Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:15:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ cây giáo đến khẩu súng - Tập 1  (Đọc 3088 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« vào lúc: 21 Tháng Chín, 2021, 06:52:21 am »

Tên sách: Từ cây giáo đến khẩu súng - Tập 1
Tác giả: Dương Xuân Đống
Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 1998
Số hoá: ptlinh, ktqsvn


CÙNG BẠN ĐỌC


Theo sự gợi ý của báo Quân đội nhân dân cuối tuần (trước kia là báo Quân đội nhân dân thứ bảy), tôi bắt đầu viết những bài báo ngắn dưới một mũ chung Văn hóa quân sự, và đã đăng tải thường xuyên trên báo này. Cuốn TỪ CÂY GIÁO ĐẾN KHẨU SÚNG là sự tập hợp những bài báo đó và có bổ sung thêm một số bài khác.


Ai cũng hiểu rõ, văn hóa vốn là một vấn đề hết sức rộng lớn, bao trùm lên mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội như âm nhạc, hội họa, thời trang, gia đình, học đường... dưới những biểu hiện phong phú của cái hay, cái đẹp thông qua sự lựa chọn khác nhau và mang theo một bản sắc riêng biệt của từng vùng, từng cộng đồng người, từng dân tộc. Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động xã hội, vậy quân sự cũng có những cái hay, cải đẹp riêng của nó và thể hiện thành đặc trưng trí tuệ dân tộc trong sự nghiệp giữ nước, biểu hiện ở những cái thắng, cái hùng. Văn hóa quân sự Việt Nam là nội dung thực chất của văn hóa giữ nước.


Đặc thù của quân sự là đấu tranh vũ trang, một kiểu hành động bằng bạo lực. Mà kiểu hành động nào - dù là bạo lực - muốn thắng lợi cũng phải có phương tiện và phương pháp, ở đây, phương tiện là quân đội - bao gồm lực lượng và vũ khí - và phương pháp là cách thức tác chiến theo các quy mô cao thấp khác nhau - nội dung thực chất của nghệ thuật quân sự. Từ đó, những bài viết đều nhầm khai thác theo hai nhóm đề tài: phương tiện - lực lượng, vũ khí - và phương pháp - nghệ thuật quân sự.


Như trên đã nói, văn hóa là sự lựa chọn để có những bản sắc riêng phản ánh mối quan hệ chủ quan và khách quan trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Nên ở từng bài, người viết đều cố gắng khai thác mọi góc cạnh khác nhau của sự lựa chọn đó. Cụ thể là khi thực hiện các bài viết về quân đội, tôi đi sâu, tìm hiểu những cách lựa chọn trong việc tuyển mộ, phiên chế tổ chức, trang bị - từ vũ khí thô sơ đến vũ khí hiện đại - huấn luyện, giáo dục, bảo đảm hậu phương, đào tạo người chỉ huy... để tạo nên sức mạnh. Còn khi thực hiện các bài viết về nghệ thuật quân sự, tôi lưu tâm vào những cách lựa chọn về lí luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành tác chiến, về các hình thức và phương thức tác chiến cũng như các kiểu loại tác chiến... để đi tới chiến thắng.


Đối với người viết, đây là một việc làm còn rất mới mẻ, lạ lẫm nên cách tiếp cận cũng hết sức dè dặt, vì vậy tôi phải từng bước dò dẫm, vừa làm vừa học. Rồi đây, để các bài viết về văn hóa quân sự trong thời gian tới đạt chất lượng tốt hơn, phục vụ được hiệu quả hơn, tôi mong được sự chỉ giáo của các nhà khoa học cùng đông đảo bạn đọc ở trong và ngoài quân đội.

Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan và các cá nhân đã hết lòng giúp đỡ cho cuốn sách được ra đời.


Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1997
DƯƠNG XUÂN ĐỐNG
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Hai, 2021, 07:20:19 pm gửi bởi ptlinh » Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2021, 06:53:38 am »

BA QUÂN,
TỪ CỔ NHẤT ĐỂ GỌI TÊN QUÂN ĐỘI


Từ xưa đến nay, để chỉ quân đội nói chung, nhân dân ta vẫn hay dùng cặp từ "ba quân", ví như trên sân khấu, viên tướng tuồng ra hô lớn "bớ tam quân". Tác giả Truyện Kiều từng viết: "Ba quân chỉ ngọn cờ đào". Trong văn học dân gian cũng vậy: "Gái ngoan tìm chồng ở chốn ba quân".


Để giải thích hiện tượng này, "Từ điển tiếng Việt" do Văn Tân chủ biên - định nghĩa "ba quân" là quân sĩ nói chung (xưa quân sĩ chia làm ba cánh là tiền quân, hậu quân, trung quân hoặc trung quân, tả quân hữu quân). "Từ điển tiếng Việt" - do Hoàng Phê chủ biên - định nghĩa "ba quân" là "ba đạo quân hoặc ba cánh quân lớn; tất cả binh sĩ dưới quyền chỉ huy của một viên tướng nói chung. Thề trước ba quân". Gần đây có người lại cho rằng: "Theo từ điển Từ Hải và Từ Nguyên của Trung Quốc thì quân là một đơn vị quân đội thời xưa, gồm có 12.500 lính. Ngày xưa ở Trung Quốc quy định Thiên tử có số quân là 6 quân... Các nước chư hầu vào loại lớn, mỗi nước chỉ được phép có số quân là 3 quân... Nước chư hầu vào loại trung bình chỉ được phép có số quân là 2 quân... Còn nước chư hầu vào loại nhỏ thì được phép có số quân là 1 quân... Vì vậy, người ta thường dùng từ sasu quân... hoặc ba quân... để chỉ quân đội nói chung".


Liệu những cách giải thích trên đã thỏa đáng chưa? Chúng ta cùng bắt đầu bằng từ QUÂN. Lịch sử thế giới đã ghi rõ các phiên chế lớn trong quân đội cổ đại Trung Hoa được gọi tên là: đạo, lộ, lữ, vệ, quân... Đạo, lộ nghĩa gốc là "con đường", những con đường dẫn quân đội ra chiến trường. Lữ là "đi nơi xa", gần đồng nghĩa với "viễn chinh", quân đội đi chiến đấu ở những miền đất lạ. Vệ là "giữ gìn". Nhiệm vụ, chức năng quân đội là "giữ gìn" đất nước, "che chở” non sông. Về thực chất, các từ đó chỉ mới thể hiện ra một vài tính chất chứ chưa bao hàm được nội dung cơ sở vật chất - kỹ thuật chi phối sức chiến đấu của lực lượng vũ trang. Trong số đó, chỉ có từ quân là thích hợp nhất cho việc dùng để chỉ đơn vị quân đội. Theo cách hội ý của chữ Hán, quân bao gồm hai thành tố: mịch là "trùm lên", xa là "xe". Việc quân, trong đó bao trùm lên tất cả là những cỗ xe chiến. Thật vậy, ở thời cổ đại, từ phương Đông đến phương Tây, binh lực mạnh yếu đều căn cứ chủ yếu vào số lượng xe chiến. Dưới thời Tây Chu, nước Thiên tử có "vạn thặng" (mười ngàn cỗ xe chiến), nước chư hầu lớn có "thiên thặng" (ngàn cỗ xe chiến), nước chư hầu nhỏ có "bách thặng" (trăm cỗ xe chiến). Thặng là cỗ xe chiến có bốn ngựa kéo. Sở dĩ việc quân quan tâm đặc biệt đến xe chiến là vì thời đó, trừ quân đội Ba Tư, tất cả mọi quân đội trên thế giới đều chưa có kỵ binh. Con người biết dùng ngựa để kéo xe trước khi biết dùng ngựa để cưỡi, ở Trung Hoa, kỵ binh xuất hiện vào cuối thế kỷ IV - đầu thế kỷ III trước Công nguyên. Bởi vậy, việc cơ động trong tác chiến nhất thiết phải dùng xe chiến. Từ nội dung đó, quân được xem là "đơn vị tổ chức (chiến đấu) cơ bản" mà ngày nay, chúng ta hiểu là trung đoàn và những thuật ngữ quân sự tương ứng: "binh đội chiến thuật", "bộ đội", "đơn vị" - để giải quyết các trận đánh trên chiến địa. Cũng tương tự như vậy, "đơn vị tổ chức (chiến đấu) cơ bản" "dưới thời cổ đại ở Hy Lạp là phă-lăng, ở La Mã là lê-gi-ông. Sang thời trung đại, nhất là từ thế kỷ XV trở đi, "đơn vị tổ chức (chiến đấu) cơ bản" ở châu Âu nói chung là régiment, ở Nga là polk, còn ở Trung Hoa và Việt Nam (từ thời Đinh đến thời Tây Sơn) vẫn là quân. Số quân buổi đầu nhà Trần, mỗi quân là 2.400 người. Như vậy, ở phương Đông, từ Trung Hoa đến Việt Nam, từ quân được dùng tới khoảng 2.400 năm. Không những thế, loại đơn vị này còn tồn tại khá lâu, tới gần 500 năm nữa. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, đơn vị tổ chức cơ bản trong tất cả các quân đội là trung đoàn (từ 1.200 đến 1.500 người).


Bây giờ chúng ta chuyển sang con số BA, nghĩa của tam, từ tiếng Hán. Do nhu cầu của chiến đấu, lý luận cũng như thực tiễn, các lực lượng vũ trang cổ đại, kể cả nhà Tây Chu, thường phiên chế theo nguyên tắc "tam tam chế", cấp nào cũng có tả, trung, hữu. Tổ chức đó phản ánh cách bảo vệ đội hình chiến đấu mạnh ở chính diện và yếu ở hai bên. Để chống tình trạng "hở sườn", cùng với trung quân - đại bộ phận lực lượng, vị trí của người chỉ huy - từng cấp đều tổ chức thêm hai bộ phận "tả dực" và "hữu dực". Dực là "cánh chim". Chính vì vậy, thuật ngữ quân sự mới có cụm từ "tả xung, hữu đột" (xông bên trái, đánh bên phải) mà không hề có cụm từ "tiền xung, hậu đột" (xông phía trước, đánh phía sau) hoặc "thượng xung, hạ đột" (xông lên trên, đánh xuống dưới). Để hình dung cách bố trí lực lượng tác chiến này, chúng ta hãy quan sát đội hình thi đấu một trận bóng đá. Ở hai bên sườn của hàng tiền đạo, bên phải và bên trái các cầu thủ trung phong, bất cứ trận đấu thuộc hạng nào cũng đều có hai cầu thủ "tả biên" và "hữu biên". Biên là "bên cạnh". Tiếng Việt gọi là "cánh trái" và "cánh phải...". Chính do sự tương đồng của tả dực - hữu dực và tả biên - hữu biên, tiếng Pháp đều ghi chung là aile gauche và aile droite. Theo sử sách, ở Việt Nam, thời Lý - Trần, các đơn vị chiến đấu đều có sự tổ chức "ba bộ phận" như vậy. Năm thứ hai đời vua Lý Thái Tổ (1011) có quân túc xa tả và hữu. Khi vua Trần Thái Tông mới được nước, cũng định các quân Tả Hữu thánh dực.


Tóm lại, BA QUÂN là sự phiên chế lực lượng vũ trang theo nguyên tắc "tam tam chế" - gồm ba bộ phận tả, trung, hữu - lấy "quân" làm "đơn vị tổ chức (chiến đấu) cơ bản" ở Trung Hoa và Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử. Bởi vậy, khi nói đến ba quân, người ta nghĩ ngay đến sự đồng nghĩa với quân đội, với lực lượng vũ trang nói chung bằng một cách gọi tên cổ nhất.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2021, 06:54:27 am »

CHIẾN XA HAY KỊ BINH RA ĐỜI TRƯỚC?


Ngày nay, ở khắp nơi trên thế giới, người ta vừa dùng ngựa để cưỡi lại vừa dùng ngựa để kéo xe. Vậy chung quanh con ngựa, "sức kéo" hay "sức chở" của nó ra đời trước? Phần đông dư luận đều cho rằng loài người cũng như dân du mục Trung Á - biết cưỡi ngựa trước khi dùng nó để kéo xe rồi từ đó mà đoán định rẳng trong lĩnh vực quân sự, kỵ binh đã ra đời trước chiến xa. Sự thật lịch sử quân sự diễn ra như thế nào?


Dưới thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên), trong "Binh pháp thập tam thiên", Tôn Tử viết: "Phàm cất quân tác chiến, nếu dùng ngàn cỗ khinh xa, ngàn cỗ trọng xa, mười vạn quân lính, tải lương ngàn dặm thì chi phí cho tiền phương và hậu phương, chiêu đãi khách khứa, chuẩn bị chiến cụ, sửa chửa xe cộ, giáp trụ, mỗi ngày tốn tới ngàn vàng mới có thể đưa được mười vạn quân lên đường". Cùng thời đó, con cái quý tộc chủ nô ở Trung Quốc đều được dạy dỗ "lục nghệ" (sáu nghề) mà trong đó có hai nghề thuộc nghiệp vụ chuyên môn cho những người chỉ huy quân sự là "xạ" (bắn cung) và "ngự" (điều khiển chiến xa). Khổng Tử và 72 học trò của ông đều là những người rất tinh thông "lục nghệ". Như vậy ở thời Xuân Thu, bên cạnh bộ binh, chung quanh ”con ngựa", người ta chỉ mới nói đến binh chủng chiến xa - loại xe do ngựa kéo - và khi nhắc đến nhiệm vụ chỉ huy quân sự, người ta cũng chỉ nói đến việc "điều khiển chiến xa" chứ chưa hề nói đến việc "cưỡi ngựa" trong chiến tranh. Điều đó chứng tỏ rằng ở thời điểm này, cưỡi ngựa còn là việc xa lạ trong xã hội. Còn đến thế kỷ XIII, ở Việt Nam, khi nhắc đến những nhiệm vụ của người chỉ huy, Trần Quốc Tuấn nhắc nhở: "Người làm tướng không nên lấy giỏi cung đao cưỡi bắn làm tài mà phải lấy thông suốt cổ kim làm giỏi". Dĩ nhiên trong nội dung lời căn dặn - đó, ông khuyên các bậc chỉ huy cấp dưới phải lấy việc nâng cao trình độ tư duy quân sự làm trọng nhưng về kỹ năng, bên cạnh việc "bắn cung" như thời cổ đại, ông chỉ lưu ý đến việc "cưỡi ngựa" mà không hề nhắc một câu đến việc "đánh xe" vì ở thời trung đại, chiến xa do ngựa kéo đã không còn tồn tại trong quân đội các nước nữa. Sang thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên), cuốn "Binh pháp Ngô Khởi" ra đời. Thời gian gần đây, ở Trung Quốc, trong quá trình thẩm định nội dung cuốn sách lý luận quân sự hiện đang lưu hành đó, sự xuất hiện của kỵ binh cũng được đề cập tới. Quách Mạt Nhược, một học giả lớn, có uy tín ở thời hiện đại Trung Quốc, đã phủ nhận chi tiết "ba ngàn kỵ binh" nêu trong thiên Lệ Sĩ (khích lệ binh sĩ). Ông cho rằng bị kinh Trung Hoa chỉ xuất hiện sau khi Triệu Vũ Linh Vương (ở ngôi từ năm 325-299 trước Công nguyên, sau thời gian hoạt động của Ngô Khởi khoảng 100 năm) học theo cách ăn mặc và kỹ thuật cưỡi ngựa, bắn cung của các bộ tộc du mục phương Bắc rồi truyền vào trung nguyên. Sự khẳng định trên nói lên rằng vào cuối thời Chiến Quốc, kỵ binh Trung Quốc mới xuất hiện còn trước đó, việc cơ động lực lượng chủ yếu vẫn là chiến xa.


Trở lên trên là tình hình Đông Á thời cổ đại.

Còn tình hình Tây Á và châu Âu ở thời điểm đó? Về nội dung này, Ph.Ăng-ghen đã có nhận xét rằng trọng các quân đội của thế giới cổ đại thì quân đội Ai Cập là quân đội đầu tiên mà chúng ta có được ít nhiều tư liệu đáng tin cậy. Bộ binh là sức mạnh của quân đội ấy. Bộ binh sử dụng rất nhiều chiến xa. Còn Át-xi-ri là nước đã cung cấp cho chúng ta một hình ảnh sớm nhất về các quân đội châu Á. Bộ binh cũng được trang bị giống như bộ binh Ai Cập. Các cỗ chiến xa hãy còn là một thành phần quan trọng trong quân đội. Ở châu Âu, tình hình cũng tương tự, nghĩa là trong quân đội Hy Lạp ở thời kì vinh quang của nó-như Hô-me mô tả-kỵ binh vẫn là một điều chưa biết đến. Các quý tộc và các thủ lĩnh vẫn còn chiến đấu trên những cỗ chiến xa.


Điều chắc chắn là trong cuộc chiến tranh Hy Lạp- Ba Tư (500-449 trước Công nguyên), kỵ binh chưa xuất hiện. Chả thế mà người chiến binh được giao nhiệm vụ báo tin chiến thắng lớn ở Ma-ra-tông (490 trước Công nguyên) đã phải chạy bộ, vượt qua 42km đường rừng núi từ chiến trường về kinh đô A-ten và đã kiệt sức, gục ngã sau khi nói lại lời cuối cùng. Ngày nay, trong các trận thi đấu thể thao, người ta vẫn thường tổ chức chạy ma-ra-tông. Đó chính là bắt nguồn từ chiến thắng lịch sử này. Tuy đã từng đánh giá tài thao lược của A-lếch-xăng-đrơ Ma-xê-đoan (356-323 trước Công nguyên), "một trong những người chỉ huy kỵ binh xuất sắc nhất của mọi thời đại" nhưng Ph.Ăng-ghen cũng cho rằng loại "binh chủng kỵ binh nặng chiến đấu lần đầu tiên trong lịch sử" đó "đã quyết định kết cục trong trận đánh ở Ác-ben-la, cũng chỉ là một hiện tượng rất ngoại lệ, đến nỗi từ ngày ấy đến nay, chúng ta cũng không nghe nói gì thêm về nó nữa". Trong quân đội La Mã, việc sử dụng kỵ binh còn chậm hơn nhiều so với quân đội các nước đương thời vì quân lính La Mã chưa hề cưỡi ngựa bao giờ. Về sau, so với thời kỳ chiến tranh Puy-ních (264-241, 218-201 và 149-146 trước Công nguyên), kỵ binh La Mã có khá hơn đôi chút nhưng chưa có khi nào được tổ chức thành một binh chủng riêng biệt mà chỉ là một số đơn vị nằm trong các đạo quân. Cùng với những nhận xét vừa nêu ra mang tính chất chung, Ph.Ăng-ghen vẫn không quên dành riêng một trường hợp ngoại lệ cho quân đội vương quốc Ba Tư. Đó là "đất nước của những người cưỡi ngựa, ở đó kỵ binh đã lập tức chiếm được địa vị thống trị, cái địa vị mà nó đã chiếm giữ từ ngày xưa trong tất cả các quân đội phương Đông".


Đến đây, qua khảo sát tiến trình lịch sử quân sự ở từng thời đại, từng địa bàn thường xảy ra chiến tranh trong thời cổ đại, để thay cho lời kết luận, chúng ta đã có thể khẳng định rõ được thứ tự ra đời của "đánh xe" và "cưỡi ngựa" đúng như Ph.Ăng-ghen đã từng khái quát: "Có lẽ ban đầu, ngựa chỉ dùng để kéo xe, chí ít trong lịch sử quân sự, các cỗ chiến xa đã có từ lâu trước đội quân cưỡi ngựa".
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2021, 06:55:12 am »

KỊ BINH VỐN SINH RA TỪ CHÂU Á


Ở phương Tây, người ta mệnh danh ngựa là "con thú quý tộc" vì nó từng là biểu tượng của "quyền lực", của "thủ lĩnh", "chủ nô", của "lãnh chúa", "kị sĩ". Không những thế, trong một thời gian rất dài, tới hàng ngàn năm, con ngựa đã góp phần đẩy bộ binh xuống hàng thứ yếu, nâng kỵ binh lên địa vị độc tôn, thực sự tham gia giải quyết các trận đánh khắp nơi ở châu Âu. Có ai biết rằng kỵ binh vốn sinh ra từ hai vùng đất của châu Á: vùng đồng cỏ Trung A và vùng đồng cỏ Bắc Á.


Thường thì giống ngựa Trung A rất đẹp, thon thả, nhanh nhẹn và có sức chịu đựng dẻo dai. Con tuấn mã Bu-xê-phan của hoàng đế A-lếch-xăng-đrơ Ma-xê-đoan (356-323 trước Công nguyên) cũng sinh ra từ vùng đất này. Dân chúng ở đây khi bước vào lịch sử đã từng là nhứng người sống trên đồng cỏ, giỏi chăn nuôi và thạo cưỡi ngựa. Từ đây, năm 1740, trước Công nguyên, người Cát-xít đã tiến vào chinh phục vùng Lưỡng Hà. Trong quá trình xâm nhập của họ, ngựa chiến cũng được đưa vào sử dụng. Và người Át-xi-ri đã học được cách dùng ngựa chiến của người Cát-xít. Sở dĩ người Át-xi-ri xây dựng được một đế quốc rộng lớn, bao gồm nhiều trung tâm văn hóa cổ đại như Lưỡng Hà, I-răng, Xi-ri, Tiểu A, Pa-lét-xtin, Ai Cập, phần lớn cũng là nhờ chiến thuật dùng kỵ binh. Từ Át-xi-ri, chúng ta có được một hình ảnh sớm nhất về quân đội châu Á. Đó là một đội quân chuyên nghiệp. Ngoài bộ binh, quân đội Át-xi-ri còn có đội kỵ binh cơ động, sử sách còn ghi, khoảng 1710 trước Công nguyên, người Hích-xốt - dân du mục sống trên đất Xi-ri và Pa-lét-xtin ngày nay - cũng đã từng dùng ngựa chiến đi chinh phục Ai Cập. Cho nên, bất luận thế nào thì người Ai Cập biết dùng ngựa để cưỡi và biết sử dụng đội kỵ binh hoàn toàn là nhờ có các nước châu Á láng giềng. Từ những sự kiện lịch sử đó, người ta đoán định rằng ngựa được dùng vào chiến trận khá lâu nhưng kỵ binh chỉ có thể xuất hiện khoảng 1.000 năm trước công nguyên bắt đầu từ những người dân Trung Á. Thế nhưng ở thời điểm đó, kỵ binh Át-xi-ri có chiếm ưu thế trên vùng đất từ bờ phía Đông Địa Trung Hải tới bờ phía Tây sông Anh-đuýtx thì cũng chỉ là một đội kỵ binh nhẹ, không chính quy. Khi tiến công, nó thường chia thành từng nhóm lộn xộn, dễ bị một đội bộ binh có trang bị tốt và vững vàng đánh bại. Phải chờ tới khi người Hi Lạp cải tạo được giống ngựa chiến và đưa vào sử dụng trong các đơn vị kỵ binh, việc xây dựng kỵ binh chính quy mới được hình thành. Và đến thời A-lếch-xăng đrơ Ma-xê-đoan, kỵ binh châu Âu lại được phát triển lên một bước nữa. Trong kỵ binh chính quy có kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ. Kỵ binh nặng - với giáp trụ, vũ khí đầy đủ - giữ vai trò quyết định trên chiến địa. Bên cạnh kỵ binh chính quy còn có kỵ binh không chính quy, gồm những kị sĩ bắn cung và những kị sĩ trang bị rất gọn, nhẹ, có thể vừa chiến đấu trong đội hình kỵ binh lại vừa chiến đấu trong đội hình bộ binh. Bằng cách tổ chức như vậy, A-lếch-xăng-đrơ đã giành được chiến thắng Ác-ben-la lừng lẫy vào năm 331 trước Công nguyên. Từ đó, ông được công nhận là một trong những người chỉ huy kỵ binh xuất sắc nhất của mọi thời đại. Đáng tiếc là sau khi A-lếch-xăng-đrơ qua đời, ở châu Âu, không còn ai nhắc đến kỵ binh của Hi Lạp và Ma-xê-đoan nữa. Sang thời trung đại, nhất là từ thế kỉ X, mối quan tâm đến kỵ binh đã rời vùng Địa Trung Hải, chuyển vào trung tâm châu Âu. Nhưng vào thời đó, những đội kỵ binh này chỉ là loại kỵ binh hiệp sĩ, tuy được huấn luyện kĩ càng song trang bị lại quá nặng nề. Mỗi kị thủ mang trên mình người - ngựa tới 300kg sắt thép nên rất khó cơ động, dễ dàng làm mồi cho kỵ binh đối phương. Chính vì vậy, đến thế kỷ XIII, những đội kỵ binh quá nặng nề ấy thường xuyên ở vào tình trạng kiệt quệ và cuối cùng đã bị đội kỵ binh nhẹ, cơ động của phương Đông đánh bại.


Nói đến kỵ binh phương Đông ở đây, tức là nói đến vùng đất thứ hai sản sinh ra kỵ binh ở châu Á. Theo Quách Mạt Nhược, một học giả nổi tiếng, kỵ binh Trung Quốc xuất hiện sau khi Triệu Vũ Linh Vương (ở ngôi vua từ năm 325 đến 299 trước Công nguyên) học theo cách ăn mặc và kĩ thuật cưỡi ngựa, bắn cung của các bộ tộc du mục phương Bắc rồi truyền vào nội địa Trung Quốc. Như vậy, kỵ binh còn bắt nguồn từ những người du mục vùng Bắc Á mà trong đó phải kể đến người Mông Cổ, những người vốn sinh ra từ trên lưng ngựa.


Do thể chất, tính kỉ luật, được cấp đủ ngựa chiến và mọi điều kiện vật chất khác nên kỵ binh Mông Cổ đã có một sự cơ động nhanh chóng, nhẹ nhàng. Mỗi ngày, họ có thể hành quân tới 70 km hay hơn nữa. Vì vậy, vốn cùng từ cư dân nông nghiệp nhưng quân đội Mông Cổ đã tỏ ra hơn hẳn các quân đội phong kiến đương thời - rất chậm chạp và cơ động chỉ là sự cần thiết nhất thời. Quân đội của họ là những đạo kỵ binh được phiên chế thành những đơn vị 10 người, 100 người, 1000 người (guran) và 10.000 người (tumen) đặt dưới quyền người chỉ huy bộ lạc. Mỗi kỵ binh Mông Cổ vừa có thể chiến đấu trên lưng ngựa lại vừa có thể chiến đấu dưới đất, vừa có cung tên đánh xa lại vừa có gươm, trùy để đánh gần, vừa thuần thục chiến đấu cá nhân lại vừa phối hợp hành động nhịp nhàng trong đội hình tập thể. Mỗi một đạo kỵ binh Mông Cổ đều là một tổ chức, có sự hiệp đồng của đội hình mật tập với đội hình tản khai, của đánh xa và của đột kích, của sự ăn ý giữa kỵ binh nặng - kỵ binh chủ lực - và kỵ binh nhẹ. Về vũ khí, kỵ binh Mông Cổ được trang bị rất gọn nhẹ. Mỗi kị thủ thường đem theo hai, ba con ngựa chiến. Khi thấy ngựa đối phương đã mệt, họ lập tức thay ngựa, nối dài cuộc chiến, nhanh chóng giành thắng lợi quyết định. Cùng ngựa chiến, kỵ binh nặng còn được trang bị gươm cong và áo giáp da thuộc có quét sơn còn kỵ binh nhẹ lại được trang bị cung tên: cung ngắn chiến đấu trên mình ngựa, cung dài chiến đấu dưới mặt đất. Trong quá trình chiến tranh, họ còn học được kỹ thuật công thành của người Hán đem áp dụng ngay vào việc đánh chiếm các thành lũy, còn xây dựng bằng gỗ và đất nện, của các nhà nước phong kiến ở Trung Á và Đông Âu. Với tính ưu việt của một lực lượng kỵ binh hùng mạnh, vô song như vậy, họ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược đầy thú tính của những bộ tộc săn bắn và du mục ra phạm vi toàn thế giới. Tàn sát và phá hoại tất cả mọi thứ trên dọc đường tiến quân là mục đích hành động của họ. Được vay mượn từ nền văn minh Hoa Hạ rồi lắp ghép một cách chính xác vào tất cả những gì có thể để làm tăng thêm sức mạnh của mình, người Mông Cổ ở thế kỷ XIII đã có được những đạo kỵ binh hoàn hảo và những vũ khí đạt hiệu suất chiến đấu cao. Chỉ tính riêng về tổ chức quân sự, kỵ binh Mông Cổ cũng đã có một chất lượng hơn hẳn kỵ binh các nước Âu - Á thời trung đại. Nhưng điều rất cơ bản là trong khi tại khắp nơi, kỵ binh chỉ mới được sử dụng ở quy mô chiến thuật thì kỵ binh Mông Cổ đã được sử dụng ở quy mô chiến lược. Đây là bước phát triển mới về nghệ thuật quân sự. Theo quan điểm này, mà người đề xướng là Thành-cát-tư Hãn (1155-1227), kỵ binh được tổ chức thành các tập đoàn hội chiến lớn, kết hợp chặt chẽ giữa kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ. Nó vừa có sức đột kích mạnh, lại vừa có tính cơ động cao trong một không gian cực lớn và một thời gian rất dài. Kết quả cuối cùng của hơn 70 năm (1207-1279) chiến tranh, kỵ binh Mông Cổ đã lần lượt quật ngã các đội kỵ binh Đại Kim, Đại Tống ở châu Á và các đội kỵ binh Nga, kỵ binh Giéc-ma-ni và đội kỵ binh Tơ-tông nổi tiếng ở châu Âu, làm chủ một vùng đất bao la, trải dài từ bờ Hoàng Hải đến trung tâm châu Âu.


Tóm lại, nhờ sự ra đời của kỵ binh, binh chủng thứ hai sau bộ binh, các nhà quân sự thiên tài, như A-lếch-xăng Ma-xê-đoan ở châu Âu thời cổ đại và Thành-cát-tư Hãn ở châu Á thời trung đại, đã tổ chức, xây dựng và sử dụng nó vào chiến tranh và đã lập nên những chiến công hiển hách, đồng thời đưa nghệ thuật quân sự của loài người phát triển lên một bước mới trong thời đại vũ khí lạnh. Công lao đưa con ngựa làm bộ phận cấu thành của một binh chủng mới như vậy, trước hết thuộc về người châu Á.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2021, 06:55:52 am »

BỘ SẬU


Hiện nay, khi nói đến bộ máy làm việc của một cơ quan, một xí nghiệp, một nông trường... người ta thường dùng khẩu ngữ "bộ sậu". Từ này bắt nguồn từ đâu?


Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, "bộ sậu" là "tổng thể nói chung những người, những bộ phận làm thành một bộ máy nào đó. Bộ sậu lãnh đạo của nhà máy". Từ điển Hán - Việt lại giải thích "bộ sậu", theo nghĩa đen là "nước bước ngựa đi" và theo nghĩa bóng là "thứ tự làm việc". Cụ thể hơn, "bộ" là "bước, đi bộ" và "sậu" là "ngựa chạy mau, nhanh chóng, thình lình". Như vậy, theo nghĩa của hai phía, từ thuần Việt và từ gốc Hán, chúng ta có thể khái quát lại, "bộ" là "bước chân người" và "sậu" là "bước chân ngựa". Xét về quy mô trong lịch sử, qua ngôn ngữ, công việc mà rầm rập vang lên tiếng những "bước chân" người, ngựa như vậy, không thể nào khác là những hoạt động quân sự. Lịch sử quân sự lại ghi rõ bộ binh - "những lính đi bộ" - ra đời trước kỵ binh tới hàng ngàn năm. Cho nên, theo vị trí từ ngữ, "bộ" đặt trước, "sậu" để sau cũng là điều hợp lí. Theo ý đó, tiếng Việt còn có cặp từ "binh mã". Thật ra, cặp từ này chỉ có nghĩa là "người lính" và "con ngựa", những người và vật ở trạng thái tĩnh. Để phản ánh không khí sôi động của chiến trận, phải nói đến chân người đang đi, vó ngựa đang chạy. "Bộ sậu" đã thể hiện đúng nội dung đó với tư cách một thuật ngữ quân sự.


Để làm rõ hơn, chúng ta hãy tìm những dẫn chứng trong lịch sử quân sự cổ đại. Đối với tất cả các dân tộc, chỉ trừ những bộ lạc du mục, phần lớn quân đội, nếu như không phải toàn bộ, bao giờ cũng chỉ gồm có lính đi bộ. Đó là quân đội Ai Cập, quân đội Atsiri, quân đội Hi Lạp, La Mã cổ đại, quân đội các nước thời Tây Chu, thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc, quân đội nhà nước Văn Lang, Âu Lạc... Có thể nói rằng tới mấy chục thế kỉ, từ khi loài người có chiến tranh đến thế kỉ X, thời điểm kỵ binh trở thành "binh chủng chủ yếu của quân đội", mọi hoạt động chiến trận phần lớn đều được vận hành trên những "bước chân người". Đến thế kỉ XIV, vũ khí nóng được sử dụng phổ biến ở châu Âu và nhất là đến thế kỉ XVII, khi khẩu súng cầm tay được trang bị rộng rãi cho mọi chiến binh thì "bước chân người" càng có vai trò to lớn. Ở thế kỉ XX này, dù cho các phương tiện cơ động quân sự hiện đại trên bộ đã đạt tới vận tốc mấy trăm ki-lô-mét/giờ nhưng chúng cũng không phủ định nổi tốc độ chậm chạp với năm - bảy ki-lô-mét/giờ của những bước chân người lính bộ binh vì chính lực lượng này mới giữ vị trí then chốt trên chiến trường. Nếu không hiểu được như vậy thì không thấy hết giá trị lớn lao của những "bước chân người" chiến sĩ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong cuộc 'Vạn lí trường chinh" vào những năm 30, không thấy hết công sức vô bờ của những người nông dân Việt Nam vác "gậy tầm vông" đi đánh giặc trong cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp cũng như không thấy hết tầm vóc vĩ đại của sự nghiệp "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ.


Trở lên trên là tìm hiểu về "bước chân người”, bây giờ chúng ta chuyển sang "bước chân ngựa". Nếu như đã khẳng định rằng kỵ binh ra đời sau bộ binh hàng ngàn năm thì lịch sử cũng không thể phủ định được sự có mặt của con ngựa trong nhiệm vụ kéo xe chiến bên cạnh người lính bộ binh. Về nội dung này, Ph.Ăng-ghen đã từng nhận xét: "Trong các quân đội của thế giới cổ đại thì quân đội Ai Cập là quân đội đầu tiên mà chúng ta có được ít nhiều tư liệu đáng tin cậy... Bộ binh sử dụng rất nhiều chiến xa". Còn Atsiri là nước đã cung cấp cho chúng ta một hình ảnh sớm nhất về các quân đội châu Á. Các cỗ xe chiến hãy còn là một thành phần quan trọng của quân đội. Ở châu Âu, tình hình cũng tương tự, nghĩa là trong quân đội Hi Lạp ở thời vinh quang của nó như Hô-me đã mô tả - kỵ binh vẫn còn là một điều chưa biết đến. Các quý tộc và các thủ lĩnh đang còn chiến đấu trên những cỗ xe chiến. Ở Trung Quốc, lịch sử thời cổ đại cũng đã từng lấy số lượng nhiều ít chiến xa để đánh giá sức mạnh quân sự của các quốc gia, ví như nước của Thiên tử có "vạn thặng" (mười ngàn cỗ xe chiến), nước của chư hầu lớn có "thiên thặng” (một ngàn cỗ xe chiến). Thế nhưng cũng phải thấy rằng, bên cạnh "bước chân người", chỉ khi "bước chân ngựa kéo" được chuyển thành "bước chân ngựa cưỡi", nghĩa là khi kỵ binh thay xe chiến làm lực lượng đột kích thì hoạt động quân sự mới tạo được những bước chuyển biến mạnh mẽ. Vì vậy, trong lịch sử quân sự, người ta thường nhắc đến hai cuộc viễn chinh cực kì to lớn, được tiến hành bằng lực lượng kỵ binh ở quy mô toàn thế giới. Đó là những cuộc "chiến tranh chữ Thập" nhằm đi xâm chiếm thuộc địa về phía Đông của các nước phong kiến Tây Âu, của các chế độ hiệp sĩ, của các thành phố thương mại ở Italia vào thế kỉ XI-XIII, dưới lá cờ Ki-tô giáo nhằm giải phóng những vật linh thiêng của Thiên chúa ở Jérusalem và giải phóng những vùng "đất thánh" khác khỏi chính quyền Hồi giáo. Đó là cuộc chiến tranh chinh phạt tàn khốc, mang đầy máu và nước mắt, kéo dài 72 năm (1207-1279) của kỵ binh Mông Cổ đi đánh chiếm lãnh thổ của 40 quốc gia Âu - Á, chạy suốt từ Hoàng Hải, trên bờ Tây Thái Bình Dương, đến tận thành phố Viên, thủ đô nước Áo ở trung tâm châu Âu.


Tóm lại, "bộ sậu" là một từ gốc Hán, vốn là một thuật ngữ quân sự, phản ánh những hoạt động đấu tranh vũ trang của hai lực lượng tiêu biểu là "người lính" và "con ngựa" thông qua các biểu tượng "bước chân người" và "bước chân ngựa”. Dần dần theo thời gian, các lực lượng đó bị "dân sự hóa" trong nếp suy nghĩ của mọi người và ngày nay, "bộ sậu" chỉ còn có nghĩa là bộ máy hoạt động nói chung mà không mang theo tính quân sự nửa.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2021, 06:56:43 am »

TÌM HIỂU CỤM TỪ "THẬP ĐẠO TƯỚNG QUÂN”


Trước khi trở thành vua Lê Đại Hành năm 980, Lê Hoàn giữ cương vị Tổng chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức danh là "Thập đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ”, thường gọi tắt là Thập đạo tướng quân. Trong cụm từ chỉ chức danh này có ghi tên các phiên chế lớn, từ cao đến thấp, đặt dưới quyền của người chỉ huy. Đó là "đạo", "tướng" và "quân".


Đạo là phiên chế hành chính, có số quân cố định tới 10 vạn người, một hình thức phiên chế cao nhất của triều đại đương thời, trấn giữ một phương hướng chiến lược. Theo tiếng Hán, "đạo" là đường đi. Để chỉ khái niệm này, tiếng Hán còn có từ "lộ". Đây là hai từ đồng nghĩa. Giữa "đạo" là phiên chế của quân đội với "đạo" là đường đi vốn có một mối liên hệ từ rất lâu đời. Số là, ngày xưa, dưới thời bạch khí, không gian tác chiến của người lính, dù là dùng vũ khí đột kích như gươm giáo, hay vũ khí xạ kích như cung tên, cũng đều chật hẹp, chỉ tính trên dưới trăm bước chân.


"Giết người ngoài trăm bước là cung tên, giết người trong năm mươi bước là giáo mác".

Với điều kiện hạn chế của vũ khí, để giao tranh, hai bên tham chiến phải đưa nhau đến một chiến trường, thường là một bãi đất rộng rãi, bằng phẳng hoặc trên một cánh đồng. Để tới điểm hẹn, người ngựa xe cộ phải có đường đi (đạo, lộ). Từ đó, trong thuật ngữ quân sự hình thành cụm từ "đạo quân", "lộ quân". Thời hiện đại, trong lực lượng vũ trang cách mạng Trung Quốc vẫn có cụm từ "Bát lộ quân". Chính vì thế, "đạo, lộ" chỉ đường đi và "đạo, lộ" chỉ các phiên chế quân đội, chữ Hán đều viết chung một dạng tự.


Cấp phiên chế dưới "đạo" là "quân". Quăn cũng là một phiên chế hành chính, có số binh lính cố định, thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật. Theo thuật ngữ quân sự ngày nay, nó có tên gọi là "binh đội chiến thuật" hoặc "đơn vị chiến đấu cơ bản", tức là "trung đoàn". Đây là đơn vị tổ chức cơ bản của tất cả mọi quân đội Đông Tây trên thế giới dưới thời bạch khí. Chỉ đến khi súng cầm tay được trang bị cho hết thảy binh sĩ, nhất là từ sau Đại Cách mạng tư sản Pháp (1789), khi cấp sư đoàn, quân đoàn ra đời, cấp phiên chế chiến thuật này mới có sự thay đổi đáng kể.


Trong quân đội nhà Đinh, số quân của "quân" chỉ bằng 1/10 số quân của "đạo" và lại gấp 10 lần số quân của "lữ". Tiếp theo, "lữ" bằng 10 "tốt", ’’tốt" bằng 10 "ngũ", "ngũ" bằng 10 người. Đây là hệ thống phiên chế quân đội theo cơ số 10. Theo Hê-rô-đốt, trong tác phẩm "Lịch sử trong chín cuốn sách" quân đội Ba Tư cổ đại cũng được tổ chức thành những đơn vị 10 người, 100 người, 1000 người. Đến thế kỉ XIII, quân đội Mông Cổ vẫn còn phiên chế theo hệ thống cơ số 10 này: bách hộ, 100 người; thiên hộ (gu-ran), 1.000 người; vạn hộ (tu-men), 10.000 người.


Giữa "đạo" và "quân" là "tướng". Tướng không phải là phiên chế hành chính như các đơn vị trên mà là một phiên chế tác chiến nên không có số quân cố định, rất linh hoạt, ít nhiều phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể của từng thời gian dài, ngắn khác nhau ở chiến trường. Thông thường, quân số của nó ít hơn cấp "đạo" nhưng nhiều hơn cấp "quân". Trong đó có đủ cả vũ khí, trang bị, quân kị, quân bộ. Hình thức phiên chế này được sử dụng nhiều trong các quân đội từ thời Đinh, đến thời Trần (từ cuối thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV). Chịu ảnh hưởng từ "Hành quân pháp" của Đại Việt, qua Thái Diên Khánh, tri châu đất Hoạt, quân đội nhà Tống cũng tổ chức loại phiên chế này. Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta (1075-1077), Quách Quỳ đã từng được lệnh "đem quân 9 tướng" tiến đến bờ bác sông Như Nguyệt. Chức danh các cấp chỉ huy phiên chế "tướng" có Chánh tướng, Phó tướng, Chuẩn tướng và để chỉ huy tất cả các "tướng" là Đại tướng. Từ tên gọi phiên chế, dần dần "tướng" thành chức danh cấp quân hàm. Nói đến "tướng", người ta chỉ còn nghĩ đến những người chỉ huy cấp cao mà quên mất tên phiên chế. Tuy thế trên thế giới hiện nay, một số quân đội, như lục quân Pháp, khi nói đến chức danh những người chỉ huy cấp cao, người ta vẫn gắn liền với tên phiên chế thuộc quyền.


Để chỉ Thiếu tướng, tiếng Pháp viết Général de brigade, người chỉ huy lữ đoàn.

Trung tướng là Général de division, người chỉ huy sư đoàn.

Đại tướng là Général de corps d’armée, người chỉ huy quân đoàn.

Tóm lại, "Thập đạo tướng quân" là chức danh vị Tổng chỉ huy quân đội của Lê Hoàn mà trong đó có tên các đơn vị thuộc quyền ông. Tìm hiểu cụm từ này cũng là một dịp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc, lai lịch các phiên chế quân đội trong lịch sử của dân tộc. 
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2021, 06:57:55 am »

"TƯỚNG QUÂN" TỪ PHIÊN CHẾ ĐẾN NGƯỜI CHỈ HUY


Khi xưng hô hay nói về một vị chỉ huy tối cao, lớn tuổi, có vị trí tuyệt đỉnh của quân đội, người ta hay dùng hai tiếng "tướng quân". Kính thưa tướng quân... Tướng quân Trần Quốc Tuấn...

Ai cũng hiểu "tướng" là người chỉ huy quân sự cấp cao hiện nay. Nhưng tại sao ở những trường hợp trên, sau từ ''tướng" lại kèm từ "quân"? Có người cho rằng đấy là ngôn ngữ giao tiếp đối với cấp trên nhằm cho "có đôi", dễ nghe, tránh cộc lốc vì "không lịch sự", "thiếu lễ phép", là cách xếp đặt từ ngữ theo "phép hài thanh", êm tai. Nếu vậy sao không thay vào đấy bằng những cặp từ "tướng lĩnh", "tướng soái"? về nội dung, từ "tướng lĩnh" được dùng như từ "tướng quân".


Để giải thích hiện tượng cụ thể này, chúng ta hãy bắt đầu từ tên gọi hai phiên chế lớn nhất, có giá trị tiêu biểu trong lịch sử quân sự trung đại Việt Nam, trước hết là "quân". Đây là một loại phiên chế tồn tại khá lâu, từ thời Đinh (cuối thế kỷ X) đến thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII), thời Hồ, thời Lê mang tên là "vệ". Là một phiên chế hành chính, có số quân cố định, "quân" thực hiện các nhiệm vụ của chiến thuật. Theo thuật ngữ quân sự ngày nay, nó là "đơn vị tổ chức cơ bản", là "binh đội", có vai trò như "trung đoàn" trong quân đội hiện đại. Đối chiếu với lí luận, điều này hoàn toàn trùng hợp với lịch sử quân sự thế giới. Vào cuối thế kỉ XVIII, đơn vị tổ chức cơ bản trong tất cả các quân đội là trung đoàn. Tuy thế nhưng trên chiến trường, nhiều lúc "quân" không đáp ứng được những nhiệm vụ tác chiến, cần phải có những phiên chế lớn hơn. Từ đó "tướng" ra đời. Sử sách Việt Nam còn ghi rõ mùa xuân 1077, nhà Tống cử Quách Quỳ và Triệu Tiết "đem quân 9 tướng” sang xâm lược nước ta. Theo thư tịch Trung Quốc, "tướng" của nhà Tống là sự mô phỏng tổ chức phiên chế quân đội nhà Lý. Là một phiên chế tác chiến, "tướng" bao gồm từ hai "quân" chủ lực tinh nhuệ trở lên, có sức chiến đấu mạnh. Quân số của "tướng" rất linh hoạt, thiếu ổn định, ít nhiều tùy thuộc vào các nhiệm vụ cụ thể của chiến trường trên phạm vi cả nước. Nó giữ vai trò thích đáng trong những trận đánh lớn, giữa quân chủ lực hai bên, có giá trị quyết định cuộc chiến tranh như trận Chi Lăng năm 981, trận sông Như Nguyệt năm 1077, trận Chương Dương - Thăng Long năm 1285, trận Bạch Đằng năm 1288... Khi làm nhiệm vụ, "quân" và "tướng" bao giờ cũng có một sự hiệp đống thống nhất, chặt chẽ. Với tư cách đơn vị thành viên, "quân" chiến đấu trong đội hình của "tướng", dĩ nhiên phải chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp đó, nhất là dưới thời Lý - Trần, thời kì mà quân đội chính quy của nhà nước phong kiến độc lập ở nước ta được tổ chức ngày càng hoàn bị. Mối quan hệ "tướng - quân" hữu cơ này được giữ vững từ cuối thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV. Theo tổ chức quân đội, trong khoảng thời gian đó, người đứng đầu "tướng" đồng thời cũng đứng đầu tất cả số "quân" thuộc quyền, vì vậy, chức danh của người chỉ huy "tướng", từ thấp lên cao, dưới thời Đinh - Lê, đều có ghi đủ cặp từ "tướng quân". "Chuẩn tướng quân", "phó tướng quân", "chánh tướng quân” là những chức danh chỉ huy của một "tướng". "Đại tướng quân" là chức danh chỉ huy của nhiều "tướng" như của Phạm Cự Lạng năm 980. Số "tướng" đặt dưới sự chỉ huy của ông bao gồm toàn bộ lực lượng cơ động của quân đội Đại Cồ Việt khi đất nước chuẩn bị bước vào cuộc chiến tranh chống Tống lần thứ nhất. Khái quát các chức danh của người chỉ huy "tướng" ở thế kỉ X, chúng ta có thể quy về một công thức chung:

   Quyền hạn chỉ huy
   (một, nhiều tướng)
   Chuẩn, phó, chánh, đại tướng quân

Từ công thức trên, chúng ta có thể suy ra rằng chức danh của Lê Hoàn cũng được tạo ra từ các thành phần tương ứng:

Thập đạo + tướng quân

Các chức danh đó đều có mẫu số chung là "tướng quân".

Từ thế kỉ XI đến hết thế kỉ XIV, cũng với mẫu số trên nhưng nội dung chức danh của người chỉ huy đã có thêm những thành tố mới. Ở thời Lý chức danh của Lê Phụng Hiểu là Đô thống thượng tướng quân, của Lý Thường Kiệt là Phụ quốc thượng tướng quân, ở thời Trần, chức danh của Lê Phụ Trần là Thủy quân đại tướng quân, của Phạm Ngũ Lão là Thân vệ đại tướng quân, của Trần Khánh Dư là Phiêu kị đại tướng quân. Đó là những chức danh của các cấp chỉ huy quân sự cấp cao khi trong phiên chế tổ chức quân đội nhà nước phong kiến nước ta có cấp "tướng" và cấp "quân".


Sang thế kỉ XV, và cũng từ thời điểm ấy, trong quân đội các triều đại phong kiến Việt Nam, phiên chế "tướng" không còn nửa nhưng chức danh các vị chỉ huy quân sự cấp cao vẫn giữ nguyên cặp từ "tướng quân". Đó là những trường hợp dưới triều Lê. Chức danh của Nguyễn Xí là Long hổ thượng tướng quân, của Trịnh Khả là Tả lân hổ vệ thượng tướng quân, của Phạm Vấn là Tả vệ kim ngô vệ đại tướng quân, của Lê Khôi là Kì lân hổ vệ thượng tướng quân.


Từ giữa thế kỉ XVI, dưới triều Lê trung hưng, các chức danh của người chỉ huy quân sự cấp cao, cặp từ trên chỉ còn lại "tướng" ví như chức danh của Trịnh Tạc là Tả tướng thái úy tây quốc công, của Trịnh Căn là Phó đô tướng thái bảo Phú quận công, của Đào Quang Nhiên là Phó tướng thiếu úy, của Hoàng Nghĩa Giao là Phó đô tướng tả đô đốc.


Đến cuối thế kỉ XVIII, sang thời cách mạng nông dân Tây Sơn, hệ thống phiên chế tổ chức quân đội đã khác hẳn các chế độ phong kiến trước. "Tướng" không được tổ chức nữa nhưng "quân" thì vẫn là "đơn vị chiến đấu cơ bản" như trước. Đặc biệt là "tướng" không còn dùng để gọi các vị chỉ huy quân sự cấp cao mà được thay vào đó bằng "đô đốc" và "đại đô đốc" như đô đốc Đặng Tiến Đông, đô đốc Bùi Thị Xuân, đại đô đốc Lộc, đại đô đốc Bảo...


Như vậy rõ ràng chức danh người chỉ huy quân sự cấp cao của quân đội ta ở thời trung đại là bắt nguồn từ tên phiên chế "tướng" và "quân". Hai từ này là những từ Việt gốc Hán. Chính vì vậy, trong sử sách "tướng, quân" chỉ phiên chế và "tướng quân" chỉ chức danh người chỉ huy đều được chữ Hán viết chung một dạng tự và, khác với "tướng" chỉ quan văn trong "tướng quốc", "tể tướng", "thừa tướng" xưa kia và "thủ tướng” ngày nay. Sự chuyển hóa nội dung khái niệm được thể hiện ra ngôn ngữ cũng vẫn tuân thủ mối quan hệ bất biến đó. "Tướng" ở cương vị người chỉ huy phải đặt trên, để trước; "quân" ở cương vị phục tùng phải đặt dưới, để sau. Dần dần, theo thời gian, từ dùng để thể hiện sự chuyển hóa sang phiên chế phục tùng - "quân" - đã bị rút gọn theo thói quen của ngôn ngữ như những ví dụ đã nêu. Và ngày nay, cụm từ chỉ chức danh người chỉ huy quân sự cấp cao của quân đội hiện đại, dù cương vị cao thấp khác nhau cũng đều mang theo từ "tướng", như chuẩn tướng, thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng.


Sự chuyển hóa này bắt nguồn từ đâu? Số là trong quá trình sử dụng tên các phiên chế thuộc quyền để gọi chức danh người chỉ huy là nhằm xác nhận trí tuệ; tài năng của cả tập thể quy tụ vào người đó. Trí tuệ, tài năng của người chỉ huy càng cao tên gọi và cách xưng hô với người đó càng được khẳng định. Chỉ có một điều, khi quân đội ta đang có các phiên chế "tướng" và "quân" thì mặc nhiên có chức danh "tướng quân" ở bên cạnh. Thế nhưng khi các phiên chế đó không còn, cặp từ "tướng quân" rồi từ "tướng" vẫn được đặt cùng tên tuổi một số vị chỉ huy quân sự cấp cao. Cho đến hiện nay, sự việc đó đang tiếp tục diễn ra. Tuy vậy, vào thế kỉ XX này, cặp từ "tướng quân” trọn vẹn cũng vẫn còn được đặt cùng tên tuổi người chỉ huy trong một vài trường hợp hết sức đặc biệt. Đây không phải là sự bổ nhiệm bằng văn bản của nhà nước, của quân đội cho người chỉ huy ở từng phiên chế cụ thể mà là sự khái quát cao độ của nhân dân với mục đích tôn vinh những tài năng, trí tuệ quân sự siêu việt, tiêu biểu một cách xứng đáng cho cả một quân đội, một dân tộc, một thời đại.


Tóm lại, đến đây, chúng ta đã thấy rõ: không một từ ngữ nào đi ra ngoài sự chi phối của một khái niệm tương ứng theo mối quan hệ nội dung quyết định hình thức. Sự cấu trúc về vị trí "trước sau" của cặp từ "tướng quân" cũng không thể đi ra ngoài quy luật trên. Điều này có nghĩa là cặp từ đó đã phản ánh một cách trung thực nội dung kỉ luật hiệp đồng tác chiến nghiêm ngặt, chặt chẽ tại chiến trường của quân đội ta trong lịch sử, phải đâu là "phép lịch sự" trong quan hệ giao tiếp, "phép hài thanh" bề ngoài của ngôn ngữ như một số người lâu nay hằng ngộ nhận.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2021, 09:48:46 am »

"KÉP" LÀ "TIỂU ĐỘI TRƯỞNG" THỜI LÝ


Trong tập truyện ngắn chọn lọc của Nguyễn Công Hoan có một tác phẩm tên là "Đào kép mới". Theo tác giả, "đào" là diễn viên nữ, "kép" là diễn viên nam. Người đọc, ai cũng hiểu như thế. Vậy "kép" bắt nguồn từ đâu?


Số là dưới triều Lý, trong tất cả các lực lượng vũ trang, từ lực lượng cơ động đến lực lượng tại chỗ, cứ 15 chiến binh được biên chế thành một "giáp". Tổ chức này là đơn vị nhỏ nhất, tương đương với tiểu đội ngày nay. Người chỉ huy giáp có chức danh là "quản giáp". Viên quản giáp, ngoài việc quản lí, chỉ huy binh lính trong huấn luyện, chiến đấu, là chủ yếu, lại còn phụ trách cả việc vui chơi, ca hát cho đơn vị.


Bên cạnh đó, theo chữ Nôm "giáp" và "kép" - như "áo giáp" và "áo kép" - đều được ghi chung một con chữ là "giáp" - nghĩa là giữa hai từ đó, chỉ có một cách phát âm.

Như vậy, "kép" vốn là một từ ngữ chỉ chức danh người phụ trách một đơn vị nhỏ nhất của quân đội, cấp quân hàm thấp nhất trong ngạch chỉ huy quân sự đương thời, tương đương với chức vụ tiểu đội trưởng bây giờ. Dần dần, theo thời gian, xã hội quên mất chức năng thứ nhất mà chỉ còn nhớ lại, chức năng thứ hai - phụ trách vui chơi, ca hát - của "kép". Từ đó, "kép" trở thành từ ngữ chỉ người diễn viên nam. Vốn là một thuật ngữ của phái võ, "kép" đã chuyển thành một thuật ngữ của phái văn. Nội dung mới này chính thức xuất hiện vào thời điểm nào, rất khó xác định, chỉ biết rằng, trong lĩnh vực quân sự, ”kép" ra đời từ năm 1025, đã tồn tại 920 năm và mất đi để thay vào đó bằng từ "diễn viên nam" từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.


Sự mất đi của từ "kép", chắc chắn trong xã hội ta hiện nay, một số người, nhất là những người cao tuổi, đều nhớ rõ, vì chỉ mới cách đây 50 năm, còn sự ra đời của nó xin được mượn lời nhà bác học Phan Huy Chú - ghi trong Lịch triều hiến chương để chứng minh rằng "kép" vốn là một thuật ngữ quân sự.

"Lí Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 2 (1011), đặt quân túc xa tả và hữu, đều 500 người.

Năm thứ 16 (1025), chia binh làm giáp, mỗi giáp 15 người, dùng một người làm quản giáp".
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2021, 09:49:48 am »

BỘ BINH ĐẠI VIỆT PHÁT TRIỂN SỚM TỪ THẾ KỶ XIII


Thần tích làng Do Lễ (Tam Hưng, Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã trân trọng ghi lại chiến công của người lính bộ binh Vũ Nguyên trong cuộc chiến tranh giữ nước năm 1288. Nguyên vốn là một cố nông, phải cày thuê cuốc mướn để nuôi mẹ già. Thế rồi một hôm, quân đội triều đình hành quân qua làng để ra trận. Nguyên xin phép mẹ, tòng quân lên đường giết giặc và đã lập công lớn.


Đây là một chuyện lạ của thế giới, vì ở thời đó, bộ binh đã bị đẩy lùi xuống hàng phụ thuộc, chỉ là binh chủng hỗ trợ. "Người châu Á cũng như châu Âu rất coi thường bộ binh vì đó là đội quân gồm toàn những người nghèo, không có ngựa, chủ yếu là nô lệ và nông nô, không có một tổ chức chắc chắn, không có giáp tự vệ, vũ khí duy nhất chỉ là giáo và kiếm... Lính cưỡi ngựa, bắn cung trở thành một binh chủng được ưa chuộng..." (F.Engels, Tuyển tập Luận văn quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1978).


Như vậy ở thời trung đại, kỵ binh đã trở thành một binh chủng, thực sự tham gia giải quyết các trận đánh. Nhưng điều đó chưa có nghĩa là nghệ thuật quân sự đã có một sự tiến triển. Trong các quân đội, trên đại thể, kỵ binh còn phiên chế vào các đơn vị bộ binh, chiến đấu phân tán trong đội hình bộ binh. Trên chiến trường, kỵ binh chỉ được sử dụng ở quy mô chiến thuật, theo quan điểm nghệ thuật quân sự đương thời. Tuy đóng vai trò chủ yếu của quân đội, song kỵ binh châu Á chỉ được trang bị sơ sài, không được huấn luyện tốt nên không thể chống lại kỵ binh Mông Cổ. Kỵ binh châu Âu, điển hình là kỵ binh Nga và kỵ binh Phổ, được huấn luyện kỹ càng nhưng trang bị lại quá nặng nề. Mỗi kỵ thủ mang trên người tổng cộng 300kg vũ khí và giáp trụ, luôn luôn bị "giam mình trong vỏ thép" (F.Engels-Sđd)" nên rất khó cơ động, dễ dàng làm mồi ngon cho kỵ binh Mông Cổ, kể cả đội kỵ binh Tơ-tông nổi tiếng đương thời. Điều sai lầm lớn nhất về nghệ thuật quân sự của các lực lượng kỵ binh Âu - Á lúc bấy giờ là dùng kỵ binh để chống kỵ binh. Kỵ binh bên nào cũng lầm tưởng là mình mạnh, nhựng thực tế chiến trường đã cho thấy rõ là không thể nào thắng nổi kỵ binh Mông Cổ.


Sự khác biệt giữa kỵ binh Mông Cổ với kỵ binh Âu - Á thời này là: mỗi một kỵ binh Mông Cổ vừa có thể chiến đấu trên lưng ngựa lại vừa có thể chiến đấu dưới đất; vừa có cung tên đánh xa, lại vừa có gươm để đánh gần; vừa thuần thục chiến đấu cá nhân lại vừa phối hợp hành động nhịp nhàng trong đội hình. Mỗi một đạo quân kỵ binh Mông Cổ đều là một tổ chức, có sự hiệp đồng của đội hình mật tập với đội hình tản khai, của đánh xa và của đột kích, của sự ăn ý giữa kỵ binh nặng - kỵ binh chủ lực - và kỵ binh nhẹ. Về vũ khí, kỵ binh Mông Cổ được trang bị rất gọn nhẹ. Mỗi kỵ thủ thường đem theo hai, ba con ngựa chiến. Khi thấy ngựa đối phương đã mệt, họ lập tức thay ngựa, tiếp tục cuộc chiến đấu, nhanh chóng giành chiến thắng. Cùng ngựa chiến, kỵ binh nặng còn được trang bị gươm cong và áo giáp da thuộc có quét sơn; còn kỵ binh nhẹ lại được trang bị cung tên: cung ngắn chiến đấu trên lưng ngựa, cung dài chiến đấu dưới mặt đất. Nhưng điều khác biệt rất cơ bản nữa là trong khi kỵ binh Âu - Á chỉ được sử dụng ở quy mô chiến thuật thì kỵ binh Mông Cổ đã được sử dụng ở quy mô chiến lược. Đây là bước phát triển mới về chiến lược quân sự. Theo quan điểm này, kỵ binh được tổ chức thành những tập đoàn hội chiến lớn, kết hợp chặt chẽ giữa kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ. Vì vậy, kỵ binh Mông Cổ đã có một chất lượng khác hẳn. Nó vừa có sức đột kích mạnh lại vừa có tính cơ động cao trong một không gian lớn và một thời gian rất dài.


Với một trình độ nghệ thuật quân sự phát triển cao như vậy nhưng kỵ binh Mông Cổ đã không thi thố được tài năng trên đất Đại Việt. Đó là vì sở trường bị hạn chế rất nhiều. Thời trung đại, nếu trên thế giới, bộ binh bị coi khinh, "hầu như không ai còn có ý đồ tổ chức nó nữa" (F.Engels - Sđd) thì ở nước ta vào thế kỷ XIII, bộ binh lại là "át chủ bài" để chống lại kỵ binh Mông Cổ và cả ba lần đều đã thắng lợi.


Khi tổng kết thắng lợỉ của những cuộc chiến tranh giữ nước ở thế kỷ XIII, Trần Quốc Tuấn đã rút ra ba bài học lớn: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức" (Đại Việt sử ký toàn thư). Khái quát lại, đó là sự đoàn kết nhất trí từ bên trong của dân tộc, nhưng trong các cuộc chiến tranh chỉ có sự đồng lòng, sự hòa thuận mà không có một nghệ thuật quân sự điêu luyện thì làm sao chống lại được kẻ thù hung hãn nhất thế giới đương thời. Đó chính là chiến lược dĩ đoản binh chế trường trận, bụộc quân xâm lược phải đánh theo cách đánh của ta, nghĩa là phải dùng kỵ binh chiến đấu chống bộ binh. Tinh thần của chiến lược này là dùng số lượng đông đảo của "trăm họ đều là lính", lực lượng của những người dân binh, những người lính bộ binh của mọi miền đất nước, có hạt nhân là những đội quân thường trực của triều đình, tinh túy về chất lượng, để chống lại kỵ binh Mông Cổ. Đông đảo số lượng người nông dân mặc áo lính bộ binh đã tạo thành "thế trận hình người", chống lại quân xâm lược ở mọi nơi, mọi lúc.


Dân binh là nguồn bổ sung dồi dào, vô tận cho lực lượng vũ trang thường trực theo tinh thần "có việc điều động thì gọi ra" (Lê Trắc - An Nam chí lược), vì trong cuộc đọ sức quyết liệt với một kẻ thù thiện chiến như vậy mà thiếu vắng những đơn vị vũ trang chuyên nghiệp để giành thắng lợi quyết định là điều không thể được. Nhưng dù xây dựng lực lượng vũ trang thường trực để hạn chế đến mức tối đa tính cơ động của kỵ binh, nghệ thuật quân sự Đại Việt vẫn lưu tâm đặc biệt đến tính rộng khắp của nó. Lực lượng thường trực bao gồm quân cấm vệ đóng ở kinh thành và quân chiến đấu ở các lộ là quân của triều đình. Thế nhưng quân triều đình có phái đến lộ nhiều lúc vẫn không kịp ứng chiến. Thí dụ trong cuộc chiến tranh năm 1258, khi địa phương có giặc, quân các lộ phải tập trung lại chiến đấu, thiếu sự phối hợp của dân binh làng xã, không nhân sức mạnh chiến đấu lên được. Trước tình hình đó, năm 1261, triều đình ban bố ngạch phong quân. Việc làm này nhằm thực hiện sự kết hợp quân đội với dân binh chiến đấu hoặc làm kế hoạch "thanh dã" từ cấp lộ đến cấp huyện, có khi đến làng xã. Còn cấp làng xã là địa bàn hoạt động của dân binh. Như vậy, quân triều đình gọi là du quân, chiến đấu từ kinh thành đến các lộ. Phong quân là lực lượng thường trực làm nòng cốt cho việc chiến đấu tại địa phương, chiến đấu tại chỗ. "Phong quân để xông mà du quân để đi quanh" (Binh thư yếu lược).


Số lượng du quân không nhiều, thường "quân ở trong cấm vệ và quân ở các lộ không đầy mười vạn người" (Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương) nhưng khi cần thiết, số quân đó có thể huy động tới nửa triệu. Riêng số quân của các con trai Trần Quốc Tuấn cũng đã tới 200.000. Trong cuộc chiến tranh năm 1285, vua Trần Nhân Tông đã xác định:

Hoan Diễn do tồn thập vạn binh
(Hoan Diễn đang còn chục vạn quân)

Quân thường trực có hàng chục vạn người, có du quân, phong quân, có quân cấm vệ, quân các lộ... nhưng việc trang bị đều lấy vũ khí của người lính bộ binh làm chuẩn. Trừ quân cấm vệ được trang bị tốt nhất, có áo giáp phòng hộ, còn tất cả mọi người lính thường trực đều chỉ có gươm giáo, ở phong quân, việc trang bị còn sơ sài hơn nữa, khi cần kíp "có người chỉ cầm gậy mà thôi" (Trần Phu - An Nam tức sự).


Với quan điểm "trăm họ đều là lính", bất cứ ai, không kể giàu nghèo, sang hèn, đều có thể tham gia quân ngũ, giết giặc cứu nước. Từ đó, việc tuyển lựa người chỉ huy cũng rất rộng rãi. Người nào có tài năng đều có thể được cất nhắc, không nhất thiết là người trong hàng ngũ tôn thất (Đại Việt sử ký toàn thư).


Yết Kiêu và Dã Tượng đều xuất thân là gia nô nhưng trong chiến đấu đã từng lập công lớn. Phạm Ngũ Lão vốn là một người lĩnh bộ binh trong đội quân vương hầu nhưng do tài năng đã được tiến cử vào quân cấm vệ và đã đạt tới chức vụ người cầm quân cao nhất lúc bấy giờ là Điện súy. Chính Phạm Ngũ Lão đã xây dựng được mối quan hệ "phụ tử chi binh" điển hình trong đạo quân của ông theo đúng như lời dạy của Trần Quốc Tuấn: "Thu hút được binh sĩ như cha con một nhà" (Đại Việt sử kỷ toàn thư).


Tóm lại, trên thế giới, cuộc đời người lính bộ binh quả là có những bước thăng trầm, nhất là khi kỵ binh đóng vai trò quyết định trên chiến trường. Phải chờ đến thế kỷ XVII, khi hỏa khí xuất hiện, súng cầm tay được trang bị rộng rãi, người lính bộ binh trên thế giới mới có một vai trò thích đáng. Trái lại, ở Việt Nam, suốt mấy nghìn năm lịch sử, không riêng thế kỷ XIII, người lính bộ binh - nhất là bộ binh gươm giáo - bao giờ cũng ở vị trí hàng đầu, lực lượng đột kích chủ yếu trong các cuộc chiến tranh yêu nước. So với thế giới, nghệ thuật quân sự Việt Nam về sử dụng binh chủng đã có sự phát triển rất sớm và rất mới.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2021, 09:50:41 am »

HỔ TRƯỚNG KHU CƠ


"Hổ trướng khu cơ" là tên cuốn binh thư của Đào Duy Từ viết vào đầu thế kỷ XVII. Tại sao tác giả lại lấy cụm từ đó đặt tên cho cuốn sách của mình?

"Hổ trướng", nghĩa đen là bức màn che vẽ hình con hổ - vì con vật này là biểu tượng của sức mạnh, của đấu tranh vũ trang - từ đó mà có nghĩa bóng là nơi làm việc của người chỉ huy một quân đội hay một đạo quân; "khu cơ” - hoặc "xu cơ" - nghĩa đen, "xu" là "then gài cửa"; "cơ" là "cái máy" còn nghĩa bóng là phần cơ mật, trọng yếu trong một công việc. Như vậy, "Hổ trướng khu cơ" là "Việc cơ yếu bí mật trong quân". Việc cơ yếu, bí mật đó không ngoài việc hành quân, tác chiến. Ngày nay chính là công việc của cơ quan tham mưu.


"Tham mưu", nghĩa đen, "tham" là "dự vào" "mưu" là "lo liệu sáp đặt trước khi làm việc", và theo nghĩa bóng, thứ nhất là "giúp người chỉ huy trong việc đặt và tổ chức thực hiện các kế hoạch quân sự và chỉ huy quân đội. Sĩ quan tham mưu" và thứ hai là "giúp góp những ý kiến lớn, có tính chất chỉ đạo. Tham mưu cho lãnh đạo", về nghĩa thứ nhất, theo lịch sử quân sự, các bộ tham mưu, cơ quan "giúp người chỉ huy" những tổ chức chỉ đạo đặc biệt - chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, nghĩa là khi quân đội đông người của giai cấp tư sản hình thành, kéo theo sự xuất hiện các binh đoàn chiến thuật - sư đoàn quân đoàn - và các liên binh đoàn lớn - các tập đoàn quân. Còn nghĩa thứ hai, những người "giúp góp những ý kiến lớn..." thì đã có mặt trong lịch sử Đông Tây ngay từ thời cổ đại với những bậc mưu sĩ, những "tả hữu" bên cạnh các thủ lĩnh, các thống soái quân sự. Ví như, ở Hy Lạp cổ đại, đó là "hội đồng Ghê-ru-xi-a" ở Xpáctơ, "hội đồng mưu sĩ" ở A-ten; ở thời Xuân Thu đó là Phạm Lãi, Văn Chúng bên cạnh Việt vương Câu Tiễn; ở thời Tây Hán, đó là Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín bên cạnh Lưu Bang. Sang thời trung đại, tại Việt Nam, trong cuộc chiến tranh chống Tống ở thế kỷ XI, đó là Thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành bên cạnh vua Lý Nhân Tông; trong các cuộc chiến tranh chống Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII, nhất là trong hai cuộc chiến tranh năm 1285 và năm 1288, đó là Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải bên cạnh hai vua Trần; trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở thế kỷ XV, đó là 19 hào kiệt tại hội thề Lũng Nhai, những hạt nhân đầu tiên của Bộ tham mưu nghĩa quân bên cạnh minh chủ Lê Lợi. Sang thời cận đại, như trên đã nói, vào cuối thế kỷ XVIII, sau Cách mạng tư sản Pháp 1789, quân đội đông người tư sản ra đời. Cùng với khối quân đông đảo, bên cạnh các binh chủng bộ binh, kỵ binh, binh chủng pháo binh đã phát huy được tính năng và tác dụng của mình trong việc cơ động tác chiến cùng bộ đội nên đã tạo điều kiện cho sự ra đời các binh đoàn chiến thuật và các liên binh đoàn lớn. Đó là những hình thức phân chia và thu nhỏ quân đội để gánh vác những sứ mạng mới của lịch sử mà trước kia binh đội chiến thuật cơ bản là trung đoàn không đảm đương nổi. Đến thời điểm này, với khối lượng binh sĩ đông đảo, bộ chỉ huy tối cao chỉ có thể chỉ huy tác chiến bằng cách sử dụng hệ thống các cơ quan chỉ huy đang phát triển. Vì vậy, vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, nhiệm vụ và biên chế của các cơ quan tham mưu được tăng lên và cuối cùng hình thành Bộ tổng tham mưu. Việc lập Bộ tổng tham mưu bắt đầu với việc đặt ra trong quân đội các nước lớn ở châu Âu chức vụ Tổng quản quân doanh và các binh đội quân doanh, ở nước Nga, các binh đội đó được thành lập năm 1711 và năm 1763 thì đổi tên thành Bộ Tổng tham mưu. Chức năng chủ yếu của cơ quan này là vạch các kế hoạch chiến lược tổ chức tình báo, đặt kế hoạch, bảo đảm các biện pháp động viên và triển khai chiến lược, chuẩn bị các lực lượng dự bị chiến lược. Thực tiễn từ các cuộc chiến tranh của Napoléon (1799-1815) đến các cuộc chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871), chiến tranh Nga-Phổ (1877-1878) đã chứng minh điều đó. Sang thời hiện đại, các Bộ tổng tham mưu của các nước tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đều trải qua khảo nghiệm nghiêm ngặt, đã lộ rõ sự cần thiết phải hoàn chỉnh nó để chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, để động viên mọi khả năng kinh tế và quân sự của quốc gia. Cùng với sự gia tăng về trang bị kỹ thuật và quân số của quân đội thường trực, khối lượng công việc mà Bộ Tổng tham mưu phải giải quyết cũng tăng lên rất nhiều. Đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, khối lượng công việc của nó còn tăng lên gấp bội. Ví dụ sinh động mà chúng ta thấy được rõ nhất là qua cuốn hồi ký "Bộ Tổng tham mưu Xô-viết trong chiến tranh" của Đại tướng X.M.Xtê-men-cô. Ở nước ta, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 7-9-1945. Đó là cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang của Nhà nước, có chức năng bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và điều hành các hoạt động quân sự trong thời bình và thời chiến.


"Hổ trướng khu cơ" - việc cơ mật, trọng yếu trong bức màn che có vẽ hình con hổ - là như vậy, nếu hé ra thì lộ hết.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM