Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:27:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Miền sóng vỗ - Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh  (Đọc 4289 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:19:44 am »

Cái ăn đã vậy, cái mặc cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Trong khi quân trang mới chưa được cấp phát, quần áo cũ anh nào cũng phải vá víu nhiều miếng. Mỗi lần đi tắm anh em phải ra sông, suối xa. “Quân tử nhất bộ” vậy nên tắm xong đành phải chờ quần áo se khô mới dám về. Đồng bào thấy bộ đội như vậy thì thương lắm, nhưng anh em chúng tôi thật sự xúc động khi thấy bà con quá nghèo túng mà vẫn dành dụm gom góp lương thực nuôi bộ đội. Quả thật, tâm lòng của người dân đối với cách mạng không gì có thể sánh được. Dân chở che bộ đội, động viên bộ đội, phối hợp với bộ đội đánh giặc. Có ở gần dân mới thấu hết lòng dân đối với công cuộc kháng chiến. Tình cảm quân dân keo sơn gắn bó là vậy. Nhờ có dân, bộ đội mới đánh thắng được kẻ thù.

Địa bàn vùng tự do tiếp giáp, xen kẽ với vùng tạm chiếm của địch. Để giữ bí mật và tránh địch tập kích bằng pháo binh và máy bay, bộ đội ta phải thường xuyên di chuyển nơi trú quân, không mấy khi ở lâu một nơi hai ba ngày. Ngày tập luyện, đêm lại hành quân. Có đồng chí mệt quá, chân vẫn bước mà mắt cứ nhắm và có lúc đứng ngủ luôn khiến cả đoàn quân đi sau cũng phải dừng lại, tưởng rằng có gì cản trở phía trước. Có anh lao xuống cả ruộng đất cày, mới bừng tỉnh, thấy đứt liên lạc phía trước, mới cố sức chạy lên cho kịp. Cũng may có tiền trạm đi trước bỏ cành lá hướng dẫn đi đường nên không ai bị lạc.

Đời lính có biết bao kỷ niệm, có những chuyện khiến chúng tôi nhớ mãi. Một lần đơn vị hành quân ở miền tây Quảng Trị, đường rừng lại đi đêm. Thông thường khi ra lệnh hoặc thông báo tình hình đều bằng hình thức truyền miệng. Hôm ấy, người đi đầu phát hiện được một cái hố giữa đường nên mới quay lại chuyền cho cả đội hình đi sau: “Chú ý có hố”. Chết nỗi, chẳng hiểu nghe tai nọ xọ tai kia thế nào mà từ “hố” được chuyển thành “hổ”. Thay một dấu sắc thành ra: “Chú ý có hổ!”. Lập tức, cả hàng quân tỉnh như sáo. Trời tối đen như mực, mỗi bước đi phải dò dẫm nhưng anh nào cũng cảnh giác đề phòng hổ vồ, không khí rất căng thẳng. Lâu nay từng nghe nói vùng rừng Quảng Trị có lắm hổ, thế nên ai nấy đều tin. Đến nơi dừng chân, hỏi ra mới biết là “hố” chứ không phải “hố”, lính tráng được một phen cười vỡ bụng.

Hành quân di chuyển nơi trú quân của chúng tôi phần lớn trên địa bàn tác chiến chủ yếu của Trung đoàn 101. Đó là những nơi quen thuộc như các thôn An Nhơn, Đông Dương, Diên Khánh, Kim Giao, Kim Long, Đơn Quế, Ngô Xá, Tân Lương... thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị; Thanh Hương, Vĩnh Xương, Kế Môn, Đại Lược, Thế Chí, Vân Trình, Phú Nông, Chính An, Mỹ Phú, Tây Hoàng, Triều Dương, Vĩnh Nẩy, chiến khu Hòa Mỹ... thuộc huyện Phong Điền; Phong Lai, Nam Giảng... của huyện Quảng Điền; và các thôn khác của các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang... tính Thừa Thiên.

Vào mỗi đầu mùa mưa, chúng tôi lại được hành quân lên trú quân ở chiến khu Hòa Mỹ, có dịp vào rừng hái lá tơi, một loại lá họ với lá tro, lá nón để mỗi người tự may lấy một cái áo tơi che mưa, che nắng thay chiếu, thay ván để nằm.

Tình nghĩa quân, dân như cá với nước. Nhân dân chính quyền và các đoàn thể ở địa phương luôn tận tình giúp đỡ bộ đội. Bà con coi bộ đội như con em của mình. Nhiều thôn xóm nhà cửa, vườn tược bị giặc đốt phá, nhiều nhà ở dựng tạm, lợp cỏ năn chỉ vỏn vẹn chưa đầy 15 mét vuông nhưng gia đình nào cũng sẵn lòng cho bộ đội trú quân, không sợ giặc đến trả thù. Phần đông nhà nghèo, tối đến trời nóng bức nên cửa nhà cứ mở thông thống. Có lúc bộ đội hành quân về địa bàn quen thuộc, đến nơi vào khoảng 2-3 giờ sáng. Sợ làm bà con thức giấc, chúng tôi vào nhà nhẹ nhàng, phân công canh gác xong, đặt tơi lá xuống nền nhà ngủ đến sáng mới thức dậy chào.

Trong năm 1951, một lần chúng tôi về trú quân ở làng Kế Môn, xã Phong Thạnh, huyện Phong Điền. Địch phát hiện được, chúng dùng máy bay Đa-cô-ta, Gioong-ke thay nhau rải bom xuống làng suốt một ngày, gây thiệt hại nhiều nhà cửa, của cải nhưng người dân ở đây vẫn không hề nao núng. Vùng tự do xen kẽ với vùng địch tạm chiếm, nên khi di chuyển quân phải sẵn sàng chiến đấu. Như trên đã nói không những sẵn sàng chiến đấu trong lúc hành quân mà đến nơi trú quân công tác trước hết phải quan sát nắm được địa hình, phải đào hầm trú ẩn, đề phòng bom pháo của địch.

Có lần hành quân đến Long Hồ, Ngọc Hồ, trời vừa tang tảng sáng. Chúng tôi còn chưa kịp cởi ba lô, đã nghe thông báo có địch, không biết địch ở hướng nào chỉ nghe chung chung như vậy. Tiểu đội do tôi làm tiểu đội trưởng, đồng chí Sửu người Thanh Hóa làm tiểu đội phó được lệnh triển khai bố trí một đoạn men theo bờ của một con hói nhỏ rộng chừng 20m, hai bên bờ có các rặng tre và cây cối um tùm vì vậy mà hạn chế nhiều đến tầm nhìn. Vườn tược của dân ở đây có nhiều cây ăn quả. Chưa kịp đào công sự, cá tiểu đội dàn đội hình hàng ngang ở tư thế nằm bắn và chú ý quan sát phía trước qua bờ hói bên kia. Cần nói thêm rằng, tiểu đội 2 của chúng tôi được trang bị rất mạnh với chín khẩu súng trường bán tự động (kiểu Ga-răng của Mỹ) hai khẩu tiểu liên Tôm-xơn. Hiệu quả bắn của ba khẩu Ga-răng còn hơn một khẩu súng máy trung liên. Trong tiểu đội hầu hết anh em đã dự nhiều trận mạc, bản lĩnh và kỹ thuật chiến đấu, cũng như trình độ xạ kích rất tốt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:20:20 am »

Trời sáng rõ dần. Nhìn sang khu vườn bờ hói bên kia thấy có người đi lại và có một người mặc áo khoác, đầu đội mũ vải rộng vành trông giống như đồng chí Hân, trung đội phó trung đội 2. Chưa kịp phân định địch, ta thì liên tiếp các loạt súng máy từ bờ bên kia bắn xối xả vào đội hình tiểu đội. Chúng tôi phát hiện ổ súng máy đại liên của địch rất gần ngay bờ hói bên kia. Đạn đại liên bắn gần cày xới lên nền đất với tiếng lẹt xẹt bay sát thân mình, nhưng có điều lạ là tuy chúng bắn nhiều, bắn tháp và bắn gần như vậy mà không trúng vào ai cả. Tuy nhiên, nhìn ra thấy rõ những cây mít, cây nhãn đường kính trên 25cm bị xuyên thủng sát gốc, trông rất hãi.

Vì chưa có lệnh của cấp trên nên tôi vẫn chưa hạ lệnh cho tiểu đội bắn vì sợ lộ cả cuộc hành quân đi chiến dịch của đơn vị lớn. Cho người lui về sau báo cáo xin lệnh ban chỉ huy trung đội, nhưng khi các đồng chí Tế và Thuỳnh vừa mới lần lượt nhổm dậy thì ngay tức khắc dính đạn địch. Lúc này chỉ huy trung đội ở phía sau, thấy súng địch đã nổ mà vẫn không có bất cứ động thái gì với tiểu đội. Trước tình thế đó, nếu cứ chần chừ địch sẽ xóa sổ cả tiểu đội, tôi liền hạ lệnh bắn. Tiếng súng Ga-răng và Tôm-xơn nổ ran. Ngay loạt đạn đầu, đồng chí Đại tổ trưởng tổ ba người đã bắn gục tên xạ thủ đại liên của địch. Trước đòn giáng trả đích đáng của ta, nhiều tên địch chết và bị thương. Chúng buộc phải lùi ra xa, dùng súng cối và phóng lựu bắn về phía ta. Sau hơn một giờ, trận tao ngộ chiến của tiểu đội kết thúc, chúng tôi rút được nhiều bài học kinh nghiệm.

Trong điều kiện chiến trường lúc bấy giờ nhiều gian khổ, ác liệt, muốn có súng đạn thì phải diệt địch, lấy của địch để tự trang bị cho mình. Đời sống vật chất tuy rất thiếu thốn... nhưng tinh thần chiến đấu của bộ đội lúc nào cũng phơi phới. Mỗi lần tập hợp đơn vị, trước khi vào việc thế nào cũng hát mấy bài đồng ca, tiếng vỗ tay thay nhạc râm ran. Những đêm lửa trại của đại đội, của tiểu đoàn, có đông đảo đồng bào tham gia rất đầm ấm. Những vở hài kịch ngắn hấp dẫn đem lại tiếng cười sảng khoái, càng làm thêm nồng ấm tình quân dân.

Sau những trận chiến thắng đầu năm 1952, chúng tôi lại một lần nữa hành quân về xã Phong Thạnh, huyện Phong Điền thực hiện công tác củng cố đơn vị, tiến hành công tác huấn luyện quân sự, chính trị, nâng cao trình độ chiến đấu, chuẩn bị bước vào đợt chiến đấu mới. Bấy giờ, Trung đoàn 101 đang ở vào thời kỳ sung sức cả về tinh thần cũng như trình độ và kỹ năng chiến đấu.

Đang trong thời gian huấn luyện chuẩn bị cho chiến đấu, thì Ban chỉ huy trung đoàn lên Bộ chỉ huy Mặt trận Bình Trị Thiên để nhận kế hoạch. Quyền lãnh đạo chung Trung đoàn 101 được giao cho đồng chí Lê Văn Dương - Đảng ủy viên trung đoàn, là Tiểu đoàn trưởng kiêm Chính trị viên Tiểu đoàn 436 phụ trách. Cứ vài ngày một lần, anh Dương lại lên trung đoàn bộ để nắm tình hình. Mọi công việc thường ngày của trung đoàn do Phan Văn Xuân, tham mưu phó trung đoàn trực tiếp chỉ đạo giải quyết.

Cuối tháng 8 năm 1952, thực dân Pháp mở cuộc hành quân “Châu chấu” (Operation Sauterdle). Sáng ngày 29 tháng 8 năm 1952, địch càn vào khu vực Trung đoàn 101 đóng quân. Chúng tôi được lệnh triển khai bố trí quân ở các đồi Vĩnh Xương, Thanh Hương sẵn sàng vận động để tiếp cận địch. Để bảo đảm an toàn, cơ quan trung đoàn bộ được lệnh di chuyển về Đại Lược, Thế Chí (hướng cửa Thuận An), còn các đơn vị sẵn sàng chiến đấu tại chỗ. Vào thời điểm này các khẩu đội đại liên, trung liên của các đơn vị đang tập huấn tại Ban tham mưu trung đoàn. Nghe tin địch càn, anh em yêu cầu giải tán lớp tập huấn để về đơn vị nhưng Ban tham mưu nhùng nhằng không giải quyết. Mặc kệ, các khẩu đội vẫn tự động giải tán để kịp chạy về tham gia chiến đấu.

Khi cơ quan trung đoàn bộ di chuyển về hướng Đại Lược thì bất ngờ đụng cánh quân chủ yếu của địch từ hướng này đi lên. Toàn bộ cán bộ, nhân viên cơ quan đều bị sa vào tay giặc. Quân địch có đụng độ với số ít của bộ đội ta, nhưng sau khi bắt được hầu hết cơ quan trung đoàn bộ thì chúng chủ động rút. Kết cục bi thảm này là do tên Xuân, tham mưu phó trung đoàn, một điệp viên của Pháp cài vào hàng ngũ ta. Tên này đã âm thầm móc nối với địch để làm cái việc phản trắc này. Hành động phản bội của tên Xuân được xác định ngay trong ngày hôm đó, vì nhiều người dân đã trực tiếp nhìn thấy y bắt tay với quân Pháp và lên xe đi với chúng về Huế.

Trong trận này, tổn thất lớn nhất của Trung đoàn 101 là hầu hết cơ quan trung đoàn bộ bị địch bắt kèm theo số tài liệu mật, còn các đơn vị chiến đấu nói chung không bị tổn thất gì đáng kể.

Khi Trung đoàn trưởng Lê Thuyết và Chính ủy Hoàng Văn Thái từ Mặt trận về, hai đồng chí chủ trương không di chuyển trung đoàn mà chỉ hoán đổi vị trí đóng quân của các tiểu đoàn để sẵn sàng đánh địch, nếu chúng tiếp tục càn vào.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:21:08 am »

Sau khi bắt được đa số cán bộ, công nhân viên của cơ quan trung đoàn bộ và lấy được tài liệu cơ mật của ta, ba ngày sau (3-9-1952), giặc Pháp mở tiếp cuộc hành binh “Cá sấu” (Operation Caiman) vào khu vực Thanh Hương - Vĩnh Xương. Chúng huy động lực lượng lớn, bao gồm tám tiểu đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn dù, sáu tàu pháo, 18 tàu đổ bộ nhỏ, 55 máy bay, hai tiểu đoàn pháo (16 khẩu), 80 xe bọc thép lội nước, 180 xe vận tải, hòng tiêu diệt Trung đoàn 101.

Sáng sớm hôm ấy, cũng như các đơn vị khác của trung đoàn, Tiểu đoàn 436 của chúng tôi được lệnh triển khai hố trí trên các đồi cát có cây trâm bầu mọc lúp xúp thuộc làng Vĩnh Xương. Trong lúc chờ lệnh xuất kích, tất cả đều đào hầm chiến đấu cá nhân tại chỗ. Khoảng 7 giờ sáng, địch cho nhiều máy bay ném bom na-pan ở hướng khu vực tiếp giáp Quảng Trị, Thừa Thiên (Đông Dương, Thanh Hương) phía bắc. Tiếp sau đó địch cho quân nhảy dù xuống khu vực này để chặn đường ở phía bắc. Đến 9 giờ, một cánh quân địch từ hướng nam và hướng biển có xe bọc thép yểm trợ tấn công vào khu vực bố trí của Tiểu đoàn 436. Quân địch toàn là lính Âu-Phi da đen, chúng dựa vào xe bọc thép có hỏa lực mạnh ào ạt tấn công. Nhiều lần bị đơn vị chúng tôi phản kích đánh bật ra, bọn địch lùi lại, củng cố đội hình và tấn công tiếp. Cứ thế hai bên giành giật nhau trên mấy đồi cát, cuộc chiến đấu giằng co kéo dài đến chiều. Quân địch bị chết nhiều nhưng bộ đội ta cũng thương vong không ít.

Có điều nghĩ lại là khi quân ta bố trí chiến đấu ở các đồi cát Vĩnh Xương, mang tính chất thiên về bố trí giấu quân để xuất kích đánh vận động chiến, chứ ít thấy để chiến đấu phòng ngự. Vì vậy, khi địch tấn công vào, toàn đội hình của đại đội cũng như tiểu đoàn không phát huy được sức mạnh của hỏa lực, đơn vị sau sợ bắn vào lưng của đơn vị trước, kể cả không hỗ trợ được cho nhau khi phản xung phong. Kẻ địch dễ bẻ gãy từng đại đội.

Một minh chứng thiên về bố trí giấu quân để xuất kích đánh vận động chiến là lúc đó tôi làm quản trị trưởng đại đội 88. Bộ phận do quản trị trưởng (ngang cấp cán bộ trung đội) chỉ huy bao gồm: tiểu đội liên lạc 10 người; nhân viên quản lý hành chính, quân lương, quân khí, nuôi quân, quân y và nhân viên công tác chính trị... gọi chung là đại đội bộ. Khi chiến đấu, bộ phận đại đội bộ thường phái một số chiến sĩ liên lạc đi theo người chỉ huy đại đội, số còn lại được bố trí ở phía sau đội hình của đại đội để sẵn sàng phục vụ công tác hậu cần, công tác thương binh, tử sĩ... Thế nhưng toàn bộ đại đội bộ lại được bố trí chung trong đội hình cùng các đơn vị chiến đấu. Vì thế khi địch trực diện tấn công vào, bộ phận đại đội bộ cũng chiến đấu như các đơn vị chiến đấu khác.

Đến chiều, số cán bộ, chiến sĩ còn lại của đại đội 88 trong đó có số còn lại của anh em đại đội bộ chúng tôi vẫn sát cánh cùng Tiểu đoàn 328 do đồng chí Phương tiểu đoàn trưởng tiến hành phản kích lần cuối, đánh bật địch ra khỏi một đồi cát Vĩnh Xương. Chúng tôi phải xung phong trước làn đạn dày đặc của địch và cứ thế khom thấp người xốc thẳng vào chúng. Người trước ngã xuống, người sau tiến lên. Trong tình huống ác liệt như vậy mà dường như đạn địch lại “tránh” một số anh em chúng tôi. Khi đơn vị lui về khu vực tây bắc Thanh Hương thì trời đã sụp tối. Trên đường đơn vị vận động, địch liên tiếp cho máy bay ném bom và bắn đạn 20 ly vào đội hình nhưng rất may không ai bị thương vong gì lớn. Riêng tôi bị dính một mảnh bom nhỏ vào chân.

Sau khi được lệnh của cấp trên, các đơn vị tiếp tục củng cố lại để đêm đến sẽ đánh phá vòng vây của địch. Quân số đại đội 88 lúc này chỉ còn lại khoảng một nửa. Tôi được chỉ định phụ trách một trung đội, trong đó có cả một số đồng chí bị thương. Khoảng 8 giờ tối, đơn vị đánh phá vây về hướng huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Trong khi đánh địch, một nửa quân số của Tiểu đoàn 436 vượt được ra khỏi vòng và Riêng đại đội 88, chỉ còn lại 8 người ở trung đội của tôi vì phải dìu một số anh em bị thương nên chậm là không thoát khỏi vòng vây được, khi địch đánh cắt ngang đội hình chặn lại.

Theo lệnh của tiểu đoàn, chúng tôi lui về khu vực Thanh Hương với hy vọng củng cố lại đơn vị để đánh mở vây tiếp. Nhưng sau đó chúng tôi không hiểu vì sao lại được lệnh chôn vũ khí và tùy nghi di tản về tập trung tại chiến khu Hòa Mỹ. Lúc này anh em ở các đại đội thuộc Tiểu đoàn 436 bị kẹt lại còn khá đông. Mặc dù có lệnh của tiểu đoàn, nhưng anh em không thực hiện mà cứ vây quanh không rời Ban chỉ huy tiểu đoàn. Tiểu đoàn vừa lệnh, vừa khuyên anh em nhanh chóng di tản. Trời càng về khuya, thấy nấn ná để hy vọng phá vây không được nữa, ai nấy đều phải rời Ban chỉ huy tiểu đoàn để tự tìm lấy đường vượt vòng vây của địch.

Lúc này trăng sáng rõ mồn một. Tàu địch từ ngoài biển liên tục bắn pháo sáng vào, làm cả khu vực sáng như ban ngày. Xung quanh im ắng, không một tiếng động. Cứ khoảng 5-7 phút, đạn pháo địch từ phía quốc lộ 1 bắn nhiều loạt chặn đường băng qua cánh đồng lúa ra bờ sông Ô Lâu.

Rời Ban chỉ huy tiểu đoàn, tôi dẫn tám anh em còn kẹt lại của đại đội 88, trong đó có hai người bị thương là đồng chí Đen quê ở Quảng Trị và đồng chí Lân quê Nghệ An. vết thương ở cánh tay đồng chí Đen băng bó từ sáng sớm, cả ngày trời nắng nóng đến lúc này đã có mùi. Từ sáng đến giờ chưa có gì bỏ vào bụng, nhưng không thấy ai kêu đói.

Tôi dẫn anh em đi quanh một số đồi cát có cây mọc lúp xúp với ý định tìm được một nơi đào hầm ẩn nấp giấu người, đợi ngày mai địch càn qua sẽ trở về đơn vị. Đi hết chỗ này đến chỗ khác, tôi thấy phương án này không thể được, ở lại đây thế nào cũng bị địch càn, diệt. Tôi giải thích và chọn phương án muốn ra khỏi vòng vây địch, phải vượt sông Ô Lâu, qua Phú Nông để tìm đường lên chiến khu Hòa Mỹ, được anh em tán thành. Hai đồng chí Đen và Lân nói chân tình:

- Anh Vĩnh ơi! Anh dẫn anh em đi thôi, tôi bị thương, yếu lắm rồi. Trước sau cũng chết, tôi ở lại đây, không đi đâu nữa. Anh em đi đi, đừng lấn bấn vì chúng tôi để rồi chết hết cả.

Nghe vậy, tôi vừa thương, vừa cảm động, nhưng vẫn gạt đi:

- Không được, anh em ta cùng chiến đấu, sống chết có nhau, chúng tôi không thể bỏ các đồng chí ở lại. Chúng ta cùng nhau đi đến cùng, sống cùng sống, chết cùng chết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:21:33 am »

Nhùng nhằng nói đi, nói lại, đêm đã khuya. Thời gian không còn nhiều nữa, tôi quyết định và được anh em đồng tình.

- Tất cả anh em phải vượt sông Ô Lâu qua Phú Nông, không bàn cãi nữa.

Tôi phân công người giúp đỡ các đồng chí bị thương, ai nấy đều sẵn sàng. Kế hoạch là đợi cho loạt đạn pháo bắn chặn cầm canh vừa dứt là chạy nhanh vượt thoát ra cánh đồng lúa, hướng về phía bờ sông Ô Lâu. Qua được bãi đạn pháo, thấy anh em đầy đủ cả mừng quá; cứ thế chúng tôi vượt qua cánh đồng lúa đang chớm vàng. Mỗi lần địch bắn pháo sáng, chúng tôi phải đi lom khom, thấp người xuống, đề phòng địch phát hiện. Đến lúc này, bụng đói cồn cào, tôi giơ tay tuốt nắm lúa, bỏ vào miệng nhai không biết rát. Riêng các đồng chí thương binh kêu đau nhức vết thương nhiều quá. Đến gần bờ sông, chúng tôi nằm sát xuống đất để dò la quan sát mọi động tĩnh trên sông đề phòng địch phục kích nhất là đối với thuyền và ca nô của chúng tuần tra. Đã 2 giờ sáng rồi, không gian im lặng như tờ. Bỗng chúng tôi phát hiện một chiếc thuyền nhỏ trôi giữa sông, cứ đoán già đoán non. Thuyền cứ trôi dần về hạ lưu, qua ngang gần chỗ chúng tôi. Dưới ánh trăng và pháo sáng, quan sát kỹ khoảng 30 phút không thấy người, không thấy chèo bơi. Khấp khởi nửa mừng nửa lo, tôi dặn nhỏ anh em nằm im để tôi cùng một đồng chí nữa bơi ra lấy thuyền. Khi tiếp cận đến thuyền, quá mừng vì thuyền trôi không, không người cũng không có gì trên thuyền cả. Chúng tôi vừa bơi, vừa kéo thuyền vào để đưa anh em qua sông. Rất lạ, cả một thời gian nằm dò la quan sát không thấy ai quanh mình, nhưng khi vừa mới kéo thuyền vào bờ, đột nhiên thấy người dân xuất hiện mỗi lúc mỗi đông, có đến cả trăm người. Ai cũng giành lên thuyền để sang sông trước. Tôi giải thích:

- Đề nghị bà con để chúng tôi chuyển thương binh sang trước. Lần lượt, chúng tôi sẽ đưa hết mọi người qua sông, bà con cứ tin chúng tôi. Tất cả im lặng, trật tự, đề phòng địch phát hiện.

Cứ thế lần lượt vừa bơi, vừa đẩy thuyền, hết chuyến này đến chuyến khác, tuy có chậm nhưng tất cả mọi người đều qua sông an toàn. Lúc này khoảng 4 giờ sáng. Sực nhớ ra điều gì, tôi kiểm tra lại cái xách nhỏ đeo bên người xem hai chiếc vòng vàng còn không? Yên chí, vẫn còn. Mỗi chiếc vòng vàng gần hai lạng đó là chiến lợi phẩm thu được trong trận đánh diệt đồn Sơn Tùng đêm 13 tháng 3 năm 1952. Đi vào làng Phú Nông, gặp đồng bào cho biết “địch chiều tối qua còn đi qua đây, các anh phải cẩn thận”.

Chúng tôi về tạm nghỉ ở Mỹ Phú, lấy lại sức, băng bó lại vết thương của thương binh. Chuẩn bị đến đêm sẽ vượt qua quốc lộ 1 (quãng này thường bị địch phục kích) để lên chiến khu Hòa Mỹ. Gặp những anh em còn lại của đại đội 88, tôi mừng vui khôn xiết, nhưng lòng vẫn thấy bùi ngùi khi nhiều người không còn nữa.

Ai cũng đinh ninh là mấy anh em chúng tôi hy sinh cả rồi, thế mà bây giờ vẫn còn sống. Tôi báo cáo với Ban chỉ huy đại đội sự việc ngày qua và xin trả lại hai chiếc vòng vàng mà đại đội giao cho tôi giữ trước trận chiến đấu.

Sau một thời gian củng cố, Trung đoàn 101 lai tiếp tục hoạt động chiến đấu trên chiến trường Thừa Thiên, tiêu diệt được nhiều địch, khôi phục lại khí thế đơn vị và lòng tin của nhân dân đối với trung đoàn.

Còn nhớ trong trận chống càn của địch ở Thanh Hương - Vĩnh Xương cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1952, đồng bào rất tin tưởng vào sức chiến đấu của trung đoàn. Hễ phát hiện thấy đường dây điện thoại của các đơn vị còn ở ngoài rìa làng, là bà con tin rằng bộ đội đang còn ở đây, nhiều người không chịu sơ tán mà ở lại giúp bộ đội chiến đấu.

Cuối năm 1952, Trung đoàn 101 hành quân ra vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến sắp tới. Khi hành quân, thiếu áo ấm, nhưng ai cũng có một chiếc áo lá tơi tự may ở chiến khu Hòa Mỹ để chống lại giá lạnh của mùa đông.

Lần thứ hai trong đời bộ đội, tôi hành quân qua trước cửa nhà mình. Vì giữ bí mật nên khi đi qua ngõ, đơn vị chỉ cho 5 phút chạy vào nhà thăm bố mẹ, nhưng rất tiếc là cả nhà đi vắng cả, chỉ gặp được thím Đào (vợ chú ruột Mai Xuân Đào). Sau này được gia đình kể lại là trong trận càn cuối tháng 8 năm 1952, địch lấy được tài liệu và tiến hành rải truyền đơn khắp vùng Bình Trị Thiên nêu danh sách cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 101 đã bị chúng tiêu diệt, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Sau tin ấy, bố tôi hễ thấy bộ đội từ phía nam đi qua làng là ra đón chờ hy vọng có gặp con mình không?

Ra vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh, Trung đoàn 101 vừa củng cố tăng cường mọi mặt nâng cao khả năng chiến đấu của đơn vị, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ hậu phương khi ta tiến hành chiến dịch ở Tây Bắc. Trong đội hình của trung đoàn, Tiểu đoàn 436 vừa huấn luyện, nhất là huấn luyện đánh địch có công sự vững chắc vừa tiến hành huấn luyện diễn tập chống địch đổ bộ đường biển vào hậu phương trải dài trên các địa phương từ Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Diễn Châu (Nghệ An), đến Quảng Xương, Nga Sơn (Thanh Hóa). Cuối năm 1953, chúng tôi tiếp tục làm công tác huấn luyện chiến đấu ở khu vực hai huyện Nghi Lộc, Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:22:17 am »

*
* *

Trung tuần tháng 3 năm 1954, Tiểu đoàn 436 đang chiến đấu ở chiến trường Hạ Lào và đông bắc Campuchia, thì nhận được thông báo của Bộ Tổng tư lệnh là ta đã đánh “Trần Đình” (mật danh của chiến dịch Điện Biên Phủ). Lúc này, chúng tôi mới hiểu là nhiệm vụ chiến đấu thọc sâu của đơn vị mình nhằm mục đích phối hợp với chiến dịch “Trần Đình”.

Cũng như mọi lần chuẩn bị cho chiến đấu ngoài công tác huấn luyện quân sự, chính trị, tiểu đoàn phải tiến hành một loạt công tác như chấn chỉnh tổ chức biên chế, bổ sung quân số, trang bị, kế hoạch hậu cần... nhưng có khác trước là lần này có tăng số đầu đơn vị, tăng nhiều quân số. Thêm một tiểu đội điện đài được trang bị máy vô tuyến 102E. Quân số không những được tăng cường mà có chọn lọc kỹ càng nhất là về tiêu chuẩn chính trị, nhiều cán bộ từ các đại đoàn phía Bắc bổ sung vào.

Các đồng chí nguyên là cán bộ trung đoàn như Trung đoàn phó Lê Kích làm Tiểu đoàn trưởng, Phó chính ủy Nguyễn Minh Đức làm Chính trị viên tiểu đoàn. Đồng chí Nguyễn Bình Sơn nguyên Tiểu đoàn trưởng làm Tiểu đoàn phó. Nguyễn Ngọc Định nguyên Chính trị viên tiểu đoàn làm Chính trị viên phó. Một số đồng chí tiểu đoàn phó làm đại đội trưởng. Bổ sung trang bị hậu cần lần này ngoài lương thực, thực phẩm, quân trang còn đặc biệt được cấp một triệu đồng tiền Đông Dương và có thêm mỗi người một miếng vải bạt dài 2m, rộng lm che mưa. Được biết là tiểu đoàn hoạt động độc lập dài ngày, hậu cần tự túc.

Trước lúc lên đường làm nhiệm vụ, Tiểu đoàn 436 vinh dự nhận được thư của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp viết tay. Bức thư có đoạn viết: “Các đồng chí lần này đi làm nhiệm vụ yêu nước và quốc tế, rất gian khổ, nhưng rất về vang. Phương chăm hoạt động là: quân sự và chính trị song song; củng cố và phát triển song song; độc lập hoạt động, tự lực tự cường và tự túc; chiến trường không hạn chế; thời gian không hạn định. Chúc các đồng chí đã đi là chiến thắng, xứng đáng với truyền thống bộ đội Cụ Hồ”.

Vì giữ bí mật nên bức thư này chỉ được phổ biến rất hạn chế ở một số ít cán bộ trước lúc lên đường. Đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, đặc phái viên của Tổng Quân ủy có nói với cán bộ: “Các đồng chí càng tích cực chiến đấu thì càng gần đến ngày gặp đơn vị bạn”. Còn đơn vị bạn là đơn vị nào không ai biết.

Trong một thời gian ngắn chuẩn bị, quân số của Tiểu đoàn 436 bây giờ gần bằng biên chế non hai tiểu đoàn, được trang bị rất đầy đủ vũ khí, đạn dược. Lúc này, tôi được giao nhiệm vụ phụ trách công tác hậu cần của tiểu đoàn. Chức vụ này tương đương đại đội phó. ở tuổi 23, vinh dự được phụ trách công tác hậu cần của một tiểu đoàn tăng cường đi chiến đấu ở nơi xa nhưng đồng thời cũng gợi lên một phần lo lắng vì tôi chưa được đào tạo và kinh qua làm cán bộ ngành hậu cần. Hơn nữa với nhiệm vụ hậu cần lần này là tự túc, không còn như lâu nay “trên cấp, dưới nhận”. Tuy rằng trách nhiệm công tác hậu cần còn có Đảng ủy, thủ trưởng tiểu đoàn và cả tập thể tiểu đoàn cùng lo, nhưng mình là người phải lo trước hết, không thể ỷ lại vào ai.

Thật tình tôi chưa hình dung được hết rồi đây công tác hậu cần tự túc nếu ở một chiến trường xa lạ sẽ tiến triển như thế nào? Nơi mà mình chưa nắm được gì về con người và điều kiện ngoại cảnh. Có lẽ bí mật của nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt nên trước lúc lên đường cũng không nhận được chỉ đạo cụ thể gì của cơ quan hậu cần cấp trên. Suy nghĩ, lo lắng là để tìm mọi cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi xác định: “Mình phải tích cực xông xáo, tự tin và có cả tập thể ủng hộ giúp đỡ nhất định công tác hậu cần của tiểu đoàn sẽ tốt”. Trải qua chiến đấu gian khổ ở chiến trường Bình Trị Thiên, thử thách đó càng củng cố lòng tin của tôi.

Quá trình chuẩn bị tích cực, khẩn trương như vậy nhưng toàn tiểu đoàn vẫn giữ được bí mật, không để lộ ra không khí rầm rộ. Chỉ trừ một số cán bộ chủ chốt từng cấp được phổ biến hạn chế tình hình nhiệm vụ của mình, còn nói chung cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn vẫn quen với nền nếp chuẩn bị đi chiến đấu như mọi khi, chẳng ai cần tò mò gì, chỉ biết làm theo mệnh lệnh cấp trên.

Thế rồi lệnh báo động. Đêm 19 tháng 12 năm 1953, Tiểu đoàn 436 lấy phiên hiệu là “Chí Long” tách khỏi đội hình của Trung đoàn 101, Đại đoàn 325, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh, lên đường làm nhiệm vụ.

Tất cả súng, đạn, lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng, y cụ, thuốc men... để dùng dài ngày đều trên vai người lính. Trung bình trên 40kg một người, với vòng lá ngụy trang che kín, cả đơn vị lặng lẽ tiến bước, nhưng trong lòng mỗi người ai cũng phấn chấn vì được đi chiến đấu. Qua một ngày đầu hành quân thì ai cũng biết đơn vị mình đang tiến về hướng nam. Rất nhiều anh em trong tiểu đoàn đã từng chiến đấu ở chiến trường Bình-Trị-Thiên đều tự tin chắc mình trở lại chiến trường cũ.

Thêm một kỷ niệm nhỏ lặp lại trong đời hành quân của tôi. Đêm 24 tháng 12 năm 1953, đơn vị vượt sông Rào Nan quê tôi, rất lặng lẽ và bí mật. Trong lúc chờ cho tiểu đoàn qua sông hết để hành quân tiếp, mùa đông giá rét khiến anh em qua trước ngồi nghỉ cụm lại trên các thửa ruộng lúa đã gặt. Thật không ngờ, tôi ngồi nghỉ đúng vào mảnh ruộng thường gọi là “sác cạn” thuở nhỏ tôi đã từng tham gia cày bừa cùng cha mẹ ở đây. Một thoáng bâng khuâng nhớ nhà, nhớ mẹ cha, nhớ bà con lối xóm. Rồi tôi lại xốc ba lô lên vai đi tiếp như không có gì xảy ra. Cứ đường rừng đi miết đến Ba Lòng (Quảng Trị) thì bắt đầu đi xuyên vào dãy Trường Sơn. Tới lúc này mới biết rằng không phải trở lại chiến trường cũ nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:22:50 am »

Chúng tôi xẻ dọc Trường Sơn, ngày đi đêm nghỉ, theo đường mòn lu lấp của đồng bào thiểu số. Không thể nào nhớ hết là đã vượt qua bao nhiêu sông suối, trèo qua bao nhiêu đỉnh núi, có dốc núi cao rêu phong trơn trượt chưa có dấu chân người, chúng tôi phải đóng cọc làm tay vượn để lên dốc. Khi qua đỉnh núi Ngọc Linh cao 2.050m, đồng chí Kính tiểu đội trưởng của đại đội 88 bị trượt chân, hai quả lựu đạn mỏ vịt đeo bên lưng vướng phải dây chạc chìu phát nổ. Đồng chí Kính hy sinh và một số đồng chí khác thương vong. Tuy là đi đường rừng sâu nhưng chúng tôi vẫn giữ nghiêm bí mật tuyệt đối vì dưới chân phía đông dãy Trường Sơn đồn bốt địch còn đóng dày đặc.

Thỉnh thoảng gặp một bản làng dân tộc thiểu số. Chính sách dân tộc và kỷ luật dân vận được giữ rất nghiêm. Đồng bào thiểu số ở đây đời sống còn lạc hậu. Đàn ông mặc khố không phải bằng vải mà bằng vỏ cây đập dập. Thiếu muối trầm trọng, có lần cả tiểu đoàn đang hành quân qua một bản, bất ngờ có một ông già mình trần mặc khố vỏ cây chặn đường xin muối “có cho muối mới được đi”, “nếu không cho muối thì cho một khẩu súng”. Đơn vị phải giải thích mãi ông già mới chịu để cho bộ đội đi.

Đi qua bản đồng bào thiểu số trên đỉnh Trường Sơn nếu thấy trước cửa làng có cắm cành lá tươi là tín hiệu cấm người lạ không được vào. Nhiều lần gặp trường hợp như vậy thương lượng không được vì tôn trọng chính sách dân tộc, công binh phải mở đường vòng tránh, chậm thời gian hành quân ít nhất là nửa ngày. Có một lần, đơn vị đi trước không để ý, cứ theo đường đi vào làng nên bị dân phạt vạ với lý do “động đến thần linh, bản làng gặp xui xẻo”. Làng yêu cầu phải nộp 10 trâu, 10 lợn và 15 con gà để cúng tạ thần linh. Giữa rừng thẳm, núi cao này lấy đâu ra trâu, lợn để nộp? May sao nhờ gặp được đồng chí cán bộ dân vận của Khu 5 đang công tác ở đây giúp đỡ thương lượng mãi cuối cùng phải nộp hai con gà giúp để cúng thần. Giải quyết xong được vụ việc, chúng tôi phải đi nhanh kịp với bộ đội đang hành quân.

Hôm bị trượt khi leo dốc đá ở núi Ngọc Linh, chiến sĩ Trường bị thương không tiếp tục hành quân được, đành phải gửi lại nhờ dân giúp đỡ, khi đến nơi sẽ cử người quay lại đón. Hơn một tháng sau, quay lại đón, dân giấu biệt đồng chí Trường. Dân không cho đón với lý do họ đã nuôi bộ đội Trường và Trường đã là dân làng. Cuối cùng với sự kiên trì thương lượng đi đôi với kế hoạch giải thoát mới đưa được đồng chí Trường trở về đơn vị. Trường cho biết những ngày sống với dân, đồng chí được gia đình đối xử rất tử tế. Sau này được biết có dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn có hủ tục là mấy năm lại đem giết một người để làm lễ tế trời. Nếu không bắt được người ngoài thì phải lấy một người trong làng để tế. Dân tộc thiểu số ở đây sống biệt lập từng bộ tộc. Bộ tộc yếu phải thần phục bộ tộc có người đứng đầu tài giỏi hơn. Thời Pháp thuộc, có quân lính Pháp một lần lên đây bắt dân nộp thuế bị dân bắn tên tẩm thuốc độc chết người. Từ đó chúng không dám đến nữa.

Đến nửa chặng đường trên dãy Trường Sơn thì lương thực đã cạn. Theo kế hoạch thì đến đây sẽ được tiếp tế, nhưng vỡ lỡ kế hoạch. Cả một tuần ngày đi đêm nghỉ. Được đến chỗ nào có bản làng dân tộc thiểu số là đồng chí Nguyễn Bình Sơn và tôi lại thắp đuốc vào làng thương lượng với dân đổi ngô, sắn, khoai bằng một ít muối hoặc bằng một số quần áo mới chưa mặc của cán bộ, chiến sĩ tự nguyện đóng góp để giải quyết thêm cái ăn cho bộ đội. Thông thường đêm nghỉ ở các thung lũng gần khe suối để bảo đảm sinh hoạt thuận tiện cho bộ đội, nhưng muốn gặp đồng bào để xin đổi lương thực thì phải leo núi cao vì buôn làng của họ ở đỉnh núi. Hôm nào cũng vậy, giải quyết được một số lương thực thì trời vừa sáng, chúng tôi cứ thế lại tiếp tục theo bộ đội hành quân. Không ngủ, không nghỉ, vậy mà nhờ sức khỏe “trời cho” cứ việc tiến bước không xuất hiện một ý nghĩ nào chùn bước. Đến lúc này, bước đầu tôi đã cảm nhận được một phần nào là hậu cần tự túc.

Nhân đây, tôi xin kể đôi điều về đồng chí Nguyễn Bình Sơn. Đồng chí nguyên là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 436, nhưng do yêu cầu nhiệm vụ đặc biệt của đơn vị, đồng chí Sơn giữ cương vị tiểu đoàn phó. Những ngày chiến đấu ở chiến trường Bình-Trị-Thiên, đồng chí Sơn là một cán bộ nhanh trí, dũng cảm luôn dẫn trước bộ đội khi chỉ huy chiến đấu. Ngay trong lần chiến đấu thọc sâu này có lần tiểu đoàn bị địch bao vây, đồng chí đã mưu trí, dùng cảm chỉ huy bộ đội phá tan vòng vây của địch, về sau, đồng chí Nguyễn Bình Sơn phụ trách cố vấn quân sự ở Lào, được bạn rất tín nhiệm. Những lúc cùng đi giải quyết lương thực cho bộ đội giữa đại ngàn Trường Sơn, tôi cảm nhận đồng chí Sơn là cán bộ mẫu mực, sống chan hòa với bộ đội, không nề hà bất cứ việc gì. Đồng chí không chỉ giỏi về quân sự, mà còn giỏi cả về dân vận, là người đi trước, xứng đáng để tôi học tập.

Gần một tháng rưỡi hành quân vượt núi băng rừng, vô cùng gian khổ, qua miền tây Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Tây Nguyên, khi lối đi chưa có đường mòn, nhất là từ miền tây Quảng Trị trở vào, chúng tôi đã đến khu căn cứ kháng chiến vùng Hạ Lào. Đến chiến trường mới lạ, chúng tôi rất vui mừng khi gặp được Ban cán sự quân tình nguyện Khu 5 và giờ đây, Tiểu đoàn 436 - Chí Long đã là quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên đất nước bạn.

Tại đây, chúng tôi đóng quân ở trong rừng. Một hôm, chiến sĩ bảo vệ khu vực Tiểu đoàn bộ báo cáo có một người đàn ông dân tộc thiểu số xin vào gặp Ban chỉ huy Tiểu đoàn. Các đồng chí trong ban chỉ huy hỏi người đó là ai, chiến sĩ bảo vệ đáp:

- Báo cáo, không rõ. Chỉ biết đó là một người đóng khố, ở trần, da đen cháy, có mang theo cái xắc bên hông, tay cầm một cái lao, rất giống thợ săn.

Ban chỉ huy Tiểu đoàn cho người ra mời vào. Qua câu chuyện, người đàn ông tự giới thiệu:

- Tôi tên là Muồng, Lê Viết Muồng, quân tình nguyện Liên khu 5 được cử lên công tác ở vùng này giúp bạn Lào.

Bấy giờ mọi người mới vỡ ra. Trông ngoại hình không một ai trong chúng tôi dám nghĩ người đàn ông này lại là người Việt, là đồng đội của mình. Đồng chí Muồng cho biết đã hoạt động ở đây được bốn năm một mình giúp dân bạn xây dựng, vận động nhân dân theo cách mạng, chống thực dân Pháp. Thực hiện ba cùng, cùng ăn, cùng ở, cùng sản xuất với đồng bào. Đồng chí Muồng phải chịu đau đớn cà răng, căng tai, đóng khố, mình trần, phơi nắng cho người đen nhẻm rồi học nói tiếng Khạ (một bộ tộc Lào), để dễ bề hoạt động. Sống trong dân, không lấy vợ, đồng chí Muồng đưa bà con vào đấu tranh tận trong đồn giặc mà Pháp cũng không thể phát hiện ra người chiến sĩ Việt Nam ấy. Có lần Liên khu 5 mời đồng chí Muồng về họp, nhưng người dân nhất quyết không cho đi. Bà con bảo nếu cán bộ Muồng đi thì chúng tôi không có ai chỉ vẽ, làm sao mà sống được với thằng giặc?

Tấm gương hy sinh quên mình, cống hiến tất cả tuổi đời thanh xuân cho cách mạng của đồng chí Lê Viết Muồng khiến anh em trong đơn vị chúng tôi vô cùng cảm phục. Sau này, mỗi lần có đợt tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tôi lẩn mẩn dò xem có tên đồng chí Muồng không mà vẫn chưa thấy?
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:25:03 am »

*
*   *

Đến nơi, tuy bộ đội đã thấm mệt nhưng tiểu đoàn khẩn trương đi vào chuẩn bị chiến đấu ngay. Được Ban cán sự quân tình nguyện giúp đỡ, riêng phần công tác hậu cần chuẩn bị cho chiến đấu trận đầu được thuận lợi. Xuất phát từ căn cứ, qua một ngày, một đêm, hành quân đường rừng đúng 5 giờ sáng ngày 3 tháng 2 năm 1954 (sáng mồng một Tết Giáp Ngọ) ta tấn công diệt gọn cứ điểm Pui mặc dù quân địch ngoan cố chống cự đến hỏa điếm cuối cùng.

Chiến thắng trận đầu ở cứ điểm Pui - cứ điểm quan trọng nhất bảo vệ vòng ngoài đã làm cho địch ở thị xã Mường Mày, tỉnh Áttôpơ rúng động. Mặc dù quân giải phóng Pathét Lào làm nhiệm vụ bao vây, chưa tấn công vào thị xã nhưng xuất hiện triệu chứng bọn Pháp rối loạn chuẩn bị chạy về Pắc-xế.

Trước tình hình này, quân dân bạn siết chặt vòng vây kêu gọi địch đầu hàng. Sau khi diệt xong cứ điểm Pui, Tiểu đoàn 436 “Chí Long” nhanh chóng tiến về thị xã Mường Mày vào chiều ngày 3 tháng 2 năm 1954, tiến công vào thị xã tiêu diệt một tiểu đoàn địch, giải phóng thị xã Mường Mày - Áttôpơ. Sau đó, đơn vị tiếp tục truy kích một bộ phận địch theo hướng Nha Hớn chạy về Pạc-xoòng. Qua mấy ngày chiến đấu và truy kích địch bằng cách đi tắt băng rừng nhưng bộ đội tiến đến đâu, công tác bảo đảm hậu cần phải theo đến đó.

Đến giữa tháng 2 năm 1954, Tiểu đoàn 436 tiến về cao nguyên Bô-lô-ven. Đơn vị truy kích và tiêu diệt các đồn bốt ở Huội Coòng, Tha Teng, Lào Ngam, Bừng Khản... giải phóng toàn bộ cao nguyên Bô-lô-ven.

Qua 10 ngày chiến đấu, Tiểu đoàn 436, đại đội 200 quân tình nguyện cùng quân dân Hạ Lào đã giành được thắng lợi to lớn, loại khỏi vòng chiến đấu 3.000 tên địch, giải phóng hơn 2 vạn ki-lô-mét vuông với 30 vạn dân, một địa bàn có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, buộc quân Pháp phải điều hai binh đoàn từ Bắc Bộ và Xê-nô xuống Pắc-xế và Saravan để đối phó với cuộc tấn công của ta và bạn ở Hạ Lào.

Cùng lúc này Tiểu đoàn 436 nhận được thư khen của Bộ Tổng tư lệnh và động viên đơn vị đánh nhanh, đánh mạnh hơn nữa.

Trong đợt chiến đấu này, bộ đội ta bắt đầu ăn gạo nếp như người dân các bộ tộc Lào (gạo Lào dẻo như gạo nếp ở Việt Nam). Thức ăn chủ yếu là muối rang với một ít thịt trâu. Vùng cao nguyên Bô-lô-ven đất đai phì nhiêu, dân trồng lúa và cây ăn quả như chuối, đu đủ rất tốt và nhiều. Chúng tôi mua chuối, đu đủ để làm rau quả cho bộ đội. Ban đầu người dân Lào chỉ cho chứ không bán, dần dà những ngày sau bộ đội tiêu thụ nhiều thì có nơi dân lại bán. Bấy giờ, ở Lào nền kinh tế vẫn tự cung tự cấp, ở vùng nông thôn không có buôn bán gì, trái cây nếu ăn không hết thì đó rụng thối khắp vườn. Lúc đẩu bộ đội ta ăn gạo nếp và mắm Pa-đẹt ở Lào kể cả cách nấu và ăn không quen, dần dần sau này quen lại thấy bình thường.

Đến đây mới thấy việc lo lương thực cho bộ đội là một vấn đề rất lớn. Mỗi lần mua gạo ăn không đủ một tuần, bằng cách nhờ lãnh đạo các địa phương vận động nhân dân bán cho. Có lúc mua tập trung tiểu đoàn, có lúc phân công từng đại đội mua cho nhanh. Vũ khí đạn dược của tiểu đoàn được bổ sung bằng thu chiến lợi phẩm. Riêng về chăm lo sức khỏe có đồng chí Hồ bác sĩ phụ trách, ngày đêm kịp thời cứu chữa thương binh.

Cuối tháng 3 năm 1954, Tiểu đoàn 436 chúng tôi gặp lại Trung đoàn 101 từ Trung Lào xuống vùng giải phóng cao nguyên Bô-lô-ven. Sau khi nghe báo cáo về công tác bảo đảm hậu cần của tiểu đoàn, đồng chí Hoàng Văn Thái - Chính ủy Trung đoàn 101, có lời biểu dương và dặn dò, rồi đây khó khăn còn nhiều, “cậu” và anh em làm công tác bảo đảm hậu cần của tiểu đoàn phái cố gắng nhiều hơn nữa!

Trong thời gian này, đơn vị chúng tôi từ Hạ Lào tiến sang đông bắc Miên (Campuchia), tấn công diệt cứ điểm Vơn-xai có đại đội thiết giáp địch bảo vệ, giải phóng thị trấn Vơn-xai trên bờ sông Xê-xan thuộc tỉnh Ra-ta-na-ki-ri. Ngày 1 tháng 4 năm 1954, ta diệt một tiểu đoàn cơ giới địch đến tăng viện, thu rất nhiều vũ khí trang bị. Sau đó, đơn vị tiến về thị trấn Xiêm-pạng cách Vơn-xai khoảng 60km.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:25:22 am »

Hành quân trên chiến trường Lào và Campuchia hầu hết là đi đường trong rừng, chủ yếu là rừng thưa có nhiều cây dầu rái và ụ mối. Mùa khô nắng nóng cháy cỏ cây, có khi đi cả ngày không hề gặp một khe suối nào còn nước. Mùa mưa anh em phải vượt suối vượt khe, nước chảy xiết. Hành quân từ Vơn-xai đến Xiêm-pạng gặp hôm trời nóng như nung, từ sáng sớm đến chiều tối vẫn không tìm đâu ra một ít nước để nấu cơm. Bộ đội khát nước quá, nhiều người khi gần đến đích đã lả đi. Người tới trước gặp suối phải quay lại tiếp nước cho người đi sau.

Về mùa khô, ban ngày nắng hầm hập nhưng về khuya trời lạnh thấu xương. Bộ đội ta chưa quen với khí hậu khắc nghiệt trên đất bạn nên sức khỏe bị giảm sút rất nhanh. Những ngày chiến đấu trên cao nguyên Bô-lô-ven, đêm ngủ giữa rừng khô, trải lá cây làm chiếu. Sáng ngủ dậy, thấy lưng áo bị thủng lỗ chỗ mới biết mối cắn thủng áo.

Đến Xiêm-pạng, Ban chỉ huy tiểu đoàn phân công tôi quay lại Hạ Lào, đem thư báo cáo tình hình của đơn vị với đồng chí Trần Quý Hai - Chỉ huy trưởng quân tình nguyện Việt Nam ở mặt trận Trung, Hạ Lào lúc bấy giờ.

Từ giữa tháng 4 năm 1954, công tác bảo đảm hậu cần của tiểu đoàn chúng tôi gặp nhiều khó khăn, nhất là lương thực. Gặp thời điểm giáp hạt, không tìm đâu ra gạo để mua. Bộ phận hậu cần vắt chân lên cổ chạy mua gạo mà vẫn không đủ, bữa ăn của bộ đội thất thường, rất dè xẻn. Anh em phải lấy củ nần (củ một loại cây có lá giống lá củ ráy, củ môn mọc hoang giữa rừng) thái nhỏ đem ngâm và luộc đi, luộc lại nhiều lần cho bớt ngứa để ăn dặm thêm.

Trước tình thế ấy, Tiểu đoàn 436 chủ trương tiến xuống khu vực đồng bằng gần đường 13 thuộc tỉnh Krachiê (Campuchia) vượt hàng trăm cây số qua vùng Bô Keo, Lumphat, Xê-rê-pốc, những nơi chưa có cơ sở cách mạng để mong giải quyết lương thực, tiếp tục chiến đấu. Đến tỉnh Krachiê, đơn vị phục kích diệt đoàn xe chở sĩ quan, hạ sĩ quan ở Pháp mới qua từ Sài Gòn lên tăng viện cho Binh đoàn 51 ở Pắc-xế, Pắc- xòong (Lào). Đoàn xe chở lính Pháp có quân bảo vệ nên có nhiều xe chở gạo của các chủ hãng gạo ở Sài Gòn lợi dụng theo sau chở gạo, thực phẩm qua Lào để bán. Khi đoàn xe chở lính Pháp bị diệt, ta bắt 35 tù binh, trong số xe gạo theo sau có một số quay đầu chạy về, một số dạt ra hai bên đường. Lúc này máy bay địch đến ném bom và bắn theo dọc đường 13 vừa xảy ra chiến trận.

Mặc cho máy bay địch quần thảo, chúng tôi vẫn khẩn trương thu chiến lợi phẩm. Đối với các xe gạo và đường sữa... của dân, chúng tôi đứng ra thương lượng để mua. Tôi trực tiếp giải thích:

- Bà con đừng sợ, bộ đội tình nguyện Việt Nam không lấy của dân mà xin được mua và trả bằng tiền Đông Dương ngay tại đây.

Thoáng chốc, mọi người hiểu ngay sự tình, họ đồng ý và nhanh chóng cho bốc dỡ gạo và hàng hóa xuống bên đường, tôi đưa tiền để bà con kịp chạy ra khỏi nơi nguy hiểm. Cứ thế từ chiều đến tối, chúng tôi mới chuyển hết số gạo vào rừng. Nhờ vậy, bộ đội có đủ gạo ăn để tiếp tục bước vào đợt chiến đấu mới. Không những có gạo mà chúng tôi còn mua được cả đường sữa cho thương binh, bệnh binh. Hậu cần luôn phải bám sát từng trận đánh của tiểu đoàn, cùng hành quân cơ động, cùng ra trận.

Đang thiếu gay gắt về lương thực, nhờ có chủ trương đúng đắn và táo bạo, tiểu đoàn đã mua được một số lượng gạo khá lớn. Việc giải quyết được bế tắc đeo đẳng những ngày qua khiến những người phụ trách hậu cần như chúng tôi cảm thấy vui mừng khôn xiết. Thế là bộ đội lại có gạo ăn để mở những trận chiến đấu mới.

Tiểu đoàn 436 càng đánh, càng mạnh, hiệu suất chiến đấu cao. Với những chiến thắng vừa qua, tiểu đoàn lại nhận được thư khen của Bộ Tổng tư lệnh và phấn khởi đón nhận thư khen các đơn vị chiến thắng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 của Bác Hồ.

Vẫn hệt như khi còn ở trong nước, đơn vị chúng tôi không bao giờ trú quân lâu ngày tại một địa điểm mà cơ động liên tục để tránh phi pháo của địch. Có thời gian anh em phải phân tán, tỏa ra để làm công tác dân vận, giúp bạn xây dựng cơ sở cách mạng. Có nhiều nơi, dân bạn ở rải rác, lắm khi đi cả ngày đường mới gặp một bản, nhất là ở vùng cao. Vì bị kẻ địch tuyên truyền xằng bậy, có nơi dân chưa khi nào tiếp xúc với bộ đội nên khi thấy anh em ta đến là bà con liền bỏ trốn vào rừng. Cán bộ ta và cán bộ cách mạng của bạn phải công phu vận động, thuyết phục, người dân mới trở lại làng, bản. Và một khi đã hiểu ra, thì chính họ lại ủng hộ cách mạng, giúp đỡ bộ đội tình nguyện Việt Nam. Đến đây, chúng tôi càng hiểu và thấm thía lời dạy của Bác Hồ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng xong”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:27:09 am »

*
* *

Mùa hè năm 1954, hoạt động trên chiến trường Campuchia ở các tỉnh Krachiê, Mônđunkiri, Tiểu đoàn 436 cũng tự lo hậu cần cũng bằng cách mua của nhân dân nước bạn. Những địa bàn đơn vị chúng tôi hoạt động lâu ngày như ở Lumphát, Xêrêchi... Kinh tế ở đây cũng vẫn chủ yếu là tự cung, tự cấp, không có trao đổi hàng hóa.

Vào tháng 6 năm 1954, sau khi tấn công cứ điểm Huội Tê ở tỉnh Krachiê, khu vực hoạt động của tiểu đoàn chỉ còn cách Nam Bộ theo đường chim khoảng 100km. Theo lệnh cấp trên, tiểu đoàn cử tổ xuống bắt liên lạc với Bộ tư lệnh Nam Bộ. Tổ liên lạc đi rồi nhưng sau đó cấp trên ra lệnh cho đơn vị chúng tôi quay lại, không tiến xuống Nam Bộ nữa. Tiểu đoàn lại hành quân hướng về hoạt động chiến đấu ở Chăm-pa-xắc thuộc vùng Hạ Lào. Hoạt động độc lập chiến đấu dài ngày trên một chiến trường có rất nhiều khó khăn, gian khổ, sức khỏe của bộ đội giảm sút. Đơn vị gặp khó khăn không chỉ việc bảo đảm lương thực mà còn thiếu thốn cả về thuốc men, quân trang, đồ dùng sinh hoạt. Chúng tôi lại phải kiếm củ nần, rau rừng để ăn dặm thêm. Những thứ này chỉ tạm thời no đầy cái bụng, nhưng chẳng có mấy dinh dưỡng. Khó khăn là vậy, nhưng có lệnh đi chiến đấu là đâu lại vào đó, ai nấy đều tích cực, hăng hái.

Cùng thời gian này, tôi phụ trách một tổ gồm các đồng chí cán bộ: Em, Vạn, Lê và hai chiến sĩ liên lạc, trong đó đồng chí Lê làm phiên dịch đi trước qua Chăm-pa-xắc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, để bộ đội đến là có đủ cái ăn ngay để hoạt động. Chúng tôi mang theo gạo muối cho năm ngày, súng đạn và mỗi người một con dao, một tấm ni lông. Không địa bàn, không bản đồ, chưa biết đường đi, song cả tổ cứ thế băng rừng với hy vọng đến đâu gặp được dân sẽ hỏi tiếp đường đi đến Chăm-pa-xắc. Yêu cầu đặt ra rất gấp rút vì bộ đội sẽ tiếp tục hành quân theo sau.

Ngày đi, đêm nghỉ lại những nơi khe, suối có nước, lấy lá rừng làm chiếu. Có khi đi vài ngày mới gặp được một bản làng. Dân làng cho biết ở vùng này có rất nhiều hổ dữ. Nghe chúng tôi kể lại là tối đến anh em ngủ giữa rừng, dân lắc đầu lè lưỡi và nói: “Chắc các anh có ngậm ngải nên hổ mới tránh, chứ dân làng chúng tôi đi như các anh thì chắc chắn bị hổ vồ mất xác”. Quả vậy, chúng tôi để ý buổi mờ sáng qua suối cạn thấy rõ dấu chân cọp bước trên các tảng đá còn đọng nước. Lúc bấy giờ trên đường đi chúng tôi không những có kế hoạch chống địch nhất là bọn phỉ mà còn phải cảnh giác với thú dữ. Do vậy, ban đêm anh em thay nhau gác, nhưng đi mệt quá đêm khuya có lúc ngủ quên, thức dậy mới thấy hú vía.

Vào mùa mưa, nhiều khe suối nước ngập tràn bờ và chảy rất xiết. Không thể dừng lại chờ nước rút mà phải chặt cây làm cầu vượt, hoặc gói đồ đạc vào vải ni lông làm phao bơi qua để cho kịp kế hoạch cấp trên giao. Thiếu gạo nhưng rất may, rừng vào mùa mưa có rất nhiều măng tre. Những ngày cuối chặng hành quân, chúng tôi sống chủ yếu nhờ vào măng. Dọc đường gặp nhiều nai, hươu, bò rừng chạy từng đàn, mặc dù thiếu thịt nhưng chấp hành kỷ luật giữ bí mật không được nổ súng.

Rừng thưa ở Campuchia cũng như Lào, xen lẫn dưới các gốc cây là vô vàn ụ mối tạo nên nhiều rãnh đường chân chim. Do ít người qua lại nên thật khó phân biệt giữa đường mòn với đường rãnh chân chim. Có nơi chẳng thấy vệt đường mòn, anh em cứ nhè rãnh chân chim nhắm hướng mà đi. Đi một đoạn lại phải đẽo thân cây làm dấu, đề phòng bị lạc còn biết đường mà quay lại.

Đi đến ngày thứ năm, chúng tôi phải vượt qua thượng nguồn sông Xê-công. Mùa mưa, nước sông lên cao chảy xiết, mặt nước rộng trên 200m, một tình huống ngoài dự kiến. Quanh đây có rất nhiều tre và chuối rừng nhưng không có hy vọng gì làm được bè vì sông vừa rộng lại vừa chảy xiết. Bàn đi tính lại, cuối cùng chúng tôi thống nhất dùng vải ni lông làm phao bơi qua sông và phải tính toán làm sao trôi dạt đúng vào chỗ chọn bờ bên kia. Thật may là trong tổ, ai cũng biết bơi. Hai đồng chí Lê và Em bơi trước. Khi mới lội nước ngang ngực, chưa kịp bơi thì đột nhiên thấy giữa sông nổi lên một cục to và đen sì, cả hai vội vã quay nhanh vào bờ. Sông rộng nên không ai phân biệt được con vật gì, chỉ thấy nó quanh quẩn trong một khu vực, cứ lặn xuống rồi lại ngoi đầu lên thở phun nước phì phì, ai nhìn thấy cũng sợ.

Không thể chần chừ, chúng tôi di chuyển lên phía thượng nguồn để qua sông, vừa bơi, vừa để ý theo dõi đề phòng. Không hiểu sao khi chúng tôi bơi thì không thấy con vật lạ nổi lên, nhưng khi đã lên bờ bên kia rồi thì thấy cái đầu của nó lại nhô lên. Qua được sông rồi mà ai cũng thấy ớn. Khi gặp và hỏi người dân vùng này thì được biết đó là con cá heo to, chuyên sống ở khúc sông này nhưng được cái nó không hại người.

Khi đến Hạt-nhao thì trời vừa xẩm tối. Gặp một rẫy ngô sắp thu hoạch, ở giữa có một chòi cao. Chúng tôi ngó quanh quấn để tìm người dân nhưng không thấy ai, chỉ gặp một con chó to. Gặp người lạ nhưng con chó nguẩy đuôi làm quen ngay, anh em đi đâu nó cũng đi theo. Chúng tôi thầm mừng hôm nay được ngủ trên chòi cao, không còn sợ cọp, beo, rắn, rết gì nữa. Bờ sông cao thoai thoải, mọc đầy cỏ tranh, chúng tôi xuống sông tắm rửa và đi nghỉ ngơi. Đồng chí Em tắm nhanh và đi lên rẫy trước. Lúc này trời sập tối, đột nhiên nghe tiếng kêu ú ớ thất thanh của đồng chí Em. Tất cả chúng tôi vội chạy lên thì thấy đồng chí Em thở hổn hển, tiếng nói đứt đoạn kể lại:

- Con chó đi trước tôi bị hổ vồ mất rồi, nó không kịp kêu một tiếng nào cả.

Chúng tôi, sau một phút bàng hoàng nghĩ lại thật may là người không hề hấn gì cả. Bà con dân bản cho biết: “Hổ ở đây có khi chúng đi cả đàn chứ không chỉ một vài con”. Nghe mà sởn cả gai ốc!

Sau bảy ngày cực nhọc, cuối cùng chúng tôi cũng đến được Chăm-pa-xắc. Liên hệ mua được lúa và đang nhờ nhân dân xay giã thì cán bộ địa phương đến báo tin là có mấy người bộ đội Việt Nam đến gần làng rồi nhưng mệt lả không đi được nữa. Chúng tôi vội theo chân đến đó thì gặp đồng chí chính trị viên đại đội 40 cùng hai đồng chí chiến sĩ nữa. Họ thều thào nói tiếng được tiếng mất, vừa nói vừa ra hiệu là còn có ba người đi sau nữa. Chúng tôi dìu các đồng đội vào làng và tiếp tục tìm cứu đón những người đi sau.

Vừa đói vừa mệt lả mấy ngày rồi, không thể cho anh em ăn cơm ngay được mà phải cho từng người uống nước cơm để dần dần hồi sức. Khi tỉnh lại, anh em cho biết cả tổ có bảy người được đại đội 40 cử đi trước tìm đường cho đơn vị đến Chăm-pa-xắc nhưng chẳng may bị lạc đường. Đã mấy ngày rồi hết lương thực, không còn cái ăn, sức khỏe anh em suy kiệt, vừa đi vừa nghỉ từng chặng một. Cách đây một ngày, đồng chí Diên quê ở Nghệ An kiệt sức, không thể gắng được nữa. Trong đoàn chẳng ai còn đủ sức cáng võng, đành mắc võng vào cây để đồng chí Diên nằm lại, dự định khi gặp được dân sẽ quay lại đón. Thế nhưng lúc quay lại tìm rất kỹ, vẫn không thấy bóng dáng đồng chí Diên đâu, kể cả người và võng. Vô vọng, ai cũng đau xót, tiếc thương vì không cứu được một đồng đội của mình đã hy sinh vì nhiệm vụ.

Mấy ngày sau, đơn vị chúng tôi còn chưa kịp vào đợt tác chiến mới thì nhận được lệnh của cấp trên: Hiệp định đình chiến đã ký và Tiểu đoàn 436 nhanh chóng quay về Át-tô-pơ, chuẩn bị tập kết ra Bắc qua vùng giải phóng Lào.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 09:29:49 am »

*
*   *

Trải qua hơn 200 ngày hành quân chiến đấu, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, cuộc hành quân độc lập chiến đấu thọc sâu dài ngày của Tiểu đoàn 436 với tên gọi “Chí Long” vô cùng gian khổ. Cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua chặng đường núi rừng trùng điệp hiểm trở từ phía tây Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Tây Nguyên... Với tinh thần tự lực tự cường, mưu trí và dũng cảm, đơn vị đã nhiều lần tấn công địch với hiệu suất chiến đấu cao. Đã phối hợp cùng các đơn vị bạn và quân dân Hạ Lào, đông bắc Miên để “chia lửa” với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, để lại tình cảm và ấn tượng tốt đẹp của quân tình nguyện Việt Nam đối với cách mạng và nhân dân nước bạn.

Qua chín năm kháng chiến gian khổ và vô cùng anh dũng, đất nước đã có hòa bình, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ai cũng phấn khởi. Anh em chúng tôi vừa mừng, vừa mong nhanh chóng trở về Tổ quốc mình. Mừng rồi chợt lo vì con đường hành quân về nước cũng gập ghềnh, gian nan chẳng kém gì những ngày ra đi. Đường đi cũng từ Hạ Lào qua Trung Lào bằng đường rừng để về miền Bắc Việt Nam phải qua nhiều ngày dài thăm thẳm, ai cũng thấy trước, chứ không phải mờ mịt như lúc ra đi.

Công tác chính trị tư tưởng cho một đơn vị sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở về, tưởng chừng đơn giản hóa ra cũng phức tạp, nẩy sinh nhiều “tham mưu con” đường đi ngắn dài. Nhưng cuối cùng quân lệnh như sơn, ai nấy đều phấn khởi chuẩn bị hành quân theo mệnh lệnh.

Trở về nước theo đường rừng dài ngày trong mùa mưa, cả tiểu đoàn mà trước hết là chúng tôi đã thấy công tác bảo đảm hậu cần cho chuyến đi này còn khó khăn hơn rất nhiều so với lúc ra đi từ Việt Nam. Những vấn đề mới đặt ra như tình hình sức khỏe bộ đội giảm sút, giải quyết vận chuyển thương binh, bệnh binh... Trừ trang bị vũ khí, còn các trang bị chiến đấu và sinh hoạt khác như quân trang, quân dụng, thuốc men... tiêu hao qua tám tháng hành quân chiến đấu chưa được bổ sung, ngay như khi có tiền cũng không biết mua ở đâu. Thiếu gì thì thiếu chứ đặc biệt lương thực, thực phẩm cho bộ đội phải được giải quyết ngay từ đầu, vì dọc đường hành quân sẽ không có điều kiện bổ sung.

Với sự nỗ lực của toàn tiểu đoàn mà trong đó cán bộ hậu cần đã chủ động có kế hoạch cụ thể, cùng với sự giúp đỡ của quân dân nước bạn và Ban cán sự quân tình nguyện ở Hạ Lào, công tác chuẩn bị lương thực, thực phẩm và các bảo đảm sinh hoạt tối thiểu khác cho đơn vị chúng tôi đã được hoàn tất. Giải quyết hàng chục tấn lương thực, thực phẩm ở nơi kinh tế tự cung, tự cấp của người dân còn nhiều khó khăn là điều trước hết chúng tôi mừng nhất.

Trong lần hành quân này, trên giao trách nhiệm cho Tiểu đoàn 436 giúp đỡ hai tiểu đoàn của bạn Lào, trong đó có một trung đội nữ cùng hành quân về tập kết ở Thượng Lào, vòng qua đường Việt Nam. Bạn còn ít kinh nghiệm tổ chức hành quân đường dài. Tiểu đoàn phải giúp đỡ bạn về mọi mặt, trong đó chúng tôi có trách nhiệm giúp bạn về công tác hậu cần.

Đường rừng tây Trường Sơn khe suối nhiều. Gặp một trận mưa to là nước tràn ngập, nhất là gặp suối lớn, cả đơn vị phải tạm dừng chờ nước rút, có khi phải nghỉ lại một, hai ngày là thường.

Trên đường hành quân, đơn vị đi qua các tỉnh như Át-tô-pơ, Sê-kông, Xa-la-van, Xa-van Na-khet và Khămmuộn của Lào, có một số vùng địch tạm chiếm. Theo hiệp định đình chiến, trên đường ta đi qua các nơi địch đang đóng giữ thì họ phải tạm thời sơ tán tránh xa 2km để bảo đảm an toàn. Vậy nhưng khi chúng tôi gặp đồn Pha-nốp mặc dù đã có báo trước nhưng cả lính Pháp và lính ngụy Lào ở đây vẫn trì hoãn không chịu sơ tán, trong lúc quân ta chỉ cách đồn chúng 500m. Thương lượng mãi không được, theo kế hoạch cả đoàn phải đi nhanh qua khu vực này. Tiểu đoàn quyết định nếu chúng không lui, ta vẫn đi. Khi thấy bộ đội ta rầm rập băng qua đồn, bọn lính ở đây vội vàng co giò tháo chạy vào rừng, súng đạn vứt vương vãi.

Khi đuôi của đoàn quân, bao gồm cả hai tiểu đoàn của Lào qua khỏi Ban-Na-Phào thì trực thăng của ủy ban kiểm soát quốc tế cũng vừa đáp xuống khu vực này để kiểm tra và có thể làm khó, dễ nhưng không kịp. Theo đường 12 băng qua khu vực tây bắc Quảng Bình, chúng tôi đã đặt chân lên vùng tây nam Hà Tĩnh. Một cuộc hành quân đường rừng dài ngày xiết bao cực nhọc và gian khổ nhưng trọn vẹn. Trong niềm vui chiến thắng, ai cũng được gặp lại quê hương và người thân, thật là sung sướng và hạnh phúc. Cho dù phía trước khó khăn vẫn còn nhiều nhưng ai nấy đều phấn khởi vì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã kết thúc thắng lợi.

Cuối năm 1954 đầu năm 1955, sau khi kết thúc làm nhiệm vụ biệt phái, Tiểu đoàn 436 lại trở về với Trung đoàn 101, đứng trong đội hình của Sư đoàn 325 tại Quảng Bình. Tổng kết đợt hoạt động chiến đấu ở chiến trường Lào và Campuchia, tôi được bầu là chiến sĩ thi đua của Tiểu đoàn 436. Cuối năm 1954, tôi được bổ nhiệm làm chính trị viên và là bí thư chi bộ đại đội 40 của tiểu đoàn. Ban chỉ huy đại đội có đồng chí Kim đại đội trưởng, đồng chí Đan đại đội phó, đồng chí Phương đại đội phó chính trị.

Quê hương Quảng Bình của tôi mặc dù không còn bóng giặc, nhưng qua nhiều năm bị chiếm đóng, giặc Pháp đã để lại đây cảnh điêu tàn xác xơ, mà nổi bật nhất là tình hình đói kém.

Hòa bình rồi bộ đội không thể trú quân mãi trong nhà dân được mà phải có doanh trại để đưa mọi hoạt động đi vào nền nếp chính quy. Trên không có kinh phí để cấp, bộ đội phải tự lực xây dựng doanh trại bằng cách vào rừng đốn gỗ, cắt tranh để làm nhà. Người lính bây giờ được tạm chuyển qua làm thợ rừng, thợ mộc. Xuất hiện những bàn tay khéo léo vật lộn với núi rừng, mưa nắng, tạo nên những khu doanh trại trên những đồi hoang tuy là tranh tre nứa lá nhưng khang trang nền nếp.

Hòa bình rồi nhưng đất nước vẫn còn bị chia cắt, đồng bào miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của kẻ thù. Nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước nhà còn rất nặng nề đối với cả dân tộc Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ đấu tranh vũ trang mà quân đội là lực lượng nòng cốt. Hầu hết mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị chúng tôi đều nhận thức được điều đó.

Với những kinh nghiệm chiến đấu đã được đúc kết, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, quân đội ta ra sức huấn luyện quân sự, học tập chính trị, xây dựng nền nếp chính quy, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu. Đại đội 40 của chúng tôi được trên chỉ định làm đội mẫu rút kinh nghiệm trong huấn luyện. Với sự chỉ đạo sát sao của cấp trên, toàn thể cán bộ, chiến sĩ của đại đội chúng tôi đã xây dựng được tinh thần đoàn kết, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lần đầu tiên đi vào tổ chức huấn luyện chính quy, đại đội phải thể hiện sự mẫu mực từ công tác tổ chức cho đến xây dựng nội bộ. Từng chi tiết trong giáo án cho đến động tác của người cán bộ, chiến sĩ trên thao trường đều được coi trọng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM