Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:54:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập 4  (Đọc 4749 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2021, 07:21:01 am »

2. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một lần nữa chúng ta phải chiến đấu chống lại một tên đế quốc có tiềm lực kinh tế, quốc phòng, khoa học - kỹ thuật vượt trội. Kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của cha ông, kinh nghiệm quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đề ra phương châm chiến lược đánh lâu dài. Đảng chỉ rã Quy luật của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là quy luật của một cuộc chiến tranh lâu dài...


Việt Nam chủ động đánh lâu dài; từng bước khai thác tiềm lực to lớn của nhân dân Việt Nam; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ; từng bước nâng cao thế và lực. Ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa”1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.108). Trên thực tế, nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ kéo dài 21 năm ròng rã. Suốt 21 năm ấy, cách mạng miền Nam đã xây dựng lực lượng từ không đến có, từ nhỏ đến lớn. Phong trào Đồng khởi năm 1960 làm rung chuyến miền Nam chính là bước nhảy vọt, khiến tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho quân giải phóng. Đổ thêm tiền của vào miền Nam Việt Nam để vực dậy quân đội Sài Gòn, Mỹ hy vọng Chiến tranh đặc biệt trở thành giải pháp hiệu quả. Kịp thời nắm bắt tình hình, ta tiếp tục củng cố, phát triển lực lượng, xây dựng thế trận chiến tranh “cài răng lược”, đẩy chiến tranh nhân dân lên một bước, làm phá sản Chiến tranh đặc biệt. Sau khi Chiến tranh đặc biệt thất bại, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh các loại hình chiến tranh, đồng thời không ngần ngại tăng thêm sức mạnh vật chất cho quân đội Sài Gòn. Tuy nhiên, với phương châm đánh lâu dài, càng đánh, càng mạnh, tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi từng bước, tiến đến giành thắng lợi trong một thời gian tương đối ngắn, quân và dân miền Nam lần lượt làm thất bại mọi loại hình chiến tranh của Mỹ. Vào cuối cuộc kháng chiến, chủ động tạo ra và nắm bắt thời cơ, quân và dân Việt Nam đã tập trung toàn lực “đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một bước nhảy vọt của kháng chiến trường kỳ, là kết quả của một quá trình lâu dài huy động sức mạnh vật chất, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, tạo những bước nhảy vọt quyết định, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Dân tộc Việt Nam vừa có kinh nghiệm đánh thắng địch trong một thời gian tương đối ngắn, đồng thời lại có truyền thống kiên trì kháng chiến, có nghệ thuật chiến thắng kẻ địch trong những cuộc chiến tranh lâu dài.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2021, 08:00:44 am »

IV- DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ CHÍNH, ĐỒNG THỜI TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ CỦA QUỐC TẾ

Nhận thức đúng đắn quan hệ biện chứng giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của sự vật, thấy rõ nhân tố bên trong là nhân tố quyết định sự phát triển của sự vật, còn nhân tố bên ngoài phải thông qua nhân tố bên trong để phát huy tác dụng, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng và đường lối tiến hành chiến tranh cách mạng dựa vào sức mình là chính; huy động, tổ chức, khai thác mọi lực lượng của nhân dân, của đất nước để giành thắng lợi.


Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Cách mạng ở nước nào trước hết cũng phải do quần chúng nhân dân ở nước đó tự làm lấy. Ăngghen cho rằng: "Việc giải phóng người lao động là việc của bản thân người lao động". Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng thắng lợi của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng ở Việt Nam trước hết và chủ yếu là dựa vào đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa vào sự nỗ lực chủ quan của quân và dân Việt Nam trên chiến trường, dựa vào những khả năng đấu tranh về chính trị, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, dựa vào nhân hòa, địa lợi, thiên thời của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc diễn ra trên đất nước Việt Nam. Đây cũng là quy luật giành thắng lợi của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay. Quy luật đó đánh dấu một bước phát triển mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các thời kỳ lịch sử trước đây. Nó thế hiện quan điểm coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thể hiện lòng tin của Đảng Cộng sản Việt Nam vào sức mạnh của nhân dân và dân tộc; quan điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, luôn gắn chặt cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng của nhân dân thế giới, phát huy những thuận lợi của thời đại để giành thắng lợi cho chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, đồng thời, góp phần đóng góp tích cực của dân tộc Việt Nam vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc khác trên thế giới.


Đoàn kết các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới là xu thế khách quan của thời đại, mở ra khả năng và điều kiện thuận lợi cho các nước kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thồi đại, giành thắng lợi cho cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và thực hiện việc kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới, với các lực lượng tiến bộ trên thế giới.


Trong các cuộc kháng chiến, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là phải luôn phát huy tư tưởng độc lập, tự chủ, phát huy nội lực chủ quan. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Việc giải phóng dân tộc luôn luôn là việc của bản thân ta”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr.44) và “Không nên ỷ lại vào ai hết. Tự do, hạnh phúc của dân ta phải tự dân ta vun trồng lấy”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.570). Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ quan điểm: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”3 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.522). Với tinh thần đó, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Kháng chiến trường kỳ gian khổ, đồng thời phải thực hiện tự lực cánh sinh, phải dựa vào sức mình là chính, chủ động ứng phó với mọi biến đổi của tình hình, “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”4 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr.150).


Dựa vào sức mình chính là dựa vào sức lực của toàn dân, dựa vào các điều kiện nhân hòa, thiên thời, địa lợi của đất nước, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. Tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của dân tộc là cơ sở để tranh thủ và tận dụng được sự ủng hộ, sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần của bạn bè trên thế giới, của các nước anh em, của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý, tiến bộ, kể cả nhân dân Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, trong khi coi trọng và không ngừng tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, chúng ta không được ỷ lại, dựa dẫm; không để ảnh hưởng đến độc lập, tự chủ của đất nước. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, tư tưởng tự lực cánh sinh là vô cùng quan trọng, là một chủ trương quan trọng chỉ đạo chiến tranh cách mạng. Nó xuất phát từ lòng tin tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam vào sức mạnh của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Một khi dân tộc Việt Nam được tổ chức, động viên và tập hợp theo những đường lối đúng đắn, thì có thể tạo nên những điều kỳ diệu và vượt qua mọi tình thế khó khăn, hiểm nghèo nhất.


Để có thể tự lực cánh sinh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương, một mặt, vừa chiến đấu, vừa giữ gìn lực lượng, cướp vũ khí của địch trang bị cho mình, tiết kiệm đạn dược, vừa đánh vừa học hỏi kinh nghiệm chiến đấu, trau dồi chiến lược, chiến thuật, tổ chức lực lượng dân quân, du kích rộng rãi; mặt khác, phải ra sức chuẩn bị lực lượng cho đầy đủ. Để có thể tự lực cánh sinh, thì điều chính yếu là phải phát triển, củng cố sức mình đủ để ứng phó được với mọi tình hình, và phải luôn giữ thế chủ động. Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính thể hiện quyết tâm, tính tích cực, chủ động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc hoạch định đường lối kháng chiến, tổ chức kháng chiến.


Tuy nhiên, theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tự lực cánh sinh không hoàn toàn có nghĩa là chỉ dựa vào sức mạnh duy nhất của nhân dân Việt Nam, mà đế cho sức mạnh đó được phát huy tối đa, chúng ta cần phải tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.


Từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã luận bàn về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người chỉ ra rằng: “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.304-305). Người khẳng định công cuộc giải phóng của các dân tộc bị áp bức "chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em"2 ((Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.128), và "muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp mình đã". Đồng thời với việc khẳng định sự nỗ lực "của chính bản thân mình", Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức coi trọng sự liên minh quốc tế, đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc để tranh đấu cho tự do, hạnh phúc. Người chỉ rõ sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế "Vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức".


Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời đại mới - thời đại của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đoàn kết, đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chống đế quốc. Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt đòi hỏi phải thực hiện đoàn kết quốc tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2021, 08:01:32 am »

Đặc biệt là sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, thì lực lượng cách mạng thế giới mà trung tâm là phe xã hội chủ nghĩa đã mạnh hơn lực lượng phản cách mạng là phe đế quốc chủ nghĩa. Cách mạng thế giới đang ở thế tiến công liên tục, từ nhiều phía vào chủ nghĩa đế quốc và giành được những thắng lợi to lớn. Đó là những điều kiện quốc tế đặc biệt thuận lợi mà cách mạng Việt Nam cần tranh thủ.


Từ quan điểm cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Để tạo nên sức mạnh lớn nhất cho cuộc kháng chiến, trên cơ sở dựa vào sức mình là chính, còn phải ra sức tranh thủ sự giúp đỡ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ trong chính các nước đi xâm lược. Bởi vì, “ý chí hòa bình rất mạnh trong nhân dân khắp thế giới, là một trở lực rất lớn cho nhũng bọn tư bản tài chính muốn gây lại chiến tranh, phản lại dân chủ”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr.74). Với sức mạnh mới của toàn dân tộc trong thời đại mới, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương dựa vào sức mình là chính, đánh giặc bằng sức mạnh của người Việt Nam, bằng sự ưu việt của chế độ mới, nhưng đồng thời cũng còn phải dựa vào sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn của cách mạng thế giới mà trụ cột là phe xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể tranh thủ được sự giúp đỡ quốc tế ngày càng lớn trên cơ sở phát huy được sức mạnh đoàn kết chiến đấu của cả dân tộc. Hơn nữa, sự giúp đỡ quốc tế bao giờ cũng phải thông qua sự nỗ lực chủ quan của nhân dân, của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam mới phát huy được hiệu quả.


Mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã đưa cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng hòa nhập vào trào lưu giải phóng của nhân loại - trào lưu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một bộ phận của thế giới và các dân tộc trên thế giới; cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít, không tách rời của cách mạng thế giới. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn kết chặt chẽ với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì thế, thực hiện đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản là một vấn đề nguyên tắc, có quan hệ tới sự sống còn của cách mạng Việt Nam và sự thành bại của công cuộc kháng chiến cứu nước. Hiểu thấu tầm quan trọng của nguyên tắc này, ngay từ khi ra đời, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta khẳng định nhiệm vụ và tính tất yếu đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam là: “Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, lại phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới". Tư tưởng này là cơ sở cho sự phát triển quan điểm, chủ trương, chính sách đoàn kết quốc tế của Đảng. Chủ trương, chính sách đó luôn được bổ sung, hoàn thiện và là một trong những nguồn lực quan trọng làm tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam, là một trong những nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhất quán với tư tưởng đó, trong tất cả các Cương lĩnh cách mạng sau này, Đảng luôn coi nhiệm vụ đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nhiệm vụ chiến lược.


Dưới chế độ phong kiến trước đây, tiến hành chiến tranh chống ngoại xâm, nhân dân Việt Nam phải hoàn toàn dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc. “Chúng chí thành thành”; “cử quốc nghênh địch”... là những tư tưởng cốt lõi của cha ông về tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc dựa vào sức mình. Song, chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ được tiến hành trong những điều kiện quốc tế hoàn toàn khác. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại của cách mạng vô sản, gắn liền phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức với các trào lưu cách mạng thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu bằng thắng lợi của Liên Xô trước quân đội phát xít, chủ nghĩa xã hội được mở rộng, phát triển thành hệ thống và trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của cách mạng thế giới, là thành trì, là chỗ dựa vững chắc của các dân tộc bị áp bức đang đấu tranh vì quyền dân tộc cơ bản. Cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Khi tiến hành chiến tranh chống lại các thế lực đế quốc xâm lược, Việt Nam nhận được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn, quý báu của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Sự ủng hộ, giúp đỡ đó là một trong những đảm bảo sức mạnh chính trị, tinh thần và vật chất, kỹ thuật, giúp cho Việt Nam đánh thắng kẻ thù có ưu thế vượt trội về nhiều mặt. Trong cuộc chiến tranh này, ngoài căn cứ địa, hậu phương trong nước, nhân dân Việt Nam còn có một hậu phương quốc tế rộng lớn. Việt Nam kháng chiến chống xâm lược với tiềm lực của đất nước cộng với một phần tiềm lực của cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Xác định cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới, để tạo sức mạnh tổng hợp cho cuộc kháng chiến, Đảng chỉ rõ: Phát huy sức mạnh đoàn kết, chiến đấu của dân tộc là cơ sở để tranh thủ và tận dụng được sự ủng hộ, sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần của bạn bè trên thế giới, của các nước anh em, của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý, tiến bộ, kể cả nhân dân Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể tranh thủ được sự giúp đỡ quốc tế ngày càng mạnh mẽ, rộng lớn trên cơ sở độc lập, tự chủ, không ỷ lại, dựa dẫm, vì sự giúp đỡ quốc tế chỉ hiệu quả thông qua sự nỗ lực chủ quan của toàn Đảng, toàn dân.


Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nắm vững mối quan hệ giữa tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Phát huy những thuận lợi của thời đại để giành thắng lợi cho chiến tranh cách mạng ở Việt Nam cũng là đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc khác trên thế giới. Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ không phải chỉ vì lợi ích dân tộc, mà còn vì lợi ích của cách mạng thế giới. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn mục tiêu kháng chiến của đất nước với mục tiêu hòa bình, độc lập, dân chủ của nhân loại tiến bộ: “Dân tộc Việt Nam ta đang tiến hành cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử của mình. Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lợi ích của phe xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc bị áp bức và của cả loài người tiến bộ, chúng ta đang chiến đấu và chiến thắng một kẻ thù hung ác nhất trên thế giới"1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.373). Sự hy sinh, dũng cảm đương đầu của dân tộc Việt Nam với những đế quốc đầu sỏ đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới; đồng thời, nhân dân tiến bộ thế giới tích cực phối hợp hành động và giúp đỡ nhân dân Việt Nam đánh bại kẻ thù chung.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2021, 08:02:21 am »

1. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong điều kiện mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài lúc này đều hoặc không có, hoặc rất khó khăn, với phương châm chiến lược dựa vào sức mình là chính, chủ động ứng phó với mọi biến đổi của tình hình, Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp sáng tạo, không ngừng củng cố thực lực của đất nước. Trong Lời tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về, ngày 23-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc cần phải làm: Chính phủ và nhân dân phải đồng tâm nhất trí, ra sức tổ chức, ra sức công tác, đoàn kết hơn nữa, mở mang kinh tế, xây dựng nước nhà, thực hành đời sống mới khắp mọi phương diện. Bất kỳ gái, trai, già, trẻ, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, toàn thể quốc dân phải ra sức làm việc; làm cho Chính phủ và nhân dân Pháp trông thấy, làm cho toàn thế giới trông thấy rằng, dân Việt Nam ta đã đủ tư cách độc lập, tự do, không thừa nhận ta tự do, độc lập thì không được. Thấm nhuần tư tưởng “có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.9, tr.157) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến, Đảng luôn khẳng định quyết tâm đem sức ta đẩy mạnh kháng chiến đến toàn thắng: “Nguyện vọng tha thiết của dân tộc ta lúc này là độc lập và thống nhất thật sự và hoàn toàn. Độc lập và thống nhất không thể xin mà được, cũng không thể nhờ ai giành hộ. Phải tự mình đấu tranh mà giành lấy. Vì thế dân tộc ta đã kháng chiến và phải kháng chiến đến cùng, kỳ cho tiêu diệt hết quân xâm lược”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.12, tr.111). Lúc này, khẩu hiệu “tự lực cánh sinh, độc lập, tự chủ” trở thành tâm huyết của mỗi người dân Việt Nam và được biến thành hành động.


Muốn kháng chiến trường kỳ đi đến thắng lợi, trong khi xác định dựa vào lực lượng của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhận thức được rằng, phải ra sức bồi dưỡng lực lượng, phải làm cho lực lượng đó ngày càng lớn mạnh, lúc đó mới thực hiện được tự lực cánh sinh. Từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công đến trước chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân đã tự mình xây dựng được một lực lượng chính trị, quân sự hùng hậu, một nền kinh tế, văn hoá, giáo dục ngày càng phát triển, một nhà nước tuy còn non trẻ, nhưng mang bản chất của dân, do dân, vì dân. Trong lò lửa kháng chiến, một nước Việt Nam mới, độc lập, phú cương đang được rèn đúc.


Với hàng loạt biện pháp trong các lĩnh vực, nền kinh tế được từng bước phục hồi, nền dân chủ nhân dân được xây dựng, nạn đói, nạn lụt gây tác hại tới đời sống nhân dân được khắc phục, nền văn hoá mới - nển văn hoá phục vụ mục tiêu “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” được xây dựng, củng cố... đã đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của kháng chiến. Nền kinh tế tự cấp tự túc được đẩy mạnh theo hướng toàn dân sản xuất, đảm bảo các nhu cầu chủ yếu trong đời sống: Thóc lúa, vải, giấy. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tích cực xây dựng nền công nghiệp quốc phòng để sửa chữa, sản xuất vũ khí, đạn dược, bảo đảm cho chiến đấu trên các chiến trường và phục vụ cho chiến tranh du kích phát triển rộng khắp trong cả nước. Nhờ vậy, sức mạnh của kháng chiến được tăng cường, đủ sức phá thế bao vây của địch, mở rộng quan hệ quốc tế.


Từ khi cách mạng Trung Quốc thành công, Việt Nam được các nước Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân công nhận, chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 giành được thắng lợi, Việt Nam đã được nối liền với thế giới dân chủ. Nhận thấy đây “là một dịp cho tinh thần ỷ lại vào các nước bạn và tinh thần lạc quan tếu tăng thêm”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.12, tr.115), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh phương châm tự lực cánh sinh là chính. Và thực tế chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã chứng minh: đối phương càng đánh càng suy yếu và nhân dân Việt Nam càng đánh càng mạnh, nhờ ở sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2021, 08:03:54 am »

2. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, “tự lực cánh sinh là chính” là phương châm chiến lược quan trọng trong đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam ở miền Nam lấy tự lực cánh sinh làm chính, mặc dầu sự ủng hộ của quốc tế là quan trọng và vô cùng quý báu. Bởi vì, đây là một cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, không cam tâm làm nô lệ, vùng lên để tự giải phóng; bởi vì, độc lập khách quan bên ngoài dù có thuận lợi đến đâu, cũng phải thông qua sự nỗ lực chủ quan bên trong mới phát huy được tác dụng”1 (Võ Nguyên Giáp: Cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ và tay sai nhất định thắng lợi, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964, tr.52). Đương đầu với một kẻ thù mạnh, sừng sỏ, Đảng luôn xác định chỉ có thực lực của đất nước mới là yếu tố quyết định thắng lợi; từ đó đã động viên một cách cao nhất sức người, sức của, nhân tài, vật lực cho chiến trường. Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, khẩu hiệu: “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, "Tất cả cho tiền tuyến”... đã trở thành lời hiệu triệu tha thiết, tạo nên những làn sóng thi đua mạnh mẽ, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh, miền Bắc vẫn đảm đương một cách xuất sắc vai trò của hậu phương lớn, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.


Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ tìm cách đánh bại cách mạng Việt Nam, xóa bỏ ngọn cờ giải phóng dân tộc, tiêu diệt tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á và trên thế giới. Do vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam trở thành tiêu điểm của cuộc đọ sức quyết liệt giữa hai lực lượng, hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam không những chiến đấu vì lợi ích sống còn của dân tộc, mà còn gánh vác sứ mệnh lịch sử trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Muốn chiến thắng trong cuộc đối đầu lịch sử, nhân dân Việt Nam không thể phát huy hết tiềm năng và nguồn nội lực, nếu không gắn sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc với những trào lưu cách mạng thời đại. Trên cơ sở dựa vào sức mình là chính, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ, cố gắng huy động đến mức cao nhất lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, lực lượng vật chất và tinh thần sẵn có, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng và Nhà nước ta chủ trương trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện cho được sự đoàn kết liên minh với các lực lượng cách mạng của thời đại, phải chăm lo vun đắp và phát triển tình đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước hết là với Liên Xô, Trung Quốc, lấy đó làm cơ sở, làm hạt nhân để mở rộng đoàn kết với tất cả những người cộng sản, những lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ khác, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.


Đương đầu với Mỹ - một nước chưa từng bại trận trong lịch sử 200 năm lập nước của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, một cường quốc có tiềm lực, sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội hơn Việt Nam nhiều lần (dân số Việt Nam lúc đó chỉ xấp xỉ bằng 1/6 nước Mỹ, giá trị tổng sản phẩm quốc dân của miền Bắc bằng 1/1000, lực lượng so sánh về quân sự giữa hai bên, nhất là về trình độ khoa học - kỹ thuật, chênh lệch rất lớn, nghiêng về phía Mỹ), vấn đề cơ bản đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, mà trước hết là cho các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam là phải động viên được sức mạnh của toàn thể dân tộc thông qua khối đại đoàn kết toàn dân và tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ tối đa sự ủng hộ, sức mạnh vật chất, tinh thần của các lực lượng dân chủ, tiến bộ, hòa bình trên thế giới, kết hợp nội lực với ngoại lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cuộc kháng chiến mà Đảng, Chính phủ Việt Nam lường định là sẽ vô cùng khốc liệt. Lúc này, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nhu cầu tất yếu, khách quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đảng ta coi đây là một trong những nhiệm vụ chiến lược cấp thiết, quan trọng của cách mạng Việt Nam, một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó cũng chính là một quyết sách vô cùng đúng đắn của Đảng.


Nhân dân Việt Nam không những chiến đấu vì lợi ích sống còn của dân tộc, mà còn gánh vác sứ mệnh lịch sử làm người chiến sĩ xung kích trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Muốn đánh thắng trong cuộc đối đầu lịch sử này, nhân dân ta không thể chiến đấu đơn độc, không thể phát huy hết tiềm năng và nguồn lực, nếu không gắn sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc với những trào lưu cách mạng của thời đại. Hơn nữa, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong điều kiện phe xã hội chủ nghĩa không ngừng lớn mạnh với hơn một ngàn triệu dân, có tiềm lực kinh tế hùng hậu, lực lượng quốc phòng mạnh mẽ. Đó là chỗ dựa vững chắc, là thành trì chắc chắn của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Từ chỗ bị bao vây bốn phía, Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở dựa vào sức mình là chính, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ, cố gắng huy động đến mức cao nhất lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lực lượng vật chất và tinh thần sẵn có. Đó là một nhân tố rất quan trọng, có tác dụng tăng cường mạnh mẽ lực lượng chiến đấu của nhân dân Việt Nam, nhằm đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.


Trên thực tế, suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước Việt Nam là củng cố, tăng cường tình đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, viện trợ của cả Liên Xô, Trung Quốc, của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, củng cố chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Đồng thời với việc tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn, Việt Nam luôn chú trọng tranh thủ bất kỳ bất cứ điều kiện có lợi nào cho cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ của mình. Việc các nước xã hội chủ nghĩa khác (Ba Lan, Hunggari, Tiệp Khắc, Cuba, Triều Tiên, Mông Cổ...) tích cực ủng hộ Việt Nam trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến là sự thế hiện đường lối đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ, vững chắc, sự giúp đỡ to lớn trên cả hai phương diện tinh thần và vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân loại tiến bộ. Đặc biệt, sự giúp đỡ hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, Trung Quốc từ vũ khí, phương tiện chiến tranh, lương thực, ngoại tệ mạnh, đến cả vật tư, kỹ thuật và hàng tiêu dùng thông dụng đã góp phần quan trọng, tăng cường khả năng quốc phòng và sức mạnh chiến đấu của quân đội và nhân dân. Các lực lượng cách mạng khác, các tầng lớp nhân dân lao động, các chiến sĩ hòa bình, nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ cũng đã dành cho sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam sự ủng hộ, đồng tình sâu sắc. Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2021, 08:04:45 am »

Trong điều kiện giữa các nước xã hội chủ nghĩa nảy sinh bất đồng, Liên Xô và Trung Quốc đang có mâu thuẫn sâu sắc, bằng những nỗ lực cao độ, những bước đi sách lược linh hoạt, Đảng, Nhà Việt Nam đã thành công trong việc tranh thủ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa từng bước đồng tình, đi đến ủng hộ đường lối, mục tiêu, lập trường, quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Các nước xã hội chủ nghĩa đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ một cách toàn diện. Mỗi bước phiêu lưu, mỗi tính toán leo thang, nhà cầm quyền Mỹ đều phải cân nhắc phản ứng của Liên Xô, Trung Quốc, của các nước xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã tận dụng vai trò quan trọng của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa trên trường quốc tế, đặc biệt đối với các tổ chức dân chủ, hòa bình, với phong trào giải phóng dân tộc để tạo những điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến. Việt Nam tranh thủ được các viện trợ không hoàn lại, cho vay không tính lãi với nhiều chương trình kinh tế, thương mại, lương thực, ngoại tệ... và đặc biệt là viện trợ quân sự của cả Liên Xô, Trung Quốc. Riêng về viện trợ vật chất, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tổng khối lượng viện trợ quốc tế cho Việt Nam ước tính 2.362.682 tấn, trị giá 7 tỷ rúp1 (Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạngViệt Nam - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.601). Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa (đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc) to lớn về khối lượng, toàn diện về chủng loại, kịp thời theo yêu cầu của Việt Nam đã tạo ra cho cuộc kháng chiến sức mạnh cần và đủ để hạn chế một phần sức mạnh của Mỹ, bảo đảm cho nhân dân Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn. Suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương xây dựng trên nguyên tắc “hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền”1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.470) và nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc, không ngừng được củng cố, vun đắp vì lợi ích chung. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba chiến trường Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam đã buộc quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn phải phân tán lực lượng để đối phó. Điều này đã tạo điều kiện cho mỗi nước, cho chiến trường chính miền Nam Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động quân sự, mở các cuộc tiến công chiến lược tiêu hao, tiêu diệt đối phương, giữ vững, mở rộng những địa bàn đứng chân của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam và căn cứ của lực lượng cách mạng Lào, Campuchia. Một biểu tượng sinh động của tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào - Campuchia là tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn - tuyến giao thông huyết mạch đã đứng vững, bất chấp mọi sự đánh phá, ngăn chặn quyết liệt của kẻ thù, làm tròn nhiệm vụ gắn bó, nối liền chiến trường ba nước, nối liền hậu phương miền Bắc với các hướng chiến lược quan trọng. Phong trào giải phóng dân tộc và thế giới thứ ba là bạn bè, đồng minh tự nhiên của Việt Nam, nguồn ủng hộ chính trị, cổ vũ tinh thần cho nhân dân Việt Nam, như một lực đẩy tương hỗ đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam, tạo ra sự cô lập nhất định, dội gáo nước lạnh vào nước Mỹ hiếu chiến, mở rộng đáng kể hậu phương quốc tế của Việt Nam. Phong trào đã tác động nhất định tới chính sách chiến tranh của Mỹ, tác động rõ rệt đến thái độ, cũng như ứng xử của Liên Xô, Trung Quốc trong vấn đề giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ. Trong lịch sử loài người, có lẽ chưa từng có một phong trào quốc tế nào có phạm vi rộng lớn như Mặt trận nhân dận thế giới ủng hộ Việt Nam, bao trùm khắp cả năm châu lục, lan tỏa từ các nước xã hội chủ nghĩa tới các nước tư bản chủ nghĩa, tới các nước dân tộc độc lập, liên kết rộng rãi các xu hướng chính trị - xã hội trên thế giới vì Việt Nam mà đấu tranh. Phong trào lên án giới cầm quyền Mỹ, thúc đẩy nhân dân Mỹ chống chiến tranh đã ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của nhà cầm quyền các nước. Lương tri loài người thức tỉnh, cả loài người tiến bộ đứng về phía Việt Nam. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao, nguồn động viên mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam, sức mạnh cộng hưởng nâng cao tầm vóc cuộc chiến đấu của Việt Nam trên thế giới. Phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh rộng lớn, kiên cường và quyết liệt, dẫn đến sự phân hóa đối với giới cầm quyền Mỹ, tạo thành một sức ép thường trực, đòi lập lại hòa bình, rút quân Mỹ và chống kéo dài, mở rộng chiến tranh. Phong trào đặt chính quyền Mỹ, nhà nước Mỹ trước nguy cơ của sự khủng hoảng toàn diện, "cơ cấu của chính phủ đã bị tan rã. Ngành hành pháp bị choáng váng"1 (H.Kítxinhgiơ: Những năm tháng ở Nhà Trắng, Bản dịch lưu tại Thư viện Quân đội, 1982, tr.190), Mỹ bị cô lập ngay tại nước Mỹ, rơi vào khủng hoảng triền miên, phải "chiến đấu với một tay bị trói sau lưng". Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đây là "mặt trận thứ hai" chống Mỹ, một cuộc chiến tranh trong lòng nước Mỹ, góp thêm một sức mạnh mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.


Trong cuộc đối đầu lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ, thế giới không ít người chỉ thấy sức mạnh của Mỹ, sợ Mỹ, khuyên Việt Nam phải trường kỳ mai phục ở miền Nam. Đảng nhận rõ Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất trong phe đế quốc, nhưng sức mạnh của Mỹ không phải là vô hạn, Mỹ đang đứng trước nhiều mâu thuẫn. Nắm vững chiến lược tiến công, giữ vững độc lập, tự chủ, nêu cao ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, nhân dân Việt Nam đã đánh bại Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Tóm lại, thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong điều kiện bị chủ nghĩa đế quốc bao vây đã chứng minh sức mạnh to lớn của nhân dân Việt Nam biết nắm vững phương châm dựa vào sức mình là chính. Thắng lợi đó cũng không tách rời sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Phong trào cách mạng thế giới đã tạo nên những điều kiện khách quan thuận lợi cho chiến tranh cách mạng Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh Việt Nam bị bao vây, hay khi đã kết nối với các nước xã hội chủ nghĩa, thì trực tiếp hay gián tiếp, về mặt chính trị, tinh thần hay vật chất, nhân dân Việt Nam đều nhận được sự ủng hộ, đồng tình mạnh mẽ và rộng rãi của anh em bầu bạn khắp năm châu trong sự nghiệp cách mạng của mình.


Dân tộc Việt Nam đã nhiều lần tiến hành chiến tranh chính nghĩa để giải phóng dân tộc hoặc bảo vệ Tổ quốc, nhưng chưa bao giờ phát huy được sức mạnh của toàn dân đánh giặc, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ quốc tế to lớn như ngày nay. Đây không chỉ là một nhân tố khách quan của thời đại, mà còn là nghệ thuật lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo chiến tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã quán triệt sâu sắc quan điểm coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tin tưởng vững chắc vào sức mạnh của nhân dân Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, luôn luôn biết phát huy nhân tố thuận lợi của thời đại để giành thắng lợi cho cách mạng, cho khởi nghĩa vũ trang. Chiến tranh cách mạng ở Việt Nam đã góp phần tích cực của nhân dân Việt Nam vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết hợp tinh thần độc lập, tự chủ với tinh thần đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2021, 08:53:45 pm »

V- NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Nghệ thuật quân sự, hiểu một cách chung nhất, là nghệ thuật chỉ đạo các hoạt động đấu tranh vũ trang trong chiến tranh, là một bộ phận rất quan trọng của phương thức tiến hành chiến tranh và của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh. Như thế, nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) là nghệ thuật chỉ đạo các hoạt động đấu tranh vũ trang của cuộc chiến tranh nhân dân trên đất nước Việt Nam.


Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) được tiến hành dựa trên cơ sở của đường lối, phương châm và chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân dân chống thực dân, đế quốc xâm lược, nhằm tạo nên sức mạnh hiện thực đánh thắng chiến tranh xâm lược thực dân cũ và mới. Đó là sự phát triển phương pháp cách mạng và phương thức tiến hành chiến tranh trên đất Việt Nam và gắn bó chặt chẽ với quá trình cách mạng và chiến tranh cách mạng của ba nước Đông Dương trong xu thế phát triển mạnh mẽ của các trào lưu cách mạng thời đại.

Tư tưởng nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam gồm những nội dung chính sau:


1. Nghệ thuật tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị

Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của chiến tranh cách mạng Việt Nam là một nước nhỏ chống lại với những nước lớn, "lấy yếu chống mạnh", "lấy ít địch nhiều", Đảng đề ra đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Với đường lối đó, nghệ thuật quân sự của ta trước hết là nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc, đánh giặc bằng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí và mọi hình thức. Đó cũng là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới của nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc.


Để đánh thắng những đội quân xâm lược lớn, Đảng ta không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang, mà còn dựa vào sức mạnh của toàn dân để tiến hành chiến tranh nhân dân. Trong các cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc từ khi có Đảng, toàn dân Việt Nam đã đứng lên, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang nhân dân, trực tiếp chiến đấu chống lại sự thống trị, sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Huy động toàn bộ sức mạnh tinh thần, vật chất, trí tuệ của cả dân tộc, tổ chức kháng chiến toàn dân, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng những kẻ thù lớn và mạnh hơn gấp nhiều lần. Khối đoàn kết toàn dân đánh giặc đã bao vây, chia cắt lực lượng của đối phương, làm cho đối phương suy yếu, rồi đi đến thất bại hoàn toàn. Chiến tranh toàn dân có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với nhau, với cách đánh linh hoạt, sáng tạo, phù hợp đã khiến đối phương bị tiêu hao lớn, làm thất bại mọi cuộc tiến công của đối phương. Dù có tăng cường lực lượng và trang bị vũ khí trên chiến trường đến đâu, đối phương cũng không thể nào đổi phó với lực lượng toàn dân đánh giặc, rất khó có được thế chủ động trên chiến trường. Đi đôi với nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng quân sự của địch, đấu tranh vũ trang còn có nhiệm vụ bảo vệ dân, giữ dân, giành dân, làm chỗ dựa cho quần chúng cách mạng. Do vậy, cùng với đẩy mạnh tấn công địch bằng đấu tranh vũ trang, chúng ta cũng cần tấn công đối phương mạnh mẽ trên mặt trận chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị do Đảng lãnh đạo đã đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện. Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng. Ngoài ra, trong cuộc kháng chiến toàn dân, lực lượng chính trị của quần chúng không chỉ là lực lượng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến, mà còn là lực lượng trực tiếp tấn công địch bằng nhiều hình thức phong phú như đấu tranh chính trị trực diện với đối phương, nổi dậy giành chính quyền với các mức độ làm chủ khác nhau, tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính... Cùng với lực lượng vũ trang của nhân dân, lực lượng chính trị của quần chúng thực hiện sự kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tác chiến bằng những hình thức đấu tranh phong phú. Đó chính là nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, tiến công bằng cả lực lượng vũ trang lẫn lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công cả trước mặt và sau lưng địch, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị; đồng thời, kết hợp nhiều cách đánh khác nhau: Đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ, tiêu hao, tiêu diệt gắn liền với việc làm tan rã hàng ngũ, đập tan ý chí xâm lược của đối phương. Hoạt động quân sự không còn là việc riêng của quân đội, mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh vũ trang cũng không còn là lĩnh vực dành riêng cho quân đội chính quy, mà được toàn dân tự giác tham gia, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng. Như thế, lĩnh vực quân sự và chiến tranh trong trường hợp của Việt Nam không thể giới hạn vào những hoạt động tác chiến của quân đội chính quy trên chiến trường. Đây chính là một trong những mấu chốt khiến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ không thể nắm bắt được hoạt động quân sự của Việt Nam.


Quán triệt yêu cầu chỉ đạo nói trên, nghệ thuật quân sự Việt Nam trước hết phải xác định đúng đắn nhiệm vụ của lực lượng vũ trang và của đấu tranh vũ trang trong cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện. Đi đôi với việc tiêu diệt lực lượng quân sự của đối phương, các lực lượng vũ trang phải luôn chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển cơ sở chính trị, đẩy mạnh đấu tranh chính trị của quần chúng, đẩy mạnh công tác binh vận, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền và làm chủ. Mặt khác, phải ra sức tận dụng thắng lợi của đấu tranh chính trị, của công tác binh vận... để tiến công quân sự, tiêu diệt đối phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.298). Trong chiến tranh cách mạng, muốn phát huy đến mức cao độ nhất sức mạnh của toàn dân, của cả nước đánh bại chiến tranh tổng lực của đối phương, nhất định phải đánh trên mọi mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - tư tưởng và ngoại giao. Mỗi mặt trận đều có vị trí quan trọng. Có nghĩa là phải tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện, tiến công toàn diện vào nền tảng thống trị quân xâm lược bằng bạo lực cách mạng của quần chúng. Trong chiến tranh cách mạng Việt Nam, chiến tranh toàn dân luôn đi đôi với toàn diện.


Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc và đánh giặc toàn diện. Đó là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang, và hoạt động của quần chúng nhân dân cầm vũ khí đánh giặc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2021, 08:54:30 pm »

2. Nghệ thuật thực hiện chiến lược đánh lâu dài, sáng tạo, linh hoạt, tranh thủ thời gian, nắm bắt thời cơ, giành thắng lợi quyết định

Trong điều kiện mạnh hơn về lực lượng vũ trang tập trung, về trang bị vũ khí, nên đối phương thường muốn đánh nhanh, thắng nhanh để lợi dụng tối đa ưu thế đó. Trong khi đó, quân dân Việt Nam phải đánh lâu dài để chuyển yếu thành mạnh, phân tán lực lượng tập trung của đối phương để tiêu hao, tiêu diệt, làm cho đối phương từ mạnh trở thành yếu, đập tan âm mưu đánh chớp nhoáng của chúng. Quá trình đánh lâu dài là quá trình liên tục tiến công, đánh đổ đối phương từng bộ phận, đánh bại từng âm mưu chiến lược của đối phương, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn. Để thực hiện đánh lâu dài, Đảng chủ trương phải ra sức tranh thủ nhân dân, đánh bại mọi âm mưu giành dân, lấn đất của địch; vừa tiến công, vừa tiêu diệt địch vừa xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của ta, ra sức củng cố hậu phương, căn cứ địa, thực hiện càng đánh, càng mạnh.


Đánh lâu dài không có nghĩa là đánh mãi, đánh không điểm dừng, mà phải kết hợp lực, thế, thời cơ, thời gian để giành chiến thắng trọn vẹn. Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng quân sự của nền quân sự Việt Nam hiện đại, khi nói về thế và lực đã giải thích: “Quả cân chỉ một kilôgam, ở vào thế lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được một vật nặng hàng trăm kilôgam. Đó là thế thắng lực”1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.455).


Ngoài ra, vấn đề thời cơ cũng là một vấn đề mang tính quyết định, phải biết tranh thủ thời cơ để giành thắng lợi. Để phát huy hiệu quả của lực, thế, thời, chúng ta cần phải có mưu kế đánh địch. Những vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau. Thế, lực vận động thì tạo ra thời; biết dùng mưu thì sẽ hạn chế được cái mạnh của địch, phát huy được cái mạnh của ta, tạo điều kiện chuyển biến về chất ở những thời điểm quyết định để giành thắng lợi.


Ngoài ra, tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu kế còn luôn phải gắn với các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, bởi đây là những nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh, trong đó nhân hòa là nhân tố quan trọng, bởi “Trong hai phe giao chiến, phe nào có đầy đủ điều kiện nhân hòa là phe ấy thắng”2 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.463). Có nhân hòa mới có lực lượng, mới tạo được thế trận, mới tạo ra thời cơ và tranh thủ được thời cơ. Một khi “Lòng yêu nước của đồng bào, nhập với hình thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch”1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.366), nó sẽ có sức mạnh đánh tan mọi cuộc tấn công của quân thù.


Như vậy, trong lúc tiến hành đánh lâu dài, quân dân Việt Nam luôn tích cực, khẩn trương tìm địch mà đánh, mà tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng, không ngừng tranh thủ thời cơ và thời gian để phát triển thế chiến lược tiến công, ngày càng thu được nhiều thắng lợi to lớn, dẫn đến thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh thần thánh bảo vệ và giải phóng Tổ quốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2021, 08:54:56 pm »

3. Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp đế giành chiến thắng

Các cuộc chiến tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chủ yếu dựa vào sức mạnh của con người Việt Nam, của đất nước Việt Nam, của truyền thống dân tộc, của chế độ xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng. Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng không quên tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ ngày càng to lớn của cách mạng thế giới, mà chỗ dựa vững chắc là phe xã hội chủ nghĩa.


Dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ quốc tế to lớn không chỉ là một yêu cầu khách quan, mà còn là nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng. Đảng đã quán triệt sâu sắc quan điểm coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, có lòng tin tưởng vững chắc vào nhân dân, vào sức mạnh dân tộc, đồng thời, cũng quán triệt sâu sắc quan điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Đảng luôn phát huy nhân tố thuận lợi của thời đại để giành thắng lợi cho chiến tranh cách mạng, nắm vững mối quan hệ giữa phát huy tinh thần dựa vào sức mình là chính với ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. Chỉ có thể tranh thủ được sự giúp đỡ ngày càng to lớn, hiệu quả của quốc tế, nếu như biết phát huy được sức mạnh đoàn kết chiến đấu ngày càng khăng khít và mạnh mẽ của dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để tăng cường khả năng dựa vào sức mình là chính, chứ quyết không được nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Trong khi tranh thủ tối đa sự giúp đỡ quốc tế, không quên làm tròn nghĩa vụ quốc tế, “giúp bạn là tự giúp mình”.


Những luận giải trên đây nói lên mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời giữa dựa vào sức mình là chính với ra sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với việc làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Trong tổng thế ấy, một sức mạnh tổng hợp của sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực được tạo ra, nhạnh chóng phát huy để giành chiến thắng cuối cùng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2021, 08:56:06 pm »

4. Nghệ thuật quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công đi đôi với giành thế chủ động trong chiến tranh

Cách mạng là tiến công, chiến tranh là tiến công, "chỉ có tiến, không có thoái"1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.314). Chỉ có tiến công kiên quyết và liên tục mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân. Có tiến công mới giành được thế chủ động, và ngược lại, có nắm được quyền chủ động, mới đảm bảo phát triển không ngừng thế tiến công. Giữ được thế chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to, thì thắng nhỏ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nếu không tiến thì tức là thoái, và nếu thoái thì những thắng lợi đã đạt được sẽ không thế củng cố và phát triển. Vì thế, kháng chiến phải “Kiên quyết, không ngừng thế tấn công”1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.287). Trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi, đồng chí Trường Chinh cũng nhấn mạnh: “Tiến công là một cách duy nhất hiệu nghiệm để tiêu diệt quân địch. Đánh giặc mà không tiến công thì không phải là đánh giặc”2 (Trường Chinh: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Sđd, tr.122) và “tiến công là một cái thuật. Muốn tiến công được thắng lợi, phải biết người, biết mình, xét không gian và thời gian; tập trung đầy đủ và nhanh chóng, đánh tích cực, linh hoạt và mau lẹ”3 (Trường Chinh: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Sđd, tr.124).


Đánh giá đúng đắn, sáng suốt về đặc điểm, xu thế phát triển của so sánh lực lượng trên chiến trường, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ rõ quy luật giành thắng lợi của cách mạng là một quá trình tiến công chủ động, tích cực, kiên quyết, liên tục, chỉ có tiến không có thoái, thoái chỉ là bộ phận và tạm thời để tiếp tục tiến lên. Phải tiến công bằng mọi lực lượng, mọi hình thức, mọi quy mô, đánh bại đối phương từng bước để đi đến thắng lợi hoàn toàn.


Tuy nhiên, trong khi phát triển theo tư tưởng chiến lược tiến công, nghệ thuật quân sự Việt Nam không hề có xu hướng phiêu lưu, mạo hiểm, trái lại, luôn nhấn mạnh: Biết cách tiến công là tiến công bằng mọi lực lượng, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là phải biết tiến công vào những nơi hiểm yếu nhất của đối phương; phải biết tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. Những nơi hiểm yếu của đối phương thường là những nơi lực lượng yếu và mỏng, có nhiều sơ hở, hoặc là những nơi đối phương không phát huy được sở trường. Đánh trúng những chỗ yếu, những chỗ hiểm của đối phương, thì chỉ cần lực nhỏ cũng có thể tạo nên hiệu quả lớn.


Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng còn chỉ ra rằng, muốn tiến công giành được thắng lợi, không những phải có nghệ thuật tiến công kiên quyết, sáng tạo, mà còn phải biết tự vệ, biết giữ gìn, bảo toàn và phát triển lực lượng; phải biết tiến công để phòng ngự, lấy tiến công đối phương làm cách tự vệ tốt nhất; tránh và giảm đến mức thấp nhất những tổn thất không đáng có, không chấp nhận những trận chiến đấu bất lợi, mà tận dụng khả nàng, tạo điều kiện để đánh những trận chắc thắng, cần ghi nhớ rằng, chiến lược tiến công không loại trừ phòng ngự khi cần thiết, về mối quan hệ giữa tiến công và phòng ngự, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi chỉ ra rằng: Giữ chỗ nào thì “phối hợp chiến thuật du kích, vận động mà tiến công, bao vây địch, chặt đứt đường giao thông tiếp tế của địch, đánh bên sườn hay sau lưng địch, khiến địch phải rút lui, hoặc đem quân đánh vào chỗ tất yếu, khiến địch phải sẻ một phần lực lượng đang tiến công ta, đem ứng cứu chỗ đó, làm cho thế phòng ngự của ta chỗ này mạnh thêm”1 (Trường Chinh: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Sđd, tr.124). Như vậy, bao giờ cũng phải giữ thế tiến công, song trong những điều kiện cụ thể mà nhất định phải phòng ngự, thì phòng ngự cũng phải quán triệt tư tưởng tiến công, “chứ không phải rút vào một chỗ để cho quân thù tha hồ đánh phá”2 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.491). Điều đó có nghĩa là muốn giữ, muốn phòng ngự, thì phải tìm cách tiến công đối phương một cách có hiệu quả hơn, tiến công vào nơi hiểm yếu của đối phương, vào lúc đối phương chủ quan, sơ hở. Đây cũng là một quy luật cơ bản của chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng ở Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM