường xuyên rừng 15 ki-lô-mét và cuộc kéo pháo bằng tay vào các trận địa hướng bắc.


Tất cả các đơn vị từ cán bộ đến chiến sĩ đều quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để nhanh chóng đưa pháo vào trận địa. Nhưng một đêm rồi hai đêm, cho đến đêm thứ 10, thay vì ba đêm theo kế hoạch, chỉ có hai đại đội lựu pháo 105 ly và hai đại đội cao pháo 37 ly - tức một phần ba lực lượng - vào được đến nơi, nép mình trong những công sự dã chiến, 16 khẩu pháo còn lại, gồm 8 khẩu 37 ly và 8 khẩu 105 ly vẫn còn đang nằm rải rác trên đường kéo pháo.


Trận địa của hai đại đội pháo cao xạ chúng tôi (815 và 827) nằm giữa cánh đồng Bản Tấu - Nà Hi, với 8 khẩu pháo 37 ly, được ngụy trang bằng rơm rạ trong những công sự lộ thiên đào đắp sơ sài.

Chiều hôm ấy, 25 tháng 1 năm 1954, toàn mặt trận sẵn sàng chờ lệnh nổ súng.

Bỗng như sét đánh ngang tai, một mệnh lệnh được ban xuống từ sở chỉ huy mặt trận: "Hoãn tiến công! Kéo pháo ra, về vị trí cũ!".


Kéo pháo ra:

Cho đến nay đã 50 năm mà tôi còn nhớ rõ, trưa ngày 26 tháng 1 năm 1954, tại sở chỉ huy Tiểu đoàn pháo cao xạ 383, thực chất là một cái bàn nhỏ, kê tạm bên một gốc cây ven rừng, trên đặt một máy điện thoại tay quay (tổng đài 10 cửa) và một cuốn sổ ghi điện. Tôi đang làm nhiệm vụ trực ban (hồi ấy tôi là sĩ quan tham mưu tiểu đoàn) bỗng có tiếng chuông điện thoại reo. Nhấc máy, tôi nghe giọng nói quen thuộc của anh Bích, Trung đoàn phó Trung đoàn pháo cao xạ 367, phụ trách chỉ huy lực lượng tiền phương trung đoàn:


- A lô! Tôi Thành đây! Cho tôi gặp đồng chí Bích (Thành là bí danh của Tham mưu trưởng mặt trận Hoàng Văn Thái).

- Báo cáo anh Thành, tôi Bích đây ạ!

- Anh Bích chú ý! Có lệnh hoãn cuộc tiến công. Cho kéo pháo về vị trí cũ. Lệnh này phải được chấp hành như một mệnh lệnh chiến đấu.

Như có luồng điện chạy qua người, tôi cảm thấy bàng hoàng tột độ. Nín thở, tôi áp chặt ống nghe vào tai và cảm thấy anh Bích hình như đang lặng người đi trong giây lát.

- Thế còn tư tưởng bộ đội thì sao ạ?

- Trước hết hãy chấp hành nghiêm lệnh kéo pháo ra. Mọi thắc mắc giải đáp sau.

- Rõ!

Nghe đến đây tôi thấy trong người bần thần khó tả và cũng chưa dám đeni câu chuyện mình vừa được nghe lén kể lại với ai.

Chuông điện thoại lại reo. Tôi chộp lấy ống nghe. Tiếng của anh Bích:

- "Nha An", "Nha Bảo"1 ("Nha An" là mật danh tiểu đoàn 838, "Nha Bảo" là mật danh tiểu đoàn 394. Các đồng chí Giang, Hậu là tiểu đoàn; Loan Ty là chính trị viên hai tiểu đoàn 383, 394) đâu? Mời anh Giang, anh Hậu hoặc anh Loan, anh Ty ra cầm máy.

Cuộc đối thoại lần này cũng y hệt như lần trước giữa Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và anh Bích.

Tin đột ngột ấy được truyền nhanh xuống tận chiến sĩ, gây nên một cú choáng trong đơn vị chúng tôi. Nhiều anh em yên lặng, thẫn thờ. Cũng có người bộc trực nói thẳng: "Biết bao gian khổ mới đưa pháo được đến đây. Thế mà bây giờ lại không đánh nữa, kéo pháo ra".


Kéo pháo ra so với kéo pháo vào gian nan gấp bội phần. Những giàn lá ngụy trang đã úa vàng từng mảng, đường kéo pháo đã bị lộ từng phần. Máy bay trinh sát của địch suốt ngày lượn vòng soi mói, chỉ điểm cho pháo bắn vào những chỗ nghi ngờ. Trụ tời lung lay. Dây thừng sau nhiều ngày đêm chịu đựng đã bị sờn, ải. Bộ đội mệt mỏi và đói ngủ lạ lùng...


Tuy nhiên, điều kỳ diệu sau đó đã diễn ra trên đường kéo pháo. Các bí thư họp ngay chi bộ Đảng bàn cách lãnh đạo, sau đó phổ biến cấp tốc kế hoạch cho cán bộ, chiến sĩ. Lòng tin tuyệt đối vào cấp trên, kỷ luật tự giác của đội quân cách mạng đã thắng. Tất cả mọi vướng mắc tạm dẹp sang một bên. Đơn vị triển khai ngay công tác chuẩn bị: củng cố trụ tời, vào rừng tìm kiếm dây mây, dây song thay những đoạn dây thừng bị bở, đứt; sửa lại đường kéo pháo; thay mới những giàn ngụy trang. Tất cả 48 khẩu pháo nhất loạt quay đầu. Đơn vị nào vào sau thì ra trước. Đơn vị vào trước thì ra sau.


"Cốc! Cốc!", tiếng mõ thay cho tiếng hô "hai, ba nào" vì các cán bộ đã khản đặc cả cổ. Hàng trăm chiến sĩ lại rạp mình kéo những khẩu pháo nặng trên 2 tấn, vượt trở lại những dốc "Ngựa", dốc "Cây cụt", đèo "ông Mậu", dốc "Bảy tời", dốc "Chuối" đã đi qua lần trước, để sau mười đêm, tất cả an toàn trở về nơi tập kết cũ.


Tờ mờ sáng 6 tháng 2 năm 1954 (mùng 4 Tết Giáp Ngọ), tại một khu rừng thưa gần ki-lô-mét 62 đường Tuần Giáo - Điện Biên, đông đảo cán bộ hai trung đoàn Tất Thắng và Hương Thủy1 (Tất Thắng: mật danh cùa Trung đoàn trọng pháo 45. Hương Thủy: mật danh của Trung đoàn cao pháo 367) vui mừng đón Đại tướng Tổng Tư lệnh đến thăm. Đại tướng nhiệt liệt khen ngợi đơn vị công binh, pháo binh, bộ binh đã bảo vệ an toàn, nguyên vẹn 24 khẩu lựu pháo và 24 khẩu cao pháo, tài sản quý giá của quân đội ta.


Về lý do tại sao phải kéo pháo ra, Đại tướng giải thích ngắn gọn, đó là để tiếp tục chuẩn bị lại cho đầy đủ hơn, bảo đảm đánh chắc thắng.

Sau khi chuyển lời chúc tết của Bác Hồ, của Trung ương Đảng, Chính phủ đến cán bộ, chiến sĩ, Đại tướng căn dặn: "Các đồng chí phải tiếp tục giữ bí mật binh chủng đến cùng, phải hết sức tiết kiệm đạn, phải đoàn kết hợp đồng với đơn vị bạn thật tốt, cán bộ phải thương yêu chiến sĩ, đồng cam cộng khổ với anh em".


Rồi Đại tướng báo tin vui: "Trong khi các cậu kéo pháo ra thì quân của anh Vương Thừa Vũ2 (Tức Đại đoàn 308 do đồng chí Vương Thừa Vũ làm Đại đoàn trướng) phối hợp với quân bạn Pathét Lào đã bất thần mở cuộc tiến công sang hướng Thượng Lào, tiêu diệt 17 đại đội địch, đập tan phòng tuyến sông Nậm Hu, tiến sát sông Mê Công, chỉ cách thủ đô Luông Pha Băng 15 ki-lô-mét".


Không khí vui vẻ hẳn lên, Đại tướng nói tiếp: "Để đưa chiến dịch đến toàn thắng, Đảng yêu cầu các đồng chí phải cố gắng nhiều hơn nữa. Phải dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phải tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch. Ngay từ lần đầu xuất hiện, các đồng chí phải làm cho quân thù khiếp sợ trọng pháo và cao pháo Việt Nam".


Mọi người lắng nghe như nuốt từng lời của Tổng Tư lệnh, mọi tư tưởng đã hoàn toàn thông suốt. Tất cả sẵn sàng để lao vào một cuộc "đại chuẩn bị" sẽ được tiến hành ngay ngày hôm sau.

Rời khu rừng thưa, Đại tướng ghé thăm một đại đội lựu pháo và một đại đội cao pháo, ở đại đội pháo cao xạ 827, Đại tướng đến xem một khẩu đội thao tác bắt mục tiêu và nghe giới thiệu về tính năng pháo 37 ly. Tiểu đoàn trưởng Trịnh Duy Hậu báo cáo: "Đây là khẩu đội của Tô Vĩnh Diện". Đại tướng xúc động gật đầu.


Hôm ấy Đại tướng Tổng Tư lệnh đã để lại trong lòng cán bộ, chiến sĩ chúng tôi những ấn tượng vô cùng sâu sắc.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2021, 08:43:29 pm »

"Bộ óc bậc thầy":

Như trên đã nói, chấp nhận kế hoạch giải phóng Điện Biên Phủ trong 3 đêm 2 ngày của bộ phận đi trước là ngoài dự kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông cảm thấy hoàn toàn không yên tâm, và thấy rằng cách "đánh nhanh" là rất khó thắng.


Trong khi bộ đội tiến hành cuộc kéo pháo vào, Đại tướng tranh thủ thời gian chỉ đạo cơ quan tham mứu tổ chức điều tra, nghiên cứu, nắm lại tình hình địch, tình hình ta một cách kỹ lưỡng. Cuối cùng sau hớn một tuần lễ, Đại tướng đi đến nhận định: Trong thời gian bộ đội ta hành quân, tập kết, kéo pháo, chuẩn bị, thì quân địch ở Điện Biên Phủ cũng đã ra sức tăng cường lực lượng, tăng cường hệ thống phòng thủ của Tập đoàn cứ điểm lên rất nhiều. So với hồi đầu tháng giêng 1954, binh lực địch tăng thêm 3 tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh, 2 trung đội xe tăng, về tổ chức phòng ngự, chúng đã lập thêm nhiều cứ điểm mới, hình thành 8 trung tâm đề kháng mạnh, có thể chi viện lẫn nhau bằng pháo binh, xe tăng và quân cơ động; củng cố sân bay Mường Thanh trở thành đầu mối quan trọng của chiếc cầu hàng không Hà Nội - Điện Biên Phủ. Ngoài ra chúng còn nhận được sự yểm hộ bất cứ lúc nào của không quân Pháp trên toàn Đông Dương.


Trong khi đó, bên phía ta, công tác chuẩn bị mọi mặt chưa đầy đủ. Binh hỏa lực ở đợt đầu trận đánh chưa bảo đảm ưu thế. Pháo binh của ta chưa có công sự, trận địa vững chắc, không có đường cơ động. Bộ binh chưa có đủ giao thông hào tiếp cận địch trên những địa hình trống trải, nhất là ở phía Tây. Bộ đội vừa buông tay kéo pháo, tuy quyết tâm cao, nhưng còn mệt mỏi, chưa lấy lại sức...


Giờ đây một phần pháo binh đã vào vị trí, bộ binh của một số đơn vị đã ở tuyến xuất phát tiến công. Nếu quyết định hoãn cuộc tiến công vào thời điểm này thì sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng bộ đội thế nào? Và liệu có thể khắc phục được những khó khăn sẽ diễn ra, nhất là về tiếp tế?


Trên tinh thần quyết đoán của người chỉ huy và lãnh đạo cao nhất, Đại tướng quyết định hoãn cuộc tiến công để họp Đảng ủy. Đêm hôm đó, như sau này ông kể lại, Đại tướng gần như thức trắng. Đồng chí quân y sĩ phải đi tìm ngải cứu đắp lên trán cho Đại tướng đỡ nhức đầu.


Sáng 26 tháng 1, sau nửa giờ trao đổi thống nhất ý kiến với đồng chí Vi Quốc Thanh Trưởng đoàn cố vấn bạn, Đại tướng vào chủ trì cuộc họp Đảng ủy Mặt trận. Không khí có phần căng thẳng. Các Đảng ủy viên vẫn thiên về phương án "đánh nhanh" do thấy khó khăn về giải quyết tư tưởng và công tác tiếp tế, do nhận định rằng quân ta kỳ này có ưu thế binh hoả lục, đã có lựu pháo, cao pháo lần đầu bất ngờ xuất trận...


Sau ít phút giải lao, vào họp lại, Đại tướng nói:

- Khi tôi lên đường, Bác Hồ dặn phải đánh chắc thắng. Dù khó khăn đến đâu cũng phải nắm vững nguyên tắc cao nhất "đánh chắc thắng". Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Rồi Bác hỏi tôi: "Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại?". Tôi thưa: "Ở nhà đã có bộ phận chuyên trách do anh Văn Tiến Dũng, anh Nguyễn Chí Thanh đảm nhiệm và thường xuyên liên lạc với Sở chỉ huy tiền phương. Chỉ ngại là ở xa, không thường xuyên được xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Bác nói ngay: - "Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định".

Đại tướng nói tiếp:

- Chúng ta từng đồng chí một, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, hãy tỉnh táo đánh giá tình hình, cân nhắc khoa học và hãy phát biểu chính kiến của "Đánh nhanh" có bảo đảm chắc thắng 100% không?

Đến lúc đó, tất cả các đảng ủy viên mới thấy rằng không thể nào bảo đảm chắc thắng 100% được. Đại tướng kết luận:

- Ta giữ vững quyết tâm tiêu diệt Trần Đình, nhưng do tình hình đã khác, chúng ta nhất định phải thay đổi cách đánh, từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc" để bảo đảm chắc thắng. Ý kiến này tôi đã trao đổi thống nhất với đồng chí Trưởng đoàn cố vấn bạn. Nay quyết định: Hoãn cuộc tiến công! Kéo pháo ra! Chuẩn bị lại! Công tác chính trị phải bảo đảm cho bộ đội triệt để châp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đâu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương án mới.


Tập thể Đảng ủy Mặt trận biểu quyết nhất trí với kết luận của đồng chí Bí thư. Lúc ấy là 11 giờ 40 phút ngày 26 tháng 1 năm 1954.

Mệnh lệnh hoãn cuộc tiến công được chuyển ngay xuống các đại đoàn. Riêng Đại đoàn 308, được Đại tướng trực tiếp giao nhiệm vụ: "Tiến quân ngay sang hướng Luông Pha Băng. Dọc đường gặp địch thì tùy điều kiện cụ thể mà đánh phối hợp chặt chẽ với quân dân nước bạn. Giữ vững liên lạc. Có lệnh là trở về ngay!".


Một lá thư "hoả tốc" được gửi lên Bộ Chính trị và Bác Hồ1 (Bằng một chiếc xe Jeep chạy suốt đêm). Mấy ngày sau có điện "tối khẩn" trả lời: "Bộ Chính trị, Bác chấp thuận đề nghị của Đảng ủy Mặt trận. Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ huy động toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ đánh thắng".


"Quân lệnh như sơn", mệnh lệnh của Bộ chỉ huy đã được tất cả bộ đội trên toàn mặt trận chấp hành triệt để, trong đó có nhiệm vụ kéo pháo ra của các đơn vị pháo cao xạ chúng tôi.

Đã có lần, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Quân đội nhân dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tâm sự: "Quyết định thay đổi cách đánh hồi đó là ấn tượng sâu sắc nhất đời tôi, không chỉ trong chiến dịch Điện Biên Phủ mà còn trong suốt cuộc đời chỉ huy của tôi nữa".


Giôn Ken-nơ-đi (John F.Kennedy), luật gia Mỹ, Tổng biên tập Tạp chí Gioóc-giơ (Georges) đã có bài đăng trên Tạp chí này ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "bộ óc bậc thầy".


Bu-đa-ren (Georges Boudarel), nhà sử học nổi tiếng của nước Pháp cùng với tác giả Ca-vi-glê-ô-li (Francois Caivgléoli) trong bài "Tướng Giáp suýt thất bại ở Điện Biên Phủ như thế nào?" đã có câu nhận xét: "Bằng quyết định thay đổi cách đánh, tướng Giáp đã tự đặt mình trên đường thắng lợi".


Thử đặt câu hỏi: Nếu chiều hôm ấy, 26 tháng 1 năm 1954, cuộc tiến công theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" cứ nổ ra thì điều gì sẽ đến? Câu trả lời chỉ có thể là: Chiến dịch Điện Biên Phủ chắc chắn sẽ thất bại, về phía quân đội ta. Và nếu ở Điện Biên Phủ chúng ta thất bại thì hậu quả sẽ ra sao? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc kháng chiến của dân tộc? Xin dẫn ra đây lời tâm sự của hai vị tướng xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Đại tướng Lê Trọng Tấn, nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 trong chiến dịch Điện Biên Phủ: "Nếu hồi ấy ta không thay đổi cách đánh, thì chắc chắn phần lớn chúng tôi đã không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này".

Thượng tướng Vương Thừa Vũ, nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 trong chiến dịch Điện Biên Phủ: "Nếu lúc đó cứ giữ phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta có thể phải kéo dài thêm 10 năm nữa!".


50 năm đã trôi qua, lịch sử càng lùi xa, càng giúp chúng ta có điều kiện để đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ được đầy đủ hơn. Quyết tâm thay đổi phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đúng vào lúc quân đội đã triển khai xong lực lượng tiến công, chuẩn bị nổ súng là một quyết định dũng cảm, đầy trách nhiệm, khoa học và tuyệt đối chính xác.

L.T.L
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2021, 08:44:15 pm »

NHẬN QUÀ TẶNG CỦA BÁC HỒ TRÊN TRẬN ĐỊA


NGÔ ĐẠT


Bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Một tin vui bất ngờ đến với đơn vị khi đang trú quân ở một khu rừng vắng. Chuông điện thoại vang lên. Tiếng đồng chí chính ủy oang oang trong máy: "Chuẩn bị đón nhận quà tặng của Bác Hồ". Một tiếng đồng hồ sau, một chiến sĩ vận tải xuất hiện, dắt một con ngựa thồ tới đơn vị tôi. Nét mặt hồ hởi, gặp tôi anh đứng nghiêm: "Báo cáo chính trị viên, tôi được lệnh cấp trên đem quà tặng của Bác Hồ giao cho đơn vị đồng chí". Tôi chưa kịp nói lời cảm ơn, đáp lại nhiệt tình của người chiến sĩ đã vượt suối băng đèo đến với chúng tôi, thì anh đã nhanh nhẹn tháo hai bao tải trên lưng ngựa xuống và mở ra. Trước mắt tôi là những bọc giấy nhỏ, mở ra, bên trong là một chiếc ca sắt tráng men màu vàng nhạt, một bên có ba lá cờ Việt - Trung - Xô, bên dưới là hàng chữ "Kháng chiến nhất định thắng lợi", trên có con chim bồ câu trắng bay vờn trong mây xanh. Bên phía kia có một khẩu hiệu chữ đỏ tươi "Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ". Tôi nhận đủ 145 chiếc ca theo quân số của đơn vị.


Là chính trị viên đại đội, tôi vô cùng sung sướng liền tập hợp đơn vị ngay, giới thiệu và nói rõ ý nghĩa của chiếc ca Bác Hồ tặng bộ đội và động viên anh em ra sức thực hiện lời dạy của Bác, lập công xuất sắc trong chiến dịch này để khỏi phụ tấm lòng của Người đối với bộ đội. Cả đơn vị reo vui như ngày hội. Từng người viết quyết tâm thư gửi lên đại đội. Khẩu hiệu "Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ" ghi trên chiếc ca được viết lên giấy trắng, chữ đỏ cài lên chiếc mũ nan bọc vải của tất cả cán bộ, chiến sĩ. Đơn vị rộn lên một khí thế mới: sẵn sàng chiến đấu và quyết thắng!


Tôi kiếm một miếng vải hoa, tự khâu lấy chiếc túi vừa khít chiếc ca, có dây thắt trên miệng túi để đeo trên ba lô khi hành quân. Thấy vậy, hầu hết cán bộ và chiến sĩ trong đơn vị đều làm theo, mỗi người khâu một chiếc túi rất đẹp. Khi hành quân nhìn những chiếc túi, mọi người đều nức lòng, phấn khởi.


Trong chiến đấu chiếc ca đó như có sức mạnh tiếp thêm ý chí chiến đấu cho bộ đội. Có một tiểu đội trưởng bị thương nặng, khi hấp hối, anh thều thào nói với tôi: "Đề nghị thủ trưởng đưa chiếc ca của Bác Hồ về cho gia đình tôi để hàng ngày bố mẹ tôi nhìn vật quý này nhớ tới người con đi xa không trở về"! Lời trăng trối này đơn vị tôi đã thực hiện chu đáo. Khi báo tử, đơn vị cử người đưa chiếc ca cùng các di vật khác về tận gia đình đồng chí tiểu đội trưởng. Chiếc túi đựng ca anh may bằng vải đẹp, với bàn tay khéo léo có thêu dòng chữ "Hà Văn Đăng, quê Thanh Sơn, Phú Thọ", chỉ màu đỏ còn mới.


Còn tôi, tôi luôn giữ chiếc ca bên mình bao năm tháng, qua những trận chiến đấu tiễu phỉ ở biên giới Tây Bắc và suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ. 32 năm trong quân đội rồi sau này khi chuyển ngành mỗi lần nhìn chiếc ca, tôi lại nhớ tới Bác và những lời dạy của Người đối với quân đội.


Khi nghỉ hưu, tôi vẫn nâng niu chiếc ca và giữ gìn nó còn nguyên vẹn như mới. Tôi để nó ở nơi trang trọng trong chiếc tủ chè cùng tấm hình Bác làm bằng sơn mài, hàng ngày ngắm nhìn ngưỡng mộ. Tôi nhớ tới bao kỷ niệm sâu sắc của đời mình trong chiến đấu và công tác, tự hứa với mình "sống khoẻ, sống đẹp, sống vui".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2021, 08:46:05 pm »

TỪ LỜI CHÚC TẾT CỦA ĐẠI TƯỚNG TẠI TRẬN ĐỊA


ĐỖ SÂM


Ngày mồng 1 Tết Giáp Ngọ 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chúc Tết bộ đội pháo binh ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Xin kể lại ít chuyện xung quanh những lời chúc Tết ngày ấy của anh Văn.

Bắn pháo mừng xuân mới

Ngày mồng 1 Tết Giáp Ngọ (1954) năm ấy đúng vào ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2).

Từ Sở chỉ huy Mường Phăng, Đại tướng Tổng tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch gọi điện chúc Tết các đơn vị. Tiếng chuông điện thoại reo vang sở chỉ huy pháo binh.

Đại đoàn trưởng Đào Văn Trường nhấc máy nghe.

Sau lời chúc mừng năm mới, Đại tướng hỏi thăm tình hình chuẩn bị chiến đấu của pháo binh. Anh Trường báo cáo:

- Hiện Điện Biên Phủ có Đại đội sơn pháo 757 bố trí trận địa chiến đấu ở phía Đông trung tâm Mường Thanh.

Đại tướng hỏi vui:

- Có định làm gì chào mừng năm mới không?

- Báo cáo: Pháo binh luôn sẵn sàng đợi lệnh chiến đấu.

- Cho bắn vào sân bay!

- Rõ! Đề nghị xin đợi cho tan sương mù để bảo đảm ngắm bắn chính xác.

- Đồng ý. Nhắc anh em chuẩn bị thật tốt. Đã bắn là phải bắn trúng.

Đặt ống nghe xuống, anh Đào Văn Trường nói lại với Chính ủy Phạm Ngọc Mậu lời chúc mừng năm mđi cùng mệnh lệnh của Đại tướng.

Đại đội 757 là một đơn vị sơn pháo nhận nhiệm vụ phối thuộc với Đại đoàn 316 đánh địch trước ngày mở màn chiến dịch. Đào công sự chiếm lĩnh trận địa bắn trên cao điểm 781, ngày 1 tháng 2 năm 1954 (28 tháng Chạp Quý Tỵ) với 30 phát đạn, những khẩu sơn pháo 75 ly của 757 đã bắn trúng sân bay Mường Thanh, làm hoảng loạn tinh thần bọn Pháp, ngụy những ngày giáp Tết.


Vừa rút kinh nghiệm chiến đấu xong, ngay ngày đầu năm mới các chiến sĩ pháo thủ đã nhận lệnh: "Khai pháo! Mừng xuân! Mừng Tết!".

Sương mù vừa tan, hoa ban trắng rừng. Ánh sáng ban mai như đón chào một mùa xuân mới, mùa xuân hứa hẹn một thắng lợi huy hoàng. Trên sân bay Mường Thanh hiện rõ từng chiếc máy bay: một, hai, ba, bốn... chín... mười hai con quạ sắt đen thui.


Không chỉ có pháo thủ trong hầm pháo mà cả Chính ủy Phạm Ngọc Mậu, Đại đoàn trưởng Đào Văn Trường trên đài quan sát chỉ huy cũng phân biệt rõ: tám máy bay Hen-cát, hai chiếc Mo-ran, hai chiếc Đa-cô-ta.

Đúng 10 giờ sáng ngày mồng 1 Tết, từ trận địa sơn pháo, những tiếng nổ đanh vang lên. Bầu trời Tết của trung tâm Điện Biên rung chuyển. Những tiếng bộc phá ở các "trận địa giả" của đại đội nổ khắp các khu rừng vùng Tà Lèng đã đánh lừa được pháo binh Pháp. Hàng trăm đạn pháo 105 ly, 155 ly của địch từ đồi D, Hồng Cúm bắn về phía trận địa Đại đội 757 ở Tà Lèng, đông lòng chảo Mường Thanh. Nhiều khu rừng trắng màu hoa ban bị đạn pháo giặc xới tung. Các pháo thủ ta vẫn an toàn trong công sự vững chắc, quan sát chiếc máy bay Mo-ran đang bốc cháy giữa sân bay. Những chiếc máy bay còn lại, có chiếc tháo chạy, mấy chiếc còn nằm nguyên trên sân bay có thể đã bị hư hỏng vì đạn pháo ta.


Nhìn chiếc máy bay đang bốc cháy trên sân bay, nghĩ đến những lời đàm thoại mấy giờ trước đây với Đại tướng, vốn là một chỉ huy yêu văn nghệ, anh Đào Văn Trường đọc một câu thơ:

Mấy lời Đại tướng chúc ta
Vừa là mệnh lệnh vừa là mừng xuân


Anh nói với anh em trong đài quan sát chỉ huy:

- Những lời chúc Tết của Đại tướng vừa qua còn là một mệnh lệnh. Pháo binh ta đã nghiêm chỉnh chấp hành, mừng Tết Bộ chỉ huy mặt trận.

"Kéo pháo ra" đón Tết.

Trong lúc các đơn vị sơn pháo bạn lập chiến công đầu xuân ở trung tâm Mường Thanh thì những khẩu lựu pháo 105 ly của Trung đoàn Tất Thắng 45 đang trên đường "kéo pháo ra" qua đỉnh Pha Sông xuống dốc Bảy Tời, vượt Bãi Chuối, Suối Ngựa, qua cửa rừng Nà Nham về vị trí tập kết trên đường Tuần Giáo đi Điện Biên. Đây là trung đoàn trọng pháo cơ giới đầu tiên của quân đội và là lần đầu tiên toàn trung đoàn nhận lệnh tập trung tham gia chiến đấu, trong một chiến dịch lớn mà anh em tin chắc sẽ là chiến dịch quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc Pháp xâm lược.


Mấy chục khẩu pháo lớn chiếm lĩnh xong trận địa quanh Điện Biên Phủ, chuẩn bị cho cuộc chiến dự định sẽ mở màn vào chiều 26 tháng 1 năm 1954 (22 tháng Chạp Quý Tỵ) một ngày trưổc khi ông Công, ông Táo lên chầu Trời. Anh em tin tưởng đêm ấy sẽ thắng lớn. Ông Công, ông Táo sẽ lên tâu Ngọc Hoàng thượng đế chiến công của các chiến sĩ Điện Biên trong trận đầu này.


Thế nhưng đột nhiên có lệnh "Hoãn chiến đấu, kéo pháo ra" ngay trong đêm. Anh em đưực phổ biến: Bộ Tư lệnh chiến dịch cho kéo pháo ra để chuyển phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "Đánh chắc, tiến chắc".


Thế là ngay đêm đó, toàn bộ các khẩu pháo của trung đoàn được kéo ra khỏi trận địa.

Khẩu pháo cuối cùng kéo ra đến khu tập kết ngày 3 Tết Giáp Ngọ (5-2-1954). Nghỉ một ngày. Tuy không có thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ... nhưng cũng có bánh chưng xanh được anh chị em dân công hỏa tuyến mang từ vùng quê quan họ, vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ đất Thanh Nghệ... đến với các chiến sĩ ngoài tiền tuyến. Hoa đào không có thì có hoa ban, hoa ban trắng, đỏ khắp rừng Điện Biên. Đâu cũng sẵn có hoa ban mừng xuân.


Mồng 5 Tết, anh em vui mừng được cử đại biểu đi đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm hai trung đoàn trọng pháo 45 và cao xạ pháo 367.

Sau những lời chúc Tết, mừng thắng lợi "kéo pháo vào, kéo pháo ra", Đại tướng nhắc anh em:

- Trong chiến dịch này, giặc Pháp hết sức bất ngờ vì đây là lần đầu tiên hỏa lực lớn trọng pháo 105 ly và cao xạ pháo 37 ly của ta xuất hiện ở chiến trường. Các đồng chí đã bắn là phải bắn thật trúng, sao cho giặc Pháp phải thực sự khiếp sợ pháo binh ta.


Những lời căn dặn ngày Tết này của Đại tướng, anh em Đoàn pháo Tất Thắng luôn ghi nhớ và nhắc nhau ra sức thực hiện suốt 55 ngày đêm chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến ngày chiến thắng vẻ vang mùng 7 tháng 5 năm 1954 và mãi mãi sau này.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2021, 02:55:21 pm »

KÉO PHÁO VÀO - KÉO PHÁO RA


HOÀNG THÀNH

Sau chặng hành quân cuối cùng, chúng tôi được nghe phổ biến về nhiệm vụ chiến dịch Trần Đình - mật danh của chiến dịch Điện Biên Phủ và công tác chuẩn bị chiến đấu.

Vậy là, từ đêm nay đơn vị sẽ làm nhiệm vụ "kéo pháo vào". Đây là công việc hoàn toàn mới, khó khăn, gian khổ, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng..., đòi hỏi mọi người phải đề cao tinh thần dũng cảm, như chiến đấu ở ngoài mặt trận.

Kéo pháo bằng sức người nhưng cụ thể như thế nào chưa ai hình dung được. Liệu người có khoẻ bằng... ô tô? Hôm trước thấy xe kéo pháo trên đường cứ tưởng đưa thẳng vào trận địa... Để giải quyết những băn khoăn lo lắng của bộ đội, đại đội đã tổ chức cho từng tổ ba người, thảo luận xây dựng quyết tâm từ dưới lên. Kết quả, mọi người đều thông suốt, phấn khởi làm nhiệm vụ. Đây là kết quả sự lãnh đạo của Đảng. Chi bộ đã họp quán triệt, ra nghị quyết lãnh đạo đơn vị thực hiện; yêu cầu mọi đảng viên luôn gương mẫu từ lời nói đến việc làm, sẵn sàng quên mình vì nhiệm vụ.


Nơi chúng tôi nhận pháo kéo đêm đầu là bãi đất trống, cạnh con suối, bên phải đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ. Có lẽ nơi đây nhiều cỏ tranh, nên được goi là "bãi Tranh". Đường kéo pháo bắt đầu từ đấy.

Trong khi chờ đợi chúng tôi tranh thủ nhìn kỹ khẩu pháo, có anh sờ tay lên bánh xe và càng pháo... ai cũng tỏ ra vui vẻ, cười nói như pháo ran.

Sau khi trao đổi ý kiến với các đồng chí pháo thủ, Đại đội phó Ma Văn Minh hướng dẫn chúng tôi các động tác: đứng chân, cầm dây, lấy đà, phối hợp đặt con chèn, rồi động tác ghim dây, giữ pháo khi bị địch bắn vào khu vực và đội hình, để giữ cho pháo không bị lăn xuống vực - bởi pháo đối với quân đội ta lúc này là "tài sản vô giá". Tính mạng có thể mất, nhưng quyết không để mất pháo!


Khẩu pháo chúng tôi kéo là lựu pháo 105 ly. Theo các đồng chí pháo thủ, tầm bắn xa nhất trên 10 kilômét, nặng hai tấn... Để kéo được pháo phải dùng tới hai sợi dây chão bằng xơ dừa, đường kính khoảng 3 centimét, dài tới 20 mét. Một đầu dây buộc vào càng pháo, một đầu người kéo. Quân số đại đội, trừ ốm đau, cấp dưỡng, số còn lại chia đều cho hai dây. Đêm kéo, ngày nghỉ, nhưng buổi chiều vẫn học tập chính trị, quân sự...


Những phút đầu cầm dây kéo pháo, vừa hồi hộp, vừa lo... Với chất giọng khỏe, mạch lạc, Đại đội phó hô: "Chuẩn bị... hai... ba... hai... ba... Sau mấy nhịp, đồng chí cho tạm dừng để rút kinh nghiệm: "Kéo như thế là tốt, nhưng cần nhịp nhàng hơn, không kéo giật cục, cần giữ dây cho căng. Khi dứt động lệnh "ba... là kéo ngay. Có người nêu ý kiến: "Đề nghị đại đội cho đứng thưa hơn, để khi kéo không giẫm chân lên nhau, hô hiệu lệnh dứt khoát nhưng phải đúng nhịp, nếu không, người kéo dễ bị mất đà...". Mọi người đều đồng loạt hưởng ứng: "Đồng ý... đồng ý...". Tiếp đó, cả đoàn người và pháo lại chuyển động lên phía trước, tiếng đếm "hai, ba" vẫn đều đều, nhẫn nại, hòa cùng tiếng chim rừng trong đêm khuya lạnh giá cuối đông.


Đêm đầu chỉ kéo được khoảng một kilômét thì trời sáng. Pháo để trên mặt đường, ngụy trang kín đáo, các pháo thủ nghỉ tại chỗ trông pháo, còn chúng tôi về nơi nghỉ sâu hơn, gần suối, tiện nấu ăn, tắm giặt.

Đêm thứ tư, đơn vị chuyển sang kéo pháo cao xạ 37 ly, có bốn bánh, tay lái nhẹ, khi kéo trên đường bằng nhanh hơn, nhưng khi vào "cua" lại lâu và khó hơn lựu 105 ly hai bánh. Sau mấy đêm "vạn sự khởi đầu nan", cũng quen dần, nhưng do lao động nặng, tư thế làm việc thay đổi, nên ai cũng đau ê ẩm toàn thân, lòng bàn tay phồng rộp. Nhưng quân số ốm mệt phải nghỉ không đáng kể. Biện pháp khắc phục như ngâm chân vào nước muối loãng, dùng quần áo rách lót tay khi cầm dây... được thực hiện có kết quả. Do chấp hành nghiêm kỷ luật giữ bí mật, nên chưa gặp sự cản trở nào từ phía địch. Được như vậy, còn phải kể đến công của các đơn vị công binh. Mở đường đến đâu, ngụy trang đến đó, khi kéo pháo lại dỡ ra. Đi xong phải ngụy trang trước khi trời sáng, hàng ngày ngụy trang bổ sung những chỗ lá cây bị khô héo. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng đã vô hiệu hóa được máy bay trinh sát của địch.


Khó khăn, nguy hiểm phải kể đến đoạn "dốc Chuối". Nơi đây suối sâu, mọc toàn chuối rừng, phía ngoài vào, dốc thoải 18 độ đến 25 độ, bờ bên kia dốc đứng 35 độ đến 40 độ. Để kéo được pháo đi qua, công binh phải làm tời bằng gỗ ở đỉnh dốc. Khi pháo đến đây, hai đầu dây tời được buộc vào càng pháo, hai dây kéo vẫn để người kéo như cũ, mỗi đầu tời có bốn tay đòn, hai đầu thành có tám tay đòn. Quay tời, phải hàng chục người mới quay nổi.


Chuẩn bị xong, người chỉ huy đứng giữa tời và pháo, hô: "chuẩn bị, hai... ba... hai... ba...". Theo nhịp, người quay tời và người kéo cùng lấy đà đưa pháo nhích dần lên từng gang tay. Cứ như vậy, hàng tiếng đồng hồ, pháo mới vượt được qua dốc.

Sau một đêm kéo mệt lả, về đến nơi nghỉ thì nhận được thông báo "đi xem văn công". Đây là điều đặc biệt của chiến dịch này.

Khán giả chỉ có lính pháo và bộ binh kéo pháo, ngồi hai bên bờ suối. "Sân khấu" là bãi đất tương đối phẳng về phía hạ lưu, không phông màn, không micờrô. Ngồi chờ, khán giả sốt ruột, cùng hô vang: "Mở màn đi, diễn đi... hoan hô văn công...". Phía sau màn vải nhỏ, nơi chuẩn bị của văn công - tiếng đàn so dây của nhạc công, tiếng hát luyện thanh khe khẽ của ca sĩ, làm cho ai nấy đều phấn khởi, tươi vui, mệt nhọc, buồn ngủ đều... tan biến! Cái làm cho chúng tôi vui, tự hào chính bởi nơi đây là chiến trường máu lửa... Bao nhiêu con người nằm trong tầm ngắm của đại bác, máy bay quân thù, vậy mà chính ở nơi này đang diễn ra một sự kiện có "một không hai" trên thế giới: kéo pháo bằng sức người, lại được xem biểu diễn nghệ thuật. Quả là cấp trên quan tâm rất kịp thời, đáp ứng đúng nguyện vọng của lính.


Một cô văn công trang phục bình dị, rất đúng mốt chiến trường bước ra sân khấu. Cô chưa kịp cúi chào, khán giả đã vỗ tay thật vang, thật dài để chào mừng. Chờ cho tiếng vỗ tay lắng xuống, cô mới cất tiếng nói trong trẻo: "Kính thưa các đồng chí! Đoàn văn công Tổng cục Chính trị do nhạc sĩ Lương Ngọc Trác dẫn đầu, được đi dự Đại hội liên hoan Thanh niên thế giới vừa về nước, lại tiếp tục lên đây phục vụ bộ đội, đang ngày đêm dốc sức vì sự toàn thắng của chiến dịch..., những người ngày mai sẽ dội bão lửa lên đầu kẻ thù...". Tiếp đó là những bài hát, điệu múa, ban nhạc làm say đắm lòng người...


Tiếp chương trình, một diễn viên có cái tên rất đẹp "Song Ninh" bước ra trong trang phục dân tộc Tân Cương (Trung Quốc), làm cho khán giả trầm trồ bình luận... Tiếng hát của cô vút cao, mượt mà. Bài hát có tựa đề "Nhị Lang Sơn", đậm đà bản sắc xứ sở miền sơn cước. Vừa hát cô vừa múa, đặc biệt là động tác "lắc cổ", vừa đẹp, vừa lạ mắt.

Những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại nổi lên. Bài hát đã được yêu cầu hát lại nhiều lần.

Buổi biểu diễn khép lại, nhưng đã khơi dậy sự hưng phấn trong những đêm kéo pháo, những ngày gian khổ hy sinh của chiến dịch Trần Đình.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2021, 02:56:08 pm »

Vài ngày sau, chúng tôi lại được Chính ủy đại đoàn đến thăm. Mặc dù đã được nghe nói về ông, nhưng vẫn cảm thấy hồi hộp, vì cánh lính ít có dịp gặp cấp trên như thế này.

Với dáng người đậm, nước da hơi ngăm đen, miệng luôn nở nụ cười cởi mở, Chính ủy nhìn chúng tôi một lượt, rồi đi thẳng vào vấn đề rất tự nhiên: "Các đồng chí kéo pháo có mệt lắm không?". "Có ạ!". "Nói thế là đúng". Bất ngờ đồng chí hỏi: "Ở đây bao nhiêu người có vợ xin giơ tay!". (Mọi người cùng cười vang). "Chỉ có số ít giơ tay, thế là đa số anh em chưa có chỗ để nhớ... Anh nào đã có người yêu không được quên vì "người ta..." ở hậu phương cũng đang làm hết sức mình chi viện cho tiền tuyến, ai quên là "có tội với quê hương", đồng ý không nào?". Tất cả vỗ tay tán thưởng lời khuyên bảo chí lý của Chính ủy.


Dừng lại vài giây, Chính ủy quay sang hỏi các cán bộ chỉ huy: "Anh em còn đủ thuốc lá, thuốc lào hút không?". "Thưa còn, nhưng kéo pháo xong cũng hết!". Chính ủy quay lại nói với chúng tôi: "Mọi vấn đề hậu cần ở nhà... đang chuyển lên. Nhưng máy bay địch đánh phá quyết liệt các tuyến đường tiếp tế của ta, các đồng chí phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ. Khi thuốc hút còn, không có vấn đề gì. Nhưng khi "kho thuốc" của mỗi người đã cạn, bốn năm người phải hút chung một điếu thuốc lào, một mẩu thuốc lá, lúc ấy mới sinh ra nhiều thắc mắc, rồi tự mình "cãi nhau" với mình: chiến dịch to thế này mà thuốc không đủ cho bộ đội hút! Cơn nghiện tăng lên, lòng tin giảm xuống, sự sáng suốt của cấp trên "hình như... không còn được như lúc đầu (!?) vân vân và vân vân. Như thế ta có đánh thắng được không?". Tất cả đáp "Không ạ!..." Thế thì từ chính ủy đến chiến sĩ phải suy nghĩ cho đúng, làm cho tốt, nhất định ta sẽ cắm được lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Bác Hồ lên sở chỉ huy quân Pháp ở lòng chảo - Điện Biên Phủ. Các đồng chí thấy thế nào?". "Quyết tâm!..." "Quyết tâm!..." thế là tốt. Thay mặt Bộ Tư lệnh đại đoàn xin chúc tất cả chúng ta năm mới "đoàn kết, anh dũng, chiến thắng". ("Đoàn kết - Anh dũng - Chiến thắng" là khẩu hiệu hành động truyền thống của đại đoàn).


Vượt qua quãng đường dài khoảng 15 kilômét và trên 10 đêm vượt đèo, lội suối, chúng tôi đã đưa được pháo đến đích an toàn! Hoan hỉ và tự hào đón nhận nhiệm vụ mới!

Theo thông báo của cấp trên, chiều ngày 26 tháng 1 năm 1954, sẽ nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Mọi người đều nóng lòng chờ đợi giây phút tiếng pháo lớn của ta giáng xuống đầu kẻ thù cho hả dạ. Ai cũng cảm thấy hôm nay thời gian như chậm hơn mọi ngày. Đại đội chúng tôi được làm nhiệm vụ dự bị cổ động, chỉ mong được vào chiến đấu để thỏa lòng mong ước.


Vào khoảng đầu giờ chiều, có lệnh tập hợp toàn đại đội.

Nét mặt đăm chiêu của các cán bộ đại đội báo hiệu có những điều không vui. Một số "tham mưu con" dự đoán: đại đội bị điều đi hướng khác, có khi phải về phía sau làm công tác phục vu chiến dịch...

Chính trị viên Nguyễn Văn Khang, tay cầm sổ công tác, bước ra trước hàng quân rồi nói: "Quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã tăng thêm quân, trang bị hiện đại, cấp trên xét thực hoạch ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những hậu quả khó lường. Để đảm bảo chắc thắng, ta phải thay đổi từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Nghĩa là chắc thắng mới đánh. Tiến đến đâu chắc đến đấy. Do đó, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định "kéo pháo ra" làm công tác chuẩn bị lại từ đầu. Pháo phải đặt trong công sự vững chắc. Bộ binh phải xây dựng trận địa ngầm dưới đất mỗi đêm đào một ít - ví như cái thòng lọng xiết dần vào cổ quân địch, có lực lượng chốt giữ quyết không để cho chúng phá. Ngay đêm nay đại đội tiếp tục "kéo pháo ra". Lần này sẽ khó khăn gian khổ hơn vì đường đã bị lộ, địch sẽ đánh phá quyết liệt, cấp trên yêu cầu chúng ta chấp hành mệnh lệnh kéo pháo ra như mệnh lệnh chiến đấu. Bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, dù có hy sinh cũng phải đưa pháo đến đích, an toàn.


Sau hơn mười đêm kéo vào, mọi động tác đã thuần thục. Nhưng khi kéo ra, cái đầu có vẻ không thông suốt, nhiều người xì xào bàn tán: "Sắp nổ súng, lại hoãn - chuẩn bị... bao giờ mđi xong, mùa mưa sắp đến có mà chết đói!". Có ý kiến quả quyết "Chắc trên đã cân nhắc kỹ, hoãn có lợi thì trên mới hoãn. Ai chả thương lính nhưng thương mà "không đúng kiểu" là mạo hiểm!".


Đêm đầu kéo ra, sức lực có phần uể oải, tốc độ giảm. Toàn đại đội lại họp để quán triệt lại mệnh lệnh cấp trên xây dựng quyết tâm mới. Những đêm kéo sau đó đã có sự chuyển biến tốt hơn, tốc độ kéo và quãng đường tăng gấp đôi.

Đúng như dự kiến của ta, mặt đường đã bị lộ, nhìn rõ cả hai vệt bánh xe. Ai ngờ lại kéo pháo ra, nên đã bỏ hết ngụy trang. Ban ngày máy bay bắn phá, ban đêm pháo bắn lúc ồ ạt, lúc cầm canh. Đã mấy lần chúng bắn sát đội hình của ta. Rút kinh nghiệm, nghe tiếng súng nổ đầu nòng, người chỉ huy hô "tất cả bình tĩnh ghìm chặt dây nằm xuống... quyết tâm bảo vệ pháo...". Tiếng hô vừa dứt, hàng chục quả pháo đã nổ đinh tai nhức óc, lúc ở phía trước, lúc ở phía sau, chỉ cách vài chục mét. Đã có mấy người bị thương. Cứ như vậy chúng tôi "thi gan" với chúng bằng tinh thần "quyết không để mất pháo".


Còn mấy đêm nữa là kết thúc kéo pháo ra. Một khẩu cao xạ của đơn vị bạn kéo đi sau đơn vị tôi vài trăm mét bị pháo địch bắn trúng đội hình, khẩu pháo bị xô về phía vực sâu. Ngay lập tức, một pháo thủ cầm chèn lao theo, cả khẩu pháo nặng hai tần rưỡi bị chặn lại, nhưng người cầm chèn đã hy sinh, đó là Tô Vĩnh Diện. Anh ngã xuống khi tuổi còn rất trẻ, nêu tấm gương "vì sự nghiệp lớn" khi chiến dịch chưa mở màn.


Tết Nhâm Ngọ năm ấy, chúng tôi đón giao thừa ngay trên mặt đường kéo pháo ra. Đồng chí Chính trị viên chúc tết toàn đơn vị: "Chúc các đồng chí năm mới sức khoẻ mới, lập công mới, thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, trước mắt là nhiệm vụ kéo pháo ra, góp phần vào bảo đảm chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng... Đúng là tết ở chiến trường "bánh chưng, dưa hành..." không có, thuốc lào thuốc lá đã đến hồi cạn kiệt, có thèm, có nhớ cũng phải cắn răng mà chịu. Lúc này chúng tôi lại nhớ lời dặn dò của Chính ủy đại đoàn trong lần về thăm đơn vi "trong mọi hoàn cảnh... đều phải giữ vững niềm tin!".


Đêm mùng bốn Tết, đêm cuối cùng kéo pháo ra. "Bãi Tranh", nơi đêm đầu nhận pháo kéo vào, nay gần như trống trải hoàn toàn, chỉ có những hố đạn pháo sâu hoắm. Giao pháo xong cho pháo binh, chúng tôi bùi ngùi chia tay nhau hành quân về địa điểm tập kết mới.

H.T
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2021, 02:58:18 pm »

LÀM TRẬN ĐỊA TIẾN CÔNG VÀ BAO VÂY


DƯƠNG TRỌNG KHOAN


Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại chiến trường xưa. Cùng đi có Giám đốc Trung tâm báo chí Bộ Ngoại giao, các phóng viên báo Nhân đạo Pháp, Angiêri và tuần báo Cách mạng châu Phi... Chiều ngày 7 tháng 5 năm 1984, mặt trời cách dãy núi Pú Tà Co chừng một con sào. Đứng trên đồi A1, "cái chìa khoá" của tập đoàn cứ điểm, Đại tướng chỉ xuống cánh đồng Mường Thanh mượt mà, nói: "Sau chiến thắng hai ngày, đứng ở đây có thể nhìn rõ toàn bộ hình thái tập đoàn cứ điểm và chiến hào của ta". Một công trình lao động khổng lồ bày ra trước mắt, dài hơn 200 cây số, cái vòng vây lửa ghê gớm đã thiêu đốt "con nhím" của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.


Đến hôm nay, chiến thắng Điện Biên Phủ vừa tròn nửa thế kỷ. Tôi muốn ghi lại những tháng, ngày làm "công trình khổng lồ" ấy với tinh thần quyết chiến quyết thắng của hàng vạn chiến sĩ Điện Biên.

Ngày 15 tháng 3 nám 1954, sau chiến thắng đồi Độc Lập, Trung đoàn 165 nhận được thư khen của Đại tướng. Đại đội 503, Tiểu đoàn 115 của tôi phấn chấn khẩn trương bổ sung lực lượng, sẵn sàng liên tục chiến đấu. Sáng ngày 16 tháng 3, trên đồi Độc Lập, Tiểu đoàn trưởng Thái Hòa phổ biến kế hoạch làm chiến hào. Trên tấm sơ đồ, anh khoanh một vòng tròn từ sông Nậm Rốm qua Bản Kéo sát cứ điểm 105, chạy gần sân bay đến Him Lam, đồi Đ, E tới A1. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên bởi chưa ai nghĩ đến một hệ thống chiến hào dài như vậy. Anh nhìn chúng tôi mỉm cười và khẳng định: "Bộ chỉ huy giao cho bốn đại đoàn đào hào vây quanh khu Trung tâm và Hồng Cúm cắt hẳn chúng ra thành hai mảnh và còn đào các chiến hào, chĩa thẳng vào các cứ điểm nữa".


Qua kinh nghiệm đánh công kiên, chúng tôi mới vỡ lẽ. Từ ngạc nhiên sang hào hứng. Anh Phan Hạ, Đại đội trưởng, phấn khởi nói: "Kỳ này chui xuống lòng đất mà tiến công thì chắc ăn. Thật tuyệt!".

Sương tan dần, ánh sáng xuân ban mai làm rộn rã lòng người. Tại thực địa, anh Thái Hoà giao cho đại đội tôi đào 3 cây số đường hào trục nối với Đại đoàn 308. Sau đó đào chiến hào đánh chiếm cứ điểm 105 án ngữ Bắc sân bay. Tôi phổ biến nhiệm vụ cho đơn vị nhấn mạnh giữ bí mật và an toàn. Cả đại đội bắt tay vào chuẩn bị như một công trường. Mài cuốc, xẻng cho thật sắc, lấy rơm rạ làm "con cúi" chống đạn. Đồng chí Tiến mới được lên Trung đội phó, thoáng thấy tổ trưởng cấp dưỡng gọi ầm lên:

- "Bố" Liễn ơi! Kế hoạch thế nào đấy? (Bác Liễn có con gái, nhiều anh muốn làm rể).

- Chính trị viên đã dặn rồi. Này nhá, trước khi đi đào, tối ăn cơm với thịt muối, dưa giá, canh rau tàu bay, mang theo nước chè Phú Thọ nghe rõ chưa?

Tiến thốt lên:

- "Bố" chu đáo quá!

Đêm 17, chúng tôi xuất quân. Một bộ phận đào giáp với Đại đoàn 308, một bộ phận mở rộng trận địa tiến công đồi Độc Lập để cơ động và trú ẩn. Tám mươi chiến sĩ rải theo hướng Đông - Tây. Mỗi người đào 3 mét. Đầu tiên đào hố nằm, hố ngồi và đứng. Khoảng hai tiếng xong hố đứng, sau đó moi hầm ếch rồi đánh sập. Cách này năng suất cao. Đêm trăng lên muộn. Càng về khuya, trăng càng sáng nên đào nhanh hơn. Quân địch lại giở trò, một loạt đại bác bắn sáng loè. Thấy anh em đều ở dưới chiến hào tôi yên lòng. Trung đội 2 báo cáo: đồng chí Ân bị thương vào vai, vì đạn nổ trên không, máu ra nhiều nhưng nhất định không cho cáng chỉ xin người dẫn bộ về. Tôi nghĩ phải tìm cách khắc phục đạn nổ trên không, đào nhiều hầm ếch có ngách mới ổn.


Qua bốn đêm, đêm nào cũng có người phải lên cáng, lại thiếu ngủ liên miên, nhiều chiến sĩ tỏ ra nản lòng. Đúng lúc đó, chúng tôi được đọc thư của Đại tướng về xây dựng trận địa và nhớ nhất là "tác dụng của hệ thống giao thông hào cho ta chủ động tiến công bất cứ ngày đêm, cơ động thuận lợi". Thư của Đại tướng đại ý nói: Hệ thống chiến hào nhằm hạn chế đi đến làm vô hiệu hóa ba chỗ mạnh của địch là: thả dù tiếp tế, tiếp viện, phi pháo hoạt động. Các đồng chí làm trận địa mệt nhọc, thì cần phải nhớ rằng quân địch ở trong vòng vây còn căng thẳng, mệt nhọc hơn ta nhiều.


Anh em phấn khởi hẳn lên. Nhiều ý kiến khắc phục khó khăn được nêu ra. Có một biện pháp tôi cho là rất hay: Tập trung đào hào hẹp trước, trên toàn phạm vi của đại đội, sau đó mới đào đúng kích thước. Như vậy vừa đỡ bị thương, vừa nhanh. Trên báo tường một bài "thơ" xuất hiện:

   "Đánh chắc, tiến chắc" phải đào hào
   Tiến công, thoái thủ nhanh như cắt
   Cơ động đêm ngày kín như bưng
   Hào tiến từng ngày thắt cổ giặc


Qua tám đêm, chúng tôi đã hoàn thành giao thông hào trục, có nhiều đường ngang để dễ cơ động. Trung đoàn trưởng Lê Thùy đi kiểm tra thưởng cho một gói thuốc lào hiệu "Kiến An". Anh đưa cho tôi và dặn về đến chiến hào "căn cứ" mới được hút. Chiến hào càng tiến gần cứ điểm tình hình càng quyết liệt hơn. Địch liên tục bắn súng cối, súng máy hòng cản bước tiến của ta. Đại đội tổ chức hai trung đội "mũi nhọn" đào hai chiến hào, liên kết các con "cúi" bằng rơm thành từng mảng che đạn. Tích cực đào moi theo cọc tiêu định hướng bọc lá rừng có lân tinh, đồng thời dùng "hình nhân" nghi binh. Cứ từng tổ ba người đào moi, nửa tiếng lại thay tổ khác nên tốc độ khá nhanh. Tiểu đoàn bố trí súng cối và đại liên yểm trợ nên chiến sĩ vững tâm hơn. Chỉ trong hai đêm chiến hào và các hào ngang đã đến sát hàng rào cứ điểm.


Đợt tiến công thứ hai (ngày 30-3) thắng lợi. Đại đoàn tôi tiêu diệt được các cứ điểm E và D1, D2. Nhưng trận chiến của Đại đoàn 316 trên A1 và C1 rất quyết liệt. Để đào hào cắt sân bay, Trung đoàn 165 có nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm 105. Đại đội tôi là đơn vị chủ công. Trận chiến rất ác liệt. Gần sáng ngày 4 tháng 4, pháo địch bắn ngay vào cứ điểm, tôi bị thương ngất đi...


Sau gần nửa tháng điều trị ở đội điều trị 5, nghe tin trận 105 không thành công, tôi sốt ruột xin về đơn vị.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2021, 02:59:25 pm »

Những cơn mưa đầu mùa quái ác, làm ngập nhiều giao thông hào. Về đến trung đoàn, tôi báo cáo với Lê Thùy cho về đơn vị. Anh nắn người tôi, đúng chỗ bả vai bị thương đau nhói, nhưng tôi không dám kêu. Anh mỉm cười bảo "Cứ nghỉ đi rồi xuống đơn vị cũ". Sớm hôm sau, trung đoàn phân công tôi làm chính trị viên đánh 105 và đào hào cắt sân bay, thi đua bắn tỉa.


Trên đường hào ra cao điểm 105 thân quen, lòng tôi xót xa nhớ tới Minh Bảy... đã hy sinh dũng cảm chặn xe tăng dịch trong trận 4 - 4 để đồng đội thoát vòng vây. Đang suy nghĩ, anh Thành Đại đội phó ôm chầm lấy tôi mừng quá như lâu lắm mới gặp! Anh nói nhỏ: "Cậu về đúng lúc quá, đêm nay hoặc đêm mai diệt 105 đấy" rồi kéo tôi về chỉ huy sở trao đổi kế hoạch tác chiến. Trên sơ đồ, anh chỉ ba mũi đánh lấn đã xuyên qua mười hàng dây thép gai. Mũi đột phá xuyên sâu vào sau lô cốt đầu cầu. Mũi thọc sâu lấn ở phía Tây Bắc còn cách độ một mét thì vào đường hào phía sau lưng chỉ huy sở địch. Mũi diện tiến công từ đường hào sân bay, đồng thời chặn quân tiếp viện. Tôi rất mừng và cho rằng chắc ăn rồi.


Chúng tôi đi thăm, kiểm tra các tổ bắn tỉa. Đến một cửa hầm thấy tiếng ngâm nga:

        "Bên hố bom loang lổ
   Những bông giềng nở đỏ"
   Tiếng một chiến sĩ khác tiếp:
   "Trên mảnh đất anh hùng
   Sức sống như Phù Đổng"


Anh Thành cười: "Thế đấy, bắn tỉa xong lại ngâm thơ, chiến sĩ ta lạc quan thật". Tới khu vực bắn tỉa, tôi được chứng kiến tài thiện xạ của cựu binh và tân binh trẻ. Địch thả dù tiếp tế, một tên ở gần cao điểm 311A (Nam sân bay) bò ra lấy dù. Thời cơ bắn tỉa đã tới. Trong vòng vài chục phút, năm tiếng nổ, năm tên địch "về chầu âm phủ". Sau bắn tỉa đến lượt phòng không ra tay. Máy bay địch không dám xuống thấp, dù thả cả vào chỗ chúng tôi. Anh em lấy được dù đạn 105, thuốc men và nhiều dù lương thực. Thắng - Trung đội trưởng bắn tỉa, liền mở cuộc liên hoan mừng tôi trở về. Thịnh soạn lắm! Có cà phê, bánh bích quy và kẹo "củi mục" (kẹo sôcôla đắng). Trên thành tường hầm trú ẩn có tờ báo tường "Báo thiện xạ", trên đó có tên Thắng và 10 người khác, tổng cộng diệt được 20 tên địch. Sực nhớ ra điều gì Thắng gọi to: "Anh ơi, có thơ hậu phương đấy!". Rồi đọc to:

   "Quê em có sông Kinh Thầy.
   Có động Kinh Chủ, có bàn cờ Tiên,
   Có đội du kích "yêng" hùng,
   Đánh giặc giữ làng, sản xuất tăng gia.
   Từ ngày chiến cuộc nổ ra
   Điện Biên thắng lớn, địch co vào đồn.
   Ước mong chiến thắng hoàn toàn
   Bộ đội về làng giải phóng quê ta".

         (Em gái quê hương - Trần Thị Tám)

Gần chín năm mới biết tin quê hương vui quá! Tôi vỗ vai Thắng: "Tớ với cậu là đồng hương đấy!". Thắng reo lên: "Thế mà đến hôm nay em mới biết". Ngày hội ngộ vừa đồng hương vừa đồng chí giữa đất Mường Thanh trùng điệp chiến hào, mịt mù khói đạn, mãi mãi ghi sâu trong ký ức tôi.


Chập tối ngày 18 tháng 4 trận tiêu diệt cứ điểm 105 bắt đầu. Đánh lấn, nên trận chiến diễn ra "êm ả". Trong khoảng 2 giờ chúng tôi đã làm chủ trận địa. Tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch mà quân ta bị thương có 5 đồng chí, "Cách đánh này là thượng sách".


Sau chiến thắng 105, chúng tôi xây dựng ngay trận địa ĐKZ, trọng liên 12 ly 7 để hợp với pháo cao xạ 37 ly khống chế sân bay. Anh Lê Đỗ Khôi Chính trị viên tiểu đoàn chuyển lời khen của trung đoàn và ra lệnh, đêm ngày 18 tháng 4 đào hào cắt sân bay và đẩy mạnh bắn tỉa bằng các loại súng. Anh còn cho biết Hội nghị Giơ-ne-vơ sẽ họp ngày 26 tháng 4, chính giới Pháp nói: "Việt Nam giải quyết Hội nghị Giơ-ne-vơ ở Điện Biên Phủ". Chúng ta phải quyết thắng, buộc địch phải lập lại hòa bình và công nhận nền độc lập của ta.


Đêm 21 đường hào cắt sân bay của đại đội tôi đã nối liền với đường hào Đại đoàn 308. Anh em 308 cho biết Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ đi kiểm tra, ra lệnh phải đào nhiều hào "tay ngai" theo kiểu cứ điểm phòng ngự mới đánh bại được phản kích của địch. Chúng tôi chấp hành ngay và thầm nghĩ "Cụ Vũ" giỏi và sâu sát đáo để.


Sớm ngày 22 tháng 4, lợi dụng sương mù, bảy đại đội Âu Phi có 4 xe tăng dẫn đầu phản kích hòng chiếm hào, cắt sân bay. Chúng không ngờ, ta có một dãy cứ điểm phòng ngự. ĐKZ và cao xạ pháo hạ thấp nòng bắn thẳng, ba xe tăng địch bốc cháy. Nhiều lần xung phong bị bẻ gãy, địch bị tổn thất nặng. Chúng tháo chạy thục mạng. Và từ đây phản kích chấm dứt!


Đến thời gian này khu vực phòng ngự của Tướng Đờ-cát chỉ vẻn vẹn còn một đường kính khoảng 2 ki-lô-mét. Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm nằm trong mọi tầm súng của ta. Tướng tá, binh sĩ, thương binh đều chui rúc trong bùn lầy, tuy địch còn hơn 1 vạn tên, nhưng thế đã cùng, tinh thần đã kiệt.


Ngày 6 tháng 5, tôi được điều sang phía Đông, làm cán bộ dự bị cho trận đánh 506 và phụ trách công tác thương binh. Khoảng 5 giờ chiều ngày 7 tháng 5, anh Tô Thanh Chủ nhiệm chính trị gọi tôi: "Khoan ơi! Anh em ơi! Điện Biên toàn thắng rồi!" Từ chiến hào chúng tôi chạy ùa lên, ôm nhau hò hét, hát to bài "Vì nhân dân quên mình". Dưới kia, đoàn tù binh lũ lượt, dài như "bất tận", vừa đi vừa giơ cờ trắng, có những tên còn hát và kéo "ắc-coóc" nữa.


Trời hôm nay xanh, cao lồng lộng làm nổi bật lá cờ quyết chiến quyết thắng đỏ thắm đang tung bay trên hầm Tướng Đờ-cát. Hình ảnh tuyệt vời đó mãi mãi in sâu trong tâm khảm tôi.

D.T.K
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 589



« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2021, 07:04:11 am »

ĐỘI PHẪU THUẬT TIỀN PHƯƠNG CỦA GIÁO SƯ TÔN THẤT TÙNG


NGUYỄN NGỌC THƯỞNG


Đêm hôm ấy, cả núi rừng Điện Biên chìm trong khói lửa, những trận mưa bom, bão đạn tưởng như muốn xé rách cả bầu trời. Đội trinh sát trong tổ quan trắc pháo binh Sư đoàn 316 của chúng tôi nhận được lệnh đi quan sát các ổ đề kháng của giặc Pháp để nã pháo vào tiêu diệt, yểm hộ cho bộ binh tiến đánh đồi Bản Kéo, một cứ điểm quan trọng nằm ở phía Đông phân khu bắc Điện Biên Phủ.


Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi theo một đường chiến hào để trở về vị trí xuất phát Dọc đường, tôi bị một mảnh đạn pháo lia mất một mảng da trên đỉnh đầu khi tôi đang cúi lom khom để tránh đạn. Vết thương của tôi máu chảy nhiều quá, các đồng chí băng bó cho tôi và cõng tôi ra cửa chiến hào. Ở đây, tôi được đội tải thương đưa đi điều trị. Tôi ngất đi, mãi tới ba ngày hôm sau mới tình, thấy mình đang nằm điều trị tại một chiếc hang sâu dưới chân dốc Pha Đin. Đây là đội phẫu thuật tiền phương do Giáo sư Tôn Thất Tùng phụ trách.


Hang sâu thăm thẳm, những chiếc giường chúng tôi nằm điều trị là những đoạn gỗ đặt ngang dọc, có cột chống cao khoảng 0,3 mét, mặt giường là những đoạn cây vầu đập dập. Chính giữa hang, một khoảng rộng chừng 150 mét vuông là nơi làm việc và cũng là phòng mổ của Giáo sư Tôn Thất Tùng, y sĩ Nguyễn Ngọc Chương và mấy y sĩ khác được Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng chọn đi phục vụ chiến dịch.


Sáng nay, ngày 23 tháng 3 năm 1954, chị y tá Trần Thị Nga đến thay băng cho tôi. Khi chị mở cuộn băng bịt từ đầu xuống cằm tôi, tôi nghe chị nói khẽ: "Nhiều bọ quá!". Chị cầm chiếc panh có cặp bông đã thấm cồn, nhẹ tay gạt những con dòi bọ dồn vào một góc, lấy ra và gói lại đem đi báo cáo với y sĩ điều trị Nguyễn Ngọc Chương. Anh Chương mở gói dòi bọ ra xem và nói:

- Số chiến sĩ ta bị thương ở Điện Biên, có đến 80% bị vào đầu; do phải chiến đấu trong lòng đất, dưới các đường hầm, các chiến hào. Gần như anh em đều bị thương vì các mảnh bom và đạn đại bác: chỉ vài ba ngày sau là vết thương sinh dòi bọ. Chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân mới có thể cứu được thương binh thoát khỏi tử vong. Việc này giáo sư cũng đã biết và ông đã thức trắng mấy đêm liền để suy nghĩ. Giáo sư đã chỉ thị cho tôi và các đồng sự phải dùng kháng sinh liều cao, song tất cả đều ít hiệu quả, bọ cứ phát sinh hết đợt này đến đợt khác.


Nói rồi y sĩ Chương nhắc các chị y tá:

- Ngày hôm nay các đồng chí phải thay toàn bộ bông băng để sáng mai giáo sư vào xem xét.

Tôi được biết, suốt mấy ngày liền giáo sư Tôn Thất Tùng không được nghỉ, vì thương binh cứ mỗi lúc một nhiều; điều trị tại chỗ làm hồ sơ chuyển thương bệnh binh nặng về khu trung tâm điều trị ở Tuyên Quang; thuốc men ở phía sau chậm gửi tới; lượng máu khô và thuốc kháng sinh của đội phẫu thuật sắp cạn kiệt... Mấy chiếc đèn măng sông dùng cho các ca mổ cũng đã hết cả bép... Rất nhiều, rất nhiều việc phải lo. Thời gian này máy bay giặc Pháp liên tục giội bom và bắn phá rất dữ dội suốt dọc con đường dốc Pha Đin và đèo Lũng Lô. Việc vận chuyển lương thực thuốc men ngày càng khó khăn và nguy hiểm. Giáo sư gầy rộc đi. Tất cả mọi người đều lo cho sức khỏe của ông.


12 giờ trưa, chị cấp dưỡng pha một cốc sữa và một ít lương khô đến mời giáo sư dùng bữa. Giáo sư nhìn cốc sữa, nghiêm giọng nói với chị cấp dưỡng:

- Ai cho phép các đồng chí pha sữa cho tôi uống? Đây là sữa tiêu chuẩn, là mạng sống của thương binh kia mà!

Nói rồi, Giáo sư dịu giọng:

- Các đồng chí không được phép ưu tiên cho tôi như thế!

Chị cấp dưỡng bình tĩnh, nhẹ nhàng nói:

- Thưa Giáo sư, đây là lệnh cùa một cán bộ cao cấp trong Bộ chỉ huy chiến dịch giao cho chúng em. Đồng chí còn dặn thêm: Chế độ ăn nghỉ của Giáo sư ít nhất phải bằng và có thể còn hơn cả phần ăn của thương binh. Thưa Giáo sư, chúng em phải tuyệt đối chấp hành. Xin mời Giáo sư uống cốc sữa cho nóng, kẻo nguội mất!

Giáo sư đành không thể khước từ. Ông nâng ly sữa trên tay, nói với chị y tá, giọng đầy xúc động:

- Vâng, thế thì tôi phải uống vậy!

Vừa lúc đó, y sĩ Chương xin phép giáo sư cho chị y tá Trần Thị Nga được vào gặp.

Giáo sư mời chị y tá ngồi và bảo:

- Đồng chí có việc gì cứ trình bày.

Chị y tá báo cáo:

- Thưa Giáo sư, quê em ở miền đồng chiêm trũng tỉnh Thái Bình. Thời còn ở nhà đi gặt lúa, chúng em bị đỉa cắn rất nhiều. Các cụ bảo phải làm một ống mồi đeo sau lưng, thuốc trong ống mồi chủ yếu là vôi với lá đào giã nhỏ cho thêm một ít bồ hóng, hễ con đỉa nào bám vào chân, chỉ cầm cái que châm vào thuốc rồi bôi vào miệng con đỉa là lập tức nó phải nhả ra.

Thưa giáo sư, mấy đêm qua em đã vào rừng để tìm kiếm cây đào và một số lá đắng khác, nhưng cây cối bị bom napan của giặc thiêu trụi cả, em không sao kiếm được, về nhà em mới nghĩ ra một cách: thử đem thuốc viên ki-na-cờ-rin và ký ninh vàng pha với nước cất rồi tẩm vào bông băng, đem băng thử cho một thương binh xem sao. Em đã xin ý kiến của y sĩ Chương. Y sĩ đồng ý, nhưng bảo em: để y sĩ kiểm tra trong 40 chiến sĩ bị thương vào đầu, ai là người có huyết áp bình thường và sức khoẻ khá hơn thì làm thử cho người đó. Y sĩ còn dặn em: trước khi băng thử phải cho người đó uống thuốc ngủ, để tránh đau đớn, ảnh hưởng tới vết thương. Thưa Giáo sư, em băng thử cho đồng chí thương binh Nguyễn Mạnh Hùng từ lúc 5 giờ chiều, đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, mở ra kiểm tra thì thấy toàn bộ những con dòi bọ đều chết cả, còn một số ít thoát được ra ngoài rồi cũng chết. Em hỏi chiến sĩ Hùng, người được chọn làm thử xem kết quả ra sao thì đồng chí ấy bảo: "Dễ chịu lắm, không nhức nhối như hôm qua". Em và y sĩ Chương đã kiểm tra. Thưa giáo sư, em mạnh dạn làm thử vì thấy Giáo sư và các thầy thuốc rất lo cho thương binh. Mong Giáo sư kiểm tra xem.


Y sĩ Nguyễn Ngọc Chương cũng báo cáo thêm:

- Thưa Giáo sư, em có nghe các bác dân công tải thương, người dân tộc Thái ở Lai Châu - Sơn La thường nói đến câu: "Ruồi vàng, bọ chó, gió Tây Trang", từ đó em nghĩ đến những con ruồi vàng ở đất Điện Biên này, nó rất say hút máu người và súc vật, khi đã ăn no nó liền đẻ trứng vào chỗ hút đó làm nảy sinh dòi bọ. Nhiều lần em thấy khi các thương binh được đưa vào đây, đều có những con ruồi vàng bay theo và bậu quanh chỗ vết thương. Em cho có lẽ lũ ruồi vàng này là thủ phạm sinh ra dòi bọ ở các vết thương của thương binh. Xin Giáo sư trực tiếp kiểm tra và cho chỉ lệnh điều trị.

Giáo sư chăm chú nghe rồi vui vẻ bảo:

- Ngay bây giờ, tôi cùng các đồng chí đến chỗ chiến sĩ Hùng để kiểm tra.

Giáo sư thấy sự việc diễn ra quả nhiên như lời y tá Trần Thị Nga và y sĩ Nguyễn Ngọc Chương đã báo cáo.

Sáng hôm sau, trong cuộc họp giao ban, Giáo sư nói với các thầy thuốc của đội phẫu thuật về sự việc trên và kết luận: Một bài học hết sức quý giá cho chúng ta là: chớ nên coi thường cấp dưới và những người có học vị kém mình. Đồng chí y tá Trần Thi Nga đã hết lòng vì thương binh, thật đáng khen. Tôi yêu cầu chúng ta hãy làm theo phương án điều tri của y tá Nga. Cách làm này vừa đơn giản, rẻ tiền, lại đỡ tốn thuốc kháng sinh - một loại thuốc quý hiếm ở đây!


Chúng tôi nằm điều trị bên phòng họp giao ban của đội phẫu thuật, được nghe rõ từng câu nói của Giáo sư Tôn Thất Tùng. Tất cả chúng tôi đều xúc động và cảm phục trước tẩm lòng nhân ái, tận tụy, vì thương binh của Giáo sư, của y sĩ Chương, của nữ y tá Trần Thị Nga và các cán bộ thầy thuốc tại đội phẫu thuật tiền phương tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ này.


Năm mươi năm đã trôi qua, song hình ảnh Giáo sư Thất Tùng và những người thầy thuốc như mẹ hiền vẫn mãi mãi còn khắc sâu trong tâm khảm của chúng tôi, những chiến sĩ được vinh dự tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

N.N.T
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM