Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:51:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Miền sóng vỗ - Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh  (Đọc 4049 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:37:54 am »

Trong chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào trong kế hoạch đề phòng địch đánh ra địa bàn nam Quân khu 4, Tiểu đoàn Sông Gianh cũng được nhận nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với Binh đoàn 70 thực hiện kế hoạch này. Khi làm việc với đồng chí Hồng Sơn, Tư lệnh phó Binh đoàn 70 lúc bấy giờ để báo cáo tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị không ngờ tôi lại gặp được đồng chí Trần Sơn nguyên Chủ nhiệm Thông tin Hải quân và đồng chí Nghi nguyên Phó chủ nhiệm Hậu cần của Quân chủng Hải quân, là những người đang phụ trách công tác thông tin và công tác hậu cần ở đây. Chúng tôi ai nấy rất vui mừng vì lại được cùng nhau chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới.

Lúc này, do địch tăng cường hoạt động của tàu chiến trên biển, nhất là các tàu biệt kích hoạt động về đêm trên vùng biển nam Quân khu 4, do đó lực lượng rađa của Tiểu đoàn Sông Gianh phải hoạt động cảnh giới, phát hiện bám sát theo dõi mọi hành động của tàu chiến địch với một cường độ rất cao, để báo cáo về Sở chỉ huy Quân chủng và kịp thời thông báo đến các đối tượng hiệp đồng chiến đấu. Hải quân ngụy Sài Gòn dùng tàu Vơ-đét PT và PTE có tốc độ cao 30-40 hải lý/giờ, trang bị pháo 40mm, 12,8mm, mang theo các toán biệt kích đổ bộ có mìn, súng ĐKZ, M79 ra hoạt động ở vùng biển miền Bắc để tập kích vào các mục tiêu quân sự, kinh tế, bắt dân ven biển để khai thác tin tức, thả hàng tâm lý chiến, bắn phá tàu vận tải, vây bắt thuyền đánh cá của ta.

Lúc này, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân chủ trương sử dụng một số tàu tuần tiễu nhỏ, tàu vận tải và tàu đánh cá có trang bị vũ khí để đánh diệt tàu biệt kích ở vùng biển Quân khu 4. Tại đây, Tiểu đoàn Sông Gianh có hai tàu chiến của phân đội tàu 23, lực lượng phối thuộc có hai tàu tuần tiễu VT113, VT114 của phân đội 8 Trung đoàn 172 và hai tàu 235, 246 của phân đội 25 Trung đoàn 125. Ban chỉ huy Tiểu đoàn Sông Gianh lúc này do đồng chí Trần Châu làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Mã là chính trị viên và tôi là tiểu đoàn phó. Sở chỉ huy tiểu đoàn đặt tại xã Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình. Chấp hành chủ trương và ý định của Bộ tư lệnh Hải quân về việc đánh diệt tàu biệt kích địch, Tiểu đoàn Sông Gianh đã có kế hoạch và phương án sẵn sàng đánh tàu địch ở vùng biển Quảng Bình; các đơn vị tàu và các trạm rađa đều được quán triệt nhiệm vụ này.

Căn cứ vào quy luật hoạt động của tàu biệt kích địch về đường đi cũng như khu vực hoạt động, thời gian hoạt động và vừa qua nhịp độ hoạt động của chúng cũng tăng lên. Để khắc phục tốc độ chậm của tàu ta và chủ động phục kích đánh địch ở những khu vực chúng thường hoạt động, vì vậy, về đêm ta cho tàu ra biển bí mật đợi cơ trước, gần khu vực dự kiến tác chiến để sẵn sàng chặn đánh địch.

19 giờ ngày 19 tháng 2 năm 1971, Sở chỉ huy Sông Gianh cho hai tàu 43, 46 của phân đội 23 và hai tàu 235, 246 của phân đội 25 ra đợi cơ ở khu vực Hòn La - Vũng Chùa; hai tàu VT113 và VT114 của phân đội 8 đứng ở Xuân Lộc (phía trong sông Gianh) và giữ liên lạc chặt chẽ với sở chỉ huy.

19 giờ ngày 19 tháng 2 năm 1971, trạm rađa 535 báo cáo đã phát hiện một tốp tàu biệt kích ở đông Lý Hòa 10 hải lý đang đi ra phía bắc với tốc độ cao (30 hải lý/giờ). Sở chỉ huy Sông Gianh có đồng chí Trần Châu, tôi và đồng chí Nguyễn Mã, xác định lúc này tàu ta không thể kịp đón chặn đánh tàu địch trên đường đi ra mà quyết định sẽ chặn đánh, nếu chúng đi vào hoạt động đông cửa Gianh hoặc khu vực Hòn La - Vũng Chùa, đông cửa Ròn hoặc chặn đánh chúng trên đường về. Sở chỉ huy thông báo tình hình địch cho các phân đội tàu và lệnh cho phân đội 8 ra đợi cơ ở đông cửa Gianh bốn hải lý. Trạm rađa 535 có nhiệm vụ theo dõi bám sát tốp tàu biệt kích này, kịp thời thông báo vị trí của chúng về Sở chỉ huy. Khi tốp tàu này vượt qua đông mũi Ròn đến mút tầm quan sát thì sẵn sàng cảnh giới phát hiện mọi động tĩnh.

2 giờ ngày 20 tháng 2 năm 1971, rađa phát hiện địch quay trở vào. Sở chỉ huy lệnh cho hai phân đội 23 và 25 sẵn sàng đón đánh địch ở khu vực Hòn La - Vũng Chùa và phân đội 8, trong đó tàu VT114 do đồng chí Tải làm thuyền trưởng và trên tàu VT114 có đồng chí Nguyên, phân đội trưởng chỉ huy phân đội; tàu VT113 do đồng chí Tuyển làm thuyền trưởng xuất phát ra đón đánh địch ở khu vực Hòn Gió. Ngay sau đó Sở chỉ huy đã nhận được báo cáo của hai phân đội 23 và 25 là đã sẵn sàng chiến đấu theo lệnh. Gần 3 giờ sáng mới nhận được báo cáo. “Đã xuất phát” của phân đội 8. Lúc này sở chỉ huy lệnh cho trạm rađa 535 quan sát, theo dõi chặt chẽ, báo cáo kịp thời các mục tiêu địch, ta trên biển nhất là các tàu phân đội 8 đang đi hướng ra Hòn Gió; đồng thời sở chỉ huy cũng liên tục thông báo vị trí địch, ta cho các phân đội để đón đánh địch. Trên bản tiêu đồ chấm theo các phần tử của rađa thông báo thì có một tàu đang đi ra hướng Hòn Gió. Còn một tàu đang đứng ở đông Cửa Gianh (rađa chỉ phân biệt được loại tàu chứ không thể quan sát được số hiệu tàu). Sở chỉ huy điện hỏi “anh đang ở đâu” thì được phân đội 8 trả lời “Tàu VT114 đang dừng lại chờ tàu VT113 đang bị lạc”. Như vậy, đã xác định được tàu VT113 đang đi ra hướng Hòn Gió. Trong phương án tổ chức thông tin liên lạc, sở chỉ huy vẫn có quy ước liên lạc với tàu VT113, nhưng lúc này không liên lạc được với tàu VT113.

Thực tế cuối cùng tàu VT113 một mình dũng cảm chiến đấu với bốn tàu biệt kích địch ở khu vực Hòn Gió. Khi gặp địch, tàu VT113 bắn vào chiếc tàu địch đi đầu, chiếc này bị thương không kịp bắn trả nhưng các tàu địch đi sau vừa tháo chạy, vừa bắn xối xả khiến tàu ta bị trúng đạn pháo 40mm ở buồng lái và ở mạn phải gần vạch mớn nước, ta hy sinh hai đồng chí. Tàu VT114 mất liên lạc với sở chỉ huy và vẫn ở đông Cửa Gianh cho đến tan cuộc.

Sau trận đánh, theo kế hoạch là tàu VT113 sẽ trở về sông Gianh, nhưng đồng chí Tuyển quyết định cho tàu vào cửa sông Roòn và bị cạn ở bãi ngang phía nam Cửa Roòn; vì về sông Gianh đường xa hơn, phải đi tốc độ cao mới về kịp trước lúc trời sáng để tránh máy bay địch. Nếu đi tốc độ cao nước sẽ tràn vào lỗ thủng ở mạn phải, nguy hiểm.

Nằm trong khu vực máy bay Mỹ thường xuyên đánh phá, tôi phải trực tiếp huy động lực lượng ngụy trang và tổ chức kéo tàu VT113 ra khỏi cạn, đưa tàu về sông Gianh an toàn.

Sau trận đánh này, tàu biệt kích địch giảm hoạt động trên vùng biển của ta. Trước đó hàng trăm lần tàu biệt kích Mỹ-ngụy ra hoạt động đánh phá, quấy rối trên vùng biển thuộc địa bàn Quân khu 4 đều bị hệ thống rađa hải quân ta phát hiện và thông báo hướng dẫn chỉ thị mục tiêu cho các lực lượng tàu hải quân cũng như pháo bờ biển đánh chìm, đánh bị thương nhiều tàu biệt kích địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:39:54 am »

Trước yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng Hải quân trên địa bàn Quân khu 4 tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của địch ngày càng ác liệt cũng như sẵn sàng tham gia chiến đấu theo kế hoạch tiến công chiến lược năm 1972 ở hướng Trị - Thiên, từ ngày 15 tháng 8 năm 1971, Tiểu đoàn Sông Gianh được nâng cấp thành Hải quân khu vực 4 (tương đương cấp trung đoàn), gọi tắt là K4. Đồng chí Trần Châu làm chỉ huy trưởng, tôi làm chỉ huy phó, đồng chí Lê Văn Thư làm tham mưu trưởng. Cán bộ chính trị sau đồng chí Nguyền Mã, có đồng chí Phạm Trung Toan làm chính ủy, đồng chí Trần Á là phó chính ủy.

Tháng 9 năm 1971, Hải quân khu vực 4 được lệnh xây dựng phương án tham gia tác chiến đánh địch đổ bộ đường biển ở địa bàn nam Quân khu 4.

Đơn vị được tăng cường thêm một đại đội pháo ĐKB, một phân đội đặc công nước và lực lượng thông tin, công binh, hàng hải. Ngoài việc huấn luyện lực lượng chiến đấu của mình, Hải quân khu vực 4 còn có nhiệm vụ xây dựng và huấn luyện chiến đấu lực lượng dân quân tự vệ biển khu vực phía nam Quân khu 4 để cùng phối hợp với hải quân đánh địch trên biển và chống địch đổ bộ đường biển. Chúng tôi đã huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ biển của các xã Cảnh Dương, Quảng Phúc, Quang Phú... sử dụng thành thạo các loại mìn PDM-1, PDM-2, kích nổ bằng cần gạt để đánh diệt tàu xuống đổ bộ, loại thủy lôi IAM sừng chạm để đánh tàu thuyền địch ở độ sâu nông, chống quân đổ bộ đường biển.

Cuối tháng 3 năm 1972, chấp hành lệnh của Tư lệnh Quân chủng, tách một bộ phận của K4 chuẩn bị tham gia vận chuyển chi viện chiến dịch Trị Thiên, đồng chí Trần Châu được chỉ định phụ trách bộ phận này. Về sau, đây là cơ sở để thành lập Hải quân khu vực 5 ở Cửa Việt. Tôi được chỉ định quyền chỉ huy trưởng K4 thay đồng chí Trần Châu.

Đầu tháng 3 năm 1972, cấp trên điều một số đơn vị công binh, hàng hải, rađa bờ, tàu tập kết khu vực sông Gianh sẵn sàng tham gia kế hoạch tiến công chiến lược năm 1972 ở hướng Trị Thiên. Sau này một số bộ phận trong lực lượng này được điều vào tăng cường cho K5 và Trung đoàn đặc công nước 126.

Tàu biệt kích địch hoạt động thưa dần nhưng tàu khu trục Mỹ lại tăng cường hoạt động khống chế vùng biển miền Bắc. Pháo tàu tập trung đánh phá giao thông ven biển nhất là ở địa bàn nam Quân khu 4. Chúng thường xuyên tập trung pháo kích vào các cầu phà và các chân hàng trên trục quốc lộ 1. Các trạm rađa của K4 như 530, 535, 540, 525 đều gia tăng cường độ hoạt động, kịp thời phát hiện theo dõi mọi hoạt động của tàu khu trục Mỹ để hiệp đồng thông báo mục tiêu cho quân dân ven biển kịp thời phòng tránh và đánh địch. Nhiều lần các trạm rađa bị máy bay Mỹ phóng tên lửa, nhưng nhờ có công sự kiên cố và ngụy trang khéo léo nên nói chung các đài trạm của ta vẫn bảo đảm an toàn. Tuy có hư hỏng một vài bộ phận, nhưng bộ đội rađa đã khẩn trương khắc phục để bảo đảm hoạt động liên tục.

Ngày 6 tháng 4 năm 1972, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2. Chính quyền Ních-Xơn đã đưa chiến tranh phá hoại với mức độ ác liệt hơn hòng ép nhân dân ta phải nhân nhượng chúng. Ngày 7 tháng 4 năm 1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh: “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và làm tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến trong tình hình mới”.

Từ ngày 6 tháng 4 năm 1972, tàu chiến Mỹ tập trung bắn phá dọc bờ biển từ Vĩnh Linh đến cửa sông Thái Bình. Chỉ riêng ngày 6 tháng 4, giặc Mỹ đã sử dụng hơn 300 lần chiếc máy bay ném bom trên địa bàn Quân khu 4. Từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 1972, pháo tàu địch đã bắn hàng trăm lần, hòng cắt đứt giao thông đường số 1 và tuyến vận tải ven biển của ta.

Trên địa bàn Quân khu 4 nói chung mà trước hết Quảng Bình là khu vực đầu cầu tiếp nhận hàng hóa chuyển từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam, vì vậy nơi này máy bay, tàu chiến địch ngày đêm tập trung đánh phá hết sức ác liệt. Hoạt động của Hải quân K4 gặp nhiều khó khăn kể cả phòng tránh cũng như đánh địch. Tàu thuyền ban ngày phải sơ tán ngụy trang che giấu phòng tránh máy bay, bảo toàn lực lượng để ban đêm làm nhiệm vụ chiến đấu trên biển. Bộ đội di chuyển đến đâu, đều phải làm công sự phòng tránh vì địch ném bom, bắn bừa bãi chẳng chừa một mục tiêu nào, khu vực nào.

Trong khi địch điên cuồng đánh phá, hòng làm tê liệt mọi hoạt động của ta, thì quân và dân miền Bắc vẫn kiên cường với mọi biện pháp đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của địch và không ngừng tăng cường làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam phát triển cuộc tiến công. Hiệp đồng chiến đấu của K4 với các lực lượng chiến đấu ven biển ở phía nam Quân khu 4 vẫn giữ vững.

Giữa tháng 4 năm 1972, thực hiện chủ trương của trên, K4 hiệp đồng với lực lượng máy bay ném bom của Quân chủng Phòng không - Không quân đánh tàu khu trục Mỹ, khi chúng vào pháo kích mục tiêu ven biển của ta trên khu vực Quảng Bình. Hải quân khu vực 4 do tôi chủ trì trực tiếp hiệp đồng với đồng chí Ninh, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân, trong đó trách nhiệm của K4 là kịp thời phát hiện tàu khu trục Mỹ và chỉ dẫn mục tiêu cho máy bay của ta đánh.

Ngày 19 tháng 4 năm 1972, các trạm rađa 530, 535, 540 của K4 từ xa đã phát hiện hai tàu khu trục của địch. Tại sở chỉ huy K4, tôi lệnh cho trạm 535 và 530 bám sát mục tiêu và khi tàu địch chuyển hướng vào bờ, cứ hai phút phải báo cáo vị trí mục tiêu tàu địch một lần về sở chỉ huy. Sở chỉ huy K4 cũng liên tục thông báo rất chính xác vị trí tàu địch cho sở chỉ huy của không quân. Biên đội MiG-17 do hai phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B) thuộc Trung đoàn không quân 923, Sư đoàn 371, cất cánh từ sân bay Gát. Khi hai chiếc MiG-17 của ta xuất kích thì hai tàu khu trục Mỹ ở cách đông Lý Hòa 5km đang đi hướng vào nam song song với bờ để pháo kích.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:40:11 am »

Được sở chỉ huy dẫn đường, biên đội MiG-17 của ta nhận rõ mục tiêu, lập tức bổ nhào công kích. Những quả bom 250kg vừa chạm nước đã bật lên lao thẳng vào tàu địch. Hai cột nước vọt lên trên thân tàu. Bị đòn hết sức bất ngờ, địch không kịp đánh trả, chỉ bắn vuốt đuôi. Máy bay ta trở về căn cứ an toàn. Nhưng chỉ 17 phút sau, nhiều máy bay từ tàu sân bay Mỹ ở vịnh Bắc Bộ đã lao vào trút bom đạn bừa bãi vào các mục tiêu ven biển của ta như hành động trả đũa vì bất ngờ bị đòn đau. Địch thú nhận: bốn quả bom đều trúng mục tiêu làm hai tàu khu trục bị hỏng nặng, trong đó, tàu Hegbee bị hỏng rất nặng.

Từ ngày 16 tháng 4 năm 1972, địch đánh sập toàn bộ cầu đường bộ từ Thanh Hóa trở vào hòng cắt đứt giao thông đường số 1 và tuyến vận tải ven biển. Hệ thống rađa ven biển của hải quân và nhất là các đơn vị rađa của Hải quân khu vực 4 nằm trong khu vực trọng điểm đánh phá của địch, phải hoạt động hết sức căng thẳng, vừa phải ngụy trang phòng tránh máy bay chống chiến tranh điện tử vừa phải tăng cường độ hoạt động để quan sát, cảnh giới không được để sót lọt mục tiêu tàu địch; kịp thời thông báo cho các đơn vị pháo bờ biển đánh tàu địch và phòng tránh của nhân dân ven biển.

Cùng với việc ném bom, bắn phá của máy bay tàu chiến, ngày 9 tháng 5 năm 1972, tổng thống Mỹ Ních-xơn ra lệnh dùng không quân của hải quân ồ ạt thả thủy lôi phong tỏa cửa biển, ảai cảng, sông ngòi của ta. Chưa đầy một tháng, Mỹ thả 13.000 thủy lôi xuống 43 khu vực sông biển miền Bắc.

Cuộc phong tỏa bằng thủy lôi trên khắp các vùng sông, biển miền Bắc nước ta là một âm mưu hết sức nham hiểm của đế quốc Mỹ hòng ngăn chặn hoạt động sản xuất và sự đi lại làm ăn sinh sống của nhân dân ta trên sông biển, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, bao vây ta xuất, nhập khẩu từ đường biển, cũng như ngăn chặn sự giúp đỡ chi viện của bầu bạn quốc tế đối với nhân dân ta.

Thủ đoạn của địch là vừa tăng cường đánh phá bằng bom đạn, vừa dùng các loại máy bay hải quân như A6A, A3B, A4, A7 thả các loại thủy lôi và bom từ trường như: MK50, MK52, MK42, MK48. Thả thủy lôi dưới nước, kết hợp với bom từ trường trên bờ. Thả nhiều đợt, nhiều lớp ở các luồng ra vào cửa sông, bến cảng, bến phà, nơi trú đậu tàu thuyền của ta ở miền Bắc với hàng chục nghìn quả thủy lôi trên một diện tích rộng hàng trăm ki-lô-mét vuông.

Thực ra thì từ ngày 26 tháng 2 năm 1967, đế quốc Mỹ đã thả thủy lôi MK42, MK50, MK52 mod-o ở các cửa sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Lam, sông Mã. Lúc đó, lực lượng hải quân đã hiệp đồng với công binh của Quân khu 4 phá gỡ bảo đảm an toàn giao thông nhất là giao thông vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam. Từ ngày 9 tháng 5 năm 1972, Mỹ thả thủy lôi một cách ồ ạt, dày đặc trên một diện rộng. Vì vậy, ngày 20 tháng 7 năm 1966, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã có chỉ thị cho Bộ tư lệnh Hải quân về chống địch phong tỏa giao thông thủy bằng thủy lôi.

Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương và mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, với vai trò nòng cốt trong chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển, Quân chủng Hải quân đã xác định việc chống phong tỏa thủy lôi là nhiệm vụ trung tâm số 1 lúc này. Đây là một sự thử thách cả về ý chí và khoa học kỹ thuật đối với Hải quân. Vì vậy Hải quân không những động viên huy động mọi lực lượng có thể được của mình vào nhiệm vụ này mà còn chủ động phối hợp với các lực lượng của các quân khu, quân binh chủng, các cơ quan kinh tế biển của Nhà nước tổ chức lực lượng quan sát phát hiện, phá gỡ thủy lôi địch một cách rộng khắp để bảo đảm an toàn giao thông thủy.

Trên địa bàn hoạt động của K4 ở nam Quân khu 4 có những khu vực trọng điểm như sông Nhật Lệ, sông Gianh, vịnh Hòn La... địch đã thả thủy lôi ngăn chặn giao thông ngay từ đầu và liên tiếp thả bổ sung lại nhiều lần. Chúng không những thả thủy lôi mà còn tìm cách dùng máy bay khống chế, đánh diệt lực lượng rà phá thủy lôi của ta.

Trong điều kiện lực lượng phương tiện phá, gỡ thủy lôi còn nhiều hạn chế, máy bay, tàu chiến địch ngày đêm đánh phá ác liệt, K4 đã xây dựng quyết tâm và có kế hoạch biện pháp cụ thể cho lực lượng quan sát, rà phá thủy lôi của mình cũng như hiệp đồng huấn luyện hướng dẫn cho các lực lượng địa phương tổ chức hàng trăm trạm quan sát và nhiều đội rà phá thủy lôi để bảo đảm an toàn giao thông. Lúc này phân đội công binh hàng hải của K4 đã được phát triển thành đại đội, được trang bị canô C47 có trang bị ống phóng từ HT6 và một số khí tài rà phá thủy lôi khác, phóng từ 480, xuồng rà phá 311...

Để bảo đảm an toàn giao thông vận chuyển hàng chi viện chiến trường miền Nam không bị ngừng trệ nhất là ở luồng sông Gianh. Khu vực tuyến đầu tập kết chuyển hàng do đó công việc rà phá thủy lôi chúng tôi phải làm liên tục. Địch thả, ta phá, địch thả bổ sung ta lại tiếp tục phá. Có những chiến sĩ công binh hy sinh, bị thương trong khi rà phá, tháo gỡ thủy lôi của địch. Có đồng chí gặp lúc thủy lôi nổ gần gây chấn thương cột sống phải chịu thương tật suốt đời.

Thực hiện chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển, không những chỉ có lực lượng hải quân mà ngày càng có nhiều lực lượng công binh của quân khu, của các tỉnh đội, huyện đội tham gia và cả dân quân tự vệ, sáng tạo ra nhiều loại khí tài rà phá thủy lôi, bom từ trường bằng khung dây từ, bằng kéo sắt, nam châm, kéo tấm tôn, ném bộc phá... Và sau khi cán bộ chiến sĩ đội 8 công binh Hải quân đã tháo mở được thủy lôi địch và biết được vận hành các loại thủy lôi MK42, MK50, MK52 qua các lần cải tiến, ta đã sản xuất được các loại khí tài rà phá thủy lôi như ống phóng từ HT5, HT6 để rà phá bom từ trường và thủy lôi từ tính MK52. Khí tài PD67 rà phá thủy lôi âm thanh MK50, khí tài xuồng 311, máy phóng từ 480 có cường độ phóng từ mạnh để rà phá các loại thủy lôi đã qua cải tiến. Tôi trực tiếp giao nhiệm vụ và kế hoạch rà phá thủy lôi cho đồng chí Nguyễn Văn Xuân quê ở Thái Bình, đại đội trưởng đại đội công binh hàng hải của K4 và trực tiếp theo dõi huấn luyện của đại đội này. Đồng chí Xuân là người thường hay hỏi lại cấp trên khi nhận nhiệm vụ nhưng lại là một cán bộ hăng hái, xông xáo, rất tận tụy nên đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Do được huấn luyện và chuẩn bị tốt nên 5 ngày sau khi trạm quan sát cảng Gianh hải quân phát hiện địch thả 36 quả ở bến 1 phà Gianh, canô phóng từ C47 của phân đội công binh K4 đã lần lượt phá nổ hết 36 quả.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:41:37 am »

*
*   *

Để đáp ứng nhu cầu chi viện chiến trường, rút ngắn cung đoạn vận chuyển từ Bắc vào Nam, Chính phủ ta quyết định hiệp đồng với nước bạn, dùng tàu bạn chở hàng cho ta vào neo đậu chuyển tải hàng ở vịnh Hòn La (Quảng Bình). Từ đây, dùng thuyền chuyển tải về sông Gianh. Nhận nhiệm vụ của Trung ương giao, tỉnh Quảng Bình đã thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch vận chuyển này. Nhiều lực lượng đã được huy động tham gia vận chuyển và bảo vệ vận chuyển Hải quân K4 được giao nhiệm vụ rà phá thủy lôi, bảo đảm thông luồng an toàn cho tàu chuyển tải tuyến Hòn La - sông Gianh và các trạm rađa 530, 535 quan sát nắm tình hình mặt biển kịp thời phát hiện thông báo cho các lực lượng đánh và phòng tránh tàu chiến địch. Thường vụ Đảng ủy Hải quân khu vực 4 đã có nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Vì nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đó, Hải quân khu vực 4 không những rà phá thủy lôi mà tôi còn quyết định bố trí trận địa đại đội pháo ĐKP ở xã Quảng Đông để sẵn sàng đánh tàu khu trục Mỹ, khi chúng vào gần đánh phá khu vực chuyển tải.

Sau nhiều lần địch thả, ta phá, để phục vụ chiến dịch vận chuyển tuyến Hòn La - sông Gianh ngày 8 tháng 5 năm 1972, công binh hàng hải của K4 đã rà phá mở thông luồng sông Gianh với khu chuyển tải Hòn La, và sẵn sàng dẫn đường cho tàu, thuyền chuyển tải của ta đưa hàng từ tàu bạn ở Hòn La vào đất liền. Đây là thành tích thông luồng đầu tiên của hải quân và của nhân dân miền Bắc trong chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của địch.

Ngày 29 tháng 5 năm 1972, tàu Hồng Kỳ 150 (HK 150) của Trung Quốc chở 6.000 tấn gạo đến vịnh Hòn La để chuyển tải. Đến 30 tháng 5, các tàu, thuyền vận tải đã chuyển tải được 500 tấn gạo. Nhưng từ ngày 1 tháng 6 năm 1972, Mỹ đưa tàu chiến và máy bay đến khống chế, uy hiếp khu chuyển tải Hòn La và tuyến vận chuyển Hòn La - sông Gianh bằng cách cho ba tàu khu trục đến thường trực ở cách đông nam Hòn La trên dưới 10km cùng với máy bay suốt ngày đêm tìm cách đánh diệt tàu thuyền chuyển tải của ta. Ban đêm cả tàu chiến và máy bay thay nhau bắn, thả pháo sáng. Khu vực vịnh Hòn La sáng rực. Hễ phát hiện được tàu, thuyền ta mỗi khi đến tàu Hồng Kỳ hoặc sau khi lấy hàng xong rời đi là chúng tìm cách đánh phá. Không những đánh diệt tàu thuyền vận tải mà địch còn đánh phá các xã ven biển gần đó để ngăn cản ta chuyển hàng từ tàu vào bờ. Việc chuyển tải bằng tàu thuyền gặp khó khăn, chúng ta thực hiện phương án kéo hàng thả xuống biển bằng trục tời vào hai thôn ven biển gần Hòn La là Vĩnh Sơn và Thọ Sơn thuộc xã Quảng Đông. Khi phát hiện ta kéo hàng bằng trục tời, địch đã đánh phá có tính chất hủy diệt hai thôn nói trên. Các lực lượng phòng không; pháo bờ biển, liên tục kiên cường đánh trả địch để bảo vệ khu chuyển tải. Bất chấp kẻ địch tìm mọi cách đánh phá, các trạm rađa K4 liên tục cảnh giới, hiệp đồng thông báo cho pháo binh bờ biển đánh trả tàu chiến địch.

Có thể nói việc chuyển tải gặp rất nhiều khó khăn, lực lượng vận tải Quảng Bình không tiếc xương máu, tìm mọi biện pháp, mọi phương tiện kể cả thuyền nan chở từng tạ hàng, vật lộn với bom đạn bão gió gần một tháng mà cũng chỉ chuyển được hơn 5.000 tấn gạo vào bờ để chi viện cho chiến trường.

Lần lượt vào các ngày 27 tháng 6, 22 tháng 9 và 1 tháng 12 của năm 1972, các tàu Hồng Kỳ 152 - 162 - 162B của Trung Quốc vào vịnh Hòn La thực hiện phương án đặt các bao gạo kín nước vào bao ni lông để thả trôi vào bờ. Địch dùng máy bay trực thăng bắn chìm các bọc gạo trôi khi chúng phát hiện được. Phương án thả trôi dù gặp khó khăn bão, gió, thủy triều và địch đánh phá nhưng cũng đạt được kết quả nhất định.

Để ngăn chặn khu vực chuyển tải Hòn La - sông Gianh, địch tiến hành nhiều đợt thả thủy lôi bổ sung trên hành lang này. Vì vậy, lực lượng rà phá thủy lôi của K4 phải thông luồng. Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1972, lực lượng rà phá thủy lôi của K4 đã bốn lần thông tuyến Hòn La - sông Gianh.

Ở khu vực vịnh Hòn La, địch thả bổ sung bom từ trường. Canô phóng từ C47 của K4 được bố trí cặp mạn tàu Hồng Kỳ để rà phá thủy lôi, bom từ trường, mỗi khi địch thả. Ngoài đồng chí Cầu là người điều khiển chiếc canô này còn có các chiến sĩ Kế, Đam, Tiến... và đồng chí Nguyễn Văn Xuân đại đội trưởng đại đội công binh hàng hải là người chỉ huy cùng đi trên canô phóng từ này. Nhiều lần canô C47 rời tàu Hồng Kỳ ban đêm để rà phá bom, thủy lôi đả bị địch đánh nhưng anh em vẫn dũng cảm kiên trì thực hiện nhiệm vụ.

Khi tàu Hồng Kỳ chuẩn bị rời vịnh Hòn La, đêm trước đó chúng tôi cho canô phóng từ C47 về rà phá thủy lôi ờ sông Gianh với kế hoạch cho đi ven gần bờ để tránh phát hiện bằng rađa của tàu khu trục địch, nhưng khi canô C47 rời tàu Hồng Kỳ trên một hải lý thì bị máy bay địch bắn chìm, hầu hết đoàn thủy thủ hy sinh, chỉ còn lại đồng chí Đam thợ máy bơi được vào bờ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:41:58 am »

Đến bây giờ nhớ lại từng đồng chí thủy thủ của canô phóng từ C47, tôi không khỏi tiếc thương, cảm phục và tự hào về những chiến sĩ Hải quân đã hy sinh anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, lực lượng chống phong tỏa thủy lôi của K4 đã làm nòng cốt cùng các đơn vị ở khu vực nam Quân khu 4, tổ chức hàng trăm trạm quan sát, tiến hành hàng trăm lượt rà quét, phá nổ hàng trăm thủy lôi của địch, bảo đảm thông luồng an toàn cho giao thông vận tải.

Chống phong tỏa thủy lôi của đế quốc Mỹ, chúng ta phải đương đầu với một cuộc chiến tranh rất phức tạp, gay go, ác liệt, mà lực lượng vũ trang ba thứ quân cùng toàn dân đã mưu trí, dũng cảm, thông minh sáng tạo, đoàn kết hợp đồng chặt chẽ, lấy lực lượng Hải quân làm nòng cốt đã đạt được thắng lợi hết sức vẻ vang mà kẻ địch cũng không ngờ tới. Chỉ 48 giờ sau ngày Mỹ buộc phải chấm dứt hoàn toàn chiến tranh phá hoại miền Bắc (27-1-1973), toàn bộ vùng sông biển miền Bắc cơ bản đã quét hết thủy lôi, bom từ trường trên các luồng chính giao thông đường thủy. Công tác giao thông vận tải bảo đảm chi viện cho chiến trường lại khẩn trương tiếp tục thực hiện.

Từ ngày 9 tháng 6 đến ngày 22 tháng 10 năm 1972, địch mở cuộc phản công quy mô lớn trên chiến trường Quảng Trị. Do vậy, từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, Mỹ tập trung đánh phá ác liệt trên địa bàn Quân khu 4, kể cả sử dụng máy bay B52, hàng trăm lần chiếc máy bay các loại mỗi ngày, tập trung đánh trên địa bàn Quảng Bình, Vĩnh Linh. Từ dầu tháng 6 đến tháng 10 năm 1972, chúng tiếp tục rải trên 6.000 thủy lôi, bom từ trường tại các khu vực trọng điểm giao thông trên địa bàn Quân khu 4.

Trước việc kẻ địch ngày càng lấn sau vào đánh phá các mục tiêu ven biển nhất là đánh phá giao thông trên tuyến quốc lộ 1, Bộ tư lệnh Hải quân đã lệnh cho K4 dùng thủy lôi đánh tàu khu trục Mỹ. Cán bộ chiến sĩ phân đội tàu 23 rất phấn khởi được Đảng ủy và Ban chỉ huy Hải quân khu vực 4 giao thực hiện nhiệm vụ này.

Đây là một nhiệm vụ rất mới mẻ vì nhiều lẽ. Lần đầu tiên Hải quân Việt Nam dùng tàu thả thủy lôi âm thanh từ tính loại lớn đánh tàu khu trục địch trên biển; không sử dụng tàu chuyên ngành rải, thả thủy lôi mà lại dùng tàu vận tải nhỏ có lắp vũ khí để đánh tàu biệt kích gần bờ, sức tải trọng nhỏ không thể để thủy lôi lớn trên mặt boong (sẽ mất ổn định), không có thiết bị rải, thả thủy lôi, nếu đẩy lăn thủy lôi từ trên mặt boong thì tàu sẽ bị lật chìm. Nếu dùng dây cáp treo thủy lôi ngầm hai bên mạn tàu, tốc độ tàu sẽ giảm tối đa. Mặt khác, không thể không tính đến trường hợp nào đó bị nước rò vào đầu thủy lôi gây chập mạch, thủy lôi nổ ngay... Trên vùng biển rộng mênh mông, nếu chí thả một số lượng nhỏ thủy lôi, thì xác suất gặp tàu địch sẽ vô cùng nhỏ.

Hơn nữa việc nhiều tàu khu trục địch đang liên tục cơ động khống chế vùng biển, chúng dễ phát hiện đánh diệt tàu ta từ xa, khi ta chưa kịp đến vị trí thả thủy lôi. Thường vụ Đảng ủy K4 đã có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này, trong đó cũng đã lường hết một số tình huống khó khăn có thể gặp để chủ động trong lãnh đạo và chỉ huy bộ đội. Khi trực tiếp giao nhiệm vụ cho phân đội tàu 23, gặp cán bộ, chiến sĩ, tôi nói rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ, đồng thời cũng nói hết khó khăn, niềm tin, vinh quang và trách nhiệm để xây dựng quyết tâm thực hiện nhiệm vụ trên giao.

Một loạt vấn đề đặt ra hết sức mới mẻ đòi hỏi phải tự mầy mò nghiên cứu ứng dụng. Thường vụ Đảng ủy và chỉ huy K4 cùng cán bộ chiến sĩ phân đội tàu 23 có quyết tâm rất cao. Cùng với sự chi viện, giúp đỡ của cán bộ tham mưu huấn luyện, cán bộ kỹ thuật thủy lôi của quân chủng cử xuống, mọi khó khăn, bỡ ngỡ bước đầu dần dà được khắc phục. Mọi vấn đề, mọi động tác đều được viết thành giáo án huấn luyện.

Tôi và đồng chí Nguyễn Mã, bí thư Đảng ủy cùng một số cán bộ cơ quan tham mưu tập trung liên tục theo sát chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Còn nhớ khi đặt vấn đề treo thủy lôi dưới vạch mớn nước hai bên mạn tàu, thắt đai chằng treo những quả thủy lôi mà mỗi quả nặng một tấn bằng dây cáp, sao cho thủy lôi không bị tuột lúc tàu chạy, lúc treo, lúc thả được dễ dàng. Đồng chí Vũ Tá Lâm, cán bộ quân huấn của quân chủng chính là người sáng tạo ra đai chằng treo thủy lôi hai bên mạn tàu. Một tổ cán bộ kỹ thuật vũ khí thủy lôi của quân chủng do đồng chí Nguyễn Hữu Trí phụ trách giúp đỡ, kiểm tra, chuẩn bị kỹ thuật thủy lôi. Thời gian này ta đã nghiên cứu cải tiến ngòi nổ tự hủy của thủy lôi, định thời gian thủy lôi tự hủy để bảo đảm an toàn đi lại của tàu thuyền ta sau này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:42:25 am »

Trải qua hơn 5 năm rađa ta theo dõi, đăng ký liên tục đầy đủ vệt đi của tàu khu trục Mỹ khi chúng đi lại hoạt động trên vùng biển của ta, nhất là những lúc chúng pháo kích vào bờ, nhờ đó ta đã chọn được những vị trí thả thủy lôi có xác suất trúng đích cao.

Cán bộ, chiến sĩ phân đội tàu 23 ra sức tập luyện công tác khiêng thủy lôi từ bãi ngang ra tàu, đưa và thắt thủy lôi vào đai chằng, cắt thả và rút chốt an toàn, tính cự ly giãn cách khi thả thủy lôi với những động tác thủ công nhưng đòi hỏi dứt khoát, nhanh chóng chính xác trong điều kiện tàu nhỏ chạy có sóng gió cấp 3, cấp 4.

Mọi công việc chuẩn bị được hoàn tất. Để thực hiện nhiệm vụ này, qua liên lạc hữu tuyến đồng chí Nguyễn Dưỡng - Tham mưu trưởng Quân chủng hỏi tôi bằng tiếng lóng:

- Đồng chí đang dùng loại “tiền” gì?

Tôi trả lời:

- Tôi chỉ có “tờ bạc 1.000” đồng.

Nghĩa là tôi sử dụng loại thủy lôi l.000kg. Đầu tháng 6 năm 1972, chuyến đầu tiên chúng tôi (K4) quyết định sử dụng một biên đội gồm hai tàu gỗ 36, 37 dưới dạng hoạt động của tàu cá trong đó có các chiến sĩ nòng cốt như Mố, Đàm, Tô, Chu, Canh, Ngự... do các đồng chí Phạm Phục, Nguyễn Chương làm thuyền trưởng và đồng chí Phạm Xuân Nựu chỉ huy phó phân đội 23 chỉ huy biên đội tiến hành bố trí thủy lôi ở khu biển đông cửa sông Gianh 15km, vào ban đêm. Tại sở chỉ huy K4, tôi trực tiếp chỉ huy việc bố trí thủy lôi này. Sử dụng hai trạm rađa 530 và 535 vừa làm nhiệm vụ dẫn đường hành quân của biên đội đến đúng vị trí bố trí thủy lôi, vừa cảnh giới thông báo cho biên đội tránh tàu khu trục địch.

Mỗi lần phát hiện tàu khu trục địch, phải lệnh cho tàu ta ngụy trang vừa chuyển hướng tránh tàu địch, vừa hoạt động dưới dạng tàu đánh cá. Các tàu ta được trang bị khí tài hàng hải bằng một la bàn rất thô sơ nên mọi việc dẫn dắt, xác định vị trí cũng như ra lệnh cắt thả thủy lôi khi đã xác định vào đúng vị trí bố trí đều do Sở chỉ huy trực tiếp ra lệnh. Mỗi chuyến đi trước lúc xuất phát tôi đều kiểm tra và nhắc các đồng chí thuyền trưởng phải đem về nộp lại đầy đủ các chốt an toàn của thủy lôi (vì nếu quên hoặc do thao tác lúng túng thả thủy lôi rồi mà chưa rút chốt an toàn thì thủy lôi mất tác dụng). Lần lượt những chuyến đi của biên đội tàu 36, 37 đã hoàn thành tốt việc bố trí các bãi thủy lôi ở đông cửa Gianh và đông Lý Hòa.

Thực ra việc bố trí một bãi thủy lôi từ 16-30 quả giữa biển khơi thì cũng chẳng khác nào nắm muối bỏ biển, nhưng chúng tôi vẫn tin chắc là sẽ trúng tàu địch như đã nói ở phần trên. Sở chỉ huy phải luôn theo dõi chặt chẽ khi có tàu địch hoạt động ở khu vực biển có bố trí thủy lôi.

Một hôm, tôi đang trên đường lên sớ chỉ huy bố trí ở một đồi cát, bỗng nghe tiếng nổ ục rất to ở phía biển. Tôi lệnh ngay cho trạm rađa 530 nhanh chóng mở máy quan sát thì phát hiện có một tàu khu trục đang loay hoay ở khu vực bãi thủy lôi, không thấy cơ động nữa. Như vậy, biết chắc tàu địch đã bị trúng thủy lôi của ta. Sau đó, chúng tôi biết chính xác tàu khu trục Mỹ có tên là “Oa-rinh-tơn DD843” bị trúng thủy lôi của ta, tuy không chìm tại chỗ nhưng bị hỏng hầu như toàn bộ, không thể cơ động và cũng không thể sửa chữa khôi phục được nữa, phải kéo về căn cứ Su-bic (Phi-lip-pin) và loại khỏi vòng chiến đấu.

Tiếp một thời gian ngắn sau đó, tàu khu trục Mỹ “Giô-dép-Xtơ-rao DDG16” cũng bị thương nặng ở các khu vực bố trí thủy lôi của K4. Phát triển cách đánh này, K4 còn tổ chức huấn luyện và hỗ trợ về kỹ thuật vũ khí thủy lôi cho dân quân hợp tác xã đánh cá Quang Phú (Quảng Bình) sử dụng thủy lôi đánh tàu khu trục Mỹ.

Trong một chuyến đi sau đó, một biên đội tàu phân đội 23 đi làm nhiệm vụ bố trí thủy lôi đánh tàu địch do đồng chí Độ phản đội trưởng 23 chỉ huy. Khi cơ động qua khúc sông gần phà Gianh, tàu đã vấp nổ thủy lôi của địch thả ở đây. Mặc dù khu vực này đã được rà phá nhiều lần và tàu ta qua lại không hề hấn gì, nhưng lần này thì lại vấp phải thủy lôi của địch. Tàu bị chìm, đồng chí Độ và hai chiến sĩ hy sinh.

Qua kinh nghiệm thực tế dùng thủy lôi đánh tàu khu trục địch ở K4, Quân chủng điều một số tàu của phân đội 23 do đồng chí Nguyễn Thành Tài, phân đội phó phân đội 23 vào phối thuộc K5 bố trí thủy lôi đánh tàu khu trục Mỹ ở khu vực biển phía đông Cửa Việt đạt kết quả rất tốt.

Với những thành tích xuất sắc trên cùng với những thành tích hoạt động trước đây, ngày 23 tháng 9 năm 1973, Phân đội 23 (K4) đã được Đảng và Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:43:17 am »

Sau ngày Mỹ tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra (23-10-1972), chúng lại tập trung đánh phá trên địa bàn Quân khu 4. Hàng trăm tốp máy bay B52 ném bom rải thảm trên tuyến đường 22, tuyến đường Ba Trại - Vạn Trạch... Quảng Bình mà chúng nghi là nơi tập kết hàng dự trữ của ta.

Trước sự điên cuồng đánh phá của địch, quân và dân ta vẫn kiên cường, sản xuất và chiến đấu, đánh trả quyết liệt bắn rơi hàng trăm máy bay địch.

Đi đôi với bắn phá, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục thả thủy lôi, bom từ trường hòng ngăn chặn mạch máu giao thông vận chuyển của ta. Lực lượng của Quân chủng Hải quân liên tục cùng với lực lượng ba thứ quân nỗ lực rà phá, tháo gỡ hàng nghìn thủy lôi, bom từ trường làm mất hiệu lực phong tỏa của địch.

Trước tình hình đánh phá ác liệt tràn lan của địch, tôi đề nghị với Thường vụ Đảng ủy và chỉ huy K4 thống nhất chủ trương “Thông suốt cho bộ đội, kiên quyết bám trụ lâu dài, dựa vào dân, làm tốt ngụy trang phòng tránh và đánh địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu để góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong mọi tình huống mà trong đó từng chi bộ và mỗi một đảng viên là đầu tàu, gương mẫu, kiên định đi trước”.

Ở khu vực đánh phá hủy diệt của địch, các lực lượng của K4 tuy gặp nhiều khó khăn vẫn kiên cường bám trụ để chiến đấu và công tác. Các đơn vị rađa mỗi lần bị địch bắn tên lửa theo tín hiệu sóng phát làm hỏng ăngten, hỏng máy là nhanh chóng tìm cách sửa chữa, khôi phục để bảo đảm quan sát cảnh giới nắm tình hình mặt biển. Làm tốt công tác ngụy trang che phòng, thường xuyên thay đổi phương án hoạt động, không để lộ trận địa.

Trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, các trạm rada của K4 ở khu vực địch đánh phá ác liệt nhất ngay từ đầu cho đến lúc kết thúc chiến tranh phá hoại. Các trạm này đã kiên cường, mưu trí hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần phục vụ cho các quân binh chủng bắn chìm, bắn cháy nhiều tàu địch, bảo vệ giao thông vận tải và sự đi lại, làm ăn của nhân dân trên biển.

Các đơn vị tàu thuyền, ban ngày sơ tán ngụy trang phòng tránh, ban đêm ra biển hoạt động. Máy bay địch đánh thăm dò vào khu sơ tán ngụy trang của tàu, dù có tổn thất một số nhưng cơ bản ta vẫn giữ được lực lượng để hoạt động chiến đấu. Đến lúc này mục tiêu ném bom bắn phá của máy bay địch xem ra không có định trước mà cả ngày lẫn đêm. Chúng vừa sục sạo trinh sát, vừa đánh phá một cách tràn lan mang tính hủy diệt, nếu thấy một hiện tượng gì khả nghi là bắn phá. Đề phòng địch phát hiện, đánh phá những quả thủy lôi nặng từ 500 đến l.000kg có sức công phá lớn chuẩn bị đánh tàu khu trục địch đều phải để phân tán ngụy trang kỹ dọc bờ sông, để nếu địch có đánh trúng thì chỉ nổ một hai quả. Như vậy mà vẫn bị trúng đạn khi địch đánh vu vơ thăm dò bằng bom bi và đạn 20mm. Sở chỉ huy và cơ quan của K4 ở đâu đều có công sự tương đối vững chắc, ngụy trang bí mật nên nhiều lần địch ném bom gần vẫn giữ được tương đôi an toàn. Việc đánh phá của địch như vậy nên không thể xác định được khu vực nào, vị trí nào là an toàn, mà chỉ có dựa vào công sự vững chắc và không để lộ mục tiêu.

Mặc dù có khó khăn nhiều mặt, nhưng tập thể cán bộ, chiến sĩ K4 kể cả các đơn vị phối thuộc vẫn luôn kiên cường để hoàn thành nhiệm vụ đánh giặc giữ nước ở nơi tuyến đầu địa bàn Quân khu 4.

Bị thất bại nặng trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào Hà Nội. Hải Phòng (từ 18 đến 30-12-1972). thất bại trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và nguy cơ chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam bị phá sản, trước cuộc tiến công của quân dân miền Nam, chính quyền Ních-Xơn phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá, phong tỏa miền Bắc nước ta. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết tại Pari.

Thế nhưng, 15 ngày trước khi tuyên bố ngừng ném bom, bắn phá phong tỏa miền Bắc, giặc Mỹ điên cuồng dồn sức ném bom rất ác liệt, gây thiệt hại lớn về người và của ở một số địa phương trên địa bàn Quân khu 4. Đáng chú ý vào lúc 17 giờ ngày 2 tháng 1 năm 1973, chúng dùng máy bay B52 ném bom rải thảm quê tôi, làng Thọ Linh, xã Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình làm chết 105 người, bị thương 109 người, 150 nóc nhà bị phá hủy, có xóm nhà cửa bị xóa sạch. Đau thương dồn nén lại, căm thù giặc cao độ, quân và dân ta càng ra sức chiến đấu và sản xuất, quyết tâm đánh thắng kẻ thù tàn bạo.

Nhân đây, xin kể lại những khoảnh khắc của gia đình người lính trong chiến tranh. Những người vợ bộ đội, chồng đi vắng nên mọi việc gia đình đều phải tự đảm đang gánh vác. Nhà tôi lúc này có ba con: Mai Thị Hòa, Mai Thị Trâm, Mai Xuân Viễn và cuối năm 1973 có thêm bé gái Mai Thị Hiền. Tôi về ghé thăm nhà sau trận máy bay B52 giặc Mỹ ném bom vào làng tôi. Nhà tôi kể lại là lúc đó bom nổ dữ dội quá, con gái lớn của tôi 9 tuổi, đang cầm cái lược chuẩn bị chải đầu, hoảng quá cuống cuồng cứ chạy đi chạy lại kêu “Mẹ ơi! Mẹ ơi” mà không xuống hầm trú ẩn; đứa bé một tuổi thì khóc thét van mẹ; nhà tôi cũng không kịp đưa các cháu xuống hầm trú ẩn. May mà bom không rơi vào xóm nhà tôi.

Có một lần tôi về thăm nhà, đang đêm máy bay Mỹ ném bom vào xóm nhà tôi, lửa đang cháy nhà hàng xóm, chưa kịp nói gì đã thấy nhà tôi vơ lấy cái túi cứu thương, trời tối đen, chạy vội đến chỗ bị ném bom để làm nhiệm vụ cứu thương, mặc cho các con đang đòi khóc mẹ. Liên tưởng những cảnh đó, tôi vừa thương nhà tôi, vừa cảm phục những người phụ nữ Việt Nam. Không những đảm đang việc nhà mà còn không quản ngại bom đạn nguy hiểm, tích cực phục vụ công việc của tập thể trong thời buổi chiến tranh chồng đang ở bộ đội. Mình làm tròn nhiệm vụ trong quân đội, một phần cũng nhờ sự đảm đang của người vợ ở hậu phương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:48:33 am »



Bộ tư lệnh Quân chủng tiếp Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát, nguyên Tư lệnh Hải quân và chị Điểm, phu nhân đồng chí Phát



Với đồng chí Phó đô đốc Hoàng Hữu Thái, nguyên Tư lệnh Hải quân (bên phải) năm 1995



Được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996)



Tại Sở chỉ huy diễn tập “BĐ-97” hiệp đồng chiến đấu trên biển giữa Hải quân và Không quân. Người ngồi thứ 2 bên trái là đồng chí Nguyễn Văn Hiến – Phó Tham mưu trưởng Quân chủng (nay là Phó đô đốc, Tư lệnh Hải quân



Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân với các đồng chí lãnh đạo Quốc phòng tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VI (1996)



Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Lê Quang Đạo dẫn đầu thăm Quân chủng Hải quân
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:49:58 am »

Chương bốn

THỜI HOA ĐỎ

Tháng 8 năm 1973, tôi được cử đi học ở Học viện Hải quân Liên xô, đào tạo cấp chiến thuật chiến dịch tại thành phố Lêningờrát (nay là thành phố Xanh Pêtécbua). Trong đoàn đi học lần này có đồng chí Huỳnh Kim - Phó tư lệnh Quân chủng, đồng chí Nguyễn Dưỡng - Tham mưu trưởng Quân chủng, đồng chí Phan Khắc Thứ - Chủ nhiệm Chính trị và một số đồng chí chỉ huy các đơn vị cùng một số đồng chí là trưởng phòng thuộc Bộ tham mưu Quân chủng Hải quân. Các đồng chí Viễn, Cổ là cán bộ từ Quân chủng Phòng không - Không quân chuyển về công tác ở Hải quân cũng cùng đi học trong đợt này.

Gần 10 năm sau khi kết thúc học đào tạo sĩ quan chỉ huy hải quân, hôm nay được trên cử đi học lớp chiến thuật chiến dịch, có điều kiện để nâng cao trình độ cán bộ chỉ huy Hải quân. Được học một nội dung, chương trình chất lượng cao với những giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy của Học viện Hải quân Liên Xô, một nước có lực lượng hải quân tiên tiến vào bậc nhất, nhì thế giới, vì vậy mà đã giúp cho chúng tôi không những nắm được chiến thuật của từng binh chủng của Hải quân như tàu mặt nước, tàu ngầm, tên lửa, pháo binh bờ biển, hải quân đánh bộ, máy bay hải quân, tác chiến điện tử... với sử dụng binh khí kỹ thuật hiện đại, mà còn hiểu biết về tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa các binh chủng, nhất là công tác tham mưu chiến dịch hải quân. Kết thúc lớp học tôi đạt được kết quả loại giỏi.

Trong những tháng cuối của kỳ học, tin dồn dập về chiến thắng trên chiến trường miền Nam khiến anh em chúng tôi vô cùng phấn khởi. Phấn khởi bao nhiêu thì tâm trạng cũng sốt ruột bấy nhiêu, ước gì được kết thúc lớp học ngay bây giờ để về nước tiếp tục tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam trong lúc này. Thế nhưng không có tình huống đó xảy ra, mà điều duy nhất là phải đạt được kết quả học tập tốt để phục vụ lâu dài trong quân đội.

Sau khi kết thúc khóa học, tôi trở về nhận nhiệm vụ Phó phòng Tác chiến Hải quân. Đến tháng 10 năm 1976, tôi được bổ nhiệm Trưởng phòng Tác chiến Bộ tham mưu Quân chủng Hải quân. Ngay khi nhận nhiệm vụ Phó trưởng phòng Tác chiến ở Bộ tham mưu Hải quân, tôi khẩn trương bắt tay vào công tác ngay.

Vào thời gian này, miền Nam mới vừa được giải phóng, lực lượng hải quân được triển khai rộng khắp trên cả nước, là sự đột biến lớn cả về nhiệm vụ cũng như phát triển lực lượng của Quân chủng Hải quân, là bước ngoặt của lịch sử Hải quân Việt Nam. Vì vậy, đi đôi với củng cố tổ chức lực lượng, phải khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến bảo vệ biển, đảo trước mắt cũng như lâu dài. Cơ quan tác chiến phải làm việc với một cường độ lớn để đáp ứng phục vụ lãnh đạo, chỉ huy của Quân chủng về kế hoạch tác chiến, huấn luyện trong tình hình mới, không những chung của hải quân mà đặc biệt kiểm tra hướng dẫn các đơn vị triển khai ở các địa bàn mới được giải phóng thực hiện đúng ý định, quyết tâm và kế hoạch chiến đấu bảo vệ biển, đảo của Bộ tư lệnh Quân chủng.

Năm 1976, lần đầu tiên sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cán bộ chỉ huy hải quân thực hiện một cuộc khảo sát tình hình biển đảo vùng mới giải phóng do Thiếu tướng Tư lệnh Nguyễn Bá Phát và Thiếu tướng Chính ủy Hoàng Trà dẫn đầu cùng một số cán bộ cơ quan của Quân chủng và cán bộ Hạm đội 171. Cuộc hành trình đường biển này sử dụng các tàu khu trục HQ-01 và HQ-03 là những tàu chiến lợi phẩm vừa thu được của địch khi giải phóng miền Nam. Xuất phát từ Quân cảng Sài Gòn, đoàn lần lượt qua quần đảo Ba-lụa, Hải tặc; các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du, Hòn Chuối, Hòn Khoai ở vùng biển Tây Nam, Hòn Trứng, Côn Đảo, Hòn Hải, Cù Lao Thu,  bán đảo Phước Mai, Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Sơn Trà (Đà Nẵng) ở vùng biển phía đông và đông nam với hải trình dài hàng nghìn hải lý.

Quán triệt ý định của Tư lệnh Quân chủng cơ quan tác chiến chủ trì lập kế hoạch hành trình khảo sát này thông qua Bộ tư lệnh Quân chủng. Thực ra lần đầu tiên đi trên vùng biển đảo mới được giải phóng nên kế hoạch hành trình cũng chỉ dựa theo số liệu hải đồ chung, chứ chưa thể chi tiết, khi vào vùng nước của từng đảo. Tôi và một số cán bộ cơ quan tác chiến cùng đi với nhiệm vụ làm công tác tham mưu tác chiến phục vụ chuyến hành trình này.

Một chuyến đi biển dài ngày không đơn thuần khảo sát biển mà còn khảo sát địa hình các đảo và gặp thăm cơ sở Đảng, chính quyền và bộ đội ta mới triển khai làm nhiệm vụ ở vùng mới giải phóng. Vì vậy thời gian hành trình phải điều chỉnh từng ngày cho phù hợp với diễn tiến công việc thực tế. Chuyến đi khảo sát này được coi như chuyến đi lịch sử vì nó được thực hiện ngay sau ngày miền Nam được giải phóng có đầy đủ lãnh đạo, chỉ huy và các cơ quan của Quân chủng tham gia.

Ta sử dụng hai tàu chiến lợi phẩm, đồng thời còn sử dụng một số nhân viên kỹ thuật quân ngụy đảm nhiệm vận hành các thiết bị ở trên tàu mà chúng ta chưa kịp có người thay thế. Chúng tôi, những cán bộ tham mưu tác chiến có dịp khái quát thực tế tình hình một vùng biển rộng lớn ở miền Nam đất nước, rất thiết thực bổ ích cho nghiệp vụ chuyên môn của mình. Nói chung công tác kế hoạch tham mưu tác chiến phục vụ cho chuyến đi này có kết quả tốt. Thế nhưng có một tình huống hay có thể nói là một sự cố diễn ra suýt nữa mất an toàn là khi biên đội tàu đi qua eo biển Gành Rái, phía bắc đảo Phú Quốc đột nhiên bị pháo bờ bắn, nhiều quả đạn nổ cách tàu trên dưới 50m. Quan sát kịp thời phát hiện là đạn bắn từ bờ bắc đảo Phú Quốc. Chính là pháo của Trung đoàn 101, đơn vị phòng thủ đảo Phú Quốc thuộc Quân khu 9 vừa mới được Bộ Tổng tham mưu điều chuyển về trực thuộc Quân chủng Hải quân từ ngày 30 tháng 12 năm 1975 và đầu năm 1976 chuyển về trực thuộc Vùng 5 hải quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 09:50:28 am »

Ngay lập tức, chỉ huy sở tại tàu gọi Trung đoàn 101 lệnh cho pháo ngừng bắn. Trước đó về kế hoạch tham mưu đã có thông báo kế hoạch đi qua khu vực này cho Vùng 5 cũng như Trung đoàn 101 để theo dõi bảo đảm an toàn. Nhưng chỉ huy Trung đoàn 101 không có thông báo cụ thể cho các đơn vị của mình nên mới xảy ra như vậy. May mà kỹ thuật bắn pháo kém nếu không, đạn trúng tàu thì cơ sự sẽ nguy hiểm biết chừng nào. Qua sự việc này tự kiểm điểm, chúng tôi thấy công tác tham mưu của mình có khuyết điểm là vạch kế hoạch nhưng thiếu kiểm tra việc tổ chức thực hiện của đơn vị, một bài học lớn cho những người làm công tác tham mưu tác chiến như chúng tôi.

Trước tình hình bọn phản động ở Campuchia (K) liên tục xâm phạm đánh phá vào lãnh thổ của Việt Nam ta, ngày 31 tháng 12 năm 1977, Chính phủ ta ra tuyên bố: “Do phía Campuchia liên tục xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam ở vùng biên giới buộc phải chiến đấu tự vệ bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, tính mạng và cuộc sống bình yên của mình...”.

Sau ngày miền Nam vừa mới được giải phóng biết bao công việc bề bộn và hết sức nặng nề của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để ổn định tình hình xây dựng đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng mới bắt đầu triển khai thực tế thì ở biên giới Tây Nam bọn phản động Campuchia: Pôn Pốt - Iêng Xari lại gây ra tình hình hết sức căng thẳng. Ngay trong tháng 5 năm 1975, chúng đã xua quân tấn công đảo Phú Quốc (3-5-1975); nổ súng khiêu khích ở biên giới đất liền (8-5-1975); đánh chiếm đảo Thổ Chu, tàn sát và bắt đi 500 dân thường Việt Nam (10-5-1975), và tiếp thời gian sau đó, tình hình hoạt động phá hoại, khiêu khích do chúng gây ra ở biển đảo Tây Nam ngày càng căng thẳng, như xua quân tập kích vào tuyến biên giới ở An Giang, Hồng Ngự, Đồng Tháp, Hà Tiên, Tịnh Biên, Châu Đốc.

Trên biển từ tháng 2 năm 1977, bọn phản động K cho tàu chiến xâm phạm trắng trợn vùng biển của ta ở khu vực phía bắc đảo Phú Quốc, Hòn Đốc... bắt giết ngư dân của ta; dùng pháo từ các đảo Kiến Vàng, Keo Ngựa, Tre Mắm bắn vào đảo Hòn Đốc của ta. Ngày 23 tháng 5 năm 1977, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho các lực lượng phía Nam kiên quyết bảo vệ lãnh thổ của ta, không dung thứ bất cứ sự xâm lấn nào của lực lượng khiêu khích, phản động K vào lãnh thổ ta, đồng thời ta tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của K. Ngày 11 tháng 6 năm 1977, Bộ Tổng tham mưu có chỉ thị về sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng thường trực.

Ngày 16 tháng 6 năm 1977, Bộ tư lệnh Quân chủng chỉ thị Vùng 5 hải quân tăng cường triển khai bố trí lực lượng bảo vệ vùng biển và phòng thủ các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Hòn Đốc... nơi hải quân đang đóng giữ. Hiệp đồng với các đơn vị bạn kiên quyết trừng trị mọi hoạt động xâm nhập phá hoại, lấn chiếm của tàu K trên vùng biển của ta. Đồng thời lệnh điều một tiểu đoàn hải quân đánh bộ ra Phú Quốc để phối hợp với Vùng 5 bảo vệ biển đảo ở vùng biển Tây Nam.

Ngày 6 tháng 12 năm 1977, đoàn cán bộ của Quân chủng do Tư lệnh Giáp Văn Cương dẫn đầu đi kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu ở Hòn Đốc. Là trưởng phòng Tác chiến của Quân chủng, tôi cũng đi trong đoàn này. Sáng sớm, khi hai trực thăng Mi-8 chở đoàn vừa hạ cánh xuống trên đỉnh đảo Hòn Đốc, thì pháo cối của bọn phản động K từ đảo Keo Ngựa bắn sang tới tấp, có quả đạn nổ gần máy bay đang đậu. Tưởng chúng chỉ bắn khiêu khích, nhưng không, chúng bắn liên tiếp. Sợ hỏng máy bay, đồng chí Cương lệnh cho hai chiếc trực thăng rời đảo về căn cứ dù chúng bắn nhiều, nhưng ta vẫn kiềm chế không phản pháo ngay, tránh để lộ trận địa pháo, nhưng chúng không dừng, buộc ta phải đánh trả. Đồng chí Cương bảo tôi chuyển lệnh cho pháo đảo của ta bắn diệt các vị trí pháo của địch. Cả đại đội pháo 85mm của ta đồng loạt nổ súng, sau những phút cầm cự yếu ớt, pháo địch bị diệt, im bặt. Qua đây thấy rõ tính chất điên cuồng hiếu chiến của bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari.

Năm 1978, tình hình biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam hết sức căng thẳng, ở biên giới đất liền và vùng biển Tây Nam, bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari ráo riết hoạt động phá hoại khiêu khích mà đỉnh cao nhất là chúng đã xua quân tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, tàn sát dã man đồng bào ta.

Thực hiện chỉ thị của cấp trên, Bộ tư lệnh Hải quân chủ trương: Tập trung lực lượng của Quân chủng vừa chuẩn bị tốt ở hướng bắc, hướng đông, vừa kiện toàn củng cố các đơn vị phía Nam, khẩn trương chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, vũ khí, phương tiện chiến đấu, nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu mọi mặt của bộ đội quyết tâm giành thắng lợi khi xảy ra chiến sự.

Để phục vụ công tác sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng, cơ quan tác chiến của Quân chủng, thực hiện chỉ thị của Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng mà trực tiếp là sự chỉ đạo của Tư lệnh và Tham mưu trưởng, tiến hành làm các kế hoạch tác chiến tiến công đổ bộ bằng đường biển và chống địch đổ bộ đường biển, kế hoạch phòng thủ, bảo vệ chủ quyền vùng biển và các đảo...

Tiếp theo là làm kế hoạch huấn luyện diễn tập nâng cao trình độ kỹ chiến thuật tác chiến của bộ đội, cũng như qua thực tế, Quân chủng sẽ điều chỉnh bố trí lực lượng chiến đấu phù hợp từng khu vực.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM