Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:39:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ đội Tăng thiết giáp qua những kỷ vật lịch sử  (Đọc 3574 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 02:45:46 pm »

CHIẾN CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA BỘ ĐỘI TĂNG THIẾT GIÁP
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ QUA NHỮNG TẤM ẢNH LỊCH SỬ


Mỹ Anh


Một không gian rộng, được bài trí rất đẹp, ở đó có gian nhà mái lợp bằng lá trung quân, có cánh võng Trường Sơn đung đưa, có củ mài, củ chụp và hoa rừng bên ghế lái xe tăng... là nơi trưng bày những chiến công của đặc công cơ giới Quân giải phóng miền Nam. Nổi bật trong khung cảnh sống động đó là bức ảnh các chiến sĩ quân giải phóng miền Nam, đầu đội mũ tai bèo đứng hiên ngang trên chiếc xe tăng M41.A1 mang số hiệu 247 của Mỹ vừa thu được trong trận tập kích vào Trung đoàn Thiết giáp số 1 quân ngụy Sài Gòn ở Gò Đậu - Bình Dương. Nét mặt ai nấy còn trẻ măng nhưng nụ cười của họ biểu lộ niềm tin quyết thắng. Bên cạnh bức ảnh đó là bức ảnh Bộ tư lệnh Miền trao Huân chương Chiến công Giải phóng cho đồng chí Phùng Văn Mười - đặc công thiết giáp nằm vùng trong trung đoàn xe tăng địch.


Đồng chí Vũ Đức Hùng, nguyên là cán bộ của Bộ đội Tăng thiết giáp B2 - người đã cung cấp những bức ảnh và cũng là người tham gia việc đưa đồng chí Phùng Văn Mười về cứ, kể lại:

Để xây dựng lực lượng Thiết giáp Quân giải phóng miền Nam, từ năm 1963 đến năm 1965, Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ đạo Trung đoàn xe tăng 202 tổ chức huấn luyện 2 đại đội đặc công cơ giới để vào Nam chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng tăng thiết giáp B2 và nghiên cứu chiến trường phục vụ cho tác chiến hiệp đồng binh chủng sau này. Đầu năm 1963, Đại đội đặc công cơ giới 46B được cử vào chiến trường B2 (Nam Bộ và cực nam Trung Bộ) có nhiệm vụ thành lập Ban cơ giới Miền. Tháng 4 năm 1964, đoàn cán bộ Thiết giáp gồm 40 cán bộ, trưởng xe, lái xe, pháo thủ, sau khóa huấn luyện đặc biệt đã hành quân vào miền Đông Nam Bộ tăng cường cho B2, sát nhập với Trung đội cơ giới của Miền thành Đại đội cơ giới lấy phiên hiệu là C40. Tháng 3 năm 1965, Đoàn 711 gồm 228 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn tăng 202 tiếp tục vào miền Đông Nam Bộ và sát nhập với C40 thành Đoàn cơ giới Miền có phiên hiệu J16.


Thực hiện chủ trương “Lấy xe địch đánh địch”, Bộ chỉ huy Miền giao cho J16 tổ chức một số trận đánh để chiếm xe địch làm phương tiện huấn luyện bộ đội, xây dựng đơn vị thiết giáp ở B2. Ngày 18 tháng 3 năm 1966, Đại đội đặc công cơ giới C40 đánh vào Trường Thiết giáp ngụy ở Thủ Đức, lấy được 1 xe địch nhưng không đưa được ra căn cứ. Trận này, Đại đội phó Trần Nhật Chiêu hy sinh, đồng chí Cao Sinh Học bị thương nhưng đồng chí vẫn bám sát trận địa, bắn chặn địch để đồng đội rút về căn cứ an toàn.


Ngày 23 tháng 3 năm 1966, C40 gồm 38 đồng chí do Đại đội trưởng Lê Như Hoà chỉ huy, phối hợp với nội ứng, tập kích bất ngờ vào Trung đoàn Thiết giáp ngụy số 1 tại căn cứ Gò Đậu thuộc Phú Cường - Bình Dương. Trận đánh này có sự tham gia của Thiếu úy ngụy Phùng Văn Mười - Chi đội trưởng Chi đội 1 thiết giáp ngụy. Anh là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam được cài vào hàng ngũ địch, Thượng sĩ Nguyễn Văn Thắng; Trung sĩ Ngô Văn Nhất là cơ sở binh vận của ta cùng một số binh sĩ giác ngộ của chi đội 1 thiết giáp ngụy. Đúng giờ quy định, Thiếu úy Phùng Văn Mười chỉ huy một số anh em ngụy binh của chi đội 1 bất ngờ từ bên trong đánh ra, kết hợp với đặc công cơ giới của ta từ ngoài đánh vào, các chiến sĩ đặc công chiến đấu dũng cảm, đoạt được 4 xe tăng M41, 6 xe thiết giáp M113, làm chủ trận địa. Đoạt được xe tăng, xe bọc thép của địch, anh em triển khai đội hình để đưa xe ra khỏi căn cứ. Nhưng khi xe nổ máy và lăn bánh ra phía cổng đã bị địch phát hiện. Chúng tổ chức chống trả quyết liệt, gọi máy bay bắn phá vào đội hình của ta, dùng xe tăng đánh chặn. Số xe ta đoạt được của chúng hầu hết đều bị địch bắn cháy, một số thoát được cũng buộc phải hủy trên đường rút lui, chỉ còn lại một chiếc xe tăng M41.A1 số 247 do Thiếu úy Phùng Văn Mười điều khiển, thoát ra chạy về hướng Phú Giáo. Đồng chí Vũ Đức Hùng kịp thời đón xe và cùng đồng chí Phùng Văn Mười lái thẳng về chiến khu Long Nguyên.


Sau khi giao xe cho đồng chí Vũ Đức Hùng, đồng chí Phùng Văn Mười cùng các chiến sỹ khác được lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn 9 đón về căn cứ. Tại Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, lễ trao tặng Huân chương Chiến công giải phóng cho anh em lập công được tổ chức trọng thể trước sự chứng kiến của các phóng viên Thông tấn xã giải phóng. Đồng chí Mười Trãi đã thay mặt cho Bộ chỉ huy quân giải phóng Miền gắn Huân chương Chiến công giải phóng cho đồng chí Phùng Văn Mười.


Từ năm 1966 - 1969, chiếc xe chiến lợi phẩm được cất giấu và bảo vệ cẩn thận, trở thành phương tiện huấn luyện đầu tiên của bộ đội thiết giáp B2. Nhiều lần địch tổ chức càn quét, cho trực thăng đổ quân xuống khu vực đóng quân của Quân giải phóng để phá hủy căn cứ của ta và truy tìm chiếc xe, nhưng chúng đều thất bại. Có lần chúng đổ quân cách nơi trú quân của ta chỉ vài trăm mét, nhưng do ta ngụy trang và đảm bảo bí mật tốt nên địch vẫn không phát hiện được căn hầm giấu chiếc xe tăng. Nhiều đồng chí đã hy sinh khi chiến đấu để bảo vệ xe. Chiếc xe M41.A1 chiến lợi phẩm được J16 không chỉ dùng huấn luyện bộ đội xe tăng mà còn tổ chức tập huấn cho nhiều đoàn cán bộ, chiến sĩ các binh chủng bạn như Đặc công, Công binh, Pháo binh, Bộ binh... về tính năng kỹ thuật, chiến thuật xe tăng M41 để khi tác chiến có thể vận dụng hạn chế tối đa điểm mạnh và khai thác các điểm yếu của xe tăng địch.


Tháng 9 năm 1969, Bộ chỉ huy Miền ra lệnh rút các tiểu đội đặc công cơ giới cảm tử phân tán về các đơn vị trực tiếp chiến đấu, chiếc xe tăng M41.A1 được tháo hết các trang thiết bị, súng máy, dụng cụ quang học, thông tin và chôn sâu dưới lòng đất. Phải chia tay với chiếc xe tăng đã gắn bó suốt nhiều năm trời, với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, các chiến sĩ đặc công cơ giới Miền thật sự tiếc nuối và luôn mong muốn có dịp trở lại để sử dụng chiếc xe vào chiến đấu. Sau khi được biên chế về các đơn vị trực tiếp tham gia chiến đấu, các cán bộ, chiến sĩ đặc công thiết giáp đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trở thành lực lượng đột kích quan trọng của Quân giải phóng trên chiến trường B2.


Chiến tranh, bom đạn tàn phá, rất tiếc chiếc xe chiến lợi phẩm năm xưa không còn nhưng bức ảnh lịch sử ghi lại chiến công ngày đó được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp. Đồng chí Vũ Đức Hùng cũng như các cán bộ, chiến sĩ Thiết giáp B2 năm xưa mỗi lần đến Bảo tàng thường đứng rất lâu trước những tấm ảnh kỷ niệm ngày nào. Họ nhận ra mình, nhận ra những đồng đội cũ, người còn, người mất và tự hào về chiến công của bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam anh hùng. 
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:16:30 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 02:47:14 pm »

KỶ VẬT CỦA NGƯỜI CÁN BỘ XE TĂNG VIỆT NAM
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG LÀO


Phạm Tuấn


“Tôi là Cựu chiến binh Tăng thiết giáp tỉnh Thanh Hóa, tôi đã gắn bó với Binh chủng từ những ngày đẩu thành lập và có nhiều năm công tác tại Lào. Sau khi tham quan Bảo tàng, tôi thấy những hiện vật phản ánh về hoạt động của bộ đội Tăng thiết giáp trên chiến trường Lào cón ít quá, tôi quyết định tặng Bảo tàng một số vật dụng cá nhân của mình đã sử dụng trong thời gian tham gia chiến đấu ở nước bạn Lào...". Đó là những lời đầy tâm huyết trong bức thư của bác Đỗ Văn Xảo - nguyên là Đoàn trưởng chuyên gia xe tăng được giao nhiệm vụ sang giúp bạn Lào gửi Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp.


Vào một ngày cuối tháng 10 năm 2005, chúng tôi đến xã Hợp Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Với dáng nhanh nhẹn và phấn khỏi, người cựu chiến binh đón tiếp đoàn công tác rất chân tình, cởi mở. Như đã chuẩn bị sẵn từ trước, bác lần lượt bày lên bàn những kỷ vật của mình: cuốn sổ ghi chép bằng giấy đen tự đóng; chiếc mũ cối Trung Quốc đã bạc màu; chiếc đồng hồ; bút máy kim tinh; túi đựng mìn Claymo; 1 hòm đạn đại liên; 1 cuốn tài liệu về phong tục tập quán các bộ tộc Lào; Huân chương Chiến thắng hạng Hai. Bác cho biết, tất cả số hiện vật trên đã được bác sử dụng trong suốt thời gian làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào từ năm 1962 đến năm 1985. Ngoài giá trị là vật sử dụng, những kỷ vật trên còn có ý nghĩa là quà tặng của Thủ trưởng Bộ tư lệnh Thiết giáp (nay là Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp) trước lúc lên đường làm nhiệm vụ. Nâng niu và trân trọng, những kỷ vật ấy đã theo người cán bộ xe tăng đi khắp nơi trên chiến trường Lào, là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn, tạo động lực thúc đẩy bác hoàn thành nhiệm vụ... Bác trầm ngâm, nhớ lại những kỷ niệm xa xưa...


Tôi sinh năm 1934, năm 15 tuổi tôi tình nguyện gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu chống Pháp cho đến khi hòa bình lập lại. Đầu năm 1955, tôi được chọn đi học Trường Văn hóa Quân đội tại Kiến An - Hải Phòng và là một trong số 36 cán bộ được cử đi học lớp sĩ quan chỉ huy xe tăng đầu tiên tại Trường Sĩ quan xe tăng số I - Bắc Kinh - Trung Quốc.


Năm 1960, kết thúc khóa học, lớp sỹ quan chỉ huy xe tăng của chúng tôi từ Trung Quốc về nước tham gia huấn luyện, xây dựng Trung đoàn xe tăng 202, đồng thời tham gia xây dựng và huấn luyện cấp tốc 2 trung đội xe tăng bơi và tiểu đoàn tăng hoàn chỉnh đi làm nhiệm vụ chiến đấu phối hợp với lực lượng vũ trang yêu nước Lào. Cuối năm 1961, Ban chỉ huy Trung đoàn 202 tổ chức một tiểu đoàn xe tăng bơi sang giúp bộ đội Pa-thét Lào, đồng thời để rút kinh nghiêm chiến đấu trên chiến trường Lào cho các đơn vị thiết giáp sau này. Đại úy Trần Nam và tôi được cấp trên giao phụ trách, chỉ huy tiểu đoàn sang giúp bạn Lào.


Trước ngày lên đường sang nước bạn, Đoàn cán bộ Thiết giáp chúng tôi ai cũng lo lắng bởi lần đầu tiên sang Lào, chúng tôi không biết tiếng lại không biết phong tục, tập quán của họ biết tính sao đây? Tôi nhờ người quen tìm giúp cuốn tài liệu về phong tục tập quán của các bộ tộc Lào để nghiên cứu. May quá, trước ngày lên đường, tôi nhận được cuốn sách này. Cuốn sách đã giúp ích rất nhiều cho Đoàn cán bộ Thiết giáp chúng tôi trong suốt thời gian chiến đấu và công tác trên đất bạn Lào. Bác đưa cho chúng tôi xem cuốn sổ nhỏ tự đóng bằng giấy vở học sinh. Những dòng chữ trong cuốn sổ, mực đã phai màu nhưng nét chữ vẫn ngay ngắn thẳng hàng và dễ đọc, ghi chép khá tỷ mỷ về những ngày bác và đồng đội sống, công tác giúp bạn Lào...


Tháng 5 năm 1964, bác Đỗ Văn Xảo được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ làm: Đoàn trưởng đoàn chuyên gia quân sự sang giúp bạn Lào xây dựng đơn vị xe tăng. Cũng vào dịp này Quân tình nguyên Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Lào mở chiến dịch giải phóng Cánh đồng Chum. Ngày 8 tháng 6 năm 1964, Liên quân Lào - Việt đã giải phóng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, nối liền căn cứ địa trung tâm Sầm Nưa, Bắc Nam Lào, nối lại Đường 7 với Khu 4 của Việt Nam. Quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 25.000 tên địch, thu gần 3.000 súng các loại, 112 xe tăng, xe quân sự.


Trong số chiến lợi phẩm thu được trong trận này có 21 xe tăng, xe bọc thép còn khá nguyên vẹn, bác và Đoàn cán bộ Thiết giáp Việt Nam cùng với các bạn Lào sửa chữa, khôi phục xe pháo... 21 xe tăng, xe bọc thép là cơ sở vật chất đầu tiên để xây dựng Đại đội xe tăng đầu tiên của lực lượng vũ trang Pa Thét Lào. Có xe rồi, bác và đồng đội ổn định tổ chức, mở các lớp huấn luyện chỉ huy, lái xe, pháo thủ... Bộ đội Việt Nam sát cánh cùng bạn vừa huấn luyện, vừa chiến đấu bảo vệ cách mạng Lào.


Với tư cách là chuyên gia quân sự về Tăng thiết giáp, bác đã tham mưu cho Bộ tư lệnh Miền Tây và lực lượng xe tăng Pa Thét Lào sử dụng Tăng thiết giáp trong chiến đấu, đồng thời trực tiếp chỉ huy đơn vị xe tăng của bạn tham gia chiến đấu nhiều trận ờ Mường Sủi, Bản Khai, Nậm Soong... Trong số những trận đánh phối hợp với bạn Lào, bác ấn tượng nhất là tham gia chiến dịch Cánh đồng Chum - Mường Sủi năm 1971- 1972. Bác đã ghi chép: “Từ ngày 18 tháng 12 năm 1971 đến ngày 6 tháng 4 năm 1972, Liên quân Lào - Việt mở chiến dịch tiến công vào quân phái hữu Lào có quân Thái Lan giúp sức. Xe tăng của Liên quân Lào - Việt lần đầu tiên xuất trận... ” .


Những nội dung ghi chép ngày ấy sau này giúp bác tổng kết rút kinh nghiệm cho việc sử dụng lực lượng tăng thiết giáp trên chiến trường Lào. Còn đây là chiếc túi đựng mìn Clâymo của Mỹ. Bộ đội Pha Thét Lào thu được của địch ở Mường Sủi tặng tôi làm kỷ niệm. Nó dệt bằng sợi pha nilon bền và dai nên tôi dùng dựng tài liệu. Trong những lần cùng cán bộ Bộ tư lệnh Miền Tây và cán bộ xe tăng Lào đi trinh sát, nghiên cứu chiến trường, tôi thường sử dụng chiếc túi vải bạt đựng mìn Clâymo của Mỹ để đựng tài liệu và các dụng cụ cần thiết cho gọn nhẹ, dễ cơ động. Những chiếc túi này nhỏ, không đựng được nhiều thứ, ở căn cứ tôi có chiếc thùng đựng đạn đại liên này. Những tài liệu quan trọng tôi đựng trong thùng đạn đại liên. Đây là chiếc “két sắt đặc biệt” nhiều tác dụng, dễ vận chuyển, có thể chịu được mưa nắng, khi cần thiết có thể giấu dưới nước mà tài liệu vẫn không bị ướt...


Năm 1978, tình hình trên nhiều tuyến biên giới của nước ta rất căng thẳng, trong khi đó ở Lào có nhiều nhóm thổ phỉ nổi dậy, lực lượng cách mạng Lào yêu cầu Quân tình nguyện Việt Nam sang giúp đỡ. Lúc này bác Đỗ Văn Xảo đang giữ chức Phó hiệu trưởng trường Kỹ thuật Thiết giáp phía Nam và được điều về Binh đoàn Quân tình nguyện. Trong buổi gặp mặt giao nhiệm vụ, đồng chí Đào Huy Vũ - Tư lệnh Binh chủng nói: “Chiến tranh điều đồng chí ra mặt trận, hòa bình điều đồng chí về trường, nay có chiến tranh lại điều đồng chí ra mặt trận, Bộ và Binh chủng điều đồng chí về Binh đoàn Quân tình nguyện... Tiếp đó, đồng chí Đào Văn Xuân - Phó Chính ủy Binh chủng thay mặt Bộ tư lệnh tặng bác Xảo quà kỷ niệm gồm: chiếc mũ cối Trung Quốc; đôi dép cao su; chiếc bút máy kim tinh, với lời chúc: “Mũ để che mưa nắng, dép để đạp chông gai nơi trận mạc, bút để viết báo cáo thành tích với Binh chủng". Những tặng phẩm trên trở thành những kỷ vật quý giá trong suốt quá trình công tác của bác Xảo, là nguồn cổ vũ, là lời nhắc nhở phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi khi sử dụng chúng, bác lại bồi hồi xúc động bởi chính tặng phẩm đó đã đánh dấu bước chuyển biến trong cuộc đời Binh nghiệp của mình: Tại Binh đoàn Quân tình nguyện Việt Nam ở Lào, bác Xảo được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Tác chiến B, sau đó về nước công tác tại Phòng C - Phòng Chiến trường - Bộ Tổng tham mưu và về nghỉ hưu năm 1992.


Sau khi trao tặng hiện vật cho cán bộ Bảo tàng, giọng nói của người cán bộ xe tăng gan góc, dũng cảm năm xưa bỗng như chùng hẳn xuống: "Phần lớn cuộc đời binh nghiệp của tôi gắn bó với chiến trường Lào. Nay, tôi đã 73 tuổi, mỗi khi nhìn lại những vật dụng đã gắn bó máu thịt với mình trong suốt những năm chiến tranh ác liệt trên đất Lào, tôi càng nhớ đến Binh chủng Thiết giáp, càng thêm yêu quý, trân trọng những tặng phẩm của Thủ trưởng Binh chủng năm xưa. Tôi cổ ý định giữ gìn những kỷ vật này cho đến cuối đời, nhưng hôm nay tôi giao lại chúng cho Bảo tàng và hy vọng những vật dụng nhỏ bé của mình cố thể góp phàn làm phong phú thêm phần trưng bày hiện vật về giai đoạn làm nhiệm vụ quốc tế của bộ đội Tăng thiết giáp Anh hùng.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:17:03 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2021, 08:02:48 pm »

MẮT XÍCH VÀ BÁNH CHỊU NẶNG XE PT-76
DẤU ẤN CỦA MỘT CUỘC HÀNH QUÂN LỊCH SỬ


Đình Quang


Có những hiện vật không gây ấn tượng mạnh như những cỗ xe, khẩu pháo hay thanh gươm, quả đạn, nhưng để lại trong lòng khách thăm quan những tình cảm sâu đậm và ấn tượng, bởi nó là chứng tích của những trận chiến oai hùng, hàm chứa những giá trị cao đẹp của người lính đã hóa thân vào cuộc chiến.


Chiếc bánh chịu nặng và mắt xích xe PT-76 trong gian trưng bày về trận đầu ra quân đánh thắng của Bộ đội Tăng thiết giáp là một hiện vật như thế. Những mắt xích đã mòn vẹt, cong vênh; chiếc bánh chịu nặng đã vỡ hết phần cao su giảm chấn, còn trơ lại vành thép cứng ấy, chính là dấu ấn của một cuộc hành quân lịch sử, cuộc hành quân bằng xích vượt hàng ngàn km của Tiểu đoàn tăng 198, Trung đoàn xe tăng 203, Binh chủng Thiết giáp năm xưa (nay là Binh chủng Tăng thiết giáp).


Ngày 20 tháng 1 năm 1968, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Đây là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn của Quân giải phòng miền Nam vào tuyến phòng ngự vững chắc của quân Mỹ và quân nguỵ Sài Gòn trên đường 9 từ Cửa Việt đến biên giới Việt Nam - Lào, trong đó khu vực Khe Sanh là hướng chính. Địch có mặt trên toàn tuyến là 45.000 quân, riêng Khe Sanh có 6.000 quân, tập trung Trung đoàn 26 lính thuỷ đánh bộ Mỹ và Tiểu đoàn 37 biệt động quân Sài Gòn. Chiến dịch chia làm 4 đợt (đợt 1, quân ta tiêu diệt các cứ điểm phía tây trong đó có Làng Vây).


Bộ đội Thiết giáp lần đầu tiên xung trận, tham gia chiến dịch Khe Sanh với nhiệm vụ tiến công 2 cứ điểm Tà Mây - Làng Vây. Bộ Tư lệnh Thiết giáp (nay là Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp) đã giao nhiệm vụ cho Đại đội tăng 3 và Đại đội tăng 9 thuộc Trung đoàn xe tăng 203 đảm nhiệm trọng trách này. Mỗi đại đội được trang bị 11 xe với đầy đủ khí tài và biên chế thành 1 Tiểu đoàn tăng (thiếu) mang phiên hiệu 198, do đồng chí Hà Tiến Tuân làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Võ Đình Tấn làm Chính tri viên.


Sau 9 năm thành lập, củng cố và xây dựng lực lượng, niềm khát khao cháy bỏng của bộ đội xe tăng là được tham gia chiến đấu, chia lửa với đồng bào miền Nam ruột thịt. Vì thế, như nắng hạn gặp mưa, như sức bật của lò so không còn dồn nén cán bộ, chiến sĩ xe tăng vui như mở hội, ngày đêm chuẩn bị xe, máy, quên ăn, quên ngủ, háo hức chờ đến ngày làm lễ xuất quân lên đường ra trận, nung nấu quyết tâm giết giặc lập công.


Ngày 01 tháng 10 năm 1967, Tiểu đoàn tăng 198 được lệnh hành quân bằng xích từ Lương Sơn - Hòa Bình vào Nam theo các trục đường: số 6; 12A; 15A; 8; 21; 15B; 20; 128... hầu hết các cung, chặng đường hành quân là những con đường chiến lược, mới mở dọc dải Trường Sơn trùng điệp, men theo các triền núi, vượt qua nhiều đèo cao, sông rộng, nhiều đoạn đường cheo leo hiểm trở, một bên là vách đứng, một bên là vực sâu, đường hẹp chỉ đủ cho một xe đi, có đoạn dài 72 km nhưng có tới 911 khúc cua gấp. Đường cơ động đã muôn vàn khó khăn, lại phải hành quân dưới làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù, sự khốc liệt ấy đã làm hạn chế tốc độ cơ động của xe tăng và thường gây ra những hỏng hóc ở bộ phận hành động, hầu hết các xe đều trong tình trạng bánh chịu nặng vỡ hết phần cao su giảm chấn, chỉ còn trơ bánh thép, chốt xích bị mòn vẹt, cong vênh, mắt xích gãy vú, rạn nứt, có xe không còn khả năng cơ động.


Không thể có khí tài thay thế, mà yêu cầu của chiến dịch ngày càng gắt gao. Làm thế nào để đưa xe vào vị trí chiến đấu đúng thời cơ và yêu cầu của chiến dịch? Để trả lời câu hỏi đó, các chiến sỹ Tiểu đoàn 198 đã có sáng kiến tháo rời từng mắt xích, chọn những mắt còn dùng được chuyển từ dải xích bên trái qua dải xích bên phải hoặc ngược lại, lắp xen kẽ những mắt xích vỡ với những mắt xích lành. Với cách làm đó, Đại đội tăng 3 đã dành được 200 mắt xích lành cho Đại đội 9 hành quân xa hơn.


Mặc dù đường dài, địa hình và thời tiết phức tạp, lại bị địch đánh phá thường xuyên, nhưng với ý chí quyết tâm cao, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn tăng 198 đã vượt mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ hành quân. Ngày 21 tháng 12 năm 1967, Đại đội tăng 3 vượt 931 km tới vị trí tập kết ở Nậm Khang, Đại đội tăng 9 vượt 1350 km tập kết tại Ha Xinh - Ta Xinh ở phía nam Đường 9.


Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã góp phần tạo yếu tố bất ngờ và điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta ở các chiến trường khác trên toàn miền Nam, trước hết là trị Thiên - Huế thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân năm 1968. Trong chiến công đó có sự đóng góp không nhỏ của những người lính xe tăng. Để có được thành công đó phải ghi nhận chính từ cuộc hành quân hoàn toàn bằng xích của Tiểu đoàn tăng 198.


Cuộc hành quân hoàn toàn bằng xích của Tiểu đoàn tăng 198 là một cuộc hành quân chiến đấu mang tính lịch sử của Binh chủng Thiết giáp, có một không hai trên thế giới. Thắng lợi của cuộc hành quân là yếu tố quan trọng góp phần vào thắng lợi giòn giã của bộ đội Thiết giáp trong trận đầu ra quân đánh thắng. Vinh dự là một trong những lực lượng quan trọng tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy lịch sử, Tiểu đoàn tăng 198 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu và giành thắng lợi vẻ vang.


Thắng lợi của cuộc hành quân đầy cam go khốc liệt ấy là thắng lợi của ý chí, quyết tâm sắt đá; hành động dũng cảm, kiên cường và tinh thần đoàn kết, sáng tạo. Đó là nét đặc trưng của Binh chủng kỹ thuật chiến đấu, là một trong những yếu tố căn bản để hun đúc nên truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội Tăng thiết giáp anh hùng trong suốt 50 năm qua.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:17:32 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2021, 08:03:41 pm »

CON THUYỀN CHỞ NHỮNG CHIẾN CÔNG


Vũ Ngọc - Kim Thanh


Phòng trưng bày chuyên đề “Đã ra quân là đánh thắng" của Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp có một hiện vật không thuộc nhóm vũ khí nhưng lại được nhiều khách tham quan chú ý, đó là chiếc thuyền độc mộc của bà con dân tộc xã Thuận - Hướng Hóa - Quảng Trị. Con thuyền này đã giúp bộ đội xe tăng lập chiến công hiển hách ở Làng Vây mùa xuân năm 1968.


Làng Vây là một ấp nhỏ thuộc xã Thuận (Nay là xã Tân Long) nằm trên trục Đường 9, cách Lao Bảo không xa. Để xây dựng căn cứ, Mỹ - nguỵ đã dồn bà con dân tộc Vân Kiều, Pa-Cô vào các khu tập trung. Từ năm 1966, Làng Vây đã trở thành một cứ điểm mạnh của Mỹ - nguỵ với chiều dài 1000m, rộng 600m, chia làm 4 khu do 4 đại đội biệt kích ác ôn khét tiếng chốt giữ. Trung tâm của căn cứ có sở chỉ huy, khu cố vấn Mỹ. Quân địch thường xuyên có mặt ở cứ điểm khoảng 600 tên, với 30 cố vấn Mỹ chỉ huy, lúc cao nhất địch huy động tới cả ngàn tên để bảo vệ căn cứ.


Được nhận nhiệm vụ tiến công cứ điểm Làng Vây, các cán bộ chỉ huy cấp trên và Tiểu đoàn xe tăng 198 đã đi trinh sát nhiều lần. Tập trung nghiên cứu địa hình, xác định hướng tiến công, chọn đường cơ động và giao nhiệm vụ tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng tại thực địa. Theo kế hoạch tác chiến, trên hướng tiến công chủ yếu Đại đội 9 (Tiểu đoàn tăng 198) có nhiệm vụ phối hợp cùng Tiểu đoàn bộ binh 3 (Trung đoàn 1, Sư đoàn 325) cơ động dọc sông Xê-pôn, từ hướng Nam tiến công lẽn cứ điểm Làng Vây.


Sông Xê-pôn bắt nguồn từ vùng Aphoan-Achem (Thừa Thiên - Huế). Sau khi đã uốn lượn, len lỏi giữa núi rừng phía tây Thừa Thiên, Xê-pôn chảy vào Hướng Hóa ôm lấy xã Miền, rồi ngang qua các xã: Avao, Asinh, Achu, Adơi, Xi, Thanh, Thuận, tiếp tục ngược về Lao Bảo rồi đổ ra sông Sê Băng Hiên trên đất Lào. Đoạn chảy qua làng Vây, Xê-pôn nhỏ, hẹp, quanh co, lòng sông đầy đá hộc, hai bên bờ dốc dựng đứng. Để chuẩn bị cho xe tăng cơ động, từ ngày 19 tháng 1 năm 1968, cán bộ Đại đội tăng 9 đã bao lần cùng cán bộ đơn vị Công binh bí mật thăm dò lòng sồng Xê-pôn. Các chiến sĩ Công binh đã nhiều lần bơi lặn trong dòng nước lạnh buốt để đo mực nước nông sâu, đánh dấu các khu vực có đá ngầm và phá những tảng đá to trên quãng sông nước cạn.


Trong khi bộ đội ta khẩn trương chuẩn bị chiến trường thì du kích và bà con các dân tộc Pa-Cô, Vân Kiều ở Hướng Hóa cũng thi đua “giết giặc lập công” theo cách riêng của mình. Một lòng với Đảng, với Bác Hồ, bà con xã Thuận đã đoàn kết một lòng cùng nhau giữ bí mật, che chở bộ đội, cất giấu xe tăng. Người dân nơi đây từng bị kẻ thù gieo bao đau thương, tang tóc, nay thấy bộ đội về đánh giặc ở Làng Vây, đồng bào thấy ưng cái bụng, ai cũng mong được góp sức mình vào cuộc chiến đấu có ý nghĩa này.


Đại đội tăng 9 tập kết chiến đấu ở nơi sát gần địch, mọi hoạt động của đơn vị nếu không tính toán chi tiết và cụ thể sẽ bị lộ. Đặc biệt là việc nạp bình điện của xe tăng. Đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, địa điểm nạp điện ở xa, phương tiện chuyên chở phù hợp với địa hình ở đây hầu như không có, máy bay địch lại bắn phá ngày đêm. Trong điều kiện đó, bà con dân tộc Vân Kiều đã sử dụng những chiếc thuyền độc mộc giúp bộ đội xe tăng chuyên chở bình điện vượt sông Xê-pôn sang bờ sông phía tây để nạp điện. Khi được trên bổ sung một số vật tư cần thiết như mắt xích, bánh chịu nặng những con thuyền độc mộc của bà con Vân Kiều lại lao đi bất kể đêm hôm mưa rét, đồng bào còn dùng cả đòn khiêng, gùi vận chuyên vật tư, khí tài đến tận từng chiếc xe tăng. Với ý chí quyết tâm cùng với sự giúp đỡ tận tình của nhân dân địa phương, bộ đội xe tăng đã đưa toàn bộ bình điện đi nạp, giữ được bí mật an toàn, bảo đám tốt cho đơn vị chiến đấu khi thời điểm tiên công cứ điểm Làng Vây sắp đến, đã xảy ra tình huống: Do ban đầu ta dự đoán địch xây dựng công sự chủ yếu bằng gỗ, đất nên cơ số đạn pháo của xe tăng mang theo chủ yếu là đạn nổ phá. Sau khi trinh sát lại mới biết: nhiều lô cốt, hầm ngầm của địch ở Làng Vây, bọn Mỹ - ngụy đã xây dựng bằng bê tông cốt thép; Tiểu đoàn tâng 198 đã có sự điều chỉnh kịp thời: phải thay đổi phần lớn đạn nổ phá bằng đạn xuyên, nhằm phát huy sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt các lô cốt bê tông kiên cố của địch. Đây là công việc khó khăn, nguy hiểm. Bộ đội xe tăng lại được người dân Hướng Hóa nhanh chóng giúp đỡ, những con thuyền độc mộc đêm đêm ngược xuôi dòng Xê-pôn đưa đạn xuyên vào, chuyển đạn nổ phá ra. Do sự phối hợp chặt chẽ và chính xác giữa bộ đội và nhân dân những quả đạn pháo xe tăng được nguỵ trang khéo léo nằm im dưới lòng thuyền ban đêm chuyển đi nhanh chóng, bảo đảm bí mật và an toàn tuyệt đối.


17 giờ ngày 6 tháng 2 năm 1968, trận tiến công cứ điểm Làng Vây bắt đầu. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, xe tăng ta phát huy sức mạnh đột kích, dũng mãnh lao lên vượt qua cửa mở, bắn sập các lô cốt đầu cầu, nhanh chóng thọc sâu, chia cắt đè bẹp sức kháng cự của địch, dùng hỏa lực và uy lực mạnh chi viện đắc lực cho bộ binh tiêu diệt các hỏa điểm, đánh chiếm các mục tiêu. Đến khoảng 3 giờ ngày 7 ngày 2 năm 1968, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, cứ điểm Làng Vây hoàn toàn bị tiêu diệt. Đánh thắng trận Làng Vây là chiến công đầu chói lọi của bộ đội xe tăng, mở ra trang sử vàng truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của Binh chủng “thép ” Anh hùng.


Người dân Vân Kiều, Pa-Cô luôn có tấm lòng sắt son với Đảng với cách mạng, được chứng kiến cứ điểm Làng Vây, cứ điểm mạnh trên tuyến phòng thủ đường 9 của địch đã bị quân giải phóng đánh tan, nhân dân Hướng Hóa vô cùng phấn khởi. Những con thuyền độc mộc của nhân dân các dân tộc Hướng Hóa, Quảng Trị đã vượt thác ghềnh sông Xê-pôn chở đạn giúp bộ đội xe tăng đánh trận, sau đó cùng với chủ nhân của nó lại trở về với cuộc sống mới trên quê hương giải phóng... Mấy năm gần đây Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ, nhân viên về lại chiến trường xưa sưu tầm hiện vật lịch sử, gặp những người đã trực tiếp giúp bộ đội xe tăng ra quân đánh thắng trận đầu như ông Hồ A Nhưa, Hồ A Mang... và đã sưu tầm được nhưng hiện vật thấm đượm tình quân dân. Cuối năm 2007, đại diện Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc huyện Hướng Hóa đã đưa chiếc thuyền độc mộc đến tặng Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp. Từng vẫy vùng với sông nước Xê-pôn nay chiếc thuyền độc mộc vật dụng quan trọng của bà con Vân Kiều, Pa-Cô đã vượt hàng trăm km về với thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tĩnh lặng và bình thản chiếc thuyền độc mộc ấy được đặt tại vị trí trang trọng trong Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp.


Chế tác thuyền độc mộc là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Vân Kiều. Thuyền độc mộc được làm bằng cả một thân cây gỗ lớn. Con thuyền có mặt ở Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp dài 8,9m, màu nâu gụ. Theo lời kể của chủ nhân chiếc thuyền đây là tài sản quý giá bao đời nay của gia đình, nó không chỉ là phương tiện làm ăn sinh sống trên sông, mà còn giúp chuyên chở cán bộ, chiến sỹ thương bệnh binh qua sông, tiếp tế lương thực cho bộ đội trong những năm kháng chiến... Điều đặc biệt là trên mình chiếc thuyền này còn hằn sâu những vết tích của một thời chiến tranh với những lỗ thủng do bom đạn Mỹ gây nên, đồng bào Vân Kiều đã vá lại bằng những miếng hợp kim lấy từ xác máy bay Mỹ đã bị quân dân Hướng Hóa bắn rơi.


Được ngắm con thuyền một thời “chia lửa” và lập chiến công với bộ đội xe tăng, khách thăm quan cảm nhận sâu sắc hơn về tấm lòng của người Vân Kiều và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa đối với Đảng, với Quân đội nói chung và với Bộ đội Tăng thiết giáp nói riêng. Đúng như lời phát biểu của Thiếu tướng Vũ Bá Đăng - Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp trong buổi lễ tiếp nhận hiện vật lịch sử: "Được sự giúp đỡ của đồng bào các dân tộc huyện Hướng Hóa, Tiểu đoàn tăng 198 đã đánh thắng trận đầu tại Tà Mây - Làng Vây, chiến công mở đầu chữ truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam anh hùng. Hiện vật quý giá này chính là bài học lịch sử sống động, giáo dục cán bộ, chiến sỹ hôm nay và mai sau về tình đoàn kết gắn bó giữa bộ đội Tăng thiết giáp và đồng bào các dân tộc Hướng Hóa nói riêng và nhân dân cả nước nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc".
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:18:08 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2021, 08:04:19 pm »

CHIẾC SÀO ĐẨY VÀ MẢNH DÙ PHÁO SÁNG


Tuấn Bảo


“Trước đây, chúng tôi luôn nghĩ rằng, Bộ đội xe tăng Việt Nam chỉ chiến đấu bằng những vũ khí kỹ thuật hiện đại những cỗ xe tăng bằng thép. Nhưng khi tới đây, tôi đã rất bất ngờ vì ngoài vũ khí tối tân, hiện đại. Bộ đội xe tăng của ta còn sử dụng cả những phương tiện rất thô sơ, gần gũi với cuộc sống hàng ngày để đánh Mỹ...”. Đó là những lời tâm sự chân thành, xúc động của một đại biểu đoàn cán bộ, nhân dân huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, khi tới thăm Bảo tàng lực lượng Tăng Thiết giáp nhân dịp kỷ niệm 35 năm chiến thắng Tà Mây - Làng Vây (07.02.1968 - 07.02.2003) ngày ra quân đánh thắng trận đầu của Bộ đội Tăng Thiết giáp Việt Nam. Điều tạo nên những bất ngờ trong lòng vị khách ấy chính là chiếc sào đẩy và mảnh dù pháo sáng, những vật dụng đơn sơ được bộ đội xe tăng và công binh sử dụng để tạo nên yếu tố bất ngờ trong trận đánh lịch sử của mình.


Sau khi tiêu diệt cứ điểm Tà Mây, Tiểu đoàn tăng 198 nhận lệnh phối thuộc với các đơn vị bạn tiến công tiêu diệt cứ điểm Làng Vây - một trong những cứ điểm mạnh trong hệ thống phòng thủ Đường 9 của Mỹ - nguỵ. Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tiến công làng Vây theo ba hướng: Hướng Tây (hướng Đường 9) là hướng thứ yếu, lực lượng tham gia gồm có: Đại đội Tăng 3 (được trang bị 11 xe tăng bơi) phối thuộc với Trung đoàn 24 - Sư đoàn 304; hướng Bắc là hướng phối hợp; và hướng Nam (hướng theo dòng chảy sông Xê-Pôn) đây là hướng được lựa chọn là hướng tiến công chủ yếu.


Đại đội tăng 9 có nhiệm vụ tiến công trên hướng Nam, muốn triển khai đội hình xuất phát tiến công, đại đội phải cơ động dọc theo dòng sông Xê-Pôn, tập kết tại làng Troài, từ đó xung phong chiếm lĩnh trận địa, thực hành đột phá và thọc sâu vào các mục tiêu chủ yếu trong cứ điểm. Sở dĩ như vậy, vì về mặt địa hình sông Xê-Pôn là một con sông nhỏ hẹp, quanh co, lòng sông đầy đá hộc, bờ sông dốc đứng là vật cản thiên nhiên gây trở ngại lớn cho hoạt động của các loại xe chiến đấu; địch không thể ngờ ta có thể dùng xe tăng tiến công từ hướng này.


Sau khi nhận lệnh, từ ngày 19 tháng 01, các chiến sĩ Đại đội tăng 9 đã phối hợp với lực lượng công binh bí mật thăm dò lòng sông, xác định đường, bến, phương án lái trên sông... và đề ra các biện pháp khắc phục vật cản để xe tăng cơ động chiến đấu. Trong quá trình cơ động theo dòng sông, để hạn chế giờ nổ máy và hạn chế tiếng ồn, các chiến sĩ Đại đội tăng 9 đã sử dụng những chiếc sào để đẩy xe tăng trôi theo dòng chảy, đợi khi pháo binh ta nổ súng thực hành giai đoạn hỏa lực chuẩn bị mới cho xe nổ máy, dùng vòng quay thấp cho xe tăng bơi đến làng Troài. Khi xe tăng cơ động nổ máy bơi theo dòng sông, lực lượng công binh đã xếp hàng, khoác những mảnh dù pháo sáng và ngâm mình dưới dòng nước giá buốt, làm cọc tiêu sống chỉ đường cho xe tăng không mắc cạn và tránh đá ngầm. Đến 22 giờ ngày 6 tháng 2, Đại đội tăng 9 đã bí mật, an toàn bơi xuôi theo dòng sông Xê-pôn vào tuyến điều chỉnh cuối cùng tại làng Troài, sẵn sàng chờ lệnh chiến đấu.


Đúng 23 giờ 25 phút ngày 6 tháng 2 năm 1968, xe tăng trên các hướng được lệnh xung phong, với sức đột kích mạnh, xe tăng cùng bộ binh thực hành đột phá, thọc sâu, chia cắt, tiêu diệt địch và nhanh chóng làm chủ trận địa.


Trận đánh Làng Vây là trận hiệp đồng binh chủng đầu tiên có xe tăng tham gia chiến đấu, giành thắng lợi giòn giã. Trong đó, "bí mật bất ngờ” là yếu tố quan trọng dẫn tới thành công.

Chiến thắng Tà Mây - Làng Vây là chiến công đầu chói lọi, mở ra trang sử vàng truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội xe tăng. Chiến thắng ấy đã đi vào lịch sử và sẽ còn sống mãi; những hiện vật của trận chiến ấy, như chiếc sào đẩy, mảnh dù pháo sáng, sẽ mãi được trân trọng lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp như là minh chứng đầy đủ nhất cho lòng dũng cảm, sự sáng tạo và ý chí quyết tâm ra quân đánh thắng trận đầu của những người chiến sĩ xe tăng Việt Nam Anh hùng.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:18:37 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 08:23:20 pm »

CỜ “QUYẾT CHIẾN QUYẾT THẮNG GIẶC MỸ XÂM LƯỢC”
CẮM TRÊN XE TĂNG 565

Vũ Thị Sen


“Đã gần 40 năm trôi qua, nhưng với tôi, trận Làng Vây như vừa mới diễn ra; vẫn còn đó khí thế hừng hực của trận đầu ra quân, niềm vui của các cán bộ, chiến sĩ khi quân ta làm chủ cứ điểm Làng Vây ngày 7 tháng 2 năm 1968...". Đó là tâm sự của đồng chí Ngô Xuân Nghiêm, nguyên Đại đội trưởng Đại đội tăng 9, Tiểu đoàn tăng 19, Trung đoàn 203.


Chúng tôi về gặp ông ở thôn Bao Hàm, xã Thụy Hà, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình vào một buổi chiều hè. Năm nay, tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng ông còn khỏe mạnh, đặc biệt ông có sự minh mẫn và trí nhớ tuyệt vời. Với giọng sang sảng của người chỉ huy năm xưa, ông bắt đầu kể với chúng tôi câu chuyện về trận đánh làng Vây và lá cờ cắm trên xe 565 - chiếc xe dẫn đầu đội hình tung hoành trên căn cứ Làng Vây năm ấy.


Mùa xuân năm 1968, cùng với khí thế sục sôi của cả nước trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Đại đội tăng 3 và Đại đội tăng 9 - Tiểu đoàn tăng 198 - thuộc Trung đoàn 203 có vinh dự đưa xe tăng tham gia chiến đấu tiêu diệt cụm cứ điểm Tà Mây - Làng Vây trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Trước khi xuất quân, chúng tôi có một thời gian ngắn để làm công tác chuẩn bị xe pháo, đạn dược và đồ dùng trang bị. Không thể diễn tả được tâm trạng của chúng tôi ngày ấy. Cả đơn vị náo nức khác thường, ai cũng có tâm trạng hồi hộp, háo hức mong cho nhanh đến ngày xuất quân. Rồi điều đó cũng đã đến. Tôi nhớ mãi hình ảnh buổi lễ xuất quân ngày ấy. Hôm đó không khí thật trang nghiêm, dưới là cờ Tổ quốc, chúng tôi ăn mặc chỉnh tề đứng sắp hàng ngay ngắn chờ lệnh. Đồng chí Chính ủy Binh chủng Lê Ngọc Quang trao lá cờ “Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” cho chúng tôi và dặn dò: “Đây là trận đầu tiên nên các đồng chí nhất định phải đánh thắng". Những cánh tay rắn chắc của chúng tôi giơ cao, tất cả đồng thanh hô quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.


Ngày 1 tháng 10 năm 1967, đơn vị chúng tôi bắt đầu hành quân từ Lương Sơn - Hòa Bình vào chiến trường Quảng Trị. Chúng tôi tạm biệt miền Bắc thân yêu, hành quân ra trận với nung nấu mong được lập công. Sau hơn 2 tháng hành quân bằng xích, vượt hơn 1 ngàn km, đơn vị đã tập kết an toàn tại Ha Xinh - Ta Xinh để chờ lệnh chiến đấu.


Ngày 24 tháng 1 năm 1968, các đơn vị bạn đã tiêu diệt các cứ điểm phía tây, giải phóng Tà Mây. Theo kế hoạch tác chiến, Tiểu đoàn 198 phối hợp với các đơn vị bạn tiến công tiêu diệt cứ điểm Làng Vây. Đây là một cứ điểm mạnh trong hệ thống phòng thủ của ngụy tại Đường 9 - Khe Sanh. Đại đội tăng 9 do tôi trực tiếp chỉ huy nhận lệnh tiến công Làng Vây theo hướng Nam, dọc theo sông Xê-pôn. Đây là hướng đột phá chủ yếu. Anh em trong toàn đơn vị đã có nhiều sáng kiến, khắc phục khó khăn đưa được xe tăng đến vị trí tập kết tại Pê Sai cách căn cứ Làng Vây 3 km mà vẫn đảm bảo được bí mật tuyệt đối.


Lá cờ của đồng chí Chính ủy Binh chủng Lê Ngọc Quang trao trước giờ xuất quân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là niềm tin, là sự khích lệ chúng tôi lập công trong trận đầu ra quân. Trước khi bước vào trận đánh, cả Đại đội tăng 9 xếp thành hàng chào cờ. Tôi vinh dự được cầm lá cờ trịnh trọng cắm lên cột ăng ten trên tháp pháo xe tăng 565 và đi trên chiếc xe đó chỉ huy đơn vị. Chúng tôi quy định lá cờ là tín hiệu hiệp đồng, là hiệu lệnh xung phong của toàn đơn vị.


Đúng 17 giờ ngày 6 tháng 2 năm 1968, quân ta nổ súng tiến công tiêu diệt cứ điểm Làng Vây, từ các hướng xe tăng hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn. Đại đội tăng 9 đột phá trên hướng chủ yếu với nhiệm vụ tiêu diệt Sở chỉ huy của địch tại Làng Vây. Theo phương án chiến đấu, xe tăng của Đại đội trưởng khi xung trận đi giữa đội hình để quan sát và chỉ huy, nhưng thực tế khi vào trận đánh, do tình hình có nhiều thay đổi, chúng ta không giữ được đội hình theo phương án chiến đấu. Các xe đi trước đã bị bắn hỏng, xe đại đội trưởng vượt lên hạ lệnh cho các xe khác tiếp tục tiến công. Trận đánh diễn ra vào ban đêm, trên trời máy bay địch thả pháo sáng, dưới mặt đất các thùng chứa nhiên liệu bốc cháy làm cho trận địa sáng như ban ngày. Chiếc xe tăng 565 với lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng tung hoành trên cứ điểm là sự cổ vũ động viên bộ đội ta và đó cũng là lời tuyên chiến với quân thù. Vì nhìn rõ đội hình tiến công của ta nên quân địch cứ nhằm chiếc xe chỉ huy có cắm cờ mà nã đạn. Đã hai lần xe bị trúng đạn thù, lần thứ nhất là tại cửa mở, một quả đạn pháo đã bắn thủng thân xe làm 2 chiến sĩ bị thương, lần thứ 2 khi xe đang dũng mãnh tiến gần vào trung tâm cột cờ trong cứ điểm Làng Vây thì bị trúng một quả đạn chống tăng và bốc cháy, cả kíp xe đã dũng cảm, kịp thời dập lửa cứu xe và tiếp tục chiến đấu. Trong thời khắc ác liệt đó, chúng tôi ai cũng hiểu rằng xe 565 bị bắn nhiều như vậy vì xe có cắm cờ, nhưng anh em vẫn quyết tâm dù phải hy nhưng không thể hạ lá cờ xuống, vì đó là biểu tượng ý chí quyết chiến, quyết thắng của bộ đội ta trong trận đánh này.


Đến 3 giờ sáng ngày 7 tháng 2 năm 1968, quân ta làm chủ hoàn toàn cứ điểm Làng Vây, lá cờ quyết chiến quyết thắng cùng với Tiểu đoàn 198 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong trận đánh đầu tiên, lá cờ đã bị rất nhiều vết đạn của địch xuyên thủng. Kể đến đây ông xúc động ngừng lại giây lát rồi nói tiếp:

“... Để lá cờ tung bay trong suốt trận đánh, chúng tôi đã phải đánh đổi bằng máu xương của đồng đội. Trận đánh Làng Vây năm xưa đã trở thành một phần ký ức không thể phai nhòa trong tôi. Đôi lần, tôi cùng đồng đội cũ trỏ lại chiến trường xưa, nhìn từng gốc cây, con suối, tôi không khỏi xúc động. Tôi nhớ buổi lễ xuất quân khỉ nhận lá cờ Quỵết chiến Quyết thắng, nhớ những gương mặt của đồng đội trong kíp xe tăng 565, nhớ đến chiến công kỳ diệu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong trận đầu ra quân...


Đã cuối giờ chiều, chúng tôi chia tay với ông, ra về mang theo những ký ức, kỷ niệm một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", và những mong gửi gắm những lời tâm huyết của người Đại đội trưởng ở chiến trường Làng Vây năm xưa, đến các thế hệ cán bộ, chiến sĩ xe tăng hôm nay.


Ngày mai, trở lại với công việc thường nhật của mình là một hướng dẫn viên Bảo tàng, với lòng khâm phục và tự hào về thế hệ cha anh đi trước, tôi sẽ kể lại câu chuyện xúc động về lá cờ cắm trên xe tăng giải phóng cứ điểm Làng Vây cho khách tham quan và cho đông đảo những người lính trẻ, thế hệ kế tục sự nghiệp của bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam anh hùng.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:19:16 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 08:27:12 pm »

CUỐN ĐIỀU LỆ ĐẢNG VÀ ĐỒNG TIỀN THẤM MÁU


Vũ Thị Sen - Lê Hải Minh


“Đã mấy chục năm nay, tôi chỉ mong có được một tấm hình hay một di vật của chồng để thờ cúng, lưu lợi cho con cháu. Đến đây tôi cảm nhận được tình đồng đội, đồng chí cao quý làm sao, tôi xin gửi lại di vật này cho Bảo tàng để chồng tôi mãi mãi được ở lại với đồng đội của mình”. Đó là những lời tâm sự đầy nước mắt của chị Nguyễn Thị Bềnh, vợ liệt sĩ Nguyễn Tiến Chén, khi đồng chí Tư lệnh Đoàn Sinh Hưởng trao lại những di vật của liệt sĩ Nguyễn Tiến Chén cho chị trong cuộc gặp mặt cựu chiến binh Tiểu đoàn tăng 198 năm 2002.


Kể từ ngày đó, đồng tiền thấm máu và cuốn Điều lệ Đảng - những di vật còn lại của liệt sĩ Nguyễn Tiến Chén được Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp trân trọng lưu giữ và trưng bày. Để mỗi dịp đến thăm bảo tàng, khách tham quan lại được nghe một câu chuyện kể xúc động về người lính xe tăng một lòng kiên trung với Đảng, giàu lòng nhân ái, giản dị trong cuộc sống; thông minh, sáng tạo trong công tác, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu.


Mùa Xuân năm 1968, bộ đội Thiết giáp lập công xuất sắc trong trận đầu ra quân đánh thắng tại Tà Mây - Làng Vây, chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Nguyễn Tiến Chén tham gia trận đánh này với cương vị là trợ lý thông tin của Tiểu đoàn tăng 198, nhiệm vụ của anh là giữ vững mạch máu thông tin liên lạc cho đơn vị.


Không chỉ là một trợ lý thông tin giỏi, anh còn là một người thợ cơ công tài năng trực tiếp cùng đồng đội tham gia chiến đấu. Trong trận đánh Làng Vây, được phân công đi trên xe mang số hiệu 565 của Đại đội trưởng Ngô Xuân Nghiêm, Nguyễn Tiến Chén đã xuất sắc lập công. Đây là lần thử lửa đầu tiên, nhưng đã sớm khẳng định ở anh một bản lĩnh của người quân nhân cách mạng. 1 giờ sáng ngày 7 tháng 2 năm 1968, trên hướng tấn công vào cứ điểm Làng Vây của Đại đội tăng 9, xe 565 của Đại đội trưởng Ngô Xuân Nghiêm đang tả xung hữu đột giữa đồn thù thì bị một mảnh đạn địch xuyên thủng vỏ thép thành xe, không ngờ nó lại xuyên qua một quả đạn trên xe làm ba lô quần áo bắt lửa, khói tuôn ra mù mịt, hệ thống tự động chữa cháy của xe bị tê liệt hoàn toàn. Lúc này tình thế hết sức nguy hiểm, nếu không dập lửa kịp thời thì lựu đạn và đạn trong xe sẽ phát nổ, nguy cơ mất xe và thiệt hại đến tính mạng kíp xe là điều khó tránh khỏi. Trong tình huống đó, quên đi sự nguy hiểm với bản thân, Nguyễn Tiến Chén cùng đồng đội đã dũng cảm, nhanh chóng dùng nước trong các bi đông, thấm ướt giẻ dập lửa, chỉ ít phút sau, lửa trong xe đã bị khống chế hoàn toàn, xe lại tiếp tục chiến đấu. Chén sung sướng reo lên: “Báo cáo, lửa đã được dập tắt, thằng Mỹ thua xe ta rồi”. Bên ngoài, trận đánh vẫn diễn ra ác liệt, lửa cháy rừng rực, khói bốc mù mịt, đèn dù địch thả sáng rực, đạn cỡ nhỏ bắn vào xe tới tấp. Cùng lúc đó, pháo thủ Loan của xe 565 bị thương, không còn nạp đạn được nữa. Nguyễn Tiến Chén mặc dù chưa hiểu biết nhiều về súng pháo xe tăng, nhưng trong thời khắc chiến đấu khẩn trương, anh đã xin Đại đội trưởng cho mình thay thế pháo thủ Loan. Sau khi quan sát Đại đội trưởng làm mẫu, Chén đã có thể tự lao đạn, đóng bảo hiểm K52, nạp đạn súng máy... Mỗi khi xong việc anh lại dõng dạc hô: - Báo cáo xong! Khẩu pháo lại rung lên, đồn thù lại bùng cháy...


Sau chiến thắng Làng Vây, chiến công đầu của Bộ đội Tăng thiết giáp, Tiểu đoàn xe tăng 198 được lệnh bí mật về giấu quân trên đất bạn Lào (thuộc tỉnh Xa-va-na-khẹt), lúc ấy là mùa mưa, độ ẩm cao, việc bảo quản điện đài của đơn vị gặp nhiều khó khăn, thông tin liên lạc thường xuyên bị gián đoạn, Nguyễn Tiến Chén đã có sáng kiến đắp lò để sấy khô, bảo quản các thiết bị điện đài và phổ biến kinh nghiệm đó cho anh em trong toàn đơn vị.


Thời gian này, địch đánh phá ác liệt cả ngày lẫn đêm, thật hiếm mới có được một ngày yên bình ở cánh rừng miền Tây. Hôm ấy, máy bay B-52 của địch lại đến ném bom, chúng dùng toàn bom bi ném vào khu vực trú quân của đơn vị. Ngay sau khi vừa tắt tiếng bom, đồng chí Trần Vĩnh Đại, lúc đó là bí thư chi bộ đã có mặt để kiểm tra tình hình và những tổn thất của đơn vị, làm hồ sơ để báo cáo cấp trên.


Nguyễn Tiến Chén - người chiến sĩ cơ công đã ngã xuống, cả một vùng áo ngực trái của anh ướt đẫm máu. Trần Vĩnh Đại run run mở cúc áo người đồng đội và đã lặng đi vì trong ấy có cuốn Điều lệ Đảng và tờ tiền Một đồng; cuốn điều lệ đã bị đạn xuyên thủng và đồng tiền đã nhuốm hồng dòng máu của anh. Tờ tiền Một đồng của Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành năm 1958 kẹp trong cuốn Điều lệ Đảng mà Nguyễn Tiến Chén để dành dự định đóng đảng phí, là kỷ vật duy nhất anh còn để lại. Nguyễn Tiến Chén đã hy sinh, cả đơn vị lặng đi tiếc thương người đồng đội đã từng cùng nhau vào sinh ra tử.


Với hy vọng giản dị, sau ngày chiến thắng những kỷ vật này sẽ được về với gia đình của liệt sĩ Nguyễn Tiến Chén, đồng chí Trần Vĩnh Đại đã báo cáo và bàn giao những di vật của liệt sĩ Nguyễn Tiến Chén cho Binh chủng Tăng thiết giáp.


Những di vật của người chiến sĩ, người đảng viên trẻ ấy luôn được trân trọng giữ gìn tại Bảo tàng lực lượng Tăng Thiết giáp. Cuốn Điều lệ Đảng và đồng tiền thấm máu liệt sĩ như nhắc thế hệ trẻ, để có được độc lập, tự do hôm nay, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống và hiến dâng trọn tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Đó cũng là trách nhiệm và tình cảm của người đảng viên với Đảng - một phẩm chất chính trị, đạo đức cao đẹp, trong sáng của Bộ đội Cụ Hồ.


Thật đơn sơ và bình dị, những kỷ vật thiêng liêng của liệt sỹ Nguyễn Tiến Chén đã có sức lay động lớn đối với thế hệ trẻ sau này về lý tưởng và sức mạnh chiến đấu của Đảng, đó cũng chính là nguồn cảm xúc làm nên những vần thơ "Thiêng liêng kỷ vật” của đồng chí Nghiêm Việt Đức - cán bộ Cục Chính trị Binh chủng Tăng thiết giáp”, chúng tôi xin được giới thiệu thay cho lời kết:

   “Anh nằm xuống trên đất nước Triệu Voi.
   Kỷ vật chưa kịp trao người tri kỷ
   Rất đơn sơ, một đồng tiền Đảng phí
   Cùng Điều lệ Đảng cạnh trái tim anh.
   Vì Tổ quốc anh dâng hiến tuổi xanh
   Không một tấm hình hay dòng nhật ký
   Cuốn Điều lệ cùng đồng tiền giản dị
   Đạn thù xuyên qua còn thấm máu hồng.
   Xúc động nghẹn ngào dâng cuộn trong lòng
   Xin một lần được hôn lên kỷ vật
   Nghiêng mình trước anh linh người đã khuất
   Nguyễn Tiến Chén - Thợ cơ công xe tăng
   Điều anh nói trong kỷ vật thiêng liêng
   Đó là niềm tin sắt son với Đảng
   Là mạch sống, là cội nguồn ánh sáng
   Đảng hóa thân vào trong trái tim mình.
   Kỷ vật ấy còn mãi sáng lung linh
   Như nhắc nhở ta điều thiêng liêng nhất
   Trung với Đảng, hiếu với dân là gốc
   Học và làm theo đạo đức Bác Hồ.”
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:19:53 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 08:29:10 pm »

KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG THEO GƯƠNG
ANH HÙNG LÊ XUÂN TẤU


Nguyễn Thiện Thanh


Tại Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp có trưng bày một số bộ sưu tập hiện vật của các đồng chí là cá nhân tiêu biểu và các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong lực lượng Tăng thiết giáp. Trong đó có bộ sưu tập hiện vật của Anh hùng, Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - nguyên Tư lệnh Binh chủng. Những hiện vật được lựa chọn để trưng bày gồm 12 kỷ vật như chiếc bật lửa, đồng hồ, ca nhôm, bi đông... mỗi hiện vật có một lai lịch, một ý nghĩa riêng gắn với những năm tháng chiến đấu, công tác của người Anh hùng. Trong những hiện vật ấy tôi thực sự bị cuốn hút bởi một trang báo đã sờn cũ, mực, giấy đều đã phai màu theo năm tháng, trên đó đăng những vần thơ:

   "Tư thế tiến công vững vàng tháp pháo
   Phù Đổng Thiên V ương của thế hệ Bác Hồ
   Đè lên bãi mìn
   Phá tung cửa mở
   Lửa táp lên xe
   Mồ hôi quyện máu
   Giấu vết thương cho pháo thét gầm
   ...
   Và đường hành quân vào trận mới hôm nay
   Lê Xuân Tấu vẫn dần đầu đoàn tăng đi như sống.
   Xích sắt quay bồi hồi trên đất vừa giải phóng
   Tên người anh hùng thành tên những bài ca!"


Đó là những câu thơ trong bài thơ "Người Anh hùng và những bài ca ” của đồng chí Trần Ba - cán bộ Tuyên huấn Phòng Chính tri Binh chủng, ra đời cách đây đúng 35 năm (được đăng trên trang 3 bản tin Tăng thiết giáp số 5, ngày 15 tháng 7 năm 1972). Giờ đây đọc những vần thơ ấy, trước mắt tôi như hiện ra hình ảnh những chiếc xe tăng quân giải phóng đang hùng dũng xông lên đè bẹp quân thù. Đi sâu tìm hiểu về xuất xứ của những vần thơ còn đượm mùi khói bom chiến trận của Trần Ba, tôi đã phát hiện ra một điều thú vị, đó là bài thơ “Người Anh hùng và những bài ca” có mối liên hệ đặc biệt với tờ khẩu hiệu hành động trưng bày ở vị trí đó. Khẩu hiệu mang dòng chữ: "Hãy chiến đấu kiên cường, dũng cảm như Anh hùng Lê Xuân Tấu - Quyết thắng trận đầu, lập công xuất sắc, trả thù nhà, đền nợ nước".


Lê Xuân Tấu sinh ra và lớn lên ở xã Đôn Nhân, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cíai nước” của cả dân tộc, năm 1963 anh lên đường nhập ngũ vào Binh chủng Tăng thiết giáp. Năm 1967, tình hình cách mạng nước ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn, Lê Xuân Tấu cùng với bao đồng đội của mình được vinh dự cùng những chiếc xe tăng vượt Trường Sơn lên đường vào Nam chiến đấu.


Tà Mây - Làng Vây là trận đánh đầu tiên của bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam và cũng từ chiến công này đã mở ra trang sử vàng truyền thống "Trung với Đảng, hiếu với dân, đã ra quân là đánh thắng”. Tên tuổi Lê Xuân Tấu được bộ đội Tăng thiết giáp thường xuyên nhắc tới từ trận đánh đầu tiên Tà Mây - Làng Vây. Nét tiêu biểu của Anh hùng Lê Xuân Tấu là tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, luôn vì thành tích chung của đơn vị và sẵn sàng tạo điều kiện cho đồng đội lập công. Trong trận chiến đấu tiêu diệt cứ điểm Làng Vây, Lê Xuân Tấu đã chỉ huy trung đội tiêu diệt địch ở vị trí tiền duyên phòng ngự. Khi trung đội đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhưng trên hướng tiến công khác, địch ngoan cố chống trả quyết liệt, anh đã chỉ huy kíp xe nổ súng chi viện và phối hợp cùng đơn vị bạn tiêu diệt địch. Với ý chí “Còn một người, một xe cũng tiến công quân địch, đã đánh là thắng, đã nổ súng là tiêu diệt địch giòn giã ”, mặc dù hai lần bị thương nhưng Lê Xuân Tấu vẫn tiếp tục cùng đồng đội anh dũng chiến đấu giành thắng lợi. Với những chiến công vang dội trong trận đánh Tà Mây - Làng Vây, hành động chiến đấu dũng cảm của Lê Xuân Tấu đã được phát động học tập và noi gương trong toàn Binh chủng.


Bước vào năm 1971, mặc dù bị thất bại trên khắp các chiến trường, nhưng với bản chất xâm lược và hiếu chiến, Mỹ - ngụy vẫn mạo hiểm mở cuộc hành binh Lam Sơn 719 ra vùng Đường 9 - Nam Lào, âm mưu đánh vào tuyến vận tải chiến lược của ta, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương đối với tiền tuyên lớn. Trước âm mưu của kẻ thù, Đảng ta đã hạ quyết tâm phải đập tan hành động phưu lưu đó, bảo vệ bằng được con đường chi viện huyết mạch giữa hậu phương với tiền tuyến. Thực hiện chủ trương trên, bộ đội Thiết giáp đã sát cánh cùng các quân, binh chủng bạn tham gia chiến dịch phản công Đường 9 Nam Lào.


Ngày 27 tháng 2 năm 1972 Đại đội tăng 7 (thiếu) thuộc Tiểu đoàn tăng 297 và Đại đội tăng 9 thuộc Tiểu đoàn tăng 198 được lệnh phối thuộc với Trung đoàn bộ binh 36 - Sư đoàn 308 và một bộ phận của Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 đánh địch phản kích giữ vững điểm cao 543. Điều đặc biệt là trên mỗi chiếc xe tăng của Đại đội tăng 7 đều dán một khẩu hiệu cỡ lớn, được viết bằng mực đỏ trên nền giấy Pôluya:"Hãy chiến đấu kiên cường, dũng cảm như Anh hùng Lê Xuân Tấu - Quyết thắng trận đầu, lập công xuất sắc, trả thù nhà, đền nợ nước” và trên nền khẩu hiệu ấy là chữ ký của cán bộ chiến sĩ của Đại đội tăng 7. Với lời hứa quyết tâm trước giờ xung trận hừng hực một khí thế tiến công, Đại đội tăng 7 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chi viện cho bộ binh đánh bại nhiều đợt phản kích dữ dội của địch, ý đồ phản kích để chiếm lại điểm cao 543 của địch bị đập tan, mục tiêu chiến lược trong cuộc hành binh Lam Sơn 719 của địch từng bước bị thất bại. Với chiến công xuất sắc đó, Đại đội tăng 7 đã được Bộ tư lệnh chiến dịch đánh giá cao và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất.


Kết thúc trận chiến đấu đánh địch phản kích, giữ vững điểm cao 543, Đại đội tăng 7 về trú quân trong một cánh rừng củng cố, ổn định biên chế tổ chức, bảo dưỡng, sửa chữa, khôi phục xe pháo chuẩn bị cho những trận chiến đấu tiếp theo.


Lúc này, có một đoàn cán bộ Binh chủng Thiết giáp (nay là Binh chủng Tăng thiết giáp) vào nắm tình hình thực tế chiến trường. Cùng đi với đoàn có đồng chí Trần Ba, nhân viên Tuyên huấn của Phòng Chính trị Binh chủng. Bắt gặp câu khẩu hiệu nổi bật trên thành tháp pháo những chiếc xe tăng còn vương mùi khói đạn, với những gương mặt các cán bộ, chiến sĩ Đại đội tăng 7 đang rạng ngời niềm vui chiến thắng. Ngay tại chiến trường giữa ngút ngàn khói lửa đạn bom, Trần Ba đã cho ra đời bài thơ “Người Anh hùng và những bài ca". Hơn một năm sau, bài thơ đã được đăng trên bản tin Thiết giáp góp phần cổ vũ, động viên cán bộ chiến sĩ xe tăng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh cùng dân tộc đi đến ngày toàn thắng.


Từ sau chiến thắng Tà Mây - Làng Vây, chiến công đầu chói lọi của bộ đội Tăng thiết giáp đã làm nức lòng toàn quân, toàn dân ta đẩy cục diện chiến trường sang thế có lợi cho cách mạng nước ta; khẩu hiệu hành động: "Hãy chiến đâu kiên cường, dũng cảm như Anh hùng Lê Xuân Tấu - Quyết thắng trận đầu, lập công xuất sắc, trả thù nhà, đền nợ nước" đã trở thành một hình thức tuyên truyền sinh động ngay tại chiến trường, kịp thời động viên khích lệ những người chiến sĩ xe tăng, phát huy sức mạnh đột kích của mình làm nên những chiến công oanh liệt.


Hình ảnh Lê Xuân Tấu cùng với chiếc xe tăng mang số hiệu 555 dũng cảm chiến đấu dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù, được khắc họa trong những vần thơ rực lửa, lời ca hùng tráng của các thế hệ cần bộ, chiến sỹ xe tăng. Ba mươi lãm năm sau đọc lại câu khẩu hiệu dán lên thành tháp pháo những chiếc xe tăng khi xung trận diệt thù và bài thơ được viết chính từ cảm hứng chủ đạo từ câu khẩu hiệu mang mệnh lệnh trái tim người chiến sĩ xe tăng, bên những kỷ vật của người Anh hùng, lòng tôi tràn ngập niềm cảm xúc, tự hào bởi đã được hiểu thêm, biết thêm về một thời hào hùng thế hệ cha anh đã từng sống và chiến đấu.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:20:37 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2021, 08:29:59 pm »

XE TĂNG 555 “MÃNH HỔ” ĐƯỜNG 9 - NAM LÀO


Phi Nga

   “Xe tăng 555 từ trận tuyến xông lên
   Phần phật ngụy trang giữa lưng trời bụi đỏ
   Xích sắt như muôn gươm phá tung bay cửa mở
   Chọc thẳng tim đen bẩn của quân thù... ”


Đó là một đoạn trong bài hát “Bài ca xe tăng 555 ” do Hữu Thỉnh viết lời và nhạc sĩ Ngọc Xuân phổ nhạc, ca ngợi xe tăng số 555 của Đại đội 3- Tiểu đoàn 198 - Trung đoàn xe tăng 203, chiếc xe gắn liền với trận đầu ra quân đánh thắng ờ Tà Mây - Làng Vây trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, trận đánh điểm cao 543 trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào và đã trở thành chiếc xe truyền thống của bộ đội Xe tăng Việt Nam.


Xe tăng 555 nằm trong biên chế Đại đội 3, thành viên kíp xe ban đầu gồm: Trung đội phó Lê Xuân Tấu - Trưởng xe; Nguyễn Vũ Cỏn - Lái xe; Nguyễn Văn Tuấn - Pháo thủ. Sau những chiến thắng lớn Đông Xuân và Hè Thu 1967 của ta, quân địch ở thế bị động đối phó và đang có xu hướng co cụm lại, nhất là ở mặt trận Trị Thiên, Đường số 9 và Đông Nam Bộ. Thực hiện chủ trương của Bộ Tổng tham mưu về việc đưa xe tăng vào chiến đấu trên chiến trường, ngày 28 tháng 6 năm 1967 Đảng ủy - Bộ tư lênh Thiết giáp (nay là Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp) đã ra nghị quyết lãnh đạo và tổ chức 2 đại đội xe tăng lội nước PT-76 là Đại đội tăng 3 và Đại đội tăng 9 thuộc Tiểu đoàn tăng 3 - Trung đoàn tăng 203 thành 1 tiểu đoàn (thiếu) đi làm nhiệm vụ, mang phiên hiệu “Tiểu đoàn tăng 198” với ý nghĩa kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng 8.


Ngày 1 tháng 10 năm 1967, Tiểu đoàn 198 bắt đầu hành quân vào chiến trường, lúc này thành viên kíp xe 555 gồm có: Trung đội phó Lê Xuân Tấu - Trưởng xe; Hoàng Đức Miêng - Lái xe; Nguyễn Văn Tuấn - Pháo thủ. Sau 1 tháng hành quân bằng xích, vượt 931km đường Trường Sơn làm gấp, đầy rẫy nguy hiểm và vượt qua những trọng điểm liên tục bị máy bay địch oanh tạc, xe tăng 555 đã cùng đơn vị đến đích an toàn ở Nậm Khang (Đường 9). Ngày 23 tháng 1 năm 1968, Đại đội tăng 3 - Tiểu đoàn tăng 198 nhận mệnh lệnh phối thuộc cho Trung đoàn 24 Sư đoàn bộ binh 304 tiêu diệt địch ở đồn Tà Mây, nằm trong cụm cứ điểm Huội San (Lào). 23 giờ 30 phút xe tăng 555 dẫn đầu đội hình xuất phát từ Chakiphìn cách Huội San 8km, trên đường hành quân, xe 555 và 558 bị sa lầy phải tổ chức cứu kéo. Đến 6 giờ 30 phút sáng ngày 24 tháng 1 cả 2 xe được cứu kéo qua ngầm, Đại đội trưởng Phan Văn Hai lên xe 555 chỉ huy cả 2 xe xông thẳng vào đồn địch. Cách cổng đồn 10m xe 558 bị bom địch đánh đứt xích không cơ động được đã đứng tại chỗ dùng hỏa lực yểm trợ cho xe 555 tiến công. Xe 555 do Trung đội phó Lê Xuân Tấu làm trưởng xe lập tức có khẩu hiệu hành động “Địch đang hoang mang, một xe ta cũng quyết đánh". Sau hơn 1 giờ chiến đấu, xe tăng cùng bộ binh, công binh hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Tà Mây. Sau trận đánh, Đại đội tăng 3 rút về vị trí tập kết, tuy mới chỉ có 2 xe xung trận nhưng đã chiến thắng, tạo nên sự tin tưởng bước đầu về sức đột phá của xe tăng trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng.


Theo kế hoạch tác chiến, sau khi chiếm Tà Mây, Đại đội tăng 3 và Đại đội tăng 9 tiếp tục tiến công cứ điểm Làng Vây một vị trí quan trọng trong tuyến phòng thủ của địch ở Khe Sanh. Đây là căn cứ biệt kích ngụy Sài Gòn được xây dựng trên 2 điểm cao (320 và 230), có hệ thống công sự phòng thủ vững chắc, với nhiều loại vũ khí hiện đại của Mỹ, sự chi viện của không quân và pháo binh. Đúng 17 giờ ngày 06 tháng 2 năm 1968 trận tiến công cứ điểm Làng Vây bắt đầu, pháo các cỡ của ta bắn dồn dập vào cứ điểm tiêu diệt một số sinh lực địch và tạo điều kiện cho xe tăng vận động. 23 giờ 45 phút xe tăng trên cả 2 hướng tây và hướng nam đồng thời nổ súng tiến công, dùng pháo bắn thẳng tiêu diệt các lô cốt tiền duyên, yểm trợ cho bộ binh và công binh mở cửa. Trên hướng tây, xe tăng 555 do Trung đội phó Lê Xuân Tấu chỉ huy vượt lên trước, bắn 6 viên đạn pháo diệt 4 lô cốt, chi viện cho bộ binh phát triển thuận lợi. Xe của đại đội trưởng Phan Văn Hai và xe 555 yểm trợ lẫn nhau, dùng pháo, súng máy tiêu diệt các lô cốt địch, lần lượt đánh chiếm các điểm cao 320, khu C102, C103 biệt kích. Đến 3giờ sáng ta cơ bản tiêu diệt gọn căn cứ Làng Vây, làm chủ chiến trường.


Trận Làng Vây thắng lợi, một không khí náo nức sôi nổi và mong được đi chiến đấu dâng lên ở tất cả các đơn vị xe tăng. Bộ tư lệnh Thiết giáp, Bộ tự lệnh tiền phương, Bộ tư lệnh 559 đã gửi thư, điện tới chúc mừng Tiểu đoàn 198. Trận đánh Tà Mây - Làng Vây đánh dấu bước trưởng thành mới của bộ đội Xe tăng Việt Nam về tổ chức chỉ huy và khả năng sử dụng vũ khí, trang bị hiện đại, đã nêu một tấm gương tiêu biểu về tinh thần mưu trí, dũng cảm, trình độ chiến đấu hiệp đồng binh chủng. Đối với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn xe tăng 203, đây là chiến công mở đầu trang truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội Thiết giáp.


Trong chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào năm 1971, xe tăng 555 nằm trong đội hình Đại đội tăng 9 - Tiểu đoàn tăng 198, có nhiệm vụ đánh chiếm điểm cao 543 (gồm sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3 ngụy Sài Gòn, một tiểu đoàn dù, một tiểu đoàn pháo binh thiếu, một đại đội công binh). Trong trận đánh này, kíp xe tăng 555 có các thành viên: Nguyễn Văn Duyên - Trưởng xe; Đặng Văn Đoàn - Lái xe; Nguyễn Thoảng - Pháo thủ. 11 giờ 30 phút ngày 25 tháng 2 năm 1971, Đại đội tăng 9 - Tiểu đoàn tăng 198 được lệnh xuất kích, xe tăng 555 có đồng chí Lê Cối - Chính trị viên tiểu đoàn đi cùng, đã dẫn đầu đội hình tiến công của Trung đội 1. Trưởng xe Nguyễn Văn Duyên sử dụng pháo tăng bắn tiêu diệt các hỏa điểm và sinh lực địch. Xe tăng 555 vừa tiến, vừa bắn vào khu vực trận địa pháo và xông thẳng vào khu trung tâm truyền tin, cùng bộ binh đánh chiếm Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3, dùng xích sắt nghiến nát các ổ đề kháng của địch và cuối cùng đè lên nóc hầm chỉ huy, tạo điều kiên cho bộ binh ta bắt sống tên đại tá Nguyễn Văn Thọ - Lữ trưởng Lữ đoàn dù 3 ngụy Sài Gòn. Đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng đạt hiệu suất chiến đấu rất cao của xe tăng 555 cũng như của Đại đội tăng 9, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971. Sau trận đánh, xe tăng 555 được tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba.


Gần cuối chiến dịch, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy - Bộ tư lệnh Thiết giáp, một số cán bộ được giao nhiệm vụ khẩn trương nghiên cứu các phương án khôi phục và di chuyển xe tăng 555 từ chiến trường ra trưng bày tại Triển lãm Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào ở Vân Hồ - Hà Nội. Một khó khăn lớn đã nảy sinh trong quá trình khôi phục chiếc xe, đó là 80% mắt xích hỏng nặng cần phải thay thế; 50% bánh chịu nặng đã bong hết lớp cao su. Nhưng quan trọng nhất là 400 giờ máy nổ của xe tăng 555 đã quá thời hạn từ lâu, phải có máy nổ thay thế mới có thể hành quân được... Sau nhiều lần tìm kiếm ở các kho của Đoàn 559, tổ công tác đã phát hiện trong kho chứa khí tài xe xích kéo pháo có 1 máy nổ xe PT-76. Sau một thời gian nỗ lực khôi phục, sửa chữa, xe tăng 555 được các đồng chí Nguyễn Đình Trìu - Tiểu đoàn phó kỹ thuật Tiểu đoàn tăng 198; đồng chí Trần Ba - Cán bộ Tuyên huấn Binh chủng (được đào tạo thành cán bộ kỹ thuật ở trường Cao đẳng kỹ thuật xe tăng Ki ép - Liên Xô cũ); đồng chí Trần Xuân Liệu - Cán bộ Tuyên huấn Binh chủng (được đào tạo về lái xe tăng ở Trung Quốc) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa xe tăng 555 về Hà Nội, trưng bày tại Triển lãm Vân Hồ. Sau khi kết thúc triển lãm Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào, xe tăng 555 đã được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.


Hiện nay xe tăng 555 đang được trưng bày trang trọng trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và trở thành một hiện vật gốc quý giá, phản ánh nghệ thuật sử dụng tăng thiết giáp, những chiến công xuất sắc và truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam Anh hùng. Chiếc xe phiên bản được trưng bày trong bộ sưu tập xe tăng thiết giáp có thành tích chiến đấu xuất sắc tại Bảo tàng lực lượng Tăng thiết giáp. 
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:21:32 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2021, 02:53:07 pm »

BÀI CA BINH CHỦNG THÉP


Nguyễn Thu Thủy


“Năm anh em trên một chiếc xe tăng” là bài hát rất đỗi quen thuộc đối với những người lính xe tăng Việt Nam, mỗi khi được hát hoặc nghe những người lính xe tăng đều cảm thấy tự hào về truyền thống anh hùng của Binh chủng, cơ hồ như tiếng hát ấy được cất lên từ trái tim mình. Bài hát là sự tiếp nối của tâm hồn hai người lính, nhạc sỹ Doãn Nho - Nhà thơ Hữu Thỉnh và đã trở thành “Binh chủng ca” của Binh chủng Tăng Thiết giáp.


Vào năm 1970, Binh chủng thiết giáp cùng quân và dân cả nước sục sôi chuẩn bị cho chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, đập tan âm mưu của Mỹ - ngụy đánh vào tuyến vận chuyển chiến lược của ta. Nhà thơ Hữu Thỉnh lúc bấy giờ là trợ lý tuyên huấn của Binh chủng, được Phòng Chính trị cử phụ trách đội chiếu phim vào phục vụ chiến trường, viết báo, đồng thời kiêm thuyết minh.


Như bao người chiến sỹ xe tăng ra trận, Nhà thơ nhớ lại khí thế ngày lên đường ấy “Háo hức, sôi nổi, đường ra trận như một cuộc hẹn hò ai cũng sợ mình là người đến chậm".


Công việc của đội chiếu phim nơi chiến trường thật vất vả nhưng cũng đầy ý nghĩa vì ở đó nhà thơ Hữu Thỉnh đã có rất nhiều kỷ niệm vui. Vào một buổi chiều, Hữu Thỉnh xuống Đại đội 6 thuộc Tiểu đoàn 397 chuẩn bị cho cuộc bình thơ buổi tối. Vui sướng được gặp nhiều bạn cũ thuộc Trung đoàn xe tăng 202, trong đó có đồng chí Lê Đức Tuân (trước cùng Ban Chính trị ở Trung đoàn 202), Hữu Thỉnh được bạn mời cơm, bữa cơm nơi chiến trường thật ấm cúng. Để tỏ lòng hiếu khách, Lê Đức Tuân liền hô “Ai còn thịt hộp mang tất cả xuống đây" lập tức 5 người trên xe tăng T34 của Tuân mang ra cho 5 hộp thịt. Vừa ăn Hữu Thỉnh vừa nhìn mọi người và ngắm chiếc xe T34. Hình ảnh 5 người chiến sỹ đập mạnh vào tâm trí Hữu Thỉnh. Chiếc xe tăng khi còn ở hậu phương quen thuộc thế nhưng ở nơi chiến trường nó trở nên uy nghiêm, oai vệ làm sao và những người bên ta đây, ngày mai sẽ làm nên bao điều kỳ diệu. Tình cảm yêu thương, kính trọng bỗng dâng trào, Hữu Thỉnh buông đũa và ghi vội dòng cảm xúc của mình. Bài thơ “Trên một chiếc xe tăng” ra đời và hoàn thành ngay trong chiều hôm ấy.

   Năm anh em trên một chiếc xe tăng
   Như năm bông hoa xoè củng một cội
   Như năm ngốn tay trên một bàn tay
   Năm anh em cùng chung một ngọn đèn
   Vào lính xe tăng anh trước, anh sau
   Nết ăn ở người thì lạnh nóng
   Khi đã hát hòa cùng một giọng
   Một đứa đau tất cả quên ăn
   Năm anh em mỗi đứa một quê
   Đã lên xe ấy là cùng một hướng
   Đã lên xe là chung khổ sướng
   Trước quân thủ nhất loạt xông lên.
   Năm anh em mang năm cái tên
   Đã lên xe không còn tên riêng nữa
   Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa
   Năm trái tim một nhịp đập dồn.
   Một con đường đất đỏ như son
   Một màu rừng xanh bạt ngàn hy vọng
   Một ý chí bay ra đầu ngọn súng
   Một niềm tin nghiến nát mọi quân thù.



Bước vào chiến dịch, Hữu Thỉnh tiếp tục ở lại Đại đội 9 - Tiểu đoàn 198, đội chiếu phim thì trở ra Bắc, bản thảo bài thơ “Trên một chiếc xe tăng” được gửi ra cho đồng chí Lê Lộng - Trưởng ban Tuyên huấn Binh chủng lúc bấy giờ. Năm 1971, Hữu Thỉnh đọc được bài thơ “Trên một chiếc xe tăng” đăng trên báo Quân đội nhân dân với bút danh Vũ Hữu. Nhạc sỹ Doãn Nho vốn là một người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau khi dự buổi diễn tập hiệp đồng chiến đấu của bộ đội xe tăng với bộ binh năm 1960, đã ấp ủ dự định sẽ sáng tác một tác phẩm về người lính xe tăng, về tình đồng chí, đồng đội. Chính vì vậy mà khi đọc bài thơ của Hữu Thỉnh, Nhạc sỹ Doãn Nho đã thực sự xúc động trước hình ảnh người chiến sỹ xe tăng gần gũi, chân thực ấy và thấy như gặp chính nguồn cảm xúc của mình. Bài hát “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” ra đời ngày 3 tháng 9 năm 1971. Tuy nhiên khi phổ nhạc, nhạc sỹ Doãn Nho đã thay đổi một số câu từ cho phù hợp với tiết tấu và giai điệu của bài hát. Với nhịp điệu hành khúc trữ tình, âm hưởng dân ca, giai điệu bài hát thật hùng mạnh và đi vào lòng người. Đời sống chiến đấu, đời sống tình cảm của người lính xe tăng nói riêng và của người lính Việt Nam nói chung được khắc họa một cách chân thực và sâu sắc: Đoàn kết anh dũng trong chiến đấu, gắn bó yêu thương trong cuộc sống hàng ngày. Hình ảnh người lính trong tác phẩm đã vượt ra khỏi phạm vi một Binh chủng, ngay khi bài hát ra đời đã được đông đảo bộ đội và nhân dân yêu mến, đón nhận với những tình cảm thân thương của mình.


Bài hát đã được tốp ca nam - Đoàn ca múa Tổng Cục Chính trị dàn dựng đầu tiên, được phổ biến rộng rãi và đăng trên Báo Nhân dân năm 1972.


Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã có nhiều thế hệ xe tăng mới ra đời, một kíp xe không phải là 5 thành viên nữa, nhưng hình ảnh “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” mãi mãi là biểu tượng ý chí quyết chiến, quyết thắng của sức mạnh đoàn kết thống nhất và là hình ảnh bất tử của người chiến sỹ xe tăng Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2021, 10:42:49 am gửi bởi macbupda » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM