Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:27:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến sĩ trinh sát  (Đọc 7536 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 06:54:21 am »

6
   


Những ngày tháng sau hiệp định.

Ngày 28 tháng 1 năm 1973 Hiệp định Pa-ri về ngừng bắn tại Việt Nam được ký kết. Các bên tham chiến ngừng bắn, giữ nguyên hiện trạng lực lương. Vùng kiểm soát của Chính phủ cách mạng cộng hòa miền Nam Việt Nam bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi, trung du. Đồng bằng thì thành thế da báo. Chính quyền ngụy Sài Gòn quản lý trên danh nghĩa các thành phố lớn, đô thị miền Nam.


Đại đội trinh sát có dịp được tập trung khá đông đủ trước Tết Nguyên đán năm 1973 (ngày 7 tháng 2 năm 1973). Nơi đóng quân của đại đội là một khu rừng nằm trong thung lũng khá rộng lớn của huyện Ba Tơ. Nơi đây tiếp giáp với Trà Bồng, phía nam giáp An Lão, Bình Định, phía đông giáp Đức Phổ và Hoài Nhơn. Gần một tháng lao động làm hậu cứ, khu doanh trại đã hoàn tất nằm phía bờ nam con suối khá lớn, đoạn có con đường mòn để vào doanh trại, nước thường ngày chỉ ngang đầu gối nhưng chảy xiêt. Một hôm, nhóm cõng gạo qua đây, Đào trượt chân té, nước cuốn, anh mất tích dưới làn nước đục ngầu. Khi anh em về báo cáo, chúng tôi đi tìm đến tối mới thấy xác anh dưới hạ lưu cách đơn vị gần 4km, đó là một mất mát thật không ngờ. Những ngày ở đây công việc chủ yếu là xây dựng củng cố doanh trại, tổ chức đi nhận lương thực, thực phẩm, đặt một số đài quan sát, theo dõi các vụ ném bom, bắn pháo của địch vi phạm ngừng bắn. Tết đó, chúng tôi được ăn tết đông đủ ở doanh trại. Các tiểu đội đều có bánh chưng, giò heo, bánh kẹo và rượu. Các thứ này mua nguyên liệu ở đồng bằng lên, chiến sĩ ta chế biến, nói chung rôm rả. Sau tết tôi lăn ra ốm, sốt rét ác tính. Hôm ấy như mọi khi, sau bữa ăn tôi được đồng đội tín nhiệm nhờ làm đẹp, mỗi buổi trưa cắt tóc cho 1 đến 2 người. Sau khi đi tắm về thì bị sốt. Y tá bảo nóng đến 39°, sốt rất lạ, không có cơn rét run. Quãng ba giờ chiều thì đau bụng đi ngoài, nôn mửa ra toàn nước màu vàng, đen, xanh đắng kinh khủng. Chả trách người ta hù cậu Tao: "Cậu bị dập mật", cậu ta tin liền là phải. Miệng nôn, trôn tháo liên tục, y tá báo cáo đại đội cho cáng tôi đi viện khẩn cấp. Vọng, Viện, Thể, Lập cáng đi. Đường rừng, thỉnh thoảng có đoạn dốc ngược lên mà chúng nó vẫn khiêng tôi chạy vèo vèo. Không biết do tôi quá nhẹ, hay do tính cấp bách của nhu cầu cứu người thôi thúc những anh bạn hăng lên quên mệt, có lẽ lý do sau nhiều hơn. Tôi biết rằng, mấy anh chàng khiêng tôi kia chẳng khỏe tý nào. Thằng Lập "Lập nhái" hành quân chỉ một cái ba lô nhẹ tênh mà chốc chốc lại lôi bi đông nước ra dốc ngược vào miệng. Nó bao giờ cũng phải xâm phạm vào tiêu chuẩn nước của hai ba người khác, vì thế anh em bảo nó uống nước như nhái. Cái biệt hiệu "nhái" cũng chẳng làm nó quan tâm, nó vẫn cứ nhái như vậy hoài. Nụ cười gần như vĩnh cửu trên khuôn mặt của hắn giờ đây bỗng có vẻ căng thẳng, có nét quan trọng hiện ra. Nhìn chúng nó thay nhau đặt cáng lên vai chạy hối hả, làm tôi òa khóc thực sự. Nhiều khi người ta được người khác quá lo lắng cho mình, mà mình bất lực không làm gì được để họ bớt lo đi, nên đành khóc hoặc cười thôi. Tôi chẳng có suy nghĩ để lựa chọn. Những giọt nước mắt không tài nào ngăn được cứ tuôn ra. Không biết người ta đón tôi vào bệnh viện như thế nào. Mấy anh em thân quen đã trở về đơn vị từ lúc nào? Quanh tôi nhiều bệnh nhân lắm. Bác sĩ tên Khôi khá lớn tuổi hỏi:

- Cậu có ăn gì lạ không?

- Em không ăn gì, ăn cơm trưa như mọi người thôi ạ.

- Lạ nhỉ? - Bác sĩ nghi ngờ. Ông ta nói: "Cũng ổn rồi" sau đó đi đến với những người khác. Ở viện ít ngày, tôi được biết thêm một số tình hình, thì ra cuộc sống chiến đấu của anh em bộ binh khổ hơn nhiều so với những chàng trinh sát "lãng tử" bọn tôi. Một cậu chiến sĩ chỉ cho tôi một bệnh nhân và nói:

- Cậu ta tên là Thiện, ở đơn vị tớ, bị tâm thần đấy!

Tôi nhìn anh chàng mặc đồ bệnh viện đi lại bình thản, chưa thể tin anh chàng bị tâm thần. Cậu bạn nhìn tôi có vẻ như giễu cợt "cứ không tin đi". Anh ta lại lên tiếng giọng rất nhỏ:

- Hôm ấy, tiểu đội tớ đang huấn luyện ở bãi tập, lúc giải lao, giá súng ở hai chỗ, mọi người túm tụm vào nhau thành từng tốp để nói chuyện phiếm, bỗng bất ngờ cậu Thiện đến giá cầm lên một khẩu AK, hắn đứng ở tư thế bắn găm xuống giao thông hào rồi hét: "Hàng thì sống, chống thì chết!". Tiểu đội tớ và các tiểu đội gần đó xôn xao, hầu hết đều nghĩ cậu ta đùa. Nhiều người la: "Đùa gì mà lạ thế!". Ai đó quát: "Bỏ súng xuống". Tiếng quát vừa dứt thì hắn bóp cò, loạt đầu đi đến 4, 5 viên. Tớ bị trúng một viên của hắn nằm lăn ra. Nhìn thấy nó thật sự hung dũ, mắt long lên sòng sọc. Các tốp người trở nên hỗn loạn, người chạy, người nấp vào gốc cây, hắn còn nổ thêm hai loạt nữa. Tôi sốt ruột hỏi: "Rồi sao nữa?". "Anh tiểu đội trưởng ở phía sau nện cho nó một báng súng. Khẩu súng từ tay hắn rơi ra, mọi người xông đến trói hắn lại. Ngoài tớ, còn hai cậu nữa cũng bị dính đạn, may mà không có ai bị chết. Tớ điều trị được hơn mười ngày thì thấy người ta đưa cậu Thiện đến đây nói là "tâm thần". Anh lính này nói tiếp: "Hình như nó không nhận ra tớ, anh em cùng một tiểu đội đấy".


Lúc đầu có người nói hắn giả vờ muốn trả thù ai hoặc ức chế gì đó làm bậy trước khi tự sát. Bảo vệ có tìm hiểu nhưng ở tiểu đội nó hiển như đất, tiết kiệm nói cười, thế nào cũng xong, làm sao có thù oán với ai được. Bệnh viện này chữa cho hắn bệnh tâm thần. Anh bạn bệnh thao thao dốc bầu tâm sự. Còn tôi thấy ớn cái bệnh kỳ quặc ấy quá. Buổi chiều, tôi đi xuống lòng con suối cạn ngồi nhìn lên đồi núi ngút ngàn cây rừng rậm rạp, thấy buồn và nhớ nhà quá. Đã mấy cái tết tôi không thắp hương ở nhà thờ, không được nghe cụ Vệ đọc văn khấn sáng mùng 1, không được nghe câu chúc Tết đầu năm của các cụ bà, cụ ông, các chú thím, cô, cậu mợ, các anh chị em và các cháu... Tôi đang mải nghĩ miên man thì một người bệnh đã đứng bên tôi từ lúc nào. Tôi hơi giật mình khi anh vỗ nhẹ vào vai tôi cất tiếng ồ ồ:

- Nhớ nhà à?

- Nhớ! - Tôi thừa nhận.

- Hòa bình, hoà biết đếch gì? Tớ suýt chết ở Sa Huỳnh chỉ sau có mấy ngày hiệp định được ký đây. - Ạnh ta nói đến từ "suýt chết" thật bình thản.

- Anh là bộ binh? - Tôi hỏi.

- Ừ! - Giọng anh có vẻ sôi nổi. - Tớ ở Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 141. Đại đội tớ ra giữ chốt Hải Thiềng. Cái bán đảo khô cằn chỉ toàn cát bụi, nắng bỏ mẹ. Bọn tớ phải khẩn trương củng cố làm hầm hào để sẵn sàng chiến đấu và tránh phi pháo. Lệnh trên thì thế nhưng cánh lính cứ kháo nhau hiệp định hòa bình đã ký. Hãy để sức lực lo cho người ngợm ra hồn để đi giao dịch ở nhà hòa hợp, bọn ngụy không coi thường mình được.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 06:55:50 am »

Tôi nghĩ quả là có chuyện hòa hợp thật, ở Ba Tơ đơn vị có mấy cậu đã tiếp xúc với bọn ngụy. Khi về kháo nhau, bọn nó cứ bảo cánh mình đều là sĩ quan giả dạng vì lính ta nói năng khá quá. Tụi lính ngụy đa số là mù chữ, nên sĩ quan nó tưởng chiến sĩ quân đội ta cũng vậy.


Thấy anh ta không nói nữa tôi nhìn anh. Anh lính này khá lớn tuổi cứ cho là thế đi, chứ trong hoàn cảnh rừng rú này bố ai đoán chính xác được tuổi. Ngay mình đây từ đầu năm 1972 cậu Thuỷ chiến sĩ mới chả gọi bác, xưng cháu là gì?

- Ngồi đây nói chuyện cái đã. Tôi dịch sang bên một chút, hơi mỉm cười, anh chàng dường như biết chắc tôi muốn nghe mọi chuyện nên anh ta liền ngồi xuống.

- Đang hân hoan bởi không khí hòa bình, có đứa suốt ngày viết thư. Tiểu đội tớ có cậu viết thư cho hai ba cô... thể nào mà chả có đứa nhầm lẫn, thư mẹ thì bỏ vào bì của người yêu, thư cho chị A lại bỏ vào bì gửi cho chị B. Lính suốt ngày tắm đẫm dưới biển. Thế rồi sáng sớm hôm đó bốn bề súng nổ. Địch tập kích vào Hải Thiềng. Ta bị bất ngờ kháng cự không lại, đành bỏ đất, bỏ của giữ người. Các lối đi vào đất liền địch chốt phong tỏa hết. Anh em mình đành vượt eo biển phía tây bán đảo mà về, súng ống bỏ hết. Nhóm tớ, mấy anh em bị thương nhẹ không muốn xa đơn vị cứ nấn ná chữa trị vết thương ở chốt, lúc này cũng phải tự vượt biển mà về. Cái eo biển thế mà rộng, tớ bị chìm, sóng đánh giạt vào ruộng muối, thế là lực lượng cứu thương đưa về đây. Mấy hôm nay ngó hoài mà không thấy mấy cậu lội biển cùng tớ.


Tôi đã hiểu anh ta, đến tôi cũng còn vì lý do tìm kiếm các bạn. Tôi đã chuẩn bị nhiều ngày cho việc đánh chiếm Hải Thiềng biết rất rõ, người khỏe bơi qua mấy kilômét biển như thế cũng khó khăn rồi, đằng này... Nghĩ đến nhiều người như anh Mạnh, cậu Đình không hề biết bơi, những người thả xuống nước như thả viên gạch. Họ có bao nhiêu người phải vượt biển một cách bất đắc dĩ như vậy...


Tôi và anh bạn đều im lặng. Cái im lặng thật nặng nề. Tôi kéo anh ta đứng dậy, buột miệng nói: Tớ cũng ở đấy trở về. Anh ta lại lầm lũi bước đi. Anh đi về những chiếc lán thương binh khác. Tôi nhìn theo anh ta cảm thấy ái ngại. Nằm viện đã trọn tuần lễ, tôi xin ra viện, bác sĩ nhìn tôi nói:

- Cậu còn yếu lắm. Sốt ác tính, hồng cầu còn triệu tám về rồi lại vào à.

Tôi năn nỉ: Em về được mà, khỏe ngay thôi bác sĩ ạ.

Anh ta nhìn tôi như ngạc nhiên dò xét sau đó buông một câu y như cũ: "Lạ nhỉ". Tôi chẳng phân tích cái cụm từ "lạ nhỉ" của ông bác sĩ, vì sau đó ông ta đồng ý cho tôi ra viện.

Đường từ viện về đơn vị, đi nhanh không đến nửa ngày. Tuy nhiên tôi cũng cố gắng đã về đến đơn vị lúc trời nhập nhoạng tối. Cái phương châm năng đi, năng nghỉ có lẽ là giải pháp đúng với một anh chàng ốm yếu. Cái cảnh lên dốc gối mỏi, tai ù thình thình, xuống dốc chồn chân mắt hoa khuỵu gối. Từ trận sốt đầu năm 1971, nay lại đến với tôi. Cả năm 1972 sao mà khỏe thế. Mới có hòa bình một tý mà đã ốm rồi. Cả đoạn đường dài tôi chẳng nghĩ gì khác được ngoài việc lựa chọn đi và nghỉ. Anh em đơn vị đã ăn cơm tối xong, trong các hầm bò treo chật cứng võng. Mọi người chỉ có thể nằm trong bọc võng để không bị làm mồi cho muỗi. Tôi đi lên đại đội, anh Mạnh sai cậu Cảo nấu cho bát cháo. Anh Mạnh bảo đơn vị chuẩn bị đi làm nhiệm vụ ở Phổ Vinh. Mọi người đang sẵn sàng chò lệnh. Tôi hỏi: Anh đã gặp gia đình chưa? Anh Mạnh vui vẻ nói: "Rồi! Còn ông cụ ở trên rừng, mấy đứa em gái cũng thế". Hôm anh lên trên này có ghé qua nhà được không? Được! Tớ dẫn cả tổ trinh sát ghé, mấy thằng mắt tròn mắt dẹt, tớ tuyên bố có mấy đứa em chỉ để gả cho bộ đội. Các cậu được nước tán tếu làm mấy con nhỏ ngượng trốn biệt, thành ra chẳng dặn dò gì được chúng nó. Lần này xuống không đi lối đó, tắt phía nam quận Đức Phổ sang Phổ Vinh, nghe đâu chốt giữ núi Cửa. Ngừng một lát anh Mạnh hỏi: "Cậu sao ra viện nhanh vậy?". Tôi nói: Chẳng có bệnh gì! Sốt rét thì cứ lên cơn rồi cắt cơn, chờ khỏi thì đến bao giờ.

- Nhưng cậu gầy yếu lắm, mai tớ hỏi cậu Tuế xem có đem giấy ra viện về không đấy?

Tôi nói: Có! Không mang về các anh lại phê bình này kia cho nặng đầu thêm à, chả dại...

Cảo bưng lên xoong sáu cháo, dưới lưng một tý, tôi nhìn hắn cười dưới ánh đèn dầu dù tù mù thì hắn cũng nhận ra cái kiểu ấy. Hắn nói lấp liếm:

- Cứ ăn đi. Nếu thiếu tớ lại đi nấu nữa.

Tôi mời anh Mạnh và Cảo cùng ăn. Anh Mạnh từ chối, Cảo thì "làm một bát cho vui”. Nấu cháo cho người ốm ở đại đội này siêu nhất phải kể đến anh Quân. Anh Quân nấu cháo cho tôi ngày ở K300 năm 1971, lúc đó có quả trứng gà con so. Thứ hai chỉ có cậu Cảo. Cậu ta là liên lạc đại đội, mà đại đội thì có anh Lê Đăng Tứ là người nghiện cháo, vì thế cậu Cảo trở nên có nghề. Không chắc lắm, do cháo cậu Cảo nấu quá ngon, hay vì tôi nhịn cả ngày, hay vì người mới ốm dậy nên thấy ngon miệng quá. Nếu cậu Cảo không nhường thì có lẽ phải đi nấu thêm thật. Hai chúng tôi sì sụp ăn cháo nóng vã mồ hôi, quên xua muỗi. Ăn xong thấy chân tay, cổ ngứa ran lên, thì ra là muỗi chích. Anh Mạnh đã ngáy o o. Tôi chia tay Cảo về lán, trong lán vẫn còn tiếng nói chuyện rầm rì.


Buổi chiều hôm sau anh Trụ và anh Tứ lên sư đoàn nhận nhiệm vụ. Đến gần tối các anh mới về đơn vị. Chỉ huy và cấp ủy hội ý gấp. Cánh lính chúng tôi không biết gì vẫn cứ rong chơi như mọi ngày. Buổi tối, đại đội triệu tập mỗi A vài người lên nhà Ban chỉ huy để nhận nhiệm vụ. Tôi nghĩ không phải đi trinh sát chuẩn bị chiến trường đâu, chuẩn bị chiến trường không thể ồn ào như vậy. Sau cuộc họp, anh Xem là người trong tiểu đội đi công tác lần này, có nói với tôi là đi về vùng biển. Anh Xem chưa đến biển thật, khi từ Tây Nguyên xuống đây anh chỉ ngồi đài quan sát phục vụ cho Lữ đoàn 52 đánh Ba Tơ.


Tôi không được anh Xem kể về nhiệm vụ của đợt công tác và đại đội cũng không phổ biến. Qua thái độ của anh Xem tôi nghĩ đó là nhiệm vụ không bình thường với chiến sĩ và đơn vị trinh sát. Anh Xem tâm sự riêng với tôi:

- Cậu ngó thằng bé này có kháu không?

Tôi nhìn vào tấm ảnh anh chìa ra trước mắt. Giống! Tôi gật quả là một thằng bé quãng năm tuổi đứng dưới gốc cây dừa. Anh cười ranh mãnh khẽ nói: "Mẹ nó mới gửi vào cho tớ".

- Khổ quá cậu ạ! Ông già nhà tớ chắc không thừa nhận đâu!

- Thế hồi anh chị yêu nhau, hai gia đình chưa đi lại à? - Tôi hỏi.

- Nếu thế còn phải nói gì nữa. Bọn tớ chưa có chuẩn bị gì cho hôn nhân. Khi đi phép ai cũng tự nghĩ phải kiềm chế để sau này hãy tính. Nào ngờ ngọn lửa tình bỗng bùng lên thế là mọi việc lại diễn ra như thế. Mình cũng ghi vài lá thư về nhưng không rõ...

Tôi đồng tình với vẻ ái ngại của anh khi anh phàn nàn:

- Thật là khổ cho mẹ con cô ấy. Các cụ phong kiến... - Anh lấy ra một miếng dù hoa đã khâu thành chăn đưa tôi khẽ nói: Cầm lấy!

Tôi đẩy miếng dù lại không nhận. Anh nhìn tôi và lại nhếch mép cười. Anh Xem cười chỉ nhếch mép, mắt sáng lên long lanh, không khi nào thành tiếng. Anh tặc lưỡi: "Không cầm chắc sẽ phí mất thôi". Tiếng anh nhỏ nhẹ nhưng thủng thẳng từng tiếng rất rành rọt. Tôi bỗng có cảm giác hơi buồn, cái buồn thoáng qua, tôi trấn tĩnh nói: Thì anh mang đi mà đắp, gần biển cũng lạnh lắm đấy. Đi xa mang dù cho nó nhẹ. Tôi nói chẳng đâu vào đâu, toàn là những điều anh Xem đã biết thừa rồi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 06:57:28 am »

Buổi chiều hôm ấy anh Mạnh dẫn một trung đội ra đi. Mỗi B vài ba người nên tôi không nhớ hết số anh em này. Phần đông là các chiến sĩ được bổ sung từ Bắc vào đợt gần cuối năm 1972. Sau này tôi được các anh trong đại đội nói chuyện, trong đội đó anh Mạnh đại đội phó chỉ huy lên chốt giữ núi Cửa, quả núi nằm ở phía bắc xã Phổ Vinh có cửa biển Mỹ Á. Cửa biển này nhiều khi có những bao gạo Trung Quốc bọc trong hai lớp ni lông trôi giạt vào. Các lần như thế bộ đội địa phương và vài đơn vị đặc công nước có nhiệm vụ vận chuyển về nơi cất giấu. Vùng bờ biển Quảng Ngãi có vài ba bãi cát chôn gạo như thế. Phía bên kia khu vực xã Phổ Quang có lực lượng của đại đội vệ binh Trung đội 1 chốt giữ.


Bộ phận của anh Mạnh tổ chức phòng ngự trên núi Cửa, được mấy ngày thì bị địch tấn công. Lúc đó là gần cuối tháng 11 năm 1973. Anh em ta bị pháo cối và trực thăng địch bắn phá sát thương nhiều, bị bật khỏi chốt. Đêm 16 tháng 2 năm 1973 anh Mạnh tổ chức lực lượng còn lại huy động từ các trận địa phụ về, kể cả nuôi quân liên lạc, anh trực tiếp chỉ huy tập kích núi Cửa. Anh Mạnh và hầu hết anh em đã hy sinh ngày 17 tháng 2 năm 1973. Nghe các anh kể lại, tôi bùi ngùi nhớ đến anh, một cán bộ rất năng nổ, ham đánh địch. Cái ý chí "còn người thì không thể mất trận địa”. Chí khí đó đã được chứng minh bằng hành động quyết đánh của anh. Tôi cũng nhớ đến anh Xem, người cựu binh của đơn vị vận tải không quen đương đầu trước làn đạn thẳng của quân thù nhưng thật bình thản tự xác định "Có thể phải hy sinh" nên đã nói những lời tâm tình như trăng trối chuyện riêng tư thầm kín với đồng đội, muốn dành cho đồng đội đồ dùng tiện lợi tốt đẹp nhất. Tôi nhớ quê anh ở Tế Nhân huyện Nông Cống, thôn nào anh có nói nhưng tôi quên mất. Điều kiện công tác chưa cho phép dịp nào đó tôi ghé đến quê anh. Anh thanh niên kia sẽ như thế nào? Với dòng họ Đỗ của anh. Tôi thấy còn nợ các anh nhiều quá.


Trên hướng Ba Tơ, khi quận lỵ Ba Tơ được giải phóng, địch tháo chạy, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, tưởng là không có chuyện buồn. Đó là việc đồng chí Việt Sơn mới được điều từ Sư đoàn 3 về giữ quyền Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2. Đồng chí Hồ Hải Nam Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 52 cùng vài đồng chí cán bộ phòng tham mưu đi kiểm tra căn cứ mới được giải phóng. Đứng ở lối cửa mở của bộ binh đã tấn công vào Đá Bàn với số cán bộ đi cùng. Chiếc gậy cầm trong tay đồng chí Sơn khua vào dây một quả mìn địch gài từ lâu nổ ầm. Đồng chí Việt Sơn hy sinh tại chỗ. Đồng chí Nam đưa đến đội phẫu thì cũng hy sinh. Một vài đồng chí khác bị thương. Nhìn những đồng chí mình ra đi trong những trường hợp như thế này thật đáng tiếc nhưng chiến tranh mà, ai mà biết được những chuyện không ngờ. Tôi bỗng nhớ đến một câu đầy lạc quan trong chết chóc:

"Đùa vui không kể ngày đêm
Sau hai đợt pháo hỏi truyền thăm nhau"

Cái kiểu hỏi rất tự nhiên giống như anh Phải gọi tôi khi bị pháo bắn sập hầm: "Chiến ơi! Còn sống hả! May rồi, bị thương nhẹ”. Nhóm vệ binh tổ chức mai táng đồng chí Việt Sơn ở quả đồi gần căn cứ Đá Bàn, dưới một cây độc lập đã bị cháy sém cành lá. Đồng chí Hồ Hải Nam được mai táng ở khu đội phẫu của Sư đoàn tại Ba Tơ. Những cán bộ đã nằm xuống ở nơi ấy, chúng tôi, những người chứng kiến nay không thể nhớ được cụ thể chỗ các anh nằm. Quả là người còn lại biết bao giờ trả hết nợ cho các anh.


Trên địa bàn huyện Ba Tơ địch đổ quân xuống khu đồi Ông Nguyện. Tại đây, chúng bố trí trận địa pháo 105ly. Khu địch đồn trú nằm gọn lỏn trong mênh mông rừng núi, giữa vùng giải phóng bao la. Đường tiếp tế cho điểm cao này duy nhất chỉ có thể bằng trực thăng. Trên đồi Ông Nguyện quân ta cũng tổ chức chốt giữ, có chỗ ta và địch chỉ cách nhau mấy chục mét, có thể nói chuyện với nhau được.


Thái độ của ta là nghiêm chỉnh thực hiện và đấu tranh đòi địch cũng phải nghiêm chỉnh thực hiện hiệp định. Với tinh thần đó nên bọn địch trên đồi Ông Nguyện mới có thể đứng ở đây được, mới có thể nhận hàng tiếp tế từ những chiếc trực thăng để mà ăn uống sinh hoạt.


Từ đài quan sát, hàng ngày chứng kiến địch thường xuyên vi phạm các điều ghi trong hiệp định, chúng thực hiện hàng chục phi vụ oanh tạc, hoặc trinh sát vùng giải phóng. Hàng chục lần trận địa pháo ở đồi Ông Nguyện đề pa đưa trái nổ về các làng bản, nương rẫy của đồng bào Ba Tơ. Không những thế, đài Sài Gòn lại còn la lối vu cáo ta vi phạm hiệp định. Thật là vừa ăn cướp vừa la làng. Sau một thời gian, mọi cố gắng của nhân dân ta về việc nghiêm chỉnh thi hành hiệp định bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chà đạp. Tâm lý chung sống hòa bình đã được khắc phục và một cuộc điều chỉnh lực lượng lại bắt đầu trên địa bàn Quân khu 5.


Bộ phận lớn của sư đoàn hành quân ra phía bắc. Bộ phận còn lại tiếp tục hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là Lữ đoàn 52 và Trung đoàn 141. Đại đội trinh sát có 1 trung đội ở lại. Trung đội này do anh Phải làm trung đội trưởng. Đại đội có anh Tứ làm chính trị viên.


Tôi được biên chế trong đội hình hành quân. Đi được năm ngày thì đơn vị dừng lại tại xã Phước Sơn thuộc huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam. Phiên hiệu đơn vị mới là Sư đoàn 711. Đại đội trinh sát ghép vào đội trinh sát của đơn vị sở tại vẫn gọi là Đại đội 21. Sư đoàn 711 có các tiểu đoàn trực thuộc và đủ ba trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 1; Trung đoàn 31 và Trung đoàn 38.


Nhiệm vụ chủ yếu của sư đoàn trong năm 1973 là chống địch lấn chiếm. Toàn chiến trường hầu như không có trận đánh lớn nào. Chủ yếu bộ đội cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích giữ đất giành dân. Công tác đảm bảo phục vụ của đại đội trinh sát thì rất vất vả. Việc trinh sát nắm địch khó khăn, các trận đánh quy mô nhỏ của bộ binh, đặc công vào các trận địa địch phòng ngự lâm thời ít hiệu quả. Nhiều trận đánh trầy trật có khi thất bại. Trinh sát bám địch dã ngoại đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như địch thường xuyên di chuyển vị trí nên các tổ không đủ người để báo cáo kịp thời. Nhiều tổ do không đủ người theo để mất mục tiêu hay dẫn bộ binh đánh vào địa điểm địch đã di chuyển, bị chúng vu hồi đánh lại gây cho ta tổn thất. Tổ đồng chí Giáp lần nào bám địch cũng bị chúng phát hiện trước hoặc bị vướng mìn, các đồng chí Đình, Điền, Tiêm đã hy sinh.


Đồng chí Thoại phụ trách một tổ khi phát hiện địch gài lựu đạn, bản thân trực tiếp tháo gỡ lựu đạn nhưng không thực hiện tốt về kỹ thuật nên lựu đạn nổ, Thoại hy sinh ngay tại chỗ. Tổ của các anh: Dũng, Hòe, Tiến con, Dần chỉ huy bị địch phát hiện trước, nổ súng vỗ mặt, anh em ta bị bất ngờ không tao ngộ chiến được, hy sinh và bị thương. Đồng chí Lụa trinh sát trong tổ đồng chí Giáp một lần như thế chạy rơi mất súng bị thi hành kỷ luật.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 06:58:57 am »

Tình hình trên diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng đã làm nhiều cán bộ, chiến sĩ bị thương vong. Đã xuất hiện tâm trạng lo ngại khi được giao nhiệm vụ đi bám địch, xuất hiện mê tín dị đoan trong chiến sĩ. Đồng chí Điền lúc còn sống nói với tôi: "Anh Giáp sát lính lắm... Anh dẫn tổ công tác lần nào cũng có người chết". Một số chiến sĩ khác như Liên, Lập, Thuần, Bé, Giới nói về các tổ do một số đồng chí khác chỉ huy cũng tương tự như vậy.


Là cán bộ tiểu đội trưởng, chi ủy viên ít tuổi đời, tuổi quân, chức vụ, cấp bậc thấp nhất, được cán bộ, chiến sĩ hay tâm tình nên phần nào tôi đã cảm nhận hiểu biết về những lo lắng của anh em. Tôi hiểu rằng tâm lý lo ngại ấy sẽ gây căng thẳng thần kinh, mất tự chủ thiếu tự tin dẫn đến hành vi do dự, lúng túng, không dám tin vào đồng đội, hành động thiếu chính xác, độ nhạy bén linh hoạt kém, xử lý tình huống không đúng dẫn đến hậu quả là bị lộ, bị thương và hy sinh hoặc không dám bám sát địch, báo cáo trên theo phỏng đoán chủ quan, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ.


Tôi báo cáo tâm trạng của anh em và suy nghĩ của mình với chi ủy và chỉ huy đại đội. Các anh rất quan tâm vấn đề này, đã báo cáo lên Đảng ủy liên chi phòng tham mưu và Ban 2 Sư đoàn.

Đại đội trinh sát thời gian này ban chỉ huy đại đội đa số là các anh mới lên. Anh Khái là người Quảng Ngãi đại đội phó nay lên đại đội trưởng. Anh Hà Xuân Giáo người Thanh Hóa là chính trị viên. Anh Nguyễn Văn Tròn là đại đội phó. Anh Tự mới từ Trường Quân chính về làm chính trị viên phó. Đại đội được lệnh tổ chức đợt huấn luyện quân sự. Nội dung huấn luyện tập trung vào các khoa mục về kỹ thuật khắc phục chướng ngại vật như mìn, cách hành tiến khi bám địch dã ngoại.


Cuối đợt huấn luyện quân sự có sinh hoạt học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 21 khóa III. Tôi còn nhớ, đảng viên thảo luận sôi nổi về kẻ thù của nhân dân ta là ai: "Kẻ thù chính và chủ mưu nguy hiểm của nhân dân ta là đế quốc Mỹ. Kẻ thù trực tiếp nguy hiểm là chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu". Và nhận định "Thế và lực của cách mạng và thuận lợi là cơ bản, khó khăn là tạm thời". Về địch thì "Yếu và khó khăn là cơ bản còn mạnh chỉ là tạm thời".


Tôi được đại đội giao nhiệm vụ chuẩn bị giáo án và lên lóp tổ chức huấn luyện khoa mục mìn. Các tài liệu huấn luyện về mìn và thực tế cán bộ, chiến sĩ đã được huấn luyện khá kỹ. Những vấn đề lý thuyết như: Tính năng, cấu tạo, tác dụng của các loại mìn anh em đã nắm được cả. Vậy tại sao anh em vẫn sợ mìn và xử lý mìn không được?


Tôi đã gặp nhiều loại mìn gài không bao giờ quá nhạy. Trong một số lần đột điểm gặp dây vướng của các trái nổ, tôi đều phát hiện được bằng tay, chân, có đêm trăng sáng nhìn thấy cả dây mìn. Theo lý thuyết lực kéo khoảng 1,4kg mới bật được chốt an toàn quả mìn sáng, loại mìn xem ra nhỏ nhẹ, độ nhạy cao nhất. Tôi nghĩ rằng, trong huấn luyện cần làm rõ và để anh em nhận thức được: Không phải chạm vào dây vướng nổ là có thể đủ 1,4kg để làm bật chốt của quả mìn. Việc phát hiện dây vướng của quả mìn không khó, có thể dễ dàng phát hiện ban đêm bằng tay, chân hay mắt thường. Việc phát hiện các loại mìn đè nổ cũng như vậy. Việc khắc phục các loại bẫy gài kèm với các loại mìn, v.v... Và các trường hợp nên sử dụng kỹ thuật khắc phục mìn trong khi bám nắm địch.


Nói tóm lại đợt huấn luyện này nhằm khắc phục tư tưởng sợ mìn, ngại khắc phục mìn, khó phát hiện mìn, v.v... Tôi xin ý kiến của đại đội chỉ nhắc lại nhanh phần lý thuyết như cấu tạo tính năng, tác dụng của các loại mìn chống bộ binh, trọng tâm huấn luyện là làm rõ các thủ đoạn gài mìn có kết hợp bẫy, các ứng dụng phát hiện mìn trong hành tiến các trường hợp cần xử lý trong thực tế bám nắm địch. Tôi mất mấy buổi công phu tái tạo lại các kiểu bẫy đã gặp trong thực tế và tài liệu huấn luyện; sáng tạo nhiều kiểu bẫy do tưởng tượng ra để phục vụ cho đợt huấn luyện...


Trên bãi tập, đại đội được xếp thành hai hàng ngang cách 5 mét quay mặt vào nhau. Trên khoảng trống giữa hai hàng quân, tôi cho quân xanh bố trí các loại mìn thật, tất nhiên là không có kíp nổ. Thứ tự: mìn sáng có dây vướng kết hợp các bẫy "căng cũng nổ, chùng cũng nổ, gọi là căng chùng nổ”. Loại này theo lý thuyết phải có một lực 1,4kg tác động vào sợi dây ni lông (dây vướng) sẽ kéo chốt làm cho kim hỏa được giải phóng lao xuống hạt nổ điểm hỏa làm quả mìn nổ, khi quả mìn nổ sẽ phát sáng để soi rọi mục tiêu.


Tôi là chiến sĩ đi công tác, lấy khăn bịt mắt lại trang bị đeo trên mình giống như khi bám địch. Tôi lần lượt sử dụng các dụng cụ như cần tre mềm cũng phát hiện được dây mìn. Dùng cánh tay, dùng cẳng chân cũng phát hiện được dây mìn, khắc phục được quả mìn dễ dàng. Làm đi làm lại nhiều lần mà chốt của quả mìn vẫn không bị bật ra. Sau đó tôi cho mỗi tiểu đội hai đồng chí lần lượt làm thử và kết quả mọi người đều chứng kiến không một lần nào chốt mìn bật ra. Tôi nói thêm:

- Thực tế trong đêm dù tối như thế nào cảm giác của mắt khá hơn bị bịt mắt, nên việc phát hiện mìn còn dễ dàng hơn nhiêu. Ví dụ: ở căn cứ núi Vàng, lần dẫn 3 đồng chí đặc công vào gặp đến 3 dây vướng chúng tôi đều nhìn được dây ni lông chắn ngang. Chúng tôi không khắc phục đều đi khom bước qua dây mìn, v.v...

Tôi cũng lưu ý trong điều tra căn cứ địch thì không nên khắc phục làm mất tác dụng của mìn vì làm như vậy ta sẽ phải lần sờ vào mìn, một lần để khắc phục còn một lần để trả lại tư thế gài của địch, có vậy mới giữ bí mật được, vì thường ngày địch hay kiểm tra nơi gài mìn. Do vậy, trinh sát ta quan trọng là phát hiện được dây mìn, hay quả mìn rồi dùng cọc tiêu đánh dấu, để anh em đi sau, hay lúc quay trở ra không đá, đạp phải, gây nổ mìn. Tuy nhiên, trong huấn luyện tôi vẫn làm mẫu hoàn chỉnh các khâu, phát hiện, tìm đến trái nổ, động tác kiểm tra bẫy, động tác chốt khoá an toàn, động tác tháo gỡ và quy trình ngược lại, để mìn trở lại tư thế gài ban đầu, v.v... Các loại mìn đè nổ, tôi nói kỹ về đặc điểm chỉ gài đặt được ở nơi không ngập nước, cách gài chủ yếu là chôn dưới đất, loại có ba râu tôm nếu để trần rất dễ phát hiện còn thực tế có chỗ địch đào thành hố, dùng miếng cỏ hay mảnh gạch ngói để lên trốc râu tôm, như vậy khó phát hiện hơn. Loại mìn gíp giống như những chiếc hộp hình trụ chỉ nhỏ bằng trôn bát. Có loại lớn hơn đôi chút, v.v... Hai loại mìn này thường gài thành bãi, nơi dự kiến bộ binh ta xung phong hay theo các trục đường mòn. Có chỗ địch gài kết hợp với các loại mìn vướng nổ khác. Cũng như loại mìn vướng, cả đại đội được quan sát tôi làm mẫu và được làm thử.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 07:00:08 am »

Tôi bịt mắt lại bằng chiếc khăn, tiến vào bãi mìn do quân xanh đã gài sẵn. Động tác hành tiến đầu tiên là đi khom, khi đặt mũi bàn chân xuống đất bao giờ cũng làm động tác dò mìn: cách thức di nhẹ ngón chân xuống đất đẩy nhẹ xem đất cứng hay mềm, có kênh cộm mũi bàn chân không, khi thấy chắc đặt bàn chân xuống. Các bước chân đều làm như vậy trong hành tiến. Kết quả, việc vượt qua bãi mìn cũng dễ dàng. Chỉ có điều anh em ta sốt rét mà đi khom dò mìn như thế này nhanh mỏi mệt lắm. Ai cũng kêu đau hai bắp chân, bắp đùi. Loại mìn điện chập mạch: Loại gài không có người điểm hỏa. Loại này chỉ có thể gài khi chắc chắn trời không có mưa. Bẫy của nó có khi là đè nổ, có khi là vướng nổ tùy địa hình cụ thể mà bọn địch có thể gài nhưng rất ít gặp. Trong thực tế, địch thường dùng một vật cách điện ngăn cách làm dòng điện bị hở. Khi có người làm vật cách điện rơi ra, làm nối kín dòng điện sẽ gây nổ mìn. Nói chung các bẫy này cách phát hiện cũng giống như vướng và đè nổ.


Giới thiệu xong các loại mìn, các trung đội tổ chức huấn luyện. Tổ chức tập luyện động tác ở tiểu đội. Mọi cán bộ, chiến sĩ đều phải làm đi làm lại các động tác nhiều lần. Tối nào cũng tổ chức hợp luyện từng trung đội. Các trung đội tổ chức các mũi tiềm nhập từ ngoài vào doanh trại của đơn vị... Đại đội quy định các hướng, mũi đột nhập cho các tổ, công bố trên đường hành tiến của các tổ có gài các loại mìn. Trên đường tiềm nhập có bố trí quân xanh. Các tổ phải đi qua con đường quy định để kiểm tra. Tổ trưởng phải nhận được chứng cứ do quân xanh giao cho, nếu không có nó chứng tỏ đột nhập không đúng hướng, không hoàn thành nhiệm vụ. Trên các con đường ấy quân xanh đặt nhiêu loại mìn đè, vưóng nổ. Dụng cụ để báo hiệu mũi tiềm nhập đạp phải mìn thật đơn giản, nó là một ống lon sữa bò được chế thành cái bẫy khi chốt hãm chiếc búa gõ bị kéo ra thì theo chiều trả lại bình thường của chiếc dây cao su bị xoắn, làm cho nó liên tục gõ vào đáy ống lon kêu "coong coong" rất giòn và dài... khi có tiếng kêu như vậy ở hướng nào thì có nghĩa tổ đó đã vướng mìn hy sinh "không hoàn thành nhiệm vụ". Mấy ngày tập luyện như vậy không tổ nào không hoàn thành nhiệm vụ. Anh em các tổ đều nói: "Dây vướng bằng ni lông dễ phát hiện lắm. Có lúc nhìn thấy được và việc làm bật cái chốt của quả mìn ra cũng không phải là nhẹ lắm".

Kết thúc đợt huấn luyện, anh Đồng trợ lý Ban 2 nói:

"Trong thực tế, đi vào đồn giặc ta không thể nằm sấp bụng xuống để hành tiến mà chủ yếu là đi khom thấp, hay khom cao. Ở đây, trong hướng dẫn giới thiệu cách khắc phục, hay phát hiện mìn trong hành tiến của trinh sát, còn nói chung thì tháo dỡ mìn nhất thiết phải nằm sấp càng sát đất càng tốt. Hai là đây là huấn luyện, nêu nhiều kiểu mìn bẫy phức tạp là thực hiện phương châm huấn luyện khó, phức tạp hóa vấn đề, để trong thực tế đơn giản, dễ dàng hơn thì anh em mình tự tin hơn. Cũng phải nói để anh em thấy là địch không thể chỗ nào cũng gài được mìn, và cũng không thể có để mà gài mọi chỗ. Rút kinh nghiệm chung, anh nói như vậy cần khi tôi lên nhà đại đội anh nói có vẻ châm biếm: "Mi nghĩ ra nhiều kiểu bẫy hay thiệt đấy, cũng hay hề". Anh phê bình tế nhị nhưng không ác ý. Trong khi tổ chức huấn luyện, tôi rất lo, chỉ một vài tổ khi làm các động tác phát hiện mìn mà bị bật chốt, vướng nổ, hay sập kim hỏa mìn đè nổ, hay khi đột nhập đêm bị báo động sẽ gây ra tâm lý hoài nghi về hiệu quả khắc phục, sẽ phản tác dụng việc sửa chữa tư tưởng sợ mìn. Khi anh Đồng nhấn mạnh mấy ý trên và cách nói châm biếm riêng tôi hiểu anh đã rất lo về việc tôi nêu ra quá nhiều kiểu bẫy phức tạp và cũng thấy mình đã hơi liều một cách vô thức.


Tôi nói: "Em muốn để anh em mình có niềm tin vào khả năng ta có thể vô hiệu hóa mọi kiểu cách cản phá, mưu hại ta của kẻ địch. Vì đây là bài học chữa tư tưởng mà anh". Anh cười và nhắc: "Cấm được tự ái đấy".

Khoa mục thứ hai tôi được đại đội phân công lên lớp là khắc phục vật cản. Tôi đã cùng toàn đơn vị công phu xây dựng hệ thống chướng ngại gồm tất cả các kiểu hàng rào đã thấy trong thực tế; cả hào chống xe tăng và bộ binh đột nhập, hào này rộng 3 mét sâu 2,5 mét. Thành hào hai bên và đáy đều có cắm chông tre. Kiểu hào này tôi chưa từng gặp lần nào. Trong quá trình huấn luyện, đạo diễn còn nêu các tình huống dễ giật mình, hay gây cười để anh em tập cách nín, khắc phục ho, đánh rắm có tiếng kêu, cười, v.v... Phương châm huấn luyện kết hợp rèn luyện và tập khó để ứng dụng dễ dàng trong thực tế. Khoa mục này sau khi hạ xong, trong lúc đang tổ chức thực hành thì cậu Trò liên lạc đại đội ra gọi tôi và Đặng Văn Rít về đơn vị nhận nhiệm vụ... Tôi và Rít được thông báo đúng 8 giờ có mặt ở bên kia sông Tranh, ngay ngã ba bến vượt sông có xe đón. Tôi và Rít khẩn trương chuẩn bị tư trang gọn nhẹ xuất phát vượt sông gần giờ hẹn. Từ Bến Lội lên đường số 14, nhìn lên và phía dưới dốc đều không thấy chiếc xe nào. Tôi bảo Rít: Có lẽ xe chưa tới. Chúng tôi không nói nhưng phân vân lắm, vì chưa bao giờ đi công tác bằng "xe". Tôi và Rít định tìm chỗ ngồi. Theo thói quen, tôi nhìn lên đỉnh dốc của con đường thấy có một người nhô ra, ông ta mặc bộ bà ba màu xanh trứng sáo vẫy chúng tôi một cái rồi khuất luôn vào đỉnh dốc. Tôi và Rít vội chạy lên, thủ trưởng đùa cho xe chạy một đoạn, làm hai đứa phải chạy theo một đoạn nữa mệt thở cả bằng tai. Trên xe com măng ca Bắc Kinh có một anh cần vụ to lớn như hộ pháp, một người đàn bà chừng 30 tuổi. Chị là bác sĩ Hà, vợ thủ trưởng. Thủ trưởng Nguyễn Nã, sư đoàn phó tham mưu trưởng Sư đoàn 711. Chúng tôi lên xe ngồi vào vị trí của mình trong xe im như thóc, chỉ có tiếng động cơ xe và làn khói bụi mù lên phía sau. Xe chạy theo đường số 14 ngược ra phía bắc. Trên đường, có nhiều đơn vị công binh và thanh niên xung phong đang phá núi mở rộng hoặc sang sửa mặt đường, khí thế rất sôi động khẩn trương, có nhiều đoạn đường đã sửa xong và rải nhựa rất bằng phẳng, xe đi êm như ru. Thỉnh thoảng từ phía núi có chú khỉ hay thú rừng băng qua đường, vọt xuống các khe núi. Cảnh tượng thật thanh bình. Thỉnh thoảng thủ trưởng hoặc chị Hà mới cất tiếng nói về một việc gì đó thường là rất ngắn gọn. Tôi đang liu riu ngủ vì sau nhiều giờ suy đoán về chuyến đi không biết mục tiêu này, đâm ra buồn ngủ. Bỗng xe dừng lại, tôi mở mắt nhìn. Anh cần vụ dựa người vào cửa xe nhằm lên mép trên của bờ tả ly, súng thể thao nổ gọn một tiếng, con kỳ đà đã bị trúng đạn lăn xuống rìa đường. Anh chàng nhanh nhẹn chạy tới nhặt con vật bỏ vào thùng xe. Câu chuyện về con kỳ đà, đặc điểm sinh sống, chất lượng thịt của nó rôm rả được vài ba phút, sau đó lại là những khoảnh khắc yên lặng dài lê thê. Tối đó, chúng tôi nghỉ ở một binh trạm nào đó, nơi bãi khách có một con suối khá lớn. Rừng cây cao nhiều trái bứa, bồng boong chín rụng đầy dưới gốc. Nhiều đoàn bộ đội vào ra đang lao xao dừng chân nghỉ đêm tại đây.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 07:03:55 am »

Theo quy định, chúng tôi nấu ăn nghỉ tại bãi không được tiếp xúc hoặc gặp gỡ ai ở các đoàn vào hay ra. Thủ trưởng Nã và chị Hà vào nghỉ ở chỉ huy sở của binh trạm. Anh em tôi mỗi người chuẩn bị nhanh chỗ ngủ. Thực ra chỉ mắc một cái tăng và võng. Lo xong chỗ nằm mấy anh em làm thịt kỳ đà. Tôi và Rít lăng xăng làm các việc anh cần vụ sai khiến. Tối đó, ăn cơm có thịt kỳ đà, loại bò sát này thịt trắng như thịt gà, ăn thơm ngon lạ. Cơm xong, mọi người đều lên võng nằm, chẳng ai nói chuyện. Tôi ngủ lúc nào không hay. Khi anh cần vụ gọi dậy ăn sáng để hành quân tôi mới nghe được tiếng ồn ào của bãi khách và nước suối chảy rì rào.


Sáng sớm xe lại bon bon không nghỉ đoạn nào. Càng ra phía ngoài mặt đường nhựa càng phẳng đẹp hẳn lên. Nhiều dốc núi cao quanh co. Đến một ngã ba sông, xe chúng tôi rẽ phải sang phía đông, qua một con đập lớn (cống + cầu), đến khu rừng già núi cao thấy thỉnh thoảng có một vài tốp bộ đội mặc quân phục quân đội nhân dân và cả các nhóm dân chính. Đến gần tối thì xe dừng lại ở một khu doanh trại tại một cánh rừng già khá bằng phẳng. Các dãy nhà bộ đội ở đều đào nửa chìm dưới mặt đất, nửa nhô lên cỡ một mét theo kiểu hầm bò của bộ đội Trường Sơn, có cả sân bóng chuyền. Đêm đó thủ trưởng Nã gọi tôi lên giao nhiệm vụ:

- Một cậu ở lại với mình. Một cậu sẽ cắt rừng đến điểm này! - Chiếc bút chì đỏ trên tay thủ trưởng Nã dừng lại ở một địa danh. Tôi đọc: "Tí Lở" xã Sơn Phước. Cái điểm đó nằm ở phía đông bắc dãy núi "Dùi Chiêng", ngay gần sát bờ sông Thu Bồn, nơi ký hiệu bản làng. Có con đường mòn chạy đến bên sông, tôi đọc nhanh và ghi nhớ góc phương vị phải đi là đông nam, điểm dừng là hạ lưu con sông Tranh, đoạn tên gọi của nó được đổi thành Thu Bồn. Thủ trưởng nói tiếp: Đi thật khẩn trương để 17 giờ ngày N có mặt ở điểm để đón đoàn công tác bên kia sang. - Thủ trưởng mở xắc cốt lấy ra một phong bì đưa tôi: Cậu đưa thư này cho đồng chí trưởng đoàn. Tôi khẽ "Dạ". Xong việc, cậu về đơn vị nhận nhiệm vụ khác. Thủ trưởng đưa đầu bút lên vài điểm cao đều ở phía đông con đường tôi xuyên sơn nói: "Những chỗ này có địch đang chốt giữ, những chỗ này địch có thể phục kích hay trinh thám đi dò la. Đi đường phải tránh gặp địch, tránh dân, không được đi theo đường mòn". Nói một mạch liền như đã hết điều cần nói, thủ trưởng gấp tấm bản đồ lại bỏ vào xắc cốt. Lúc ấy ông mới nhìn tôi như thẩm định một điều gì đó rồi mỉm cười rất tiết kiệm: "Cậu phụ trách lên đi, việc quan trọng đấy". Tôi: "Dạ" to hơn một tý rồi xin phép ra về nơi Đặng Rít đang ngồi chờ. Tôi nói với Rít: "Cậu ở lại đây với thủ trưởng Nã còn tớ sẽ đi công tác không quay lại đây nữa. Anh em mình chia tay nhé. Sáng mai tớ phải đi rất sớm thì mới kịp". Tôi ra đi khi Rít còn đang ò...o. Tôi không hề biết đơn vị đó là đơn vị nào, địa danh nào. Ghi nhớ từ buổi tham mưu trưởng giao nhiệm vụ trên bản đồ, tôi băng rừng theo hướng đông nam mà đi. Nhìn bản đồ của thủ trưởng tôi biết rằng cứ đi theo đường mòn sẽ đến điểm hẹn. Tuy nhiên, lời dặn ngắn gọn của thủ trưởng "Không được đi đường mòn" chắc chắn không phải là thừa, nghĩ vậy tôi yên tâm, kiên gan mà xuyên sơn, xuyên sơn thì vất vả rồi, nhiều chỗ rừng non lau lách, dây leo chằng chịt đạp cây mà đi, có chỗ thì phải băng qua sườn núi dựng ngược lên, thỉnh thoảng mới có đoạn rừng già, hay tre trúc tạm là dễ đi một chút. Trong kỹ thuật, đi xuyên sơn ở đơn vị có cậu Thuyên dẫn đầu đoàn cán bộ đi công tác, đi thế quái nào suốt cả đêm đến sáng thì lại trở về quả đồi khi xuất phát. Tôi được gọi là xuyên sơn tốt nhưng trước đây đoạn đường chỉ vài ba tiếng, chưa bao giờ đi đoạn dây cung của một tuyến đường gần hai ngày xe chạy ròng rã như thế này. Tôi biết rằng chỉ cần chệch đi vài độ là không thể đến được mục tiêu, nếu lệch sang phía đông có thể chọc vào các vị trí địch bố trí như thủ trưởng Nã đã lưu ý trên bản đồ. Tuy nhiên, tôi cũng tự tin vào kỹ thuật của mình. Hơn nữa các mục tiêu mà tham mưu trưởng chỉ, phía bắc nó là một cánh đồng khá rộng nếu chưa gặp nó thì chưa đến những nơi có địch được. Điều lưu tâm của tôi là phải tránh những người dân, khi thấy có nhiều dấu vết họ đi lấy "dầu rái” và than hay củi ở trên các cánh rừng. Hoặc lo làm sào không đâm vào ổ địch phục hay bất ngờ gặp bọn thám báo, ngoài ra còn phải coi chừng thú dữ, chủ yếu là cọp hay gấu. Tôi nhớ lại trận chống lại con gấu con mọn ở Kon Tum mà thấy ớn. Lúc đó, gần đơn vị có cậu Hoằm giúp một tay chứ không khó mà thoát, hoặc có thoát thì mặt mũi cũng bị sẹo nhành ra. Tôi đi rất mải miết, nhiều lúc gặp những đoạn đường mòn như trêu ngươi. Leo dốc càng mệt thì con đường mòn mỗi khi gặp càng trở nên quyến rũ. Mỗi lần như vậy, tôi lại nhớ đến lời dặn "Không được đi đường mòn", tôi lại thấy những điều cần được nói ra từ miệng những con người "Tiết kiệm lời nói" thì chẳng bao giờ thừa. Thế là tôi kiên tâm xuyên sơn, chẳng biết mấy giờ, làm gì có đồng hồ, cứ đi liên tục, chỉ dám dừng lại để xác định hướng và góc của chiếc địa bàn. Quần áo thì lúc ướt lúc khô, thỉnh thoảng lại gặp một con thú nhỏ chạy trốn người. Quãng quá nửa chiều tôi gặp một con suối nước vàng khè. Con suối chảy về phía đông theo bản đồ của thủ trưởng nó sẽ qua một khu làng bỏ không rồi đổ vào dòng sông Thu Bồn. Con suối này được gọi là khe Diễn ở đoạn hạ lưu. Băng qua suối vàng leo lên một yên ngựa gặp con đường mòn, đến sát đường quan sát kỹ thấy đây là con đường dân đưa gỗ từ rừng về. Vết gỗ do trâu kéo tạo thành những con mương cạn khá sâu vào sườn núi. Con đường đi vòng vèo về phía Tí Xé, bờ tây sông Thu Bồn, Bến Lội bên tả ngạn này người ta gọi là "Tí Lở". Tôi bám cách đường mòn 4 mét đi về phía Tí Lở, đến đoạn con đường nằm sát bờ sông, nằm đây quan sát thấy bên lở bờ thành vách đứng, có lẽ thế mà dân gọi bên này là Tí Lở, còn bên kia thì được bồi lấn ra lòng sông tạo thành bãi cát rộng ven bò chạy xa mới đến mép nước do vậy gọi là Tí Bồi. Con sông này chảy qua cửa Hòn Kẽm, nước chảy xiết như xé mảnh đất Sơn Phước này ra làm hai nửa nên gọi là "Tí Xé".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 07:04:51 am »

Thành ra "Tí Xé" bao giờ cũng gắn với "Tí Lở", "Tí Bồi". Ngồi ở đây nhìn về phía bắc trên đỉnh dãy núi cao có một căn cứ địch, đó là Nông Sơn. Nông Sơn nằm sát bờ tả con sông Thu Bồn. Từ Nông Sơn đến Tí Lở phải qua một cánh đồng bằng phẳng, qua làng mạc bỏ hoang, qua khe Diễn qua một làng hoang nữa mới đến khu ruộng rẫy bậc thang dân đang trồng hoa màu. Đó là khu vực chân núi, phía tây nam và nam Nông Sơn. Khoảng cách từ căn cứ Nông Sơn đến Tí Lở khoảng 7km. Phía đông căn cứ Nông Sơn bên bờ hữu sông Thu Bồn là núi Cà Tang có dáng ngộ nghĩnh, y như cái răng bừa chổng ngược. Thiên nhiên kỳ thú tạo ra một quả núi dị thường. Trên đỉnh Cà Tang có một trung đội địch chốt giữ, phía bắc Cà Tang là khu đập Vĩnh Trinh huyện Duy Xuyên. Phía đông bắc là quận lỵ An Hòa, chi khu Đức Dục. Dưới chân núi Cà Tang là xã Trung Phước. Nhìn qua bên kia sông về phía đông nam là dãy núi Chòm cao sừng sững, chạy suốt từ bờ đông sông Tranh đối diện với Hòn Kẽm, bờ tây sông Tranh sang phía đông cắt ngang huyện Quế Sơn đến tận đèo Le nối tiếp nhập vào cụm đồi núi đồ sộ Hòn Tàu. Đoạn từ Hòn Kẽm dãy núi phát triển hình vòng thúng chạy ra khu đồi tôi đang ngồi. Nhìn cái cửa sông có Hòn Kẽm và núi Chòm kia bờ dốc đứng, tựa hồ như chỗ đó bị đào cắt đôi dãy núi để thành sông vậy. Giả sử đắp một con đập ở cửa Hòn Kẽm chắc chắn sẽ tạo ra một hồ nước cực lớn ở khu vực sông Tranh mà toàn bộ dãy núi Chòm, dãy Hòn Kẽm là một bờ hồ vững chãi. Có thể góp phần trị những trận lũ lụt ở hạ lưu sông Thu Bồn hầu như năm nào cũng có vào khoảng tháng 10. Quan sát địa hình thấy Nông Sơn khá đơn độc. Con sông Thu Bồn chia cắt nó với hậu cứ An Hòa, Đức Dục, Cà Tang. Sông Thu Bồn uốn khúc ôm lấy nó từ phía nam qua đông và đông bắc rồi chảy tiếp lên phía đông bắc hội nhập với sông Vu Gia và rẽ ngoặt sang đông về cửa Hội An. Toàn bộ phía bắc, tây, tây nam - nam là rừng núi trùng điệp và các khu ruộng rẫy bằng phẳng, làm Nông Sơn phơi mình ra để mọi người quan sát từ nhiều phía. Tôi đã hiểu tuyến đường xuyên sơn và nhiệm vụ sắp tới. Chính Nông Sơn là mục tiêu mà trinh sát chúng tôi sẽ điều tra để sư đoàn tổ chức trận đánh tiêu diệt, mở rộng vùng giải phóng ra toàn bộ tả ngạn sông Thu Bồn. Mặt trời đã xuống khuất những tán cây rừng, ánh nắng chỉ còn hắt lên vùng trời màu đỏ tía, không còn người dân nào dưới các ruộng rẫy. Ở nam Nông Sơn, không thấy bóng một người dân nào bên Tí Bồi, Tí Lở. Đã gần đến giờ liên lạc nên sau khi suy tính tôi theo đường mòn đi về phía bến sông có xóm Tí Lở, gặp đoàn cán bộ, chủ yếu là những người lạ, một đơn vị bộ đội nào đó. Tôi đưa thư cho người phụ trách, đồng chí này xem thư xong hỏi đôi điều về tuyến xuyên sơn và con đường xe. Tôi kể với đồng chí khu vực sư đoàn tập kết ở Bến Lội sông Tranh đi xe ô tô theo đường 14 đến điểm thủ trưởng Nã, xe com măng ca chạy liên tục khoảng 20 tiếng liền. Đi xuyên sơn từ chỗ thủ trưởng đến đây khoảng 12 giờ. Nếu đi đường mòn có thể nhanh hơn một chút. Anh cán bộ gật gù bắt tay tôi nói: "Cậu đi nghỉ, mai về đơn vị có việc gì đó thì phải". Anh và tôi không hỏi tên nhau, mọi người chỉ hiểu rằng đó là đồng đội. Sáng hôm sau du kích đưa đò, tôi qua sông và đi suốt ngày theo sườn vách núi Chòm qua Sơn Ninh, Sơn Phúc vượt đèo Le về Sơn Thạch, đến đêm về Phước Sơn nơi đại đội đang đóng quân. Đơn vị đã tổ chức huấn luyện xong. Anh Giáo, chính trị viên bắt đầu triển khai làm nương rẫy để tăng gia sản xuất. Trung tuần tháng 9 năm 1973, anh Tròn, đại đội phó phụ trách toán trinh sát đi chuẩn bị chiến trường. Tổ có tôi và Thuần "còm", Lập "nhái", Thể, Tịu, Liên. Xuất phát đi theo con sông Trầu, theo đường mòn xuôi dòng sông Tranh bên hữu ngạn. Đến chiều, nhìn về phía trước, tôi biết đang đi về phía Hòn Kẽm. Gần tối, đến lán du kích ở chân núi Chòm, anh Tròn liên hệ, họ nhận lời đưa chúng tôi đi sang Tí Xé xã Sơn Phước bằng đường thủy. Hai chiếc thuyền chở chúng tôi xuôi dòng. Đến cửa Hòn Kẽm, nhìn lên hai bên bờ sông dựng đứng vách núi đá. Nước sông trong vắt chảy xiết, bóng núi in sâu  dưới mặt nước. Tôi có cảm giác ớn ớn cảnh "nước non”. Đi qua khe của hai dãy núi đồ sộ, thăm thẳm tạo nên cửa hút gió rất mạnh. Mặt nước nổi sóng làm con thuyền chòng chành, cái cảm giác như đi qua "Cửa Tử" như cậu Thể nêu ra, tôi thấy cũng đúng.


Qua cửa Hòn Kẽm một đoạn, đến bến sông mà mấy ngày trước cô du kích đã đưa tôi từ bến Tí Lở qua. Anh Tròn dẫn cả nhóm đi theo đường về phía bắc cách Bến Lội một chút, đó là khu trại của du kích Tí Bồi thuộc xã Sơn Phước. Du kích ở đây rất ít. Đón chúng tôi duy nhất chỉ một cô. Cô gái rất vui tính, lo toan cơm nước, hướng dẫn chúng tôi phân tán ra một vài căn lán để nghỉ ngơi. Sau đó cô đi đâu không rõ. Sáng sau, anh Tròn cử một nhóm do Thể phụ trách, có cậu Liên và Lập đi địa hình, theo dõi Nông Sơn và khu vực tiếp giáp xã Trung Phước, nhiệm vụ giao cho tổ thế nào tôi không được rõ. Anh Tròn chỉ nói với tôi rất ngắn gọn: "Chờ đến 18 giờ, chúng nó không về thì ta xuất phát. Đến giờ xuất phát du kích dẫn chúng tôi xuống bến. Đứng ở bãi cát Tí Bồi, anh Tịu quấn một điếu thuốc châm lửa hút. Tôi để ý thấy anh kéo mấy hơi rồi cứ nhìn chòng chọc vào điếu thuốc. Mặt có vẻ căng thẳng. Tịu khẽ lắc đầu. Thuốc cháy lẹm, anh vứt mẩu thuốc đi, cái đầu ngoẹo ngang tàng lắc lư tiến về phía anh Tròn. Tôi không nghe Tịu nói gì, chỉ thấy anh Tròn nói hơi gắt: Chỉ mê tín. Đi thôi! - Anh khoát tay ra hiệu xuống thuyền. Lúc này trời đã tối hẳn. Anh Tròn, Tịu ngồi một thuyền đi trước, thuyền tôi đi sau. Xuôi dòng đến gần khe Diên thì bỗng nghe bên bờ hữu sông Thu Bồn súng AK của tổ cậu Thể nổ Theo quy định, đó là không an toàn, có địch hoạt động ở khu vực chân ấp không người. Nơi chúng tôi sẽ đổ bộ. Anh Tròn cho thuyền quay lại. Nước sông chảy rất xiết nên việc quay lại rất khó khăn. Thuyền chúng tôi phải đi sát bên bờ Tí Lở, lợi dụng nước quẩn để ngược dòng về nơi xuất phát. Đến trại du kích thì Thể dẫn tổ đã về ngồi nghỉ ở lán. Anh Tròn hỏi tình hình địch thì mới vỡ lẽ là do sơ suất, để hiểu lầm chứ không hề có địch.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 07:05:39 am »

Số là: Tổ Thể ngồi đài quan sát suốt ngày chẳng thấy địch hoặc dân hoạt động ở khu vực tổ điều tra sẽ đột nhập, cả bờ bên này cũng thế. Khi anh em rút về, cậu Liên nhìn xuống bãi cát bờ sông có chú chim đậu ở bụi cây liền làm động tác tiềm nhập tiếp cận để bắt chim. Khi thấy bãi quá trống trải, anh ta lo chim sẽ phát hiện bay mất bèn sử dụng súng để bắn, mục tiêu con chim đã hoàn toàn chi phối làm cậu ta quên béng cái mật hiệu báo động cho tổ công tác. Khi súng nổ, các cậu mới nhớ đến việc sẽ làm lỡ cuộc đột nhập vào căn cứ địch của đồng đội. Cả toán đang ngồi như phỗng lo lắng vì sẽ bị kiểm điểm. Anh Tròn không quở trách gì mà chỉ nói gọn lỏn: "Mai phải cẩn thận". Còn anh Tịu thì cười tít mắt lại. Tôi hiểu anh rất đắc ý về điềm báo chẳng lành của điếu thuốc cháy lẹm đã được kiểm chứng bằng việc chuyến đi không thành. Tịu được anh Tròn giao đi đài quan sát từ sáng. Buổi tối anh Tròn dẫn tôi và Thuần còm ra bờ sông. Đồng chí xã đội trưởng tên là Dũng đưa đò cho chúng tôi xuôi dòng. Con thuyền cập vào bờ nam ấp không người, dưới chân căn cứ Nông Sơn, nước sông lúc đó xuống thấp làm chúng tôi phải lội một đoạn dài, bùn lầy đến gần đầu gối. Vào đến bờ, mọi người lấy cây cỏ gạt sạch bùn đất, nai nịt gọn gàng để chuẩn bị tiềm nhập. Đêm trăng không sáng lắm, chỉ đủ độ để chúng tôi nhìn thấy nhau ở cự ly 5 đến 6 mét. Anh Tròn đi đầu, tôi chăm chú quan sát tấm lưng to bè của anh, lúc cao lúc thấp tiến lên phía trước một cách tự tin, làm tôi rất ấm lòng. Có lẽ lần đầu tiên có một đồng chí cấp trên tự nhận lãnh trách nhiệm đi số một. Chỉ bằng hành động đó, tôi thực sự hiểu anh Tròn là cán bộ gương mẫu và dũng cảm. Tôi bỗng thấy tự hào vì có đồng đội như thế. Đi qua các ruộng rẫy nhà dân bỏ hoang, đi lên sườn tây nam của Nông Sơn, vượt qua một khe khá sâu, chúng tôi đến sườn phía nam của bình độ 200, điểm nhô ra ở phía đông căn cứ Nông Sơn. Sườn núi dốc khá đứng, lau lách mọc um tùm. Anh Tròn với sức vóc mạnh mẽ, không mệt mỏi dùng tay rẽ những gốc lau, cây. Khi có những gốc to cứng thì dùng dao găm cắt, tạo thành một luồng đường rất bí mật. Chúng tôi bò như chồn theo sau anh Tròn lên dốc mà mệt đến rã rời. Chắc anh Tròn phải mệt lắm, cái anh chàng chẳng mấy khi nói cười này cứ làm việc cần mẫn như con ong ấy thôi. Khi lên lưng chừng dốc gặp hàng rào thép gai, anh ngồi lại quay mặt về phía tôi. Tôi hiểu là dừng lại để nghỉ, anh không muốn để tôi đến gần, có lẽ anh gỡ một quả mìn hay cái bẫy nào đó chăng. Anh không muốn để nhiều người gần các tình huống nguy hiểm. Sau hơn mười phút, tấm lưng to bè của anh lại dịch chuyển về phía trước. Tôi theo anh qua 6 hàng rào, loại rào đơn bùng nhùng được bố trí từ lâu nên lau lách mọc trong đó làm cho việc dò mìn, vạch lối rất mất thời gian. Qua các hàng rào, tôi hiểu anh Tròn cực kỳ tỉ mỉ. Cái tỉ mỉ đầy trách nhiệm đối với đồng đội. Đó là những mối buộc rào, chốt an toàn mìn. Tất cả đều được đánh dấu trong đêm tối. Người đi sau nhất thiết sẽ nhận ra được qua hàng rào thứ 6 lên đến mặt phẳng bình độ 200 chỉ vài mét, đây là bãi trống cỏ mọc lưa thưa, là bãi đỗ trực thăng rất tốt. Cái điểm nhô ra phía đông này khá rộng, bề ngang chừng 50 mét nhưng chiều dài chừng 800 mét. Với diện tích này, địch có thể tập kết được một tiểu đoàn. Khi chúng tôi băng qua bình độ 200, chui vào các lớp rào ở sườn bắc thì bọn địch cũng báo thức. Chúng dậy tập thể dục trên căn cứ cao hơn chỗ chúng tôi giấu mình dưới các bụi lau lách, chờ tối sẽ tiếp tục công việc. Mỗi đứa chúng tôi chọn một chỗ nằm có thể quan sát lên Nông Sơn để cả ngày hôm đó ăn lương khô 701, loại lương thực thơm ngon như bánh khảo, chỉ tội tốn nước. Trời về trưa không khí oi nồng. Cái nóng như rang trên quả đồi trọc của miền Trung này thật khó chịu. Khi mồ hôi tuôn ra ngấm đọng lại các vết cắt do lá và cây lau lách, gai dây thép tạo ra quả là không dễ chịu chút nào. Đau và ngứa ran lên suốt cả ngày. Có lẽ do vậy mà bớt đi sự lo sợ địch phát hiện chăng. Quả thực, tôi chỉ bận tâm vào việc làm sao giảm được rát ngứa và cơn khát cứ tăng dần lên. Lúc này tôi mới thấy tiếc rẻ rằng tại sao không mặc áo vào cho đỡ khổ, ai bảo dại mà cả lũ cởi trần trùng trục thế này. Nước bọt trong miệng đặc quánh dần lại, chịu - đố mà ăn thêm được mẩu lương khô thơm ngon nào nữa. Anh Tròn ra hiệu dọn sạch lương khô đi kẻo kiến nó mò đến thì có mà toi. Tôi gật đầu nhắc cậu Thuần còm. Hắn cười nhe răng trắng nhởn, ra điều hết sạch lương khô rồi. Tôi lầu bầu: "Đúng là gầy thầy cơm". Nhìn toàn bộ sườn đông và bố phòng phía đông của căn cứ thật là rõ. Từ bình độ 200, bộ đội có thể vận động lên căn cứ dễ dàng, còn toàn bộ sườn đông dốc đứng có một tả ly được tạo ra để làm một con đường nhựa chạy từ ấp Đại Thái Bình ở chân núi phía bắc lên đỉnh Nông Sơn. Khu chỉ huy của tiểu đoàn địch số 69 và tiểu đội thông tin cũng bố trí ở hướng này. Nơi dáng đất hơi lõm vào làm cho toàn bộ bề mặt của căn cứ giống như cái dạ dày bò.


Cả một ngày dài dằng dặc cũng qua đi. Cái khát, cái rát, ngứa như đã quen thành bình thường. Anh Tròn dẫn chúng tôi tiếp tục đi xuống phía chân sườn núi khi trời đã tối hẳn. Màn đêm giúp chúng tôi tự do vượt qua ba lớp rào đến một con đường mòn đã bỏ từ lâu, cây mọc không còn thấy đường nữa. Theo con đường này, dọc theo hàng rào ngoài cùng, địch bố trí một bãi mìn dày đặc, toàn mìn ba râu tôm. Ba cái râu cứng như nan hoa xe đạp, đặt chân vào biết ngay. Bằng cách ấy, chúng tôi đi trong bãi mìn của địch không mất nhiều thời gian lắm. Bãi mìn này địch gài đã quá lâu, cây cối mọc cao hơn một mét, chẳng bao giờ chúng nó kiểm tra đến làm gì. Có thể nghĩ vậy nên anh Tròn không nhắc đến việc ngụy trang lại lối đi. Đi dọc theo lối mòn cũ thì gặp một khe nơi hội thủy của hai sườn đông và sườn đông bắc. Tôi nghe như có tiếng nước róc rách, mừng rơn, sờ tay xuống đất đá cỏ cây lổn nhổn, ẩm ướt. Nhấc một hòn đá ra tạo thành cái vuông có nước đọng lại, tôi khum hai bàn tay vục uống mấy ngụm, tuy có ngang một chút nhưng mát cổ họng, mát tận ruột, nhẹ cả người, mệt mỏi gần như biến hết. Men theo khe núi này ngược lên một đoạn mới biết phía trên là nhà bếp của bọn địch. Chúng vứt xuống khe núi này bao nhiêu là rác rưởi. Vượt qua khe núi, đi lên sườn bên kia đến tận con đường nhựa không thấy có hàng rào nào nữa. Anh Tròn bảo quay lại đi theo đường cũ về ấp không người. Mấy anh em qua khe Diễn thì trời đã mờ sáng. Đến khu vườn cũ trên cánh đồng tiếp giáp với núi Dùi Chiêng, mệt quá anh Tròn cho nằm nghỉ, chẳng ngờ cơn buồn ngủ đã chiến thắng. Ba chúng tôi ngủ ngon lành trên thảm rác, cỏ do nước lũ trước đây tấp lại, dày trên nửa mét. Khi rát mặt, tôi mở mắt thấy mặt trời đã lên gần đến đỉnh đầu. Bụng tôi đau quặn đi cầu thấy phân đen như bùn lúc sau không thấy đau nữa. Anh Tròn và Thuần đang ngáy ngon lành. Tôi đánh thức hai người dậy để đi về xóm Tí Lở. Cô Hoa du kích đưa chúng tôi qua sông về Tí Bồi an toàn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 07:07:50 am »

Mấy ngày sau đó, tổ chia ra đi địa hình ở nhiều khu vực. Một lần cô Hoa dẫn tôi đi khu vực núi Chòm, giáp với xã Sơn Ninh, Hoa vui vẻ nói chuyện:

- Em là xã đội phó, ở đây chủ yếu đưa đò cho bộ đội và các đoàn cán bộ khu về các huyện, hay các huyện lên khu.

Tôi đã hiểu bến sông này. Con đường mòn từ Tí Lở ngược với hướng tôi xuyên rừng chính là con đường tiếp tế từ đồng bằng Quảng Nam, lên căn cứ cách mạng. Khu vực mà thủ trưởng Nã đưa tôi đến chính là khu vực dừng chân của trung đoàn. Hôm đó thủ trưởng đi giao nhiệm vụ chiến đấu. Tôi hỏi Hoa:

- Căn cứ Nông Sơn, địch thuộc lực lượng nào?

- Biệt động quân anh ạ. Dân gọi là lính 69 - Hoa nói vẻ thông thạo.

- Nó có hay càn, hay bắn phá sang bên này sông không?

- Mấy năm nay ít lắm. Năm ngoái, có chiếm khu Dùi Chiêng. Hoa chỉ về quả núi bên kia sông. Bên này thỉnh thoảng mới bị bắn phá.

- Chắc pháo ở Đà Nẵng - Đức Dục?

- Cả pháo ở Nông Sơn. Trên đó có hai khẩu 105ly. Trước đây nó thường xuyên bắn vào hai bến sông này vì chúng biết ta chuyển hàng hóa từ đồng bằng lên mà. 

Hoa chỉ các quả đồi, phần nhiều là đồi núi trọc ở gần bờ sông Thu Bồn. Có lẽ địch làm như vậy để dễ quan sát, kiểm soát. Nhiều đoạn qua khe, qua suối cô Hoa đi trước, nhìn dáng nhỏ bé, đôi gót chân tiếp đất thật nhẹ nhàng, đôi chân gầy không có bắp thịt trắng xanh nhưng nhanh nhẹn rắn rỏi, cũng có lúc tôi thấy bám địch trong rừng chỉ có hai người một nam, một nữ kể không thoải mái như cùng là đàn ông với nhau, nhất là có những tình huống bất ngờ. Thật là:

   Cô du kích trẻ
   Dẫn anh luồn rừng
   Trông thật là xinh
   Bỗng bất thình lình
   Trời đổ cơn mưa
   Chỉ tại trời mưa
   Nó bất thình lình
   Để thấy cô mình
   Nõn nà ngà ngọc
   Thật tình chẳng muốn quay đi.


Hoa có người yêu là Động, xã đội trưởng. Hoa cười nói rất tự nhiên kể về chuyện tình của người du kích, đặc tính người dân ở đây: "Đồn rằng con gái Quảng Đà, mất một mùa thuốc chết ba vạn người".

Chúng tôi chia tay du kích xã Sơn Phước. Cô Hoa, anh Dũng, Tí Lở, Tí Bồi, xa vùng quê nổi tiếng trồng thuốc lá, thuốc nặng và thơm ngon, "thuốc lá Tí Xé". Tôi lại trở về B3 cùng anh em củng cố doanh trại và sản xuất. Khu vực đơn vị đóng quân, dân cư khá đông đúc. Dân hầu hết là cụ già, đàn bà và trẻ em. Đàn ông trẻ khỏe không thấy ai. Có một vài ông trung tuổi như ông Sơn nhà ngay gần doanh trại thì cũng là phế binh của ngụy trở về. Những thung khe xen kẽ các khu đồi núi thấp là những ruộng đồng có nhiều bậc, được dân cày cuốc cấy lúa nước. Đất đai khá màu mỡ, cỏ dại phát triển rất nhanh. Cách làm ruộng ở đây cũng khá vất vả. Trước hết phải dùng dao (rựa) phát cây, vơ, cuộn vứt lên bờ, cuốc đất vùi cỏ xuống bùn. Khi lúa lên phải chống chuột phá hoại vì quá nhiều chuột.


Đơn vị đóng cách con sông trên 200 mét. Doanh trại được xây dựng có quy củ, có sân chơi bóng chuyền, hố cát để nhảy xa, nhảy cao. Trước các nhà của Tiểu đoàn 91 có vài luống rau, dây bí, giàn mướp tạo ra vẻ thanh bình ấm cúng. Anh Giáo, chính trị viên đại đội thường ở đơn vị chăm lo công tác hậu cứ, nuôi dưỡng cán bộ chiến sĩ yếu đau bệnh tật. Anh rất coi trọng việc tăng gia sản xuất cải thiện đời sống bộ dội. Bữa ăn hàng ngày của chiến sĩ bảo đảm ăn no, có nhiều bữa được cải thiện, anh em gọi là "ăn tươi". Kết quả tăng gia sản xuất của đại đội có hiệu quả. Đơn vị có một kho lúa đến 5 tấn. Đây là nguồn lương thực bảo đảm anh em không bao giờ bị đứt bữa. Một đàn heo, gà tuy không nhiều nhưng cũng làm rộn rã vùng sơn cước, bởi tiếng gáy oai phong sáng, trưa của các chú gà trống. Đơn vị quả là ấm cúng như một gia đình mà người cha, người mẹ, người anh là anh Giáo. Khi từ Quảng Ngãi hành quân ra đây đã thấy anh là chính trị viên của đơn vị này. Là cán bộ mới sáp nhập về, tôi không hề có cảm giác xa lạ mà thấy đơn vị từ trước đến nay vẫn là một, có chăng chỉ là thay đổi chỗ đứng quân mà thôi. Anh họ Hà nhưng anh em hay gọi anh là "Trạng Giáo" nhiều khi bỏ tên tục chỉ gọi; "ông Trạng". Ông Trạng đi B từ năm 1960. Mới 38 tuổi nhưng trông anh như ông nông dân 50 tuổi. Tuy đã miễn dịch, hết sốt rét, da dẻ có phần đỏ đắn, người đầy đặn nhưng nét già vẫn trội hơn. Thường ngày, thấy anh vui cười, nói chuyện với mọi người, chẳng kể gì đó là cậu Trò liên lạc, cậu Phượng què trầm tư, cậu Xanh mắt trắng đã tự thương, hay anh Tròn người "Thổ mừ" ít nói và dũng cảm. Với mọi người, hình như anh luôn sẵn sàng: "Anh bạn có điều gì cần tới tôi không?" và hình như có điều gì đó mà không nói với anh là "khờ". Vậy từ "Trạng" không rõ tự anh hay nói mà có, hay là sự thông thái? Anh thì chẳng quan tâm đến biệt hiệu đó bao giờ. Có lẽ nụ cười đã quá thường trực trên môi để lộ cái răng nanh bịt vàng nên không còn hơi để tạo thành tiếng nữa. Ây vậy mà chẳng ai nhận thấy ở anh một chút thâm trầm, khó tính. Ở đơn vị, chủ yếu là anh em đau yếu, sốt rét suy kiệt, gãy chân, què tay, nếu chỉ họ với nhau thôi thì chỉ còn có những khuôn mặt nhăn nhó vì đau thể xác, vì tâm tưởng bi lụy nhớ nhà, nhớ đủ thứ, lại mặc cảm là người phía sau. Thử hỏi không có anh thì ai là người đem đến cho họ những nụ cười. Thiên tạo thật khéo sắp đặt là vậy. Ở đơn vị, anh Giáo là người khỏe nhất. Cái thung lũng đến mấy mẫu ruộng, lau lách mọc lút đầu, nông dân thực thụ còn thấy ngán thế mà với tài tổ chức và động viên của anh, chỉ một tuần lễ khu đất hoang đó trở thành một khu ruộng sạch sẽ được cấy lúa thẳng hàng, bởi chính anh và anh Tròn khỏe mạnh vung những đường dao, nhát cuốc tự tin dẫn đầu hơn chục người ốm yếu, cần mẫn làm cái việc "chẳng vốn quen làm" mà quên giờ, quên ngày. Anh động viên người ôm rất khéo. Mấy cậu sốt rét trường kỳ ở Quảng Ngãi ra đây, lúc đầu "võng bất ly thân", anh cười bảo: "Mấy thằng nhỏ nằm khéo thối thịt ra mất". Mà gần như vậy thật. Chân chúng bắp thịt tèo đi, coi như chiếc xe điếu, đi lại khó khăn lắm phải chống gậy, buông gậy ra chỉ chực ngã. Cậu Tuyền, Xanh, Huỳnh, Tụng, v.v... anh em cứ giỡn "Da xanh lẹt, đánh địt thối òm" (đánh rắm) nay được anh huy động các cậu bỏ võng đào giun cả ngày. Anh đề ra chính sách, anh tuyên bố:

- "Thưởng một lon sữa ông Thọ cho đứa nào đào được 2 lon giun đất. Giun đào được giao cho thằng Tới y tá phải làm thịt cho ngon, chỉ ưu tiên cho mấy đứa sốt nặng, yếu nhất mới được xơi. Mấy đứa sốt nhẹ, khỏe hơn thì hãy đợi đấy". Có lẽ kiểu nói ấy làm mất đi cái tâm lý xấu hổ của mấy đứa "phải ăn giun" như trước đây. Mấy ngày ở đại đội gần anh Giáo và một số anh em đau ốm cùng mọi người lao động, nhất là mấy hôm phát ruộng cấy lúa, tôi thấy mọi người thật vất vả. Hình như ai cũng phải cố gắng để xứng đáng với anh em tuyến trước. Còn anh Giáo đã cho tôi một ấn tượng, anh coi đơn vị là nhà, cán bộ, chiến sĩ là người thân. Chỉ có một lần duy nhất, anh trả lời tôi, khi tôi hỏi về con cái, anh nói "Cô bé đã 15 tuổi rồi!". Thì ra lúc anh đi nó mới có hai tuổi. Thời gian của tôi chủ yếu là chuẩn bị cho các trận đánh nên rất ít được gần anh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2021, 07:09:13 am »

Cuối tháng 10 tôi lại đi công tác. Lần đi này có anh Dũng, anh Phan Rị phụ trách. Chúng tôi đi bộ qua sông Tiên - Sơn Thạch, vượt đèo Le sang Sơn Phúc, đến khu vực xã Sơn Ninh đã sang chiếu. Trời bỗng đổ mưa như trút nước cả vùng mưa giăng mù mịt, tối sẫm lại, mưa trên thượng nguồn, cả vùng đồi núi đồ sộ của núi Chòm như một mái nhà xối nước xuống vùng thung lũng Sơn Phúc, Sơn Ninh và Sơn Phước, trong lưu vực sông Thu Bồn. Dòng sông Thu Bồn nhỏ hẹp bởi hai dãy núi Nông Sơn ở tả ngạn và Cà Tang ở hữu ngạn không thể xả kịp lượng nước mưa cực lớn suốt từ quá Ngọ đến tối mịt vẫn chưa ngớt. Chắc là có áp thấp nhiệt đới hay bão lớn ở đâu đây. Chúng tôi không thể chờ mưa tạnh. Mưa vẫn rơi và con đường mòn chân núi Chòm đã bị ngập mất bởi nước lũ đục ngầu.


Chúng tôi lấy tăng gói ba lô, dép, các dụng cụ quân dụng khác và quần áo chỉ mặc quần xà lỏn lội, đẩy gói đồ băng qua đồng nước mênh mông. Nước lũ lên nhanh khủng khiếp. Trời mưa nhẹ hạt dần nhưng nước thì ngày một dâng cao. Ra khỏi cánh rừng nhìn về phía bắc nơi có những vạt ruộng rẫy và đồi trọc lúp xúp trước đây nay đã biến mất dưới mặt nước. Chúng tôi bơi về phía tây để sang Sơn Phước. Toàn những chiến sĩ thiện chiến sông nước nên không có chuyện phải dìu nhau. Bơi đến 20 giờ, ước tính đến sáu tiếng đồng hồ ngâm mình dưới nước, ai cũng thấy lạnh và mệt. Anh Rị cho anh em dừng lại ở quả đồi nước ngập chỉ nhô lên phần chỏm. Cả khu vực chưa ngập nước là đồi trọc lưa thưa cỏ tranh. Chỉ có một cây khá to mọc côi cút giữa đỉnh đồi nhưng cành rất ít, chỉ có vài nhánh giông ngược lên trời. Bọn tôi định kiếm ít cành cây khô nhưng không có. Cái cây tươi kia chỉ có vài cành còn lá đành quay lại lo chỗ nằm. Mọi người thấy ngón tay, ngón chân mình nhăn nheo lại. Mưa vẫn thỉnh thoảng rơi nhẹ hạt. Cái lạnh rồi cũng mất đi sau một lúc nhộn nhạo. Mọi người ngủ thiếp di dưới tấm đắp bằng ni lông và cái đêm đói rét cũng qua đi. Thật là khổ. Lần này không được phát 701 nên sáng ra vẫn cứ đói như ban đêm. Từ sáng sớm nhìn ra xung quanh bắc nam, đông tây bốn bề là nước. Phía ấp Trung Phước có vài con thuyền dân đi vớt củi hay đồ bị lũ trôi trên cánh đồng. Đó là trận lụt 23 tháng 10 hàng năm ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng này. Chúng tôi lại gói buộc để tiếp tục cuộc hành trình. Anh Rị bảo tôi: "Trại du kích Tí Bồi bị ngập rồi. Ta phải vào khu trại trên núi của họ thôi". Tôi thì không biết khu nào ngoài hai lán ở hai Bến Lội "Tí Lở, Tí Bồi". Anh Rị dẫn đầu đoàn người bì bõm bơi trong biển nước. Nói chung là không có chỗ nào tiếp đất được. Đến khoảng 10 giờ thì chúng tôi đến một quả đồi, mới thấy con đường mòn lộ ra. Đoàn người "ướt như chuột lột" nặng nhọc bê gói đồ của mình vào lán du kích, một nhà dân thì phải - bếp lửa được nhanh chóng bùng lên. Cậu Liên bé nhỏ nhưng nhanh nhẹn đã làm cái việc cực kỳ cấp bách và cần thiết ấy. Theo cậu ta: "Mỗi người phải trấn một bát cháo nóng cái đã". Cậu Thuần còm thì tích cực chăm lo cho ngọn lửa luôn cháy đều không để lúc nào bị suy giảm. Lính tráng làm cái gì cũng phải nhanh gọn chóng vánh. Tôi nhìn mấy anh bạn thấy rất thân thiết. Thuần còm là lính đặc công, huấn luyện ở Chi Lê - Hòa Bình. Quê anh ở thôn Quản Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, Hà Tây. Cả năm 1972, các lần đi công tác Thuần hay đi với tôi. Hắn tuy gầy nhưng khá khỏe mạnh, trình độ võ thuật khá. Cuối năm 1972 đầu năm 1973 Thuần sốt rét nhiều, sức khỏe kém lắm nhưng nó vẫn rất cố gắng, cũng là loại mạnh về ý chí, thể hiện tính thẳng thắn, thắng không kiêu, bại không nản. Lúc làm việc, hắn nhanh nhẹn như chú sóc.


Cậu Liên quê ở Thanh Hóa là lớp chiến sĩ bổ sung năm 1973. Cũng lính đặc công. Anh chàng này có vẻ khôn khéo của một con cáo, có ý thức để ý và óc phán xét, đánh giá con người, sự vật. Các việc công sai cần vụ hắn sốt sắng, nhanh nhẹn. Kể ra hắn thông minh và hơi láu cá nhưng vô hại với người khác. Có hắn làm cho không khí loãng ra, ta có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn khi thấy cậu ta nói và cười, cũng có hơi hướng của "trạng".


Chúng tôi bị kẹt nước nằm lại đây đến ngày thứ ba thì nước đã rút nhiều. Lúc này nhóm trinh sát phải chia ra làm nhiều chỗ. Tôi, cậu Thuần và Liên ở một lán nhỏ của du kích. Cái kiểu nhà tuy nhỏ nhưng có thể treo được cả chục chiếc võng. Vì không dự kiến được trận lụt nên lương thực ngô xay lẫn gạo đã sắp hết. Anh Rị đã cho mấy anh em về đơn vị cùng anh. Chiều tối hôm đó chúng tôi có thêm một người khách, đó là một phụ nữ. Chị tên là Cúc, Tỉnh hội phụ nữ Quảng Đà. Chị có nụ cười thật rạng rỡ làm cho khuôn mặt có nước da mai mái trở nên ưa nhìn. Tôi bắt tay chị, đón hộ chiếc gùi nhỏ từ vai chị treo lên chiếc cột tre cũng là cái cây mắc võng ở trong lán. Chị nói:

- Nhờ các anh ít bữa nước cạn hơn một chút mới qua sông về khu được, đi đường không có lương ăn, nhờ mấy anh cho ăn cùng.

- Chị đi có một mình? - Tôi hỏi.

- Không. Ba chị em. Lán anh Dũng hai chị nữa. - Chị cười tay vén mấy sợi tóc quăn vương trước mắt nói: Vì bên đó cũng như bên này thôi. Không đủ gạo nuôi ba người.

Tôi thầm khen các bà thật tinh ranh, không hời hợt bao giờ. Sự tinh tường ấy chỉ có được của những người công tác trong vùng giặc đã luôn khó khăn, chẳng có ai được quyền mang theo lương thực dự trữ trong khi chưa đủ để nấu ăn hàng ngày. Cũng như các chị, chúng tôi cũng phải chờ mất mấy ngày, hết gạo là dĩ nhiên thôi. Quân dân chuyện trò vui vẻ. Chị Cúc ý tứ xoay lưng lại phía chúng tôi, lấy ra mấy lá thuốc, chị quay mời anh em tôi: "Các anh hút thuốc lá". Đúng là thuốc lá, thuốc lá phơi không dẻo. Tự nó vấn lại thành điếu chứ chẳng phải thái nhỏ, chẳng phải giấy má gì. Khi thuốc cháy thì thơm, hơi khét, tàn trắng tinh. Mỗi người chúng tôi nhận một lá. Cuộn không khéo lắm nhưng cũng thành điếu, châm lửa hút. Thuốc Tí Xé hay ở đâu cũng thế thôi, hút thế này cay miệng lắm. Thuốc nặng quá làm tôi nấc lên. Chị Cúc khẽ cười nhỏ: "Nặng lắm hả?". Tôi gật đầu. Cậu Liên ngồi ở một góc thở một hơi khói ngập cả lán. Hắn thủng thẳng nói: "Ngon lắm, nhưng mà khét. Hình như có lông". Hắn cười khành khạch. Tôi chưa để ý lắm nên thấy cái cười có vẻ vô duyên. Chị Cúc mặt hơi hồng lên nói: "Hổng có đâu, xa lắm". Lúc đó tôi mới nhớ có lần hành quân gặp chị em Đại đội 3, gặp bạn trai, sau cái bắt tay bao giờ cũng có động tác đằng sau quay, sau đó là mời: ”Anh xơi thuốc". Hỏi ra mới biết con gái Quảng Nam bao giờ cũng có thuốc lá trong người. Ai cũng thủ một bịch giắt ở cạp quần để hút và khi cần thiết mời bạn. Tôi bất giác cũng mỉm cười, nhìn chị Cúc và nghĩ thầm về cái khoản này thì thằng Liên thật nhạy cảm. Tôi bảo Thuần, Liên nấu cơm ăn và đi sang lán anh Dũng. Tối đó anh Dũng và tôi đi Nông Sơn, chỉ đi địa hình xác định những quả đồi trọc, chắc là những nơi có thể bố trí binh hỏa lực, toàn bộ hữu ngạn sông Thu Bồn, khu vực bờ sông đều trống trải, rừng thưa, đồi núi trọc là chủ yếu. Đến mờ sáng chúng tôi mới về đến chỗ tập kết.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM