Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:17:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ cây giáo đến khẩu súng - Tập 1  (Đọc 3090 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #30 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2021, 07:41:40 am »

XƯNG HÙNG, XƯNG BÁ


Ttheo định nghĩa của từ điển, "xưng hùng, xưng bá" là người "tự coi mình có quyền chi phối ở trong một vùng, một khoảng, không phục tùng một quyền lực nào cả".

Về mặt lịch sử, "xưng hùng, xưng bá" xuất hiện từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Đó là thói quen của các vua nước Sở nhằm lấn át các nước chư hầu khác để giành lấy địa vị cao nhất cho mình như các trường hợp Hùng Dịch, Hùng Cừ...

Cụm từ trên có từ thuần Việt như xưng và các từ gốc Hán như bá và hùng. Từ xưng đã rõ nghĩa, chúng ta tìm hiểu từ bá và hùng. Bá là người đứng đầu nước chư hầu. Từ đó xuất hiện các cặp từ bá chiếm (dùng sức mạnh chiếm của người), bá chủ (người đứng đầu các nước chư hầu), bá quyền (một nước hùng cường chiếm đoạt và thống trị nước khác)... và cụm từ "mưu đồ bá vương". Cụm từ này có ý nghĩa là "tính toán, sắp đặt mọi sự nhằm thực hiện cho được ý định (thường là lớn)" như làm bá, làm vương. Việc làm đó có hai con đường: "bá đạo" và "vương đạo". Tuy cùng mục đích giành quyền lực nhưng "bá đạo" là lấy vũ lực đàn áp còn trái lại "vương đạo” là lấy nhân nghĩa chinh phục lòng người. Xét theo dạng tự chữ Hán, "vương" là người biết nối liền ba ngôi: trời, đất và người. Trong đó "thuận lòng người" là điều quan trọng nhất.


Còn hùng từ gốc Hán nhưng được xem là cách phiên âm của khun, một danh hiệu chỉ người đứng đầu của các dân tộc Nam Á thuộc ngữ hệ Môn - Khơ-me như Kháng, La Ha, Khơ Mú, Xinh Mun... và các ngữ hệ Tày - Thái như Thái Tây Bắc, Lào... Trong truyền thuyết người Kháng, người La Ha có các tù trưởng Khun Quằng, Khun Mun, Khun Piềng... đã từng tổ chức nhân dân địa phương chống lại cuộc di cư lớn của người Thái từ phía Nam Trung Quốc tràn đến vùng Sơn La, Lai Châu hiện nay. Trong truyện dân gian người Kháng ở vùng Thuận Châu (Sơn La) có các nhân vật quý tộc: Khun Lú, nàng Ủa. Trong dã sử người Lào có Khun Bô-rom, người đã đưa bộ tộc mình tiến vào định cư ở đất Lào bây giờ. Ở Việt Nam, trước Cách mạng Tháng Tám, trẻ con vùng Sơn Tây vẫn dùng câu "... Ông Khuấn nhà mày" để chửi nhau. Khuấn coi như ông tổ, người cầm đầu một dòng họ. Dưới chế độ phong kiến Việt Nam, người đứng đầu một phe phái hoặc một phường hội được gọi là trùm. Tiếng Việt cổ đọc là klum sau chuyển thành tlùm. Như vậy, hùng, khun, cun, khuấn, tlùm đều chỉ người đứng đầu và có cách phát âm gần giống nhau. Đến đây có một vấn đề được đặt ra. Tại sao các vua nước Sở dùng danh hiệu hùng để tự xưng là người đứng đầu? Số là người Sở không phải là gốc Hán mà là "man di", nghĩa là người ngoại tộc ở phía Nam và phía Đông đất Trung nguyên.


Họ vốn sinh ra và lớn lên ở vùng lưu vực sông Dương Tử, là một dân tộc trong Bách Việt (Nam Á). Mà Bách Việt là các tộc người cư trú từ vùng lưu vực sông Dương Tử xuống đến vùng châu thổ sông Mê-kông ở phía Nam. Cho nên hùng của các vua nước Sở và vua Hùng của nhà nước Văn Lang có chung một nội dung cũng là điều hợp lý vì cả hai đều nằm trong một không gian văn hóa của người Bách Việt.


Bàn về từ hùng cũng còn có một cách giải thích nữa. Đó là luận điểm của một học giả người Pháp - H. Maspéro - và được một số người đồng tình. Ông cho rằng vì dạng tự gần giống nhau nên từ lạc bị ghi nhầm thành từ hùng. Đúng hay sai, hãy để các nhà khoa học phân giải. Chúng ta chỉ biết rằng từ tố lạc - trong lạc dân, lạc điền - do chữ Hán ghi lại cũng là một cách phiên âm của từ tố "rặc" (nước rặc, cạn rặc) trong tiếng Việt cổ vùng Phú Thọ, nghĩa là "nước xuống, nước lui".


Tóm lại, "xưng hùng, xứng bá" là muốn tự xưng làm người đứng đầu, nhưng trong cụm từ đó, hùng và bá là hai từ gốc Hán song lại có nguồn gốc khác nhau. Hùng là một từ được ghi lại bằng chữ Hán nhưng thật ra là cách phiên âm của ngôn ngữ Việt cổ nói riêng và ngôn ngữ Bách Việt nói chung. Từ lạc có thể cũng là một hiện tượng như vậy. Đây cũng là mối quan hệ qua lại thông thường của hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa ở cạnh nhau. Quy luật đó chắc chắn không có sự ngoại lệ đối với nền văn hóa Hán, một nền văn hóa từ mấy nghìn năm nay vẫn được xem là khổng lồ, là vĩ đại chỉ biết "tỏa sáng” mà không hề biết "vay mượn".
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2021, 07:43:10 am »

LẦN THEO VẾT XE, LẮNG NGHE TIẾNG TRỐNG


Thời Xuân Thu, vào mùa xuân năm 684 trước Công nguyên, quân đội nước Tề tiến đánh vào nước Lỗ. Vua nước Lỗ là Trang Công chuẩn bị ứng chiến. Tào Quệ đến xin được gặp nhà vua.

Ngay câu đầu, Tào Quệ đã hỏi: "Dựa vào đâu mà chúa thượng cử quân chống lại nước Tề". Trang Công trả lời: "Quần áo, thức ăn hàng ngày, ta không hề hưởng một mình mà đã phải chia sẻ cho dân chúng. Làm như vậy, chắc chắn là khi quân xâm lược đến, ta ra trận, trăm họ sẽ ủng hộ". Nghe nói vậy, Tào Quệ vui vẻ hưởng ứng: "Hay lắm! Thế thì đấy là việc làm hết lòng, hết sức vì đất nước, xứng đáng là tận trung với nhân dân. Dựa vào đấy, chúng ta có thể đủ sức quyết một trận sống mái với quân Tề. Vậy thi khi xuất trận, chúa thượng cho phép thần được theo hầu". Sau đó, hai người cùng ngồi trên một chiếc xe chiến tiến ra chiến địa. Khi quân đội hai bên tham chiến bày binh, bố trận xong xuôi, Trang Công chuẩn bị đánh trống trận, ra lệnh công kích. Tào Quệ vội xua tay: "Chưa, chưa, chưa đến lúc!". Để cho quân Tề giống trong tới lần thứ ba, Tào Quệ mới nói với Trang Công: "Bây giờ chúa thượng có thể đánh trống và hạ lệnh công kích được rồi đấy". Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân đội nước Lỗ, quân xâm lược đã nhanh chóng tan rá, tháo chạy. Trang Công định cho quân đuổi theo. Tào Quệ lại can: "Chậm lại một chút nữa, chưa vội". Nói xong, ông lại xuống xe kiểm tra dấu vết xe chiến của quân Tề rồi lại leo lên thành xe nhìn mãi ra xa. Xong xuôi đâu đấy, Tào Quệ mới tỏ ý: "Được rồi". Thế là Trang Công hạ lệnh truy kích, tiêu diệt hết bọn tàn quân.


Sau khi thắng trận, Trang Công mới hỏi tại sao Tào Quệ lại phải thận trọng như vậy. Ông giải thích: "Việc đánh nhau trên chiến địa, điều quan tâm hàng đầu là tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Quân đội phải dồi dào dũng khí. Thử xem quân địch có dũng khí hay không, hãy lắng nghe tiếng trống trận và quan sát vết bánh xe chiến của chúng. Bao giờ cũng vậy, việc đánh trống trận lần thứ nhất là để lấy dũng khi cho ba quân, đánh trống trận lần thứ hai thì dũng khí đang hăng sẽ dần tàn lụi và đánh trống trận đến lần thứ ba thì dũng khí quân Tề xẹp xuống, trái lại dũng khí quân ta lại tràn đầy. Chính lúc đó, bất cứ một quân đội nào xuất kích cũng dễ dàng đánh bại được quân Tề. Tuy thế, khi chúng đã thua chạy, không phải quân ta truy đuổi được ngay mà cần tính toán kỹ. Vì ràng khó mà đoán định được thái độ của đối phương, nhất là đối với một nước lớn như Tề. Biết đâu chúng giả vờ tháo chạy rồi bố trí trận địa mai phục để đánh úp. Sở dĩ thần phải xuống xe, xem xét tỷ mỷ mới thấy được quân kỳ của chúng cái nằm ngả, cái nằm nghiêng, không theo một hàng lối nào cả. Tất cả những điều lắng nghe và trông thấy, thần cho rằng quân địch không còn dũng khí nữa. Chúng đã phải thua chạy là điều chắc chắn nên thần mới bắt đầu hạ lệnh truy đuổi".
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2021, 07:44:47 am »

THẮNG GIẶC BẰNG BA LẦN ĂN TRỘM


Thời Chiến Quốc (476-221 trước Công nguyên), nước Tề kéo quân đến đánh nước Sở. Vua Sở cử tướng Doãn Tử Phát đưa binh xa ra biên giới chặn giặc. Nhưng tình hình chiến sự rất căng thẳng. Sau ba lần giao chiến, quân Tề chẳng mảy may nao núng. Không những vậy, khí thế của chúng lại còn mạnh thêm. Tử Phát vô cùng bối rối, tưởng chừng như không còn cách nào để gỡ cho ra mối bòng bong này. Trong lúc ấy có một người dân đến xin gặp. vị thống soái đang ngỡ ngàng thì người khách lạ nói ngay:

- Tôi là người suốt đời chỉ lo việc đào tường, khoét vách của thiên hạ để sinh sống. Tuy vậy, tôi cũng là một người dân, chả lẽ thấy đất nước có biến mà lại chịu ngồi nhìn. Tôi biết rằng mấy hôm nay, tướng quân ăn không ngon, ngủ không yên trước thế giặc dữ mà chưa tìm ra cách phá. Nếu cho phép, tôi xin "thử tay nghề" ngaỵ tại doanh trại giặc, có khi xoay chuyển được tình thế cũng nên.


Đang lúng túng, Tử Phát đành phải chấp thuận hành động lạ lùng có một không hai này, một việc làm mà chưa hề cuốn binh thư nào ghi chép.

Đêm thứ nhất, anh ăn trộm lần mò vào doanh trại giặc, lấy bức trướng đem về. Ngay sáng hôm sau, Tử phát cử người công khai đem trả. Đêm thứ hai, anh ăn trộm chui vào tận phòng ngủ viên tướng Tề, nhấc gọn chiếc gối đầu. Lần này, Tử Phát lại cử người đem trả. Đến đêm thứ ba, anh ăn trộm bò vào tận giường viên chủ tướng giặc, rút gọn chiếc kim cài đầu của hắn. Cũng như hai lần trước, Tử Phát lại sai người đem trả. Sau ba lần bị mất trộm, viên tướng Tề vô cùng hoảng sợ. Y nghĩ rằng, doanh trại quân đội được canh phòng nghiêm mật là vậy mà người của đối phương đi về như vào chỗ không người. Nếu cứ thế này, có lẽ cái đầu của mình rồi cũng bị "mất trộm" nốt. Thế là y vội vàng xuống lệnh cuốn cờ, rút quân về nướn. Cuộc chiến tranh kết thúc, phần thắng lợi thuộc về quân Sở.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2021, 08:00:01 pm »

MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH MỞ MÀN


Một hội chiến, một chiến dịch bắt đầu từ những trận mở màn.

A Lỗ là một trận đánh như vậy. Sau gần ba tháng tác chiến hết sức gian khổ, hiểm nghèo nhưng cực kỳ anh dũng, chống lại 60 vạn quân xâm lược Mông - Nguyên trên bốn hướng, cuối tháng 1 - 1285, quân và dân ta đã tạo được một tình thế chiến lược mới, bắt đầu có lợi cho ta, không lợi cho địch. Khối quân chủ lực ta đã tập trung, sẵn sàng chuyển sang phản công chiến lược. Trong khi đó, đại quân địch chia thành hai khối lớn: khối chủ yếu, khoảng 10 vạn, đóng ở Thăng Long - Chương Dương, do Thoát Hoan trực tiếp nắm giữ; khối thứ hai, khoảng 8 - 9 vạn, đóng tại Thiên Trường - Trường Yên, do Toa Đô chỉ huy. Nối liền hai khối quân đó là một hệ thống đồn trại mà A Lỗ giữ vị trí hiểm yếu nhất.


Đồn A Lỗ, đặt tại cửa sông Luộc. Nó vừa bảo đảm khu trung tuyến của hệ thống đồn trại giặc theo dọc sông Hồng, vừa khống chế vùng "ngã ba sông", không để quân ta từ biển, từ sông Luộc vào sông Hồng tiến đánh đại bản doanh của chúng ở Thăng Long. Giữ đồn A Lỗ là tướng vạn hộ Lưu Thế Anh.


Ý đồ chiến lược của quân và dân ta lúc bấy giờ là chia cắt lực lượng địch, không cho hai khối chủ lực phối hợp với nhau khi quân ta thực hành phản công chiến lược. Đòn tiến công không thể trực tiếp giáng xuống một trong hai khối đó được. Như thế rất nguy hiểm vì lập tức, địch sẽ dựa vào hệ thống đồn trại trên dọc sông Hồng, tăng số quân lên gấp bội, gây rất nhiều khó khăn cho ta. Cho nên, điểm nút của sự chia cắt đó chính là vị trí A Lỗ. Cùng với tính chất hiểm yếu, một bộ phận lực lượng ở đây còn là những quân sĩ từ Chăm pa kéo ra, vừa phải hành quân xa lại vừa phải tham chiến ở Thanh - Nghệ, sức chiến đấu đã giảm sút đi nhiều, đúng như nhận định của Bộ Thống soái tối cao: "Quân giặc nhiều năm đi xa, quân nhu chở đi vạn dặm, tất rất mệt nhọc. Ta lấy sung sức mà đánh mệt nhọc, trước hết đánh phủ đầu, làm mất nhuệ khí của chúng thì nhất định phá được".


Căn cứ vào tình hình đó, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng một phần chủ lực, do ông trực tiếp chỉ huy, bất ngờ đánh úp, giáng một đòn sấm sét xuống A Lỗ. Không chống cự nổi, Lưu Thế Anh buộc phải rút quân tháo chạy.


Điều chú ý là khi A Lỗ bị tiến công, mặc dù quân địch tại chỗ đã điên cuồng chống cự, thì ngược lại, tại Trường Yên và Thăng Long, quân Nguyên vẫn "án binh bất động". Kể cả sau đó, chúng cúng không có một hành động nào để lập lại mối liên hệ giữa hai khối quân.


Thực tế chiến trường đó đã cho phép Trần Quốc Tuấn đi tới một kết luận chính xác. Thời cơ đẩy mạnh phản công tiêu diệt đại quân địch đã đến. Lúc bấy giờ, một vấn đề được đặt ra: đòn tiến công chiến lược đầu tiên sẽ nhằm vào Thăng Long hay Trường Yên? Nhiều ý kiến cho rằng, để chắc thắng, nên hướng nỗ lực về phía Trường Yên vì khối quân ở đây yếu hơn về lực lượng, về tinh thần chiến đấu lại nằm trong thế bị cô lập. Nhưng Trần Quốc Tuấn lại cho rằng sau những chiến thắng vừa qua, thế của quân và dân ta đang như cơn bão lớn mà thế của Toa Đô chẳng khác gì đám bọt biển. Lấy bão lớn mà diệt bọt biển là không tương xứng. Ông cho rằng cần phải phát huy khí lực của quân và dân ta đang lúc hưng thịnh, bất ngờ mở cuộc tiến công quy mô lớn vào khu vực Thăng Long, tiêu diệt bộ phận đại quân của Thoát Hoan.


Chủ trương trên tuy rất táo bạo nhưng đã có sự cân nhác, thận trọng, kỹ càng. Hành động quân sự này chẳng những bảo đảm được chắc thắng trước mắt mà còn tạo nên một cục diện mới, có lợi cho quân và dân ta phát triển thế tiến công chiến lược trong những đòn tiếp theo và đã đưa cuộc chiến tranh giữ nước năm 1285 tới thắng lợi hoàn toàn.


Đúng 140 năm sau, năm 1425, trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thế kỷ XV, quân và dân ta lại giành được một chiến thắng mở màn nửa tại Trà Long.

Sau gần 7 năm (từ tháng 2-1418 đến tháng 10-1424), luẩn quẩn ở miền rừng núi Tây Bắc Thanh Hóa, quân và dân ta mới xác định được một hướng chiến lược đúng đắn cho việc phát triển cuộc chiến tranh, thích hợp nhất với thời cơ và hoàn cảnh lúc ấy là tiến xuống vùng đồng bằng Nghệ An. Giữa hai đường tiến quân, nghĩa quân cúng thấy rõ nếu theo đường qua đồng bằng thì sẽ vấp phải thành Diễn Châu, một vị trí kiên cố, có quân Minh đóng giữ, khó lòng vượt qua. Hướng tối ưu là theo đường miền núi. Con đường này tuy hiểm trở, khó đi nhưng lại được che chở kín đáo, có thể đối phó dễ dàng trước mọi tình huống. Trên đường hành quân, nghĩa quân quyết định trước hết phải chiếm được thành Trà Long, một vị trí án ngữ nhưng chỉ có quân ngụy đóng giữ dưới sự chỉ huy của Cầm Bành, một tên ngụy quân thuộc dân tộc ít người.


Để tiết kiệm xương máu mà lực lượng giữ thành không phải là mạnh, nghĩa quân chủ trương bao vây bức hàng. Ngoài số nghĩa quân, tham gia trợ lực còn có cả nhân dân các làng bản trong vùng. Kết quả là sau hai tháng bị giam hãm, thiếu lực lượng chi viện, viên tướng giữ thành phải mở cửa ra hàng.


Chiếm được Trà Long, một vị trí then chốt nằm trên đường thượng đạo từ Bắc vào Nam, qua lưu vực sông Con và hai con đường thủy bộ từ thành Nghệ An lên Ai Lao theo lưu vực sông Lam, nghĩa quân đã khống chế được cả miền rừng núi Nghệ An, từ Trà Long, nghĩa quân có thể uy hiếp được cả thành Nghệ An, một căn cứ trung tâm của địch ở vùng này.


Sau đòn Trà Long, chớp thời cơ, nghĩa quân đã thừa thắng, đánh bại hoàn toàn cuộc phản công lớn của địch ở Khả Lưu, Bồ Ai. Đây là những chiến thắng lớn nhất kể từ khi cuộc chiến tranh nổ ra. Không những thế, nghĩa quân còn đưa được một số lực lượng ra Bắc, hoạt động ở các châu Gia Hưng và Quốc Oai - bao gồm một dải đất từ phía nam Hà Tây lên tới phía nam Sơn La ngày nay, tạo bước đi vững chắc cho những thắng lợi sau này.


Có thể nói rằng từ chiến thắng mở màn Trà Long, quân và dân ta đã làm thay đổi lớn về cán cân lực lượng, có lợi cho ta, không lợi cho địch. Chúng bắt đầu suy yếu cả về thế và lực. Cuộc chiến tranh giải phóng đã chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn phát triển ra quy mô cả nước.


525 năm sau, ngày 16-9-1950 đã diễn ra trận Đông Khê, trận đánh mở màn của chiến dịch Biên giới trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhằm khai thông biên giới Việt - Trung, lúc đầu ta chủ trương giải phóng một phần biên giới, đoạn từ Cao Bằng đến Thất Khê và xác định Cao Bằng là điểm công kích chủ yếu. Thế nhưng sau khi nghiên cứu tình hình thực địa, thấy vị trí này "rắn", khó tạo nên được chiến thắng mở màn cho chiến dịch, ta chuyển điểm công kích sang Đông Khê và tuy có khó khăn nhưng cũng đã đi tới mục đích. Sau khi Đông Khê bị diệt, đoán rằng đối phương đã chuyển hoạt động xuống phía Nam, địch cho binh đoàn Lơ Pa-giơ từ Thất Khê hành quân lên, định bất ngờ chiếm lại căn cứ đã mất nhưng bị chặn đánh nên buộc phải triển khai đội hình, chiếm lĩnh một số điểm cao ở phía Nam Đông Khê và nhích dần đến dãy núi Cốc Xá. Tại đây, chúng hy vọng đón cánh quân của Sác-tông vừa rút khỏi Cao Bằng đang tiến dần xuống phía Đông Nam, nhưng rồi không trụ lại được trước sức tiến công mạnh mẽ của quân ta. Cuối cùng, Lơ Pa-giơ cùng Ban tham mưu đã bị bắt. Binh đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn. Sau khi được tin binh đoàn Lơ Pa-giơ lâm vào cảnh khốn quẫn, binh đoàn Sác-tông vội vã đốt xe pháo, rẽ tắt vào rừng hợp quân với nhau ở Cốc Xá. Thế nhưng mọi cố gắng đều vô hiệu. Số phận bi thảm của binh đoàn không sao cứu nổi. Toàn bộ số quân, trong đó có cả Sác-tông và Ban tham mưu binh đoàn bị bắt sống. Sự kiện này đã đưa chiến dịch đến toàn thắng.


25 năm sau nữa, năm 1975, quân và dân ta lại lập nên một chiến thắng mở màn nửa là chiến thắng Buôn Ma Thuột. Tuân thủ một nguvên tắc tác chiến truyền thống bất di bất dịch của dân tộc: "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” - nhưng phải là hiểm yếu. A Lỗ, Trà Long, Đông Khê đã có được những điều kiện như thế. Buôn Ma Thuột cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nắm chắc hướng Bắc Tây Nguyên là nơi tập trung lực lượng mạnh của địch, nơi đối đầu với các nguy cơ từ phía Bắc tràn tới, quân và dân ta xác định Nam Tây Nguyên là hướng đột phá và thị xã Buôn Ma Thuột là điểm quyết chiến tiêu diệt địch. Tiến công vào Nam Tây Nguyên là thọc vào sườn, vào sau lưng địch. Đây là cách đánh hiểm truyền thống của dân tộc. Nó có ý nghĩa lớn và quan trọng vì tạo nên sự chia cắt về chiến lược giữa Tây Nguyên với vùng đồng bằng ven biển miền Trung. Hướng Nam Tây Nguyên là một bất ngờ thì điểm quyết chiến ở Buôn Ma Thuột lại càng làm cho địch hoảng hốt, hoang mang đến cực độ trước sức mạnh và trình độ tác chiến của quân chủ lực ta. Chúng không tưởng tượng nổi chiến sự lại có thể diễn ra ở một vùng sâu, vùng "kín cổng, cao tường" như vậy trong khi mọi ứng phó đang dồn vào Bắc Tây Nguyên, dõi theo những "động tác giả", mà Công Tum và Plây Cu là hai trọng điểm. Mặt khác, Buôn Ma Thuột còn giữ một vị trí rất hiểm yếu. Vốn là nơi đóng sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn 23 ngụy, nó lại nằm trên ngã ba đường chiến lược. Từ vị trí có giá trị lớn này, quân ta dễ dàng tiến xuống các mục tiêu khác ở các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ, thực hiện chia cắt giữa miền Trung với Sài Gòn, thủ đô của chính quyền ngụy, với chiến thắng Buôn Ma Thuột, quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ chiến lược là tiêu diệt một số đáng kể quân chủ lực địch và giải phóng hoàn toàn vùng đất Tây Nguyên.


Một điểm ưu việt đáng nói tới của những chiến thắng trên là khi địch đã mất các căn cứ đó, chúng không làm sao có thể xoay chuyển lại được thế cờ.

Xem A Lỗ là một trận đánh mở màn, có giá trị lớn ở giai đoạn quyết định đối với toàn bộ cuộc chiến tranh, để chắc thắng, Trần Quốc Tuấn đã "xuất tướng", tự cầm quân xung trận. Ở Đông Khê cũng vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, đã đi sát mặt trận để giúp đỡ Bộ chỉ huy chiến dich và động viên bộ đội chiến đấu. Ở Buôn Ma Thuột, bên cạnh việc phát huy ưu thế về tinh thần chiến đấu, về địa hình rừng núi, quân ta đã nghiên cứu kỹ càng việc tập trung lực lượng, cách sử dụng các binh chủng, các loại binh khí kỹ thuật, quyết tâm thắng nhanh, thắng gọn, thắng ngay từ trận đánh mở màn.


Tóm lại, dù hoàn cảnh lịch sử của từng thời đại có khác nhau, việc tiến hành chiến tranh không giống nhau nhưng các chiến thắng trên đều bắt nguồn từ truyền thống nghệ thuật quân sự dân tộc, nghĩa là đều đi lên bằng một chiến thắng mở màn, tựa như một năm mới mở đầu bằng một mùa xuân tươi đẹp.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #34 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2021, 08:01:37 pm »

VỀ MỘT DỰ BÁO CỦA TRẦN QUỐC TUẤN


Năm 1300, trước khi qua đời,Trần Quốc Tuấn đã dặn dò lại vua Trần Anh Tông về kế sách giữ nước. Nội dung đó thường được gọi tắt là bản Di chúc.

Trong văn kiện này, sau khi tổng kết về những cuộc chiến tranh yêu nước trong quá khứ của lịch sử dân tộc và ngay ở thời đại mình, Trần Quốc Tuấn rút ra một kết luận: "Quân giặc cậy có trường trận, quân ta cậy có đoản binh. Đem đoản binh chống lại trường trận là việc thường của binh pháp". Và ông khẳng định: "Nếu thấy quân giặc ồ ạt kéo đến như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự". Nhưng ông vẫn cảnh giác, nhắc nhủ các thế hệ sau về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời đề xuất những biện pháp ngăn ngừa. "Nếu chúng dùng cách chiếm cứ dần như tăm ăn lá dâu, không lấy của dân, không cầu được chóng thì mình phải dùng lương tướng xét tình hình biến chuyển như người đánh cờ, tùy theo thời cơ mà ứng phó, làm thế nào thu hút được binh sĩ như cha con một nhà mới có thể chiến thắng được, vả lại, phải nới sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước".


Điều nhắc nhở của ông không phải là không có căn cứ mà đều dựa vào lý luận chung và thực tế lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc. Trong "Binh pháp thập tam thiên" - cuốn binh thư đầu tiên của loài người, ra đời từ thời Xuân Thu, trước Trần Quốc Tuấn 1.

800 năm - Tôn Tử khẳng định: "Chiến tranh lâu dài mà có lợi cho quốc gia là việc xưa nay chưa từng có". Chiến tranh ở đây - theo quan niệm Tôn Tử - là chiến tranh chinh phạt - thực chất là chiến tranh xâm lược - về thời gian, nhất thiết phải "ồ ạt để thắng nhanh". Đó là một thông lệ. Còn nếu "chiếm cứ dần", "không cầu được chóng" là trái với lý luận, là ngoại lệ. Về mục đích, chiến tranh chinh phạt bao giờ cũng là tàn sát, cướp bóc, vơ vét. Chính Tôn Tử cũng đã viết: "Những tướng soái thông minh bao giờ cũng nhằm lấy lương từ nước địch". "Không lấy của dân", đấy chỉ là "động tác giả". Thực tế lịch sử dân tộc cũng cho thấy Thục Phán bị mất nước, Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử thôn tính chính cũng là vì kẻ thù bên ngoài đã xảo quyệt thay đổi phương thức tiến hành để bên trong vẫn giữ nguyên mục đích của chiến tranh là xâm lược, chiếm đoạt. Vậy đằng sau các hiện tượng đó, thực chất là âm mưu gì? Trần Quốc Tuấn nhắc nhở các thế hệ sau phải hết sức đề phòng.


Để giải quyết những khó khăn này, cần có những biện pháp thích hợp. Trước hết là "phải dùng lương tướng". Đây là điều kiện tiên quyết, đúng như phương châm của chúng ta ngày nay "cán bộ quyết định hết thảy". "Lương tướng" là tướng giỏi, không chỉ là một thống soái quân sự tài trí mà còn là nhà chính trị đủ khả năng quán xuyến toàn bộ công việc đất nước. Theo ông, đó là người "dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà. Đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ, không ai địch được...". Thứ hai là phải "xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy theo thời cơ mà ứng phó". Đây là điều mà ở cương vị thống soái tối cao, trong các cuộc chiến tranh chống Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII, nhiều lần ông đã xử trí cực kỳ linh hoạt. Cuối năm 1282, tại hội nghị Bình Than, nhà vua cùng vương hầu, bá quan quyết định tổ chức một trận quyết chiến chiến lược để chặn đứng cuộc chiến tranh và tiêu diệt quân xâm lược tại Vạn Kiếp, nhưng tháng 2 năm 1285 trước sức tiến công ồ ạt của chúng, Trần Quốc Tuấn thấy tình hình rất nguy hiểm, không thể hành động như cũ mà đã kịp thời thay đổi kế hoạch, cho đại quân rút ngay khỏi chiến trường để bảo toàn lực lượng. Đó là ở quy mô chiến lược, còn ở quy mô chiến thuật, ông đã có những cách giải quyết rất sáng tạo. Ví như sau những trận chiến đấu oanh liệt ở vùng Nghệ An, đã phần nào trì hoãn được bước tiến, tiêu hao một số sinh lực địch và làm chúng mệt mỏi, quân đội ta rút dần về phía Thanh Hóa. Đến đây, xét thấy không thể lùi thêm được nữa và tuy rằng binh lực không nhiều, Trần Quốc Tuấn vẫn cho quân đội dừng lại, dựa chắc vào công sự chiến đấu, tổ chức phòng ngự, chống lại 10 vạn quân Toa Đô từ phía Nam tiến ra. Thứ ba là "thu hút được binh sĩ như cha con một nhà". Đây là điều Trần Quốc Tuấn rất quan tâm: "Quân sĩ có cái vui mổ trâu, nấu rượu, cái khí thế ném đá, vượt rào, họ yêu mến tướng như con em yêu mến cha anh, như chân tay, giữ gìn đầu mắt, không ai có thể ngăn nổi họ... Tướng mà coi quân sĩ như cỏ rác thì quân sĩ coi tướng như cừu thù. Mong cho họ sung vào hàng ngũ cũng còn khó, còn mong gì họ gắng sức đánh giặc nữa. Đó là cái chước lớn của tướng soái để vỗ về quân sĩ vậy", ông hiểu rõ rằng không tranh thủ được sự đồng tình của các tướng sĩ thì không thể động viên họ đánh giặc được. Dã Tượng, Yết Kiêu, Nguyễn Địa Lô là những thuộc hạ gần gũi của ông. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống Mông - Nguyên, họ đã lập được nhiều thành tích lớn. Sở dĩ có được những chiến công đó, một phần vì họ yêu nước nhưng phần khác cũng là vì họ được ông đãi ngộ như tình cha con. Thứ tư, biện pháp mà Trần Quốc Tuấn coi là "thượng sách để giữ nước" là "phải nói sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Vốn xuất thân từ một gia đình đại quý tộc phong kiến nhưng vị thống soái quân sự tối cao ấy cũng đã từng trải qua những chức vụ chỉ huy từ thấp đến cao. Đến cuộc chiến tranh 1285, khi đã trở thành Tổng tư lệnh, ông vẫn đi sát người lính nơi chiến địa nên không kịp rút lui cùng với đại quân. Thế nhưng theo kế hoạch, mặc dù binh thuyền rút hết, thuyền của Yết Kiêu vẫn ở lại chờ ông cho đến cùng. Thấy vậy, Trần Quốc Tuấn đã vui mừng thốt lên: "Chim hồng hộc bay được cao là nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không... thì cũng như chim thường thôi". Gian khổ, sống chết cùng với nhân dân suốt ba cuộc chiến tranh liên tiếp trong 30 năm, ông rất thông cảm với mọi khó khăn, mất mát trong nhân dân nên sau khi chiến thắng, có ý kiến cho rằng cần sửa lại thành Thăng Long vì bị phá phách nhiều nhưng ông không nhất trí: "Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay, không thể chậm trễ được là việc úy lạo nhân dân... Có như thế, dân mới nức lòng, càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: "Chúng chí thành thành" tức ý chí dân chúng là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa ngay".


698 năm đã qua, kể từ khi Trần Quốc Tuấn từ trần - tháng 8 năm Canh Tý (tháng 9-1300) - nhưng tính thời sự về lời dự báo của ông đến nay như vẫn còn nguyên giá trị.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #35 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2021, 08:02:32 pm »

QUÂN HỒI VÔ PHÈNG


"Quân hồi vô phèng" vốn là cách nói thông tục của thành ngữ "quân hồi vô lệnh". Cụm từ này có nghĩa là "quân đội bại trận tháo chạy, không cần có lệnh rút quân; thường dùng để ví cảnh hàng ngũ rối loạn, không còn có trật tự, có tổ chức gì nữa".


Sẽ rất thú vị khi chúng ta tìm hiểu riêng từng từ trong đó. "Quân hồi" là "quân đội ở chiến trận về hoặc quân thua rồi mà chạy về", ở đây thuộc về nghĩa thứ hai. "Vô lệnh" là "không có mệnh lệnh". "Lệnh", nếu ở trong tiếng Hán là "bố cáo ra" thì trong tiếng Việt lại chỉ "chiếc thanh la dung để báo hiệu lệnh. Nói oang oang như lệnh vỡ. Lệnh ông không bằng cồng bà. "Thanh la" còn có một tên khác là "phèng la". Đây là một từ tượng thanh vì "phèng phèng" vốn là "tiếng thanh la hay tiếng lệnh". Như vậy "lệnh", "thanh la" hay "phèng la" đều là một loại nhạc khí gõ bằng đồng thau, hình đĩa tròn, tiếng vang và chói. Từ đó, "vô lệnh", một cặp từ gốc Hán, dẫn đến "vô phèng la" và đã rút gọn thành "vô phèng", một cặp từ nửa gốc Hán, nửa thuần Việt.


Ngày nay, nếu như trên chiến địa, các mệnh lệnh chỉ huy được phát ra qua tiếng kèn đồng thì cách đây gần ba ngàn năm, từ thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên), tiếng trống đã được dùng làm tín hiệu tiến quân, còn tiếng cồng, tiếng lệnh, tiếng thanh la, tiếng phèng la lại được dùng làm tín hiệu lui quân. Trong lịch sử, các nhạc cụ trên tuy được dùng làm tín hiệu lui quân nhưng những đạo quân chiến bại - mới chỉ tính riêng trên chiến trường Việt Nam, từ thời trung đại đến nay đã có biết bao cuộc rút lui diễn ra trong cảnh "không kèn, không trống".


Đó là năm 1077, sau hơn ba tháng không những không chọc thủng được tuyến phòng ngự trên sông Như Nguyệt mà trái lại, quân xâm lược Tống còn bị quân đội nhà Lý đánh cho thiệt hại nặng, chủ tướng Quách Quỳ đã phải chấp nhận thất bại và cho rút quân về trong "tình hình hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau".


Đó là năm 1288, thấy rằng, với một lực lượng khổng lồ, tới nửa triệu quân, nhưng không thể chiến thắng nổi quân dân Đại Việt, Thoát Hoan - chủ tướng quân xâm lược Nguyên - Mông, phải quyết định cho quân kỵ - bộ theo hướng Lạng Sơn và đoàn thuyền chiến theo đường biển rút về nước. Kết quả là toàn bộ lực lượng thủy quân bị diệt gọn ở sông Bạch Đàng. Còn đoàn quân kỵ - bộ thì bị quân ta truy kích, đánh cho tơi tả khiến chúng "đã thiếu ăn lại mệt vì chiến đấu, tướng tá nhìn nhau thất sắc”, phải "buộc vết thương lại mà chống đỡ".


Đó là năm 1427, bất lực trước cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc ta, tại "Hội thề" ở phía Nam thành Đông Quan, Vương Thông, chủ tướng quân xâm lược Minh đã phải ngậm ngùi đọc lời cam kết rút 10 vạn quân còn lại về Trung Quốc trước khi vua Minh tuyên bố "hưu chiến" và ra lệnh "triệu hồi".


Đó là năm 1789, trước những tin chiến sự khủng khiếp, từ các mặt trận cùng một lúc dồn về như đòn trời giáng, Tôn Sĩ Nghị, chủ tướng quân xâm lược Mãn Thanh, cảm thấy "quân giặc quá nhiều" và đã bị "vây kín bốn mặt". Hắn "sợ mất mật" và "ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn thân binh, nhằm hướng bác, chuồn trước qua cầu phao". Thấy thế, "quân sĩ các doanh đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh cướp vượt cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông, chết rất nhiều".


Đó là năm Ị954, saụ khi Điện Biẽn Phủ thất thủ, quân xâm lược Pháp đã vội vàng rút khỏi một số căn cứ ở đồng bằng Bắc bộ. Ngày 10 tháng 6, chúng bỏ Thái Bình, Phát Diệm, Bùi Chu, Ninh Bình. Ngày 1 tháng 7, chúng bỏ Nam Định. Ngày 3 tháng 7, chúng bỏ Phủ Lý.


Đó là vào mùa xuân 1975, khi vùng đất Tây Nguyên đã bị mất sau chiến thắng mở màn Buôn Ma Thuột, quân ngụy ở miền Nam đã rơi vào tình trạng hoang mang cực độ. Bó tay trước sức tiến công như vũ bão của quân và dân cả nước, các tư lệnh chiến trường đành phải cho cấp dưới "tùy nghi di tản" bất chấp mệnh lệnh "tử thủ" của Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu.


Qua những sự kiện lịch sử quân sự trên, chúng ta tưởng chừng như việc rút lui đồng nghĩa với bại trận, với tháo chạy. Hoàn toàn không phải thế. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì trong hàng ngủ các đạo quân bại trận "quân lính thường sợ địch hơn sợ mệnh lệnh của người chỉ huy"... Chúng ta hãy nghe luận điểm của Trần Quốc Tuấn: "Lui mà không mất đất thì lui, lánh mà giữ được toàn thì lánh. Chạy mà có chỗ dụ địch, hàng mà có chỗ đặt mưu, bỏ mà có chỗ giữ, mất mà có chỗ thu, thế thì sự chạy, sự hàng, sự bỏ, sự mất, người hành binh phải dùng trí để xem cho có lợi".


Sự rút lui chiến lược năm 1285 đã thể hiện rõ luận điểm đó. Số là vào tháng 11-1282, tại Hội nghị Bình Than, vua tôi nhà Trần đã quyết định tổ chức một trận quyết chiến chiến lược để chặn đứng cuộc chiến tranh và tiêu diệt quân xâm lược tại Vạn Kiếp. Nhưng đến tháng 2-1285, trước sức tiến công mạnh mẽ của chúng, Trần Quốc Tuấn thấy tình hình rất nguy hiểm, không thể hành động như cũ được nên đã kịp thời thay đổi kế hoạch, cho đại quân rút ngay khỏi chiến trường để bảo toàn lực lượng. Cuộc lui quân chiến lược này thật gian lao vất vả. Nhưng nhờ nó, quân dân Đại Việt đã có đủ thời gian tiêu hao địch, làm cho chúng mệt mỏi theo cách "kiên thủ chở suy" để rồi giáng trả những đòn sấm sét, giành lấy thắng lợi cuối cùng.


Năm 1789, cuộc rút lui chiến lược của quân ta khỏi đất Bắc Hà về chiếm giữ tuyến phòng ngự Tam Điệp - Biện Sơn là một sáng tạo độc đáo, đúng như nhận định của Nguyễn Huệ: "Các người đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng". Quả nhiên với tư tưởng chủ quan ngạo mạn, quân Mãn Thanh lầm tưởng quân ta sợ oai, phải tháo chạy. Chúng có biết đâu rằng sự né tránh hết mực khôn ngoan đã đẩy chúng tới một sai lầm khủng khiếp. Kết quả là đạo quân xâm lược gần 29 vạn tên, đã bị tiêu diệt chỉ trong vòng 5 ngày đêm.


Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), vào cuối năm 1946, đầu năm 1947, sự rút quân của Trung đoàn Thủ đô ra khỏi Hà Nội khói lửa phải đâu là sự tháo chạy? Nếu không có hành động "biết mình, biết người" này thì làm sao quân và dân ta có được lực lượng chủ yếu cho việc tiến hành đấu tranh vũ trang 9 năm sau đó để đi tới chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh, giải phóng nửa phần đất nước.


Tóm lại, "quân hồi", rút lui, bản thân nó không có gì đáng chê trách, đừng "kiêng kỵ" nó nếu như ta biết sử dụng đúng vị trí con bài này. Chớ để rút lui chủ động đồng nghĩa với rút chạy bị động. Sự rút lui né tránh lực lượng địch lúc ban đầu nhằm "giữ sức" cho những trận quyết chiến giành thắng lợi cuối cùng khác rất xa sự tháo chạy, bảo mạng trong thế tuyệt vọng trước sức mạnh quá chênh lệch của đối phương. Nếu như những cuộc rút lui chiến lược trong các cuộc chiến tranh yêu nước của dân tộc ta chỉ là phương tiện, là nấc thang đi tới toàn thắng thì trái lại những đạo quân xâm lược lại dùng rút lui làm cứu cánh, làm mục đích cuối cùng nhâm thủ tiêu chiến đấu vì trên thực tế, chúng không đủ sức thực hiện chức năng này và đã hoàn toàn bị đánh bại. Chính những sự rút lui đó đồng nghĩa với "quân hồi vô phèng".
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2021, 06:39:31 pm »

THẤT THẾ


"Thất thế" là một cụm từ gốc Hán. "Từ điển tiếng Việt" định nghĩa là "mất địa vị, quyền hành hay ảnh hưởng to lớn vốn có. Nhà nho thất thế, sa cơ thất thế". "Hán - Việt từ điển" định nghĩa là "mất quyền thế, mất chỗ dựa". Cũng có người lại định nghĩa là "mất lợi thế”.


Những định nghĩa trên là giải thích theo cách hiểu dân sự. "Thất thế" vốn là một thuật ngữ quân sự. Hiểu một cách khái quát, đó là "thế trận ở trong tình trạng yếu kém, dễ có khả năng bị đánh bại". Bây giờ chúng ta đi sâu vào nghĩa cụ thể của cụm từ này. "Thất" là mất, còn "thế"? Đây là từ gọi tắt của "binh thế" - nghĩa là "thế trận" - một khái niệm được Tôn Tử đề ra đầu tiên trong cuốn "Binh pháp thập tam thiên" vào cuối thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên). Theo ông, "thế" bao gồm các khái niệm: thứ nhất, là hình thái bố trí, hình thái triển khai của lực lượng chiến đấu. Tạo thế tức là biết vận dụng kỳ binh và chính binh. Nói một cách khác, kỳ và chính là nội dung thực chất của "thế". "Thế trận không ngoài kỳ và chính"; thứ hai, là trạng thái vận động, là khả năng, tiềm lực vận động của lực lượng chiến đấu, là xu thế phát triển của cục diện chiến đấu. "Đặt người vào thế tức là dùng người để chiến đấu cũng như lăn gỗ đá. Tính chất gỗ đá là đặt ở chỗ bằng thì nằm im, đặt chỗ dốc thì lăn"; thứ ba, là điều kiện, hoàn cảnh trong đó một lực lượng hoạt động. "Phàm quân lính bị hãm vào bước nguy hại thì sau đó mới có thể làm nên thắng bại". Như vậy, ngay từ thời cổ đại, lịch sử quân sự Trung Quốc đã có những khái niệm khá rõ ràng, cụ thể và hoàn chỉnh về "thế". Nhưng chiến tranh của họ tiến hành thường là chiến tranh phi nghĩa giữa các nhà nước phong kiến nhầm thôn tính lẫn nhau. Quân đội của họ chiến đấu không có lý tưởng nên thiếu tinh thần dũng cảm. Các nhà chỉ huy quân sự phải dựa vào "thế" nhằm khắc phục điểm yếu chí tử đó, nghĩa là dùng những kích thích từ bên ngoài để tác động vào binh sĩ như "leo lên cao rồi cất thang đi", như "xua đàn dê... không để cho biết cuối cùng sẽ đi đến đâu".


Trái lại, "thế" của dân tộc ta là thế của chiến tranh chính nghĩa, yêu nước, chiến tranh chống giặc ngoại xâm, tuy trong từng thời đại có những biểu hiện khác nhau nhưng nội dung cơ bản là: thứ nhất, về hình thái bố trí, triển khai lực lượng đó là thế triển khai từ trước, bố trí sẵn các lực lượng trên chiến trường, tạo nên thế trận vững châc và cơ động ví như thế trận phòng ngự của quân và dân nhà Lý chờ sẵn quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt năm 1077, "thế giặc nhàn" của quân và dân nhà Trần đón đánh quân xâm lược Nguyên - Mông năm 1288; thứ hai, về trạng thái hoạt động của các lực lượng vũ trang, đó là thế trận cả nước đánh giặc, ở đâu có giặc là ở đó có người tham chiến. Điều này thể hiện rõ nét trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống quân xâm lược Mông - Nguyên năm 1285. Hay như sự nổi dậy đều khắp của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, trong cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542; thứ ba, về xu thế phát triển cục diện của toàn cuộc chiến tranh hay trong từng trận đánh, đó là thế đánh địch dồn dập, căng thẳng, ví như cuộc tiến công mãnh liệt của quân ta vào Ngọc Hồi - Đống Đa từ đêm ba mươi đến sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789). Hoặc như gần đây nhất là thế tiến công của quân và dân ta trong chiến cục mùa xuân 1975; thứ tư; về nội dung bên trong hoặc sự biểu hiện ra bên ngoài của các lực lượng tham chiến. Đó là khí thế của quân và dân cả nước dựa trên cơ sở nhân nghĩa, ý thức tự lập, tự cường, lòng yêu nước sẵn có đã được hun đúc từ truyền thống văn hóa giữ nước lâu đời của dân tộc.


Như vậy, trong chiến tranh yêu nước chống xâm lược, dân tộc ta đã xây dựng được một khái niệm hoàn chỉnh về "thế". Về hình thức tuy có những đặc điểm tương tự như các khái niệm về thế hình thành trong lịch sử cổ đại Trung Quốc song mặt khác, về nội dung nghệ thuật tạo thế lại khác rất xa. Trong lịch sử quân sự Trung Quốc, "thế" hoàn toàn dựa trên tính chất phi nghĩa của các cuộc chiến tranh thôn tính và bành trướng và trên cơ sở trói buộc những người lính chiến đấu một cách khiên cưỡng. Bởi vậy, thế trận đó chỉ dừng lại ở hàng ngũ binh sĩ, mang tinh hạn hẹp, xơ cứng, bất biến. Chính vì thế mà sau Tôn Tử 1300 năm, Lý Tĩnh, nhà tư tưởng quân sự đồng thời là người chỉ huy quân sự nổi tiếng đời Đường, cũng vẫn cho rằng: "Thường trong việc binh, quân tiến lên trước là chính, lui về sau là kỳ". Điều đó nghĩa là lấy chính làm chính, lấy kỳ làm kỳ mà không hề nói đến sự tuần hoàn, chuyển hóa giữa chính và kỳ. Trong khi đó, khái niệm về thế và nghệ thuật tạo thế của dân tộc ta đã quán triệt tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân rộng lớn, dựa trên cơ sở phát huy tinh thần yêu nước của những chiến sĩ, những công dân tự giác cầm vũ khí chiến đấu một cách thông minh và dũng cảm. Do đó, thế trận của dân tộc ta có một chiều sâu rõ rệt. Nó không dừng lại ở hàng ngũ những người lính chiến mà đi hẳn vào quần chúng vũ trang, vào nhân dân nói chung nên rất linh hoạt, uyển chuyển, tạo được sự biến hóa muôn vẻ, muôn màu. Chính vì vậy, "thất thế" trong chiến trận ở Việt Nam vẫn chứa đựng những yếu tố để chuyển đổi, xoay ngược lại tình hình.


Để làm rõ, chúng ta hãy xét thế trận cụ thể của một số cuộc chiến tranh qua từng lúc thịnh, lúc suy của ba giai đoạn: phát sinh, phát triển và kết thúc, ví như trong cuộc chiến tranh chống Tống lần thứ hai (1075-1077), với chiến lược "ra quân trước để chặn mũi nhọn của giặc", Lý Thường Kiệt đã huy động 10 vạn quân thủy - bộ tiến sang Ung - Khâm - Liêm thực hiện phản chuẩn bị của giặc. Hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn một, quân ta rút về phòng ngự, đợi giặc trên bờ sông Như Nguyệt. Nhưng vào giai đoạn hai, trước sức mạnh ào ạt của quân xâm lược, quấn ta chịu thất thế. Có lúc, kỵ binh địch chọc thủng được tuyến phòng ngự, thọc thẳng tới gần Thăng Long. Nhưng với thế trận dàn sẵn, binh thuyền quân ta đã chặn đứng quân địch tại Vĩnh An, phá tan kế hoạch hội quân thủy - bộ của chúng. Mặt khác là cùng với quân chủ lực đánh địch trên bờ sông Như Nguyệt thì ở phía sau lưng chúng, quân các lộ, dân binh các làng bản cũng hoạt động mạnh mẽ mà chiến công nổi bật nhất là thuộc về Thân Cảnh Phúc. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ theo một kế hoạch tác chiến bao quát như vậy, quân ta đã chuyển dần từ nguy thành yên, từ thất thế thành thắng thế và cuối cùng, phần chiến thắng quyết định đã thuộc về nhân dân ta. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1285 mặc dù thế trận được triển khai sẵn song tình hình chiến sự của dân tộc ta cũng không phải đã thuận lợi. Trước sức mạnh hùng hổ của hơn 50 vạn quân xâm lược ky - bộ Nguyên - Mông từ bốn hướng tiến vào, ngay từ giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, quân ta đã rơi vào tình trạng bị ép. Để bảo toàn lực lượng, Trần Quốc Tuấn tổ chức một cuộc rút lui chiến lược, "nhử địch vào sâu" nhằm phân tán lực lượng của chúng. Nhưng sang đến giai đoạn hai, quân ta vẫn chưa xoay chuyển được tình hình. Quân địch vẫn bám sát nhất là khi cánh quân Toa Đô ở phía nam đánh ra, bọn Trần Kiện, Lê Trắc đầu hàng càng làm quân ta gặp khó khăn hơn. Nhưng lại chính lúc quân địch tiến hành truy đuổi, rải quân ra chiếm đóng một số căn cứ cúng là lúc phía sau lưng bị thế trận chiến tranh nhân dân quấy rối, tiêu hao dần lực lượng. Và đến cuối giai đoạn hai thì cán cân lực lượng đã nghiêng dần về phía quân ta để rồi kết thúc bằng những thắng lợi giòn giã vào giai đoạn cuối cùng. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống quân Mãn Thanh năm 1789 lại có những đặc điểm riêng, ở giai đoạn đầu, quân ta phải chịu thất thế trước sức mạnh quá chênh lệch của 29 vạn quân xâm lược, vả lại lúc đó lòng dân Bắc Hà cũng chưa nghiêng hẳn về phía "người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ". Việc Ngô Văn Sở - Ngô Thì Nhậm rút khỏi Thăng Long về phòng ngự ở Biện Sơn - Tam Điệp chính là biểu hiện điều đó. Nhưng sự né tránh khôn ngoan hết mức được xem như một vật xúc tác "làm cho giặc kiêu căng", sai lầm, đưa tới sự chuyển hóa hẳn cán cân lực lượng nghiêng về phía quân ta. Từ thất thế ở giai đoạn đầu, sang giai đoạn hai trở đi, quân ta đã giành được ưu thế, để rồi kết quả cực kỳ chói lọi của cuộc chiến tranh hoàn toàn thuộc về dân tộc ta.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2021, 06:40:18 pm »

KHÔNG BAO GIỜ CÙNG MỘT LÚC,
NGUYỄN HUỆ CHỐNG HAI KẺ THÙ


Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự Việt Nam ở cuối thời trung đại. Do hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta ở thế kỷ XVIII - thường xuyên phải đấu tranh chống lại nhiều thù trong giặc ngoài mạnh hơn mình gấp bội - nên suốt 18 năm làm tướng cầm quân đánh giặc - tính từ khi quân Tây Sơn nổi dậy, năm 1771, cho đến khi đánh tan quân Mãn Thanh, nãm 1789 - không bao giờ cùng một lúc, ông chống lại hai kẻ thù mà luôn tìm cách phân hóa, để lần lượt tiêu diệt chúng.


Lần thứ nhất vào những năm đầu của cuộc khởi nghĩa. Vào thời điểm ấy, năm 1765, chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, người kế vị là Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương đang còn nhỏ tuổi nên mọi quyền hành đều tập trung vào tay Trương Phúc Loan. Y rắp tâm phế bỏ ấu chúa, đưa Nguyễn Phúc Thuần lên thay và ngày càng tỏ ra là một kẻ tham tàn bạo ngược. Bọn quan lại và các tầng lớp trên của xã hội Đàng trong lúc ấy đều oán ghét tên quyền thần họ Trương, muốn phò Hoàng Tôn Dương lên ngôi Chúa nhưng đành chịu vì "lực bất tòng tâm". Nắm được tình hình đó, năm 1771, Nguyễn Huệ và các lãnh tụ nghĩa quân nêu khẩu hiệu: "Đánh đổ Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng Tôn Dương" để phất cờ dấy binh. Dưới danh nghĩa đó, trong những ngày đầu khởi nghĩa, quân Tây Sơn đã tự nhận mình là quân của Hoàng Tôn Dương để chống lại quân của Trương Phúc Loan. Chính nhờ khẩu hiệu đấu tranh rất sát tình hình như vậy nên đã lôi cuốn được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia khi mà phong trào đang còn ở thời kỳ trứng nước.


Lần thứ hai, vào cuối năm 1774, khi thấy tình hình quân Nguyễn suy yếu trước nghĩa quân Tây Sơn, quân Trịnh, dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Ngủ Phúc, đã vượt sông Gianh, lần lượt đánh chiếm Bố Chánh, Đồng Hới và tháng 1 năm 1775 thì hạ thành Phú Xuân. Chúa Nguyễn bỏ chạy vào Gia Định sau khi đã để lại một số tướng lĩnh hoạt động ở vùng Quảng Nam. Thừa thắng, tháng 2 năm 1775, quân Trịnh tiếp tục tiến xuống phía Nam và đụng độ với quân Tây Sơn tại đèo Hải Vân. Trước sức mạnh đối phương, nghĩa quân buộc phải rút khỏi các căn cứ của mình. Thấy quân Tây Sơn đang ở thế bức bách, tướng Tống Phúc Hiệp tập trung lực lượng quân Nguyễn, đánh chiếm Phú Yên. Khó khăn quá, nghĩa quân đành phải bỏ vị trí này, rút về Quy Nhơn. Như vậy là vùng căn cứ bị thu hẹp lại và nghĩa quân lâm vào thế bị kẹp giữa hai gọng kìm. Để đối phó với tình hình cực kỳ hiểm nguy, các lãnh tụ nghĩa quân cho người tới gặp Hoàng Ngũ Phúc, xin nhận làm đội quân tiên phong của Trịnh để đánh Nguyễn. Sau một thời gian hành quân xa lại phải liên tục chiến đấu gần một năm trời, quân Trịnh cũng muốn nghỉ ngơi đôi chút nên đã chấp nhận "lời thỉnh cầu tự nguyện" đó. Tuy thế, viên tướng Trịnh vẫn giữ nguyên vị trí đóng quân, áp sát căn cứ địa của "kẻ đồng minh mới" với ý đồ nếu nghĩa quân đánh thắng quân Nguyễn, quân Trịnh sẽ bám theo sau, giành lấy chiến quả, chiếm lại đất đai mà không phải nhọc công. Trái lại, nếu quân Tây Sơn thất bại, quân Trịnh sẽ tiến sâu thêm, tiêu diệt nghĩa quân, trực tiếp đối phó với quân Nguyễn. Thấy rõ được dã tâm đó, nghĩa quân quyết định dù bất cứ giá nào cũng phải giành lại Phú Yên, đẩy quân Nguyễn lùi xuống phía Nam. Có như vậy, nghĩa quân mới đủ khả năng buộc quân Trịnh phải từ bỏ ý đồ của mình. Quả nhiên, sau khi rảnh tay đối phó với mặt Bắc, quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Huệ, đã dốc toàn lực lượng, đập tan hai vạn quân Nguyễn, chiếm lại đất Phú Yên. Để từng bước thực hiện kế hoạch lấn chiếm, trong khi Nguyễn Huệ tiến đánh xuống phía Nam thì Hoàng Ngũ Phúc cũng cho quân tiến gần vào căn cứ địa nghĩa quân. Thế nhưng, những chiến thắng vang dội của Nguyễn Huệ đã khiến y chùn bước và đành phải nhân danh chúa Trịnh phong chức "Tây Sơn hiệu tiền phong tướng quân" cho vị tướng nông dân trẻ tuổi này. Và sau đó, tự thấy không thể đàn áp nổi phong trào Tây Sơn, cũng như không thể nào tiến sâu hơn được nữa, Hoàng Ngũ Phúc đành phải bỏ đất Quảng Nam, lui về Phú Xuân rồi không bao lâu thì rút hẳn đại quân về Bắc Hà. Như vậy là bằng sự ứng phó khéo léo của mình, nghĩa quân Tây Sơn - mà linh hồn là Nguyễn Huệ - đã đẩy lùi được một kẻ địch mạnh hơn mình là quân Trịnh ở phía Bắc để tập trung lực lượng tiêu diệt quân Nguyễn ở phía Nam.


Lần thứ ba, vào cuối năm 1784, đầu năm 1785, khi quân xâm lược Xiêm kéo vào Gia Định. Khi đó, với cương vị Tổng chỉ huy nghĩa quân, tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Nguyễn Huệ biết rõ rằng quân Xiêm chẳng qua chỉ lợi dụng danh nghĩa giúp Nguyễn Ánh để nhằm mục đích thực chất là xâm lấn đất đai và cướp bóc của cải. Chính Nguyễn Anh cũng đã từng than phiền về "tình trạng hai lòng của người Xiêm". Để khoét sâu nhược điểm của quân xâm lược và tìm cách ly gián, tăng thêm sự hoài nghi giữa chúng với Nguyễn Anh, Nguyễn Huệ cử người đem vàng bạc, gấm vóc đến gặp Chiêu Tăng - chủ tướng quân Xiêm - xin giảng hòa: "Tân triều (Tây Sơn) và cựu triều (Nguyễn Anh) nước tôi tranh nhau lãnh thổ và nhân dân, không thể cùng đứng với nhau được, nước tôi cùng nước Xiêm cách trở xa xôi, trâu và ngựa không thể đánh hơi nhau được, chẳng hay Vương Tử đến chốn này làm gì? Chi bằng hai nước chúng ta hòa hiếu với nhau. Sau khi xong việc, nước tôi sẽ y lệ tiến cống. Như thế có phải là được lợi lâu dài không? Vậy việc cựu chúa (Nguyễn Ánh) nước tôi để mặc chúng tôi lo liệu, xin Vương tử đừng giúp đỡ". Quả nhiên, việc giảng hòa riêng với Chiêu Tăng đã phát huy tác dụng mạnh mẽ. Trước hết, nó làm tăng thêm sự ngờ vực của Nguyễn Ánh đối với Chiêu Tăng. Nếu không thì y đã không thề thốt: "Nếu vì lợi mà phải thất trận, làm nhục quốc thể thì tôi trốn sao khỏi tội trời diệt. Xin quốc vương chớ nghi ngờ". Không những thế, hắn lại còn hí hửng bàn với Nguyễn Ánh: "Giặc rất tin tôi, tất không phòng bị, ta nên thừa thế mà đánh phá giặc ngay". Thật là mơ hồ. Ngay trong nội bộ còn có sự ngờ vực, nghi kỵ và đang bị lợi dụng triệt để thì trên chiến địa làm sao hai kẻ đối địch lại có thể dễ dàng tin nhau mà thiếu sự đề phòng như vậy. Chính sai lầm nghiêm trọng đó đã không cứu vãn được sinh mệnh 5 vạn quân Xiêm trên sông nước Rạch Gầm - Xoài Mút như lịch sử đã ghi lại.


Lần thứ tư: vào năm 1786, khi quân Tây Sơn tiến ra Bắc Hà lần thứ nhất. Đối với quân Tây Sơn, đây là một khó khăn rất lớn so với những cuộc tiến công quân Nguyễn ở Gia Định. Tặi đây, tầng lớp phong kiến thống trị vừa có tập đoàn vua Lê lại vừa có tập đoàn chúa Trịnh. Tuy chỉ là bù nhìn nhưng vua Lê vẫn được nhân dân ủng hộ vì trên danh nghĩa vẫn là một triều đại chính thống. Bên cạnh đó, chúa Trịnh mặc dù bị nhân dân oán ghét nhưng trong tay vẫn còn có thực lực. Khi bị quân Tây Sơn tiến công, điều chắc chắn là hai tập đoàn này sẽ dựa vào nhau để chống lại. Nếu như tập đoàn vua Lê bị tiêu diệt, tập đoàn chúa Trịnh còn lại vẫn tiếp tục kháng cự và như thế, nhiệm vụ tác chiến của quân Tây Sơn coi như không hoàn thành. Trái lại, nếu tập đoàn chúa Trịnh bị đánh đổ, tập đoàn vua Lê còn lại sẽ dựa vào tầng lớp sĩ phu, kêu gọi nhân dân cần vương cứu giá chống lại quân Tây Sơn. Căn cứ vào tình hình cụ thể của Bắc Hà, Nguyễn Huệ thấy rõ là cần phải phân hóa kẻ thù. Ở thời điểm này, kẻ thù chính, trước mắt là tập đoàn thống trị họ Trịnh. Khẩu hiệu "phù Lê, diệt Trịnh" đã được nêu lên để tranh thủ sự đồng tình của các tầng lớp nhân dân và triệt để cô lập tập đoàn chúa Trịnh đồng thời tập hợp mọi lực lượng chống đối nhà Trịnh ở Bắc Hà nhằm tăng thêm sức mạnh cho đại quân Tây Sơn khi bước vào cuộc chiến. Diệt được nhà Trịnh tức là xóa bỏ một ách thống trị phong kiến tàn bạo, nặng nề nhất cho nông dân Bắc Hà và cũng là xóa bỏ được sự phân chia Nam Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà. Và kết quả là nhiệm vụ tiến công Bắc Hà của quân Tây Sơn đã hoàn thành tốt đẹp đúng như dự kiến ban đầu của "người anh hùng áo vải".


Tóm lại, trong chiến trận, việc phân hóa kẻ thù để từ đó xác định ra đối tượng tác chiến chủ yếu quả là một việc không đơn giản. Thế nhưng bàng một tư duy nhạy bén và cặp mắt tinh tường của người thống soái quân sự, Nguyễn Hụệ đã không bao giờ sai lầm. Và mọi kẻ thù của ông, trước sau đều lần lượt bị đánh bại.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2021, 06:41:02 pm »

HAI CUỘC CHIẾN TRANH, HAI BỨC THƯ TRÁ HÀNG


Lâu nay, người ta biết nhiều về tài trận mạc của Nguyễn Huệ - một thống soái cầm quân từ tuổi 18 và 21 năm đánh Nam, dẹp Bắc không hề một lần chiến bại - nhưng ít người chú ý đến khả năng tâm lý chiến của ông. Phải nói ngay rằng, những đòn cân não đó đã đẩy những tên chủ tướng quân xâm lược lún sâu xuống hố sai lầm, để rồi sau đó chuốc lấy những thất bại cay đắng, không sao cưỡng lại được. Hai bức thư trá hàng của ông sau đây là những minh chứng khá sinh động.


Bức thư thứ nhất được viết vào khoảng đầu tháng 1 năm 1785 sau khi ông nhận trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Xiêm. Chiêu Tăng, chủ tướng quân Xiêm, vốn là một tên tham lam, hai mặt - trên danh nghĩa là giúp Nguyễn Anh nhưng thực tế là lợi dụng cuộc viễn chinh để cướp bóc của cải. Nhằm khoét sâu thêm nhược điểm cơ bản trong hàng ngủ quân địch và tìm cách ly gián, tăng thêm sự hoài nghi giữa chúng với nhau, ông cử người mang một bức thư cùng nhiều vàng bạc gấm vóc đến gặp chủ tướng quân Xiêm xin giảng hòa: "Tân triều (triều Tây Sơn) và cựu triều (triều Nguyễn) nước tôi tranh nhau lãnh thổ và nhân dân, không thể cùng đứng với nhau được. Nước tôi cùng nước Xiêm cách trở xa xôi, trâu và ngựa không đánh hơi nhau được, chẳng hay Vương tử đến chốn này làm gì? Chi bằng hai nước chúng ta hòa hiếu với nhau. Sau khi xong công việc, nước tôi sẽ y lệ tiến cống. Như thế có phải là được lợi lâu dài không? Vậy việc cựu chúa (Nguyễn Ánh) nước tôi để chúng tôi lo liệu, xin Vương tử đừng có giúp đỡ". Trước thái độ "nhún nhường" của Nguyễn Huệ, Chiêu Tăng một mặt nhận lễ vật để thỏa lòng tham, mặt khác lại âm mưu giảng hòa rồi nhân đó mà bất ngờ tiến công lại đối phương. Thấp mưu, tự ngộ nhận là cao tay, y đâu có biết được đây chỉ là "những động tác giả". Bức thư giảng hòa phát huy ngay được tác dụng vì đã gây thêm mối hoài nghi cho Nguyễn Anh. Trước thái độ ngờ vực đó, có lần Chiêu Tăng đã phải phân trần: "Nếu vì lợi mà phải thất trận, làm nhục quốc thể thì tôi trốn sao khỏi tội trời diệt. Xin quốc vương chớ nghi ngờ". Tính từ khi Nguyễn Huệ đem quân vào Mỹ Tho, lúc đầu Chiêu Tăng cũng lo phòng thủ, chờ đợi một cuộc phản công lớn nhưng chỉ thấy "phía bên kia" mở những cuộc tập kích nhỏ lại điều đình giảng hòa nên y hí hửng bàn với Nguyễn Anh: "Giặc rất tin tôi, tất không phòng bị, ta nên thừa thế đánh phá ngay". Là người đã biết đánh trúng tâm lý quân địch, tất nhiên Nguyễn Huệ nắm chắc rằng sớm muộn thế nào chúng cũng sẽ khởi binh. Những cuộc tập kích nhỏ, việc điều đình giảng hòa chẳng qua chỉ là sự ngụy trang nhằm thúc đẩy đối phương sớm rời khỏi căn cứ tiến về phía trận địa mai phục như ông mong đợi, đồng thời làm cho chúng thêm chủ quan, tự mãn, tạo ra nhân tố bất ngờ cho trận đánh.


Quả nhiên, kế hoạch nhử địch ra khỏi căn cứ đã thành công lớn. Bằng một trận đánh vận động, toàn bộ 5 vạn quân xâm lược thủy - bộ đã bị tiêu diệt gọn trên sông nước Rạch Gầm - Xoài Mút vào sáng ngày 19-1-1785.

Bức thư thứ hai, Nguyễn Huệ viết cho Tôn Sĩ Nghị, chủ tướng quân xâm lược Mãn Thanh, vào tháng 12 năm 1788 trên đường tiến quân ra Bắc. Ông biết rõ viên tướng này thực sự là một người tài năng, về khoa học, y được nhà vua phong chức Tổng toản trực tiếp chỉ đạo nhiều học giả lỗi lạc biên soạn bộ sách lớn Tứ khố toàn thư; về quân sự, y được ban tước Mưu dũng nhất đẳng công vì đã từng cầm quân chinh phạt nhiều nơi, chiến công không nhỏ; về chính trị, y nhiệm chức chức Lưỡng Quảng tổng đốc, cai quản hai vùng lãnh thổ hết sức rộng lớn, có giá trị chiến lược của triều đình. Từ một người văn võ song toàn như vậy lại chỉ trong một thời gian ngắn, y đã chiếm trọn cả một quốc đô, khiến cho đối phương "sợ hãi, đã ôm đầu chạy trốn". Thêm vào đó, y còn được hoàng đế Càn Long khen là một "đại thần toàn tài", "không đầy một tháng mà đã thành công, thật xứng đáng với sự ủy nhiệm của trẫm". Tất cả những yếu tố thuận lợi về chủ quan và khách quan đó đã làm cho viên Tổng chỉ huy của đạo quân Thiên triều tự cao, tự đại cũng là điều dễ hiểu. Bằng phương pháp khích tướng - đánh vào tính tự cao, tự đại để gây tác động tinh thần - bức thư trá hàng của Nguyễn Huệ có giá trị như một liều thuốc cực mạnh, ru viên tướng họ Tôn "ngủ kỹ trên thành tích của mình", mê man, không đủ sức tỉnh táo nhận rõ đúng, sai của chân lý, yếu, mạnh của đối phương trên chiến trường: "Nay đại nhân vâng lệnh của Thiên Hoàng đế, hỏi tội thần về việc đuổi chúa, cướp nước. Thần xiết bao run rẩy sợ hãi. Chuyến này đến đây, thần sẽ tới tại chỗ gần gũi để chờ lệnh đại nhân phân xử". Nhận thư, thấy những lời lẽ khiêm nhường, người viết xác định đúng tội danh như vua Lê gán ghép là "đuổi chúa, cướp nước" với một thái độ "run rẩy sợ hãi" nên Tôn Sĩ Nghị yên trí rằng "tên tù trưởng mọi rợ, sợ oai phải đầu hàng" và không một chút do dự, lớn tiếng ra lệnh: "Hãy rút quân về Thuận Hóa để chờ phân xử". Như ta đã biết, trên đà tiến công thẳng lợi, việc quân Mãn Thanh dừng lại phòng ngự là điều cực kỳ sai lầm về chiến lược. Đã như vậy, thế phòng ngự, đặc biệt ở phía nam Thăng Long, thực tế có hình thành nhưng cũng là cách bố trí rời rạc của một đạo quân nghỉ ngơi. Với cách phòng ngự đó, Tôn chủ tướng đã tỏ ra rất chủ quan khinh địch, mất cảnh giác nghiêm trọng, chỉ tính đến việc đánh người, tùy tiện như "thò tay lấy đồ vật trong túi, đến sớm lấy sớm, đến muộn lấy muộn" mà không nghĩ đến trường hợp nếu bị tiến công thì đối phó như thế nào. Với kiểu tư duy "không biết mình, không biết người" như vậy - điều tối kỵ đối với người chỉ huy quân sự - nên khi đại quân Nguyễn Huệ đã tiến sát đến Ngọc Hồi rồi, Tôn Sĩ Nghị vẫn cho rằng "không có gì đáng lo ngại". Tên phó tướng Hứa Thế Hanh còn tuyên bố mạnh mẽ hơn: "Đến sáng mai, hợp quân lại đánh, xem ta quét sạch người Nam". Thật ra, được Nguyễn Huệ "phỉnh nịnh, tâng bốc", Tôn Sĩ Nghị và bè lũ chỉ mơ hồ nhận thức được cái dạng vẻ bề ngoài, thông qua một lớp vỏ bọc cực kỳ khéo léo, mà không thấy được rằng trong khi đó, cánh quân bộ binh của đô đốc Đặng Tiến Đông đã luồn sâu vào tới cung Tây Long, cánh quân tượng binh - với 200 thớt voi chiến - của đại đô đốc Bảo đã phục sẵn ở Đầm Mực. Và như lịch sử ghi nhận, sau khi tiếng súng nổ, phát lệnh công kích trên toàn tuyến Ngọc Hồi - Đống Đa, chỉ trong vòng một buổi sáng, 29 vạn tên xâm lược hầu như đã bị xóa sổ. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1789 kết thúc thắng lợi.


Như vậy, đến đây chúng ta có thể đi tới một sự nhất trí rằng nếu như những sai lầm của quân xâm lược đã rõ ràng là nguyên nhân chủ yếu làm chúng thất bại thì cái nhìn sắc sảo của người "anh hùng áo vải" để phát hiện ra những lầm lẫn đó - cụ thể là của các chủ tướng đối địch - lòng kiên nhẫn chờ đợi cho những lẫm lẫn đó chín mùi đặng quyết tâm giáng những đòn quyết định, sự mau lẹ cực kỳ như chớp nhoáng nhằm đánh tan kẻ địch đáng để cho chúng ta phải hoàn toàn khâm phục và không sao tìm được đủ lời khen.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2021, 06:41:41 pm »

NGHI BINH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH
BẢO VỆ TỔ QUỐC NĂM 1789


Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1789, hoạt động nghi binh của Nguyễn Huệ đã giữ một vị trí to lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho dân tộc ta đi tới toàn thắng. Bài viết này mong góp phần tìm hiểu một số khía cạnh của những hoạt động đó.


Trước hết là nói về các nguyên tắc. Đây là điều mà nội dung khắt khe của chúng buộc thống soái Nguyễn Huệ phải tuân thủ một cách triệt để. Nguyên tác đầu tiên là nắm vững tình hình địch. Đây là điều sống còn trong bất cứ cuộc giao tranh nào. Nếu không nắm vững âm mưu địch, không dự kiến đầy đủ tình hình và thiếu sự chuẩn bị từ trước thì làm sao ông có thể tổ chức được một cuộc hành quân dài ngày với một quy mô đồ sộ trên một không gian rộng lớn cho hàng mấy trăm ngàn người như thế mà sự sửa soạn lên đường chỉ vẻn vẹn có hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Trong việc nắm vững tình hình địch, Nguyễn Huệ đặc biệt quan tâm đến năng lực, cá tính của từng người chỉ huy quân đội địch. Ông biết rõ đề đốc Hứa Thế Hanh, người trực tiếp cầm quân ở Ngọc Hồi, một viên tướng người Mãn, có "tầm cỡ”, được vua Càn Long xem là một "đề đốc đại viên", nên việc đưa quân công kích vỗ mặt vào "điểm cứng" này, một vị trí then chốt nhất, trừ ông ra, không ai làm nổi. Đặc biệt là nét tự cao, tự đại của viên tổng chỉ huy được ông "khai thác" một cách triệt để. Bức thư trá hàng, với lời lẽ tâng bốc, là một kiểu "khích tướng", đẩy tên tổng đốc Lưỡng Quảng ngày càng chìm sâu xuống hố sai lầm khủng khiếp. Rõ ràng là trong cuộc chiến tranh này, thế trận của địch tan vỡ rất nhanh, không sao gượng lại được, về cả hai mặt: vật chất và tinh thần. Hiệu quả về vật chất là toàn bộ đạo quân xâm lược bị tiêu diệt và tan rã, trận địa bị chiếm lĩnh nhưng hiệu quả về tinh thần, cụ thể về tâm lý, là điều đáng quan tâm. Trước đó, Tôn Sĩ Nghị là kẻ huênh hoang nhất, xem đối phương "như hạng trâu dê", "nhổ bãi nước bọt, xoa tay là làm xong việc", bây giờ lại trở nên hoảng loạn nhất. Trước cảnh bị vấy hãm khốn quẫn, y "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kỵ mã của mình chuồn trước qua cầu phao rồi nhằm hướng Bắc mà chạy". Đạt tới kết quả đó, chính là do Nguyễn Huệ đã "điểm" trúng "huyệt" yếu nhất của viên chủ tướng địch. Một nguyên tắc nữa của hoạt động nghi binh là sự thống nhất và hiệp đồng trong ý định chung. Tháng 9 năm 1788, đất Gia Định có nguy cơ lọt vào tay Nguyễn Anh nhưng Nguyễn Huệ vẫn phải "án binh bất động" vì trước đó một tháng, Phú Xuân vừa nhận được tin quân Thanh có mưu đồ xâm lược. Phải chờ tình hình thật chín muồi, Nguyễn Huệ mới quyết định được hướng tiến quân. Trước nguy cơ mất nước, ông phải xử lý ngay rồi sau mới tính đến việc dẹp yên bọn phản động ở phía Nam. Đó là tất cả nội dung phương hướng chiến lược của Nguyễn Huệ vào cuối năm 1788. Thấm nhuần ý đồ dồn mọi lực lượng cho phía Bắc của người chỉ huy tối cao, khi quân Thanh vượt qua biên giới, Ngô Thì Nhậm đã ứng phó tình hình một cách rất sáng tạo là tổ chức một cuộc triệt thoái. Việc làm đầy ý nghĩa này được Nguyễn Huệ đánh giá rất cao: "... Bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng". Sự hiệp đồng trong ý định chung cũng được thực hiện một cách hết sức sít sao. Tiêu biểu nhất là sự hiệp đồng về thời gian nổ súng giữa hai mũi tiến công chủ yếu: ở Ngọc Hồi và Thăng Long. Chính sự hiệp đồng "ăn ý" trong một trống canh này đã nhanh chóng tiêu diệt và làm tan rã cả một đạo quân ngót ba chục vạn người.


Cũng giống như mọi hoạt động nghi binh khác, hoạt động nghi binh trong cuộc chiến tranh này cũng phải thông qua một số hình thức và biện pháp. Đó là thông tin giả và triển khai lực lượng giả. Hai lần Nguyễn Huệ gửi thư sang hàng ngũ địch đều là sự đánh lừa, dùng hình thức trá hàng để ngụy trang cho nội dung giáng đòn bằng vũ lực. Lần thứ nhất, vào cuối tháng 11-1788, khi quân xâm lược tiến gần đến biên ải, từ Bắc Hà, một phái đoàn được cử đi, gồm mệt số quan lại cũ nhà Lê, đem bức thư, mượn tiếng Giám quốc Lê Duy Cận, sang xin nghị hòa làm kế hoãn binh để quân ta có thời gian rút về Tam Điệp - Biện Sơn, chờ đại quân ta tiến hành phản công chiến lược, như chủ trương của Ngô Thì Nhậm: "Cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi đi...". Đây cũng là lẽ thường tình. Tôn Tổng đốc cho rằng bọn vua quan nhà Lê vốn đã kính sợ nhà Thanh, bây giờ lại chính những đại diện của lớp người đó mang thư đến xin "nới tay" thì có gì đáng nghi ngờ. Việc cỏn con đó làm sao có thể trì hoãn được kế hoạch tiến quân của Thiên triều. Lần thứ hai, Nguyễn Huệ cho người đem thư trá hàng nhưng lại đứng tên ông. Thấy lời lẽ trong thư hết sức nhún nhường, tên tướng đầy tự mãn đã rơi ngay vào kế hiểm. Điều này cũng thật hợp lô-gích. Trước cảnh thành bỏ trống, quân rút chạy, vốn khinh mạn, kiêu căng, Tôn Sĩ Nghị tin ngay rằng đối phương sợ hãi, không dám giao chiến. Bây giờ lại nhận thêm một lá thư xin hàng nữa, y đinh ninh đó là sự thật, vả chăng, trong thâm tâm y, cũng như ý đồ chung của triều đình Mãn Thanh, là không muốn chiến tranh diễn ra trên đất Bắc Hà, nên đã lớn tiếng ra lệnh: "Hãy rút quân về Thuận Hóa chờ phân xử". Trong quá trình gửi thư trá hàng lần sau, có thể Nguyễn Huệ cũng tính đến sự kiểm chứng của Tôn Sĩ Nghị qua phía thứ ba. Nhưng việc đó làm sao mà thực hiện được khi lá thư gửi đi khoảng từ 26-12-1788 đến 4-1-1789 - trong vòng mười ngày Nguyễn Huệ dừng quân ở Nghệ An - mà ngày tổng công kích là 30-1-1789. Thời gian thật quá ngắn ngủi. Hai thời điểm chỉ cách nhau độ chừng một tháng, lại mắc vào hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh mà đường sá thì cách trở xa xôi tới 300km. Và cũng thử hỏi ai là người đủ can đảm xông vào cơ quan Tổng hành dinh của người chỉ huy đối phương để làm rõ thực chất của bức thư? Cùng với hình thức thông tin giả bằng thư trá hàng, để quân địch "yên tâm", khi chúng vượt qua bờ cõi, Nguyễn Huệ đã hư trương thanh thế bằng việc tổ chức một cuộc duyệt binh lớn ở bãi sông Hồng và cho triển khai giả một bộ phận lực lượng chiến đấu tiến hành đắp lũy, đào hào, phao tin sẽ quyết chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, như Lý Thường Kiệt đã từng làm trước đó bảy trăm năm. Đây cũng là những hình thức thông tin giả nhưng bằng những hành động thực, về bản chất, triển khai giả là một sự phô trương, một sự răn đe. Tuy việc làm đó không có mục đích chiến đấu nhưng mang đầy tính mạo hiểm. Nếu đối phương chấp nhận tác chiến, cách giải quyết phải thế nào? Thế trận sẽ từ đó mà đảo lộn hoàn toàn. Nhưng rồi hành động táo bạo này đã có sự đền bù thích đáng vì nó được hoạch định từ một người thống soái quyết đoán, tự tin và dám chịu trách nhiệm như Nguyễn Huệ.


Tóm lại, những hoạt động nghi binh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1789 mang tầm cỡ chiến dịch - chiến lược, có một giá trị lớn và đã thu được những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc đại phá 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM