Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:27:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Miền sóng vỗ - Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh  (Đọc 4071 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:12:45 am »

*
*   *

Từ sau ngày 14 tháng 3 năm 1988, tình hình tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trên vùng biên, đảo của ta ngày càng có biểu hiện phức tạp. Mặc dù, Việt Nam trước sau như một luôn chủ trương “giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thương lượng hòa bình và trong lúc chưa giải quyết được thì giữ nguyên hiện trạng, các bên không nên đơn phương có những hành động làm phức tạp thêm tình hình”...

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, còn trực tiếp chỉ đạo điều hành giải quyết đã có Chính phủ và các cơ quan chức năng của Nhà nước. Trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy quân đội bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã có Bộ Quốc phòng. Quân chủng Hải quân là thành phần của lực lượng vũ trang có chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng biển, đảo của Tổ quốc. Vì vậy, Hải quân không những có trách nhiệm nặng nề mà là lực lượng trực tiếp trên biển, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động xâm phạm chủ quyền vùng biển, đảo của ta.

Ngoài việc hàng trăm tàu thuyền nước ngoài thường xuyên xâm nhập đánh trộm hải sản trên các vùng biển của ta, thì tình hình gay cấn hơn cả trên biển vẫn là các hoạt động tranh chấp chủ quyền. Tính từ 1992-1999, Trung Quốc đã đưa 12 lần chiếc giàn khoan tàu khoan và 15 lần chiếc tàu khảo sát thăm dò dầu khí, địa chất, lấn sâu vào vùng biển Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ. Họ dùng cả tàu chiến để bảo vệ lực lượng “khảo sát thăm dò” của mình, đồng thời ngăn cản tàu ta thăm dò khảo sát và tàu bảo vệ của ta đang hoạt động ở phía tây kinh tuyến 108 độ đông.

Cùng thời gian trên, ta phát hiện có hơn 44.000 lượt tàu đánh cá Trung Quốc lấn sang phía tây kinh tuyến 108 độ đông, vào sâu vùng biển của ta ở vịnh Bắc Bộ đánh trộm hải sản mà họ cho là vùng đánh cá truyền thống của họ.

Tháng 11 năm 1992, Trung Quốc đưa một giàn khoan vào hoạt động ở đông nam cửa sông Hồng 70 hải lý. Năm 1997, họ đưa giàn khoan Kantan 03 vào hoạt động ở tây kinh tuyến 108 độ, xâm phạm sâu vào vùng biển của ta bảy hải lý. Ta kiên trì tuyên truyền và dùng tàu xua đuổi sau gần một tháng họ mới chịu rút...

Ngoài ra, còn có 21 đợt tàu Trung Quốc hoạt động trinh sát quân sự và thăm dò khảo sát dầu khí ở khu vực biển quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của ta. Có đợt thăm dò kéo dài ba tháng.

Trong các năm từ 1995-1999, họ nhiều lần cho các tàu trinh sát ngang ngược vào gần các đảo của ta ở quần đảo Trường Sa và các nhà dàn của ta ở DK1 tại thềm lục địa phía Nam để quay phim, chụp ảnh.

Từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 10 năm 1997, tàu trinh sát HD 12 và từ ngày 7 đến 13 tháng 3 năm 1999, một tàu trinh sát khác XGH 05 khi đến trinh sát quay phim chụp ảnh đã có lúc vào gần đảo ta dưới 1km. Tàu HD 12 khi vào hoạt động trinh sát ở khu vực DK1, đêm neo lại ở đó, ta dùng tàu phản đối xua đuổi họ vẫn không rời đi. Ngoài việc sử dụng tàu, họ còn dùng máy bay H6.D bay trinh sát khu vực quần đảo Trường Sa.

Năm nào Trung Quốc cũng dùng tàu tiến hành khảo sát thăm dò tài nguyên ở khu vực quần đảo Trường Sa và DK1. Hải quân ta kiên trì dài ngày dùng tàu bám sát tuyên truyền phản đối, xua đuổi. Từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 5 tháng 5 năm 1997, biên đội bốn tàu đo đạc, trắc địa biển của họ hoạt động ở quần đảo Trường Sa và DK1.

Ngày 8 tháng 5 năm 1992, Trung Quốc ký với công ty năng lượng Crestone của Mỹ hợp đồng thăm dò dầu khí ở khu vực Tư Chính, thềm lục địa phía Nam của ta (Trung Quốc gọi Vạn An 21) với diện tích 25.165km2. Và ngày 8 tháng 2 năm 1995, họ đã xâm chiếm thêm bãi đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa của ta.

Ngoài ra, dưới dạng tàu cá, Trung Quốc với nhiều hoạt động khác nhau vào cận kề vành đai san hô hoặc vào lòng hồ các đảo của ta như để thể hiện chủ quyền của họ. Ta kiên quyết kiên trì xua đuổi nhiều lần họ mới chịu rời đi, nhưng rời đảo này họ lại tiếp tục xâm nhập vào đảo khác của ta. Phải nói các hành động của tàu Trung Quốc xâm nhập vi phạm chủ quyền biển đảo của ta đã trở thành hệ thống. Đó là chưa kể các hoạt động tranh chấp chủ quyền của một số nước khác ở quần đảo Trường Sa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:13:09 am »

Ở vùng biển Tây Nam, nhiều tàu cá Thái Lan cũng xâm nhập khai thác hải sản trong vùng biển của ta. Mặc dù Việt Nam và Thái Lan đã ký hiệp định phân chia vùng chồng lấn (9-8-1997), nhưng tàu quân sự của họ vẫn tuần tiễu lấn sang vùng biển của ta ở tây nam đảo Thổ Chu và tây bãi cạn Cà Mau. Để bảo vệ chủ quyền và giữ gìn an ninh trật tự ở vùng biển tây nam, trong năm 1992, Quân chủng Hải quân đã điều một số lực lượng tàu của Lữ đoàn 171 và Lữ đoàn của Vùng 3 tăng cường cho Vùng 5 làm nhiệm vụ tuần tra quản lý vùng biển mà trọng tâm là khu vực đảo Thổ Chu và bãi cạn Cà Mau.

Những hoạt động cụ thể xâm phạm vùng biển, tranh chấp biển đảo như trên xảy ra liên tục, gây căng thẳng trên vùng biển đảo của ta mà Hải quân với nhiệm vụ làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo phải thường trực, trực tiếp đấu tranh ngăn chặn nhất là ở khu vực quần đảo Trường Sa và DK1.

Không những thế năm 1996, phía nước ngoài còn ngang nhiên tuyên bố quy định đường cơ sở ở quần đảo Hoàng Sa, hoặc như năm 1999, họ áp đặt lệnh cấm đánh cá ở biển Đông từ vĩ độ 12 bắc trở lên (từ 1- 6 đến 31-7-1999). Những việc làm đó gây nên tình trạng tranh chấp càng quyết liệt hơn, mà thực tế ở đây là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chứ không phải là vùng tranh chấp.

Ngày 3 tháng 7 năm 1992, Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân họp quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị và chỉ thị của Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa, thềm lục địa phía Nam, vùng biển vịnh Bắc Bộ và vùng biển Tây Nam trong tình hình mới, xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu của Quân chủng.

Từ tháng 10 năm 1993, với trách nhiệm là Tư lệnh Quân chủng Hải quân, tôi đã chủ trì cùng các đồng chí trong Bộ tư lệnh trực tiếp xử lý đấu tranh ngăn chặn các hành động tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền trên vùng biển của ta. Đảng và Nhà nước ta chủ trương giải quyết những tồn tại trên biển thông qua con đường thương lượng hòa bình. “Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Trong lúc chưa giải quyết được bất đồng thì giữ nguyên hiện trạng, các bên không làm những gì để phức tạp thêm tình hình”... Ta kiên trì thực hiện như vậy, nhưng đối phương vẫn ngang ngược cho là chủ quyền vùng biển của họ nên liên tục có nhiều hành động gây tình hình rất căng thẳng trên biển. Họ ỷ thế sức mạnh quân sự hòng lấn lướt, nhưng ta kiên trì, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo của ta.

Tuy không có đụng độ vũ trang, nhưng phải nói là quyết liệt, rất quyết liệt. Tuy chúng ta đang sống trong hòa bình, xây dựng đất nước, nhưng Hải quân Việt Nam vẫn đang từng giờ, từng ngày đấu trí, đấu pháp rất căng thẳng với mọi hành động xâm phạm của đối phương để bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.

Khi đối phương có những hành động ngang ngược, xâm phạm chủ quyền vùng biển của ta, lực lượng bảo vệ biển đảo của Hải quân ta trong bất kỳ tình huống nào cũng bám sát đấu tranh bằng những biện pháp hòa bình, như ngăn chặn xua đuổi một cách kiên quyết, buộc họ phải rời khỏi vùng biển, đảo của ta mới thôi. Có nơi giằng co hàng tháng trời trên biển. Lại có lúc hết sức nguy hiểm vì đối phương cố tình cho tàu húc vào tàu ta. Quá căng thẳng, nhưng ta vẫn kiên trì, kiên quyết đấu tranh buộc họ phải rút khỏi vùng biển đảo của ta.

Đầu năm 1992, khi đang là Phó tư lệnh quân sự, tôi được phân công thêm chỉ đạo hoạt động kinh tế của Quân chủng. Để điều hành hoạt động kinh tế trong điều kiện mới sau khi bàn chủ trương thống nhất của Bộ tư lệnh và báo cáo Bộ Quốc phòng chuẩn y, tôi trực tiếp tổ chức thực hiện quyết định của Bộ Tổng tham mưu. Chấn chỉnh Cục kinh tế thành Phòng kinh tế trực thuộc Tư lệnh Hải quân.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng-an ninh ở địa bàn đảo Bạch Long Vĩ, một hòn đảo có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng của ta trên vịnh Bắc Bộ, từ đầu năm 1976 cấp trên đã giao cho Quân chủng Hải quân công tác phòng thủ giữ đảo này. Đảo Bạch Long Vĩ có chiều dài 3km, chiều ngang nơi rộng nhất là l,2km, tổng diện tích là 3,6km2. Ngày 18 tháng 11 năm 1992, Chính phủ ra quyết định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Thực hiện quyết định này, tôi được Bộ tư lệnh Quân chủng phân công chỉ đạo cơ quan Quân chủng và Vùng 1 nghiên cứu quy hoạch lại mặt bằng của đảo để vừa phù hợp với nhiệm vụ quốc phòng cũng như có mặt bằng để triển khai cơ quan dân sự của huyện và mở rộng khu dân cư để phát triển kinh tế-xã hội. Quy hoạch này đã nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo thành phố Hải Phòng và được cấp trên chấp thuận phê duyệt. Đến năm 1997, khi đi kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn 952 và thăm cơ quan huyện đảo Bạch Long Vĩ, chúng tôi rất mừng là công việc triển khai xây dựng đảo theo quy hoạch tương đối phù hợp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:13:40 am »

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân từng thời kỳ và từng năm đều có nghị quyết và kế hoạch cụ thể để nâng cao sức chiến đấu của bộ đội một cách toàn diện trên các mặt chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật. Trên cương vị Tư lệnh Quân chủng, từ cuối năm 1993 sau khi thống nhất trong Bộ tư lệnh về mặt quân sự, tôi tập trung vào chỉ đạo công tác huấn luyện bộ đội của tất cả binh chủng hiện có của Hải quân, nhằm nâng cao trình độ kỹ chiến thuật, chiến đấu và hiệp đồng tác chiến trên biển, đảo theo các phương án tác chiến. Đối với phòng thủ giữ đảo, đi đôi với huấn luyện kỹ chiến thuật tập trung tăng cường xây dựng công trình chiến đấu và công trình bảo đảm sinh hoạt của bộ đội.

Để tổ chức hợp luyện và kiểm tra trình độ sẵn sàng chiến đấu của bộ đội bằng tổ chức các cuộc diễn tập hàng năm, trong thời gian từ năm 1993-1999, tôi trực tiếp điều hành hầu hết các cuộc diễn tập như: diễn tập “Phòng thủ Cam Ranh” (1993) có các lực lượng của Vùng 4 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tham gia, tổ chức bắn đạn thật các loại vũ khí, bắn mục tiêu đổ bộ đường biển đạt kết quả tốt. Thượng tá Lê Quốc Sắng - Trưởng phòng Binh chủng Lục quân được phân công trực tiếp chỉ huy bắn đạn thật. Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Quốc phòng trực tiếp theo dõi chỉ đạo cuộc diễn tập, có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa.

Trước tình hình nước ngoài ngày càng gia tăng hoạt động xâm nhập tranh chấp thăm dò khai thác dầu khí và ngăn cản hoạt động thăm dò dầu khi của ta, nhất là ở khu vực thềm lục địa phía Nam và khu vực biển vịnh Bắc Bộ. Được sự chỉ đạo của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân đã chủ trì hiệp đồng với nhiều lực lượng tham gia như các Bộ Thủy sản, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài chính, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty Dầu khí... các đơn vị hải quân như Vùng 3, Vùng 4, Lữ đoàn 171, các nhà dàn DKl, hải đoàn 128, 129, tổ tuyên truyền đặc biệt của Cục chính trị,... tổ chức diễn tập bảo vệ chủ quyền và bảo vệ các hoạt động khai thác kinh tế của ta ở vùng biển quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam với tên gọi là diễn tập “BM94”. Lần đầu tổ chức với nhiều lực lượng dân sự, nhiều ngành tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển nên rất mới mẻ, tôi được phân công chủ trì, chỉ huy cuộc diễn tập hiệp đồng này. Được sự tích cực tham gia, giúp đỡ của các đơn vị nên cuộc diễn tập đã thành công tốt đẹp, đúc kết được nhiều kinh nghiệm về chỉ đạo quốc phòng toàn quân tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những năm tiếp sau đó, đều có tổ chức hình thức diễn tập BM này.

Thập niên 90, trong kế hoạch huấn luyện quân sự hàng năm Hải quân đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập bảo vệ căn cứ, bảo vệ vùng biển, bảo vệ đảo với nhiều lực lượng tham gia như các đơn vị tàu, hải quân đánh bộ, pháo binh tên lửa bờ biển, đặc công nước, bộ đội giữ đảo, bộ đội bảo vệ căn cứ... có cả lực lượng hiệp đồng của Không quân và các quân khu ven biển, các hải đoàn dân quân tự vệ biển tham gia với nhiệm vụ trên giao là bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Hải quân là đơn vị chủ trì lập kế hoạch và tổ chức chỉ huy điều hành chung các cuộc diễn tập này.

Trên cơ sở đề nghị của Quân chủng Hải quân về huấn luyện diễn tập năm 1997, Bộ Tổng tham mưu đã ra chỉ lệnh tổ chức diễn tập “BĐ-97” và giao cho Hải quân tổ chức chỉ huy cuộc diễn tập này. Mục đích diễn tập là phối hợp chiến đấu giữa hải quân và không quân bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cuộc diễn tập này được diễn tập phân đoạn kiểm tra trình độ kỹ chiến thuật các biên đội tàu từ tháng 3 tháng 4 năm 1997, cho đến luyện tập công tác tham mưu tác chiến tại Sở chỉ huy và thực hành hành quân chiến đấu trên biển, bắn đạn thật của tàu và máy bay vào tháng 11 năm 1997.

Đây là lần đầu tiên Hải quân sử dụng tên lửa P21, P22 để kiểm tra tình trạng kỹ thuật của vũ khí và tình trạng kỹ thuật của tàu tên lửa, cũng như trình độ chuẩn bị tên lửa và tư thế sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ trạm kỹ thuật; trình độ thao tác, chỉ huy bắn tên lửa của cán bộ, chiến sĩ tàu tên lửa mới 1241. Đồng thời, huấn luyện cơ động dây chuyền lắp ráp tên lửa theo yêu cầu chiến đấu của tàu.

Tham gia có lực lượng tàu của Vùng 3, Vùng 4, Lữ đoàn 125, các hải đoàn 128 và 129, các trạm kỹ thuật đạn tên lửa, ngư lôi của Vùng 3 và Đoàn tên lửa bờ 680, các trạm rađa của Vùng 3, Vùng 4; cơ quan Quân chủng cùng một số cán bộ của Học viện Hải quân và các đơn vị hải quân. Trực tiếp bắn đạn thật có các tàu tên lửa 1241: 371 và 372, ba tàu tên lửa 205, các tàu phóng lôi 206ME.

Lực lượng không quân có máy bay MiG-21 và trực thăng Mi-8. Sở chỉ huy hiệp đồng của không quân đặt bên cạnh Sở chỉ huy diễn tập của Quân chủng Hải quân. Theo dõi chỉ đạo diễn tập có-đồng chí Trung tướng Đào Trọng Lịch - Tổng Tham mưu trưởng cùng một số cán bộ cơ quan Bộ Tổng tham mưu; Thiếu tướng Phạm Văn Long - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Tôi trực tiếp chỉ huy cuộc diễn tập này. Sở chỉ huy diễn tập đặt trên tàu HQ-960; Sở chỉ huy bảo đảm an toàn trường bắn do đồng chí Thượng tá Bế Quốc Hùng - Phó tham mưu trưởng Quân chủng phụ trách, đặt tại trạm rađa Côn Đảo để chỉ huy hơn 20 tàu có cả máy bay trực thăng không quân tham gia bảo đảm an toàn trường bắn. Cơ quan Quân chủng có các cán bộ tham mưu tác chiến, huấn luyện... do đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Hiến - Phó tham mưu trưởng phụ trách.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:14:08 am »

Cuộc diễn tập bắn đạn thật lần này diễn ra vào mùa sóng gió lớn, cơn bão số 5 vừa đổ bộ vào đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại về người và của cho nhân dân ta.

Tàu của ta lượng giãn nước nhỏ, chỉ thích hợp thao tác tốt vũ khí trong điều kiện sóng gió cấp 5 trở lại, nhưng lúc này biển động liên tục sóng gió cấp 6, 7 trở lên. Vì vậy, người chỉ huy diễn tập phải theo dõi chặt chẽ thời tiết để ra lệnh cho tàu bắn và người thuyền trưởng chỉ huy chọn tốc độ tàu và độ ổn định tàu để thực hiện lệnh phóng tên lửa, ngư lôi.

Quân chủng Hải quân đã thấy trước việc tổ chức bắn đạn thật các loại tàu của ta vào tháng 11 của năm là gặp khó khăn, nên chủ động tìm cách khắc phục. Thao trường bắn đạn thật lần này nằm trên vùng biển của các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau với dải bắn bảo đảm an toàn của bắn tên lửa là rộng 40km và chiều dài trên 200km.

Mặc dù đã có thông báo trước, nhưng cận giờ bắn rồi mà thuyền của dân vẫn đi vào vùng cấm. Ở đây lại nằm sát tuyến hàng hải tàu quốc tế, vì vậy ta đã dùng tàu phát tín hiệu cấm, nhưng tàu bè nước ngoài vẫn cố đi lấn vào. Do đó, không chỉ chọn điều kiện sóng gió mà còn phải chọn thời gian bảo đảm an toàn từng phút, từng giây. Thực tế hôm đó chúng tôi phải chọn ra lệnh cho tàu bắn, khi một tàu buôn quốc tịch Pháp chỉ còn ba phút nữa là đi vào khu vực cấm.

Vì điều kiện thời tiết xấu, sóng gió lớn nên không thực hiện được bắn đạn thật theo thời gian kế hoạch. Thấy tình hình bộ đội chờ đợi lâu có hiện tượng mệt mỏi, tôi triệu tập một số cán bộ lãnh đạo chỉ huy đơn vị và cán bộ chủ chốt ở Sở chỉ huy bàn bạc thống nhất động viên anh em kiên trì; quyết tâm tiếp tục thực hiện cuộc bắn đạn thật này. Ngày hôm sau cuộc bắn đạn thật hoàn tất thắng lợi. Cán bộ, chiến sĩ tàu cùng mọi người trực tiếp tham gia cuộc diễn tập này, kể cả đồng chí Tổng tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, cùng cán bộ Bộ Tổng tham mưu ở trên máy bay trực thăng Mi-8 để quan sát cuộc bắn đều rất phấn khởi, khi thấy các loại tên lửa của các tàu lao rất chính xác vào mục tiêu. Các máy bay chiến đấu của Quân chủng Không quân cũng thực hiện tốt diễn tập bắn đạn thật.

Theo chức trách, nhiệm vụ, tôi cùng các đồng chí trong Bộ tư lệnh Quân chủng hàng năm chủ trì chỉ huy, chỉ đạo các cuộc diễn tập với nhiều lực lượng tham gia các đơn vị tàu, Hải quân đánh bộ, đặc công nước, bộ đội bảo vệ đảo, bảo vệ căn cứ hải quân và hệ thống rađa quan sát biển... theo các phương án chiến đấu bảo vệ căn cứ và chiến đấu chi viện bảo vệ đảo. Không những luyện tập nâng cao trình độ về chỉ huy, về kỹ chiến thuật, chiến đấu của bộ đội mà còn một điều thiết yếu là rèn luyện bộ đội ý thức cảnh giác sẵn sàng chiến đấu.

Cũng trong chương trình huấn luyện thường xuyên nâng cao kỹ năng chiến đấu của bộ đội, hàng năm Quân chủng Hải quân đều tổ chức thi thuyền trưởng giỏi, tập huấn từng ngành và thi tàu, xe vũ khí tốt, thực hiện cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt bền, an toàn, tiết kiệm”.

Hải quân là lực lượng nòng cốt trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, do đó phải đề cao tính chủ động sáng tạo trong thực hiện, cũng như trong chức năng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng và Nhà nước chỉ đạo thực thi nhiệm vụ này với kết quả cao nhất. Trước tình hình tranh chấp biển đảo càng ngày càng diễn ra phức tạp, căng thẳng trên tất cả vùng biển, đảo của ta từ khu vực vịnh Bắc Bộ đến biển Đông và cả vùng biển Tây Nam, mà trong đó nóng nhất là khu vực quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam (DK1), Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân đã thống nhất chủ trương nâng cao khả năng chiến đấu bằng không ngừng tăng cường trang bị vũ khí, công trình, công sự chiến đấu đi đôi với huấn luyện chiến đấu, đồng thời từng bước cải thiện đời sống của bộ đội. Chủ trương này được Bộ Quốc phòng nhất trí và có sự chỉ đạo cụ thể thêm, được Nhà nước tích cực giúp đỡ.

Trong quần đảo Trường Sa có một số đảo diện tích rất nhỏ (dưới 0,2 km2) và phần lớn cao so với mặt nước biển không quá 3-4m, mặt đảo được cấu tạo bởi cát mặn, vụn san hô... Vì vậy, việc xây dựng công trình, công sự chiến đấu bền vững ở đây khó khăn, tốn kém hơn nhiều so với đất liền. Đó là ở đảo nối, còn xây dựng công trình, công sự ở các bãi đá san hô ngập nước biển còn khó khăn phức tạp hơn nhiều.

Sau ngày giải phóng miền Nam (1975) được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, hằng năm Quân chủng Hải quân đã chăm lo xây dựng công sự chiến đấu, công trình bảo đảm sinh hoạt của bố đội ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, ta thiếu kinh nghiệm xây dựng công trình ở đảo san hô, nhưng yêu cầu về thời gian gấp để kịp đáp ứng hoạt động chiến đấu phòng thủ và sinh hoạt của bộ đội, do vậy chất lượng công trình phần nhiều còn tính chất dã chiến. Sau hơn 10 năm chịu tác động của môi trường biển, nên nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng, có một số bị sụp đổ do đảo bị xói lở. Sau năm 1988, ta đóng giữ ở các bãi đá san hô ngập nước với công trình làm gấp cũng đòi hỏi phải sửa chữa và xây dựng mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:14:44 am »

Xây dựng công trình, công sự có liên quan chặt chẽ với việc chống xói lở ở đảo. Nếu không chống được xói lở, không những công trình xây dựng sập đổ ra biển mà nguy cơ đảo còn bị biến dạng thành bãi đá san hô ngập nước. Yêu cầu của chiến đấu phòng thủ đảo là phải có công sự chiến đấu lâu bền, vững chắc. Sau khi Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng thống nhất chủ trương và kế hoạch, có sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và sự quan tâm của Ban chỉ đạo Nhà nước về biển Đông và các hải đảo, để nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng chiến đấu tại đảo ngoài yếu tố tinh thần và ý chí, phải làm tốt công tác huấn luyện và có công sự chiến đấu phòng thủ vững chắc.

Từ năm 1993, công tác xây dựng công trình lâu bền vững chắc ở các đảo trong quần đảo Trường Sa được tập trung đẩy mạnh. Làm tham mưu cho Quân chủng về xây dựng công trình, công sự chiến đấu và chống xói lở đảo, có Phòng công binh Bộ tham mưu do đồng chí Trần Đình Dần làm trưởng phòng. Tham mưu về xây dựng công trình bảo đảm sinh hoạt bộ đội có Phòng doanh trại Cục hậu cần do đồng chí Trần Minh làm trưởng phòng. Lực lượng tham gia thi công gồm Trung đoàn công binh 83 do đồng chí Hoàng Kiền làm Trung đoàn trưởng, Trung đoàn công binh 131 do đồng chí Trần Thắng làm Trung đoàn trưởng. Mỗi năm vận chuyển hàng vạn tấn vật liệu xây dựng kể cả nước ngọt ra đảo, chủ yếu do lực lượng tàu của Lữ đoàn 125 đảm nhiệm, cùng một số tàu vận tải của Tổng cục Hậu cần và các vùng Hải quân tham gia. Công việc bốc dỡ vật liệu xuống tàu và đưa lên đảo chủ yếu là lực lượng công binh. Việc chuyển vật liệu từ tàu lên đảo trong điều kiện không có thiết bị cầu cảng, anh em công binh và bộ đội giữ đảo phải làm hoàn toàn bằng thủ công với yêu cầu tuyệt đối không để dính nước biển. Để thuận lợi cho việc nắm chắc và chỉ đạo xây dựng công trình ở đảo, tôi đề nghị được chuyển về sinh hoạt đảng tại chi bộ Phòng công binh.

Sự tiến bộ xây dựng công trình ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa bắt nguồn từ sự quan tâm đầy đủ, chỉ đạo của trên, cộng với sự nỗ lực của toàn quân chủng nhưng phải nói rằng, lực lượng công binh Hải quân là lực lượng đi đầu và cũng là lực lượng trải qua nhiều khó khăn gian khổ, hy sinh, chủ động sáng tạo, liên tục bám trụ nhiều năm để nghiên cứu và trực tiếp xây dựng công trình, công sự chiến đấu ở đảo.

Phòng công binh có nhiều mạnh dạn sáng tạo trong thiết kế, các cán bộ của phòng thường xuyên đi sát theo dõi lực lượng thi công ở đảo. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm sâu sắc về chuyện xây dựng công trình ở đảo. Thực hiện chủ trương làm nhà ở cho bộ đội trên nóc các lô cốt phòng thủ hai phần chìm, một phần nổi ở đảo, để khi chiến đấu xảy ra, bộ đội nhanh chóng tụt xuống chiếm lĩnh lô cốt chiến đấu ngay, không cần thời gian cơ động, vừa nhanh, vừa tránh được thương vong.

Hải quân đề xuất làm nhà trên lô cốt phải bằng bê tông cốt thép, tương tự như làm nhà bê tông cốt thép, có tầng hầm, tầng nổi vậy, vừa vững chắc lâu bền ở môi trường đảo và về lâu dài làm như thế này là tiết kiệm, chưa nói đến tiện lợi khác cho sinh hoạt của bộ đội. Làm bằng bê tông cốt thép, nếu bị địch bắn sập nhà thì cũng không thể nào lấp hết lỗ châu mai mọi phía được, ta có đủ khả năng để khắc phục những vật cản đó. Nếu làm bằng gỗ, kết dính với lô cốt không vững chắc, nhà chóng xuống cấp. Và điều cản trở nhất cho chiến đấu là nhà dễ bị cháy khi địch bắn vào, khói lửa trùm lên đảo nhỏ, ảnh hưởng lớn đến tầm quan sát phát hiện địch, nhất là vào thời điểm chúng tấn công đổ bộ vào đảo.

Mặc dù đã có cán bộ công binh làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng, nhưng qua nhiều lần trao đổi, cấp trên vẫn giữ ý kiến làm nhà trên lô cốt bằng gỗ. Biết rằng không làm theo chỉ đạo của cấp trên là sai về ý thức chấp hành, nhưng qua nhiều năm thực tế với tình hình phòng thủ ở đảo, chúng tôi rất tự tin vào ý kiến của Hải quân. Tôi lệnh cho đồng chí Dần - Trưởng phòng Công binh: “Cứ làm một nhà bằng bê tông cốt thép trên lô cốt để rút kinh nghiệm, nếu sai tôi chịu trách nhiệm”. Với thiết kế của Phòng công binh, nhà làm xong rất gọn đẹp và vững chắc, bộ đội phòng thủ đảo rất ưng ý. Khi thủ trưởng Bộ Quốc phòng ra đảo kiểm tra và kết luận làm như Công binh Hải quân là hoàn toàn phù hợp. Từ đó, Bộ đồng ý với Hải quân làm nhà ở cho bộ đội trên lô cốt phòng thủ bằng bê tông cốt thép.

Hoặc như khi bàn về làm kè chống xói lở đảo, có cả các chuyên gia của Nhà nước và Bộ Quốc phòng tham gia, có tham khảo kinh nghiệm làm đê biển ở ta và của các nước trên thế giới, đưa ra nhiều phương án, nhưng khi liên hệ với tình hình thực tế địa hình, địa chất và thời tiết sóng gió ở đảo của ta, thì lại có những phần không phù hợp. Trên cơ sở ý kiến tại hội thảo, kết hợp với kinh nghiệm xây dựng công trình ở đảo thời gian qua, công binh Hải quân đâ mạnh dạn sáng tạo, tự thiết kế phương án xây dựng kè chống xói lở ở đảo. Trải qua nhiều năm trong môi trường khắc nghiệt của biển đảo, kè vẫn bền vững. Một bài học về tinh thần dám nghĩ, dám làm, nghiên cứu học hỏi tự tin và biết chắt lọc qua trải nghiệm thực tế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các đồng chí cán bộ công binh Hải quân. Đến năm 2000, ta đã xây dựng được gần 5.000m tường kè chống xói lở, kịp thời bảo vệ được diện tích đất của các đảo.

Khi làm kè chống xói lở, tôi đề nghị kết hợp xây dựng công sự bắn cá nhân dọc theo bờ kè. Lúc đầu ý kiến của một số cán bộ Nhà nước theo dõi cấp vốn không đồng tình với lý do xây dựng công sự chiến đấu là kinh phí quốc phòng, còn xây kè chống xói lở là kinh phí của Nhà nước. Sau khi phân tích thuyết phục tiền nào cũng là tiền của Nhà nước và làm gì cũng nhằm mục đích giữ đảo, nên cuối cùng mọi người đều nhất trí với đề nghị của Hải quân nhằm mục đích cao nhất là phòng thủ giữ đảo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:15:06 am »

Việc xây dựng công sự chiến đấu và báo đảm sinh hoạt ở các đảo ở quần đảo Trường Sa, đã có sự nỗ lực lớn, tiến bộ lớn trong những năm 1993-2000 cả về số lượng và chất lượng nhưng đây cũng chỉ là mới bước đầu. Công việc này còn phải được tiếp tục tăng cường hơn nữa trong thời gian tới.

Để bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ giữ đảo và nhất là bảo đảm vận tải hàng vạn tấn vật liệu để xây dựng công trình, công sự ở các đảo, Quân chủng Hải quân đề nghị Nhà nước và Bộ Quốc phòng đầu tư tài chính đóng mới tàu vận tải. Tính từ sau năm 1988 đến năm 1999, Hải quân đã hiệp đồng với 12 nhà máy đóng tàu (Hạ Long, Bạch Đằng, Bến Kiền, Sông Cấm, Ba Son, X46, X51, A173, CT189, nhà máy đóng tàu Hải Phòng, nhà máy đóng tàu Hà Nội) triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cục kỹ thuật Hải quân do đồng chí Đại tá Nguyễn Phương Ninh làm Cục trưởng được phân công theo dõi điều hành công việc này. Bên cạnh đó còn có Phòng tài chính Quân chủng do Thượng tá Nguyễn Nam Tiến làm trưởng phòng và đồng chí Hòa ở Văn phòng Bộ tư lệnh cùng tham gia. Kết quả các nhà máy đóng mới được 53 tàu, trong đó có 12 tàu vận tải quân sự 1.000 tấn, 23 tàu vận tải quân sự 450 tấn, 13 tàu cá kết hợp quốc phòng, một tàu chở quân, một tàu chở nước, một tàu chở dầu, một tàu kéo và một tàu vận tải đổ bộ.

Cũng trong thời gian này, công tác huấn luyện chiến đấu và xây dựng chính quy của bộ đội giữ đảo dần đi vào nền nếp. Được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ tham mưu, trực tiếp là Phòng binh chủng đã cùng với Vùng 4 tích cực chăm lo công tác huấn luyện chiến đấu. Làm việc với đồng chí Lê Quốc Sắng - Trưởng phòng Binh chủng (sau là Phó tham mưu trưởng phụ trách theo dõi khối lục quân hải quân), tôi đề xuất ngoài việc lập chương trình huấn luyện tổ chức tập huấn phải cùng Vùng 4 hàng năm có kế hoạch kiểm tra công tác huấn luyện chiến đấu và xây dựng nền nếp chính quy ở đảo. Khi đi thăm bộ đội và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu ở đảo phải kiểm tra đầy đủ các vấn đề này.

Hầu như năm nào, tôi cũng cùng cơ quan quân chủng và Vùng 4 thực hiện được yêu cầu này. Trong khi đi kiểm tra các mặt sẵn sàng chiến đấu của đảo, nhất là từ năm 1995 trở đi, trình độ kỹ chiến thuật, chiến đấu của bộ đội đã có nhiều tiến bộ và đi vào nền nếp. Những lần Tư lệnh đi kiểm tra công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của đảo đều có kiểm tra bắn đạn thật các loại vũ khí. Đại tá Lê Quốc Sắng - Phó tham mưu trưởng thường được giao trực tiếp điều khiển công việc này.

Khi kiểm tra sẵn sàng chiến đấu không chỉ kiểm tra một mặt nào mà phải kiểm tra toàn diện từ công tác tham mưu đến công tác chính trị, hậu cần, kỹ thuật, trong đó nổi lên là công tác giữ gìn bảo quản vũ khí, trang bị, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước ngọt. Trong những năm 80 trở về trước, nước ngọt đối với các đảo là một vấn đề lớn, vì lúc đó ta có khó khăn chưa xây dựng được hệ thống hầm bể dự trữ. Vấn đề bảo đảm rau xanh trong bữa ăn của bộ đội ở đảo là nhu cầu đòi hỏi bức thiết nhất, nhưng cũng là vấn đề khó khăn nhất vì phương tiện vận tải không thể bảo đảm cung cấp rau xanh từ đất liền ra đảo hàng ngày, hàng tuần được.

Đại tá Cục trưởng Cục hậu cần Nguyễn Văn Đà và các Phó cục trưởng như: Thượng tá Vũ Văn Mọc, Thượng tá Đỗ Xuân Thành... được giao nhiệm vụ tích cực nghiên cứu giải quyết việc bức thiết này. Diện tích mặt bằng của đảo rất nhỏ và chất đất lại toàn là cát san hô. Vì vậy, để khắc phục được một phần rau xanh cho bộ đội, bằng chở đất từ đất liền ra để trồng rau tại đảo, phải xây tường bao quanh để chống chuột, phải che chắn boi boi của sóng nước biển mặn và tưới rau bằng nước tắm rửa của bộ đội. Với công phu như vậy dần dần ở các đảo đã có những vườn nhỏ trồng được các loại rau xanh. Các nhà giàn DK1 cũng trồng tự túc được một phần rau xanh.

Các đảo Bạch Long Vĩ, Thổ Chu đều ở địa bàn xung yếu nên công tác huấn luyện chiến đấu, kết hợp với xây dựng công trình, công sự chiến đấu phòng thủ đảo cũng được tăng cường. Trong hai năm (1994-1995), sau khi Trung đoàn công binh 131 xây xong một số công sự ở đảo Bạch Long Vĩ và Thổ Chu, tôi cùng các cơ quan quân chủng và chỉ huy Vùng 1, Vùng 5 trực tiếp kiểm tra kết quả xây dựng công trình, công sự chiến đấu và công tác huấn luyện bằng tổ chức diễn tập theo phương án chiến đấu phòng thủ bảo vệ đảo có kết hợp bắn đạn thật các loại vũ khí đạt loại giỏi. Công tác phòng thủ giữ đảo của các đảo này có nhiều tiến triển khi từng bước được xây dựng hệ thống đường cơ động chiến đấu.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, đưa dân ra đảo để phát triển kinh tế biển, kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo, Bộ tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo Vùng 1 và Vùng 5 lập kế hoạch phối hợp với các địa phương (1995-1999), đưa dân ra đảo Bạch Long Vĩ 20 hộ (85 nhân khẩu) và đảo Thổ Chu 153 hộ (772 nhân khẩu). Mỗi lần ra thăm bộ đội ở đảo, tôi đều đến thăm các cơ sở Đảng, chính quyền để tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân, có kế hoạch cho bộ hải quân phối hợp với địa phương, giúp đỡ địa phương xây dựng đời sống dân cư ở đảo, nhất là khi các hộ dân mới chuyển ra định cư. Các trạm xá quân y, kết hợp với dân y để khám, chữa bệnh cho dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:16:09 am »

*
*   *

Sau 27 năm xây dựng gia đình, đến năm 1985, khi ổn định công tác ở Bộ tư lệnh Hải quân, tôi mới chuyển gia đình từ Quảng Bình ra Hải Phòng. Lúc này tôi mới có điều kiện gần gia đình. Nói vậy, nhưng mọi công việc gia đình từ trước đến nay đều do nhà tôi quán xuyến lo liệu. Từ năm 1992, các con tôi đều công tác và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi thường đi công tác vắng nhà, sức khỏe nhà tôi giảm sút nên xin chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh ở gần với con cái. Ngày 8 tháng 7 năm 1992, gia đình tôi một lần nữa di chuyển chỗ ở. Lúc này gia đình tôi đã có thêm ba người con rể là Trần Mậu Đình, Trần Triệu Phú, Đỗ Minh Khôi. Trong đó Đình và Phú đều ở bộ đội hải quân.

Ngày 19 tháng 1 năm 1993, tôi cùng các đồng chí trong Bộ tư lệnh Quân chủng do đồng chí Hoàng Hữu Thái - Tư lệnh chủ trì, đón đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đến thăm và làm việc với Hải quân. Tháng 6 năm 1993, Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Quốc phòng đến thăm và làm việc về xây dựng Quân chủng Hải quân chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo và thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới.

Tháng 4 năm 1993, tôi thay mặt Bộ tư lệnh Quân chủng tham gia đoàn của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Đức Lương - Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về biển Đông và các hải đảo, dẫn đầu đi thăm và kiểm tra tình hình ở quần đảo Trường Sa và khu vực DKl. Thành phần của đoàn có các đồng chí: Nguyễn Chơn - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyễn Tấn Trịnh - Bộ trưởng Thủy sản, Bùi Sướng - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Nguyễn Sinh Hùng - Thứ trưởng Bộ Tài chính, Hồ Anh Dũng - Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Trần Xuân Giá - Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư… và một số ngành ở Trung ương tham gia. Khi báo cáo tình hình với đoàn, tôi đề nghị Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhà nước về biển Đông và các hải đảo tăng ngân sách xây dựng công trình để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng như cải thiện sinh hoạt của bộ đội ở đảo và tăng độ bền vững các nhà giàn ở DKl.

Ngoài việc nghe báo cáo về tình hình sẵn sàng chiến đấu, đoàn cũng đi sâu nắm tình hình đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội. Thay mặt đoàn, Phó Thủ tướng Trần Đức Lương biểu dương cán bộ, chiến sĩ Hải quân trong điều kiện còn nhiều khó khăn đã phát huy truyền thống của quân đội, của quân chủng nêu cao ý chí tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết, quyết tâm, xây dựng đảo tiến bộ mọi mặt để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển đảo của Tổ quốc. Đoàn cũng dừng lại khá lâu trên đảo Đá Tây để xem xét việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đánh bắt và nuôi hải sản ở lòng hồ tại đây.

Từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 5 năm 1993, tôi tham gia đoàn cán bộ cấp cao của quân đội do Thượng tướng Đào Đình Luyện - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng dẫn đầu thăm Vương quốc Thái Lan.

Đến tháng 10 năm 1993, tôi nhận nhiệm vụ: Quyền Tư lệnh Quân chủng Hải quân thay đồng chí Hoàng Hữu Thái nghỉ chữa bệnh. Cũng thời gian này, tôi được trên chỉ định làm ủy viên của Ủy ban Nhà nước về biển Đông và các hải đảo.

Tháng 12 năm 1993, tôi và đồng chí Thiếu tướng Phạm Thanh Ngân - Tư lệnh Quân chủng Không quân đi dự triển lãm hàng hải, hàng không (Lima-93) quốc tế tại Malaixia. Cuộc triển lãm này diễn ra trong nhiều ngày có sự trình diễn các loại máy bay tàu chiến hiện đại của nhiều nước trên thế giới nhất là thao diễn các loại máy bay chiến đấu hiện đại với những phi công ngoại hạng, nhằm giới thiệu cho những ai muốn đặt hàng mua. Thủ tướng Malaixia - Mahathir bin Mohamed cũng rất quan tâm dự hết các buổi thao diễn này. Nhân dịp này, tôi và đồng chí Phạm Thanh Ngân cũng đến chào xã giao Tư lệnh Hải quân và Tư lệnh Không quân Mailaixia.

Trong thời gian này, để duy trì tăng cường lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển hải đảo, sau diễn tập RS93 phòng thủ căn cứ Cam Ranh, tôi vẫn quyết định duy trì trực chiến các tàu tên lửa, tàu quét mìn... của Vùng 3, tại Vùng 4 và Vùng 5 hải quân.

Do nhu cầu phát triển lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng, theo đề nghị của Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng đã quyết định nâng cấp đơn vị giữ đảo Bạch Long Vĩ lên thành Trung đoàn 952 (14-10-1993); nâng cấp Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân thành Học viện Hải quân (17-4-1993) và nâng các xưởng sửa chữa tàu: X46, X50, X51 và xí nghiệp sửa chữa vũ khí dưới nước X2/8 thành các nhà máy (17-4-1993).

Thực hiện quyết định này, Bộ tư lệnh Quân chủng đã chỉ đạo tổ chức triển khai kịp thời để các đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu mới.

Trường sĩ quan chỉ huy-kỹ thuật Hải quân đi lên từ Trường huấn luyện bờ biển, đào tạo cán bộ nhân viên kỹ thuật sơ cấp, phát triển thành Trường đào tạo sĩ quan Hải quân và nay là Học viện Hải quân, nơi vừa đào tạo cán bộ hải quân ở cấp phân đội có trình độ đại học và đào tạo bổ túc sĩ quan chỉ huy cấp chiến thuật, chiến dịch có trình độ sau đại học; vừa làm chức năng của một trung tâm nghiên cứu khoa học quân sự hải quân. Đến nay, nhà trường đã hơn 50 năm làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ hải quân, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và chiến đấu của Quân chủng Hải quân.

Trong thời gian qua, Trường sĩ quan chỉ huy-kỹ thuật Hải quân đã tích cực tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:16:46 am »

Tình hình tranh chấp chủ quyền trên vùng biển đảo của ta ngày càng gay gắt, nên mọi công việc của Hải quân nhằm thực hiện nhiệm vụ làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo được đặt lên trên hết và điều hành xuyên suốt liên tục không lúc nào gián đoạn, từ việc củng cố hệ thống nắm tình hình vùng biển trước những vấn đề nhạy cảm, không để bị bất ngờ trước mọi tình huống. Lực lượng chiến đấu ngoài việc trực chiến còn phải bảo đảm sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ, hệ số bảo đảm kỹ thuật cho hoạt động của tàu thường xuyên được kiểm tra. Kế hoạch xây dựng công trình, công sự ở các đảo và DK1, để tăng cường khả năng chiến đấu phòng thủ và bảo đảm sinh hoạt của bộ đội được thực hiện mỗi năm mỗi tăng với hàng vạn tấn vật liệu vận chuyển cho đảo. Công tác huấn luyện kỹ chiến thuật và diễn tập theo các phương án chiến đấu được chú ý nâng cao chất lượng.

Công tác chính trị tư tưởng, công tác bảo đảm hậu cần-kỹ thuật, công tác tham mưu chỉ huy ngày một cải tiến có chất lượng cao hơn, đáp ứng yêu cầu hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng... Có sự chỉ đạo của trên, cùng với sự động viên giúp đỡ của quân dân cả nước, suốt những năm 90, mặc dầu còn nhiều khó khăn tồn tại và những căng thẳng gay gắt xảy ra trên vùng biển đảo, nhưng Quân chủng Hải quân vẫn không từ một khó khăn nào, cán bộ chiến sĩ luôn đồng tâm hiệp lực, tích cực chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Năm 1994, là năm có nhiều hoạt động thăm dò dầu khí của nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển của ta. Ngày 18 tháng 4 năm 1994, khi công ty dầu khí nước ngoài tuyên bố tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại thềm lục địa phía Nam của ta trong một vùng biển rộng 25.165km2, như phần trên đã nói, Quân chủng Hải quân đã kịp thời có chủ trương, biện pháp trong thực hiện “BM-94” sẵn sàng đối phó ngăn chặn mọi hoạt động trái phép của nước ngoài.

Khi tình hình buôn lậu bằng đường biển rộ lên, tháng 10 năm 1994, Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo Bộ tham mưu điều động bốn tàu 206 của Vùng 3 vào tham gia phối hợp với địa phương chống buôn lậu ở khu vực biển các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi.

Trong ba ngày từ 10 đến 12 tháng 3 năm 1994, hội nghị đại biểu Đảng bộ Hải quân (khóa 7) giữa nhiệm kỳ nhằm đánh giá tình hình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của Quân chủng và công tác xây dựng Đảng trong ba năm qua. Đại tướng Đoàn Khuê - ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới dự và phát biểu: “Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song Đảng bộ Hải quân đã đoàn kết, nêu cao ý chí chiến đấu, chủ động khắc phục khó khăn, lãnh đạo toàn quân chủng vững bước đi lên, hoàn thành các mục tiêu mà Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng giao...”.

Thực hiện quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân trên biển từ những năm 60, trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, bộ đội Hải quân đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức dân quân tự vệ biển ở các địa phương ven biển, ở các xí nghiệp đánh cá, các công ty vận tải biển... Các ngành này đã phát huy hiệu quả trong hiệp đồng với lực lượng hải quân và các lực lượng vũ trang khác ven biển đánh máy bay và tàu chiến địch, chống địch phong tỏa bằng thủy lôi và tham gia tích cực trong vận tải chi viện chiến trường...

Lúc này do điều kiện thay đổi, lực lượng dân quân tự vệ biển ven biển do các Quân khu trực tiếp tổ chức chỉ đạo, được Hải quân giúp đỡ về mặt huấn luyện. Quân chủng Hải quân tập trung chỉ đạo tự vệ biển ở các đơn vị hoạt động kinh tế biển của Trung ương. Trải qua tổ chức hoạt động dân quân tự vệ biển khi tôi còn phụ trách hải quân ở địa bàn nam Khu 4 trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, kế thừa truyền thống của Hải quân nhân dân, tôi cùng các đồng chí thủ trưởng Bộ tham mưu, Phòng quân sự địa phương, cùng các bộ ngành trung ương chăm lo xây dựng các lực lượng này cả về tổ chức, huấn luyện và hoạt động.

Đến thời điểm này ta đã có tám hải đoàn tự vệ biển phối hợp với Hải quân trong việc nắm tình hình mặt biển, bảo vệ chủ quyền và cấp cứu trên biển. Ở phía Bắc có năm hải đoàn tự vệ biển ở các Công ty vận tải biển Vosco, Công ty vận tải biển 3 Vinaship, Công ty vận tải xăng dầu đường thủy 1 của Bộ Thương mại, Công ty thủy sản Hạ Long của Bộ Thủy sản, Công ty vận tải và cung ứng xăng dầu đường biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Ở phía Nam có ba hải đoàn tự vệ biển ở các công ty vận tải biển thuê Việt Nam, công ty vận tải xăng dầu Vitaco của Bộ thương mại, Tổng công ty khai thác hải sản biển Đông của Bộ Thủy sản.

Hoạt động kinh tế kết hợp quốc phòng của hải quân đến nay cũng có nhiều chuyển biến tốt. Quân chủng Hải quân có 16 công ty, xí nghiệp ở các đơn vị được Nhà nước và Bộ Quốc phòng cho làm kinh tế kết hợp quốc phòng với các chuyên ngành đánh bắt hải sản, dịch vụ vận tải biển; đóng mới sửa chữa tàu biển, xây dựng công trình thủy, may mặc...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:17:04 am »

Từ năm 1992, tôi được phân công theo dõi chỉ đạo mảng công việc này. Hoạt động kinh tế của hải quân có hiệu quả, tiến triển tốt, trong đó có Công ty Tân Cảng Sài Gòn làm dịch vụ vận tải biển là một trong những đơn vị hoạt động kinh tế trong lĩnh vực quốc phòng có hiệu quả cao. Hầu hết các đơn vị làm kinh tế của hải quân trong khó khăn mới mẻ của cơ chế thị trường đều tự trang trải, góp phần cải thiện đời sống của bộ đội, không có đơn vị nào thua lỗ. Tuy là muôn thuở, nhưng qua đây tôi cũng tự nghiệm cho mình thêm một lần nữa là khi phát huy được sự đồng lòng, đồng sức từ Bộ tư lệnh Quân chủng cho đến các đơn vị thì mọi việc sẽ thành công. Cán bộ điều hành làm kinh tế ở các đơn vị hải quân có những đồng chí rất chịu khó học hỏi, chủ động, sáng tạo. Đó là các đồng chí: Vũ Trí Viễn - Giám đốc Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tống Vạn Thọ - Giám đốc Công ty 128. Nguyễn Ngọc Hồng - Giám đốc Công ty Hải Bình, Phạm Văn Uấn - Giám đốc công ty Hải Minh, Bùi Văn Hưng - Giám đốc Công ty Hải Công...

Khi đất nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thì công tác đối ngoại quân sự cũng được tăng cường, góp phần gìn giữ hòa bình hữu nghị với các nước trong khu vực và thế giới để cùng nhau phát triển. Từ năm 1994 và cũng từ đây trên cương vị là Tư lệnh Quân chủng Hải quân, trong kế hoạch của Bộ Quốc phòng, hải quân đã có những hoạt động đối ngoại quân sự đáng chú ý.

Ngày 18 tháng 1 năm 1994, Bộ tư lệnh Quân chủng tiếp Đô đốc Gờ-rô-mốp, Tư lệnh Hải quân Liên bang Nga. Giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Liên Xô trước đây và Hải quân Liên bang Nga ngày nay, từ lâu đã có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp. Hải quân Liên Xô trước đây đã giúp Hải quân Việt Nam đào tạo nhiều cán bộ và viện trợ nhiều trang bị tàu thuyền, vũ khí. Nhiều cố vấn Hải quân Liên Xô mà tôi đã tiếp xúc, khi sang Việt Nam giúp huấn luyện sử dụng trang bị đã để lại cho Hải quân Việt Nam ấn tượng và tình cảm hữu nghị tốt đẹp. Tiêu biểu như Chuẩn đô đốc Sơ-cờ-va-rơ-sốp, Chuẩn đô đốc Gia-kha-rốp, Chuẩn đô đốc Cu-dơ-nhét-xốp, Chuẩn đô đốc Đê-viát- tai-kin; các Đại tá, Trung tá Lô-bốp, I-van-chốp, Ka-su-ba, Đô-zim, Oóc-lốp...

Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào nhân dân Việt Nam, Hải quân Việt Nam vẫn luôn trân trọng cám ơn sự giúp đỡ to lớn, quý báu và có hiệu quả đó của nhân dân và Hải quân Liên Xô trước đây, Hải quân Liên bang Nga ngày nay.

Trên tinh thần đó với không khí thân mật, cởi mở, tôi và Đô đốc Gờ-rô-mốp đã trao đổi các biện pháp gìn giữ và phát huy mối quan hệ hữu nghị giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Liên bang Nga nói chung và giữa Vùng 4 hải quân với bộ phận Hải quân Liên bang Nga công tác tại Cam Ranh. Chúc cho mối quan hệ hữu nghị đó ngày càng đơm hoa, kết trái.

Tiếp đó, ngày 7 tháng 4 năm 1994, đoàn Học viện Quốc phòng Cộng hòa Pháp do Đại tướng Phrăng-xoa Brét-xông dẫn đầu đến thăm Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Đoàn gồm trên 100 người, trong đó có nhiều cán bộ cao cấp các ngành của Pháp đang nghiên cứu và học tập ở Học viện này.

Trên tinh thần trọng thị, hữu nghị hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, tôi nhiệt liệt chào mừng và chân thành cám ơn ngài Phrăng-xoa Brét-xông và đoàn đã đến thăm Hải quân Việt Nam. Trong buổi giao lưu cởi mở, muốn tìm hiểu kỹ hơn về tình hình của Hải quân Việt Nam, đoàn đã đưa ra nhiều câu hỏi với Tư lệnh Hải quân Việt Nam. Trong đó bạn có hỏi một câu, không biết có ý thăm dò thái độ hay có ý lo lắng cho Hải quân Việt Nam là: “Trong việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa, hải quân đối phương mạnh hơn Hải quân Việt Nam nhiều, làm sao mà các ngài thắng được? Xin Ngài cho biết ý kiến...”.

Tôi cười vui và trả lời: “Trước hết xin cảm ơn Ngài đã quan tâm đến nhiệm vụ của Hải quân Việt Nam. Như các ngài đã biết là khi đế quốc Mỹ đem quân xâm lược Việt Nam, về quân sự Mỹ mạnh hơn Việt Nam nhiều lần, nhưng rốt cuộc Mỹ vẫn thua và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn. Ngày nay nếu ai đem quân xâm lược quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thì nhân dân Việt Nam cũng tin tưởng sẽ đánh thắng cuộc xâm lược đó. Nếu có xẩy ra, xin Ngài xem cách làm của chúng tôi”.

Cuộc thăm hỏi và giao lưu diễn ra trong không khí hữu nghị cởi mở, hiểu biết lẫn nhau.

Từ ngày 9 đến 19 tháng 4 năm 1994, tôi được trên cử làm thành viên của đoàn quân sự cấp cao Việt Nam do Thượng tướng Đào Đình Luyện - Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu thăm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tham gia đoàn còn có một số đồng chí Tư lệnh các Quân khu, quân binh chủng và cơ quan Bộ Quốc phòng.

Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã hội đàm với đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc do Thượng tướng Trương Vạn Niên - Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dẫn đầu. Mặc dù giữa Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại những vấn đề về biên giới trên đất liền và biển, đảo nhưng vẫn xác định điểm đồng nhiều hơn. Với tình đồng chí, trong phát biểu của trưởng đoàn ta lời đầu tiên là chân thành cám ơn về sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc đối với Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngay nay. Đáp lại, trưởng đoàn quân sự Trung Quốc cung chân thành cám ơn sự ủng hộ của Việt Nam đối với cách mạng Trung Quốc. Hai đoàn nhất trí sẽ tiếp tục cùng nhau xây dựng tình hữu nghị láng giềng giữa nhân dân và quân đội hai nước ngày càng tốt đẹp.

Trong cuộc hội đàm, các thành viên hai đoàn đã cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thân tình mà trước đây đã từng gặp và cộng tác với nhau trong không khí thân mật, vui vẻ. Đoàn ta có đến chào một số vị lãnh đạo Trung Quốc và thăm một số đơn vị quân đội, trong đó có căn cứ hải quân ở Thượng Hải. Đoàn ta cũng đi thăm một số nơi ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Nam Kinh, Côn Minh...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 09:17:33 am »

*
* *

Để kịp chuyển hoạt động kinh tế của Quân chủng theo hướng phát triển hoạt động kinh tế của đất nước, phát huy tính chủ động của các công ty, xí nghiệp, trong quan hệ với các đối tác liên doanh và trong chủ động kế hoạch sản xuất, theo đề nghị của Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng có quyết định giải thể Tổng công ty Biển Đông. Từ ngày 11 tháng 7 năm 1994, chuyển các công ty 128 và 129, Xí nghiệp 433, đơn vị vận tải K34, trước đây trực thuộc Tổng công ty Biển Đông về trực thuộc Quân chủng. Sau đó một thời gian lại sáp nhập Xí nghiệp 433 và K34 vào Công ty 128.

Việc đổi mới tổ chức hoạt động kinh tế này những năm sau đó hiệu quả hoạt động của các công ty xí nghiệp ngày càng tốt hơn.

Tháng 10 năm 1994, tôi nhận quân hàm Phó đô đốc Hải quân. Tiếp tục các hoạt động đối ngoại quân sự, từ ngày 4 đến 9 tháng 12 năm 1994, tôi là thành viên trong đoàn quân sự cấp cao nước ta do Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu thăm Philippin, theo lời mời của Ngài Đơ Villa - Bộ trưởng Quốc phòng nước này.

Đoàn đã hội đàm với đoàn quân sự cấp cao Philippin do Ngài Đơ Villa - Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu. Trong thời gian này, đoàn đến chào xã giao Tổng thống Philippin Phiđen Ramốt. Trong chuyến viếng thăm này, tôi cũng có điều kiện tiếp xúc hữu nghị với Chuẩn đô đốc Pio Carranza - Tư lệnh Hải quân Philippin.

Nhận lời mời của Tư lệnh Hải quân Việt Nam, đoàn Hải quân cấp cao Hoàng gia Thái Lan do Đô đốc Prachet Siridej - Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan dẫn đầu đã đến thăm Hải quân Việt Nam từ ngày 28 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 1994. Đây là lần đầu tiên bang giao giữa chỉ huy cấp cao của Hải quân hai nước Việt Nam và Thái Lan, mở đầu quan hệ hiểu biết lẫn nhau, để xây dựng mối quan hệ hữu nghị lâu dài mà trước hết là giữ gìn hòa bình, an ninh trật tự trên vùng biển kế cận của hai nước.

Trong cuộc hội đàm trao đổi giữa hai đoàn hải quân cấp cao hai nước, tôi có đề cập với Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan là vừa qua Thái Lan có bắt giữ một số tàu cá Việt Nam, giam giữ nhiều ngày mà không được phía Thái Lan thông báo cho Việt Nam biết để cùng nhau giải quyết, vì đây thực sự là dân đánh cá. Đô đốc Prachet - Siridej trả lời, là theo quy định của Thái Lan thì khi bắt các tàu vi phạm vùng biển, hải quân Thái Lan đều bàn giao ngay cho cơ quan hữu trách khác, chứ họ không xử lý và cũng không theo dõi sau đó. Để giải quyết việc này, hai bên đề nghị nên thiết lập đường dây nóng giữa hải quân hai nước, để khi có xảy ra vấn đề gì trên biển, nhất là các hoạt động vi phạm chủ quyền thì thông tin cho nhau kịp thời giải quyết những vướng mắc.

Cùng trong năm 1994, tôi đã tiếp Tùy viên quân sự một số nước đến chào xã giao Tư lệnh Hải quân Việt Nam, nhằm tăng cường hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị song phương giữa hải quân hai nước, như Đại tá Lý Đức Lâm và Đại tá Lưu Sùng Du - Tùy viên quân sự Trung Quốc (19-3-1994); Đại tá Na-rông Nilaward - Tùy viên quân sự Thái Lan (5-5-1994); Trung tá Osvaldo Barcia Marrera - Tùy viên quân sự Cu Ba (9-7-1994)...

Trong các lần tiếp các tùy viên quân sự nói trên, ngoài những lời cám ơn, tôi cũng mong rằng các ngài tùy viên quân sự sẽ là những cầu nối tốt cho việc xây dựng quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa quân đội nói chung và hải quân nói riêng của hai nước. Tất cả các cuộc tiếp xúc này, đều diễn ra trong không khí thân thiện, hiểu biết lẫn nhau.

Năm 1995, tình hình xâm phạm tranh chấp chủ quyền trên vùng biển đảo của ta vẫn tiếp tục diễn ra quyết liệt như đã nói ở phần trên, đặc biệt nổi lên là nhiều lần Trung Quốc tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí có cả tàu chiến hỗ trợ xâm phạm sâu vào vùng biển ta ở vịnh Bắc Bộ. Để bảo vệ chủ quyền, Nhà nước ta đã phản đối qua đường ngoại giao. Hải quân Việt Nam với trách nhiệm là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo, kịp thời phát hiện và theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động xâm phạm của đối phương và kiên quyết, kiên trì trực tiếp đấu tranh trên biển bằng mọi biện pháp hòa bình, có lúc kéo dài hàng tháng để buộc đối phương phải ngừng ngay mọi hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của ta.

Trong lúc tập trung nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đảo ở quần đảo Trường Sa, thì trong năm 1995, Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ Bạch Long Vĩ, đảo tiền tiêu của ta ở vịnh Bắc Bộ, sau nhiều lần rút kinh nghiệm diễn tập phòng thủ đảo. Tư lệnh Hải quân đã có quyết định tăng cường hỏa lực và công sự chiến đấu để nâng cao khả năng phòng thủ bảo vệ biển đảo ở khu vực này.

Cùng lúc này, theo kế hoạch của Bộ tư lệnh Quân chủng, các tàu vận tải của Lữ đoàn 125, của các vùng và của Tổng cục Hậu cần, cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83, Trung đoàn 131 đã hoàn thành tốt kế hoạch xây dựng công trình, công sự năm 1995, nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu ở các đảo Phan Vinh, Đá Đông, Đá Lát, Đá Thị, Cô Lin, Len Đao và đặc biệt chống xói lở ở đảo Sơn Ca đang có nguy cơ mất nhiều diện tích của đảo.

Theo kế hoạch thống nhất của Bộ tư lệnh Quân chủng, tôi trực tiếp chỉ đạo nâng cao mọi mặt của các đảo Song Tử Tây và Thổ Chu, khi các đảo này với tính chất vai trò, vị trí trong bảo vệ chủ quyền biển đảo đã được trên nâng lên đảo cấp 1.

Chỉ đạo tổ chức diễn tập, đánh địch đổ bộ đường biển và diễn tập tác chiến điện tử cho một số đơn vị khu vực phía Bắc như Vùng 1, Đoàn đặc công 861, Đoàn tên lửa bờ 679, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 147, Trung đoàn công binh 131...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM