Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:43:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ba lần gắn bó với đất nước Chùa tháp  (Đọc 2833 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2021, 07:32:06 am »

4. Miền Đông Bắc chuyển mình

Mùa hè 1953, tôi được về nước dự chỉnh huấn tài liệu Quân đội nhân dân của Liên khu. Vừa học xong tôi được lệnh trở lại ngay chiến trường để đón thời cơ mới. Đó là những ngày cả nước đang bước vào chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Vẫn con đường năm xưa tôi đã đi và về, nhưng bước chân chúng tôi nhẹ nhàng hơn, bị cuốn hút bởi không khí rầm rập của quân dân ta chuẩn bị cho một chiến dịch lớn, phối hợp với dân và quân hai nước bạn, giải phóng Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia. Từng toán dân công, Kinh có, Thượng có, tải gạo và vũ khí tuôn ra chiến trường. Trên dọc đường hành quân, tốp đi, tốp về, người cứ như trảy hội. Cái không khí nhộn nhịp đó nhắc nhở mọi người “ngày chiến thắng đã gần kề”. Ai nấy đều vui vẻ, hể hả.


Rời Công Trơn, vượt qua trạm Đắk Úc, đi thêm nửa ngày đường, chúng tôi đã đứng trên sườn núi nghiêng về phía nước bạn. Từ trên triền cao nhìn xuống, những đồi thông nối tiếp nhau trước mặt, trông như một tấm thảm xanh trải rộng và kéo dài vô tận. Chúng tôi đi theo con đường mòn cát trắng và chìm ngập trong tấm thảm xanh đó. Dòng người ùn ùn, kẻ ngược người xuôi, gió thông vi vu chào đón họ. Một chiến dịch đang được chuẩn bị một cách thật tích cực...


... Chúng tôi liên hoan vui tết Âm lịch năm ấy bằng một bữa thịt gà rừng, bồ chao, cò ngãng do tài đánh bẫy của đồng chí Thay đội phó của đội. Đồng chí Thay là người Khme gốc Lào, có vợ là người dân tộc Brâu, không con. Vợ đồng chí mất trong một cơn bệnh hiểm nghèo. Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ khi đội vũ trang tuyên truyền đầu tiên mới đến Vơn Sai.


Cái tết này nữa là cái tết thứ tư của tôi trên chiến trường Đông Bắc Campuchia. Theo phong tục cổ truyền, chúng tôi tổ chức đón giao thừa, đọc thư Bác Hồ chúc đồng bào và bộ đội nhân dịp năm mới. Bức thư đó do tôi cắt được từ tờ báo. Bài xã luận có đoạn đại ý như sau: “Năm nay là năm Ngọ, tức là năm ngựa mà năm ngựa thì mã đáo công thành”. Lòng tin ngày thắng lợi đã đến gần. Tôi kể lại những điều mắt thấy tai nghe trên đường hành lang, ở khu Hạ Lào. Những tin chiến thắng ở mặt trận Tây Nguyên, ở mặt trận Tây Bắc, những binh đoàn lớn của ta phối hợp với quân giải phóng nhân dân Lào mở mặt trận Thượng Lào, thắng lớn ở Xa-ra-van và Thà Khẹt tiến về Át-tô-pơ... đã làm náo nức cán bộ, chiến sĩ trong đội. Đồng chí Thức lạc quan nói: “Năm nay ta đón giao thừa ở làng Chánh Niết, nhưng sang năm ta sẽ đón giao thừa ở thị xã Stưng Treng”.


Ăn xong một cái tết đạm bạc nhưng rất vui, đồng chí Huỳnh trở lại căn cứ miền núi Xiêm Pang, nắm lại cơ sở và tổ chức thu mua lương thực, chuẩn bị cho chiến dịch. Đồng chí Thức tổ chức thu mua lương thực ở căn cứ miền núi và phái người đi nắm tình hình đồng bằng để chuẩn bị cho hoạt động tới. Tôi trực tiếp đưa tổ trinh sát chủ lực đi điều tra thị trấn và đồn lính Vơn Sai. Lúc này đồng chí Thục đã về Liên khu học tập.


Tôi và tổ trinh sát do đồng chí Thay cắt đường đi xuống đồng bằng. Vốn sống lâu năm ở miền núi, đồng chí Thay cắt đường rất giỏi, không cần địa bàn, đồng chí thuộc địa thế như thuộc những kẻ chỉ trên lòng bàn tay. Đường vào thị trấn Vơn Sai phải đi qua làng Pa-kè đã bị địch gom về Kơ-lanh. Đến làng, chúng tôi nghe có tiếng rầm rì trong ngôi nhà bỏ trống. Tôi đoán đó là dân Pa-kè ở khu tập trung đi vào rừng làm ăn, tối không về, ngủ lại làng cũ. Muốn biết họ đang nói gì, tôi và đồng chí Thay mò sát vào để nghe. Thì ra họ đang bàn tán về thời sự. Một người nói:

- Ở Mường Mày, Việt Minh với Ít-xa-rắc đánh mạnh lắm, Pha-lăng bỏ chạy ở nhiều nơi.

- Thì ở mình nay mai cũng thế thôi! Một người đáp lại. Người thứ ba lẩm bẩm:

- Lạy trời! Mưa xuống mau, nóng nực lắm rồi.

Tôi và đồng chí Thay quay ra chỗ tổ trinh sát. Đồng chí Thay hỏi tôi:

- Khâm Tằn có nghe người thứ ba nói cái gì không?

- Có! Người ta trông trời mưa!

- Ha ha! Khâm Tằn chưa hiểu, không phải người ta trông mưa đâu, người ta trông bộ đội mình tới cho mau đó.

Mặc dù bị kìm kẹp nhưng đồng bào vẫn hướng về cách mạng. Tình thế đã chín muồi!

Ba đêm ra vào thị trấn Vơn Sai, tổ trinh sát đã nắm được quy luật hoạt động của địch, địa hình và công sự phòng ngự của đồn lính và khu vực hành chính của huyện. Đêm thứ ba, tôi và tổ trinh sát đang bám chiếc lô cốt chính của chúng, bỗng phát hiện một bóng đen từ xóm nhà trong thị trấn đi ra. Quan sát kỹ, đó là một tên lính đi đánh bạc, hay tìm gái về. Nó đi vòng hàng rào kẽm gai và chui vào lô côt. Đồng chí tổ trinh sát theo vết của tên lính, mò sát vào lô cốt. Chúng tôi phấn khởi, nhiệm vụ trinh sát đã hoàn thành.


Chúng tôi về đến căn cứ thì quân chủ lực cũng đã đến. Đó là một đơn vị mang mật danh “Chí Long”, một tiểu đoàn xung kích đánh giỏi thuộc Sư đoàn 325, do đồng chí Trung đoàn phó Lê Kích làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Phó Chính ủy Đức làm Chính trị viên, đồng chí Bình Sơn, Tiểu đoàn trưởng làm Tiểu đoàn phó và đồng chí Định, Chính trị viên làm Chính trị viên phó. Theo các đồng chí cho biết, mỗi đồng chí đều nhận chức thấp hơn cấp của mình, để tăng cường sức mạnh chỉ huy cho đơn vị thọc sâu.


Suốt mấy năm chiến đấu trên chiến trường Đông Bắc Campuchia, làm người chiến sĩ tình nguyện, chưa có lúc nào tôi vui bằng lúc này. Tôi thấy như cả núi rừng Đông Bắc Campuchia cùng chia sẻ những niềm vui với chúng tôi. Rồi đây, chúng tôi sẽ tràn xuống đồng bằng, đánh cho quân thù tan tác. Vùng giải phóng sẽ mở rộng mênh mông. Vùng Đông Bắc Campuchia sẽ góp phần mình vào chiến cuộc Đông Xuân của cả ba nước. Rồi đây chúng tôi sẽ rời miền núi, căn cứ địa thân yêu, nơi đồng bào đã chia sẻ cho chúng tôi từng lon gạo, hạt muối và cả chén cơm nhạt. Nơi có những người cha ngày tháng chở che, đùm bọc, có những bà mẹ Brâu chắt chiu cho con Việt Nam từng quả trứng, trái chuối khi ốm đau trong rừng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2021, 07:33:04 am »

Thư của Ban cán sự Đông Bắc Campuchia chỉ thị cho tôi có trách nhiệm cùng tiểu đoàn chủ lực tổ chức cho trận giải phóng Vơn Sai, xong quay về Xiêm Pang. Việc tiếp quản vùng giải phóng bước đầu ở Vơn Sai do ban cán sự giúp bạn lo.


Thế là tôi cùng tiểu đoàn hành quân. Hôm xuất phát, đồng chí Thay, người cán bộ già thay mặt địa phương cảm ơn các đồng chí bộ đội Việt Nam. Đồng chí chúc tình đoàn kết ba nước Đông Dương mãi mãi bền vững. Bộ đội ta nhiệt liệt hoan nghênh đồng chí và cảm ơn đồng chí đã tận tình giúp đỡ trong những ngày trinh sát, chuẩn bị chiến trường. Một đoàn đại biểu nhân dân vùng căn cứ do cụ Chánh Niết dẫn đầu gùi gạo, chuối đến tiếp tế cho bộ đội. Thấy bộ đội về núi rừng mình đông, nhân dân vui lắm, ai cũng mong bộ đội sớm đánh cái đồn Vơn Sai.


Trận đánh giải phóng Vơn Sai vào đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng 3 năm 1954, những tiếng súng mở màn chiến dịch đã bắt đầu từ chiều ngày 11 tháng 3 năm 1954.


Để bảo đảm đường tiến quân vào thị trấn Vơn Sai, một đại đội của tiểu đoàn được bô trí phục kích trên con đường tỉnh lộ 15 về phía tây thị trấn, đề phòng địch có thể tăng quân bất ngờ. Đúng như dự đoán, một đoàn xe GMC mười lăm chiếc chở đầy quân, từ Xiêm Pang chạy về Vơn Sai. Bị quân ta chặn đánh, bốn chiếc bị diệt tại trận, số còn lại tháo chạy lui về Xiêm Pang. Trận thắng đầu tiên đã làm nức lòng cán bộ chiến sĩ.


Trận đánh Vơn Sai, chính thức bắt đầu nổ súng lúc 1 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1954, tôi cùng đi với chỉ huy sở của Ban chỉ huy tiểu đoàn. Đến 5 giờ sáng, thị trấn Vơn Sai đã lọt vào tay quân ta, địch bị bắt hàng lũ, chiến lợi phẩm chất cả đống.


Trong khi trận đánh ở Vơn Sai đang diễn biến thì từ hướng Ka-lanh (tây nam Vơn Sai) một đơn vị địch không rõ chúng tăng cường từ lúc nào tiến lên chi viện. Chúng bị đơn vị chặn viện của ta đánh tan, chạy tán loạn.


7 giờ sáng, ta hoàn toàn làm chủ thị trấn Vơn Sai. Tôi gặp lại đồng chí Nguyễn Cận - Ủy viên Ban cán sự Đông Bắc Campuchia và đoàn đại biểu quân dân chính của bạn vào tiếp thu vùng giải phóng. Tất cả đều là những đồng chí thân yêu, chí cốt, xa nhau từ mùa mưa năm 1951. Các đồng chí Chăn Đeng, đồng chí Bua Chuông, chị Xảo Huột, vợ chồng Chăn Nủ Kẹo là những cán bộ chủ chốt của Ủy ban Dân tộc Giải phóng Miền, tôi từng phục vụ cho các đồng chí lúc ở căn cứ Xê Mo, gặp nhau vui mừng khôn xiết. Tôi nhớ lại những ngày mùa mưa ảm đạm năm 1951, lúc tình hình cơ sở đang bước vào khúc ngoặt, chúng tôi chia tay nhau hẹn ngày gặp lại là ngày chiến thắng huy hoàng, ngày nay lời hẹn ước đó đã trở thành sự thật. Cách mạng Campuchia trải qua bao bước thăng trầm, dưới lưỡi gươm thanh trừng của bọn diệt chủng Pôn Pốt, các đồng chí nòng cốt của miền Đông Bắc kẻ còn, người mất. Sau ngày thắng lợi lịch sử 7 tháng 1 năm 1979, đồng chí Chăn Nủ Kẹo là Ủy viên Thường trực ban cán sự Đảng và đồng chí Bua Chuông là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Răt-tă-nă-ki-ri. Chị Huột là nữ đồng chí Keo Lay, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ Trung ương và Hội trưởng Hội phụ nữ tỉnh Stưng Treng. Đồng chí Chăn Đeng, người chồng thân yêu của chị Huột bị Pôn Pốt quản thúc ở Phnôm Pênh và mất tích. Còn biết bao người con ưu tú của miền Đông Bắc không còn nữa.


Suốt ngày 12 tháng 3, tiếng súng của bộ đội cách mạng truy quét tàn quân địch còn rải rác nổ ở miệt Kalanh, Bản Pồng, Bản Phầng, Cà Chôn, Cổ Piệt, Khi Lek, I Tụp...

Bị kềm kẹp lâu ngày, nay được Ít-xa-rắc về giải phóng, nhân dân hăng hái nổi dậy, tham gia đánh địch. Nhân dân vùng phụ cận Vơn Sai phối hợp với bộ đội lùng bắt địch. Từng tốp, từng tốp tù binh địch được nhân dân và du kích mật nay ra công khai, áp giải về tập trung vào trại tù binh huyện, trong đó có cả tên Huyện trưởng, hắn đang xuống thuyền định xuôi sông Sê-San chạy trón cũng bị nhân dân chặn bắt lại. Rồi từng đoàn dân công miền núi gùi gạo xuống tiếp tế cho bộ đội và tham gia chuyển thương, tải chiến lợi phẩm. Tôi đặc biệt chú ý đến đoàn dân công của làng Cà Chôn, do đồng chí Nang Đăm dẫn đầu. Người phụ nữ dân tộc Tà-bun đó là một trong những đảng viên đầu tiên của vùng này. Chị đã trực tiếp giao đứa con trai đầu lòng thân yêu của mình cho Mặt trận Ít-xa-rắc huyện để tiếp tục đánh giặc cứu nước, giải phóng quê hương. Đó là chàng trai Bu-Thoong mới mười bảy tuổi, có đôi mắt đen, sáng và cái trán cao đầy thông minh. Trong những ngày quê hương còn đắm chìm trong đêm tối, Bu-Thoong tham gia du kích mật của làng Cà Chôn, dưới sự chỉ huy của cha mẹ. Nay quê hương đã được giải phóng, như cờ gặp gió, Bu Thoong không còn bị ràng buộc trong cái làng Cà Chôn bé nhỏ của mình. Bu Thoong từ giã cha mẹ, xung phong gia nhập bộ đội địa phương huyện, dưới quyền chỉ huy của đồng chí Bua Chuông, hăng hái dẫn đường cho bộ đội Ít-xa-rắc ngược dòng suôi La Lay lên tận vùng Tà Bột, Tà Dặc, kết hợp với quân Ít-xa-rắc Lào truy quét tàn quân Pháp. Đó là những ngày đẹp đẽ trong cuộc đời chiến đấu của đồng chí Bu Thoong. Sau ngày đánh đổ chế độ diệt chủng của Pôn Pốt tôi có gặp lại, đồng chí Bu Thoong, chàng trai năm xưa ấy nay đã là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, Phó Chả tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Chị Nang Đăm đã mất do bọn đao phủ Pôn Pốt hãm hại. Chị không còn sống để thấy được bước trưởng thành của đứa con thân yêu trong sự hồi sinh rực rỡ của đất nước...


Trưa lại, đồng chí Nguyễn Cận thay mặt Ban cán sự Đông Bắc Campuchia giao nhiệm vụ cho tôi về lại phụ trách huyện Xiêm Pang. Trước mắt dẫn đường đưa một đại đội bộ binh của tiểu đoàn “Chí Long” cùng đồng chí Bình Sơn là cán bộ tiểu đoàn trực tiếp chỉ huy tiến về Xiêm Pang, theo tỉnh lộ 15, để phối hợp với các đơn vị của trung đoàn 101 đang bao vây tiêu diệt Xiêm Pang.


Bọn địch ở Xiêm Pang bị bao vây hết sức khốn quẫn. Đạn cối ta pháo kích vào, một số xe của chúng bốc cháy. Nguy cơ bị tiêu diệt không tránh khỏi. Chúng phải đem đạn dược đổ xuống sông Xê Công, ngay bến trước cổng đồn và tập trung số xe còn lại chở toàn bộ binh lính, ngụy quyền mở đường máu tháo chạy về Stưng treng.


Cuộc tháo chạy của địch đúng như dự đoán của ta. Đoàn xe lọt vào trận địa phục kích mà quân ta chờ sẵn chúng trên đoạn đường 15, từ Khế đi Xôm Hông. Đại bộ phận bị tiêu diệt. Số ít còn lại chạy thục mạng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2021, 07:34:29 am »

Lại đến dịp nhân dân Xiêm Pang lùng bắt địch. Có một số tên địch người Khơme gốc dân tộc Cui chạy ẩn nấp vào các làng Khế, lợi dụng tình cảm cùng dân tộc Cui với nhau để che mặt Ít-xa-rắc. Nhưng lần lượt đồng bào cũng dẫn ra trình diện với cách mạng. Đồng bào khuyên bọn chúng trình diện để được hưởng chính sách khoan hồng.


Thế là Xiêm Pang được hoàn toàn giải phóng sau Vơn Sai mấy tuần, Tiểu đoàn “Chí Long” không phải chi viện cho Xiêm Pang, các đồng chí đã quay lại Vơn Sai, phát triển về hướng đông, tiếp tục giải phóng La-băng Xiết, Bô Keo, Lom Phát. Đơn vị chủ lực phía hữu ngạn sông Xê Công tiếp tục phát triển xuống phụ cận Stưng Treng, một bộ phận vượt sông Mêkông. Những tên tề tổng, tề xã lần lượt ra hàng cách mạng. Nhân dân bầu lên những người đại diện cho chính quyền giải phóng của làng mình. Nhân dân hăng hái giã gạo tiếp tế lương thực cho các đơn vị chủ lực.


Lễ ăn mừng chiến thắng của Xiêm Pang được tổ chức ở sân chùa Pha-băng nhày, tức là Pha-băng lớn. Đại biểu nhân dân các xã toàn huyện tham dự, đủ tầng lớp, đủ dân tộc Khme, Lào, Cui, Brâu, Khạ-lun... Có một đơn vị chủ lực tham gia. Các chiến sĩ ta bắn nhiều loạt trọng liên chỉ thiên chào mừng buổi khai mạc. Ông chủ tịch Mệt đọc diễn văn. Ông nói rõ ý nghĩa của chiến thắng, triển vọng của tình hình. Ông nêu lên nhiệm vụ sắp tới của nhân dân xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng. Đặc biệt, ông nhấn mạnh tình đoàn kết gắn bó Campuchia - Việt Nam - Lào. Ông nói: “Campuchia có đoàn kết chặt chẽ với Việt Nam và Lào thì mới đánh thắng được Pha-lăng, đuổi chúng nó ra khỏi đất nước”. Phát biểu tiếng phổ thông xong, ông phát biểu bằng tiếng miền núi. Quê ông ở làng Na Phô, một làng nhỏ tiếp giáp với vùng miền núi, quan hệ qua lại làm ăn lâu ngày với người dân tộc, nên ông rất thông thạo tiếng Brâu...


Trước toàn thể cuộc mít tinh, ông Mệt trân trọng giới thiệu Ủy ban Dân tộc Giải phóng lâm thời của huyện. Phò Lạ, lão nông người làng Na Va năm xưa, nay là đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng Khơme làm Phó chủ tịch. Đồng chí Chăn Phanh là ủy viên kiêm Chủ tịch Mặt trận Ít-xa-rắc huyện. Các phó chủ tịch Mặt trận có ông Chăn-khu Lạ ở Chăn Tú và các đại biểu người dân tộc ít người như ông Đà người Cui, anh Thanh và Giang người Khạ-lun, ông Rươm dân tộc Brâu, đồng chí Ty Pheng làm Ủy viên quân sự huyện và trực tiếp giữ nhiệm vụ Chính trị viên bộ đội địa phương huyện. Anh Khâm Phửa một học sinh quê ở Stưng Treng, làm thư ký Ủy Ban huyện. Sau này ra miền Bắc Việt Nam. Anh học đậu bác sĩ, năm 1970 về lại Campuchia phụ trách một bệnh viện lớn, bị bọn Pôn Pốt sát hại. Hiện nay còn lại em trai tên là Khăm Phàn đang phụ trách Trưởng ty công an tỉnh Kôm-pông Som.


Đội vũ trang công tác của chúng tôi lúc bấy giờ đã hoàn thành nhiệm vụ. Cấp trên bổ sung thêm một số cán bộ, những người đã từng quen biết chiến trường này trong thời kỳ đầu trước đây, để hình thành đơn vị “Quân-Dân-Chính-Đảng” giúp bạn bảo vệ và xây dựng huyện. Mỗi đồng chí được phân công phụ trách từng khu vực để giúp bạn tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng xây dựng chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang, bán vũ trang.


Bộ đội địa phương huyện lúc đầu mới chỉ có một trung đội do đồng chí Khâm Phanh làm Trung đội trưởng, đồng chí Khâm Đeng làm Trung đội phó (đồng chí Khâm Đeng năm 1970 về Campuchia phụ trách kinh tế vùng 4, bị Pôn Pôt sát hại năm 1975) và đồng chí Phu Mi làm Phó chính trị viên. Như đã nói trên, đồng chí Ty Pheng, một đảng viên ưu tú, trực tiếp làm chính trị viên của đơn vị. Chiến sĩ của đơn vị lúc đầu đa số là thanh niên làng Xê Mo và các làng bên tả ngạn Xê Công, trong đó có chú bé Xi Tha (đồng chí Xi Tha năm 1970 về Campuchia phụ trách công tác ở Xiêm Pang nhưng đến năm 1975 cũng bị Pôn Pốt sát hại) con trai ông già Phửi ở Phôn-gia-nàng. Đặc biệt có nhà sư trẻ tuổi, hăng hái cởi áo cà sa vàng, rời cửa Phật đế bước vào hàng ngũ lực lượng vũ trang giải phóng, cầm súng đánh giặc bảo vệ quê hương, như sư “lục nên” Đi Phin1 (Sau khi đánh đổ diệt chủng của Pôn Pốt, Đi Phin làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Quân đội cách mạng Campuchia). Ngày nay đồng chí Đi Phin còn đó, nhưng đồng chí Khâm Phanh, Khâm Đeng, Phu Mi cùng bao nhiêu đồng chí khác của chúng ta không còn nữa, do bàn tay tàn bạo của bọn diệt chủng sát hại.


Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu, làm chấn động các bộ óc hiếu chiến của đế quốc Pháp và bọn diều hâu can thiệp Mỹ. Xu thế hòa bình ngày càng có lợi cho ta trong cuộc đấu tranh tại bàn hội nghị quốc tế về Đông Dương, đang nhóm họp ở tận đất nước Thụy Sĩ xa xôi.


Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, chiến sự chấm dứt trên toàn cõi Đông Dương. Bản tin ấy được truyền từ chiếc đài thu thanh và loan nhanh khắp phum làng. Các chiến sĩ ta cả Campuchia, cả Việt Nam ôm nhau nhảy cẫng lên reo hò. Chúng tôi đến đâu đồng bào trai gái, trẻ già đều vây quanh để hỏi xem tin đó có thật không? Khi biết đích xác là thật, ai nấy đều vui mừng khôn xiết.


Những ngày đầu giải phóng có thể nói là trăm công nghìn việc. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng Nhân dân cách mạng do đồng chí Lạ làm bí thư (sau này đồng chí Chăn Phanh thay) được sự giúp đỡ của các cán bộ và chiến sĩ quân tình nguyện, tình hình chung ngày càng phát triển tốt đẹp. Đồng chí Ty Pheng càng tỏ rõ vai trò nòng cốt của mình. Đồng chí là Đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Khơme từ năm 1951, mùa khô 1952 bị địch bắt, chúng đưa vào “Các chê” (Quartier) Kratíe, dùng cực hình tra tấn dã man, kể cả đóng kim vào đầu ngón tay, chúng vẫn không moi được gì ở người đảng viên trung kiên ấy và chúng phải thả đồng chí ra. Về đến nhà, đồng chí bắt liên lạc với đội công tác tả ngạn Sê Kông của chúng tôi và tiếp tục hoạt động dưới sự kiểm tra nghiêm ngặt của kẻ thù. Nay quê nhà được giải phóng, đồng chí quên cả việc nhà, lao vào công tác. Tuy là một ủy viên quân sự, nhưng đồng chí đã có mặt ở mọi nơi, tham gia ý kiến, góp phần quan trọng giải quyết bao khó khăn của những ngày đầu Xiêm Pang vừa thoát khỏi ách kìm kẹp của giặc Pháp và tay sai.


Việc bận rộn và sôi nổi nhất lúc này là tổ chức học tập cho nhân dân quán triệt ý nghĩa, nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ, làm cho đồng bào cán bộ nhận rõ thắng lợi và nắm vững điều khoản trong hiệp định. Chúng tôi phân công nhau giúp đỡ chi bộ Đảng bạn và Ủy ban Mặt trận Ít-xa-rắc tổ chức cho đồng bào học tập, chuẩn bị lý lẽ để đấu tranh chính trị bảo vệ thành quả dân chủ, tự do mà cách mạng đã đem lại cho mình. Sách lược chung lúc đó là hòa hợp dân tộc để đấu tranh bảo vệ đường lối độc lập, hòa bình, trung lập tích cực. Nhưng làm cho nhân dân thấy việc “hòa hợp” cũng không đơn giản dễ dàng. Tôi nhớ cuộc học tập hơn ba trăm cán bộ tại chùa lớn làng Kèng Nhày do đồng chí Lạ phụ trách. Một bà cụ già tám mươi tuổi, mẹ đồng chí Phửi, một cán bộ, một đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương ở làng Kèng Nhày, bị tay sai của chính quyền Hoàng gia bắt giam và tra tấn đến chết trong tù, đã vào lớp học chất vấn: “Bây giờ kháng chiến thắng lợi rồi sao lại đi hòa hợp?”
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2021, 07:35:07 am »

Những chất vấn của bà cụ đã khơi bùng lên cái thắc mắc âm ỉ trong tất cả cán bộ. Đồng chí Lạ và chúng tôi phải giải thích mãi.

Chúng tôi nói:

- Làm cách mạng cũng như người leo núi, muốn leo lên đỉnh, không phải đi thẳng một mạch từ chân dốc lên đỉnh, mà có khi phải chịu đi quanh. Trước mắt hiện nay, hòa hợp dân tộc tất cả các lực lượng vì hòa bình trung lập là để tập trung chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, nguy hiểm nhất trong giai đoạn mới là đế quốc Mỹ và bọn tay sai phản động của chúng.

Cuối cùng cán bộ và bà cụ mới đồng ý.

Công việc chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới cũng được gấp rút chuẩn bị một cách tích cực. Đồng chí Mệt, chủ tịch huyện Xiêm Pang, có một đứa con trai tên là Bun Không đang làm Trung đội trưởng bộ đội địa phương (Đồng chí Bun Không năm 1970 cũng về Campuchia, nhưng đến 1973, đồng chí bị Pôn Pôt giết hại. Khi về Campuchia, đồng chí phụ trách Trưởng ban kinh tế Quân khu Đông Bắc. Đồng chí còn có tên nữa là Khăm Mon). Trước khi tham gia cách mạng, Chủ tịch Mệt nguyên là một chánh tổng trong chính quyền Hoàng gia, chuẩn bị sẵn sàng đứng ra công khai, thực hiện cái gọi là “bàn giao” với chính quyền mới tiếp quản vùng giải phóng. Đồng chí Lạ, Phó chủ tịch huyện, một đảng viên trung kiên của Đảng Nhân dân cách mạng Khơme, được chuẩn bị căn cứ miền núi làm chỗ dựa, tạo thế lâu dài để chỉ đạo cuộc đấu tranh mới. Các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, một bộ phận phục viên tại chỗ. Nhưng các đồng chí đã nhìn xa trông rộng, phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh quyết liệt cuối cùng, để giành toàn thắng cho hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên đất nước Chùa Tháp thân yêu.


Thực hiện chủ trương chung của hai Đảng, chúng tôi tích cực giúp đỡ cho một số đơn vị bộ đội địa phương của miền Đông Bắc, cùng với các đơn vị Ít-xa-rắc toàn quốc lên đường đi miền bắc Việt Nam để học tập, xây dựng quân đội, tiếp thu khoa học kỹ thuật, để một ngày nào đó trở về Tổ quốc, làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh mới, giải phóng và xây dựng đất nước. Đại đội địa phương huyện Xiêm Pang do đồng chí Ty Pheng phụ trách, để thống nhất lực lượng với đại đội địa phương của Vơn Sai, cùng với các bộ phần khác trong toàn miền Đông Bắc ra đi theo tiếng gọi của non sông. Tôi tiễn chân các đồng chí vào một buổi sáng tháng bảy, tại sân chùa Pha Băng. Tôi bắt tay từng đồng chí, từ các cán bộ nòng cốt như Bun Không, đứa con độc nhất của ông Mệt, chủ tịch Mặt trận, Khâm Phanh, Phu Mi, Phửa, Khâm Đeng, em Xi Tha và bao chiến sĩ khác. Tôi ôm hôn đồng chí Đi Phin khá lâu và nhớ mãi ơn đồng chí đã che giấu tôi trước mặt kẻ thù mấy năm về trước. Tôi chia tay đồng chí Ty Pheng mà lòng bâng khuâng khôn tả. Ra đi, đồng chí còn để lại quê hương cha mẹ già, người vợ trẻ và hai đứa con nhỏ dại. Kẻ thù sẽ làm gì đối với gia đình mà khi tên tuổi đồng chí cùng với cái bản án treo còn nằm trong tay chúng nó? Là một đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương trước kia, giờ đây là một đảng viên của Đảng Nhân dân cách mạng Khme, vì sự nghiệp đấu tranh của giai cấp và dân tộc, vì tương lai của đồng bào và đất nước, đồng chí tự thấy nhiệm vụ của mình không thể vắng mặt trong đoàn quân cách mạng lên đường, nhưng ra đi là một thử thách lớn lao. Hậu phương gia đình đồng chí còn rất khó khăn.


Lực lượng vũ trang bạn đi rồi, lực lượng vũ trang ta cũng lần lượt lên đường tập kết. Hầu hết các đồng chí không về đường Khu 5 mà theo đường Hạ Lào đi thẳng ra miền Bắc. Cuộc đấu tranh mới của nhân dân Khơme còn nhiều gay go phức tạp, trong đó lực lượng lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Khme còn non trẻ kinh nghiệm chưa dày dạn, phải đương đầu với một đối phương có bộ máy chính quyền và lực lượng vũ trang do Pháp để lại khá to lớn, với nhiều âm muu thủ đoạn xảo quyệt, thâm độc. Tình hình đó cần có sự giúp đỡ của các cán bộ tình nguyện Việt Nam. Tôi là một trong ba đồng chí được Ban cán sự Đông Bắc dự định không đi tập kết, tiếp tục ở lại giúp đỡ các đồng chí Đảng bộ Đảng Nhân dân cách mạng Khơme huyện Xiêm Pang trong cuộc đấu tranh mới. Cuộc đấu tranh đó không phải bằng vũ lực, mà chủ yếu đọ sức với quân thù bằng chính nghĩa cách y mạng và trí tuệ của mình.


Nhận được quyết định này, lòng tôi không khỏi bồi hồi. Ở quê tôi, tôi còn một mẹ già và một người vợ trẻ.

Ngày tôi về Liên khu 5 chỉnh huấn và lên đường trở lại chiến trường, mẹ tôi chống gậy tiễn đưa. Giọng nói đã phều phào mẹ dặn: “Bây giờ, mẹ như trái chín trên cành, mong kháng chiến mau thắng lợi, con về để mẹ được thấy mặt con lần nữa trước giờ nhắm mắt!”. Còn người vợ trẻ, chúng tôi mới cưới nhau chưa hết tuần trăng mật, thì đã đến ngày trở về H12, cơ quan đại diện của Ban cán sự Đông Bắc Campuchia đặt tại Liên khu 5 để trả phép và cho kịp ngày hành quân trở lại chiến trường. Lời cô ấy lúc chia tay như còn văng vẳng bên tai tôi: “Anh đi mạnh khỏe, ngày kháng chiến thắng lợi mau mau về với em”.


Giờ đây, kháng chiến đã thắng lợi, nhưng tôi không về. Nghĩa vụ đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc mà Đảng và nhân dân giao phó cho tôi đến đây chưa kết thúc. Tôi biết mẹ và vợ tôi biết bao mòn mỏi đợi trông, nhưng tôi đâu có quyền từ chối nhiệm vụ? Đây là giai đoạn “lửa thử vàng” đối với tôi, một đảng viên của Đảng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2021, 09:57:03 am »

5. Chia tay đất nước Chùa Tháp (lần thứ nhất)

Bộ phận ở lại giúp bạn của huyện Xiêm Pang có ba người. Đồng chí Bùi Mãng là Ủy viên Ban cán sự Miền được cử về làm Bí thư phụ trách chung. Đồng chí Phan Thái Vân phụ trách khu vực miền núi, còn tôi phụ trách giúp bạn ở khu vực đồng bằng. Chúng tôi đã bàn kế hoạch thống nhất đi vào giúp bạn một cách căn bản. Cuộc chiến đấu mới chắc là gay go và có những phức tạp mà chúng tôi chưa lường trước được.


Những ngày cuối tháng mười năm ấy, tôi đã hoàn thành một số việc, đang say sưa chuẩn bị cho cơ sở mật và giúp bạn tổ chức học tập các đối tượng phát triển đảng viên mới để tăng cường lực lượng lãnh đạo của huyện thì được lệnh của Ban cán sự rút về tập trung tại Kèng Nhày, để cùng đoàn tập kết cuối cùng của quân tình nguyện tại vùng Đông Bắc, dùng phương tiện của đối phương về nước dưới sự kiểm soát của Ủy ban Liên hiệp đình chiến hai bên. Còn hai đồng chí Mãng và Vân, năm 1956, Đảng bộ bạn đã trưởng thành, các đồng chí đều về nước. Lúc đó đồng chí Vân còn có tên là Thào Iệt hiện nay đồng chí đã nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh.


Thời gian quá gấp, tôi không có điều kiện từ giã hết đồng bào, đồng chí vùng Đông Bắc, nơi tôi đã sống với bao kỷ niệm. Nhưng dù gấp đến mấy tôi cũng phải về từ giã làng Xê Mo thân yêu. Tôi bươn bả từ Khê đi một mạch về thẳng đến Xê Mo.


Đêm từ giã ấy, cả làng vây quanh lấy tôi, ai cũng không muốn rời tôi ra. Đồng chí Chăn Phanh, một đảng viên vốn người trầm tĩnh ít nói. Hôm chia tay, đồng chí không nói nhiều, nhưng đã khóc. Đặc biệt là mẹ Xỉn, thân mẫu của đồng chí Ty Pheng nắm chặt tay tôi. Bà nói một câu tục ngữ đại ý rằng: tôi đến đây giúp dân trồng trầu, trầu đã ra lá, trồng cau, cau đã ra quả, mà sao không ở lại ăn một miếng trầu và cau do chính tay mình trồng? Ông già Chăn Ty, cha của đồng chí Ty Pheng thì bảo: Mày cứ ở lại đây, đối phương không làm gì được mày đâu. Làng Xê Mo còn thì mày còn! Ông già bao giờ cũng nói chắc nịch như vậy. Người vợ hiền của Ty Pheng, người phụ nữ đảm đang chăm lo cho các con cái, gia đình để chồng đi làm cách mạng, nắm tay tôi hồi lâu như để truyền cảm nỗi lòng của chị và thỏ thẻ nói: “Anh Khâm Tằn đi về Việt Nam, gặp anh Ty Pheng nói anh ấy vững cái bụng học tập, đừng lo gì cho em và con ở nhà. Nhờ anh giúp đỡ anh Ty Pheng tiến bộ”. Hai giọt nước mắt lăn trên đôi má, nhưng chị không hề bật ra tiếng khóc. Thật là một người phụ nữ hiếm có, tôi thầm khen chị. Sau này, nghe đồng chí Vân nói lại chị trở thành đảng viên, một cán bộ cốt cán trong những ngày đấu tranh chính trị với địch.

- Khâm Tằn! Con có về Việt Nam thì cũng đừng quên cái tên mẹ đặt cho đấy nhé!

Đó là lời nói của mẹ Phưn. Tôi cảm động nắm chặt tay bà mẹ đã cho mình cái tên suốt một đời.

- Con không bao giờ quên đâu mẹ ạ! - Tôi hứa với mẹ Phưn như vậy. Làm sao tôi có thể quên được cái tên đẹp đẽ đầy tự hào mà người mẹ Campuchia đã đặt cho tôi. Còn Văn Ni, em gái nhỏ nắm chặt tay tôi, rưng tưng hai khóe mắt. Em nhỏ nhẹ dặn: anh Khâm Tằn về mường Việt cũng đừng quên em! Tôi hứa sẽ không bao giờ quên cô giáo đã dạy chữ và tiếng cho mình.


Lễ phục khẻn cột chỉ tay cầu phước cho tôi được tổ chức vào buổi sáng hôm sau. Những vòng chỉ trắng là những vòng tình, vòng nghĩa của nhân dân Campuchia đôi với chiến sĩ tình nguyện Việt Nam cùng những chiếc khăn cà ma, những tấm xà rông tơ các mẹ, các chị tặng. Tôi một mực từ chối, tôi biết sắp tới nhân dân còn khó khăn nhiều. Cả làng Xê Mo kéo nhau ra tận bến, đứng nhìn theo bóng tôi đi.


Hai chiếc ca nô của đối phương chở chúng tôi xuất phát từ Kèng Nhày, xuôi dòng Xê Công, về Stưng Treng. Mỗi khi ngang qua bến của một làng ven sông, hoặc gặp một chiếc thuyền ngược dòng, chúng tôi đều đón nhận những bàn tay vẫy đầy trìu mến, những tiếng chào tiễn đưa với theo tha thiết. Chúng tôi đi mang theo bao tấm lòng thương yêu của đồng bào in đậm trong cuộc đời chiến sĩ tình nguyện, qua bao năm chung lưng đấu cật chiến đấu chống kẻ thù chung.


Rời Strưng Treng, xe hơi của quân đội Liên hiệp Pháp chở chúng tôi qua Kratié, qua Mê Mốt, đến ngã ba Chúp rẽ ngoặt về Prây Veng. Chúng tôi đã vượt chặng đường dài của con quốc lộ 13, quốc lộ 7, và tỉnh lộ 15.

Đến đâu đồng bào hai bên đường cũng đều dành cho chúng tôi những tiếng hoan hô “Chây-dô”, cùng những cử chỉ lưu luyến.

Một buổi chiều hạ tuần tháng 10.1954, gió nhẹ từ dòng Mê Công mơn man vuốt ve hàng me hai bên tỉnh   lộ 15, xua động những tán lá phất phơ như vạn bàn tay mềm mại vẫy chào đoàn chiến sĩ tình nguyện Việt Nam tại Campuchia lên đường về nước, cỏ cây cũng thấu hiểu lòng dạ thủy chung của người chiến sĩ. Một chiếc tàu chiến Pháp - kẻ bại trận vận chuyển chúng tôi rời Campuchia về khu tập kết Chắc Băng, Cà Mau.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2021, 02:44:39 pm »

III. Ở Môn-đun-ki-ri
(Trở lại đất nước Chùa Tháp lần thứ hai)


1. Tạm biệt Nam Nung

Nam Nung, dãy núi cao hơn 1.500m so mặt nước biển, như một biểu tượng của Quảng Đức (ngày nay là tỉnh Đắk Nông), quê hương của vị anh hùng N'Trang Lơng suốt 23 năm lãnh đạo người Mơ Nông đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp hào hùng và oanh liệt. Tôi đến với Nam Nung cuối tháng 10 năm 1959, sau bốn tháng xẻ dọc Trường Sơn, “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, hành quân từ Hà Nội vào. Theo chỉ thị của Bác Hồ, của Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng, đoàn B90 chúng tôi có nhiệm vụ về đến Nam Đắk Lắc, vùng núi Nam Nung, phối hợp với đội vũ trang công tác bám chiến trường từ sau hiệp định Giơ-ne-vơ đến nay ở đây để gây dựng cở sở và xoi mở hành lang vào Nam, nối liền hai chiến trường nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, xây dựng từ “một vùng trắng”, chưa có cơ sở chính trị trong quần chúng dân tộc trở thành vùng căn cứ cách mạng và hoàn thành con đường hành lang chiến lược Bắc Nam ở khu vực nầy, việc mà suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, ta đã tốn nhiều xương máu nhưng chưa thực hiện được.


Đón đoàn B90 chúng tôi ở đây là đội vũ trang công tác nam Đắk Lắc, do đồng chí Trần Phòng làm đội trưởng và các đồng chí cán bộ là Ama Nhao (Lê Đạo), Ama Thu (Lê Văn Hòa) và Ama Sa (Y Bớ, người dân tộc Mơ Nông). Theo chỉ thị của cấp trên, chúng tôi thống nhất với nhau thành một đơn vị với phiên hiệu mới là B4 do đồng chí Vũ Anh Ba (Hồng Ưng) làm Bí thư chỉ đạo chung.


Từ đó, chúng tôi được sống trong lòng đồng bào dân tộc Mơ Nông. Vốn có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm từ phong trào N'Trang Lơng, đồng bào tiếp thu cách mạng nhanh, đùm bọc, cưu mang và giúp đỡ chúng tôi trong công tác xây dựng cơ sở mở rộng địa bàn và từng bước xoi mở đường hành lang chiến lược.


Quá trình cùng sống và chiến đấu ở đây, đã để lại trong lòng chúng tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Từ một vùng chưa có cơ sở chính trị trong quần chúng, trở thành vùng căn cứ cách mạng, bảo vệ hành lang chiến lược, xây dựng lực lượng chính trị vũ trang nhanh chóng trưởng thành, lập nên những chiến tích vẻ vang, theo kịp với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn Miền. Đồng bào Mơ Nông vùng núi Nam Nung đã dành cho những người chiến sĩ giải phóng chúng tôi tình cảm đậm sâu của mối tình đoàn kết Thượng, Kinh, trong những ngày cực kỳ gian khổ của chiến trường.


Là một Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Đức, tôi đã gắn bó với nhân dân và các lực lượng vũ trang qua 10 năm chiến đấu và công tác, cùng lăn lộn ở cơ sở, từng cùng xung trận diệt đồn, phá ấp chiến lược, từng có lúc mang bắp hạt, mì khô làm lương thực hành quân giết giặc... và cũng nơi đây, dưới chân núi Nam Nung, hạnh phúc gia đình đã đến với tôi trong hoàn cảnh ngọt ngào. Thư, người con gái Củ Chi, nữ sinh Sài Gòn, chiến sĩ quân giải phóng đã đem lại cho tôi một tình yêu chân thành, sâu đậm. Bữa tiệc kết hôn thật đơn giản, chỉ có đĩa đậu phộng rang ngào đường với cốc trà B’lao, nhưng tình sâu nghĩa nặng, chúng tôi sông trong yêu thương, ý hợp tâm đồng đến nay đã 40 năm, có đủ cháu nội, cháu ngoại trong gia đình dầm ấm, thuận hòa và chứa đầy kỷ niệm của dải dất Nam Nung.


Tháng 12 năm 1968, tôi nhận dược quyết định của Bộ Tư lệnh Miền về làm Phó phòng Chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 10. Nhưng thực tế, tôi xa Nam Nung vào mùa Xuân năm 1970. Hồi đó, tôi phụ trách Chính ủy tiền phương Quân khu 10, trực tiếp chỉ huy các đơn vị chủ lực của Quân khu chiến đấu ở các mặt trận trọng điểm, theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh. Tháng 3.1970, đơn vị chúng tôi đang trên đường hành quân từ mặt trận Phước Long ra Quảng Đức để tấn công vào thị xã Gia Nghĩa, phối hợp cùng đợt tấn công đồng loạt của toàn miền Nam. Đêm lại, tạm dừng chân ở suối Đắk Đam, nghe đài phát thanh giải phóng đưa tin: Ngày 18.3, Lon Non đã làm cuộc đảo chánh, lật đổ Chính phủ Hoàng gia Campuchia, dựng lên cái gọi là “Chính phủ Cộng hòa Khơme”. Quốc trưởng Xi-ha-núc dang lưu vong ở nước ngoài và vận động thành lập Mặt trận Đông Dương chống Mỹ và tay sai. Anh em cán bộ các cơ quan tiền phương nói vui: “Tình thế này chắc thế nào anh Ba (tức là tôi) cũng đi Campuchia, giúp nhân dân Campuchia chống Lon Non”. Tôi không ngờ lời nói vui của anh em trở thành sự thật.


Đêm 30.3.1970, phối hợp với tiếng súng toàn miền, lực lượng Quân khu 10 hiệp đồng với lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Đức tấn công vào một số mục tiêu trong thị xã Gia Nghĩa và ngày hôm sau trụ lại đánh địch phản kích. Tôi đang cùng với đồng chí Đặng Ngọc Sĩ - Tư lệnh Quân khu 10 ngồi ở hầm chỉ huy sở, cầm máy điện thoại theo dõi tình hình quân ta đánh phản kích do đồng chí Nguyễn Thành Văn, người đồng hương Bình Định - Chính trị viên tiểu đoàn 212 báo cáo, thì được nhân viên cơ yếu trình cho tôi bức điện hỏa tốc của Bộ chỉ huy ở Quân khu cơ bản chuyển đến. Nội dung ngắn gọn như sau:

“Nhận được điện, đồng chí Ba Cung mang toàn bộ quân tư trang về hậu cứ Quân khu ngay để nhận nhiệm vụ mới"

Đồng chí Tư lệnh Quân khu Đặng Ngọc Sĩ nói: “Có lẽ Ba Cung về đi nhận nhiệm vụ ở Campuchia!”. Tôi cũng nghĩ như thế, lời nói vui của anh em không sai. Nêu đúng như thế thì kể từ nay tôi mới thật sự xa Quảng Đức, xa dãy núi Nam Nung mến yêu và nhiều kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu, nơi tôi coi như một trong những quê hương thứ hai của mình.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2021, 02:47:24 pm »

2. Trở lại đất Chùa Tháp (lần thứ hai)

Tôi về đến hậu cứ, đồng chí Việt Hồng, Phó Chính ủy Quân khu 10 trao cho tôi bức điện hỏa tốc của đồng chí Chín Vinh (Trần Độ), Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Miền, lệnh cho tôi đến thẳng Trường H14, gặp anh Chín Hồng (Đồng Văn Cống) nhận nhiệm vụ. Thời gian gấp rút, tôi không có điều kiện chia tay với đồng chí, đồng đội. Bữa cơm thân mật tiễn tôi trước khi lên đường, có các đồng chí Thường vụ Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu đầy lưu luyến và cảm động. Các đồng chí động viên tôi hoàn thành nhiệm vụ mới, tặng tôi chiếc đài Standar, một số thuốc men và 500 đồng tiền riêl (tiền Campuchia) làm lộ phí. Tôi ra đi mang theo biết bao kỷ niệm của những ngày ở khu 6, khu 10, cùng đồng chí, đồng đội ăn canh măng, lá bép, khoai sắn thay cơm, mang mì lát, bắp khô làm lương thực hành quân chiến đấu. Tôi nhớ K58, nhớ căn cứ Nam Nung, đồng bào Mơ Nông đã đùm bọc che chở cho tôi những ngày đầu gian khổ của chiến trường. Tôi biết, ra đi lần này không có điều kiện trở về khu 6, khu 10 nữa.


Tôi và tiểu đội trưởng Châu, người công vụ, bảo vệ cần mẫn và tin cậy, tự lực tìm đường về Trường Quân chính Miền (H.14), vượt qua những cụm rừng chi chít hố bom, ngổn ngang cây cối đổ gãy, có những cây bị bom quật chổng gốc lên trời, chứng tích của những trận B52 rải thảm, cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Khi tìm được trường, quang cảnh vắng tanh, không một bóng người. Tôi cầm bức điện của anh Chín Vinh trong tay, đang ngơ ngác chưa biết đi đâu, thì may quá gặp được đồng chí Ngân - Chủ nhiệm Hậu cần nhà trường, vừa đi đâu đó về. Anh cho biết, Quân Giải phóng ta đang triển khai giúp Campuchia giải phóng hai tỉnh Kratié và Môn-đun-ki-ri. Tất cả cán bộ giáo viên và học viên của trường được Miền huy động ra chiến trường cả rồi. Tôi chìa bức điện cho đồng chí Ngân xem và ngỏ ý muốn tìm đồng chí Chín Hồng (Đồng Văn Công). Đồng chí Ngân cho biết, anh Cống hiện giờ đang ở mặt trận Kra-ti-é và mời tôi ở lại H14 ngủ qua đêm, sáng mai đồng chí hướng dẫn đường để chúng tôi theo vết xe vận tải của Đoàn hậu cần 70, lên Soài Chịa. Soài Chịa tiếng Campuchia gọi là Svay Chréa, một làng lớn nằm trên trục lộ 13, địa điểm hậu cần đoàn 70 đang tập kết ở đó....


Chúng tôi lội bộ suốt ngày, chạng vạng tối mới đến Soài Chịa, gặp được tổ trinh sát của R. Các đồng chí trinh sát cho biết, ta nổ súng giải phóng thị xã Kratié tối hôm kia (tôi nhớ không nhầm là đêm 4 tháng 5 năm 1970), bây giờ đang truy kích địch và thu dọn chiến trường. Họ không rõ anh Chín Hồng ở đâu, nhưng biết cánh rừng cách sông Tê khoản 4,5 km có cơ quan chỉ huy của R và ở đó có ông Mười, nhưng họ không rõ tên.


Tôi đoán đó là anh Mười Khang, tức đồng chí Hoàng Văn Thái - Chỉ huy trưởng Quân Giải phóng miền Nam (B2), liền viết thư xưng rõ họ tên, chức vụ và sao nội dung bức điện của anh Chín Vinh để xin ý kiến anh Mười, cho anh biết tôi chờ ý kiến anh tại đơn vị hậu cần đoàn 70, đóng tại phum Đa. Tôi nhờ các đồng chí trinh sát chuyển gấp cho anh Mười.


14 giờ chiều hôm ấy, tôi nhận đuợc thư anh Mười, ngắn gọn mấy chữ: đồng chí Ấm! Đợi tôi ở cầu sông Tê, vào lúc 17 giờ, đi nhận công tác. Ký tên Mười Khang.

Tôi mừng quá đỗi, tôi và Châu tháp tùng xe hậu cần trở lại sông Tê. Đúng 17 giờ, chiếc xe du lịch màu sữa từ hướng nam chạy đến, đậu tại đầu cầu sông Tê. Một người đàn ông vạm vỡ bước xuống. Đoán biết đó là anh Mười Khang, tôi đứng nghiêm chào. Anh bắt tay tôi và hỏi:

- Ấm phải không? Tốt lắm, lên xe vào Kratié nói chuyện!

Lần đầu tiên, sau 10 năm kể từ ngày về miền Nam, được ngồi trên xe du lịch chạy bon bon trong vùng giải phóng, lòng tôi lâng lâng khó tả. Từ băng ngồi phía sau, anh Mười hỏi:

- Tiếng Lào và tiếng Campuchia, Ấm biết thứ tiếng nào giỏi hơn?

- Thưa anh tiếng Lào ạ! Tiếng Campuchia chỉ mới biết được xin ăn uống thôi ạ!

Anh bảo: rất tốt!

Vào đến Kratié, cán bộ sở chỉ huy ra chào đón anh.

Anh Mười giới thiệu tôi với mọi người và bảo tôi ngồi vào bàn làm việc. Anh cho biết, sáng mai, Sư đoàn 5 sẽ hành quân lên giúp Campuchia giải phóng thị xã Stưng Treng. Anh cử tôi cùng hành quân với sư đoàn, lên đó phụ trách Ủy ban Quân quản Stưng Treng, nhanh chóng ổn định đời sống và an ninh trật tự cho đồng bào. Anh đã điện cho Đại tá Nguyễn Môn - Chính ủy B3, tôi ra đó nhận nhiệm vụ cụ thể. Anh bảo tôi tranh thủ ngủ lấy sức để mai hành quân sớm, nhưng nào tôi có ngủ được.


Cứ thao thao, thức thức. Mỗi lần trông vào phòng làm việc vẫn thấy anh Mười ung dung ngồi trước tấm bản đồ, đưa chiếc kính lúp soi soi, rọi rọi tìm từng con số, đánh dấu tọa độ... ghi ghi, chép chép. Tôi thương anh quá chừng. Bỗng anh biểu đồng chí bảo vệ đánh thức tôi dậy và vào phòng làm việc gặp anh. Tôi nhìn đồng hồ đeo tay mới 1 giờ 30 phút sáng.

Anh hỏi tôi ngoài tiếng Lào còn biết tiếng gì nữa.

Tôi thưa với anh mình biết tiếng M’Nông. Anh lại hỏi đồng bào ở tỉnh Môn-đun-ki-ri nói tiếng gì? Tôi nói ở đó đại đa số là đồng bào dân tộc Mơ Nông. Anh Mười suy nghĩ một lát và nói:

Bây giờ việc quân quản ở Stưng Treng giao cho B3 phụ trách. Ấm trở lại tỉnh Môn-đun-ki-ri. Ở đó, ta đã giúp Campuchia giải phóng, tình hình đang diễn biến phức tạp. Anh Chín Hiền - Hiệu trưởng trường Lục quân giao cho Liên đội 97 biên phòng giải quyết. Ấm đến đó phụ trách Liên đội 97, để ổn định tình hình và giúp bạn xây dựng vùng giải phóng.


Sáng hôm sau, tôi theo chân anh Mười Khang trở về căn cứ nam sông Tê, để chuẩn bị đi Môn-đun-ki-ri.

Những ngày sống bên cạnh anh Mười là những ngày rất thú vị. Tác phong giản dị và ân cần của anh, đã làm cho tôi vững tâm trình bày với anh một số kinh nghiệm về công tác phát động quần chúng dân tộc, mà bản thân mình đã tích lũy được trong mấy năm qua ở vùng miền núi Phước Long - Quảng Đức.


Anh rất tâm đắc và truyền đạt cho tôi những vấn đề cốt lõi của chủ trương, chính sách của ta giúp Campuchia, trong mặt trận đoàn kết nhân dân Đông Dương chống đế quốc Mỹ và tay sai. Thái độ đoàn kết của ta đối với Đảng Cộng sản Campuchia lúc bấy giờ1 (Từ Đảng nhân dân cách mạng Khme cũ được thành lập ngày 26-6-1951. Sau đó Pôn Pốt ám hại Tổng bí thư Tusamut, đoạt quyền lãnh đạo, tổ chức đại hội đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Campuchia) là liên minh chiến lược và sách lược của ta là nhằm mục đích “thêm bạn bớt thù”, tập trung mũi nhọn vào chống đế quốc Mỹ và tay sai. Anh đã trang bị cho tôi cái vốn để về Môn-đun-ki-ri vận dụng vào tình hình thực tế ở chiến trường, xa cơ quan chỉ đạo cấp trên, độc lập công tác ở nơi hoàn toàn mới lạ.


Bữa cơm thân mật giữa tôi và anh Mười chỉ có bát canh chua với đĩa thịt hộp của Trung Quốc, đạm bạc nhưng đầy tình nghĩa. Ăn xong, anh Mười phổ biến cho tôi quyết định của Trung ương Cục và Quân ủy, Bộ Chỉ huy Miền thành lập Đoàn Tây Sơn và Ban cán sự giúp bạn. Anh thay mặt Quân ủy Miền chỉ định tôi làm Bí thư Ban cán sự và anh cho biết anh có việc về Bộ Chỉ huy Miền gấp, tôi chờ anh Chín Hồng gặp sẽ giao nhiệm vụ cụ thể.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2021, 02:48:06 pm »

Hôm sau, tôi gặp anh Chín Hồng “con hùm xám Bến Tre”, nghe danh anh từ lâu nay mới có dịp tiếp xúc. Dáng vóc anh to, cao, đầu tóc đã điểm bạc. Sau cái bắt tay niềm nở, anh trao cho tôi quyết định của R và cho tôi biết anh đã chỉ thị cho Liên đội 97 biên phòng, đặt dưới quyền chỉ huy của Ban Liên lạc Tây Sơn và điều từ Đoàn 79, bổ sung cho đơn vị tôi một khung bệnh xá với đủ y sĩ, y tá, người phục vụ và dụng cụ thuốc men cần thiết của một bệnh xá cấp trung đoàn. Lệnh tài vụ cấp cho tôi 2.000 đồng tiền riêl (giấy bạc Campuchia) làm cái vốn để xây dựng một đơn vị cấp tỉnh...


Từ Kratié đi Môn-đun-ki-ri xa vời vợi, rừng núi mênh mông, không có liên lạc dẫn đường, tôi và đồng chí Châu công vụ căn cứ theo địa bàn và bản đồ cắt đường mà đi. Giữa rừng, gặp một đám tàn binh Lon Non thất thủ Môn-đun-ki-ri, chúng cũng đang cắt rừng tìm đường về Kratié. Tuy là lính thất trận nhưng chúng đông người, vũ khí đầy đủ, chặn đường uy hiếp chúng tôi. Tương kế, tựu kế, tôi lấy chiếc huy hiệu có lồng hình Xi-ha-núc đeo lên ngực. Vốn là lính Hoàng gia, mới dưới quyền Lon Non sau ngày đảo chính, nên nhìn thấy ảnh Xăm Đéc Xi-ha-núc cả bọn chúng quỳ mọp xuống, chắp tay xá lia lịa. Nhờ lúc ở Kratié tôi nhặt được cuốn sách tự học đọc và viết chữ Khme, tranh thủ ngày đêm tôi học đến lúc này đem ra ứng dụng. Tôi bập bẹ giải thích cho chúng hiểu, từ ngày Lon Non đảo chính Chính phủ Hoàng gia, Xăm Đéc Xi-ha-núc đoàn kết với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đánh đuổi Lon Non thân Mỹ, phục hồi nền hòa bình trung lập của Campuchia. Tôi chỉ đường cho chúng tìm đến Phum Đa, ở đó có tổ chức người yêu nước của Campuchia đón tiếp. Nghe xong tên chỉ huy rất mừng, chúng cảm ơn rối rít, rồi ai đi đường nấy.


Chúng tôi cắt rừng đến vùng Keo Sma, cuộc càn Đông Dương của Mỹ và ngụy đang diễn ra, chịu một trận pháo quyết liệt của địch từ biên giới bắn qua. Chúng tôi lại cắt rừng qua Ô Răng đến Đay E. Đồng bào ở đây hầu hết là dân tộc Mơ Nông, thấy tôi nói được tiếng của họ trong giao dịch, tiếp xúc, hỏi đường, đồng bào thương, đem cơm lam, thịt rừng ra cho và dùng voi chở, dẫn đường cho chúng tôi tìm được một đơn vị của Quân khu 10 cử sang do đồng chí Chính trị viên Tiểu đoàn Lê Mâu phụ trách, đang phối hợp với Liên đội 97 giúp bạn ổn định tình hình. Đồng chí Lê Mâu chỉ đường cho tôi đến căn cứ một đội công tác thuộc Liên đội 97 biên phòng, do đồng chí Quốc Việt phụ trách. Đồng chí ấy cho biết, Liên đội có lệnh cho đơn vị mình tìm cách đón bắt liên lạc với người của R xuống và cho biết đội của đồng chí đang giải quyết một vụ rắc rối. Một đoàn voi của Khơme đỏ (danh từ quen gọi lúc bấy giờ đối với lực lượng cách mạng Campuchia) từ Kratié xuống Môn-đun-ki-ri, đào hầm súng do địch chôn giấu. Cả người và súng đội đang bắt giữ, người chỉ huy đàn voi tên là Koong. Tôi nói với Quốc Việt:

- Người này tôi chưa biết mặt, nhưng có nghe tên. Đồng chí ấy là Phó bí thư tỉnh ủy Kratié của Đảng bạn. Tối nay Quốc Việt cho tôi gặp.

Đêm đó nghe Koong trình bày rõ ràng, mới biết là đám lính tàn quân tôi chỉ đường về Phum Đa, đã gặp lực lượng cách mạng Campuchia trình diện và chỉ cho họ hầm vũ khí do mình cất giấu ở Môn-đun-ki-ri. Bạn đã sử dụng voi đi nhanh hơn chúng tôi và đào hầm lấy súng, trên đường về bị đội biên phòng Việt Nam bắt giữ. Tôi xác định với đội biên phòng, lời của đồng chí Koong là đúng sự thật và đề nghị đồng chí Koong thông cảm sự hiểu nhầm bất đắc dĩ của anh em Việt Nam, vì đồng chí đi không có giấy tờ của ai giới thiệu. Tôi trao đổi với đồng chí Quốc Việt, trả lại toàn bộ vũ khí và voi để đồng chí Koong trở về Kratié. Koong vui lắm, anh bảo lúc được mời lên gặp chỉ huy đơn vị, anh có suy nghĩ xấu với Việt Nam. Anh đã lận dao nhọn trong người, để đề phòng lúc cần đối phó (sau này Koong có báo cáo về sự hoà giải của tôi lên Khu 304 và Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia).


Căn cứ đội công tác biên giới của Quốc Việt đóng ở Đây E, thuộc huyện Chờ-Par, tỉnh Môn-đun-ki-ri, còn cách nơi Ban chỉ huy Liên đội 97 ở Kó Nhét hai ngày đường nữa. Quốc Việt đưa tôi đến Lao Ca, một phum nằm ở giáp ranh hai huyện Chờ-par và Kó Nhét.


Lao Ca là một phum dân tộc Mơ Nông, nhưng có một số người biết tiếng Lào. Thấy tôi nói được cả tiếng Mơ Nông và tiếng Lào nhân dân rất thương. Họ hỏi tôi nhiều chuyện, từ việc liên minh nhân dân Đông Dương chống Mỹ và Lon Non thế nào? Nhà vua Xi-ha-núc hiện giờ sống ra sao? Tại sao gọi là Khme đỏ, Khme đỏ tốt hay xấu, để chống Lon Non dân phải theo ai?, v.v...


Đêm ngủ tại Lao Ca đã tạo ra một tình cảm sâu sắc giữa tôi và nhân dân trong làng. Nhờ thông thạo ngôn ngữ (cả tiếng Lào và tiếng Mơ Nông) tôi đã giải thích cho họ mọi ngọn ngành, ngóc ngách, đặc biệt là tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia chống kẻ thù chung. Cuộc nói chuyện kéo dài cho mãi đến khuya, nhân dân còn đem cồng chiêng và rượu cần ra vui chơi tới sáng (Mấy tháng sau, vợ và con tôi từ Keo-Sêma về Kó Nhét, nghỉ lại đây. Nhân dân Lao Ca biết là vợ con tôi nên đối xử rất tử tế, còn cho cả trứng và gà để bồi dưỡng). Sáng hôm sau, nhân dân Lao Ca lấy voi chở tôi đi Kó Nhét.


Gặp Ban chỉ huy Liên đội 97 đóng quân ở trung tâm thị trấn Kó Nhét. Kó Nhét là một thị trấn trù phú, hầu hết là nhân dân Khme từ các tỉnh đồng bằng di dân lên lập nghiệp, đất đai phì nhiêu, rừng giàu gỗ quý, sông suối cá nhiều, nhà cửa khang trang, khác với những phum làng khác của người dân tộc ít người.


Cũng như Quốc Việt, đồng chí Quát - Liên đội trưởng và đồng chí Bảo - Chính trị viên Liên đội cho tôi biết là anh Chín Hồng có điện thông báo tôi sẽ về đây và báo cáo là sau ngày Môn-đun-ki-ri được giải phóng, Tỉnh ủy Quảng Đức có cử đồng chí Trần Thành - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy cùng một số cán bộ sang giúp Đảng và nhân dân Campuchia. Tôi gặp đồng chí Trần Thành, được biết là các đồng chí đang cùng Liên đội 97 quan hệ với Tỉnh ủy Môn-đun-ki-ri để tổ chức thành lập Mặt trận giải phóng Quốc gia Campuchia của tỉnh Môn-đun-ki-ri. Đồng chí Trần Thành cho biết đồng chí cũng vừa nhận được lệnh của tỉnh chỉ thị bàn giao công việc lại cho tôi và đồng chí về lại Quảng Đức.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2021, 02:49:00 pm »

Qua giới thiệu của Liên đội 97, tôi và các đồng chí Tỉnh ủy bạn gặp nhau. Bí thư Tỉnh ủy Môn-đun-ki-ri là đồng chí Xu Văn, người dân tộc Lào, vốn là Ít-xa-rắc thời chống Pháp. Nghe tôi tự giới thiệu mình thời kỳ đánh Pháp là quân tình nguyện Việt Nam, hoạt động vùng Đông Bắc Campuchia, có tên là Khâm Tằn. Anh mừng lắm và nói hồi đó không biết mặt nhưng có nghe tên Khâm Tằn, vì lúc ấy anh là bộ đội địa phương miền Đông Bắc. Đồng chí Dem - Phó bí thư và đồng chí Mây - Ủy viên Thường vụ, cả hai đều là dân Phnôm Pênh, vào Đảng nhân dân cách mạng Khơme từ hồi “hòa hợp dân tộc”1 (Đảng Nhân dân cách mạng khi ra công khai ở Phnôm Pênh sau Hiệp định Giơ-ne-vơ) và thoát ly vào rừng từ sau khi cách mạng Campuchia bắt đầu bị khủng bố. Nghe nói tôi là cán bộ từ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam đến, các đồng chí rất phấn khởi. Tôi sử dụng tiếng Lào để trình bày lại những vấn đề tiếp thu ý kiến của anh Mười Khang. Đồng chí Xu Văn vừa lắng nghe, vừa dịch lại cho hai đồng chí Dem và Mây. Các đồng chí nghe, ghi chép và nói việc họ liên lạc với Quân Giải Phóng miền Nam chưa được lệnh hay chỉ thị của Trung ương, nhưng trước tình hình có bước nhảy vọt như thế này thì cứ xắn tay áo lên mà làm, tranh thủ thời cơ có lợi cho cách mạng, khi liên lạc được với Trung ương, có vấn đề gì sai trái thì sửa.


Cuộc gặp gỡ đầu tiên rất thuận lợi, hai bên trao đổi với nhau trên tinh thần đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau. Họ là những đảng viên chân chính, rất tiếc là họ không thoát khỏi lưỡi gươm thanh trừng của Pôn Pốt, đã bị chúng sát hại từ những năm 1976-1977. Đặc biệt là đồng chí Xu Văn đối với anh em Việt Nam như người thân trong gia đình.


Với danh nghĩa Trưởng ban liên lạc giúp bạn, tôi đem kinh nghiệm công tác vận động đồng bào dân tộc xây dựng vùng giải phóng, để trao đổi với bạn. Việc đầu tiên bạn thống nhất với tôi là mở rộng Mặt trận Giải phóng, tập trung mũi nhọn vào mục tiêu đánh Mỹ và tay sai, với phương châm tổ chức là “trên rộng, dưới chặt”. Do đó, ở mặt trận cấp tỉnh, bạn cử Rô-son quan tư rưỡi, Tút quan tư và Xâm quan ba, ba người đã kéo quân ở Đây E và Kó Nhét ra hàng cách mạng ngay từ khi ta mới bao vậy kêu gọi, vào làm Phó chủ tịch và Ủy viên Ủy ban Mặt trận giải phóng Campuchia của tỉnh. Có cả Xếp Chok, đồn trưởng biên phòng vùng Srê-pốc, từng bảo vệ các đoàn công voa quân đội Hoàng gia Campuchia vận chuyển gạo, vũ khí đạn dược, từ cảng Xi-ha-núc-vin đưa lên tiếp tế cho ta ở mặt trận B31 (Hàng miền Bắc chi viện cho QGP miền Nam vào cảng Xi-ha-núc-vin, vận chuyển từ đó lên B3 bằng phương tiện công voa của quân đội Hoàng gia Campuchia). Nhưng, những người này sau đó không bao lâu bị Trung ương Đảng cộng sản Campuchia, dưới sự lãnh đạo của Pôn Pốt, liệt họ vào đối tượng nguy hiểm cần phải bị loại khỏi đời sống xã hội. Cuộc thanh trừng tiến hành rất bí mật, Đồng chí Xu Văn, Bí thư Tỉnh ủy rất bất bình với chủ trương trên, trong cuộc họp trao đổi thường kỳ giữa hai bên, đồng chí có đem vấn đề này trao đổi với tôi. Tôi nghĩ trong lúc ta mở rộng Mặt trận: “thêm bạn, bớt thù”, họ là kẻ đầu hàng, xử lý như vậy không có lợi, nhưng tôi không thể phê phán chủ trương của Trung ương Đảng bạn. Cuối cùng tôi nói với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là mình không dám có ý kiến vì vấn đề quá lớn... Thấy tôi bỏ lửng câu chuyện, đồng chí Xu Văn hình như hiểu được ý nghĩ của tôi, đồng chí chép miệng và bật ra tiếng thở dài.


Vấn đề trước mắt chúng ta giúp bạn lúc này, theo chỉ đạo của Miền là nhanh chóng nâng cao giác ngộ cách mạng trong quần chúng, phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng vùng giải phóng về chính trị, kinh tế vản hóa, xã hội và xây dựng lực lượng vũ trang.


Về xây dựng lực lượng, bạn chỉ yêu cầu ta giúp về trang bị và huấn luyện quân sự, về chính trị và công tác tổ chức hoàn toàn do bạn đảm nhận.

Trong hoàn cảnh chiến trường miền núi, kinh tế nghèo nàn, địa phương vừa mới giải phóng, bạn vừa mới từ chỗ hoạt động bí mật, lẻ tẻ, ra công khai quản lý một tỉnh hoàn toàn giải phóng, trăm bề khó khăn, nhất là về vật chất cần thiết để xây dựng lực lượng. Thay mặt Ban cán sự và Đoàn công tác giúp bạn, một mặt tôi viết thư gởi anh Chín Hồng (Đồng Văn Công), Mười Khang (Hoàng Văn Thái) để trình bày với Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền, một mặt viết thư cho anh Minh Chánh, Út Tùng, Đoàn hậu cần 86, trình bày những yêu cầu giúp bạn. Đoàn 86 điện trả lời là đã nhận được chỉ thị của R, trước mắt giúp bạn 100 bộ quân trang và quân dụng, đủ trang bị cho một đại đội, nhận tại kho ở Pha-la-khê...


Được lời như cởi tấm lòng. Tôi mừng quá, bàn với bạn huy động voi của dân và đoàn cử người đi về kho Pha-la-khê nhận quân trang, quân dụng. Còn vũ khí vận động quần chúng, tận thu số súng do tàn quân Lon Non tan rã hiện còn giấu rải rác trong dân, ta giúp bạn về đạn dược. Đồng chí Nguyễn Quốc Việt, cán bộ của Liên đội 97 biên phòng, được cử ra giúp bạn tổ chức huấn luyện kỹ, chiến thuật cho đơn vị mới.


Môn-đun-ki-ri có năm huyện: Kó Nhét, Chơ-pa, Bách Chăm Đa, Keo-Sêma và Ô Răng. Bạn bỏ tỉnh lỵ Môn-đun-ki-ri cũ ở Ô Răng, cơ quan Tỉnh ủy của bạn tạm thời đóng ở Kó Nhét, là một huyện có đông dân người Khơme, kinh tế sầm uất và có đường giao thông về Kratié, liên lạc với Khu 304 thuận lợi. Lớp huấn luyện quân sự đầu tiên thành công, bạn chỉ giữ lại tỉnh một ít, còn phân phối về làm bộ đội địa phương các huyện.


Lệnh của Bộ Chỉ huy Miền giải thể Liên đội 97, quân số chuyển hẳn cho Đoàn Tây Sơn (tức Ban Liên lạc giúp bạn ở Môn-đun-ki-ri) do Đoàn sắp xếp. Bổ sung cho đoàn một tiểu đoàn tân binh từ miền Bắc mới vào, do đại úy Phúc chỉ huy và một số cán bộ khác bổ sung vào ban Cán sự và thành lập cơ quan chỉ huy của đoàn. Miền quyết định tôi làm Bí thư ban cán sự, Trưởng ban liên lạc giúp bạn kiêm Chính ủy Đoàn Tây Sơn. Các đồng chí khác trong Ban chỉ huy Đoàn và Ban cán sự là Vương Lưu (Đoàn trưởng), Thân Văn Giai (Phó chính ủy), Nguyễn Tiến Đào (Đoàn phó), Nguyễn Hưởng (Tham mưu trưởng), Phạm Văn Đức (Chủ nhiệm Chính trị), Nguyễn Xuân (Chủ nhiệm Hậu cần),... Ban chỉ huy Liên đội 97 cũ về các cơ quan Đoàn, đồng chí Bảo, Chính trị viên Liên đội làm Phó Chủ nhiệm Chính trị, Hoàng Nga - Liên đội phó về làm Tiểu đoàn phó tiểu đoàn tập trung. Các đội trưởng như Đoàn văn Hòa, Quốc Việt, Trần Óng... được bổ nhiệm làm Trưởng ban giúp bạn ở các huyện.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2021, 02:49:47 pm »


Tuy từ nhiều nguồn hợp lại, nhưng tất cả cán bộ đều được quán triệt nhiệm vụ “giúp bạn là tự giúp mình”, nâng cao nhiệt tình công tác, vượt qua khó khăn bước đầu. Quân đông, lương thực thiếu thốn, có bộ phận phải vào rừng đào củ từ gai, nấu ăn thay cơm. Sinh hoạt phí mỗi ngày một cán bộ, chiến sĩ chỉ được 0,5 riêl (tiền Campuchia) nhưng tiền không đủ phát, chủ yếu đơn vị phải dựa vào đánh cá và săn bắn. Ở đây, được thiên nhiên ưu đãi. Các sông, suối như Kó Nhét, Chơ-pa cá rất nhiều, mỗi đơn vị chỉ cần một tay lưới, giăng dưới suối qua đêm là cũng đủ thực phẩm cung cấp cho bữa ăn. Còn thịt thú rừng cũng rất sẵn, nhất là voọc, trong các khu rừng nguyên thủy như Đây E, Bách Chăm Đa chúng sống từng đàn, dễ tìm và dễ bắn, anh em gọi đùa đó là những kho thực phẩm tươi sống của Đoàn.


Sau một tháng ổn định về tổ chức, Đoàn Tây Sơn đi vào nền nếp, thực hiện kế hoạch giúp bạn xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng toàn diện. Tôi được Ban Cán sự phân công đặc trách công tác giúp bạn phát động quần chúng, thực hiện ba phong trào hành động cách mạng: đánh địch (không để địch tái chiếm), sản xuất và xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt.


Nghe tôi trình bày dự thảo kế hoạch phát động quần chúng. Tỉnh ủy bạn rất tán thành. Đồng chí Xô Văn, Bí Thư Tỉnh ủy nói: “Việc nâng cao giác ngộ cách mạng cho quần chúng là một yêu cầu cấp bách, cần phải tiến hành thí điểm ở một nơi, rồi cùng nhau rút kinh nghiệm, nhân rộng ra”. Đấy là một phương pháp tốt, ta và bạn đều nhất trí lấy Srê Thum làm nơi phát động thí điểm.


Srê Thum có nghĩa là “cánh đồng lớn”. Phum Srê Thum là một làng đông dân nằm ở trung tâm tỉnh Môn-đun-ki-ri, có đủ thành phần dân tộc: Khơme, Mơ Nông, Hoa và một ít gia đình người Lào. Chủ yếu là nông dân Mơ Nông, nhưng cũng đủ các tầng lớp như người buôn bán, sĩ quan, binh lính, công chức chính phủ Hoàng gia, có thể đại diện cho các địa phương của tỉnh. Bạn quyết định thành lập đội công tác phát động quần chúng thí điểm, do đồng chí Mây - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy làm đội trưởng và đề nghị tôi làm đội phó. Tôi từ chối vai trò này và tình nguyện làm người giúp việc cho đội trưởng.


Qua hơn tháng trời công tác, đồng chí Mây rất tâm đắc với công tác phát động quần chúng, luôn luôn trao đổi học hỏi kinh nghiệm và tận tụy với công việc. Nhờ công tác điều tra tốt, phân từng đối tượng để giáo dục phù hợp, quần chúng giác ngộ cách mạng, thấy rõ bạn thù, dấy lên phong trào hành động cách mạng sôi nổi, các tổ chức ủy ban dân tộc tự quản, đoàn thể cách mạng, dân quân du kích được hình thành và củng cố. Bước vào vụ mùa, đồng bào tích cực sản xuất và hăng hái tham gia đóng góp cách mạng, nhiều thanh niên xung phong tòng quân, bổ sung cho lực lượng quân giải phóng Campuchia ở phía trước, số tàn quân Lon Non còn ẩn náu và giấu súng trong nhân dân lần lượt ra trình diện và nộp cho cách mạng hơn 20 súng các loại, có cả trung liên và cối 60 ly. Đặc biệt, vấn đề đoàn kết Việt Nam - Campuchia, bạn thấy rõ hơn, ta thực tâm giúp đỡ và tôn trọng cách mạng và nhân dân bạn. Riêng đồng chí Mây - Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp làm đội trưởng rất mến anh em Việt Nam và coi tôi như người bạn thân. Có những lúc rảnh rỗi, bên bát trà rừng chúng tôi kể chuyện cổ tích Campuchia, Việt Nam cho nhau nghe. Tôi tâm đắc nhất là chuyện đồng chí Mây kể về “À Xay” nói dối, lừa được cả bọn chúa đất, vua quan, như truyện Trạng Quỳnh của Việt Nam. Hết chuyện cổ tích, nói chuyện gia đình, đồng chí cho biết ở Phnôm Pênh mình còn người vợ và đứa con còn nhỏ. Từ thoát ly đi tham gia cách mạng, không nhận được tin tức, không rõ gia đình như thế nào, chưa biết cuộc kháng chiến còn bao lâu. Một hôm, đồng chí tâm sự:

- Những ngày cách mạng Campuchia trải qua thời kỳ đen tối, chúng tôi bị địch đánh dạt ra biên giới. Được các đồng chí Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giúp đỡ gạo, muối, quân trang... để chúng tôi tồn tại, ơn này rất lớn, chúng tôi không quên. Người chúng tôi mang ơn nhiều nhất là anh Mười Bày... cán bộ hậu cần vùng biên giới Môn-đun-ki-ri. Nhưng khi tình hình có phát triển đột xuất, Môn-đun-ki-ri được giải phóng. Thiếu phương tiện thông tin và chưa có liên lạc của Trung ương, chúng tôi còn trông ngóng chỉ thị của trên và theo dõi tình hình, thì gặp được anh Mười Bày. Vừa thấy chúng tôi, anh Mười bảo: “Tình hình này mà các anh còn vác lá cờ Cộng sản ngồi trong rừng!”. Nghe anh nói tôi tự ái và giận thật sự. Cho rằng các đồng chí Việt Nam, ỷ quân hùng tướng mạnh coi thường mình, nên không muôn liên lạc với nhau nữa.. Tôi biết anh Mười Bày, người đồng hương với tôi, là một cán bộ hậu cần của Miền, rất xông xáo, dũng cảm, tận tụy với nhiệm vụ, nhưng tính tình bộc trực, bỗ bã. Tôi xin lỗi về lời nói vô tình chứ không phải cố ý của anh Mười Bày, đối với đồng chí Mây và các đồng chí Tỉnh ủy. Thấy thái độ đồng chí Mây vui vẻ, tôi an tâm. Tiếc là đồng chí Mây đã bị Pôn Pốt thanh trừng từ năm 1976 ...


Phát động quần chúng thí điểm ở Srê Thum thắng lợi. Tỉnh ủy bạn triệu tập cuộc hội nghị cán bộ rộng rãi để đồng chí Mây phổ biến kinh nghiệm và chủ trương phát động quần chúng trong toàn tỉnh.


Do mối quan hệ công tác tốt, bạn đã chỉ thị cho các huyện trong tỉnh hợp tác chặt chẽ với các ban liên lạc của Việt Nam trên địa phương mình, chủ yếu là đi sâu vào công tác phát động quần chúng. Riêng ở Tinh ủy, mối quan hệ giữa hai bên ngày càng cảm thông, gần gũi nhau hơn. Nghe chúng tôi tổ chức hội nghị kiểm điểm công tác, bạn gởi bò tặng và thơ đến chúc mừng, động viên chúng tôi. Có lần, đồng chí Xu Văn chở người bạn đời của mình đến tận cơ quan tôi, đề nghị giúp đỡ đưa vào bệnh viện của quân giải phóng điều trị. Đồng chí cho biết vợ mình là người đồng đội, đồng chí, sống chết có nhau từ thời Ít-xa-rắc đến nay, hiện đang giữ chức Hội trưởng Phụ nữ tỉnh Môn-đun-ki-ri, bị bệnh dạ dày cấp tính. Tỉnh không có khả năng điều trị, nếu chị có mệnh hệ nào thì đó là sự mất mát lớn đối với đồng chí, không có gì bù đắp được. Tôi thông cảm và chỉ thị Quân y Đoàn, lập tức tổ chức chuyển bệnh nhân đưa vào bệnh viện Đoàn 86 ở phía tây phum Lao Ca, trên đường đi Kratié. Tôi viết một lá thư chân tình gởi cho bác sĩ Lễ - Viện trưởng, đề nghị đồng chí tận tình điều trị cho chị Xu Văn và cử một y tá theo chăm sóc dọc đường.


Đoàn voi chuyển chị đi rồi, đồng chí Xu Văn mắc võng nghỉ chung phòng với tôi và ở lại đêm cùng nhau tâm sự. Qua câu chuyện thân tình, đồng chí tỏ ra bất bình về một số sự kiện không hay trong quan hệ hai bên, xuất phát từ phía Campuchia. Đồng chí nói: “Campuchia hay Việt Nam, chúng ta đều là những Đảng viên Cộng sản, đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, phải có tinh thần quốc tế vô sản và quan điểm biện chứng đối với lịch sử. Bây giờ mà một số người còn đem chuyện “Tức tè ôông” ra nói, một câu chuyện trong quá khứ xa xưa, trước các triều đại phong kiến thì đâu phải là người Cộng sản”1 (Dưới sự lãnh đạo của Pôn Pốt, Đảng Cộng sản Campuchia lúc này đã bộc lộ quan điểm kỳ thị dân tộc, xuyên tạc lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia). Liên hệ với tình hình gần đây ở nơi này, nơi khác, tôi đồng tình với ý kiến của đồng chí Xu Văn. Tôi thấy ở đồng chí người đảng viên chân chính (rất tiếc là sau ngày 17 tháng 4 giải phóng Phnôm Pênh, đồng chí bị Pôn Pốt sát hại). Tôi viết thư báo cáo về Quân ủy Miền...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM