Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:55:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ba lần gắn bó với đất nước Chùa tháp  (Đọc 2832 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2021, 02:50:34 pm »

Thời gian sau, được điện của anh Mười Khang gọi tôi về R báo cáo tình hình. Vừa thấy tôi, anh Mười hỏi ngay:

- Ấm đấy phải không?

- Thưa anh, phải ạ! Tôi trả lời anh và lòng đầy xúc động. Từ lần gặp ngắn ngủi ở rừng sông Tê hơn một năm trời, nay mới được gặp lại anh.


Sau cái bắt tay thân mật, anh Mười Khang chỉ tôi ngồi vào ghế trước bàn làm việc. Anh bảo tôi khỏi phải báo cáo những gì mình chuẩn bị sẵn, mà kể chuyện, theo những gì anh cần biết. Thế là tôi thoải mái thuật lại cho anh nghe, từ chuyện tự lực tìm đường từ Kratié về đến Kó Nhét, chỉ một thầy một trò với tấm bản đồ trong tay, nhờ biết tiếng địa phương nên đã dựa vào đồng bào dân tộc để đi đến đích, giữa đường gặp đám tàn quân và mình đã xử sự ra sao, việc xử trí tình huống Liên đội 97 bắt giữ voi và vũ khí của bạn, buổi gặp gỡ đầu tiên với Tỉnh ủy Môn-đun-ki-ri, sự giúp đỡ tận tình của ta với bạn về xây dựng lực lượng, về phát động quần chúng xây dựng vùng giải phóng, thành lập và củng cố mặt trận, chính quyền, mối quan hệ gắn bó nhau có tính chất gia đình giữa ta và bạn, việc hằng tháng bạn tặng ta tập san “Rứ Xmay Páđếvốt” (Ánh sáng cách mạng) tiếng nói của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia, kể cả việc đồng chí Đươn - Bí thư Khu 304 gởi thư, hoan nghênh tôi có thái độ đúng đắn khi giải quyết vụ việc đồng chí Koong và đàn voi chở vũ khí của Kratié ở Môn-đun-ki-ri...


Anh Mười lắng nghe suốt buổi chiều. Đến bữa, cùng ăn tối với anh và tiếp tục làm việc cho đến giờ khuya.

Anh bảo:

- Quan hệ giữa ta và địa phương, Ấm phụ trách giúp bạn như thế là tốt. Ngày mai, Ấm sang báo cáo trực tiếp với Trung ương Cục. Anh Bảy Hồng (tức đồng chí Phạm Hùng) - Bí thư Trung ương Cục và đồng chí Trần Nam Trung, Thường vụ Trung ương Cục muốn nghe tình hình cụ thể.


Trung ương Cục ở khu rừng sâu bên kia sông Mêkông. Tôi không có quyền tò mò về địa điểm của căn cứ Trung ương Cục, chỉ biết đến đó phải vượt sông Mêkông vào ban đêm và nhất nhất đều phải chấp hành theo đúng nội quy của hành lang.


Tôi theo chân đồng chí chiến sĩ giao liên từ thị trấn Chlông, ngược tả ngạn Mê Kông, tạm nghỉ ở trạm liên lạc một buổi chiều, chờ chạng vạng tối mới xuống thuyền vượt sông. Chiến sĩ chèo thuyền cho tôi vượt sông là người của trạm giao liên bên bờ hữu ngạn, đây là một nguyên tắc để đảm bảo bí mật cho “an toàn khu” ở trạm bờ sông. Ở đây, tôi gặp đồng chí Trần Thắng Minh, Trưởng ban giao bưu của R. Đồng chí cho biết, nội quy của đoạn hành lang vào căn cứ Trung ương Cục rất nghiêm ngặt và đãi tôi một gói mì Thái Lan. Hoạt động ở chiến trường rừng núi lâu ngày, lần đầu tiên được thưởng thức gói mì, ngon miệng quá. Tôi ăn xong, đồng chí Trần Thắng Minh bảo tôi ngủ sớm, để mai còn hành quân. 4 giờ sáng hôm ấy, anh em giao liên tiếp tục đưa tôi vào căn cứ văn phòng. Đến trạm trực của văn phòng đã hơn 6 giờ. Tôi ngồi chờ ở trạm, để anh em giao liên vào văn phòng báo cáo. Khoảng một giờ sau, người của văn phòng Trung ương Cục ra gặp tôi. Chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao, vừa thấy tôi anh đã hỏi với vẻ mặt giận dữ:

- Đồng chí là cán bộ dưới tỉnh, ai cho phép được vào căn cứ Trung ương Cục? Đồng chí có biết vấn đề bảo mật của cơ quan Trung ương Cục không?

Tôi rất đỗi ngạc nhiên, không hiểu tại sao “lão” đồng chí này có thái độ kỳ quặc như vậy? Tôi tự kiềm chế và bình tĩnh đáp:

- Tôi đến đây là theo lệnh của anh Bảy Hồng (Phạm Hùng) và anh Mười Khang tổ chức đưa đi. Nếu không, làm sao tôi biết đường mà vào!

Đồng chí không nói gì thêm và quày quả bỏ đi.

Đồng chí trưởng trạm nói với tôi, đó là anh Bảy Kiến, Chánh văn phòng Trung ương Cục. Tôi bảo: Chánh gì thì Chánh chứ sao lại có thái độ với tôi như vậy? Tôi nghĩ, cứ tức anh ách trong bụng...

Một giờ sau, anh Bảy Kiến trở ra trạm trực xin lỗi tôi và mời vào cơ quan. Thái độ anh lúc này rất ân cần, chu đáo. Tôi tự hiểu sự việc xảy ra khi sáng là do anh hiểu lầm.


Ngày làm việc ở Văn phòng Trung ương Cục là một ngày hạnh phúc trong cuộc đời chiến đấu của tôi. Mặc dù bận trăm công nghìn việc, đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục vẫn dành thì giờ cùng với đồng chí Trần Nam Trung - Ủy viên Thường vụ tiếp và làm việc, nghe tôi báo cáo tình hình, đặc biệt là về mối quan hệ ta, bạn ở địa phương và những gì tôi tìm hiểu được về bạn nói chung. Thái độ ân cần, khiêm tốn lắng nghe của đồng chí Bí thư và Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục đã khuyến khích tôi rất nhiều. Ngồi bên các đồng chí ấy tôi thấy gần gũi như những người anh hơn là người lãnh đạo cấp Trung ương. Nghe tôi báo cáo xong, đồng chí Phạm Hùng bảo: “Môn-đun-ki-ri là tỉnh nằm ở địa đầu con đường hành lang chiến lược của B2 nối liền với tuyến hậu cần của Bộ, mối quan hệ ta và bạn giữ được như vậy có lợi cho lâu dài về sau. Và chỉ thị cho tôi gặp và báo cụ thể thêm với Ban K1 (Ban phụ trách theo dõi tình hình công tác giúp bạn gọi tắt là Ban K) của R ...


Chiều hôm đó, tôi rời cơ quan Văn phòng Trung ương Cục, theo chân chiến sĩ giao liên trở lại bờ sông, thuyền đã đợi sẵn, chờ tôi ở đó...


Mặc dù về phía bạn có những biểu hiện khó hiểu trong mối quan hệ hai bên, nhưng ta vẫn giữ tinh thần đoàn kết quốc tế trước sau như một. Với phương châm “Đông Dương là một chiến trường”, cùng có chung kẻ thù là đế quốc Mỹ và quán triệt lời dạy của Bác Hồ, lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã sát cánh cùng nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia liên tục tấn công địch, đánh bại cuộc hành quân “Toàn thắng 1.1971” của Mỹ, ngụy ở Đông Bắc Campuchia, buộc chúng phải kết thúc cuộc càn Đông Dương đầy tội ác, trên hai vạn tên bị diệt, hàng trăm máy bay bị bắn rơi. Những chiến thắng oanh liệt ở Đầm Be, Vôt-thơ-mây vang dội của quân ta đã làm nức lòng nhân dân Campuchia. Vùng giải phóng Campuchia mở rộng đến tận Kông Pông Chàm, ở phía tây sông Mê Kông, được sự phối hợp và hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ của bộ đội ta với quân chủ lực bạn, đã giành chiến thắng lớn ở chiến dịch Chen La 2, đập tan lực lượng xương sống chiến tranh của bè lũ Lon Non, cách mạng Campuchia giành thế chủ động trên toàn bộ chiến trường.


Để phát huy thắng lợi của quân dân ta ở đường 9 - Nam Lào và kết quả đánh bại cuộc hành quân “Toàn thắng 1.1971” của Mỹ - ngụy, đầu năm 1972, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ta chủ trương: “Phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường Đông Dương, tiến lên giành thắng lợi quyết định ở chiến trường miền Nam”.


Thực hiện ý đồ trên và để phối hợp với chiến trường chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở Trị Thiên. Ở B2, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch “Nguyễn Huệ” vào tháng 3 năm 1972, diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của dịch, giải phóng Lộc Ninh, bao vây An Lộc, mở rộng vùng giải phóng ở Đông Nam Bộ nối liền với vùng giải phóng của đông và đông bắc Campuchia thành một vùng hậu phương rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiến công lớn của ta sau này.


Trong bối cảnh chung nói trên, tình hình ở Môn-đun-ki-ri ngày càng đi vào chiều hướng ổn định. Lực lượng bạn đã trưởng thành đủ khả năng bảo vệ vùng giải phóng. Hệ thống lãnh đạo, chỉ huy của bạn ngày càng ổn định, hoàn chỉnh, đi vào nền nếp. Riêng về mặt quân sự, Môn-đun-ki-ri là một tỉnh giải phóng, nằm ở vùng phía sau của chiến trường Campuchia, từ sau giải phóng đến giờ địch không có hoạt động gì đáng kể, chủ yếu cho máy bay rà, do thám và thả từng toán biệt kích nhỏ thăm dò đường hành lang của ta. Tháng 1.1972, lực lượng của Đoàn Tây Sơn hạ một trực thăng Mỹ ở khu vực tỉnh lỵ cũ và tiếp đó du kích và lực lượng bạn hốt gọn 2 toán biệt kích ở Bách Chăm Đa, thì tình hình ngày càng ổn định. Thấy Môn-đun-ki-ri không cần thiết có lực lượng ta nhiều, Bộ Chỉ huy Miền quyết định điều động tiểu đoàn chủ lực của Đoàn Tây Sơn xuống bổ sung cho đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệm vụ của Ban liên lạc giúp bạn ở đây cũng thu hẹp lại, chủ yếu giữ tốt mối quan hệ ta và bạn. Cơ quan Ban liên lạc cũng dần chuyển về hướng biên giới, nhằm phục vụ bảo đảm an toàn cho hành lang tây Trường Sơn, đi qua các huyện Bách Chăm Đa, Ô Răng và Keo Sơma. Tháng 3.1972, tôi được quyết định của Bộ chỉ huy Miền thăng cấp Trung đoàn bậc trưởng và điều động về nhận công tác Phó trưởng phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị Quân giải phóng miền Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2021, 02:12:15 pm »

3. Chia tay Môn-đun-ki-ri

Tình hình khẩn trương, cả miền Nam đang chuẩn bị bước vào chiến dịch. Ở B2, tập trung cho chiến dịch “Nguyễn Huệ”. Nhận được tin khẩn của Bộ Chỉ huy Miền, tôi nhanh chóng bàn giao công việc cho đồng chí Phạm Văn Đức, vừa được quyết định làm Chính ủy Đoàn Tây Sơn thay tôi (đồng chí Thân Văn Giai - Phó Chính ủy Đoàn cũng đã được điều động về nhận công tác ở Đoàn Hậu cần 86). Ra đi nhận công tác mới ở R, tôi còn gởi lại cho các đồng chí ở Môn-đun-ki-ri hai đứa con trai yêu quý. Đứa lớn tên Phùng Đình Dũng, sinh ra ở chân núi Nam Lia vừa mới lên 5, đứa nhỏ Phùng Đình Sĩ, sinh ra ở suối Chơ-pa vừa bước vào tuổi lên 2. Vợ tôi, là dược tá độc nhất của Đoàn, được Hậu cần R chỉ định đi dự lớp dược sĩ ở Miền từ mấy tháng trước. Nay tôi lại ra đi, xa con thương đứt ruột, nhưng nhiệm vụ là trên hết, tôi không thể do dự. Đồng chí Đức và các đồng chí Ban Chỉ huy Đoàn cũng như anh chị em cơ quan Đoàn bộ động viên tôi an tâm lên đường và hứa sẽ giúp tôi săn sóc tốt các cháu. Tôi hoàn toàn tin tưởng tấm lòng tốt của các đồng chí. Các đồng chí đã cùng tôi gắn bó với nhau hai năm rưỡi, đã dành cho tôi tình cảm ưu ái sâu sắc, nhận trách nhiệm giúp chăm sóc hai con tôi với tấm lòng thật cao đẹp. Nhất là đồng chí Độ, Chính trị hiệp lý viên Đoàn bộ và cô nữ y tá Diệp Lan. Đồng chí Độ đã lớn tuổi, từ khi vợ tôi về R học, mỗi lần tôi đi công tác xa hai cháu cứ bám chặt bác Độ. Còn Diệp Lan, những ngày sống chung ở quân y Đoàn với vợ tôi, hai chị em như hình với bóng. Tôi có thể yên tâm gởi gắm con cho họ. Để tránh cú sốc cho hai cháu, tôi phải nói dối với hai con là “anh em ở nhà với bác Độ và dì Lan, ba đi công tác mấy hôm ba về”. Đứa bé không biết gì, nhưng đứa lớn thỏ thẻ bảo: “Ba đi rồi “về voi” nghe ba!”. Nghe con nói, tôi muôn rơi nước mắt, bởi vì trước đây lần nào tôi đi công tác xa về, đồng bào đều cho voi chở tôi đến tận cơ quan, cháu thấy vậy nên lần này cũng dặn tôi “về voi”, cháu có biết đâu lần này tôi đi xa các cháu lâu lắm.


Nghe tin tôi đi nhận công tác khác, tôi chưa kịp chào Tỉnh ủy Bạn, đồng chí Mây, lúc này đã là Phó Bí thư Tỉnh ủy vào tận cơ quan để chia tay. Buổi tiễn đưa đầy tình cảm, đồng chí cử một tiểu đội vệ binh cùng đi bảo vệ dọc đường và cho voi cơ quan chở, tiễn tôi lên tận Kratíe.


Xa Môn-đun-ki-ri tôi mang theo nhiều kỷ niệm, đã cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi và cả đắng cay. Nhất là đối với những tấm lòng thương yêu, đùm bọc của bạn và nhân dân bạn, đặc biệt là đồng bào Mơ Nông, còn đọng mãi trong tôi. Về sau này, tôi nghe anh em ở Môn-đun- ki-ri kể lại, thời gian tôi đi xa, một số cán bộ bạn và một vài gia đình đồng bào biết tôi còn để lại hai đứa con, thỉnh thoảng họ gởi cho các cháu lúc nải chuối, khi chai mật, con cá, tình cảm ấy quý giá vô cùng, tôi không thể nào quên...

Chia tay với Môn-đun-ki-ri, cũng là lần thứ hai tạm biệt đất nước Chùa Tháp thân yêu!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2021, 02:12:08 pm »

IV. Hoàn thành nghĩa vụ trên đất nước Chùa Tháp
(lần thứ ba)


1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và cuộc phản công chiến lược

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước kéo dài 30 năm đã kết thúc. Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975 đại thắng, đã ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta một nét son ngời sáng. Cách mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới: thời kỳ Bắc - Nam hòa bình thống nhất, hoàn toàn độc lập tự do, nhân dân cả nước đồng thời làm hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


Chiến tranh đã kết thúc, nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta ra sức khắc phục, vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kỳ hậu chiến. Nền kinh tế vốn nghèo nàn lạc hậu, lại bị bom đạn, chất độc hóa học của Mỹ phá hoại xác xơ, muốn khôi phục và phát triển phải có thời gian và sự nỗ lực cao độ. Thế nhưng, sau ngày toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân và quân đội ta phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại mới do bè lũ phản động Pôn Pốt - Iêng Xa-ri gây nên ở biên giới Tây Nam Tổ quốc. Ngày 3.5.1975, chúng xua quân đánh chiếm đảo Phú Quốc. Ngày 7.5.1975, chúng chiếm đảo Wây và ngày 10.5.1975, chúng đánh chiếm đảo Thổ Chu của ta, mặc dù chúng phải tháo chạy khi quân ta phản công, nhưng đã gây cho nhân dân ta nhiều tổn thất về tính mạng và tài sản. Tiếp đến, chúng bất ngờ cho quân nổ súng tấn công vào các đồn biên phòng và làng mạc của nhân dân ta dọc biên giới ở Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Sông Bé, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum gây nhiều tội ác, giết hại nhiều đồng bào ta, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Chúng cướp thóc lúa, tài sản, lùa bắt trâu bò, đốt phá nhà cửa, ruộng rẫy, thậm chí ngang ngược nhổ cột mốc biên giới di dời sâu vào đất ta để lấn chiếm ở nhiều nơi. Chúng ra sức xây dựng lực lượng, đưa từ 12 đến 19 sư đoàn chủ lực và địa phương áp sát biên giới, liên tục uy hiếp và tấn công đánh vào Việt Nam. Đặc biệt, ngày 25 tháng 9 năm 1977,   Bộ chỉ huy tối cao của Khme đỏ (gọi là Angka 870) hạ lệnh cho lực lượng chúng đồng loạt tấn công các chốt biên phòng của ta trên biên giới thuộc ba huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (Tây Ninh). Lực lượng ta tại chỗ đã dũng cảm đánh địch, nhưng do ban đầu mất cảnh giác, bị bất ngờ nên quân và dân ta ở đây bị tổn thất tương đối nặng.


Trước âm mưu đen tôi, chuyển bạn thành thù, phá hoại thành quả cách mạng của nhân dân ta đã giành được sau 30 năm chiến tranh đầy hy sinh gian khổ và tình đoàn kết hữu nghị, chung một chiến hào chống đế quốc Pháp, Mỹ xâm lược của hai dân tộc, hai nước, hai quân đội, bọn phản động Pôn Pôt - Iêng Xa-ri đã tạo cuộc chiến tranh “gặm nhấm” ở biên giới Tây Nam Tổ quốc ta, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã chỉ thị cho các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, phối hợp tác chiến với Quân đoàn 4 kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân vùng biên giới. Nhưng sau những trận phản kích đẩy lùi địch, vi thiện chí hòa bình ta thu quân về bảo vệ biên giới. Song, ta càng thiện chí, chúng càng lấn tới, vừa ăn cướp vừa la làng, lớn tiếng rêu rao “Việt Nam xâm lược Campuchia” để đánh lừa dư luận thế giới.


Trước tình hình đó, tháng 1 năm 1978, Bộ Tổng tham mưu ta ra mệnh lệnh số 04/ML, nêu rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ ta giữ vững đường lối hòa bình về vấn đề biên giới với Campuchia. Đẩy mạnh các mặt đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình của quốc tế, tình lý rõ ràng. Ngày 5 tháng 2 năm 1978, Bộ Ngoại giao ta tuyên bố lập trường ba điểm nhằm tiến tới giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới Campuchia - Việt Nam. Ba điểm đó là:

1. Chấm dứt mọi hoạt động quân sự thù địch ở biên giới. Lực lượng vũ trang của mỗi bên đóng sâu trong lãnh thổ của mình cách đường biên giới 5 kilômét.

2. Hai bên gặp nhau để thỏa thuận một hiệp ước hữu nghị, không xâm lược nhau và ký hiệp định về biên giới của hai nước.

3. Thỏa thuận về một hình thức thích hợp bảo đảm quốc tế và giám sát quốc tế.

Đáp lại thiện chí của ta, tập đoàn phản động Pôn Pốt tuyên bố: “Mâu thuẫn giữa Campuchia và Việt Nam không thể giải quyết bằng thương lượng, mà phải giải quyết bằng quân sự!". Sau đó, ngày 7 tháng 2 năm 1978, chúng xua quân đồng loạt tấn công, vượt biên giới vào bắc Tà Tum (Tây Ninh) đánh chiếm vùng ở Thiện Hưng, Thiện Phước (Bù Đốp), Tà Nốt, Tân Thanh, Phước Hòa, Lo Gò, Xóm Rẫy (Tây Ninh)... giết hại hàng ngàn đồng bào ta.


Trong khi đó, ở trong nước, với chiêu bài của cái gọi là Ăngka và Campuchia dân chủ, bọn Khme đỏ thực hiện một chế độ cực kỳ phản động, phát xít hơn cả Hít-le. Chúng xây dựng ở Campuchia một xã hội quái gở: không tiền - hàng, không chợ búa, không chùa chiền, không trường học, xóa bỏ chế độ lương bổng, thủ tiêu triệt để chế độ của riêng, đuổi nhân dân ra khỏi thành phố, lùa về nông thôn. Thực hiện chính sách xáo dân, buộc nông dân rời bỏ ruộng vườn, nhà cửa dồn vào các trại tập trung trá hình gọi là các “công xã”. Xóa bỏ nếp sống gia đình, vào công xã sống theo từng giới tính, độ tuổi làm cho cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Lao động khổ sai như những nô lệ, ăn không đủ no, áo không đủ mặc. Đói khát, cực nhọc không dám than vãn, ai chống lại sẽ bị chúng trừng phạt bỏ đói, phơi nắng và giết hại dã man bằng chày vồ, cán cuốc...
   

Tức nước vỡ bờ, những đảng viên cộng sản, cán bộ chân chính và nhân dân yêu nước không đồng tình với chính sách cai trị của chúng, thì chúng thẳng tay đàn áp, thanh trừng. Hàng loạt người từng chiến đấu, vào sinh ra tử trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược để giành độc lập cho Tổ quốc Campuchia bị chúng bắt bớ, giam cầm và thủ tiêu bí mật hoặc giết công khai. Sau 3 năm, 8 tháng, 20 ngày cai trị, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xa-ri đã làm đất nước Campuchia đảo lộn, kiệt quệ toàn diện. Với chính sách diệt chủng, chúng đã tàn sát gần ba triệu người vô tội, đặt nhân dân Campuchia đứng trước miệng hố diệt vong...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2021, 02:12:46 pm »

Trước tình hình ấy, một số cán bộ, đảng viên cộng sản chân chính đã thoát ly khỏi hàng ngũ chúng, để tìm đường cứu nước, cứu dân và không nén được ngọn lửa căm thù đang âm ỉ khắp nơi, nhiều cuộc nổi dậy chống chế độ diệt chủng diễn ra từ Đông Bắc đến Tây Nam, mà đỉnh cao là ở Quân khu Đông, các tỉnh Kông Pông Chàm, Prây Veng, Svây Riêng đã có hàng vạn nhân dân đã chạy thoát, tỵ nạn ở Việt Nam. Tháng 6.1977, ông Hun Sen sớm nhận rõ bản chất phản động của Pôn Pốt, đã tập hợp những cán bộ ly khai Pôn Pốt và thanh niên yêu nước, xây dựng và huấn luyện những đơn vị “lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nguy dân tộc Campuchia” (Kon Cầm Lăng Prồ Đắp Avút Xamăki Xoong Krúa Chiết Campuchia) đầu tiên và cùng với các ông Hêng Xom Rin, Chia Xim, Bu Thoong, Sai Phù Thoong... những người lãnh đạo các cuộc nổi dậy chống Pôn Pốt ở Quân khu Đông, Đông Bắc, Tây Nam và các nơi, tập họp và xây dựng lại Đảng nhân dân cách mạng Campuchia để lãnh đạo phong trào nhân dân chống Pôn Pốt - Iêng Xa- ri trong nước.


Trong lúc này, tôi bị bệnh tai biến mạch máu não, sau 4 tháng điều trị, chân trái và tay trái bắt đầu hồi phục. Vốn là một cán bộ Quân tình nguyện, từ tháng 4 năm 1978, tôi được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 giao nhiệm vụ bằng mọi cách giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước theo lời yêu cầu của Bạn. Lúc đầu là Ban K, về sau là Đoàn 778 (tương đương cấp sư đoàn). Từ phụ trách Ban K, tôi được bổ nhiệm Chính ủy Đoàn 778 giúp bạn1 (Đến tháng 12-1978, ta đã giúp bạn xây dựng được 21 tiểu đoàn (có một tiểu đoàn nữ) và 90 đội vũ trang công tác với tổng quân số trên 5.000 người. Trong chiến dịch phản công chiến lược đập tan chế độ diệt chủng của Pôn Pốt, 3 tiểu đoàn thành lập binh đoàn 1 do Nhất Huôn làm Binh đoàn trưởng phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam đánh chiếm Phnôm Pênh. Các tiểu đoàn còn lại và 90 đội công tác phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam giải phóng các tỉnh trong cả nước, giữ gìn trật tự trị an, truy quét tàn quân địch và vận động quần chúng trong công cuộc hồi sinh dân tộc).


Lực lượng chính trị, vũ trang của cách mạng Campuchia nhanh chóng trưởng thành, dựa vào nguyện vọng của toàn dân Campuchia, ngày 2 tháng 12 năm 1978, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước do Đảng nhân dân cách mạng Campuchia (ngày nay là Đảng nhân dân Campuchia)2 (Đảng nhân dân cách mạng Khme được thành lập ngày 26.6.1954. Bị Pôn Pốt tiếm quyền lãnh đạo, 30.9.1960 chúng tôi tên là Đảng Cộng sản Campuchia, phản bội đường lối của Đảng, thực hiện chính sách diệt chủng. Nay các đảng viên chân chính phục hồi lại. (Ngày nay là Đảng nhân dân Campuchia gọi tắt là CPP)) làm nòng cốt, lãnh đạo đã thành lập và ra mắt nhân dân Campuchia tại vùng giải phóng Snuôl thuộc tỉnh Kratié. Ban chấp hành Trung ương Mặt trận do ông Hêng Xom Hin đứng đầu, ra lời tuyên bố 11 điểm, nêu rõ chương trình hành động của Mặt trận, đã hiệu triệu tinh thần nhân dân Campuchia vùng lên mạnh mẽ, đưa cách mạng Campuchia bước vào thời kỳ mới và thiết tha kêu gọi nhân dân và Chính phủ các nước, các tổ chức dân chủ yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới ủng hộ, giúp đỡ cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia.


Giữa tháng 12 năm 1978, Ban lãnh đạo tối cao của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hêng Xom Rin, phân tích tình hình trong và ngoài nước, hạ quyết tâm chiến lược giải phóng Campuchia, nêu rõ: “Chính lúc này hơn lúc nào hết, nhân dân Campuchia căm thù Pôn Pốt cao độ, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đợi lệnh xuất phát của một cuộc tổng tiến công và nổi dậy, lật đổ chế độ diệt chủng của Pôn Pốt, giành lại chính quyền về tay nhân dân và một cuộc tiến công và nổi dậy như vậy được rộng rãi nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ!”.


Phát huy nội lực của cách mạng Campuchia làm chính, nhưng trước kẻ thù tàn bạo với hệ thống cai trị hà khắc và có lực lượng quân sự mạnh, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia khẩn thiết kêu gọi quân đội và nhân dân Việt Nam giúp đỡ cách mạng và nhân dân Campuchia, giải phóng đất nước và dân tộc thoát khỏi thảm họa diệt chủng...


Mặc dù mấy năm qua, Việt Nam chúng ta đã tự kiềm chế rất nhiều, nhưng do đầu óc cuồng chiến, ngoan cố của bè lũ Pôn Pốt, dù cố gắng đến đâu cũng không cứu vãn được hòa bình trên tuyến biên giới. Yêu cầu cơ bản và bức bách lúc bấy giờ là phải xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, nguyên nhân và nguồn gốc gây ra nạn diệt chủng thảm khốc đối với nhân dân Campuchia và cuộc chiến tranh xâm lược “gặm nhấm” man rợ trên biên giới Tây Nam đất nước ta. Thể theo lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước và nguyện vọng của nhân dân Campuchia, với tinh thần nhân đạo và yêu chuộng công lý, để cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, đồng thời với sứ mệnh bảo vệ tổ quốc thiêng liêng của mình. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tấn công quy mô lớn của Pôn Pốt hòng đánh chiếm thị xã Tây Ninh, gây cho chúng tổn thất nghiêm trọng và sau đó, cùng với các lực lượng vũ trang cách mạng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia phát triển cuộc phản công chiến lược, thành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xiiân 1979, phối hợp và giúp bạn đập tan chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc thiêng liêng trên mặt trận Tây Nam đã kết thúc, chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Campuchia.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2021, 09:18:12 pm »

2. Mười năm giúp bạn bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng đất nước Chùa Tháp

Ngày 7.1.1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, đến ngày 17.1.1979 tất cả các thành phô, thị xã, thị trấn trên đất nước Campuchia đã được hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng, cả nước Campuchia được hoàn toàn giải phóng. Riêng phạm vi Quân khu 7 giúp bạn, lực lượng vũ trang cách mạng Bạn có sự phối hợp của ta đã đánh chiếm các tỉnh Svây Riêng, Prây Veng, Kông Pông Chàm, Kông Pông Thơm, Kratié, Xiêm Riệp, Bát Đom Boong.


Là một cán bộ đã hai lần tham gia trong đội hình Quân tình nguyện Việt Nam giúp bạn trên chiến trường Campuchia, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 quyết định điều động tôi từ Chính ủy Đoàn 778 về làm Trưởng phòng K, phục vụ cho đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà) - Phó Tư lệnh Quân khu 7 ở tiền phương Quân khu giúp bạn.


Qua thời gian thống trị, tập đoàn diệt chủng Pôn Pốt đã đẩy xã hội Campuchia rơi vào con đường đen tối, cực kỳ bi thảm. Nay được lực lượng cách mạng Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam đến giải phóng, nhân dân Campuchia coi như là những ân nhân đem cho họ cuộc “cải tử hoàn sinh”. Nhiều người đã được cứu sống ngay khi sắp bị bọn đồ tể Pôn Pốt hành quyết, hoặc sắp trút hơi thở cuối cùng vì đói lả, kiệt sức. Từ các hướng, đến đâu các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam cũng được đón tiếp bằng sự vui mừng không kể xiết của nhân dân Campuchia. Ai cũng gọi đó là “đội quân nhà Phật”, từ cõi thiện xa xôi đến cứu họ khỏi họa diệt chủng và cán bộ, chiến sĩ Việt Nam rất đỗi bàng hoàng, xúc động trước sự đau khổ tột cùng của nhân dân Campuchia dưới bàn tay tàn bạo của bè lũ Pôn Pốt.


Như những cánh chim sổ lồng, sống lại từ cõi chết. Từ các công xã, các tập đoàn sản xuất, thực chất là các trại giam trá hình của Pôn Pốt, nhân dân Campuchia lầm lũi dìu dắt nhau trở về quê cũ. Họ tận dụng bất cứ thứ gì có thể làm phương tiện vận chuyển, để đỡ cho đôi vai gầy guộc. Trên khắp nẻo đường đất nước, từng đoàn người tiều tụy lê bước chân đi trong đói khát, bệnh tật, thân hình héo hắt, hậu quả của những ngày lao động kiệt sức và sự kìm kẹp hà khắc của cái gọi là Ăngka.


Về đến nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mà Pôn Pốt đã buộc họ rời bỏ trước đây, nay trở thành hoang vắng điêu tàn, phải bắt đầu xây dựng lại từ hai bàn tay trắng, cực kỳ khó khăn. Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của cấp trên “Đánh tan rã địch và cứu dân là hai việc đều cấp bách như nhau”, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 chỉ thị cho các đơn vị thuộc quyền, vừa tự mình giúp lực lượng bạn cứu trợ kịp thời cho nhân dân với khẩu hiệu: “Không để một người dân Campuchia chết đói, hay ôm đau không được cứu chữa. Không để một người dân Campuchia bị tàn quân Pôn Pốt sát hại”. Các đơn vị đã tổ chức trạm cấp cứu dọc đường, nhịn bớt khẩu phần ăn để lấy gạo cứu đói cho dân, thu nhận người đau ốm, chia sẻ phần thuốc để điều trị tận tình, có những ca đẻ khó, có người không còn đi nổi phải cõng, khiêng như chăm sóc người thân của mình. Để giúp nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, bộ đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp nhân dân trên địa bàn sửa sang lại nhà cửa, cất trường học, tổ chức nơi họp chợ, vệ sinh vườn tược, vét giếng nước, tu bổ chùa chiền để nhân dân có chỗ ở, có nơi mua bán, có chỗ học hành và thờ Phật. Có người về nước đem giống lúa, hạt rau tốt của quê hương sang giúp từng gia đình, từng xóm ấp. Quân khu cho chở sang 600 tấn lương thực và hàng trăm tấn lúa giống để giúp nhân dân trên địa bàn được phân công giúp bạn vượt qua nạn đói và bước vào sản xuất vụ mùa 1979-1980.


Bọn Pôn Pốt không để cho nhân dân Campuchia được sống yên vui, dựng xây lại đất nước. Chúng chỉ mới bị đánh tan, số đông chạy sang bên kia biên giới phía tây, tây bắc, một số lén lút lẩn trốn ở một số vùng rừng núi trong nội địa, âm mưu khôi phục lực lượng đánh phá cách mạng và giết hại nhân dân, hòng lật đổ chính quyền cách mạng, quay lại thống trị nhân dân Campuchia lần nữa.


Quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được. Ngày 18 tháng 2 năm 1979, Hội đồng nhân dân cách mạng (sau này là Chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia) được thành lập, do Chủ tịch Hêng Xom Rin đứng đầu gánh vác sứ mệnh lịch sử giao phó. Chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở được hình thành. Nhưng hệ thống chính quyền còn non trẻ, nguy cơ chế độ Pôn Pốt trở lại là nỗi lo âu hằng ngày đang đè nặng lên tâm trí người dân Campuchia. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Hội đồng nhân dân cách mạng chính thức yêu cầu Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở lại, tiếp tục giúp đỡ cách mạng và nhân dân Campuchia đánh tan tàn quân địch, xây dựng lại đất nước, được nêu rõ trong hiệp ước “Hòa bình, hữu nghị và hợp tác”, giúp nhau bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được giữa 2 nước ký kết ngày 18.2.1979, do 2 vị đứng đầu 2 Nhà nước: Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Hêng Xom Rin.


Đáp ứng yêu cầu đó, các đơn vị bộ đội ta tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế với tinh thần: “Giúp nhân dân nước bạn là tự mình giúp mình”, như lời Bác Hồ đã dạy, hết lòng vì nhân dân Campuchia. Một trong những yêu cầu chủ yếu trong nhiệm vụ giúp bạn có tầm quan trọng chiến lược mà Bộ Chính trị và Bộ Tư lệnh tình nguyện Việt Nam chỉ đạo và thường xuyên nhắc nhở chúng tôi là: “Giúp bạn mạnh lên về mọi mặt, đủ sức tự bảo vệ và xây dựng đất nước”. Khi lực lượng bạn đủ mạnh, có khả năng chống chế độ diệt chủng quay trở lại, thì quân tình nguyện Việt Nam rút về nước.


Thực hiện theo tinh thần đó, với cương vị Trưởng phòng K, tôi đề nghị anh Năm Ngà (Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu) Tư lệnh tiền phương Quân khu 7, tổ chức giúp bạn về tinh thần, vật chất để bạn mở lớp huấn luyện, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ các đội vũ trang công tác, đội ngũ cán bộ phum, xã về vận động thực hiện ba phong trào cách mạng ở cơ sở. Đó là: Phong trào xây dựng, phát triển thực lực chính trị và lực lượng vũ trang. Phong trào đánh địch và vận động làm tan rã địch và phong trào tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế, cải thiện đời sống... Tư lệnh tiền phương Quân khu giao tôi trực tiếp giúp đỡ các trường chính trị, bồi dưỡng cán bộ của các tỉnh Kông Pông Chàm, Prây Veng, Svây Riêng và giúp bồi dưỡng giảng viên cho các tỉnh Kông Pông Thơm và Kratié, đồng thời từng lúc đi sâu xuống cơ sở giúp đỡ bạn và cùng bạn rút kinh nghiệm về đội công tác phát động quần chúng ở các vùng trọng điểm và vùng sâu, vùng xa như Peam Chô và Cam Chai Mia ở tỉnh Prây Veng, Rồ Mi Hét ở Svay Riêng, Đầm Be ở Kông Pông Chàm, Ba Rài, Sân Túc ở Kom Puông Thôm...


Với vốn liếng tiếng Campuchia học được trong thời gian giúp bạn ở Môn-đun-ki-ri thời kỳ chống Mỹ, nay có điều kiện sống sát nhân dân tôi tích cực học tiếng và chữ Campuchia ngày càng thạo nói, viết và đọc được, nên thuận lợi cho công tác, dễ gần gũi và tiếp xúc nhân dân, đặc biệt là trong vận dụng cạ dao, tục ngữ rất có lợi trong công tác và giao tiếp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2021, 09:19:29 pm »

Tiền phương Quân khu 7 lúc đầu phụ trách giúp bạn trên địa bàn các tỉnh từ Bát Đom Boong, Xiêm Riệp giáp biên giới Thái Lan, đến các tỉnh Kông Pông Thơm, Kông Pông Chàm, Prây Veng, Svay Riêng, Kratié giáp biên giới Việt Nam. Từ tháng 4 năm 1979, Bộ Quốc phòng quyết định tách địa bàn 2 tỉnh Bát Đom Boong và Xiêm Riệp, thành lập Mặt trận 479 giúp bạn, tách các tỉnh địa bàn giúp bạn ở phía đông tổ chức tiền phương thứ 2 của Quân khu, do đồng chí Bùi Thanh Vân (Út Liêm) - Phó Tư lệnh Quân khu 7 làm Tư lệnh tiền phương thay anh Năm Ngà, sau đó đồng chí Vũ Minh Như - Phó Tư lệnh Quân khu thay.


Đến tháng 7 năm 1981, Bộ Quốc phòng chính thức quyết định thành lập Mặt trận 779, đồng chí Đặng Quang Long (Tám Quang) được bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân khu 7 kiêm Tư lệnh Mặt trận, đồng chí Đỗ Quang Hưng - Phó Tư lệnh, Nguyễn Văn Thoạn - Phó Tư lệnh về chính trị, tôi được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh phụ trách chuyên gia giúp bạn (về sau, qua từng thời có các đồng chí Chín Tùng, Hai Vọng, Năm Nhỏ, Bảy Dũng, Út Đặng, Chín Mây, Hai Cửu, Huỳnh Văn Bê, Nguyễn Nam Hưng, Ba Minh, Nguyễn Chí Tôn nối tiếp nhau làm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Hậu cần, kỹ thuật, chính trị. Riêng đồng chí Đỗ Quang Hưng thời kỳ cuối làm Tư lệnh thay đồng chí Đặng Quang Long và các đồng chí Đoàn Thành Long (Tư Diệp) - Phó Tư lệnh kiêm chuyên gia Tư lệnh khu vực 2 và đồng chí Phạm Thành Hưng - Phó Tư lệnh kiêm chuyên gia chính trị viên khu vực 2 (tức Quân khu 2 của bạn).


Ở Mặt trận 779, với cương vị Phó Tư lệnh phụ trách chuyên gia, tôi đi sâu giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, hình thành các đội du kích ấp, xã, bộ đội địa phương huyện, tiểu đoàn tập trung tỉnh và Binh đoàn 4 về sau là Sư đoàn 179 chủ lực của miền Đông Campuchia (Sư đoàn 179 do các đồng chí Nguyễn Mến chuyên gia quân sự, Hà Đình Ngôn chuyên gia chính trị, Nguyễn Văn Tiến chuyên gia Hậu cần - Kỹ thuật). Đi đôi với công tác giúp bạn xây dựng lực lượng, Bộ Tư lệnh Mặt trận phân công tôi tiếp tục phụ trách nhiệm vụ giúp bạn đẩy mạnh ba phong trào cách mạng của quần chúng, đặc biệt là phát động quần chúng chống phá chủ trương, âm mưu xây dựng chính quyền hai mặt của tàn quân Pôn Pốt, chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, nơi tàn quân Pôn Pốt còn ẩn náu, lũng đoạn chính quyền cách mạng của bạn, tập trung vào việc đánh rã các nhen nhóm phản động cấu kết với tàn quân Pôn Pốt, như cùng với đồng chí Hà Mẫn, Đoàn 77031 (Phiên hiệu của các Đoàn quân sự giúp bạn ở các tỉnh: Đoàn 7701 ở Kông Pông Thơm; Đoàn 7704 ở tỉnh Bát Đom Boong; Đoàn 7705 ở tỉnh Xiêm Riệp; Đoàn 7706 ở tỉnh Prây Veng, Đoàn 7707 ở tỉnh Kratié; Đoàn 7708 ở Thành phố Phnôm Pênh) giúp bạn mở đợt truy quét và phát động quần chúng đánh rã nhóm phản động “Voi trắng ngà xanh” (Đầm ray xo, Phlúc khiêu). Cùng với Ban chỉ huy Đoàn 7702 và ủy ban Kông Pông Chàm phát động quần chúng, truy quét tiêu diệt Tiểu đoàn tàn quân Pôn Pốt nằm vùng ở Nông trường chuối Bok Kh’nor và nhen nhóm “Cô gái tóc dài” (Nek Xray sokòngvênh). Cùng với đoàn 7706 giúp Bạn đánh rã nhen nhóm phản động “Linh hồn dân tộc Khme” (Prồ lưng chiết Khme)... Đi sâu vào cơ sở, sát dân trong các đợt truy quét địch, thấy cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang Campuchia đến đâu cũng được nhân dân Campuchia yêu mến, hết lòng ủng hộ đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm. Tôi không thể nào quên bà mẹ Đầm Be. Trong một đợt cùng Đoàn 7702 hoạt động, phát động quần chúng truy quét địch ở Tức Chơ-riêu, tôi bị cảm nặng, mẹ đã cạo gió, nấu cháo cảm và lá xông để chăm sóc tôi như chăm sóc con của chính mình. Tôi cũng không bao giờ quên ơn của nhân dân khu vực Bok Kh’nor đã đứng giang tay chặn đường, không để xe tôi rơi vào trận địa phục kích của tàn quân Pôn Pốt, trong một chuyến công tác xuống Sư đoàn 179 đóng quân ở Chòmca Lơ. Tôi còn nhớ mùa mưa năm 1982, trong một lần về Phnôm Pênh họp gấp, nhưng tôi và một số cán bộ của Mặt trận 779 đến bờ sông Mêkông trễ chuyến phà ở bến Kông Pông Chàm. Chuyến phà đã rời bến, sông nước mênh mông, tôi bắt tay làm loa kêu, nhờ phà quay lại bến giúp chở chúng tôi qua sông để kịp chuyến công tác. Theo thông lệ, phà đã rời bến không quay trở lại, nhưng anh em công nhân và tài xế phà khi nghe tôi yêu cầu đã điều khiển phà quay lại cập bến để rước chúng tôi qua sông, trước sự đồng tình của hành khách trên phà. Chúng tôi cảm ơn mọi người. Đây là một hành động ưu ái, phá thông lệ của phà chỉ có vì cái tình đối với chiến sĩ quân tình nguyện, một ngoại lệ để lại trong lòng tôi và đồng đội kỷ niệm sâu đậm. Còn bao nhiêu câu chuyện cảm động khác, tôi không thể ghi lại hết trong trang hồi ký này.


Năm 1984, một số sự kiện đáng ghi nhớ trong đời tình nguyện và chuyên gia của tôi. Ngày 7.1.1984, Bạn tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 5 năm ngày Quốc khách nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, cũng là 5 năm ngày giải phóng Phnôm Pênh (7.1.1979-7.1.1984) đánh dấu sự kiện lịch sử của đất nước thoát khỏi thảm họa diệt chủng và hồi sinh dân tộc. Bộ Tư lệnh 719 (BTL Quân tình nguyện Việt Nam) cử tôi làm Trưởng đoàn, đồng chí Phạm Văn Trà - Phó Tư lệnh Mặt trận 979 làm Phó đoàn, phụ trách một đoàn 12 đồng chí đại biểu anh hùng và Đơn vị anh hùng Quân tình nguyện Việt Nam đi dự. Chúng tôi được các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Campuchia: Hêng Xom Rin, Chia Xin, Hun Sen... đón tiếp nồng hậu. Cũng dịp này chúng tôi được gặp Chủ tịch Trường Chinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Bộ trưởng Chánh văn phòng Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Việt Dũng, được chủ tịch Trường Chinh mời cơm thân mật tại nhà khách điện Chòm Ca Mon. Chủ tịch Trường Chinh biểu dương quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia đã hết lòng giúp bạn và dặn dò chúng tôi giữ gìn, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Tôi thay mặt đoàn và Quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hứa sẽ làm đúng lời dạy của Chủ tịch.


Tháng 5.1984, tôi được Bộ Tư lệnh 719 (tức Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam) cử đi dự hội nghị cán bộ toàn qucíc Campuchia của bạn về tổng kết 5 năm phát động quần chúng thực hiện 3 phong trào cách mạng ở cơ sở. Bộ Tư lệnh 719 ủy quyền tôi thay mặt Quân tình nguyện Việt Nam báo cáo trước hội nghị tình hình hoạt động và kết quả đạt được trong 5 năm cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tham gia cùng bạn trong cuộc vận động lớn này, đã gây được ấn tượng tốt đẹp trước hơn 500 đại biểu cán bộ các cấp cả nước có mặt trong hội nghị.


Tháng 8.1984, sau trận tàn quân Pôn Pốt đột kích, đốt chợ ở Bô Nhia Krek, Bộ Tư lệnh 779 phân công tôi cùng Ban Chỉ huy đoàn 7702 giúp lực lượng tỉnh Kông Pông Chàm truy quét chúng ở rừng Đầm Be - Tức Chơ-râu. Tôi bị cảm về điều trị tại bệnh viện 7A (Quân khu 7) nhận được thư của Bộ trưởng Ngoại giao Hun Sen gởi qua Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh mời gia đình tôi sang thăm Phnôm Pênh, với tư cách khách mời của Bộ Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Campuchia. Phòng đối ngoại Quân khu và Tổng Lãnh sự Campuchia giúp gia đình tôi hoàn thành chuyến đi đầy kỷ niệm này.


Là những người bạn quen biết nhau từ ngày đầu xây dựng lực lượng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Hun Sen1 (Đồng chí Hun Sen lúc này là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Campuchia nhưng đón tôi với tư cách Bộ Ngoại giao) cùng vợ là chị Pun Vani và vụ Lễ tân đón tiếp gia đình tôi rất thân thiết và tổ chức đưa đi tham quan, nghỉ mát ở Tôn Lê Pati một thắng cảnh của tỉnh Takeo. Đây cũng là một kỷ niệm khó quên đối với tôi và gia đình.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2021, 09:20:18 pm »

Chuẩn bị bước vào mùa khô 1984-1985, tháng 10.1984 tôi được Bộ Quốc phòng điều động lên làm Phó Tư lệnh Mặt trận 479, phụ trách chuyên gia, giúp bạn xây dựng Khu vực 4 (tức Quân khu 4).

Khu vực 4 gồm địa bàn hai tỉnh Xiêm Riệp và Bát Đom Boong (về sau lập thêm tỉnh mới Bần Tia Miên Chay), là khu vực xung yếu, nằm phía bắc, tây bắc Campuchia, tiếp giáp biên giới Thái Lan. Lực lượng địch cả 3 phái phản động (Pôn Pốt, Xrây Ka, Mulinaka) đã xây dựng một loạt căn cứ dọc biên giới Campuchia - Thái Lan, làm bàn đạp đưa người và vũ khí vào nội địa và từ đây xuất phát tấn công đánh phá cách mạng Campuchia. Về phía bạn, lực lượng chủ lực cũng tập trung trên chiến trường trọng điểm này đến 4 sư đoàn. Mỗi sư đoàn phụ trách một hướng xung yếu. Sư đoàn 196 hướng PaiLin. Sư đoàn 179 hướng Poi Pet - Thmo Puốc, sư đoàn 286 hướng Ô Pốc - Ô S’Mach. Sư đoàn 6 hướng Phnum Mê Lai.


Được sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy Quân tình nguyện Việt Nam (Đoàn 719), sự hướng dẫn của Đoàn chuyên gia Quân sự Trung ương (Đoàn 478) sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh và Đảng ủy Quân sự Quân khu 7, nhất là sự trực tiếp chỉ đạo của anh Năm Ngà (Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu, quyền Tư lệnh Quân khu thường xuyên có mặt ở mặt trận 479) và các đồng chí Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Mặt trận 479 cũng như sự hết lòng giúp bạn của các đồng chí Phan Cảnh, Hồ Đình Quý, Hoàng Công Mịch, Lê Huỳnh chuyên gia Thủ trưởng Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật cùng đội ngũ các đồng chí chuyên gia các cơ quan chuyên môn và các đoàn chuyên gia các sư đoàn chủ lực, các đơn vị chuyên môn kỹ thuật, bệnh viện... nên mọi mặt dần dần đi vào nền nếp. Về sau, Bộ quyết định điều động đồng chí Trần Đối nguyên Tư lệnh Sư đoàn 5 Quân tình nguyện Việt Nam về làm Phó Tư lệnh Mặt trận 479 phụ trách chuyên gia quân sự khu vực 4, tôi đi sâu giúp bạn về mặt công tác đảng và công tác chính trị.


Đoàn chuyên gia Khu vực 4, ngày càng củng cố ổn định và phát huy hiệu quả, thành một đơn vị độc lập đặt dưới sự lãnh đạo chỉ huy của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận 479 về mặt nội bộ và mối quan hệ phối hợp chiến đấu và xây dựng, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của Đoàn chuyên gia quân sự Trung ương và giúp bạn thực hiện mọi mệnh lệnh, mọi chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và các cơ quan chuyên môn của các tổng cục xung quanh Bộ Quốc phòng Campuchia. Đảng ủy Đoàn chuyên gia khu vực 4 trực thuộc Đảng ủy Mặt trận 479 cũng hình thành trực tiếp lãnh đạo Đoàn, do tôi làm Bí thư.


Trong công tác giúp bạn nội bộ đoàn chuyên gia rất tâm đồng ý hợp, thương yêu tôn trọng nhau, cùng nhau thực hiện “mục tiêu làm cho bạn mạnh lên”, coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Chúng tôi cũng rất chú ý trong quan hệ đoàn kết với bạn, cố gắng đề cao vai trò làm chủ của bạn, bảo đảm ba được: “được việc, được người, được đoàn kết” như kinh nghiệm đã rút ra trong cuộc hội nghị tổng kết 5 năm công tác giúp bạn, do Tổng Cục chính trị, Đại tướng Chu Huy Mân chủ trì đầu năm 1984. Đối với các Tư lệnh Khu vực 4: Prum Thao, Hôl Xa Von, Phó Tư lệnh Long Xô Phiếp chúng tôi luôn luôn kính trọng trong bàn bạc công tác và trong đối xử, sinh hoạt.


Đối tượng chuyên gia chính của tôi là hệ thống chính trị viên và các mặt công tác đảng, công tác chính trị. Lúc đầu là chính trị viên Hom Kinh, người cán bộ quen biết nhau từ ngày ở Long Giao, nên có mối quan hệ với nhau rất tốt. Sau đợt đầu hoạt động mùa khô 1984-1985, Hom Kinh được Nhà nước Campuchia bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Campuchia, đồng chí On Sum làm chính trị viên Khu vực 4 thay Hom Kinh. Chính trị viên On Sum là cán bộ trưởng thành trong phong trào, quen biết nhau từ lúc ở Long Giao. Anh có trình độ văn hoá cấp trung học, thông minh và quả cảm. Chúng tôi đối với nhau như anh em, nói đúng hơn là như đôi bạn vong niên, gần gũi nhau như hình với bóng. Thường xuyên cùng nhau đi công tác xuống các sư đoàn, các đơn vị cơ sở để nắm tình hình, phát hiện vấn đề, giúp cấp dưới tháo gỡ khó khăn. Cùng nhau ra tận các trận địa phòng ngự ở phía trước như ở Pai Lin, cao điểm Phnum Mê Lai, Poi Pét, Ô Pốc, Ô S’Mách, leo núi Đoong Rét, đến tận hàng rào K5 tuyến phòng ngự biên giới và một số nơi ở vùng rừng núi sâu, như Băng Mêlia, núi Hồng, Phnum Cu Leng, v.v... bọn tàn quân Pôn Pốt phục kích trên đường về để đón chúng tôi, nhưng chúng tôi cảnh giác, hành quân tránh quy luật nên chúng đã đánh hụt và chúng tôi thoát hiểm.


Mùa khô 1984-1985, Quân tình nguyện Mặt trận 479 phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang Khu vực 4, giành thắng lợi to lớn trên chiến trường biên giới tây và tây bắc Campuchia, phá vỡ toàn bộ thế trận mà bọn phản động ba phái đã dày công xây dựng 5, 6 năm trời. Bộ Tư lệnh 479 và Bộ Tư lệnh Khu vực 4 khẳng định đây là: “Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, làm đảo lộn mưu toan và kế hoạch của địch, dồn chúng vào thế đã suy yếu càng suy yếu hơn. Về phía ta, qua chiến dịch (mùa khô 1984-1985) bản thân lực lượng cách mạng Campuchia trưởng thành lên một bước cả về mặt tác chiến diệt địch, cả về tư tưởng, tổ chức và xây dựng nội bộ, cổ vũ động viên chuyên gia rất nhiều”1 (Báo cáo của Ban Liên lạc truyền thống Mặt trận 479 nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Mặt trận (16.4.1979-16.4.1999)).


Chiến thắng và sự trưởng thành của các lực lượng vũ trang Khu vực 4, đặc biệt là của các sư đoàn chủ lực coi như phần thưởng lớn đôi với chúng tôi - những chuyên gia trên chiến trường.

Tháng 8.1985, tôi được Bộ Tư lệnh 719 chỉ định tham dự lễ trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất của Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia tổ chức tại Hoàng Cung, ở Phnôm Pênh, cùng với đồng chí Mai Xuân Tần - Trưởng đoàn chuyên gia Quân sự Trung ương và một số chuyên gia các ngành Công an, kinh tế, Việt Nam giúp bạn. Được chủ tịch Hêng Xom Rin gắn lên ngực tấm Huân chương cao quý, lòng tôi vô cùng phấn khởi, tự hào...1 (Đây là lễ gắn Huân chương trong phạm vi hẹp ở Trung ương. Sau đó, tổ chức trao tặng hàng loạt cho Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở các mặt trận và các tỉnh).


Tháng 12.1985, tôi được Nhà nước ta quyết định thăng quân hàm Thiếu tướng, cùng một lúc với đồng chí Trần Đối, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chuyên gia Tư lệnh Khu vực 4. Đó là sự đánh giá và ghi nhận đối với quá trình phục vụ trong quân đội nhân dân của chúng tôi. Tôi có ngờ đâu, một chú bé mồ côi, nghèo khổ, bơ vơ giữa dòng đời trong xã hội cũ, đi theo cách mạng, theo Đảng, làm người chiến sĩ “Bộ đội Cụ Hồ” và đội quân tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng nay trở thành một tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Tại hội trường của đơn vị không quân ở Tân Sơn Nhất, Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng gắn quân hàm Thiếu tướng lên quân phục của tôi, lòng tôi trào dâng niềm vui khó tả. Trong giờ phút tràn đầy vinh dự này, lòng tôi càng biết ơn cách mạng, ơn Đảng, nhân dân và quân đội đã qua 40 năm (1945-1985) rèn luyện, giáo dục và nuôi dưỡng tôi trưởng thành trong khói lửa chiến tranh và hồi tưởng lại, nhớ mãi công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha từ thuở ấu thơ và sự nuôi nấng, cưu mang của hai bên nội ngoại, giúp tôi vượt qua những ngày côi cút, bần hàn để lớn lên và được như ngày hôm nay.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 07:56:29 pm »

3. Từng bước Quân tình nguyện rút quân về nước

Cuối năm 1987, tình hình có những chuyển biến mới. Các đồng chí Lê Đức Anh và Đoàn Khuê, Tư lệnh, Phó Tư lệnh Mặt trận 719 (Tình nguyện quân Việt Nam ở Campuchia) lần lượt về Hà Nội làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng Quân đợi nhân dân Việt Nam, đồng chí Lê Ngọc Hiền thay làm Tư lệnh Mặt trận 719. Tôi được Bộ Quốc phòng điều động về Phnôm Pênh làm nhiệm vụ phái viên của Bộ bên cạnh Bộ Tư lệnh 719, dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Lê Ngọc Hiền - Tư lệnh 719, Lê Hai - Phó Chính ủy Mặt trận 719 và Lê Khả Phiêu - Chủ nhiệm Chính trị. Trách nhiệm chủ yếu của tôi lúc này là giữ vững mối quan hệ giữa ta và bạn ở cấp Trung ương trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc đàm phán tìm giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia, giữa Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Hun Sen dẫn đầu với nhà vua Xihanúc và đại diện 3 phái đối phương  (Pôn Pốt, Srây Ka, Mulinaka) đang mở ra ở Paris (và sau đó lần lượt ở Inđônêxia, Páttaya (Thái Lan)...


Tháng 5.1988, Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam (Mặt trận 719) rút về nước, tôi được Bộ Quốc phòng trao quyết định giữ chức Đoàn trưởng Đoàn K88 cùng với các thành viên Ban lãnh đạo Đoàn là các đồng chí: Thiếu tướng Lê Văn Trân, Thiếu tướng Trần Ngọc Khuê, Đại tá Võ Ngọc Thức (về sau được phong Thiếu tướng), Thiếu tướng Lưu Dương và một số trợ lý: Đại tá Phùng Lộc (vận động quần chúng), Đại tá Phùng Kể (tác chiến), Đại tá Nguyễn Văn Dũng (tổ chức động viên), Đại tá Nguyễn Quang Dung (chính trị) cùng một số chuyên môn phục vụ gọn nhẹ, tiếp tục ở lại giúp bạn cho đến khi lực lượng chính trị, vũ trang Campuchia đủ sức đảm đương nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, chống bọn Pôn Pôt diệt chủng quay trở lại, Quân tình nguyện Việt Nam rút hết quân về nước. Và, cái ngày ấy đã đến. Tháng 9.1989, tất cả Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở các Mặt trận 479, 579, 779, 979 và ở Phnôm Pênh rút hết về nước.


Sau 10 năm liên minh chiến đấu, Quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, giúp bạn chống bọn diệt chủng, hồi sinh đất nước và bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, đã để lại trong lòng nhân dân Campuchia biết bao tình cảm sâu đậm. Tôi đã trực tiếp chứng kiến nhiều hình ảnh tốt đẹp của mối tình đoàn kết Campuchia - Việt Nam trong giờ phút chia tay. Tại các buổi lễ ở các địa phương tiễn đưa quân tình nguyện lên đường về nước, nhiều bậc cha, mẹ, anh, chị và các cô em gái sụt sùi khóc và không rời tay, nắm chặt tay. Những lời chúc tụng đẹp đẽ nhất, những ánh mắt yêu thương, những cái bắt tay lưu luyến bịn rịn, những quả dừa tươi, những khúc mía ngọt ngào, những chiếc bánh “Num On Sum” thơm ngát đầy tình nghĩa, những chiếc khăn rằn “cà ma”, gởi theo đoàn quân Việt Nam trên đường về nước, kể sao cho hết niềm xúc động sâu xa của cái tình kẻ ở, người đi.


Tại Quảng trường Hoàng Cung, ngày 26.9.1989, Đảng, Chính phủ và nhân dân Cộng hòa nhân dân Campuchia tổ chức trọng thể lễ tiễn Quân tình nguyện Việt Nam. Trong lời phát biểu của mình, chủ tịch Hêng Xom Rin đã nói: “Hình ảnh hy sinh, chịu đựng gian khổ, tận tình của Quân tình nguyện Việt Nam cho đất nước Campuchia rất lớn lao, vô tư, trong sáng và hiệu quả. Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Campuchia vô cùng biết ơn và khắc sâu vào tâm khảm mỗi người dân Campuchia, không thể nào quên!...”.


Trên khán đài, các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Mặt trận bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Campuchia âu yếm chào đoàn quân tình nguyện Việt Nam hùng dũng, oai nghiêm đi qua trên con đường, giữa rừng cờ hoa rực rỡ cùng với những bàn tay vẫy trìu mến, những dòng lệ nghẹn ngào và hàng vạn tiếng hô khẩu hiệu: “Campuchia - Việt Nam đoàn kết muôn năm!”, “Tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia đời đời bền vững!” vang lên từ Quảng trường Hoàng Cung đến khắp nẻo đường thành phố Phnôm Pênh, kéo dài đến tận Nek Lương và cửa khẩu Mộc Bài, biên giới Việt Nam - Campuchia.


Ngày 27.9.1989, người chiến sĩ cuối cùng của Quân tình nguyện Việt Nam đi qua cửa khẩu Mộc Bài, đánh dấu ngày lịch sử Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang trên đất nước Campuchia.

Tại cửa khẩu Mộc Bài đông đảo đại biểu, bộ đội và nhân dân Việt Nam ở các cơ quan Trung ương và tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh cờ hoa nồng nhiệt đón chào đoàn quân hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trở về trong không khí tưng bừng đầy trân trọng, tự hào...


Do yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ, tôi được cấp trên quyết định giao làm “Tham tán Quân sự” của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia. Ngày 29.9.1989, tại dinh Thống Nhất ở Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng một số đồng chí tôi vinh dự đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất của Nhà nước ta trao tặng, khẳng định sự đóng góp của tôi trên chặng đường dài trong hàng ngũ Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia1 (Trên chiến trường Campuchia, với nhiệm vụ giúp bạn tôi được Nhà nước và quân đội tặng thưởng: 1 Huân chương Quân công hạng nhất, 1 Huân chương Quân công hạng ba và 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì). Khi đồng chí Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công gắn Huân chương Quân công hạng Nhất lên ngực, lòng tôi rưng rưng cảm động, vô cùng biết ơn Đảng, Nhà nước và Quân đội đã trao tặng tôi phần thưởng cao quý này.


Tháng 4.1991, Đảng ủy Quân sự Trung ương chỉ định tôi làm đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quân. Tại Đại hội này tôi được đắc cử đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, khai mạc vào tháng 6 năm 1991 tại Hà Nội.


Sau 44 năm được đứng trong hàng ngũ của Đảng, lần đầu tiên được tham gia Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc, tôi thực sự xức động. Vinh dự này lớn quá và nhiệm vụ cũng hết sức nặng nề. Suốt 4 ngày đại hội với trách nhiệm của Đảng bộ toàn quân giao cho, tôi tập trung tư tưởng, tích cực đóng góp ý kiến đối với các văn kiện của đại hội và bầu cử người tin cậy vào Ban chấp hành Trung ương khóa VII, lòng đầy tự hào đã đóng góp phần nhỏ vào thành công của Đại hội.


Từ diễn đàn Đại hội, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ủy viên Chủ tịch đoàn Đại hội thông báo kết quả cuộc đàm phán về vấn đề Campuchia ở Páttaya (Thái Lan) đạt được thỏa thuận giữa các bên và đi đến ký tắt một hiệp định về một giải pháp chính trị và ngưng bắn.


Đại hội kết thúc, đồng chí Lê Đức Anh chỉ thị tôi về gấp Phnôm Pênh làm nhiệm vụ “tham tán” với Đại sứ Ngô Điền. Đầu tháng 10.1991, tôi hoàn thành, nhiệm vụ Tham tán Quân sự ở Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, lên đường về nước, kết thúc thời gian 13 năm làm nhiệm vụ giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang và làm nghĩa vụ Quân tình nguyện và chuyên gia trên đất nước Campuchia.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 07:57:19 pm »

4. Tạm biệt đất nước Chùa Tháp (lần thứ ba)

9 giờ, ngày 10.8.1991, rời sân bay Pô-chen-tông trên chiếc máy bay Mi-8, tôi tạm biệt đất nước Chùa Tháp anh hùng và thân yêu, tạm biệt những người bạn chiến đấu của quân đội cách mạng Campuchia, từng chung một chiến hào kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược và chống Pôn Pốt diệt chủng, tạm biệt nhân dân Campuchia giàu lòng nhân ái, trọng đạo, mến khách từng trải qua bao đọa đầy, đau thương dưới ách thống trị của bọn diệt chủng, đang nỗ lực dựng xây lại cuộc sống, khắc phục hậu quả do chế độ cai trị của bè lũ Pôn Pốt để lại. Từ đây, tiếng sóng dạt dào của Biển Hồ (Tôn Lê Sáp), của dòng sông Mêkông, những vũ điệu Rom-vông và tiếng hát à-day trữ tình, những ánh mắt nụ cười ngọt ngào của các cô thiếu nữ, những ống nước thốt nốt đặc sản, say đắm lòng người... Tất cả, tất cả đã đi vào dĩ vãng. Và, ngồi trên máy bay nhìn xuống, thành phố Phnôm Pênh kiên cường và tươi đẹp, dòng sông Mêkông như dải lụa thiên thanh, những cánh đồng bạt ngàn, những rặng cây thốt nốt sừng sững, thẳng đứng biểu tượng của đất nước Chùa Tháp.


Tất cả cũng lùi về phía sau. Nhưng cũng tất cả, mãi mãi đi sâu và ký ức của tôi những kỷ niệm khó quên và lòng tôi đặt một niềm tin tưởng lớn vào một tương lai của đất nước Chùa Tháp, rồi đây trong cuộc đấu tranh mới cho một nền hoà bình, độc lập, trung lập và hòa hợp dân tộc, đất nước và nhân dân Campuchia vững bước đi lên. Tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia đời đời bền vững và không ngừng phát triển.


Nhìn lại cuộc đời 50 năm trong quân ngũ, hơn 1/3 thời gian gắn bó với đất nước Chùa Tháp, một đất nước huyền thoại với nền văn hóa Ảngkor, rất mực anh hùng nhưng cũng lắm đau thương bi tráng, cùng chung lưng đấu cật với nhân dân Khơme kháng chiến chống thực dân Pháp, xâm lược Mỹ và Pôn Pốt diệt chủng, làm nghĩa vụ quốc tế vô tư, trong sáng của Đảng giao, coi Campuchia như quê hương thứ hai của mình. Mặc dù ngày nay, nghĩa vụ quốc tế đã hoàn thành, trở về với cuộc sông đời thường, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng những gì đã và đang diễn ra và phát triển trên đất nước Chùa Tháp anh em trong công cuộc bảo vệ và kiến thiết xây dựng đất nước, vẫn gắn bó trong tâm tư tình cảm của tôi.


Năm 2005, nhận được giấy mời của Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Vũ Khoan, vợ chồng tôi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội dự bữa cơm thân mật chào mừng Hun Sen - Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia thăm chính thức nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 11 tháng 10 năm 2005 tại khách sạn Melia. Lâu ngày được gặp lại Thủ tướng Hun Sen, người đồng chí, người bạn, người anh em kết nghĩa, chúng tôi tay bắt mặt mừng và ôm hôn nhau thắm thiết. Tan bữa cơm thân mật, trong phòng riêng, sau câu chuyện tình cảm, Thủ tướng Hun Sen đã thông báo cho chúng tôi những gì Đảng nhân dân và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã giành được trong sự nghiệp bảo yệ và xây dựng đất nước. Chúng tôi rất đỗi vui mừng khi được biết tuy còn nhiều khó khăn, phức tạp nhưng có Đảng nhân dân làm nòng cốt và lãnh đạo, tôi càng khẳng định lòng tin của mình ở một tương lai sán lạn của đất nước Chùa Tháp, nơi tôi đã ba lần gắn bó trong cuộc đời Tình nguyện quân năm xưa của mình.


Thành phố Hồ Chí Minh 2007
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 07:59:51 pm »

Phút chia tay của hai ngưởi lính
(Kỷ niệm ngày Quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, rút quân về nước)

   Giữa đường phố Phnôm Pênh
   Hai người lính hôn nhau
   Hai chiếc mũ trên đầu
   Một ngôi sao lấp lánh
   Năm tháp vàng lung linh
   Họ ôm như đôi bạn tình
   Miệng chẳng nên lời chỉ rơi nước mắt
   Đôi quả tim thổn thức
   Bốn cánh tay ghì chặt
   Không muốn rời nhau
   Hai người lính chung một chiến hào
   Tự thưở Phnôm Pênh: "thành phố chết"
   Vừa thoát khỏi vòng tay Pôn Pốt
   Lũ diệt chủng, sát nhân
   Đón tiếp ngày Tổ quốc hồi sinh
   Hôm nay giữa thành phố Phnôm Pênh
   Rực rỡ cờ hoa
   Không khí hòa bình
   Họ lại chia tay...
   Nghẹn ngào trong giây phút lặng thinh
   Lòng muốn nói với nhau nhiều điều tha thiết
   Họ không muốn nói lời tạm biệt
   Tình quốc tế vẫn keo sơn thắm đậm tình người...



Phnôm Pênh, 26.9.1989
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM