Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:21:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bản hùng ca xuân 1975  (Đọc 2803 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2022, 08:54:48 am »

SƯ ĐOÀN 10 THAM GIA CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG TÂY NGUYÊN


ĐỖ CÔNG MÙI


Ba mươi năm đã trôi qua nhưng chiến dịch Tây Nguyên vẫn được ghi đậm trong đời binh nghiệp của mình đã từng sống và chiến đấu ở một Sư đoàn hai lần anh hùng. Chiến dịch Tây Nguyên có nhiều đơn vị và lực lượng tham gia. Sư 10 bộ binh là Sư đoàn chủ lực cơ động mạnh của chiến dịch. Sư đoàn được cơ động từ tỉnh Kon Tum xuống đứng chân ở phía tây nam thị xã Buôn Ma Thuột làm nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu.


Sáng ngày 9 tháng 3 năm 1975, Sư 10 được tăng cường lực lượng và binh khí kỹ thuật. Được pháo binh của chiến dịch chi viện đã bất ngờ tiến công vào quận lỵ Đức Lập, căn cứ 28, các cứ điểm Núi Lửa, Đăk Sắc, Đăk Song và các chốt bên ngoài như Bác Ái, Tư Ninh, Ya Bét. Chỉ sau một vài giờ chiến đấu ta đã tiêu diệt và làm chủ căn cứ 23, cứ điểm Núi Lửa, Đăk Sắc và các chốt bên ngoài, còn quận lỵ Đức Lập ta đã mở thông hàng rào đánh chiếm được một số công sự, lô cốt nhưng địch dùng máy bay, pháo binh, xe tăng ngăn chặn và phản kích. Quân ta thương vong, không phát triên được phải rút quân về tuyến xuất phát xung phong bao vây, bắn tỉa. Đến sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, ta tăng cường hỏa lực và tổ chức lại lực lượng tiếp tục tiến công tiêu diệt và làm chủ. Riêng cứ điểm Đăk Song, theo kế hoạch thì tiến công vào sáng 10 tháng 3 năm 1975, nhưng chiều 9 tháng 3 năm 1975, thấy địch hoang mang và thời cơ thuận lợi, chỉ huy trận đánh đã quyết định dùng hỏa lực bắn phá hoại các lô cốt, công sự và lệnh cho Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 28 và Tiểu đoàn 3 đặc công dùng bộc phá mở hàng rào xung phong vào đánh chiếm. Chỉ sau một giờ chiến đấu, ta đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn cứ điểm, bắt sống vợ chồng tên đại úy tiểu đoàn trưởng và toàn bộ cơ quan chỉ huy của tiểu đoàn này.


Đánh nhanh diệt gọn, chiến thắng giòn giã, Sư đoàn 10 đã tiêu diệt cơ bản lực lượng cơ động của địch ở vòng ngoài và giải phóng một vùng rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn 24 (thuộc Sư đoàn 10) và Sư đoàn 316 sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975 tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột giành thắng lợi nhanh chóng.


Giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột đã làm cho thế và lực giữa ta với địch ở Tây Nguyên hoàn toàn thay đổi, làm cho Mỹ, Thiệu hoàn toàn bị bất ngờ choáng váng. Lực lượng địch ở Bắc Tây Nguyên bị cô lập, địch đã cùng không quân đánh bom rất ác liệt vào các vùng mục tiêu ta chiếm được và các khu vực nghi ngờ tập kết của các lực lượng ta; đồng thời tìm mọi cách để phản kích tái chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột. Nhưng đều có lực lượng của ta chốt chặn và chiếm giữ, địch chỉ còn một cách là đổ bộ đường không tái chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột. Bộ Tư lệnh chiến dịch đã phán đoán được ý đồ của địch, nhanh chóng điều động Sư đoàn 10 hành quân về bố trí ở đông bắc Buôn Ma Thuật để chuẩn bị đánh địch đổ bộ đường không. Mặc dù đường xa hàng trăm cây số, sau chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 10 đã chấp hành mệnh lệnh nghiêm túc và khẩn trương hành quân suốt ngày đêm đến vị trí quy định đúng thời gian, sẵn sàng chiến đấu.


Từ chiều ngày 12 và ngày 13 tháng 3 năm 1975, địch đã dùng hàng trăm lần máy bay đến ném bom bắn phá rất ác liệt vào những khu vực chúng nghi ngờ có lực lượng của ta và những khu vực chúng định đổ quân. Tiếp đó địch đã sử dụng 145 lần chiếc máy bay trực thăng đổ bộ trung đoàn 45 ngụy và pháo đội 232 xuống cao điểm 581 từ Nông Trại, Phước An đến Chư Cúc và sau đó địch đổ thêm trung đoàn 44 và sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy.


Trong khi địch chưa kịp củng cố công sự vững chắc và tinh thần đang hoang mang thì ngay đêm 13, sáng ngày 14 tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 10 đã bao vây tiến công bọn địch vừa đổ xuống để phản kích ở khu vực Phước An. Sư đoàn đã chiến đấu dũng cảm đánh nhanh diệt gọn, giành thắng lợi giờn giã, Phước An được giải phóng. Thừa thắng, Trung đoàn 28 (Sư đoàn 10) phát triển tiến công đánh chiếm điểm cao Chư Cúc vào khoảng 18 giờ cùng ngày.


Sư đoàn 23 ngụy đến phản kích nhưng bị thất bại nặng nề làm cho chính quyền Sài Gòn không còn hy vọng tái chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột, buộc phải thay đổi chiến lược là rút quân chạy khỏi Tây Nguyên. Quá trình rút chạy quân địch đã bị Sư đoàn 320 đánh cho tơi tả ở Cheo Reo - Phú Bổn.


Sau khi tiêu diệt địch ở Phước An đên Chư Cúc, Sư đoàn 10 đã nhanh chóng phát triển xuống giải phóng quận lỵ Khánh Dương. Tây Nguyên được giải phóng. Nhằm ngăn chặn Quân giải phóng phát triển xuống các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vội vã điều lữ đoàn dù 173 là "lực lượng cơ động chiến lược mạnh" đổ xuống đèo Phượng Hoàng, lợi dụng núi cao, đường đèo nguy hiểm lập các cụm cứ điểm ngăn chặn quân ta phát triển xuống tỉnh Khánh Hòa.


Những thành tích, kết quả chiến đấu trong chiến dịch đã động viên khí thế chiến đấu của Sư đoàn càng cao hơn. Mặc dù núi cao dốc đứng, địa hình rất phức tạp, nhưng cán bộ, chiến sĩ toàn Sư đoàn đã trèo đèo lội suối, khắc phục mọi khó khăn vòng bên sườn phía sau đội hình của địch, chia cắt địch ra từng điểm cô lập để tiến công. Chỉ trong thời gian rất ngắn, lữ đoàn dù ngụy đã bị tiêu diệt. Cánh cửa cho quân ta phát triển xuống tỉnh Khánh Hòa được mở tung.


Trung đoàn 28, Trung đoàn 24 được tăng cường pháo binh, cao xạ, xe tăng đã nhanh chóng phát triển xuống đánh địch ở căn cứ Dục Mỹ, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của Quân khu 5, tiếp tục phát triển xuống giải phóng thành phố Nha Trang và bán đảo Cam Ranh theo trục đường số 1. Đến Ba Ngòi thì địch đã đánh sập cầu và ngăn chặn lực lượng của ta không phát triển được nữa nên ta đã dừng lại để tổ chức lại lực lượng và bố trí đội hình bảo vệ vùng đã được giải phóng và sẵn sàng nhận lệnh tiếp.


Sư đoàn 10 bộ binh đã đóng góp một thành tích rất quan trọng trong chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, nơi sư đoàn đã nhiều năm sống và chiến đấu cùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên anh hùng.

Đ.C.M
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2022, 08:56:04 am »

MÙA XUÂN NĂM ẤY


PHAN THÀNH NGHỊ
Theo lời kể của Nguyễn Đình Tham


Kết thúc chiến dịch X2, tôi được cấp trên tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba và được tập thể đơn vị chọn đi báo cáo điển hình ở Đại hội chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Đà.

Đại hội xong, tôi mới vừa về đến đơn vị đặc công Tiểu đoàn 489, thì được cấp trên điều sang nhận nhiệm vụ đặc biệt, với chức vụ đại đội trưởng, đại đội đặc công biệt động (Lê Độ) vào Đà Nẵng hoạt động đơn tuyến hợp pháp, điều tra một số cơ quan đầu não của Mỹ - ngụy. Hoạt động được một thời gian, thì tôi trở ra vùng giải phóng, gặp đồng chí Phạm Như Hiền (Kim) quận đội trưởng, quận 2 Đà Nẵng để báo cáo kết quả những việc đã làm và nhận lệnh khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch mùa xuân năm Kỷ Dậu.


Báo cáo và nhận lệnh xong, với giấy thông hành hợp pháp, tôi về lại Đà Nẵng vào những ngày xuân sắp gõ cửa thời gian. Hoa mai vàng cùng với các loài hoa khác nở rộ khoe sắc, đua màu như để đón chào mùa xuân mới, mùa xuân Kỷ Dậu. Là thế đó, lần đầu tiên trong quãng đời binh nghiệp, tôi phải ăn Tết xa đồng đội, ở nơi đô thành hoa lệ, nơi sào huyệt của quân thù vùng 1 chiến thuật, nơi mà bọn chúng thường rêu rao "bất khả kháng" đối với "Việt cộng". Nhưng chính nơi này, chúng đã kinh hồn, khiếp vía, phải chui rúc, náu mình vào các hầm ngầm cố thủ, vì những tiếng súng của quân và dân Đà Nẵng, cùng với tiếng súng của quân và dân toàn miền Nam trong đợt Tổng tiến công nổi dậy đêm giao thừa Tết Mậu Thân (1968) và các chiến dịch kế tiếp. Nên Tết này, chúng ra sức bố phòng rất nghiêm ngặt, sợ "Việt cộng" lặp lại mùa xuân năm trước.


Chiều 30 Tết, tôi xuất hiện trên đường phố Đà Nẵng, với bộ binh phục rằn ri của lính biệt động ngụy, mang lon thiếu úy (1 hoa mai), đi Hon-đa trong thành phố, qua các nơi: Khách sạn Đà Nẵng, nơi có nhiều lính Mỹ đồn trú, Nha cảnh sát trung phần, Ty cảnh sát Gia Long để quan sát, kiểm tra lần cuối về cách bố phòng của chúng trong dịp Tết. Chạy thẳng đến chợ Vườn Hoa, tôi chọn mua một cành hoa mai, chạy ra đường Thống Nhất (nay là Lê Duẩn) vào nhà ông Võ Xuân Định và bà Lê Thị Dưa (cháu của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn), ở số 90B, là cơ sở cách mạng. Chủ nhà nhận cành mai đặt ở phòng khách ngày Tết, gài lên những thiếp CUNG CHÚC TÂN XUÂN. Bữa cơm chiều 30 đón ông bà xong, chủ nhà dẫn tôi lên tầng 2 đưa cho tôi một chiếc rađiô nhỏ. Tắt điện rồi bước nhanh xuống tầng dưới, tôi nằm áp sát máy vào tai, lắng nghe những bài hát ngợi ca Đảng, ngợi ca mùa xuân bất tận, mà lòng nao nao mong chóng đến giờ giao thừa, để nghe Bác Hồ chúc Tết. Bỗng tiếng chuông đồng hồ ở phòng dưới reo lên như "tiễn chân" năm cũ. Tiếng Bác Hồ ấm áp vang ra:


Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn.



Tôi không cầm được nước mắt, vì quá xúc động với những lời thơ chúc Tết của Bác. Đó là mệnh lệnh, là tiếng kèn xông trận trên các chiến trường miền Nam, là niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Tôi càng thấy trách nhiệm rất nặng nề của mình, phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của trận tuyến ngầm mà cấp trên đã giao phó, góp phần nhỏ của mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân, sớm đón Bác vào thăm miền Nam. Nhưng có ngờ đâu, lần chúc Tết năm đó, là lần cuối cùng của Bác trước lúc đi xa...


Sáng ngày mồng Một Tết, tôi mặc bộ vettông thẳng nếp, với giấy thông hành là thương gia, giả đi chúc Tết một số gia đình bà con tộc họ, nhưng thực ra là tôi đi kiểm tra cơ số vũ khí và quân đã chuyển vào đến đâu, để đảm bảo cho trận đánh thắng lợi, khi có lệnh.


Sau khi cưỡi Hon-đa chạy quanh thành phố một vòng, kiểm tra lại tình hình địch, tối mồng Một Tết, tôi nhận được mật lệnh ra vùng giải phóng nhận nhiệm vụ tiếp theo.

Sáng ngày mồng 5 Tết, tôi ra vùng giải phóng ở thôn 1, xã Điện Ngọc, gặp anh Phạm Như Hiền để báo cáo kế hoạch và kết quả công tác chuẩn bị.

Anh phê duyệt phương án tác chiến do tôi trình bày, rồi anh giao từng nhiệm vụ cụ thể, bổ sung thêm phương án tác chiến và quy định hợp đồng giờ nổ súng. Chia tay anh, tôi trở ra Đà Nẵng.

Sáng mồng 5 Tết, không khí vui Tết, đón xuân vẫn còn ấm cúng. Trong mỗi gia đình, trầm hương nghi ngút trên bàn thờ tổ tiên, nhưng ngoài đường thì vãng cảnh, du xuân rất ít. Vì khắp các nẻo đường, góc phố, ở đâu cũng có trạm kiểm soát giấy tờ và lục soát khi có nghi vấn của bọn cảnh sát dã chiến, làm cho không khí ngày xuân lắng xuống rất nhanh.


Trước giờ G (23 giờ) là giờ các chiến sĩ đặc công biệt động nổ súng, thì lúc 21 giờ, tôi chẳng may sa vào tay giặc, vì một tên phản bội điểm chỉ. Chúng đưa tôi vào giam ở Sở An ninh quân đội để khai thác suốt một tuần, rồi chuyển tôi về giam ở trung tâm thẩm vấn Thanh Bình. Tên Lê Văn Tiên, trưởng phòng thẩm vấn trực tiếp tra khảo, khai thác tôi, dùng đủ ngón nghề ác ôn hòng bắt tôi sẽ khai ra những cơ sở cách mạng trong thành phố và kế hoạch hoạt động của ta trong mùa xuân này, nhưng tôi cắn răng chịu đựng những cực hình đòn, roi thiếu sống, thừa chết. Chúng không moi được lời nào của tôi ngay từ khi mới bị bắt, nên giờ G, các điểm nằm trong kế hoạch tác chiến đồng loạt nổ súng, làm cho kẻ địch bất ngờ với lối đánh "xuất quỷ, nhập thần" của đặc công biệt động ta.


Sau mấy ngày giam cầm, tên Tiến lại tra hỏi tôi tiếp:

- Đêm giao thừa, mày có nghe thơ chúc Tết của Cụ Hồ không?

Tôi xẵng giọng trả lời:

- Sao lại không, đối với những người cách mạng thì đó là mệnh lệnh, là niềm tin tất thắng để chiến đấu quét sạch bọn Mỹ xâm lược ra khỏi miền Nam.

Nó lại hỏi tiếp:

- Mày tin à?

Tôi nghiêm mặt trả lời:

- Sẽ có mùa xuân Bắc - Nam sum họp. Đó là điều chắc chắn.

Nghe tôi trả lời vậy, tên Tiến nhột ý, vứt dùi cui xuống đất kêu bọn cấp dưới đưa tôi về xà lim. Chúng lần lượt đưa tôi đi khắp các nhà lao tù, rồi mở phiên tòa quân sự lưu động đặc biệt để kết án tử hình, nhưng tôi khéo léo đấu tranh với bọn chúng rằng: "Nếu các ông xử tử tôi, thì lập tức các đồng đội tôi sẽ bắt hai tù binh Mỹ thế mạng". Chắc chúng sợ quan thầy của chúng, nên hạ xuống còn chung thân, đày ra Côn Đảo. "Hưởng" trọn 5 mùa xuân ở biệt giam cầm cố của địa ngục trần gian, đến tháng 2 năm 1974, theo Hiệp định Pa-ri, tôi được chúng trả về với cách mạng, tham gia giải phóng thành phố Đà Nẵng trong mùa xuân đại thắng 1975.


Mùa xuân Ất Dậu (2005) này, là tròn 30 mùa xuân, chúng ta được hưởng những mùa xuân trong khung cảnh đất nước thanh bình, tự do, không còn những mùa xuân u ám, súng nổ, bom rền của thời Mỹ - ngụy, nhưng tôi không làm sao quên được những kỷ niệm đẹp đẽ của đời tôi trong mùa xuân năm ấy.

P.T.N
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:29:12 am »

ĐỐI MẶT


NGUYỄN VIẾT PHÚC
Theo lời kể của Phan Nhạn - Cựu chiến binh con tàu không số
Nha Trang - Khánh Hòa


Đêm 22 tháng 12 năm 1968. Giờ G. Một hồi chuông đổ dài vang lên: Lệnh xuất phát! Tôi mở máy. Con tàu rung nhẹ như hít một hơi thở sâu rồi lặng lẽ rời cảng.

Khi vừa ra khỏi khu vực neo đậu của tàu hàng, tôi cài máy, choàng thêm chiếc áo lạnh bước lên boong. Cảng H. chìm trong mưa lạnh. Gió mùa đông bắc thổi hù hù từng đợt lồng qua thân tàu, chốc chốc vặn mình rít lên trong bóng tối. Trên bờ, thành phố giống như một người tỉnh ngủ. Ánh đèn điện hắt lên những quầng ánh sáng hè đường như chỉ chờ phụt tắt khi có tiếng còi báo động hụ lên. Anh Bao Râu nắm chặt tay tôi. Cánh thủy thủ chúng tôi thường ngày vốn ăn sóng nói gió là vô cùng quyết liệt. Con đường Hồ Chí Minh trên biển - huyết mạch vận chuyển vũ khí cho cách mạng miền Nam - được giữ vững, nhưng đổi lại, sự hy sinh cũng hết sức lớn lao. Cái giá cho mỗi chuyến hàng vào Nam là vô giá. Bảy năm trên những con tàu không số, hàng chục chuyến đưa vũ khí vào chiến trường, mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ trở về, tôi chạnh nghĩ mình may mắn hơn so với nhiều đồng đội khác.


Lần này, chỉ ít phút trước khi xuất hiện, tôi sung sướng đến trào nước mắt khi được biết tàu sẽ vào một bãi ngang ở Bình Định, quê tôi. Chiều nay, chính trị viên Sạn vỗ vào lưng tôi: "Sau chuyến này trở về tớ sẽ làm mối cho cậu một cô quê Thanh Hóa. Con gái sông Mã, quê tớ cô nào cũng xinh?". Anh Sạn xấp xỉ tuổi tôi và là người duy nhất đã lập gia đình. Còn lại tôi và 20 anh em khác đều đang "lính phòng không". Để giữ bí mật tuyệt đối cho chuyến đi, chỉ trừ 1,4 tấn thuốc nổ cực mạnh được cài sẵn dưới thân tàu, chúng tôi không ai được phép giữ cho riêng mình bất cứ thứ gì, dù là chiếc nhãn bao thuốc lá.


Tôi lặng lẽ đưa tay vẫy chào thành phố rồi quay xuống hầm máy.

Tiếng máy tàu đều đều, mùi dầu hăng hắc, nồng nồng. Đối với tôi, máy tàu là người bạn thân thiết trong cuộc chiến đấu một còn một mất với kẻ thù. Đêm nay, trái tim con tàu dồn lên những nhịp đập xốn xang, khỏe khoắn để đưa 65 tấn vũ khí, đạn dược lặng lẽ xuyên màn đêm theo một hành trình định sẵn ngược lại phía Bắc rồi tăng tốc trực chỉ hướng Đông Nam.


Biển Đông đang mùa gió đông bắc hoành hành. Đài báo gió cấp 6, cấp 7. Sóng mạnh. Với tốc độ 10 hải lý/giờ, con tàu cứ trồi lên, tụt xuống, buồng máy chao lắc như một chiếc xích đu.

Đồng hồ chỉ 3 giờ sáng. Giao máy cho Thịnh - máy phó, tôi lên boong cùng anh em làm công việc "đổi tàu" để trước khi trời sáng, ra khỏi phao số 1, ta cải trang thành tàu đánh cá của một quốc gia trong vùng. Đêm tối như bưng, mưa xiên từng chập, gió lồng lộn chém những nhát sắc lẻm vào da thịt, nước biển tung ràn rạt lên boong trong ca-bin, có lúc Kim đè cả người lên vô lăng để giữ hướng tàu. Anh như đánh đu trên vòng lái theo từng đợt sóng. Nhìn thấy tôi bước vào, Kim cười toét: "Chuyến này vào Bình Định anh Nhạn tha hồ ngắm quê hương! Anh nhớ múc theo ca nước biển Quy Nhơn đem ra Bắc làm quà tặng người yêu thì tuyệt!". Thoạt Kim soi chiếc đèn pin nhỏ xíu vào tấm bản đồ: Chỉ còn 10 phút nữa là ra tới phao số 1. Anh gật gật cái đầu bù xù vẻ hài hước đầy kiêu hãnh "khỏe rồi!" - Tôi thốt lên.


Kinh nghiệm rằng, hễ ra đến vùng biển quốc tế là coi như thắng lợi bước đầu. Tàu "đánh cá" của ta lẫn vào vô số tàu bè ngược xuôi đủ mọi quốc tịch, dễ dàng qua mắt những tuần dương, khu trục của hạm đội 7 Mỹ nhan nhản, nghênh ngang soi xét. Đây là quãng thời gian anh em tranh thủ nghỉ ngơi, ăn uống, chuẩn bị tinh thần chuyển hướng vào bờ tuy nhiên lần này, ngay trong ngày đầu tiên gặp biển động dữ, mỗi lúc thêm mạnh. Đến chiều, con tàu như chú ngựa bất kham hết chồng đứng lên rồi lại rớt tõm xuống, chúi mũi vào lòng đại dương, một lần như thế, đứng trong hầm máy người tôi gần như chơi trò trồng cây chuối, hai chân bị nhấc hẫng, bật ngửa ra, dốc ngược rồi chới với giữa khoảng không. Mọi thứ trong bụng như muốn tháo ra đằng mồm. Buồng máy giống như một chiếc hộp được bịt kín. Chiếc hộp chơi trò nhảy dây trên những con sóng hàng tiếng đồng hồ. Mỗi khi đuôi tàu bị sóng nhấc hẫng chân vịt, tiếng máy gầm lên giận dữ, khói xộc vào hầm ngột ngạt, sặc sụa. Lũ sóng thi nhau đập vào mạn tàu ầm ầm, nước biển từ trên boong hắt xuống ràn rạt, mặn chát, ướt sũng như tàu sắp vỡ. Tiếng chuông réo từng chập. Hết thuyền trưởng Ba đến chính trị viên Sạn liên tục nhắc tôi phải luôn thận trọng kèm giữ tốc độ tàu. Chỉ cần một sơ suất hoặc trục trặc nhỏ ở hầm máy lúc này, con tàu cầm chắc sẽ thành vật hiến tế cho hà bá. Tôi cài máy, hai tay bám chặt thành máy để người khỏi bị lôi tuột, ném lộn nhào từ góc này sang góc kia như cậu Thịnh. Hai anh em thay nhau trực giữ máy cả ngày lẫn đêm. Bỏ cả ăn uống. Không biết bao nhiêu lần hai đứa cùng ngã dúi dụi vào nhau, những lúc sóng gió tạm lắng, thay nhau tranh thủ lên boong cho dễ thở.


Trên tàu lúc này, nhiều thủy thủ say đứ đừ nôn cả mật tím. Chính trị viên Sạn lo lắng, chạy đi chạy lại động viên, chăm sóc từng người. Bản thân anh cũng bị "quật" đến mặt mày hốc hác.

Bước sang ngày thứ tư, biển vẫn động dữ dội. Sáng sớm, khi tàu mới bắt đầu chuyển hướng vào miền Trung bỗng nhiên chuông trong hầm máy vang lên ngắt nhịp: Có địch! Tôi cài máy, nhảy phóc lên. Từ trên cao, một máy bay trinh sát hải quân Mỹ bám theo tàu ta một lúc rồi biến mất dạng. Hơi lạ, những chuyến đi trước, chúng cứ lẵng nhẵng bám theo, có thằng quần đảo sát trên đầu. Tôi "chơi" độc quần đùi đứng trên boong vẫy tay "chào" nó.


Lệnh tăng tốc. Con tàu chồm lên, lao tới. Tiếng sóng đập vào mạn tàu càng dữ dằn, nước tung lên boong, lọt qua nắp cửa hắt xuống từng đợt rào rào như mưa, lạnh buốt, người tôi như nhừ, nhũn ra vì đói và mệt. Thêm một ngày đánh vật với tử thần. Khoảng 9 giờ đêm, 3 hồi chuông kéo ngắt nhịp gấp gáp tôi bật dậy. Gặp địch! Chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu! Ngay sau đó, tiếng thuyền trưởng Ba ồm ồm trong ống nghe: "Bọn hải quân Mỹ! Ta cách Bình Định 40 hải lý. Giữ nguyên tốc độ!". "Rõ". Tôi giục Thịnh dậy giữ máy rồi nhảy lên tầng thủy thủ. Giữa màn đêm đặc quánh mưa quất ràn rạt từng hồi, con tàu lao thẳng, xé nát từng con sóng để tiến lên. Bỗng những ánh đèn pha từ bốn phía như đội biển chui lên, bươn nhanh về phía ta. Ánh đèn mỗi lúc một rõ, giống một lũ sói biển lồng lên trong cơn say máu rượt mồi. Tôi trở xuống ngay vị trí. Kim đồng hồ tốc độ đang chỉ số 3. Đêm qua, chúng tôi đã "đổi tàu", một lần nữa để trở thành chiếc tàu câu của ngư dân Xinh-ga-po. Trên boong, các ụ súng được phủ kín bằng vải bạc và các đống lưới ni lông lùm lùm, những xâu cá treo toòng teng quanh tàu...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:30:04 am »

Con tàu lao đi với vận tốc lớn nhất chốc chốc lại đảo nghiêng, vòng lướt, khi trồi lên lúc tụt xuống theo từng con sóng giống như chơi trò đuổi bắt đã mách tôi rằng: chưa bị lộ, ta né tránh địch để nhanh chóng tìm cách vào bờ. Tiếng máy tàu lại rú lên giận dữ, khói mù mịt trước những con sóng dữ đánh ngang mạn, nhấc bổng đuôi tàu làm hẫng chân vịt. Tôi và Thịnh lại ngã dúi vào nhau.


Đèn tín hiệu nhấp nháy. Tôi chồm tối ống nghe. Tiếng chính trị viên Sạn nói gấp trong tiếng gió rít hù hù: "Địch cách 500m. Máy 1 kiểm tra lại máy phụ, thuốc nổ!". "Rõ!". Thông báo nhanh tình hình cho Thịnh, để anh giữ máy, tôi bấm đèn pin lao tới các vị trí đặt thuốc nổ và hệ thống dây truyền nổ. Lách giữa những lối đi hẹp, ngoằn ngoèo, cứ mỗi con sóng dồn, người tôi lại bị hất đập vào hai bên nách ngã chúi chụi, tê điếng, choáng váng.


Tôi vừa quay lại hầm máy, Thịnh nói nhanh: "Anh Nhạn, trung tâm lệnh quay ra!". Tôi liếc đồng hồ: 1 giờ sáng!

Quay ra ư, thật sao? Mười sáu lần đưa vũ khí vào Nam, tận Trà Vinh, Cà Mau chưa bao giờ tôi phải quay về khi chưa trả được hàng, mặc dù có chuyến thả hàng xong buộc phải hủy tàu. Rõ ràng đây là tình huống đặc biệt. Hay đã lộ rồi? Nếu bị lộ, địch dễ gì để ta thoát? Nhưng lúc này những con sóng giội ngược dữ quá cho thấy tàu ta đang chạy ra hướng đông bắc! Tôi vọt lên. Bốn chiếc tàu địch giăng thành hàng, vòng chặn phía ngoài quét đèn pha trắng sóng. Chúng đánh tín hiệu bắt ta dừng lại. Hàng chục quả pháo sáng bất thần vụt lên trắng trời.


Vừa tót xuống hầm máy, tôi nghe vọng vào những tiếng nổ ùng oàng.

- "Địch bắn pháo!" - Tôi hét lớn.

- "Mẹ kiếp nó!" - Thịnh buột miệng.

Tiếng ùng ục mỗi lúc một dày như gõ trống trong thùng. Nhiều tiếng nổ nghe rất gần dội vào mạn tàu đang rầm rầm lướt tới.

Chạy ngược sóng, con tàu cứ dựng mũi rồi cắm sâu. Tiếng máy lúc hổn hển khi gầm rú từng hồi, có lúc chừng như tắt ngấm. Buồng máy chao lắc dữ dội, tiếng sắt lạo xạo như sắp vỡ nát, máy móc chực văng ra ngoài. Tôi và Thịnh buộc chặt người vào đai sắt kìm giữ máy.


Tiếng chuông réo một hồi dài rồi một tiếng. Lệnh khẩn!

Thuyền trưởng Ba, chính trị viên Sạn và tôi hội ý chớp nhoáng, thống nhất phương án: Ta vẫn chưa bị lộ, hết sức tránh xảy ra đụng độ và tìm cách thoát khỏi vòng vây. Nếu địch quyết bắt sống, ta quyết chiến đấu đến cùng và sẽ lao tàu vào tàu địch. Trong đêm tối giữa biển khơi ầm ầm tiếng sóng, cả ba người chụm lại, áo quần sũng nước. Ba nắm tay giơ cao thể hiện một lời thề quyết tử. Chính trị viên Sạn nhìn tôi, thân thương và tin cậy như thầm bảo: "Nhạn, chúc cậu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chào nhé!". Lúc này địch triển khai đội hình vây kẹp ta từ cả bốn bên. Chúng chỉ cách ta chừng vài trăm mét.


Lao vào tàu địch ư! Là máy trưởng kiêm tổ trưởng bộc phá, tôi biết mình phải làm gì lúc này. Vừa quay xuống hầm máy, một cú chao lắc hất tôi loạng choạng. Cùng lúc, liên hồi hai hồi chuông réo gắt. Lệnh mở kẹp chì máy! Như một cái máy, tôi nhảy tới dùng kìm cạy hộp tốc độ. Kẹp chì bị phá tung! Tôi có cảm giác như mình vừa phá bỏ cái giới hạn của tổc độ để đi tới ranh giới giữa sự sống và cái chết.


Reng..., reng..., reng! Tiếng chuông lại réo giật cục. Căng thẳng, dồn nén, không khí trong hầm máy muốn sôi lên. Mệnh lệnh chuẩn bị cho hành động quyết chiến cuối cùng với kẻ thù: chuẩn bị bộc phá sẵn sàng cho nổ tung con tàu! Vâng, tôi đã sẵn sàng! Hệ thống dây truyền nổ cực nhanh nối với bộ kíp nổ đôi thật hoàn hảo. 1,4 tấn thuốc nổ cộng với hàng chục tấn đạn trong khoang sẽ biến con tàu thành một thứ vũ khí kinh hoàng, có thể "chơi đẹp" với bất kỳ kẻ thù nào và xóa sạch mọi dấu vết. Rất có thể, chỉ lát nữa thôi, một hồi chuông cuối cùng, dứt khoát, khô khốc, quyết liệt sẽ vang lên. Con tàu như mũi tên lao thẳng về phía kẻ thù. Mặt biển dữ dằn sẽ khép lại trong lòng nó tất cả.


Nén đợi giây phút hiểm nghèo, tôi chợt thấy lòng mình se lại, tê buốt. Lúc này bỗng nhiên tôi muốn chạy nhảy, thèm được ở nhà với mẹ, thèm được lên boong gặp anh em, đồng đội một lần nữa để được nhìn họ, nói với họ lời chia tay... Và giá như lúc này mình được giáp mặt nhìn thẳng vào bộ mặt gớm ghiếc của kẻ thù xâm lược, chứng kiến nỗi kinh hoàng, khiếp đảm của chúng trước cái chết thì hay biết mấy!...


Con tàu chồm lên như ngựa chiến tung vó dũng mãnh, trung thành trong trận quyết chiến cuốỉ cùng. Tiếng sóng giội ầm ào như gãy khúc, vỡ tan. Không khí căng ra, trùng lắng. Thời gian dãn ra, chậm chạp. Bỗng trong ống nghe tiếng chính trị viên Sạn hét lạc cả giọng: "Địch chặn đầu ta! Cách 200m! Tất cả chờ lệnh nổ súng! Máy trưởng chuẩn bị tăng tốc, sẵn sàng bộc phá!". "Rõ!". Tôi nghe cổ họng đắng rát, máu trong huyết quản như khô cứng lại, đầu ong ong. Trong đầu tôi lướt nhanh: Cự ly lao tàu chắc ăn nhất phải dưới 100m. Chỉ ít phút nữa thôi. Một tay tôi đặt lên vòng tốc độ, tay kia giữ hộp công tắc kíp nổ. Thịnh đứng sau ghì chặt giữ người tôi để khỏi bị sóng hất tung. Tôi nhủ thầm "phải thật bình tĩnh, tập trung cao độ...". Người Thịnh nóng ran. Anh im lặng, nét mặt sắt lại nhìn tôi như muốn kìm nén một lời chào vĩnh biệt. Tôi đưa tay về phía sau ôm ngang lưng anh siết chặt vào người mình.


Giây phút căng thẳng tột cùng. Tiếng máy rú lên khô khốc khi đuôi tàu hẫng trên sóng. Thân thể tôi như đang lên cơn sốt, người cứ như bay lên, nhẹ bỗng. Một cảm giác hoàn toàn thoải mái, đầu óc thanh thản lạ thường. Mọi thứ như đang trôi trong ảo giác. Bỗng đèn hiệu nhấp nháy. Tôi nhào tới ống nghe. Tiếng chính trị viên Sạn gần như vỡ ra từ cảm giác căng thẳng vừa đứt tung: "Tàu địch lui rồi! Nó lùi rồi! Nó lùi rồi!...".


Một hồi chuông ngắn vang giờn báo giữ nguyên tốc độ. Tôi cài máy giao cho Thịnh phóng lên. Bên trái, ngang mũi tàu ta, cách vài chục thước là chiếc khu trục đồ sộ, xám xịt vội vàng thụt lại. Bọn lính hải quân Mỹ lố nhố hốt hoảng, tàu ta xé sóng lao lên.


Tôi nhảy xuống hầm máy ôm chầm lấy Thịnh. Hai anh em ngã dúi dụi theo một con sóng dềnh lên. Tôi ngồi bệt xuống Thở phào nhẹ nhõm như vừa trút bỏ một bàn tay vô hình đang bóp chặt trái tim mình, mồ hôi vã như tắm...


Tôi giữ máy để Thịnh tót lên. Từ tầng trên tiếng anh vẳng xuống: "Mẹ kiếp mày!"...

Đội hình tàu địch dãn dần ra rồi tụt lại phía sau như những tên cướp biển ê chề, thất thểu, lẩn lút vào mặt biển lúc này giống như một chiếc chăn cũ nhàu nát khổng lồ. Đồng hồ chỉ hơn 8 giờ.

Giữa đại dương, gió mùa đông bắc vẫn ào ạt đổ về, lớp lớp những con sóng bạc đầu cứ dềnh lên ngạo nghễ. Con tàu câu dũng mãnh cưỡi sóng đi lên hướng Bắc. Chốc chốc tiếng máy lại gầm lên mỗi khi sóng nhấc hẫng đuôi tàu...


N.V.P
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:32:25 am »

TRẬN NÉM BOM SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT


XUÂN MAI


Đã 30 năm qua, năm nào cũng vậy, cứ đến dịp kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là tôi lại đem cuốn băng ghi âm về trận ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ra nghe. Đó là cuốn băng ghi được chiếc máy bay A-37 vừa thu được của địch, tổ chức cuộc tập kích bất ngờ chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, phối hợp với pháo binh ta làm tê liệt hoàn toàn khu quân sự phi trường Tân Sơn Nhất, chặt đứt chiếc cầu băng không rút chạy cuối cùng bằng máy bay của quân ngụy Sài Gòn.


Tôi có được cuốn băng ghi âm vì ngày ấy tôi là cán bộ phụ trách tòa soạn báo Phòng không - Không quân đã cùng đội ngũ phóng viên theo sát các đơn vị chiến đấu, có mặt trên nhiều sân bay vừa được giải phóng. Nhờ đó đã ghi lại được nhiều sự kiện cả bằng hình ảnh, cả bằng tiếng động qua máy thu thanh.


Nhớ lại những ngày đầu tháng 4 năm 1975, sau khi giải phóng Đà Nẵng và những sân bay tiếp theo, ta đã thu được nhiều máy bay, trong đó có loại máy bay A-37 vốn là loại máy bay huấn luyện của Mỹ, trên mỗi khoang lái có hai chỗ ngồi được Mỹ cải tiến thành máy bay phản lực ném bom tấn công cỡ nhỏ, trang bị cho không quân ngụy...


Từ số máy bay mới thu được ấy, Bộ Tổng Tư lệnh đã quyết định giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu nhanh chóng làm chủ được máy bay A-37 để tổ chức lực lượng chiến đấu, dùng máy bay địch đánh vào tận hang ổ cuối cùng của chúng. Các kỹ sư, thợ máy của Binh chủng Không quân nhân dân được điều cấp tốc vào nghiên cứu, kiểm tra do Phó Tiến sĩ Hồ Thanh Minh phụ trách. Một số nhân viên kỹ thuật và phi công ngụy vừa ra trình diện, được giác ngộ đã tình nguyện xin phục vụ cách mạng, tham gia khôi phục và sử dụng những chiếc máy bay A-37 nói trên.


Người lính thợ quân đội ngụy Sài Gòn có tên là Nguyên cho chúng tôi biết dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tiến sĩ Hồ Thanh Minh, đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật đã nhanh chóng khôi phục thành công hai chiếc máy bay A-37 tại Đà Nẵng và 5 chiếc máy bay A-37 khác tại sân bay Phù Cát...


Cùng với công tác chuẩn bị kỹ thuật là việc tổ chức lực lượng chiến đấu và huấn luyện chuyển loại cho các phi công. Bộ chỉ huy chiến dịch đã nhất trí với đề nghị của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cho thành lập một phi đội bay, đặc biệt, được gọi là "Phi đội Quyết thắng" bao gồm: Dẫn đầu phi đội là Nguyễn Thành Trung, một chiến sĩ cách mạng được ta cài vào hàng ngũ không quân địch từ năm 1969, anh chính là người lái chiếc máy bay phản lực F-5E của không quân ngụy, lừa dịp cất cánh đã tách khỏi đội hình, quay lại ném bom xuống dinh tổng thống ngụy ngày 8 tháng 4 năm 1975, rồi trở về hạ cánh an toàn xuống vùng giải phóng Phước Long.


Bốn chiến sĩ lái máy bay MiG được điều từ miền Bắc vào gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Lục, Từ Đễ, Mai Văn Vượng, Hán Văn Quảng. Trong hàng ngũ không quân ngụy ra trình diện có Trần Văn On và Trần Ngọc Sanh đều là hoa tiêu huấn luyện máy bay phản lực A-37, tình nguyện tham gia huấn luyện, bay chuyển loại cho Phi đội Quyết thắng. Riêng Trần Văn On được biên chế vào đội hình xuất kích của Phi đội, anh nhận xét về các chiến sĩ lái MiG của ta tiếp thu rất nhanh, chỉ sau mấy ngày huấn luyện đã có thể bay đơn, hoạt động chiến đấu thành thạo trên chiếc máy bay A-37.


Sáng 28 tháng 4 năm 1975, sau khi đã hoàn thành giai đoạn huấn luyện cấp tổc, Phi đội Quyết thắng và 5 chiếc máy bay A-37 được lệnh chuyển từ sân bay Phù Cát về sân bay Thành Sơn, còn được gọi là sân bay Phan Rang. Giờ đây nghe lại băng ghi âm, tôi như thấy lại hình ảnh sân bay Phan Rang chiều 28 tháng 4 năm 1975 tràn ngập nắng và gió nóng. Đồng chí Thiếu tướng Lê Văn Tri (sau đó là Trung tướng) Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập cuộc họp trong căn nhà nhỏ trên một quả đồi thấp ngay bên sân bay. Tham gia cuộc họp có đồng chí Trần Mạnh Trung, Bộ chỉ huy tiền phương của Quân chủng; đồng chí Trần Hanh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chỉ huy bộ đội không quân; các cán bộ tham mưu, chính trị và các thành viên trong Phi đội Quyết thắng. Phương án lúc đầu có ba mục tiêu tập kích được đưa ra lựa chọn là Bộ Tổng Tham mưu quân đội ngụy, kho xăng Nhà Bè và sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định chọn mục tiêu tập trung đánh vào khu để máy bay quân sự của quân đội ngụy tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đường bay xuất kích ban đầu chọn bay dọc theo đường quốc lộ số 1, nhưng ở đó lực lượng phòng không ta rất mạnh, dễ bị ta bắn nhầm và cũng dễ bị địch phát hiện sớm. Sau cùng quyết định chọn đường bay từ sân bay Phan Rang vòng ra biển, tới Vũng Tàu mới ngoặt về Sài Gòn, vừa đảm bảo an toàn, vừa tạo ra thế đánh bất ngờ.


Nguyễn Thành Trung có nước da trắng, giọng nói lưu loát, anh trình bày tình hình địa hình dọc đường bay và quyết tâm chiến đấu được xác định trên bản đồ. Là người được giao nhiệm vụ dẫn đầu Phi đội Quyết thắng, Nguyễn Thành Trung một lần nữa xác định rõ mục tiêu cho phi đội tiến vào tập kích. Phương án tác chiến được lập trên bản đồ bay, quyết tâm chiến đấu của Phi đội được thông qua, tiếp đó là giây phút thiêng liêng giao nhiệm vụ của đồng chí Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.


Bằng giọng nói Nam Bộ trẻ trung và kiên quyết, phi công Nguyễn Thành Trung thay mặt Phi đội Quyết thắng hứa quyết tâm với Bộ Tư lệnh.

Đúng 16 giờ 30 phút ngày 28 tháng 4 năm 1975, Phi đội Quyết thắng được lệnh xuất kích.

Toàn Phi đội có 6 người, điều khiển 5 chiếc máy bay A-37, cất cánh theo thứ tự: Nguyễn Thành Trung dẫn đầu Phi đội, bay số 1; Từ Đễ bay số 2; Nguyễn Văn Lục bay số 3; Trần Văn On và Mai Văn Vượng bay số 4 và Hán Văn Quang bay số 5.


Để bảo đảm giữ bí mật tuyệt đối, Bộ chỉ huy quy định khi xuất kích, các máy bay A-37 không được liên lạc với nhau bằng máy vô tuyến điện. Do đó 1 giờ 30 phút chờ đợi trên sân bay đối với chúng tôi vô cùng hồi hộp. Mọi người có mặt trên sân bay đều im lặng, không khí trên sân bay như lắng xuống dưới cái nóng hầm hập của chiều hè ỏ Phan Rang.


Đúng 18 giờ, bầu trời Phan Rang bỗng xuất hiện hai chiếc máy bay A-37 đầu tiên.

Tiếng động cơ máy bay xen lẫn tiếng reo vui của các cán bộ chiến sĩ có mặt trên sân bay đều lao nhanh ra chào đón "Phi đội Quyết thắng" vừa lập công xuất sắc trở về. Nguyễn Thành Trung hạ cánh đầu tiên, đã thay mặt toàn Phi đội báo cáo kết quả trận tập kích với đồng chí Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Thiếu tướng Lê Văn Tri rưng rưng nước mắt vì xúc động và vui sướng ôm chặt lấy Nguyễn Thành Trung, tiếp đó lần lượt ôm hôn từng người trong Phi đội Quyết thắng vừa xuất kích thắng lợi trở về...


Băng ghi âm của chúng tôi không thể phân biệt những tiếng nói, cười, giọng Nam xen lẫn giọng Bắc là của ai mà chỉ có thể tóm lược những nét chính qua nghe các anh kể rằng: "Khi máy bay lên đến độ cao 2.000 mét, họ không còn nhìn rõ mặt đất vì thời tiết xấu. Có những lúc khoang lái tối sầm lại vì phải chui qua mây đen và trời đổ mưa, nhưng Nguyễn Thành Trung vẫn bình tĩnh dẫn đầu Phi đội bay về phía Bà Rịa rồi ngược lên Biên Hòa. Trời hửng dần, họ bắt đầu phải tránh lưới lửa phòng không của quân ta từ mặt đất bắn lên. Biên Hòa xuất hiện dưới cánh bay với những đám cháy lớn, ai nấy đều phấn khởi biết rằng quân ta đã tới sát cửa ngõ Sài Gòn. Trận tập kích của Phi đội sẽ là trận đánh hiệp đồng tuyệt đẹp với quân và dân ta ở mặt đất.


Đến Tân Sơn Nhất, trời bỗng hửng nắng. Họ đã nhìn rõ từng dãy dài xe ô tô và máy bay quân sự các loại. Nguyễn Thành Trung lắc cánh ra hiệu cho toàn Phi đội rồi nhằm đúng khu tập trung máy bay quân sự của địch, nhào xuống cắt bom, nhưng bom không rơi. Trong ống nghe của họ dội lên những tiếng nói của lính thông tin sân bay. Bỗng có tiếng quát của một viên sĩ quan ngụy:

- A-37 của phi đoàn nào? phi đoàn nào?...

Từ Đễ vẫn bám sát bay số 2, anh nhào xuống cắt bom và buột miệng trả lời:

- Của phi đoàn A-mê-ri-can chúng mày đấy!

Tiếp theo Đễ là Lục, rồi Quảng, Vượng và On lần lượt nhào xuống cắt bom. Nguyễn Thành Trung quay lại bổ nhào tới lần thứ ba, anh cắt 4 quả bom cùng rơi một lúc. Tân Sơn Nhất rừng rực lửa khói. Họ đã đánh rất trúng khu vực để máy bay quân sự của không quân ngụy Sài Gòn.


Kết quả trận đánh 24 máy bay quân sự của địch bị phá hủy, một kho nhiên liệu trong sân bay bị đốt cháy, hơn 100 lính ngụy bị tiêu diệt.

Năm 1977, phóng viên hãng tin Mỹ UPI Alan Dawson đã viết trong cuốn "55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ": Ngay trong lần đầu tiên bay qua căn cứ, những phi công MiG lão luyện đã bấm nút thả một tá bom loại 500 bảng Anh rơi xuống khu quân sự... tại Tân Sơn Nhất, hàng nghìn người đều kinh hoàng... tại trung tâm Sài Gòn, dân chúng đều biết rằng cuộc tấn công sau cùng của hàng nghìn bộ đội Bắc Việt Nam đã bắt đầu...


Đã 30 năm trôi qua, con người đã có nhiều đổi thay, nhưng nội dung cuốn băng ghi âm vẫn giữ nguyên như cũ. Tôi đã viết trung thực những gì đã thấy từ 30 năm trước và trích nguyên bản những chỗ cần trích trong cuốn băng ghi âm lịch sử và có lẽ đây là lần đầu tiên được giới thiệu với quý vị thính giả nghe đài.

X.M
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:34:01 am »

NHỮNG NGƯỜI LÍNH THẦM LẶNG


ĐỖ SÂM


Qua đồn Bà Rén, chiếc xe đò dừng lại. Một tên cảnh binh và một lính ngụy nhảy lên xe kiểm tra hàng hóa, giấy tờ của mấy bà mấy cô buôn chuyến, rồi đến trước một thanh niên. Anh thanh niên lịch sự bóc một bao thuốc Salem mới đưa cả cho bọn chúng kèm theo chiếc căn cước. Tên cảnh binh liếc nhìn anh, cầm chiếc thẻ nhẩm đọc: Số 254429, cấp tại Sài Gòn ngày 17-10-1961, tên Lê Hiền, cư trú Chính Trạch, Đà Nẵng".


Chiếc xe chuyển bánh phóng nhanh tiếp qua Vĩnh Điện, Thanh Quýt, Miếu Bông về Đà Nẵng. Mặc cho mấy cô em đùa cợt, người thanh niên im lặng xếp lại đồ dùng trong chiếc cặp da, châm thuốc hút. Một luồng gió mát lạnh thổi vào xe. Anh khẽ rùng mình, nhắm mắt nhớ lại chặng hành quân dài vừa qua.


Cách đây mấy tháng ở Hà Nội, sau Tết Canh Tý (1960), Đại úy Lê Văn Trọng nộp lại đơn vị chiếc chứng minh thư sĩ quan quân đội, nhận tấm căn cước giả mang tên Lê Hiền mà tên cảnh sát vừa kiểm tra trên xe.


Lúc nhỏ là một học sinh biết tiếng Pháp, khi quê hương bị tạm chiếm anh đã hoạt động trong hậu địch, quen nhiều các tỉnh miền Trung Bộ nên sau khi về Cục Quân báo anh nhận nhiệm vụ vượt Trường Sơn vào Nam. Đêm cuối ở trạm Quế Sơn, chia tay với trạm trưởng và đồng đội, trao lại mấy bộ đồ giải phóng quân, chiếc mũ tai bèo tình nghĩa, nhận mấy bộ trang phục thành phố, chiếc máy Sô-ny đựng trong một chiếc cặp nhỏ. Anh xuống núi, sau khi bắt liên lạc được với các cơ sở ở Huế, Hội An, Tam Kỳ... hôm nay anh đến Đà Nẵng.


Đã chuẩn bị kỹ từ trước, Lê Hiền tìm ngay đến đồn cảnh sát Hoàng Hoa Thám ở ngã ba Cai Lan xin gặp viên thư ký Lê Tải, người anh họ cùng quê Điện Bàn. Và rồi mấy hôm sau, Lê Hiền đến ở cùng ông anh Lê Tải ngay trong khu cư xá cảnh sát Hoàng Hoa Thám.


Được Lê Tải giới thiệu, mấy tháng sau Trần Thanh Ứng, trưởng ban hoạt vụ cảnh sát Gia Long đã cùng hùn vốn với Mười Hiền mở một tiệm vàng ở 162 đường Khải Định mang tấm biển "Tiệm vàng Lộc Thành" đối diện Chợ Cồn, trung tâm buôn bán lớn của thành phố cảng.


Khống xa nhà Hiền, Tải có tiệm may Thanh Tâm, một tiệm may y phục nữ nổi tiếng trên đường Thống Nhất. Chủ tiệm may là một thiếu nữ vừa có tài vừa có sắc lại nết na dịu hiền.


Tình yêu đã đến với Lê Hiền và Thanh Tâm lúc nào không rõ. Tâm sự với nhau ngoài những lời hẹn ước là những chuyện tìm mối mua vàng bạc, mỹ phẩm, vải vóc, chuyện thiết kế các kiểu thời trang vừa đẹp vừa lịch sự ấn tượng và rồi cả đến nhiều chuyện tình của những cô tiếp viên "bar" với nhiều sĩ quan Mỹ - ngụy ở các lực lượng không quân, thám báo quanh Đà Nẫng... những mẩu chuyện tưởng như vặt vãnh của các sĩ quan này nhiều lúc đưa đến cho Lê Hiền những thông tin vô cùng đắt giá.


Trong phiên liên lạc kỹ thuật với cấp trên ngày 20 tháng 6 năm 1967, Lê Hiền báo cáo về những chuyện bất đồng giữa các sĩ quan cao cấp quân đoàn I với các cố vấn Mỹ về thiệt hại nặng của các trung đoàn 5 lính thủy đánh bộ Mỹ, lữ đoàn 3 kỵ binh không vận Mỹ, trung đoàn 6 và liên đoàn 12 biệt động ngụy trong các cuộc hành quân liên kết 112, 116 ở Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước... từ 11 tháng 8 đến 13 tháng 9.


Anh kèm theo cả một đoạn báo cáo về Thanh Tâm và đề nghị cho Lê Hiền được kết hôn với Thanh Tâm.

Tối 30 tháng 9 năm 1967, trong phiên liên lạc với trên, tiếp theo đoạn chỉ thị công tác, Lê Hiền chăm chú theo dõi đoạn cuốỉ bức điện: "Đã theo dõi và nghiên cứu. Đồng ý để Lê Hiền cưới Thanh Tâm. Chúc hạnh phúc".


Đã từ lâu bà con Đà Nẵng mới thấy một đám cưới đông vui trang trọng như vậy. Khách dự cưới hầu hết thuộc loại quý phái trong cầc tầng lớp  thượng lưu. Anh em bà con hai bên dâu rể nhiều người vai vế trong hàng ngũ cảnh sát, sĩ quan nên đông quan chức, nhà buôn và những người giàu tiền lắm của tạo dịp gặp, quen nhau nhân ngày cưới Hiền - Tâm. Nhóm này bàn chuyện xong một "áp phe" kiếm vài chục cây vàng, nhóm kia chạy vạy với nhau chuyện mua quan bán chức, chuyện trốn quân dịch, mấy thanh niên tán với nhau em này xinh, em kia có bộ răng khểnh duyên dáng, mấy cố em khen bộ áo này "mốt", bộ váy kia gợi tình...


Đêm tân hôn, Tâm nắm tay Hiền tâm sự:

- Em biết trước sau rồi cũng sẽ nói thật hết với anh. Ba đứa em ruột của em Trà Thanh Tá vào quân giải phóng từ tháng 2 năm 1960 đã hy sinh ngoài mặt trận, em gái Trà Thanh Minh theo anh đi chiến đấu cũng bị giặc Mỹ bắn chết, rồi tiếp đến em Trà Thanh Long vừa bị bắt giam ở khám Tân Hiệp, Biên Hòa vì tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh yêu nước...

Đặt nhẹ tay lên vai Tâm, Hiền lây khăn lau nước mắt cho vợ:

- Những chuyện em vừa nói anh đã biết từ trước khi cưới em. Đến nay anh đã có thể nói thật với em: cũng như các em Thanh Tá, Thanh Minh của chúng ta anh là một chiến sĩ giải phóng quân.

Ngả vào vai Hiền, Tâm nức nở khóc. Hiền không muốn ngăn những dòng nước mắt xúc động của vợ. Anh ôn lại với Tâm những chuyện giao việc thử thách Tâm, những chuyện mà vô tình Tâm đã là một cộng tác viên, một liên lạc viên có thành tích đáng kể cho mạng lưói tình báo của Hiền. Hiền vừa chuyện vừa theo dõi cặp mắt tươi sáng dần của Thanh Tâm, Tâm thủ thỉ hỏi chồng:

- Thế ra anh đã biết nhiều về gia đình em từ trước?

- Biết chứ em. Mọi quan hệ giữa anh và em, anh đều đã báo cáo lên trên, vừa qua cấp trên đã tín nhiệm dùng Thanh Tâm làm liên lạc viên cho Lê Hiền.

Thanh Tâm không nén nổi xúc động, gục đầu vào vai chồng.

Từ khi Tâm được chỉ định giúp việc cho Hiền, công việc của anh thuận lợi hẳn. Ngoài việc bảo vệ nơi làm việc của Hiền, cung cấp cho anh nhiều tin quan trọng, Tâm đã tạo điều kiện để Hiền quen biết với nhiều sĩ quan ở Bộ tư lệnh quân đoàn I, trong sân bay và một số cơ quan trọng yếu khác. Đó là những nhu cầu rất cần thiết cho công việc của anh.


Ai có thể ngờ cái tiệm may lịch sự Thanh Tâm ngoài cửa dán chiếc khẩu hiệu to: "Nhà tôi không chứa chấp cộng sản" lại là nơi hoạt động của hai chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận thầm lặng giữa trung tâm thành phố cảng lớn nhất miền Trung, dày đặc lính Mỹ - ngụy và bọn mật vụ thiện nghệ của chính quyền Sài Gòn này. Tuy chưa thực thi được một số nhiệm vụ cao như mong muốn nhưng từ tiệm may này Hiền - Tâm đã chọn lọc báo cáo lên cấp trên nhiều nguồn tin quan trọng nói về những biến động và tình hình nhiều mặt trong bộ máy chính quyền và lực lượng quân sự địch tại đây. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm 1967, đầu năm 1968 trước Tết Mậu Thân, cũng tại căn phòng nhỏ trên lầu tiệm may ấm cúng này, đón đêm giao thừa đầu tiên trong cuộc sống chung, Hiền đã cùng Tâm nghe qua chiếc máy Sô-ny lời chúc Tết của Bác Hồ kính yêu từ Hà Nội:

   "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
   Thắng trận tin vui khắp nước nhà
   Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
   Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta".


... Sau đó nhiều tiếng súng, tiếng reo hò của bà con hòa cùng tiếng còi báo động, tiếng la hét của cảnh sát, tiếng xe gầm rú trên các đường Thống Nhất, Hoàng Hoa Thám, Lê Thái Tổ, Hùng Vương, phía ga, cảng, sân bay. Rồi những tiếng rít xé không khí của pháo binh tên lửa Quân giải phóng vào sân bay Đà Nẵng, kho xăng Liên Chiểu, tổng kho An Đồn... những đám cháy rực trời, những tiếng nổ vang khắp thành phố. Tràn ngập niềm vui, lúc này Hiền mới nói với Tâm cái thông báo của Trung ương vừa nhận được về "Cuộc đánh lớn dịp Tết Mậu Thân" này.


Ngay hôm sau Tết, bọn ngụy dùng trực thăng chở thi hài mấy người mà chúng loan báo là xác chiến sĩ Quân giải phóng, Việt cộng bị chúng sát hại ở vùng ven, về đặt bên cầu Trịnh Minh Thế để uy hiếp nạt nộ bà con nhưng không dẹp nổi sức đâu tranh của quần chúng nổi dậy, không ngăn nổi những nguồn tin dồn dập từ khắp nơi đưa về:

- Quân giải phóng đã chiếm đóng Nam Phưóc, đồn Kiểm Lâm đã mất.

- Lính quốc gia phải bỏ quận lỵ Duy Xuyên rút về Hòn Bằng.

- Mấy tên Mỹ ở lữ đoàn 196 khi đi càn đã bị Quân giải phóng bắt sống.

- Quân giải phóng đã chiếm thành Huế.

- Biệt động Việt cộng đã đánh thẳng cả vào Dinh Độc Lập, Tổng nha cảnh sát, Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.

Vợ chồng cặp tình báo Lê Hiền - Thanh Tâm cùng bà con Đà Nẵng sống những ngày Tết Mậu Thân sung sướng, phấn khởi với những tin vui chiến thắng của Quân giải phóng đến từ khắp mọi nơi.

Đ.S
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:35:31 am »

CHIẾC VÒNG TAY


BÙI VĂN TRINH
   

Kể từ ngày ấy đến nay đã bư mươi năm đằng đẵng trôi qua, vậy mà hôm nay ngồi viết lại những dòng hồi ký này tôi vẫn thấy lòng mình trào dâng nỗi nhớ nhung bâng khuâng khó tả. Nào mời các bạn, hãy cùng tôi đi ngược dòng thời gian để trở về với câu chuyện "Chiếc vòng tay" của chúng tôi ba mươi năm về trước.


Những ngày cuối tháng 3 năm 1975, trên các mặt trận Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng, quân ta ào ạt tiến công vào các tập đoàn phòng ngự mạnh của địch với tinh thần "một ngày bằng hai mươi năm", tranh thủ từng giờ từng phút chớp thời cơ thuận lợi để chiến thắng quân thù.


Đơn vị xe chúng tôi đang làm nhiệm vụ vận tải phục vụ chiến đấu thì nhận được lệnh của Sư đoàn cho chúng tôi trả hàng thu quân gấp để đi làm nhiệm vụ mới. Chứng tôi lập tức chấp hành mệnh lệnh.


Ngày 29 tháng 3 năm 1975, chín mươi xe của Trung đoàn 13 (Sư đoàn 571) chúng tôi nhận nhiệm vụ tức tốc lên đường vào Huế để chở Trung đoàn 27 (Sư đoàn 320) theo đường số 1 qua Đà Nẵng vào Quy Nhơn đến cầu Bà Di thì rẽ phải ngược đường 19 lên Buôn Ma Thuột nhập với cánh quân của quân đoàn tiến theo tuyến Đông Trường Sơn, đưa bộ đội đến vị trí tập kết ở Đồng Xoài. Vào đến Huế, sau khi sắp xếp đội hình, phân công nhiệm vụ cho từng xe, chúng tôi lên đường.


Chiếc Zin 157 của tôi chở trên lưng một khẩu 12 ly 7, hai khẩu RBĐ cùng 24 chiến sĩ do đồng chí Hùng đại đội phó và đồng chí Nam trung đội trưởng phụ trách đi ở cuối đội hình hành quân của trung đoàn. Lên tới đèo An Khê, không may xe tôi bị hỏng đột xuất, phải dừng lại sửa chữa mất gần một tiếng đồng hồ, do đó chúng tôi bị tụt lại phía sau đoàn một quãng khá xa. Trước ngày thứ tư chúng tôi vào tới Buôn Ma Thuột. Thị xã được giải phóng đã gần một tháng nhưng như vẫn còn giữ nguyên khí thế "nụ cười Buôn Ma Thuột" ngày chiến thắng. Các đơn vị thanh niên xung kích đang hăng hái khẩn trương thu dọn những ngổn ngang bộn bề sau cuộc chiến. Thấy xe chúng tôi đi qua, mọi người reo hò vẫy tay chào đón. Qua khỏi cầu Ea Tam khoảng hơn mười cây số, chúng tôi dừng lại ăn cơm trưa, nhân tiện tôi kiểm tra lại các bộ phận xe cho chắc chắn để có thể chạy suốt đến Đồng Xoài mà không xảy ra trục trặc kỹ thuật. Hơn nữa, từ đây vào Đồng Xoài máy bay địch thường xăm xoi đánh phá nhằm ngăn chặn các cuộc tiến quân của ta do đó xe cộ cần phải được siết lại các ốc vít cho thật chặt để đảm bảo độ linh hoạt khi xử lý các tình huống lúc vượt qua các điểm địch đánh phá.


Trong số các chiến sĩ đi trên xe tôi đợt ấy có một đồng chí tên là Vi Thanh Phan dân tộc Thái quê ở miền núi Thanh Hóa. Phấn bắn giỏi nên được chọn làm xạ thủ trung liên của đại đội. Trưa hôm đó xe vừa dừng bánh là anh ta đã nhảy xuống chạy ngay vào khu rừng cạnh đường nhặt củi khô về bắc bếp đun nước. Tình cờ trông thấy một con rắn hổ mang trườn qua đường, Phấn lao theo và chộp được con rắn, không may bị nó quay lại cắn vào cổ tay phải, vẫn không chịu thả con rắn anh ta túm chặt cổ nó rồi cứ thế chạy đến trước mặt đại đội phó và trung đội trưởng:

- Báo cáo các thủ trưởng, em bị rắn cắn.

Hùng và Nam nhìn con rắn đen trũi to bằng bắp tay đang cuộn quanh người Phấn, vết thương trên cổ tay anh ta đang rỉ máu. Cả hai tỏ ra lúng túng chưa biết nên xử trí ra sao. Thấy vậy tôi vội chạy đến bảo mấy chiến sĩ giúp Phấn đập chết con rắn rồi tôi lấy trong túi áo ra một con dao nhíp nhỏ sắc ngọt đưa cho đại đội phó Hùng và bảo Nam:

- Đồng chí giữ chặt tay Phấn cho đồng chí Hùng rạch rộng vết cắn rồi nặn cho ra bớt nọc độc, xong lấy băng buộc ga rô trên cánh tay anh ta cho chặt để tôi vào rừng hái thuốc chữa.

Nói xong tôi chạy vội vào khu rừng gần đấy hái được nắm lá thuốc đem về giã nát, cho vào nước sôi hãm đặc rồi chắt lấy nước cho Phấn uống còn bã đem đắp lên vết thương và lấy băng buộc chặt lại. Xong xuôi tôi bảo với Hùng và Nam:

- Các đồng chí yên tâm, đồng chí Phấn không bị nguy hiểm đến tính mạng nữa nhưng dẫu sao tay đồng chí ấy vẫn bị sưng và đau nhức đấy.

Nghe vậy Phấn hỏi tôi:

- Có nhanh khỏi không anh?

- Vì không có thuốc đặc trị nên ít nhất phải hơn nửa tháng sau vết thương trên tay đồng chí mới khỏi hẳn.

Lúc ấy mặt Phấn ỉu xìu như chiếc bánh đa nhúng nước, anh ta nói như muốn khóc:

- Vậy là em sẽ không được tham gia chiến dịch sắp tới rồi; các thủ trưởng ơi em bị xử lý kỷ luật có nặng không các thủ trưởng?

- Vấn đề không phải ở chỗ là cậu bị kỷ luật nặng hay nhẹ mà cái chính là trận đánh sắp tới đại đội ta sẽ bị thiếu đi một xạ thủ trung liên giỏi.

Phấn hỏi tôi:

- Có loại thuốc nào chữa khỏi nhanh hơn không anh?

Tôi đáp:

- Nếu có vật gì đó bằng bạc để dùng kết hợp với thuốc thì độc được hút ra nhanh hơn như vậy chỉ hai hoặc ba ngày là khỏi.

Nhưng lúc đó đang trên đường hành quân ra trận, vả lại cánh lính chúng tôi làm gì có đồ dùng nào bằng bạc nên đành chịu vậy. Đại đội phó Hùng giục anh em ăn cơm nhanh để còn hành quân gấp. Giữa lúc đó chúng tôi nhìn thấy trên đường có một bà cụ và cô gái người Êđê đang từ phía xa đi lại, trên lưng cô gái đeo chiếc gùi có vẻ hơi nặng. Nhìn dáng vẻ hai người tôi đoán có lẽ họ đi chợ về. Khi hai người tới gần, thấy trên cổ tay cô gái đeo một chiếc vòng bạc sáng lấp lánh, mừng quá tôi vội chạy đến bên họ nói:

- Chào mí và em, mí và em đi đâu về đây?

- Mình đi chợ về. - Bà cụ đáp và hỏi lại tôi:

- Bộ đội muốn hỏi gì mình đấy?

- Mí và em vui lòng cho bộ đội mượn chiếc vòng tay một lúc có được không ạ?

Cô gái nhìn tôi rồi đáp:

- Không được đâu, vòng này không cho mượn được.

Bà cụ cười nhưng nét mặt nghiêm nghị nói:

- Muốn mượn vòng tay à. Bộ đội có chịu cho con gái ta bắt làm chồng không?
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:36:29 am »

Nghe đến đó tôi giật mình chợt nhớ ra rằng theo phong tục của người Êđê chiếc vòng tay là vật quý giá và thiêng liêng nhất trong tình yêu nam nữ. Cô gái Êđê chỉ trao vòng tay cho người con trai mà cô yêu thương nhất và cũng chỉ trao khi người con trai sắp được cô "bắt" làm chồng mà thôi. Tôi không quen biết cô gái mà dám hỏi mượn vòng tay quả là một chuyện tày đình rồi, biết làm sao bây giờ. Để bà cụ và cô gái khỏi hiểu lầm tôi chỉ tay về phía các chiến sĩ và nói với bà cụ:

- Bên ấy có bộ đội không may bị rắn cắn, con hỏi mí và em cho mượn vòng bạc để làm thuốc chữa đấy.

Nghe tôi nói vậy, bà cụ và cô gái liền đi theo tôi tới chỗ các chiến sĩ. Thấy bà cụ và cô gái tới các chiến sĩ đang ăn cơm vội bỏ bát đũa xúm lại chào hỏi. Tôi cầm tay Phấn chìa ra cho bà cụ xem và nói:

- Bộ đội này bị rắn độc cắn đấy mí ạ.

Bà cụ nhìn vết thương rồi bảo cô gái:

- Hơ Bí con đưa vòng tay cho bộ đội làm thuốc chữa rắn cắn đi con để bộ đội mau khỏi còn đi đánh giặc.

Cô gái tên là H' Bih1 (Tiếng Êđê chữ Hơ Bí viết là - H' Bih) cởi chiếc vòng tay đưa cho tôi. Tôi cảm ơn cô và cầm chiếc vòng đem lại bếp lửa nung nóng lên, sau đó đem đặt áp lên chỗ đắp thuốc trên tay Phấn. Chiếc vòng bốc khói xèo xèo. Tôi làm đi làm lại bốn lần, độc được hút ra nhiều đến nỗi chiếc vòng bạc trắng ngả sang màu xanh lét. Phấn bảo đã thấy đỡ đau rất nhiều. Tôi rửa sạch hết màu xanh trên chiếc vòng, cầm đưa cho Hơ Bí và nói:

- Cảm ơn mí và em nhiều lắm, bộ đội Phấn khỏi đau là nhờ có mí và Hơ Bí đấy.

Bà cụ nhìn tôi nói:

- Vết thương của bộ đội Phấn đã khỏi hẳn đâu mà đã vội trả vòng cho Hơ Bí, bộ đội cầm lấy để chiều nay và sáng mai còn phải chữa hai lần nữa mới khỏi hẳn, mí cũng biết chữa thuốc theo kiểu này mà.

Thì ra bà cụ cũng biết chữa rắn cắn theo phương pháp của tôi. Trung đội trưởng Nam nói:

- Nhưng chúng con sắp phải đi đánh giặc ngay bây giờ mí ạ, chúng con xin trả lại chiếc vòng, thay mặt anh em con xin cảm ơn mí và Hơ Bí nhiều lắm.

Nghe vậy bà cụ nói:

- Vậy thì không phải trả đâu. - Nói rồi cụ cầm lấy chiếc vòng trên tay cô gái đưa cho tôi và bảo:

- Con cầm lấy mang theo mà chữa cho bộ đội Phấn, việc đánh giặc cần hơn việc trao vòng tay để bắt chồng. - Thấy tôi còn chần chừ bà nói với tôi như ra lệnh: "Cầm lấy".

Rồi bà cụ bỏ chiếc vòng tay vào túi áo trên ngực tôi, làm cho tôi đâm ra lúng túng vì không biết lấy gì để đáp lại lòng tốt của bà cụ và cô gái. Tiền thì chúng tôi không có, mà nếu có thì dễ gì bà cụ đã nhận tiền của chúng tôi. Thế rồi tôi chợt nhớ ra là ở trong chiếc xà cột của tôi cất trên xe, có chiếc đồng hồ Pôn Zốt tôi mới mua hôm ra công tác ở Vĩnh Chấp (Vĩnh Linh). Tôi vội lên xe mở xà cột lấy chiếc đồng hồ xuống đưa cho bà cụ và nói:

- Chúng con không biết lấy gì để đáp lại ơn mí và Hơ Bí, con có chiếc đồng hồ này mong mí nhận cho.

Bà cụ nói:

- Mí không lấy đồng hồ của bộ đội đâu, bộ đội cần có đồng hồ để đi đánh giặc cho trúng chứ.

Hơ Bí cũng cười nói chen vào:

- Hơ Bí không lấy đồng hồ của bộ đội đâu, khi nào đánh giặc xong các anh trở về Hơ Bí "bắt" người mượn vòng tay làm chồng thôi.

Các chiến sĩ rộ lên cười làm cho tôi thẹn đỏ bừng cả mặt. Bà cụ hỏi tên từng người chúng tôi rồi nói: "Các con đi mạnh giỏi, đánh cho trúng quân giặc nhé, mí và Hơ Bí về đây". Chúng tôi nói lời cảm ơn và chúc cụ cùng cô gái ra về mạnh khỏe. Đi được mấy bước cô gái bỗng quay lại nhìn tôi rồi nói:

- Bộ đội Trinh đừng quên Hơ Bí nhé. - Nói xong cô vội bước nhanh theo bà mẹ.

Hai người về rồi tôi lấy chiếc vòng trong túi áo ra đeo vào tay lòng bỗng trào lên nỗi bâng khuâng xao xuyến.

Ăn cơm xong, chúng tôi vội vã lên đường đuổi theo đơn vị. Tôi tranh thủ từng đoạn đường tốt cho xe chạy tăng tốc nhanh vùn vụt. Chập tối hôm đó chúng tôi đã đuổi kịp trung đoàn. Nhờ có chiếc vòng mà hôm sau tôi đã chữa cho Phấn khỏi hẳn. Anh ta vui mừng vô cùng vì được tham gia trận đánh sắp tới. Tuy cả trung đội không ai nói ra nhưng tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng: Chiếc vòng đã nói lên tấm lòng của đồng bào Tây Nguyên nói chung, trong đó có đồng bào Êđê nói riêng luôn một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ để cùng cả nước đấu tranh, giành lấy Độc lập - Tự do cho dân tộc. Trong cuộc đấu tranh ấy, dù có phải trải qua bao hy sinh gian khổ hoặc cống hiến cả những gì thiêng liêng nhất của bản thân mình cho Đảng, cho đất nước đồng bào cũng không bao giờ từ chối, chính vì thế mà chúng tôi những người lính Cụ Hồ luôn luôn được đồng bào yêu thương đùm bọc.


Hoàn thành xong nhiệm vụ chở bộ đội vào Đồng Xoài, đoàn xe chúng tôi lập tức quay ra Đông Hà chở đạn pháo vào phục vụ chiến dịch. Tất cả chúng tôi đều hăng hái lao vào trận đánh. Chiếc vòng như đã cho tôi thêm sức mạnh, thêm lòng dũng cảm để băng qua bom đạn địch trong những ngày đêm khẩn trương chở đạn vào mặt trận hoặc những ngày lái xe chở bộ đội tiến công vào các căn cứ của giặc ở Long Thành, Tuy Hạ, Cát Lái rồi tiến vào nội đô Sài Gòn, góp phần cùng cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân lịch sử.


Sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước hòa bình thống nhất, có dịp trở lại Buôn Ma Thuột, tôi đã cố tìm bà cụ và Hơ Bí nhưng gia đình cụ đã chuyển về Gia Lai. Không gặp được bà cụ và Hơ Bí, tôi đã khắc lên chiếc vòng hai chữ "Ân tình" và nâng niu cất giữ chiếc vòng mãi mãi như một vật báu thiêng liêng quý giá.

Tháng 4 năm 2005
B.V.T
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:38:13 am »

NHỮNG NĂM THÁNG Ở TRỊ THIÊN THỜI ĐÁNH MỸ


LÊ DUY PHONG


Sau cuộc tiến công chiến lược "Tết Mậu Thân", lực lượng bộ đội ở Trị Thiên tăng lên gấp nhiều lần. Nhu cầu về bảo đảm vật chất cho cuộc sống và chiến đấu của bộ đội không như trước nữa.

Cùng với việc ra sức đánh phá quyết liệt các tỉnh phía nam Quân khu 4, nhất là Quảng Bình, Vĩnh Linh, đặc biệt là tuyến vận tải chiến lược 559 để ngăn chặn việc chi viện từ miền Bắc vào; đồng thời chúng tìm mọi cách bao vây kinh tế, không cho ta khai thác lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác ở vùng chúng tạm kiểm soát.


Khu căn cứ cách mạng, nơi đứng chân của Bộ Tư lệnh mặt trận và tập kết bộ đội là rừng núi Trường Sơn. Nơi đây đồng bào các dân tộc ít người sống thưa thót, rải rác khắp nơi. Sản xuất có tính tự cung, tự cấp, lại bị bom đạn của giặc Mỹ tàn phá. Sản phẩm làm ra nuôi đồng bào còn chưa đưa đủ, lấy đâu cung cấp cho bộ đội. Sản xuất tự túc của bộ đội tuy có đặt ra nhưng mới là chủ trương của lãnh đạo chỉ huy chứ chưa thành hiện thực. Công tác bảo đảm hậu cần cho bộ đội ở chiến trường Trị Thiên lúc này đặc biệt gặp khó khăn khác nào như các tia dẫn đường sữa mẹ đều bị kẻ thù tìm mọi mưu kế hiểm độc làm tắc nghẽn gây lên cảnh thiếu đói khôn lường.


1. Gạo là tư lệnh

Tiếng đồng chí Tư lệnh binh đoàn vận tải chiến lược từ đầu bên kia đường dây vang tới tai nghe của đồng chí Tư lệnh mặt trận: "Gạo còn trong tay tôi hiện nay chỉ tính bằng tạ chứ không thể tính bằng tấn, thông báo để anh biết khả năng bảo đảm hậu cần của ta mà định liệu". Tiếng đáp lại tuy chậm mà dứt khoát: "Vâng! Tôi biết lúc này gạo là tư lệnh".


Ngay những ngày sau đó có sự điều động lực lượng của toàn mặt trận. Đơn vị tôi được lệnh để lại một phân đội làm nhiệm vụ bám đánh địch, bảo vệ khu căn cứ và chuẩn bị chiến trường; còn đại bộ phận cả đội sang đất bạn để khắc phục khó khăn về hậu cần, bồi dưỡng sức khỏe tranh thủ học tập củng cố lực lượng sẵn sàng chiến đấu.


Trạm dừng chân đầu tiên của đơn vị, việc trước hết là cử người vào các bản đồng bào nhờ giúp đỡ lương thực. Đến bản nào đồng bào cũng nói: "Mỹ - ngụy nó bắn phá không cho sản xuất, lúa ngô ngoài rẫy đã cạn, đồng bào cũng đói". Đặc điểm các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô là không có thì thôi chứ có thì không tiếc, đã cho là cho hết không cần dự trữ, vì thế khi bộ đội đói thì đồng bào cũng đói.


Duy có một bản còn rẫy dưa đỏ, trưởng bản chỉ tay và nói: "Đó đồng bào không ăn cho bộ đội cả!". Chẳng kể sang hèn, thứ gì ăn được đồng bào cho lúc này cũng quý. Chủ nhiệm hậu cần thông báo: "Mỗi trung đội cử người mang gùi vào rẫy xin dưa!". Tối đó cả đơn vị được một bữa dưa lưng dạ, đang lúc bụng cao, dạ dốc nhiều đồng chí ăn không biết no.


Cái may chưa trọn thì điều rủi đã đến, những bộ máy tiêu hóa kém, sức yếu của nhiều đồng chí đêm trở chứng đau bụng đi ngoài, thiếu thuốc các quân y phải đi hái lộc sim về cho sao vàng sắc đặc uống.


Gần sáng ngày hôm sau trời đổ mưa rất to, nước lũ tràn về ngập các khe suối, các đơn vị đều "án binh bất động", ôm bụng ngồi nhịn đói nhìn nhau.

Trong không khí cả đơn vị đang im ắng nặng nề, thì từ phía đại đội có một tiếng gọi với sang cơ quan đoàn bộ: "Chúng tớ vừa vào bản xin được sắn, đoàn bộ có ăn cử người sang nhường cho một ít". Tin vui như bắt được của! Cả đoàn bộ náo nức phân công nhau, người đem dây võng căng qua suối để bảo hiểm, người đem gùi vượt suối sang xin sắn. Có đồng chí còn phát huy sáng kiến đặt nồi đun nước sẵn để khi xin sắn về luộc mau được ăn.


Trừ mấy người bận việc và đau yếu, còn tất cả ra bờ suối ngóng người đi xin sắn. Chỉ vài phút sau đã thấy mấy đồng chí lững thững từ Đại đội 1 trở về, gùi nhẹ tênh, mặt buồn thiu. Không chờ anh em tới gần, mấy chàng háu ăn vội hỏi: sắn đâu? Có tiếng đáp lại: "Cả đại đội cũng đang meo miệng chứ có khoai, sắn gì đâu". Nghe vậy mọi người đều thất vọng và tức, vừa tức mấy thằng tếu đùa dai, vừa tức cười và thương mấy đồng chí vượt suối đi xin sắn, sắn chẳng được, ướt như chuột lụt vừa đói lại vừa rét. Còn đồng chí đun nước sẵn thì bực mình bưng xoong nước đổ xuống suối và nói "Ôi nước lã thì cho mày ra sông!". Trở về lán mọi người xúm lại bàn nhau tìm nguồn lương thực. Một chiến sĩ thông tin phát hiện: Cách đây độ một kilômét có trạm đường dây thông tin, có dịp đến đây công tác tôi thấy họ dự trữ được khá nhiều lương thực. Đường đến đó tôi biết chỉ qua mấy quả đồi, không phải vượt suối, chúng tôi đề nghị thủ trưởng đến vay may ra được!


Tôi cùng ba chiến sĩ vội vã lên đường, tới nơi rất may đồng chí phụ trách trạm vốn là người tôi quen. Qua cái bắt tay và lời thăm hỏi nhau, tôi đi ngay vào câu chuyện vay gạo. Ngắt lời tôi đồng chí trạm trưởng nói: Ôi dào chuyện gạo nước ta bàn sau, anh hãy uống nước đi, đã cơm cháo gì chưa? Anh vừa dứt lời thì tôi bị ngất. Đồng chí trạm trưởng và mấy chiến sĩ vội bế tôi vào trong lán và gọi quân y cấp cứu.


Thuốc thang cho tôi tạm ổn, đồng chí trạm trưởng quay ra hỏi mấy chiến sĩ: "Có phải thủ trưởng của các cậu say sắn không?". Một chiến sĩ đưa tay gạt nước mắt lăn trên má rồi nói: "Thưa chú! Đơn vị cháu đã mấy ngày nay chỉ được đồng bào trong bản giúp mấy gùi dưa, thủ trưởng cháu sốt không ăn, đã được miếng gì vào bụng đâu mà say hả chú", "Ừ phải, nếu say sắn thì đã nôn" - Đồng chí trạm trưởng nói.


Nghe vậy, có lẽ đồng chí đó xúc động, vội bảo đồng chí quản lý cân cho đơn vị tôi vay 50kg gạo, giao cho các chiến sĩ gùi về và nhắc: "Các đồng chí nói đơn vị cứ yên tâm, khi nào thủ trưởng Phong tỉnh và đỡ, tôi cho người đưa về tận nơi". Rồi đồng chí đó sờ trán và ghé vào tai tôi nói: "Anh đã đỡ chưa? Tôi cho anh vay 50kg gạo và các đồng chí đem về rồi, anh yên tâm cô" dậy ăn cháo, khi nào đỡ tôi cho người đưa anh về đơn vị".


Giữa lúc tất cả các cán bộ, chiến sĩ nóng lòng về sức khỏe của tôi, đang chuẩn bị người đi đón thì tôi đã được các chiến sĩ của trạm thông tin đưa về tới đơn vị. Anh em mừng rỡ đón tôi trong vòng tay và đưa tôi vào trong nhà rồi nói: "Gạo thủ trưởng vay được, đơn vị đã chia nhau nấu cháo, cháo đã chín nhưng đang còn chờ thủ trưởng về!".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 08:39:13 am »

2. Gạo là gia vị

Việc lo liệu bảo đảm hậu cần cho bộ đội ở chiến trường lúc này cũng khó khăn gian khổ và quyết liệt chẳng kém gì chiến đấu. Đêm đêm từng đoàn cán bộ theo nhiều hướng tỏa xuống đồng bằng Trị Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng để khai thác lương thực, thực phẩm. Nhớ hồi sang Quảng Nam - Đà Nẵng để vay gạo của Quân khu 5, đi tới điểm lấy gạo đâu có dễ, phải leo đèo Hải Vân, vượt sông Thủy Tú, khổ nhất là khi bơi qua sông. Chiến sĩ ta phải cởi quần áo, cuốn lại cùng với cái gùi lấy gạo, bọc vào tấm ni lông làm phao bơi để vượt sông. Tới điểm lấy gạo thì gạo không để ở kho mà là để ở hầm ngầm bí mật từ trước "Tết Mậu Thân", có hầm gạo địch đã xây cả đồn bốt lên trên. Muốn lấy được gạo thì bộ đội phải trải ni lông ra để đựng đất khi bới đất mở hầm, lấy gạo xong lại dùng đất đó lấp lại và ngụy trang, không được để có dấu vết gì mới lạ.


Có đêm bộ đội về lấy gạo, gặp địch phục kích, chờ mãi đến gần sáng không lấy được gạo đành trở về tay không trong lúc bụng đói, cật rét. Có hướng lấy được gạo trở về tới giáp ranh (nơi tiếp giáp giữa rừng núi với đồng bằng), gặp địch phục kích, cuộc chiến đấu tao ngộ xảy ra, lại cảnh kẻ mất, người còn. Người còn đi tìm người mất, rồi võng cáng thi thể đồng đội trở về trong tay không một hạt gạo. Bộ đội ta đã nhiều ngày rồi chưa một hạt cơm dính miệng, sống chủ yếu bằng nước suối rau rừng. Anh Chữ trung đoàn trưởng xót xa thốt lên: "Gian khổ đến thế là cùng, đổi bát máu lấy bát cơm không xong".


Lương thực cho bộ đội lúc này chủ yếu không phải là gạo, mà là các loại rau rừng, thậm chí cả thân cây, lá cây đều được bộ đội ta đem nghiên cứu, thử nghiệm nếu không làm chết người đều trở thành lương thực, thực phẩm nuôi sống bộ đội. Có những cây cỏ không ai ngờ ăn được mà lại trở thành thức ăn quý hiếm. Ví như: loại cây phát triển thành cụm, lá sống bám vào các cây to trong rừng, mà bộ đội thường lấy để ngụy trang xe. Vậy mà anh em lấy những lá non thái nhỏ luộc qua đi, rồi nấu canh hoặc xào mỡ tựa như ăn rau bắp cải. Hay có loại cây thân rất mềm, chặt xuống, gọt vỏ ngoài, ruột thái nhỏ luộc chín, đổ nước đi đem nấu với cá hay xào với mỡ ăn tựa như su hào, đồng bào ở đây vẫn gọi là cây "dương xỉ".


Gạo lúc này có được không phải là dùng để nấu cơm, mà chủ yếu là dùng để nấu cháo cho người ốm. Một vấn đề như đã thành mệnh lệnh từ trái tim thành ý thức tự giác của bộ đội là: Dù hoàn cảnh thiếu đói như thế nào đi nữa, thì trong ba lô mỗi tiểu đội phải luôn có một lon gạo (ống sữa bò) dự trữ để nấu cháo khi có người đau yếu:

Như đã nói lương thực nuôi sông bộ đội lúc này là rau và củ rừng. Muốn ăn được nhiều, được no, được lâu, không chán phải chế biến. Muốn chế biến cần có gia vị, gia vị để chế biến rau của bộ đội lúc này không phải là hạt tiêu, hành tỏi mà là gạo.

Rau tàu bay luộc chín tới hoặc làm dưa, thái nhỏ vắt kiệt nước, gạo rang tán thành thính, rắc vào thêm muối và bột ngọt trộn đều lên ăn thơm, ngon miệng. Củ môn thục cạo vỏ, rửa sạch, giã nhỏ trộn với bột gạo, viên thành viên đem trùng nước sôi hoặc có mỡ rán lên như rán chả cá, lạ miệng cũng giúp bộ đội ăn được nhiều, và còn biết bao sáng kiến chế biến thức ăn bằng rau rẫy, củ rừng của bộ đội ta, không thể nào kể hết.


3. Tại sao ông khóc

Hồi tưởng lại những kỷ niệm sâu sắc ở chiến trường thời đánh Mỹ, tôi lấy giấy bút ghi lại một đoạn hồi ký về cái đói ở chiến trường Trị Thiên những năm sau Tết Mậu Thân.

Viết đên một đoạn tôi xúc động quá, hai hàng lệ cứ trào ra. Bỗng bà lão từ nhà dưới đi lên, thấy tôi đang lau nước mắt, bà lão phát hoảng vội hỏi: "Tại sao ông khóc? Hay có điểu gì mẹ con tôi không phải với ông?". "Không! Không phải mẹ con bà có điều gì không phải với tôi đâu, mà nghĩ lại tình cảm đồng đội trước cảnh đói cơm nhạt muối ở chiến trường thời đánh Mỹ tôi xúc động mà khóc đó thôi" - Tôi đáp lại. "Sự thể thế nào mà ông phải khóc?" - Bà lão hỏi. "Đầu đuôi câu chuyện là thế này, bà ngồi xuống đây tôi kể bà nghe":


Châm ngôn có câu: "Trâu đói sinh ghẻ, trẻ đói sinh sài". Nạn đói hoành hành bộ đội ở chiến trường Trị Thiên, không phải một ngày, một tháng mà là hàng năm. Không chỉ đói gạo, đói muối mà cả thuốc phòng và chữa bệnh nên bệnh tật phát triển rất nhanh, lúc đầu chỉ dăm ba người, chẳng bao lâu đã lan ra nhiều người. Có đơn vị 100% quân số sốt rét, thậm chí sốt nặng đến mức bản thân đơn vị không còn người phục vụ nhau. Cấp trên phải điều người từ đơn vị khác đến để cơm nước, thuốc thang, chăm sóc anh em ốm.


Căn bệnh làm suy giảm sức khỏe bộ đội nhanh nhất là bệnh sốt rét, đặc biệt nguy hiểm là sốt rét ác tính. Với số chiến sĩ trẻ chưa qua thử thách, rèn luyện thường bị ác tính. Nếu không phát hiện và chữa kịp thời thì rất dễ tử vong. Có đồng chí vừa mới hành quân vào trạm khách (nơi đón quân bổ sung từ miền Bắc vào) buổi chiều - tối lên cơn sốt, không ngờ cơn sốt ác tính ập tới. Sáng báo thức không thấy đồng chí đó dậy, anh em lên gọi đã thấy lạnh cứng trên võng. Sốt rét ác tính thời kỳ này khác nào kẻ thù của bộ đội ta ở chiến trường. Nó đã cướp đi không ít sinh mạng cán bộ, chiến sĩ hồi đó.


Một hôm tôi đến thăm đài thông tin 15W, nhìn anh em đồng chí nào cũng gầy yếu, xanh xao. Có đồng chí vừa dứt cơn sốt đã phải ngồi quay máy phát điện cho đài làm việc. Thấy tôi đến thăm - người cũng gầy yếu chẳng kém gì anh em, đoán chắc tôi cũng chưa ăn uống gì, đồng chí trưởng đài bảo một chiến sĩ đi nấu cơm mời thủ trưởng cùng ăn. Thế là lon gạo dành cho người ốm đã được đem sử dụng.


Ngồi trò chuyện với anh em chưa bao lâu, đã thấy hai chiến sĩ đem một rổ rau tàu bay luộc và một ăng gô cháo ra. Đồng chí đài trưởng xách ăng gô cháo đặt trước mặt tôi, gọi anh em ra ngồi vây quanh rổ rau rồi cất tiếng: "Mời thủ trưởng và các đồng chí xơi "cơm"!". Mời cho sang vậy chứ cơm đâu mà ăn!.


Xúc cảm trước tình cảm đồng đội và thương anh em, tôi không thể nào cầm được lòng mình, hai hàng nước mắt cứ giàn giụa, phải một lúc sau mới trấn tĩnh được và nói với anh em: "Các đồng chí ngồi ăn rau, còn mời một mình tôi ăn cháo, tôi nuốt sao được". Dứt tiếng nói tôi xách ăng gô cháo đổ vào rổ rau trộn đều lên, rồi ngồi xuống mời anh em cùng ăn.


Bưng bát rau độn cháo đưa lên miệng, nhìn anh em, hai hàng nước mắt mà tôi vừa nén lại được thì bây giờ lại cứ trào ra, rơi lã chã xuống hòa vào bát rau độn cháo. Dù cho tôi không muốn để anh em nhìn thấy mà cũng không tài nào giấu được. Mắt tôi nhòa đi chẳng nhìn nổi anh em, nhưng hầu như tất cả anh em đều khóc. Tuy cháo rau thiếu muối mà tất cả anh em chúng tôi vẫn thấy như có vị mặn.


Rau tàu bay độn cháo, lại thiếu muối thì người khỏe cũng khó ăn, nói gì đến người ốm. Anh em động viên nhau ăn "câu dầm", khi nào không muốn ăn thì đi làm việc, làm việc lúc nào thấy đói thèm ăn lại đến ăn. Phải ăn để sống, để có sức mà tiếp tục cuộc chiến đấu.


Nghe đến đây bà lão cũng cầm vạt áo lau nước mắt và nói: "Những chuyện như thế nếu ông không kể ra thì tôi đâu được biết. Hẳn số anh em đó có người không về? May mà ông còn sống trở về với vợ con, được hưởng chút ít đãi ngộ, còn biết bao anh em nằm lại chiến trường thì ta biết lấy gì đền đáp!".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM