Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:25:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến sĩ trinh sát  (Đọc 7527 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 08:31:32 pm »

Một anh cáng thương đang hướng dẫn, chắc là dân vận tải D19:

- Từ đây về phẫu của sư đoàn phải qua khu Kon Zun, Kon Zẽ. Đấy là đoạn đường ác liệt, máy bay địch hay oanh tạc, phải đi thật nhanh, không được nghỉ ở đỉnh đồi.

Tôi và Đăng vốn dĩ đã gầy yếu, gần một tháng nay ăn chuối với sắn thất thường, lại bị đi kiết kéo dài, nhiều đêm không chợp mắt được, chắc người nom kinh lắm. Công việc khiêng thương binh mới mẻ này quả là quá sức. Chiếc đòn khiêng có cạnh nghiến vào vai, cái vai chẳng nhiều thịt tý nào nhức lên thôn thốt. Còn anh bạn nằm trên võng dường như mỗi lúc lại nặng thêm thì phải. Đường núi nhiều ngọn như bát úp, lên lên, xuống xuống liên tục, đường dốc mà trơn như đổ mỡ, lên dốc thì gối mỏi, xuống dốc thì chồn chân, chỉ chực khuỵu xuống. Đăng vừa đi vừa mếu gắt nhặng cả lên, mỗi khi thấy thương binh rên rỉ: "Em ơi đừng kêu nữa”... Sau khi đã băng qua hai ngọn đồi đến chân một cái dốc khá cao, nhìn cái dốc chỉ muốn xỉu. Tôi thấy một lối mòn phía bên phải, bảo Đăng tạm nghỉ để kiếm gì ăn đã, đi một đoạn chừng 5 phút, thấy có đơn vị đang xôn xao có vẻ chuẩn bị bữa trưa. Tôi có ý định xin chút thức ăn cho hai người. Thấy đồng chí chỉ huy hay chuyện, vui vẻ, tôi đánh liều nhờ vả. Nói thực, lính trinh sát quen hành quân nhẹ "một chiếc võng dù... vài kilô lương khô" nay có cáng một thương binh từ thị xã ra, đi suốt đêm đã quá mệt, nhờ giúp cho qua quả đồi này.

Anh chỉ huy nói:

- Quả đồi này dốc đứng, phải mất một giờ mới sang bên kia dốc.

Anh này quên việc tôi xin cơm, hay đơn vị không có tôi cũng chẳng rõ, khi thấy hai đồng chí được cử mang chiếc đòn tre đi, tôi vội chạy theo không nhắc lại chuyện cơm nước nữa. Hai đồng chí khiêng thương binh chạy băng băng, tôi và Đăng lẽo đẽo theo sau thỉnh thoảng phải chạy mới theo sát đồng chí khiêng cáng. Hỏi chuyện mới biết các anh là lính DKZ Tiểu đoàn 12. Do hết đạn từ đầu chiến dịch các anh chuyển sang làm vận tải:

- Hơn nửa tháng nay chẳng có hạt cơm nào. Chỉ ăn toàn sắn cách mạng và chuối rừng, chả có hạt muối nào. - Một anh lầu bầu như vậy, anh kia xen vào:

- Hôm trước mấy cha bộ binh cho ít gạo sấy, chén hết rồi. Các bố bộ binh sướng thật đấy. Đánh vào căn cứ thì tha hồ no bụng, gạo, đường sữa, chả thiếu gì.

Trời lại mưa nặng hạt, tôi cầm góc ni lông che mưa cho thương binh làm đọng trên mặt tăng một đụn nước để múc uống. Chúng tôi đã qua đoạn khó khăn, hai đồng chí ĐKZ giao lại cáng, quay lại đơn vị chẳng kịp hỏi tên nhau, không có lời cảm ơn chi cả, quả là không ai nghĩ tới cái thủ tục đời thường đó. Hai chúng tôi lại nặng nhọc với chiếc cáng có thương binh, đi theo một triền núi, rừng già rậm rạp, quãng 20 giờ ngày hôm sau giao thương binh cho đội phẫu.


Người ta chỉ chúng tôi xuống phía sườn đồi, một cái rẫy cũ, tôi trải ni lông ra đất nằm ngủ, không rửa ráy, ăn uống gì. Sáng sau tỉnh dậy, nhìn thấy Đăng mặt mũi y như mèo. Hai đứa bật cười như mếu, đi tìm gặp Vọng chiến sĩ B2 đang đợi để về nơi tập kết của đại đội.


Đến đại đội, tôi được biết thêm nhiều đồng chí hy sinh trong thị xã Kon Tum. Trung đội này được phòng tham mưu giao nhiệm vụ chốt ngăn chặn tăng địch cùng anh em T-10 ở biệt khu 24.

Các anh hy sinh gồm: anh Lương Thanh Xương, anh Huỳnh lớn, anh Cương, anh Thực, Quang, Du, Chấn, Anh....

Anh Xương là tiểu đội trưởng của tôi, người An Hải, Hải Phòng, ở Tiểu đoàn 19 về đơn vị và được bổ nhiệm làm tiểu đội trưởng. Trước hôm đi chiến dịch anh tâm sự: anh đã có vợ và hai con, một gái, một trai. Vợ anh chăm chỉ, anh rất chiều vợ, thương con. Nhưng tính anh rất nóng, vì tính nóng mà có một lần anh đánh vợ rất đau.

Anh nói:

- Hôm rồi tớ mới viết thư xin lỗi việc đánh nàng hồi trước. Cuối thư đề câu:

"Chưa về không phải quên đâu
Xin đừng có nghĩ trước sau ngắn dài".

Trong câu chuyện có cái gì đó ân hận, chắc anh rất mong ngày nào đó sẽ chuộc được lỗi lầm trước đây...

Anh Quỳnh cũng lính vận tải D19 bổ sung về. Anh là chiến sĩ B3. Anh hát bài "Bình Trị Thiên khói lửa" rất hay. Thực và Triện cũng là chiến sĩ tiểu đội tôi, hai anh cùng nhập ngũ và đi B một ngày. Các anh Quang và anh Du cùng huyện Văn Giang với anh Triện. Các anh Chiến, Thuyên bị thương phải ra Bắc điều trị. Tôi không ở lại để dự bình công, rút kinh nghiệm chiến dịch nên không biết hết số anh em hy sinh và bị thương. Tổ công tác chuẩn bị chiến trường hành quân xuống đồng bằng Quảng Ngãi. Lúc này trung tuần tháng 6, do anh Vàng Khao phó trưởng ban trinh sát sư đoàn chỉ huy. Đại đội có anh Trụ C trưởng, anh Phan Rị B trưởng, anh Pha B phó và 10 trinh sát viên. Đoàn qua các huyện miền núi Ba Tơ, Trà Bồng xuống đến giáp ranh Mộ Đức thì dừng lại. Nơi tạm trú là một cánh rừng già thuộc địa phận xã Đức Hòa. Con suối dưới chân núi khá lớn và nước trong vắt, có nhiều cá. Vượt qua một dãy núi về phía đông, ra những mỏm đồi là nhìn thấy một dãy núi phía bên kia cánh đồng lúa, màu là nơi địch bố trí tuyến phòng ngự phía tây quận lỵ Mộ Đức, đó là các đồn địch 56, Thiết Trường và đội dân vệ.


Mấy ngày đầu, lính tráng chúng tôi được phân công đi hái rau, bắt cá để cải thiện. Anh Khoát là tay nhanh nhẹn, tháo vát nhất trong công tác hậu cần. Chăm lo cải thiện nâng cao sức khỏe lính có hiệu quả. Anh Dũng không rõ kiếm đâu được tay lưới bén, nhờ đó mà việc bắt cá dễ dàng. Ngoài cá ăn hàng ngày, anh Khoát còn cùng với tổ anh nuôi chế tạo lương khô cá suối để dự trữ. Cái món lương khô gồm gạo rang vàng, cộng với cá kho cực mặn lại được tăng cường thêm muối rang có bột ngọt và ớt, nhiều khi không có nó thì ăn kém ngon hẳn đi. Tuy nhiên, anh trinh sát thường ăn cơm vắt với muối ớt, có chút bột ngọt là quý chứ mấy khi có lương khô.


Ở đây quãng năm ngày chúng tôi được chia ra đi công tác. Khác mọi khi, tổ tôi được giao nhiệm vụ trên một quả đồi. Anh Khoát nói:

- Tổ các đồng chí có nhiệm vụ điều tra địch trong căn cứ vững chắc gồm đồi 56 Thiết Trường và đồi Dân Vệ. Trước mắt, quan sát và tìm đường tiếp cận vào các điểm, khi có điều kiện thuận lợi đột nhập điều tra nội vi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 08:33:05 pm »

Tối đó, anh Dũng dẫn tôi đi theo hướng đông vào phía tây đồi 56. Cả buổi chiều tôi ngồi quan sát địch. Anh Dũng nhắc tôi phải chú ý theo dõi quan sát các đoạn đường mòn từ cánh đồng vào chân đồi 56 xem dân đi làm về như thế nào. Gần tối, địch ở đồn có ra để phục kích hay gài trái hay không. Tôi làm theo hướng dẫn của anh Dũng rất kỹ càng, không thấy có gì đặc biệt. Tối đó, tôi đi số 1 dẫn tổ đột nhập vào căn cứ. Từ chỗ tổ ngồi quan sát phải đi qua một cánh đồng lúa nước và những thửa ruộng trồng dưa hấu, quãng 3km là đến chân đồi 56. Địa hình trống trở nên quan sát rất rõ. Tổ hành tiến áp sát mục tiêu rất nhanh, chỉ 20 giờ đã đến hàng rào ngoài cùng của đồn 56. Đồn này thắp điện sáng trưng. Ánh sáng trong điếm làm chúng tôi nhìn rõ nhà cửa, hầm và địch đi lại. Đồi 56 là đồi trọc, trống trải, chúng tôi phải nằm dán người xuống mặt đất, quan sát vào trong, một lúc anh Dũng nói:

- Có lẽ hôm nay chỉ vào đến đây... mai sẽ đột nhập vào hàng rào.

Tôi có ý kiến với anh Dũng và Hòe: Bây giờ còn sớm lắm, quay ra mai lại đi vào thì phí công hôm nay, lãng phí thời gian quá, đề nghị các anh làm luôn đêm nay thôi.

Dũng nói:

- Ban 2 giao nhiệm vụ trước mắt phải xem xét ngoại vi đã.

- Nhưng ban cũng nói đột vào bên trong khi có điều kiện - Tôi khẽ cãi lại.

Anh Hòe lúc này mới lên tiếng:

- Tôi đề nghị đồng chí Dũng nên thực hiện đột rào ngay đêm nay.

Thế là tổ lại tiếp tục kiểm tra vào bên trong. Dũng thì thào vào tai tôi:

- Trống trải lắm. Không bò cả ba người vào được.

- Cậu phải lợi dụng bóng tối để chui vào.

Anh Düũg nằm tại chỗ, tôi và Hòe bò men theo hàng rào ngoài một đoạn về phía đông nam đồi, chỗ này là nơi giao thoa ánh sáng từ đồn 56 và quận Mộ Đức hắt lên. Quả thực từ ngoài tối nhìn vào chỗ có ánh đèn thì rõ mồn một, còn ngồi trong chỗ đèn nhìn ra nơi tối chẳng thấy gì. Ngày nhỏ chơi trò ẩn bắt tôi đã biết rất rõ điều này. Anh Hòe nằm lại sát mép hàng rào, tôi nhẹ nhàng qua rào mỗi hàng cách nhau 7 tới 8 mét, ghi nhớ để hôm sau thể hiện mũi đột của tổ trên sơ đồ. Địch ở đây khoảng một đại đội. 23 giờ, tôi và Hòe trở lại chỗ Dũng. Chúng tôi ra nơi để quần áo rồi theo đường cũ trở về nơi trú quân khi trời chưa sáng. Sáng sau, tôi lên đài quan sát vẽ sơ đồ, đánh dấu các vị trí của đường hành tiến đường mòn, ruộng dưa, ruộng lúa nước, những chỗ ruộng bậc thang tạo thành vách đứng không thể đi bộ được và mũi chui hàng rào của tổ. Tôi đưa sơ đồ cho Dũng để anh báo cáo Ban 2 và đại đội. Khi nghe anh Khoát í ới gọi mấy cậu đi bắt cá, thấy vui tôi cũng đi theo anh. Buổi chiều tôi lên đài quan sát, tối phụ trách một tổ đột nhập vào Thiết Trường. Điểm này đi về phía nam đồi 56, là chốt hướng tây nam của quận lỵ Mộ Đức. Tổ có đồng chí Ba, người Đại Lộc, Lập chiến sĩ mới bổ sung hồi tháng 11 năm 1971 và Thể cùng nhập ngũ và bổ sung về đại đội trinh sát với tôi. Cũng đã theo dõi kỹ địch ban ngày nên tiếp cận Thiết Trường nhanh chóng. Tôi dẫn đầu tổ tiếp cận hàng rào lúc 20 giờ, bảo Thể nằm lại coi đồ, chúng tôi bôi bổ sung nhọ nghệ. Khi bôi nhọ nghệ cho Ba, tôi thấy anh run quá, Lập thì chưa chui rào bao giờ, vì vậy mình tôi chui rào, sợ mất bình tĩnh trong hàng rào thì rất nguy hiểm. Đồn này địch cũng thắp điện nhưng bố trí nhiều hàng rào hơn. Trong khu vực hàng rào, cây cối mọc khá nhiều, tạo ra vật che khuất. Tôi thứ tự khắc phục chui qua các hàng rào: Đơn, ca rô, mái nhà, cũi lợn, bùng nhùng rồi lại đơn, ca rô. Mỗi hàng rào cách đều 5 mét. Từ hàng rào ca rô trong cùng đến chỗ có ụ súng, chiến hào của địch khá xa, phải đến 30 mét. Tôi bò lên gần tên lính gác, xác định đây là chỗ đặt hai khẩu pháo. Không có hàng rào phân ra các khu trong căn cứ. Công sự có một số bê tông đúc sẵn, còn chủ yếu là hầm nửa nổi nửa chìm. Khoảng cách giữa các ụ súng, lô cốt chừng 50 mét. Tôi ngụy trang và rút ra đến hàng rào ngoài cùng thì gần 3 giờ sáng. Sau khi kiểm tra tư trang, đếm đủ số móc sắt, móc chúng vào dây buộc như khi mang theo, chúng tôi về đến chân núi thì trời đã tảng sáng.


Qua hai đêm thực sự chui vào đồn giặc tôi mới thực sự biết đến cái cảm giác lo âu, hồi hộp của người chiến sĩ trinh sát khi kề cận với địch, chỉ cần một sự nghi ngờ thôi, bọn chúng chẳng tiếc gì lựu đạn, đại liên và cả M-72 nữa... Tôi cũng có một chút kinh nghiệm là chui vào trong hàng rào, công tác khắc phục vật cản rất khó khăn, đòi hỏi phải tỉ mỉ, không thể có tiếng động, nên ít người vào là tốt nhất, càng ít người càng ít sơ suất, rủi ro bất trắc. Điều quan trọng hơn là cần phải tuyệt đối bình tĩnh tự tin, không hề sợ hãi, an toàn là chắc chắn. 8 giờ sáng tôi và Lập lên đài quan sát vẽ sơ đồ, ghi lại tất cả những điều cần thiết để báo cáo. Sau đó tôi lại ra suối, chẳng rõ vì sao không thấy buồn ngủ. Hôm sau, tôi nghỉ ở cứ. Nghe anh Mạnh nói:

- Một số tổ gặp khó khăn vì các đồn địch đều thắp điện sáng. Dũng được điều đi tăng cường cho tổ nam sông Vệ vẫn chưa về. Tổ đó đang tiếp tục hoạt động để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2021, 08:03:39 pm »

Tôi được giao phụ trách một tổ đột nhập vào đồi Dân Vệ. Đồi này nằm ở phía nam Thiết Trường, cách Thiết Trường một yên ngựa dài 300 mét, đồi cao khoảng 40 mét so với mực nước biển. Tổ có các đồng chí: Ba, Hòe, Thể và Bé. Tối đó trời sáng trăng vằng vặc, tổ hành tiến, bóng người lồng lộng in dài trên mặt đất chắc ai cũng ớn lắm. Tôi dẫn đầu tổ băng qua các ruộng dưa đã có trái lớn, băng qua một số vườn cũng có cây ăn trái như mít, một số cây có gai, loại gai chết tiệt khi xóc vào bàn chân là gãy luôn, cái đầu ngập trong thịt cứ nhói lên trong nhịp bước, mà gai nhiều đến mức không thể tránh nổi. Đến cách hàng rào khoảng 150 mét tôi bảo Thể và Bé ở lại coi đồ và cảnh giới, còn lại tiến vào yên ngựa, xác định con đường bộ đội có thể băng qua yên ngựa sang sườn đông của dãy núi. Bên phía đông, sườn đồi dốc hơn, có nhiều bậc thang rồi gặp một con đường rải đá chạy từ đường số 1 lên rẽ phải theo sườn núi đi về phía Thiết Trường. Đường này để kéo pháo và hàng ngày xe ô tô ra vào căn cứ. Lề trái con đường là vách tả ly khá đứng, có chỗ cao hơn 3 mét và thấp dần khi đường lên đến đỉnh Thiết Trường. Chúng tôi quay lên yên ngựa, men theo triền sông núi tiến về phía đồi Dân Vệ. Khi đến hàng rào ngoài cùng, nhìn vào trong còn hai hàng rào nữa là đến công sự, công sự địch làm bằng bao cát. Đồn này không có điện nhưng ánh trăng tỏ cũng đủ để quan sát. Hòe và Ba nằm lại, tôi nhẹ nhàng chui qua hai hàng rào, đến hàng thứ ba thì dừng lại. Đồn này phạm vi bố trí của địch rất hẹp, hàng rào trong cùng cách công sự chỉ 2 đến 8 mét. Gần đến nỗi tôi chỉ thò tay qua hàng rào đơn này là sờ được vào chân tên lính đang ngủ ngồi ở ụ súng. Từ 3 tháng nay, địch ở khắp chiến trường Trung Bộ luôn bị tác động bởi các trận đánh lớn nên binh lính rất căng thẳng. Khi Sư đoàn 2 quân giải phóng trở lại chiến trường quen thuộc, chắc địch cũng đánh hơi thấy, cả tháng nay các cấp chỉ huy địch đôn đốc gắt gao việc canh phòng nên bọn lính rất căng thẳng và hoang mang. Tôi nằm cách tên lính chừng 4 mét đến 15 phút mà không thấy hắn ngọ nguậy gì. Quan sát kỹ thấy đây chỉ là chốt tiền tiêu lâm thời, cấu trúc phòng ngự sơ sài, lực lượng tối đa chỉ một trung đội, từ hàng rào ngoài cùng vào đến chỗ bố trí ụ súng chỉ 15 mét, nằm gọn lỏn trên chỏm đồi. Tôi chui ra khỏi hàng rào ngoài, cùng anh em trở ra nơi Thể và Bé đang chờ. Tôi nhắc mọi người kiểm tra xem có thiếu gì so với lúc mới xuất phát không.


Một lúc sau Hòe nói:

- Rơi mất cuốn băng Trung Quốc.

Tôi hỏi: Có nhớ rơi ở chỗ nào không?

- Không nhớ, nhưng có lẽ không cần đâu vì bông băng thiếu gì.

Tôi nói rất kiên quyết:

- Phải quay lại tìm bằng được cuộn băng thôi, phải đảm bảo bí mật.

Anh Hòe không nói gì thêm, xách súng theo tôi ngay. Hai chúng tôi chậm chạp tịến theo hành trình cũ, đến chỗ anh Hòe và Ba nằm chờ ngoài hàng rào thì anh Hòe khẽ kêu:

- Đây rồi!

Thế là tôi và Hòe nhanh chóng trở lại nơi anh em đang nằm chờ. Tôi không nêu câu chuyện bất cẩn của anh Hòe với đại đội và không có dịp nào nhắc lại việc trên. Tôi rất ngại việc do bất cẩn trong khi trinh sát, có thể xảy ra đều đáng tiếc cho chính bản thân người trinh sát, thậm chí để lộ ý đồ của trên, như vậy hết sức nguy hiểm, liên quan đến xương máu của nhiều người. Không rõ có phải do sự việc hôm ấy ám ảnh không, mà suốt những năm tháng cùng chiến đấu với anh Hòe sau này, lúc nào anh cũng không coi tôi là một cậu tân binh. Còn tôi, đến bây giờ nghĩ lại mới chợt nhận thấy thái độ ấy của anh.


Sau khi hoàn thành điều tra cụm cứ điểm phòng ngự phía tây quận lỵ Mộ Đức, tổ tôi về cứ, lúc này đại bộ phận đơn vị từ Tây Nguyên đã hành quân về đây. Trinh sát chúng tôi đã làm những việc cần thiết cho những trận đánh mới sắp bắt đầu. Chiến dịch hè thu 1972 ở vùng duyên hải Trung Bộ này.


Các tổ trinh sát chuẩn bị chiến trường từ nam sông Vệ đến Mộ Đức đã hoàn thành nhiệm vụ điều tra địch trong công sự vững chắc. Đội hình lớn của đại đội đã làm xong công tác rút kinh nghiệm chiến dich Tây Nguyên, nay hội quân về Quảng Ngãi. Anh Khái về làm đại đội trưởng, anh Tứ chính trị viên, anh Mạnh đại đội phó, thiếu chính trị viên phó. Các anh Phan Rị, B trưởng B1, anh Đê, B phó, anh Khoa B trưởng B2. Tại nơi hội quân này tôi được chi bộ tổ chức kết nạp Đảng, đó là ngày 10 tháng 7 năm 1972. Chi bộ sau chiến dịch chỉ còn lại hơn chục người. Người đảm bảo thứ nhất cho tôi là anh Trương Vũ Sáng đã hy sinh lúc chuẩn bị đánh Tân Cảnh, người đảm bảo thứ hai là anh Ngô Tấn Đê chi ủy viên. Tôi nhớ mãi buổi kết nạp Đảng hôm đó. Tại căn hầm bò, không có băng cờ, khẩu hiệu, ảnh Bác Hồ nhưng không khí thật trang nghiêm. Đồng chí Nguyễn Đăng Tứ - Bí thư chi bộ đọc quyết định kết nạp. Theo quyết định của Đảng ủy Liên chi phòng tham mưu Sư đoàn 2, ngày 15 tháng 1 năm 1972. Đồng Chí Tứ nêu: - Vì đơn vị vào chiến dịch Tây Nguyên, đồng chí Chiến liên tục đi chuẩn bị chiến trường do vậy nay mới tổ chức kết nạp được. Đồng chí Bí thư nhận xét: "Trong thực tế, các nhiệm vụ giao cho đồng chí Chiến, chỉ huy các cấp đều an tâm, tin tưởng đồng chí sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí hãy cố gắng hơn nữa để không phụ lòng tin của chi bộ, đồng chí và cấp trên".


Tôi không còn nhớ nữa về lời phát biểu cảm tưởng của mình. Chỉ còn nhớ một cảm xúc tự hào và tràn ngập một niềm tin chiến thắng.

Lệnh chiến đấu với chúng tôi bao giờ cũng đột ngột, gấp gáp. Toàn đại đội khẩn trương hành quân về phía nam. Đường đi vòng sâu vào các dãy núi cao rừng già phía tây. Sau hai ngày luồn trong rừng, chúng tôi đã nhìn thấy biển là vùng biển Sa Huỳnh, nơi mà các ngọn núi chạy nhô sát mép nước. Từ rừng xanh nhìn ra biển, biển rộng mênh mông xanh ngắt, tầm mắt được phóng xa tít tận chân trời, cảm giác tự do, phóng túng, vui thích đến kỳ lạ. Chạy gần mép nước bờ biển Sa Huỳnh là con đường quốc lộ số 1 rải nhựa đen bóng, qua đèo Bình Đê đến Tam Quan tỉnh Bình Định.


Trong lúc Sư đoàn 2 tác chiến ở Tây Nguyên thì Sư đoàn 3 đánh địch ở Tam Quan. Sư đoàn 3 cùng với lực lượng địa phương giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Nhơn trong đó có quận lỵ Tam Quan. Quân và dân huyện Hoài Nhơn hoàn toàn làm chủ tạo ra vùng giải phóng rộng lớn, liên kết với vùng giải phóng nam Quảng Ngãi. Cắt đứt tuyến đường giao thông huyết mạch của địch từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi.


Trước tình thế đó, địch đã cố sông cố chết mở chiến dịch tái chiếm vùng bắc Bình Định đã bị mất, nhằm khôi phục lại tuyến giao thông bộ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2021, 08:04:28 pm »

Để tăng cường lực lượng bảo vệ vùng mới giải phóng, quân khu điều một số đơn vị của Sư đoàn 2 về đây, góp sức cùng Sư đoàn 3 và dân quân huyện Hoài Nhơn chống địch tái chiếm. Phần lớn đơn vị sư đoàn tập kết trong vùng rừng núi phía tây huyện Mộ Đức và Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi. Bộ phận chuẩn bị chiến trường được tách ra xuống đứng chân tại các xã Hoài Sơn, Hoài Châu; toán trinh sát của Quân khu 5 do anh Thanh làm B trưởng phụ trách đón, phổ biến tình hình địch, ta rất kỹ. Trinh sát Quân khu 5 cho biết, địch đã tái chiếm được quận lỵ Tam Quan, đồi 10 và đang tìm cách lấn chiếm ra các vị trí khác. Lực lượng du kích và bộ đội địa phương hoạt động khá mạnh, phụ trách lực lượng du kích xã Hoài Sơn và Hoài Châu là anh Bẩy, cán bộ quân báo huyện.


Buổi trưa ngày hôm sau, anh Chuyển trợ lý Ban 2 sư đoàn dẫn chúng tôi đến ở một nhà dân. Người dân ở đây rất nhiệt tình với cách mạng, giúp đỡ bộ đội tận tình, họ hầu hết là đàn bà trung tuổi, đàn ông và thanh niên hầu như không có. Ngay đêm đó, chúng tôi được phái đi trinh sát quận lỵ Tam Quan. Địch chốt giữ quận Tam Quan là lực lượng mới tái chiếm. Chúng đồn trú phân tán, bí mật chỗ ngủ ban đêm nên việc đột nhập điều tra rất khó khăn. Tổ có 3 chiến sĩ: anh Đê, đồng chí Phụng trinh sát quân khu và tôi. Chúng tôi xuất phát từ thôn Thi Thê đến một địa điểm có hai du kích đón dẫn đi. Người du kích lớn tuổi tên gọi Ba Truyền. Chú Ba một tay bị khoèo, người cao lòng khòng nhưng nhanh nhẹn, dẫn chúng tôi vượt qua nhiều nhà dân, các khu vươn. Trời tối rất khó xác định phương hướng, khi đến một khu vườn, chú Ba giới thiệu đây là thôn Mỹ Lộc tiếp giáp hàng rào phía tây quận lỵ Tam Quan, lúc giải phóng, nhân dân đã dỡ bỏ hàng rào, phá hầu hết ụ súng, hầm rào trong quận, nay địch đã chiêm lại, chúng khôi phục như thế nào không rõ. Anh Đê nói với chú Ba và đồng chí du kích trở về căn cứ, còn tổ trinh sát ở lại tiếp tục công việc. Anh Đê nói:


- Ta phải xác định rõ nơi địch chốt giữ, canh phòng một cách cụ thể. Ai cũng phải chú ý tránh nhào dô chỗ địch vì hàng rào chướng ngại đã bị dỡ bỏ. Phải chú ý không để vướng mìn.

Anh Đê là lính trinh sát kỳ cựu của đại đội, quê xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, theo bộ đội Sư đoàn 2 từ năm 1966, khi quê được giải phóng, lúc đó mới 16 tuổi. Anh vừa được bổ nhiệm làm trung đội phó Trung đội 1, hiền lành, ít nói nhưng hay cười nên dễ gần. Chúng tôi ở cùng trung đội, trong trung đội có anh Nguyễn Gia Viện là chiến sĩ hay trêu đùa, cải biên bài hát về anh hùng Ngô Mây, thành bài ca Ngô Đê "Anh Ngô Đê mẹ còn cha mất". Thật ra anh Đê mồ côi cả cha lẫn mẹ, đùa hơi dai một chút anh chỉ cười khì khì.


Anh Phụng là chiến sĩ trinh sát quân khu, lần đầu đi công tác với nhau nên chưa kịp thăm hỏi gì. Anh Phụng dẫn tổ băng qua vài thửa ruộng, đến gần một căn nhà nhỏ, cửa đóng im ỉm, ba chúng,tôi ngồi ở góc vườn cây cối khá rậm rạp, anh Phụng chỉ phía trước nói:

- Đó là nơi chúng đặt trận địa pháo.

Anh Đê thì thầm:

- Phụng ở đây cảnh giới, coi đồ. Chiến trút đồ để súng lại cùng tôi vào kiểm tra trận địa pháo. Tôi phanh nhẹn cởi quần áo, anh Đê lấy thuốc "nhọ nghệ" xoa cho tôi, tôi cũng bôi nhọ nghệ cho anh để người đen sẫm lại. Khi tôi xoa lên người anh, thấy anh như bị rét, cái cảm giác ớn lạnh bỗng lan sang tôi. Anh Đê chỉ hướng tiến, tôi nhoài người qua bờ giậu, kiểu rào để làm ranh giới các nhà bên, không có gì trở ngại, vượt qua con đường mòn, một đám ruộng cây mì rồi đến một bãi tha ma, nơi có rất nhiều ngôi mộ được xây bằng gạch cẩn thận, tạo ra nhiểu mô đất tiện cho việc ẩn nấp, tuy nhiên, cả bãi không có một bụi cây nào, đất nghĩa địa cát trắng phau. Trời về khuya, trăng lên, ánh sáng ngời ngời, anh bấm tôi nằm lại nhoài lên ngang tôi và phàn nàn "đ... má, tréng quá". Tôi hiểu anh lo lắng vì chúng tôi hóa trang không hợp màu. Tôi thì thào với anh:

- Trống trải quá, anh để em vào xem chúng để pháo ở chỗ nào?

Anh Đê vỗ nhẹ đồng ý, phải cẩn thận. Tôi đưa cho anh chiếc ống nhòm, tay không bò vào trận địa pháo, không gian yên lặng đến ghê người, không hề có tiếng kêu của côn trùng. Tôi bò đúng như trong huấn luyện. Người như dán xuống mặt đất kiểu hành tiến này hàng giờ chỉ được mấy chục mét, tay chân mỏi nhừ, quãng 20 mét gặp một sợi dây căng dẫn đến cọc hàng rào thì thấy đó là một quả mìn sáng, loại này không sát thương, nó chỉ có tác dụng báo động, soi sáng, đầu đằng kia sợi dây đó buộc vào vật gì chẳng rõ. Tôi chui qua dây mìn bò men theo hàng rào áng chừng đã trở lại nơi tiếp xúc sợi dây mìn thẳng vào rào để đỡ lạc hướng ra nơi anh Đê nằm, quan sát kỹ chỉ thấy một lớp rào bùng nhùng, hai cuộn đặt sát đất, một cuộn đặt chồng lên trốc hai cuộn kia. Cọc hàng rào rất thưa phải đến hơn chục mét mới có một cọc, tuyến hàng rào chạy vòng sang hai bên chắc bao quanh vùng gọi là vườn quýt này. Dưới ánh trăng nhìn bên trong cách hàng rào 30 mét có mấy cái nhà bạt, nòng mấy khẩu pháo nhô lên khỏi công sự nông choèn, có xếp thêm các bao cát xung quanh. Rõ ràng chỉ có một hàng rào duy nhất. Có lẽ địch chẳng tin gì vào loại rào này. Chúng chỉ đặt cho cách trở mà thôi, tôi đang nghĩ loại rào lò xo đặt nổi trên mặt đất, không có cọc ghim chắc chắn thế này, nếu dùng mìn thổi nó tung lên cao rồi lại rơi xuống như cũ không thể đứt ra được. Đang mải suy nghĩ bỗng nghe một tiếng nổ rầm, sau đó liên tiếp tiếng nổ đanh của M-79, lựu đạn và hàng loạt AR-15. Tiếng nổ hỗn tạp của nhiều loại hỏa khí nghe inh tai nhức óc ở phía sau lưng tôi. Nơi đó anh Đê đang nằm, pháo sáng được phóng lên trời, máy bay C-130 bay đến thả vài chiếc đèn dù làm cho cả vùng vườn quýt sáng rực lên. Tôi nằm ngửa dán lưng xuống đất nghĩ rằng không thể và không nên vùng dậy mà chạy. Tôi lo lắng nằm nghe ngóng. Bọn ở trận địa pháo vẫn im như thóc, còn bọn phía sau chếch bên phải theo hướng tôi vào thì phản ứng quyết liệt. Vừa bắn, ném lựu đạn, vừa la hét. Tôi không thể nghe được chúng nói gì vì tiếng rất khó nghe, chỉ rõ "đù má". Pháo sáng, tiếng nổ quãng hơn 10 phút thì im bặt, trả lại cho không gian vẻ yên lặng. Tôi lặng lẽ bò quay ra, gặp dây mìn vẫn còn căng như cũ. Chui qua dây mìn, thận trọng bò nhích về nơi anh Đê. Anh Đê không còn nằm đó nữa, xung quanh chỗ anh nằm mùi thuốc nổ khét lẹt, rõ ràng địch liệng nhiều quả lựu đạn, bắn nhiều quả M-79 ra đây. Tôi chui vào vườn chỗ Phụng, Phụng cũng không có ở đây nữa, có thể từ lúc địch nổ súng đến khi ra đến chỗ Phụng cũng phải mấy tiếng đồng hồ cho nên Phụng không thể chờ được.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2021, 08:05:38 pm »

Khi tôi lần mò ra khỏi làng Mỹ Lộc đến những thửa ruộng ở phía tây quận Tam Quan thì trời đã rạng sáng. Tôi nghĩ hướng tây phía núi chắc là vùng giải phóng, mạnh dạn băng qua cánh đồng khá rộng, khi chui vào vườn cây mì lăn ra nghỉ cho đỡ mệt, bỗng nghe tiếng con gái quát lơ lớ:

- Giơ tay lên.

Tôi ngó lên thấy một cô gái, cô đội chiếc mũ lưỡi trai, cái lưỡi trai dài ngoằng, mặc áo kiểu gì mà dài thế không biết, cái tà áo xẻ ra cao lên sát nách, chị em quê tôi không có kiểu áo lạ này, họ đều mặc kiểu sơ mi Hồng Kông ngắn ngang hông, không xẻ tà. Cái quần cô ta màu kem láng bóng có vẻ cứng chứ không mềm mại như vải phíp, loại vải mà con gái quê tôi rất thích, chân cô ta đi đôi dép Thái Lan màu đỏ. Cô gái thấy tôi tần ngần quan sát cô hơi lâu, một anh chàng cỏi trần, người ngơm, mặt mũi nhọ nhành ra, hẳn cô muốn cười lắm nhưng cố nín cho oai phong thì phải.


Cô gái lắc đầu cây súng AR-15 chĩa thẳng vào tôi, làm tôi thấy ớn, lỡ cướp cò thì toi. Tôi lồm ngồm đứng dậy đi theo hướng cô ta chỉ, bị dẫn đến một căn nhà, có khá đông người, toàn là con gái, không có đàn ông hay trẻ con. Một cô nhìn tôi hỏi:

- Anh vào trong hồi hôm.

Tôi gật đầu xác nhận.

- Hồi hôm nó bắn quá trời. - Cô gái nói vẻ lo lắng. - Biết các anh bị lộ, hổng biết có ai can chi không?

Tôi khẽ nói:

- Chúng tôi mới đến đây, không rành đường về nên bị lạc, tôi ở chỗ anh Bảy.

- Anh Bảy là đội trưởng của chúng tôi đấy! - Cô gái nói như reo. Khi đã rõ tôi không phải là địch, các cô mới chuyện trò rôm rả. Mỗi người một câu lao xao lên. Họ chỉ cho tôi chỗ tắm rửa, lúc này tôi mới thấy ngượng vì nhớ ra mình đang ở trần mà người ngợm có béo tốt gì cho cam. Cái quần đùi bộ đội lúc đó chưa tiết kiệm vải nên nó rộng thùng thình, cái dây rút dài ngoằng qua cả đầu gối củ lạc, mặt mày hốc hác, nhem nhuốc. Tắm xong, một cô đưa tôi "bộ đồ" bà ba màu xanh lơ... "bà thím". Một phụ nữ trung tuổi dọn cơm cho tôi ăn, cơm gạo trắng đồng bằng với thịt heo kho lẫn cùi dừa và đậu phộng ăn thấy ngon miệng quá. Tôi ăn ngon lành, vừa ăn vừa quan sát, thấy các cô gái Hoài Nhơn da bánh mật, vui vẻ, giọng nói lạ, ngọt ngào như nước dừa, tay thoăn thoắt bóc vỏ trái dừa tươi dễ dàng như ta bóc cam, bóc quýt. Tôi uống những ngụm nước dừa nạo từ tay các cô gái, cảm giác ngọt ngào pha chút ít thi vị. Một thoáng thanh bình qua đi lòng tôi nặng trĩu, nghĩ về anh Đê và Phụng, họ có sao không? Lòng dạ bồn chồn, tôi đề nghị du kích cho tôi về chỗ anh Bảy.

Khi trời tròn bóng, một cô gái dẫn tôi đi, cô nói:

- Đây là thôn Hội An xã Hoài Châu, sang "bển" cũng "hổng" xa lắm.

Tôi không nói gì lầm lũi theo cô du kích. Vùng đất Hoài Nhơn này thỉnh thoảng lại có những đụn cát rất lớn. Cát màu trắng xóa chỉ loại cây ô rô và xương rồng mới sống được. Giữa trưa cát nóng lên, tôi đi dép Thái Lan "Dép Nhựt” không quen lại đi trên cát cứ phạch phạch làm chân mỏi rã rời. Tôi đành xách dép đi chân không, một lát thì hai bàn chân rát bỏng, vì quá mệt, tôi theo cô gái đầy vất vả, đến đầu thôn Thi Thế tôi đã nhận ra nơi xuất phát tối hôm qua. Tôi vào chỗ anh Bảy một lúc rồi chia tay du kích để về đơn vị ở xóm bên cạnh. Anh Chuyển đứng ở đầu ngõ sốt ruột hỏi:

- Thằng Đê đâu?

Tôi hiểu anh Đê chưa về, anh Chuyển ôm nhẹ lấy tôi khẽ nói:

- Sáng nay thằng Phụng về mang theo quần áo, giầy dép, súng của chúng mày. - Anh buông tôi ra, lấy cùi ngón tay cái dụi mắt rồi nói tiếp:

- Bây giờ về thêm được mày nữa cũng đỡ rồi!

Bất giác tôi thấy rưng rưng xúc động, muốn khóc òa lên. Anh Chuyển từ sáng đã bố trí một tổ luôn quan sát theo dõi khu vực vườn quýt, nơi mà chúng tôi bị lộ đêm qua. Anh dặn anh em: - Quan sát kỹ xem có trực thăng đáp xuống không? Trinh sát kỹ thuật nghe đài địch, xem chúng nó có báo cáo nào liên quan đến vụ việc hồi hôm không?


Cả ngày hôm sau nữa cũng như vậy nhưng không có tin tức gì của anh Đê. Tối ngày 7 tháng 8 năm 1972, tôi được giao nhiệm vụ dẫn tổ trinh sát vào khu vườn quýt để tìm anh Đê. Thủ trưởng Ngọc Ban 2 dặn:

- Các cậu tìm kỹ, chú ý cả mùi nữa nhé. Kiểm tra tăng võng, dây buộc, các thứ cần thiết.

Du kích dẫn chúng tôi đi, tổ có các đồng chí: Giáp, Lập, Ba, Bé. Chúng tôi tập kết buổi sáng ở nhà một người đàn bà chừng 40 tuổi. Bà có một cậu con trai tên là Trung, chúng tôi quen gọi là "má Trung". Cậu Giáp được các cô du kích tặng cho một con chó, làm thịt khao quân khi ra trận vào bữa tối. Chúng tôi không hề biết đến câu chuyện cần phải kiêng ăn thịt chó khi xuất trận, nên mọi người cứ vô tư, mãi sau này ở với lính bộ binh chúng tôi mới được biết đến nhiều trường hợp phải "kiêng" thì mới "lành”. Đại loại "thịt chó, vịt, cơm khê...".


Chú Ba du kích đầy lòng nhiệt tình, hăng hái, dẫn chúng tôi đi suốt đêm, qua các vườn, lần sờ các bờ rào, bụi cây, khe đất cố công tìm kiếm nhưng không thấy anh Đê đâu, đành trở ra, về cứ khi trời sắp sáng. Chú Ba thở dài nói: Để tôi nhờ cơ sở hỏi một số nhà dân trong khu xem có ai nuôi giấu, hoặc chôn cất không? Tôi báo cáo tình hình cho Ban 2, ban chỉ đạo thôi không tìm kiếm nữa. Trường hợp anh Đê mất tích, theo lời Phụng kể lại thì trong lúc tiếng nổ liên hồi Phụng nghe thấy địch nói: "Có một thằng" và "Nó té rồi" nhưng không có tên địch nào rượt đuổi. Khi tiếng súng yên, Phụng còn nằm đó chờ mấy anh em đến cả tiếng đồng hồ nhưng không thấy ai ra mới trở về đơn vị và nghĩ rằng anh em đã hy sinh.


Sau đêm vào Tam Quan đó tôi được phân công phụ trách tổ trinh sát đi xuống phía nam, nhiệm vụ là dựa vào du kích bám nắm địch dọc phía tây đường số 1, đoạn từ bắc Bồng Sơn đến nam quận lỵ Tam Quan. Tổ được bố trí tại thôn Tấn Thạnh, xã Hoài Hảo.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2021, 08:06:47 pm »

Quãng trung tuần tháng 8 năm 1972, tổ trinh sát do tôi phụ trách lại trở về đóng tại thôn Hội An xã Hoài Châu. Tin từ anh Bảy cho biết có một gia đình ở xóm 21, thôn Mỹ Lộc đã mai táng anh bộ đội bị chết đêm 5 tháng 8 năm 1972 trong vườn của gia đình. Khi biết tôi về đây thì các tổ trinh sát khác đã rút lên núi.


Chúng tôi ở lại nhà má Trung, vườn nhà má chỉ có dừa, một số cây bị pháo địch phạt gãy. Dân ở lại làng rất ít, hàng ngày má đưa Trung lên Trảng Cát, má nói là để tránh "canh nông" (pháo của địch). Buổi tối hôm đó pháo địch bắn vào các xóm làng dọc theo chân dãy núi phía tây huyện Tam Quan, pháo bắn nhiều loại, nhiều thời gian hơn. Cứ của du kích thôn Hội An ở đâu tôi không được biết. Liên lạc với chúng tôi chủ yếu là chú Ba Truyền và hai cô du kích. Theo chú Ba giới thiệu thì hai cô đều là em út của chú, chú tự nhiên nói:

- Tụi nó đều là vợ lính ngụy, chạy theo quân lực đi hành quân trên miền cả năm chẳng thấy mặt, nay quê giải phóng chắc chẳng dám về.

Tôi hỏi nhỏ: Vậy hai cô như thế nào? - Tôi tránh nói đến việc sao các cô không như các gia đình khác chạy vào vùng địch.

Chú Ba thở dài: Con gái thời loạn khổ thế đấy, chúng nó có muốn theo chồng cũng chẳng được, biết ở đâu mà theo, ở đây có nhà, có cửa, có ông bà già, có anh em thì cứ ở lại mà làm ăn, đánh giặc giữ làng có sao đâu. Có lẽ vì suy nghĩ như vậy nên hai cô không hề e ngại bộ đội giải phóng. Một vài lần cô Bảy cùng tôi cải trang ban ngày tiếp cận quận lỵ Tam Quan và khu ga tàu hỏa, qua các cô chúng tôi mới dễ dàng nắm phiên hiệu các đơn vị đến, đi, những cuộc hành quân sắp diễn ra ở đâu...


Về ăn uống, có thể nói là thời kỳ bọn tôi được vỗ béo, cơm gạo trắng, thịt heo, gà, cá, đậu phộng để cả vỏ rang ăn thơm bùi bổ lắm. Đồ uống cả ngày là nước đen được rang vàng rất mát. Còn nước dừa thì cánh lính đã thấy ngán rồi. Một buổi sáng cuối tháng 8 nám 1972, từ phía biển Đông nghe có tiếng "ục ục” tiếng đề pa của pháo địch rồi những tiếng hú xé không khí xọet xoẹt của đầu đạn, rồi tiếng nổ ầm ầm của đầu đạn. Đại bác địch bắn vào các xóm làng xã Hoài Sơn, pháo bắn dồn dập lên các điểm cao trên dãy núi chạy dọc phía tây các xã Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Hảo. Tôi chợt nghĩ đến kiểu oanh tạc dọn bãi đổ quân của ngụy tại chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Quả thật như vậy, sau mấy chục loạt pháo cấp tập lên các điểm cao, xuất hiện những tốp trực thăng vũ trang, loại UH1B - UH1A quần đảo bắn phá dữ dội xuống các điểm cao. Trên cao mấy chiếc L19 và OV10 bay vòng vo quan sát không trung và mặt đất bị phá nát bỏi tiếng động cơ máy bay phản lực, tiếng nổ của bom, rốc-két, đại liên. Những chiếc trực thăng vũ trang dãn ra xa các cao điểm, thì liền đó từng tốp UH1A, UH1C phành phạch bay đến, chúng hạ độ cao xuống các điểm cao, những tên lính mũ sắt quần áo bó chẽn loang lổ nhanh chóng nhảy ra khỏi máy bay. Từ sáng sớm đến 12 giờ thì cuộc đổ quân của chúng đã hoàn tất, chúng không bị một trở ngại nào. Đóng quân trên các điểm cao của dãy núi phía tây, địch đã thiết lập một vòng vây từ bắc Bồng Sơn qua Hoài Hảo, Hoài Châu, Hoài Sơn vòng ra phía đông đến đèo Bình Đê (đồi trảng), với ý định quét toàn bộ lực lượng chiến đấu của quân giải phóng đang tập kết tại huyện Hoài Nhơn ra biển Đông và tiêu diệt. Lực lượng địch gồm 2 tiểu đoàn biệt động quân của liên đoàn 21, đó là tiểu đoàn 78 và 79. Ngay buổi chiều hôm đó, chúng tổ chức tấn công xuống các thôn Liễu An xã Hoài Sơn, các xóm ở chân núi của các xã Hoài Châu và Hoài Hảo. Lực lượng địch đóng ở quận lỵ Tam Quan và khu ga tàu hỏa, đồi 9, đồi 10 cũng tổ chức hành quân ngược lên hướng núi, hai cánh quân áp lại phối hợp để thực hiện ý đồ tiêu diệt quân giải phóng nhưng chúng đã tính nhầm.


Hầu hết lực lượng bộ đội Sư đoàn 2 và Tiểu đoàn đặc công 40 Sư 3, bộ đội địa phương đã bí mật rút khỏi khu vực địch dự kiến càn từ trước loạt pháo dọn bãi đầu tiên. Địch bắn pháo, ném bom xuống đất trống không người. Cuộc truy lùng vào các làng thì vườn không, nhà trống, cơ bản không có sự kháng cự lớn nào. Các đội du kích xã Hoài Châu, Hoài Sơn và Hoài Hảo lẻ tẻ nổ súng tập kích nhanh vào đội hình địch. Gây tâm lý căng thẳng và hạn chế hành động đốt phá nhà cửa của dân.


Tôi không rõ ý định của trên đối với tổ của tôi như thế nào, nên xử trí tình huống rất lúng túng. Không có cách gì để liên hệ được với du kích. Việc trụ lại hay rút lên rừng suy tính mãi vẫn chưa quyết được. Du kích có thể nhận được thông báo rút hết lực lượng chủ lực lên cứ. Do vậy anh Bảy không cử du kích liên lạc với chúng tôi, cả ngày hôm đó tôi và anh em đi tìm du kích. Cứ nghe súng bộ binh nổ ở chỗ nào thì bám đến nhưng du kích không thấy, chỉ thấy lính ngụy. Hầu hết du kích đã rút ra các gò bãi hoang nơi có hầm bí mật thì phải. Chúng tôi ghé vào một nhà dân nơi bọn lính vừa đi qua, một chị 30 tuổi, đầu tóc rối bù vừa khóc than giọng đầy uất ức:

- Chồng, cha, con chúng tôi đi lính cho ông Thiệu, thế mà lính của ông Thiệu lại phá phách, hãm hiếp đàn bà con gái chúng tôi. Cả xóm này chỉ toàn đàn bà con gái, đứa nào không "dô" bộ đội ông Bảy thì ở nhà lần này chúng nó lùa đi hết. Chúng nó nói "để lọc du kích ra". Chị ta nghĩ một chút rồi nói tiếp:

- Tụi nhỏ bị bọn chúng bắt đi để giải trí đấy. Tôi đây nè, bụng chửa vượt mặt thế này mà nó có tha đâu, thằng mọi chết tiệt ấy nhăn nhở nói: "Đã mấy tháng nay không hề gặp vợ nên thèm lắm", vừa nói nó vừa sấn tới đè tôi ra, chẳng kể gì đến lời kêu xin, tụi nó đều một giuộc các em ạ. Là thanh niên mới lớn chưa hề biết con gái ra sao, nay nghe chị này kể chuyện bỗ bã quá, cánh lính ngượng đỏ mặt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2021, 08:49:47 pm »

Không tìm được du kích, mất liên lạc với Ban 2, tôi quyết định cho tổ rút lên cứ. Chúng tôi đào nhiều hố trong vườn nhà má Trung để chôn giấu tư trang. Tôi dẫn tổ luồn qua các cụm quân địch (tối đó dừng lại ở thôn Liễu An, khu nghĩa địa tây Hội An) đi lên núi theo con đường mòn mà buổi chiều bọn lính từ trên núi xuống. Đi suốt đêm đến sáng thì chúng tôi cũng về đến cứ. Thủ trưởng Ngọc khẽ phàn nàn: "Sao không ai báo cho các cậu", thủ trưởng nói nhỏ - Địch định cất vó cơ quan tham mưu Sư đoàn 2 và các lực lượng ta tham chiến ở Hoài Nhơn. Chúng sẽ dừng lại sục mấy ngày nữa ở các thôn xã phía tây đường số 1, sau sẽ co cụm lại tại quận lỵ Tam Quan và tổ chức bảo vệ tuyến giao thông trên đường số 1. Tóm lại, cuộc hành quân của địch đang diễn ra không đạt được mục đích, không diệt được quân giải phóng mà cũng chẳng lập được tề xã. Dân người ta đi hết rồi, số ít còn lại thì bị đốt phá họ càng oán ghét, do vậy dân vẫn thuộc về ta. Thủ trưởng dừng lại giây phút rồi tiếp:

- Các cậu phải dựa vào dân, liên lạc với du kích, nhờ họ giúp để trụ lại dưới đó, phải bám theo dõi lực lượng của Tiểu đoàn 78 và nắm quy luật hoạt động của địch ở quận lỵ Tam Quan, khu ga tàu và đoạn giao thông đường số 1 từ Bồng Sơn đến nam quận lỵ Tam Quan, khi cần thiết có thể liên lạc với anh Pha ở đông đường số 1, hỏi du kích Tam Quan nam.


Hàng ngày cậu cử người mang báo cáo về "Hòm thư chết" là ngôi mộ cổ tại đầu thôn Liễu An. Ngôi mộ này có thể hiện trong bản đồ tỷ lệ 1:50.000, thủ trưởng chỉ vào bản đồ nơi ngôi mộ.

Ngay sau đó tổ xuống núi, đến thôn Liễu An rồi dừng lại. Trong khi chờ trời tối, tôi dẫn anh em đến nơi có ngôi mộ cổ và nói đây là chỗ gửi báo cáo hàng ngày trước 21 giờ.

Du kích các xã Hoài Sơn, Hoài Châu đang tổ chức chống càn ban ngày và quấy nhiễu địch vào ban đêm. Cách thức ban ngày luồn đánh trong các vườn nhà dân bắn tỉa vào các lính ngụy la cà kiếm chác, ban đêm dùng B-40, B-41 hay M-72 bắn vài quả vào chỗ chúng ngủ, hay lúc chúng xuống bếp lấy đồ ăn... làm địch hết sức căng thẳng. Tìm mãi chúng tôi mới gặp được du kích, lúc ấy mới thực sự yên lòng. Mọi sinh hoạt của tổ do du kích lo liệu. Cũng may nắng nóng đồng bằng có gió nên không có mồ hôi, đã vài ba ngày không tắm và không rửa mặt mà chẳng ai kêu ngứa. Các em gái chú Ba được phân công lo toan nơi ăn ở và bám nắm địch giúp chúng tôi. Điểm tạm dừng của tổ là một căn nhà bỏ trống, còn đủ tiện nghi. Nơi này cách nhà má Trung một đụm cát, tôi hiểu chỗ dụm cát kia là cứ của du kích Hội An nhưng không được biết nó thế nào. Thực ra căn cứ vững chắc và an toàn nhất của họ là lòng dân, còn chúng tôi dựa vào dân thông qua họ. Những ngày này thật bận bịu gần như suốt cả ngày đêm không chợp mắt, bọn biệt động ngày thì đi sục sạo hạn chế, tối lo du kích tập kích nên âm thầm di chuyển, có khi một đêm di chuyển hai ba lần, do vậy bám nó rất vất vả, không cẩn thận là mất hút luôn. Quanh khu vườn nhà của má Trung và vài hộ nữa địch trú quân, công sự làm rất cẩu thả, hố bắn nông choèn, thường lợi dụng gốc cây góc tường chập tối vào đây chúng tôi không thấy địch chỉ có công sự sơ sài và vỏ đồ ăn cùng rác rưởi bọn lính bỏ lại. Chúng tôi bám theo một bộ phận địch đến khi chúng dừng lại ở một khu vườn phía đông thôn Hội An, nơi tiếp giáp cảnh đồng lúa trống trải nhìn sang thôn Mỹ Lộc, quá nửa đêm quay lại khu nhà má Trung định sẽ nghỉ tại đó, bỗng nghe tiếng thủ pháo, lựu đạn B-40, B-41 nổ liên hồi. Tôi biết đó là kiểu đánh của đặc công. Không có tiếng súng của địch phản ứng, có thể địch chủ yếu dùng lựu đạn chống lại ta. Tôi dẫn tổ rẽ sang xóm bên trái khu chiến sự để nghỉ. Sáng dậy tôi và Lập theo các vườn cây bám đến khu đêm qua đụng độ bọn địch ở đây đang bắt đầu rút khỏi vị trí về phía đông, phía đồi 10, bám theo sườn cánh quân này đến chiều tối chúng nhập vào lực lượng đóng tại quận lỵ Tam Quan. Chúng tôi trở về kiểm tra khu địch rút đi hồi sáng, khoảng 17 giờ, thấy cảnh rất đau lòng, thì ra đêm qua một mũi đặc công gặp địch, 10 đồng chí hy sinh nằm rải rác trong khu vực này. Tất cả anh em ở trần, quần xà lỏn, vũ khí đã bị địch mang đi, cổng nhà má Trung có một ông già nằm úp mặt xuống đất, có lẽ lúc đó ông đang chạy, con bò nhà má Trung cũng bị trúng đạn chết gần giếng nước. Má Trung đang khóc than lo thằng nhỏ có sao không. Từ sáng đến giờ không thấy nó đâu. Tôi tìm chú Ba Truyền nhờ dân lo giúp việc chuẩn bị mai táng các chiến sĩ, không thể biết họ là ai, quê ở đâu, đơn vị nào. 409 hay D40-F3? Bà con xóm Hội An đã bó chăn chiếu ni lông cho chiến sĩ, anh em được đưa về sân nhà má Trung. Tôi đang lúng túng về việc chôn hay đưa đi đâu? Đang băn khoăn thì Lập đưa đến một đồng chí bộ đội. Lập phát hiện anh này lấp ló ở bờ ruộng, bờ ruộng có những cây dứa, cây duôi um tùm, tạo ra chỗ ẩn nấp kín đáo. Đồng chí này là một trong 11 anh em đơn vị đặc công đánh địch hồi hôm. Đồng chí kể:

- Chúng tôi thuộc Tiểu đoàn 409 đặc công Quân khu 5, nhiệm vụ bám địch và tổ chức đánh ngay. Suốt cả tối tìm không thấy địch ở đâu, lúc quay về thì bất ngờ đụng ở đây. Địch phát hiện ta trước nhưng chúng nằm yên ném lựu đạn ta phụt B-40, B-41 mong địch nổ súng, ta sẽ phát hiện để tiêu diệt, nhưng chúng không làm vậy, khoảng 10 phút tiếng nổ im, tôi rút ra bờ ruộng nằm đó vì không có tín hiệu gì của đồng đội. Buổi sáng thấy địch ở đó khá đông, tôi biết hôm qua chúng tôi không diệt được địch mà ngược lại bị thiệt hại nặng. Tôi không rõ tình hình ở đây nên đành nằm cả ngày chờ tối đến sẽ tìm đường về Liễu An.


Khi tôi chỉ vào các chiến sĩ tử trận, anh lính run rẩy lẩm bẩm: "Mũi của tôi có 11 người”. Tôi bất giác bực mình với anh lính này, càu nhàu:

- Kể ra cậu phải liên lạc với du kích, hay ngó xem chỗ đánh nhau ban đêm như thế nào chứ.

Nghĩ rằng chê trách anh chàng này chẳng ích gì, tôi bảo:

- Bây giờ đồng chí chạy ngay về đơn vị báo cáo chỉ huy cho người đến đưa anh em đi mai táng, cám ơn bà con xin để đơn vị đến đón anh em đi.

Tôi ngồi viết báo cáo Ban 2, bên cạnh 10 đồng đội thân yêu đang nằm ngủ, không sợ hãi hay đau thương bi lụy. Các cậu Lập, Bé, Thảo mỗi đứa ngồi một chỗ mắt đỏ hoe, mọi lúc chúng vui vẻ hồn nhiên là vậy thế mà giờ đây đứa nào cũng như người già.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2021, 08:51:49 pm »

Tôi viết xong báo cáo, cử Thảo về Liễu An bỏ thư theo quy định, dặn Thảo nơi ở mới là trại du kích thôn Tấn Thạnh xã Hoài Hảo. Báo cáo đại ý:

Liên đoàn biệt động quân đã hoàn thành cuộc càn quét, hai cánh quân đông tây đã hợp lại ở các thôn Mỹ Lộc, Hội An và Tấn Thạnh. Nay chúng đã cụm về các điểm: đồi 10, đồi 9, vườn quýt, quận lỵ Tam Quan và ga tàu hỏa, địch cơ bản không gặp sự kháng cự nào đáng kể nên không bị thiệt hại gì. Ban ngày địch tổ chức các toán hành quân an ninh kết hợp với trinh sát đường không để phát hiện, ngăn chặn ta. Chúng chú ý hành lang hai bên đường số 1 đoạn từ Bồng Sơn đến Tam Quan. Nơi ở đồn trú ban đêm thường phân tán ra các bờ bụi trong vườn cây, bí mật chỗ ở. Ta rất khó phát hiện, khi phát hiện ta, chúng không nổ súng bừa bãi, chỗ nào chúng phát hiện ta thì ném lựu đạn gây sát thương. Bám địch phải rất sát vì địch hay di chuyển, đánh đặc công vào đối tượng này không hiệu quả. Tổ đã rời địa điểm đến thôn Tấn Thạnh.


Sau khi 409 có bộ phận chính sách đến nhận các liệt sĩ, chúng tôi liền hành quân về phía nam, đến Tấn Thạnh thì trời cũng hừng sáng. Trại du kích là một khu vườn hoang, có một căn nhà trống trơn toàn cột là cột. Đợi trời sáng, một cô gái tên là Thuẫn đưa cả tổ về nhà cô. Má Thuẫn là một người đàn bà trung tuổi, có lẽ Thuẫn là con đầu. Cô chừng mười chín, đôi mươi, cậu em trai Thuẫn tên là Tâm chừng mười sáu tuổi cũng là du kích. Không thấy ông bố, vùng này hầu như nhà nào cũng có người đi quân dịch. Nên bộ đội chúng tôi hầu như được dặn dò nên kiêng việc thăm hỏi các đức lang quân, mà cả nhà cấm thấy ai nhắc đến ông bố bao giờ.


Nhà Thuẫn có vườn khá rộng, rất nhiều dừa, vườn cây củ mì không ai thu hoạch mặc dù đã quá lứa nên có phần kém xanh tốt, lá cây vàng và thưa. Căn nhà lớn làm bằng gỗ, loại gỗ gì không rành nhưng cứng cáp, vững chắc, kiểu nhà gỗ của dân miền Trung Bắc Bộ, nhà ba gian, cửa gỗ có gian giữa, lợp ngói, gian giữa là một bàn thờ, trước bàn thờ một chiếc sập gỗ chẳng rõ lim hay gụ dày một tấc gồm hai tấm có bản một mét ghép lại, mặt sập đen bóng, hai gian bên không có giường chiếu gì, để toàn bao tải đựng đầy thóc. Nhà ngang nhỏ hơn, kiểu nhà có rất nhiều cột tre, một chiếc chõng tre, một võng ni lông mắc sẵn vào hai cây cột cạnh chiếc chõng. Sân lót gạch vuông khá rộng. Bà má đi làm đồng, đang mùa gặt. Trưa tối bà nấu cơm cho chúng tôi ăn. Mấy ngày đầu, ban ngày cả tổ đi bám địch, tối đến lại đột nhập vào các khu vực địch dừng lại để sẵn sàng phục vụ bộ đội đánh địch, nên quân dân chẳng mấy khi gặp nhau.


Sau một tuần, Ban 2 chỉ thị chủ yếu bám và theo dõi địch hoạt động trên đường, không đột nhập nữa, thành ra mới có dịp chuyện trò với gia chủ. Cánh lính chúng tôi nói năng vụng về, ngôn ngữ chưa thật thông hiểu, hơn nữa cô Thuẫn chủ nhà có vẻ nghiêm nghiêm nên tôi vốn dĩ đã "hà tiện" nói cười nay càng được củng cố. Đến với chúng tôi cùng Thuẫn có cô Nhạ, Thuẫn giới thiệu "chị Nhạ" là chủ tịch phụ nữ, tôi quen miệng gọi các cô là chị tuốt, không chú ý gì đến thái độ của người nói chuyện, vì chủ yếu là công việc, thật tự nhiên và vô tư. Vài buổi nghỉ ở nhà, mẹ và em trai Thuẫn đi gặt ngoài đồng, gần trưa thì chuyển các bao lúa về sân. Thuẫn phơi số lúa này, tôi giúp Thuẫn phơi hong lúa, chuyện trò vui vẻ, có lúc chạy mưa dọn một sân lúa bở hơi tai. Tuy mệt nhưng đã được sống lại những ngày cánh bạn cùng học đập lúa của hợp tác xã ở sân kho. Nhìn Thuẫn mải mê với công việc, tôi bỗng so sánh con gái quê, chị em mặc quần đen, áo nâu, khăn vuông bưng bít kín mặt, chỉ lộ có đôi mắt, chân tay đều quấn xà cạp, mọi người chú trọng giữ gìn da dẻ lắm, còn Thuẫn ở đây như mọi người nên lúc đi làm đồng vẫn vận áo quần sắc màu rực rỡ, sáng láng gần như tuyệt đối không có gam màu đen. Thuẫn hay mặc chiếc áo màu mỡ gà, kể ra tôi cũng phải có đôi lời gì đó với Thuẫn thì mới phải đạo, đằng này do tính hòi hợt, vốn sống ít ỏi, chúng tôi cứ vô tư nhận vô số những điều tốt lành ưu ái của Thuẫn và gia đình. Quả thật, chúng tôi rất ít khi nói chuyện với mọi người trong nhà. Buổi tối, tôi, Lập, Bé, mỗi đứa ngủ một chỗ để tránh rủi ro vì địch đêm hay nã pháo vào làng xóm nhưng mấy đứa này chẳng bao giờ thực hiện nghiêm mệnh lệnh. Chúng "sợ ma" nên nửa đêm cụm lại ngủ chung với nhau. Tôi thì hôm nào cũng nằm ở nhà trên. Thảo thường xuyên đi báo cáo nên hầu như không ngủ ở nhà. Một buổi đang phơi thóc ở sân Thuẫn nói:

- Từ rày nếu ai gọi chị không thèm thưa đâu.

Chỉ có một mình tôi ở đó nhưng vì chậm hiểu nên tôi lo lắng hỏi:

- Ai cơ?

- Hôm rồi em hỏi chuyện nhà một anh bộ đội, anh ấy kể: "Em có hai con cháu lớn học lớp 1, cháu nhỏ "lúc em đi" còn trong bụng mẹ.

Tôi ngơ ngác có vẻ không hiểu: thế thì có liên quan gì đến câu chuyện mà Thuẫn phải bực mình. Thuẫn nhìn tôi có vẻ bực mình nói:

- Các anh kỳ thấy mồ, nói chuyện với con gái nhỏ tuổi hơn mình mà cứ một đều "em" hai điều "em" lại còn gọi người ta là chị nữa, làm "rị" (xấu hổ) muốn chết đi được.

Tôi cũng hiểu ra rằng mình cũng không nên "lịch sự" gọi Thuẫn bằng chị nữa. Tuy nhiên, gọi "em" xưng "anh", cứ anh anh, em em và con gái mà họ không phải là em mình thì thấy ngượng, từ khi trở thành người "lớn", quả là chưa bao giờ tôi đối thoại với người bạn gái mà xưng hô như vậy, rời trường phổ thông vào ngay quân ngũ, rồi gấp gấp đi chiến trường, mấy khi có dịp gặp chị em đâu, nên chúng quen cách nói, gọi thật bình thường ấy. Nhớ lại ngày học cấp III, có một lần trong buổi học tối, H. "nhỡ” miệng gọi "anh Chiến" để bọn bạn gái nghe được, chúng chế cho ngượng tái người, hai đứa gần như phải tránh mặt nhau hàng tháng đấy thôi. Những ngày sau đó tôi chỉ gọi Thuẫn khi nói chuyện. Lúc đông người có cụm từ "cô Thuẫn", xem ý cụm từ "cô Thuẫn" chẳng làm Thuẫn ưng ý tý nào. Ở nhà Thuẫn gần nửa tháng, chúng tôi được chiều chuộng, tôi mập đen đến nỗi anh Thoại ở núi xuống phải buột miệng nói:

- Coi cậu y như quả sim chín vậy.

Một buổi tối Thuẫn nói với tôi:

- Hôm nay anh ngủ ở đây. - Cô chỉ vào chiếc võng treo toòng teng bên cạnh chiếc chõng và nói tiếp: - Em ngủ ngoài cứ.

Tối đó tôi bảo hai cậu: Lập và Bé lên nhà trên mà ngủ nhỡ khi có pháo là phải dậy để xuống hầm đấy.

Treo mình trên võng tôi đi vào giấc ngủ ngon lành, giữa đêm trở mình, tôi đưa chân lên chõng thì đặt phải một thân người, hơi giật mình, nhấc nhẹ chân ra hỏi ai đấy! - Thuẫn cầm chân tôi nói giọng rất xúc động:

- Em lên cứ, các ảnh đã bố trí người khác rồi nên em về. Thấy anh đã ngủ, em nằm đỡ, không đánh thức thành ra...

Quả thực tôi rất lo lắng, hồi hộp, người cứ ran lên như bị kiến cắn, tim đập như búa gõ, thở hổn hển. Nhớ đến mấy ngày trước đây có mấy cô du kích trêu đùa chúng tôi, Thuẫn đã khuyên can các bạn:

- Thôi đi, không các ảnh lại đánh giá con gái "dùng địch” (vùng địch).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2021, 08:52:48 pm »

Nhờ điều đó tôi hiểu trong các cô gái và nhân dân ở đây, họ đánh giá rất cao tính nghiêm túc "thánh thiện" của bộ đội đối với phụ nữ. Có lẽ ý nghĩ ấy đã thúc đẩy, để tôi quyết định đặt bàn chân xuống đất, ngồi dậy bình tĩnh nói chuyện với Thuẫn. Tôi hỏi: - Má và cậu Tâm đi đâu? - Thuẫn nhỏ nhẹ - Mọi khi ngủ cả đây. Sáng qua mẹ và Tâm đi công chuyện, ngày mốt mới về, anh cứ nằm ngủ đi. Tôi nói tôi đi xem mấy cậu ngủ nghê ra sao và lên nhà trên chui vào giữa hai thằng em co quắp ngủ như chết giả, nghĩ ngợi mông lung rồi thiếp đi lúc nào không hay. Cả ngày hôm đó tôi không làm sao gặp được Thuẫn, rất băn khoăn vì tối nay chúng tôi phải chuyển nơi tập kết, đến ở tận chân đèo Nhông. Đi mà không có lời chia tay, lại trong hoàn cảnh hồi hôm chắc sẽ làm Thuẫn hiểu lầm, sẽ đau khổ lắm, đã đến lúc phải đi, Thuẫn vẫn chưa về... Từ đó tôi không có dịp nào gặp Thuẫn nữa. Tuổi trẻ sôi nổi bồng bột, dại khờ nếu làm ai buồn lòng cũng mong được lượng thứ, chỉ biết và ghi nhớ một điều chắc chắn rằng ở nơi đó chúng tôi đã được thương yêu, chăm sóc chu đáo nhất.


Đơn vị bộ đội huyện Hoài Nhơn tập kết ở khu vườn nhà dân không có người ở. Cây dừa và các loại cây khác mọc um tùm tạo ra một khu vực kín đáo, bên cạnh trại con đường đất đỏ xe ô tô chạy được. Con đường song song với dãy núi phía tây huyện Hoài Nhơn nối liền các xã Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Hảo đến đường số 1 gần đèo Nhông. Phía tây đường là những cánh đồng đậu phộng xen lẫn các cồn cát chạy dài đến chân dãy núi. Hai chiến sĩ bộ đội huyện dẫn chúng tôi đi địa hình các làng xóm phía đông đường đất đỏ đến khu vực đèo Nhông, bên kia trinh sát Sư đoàn 2 có một tổ do anh Pha phụ trách cũng có nhiệm vụ bám trục giao thông, chưa có việc gì để liên hệ với anh Pha, các trinh sát ở nhóm anh Pha về báo cáo cũng không qua chúng tôi, các tổ báo cáo đều phải trực tiếp không truyền qua trung gian. Trên đường hành tiến tôi luôn bận tâm đến chiếc L19 i ỉ vòng vo mãi trên đầu. Sao mà nó bay dai đến thế, cứ vòng đi vòng lại dọc đoạn đường từ đèo Nhông về Tam Quan. Quãng 10 giờ chúng tôi đến một khu vườn, trong vườn có ngôi nhà nhỏ, cây chỉ toàn là mì ngăn cách với vườn nhà khác. Phía chúng tôi đến là một bờ rào thép gai, phía đông nam vườn là cánh đồng lúa nhìn thông thống sang đường số 1 không bị che chắn gì, vào vườn nhà này ngó qua đường 1 thấy có xe và bộ binh địch đang hành quân về quận lỵ Tam Quan, mới rõ chiếc L19 trên đầu kia có nhiệm vụ an ninh cho đội hình hành quân. Căn nhà ở giữa vườn không có người. Vào trong nhà thấy có bình tách nước đã pha trà, tôi nghĩ ngay nhà này có người trước khi chúng tôi đến. Tôi phân công anh em ra chiến hào bên phải căn nhà để quan sát đường số 1, đồng chí Hoằm ra đoạn hào sau nhà để cảnh giới. Tôi và Thảo theo hào đi vòng sang bên trái căn nhà, vừa nhô ra khỏi chỗ gấp khúc của con hào thì bất ngờ nhìn thấy một lính ngụy đang lom khom, tay lăm lăm khẩu súng đi trên mép đường hào, bốn mắt gặp nhau đột ngột, hắn vội lăn xuống hào nên cũng không nổ súng được. Tôi hô rút mau và quay lại đoạn hào gấp khúc nhanh chóng vận động về chỗ đồng chí Hoằm đang cảnh giới để vượt qua bờ rào kẽm gai theo đường cũ về chỗ đồng chí du kích. Hoằm là người vượt qua hàng rào sau cùng. Như đã định thần lại, súng địch nổ loạn xạ, cả AR-15, M-19, lựu đạn và cối 61 thi nhau xả về phía chúng tôi, thì ra căn nhà trên mảnh vườn đó chính là một tổ chốt an ninh để bảo vệ sườn phía tây cho lực lượng chính hành quân trên đường số 1. Có thể bọn địch phát hiện chúng tôi trước, chúng định lừa để bắt hoặc tiêu diệt gọn tổ trinh sát, trong lúc rút, có lẽ lúc nhảy qua hàng rào, ống quần của tôi mắc vào dây thép nên bị xé toạc ra đến háng, hai dép cũng bị tung rơi mất. Chúng tôi ghé vào một nhóm bộ đội địa phương khác nghỉ chờ tối sẽ tiếp tục bám nắm lực lượng địch mới kéo về Tam Quan. Tôi viết báo cáo, đồng chí Bé mang về Liễu An, trút chiếc quần rách bươm ra nhờ cô bộ đội địa phương vá giúp rồi lên sạp đắp chiếu ngủ. Quãng 14 giờ cô gái gọi tôi dậy, đưa tôi chiếc quần đã giặt sạch vá lại lành lặn, cô cười, mời tôi đi ăn bánh xèo.


Bánh xèo làm bằng bột gạo xay nhuyễn, nhân bánh có tôm, thịt heo, và vài thứ gia vị băm nhỏ. Bột và nhân bánh được đổ lên chảo mỡ nóng từng muôi một tạo ra tiếng kêu xèo xèo, có lẽ vì thế mà người ta gọi là bánh xèo chăng? Cứ tráng đến đâu ăn đến đó, bánh nóng không cẩn thận có thể bỏng lưỡi, xung quanh năm người lần lượt nhận bánh từ cô đầu bếp cứ luôn tay, ăn thật no thì mất cả tiếng đồng hồ. Đêm đó khoảng 20 giờ, trăng sáng nhẹ, tôi định bụng nghỉ ngơi một chút sẽ cùng anh em địa phương đi tìm hiểu bọn địch mới đến ga tàu hỏa ngày hôm nay. Trong lúc anh em đang tán chuyện phiếm thì thấy đồng chí Tiến dẫn một tổ trinh sát đến đơn vị bộ đội địa phương tìm. Tiến truyền đạt lệnh của Ban 2 giao nhiệm vụ cho tổ tôi về ngay khu vực quận lỵ Tam Quan để phục vụ Tiểu đoàn 15 công binh tổ chức chiến đấu đánh địch ngay trong đêm.


Đồng chí Đình tổ viên, đảng viên trong tổ đồng chí Tiến nói với tôi:

- Nếu chúng tôi không gặp được đồng chí thì chúng tôi sẽ trực tiếp phục vụ Tiểu đoàn 15.

Tiến dẫn chúng tôi về Hội An gặp anh Tuyên tiểu đoàn trưởng. Đoàn cán bộ Tiểu đoàn 15 do anh Tuyên phụ trách có các đồng chí tham mưu trưởng, các đại đội trưởng, B hỏa lực. Bộ phận trinh sát tiểu đoàn do Đoạt phụ trách và hai chiến sĩ là Tường và Giang, ba đồng chí đều là đồng đội của tôi từ ngày huấn luyện tân binh ở Cổ Thành, Chí Linh. Từ khi vào chiến trường tới nay mới có dịp cùng nhau làm nhiệm vụ, ngoài tình đồng ngũ còn có tình đồng hương chúng tôi rất vui mừng thấy bạn mình vẫn mạnh khỏe cùng đơn vị chiến đấu qua nhiều chiến dịch.


Anh Tuyên nói với tôi:

- Rất mừng gặp được các cậu, vì các cậu bám địch ở đây đã lâu, quen địa hình, theo ý định của sư đoàn khi xác định rõ mục tiêu địch ở chỗ nào là tổ chức đánh ngay.

Trong thời gian gần đây tôi thấy kiểu đánh mật tập của đặc công không hiệu quả, địch không bị tiêu diệt, còn ta bị thương vong nhiều, tâm lý bộ đội đặc công lo lắng, ngại đánh. Bổ sung vào tổ trinh sát của tôi có anh Dũng B phó, cậu Dũng trố và Thao. Đoàn chuẩn bị cho trận đánh chia thành hai nhóm ém bám sát nơi địch tổ chức trận địa phòng ngự trong quận lỵ Tam Quan.


Tôi, Lập, Thảo phục vụ nhóm cán bộ, Doanh, Tuyên phụ trách, trinh sát tiểu đoàn đi cùng là cậu Giang. Bộ phận cán bộ các bộ phận hỏa lực do anh Long tiểu đoàn phó phụ trách kiểm tra địa hình, lựa chọn các vị trí bố trí các trận địa hỏa lực do anh Dũng phụ trách tổ trinh sát phục vụ.


Nhóm chúng tôi lần mò vào khu vực địch phòng ngự. Địch không xây đắp lô cốt, không lợi dụng các căn nhà để làm công sự và nơi ngủ nghỉ. Chúng phân tán ra các vườn cây, đào công sự hình vòng tròn quay lưng vào nhau. Tôi dẫn anh Tuyên bí mật xác định từng vị trí cụ thể. Xong việc, chúng tôi lui ra chỗ hẹn chờ đồng chí Dũng.


Bỗng từ phía địch có tiếng lựu đạn nổ, hai trái liên tục, sau đó một loạt AR-15 kéo dài rồi im bặt. Vài phút sau thì Dũng, Bé cùng mấy cán bộ Tiểu đoàn 15 chạy ra. Anh Tuyên lo lắng hỏi:

- Còn hai cậu trinh sát của tớ đâu?

Tôi và Lập vội tiến ngược hướng anh Dũng vừa chạy ra về phía lựu đạn nổ thì gặp cậu Tường. Tường áp vào tôi hổn hển:

- Tớ bị vào ngực.

Tôi sò vào nơi máu chảy nong nóng đang rỉ ở ngực và sau lưng nó, viên đạn xuyên thấu phổi. Tôi bảo Lập dìu Tường ra chỗ các anh rồi tiếp tục đi vào kiếm Đoạt. Lom khom dưới những gốc cây mì kiểu đi hú họa chứ đâu có biết Đoạt nằm ở chỗ nào, đến chỗ có mùi thuốc nổ nồng nặc tôi nằm xuống để tìm kiếm, khi chạm vào Đoạt, thấy cẳng chân còn ấm, nghĩ Đoạt chưa chết, bấm mạnh hai cái vào cổ chân nó, nó mới chịu nhúc nhích lùi lại. Đoạt thì thào tiếng gió: "Có địch gần, không rõ chỗ nào nên đang xác định hướng ra”. Đoạt theo tôi bò ra đến bờ ruộng, cảm thấy an toàn liền đứng dậy tìm về chỗ anh Tuyên đang chờ. Các anh đã cáng Tường đi cấp cứu, Đoạt không hề gì, kể sơ lược là:

- Hai đứa mình bò vào một căn nhà, khi thấy ba lô đồ đạc của ngụy nhưng không thấy người. Thằng Tường liền ù té quay ra, địch phát hiện ném lựu đạn và nổ súng. Tớ thấy lựu đạn nổ thì lăn ra, bò một đoạn, khi địch thôi không bắn súng, mình nghe ngóng xem chúng có đuổi theo lùng sục gì không. Khá lâu thấy yên, đang xác định xem lui ra hướng nào thì thấy có người sờ vào chân, nghĩ là địch nên định giả chết chứ ai ngờ anh em mình vào tìm.

Anh Tuyên lúc sau mới lên tiếng:

- Các đồng chí trinh sát của sư đoàn về ngay vị trí công tác của mình.

- Tiểu đoàn sau đây sẽ chuẩn bị để mờ sáng sẽ tấn công bọn địch này.

Nhóm trinh sát chúng tôi vừa về đến cứ của bộ đội địa phương ở Hoài Hảo thì được lệnh rút ngay về cứ, đi suốt đêm đến đơn vị cũng vừa sáng, cùng đơn vị hành quân gấp sang Quảng Ngãi.

Đợt công tác ở bắc Bình Định có một chuyện ở đoàn công tác do anh Trần Ngọc Pha phụ trách, nhóm này hoạt động ở Tam Quan đông nam đường số 1, có đồng chí Hoằm là người dân tộc Mường, trắng trẻo, đẹp trai, khi ở với dân có một bà má nhận Hoằm làm con nuôi, lúc rút ra Quảng Ngãi bà má tặng Hoằm một chiếc đài Nationna loại 3 pin, khi tổ hành quân suốt đêm qua đường 1 lên đến chân dốc cửa rừng ở xã Hoài Sơn thì Hoằm khoe với anh em là được tặng một chiếc đài, nghe vậy anh Pha yêu cầu Hoằm quay trả lại chiếc đài cho dân rồi đuổi theo đơn vị kịp trong ngày hôm sau. Đồng chí Hoằm đã thực hiện đúng như anh Pha nói, trở về đơn vị an toàn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2021, 09:43:17 pm »

Mộ Đức - chiến dịch hè thu 1972.

Nơi tập kết của đại đội trinh sát sư đoàn nằm ở vùng rừng núi thuộc các xã Đức Phú, Đức Hòa huyện Mộ Đức - Quảng Ngãi. Tổ tôi được giao phục vụ cho Trung đoàn 1 chuẩn bị đánh cụm địch ở quận lỵ Mộ Đức.

Các cụm chốt của địch ở phía tây quận lỵ là đồi 56, Thiết Trường, Dân Vệ. Địch vẫn đứng chân nhưng ban đêm không còn thắp điện nữa. Những thắng lợi của quân dân Quảng Trị - Thừa Thiên và hoạt động mạnh của quân dân Bình Định làm cho địch phải căng thẳng đề phòng. Đợt phục vụ này chủ yếu đảm bảo cho ban chỉ huy và các cơ quan trung đoàn nghiên cứu địa hình. Lựa chọn trận địa xuất phát tấn công vào quận lỵ của hướng chủ yếu.


Buổi đầu tiên, các đơn vị phối thuộc với Trung đoàn 1 tiếp cận các mục tiêu đồi 56 và Thiết Trường.

Đoàn cán bộ T-10 có anh Xẻ đại đội trưởng tìm gặp tôi, anh tự giới thiệu là bạn của Vũ Tuyết Trung, anh biết tên tôi vì nghe Trung kể cùng làng có Chiến đang công tác ở đại đội trinh sát sư đoàn. Sau lời tự giới thiệu, anh thông báo Trung đã hy sinh trong chiến dịch Kon Tum. Anh Xẻ kể:

- Đơn vị tớ sau khi đánh vào biệt khu 24, nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực nhưng không đủ sức tấn công tiếp sang các khu vực của thị xã. Đơn vị và một số đơn vị bộ binh khác kẹt lại trong biệt khu, tổ chức chống địch tái chiếm mấy ngày giành giật ở khu sân bay, hầu hết anh em thương vong. Ta cản địch trong thế bất lợi. Xe tăng địch đứng cách ta gần 1.000 mét, nã ĐK-100 vào từng công sự. Còn ta B-40, B-41 là súng chống tăng duy nhất, còn đạn thì cách địch quá xa không bắn tới chúng, bãi trống không thể vận động sát địch.

- Em không ngờ mấy hôm đó em chiến đấu bên canh Trung, bọn em ở phía sau phòng tuyến của T-10, nhìn anh em bị tàn sát mà chẳng có cách gì ứng cứu được, vậy Trung hy sinh như thế nào?

Anh Xẻ trầm tĩnh nói:

- Trung bị thương, mảnh ĐKZ làm gãy cẳng chân, vết thương chẳng nặng lắm nhưng cậu thấy đấy, có mấy đứa thì hy sinh dần. Số bị thương tự băng bó cho nhau, chờ đến tối mới có thể đưa qua bãi trống của sân bay để chữa chạy, trời thì mưa lai rai như thế. Khi đưa được nó về phẫu tiền phương đã mất mấy ngày. Vết thương bị hoại tử, phẫu K-38 cắt lần thứ nhất, giữ lại cái đầu gối nhưng không ổn, lại phải cắt tiếp lần thứ hai lên sát háng. Lần sau Trung không chịu được, đã hy sinh ngày 10 tháng 6 năm 1972.

Anh Xẻ ngừng một lát rồi nói tiếp:

- Trung nó hiền lành, gan lắm, còn sống anh em tâm sự, nó có cô ngươi yêu tên là Mền. Tuy nhiên, lúc đó hai bên gia đình không biết, bạn bè cũng vậy. Bây giờ nó hy sinh rồi, cậu viết vài dòng về để cô ấy biết, lo liệu cho cuộc sống riêng. Hình như nó linh cảm sẽ ra đi sao ấy nên trước khi vào chiến dịch Kon Tum tự nhiên nó nói mọi chuyện cho tớ nghe.


Nghe anh Xẻ tôi cũng có gửi một lá thư về nhà, có nói đến việc Trung hy sinh nhưng bức thư đó gia đình tôi không nhận được. Đến tháng 4 năm 1975, lúc tôi ở chiến trường về mới báo tin nhưng hình như Mền không tin vào sự thật đó.


Tổ công tác do tôi phụ trách có Lập, Thuần và Thuy. Thuy là lính mới được bổ sung về đại đội mấy hôm nay. Thuy mới ở đơn vị huấn luyện miền Bắc vào, cậu tá người nhỏ thó, ở tuổi mười tám cậu đáng lý phải nhanh nhẹn, vui vẻ mới hợp, đằng này cậu ta có vẻ "yếu" nữa và tôi thì lại không thích các chàng trai có vẻ "yếu" như vậy. Buổi tối chuẩn bị dẫn đoàn cán bộ E1 vào thị sát quận lỵ Mộ Đức, tôi cho Thuy ngồi lại đài quan sát và dặn cẩn thận:

- Cậu chờ ở đây, khi có cán bộ vè qua thì theo họ về nơi tập kết nghỉ trước đi nhé.

Thuy khẽ gật đầu, không nói gì thêm. Tôi, Lập, Thuần dẫn đoàn cán bộ Trung đoàn 1 do đồng chí Phạm Xưởng, trung đoàn trưởng dẫn đầu, nghiên cứu địa hình, xác định hướng đường hành quân chiếm lĩnh trận địa xuất phát tấn công. Xác định nơi bố trí hỏa lực đi cùng, bố trí trận địa xuất phát tấn công của bộ binh trên hướng chủ yếu. Xác định cửa mở đánh chiếm lô cốt đầu cầu trên hướng chủ yếu vào quận lỵ Mộ Đức.


Các hướng tấn công thứ yếu của Trung đoàn 1 do bộ phận trinh sát khác phục vụ. Đoàn cán bộ Trung đoàn 1 vòng xuống phía nam đồi Dân Vệ, vòng sang sườn đông của đồi này. Anh Xưởng hướng dẫn cho chỉ huy các bộ phận nghiên cứu địa hình để xác định các vị trí chiếm lĩnh.


Khu vực này là làng cũ, dân đã bị dồn vào các ấp hay trong thị trấn. Vườn hoang lâu ngày cây cối mọc um tùm, cây ăn quả chủ yếu là mít, ngoài ra còn có các loại cây khác đặc biệt dưới đất rất nhiều chùm gai sắc nhọn. Loại gai xóc vào chân rất ngọt rồi gãy ra, lính trinh sát và cán bộ đi chân đất làm mồi cho loại gai này.


Anh Xưởng bảo tôi dẫn anh vào sát hàng rào ngoài cùng ở phía tây nam quận lỵ. Chúng tôi đi qua một đám ruộng nước. Hàng rào dây thép gai của địch bố trí ngay trên bờ cao của vạt ruộng này. Từ hàng rào vào bên trong nằm trên một dáng đất cao hơn triền ruộng chúng tôi vừa đi qua một mét, bên trong còn nhiều hàng rào phân chia giữa các khu. Qua ánh điện từ ngoài tôi nhìn vào bên trong thấy rõ các mục tiêu dễ dàng, tuyến lô cốt nằm ngoài là bê tông đúc sẵn. Anh Xưởng đứng quan sát hồi lâu rồi bảo:

- Ta ra thôi, các cậu xong việc rồi đấy.

Tôi và anh trở lại chỗ các đồng chí cán bộ đang chờ anh Xưởng, đoàn cán bộ trở về nơi tập kết an toàn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM