Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:02:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia  (Đọc 7015 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2021, 06:56:32 am »

Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ trong đợt 1, ngày 15 tháng 3 năm 1982, Quân đoàn 4 tiến hành đợt 2 chiến dịch tập trung lực lượng tiến công một số căn cứ địch ở biên giới. Trên hướng Sư đoàn 7 (được tăng cường 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 250 biên phòng, 2 trung đoàn của Sư đoàn 196 và 2 khẩu pháo 130mm), ta mở đợt tiến công căn cứ Chămca Srâu - Tứcsóc và cao điểm 348. Do quá trình chuẩn bị chiến trường của ta không đảm bảo bí mật nên trước khi ta nổ súng, địch kịp phân tán lực lượng, chỉ để lại một bộ phận nhỏ cầm cự. Ta chiếm được mục tiêu nhưng chỉ tiêu diệt được một lực lượng nhỏ của địch, thu 276 súng, 14 máy thông tin và một số quân trang, quân dụng. Tiếp đó, Sư đoàn 7 được lệnh cơ động về địa bàn tỉnh Côngpông Chnăng, triển khai lực lượng giữ Pônlây, ga Banâk và khu vực Rômía.

Trên hướng Sư đoàn 339, các đơn vị phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang Bạn đánh bại các đợt tập kích của địch bằng hoả lực và bộ binh nhằm chiếm các điểm tựa của ta ở khu vực tây sông Mênam, điểm cao 492, bảo vệ an toàn đường 56. Sư đoàn 9 cùng các đơn vị Bạn mở các đợt truy quét tàn quân địch, bảo vệ an toàn giao thông trên đường số 5 và hệ thống đường sắt. Qua hai đợt tác chiến mùa khô, tuy Quân đoàn 4 chưa tiêu diệt được nhiều sinh lực địch (vì địch phân tán lực lượng, tránh các cuộc tấn công trực tiếp của ta và Bạn) nhưng các đơn vị của Quân đoàn đã giúp bạn giữ vững các địa bàn, củng cố chính quyền cách mạng, đập tan âm mưu của địch lấn đất giành dân, xây dựng chính quyền hai mặt.

Ở Mặt trận 779, mùa khô 1981-1982, Sư đoàn 5 và một số lực lượng tăng cường phối hợp với Sư đoàn 309, một bộ phận Đoàn quân sự 7704 và bộ đội địa phương Campuchia đánh căn cứ sư đoàn 320, văn phòng trung ương của Pôn Pốt ở Ôđa, Kaomêlai, Đầmrông, Namsáp, đồng thời tiếp tục bung lực lượng ra truy quét, triệt phá hành lang của địch ở khu vực nam cao điểm 175. Ngày 14 tháng 1 năm 1982, sư đoàn 5 sử dụng Trung đoàn 16 phối hợp với Sư đoàn 309 tiến công căn cứ Sư đoàn 320 Pôn Pốt. Sau 3 ngày chiến đấu ác liệt, Trung đoàn 16 đánh chiếm và làm chủ khu vực Namsáp, sau đó phát triển chiến đấu đánh chiếm Tàngóc. Trong đợt 1 chiến dịch, Sư đoàn 5 cùng Sư đoàn 309 diệt hơn 200 tên, thu 92 súng (có 1 pháo 37mm), 10 tấn đạn, 6 xe ô tô, 1 máy thông tin, 30 tấn gạo, phá hủy 1 pháo 105mm. Trong đợt 2 của chiến dịch, Sư đoàn 5 cùng các đơn vị truy quét đánh chặn lực lượng địch ở khu nam cứ điểm Kaomêlai. Do địa hình phức tạp, địch bố trí nhiều mìn và vật cản ngăn chặn, công tác nắm địch và chuẩn bị của ta chưa chu đáo nên trận đánh kéo dài, thương vong cao, các đơn vị của Sư đoàn phải dừng lại củng cố, rút kinh nghiệm.

Thời gian này, trên hướng Mặt trận 579, các sư đoàn 315, 307 tiến công các căn cứ của sư đoàn 801 Pôn Pốt và bọn phỉ Lào ở ngã ba biên giới Lào - Campuchia - Thái Lan. Ta đánh trúng sở chỉ huy, hậu cứ sư đoàn 801 quân Pôn Pốt, diệt gọn hai tiểu đoàn (701, 703) phỉ Lào, loại khỏi chiến đấu 342 tên địch, thu 107 súng các loại. Ngoài ra, các đơn vị còn truy quét bọn tàn quân trung đoàn 83 (sư đoàn 801 Pôn Pốt) ở tây bắc Xiêmpăn đánh vào đông bắc Vonsai, tây nam Bôkeo, căn cứ các trung đoàn 402, 403 (sư đoàn 775 Pôn Pốt), căn cứ sư đoàn 920 ở Mônđônkiri, căn cứ 547 trên biên giới Thái Lan. Trong nội địa, các tiểu đoàn địa bàn 2, 36, 50, 80, 96 đánh các trận vừa và nhỏ, kết hợp chặt chẽ với công tác địch vận, làm tan rã nhiều tổ chức phản động kêu gọi hàng trăm binh lính địch ra hàng.

Những hoạt động tích cực của bộ đội ta trên các mặt trận làm cho địch bị động lúng túng, chúng không thực hiện được kế hoạch mùa khô 1981-1982 (chiếm 70% phum, xã, giành 60% dân, xây dựng các căn cứ quân sự lớn ở biên giới phía bắc và phía tây,...) nhưng hiệu suất chiến đấu của bộ đội ta và Bạn nhiều trận còn thấp. Ta chưa triệt được các hành lang vận chuyển của địch; trong nội địa, số địch hoạt động trà trộn trong dân còn nhiều.

Sau hội nghị chuyên gia toàn Campuchia (từ ngày 23 đến ngày 31 tháng 5 năm 1982), kịp thời rút kinh nghiệm những mặt còn tồn tại, những tháng đầu mùa mưa năm 1982, trên các mặt trận, ta tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truy quét, đánh bại âm mưu lấn đất, giành dân của địch.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới, ngày 8 tháng 6 năm 1982, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia (thay Ban phụ trách công tác K (Campuchia) và Tổng đoàn chuyên gia). Đồng chí Lê Đức Anh được chỉ định làm Trưởng ban. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 847/QĐ chuyển Lữ đoàn 950 thuộc Bộ tư lệnh 979 thành Đoàn quân sự làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia tại Đặc khu Côngpông Xom, mang phiên hiệu Đoàn 950.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2021, 06:59:51 am »

Trên cơ sở những kết quả giúp Bạn đã đạt được trên các mặt công tác, ngày 14 tháng 7 năm 1982, Bộ Quốc phòng chỉ đạo rút một bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia về nước. Đây là đợt rút quân đầu tiên theo Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương lần thứ 6 (diễn ra từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 6 năm 1982 tại thành phố Hồ Chí Minh). Sư đoàn bộ binh 317 (Quân khu 7) và một số đơn vị hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia được lệnh trở về Tổ quốc đã được Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý(1).

Sau đợt rút quân đầu tiên này, ngày 5 tháng 8 năm 1982, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Trường 481 thuộc Đoàn 478 về trực thuộc Bộ Quốc phòng. Bộ ủy nhiệm cho Bộ tư lệnh 719 quản lý, chỉ huy và chỉ đạo Trường 481 về mọi mặt. Trường 481 lâm thời được hưởng quyền hạn và chế độ như các trường sĩ quan. Đồng thời với nhiệm vụ chiến đấu, việc giúp Nhà nước Campuchia củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng luôn được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng ta xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng có ý nghĩa quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ quốc tế của quân đội ta ở Campuchia.

Trên cơ sở nhiệm vụ đã được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương giao, căn cứ điều kiện và tình hình thực tế trên chiến trường những năm 1981-1982, Bộ tư lệnh 719 đề ra ba nhiệm vụ(2), trong đó nhiệm vụ “giúp cho Bạn mạnh dần lên trên các mặt, đủ sức đấu tranh với địch, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, xây dựng đất nước” được xác định là nhiệm vụ then chốt cơ bản nhất.

Theo phương hướng đó, bên cạnh việc tiếp tục kiện toàn các đoàn quân sự, các tiểu đoàn địa bàn, tạo điều kiện để Bạn chủ động trong tác chiến, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam trên các mặt trận đã giành nhiều thời gian huấn luyện cho Bạn. Phương châm huấn luyện nâng cao hiệu suất chiến đấu của phân đội nhỏ, nâng cao trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng cấp tiểu đoàn, trung đoàn, giúp Bạn xây dựng thế trận bảo vệ biên giới, chủ động đánh địch trong nội địa luôn được chỉ huy các mặt trận, các đoàn chuyên gia quân sự quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện từng chiến trường. Các đợt tập huấn về cách đánh, về phát động quần chúng tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

Từ chỗ “ta, Bạn cùng làm” dần dần chuyên gia ta đã giúp cho Bạn trưởng thành, tự làm một phần kế hoạch, tự triển khai lực lượng và đảm nhiệm tác chiến trên từng hướng, từng khu vực, từng bước vững chắc, đẩy địch vào thế khó khăn suy yếu. Các kế hoạch tạo ra hai vùng, hai chính quyền trên lãnh thổ Campuchia của địch liên tiếp bị thất bại làm cho cục diện chiến trường đi vào thế ổn định, an ninh chính trị được giữ vững Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã góp phần tạo ra so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho các lực lượng cách mạng Campuchia.

Đến năm 1982, ta đã giúp Bạn xây dựng 2 binh đoàn, 2 sư đoàn, 12 tiểu đoàn binh chủng, 33 tiểu đoàn bộ đội tỉnh, 135 đại đội bộ đội huyện, 3 tiểu đoàn biên phòng, 13 trường đào tạo cán bộ cơ sở sơ cấp và trung cấp với tổng quân số 52.214 người (trong đó có 6.000 cán bộ). Vừa xây dựng phát triển bộ đội chủ lực, ta vừa xây dựng cho Bạn một đội ngũ cán bộ cơ sở rộng khắp với 184 đội công tác (11.507 người) và hơn 128.000 dân quân tự vệ xã ấp, góp phần thiết thực bảo vệ chính quyền cách mạng. So với trước ngày Tổng tiến công giải phóng Campuchia thì lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia, qua hơn 3 năm xây dựng đã có sự lớn mạnh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng(3).

Cùng với việc giúp Bạn xây dựng lực lượng vũ trang củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia còn đồng thời triển khai nhiệm vụ cứu đói giúp nhân dân Campuchia ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất.

Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, chia sẻ và cảm thông sâu sắc với những khó khăn của nhân dân Campuchia, cán bộ, chiến sĩ ta hoạt động trên chiến trường Campuchia đã nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhân dân các địa phương nhanh chóng ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Quân đoàn 4 là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai giúp 1,2 triệu dân ba tỉnh Kanđan, Côngpông Chnăng, Puốcxát và 7 vạn dân huyện Mung (tỉnh Báttambang). Bộ tư lệnh Quân đoàn đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực giúp nhân dân thoát khỏi nạn đói. Những ngày đầu đất nước Campuchia mới giải phóng, các kho lương thực của chế độ Pôn Pốt đều trống rỗng, lương thực trong dân bị tàn quân Pôn Pốt chạy qua cướp sạch. Công tác vận chuyển đảm bảo hậu cần của Quân đoàn gặp không ít khó khăn do địch đánh chặn giao thông, khẩu phần ăn bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ phải tính toán từng ngày. Mặc dù vậy, nhiệm vụ cứu đói cho dân vẫn được cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thực hiện kịp thời với nhiều biện pháp thiết thực. Trong khi vận chuyển từ phía sau chưa lên kịp, bộ đội tình nguyện nhường bớt khẩu phần ăn hàng ngày để cứu dân. Sư đoàn 7 cử các tổ cứu đói giúp nhân dân ba huyện thuộc tỉnh Kanđan. Sư đoàn 9 thành lập các tổ công tác mang gạo và thuốc chữa bệnh giúp nhân dân tỉnh Côngpông Chnăng. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 341 nhịn ăn bữa sáng để giúp nhân dân huyện Mung. Sư đoàn 339 môi tuần một lần chở gạo xuống giúp nhân dân huyện Lếch. Các đoàn 24, 25, 71 quyên góp gạo tiết kiệm hàng ngày gửi giúp nhân dân các huyện còn lại của tỉnh Kanđan.


(1) Từ tháng 3 năm 1979 đến tháng 7 năm 1982, Sư đoàn 317 đánh 2.342 trận lớn nhỏ, loại khỏi chiến đấu 5.935 tên; giúp Bạn xây dựng 5 huyện, 79 xã, 669 ấp. Sư đoàn được Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia tặng Huân chương Bảo vệ hạng Nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Quân công hạng Nhất. 244 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công các loại.
(2) Ba nhiệm vụ đó là: Tiếp tục truy đánh cho địch suy tàn hơn nữa đến mức không gượng dậy được, những đơn vị lớn không thể trụ bám trong nội địa; Giúp cho Bạn mạnh dần lên trên các mặt đủ sức đấu tranh với địch, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, xây dựng đất nước; Bảo đảm đoàn kết liên minh chiến lược và chiến đấu giữa Việt Nam - Campuchia ngày cảng tăng cường trên thế vững chắc.
(3) Trước ngày Tổng tiến công giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt, các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia mới có 21 tiểu đoàn, 5 đại đội, 69 đội công tác với tổng quân số 4.890 người, trong đó có 316 cán bộ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2021, 07:02:49 am »

Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ công tác của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự các mặt trận 579, 779, 979 đi sâu xuống các bản làng với tinh thần “viên thuốc chia đôi, bát cơm sẻ nửa”, chịu đựng mọi gian khổ hy sinh, vượt qua mọi sự rình rập, phá hoại của kẻ thù để giúp nhân dân các địa phương khắc phục nạn đói, dịch bệnh đang lan tràn, ở các phum. sóc xa xôi, do địch đánh phá, vận chuyển lương thực gặp khó khăn, nhiều gia đình phải ăn củ mài, củ chuối thay cơm, cán bộ, chiến sĩ ta đến công tác đã san sẻ cả khẩu phần ăn rất ít ỏi của mình để giúp dân. Cháu Xa Văn Ni lên 8 tuổi được y tá Chu Trọng Tố thuộc Đại đội 10 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 141 Sư đoàn 7 cứu sống trong tình trạng đói lả hấp hối chờ chết. Hàng trăm cháu khác ở trong tình trạng tương tự được các cán bộ, chiến sĩ các mặt trận 479, 579, 779, 979 đem về nuôi dưỡng ở các trại mồ côi. Được chia sẻ những lon gạo, những viên thuốc trong lúc cái chết đã kề bên, nhiều người dân Campuchia ghi lòng tạc dạ sự giúp đỡ chí tình của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam. Càng hiểu sâu sắc những phẩm chất tốt đẹp của người lính cách mạng, của Bộ đội Cụ Hồ, bà con càng tin tưởng ủng hộ bộ đội Việt Nam. Bà Bun Mi ở phum Chom, huyện Kiri sau khi 7 người trong gia đình được cứu khỏi chết đói, đã đến đội công tác xin cho bà con được đi theo bộ đội Việt Nam. Nhiều gia đình ở huyện Lếch, huyện Mung vận động chồng con trước đây là binh lính, sĩ quan trong quân đội Pôn Pốt ra trình diện chính quyền cách mạng.

Không chỉ giúp Bạn trong những vấn đề cấp bách trước mắt, Đảng và Nhà nước ta còn chỉ đạo Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự phối hợp chặt chẽ với chuyên gia các bộ, các ngành tích cực giúp Bạn trên tất cả các lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực văn hoá giáo dục đến năm 1982, ta đã hoàn thành 37 hạng mục công trình văn hoá giúp Bạn. Hai bên đã ký kết các hiệp định về đào tạo chuyên gia kinh tế, văn hoá, theo đó năm 1982 ta giúp Bạn đào tạo 374 chuyên gia (dài hạn 88, ngắn hạn 286), đáp ứng được yêu cầu của Bạn. Năm 1982, ta nhận đào tạo cho Bạn được 409 học sinh, sinh viên (gồm trên đại học 13, đại học 127, trung học 127 và phổ thông 142). Ngoài ra, các trường chính trị hàng năm nhận khoảng 800 người, quốc phòng - an ninh 1.000 người. Chuyên gia ta giúp Bạn đào tạo tại Campuchia 1.500 sinh viên, 1.000 trung cấp, sơ cấp các ngành kỹ thuật và hàng ngàn cán bộ học bổ túc văn hoá trong các lớp nghiệp vụ ngắn hạn. Ta đã đón 17 đoàn cán bộ các ngành của Campuchia sang học tập, trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật.

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giúp Bạn, ngày 15 tháng 11 năm 1982, Bộ Quốc phòng ra chỉ thị về kiện toàn các đoàn chuyên gia quân sự giúp các sư đoàn bộ binh Campuchia, đồng thời hoàn chỉnh biểu biên chế Đoàn chuyên gia quân sự của Bộ Quốc phòng ta giúp Bộ Quốc phòng Campuchia. Trong thời gian này, các đoàn chuyên gia của các tổng cục, quân chủng, binh chủng sáp nhập đầu mối về trực thuộc Đoàn chuyên gia quân sự 478.

Từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 12 năm 1982, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng nước ta, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hoà nhân dân Campuchia do đồng chí Bu Thoong, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu thăm hữu nghị chính thức nước ta. Trong buổi làm việc ngày 23 tháng 12 tại Hà Nội, đại diện hai Bộ Quốc phòng đã ký văn kiện hợp tác giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân cách mạng Campuchia.

Đánh giá về hoạt động của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam ở Campuchia năm 1982, Bộ tư lệnh Quân tình nguyện (719) khẳng định: “Bộ đội ta phối hợp chặt chẽ với chuyên gia các ngành đã giành được những thắng lợi quan trọng, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố và phát triển thành quả cách mạng... Lực lượng cách mạng Campuchia được củng cố một bước về chất lượng. Một số đơn vị Campuchia có khả năng chiến đấu và hoạt động tốt”(1). Những thành tựu đó đã giúp Bạn xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền, ổn định đời sống phát triển sản xuất, làm cho tình hình chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội của Campuchia được cải thiện và có bước phát triển vững chắc, góp phần vào việc củng cố khối liên minh chiến đấu đặc biệt ba nước Đông Dương ngày càng vững mạnh.

Trong hai năm 1981-1982, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hoạt động trên đất Bạn trong hoàn cảnh rất nhiều khó khăn thử thách: tàn quân địch còn đông, nhiều tổ chức phản động ở cả trong nước và nước ngoài phối hợp hoạt động chống phá ta ráo riết ở khắp nơi; chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang bạn còn non trẻ, chưa đủ sức bảo vệ thành quả cách mạng. Vượt qua mọi khó khăn gian khổ, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ chiến đấu truy quét, tiêu diệt tàn quân địch với nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng củng cố, phát triển lực lượng vũ trang, bảo vệ chính quyền cách mạng. Đến năm 1982, ta đã cơ bản thực hiện được mục tiêu “ta, Bạn cùng làm”, “ta một, Bạn một”, đã rút một phần Quân tình nguyện Việt Nam về nước và nỗ lực phấn đấu theo hướng “Bạn hai, ta một” để Bạn tự đảm đương phần lớn nhiệm vụ xây dựng phát triển lực lượng vũ trang, bảo vệ vùng giải phóng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng. Đây là cơ sở quan trọng để Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hoạt động có hiệu quả hơn trên chiến trường Campuchia những năm tiếp theo.


(1) Nghị Quyết số 210A-NQ ngày 26 tháng 10 năm 1982 của Bộ Tư lệnh 719, Lưu trữ văn phòng Bộ TƯ lệnh Quân khu 7.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 06:18:53 am »

2. Phối hợp với Bạn tiến công, tiêu diệt các căn cứ dọc biên giới phía Tây, truy quét tàn quân địch.

Sau thất bại nặng nề về quân sự trong hai năm 1981-1982, bước sang năm 1983, địch âm mưu đánh chiếm và kiểm soát một vùng gắn liền với biên giới Thái Lan nhằm tạo nên hình thái “2 vùng, 2 chủ lực, 2 chính quyền”. Chúng chủ trương đưa chiến tranh vào nội địa, giành dân, xây dựng lực lượng phản động ngầm hòng làm cho tình hình Campuchia mất ổn định, gây bạo loạn, cướp chính quyền ở từng khu vực, từng bước tiến tới thực hiện âm mưu cơ bản xoá bỏ Nhà nước Campuchia.

Được sự giúp đỡ của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam cùng đội ngũ cán bộ, chuyên gia dân, chính đảng từ Trung ương và các địa phương của Việt Nam, đến năm 1984, các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội của Campuchia đã đạt được những thành tựu đáng kể. Về kinh tế, diện tích canh tác đạt 1.670 hécta (năm 1979 chỉ đạt 700 hécta), sản lượng lương thực 2.058.850 tấn, năng suất bình quân 1,17 tấn/hécta. Khôi phục và trồng mới trên 52.000 hécta cây cao su, khai thác được 67.700 mét khối gỗ.

Nền sản xuất công nghiệp được phục hồi, hàng trăm nhà máy, xí nghiệp đã khôi phục và xây dựng mới. Các xí nghiệp do Trung ương quản lý sản lượng tăng từ 40 - 50% hàng năm. Công tác giáo dục phát triển nhanh, hệ thống giáo dục mở rộng đến tận phum, xã. Năm học 1981-1982 có hơn 1,3 triệu học sinh, đến năm 1982-1983 đã phát triển lên 1,5 triệu học sinh. Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp từ Trung ương đến xã với trên 30 bệnh viện và 10.000 giường bệnh.

Về quân sự, mặc dù thất bại liên tiếp trên mặt trận biên giới phía Tây và trong nội địa, song được các thế lực phản động bên ngoài tiếp sức, các đơn vị địch (nhất là chỉ huy) vẫn còn lực lượng khá lớn. Chúng tập trung lực lượng khôi phục lại một số căn cứ như Ô đa, Sơ Đa, Kaomêlai, Đăngkum, Ampin... Mặt khác, địch cố gắng đưa phần lớn lực lượng của các sư đoàn 320, 415, 705 vào sâu trong nội địa xây dựng các căn cứ lõm trên tuyến trung gian và khu vực Biển Hồ. Trước mắt, chúng ra sức củng cố thế trận ở vùng biên giới giáp phía Tây bằng cách chiếm lại các căn cứ đã mất, củng cố các căn cứ còn lại, xây dựng thêm các căn cứ mới, điều chỉnh một số cửa khẩu và hành lang để đưa lực lượng và vận chuyển vật chất vào nội địa; xây dựng cơ sở ngầm và chính quyền hai mặt ở các phum, sóc; tăng cường đánh phá, tập kích vào các vị trí đứng chân của ta và Bạn, tổ chức các lực lượng nhỏ, lẻ phục kích, gài mìn ở các tuyến đường, nhằm quấy phá, gây mất ổn định trong nội địa. Ngoài ra, địch tăng cường đánh phá giao thông và những vị trí sơ hở của lực lượng cách mạng, thường xuyên đột nhập vào các xã, ấp hẻo lánh để gây cơ sở, cướp lương thực, đẩy mạnh tuyên truyền kết hợp hăm dọa, khủng bố quần chúng nhằm tạo thế có lợi cho chúng.

Ngày 20 tháng 1 năm 1983, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Nghị quyết số 05/NQ-QU về nhiệm vụ quân sự năm 1983. Về nhiệm vụ quốc tế đối với Campuchia, nghị quyết nêu rõ: Tiếp tục giúp Bạn nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang cả về trình độ chính trị, khả năng quản lý bộ đội, chỉ huy chiến đấu và công tác phát động quần chúng; bảo đảm cho Bạn có thể độc lập hoàn toàn hoàn thành nhiệm vụ, hợp đồng chiến đấu với lực lượng ta và tiến tới phụ trách từng địa phương lớn hơn. Tiếp tục góp phần giúp Bạn củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng, bảo đảm tin cậy về chính trị, làm được công việc theo chức trách, phát huy được sức mạnh của các ngành để chống chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, bóc gỡ các cơ sở ngầm. Phát huy sức mạnh tổng hợp, đánh địch cả trên biên giới và trong nội địa, cả ngoài rừng và trong các phum, sóc, cả căn cứ và trên hành lang; đánh liên tục và có trọng điểm, đồng thời tiếp tục giúp Bạn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và hậu cần, kỹ thuật. Để thực hiện tốt các chủ trương đó, cần tập trung kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia và quân tình nguyện; nghiên cứu tiến tới có những quy chế cần thiết về tổ chức và hoạt động liên minh chiến đấu giữa ta và Bạn.

Trước tình hình địch vẫn ngoan cố dựa vào sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài, tập trung lực lượng chống phá ác liệt cách mạng Campuchia, ngày 15 tháng 2 năm 1983, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia ra Nghị quyết số 39/NQ-TW “Về điều chỉnh tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang (1983-1986)”. Nghị quyết xác định ba mục tiêu chiến lược của cách mạng Campuchia:

“1. Tiếp tục làm cho Pôn Pốt tan rã, suy tàn hơn nữa.

2. Tiếp tục xây dựng thực lực cách mạng Campuchia mạnh hơn lên cả về số lượng và chất lượng, đủ sức đảm nhiệm cuộc chiến đấu thắng lợi với mọi kẻ thù bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước.

3. Bảo đảm đoàn kết liên minh chiến lược, chiến đấu Campuchia - Việt Nam trên một thế vững chắc hơn và mạnh hơn”(1).


(1) Biên niên sự kiện hoạt động của Đảng, Nhà nước, quân đội, chuyên gia Việt Nam - Campuchia, tập III, 2008. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tr. 194.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 06:20:36 am »

Trên cơ sở 3 mục tiêu chiến lược của cách mạng Campuchia, nghị quyết xác định mục tiêu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia từ năm 1983 đến năm 1986 phải nhanh chóng có số lượng quân chủ lực và quân địa phương khoảng 12 vạn, tổ chức thành 8 sư đoàn, 20 trung đoàn bộ binh, 7 trung đoàn binh chủng, 15 tiểu đoàn bộ binh, 300 đại đội bộ binh và khoảng 15 vạn dân quân du kích.

Để bảo đảm tiến độ xây dựng tuyến phòng thủ chất lượng tốt và vững chắc, Bộ Chính trị Campuchia chủ trương tổ chức một số đơn vị hỗn hợp, gồm cả lực lượng Campuchia và Việt Nam. Ở các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn chính quy và đơn vị binh chủng kỹ thuật, yêu cầu Quân đội nhân dân Việt Nam tăng cường cho một số cán bộ mà Campuchia chưa có điều kiện đào tạo, bồi dưỡng, ở các huyện và tỉnh, nếu thấy cần thiết tăng cường cho một số cán bộ, chiến sĩ có kinh nghiệm về công tác cơ sở và công tác phát động quần chúng ở cơ sở. Các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam được tăng cường có nhiệm vụ và quyền hạn như cán bộ, chiến sĩ Campuchia và dưới sự chỉ đạo của Đảng và Quân đội nhân dân cách mạng Campuchia.

Quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ giúp Bạn trong tình hình mới, đầu năm 1983, Bộ Tư lệnh 719 ra nghị quyết về nhiệm vụ công tác năm 1983 của Bộ đội tình nguyện trên chiến trường Campuchia. Nghị quyết nêu rõ: “Mục tiêu chiến lược là giúp Bạn mạnh lên, hơn hẳn địch về số lượng và chất lượng để Bạn có thể tự đảm đương nhiệm vụ bảo vệ cách mạng Campuchia, phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu”(1).

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục giúp Bạn xây dựng các phương án tác chiến đối phó với các tình huống có thể xảy ra, chủ động đánh địch, tiêu diệt nhiều sinh lực của chúng; đồng thời giúp Bạn đề ra phương hướng củng cố, phát triển lực lượng, tăng cường cán bộ, giúp Bạn tuyên truyền xây dựng cơ sở quần chúng ở những vùng sau lưng địch, tổ chức từng đội công tác xuống các phum, xã, đặc biệt là các tỉnh dọc biên giới phía Tây, giáp Thái Lan. Trong tất cả các nhiệm vụ đó, việc giúp Bạn truy quét tàn quân địch dọc biên giới phía Tây được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam trên chiến trường Campuchia trong năm 1983. Lực lượng quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia mở các chiến dịch truy quét tàn quân địch để bảo vệ các trục đường giao thông, các địa bàn chiến lược, tiêu diệt các căn cứ của quân Pôn Pốt ở biên giới phía Tây, ngăn chặn các nguồn viện trợ từ bên ngoài thâm nhập qua biên giới Thái Lan vào nội địa Campuchia cho bọn phản động và tàn quân Pôn Pốt. Các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự thuộc các mặt trận 479, 579, 779, 979 đẩy mạnh hoạt động giúp cách mạng và nhân dân Campuchia tiếp tục truy quét tàn quân địch, kể cả ở vùng biên giới và trong nội địa, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.

Trên địa bàn Mặt trận 479 phụ trách có các sư đoàn 5, 302, 309, 317; 6 trung đoàn bộ binh trực thuộc (6, 7, 160, 205, 726, 740); 5 trung đoàn thuộc các binh chủng (xe tăng, thiết giáp, pháo binh, công binh, cao xạ, thông tin). Nhiệm vụ của Mặt trận 479 là hỗ trợ bạn mở nhiều đợt tiến công đánh vào các căn cứ và cơ quan Trung ương của địch ở vùng biên giới phía Tây Campuchia. Đợt hoạt động lớn chủ yếu là đánh vào khu căn cứ, sở chỉ huy, kho tàng của các phe phái phản động.

Theo kế hoạch, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1983, Trung đoàn 16, Trung đoàn 174 (Sư đoàn 5) tiến công đánh chiếm căn cứ Phân khu 205 (lực lượng Sêrêka) ở Nông Chăn. 12 giờ ngày 1 tháng 2, ta làm chủ toàn bộ Phân khu. Liên tiếp những ngày sau đó, ta tổ chức truy kích và đánh địch phản kích. Qua 7 ngày chiến đấu, ta tiêu diệt 272 tên địch, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn, thu 102 súng và nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng. Phối hợp với trận tiến công căn cứ Nông Chăn, ngày 2 tháng 2 năm 1983, một phân đội thuộc Tiểu đoàn 13 Trung đoàn 429 Sư đoàn 302 (gồm 14 đồng chí) tập kích quân địch ở Núi Cóc, diệt 25 tên, thu một số vũ khí.

Các đơn vị làm nhiệm vụ dọc biên giới phía Tây Campuchia không quản khó khăn, vất vả, anh dũng cùng Bạn chiến đấu. Ngày 3 tháng 3 năm 1983, Trung đoàn 429 Sư đoàn 302 tổ chức đánh chiếm căn cứ Ôxamếch (lực lượng Mônika) diệt 257 tên, bắt 25 tên, thu 82 súng các loại, bắn rơi 1 máy bay A37, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Ngày 10 tháng 3 năm 1983, Trung đoàn 16 (Sư đoàn 302) tiến công đánh chiếm các căn cứ Ôkalúa (quân Sêrêka), Ôxamếch, Cần Riêng (Tà Xanh, Sămlốt), diệt nhiều địch, thu vũ khí của chúng.


(1) Bộ Tư lệnh 719, Nghị quyết về nhiệm vụ công tác năm 1983 của bộ đội tình nguyện trên chiến trường Campuchia. Tư liệu lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông 34, ĐVBQ số 1009.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 06:21:27 am »

Tiếp đó, ngày 12 tháng 3 năm 1983, Trung đoàn 812 (Sư đoàn 309) được tăng cường Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 31) tiến công căn cứ Trung đoàn 16 (Sư đoàn 415 Pôn Pốt) ở Comriêng. Sau khi làm chủ trận địa, Trung đoàn chốt giữ thêm ba ngày, truy quét địch phản kích, phá hủy toàn bộ căn cứ, buộc địch phải rút chạy sang biên giới Thái Lan. Ngày 8 tháng 4 năm 1983, Trung đoàn 250 (thiếu) được tăng cường Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 812) cùng một bộ phận binh chủng do Sư đoàn bổ sung, truy quét tàn quân của Sư đoàn 221 Pôn Pốt ở khu vực núi Tà Đạt (nằm ở phía tây Sămlốt, huyện Pailin), diệt 56 tên địch thu 17 súng và hai máy nổ.

Cùng thời gian này, Sư đoàn bộ binh 5 sử dụng hai tiểu đoàn và hơn 30 khẩu súng cối ĐKZ tiến công tiểu đoàn Sêrêka và khu vực Bộ Tổng tham mưu của Pôn Pốt ở gần hồ Ampin (Tây Nam Sàmrông), phá hủy 50 nhà, bắn cháy 1 kho đạn. Trong 6 tháng đầu năm 1983 các đơn vị thuộc Mặt trận 479 đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.901 tên, bắt 286 tên, dụ hàng 598 tên, thu 807 súng, 392 tàu xuồng và hơn 10 tấn lương thực.

Trên hướng Mặt trận 779, các đơn vị ta giúp Bạn ở 3 tỉnh phía đông (Prâyveng, Svâyriêng, Côngpông Chàm) và một số huyện thuộc tỉnh Krachiê. Tháng 3 năm 1983, lực lượng pháo binh của Mặt trận phối hợp với Bạn chi viện bộ binh chiến đấu ở các điểm tựa dọc biên giới, khôi phục lại một số nơi bị địch chiếm, kiềm chế các trận địa pháo địch khi chúng chi viện tiến công hoặc bắn sâu vào đất bạn. Tháng 4 năm 1983, lực lượng pháo binh Mặt trận, gồm 36 khẩu pháo xe kéo và 48 khẩu pháo mang vác, chi viện bộ binh tiến công địch ở Phnôm Chát, Osamak và Sămlốt, loại khỏi vòng chiến đấu 1.224 tên, bắn cháy 3 xe quân sự, 1 kho đạn, phá hủy 3 kho trang bị. Các đơn vị quân tình nguyện thuộc Mặt trận 779 còn sử dụng lực lượng công binh và một bộ phận lực lượng bộ đội chiến đấu phối hợp với bạn huy động 8 tiểu đoàn thanh niên xung phong làm đường, xây dựng các căn cứ hậu cần. Các tuyến đường số 19, 26 được nâng cấp đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển và cơ động chiến đấu.

Phối hợp với các đơn vị Bạn, tại huyện Caraveng, tỉnh Puốcxát, Đoàn A383 (Sư đoàn 339) hoàn thành toàn bộ hệ thống hầm hào, công sự chiến đấu trước thời hạn trên giao. Đại đội 6 phục kích đánh địch tại hàng rào căn cứ “lõm” của chúng trong nội địa, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Tháng 3 năm 1983, Đoàn A383 chuyển sang giúp bạn tại huyện Môngcônbrây thuộc tỉnh Báttambang. Đây là vùng địch thường đóng quân dọc biên giới từ điểm cao 555 đến Kaomêlai. Hàng ngày, địch tập kích liên tục vào các điểm tựa của ta trên tuyến Bua, Nămsấp, điểm cao 230; đồng thời đưa lực lượng vào lập căn cứ “lõm” ở khu vực Biển Hồ, tây bắc Lôvia, tây Tơrôm, đường 58, đường 5 và hoạt động quấy phá một số khu vực trong nội địa. Sau khi phân tích, đánh giá tình hình địch, Ban chỉ huy Đoàn A383 tổ chức các đợt trinh sát nắm địch và quyết tâm đánh sâu vào căn cứ, hậu cứ của chúng ở khu vực đường biên và nội địa, làm trong sạch địa bàn, bảo vệ thành quả cách mạng.

Các đơn vị Mặt trận 579 làm nhiệm vụ giúp Bạn ở Đông Bắc Campuchia tại địa bàn 4 tỉnh: Ráttanakiri, Mônđônkiri, Stung Treng và Prếtvihia. Lực lượng trực thuộc Mặt trận gồm các sư đoàn 315, 307, 3 cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần) và các đơn vị binh chủng, bảo đảm, phục vụ. Ngày 10 tháng 3 năm 1983, Bộ Quốc phòng Campuchia ra quyết định tổ chức cơ quan đại diện của Bạn bên cạnh Mặt trận 579 để cùng bàn bạc giải quyết mọi tình huống trên địa bàn; đồng thời tạo điều kiện để Bạn học tập và quen dần với công việc chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp Quân khu, giúp Bạn mau chóng trưởng thành.

Thực hiện quyết định của Bộ và theo yêu cầu của Bạn, Mặt trận 579 giúp Bạn chấn chỉnh tổ chức biên chế lực lượng vũ trang cấp huyện. Theo phương hướng đó, đại đội chiến đấu huyện sáp nhập với đội vũ trang ơ huyện thành “đại đội hai chức năng” (chiến đấu và vận động quần chúng). Trên địa bàn Mặt trận 579 đảm nhiệm có 41 đại đội, mỗi huyện có từ 2 đến 3 đại đội, mỗi đại đội có 2 trung đội bộ binh và 3 hoặc 4 đội công tác vận động quần chúng, có 2 phái viên Việt Nam phụ trách một cụm (từ 2 đến 4 xã), mỗi huyện tổ chức từ 2 đến 3 cụm chiến đấu.

Theo sự phân công của Mặt trận 579, Sư đoàn bộ binh 307 phụ trách địa bàn tỉnh Prếtvihia; Sư đoàn 315 làm nhiệm vụ ở miền tây sông Mê Công. Hai sư đoàn 307 và 315 tiến sát biên giới phía Tây phối hợp với các trung đoàn chủ lực 18, 19 của bạn; các tiểu đoàn đặc công 407, 409, Đoàn 381 và Tiểu đoàn 3 thiết giáp sẵn sàng đánh địch trên biên giới. Ờ các tỉnh Ráttanakiri và Mônđunkiri, Mặt trận giao cho lực lượng vũ trang địa phương của Bạn và các tiểu đoàn tỉnh đảm nhiệm.

Với quyết tâm “đánh tập trung với đối tượng địch trong công sự vững chắc trên điểm cao và phòng ngự chốt giữ, đánh địch phản kích dài ngày”, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam thuộc Mặt trận 579 tổ chức nghiên cứu, chuẩn bị thao trường, bãi tập; đồng thời tăng cường cán bộ có kinh nghiệm huấn luyện theo sát các đơn vị; liên tiếp mở các lớp tập huấn giúp Bạn nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy của cán bộ, nâng cao khả năng chiến đấu của bộ đội ta và Bạn, nắm tình hình lực lượng và cách bố phòng của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 06:23:33 am »

Tiểu đoàn 26 và Đoàn 5503 (Sư đoàn bộ binh 307), làm nhiệm vụ ở tỉnh Prếtvihia không chỉ huấn luyện giỏi mà còn giúp Bạn nâng cao hiệu suất chiến đấu. Trung đoàn 95 (Sư đoàn 307), Tiểu đoàn 22 (Stung Treng), Trung đoàn 142, Đoàn 301 là những đơn vị điển hình trong phong trào giúp Bạn xây dựng nội bộ và tiến công truy quét tàn quân địch, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên trên biên giới.

Cùng với nhiệm vụ nghiên cứu, tìm cách đánh địch, Đoàn A382 tổ chức huấn luyện bổ sung. Nội dung chủ yếu là sử dụng bản đồ, địa bàn, phương pháp trinh sát tìm địch và chiến thuật tập kích, phục kích. Đoàn còn tổ chức trồng rau, chăn nuôi lợn và gia cầm; toàn Đoàn thu hoạch hàng chục tấn rau xanh, hàng tấn thịt cá, hàng trăm lít mật ong. Những sản phẩm do đơn vị lao động sản xuất được sử dụng ngay trong các bữa ăn hàng ngày, góp phần bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội. Cán bộ, chiến sĩ Mặt trận luôn khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chiến đấu thắng lợi. Trong những tháng đầu năm 1983, các đơn vị thuộc Mặt trận 579 tham gia truy quét tàn quân địch, thắng nhiều trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, được Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Nhiều cán bộ, chiến sĩ được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Chiến công các loại và những phần thưởng cao quý khác.

Để đáp ứng yêu cầu giúp Bạn trong tình hình mới, ngày 12 tháng 3 năm 1983, Bộ Quốc phòng ta ra Chỉ thị số 295/CT-QP về việc kiện toàn tổ chức chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia và mối quan hệ của chuyên gia Việt Nam với cán bộ Bạn. Chỉ thị nêu rõ: Về hệ thống tổ chức chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia, số lượng chuyên gia ở mỗi cấp được xác định tùy theo yêu cầu phát triển lực lượng và sự trưởng thành từng bước của Bạn. Đoàn chuyên gia quân sự Trung ương (Đoàn 478) là tổ chức trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đoàn 478 trực tiếp chỉ đạo, quản lý mọi mặt đối với chuyên gia quân sự bên cạnh các cơ quan Bộ Quốc phòng Bạn và các trường, lớp, các đơn vị cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng Bạn. Tư lệnh các mặt trận 479, 579, 779, 979 chỉ đạo, quản lý mọi mặt chuyên gia thuộc quyền.

Về mối quan hệ giữa chuyên gia quân sự Việt Nam và cán bộ Bạn, Bộ xác định đây là quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết gắn bó vì nhiệm vụ chung. Chuyên gia quân sự mỗi cấp làm việc chủ yếu với cấp được phân công giúp đỡ và với cơ quan, đơn vị thuộc quyền chỉ đạo, quản lý của cấp đó và có trách nhiệm giúp bạn toàn diện, theo như cấp lãnh đạo của Bạn đã yêu cầu. Hiệu quả công tác của chuyên gia quân sự giúp Bạn phải đạt được trên cả ba mặt: cơ quan, đơn vị Bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ; cán bộ Bạn ngày càng trưởng thành về mọi mặt, cơ quan, đơn vị Bạn ngày càng vững mạnh; mối quan hệ liên minh đoàn kết Việt Nam - Campuchia ngày càng thêm gắn bó.

Quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3-1982) và tinh thần Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương (2-1983), ngày 11 tháng 4 năm 1983, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta ra Nghị quyết 10/NQ-TW “Về tăng cường đoàn kết, hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia trong giai đoạn mới”. Bộ Chính trị khẳng định: “Cũng như từ trước đến nay, từ nay về sau, Đảng và nhân dân ta luôn luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, coi sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia anh em như sự nghiệp của bản thân mình, tự nguyện, chủ động và hết lòng, hết sức gánh vác phần trách nhiệm nặng nề của mình”. Đồng thời chỉ rõ, cần “Coi trọng giúp Bạn tăng cường thực lực cách mạng vững mạnh về mọi mặt, trước hết là xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, coi đây là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng mỗi nước; đồng thời là hạt nhân giữ vững và tăng cường đoàn kết giữa ba Đảng, ba nước và ba dân tộc. Phát triển sự hợp tác toàn diện, chặt chẽ giữa ba nước trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá và đối ngoại..., trong đó hợp tác về kinh tế, văn hóa trở thành lĩnh vực hết sức quan trọng, tạo nền tảng cho việc củng cố liên minh chiến lược lâu dài giữa ba nước”(1).

Đối với Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam, chỉ thị xác định: “Hết sức giúp Bạn tăng cường xây dựng các lực lượng vũ trang... đặc biệt là về đào tạo cán bộ, giáo dục chính trị, bảo đảm hậu cần làm cho các lực lượng quốc phòng và an ninh của hai nước Bạn trưởng thành nhanh, dần dần tự đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và giữ vững an ninh”(2).

Triển khai thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng ta ra Thông tri số 28/TT-TW (ngày 6-6-1983) “Về việc tổ chức phổ biến và thi hành Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị”. Thông tri nêu rõ: “làm cho cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng, trước hết là những đồng chí có trách nhiệm thường xuyên quan hệ với hai nước Bạn, nhận thức rõ ý nghĩa sống còn trong việc tăng cường liên minh với hai nước, hai dân tộc anh em trong giai đoạn mới và nắm vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Đảng ta trong việc tăng cường quan hệ với Bạn”(3).


(1) Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 44 (1983) Nxb CTQG, H, 2006, tr. 74-75.
(2), (3) Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 44 (1983), Nxb CTQG.H, 2006, tr. 76, 129.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 06:24:24 am »

Ban Bí thư giao cho Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban lãnh đạo đoàn chuyên gia giúp Campuchia giúp Ban Bí thư tổ chức phổ biến và triển khai chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị. Đồng thời yêu cầu trong thời gian trước mắt cần ưu tiên tuyển chọn, bồi dưỡng chuyên gia và tạo mọi điều kiện để chuyên gia giúp Bạn hiệu quả theo yêu cầu của Bạn; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung chính sách phù hợp đới với Quân tình nguyện và chuyên gia giúp cách mạng Campuchia.

Mặc dù đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đối với Bạn, ta không chỉ quan tâm, ưu tiên viện trợ cho Bạn về vật chất mà còn đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần. Ngày 13 tháng 4 năm 1983, nhân dịp Tết cổ truyền của nhân dân Campuchia, Đoàn đại biểu Quân tình nguyện, chuyên gia và tùy viên quân sự nước ta đến chúc Tết Bộ Quốc phòng Campuchia. Đồng chí Bu Thoong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng nhiều cán bộ cao cấp của Quân đội nhân dân cách mạng Campuchia đã thân mật tiếp đoàn. Đồng chí Bu Thoong, thay mặt Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Campuchia chuyển lời thăm hỏi thân mật đến toàn thể Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Đồng chí bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội Campuchia đối với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã dành cho sự nghiệp cách mạng chân chính của nhân dân Campuchia, góp phần tăng cường tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.

Trên địa bàn Quân đoàn 4 đang làm nhiệm vụ giúp Bạn (3 tỉnh Kanđan, Côngpông Chnăng và Puốcxát), đời sống nhân dân vẫn rất khó khăn, đặc biệt là nhân dân vùng biên giới và vùng sâu, vùng xa. Quân Pôn Pốt ẩn náu ở vùng rừng núi thường xuyên đột nhập các phum, cướp thóc gạo, trâu bò, đốt nhà dân và khủng bố. Các nhóm phản động khác như lực lượng Sêrêka trà trộn, móc nối, gây cơ sở trong dân ra sức tuyên truyền xuyên tạc hòng chia rẽ Campuchia và Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 không chỉ hoạt động giúp Bạn về vật chất mà không ít lần đổ máu để bảo vệ dân. Nắm vững đường lối và chính sách quốc tế của Đảng, với tinh thần cảm thông và chia sẻ sâu sắc đối với nhân dân Campuchia, cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn nỗ lực vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Biện pháp cơ bản được Bộ tư lệnh Quân đoàn đề ra là bám chắc dân, phát huy tinh thần đoàn kết vốn có giữa quân đội ta với lực lượng vũ trang, chính quyền cách mạng và nhân dân Campuchia; trên cơ sở đó phát hiện kịp thời và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của địch. Mặt khác, cán bộ, chiến sĩ ta tăng cường các hoạt động giúp đỡ chính quyền, quân đội, giúp bạn nhanh chóng trưởng thành, đủ sức đảm đương trách nhiệm quản lý địa bàn, tổ chức sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Trong những tháng đầu năm 1988, Quân đoàn phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở nhiều đợt hoạt động, liên tục đánh bại các đợt phản kích của địch; triệt phá các căn cứ, kho tàng, hành lang quan trọng của chúng ở nội địa cũng như ở biên giới. Đặc biệt, việc triển khai khu vực phòng thủ mới và lực lượng trên “tuyến 5 nhà” được tiến hành chặt chẽ, hợp lý, đúng kế hoạch. Đồng thời, Quân đoàn triển khai nhiều mặt công tác như điều tra, nghiên cứu nắm tình hình địa phương, chuẩn bị lực lượng, bồi dưỡng cán bộ, quán triệt nhiệm vụ chính trị cho các đơn vị, tổ chức các hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm chỉ đạo chiến đấu. Quân đoàn tổ chức lực lượng xuống các vùng sâu, các tỉnh Puốcxát, Kanđan, đưa các đội công tác xuống các xã làm công tác huấn luyện, các đơn vị trực thuộc đảm nhiệm từng địa bàn cụ thể.

Trong khi vừa tác chiến, vừa giúp Bạn xây dựng và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, Quân đoàn luôn chấp hành nghiêm chính và sáng tạo mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên. Đồng thời thực hiện tốt chức năng của đơn vị chủ lực cơ động và chức năng đội quân công tác. Trong thời gian ngắn, Quân đoàn giúp lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia xây dựng, củng cố và phát triển chính quyền từ không đến có, từ yếu đến mạnh, từ cơ sở xã, ấp đến huyện, tỉnh. Chính quyền của Bạn từng bước phát huy hiệu lực quản lý Nhà nước trong bảo vệ và xây dựng địa phương. Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia có bước phát triển vượt bậc. Từ một binh đoàn lúc đầu (Binh đoàn 1) đã xây dựng thêm Sư đoàn chủ lực đầu tiên trong cả nước (Sư đoàn 196), mỗi tỉnh có từ một đến hai tiểu đoàn địa phương, mỗi huyện có một đại đội, mỗi xã có một trung đội dân quân du kích. Khả năng chiến đấu của ba thứ quân Bạn ngày một nâng cao, dần dần đủ sức đảm nhiệm được công tác quân sự địa phương ở địa bàn đảm nhiệm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2021, 06:21:03 am »

*
*   *

Nhằm thống nhất giải quyết một số vấn đề về quan hệ ba nước trên bán đảo Đông Dương, trong hai ngày 22 và 23 tháng 2 năm 1983, ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào đã tiến hành Hội nghị cấp cao tại Viêng Chăn Hội nghị ra Tuyên bố khẳng định tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân ba nước Đông Dương và tuyên bố ủng hộ thoả thuận giữa hai chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia về việc rút Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước. Hai chính phủ Campuchia và Việt Nam thỏa thuận: Tất cả Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia sẽ rút về nước sau khi mối đe dọa của các thế lực phản động, cũng như việc sử dụng lãnh thổ Thái Lan để chống nước Cộng hòa nhân dân Campuchia và mọi sự ủng hộ đối với bọn Pôn Pốt và bọn Khơme phản động khác được chấm dứt hoàn toàn; hòa bình, an ninh của Campuchia, đặc biệt là ở biên giới Campuchia - Thái Lan được bảo đảm. Hai chính phủ còn thỏa thuận hàng năm sẽ quyết định việc rút Quân tình nguyện Việt Nam về nước trên cơ sở xem xét tình hình an ninh ở Campuchia.

Ngày 12 tháng 4 năm 1983, Hội nghị bất thường Bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương họp tại Phnôm Pênh bàn về tình hình thế giới và khu vực, nhất là ở bán đảo Đông Dương. Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về việc rút Quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia trong năm 1983 và sẽ tiến hành vào tháng 5. Theo thỏa thuận giữa Đảng, Nhà nước hai nước Việt Nam và Campuchia, ngày 2 tháng 5 năm 1983, phần lớn lực lượng Quân đoàn 4, gồm 1 sư đoàn và 6 lữ đoàn, trung đoàn ở Campuchia rút quân về nước sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế vẻ vang đối với cách mạng và nhân dân Campuchia. Đây là đợt rút quân lần thứ hai của ta nhằm thực hiện Tuyên bố về Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia của Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia họp tại Viêng Chăn tháng 2 năm 1983. Đến ngày 31 tháng 5 năm 1983, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam rút quân đợt 2 đã hoàn thành rút quân về nước. Nhân dịp này, Quân đoàn 4 vinh dự được Hội đồng Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăngco, Huân chương cao quý của Cộng hoà nhân dân Campuchia và Hội đồng Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Nhằm đáp ứng tình hình của Campuchia trong giai đoạn mới, ngày 14 tháng 5 năm 1983, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta ra Nghị quyết số 11/NQ-TW về “Trách nhiệm giúp Bạn mạnh lên, tự đám đương cuộc đấu tranh với địch trong những năm tới”. Nghị quyết chỉ rõ: “Cách mạng Campuchia tuy có bước trưởng thành đáng kể, nhưng chưa đủ mạnh để tự đảm đương đấu tranh với địch. Nhiệm vụ của ta giúp Bạn còn rất nặng nề và khẩn trương. Trong khoảng 3 - 5 năm trước mắt, ta phải giúp cách mạng Campuchia đạt được mục tiêu chiến lược:

1. Tiếp tục làm cho địch suy tàn đến mức không thể gượng dậy được, không thể bám trụ được trong nội địa lãnh thổ Campuchia.

2. Làm cho Bạn đủ mạnh, dần dần đáp ứng được cuộc đấu tranh với địch, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước trong tình hình như hiện nay.

3. Liên minh chiến lược và chiến đấu Việt Nam. Campuchia được tăng cường trên một thế mới vững chắc hơn.

Để thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra, nhất là mục tiêu thứ 2, Đảng ta xác định phải ra sức giúp Bạn mạnh lên cả về chính trị, quân sự và kinh tế, văn hoá, trong đó khâu then chốt nhất là phải giúp Bạn xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang và an ninh, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ... về quốc phòng - an ninh, tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang và công an mạnh lên cả về số lượng và chất lượng đi tới tự đảm nhiệm cuộc chiến đấu thắng lợi với mọi kẻ địch ở biên giới và nội địa, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước”(1).

Bộ Chính trị coi việc giúp Bạn nhanh chóng trưởng thành và tiên lên tự đảm đương được nhiệm vụ tự đấu tranh với địch là yêu cầu cấp thiết và cơ bản. Đó là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có bộ phận Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia.


(1) Tài liệu lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông 34, ĐVBQ số 758.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2021, 06:22:24 am »

Tiếp theo Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 14 tháng 5 năm 1983, ngày 27 tháng 5 năm 1983, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta ra Nghị quyết số 12/NQ-TW về nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ Tổ quốc, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia: “Tập trung giúp Bạn hơn hẳn địch vổ số lượng và chất lượng để Bạn nắm chắc lấy công việc của mình, tự đề ra chủ trương, biện pháp và trực tiếp tổ chức thực hiện. Chuẩn bị cho Bạn từng bước tự đảm nhiệm, điều hành mọi nhiệm vụ công tác trong từng đơn vị, từng địa phương huyện, tỉnh, tiến tới đảm nhiệm toàn bộ địa bàn.

Đối với các đơn vị Quân tình nguyện của ta, “có nhiệm vụ phối hợp với Bạn tiếp tục tăng cường hoạt động chiến đấu giữ vững địa bàn được giao; tích cực chủ động trinh sát nắm bám các mục tiêu địch vùng giáp biên, kiên quyết tiến công phá kho tàng, không để địch xây dựng căn cứ lõm trên địa bàn đóng quân; diệt nhiều địch, thu vũ khí, phương tiện chiến tranh, bẻ gãy không cho địch thực hiện ý định phá hoại chính quyền cơ sở Bạn, tăng cường đánh phá hành lang chuyển quân, vận chuyển cơ sở vật chất của địch vào nội địa”(1).

Quán triệt các nghị quyết của Bộ Chính trị, các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các mặt hoạt động giúp Bạn. Theo phân công của Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Sư đoàn bộ binh 9 (Quân đoàn 4) nhận nhiệm vụ ở lại, phối thuộc Mặt trận 479 giúp Bạn tác chiến bảo vệ tuyến biên giới tỉnh Báttambang. Ở đây lực lượng địch có 2 sư đoàn 980 và 616 chốt chặn ở phía đông và tây Poipét cùng một số trung đoàn khác. Thời gian này, các đơn vị địch không phát triển, quy mô và số lần hoạt động giảm dần. Các hoạt động chủ yếu của chúng vẫn là sử dụng lực lượng nhỏ (từ 10 đến 20 tên) tập kích, quấy phá, dùng hoả lực là chính, kết hợp phục kích, gài mìn...

Âm mưu của địch lúc này là giành quyền làm chủ biên giới, tạo bàn đạp đưa từ 50 đến 60 phần trăm lực lượng chiến đấu vào nội địa, tăng cường các hoạt động quân sự, giành lại 60 phần trăm xã, ấp. Trước âm mưu của địch, Bạn đề xuất ý định tác chiến, đồng thời ta phối hợp chặt chẽ để đạt được mục tiêu là giành quyền làm chủ, củng cố thế trận biên giới lâu dài, vững chắc. Theo dõi sát diễn biến các hoạt động của địch, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Mặt trận 479, Sư đoàn 9 triển khai kế hoạch tác chiến đạt hiệu quả cao, đồng thời làm tốt công tác giúp Bạn xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền cơ sở.

Từ giữa năm 1983, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đủ sức cùng các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam còn lại đảm đương nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Sau khi một số đơn vị Quân tình nguyện đã rút về nước theo đúng kế hoạch, Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam luôn coi trọng việc chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức và yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các mệnh lệnh điều động của Bộ, sẵn sàng cơ động, kịp thời đáp ứng yêu cầu chiến đấu trên các địa bàn chiến lược theo đề nghị của Bạn.

Nhiều đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ sâu trong đất Bạn, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, ăn ở vô cùng khó khăn, nhưng với quyết tâm giúp Bạn đã không quản hy sinh gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Một số đơn vị thuộc Mặt trận 479, Mặt trận 579, Mặt trận 979 được phân công phối hợp với Bạn bảo vệ hai tuyến đường chiến lược cơ động từ Phnôm Pênh đến tây huyện Mung tỉnh Báttambang gồm đường sắt và đường số 5 vận chuyển liên tục và tuyến đường số 56 vận chuyển theo mùa.

Xác định đường số 56 là tuyến trọng điểm vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược cho các đơn vị đang làm nhiệm vụ bảo vệ ở vùng biên giới Campuchia - Thái Lan, các đơn vị công binh đứng chân trên tuyến đường vận dụng kinh nghiệm trong kháng chiến chống Mỹ tích cực sửa chữa, mở đường và tham gia đánh địch bảo vệ an toàn tuyến đường vận chuyển chiến lược theo từng khu vực được phân công. Các đơn vị hoạt động ở khu vực biên giới tổ chức xây dựng hệ thống công sự, chiến hào, trận địa hoả lực tương đối kiên cố, bảo đảm yêu cầu chiến đấu. Trong xây dựng phương án tác chiến, nhiều đơn vị chú trọng nâng cao một bước về kỹ thuật dò, gỡ mìn, hạn chế thương vong cho ta. Đồng thời có biện pháp đề phòng địch liều lĩnh sử dụng chất độc ở các điểm tựa và chốt tiền tiêu; công tác phòng chống hoá học được quan tâm đúng mức.

Theo yêu cầu của Bạn, ta không chỉ giúp Bạn thực hiện tốt 3 mục tiêu chiến lược cách mạng do Đảng Bạn đề ra từ đầu năm 1983, mà trong quá trình giúp Bạn, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự ta đã không quản khó khăn, gian khổ, kiên trì động viên nhân dân tin tưởng ở cách mạng, củng cố chính quyền, góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định.


(1) Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông BQP hồ sơ số 68.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM