Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:56:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007  (Đọc 5486 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2021, 10:39:28 am »

2. Phối hợp xây dựng lực lượng cách mạng Lào về mọi mặt

a) Củng cố vùng giải phóng, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng


Sau khi chiến dịch Thượng Lào kết thúc, Việt Nam khẩn trương giúp cách mạng Lào củng cố vùng giải phóng và các căn cứ kháng chiến. Theo yêu cầu của Chính phủ Kháng chiến Lào, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam để lại Trung đoàn 98 cùng các đơn vị quân tình nguyện ở Sầm Nưa và lưu vực sông Nặm U phối hợp với lực lượng vũ trang Pathết Lào truy quét tàn binh địch, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, góp phần xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương. Hướng Xiêng Khoảng, Đại đoàn 304 cũng để lại hai tiểu đoàn để giúp Lào đẩy mạnh các hoạt động, giành thêm thắng lợi.

Đồng thời, các đơn vị quân tình nguyện và các đội công tác của Việt Nam ở Thượng Lào phối hợp với bạn tổ chức Tuần lễ đoàn kết Việt - Lào, trong đó tập trung tuyên truyền giải thích ý nghĩa chiến thắng Thượng Lào, đề cao uy tín của Chính phủ Kháng chiến Lào và Mặt trận Lào Ítxalạ, củng cố và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào, Lào - Việt.

Ở những vùng mới giải phóng, bộ đội Việt Nam sát cánh cùng bộ đội Lào đi khắp các bản làng, từ vùng đồng bằng lên vùng núi cao, tuyên truyền giải thích về chính sách đoàn kết dân tộc của Chính phủ Kháng chiến Lào, giúp dân sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức các đội du kích, giúp họ về súng đạn, huấn luyện quân sự để bảo vệ bản làng.

Đi đôi với công tác chiến đấu, tuyên truyền, giúp đỡ nhân dân sản xuất, bộ đội Việt Nam còn giúp Lào xây dựng lực lượng vũ trang, bồi dưỡng kỹ năng tác chiến, tổ chức chiến đấu bảo vệ nhân dân, xây dựng, củng cố vùng giải phóng và căn cứ địa. Được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn chiến đấu vừa qua cùng những vũ khí trang bị thu được của địch, lực lượng quân đội giải phóng Lào có những bước phát triển mạnh mẽ và đã tiến hành nhiều trận đánh địch từ các cứ điểm nống ra càn quét khu vực mới được giải phóng, làm cho chúng phải co lại cố thủ trong các đồn bốt, không dám ngang nhiên như trước.

Cùng thời gian này, theo đề nghị của bạn, Tiểu đoàn 195 tỉnh Nghệ An ở lại giúp bạn xây dựng, củng cố vùng giải phóng Xiêng Khoảng. Mặc dù địa bàn hoạt động rất rộng lớn nhưng cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã vượt qua nhiều gian khổ hy sinh, tự phấn đấu rèn luyện, dựa vào dân để xây dựng cơ sở chính trị giúp bạn. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tiểu đoàn 195 giúp được 54 làng bản thành lập ủy ban kháng chiến, 64 làng bản xây dựng cơ sở chính trị và tổ chức tiểu đội du kích.

Đáp ứng nhu cầu xây dựng, củng cố vùng giải phóng rộng lớn của bạn, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam giao cho các tỉnh Liên khu 4 thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ, chi viện cho vùng giải phóng Bắc Lào. Cùng với việc dốc hết sức phục vụ bộ đội đánh thắng địch ở chiến trường, từ sau chiến thắng Thượng Lào đến cuối năm 1953, nhân dân các tỉnh Liên khu 4, trong đó Thanh Hoá là lực lượng chính chịu trách nhiệm cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hoá thiết yếu, công cụ sản xuất cho khu căn cứ kháng chiến Lào. Chỉ tính từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1953, nhân dân Thanh Hoá đã cung cấp, vận chuyển cho bạn 15.130 xếp giấy, 14.741 bút chì, 15.000 ngòi bút, 1.000 lọ mực, 3.000 mét vải, 500 chăn bông, 1.000 bộ quần áo bộ đội, 1.601 cái rìu, 4.522 con dao, 1.480 dao găm, 880 cái thuổng, 57 tấn muối, 15 tấn thóc nếp giống, 27 tấn gạo tẻ, 30 tấn thóc tẻ, 150 tấn gạo nếp. Các đợt về sau, Thanh Hoá còn cung cấp 15.000 dân công, 709 xe đạp thồ và 47 con ngựa thồ để vận chuyển lương thực, công cụ sản xuất, hàng hoá cung cấp cho bạn .

Sự chi viện và phối hợp chặt chẽ của quân và dân Việt Nam với nhân dân Lào là nhân tố quan trọng, góp phần đưa thế và lực của cách mạng Lào lên một bước phát triển mới.

Căn cứ vào tình hình thực tế của cách mạng Lào, tháng 5 năm 1953, Tổng Quân uỷ Việt Nam chủ động đề xuất một số nội dung phối hợp và giúp đỡ cách mạng Lào, trọng tâm là: “Tăng cường lực lượng vũ trang ở Lào để bảo vệ hậu phương và làm công tác trong vùng mới giải phóng; đồng thời để tránh phân tán chủ lực, cần xúc tiến chấn chỉnh bộ đội tình nguyện và xây dựng bộ đội giải phóng Lào” .

Trên cơ sở đó, tháng 7 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định củng cố, tăng cường bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Lào cho có đủ khả năng hoàn thành ba nhiệm vụ là:

“1. Phối hợp với các lực lượng vũ trang và bán vũ trang Lào phát triển du kích chiến tranh tiêu diệt sinh lực địch.
2. Giúp đỡ xây dựng và dìu dắt các lực lượng vũ trang Lào tác chiến.
3. Tham gia việc tuyên truyền tổ chức quần chúng, tổ chức chính quyền, xây dựng căn cứ địa.

Ba nhiệm vụ đó là những tiêu chuẩn chính để kiểm tra và nhận xét công tác của bộ đội tình nguyện ở Lào” .

Theo phương hướng đó, các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam ở Thượng Lào được sắp xếp thành ba bộ phận: dân chính, quân sự và biệt phái; mỗi bộ phận có nhiệm vụ chuyên trách khác nhau. Cả ba bộ phận này đều hoạt động giúp cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban Cán sự Thượng Lào, do đồng chí Nguyễn Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam phụ trách.

Sát cánh với bạn, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng bạn chiến đấu, làm thất bại âm mưu bình định của địch, đồng thời giúp đỡ bạn xây dựng các đơn vị bộ đội tập trung của tỉnh và vùng chiến lược. Để tăng cường khả năng tác chiến và phối hợp chiến đấu với chiến trường chính Việt Nam của quân đội cách mạng Lào, ngày 12 tháng 7 năm 1953, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi thư cho đồng chí Nguyễn Khang và các đồng chí trong Ban Cán sự Thượng Lào về nhiệm vụ giúp Chính phủ Kháng chiến Lào xây dựng lực lượng vũ trang. Đồng chí chỉ rõ: “Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang Lào là một vấn đề rất quan trọng, là một nhiệm vụ trung tâm trong công cuộc xây dựng căn cứ địa và nói chung trong công cuộc vận động giải phóng Lào. Vì vậy, các cán bộ ta cần phải thấm nhuần điểm đó và làm cho anh em Lào thấm nhuần điểm đó, để có thể làm thật tích cực... Chúng ta cũng cần quan niệm đó là một nhiệm vụ lâu dài, gian khổ và muốn hoàn thành thì một mặt dựa vào sự nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Lào, nhưng một mặt khác cũng cần có sự giúp đỡ tích cực của bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Lào”2 và “Trong công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang Lào thì vấn đề trung tâm là vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Có giải quyết được vấn đề cán bộ thì mới xây dựng được quân đội Lào. Vì vậy, sự giúp đỡ của chúng ta cũng cần lấy vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm vấn đề trung tâm” .

Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ, Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam ở Thượng Lào chủ trương, trong năm 1953 xây dựng một số tiểu đoàn tập trung và các đại đội độc lập, do Bộ Tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Trước hết, Bộ Tư lệnh quân tình nguyện chỉ đạo gấp rút xây dựng Tiểu đoàn 532 và Đại đội trợ chiến 926 để kịp thời đáp ứng yêu cầu giúp bạn đẩy mạnh kháng chiến ở Mặt trận Thượng Lào. Đồng thời, chuẩn bị đến cuối năm 1953 đầu năm 1954, xây dựng thêm một số tiểu đoàn mới.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ giúp bạn xây dựng lực lượng quân sự, Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam ở Mặt trận Thượng Lào đề ra phương châm xây dựng bộ đội tình nguyện gắn liền với việc giúp đỡ xây dựng lực lượng vũ trang Lào. Đó là: “Các đại đội độc lập cũng như tiểu đoàn tập trung phải phụ trách một đơn vị Lào cùng đi theo để giúp đỡ, xây dựng và dìu dắt tác chiến. Mỗi tiểu đoàn phụ trách một đại đội giải phóng Lào. Mỗi đại đội độc lập phụ trách đại đội địa phương của tỉnh, còn các đại đội độc lập khác trong thời gian hoạt động ở hướng nào phải phụ trách bộ đội địa phương của hướng ấy... Nơi nào có đại đội độc lập thì đại đội độc lập phải trực tiếp xây dựng dìu dắt dân quân du kích, nơi nào không có đại đội độc lập thì các đơn vị tình nguyện ở bên cạnh tổ chức những tổ đi luân lưu phối hợp với chính quyền, mặt trận địa phương và cán bộ dân vận để tổ chức và huấn luyện dân quân du kích ở những địa phương trên. Các tiểu đoàn tập trung đi đến đâu phải phối hợp với đại đội độc lập, bộ đội Lào và chính quyền, mặt trận địa phương đặt kế hoạch giúp đỡ xây dựng, dìu dắt dân quân du kích” .

Với tinh thần đó, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam được bổ sung quân số, thường xuyên tổ chức huấn luyện quân sự, chính trị giúp Lào và cùng với lực lượng vũ trang cách mạng Lào đẩy mạnh các hoạt động chống biệt kích, chống địch lấn chiếm, bảo vệ vùng giải phóng và các khu căn cứ. Mỗi đợt tác chiến, mỗi trận đánh của quân tình nguyện chỉ được coi là thắng lợi khi quân địch bị tiêu diệt, khi có cán bộ, chiến sĩ Lào cùng tham gia và khi cơ sở cách mạng của Lào được bảo toàn, mở rộng.

Trong sáu tháng cuối năm 1953, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam ở Thượng Lào phối hợp cùng quân giải phóng Lào đã đánh 96 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 505 tên địch, trong đó có 65 tên Pháp, làm bị thương 208 tên, bắt 79 tên, gọi hàng 34 tên, thu nhiều súng đạn và đồ quân dụng, bắn rơi một máy bay địch . Liên quân cách mạng Việt - Lào cũng đánh bại nhiều cuộc tiến công lấn chiếm của địch, giữ vững được nhiều vùng giải phóng và giam chân nhiều lực lượng địch, không để chúng rảnh tay rút quân đi đánh phá những nơi khác. Bộ đội cách mạng hai tỉnh Nghệ An - Xiêng Khoảng tranh thủ thời cơ thuận lợi đã phối hợp mở đợt truy quét bọn phỉ ẩn náu dọc biên giới Việt - Lào, góp phần làm sạch địa bàn vùng giải phóng.

Trong cùng thời gian này, ở các vùng Trung Lào, Tây Lào, kể cả các vùng đô thị, bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng quân và dân Lào đẩy mạnh các mặt hoạt động, giành thêm nhiều thắng lợi. Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân vùng địch kiểm soát, nhất là ở các thành phố lớn như Viêng Chăn, Xavẳnnakhệt, Pạc Xê..., gây cho địch thêm nhiều khó khăn, lúng túng trong âm mưu càn quét bình định vùng địch hậu và tiến công lấn chiếm các vùng mới giải phóng ở Thượng Lào.

Sự lớn mạnh của các lực lượng kháng chiến Lào đã buộc địch phải căng mỏng và phân tán lực lượng đối phó cả trước mặt và sau lưng, tạo thuận lợi để Việt Nam và Lào phát huy thế chủ động, phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường, đẩy mạnh tiến công giành thắng lợi lớn hơn nữa trong các chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954.

b) Thành lập “Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào”

Từ sau chiến thắng Thượng Lào, trước yêu cầu phát triển của cuộc kháng chiến, những người cộng sản Lào chủ trương xúc tiến thành lập đảng mácxít để lãnh đạo cách mạng Lào thực hiện những nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra. Song quá trình này gặp khó khăn do tình hình phát triển đảng về số lượng cũng như chất lượng đảng viên ở Lào bị hạn chế, một số địa phương như Hạ Lào, Viêng Chăn phát triển đảng viên khá rộng, trong đó có một số chưa đảm bảo tiêu chuẩn.

Theo đề nghị của bạn, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định cử đồng chí Nguyễn Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Cán sự Đảng Lao động Việt Nam tại Lào, trực tiếp giúp đỡ những người cộng sản Lào chuẩn bị mọi mặt để tiến tới thành lập đảng cách mạng ở Lào. Xuất phát từ thực tiễn công tác phát triển đảng ở Lào, đồng chí Nguyễn Khang cùng Ban Cán sự Đảng Lao động Việt Nam thống nhất ý kiến với các đồng chí cán bộ chủ chốt của Lào về việc lựa chọn một số đảng viên Lào ưu tú, được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh, có trình độ, có phẩm chất, có uy tín, ảnh hưởng tốt trong cán bộ, đảng viên và quần chúng để lập ra Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào.

Thực hiện chủ trương trên, Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào được thành lập, do đồng chí Cayxỏn Phômvihản làm trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban là, một mặt chỉ đạo công tác thẩm tra, chọn lọc kỹ đảng viên trong tổng số 433 đảng viên Lào đã có, một mặt nghiên cứu dự thảo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu để thành lập Đảng.

Trong quá trình chuẩn bị về các mặt chính trị và tổ chức, Ban Cán sự Đảng Lao động Việt Nam đã phối hợp và giúp đỡ Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào tiến hành thẩm tra lại số đảng viên nhân dân, soát xét lại số trung kiên trong các “nhóm trung kiên”, thải loại số kém, không đảm bảo tiêu chuẩn, đồng thời bồi dưỡng thêm cho số đảng viên, trung kiên tốt. Đến cuối tháng 7 năm 1954, số đảng viên toàn Lào còn lại gồm 300 đồng chí và 600 đồng chí trung kiên được tiếp tục bồi dưỡng để kết nạp vào Đảng.

Trên cơ sở đó, các tổ chức đảng ở địa phương và cơ quan ở Trung ương đã giới thiệu được 42 đại biểu trong số đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương cũ về Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào để tiến hành chỉnh huấn, giáo dục công tác xây dựng đảng Mác - Lênin của giai cấp công nhân Lào. Sau đợt học tập này, Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào đã lựa chọn được 20 đồng chí đủ tiêu chuẩn làm đại biểu chính thức tham dự Đại hội thành lập Đảng.

Như vậy, với việc thành lập Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào, công tác xây dựng đảng cách mạng, đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các bộ tộc Lào đã tiến thêm một bước mới, đạt được kết quả căn bản cả về chính trị và tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Đảng và cho việc củng cố, phát triển đảng về sau này. Trên thực tế, Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào đã cùng với Mặt trận Lào Ítxalạ lãnh đạo quân và dân Lào đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, góp phần cùng với nhân dân hai nước Việt Nam, Campuchia đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2021, 10:44:34 am »

3. Phối hợp trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh tiến công quân địch giành thắng lợi lớn hơn nữa trên các chiến trường. Còn thực dân Pháp sau những thất bại liên tiếp ở Hoà Bình, Tây Bắc (Việt Nam), ở Thượng Lào và những khó khăn về kinh tế, xã hội ở trong nước, càng lâm vào tình thế nguy ngập, bế tắc.

Trước tình hình đó, Chính phủ Pháp chủ trương xin thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh, nhằm tìm ra một “lối thoát danh dự”, đồng thời vẫn duy trì được những quyền lợi ở Việt Nam và giữ được Lào, Campuchia trong tay Pháp.

Ngày 7 tháng 5 năm 1953, được sự thoả thuận của Mỹ, Chính phủ Pháp cử Tướng Nava làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Dựa theo ý đồ chính trị của giới cầm quyền Pháp và thái độ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương, ngày 2 tháng 7 năm 1954, Nava đã vạch ra một kế hoạch chiến lược nhằm kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng để cứu vãn danh dự cho nước Pháp.

Điểm trung tâm của kế hoạch Nava là tổ chức khối chủ lực cơ động và dự tính tới năm 1954 sẽ có gấp ba lần số binh đoàn hiện có. Do đó, Nava chủ trương thừa nhận quyền “độc lập” cho các chính phủ tay sai ở Đông Dương để dùng bọn này đôn quân bắt lính và cho rút lực lượng chiếm đóng về để tập trung quân.

Thực hiện kế hoạch Nava, Pháp đưa ngay 12 tiểu đoàn lấy từ Pháp, Bắc Phi, Triều Tiên tăng viện cho đội quân viễn chinh, đưa lực lượng cơ động chiến lược trên toàn Đông Dương trong Thu Đông 1953 lên 84 tiểu đoàn. Đồng thời, từ giữa năm 1953 trở đi, Pháp tăng lực lượng quân nguỵ ở Việt Nam cũng như ở Lào lên mức cao hơn trước nhiều lần: ở Việt Nam, đến tháng 3 năm 1954, Pháp tăng quân nguỵ thêm 9,5 vạn và ở Lào, số lính nguỵ phát triển lên đến hơn 10.000 quân.

Được tăng cường thêm lực lượng, trong suốt Hè Thu 1953, thực dân Pháp mở hàng chục trận càn quét tại các vùng sau lưng địch ở Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, Nam Bộ của Việt Nam và ở Bắc Lào. Đồng thời, chúng tăng cường lực lượng biệt kích, tập kích, đánh phá các vùng tự do, vùng căn cứ kháng chiến của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Với những hoạt động quân sự ráo riết kể trên, kế hoạch Nava thể hiện sự nỗ lực cao nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và cho thấy sự câu kết giữa các thế lực đế quốc với bọn tay sai phản động trên bán đảo Đông Dương để chống lại cách mạng của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Liên minh đoàn kết chiến đấu nhân dân ba nước Đông Dương đứng trước những thử thách gay go mới.

Trước tình hình trên, tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương châm: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” và xác định nhiệm vụ quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954 là: “Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch trong vận động ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ” .

Theo phương hướng chiến lược ấy, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954, nhằm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp chiến đấu trên phạm vi cả nước và trên toàn Đông Dương. Cụ thể là: tiến công tiêu diệt quân địch ở Lai Châu, giải phóng Tây Bắc, phối hợp với quân dân Lào giải phóng Phôngxalỳ, đánh địch ở Trung, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia; mở rộng vùng giải phóng sau lưng Sài Gòn; đánh thông đường chiến lược Bắc - Nam Đông Dương, giành địa bàn chiến lược Tây Nguyên, phá âm mưu bình định miền Nam của địch.

Thực hiện chủ trương tác chiến chiến lược nói trên của Bộ Chính trị, Tổng Quân uỷ - Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vừa theo dõi chặt chẽ âm mưu và hoạt động của địch, chủ động đề xuất với Trung ương Đảng phương hướng giải quyết, vừa chỉ đạo các lực lượng vũ trang toàn quốc đẩy mạnh hoạt động trên các chiến trường theo kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 đã được Bộ Chính trị phê chuẩn.

Trong Báo cáo về chủ trương tác chiến ở Điện Biên Phủ, toàn quốc và Đông Dương gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Bộ Chính trị, đồng chí Võ Nguyên Giáp nêu nhận định: “Sự phối hợp toàn quốc và giữa các chiến trường Việt - Miên - Lào đã bắt đầu thực hiện trong hơn một tháng nay, nay phải đẩy mạnh lên nữa. Đặc điểm của hoạt động Đông Xuân là bao gồm chiến trường toàn quốc và Việt - Miên - Lào, chứ không phải hạn chế trong một chiến trường nào” .

Trên tinh thần ấy, Đề án quân sự trình Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 20 tháng 12 năm 1953 của Tổng Quân uỷ đã đề ra chủ trương chiến lược: “Tăng cường chiến tranh du kích ở địch hậu, tăng cường hoạt động ở các chiến trường miền Nam và Lào, Miên, buộc địch phải phân tán lực lượng và do đó lâm vào bị động”2. Tổng Quân uỷ cũng chỉ ra một cách cụ thể quan hệ giữa các chiến trường: “Chiến trường miền Nam Việt Nam bao gồm Liên khu 5 và Nam Bộ, đứng về địa lý và quân sự mà nói thì có quan hệ rất mật thiết với chiến trường Cao Miên và miền Hạ Lào... Nếu hoạt động Đông Xuân của ta thắng lợi thì vùng giải phóng ở Thượng, Trung và Hạ Lào có thể chiếm đến 1/2 nước Lào. Vấn đề giúp đỡ nước bạn xây dựng vùng giải phóng, xây dựng quân đội, mở mang kinh tế, củng cố chính quyền, v.v. trở thành một vấn đề lớn...”.

Phối hợp với quân dân Việt Nam và Campuchia anh em đánh bại kế hoạch Nava, Trung ương Mặt trận Lào Ítxalạ và Chính phủ Kháng chiến Lào chủ trương tăng cường lực lượng, củng cố vùng giải phóng về mọi mặt. Tháng 11 năm 1953, Chính phủ Kháng chiến Lào ban hành nghị định về việc động viên nhân dân đóng góp lương thực cho cuộc kháng chiến. Nghị định quy định cụ thể đối với từng đối tượng đóng góp cũng như miễn, giảm cho các gia đình thương binh, liệt sĩ; có con tham gia bộ đội hoặc diện nghèo, neo đơn, gặp thiên tai..., nhằm khuyến khích sản xuất và bảo đảm hậu cần tại chỗ. Về mặt quân sự, Bộ Chỉ huy tối cao của quân đội cách mạng Lào chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương theo yêu cầu mỗi tỉnh phải có một đại đội chủ lực, mỗi huyện có một đến hai trung đội, đồng thời kiện toàn cơ quan lãnh đạo, chỉ huy các cấp, có kế hoạch phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực Việt Nam bảo vệ và mở rộng các vùng giải phóng ở Lào.

Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, tháng 12 năm 1953, một bộ phận quân chủ lực Việt Nam gồm Trung đoàn 66 của Đại đoàn 304, Trung đoàn 101 và Trung đoàn 18 của Đại đoàn 325 phối hợp với bộ đội Lào Ítxalạ và bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào mở chiến dịch Trung, Hạ Lào nhằm: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai trên một hướng chiến lược quan trọng trong Đông Xuân 1953 - 1954, tạo thuận lợi cho các chiến trường khác ở Đông Dương.

Thay mặt Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Hoàng Văn Thái, Phó Tổng Tham mưu trưởng, phổ biến kế hoạch, phương châm tác chiến chiến dịch Trung, Hạ Lào cho các đơn vị trước khi lên đường sang Lào chiến đấu. Đồng chí nêu rõ: “Trung và Hạ Lào là nơi địch tương đối sơ hở... Mục đích của chiến dịch nhằm tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng và củng cố vùng giải phóng của Bạn. Cả hai nhiệm vụ đều phải coi trọng” .

Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Chỉ huy tối cao Quân đội Lào Ítxalạ quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch Trung Lào, lấy mật danh là “Mặt trận D”. Các đồng chí được cử tham gia Bộ Chỉ huy chiến dịch gồm: phía Việt Nam có các đồng chí Hoàng Sâm - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, Trần Quý Hai - Chính uỷ kiêm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 325, Võ Thúc Đồng - Bí thư Ban Cán sự Trung Lào; phía Lào là đồng chí Khăm Tày Xiphănđon - Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến khu Trung Lào.

Căn cứ vào chủ trương chung và tình hình địch ở Trung, Hạ Lào, Bộ Chỉ huy liên quân đề ra phương châm chỉ đạo tác chiến là: bí mật, bất ngờ, đánh chắc thắng; chỉ đánh các vị trí trọng yếu, tranh thủ tiêu diệt địch trong vận động. Từ đánh quỵ một bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch trong vận động, tiến lên giải phóng một phần đất đai; hết sức giữ gìn lực lượng để tiến công liên tục; đánh dài hơi, kết hợp giữa tác chiến với địch vận, tác chiến với vận động quần chúng, cùng các lực lượng tại chỗ xây dựng các vùng mới giải phóng thành căn cứ kháng chiến của cách mạng Lào.

Bước vào công tác chuẩn bị cho chiến dịch, đồng chí Võ Thúc Đồng, Bí thư Ban Cán sự Trung Lào và đồng chí Trường Sinh, Đoàn trưởng Đoàn 280 bộ đội tình nguyện ở Trung Lào đã cùng đồng chí Khăm Tày Xiphănđon, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến khu Trung Lào họp bàn chuẩn bị lực lượng, thống nhất kế hoạch hoạt động trên chiến trường, tổ chức cấp tốc các lớp đào tạo cán bộ tỉnh, huyện và xã ở Trung Lào để chuẩn bị thành lập chính quyền, tiếp quản vùng giải phóng. Ban Cán sự còn tổ chức cho cán bộ Việt Nam cùng cán bộ Lào đi vào từng bản ở vùng Mahả Xây, Bualapha, Tà Ôi, Mương Noòng và khu vực Khăm Cợt để tuyên truyền, vận động nhân dân Lào ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm cho bộ đội, xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang, sẵn sàng phối hợp cùng bộ đội chiến đấu.

Trong điều kiện chiến trường rất rộng và yêu cầu về hậu cần của chiến dịch rất lớn, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam giao cho hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đảm bảo cung cấp cho chiến dịch Trung Lào, Hạ Lào. Dưới sự chỉ đạo của Liên khu uỷ 4, các cấp bộ đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương trên quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, dốc toàn lực phục vụ chiến dịch thắng lợi.
Ở Nghệ An, tỉnh đã huy động mọi khả năng có thể tham gia phục vụ chiến dịch Trung Lào. Lực lượng dân công Nghệ An tham gia chiến dịch lên tới 20.000 người, 1.500 xe đạp thồ, 1.006 chiếc thuyền... Theo kế hoạch, ngày 10 tháng 11 năm 1953, tất cả dân công Nghệ An phối hợp với 32.000 dân công và 1.800 xe đạp thồ của tỉnh Hà Tĩnh, chuyển 4.600 tấn gạo lên Thanh Luyện - Chu Lễ - Tân Ấp - Xóm Cục, qua đường 15 lên đường 12, từ đó theo các đơn vị bộ đội triển khai đi vào Trung Lào.

Trong quá trình phát triển của chiến dịch, ngoài công tác vận chuyển, dân công Nghệ An còn tham gia đánh địch, cùng với bộ đội tiến vào giải phóng Bạn Naphào, Nhômmalạt, Thà Khẹc... .

Ở Hà Tĩnh, để đảm bảo bí mật, khi bộ đội Việt Nam hành quân sang đất bạn, tỉnh mới triển khai huy động dân công mở đường và lập các cung trạm vận chuyển. Chiến dịch kéo dài sáu tháng liền nên nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực rất lớn để phục vụ bộ đội chiến đấu dài ngày trên nước bạn. Trong toàn bộ chiến dịch, số dân công phục vụ lên tới 80.909 người với 5.944.865 ngày công, trong đó Hà Tĩnh đảm nhiệm phần lớn với 56.000 người; riêng số dân công của Hà Tĩnh phục vụ trực tiếp trên chiến trường Lào là 28.300 người. Bình quân mỗi dân công Hà Tĩnh đã phục vụ chiến dịch hơn hai tháng rưỡi. Khối lượng vật chất của tỉnh Hà Tĩnh cung cấp cho chiến dịch gồm: 3.409 tấn gạo, 154 tấn muối, 2.102 con trâu bò và huy động tới 1.299 chiếc thuyền, 394 xe đạp thồ và hàng trăm phương tiện vận tải thô sơ khác.

Ngoài hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, tỉnh Quảng Bình được Liên khu uỷ 4 giao nhiệm vụ cung cấp một phần nhân công vật lực cho chiến dịch Trung Lào. Toàn tỉnh đã lập được 29 trạm vận chuyển, huy động 46.000 thanh niên xung phong, dân công với 4.944.986 ngày công và nhiều xe đạp thồ cùng hàng trăm phương tiện vận tải thô sơ khác .

Bằng công sức và cả xương máu, lực lượng dân công Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo cho chiến dịch Trung Lào giành thắng lợi. Tiêu biểu cho sự đóng góp và vai trò quan trọng của dân công Liên khu 4 trong chiến dịch là các đơn vị dân công Đức Thọ, Mỹ Châu, Thạch Hà (Hà Tĩnh), Anh Sơn (Nghệ An)... và nhiều cá nhân điển hình khác.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #42 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2021, 10:46:32 am »

Đêm 21 tháng 12 năm 1953, liên quân Lào - Việt nổ súng tiến công quân địch ở Khăm He, giải phóng Thà Khẹc và nhiều vùng quan trọng ở Trung Lào, uy hiếp Xavẳnnakhệt và Xê Nô. Lo sợ liên quân Lào - Việt đánh xuống đường 9 và Hạ Lào, Nava phải điều năm tiểu đoàn từ đồng bằng Bắc Bộ và Sài Gòn tới Xê Nô, lập một tập đoàn cứ điểm mới dưới quyền chỉ huy của Tướng Phơrăngxi. Cùng với đồng bằng Bắc Bộ và Điện Biên Phủ ở Việt Nam, Xê Nô (Lào) trở thành một trong những nơi tập trung binh lực lớn của thực dân Pháp.

Thừa thắng, liên quân Lào - Việt tiến xuống Hạ Lào, diệt cứ điểm Pui, tập kích Áttapư, tiêu diệt một tiểu đoàn địch, sau đó phát triển xuống Xalavăn, giải phóng toàn bộ cao nguyên Bôlavên.

Sau hơn hai tháng liên tục chiến đấu, liên quân Lào - Việt đã loại khỏi vòng chiến đấu 9.510 tên địch, thu nhiều vũ khí, giải phóng một khu vực rộng 16.000 km2 với 600.000 dân .

Như vậy, chiến thắng Trung Lào và Hạ Lào đã góp phần quan trọng làm phá sản kế hoạch tập trung quân của Nava, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó trên nhiều chiến trường, tạo điều kiện cho quân và dân ba nước Đông Dương tiếp tục giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa. Thế phối hợp chiến lược giữa quân và dân hai nước Việt Nam - Lào tiếp tục được củng cố và phát triển lên một bước mới.

Trên chiến trường chính, từ đầu tháng 12 năm 1953, trước sự tiến công của bộ đội chủ lực Việt Nam, quân Pháp phải bỏ Lai Châu, rút về cố thủ ở Điện Biên Phủ. Địch tổ chức Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm và quyết giữ vững bằng mọi giá để tiêu hao, tiêu diệt quân chủ lực Việt Nam. Điện Biên Phủ trở thành điểm trung tâm của kế hoạch Nava.

Ngày 6 tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng tinh nhuệ của địch trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng trên chiến trường Đông Dương, giải phóng hoàn toàn vùng Tây Bắc Việt Nam và tạo điều kiện cho quân dân Lào giải phóng vùng cực Bắc Lào. Chiến dịch lấy mật danh là Trần Đình và đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, được cử làm chỉ huy trưởng kiêm bí thư Đảng uỷ chiến dịch.

Đầu năm 1954, theo chỉ thị của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Kháng chiến Lào, đoàn cán bộ Khu 1 (của Bắc Lào), do Chính uỷ Đoàn 82 quân tình nguyện Việt Nam và đồng chí Khăm Hùng phụ trách tham mưu tác chiến bộ đội Ítxalạ dẫn đầu đã tới Sở Chỉ huy Mường Phăng (Việt Nam) gặp đồng chí Võ Nguyên Giáp và Bộ Tham mưu để báo cáo tình hình và thống nhất kế hoạch phối hợp chiến đấu giữa Mặt trận Khu 1 (Bắc Lào) với Mặt trận Điện Biên Phủ (Việt Nam).

Nhận thấy quân địch ngày càng tăng cường lực lượng phòng ngự ở Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định hoãn cuộc tiến công theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, chuyển sang đánh địch theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Đồng thời để đánh lạc hướng quân địch, cô lập hơn nữa Điện Biên Phủ, Bộ Tư lệnh tiền phương Việt Nam do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy đã trao đổi, thống nhất với Bộ Chỉ huy tối cao Quân đội Lào Ítxalạ, mở chiến dịch Thượng Lào nhằm đập tan tuyến phòng thủ của địch trên lưu vực sông Nặm U, mở rộng vùng giải phóng Bắc Lào.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: phía Việt Nam có Đại đoàn 308, Trung đoàn 148 (Quân khu Tây Bắc), Đoàn 82 quân tình nguyện Việt Nam ở Thượng Lào (có bốn đại đội độc lập, một đội vũ trang tuyên truyền). Phía Lào có đại đội Chămpaxắc, đại đội địa phương tỉnh Luổng Phạbang và bốn trung đội bộ đội địa phương huyện.

Tranh thủ thời gian và gây bất ngờ cho địch, Đại đoàn 308 khẩn trương hành quân sang chiến trường Lào, vừa đi vừa nắm tình hình địch, vừa đi vừa dựa vào dân mà chuẩn bị hậu cần. Các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam và bộ đội Lào Ítxalạ đã phân chia thành nhiều tổ nhóm dẫn đường cho các đơn vị của Đại đoàn 308, đồng thời cùng với cán bộ dân - chính xuống từng làng bản vận động nhân dân cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội đánh giặc. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân các tỉnh Luổng Phạbang, Huội Xài và Phôngxalỳ đã quyên góp được 2.000 tấn gạo và nhiều thực phẩm phục vụ bộ đội tham gia chiến dịch.

Phát hiện Đại đoàn 308 tiến sang chiến trường Lào, ngày 25 tháng 1 năm 1954, quân địch bỏ phòng tuyến sông Nặm U rút chạy về hướng Mương Xài và Luổng Phạbang. Không bỏ lỡ cơ hội, liên quân Lào - Việt được nhân dân địa phương giúp đỡ tiến vào giải phóng vùng lưu vực sông Nặm U, toàn bộ tỉnh Phôngxalỳ, bao vây địch ở Mương Xài và tạo thế uy hiếp kinh đô Luổng Phạbang của nước Lào. Lo sợ liên quân Lào - Việt đánh thẳng vào kinh đô Lào, Nava buộc phải lập cầu hàng không, đưa 10 tiểu đoàn đến Luổng Phạbang và Mương Xài, lập thêm hai tập đoàn cứ điểm mới. Mương Xài, Luổng Phạbang lại trở thành nơi tập trung binh lực cơ động của địch trên chiến trường Lào.

Qua hơn 10 ngày liên tục chiến đấu, truy kích địch trên quãng đường dài hơn 200 km, liên quân Lào - Việt đã loại khỏi vòng chiến đấu 17 đại đội địch, gồm 2.200 tên, trong đó có một tiểu đoàn lính lê dương, thu hàng chục tấn vũ khí quân trang, quân dụng. Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mở rộng thêm gần một vạn kilômét vuông, nối liền khu giải phóng Thượng Lào với khu Tây Bắc của Việt Nam. Phòng tuyến sông Nặm U, “con đường liên lạc chiến lược” của địch với Điện Biên Phủ bị đập vỡ, đẩy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào thế hoàn toàn bị cô lập.

Phối hợp với chiến trường Trung, Hạ Lào và lưu vực sông Nặm U, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Lào Ítxalạ ở Tây Lào được nhân dân giúp đỡ đã đẩy mạnh tiến công diệt nhiều đồn bốt địch, như các trận tiến công Na Khai trên đường 13, bắc Viêng Chăn (ngày 28 tháng 12 năm 1953); Xảm Phăn, thuộc huyện Phôn Hoộng (đầu tháng 1 năm 1954); Bạn Xai, trên đường 13 (ngày 29 tháng 1 năm 1954); Phìa Lạt thuộc huyện Nặm Tòn (ngày 12 tháng 2 năm 1954); Thà Ngòn (ngày 1 tháng 3 năm 1954); Nặm He (ngày 16 tháng 3 năm 1954)..., làm tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Những chiến thắng liên tiếp của quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Lào Ítxalạ ở khu Tây Lào đã góp phần đẩy địch vào thế bị động, khốn quẫn, buộc chúng phải co về phòng thủ trong các thị xã, thị trấn, tạo điều kiện cho cách mạng Lào xây dựng, phát triển lực lượng, mở rộng các khu căn cứ phía sau lưng địch.

Ở Hạ Lào, từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 năm 1954, Tiểu đoàn 436 thuộc Trung đoàn 101, Đại đoàn 325 quân chủ lực Việt Nam phối hợp với quân và dân Nam Lào đánh nhiều trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 3.000 tên địch, giải phóng Áttapư, cao nguyên Bôlavên và nam Xalavăn rộng hơn 20.000 km2, nối liền vùng giải phóng Trung Lào với Nam Lào.

Lo sợ bị mất thị xã Xalavăn và vùng Hạ Lào, thực dân Pháp vội vã điều ngay một binh đoàn cơ động từ Bắc Bộ Việt Nam sang và Binh đoàn nguỵ số 51 từ Xê Nô xuống, lập thêm hai cụm cứ điểm mới ở thị xã Xalavăn và Pạc Xê. Khối quân cơ động của Pháp lại một lần nữa bị phân tán ở chiến trường Lào, khiến cho Pháp không thể tập trung lực lượng đối phó ở chiến trường chính Việt Nam.

Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân hai nước Việt - Lào đã thu được thắng lợi to lớn. Liên quân cách mạng Việt - Lào đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn.

Trong chiến công chung đó, Việt Nam “ngoài 7.600 quân tình nguyện Việt Nam tại chỗ, còn được tăng cường thêm 10.000 quân chủ lực. Lực lượng dân công hoả tuyến lên tới 54.084 người với hơn 1.974.000 ngày công”  để phối hợp cùng với quân và dân Lào anh em chiến đấu và chiến thắng. Tình đoàn kết chiến đấu keo sơn, thuỷ chung giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt - Lào ngày càng phát triển bền vững.
Đặc biệt, do sự lớn mạnh của phong trào kháng chiến ở cả ba nước Đông Dương, khối cơ động chiến lược mà Nava và Bộ Chỉ huy quân Pháp mất nhiều công sức xây dựng và định dùng nó để đè bẹp quân chủ lực Việt Nam nay phải phân tán ra phòng ngự và bị giam chân ở nhiều nơi như: Điện Biên Phủ, Luổng Phạbang - Mương Xài, Xê Nô, Xalavăn, Pạc Xê, An Khê, Tuy Hoà, Quy Nhơn,... Tình hình đó đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho quân và dân Việt Nam tiến lên thực hiện trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định.

Ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân và dân Việt Nam mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường chính Việt Nam, quân và dân Lào tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc xuống Nam Lào, đồng thời ủng hộ Mặt trận Điện Biên Phủ (Việt Nam) 300 tấn gạo chiến lợi phẩm thu được sau chiến thắng Thượng Lào  và 400 viên đạn pháo 105 ly thu được của địch ở Bạn Naphào2.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Chiến công đó đã đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp được Mỹ viện trợ, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của bọn đế quốc và liên minh giữa bọn đế quốc với bọn phản động tay sai ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và cũng là thắng lợi của khối đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia mà Việt Nam làm trụ cột.

Trong nhật lệnh của Đại tướng, Tổng Tư lệnh nhân dịp lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 13 tháng 5 năm 1954, đồng chí Võ Nguyên Giáp nêu rõ: thắng lợi ở Điện Biên Phủ là kết quả của chín năm kháng chiến anh dũng của quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, đó cũng là “nhờ ở sự phối hợp chặt chẽ của quân đội giải phóng hai nước anh em Khơme - Pathết Lào” .

Nhận xét về sức mạnh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, một học giả nước ngoài đã viết: “Không nghi ngờ gì nữa, chính trình độ đoàn kết có hiệu quả thực sự ấy đã dẫn tới thất bại của Pháp ở Đông Dương, mà tượng trưng là chiến thắng lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Điện Biên Phủ. Chiến thắng đó là sản phẩm của những nỗ lực quân sự thống nhất và có phối hợp” .

Thắng lợi ở Điện Biên Phủ cũng là thắng lợi của phong trào đấu tranh chống chiến tranh của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới. Cục diện chiến trường chuyển sang thế có lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Giơnevơ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #43 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2021, 02:47:43 pm »

4. Phối hợp đấu tranh tại Hội nghị Giơnevơ

Một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương bắt đầu khai mạc. Hội nghị có chín bên tham dự, gồm Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia. Các đại diện lực lượng kháng chiến Pathết Lào và Khơme Ítxarắc cũng đã có mặt tại Giơnevơ, nhưng chưa được chính thức tham gia Hội nghị.

Tại Hội nghị, theo chương trình nghị sự, đoàn Pháp phát biểu trước. Đại biểu Pháp trình bày lập trường của Pháp về vấn đề Việt Nam, gồm năm điểm: tập kết quân đội hai bên vào các vùng quy định; giải giáp lực lượng dân quân du kích; trao trả tù quân sự và dân sự; kiểm soát quốc tế; đình chỉ chiến sự. Về Lào và Cao Miên, đại biểu Pháp nêu bốn điểm: rút tất cả các lực lượng Việt Nam; giải giáp lực lượng dân quân du kích; trao trả tù quân sự và dân sự; kiểm soát quốc tế.

Với tư thế đại diện cho một dân tộc chiến thắng, ngay từ phiên họp đầu tiên, đồng chí Phạm Văn Đồng tuyên bố rõ lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương phải là một giải pháp hoàn chỉnh cả về quân sự và chính trị cho cả Việt Nam, Lào, Campuchia, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương. Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng đề nghị Hội nghị mời đại biểu của Chính phủ Kháng chiến Pathết Lào và Chính phủ Kháng chiến Khơme Ítxarắc tham gia Hội nghị. Đồng chí nói rõ: hai Chính phủ đó được nhân dân ủng hộ, có uy tín và ảnh hưởng lớn trong toàn thể nhân dân hai nước. Sự có mặt của đại biểu hai Chính phủ Kháng chiến Khơme và Lào là cần thiết, đây sẽ là một đảm bảo cho Hội nghị thành công . Nhưng lời đề nghị của đồng chí Phạm Văn Đồng đã bị các đại biểu Mỹ và Pháp kiên quyết bác bỏ. Do đó, tại Hội nghị Giơnevơ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đại diện cho lập trường, tiếng nói của Chính phủ Kháng chiến Lào và Campuchia.

Ngày 10 tháng 5 năm 1954, tại phiên họp toàn thể thứ hai, đồng chí Phạm Văn Đồng nêu rõ quan điểm của Việt Nam về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương là: “Nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cũng như nhân dân và Chính phủ Khơme và Pathết Lào nguyện dùng đường lối đàm phán để giải quyết vấn đề khôi phục hoà bình ở Đông Dương trên cơ sở nhìn nhận các quyền dân tộc của nhân dân Đông Dương: độc lập và thống nhất dân tộc, tự do dân chủ, do đó mà tạo điều kiện xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Đông Dương và nước Pháp trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng quyền lợi lẫn nhau. Đó là con đường bảo đảm khôi phục theo công lý và danh dự một nền hoà bình vững chắc và lâu dài ở Đông Dương; con đường duy nhất bảo đảm thực sự hoà bình và an ninh của các nước Đông Nam Á và Á châu và góp phần vào việc làm dịu bớt tình hình quốc tế, duy trì và củng cố hoà bình thế giới” .

Trên lập trường đó, Trưởng đoàn Việt Nam đưa ra bản đề nghị gồm tám điểm, trong đó nêu rõ những vấn đề có tính nguyên tắc, đó là: nước Pháp phải công nhận chủ quyền và độc lập của nước Việt Nam, công nhận chủ quyền và độc lập của hai nước Lào và Campuchia; quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi Đông Dương trong một thời hạn do hai bên thoả thuận; việc thống nhất quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia sẽ thông qua tổng tuyển cử tự do ở mỗi nước, các nước ngoài không được can thiệp. Đề nghị đó thể hiện rõ nguyện vọng, ý chí hoà bình của nhân dân và Chính phủ Việt Nam cũng như của nhân dân và Chính phủ Kháng chiến Pathết Lào và Khơme, phù hợp với hoà bình và an ninh của nhân dân các nước châu Á và thế giới.

Đồng thời với cuộc đấu tranh ở Hội nghị Giơnevơ, ngày 11 tháng 5 năm 1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Chỉ thị Về việc tổ chức một cuộc tuyên truyền động viên mở rộng thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ thị viết: “Từ trước đến nay chưa lúc nào quân ta phối hợp tác chiến rộng khắp và liên tục và thu nhiều thắng lợi như hiện nay, không những ở Việt Nam mà ở cả Lào - Miên” . “Chiến thắng ở Điện Biên Phủ và ở các chiến trường toàn quốc có tác dụng rất lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất, dân chủ, hoà bình của nhân dân Việt Nam, cũng như của nhân dân Miên - Lào, đồng thời góp phần đắc lực vào việc bảo vệ hoà bình thế giới”. Trong công tác tuyên truyền, Ban Bí thư nhắc nhở: “tuyên truyền chiến thắng Điện Biên Phủ là chính nhưng phải gắn với chiến thắng trên các chiến trường toàn quốc và chiến trường Lào - Miên”.

Phối hợp với cuộc đấu tranh ngoại giao tại Giơnevơ, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam động viên tinh thần quân và dân trên các chiến trường, đặc biệt ở vùng sau lưng địch, tích cực đánh giặc; ở vùng tự do, đẩy mạnh giảm tô, cải cách ruộng đất, hăng hái tòng quân, đi dân công; trong vùng bị tạm chiếm, tích cực chống địch bắt lính, đòi địch chấm dứt chiến tranh. Các lực lượng vũ trang liên tục tiến công tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng thêm nhiều vùng rộng lớn.

Nhất trí với lập trường của Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơnevơ, ngày 21 tháng 5 năm 1954, thay mặt Chính phủ Kháng chiến Lào, Thủ tướng Xuphanuvông ra tuyên bố:

“1. Kẻ xâm lược Pathết Lào hiện nay là thực dân hiếu chiến Pháp được can thiệp Mỹ viện trợ và thúc đẩy.
2. Nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là bạn thân thiết của nhân dân Pathết Lào.
3. Muốn lập lại hoà bình ở Đông Dương, phải ngừng bắn và đình chiến trên toàn cõi Đông Dương.

Việc tìm cách lập lại hoà bình ở Đông Dương tại Hội nghị Giơnevơ phải có đại biểu Pathết Lào cũng như đại biểu Khơme tham gia. Trong khi đại biểu của mình chưa tham dự Hội nghị Giơnevơ, Chính phủ Kháng chiến Pathết Lào hoàn toàn đồng ý và ủng hộ lập trường và đề nghị của đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơnevơ về vấn đề ngừng bắn và đình chiến trên toàn cõi Đông Dương để lập lại hoà bình ở Đông Dương” .

Ở chiến trường Lào, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào, Mặt trận, Chính phủ và quân đội hai nước Việt - Lào thống nhất chủ trương: “Nhân đà chiến thắng, có những điều kiện thuận lợi mới, để phối hợp với cuộc đấu tranh ngoại giao, ta cần giữ vững và tăng cường hoạt động khi có cơ hội khuếch trương thắng lợi, đồng thời ra sức củng cố mở rộng vùng giải phóng và các căn cứ du kích” .

Thực hiện chủ trương trên, quân và dân Lào được sự giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ với quân tình nguyện Việt Nam, tranh thủ thời cơ thuận lợi, đẩy mạnh các hoạt động chiến đấu, xây dựng lực lượng, tăng cường sức mạnh kháng chiến về mọi mặt.

Trước cuộc tiến công liên tục của các lực lượng cách mạng trên chiến trường Đông Dương, quân đội viễn chinh Pháp càng sa vào tình trạng nguy khốn. Để đối phó với tình hình sa sút trên chiến trường, Chính phủ Pháp cử Tướng Êly làm cao uỷ Đông Dương kiêm tổng chỉ huy các lực lượng Liên hiệp Pháp; đồng thời cầu cứu Hoa Kỳ can thiệp.

Tuy nhiên, cuộc họp giữa ba phái đoàn quân sự cấp cao Mỹ, Anh, Pháp ở Oasinhtơn ngày 3 tháng 6 năm 1954 đã không đưa ra được biện pháp khẩn cấp nào để giúp Pháp ở Đông Dương. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng cuộc chiến tranh ở Đông Dương đã vượt qua thời điểm có thể đảo ngược.

Ngày 14 tháng 6 năm 1954, Tổng thống Pháp Côty cử Nghị sĩ Măngđét Phơrăng, thuộc phe chủ hoà trong chính giới Pháp, lập nội các mới. Ngày 20 tháng 6, Thủ tướng mới Măngđét Phơrăng tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được một cuộc ngừng bắn ở Đông Dương.

Trước những diễn biến mới của cuộc đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Giơnevơ, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ sáu từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954. Trong Báo cáo đọc tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, âm mưu và kế hoạch can thiệp của Mỹ cũng thay đổi để kéo dài chiến tranh Đông Dương, quốc tế hoá chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hội nghị Giơnevơ, tìm hết cách hất cẳng Pháp để chiếm ba nước Việt, Miên, Lào, biến nhân dân Việt, Miên, Lào thành nô lệ của Mỹ và gây thêm tình hình căng thẳng trên thế giới... Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên, Lào” . “Để chống đế quốc Mỹ trực tiếp can thiệp, kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương, ta phải nắm vững lá cờ hoà bình... Dùng lối nói chuyện thì phải nhân nhượng nhau đúng mức”, “mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ... Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”. Hội nghị nhất trí phải tiếp tục đấu tranh để sớm đi đến ký hiệp định đình chiến với Chính phủ Pháp, không để cho đế quốc Mỹ và phái hiếu chiến Pháp kéo dài Hội nghị và phá hoại đàm phán.

Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị về phân chia giới tuyến tạm thời, khu vực tập kết và địa vị chính trị của lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia giữa đại diện Việt Nam và đại diện Pháp diễn ra rất quyết liệt, kéo dài trong nhiều phiên họp, nhiều thời gian. Nhà sử học người Pháp Phrăngxoa Gioayô (Francois Joyaux) nhận xét rằng, đại diện quân sự Việt Nam trong các cuộc đàm phán với đại diện quân sự Pháp đã có thái độ cứng rắn về vấn đề này: “Nhân danh Pathết Lào, Tạ Quang Bửu đấu tranh để Chính phủ cách mạng Lào được kiểm soát phần nửa phía Đông nước Lào kể cả cao nguyên Bôlavên ở phía Nam. Việt Minh cũng đặt vấn đề như vậy trong một thời gian khi đợi công nhận quyền của Khơme Ítxarắc được có một vùng lãnh thổ” .

Cuối cùng, do những thắng lợi to lớn trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 của ba nước Đông Dương mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, những khó khăn của Pháp ở Đông Dương và ở ngay trong nước, đại diện Pháp đã phải chịu ký hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia.

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm sáu loại điều khoản với 47 điều, trong đó quy định lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên tập kết: lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía bắc giới tuyến, lực lượng quân đội “Liên hiệp Pháp” ở phía nam giới tuyến. Giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ. Thời hạn quy định tổng tuyển cử ở Việt Nam là tháng 7 năm 1956.

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào gồm sáu chương, 40 điều, trong đó công nhận nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Lào, lực lượng Pathết Lào trở thành lực lượng chính trị độc lập hợp pháp, có quân đội, có khu tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ. Điều 14 của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào ghi rõ: “Trong khi chờ một giải pháp chính trị, các đơn vị chiến đấu “Pathết Lào” tụ tập trong các khu đóng quân tạm thời, trừ những chiến sĩ muốn được giải ngũ tại chỗ, sẽ chuyển đến các tỉnh Phôngxalỳ và Sầm Nưa. Các lực lượng này sẽ được tự do đi lại giữa hai tỉnh đó trong một hành lang dọc theo biên giới Lào - Việt, phía Nam giới hạn bởi con đường Xốp Kin, Na Mi, Xốp Xàng, Mương Xon” . Hiệp định còn quy định rõ, để làm cho đất nước Lào thống nhất, các nhà chức trách hai phái: phái Pathết Lào và phái Vương quốc Lào sẽ tiến hành đàm phán với nhau để tìm ra biện pháp giải quyết về chính trị trên cơ sở bảo đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập chính quyền liên hiệp, hoà hợp dân tộc thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do phổ thông đầu phiếu. Tổng tuyển cử ở Lào sẽ tiến hành trong năm 1955.

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc bằng bản Tuyên bố cuối cùng gồm 13 điều về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Ý nghĩa chính trị to lớn của Hiệp định Giơnevơ là trong Tuyên bố cuối cùng, điều 12 đã nêu rõ: các nước tham gia Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Đó là cơ sở pháp lý quốc tế rất quan trọng để nhân dân ba nước Đông Dương tiến lên giành độc lập, hoàn thành thống nhất đất nước ở mỗi nước.

Tại Hội nghị, tám đoàn đại diện chính thức tham gia Hội nghị là Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Anh, Pháp, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia tham gia ký kết các văn kiện hội nghị. Riêng phái đoàn Mỹ không chịu ký, mà ra một tuyên bố riêng cam kết tôn trọng Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương...

Mặc dù giải pháp Giơnevơ chưa phản ánh đầy đủ những thắng lợi của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên chiến trường, nhưng nó đã đánh dấu sự kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương, đáp ứng nguyện vọng hoà bình của nhân dân Đông Dương và nhân dân thế giới. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi quan trọng của sự nghiệp đoàn kết kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung, của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói riêng. Thắng lợi đó đã mở đầu cho cao trào giải phóng dân tộc rộng lớn trên thế giới, cho thời kỳ tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi thế giới.

Đánh giá về ý nghĩa của thắng lợi này, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã khẳng định: “Đây là thắng lợi lịch sử của nhân dân Lào cũng như của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia, chấm dứt ách thống trị kéo dài hơn 60 năm của thực dân Pháp, góp phần vào việc mở màn và thúc đẩy quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới” .

*
*     *

Như vậy, trong lịch sử quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu của quân và dân hai nước Việt Nam - Lào, những năm 1951 - 1954 là một giai đoạn chiến đấu đầy khó khăn, quyết liệt, song cũng rất đỗi sôi động và hào hùng.

Trong giai đoạn lịch sử này, cách mạng hai nước đã giải quyết thành công những vấn đề mấu chốt như: thống nhất chủ trương thành lập đảng mácxít ở mỗi nước Đông Dương, thành lập khối liên minh Việt Nam - Lào - Campuchia dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau, nhằm mục tiêu đánh đuổi bọn xâm lược, làm cho mỗi nước hoàn toàn độc lập. Việc Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt động công khai, sự ra đời của Liên minh mặt trận Đông Dương và của Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào là cơ sở cho sự phát triển vượt bậc, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương nói chung, Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam nói riêng. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, của Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào và Mặt trận Lào Ítxalạ, cách mạng hai nước Việt Nam - Lào càng phối hợp chặt chẽ với nhau hơn trên mọi chủ trương, hành động chiến lược và trên mọi mặt, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh bại kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Với tư tưởng chỉ đạo chiến lược “Đông Dương là một chiến trường”, lãnh đạo hai nước Việt Nam - Lào thống nhất lựa chọn, quyết định xây dựng chiến trường Lào thành chiến trường phối hợp đắc lực với chiến trường chính Việt Nam. Thực hiện chủ trương trên, trong năm 1951, Đảng và Chính phủ Việt Nam tiếp tục cử hơn một vạn cán bộ, chiến sĩ sang phối hợp và giúp đỡ nhân dân Lào đẩy mạnh kháng chiến. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp bạn là mình tự giúp mình”, coi nhân dân bạn như nhân dân mình, coi sự nghiệp cách mạng của bạn là trách nhiệm của mình, cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã kề vai sát cánh cùng với bạn, vừa chiến đấu chống địch càn quét lấn chiếm, vừa tiến hành xây dựng và củng cố các đoàn thể, chính quyền kháng chiến, tăng cường lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh du kích trên khắp các khu vực Thượng, Trung và Hạ Lào. Đồng thời, thực tiễn chiến đấu, công tác trên các chiến trường Lào cũng là cơ hội bồi dưỡng, rèn luyện rất bổ ích về các mặt quân sự, chính trị, nhất là nâng cao thêm tinh thần đoàn kết quốc tế cho cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam.

Sự lớn mạnh của phong trào kháng chiến Lào trong những năm 1951 - 1952 đã tạo điều kiện đưa chiến trường Lào tiến lên phối hợp có hiệu quả với chiến trường chính Việt Nam. Từ năm 1953, quân và dân hai nước Việt Nam - Lào phối hợp mở liên tiếp các chiến dịch tiến công lớn trên chiến trường Lào với quy mô lực lượng của cả hai nước tham gia lớn hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đó, tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, mở rộng nhiều vùng giải phóng ở Lào. Đặc biệt, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, chiến trường Lào đã phát huy tác dụng là chiến trường phối hợp đắc lực với chiến trường chính Việt Nam, thu hút và giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động của địch, góp phần tạo điều kiện cho các binh đoàn chủ lực Việt Nam tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954, lập lại hoà bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) thể hiện nghị lực và quyết tâm của cả hai nước Việt Nam - Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung, kết tinh sức mạnh đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt - Lào. Thắng lợi đó tạo nền móng vững chắc cho sự phối hợp, liên minh chiến đấu giữa hai nước Việt Nam và Lào ngày càng được nâng cao trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #44 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2021, 02:56:03 pm »

Chương V
PHỐI HỢP ĐẤU TRANH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ, CHỐNG CHIẾN LƯỢC
CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO (1954 - 1962)


I. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG Ở LÀO

1. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam và Lào


Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết (ngày 21 tháng 7 năm 1954) đã làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ ở Đông Dương và gây ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ1.

Sự vùng lên mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình thế giới cùng với sự phát triển lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa từ châu Âu sang châu Á, trong đó những thành tựu to lớn của Liên Xô, Trung Quốc trên các lĩnh vực xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ hoà bình trên thế giới.

Đối phó với tình hình trên, đế quốc Mỹ buộc phải điều chỉnh lại chiến lược toàn cầu. Từ đối đầu gay gắt giữa hai phe, Mỹ chuyển sang hoà hoãn với Liên Xô, tập trung lực lượng đánh phá phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thực hiện âm mưu chiến lược mới này, Mỹ chọn Đông Dương làm khu vực trọng điểm, bởi theo nhận định của giới quân sự Mỹ: thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước Đông Dương đang đe dọa quyền lợi của Mỹ ở Đông Nam Á. Chính vì lẽ đó khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, mặc dù Trưởng phái đoàn Chính phủ Mỹ tuyên bố ghi nhận và cam kết tôn trọng quyết định của chín nước thành viên Hội nghị Giơnevơ, nhưng liền sau đó Tổng thống Mỹ lại tuyên bố không bị ràng buộc bởi Hiệp định này. Cùng với tuyên bố trên, Mỹ ra sức cản trở việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ và tìm cách thay thế Pháp, can thiệp ngày càng sâu vào Đông Dương.

Để mở rộng xâm lược ba nước Đông Dương, Mỹ lôi kéo các nước Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Pakixtan, Philíppin, Thái Lan họp ở Manila (thủ đô của Philíppin) thành lập khối quân sự trá hình lấy tên là Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). Ngày 8 tháng 9 năm 1954, các nước này ký Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á. Điểm 4 của Hiệp ước này ghi: trong trường hợp có xâm lược hay tiến công vũ trang chống lại những nước thành viên, các nước ký kết sẽ cùng nhau hành động... Một điều khoản phụ nêu những nước cần SEATO bảo vệ để chống “xâm lược” và “lật đổ”, trong đó có Việt Nam và Lào. Với việc đặt xứ Đông Dương vào khu vực bảo hộ của khối Đông Nam Á, Mỹ và các nước đồng minh của họ đã ngang nhiên hợp pháp hoá việc chuẩn bị can thiệp vào các nước Đông Dương.

Mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với ba nước Đông Dương là:

- Chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
- Dùng Nam Việt Nam, Lào làm bàn đạp tiến công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Ngăn cản làn sóng cộng sản tràn vào các nước khác ở Đông Nam Á.

Thực hiện các mục tiêu trên, ngay sau Hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế cho các chính quyền thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam và ở Lào2. Thông qua hệ thống cố vấn và viện trợ, Mỹ không những chi phối toàn bộ nền kinh tế của Nam Việt Nam, của Lào mà còn quyết định cả đường lối chính trị của chính quyền Sài Gòn và chính quyền Viêng Chăn.

Sau Hiệp định Giơnevơ, Lào trở thành quốc gia độc lập có chủ quyền. Bộ máy chính quyền thân Pháp trước đây tuy là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân nhưng về danh nghĩa là chính phủ quốc gia. Khi can thiệp và xâm lược Lào, đế quốc Mỹ đã khai thác danh nghĩa pháp lý và bản chất của chính quyền này để mua chuộc lôi kéo những phần tử phản động cực hữu dựng lên chính phủ thân Mỹ.

Đi đôi với biện pháp quân sự, để nắm dân, mở rộng khu vực kiểm soát, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai thân Mỹ ở Lào còn đẩy mạnh các cuộc càn quét, dồn dân lập ra các “khu chấn hưng”, “làng đoàn kết” nhằm mục đích giành dân, cô lập cách mạng. Cũng tương tự như “ấp chiến lược”, “khu trù mật” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, “làng đoàn kết”, “khu chấn hưng” ở Lào là một thủ đoạn thâm độc của Mỹ và tay sai nhằm tập trung các biện pháp chính trị, kinh tế, tâm lý phục vụ cho âm mưu chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ, tách dân để cô lập, đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào3.

Cùng với viện trợ quân sự, kinh tế, Mỹ cho thành lập hệ thống cố vấn nắm quyền chỉ huy điều hành các chính quyền thân Mỹ phục vụ cho kế hoạch xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và Lào. Trong mỗi giai đoạn chiến tranh, các tổ chức cố vấn Mỹ đều có sự thay đổi về tên gọi để phù hợp với tình hình cụ thể. Ở miền Nam Việt Nam, Mỹ thành lập tổ chức MAAG từ năm 1950 khi còn làm nhiệm vụ viện trợ giúp Pháp. Đến giữa năm 1956, Mỹ cho thành lập ở Sài Gòn bốn tổ chức cố vấn với những tên gọi khác nhau MAAG, TRIM, CATO, TERM. Riêng phái đoàn MAAG ở miền Nam tính đến năm 1960 có khoảng 2.000 tên (trong đó khoảng 800 là cố vấn quân sự).

Dưới sự chỉ huy của Mỹ, ngay sau khi có lệnh ngừng bắn, bọn tay sai thân Mỹ ở Lào đã sử dụng các đơn vị quân đội Vương quốc liên tiếp gây ra nhiều vụ khiêu khích, tấn công các đơn vị đồn trú của Pathết Lào và quân tình nguyện Việt Nam, đồng thời cho quân chiếm đóng trái phép một số điểm trong vùng giải phóng của Pathết Lào ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ.

Sau Hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ đấu tranh với những điều kiện thuận lợi mới nhưng cũng đầy những khó khăn phức tạp: đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đặt ra cho nhân dân Việt Nam những nhiệm vụ mới rất nặng nề. Để đi đến thắng lợi đòi hỏi phải có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, sự đoàn kết toàn dân và sự ủng hộ tích cực của lực lượng hoà bình tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Lào, Campuchia anh em.

Đối với nhân dân Lào, Hiệp định Giơnevơ 1954 được ký kết là một thắng lợi lớn, là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào. Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Lào được hội nghị quốc tế thừa nhận. Lực lượng cách mạng cũng được thừa nhận về pháp lý là một bên đối thoại để giải quyết nội bộ vấn đề Lào.

 Bối cảnh đó đặt mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trước những thử thách lớn và thời cơ mới đòi hỏi hai Đảng phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách để lãnh đạo nhân dân hai nước tiếp tục giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh đoàn kết ba nước Đông Dương và đoàn kết quốc tế tạo thành sức mạnh chung đánh thắng kẻ thù.




-----------------------------------------------------------------
1. Trên lục địa châu Phi, tháng 8 năm 1954, Đảng Cộng sản Marốc tuyên bố đòi Chính phủ Pháp phải chấm dứt các hành động đàn áp, khủng bố những người yêu nước, đòi phải thả tù chính trị. Ở các nước châu Phi khác như Tuynidi, Angiêri, Camơrun, Mađagaxca, Cônggô, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũng diễn ra rất mạnh mẽ với khí thế sôi nổi chưa từng có.

Ở châu Á, nhiều quốc gia như Ấn Độ, Mianma, Inđônêxia... ngày càng tích cực thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, xoá bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc. Tháng 6 năm 1954, chính phủ hai nước Trung Quốc và Ấn Độ ra tuyên bố về năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Gần một năm sau (tháng 4 năm 1955), Hội nghị Băng Đung triệu tập tại Inđônêxia với 29 nước Á - Phi tham dự đã ra tuyên bố 10 nguyên tắc chung sống hoà bình, trung lập.

2. Số viện trợ Mỹ ở Việt Nam từ năm 1955 đến 1964 là 3.485,7 triệu USD; ở Lào từ năm 1955 đến 1965 là 830 triệu USD.

3. Cuối năm 1959, số người bị đưa vào trại tập trung tại hai vùng Sầm Nưa và Luổng Phạbang lên tới 7.000 người. Đầu năm 1960, tại các tỉnh này có gần 2.400 gia đình bị chúng dồn về xung quanh các đồn bốt. Để thực hiện thủ đoạn lừa bịp, xoa dịu mâu thuẫn của nhân dân Lào, từ năm 1960, Mỹ còn đề ra chương trình phát triển nông thôn. Thực chất của chương trình này là nhằm quản lý nhân dân trong vùng chúng kiểm soát, kích động tâm lý nhân dân giữa hai vùng để chống phá cách mạng Lào. Theo số liệu thống kê, năm 1960, Mỹ đầu tư cho chương trình này 2,4 triệu USD, năm 1964 tăng lên 4 triệu USD và năm 1965 lên tới 6 triệu USD.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #45 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2021, 03:04:18 pm »

2. Củng cố và xây dựng lực lượng cách mạng Lào về mọi mặt

a) Hoàn thành chuyển quân, củng cố vùng tập kết của Pathết Lào


Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, trước âm mưu thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ đối với ba nước Đông Dương, đặc biệt là đối với Việt Nam và Lào, phân tích so sánh lực lượng địch, ta ở bán đảo Đông Dương, xu thế phát triển chung của tình hình Đông Nam Á và thế giới, Trung ương Mặt trận Lào Ítxalạ và Chính phủ Kháng chiến Lào đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng Lào trong giai đoạn mới là: “đoàn kết toàn dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, xây dựng hai tỉnh tập kết thành căn cứ đấu tranh của cả nước; giữ vững và phát triển cơ sở quần chúng ở các vùng ta vừa rút quân, dựa vào lực lượng của ta và hiệp định đình chiến mà thương lượng với Chính phủ Vương quốc, tiến hành tổng tuyển cử tự do và thành lập Chính phủ Liên hiệp thống nhất, tiến tới xây dựng một nước Lào dân chủ và hoàn toàn độc lập”, trong đó đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ “bảo vệ và xây dựng hai tỉnh thành căn cứ cách mạng của cả nước và xây dựng phát triển các lực lượng vũ trang vững mạnh... là công tác trung tâm mấu chốt nhất trong giai đoạn này”1.

Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ 1954, ngày 22 tháng 7 năm 1954, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh cho các lực lượng vũ trang ngừng bắn trên toàn chiến trường Việt Nam và quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia. Tại Lào, ngày 23 tháng 7 năm 1954, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Kháng chiến Lào ra nhật lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ và thực hiện hiệp định đình chiến ở Lào. Lệnh ngừng bắn chính thức có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8 năm 1954.

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, lực lượng quân tình nguyện Việt Nam sẽ rút khỏi Lào trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày ký đình chiến, cũng trong khoảng thời gian đó, lực lượng Pathết Lào hoàn thành việc chuyển quân tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ.

Triển khai kế hoạch rút quân theo quy định, ngày 28 tháng 8 năm 1954, Đại tá Đặng Tính, Trưởng Đoàn đại biểu quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Lào Ítxalạ cùng với Đại tá Sore, Trưởng Đoàn đại biểu lực lượng Liên hiệp Pháp và Quân đội Hoàng gia Lào họp tại Khăng Khay bàn và ký các văn bản quy định những khu vực đóng quân tạm thời, hành lang rút quân và thời hạn rút quân của các đơn vị tham chiến ở Lào. Hai bên thoả thuận quy định các khu vực đóng quân tạm thời cho hai bên tham chiến.

Sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam cũng như Lào đã được quốc tế công nhận là các quốc gia độc lập, có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Mỗi nước tiếp tục xây dựng lực lượng và đấu tranh vì nền độc lập, thống nhất của mỗi nước. Mối quan hệ đoàn kết liên minh chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam - Lào trong bối cảnh quốc tế mới đòi hỏi phải tập trung xây dựng lực lượng, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị nhằm củng cố hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc, đưa cách mạng mỗi nước tiến lên giành thắng lợi mới.

Theo đề nghị của Mặt trận Lào Ítxalạ và Chính phủ Kháng chiến Lào, nhằm tăng cường xây dựng và phát huy khả năng tự lực của lực lượng Pathết Lào đấu tranh giành thắng lợi trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tiếp tục giúp cách mạng Lào toàn diện, cơ bản, trước mắt tập trung giúp “xây dựng các lực lượng vũ trang, củng cố khu căn cứ hai tỉnh, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ” .

Do tình hình Lào và Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ có những nét đặc thù riêng nên phương thức hợp tác giúp đỡ của Việt Nam đối với cách mạng Lào cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Trên cơ sở bàn bạc thống nhất với Chính phủ Kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào về các vấn đề chiến lược cách mạng, trong đó có chiến lược quân sự, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương điều chỉnh tổ chức và bố trí lực lượng từ làm nhiệm vụ quân tình nguyện sang làm nhiệm vụ cố vấn quân sự thực hiện ở ba cấp: Bộ Quốc phòng (giúp chung mọi mặt); trường quân chính (giúp đào tạo, huấn luyện cán bộ) và các đơn vị, địa phương (mỗi nơi có một tổ cố vấn, gồm một cán bộ tiểu đoàn và một số cán bộ đại đội).

Về phương châm giúp cách mạng Lào, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xác định phải đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của Lào. Hết sức đề cao lòng tự tin, tinh thần độc lập tự chủ của cán bộ Lào, ra sức giúp đỡ bồi dưỡng cán bộ Lào tự đảm đương lấy nhiệm vụ của Lào theo tinh thần “cách mạng Lào do nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Lào tự làm lấy là chủ yếu; tránh bao biện làm thay, tránh chủ quan hấp tấp” .

Triển khai nhiệm vụ giúp cách mạng Lào theo phương thức mới, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn 100 do đồng chí Chu Huy Mân làm trưởng đoàn kiêm bí thư Đảng uỷ sang giúp bộ đội Pathết Lào2.

Sau các buổi làm việc với đồng chí Nguyễn Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phụ trách Ban Cán sự miền Tây, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Kháng chiến Lào; đồng chí Xỉxávạt Kẹo Bunphăn, Phụ trách tham mưu; Bun Phôm Mahả Xây, Phụ trách chính trị quân đội Pathết Lào, căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng và quân đội Pathết Lào, chỉ huy Đoàn 100 đã tổ chức phân công các đồng chí trực tiếp làm cố vấn giúp ba cơ quan Bộ Quốc phòng Lào, Trường Quân chính Cômmađăm, hai tỉnh đội (Sầm Nưa, Phôngxalỳ) và các địa phương, đơn vị.

Cuối tháng 11 năm 1954, các đơn vị quân đội Pathết Lào trong cả nước (gồm một số đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và các nhóm thanh niên yêu nước mới tập trung) tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ3.

Khu tập kết của Pathết Lào gồm hai tỉnh Sầm Nưa, Phôngxalỳ và một dãy hành lang nối liền hai tỉnh, xuyên qua phía đông tỉnh Luổng Phạbang, gọi là “Đàn Pẹt” (Tiểu khu 8 ). Đây là một vùng đồi núi hiểm trở với diện tích khoảng 32.770 km2, là nơi cư trú của 32 vạn dân gồm nhiều bộ tộc sống xen kẽ nhau, từng là vùng căn cứ Trung ương của cách mạng Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nối liền với khu Tây Bắc và Liên khu 4 (Việt Nam), đã hoàn toàn giải phóng, đây là điều kiện tốt để phát triển mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt - Lào.

Tuy nhiên, đời sống của nhân dân hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ còn nhiều khó khăn, cơ sở cách mạng ở nhiều địa phương chưa được củng cố; nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn rất thiếu thốn. Bọn phỉ và tay sai phản động địa phương còn khống chế một số vùng; chính quyền các cấp đang hình thành, chưa phát huy được hiệu lực quản lý, chính sách còn nhiều bất cập. Nguồn bảo đảm vật chất, đời sống cho Chính phủ Kháng chiến Lào và quân đội chủ yếu dựa vào sự đóng góp của nhân dân hai tỉnh và sự viện trợ của Việt Nam nên còn nhiều hạn chế.

Căn cứ vào yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang đáp ứng nhiệm vụ cách mạng Lào trước mắt cũng như lâu dài, lãnh đạo và chỉ huy Đoàn 100 đã đi sâu nắm tình hình mọi mặt để xây dựng đề án tổ chức lực lượng giúp quân đội Pathết Lào. Dựa vào kinh nghiệm của Việt Nam trong giai đoạn đầu xây dựng lực lượng vũ trang, Đoàn 100 đề xuất phương án tổ chức xây dựng quân đội Pathết Lào gồm cơ quan Bộ Quốc phòng, một số tiểu đoàn bộ binh và đơn vị trợ chiến.

Đầu tháng 12 năm 1954, tại một địa điểm ở khu vực bản Cang Thạt và Cang Mùng thuộc huyện Mương Xôi, tỉnh Sầm Nưa, Hội nghị quân chính Lào do đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Kháng chiến Lào chủ trì đã thông qua đề án xây dựng lực lượng vũ trang Pathết Lào.

Cũng tại Hội nghị này, trên cơ sở đề án xây dựng lực lượng vũ trang Pathết Lào đã được xác định, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của quân đội Pathết Lào trong thời gian tới là: “khuếch trương và củng cố các lực lượng vũ trang Pathết Lào thành một quân đội cách mạng vững mạnh, có đủ khả năng trước mắt phá tan được âm mưu quân sự của đối phương, bảo vệ khu tập kết, hậu thuẫn vững chắc cho đấu tranh chính trị; về lâu dài, nếu địch gây lại chiến tranh thì sẽ trở thành lực lượng nòng cốt cho cuộc vũ trang toàn dân để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, giải phóng hoàn toàn đất nước” . Hội nghị cũng xác định phương châm xây dựng quân đội Pathết Lào phải nắm vững những nội dung chủ yếu: “lấy giáo dục chính trị tư tưởng làm chính, bồi dưỡng cán bộ làm trọng tâm; tổ chức gọn nhẹ, dựa theo tính chất dân tộc, thích hợp với trình độ chỉ huy của cán bộ, điều kiện chiến trường và khả năng cung cấp tại chỗ; xây dựng bộ đội chủ lực, đồng thời với xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích; xây dựng đơn vị đồng thời xây dựng cơ quan; tăng cường xây dựng hệ thống lãnh đạo của Đảng và hệ thống công tác chính trị trong quân đội”.

Sau Hội nghị quân chính tháng 12 năm 1954, Bộ Quốc phòng Chính phủ Kháng chiến Lào quyết định thực hiện biểu biên chế mới trong toàn quân. Theo đó, quân đội Pathết Lào có lực lượng chủ lực tập trung và lực lượng vũ trang địa phương ở hai tỉnh. Biên chế gồm: 3 cơ quan Bộ Quốc phòng (tham mưu, chính trị, hậu cần); Trường Quân chính Cômmađăm; 9 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn trợ chiến, 1 tiểu đoàn vận tải, 3 đại đội (thông tin, quân báo, công binh), 1 trung đội bảo vệ cơ quan, 12 đại đội độc lập và đại đội địa phương, 2 cơ quan tỉnh đội là Sầm Nưa và Phôngxalỳ. Tổng số có 7.267 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 67 cán bộ tiểu đoàn, 227 cán bộ đại đội, 557 cán bộ trung đội, 1.517 cán bộ tiểu đội.

Tập kết về hai tỉnh với quân số gần một vạn người, việc bảo đảm đời sống cho cán bộ, chiến sĩ, phục vụ kịp thời các yêu cầu xây dựng chiến đấu của quân đội Pathết Lào là một nhiệm vụ rất nặng nề trong điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của Pathết Lào hầu như không có gì. Để giúp quân đội Pathết Lào bảo đảm hậu cần hàng ngày cho các cơ quan, đơn vị, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đã giúp quân đội Pathết Lào xây dựng nguồn và tổ chức hệ thống cung cấp, bảo đảm ăn mặc cho cán bộ, chiến sĩ, đồng thời đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hậu cần kỹ thuật trong các cơ quan, đơn vị của Pathết Lào để cán bộ Lào từng bước tự đảm đương nhiệm vụ.

Với sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng Việt Nam, quân đội Pathết Lào đã tổ chức xây dựng được một bệnh viện quân đội 40 giường, một cơ sở chế biến dược phẩm, tổ chức một số đội phẫu thuật, đội sửa chữa vũ khí, khí tài lưu động phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

Đối với việc xây dựng, củng cố khu căn cứ tập kết hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ, theo yêu cầu của Chính phủ Kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào, phối hợp với Ban Cán sự miền Tây, Đoàn 100 cử tổ cố vấn do đồng chí Nguyễn Hữu Nghị, Trung đoàn phó phụ trách giúp tỉnh đội Sầm Nưa và tổ do đồng chí Đinh Văn Tuy, Trung đoàn trưởng phụ trách tỉnh đội Phôngxalỳ cùng với các tổ cố vấn tiểu đoàn giúp Lào xây dựng vững chắc khu tập kết hai tỉnh.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chỉ huy tối cao Lào, các cơ quan, đơn vị Pathết Lào ở các khu vực đóng quân có cố vấn Việt Nam giúp đỡ đã tổ chức các đội chuyên trách công tác xây dựng cơ sở quần chúng, giúp dân sản xuất, tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân, dạy văn hoá cho thanh niên, tuyên truyền về tình đoàn kết quân dân hai nước Việt - Lào. Các cơ quan chính quyền ở hai tỉnh Sầm Nưa, Phôngxalỳ đã tích cực phát động nhân dân tăng gia sản xuất, thực hiện các chủ trương của Chính phủ Kháng chiến Lào. Nhờ đó, đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào trên địa bàn hai tỉnh đã được cải thiện đáng kể, cơ sở quần chúng được tăng cường, củng cố ngày càng vững chắc. Trong số 1.572 bản đã có 1.327 bản xây dựng được cơ sở đoàn thể cách mạng và lực lượng du kích. Ở nhiều nơi, nhân dân tích cực đi dân công, động viên con em tham gia quân đội Pathết Lào.

Không những hoàn thành nhiệm vụ chuyển quân tập kết nhanh gọn, mà việc triển khai kế hoạch xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, giữ vững địa bàn tập kết hai tỉnh cũng được nhanh chóng triển khai, tạo điều kiện ban đầu rất quan trọng để Mặt trận Lào Ítxalạ và Chính phủ Kháng chiến Lào tiếp tục củng cố lực lượng đấu tranh, bảo vệ thành quả cách mạng.




-----------------------------------------------------------------
1. Khu vực đóng quân tạm thời của các bên tham chiến như sau:

Các đơn vị Lào Ítxalạ: Mương Ngan, Mương Pẹc (Xiêng Khoảng), Mương Ngòi (Luổng Phạbang), Mương Phương (Viêng Chăn), Mương Noòng (Xavẳnnakhệt), Lao Ngam (Xalavăn), Đoông Phia Phay (Chămpaxắc).

Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam: Phôngxalỳ, Mương Liệt, Xốp Hào (Sầm Nưa), Thulakhôm (Viêng Chăn), Bualapha (Thà Khẹc), Xê Nọi (Áttapư).

Lực lượng thuộc quân đội Liên hiệp Pháp: Cánh đồng Chum, Luổng Phạbang, Viêng Chăn, Xavẳnnakhệt, Pạc Xê.

2. Đoàn uỷ Đoàn 100 buổi đầu sang giúp cách mạng Lào gồm các đồng chí: Chu Huy Mân, Lê Tiến Phục, Nguyễn Đức Phương, Võ Quốc Vinh và Đinh Văn Tuy, do đồng chí Chu Huy Mân làm bí thư. Biên chế tổ chức Đoàn 100 gồm các tổ cố vấn: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Trường Quân chính Cômmađăm và tổ cố vấn các địa phương, đơn vị.

3. Các lực lượng cách mạng Lào tập kết về hai tỉnh gồm 8.138 người, cộng với lực lượng tại chỗ (1.000 người của hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ), tổng số là 9.138 người.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #46 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2021, 03:12:19 pm »

b) Thành lập Đảng Nhân dân Lào

Cuối năm 1954 đầu năm 1955, tình hình Lào diễn biến rất phức tạp do đế quốc Mỹ và bọn tay sai tăng cường các hoạt động phá hoại Hiệp định Giơnevơ, cản trở hiệp thương chính trị.

Ngày 6 tháng 1 năm 1955, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa Neo Lào Ítxalạ và Chính phủ Vương quốc Lào khai mạc tại Cánh đồng Chum, tỉnh Xiêng Khoảng thì ngày 18 tháng 1 năm 1955 phải ngừng do phái đoàn Chính phủ Vương quốc Lào tự ý bỏ về Viêng Chăn1.

 Trước áp lực của phong trào đấu tranh đòi hoà bình, đòi nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ ở trong nước và dư luận quốc tế, ngày 3 tháng 2 năm 1955, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa Neo Lào Ítxalạ và Chính phủ Vương quốc Lào tại Cánh đồng Chum được nối lại, hai bên tiếp tục thảo luận các vấn đề còn tồn tại từ các phiên họp trước.

Sau hơn một tháng hiệp thương, ngày 9 tháng 3 năm 1955, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa Neo Lào Ítxalạ và Chính phủ Vương quốc Lào tại Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng ra tuyên bố chung cam kết: chấm dứt ngay mọi hoạt động công kích lẫn nhau; hai bên ra lệnh cho các lực lượng vũ trang đình chỉ mọi hoạt động tấn công quân sự; hai bên thoả thuận chuyển địa điểm Hội nghị hiệp thương chính trị từ Cánh đồng Chum, tỉnh Xiêng Khoảng về Viêng Chăn.

Việc ký tuyên bố chung tại Hội nghị hiệp thương chính trị là thắng lợi bước đầu của Neo Lào Ítxalạ trong việc đấu tranh đòi đối phương thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 về Lào. Song, đế quốc Mỹ và bọn tay sai vẫn tích cực chuẩn bị lực lượng quân sự để thực hiện âm mưu thôn tính hai tỉnh tập kết.

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cuộc kháng chiến, những người cộng sản Lào nhận thấy phải nhanh chóng tổ chức Đại hội thành lập Đảng để lãnh đạo cách mạng Lào thực hiện những nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra.

Trải qua một quá trình dày công chuẩn bị, bằng sự nỗ lực vượt bậc của những cán bộ, đảng viên ở các cơ sở cách mạng và Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào, được sự giúp đỡ chí tình của cán bộ chuyên gia Việt Nam, đến đầu năm 1955, các điều kiện để tiến tới thành lập Đảng của Lào đã chín muồi.

Từ ngày 22 tháng 3 đến 6 tháng 4 năm 1955, tại một địa điểm gần biên giới Việt Nam - Lào, Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào đã được tiến hành. Dự Đại hội có 19 đại biểu2 của Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây, thay mặt cho gần 300 đảng viên trong cả nước.

Đại hội đã nghe đồng chí Cayxỏn Phômvihản trình bày báo cáo về công tác chuẩn bị thành lập Đảng, trong đó xác định rõ yêu cầu cấp bách phải tổ chức chính đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Lào. Đảng Nhân dân Lào lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Tổ chức của Đảng gồm những người tiêu biểu trong cán bộ, chiến sĩ, quần chúng nhân dân, là những người có lòng yêu nước thương nòi, quyết tâm chống đế quốc vì lợi ích của dân tộc và nhân dân các bộ tộc Lào.

Cùng với việc khẳng định Đảng Nhân dân Lào là đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, đại biểu chân chính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đại hội đã xác định nhiệm vụ chung của Đảng trong giai đoạn này là đoàn kết lãnh đạo toàn dân phấn đấu hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thực hiện một nước Lào hoà bình, dân chủ, thống nhất và độc lập. Để thực hiện các mục tiêu trên, Đảng chủ trương hợp tác với chính quyền Viêng Chăn, với các lực lượng tiến bộ khác để cùng nhau thực hiện Hiệp định đình chiến 1954, bảo vệ độc lập chủ quyền của Lào. Đảng xác định kẻ thù của dân tộc là đế quốc Mỹ và bọn tay sai bán nước, phản dân tộc.

Sau khi nghe các đại biểu thảo luận về tình hình trong nước, tình hình thế giới, thế và lực cũng như những yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng Lào, Đại hội đã đi đến thống nhất những chính sách căn bản và chương trình hành động 12 điểm3.

Sau khi thông qua Báo cáo chính trị, Chính sách cơ bản, Cương lĩnh hành động, Điều lệ Đảng, Đại hội đã bầu Ban Chỉ đạo toàn quốc gồm năm đồng chí: Cayxỏn Phômvihản, Nủhắc Phumxavẳn, Khăm Xẻng, Xỉxávạt Kẹo Bunphăn và Bun Phôm Mahả Xây. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản được bầu làm trưởng Ban Chỉ đạo4.

Trong các ngày 14, 15, 16 tháng 4 năm 1955, Ban Chỉ đạo của Đảng họp phiên đầu tiên, đặt kế hoạch xây dựng đảng, tổ chức các cơ quan làm việc, định ra lề lối làm việc của Ban Chỉ đạo và Ban Cán sự.

Đảng Nhân dân Lào ra đời là sự đơm hoa kết trái của cả quá trình đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào trong suốt những năm đấu tranh chống sự thống trị của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, là mốc son lịch sử “đánh dấu sự phát triển vượt bậc và bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Lào” .

Với việc thành lập Đảng Nhân dân Lào, tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Lào, cách mạng Lào từ đây bước sang giai đoạn mới, giai đoạn nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập, thống nhất và phồn vinh. Từ đây, liên minh Việt - Lào chuyển sang thời kỳ mới, từ chỗ chung một đảng, nay là quan hệ tự nguyện liên minh hợp tác cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc. Sau khi thành lập Đảng, Ban Chỉ đạo Đảng Nhân dân Lào đã gửi điện cảm ơn đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bày tỏ lòng cảm ơn trước sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cách mạng Lào. Bức điện có đoạn: “Chúng tôi thành công trong việc thành lập Đảng Nhân dân Lào là nhờ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi, dìu dắt và sự giúp đỡ vô điều kiện của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian qua” .

Cũng trong tháng 4 năm 1955, Ban Chỉ đạo Đảng Nhân dân Lào họp ra nghị quyết thành lập Đảng uỷ Quân sự Trung ương gồm ba đồng chí, do đồng chí Cayxỏn Phômvihản làm bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương và chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Pathết Lào.

Đảng uỷ Quân sự Trung ương Lào được thành lập đã tạo cơ sở vững chắc để tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào đối với quân đội Pathết Lào, đáp ứng tình hình mới, đồng thời đẩy mạnh quan hệ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, quân đội hai nước Việt - Lào.



----------------------------------------------------------------
1. Hội nghị hiệp thương chính trị tại Cánh đồng Chum, tỉnh Xiêng Khoảng giữa Neo Lào Ítxalạ và Chính phủ Vương quốc Lào khai mạc ngày 6 tháng 1 năm 1955. Đoàn đại biểu Mặt trận Lào Ítxalạ gồm ba thành viên do ông Phumi Vôngvichít, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ Kháng chiến Lào, làm trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Vương quốc Lào gồm sáu thành viên do ông Thoongđi, Bộ trưởng Bộ Canh nông trong chính phủ của Cátài, tay chân thân tín của Cátài, làm trưởng đoàn.

2. Theo danh sách có 20 đồng chí, nhưng vắng một đồng chí, chỉ có 19 đồng chí dự Đại hội.

3. Chương trình hành động 12 điểm gồm: 1. Chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp phá hoại Hiệp định đình chiến và bè lũ tay sai của chúng đang âm mưu phá hoại hoà bình, chia rẽ dân tộc ta, lôi cuốn nước ta vào các khối xâm lược và kéo dài trình trạng nô dịch nước ta; 2. Kêu gọi chính phủ nhà vua và các lực lượng yêu nước phải hợp tác với nhau một cách thực sự để thi hành Hiệp định đình chiến, củng cố hoà bình, thực hiện được dân chủ, tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước Lào, thành lập Chính phủ Liên hiệp dân tộc và hoàn thành độc lập dân tộc; 3. Đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi trên cơ sở liên minh công - nông; 4. Xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang để giữ vững căn cứ địa, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị; 5. Cải thiện đời sống cho các tầng lớp nhân dân, bảo đảm cho công nhân có công ăn việc làm, nông dân có ruộng, phát triển nông nghiệp, những người lao động bằng trí óc cần được trọng dụng và giúp đỡ để phát triển tài năng; 6. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, tự do ngôn luận báo chí, tự do hội họp, tự do đi lại; 7. Thực hiện nam, nữ bình quyền, chính sách dân tộc bình đẳng và đoàn kết, xoá bỏ các thù hằn, chia rẽ các dân tộc trong nước do thực dân, phong kiến gây ra; 8. Tôn trọng tự do tín ngưỡng và phong tục tập quán của nhân dân, xoá nạn mù chữ, phát triển nền văn hoá của dân tộc; 9. Bảo đảm tính mạng, tài sản và quyền tự do kinh doanh của ngoại kiều sinh sống ở Lào; ngoại kiều phải tôn trọng chủ quyền độc lập của Lào; 10. Xây dựng mối quan hệ hữu nghị với tất cả những nước tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Đặt quan hệ về mọi mặt giữa Lào và các nước khác trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên đều có lợi; 11. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt chú trọng công, nông, cán bộ của các dân tộc thiểu số; 12. Ra sức xây dựng Đảng Nhân dân Lào thành một đảng mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, có đủ sức lãnh đạo cuộc cách mạng Lào đi đến thắng lợi cuối cùng.

4. Đến tháng 8 năm 1956, Ban Chỉ đạo được bổ sung thêm ba đồng chí: Xuphanuvông, Phumi Vôngvichít, Phun Xipaxợt.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #47 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2021, 03:18:43 pm »

c) Củng cố, mở rộng Mặt trận thống nhất dân tộc Neo Lào Hắc Xạt

Ngày 19 tháng 4 năm 1955, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa phái đoàn Neo Lào Ítxalạ và Chính phủ Vương quốc Lào nhóm họp trở lại ở Viêng Chăn. Nhưng Hội nghị chỉ họp được ba ngày lại bị gián đoạn do phía Chính phủ Vương quốc Lào đưa ra những đề nghị ngang ngược không thể chấp nhận được1. Để tạo thế hợp pháp cho việc thực hiện mưu đồ thôn tính hai tỉnh tập kết và thủ tiêu lực lượng vũ trang cách mạng, sau khi tuyên bố tổ chức tổng tuyển cử riêng, ngày 28 tháng 5 năm 1955, Chính phủ Vương quốc Lào, do Cátài Đônxảxổlít làm thủ tướng, cho thành lập “đặc khu hành quân” để chỉ huy đánh chiếm hai tỉnh Sầm Nưa, Phôngxalỳ. Chúng huy động 2/3 số quân2 cùng với hàng nghìn tên biệt kích do hai tướng Bunpon và Xẳng chỉ huy, mở các cuộc tấn công quy mô lớn vào hai tỉnh tập kết của Mặt trận Lào Ítxalạ.

Trước những diễn biến phức tạp ở Lào, ngày 2 tháng 7 năm 1955, Ban Chỉ đạo Đảng Nhân dân Lào họp ra Nghị quyết 2 về tình hình và nhiệm vụ cách mạng Lào trong giai đoạn mới. Nhận định về tình hình, so sánh tương quan lực lượng địch - ta, Nghị quyết chỉ rõ: “Sau gần một năm thi hành Hiệp định Giơnevơ, ảnh hưởng của Mặt trận Lào Ítxalạ lan rộng hơn trước, cơ sở quần chúng được giữ vững và phát triển, lực lượng vũ trang được xây dựng và củng cố. Song nhìn chung, sự phát triển về mọi mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình... So sánh tương quan lực lượng hiện tại thì địch còn mạnh hơn ta, ta gặp nhiều khó khăn hơn địch...” .

 Xuất phát từ thực tiễn đặc điểm, tình hình, tương quan lực lượng, Nghị quyết nhận định tình hình sắp tới có thể diễn ra một trong ba khả năng:

 - Lực lượng cách mạng duy trì được cuộc đấu tranh chính trị, quân sự, giữ vững hai tỉnh tập kết, tình hình sẽ giằng co như hiện nay và có thể kéo dài.

- Địch lấn được hai tỉnh, thành lập được chính quyền, lực lượng cách mạng tạm thời phải rút vào bí mật.

 - Do sự nỗ lực chủ quan kết hợp tình hình khách quan, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ trong cả nước, lực lượng cách mạng lớn mạnh hẳn lên buộc địch phải thương lượng với Neo Lào Ítxalạ, thành lập Chính phủ liên hiệp thì chúng sẽ dùng thủ đoạn diễn biến hoà bình, mua chuộc, chia rẽ nội bộ để gạt bỏ lực lượng cách mạng.

Từ phân tích các khả năng, Nghị quyết đề ra nhiệm vụ và một số công tác trước mắt của cách mạng Lào là:

- Kiên trì đấu tranh chính trị, đòi phía Chính phủ Vương quốc Lào thi hành Hiệp định đình chiến, thành thực thương lượng, thực hiện tự do dân chủ, tiến hành tổng tuyển cử tự do, thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dân tộc.

- Đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất, kiên trì đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, giữ vững và phát triển cơ sở quần chúng. Bảo vệ và xây dựng hai tỉnh tập kết thành căn cứ địa cách mạng cho cả nước.

- Xúc tiến xây dựng đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, làm cho mọi người hiểu rõ cuộc đấu tranh của nhân dân Lào còn phải lâu dài, gian khổ, phức tạp nhưng cách mạng Lào nhất định vượt qua mọi khó khăn thử thách để đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng thời, quán triệt sâu sắc sách lược đấu tranh của cách mạng Lào lúc này là tập trung mũi nhọn vào đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai cực đoan phản động. Đoàn kết tranh thủ bất kỳ phe phái, cá nhân nào có thể tranh thủ đoàn kết được để phân hoá cô lập kẻ thù.

Trong tháng 8 và tháng 9 năm 1955, cùng với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ và một số công tác trước mắt đã được Nghị quyết Trung ương 2 xác định, Neo Lào Ítxalạ khẩn trương chuẩn bị mọi mặt thành lập ban vận động toàn quốc để lập ra một mặt trận mới. Sau khi Hoàng thân Xuphanuvông, đại diện Neo Lào Ítxalạ và Cátài, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào gặp nhau tại Rănggun (ngày 11 tháng 10 năm 1955) ký hiệp định về đình chỉ mọi xung đột vũ trang ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ, ngày 12 tháng 10 năm 1955, Neo Lào Ítxalạ đã tổ chức hội nghị trù bị để chuẩn bị thành lập một mặt trận mới trên cơ sở mở rộng Neo Lào Ítxalạ. Hội nghị đã dự thảo Điều lệ, Cương lĩnh của mặt trận, lập Ban Vận động mặt trận toàn quốc; phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của mặt trận, đồng thời định thời gian triệu tập Đại hội toàn quốc. Hội nghị trù bị đã bầu Ban Vận động mặt trận toàn quốc gồm 29 thành viên, do Hoàng thân Xuphanuvông làm chủ tịch.

Trước bước phát triển mới của cách mạng Lào, để thực hiện Nghị quyết của Đảng Nhân dân Lào (tháng 7 năm 1955) về đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, từ ngày 6 đến 31 tháng 1 năm 1956, Uỷ ban Trung ương Neo Lào Ítxalạ đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tại một địa điểm thuộc tỉnh Sầm Nưa.

Tham dự Đại hội có đông đủ đại biểu thay mặt các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, đảng phái, nhân sĩ yêu nước trong toàn quốc. Đại hội khẳng định, Mặt trận đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nay tình hình đã thay đổi, cần phải mở rộng Mặt trận thống nhất dân tộc.
Sau khi thảo luận báo cáo chính trị của Ban Vận động thành lập Mặt trận thống nhất, Đại hội đã thông qua cương lĩnh chính trị 12 điểm, trong đó nêu lên nhiệm vụ chủ yếu của Mặt trận là:

- Đoàn kết toàn dân trong Mặt trận để đấu tranh đòi thi hành triệt để Hiệp định Giơnevơ, làm cho nước Lào hoà bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.

- Giữ vững và phát triển lực lượng yêu nước của nhân dân Lào, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chính trị của dân tộc.
Mặt trận chủ trương: về đối ngoại, theo đuổi chính sách hoà bình trung lập, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới; về đối nội, tiếp tục thực hiện đường lối hoà hợp dân tộc, thống nhất quốc gia, tôn trọng ngôi vua, tôn giáo, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Về kinh tế - xã hội, tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Ban hành chính sách thuế khoá hợp lý, giúp đỡ nông dân đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho công nhân, chăm lo giáo dục - y tế, phát triển và bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

Để phù hợp với yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới, Đại hội quyết định đổi tên Neo Lào Ítxalạ thành Neo Lào Hắc Xạt (Mặt trận Lào yêu nước). Đổi tên tờ báo Lào Ítxalạ - cơ quan ngôn luận của Mặt trận (thực chất là của Đảng Nhân dân Lào, vì lúc này Đảng chưa ra hoạt động công khai) - thành Lào Hắc Xạt.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Neo Lào Hắc Xạt gồm 47 đại biểu, đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo trong cả nước do Hoàng thân Xuphanuvông làm chủ tịch, các ông Phayđang Lô Blia Yao đại diện cho dân tộc Lào Xủng; Xỉthôn Cômmađăm đại diện cho các bộ tộc Lào Thơng được bầu làm phó chủ tịch.

Ngoài ra, Đại hội còn quyết nghị thông qua một số văn kiện quan trọng như:

- Điện văn gửi Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Kiến nghị gửi Uỷ ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Lào, đòi phía Chính phủ Vương quốc Lào phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ và các hiệp định về đình chỉ xung đột vũ trang giữa hai bên.

- Thông qua tuyên bố phản đối Chính phủ Vương quốc Lào tổ chức tổng tuyển cử riêng rẽ (ngày 25 tháng 12 năm 1955).

 Đại hội thành công đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Lào, là sự biểu dương ý chí đoàn kết thống nhất của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Sau Đại hội, Chủ tịch Xuphanuvông ra tuyên bố về chính sách hoà bình trung lập của Lào, kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn phản động tay sai phá hoại Hiệp định Giơnevơ 1954; đòi phía Chính phủ Vương quốc Lào phải hợp tác thực sự với Pathết Lào trong việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ; kêu gọi lực lượng cách mạng kiên quyết chiến đấu bảo vệ hai tỉnh tập kết.




-----------------------------------------------------------------
1. Đây là lần thứ năm Hội nghị hiệp thương chính trị giữa hai bên bị gián đoạn, kể từ phiên họp đầu tiên (ngày 6 tháng 1 năm 1955).

2. Ở thời điểm này, quân nguỵ Lào đã tăng lên 25.000 tên, không kể các sĩ quan cố vấn Pháp, Mỹ và dân vệ.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #48 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2021, 10:24:48 am »

II. PHỐI HỢP VIỆT NAM - LÀO ĐẤU TRANH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ, TIẾN TỚI THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP LÀO LẦN THỨ NHẤT

1. Đế quốc Mỹ và lực lượng phản động tay sai tăng cường phá hoại Hiệp định Giơnevơ 1954


Trong khi các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tiến hành việc rút quân khỏi Lào và các đơn vị chiến đấu Pathết Lào thực hiện việc chuyển quân tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ thì đế quốc Mỹ thông qua các thế lực phản động Lào do Cátài Đônxảxổlít và Phủi Xánánicon đứng đầu ráo riết tiến hành các hoạt động phá hoại Hiệp định Giơnevơ 1954. 

Để chấn chỉnh bộ máy nguỵ quyền thân Pháp không ăn cánh với Mỹ và loại trừ những người có xu hướng tiến bộ, Mỹ cho tay chân ám sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cúvoravông (người có xu hướng hoà bình trung lập trong Chính phủ Vương quốc Lào và không tán thành kế hoạch tấn công hai tỉnh tập kết của Pathết Lào do Mỹ vạch ra). Tiếp đó, trong tháng 11 năm 1954, đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai dùng áp lực buộc Thủ tướng Hoàng thân Xuvănna Phuma (một nhân vật thuộc phái ôn hoà, đồng thời là anh em cùng cha khác mẹ với Hoàng thân Xuphanuvông, lãnh tụ Pathết Lào) phải từ chức và đưa Cátài Đônxảxổlít, một tay sai cực đoan thân Mỹ, lên làm thủ tướng.

Dưới áp lực của Mỹ, ngày 24 tháng 11 năm 1954, Vua Lào chỉ định Cátài đứng ra lập chính phủ mới gồm 11 thành viên, phần lớn là lực lượng thân Mỹ.

Vừa lên làm thủ tướng, Cátài đã công khai bài trừ Pháp, ra sức xuyên tạc Hiệp định Giơnevơ, vu cáo Pathết Lào, Việt Nam. Một mặt phá thương lượng với Pathết Lào, mặt khác ra sức phát triển lực lượng vũ trang, cho quân chiếm đóng trái phép nhiều điểm thuộc hai tỉnh tập kết của Pathết Lào. Ngày 31 tháng 12 năm 1954, chính phủ Cátài huy động một lực lượng lớn quân đội tấn công hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ, đồng thời tiến hành khủng bố những người tham gia kháng chiến cũ trong phạm vi cả nước hòng uy hiếp tinh thần, dập tắt phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ của nhân dân Lào.

Ở 10 tỉnh1 dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Vương quốc Lào, tính từ tháng 8 năm 1954 đến tháng 4 năm 1955, quân đội Vương quốc Lào đã mở trên 200 cuộc hành quân khủng bố, cướp bóc tài sản của nhân dân tại các khu căn cứ cũ của Neo Lào Ítxalạ. Chúng trả thù, sát hại và bắt giam trên 1.000 người yêu nước kháng chiến cũ. Tại các bản làng, chúng tổ chức các đội vũ trang dân vệ, hình thành bộ máy kìm kẹp ở nông thôn.

Cùng với đẩy mạnh các cuộc tấn công lấn chiếm, phía quân đội Vương quốc Lào còn ráo riết tổ chức lực lượng vũ trang ngầm ở hai tỉnh tập kết. Đến tháng 12 năm 1955, quân đội Vương quốc Lào đã thâm nhập kiểm soát 131 bản trong số 974 bản của toàn tỉnh Sầm Nưa, đồng thời chúng sử dụng lực lượng từ một đại đội trở lên chiếm đóng một số vị trí quan trọng của Pathết Lào như Mương Pơn, Huội Thầu, Na Noọng, Tích Lang, Na Keng, Phả Kha, Phả Thí, Huội Nhạ, Hủa Mường, Mương Lạp...

Ở Phôngxalỳ, với ba tiểu đoàn chủ lực, năm đại đội địa phương, 600 quân phỉ các loại, quân đội Chính phủ Vương quốc Lào đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào Hạt Nang, phía tây nam Mương Khỏa, Huội Hoọc, Na Vải thuộc huyện Mương Bun và càn quét dọc sông Nặm Bút (phía nam Mương Khỏa). Đến cuối năm 1955, quân đội Vương quốc Lào đã chiếm giữ 195 bản trong tổng số 598 bản của tỉnh Phôngxalỳ. Ngoài ra quân đội Vương quốc Lào còn cho hai tiểu đoàn đóng ở Hạt Xả, Xốp Chai (thuộc tỉnh Luổng Phạbang) giáp Phôngxalỳ để uy hiếp các lực lượng Pathết Lào.

2. Đẩy mạnh đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ, thành lập Chính phủ liên hiệp Lào lần thứ nhất

Dự kiến đúng đắn các khả năng đế quốc Mỹ và lực lượng phản động tay sai tăng cường phá hoại Hiệp định Giơnevơ, ngay khi Hiệp định Giơnevơ chưa được ký kết, tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khoá II (tháng 7 năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo “về tình hình mới và nhiệm vụ mới”, khi phân tích tình hình trong nước và quốc tế đã nêu rõ: “hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ. Bất kỳ người nào, nước nào không thân Mỹ đều có thể làm một mặt trận thống nhất (dù là tạm thời) với ta”. Đối với Lào và Campuchia, báo cáo nhấn mạnh: Việt Nam phải giúp đỡ nhân dân Lào và Campuchia đào tạo cán bộ, củng cố và mở rộng mặt trận thống nhất, đòi lập lại hoà bình ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba dân tộc.

Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, theo yêu cầu của Chính phủ Kháng chiến Lào, Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết định để lại một bộ phận chuyên gia tiếp tục giúp đỡ cách mạng Lào. Tổng số chuyên gia gồm 964 đồng chí, trong đó có 314 người thuộc đoàn chuyên gia quân sự, 650 cán bộ các ngành dân, chính, đảng. Đây là lực lượng rất quan trọng đối với cách mạng Lào sau ngày đình chiến.    

Thực hiện đề án đấu tranh ở hai tỉnh đã được Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào thống nhất, được sự chỉ đạo phối hợp của Ban Cán sự miền Tây, Đoàn 100 đã nghiên cứu đề xuất với quân đội Pathết Lào kế hoạch tác chiến và tổ chức chiến đấu bảo vệ hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ; tổ chức hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ thành các khu chiến đấu liên hoàn, đáp ứng tình hình thực tế của từng địa bàn, khả năng tổ chức, quản lý của cán bộ Lào, đồng thời đề phòng chiến sự lan rộng. Trong trường hợp bị chia cắt, từng khu có thể đảm bảo độc lập tác chiến. Được Ban Chỉ đạo Đảng Nhân dân Lào nhất trí, Bộ Quốc phòng Chính phủ Kháng chiến Lào tổ chức tỉnh Sầm Nưa hình thành ba khu vực tác chiến2; tỉnh Phôngxalỳ được chia thành hai phân khu3 ; Bộ Chỉ huy tối cao trực tiếp nắm lực lượng cơ động4 , làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ Kháng chiến và sẵn sàng chi viện đánh địch trên các hướng khi cần.

Cùng với việc giúp Bộ Chỉ huy tối cao Lào xây dựng lực lượng vũ trang, huấn luyện bộ đội, Đoàn 100 còn tích cực giúp các địa phương, đơn vị Pathết Lào triển khai các mặt công tác chuẩn bị chiến trường, củng cố cơ sở ở các địa phương tạo ra một thế trận vững chắc trên địa bàn hai tỉnh tập kết, góp phần đắc lực ngăn chặn các cuộc tấn công của quân đội Vương quốc Lào vào vùng tập kết.

Sau khi dùng lực lượng đánh chiếm một số khu vực ở vùng giáp ranh và tung biệt kích, gián điệp cài cắm hoạt động sâu trong một số khu vực quan trọng ở Sầm Nưa và Phôngxalỳ, từ tháng 3 năm 1955, các thế lực phái hữu trong chính quyền và quân đội Viêng Chăn tập trung một lực lượng lớn quân chủ lực mở các cuộc tấn công ồ ạt vào các vùng căn cứ của Pathết Lào ở hai hướng đông nam, tây bắc thị xã Sầm Nưa và khu vực tây nam Mương Khỏa, Mương U Tày - U Nửa thuộc tỉnh Phôngxalỳ.

Dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy tối cao Lào, dựa vào thế trận đã được chuẩn bị, bộ đội Pathết Lào và nhân dân các bộ tộc Lào đã kiên cường chiến đấu ngăn chặn các cuộc tiến công của địch. Sau năm tháng hoạt động từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1955, quân dân tỉnh Sầm Nưa đã thu được một số thắng lợi, nhưng chưa có những trận thắng lớn, chưa tạo được sự chuyển biến quan trọng. Quân địch chưa bị đánh đau, tiếp tục lấn chiếm. Cuối tháng 5 năm 1955, chúng đưa một lực lượng lớn đánh ra khu vực Na Xála - Xa Lới và chuẩn bị tấn công vào khu vực Mương Hàm.

Theo dõi tình hình chiến sự, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Tổng Tư lệnh Bộ Chỉ huy tối cao và đồng chí Xỉxávạt Kẹo Bunphăn, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pathết Lào hạ quyết tâm đánh một trận thắng lớn với yêu cầu diệt một tiểu đoàn địch để tạo thế so sánh lực lượng có lợi cho cuộc chiến đấu của Pathết Lào. Thực hiện quyết tâm đó, ngày 30 tháng 6 năm 1955, Bộ Chỉ huy tối cao Lào đã sử dụng hai tiểu đoàn chủ lực (705 và 617), hai đại đội địa phương, một đại đội trợ chiến tăng cường của Tiểu đoàn 605 trang bị ĐKZ 57 và cối 81 tấn công các vị trí địch ở gần bản Na Xála, sau đó tiếp tục truy kích địch đến Bạn Ngôn, gần khu vực Mương Pơn. Trận này, bộ đội Pathết Lào diệt và làm bị thương hơn 100 tên địch, bắt hơn 40 tên, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân dụng, giải phóng khu vực Na Xála, Na Ngôn, Na Noọng, Na Keng. Chiến thắng Na Xála gây tiếng vang lớn, làm nức lòng quân dân hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ, đánh dấu bước trưởng thành về sử dụng lực lượng đánh gần, phối hợp hiệp đồng chiến đấu giữa các đơn vị của bộ đội Pathết Lào.

Song song với việc phối hợp cùng quân dân hai tỉnh đẩy mạnh các hoạt động quân sự chống âm mưu lấn chiếm của quân đội Vương quốc Lào, để kịp thời giúp cách mạng Lào thực hiện các nhiệm vụ đang đặt ra, ngày 10 tháng 8 năm 1955, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định thành lập Ban Cán sự Lào - Miên gồm năm đồng chí, do đồng chí Lê Đức Thọ làm trưởng ban. Ban Cán sự Lào - Miên có nhiệm vụ giúp việc cho Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nghiên cứu mọi diễn biến ở Lào, từ đó đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương trong công tác giúp Lào. Ngoài ra, Ban Cán sự Lào - Miên còn có nhiệm vụ nghiên cứu công tác viện trợ kinh tế cho Lào và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm củng cố tình hữu nghị truyền thống giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.




------------------------------------------------------------------
1. Mười tỉnh gồm Huội Xài, Bò Kẹo, Luổng Phạbang, Xiêng Khoảng, Viêng Chăn (Thượng Lào), Khăm Muộn, Xavẳnnakhệt (Trung Lào), Xalavăn, Áttapư, Chămpaxắc (Hạ Lào).

2. Khu vực I gồm các huyện Mương Xôi, Sằm Tớ, một phần Mương Xăm và các xã phía đông đường 6 thuộc huyện Hủa Mường do hai tiểu đoàn chủ lực, ba đại đội bộ đội địa phương huyện, một trung đội Lào Xủng đảm nhiệm; Khu vực II gồm huyện Xiêng Khọ, một phần huyện Mương Xăm và các xã phía tây đường 6 của huyện Hủa Mường bố trí một đại đội chủ lực, hai đại đội địa phương huyện; Khu vực III gồm 145 bản thuộc 13 xã của huyện Mương Xon, do một đại đội chủ lực, hai đại đội địa phương huyện đóng giữ. Ngoài ra, tỉnh Sầm Nưa còn có 1.711 du kích bám cơ sở ở các làng bản vùng tự do và một số bản vùng địch tạm chiếm.

3. Phân khu tỉnh miền Bắc gồm hai huyện Mương U, Mương Xừn và thị xã Phôngxalỳ do một tiểu đoàn chủ lực, một đại đội trợ chiến, ba trung đội bộ đội địa phương đảm nhiệm. Phân khu tỉnh miền Nam gồm các huyện còn lại do một tiểu đoàn chủ lực, hai trung đội bộ đội địa phương huyện phụ trách. Ngoài ra còn có 1.150 du kích hoạt động ở các bản làng.

4. Gồm ba tiểu đoàn chủ lực, một tiểu đoàn trợ chiến, một tiểu đoàn vận tải và các đại đội thông tin, quân báo, công binh.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #49 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2021, 10:30:22 am »

Trong khi Đảng Nhân dân và Chính phủ Kháng chiến Lào kiên trì con đường hoà bình trung lập, thực hiện năm nguyên tắc chung sống hoà bình thì quân đội Vương quốc Lào với sự tiếp tay của đế quốc Mỹ liên tục đẩy mạnh các cuộc tiến công lấn chiếm hai tỉnh. Sau khi tấn công lấn chiếm khu vực Phả Thí, trong tháng 8 và tháng 9 năm 1955, quân đội Vương quốc Lào tiếp tục tiến công Huội Nhạ, uy hiếp thị xã Sầm Nưa từ phía tây, ngăn chặn đường liên lạc vào các huyện địch hậu Mương Xon, Hủa Mường.

Trước tình hình đó, thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Đoàn 100 đã nghiên cứu giúp quân đội Pathết Lào triển khai lực lượng đánh địch ở khu vực Huội Nhạ 1. Do làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu, các đơn vị Pathết Lào đánh chiếm Phả Chon nhanh gọn, làm thất bại âm mưu lấn chiếm trái phép của địch, bảo vệ được đường thuỷ tiếp tế từ Việt Nam sang Lào.

Cùng với việc giúp lực lượng Pathết Lào đánh địch bảo vệ hai tỉnh tập kết, Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn tích cực giúp Chính phủ Kháng chiến Lào xây dựng chính quyền, đồng thời viện trợ về kinh tế nhằm giúp nhân dân Lào ổn định đời sống, phát triển sản xuất, xây dựng lực lượng cách mạng.

Về xây dựng chính quyền: ở Phôngxalỳ, sau ngày đình chiến, Chính phủ Kháng chiến Lào mới nắm được một số bản, đến cuối năm 1955 đã tổ chức được chính quyền ở 21 trong số 52 xã. Ở Sầm Nưa, chính quyền được tổ chức trong toàn tỉnh (trừ bảy xã với 137 bản do địch kiểm soát).

Trong năm 1955, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp tế cho nhân dân hai tỉnh của Lào được 3.255 kg thóc giống, 2.552 tấn gạo, 1.284 triệu đồng ngân hàng, 10,5 triệu đồng Đông Dương cũ, 7.612 đồng bạc trắng, 22 tấn muối và hàng vạn bộ quần áo, chăn màn... Bộ Giáo dục Việt Nam đã đào tạo cho hai tỉnh tập kết của Lào được 138 giáo viên. Tỉnh Sầm Nưa mở được 50 trường, tỉnh Phôngxalỳ mở được 21 trường tiểu học.

Cùng với thắng lợi trên mặt trận quân sự, xây dựng chính quyền cách mạng, trên mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao, Đảng Nhân dân và Neo Lào Hắc Xạt cũng giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Phong trào đấu tranh đòi hoà bình trung lập ở 10 tỉnh, nhất là ở Viêng Chăn, dâng cao, được dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ đã làm cho uy tín của Đảng Nhân dân và Neo Lào Hắc Xạt ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Trái lại, Chính phủ Vương quốc Lào do Cátài làm thủ tướng ngày càng bị cô lập và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ngày 14 tháng 2 năm 1956, Cátài buộc phải xin từ chức. Ngày 15 tháng 3 năm 1956, Hoàng thân Xuvănna Phuma được Thái tử Xavang Vắtthana đề nghị đứng ra lập chính phủ mới.

Ngày 15 tháng 5 năm 1956, Ban Chỉ đạo Đảng Nhân dân Lào họp ra nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng Lào. Sau khi nhận định tình hình thế giới, phong trào cách mạng ở ba nước Đông Dương, sự chuyển biến của phong trào đấu tranh đòi hoà bình, trung lập, nghị quyết đề ra chủ trương đấu tranh cho một nước Lào trung lập, trong đó xác định: “làm cho Lào dần dần thoát khỏi sự kiềm chế và ảnh hưởng của đế quốc Mỹ. Về đối nội, phải thực hiện quyền tự do dân chủ, độc lập thống nhất quốc gia. Về đối ngoại, phải trung thành năm nguyên tắc chung sống hoà bình, bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc”.

Để đạt được mục tiêu trên, nghị quyết nêu một số nhiệm vụ chủ yếu:

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng lực lượng ở hai tỉnh tập kết và cơ sở quần chúng trong 10 tỉnh. Kiên quyết đập tan mọi âm mưu lấn chiếm hai tỉnh của phía Vương quốc Lào.

 - Mở rộng Neo Lào Hắc Xạt, vận động tiến tới thành lập một Mặt trận chống đế quốc Mỹ xâm lược, đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng và thống nhất hành động.

 - Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh của quần chúng và ở hội nghị hiệp thương, giữa phong trào đấu tranh trong nước với đấu tranh của phe xã hội chủ nghĩa và phong trào hoà bình dân chủ thế giới.

Ngày 28 tháng 5 năm 1956, Hoàng thân Xuphanuvông, Thủ tướng Chính phủ Kháng chiến Lào, Chủ tịch Neo Lào Hắc Xạt ra tuyên bố về chính sách trung lập của Neo Lào Hắc Xạt và kêu gọi nối lại các cuộc hiệp thương chính trị giữa hai phái. Một số nhóm trong quốc hội thuộc các đảng “độc lập”, “dân chủ”, “tiến bộ” tuyên bố chống lại chế độ độc tài của Cátài, yêu cầu củng cố hoà bình, độc lập dân tộc và kiến nghị giải quyết các xung đột bằng con đường thương lượng.

Nhằm phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục sâu sát lãnh đạo cách mạng Lào giành những thắng lợi mới, ngày 30 tháng 5 năm 1956, Neo Lào Hắc Xạt thông qua “Đề án tăng cường đấu tranh cho nước Lào trung lập, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nước Lào hoà bình, độc lập, dân chủ và thống nhất” 2.

Để đấu tranh làm cho nước Lào trung lập, đề án nêu một số nội dung quan trọng cần tập trung thực hiện tốt là:

“- Xúc tiến hơn nữa công tác củng cố lực lượng ở hai tỉnh và cơ sở quần chúng ở 10 tỉnh, xây dựng phong trào ở hai tỉnh làm hậu thuẫn mạnh mẽ cho đấu tranh chính trị trong cả nước. Kiên quyết chiến đấu tự vệ làm thất bại âm mưu của nhà vua dùng vũ lực để chiếm hai tỉnh. Luôn luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn, đánh tan âm mưu phá hoại của Mỹ và bọn thân Mỹ, đưa cuộc đấu tranh chính trị tiến lên, đồng thời ra sức phát huy mọi khả năng hoạt động hợp pháp, nhất là ở trong các thành phố, để động viên, tổ chức và lãnh đạo đảng đưa quần chúng đấu tranh đòi nước nhà độc lập...

- Kết hợp chặt chẽ đấu tranh của nhân dân với đấu tranh ở hội nghị hiệp thương, kết hợp các cuộc đấu tranh đó với cuộc vận động ngoại giao của phe ta, tranh thủ dư luận trong nước và thế giới, kịp thời vạch trần âm mưu phá hoại của Mỹ và bọn thân Mỹ, nêu rõ thiện chí hoà bình của ta” .

Trong khi Neo Lào Hắc Xạt thông qua và triển khai thực hiện đề án thì Mỹ và tay sai tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phá hoại Hiệp định Giơnevơ, ngăn trở hiệp thương chính trị. Cùng với việc đòi lập Uỷ ban đặc biệt điều tra tình hình ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ (ngày 5 tháng 6 năm 1956), yêu cầu một số thành viên trong Uỷ ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Lào họp để bàn về tình hình Lào (ngày 23 tháng 6), chính quyền Vương quốc Lào tiếp tục cho quân đội lấn chiếm một số điểm ở khu vực Phùng Nhang, cho biệt kích gián điệp thâm nhập khu vực nam Thà Teng (giáp vùng Bun Nửa).

Song song với nhiệm vụ giúp bộ đội Pathết Lào đánh địch lấn chiếm giữ vững hai tỉnh tập kết, theo yêu cầu của Chính phủ Kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào, các đơn vị công an vũ trang, bộ đội địa phương các tỉnh Việt Nam có biên giới giáp Lào còn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Pathết Lào kịp thời ngăn chặn bọn biệt kích, gián điệp hoạt động ở vùng biên giới Việt - Lào.




------------------------------------------------------------------
1. Lực lượng Pathết Lào tham gia trận đánh ngày 12 tháng 9 năm 1955 có Tiểu đoàn 609, một đại đội của Tiểu đoàn 705, một đại đội trợ chiến của Tiểu đoàn 605, một đại đội độc lập của tỉnh và các đơn vị kỹ thuật phục vụ chiến đấu của Bộ Chỉ huy tối cao Lào. Đồng chí Xỉxávạt Kẹo Bunphăn, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pathết Lào trực tiếp chỉ huy trận đánh. Cùng thời gian này, các lực lượng vũ trang Pathết Lào ở tỉnh Sầm Nưa đẩy mạnh các hoạt động đánh địch ở Huội Thầu, Mương Pơn và một số nơi khác. Ở tỉnh Phôngxalỳ, Tiểu đoàn 701 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiến công đồn Phả Chon.

2. Đề án gồm bốn phần: I. Những chuyển biến mới của tình hình nước ta; II. Chủ trương đấu tranh cho nước nhà trung lập; III. Đấu tranh hiệp thương và ngoại giao trong toàn bộ cuộc đấu tranh cho nước nhà trung lập; IV. Mấy công tác căn bản trong cuộc đấu tranh cho nước nhà trung lập.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM