Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:29:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bản hùng ca xuân 1975  (Đọc 2812 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #30 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:40:03 am »

4. Trằn trọc không ngủ

Cuối năm 1969 tôi được điều lên công tác ở Bộ Tư lệnh mặt trận, tình cảnh thiếu đói thế này ở cơ quan cũng chẳng khác mấy ở đơn vị. Người ở nhà thì được cấp một chút ít lương thực, còn người đi chỉ đạo chiến đấu và công tác thì dựa vào dân, vào đơn vị mà lo liệu cuộc sống.


Về mùa đông trên rừng núi Trị Thiên mưa phùn và rét chẳng kém gì ngoài Bắc. Rừng càng sâu, núi càng cao, rét càng đậm, mây mù bao phủ suốt ngày, từ nhà nọ trông sang nhà kia không rõ.

Độ này tôi và mấy anh em được phân công ở nhà trực cơ quan. Phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ không khó bằng đấu tranh để khắc phục cái đói và rét. Ngày bận với công việc còn đỡ, chứ đêm nằm trằn trọc không sao ngủ được.


Bộ đội ở chiến trường thường thay võng bạt bằng võng ni lông. Tuy nhẹ, nhưng nằm võng ni lông vừa lạnh, lại mỗi lần trở mình cọ mình vào võng phát ra tiếng sột soạt nhói tai. Thấy tôi cựa mình đồng chí Trung ngẩng đầu hỏi: "Chưa ngủ hả anh Phong?". "Ôi, đói và rét không ngủ được anh ạ", "Ừ mình cũng vậy" - Tôi đáp lại. Thấy hai chúng tôi vẫn thức đồng chí Dư cất tiếng: "Lòng vả chẳng khác nào lòng sung răng cũng rứa!". Thế là mấy anh em lại cùng dậy ngồi quanh đống lửa trò chuyện cho đến sáng.


Tờ mờ sáng, đồng chí Trung đã vào trong bản, một lúc sau trở về, mang theo một bọc không rõ bọc gì, mở ra mới biết mớ sắn đồng bào để gác bếp từ lâu không ăn lấy xuống cho. Thế là anh em tôi người đem sắn đi kỳ cọ cho hết màu đen và mùi khói bếp. Người đi chặt gỗ đẽo chày, người tìm mũ sắt làm cối để giã, giã nhỏ rồi trộn lẫn với muối, viên thành viên cho vào nồi, luộc chín, vớt ra chia đều cho mỗi anh em được năm viên. Khi ăn cho vào mồm vẫn thấy ngăm ngăm mùi bồ hóng. Song vì đói ăn vẫn cứ thấy ngon, chẳng ai bảo ai mà tất cả chúng tôi đều thấy phải ăn chầm chậm cho lâu hết, nhưng rồi vẫn cứ hết, hết rồi cứ tắc lẻm, thấy thèm, ước gì có mấy cái nữa.


Một hôm đang giờ làm việc, được tin trên thông báo: Vị trí đóng quân bị lộ, Tư lệnh mặt trận chỉ thị toàn cơ quan khẩn trương di chuyển đến vị trí dự bị. Chân ướt, chân ráo vừa tới nơi, đặt ba lô xuống đã kẻ cuốc, người xẻng đi đào công sự. Đào được một lúc mồ hôi vã ra, bụng đói chân tay rã rời, đang nghỉ giải lao đồng chí Dư nói: "Các cậu ơi! Mình đi công tác dưới đơn vị về qua trạm vận tải anh em cho mấy lon gạo, các cậu đào tiếp tớ đi nấu bát cơm ăn". Nghe nói có gạo nấu ăn, chúng tôi như khỏe người ra, ai nấy vừa đào, vừa dõi theo đồng chí Dư nấu cơm. Chẳng hiểu nấu nướng thế nào mà cứ thấy Dư chổng mông, chổng tỹ, phùng má, trợn mắt thổi phì phì, nước mắt, nước mũi chảy giàn giụa, khóc không ra khóc, cười chẳng ra cười, mồm lúng búng chửi: "Tổ cha nó, củi đuốc gì mà thổi hết cả hơi", ngẩng lên trông mặt mũi lọ lem như mặt hề, cả bọn tôi bấm bụng cười. Đồng chí Tùng vừa cười, vừa nói: "Thế kia mà có máy ảnh chụp một pô gửi về cho mẹ đĩ làm kỷ niệm thì hay biết mấy".


Thấy vậy tôi chạy lại xem sao. Cầm mấy thanh củi mà đồng chí Dư đang dóm bếp, tôi thốt lên: "Ôi bố ơi? Ai bảo ông đi kiếm toàn củi mục thế này không cháy là phải". Thấy tôi nói vậy, đồng chí Tiến thêm vào: "Quen ở nhà có vợ con hầu, sểnh nhà ra thất nghiệp, đã biết thân chưa! Nay mai thắng Mỹ còn sống trở về, nhớ đừng hoạnh hoẹ vợ con nữa nhé!".


Thế là tất cả chúng tôi xúm vào chữa chạy, mãi mà cơm vẫn không chín. Nóng ruột bắc ra ăn sơi vẻn vẹn mỗi người một bát, còn lại là cháy, cháy cũng không bỏ, lấy nước đổ vào bóc ra bằng hết, đem chia đều mỗi anh em một miếng. Tuy cơm sống cháy đen, nhưng ăn vẫn thèm ước gì còn cháy.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:40:57 am »

5. Đón Giao thừa trên Điểm cao 303

Phối hợp với cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao ở Hội nghị Pa-ri, địch muốn tranh thủ lấn thêm đất, chiếm thêm dân; ngược lại ta phải đánh để thu hẹp vùng kiểm soát của địch, mở rộng vùng giải phóng của ta trước khi Hiệp định Pa-ri được ký kết. Cuộc chiến đấu giữa địch và ta giành giật ngày thêm quyết liệt.


Cuối năm 1972, địch liên tiếp đưa quân nhảy lên chiếm các cao điểm, vùng giáp ranh huyện Phù Lộc tỉnh Trị Thiên trong đó có Điểm cao 303, một điểm cao hết sức quan trọng, có khả năng ngăn chặn bộ đội ta xuống đồng bằng Trị Thiên tiến quân vào hướng Quảng Nam - Đà Nẵng, khống chế các hoạt động của ta ở khi giáp ranh, phòng ta cắt đèo Hải Vân cô lập Trị Thiên - Huế. Chúng đưa một đại đội bộ binh ngụy lên chiếm giữ. Được tin này, trên ra lệnh cho Trung đoàn Phú Xuân (Trung đoàn 6, Quân khu Trị Thiên) phải lập tức nhổ cái gai đó đi. Nhận lệnh lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn hội ý chớp nhoáng, hạ quyết tâm tiêu diệt địch ngay đêm 30 Tết năm Nhâm Tý.


Trung đoàn trưởng Trần Chữ một mặt giao Tham mưu trưởng Trương Đình Thanh tổ chức ngay một bộ phận cán bộ tham mưu, cùng với chỉ huy Tiểu đoàn 1, đi nắm địch, mặt khác ra lệnh cho Tiểu đoàn 1, tiểu đoàn chủ công của trung đoàn có nhiệm vụ tiêu diệt địch trên điểm cao này, khẩn trương chờ lệnh xuất phát. Ra lệnh cho Tiểu đoàn 2 làm lực lượng dự bị, sẵn sàng chờ lệnh. Tiếp đó tổ chức lực lượng, đưa sở chỉ huy và các cánh quân bí mật hành quân áp sát Điểm cao 303.


Sau 5 tiếng đồng hồ nắm địch và phương án tác chiến, đồng chí Nguyễn Bình tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 báo cáo. Được trung đoàn trưởng duyệt, đơn vị bắt đầu triển khai chiến đấu.

Điểm cao 303 là một cánh rừng non, cây cối rậm rạp, xen vào rất nhiều cây gai xấu hổ. Do đó việc tiềm nhập của bộ đội ta có nhiều khó khăn. Tiếng pháo đón giao thừa dưới đồng bằng đã điểm, xem đồng hồ đã sắp tới giờ nổ súng, mà vẫn còn một mũi chưa vào tới vị trí xuất phát tiến công.


Trung đoàn trưởng tay cầm ống nghe, miệng quay sang hỏi tôi: "Có gì ăn không anh?". Tôi nói: "Anh để tôi bảo liên lạc đi hỏi anh em hậu cần". Một lát đồng chí đó trở về báo cáo: "Thưa thủ trưởng chỉ có gạo nấu cháo ăn với muối thôi ạ". Nghe vậy, anh nói: "Quá giờ rồi mà bộ đội vẫn chưa nổ súng, thức gần trắng đêm, miệng đắng ngắt mà cháo hoa với muối thì ăn sao nổi".


Vừa lúc đó chuông điện thoại réo lên, từ trận địa đồng chí tiểu đoàn trưởng báo cáo về: "bắt đầu nổ súng", liền theo mấy phát ĐKZ nổ chói tai cùng với tiếng các loại súng của bộ đội ta, xé tan bầu không khí im ắng nặng nề, chỉ sau 15 phút chính trị viên tiểu đoàn Lê Văn Hân báo cáo về: "Bộ đội ta hoàn toàn làm chủ trận địa!". Vừa dứt lời, trung đoàn trưởng nói với đồng chí Lê Văn Hân mà như với cả anh em ở sở chỉ huy: "Hoan hô Tiểu đoàn 1, các đồng chí ơi hết đói rồi!" và chỉ thị cho Tiểu đoàn 1 khẩn trương truy quét địch, thu dọn chiến trường báo cáo kết quả trận đánh.


Sau ít phút đồng chí Lê Văn Hân cất tiếng, vẻ nghẹn ngào và chậm rãi báo cáo: "Về phía địch đã đếm được 37 xác chết, số còn lại lợi dụng địa hình rừng núi, lại ở gần căn cứ C nên chúng tháo chạy cả về đồng bằng. Vũ khí, ta mới thu được 27 khẩu súng các loại, về phía ta duy nhất có đồng chí B tiểu đoàn trưởng, bị mảnh cối của địch sát hại, đã cho anh em đưa về phía sau, chi tiết mọi mặt sẽ kiểm tra báo cáo chính xác với trung đoàn sau".


Vì mất liên lạc với bọn địch bị đánh trên Điểm cao 303, bọn chỉ huy địch ở căn cứ lúc này không biết đâu là quân ta, đâu là quân chúng nên không dám gọi pháo ở hạm đội và căn cứ chi viện. Đây là thời cơ thuận lợi để Tiểu đoàn 1 và sở chỉ huy trung đoàn nhanh chóng thu dọn chiến trường, rút về hậu cứ an toàn.


Vào thời điểm này nhân dân ngoài hậu phương lớn miền Bắc, cũng như đồng bào dưới đồng bằng miền Nam đang rền vang tiếng pháo đón giao thừa với hương vị: giò mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ, phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam, còn cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Phú Xuân nổ pháo nã vào đầu giặc, đón giao thừa trên Điểm cao 303. Phấn khởi với chiến thắng giòn giã song ai nấy đều ngậm ngùi, tiếc thương vô hạn đồng chí tiểu đoàn trưởng, người chỉ huy dũng cảm, người đồng chí thân yêu!


Về tới hậu cứ trung đoàn, tôi nhận được thư của đồng chí Phạm Tiến Tăng kèm theo gói kẹo, gói chè, bao thuốc. Phân vân chưa hiểu quan hệ thế nào mà đồng chí Phạm Tiến Tăng lại gửi thư và quà cho tôi. Vội bóc thư ra xem, trong thư Phạm Tiến Tăng nói: "Nhận được thư cháu chắc chú ngạc nhiên. Chú ơi! Chú có nhớ đến hôm cháu hành quân vào chiến trường, ngồi nghỉ ở dốc Cao Bồi, chú đi công tác tới đó dừng chân xin thuốc lào. Qua câu chuyện quê hương mà chú cháu mình nhận ra nhau, người cùng quê mà chú còn là đồng chí thân yêu, người bạn chiến đấu của chú Phạm Niên cháu! Thế rồi chú cháu chia tay nhau mỗi người một ngả, hay đâu cả đơn vị cháu toàn con em Hà Bắc lại được bổ sung về đơn vị chú. Chắc chắn trận đánh Điểm cao 303 đêm qua không chỉ có chú mà còn nhiều con em Hà Bắc đã góp phần vào trận thắng giòn giã đó!".


Tôi vô cùng xúc động trước tình cảm đồng hương của Tăng, khác nào như được gặp người thân!. Vậy là chính Tăng đã giúp chúng tôi có quà để đón mừng cán bộ, chiến sĩ lên chúc tết trung đoàn. Cán bộ chiến sĩ thì đông mà thuốc kẹo thì có hạn, nên anh Trần Chữ, trung đoàn trường đặt vấn đề: "Ai hút thuốc thì thôi ăn kẹo, ai ăn kẹo thì thôi hút thuốc!". Tiếp lời trung đoàn trưởng tôi nêu ý kiến: "Nói thế cho vui chứ con nhà quân sự thì cứ phải cụ thể". Tôi bảo đồng chí Sửu liên lạc của trung đoàn đếm xem gói kẹo có bao nhiêu cái. Kết quả là thuốc có 20 điếu mà kẹo có 40 cái, vậy thì kẹo mỗi người một cái, thuốc mỗi người nửa điếu. Tôi vừa dứt lời tất cả vỗ tay trong không khí chan hòa tình cảm cán binh.


Nhớ cái tết năm xưa ở chiến trường, cách đây đã hơn hai chục năm, mà những dấu ấn tình thương đồng đội cùng chung một chiến hào sướng khổ vui buồn, sống chết có nhau. Tình cảm quê hương không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #32 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:42:01 am »

6. Mong ước được bữa cơm no

Rời tay súng, tay bút lại tay dao, tay cuốc. Đêm đánh giặc, ngày lại phát rẫy làm nương. Dần dần những bãi trống, đồi núi trọc đã phủ lên màu xanh của lúa ngô, khoai, sắn. Nhiều nơi không còn là rẫy, là nương lẻ tẻ, mà đã trở thành rừng sắn, rừng ngô trông vút tầm mắt. Đồng bào các dân tộc khen "Bộ đội Cụ Hồ" làm giỏi hung.


Lẽ thường thì chẳng ai thích lao động nặng nhọc, nhưng ở cơ quan tôi lúc này lại có chuyện: Được phân công đi chiến đấu hay sản xuất thì ai cũng phấn khởi, còn trực ở nhà thì chẳng ai muốn, nhiều khi rất khó phân xử phải quyết định theo cách: đồng lần "ai cũng được chiến đấu, ai cũng có nghĩa vụ sản xuất tăng gia và ai cũng phải ở nhà trực". Đi chiến đấu, lao động tuy gian khổ, vất vả nhưng chẳng cơm thì cháo còn được no bụng, ngoài ra còn kiếm được miếng rau quả rừng. Còn ở nhà tuy lao động ít nặng nhọc nhưng ăn thì cơm, cháo, sắn luộc, ngô bung chỉ có hạn, đói cũng đành chịu chứ chẳng kiếm thêm được miếng gì, mà lại phải tư duy căng thẳng đầu óc.


Đã vào chiến trường, việc chiến đấu hy sinh là lẽ thường. Bom đạn nó không chừa bất kỳ ai ở đâu. Có khi đơn vị chiến đấu ở phía trước chẳng hề chi, mà cơ quan, đơn vị ở phía sau lại bị pháo bầy, bom tọa độ B-52 rải thảm.


Tình thương yêu đồng đội, tinh thần đồng cam cộng khổ, chia ngọt, sẻ bùi giữa các bộ phận trong cơ quan đã thành ý thức tự nguyện của mọi người. Anh em chúng tôi quy ước với nhau: Các đồng chí đi chiến đấu công tác đói, no thế nào phải tùy cơ mà ứng phó dựa vào đơn vị và nhân dân mà sống, nhưng phải chắt chiu dành dụm để khi về có một lon gạo (Ống sữa bò) góp cho cơ quan. Các đồng chí đi sản xuất tăng gia phải dựa vào rừng, vào rẫy mà khai thác, dự trữ thực phẩm. Đợi cuối quý, cuối năm hay kết thúc chiến dịch, anh em về sơ, tổng kết, sum họp đông đủ, đem số gạo và thực phẩm đó ra tổ chức liên hoan một bữa. Bữa liên hoan này chẳng mong gì cao lương mỹ vị mà chỉ mong sao được bữa cơm no.


7. Nhớ một lần trở thành khách quý

Chuẩn bị cho đợt hoạt động mới của bộ đội ta. Tôi được phân công xuống tỉnh đội Thừa Thiên công tác. Đi cùng tôi có một đồng chí vệ binh. Gia tài của chúng tôi ngoài mấy thứ quân tư trang cần thiết và khẩu súng ra trong tay không có lấy một đồng tiền hạt gạo. Trên đường đi suy nghĩ về biện pháp khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, sự nguy hiểm đạn bom thì ít, mà suy nghĩ về tối nay ăn đâu, nghỉ đâu thì nhiều.


Leo đến lưng chừng dốc, mồ hôi ướt đẫm áo, người thấm mệt, chúng tôi ngồi nghỉ lại lấy sức. Mặt nhìn về phía bắc, bỗng tình cảm gia đình, quê hương thức dậy trong tôi. Lòng thương cha mẹ, nhớ vợ con sao mà da diết. Tôi lấy nhật ký ra ghi:

"Trời xanh xanh thẳm xa vời
Núi cao che khuất chân trời xa xăm
Mây bay về giúp ta chăng
Cho ta nhắn gửi tấm lòng cùng mây".


Thấy tôi ghi ghi chép chép, đồng chí vệ binh ghé mắt nhìn bỗng thốt lên: "Ôi, đói và mệt thế mà thủ trưởng còn làm được thơ à?". "Chính cái đói và mệt đã giúp cho mình cảm xúc thành thơ" - Tôi đáp lại. "Đúng vậy bố ạ! Nói thế cho vui chứ tâm trạng của con cũng khác gì bố đâu" - Đồng chí vệ binh còn ít tuổi hơn con trai lớn tôi nên đồng chí thường xưng hô với tôi là bố với con.


Đỡ mệt, bố con tôi lại tiếp tục đi, khoảng 14 giờ chiều đến một bản ở đỉnh dốc, thấy chúng tôi đồng bào chỉ vào chuối và đu đủ, hỏi bộ đội có đổi không. Ngoái nhìn đồng chí vệ binh, tôi hỏi: "Ta có gì đổi được nhỉ?". Đồng chí vệ binh bảo: "Con có chiếc khăn bông hoa đem từ Bắc vào, thử hỏi xem họ có đổi không?". Nhìn thấy chiếc khăn bông hoa họ đồng ý ngay và đưa cho cha con tôi một nải chuối và hai quả đu đủ chín mọng. Dừng chân ăn lót dạ xong, hai cha con tôi hành quân tiếp khoảng 17 giờ chiều, đến một trạm gác kho của đơn vị vận tải mặt trận, tôi rất mừng và bụng bảo dạ nghĩ nhờ đây và dựa vào đây để giải quyết cuộc sống cho cha con tôi tối nay.


Dừng chân nghỉ trên một cây gỗ đổ nằm trước trạm, người qua lại dừng chân vẫn thường ngồi làm cho thân cây gỗ nhẵn bóng chẳng khác nào quang dầu. Ráo mồ hôi, tôi xuống suối vốc mấy vốc nước táp lên mặt, uống mấy ngụm vừa đỡ khát, vừa mát ruột, rồi quay lên trở vào trạm. Tôi cất tiếng chào mấy đồng chí mà tôi đoán là cán bộ, chiến sĩ, phụ trách trạm, các đồng chí đáp lễ tôi và hỏi: "Thủ trưởng đi đâu?". Thấy tôi đứng tuổi lại đeo K59, có đài bán dẫn, đoán tôi là cán bộ nên gọi tôi là thủ trưởng.


Tôi đưa giấy giới thiệu và trả lời: "Tôi xuống tỉnh đội Thừa Thiên công tác". "Thế tối nay thủ trưởng ngủ ở đâu?". "Trời sắp tối, vả lại cha con tôi cũng đã mệt, định nhờ các đồng chí cho cha con tôi nghỉ lại đây tối nay". Một đồng chí trả lời: "Đây là kho, cấp trên quy định không ai vào, thủ trưởng thông cảm!". Biết tiếp tục câu chuyện chưa thuận tôi quay sang hỏi chuyện khác: "Các đồng chí quê ở đâu, có hay nhận được tin tức gì của gia đình không?". Một đồng chí nhanh nhảu đáp: "Anh em chúng tôi người tứ xứ Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Bắc... thôi thì đủ các tỉnh miền Bắc, nhưng biệt tăm từ ngày vào chiến trường tới nay, chẳng nhận được thư từ, tin tức gì! Thế thủ trưởng ở đâu, có nhận được tin gia đình và hay biết gì về tình hình ngoài Bắc không?". "Tôi quê Hà Bắc, tuy chưa nhận được thư gia đình nhưng thỉnh thoảng cũng được các đồng chí cán bộ ở Hà Nội vào nói chuyện nên cũng biết được nhiều tin tức ngoài Bắc và tình hình thế giới, trong nước. Thế các đồng chí có đài để theo dõi tin tức và có hay được nghe tình hình thời sự không?". "Làm gì được hưởng những của hiếm đó hả thủ trưởng, được phát cái đài oriông tôn, ông tiếc gì đó, ngốn pin như quỷ sứ, mấy tháng được phát một cặp pin, nghe vài bữa hết lại cất xó, còn các nhà tuyên huấn thì có mấy khi các ông ấy đến với anh em chúng tôi ở chốn rừng thẳm hoang sâu này?". "Thế các đồng chí có muốn nghe tình hình thời sự không?". "Ồ thế thì thích quá, thủ trưởng nói cho mấy anh em chúng tôi nghe nhé".


Biết tình thế chuyển biến thuận lợi, tôi tấn công ngay: "Tôi sẵn sàng, nhưng các đồng chí không cho tôi nghỉ lại đây thì nói sao được?". Một chiến sĩ đứng cạnh đó trông mặt mũi khôi ngô nhanh nhảu nói: "Thôi trạm trưởng linh động, coi như thủ trưởng trên mặt trận đến kho ta công tác". Trạm trưởng chưa kịp trả lời thì đồng chí đó đã chân bước, miệng nói: "Thủ trưởng và đồng chí đưa đồ đạc vào, tối nay nghỉ đây với anh em chúng tôi", và đưa tay xách ba lô, khăn gói giúp tôi vào trạm. Vừa đi tôi vừa nói: "Cậu cứ phong cấp cho tớ thế chứ tớ cũng lính tráng như các cậu, chứ thủ trưởng với thủ phó gì, có khác các cậu ở chỗ là lính cơ quan".


Đang đi bỗng chiến sĩ này cất tiếng gọi: "Biên ơi! Mày có đồng hương đây này"?. "Ôi dào! Hương với khói gì, có thật hay lại gợi ý chuyện đồng hương để vào xin gạo" - Đồng chí đó đáp lại một cách nghi ngờ. Mặc dầu vậy tôi vẫn gượng cười chào, bắt tay đồng chí ấy và nói: "Đồng chí ơi! Cha con tôi nếu có xin gạo thì cũng để sống mà đánh Mỹ, chứ có xin về cho vợ con đâu phải không đồng chí?". Chắc nhận ra lời nói không phải của mình, nên đồng chí đó cười xòa và nói: "Cháu đùa vậy chứ đâu dám nói sai về thủ trưởng, mong thủ trưởng thông cảm", rồi cùng đưa cha con tôi vào trạm.


Thế là cha con tôi từ kẻ ăn xin lại trở thành khách quý. Không chỉ được tiếp đãi ăn ở đường hoàng mà sáng mai cơm nước xong, khi lên đường còn được tiễn đưa với tình cảm quyến luyến, kèm theo mỗi cha con một nắm cơm, dăm lon gạo và mời khi về nhớ ghé lại trạm, nói chuyện đồng bằng cho anh em chúng tôi nghe.


Hồi tưởng lại cuộc sông, chiến đấu của người chiến sĩ ở chiến trường đánh Mỹ cách đây đã gần ba mươi năm mà tôi thấy nó như là xảy ra vừa mới đây và sẽ mãi mãi không bao giờ phai mờ trong tôi cái tình cảm chân chất, đầy vẻ lính ấy!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:43:17 am »

8. Rừng che bộ đội

Trên bầu trời mặt trận Trị Thiên hồi này, chẳng mấy lúc ngớt tiếng máy bay. Đêm C130, ngày thì OV10 và các loại máy bay trinh sát khác cứ vè vè bay lượn dòm ngó từ sáng đến tối. Phát hiện được một điểm nào trên mặt đất có dấu vết khác thường là chúng bám riết theo dõi. Nếu chúng cho đó là nơi căn cứ chỉ huy thì lập tức chúng cho máy bay đem bom đạn đến đánh phá, thậm chí chúng đánh phá tới mức độ hủy diệt. Một hôm tôi trên đường đi công tác và cứ thấy hết tốp máy bay phản lực này đến tốp máy bay phản lực khác hối hả bay về phía căn cứ của Bộ Tư lệnh mặt trận. Trong tôi đã linh tính có điều gì không lành, nên càng rảo bước mau mau về tới cơ quan.


Về đến một bản đồng bào cách cơ quan mặt trận trên dưới một giờ đồng hồ, hôm đi vẫn thấy nguyên vẹn thì nay về đã thấy máy bay bắn cháy trơ trụi. Đi một đoạn nữa thấy có tiếng động dưới suối, tôi bảo đồng chí vệ binh phải cẩn thận đề phòng biệt kích. Bỗng thấy một đồng chí bộ đội mặt lọ lem từ suối đi lên vừa đi vừa nói: "Kiến đấy, kích với kiếc gì!". Và theo sau là mấy đồng chí bộ đội cả nam lẫn nữ gồng gánh đủ thứ xoong, nồi, thau, chậu, hóa ra là bộ phận hành chính hậu cần của cơ quan mặt trận. Tôi hỏi: "Các đồng chí đi đâu thế này?". Đồng chí Kiến trả lời: "Địa điểm dừng chân của cơ quan ta bị lộ nên đủ các loại máy bay phản lực B-52 thay nhau đem bom đạn đến đánh phá liên tục hai ngày nay mà đồng chí chưa biết sao? Nó đánh đến mức đồng chí công vụ của cơ quan xuống nhà bếp lấy cơm mà phải nằm gí ở đây rồi đi cùng với bọn tôi chứ không trở về cơ quan được. Nó đánh bạt cả ngọn đồi ở gần cơ quan, anh bảo có ghê không?! Ấy vậy mà tất cả vẫn an toàn. Nghe các đồng chí cán bộ địa phương phản ánh có thiệt hại một số gà lợn của đồng bào và mẹ con con hoẵng đang dắt nhau đi kiếm ăn, chứ có làm cóc gì được anh em ta đâu". Quả đúng câu của một nhà thơ năm đó "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Gặp nhau nghỉ giải lao mười phút, nghe hết câu chuyện anh em tôi cùng nhau về vị trí dự bị của Bộ Tư lệnh mặt trận.


9. Của trời cho

Hưởng ứng chủ trương "sản xuất tự túc" một phần lương thực, thực phẩm của Bộ Tư lệnh mặt trận, từ cơ quan đến đơn vị đã dấy lên phong trào tranh thủ thời gian, xen kẽ giữa các đợt chiến đấu và công tác để phát rẫy tăng gia.


Nói đến phát rẫy làm nương số đông anh em chúng tôi đã biết làm thế nào đâu. Song "bụng đói đầu gối phải bò", phương châm sản xuất của Bộ Tư lệnh mặt trận lúc này là: "Không biết thì học, cứ làm rồi sẽ biết, cứ trồng không được củ, quả cũng được lá làm rau". Thế là anh em chúng tôi ra quân sản xuất, lân la vào các bản đồng bào để học cách phát rẫy làm nương. Nói thì dễ, làm thì khó. Cái khó của làm rẫy khác với cái khó của làm ruộng. Phát rẫy không những tốn mồ hôi công sức, mà còn bị gai cào rạch mặt, xước da thịt, muỗi vắt hút máu truyền bệnh, phồng tay. Ngày đi làm về, đêm nằm người đau ê ẩm.


Phát rẫy tốn nhiều ca lo, mau đói. Lương thực để chúng tôi ăn lúc này là nhờ vào sắn đồng bào cho. Các rẫy sắn đồng bào không ăn đã bỏ qua mấy mùa rẫy, cây cỏ mọc lên thành rừng. Phát cây đi cuốc đất lấy củ rất to nhưng luộc không chín, phải thái thành miếng mỏng cho vào ninh vẫn không nhừ, ăn cứ sậm sật nhưng đói vẫn phải ăn.


Quá trình phát rẫy cơ quan tôi gặp may, phát đến cuối rẫy thấy một cây vả rừng rất to. Quả bâu kín cả thân cây và trĩu cành. Vặt mấy quả chín to gần bằng cái bát, bổ ra trong ruột đầy mật ăn cứ ngọt lịm. Chúng tôi quyết định dừng lại không phát tiếp đám rẫy này nữa để giữ lại cây vả. Với lượng quả này, nếu ăn dè sẻn thì ít ra nó cũng góp phần chống đói cho anh em tôi gần mùa rẫy.


Đồng chí tổ trưởng tăng gia quản lý cây vả rất chặt, phân phối, sử dụng theo khẩu phần. Người khỏe ngày được hai quả, ốm yếu ngày được một. Người trực cơ quan ở nhà sẽ dành phần cho, anh em đi công tác và chiến đấu thì dựa vào đơn vị mà lo liệu.


Khẩu phần đã rõ nhưng ăn thế nào lại phải bàn. Mỗi người một ngày chỉ được có hai quả, nếu ăn mỗi bữa một quả thì chỉ được hai bữa sáng chiều. Phải bằng cách phối hợp với nhau mỗi bữa hai người ăn chung một quả thì mỗi người có hai quả mà ăn được bốn bữa. Phải ăn rải ra nhiều bữa như thế mới đỡ đói. Thật đúng câu "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm".


Mải mê với công việc phát rẫy làm nương, thời gian trôi đi đã đến độ lúa ngô ra hoa, kết trái. Lao động sản xuất đã vất vả, gian khổ, nhưng bảo vệ thành quả sản xuất lại càng gian khổ, vất vả hơn. Ngày thì chồn, sóc. Đêm đến cứ từng đàn cầy, cáo, vượn khỉ, lợn rừng... kéo nhau ra quấy phá. Anh em tôi phải thay phiên nhau canh gác ngày đêm như canh giặc. Nếu sợ, ngại khó thì mất ăn với chúng như chơi.


Việc phá hoại thành quả sản xuất của chúng tôi đâu chỉ có thú rừng, hơn cả thú rừng là bom đạn của giặc Mỹ. Để tiện sản xuất, chúng tôi làm ở giữa rẫy một nhà thùng. Kề bên đào một hầm chữ A thông sang bên nhà thùng. Bình thường thì nằm ngoài nhà thùng, khi bị đánh phá thì từ nhà thùng sang hầm chữ A cho nhanh.


Một hôm, vào khoảng hai giờ sáng, sau ca đồng chí Sửu đi tuần trên rẫy về, chúng tôi đang ngủ say, bỗng máy bay B-52 đến thả bom. Nghe nhức óc, đinh tai, tất cả chúng tôi choàng dậy chạy vào hầm. Đang ngủ say, chưa kịp định thần, chẳng hiểu đã vào đến hầm chưa, nhưng thấy chạm vách đất là tất cả dừng lại. Hết loạt B-52 thứ ba, theo quy luật địch ngừng đánh, tất cả chúng tôi bật lửa lên thì thấy cả ba anh em mỗi người ngồi một góc nhà chứ chẳng ai vào được hầm. Chúng tôi nhìn nhau bấm bụng cười. Cây côi đổ ngổn ngang, đất đá bắn tung tóe khắp mái nhà, nhưng may mà bom không trúng nhà, nên anh em chúng tôi vẫn an toàn.


Không khí trở lại yên bình, chúng tôi chui ra khỏi nhà. Kéo hết cây đổ, giải phóng được nhà thì trời rạng sáng. Tôi và đồng chí Sửu tiếp tục quét dọn, còn đồng chí Chi chạy lên thăm rẫy. Sau mấy phút thấy đồng chí Chi chạy về, mặt nhăn nhó, dở khóc dở mếu, vừa đi, vừa nói: "Anh ơi! bom nó thả trúng rẫy, tan nát hết cả rồi". Đồng chí Sửu đưa tay gạt nước mắt và nói: "Thế thì anh em ta lấy gì mà sống hả anh?". Tôi ôn tồn động viên anh em và cũng chính là an ủi mình: "Chúng ta không chết là thắng rồi, còn người, còn của các đồng chí ạ" và không quên hỏi đồng chí Chi xem cây vả có còn không. "Vẫn còn anh ạ!" - Đồng chí Chi trả lời. "Có thế chứ, chẳng lẽ của trời cho mà lại mất được sao". Tôi xúc động ứng khẩu ngay mấy câu:

Vả ơi đã thấu lòng sung
Thương nhau nhả mật sẻ cùng đói no
Mai sau nhớ đến bây giờ
Vinh quang cập bến còn nhờ có cây.


Kết quả sản xuất của bộ đội ở chiến trường không chỉ tự túc một phần lương thực, mà còn tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Ở phía sau của cơ quan, đơn vị nào cũng có những đàn lợn, gà béo mập, tạo thêm phần thực phẩm, góp phần cải thiện bữa ăn của bộ đội.


Cùng với kết quả sản xuất, việc nhân dân ta đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đê quốc Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc chi viện của Trung ương và nhân dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam. cảnh đói cơm, nhạt muối đã lâu dần qua đi, ấm no khỏe mạnh đã trở lại với đời sống của bộ đội và đồng bào mỗi ngày một khác.


Cùng với các trận thắng của Mặt trận Trị Thiên - Huế, tin thắng trận trên khắp các chiến trường dội về báo hiệu một mùa đại thắng sắp đến. Thế rồi, ngày đó đã đến! Sau trận thắng mở màn Buôn Ma Thuột rồi đến Plây Ku, Kon Tum... lần lượt nổ ra.


Sau mấy ngày đồng chí trung đoàn trưởng đi họp về thông báo: Theo mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh mặt trận, trung đoàn ta khẩn trương chuẩn bị tiến quân về giải phóng thành phố và đồng bằng Trị Thiên - Huế, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.


Chúng tôi ai nấy phấn khởi nô nức chuẩn bị khăn gói lên đường, khí thế hừng hực. Vất vả nhất lúc này là làm sao để các đồng chí đau yếu yên tâm ở lại phía sau.

Được lệnh hành quân, chân bước đi mà lòng chúng tôi cứ bồi hồi xao xuyến, gửi lại tình thương và rẫy sắn, nương ngô cho đồng bào các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, cho rừng núi Trường Sơn.

L.D.P
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #34 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 07:22:33 am »

DU KÍCH LÀNG CÁT BẮT SỐNG CHUẨN TƯỚNG TRẦN VẨN CẨM


TÔ PHƯƠNG


Giữa năm 1973, các đơn vị quân đội Mỹ và lính Nam Triều Tiên đã cuốn cờ rời khỏi căn cứ Làng Cát (xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Nhưng trên vành đai Hòa Hiệp vẫn còn hàng trăm tên sĩ quan Mỹ trá hình mặc thường phục, đeo kính đen điều khiển quân đội ngụy tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược theo cái gậy chỉ huy của chúng. Tên trung tá Trần Bá Tòng dẫn quân đến tiếp nhận khu căn cứ Làng Cát thay chân bọn xâm lược Mỹ.


Để chứng minh quân đội Mỹ rút về, quân đội ngụy vẫn mạnh, chúng hành quân càn quét, lấn chiếm vây ráp, khủng bố, cào ủi, bắn phá, chém giết không kém quân đội Mỹ. Kế hoạch Mỹ vạch, bom đạn Mỹ đưa, quân do Mỹ nuôi, ngày ngày chúng chỉ làm một điều: giết sạch và đốt sạch. Trên dòng sông Bàn Thạch, xác bà con ta ngày đêm trôi, máu nhuộm đỏ cửa biển Đà Nông. Trên những cánh đồng trơ trọi, cháy đen, xác bà con bị chặt đầu, mổ bụng, moi gan và chôn sống. Làng Cát càng xơ xác, tiêu điều. Có Hiệp định Pa-ri mà người dân Làng Cát không hề có một ngày hòa bình. Cuộc chiến đấu trong lòng đất, trên vành đai Hòa Hiệp vẫn tiếp tục, sôi nổi và quyết liệt hơn.


Mùa xuân năm 1975.

Bốn mùa trên vành đai Hòa Hiệp là bốn mùa đánh giặc. Nhưng đánh giặc vào mùa xuân bao giờ cũng sôi nổi và thắng lợi giòn giã hơn cả.

Tại căn cứ rừng Xép, một cuộc hội nghị cán bộ chủ chốt có đông đủ các ngành, các giới được triệu tập để bàn kế hoạch củng cố các tổ chức chính quyền, tăng cường lực lượng dân quân du kích về quân số, vũ khí, chuẩn bị tổng tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định.


Phong trào toàn dân đánh giặc của Làng Cát vốn đã mạnh, nay được cán bộ cơ sở về tận làng, tận xóm, đi đến từng nhà, gặp từng người tuyên truyền vận động, phổ biến tỉ mỉ đường lối, chủ trương chính sách của Mặt trận Dân tộc giải phóng, nhiệm vụ của cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân này, càng làm cho quân và dân Làng Cát hừng hực khí thế tiến công. Thanh niên hăng hái vượt vòng vây của giặc ra khu căn cứ, gia nhập lực lượng. Các mẹ, các chị vừa tổ chức lực lượng đấu tranh chính trị, binh vận, vừa khẩn trương chuẩn bị lương thực, thực phẩm để nuôi quân. Các cụ, các bác nông dân lo đào hầm chông, rào làng chiến đấu. Các em thiếu nhi cũng là lực lượng trinh sát nắm tình hình địch.


Tin chiến thắng từ khắp các chiến trường Buôn Ma Thuột, Gia Lai - Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nẵng... liên tiếp dội về càng làm nức lòng người. Và tin thắng trận từ Làng Cát cũng nhanh chóng truyền đi khắp nơi: Khu căn cứ hậu cần của địch lại bị tập kích đốt cháy hàng triệu lít xăng, trận địa pháo 155 ly của lính Nam Triều Tiên giao lại cho lính ngụy bị du kích phá hủy, một trung đội lính bảo an ở thôn Đa Ngư bị du kích tiêu diệt giữa ban ngày, du kích treo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng trên nóc nhà tên Trần Bá Tòng và giữa sân bay Đông Tác, hàng trăm lính ngụy rã ngũ...


Các đơn vị của tỉnh và của quân khu ào ạt tiếp cận vùng ven thị xã Tuy Hòa và huyện Tuy Hòa. Một số trận chiến đấu quyết liệt xảy ra trên đường phố.

Sau khi thất thủ ở thị xã Buôn Ma Thuột, quân địch nháo nhác chạy về đồng bằng. Cuộc rút lui này đã kéo theo hơn hai vạn quân ngụy và hơn hai ngàn xe quân sự (cả xe tăng và xe bọc thép). Trước ngày 26 tháng 3, tàn quân địch từ Cheo Reo tràn xuống quận lỵ Củng Sơn (Phú Yên), bị quân và dân các dân tộc Củng Sơn chặn đánh quyết liệt. Số chết, số bị thương, số còn lại bỏ đường số 7, bắc cầu dã chiến vượt sông Ba, sang đường số 5 chạy thục mạng về Tuy Hòa, tràn xuống Phú Lâm hòng tiếp tục chạy bằng máy bay ở sân bay Đông Tác, hoặc bằng tàu thủy ở cửa biển Đà Nông.


Anh Chín Cao - Bí thư Tỉnh ủy nói với anh Ông Văn Bưu, tỉnh đội trưởng:

- Thực hiện chiến đấu theo phương án hai. Nhanh chóng bịt hết tất cả các đường tháo chạy của chúng!

- Rõ!

Sở chỉ huy tỉnh đội đã chuyển xuống đồng bằng theo sát các mũi xung kích. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy có mặt thường xuyên ở sở chỉ huy và chỉ đạo tác chiến.

Chuông điện thoại réo liên hồi:

- Huyện đội Tuy Hòa báo cáo! Du kích Làng Cát đã làm chủ sân bay Đông Tác.

- Tiểu đoàn 7 bộ đội pháo binh tỉnh báo cáo! Tất cả các loại tàu lớn, nhỏ của địch ở cửa biển Đà Nông đều bị pháo binh của đơn vị kết hợp với đơn vị bộ đội đặc công nước đánh chìm, đánh hỏng!

Tình hình địch ở Tuy Hòa càng rối loạn. Vũ Quốc Gia, tên đại tá tỉnh trưởng khét tiếng gian ác đã từng chặt đầu, mổ bụng, moi gan cán bộ, đồng bào ta, từng ngồi máy bay lên thẳng chỉ huy các cuộc càn quét "đốt sạch, giết sạch, phá sạch", giờ phút này mặt mày tái mét. Hắn chạy ra chạy vào, chụp máy điện thoại này gọi, rồi lại chụp máy điện thoại kia quát tháo, hắn gào lên:

- Tất cả các đơn vị phải "tự thủ", đứa nào bỏ chạy sẽ bị bắn vỡ sọ.

Đạn đại bác Quân giải phóng rơi như mưa xung quanh khu vực tỉnh đường, bọn lính bảo vệ chạy nhớn nhác, Vũ Quốc Gia tưởng Quân giải phóng đã vào đến nơi, cuống quýt lột hết quân phục vứt vào xó, đốt tài liệu, rồi chạy rút vào gầm cầu thang.

Ngớt tiếng đạn pháo hắn lò dò bước ra sân hò hét có vẻ "bình tĩnh":

- Bọn lính bảo vệ chúng bay làm gì mà nháo nhào lên vậy. Ngày mai không lực Hoa Kỳ sẽ đến ném bom chặn đường quân cộng sản từ xa. Còn lâu chúng nó mới vào được đây. Bọn bay cố "tử thủ", tao sẽ ban thưởng thích đáng.


Bọn lính bảo vệ nhận ra giọng nói của Vũ Quốc Gia nhưng có đứa vẫn hoài nghi vì thấy hắn mặc quần xà lỏn, đứng nép bên chiếc thùng phuy đựng cát cứu hỏa.

Đêm 23 tháng 4, Vũ Quốc Gia tháo chạy bằng máy bay lên thẳng. Địch ở Tuy Hòa càng hoang mang và tan rã. Nhiều đơn vị bỏ ngũ trở thành những toán lính cướp trên đường phố. Lính địa phương và lính các đơn vị ở Cheo Reo chạy về bắt đầu đánh nhau. Đường sá, cánh đồng ngập ngụa quần áo, giày mũ, súng đạn đủ các sắc lính lột vứt, tháo chạy.


Rạng sáng ngày 1 tháng 4, cuộc chiến đấu ở thị xã Tuy Hòa diễn ra quyết liệt. Nhân dân các xã, phường phối hợp với du kích và bộ đội nổi dậy diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp của địch, xông vào phá trại giam Ngọc Lãng giải phóng tù chính trị. Súng các cỡ nổ dồn dập. Các xã phía bắc tỉnh như: Xuân Phước, Xuân Quang, Xuân Long, Xuân Sơn (huyện Đồng Xuân) nhân dân xã đã đồng loạt nổi dậy, cùng với du kích và bộ đội nhanh chóng giải phóng xã nhà. Bọn địch ở La Hai, Sông Cầu, Chí Thạnh tháo chạy về Tuy Hòa càng làm cho Tuy Hòa náo loạn. Gia đình vợ con bọn lính ngụy, bọn ngụy quyền tràn ra bờ biển tranh nhau thuê, cướp ghe thuyền di tản. Bãi cát Tuy Hòa như ong vỡ tổ.


Từ Đồng Xuân đến Đèo Cả rợp cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng. Cờ chiến thắng tung bay trên đỉnh núi Chớp Chài, trên Thập Nhạn và trên nóc nhà viên tỉnh trưởng.

Ở Làng Cát, các tiểu đoàn lính ngụy vẫn điên cuồng chống cự đến cùng nên cuộc chiến đấu càng về cuối càng quyết liệt. Bí thư chi bộ Nguyễn Văn Xuân và xã đội trưởng Trương Thành Phương dưới sự chỉ đạo trực tiếp của huyện đội trưởng Trần Kim Tuyến và huyện đội phó Nguyễn Văn Thái, chỉ huy lực lượng du kích xã phối hợp với các đơn vị quân đội lần lượt đánh chiếm tất cả các căn cứ của địch.


Đội quân tóc dài của các mẹ, các chị cũng tràn ra mặt trận bắt tù binh, thu vũ khí. Tiếng loa binh vận của các mẹ, các chị vang khắp Làng Cát.

Bí thư chi bộ Nguyễn Văn Xuân chỉ huy một mũi du kích đánh chiếm trận địa pháo và sở chỉ huy của tên Trần Bá Tòng. Bọn lính ở trận địa pháo đánh trả quyết liệt, nhưng trước sức mạnh tiến công áp đảo của du kích, chúng lớp tháo chạy, lớp đầu hàng, ta thu toàn bộ vũ khí, đạn dược. Các mũi khác do xã đội trưởng Trương Thành Phương chỉ huy đang chiến đấu tiêu diệt bọn ngoan cố chống cự. Các chiến sĩ du kích mặc quần áo bà ba đen, đầu đội mũ tai bèo, mang vòng lá ngụy trang xanh rờn, cùng với các chiến sĩ quân đội quân phục màu xanh lá mạ, thoáng ẩn, thoáng hiện đánh chiếm từng lô cốt, từng hầm ngầm. Lửa cháy, tiếng nổ rền vang. Cuộc chiến đấu của du kích Làng Cát trong khu căn cứ quân sự của địch kéo dài, căng thẳng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #35 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 07:23:21 am »

Mặt trời đứng bóng, tiếng súng thưa dần, hàng loạt lá cờ trắng của địch xuất hiện. Quân ta đánh chiếm đến đâu, cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng tung bay đến đó. Cả một trung đoàn lính ngụy đã một thời hoành hành trên đất Hòa Hiệp, giờ đây lớp bỏ chạy, lớp bị tiêu diệt, lớp bị bắt sống. Những tên lính ngụy cúi đầu với màu áo rằn ri đủ loại quân hàm trên ve áo, lếch thếch đi dưới tầm lê của các chiến sĩ du kích Làng Cát.


Thấy một tên to béo với dáng đi ì ạch, thiểu não, Nguyễn Văn Xuân hỏi:

- Tên là gì?

- Dạ thưa anh, tôi tên là Trần Văn Cẩm.

Trần Văn Cẩm - mắt Xuân nảy lửa căm giận - Trần Văn Cẩm, tên chuẩn tướng tư lệnh phó quân đoàn 2 được cử ra làm tư lệnh Phú Yên từ ngày 23 tháng 3 hòng cứu vãn tình thế ngụy quân, ngụy quyền đang suy sụp. Một tuần lễ vừa qua nó to mồm hô hét nào là "quyết tử thủ", nào là "quyết đánh dập đầu bọn cộng sản", lòng Xuân như sôi lên.


Nguyễn Văn Xuân ra lệnh cho hai chiến sĩ du kích giải Trần Văn Cẩm về sở chỉ huy. Tại đây có các đồng chí trong Ủy ban quân quản huyện Tuy Hòa. Đồng chí Nguyễn Thanh Quang trao cho Cẩm một tờ giấy trắng và chiếc bút bi nói:

- Tôi là cán bộ phụ trách Ủy ban quân quản của địa phương, tôi yêu cầu ông viết ngay lời thú nhận thất bại của quân đoàn 2 của ông nói riêng và của quân đội ngụy nói chung, ông hãy kêu gọi quân đội ngụy đầu hàng Quân giải phóng.


Trần Văn Cẩm tỏ vẻ lưỡng lự. Hắn suy nghĩ hồi lâu rồi nói:

- Tôi là sĩ quan cấp tướng tôi muốn gặp cán bộ cao cấp của các ông.

Nguyễn Thanh Quang không ngăn nổi lòng căm thù và tức giận, anh đập bàn nhìn thẳng vào mặt hắn nói:

- Ở đây là mặt trận, chúng tôi là những người chỉ huy du kích, ông là tù binh, ông phải chấp hành những điều quy định của mặt trận, của những người chỉ huy cao nhất ở đây. Ông không có quyền đòi hỏi.

- Dạ thưa các ông, tôi hiểu, tôi xin chấp hành.

Trần Văn Cẩm hí hoáy ngồi viết. Nguyễn Thành Quang trao đổi riêng với anh Lương Thúc Quý:

- Anh Quý này, anh chuẩn bị máy ghi âm để ghi lời thằng chuẩn tướng Trần Văn Cẩm. Ghi xong cho phát loa ngay. Cuộc chiến đấu còn tiếp tục, những lời thú nhận thất bại của tên chuẩn tướng cáo già này có tác dụng nhất định trong việc làm tan rã hàng ngũ địch.

Quý trả lời "rõ" một tiếng rắt gọn, rồi nhanh chóng làm công tác chuẩn bị. Sau khi thoát khỏi ngục Côn Đảo và nhà lao Ngọc Lãng, Lương Thúc Quý trở về huyện nhận công tác. Anh làm đủ việc, việc gì cũng hoàn thành tốt, hiện nay anh là Trưởng ban Tuyên giáo của huyện ủy.


Trần Văn Cẩm run cầm cập, đứng dậy trao tờ giấy hắn viết xong cho anh Quang. Anh Quang đọc xong trao lại cho anh Quý, nói:

- Anh duyệt lại lần cuốỉ rồi bảo nó đọc để ghi âm.

Anh Quý hướng dẫn tên Cẩm sửa lại một số từ ngữ cho thật chính xác rồi đặt chiếc máy ghi âm trước mặt để hắn bắt đầu đọc. "Tôi tên là Trần Văn Cẩm, chuẩn tướng phụ tá hành quân quân đoàn 2 (tương đương tư lệnh phó), sanh ngày 15 tháng 1 năm 1930 tại làng Quảng Lượng, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, bị Quân giải phóng bắt sáng ngày 1 tháng 4 năm 1974 tại Làng Cát, xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tôi được đối xử tử tế và được đưa về tạm trú tại Bộ chỉ huy Quân đội giải phóng. Sau đây là quan điểm của tôi đối với Mặt trận Dân tộc giải phóng và quân đội cách mạng sau khi một số tỉnh ở cao nguyên và Bắc - Trung phần bị thất thủ nhanh chóng. Sau khỉ thành phố Buôn Ma Thuột bị thất thủ và sự rút lui của lực lượng quân đoàn 2 tại Kon Tum và Plây Cu về Nha Trang, tinh thần quân sĩ quân đoàn 2 sút kém nghiêm trọng. Điều này hình như cũng đã xảy ra ờ quân đoàn 1 đóng tại Đà Nẵng sau khi các tỉnh phía Bắc đã thất thủ nhanh chóng. Trong năm 1975 này, sau thời gian chưa đầy một tháng Mặt trận Dân tộc giải phóng và quân đội cách mạng đã thành công lớn lao trong việc tổ chức đánh chiếm một số các tỉnh thuộc quân đoàn 1, quân đoàn 2 và quân đoàn 3.


Khi lực lượng quân đoàn 2 từ Plây Ku và Kon Tum tháo chạy về Nha Trang theo liên tỉnh lộ số 7 xuyên qua gần 300 cây số mà một nửa là đường mới khai phá, một số lớn quân nhân quân đoàn 2 cùng gia đình và dân chúng bị thất tán. Ngoài ra một số đông quân lính quân đoàn 2 bị quân đội cách mạng chặn đánh, một số lớn bị tiêu diệt, một số bị quân đội cách mạng bắt giữ, một số chết dọc đường vì yếu kém sức khỏe và đói khát. Tôi nghĩ rằng số quân nhân quăn đoàn 2 và gia đình họ không còn lại bao nhiêu. Vì các lý do trên, tôi kêu gọi các anh em quân nhân hiện đang cầm súng chiến đấu chống lại quân đội cách mạng hoặc thất tán ở mọi nơi, hãy nhanh chóng ra trình diện với các đơn vị quân đội cách mạng. Quân đội ngụy đang tan rã nhanh chóng, chính quyền Sài Gòn chắc chắn sẽ sụp đổ trước sức mạnh không có gì ngăn cản nổi của quân đội cách mạng, các anh em hãy đầu hàng quân đội cách mạng, trở về với nhân dân, các anh em sẽ được đối xử tử tế và được hướng dẫn về quê nhà gặp lại vợ con và đoàn tụ gia đình...


Ngay chiều hôm đó, tiếng nói của Trần Văn Cẩm được truyền đi trong hệ thống phát thanh của Ủy ban quân quản huyện Tuy Hòa.

Sở chỉ huy du kích Làng Cát mỗi lúc một đông. Các chiến sĩ du kích lần lượt dẫn vào rất nhiều sĩ quan ngụy cấp tá, cấp úy vừa bị bắt. Đại tá Nguyễn Xuân Đống chỉ huy trưởng lữ đoàn thiết giáp số 2 từ Cheo Reo chạy xuống. Nó mặc chiếc quần đùi, đi chân đất, râu tóc phờ phạc. Bọn lính ngụy cho biết Đông là tên sĩ quan rất tàn ác. Lữ đoàn thiết giáp của nó bị bộ đội giải phóng đánh tan tác ở Tây Nguyên. Nó gọi máy bay lên thẳng đến để tháo chạy. Họ nói "Nếu bỏ chạy tao sẽ bắn rơi máy bay". Nó lên xe thiết giáp tự lái chạy về Tuy Hòa, định ra biển đón tàu thủy chuồn vào Sài Gòn thì bị du kích Làng Cát bắt sống.


Tên trung tá Trần Bá Tòng bỏ căn cứ quân sự Làng Cát chạy trốn từ ngày hôm qua, khi quân du kích đánh chiếm sở chỉ huy thấy chiếc cặp da và bộ quần áo quâni phục của hắn vứt bừa bãi trong phòng làm việc. Anh em du kích tiếc rẻ cho rằng họ đến chậm nên Trần Bá Tòng đã chạy thoát. Nhưng hắn có chạy bằng trời... Tòng và tên lính bảo vệ trốn ra khu Rừng Dương chờ bắt liên lạc với máy bay lên thẳng hoặc tàu thủy. Tớ thầy còn đang luẩn quẩn trong khu Rừng Dương thì gặp phải đơn vị nữ du kích do cô Bích Thủy chỉ huy, nổ súng truy kích mãnh liệt làm cho Trần Bá Tòng và tên lính bảo vệ vứt cả điện đài tháo chạy. Do mất điện đài nên Tòng không liên lạc được với máy bay và tàu thủy, đành phải nhập vào đám tàn quân hỗn loạn và bị bắt.


Giữa buổi chiều 1 tháng 4 năm 1975, xã Hòa Hiệp được hoàn toàn giải phóng...

Ánh nắng buổi chiều mùa xuân vàng dịu. Đó đây, tiếng súngg trừng trị những tên giặc ngoan cố còn nổ rải rác. Cả Làng Cát đỏ rực màu cờ cách mạng. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, vợ gặp lại chồng, cha mẹ gặp lại con, quân và dân, đồng bào và đồng chí ôm chầm lấy nhau không cầm được nước mắt. Những giọt nước mắt của niềm vui chiến thắng trọn vẹn có phần nước mắt để tưởng nhớ, biết ơn những người đã khuất.

T.P
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #36 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 07:24:21 am »

TẤM SƠ ĐỒ CỦA BÀ MÁ LÁI THIÊU


PHAN XUYẾN - THANH ĐỒNG


Ba bốn ngày rồi, trung đoàn 27 chỉ dùng lương khô, chưa có hạt cơm nào trong bụng. Cũng chưa có giấc ngủ nào trọn nổi một giờ. Dẫu vậy, khi Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu (sau này là Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) phổ biến bức điện của sư đoàn gửi trung đoàn: "Nhanh chóng đánh chiếm Lái Thiêu, bảo đảm đúng kế hoạch tiến quân của sư đoàn và chiến dịch thì tất cả cán bộ các tiểu đoàn có mặt trong chiếc lán căng tạm giữa bãi cao su ven lộ 13 sôi động hẳn lên. Có cán bộ chưa kịp ăn xong thanh lương khô trung đoàn trưởng dúi cho, đã giơ tay xin ý kiến". Ai cũng mong muốn đóng góp bổ sung cụ thể cho phương án đánh địch tiếp theo, bảo đảm chắc thắng.


Cái khó nhất là thời gian rất gấp mà tình hình địch trong quận lỵ Lái Thiêu chưa nắm được cụ thể. Tư lệnh sư đoàn Lưu Bá Xảo rất nóng lòng, vừa điện hỏi: "Trung đoàn trưởng 27 đấy à? Đã trinh sát được Lái Thiêu chưa?". "Báo cáo, chúng tôi đang triển khai. Xin bảo đảm nổ súng đúng giờ G".


Trung đoàn trưởng cùng chính ủy và tham mưu trưởng giao nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ xong, đã nhanh chóng chủ động dựa vào dân trực tiếp đi với trinh sát vào tận thực địa.

Trời bỗng đổ mưa. Mưa bất ngờ, đột ngột, rào rào như trút. Bóng đêm làm cho con đường mòn vào quận lỵ vốn đã khó nhận ra lại càng thêm chìm khuất. Mặc, mọi người cứ đội mưa lần bám theo hàng cây bên đường mà đi.


Đến một căn nhà nhỏ ven đường, tổ trinh sát dừng lại. "Cộc, cộc, cộc... cộc, cộc, cộc". Sáu tiếng gõ cửa của trinh sát, phía trong nhà có tiếng chân đi. Tiếp đó là tiếng một bà má vừa như thăm dò, vừa có vẻ thờ ơ.

- Ai gọi gì đó?

- Chúng tôi là Quân giải phóng, là... "Bộ đội Cụ Hồ".

Bà má giơ cao ngọn đèn, nhìn kỹ người đang đứng trước cửa. Quần áo màu xanh lá cây, mũ tai bèo, súng tiểu liên... đôi mắt bà má dừng lại ở mảnh vải đỏ trên ngực áo người lính, gần chỗ trái tim.

Đôi mắt bà má vụt sáng. Bà má nói vừa đủ nghe, nhưng chúng tôi có cảm giác bà má như muốn reo lên: "Hồ Chí Minh!".

Người chiến sĩ trinh sát cũng mừng vui không kém, nhưng cố nén lại, thốt lên:

- Muôn năm!

Thế là nhận ra mật khẩu rồi. Bà má cầm tay từng người giục:

- Các con vào đi! vào đi! Má không ngờ các con về sớm thế. Bây giờ các con cần má những việc gì?

Sau khi nói rất tóm tắt nhiệm vụ đơn vị, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu đề nghị:

- Các con chưa nắm được địch và địa hình trong quận lỵ Lái Thiêu. Nhờ má bày cho!

- Đợi má chút xíu?

Lát sau, bà má trở ra, mở bọc giấy báo, cẩn thận trải trong giấy đã ố vàng lên mặt bàn. Mọi cặp mắt đổ dồn vào những nét vẽ chằng chịt, lòng hứng khởi tràn đầy. Nhưng khi nghe má nói, giọng hơi trầm xuống thì ai nấy đều ngẩng lên, nhìn vào những nếp nhăn đầy suy tư trên khuôn mặt phúc hậu của má, pha nỗi xót xa, pha điều lo lắng:

- Đây là sơ đồ quận lỵ Lái Thiêu. Anh Hai Nhương vẽ từ năm 1961.

- Thưa má, bây giờ ảnh ở đâu ạ?

- Ảnh là chồng má. Hồi nớ ảnh và anh em du kích đã định "nhổ" rồi. Không may, ảnh bị tụi nó bắt. Tụi nó đưa ảnh ra Côn Đảo. Má cất giữ từ bấy đến nay!

Đang phấn chấn như giữa cơn khát xé cổ gặp chanh, như đói gặp bữa, ấy vậy mà... Năm 1961, bây giờ đã là đêm 29 tháng 4 năm 1975. Mười lăm năm. Biết bao là "sao dời, vật đổi". Thằng Mỹ vào, công sự, trận địa, vũ khí khác xa thời ta mới "đồng khởi". Những ngày qua, quân tướng ngụy các nơi đang dồn về quanh Sài Gòn. Chúng đang ráo riết, điên cuồng chống đỡ. Trung đoàn đã hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình "thần tốc, táo bạo", cùng quân đoàn và sư đoàn vượt 2.000km trong vòng 12 ngày, với tinh thần tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng hoàn toàn miền Nam, quyết chiến và toàn thắng".


Trung đoàn cũng cùng sư đoàn đã chọn và khắc phục lớp lớp khó khăn, luồn 100km đường rừng tắt qua Chiến khu Đ, lướt tránh qua được cả tuyến phòng thủ của sư đoàn 5 ngụy, có mặt ngay đúng vị trí quy định: sát Bến Bầu, trên bờ Bắc sông Bé đúng thời gian hiệp đồng tác chiến. Chiều 21 tháng 4 năm 1975.


Trung đoàn đã cùng sư đoàn "Qua mặt" bộ tư lệnh quân đoàn 3 ngụy cũng như bộ tổng tham mưu của cái gọi là "Quân đội Việt Nam cộng hòa" trong hàng loạt cuộc ném bom, bắn pháo, đánh phá "tối đa" vào tất cả các khu vực nghi có "Quân cộng sản", kể cả ráo riết tung biệt kích, thám báo vào khu vực hành quân, trú quân của quân ta, hòng phá sự chuẩn bị của ta.


Toàn sư đoàn đã thực thi xuất sắc quyết định hết sức táo bạo vượt sông thắng lợi vào đêm 26 tháng 4, có mặt trên vị trí xuất phát ở phía nam Sông Bé. Mặc cho pháo địch từ Lai Khê, Bến Cát bắn cấp tập, bắn cầm canh, mặc cho đói khát - có lúc, có nơi như Tiểu đoàn 5, cả tiểu đoàn không có một giọt nước, hơn nửa quân số "bỏ bữa" vì không tài nào nhai nổi, nuốt nổi mẩu lương khô - thì đến giờ phút này, toàn bộ đội hình trung đoàn đã quay quanh Lái Thiêu. Thời khắc "khai tử" "tuyến tử thủ", mở đường vào mục tiêu bộ tổng tham mưu, tiểu khu Gia Định, các khu vực bộ tư lệnh các binh chủng quân ngụy, đang thúc trước, đuổi sau. Ruột gan ai nấy như nung, như đốt. Chính ủy Thư, Trung đoàn trưởng Hiệu lại càng cảm thấy sự dồn nén, câu thúc của thời gian vào lúc này còn quá nghìn lần, vạn lần "vó câu qua cửa sổ".


Bỗng không gian như tóa ra, phá võ sự dồn nén:

- Đây, chỗ này là 1 tiểu đoàn bảo an tụi nó mới đưa từ Sài Gòn ra. Chỗ này là 2 khẩu 175, đưa từ Bình Dương về. Đây là trung tâm huấn luyện Huỳnh Văn Lương, có khoảng 2.000 lính. Ngoài ra còn những tụi bị đánh ở các nơi chạy về... thôi, để má dẫn các con đi...

Trời ơi! Thì ra đã mười lăm năm rồi, tấm sơ đồ vẫn theo từng bước chân, từng dòng tích lũy của má. Mọi sự bày binh bố trận, mọi đổi thay cấu trúc và âm mưu điều chuyển lực lượng của quân thù đều được má theo dõi sít sao và thể hiện lên sơ đồ.


Từ phút giây thiêng - khi má thốt lên ba tiếng Hồ Chí Minh, đến lúc bàn tay má lần theo từng mẩu ghi chép trên tấm sơ đồ, thời gian diễn ra chỉ trong vòng mấy phút. Mấy phút thôi, mà như cô lại cả chặng đường dài của má - Má Sáu Ngẫu Lái Thiêu của Ba Hai Nhương, của cả mảnh đất - tình người "miền Đông gian lao mà anh dũng".


Bởi vậy, khi thay mặt cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Đỏ, trở về sở chỉ huy Đại Huệ báo cáo với Quân khu A; về Nghệ Tĩnh báo cáo với Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân nơi Trung đoàn 27 đã ra quân từ Xuân 1968, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu dành những nỗi niềm xúc động ôn lại phút giây thiêng liêng má Sáu Ngẫu gọi tên Bác và những bước chân em Hương, em Mỹ - con má cùng hòa trong nhịp súng tiến công và toàn thắng của trung đoàn, của toàn chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh lịch sử.

PX - T.Đ
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #37 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 07:25:28 am »

ĐÀI PHÁT THANH GIẢI PHÓNG TRÊN VAI CHIẾN SĨ


NGẠC THỤY - THANH HIỀN


Tôi dự định chờ đến năm 2006, đúng 45 năm mới khai bút, ghi lại những kỷ niệm vui buồn đáng nhớ trong những ngày tháng đầu đời tham gia kháng chiến. Nhưng ký ức dường như không chịu nằm yên; những sự kiện, những kỷ niệm của năm 1961 của tháng 12 năm ấy cứ thôi thúc mãi...


Tháng 3 năm 1961, sau đợt diệt ác phá kềm, Trảng Bàng như bừng dậy mãnh liệt hơn và chính thời gian này tôi thoát ly vào chiến khu Bời Lời. Ngày ra đi không một người thân nào tiễn đưa, chỉ với mớ hành trang mà mẹ tôi gói ghém để tôi ăn theo đường. Một nải chuối sứ, một túi gạo, bọc muối sả ớt, chiếc võng gai... tất cả được đựng trong chiếc gàu giai rách mà mẹ tôi tẩn mẩn lôi từ trên gác bếp xuống sắp soạn cho tôi. Cùng chiếc gàu đó là cây đờn kìm thân thương quàng lên vai để ngụy trang qua đôi mắt cú vọ của bọn dân vệ, lính kín Tư Trắng ngoài Trảng Bàng. Trên đường vào cứ, tôi gặp anh mười Tây, cả hai vượt lộ 6 ở Lộc Hưng, lên bàu Hai Năm, sở cao su Thầy Bảy, Trảng Sa băng qua Suối Lội, sa Ong Quyển, tua Cây Cám rồi mới tới Bời Lời. Đơn vị đầu tiên tiếp đón chúng tôi là Đoàn Văn công Giải phóng tỉnh và cũng là đơn vị mà suốt cuộc kháng chiến tôi gắn bó không rời. Sau 3 tháng loay hoay hết đào công sự, đến đào giao thông hào, chúng tôi mới chính thức là chiến sĩ văn hóa tháp tùng theo đoàn đi biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ khắp miệt đồng bằng Tây Ninh, Bến Cát, Củ Chi... và được biên chế vào Đoàn Văn công Tây Ninh.


Trong khoảng thời gian ở Đoàn, tôi được anh hai Lý Văn Sâm chú ý, anh đề nghị chuyển tôi sang Đoàn Văn công Giải phóng trực thuộc Trung ương Cục và được đồng ý. Buổi chia tay thật xúc động và đầy ắp kỷ niệm mà tôi không thể nào quên. Đó là bữa tiệc bánh xèo tại nhà má Mười ở xóm Chòm Tre, mãi mãi hằn sâu vào ký ức của tôi, nhất là lời dặn dò tâm huyết với ước mong tôi nhanh chóng tiến bộ ở đơn vị mới của anh Tư Văn. Và tôi từ giã căn cứ Bời Lời từ đó để theo đoàn sang Bến Cát, vượt lộ 13 Phú Giáo về Rừng Le. C.300, bàu Cá Trê, Đồi 800 cuối cùng về C.101 đóng quân tại căn cứ R (nay thuộc tỉnh Đồng Nai, vừa mới tổ chức lễ khánh thành căn cứ, dù chỉ đóng quân tại đây vài tháng).


Tại căn cứ, tháng bảy, trời cứ mưa sùi sụt, rả rít suốt ngày đêm. Lạnh. Cái lạnh của mưa rừng không đến nỗi trùm chăn, nhưng nếu không hoạt động, cả người cứ run từng chập. Một công việc hệ trọng đến thật đúng lúc. Chỉ được phổ biến là việc hệ trọng nhưng cụ thể là gì thì không một ai được biết. Chúng tôi dựng cứ rồi lại đi tải gạo, tải máy móc kỹ thuật. Con đường đi tải không in dấu chân người. Đoàn quân cứ đi và bẻ "cò cây" khi đi qua để ghi nhớ đường về. Từ Trạm 1 đến cơ quan Ban Tuyên huấn R phải vượt qua mười quả đồi, bốn con suối dài.


Suốt từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1961 chúng tôi cứ làm nhiệm vụ dựng cứ và đi tải, tải đủ thứ từ gạo, muối, đường, sữa... cho đến những thiết bị máy móc, xăng dầu. Trung đội trưởng căn cứ Năm Đen ra lệnh và chúng tôi cứ răm rắp làm theo không một lời thắc mắc, hỏi han vì đó là quân lệnh. Nhưng trong lòng ai cũng đoán già, đoán non rằng sắp có chiến dịch lớn. Đoán thì đoán vậy thôi, lệnh ban ra thì phải chấp hành triệt để.


Lần này, anh Năm Đen cho biết sẽ đi tải "một chiếc máy bự chảng" và phải qua chặng đường vô cùng nguy hiểm, điểm hẹn không phải ở Đất Cuốc, Sông Bé mà ra tận tỉnh lộ 4, vượt qua lộ Tân Tịch, Thường Lang... với khoảng thời gian đi là 5 ngày đêm, nhưng về thì không thể nói trước vì phải mang vác nặng. Cánh trẻ, khỏe mạnh thì đi tải, già yếu bệnh tật thì ở cứ san nền, đốn cây, bẻ lá trung quân, đào giao thông hào để xây dựng hội trường cho Ban Tuyên huấn R. Hội trường thật rộng lớn phải lợp đến hơn ba mươi ngàn nẹp lá trung quân nên ngày khánh thành Hội trường, chú năm Quang Trần Bạch Đằng đặt tên là Hội trường Trung quân. Và cũng chính trong ngày này chúng tôi mới biết những thiết bị máy móc mà chúng tôi tải về là để xây dựng Đài Phát thanh Giải phóng.


Một ngày chủ nhật thật đẹp trời. Dù khuất dưới những tán lá cây rừng dày đặc, cả căn cứ vẫn như dưới ánh nắng rực rỡ, nhất là đối với Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, đặc biệt là chúng tôi, những người vận chuyển khi nghe chú năm Quang thông báo: "Ta sẽ phát sóng thử đài". Anh em nhảy cỡn lên mừng rỡ cùng với tiếng vỗ tay hoan hô kéo dài bất tận tưởng như không bao giờ dứt, cả lá cây rừng cũng hớn hở xôn xao. Nhưng có một điều đài đặt ở đâu, vẫn còn là điều bí mật.


Đài Phát thanh Giải phóng ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình kháng chiến chống Mỹ. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã có tiếng nói chính thức với bạn bè thế giới. Và nhân sự Đài như đã cơ cấu tổ chức từ lâu. Phát thanh viên với giọng nữ ấm áp của chị Xuân Việt, phụ trách chương trình tiếng Pháp là chú bảy Kỉnh, chú năm Thưởng; tiếng Anh có chú Tư Điện; tiếng Hoa có anh Lý Thắng, Ngô Quân... Chúng tôi, Đoàn Văn công được làm nhiệm vụ chuyên môn của mình; phụ trách chương trình văn nghệ cho Đài. Dàn tân nhạc với anh Nguyễn Khanh đàn accordeon, anh Nguyễn Diệp thổi sáo, anh Phạm Minh Tuấn đàn ghi ta, chị Vân đàn violon. Dàn cổ nhạc do chú hai Khánh đàn tranh và đàn cò, anh Phong Quang đàn ghi ta phím lõm... và tôi đàn kìm. Sau thời gian tập dượt với tinh thần trách nhiệm cao, chúng tôi hoàn thành chương trình phát sóng thử. Thật hồi hộp trong ngày bấm máy thu với chiếc máy ghi âm hiệu Hốt-nơ, chú Nguyễn Văn Hiếu tự Tư Châu (sau giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa) trực tiếp ghi âm cùng thím tư Mã Thị Chu (trong phái đoàn ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời sau này).


Những buổi tập dượt chương trình văn nghệ phục vụ cho Đài với những bài hát, điệu đàn còn ghi mãi trong ký ức tôi cho đến tật hôm nay. Tân nhạc với bản "Nhà Việt Nam sáng trưng Á - Đông", "Bốn ngàn năm đó", "Chàng đi theo nước"... Cổ nhạc với các bài "Mặt trận Dân tộc giải phóng ra đời", "Bá Nha ngộ Tử Kỳ"... Truyện đọc thì do chú năm Quang chọn đọc trích đoạn "Võ Tòng đả hổ trên đồi cảnh Dương"... Nội dung chương trình vốn nghệ thật "vô thưởng vô phạt" với mục đích đánh lừa địch không biết do Đài nào phát và ở đâu, của ai? Một kỷ niệm còn ghi mãi dấu ấn là khi anh Hoàng Phương ca bài "Mặt trận Dân tộc giải phóng ra đời" của nhạc sĩ Xuân Hồng được chú hai Lý chuyển sang cổ nhạc lúc dây cao, lúc dây thấp khiến người ca "trật tới trật lui" và người thu âm suốt ngày "xệ cả mắt kiếng". Đặc biệt là tên tác giả bản nhạc "Giải phóng miền Nam" của chú Lưu Hữu Phước, khi gởi về Đài ký tên là Huỳnh Minh Liêng. Thế nhưng không hiểu kỹ thuật in bột thời bấy giờ thế nào mà chữ L hoa trở thành chữ s hoa, nên tên Liêng biến thành tên Siêng và kể từ đó bản nhạc mang tên tác giả là Huỳnh Minh Siêng cho đến tận hôm nay.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #38 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 07:26:22 am »

Đài Phát thanh Giải phóng do kỹ sư Tám Thắng phụ trách sắp phát sóng. Trên dốc đồi thoai thoải là dãy nhà của cán bộ biên tập. Đài lợp lá trung quân nép bên hàng bằng lăng nở tím, mọi người đang "túm tụm" bên nhau, hồi hộp chờ nghe Đài phát sóng lần đầu tiên. Chú năm Quang, chú tư Châu, chú bảy Kỉnh, chú năm Thưởng, chú tư Điện, chú hai Lý Văn Sâm, anh bảy Nhỏ, anh năm Cảnh, anh Lang, Ngọc Anh, Phan Thế, Phạm Minh Tuấn... Ai cũng hồi hộp trong không khí chờ nghe thật tĩnh lặng, thời gian dưòng như chững lại, chìm đi, tất cả cùng yên lặng đến khó thở... và bầu không khí tĩnh lặng đó bỗng òa vỡ, nổ tung khi tiếng chị Xuân Việt vang lên câu đầu tiên phát ra từ Đài: "Đây là Đài Phát thanh Giải phóng - Tiếng nói của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam..." rồi chợt lặng đi, yên ắng. Tôi nhìn quanh, gương mặt người nào cũng thật rạng rỡ, nhưng đôi mắt thì ngân ngân lệ. Niềm hạnh phúc lan tỏa nhanh chóng, thấm sâu vào tận cùng ký ức những người có mặt và tôi chắc chắn không ai hạnh phúc hơn chúng tôi, những người suốt bao năm tháng qua, âm thầm, lặng lẽ chuyển tải thiết bị, máy móc, tập dượt, dựng chương trình với bao gian khổ để hôm nay chỉ cần nghe câu "Đây là đài Phát thanh Giải phóng... Tiếng nói...". Đúng là tiếng nói của cả một dân tộc đã vang lên, bay vào không gian đến tận mọi tầng lớp nhân dân. Trong không khí yên ắng đó, bỗng chú năm Quang, chú tư Châu, chú hai Lý cùng vỗ tay rồi ôm nhau vui mừng reo lên: "Cà Mau bắt được Đài rồi! Hoan hô, hoan hô"... Chú bảy Kỉnh từ bên ngoài cũng chạy vào báo tin: "Khu 6, Bác Ái, Bình Thuận bắt được sóng rồi! Rõ lắm, rõ lắm...". Anh em văn nghệ sĩ, cả cơ quan Ban Tuyên huấn R chúng tôi như chợt tỉnh. Mọi người cùng bá vai nhau, bắt tay gật gật cùng la ó: "Có Đài rồi"!. Đài Phát thanh Giải phóng đã chính thức ra đời.


Không nỗi mừng vui nào hơn khi Cách mạng miền Nam đã có tiếng nói chính thức trên diễn đàn. Có điều để tiếng nói đó mãi mãi vang vọng, động viên tinh thần chiến đấu của quân dân ta với những tin chiến thắng khắp miền Nam và những lời ca, tiếng hát thúc giục tòng quân... Đài phải di chuyển đến nơi an toàn hơn. Đầu tháng 12 năm 1961, cả Ban Tuyên huấn R nhận lệnh từ anh năm Cảnh - Văn phòng Ban: "Cả cơ quan sẽ hành quân xa trên đường vạn lý. Tất cả chuẩn bị sức khỏe, cá nhân gọn nhẹ. Các đồng chí già yếu, bệnh tật đi trước. Lần hành quân này rất gian khổ, nặng nhọc, các đồng chí phải chuẩn bị tinh thần với quyết tâm rất cao". Lệnh hành quân bắt đầu sau một đêm liên hoan ca hát. Máy móc, thiết bị đài được rải ra từng bộ phận... hoặc vác, hoặc khiêng. Tất cả đều trên đôi vai chiến sĩ, hành quân suốt ngày đêm.


"Khi xuống vực - hai khiêng hai đỡ. Lúc lên đèo hai đẩy, hai khiêng. Đói lòng ăn nửa vắt cơm. Uống ngụm nước suối... ngày đêm dặm dài". Đó là những nỗi gian nan, vất vả của chúng tôi được cô đọng lại thành bài hát, theo chúng tôi rong ruổi suốt đường dài. Sau hai ngày chúng tôi mới tới mép sông Mã Đà. Trong nhật ký Vạn Lý của tôi còn ghi: "Sông Mã Đà nước sông cuồn cuộn. Vực bờ sâu, lên xuống khổ thay! Cưa cây dầu bóng ngả dài. Bấm chân đòn nặng... lần hồi bước qua". Những địa danh trên đường vạn lý nào rừng vắt, lộ Mã Đà, đồi Thao Lao, sông Rạt, cầu Mây... lần lượt qua đôi chân suốt 12 ngày đêm mới đến địa phận Phú Giáo, chuẩn bị vượt lộ 13 Chơn Thành, Xa Cam, Xa Cát... Lại là những: "Đường ta qua không một dấu chơn người, chỉ có chim bù chao ca hát". Ca hát cái nỗi gì! Ở rừng, mỗi khi nghe tiếng chim bù chao ong óng là mình sợ "lũ biệt kích" đánh lén thấy mồ. Thời điểm này, bộ đội địa phương Chơn Thành đã đánh đồn Nguyễn Đình Quát, diệt ác, phá kềm, bao vây đồn bốt mở rộng vùng giải phóng. Công nhân cao su Xa Cam, Xa Cát, Hớn Quản, Lộc Ninh cũng dấy lên phong trào dân chủ, dân sinh... Bọn tề ngụy ở dọc lộ 13 lo sợ như gà mắc tóc. Lộ 13 không lúc nào vắng bóng lữ đoàn dù tuần tiễu trong tâm trạng lo sợ, dáo dác dòm ngó... Rồi thì đại bộ phận cánh quân cũng vượt qua lộ an toàn và dừng chân dưõng quân ba ngày tại bên kia Đồng Dầu, dọc Suối Le. Càng về gần Tây Ninh, lòng tôi càng nao nao đến lạ. Lại ngủ đêm Minh Thạnh, Cần Lê. Lại gió xuân đêm 23 Tết. Lại hành quân hăm hở đường về. Đất Tây Ninh kia rồi. Tôi nghe rõ tiếng anh năm cảnh, anh sáu Khuyên tươi cười với nhau: "Phải qua sông Sài Gòn đã chớ!". "Sông Sài Gòn... Phía thượng nguồn. Lòng sông hẹp, quanh co nước xiết".


Trời! Tây Ninh đây sao? Tây Ninh của tôi, con rạch Cả Cùng, đồng cỏ Lộc Ninh, Trảng Mai, rừng Nhàu, sa Ong Chắc... Đã 23 Tết, dù có phấn đấu thế nào cũng không về cứ được trước Tết. Con lộ đỏ Bàu Cỏ án ngữ trước mặt với mấy đồn dân vệ Khê-đon, Bàu Bắc kia rồi.


Tôi ngước nhìn bầu trời Tây Ninh đúng vào đêm 30 Tết đầy sao sáng. Nhìn dọc hướng về xóm nhà dân, đèn sáng đỏ từ lâu. Pháo Tết nổ đì đùng. Bọn dân vệ cũng bắn súng đì đùng, mừng xuân mới.

Qua lộ đã nửa đêm. Anh tư Minh cho dừng quân tạm nghỉ. Anh đến tổ khiêng máy số 9 của tôi:

- Đi bây, theo tao ba đứa.

- Đi đâu anh Tư? - Tôi hỏi.

- Quay lại ghé quán bên đường hồi nãy đó, mua ít bánh kẹo...

- Trời đất...

- Bao xa mà trời với đất! Đi!

Dọc đường, anh tư Minh nói: "Một lát hội quân ở Giếng Thí, gần lộ ủi Trần Lệ Xuân, cánh quân mình có bánh kẹo mà đón giao thừa chứ".

Quán tạp hóa bên đường cũng đang lăng xăng đón Tết. Thấy chúng tôi, bà chủ quán bật kêu lên:

- Trời đất, mấy ông Mặt trận hả?

Anh tư Minh điềm nhiên:

- Tụi cháu ghé quán mua ít bánh kẹo, lát dừng quân có mà đón giao thừa.

Bà chủ quán tốt bụng nhất định tặng cho chúng tôi mấy bịch bánh ngọt, kẹo đậu, kẹo lẻ... không lấy tiền.

Cô con gái bà chủ quán mặc áo tay phùng, lấp ló sau lưng e dè hỏi:

- Mấy ông Việt cộng hả má?

Bà chủ quán mắng yêu cô gái:

- Nhỏ khùng! Mấy anh Mặt trận chớ, Việt cộng nào?

Anh tư Minh không quan tâm lắm đến lời lẽ của mẹ con bà chủ quán. Anh lặng lẽ móc tiền ước lượng giá bánh kẹo rồi để dằn dưới bọc nhang thơm trên quầy, xong phất tay kéo đi. Không khí bên trong quán dường như im lặng hẳn.


Đồng Giếng Thí, rừng Trâm Sừng là vạt rừng thưa, trảng trống nhưng đầy sao sáng đón mừng buổi hội quân đón giao thừa. Bếp than đỏ lửa nấu nước pha trà, hâm nóng thức ăn trông thật vui mắt. Đúng là vui, về gần tới cứ rồi, không vui sao được. Cả đoàn quân vui Tết giữa đồng trảng Tây Ninh, chắc không ai chạnh lòng cùng tôi. "Xuân sáu mốt trốn chui, trốn nhủi. Tết sáu hai Giêng Thí, Trâm Sừng. Mới đó, từ Mã Đà, vạn lý. Nay thì đường Giếng Thí hành quân!".


Mừng xuân 2005 nhớ xuân 1961. Tôi ngẫm ngợi và ghi lại để có gì gọi là "công trình" chào mừng 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ lá cờ "xanh đỏ vàng sao" đến rợp trời "sao vàng cờ đỏ" đã có bao nhiêu đồng chí, đồng đội nằm xuống cho đất nước đứng lên và Đài Phát thanh Giải phóng trên vai chiến sĩ nay đã có cơ ngơi hiện đại, để rồi ai nhớ, ai quên?

Tháng 12 năm 2004
N.T - T.H
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #39 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2022, 07:28:26 am »

CHUYÊN "TÂM BÌNH PHƯƠNG"


TRẦN NHÂN TÂM


Kỷ niệm đã buộc vào cuộc đời, cứ mỗi ngày qua đi, lại dày thêm, nặng thêm. Người khác thì tôi không hiểu, nhưng chuyện riêng của tôi với em Tâm đã cất kỹ trong lòng mà chưa nói được ra, cứ cảm thấy nằng nặng, gờn gợn, nhiều khi nghĩ đến còn thấy ran ran ở lồng ngực.


Cứ cầm bút thả những suy tư, nỗi nhớ và thực ra là những kỷ niệm khó quên của cuộc đời anh lên từng trang giấy này, liệu có đỡ nặng hơn chăng?

Đất nước có chiến tranh, đời lính nay đây mai đó, hết Thanh Hóa vào Nghệ An. Ngày đến xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên là một ngày đáng nhớ, không quên, tình quân dân đằm thắm như nó vốn có tự bao giờ. Đại đội được làm công trình quốc phòng. Chi đoàn bộ đội kết nghĩa cùng chi đoàn địa phương. Ban chấp hành hai chi đoàn là những người thường xuyên giao lưu để triển khai nhiệm vụ của hai chi đoàn. Tôi và em Tâm biết nhau từ những ngày đầu thanh xuân như vậy.


Những buổi sinh hoạt liên chi đoàn, những buổi cùng tập quân sự, những giờ diễn thuyết và những buổi tập văn nghệ, biểu diễn văn nghệ, tình quân dân thân quen như tình làng nghĩa xóm.

Tôi cũng tên là Tâm. Hai bí thư của hai chi đoàn nhiều khi gọi người nọ thì người kia thưa, khi hội họp giới thiệu người phát biểu thì thường được hiểu lầm, nên cũng làm vui cho nhiều buổi sinh hoạt của liên chi đoàn. Cũng vì thế mà chúng tôi được đơn vị cùng chi đoàn địa phương đặt cho cái tên thường gọi là Tâm Bình Phương.


Tâm Bình Phương mới nghe lần đầu thì không sao, đến khi nghe mãi nó ngâm vào mình tự khi nào, muốn vô tư đi, nhưng khi đồng đội gọi chả lẽ mình lại không thưa, vì mọi người gọi mãi tên nghe đã quen rồi. Bà con dân xã, gia đình bà cụ chủ đi ra ngoài đường đến các cháu học trò cũng gọi chú Tâm Bình Phương, đến thủ trưởng cũng bảo: Tâm Bình Phương lên đại đội ta bàn nhiệm vụ mới.


Em Tâm bí thư chi đoàn địa phương cũng lâm vào tình cảnh như tôi vậy. Câu nói cửa miệng, chỉ là câu nói đùa, khi đã thành thói quen: nó lại là tấm lưới vô hình chụp lên mọi công việc và lời nói của chúng tôi. Hai chi đoàn luôn được cấp trên biểu dương một phần cũng là do Tâm Bình Phương hay gặp nhau để cùng bàn công việc, cùng triển khai, để có lý do gặp nhau... và cho đỡ nhớ.


Chuyện Tâm Bình Phương nếu chỉ có thế thôi thì trên đất nước chiến tranh kể cả hòa bình thiếu gì chuyện tương tự như vậy. Nhưng chuyện của chúng tôi còn rẽ sang hướng khác.

Ngày xong công trình, đơn vị tôi chuyển quân về huyện Yên Thanh huấn luyện để chuẩn bị đi B. Buổi chia tay, em nói với tôi sẽ tòng quân xin đi học lớp y tá hay hộ lý nhập vào đơn vị giao liên hay đơn vị chiến đấu nào đó trên đường Trường Sơn để được gần tôi.


Chúng tôi cầm tay nhau thật chặt hứa với nhau giữ gìn những kỷ niệm đẹp như những báu vật bất ly thân.

Để chuẩn bị cho cuộc hành quân đi chiến đấu, tôi tập trung tư tưởng vào việc học tập và huấn luyện tốt nhất.

Tháng 9 năm 1967, tôi cùng toàn thể đơn vị hành quân vào Nam. Cuộc hành quân mang vác vũ khí đạn dược cùng ba lô quân tư trang thật nặng nên gian khổ. Máy bay địch suốt ngày soi mói, bắn phá, phải đi đêm ngày nghỉ. Vì vậy, sự gian nan vất cả lại càng tăng lên. Đi suốt đêm, sáng ra sẽ đến một binh trạm trên rừng Trường Sơn. Đến nơi thì đã thấy đơn vị bạn đến trước đơn vị mình.


Bộ đội dừng nghỉ tập trung ở các bãi khách trong rừng thật đông vui như đi chợ tết. Chỉ khác là không có kẻ bán người mua mà toàn nam nữ thanh niên è lưng, còng vai mang vác vũ khí.

Các đồng chí bộ đội nam khi hành quân từ trạm nọ sang trạm kia, đều muốn các cô gái bộ đội giao liên xinh đẹp hoạt bát dẫn đường. Họ vừa đi vừa nói đủ các loại chuyện trên đời, nên các cung đường ra tiền tuyến có phần như ngắn lại. Hành trang ra trận có phần như nhẹ đi và các loại tin tức từ Bắc chí Nam, từ hậu phương ra tiền tuyến cứ như chuyện trong nhà.


Đơn vị chúng tôi ngày nghỉ, đêm đi vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ với lòng quyết tâm, với sự bển bỉ giản đơn như vậy.

Trong một đêm đang hành quân, vào khoảng 1 giờ sáng, có hai cô gái bộ đội giao liên vượt lên được hỏi chúng tôi: "Đây có phải Đại đội 10 Tiểu đoàn 5 không?". Chúng tôi cùng trả lời là đúng.

Đến giờ nghỉ giải lao, đồng chí đại đội trưởng phổ biến với chúng tôi: Có lệnh của cấp trên điều đơn vị hỏa lực của chúng tôi tăng cường cho trung đoàn bạn đã vào trước để bất ngờ đánh trận đầu vào căn cứ quan trọng.


Hai cô gái bộ đội giao liên dẫn đơn vị tôi vào mặt trận, vượt khỏi khu rừng rậm là gặp khu đồi toàn lau lách sim mua. Dưới ánh sao lạnh lẽo của đêm Trường Sơn, qua giọng nói và cách kể chuyện, Tâm Bình Phương chúng tôi đã nhận ra nhau. Chuyện gặp nhau của chúng tôi giữa cái thời khắc súng đạn này thì chỉ trong chiến tranh mới có.


Từ lúc Tâm Bình Phương chúng tôi nhận ra nhau, khắp đại đội chuyện cứ vui như đám cưới, dù mọi người ai cũng biết rằng phía trước mắt chúng tôi là mặt trận, ngày mai sẽ giáp mặt kẻ thù và chốc lát nữa thôi, em và chúng tôi sẽ phải chia tay.


Tôi cùng đơn vị mải miết với các trận chiến đấu. Và trận đánh cứ điểm Làng Vây, trận đánh được chuẩn bị rất kỹ, hai lần xuất quân, lần thứ hai mới nổ súng đồng loạt được. Bởi vì đây là trận hiệp đồng binh chủng đầu tiên của quân ta. Trận đánh kéo dài từ 10 giờ đêm tới 3 giờ sáng. Quân ta cũng như quân địch bị thương, hy sinh khá nhiều. Binh sĩ nằm rải rác khắp căn cứ Làng Vây. Mùi thuốc súng đậm đặc, mùi xe tăng cháy, kho đồ hộp và lán trại của địch cháy bập bùng, đám to đám nhỏ. Lửa cháy bén vào các kho vũ khí. Mìn đạn nổ bay ngược lên trời hơn cả pháo hoa. Rồi cả dàn pháo nòng dài từ Tà Cơn bắn đì đùng chặn giữa đường 9. Xen giữa tiếng nổ kinh hoàng cuốỉ trận đánh là tiếng rên la của các thương binh thiếu nước, là tiếng thở gấp gáp hấp hối của các tử binh. Trên trời pháo sáng chập chờn chơi vơi. Trường Sơn nửa đêm về sáng lạnh thấu xương. Mờ trong đêm đặc mùi chiến trận, một đoàn chiến sĩ cứu thương đang vội vã lặng lẽ tìm những thương binh, liệt sĩ có băng trắng buộc bắp tay, đặt vào cáng chạy nhanh về các trạm cứu thương và Binh trạm 16 Đoàn 559... Sự yên lặng sau trận đánh, mùi tử khí với màn đêm ma quái vẫn không ngăn nổi người chiến sĩ cứu thương đang tìm nhanh đồng đội của mình đưa về cấp cứu.


Tôi bị thương khắp người vì mảnh cối 60, vết thương không sâu nhưng mất máu nhiều. Tôi ngất đi khi còn kịp buộc lại chiếc khăn trắng vào bắp tay.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM