Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:17:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ  (Đọc 5881 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 07:50:15 am »

IV
LIÊN LẠC VỚI PARIS


Đầu tháng 7 năm 1945, nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác, nhất là sự phát triển khổng lồ của Phái đoàn 5 khiến tôi phải nhanh chóng thiết lập một mạng lưới liên lạc chính thức với Paris. Mùa đông sắp kết thúc có thể tạo cơ hội cho các lực lượng Đồng minh mở cuộc tấn công cuối cùng vào Đế quốc Mặt trời mọc. Tôi thấy cần phải báo trước và xin ý kiến của các cơ quan có trách nhiệm ở Paris, ngoài những báo cáo và ghi chép soạn thảo vội vàng gửi về và được rất ít người đọc. Tôi hi vọng, qua những thông tin, tôi có thể thuyết phục các giới trong chính phủ về tính cấp bách của sự kiện sắp xảy ra đến nơi.


Đại tá Roos, trưởng cơ quan liên lạc Viễn Đông là cấp trên trực tiếp của tôi, tỏ ý tán thành một chuyến đi của tôi trở về Pháp. Những người Mỹ đẩy cao sự giúp đỡ ân cần tới mức cho tôi được hưởng ưu tiên số một trong chuyến bay của Bộ tư lệnh không quân vận tải Mỹ, điều đặc biệt hiếm có. Một điều có thể khẳng định là, vào thời điểm đó bạn Đồng minh Mỹ của chúng ta rất muốn nhìn thấy một hành động chung giữa các nước lớn ở vùng Viễn Đông theo một kế hoạch đưa trên cơ sở thoả thuận chung. Lúc đó, tôi không hề nhận được chỉ thị phải đề xuất vấn đề này, nhưng rõ ràng các cơ quan Mỹ ở Côn Minh, mang theo những công hiến cụ thể liên quan đến một hành động chung trong khu vực Đông Nam Á và trong xứ Đông Dương nói riêng.


Trước khi đi, tôi đã dự lễ quốc khánh của chế độ Quốc dân đảng Trung Quốc, gọi là lễ Song Thất, tức là mùng 7 tháng 7. Trong buổi lễ, các đơn vị đã tập trung trên sân vận động rồi diễu hành qua các phố. Một số đơn vị được chỉ huy bởi các giáo viên quân sự người Mỹ, chịu trách nhiệm về việc hiện đại hoá quân đội Trung Quốc.


Sau đó tôi rời Côn Minh, dừng lại vài giờ ở Calcutta rồi đến Paris ngày 13 tháng 7. Nhân dịp chuyến về nước công tác này tôi đã được dự lễ duyệt binh kỷ niệm ngày Quốc khánh (14-7) Pháp. Cuộc diễu hành hoàn hảo của quân đội chúng ta mang đến cho tôi một ấn tượng phấn khởi nhưng cũng gây cho tôi một tiẽc nuối: Thật đáng tiếc là vì không có một đơn vị nào trong đội ngũ diễu binh tuyệt vời này có mặt tại Côn Minh ngày 7 tháng 7 để cùng với các đơn vị Đồng minh diễu hành trên đường phố. Hỡi ôi! Chúng tôi đã không được mời!


Sự thiếu vắng quân đội Pháp mà tôi rất lấy làm tiếc khi dự lễ diễu binh của quân đội Trung Quốc tại Vân Nam mấy ngày trước, càng thảm hại hơn khi tôi nhận ra rằng, sự có mặt của quân đội Pháp có lẽ sẽ đóng góp vào sự nghiệp của nước Pháp ở Viễn Đông.


Trong ngày 14 tháng 7 năm 1945, tâm trí tôi hết hướng về Paris lại hướng về Côn Minh, ở bên kia, đó là cơn sốt, là sự căng thẳng khác thường kèm theo sự chuẩn bị của cuộc tổng tiến công trong không khí của ngày "N" nào đó, có thể chỉ chưa đầy vài tuần, có thể là chỉ vài ngày nữa sẽ tới. Ở bên này, tại Paris, lại là sự thư giãn trong niềm hi vọng tiếp theo những ngày sống trong hoả ngục. Thông điệp tràn đầy lạc quan. Thử thách ghê gớm đã kết thúc. Nước Pháp đang chuẩn bị tái sinh.


Vậy thì, trong những điều kiện hoàn cảnh như thế này, tôi biết làm thế nào để được nghe, và hơn thế nữa để được biết. Vừa mới ngồi chưa yên chỗ, tôi đã nhận thấy tính mong manh dễ tan vỡ của những tham vọng của mình.


Làm thế nào để khiến cho đất nước ứa máu của tôi đã hết hơi, đang hướng về cuộc sống mối mà mỗi người xây dựng theo một cách, hiểu rằng chưa phải mọi chuyện đã hết, còn phải một nỗ lực mới, một cố gắng rất to lớn để tránh bị què cụt vì mất một trong những thành viên thiết yếu nhất cho sự tồn tại của khối liên hiệp Pháp mà nhiều người đã nghĩ đến chuyện xây dựng bằng đủ mọi lời hứa hẹn.


Quan điểm của tôi là rất rõ ràng, khi tôi được dịp trình bày để mọi người nghe. Đó là những sự kiện đang dồn dập kéo tới Viễn Đông. Đế quốc Mặt trời mọc bị biệt lập do những cuộc chinh chiến xâm lăng quá mức, chỉ có một mình đối mặt với các Đồng minh. Khát vọng hoà bình đang biểu lộ rõ nét trong từng ngày, đế quốc Nhật Bản không còn tồn tại lâu nữa trước những đợt tiến công sẽ giáng xuống vào đầu mùa khô.


Liệu nước Pháp, sau khi Nhật Bản sụp đổ, có sẵn sàng giành lại được vị trí của mình tại Đông Dương, cứ cho rằng vị trí này còn bỏ trống.

Tôi cũng cảnh báo về sự chống đối của những người An-nam theo chủ nghĩa dân tộc đang chờ chúng ta. Nhưng thật là vô ích. Tất cả những lời cảnh báo của tôi, mà tôi nhấn mạnh nhiều lần, đều vấp phải sự hoài nghi. Quá nhiều người Pháp cứ ngỡ rằng những người Đông Dương đang nóng lòng chờ đợi chúng ta quay trở lại và đang chuẩn bị dang rộng cánh tay đón chào chúng ta!


Do không có lực lượng viễn chinh Pháp mạnh mẽ, sẵn sàng can thiệp ngay và tái chiếm những vị trí trọng yếu, tôi nghĩ cần phải tìm kiếm sự ủng hộ hoặc ít nhất cũng là sự trung lập quý báu của một trong những Đồng minh của chúng ta. Vì nhiều lý do nhất là về mặt kinh tế, nên người Mỹ đã không sẵn sàng, để lắng nghe những đề nghị cụ thể và thực tế của chúng ta trong vấn đề này. Không có đầy đủ các phương tiện để giành lại ngay vị trí của mình (và cũng có thể việc tổ chức một lực lượng viễn chinh rất mạnh có lẽ sẽ không được dư luận đồng tình lắm) và cũng không được sự ủng hộ hoàn toàn của một cường quốc Đồng minh, nước Pháp chỉ còn lại một giải pháp duy nhất để giữ được Đông Dương.


Tôi đã cố hết sức giải thích như vậy với những nhân vật mà tôi có thể gặp gỡ. Lý lẽ của tôi đưa ra được tiếp nhận với rất nhiều dè dặt, và mỗi một cuộc gặp gỡ tiếp theo lại khẳng định trong tôi, nếu vấn đề Đông Dương được một số người quan tâm thì, nhìn chung, vẫn cứ bị xếp vào thứ tự giải quyết rất thấp, sau rất nhiều những quan tâm khác của Mẫu quốc. Trên thực tế nếu người ta không hoàn toàn làm ngơ thì ít nhất cũng không coi trọng vấn đề một cách nguy hiểm.


Tháng 7 năm 1945 lúc tôi đang cố kéo còi báo động thì Toàn quyền tương lai, sau nay đổi là Cao uỷ Đông Dương vẫn chưa được chỉ định. Vấn đề này không cần bình luận. Vài ngày sau khi Nhật Bản sụp đổ, người ta vẫn không hề biết ai là người gánh chịu trách nhiệm nặng nề là nắm lại xứ Đông Dương trong tay để giữ sự có mặt của Pháp ở châu Á (mãi đến ngày 17 tháng 8 năm 1945, đô đốc Thierry d’ Argenlieu mới được bổ nhiệm làm Cao uỷ Cộng hoà Pháp tại Đông Dương).


Người ta cho rằng vẫn có nhiều người đã đứng đầu xứ Đông Dương thuộc Pháp cho đến ngày 9 tháng 3 năm 1945. Đúng vậy, nhưng từ ngày đó trở đi họ bị Nhật Bản bắt tù và trở nên bất lực. Việc quân đội Pháp bị quân đội Nhật đánh bại cũng làm giảm sút uy tín của họ. Cuối cùng, tôi không trở lại vấn đề này nữa, vì vào thời kỳ đó, đứng trước một dư luận vẫn còn xao động là nên giữ lại người cũ, cho họ cầm quyền ở Đông Dương, dù đã có một số người công khai tỏ ra trung thành với chính phủ Vichy. Trong những hoàn cảnh đó, chỉ có vài người có thể cột vào được nhiệm vụ dù khả năng rất yếu.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 07:51:18 am »

Ba cơ quan chủ chốt được giao trách nhiệm phân bổ. Đó là: Uỷ ban liên bộ Đông Dương do thống đốc Langlade đứng đầu. Ông đã từng nhảy dù xuống Đông Dương để hoạt động bí mật, nay được cử đi nghiên cứu tình hình tại chỗ. Lực lượng can thiệp trang bị nhẹ do tướng Blaizot tổ chức. Cơ quan liên lạc Pháp tại Viễn Đông do DGER thành lập tại châu Á phục vụ cho lực lượng kháng chiến ở Đông Dương, cũng như BCRA đã phục vụ cho phong trào kháng chiến ở Mẫu quốc trong thời kỳ Đức chiếm đóng. (DGER là tên gọi tắt Tổng nha nghiên cứu và thu thập thông tin tình báo; BCRA là tên gọi tắt Trung tâm tình báo và hành động do đại tá Passy thành lập ở Luân Đôn).


Tại Bộ Thuộc địa đặt tại phố Vudinot, ngoài thống đốc Laurencie ra, tôi không thấy ai chăm chú lắng nghe. Tất cả những ai nghĩ tới Đông Dương và sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp của Pháp quốc ở Đông Dương đã ra đi và đang ở Calcutta (phái đoàn thuộc địa Pháp đặt trụ sở tại Calcutta do Jean de Raymond chỉ huy) trong đó có Raymond, Pignon, Cédile, Mesmer... chờ đợi thời cơ có thể chen vai cùng các bậc đàn anh, những quan chức dân sự, khi những người này được thoát khỏi các nhà tù hoặc các trại tập trung của Nhật Bản.


Trên thực tế, khi quân đội Anh chiến đấu ở Miến Điện là nơi chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản vươn xa nhất ở phía tây thì quân đội Pháp vắng mặt. Pháp đã vắng mặt về vật chất vì thiếu các phương tiện vận chuyển hơn là thiếu thiện chí hoặc không thông cảm mà Đồng minh đã từ chối không cho chúng tôi được sử dụng lượng cần thiết trang bị nhẹ hồi tháng 9 năm 1945. Chỉ có chiếc tàu chiến Richelieu và vài đơn vị nhẹ hơn được tham gia vào nỗ lực chiến tranh của quân đội Đồng minh trong vùng Viễn Đông.


Tôi cũng nhanh chóng thừa nhận và ghi nhận rằng bên cạnh sự vắng mặt về vật chất tại các thuộc địa sở hữu ở Viễn Đông, nước Pháp cũng vắng mặt cả về tư tưởng. Dư luận ở Mẫu quốc bị lôi cuốn bởi nhiều nỗi lo khác đã không chú ý đầy đủ đến số phận của lãnh thổ thuộc địa vĩ đại này mà nếu giành lại được ngay trong lúc đó thì có thể sẽ đóng góp đáng kể vào việc chấn hưng kinh tế của nước Pháp. Nhưng dù sao lúc đó vẫn còn phải quan tâm cấp bách đến vô số nhiệm vụ mà chính phủ lâm thời phải đương đầu.


Tất cả mối thảm kịch Đông Dương là như vậy. Dù bất cứ trường hợp nào trong sự mất niềm tin thoáng qua này cũng đã thấy xuất hiện trận địa thích ứng cho sự phát triển.

Ngoài những nhân vật kể trên, thuộc uỷ ban Đông Dương và thuộc giám đốc các vấn đề chính trị của nước Pháp hải ngoại, tôi hầu như không còn khả năng lôi cuốn sự chú ý của những người tại chỗ. Dĩ nhiên, tôi biết đến đại tá Passy hồi đó là người đứng đầu cao nhất của những cơ quan tình báo mà tôi trực thuộc. Ông là người hiểu rõ ngay tầm quan trọng của vấn đề và đã bảo tôi hãy ở Paris, chờ tướng De Gaulle thăm Anh trở về. Ông muốn tự tôi trực tiếp trình bày quan điểm của mình về vấn đề mà ông vẫn theo dõi diễn biến. Vài ngày trôi qua... Và đại tá Passy bảo tôi, chủ tịch chính phủ lâm thời của Pháp rất bận, không thể tiếp tôi ngay được. Đánh giá sự cần thiết của sự có mặt của tôi ở Trung Quốc, Passy yêu cầu tôi quay trở lại nhiệm sở không chậm trễ.


Ngày 26 tháng 7, trước khi tôi rời Paris vài giờ, trong lúc tôi đang tới khách sạn Continental là nơi thiết lập trụ sở Tổng tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng để chào từ biệt tướng Juin, thiếu tá hải quân Barjot đã đưa cho tôi bức điện vừa nhận được. Bức điện báo tin tại hội nghị Potsdam, vắng mặt Pháp và cũng không tham khảo ý kiến Pháp, các nước Đồng minh đã quyết định chia Đông Dương làm hai phần tương đối đều nhau, lấy vĩ tuyến 16 làm đường phân cách. Rõ ràng đây chỉ là một sự phân phối lại về chiến lược trong khu vực thuộc Bộ tư lệnh tác chiến Đông Nam Á của đô đốc Anh Mountbatten với chiến trường Trung Quốc và Bộ tư lệnh của tướng Mỹ Mac Arthur. Điều không may là sự phân chia này là bước khởi đầu cho quân đội Trung Quốc chiếm đóng Bắc Đông Dương. Trong tất cả sự xếp đặt này đều tuyệt đối không đếm xỉa đến Pháp. Quyết định này nặng trĩu những tai hại, nhưng vào thời kỳ đó đã có bao nhiêu người trong chúng ta nhìn thấy trước và quan tâm những sự đe doạ chứa đựng trong quyết định này?


Tôi không giấu giếm thiếu tá Barjot về sự xúc động của mình trong khi nhấn mạnh đến tính chất nghiêm trọng của biện pháp nói trên đang hình như bị coi nhẹ.

Rõ ràng miền Bắc Đông Dương đã bị ném làm mồi cho Trung Quốc để đền bù lại những nhượng bộ mà Tưởng Giới Thạch đã phải hiến cho Liên Xô theo chủ trương của Tổng thống Mỹ Roosevelt tại hội nghị Yalta.

Mãi rất lâu về sau, quyết định này mới được "chính thức" thông báo cho chúng ta biết. Quả là đến ngày 10 tháng 8 mới chính thức công bố sự chia cắt bỉ ổi và nguy hiểm lãnh thổ thuộc địa đẹp nhất của Pháp. Trùng Khánh còn âm mưu chiếm toàn bộ Đông Dương bằng cách tung tin là chỉ có Tưởng Giới Thạch là người duy nhất có thể chỉ định các nhà chức trách tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản tại Đông Dương.


Ngay khi trở về Côn Minh là nơi mưu đồ trên rất dễ phán đoán, tôi đã liên tiếp phát đi những lời cảnh báo. Trong bức công điện tôi gửi đi ngày 12 tháng 8 nám 1945 có đoạn ghi rõ: "Trên thực tế Trung Quốc chuẩn bị rõ rệt việc đón miếng mồi Bắc Kỳ, và tăng cường gây trở ngại cho việc can thiệp của đội quân Allessandri và các đội biệt kích của chúng ta..."


"... Tôi lo ngại khi thấy Calcutta cũng như Paris không hiểu tình hình nghiêm trọng. Tôi nhắc lại, Trung Quốc được một số chỉ huy cấp cao của Mỹ ủng hộ đang đẩy xa chúng ta khỏi Đông Dương".

"Hiện nay ta chỉ có khoảng hơn 2.500 người không vũ trang đối mặt với 3 sư đoàn Nhật Bản và 20 sư đoàn Trung Quốc cộng thêm sự phá rối kéo dài của một số nhân vật có vai vế của Mỹ và Trung Quốc. Trong nội địa, ta đứng trước sự chống đối của Mặt Nạ1 (Mật danh Sainteny dùng để chỉ Mặt Trận Việt Minh - ND), trước những đòi hỏi mà chúng ta không bao giờ có khả năng đáp ứng, trong khi đây là vấn đề cấp bách nhất, có thể tính từng giờ".


Ngày 13 tháng 8 tôi lại gửi đi bức điện số 352: "Rồng gửi Vẹt1 (Tên Sainteny và Roos trong điện mật mã - ND): Việc Trung Quốc chiếm đóng Bắc Đông Dương có thể coi như giải pháp tồi tệ nhất trong mọi giải pháp. Tôi cho rằng ta không thể chấp nhận mà có những phản ứng. Điều đáng lo ngại này động chạm sâu sắc đến uy thế của giống người da trắng ở vùng Viễn Đông".


Trở lại việc tôi rời Paris đêm 28 rạng 29 tháng 7 trên chiếc máy bay của Bộ tư lệnh không quân vận tải Mỹ. Ngày 29 khi tới Aten, thủ đô Hi Lạp, chiếc Dakoto này bị hỏng máy. Một lát sau, máy bay chở tướng Mỹ Donovan, ông trùm của cơ quan tình báo chiến lược Mỹ, cũng dừng cánh tại đây. Tôi đến chào, ông đã biết đến tên tôi nhưng chưa biết mặt. Thấy tôi bị chậm trễ do máy bay hỏng, ông liền cho tôi đi cùng chuyến bay của ông tới Karachi, vì ông cũng đang trên đường đi Viễn Đông. Tới Karachi, tướng Donovan rẽ sang đường bay đi Ceylan (Srilanka), tôi tiếp tục hành trình đi Calcutta trên chuyến bay thường kỳ của Bộ tư lệnh không quân vận tải Mỹ. Tới Calcutta tôi đến gặp tướng Roos và dự một cuộc họp ngay đêm hôm đó. Sáng hôm sau lại tiếp tục cuộc hành trình: Một lần nữa máy bay lại biểu diễn "Hump" sau khi tạm dừng cánh để lấy đà ở Dindjan, một bãi đỗ ở sát chân núi Miến Điện.


Tôi tới Côn Minh vào lúc bắt đầu buổi chiều. Tôi đã phải mất tới bốn ngày để đáp máy bay từ Pháp về Trung Quốc và Côn Minh, thật là một kỷ lục.

Trong buổi gặp đại tá Roos tại Calcutta, tôi đã báo cáo lại chuyến về Pháp ngắn ngủi vừa qua. Kết quả thật nghèo nàn. Nếu tôi đã nhận được của các cơ quan nghiên cứu tin tức tình báo, của uỷ ban Đông Dương, của Thống đốc Laurencie và của cơ quan tham mưu Bộ Quốc phòng sự tiếp đón thông cảm, nếu tất cả các cơ quan này đều đã hứa sẽ ủng hộ tôi đầy đủ nhất, thì về phía chính trị chuyến đi công cán của tôi đã hoàn toàn thất bại.


Cần phải ghi nhận, một lần nữa trong lịch sử nước Pháp người ta đã từ chối xem xét hiểm hoạ hoặc đã coi nhẹ hiểm hoạ này một cách nguy hiểm. Nước Pháp đã không chuẩn bị và cũng không có chương trình hành động để giải quyết vấn đề Đông Dương.


Các sự kiện sau đó ập đến với một nhịp độ tới mức tôi không còn có thời gian để nghỉ, trong những tiếc nuối vô ích.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2021, 07:49:45 am »

V
CUỘC TIẾP XÚC ĐẦU TIÊN
VỚI NHỮNG NGƯỜI THEO CHỦ NGHĨA DÂN TỘC


Trong thời gian vài tuần trước khi tôi đi Paris, tôi đã nhiều lần tiếp một trung uý người An-nam do một sĩ quan cấp cao là thiếu tá Carbonnel giới thiệu đến gặp tôi1 (Trong hệ thống cấp bậc của quân đội Pháp, từ thiếu tá trở lên được xếp vào hàng sĩ quan cấp cao - ND). Viên trung uý này đặc biệt hiểu rõ những vấn đề chính trị của Đông Dương và có những nhận xét mà tôi rất tin cậy. Đó là trung uý Phác trong đội quân Bắc Kỳ rút sang Trung Quốc cùng những đơn vị tập hợp chung quanh ban tham mưu của tướng Allessandri.


Từ khi tới thủ phủ tỉnh Vân Nam, Phác đã có quan hệ với vài người Đông Dương theo chủ nghĩa dân tộc. Anh cho tôi biết tâm trạng đồng bào anh và những sự phát triển trong tư tưởng độc lập của họ. Trên cơ sở đó, một hôm anh đã đề nghị tôi gặp một trong những nhà lãnh đạo chủ yếu của phong trào cách mạng đang có mặt tại Côn Minh, và có vẻ như người này cũng đang muốn có một cuộc nói chuyện với tôi. Trước khi tiến hành chuyến đi ngắn ngày tại Pháp, tôi đã thoả thuận với đề nghị trên và để cho Phác toàn quyền tổ chức cuộc gặp, mà tôi cũng không cần quan tâm nhiều lắm, vì tôi dự kiến rằng cuộc hẹn này sẽ khơi mào cho những cuộc thương thuyết kéo dài vô tận. Tôi cũng cho rằng rất ít khả năng dự án này sẽ đạt được kết quả.


Tuy nhiên, sau khi tôi từ Paris về Côn Minh được nhiều ngày, một buổi tối khuya sau khi mới ăn tối tại ban tham mưu Mỹ trở về, tôi được báo Phác đã đợi tôi được ít lâu. Viên sĩ quan An-nam này cho biết, nếu tôi muốn, cuộc gặp đã dự kiến có thể tiến hành ngay trong đêm nay. Tôi nhận lời ngay và vội choàng chiếc áo khoác bên ngoài để che giấu bộ quân phục bên trong rồi cùng đi với Phác tới nơi hẹn vừa bí mật vừa bất ngờ. Một sĩ quan làm nhiệm vụ bảo vệ năn nỉ xin đi cùng. Ba chúng tôi cùng nhảy vào trong chiếc xe Jeep đi qua những đường phố từ thời Trung cổ ở Côn Minh, tôi lợi dụng đêm khuya đem lại sự vắng vẻ cho khu phố này để phóng xe trên những con đường lát đá càng nhanh chừng nào càng tốt chừng ấy.


Cuối cùng, chúng tôi tới một phố nhỏ và hẹp, dừng xe trước một quán ăn kín đáo đã vắng khách. Ở tầng một chỉ có một người đang ngồi ở bàn đợi tôi. Đây là một mẫu người thật sự tiêu biểu cho giới trí thức An-nam, một vẻ rắn rỏi hiếm có trong tầng lớp trí thức Đông Dương. Chỉ có tôi với người đối thoại, bởi vì chúng tôi đã có giao ước với nhau là không bên nào được mang thêm người. Ngay đến Phác, sau khi giới thiệu đôi bên, cũng rút lui luôn. Còn viên sĩ quan Pháp cùng đi thì lặng lẽ chờ tôi ở ngoài xe Jeep.


Như vậy tôi đã gặp Nguyễn Tường Tam, một trong những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng, một đảng chính trị dân tộc cực đoan. Trong chính phủ liên hợp ngày 2 tháng 3 năm 1946, Tam được giữ chức bộ trưởng ngoại giao và sau đó vài ngày đã chống lại những thoả thuận Pháp - Việt. Tam cũng là người mà ngày 24 tháng 3 năm 1946 tôi đã giới thiệu với đô đốc d’ Argenlieu tại cuộc gặp trên vịnh Hạ Long là một thành viên của chính phủ Cộng hoà Việt Nam.


Sau mấy câu vòng vèo cổ điển và mấy lời ca ngợi xã giao, Nguyễn Tường Tam nói với tôi, ông ta rất vui lòng được gặp một người của "Nước Pháp Mới". Đây là câu nói với tính chất công thức mà lần đầu tôi được nghe thấy và sau đó sẽ nhiều lần được nghe thấy nữa.


Tiếp đó, người đối thoại hỏi tôi, liệu tôi có biết đến sự phát triển đáng kể của tư tưởng độc lập trong tâm trí nhân dân An-nam từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 hay không. Tam sợ rằng ở Pháp người ta không đánh giá đủ quyết tâm sắt đá của đồng bào Tam muốn giải phóng khỏi sự đỡ đầu của Pháp. Ông giải thích thẳng thừng bằng lời nói rõ ràng đáng ngạc nhiên đối với một người xứ Viễn Đông, rằng "thời cơ đang rất tốt đẹp" và những người bạn theo chủ nghĩa dân tộc của ông, kể cả ông nữa, quyết tâm không bỏ mất cơ hội. Họ đòi người Pháp phải xem lại tận gốc địa vị của mình tại Đông Dương, tuy nhiên cũng chấp nhận để Pháp giữ lại một vị trí nào đó. Tam nhấn mạnh, trong bất kỳ trường hợp nào, họ cũng đã quyết tâm tận dụng tình thế tuyệt đối bất ngờ quá sức mong đợi này. Tôi trả lời, tôi vừa móới từ Paris trở lại đây. Về phần tôi, tôi có thể khẳng định rằng, trước hết chính phủ Pháp không hề mảy may có ý rời bỏ các quyền chính đáng của Pháp tại Đông Dương. Tuy nhiên nước Pháp vẫn trung thành với lập trường trong bản tuyên bố Brazzaville1 (Tức là bản tuyên bố ngày 24.3.1945 của De Gaulle cho Đông Dương được tự trị trong một liên bang gồm 5 xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Campuchia, đứng đầu là một Thượng sứ Pháp) và Pháp cũng hiểu rằng cần áp dụng một vài sự thay đổi trong qui chế của những thuộc địa phát triển nhất, nhưng không chờ đợi những cải cách này bị buộc phải tiến hành bằng bạo lực. Ngược lại chính phủ Pháp sẵn sàng đối thoại một cách hợp lý với những người Đông Dương được cử làm đại diện cho đất nước mình.


Đối với tôi, mối quan tâm duy nhất là tránh điều gì không thể cứu vãn được. Có nghĩa là trong khi thực hiện qui chế mới này, người Pháp và người An-nam cần phải thoả thuận không đổ máu. Nhất định phải có cơ sở thoả hiệp, phải tìm thấy cơ sở đó.


Nguyễn Tường Tam trình bày với tôi nhận xét của mình là mọi người đang nóng lòng muốn độc lập, nhất là ở Bắc Kỳ. Tam nói thẳng với tôi mà cũng không cần che đậy là ông cũng sợ sẽ xảy ra điều tệ hại nhất. Một vài người trong đó có Tam, rất muốn đất nước độc lập, nhưng không muốn nền độc lập này xày dựng trên cơ sở những đống tàn phá đổ nát từ cuộc nổi dậy đẫm máu. Chính vì những lẽ đó mà ông muốn gặp một đại diện của Pháp ở Trung Quốc. Em trai ông, ở Hà Nội, là một trong những lãnh tụ của đảng mà ông tham gia. Tam đề nghị chuyển cho tôi một bức thư mật mã làm dấu hiệu thiết lập những cuộc tiếp xúc giữa em ông với một người đại diện của nước Pháp ngay khi vị đại diện này vừa đặt chân tới Hà Nội, tương tự như những cuộc tiếp xúc giữa tôi với Tam ở đây. Tôi chấp nhận. Vài hôm sau, tôi đã có trong tay lá thư mà tôi hứa sẽ chuyển đến người Pháp đầu tiên đặt chân tới Hà Nội. Lúc đó, tôi chưa nghĩ rằng người Pháp đó lại chính là tôi.


Mãi tới đêm khuya chúng tôi mới chia tay nhau. Buổi nói chuyện kéo dài vì toàn đề cập đến những đại cương. Lúc chia tay, chúng tôi cũng tỏ ý mong sẽ gặp lại lần nữa nếu có điều kiện. Trên thực tế, tôi chỉ gặp lại Tam vào tháng 3 năm 1946, khi chính phủ liên hiệp thành lập và tôi là người ký Hiệp định Sơ bộ.


Đến cuối tháng 10 năm 1945 tôi mới gặp Hồ Chí Minh lần đầu tiên. Tướng Allessandri và ông Pignon đã có những cuộc tiếp xúc đầu tiên với ông Hồ vào ngày 28 tháng 9 năm 1945.


Không phải là thiếu chính xác khi nói rằng có nhiều ngươi vận động chủ nghĩa dân tộc An-nam hoạt động tại Côn Minh và trong tỉnh Vân Nam. Một số người trong bọn họ tiến hành các hoạt động lật đổ trong hàng ngũ các binh sĩ ngươi bản xứ thuộc đội quân Pháp từ Đông Dương rút sang Trung Quốc. Họ cũng đã đi tới chỗ phát động vài vụ bạo loạn. Còn số khác thì đang náu mình ở Côn Minh nhằm thiết lập những quan hệ với các nước Đồng minh, theo dõi thái độ hành động của Pháp, cố gắng trong bóng tối làm tất cả những gì có thể để chống lại việc Pháp quay trở lại Đông Dương.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2021, 07:51:34 am »

Do việc chiếu tại các rạp chiếu bóng ở Côn Minh những cuốn phim về cuộc diễu binh ngày 14 tháng 7 ở Paris đã gây ấn tượng sâu sắc đến những người Trung Hoa và người An-nam, cho nên những phần tử vận động chủ nghĩa dân tộc đã quyết định chiếm đoạt những cuốn phim này. Dĩ nhiên tôi được báo trước và tôi đã giữ được những cuổn phim đó bằng cách giao cho Phái đoàn 5 phải bảo vệ chu đáo. Liền sau đó, tôi yêu cầu có thểm nhiều cuốn phim mới cùng loại.


Cũng trong thời kỳ này, cơ quan tình báo OSS của Mỹ ở Côn Minh chuyển đến chúng tôi một thông điệp nhờ đưa tới Phái đoàn 5. Thông điệp này được gửi đi từ đại bản doanh Việt Nam đặt tại một nơi nào đó trong vùng thượng du Tuyên Quang, thông báo cho Chính phủ lâm thời cộng hoà Pháp của những điểm chủ chốt mà "Mặt trận Việt Minh" hi vọng sẽ được ghi thêm vào qui chế tương lai của Đông Dương thuộc Pháp.


Dưới đây là nội dung bản thông điệp:

"... Mặt trận Việt Minh chúng tôi yêu cầu chính phủ Pháp cho công bố và xem xét trong chính sách tương lai của Pháp ở Đông Dương như sau:

1- Tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra một nghị viện nắm quyền ở xứ này. Cho tới khi nền độc lập được ban bố, chính quyền Đông Dương có một thống đốc Pháp đứng đầu với danh nghĩa là chủ tịch. Chủ tịch này chọn ra một nội các hoặc một nhóm tư vấn được nghị viện chấp nhận. Những quyền lực cụ thể của tất cả những chức trách này có thể ấn định sau.

2- Nền độc lập cần được ban hành trong thời điểm sớm nhất là năm năm, muộn nhất là mười năm.

3- Các tài nguyên thiên nhiên phải được trả lại cho người dân ở đây sau khi đã đền bù thoả đáng cho người chiếm hữu trước. Nước Pháp sẽ có phần trong các nhượng bộ về kinh tế.

4- Tất cả những quyền tự do mà Liên Hợp Quốc đã công bố phải được trao cho ngườiỉ Đông Dương.

5- Việc buôn bán thuốc phiện phải cấm triệt để.

Chúng tôi hi vọng những điểu khoản này sẽ được chính phủ Pháp chấp nhận".


Văn bản này được viết bằng tiếng Anh, và đã được các nhà chức trách Pháp tại Côn Minh (thanh tra thuộc địa Raymond, trưởng phái đoàn nước Pháp hải ngoại đặt trụ sở tại Calcutta, phó là Léon Pignon, tướng Allessandri và tôi) nghiên cứu.


Bản trả lời của Pháp, cũng viết bằng tiếng Anh được chuyển cho các cơ quan của Mỹ. Những người Mỹ có trách nhiệm chuyển theo con đường vẫn thường sử dụng để được đến tay Việt Minh. Bản trả lời không "đóng", nhưng tất nhiên vẫn phải theo những quyết định của Mẫu quốc.


Trong thời gian này cũng có thêm nhiều dự định nữa để tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Việt Minh. Ngày 2 tháng 7 năm 1945, tiểu đoàn trưởng Revol, trưởng nhóm "Picardie" đặt trụ sở tại Trịnh Tây nhân dịp tới Hà Lĩnh tiếp xúc với các nhân viên trong nhóm công tác, đã gặp người đứng đầu Việt Minh phụ trách vùng Cao Bằng - Sóc Giang.


Sau đó, Revol đã tới Côn Minh báo cáo với tôi về cuộc gặp này. Theo Revol, cuộc tiếp xúc đã gây ấn tượng rất tốt, ông nhận xét có thể bàn với Việt Minh phối hợp hoạt động chống quân đội Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, ông đã đề nghị Việt Minh giúp đỡ để đưa quân đội Pháp xâm nhập về phía châu thổ. Hơn nữa, ông còn đề cập với những người đối thoại ý tưởng về một cuộc gặp tại Côn Minh giữa người đứng đầu Việt Minh và trưởng phái đoàn quân sự Pháp. Các đại biểu Việt Minh, viện lý do cần phải chuyển yêu cầu tới cấp trên tại Hà Nội, đề nghị hai tháng nữa sẽ trả lời. Bù lại, Việt Minh đòi chúng tôi cung cấp vũ khí và các huấn luyện viên nước Pháp tới giúp đỡ họ cùng tiếp tục các hoạt động chống sự chiếm đóng của Nhật Bản (ngày 16 tháng 7, một phái đoàn cán bộ Pháp - Mỹ gồm có trung tá Montfort, các trung sĩ Logos và Phác cùng ba người Mỹ trong đó có thiếu tá Thomas, đã nhảy dù xuống gần nơi làm việc của ban lãnh đạo Việt Minh)1 (Theo lời kể của thiếu tá tình báo Mỹ trong cuốn hồi ký nhan đề "Tại sao, Việt Nam?", ngay khi vừa nhảy dù xuống xã Kim Lũng, trung uý Pháp Montfort đóng giả làm một sĩ quan Mỹ đã bị Việt Minh phát hiện và sau đó đã buộc phải quay trở lại Côn Minh. Người phát hiện ra Montfort là một du kích Việt Minh đã nhận ra viên sĩ quan giả danh Mỹ này chính là một đồn trưởng biên phòng Pháp đã từng làm quan cai trị ở Cao Bằng. Cụ Hồ Chí Minh cũng nhận thấy viên sĩ quan tự xưng là người Mỹ này lại nói tiếng Anh rất kém và nói theo âm Pháp - ND).


Một dự định nữa bắt đầu vào hồi tháng 7, do sáng kiến của một người Mỹ tên là Gordon, từng làm việc trong một hãng kinh doanh dầu mỏ quan trọng của Mỹ tại Đông Dương hồi trước. Với sự khôn khéo, nhờ những mối quan hệ của nhiều người bạn, Gordon đã thiết lập được một mạng lưới thu thập tin tức tình báo, cắm chân vững chắc và từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 đã chống lại được những sự truy lùng của Nhật Bản tốt hơn tất cả các nhóm khác. Nhờ vậy Gordon đã duy trì được một số cơ sở trong nội địa Đông Dương và bắt liên lạc được với Việt Minh. Tuy nhiên, những liên lạc của mạng lưới Gordon với các mạng lưới của Pháp đã bị vẩn đục do việc Gordon từ chối cúi mình phục tùng cơ quan tập hợp các cơ sở tình báo bí mật và muốn duy trì tính hoạt động độc lập của mình. Do vậy, những quan hệ của Gordon với những người tiền nhiệm của tôi đã bị thương tổn.


Đứng trước sự phát triển của tình hình thời cuộc tôi quyết định nối lại mối quan hệ với Gordon, và Gordon đã thoả thuận thông báo cho tôi biết những tin tức tình báo cùng một lúc với việc báo cáo những thông tin này với các cơ quan tình báo của Mỹ mà anh đang làm việc. Tôi chỉ còn biết lấy tư cách cá nhân nhiệt liệt khen ngợi sự trung thực của anh.


Chính trong những điều kiện đó, Gordon nhận đứng ra làm trung gian tổ chức cuộc gặp giữa tôi và lãnh tụ Việt Minh Hồ Chí Minh, cũng là người tôi cần gặp. Hình như lúc đó Hồ Chí Minh cũng đã nhận lời tới Côn Minh để gặp tôi với điều kiện có một nhân vật trung lập cùng tham dự những cuộc nói chuyện.


Tôi cũng đã dự tính, trong trường hợp người đứng đầu Việt Minh không thể tới Vân Nam được thì tôi sẽ tự mình đi vào lãnh thổ Bắc Kỳ gặp ông.

Những sự kiện tiếp theo, nhất là những trận mưa lũ ngăn mọi hoạt động của máy bay trong vùng đã cản trở việc thực hiện kế hoạch này.

Sau đó, tôi được các sĩ quan Đồng minh hồi đó làm việc bên cạnh lãnh đạo Việt Minh cho biết "Mặt trận Việt Minh" cũng đã rất muốn gặp một đại diện chính phủ Pháp và đã cho chuẩn bị lá cờ ba mầu và những biểu ngữ chào mừng đại diện của nước Pháp1 (Sainteny hoàn toàn suy diễn. Các tài liệu của Mỹ và văn kiện của Việt Nam đều không nói đến những trường hợp này - ND).


Hình như hồi đó có lẽ những nhà lãnh đạo Việt Minh cũng muốn tiến vào Hà Nội cùng với đại diện Pháp, là người được chính phủ lâm thời cộng hoà Pháp giao trách nhiệm giành lại quyền sở hữu thủ đô xứ Bắc Kỳ sau khi quân đội Nhật Bản đầu hàng2 (Sainteny hoàn toàn suy diễn. Các tài liệu của Mỹ và văn kiện của Việt Nam đều không nói đến những trường hợp này - ND).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 07:15:57 am »

VI
TRỞ VỀ HÀ NỘI


Từ ngày tôi từ Paris trở về Côn Minh, những tín hiệu báo trước sự kết thúc chiến tranh ngày càng nhiều: Có vẻ như cuộc tiến công cuối cùng đã được quyết định vào cuối mùa mưa và các ban tham mưu Đồng minh đang liên tiếp đòi các tin tức tình báo.


Ngày 4 tháng 8, đại tá Wichtricht, trưởng cơ quan cứu trợ phi công Mỹ (AGAS) đến gặp tôi, có vẻ tin vào một sự kết thúc nhanh chóng. Theo ông, Đồng minh đã quyết định đánh mạnh, không thể không xảy ra, một cuộc tiến công quân sự vào Bắc Kỳ xuất phát từ biên giới Trung Quốc theo hai trục Bắc - Nam và Đông - Tây, trục thứ nhất đánh dọc theo lưu vực sông Hồng, trục thứ hai về phía Lạng Sơn.


Ngày 7, có tin thành phố Hiroshima của Nhật Bản bị một quả bom bí mật biến thành tro bụi... Đó là quả bom nguyên tử đầu tiên. Cơn sốt nóng lên tới đỉnh điểm ở Côn Minh, là nơi lan truyền những tin đồn khó tin nhất. Nhiệm vụ của Phái đoàn 5 nặng nề hơn bao giờ hết. Chúng tôi phải hối hả làm việc suốt đêm ngày.


Ngày 10, được tin Nhật Bản có lẽ đang đề nghị ngừng bắn có điều kiện và đề nghị này đã đệ trình Hạ viện Mỹ xem xét.

Ngày 15, chúng tôi ngồi ăn vội vã với vài cộng tác viên trong phòng ăn rộng lớn chiếm gần hết tầng trệt. Chợt có hai đồng đội đột ngột tiến vào cùng hai hoặc ba sĩ quan Mỹ, hét lớn: "War is over"1 (Tiếng Anh: "Chiến tranh kết thúc rồi"). Một sự vui mừng lan khắp mọi nơi. Rượu Gin, rượu nho Trung Quốc, rượu Wishky, tất cả thứ gì uống được đều được đưa hết ra khỏi hầm để đón mừng cái tin bấy lâu mong đợi.


Tất cả những người Pháp đang ở Côn Minh đổ xô đến trụ sở Phái đoàn 5. Suốt đêm, mọi người cùng nhau trao đổi bình luận, dự đoán, tuỳ theo tâm trạng từng người, về phần tôi, tôi im lặng suy nghĩ, và hẳn đã bộc lộ thái độ riêng biệt, cho nên một phóng viên chiến tranh của hãng tin Pháp AFP vừa mới tới Côn Minh, đã nhận xét với tôi như vậy. Đúng là tôi đã không chia sẻ với mọi người niềm vui chung này, vì vậy tôi đã trả lời:

- Đối với chúng tôi, nhiệm vụ của phái đoàn là phải đưa nước Pháp trở lại Đông Dương, đó vẫn còn là một nhiệm vụ gay go nhất đang cần thực hiện.

Đây là một câu ngược đời hay là một sự linh cảm? Hỡi ôi! Tôi không biết nói thế nào cho đúng.

Nước Nhật Bản đã hết hơi nhưng quân đội Nhật Bản chưa bị đánh bại. Đội quân này vẫn giữ được uy thế bên cạnh nhân dân da vàng, bọn cổ động viên thân Nhật đã gieo rắc hận thù đối với người da trắng. Tôi cảm thấy quả bom ném xuống Hiroshima đã kéo luôn tấm màn kết thúc một màn kịch thảm hoạ ở Viễn Đông, nhưng đó chưa phải là màn cuối cùng.


Dù sao, trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng đã quyết định rồi: Người Pháp phải là những người đầu tiên quay trở về Hà Nội, nhanh hơn bất cứ ai. Phải để cho những đồng bào của tôi, đã bị cô lập chín tháng trời, nhanh chóng được chứng minh rằng nước Pháp vẫn nghĩ tới họ và không hề từ bỏ những quyền lực của mình.


Thế nhưng, tất cả mọi liên lạc đã bị cắt, các trạm vô tuyến viễn thông chính thức đều câm bặt. Ví dụ như đài phát thanh Bạch Mai là nơi vẫn đang có những người Pháp làm việc, ngày 20 tháng 8 sẽ bị Nhật Bản trao lại cho Việt Minh và các đồng bào của tôi đều bị thải loại1 (Không đúng. Đài này do nhân dân ta chiếm được trong cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang 19.8.1945 chứ không phải do Nhật Bản trao lại - ND). Các điện đài bí mật của lực lượng quân đội Pháp đều đã lần lượt bị chôn vùi trong những trường hợp như tôi đã viết ở trên.


Không được chậm trễ, phải báo tin ngay cho chính phủ Pháp biết về một cố gắng trên quy mô lớn cần đạt được để giành lại vị trí ở Đông Dương. Phải xác định rõ tình hình và tìm hiểu chế độ mà đồng bào của chúng tôi đang phải sống trên đất Đông Dương. Chúng tôi được biết, một số trong bọn họ đã bị bắt, bị tra tấn hành hạ bởi đội hiến binh Nhật Bản, gọi là Kampetai, giống như đội hiến binh Gestapo hoặc Abwehr của quân đội phát xít Đức Wehrmacht. Chúng tôi được biết các quan chức cai trị cùng quân nhân và một số dân thường đã nổi dậy chống lại mưu đồ của Nhật Bản đã bị giam trong trại tập trung khủng khiếp ở Hoà Bình1 (Không đúng. Trong và sau ngày 9 tháng 3 năm 1945 không hề có một cuộc nổi dậy của người Pháp chống lại Nhật Bản - ND).

Nhưng tất cả những tin tức đó đều mơ hồ, không chính xác. Cần phải "tìm hiểu" và chính là Phái đoàn 5 phải "xác minh" để báo cáo về Chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp ở Paris.

Cuối cùng, phải đặt những người Nhật Bản và người An-nam trước những trách nhiệm của họ, không chậm trễ.

Vài giờ sau, tôi nhận được điện gửi tới từ Calcutta, nội dung cho đến nay không nhớ kỹ, có thể như sau: "GPRF2 (GPRF: tên gọi tắt Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp) bị bất ngờ trong việc Nhật Bản đầu hàng đang trông cậy ở chúng ta một cách, đối phó nhanh nhất". Bức điện này, không chỉ khẳng định thêm những lo ngại của tôi mà còn thúc đẩy tôi thực hiện quyết tâm: Phải trở về Hà Nội.


Tôi dự định tổ chức một nhóm đầu tiên các sĩ quan, chọn lọc trong số những người đã phục vụ tại Đông Dương trong đội quân rút sang Trung Hoa, hiểu biết rất rõ về xứ Bắc Kỳ, cho nhảy dù xuống đó. Họ đã biết những bãi nhảy dù và đã từng sử dụng trong những vụ nhảy dù bí mật phục vụ cho lực lượng kháng chiến Pháp ở Đông Dương.


Tất cả đều là những người xung phong tình nguyện. Mặc dù cần phải giữ bí mật, họ vẫn lần lượt từng người đến gặp tôi với bộ tịch của những kẻ âm mưu, cố làm cho tôi hiểu rõ giá trị của họ trước khi lao vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm.


Nhưng tôi đã nhanh chóng từ bỏ ý định này, vì lẽ: Nếu những sĩ quan nói trên hiểu rõ xứ Bắc Kỳ, thì cũng có nghĩa họ đã quen thuộc với những người ở đây. Tôi cũng được biết, đạo quân Nhật Bản ở Đông Dương chưa chịu hạ vũ khí. Nhất định, bọn Nhật Bản sẽ bắt giữ những người nhảy dù, và sẽ phát hiện ra trong số này có những người đã chiến đấu chống lại chúng. Và những người nhảy dù này cũng không thể tìm được sự ủng hộ từ phía những người An-nam theo chủ nghĩa dân tộc.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #15 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 07:17:30 am »

Chiều 16 tháng 8, tôi quyết định huỷ bỏ dứt khoát kế hoạch trên. Tôi sẽ đi cùng với những cộng sự viên trẻ chưa từng biết mặt ở Bắc Kỳ. Đó là các trung uý Louis Fauchier - Magnan và François Missoffe. Hai người này trong thời gian gần đây đã có quan hệ mật thiết với ban tham mưu Mỹ và là những người gần gũi nhất với tôi, cũng như thiếu uý Casnat là người dự kiến sẽ thiết lập ngay khi có khả năng những mạng liên lạc vô tuyến với các căn cứ của chúng tôi ở Trung Quốc, ở Ấn Độ và với Mẫu quốc. Casnat sẽ mang theo những đài thu phát gọn nhẹ như kiểu điện đài đã phục vụ lực lượng kháng chiến Pháp. Có lẽ, chúng tôi sẽ có thể thu phát tin tức một cách bí mật. Thú thật, trong tâm trí tôi lúc đó, không chỉ là một biện pháp đề phòng. Hồi đó, chúng tôi không hề mảy may nghi ngờ là chỉ với những điện đài này chúng tôi có thể gửi được liên lạc hàng tháng với thế giới bên ngoài.


Tôi bổ sung thêm một người cùng đi với tôi là Roland Pétris. Được nuôi dạy ở Hà Nội từ nhỏ nên Pétris hiểu biết rất rõ xứ Bắc Kỳ. Khi cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945 bùng nổ, ông đang là một viên chức tại Sở Kho bạc tỉnh Cao Bằng, không có điều kiện để chiến đấu chống Nhật Bản. Ông là một quan chức dân sự và tôi nghĩ ông ít bị lộ hơn các bạn là quân nhân bị Nhật lùng sục. Ông sẽ có nhiệm vụ nối lại những mối quan hệ và "tiến hành việc thụ hồi những bất động sản" cần thiết cho việc thiết lập trụ sở làm việc tạm thời của đại diện Chính phủ Pháp tại Hà Nội.


Ngày hôm nay, tôi muốn được xin lỗi những người khác, xin lỗi tất cả những người mà tôi không thể mang theo trong chuyến đi, dù tất cả đều xung phong tình nguyện. Tôi cam đoan không cường điệu khi khẳng định rằng khoảng tám trăm nhân viên Phái đoàn 5 lúc đó chỉ có một nguyện vọng là được tham gia trong cái mà chúng tôi gọi là phái đoàn cuối cùng, trở về Hà Nội.


Chỉ ân hận là hồi đó tôi không có chiếc đũa thần để hóa phép ra một hạm đội hàng không cần dùng cho việc vận chuyển. Nếu đội máy bay này được thành lập vào dịp đó thì có lẽ những diễn biến thời cuộc có thể thay đổi sâu sắc. Tôi muốn không ai là người không hiểu rằng việc tôi giữ bí mật cho chuyến đi là điều cần thiết để đảm bảo kết quả cho dự định này. Sau này, tôi được biết, mọi người đều hiểu rõ điều đó.


Tôi đã quyết định, nếu cần thì nhảy ngay xuống Hà Nội. Khu vườn trong dinh Toàn quyền1 (Nay là Phủ Chủ tịch - ND) và bãi đất không rõ lắm ở giữa câu lạc bộ thể thao và sở Tài chính2 (Nay là trụ sở Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - ND) có thể dùng làm bãi nhảy dù. (Quyết định này cũng sẽ tránh cho nhóm chúng tôi số phận của tất cả những người đã thả xuống ngoại thành với các khoảng cách khác nhau). Mặc dù có nhiều điểm không thuận tiện và nhiều nguy hiểm, nhưng lại có thuận lợi là nhảy xuống ngay tại trung tâm thành phố, có thể tới ngay Phủ Toàn quyền và thành Hà Nội là nơi có bốn hoặc năm ngàn quân nhân Pháp đang bị giam giữ trong đó.


Để cuộc hành quân này có thể thực hiện được, chỉ có cơ quan tình báo chiến lược Mỹ ở Côn Minh, gọi tắt là OSS là có phương tiện cần thiết, cụ thể là máy bay và dù nhảy, cần phải thông báo cho cơ quan mật vụ Mỹ biết dự định của tôi. Ngay trong ngày hôm đó, tôi đã làm việc này một cách tuyệt đối bí mật. Và tôi đã được hứa hẹn có một chiếc máy bay.


Có một thỏa thuận là vài sĩ quan Mỹ sẽ cùng đi với chúng tôi. Thiếu tá Patti, phụ trách phân ban Bắc Đông Dương của cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS sẽ là Trưởng phái đoàn quân sự Mỹ. Một máy bay Liberator đã được báo trước và sẽ đến sân bay hồi 4 giò sáng 16 đón chúng tôi.


Chuyến đi của đội ngũ bé nhỏ chúng tôi được giữ bí mật ngay cả đối với những người trong ban tham mưu của tôi. Vì vậy, giữa đêm chúng tôi mới đi đến sân bay Côn Minh, nhưng dù đã tìm kiếm rất kỹ vẫn không thấy chiếc máy bay Liberator đã hứa hẹn. Người ta nói với chúng tôi, có lẽ chiếc máy bay này bị giữ lại ở một căn cứ khác. Đến mười giờ sáng, chúng tôi quay lại sân bay vẫn không thấy gì. Trưa hôm đó, có một chiếc máy bay Dakota của Pháp từ Calcutta bay tới. Kể từ ngày có chiến tranh đây là chiếc máy bay đầu tiên nối liền nước Pháp với Trung Quốc.


Sự tình cờ này đối với tôi thật như Trời phù hộ, nhất là sau khi tôi được biết tên viên phi công là Fulachier. Tôi mới chỉ được biết tiếng anh, nay mới biết mặt, nhưng đã rõ tinh thần dũng cảm mà anh chứng minh trong suốt thời gian hành nghề. Anh đã phục vụ ở Đông Dương, anh yêu đất nước này: đây chính là người thích ứng với tình hình. Ngay khi anh vừa bước vào phòng làm việc, tôi đã hỏi ngay:

- Ông có muốn thử vận may với chúng tôi không?

Cũng như tôi, anh hiểu ngay là, đối với những đồng bào chúng tôi, sự xuất hiện chiếc máy bay Pháp đầu tiên trên vùng trời Hà Nội, bốn mươi giờ sau khi Nhật Bản đầu hàng, sẽ chứng minh nước Pháp nghĩ tới họ và đang chuẩn bị quay trở lại. Không cần chờ đợi, anh trả lời sẵn sàng đặt dưới sự sắp xếp của tôi.


Tôi không giấu Fulachier những rủi ro: sáng hôm nay chúng tôi được tin cao xạ Nhật Bản vẫn bắn lên tất cả những máy bay Đồng minh bay trên vùng trời Đông Dương. Tất nhiên chúng tôi sẽ gặp nguy hiểm, buộc phải "rơi xuống" ngay cả trước khi tới được một trong hai sân bay tại Hà Nội.


Fulachier lại bận tâm về một nỗi lo khác: đó là "cái xe" của anh. Anh được lệnh lái chiếc máy bay này tới Trung Quốc, không phải để đi Hà Nội mà là để mở lại con đường hàng không đã hủy bỏ từ khi có chiến tranh. Tất nhiên, anh sẵn sàng đợi lệnh của các nhà chức trách Pháp.


Tôi liền đi gặp Allessandri, đề nghị ông cùng chịu trách nhiệm với tôi về việc chuyển hướng chiếc Dakota khỏi nhiệm vụ ban đầu, lệnh cho phi công bay đi Hà Nội. Tướng Allessandri đồng ý. Chúng tôi cùng ký tên vào bản mệnh lệnh công tác để Fulachier khỏi phải chịu mọi trách nhiệm. Tuy nhiên, tướng Allessandri cũng cho rằng, cần phải thông báo cho tướng Hà Ứng Khâm, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, biết trước việc này.


Chuyến bay được ấn định vào ngày 17, trước lúc rạng đông một chút. Chúng tôi lại đến gặp OSS và trong cuộc họp này câu trả lời của người Mỹ vẫn chần chừ trì hoãn. Tôi liền tiết lộ kế hoạch mới của chúng tôi và cho họ biết, nếu vì những lý do gì đó mà tôi chưa hiểu được, tôi không thể sử dụng một máy bay Mỹ trong chuyến đi, thì tôi sẽ dùng chiếc máy bay Pháp mà Thượng đế vừa gửi đến cho chúng tôi.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #16 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 07:18:56 am »

4 giờ sáng ngày 17, thiếu tá Mỹ Patti bước vào phòng làm việc của tôi, mang theo một bức điện của tướng Mỹ Wedemeyer: "Cấm mọi máy bay thuộc bất cứ quốc tịch nào rời khỏi Côn Minh đi Hà Nội".

Tôi lại bị một cú đánh. Nhưng sau khi Patti ra về, tôi quyết định một trò "chơi chữ". Chiếc máy bay Pháp sẽ bay từ Côn Minh đi Ấn Độ, nhưng không ai có thể ngăn cản Fulachier phạm một sai lầm trong hành trình, tức là bay lạc qua vùng trời Hà Nội rồi thả chúng tôi xuống bằng dù nhảy mà không cần hạ cánh xuống đó.


Khoảng 9 giờ sáng, Fulachier mặt tái đi vì cố nén phẫn nộ, lại bước vào phòng làm việc của tôi. Anh vừa tới sân cùng với tổ lái để chuẩn bị cho máy bay cất cánh thì gặp một toán lính Trung Quốc, lưỡi lê cắm trên nòng súng, vây chặt chiếc Dakota. Người thợ máy vừa mới định tiến đến chiếc máy bay đã bị lính Trung Quốc nhằm bắn, nhất định là do những chỉ thị của các nhà chức trách Trung Hoa đã căn dặn đội cảnh vệ Trung Quốc. Những người Pháp không được bay đi Hà Nội một mình, và không được đi quá sớm. Bây giờ, điều đó đã hiển nhiên.


Sự kiện gì đang chờ đợi Trùng Khánh hoặc ban tham mưu của tướng Wedemeyer trong việc không cho phép chúng tôi gặp lại những đồng bào của mình.

Buổi chiều hôm đó, tôi kịch liệt tranh cãi với thiếu tá Patti trong khi ông giải thích, bởi vì tôi không thể nào tin được, khi ông quả quyết rằng lính cảnh vệ của quân đội Vân Nam đã tự động giữ máy bay Pháp ở lại sân bay. Sự nóng ruột của tôi lên tới cực điềm. Sao không nóng lòng sốt ruột được khi tôi được biết tin trong buổi chiều ngày 17 tháng 8 đó đã trở thành một ngày quyết định nhất vì đó là ngày Việt Minh chiếm được chính quyền.


Các trung úy Sauvagnac, Missoffe và Fauchier - Magnan là những sĩ quan liên lạc với Mỹ, tăng cường vận động OSS tổ chức chuyến đi cho chúng tôi. Chỉ còn một chi tiết nhỏ cần giải quyết thì một khó khăn mới lại xảy đến trong khi khó khăn trước chưa vượt qua.


Những trận mưa to như trút nước. Giao thông trong nội thành Côn Minh cũng như với các vùng lân cận thật sự ngập nước. Suốt mấy ngày liền việc liên lạc với trung tâm thông tin vô tuyến của Phái đoàn 5 toàn phải dùng thuyền. Thêm một lý do tuyệt vời để những người Mỹ trì hoãn chuyến khởi hành.


Ngày 18, OSS cho tôi biết chuyến bay lại được ấn định. Có hai chiếc máy bay Mỹ cùng bay và tôi "có thể" được một hoặc hai chỗ trong chiếc thứ hai. Lại tiếp tục nghe những lời giải thích của phía Mỹ. Tôi cố đòi được 5 chỗ trong chiếc bay đầu.


Ngày 19, lại có lệnh ngược lại. Một máy bay Mỹ bay trên vùng trời Đông Dương đã bị pháo cao xạ Nhật bắn lên. Đúng là có sự cố này, nhưng người Mỹ cố cường điệu để khai thác làm lý do trì hoãn.

Trong thời gian này, chúng tôi tiếp tục nhận được những tin tốt lành của trung tá hải quân Blanchard cho biết, ngày 16 tháng 8 ông đã cùng với các tàu tuần tra thực hiện được mệnh lệnh của tôi, là đưa ngay lập tức về Hải Phòng những lá cờ ba màu của Pháp. Từ ngày 16 tàu Crayssac và tàu Frézouls có cắm cờ Pháp ở phía đuôi tàu, đã cập bến cảng Hải Phòng. Tôi điện cho Blanchard; chỉ thị cho ông báo tin cho Bộ tư lệnh Nhật Bản biết chúng tôi sẽ hạ cánh xuống Hà Nội bằng một máy bay Mỹ. Những tín hiệu liên lạc đã được quy định để pháo cao xạ Nhật Bản không bắn lên khi chúng tôi tới vùng trời thành phố Hà Nội.


Tin chắc vào sự đảm bảo đó, tôi quả quyết với người Mỹ là chúng tôi sẽ không gặp một rủi ro nào cả. Ngày 21 tôi lại đến cơ quan OSS nhưng thật tình tôi đã quên không nói với Mỹ rằng đó chỉ là một hi vọng, bởi vì phía Nhật Bản không đưa ra một cam kết nào với Blanchard cả. Mặc dù vậy, tôi đã nhận được lời hứa chính thức từ phía OSS là ngày mai sẽ có một chuyến bay đi Hà Nội lúc bình minh.


Ngày 22, chúng tôi lại ra đi từ lúc ba giờ sáng để rồi khi tới sân bay lại được nghe trả lời, kèm theo những lời xin lỗi mới mẻ, là máy bay không còn đậu ở sân bay Côn Minh nữa, mà là ở Cheng-tu, cách Côn Minh 25 kilômét về phía Đông.


Những ai đã biết đường xá Trung Quốc nói chung và đoạn đường từ Côn Minh đi Cheng-tu trong thời kỳ chiến tranh sẽ không lấy gì làm lạ khi thấy cuộc di chuyển khoảng hai mươi nhăm kilômét này quả là một cuộc hành trình thám hiểm.


Do ảnh hưởng của những trận mưa lũ kéo dài suốt mấy tuần ở Vân Nam, nước suối, nước sông đã dâng cao tràn bờ, cát phù sa là đặc điểm của vùng này cuốn theo lớp sóng phủ lên mặt đất. Những đường bộ hoàn toàn bị sụt lở, nhiều chiếc trong đoàn xe chở chúng tôi như chìm nghỉm trong nước tới mức chúng tôi đôi khi có cảm giác như không bao giờ có thể trục vớt lên được.


Những chiếc xe Jeep một lần nữa lại trổ tài nhào lộn quen thuộc, và Cuối cùng, đến lúc rạng đông thì chúng tôi cũng đã đến được bãi đỗ máy bay mò ảo này. Còn kỳ lạ hơn cả sân bay Côn Minh, sân bay này nằm không xa hồ Cheng-tu giữa lòng đất nước Trung Hoa thời Trung cổ. Dĩ nhiên, không có máy bay! Chúng tôi chờ đợi suốt nhiều giờ. Cuối cùng chúng tôi đã nhìn thấy chiếc Dakota 908 của chúng tôi hình như đậu ở tận trong cùng sân bay rộng lớn mênh mông này.


Tôi và những người cùng đi bồn chồn sốt ruột. Chúng tôi rất lo sợ, một lần nữa lại có một mệnh lệnh đưa tới, hủy bỏ chuyến bay này. Đúng là có lệnh đó thật, nhưng sau khi máy bay đã cất cánh được một lúc thì lệnh này mới tới sân bay.


Và thế là, vào hồi 11 giò 30 phút điều kỳ diệu đã được thực hiện. Chúng tôi rời khỏi đất Trung Hoa, lòng tự hỏi không biết đây có phải là giấc mơ ấp ủ từ một tuần nay hay không.

Đến 13 giờ máy bay mới thoát khỏi đám mây dày đặc mùa này thường bao phủ bầu trời miền núi vùng biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ. Chúng tôi bắt đầu bay trên vùng trời châu thổ Bắc Kỳ lúc này đang biến thành một vùng nước mênh mông, chỉ còn lại vài xóm làng trên mỏm đất cao là thoát khỏi cảnh lụt.


13 giờ 30 phút, chúng tôi bay trên vùng trời Hà Nội. Nỗi xúc động của chúng tôi rất sâu sắc.

Trong khi máy bay lướt thấp trên vùng trời chúng tôi nhìn thấy những chùm hoa lạ màu đỏ nở rộ rất nhanh trong thành phố như để đón chào chúng tôi. Máy bay hạ xuống thấp hơn nữa, lúc đó chúng tôi mới phân biệt được đó là những lá cờ đỏ sao vàng. Chúng tôi nhìn nhau, kinh ngạc, hiểu rằng đây không phải là sự đón tiếp mà chúng tôi hi vọng từ đáy lòng. Chúng tôi đã nhìn rõ: đây là khu học xá, bệnh viện René-Robin1 (Nay là bệnh viện Bạch Mai) và sân bay Bạch Mai. Không may, đường băng đã bị bọn Nhật vô hiệu hóa bằng cách vứt ra đó những khung xe ô tô và các vật dụng khác nhằm ngăn máy bay hạ cánh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 07:20:06 am »

Đành phải thử đỗ xuống sân bay Gia Lâm ở phía Đông thành phố, nhưng mà là ở bên kia sông Hồng. Dòng nước sông màu đỏ cuồn cuộn chảy chia cắt sân bay với thủ phủ xứ Bắc Kỳ. Làm thế nào vào được thành phố vì từ Côn Minh chúng tôi đã nghe tin đồn chiếc cầu Doumer nổi tiếng đã bị người Nhật Bản hoặc người An-nam phá hủy, hoặc đơn giản hơn, đã bị nước lụt cuốn trôi.


Chúng tôi đã tới vùng trời Gia Lâm. Máy bay lượn nhiều vòng ở độ thấp. Patti có vẻ không hài lòng, bàn với tôi nên quay trở về. Tôi trả lời:

- Ông muốn làm gì thì làm, tôi không biết. Tôi chỉ đề nghị ông một cách đơn giản là để cho chúng tôi nhảy dù xuống trước khi máy bay quay về Côn Minh.


Phải chăng Patti sợ để chúng tôi tới Hà Nội một mình? Hay là ông ta cũng bị ảnh hưởng vì ý chí quyết liệt của chúng tôi muốn tới thủ phủ Bắc Kỳ bằng mọi giá? Chúng tôi thỏa thuận với nhau, một bộ phận sẽ nhảy dù xuống trước để nghiên cứu thuộc địa. Nếu có thể hạ cánh được, máy bay sẽ đáp xuống. Nếu không, tất cả những ai quyết tâm ở lại Hà Nội - và tất cả những người Pháp đều đồng ý - sẽ lần lượt nhảy dù xuống.


Bốn người nhảy xuống1 (Sainteny đã viết sai. Không phải bốn người nhảy xuống mà chỉ có một mình trung úy Mỹ Grelecki, mang theo bản tuyên bố chấm dứt chiến tranh ngày 15-5-1945 của Nhật Hoàng, viết bằng tiếng Nhật và bản quân lệnh số một của tướng Mỹ Mac Arthur, cũng đã dịch sang tiếng Nhật. Tháng 10 năm 1995, Grelecki cùng một số sĩ quan Mỹ, cựu nhân viên OSS sang thăm Việt Nam cũng cho biết, không có người Pháp nào nhảy dù xuống Gia Lâm cùng với Grelecki. Những người gọi là "lính dù" sau Grelecki đều "bước từ máy bay đã đỗ xuống sân bay", chứ không phải nhảy dù từ trên cao - ND). Những chiếc dù nở bung nhẹ nhàng đung đưa theo chiều gió... Chúng tôi chăm chú nhìn theo trong khi máy bay tiếp tục lượn vòng từ từ, chờ đợi tín hiệu phát đi từ mặt đất. Tín hiệu đã phát không chậm trễ. Bãi đáp rất tốt. Chúng tôi có thể hạ cánh. Chiếc Dakota nhanh chóng lăn bánh trên đường băng rồi đứng im, mũi máy bay hướng theo chiều gió, sẵn sàng lại cất cánh.


Thế là một đám rất đông người hua tay vẫy những lá cờ may vội vã vụng về ùa đến chỗ chúng tôi. Phút ngạc nhiên ban đầu đã qua. Chúng tôi nhìn rõ, đây là hàng trăm tù binh chiến tranh người Ấn Độ bị nhốt trong một trại tập trung sát sân bay, đã phá tung lớp rào cản khi nhìn thấy chiếc máy bay đầu tiên của Đồng minh hạ cánh xuống sân bay, chỉ cách trại giam họ vài mét. Họ chạy ùa tới chúng tôi, reo hò sung sướng. Dưới sự chỉ huy tuyệt vời của một đại úy người Ấn, đám tù binh này đứng xếp hàng nghiêm chỉnh cất tiếng hoan hô náo nhiệt rồi lại... quay về lớp rào kẽm gai của trại giam một cách rất có trật tự.


Thế nhưng, tiếp theo những người bạn Ấn Độ lại có những đám người khác cũng tới vây quanh máy bay của chúng tôi một cách kém nồng nhiệt hơn rất nhiều. Một chiếc xe tải vừa tới, chở theo các sĩ quan Nhật Bản, đi theo xe tải là hai xe bánh xích bọc thép có những khẩu súng trọng liên chĩa thẳng về phía chúng tôi.


Chung quanh đường băng hạ cánh, trong những bụi cây, sau những chiến hào là những binh lính Nhật Bản đầy lo ngại, sẵn sàng trong tư thế chiến đấu. Tất cả có vẻ như không muốn lập hàng rào danh dự đón chào chúng tôi. Những giây phút trôi đi nặng nề. Tôi chưa bao giờ hiểu rõ ý nghĩa câu ngạn ngữ dân gian: "Nhìn nhau như chó sành!".


Các bạn đồng hành đều trang bị vũ khí. Riêng Patti và tôi tự nguyện không mang súng. Chúng tôi tiến những bước đầu tiên về phía các sĩ quan Nhật Bản: chào, cúi gập người... Thế là, không phải nổ súng.


Chúng tôi đã thỏa thuận trước với nhau, Patti sẽ tự giới thiệu là trưởng đoàn tiền trạm, phụ trách việc chuẩn bị cho Ủy ban Đồng minh tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản. Về phần tôi, tôi sẽ nói với tư cách cá nhân là đến tìm hiểu tình trạng các tù binh Pháp đang bị Nhật Bản giam giữ, sức khỏe của họ, nhu cầu về thuốc men, lương thực... của họ. Thật tình, như người Mỹ đã hiểu rất rõ, tôi chẳng được giao một nhiệm vụ chính thức nào cả.


Chúng tôi thảo luận rất lâu với phía Nhật Bản trong một túp lều ở đầu đường băng sân bay. Rượu bia được mang tới. Những người Pháp và Nhật nhấm nháp với dáng vẻ rất lễ phép, còn người Mỹ thì nhìn họ uống với một vẻ nghi ngờ cứ như là trong rượu có thuốc độc cực mạnh.


Hai lính dù Mỹ và hai lính dù Pháp, tiểu liên trong tay, bố trí ở chung quanh lều, sẵn sàng can thiệp nếu tình hình xấu. Nhưng nói chung, như mọi người đều nhìn rõ, cuộc hội đàm đầu tiên này đã diễn ra trong hoàn cảnh rất hòa dịu.

Sau nhiều câu phát biểu lúc bằng tiếng Anh, lúc bằng tiếng Pháp, có thêm những sĩ quan Nhật Bản mới đến từ Hà Nội, cuối cùng mọi người quyết định cùng vào thành phố. Thái độ của phía Nhật Bản đã lộ rõ: chúng tôi sẽ vào Hà Nội, đúng rồi, nhưng tôi cũng đã nhận thấy là những người Pháp chúng tôi cũng sẽ là tù binh.


Chúng tôi cùng ngồi trên những chiếc xe được đưa đến từ thủ phủ xứ Bắc Kỳ và việc chúng tôi lên được xe phía Nhật Bản là được họ sắp xếp một cách có mức độ khác nhau.

Pétris là người đã được quyết định phải tẩu thoát để tìm cách tiếp xúc ngay với đồng bào của chúng tôi ở Hà Nội, cố tìm cách không bị đưa lên xe nhưng không được.


Đoàn xe chở chúng tôi có một chiếc xe bọc thép vũ trang trọng liên dẫn đầu, tiếp đó là những xe tải chở đầy lính Nhật có vũ trang. Chiếc xe bánh xích thứ hai đi cuối cùng khóa chặt đoàn xe.

Chúng tôi ra khỏi sân bay Gia Lâm giữa lớp hàng rào các lính chiến Nhật Bản rất đáng sợ.

Đoàn xe đi qua phố Gia Lâm đã bị máy bay Đồng minh ném bom tan nát, nhất là nhà ga xe lửa. Cuối cùng chúng tôi leo qua mặt đê để vào cầu Doumer1 (Nay được gọi là cầu Long Biên) một tác phẩm của người Pháp bắc qua sông Hồng, mở đầu cho xa lộ nối liền Hà Nội với Hải Phòng, thành phố mạch máu của vùng châu thổ Bắc Kỳ.


Đã trải qua đúng mười bốn năm tôi đi xa Hà Nội nay mới trở về, song tất cả cảnh vật ở đây đối với tôi đều rất thân thuộc như mới ra đi từ hôm qua. Những nông dân người An-nam, gồng gánh trên vai, đang hối hả bước nhanh bằng những bàn chân nhỏ nhắn trên ván gỗ dọc theo thành cầu, nơi dành cho những người đi bộ. Nước sông Hồng đang lên cao tới đỉnh điểm (12 mét 40), làng xóm ở bãi nổi giữa sông đã bị ngập. Những nếp nhà tranh lợp rơm rạ trong trung tâm dân cư nhỏ bé này, một lần nữa đã lại bị nước cuốn đi.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 07:21:22 am »

Trong nội thành Hà Nội, các vỉa hè đều đen kín người. Đám đông tụ tập trên đường phố và những binh lính Nhật Bản "trang bị vũ khí đến tận răng" đang "bắt mọi người phải tôn trọng trật tự". Ít nhất, đó cũng là lời giải thích mà viên sĩ quan Nhật Bản ngồi cùng xe đã nói với tôi. Đây là một sự dàn cảnh hay đúng là sự thật? Tôi đang suy nghĩ, cố tìm hiểu thì chợt câu nói của Patti đã gây ấn tượng mạnh đối với tôi.

- Người Pháp sẽ gặp khó khăn đấy!

Tôi không trả lời. Nhưng, phải thú thật rằng, trong thâm tâm suy nghĩ của ông bạn đồng hành người Mỹ cũng phản ánh đúng những luồng tư tưởng của tôi trước đám đông này mà tôi hi vọng là họ tò mò nhiều hơn là ác cảm. Tuy vậy, tất cả những gì nhìn thấy cũng đã làm tôi bối rối, và tôi sẽ còn hoang mang hơn nếu trong lúc đó tôi lường trước được số phận sẽ dành cho tôi trong cuộc chơi này. Làm sao tôi có thể đoán trước được là chuyến đi mà tôi coi là kết thúc nhiệm vụ của tôi ở Viễn Đông thì nay đối với tôi chỉ là khúc dạo đầu của một cuộc đấu tranh lâu dài và lo lắng, thăng trầm liên tục, đột biến không ngừng với nhiều hậu quả không tài nào tính trước được.


Khi đi ngang qua khu phố của người bản xứ, sự vắng bóng những người da trắng trong đám đông không làm cho tôi ngạc nhiên. Nhưng, đến khi đoàn xe đi vào những đại lộ trong khu phố hành chính cai trị bắt đầu từ đại lộ Carnot1 (Nay là đường Phan Đình Phùng) vẫn không thấy người da trắng, nỗi lo lắng của chúng tôi càng tăng thêm. Chỗ nào cũng chỉ thấy có cờ đỏ sao vàng. Tuyệt đối không thấy một lá cờ duy nhất nào tiêu biểu cho đế quốc Pháp.


Viên sĩ quan Nhật Bản với tư cách "chủ nhà" đưa chúng tôi đến dinh Toàn quyền2 (Theo phía Mỹ, việc Sainteny và bốn sĩ quan Pháp cùng đi được đưa đến dinh Toàn quyền cũ là do vị trí này cách biệt với các khu đông dân và sau đó đã "giam lỏng" Sainteny trong "chiếc lồng vàng" - ND), trong khi những sĩ quan Mỹ được đưa đến khách sạn Métropole. Một đại tá Nhật Bản được sự ủy nhiệm của Bộ tổng tư lệnh quân đội Nhật Bản, đến trình diện và nói là được cấp trên giao cho trách nhiệm liên lạc với "Phái đoàn Pháp".


Đây là lần đầu tiên chúng tôi được gọi với chức danh này trên lãnh thổ Đông Dương. Chức danh này đã tồn tại lâu với chúng tôi. Chỉ riêng một chức danh đó cũng nói lên nhiều điều: những đại diện của nước Pháp tại Hà Nội, trước mắt các nước Đồng minh không phải chỉ là một phái đoàn tầm thường bị công khai phủ nhận, đã tuần tự chiến đấu bằng tất cả sự chủ động của mình giữa khung cảnh bị bao vây bởi sự thù địch thường xuyên và xảo trá.


Theo yêu cầu của viên đại tá Nhật Bản, tôi đưa ra những đòi hỏi của tôi.

Trước hết là đích thân được tiếp xúc và ngay lập tức với những người Pháp ở Hà Nội để xem họ đang được đối xử như thế nào, có nghĩa là được đưa đến ngay khách sạn Métropole là nơi số đông những ngươi đồng bào của tôi không bị giam giữ đang tập trung tại đó. Sau đó, dẫn tôi vào trong thành là nơi các quân nhân Pháp đang bị giam giữ, những người tôi cũng cần phải được liên hệ ngay lập tức. Cuối cùng, để cho chúng tôi được tự do sử dụng đài phát thanh đang đặt ở Bạch Mai, bởi vì nhiệm vụ của tôi lúc này là phải kịp thời thông tin liên lạc với các cơ quan cấp trên của tôi đê nhận chỉ thị.


Viên đại tá Nhật Bản, cực kỳ tỏ ra lễ độ, hứa sẽ làm mọi điều tôi muốn và chúng tôi cùng đi ngay tới khách sạn Metropole.

Suốt dọc đường đi, đám đông quần chúng tụ tập mỗi lúc một nhiều và trở nên dày đặc sát khách sạn. Một vài cử chỉ thù địch bắt đầu bộc lộ.

Sự tiếp đón của đồng bào tôi trong khách sạn Metropole là điều dễ hiểu. Ngay ở tiền sảnh chúng tôi đã gần như nghẹt thở khi những con người khốn khổ sống trong lo lắng từ nhiều tháng nay và trong sự sợ hãi từ vài ngày nay vừa nhìn thấy những bộ quân phục sĩ quan Pháp tiếp theo những bộ quân phục Mỹ vừa tới trước ít lâu, đổ xô tới vây bọc. Họ có lẽ sẽ thất vọng nếu trong lúc đang tưởng tượng rằng bốn sĩ quan của đất nước họ sẽ mang đến cho họ tự do và cuộc sống mà họ tưởng rằng sẽ mất đi vĩnh viễn, thì trên thực tế chúng tôi mới chỉ đến với họ bằng sáng kiến của riêng mình, để chia sẻ với họ sự giam cầm, sự lo lắng, sự đau khổ và chỉ có một mục đích day nhất là làm cho những nỗi niềm này bớt nặng nề... Từng người một kể chuyện, giải thích và đưa ra cả lời khuyên đối với chúng tôi...


Chúng tôi được biết, từ nhiều ngày nay họ đang bị đe dọa, hành hạ, tiến công, đôi khi bị ám sát. Hơn hai mười ngàn người Pháp sống trong những căn hộ có bố trí phòng vệ vì bị tiến công liên tiếp, đang hoang mang lo lắng kinh khủng.


Ngay tại khách sạn Métropole, nơi họ tưởng rằng đó là chỗ trú ẩn tương đối an toàn, những nhân viên phục vụ cũng gieo rắc sự khủng bố bằng một cách tinh vi rất châu Á.

Chính phủ Việt Minh vừa giành được quyền lực từ Trần Trọng Kim, đặt trụ sở ngay tại dinh Thống sứ cũ, trước mặt khách sạn Métropole.

Ngay khi mới bước vào gian phòng dành riêng cho tôi, tôi đã gặp trung úy Nhật Bản Ogoshi. Viên trung úy này nói tiếng Pháp rất thạo. Anh ta chào mừng tôi đến Hà Nội và cho tôi biết anh được Bộ tư lệnh Nhật Bản cử tới làm sĩ quan liên lạc cho tôi. Nhiệm vụ đầu tiền mà Bộ tư lệnh Nhật Bản giao cho anh là cho tôi biết việc chúng tôi tới Hà Nội và ở tại khách sạn Métropole đã gây ra một sự phẫn nộ lớn trong quần chúng. Họ đang tụ tập rất đông trước khách sạn và những hàng rào lính canh của Nhật Bản không tài nào ngăn được.


Từ cửa số tôi đã nhìn thấy, đúng là đám đông nhân dân đang đổ xô đến trước khách sạn mỗi lúc một nhiều. Họ có vẻ như không đếm xỉa gì đến hàng rào quân sự Nhật Bản đang bố trí ở bên ngoài. Đây là một sự dàn cảnh chăng? Một lần nữa, tôi lại tự hỏi như vậy. Đã biết bao lần, tôi đặt ra câu hỏi này trong khu vực châu Á là nơi nghệ thuật huy động quần chúng đạt tới đỉnh cao của sự hoàn hảo.


Ogoshi nói thêm, Bộ tư lệnh Nhật Bản lo ngại cho sự an toàn của tôi và những người cùng đi và lảng tránh mọi trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tình hình nghiêm trọng. Tôi trả lời, tôi chỉ yêu cầu Nhật Bản bảo vệ cho dân chúng Pháp, đó là sự bảo vệ mà Nhật Bản có trách nhiệm thực hiện đã ghi trong những điều khoản của hiệp định ngừng bắn.


Về phần tôi và những người cùng đi, chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình. Ogoshi liền nhận xét, sự có mặt của chúng tôi tại khách sạn Métropole là nguy hại cho sự an toàn của những người Pháp đang sống ở đây và nếu tôi cứ đòi ở lại với những người này thì sẽ càng tăng thêm những nguy hiểm mà họ đang bị đe dọa. Ogoshi lại nhấn mạnh một lần nữa, trong trường hợp như vậy, Bộ tư lệnh Nhật Bản hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những gì sẽ xảy ra.


Sự răn đe thật quá rõ: người ta muốn giữ càng lâu càng tốt những người Pháp ở Đông Dương trong hũ nút, không cho họ một cuộc tiếp xúc nào với chúng tôi nhằm hoàn toàn cách biệt họ với Mẫu quốc. Đó là một sự cách ly hoàn toàn, nếu không muốn nói là một sự giam giữ, mà chúng tôi buộc phải chấp nhận một cách lịch sự. Sự đe dọa đang lên cao tới mức, dù có cứng đầu cứng cổ tôi cũng sẽ làm tăng thêm sự bất an cho các đồng bào chúng tôi.


Tôi đành chấp nhận rời khỏi khách sạn Métropole với một điều kiện mà tôi tỏ ra không lay chuyển, tức là phải được "dọn tới ở" tại dinh Toàn quyền cũ.

Sau một hồi lâu chần chừ, Ogoshi đồng ý.

Tôi không gặp lại viên đại tá Nhật Bản là người đầu tiên đã để cho tôi ở tại dinh thự này. Sau này tôi được biết, thái độ lịch sự và thiện chí của ông đối với chúng tôi ngày 22 tháng 8 đã đem lại nhiều bất lợi cho ông.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2021, 05:20:14 pm »

VII
TRONG LỒNG VÀNG


Đoàn xe một lần nữa lại diễu qua thành phố, đủ cả: xe bánh xích, xe trọng liên, xe tải chở đầy lính Nhật Bản.

Rất nhiều những băng vải dày căng ngang qua đại lộ và đường phố, từ hàng cây bên này đường vắt sang hàng cây bên kia. Những biểu ngữ này tuyên bố và nhắc lại những gì chúng tôi đã nhìn thấy trên tường, sơn những hàng chữ đậm nét: "Độc lập hay là chết - Nước Việt Nam của người Việt Nam - Tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc Pháp - Đả đảo chủ nghĩa thực dân Pháp" v.v... bằng các thứ tiếng Anh, Hoa và đôi khi cả tiếng Pháp.


Những lời chào đón này vượt quá mức bình luận! Tôi nghĩ các bạn Mỹ của tôi đã có lý: ván cờ này không dễ dàng.

Tuy nhiên, đến giờ ăn trưa tại dinh Toàn quyền cũ, có tôi và bốn người bạn Pháp, đã được phục vụ rất chu đáo. Người đứng đầu tốp hầu bàn nụ cười rộng mở, bày tỏ niềm vui với tôi là "người Pháp lại trở thành ông chủ!". Vậy là, chưa phải đã mất hết!


Chúng tôi được ở trong một nhánh của tòa lâu đài. Trung úy Casnat, ngay khi vừa mới tới, đã lắp ngay bộ máy điện đài xách tay mà anh luôn mang theo bên người từ lúc rời khỏi Côn Minh. Anh liên tục "thổi phù phù" gọi các đài liên lạc ở Côn Minh và Calcutta.


Chúng tôi hiểu rằng các bạn tôi ở đó đang hết sức nóng ruột và lo lắng. Những người bạn chiến đâu này dĩ nhiên phải nóng vội muốn biết ngay kết quả chuyến đi mạo hiểm của chúng tôi mà ngay khi mới xuất phát đã đón trước là phải tiến hành thuận lợi. Bởi vì, số đông các bạn đều cho rằng việc chúng tôi tới được Hà Nội có nghĩa là kết thúc sự hoang mang kinh khủng mà họ trải qua từ sáu tháng nay. Gia đình họ đang ở lại Hà Nội, phó mặc cho những người da vàng trong xứ Bắc Kỳ mà số phận dành cho người da trắng chưa được biết chính xác sẽ ra sao. Sợi dây liên lạc mà chúng tôi nối lại được sẽ chấm dứt sự hoài nghi đó.


Chúng tôi biết rằng, ngày 22 tháng 8 tại Phái đoàn 5 và tất cả các cơ sở Pháp ở Côn Minh mọi người đều nóng lòng mong đợi những tin tức của chúng tôi và chúng tôi cũng sốt ruột bắt liên lạc với họ.

Vào khoảng 21 giờ gương mặt đẫm mồ hôi, căng thẳng vì chờ đợi của Casnat chợt bừng sáng:

- Họ đây rồi! Thưa thiếu tá!

Đã có tiếp xúc rồi! Đường liên lạc bị gián đoạn sáu tháng nay đã được nối lại. Hai mươi ngàn người Pháp cuối cùng đã được gắn chặt với nước Pháp.

Bức điện đầu tiên của tôi được soạn thảo và gửi đi bằng mật mã! Đây là những dòng mở đầu: "Tình hình chính trị Hà Nội xấu hơn dự kiến. Đã nhìn thấy Hà Nội chỉ treo một lá cờ duy nhất của Mặt Nạ..."1 (Tên mà Sainteny dùng để chỉ Mặt trận Việt Minh - ND).


Bức điện đã tóm tắt tình hình đúng như những gì chúng tôi đã nhìn thấy khi đi nhanh qua nội thành Hà Nội dưới sự canh gác của lính Nhật.

Tôi đã cân nhắc các từ ngữ, vì đã hiểu những ảo tưởng của tất cả những người Pháp là những người bạn trung thành của xứ sở và người dân Đông Dương. Tôi nghĩ, họ cũng đau khổ như tôi, khi biết rằng chỉ vài tuần cũng đủ để bọn chiếm đóng gieo rắc hận thù một cách khéo léo, làm ngọn lửa hận thù lan rộng và bốc cao.

Chúng tôi mệt nhoài vì chuyến đi, vì những sự kiện xảy ra trong ngày, vì cái nóng oi ả của xứ Bắc Kỳ những ngày tháng Tám.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thức suốt đêm, nghĩ đến tình thế của bản thân, ước lượng xem còn có gì được may mắn nữa không đối với cái nhóm của chúng tôi, hay là chỉ tạo được một kết quả duy nhất là đóng góp thêm năm tù binh cho xứ Bắc Kỳ là nơi mà mọi người đều tỏ ra ác cảm. Quả là vị thế của chúng tôi chẳng có gì loé sáng: có những hai vòng canh gác, bên trong là Nhật Bản, bên ngoài là người An-nam, ngăn cấm chúng tôi không được có bất kể một tiếp xúc nào với đám dân chúng người Pháp mà chúng tôi mới chỉ gặp thoáng qua vài phút khi tới khách sạn Métropole.


Dù sao cũng đã thực hiện được điều chủ yếu: chúng tôi đã yên vị ở ngay giữa lòng Hà Nội. Về điểm này, nhiệm vụ mà tôi được giao đã đạt kết quả vượt xa mọi hi vọng, bởi vì sự có mặt của những sĩ quan Pháp trong dinh Toàn quyền, đối với người bản xứ, sẽ là một biểu tượng, một sự khẳng định thật sự những quyền của Pháp trên đất Đông Dương.


Trên thực tế, cú "sốc" tâm lý đã tác động đến dân chúng bản xứ. Những vụ tấn công người Pháp đã ngừng hoặc giảm đáng kể một thời gian. Những người Pháp đã lấy lại được niềm hi vọng, nhưng vẫn không biết rằng chúng tôi hãy còn ít được tự do đi lại không kém gì họ.


Về phần chúng tôi, có lẽ chúng tôi sẽ đánh giá cao hơn số phận mình nếu chúng tôi được biết số phận của những đội khác được cử đi từ Calcutta đã nhảy dù xuống nhiều địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Đông Dương. Hầu hết những nhóm này đều bị lùng bắt. Một số thoát khỏi cuộc truy lùng đã lên được vùng rừng núi chống cự được nhiều tuần.


Ngày 23, chúng tôi vui mừng khi nhìn thấy ngồi trong một chiếc xe Nhật Bản và có lính Nhật canh gác chặt chẽ, trung tá hải quân Blanchard, đại úy Fourcade, thanh tra thương chính Haag, thiếu úy Stengala và hai đốc công hải quân Zimmer và Coz, cả hai người này đều tốt nghiệp khoa điện báo viên. Họ đi từ Hải Phòng lên và kể cho chúng tôi nghe những diễn biến của cuộc hành trình dài khoảng một trăm kilômét. Ngày xưa, đây chỉ là một cuộc dạo chơi thoải mái thường tiến hành vào ban đêm dịu mát của vùng nhiệt đới, sau khi đã dự tiệc buổi tối tại nhà một người bạn ở Hải Phòng hoặc ở Hà Nội. Những người bạn của chúng tôi từ Hải Phòng mới tới, trước kia đã từng được hưởng những thời điểm sung sướng như vậy, nay càng có dịp được so sánh với những thay đổi sâu sắc đã xảy ra từ năm tháng nay.


Chúng tôi chăm chú nghe câu chuyện phiêu lưu của họ. Ngày 16 tháng 8, trong lúc các tàu tuần tiễu Crayssac và Frezouls đang cắm neo trú ẩn tại đảo Cái Bàn thuộc vùng biển thường hoạt động, thì họ nhận được tin về sự đầu hàng của Nhật Bản. Lập tức, trung tá Blanchard xin huấn thị của tôi và tôi đã điện trả lời: "Xốc tới Hải Phòng - Tùy nghi tìm mọi cách". Một nhân chứng kể lại, bức điện này đã được tiếp nhận "trong niềm vui tràn trề, mà các thành viên đội tàu tuần tra ghi nhớ mãi".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM