nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #50 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2021, 08:13:49 am » |
|
Nhưng tình hình đã không được như vậy đối với các tốp lính Trung Quốc bố trí dọc theo tuyến đường. Đã có những tên lính gác bình thường của đội quân Lư Hán, thản nhiên dùng lưỡi lê thọc ngang trước mũi những chiếc xe tăng của sư đoàn xe bọc thép của Pháp, ngăn không cho tiến. Phải đi gọi một sĩ quan phiên dịch tới, tranh cãi rất, lâu đoàn xe mới tiếp tục được lên đường.
Khoảng 14 giờ, chiếc xe chở tướng Leclerc đi qua phố tiến vào cơ quan uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Hà Nội. Tôi cùng với tướng Salan, ông Léon Pignon, đại tá d'Argencé, Tổng Chưởng lý Valran và nhiều cộng sự viên chủ chốt của tôi làm lễ nghênh đón.
Sự phấn khởi của dân chúng người Pháp lên tới cực điểm. Leclerc, người giải phóng Paris, được nhiệt liệt hoan hô từ đầu phố Richaud1 (Nay là phố Hàng Vôi).
Cũng trong ngày hôm đó, vào cuối buổi chiều, sau khi tới gặp tướng Lư Hán, chúng tôi tới nơi ở của Hồ Chí Minh. Tôi giới thiệu hai người với nhau. Leclerc, thái độ tươi vui, chỉ vài câu đơn giản, khúc chiết, đã thu hút được cảm tình của nhà cách mạng lão thành rất tinh tế này. Leclerc, dưới bộ mặt khắc khổ, cương quyết của một viên tướng chỉ huy, đã thể hiện được tâm hồn thẳng thắn, trung thực của một con người, trong suốt diễn biến tình hình đã tỏ ra một sự sáng suốt đáng ngạc nhiên về chính trị. Tất nhiên, chúng tôi đã cùng nhau nâng cốc, chúc mừng tình hữu nghị giữa nước Pháp và Việt Nam.
Ba ngày sau, một cuộc diễu binh được tiến hành trên các đại lộ gần dinh Toàn quyền cũ và thành Hà Nội.
Trong cuộc duyệt binh này, không những chỉ có tất cả những đơn vị trong đạo quân Viễn chinh có mặt tại Hà Nội từ ngày 19 tháng 3, mà có cả những đơn vị thuộc đội quân cũ ở Bắc Đông Dương vừa được tổ chức và trang bị lại sau khi ký Hiệp định ngày 6 tháng 3.
Gần 5000 binh sĩ bị tước vũ khí từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 mà từ ngày đến Hà Nội tôi đã có dự định tái vũ trang cho họ, hoặc bằng cách bí mật đưa vũ khí vào trong thành là nơi họ bị giam giữ, hoặc thả dù vũ khí xuống đó nhưng không thực hiện được, nay đang được dự lễ duyệt binh. Tướng Leclerc đã trao cho họ lá quân kỳ mới, thay cho lá cờ đã đốt trong ngày 9 tháng 3 năm 1945. (Đến tháng 10 năm 1945, những đơn vị này đã được tổ chức lại, đặt dưới sự chỉ huy của tướng Froissart Broissia, trung tá Le Porz, đại tá d'Argence v.v... Cuối cùng, tướng Salan được cử làm đại diện quân sự Pháp ở Bắc Đông Dương, cuối tháng 12 đã tới Hà Nội1 (Sainteny lại viết sai. Trong hồi ký nhan đề "Sự kết thúc của một đế quốc", tướng Salan đã cải chính như sau: "Ông Sainteny viết trong hồi ký rằng mãi tới cuối tháng 12 tôi mới tới Hà Nội. Thật ra, tôi tới đây từ tháng 10" - ND) và được giao quyền chỉ huy tất cả những đơn vị cũ ở Bắc Kỳ hiện đang phân tán. Bốn tháng sau, khi Leclerc đến Hà Nội, ông thấy những đơn vị này đã được tổ chức lại, sẵn sàng chiến đấu).
Một sự xúc động phi thường làm nghẹn ngào tất cả những người Pháp dự buổi lễ duyệt binh. Tất cả những binh sĩ sống sót dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản từ những "trại tập trung của cái chết dần mòn", nay trở thành những cựu chiến binh đứng dàn hàng thẳng tấp trước mặt vị chỉ huy mới, với trang phục và vũ khí vừa được cấp phát, trong một trật tự không ai chê trách được.
Trong lễ duyệt binh này, có cả một tiểu đoàn bộ binh quân đội Việt Nam tư thế rất chững chạc cùng tham dự. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Võ Nguyên Giáp đứng duyệt đội ngũ bên cạnh tướng Leclerc. Các tướng lĩnh Trung - Hoa, các tuỳ viên quân sự Mỹ, Anh và các quan chức Pháp đều có mặt. Mọi người đứng nghiêm trước đài tử sĩ, chào Quốc thiều Pháp và Việt Nam. Võ Nguyên Giáp điềm tĩnh, tươi cười, đội mũ phớt, giơ nắm tay chào. Những đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong đều được đặt hoa. Tôi chợt nhớ đến, mới chỉ cách đây khoảng bốn tháng rưỡi, nhân ngày 11 tháng 11 năm 1945 kỷ niệm chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất tôi đã cùng với năm hoặc sáu cộng sự viên tới đây đặt hoa tưởng niệm và đã bị coi như một sự thách thức. Chúng tôi biết rất rõ là, hồi đó tại đài tưởng niệm thường hoang vắng này có những cặp mắt thù ghét đang dò xét chúng tôi.
Ngày 22 tháng 3 năm 1946 có một quang cảnh hoàn toàn khác trước. Tất cả đám dân cư Pháp đều vui mừng đổ ra đường phố, trừ một "sự cố không tài nào tránh khỏi". Đó là một lính gác trong đội quân chiếm đóng của Lư Hán, viện cớ không nhận được chỉ thị của cấp trên, đã cắm lưỡi lê trên nòng súng, cản đường những chiếc xe tăng hạng nặng của Pháp đi trên đường phố để trở về nơi đóng quân. Còn thì tất cả đều diễn ra trong yên tĩnh. Dân chúng Việt Nam được lệnh không chính thức là ở nguyên trong nhà. Nhưng sự tò mò vẫn kéo một số người ra ngoài và những đội viên đội Tự vệ đã phải lùa những kẻ hiếu kỳ vào trong nhà, thúc ép những kẻ tò mò đang leo lên cây nhìn xe thiết giáp của Pháp diễu qua các đường phố, phải tụt xuống đất.
Ngay khi tới Hà Nội, tướng Leclerc, vốn tính giản dị, đề nghị tôi cho ông đến ở chung. Chúng tôi cùng chia nhau toà biệt thự tôi đang ở được ít lâu, ở ngay trước mặt dinh Toàn quyền cũ, nay là trụ sở của Chính phủ Việt Nam.
Do được ở chung nhiều tuần cùng với tướng Leclerc, tôi càng có cơ hội hiểu biết thêm người chỉ huy sư đoàn thiết giáp số 2. Cho tới nay, tôi chỉ mới được gặp ông chớp nhoáng vài lần ở Chandernagor hoặc ở Sài Gòn, ngoài ra toàn trao đổi thư từ. Tôi mới chỉ được biết, ông là một người cầm quân vĩ đại, người anh hùng huyền thoại. Sau khi những nhân viên tuỳ tùng đã rút lui, chỉ còn lại một mình tôi với ông, chúng tôi đã nói chuyện dông dài với nhau rất lâu. Qua nhung câu chuyện phiếm này tôi đã khám phá được dưới lớp áo giáp, một con người bình dị, một người cha, một người Pháp sống gương mẫu, tiêu biểu cho chủng tộc vừa muốn bám đất, vừa thích phiêu lưu của dòng giống chúng tôi.
Đối với tôi, niềm vui vô giá là được kéo dài mãi tới đêm khuya những câu chuyện phiếm làm cho chúng tôi được thư giãn sau những vấn đề đang ám ảnh, chúng tôi còn lan man say sưa nói đến những thích thú như cuộc sống ở vùng nông thôn, chăn nuôi, săn bắn... để cùng phát hiện ra là "hợp gu" với nhau. Thật là như được tăng thêm sức sau mỗi tôi được gặp người chỉ huy mà chỉ cau mày một cái cũng khiến cho toàn sư đoàn phải đứng nghiêm, nhưng lại là một con người bình dị, nhã nhặn, nhân hậu, say sưa muốn bám chặt ruộng đất.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #51 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2021, 08:14:30 am » |
|
Nhân dịp viết lại những dòng hồi tưởng này, tôi xin được kể thêm một câu chuyện. Người con trai út tướng Leclerc, là thiếu uý Henri Leclerc de Hautecloque, phục vụ trong một đơn vị quân đổ bộ, đã bị thương ở vùng Hồng Gai. Trong khi tướng Leclerc đang ở chung nhà với tôi, tôi được tin con trai ông cũng có mặt tại Hà Nội. Tôi đề nghị với ông, người cha của thiếu uý Henri, là tôi rất sung sướng được làm quen với thiếu uý, muốn mời thiếu uý tới ăn một bữa cơm trưa hoặc tôi. Lời đề nghị của tôi đã được ông đáp lại bằng mấy câu lầu bầu trong miệng, đủ để tôi hiểu rằng, một sĩ quan, bất kể là ai, đều phải sống cùng với binh lính và đồng cấp, con trai ông không có lý do gì để được tới đây ngồi ăn cùng với chúng tôi.
Tuy nhiên, một ánh mắt chợt loé lên trong cái nhìn của Leclerc đã khiến tôi thêm mạnh dạn. Ngày hôm sau, tôi nói với tướng Leclerc, tôi đã mời thiếu uý Henri Leclere de Hautecloque đến ăn cơm trưa, ông lại lầu bầu nhưng sau đó là một nụ cười. Có nghĩa rằng tôi là chủ nhà, tôi được quyền tự do mời bất cứ ai tôi thích. Lúc thiếu uý Henri tới tướng Leclerc đã tỏ ra rất thích thú. Ông nói đùa với con và với tất cả những người cùng ăn, bông phèng đủ mọi thứ chuyện.
Vì vậy hai năm sau, khi chúng tôi đi theo linh cữu tướng Leclerc từ Nhà thờ Đức Bà đến nghĩa trang Liệt sĩ, dưới tiết trơi mưa lạnh giá của tháng Chạp, tôi đã cùng với tất cả nước Pháp khóc thương người anh hùng huyền thoại, và tôi cũng khóc thương cả một con người mà tôi đã có dịp quen biết và yêu quý. (Còn thiếu uý Henri Leclerc de Hautecloque đã mất tích ngày 4 tháng 1 năm 1952 trong một trận chiến đâu ở gần Phát Diệm).
Đô đốc d'Argenlieu muốn làm quen và gặp chính thức Hồ Chí Minh, đã quyết định mời Chủ tịch Chính phủ Việt Nam tới tàu chỉ huy Emile Bertin và tiện dịp dự lễ duyệt hạm đội Pháp đang tập trung trong vùng biển Đông Dương. Khung cảnh vịnh Hạ Long đã được chọn làm nơi đón tiếp. Thời gian được ấn định vào ngày 24 tháng 3.
Chiếc thuỷ phi cơ Catalina được lệnh tới đón chúng tôi tại sân bay Gia Lâm. Hồ Chí Minh và tôi cùng đi trong chiếc máy bay này tới gặp đô đốc d'Argenlieu trên chiếc tuần dương hạm. Sau nghi lễ đón chào là buổi tiếp về phía Pháp có tướng Leclerc và những trợ tá chủ chốt của Cao ủy. Phía Việt Nam có Nguyễn Tường Tam và Hoàng Minh Giám, thái độ hoà dịu, thân mật. Đáp lại lời hoan nghênh của đô đốc nâng cốc chúc mừng, Hồ Chí Minh trả lời rất đơn giản.
Buổi chiều dành cho việc duyệt hạm đội Pháp ở Viễn Đông, sau đó là cuộc hội đàm kéo dài trong khoang chỉ huy của đô đốc. Trong cuộc hội đàm, chúng tôi thảo luận vấn đề gai góc nhất là những hiệp định tiếp theo Hiệp định Sơ bộ. Phải thừa nhận rằng cuộc nói chuyện này đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn, nhiều thông cảm lẫn nhau, nhiều nhượng bộ ở cả hai phía, nếu muốn hoàn chỉnh đầy đủ các điều khoản đã ghi trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3.
Địa điểm hội nghị tiếp theo là một vấn đề tranh cãi trong buổi hội đàm hôm đó.
Mọi người đều biết, Hiệp định Sơ bộ dự kiến chọn Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris làm địa điểm cho hội nghị tiếp theo để đi tới Hiệp định chính thức. Hồ Chí Minh giữ vững quan điểm Paris cần thiết phải được chọn làm địa điểm họp hội nghị sắp tới. Nhân dân Việt Nam đã được hỏi kỹ về vấn đề này và đã không bỏ lỡ cơ hội để biểu lộ "lòng mong muốn" thấy thủ đô Pháp được chọn làm địa điểm họp tiếp theo. Chính vì vậy cho nên hồi đó nhiều biểu ngữ, áp phích đã được dán trên đường phố đòi "thảo luận tại Paris".
Đô đốc d'Argenlieu lại muốn chọn Đà Lạt vì cho rằng thành phố này có thể được coi như một trận địa trung lập. Về mặt thực tiễn, cũng phải tính đến chuyện tất cả các chuyên viên đều đang tập trung hoặc ở Hà Nội, hoặc ở Sài Gòn, vì vậy có điều kiện thuận lợi để đưa họ lên Đà Lạt khi cần thiết.
Về phần tôi, tôi nghiêng về phía chọn Paris, chủ yếu để Hồ Chí Minh và các đại biểu Việt Nam tách khỏi ảnh hưởng và sức ép của những phần tử dân tộc chủ nghĩa ngoan cố, cũng như những mưu đồ của những kẻ không thích Pháp và Việt Nam thoả hiệp với nhau. Chúng tôi biết, một số cơ quan mật vụ các nước Đồng minh vẫn chuẩn bị tước vũ khí và đang muốn âm mưu làm rối vấn đề. Tướng Leclerc từ khi tới Bắc Kỳ cũng đã có dịp nhận thấy những hành động phá hoại này, nên cũng cùng chung quan điểm với tôi là chọn Paris và ông đã sử dụng tất cả uy quyền của mình để ủng hộ tôi. Nhưng cũng phải mất nhiều ngày sau Paris mới được chọn, sau nhiều cuộc trao đổi quan điểm giữa Hà Nội và Sài Gòn.
Ngày hôm sau, 25 tháng 3 được dành để tiếp tướng Lư Hán. Đô đốc d'Argenlieu đã có ý định gặp Tư lệnh trưởng các đội quân chiếm đóng Bắc Kỳ và muốn nhân dịp đang ở vịnh Hạ Long để tiếp tướng Lư Hán trên chiếc tuần dương hạm mang cờ hiệu đô đốc chỉ huy.
Tướng Lư Hán tỏ ra thích thú được trải qua một ngày trên chiến hạm Emile Bertin và chú ý rất nhiều đến buổi diễn tập bắn đạn thật để chào mừng. Nhằm mục đích củng cố thêm những liên hệ vừa thiết lập với lãnh chúa Trung Quốc tỉnh Vân Nam, Cao uỷ d'Argenlieu mời tướng Lư Hán chính thức đi thăm Sài Gòn. Ông ngỏ ý sẽ dành một trong những tuần dương hạm dưới quyền, đưa tướng Lư Hán tới Nam Kỳ. Lư Hán sốt sắng nhận lời ngay. Nhưng chỉ vài ngày sau, chắc là Chính phủ Trùng Khánh không đồng ý cho nên Lư Hán lại thành thật ngỏ lời xin lỗi, lấy làm tiếc đã phải từ chối lời mời của đô đốc d'Argenlieu, không thực hiện được chuyến đi Nam Kỳ bằng đường biển.
Tối 24, tôi để Hồ Chí Minh trở về Hà Nội bằng đường bộ một mình, còn tôi ở lại nghỉ đêm trên tàu Gloire. Vài giờ trên mặt biển, trong không khí tĩnh lặng trên chiếc tàu chiến lớn cắm neo đứng im trong vịnh Hạ Long hùng vĩ là nơi mười sáu năm trước tôi đã trải qua những giờ phút đẹp nhất trong chuyến công tác trước đây tại xứ Bắc Kỳ, đối với tôi đêm hôm đó quả là được hưởng sự thư giãn thật sự đầu tiên khi trở lại Viễn Đông. Phải chăng do tình bạn mến khách của hạm đội Pháp ở đây, là nơi tôi có nhiều người bạn, hoặc do thanh thản vì đã vược qua một giai đoạn công tác, đã gây cho tôi một cảm giác yên tĩnh trong lòng mà tôi đã quên lãng không còn nhớ, hay chỉ đơn giản là do sự sảng khoái kỳ diệu đang thâm nhập tất cả cơ thể tôi, mỗi khi tôi tới vùng biển? Tôi đã mở to mắt nhiều giờ không ngủ, để tận hưởng say sưa khoái cảm từ con tàu tuần dương đang đung đưa nhẹ nhàng như thiu thiu ngủ.
Tuy nhiên, ý nghĩ của tôi vẫn không ngừng quay trở lại với vấn đề lo ngại từ nhiều tháng nay vẫn ám ảnh tôi.
Nếu đã tránh được cuộc xung đột đẫm máu, nếu cả hai bên đều đã thừa nhận nguyên tắc đàm phán tiếp theo, vậy thì từ những lời hứa hẹn này, từ tất cả những dự định này sẽ còn phải làm gì nữa, những thiện chí và tất cả ước muốn thoả hiệp sẽ phải được thể hiện như thế nào nữa?
Đoạn đường đã đi qua thật là nguy hiểm. Kỳ lạ thay, đoạn đường đó đã đi vòng qua, thảm hoạ đáng sợ. Thế nhưng tôi vẫn cảm thấy dường như còn phải làm nhiều việc tinh tế hơn nữa, hăng hái hơn nữa, trên đoạn đường tiếp theo.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #52 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2021, 02:41:25 pm » |
|
XIII HỒ CHÍ MINH ĐI PHÁP HỘI NGHỊ FONTAINEBLEAU Sau cuộc gặp giữa Hồ Chí Minh với đô đốc d'Argenlieu trên vịnh Hạ Long, hai bên thoả thuận thông báo cho công chúng biết những điểm đã ấn định trong cuộc hội đàm này bằng một bản thông báo chung. Văn bản này được soạn thảo rất công phu. Hồ Chí Minh đòi phải ghi rõ Paris đã được chọn làm địa điểm họp hội nghị. Sau nhiều lần ngần ngại và nhiều cuộc trao đổi giữa Hà Nội với Sài Gòn, cuối cùng văn bản này được hai bên đồng ý và được truyền đi qua báo chí và hệ thống truyền thanh. Thông cáo Sau cuộc họp ngày 24 tháng 3 năm 1946 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và đô đốc d'Argenlieu, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, những điều dưới đây đã được hai bên thoả thuận: Một - Trong thời hạn nhanh nhất, tức ngay sau khi hoàn thành các thủ tục quá cảnh, tức vào khoảng nửa đầu tháng 4, một phái đoàn hữu nghị gồm mười đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ đi Paris, chuyển tới Quốc hội Pháp lời chào anh em của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hai - Cũng trong thời hạn đó, một hội nghị trù bị sẽ mở tại Đà Lạt, giữa một bên là đoàn đại biểu Pháp gồm 12 thành viên, đặt dưới sự chủ toạ của Cao uỷ Pháp tại Đông Dương, một bên là đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gồm 12 thành viên, đặt dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Chính phủ hoặc đại diện Chủ tịch. Ba - Hội nghị trù bị này sẽ hoàn thành mọi việc chuẩn bị để một đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể lên đường trong thời hạn ngắn nhất, tức vào khoảng nửa cuối tháng 5 để khai mạc hội nghị chính thức tại Paris. Nếu những ý đồ của Sài Gòn đã được bảo vệ, tức là phải có một hội nghị trù bị tại Đà Lạt trước khi mở hội nghị chính thức tại Paris, thì phía Việt Nam cũng hài lòng do việc hội nghị sẽ được tiếp tục tại Paris như đã ghi rõ trong điểm 3. Trên thực tế, chúng tôi cho rằng Hội nghị Đà Lạt không chỉ chuẩn bị cho Hội nghị Paris mà còn giải quyết đầy đủ các vấn đề, để cho những cuộc hội đàm tại Paris chỉ giới hạn trong việc long trọng ký kết những thoả thuận đã được ghi rõ tại Đà Lạt và được đề cập trong buổi lễ ký chính thúc. Về đoàn đại biểu gọi là "phái đoàn hữu nghị", sự thoả thuận cũng đạt được rất nhanh, chóng. Những người đề nghị được cử đi rất đông. Việc thành lập danh sách xuất phát từ nhiều đòi hỏi của phía Việt Nam - Người nào cũng muốn đi. (Các thành phần trong đoàn đại biểu hữu nghị của Việt Nam gồm có: Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn, Trần Ngọc Danh, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Luân, Trịnh Quốc Quang, Tôn Đức Thắng, Huỳnh Văn Tiểng, Hoàng Tích Trí, Nguyễn Tấn Gia Trọng). Tôi cũng đã được quyết định trở về Pháp để chuẩn bị chuyến đi cho phái đoàn hữu nghị này và cũng để gặp lại Hồ Chí Minh khi ông đến Mẫu quốc. Tôi còn được cử vào một phái đoàn thông tin bên cạnh Chính phủ Pháp, có nhiều thông báo kịp thời những diễn biến ở Bắc Đông Dương cho chính phủ biết. Tôi rời Hà Nội đi Sài Gòn sau khi đã trao nhiệm vụ cho tướng Valluy, chỉ huy sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9, được cử làm Quyền uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Cuối tháng 4, đoàn đại biểu hữu nghị Việt Nam rời Hà Nội, bay qua Calcutta tới Paris. Sau khi dừng lại Sài Gòn vài ngày nhằm giải quyết rất nhiều công việc sự vụ, tôi rời Nam Kỳ trên một chiếc máy bay Dakota mà lực lượng không quân Pháp ở Viễn Đông đã nhường cho tôi sử dụng. Tôi có hẹn gặp tướng Leclerc ở Bangkok. Ông vừa mới từ Ấn Độ tới đây. Tại Ấn Độ, tướng Leclerc đã gặp tướng Juin trên đường đi Trùng Khánh. Chúng tôi gặp nhau tại một quán ăn ngay trong sân bay. Tối hôm đó tôi tới Calcutta là nơi chiếc Dakota già nua buộc chúng tôi phải nghỉ gần bốn mươi tám giờ để cho máy bay sửa chữa, bảo dưỡng. Tại Calcutta, tôi gặp đô đốc Auboyneau, tư lệnh các lực lượng hải quân Viễn Đông đang chờ máy bay về Pháp. Chiếc Dakota chở tôi không phải loại tiện nghi vì khoang máy bay hãy còn thiết bị như "thời chiến" nhưng chỗ ngồi thì không thiếu. Đô đốc Auboyneau, ông bạn lâu năm, đã đi cùng chuyến máy bay với tôi. Sau ba chặng dừng cánh ngắn hạn ở Delhi, Cairo, Tunis, ngày 22 tháng 4 chúng tôi đã tới sân bay Bourget của Pháp. Nhiều nhân vật quan tâm đến vấn đề Đông Dương đã chờ sẵn ở sân bay, dồn dập hỏi tôi nhiều chuyện. Sau đó là một loạt cuộc gặp các thành viên chính phủ, các chủ tịch Thượng viện, Hạ viện, và nhiều nhà hoạt động chính trị, hỏi tôi nhiều vấn đề về Đông Dương. Những cuộc thăm hỏi này kéo dài mất vài ngày. Tiếp đó lại họp báo, thuyết trình trước Ủy ban về Đông Dương, Uỷ ban liên bộ, Hội đồng chính phủ v.v... Ngày 30 tháng 4, tôi phát biéu trên đài phát thanh, cố giải thích, để mọi người nghe hiểu rằng chúng tôi vừa mới thoát khỏi vực thẳm khủng khiếp ở Bắc Đông Dương, và nếu quyết tâm thực hiện một cách rõ ràng, thẳng thắn, ta sẽ đạt được một thoả hiệp thật sự trong tương lai. Tôi quan niệm như đã từng dự kiến từ mười tháng trước, biết bao khó khăn phải trải qua, để có thể đạt được Hội nghị Paris tầm vóc rộng lớn của vấn đề. Những giới doanh nghiệp Pháp-Việt chăm chú theo dõi diễn biến. Ngoài một vài kẻ ngoan cố, cố tình quay lại quá khứ mà chỉ riêng họ tiếc nuối, những người khác đều hiểu rằng với đầu óc thực tế của những nhà kinh doanh, có thể đạt được hi vọng trên con đường mới cam kết tham gia. Những quyền lợi của họ chẳng phải đã được bảo vệ đó hay sao? Đoàn đại biểu hữu nghị của Việt Nam do Phạm Văn Đồng dẫn đầu tới Paris ngày 26 tháng 4 đã được các đại biểu quốc hội và nhiều nhân vật cấp cao của Pháp tiếp đón, và đã trở về ngày 16 tháng 5. Thời gian đoàn ở Pháp không nhằm mục đích nào khác là tiếp xúc với nhiều giới, do đó đã thực hiện một loạt dài các cuộc gặp gỡ, chiêu đãi thân mật. Riêng Phạm Văn Đồng vẫn ở lại Paris để tham gia Hội nghị Fontainebleau.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #53 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2021, 02:44:08 pm » |
|
Giữa khoảng thời gian này, ngày 31 tháng 5 Hồ Chí Minh có tướng Salan cùng đi, đã cùng với các nhà thương lượng Việt Nam rời Hà Nội lên đường đi Paris. Nhưng nội các Gouin vừa bị đổ và Georges Bidault được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới. Việc chưa có chính phủ giữa lúc Hồ Chí Minh đến Mẫu quốc khiến cho chúng tôi phải buộc hai máy bay chở ông và các cộng sự viên của ông chuyển hướng tới Biarritz, là nơi các vị khách của chúng ta chờ đợi sau khi thành lập xong chính phủ mới sẽ chính thức được đón tiếp tại Paris.
Trong một buổi được mời tới tham dự một cuộc họp của Hội đồng Chính phủ, tôi được Chủ tịch Bidault giao nhiệm vụ tổ chức lịch trình cho những ngày Hồ Chí Minh ở Pháp. Cũng đã có quyết định, Chủ tịch Việt Nam và tôi không tham dự đàm phán ở Fontainebleau. Hai bên thoả thuận, mọi cuộc tiếp xúc giũa Chủ tịch Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Pháp đều qua tôi liên lạc. Điều lệ này giai đoạn đầu được tôn trọng nhưng sau đó đã bị phá vỡ một cách nguy hiểm. Hồ Chí Minh đã vượt lên trên đầu tôi, để làm mọi việc mà đáng lẽ tôi thấy cần phải từ chối, bởi vì tôi có những lý do đúng để làm như vậy.
Ngày 12 tháng 6, Hồ Chí Minh và những người cùng đi tới Biarritz. Ngay buổi tiếp xúc đầu tiên, tôi cảm thấy ông có vẻ bực mình. Ông nói thẳng với tôi, ông có thể quay lại Bắc Kỳ. Đối với ông, cuộc hội nghị đã dự kiến đến nay có vẻ như vô ích, bởi vì nước Pháp đã đơn phương đi ngược lại những thoả thuận trong Hiệp định ngày 6 tháng 3, tự ý định đoạt số phận của Nam Kỳ. Ông liên tưởng tới việc ngày 1 tháng 6, giữa lúc ông đang bay trên vùng trời Trung Đông thì được tin nước Cộng hoà tự trị Nam Kỳ tuyên bố thành lập. Quyết định này là nhằm đáp ứng với một bộ phận đòi ly khai của dân chúng Sài Gòn, đồng thời chỉ là một giải pháp quá độ, đã bị Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Việt Nam rất nhạy cảm với bất cứ điều gì động chạm đến sự thống nhất của ba kỳ, coi như "một chuyện đã rồi" không thể nào chấp nhận được. Sự kiện này được lực lượng chống đối ở Việt Nam khai thác, nói rằng nước Pháp "một lần nữa đã không tôn trọng những điều họ cam kết", Hồ Chí Minh và những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam vừa mới đi xa, vậy mà Pháp đã lợi dụng sự vắng mặt của họ, lợi dụng việc quân Pháp trở lại Bắc vĩ tuyến 16, để núp dưới bóng quân đội Pháp thiết lập lại những quyền lợi của Pháp ở Đông Dương, Hiệp định ngày 6 tháng 3 chỉ là một trò bịp v.v...
Tôi đã phải giải thích rất lâu với Hồ Chí Minh và những người cùng đi rằng quyết định này chỉ là tạm thời và không cản trở gì hết đến tương lai của Nam Bộ. Văn bản tuyên bố thành lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị đã ghi rõ, việc thành lập chính phủ này là: "Sự chờ đợi kết quả của việc trưng cầu ý dân trong tương lai, như Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 đã ấn định". Cuộc trưng cầu ý dân dự kiến trong Hiệp định Sơ bộ sẽ được tiến hành đúng lúc. Đến lúc đó sẽ duy trì hay huỷ bỏ quyết định thành lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị, tuỳ theo ý nguyện của dân chúng. Những lời trình bày này có vẻ đã tạm yên lòng Chủ tịch và những người cùng đi.
Tôi vừa mới viết ở phần trên là các nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam đều cùng đi Pháp với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó không hoàn toàn chính xác. Không phải tất cả những nhân vật này đều đã đi xa. Ở Hà Nội vẫn còn có Võ Nguyên Giáp được coi như một nhân vật đáng gờm nhất. Nhân vật hùng mạnh này đã chế ngự hội nghị trù bị tại Đà Lạt khai mạc ngày 18 tháng 4 dưới sự chủ toạ của đô đốc d'Argenlieu. Nguyễn Tường Tam dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao.
Tại Đà Lạt, mọi người đã thừa nhận rằng việc "trang bị" cho cái khung của Hiệp định ngày 6 tháng 3 thật là rất khó khăn. Mặc dù bầu không khí thân ái bao trùm hội nghị nhưng đến ngày 11 tháng 5 đã phải kết thúc bằng một thải bại gần như hoàn toàn. Đoàn đại biểu Pháp có cảm tưởng là phía Việt Nam coi Hiệp định Sơ bộ ký tại Hà Nội như một bàn đạp xuất phát, đó chỉ là một bản sơ khai để đạt thêm những nhượng bộ mới. Đoàn đại biểu Việt Nam có cảm tưởng đơn giản, nhưng biết bao nguy hiểm, là phía Pháp đang tìm cách đi ngược lại những điều cam kết.
Võ Nguyên Giáp quay trở về Hà Nội với niềm hoài nghi và bực bội hơn bao giờ hết1 (Đây vẫn là nhận định rất chủ quan và suy diễn quen thuộc của Sainteny - ND).
Trong khi đó, tại Biarritz, Hồ Chí Minh cùng với sĩ quan tuỳ tùng là đại uý Huỳnh và Hoàng Minh Giám là một cộng sự viên trung thành, cùng đến ở tại khách sạn Carlton. Đó cũng là nơi tôi đến ở cùng với hai trong số cộng sự viên của tôi là Louis Fauchier Magnan và Philippe Quennouelle.
Những người còn lại trong đoàn đại biểu Việt Nam đáng lẽ phải đến ở tại nhà khách. Nhưng trên thực tế hầu hết các đại biểu đã về Paris.
Những ngày Chủ tịch của Việt Nam đến Pháp chỉ là chuyến đi chưa chính thức, cho tới khi có lễ đón tiếp chính thức tại Paris. Chúng tôi đang mong đợi chính phủ mới được thành lập để chính thức đón Hồ Chí Minh.
Trong thời gian chờ đợi, Chủ tịch của Việt Nam nghỉ mát trên bờ biển xứ Basque, ông đi tìm hiểu xứ sở này, chơi bài, dự chiêu đãi, câu cá, thăm viện bảo tàng Lourdes v.v... Hồ Chí Minh đã trở lại vui vẻ, tươi cười. Ông vẫn nhã nhặn, giản dị như xưa nay vốn thế. Ông quan tâm đến tất cả mọi thứ, nói chuyện thân mật với dân cày, dân chài, làm họ ngạc nhiên vì ông tuyệt đối không say sóng biển. Nhiều người Việt Nam sinh sống tại Pháp đến thăm ông. Không khí trở lại bớt căng thang. Nhưng điều đó vẫn không ngăn được ông Bộ trưởng Không quân đi cùng với hai hoặc ba nghị sĩ cộng sản trách chúng tôi về những điều kiện không thoải mái của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang bị "giữ chân" tại Biarritz. Nhưng Hồ Chí Minh tỏ ra có nhã ý không phàn nàn về sự đón tiếp chậm trễ tại Paris, ông tuyên bố là ông rất vui khi được nghỉ tại bờ biển xứ Basque.
Cuối cùng, chính phủ đã ấn định chương trình đón tiếp chính thức Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 22 tháng 6 đến 4 tháng 7. Sáng 22, chúng tôi rời Parme - Biarritz bay đến sân bay Bourget ở Paris. Hôm đó thời tiết đẹp. Cảm thấy thời gian còn sớm, tôi cho máy bay lượn nhẹ một vòng để các vị khách ngắm những lâu đài Loire từ trên cao. Chuyến bay du lịch này làm tôi nhớ lại hàng loạt chuyến bay nhiều vô kể để chụp ảnh trên không mà tôi đã tiến hành ỏ chính nơi đây trong thời kỳ tôi theo học khoá sĩ quan thám không ở Tours, trước khi chiến tranh bùng nổ ít ngày. Về phần Hồ Chí Minh trong khi bay trên thành phố này, không biết ông có nhớ rằng năm 1920 ông đã dự hội nghị thành Tours cùng với Marcel Cachin và hội nghị này đã khai sinh ra Đảng Cộng sản Pháp không.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #54 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2021, 02:47:57 pm » |
|
Đến 16 giờ, chúng tôi tới vùng trời Paris. Sân bay Bourget đen nghịt người. Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại1 (Trước kia gọi là Bộ Thuộc địa. Sau khi nước Pháp được giải phóng, Chính phủ Pháp đổi tên Bộ thuộc địa thành Bộ phụ trách những đất đai thuộc Pháp ở ngoài Chính quốc", sau đó lại chuyển thành Bộ Các nước liên kết - ND) Marius Moutet và nhiều quan chức dân sự, quân sự thay mặt Chính phủ Pháp ra đón. Trên sân ga hàng không, phấp phới tung bay những lá cờ Pháp và Việt Nam. Tôi liếc nhìn vị khách của chúng tôi. Nét mặt ông lộ rõ vẻ xúc động. Cặp mắt ông sáng ngời, cổ họng ông như nghẹn ngào muốn nói câu gì đó.
Máy bay hạ cánh rồi đứng im trên đường băng. Quốc thiều Pháp và Quốc thiều Việt Nam lần lượt vang lên. Hồ Chí Minh đứng nghiêm, chiếc mũ cát cầm trong tay. Liệu ông có nghĩ rằng, hai mươi ba năm trước đây, ông đã rời mảnh đất này của Pháp ra đi để rồi hôm nay nước Pháp lại nghênh đón ông như một Nguyên thủ Quốc gia?
Chuyến đi thăm chính thức của Hồ Chí Minh được ghi trong chương trình nghi lễ bằng một loạt hoạt động chính thức vẫn thường dành cho thượng khách. Mọi người nhìn thấy Chủ tịch của Việt Nam tới thăm Khải Hoàn môn, Cung điện Versailles, Toà Thị chính, lăng tẩm Mont-Valérien, xem biểu diễn tại Nhà hát lớn, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các binh sĩ Đông Dương tử trận trên đất Pháp, được chôn cất tại nghĩa trang Nogent... Chiếc xe chở Chủ tịch có môtô hộ tống xuất hiện liên tục trên các đường phố thủ đô Pháp.
Hồ Chí Minh cũng tổ chức nhiều buổi tiếp khách, chiêu đãi, và họp báo tại khách sạn Royal Monceau, là nơi ông nghỉ cùng với những người cùng đi. Các nhà báo và các nhà hoạt động chính trị, đại biểu quốc hội, doanh nghiệp thường tới gặp Hồ Chí Minh. Bầu không khí bao trùm những cuộc gặp đó rất thân mật. Hình như đã tìm lại được khí hậu thuận lợi cho cuộc đàm phán.
Ngày 6 tháng 7, hội nghị Fontainebleau bắt đầu làm việc, các đoàn đại biểu có mặt tại Fontainebleau bao gồm:
Đoàn đại biểu Pháp: - Chủ tịch: Max André. Các thành viên: Juglas, Lozeray, Baudet, tướng Salan, đô đốc Barjot, Pignon, Torel, Bayen, Messmer, Gonon, Bourgoin, d'Arcy, Gayet, Bousoquet.
Đoàn đại biểu Việt Nam: Chủ tịch: Phạm Văn Đồng. Các thành viên: Trịnh Văn Bính, Tạ Quang Bửu, Dương Bạch Mai, Chu Bá Phượng, Đăng Phúc Thông, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Thiên Lộc, Phạm Khắc Hoè, Hoàng Minh Giám. Các chuyên viên: Nguyễn Độ, Hoàng Văn Đức, Vũ Trọng Khánh, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Tịnh, Nguyễn Đắc Khê.
Cả hai đoàn đều ăn ở tại những khách sạn ở Fontainebleau. Các phòng làm việc được bố trí tại một cánh của toà lâu đài. Người ta có thể nhận thấy ngay trong "tuần trăng mật" mới mẻ này xuất hiện nhiều bất đồng hơn hoà đồng. Phạm Văn Đồng là Chủ tịch đoàn đại biểu Việt Nam đã thay đổi thái độ khác với hai tháng trước, khi dẫn đầu phái đoàn hữu nghị.
Với những lời lẽ cứng rắn đôi khi gay gắt, Phạm Văn Đồng phản ánh tâm trạng của các đại biểu Việt Nam. Những đại biểu này không che giấu sự lo ngại bị lừa bịp bởi một chính sách nhiều mưu mô của phía Pháp.
Tôi đã viết rằng, bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 nếu đã dẫn đến việc kết thúc sự chiếm đóng của đội quân Lư Hán, việc quân đội Pháp trở lại Đông Dương và việc đặt một nước Việt Nam tự do vào khối Liên hiệp Pháp thì cũng mới chỉ vạch ra những nét đại cương cho một sự thoả hiệp, cần phải có thêm những hiệp nghị riêng cho từng lĩnh vực, với những chi tiết cụ thể hơn.
Hội nghị trù bị Đà Lạt, như đã thấy đã không đạt được một tiến bộ nào, không ký kết được điều gì sau khi đã ký Hiệp định Sơ bộ tại Hà Nội. Cũng dễ hiểu khi cho rằng tại Hội nghị Fontainebleau vẫn còn tồn đọng những trở ngại chính cần vượt qua, đặc biệt là:
- Sự hợp nhất ba "kỳ", tức là sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam.
- Vấn đề thuế quan (chính từ vấn đề này mà bốn tháng sau đã xảy ra cuộc xung đột đẫm máu của sự cố không thế nào dàn xếp được tại Hải Phòng).
- Vấn đề đại diện ngoại giao. Nước Pháp muốn đặt Liên bang Đông Dương trong khối Liên hiệp Pháp, chủ trương không để cho Việt Nam được quyền tự chủ trong quan hệ quốc tế, trong khi đó Việt Nam lại muốn được toàn quyền độc lập trong việc đàm phán và ký hiệp ước với nước ngoài.
- Vấn đề tiếng Pháp: nước Pháp muốn ngôn ngữ Pháp phải là ngôn thữ thứ hai bắt buộc phải giảng dạy ở Việt Nam. Phía Việt Nam lại đơn giản cho rằng tiếng Pháp chỉ là sinh ngữ được ưu tiên trong các sinh ngữ khác.
Về vấn đề chuyên gia kỹ thuật và tài sản của Pháp ở Việt Nam, hai bên cũng có những quan điểm khác biệt và bám giữ đến cùng lập trường không thay đổi của mình. Nếu Việt Nam hoàn toàn chấp nhận việc nhờ cậy các chuyên gia Pháp thì họ lại muốn tự họ được lựa chọn chuyên gia và không đồng ý sự ưu tiên mang tính chất bắt buộc.
Vấn đề bồi thường liên quan đến các tài sản của Pháp gặp tai hoạ hoặc bị cướp đoạt cũng dẫn đến hai bên từ chối mọi trách nhiệm nếu xảy ra xung đột. Hơn nữa, phía Pháp cũng từ chối bồi thường theo chỉ định tương tự.
Chỉ nêu lên vài thí dụ trên đây, cũng đủ thấy, mặc dù đại đa số các thành viên đều có thiện chí và ước muốn thoả hiệp nhưng bên nào cũng giữ vững lập trường khó xoay chuyển.
Thất bại của Hội nghị Fontainebleau, ít nhất là một phần, đã bắt đầu thấy rõ khi Pháp được tin ngày 1 tháng 8 năm 1946 tại Đà Lạt tiến hành một hội nghị "Liên bang" nhằm xác định vị trí của Liên bang Đông Dương, không chỉ với Campuchia và Lào, mà cả Nam Kỳ. Nguồn tin này đã lập tức cắt đứt ngay Hội nghị Fontainebleau. Sau đó, nhờ có Hồ Chí Minh, vài ngày sau mới lại tiếp tục họp trở lại. Nhưng đến lúc này thì cả hai bên đều mất lòng tin đối với nhau.
Trong khi đó, tình hình chính trị nội bộ của nước Pháp tác động đến cuộc hoà đàm đang có vấn đề nghiêm trọng, đã đẩy Pháp và Việt Nam tới chỗ không thể nào hoà giải được. Các đảng cánh hữu của Pháp, ít nhiều đều ác cảm với Việt Nam và những yêu sách của họ đã khuyến khích đoàn đại biểu Pháp không khoan nhượng và kêu gọi huỷ bỏ những cam kết. Những thiện chí thành tâm nhất cũng bắt đầu chán ngán, sự bi quan chán nản xuất hiện ở cả hai phía.
Sự căng thẳng và sự lo ngại không ngừng tăng thêm. Sau này, tôi được biết từ giờ phút này những đại biểu Việt Nam đều có thể nghĩ rằng họ có thể bị bắt giữ. Bầu không khí tin cậy lẫn nhau, rất cần cho chính sách hoà giải phải khó nhọc lắm mới xây dựng được, nay hoàn toàn tan biến.
Những tin tức đến từ Bắc Kỳ cũng xấu. Việc tuyên bố thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị là nguyên cớ đầu tiên kích động dân chúng Bắc Kỳ. Ngày 9 tháng 6 Hà Nội tổ chức một "ngày Nam Bộ". Trước đó, ngày 3 tháng 6 trong một cuộc mít tinh phản đối âm mưu tách rời Nam Bộ khỏi Việt Nam, Trần Huy Liệu đã đọc một bài diễn văn mạnh mẽ trong đó coi sự kiện Nam Bộ tương tự như việc tách rời Alsace - Lorraine khỏi nước Pháp.
Trong những ngày 15, 16, 17 tháng 6 nhiều người Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng đều là nạn nhân của những vụ hành hung, cả dân sự lẫn quân sự. Trong đêm 18 rạng ngày 19 tháng 6 trường phái đoàn. Anh tại Bắc Kỳ là Simpson Jones may mắn thoát khỏi một vụ mưu hại. Danh từ "người da trắng tốt" đã tan biến, ít nhất cũng chỉ còn để kể chuyện làm ví dụ.
Cuối năm 1946 do các vụ lộn xộn xảy ra quá nhiều, tổ chức Tự vệ của Việt Nam Quốc dân đảng đã bị giải tán. Một số lớn đội viên của tổ chức này đều là con chủ bài của Việt Nam Quốc dân đảng. Sau đó, tổ chức Tự vệ do Việt Minh nắm, cung cấp cán bộ và cải tổ lại hoàn toàn đội ngũ cảnh vệ không chính quy này. Từ tháng 7 Việt Nam Quốc dân đảng cũng bị thanh toán trên thực tế. Những tổ chức quân sự của đảng này vẫn còn bám giữ một thời gian ở khu vực biên giới Trung-Việt, nhưng sau đó đã bị quân đội của Võ Nguyên Giáp đuổi khỏi Đông Dương. (Việt Nam Quốc dân đảng bám giữ vùng Thượng du đến tận tháng 11. Cho đến ngày 12 tháng 11 năm 1946 sau khi Vũ Hồng Khanh bị Việt Minh đánh bật khỏi Lào Cai phải đem quân chạy sang Trung Quốc, lúc đó mới hoàn toàn tan rã).
Ngày 4 tháng 8 một đoàn 35 chiếc xe ôtô quân sự của Pháp bị tiến công ở Bắc Ninh, cách Hà Nội 30 kilômét. Ban Liên kiểm Pháp - Việt có mặt rất nhanh tại nơi xảy ra xung đột để ra lệnh ngừng bắn nhưng đã có 12 lính Pháp bị chết, nhiều binh sĩ khác bị thương. Nguyên nhân không ai được biết rõ.
Về phía Trung Quốc, các toán quân của Lư Hán mặc dù việc rút lui đã được ghi nhận trong Hiệp định Pháp - Hoa ngày 28 tháng 2 ở Trùng Khánh và Hiệp định Pháp - Việt ngày 6 tháng 3 tại Hà Nội cũng như trong các thoả thuận tiếp theo, vẫn không chịu xuống tàu biển để hồi hương, họ tiến hành việc đó một cách rất chậm không sao tưởng tượng nổi.
Theo ghi nhận trong Hiệp định Pháp - Hoa, chậm lắm là đến ngày 31 tháng 3 năm 1946 quân Lư Hán phải rút hết. Trên thực tế, mãi đến ngày 18 tháng 9 năm 1946 toán cuối cùng gồm 2.800 binh sĩ thuộc sư đoàn bộ binh số 2 mới xuống tàu biển đã cắm neo chờ đợi từ ngày 4, mặc dù từ ngày 30 tháng 5 chính Lư Hán đã tuyên bố cuộc rút quân sẽ hoàn tất vào ngày 10 tháng 6.
Số "chiến lợi phẩm" mà đội quân này mang theo trong hành lý đã nói nhiều về quan điểm của họ trong nhiệm vụ do Hội nghị Potsdam giao phó.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #55 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2021, 02:48:36 pm » |
|
Trong toàn lãnh thổ Bắc Kỳ, nhưng chủ yếu là tại Hà Nội, nhiều cuộc mít-tinh được tổ chức với nhịp độ ngày càng nhiều. Ngày 18 tháng 8, tiếp đó là ngày 19 tháng 8 kỷ niệm Việt Minh giành được chính quyền, rồi các ngày 20, 23, 24, 25, 29, 31 đều có mít-tinh với nhiều lý do khác nhau.
Trong một buổi tranh cãi gay gắt với Hồ Chí Minh xoay quanh chủ đề này, lần đầu tiên Chủ tịch đồng ý với tôi là ông không nên vắng mặt quá lâu hơn nữa. Nhưng ông nói với tôi:
- Tôi biết, ông đang liên tưởng tới vấn đề gì, nhưng tôi làm sao trở về nước với "hai bàn tay không"?
"Bàn tay không" đó là một công thức mà tôi thường được nghe và từ hôm đó trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên của ông.
Còn đoàn đại biểu đàm phán của Việt Nam thì đã trở về tay không. Phạm Văn Đồng đã đóng cửa Hội nghị Fontainebleau đi xuống Marseille đáp tàu biển về nước và sẽ tới Hải Phòng ngày 3 tháng 10.
Hồ Chí Minh không về cùng với đoàn Việt Nam. Chuyến thăm chính thức nước Pháp đã kết thúc. Ông không còn là khách mời của Chính phủ Pháp nữa. Ông rời khách sạn Royal Monceau, đến ở trong một biệt thự của ông Aubrac tại Soisy-sous-Montmorency. Ông tỏ rõ thái độ muốn đi tới cùng. Cũng như Marius Moutet, ông muốn tránh sự đổ vỡ và ngày 14 tháng 9 đã cùng ký với Marius Moutet bản Tạm ước nhằm cứu vãn tình hình.
Tuy vậy, ông vẫn lo ngại điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Ông thấy trước khả năng có thể bùng nổ xung đột vũ trang và đã nói với tôi bằng thái độ kiên quyết:
- Nếu cần phải chiến đấu, chúng tôi sẽ chiến đấu. Một người các ông có thể giết chết mười người chúng tôi. Mười người chúng tôi sẽ giết một người của ông. Nhưng cuối cùng, chính các ông sẽ là người nản lòng bỏ cuộc.
Từ lâu, tôi đã tăng cường thúc đẩy Chính phủ Pháp thu xếp để tổ chức việc về nước của Hồ Chí Minh được nhanh nhất. Ngày về đã được ấn định là 14 tháng 8, nhưng Hồ Chí Minh muốn tranh thủ thời gian còn lại. Ông từ chối đi máy bay, viện lý do sức khoẻ. Có lẽ ông nghĩ tới một âm mưu ám hại ông, dễ thực hiện trong chuyến bay. Ông đòi trở về trên một tàu chiến Pháp và Bộ Hải quân đã dành cho ông chiếc thông báo hạm Dumont d'Urville dự kiến sẽ đi Đông Dương để ông sử dụng. Những cố gắng của tôi nhằm thu xếp cho ông trở về Hà Nội bằng các phương tiện nhanh nhất đã thất bại.
Thế là, bốn mươi tám giờ sau khi ký bản Tạm ước, Hồ Chí Minh rời Paris ngày 16 tháng 9 trên một toa xe lửa đặc biệt đi xuống Marseille và quân cảng Toulon.
Tại Montélimar là nơi đoàn tàu dừng lại vài phút, toa xe chở chúng tôi lập tức bị những người Việt Nam đứng đợi trên sân ga ùa tới. Hầu hết những người này đều là công nhân làm việc tại một doanh trại gần đó. Cuộc đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam rắt nồng nhiệt. Chúng tôi được biết cách đây mấy ngày đoàn đại biểu Việt Nam rời Hội nghị Fontainebleau ra về cũng được những người công nhân này hoan hô nhiệt liệt, ca ngợi thái độ không khoan nhượng của những đại biểu dự đàm phán.
Hồ Chí Minh đứng trên bậc lên xuống toa xe đặc biệt, nói vài lời với đám đông. Ông giải thích tại sao ông lại ký bản Tạm ước. Ông cũng yêu cầu mọi người tiếp tục làm việc bên cạnh "những anh em người Pháp" vì nước nhà đang cần nhiều công nhân lành nghề và chuyên viên kỹ thuật.
Đến Marseille, tại doanh trại Mazargues là nơi tập trung hàng ngàn người Việt Nam đứng đón, những tiếng hoan hô chen lẫn tiếng hô vang: "Độc lập!". Tại đây, Hồ Chí Minh vẫn nói chuyện một cách từ tốn, ca ngợi tình hữu nghị Pháp - Việt. Ngược lại, chính hai đồng bào tôi là nghị sĩ tỉnh Marseille, đại biểu cộng sản trong Hội đồng thành phố, lại phát biểu chống Pháp. Với thái độ hung hăng khác hẳn giọng điệu mềm mỏng của Hồ Chí Minh, hai vị đại biểu người Pháp này đã cổ vũ các công nhân Việt Nam đấu tranh tới cùng chống lại "sự áp bức thực dân của Pháp".
Từ Marseille, chúng tôi đi ôtô tới quân cảng Toulon là nơi Hồ Chí Minh đáp tàu Dumont d'Urville về nước. Hạm trường mời chúng tôi dự bữa cơm chào đón, và đây là lần cuổi tôi cùng ăn với Hồ Chí Minh. Cùng dự tiệc còn có đô đốc Lambert, phụ trách hành chính quân cảng Toulon, tướng Froissart Broissia mười hai tháng trước đã chỉ huy thành Hà Nội, người tôi vừa mới quen biết khi tới Bắc Kỳ, ông Pérony là huyện trưởng hạt Var, ông Eudier là phó quận trưởng Toulon.
Ngày hôm sau, 19 tháng 9 tôi chia tay Hồ Chí Minh. Tàu Dumont d'Urville nhổ neo lúc rạng sáng, lên đường đi Việt Nam.
Hồ Chí Minh ở thăm Pháp ba tháng. Thời gian ông xa đất nước Việt Nam kéo dài bốn tháng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #56 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2021, 08:27:40 am » |
|
XIV CHẤM DỨT MỘT HY VỌNG LỚN Đây là lúc tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của tôi ở Viễn Đông đánh dấu chấm hết. Tôi vốn là một sĩ quan dự bị, được cử làm Ủy viên Cộng hoà Pháp ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ là do một chuỗi sự kiện mà tôi viết ở phần trên. Bây giờ tôi chỉ muốn, được nghỉ để quay sang thu xếp những việc kinh doanh cá nhân đang đứng trước chủ trương quốc hữu hoá mà tôi từng vắng mặt nhiều năm. Tôi đã quyết định sau thời kỳ tướng Valluy tạm quyền chức Ủy viên cộng hoà, tôi sẽ đề nghị chuyển giao cho tướng Morlière. Đô đốc d'Argenlieu trong thời gian ở Pháp, cũng thăm dò nhiều nhân vật khả dĩ có thể thay tôi ở Hà Nội, nhưng tất cả đều từ chối. Tình hình Bắc Kỳ quả đang xấu đi từng ngày, chức vụ Ủy viên Cộng hoà không còn cám dỗ nữa. Hồ Chí Minh về tới Hải Phòng ngày 21 tháng 10. Ông càng giữ vững thêm guồng lái. Trong những chặng dừng chân tại Hải Phòng, Hải Dương, ông đều nói chuyện với đám đông quần chúng ra đón, tìm cách trấn an mọi người. Tới Hà Nội ông còn đi xa hơn nữa. Trước đám đông đón đợi tại sân ga, ông biểu lộ tình cảm với nước Pháp bằng cách cho cử cả Quốc thiều Việt Nam và Quốc thiều Pháp. Trong những ngày này, nhà cách mạng lão thành vẫn giữ vững và duy trì đường lối chiến lược chính trị và chiến thuật của mình. Nhưng đến ngày 11 tháng 11, vụt xuất hiện biểu hiện đầu tiên của sự tan vỡ trong tương lai. Ngày hôm đó, nhân dịp kỷ niệm đình chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tướng Morlière đã đạt được sự thoả thuận là quân đội Việt Nam cùng dự lễ kỷ niệm với quân đội Pháp. Nhưng, đến phút cuối cùng, phía Việt Nam đã từ chối và chỉ có quân đội Pháp một mình diễu hành trên các đường phố Hà Nội. Hiển nhiên là tình hình đang trượt dài đến chỗ không thể nào cứu vãn được. Các sự cố liên tiếp xảy ra với những lý do khác nhau. Những vụ hành hung và mưu hại những người thân Pháp tăng lên rõ rệt. Các phần tử Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân đảng quá khích bị loại trừ, nhiều đảng viên của hai tổ chức này gia nhập hàng ngũ Việt Minh. Thanh niên và đội viên Tự Vệ đẩy mạnh việc tập luyện chiến đấu. Hàng ngày, cứ đến 5 giờ sáng khi hiệu còi nổi lên, các thanh niên nam nữ đều tập luyện trước khi tiến hành công việc thường ngày. Trong khuôn khổ Tạm ước 14 tháng 9 các uỷ ban hỗn hợp đã được thành lập nhằm giải thích cho mọi người rõ những điểm nhạy cảm đang còn bỏ lửng. Nhưng công việc có tính chất xây dựng của những thành viên các uỷ ban này đã đi vào ngõ cụt, do sự hoài nghi từ Hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau hãy còn tồn đọng. Người Việt Nam cũng như người châu Á đều nghiêng về phía hội đàm, nhưng hình như chỉ tham gia hội đàm để nhằm mục đích tranh thủ thời gian. Mỗi một dự định do các nhà chức trách Pháp tiến hành nhằm lập lại trật tự các lĩnh vực trong nước, "vì lợi ích của nền kinh tẽ Đông Dương" và cả "vì lợi ích lớn của chính những người Việt Nam" đều bị coi như xâm phạm vào chủ quyền dân tộc của Việt Nam, không thế nào chấp nhận được. Cái gọi là "vụ thuế quan" đã gây ra sự đổ vỡ không tài nào hàn gắn được. Nguyên nhân xảy ra vụ việc này xuất phát từ chỗ phía Pháp muốn chấm dứt cảnh tự do buôn bán kéo dài vài tháng nay trong các hoạt động thương mại ở miền Bắc và đặc biệt là ở cảng Hải Phòng, đồng thời cũng để nhằm chấm dứt việc kho bạc liên bang bị thất thu những khoản tiền thuế cổ truyền. Vì vậy, ngày 10 tháng 9, Cao uỷ Pháp đã giao cho cơ quan uỷ viên Cộng hoà tại Bắc Kỳ khôi phục lại chế độ cấp giấy phép môn bài kể từ ngày 15 tháng 9. Tất cả ngoại tệ thu được từ nguồn xuất cảng đều phải đưa về Sở giao dịch chuyển đổi sang tiền Đông Dương. Cả thuế quan cũng vậy. Trong khi chờ đợi uỷ ban hỗn hợp Pháp - Việt hoàn tất việc đàm phán hiệp thương, các nguồn thu này sẽ cất giữ trong kho bạc rồi sẽ phân phối sau, theo tỉ lệ phần trăm giữa kho bạc liên bang Đông Dương và kho bạc Việt Nam sau khi đạt được thoả thuận. Mặt trận Việt Minh kịch liệt chống lại biện pháp này, đã gây sức ép với Quốc hội Việt Nam để đến ngày 14 tháng 9, Quốc hội yêu cầu Chính phủ Việt Nam đòi Pháp phải "tôn trọng chủ quyền thuế quan" của Việt Nam. Ngày 21 tháng 10, Hồ Chí Minh về tới Hà Nội. Từ ngày 18, ông đã gặp đô đốc d'Argenlieu tại vịnh Cam Ranh, khi chiếc thông báo hạm Dumont d'Urville đang trên đường đưa ông từ Pháp về nước. Trong chuyến trở về này còn có bác sĩ Trần Hữu Tước đã sống và làm việc nhiều năm tại Pháp, nay được chọn làm bác sĩ riêng của Chủ tịch nước Việt Nam. Trong cuộc gặp Cao uỷ Pháp, hai bên đều nghiên cứu các biện pháp nhằm làm dịu tình hình, Hồ Chí Minh tỏ ra lo ngại trước sự việc đang diễn ra. Ngay khi vừa về đến Hà Nội ông đã cố gắng giải quyết. Trong những ngày đầu tháng 11 ông đã cho cải tổ hoàn toàn Chính phủ Việt Nam, thay các bộ trưởng thuộc Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân đảng bằng Việt Minh hoặc các nhân sĩ không đảng phái. Ngày 12 tháng 11, Quốc hội sau khi loại trừ được những phần tử quá "nóng đầu" đã thông qua bản Hiến chương đầu tiên của Việt Nam, nhưng đã không xác nhận là Việt Nam sẽ tham gia, dưới một hình thức nào đó, vào khối Liên hiệp Pháp. Ngày 20 tháng 11, bi kịch bắt đầu xảy ra. Một thuyền buồm buôn lậu của người Hoa bị hải quân Pháp bắt giữ ngay trước cửa ngõ Hải Phòng. Khi móc chiếc thuyền này đưa về cảng, tàu Pháp đã bị Tự vệ Việt Nam bắn. Phía Pháp bắn trả lại ác liệt. Trật tự được khôi phục. Mọi người hi vọng rằng đây chỉ là một sự cố mới, và sẽ được nhanh chóng dàn xếp giữa Pháp và Việt Nam. Tuy nhiên, Phủ Cao uỷ ở Sài Gòn lại coi đây là vụ việc nổi cộm và ngày 22 tháng 11 lệnh cho Ban chỉ huy quân sự Pháp ở Hải Phòng phải làm chủ thành phố để thiết lập trật tự. Cuộc tiến công được đẩy mạnh dưới sự yểm trợ của pháo binh. Thành phố Hải Phòng nhanh chóng nằm trong tay quân Pháp nhưng nhân dân nội thành đã sơ tán triệt để, chạy hết về nông thôn. Số người bị nạn rất nhiều, khó đếm được chính xác, chỉ có thể ước lượng tới gần 6.000. Đó là sự việc đã dẫn đến sự đổ vỡ Pháp - Việt.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #57 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2021, 08:28:58 am » |
|
Dân chúng được tuyên truyền là Pháp sẽ mở cuộc tiến công tổng lực, mọi người nên rời bỏ thành phố. Hà Nội cũng tiến hành công trình phòng ngự một cách đáng lo ngại. Những lỗ hổng xuyên vách tường được đào thông từ nhà nọ sang nhà kia, để có thể đi xuyên qua các khối nhàc các khu phố từ bên trong. Khu phố của người dân bản xứ từ từ, kiên nhẫn, chuẩn bị cho các cuộc chiến đấu đường phố, biến thành một hang chuột chũi rộng lớn. Những người Hoa và người Việt để mặc cho Tự vệ đục tường nhà, không hề nói một lời. Người ta giải thích với họ đây không phải là những công trình chuẩn bị tiến công, mà ngược lại, chỉ nhằm tổ chức phòng ngự trong trường hợp Pháp tiến công để thống trị, huỷ bỏ các hiệp định, trở lại nguyên trạng như cũ.
Trên thực tế đây quả là một lời kêu gọi cầm vũ khí chiến đấu: đào chiến hào, đắp chiến luỹ, bố trí đủ mọi loại chướng ngại vật ở khắp mọi nơi. Con đường từ Hải Phòng đi Hà Nội, một trục giao thông có tính chất sống còn và là mục tiêu số một, bị cắt đứt làm nhiều đoạn.
Giữa khoảng thời gian này, tôi đang ở Pháp, được chính phủ hối thúc khẩn cấp quay trở lại Bắc Kỳ. Tôi được chính phủ cử làm Thống đốc, tập trung trong tay mọi quyền dân sự và quân sự. Tôi rời sân bay Orly ngày 23 tháng 11, đến Sài Gòn ngày 26.
Tại sân bay Tân Sơn Nhất tôi được các tướng Nyo và Andrieux, đô đốc Graziani, các ông Pignon, Torel và nhiều người khác ra đón. Giới báo chí đề nghị tôi tuyên bố và phát biểu trên đài phát thanh. Tôi biết nói gì, nếu không phải là những lời cầu mong sâu sắc được có thời gian để làm một việc gì đó? Tôi hi vọng chắc chắn như vậy. Tôi nói thêm, tôi tin sẽ làm được điều đó, dựa trên cơ sở những quan hệ thân thiết, đã được thiết lập giũa Hồ Chí Minh với chính bản thân tôi.
Theo yêu cầu của tướng Valluy giữ chức quyền Cao uỷ thay đô đốc d'Argenlieu đang ở Pháp, tôi nán lại Sài Gòn chờ kết thúc những diễn biến quân sự tại Hải Phòng rồi mới ra Hà Nội.
Vì vậy, đến ngày 2 tháng 12 tôi mới tới Gia Lâm. Ra đón tôi tại sân bay, không chỉ có những nhân vật người Pháp và các nước Đồng minh, mà cả những nhà chức trách chủ chốt của Việt Nam. Võ Nguyên Giáp ngỏ lời xin lỗi vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đang mệt, phải nằm trong phòng, không thể ra sân bay được. Sự vắng mặt vị Chủ tịch của Việt Nam mấy tháng trước đây còn là người đầu tiên tiếp tôi, báo hiệu không có gì tốt lành cả.
Các nhà chức trách Pháp cũng như đại diện các lãnh sự quán Mỹ và Anh đều thừa nhận tình hình đáng thất vọng và chỉ còn một cách là sự tin. cậy lẫn nhau hình như còn tồn tại giữa Hồ Chí Minh và tôi mới có thể vãn hồi sự bình ổn và tránh tai hoạ.
Trong những bữa tiệc chiêu đãi chính thức được tổ chức sau khi tôi trở về, trong đó có cả những ông chủ mới của Việt Nam đến dự, những lời phát biểu đều tràn đầy một tinh thần lạc quan.
Tất nhiên, ngay khi tới Hà Nội, tôi đã đề nghị tới thăm Hồ Chí Minh. Giữa ông và tôi, Hoàng Minh Giám vẫn là nhân vật trung gian trung thành. Đáp lại lời yêu cầu của tôi, Hoàng Minh Giám giải thích là Chủ tịch vẫn đang mệt yếu và sẽ tiếp tôi khi nào sức khoẻ cho phép.
Ngày 3 tháng 12 tôi nhận được thư Hồ Chí Minh, viết:
"Tôi rất vui mừng được tiếp ông chiều nay vào khoảng giữa 17 và 18 giờ. Vì tình trạng sức khoẻ hiện nay của tôi, dĩ nhiên đây sẽ là chuyện thăm hỏi giữa những người bạn già...''.
Khi bước vào phòng, tôi nhìn thấy Hồ Chí Minh đang nằm trên giường, cặp mắt vẫn sáng ngời nhưng đôi tay ông nắm chặt tay tôi rất lâu lại chứng tỏ ông đang sốt. Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam vẫn ngồi trong phòng. Hồ Chí Minh đã không bảo họ để cho chúng tôi nói chuyện riêng với nhau, như vẫn thường làm. Chúng tôi chỉ nói chuyện về sức khoẻ, về chuyến đi của tôi... Cuối cùng ông mới liên hệ đến tình hình Hải Phòng và tỏ ra đặc biệt quan tâm, cho biết những vụ việc nghiêm trọng xảy ra ở đó có liên quan đến cơn đau đã buộc ông phải nằm trên giường bệnh. Tôi nói:
- Ông thấy đấy! Tôi đã có lý khi lo ngại ông kéo dài quá lâu chuyến ở thăm Paris và chậm về nước.
Hồ Chí Minh trả lời:
- Đúng vậy. Nhưng ông cũng trở về đây quá chậm.
Chúng tôi ngừng nói chuyện và từ đó tôi không bao giờ gặp lại Chủ tịch của Việt Nam nữa.
Những ngày tiếp theo, tôi chỉ gặp Hoàng Minh Giám trong nhiều cuộc nói chuyện, liên quan tới vô số vấn đề công tác ít hoặc nhiều quan trọng, nhưng nhất là những cuộc nói chuyện nhằm mục đích tìm cách làm dịu tình hình, trở lại niẽm tin cậy lẫn nhau. Phía Việt Nam đòi hỏi quân đội Pháp phải trở lại vị trí trước ngày 20 tháng 11, coi đó là điều kiện tiên quyết trước khi thảo luận. Tôi trả lời, đó là điều không thể thực hiện được trong khi việc tuyên truyền chống Pháp chưa bị huỷ bỏ và dân chúng chưa được khuyên khích trở về nhà.
Cuối cùng, tôi cho biết sự ngạc nhiên của tôi khi trở lại Hà Nội, thấy tất cả các thành viên ôn hoà trong Chính phủ Việt Nam đều bị thay thế bằng những người mà ai cũng biết là chống Pháp. Vài hôm sau, Hoàng Minh Giám chuyển lời Hồ Chí Minh đề nghị tôi chỉ đích danh những người mà tôi cho là không được ưa chuộng. Những diễn biến của tình hình đã không cho tôi thời gian đáp ứng yêu cầu đó.
Trong những ngày cuối cùng này, liệu Hoàng Minh Giám có còn là người trung gian hoà giải đúng nghĩa như hồi cuối 1945 và đầu 1946 không? Liệu ông ta có được chỉ định đảm nhiệm vai trò này không? Ông có thật sự thành thật không? Hoàng Minh Giám là một người được đào tạo từ nền văn hoá Pháp, như tất cả các đồng chí của mình. Ông không phải là đảng viên cộng sản nhưng vì là một nhà hoạt động mác-xít tích cực, ông đã bị Pháp bắt tù và đưa đi đầy tại Côn đảo hồi trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôi nghĩ, ông là người đấu tranh quyết liệt để giành độc lập cho đất nước, nhưng cũng như ông thầy của mình là Hồ Chí Minh, ông thành thật chống lại giải pháp bạo lực.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #58 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2021, 08:30:02 am » |
|
Về phía tôi, được tướng Morlière đảm nhiệm chức vụ Quyền uỷ viên Cộng hoà trong thời gian tôi vắng mặt, tôi đã nhanh chóng điểm lại tình hình vừa qua.
Tướng Morlière cũng thuộc phái thành thật muốn theo đuổi chính sách hoà giải. Trước sự cứng rắn của phía Việt Nam ông đã làm hết sức mình chống lại dòng chảy đang đưa Việt Nam và Pháp tới chỗ đổ vỡ. Cho tới khi tôi trở lại Hà Nội, ông đã biết hoà giải và tránh đưa tình hình đến chỗ tồi tệ đến mức phải chuyển từ bàn tay ngoại giao sang bước chân của người lính.
Trong khi trao lại cho tôi chức vụ nặng nể Ủy viên Cộng hoà, tướng Morlière tỏ ra bi quan. Ngay khi tôi trở lại Bắc Kỳ ông lại tiếp tục chú trọng vào nhiệm vụ quân sự của mình, chuẩn bị thực hiện cái không thể tránh được, đó là vũ lực.
Do đó, thật là bất công khi buộc tội tướng Morlière và quân đội Pháp là đã bị bất ngờ trong vụ tiến công của Việt Minh tối 19 tháng 12 năm 1946. Ngay lúc đó tôi đã nói như vậy và đến bây giờ tôi vẫn nhắc lại như vậy.
Tuy nhiên, lối thoát nhất định xảy ra mà chúng tôi đang lướt dần tới không thể được coi là không tài nào tránh khỏi. Vì vậy, ngay khi vừa mới quay trở lại Hà Nội tôi đã làm hết sức để trân an mọi người.
Báo chí Việt Nam đón tôi quay trở lại với những ý kiến khác nhau.
Các tờ báo của chính phù nhận xét, phải coi việc tôi quay trở lại là điều khẳng định rằng nước Pháp muốn theo đuổi chính sách hoà giải, bởi vì đã cử đến Hà Nội nhân vật đề xuất và ký kết Hiệp định Sơ bộ.
Những tờ báo của phe đối lập lại cho rằng đâv là một thủ đoạn và kêu gọi dân chúng cảnh giác chống lại biểu hiện mới của "chủ nghĩa xảo quyệt Pháp". Các nhà quan sát nước ngoài hi vọng việc tôi quay trở lại sẽ dẫn đến một sự hoà giải. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cử phó thư ký Phân ban châu Á Moffat tới Hà Nội với nhiệm vụ thông tin. Quan chức cấp cao này đã có những cuộc nói chuyện với Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam. Sau những cuộc tiếp xúc này, ông không che giấu tôi sự bi quan của ông.
Về phần tôi, sau khi điểm lại tình hình, tôi cũng không còn lạc quan nữa. Tôi đã bộc lộ rõ trong công văn gửi kèm bản báo cáo của tướng Morlière viết ngày 12 tháng 12. Trong bức thư ngày 8 tháng 12 gửi Chủ tịch Albert Sarraut, tôi cũng đã không giấu giếm ý nghĩ của mình. Tôi viết:
"Mặc dù đã có những dự kiến bi quan nhất, tôi vẫn còn nhận thấy một tình huống rối rắm hơn nữa, phức tạp hơn nữa, trầm trọng hơn nữa, hơn cả những gì tôi đang chờ đợi. Không còn tranh cãi gì nữa, tất cả trận địa phải khó nhọc lắm mới giành được trước và sau ngày 6 tháng 3 đều đã bị mất. Có vẻ như, tất cả đều phải làm lại".
Tôi cũng nhấn mạnh, việc thiếu quyết tâm theo đuổi chính sách đã đề ra cũng phải chịu một phần lớn trách nhiệm của tình hình này. Cũng không nên quên một tình huống nữa là cuối tháng 11 một lần nữa ở Pháp lại thay đổi chính phủ như vẫn thường xảy ra. Trong thư ngày 8 tháng 12, tôi còn viết thêm:
"Hơn bao giờ hết, phải chiến đấu trong hoàn cảnh không có gì hậu thuẫn cả, không được ủng hộ, không có chỉ đạo, không mục đích rõ rệt v.v. Một lần nữa, tôi mong Phủ Cao uỷ ở Sài Gòn sẽ chiếu cho tôi ánh sáng, đáng lẽ ra phải chiếu tới từ chính phủ ở Paris. Bất kể tình huống nào, chúng tôi ở đây vẫn sẵn sàng thực hiện các mệnh lệnh, nhưng mà, phải nhận được mệnh lệnh thì mới thực hiện được. Nước Pháp cần phải hiểu, nếu muốn giữ được Đế quốc của mình thì phải làm như thế nào để đạt tới. Xin nước Pháp hãy từ bỏ những chuyện cãi vã vặt vãnh vì phe phái trong quốc hội một vài lúc để rung chuông ban hành những mệnh lệnh cho những người đang ngóng đợi. Không được chậm trễ một phút nào nữa".
Nếu tôi chép lại những dòng này đó là vì lá thư nói trên đã phản ánh đúng tình hình mà tôi đã nhận thấy, mười một ngày trước khi xảy ra cuộc đổ vỡ đẫm máu.
Ngày 8 tháng 12, đô đốc Battet, tư lệnh hạm đội Pháp ở Viễn Đông, tới thăm tôi. Ông là người bạn trung thành, tin cẩn. Tôi không giấu ông những điều tôi đang lo ngại.
Battet cũng nói với tôi, trong vài giờ ở Hà Nội ông cũng có một cảm giác lo ngại sâu sắc.
Trong nội thành Hà Nội, dân cư đã triệt để sơ tán. Những chiến luỹ được cấp tốc xây dựng ngay trong đêm, chắn ngang các trục lộ giao thông chính. Chúng tôi phải cho binh lính ra phá bỏ. Binh lính chúng tôi bị hành hung.
Vùng châu thổ cũng hoàn toàn đảo lộn. Ngày 4 tháng 12 chính tôi là người tự mình đã nhận biết rõ điều này. Chiếc máy bay của tôi bay thấp, đã bị súng máy bắn lên nhiều lần. Tôi đã nhìn thấy những làng xóm bị bốc cháy, những đoàn người chạy trốn1 (Sainteny đã cố tình không viết rõ lý do tại sao lại có cảnh xóm làng bốc cháy. Chính là do quân Pháp ở Hải Phòng càn quét để "mở rộng vành đai an toàn". Chính vì thế máy bay Pháp mới bị bắn trả - ND). Thật là trái ngược hẳn cảnh thanh bình, biệt lập của dân chúng nông thôn cách đây vài tháng mà tôi đã nhận thấy khi bay qua vùng này.
Ngày 17 tháng 12, một xe quân sự trên có chở một trung tá Pháp bị súng bắn ra từ trụ sở Bộ Tài chính của Việt Nam. Tôi đã lập tức cho quân đội đánh chiếm toà nhà này.
Sáng hôm đó, một xe tải nhỏ chở rau và thực phẩm cho binh lính đóng trong thành khi đi ngang qua phố Jambert2 (Nay là phố Nguyễn Trường Tộ) đã bị trúng đạn. Lái xe và người bên cạnh bị bắn chết. Lập tức, những ngôi nhà tình nghi có những kẻ ẩn nấp để tiến công đã bị lục soát3 (Sainteny không nói kết quả lục soát. Có nghĩa là đã lục soát một cách bạo ngược, trấn áp - ND).
Những sự cố tương tự tiếp tục tăng thêm và những phản kháng chúng tôi gửi đến Chính phủ Việt Nam cũng mạnh mẽ hơn. Các nhà chức trách Việt Nam, đổ lỗi cho phía Pháp và cũng phản kháng những vụ khiêu khích và mưu hại nói là do đồng bào của chúng tôi gây ra. (Ngày 20 tháng 11, Hồ Chí Minh gửi tới Chính phủ Cộng hoà Pháp một giác thư thống kê những vụ hành động khiêu khích và phá hoại của nước Pháp từ sau khi ký Tạm ước 14 tháng 9. Ngày 11 tháng 12, ông cũng nhờ tôi chuyển tới Quốc hội và Chính phủ Pháp lời kêu gọi chấm dứt các hành động bạo lực. Văn bản này không có chữ ký. Tôi đã gửi trả lại và nhiều ngày sau mới nhận được đầy đủ văn bản có chữ ký của Chủ tịch Việt Nam).
|
|
|
Logged
|
|
|
|
nhinrathegioi
Thành viên

Bài viết: 1023
|
 |
« Trả lời #59 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2021, 08:30:47 am » |
|
Trong thời gian này, tôi đã nhiều lần tiếp xúc với Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Hữu Nam, song những cuộc nói chuyện này không mang lại một sự hoà dịu nào.
Với Hồ Chí Minh, tôi không được gặp, tôi đành trao đổi bằng thư từ, công văn và giọng điệu cũng tăng thêm cứng rắn nhịp với những quan hệ ngày càng căng thẳng. Ngày 19 tháng 12 tôi vẫn còn gửi tới Hồ Chí Minh một bức thư mà chắc chắn là ông sẽ không nhận được vì tình hình lúc đó rất căng thẳng1 (Sainteny đã cố ý không nhấc tới ba công vàăn có tính chất tối hậu thư của tướng Morlière đòi Việt Nam phải giải giáp lực lượng Tự vệ, giao cho Pháp nắm quyền cảnh sái giữ trật tự, mà nhiều nhà sử học Pháp nhận xét là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ xung đột - ND).
Chúng tôi tính đến việc đưa những gia đình người Pháp đang sống tại các khu phố quá xa trung tâm dồn về ở tại trung tâm thành phố, nhưng đã vấp phải sự phản đối của những người không muốn rời bỏ tổ ấm để về những khu tập trung tạm bợ.
Sáng 19 tháng 12 chúng tôi dự định phải cưỡng ép những gia đình này. Giữa lúc mọi người đang họp bàn trong phòng làm việc của tôi như sáng nào cũng làm như vậy, trong đó có tướng Morlière và các quan chức chủ chốt người Pháp thì có người đưa cho tôi một bức thư của Hồ Chí Minh, đề nghị tôi gặp Hoàng Minh Giám. Tôi trả lời, sáng mai, 20 tháng 12 tôi sẽ gặp.
Khoảng gần trưa tôi nhận được tin chính phủ mới của Pháp do Léon Blum làm chủ tịch, quyết định cử Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet đi Đông Dương nắm tình hình. Chuyến đi này của ông Moutet để ngỏ khả năng có thể có những cuộc đàm phán mới nhằm đi tới một cam kết mới.
Việt Minh một lần nữa để lộ ý định đòi độc lập cho Việt Nam, dù phải trả giá.
Tôi và tướng Morlière thoả thuận với nhau cùng thực hiện một chủ trương nhằm hai mục đích, một là để giảm căng thẳng, hai là, trong trường hợp ngược lại, buộc Việt Minh phải lật ngửa lá bài của họ. Binh lính được lệnh tự do ra ngoài doanh trại sau nhiều ngày phải tập trung trong thành.
Vào buổi chiều, tất cả những tin tức tình báo chúng tôi thu lượm được đều trùng hợp ở điểm cuộc tổng tiến công đã được ấn định sẽ phát động vào tối 19 tháng 12. Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi nhận được những tin tức có vẻ đáng tin cậy khẳng định cuộc tổng tiến công sẽ xảy ra vào buổi tối. Tôi nhớ lại, trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 chúng tôi đã rất nhiều lần nhận được những lời cảnh báo nhiều vô kể thuộc loại này, tất cả đều có vẻ chính xác tới mức cần phải báo động. Cuộc báo động mới mẻ lần này có thể vẫn là một tấm màn nguỵ trang che phủ cuộc chiến tranh cân não mà dân chúng Pháp phải chịu đựng suốt mười bảy tháng nay. Thời gian vẫn như cũ: 20 giờ. Dân chúng Pháp, thường nhiều lần phải nín thở chờ đợi, với nhịp đập khắc khoải trong tim. Thế rồi, mọi người lại kiên cường tiếp tục cuộc sống.
Về phần tôi, tôi lo ngại thật sự. Thời khắc này được ấn định một cách "chính thức" để phải coi trọng.
Đến 17 giờ, căn cứ vào những tin túc thu lượm được tiếp theo, binh lính lại được lệnh tập trung, cấm ra khỏi doanh trại. Tôi đã thoả thuận với tướng Morlière, trong trường hợp xảy ra tiến công, tôi sẽ chạy vào thành Hà Nội để cùng với tướng Morlière điều khiển các hoạt động chiến đấu.
Đến 20 giờ, thành phố vẫn chìm đắm trong yên lặng đầy ấn tượng. Chuông đồng hồ trong bệnh viện Yersin1 (Nay thuộc phố Phủ Doãn) ở gần trụ sở Ủy viên Cộng hoà Pháp thong thả điểm tám tiếng.
Tôi nói với các nhân viên cộng sự:
- Có vẻ không phải tôi nay. Tôi đi về nhà đây!
Vừa ngồi vào trong xe ôtô tôi đã nghe thấy một tiếng nổ lớn. Toàn thành phố đột ngột chìm trong bóng tối. Trung tâm điện lực vừa bị nổ. Lúc này là 20 giờ 4 phút, rất chính xác.
Những tiếng súng đầu tiên bắt đầu nổ, xé rách bóng tối bao phủ thành phố, trong đó cũng đang chìm ngập những cố gắng và những hi vọng của chúng tôi.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|