Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:48:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến sĩ trinh sát  (Đọc 7524 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2021, 09:44:24 pm »

Cũng như tổ tôi, các tổ khác đã hoàn thành nhiệm vụ, rút về nơi tập kết của đại đội trinh sát nằm ở hạ lưu con suối lớn. Phía thượng lưu là "núi Lợn" nơi Bộ tư lệnh Sư đoàn làm sở chỉ huy. Buổi trưa ngày hôm sau, lúc 11 giờ, chúng tôi chuẩn bị lấy cơm về các hầm thì có lệnh: "Mọi người mau xuống hầm, chú ý cảnh giới". Ai trong chúng tôi cũng hiểu rằng mình nằm ở khu vực B-52 sẽ rải bom. Nguồn tin này do trinh sát kỷ thuật của ta nhận được khi chỉ huy không quân Mỹ hạ lệnh cho B-52 rải thảm. Tin này bao giờ cũng chính xác. Chúng tôi ngồi dưới hầm hồi hộp vô cùng. Bầu trời miền Trung mùa thu xanh ngắt, không gian yên lặng đến ghê người, không có tiếng người, chỉ có những tiếng thở của đồng đội và tiếng đập của tim mình. 5 phút, 10 phút, 15 phút, vẫn chưa có tiếng nổ. Có đồng chí cho rằng tin không chính xác nên ra khỏi hầm. Đồng chí Bờ và Toan anh nuôi đã ra nhà bếp để chuẩn bị phát cơm cho các hầm. Tôi đang nhoài người ra khỏi hầm, khi ngửa mặt lên nhìn về hướng tây thấy có 9 vệt khói trắng, những dòng khói bắt đầu cong chếch phía đỉnh đầu về phía nam, biết B-52 đã cắt bom xong vòng quay lại. Tôi la lớn "Bom B-52 đấy" và thụt vội vào hầm. Lúc đó tiếng hú xé không khí của những trái bom ào ào và liên tiếp những tiếng nổ ầm ầm inh tai nhức óc, mặt đất rung lên bần bật, cây cối, đất đá đổ rơi ào ào. Ba loạt nổ như vậy liên tiếp. Bãi rải thảm dọc theo sườn tây của dãy núi Lợn. Dứt tiếng nổ, chúng tôi nhanh chóng ra khỏi hầm, thấy cây cối đổ ngổn ngang, bụi khói mù mịt. Đại độ không hầm nào bị trúng bom, chỉ có anh Toan bị thương ở tay, Bò bị mảnh phạt mất một mảng da đầu trật xương sọ máu me đỏ ối. Cậu ta vừa ôm đầu rên rỉ, giọng ngan đực, có cố mấy cũng chỉ vài người nghe được. Đồ ăn thức uống bị hất văng tứ tung. Chúng tôi lệnh nhanh chóng hành quân di chuyển, vượt qua suối đi sâu vào phía tây núi Lợn đến tối thì dừng lại. Trận B-52 buổi trưa gây tổn thất rất lớn cho sư đoàn, hôm ấy đúng ngày Đảng ủy Sư đoàn họp thông qua quyết tâm chiến đấu.


Khi có tin B-52 đánh, các đồng chí chỉ huy và đảng ủy viên phân tán ra các hầm để tránh bom. Trong hầm tác chiến thấy có hai hầm chữ A ở hai phía, một hầm các đồng chí chính ủy và trung đoàn trưởng Trung đoàn 141 vào. Hầm kia các đồng chí Bá Lợi quyền sư trưởng, đồng chí Lập tham mưu trưởng, đồng chí Hoàng chủ nhiệm hậu cần. Khi B-52 rải bom, một quả bom đã rơi đúng căn hầm tác chiến thất, sát vào hầm các đồng chí quân sự, các đồng chí Lợi, Lập, Hoàng hy sinh tại chỗ. Các đồng chí chính ủy Phương, phó chính ủy Tùng và các đồng chí khác đã bị sức ép, bị thương.


Đơn vị phải mất nhiều thời gian để giải quyết khắc phục sự tổn thất. Đến nơi dừng chân, anh Pha phụ trách một nhóm trinh sát đi địa hình tìm nơi tập kết mới, anh Pha họ Trần. Thế nhưng không rõ vì sao anh đổi thành họ Cao - Cao Anh Pha. Vả từ lâu mọi người đã quen gọi anh như anh muốn, thành ra anh mất luôn họ Trần. Anh nguyên là y tá, chuyển hệ từ cuối năm 1970, trước lúc tôi được bổ sung về đại đội. Năm 1971 anh lên A trưởng và nay là B phó. Ngày ở K300, tôi cùng trung đội với anh nhưng khác tiểu đội sau này hầu như chưa có dịp nào đi công tác cùng anh. Đây là lần đầu tiên tôi là chiến sĩ do anh chỉ huy đi tìm hậu cứ. Tổ công tác gồm: Giáp, Thể, Điền và tôi. Chúng tôi len lỏi theo khe suối, xuyên núi lên một sườn núi khá dốc, cây cối cổ thụ dày đặc, lên đỉnh thì đúng vào đội phẫu K-38 của sư đoàn. Trời đã tối, anh Pha liên hệ cho chúng tôi được nghỉ nhờ. Buổi tối, nghe có khách là lính trinh sát nên một số anh chị em y, bác sĩ đến chơi hỏi chuyện chiến đấu. Chuyện phiếm đến quá nửa đêm mới giải tán. Anh Pha rất nhanh đã làm quen với một bác sĩ, chị tên là Công. Chúng tôi chỉ biết mặt và mối quan hệ khi chị ra chào chia tay chúng tôi. Xem ra bùi ngùi, bịn rịn, nói với anh Pha câu gì đó, chúng tôi không thể nghe được.

Lúc giải lao cậu Điền nhìn anh Pha nói:

- Chị y sĩ tên gì? Em thấy chị ấy phải lòng anh Pha đấy.

Anh Pha mặt mày rạng rỡ cười "hô, hô, hô...” kiểu cười như miễn cưỡng, cố rặn ra, người lạ sẽ rất chán, còn anh em quen thì phải chờ xem nội dung câu chuyện anh sẽ nói đáng vui hay không. Anh Pha đằng hắng khẳng định:

- Chúng tớ yêu nhau!

Cánh lính bỗng ồ lên và khen anh tài hoa, chinh phục con tim nhanh như điện. Anh bỗng trầm ngâm một chút rồi lên giọng: 

- Chuyện tình của tớ ở quê lâm ly bi đát lắm. - Anh có vẻ quan trọng nói tiếp: - Trước khi đi bộ đội, tớ có một mối tình "nồng thắm". Mối tình đó mới kết thúc cách đây 8 năm, nhưng cũng có thể nói bắt đầu từ cái ngày hôm ấy... - Anh giảm một chút âm lượng: - Ngày ấy, cái kiểu yêu nhà quê "nam nữ thụ thụ bất thân". Ngày tớ về phép, cô ấy đang là giáo sinh trường Sư phạm 10 + 2, vì thế không cưới nhau được. Ai cũng nói để thống nhất lo cho vui vẻ. Đêm trước hôm trả phép để mai lên đường đi B, tớ mất hàng giờ thuyết phục nàng phá tục nhưng không nổi. Thế là tớ dỗi, từ lúc đi B chẳng thèm thư từ gì về nữa. Gần năm sau (1968) nhận được thư của nàng. Lá thư lai láng yêu thương, đậm độ nỗi lòng chờ mong, thao thức, mong ngày tái ngộ để sửa chữa sai lầm và "xin anh đừng hờn nữa". Tớ cũng cóc gửi thư về. Hơn năm sau lại nhận được thư nàng. Nàng buồn bã báo tin rằng: "Có người đã si mê em, đã cầu hôn", hai gia đình thúc ép quá, lòng em rối bời, em chả biết tính sao? Anh ơi! Hãy cho em lời khuyên, em xin nghe anh. Nghe thương quá, mà thương thật. Tớ ghi ngáy một bức thư dài dằng dặc, rất tình cảm, yêu thương và cảm thông, tớ nói với nàng "đã hờn xong chỗ dở rồi" và "khuyên em hãy đi lấy chồng”. Nay được tin nàng đã lấy chồng, sinh con gái, cháu đã một tuổi.

- Còn chị Công đây thế nào? - Điền hào hứng hỏi.

- Chị Công à! - Anh Pha lại lên giọng. - Tớ chẳng tán tụng gì. Đêm rồi ông Thảo, viện trưởng và mấy bác sĩ đến hàng nước, mình kể chuyện trinh sát, mình toàn kể về tài năng của các cậu lính của tớ, quả thật có hơi bốc về cậu Giáp. Nào là võ thuật siêu đẳng, tuy sốt rét hom hem thế thôi nhưng bốn chàng to lực lưỡng như anh Thảo đây tấn công nó thì chỉ một loáng mỗi vị sẽ bị điểm huyệt ngồi, nằm một chỗ không thể nhúc nhích được. Còn cái mục chui đồn giặc, ra vào cứ như chỗ không người, chông mìn, cạm bẫy với hắn không là cái gì cả. Các cô ngồi nghe im thin thít, miệng tròn "chữ 0" mắt dựng "chữ I" đầy thán phục. Mình thật không ngờ cô Công không cảm anh "võ sĩ Giáp" mà để ý đến mình. Cô chủ động gặp mình hỏi đủ thứ... Bọn tớ cùng Hưng Hà, Thái Bình, thấy hay hay, hợp ý nhau, nên cảm giác rằng sẽ yêu nhau.

Cậu Điền hấp tấp:

- Thế anh có gạ phá tục...

Anh Pha cướp lới:

- Bậy nào, cơm không ăn, gạo còn đó. Chẳng giấu gì bọn bay, tao cũng liều mạng hôn bừa một cái, may mà không bị mắng.

Gần cuối năm 1974, trước khi anh Pha chuyển về Trung đoàn 1 làm chính trị viên đội trinh sát, anh đưa tôi một phong bì dày như quyển sách, anh nói:

- Thư đấy, nhờ Chiến lúc nào đi công tác ghé được đội phẫu K-38 chuyển đến cho Công giùm.

Tôi cười bảo anh:

- Thư gì mà như văn kiện tác chiến, nặng trĩu thế này.

Anh nháy mắt nói: - Nội dung thư tóm tắt, cứ hai chữ một trang: Trang 1: Dù rằng, trang 2: Núi ngả, trang 3: Trời nghiêng, trang 4: Trọn đời, trang 5: Anh vẫn, trang 6: Yêu em, trang 7: Mặn nồng...

Tôi đọc nhanh:

"Dù rằng núi ngả trời nghiêng Trọn đời anh vẫn yêu em mặn nồng".

Tôi không gặp chị Công để trực tiếp đưa thư vì hay đi công tác xa đơn vị. Tôi liền chuyển "bó" thư của anh Pha cho anh Giáo chính trị viên, nhờ anh khi đi họp gửi giúp đến chị Công ở K-38. Năm 1975 tôi nhận được thư anh Pha từ Trường Sĩ quan chính trị gửi vào đơn vị. Anh báo tin đã lấy vợ và mới sinh con gái. Tôi không rõ vợ anh là ai, có phải chị Công không. Sau năm 1975 tôi ra Bắc học, hỏi thăm thì biết anh Pha đã trở lại chiến trương, hai anh em không gặp nhau nữa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 11:24:03 am »

5

Đoàn trinh sát chuẩn bị chiến trường do anh Mạnh chỉ huy đi gấp xuống phía nam, dừng lại ở địa phận xã Phổ Linh, huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi.    Nơi tập kết là khu rừng giáp ranh phía tây núi Chóp. Không biết từ bao giờ, ai đã đặt tên cho hai ngọn núi này thật ngộ nghĩnh. Ngọn núi to gọi "Vú chị" ngọn núi nhỏ gọi "Vú em". Hai ngọn núi đứng ngang hàng nhìn ra biển Đông. Anh Mạnh trong đại đội tôi kể: Anh sinh ra và lớn lên ở đây và xa gia đình từ mười ba tuổi. Nay rất mong được gặp lại cha mẹ và các anh chị em trong gia đình nhưng bây giờ còn phải bí mật. Hơn nữa cũng không rõ trong nhà ai còn, ai mất, còn ở làng hay đã bị gom vào trong ấp. Anh Mạnh thân thiết, gần gũi với cậu Thể. Hai anh em có vẻ hợp nhau. Thể hay cùng anh Mạnh đi công tác nên biết nhiều về anh Mạnh hơn tôi. Từ khi về đại đội, tôi chỉ gần anh trong mấy tháng huấn luyện. Chiến dịch Kon Tum anh chỉ huy qua điện thoại là chính. Sống trực tiếp với anh chỉ có vài ngày trong thị xã Kon Tum, mấy ngày đầy bận rộn, chẳng có thời giờ tâm tình, tuy nhiên vẫn có thể nhận biết anh là cán bộ trẻ gương mẫu, dũng cảm, ham đánh địch. Ngay khi mới dừng chân, anh Mạnh phân công cho các bộ phận mỗi người một việc, lo chuẩn bị nơi tập kết. Tôi thì dẫn một tổ đi nắm tình hình xung quanh. Anh Mạnh dặn:

- Dân ở đây rất cách mạng, nhưng ta phải giữ bí mật, không để dân biết có bộ đội về. Họ mừng hay lo đều có thể bị lộ đấy.

Tôi dẫn tổ bò lên ngọn Vú em, ngọn núi hình chóp giống như chiếc nón, trên mình chỉ có cây cỏ lơ xơ, đất sỏi bạc màu, thỉnh thoảng mới có một bụi sim, mua cằn cỗi. Ngồi đây soi gương sang núi vàng khó mà giữ được bí mật. Từ núi Vú em đến quận lỵ Đức Phổ quãng hai nghìn mét, sang núi Vàng quãng hai nghìn năm trăm mét. Đồn Mồ Côi gần hơn núi Vàng B chút ít. Tất cả những nơi ấy địch đang chốt giữ, tạo thành hành lang cụm chốt bảo vệ hướng đông bắc và đông quận lỵ Đức Phổ. Con đường số 1 chạy qua các xã phía bắc là Phổ Thuận, Phổ Phong, Phổ Linh qua giữa quận lỵ Đức Phổ, qua Phổ Hòa ở phía nam. Bên phía đông đường số 1 là các xã Phổ Văn, Phổ Vinh. Vùng nông thôn dân quanh quận lỵ dân cư thưa thớt nhưng đều là nơi quân ta kiểm soát. Bọn địch chỉ chốt giữ gọn lỏn trong khu vực quận lỵ và các cao điểm Mồ Côi ở đông bắc, núi Vàng ở phía đông; phía tây nam là ấp chiến lược Hương Đoạt, Bình Định, phía nam là đồi Đá và ấp Mỹ Trang. Các dãy núi ở khu vực xã Phổ Linh, Phổ Phong, Phổ Thuận, Núi Cửa, cũng không có địch nhưng chúng có thể chiếm lĩnh khi có tình huống cần thiết.


Xã Phổ Linh hầu hết dân đều bị gom vào ấp gần sây bay. Các làng cũ xung quanh núi Vú đều không có người. Về đến cứ, tôi báo cáo toàn bộ tình hình quan sát và suy nghĩ về địa hình, địch và dân tình với anh Mạnh. Anh Mạnh nói sẽ cho một tổ đi tìm đài quan sát ở khu vực núi Vú của chúng.


Sáng sớm hôm sau, anh Mạnh gọi tôi đến giao nhiệm vụ. Anh nói chậm rãi:

- Tổ của Chiến đi theo trục đường mòn phía sau núi Vú chạy xuôi về phía nam vòng về tây sân bay Đức Phổ xem có tận dụng làm đường hành quân cho bộ đội được không. Thời gian đi để tiếp cận phía tây quận lỵ, chú ý đề phòng mìn, có thể mìn của địch, mà có khi có cả mìn của ta nữa.


Mỗi trinh sát viên chúng tôi đem theo hai vắt cơm để ăn cả ngày. Tổ có 3 anh em: Lập, Trung là tổ viên. Tôi dẫn đầu đội hình hành tiến, việc sắp xếp đội hình như vậy là sai sách. Đúng ra tôi phải đi giữa hai chiến sĩ. Tôi dặn anh em: - Các cậu chú ý quan sát cả phía sau nữa, chú ý bắt chước động tác của người đi trước. Người phía sau muốn thông tin cho người đi trước thì ném một vật gì đó làm tín hiệu.


Ba anh em đi đến một quả đồi lau lách um tùm. Một nhánh đường mòn chạy thẳng về phía huyện Hoài Nhơn. Chúng tôi rẽ trái về phía đông để tụt xuống chân đồi. Tôi bảo Lập lợi dụng địa hình chốt lại ở đỉnh dốc gần ngã ba đường. Tôi và Trung đi tiếp xuống sườn đồi. Đến giữa dốc, Trung ngồi cảnh giới ở bên đường mòn còn mình theo dốc đi xuống một đoạn nữa, đến chỗ có mỏm nhô ra của dáng núi, tách khỏi đường mòn chừng năm mét thì dừng lại. Lợi dụng một gốc cây to để quan sát xuống phía quận lỵ và xung quanh, phía dưới có một con suối chảy cắt ngang đường mòn. Con suối chạy vòng theo khe núi đến gần chân dốc, tạo gấp đột ngột thành một cái thác khá lớn, nước chảy về phía hồ lớn nằm ở phía tây, tây bắc sân bay Đức Phổ. Đối diện phía bên kia suối là một dãy núi cây cối rậm rạp, xen lẫn tiếng nước ầm ầm nghe loáng thoáng có tiếng người. Tôi kiên tâm ngồi quan sát rất lâu vào cánh rừng rậm nghi có người, soi từng gốc cây khá kỹ nhưng không phát hiện gì khả nghi, linh cảm đang có tiếng chân người đi đến sau lưng, tôi vội ngoảnh lại thì thấy Trung đang theo đường mòn đi xuống. Tôi đứng dậy và ngồi xuống để làm tín hiệu cho Trung có nguy hiểm phải dừng lại nhưng không kịp. Địch đã phát hiện Trung và tôi. Tôi nghe rõ tiếng "cóc" M- 79 để pa liền nhảy vội nép thân vào một cây to, một trái M-79 nổ ngay chỗ tôi vừa đứng, mảnh đạn ào ào văng về phía Trung. Nhìn thấy Trung ôm má, tôi vọt lên phía Trung, hai anh em lẫn vào đám cây rừng, quay lại nơi Lập đang chốt giữ. Khi thấy nhoi nhói dính ở khuỷu chân, thấy có máu mới biết mình cũng bị dính mảnh. Hai anh em chỉ bị xước da, máu chảy tý chút. Tôi phân công mỗi tổ viên ngồi cảnh giới một phía trên mỏm một quả đồi nhiều cây lau lách, tìm một chỗ tiện quan sát để xác định một số nội dung cần phải báo cáo. Đoạn đường mòn từ con suối đến quận khoảng hai kilômét, có hồ nước nằm ở phía bắc đoạn đường mòn đi về quận lỵ. Sân bay không lớn nằm ở phía đông nam hồ nước. Phía bắc sân bay có một ấp khá lớn, phía đông bắc là đồn Mồ Côi. Nam sân bay là quận lỵ. Phía đông quận lỵ là núi Vàng. Toàn bộ phía tây, tây nam tiếp giáp với quận là ruộng rẫy mà dân các ấp đang canh tác. Hiện địch có triển khai hoạt động an ninh, có lực lượng chốt giữ ở một số ngọn đồi hai bên đường mòn, đêm có trụ lại hay không thì chưa rõ.


Ngày hôm sau anh Mạnh cử tôi vượt đường số 1 để liên hệ với du kích xã Phổ Vân, nhờ họ giúp điều tra căn cứ núi Vàng. Tôi dẫn anh em đi qua xã Phổ Thuận đến sẩm tối thì nhanh chóng vượt đường số 1, con đường địch đang kiểm soát, chúng hay tổ chức chốt mai phục. Đến trại du kích xã Phổ Vân quãng hai mươi giờ. Trại du kích nằm trong khu bỏ hoang thôn Thủy Triều. Khu làng nằm gần sát bờ bắc sông Trà Câu, nơi con sông chuẩn bị ra đến cửa Mỹ Á. Núi Vàng ỏ bên kia sông, cách chúng tôi gần ba kilômét. Cứ du kích cây cối mọc rậm rạp, xung quanh được trồng tre tạo thành bờ lũy rất kín đáo, vững chãi. Loại tre gai to và cứng như đinh ba phân ken sin sít vào nhau. Ngoài lũy tre là đồng ruộng, mùa này không thấy có lúa, ruộng bị bỏ hoang nhiều, cả cánh đồng đều ngập nước. Trong cứ chỉ thấy lèo tèo mấy cái lán tạm bợ, khung lán làm bằng tre. Trong lán, các cột tre được chôn xuống đất vừa đỡ mái nhà, vừa làm chỗ mắc võng. Mỗi lán được làm sát vào lũy tre và có vài hầm hố để tránh phi pháo hoặc có thể làm hố bắn, mái lán lợp-lá mía, dừa, có khi cả ni lông, bao xác rắn. Tôi không rõ toàn khu có bao nhiêu chiếc lán kiểu này. Chúng tôi được bố trí ở bốn chiếc lán nằm ở phía đông làng. Chỉ thấy có mấy cô du kích phục vụ ăn uống.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 11:25:47 am »

Từ địa điểm tại khu du kích tiếp cận núi Vàng phải vượt qua sông Trà Câu đi về phía nam, qua một con đường đất đỏ, du kích gọi là đường chiến lược. Con đường chạy từ đường số 1, đoạn phía tây bắc quận lỵ Đức Phổ, qua bắc đồn Mồ Côi đến chân phía tây núi Cửa qua xã Phổ Vinh về phía nam. Từ "đường chiến lược" phải qua một khu ấp Tấn Bình, Tân Tự, qua cánh đồng có sông Quán Mới. Toàn bộ phía đông và đông nam núi Vàng là ấp bỏ không và ruộng ngập nước. Phía đông bắc núi Vàng quãng hai kilômét là núi Cửa nằm gần cửa biển Mỹ Á. Hệ thống phòng thủ phía đông núi Vàng chia làm hai tuyến rõ rệt. Vật cản là hàng rào dây thép gai được bố trí trên mặt ruộng khá bằng phẳng. Tuyến lô cốt dưới chân núi được bố trí cách nhau chừng năm mươi mét, phía trong lô cốt có chiến hào, trong chiến hào là bãi trống để xe. Phía nam có mười bệ hình chữ nhật quy cách giống nhau, cách đều nhau quay ra phía biển. Phía bắc các bệ đất là bãi cát trống trải. Tiếp đó về phía bắc và tây bắc là khu có những căn nhà và các bồn chứa xăng dầu. Bên trong tuyến này nằm trên một tả ly khá cao và con đường trải nhựa chạy từ đỉnh núi Vàng xuôi về phía nam vòng theo chân núi phía đông, chạy sang đồn Mồ Côi, một nhánh chạy vào quận lỵ. Cả buổi chiều ngồi vắt vẻo trên ngọn cây trong cứ du kích, tôi ghi nhớ các địa điểm để lấy chuẩn cho đường tiềm nhập vào căn cứ núi Vàng.


Đêm đó, trung tuần tháng 9, miền Trung có áp thấp nhiệt đối, mưa to ở trên vùng núi, ở huyện Mộ Đức, Sư đoàn 2 nổ súng tấn công vào các mục tiêu, chúng tôi đã chuẩn bị trước đây gồm cụm địch nam sông Vệ, quận lỵ Mộ Đức và các căn cứ tiền tiêu. Anh Mạnh phụ trách tổ, các tổ viên gồm: Giáp, Lập, Đình, Thế và tôi. Cả nhóm lội qua sông Trà Câu, nước chỉ quá thắt lưng một chút, vượt qua đường chiến lược, băng qua khu làng bỏ không (Tân Tự) vòng sang phía đông núi Vàng, dừng lại ở một gò cao. Tôi, Giáp và Lập tiếp cận mục tiêu, theo hướng đông. Ba chúng tôi mình trần, quần xà lỏn, đội mũ binh chủng bịt tóc, Giáp rồi đến Lập đi sau yểm hộ. Tôi cầm ống nhòm đi trước quan sát. Lúc đầu chúng tôi toài, bò gần như bơi dưới mặt nước, mặt nước phủ khá dày cỏ môi, loại cỏ lá có răng cưa giống lá lúa, cỏ cứa vào da thịt gây ngứa rất khó chịu. Qua một con rạch, tiến thêm một đoạn nữa đến hàng rào ngoài cùng, Lập nằm lại phía ngoài rào để canh chừng và đón chúng quay ra. Giáp cùng tôi khắc phục hàng rào loại cấu trúc theo kiểu mái nhà. Hai anh em chui vào dễ dàng. Ruộng ngập nước nên chỉ cần chú ý dây mìn. Vào trong hơn mười mét đến hàng rào thứ hai, nhìn lại sau Giáp thấy cỏ bị đè lướt xuồng tạo ra một vệt từ ngoài vào, chờ Giáp đến nơi tôi nói: cậu nằm lại đây, trống trải lắm, để mình tớ vào thôi. Hàng rào cũi lợn, hàng rào thứ ba loại rào bùng nhùng, có một cuộn đặt kết hợp với một hàng rào đơn, tiếp đó là hàng rào bùng nhùng loại thép cứng gai bẹt như lưỡi búa. Chúng được xếp liên tục bốn vòng đặt dưới mặt đất và hai cuộn chồng lên trên, qua hàng rào thứ tư gặp một dây mìn vướng chắn ngang hướng tiến. Tôi đi lom khom bước qua dây mìn, không biết chúng là loại mìn gì. Hàng rào thứ năm là loại rào đơn đan ca rô. Đoạn này vào trong, mặt đất chỉ xâm xấp nước. Cách hàng rào hai mươi mét thẳng hướng tiến của tôi là lô cốt. Tuyến lô cốt được đặt tương đối đều nhau, năm mươi mét một chiếc. Tuyến rào nối các lô cốt với nhau. Tôi ngồi khá lâu để quan sát phía trong nhưng trời tối quá không nhìn thấy gì. Nghe ngóng thấy tuyến lô cốt không có động tĩnh, đang suy tính tiếp cận vào lô cốt để quan sát phía trong thì có ánh sáng đèn pha rọi từ một chiếc xe tuần tra đi từ phía đồn Mồ Côi sang. Chiếc xe thỉnh thoảng dừng lại quét đèn về phía đặt các chướng ngại vật và các khu vực trong căn cứ, nhờ vậy tôi quan sát được nhiều mục tiêu.


Sau tuyến lô cốt lên đến chân núi Vàng không còn hàng rào nào nữa. Từ lô cốt tuyến ngoài lên đến nơi đặt ra-đa hải quân trên đỉnh núi Vàng khoảng bảy trăm mét. Chiếc ra-đa đang hoạt động, bên phải chiếc lô cốt là một bãi đất trống, không thấy xe pháo hay khí tài nào. Bên trái lô cốt, phía sát chân núi có mười bệ đất hình chữ nhật đặt song song cách đều nhau khoảng năm mét, quay cạnh ngắn ra phía biển, tôi đoán là các bệ đặt tên lửa nhưng trên bệ không thấy có phương tiện vũ khí gì. Chiếc xe chạy qua trên một tả ly khá cao, vòng về phía nam đó là con đường do địch làm để tiện việc tuần tra, vận chuyển tiếp tế cho căn cứ núi Vàng và hỗ trợ chi viện lẫn nhau giữa các căn cứ của chúng, ước tính quá nửa đêm, tôi vừa lui ra vừa chú ý ngụy trang rất cẩn thận.. Đến chỗ Giáp, cậu ta phàn nàn nhưng không giấu vẻ vui mừng: "Làm gì mà lâu dữ vậy?''. Tôi bấm Giáp ra hiệu theo lối cũ ra đi, tôi theo sau xóa dấu vết. Ba chúng tôi về đến chỗ anh Mạnh thì trời gần sáng. Trong xóm, phía Phổ Vinh vọng lại tiếng gà. Có lẽ nó gáy đến lần mấy rồi. Cả tổ ra đến bờ sông, một gò làng cũ thì hai bờ sông đã ngập nước. Mưa lớn trên thượng nguồn nên lũ về nhanh quá. Anh Mạnh lo lắng nói: - Tớ không biết lội1 (Lội: bơi).

- Em cũng vậy. - Đình nói theo.

Tôi bảo mọi người kiếm vài cây chuối để kèm người. Lập, Giáp tự bơi được. Thể thì kèm Đình còn tôi kèm anh Mạnh. Chuẩn bị chu đáo, anh em chúng tôi lặng lẽ cắt ngang dòng lũ.

Anh Mạnh ôm chặt lấy cây chuối, tôi đẩy cây chuối ra. Lúc này mới thấy sự dữ dằn của con sông khi lũ về. Nước chảy xiết cuốn cây chuối lao vèo ra hướng biển. Anh Mạnh và tôi cố gắng lái nhưng vẫn bị trôi vài trăm mét mới qua được bờ bên kia. Nói là bờ là chỗ đứng được chứ toàn bộ khu vực đã trắng xóa, chỉ thấy có nước, thỉnh thoảng nhô lên vài gò đống, cây cối. Trời sắp sáng, anh Mạnh giục: Ta nhanh chóng về cứ kẻo dân họ đi kiếm gỗ, củi trôi sẽ nhìn thấy.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 11:27:54 am »

Về đến cứ, tôi mắc võng ngủ một giấc cho đến khi có du kích gọi dậy ăn cơm. Cùng ăn với chúng tôi có bốn cô du kích, không thể đoán nổi tuổi tác của từng người nên chúng tôi đều gọi họ là "chị". Khi ăn, các chị hay nhìn nhau, có vẻ nín không bật thành tiếng, cử chỉ ấy làm tôi lúng túng, không biết có ai trong chúng tôi bị nhọ hay rách quần áo... Tôi có cảm giác xấu hổ, ăn quàng hết bát cơm rồi đi tìm nước uống. Bữa ăn chỉ có cơm và mắm cái1 (Cá để cả con muối rất mặn). Rau muống hoang ở đây rất sẵn nhưng các chị nói "ăn bị đau" (bệnh). Những bát dùng để ăn cơm thì các chị gọi là "chén". Những chiếc "chén" ăn cơm của du kích bé bằng tý, cậu Lập nếu ăn đủ phồng dạ dày ít nhất phải mất 30 lần đơm thật đầy. Buổi chiều, anh Mạnh bảo tôi gọi Thể, Đình đến có việc. Tôi đến lán các cậu ấy thì không thấy, hỏi Lập, Giáp các cậu ấy nói không rõ, nói hồi sáng Thể, Đình bơi sau cùng. Tôi báo cáo anh Mạnh:

- Không thấy Thể và Đình anh ạ!

Anh Mạnh nói:

- Giáp và Lập bám ra bờ sông quan sát xem sao. Gần tối Lập, Giáp về báo cáo không thấy. Tôi dẫn Lập trở lại bờ sông, nước đã rút mấp mé bờ. Dòng nước vẫn đục ngầu chảy xiết. Tôi và Lập bơi sang bờ bên kia, bò vào khu gò đất thấy yên ắng quá, xung quanh gò vẫn ngập nước, bò đến chỗ mấy cây chuối gãy thì thấy hai đứa. Tôi hù cho chúng giật bắn người lên:

- Định ngủ lại đây chắc? - Tôi nói giọng có hơi bực.

Thể nhăn nhó đáp:

- Lúc sáng vừa đẩy cây chuối ra, nước xiết quá cuốn cả người và cây chuối kẹt vào bụi tre đổ ở bờ sông, gỡ mãi mới ra được, nhìn nước chảy ớn quá, đành quay lại, nghĩ trời không mưa nó sẽ cạn nhanh, nào ngờ đến giờ chẳng cạn được bao nhiêu, bọn này tính nằm đây đêm nay nữa.

Tuy bực mình tôi cũng nói khôi hài để an ủi:

- Thằng Lập bơi như rái cá, lấy cây chuối buộc ông Đình vào kèm qua sông hộ tôi. Ông Thể nổi như bèo tây, nếu không chịu bơi trôi ra biển thì ráng chịu. Các cậu đưa hết súng, đồ cho tớ.

Chúng tôi về đến lán quãng hơn chín giờ tối. Anh Mạnh cho qua sự việc ấy, không nhắc đến. Buổi chiều hôm sau, anh Mạnh dẫn tôi ra bờ sông Trà Câu, nước sông đã cạn như cũ. Chúng tôi ngồi ở một gò đất vẽ sơ đồ. Từ bên kia sông có một người đàn ông ở trần lội qua sang bờ bên này. Anh ta đi về phía chúng tôi. Cách chúng tôi núp hai trăm mét, anh ta ngồi xuống sau vài bụi cây lúp xúp không rõ làm gì. Anh Mạnh dặn tôi coi chừng để anh tiếp cận mục tiêu. Tôi nhìn anh Mạnh đang lom khom vòng sang trái để bọc hậu người đàn ông sau bụi cây kia, thoáng nghĩ cái ông Mạnh này chắc lại muốn thực tập võ thuật đây, bắt hay giết đều dở cả. Ông này kỳ cục thật.


Anh Mạnh mất hút sau lùm cây, chỉ một lát tôi thấy anh cởi trần cùng người kia đứng thẳng dậy đi về phía tôi. Rõ ràng anh đóng vai dân hợp pháp không cần lẩn tránh sự theo dõi của địch ở núi Vàng và đồn Mồ Côi. Khi đến chỗ tôi, anh kéo người đàn ông kia cùng ngồi xuống. Anh quay sang nói với anh ta:

- Cậu nghe tớ hỏi mấy điều.

- Dạ! - Anh ta ngồi đối diện với tôi khẽ thưa.

Tôi liếc anh ta. Một thanh niên mới lớn, có cái sẹo dài nhẵn bóng dưới cằm nên trông hắn có vẻ từng trải. Tôi hỏi:

- Chắc đi càn vào vùng giải phóng bị du kích bắn chứ gì?

- Hổng có - Hắn vội giải thích - Em bị té anh à.

Anh Mạnh hỏi nhiều điều về tình hình dân, địch, du kích ở quận lỵ và các đồn ấp xung quanh. Anh ta có vẻ thành thật trả lời các vấn đề. Anh Mạnh yêu cầu:

- Cậu vẽ cho tớ cái sơ đồ đồn núi Vàng, Mồ Côi.

- Em vẽ như thế nào? - Anh ta lo lắng hỏi.

- Thì nhìn thấy gì vẽ nấy. - Anh Mạnh hướng dẫn.

- Đánh dấu hướng bắc, nam, đông, tây, đường xe chạy, chiến hào, lô cốt, nhà ở, bãi xe, nơi để kho xăng, trận địa pháo, chỗ chỉ huy ở, đơn vị nào ở núi Vàng đơn vị nào ở Mồ Côi, B, C hay D. Biết không? - Tôi nói:

- Những cái gì hình trụ kia. - Tôi chỉ về chân phía bắc núi Vàng.

- Đó là đồn chứa xăng dầu đấy. - Anh ta nói vẻ rất rành.

- Sao cậu biết? - Tôi nghi ngờ hỏi.

- Em thấy các xe téc đến bơm xăng vào các bể ấy mà.

- Còn các bệ đất hình chữ nhật ở phía đông chân núi Vàng.

Cậu ta cố nhìn theo hướng ngón tay tôi chỉ và nói: - Hình như bệ đặt súng pháo, trước đây Mỹ rất đông, nay không thấy để cái gì cả. - Cậu ta băn khoăn hỏi:

- "Vẽ" xong, làm sao đưa cho các ảnh được?

- Cậu cho tờ giấy đó vào túi ni lông, để vào hốc sẹo gốc cây này. - Anh Mạnh thò tay vào hốc cây bên cạnh, nhìn cậu ta nói: Ngày mốt có nhé.

Anh Mạnh bảo tôi: Đồng chí ghi tên anh thanh niên này, con ông bà nào? Hiện ở ấp nào để sau tiện việc liên hệ với chính quyền cách mạng lưu ý khen thưởng. Tôi cứ như chiếc máy, hội và ghi các chi tiết ấy. Xong việc, anh Mạnh và tôi cho anh thanh niên về. Khi anh chàng lội qua sông về bên kia, tôi quay sang hỏi anh Mạnh:

- Anh không sợ à, sao lại đi tiếp xúc với dân.

- Anh bảo ghi tên nó hẳn có ích gì. Biết đâu nó cũng là trinh sát?

- Thằng nhãi run như cầy sấy, chắc nó chẳng nói dối đâu. - Anh quả quyết: "Về thôi!".

Đã mấy ngày ăn cùng, ngủ kề với du kích, bộ đội và dân quân đã trở nên thân tình, một chị vui vẻ nói chuyện:

- Hổm đầu ăn cơm chung với mấy ảnh, tụi em tức cười muốn chết.

- Vì sao? - Tôi chen vào.

Vì thấy có ảnh dùng tô để ăn cơm! - Chị ta muốn nói đến cái bát sắt B-52 của cậu Lập, cậu này thì bát sắt B-52 vật bất ly thân.

- Sao nữa, tôi chưa hiểu?

- Còn mấy anh dùng chén của bọn em thì cứ đưa nhờ xới cơm liên tục. Làm con Ngọc ngồi đầu nồi cứ nâng chén cơm lên miệng lại vội phải đặt xuống chẳng thể ăn uống gì được.

- Thấy ngộ, mấy đứa em nhìn nhau suýt phá lên cười, vì ngại các ảnh "mắc cỡ" nên cố nín muốn chết, để anh đừng buồn nghẹn. - Tôi cười thông cảm.

Cánh lính chúng tôi ở rừng ăn cơm, rau, củ với muối ớt, lúc nào cũng ăn tranh thủ, vội vã, lâu thành quen, nên ăn cơm còn nhanh hơn người ta uống nước. Hơn nữa ăn như bộ đội nếu đủ cơm thì người bé nhỏ như cậu Lập hà tiện cũng xơi được 30 "chén" của du kích. Do vậy chả trách được cái lý do "muốn cười” của các chị.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 11:29:15 am »

Anh Mạnh giao nhiệm vụ cho tôi, Thể và Đình đi tiềm nhập núi Vàng lần thứ hai. Lần này đột nhập vào phía bắc. Quãng mười tám giờ, ba chúng tôi vượt sông đoạn phía thượng nguồn. Nước cạn chỉ ngập thắt lưng, nước lũ vào ngập cánh đồng, những đống rơm rạ sau khi dân tuốt hết lúa vất bỏ trên các thửa ruộng tấp thành từng đống nhỏ. Tổ theo một bờ ruộng đắp cũng khá lớn, đi về phía núi Vàng. Ánh sáng điện từ đồn Mồ Côi hắt lên tạo ra vùng sáng yếu ớt. Trời về khuya trăng lên, ánh trăng mùa thu soi trên cánh đồng ngập nước làm chúng tôi cảm giác như bị phơi ra dưới con mắt quan sát của kẻ địch. Tôi dặn Đình và Thể giữ cự ly cách nhau mười mét, đi khom thấp để địch khó phát hiện, đến đoạn gặp một con lạch nơi có cống để nối liền bờ đất này, tạo ra một luồng nước chảy xiết nó chỉ rộng khoảng gần hai mét. Tôi xách súng nhảy vọt qua tiến lên chừng mười mét thì ngồi lại, nhìn về phía sau xem anh em có bám sát không. Dưới ánh trăng lờ mờ, tôi nhận thấy chỉ có một người đang ngồi bên kia "nổ" nước, chỗ đường vỡ, quay lại nhận ra Thể đang ngồi bên kia chỉ tay xuống dòng sông Quán. Tôi hiểu rằng Đình đi số hai đã té xuống dòng nước rồi. Khốn khổ Đình và mấy anh em người Nam ở đơn vị tôi, chẳng mấy người biết bơi khi rơi xuống nước thì chìm ngay y như cục gạch. Tôi vội ào xuống nước, con lạch sao mà sâu vậy. Chân không chạm đất, phải bơi, dang hai tay, hai chân trôi theo dòng nước một đoạn, thấy phía trước có vật gì vùng vẫy rồi lại yên. Tôi nhoài đến thì túm ngay được tóc cậu Đình. Khẩu súng cậu ta đeo chéo ra sau lưng trước khi nhảy qua "nổ" nước đã làm cho cậu ta rất khó khăn trong việc vùng vẫy khi bị gạt. Kéo Đình lên một đống rơm rạ bên bờ sông Quán, ấn mấy cái vào bụng đã chứa khá nhiều nước. Cậu ta ộc ra được vài tô nên có vẻ dễ thở hơn một chút. Tôi bảo cứ nằm yên đây, chờ bọn này xong việc quay ra sẽ cùng về.


Tôi và Thể vượt qua lạch nước tiếp tục tiếp cận hàng rào ngoài cùng tuyến phòng thủ phía bắc núi Vàng. Hai anh em ngồi quan sát rất lâu. Thể nói có ba hàng rào, tôi bảo Thể chờ ở đây rồi chui vào hai lớp rào ngoài, đến lớp thứ ba thì ngồi lại quan sát. Từ hàng rào này vào trong là bãi cỏ trống chừng 40-50 mét thấy có vài căn nhà dã chiến. Trong nữa là các khối hình trụ mà anh thanh niên nói là bồn xăng dầu, đếm có 5 bồn như thế, bãi bồn xăng có con đường xe đi vào. Mỗi bồn có đường kính quãng 5 mét cao 2 mét. Xong việc chúng tôi về căn cứ trước khi trời sáng.


Tôi ngủ đến chiều cơm xong anh Mạnh bảo tôi và Thể ra chỗ hòm thư chết xem thằng nhỏ có để đồ vào đó không? Anh dặn kỹ càng từ việc phải cảnh giác đề phòng có bẫy mìn, ổ địch phục kích...

Tôi và Thể xách súng đi men theo các bờ ruộng, nước mấp mé. Đến gần địa điểm, tôi làm hiệu cho Thể nằm xuống. Quãng 10 phút nghe có tiếng côn trùng, dế kêu ở gò đống để thư, chắc ở đó không có người, tôi đứng lên đi vào nơi đó, chỉ phải làm động tác dò mìn. Thò tay vào hốc sẹo gỗ thấy có miếng ni lông, trong có tờ giấy phê đúp học sinh. Tôi đi lại chỗ Thể vui vẻ nói:

- Anh Mạnh nhận định không sai, về đi! Tôi xăm xăm bước lên trước, bỗng thấy nhói ở một ngón chân út bên phải kêu ối, tiếp đó thấy Thể cũng kêu ối! Rắn! Rắn. Tôi bảo Thể lấy dây rút quần xà lỏn buộc chặt cổ chân lại, chúng tôi ngồi xuống bóp nặn, mút chỗ vết thương có máu chảy, xong các việc đó đứng dậy đi về, lúc đầu còn đi tập tễnh, lò cò, sau không thể đi được nữa. Thể vác súng hộ, tôi phải đi bằng một chân và hai tay, chẳng rõ cái chân bị sưng tấy buốt nhức lên đến óc do nọc rắn hay do bị buộc dây quá chặt, về đến cứ, chị du kích lau rửa lại vết rắn cắn, chích cho một mũi chẳng rõ thuốc gì, chiếc dây buộc ngăn nọc rắn được tháo ra. Tôi nằm chập chờn không ngủ được vì cái chân nhức nhối. Đến sáng thấy vẫn còn sống mới chắc không chết. Cậu Thể sau cái kêu "rắn, rắn" ấy nó vẫn đi lại bình thường, chẳng rõ nó có bị rắn cắn không? Nó cùng anh Mạnh ngay hôm đó rời Phổ Vân về nơi tập kết ở xã Phổ Linh.


Anh Mạnh đi được hai ngày rồi mà chân tôi vẫn chưa khỏi, tuy nhiên mấy anh em cũng đã hoàn chỉnh xong toàn bộ sơ đồ căn cứ núi Vàng, Mồ Côi, quận lỵ và các làng xóm của khu vực.

Tôi được đại đội gọi về Phổ Linh gấp, theo lệnh về càng sớm càng tốt, tuy rất cố gắng nhưng phải đến 20 giờ ngày hôm đó mới có mặt tại đơn vị. Anh Mạnh đón tôi nói:

- Định gọi cậu về tổ chức đi đón thằng Phượng, nhưng thôi. Anh ngừng một lát rồi nói tiếp:

- Hôm tớ về giao cho tổ cậu Dũng, Hòe, Phượng, Huỳnh đi vào ấp ở phía bắc sân bay Đức Phổ, vào trong ấp thì chạm địch bị nó bắn, cả tổ ra được, trừ Phượng chờ nghe ngóng cả ngày hôm kia không thấy tin tức gì, ai cũng nghĩ nó hy sinh hoặc bị thương địch bắt mất rồi. Hôm qua Dũng bám vào ấp thì có tin một nhà dân đang nuôi giấu một anh giải phóng bị thương xác minh thấy đúng, hôm nay tổ chức đi đón nó về, gia đình này sẽ đưa nó ra ngoài ấp để anh em mình cáng nó về. Đêm đó Phượng về đến cứ, vết thương ở khuỷu chân đã được băng bó cẩn thận, Phượng kể lại với mọi người:

- Địch bất ngờ nổ súng, mình đi đầu bị dính đạn ngay, khi thấy chân đau buốt khuỵu xuống, không chạy được đành lăn ra bên rìa đường, nằm một lúc không thấy địch truy đuổi, định đứng dậy tìm đường ra với anh em nhưng không thể đi được. Máu từ vết thương vẫn chảy mạnh, nghĩ cứ nằm đây cũng chết bèn bổ thẳng vào nhà dân may ra... Mình lết mãi đến khi gõ được vào cánh cổng nhà họ, họ có người ra cũng là lúc mình kiệt sức không còn hay biết gì nữa. Lúc tỉnh lại thấy ánh sáng ban ngày, chân được rửa băng cẩn thận, nằm trong cái hòm gỗ khá lớn loại hòm dân để chứa thóc, cái hòm kê ngay giữa căn nhà. Nhà dân chỉ có một gian chật chội, chẳng có buồng khe gì.

Dũng bổ sung:

- Ông chủ nhà kể "chú lính gan lắm, tỉnh không rên la, lúc mê cũng vậy cứ nằm im như "lúa" ấy. Nhà tui gần đường tụi lính và xã ấp hay ghé dô, nước nôi chuyện phiếm hoài. Sau cái đêm các anh bị chúng rượt tụi nó có ghé dô, tôi hú vía. Lo chú lính mình kêu một tiếng là "rồi", cả ngày sau, tôi sai em nó đi dò la, tìm suốt ở mé trong núi mà không được ai, may quá hôm nay mới gặp".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 11:30:15 am »

Phượng được đưa đi bệnh viện để điều trị đến giữa năm 1973 mới ra viện. Phượng xin được về đại đội trinh sát, bộ phận chính đã trở thành đại đội 21 của F711 đóng quân ở huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam.


Phượng bị thương vào chân nhưng khá nặng. Chân trái bị thương đã được chữa lành sẹo nhưng không thể đi đứng bình thường được, cẳng chân co lại, đi phải dùng nạng chống. Bệnh viện cho anh ra Bắc nhưng anh xin cho được trở lại đơn vị cũ. Cả đại đội biết vậy nên rất quý mến, kính trọng anh. Không kính trọng sao được khi cuộc chiến đấu đang xảy ra vô cùng ác liệt. Biết bao đồng đội chúng tôi đã, đang và sẽ còn phải ngã xuống. Đại đội tôi chỉ từ đầu năm đến cuối năm 1972 đã có hơn 10 cán bộ chiến sĩ hy sinh, gần chục người bị thương. Cuộc chiến ác liệt, hy sinh nhiều, gian nan đói khát bệnh tật đã làm không ít chiến sĩ dao động đảo ngũ, thoái thác nhiệm vụ. Ngay đại đội có hai cậu, Thực và Xanh vì ngại hy sinh đã tự dùng súng bắn vào chân, vào tay mình để mong được loại ngũ về địa phương. Cậu Hương chiến sĩ B2 ngày hôm trước mới dùng B-40 bắn cháy một xe tăng ngụy nhưng đêm nghĩ đến phải tiếp tục chiến đấu, đến cảnh hy sinh đã từ bở đồng đội trốn về hậu phương và vài chiến sĩ nữa, không thấy không ốm đau bao giờ, v.v... Còn Phượng, dù là tật nguyền về thể xác nhưng ý chí thật khỏe khoắn vững vàng. Phượng không muốn tin vào cái sự thật là bản thân anh đã tàn phế thực sự phải xa đồng đội, không thể cùng anh em chiến đấu.


Phượng có nguyện vọng trở thành đảng viên "Đảng nhân dân cách mạng" và anh đã phấn đấu rất bền bỉ. Trong suốt năm 1973, đơn vị luôn phân tán đi phục vụ chống địch "tràn ngập lãnh thổ" nên chi bộ chưa họp làm các thủ tục báo cáo lên Đảng ủy về việc kết nạp Đảng cho Phượng được. Cả năm 1974 cho đến tháng 3 năm 1975 tôi được gọi về để ra Bắc học. Phượng vẫn là chiến sĩ nuôi quân ở đại đội. Anh vẫn chưa được kết nạp Đảng như nguyện vọng thiết tha của mình. Từ lúc chia tay, tôi không có dịp nào gặp lại anh nữa. Nhưng trong tôi anh đã là đảng viên, người đồng chí của tôi chưa được kết nạp. Vì giúp Phượng làm đơn và viết lý lịch nên tôi nhớ quê anh xã Liên Nghĩa huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.


Tôi được anh Mạnh gọi về chắc không chỉ để thông báo việc Phượng bị kẹt lại trong ấp, mà còn để sinh hoạt học tập nêu gương người tốt việc tốt, đó là tinh thần dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh dám tin vào nhân dân của Phượng. Đồng thời cũng rút kinh nghiệm trong công tác điều tra khu căn cứ địch, nơi có nhân dân ở xen kẽ. Điều quan trọng là cần phải dám tin vào nhân dân, tổ chức tìm kiếm đồng đội ngay sau khi có tình huống xảy ra. Điều đó sẽ góp phần giảm nguy cơ để chiến sĩ ta bị địch bắt, hay bị thương không được cấp cứu dẫn đến tử vong. Sau ngày ở Phổ Linh nghỉ ngơi, tổ tôi trở lại đông đường số 1 để tiếp tục nắm địch. Tập kết ở xã Phổ Vinh, một xã nam sông Trà Câu, giáp biển là vùng địch giáp ranh. Tổ có 3 anh em, Chiến, Lập và Giáp. Dẫn tổ về Phổ Linh là một thanh niên rất hay nói chuyện, thấy tôi tập tễnh loay hoay tìm cách vượt qua đoạn đường ngập nước thì anh ta đề nghị: "Để em cõng anh qua". Tôi không từ chối để anh bạn giúp và hỏi:

- Nhà ở xã nào?

- Em là đội phó du kích xã Phổ Vinh - anh ta nói tiếp: Bây giờ các anh về nhà em đã.

Chúng tôi đến nhà anh, một căn nhà rộng rãi chắc chắn, khung gỗ, mái ngói, cửa gian không giống kiểu lán du kích. Trong nhà có bàn thờ, giường, bàn ghế hẳn hoi, anh du kích đề xuất:

- Các anh bộ đội thích "xài thịt chó lắm".

Tôi ừ à cho qua chuyện. Thế mà tối đó có thịt chó thật. Chẳng rõ họ làm thịt chó nhà ai, ở chỗ nào? Tôi không gặp người nhà anh du kích, hay bất cứ một người dân nào khác. Anh du kích giải thích: "Ở vùng tranh chấp, địch kiểm soát phải vậy". Ăn cơm xong tôi trao đổi với A... Tối đó anh dẫn tôi đi khu vực núi Cửa. Núi Cửa là một quả núi độc lập gần cửa Mỹ Á. Độ cao trên dưới 70 mét, sườn đông, đông bắc dốc khá đứng, đá xếp chồng lên nhau, tạo ra nhiều hang hốc, nhưng du kích không thể chọn nơi này làm cứ được vì địch hay hành quân, an ninh, tổ chức chốt giữ lâm thời từng đợt. Trước đây khu vực núi Cửa, cửa Mỹ Á có một đại đội Mỹ đóng. Khi Mỹ rút, căn cứ này bị bỏ không, nhân dân xã Phổ Vinh đã phá bỏ toàn bộ căn cứ. A dẫn tôi và Giáp đi về hướng bắc, đường đi qua các khu vườn, ruộng đã bỏ hoang, nhà cửa của dân đã dỡ bỏ, chỉ còn dấu tích lại nền nhà và các cây lê-ki-ma (trứng gà) các lũy tre và cây hoang dại, các bờ giậu làm ranh giới giữa các nhà, ba anh em lầm lũi trong đêm tiến về phía núi Cửa. Thỉnh thoảng dừng lại, A nói:

- Các bờ lũy này bọn em có gài trái anh ạ, bọn ngụy ngán trái của du kích lắm. Tôi hỏi lấy thứ đó ở đâu, những loại trái nổ nào? A đáp: Từ cối 81, 203 của Mỹ. Chúng tôi thu gom lại cải tiến thành trái gài, khu vực nam núi Cửa này địch không dám bén mảng đến, dân cũng không ai đến đây. Đến núi Cửa, A chỉ về phía đông có khoảng đất trống khá bàng phẳng, anh nói: Đó là bãi đỗ trực thăng của Mỹ nay bỏ hoang, du kích cũng đặt một số trái nổ chống tăng và bộ binh. Từ bãi trực thăng cũ có đường chạy qua làng Hải Môn phía tây núi cửa, chạy gần song song giữa sông Quán và Trà Câu qua các làng xóm Tân Tự, Tân Bình về đường số 1 đoạn phía bắc quận lỵ Đức Phổ. Con đường này xe ô tô vận tải có thể chở hàng hóa từ đường số 1 xuống Mỹ Á và ngược lại. Mấy ngày ở đây quan sát thấy con đường này đã bị bỏ, không có phương tiện hoạt động. Phía tây nam núi Cửa xen kẽ vài ngôi làng là cánh đồng cấy lúa nước nhưng xem ra lâu nay việc đồng áng không được coi trọng lắm. Hầu hết để ruộng hoang, cỏ mọc um tùm, xung quanh phía đông, đông nam núi Vàng là ruộng cỏ ngập nước. Từ đỉnh núi Cửa đến đỉnh núi Vàng khoảng cách gần 4km. Nam núi Vàng có ấp chiến lược do lực lượng dân vệ chốt giữ. Tây nam núi cửa khu Hải Môn cũng có lực lượng dân vệ chốt giữ ở quả đồi đất nơi gần ngã ba đường đi Tân Mỹ và đường chiến lược qua sông Trương. Đông nam núi Cửa là xã Phổ Vinh, du kích ở đây hoạt động bán hợp pháp cũng khá mạnh, các làng gần biển du kích kiểm soát hoàn toàn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 11:31:15 am »

Ba chúng tôi đến chân núi Cửa nhìn lên sườn núi khá dốc đứng. Theo hướng này, bộ đội chỉ có thể leo lên chứ không thể di chuyển được. Tôi bảo A ngồi đó, cùng Giáp men theo chân núi đi chếch về phía tây nam. Theo hướng này, từ đỉnh, độ dốc thoai thoải xuống chân núi, còn đều là sườn dốc khó vận động. Quay lại chỗ A lúc quá nửa đêm, trăng gần cuối tháng đã lên cao, trời mùa thu miền Trung không có mây, ánh trăng vằng vặc. A dẫn tôi lên sườn phía nam núi Cửa. Đi theo một khe đá tạo ra con suối nhỏ nước chảy róc rách, dưới những tảng đá mấp mô, thỉnh thoảng bóng hai anh em lại in dài ra khi không bị mỏm đá che khuất ánh trăng. Lên gần đỉnh núi, A chỉ cho tôi một bóng người. Nhìn từ dưới xiên lên coi tên lính như một bức vẽ. Hắn có cây súng dựa vào vai, lồ lộ dưới ánh trăng sáng giữa bầu trời mênh mông. A nói: Hôm nay địch chốt núi Cửa anh ạ, thế mà bọn em chủ quan quá, không biết chúng lên từ khi nào. Tôi nói vẻ dễ dãi: Anh vừa về với chúng tôi hôm nay lại tập trung vào lo việc bếp núc để có thịt chó cho nên thiếu chú ý là tất nhiên rồi. A phân trần: Có thể bọn này đi theo đường sông Trà Câu lên anh ạ. Chúng tôi xong việc, trở về nhà A trời chưa sáng. Mãi sau này, khi chia tay A tôi mới được biết trong đêm đó có một thuyền chợ của dân đụng tàu của địch đoạn cửa sông Trường, thuyền lật làm người dân bị chết đuối, dân xã Phổ Vinh đã vớt và tổ chức mai táng.


A mời chúng tôi ăn sáng (bữa sáng mai). Bữa ăn có thêm hai người đàn ông trung tuổi, không rõ họ là ai. A không giới thiệu chúng tôi với nhau, vì thế tôi cũng không hỏi. A vui vẻ nói: Vùng này dân đi biển, ăn khí nhiều anh ạ. Bữa sáng mai, buổi trưa, chiều, tối và "ăn hôm". Có hai bữa chính là trưa và tối. Bữa ăn "sớm mai" hôm nay khá thịnh soạn: một chiếc bánh đa nướng giòn được áp vào một chiếc bánh đa mới tráng còn nóng. Nhân bánh được chuẩn bị gồm: mực ống loại nhỏ như ngón chân cái, tôm, cá chuồn, loại cá nhảy rất xa trên mặt nước biển, tưởng nó bay được, tất cả đều được luộc chín. Rau có hoa chuối và cây chuối non, quả xanh, khế thái nhỏ. Các loại nhân và rau được đặt lên chiếc bánh đa nướng cuộn lại thành một cái ống to như chuôi dao, gọi đó là món bánh cuốn. Bánh cuốn được chấm với mắm cái có dằm hơi nhiều ớt. Ăn khỏe cũng chỉ vài ba chiếc, ăn kiểu này vừa dễ ăn và ngon miệng. Trong ba ngày ở đây chỉ có một đêm đi công tác, còn các đêm sau chúng tôi mỗi đứa một chỗ. Du kích phụ trách tôi vẫn ở nhà A còn Lập và Giáp thì được bố trí ăn nghỉ ở nhà khác. Trong các ngày đó, chúng tôi không gặp nhau. Tôi cũng không rõ chỗ ở của các cậu ấy. Tôi hiểu ở đây du kích vẫn hoạt động bí mật ở lẫn với dân. Một buổi sáng, A đưa cho tôi bộ đồ của anh ta, tôi mặc có hơi rộng một chút. A dẫn tôi ra bãi cửa sông, lúc các thuyền đánh cá từ ngoài biển trở về, dân đánh cá xúc cho tôi hàng ký cá, mùa này sẵn cá chuồn, cá lục, loại này làm mắm ăn rất ngon. Khi xách túi ni lông bự cá chuồn, tôi bỗng nhớ đến điệu bộ rất hóm hỉnh của anh Phan Bị khi đọc bài "sấm 10 yêu"; có câu "hai yêu anh có lương khô cá chuồn”. A thấy tôi tủm tỉm cười, anh không hỏi nhưng chắc chắn anh không thể hiểu được kiểu cười một mình của tôi "lương khô cá chuồn" là khái niệm, rất tượng trưng với lính trinh sát ở trên rừng. Lương khô mà anh Khoát chế thực chất toàn là ngô hay gạo rang giã nhỏ, tống đầy muối rang, có tý chút bột ngọt, ít ớt bột, ăn mặn rụt lưỡi lại. Kỳ thực cũng có vài con cá suối cũng được kho, dằm nát bét ra lẫn với khối lượng quá lớn muối và tinh bột, có dùng kính hiển vi soi cũng chẳng thấy cá đâu. Còn tôi, đã ăn và đang xách một bịch cá chuồn thực sự. Tôi sẽ chế một ăng gô cá chuồn để ăn dài ngày chứ không phải "lương khô" cho các anh. Trước buổi tối chúng tôi chia tay A để lên rừng. A mới kể tỉ mỉ về anh cho ba chúng tôi nghe. A nói chậm chạp:

- Em là lính sư 1 ngụy anh à. - Tôi hơi bất ngờ nhưng trấn tĩnh nghe A tiếp tục: Hồi năm 1971 em bị đưa ra Nam Lào. Cuộc hành quân "Lam Sơn 719" được làm lễ ra quân rất long trọng. Tụi em được trực thăng thả xuống khu vực Bản Đông, một địa danh hết sức xa lạ. Rừng núi mênh mông chẳng thấy dân và kho tàng của đối phương đâu. Hàng ngày, chỉ nhìn và nghe thấy tiếng phi cơ bom pháo của quân lực Việt Nam cộng hòa quăng xuống các cánh rừng. Bọn chỉ huy nói: của "Ai Lao". Mấy ngày sau, tụi em được trực thăng chuyển sang dãy núi 660 điểm cao ở bờ nam sông Chê Pôn. Ngay lập tức, cả trung đoàn bị quân giải phóng nã pháo tấn công, lần đầu tiên em thấy pháo binh quân giải phóng nhiều và bắn chính xác đến thế. Pháo nổ tứ phía như bắp rang, không biết đường nào mà chạy. Bọn em bỏ cả súng ống,  trang bị lội qua sông chạy về Bản Đông. Bản Đông cũng đang tình trạng hỗn loạn. May hơn mấy đứa em kịp chui vào trong chiếc trực thăng đang từ từ bốc lên, mấy đứa chậm một chút mới leo lên hoặc đu càng treo lủng lẳng dưới bụng trực thăng, khi trực thăng lên cao chúng nó lần lượt rơi xuống chết thật thê thảm. Sau lần thoát chết ấy, em dông về quê, thật đúng với các câu truyền khẩu của dân miền Trung lúc đó: "Ai Lao đi dễ khó về, khi đi áo giáp khi về áo quan". Tôi gật đầu nghe A kể, không nói cho A hay trong chiến dịch ấy ở điểm cao 723 tôi đã thấy binh sĩ ngụy bỏ chạy khi bị pháo bắn diễn ra thế nào. Tôi bỗng thấy rất đỗi tự hào không cắt nghĩa rõ vì cái gì cụ thể. Tiếng A vẫn đều đều: Quê em có đội du kích, thế là em tham gia, các anh giao em phụ trách huấn luyện... Chia tay A và du kích xã Phổ Vinh vượt đường số 1 về đến Phổ Linh trời gần sáng, núi Vàng là mục tiêu điều tra chính của tổ. Đồng chí Long Châu Sa tham mưu trưởng sư đoàn yêu cầu tìm cho được con đường tiềm nhập bí mật qua tuyến phòng thủ vòng ngoài từ phía đông lên đỉnh núi, nơi đặt trạm ra-đa và trận địa pháo của địch.


Chiều hôm sau, thủ trưởng Sa gặp anh Mạnh và tôi tại một làng ở phía nam sông Trà Câu. Thủ trưởng nói thân tình: Các cậu ở T-10 nói với mình "Chỉ có Tề thiên đại thánh mới bí mật chui lọt lên đỉnh núi Vàng". Mình suy nghĩ mãi chưa ngã ngũ chọn phương án nào. Thủ trưởng lặng yên một lát rồi nói tiếp:

- Nếu thực sự không mật tập lên đỉnh núi Vàng được thì phải dùng cách đánh bóc vỏ tuyến ngoài rồi lấn dần bộ binh xung phong lên tiêu diệt địch ở tuyến trên. - Thủ trưởng nói tiếp, giọng đầy lo ngại: "Đánh vậy tổn thất lớn lắm mà chắc gì đã lên được núi Vàng".

Tôi yên lặng nghe, liên tưởng đến tuyến phòng thủ ngăn chặn địch tái chiếm sân bay thị xã Kon Tum hồi đầu năm. Hình ảnh các xe tăng địch lì lợm đứng từ đằng xa nhằm bắn tan từng căn hầm của các chiến sĩ ta. Bây giờ từ phía đông trống trải này, ta cũng chẳng có súng pháo nào có thể chi viện khống chế hỏa lực của địch từ trên núi Vàng và đồn Mồ Côi đánh bọc sang. Cũng có thể đại bác địch từ tàu chiến ngoài biển sẽ làm vụn đất đá toàn bộ khu vực chân và sườn núi Vàng. Còn ta không thể tăng thêm bộ đội, hay rút lui qua cánh đồng ngập nước trống trải như vậy được. Sau một lúc lâu im lặng, giọng nói của thủ trưởng vẻ cương quyết hơn:

- Các cậu phải tìm một con đường để đưa một mũi đặc công mật tập đánh chiếm, chốt giữ đỉnh núi Vàng, khi kiểm soát được núi Vàng, bộ binh sẽ từ hai hướng bắc và nam đánh tiêu diệt tuyến phòng thủ dưới chân núi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2021, 11:32:31 am »

Tôi không tham gia câu nào nhưng tự thấy cần đánh như vậy mới có thể giành thắng lợi, mà ít thương vong. Thủ trưởng Sa nói tiếp:

- Để có thể thực hiện cách đánh đó, trinh sát các cậu phải mạo hiểm. - Dừng lại có vẻ cân nhắc tý chút, Thủ trưởng quả quyết: Có thể bị hy sinh nhưng nếu vì thế mà không định được một cách đánh hợp lý có thể để chiến thắng, với sự hy sinh ít thế cũng nên cố gắng mà làm các cậu ạ! Chính các cậu mới giúp cho mình những quyết định với quyết tâm cao, trong lòng không bị giày vò bởi câu hỏi sao không đánh thế này? Sao không đánh thế kia...

Tôi lúc này mới lên tiếng giọng đầy xúc động:

- Tôi sẽ cố gắng!

Thủ trưởng Sa nói rõ nhiệm vụ:

- Cậu dẫn toán cán bộ T-10 đi, để sau này T-10 sẽ tự tổ chức đưa bộ đội mật tập khi chiến dịch bắt đầu, mình tin tưởng các cậu sẽ tìm được cách vào và ra an toàn.

Tối đó, tôi dẫn ba đồng chí đặc công T-10 thâm nhập lên đỉnh núi Vàng. Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng nằm lại trong núi ban ngày để đêm sau nữa mới trở ra. Gặp nhau ít phút, chúng tôi hỏi thăm để biết tên nhau. Các anh thì được tham mưu trưởng nói đến tên tôi rồi. Đêm đó là 19 tháng 9 năm 1972, bốn chúng tôi cởi trần, ba anh T-10 cầm AK còn tôi tay không đi trước. Điểm chui rào từ phía đông, cách chỗ chui lần trước ở hướng này 100 mét lui về phía nam. Đường hành tiến là ruộng ngập nước, cỏ môi bò lan kín mặt nước làm thành thảm cỏ xanh đen. Trời mới mưa nên hoàn toàn yên tâm, địch không thể gài mìn, bẫy điện chập mạch được kiểu mìn khó khắc phục nhất và thật sự chưa gặp bao giờ, các loại mìn đạp nổ thì không đặt dưới nước được do vậy chỉ cần phải chú ý loại mìn giăng dây vướng. Chúng tôi chui qua năm tuyến rào dễ dàng. Đến gần tuyến hào nối giữa các lô cốt, tôi dừng lại chờ một anh lên sát khẽ dặn:

- Các anh lần lượt theo tôi vượt qua hào. Ta sẽ đi vào khe giữa hai bệ đất, nơi đó vừa che đỡ vừa che khuất được. Tôi nhẹ nhàng đi khom thấp tiến về phía giao thông hào, hai lô cốt cách khoảng trên 25 mét, trong đêm mắt mèo cũng chẳng nhìn rõ được. Tôi ngó hai phía lòng hào không có địch, cẩn thận dò mìn rồi vượt qua chiến hào đi vào khoảng tối.

Tôi dừng lại ở ụ đất chờ đồng chí số 2 đến, rồi mới đi theo bệ đất tiến vào chân núi. Cứ như vậy cả bốn chúng tôi đã lọt vào bóng tối của các bệ đất tạo ra. Bệ đất cao gần hai mét, dài quãng 25 mét, rộng chừng 3 mét, trên mặt nó không có súng pháo nhà cửa gì. Tôi bảo các anh ngồi cảnh giới, tiếp tục đi lên tìm cách vượt con đường nhựa địch san núi tạo ra một bờ tả ly khá cao. Khi tôi bò lên gần mặt đường thì có ánh đèn pha từ chiếc xe đi tuần đi từ hướng bắc quét tới. Tôi nằm dán xuống mép tả ly nhìn lại phía sau lợi dụng ánh đèn tuần quan sát thấy toàn tuyến lô cốt im như không có người. Vài căn nhà cùng kiểu nhà cơ động dã chiến của Mỹ. Các khu nhà này có người ở, nhưng cách chỗ tôi nằm gần 200 mét, ở bên phía nam cách bệ đất khá xa thỉnh thoảng có vài cái nhà dã chiến. Xa hơn nữa là ấp Hương Đoài, nơi có địch chốt giữ. Khi chiếc xe tuần đi qua, trả lại bóng tối thần bí, vượt đường nhựa, bốn người lẫn vào sườn núi. Sườn núi phía đông dốc đứng, ở đây phải ngẩng mặt lên nếu đội mũ cối sẽ rơi khỏi đầu (về phía sau) không nhìn được đỉnh núi. Núi có nhiều tảng đá lớn nhỏ chen chúc chồng lên nhau tạo ra nhiều hang hốc tránh bom pháo và địch quan sát rất tốt. Hướng này bộ đội không thể vận động được. Chúng tôi leo lên núi hết sức thận trọng, bám và đặt chân vào các tảng đá, chú ý không để đá lăn hay bị té. Gần đến đỉnh một ngôi miếu nhỏ, có vài cây gỗ cằn cỗi, loại mọc trên núi đá nhỏ bé và thưa thớt. Quãng 24 giờ, chúng tôi lên đến đỉnh núi, chỗ chúng tôi nằm khá bằng phẳng cao hơn mỏm núi đặt ra-đa ở phía nam. Nhìn sang khu ra-đa phía đông đỉnh núi Vàng đang hoạt động. Mục tiêu, nhiệm vụ của nó là gì tôi không cần tìm hiểu, điều chắc chắn là nó kiểm soát vùng biển. Trận địa pháo nằm về phía tây. Con đường nhựa chạy xung quanh chân núi có một nhánh lên theo sườn núi phía nam, vòng qua phía bắc nơi đặt ra-đa đi vào cổng. Xung quanh mục tiêu là một hàng rào B-40 cao cỡ 3 mét. Anh em tôi ngồi đối diện với cổng chính của căn cứ. Nó ở thấp hơn chừng 5 mét. Hai bên cổng có vọng gác và lô cốt bằng bê tông. Đồng chí đại đội trưởng đặc công dặn tôi nằm đây, các anh đi nghiên cứu. Anh dẫn một đồng chí đi quay lại, kiếm đường tiếp cận khu ra-đa. Đồng chí còn lại thì đi về phía tây, nghiên cứu lối vào trận địa pháo. Còn một mình, tôi suy xét lại các yếu tố, thấy theo hướng này, nếu tổ chức tốt, ta có thể mật tập gọn trong đêm một đại đội bộ binh không đến nỗi quá khó khăn. Tôi thấy tự tin, như là đã có chiến thắng vậy. Bây giờ, việc của tôi đã hoàn thành một nửa, nếu trở ra trót lọt thì có thể khẳng định trong báo cáo trinh sát rằng: Mật tập một mũi đặc công là hoàn toàn có thể thực hiện được. Việc đánh chiếm và chốt giữ các mục tiêu như thế nào? Công việc nặng nề ấy do các đồng chí đặc công chịu trách nhiệm. Nằm đây, nhìn ra xung quanh các vị trí địch đều ở dưới thấp hẳn. Nếu chiếm được núi Vàng ta hoàn toàn khống chế toàn bộ khu vực quận lỵ, ngược lại với địch cũng có ý nghĩa như thế. Nghĩ đến phải đánh bóc vỏ, tôi hình dung ra ngay những tốp chiến sĩ bộ binh ngã gục dưới làn đạn trọng liên của địch và cuộc tấn công của ta sẽ sớm bị bẻ gãy hoàn toàn. Sau một giờ các anh trở lại, anh C trưởng nói: "Còn sớm lắm, ra vẫn kịp đấy".


Tôi đồng ý, đứng dậy dẫn các anh xuống núi. Chúng tôi trở ra nhanh hơn vì không phải dò mìn, phán đoán phía trước nhiều. Sau khi vượt qua chiến hào, tôi đi sau để ngụy trang lối đột nhập. Cả tổ ra đến gò đất chỗ anh Mạnh và Giáp nằm lại đầu hôm thì gần 4 giờ sáng. Anh Mạnh và Giáp đã về, vì theo kế hoạch đêm mai mới đến đón chúng tôi. Tôi dẫn mấy anh em về nơi tập kết. Khi anh Mạnh dậy, tôi tranh thủ báo cáo ngay với anh Mạnh về con đường mật tập và toàn bộ suy nghĩ, xét đoán của mình. Ngày hôm đó, đoàn công tác của thủ trưởng trở lại chỉ huy sở. Khi chuẩn bị rời cứ du kích, anh Mạnh nói với tôi: "Đã khẳng định cách đánh mật tập, thủ trưởng khen ngợi anh em ta". Ba đồng chí đặc công tôi không nhớ tên còn ở lại với chúng tôi, tuy thời gian ít ỏi các anh cũng đã tâm sự muốn để tôi hiểu được hoàn cảnh của mình.


Qua lời kể của anh đại đội trưởng, tôi mới biết các anh T-10 đã và đang chịu đựng những hy sinh tổn thất cực kỳ lớn, để lại gánh nặng tâm lý thiếu tin tưởng vào cách đánh đặc công đã được huấn luyện. Có ý lo ngại cách sử dụng lực lượng đặc công trong tác chiến của chỉ huy. Anh đại đội trưởng nói giọng thật buồn: Từ đầu năm đến giờ đã khá nhiều lần thay tiểu đoàn trưởng. Các anh tiểu đoàn trưởng mới lên thay nhau liên tục vì hy sinh hay bị thương. Cậu tính đến nỗi cấp trên "Không dám bổ nhiệm anh hùng Trần Đình, D phó lèn cũng là để bảo vệ anh hùng. Tiểu đoàn như vậy còn cán bộ đại đội và tiểu đội thì mật độ thay thế còn dày hơn nhiều, có lúc thực sự thiếu người chỉ huy, thiếu tay súng chiến đấu, có lúc đại đội còn chưa đủ một chục người.

Các anh chia tay tổ trinh sát đi về phía nam. Chúng tôi ngày hôm sau về cứ ở dãy núi rừng già phía tây xã Phổ Linh, để đi chuẩn bị chiến trường Sa Huỳnh.

Một buổi chiều trên đường hành quân đi Phổ Thạnh, tình cờ tôi gặp cậu Yên. Nguyễn Yên là một trong 10 thanh niên xã Thất Hùng cùng nhập ngũ. Yên cùng làng, hai anh em gặp nhau vui vẻ lắm. Yên cao lớn to khỏe, sốt rét có làm cậu ta gầy đi một chút nhưng cái khung vẫn to cao sức vóc. Tôi hỏi thăm bạn bè, Yên thông báo Viễn bị thương ra Bắc, còn lại cậu Cao Yên không rõ còn hay mất. Tôi nắm tay bạn xúc động nói: Thế là chắc chắn cả xã mình nay chỉ còn ba đứa đang ở chiến trường. Tớ với cậu chắc chắn lúc này đang sống, chỉ chưa rõ Cao Yên. Năm nay chiến dịch liên tục ác liệt quá, Yên kể trận đánh của Trung đoàn 141 vào các mục tiêu địch nam sông Vệ, đêm nổ súng là đêm lũ về bất ngờ, toàn bộ trận địa hỏa lực và bộ binh bị chìm trong nước, chỉ có đặc công T-10 là đơn thương độc mã đánh vào làm chủ các đồn địch, sau đó lại phải rút ra. Tóm lại chiến dịch kết thúc sớm, một số anh em bị lũ cuốn chết đuối, mất số súng ống, thuốc nổ và đồ dùng quân trang quân dụng khác. Bọn tớ mới rút về đây nghe nói để chuẩn bị cho giải pháp hòa bình gì đó.


Từ sau chiến dịch Kon Tum, sư đoàn sức chiến đấu có suy giảm, quân số bổ sung không kịp. Thời gian để củng cô, huấn luyện ít, các cuộc chuẩn bị cho đánh lớn vào các quận lỵ Mộ Đức, Đức Phổ đều có sự trục trặc, như B-52 đánh vào sư bộ, thiên tai bất lợi, trang bị vũ khí hạn chế, lương thực cũng không đủ, bộ đội bị đói, tác chiến dài ngày liên tục sức khỏe giảm rõ rệt, số người bị sốt rét lớn. Đại đội trinh sát của tôi có hơn 10 đồng chí liên tục coi hậu cứ, có cậu sốt tóc rụng hết, đi đứng siêu vẹo. Cậu Cảo tả: mấy đứa đi phải vịn vào cây rừng mới không bị ngã. Bộ phận ở hậu cứ có cậu Xanh, chiến sĩ mới bổ sung từ Hải Phòng vào, thấy ốm đau, đói khát, hy sinh, một phút yếu lòng đã tự gí nòng súng AK vào cổ tay bóp cò, tự gây thương tích để mong được trở lại miền Bắc. Mãi sau này, có lần về đơn vị vài ngày, tôi được đại đội cử phụ trách đoàn bộ đội của nhiều đơn vị vượt đường số 1 sang phía biển để lấy gạo về ăn. Thấy anh em đi lấy gạo cũng hết sức vất vả và nguy hiểm. Một chuyện tôi nhớ mãi, đó là lần nhóm đi cõng gạo của đại đội, đã lấy được gạo về đến chân núi dừng lại nấu cơm, cậu Xanh đề nghị: "Anh ơi, cho chúng em ăn một bữa no đi". Nghe cậu ta nói giọng cứ nhỏ dần, vẻ mặt đầy lo lắng, cầu khẩn, tôi thấy đau xót đến kỳ lạ, để nước mắt cứ tự do rơi ra trước mặt người lính gầy gò nhỏ bé. Ngồi như bất động, tôi chỉ hơi khẽ gật đầu. Bữa ăn hôm ấy, cơm trắng với mắm có một hộp cá con, thêm ít muối và bột ngọt thế mà không khí có vẻ vui nhộn hẳn lên. Cậu Xanh mở to đôi mắt nhiều lòng trắng, nhưng nhanh nhẹn hơn khoe: "Em ăn được 10 bát B-52". Lần đó cũng có ý kiến phê bình tôi "Theo đuôi quần chúng" để vi phạm tiêu chuẩn lương thực. Tôi không thể bào chữa được khuyết điểm, nhận khuyết điểm, hôm sau lại đi công tác, không rõ có phải do câu chuyện ấy không? Sau này một số chiến sĩ cứ gọi tôi: "Chính trị viên" thực ra lúc ấy tôi mới là tiểu đội trưởng ở B1.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2021, 08:04:44 am »

Sa Huỳnh.

Đoàn trinh sát đi chuẩn bị chiến trường lần này khá đông, có cả mấy anh em thông tin 2 oát. Anh Mạnh phụ trách chung. Anh Dũng B phó phụ trách một tổ, tôi phụ trách một tổ, các tổ viên trinh sát gồm: Thể, Minh, Vọng, Đình và Tao. Từ rừng đi đến đoạn đường quốc lộ 1, chúng tôi được du kích xã Phổ Thạnh, Sa Huỳnh đón, chở bằng xe gắn máy. Lần đầu tiên được ngồi sau lưng anh tài xế chiếc xe máy lao vun vút, tóc bay ngược lại phía sau, đường số 1 chạy dần ra biển, không gian thoáng rộng, ai cũng vui sướng lạ lẫm. Có lẽ mải mê vui hưởng lạc thú, cậu Hoạt đã cho gót chân vào nan hoa, khiến chiếc xe bị níu cản lại. Khi nghe tiếng cậu Hoạt kêu lên oai oái, dừng được xe lại thì cái gót chân xinh xẻo của cậu ta chỉ còn lại có cốt, máu me chảy đầm đìa từ các mảng da thịt bị xé tướp ra. Nó đau đớn quá chừng. Cậu Vọng nhanh nhẹn băng bó lại cho Hoạt xong, anh Mạnh cử Tao quay lại để đưa cậu ta về nơi xuất phát. Chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình, đến đầu một khu ruộng dân làm muối, rời xe máy tạt xuống phía đông, đi mấy tiếng nữa thì đến một xóm nhỏ có dân đang ở. Xóm nhỏ này sát biển, chỉ có chục nóc nhà, cách đồn Hải Thiềng 3km về phía bắc.


Đồn Hải Thiêng nằm trên một bán đảo, dáng đất giống như quả bầu nậm, cái phần thắt nhỏ tiếp giáp với xóm nhỏ chúng tôi tập kết. Ba bể tây, nam, đông là biển mênh mông. Lối đi bộ duy nhất vào Hải Thiềng là dải đất nhỏ hẹp như cái cuống của quả bầu. Trên bề mặt của dải đất nhỏ hẹp này mọc dày sin sít toàn loại cây ô rô có gai nhọn, thân cây bé nhỏ, cứng sắt lại không thể luồn lách chui vào đám cây gai góc này vì da thịt con người không thể chịu được. Dải đất khó khăn này có chiều dài quãng 800 mét. Bộ binh vận động tấn công Hải Thiềng chỉ có thể lợi dụng lúc thủy triều xuống thấp. Bọn địch suốt ngày đêm đặc biệt chú ý đến dải đất này đề phòng du kích, đặc công xâm nhập. Phía tây đồn Hải Thiêng là eo biển. Khi nước triều lên, eo biển có khoảng cách khá rộng, chỗ rộng nhất cách hai bờ khoảng 3km, chỗ hẹp nhất từ đồn nhìn sang ấp Thạch Bi chừng 600m.


Tổ trinh sát tập kết ở xóm nhỏ Phổ Thạnh, anh Mạnh ở nhà chị Cảnh (tên người chồng). Anh Cảnh là lính đóng ở đồn Hải Thiềng, là cơ sở của cách mạng. Anh chị Cảnh đã lớn tuổi nhưng chưa có con. Chị Cảnh hàng ngày lo việc ăn uống và liên hệ giữa chúng tôi với du kích Sa Huỳnh.


Việc điều tra tiềm nhập vào Hải Thiềng không có cách gì qua nổi cái cuống quả bầu nậm đầy gai góc, không hoàn toàn chỉ vì gai góc mà còn vì lẽ không thể bí mật và an toàn. Nếu không thế, chúng tôi sẽ dùng dao sắc cắt gốc cây, đẩy gốc sang hai bên sẽ tạo ra mở đường ống cứ thế mà chui vào, nhưng không thể vì chỉ hai ngày lá cây bị phơi khô địch hiểu ra ngay, hơn thế nữa đêm nào cũng vậy, mấy ụ súng liên tục có lính gác ở lối vào này luôn nổ hàng tràng đại liên vào dải đất. Trinh sát bò sát vào khó mà tránh được đạn thẳng quét phòng ngừa ngăn chặn như thế.


Anh Mạnh đã quyết định cách trinh sát hợp pháp, tổ trinh sát giả làm dân đánh cá trên biển, ngồi trên các ghe của dân chài dễ dàng quan sát toàn bộ đồn Hải Thiêng và đông ấp Thạch Bi, kiểm tra độ sâu nông của vịnh (eo biển) lúc nước lớn và khi nước cạn. Sơ đồ đồn Hải Thiềng được vẽ chi tiết như chụp ảnh. Một buổi tối, du kích Sa Huỳnh dẫn chúng tôi đi đột nhập ấp Thạch Bi, từ xóm nhỏ chúng tôi đi theo bờ những ruộng muối phía tây vịnh lên quốc lộ 1, đi qua một đèo khá dốc và vòng vèo, đỉnh đèo trước đây có trạm kiểm soát của lính ngụy, nay địch đã bỏ trống. Theo đường số 1 đi về phía nam đến ấp Thạch Bi, ấp này do lực lượng bảo an, dân vệ kiểm soát. Phía tây đường số 1, đối diện với ấp là đồn Đá Heo, địch chốt ở đây lực lượng nhỏ, một trung đội. Tổ trinh sát vào ấp không gặp cản ngại gì. Lúc tôi dừng lại ở cửa một căn nhà, căn nhà phố nằm ở trục đường đi ra bến cảng. Mọi người chăm chú quan sát con đường và đề phòng các phía. Cửa căn nhà tôi đang nấp hé mở. Một bà cụ ấn vào tay tôi một gói nhỏ, rồi cánh cửa khép lại ngay. Tôi hiểu rằng phía trong các cánh cửa đóng im ỉm kia, nhiều cặp mắt đang dán vào nhìn ngó chúng tôi với bao tâm trạng. Họ thấy tất cả và biết chúng tôi là ai, nhưng họ đã không tuân theo lệnh của chính quyền, không gõ mõ báo động. Rõ ràng lòng dân vùng địch đã hướng về cách mạng, sẵn sàng che chở quân giải phóng đánh địch. Tôi sững sờ chìm sâu vào suy tư, gói nhỏ trong tay là bịch thuốc lá "xi cỏ", ở vùng này, thuốc lá cuốn đóng bịch 100 điếu, loại thuốc khi hút thấy phảng phất mùi thơm bánh khảo. Tôi bỗng có cảm giác vừa gặp mẹ mình.


Mấy ngày "công tác" ở Sa Huỳnh, ngoài các lần vào đồn, đi địa hình khu vực, anh Mạnh còn làm công tác bồi dưỡng "tình báo nhân dân”. Anh khuyên chị Cảnh lôi kéo các thầy tướng số tử vi vào cuộc. Ví dụ: Xem cho một vài chú lính, hạ sĩ quan về hậu vận, cần phải làm gì để tránh đại hạn, để được hưởng kết quả của hiệp định hòa bình sắp được ký kết vào tháng 10, v.v...


Chị Cảnh cho biết, anh Cảnh nói mấy ngày vừa rồi lính đảo ngũ hơi nhiều, nay chỉ huy phải ra lệnh cấm trại. Binh sĩ căng thẳng lắm. Nhiều chiến binh cáo ốm xin đi chữa bệnh và đi phép. Bọn chỉ huy hết sức hoang mang lo lắng.


Những ngày tháng cuối năm 1972 chiến trường Khu 5 có vẻ lắng xuống. Hầu như không còn trận đánh nào của chủ lực nữa. Cuối tháng 10, tôi được gọi về cứ, hướng chuẩn bị chiến trường mới là quận lỵ Ba Tơ - đây là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Lực lượng địch đáng kể ở đây là tiểu đoàn biệt động quân số 69 đóng giữ căn cứ Đá Bàn. Anh Mạnh và một nhóm trinh sát vẫn ở lại Sa Huỳnh tiếp tục làm nhiệm vụ, phục vụ cho Trung đoàn 141 làm các việc chuẩn bị cho các hoạt động trước trong và sau khi có hiệp định hòa bình, (dự kiến Mỹ sẽ ký vào cuối tháng 10 năm 1972).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2021, 08:05:12 am »

Ở hậu cứ,

Những ngày giữa tháng 10 năm 1972, tâm lý chung của bộ đội, nhân dân mong chờ việc ký kết Hiệp định Pa-ri về lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tâm lý này là có thật, chí ít phần nào ảnh hưởng đến tính tích cực, chủ động chiến đấu của các cấp, các lực lượng ta. Tuy nhiên, sau khi Đài tiếng nói Việt Nam công bố việc đế quốc Mỹ lật lọng không ký hiệp định như đã cam kết cùng với các hoạt động gia tăng lấn chiếm vùng giải phóng của quân ngụy Sài Gòn. Đặc biệt là khi chúng mở chiến dịch dùng B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố khác, thì các hoạt động quân sự của quân giải phóng ở chiến trường lại được đẩy mạnh, với quyết tâm buộc quân thù phải thực hiện cam kết.


Đêm ngày 26 tháng 1 năm 1973 ta tấn công đánh chiếm giải phóng Sa Huỳnh. Quân giải phóng nhanh chóng làm chủ các mục tiêu, tổ chức chốt giữ các đồn Hải Thiềng, ấp Thạch Bi, đồn Đá Heo. Trên các xóm xuất hiện lá cờ biểu tượng của chính quyền cách mạng, "nửa đỏ của đất, nửa xanh của trời". Vùng giải phóng được mở rộng chiếm hầu hết vùng đồi núi, làng mạc, đồng bằng, thu hẹp phạm vi địch chiếm giữ ở thị trấn. Tuyến đường số 1 nối liền các vùng giải phóng từ quận lỵ Tam Quan đến nam quận lỵ Đức Phổ. Các quận lỵ, chi khu địch đều bị chia cắt ra bởi các vùng giải phóng đan xen thế cài răng lược, làm cho địch ở đâu cũng bị dồn vào thế bị cô lập.


Trên hướng Ba Tơ, Lữ đoàn 52 tăng cường cho Sư đoàn 2 đã giải phóng quận lỵ. Căn cứ Đá Bàn đã bị san bằng. Hầu hết lực lượng D69 bị tiêu diệt, tan rã, huyện Ba Tơ được giải phóng.

Theo dõi chiến trường cho thấy, việc chủ động giành đất, giành dân rất mạnh mẽ. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc đã dập tắt ý đồ khuất phục Việt Nam bằng sức mạnh của Mỹ. Hơn 30 máy bay B-52 bị bắn rơi "Điện Biên Phủ trên không" của Việt Nam đã thắng lợi, buộc đế quốc Mỹ phải ký vào hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27 tháng 1 năm 1973.


Hiệp định Pa-ri vừa ký kết, chính quyền ngụy Sài Gòn chủ trương không nghiêm chỉnh thi hành, chúng mưu toan "tràn ngập lãnh thổ", tổ chức các trận tập kích nhỏ đánh chiếm lại một số vị trí mới bị mất trước ngày 28 tháng 1 năm 1973.

Khu vực hoạt động của Sư đoàn 2 chủ yếu giữ vùng giải phóng từ nam sông Vệ đến bắc Bình Định, tập trung địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các cụm địch ở khu vực này chưa giải phóng được gồm: quận lỵ Đức Phổ và các căn cứ núi Vàng, đồn Mồ Côi, quận lỵ Mộ Đức, hầu hết các quận lỵ, tỉnh lỵ địch còn chiếm giữ. Từ những căn cứ này, địch tổ chức lấn chiếm, hoạt động vi phạm các điều khoản về ngừng bắn rất trắng trợn. Chúng đã chiếm lại được các vị trí như đồn Hải Thiềng, ấp Thạch Bi, Đức Phổ, ngã ba Thạch Trụ xã Đức Lân, Mộ Đức. Ở Ba Tơ, địch chiếm đồi ông Nguyện.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM