Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:48:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ  (Đọc 5690 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2021, 08:08:45 am »

Từ biệt Cao ủy, tôi bước vào phòng làm việc của Chánh văn phòng của ông. Có một người đang ngồi quay lưng ra cửa. Vừa thoáng thấy tôi, người này vụt đứng phắt dậy, nhìn thẳng vào mặt tôi bằng cặp mắt sắc. Đó là tướng Leclerc. Đây là lần đầu tiên, tôi đứng trước mặt người chỉ huy sư đoàn thiết giáp số 2 nổi tiếng.

- Ồ! Sainteny đây rồi! Tôi rất vui được biết anh. Nhưng hình như anh đang có ý định bỏ cuộc, bỏ rơi chúng tôi giữa chiến trận? Điều đó thật chẳng giống chút nào những gì người ta nói với tôi về anh.

Rất thân tình, với vẻ thẳng thắn pha đôi chút thô bạo vốn là bản tính của ông, Leclerc nài tôi quay trở lại Hà Nội với chức vụ Ủy viên Cộng hòa. Ông quả là một chỉ huy biết lôi kéo quân lính, có năng khiếu biết phát biểu những lời cần phải nói đúng lúc.


Chúng tôi nói chuyện với nhau ít lâu về tình hình Đông Dương, rồi ngay tối hôm đó tôi về Calcutta, hoang mang dao động cao độ.

Trong buổi tối hôm đó, tôi nói chuyện, rất lâu với một người bạn là Jean Laurent, tổng giám đốc Ngân hàng Đông Dương, được coi là "người Đông Dương kỳ cựu". Ông vừa từ Pháp đến cho nên biết rõ tình hình nước Pháp. Ông cũng biết tin về cuộc cách mạng đang đảo lộn tình hình Đông Dương, ông là người bạn rất tin cậy của tôi, cho nên tôi đánh giá cao quan điểm của ông về thời cuộc. Tôi cho ông biết, tôi đang hoang mang bối rối. ông tỏ ra tán thành yêu cầu của đô đốc d’Argenlieu và nói, bổn phận, của tôi là không được lẩn trốn trách nhiệm. Tình hình kinh tế Pháp không được sáng sủa. Tôi đã không làm việc tại ngân hàng từ 5 năm nay rồi, nghỉ thêm vài tháng nữa cũng chẳng sao. Vả lại, nêu tình cờ guồng lái đã đặt vào tay tôi từ ba tháng trước ở Hà Nội, ông cho rằng tôi phải giữ lấy tay lai đó một thời gian nữa.


Nhưng lời biện luận của ông đã dẫn tôi đến quyết định.

Ngày hôm sau tôi đi Chandernagor. Tại đây đô đốc đã chính thức bổ nhiệm tôi làm Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ và nói sẽ cử một đoàn đại diện theo tôi công tác tại Hà Nội.

Ngày 5 thậng 10, tôi rời Calcutta trên một máy bay Dakota của Pháp, dừng cánh tại Côn Minh để giải quyết xong việc giải thể Phái đoàn 5, rồi lại bay đi Hà Nội. Cùng bay theo tôi có vài công sự viên, nhiều quan chức cai trị các xứ thuộc địa do Léon Pignon tuyển chọn và vài sĩ quan. Như vậy là, ngồi trên chuyến bay này có các ông Pinier và Deville, các trung tá hải quân Blanchard và Sanguinetti, đại úy Borel, các trung úy Sauvagnac, Blanchouin, Arnoule, bà Pétris là thư ký của tôi, Bobby là người gốc Ai-len, một nhân viên Phái đoàn 5 đã giúp việc tôi như một đồng đội trung thành cho tới khi tôi trở về Pháp. Trên máy bay còn chở theo vật dụng và các thuốc men khẩn cấp cho người Pháp tại Hà Nội.


Đến 10 giờ, máy bay hạ cánh xuống Gia Lâm, có các bạn tôi và... cả bạn Đồng minh Trung Hoa chờ đón. Trong ngày hôm đó, chúng tôi đã phải chịu tuân theo những thủ tục khai báo đối với tất cả các chuyến bay của Pháp đến Hà Nội. Những thủ tục này rất nhiều. Đây mới chỉ là bước mở đầu cho một loạt đòi hỏi không thể tưởng tượng nổi tiếp theo mà nếu kể lại thì phải nhiều tập sách mới hết. Chiếc máy bay của chúng tôi bị hai chục tên Lính Trung Quốc cầm tiểu liên trong tay, vây chặt. Chúng tôi bị canh chừng suốt bẩy giờ trên sân bay. Mọi người phải tập trung ngay trên đường băng xi măng và bị cấm ngặt không được đến gần máy bay dù để núp dưới đôi cánh để có chút bóng mát. Tôi đã được các bạn Đồng minh ở Bắc Kỳ đón tiếp như vậy trong khi theo các giấy ủy nhiệm trong túi thì tôi nhân danh nước Pháp.


Các hành lý của chúng tôi bị lục soát rất kỹ, tất cả vũ khí đều bị tịch thu, kể cả vũ khí trang bị đúng qui ước cho chiếc máy bay Dakota. Chúng tôi được thông báo, từ nay về sau, bất kể người Pháp nào, dù là dân sự hay quân nhân, dù cấp bậc như thế nào cũng bị tước hết vũ khí khi đặt chân tới Bắc Kỳ hoặc từ Bắc vĩ tuyến 16 trở lên.


Tôi không bao giờ được biết biện pháp thủ tục đó mà tôi đã nhiều lần kháng nghị ở Hà Nội, ờ Sài Gòn, ở Trùng Khánh, ỏ Paris là sản phẩm của sáng kiến cá nhân những nhà chức trách Trung Quốc ở Bắc Kỳ, hay là đã được quyết định với sự đồng ý hoàn toàn của Chính phủ Trung ương Trùng Khánh và các nhà chức trách Đồng minh. Hôm đó, cũng phải trải qua những cuộc tranh luận rất lâu giữa viên tướng Trung Hoa và đại tá Mỹ Nordlinger, chúng tôi mới được đi vào Hà Nội.


Những trò bắt nạt này chỉ chấm dứt sau khi ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #31 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2021, 08:05:40 am »

IX
NÚI LỬA BẮC KỲ


Tôi bắt tay ngay vào công việc, với ý định dứt khoát không từ bỏ một cơ hội nào để giành lại giá trị những quyền chính đáng của nước Pháp trên lãnh thổ rộng lớn được đặt dưới quyền lực của mình.

Cơ quan Ủy viên Cộng hòa tại Bắc Đông Dương không chỉ gồm có xứ Bắc Kỳ và các vùng dân tộc thiểu số mà cả Trung Kỳ tính đến vĩ tuyến 16 chia thành hai phần đều nhau, cách Đà Nẳng 16 kilômét về phía Nam. Toàn khu vực rộng hơn 200.000 kilômét vuông, có mười lăm triệu người bản xứ, hơn hai mươi nghìn người Hoa và gần ba mươi nghìn người Pháp, trong đó có hai mươi nghìn người đã bị Nhật bắt tập trung tại Hà Nội từ ngày 9 tháng 3 năm 1945. Số người Pháp còn lại sống tại các trung tâm dân cư chính như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Vinh, Hồng Gai, Nam Định, Thanh Hóa. Vài người, chiếm số rất ít, sống biệt lập tại những khu vực nhỏ bé hơn hoặc ở trong các xí nghiệp mỏ, đồn điền.


Mặc dù trên lý thuyết Lào không đặt dưới chức trách của tôi, nhưng tôi cũng vẫn phải "trả lời" trước Bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc tại Hà Nội là cơ quan chỉ huy toàn bộ miền Bắc Đông Dương và từ đó "trùm lên" Bắc Lào là khu vực có một triệu người bản xứ.


Bên cạnh số dân trên lãnh thố này, còn phải tính thêm một trăm tám mươi ngàn quân Trung Quốc trong đội quân chiếm đóng và khoảng ba mươi ngàn lính Nhật Bản tập trung tại Hồng Gai đang được giải giáp chờ hồi hương. Sẽ sung sướng nếu hồi đó tôi không có thời giờ để kiểm kê các phương tiện giúp tôi tiến hành nhiệm vụ được giao. Có lẽ nếu được biết thì tôi sẽ nản lòng, mà một số người đã nghĩ rằng tôi sẽ thua trước trong ván bài này.


Như tôi vừa mới trình bày, quyền lực của cơ quan Ủy viên Cộng hòa Pháp trải rộng trên lãnh thổ lớn bằng một nửa diện tích nước Pháp, những phương tiện làm việc của tôi chỉ có... những trang giấy, mà chính xác hơn nữa, toàn là giấy của Pháp. Trong những thời gian đầu, liên hệ giữa chúng tôi với các cơ sở tại những thành phố lớn, ví dụ như Hải Phòng, Vinh, Huế đều phải tiến hành bí mật. Chúng tôi phải vận chuyển các điện đài thông tin vô tuyến thận trọng như xưa kia đã tiến hành ở Pháp dưới sự chiếm đóng của phát xít. Thời kỳ đầu, liên lạc bằng đường bộ hầu như không có. Các tuyến đường giao thông đều bị cắt hoặc bị các ủy ban cách mạng kiểm soát. Những người Pháp muốn mạo hiểm phải lá những người dũng cảm, nhiều người đã may mắn thoát khỏi bị tù hoặc bị chết.


Ngay trong nội thành Hà Nội, tình thế cũng chẳng có gì phấn khởi hơn. Các quân nhân Pháp vẫn luôn luôn bị giam giữ trong thành, điều trị rất chậm các vết thương và bệnh tật, bị ốm yếu đến kiệt sức và bị tước hết vũ khí, họ không thể liều đi ra phố trong bộ quân phục mà không bị đánh đập, chửi mắng. Dù là quan chức dân sự hay quân sự, tất cả những người Pháp từ Trung Quốc, Pháp, Sài Gòn đến Hà Nội đều bị quân đội Trung Quốc tịch thu vũ khí, không có gì để tự bảo vệ trước những kẻ quá khích.


Hiển nhiên, những vũ khí độc nhất còn lại trong tay tôi chỉ là những cuộc vận động hoặc những lời phản kháng chính thức hoặc với tư cách cá nhân, để tôi thực hiện được quyết tâm "giữ vững" với niềm tin chắc chắn là nước Pháp sẽ không bỏ cuộc.


Trong những ngày đầu, chúng tôi biểu lộ sự đảm bảo đáng tin cậy nhất vào các quyền hợp pháp của Pháp. Tôi có thể khẳng định rằng, chúng tôi đã nhận được niềm tin từ đại đa số người Pháp ở đây và toàn bộ các nhân viên cộng sự của tôi, đã vượt qua được trong vài tháng, thời điểm có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử Pháp ở khu vực Viễn Đông. Tòa biệt thự trên đường phố Jauréguiberry chẳng bao lâu đã trở thành trung tâm quần tụ của mọi người.


Các ban, ngành trong cơ quan làm việc cũng dần dần được thành lập, đặt tại những biệt thự lân cận mà chúng tôi đã dùng mưu mẹo hoặc bất ngờ giành giật được. Tất cả mọi người, dù là quan chức cai trị, quân nhân hay dân thường người Pháp đều tự nguyện trợ giúp chúng tôi. Để thực hiện được nhiệm vụ vượt quá sức người này, chúng tôi không còn cách nào khác là phải phục hồi lại các phòng, ban mà Nhật Bản đã phá hủy hoàn toàn trong vòng vài tuần.


Tôi cần xác minh rằng, rất nhiều viên chức cai trị trong các ngành dân sự cũ ở Đông Dương đã mang đến cho chúng tôi sự hợp tác đầy đủ. Những người này làm việc cho chúng tôi đông hơn là những nhân viên từ Pháp tới. Tin đồn thất thiệt, nói rằng những quan chức cũ ở Đông Dương bị chúng tôi gạt bỏ là một lời bịa đặt thô bạo được tung ra bởi những người - may mắn là rất ít - đã từng làm hại thanh danh nước Pháp thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng, đang muốn sống biệt lập trong thụ động.


Cũng không nên quên rằng, vào thời điểm Việt Minh nắm chính quyền thì tất cả những quan chức và nhân vật tiếng tăm người Pháp đều đã bị Nhật Bản bắt giữ, quyền lực của họ đối với người dân bản xứ đã bị thương tổn rất nhiều sau khi quân đội Pháp ở Đông Dương bị Nhật Bản đánh bại.


Cuối cùng, phải thừa nhận rằng nước Pháp hồi đó đã sai lầm, không sử dụng lại những quan chức cũ đã từng tỏ ra trung thành với Chính phủ Vichy thân Đức.

Có thể làm một sự so sánh giữa tình hình Đông Dương với tình hình Inđônêxia sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hà Lan đã giữ lại những đại diện cũ của mình tại Inđônêxia. Điều đó đã làm cho Hà Lan không để mất vị trí đã thiết lập được từ hơn ba thế kỷ ở Viễn Đông.


Tóm lại, tôi thành thật nghĩ rằng, phong trào lúc đó đang sâu sắc, các tình huống đều dễ dẫn đến một sự đảo lộn, cho nên việc định hướng cho các sự kiện chỉ có thể phụ thuộc vào một vấn đề là: nhân sự. Chúng tôi đã tận dụng tất cả các khả năng, tất cả các thiện chí muốn đóng góp. Tôi chỉ xin nêu một ví dụ là thành phần của cơ quan Ủy viên Cộng hòa Pháp ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #32 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2021, 08:09:17 am »

Nếu tôi đã giữ ở bên cạnh mình hai hoặc ba cộng sự viên đã từ Pháp đến làm việc với tôi tại Côn Minh, thì lúc này tôi lập tức sử dụng những quan chức cũ đang có mặt tại Hà Nội, thường là những người đã thoát khỏi các trại giam của Hiến binh Nhật Bản, hoặc không bị thương tổn trong những ngày lao động ở Hà Nội để tổ chức những cơ quan giúp việc. Tôi để ông Léon Pignon, một quan chức cai trị các thuộc địa, chuyên gia về các vấn đề Đông Dương, từng công tác lâu năm tại Bắc Kỳ đứng ra thành lập các bộ phận chuyên trách về cai trị và chính trị. Chung quanh Léon Pignon là Bonfils, Varet, Vinay, Monthéard, Cousseau, Faugère, Valéani, v.v... Tất cả những viên quan cai trị này đều tích lũy được nhiều kinh nghiệm về đất nước và người dân xứ này.


Tôi chọn Jacques Compain, cựu công sứ tỉnh Hòa Bình làm Chánh văn phòng. Các cơ quan tình báo của tôi được giao cho đại úy Levain, sĩ quan Phòng Nhì quân đội Pháp tại Đông Đương, đã từng thực hiện chuyến liên lạc quan trọng năm 1945 tại Kandy tiếp xúc với đô đốc Anh Mountbatten.


Tại các cơ sở có những người Pháp ở Huế, Vinh, Thanh Hóa, v.v... các vị trí chỉ huy được tôi giao cho những quan cai trị cũ hiện đang có mặt tại chỗ là những nơi họ hiểu biết tình hình và có kinh nghiệm.

Ở Hải Phòng, tôi chọn trung tá hải quân Legendre, đặc biệt tinh thông những vấn đề Viễn Đông, đã nhiều năm phụ trách công tác tình báo dưới thời Toàn quyền Decoux.

Có thể dễ dàng nhận thãy tỉ lệ thành phần trong tất cả các ban ngành hồi đó. Ở cơ sở nào, tỷ lệ người "Pháp mới" hoặc "người Pháp năm 1945" cũng chỉ chiếm từ 15 đến 20%.

Đội ngũ chúng tôi hồi đó vừa mới được tổ chức thành lập một cách vội vàng, đã phải đối phó với một sự thù địch hoàn toàn. Chính phủ Cách mạng Việt Minh đã không làm gì để chấm dứt các vụ tiến công người Pháp.

Mọi hành động của chúng tôi đều bị theo dõi. Những người hầu hạ chúng tôi như "bồi, bếp" đều là chỉ điểm của Việt Minh1 (Những người Việt Nam mới thực sự là chủ nhân trên đất nước mình. Ở đây Sainteny vẫn làm như mình là "ông chủ" trong khi Pháp thực tế đã bại trận - ND).


Người Trung Quốc, vin vào lý do các giấy tờ ủy nhiệm của tôi chưa được Trùng Khánh xác nhận, đã không chịu thừa nhận quyền lực của tôi và làm ra vẻ không biết gì về mọi vấn đề liên quan đến Pháp.

Sự thù địch của Trung Quốc biểu lộ ngay từ cuối tháng 8 năm 1945. Ngày 6 tháng 3, trong một thông tư gửi tối tòa soạn các báo người Hoa tại Hà Nội, tướng Lư Hán là thống đốc Vân Nam vừa được chỉ định đứng đầu các đội quân chiếm đóng, tuyên bố: "Nước Trung Hoa mang độc lập đến cho Đông Dương".


Ngày 8 tháng 9, tướng Allessandri, ông Léon Pignon, đại tá Le Pozs, sau khi được các nhà chức trách Trung Quốc đồng ý, đã từ Côn Minh tới Khai Viễn gặp tướng Lư Hán trước khi viên tướng này khởi hành đi Hà Nội bằng máy bay. Đoàn đại biểu Pháp dự định sau khi hội kiến tướng Lư Hán sẽ xin đi nhờ máy bay về Hà Nội vì không có một phương tiện nào khác để đi từ Côn Minh tới Bắc Kỳ.


Nhưng ngày 11 tháng 9 tướng Lư Hán đã khởi hành một mình, không cho các đại diện Pháp đi theo cùng chuyến máy bay, viện cớ chưa nhận được lệnh cấp trên và không thể bảo đảm an toàn cho họ tại Bắc Kỳ. Tướng Lư Hán cũng không muốn tiếp tướng Allessandri là người trước khi tới Côn Minh đã có buổi nói chuyện với tướng Uông của Trung Quốc và tướng Mỹ Gallagher. Những viên tướng này cho biết, việc nước Pháp quay trở lại Đông Dương đang được bàn cãi tại Hội đồng 5 nước ở Luân Đôn và Paris giữa Ngoại trưởng Pháp Bidault và Ngoại trưởng Trung Hoa Tống Tử Văn. Vì vậy từ Côn Minh họ chưa thể chở theo những đại diện này của Pháp về Hà Nội. Tướng Gallagher còn nói thêm, dù thế nào đi nữa thì cũng không có chuyện đặt lại nền bảo hộ của Pháp ở Đông Dương. Ý kiến của tướng Gallagher có vẻ phản ánh rất đúng công luận Mỹ.


Khi được biết những tin này, tôi rất lo lắng. Đó cũng là điều rất dễ hình dung. Những nguồn tin này xác nhận sự thù địch của các bạn Đồng minh đối với sự có mặt của một đại diện chính thức của Pháp tại Bắc Kỳ.

Cũng không thể quên được ngày 27 tháng 9 năm 1945 khi tôi đang ở Chandernagor thì tại Hà Nội tổ chức lễ chính thức tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản. Tất cả các quan chức đều được mời tới dự lễ tại dinh Toàn quyền. Tùóng Allessandri đã chuẩn bị đại diện cho Pháp tới dự lễ, đến phút cuối cùng nhận được tin những lá cờờ Pháp treo trong phòng họp đã bị tháo bỏ. Allessandri là người thứ 115 được mời theo số thứ tự ghi trong giấy, trong hoàn cảnh đó đã không tới dự. Như vậy là, lễ đầu hàng của Nhật Bản tổ chức tại Hà Nội là lãnh thổ thuộc Pháp, đã không có mặt một đại diện nào của Pháp. Ngược lại, các đại diện của Việt Nam đã được mời tới dự lễ, và được ngồi ở vị trí cao1 (Sainteny lại suy diễn một cách ngược đời và vô lý - ND).


Phái đoàn Mỹ do tướng Gallagher chỉ huy khi tới Hà Nội tuy không tỏ vẻ công khai thù địch với Pháp như Lư Hán nhưng cũng coi những nỗ lực của chúng tôi là nguồn xung đột làm chậm trễ nền hòa bình nói chung và sự trở lại vùng này của người Mỹ. Dưới mắt người Mỹ, chúng tôi là những kẻ gây rối, rất cứng dầu, muốn làm sống lại quá khứ thuộc địa mà Mỹ đang chống lại bằng một thứ chủ nghĩa ấu trĩ chống thực dân đang làm cho hầu hết bọn họ mù quáng.


Chỉ duy nhất có những đại diện của Anh, trong đó có trung tá Trevor Wilson được cử làm Tổng lãnh sự tại Hà Nội và trung tá hải quân Simpson Jones là có thái độ thân thiện với Pháp, giống như thái độ của quân Anh đổ bộ vào Nam Kỳ làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Ngay khi mới đến, người Anh đã ủng hộ chúng tôi trên mọi lĩnh vực không cần mặc cả thiệt hơn. Nhưng họ có thể làm gì được.


Từ phía Chính phủ Pháp ở Paris, chúng tôi hầu như không ghi nhận được sự nâng đỡ nào. Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp đặt trụ sở tại phố Oudinot có vẻ như dành ưu tiên cho Sài Gòn và Nam Kỳ là nơi mà Pháp dự định quay trở lại đầu tiên và cũng là nơi có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của người Anh. Từ nơi này, ảnh hưởng của Pháp sẽ dần dà lan rộng từng bước tới toàn thể Liên bang Đông Dương. Đây là một chiến thuật có thể đưa ra tranh cãi phải chăng sẽ thích đáng hơn nếu trước tiên, tiến đánh ngay cái ổ gây ra nhiễm trùng? Tôi không phải là người phán xét, nhưng nhìn vấn đề Đông Dương từ góc độ Bắc Kỳ tôi đứng về phía chủ trương này.


Tuy nhiên, tại Hà Nội chúng tôi có cảm tưởng như đã bị bỏ rơi, hoặc ít nhất cũng tạm thời không được để mắt đến, và toàn bộ những người dân Pháp ở đây đều bị ảnh hưởng tai hại.

Sẽ là thừa khi chứng minh rằng giữa những người Pháp và người dân Bắc Kỳ thường "đụng độ" với nhau trong mọi trường hợp và đểu nằm giữa một sự hỗn loạn trong đó chúng tôi ở trong mảnh đất thuận lợi cho sự phát triển của hỗn loạn.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #33 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2021, 08:10:50 am »

Ngay khi mới tới Hà Nội tôi đã bị ám ảnh một chuyện mà mỗi người Pháp đều quan tâm: đó là sự thiếu vắng màu cờ Pháp trong thành phố.

Câu hỏi này ngày nào cũng được đặt ra: Ngày hôm nay, tôi có nên ra lệnh treo cờ trên "Ngôi nhà của nước Pháp" không? Hành động này có thể sẽ kéo theo một loạt lá cờ ba màu được treo trong khắp thành phố? Liệu tôi có quyền, dù để thỏa mãn ý muốn chính đáng, ra lệnh treo cờ Pháp để cung cấp cho đối phương lý do họ đang tìm kiếm, nhằm phản kháng với các nhà chức trách Đồng minh, tố cáo chúng tôi có tinh thần phục thù để từ đó gây ra một sự cố?


Vào khoảng giữa tháng 10, với ý định thăm dò phản ứng của đám quần chúng người An-nam, tôi bảo anh chàng Incaugarat là người lái xe trung thành và vui vẻ của tôi, cắm thử một lá cờ ba màu lên mũi xe. Ngày đầu tiên, chiếc xe cắm cờ Pháp bình yên vô sự đi qua các phố Hà Nội, dưới cặp mắt ngạc nhiên của người Pháp và những cái nhìn hằn học, thù ghét của ngươi bản xứ. Đến ngày thứ hai khi tôi từ nhà riêng bước lên xe tới trụ sở làm việc sau bữa ăn trưa, chiếc xe chở tôi đã bị một người lính Việt Minh đứng gác trước cổng, súng cắm lưỡi lê, chặn lại ngay trước tòa nhà Ngân hàng Đông Dương. Người lính gác lên quy-lát súng, ra lệnh cho lái xe của tôi dừng lại. Chú lái xe làm ra vẻ phớt lò, lập tức bị đám đông đang đứng chờ từ sáng, xúm lại vây chặt.


Một thanh niên rẽ đám đông bước tới, đòi tôi phải bỏ lá cờ cắm trên xe. Câu trả lời của tôi như thế nào, có thể ai cũng đoán được. Thế là, nhiều người An-nam đổ xô tới giằng lá cờ nhỏ ba màu trên xe xuống.

Như một con quỷ dữ, người lái xe của tôi chồm dậy khỏi chỗ ngồi, vật lộn với những người An-nam, giằng lại lá cờ nhỏ rồi đưa cho tôi rất nhanh. Anh ta lập tức bị vây chặt, kéo ra xa. Tôi cũng bị kéo ra khỏi chỗ ngồi trong xe và bị đám đông khua chân múa tay vây bọc. Tôi bị giải đi trên đường phố có đông người tụ tập đưa đến trụ sở cảnh sát đầu tiên trong khu phố, là nơi tập trung các cơ quan an ninh của Chính phủ Cách mạng Việt Minh.


Tôi bị dẫn vào phòng làm việc của Trưỏng Công an Quận, trong lòng khá hoang mang bối rối. Một người lính thọc mạnh nòng súng ngắn vào mạng sườn tôi, buộc tôi ngồi xuống ghế. Tôi không chịu trả lời các câu hỏi, đòi phải gọi điện ngay cho Hồ Chí Minh và chỉ trả lời trước mặt ông Hồ. Những nhân viên trong phòng nói đã thông báo với Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Việt Minh. Một đám đông thanh niên tri thức vẻ mặt bực tức hoặc hằn học, xông vào trụ sở, tìm cách nhím tôi thật gần và cùng tham gia vào cuộc hỏi cung diễn ra trong khung cảnh lộn xộn đầy phẫn khích.


Trong lúc đó, tin về việc tôi bị bắt giữ nhanh chóng lan truyền khắp thành phố như một vệt thuốc súng. Tôi rất lo đội ngũ trẻ tuổi và dễ kích động của tôi rất dễ có một phản ứng khá dữ dội. (Sau này, khi trở về trụ sở làm việc, tôi được biết rõ thêm, các cộng sự viên của tôi đã chuẩn bị một đội biệt kích định giải thoát cho tôi).

Đại tá Mỹ Nordlinger cũng được loan báo để cứu vãn tình hình.

Nhân danh Hoa kỳ, Nordlinger đòi trả lại tự do cho tôi ngay lập tức, nhưng tôi cũng phải cam kết trước mặt Nordlinger là nhằm tạo dễ dàng cho sự trung gian hòa giải của Mỹ, từ nay không được cắm trên xe một biểu tượng nào có tính chất phản loạn như cái đã phấp phới bay trong suốt bốn mươi tám giờ qua, mà người đại diện cho Sở Công an Việt Minh cho rằng đó là sự xúc phạm không thể tha thứ được đối với chủ quyền và độc lập của dân tộc Việt Nam.


Đối với sự kiện này, các báo chí ở Mẫu quốc chí đăng một tin ngắn với dòng tít đơn giản: "Một sự cố tại Hà Nội - Ủy viên Cộng hòa Pháp bị Việt Minh bắt giữ".

Một sự cố nhỏ, đúng vậy, nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi - những ngươi Pháp ở Bắc Kỳ. Than ôi!

Tôi đã viết, nhà tôi ở có một người lính Việt Minh đứng gác. Đây không phải là trường hợp đặc biệt. Từ ngày ở Chandernagor về Hà Nội, tôi bị theo dõi rất chặt, những buổi đi, về, đều bị kiểm soát kỹ. Phải vất vả lắm tôi mới tìm được một chỗ ở trong một gian nhà trong khuôn viên trụ sở Ngân hàng Đông Dương. Chiếc xe của tôi luôn bị chặn lại và bị lục soát mỗi lần qua cổng rào sắt. Có khi, người lính gác còn buộc lái xe của tôi phải xuống xe để lục soát. Những khách mời của tôi, dù bất cứ ai, cũng phải chịu chung sự đối xử như vậy.


Những phản kháng mà tôi gửi đến Bộ tư lệnh quân đội Trung Hoa chỉ đem lại hiệu quả là, vài tuần sau cùng với người lính gác Việt Minh có thêm một lính gác Trung Quốc tạo thành một vòng gác đôi, và thỉnh thoảng lớp gác đôi này lại có nhã ý kiểm tra thật tỉ mỉ chiếc xe của vị đại diện nước Pháp, mỗi lần làm như vậy lại giải thích là, đơn giản chỉ vì muốn quan tâm đến an ninh của tôi mà thôi!


Tất nhiên, những cộng sự viên của tôi, nhất là những người giữ các chức vụ quan trọng đều phải chịu những sự phiền nhiễu như vậy. Toàn thể cư dân nước Pháp cũng đều phải sống dưới chế độ kiểm tra và ngờ vực.

Những sự phiền nhiễu này, dù vụng về hay cố ý, dù nhằm ý định thật sự là bảo vệ cho chúng tôi hay chỉ cốt để bẽ mặt, đều tạo ra bầu không khí khó chịu, nhưng dù sao cũng chỉ là thứ yếu so với những vấn đề mà chúng tôi cần phải có một giải pháp.


Ngay từ ngày đầu, số phận của phụ nữ và trẻ con đã khiến tôi phải quan tâm nhất. Nhiều người tập trung tại Hà Nội từ nhiều tháng nay hoặc bị lính Trung Quốc tràn ngập thành phố đuổi ra khỏi nhà, đã phải tìm đến ở tạm tại các trung tâm tiếp nhận, như câu lạc bộ thể thao, nhà thờ, nhà chung... An ninh của những con người vô tội này là một cơn ác mộng đối với tôi. Mỗi khi có chuyến máy bay tới Hà Nội rồi tiếp tục đến Sài Gòn, phụ nữ trẻ em được chất lên đó tới mức tối đa, mới làm tôi nhẹ bớt nỗi lo đôi chút.


Tôi đã phải thành lập một ban đặc biệt về hồi hương, kèm theo những cuộc vận động và thúc giục...

Tôi cũng đòi phải có một tàu biển trọng tải lớn để phục vụ việc hồi hương. Cuối cùng tàu Pasteur đã tới, nhưng quá chậm. Chỉ riêng một chuyến tàu này đã chở 1.200 người Pháp ở Hà Nội và Hải Phòng, tập trung tại vịnh Hạ Long để về nước.


Những nhóm cư dân nhỏ người Pháp, sống biệt lập ở Huế, Vinh, Đà Nẳng, Thanh Hóa cùng chịu chung những nỗi lo sợ và những hành hạ như vậy. Sự biệt lập càng làm cho tình trạng của họ thêm bi thảm, bởi vì ngoài việc liên lạc vô tuyến vụng trộm, bấp bênh, và một vài lá thư nhiều ngày mời tới, có khi nhiều tuần mới đến tay người nhận, họ không còn một phương tiện nào khác để liên hệ với Hà Nội.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #34 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2021, 08:13:28 am »

Việc tiếp tế lương thực cho cả người Pháp lẫn người bản xứ là một trong những vấn đề đáng lo ngại mà cơ quan Uỷ viên Cộng hoà Pháp cũng phải đối mặt trong thời kỳ đó.

Những người Pháp tại Hà Nội mà số dân da trắng tăng gấp đôi vì bị Nhật Bản dồn đến, phần lớn đã mất hết cách kiếm ăn. Còn người dân bản xứ thì đang phải chịu một nạn đói thảm hoạ nhất trong lịch sử Bắc Kỳ. Nhằm tăng thêm sự hỗn loạn, Nhật Bản đã phá huỷ nhiều kho thóc.


Bắc Kỳ là xứ thiếu gạo, vẫn thường phải nhập gạo của Nam Kỳ, mỗi năm hàng chục vạn tấn để thoả mãn nhu cầu của nhân dân. Thế nhưng, các tàu thuỷ và thuyền buôn lớn đã bị đánh đắm, đường xe lửa xuyên Đông Dương đã bị máy bay Đồng minh ném bom cắt đứt nhiều quãng. Vụ gặt tháng Mười ở Bắc Kỳ hầu như hoàn toàn mất trắng vì những trận lụt khủng khiếp hồi tháng Tám. Nhiều dân nông thôn vùng đồng bằng bị đói đã tự động kéo tới những đường phố Hà Nội rồi lịm dần vì chết đói.


Giá gạo tăng kinh khủng. Chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng từ năm đồng lên bẩy đồng rồi thậm chí lên tới chín đồng Đông Dương một kilô.

Chỉ còn một chiếc tàu thuỷ, chiếc Kontum, do thuyền trưởng Mouly điều khiển là đang có thể hoạt động trên bến cảng Sài Gòn. Vài trăm tấn gạo do tàu thuỷ này chở ra Bắc Kỳ đã lập tức biến thành vật mua bán, mặc cả giữa các nhà đương chức Trung Hoa, Chính phủ Cách mạng Việt Minh và cơ quan Ủy viên Cộng hoà Pháp.


Những người Trung Hoa đòi phải đưa từ Nam Kỳ bằng tàu Kontum một số lượng gạo đủ cung cấp cho 180.000 binh lính trong đạo quân chiếm đóng. Họ đòi phải có hai kilô gạo một ngày cho một người trong khi nhu cầu bình thường chỉ là 600 gam.


Chính phủ Việt Minh muốn có số gạo này nhằm mục đích tuyên truyền có lợi cho họ. Cơ quan Ủy viên Cộng hoà Pháp không chịu nghe theo.

Thật là quá dài nếu thuật lại toàn bộ câu chuyện về những cuộc hội đàm, những cuộc mặc cả chung quanh số gạo để trong những chiếc khoang tàu Kontum. Chiếc tàu vận tải bị Trung Hoa bắt giữ, sau đó nhò sự can thiệp của Mỹ và Anh đã được giải vây, tiếp tục trải qua nhiều nỗi thăng trầm cho tới ngày, sau khi trên lý thuyết đã giải quyết được nạn đói vùng đồng bằng Bắc Kỳ, đã đụng phải một quả thuỷ lôi của Nhật Bản trôi dạt không xa cửa sông Sài Gòn, chấm dứt sự nghiệp vinh quang và tối tăm của con tàu khi đang quay về bến cũ.


Cuộc mặc cả thứ hai ở Bắc Kỳ là vấn đề than. Những mỏ than ở Bắc Kỳ hồi đó thuộc về các công ty người Pháp. Nhờ tài ngoại giao và sự kiên nhẫn của giám đốc công ty than là ông Huas, than Hồng Gai đã vượt qua được hết cả sự biến động và dù có bị thiệt hại nặng nề về vật chất, vẫn duy trì được nhịp độ sản xuất đủ để dự trữ trong kho một số lượng hàng tấn.


Và, nếu Bắc Kỳ thiếu gạo thì Sài Gòn lại thiếu than và đã phải dùng dầu Mazut để chạy điện cho sáu trung tâm phát điện. Sài Gòn không ngừng gửi điện, đòi cung cấp than. Trung Quốc cũng yêu sách, đòi được cung cấp than, viện cớ là nước được hội nghị Potsdam giao cho làm nhiệm vụ ở Bắc Đông Dương và trên nguyên tắc mỏ than Bắc Kỳ thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản được tiếp quản. Chính phủ Cách mạng Việt Minh cũng đòi quyền kiểm soát.


Và rồi chẳng bao lâu, bọn buôn lậu trên tuyến đường biển từ Hồng Gai đến Hồng Công cũng bắt đầu chú ý đến sản phẩm quý đó. Than anthracite rất hiếm ở khu vực Đông Nam Á, trở thành mặt hàng của bọn đầu cơ Trung Quốc. Bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở Bắc Kỳ đã nhượng lại vài chuyến tàu chở than cho bọn con buôn. Và đây là một trong muôn vàn chuyện đã xảy ra. Sau khi đã chất đầy than trong tàu, thuyền trưởng người Trung Quốc chợt nhìn thấy chiếc xe ô tô của giám đốc công ty than người Pháp đậu trên bến cảng, thế là cẩu luôn cả chiếc xe này lên tàu. Tất nhiên không thể nào lấy lại được chiếc xe, và cũng không đòi được khoản tiền bồi thường nào.


Tôi đã viết, cần phải nhiều tập sách dày mới đủ kể hết mọi truyện. Ở đây tôi chỉ nhận xét, chúng ta chưa bao giờ hiểu rõ tâm hồn người châu Á (Với nhận xệt hồ đồ này, Sainteny thể hiện hàn chất phân biệt chủng tộc lỗi thời và mù quáng rất rõ rệt - NĐ).


Tôi cũng muốn so sánh sự khác nhau giữa tình hình miền Nam và miền Bắc Đông Dương hồi đó:

Ở Nam Kỳ, thống đốc Cédile, Uỷ viên Cộng hoà Pháp những ngày đầu tiên cũng trải qua những giờ phút đáng lo ngại như tôi ở miền Bắc. Nhưng ông nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của sư đoàn lính Ấn Độ sắc tộc Gourkha do tướng Anh Gracey chỉ huy. Những người Pháp ở Sài Gòn nhanh chóng được vũ trang và từ đầu tháng 10 những người của tướng Leclerc đã tới tăng cường cho lực lượng can thiệp vũ trang nhẹ và phân ban liên lạc Pháp khu vực Viễn Đông đặt tại Sài Gòn để duy trì trật tự. Đô đốc D’Argenlieu, thống đốc Cédile và các nhà chức trách Pháp được đảm đương nhiệm vụ tại các công sở chính thức, được hưởng mọi đặc quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ to lớn của mình. Họ có thể dựa vào vũ lực để tỏ rõ uy quyền. Sau đó, khi quân đội Pháp tới thay quân Anh, tất cả những kho tàng, vũ khí và vật dụng tịch thu của Nhật Bản ở Nam Kỳ đều trao lại cho Pháp.


Ở miền Bắc, ngược lại, quân đội Trung Hoa lại cướp hết những gì có thể mang theo.

Ở Hà Nội và toàn bộ miền Bắc Đông Dương, những người Pháp phải sống trong tình trạng không có tổ quốc, không có vũ khí, bị xua đuổi, trong khi uỷ viên cộng hoà không có một quyền hành nào, một phương tiện nào, một "bộ mặt" nào để che chở, nâng đỡ, bảo vệ những quyền lợi của họ.


Các nước Đồng minh coi Pháp như kẻ đã vi phạm công khai những quyết định về chế độ của một nước mà Pháp chẳng còn gì liên quan tới nữa. Liệu người ta có bao giờ được biết đến những lời giải thích đi kèm theo những quyết nghị ở Potsdam, và liệu có những mệnh lệnh chính xác nào được trao cho quân đội Trung Quốc làm nhiệm vụ ở vĩ tuyến 16 Bắc Đông Dương không? Thí nghiệm về số phận của Phái đoàn 5 ở Trung Quốc đã cho phép giải đáp một phần vấn đề này.


Trong kế hoạch tổng tiến công dự định tiến hành vào sau mùa mưa, các nước Đồng minh đã dự tính khi đổ bộ lên Bắc Kỳ sẽ có sự tham gia của các đội biệt kích người Pháp. Một đội thuộc Phái đoàn 5 được phân công hoạt động theo hướng châu thổ sông Hồng bên cạnh quân đoàn 60 của Trung Quốc. Đội biệt kích Comores của Pháp hoạt động phá hoại trong khu vực Quân khu 1 cũ của Pháp và Lạng Sơn. Ngoài ra còn có những đớn vị trang bị nhẹ của Phái đoàn 5 mà tôi đang huấn luyện cấp tốc sẽ nhảy dù xuống lãnh thổ Bắc Kỳ trong thời gian tiến hành tổng tiến công, làm nhiệm vụ phá hoại, ngăn chặn, tiêu hao đối phương dọc các tuyến đường bộ và đường sắt.


Cuối cùng nhằm phát huy cao độ các vị trí đặc biệt của các nhóm thuộc Phái đoàn 5 đã cắm chân suốt dọc khu vực biên giới Trung Quốc tiếp giáp với Bắc Kỳ, tôi đã đạt được thoả thuận với các Đồng minh và đặc biệt với Trung- Quốc là đến ngày "N" các đồng đội chúng ta sẽ hoà nhập với quân đội Đồng minh tiến sâu vào lãnh thổ xứ Bắc Kỳ. Những sĩ quan tình báo của chúng tôi là những người thông thạo không những tiếng Việt mà cả những thổ ngữ địa phương của các dân tộc miền núi trong khu vực biên giới giáp Trung Quốc, sẽ là các sĩ quan liên lạc, hiểu rõ các mục tiêu của Đồng minh, có thể đóng góp nhiều công việc lớn cho sự nghiệp chung. Nhiệm vụ của họ cũng dựa theo mô hình đã phân công cho các sĩ quan trong phái đoàn quân sự liên lạc bên cạnh các Bộ tư lệnh quân đội Đồng minh trong trận đổ bộ vào Pháp năm 1944.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #35 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2021, 08:15:16 am »

Trước khi rời Côn Minh đi Hà Nội ngày 22 tháng 8 năm 1945, tôi đã lệnh cho các nhóm thuộc Phái đoàn 5 bố trí dọc biên giới là phải phối hợp với các đơn vị quân đội Trung Quốc mà họ đã tiếp xúc từ lâu, đi theo quân Lư Hán về tận Hà Nội và dọc đường hành quân cung cấp cho họ các tin tức tình báo cần thiết. Hơn nữa, các sĩ quan của chúng tôi cũng được lệnh đặt dưới sự chỉ huy của người Trung Quốc, tạo điều kiện dễ dàng cho quân đội Trung Quốc tiến vào vùng châu thổ sông Hồng, đóng quân tại các vị trí ở Bắc Kỳ và bắt liên lạc với các cư dân Pháp và người bản xứ.


Chúng tôi đã chờ mong sự hợp tác đó với các nước Đồng minh sẽ mang lại những kết quả mĩ mãn nhất. Nhưng hỡi ôi! Lư Hán đã tỏ rõ rất nhanh là khống muốn có chúng tôi đi kèm. Những câu trả lời mơ hồ và trì hoãn của họ không làm nản lòng các sĩ quan của chúng tôi. Họ vẫn cố thực hiện và hoàn thành sứ mệnh đã được giao và họ đã vấp phải sự chống đối, đôi khi bi thảm, ở khắp mọi nơi.


Chính vì vậy cho nên, ngày 24 tháng 8 năm 1945, nhóm Pcitou do tiểu đoàn trưởng Montpezat chỉ huy, khi tới địa phận Nà Lạng ở khu vực Đông Nam đã vấp phải một đơn vị không chính quy khoảng 400 người, không rõ quốc tịch, chặn lại không cho đi. Cả nhóm bị đè bẹp bởi số lượng đối địch quá đông và bị kẹt dưới làn đạn bắn đi từ các mỏm núi. Phó của Montpezat là thiếu uý Levin Monsigny bị thương nặng và sau đó ít bận đã tắt thở sau khi nhóm Poitou buộc phải rút về Trung Quốc, mang theo số người chết và bị thương, trong đó có cả một sĩ quan liên lạc người Mỹ là trung uý Spaulding.


Trong khi tiến về phía Cao Bằng trong đêm 17 rạng 18, nhóm "Picardie" cũng lọt vào một ổ phục kích. Trung uý Tersac, một sĩ quan trẻ, đầy tài năng, bị mất tích. Chúng tôi không bao giờ được biết rõ tung tích của toán phục kích cạm bẫy này vì phía Trung Quốc phản đối mở cuộc điều tra.


Ở Hồ Kiều, gần thị xã Lào Cai, nhóm ''Berry" trong đêm 17 rạng 18 cũng bị một đơn vị chính quy quân đội Trung Quốc thuộc quân đoàn 60 của vũ khí. Đây là quân đoàn mà chúng tôi đã đặt liên lạc theo thoả thuận giữa các bên tham mưu. Một người bạn của chúng tôi là Singenes, thành viên trong nhóm, đã mất tích một cách bí mật.


Cuối cùng, tại một địa điểm gần Lạng Sơn, trưởng phái đoàn "Anjou" là Meistermann, một người từng tiến hành, xuất sắc mọi hoạt động được giao, đã mất tích cùng với sĩ quan điện đài Magne trong lúc đang tìm cách liên lạc với Hà Nội. Meistermann là một huấn luyện viên đặc biệt, một người Pháp vĩ đại đã mất đi trong niềm thương tiếc của những người từng biết rõ về ông, đã chỉ huy ông hoặc được ông chỉ huy.


Phái đoàn 5 đã không may mắn, tiếp tục cố thêm nhiều nạn nhân bị hy sinh trong đội ngũ của mình. Từ việc trung tá hải quân Vilar sau đó bị nhử vào trận địa phục kích của Việt Minh ở gần Hồng Gai rồi bị giết hại, đến những binh lính người An nam bị chết không rõ tên tuổi chỉ để lại số hiệu, Phái đoàn 5 có nhiều người trong khi làm nhiệm vụ đã bị chết.


Cuối cùng, những ảo tưởng của chúng tôi, nếu còn sót lại cũng sẽ tan biến hết khi chúng tôi được tin, ngay sau khi tiến vào Bắc Kỳ, các đơn vị quân đội Trung Quốc đã tuần tự phá huỷ tất cả pháo đài và công trình phòng ngự do Pháp xây dựng từ trước suốt dọc biên giới từ Lào Cai đến Móng Cái. Các pháo đài ở Lạng Sơn bị phá muộn hơn; cho tới khi quân đội Trung Quốc phải rút về nước để nhường chỗ cho quân Pháp vào năm 1946, mới bắt đầu bị phá huỷ, đó là cú đầu tiên và tàn bạo của Trung Quốc nhằm xoá bỏ giới hạn bành trướng của Trung Quốc xuống Đông Nam Á mà các hiệp định Hoa - Pháp năm 1884 đã ký kết.


Sự thù địch đối với Pháp và chống lại việc Pháp quay trở lại Đông Dương ngày càng trở thành có hệ thống từ khi Nhật đầu hàng. Thái độ này là phản ứng của cá nhân và của địa phương, hay là theo chỉ thị của cấp cao hơn?

Thái độ chống lại việc Pháp quay trở lại Đông Dương chỉ ít lâu sau đồng bào chúng tôi ở Bắc Kỳ mới xác định được. Với tư cách cá nhân, một số người đã có quan hệ bè bạn với các nhân viên Phái đoàn 5 hoặc với một số sĩ quan Trung Quốc, trong đó có vài người đã quen biết ở xứ Bắc Kỳ và đã có những người bạn trong số cư dân người Pháp. Từng người Pháp lúc đó đã có thể nghĩ rằng, căn cứ vào tình bạn này thì nước Pháp có thể dựa vào hai nước Đồng minh lớn là Mỹ và Trung Quốc. Chính điều đó đã góp phần tạo ra những ảo tưởng kéo dài vượt thời gian ru ngủ các đồng bào chúng tôi, họ nghĩ rằng có thể chờ đợi vào sự ủng hộ của các Đồng minh.


Sự căng thẳng thần kinh cao độ mà những người Pháp ở Bắc Kỳ phải chịu đựng sau khi đã tích tụ nhiều đau khổ, làm cho họ lo ngại, hận thù và đôi khi phán xét không đúng. Họ kết tội Phái đoàn 5 là bất lực. Họ lên án chúng tôi là chỉ biết "phát biểu", "thương lượng" mà không biết hành động. Nhưng họ đâu có biết rằng có thể những cuộc thương lượng đó đã ngăn cho họ khỏi bị tàn sát. Chủ bài duy nhất của chúng tôi chính là những cuộc tiếp xúc với những ông chủ mới của xứ Bắc Kỳ. Chính do những cuộc đàm phán này đã tránh dẫn đến thảm họa. Trong việc tranh thủ thời gian, trong việc làm cho những người Việt Nam hiểu rằng họ có thể đạt được một số mục tiêu chính đáng mà không cần phải đổ máu, chúng tôi đã trì hoãn được cuộc đấu sức, hoặc ít nhất cũng đẩy lùi được thời gian, chờ một thời điểm mà chúng ta sẽ có những phương tiện để lấy bạo lực chống lại bạo lực.


Tôi còn bị phản bác rằng, quân đội Trung Quốc làm như vậy là vì có nhiệm vụ duy trì trật tự. Những người Pháp ở Hà Nội biết rõ phải nghĩ gì về cái nhiệm vụ này của Trung Quốc và quân đội "con trời" đã thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào.


Về phần tôi, tôi biết rằng, dù nếu quân đội của Lư Hán có sẵn sàng can thiệp thì cũng quá muộn. Chỉ trong một đêm rất nhiều người Pháp có thể bị giết hại. Những người Pháp bị Việt Minh loại trừ. Đến lượt Việt Minh bị quân đội Trung Quốc thanh toán. Cuối cùng, vẫn Trung Quốc là làm chủ tình thế và làm chủ... xứ Bắc Kỳ. Nỗi lo sợ này tôi đã mang theo trong người nhiều tháng, không rời bỏ tôi một lúc nào, và tội cũng không dám bộc lộ với các cộng sự viên, ngay cả với những người thân mật, gần gũi nhất.


Vậy thì chúng tôi phải làm gì trong hoàn cảnh này? Chỉ có một cách: Đợi nước Pháp đến giải thoát cho chúng tôi khỏi tình huống bi thảm này và tránh mọi sự cố có thể phá hoại thế cân bằng rất bấp bênh trong vị trí của chúng tôi. Hồi đó, tôi đã gửi thư về Paris, nói rằng chúng tôi "đang sống trong một hỗn hợp chất nổ mà chỉ một tia lửa cũng có thể nổ tung." Đó đúng là tình thế chính xác của chúng tôi. Chúng tôi đã buộc phải giữ vững các trò biểu diễn thăng bằng đó cho mãi đến ngày 6 tháng 3 năm 1946.


Tôi đã gửi đi những lời kêu gọi nhằm thu hút sự chú ý của Paris đến tình trạng mà chúng tôi đang trải qua tại Hà Nội. Than ôi! Paris đã không thể hiểu nổi cái điều không thể nào hiểu nổi ấy. Ví dụ như, có ai là người đã lưu ý đèn lời cảnh báo đăng trên tờ báo tuần xuất bản ở Paris với dòng tít như sau: "Ở Hà Nội, 20.000 con tin người Pháp nằm trong tay Việt Minh đang chờ được giải phóng hoặc bị chết".


Cuối cùng, những tiếng kêu cầu cứu của tôi để cho đàn bà, trẻ con Pháp được hồi hương đã được nghe thấy. Ngoài những máy bay bắt đầu đều đặn tới Hà Nội mỗi tuần một hoặc hai chuyến, khi quay về chở theo chật ních người tới mức cao nhất, còn có cả tàu biển được đưa tới cửa biển Bắc Kỳ hồi hương những con người khốn khổ này1 (Sainteny cố ý xuyên tạc, viết dài dòng về nỗi lo sợ người Pháp "Bị Việt minh bắt làm con tin", có nguy cơ bị tàn sát, nhưng tướng Salan lại tiết lộ, việc đưa gấp thường dân Pháp về nước là để chuẩn bị chiến trường cho đạo quân của Leclere đang từ miền Nam chuẩn bị tiến ra Bắc, đề phòng một cuộc chiến tranh xảy ra giữa quân Pháp, quân đội Tưởng Giới Thạch và quân đội Việt Nam - ND). Tàu Kontum khi đi đã chở theo những thuỷ binh mà các lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông đang đòi hỏi nhằm tổ chức lại hạm đội ở Sài Gòn. Rồi đến tàu Espérance, tàu Matelot Becuve và cả tàu. Pasteur cũng thực hiện một chuyến đi nữa để chở về nước những người đau ốm, phụ nữ, trẻ con. Với những cư dân Pháp ở Hải Phòng, việc hồi hương rất thuận tiện. Còn những người ở Hà Nội thì phải đi ra vịnh Hạ Long mới có tàu chờ đón. Hiển nhiên là các phương tiện vận chuyển đang thiếu vì đường bộ và đường sắt đang bị cắt đứt nhiều đoạn. Phải dùng những sà lan đường thuỷ đã bị Nhật Bản rồi Việt Minh trưng dụng rồi đến lượt chúng tôi sử dụng trong tình trạng hư hỏng khó tả.


Mỗi chuyến máy bay, mỗi chuyến tàu biển chở đi xa Bắc Kỳ vài trăm đồng bào, cũng đồng thời làm nhẹ bớt gánh nặng trên vai tôi2 (Sainteny cố ý xuyên tạc, viết dài dòng về nỗi lo sợ người Pháp "Bị Việt minh bắt làm con tin", có nguy cơ bị tàn sát, nhưng tướng Salan lại tiết lộ, việc đưa gấp thường dân Pháp về nước là để chuẩn bị chiến trường cho đạo quân của Leclere đang từ miền Nam chuẩn bị tiến ra Bắc, đề phòng một cuộc chiến tranh xảy ra giữa quân Pháp, quân đội Tưởng Giới Thạch và quân đội Việt Nam - ND).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #36 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 05:04:44 pm »

X
NHỮNG TRÒ TÀU
1
(Nguyên văn Chinoiseries, bắt nguồn từ Chine có nghĩa là Trung Quốc. Thực dân Pháp dùng từ này để chỉ những chuyện "phiền toái, rắc rối khó hiểu" và cho rằng xuất phát từ Trung Quốc thời xưa - ND)


Từ buổi các nhà chức trách Trung Quốc đón tiếp tôi tại sân bay Gia Lâm một cách bất lịch sự, những sự cố liên tiếp xảy ra không ngừng giữa các cơ quan của Pháp ở Bắc Kỳ với các nhà chức trách Trung Quốc chiếm đóng.

Sự chung đụng về mặt hành chính, kinh tế, chính trị và đơn giản nhất là giữa con người với nhau, một bên là Pháp, một bên là Trung Quốc, buộc phải đối chọi nhau về những quan điểm trái ngược, đã tất nhiên làm nảy sinh một loạt sự cố rất ảnh hưởng đến thế cân bằng mà chúng tôi đã phải nhanh chóng thiết lập trước tình cảnh bị uy hiếp, bắt nạt một cách có hệ thống.


Ngày hôm nay, sự việc đã lùi xa và tôi đã đôi chút bình tĩnh, tôi phải thừa nhận rằng đôi khi các bạn Đồng minh của chúng tôi cũng có thiện ý. Tinh thần bộc trực của những người phương Tây chúng ta không thể nắm hết tất cả những sắc thái của một triết lý già như nhân loại của phương Đông mà chúng ta hẳn không bao giờ hiểu hết tất cả sự tinh tẽ của triết lý đó.


Tuy nhiên, sự có mặt của đội quân Lư Hán ở Bắc Kỳ đè nặng trĩu lên toàn thể tình hình, tới mức cần phải nghiên cứu cung cách của nó trong thời kỳ đó để hiểu những diễn biến tiếp theo trên toàn cõi Đông Dương.

Lý do chính thức về sự có mặt của quân đội Trung Quốc như mọi người đều biết, là để giải giáp vũ khí các đơn vị quân đội Nhật Bản đóng ở Bắc vĩ tuyến 16 với số quân vào khoảng 35.000 người. Vậy mà, người ta có thể ước lượng tới 130.000 quân Trung Quốc kéo vào Bắc Đông Dương, và nếu thêm cả những "bậu xậu" đi theo phục vụ thì có tới gần 200.000 người Trung Quốc đã "đổ xô" vào xứ Bắc Kỳ.


Rất dễ dàng hình dung được tâm trạng những người lính Trung Quốc này, vốn là dân các tỉnh rộng lớn tiếp giáp với Đông Dương như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, vào lúc họ có dịp thực hiện những ước mơ bấy lâu ve vuốt họ. Và thế là, không cần phải chiến đấu, Hoa Nam đã có thể chiếm lĩnh các cửa biển thiên nhiên của xứ Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, giơ bàn tay nắm lấy Hoa kiều ở Đông Dương ngồi lên một vùng mà nhiều người trong bọn họ cứ ngoan cố cho rằng đây là một tỉnh chư hầu của Trung Quốc, và mọi người đều coi là miền đất hứa, đến đây với tư cách là ông chủ.


Đúng lúc đó, đất nước này lại nằm trong tay những người cách mạng Việt Minh, những người mà Trung Quốc đã từng cho nương náu và vẫn coi như một cửa hiệu cầm đồ, có vay có trả. Nghĩa là, tất cả những niềm hy vọng của Trung Quốc ở dải đất này đều có thể đạt được. Vì thế, trong những điều kiện như vậy, trong chuỗi dài các lo toan bận rộn của người Trung Quốc tại xứ sở này, còn rất ít chỗ cho họ nghĩ đến nhiệm vụ thiết yếu mà hội nghị Potsdam đã giao cho họ là giải giáp vũ khí quân đội Nhật Bản. Họ đã tỏ ra khoan dung một cách khó hiểu.


Thay cho việc kể lể dài dòng, tôi xin nẽu lên tóm tắt một số sự cố điển hình để có thể hiểu rõ hơn tình hình về sự chung đụng quyền hành, một trong những thí dụ này là chuyện chiếc máy bay Dakota xuất phát từ Vinh.


Tôi đã dự định đưa từ Vinh vào Nam Kỳ một vài người Pháp đau bệnh cần chữa trị gấp. Số chỗ đã được dành sẵn cho họ trong chiếc máy bay quay trở lại Sài Gòn. Tất cả những giấy phép hạ cánh đã nhận được đủ. Phải có những giấy phép của những nhà chức trách Trung Quốc và Viêt Nam thì một chiếc máy bay Pháp mới được hạ cánh xuống sân bay Vinh. Những tiếp xúc với người Trung Quốc được thực hiện với một ban liên lạc, gọi là "ban liên lạc Pháp - Hoa" thiết lập từ khi Bộ tư lệnh Trung Quốc có mặt tại Hà Nội. Về phía Pháp có các đại uý Lonbaton, Gribelin Bérard và trung uý Augier. Sự kiên nhẫn mà những sĩ quan này phải chịu đựng trong những quan hệ tế nhị với quân đội chiếm đóng Trung Quốc cũng dễ hiểu. Chỉ do sự thông minh, tài ngoại giao, tính kiên trì và tinh thần hồ hởi của họ mà nhiều lần đã dàn xếp được những sự cố xảy ra theo đúng mức độ của sự việc; những người bệnh cũng đã được đưa tới sân bay đúng giờ. Loa phóng thanh trên sân bay báo tin máy bay đã tới. Phải đưa nhanh những người bệnh lên máy bay để máy bay tiếp tục bay vào Sài Gòn, đưa người bệnh tới bệnh viện ngay trong tối hôm đó.


Thế nhưng, ngày hôm sau Sài Gòn báo tin máy bay vẫn chưa tới. Đã chuẩn bị tổ chức tìm kiếm, thì đội phi hành đoàn trong chiếc Dakota báo tin máy bay vẫn hãy còn ở Vinh vì các nhà chức trách Trung Quốc chưa cho bay. Và người Trung Quốc cũng không cần giải thích, vẫn cứ không cho máy bay cất cánh, thậm trí còn cấm không cho những hành khách trên máy bay trở lại thị xã Vinh. Máy bay bị canh giữ chặt chẽ. Cả hành khách lẫn nhân viên phi hành đoàn đều phải ngồi lại, gặp đâu hay đó, trong khoang hoặc dưới cánh máy bay, chờ đợi thiện chí của lính gác Trung Quốc.


Chúng tôi lập tức kêu cứu tới Bộ tư lệnh Trung Quốc tại Hà Nội. Họ xác nhận các giấy phép đều hợp lệ và đã gọi điện cho ban chỉ huy quân đội Trung Quốc tại Vinh là chiếc Dakota vẫn đang bị bao vây. Bốn mươi tám giờ đã trôi qua. Mặc dù đã có lệnh từ Hà Nội, nhà chức trách Trung Quốc ở Vinh vẫn không cho chiếc máy bay của chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình.


Tôi tới gặp tướng Lư Hán, yêu cầu ông đích thân gọi điện cho Vinh để khẳng định mệnh lệnh giải phóng cho chiếc máy bay. Tướng Lư Hán đã làm theo, nhưng mấy giờ sau chúng tôi được biết, những mệnh lệnh của ông vẫn không được thực hiện.


Tướng Lư Hán lại bị thúc ép can thiệp ngay. Lúc đó ông mới giải thích với tôi, ông rất lấy làm tiếc về sự việc này, nhưng cần phải hiểu, trong sự cố vừa xảy ra có sự tranh chấp giữa lực lượng lục quân và các đơn vị thuộc lực lượng không quân đóng tại sân bay Vinh. Được sự đồng tình của Lư Hán là người đã trực tiếp chỉ thị cho các đơn vị lục quân Trung Quốc tại Vinh, tổ lái trên chiếc máy bay đã phải chờ đến khi viên thiếu uý không quân Trung Quốc phụ trách sân bay đi ăn cơm ở ngoài phố, lúc đó mới nổ máy bay để máy bay cất cánh. Lính gác thuộc đơn vị lục quân đã thực hiện chỉ thị của tướng Lư Hán cho chiếc Dakota bay thoát. Chính vì vậy mà chiếc máy bay này mới đánh lừa được viên thiếu uý không quân Trung Quốc chịu "trách nhiệm" về sân bay Vinh.


Mấy ngày sau, chất vấn về ác ý đã gây ra sự cố ở sân bay Vinh, ban tham mưu Trung Quốc mới giãi bày một cách thành thật rằng, đúng là giấy phép có ghi rõ chiếc Dakota của Pháp có thể hạ cánh xuống Vinh để mang đi vài người Pháp sống tại thị xã này, nhưng lại không ghi là chiếc máy bay này được tiếp tục cất cánh. Vì vậy, khi máy bay hạ cánh đã được tiếp nhận rất lịch sự, nhưng không được phép rời khỏi Vinh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #37 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 05:06:31 pm »

Những sự cố tương tự như vậy kéo dài suốt hơn một năm. Nếu có những sự cố nhẹ nhàng, nếu có những việc lạm dụng quyền hành rất nhiều như tất cả mọi quân đội chiếm đóng đều gây ra, thì hỡi ôi! Cũng có cả những sự cố rất nghiêm trọng, không phải xảy ra vô tình.


Vụ giấy bạc mệnh giá 500 đồng Đông Dương xảy ra hồi cuối tháng 11 năm 1945 đe doạ dẫn đến thảm hoạ. Đầu đuôi câu chuyện như sau:

Tháng 8 năm 1945, vài tuần trước khi sụp đổ Nhật Bản đã cho in từ nhà máy in của Ngân hàng Đông Dương mà họ chiếm được hàng trăm triệu giấy bạc mệnh giá 500 đồng. Trong mối quan tâm đáng lo ngại, xuất phát từ quan điểm chính thống về tiền tệ, một buổi sáng các nhà chức trách ở Sài Gòn1 (Hồi ký của Salan viết cụ thể: "Đô đốc D'Argenlieu ở Sài Gòn đã quyết định cấm lưu hành trên toàn lãnh thổ Đông Dương loại tiền giấy mệnh giá 500 đồng, in từ 9 - 3 đến 25-9-1945, trong số đó đã phát hiện có nhiều tiền giả." (Sách đã dẫn, trang 231) - ND) đã tuyên bố, dĩ nhiên không báo trước, huỷ bỏ toàn bộ những loại tiền mệnh giá 500 đồng đã in trong khoảng thời gian từ 9 tháng 3 đến 25 tháng 9 năm 1945. Còn những số tiền cùng loại đã in từ trước thì tạm cất giữ trong các ngân hàng. Hành động này là hoàn toàn chính đáng. Nhưng Sài Gòn đã không lường hết những hậu quả xảy ra ngay tức khắc.


Thật vậy. Bởi vì số lớn tiền giấy mệnh giá 500 đồng in trong mùa thu 1945 là nằm trong tay Bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở Hà Nội và những doanh nghiệp lớn của người Hoa ở Bắc Đông Dương. Tôi được mời đến một cách lịch sự, để giải thích về chủ trương này và sau đó là để hoãn thực hiện không thời hạn. Trong trường hợp ngược lại, tôi được cảnh báo là sẽ rất khó trấn an được dân chúng Việt Nam đang rất "xúc động'" trước việc ăn hiếp một cách không thể chấp nhận được.


Tôi thành thật tự xét không có khả năng để trả lời chất vấn này. Bởi vì, Sài Gòn tuyệt đối giữ bí mật và bản thân tôi cũng chỉ được biết quyết định trên qua đài phát thanh vào đúng ngày quyết định đó có hiệu lực. Nhưng tôi không thể tiết lộ điều đó với những người lục vấn tôi. Tôi chỉ hứa sẽ đi Sài Gòn để được thông tin cụ thể.


Về phía dân chúng Việt Nam, họ vẫn bình thản khi nghe thông báo về biện pháp "tiền tệ" dù có chấn động đôi chút. Bởi vì số đông họ đều là dân nghèo, đến mặt mũi tờ 500 đồng đó như thế nào họ cũng không biết. Nhưng, vào khoảng 48 giờ sau thì sự bất công trong chủ trương tiền tệ đã gây chấn động. Nhiều cuộc biểu tình và tụ họp bắt đầu làm rối loạn trật tự thủ đô Bắc Kỳ. Các chi nhánh ngân hàng không chịu đổi tiền giấy 500 và những diễn biến càng trở nên đáng lo ngại từng giờ một.


Lúc này tôi đã tới Sài Gòn để tìm hiểu rõ những nguyên nhân của quyết định cấm lưu hành loại tiền giấy mệnh giá 500 nói trên. Một số người khởi xướng được cử cùng đi với tôi ra Bắc Kỳ để trực tiếp giải thích cho các bạn Đồng minh lý do tại sao không thể để loại tiền giả này tự do lưu hành.


Trong khi đó tình hình căng thẳng đã càng cao tại Hà Nội. Ngay khi vừa tới, tôi đã được báo tin một cuộc biểu tình đã được dự kiến tổ chức ngay trước trụ sở Ngân hàng Đông Dương sau khi tôi tới. Đúng như vậy, khoảng 14 giờ 30 có những tốp ngươi bắt đầu tụ tập trước cửa ngân hàng; tại vườn hoa Pasteur. Đến 15 giờ số người càng đông thêm. 15 giờ 30 những phát súng đầu tiên bắt đầu nổ.


Ai là kẻ đáng ngờ đã gây ra vụ này? Các cơ quan mật vụ Trung Quốc hay là dân chúng Việt Nam đã mạo hiểm trước lửa đạn chỉ vì một tờ tiền giấy mà có lẽ họ chưa bao giờ có.

Vài người bị thương được mang vào trụ sở ngân hàng để cứu chữa, về phía những "kẻ hành hung" cũng có những tên bị thương trong đó vài tên đến hôm sau đã chết.

Chúng tôi phải thoả thuận với các nhà chức trách Trung Quốc tổ chức một cuộc họp dưới sự chủ toạ của tướng Gallagher, chỉ huy phái đoàn Mỹ tại Hà Nội để dàn xếp vấn đề gai góc này.

Trong cuộc họp được tổ chức tại trụ sở phái đoàn Mỹ có các tướng lĩnh chủ chốt của tướng Lư Hán, ông Lăng Kỳ Hàn đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc và một đại diện nữa của Bộ Tài chính Trung Quốc, về phía Pháp, ngoài ông Clarac là cố vấn liên bang ngoại giao và ông François Bloch Laine là cố vấn liên bang về tài chính cùng đi với tôi từ Sài Gòn ra Hà Nội, còn có các cộng sự viên của tôi; trong đó có ông Ledoux cố vấn tài chính của tôi, ông Jean Laurent tổng giám đốc Ngân hàng Đông Dương đang ở Hà Nội vài ngày, ông Baylin, giám đốc chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Bắc Kỳ, một người Pháp rất đáng ca ngợi, thông thạo tiếng Trung Quốc, chủ một gia đình vĩ đại nước Pháp. Baylin là một con người vừa thẳng thắn vừa nhân hậu, chỉ biết có bạn, nhưng lại là nạn nhân chịu tội của vụ việc này. Vài ngày sau cuộc họp, trong khi ông đang chậm rãi trở về nhà bằng bước chân tập tễnh của một thương binh loại nặng hồi chiến tranh, ông đã bị một số kẻ lạ mặt bắn chết mà không bao giờ điều tra được tung tích.


Buổi họp hôm đó kéo dài gần một giờ và kết thúc bằng lời cam kết sẽ đổi những tiền giấy mệnh giá 500 đồng mà quân đội Trung Quốc đang giữ theo giá trị bồi hoàn. Tức là, một tờ 500 đổi được một tờ 150 đồng ở Nam Kỳ hoặc 250 đồng ở Bắc Kỳ. Và đã phải tiến hành nhiều cuộc đổi tiền loại này.


Vấn đề tiền tệ thường là nguyên nhân những khó khăn của chúng tôi với các nhà chức trách Trung Quốc, cần thừa nhận rằng, nước Pháp đã phải gánh chịu những phí tổn về việc Trung Quốc chiếm đóng miền Bắc Đông Dương. Trị giá của những phí tổn này được quyết định từ Trùng Khánh, và việc thanh toán phải thực hiện dưới bàn tay của chính quyền trung ương.


Ngày 25 tháng 3, Lư Hán đòi 300 triệu đồng Đông Dương. Chúng tôi từ chối. Bộ tư lệnh độc quyền Vân Nam liền đòi Ngân hàng Đông Dương phải nộp ngay cho họ bốn mươi triệu. Bất chấp những phản kháng của Pháp, nhiều khoản nộp khác vẫn cứ đặt ra và tổng số đã lên tới 400 triệu vào cuối giai đoạn chiếm đóng. Cũng phải thêm vào đó con số 14.000 tấn gạo nộp cho cơ quan hậu cần Trung Quốc, tương đương với 27 triệu đồng theo thời giá.


Trước khi rời khỏi Bắc Kỳ, ban tham mưu của tướng Lư Hán còn đòi thêm 250 triệu đồng. Rất dễ dàng hình dung được là số tiền này không phải dùng để trả lương cho binh lính bởi vì binh lính và hạ sĩ quan Trung Quốc đều được trả lương bằng đồng tiền Trung Hoa. Còn những số tiền Đông Dương này thì được dùng để "mua sắm" hoặc hùn vốn với các doanh nghiệp địa phương, biểu hiện đầu tiên của việc Trung Quốc lũng đoạn nền kinh tế Bắc Đông Dương.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #38 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 05:07:25 pm »

Một trong những biện pháp đầu tiên của Bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ngay khi mới tới là buộc dân chúng miền Bắc Đông Dương phải chấp nhận đồng tiền Trung Quốc coi đó như loại tiền tệ chính thức, ngang giá với đồng Đông Dương. Hơn nữa, đồng quan kim Trung Quốc còn được áp đặt trị giá tương đương với 1 đồng 50 tiền Đông Dương và ngang với 20 đô la Trung Quốc, một loại tiền mà hình dáng khuôn khố giống như đồng đô la Mỹ, gây cảm tưởng đó cũng là đô la của Mỹ. Một bản cáo thị được dán trên tường các phố phường Hà Nội đã làm cho đồng tiền Trung Quốc trở thành loại tiền tệ chính thức và dân chúng phải thấp nhận tỉ giá:

"Quân đội Trung Hoa được lệnh tiến vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật Bản đầu hàng. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ mà quân đội Trung Quốc phân tán binh lực. Không thể có được một hệ thống tiền tệ chung cho các cuộc giao lưu buôn bán. Vì vậy, nay ấn định tỉ giá các loại tiền Trung Hoa Dân quốc như sau:

1 quan kim = 1,5 đồng Đông Dương

20 đô la Trung Quốc = 1,5 đồng Đông Dương

Tỷ giá này là mệnh lệnh phải thực hiện, không được tự ý thay đổi với bất cứ hoàn cành nào. Kẻ nào không tuân lệnh sẽ bị Bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc trừng trị nghiêm trọng.

Hành động độc đoán kiểu "ông hoàng" này đã dẫn đến những vụ đầu cơ tai tiếng kéo dài suốt vài tuần. Đồng quan kim được mua tận gốc tại Trung Quốc với giá rẻ gấp 5 lần sau đó đã được chuyển hàng đống vào Bắc Kỳ làm lợi cho người Hoa. Chỉ trong vài tuần, tất cả những thứ gì có thể bán được đều rơi vào tay người Hoa với giá rẻ như biếu không. Nguy cơ này khiến tôi phải cho tiến hành một thông tri cấm bán các tài sản của ngành thương mại Pháp nếu không được phép của cơ quan tôi.


Nếu không may có vài ngươi Pháp lẻ loi rơi vào những vụ đầu cơ trục lợi này thì ngược lại phải ca ngợi số đông cư dân Pháp ở Hà Nội và Bắc Kỳ đã chấp hành kỉ luật tốt. Tôi còn nhớ rất lâu, một hôm có một đoàn đại diện các chủ khách sạn tới gặp tôi, cho biết một vài người trong bọn họ muốn nhượng lại tài sản cho người Trung Quốc với giá rất hời đối với một số người, đây là khoản lợi nhuận có thể tích luỹ cả một cuộc sống lao động dài ngày ở Viễn Đông mới kiếm được. Họ đã nhìn thấy, nếu đem bán tài sản kinh doanh thì có thể được số tiền gấp 10 lần con số trong những giấc mơ lạc quan nhất của họ.


Tôi đã giải thích cho họ những lý do tôi phải ban hành thông tri nói trên mà không thể nào vi phạm được những điều đã quy định. Bởi vì, nếu tôi cho phép họ, thì tất cả những gì của Pháp ở Bắc vĩ tuyến 16 này chỉ vài tuần là biến thành sở hữu của Trung Quốc hết.


Những người đến gặp tôi không ai phản đõi, cũng không có một ai tiếc rẻ. Họ hiểu ngay quan điểm của tôi và từ đó tôi không bao giờ gặp họ yêu cầu vi phạm biện pháp này nữa.

Trong khi chiếm đóng chính thức Đông Dương từ Bắc vĩ tuyến 16, quân đội Trung Quốc đã tiến hành sự kiểm soát của họ tới tất cả các cơ quan và tất cả các hoạt động ở Đông Dương, cảnh sát Trung Quốc kiểm soát tất cả các sân bay, lục soát hành lý của các đồng bào chúng tôi, tịch thu tất cả các vũ khí mà họ có thể mang theo.


Cũng như mọi người Pháp, tôi đã có một va vấp cá nhân với hải quan Trung Quốc ở sân bay, gợi lên một ý niệm về uy thế của người đại diện nước Pháp trước sự đối xử của các bạn Đồng minh "con trời" như thế nào.

Từ Côn Minh trở về sau bốn mươi tám giờ đến đó nhằm giải quyết một số công việc, máy bay chở tôi và một vài quan chức Trung Quốc mà tôi cho đi nhờ, hạ cánh xuống Gia Lâm. Hành lý của tôi chỉ có một va ly nhỏ trong đựng một vài bộ đồ lót. Một viên cảnh sát hải quan Trung Quốc, chắc hôm đó hăng hái quá mức, đòi khám tất cả các hành lý. Một trong những nhân viên ra đón tôi, chàng may đã thông qua phiên dịch, báo cho viên cảnh sát hải quan biết tôi là ai, và tôi được hưởng quyền ngoại giao miễn khám xét. Thay vì trả lời, tên nhân viên sở thuế này đã nắm lấy quai chiếc va li, mở tung va li ra rồi trút các thứ bên trong xuống đường băng. Tôi phải thú thật rằng sự hổ thẹn đã làm tôi vung tay đấm một quả trước khi sự đĩnh đạc về chức vụ nhắc tôi tự kiềm chế đầy đủ hơn nữa những phản ứng của mình. Tên cảnh sát Trung Quốc vừa mới ngã sóng xoài trên đường băng trong tư thế chẳng vẻ vang gì thì ba tên đồng đội của hắn đã xông tới, tiểu liên cầm trong tay, vây chặt lấy tôi rồi dồn tôi đứng biệt lập dưới cánh máy bay, hò hét đe doạ.


May mắn làm sao đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ông Lăng Kỳ Hàn cùng đi với tôi trong chuyến máy bay đã mất vài tiếng đồng hồ để hạn chế sự cố vừa xảy ra, tránh dẫn đến những mức độ quá đáng.

Tiếp theo vụ tiền giấy mệnh giá 500 đồng vừa được may mắn hạn chế những hậu quả xấu thì những khó khăn nghiêm trọng hơn lại xảy ra, khi các nhà chức trách Trung Quốc muốn đi tới cùng, đã tiến hành những hoạt động thật sự đe doạ đến an ninh của những kiều dân Pháp.


Thật vậy, một đợt tăng cường các hành động thô bạo đối với người Pháp đã được tiến hành trùng hợp đối với những đòi hỏi tài chính ít nhiều không tài nào chấp nhận được của phía Trung Quốc.

Vào khoảng nửa đầu tháng giêng năm 1946, người Trung Quốc còn đi xa hơn nữa. Tờ báo Thanh niên là cơ quan của đoàn thanh niên người Hoa mở một chiến dịch chống Pháp dữ dội. Vin vào cớ đã xảy ra những cuộc tiến công hoang tưởng của người Pháp chống lại người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn, tờ báo đã đăng nhiều bài đòi phải trừng trị người Pháp bằng luận điệu đặc biệt quyết liệt. Chẳng bao lâu, những bức tường trên các đường phố đều dán đầy áp phích với giọng điệu còn mạnh hơn nữa, đòi "mắt trả mắt, răng trả răng, đấm chọi đấm, phải làm cho người Pháp đổ máu".


Lính gác Trung Quốc để mặc cho những thanh niên người Hoa dán các áp phích này, thậm chí còn không cho bóc dỡ những lời kêu gọi bạo động. Trong những ngày 9, 10, 11 tháng Giêng năm 1946 nhiều người Pháp bị các nhóm người Hoa, cả dân thường lẫn binh lính, đuổi ra khòi nhà. Những phản kháng cua cơ quan Cao uỷ Pháp cũng vô hiệu: Lư Hán và toàn ban chỉ huy đều đi vắng!


Ngày 12, trật tự được lập lại, cần xác định một cách có ý nghĩa, vào thời điểm đó những cuộc đàm phán Pháp - Hoa đang diễn ra tại Trùng Khánh, và người ta có thể xét đoán rằng âm mưu của Trung Quốc nhằm mục đích làm cho Pháp cảm nhận thấy tình thế bấp bênh của Pháp ở Hà Nội, và giá trị của sự bảo vệ Trung Quốc.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #39 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2021, 05:08:23 pm »

Việc đội quân Vân Nam đang đóng tại Bắc Kỳ bị gọi về nước để đưa lên miền Bắc đánh cộng sản, thay thế bằng đội quân của chính quyền trung ương Trùng Khánh, cũng làm tăng thêm sự mất an ninh cho người Pháp. Không cần quan tâm đến việc quân đội của mình bị đẩy đi xa, các lãnh chúa miền Tây Nam Trung Quốc vẫn cứ muốn tỏ ra rằng sự có mặt của họ là cần thiết cho việc giữ gìn trật tự. Các nhà chức trách Trung Quốc vẫn là những ông chủ của các đảng phái người bản xứ thân Trung Quốc, vẫn nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác do bọn này gây ra.


Từ khoảng 20 tháng 12 năm 1945 đến ngày 5 tháng 1 năm 1946, cuộc xung đột giữa cáo đảng phái ở Việt Nam đã lên tới cực điểm. Đảng nào cũng muốn tỏ ra mình chống Pháp hăng nhất và những vụ hành hung nhằm vào người Pháp lại càng tăng.


Chỉ trong vòng mười lăm ngày, đã có 15 người Pháp hầu hết là quân nhân bị mất tích rất bí mật ở khu vực chung quanh thành Hà Nội, trong phố Carnot do đảng Việt Nam cách mệnh Đồng minh hội thân Trung Quốc đặt trụ sở ở đó. Những cuộc kêu cầu các nhà chức trách Trung Quốc được tiến hành ngay lập tức nhưng không có kết quả, nhà đương cục Trung Quốc vẫn cứ chứng tỏ rằng, đối với một đảng phái được họ che chở thì những lỗi phản kháng không đi đến đâu cả.


Những tin tức thu lượm được cho biết, những người mất tích đã bị hành hình và chốn ở khu vườn của đảng ở ngay gần thành Hà Nội. Sau khi Pháp giành lại được khu thành này vào hồi tháng 4 năm 1946 những cuộc khai quật đã phát hiện được mười hai xác chết vẫn còn dây thừng thít chặt cổ họng. Một số đã được nhận dạng. Đó chính là số ngươi trong danh sách mất tích hồi tháng Mười Hai.


Tôi cũng đã từng nêu rõ thái độ của Bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc đối với các sĩ quan do Phái đoàn 5 uỷ nhiệm làm sĩ quan liên lạc với họ. Những biểu hiện thù địch thường diễn ra thường xuyên. Tháng 1 năm 1946 những đơn vị do đại tá Quilichini chỉ huy từ Vân Nam kéo về Bắc Kỳ muộn do nhiều lý do, khi hành quân tới Điện Biên Phủ đã bị quân đội Trung Quốc đóng tại đây chặn lại mãi cho tới tháng 5.


Trong suốt khoảng thời gian đó, những phân đội nhỏ của Pháp nhảy dù hoặc rút bằng đường bộ về Lào cũng bị quân đội Trung Quốc xua đuổi và tước vũ khí. Đại diện Pháp tại Viêng Chăn bị người Trung Hoa bắt giữ, và đại diện Pháp ở Thượng Lào buộc phải chạy sang Thái Lan.


Thái độ thù địch thẳng thừng đó đã được phía Trung Quốc "chứng minh" là do những vụ hành hung của người Pháp đánh vào người Hoa, Bộ chỉ huy tối cao của Trung Quốc thậm chí còn đưa ra một bản liệt kê những vụ hành hung giả tưởng đó, để đổ trách nhiệm cho các nhà chức trách Pháp tại Hà Nội.


Ngay từ lúc mới đặt chân tới Hà Xội, các nhà chức trách Trung Quốc đã thể hiện rõ một sự nghi ngờ thù địch đối với những người Pháp nói chung và các quân nhân Pháp nói riêng. Ví dụ như ngày 5 tháng 10 năm 1945, khoảng từ 200 đến 300 lính Trung Quốc đã xông vào thành, là nơi sau khi bị Nhật Bản giam giữ, vẫn còn khoảng từ 4 đến 5.000 quân nhân Pháp phải tập trung trong đó. Lính Trung Quốc đã đặt súng máy ở các vị trí rồi lục soát các gian phòng của các quân nhân Pháp. Cuộc khám xét này đã do một thiếu tá Nhật Bản tên là Hiraga làm cố vấn, nếu không phải là chỉ huy. Phải nhờ Mỹ can thiệp mới chấm dứt được hành động ngược đời và bỉ ổi này.


Thái độ tương tự không phải chỉ diễn ra duy nhất về mặt quân sự.

Việc bãi bỏ chế độ bang trưởng người Hoa của các đại biểu Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tỏ rõ ý định của nhà đương cục Trung Quốc không đếm xỉa gì đến quyền lực của nước Pháp. Trước kia tất cả những người Hoa ở Đông Dương thuộc Pháp đều được Pháp tập hợp thành phường hội theo từng tỉnh ở Trung Quốc mà họ đã sinh trưởng. Những phường hội này, gọi là bang, có tính cách độc lập với nhau, và chỉ quan hệ trực tiếp với hệ thống cai trị của Pháp. Bây giờ các phường hội riêng rẽ này nằm trong một tổ chức chung gọi là tổng hội người Hoa gồm toàn bộ những người Hoa ở phía Bắc vĩ tuyến 16, và tổng hội này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng lãnh sự Trung Quốc, mà không thèm hỏi ý kiến của các nhà đương cục Pháp.


Các nhà chức trách trong đội quân chiếm đóng của Trung Quốc tại Hà Nội còn truất phê ông Deroche, một công chứng viên, của Pháp tại Hà Nội. Mặc dù phía Pháp đã phản kháng, việc nghiên cứu tập hồ sơ gồm tới 40.000, có bản lưu trữ từ năm 1880 của viên công chứng vẫn cứ được trao cho một luật sư tập sự người Việt. Ác ý của Trung Quốc đối với các cơ quan của tôi là nổi bật nhất.


Phải mất bốn tháng thương lượng không ngừng mới giành lại được toà nhà trước kia dùng làm trụ sở viện Radium đang biến thành trại lính của quân đội Trung Quốc. Ngày 28 tháng 1 năm 1946 tôi đã cho đặt trụ sở của Ủy viên Cộng hoà Pháp tại toà nhà này, tức là sau 5 tháng sau khi chúng tôi tới Hà Nội mới có được một nơi làm việc đàng hoàng.


Để có được vài chiếc xe ô tô dùng cho công tác, những khó khăn càng lớn hơn gấp bội. Bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc thường viện lý do, những chiếc xe này đều thuộc các chiến lợi phẩm, họ không thể tự ý giải quyết. Nhưng rồi sau, họ lại đem bán những xe cộ này với giá đắt như vàng cho các thương nhân người Hoa hoặc người Việt.


Dù sao, chúng tôi cũng đã kiếm được bốn hoặc năm chiếc xe, và đến lượt bây giờ phải kiếm chất đốt. Trung Quốc đã chiếm được các kho xăng của Nhật Bản, phần lớn là các kho cũ của Pháp. Chúng tôi phải mua qua trung gian với giá 600 Franc một lít. Việc mua bán này, quả là một chuyện "tống tiền" thật sự, đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, trong đó có nhiều người Pháp bị mất tích.


Trên thực tế, đây là cuộc săn lùng các "chiến lợi phẩm" với sự chuyển nhượng trục lợi, nói gọn lại là một "áp - phe" làm nảy sinh những vụ đụng độ nhiều nhất, đáng tiếc nhất, với các binh lính đạo quân chiếm đóng.


Quan điểm của phía Trung Quốc đối lập rõ với chúng tôi trong lĩnh vực này. Cái gì hiện ra dưới mắt người Trung Hoa như một lợi nhuận bình thường và đều đặn thì đối với những người Pháp lại là điều ghê tởm.


Nếu như những đồng bào của chúng tôi bị tổn hại bởi vụ cướp đoạt do quân đội chiếm đóng gây ra, thì dân chúng Việt Nam và cả người Hoa cũng là nạn nhân. Ý thức về vai trò của người bảo hộ mà Pháp liên tục đòi giành lại, chúng tôi đã tìm mọi cách để chặn đứng bằng những phương tiện yếu kém của mình.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM