Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:25:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Giải phóng quân Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hoà Chi đội 12 Trung đoàn 312  (Đọc 3285 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2021, 07:11:15 am »

Chi đội trưởng Ba Tô Ký tránh ánh mắt mất thần của giám đốc Năm. Ông là người biết rất rõ về ông Ngô Văn Năm. Trong lúc vui, ông tâm sự với lớp thợ trẻ chúng tôi. Ông là người thuộc nhiều tuồng tích truyện Tàu. Ông ví ông Năm như “Khổng Minh” trong Tam Quốc. Một Khổng Minh tài năng xuất chúng không phải với mưu toan làm bá chủ thiên hạ mà là một Khổng Minh có tài năng tiềm ẩn trong khoa học kỹ thuật và còn có khả năng quy tụ anh hùng hào kiệt trong giới thợ thuyền công nhân có tay nghề cao. Vì thế ông cố hết sức để mời cho bằng được ông Ngô Văn Năm về với Chi đội 12 dù gặp khó khăn trở lực nào, cũng như Lưu Bị ba lần cầu Khổng Minh rời khỏi lều cỏ phò Hán diệt Tào.


Số là ông Ba Tô Ký không hề quen biết với ông Năm Dành và cũng không một lần gặp mặt. Một đằng là nông dân đồng ruộng tận Bình Lý Hóc Môn, 17 tuổi tham gia cách mạng, 20 tuổi bị Pháp bắt đày lên căng Tà Lài - Bà Rá, còn một đằng là viên chức có danh vọng của Hải quân công xưởng Ba Son. Ông Ba Tô biết ông Năm qua tiếng đồn đại trong anh em thợ quê ở Hóc Môn-Bà Điểm, còn ông Năm chưa hề nghe ai nói về ông Ba Tô Ký. Ông Ba Tô Ký gửi thư nhiều lần đến cho ông Năm tận tay, tận nhà nhưng ông Năm không trả lời vì lòng còn ngổn ngang trăm mối.


Lúc bấy giờ quân Pháp núp theo chân quân đồng minh (Anh - Ấn) lấn chiếm vùng ven Sài Gòn. Trong một trận càn ông Năm bị bắt. Viên chỉ huy là quan tư hải quân biết ông Năm và ra lệnh thả ông với yêu cầu ông Năm trở lại Ba Son. Viên sĩ quan cao cấp hải quân biết ông Ngô Văn Năm là người trị thương cấp cứu chiến hạm La-mốt Bíc-kê (Lamotte Piquet) con cưng của hải quân Pháp từ mặt trận Xiêm Riệp - Bat-tam-bang. Với bản vẽ thiết kế kỹ thuật chính xác và tài ba của ông Ngô Văn Năm, các kỹ sư công nhân Ba Son với tay nghề siêu đẳng tuyệt diệu đã trả lại nửa thân tàu “cải tử hoàn sinh” cho chiến hạm sừng sỏ của hải quân Nhật bị ngư lôi đồng minh bắn đứt đôi. Kỳ công này làm chấn động giới quan chức hải quân Pháp-Nhật. Thế nhưng ông Ngô Văn Năm từ chối thẳng thừng việc trở lại Ba Son vì nơi đây đã biến thành xưởng sản xuất vũ khí đạn dược cung cấp cho quân Pháp tái chiếm Nam Bộ và Sài Gòn. Ông bị quản thúc tại nhà và hàng tuần phải ra trình diện với viên xếp đồn Quán Tre Một On, gã Tây lai vô cùng hiểm ác. Đồn Quán Tre ở cách nhà vài trăm mét. Ông Ba Tô Ký được tin nầy càng sốt ruột lo lắng. Cuối cùng ông theo ông Sáu Hâm, trưởng ban công tác thành Chi đội 12, bạn cùng làng với ông Năm về tận Quán Tre. Chỉ qua một đêm mà hai người trở thành đôi bạn tri kỷ tri âm. Ông Năm nhận lời về làm giám đốc cái lò rèn của Chi đội 12. Không ngờ vài tháng sau, anh em công nhân hãng xưởng Sài Gòn nghe tin giám đốc Ba Son Ngô Văn Năm ra chiến khu. Họ rủ nhau lục tục kéo ra bưng biền kháng chiến. Họ cùng hì hục mang vác đồ nghề của chính mình đang làm tại hãng xưởng và họ nài nỉ với vị chỉ huy chi đội để được về cái binh công xưởng bỏ túi của ông Ngô Văn Năm.


Có lẽ trong sự im lặng đó, anh Ba Tô Ký còn chua xót hơn ai hết. Một người chỉ huy đang đứng trước tình huống khó xử. Còn anh em công nhân ở đây lại trông chờ vào sự phán quyết của người chỉ huy tối cao, người mà anh em công nhân quý trọng hết sức đặc biệt, có cảm tình cũng hết sức đặc biệt. Sự đặc biệt này không phải đương nhiên mà có. Anh em biết tính của người chỉ huy của mình như người trong nhà. Một con người không bao giờ chịu ngồi yên, tính khí nóng nảy, khẳng khái. Sự trung thực bộc lộ ra tận ngoài da, bộc lộ ra từ cái nhìn của đôi mắt to trũng sâu dưới cặp chân mày hơi xếch rậm đen, bộc lộ ra trong lời nói, hành động và sự quyết đoán.


Nhớ lại những lúc còn trong trứng nước, binh công xưởng còn thuộc vào loại bỏ túi, công nhân lúc đầu chỉ có vài ba người làm mộc làm rèn từ sở cao su Dầu Tiêng... dần dần binh công xưởng quy tụ thêm thợ lành nghề từ các hãng xưởng có tiếng tăm ở Sài Gòn như Ba Son, Faci, Sở Mộ, Bá Nghệ, nhà đèn Chợ Quán, đề-pô xe lửa Sài Gòn, Dĩ An, nào thợ nguội thợ tiện, thợ đúc bậc thầy cũng kéo lên chiến khu. Đến nay từ con số lẻ đếm được trên đầu ngón tay leo đến con số trăm. Binh công xưởng muốn làm ăn yên ổn, trụ lại một chỗ lâu dài thì phải tìm nơi tận rừng sâu không vết chân người, nơi nước độc rừng thiêng. Làm sao quên được cảnh sốt rét hàng loạt. Không có thuốc uống làm ông thầy thuốc Thọ chạy đông chạy tây như gà mắc đẻ. Một viên ký ninh vàng ngâm một lít nước chia đều cho mỗi người một cốc. Riêng ông giám đốc có cơn sốt nhiều hơn nên được uống một lần đến hai cốc nước ký ninh vàng. Thuốc ký ninh đắng đến mức uống phải nín thở nuốt một lèo kẻo bị vọt ra hết. Thợ tiện Nhiều, thợ Ba Son, người quê Bà Điểm bị cơn sốt ác tính (hồi đó không biết là sốt ác tính) quật ngã chết tươi. Máu chảy ra từ tai, mũi, họng. Anh em đem chôn cạnh bìa trảng tranh gần xưởng. Chỉ vài ngày sau ra thăm mộ thì cọp đã moi xác ăn mất cánh tay. Cũng thật bất ngờ ngày hôm đó chi đội trưởng Ba Tô Ký lên thăm xưởng. Nước ở đây không có, vì phải ở xa sông suối để giữ bí mật. Giếng đào sâu trên mười thước mà chưa đụng mạch. Đào luôn cái thứ hai, thứ ba cũng đều như vậy. Mỗi người chỉ được chia một ca phần tư lít dùng trọn ngày. Thương nhứt là anh em lò rèn, gần lửa chỉ biết lấy mồ hôi làm nước tắm. Anh em nguội, tiện thì tắm bằng cách đốt lửa ngồi quanh đến chảy mồ hôi ướt đầm đìa mặt mày (như xông hơi) rồi chạy ra ngoài kỳ cọ. Một lúc sau lại vào ngồi cạnh đống lửa cao ngùn ngụt cho ra mồ hôi lần thứ hai. Ai muốn tắm thêm nữa thì tùy hỷ. Còn nước rửa mặt thì sáng mở mắt dậy, mạnh ai nấy ra đưa ngón tay chấm nhẹ vào từng chiếc lá đón lấy từng giọt sương rồi quệt ngay vào mắt. Mỗi bên mắt quệt một lần coi như rửa mặt xong. Ai thức dậy trễ sương bốc hơi hết ráng chịu. Anh em nói vui với nhau cọp không tắm, không rửa mặt, đánh răng cũng có người gọi bằng ông (dân làm rừng kiêng kỵ nên gọi cọp là ông ba mươi).


Anh em công nhân sốt nằm la liệt nhưng đến ca kíp thì phải ráng đi làm. Anh em thợ đúc thì lấy đêm làm ngày vì ban ngày không nấu gang nấu đồng được. Khói của đồng gang bốc lên từ xa máy bay địch dễ phát hiện. Còn thợ tiện thì máy chạy phải quay bằng tay. Phải chọn người thật khỏe mới đứng quay nổi liền trong vài tiếng đồng hồ. Phải thay người luôn.


Đàn ông ít khóc. Mà khi họ khóc là có chuyện lớn. Chi đội trưởng Ba Tô Ký khóc là chuyện càng khồng thể có được. Tôi dẫn anh Ba ra trảng nơi chôn thợ Nhiều. Mộ đã được đắp lại và gài cây găng đầy gai. Anh Ba tránh mọi người trông thấy. Anh ngồi chồm hổm xuống đất, khóc nức nở, khóc một cách xót xa. Từ nãy giờ anh cố nén khi đứng trước anh thợ Thông đang hấp hối. Biết chết mà đành bó tay vì không thuốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2021, 07:12:43 am »

Anh em công nhân được mời đến đông đủ. Tôi nhớ năm ấy trong xưởng không có nữ. Anh em ăn mặc đi lại thoải mái kể cả ở truồng. Mỗi người chỉ có một bộ quần áo và một bao bố tời làm mền. Tội nhất thợ rèn, thợ đúc gần lửa dễ bị phỏng. Rừng sâu, đêm khuya rất lạnh phải đốt lửa đế sưởi và phòng thú dữ. Anh Ba nhìn anh em khắp lượt. Gương mặt của họ không giấu được nỗi mệt nhọc vì bệnh tật, vì thiếu nước, vì ăn đói. Da mặt, da tay vàng như thoa nghệ. Giọng Anh Ba không bình thường như mọi khi. Anh cố nén:

- Tôi cho dời xưởng về Củ Chi. Ở lại đây ngày nào thì anh em sẽ tổn thất thêm. Cách mạng đang cần đến anh em công nhân, về đồng bằng có nhiều điều kiện dễ dàng hơn, anh em sản xuất vũ khí. Trước mắt anh em làm đạn và lựu đạn, còn chuyện làm vũ khí mới như kế hoạch của xưởng yêu cầu chế tạo súng cối sẽ tính sau. Tôi trở về bàn với ban chỉ huy chuẩn bị đón anh em về dưới ấy...


Anh Ba nói như nghẹn.

Ông Năm bật dậy một cách bất ngờ, một sự phản ứng chưa từng có của một con người trói gà không chặt. Tiếng của ông Năm không vấp một lần nào:

- Anh Ba cứ để anh em tôi ở lại đây. Bộ đội có nghĩa vụ giết giặc cứu nước. Anh em công nhân quân giới có nghĩa vụ lo cho bộ đội. Anh em bộ đội dám hy sinh trên chiến trường thì anh em công nhân quân giới cũng dám hy sinh trên trận địa sản xuất vũ khí của mình. Nghĩa vụ yêu nước đều bình đẳng như nhau. Anh Ba về thưa lại với Đảng, với ban chỉ huy chi đội. Các anh đế tâm trí vào việc lớn hơn.


Tiếng của ông Lư Đồng Sắt trưởng ban đúc rổn rang đầy vẻ phẫn nộ, bất chấp mọi lễ nghi quân phong quân kỷ:

- Ai về đồng bằng thì về. Còn Lư Đồng Sắt này sẽ thành lập binh công xưởng con con bám trụ lại đây. Ai chết thì chôn. Ai sống thì sản xuất súng đạn.

Không ngờ những lời nói tưởng như chống lại mệnh lệnh cấp trên lại được hoan hô nhiệt liệt. Sự hưởng ứng của anh em làm náo động cả phòng họp:

- Anh Ba để anh em ở lại làm nghĩa vụ của người công nhân quân giới, ở dưới không sản xuất được vũ khí nặng. Bộ đội muốn đánh to, thắng lớn thì phải có vũ khí hiện đại, súng to, đạn lớn...


Anh Ba Tô Ký hoàn toàn bất ngờ. Anh ngồi lặng đi. Từ trước đến giờ anh chưa bao giờ gặp phải sự phản kháng đáng yêu này. Có lẽ anh đang nuốt nước mắt vào trong.

Hồi ấy tình huốngg hoàn toàn khác với bây giờ. Anh em công nhân đang sống chết vì bộ đội lại là đối tượng bị anh em chiến sĩ đưa ra trước tòa. Lá thư thống thiết của anh em đang cầm vũ khí trên tay lại không tin vũ khí trên tay mình. Họ đang đối mặt một mất một còn với quân thù hàng giờ, hàng ngày. Cái sống cái chết chỉ cách nhau sợi tóc.


Cũng ông Lư Đồng sắt, bây giờ là phó giám đốc, vốn là người thợ đúc lành nghề của Ba Son, Faci, vẫn lời lẽ ngang ngang như cuộc đời trôi nổi của trẻ bụi đời ba chìm bảy nổi, trôi sông lạc chợ. Kinh nghiệm cuộc sống đọng lại trong anh quá dày:

- Thưa với anh Ba (lần đầu tiên tôi mới được nghe Lư Đồng Sắt thưa với cấp trên), chúng tôi không chối cãi những quả lựu đạn phóng này là của chúng tôi sản xuất ra. Vỏ lựu đạn này là khuôn mẫu của chính bàn tay Lư Đồng Sắt này đúc ra. Anh em bộ đội hồ nghi, trách mắng chúng tôi làm ẩu hại chết bộ đội. Điều đó là có thật, chúng tôi không chạy tội đâu. Nhưng anh cho phép chúng tôi xem xét lại bên trong ruột. Biết đâu cái vỏ ngoài là của chúng tôi còn ruột bên trong là của thiên hạ. Lư Đồng sắt này sẽ chịu xử bắn trước nếu xưởng cố tình phá hoại làm chết đồng đội của mình.


Anh em nhìn chằm chằm vào chi đội trưởng. Anh em cũng thừa biết chi đội trưởng đích thân áp tải hàng trăm quả đạn lên tận nơi là muốn làm rõ cái bên trong. Đoàn áp tải được chọn lọc và ra đi âm thầm lặng lẽ để giữ yên mọi bề.

Phó giám đốc Lư Đồng Sắt yêu cầu anh Ba Tô Ký cho người giám sát cùng đi với trưởng ban hóa học Nguyễn Văn Chừng. Anh Chừng chọn quả đạn “nghi ngờ nhất”.

Bốn người cùng đi ra phía gò mối.

Một lúc sau, bốn người trở lại. Trong số người kiểm tra có hai người của chi đội. Trưởng ban Chừng đặt các bộ phận đã tháo rời ra. Anh khều nhẹ chất trắng trắng quanh ngòi nổ (đề tô) một thứ bột trắng rơi từ từ xuống mặt tờ giấy quyến to. Anh dẫn giải:

- Đây là vôi bột tạm giữ “đề tô” đứng yên một chỗ. Bột vôi không được lèn chặt nên lấy ra rất dễ dàng đồng thời cũng để quả đạn khi phóng đi thì “đề tô” bị rung động mạnh lập tức nổ ngay... Tôi nghĩ rằng kẻ làm được việc này phải là người biết nghề và có thời gian giữ các thùng lựu đạn này để thay ruột.


Các thùng đựng lựu đạn phóng từ chi đội mang lên đều được mang về phòng hóa học. Anh em ban hóa học chia nhau mổ xẻ. Tất cả 247 quả đạn (xưởng gởi về 250 quả, đơn vị bắn mất ba) đều bị phá hoại cùng một kiểu cách.

Mọi việc coi như giải quyết sòng phẳng.

Năm tuần lễ sau! (anh em công nhân tính từng ngày sau khi đồng chí Tô Ký trở về chi đội).

Một đoàn “công-voa” bốn chục chiếc xe bò rầm rầm rộ rộ kéo vào binh công xưởng. Tiếng xe khua lụp cụp lạc cạc ầm ĩ vang động cả một khu rừng già mênh mông. Anh em bật dậy, nhảy xuống sàn, hò reo thúc giục, hộc tốc chạy ra cửa rừng. Hàng trăm bó đuốc, có người một mình cầm đến hai cây đuốc, men theo đường xe bò quanh co uốn khúc. Đuốc cháy sáng rực lung linh như một con rồng lửa đang lượn dưới rặng cây khi ẩn khi hiện. Hôm nay có điều gì đó không bình thường, nhưng chắc là điềm lành. Trời hửng sáng, chiếc xe bò cuối cùng mới vào đến sân bóng chuyền.


Chi đội trưởng Ba Tô Ký đi họp trên khu không về được. Ban chỉ huy chi đội có gởi thư cho giám đốc Năm. Đoàn xe có năm chiếc dành riêng một bữa tiệc đặc biệt chiêu đãi cho toàn thể công nhân quân giới. Phụ nữ Hóc Môn có riêng hai chiếc chở toàn muối sả ớt (kỳ này có thêm ớt). Còn lại rất nhiều món ăn cho binh công xưởng: sắt, thép, gang, đồng, nhôm và món ngon nhất là nhiều ống thép từ Sài Gòn gởi ra để làm nòng súng cối theo đơn đặt hàng của xưởng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2021, 07:14:56 am »

Bữa tiệc nóng phải giải quyết ngay sáng hôm nay. Đoàn “công-voa” phải đi ngày đi đêm cho rau sống không héo. Chị Năm Hồ Thị Bi, được anh em chiến sĩ Chi đội 12 phong tặng danh hiệu là “vú sữa của chi đội” - người chị, người mẹ của chiến sĩ từ thời Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Chị Năm chỉ huy trung đội theo áp tải đoàn xe dài hằng cây số đi đến đâu như ong vỡ tổ dễ bị địch phát hiện. Chị Năm thay mặt cho ban chỉ huy chi đội trịnh trọng định thưa gởi vài lời thì bất ngờ phó giám đốc Lư Đồng Sắt với cặp mắt ngó thằng Tây trắng bắn trúng thằng Tây đen (mắt ông Tư Sắt bị lé nặng) khoát tay xin chị Năm tạm dừng lại vài phút. Chẳng ai biết ất giáp chuyện gì nữa đây. Ở vùng khỉ ho này ông Tư Sắt luôn lắm trò lạ.

- Hỡi các anh em đồng bào, đồng chí mình hãy lắng nghe một tin sốt dẻo long trời lở đất. Ai nghe được trọn câu thì tăng ngay tuổi thọ còn nghe nửa chừng thì chỉ cắt được một cơn sốt ngày hôm nay thôi. Nghe đây, nghe đây.

Quả tình bao nhiêu con người đang bàn tán rôm rả vội vàng nín khe.

Tư Sắt hắng giọng:

- Anh Ba Tô Ký nhắn với anh em mình rằng là... Ban chỉ huy chi đội giữ đúng lời hứa... rằng là... đã tìm ra được kẻ chủ mưu phá hoại vũ khí của xưởng gửi về cho bộ đội chiến đấu...


Tiếng Tư Sắt lại cà lăm lặp bặp không biết cố tình đóng kịch hay do quá xúc động trước sự thật bất ngờ này.

- Kẻ đó là ai?

- Là ai? Đọc tiếp đi. Là ai?

Tư Sắt nghiêm mặt rất buồn cười:

- Thủ phạm chính là tên trưởng ban quân giới Lý Hữu Phương!

Trời đất! Sao lại là trưởng ban quân giới chi đội.

Nhớ lại lúc bấy giờ, lớp thợ trẻ lứa tuổi mười tám, đôi mươi, chúng tôi còn quá ngây thơ về chính trị, không cho sự biến cố đó là cái gì đáng sợ nên vẫn thản nhiên. Còn những người thợ lớp đàn anh cha chú thì khác hẳn. Họ lo âu, ăn không ngon ngủ không yên. Họ thì thầm với nhau, có lúc hết đêm. Đôi mắt họ như có mây mù che lại. Họ bảo nhau đây là món nợ mà anh em mình có muốn trả nợ cũng không có cách gì ngoài hy vọng gởi gắm trọn vẹn vào người chi đội trưởng trung thực của mình. Tất cả nằm ngoài tầm tay của binh công xưởng. Và anh em công nhân có mặt tại đây đều là bị cáo. Một ngón đòn ác hiểm của con cáo già phòng nhì Pháp bắn một mũi tên xuyên qua lòng tin của anh bộ đội đang cầm súng trên sa trường mà lại chạm vào trái tim của anh em quân giới luôn quên mình vì nghĩa cả ngày đêm chăm lo sản xuất ra súng đạn tốt nhất, hiệu ứng nhất để tránh bớt thương vong cho người anh em ruột thịt đang đứng trước mũi tên hòn đạn của kẻ thù.


Anh Tư Lư Đồng Sắt chỉ mới xướng tên kẻ phản bội đã bắn mũi tên độc hại đó, anh em đã sướng quá vỗ tay vang động cả khu rừng cắt đứt đoạn sau cuôi lá thư. Có nhiều thợ trẻ ở đây chưa biết Lý Hữu Phương là ai? Và cũng có người chưa hiểu cái chức trưởng ban quân giới lớn cỡ nào mà làm được cái vụ việc tày trời như vậy. Tại sao một tên gián điệp phòng nhì của Pháp lại chui vào được tận sào huyệt cúa một chi đội nổi tiếng là trung kiên nhất vùng ven đô lúc thời buổi loạn ly ban đầu của chiến tranh và hắn lại leo lên được cái ghế nắm quyền sống chết các cơ sở sản xuất võ khí. Câu hỏi này đã đặt cho tôi vào giữa khu rừng già chưa có dấu chân người. Năm đó tôi mới 19 tuổi đời với 2 tuổi quân. Mãi nhiều năm sau này tôi mới giải đáp được câu hỏi này.


Lý Hữu Phương là ai? Thằng Nhung, thợ nguội, bạn trẻ cùng lứa với tôi hỏi nhỏ chú Tư Bụng, người thợ rèn già dân kỳ cựu ở Bà Điểm. Quả tình chú Tư Bụng cũng ú ớ về lai lịch của con người có tên là Lý Hữu Phương dám làm cái chuyện động trời đáng bị xử bắn một trăm lần về cái tội phản quốc, chớ không phải chỉ là chuyện phá hoại nội bộ.


Tôi sực nhớ ra là tôi đã gặp ông ta rồi.

Lần đó tôi được chi đội trưởng gọi đích danh từ Tây Ninh về văn phòng chi đội để kịp đi học ở khu. Lớp học do kỹ sư Bùi Minh Nên trực tiếp giảng dạy những tài liệu của kỹ sư Trần Đại Nghĩa từ Trung ương gởi vào để làm súng Ba-zo-ka, ba-zo-min (súng không giật, đạn lõm, mìn chống tăng). Nói là khóa học, lớp học nhưng chỉ có một thầy và một trò (nghe nói là để giữ bí mật tuyệt đối nên mỗi binh công xưởng cỡ lớn chỉ gởi đi học một người. Người này học xong trở về mới cho người khác đến học). Lớp học là một phòng thí nghiệm (thực ra là một cái chòi lợp bằng đưng) giữa trời nước mênh mông xung quanh chỉ có lau sậy. Vùng đất xưa nay nổi tiếng muỗi kêu như sáo thổi mà đỉa lềnh như bánh canh. Học trong một tháng, đúng 30 ngày, học trò cúi đầu chào thầy, ra trường với hai tay trắng không được mang theo một thứ tài liệu gì cả. Tất cả nằm trọng bộ nhớ là cái đầu.


Gặp anh Ba Tô Ký, tôi lúng túng trình cho người chỉ huy mấy dòng chữ viết tay của kỹ sư Bùi Minh Nên ghi trên trang giây học trò “Anh Đặng Quang Hổ học xong chương trình”. Kỹ sư Bùi Minh Nên ký tên và đóng dấu. Con dấu son đỏ chói và to hơn các loại con dấu đương thời mà tôi được thấy kể cả con dấu của Khu bộ trưởng Nguyễn Bình. Con dấu tròn ghi rõ "TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC BINH CÔNG XƯỞNG KHU 7”.


Anh Ba cười tôi vẻ chế giễu, nửa đùa nửa thật:

- Thầy của mày đang ở xưởng về đó mà học. Mấy ông thợ cả ấy mới thật là bậc thầy.

Tôi tự ái:

- Tại anh cho tôi đi học chớ bộ.

Anh cười hề hề:

- Khu ra lịnh chi đội 12 phải có một thợ đi gấp. Mầy còn trẻ lại có học. Tao chọn mầy đâu có trật.

- Không cho mang tài liệu, bản vẽ về biết đâu mà mò.

- Cái thằng khéo lo chuyện của người lớn (hầu hết mấy anh chỉ huy đại đội, chi đội đều lớn tuổi và dân kỳ cựu Nam Kỳ khởi nghĩa xếp tôi vào hàng em cháu).

Anh Ba Tô Ký bỏ tôi lên chiếc xe đạp cọc cạch chở ra chợ An Nhơn Tây cho ăn một bụng hủ tiếu. (Bọn tôi ở Tây Ninh xem chợ An Nhơn Tây như chợ Sài Gòn, đông người và nhộn nhịp. Có nhiều hàng quán hơn bất cứ chỗ nào trong khu căn cứ kháng chiến vùng này).

Ăn xong, anh Ba bảo tôi:

- Tao đem mầy lại gởi đằng ban quân giới. Vài hôm nữa có công voa lên Tây Ninh.

Thế là anh Ba đèo tôi đến giao cho trưởng ban quân giới Lý Hữu Phương.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2021, 07:16:16 am »

Lý Hữu Phương mà tôi được gặp là một viên chức Việt kiều ở Nam Vang, dáng vẻ thư sinh nho nhã, nước da trắng trẻo, nói năng ôn tồn nhỏ nhẹ như con gái. Khác hẳn với đứa em trai là Lý Hữu Thế, trạc 20, rộng họng, cái miệng không bao giờ ngưng nói. Cây súng côn đeo xệ bên hông. Khó mà biết đây là hai anh em ruột.


Trưởng ban quân giới Lý Hữu Phương bắt chuyện với tôi một cách nhanh chóng và cũng nhanh chóng tỏ rõ thái độ có thiện cảm khi biết tôi là người Sài Gòn và là con nuôi của ông giám đốc Ngô Văn Năm, người cùng xóm, hai nhà ở sát đất nhau. Tôi cũng không có gì giấu giiếm với trưởng ban quân giới Lý Hữu Phương. Tôi cảm tình trước mối quan hệ đối xử “bình dân” của người có chức vụ cao nhất trong các binh công xưởng thuộc chi đội đối với một chú thợ trẻ vô danh tiểu tốt như tôi. Trưởng ban quân giới Lý Hữu Phương cho em út là Lý Hữu Thế dẫn tôi đi chơi khắp vùng An Nhơn Tây, Bời Lời... Tôi gặp cả chú Sáu Ngói - Trưởng ban tiếp tế cho binh công xưởng - đang tất bật đón nhận hàng từ Sài Gòn gởi vào những ống thép, ống gang, những cuộn dây đồng... và cũng tất bật chỉ bảo việc đưa lên xe bò những thứ cần đưa ngay lên Tây Ninh. Sân nhà chú Sáu Ngói cũng là sân của ban tiếp tế, nhộn nhịp hơn ngoài chợ An Nhơn Tây. Trưởng ban Lý đến đâu cũng được đón tiếp chào hỏi nồng nhiệt đầy thiện cảm và trọng nể. Đùng một cái nghe tin trưởng ban quân giới Lý Hữu Phương là gián điệp phòng nhì Pháp. Quả tình tôi như trên trời rơi xuống. Tuổi 19 - 20 của chúng tôi thời buổi ấy làm sao nhìn thấu suốt được những chuyện như thế - chuyện vượt ra tầm nhìn, tầm suy nghĩ của tuổi trẻ chưa một chút kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh giai cấp một sống một chết với kẻ thù thực dân Pháp vô cùng lợi hại, một con cáo già. Bây giờ nhớ lại chuyện cũ, tôi càng thấy thấm thìa một điều - một điều đã và đang có sự tranh cãi lẩn quẩn. Một đội ngũ toàn trẻ chưa chắc là toàn mỹ. Người già, người tích tụ nhiều kinh nghiệm bao giờ cũng là của hiếm rất cần thiết cho những lớp trẻ như tôi trong những cơn sóng gió, trong bước ngoặt của lịch sử. Già trẻ đều là vốn quý của đất nước. Không có tre làm gì có măng. Không có măng làm sao còn tre.


Trong lá thư dài của đồng chí Ngô Thanh Khiết, chính trị chỉ đạo viên chi đội (hồi ấy chỉ vào chức vụ của chính trị viên chi đội và sau này có lúc đổi lại là chính ủy trung đoàn) thì sự việc được phơi bày ra từng chi tiết.


Số là hôm đó, sau khi mọi việc đã rõ ràng, chi đội trưởng Ba Tô Ký yêu cầu xưởng làm gấp cho 10 thùng lựu đạn phóng ngon lành và có đánh dấu riêng một cách cẩn thận chỉ có chi đội trưởng và tiểu đội trinh sát đặc biệt mới biết. Đại đội trưởng áp tải do trưởng ban quân báo chi đội thủ vai. Những người đánh xe bò là những trinh sát viên của Ban quân báo. 10 thùng lựu đạn phóng được trưởng ban quân giới Lý Hữu Phương ký nhận và cho chuyển vào kho trong rừng làng (hồi đó xóm Trại An Nhơn Tây còn rừng). Giữa đêm khuya hôm đó có 2 bóng đen mở cửa kho. Khi 2 bóng đen khóa cửa kho và bước vào bìa rừng thì bị bắt sống. Trong 2 túi hàng của chúng có 10 quả lựa đạn phóng có đánh dấu binh công xưởng. Hai bóng đen đó là hai nhân viên quen thuộc của ban quân giới. Mọi việc xảy ra im ắng.


Sáng sớm hôm sau, chi đội trưởng Ba Tô Ký lệnh cho trưởng ban quân giới xuất kho phân phối ngay các thùng lựu đạn phóng vừa từ xưởng đưa về cho các đơn vị chuẩn bị chống càn theo như kế hoạch đã báo trước với Lý Hữu Phương - ngay khi chuyến “công-voa” chở vũ khí từ Tây Ninh vừa về đến ban quân giới. Trưởng ban quân giới Lý Hữu Phương vừa đến kho thì chi đội trưởng Tô Ký và Chánh trị chỉ đạo viên Ngô Thanh Khiết cùng đến. Các đơn vị xếp hàng chờ lãnh vũ khí. Lý Hữu Phương cho mở kho. Chi đội trưởng cho khui tất cả 10 thùng lựu phóng ra hết. Đại đội trưởng áp tải đến lấy ra 10 quả đạn lạ thận trọng đặt vào một thùng khác. Lý Hữu Phương tái mặt. Đôi lông mày rậm đen của chi đội trưởng đã cọ quậy. Hai tên bị bắt tối hôm qua bị dẫn đến. Lý Hữu Phương quỵ sụp xuống. Tên thứ tư là Lý Hữu Thế, em út của Lý Hữu Phương được phân công cất giấu những quả mìn chống tăng vào những kho chìm ngập trong nước, không cho quả nào nổ.


Bốn tên chờ ngày đưa ra tòa án binh xét xử.

Tiếng vỗ tay hoan hô lại vang dội.

Ôi, cám ơn các đồng chí đã phá án, cất gánh nặng trên vai của toàn thể anh em công nhân quân giới. Các bác thợ già rớm rớm nước mắt. Những người trên đầu có hai thứ tóc thấu hiểu hơn ai hết. Một sự thiếu bình tĩnh, thiếu sáng suốt của người chỉ huy chi đội thì sự tổn thất không thể lường hết được với sinh mạng bao nhiêu người ở binh công xưởng này. Thời buổi ban đầu của cuộc kháng chiến non trẻ biết bao là vụ việc ấu trĩ xảy ra đã phải trả giá bằng máu và nước mắt đó sao!


Tiếng cười nói ì xèo như chợ chồm hổm.

Lại cũng tiếng oang oang của ông bầu Lư Đồng Sắt:

- Lại còn một tin vui động trời nữa không thua kém gì tin ban nãy. Ai nghe thì tăng tuổi thọ...

Tin thứ hai nầy có người biết, có người không, số đông thì không biết vì anh em ở phân tán trong rừng làm việc thâu đêm, nhất là các thợ đúc.

Tư Sắt giơ tay cao ngoắc một cái, lập tức từ trong văn phòng ban giám đốc trưởng ban nguội Nguyễn Văn Thưa và trưởng ban tiện Lê Văn Quýnh trịnh trọng khệ nệ khiêng ra một vật nặng trùm kín mít đặt lên bàn giữa sân bóng chuyền. Giám đốc Năm Dãnh đến mời chị Năm Hồ Thị Bi đến bên cạnh bàn. Giọng của ông Năm nhỏ nhẹ:

- Có món quà nhỏ, anh em binh công xưởng gởi tặng ANH BA TÔ KÝ, ban chỉ huy chi đội và anh em đang chiến đấu.

Chị Năm giở chiếc khăn ra.

Một khẩu súng cối (moọc-chê) mới tinh oai vệ. Tấm biển đồng nho nhỏ ghi dòng chữ “SÚNG CỐI 65 LY DO BINH CÔNG XƯỞNG CHI ĐỘI 12 SẢN XUẤT - số 001 - 1947”

Lần nầy thì anh em trung đội áp tải nhảy cỡn lên ôm chầm lấy anh em công nhân. Anh em chiến sĩ ngoài mặt trận đang mơ có “moọc-chê” của mình để đánh lại địch. Chị Năm Hồ Thị Bi vuốt ve cây súng cối như vuốt ve âu yếm đứa con thơ chính mình đẻ ra.

...

Bánh tráng cuốn thịt heo luộc chấm mắm nêm có rau sống, chuối chát kèm với khế chua.

Một bữa tiệc khó quên.

Hằng năm, vào ngày Quốc khánh 2 tháng 9, anh em quân giới Chi đội 12 họp mặt tại nhà anh Lê Văn Quýnh (sau này là giám đốc binh công xưởng thay ông Ngô Văn Năm). Thông thường anh Ba Tô Ký đến rất sớm, nếu vắng mặt thì có một lá thư và một gói trà ngon hoặc một két bia. Năm nay, anh Ba Tô Ký vừa đi xa. Anh em yêu cầu tôi ghi lại đoạn hồi ký này coi như nén hương thành kính tưởng nhớ đến người chi đội trưởng đầy bản lĩnh vững vàng tay lái thuộc loại quý hiếm của anh em công nhân quân giới trong cuộc kháng chiến đánh Pháp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2021, 07:55:11 pm »

QUÂN Y GIẢI PHÓNG QUÂN HÓC MÔN - BÀ ĐIỂM - ĐỨC HÒA,
CHI ĐỘI 12, TRUNG ĐOÀN 312


NGUYỄN ẢNH TƯỜNG
LÊ THỊ NGÀ


1. BAN HỒNG THẬP TỰ GIẢI PHÓNG QUÂN LIÊN QUẬN HÓC MÔN - BÀ ĐIỂM - ĐỨC HÒA (11-1945 -3-1946)

Sau tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng ở các địa phương đều có tổ chức ban hồng thập tự.

Tháng 9 năm 1945, giặc Pháp núp sau lưng quân đội Anh - Ấn lấn chiếm xung quanh thành phố Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Các ban hồng thập tự các địa phương tham gia phục vụ các mặt trận như ban hồng thập tự Gò Vấp phục vụ mặt trận Cầu Bông Gò Vấp - Cầu Bến Phân, ban hồng thập tự Bà Quẹo phục vụ mặt trận Bà Quẹo. Ban hồng thập tự Bà Điểm phục vụ mặt trận cầu Tham Lương...


Sau khi đi làm nhiệm vụ liên hệ với quân Anh - Ấn đóng ở cầu Tham Lương để lấy 15 xác chiến sĩ hy sinh ở mặt trận này về vài ngày thì anh Bảy Voi, cán bộ cách mạng ở Bà Điểm hướng dẫn đưa Ban hồng thập tự Bà Điểm lên Mỹ Hạnh gia nhập vào Giải phóng quân Liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Ban hồng thập tự liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa ban đầu có: bác Tá Đạt - trưởng ban, anh Tư Hiển - phó ban và các anh chị Nô, Cải, Tiều, Phú, Hưởng, Mi, Ngà, Tư, Sáu (Huỳnh Nguyên), Chín, Xalông, Nguyên, Hạnh, Ngao.


Tháng 10 năm 1945, khi công binh điển xa sát nhập với Giải phóng quân liên quận thì có thêm anh Sáu Lía, chị Phụng, chị Quý, chị Muôn, là cứu thương.

Tháng 11 năm 1945, Ban hồng thập tự có bốn anh chị em: anh Mi, chị Ngà, chị Tư, chị Sáu Huỳnh Nguyên đi phục vụ bộ đội ta đánh trận Cầu Gió Hóc Thơm do anh Ba Tô Ký chỉ huy.

Ngày 15 tháng 12 năm 1945, giặc Pháp tấn công từ Sài Gòn lên Mỹ Hạnh, bộ đội ta dàn trận đánh địch dọc theo lộ lớn nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sức tấn công của chúng. Trong trận này, cứu thương mặt trận ta có năm anh em cứu thương anh dũng hy sinh. Đó là anh Hiển, Nô, Cải, Phu, Tiều cùng với một số anh em chiến sĩ.


Sau trận này Ban hồng thập tự được lệnh di chuyển theo bộ đội về Giồng Ông Hòa. Đến nơi thì có sáu anh chị em rời bỏ ngũ.

Tháng 1 năm 1946, Giải phóng quân liên quận đưa lực lượng lên mặt trận An Lạc (Biên Hòa). Trên đường đi từ Giồng Ông Hòa, An Phú Xã, Tân Uyển, Ban hồng thập tự có nhận thêm anh Khánh, cứu thương. Mặt trận Lạc An bị vở, lực lượng Giải phóng quân rút về Gia Định, đóng quân ở Tân Mỹ - Bình Lý - An Phú Xã (Hóc Môn).


Tháng 2 năm 1946, bộ đội ta tổ chức đánh trận Bàu Tràm An Phú Xã, chị Quý cứu thương đã anh dũng hy sinh ở mặt trận trong khi làm nhiệm vụ cứu chữa thương binh.

Tháng 3 năm 1946, liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa tổ chức thành Chi đội 12 - Quân khu 7.

Thời gian qua, Ban hồng thập tự Giải phóng quân liên quận ban đầu hầu hết anh chị em đều không biết chuyên môn, vì vậy hàng ngày kèm cặp, học tập lẫn nhau, thực tập băng bó vết thương, nẹp cẳng tay, cẳng chân, tiêm thuốc trên các bẹ chuối do người biết chỉ lại cho người không biết; hàng ngày đến thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe, bệnh tật cho bộ đội. Dụng cụ, thuốc men chỉ có vài ba cái nồi để nấu ăn, một cái soong nhỏ để nấu ống chích, kềm kéo, một đôi bồ lớn đựng thuốc, bông băng gạc, dụng cụ y tế. Thuốc men chủ yếu là thuốc cao đơn hoàn tán của tiệm thuốc anh Hiển đem ra, còn thuốc Tây chỉ có Teinture d’iode, thuốc tím, thuốc xanh blue méthylène, oxy già, bông băng gạc, aspirin, Quinin, Đagénan. Trong mấy tháng đầu kháng chiến chống Pháp, Ban hồng thập tự của liên quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa tuy tổ chức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trang bị thuốc men dụng cụ... đều quá thiếu và quá yếu, nhưng với tinh thần yêu nước nồng nàn, với tình thương yêu chăm sóc, cứu chữa cho anh em bộ đội như anh em trong gia đình, nhiều anh chị em đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận để cấp cứu thương binh nên được anh em bộ đội, anh em thương bệnh binh cảm mến và được các cấp chỉ huy tin tưởng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2021, 07:56:40 pm »

2. BAN CỨU THƯƠNG CHI ĐỘI 12 (3-1946 -3-1948)

Sau khi mặt trận An Lạc bị vỡ, lực lượng Giải phóng quân liên quận rút về Gia Định, đóng quân ở Tân Mỹ, Mỹ Bình, Bình Lý, An Phú Xã (Hóc Môn). Đến tháng 3 năm 1946, tổ chức lại thành Chi đội 12 - Quân khu 7. Ban hồng thập tự Giải phóng quân cũng đổi tên là Ban cứu thương Chi đội 12 và tổ chức như sau:

- Ban cứu thương Văn phòng Chi đội 12 có 4 người: Anh Mi, chị Ngà, chị Tư, chị Sáu.

- Cứu thương bên Chi đội phó (anh Huỳnh Tấn Chùa) có: anh Sáu Sáng, chị Chín Rành, anh Mười Đành đóng ở Giồng Dinh (Đức Huệ).

Khoảng tháng 8-9 năm 1946, thành lập Dưỡng đường Chi đội 12. Một dưỡng đường ở xã Tân Thông huyện Củ Chi do chị Mười Điệp phụ trách, có các chị Ngà, Tư, Sáu, Lan, Út, Mắc, Nguyệt. Dưỡng đường thứ hai do anh Sáu Sáng phụ trách ở Giồng Dinh.

Tất cả dưỡng đường của Chi đội 12 đều ở trong nhà dân.

Ban cứu thương Chi đội 12 còn lại anh Mi và anh Trương Kế Phước.

- Cứu thương ở các đại đội chiến đấu có: anh Phan Thành Chung ở đại đội 1, anh Nguyễn Ánh Tường và anh Trần Bửu Hên ở đại đội 2, các anh Đỗ Bá Thông, Hoàng Duy Tưởng, Nguyễn Văn Mạch và anh Hách ở đại đội 3. Anh Thông và anh Hách trước ở bộ phận của bộ đội Lý Huê Vinh nhập vào với Chi đội 12. Từ năm 1947 về sau cứu thương các đại đội lần lượt được bổ sung thêm nhiều anh em nữa: Lâm, Inh, Trinh, Xuân, Rỡ, Cửu, Sĩ, Keo, Tua, Bé ...

Đầu năm 1947, dưỡng đường Chi đội 12 ở Tân Thông dời về rừng làng Xóm Trại xã An Nhơn Tây (Hóc Môn).

Tháng 4 năm 1947, dưỡng đường này đổi tên là quân y xá 3 Chi đội 12. Anh Ba Tô Ký đưa anh Tường (Nguyễn Ảnh Tường) ở đơn vị chiến đấu đến và giao nhiệm vụ làm quân y xá trưởng. Ở quân y xá 3 lúc bấy giờ có các anh chị: chị Ngà, Châu, Lan, Nguyệt, Út, Muôn, Điệp, chị Sáu Méo, Bảy Ủi, Phụng và các anh: Long Ô (Hai Ô), anh Đời, Lan, Gạo, Châm, Thế.


Đến tháng 4 năm 1948, quân y xá 3 Chi đội 12 đổi tên là Quân y xá tiểu đoàn 934 Trung đoàn 312 do anh Trần Bửu Hên phụ trách Quân xá trưởng, chị Lê Thị Ngà làm chính trị hiệp lý viên, nhân viên quân y xá có thêm các anh chị em: Tuyết, Lan, Quăng, Hạnh, Liên, Cao Long Hà, Phụ, Gạo.


Ban đầu quân y xá 3 Chi đội 12 ở trong hai nhà dân đã bỏ đi, ở sát bìa rừng làng Xóm Trại xã An Nhơn Tây, một nhà để cho 20 thương bệnh binh, một nhà ở bên ngoài đề cho nhân viên quân y xá ở và làm việc. Có một giếng nước dùng chung cho việc nấu nướng, ăn uống, tắm giặt cho thương bệnh binh và nhân viên. Cuối năm 1947 trở về sau, thương bệnh binh ngày đông, quân y xá có thêm nhiều người và do giặc càn quét vào vùng này thường xuyên hơn trước nên quân y xá tổ chức xây dựng thêm ba lán ở trong rừng đủ chứa 60 thương bệnh binh đồng thời xây cất nhà cửa, lán trại, đào giao thông hào, hầm bí mật... làm căn cứ thứ hai ở trong rừng, cách căn cứ bên ngoài trên 500 mét để lánh né, cất giấu thương bệnh binh, thuốc men dụng cụ, lương thực, thực phẩm khi giặc càn vào vùng này. Nhờ vậy trong nhiều năm liền quân y xá vẫn bám trụ được ở đây, thu dung điều trị, nuôi dưỡng tốt cho thương bệnh binh và nhân dân địa phương ở các xã xung quanh mặc dù địch thường xuyên dùng phi pháo bắn phá và tháng nào bọn Cao Đài phản động phối hợp với giặc Pháp cũng càn quét vào vùng này nhưng tất cả anh em thương bệnh binh và nhân viên của quân y xá đều được an toàn. Chỉ có một lần, buổi sáng, anh chị em đang chích thuốc, băng bó cho anh em thương bệnh binh thì có ba chiếc máy bay khu trục của giặc bay đến, bắn phá vào các lán trại thương bệnh binh. Sau hơn nửa giờ bắn phá của địch do tất cả anh em thương bệnh binh và nhân viên quân y xá kịp thời xuống hầm trú ẩn nên được an toàn, chỉ riêng cô Hạnh cứu thương bị thương trong lúc cô đưa anh em thương binh nặng xuống hầm trú ẩn. Ngoài ra có hai lần địch càn vào và đóng quân lại ban đêm ở Xóm Trại, quân y xá tổ chức di dời, đưa anh em thương bệnh binh đi lánh né. Lần đầu tổ chức di dời xuống rừng Cây Xộp xã Phước Vĩnh An (Củ Chi), lần thứ hai tổ chức di dời đưa anh em thương bệnh binh lên rừng Phú Mỹ Hưng. Nói chung hai lần tổ chức di dời đưa anh em thương bệnh binh đi lánh né, tất cả anh chị em quân y xá rất vất vả, mệt nhọc. Số anh chị em được phân công ở lại bảo vệ căn cứ phải hết sức khẩn trương, vừa theo dõi địch, vừa tranh thủ cất giấu lương thực, thực phẩm, thuốc men còn để lại rào rấp ngụy trang các đường sá vào căn cứ, đồng thời cài lựu đạn để đánh địch ở những điểm địch có thể vào phá căn cứ. Tất cả anh chị em còn lại phân công nhau khiêng cáng thương bệnh binh nặng, gồng gánh lương thực, thực phẩm, nồi niêu, soong chảo, thuốc men dụng cụ đi theo để nuôi dưỡng và chăm sóc anh em thương bệnh binh trong những ngày di dời lánh né địch. Mặc dù lần di dời nào cũng có nhiều khó khăn, mệt nhọc, vất vả, nhưng tất cả anh chị em đều quyết tâm vượt qua, đảm bảo hành quân đến căn cứ đã định trước khi trời sáng. Nhờ vậy hai lần tổ chức di dời đưa anh em thương bệnh binh đi lánh né trong thời gian giặc càn ở vùng này đều được an toàn không bị tổn thất.


Năm 1947, dụng cụ, thuốc men của quân y xá có rất ít, vài cái kẹp, vài cái kéo, vài ống chích, nồi niêu soong chảo của dưỡng đường cũ. Nhân dân xã An Nhơn Tây đi ghe bán củi ở chợ Thủ Dầu Một mỗi lần mua về cho quân y xá được vài hộp thuốc như: Quinobleu, Chlorure Calcium, solucamphre, Huile camphrée étherée, Quinine urethane, Cacodylate de soude, Aspirine, Quinacrine viên, Dagénan, Teinture d’iode, thuốc tím, cồn, bông băng... Ngoài thuốc men bà con còn mua giúp đường sữa cho Quân y xá để nuôi dưỡng anh em thương bệnh binh. Nhờ đó cũng tạm đủ điều trị cho anh em thương bệnh binh và anh em bị sốt rét, cảm cúm. Cho đến gần cuối năm 1947 mới nhận được thuốc men của Ban quân y chi đội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2021, 07:57:37 pm »

Một ngày giữa năm 1947, anh em ở đại đội 3 Chi đội 12 khiêng về quân y xá anh Nguyễn Văn Phụ, chiến sĩ đại đội 3 bị thương ở cánh tay trong trận đánh chống càn ở xã Vĩnh Lộc ngày hôm trước. Phần cẳng tay phía ngoài, vết thương có ga-rô cầm máu đã bầm tím và mất hết cảm giác. Nhân dịp có mặt, anh bác sĩ Hồ Văn Huê, Giám đốc Sở Quân dân y Nam bộ đến thăm quân y xá, anh Tường mời anh bác sĩ Huê xem và cho ý kiến điều trị. Sau khi xem xét xong, anh bác sĩ Huê góp ý kiến là: “nên cắt bỏ phần cánh tay đã chết để cứu sống thương binh”.


Cắt bỏ cánh tay đã chết để cứu sống anh Phụ là một chỉ định hết sức đúng đắn của anh bác sĩ Huê, không còn cách nào khác được. Nhưng trong thực tế lúc này thì quả là có rất nhiều khó khăn. Ở quân y xá lúc bấy giờ vì không có bác sĩ, y tá rành nghề, thuốc gây mê hồi sức chỉ có éther, vài ống thuốc khỏe, dụng cụ phẫu thuật có một con dao mổ không có dao cắt đoạn, không có cưa để cưa xương, có 4 cái kẹp cầm máu. Tuy vậy, anh Tường vẫn quyết tâm thực hiện phẫu thuật cắt bỏ cánh tay đã chết để cứu sống anh Phụ theo ý kiến của bác sĩ Hồ Văn Huê. Quyết định này thật táo bạo nhưng anh quyết tiến hành vì anh dựa vào kinh nghiệm hồi còn ở địa phương, anh có phụ cho thầy Hai Xuyện (là y tá cũ) hai lần cưa cắt tay chân cho đồng bào ở địa phương bị giặc bắn. Không có cưa để cưa xương, anh Tường dùng cưa thợ mộc để cưa. Chị Ngà gây mê bằng éther với masque d’ombrédane chụp mũi theo hướng dẫn của anh Tường.


Hơn nửa giờ, cuộc phẫu thuật hoàn thành tốt đẹp nhưng anh Phụ vẫn còn ngủ do thuốc mê. Tất cả anh chị em cứu thương của quân y xá luôn ở bên cạnh anh Phụ để theo dõi vì đây là ca cưa cắt cánh tay đầu tiên của quân y xá. Khoảng nửa giờ sau anh Phụ bắt đầu tỉnh dậy, cựa quậy vài lần rồi mở mắt ra. Tất cả anh chị em đều vui mừng khôn xiết khi thấy anh Phụ tỉnh dậy. Thật là một không khí mới trước một thành công mới mà anh chị em chưa thấy bao giờ.


Với thuốc men ít ỏi của quân y xá, anh Phụ chỉ được điều trị sau mổ hằng ngày: một ống thuốc khỏe, một ống thuốc bổ, 4 viên Dagénan và thay băng. Ăn uống thêm đường sữa và trái cây (trái cây của đồng bào địa phương cho).


Với tinh thần lạc quan và sức đề kháng của anh Phụ, mười ngày sau vết mổ lành và một tháng sau anh Phụ khỏe mạnh, anh xin ở lại làm liên lạc cho quân y xá. Cũng như anh Gạo, cùng trận đánh địch ở xã Vĩnh Lộc với anh Phụ, anh Gạo bị thương bể xương trán, dài 5cm, rộng 2cm, màng não lòi ra nhảy phập phồng, ai thấy cũng sợ. Anh Gạo cũng được điều trị thông thường, sau một tháng vết thương lành hẳn, anh xin ở lại làm nhân viên quân y xá.


Việc cưa tay cứu sống anh Phụ được truyền đi khắp Chi đội 12 và lan rộng trong nhiều địa phương của quận Hóc Môn, nhất là ở hai xã An Nhơn Tây và Nhuận Đức nên bà con và các đoàn thể Hội mẹ, Hội chị chiến sĩ thường xuyên đến thăm viếng, tặng quà cho anh em thương bệnh binh.


Vài ngày sau cưa tay anh Phụ, một buổi trời vừa xế, có một anh nông dân trạc tuổi 30, đến quân y xá sắc diện buồn rầu và lo âu, tìm xin gặp anh Tường. Anh trình bày: anh ở Xóm Trại Giàng Bầu, cách quân y xá khoảng 6km, vợ anh đẻ khó, bà mụ vườn đỡ đẻ đã lôi đứt hết một cánh tay của thai nhi ra ngoài, thai nhi đã chết và còn trong bụng mẹ, nhưng nhà quá nghèo, ở trong vùng của chiến khu, anh không có phương cách nào để đưa vợ anh ra bệnh viện ở vùng địch để mổ được. Anh thiết tha nhờ anh Tường cứu giúp. Sau khi nghe anh trình bày xong, chúng tôi thấy anh Tường trầm ngâm suy nghĩ trong giây lát rồi nói với anh ấy rằng: “Được rồi chúng tôi sẽ giúp anh, anh về trước đi, chúng tôi chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật, thuốc men rồi sẽ đến sau”. Anh Tường biểu chị Ngà chuẩn bị dụng cụ, thuốc men, còn anh thì đi lấy sách ra xem. Mấy ngày sau chúng tôi mới biết: “sở dĩ anh Tường nhận lời giúp mổ lấy thai nhi đã chết trong bụng vợ người nông dân vì tình thương cao độ và không còn cách nào khác, mặc dù anh Tường chưa thấy phẫu thuật bụng bao giờ, anh Tường phải lấy sách học phương pháp mổ dạ con lấy thai nhi”. Sau một giờ đọc sách, chị Ngà chuẩn bị dụng cụ, thuốc men cũng đã xong. Anh Tường biểu chị Ngà cùng đi theo phụ với anh. Anh nông dân kia vẫn chờ. Khi anh ấy dẫn anh Tường và chị Ngà về đến nhà, nhà nghèo xơ xác, chỉ có một cái giường tre để góc nhà, sản phụ vợ anh nằm dưới đất giữa nhà, lót tấm đệm cũ, lim dim, mệt nhọc, phía ngoài chân của chị là cánh tay của thai nhi để trong một mo cau mà bà mụ vườn đã làm đứt rời ra.


Trước cảnh khổ quá đau lòng ấy, anh Tường vừa xem mạch cho sản phụ vừa biểu anh chồng đi nấu một nồi nước sôi để pha nước muối sát trùng.

Cuộc phẫu thuật bắt đầu sau khi tiêm một ống thuốc ngủ (morphine) và một ống thuốc trợ sức. Anh Tường mổ chính, chị Ngà phụ. Với một con dao mổ, một cái kéo, bốn cái banh kẹp mạch máu, hai chiếc cái van farabeuf để banh thành bụng. Khắc phục mọi khó khăn, sau hơn nửa tiếng đồng hồ, anh Tường và chị Ngà hoàn thành cuộc mổ “lấy thai nhi đã chết trong dạ con ra, lau sạch ổ bụng bằng nước muối, đóng thành bụng lại”. Mổ vừa xong thì sản phụ cũng bắt đầu tỉnh lại. Chồng sản phụ và bà con lối xóm thấy sản phụ đã thoát nạn nên không ngớt lời cám ơn anh Tường và chị Ngà. Trời sắp tối, anh Tường cho thuốc để ở nhà tiếp tục điều trị cho sản phụ và ra về, lòng đầy vui sướng vì đã cứu được người, đồng thời cũng giúp cho gia đình sản phụ giải tỏa được một sự bế tắc vô cùng khó khăn trong đời sống.


Giữa năm 1947, anh Tường xin được ba chiếc kìm nhổ răng của anh Tư Chương, nha tá ở Chi đội 6. Anh Tường hướng dẫn anh Hai Ô phương pháp nhổ răng và giao cho anh Hai Ô phụ trách nhổ răng hư cho anh em bộ đội và chiều nào rảnh thì ra các xã An Nhơn Tây, Nhuận Đức nhổ giúp cho bà con ở hai xã này. Chỉ sau một thời gian ngắn bà con ở hai xã này rất quý mến anh Hai Ô, quý mến quân y xá 3 vô cùng. Ở xóm ấp nào lâu lâu không thấy anh Hai Ô đến thì bà con ở đấy nhắc nhở.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2021, 07:58:15 pm »

Đầu năm 1948, anh Tường đi học lớp y tá Pasteur ở Nam Bộ về. Anh xin phép vào thành phố Sài Gòn 7 ngày, khi trở ra, anh đem theo một số dụng cụ chuyên môn, kể cả cưa sắt để cưa xương, nhiều hơn dụng cụ mà Quân y xá 3 đã có và 2 quyển sách chuyên môn mà anh quý nhất là quyển huấn luyện y tá của bệnh viện Chợ Rẫy và quyền Hình ảnh và tên các loại dụng cụ phẫu thuật (Catelogue des instruments chirurgicals). Nhờ hai quyển sách này, anh Tường mở ngay lớp đào tạo cứu thương đầu tiên cho Chi đội 12. Thời gian học 3 tháng, chiều lên lớp, sáng thực hành và chăm sóc, điều trị anh em thương bệnh binh dựa theo chương trình huấn luyện y tá của bệnh viện Chợ Rầy. Thành phần được học là tất cả anh chị em làm công tác chuyên môn của quân y xá 3 (hơn 10 anh chị em). Mỗi đại đội chiến đấu được gởi đến học từ 1 đến 2 người, đồng thời đào tạo giúp cho 3 xã ở chung quanh quân y xá: xã An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Mỹ Hưng, mỗi xã được gửi 2 người đến học.


Lớp học này lấy tên “Lớp cứu thương Đỗ Bá Thông” (anh Đỗ Bá Thông là y tá của đại đội 3, anh dũng hy sinh trong trận chống giặc càn ở xã Vĩnh Lộc giữa năm 1947).

Lớp khai giảng giữa tháng 1 năm 1948, bế giảng giữa tháng 4 năm 1948, tại nhà ông Dài, chủ tịch ấp Xóm Trại xã An Nhơn Tây ở cạnh quân y xá 3 độ hơn 500 mét. Được gia đình ông chủ tịch Dài tận tình giúp đỡ về nhà cửa để làm lớp học, chuyên chở gạo thóc nuôi thương bệnh binh và lớp học nên quân y xá và lớp học được rất nhiều thuận lợi trong việc học tập và nuôi dưỡng, chăm sóc điều trị anh em thương bệnh binh.


Sau lớp học, tất cả anh chị em học sinh đều rất phấn khởi và tự tin vì thấy mình trưởng thành về chuyên môn vượt bực cả lý thuyết bệnh học, cả về thực hành theo chương trình huấn luyện y tá của bệnh viện Chợ Rẫy, ngoài ra còn biết rất nhiều về dụng cụ phẫu thuật mà người y tá thường không biết được. Lớp cứu thương bế mạc, anh chị em ở đơn vị nào trở về công tác ở đơn vị đó nhưng tình đoàn kết thương yêu nhau trong ngành quân y Trung đoàn 312 và dân y các xã trong huyện Hóc Môn càng gắn bó mật thiết hơn. Tất cả anh chị em ở 3 xã, sau khi học xong trở về được xã giao nhiệm vụ phụ trách y tế xã và thường xuyên đến quân y xá học tập thêm kinh nghiệm.


Dưỡng đường ở Giồng Dinh do anh Sáu Sáng phụ trách, đến tháng 4 năm 1947 đổi tên là quân y xá 2 Chi đội 12 có thêm anh Trường Châu và anh Minh Châu. Tháng 1 năm 1948, quân y xá này phục vụ bộ đội ta đánh giặc càn lớn vào Đồng Tháp Mười. Sau trận càn, các lực lượng của Chi đội 12 hoạt động ở vùng này tiếp tục đánh các đồn bót địch ở Đức Hòa, Đức Huệ, Trung Huyện, đến tháng 3 năm 1948 thì chuyển hướng hoạt động về Bến Cát (Thủ Dầu Một). Quân y xá 2 cũng được lệnh di dời về đóng ở Vườn Mít An Thành xã An Tây huyện Bến Cát và đổi tên là quân y xá 4 Chi đội 12. Anh Lê Trường Châu làm quân y xá trưởng. Anh Sáu Sáng về làm trưởng ban quân y Chi đội 12. Anh Trần Minh Châu ra làm y tá tiểu đoàn 935 Trung đoàn 312.


Từ giữa năm 1947 đến mấy tháng đầu năm 1948, bọn phản động trong Cao Đài thường xuyên kết hợp với giặc Pháp càn quét vào vùng này và có 2 lần chúng đóng quân lại ban đêm ở Xóm Trại xã An Nhơn Tây, rất gần quân y xá. Do đó quân y xá phải di dời để lánh né. Lần thứ hai di dời, khi trở về đến căn cứ là hơn 5 giờ chiều, có một cháu bé gái khoảng 12-13 tuổi ở xã Nhuận Đức bị pháo địch bắn đứt đến khuỷu cánh tay trái từ sáng, nhưng phải chờ địch rút đi gia đình mới đưa cháu đến quân y xá để cứu chữa giùm. Anh em ở lại giữ căn cứ nhận cháu vì biết thế nào chiều hoặc tối thì anh chị em quân y xá di dời, lánh né địch sẽ trở về. Anh chị em quân y xá mới trở về chưa ổn định nhưng anh Tường bảo các chị em chuyên môn chuẩn bị dụng cụ, thuốc men để cắt cánh tay cứu sống cháu bé. Nửa giờ sau, dụng cụ, thuốc men chuẩn bị xong. Trước khi phẫu thuật cháu bé chỉ được chích 1 ống thuốc khỏe và 1 ống thuốc ngủ (morphine). Khi cháu bé vừa ngủ, anh Tường cùng các chị em nhanh chóng làm phẫu thuật cắt cánh tay cho cháu bé, khoảng 20 phút xong. 15 phút sau cháu bé tỉnh lại. Gia đình cháu hết sức vui mừng, cám ơn tất cả anh chị em quân y xá.


Tất cả đang lo sắp xếp ổn định chỗ ăn ở cho anh em thương bệnh binh thì khoảng 8 giờ tối, chị Liên, hội trưởng hội phụ nữ ấp Xóm Bưng xã Nhuận Đức đến báo với anh Tường: ở gần nhà chị có cháu bé gái 10 tuổi, sáng nay chạy trốn giặc càn, trốn ngoài rạch đến chiều trở về, cháu bị đỉa chui vào âm đạo gây chảy máu nhiều, cháu và gia đình hết sức lo sợ, vì thế chị phải vào quân y xá nhờ anh Tường đến xem và lấy con đỉa ra giùm. Vì không thể rời quân y xá trong lúc này, để chị Liên khỏi thất vọng, anh thuyết phục chị Liên trở về cùng gia đình làm theo sự hướng dẫn của anh Tường thì chắc chắn sẽ lấy con đỉa ra được và anh Tường hứa với chị Liên: chừng nào không lấy con đỉa ra được, chị trở vào báo, anh Tường sẽ đến giúp.


Sáng hôm sau chị Liên trở vào quân y xá, vui tươi, hớn hở báo với anh Tường: Theo lời anh hướng dẫn, tôi về cùng gia đình lấy vôi ăn trầu khuấy thành nước, chấm vào hai đầu đỉa bám âm đạo và cả âm đạo, sau lần thứ ba thì con đỉa giẫy giụa bò ra khỏi âm đạo. Gia đình và cháu bé giờ đây rất vui mừng, cháu bé hết khóc.


Chị Liên thay mặt gia đình cháu bé và địa phương cám ơn sự giúp đỡ của quân y xá.

Dụng cụ thuốc men ban đầu chỉ có một số rất ít của Ban hồng thập tự xã Bà Điểm mang theo ra phục vụ cho lực lượng Giải phòng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Khi thành lập dưỡng đường Chi đội năm 1946 đến hết năm 1947, các dưỡng đường (sau là quân y xá chi đội) được nhân dân ở trong thành phố ủng hộ. Bên dưỡng đường (quân y xá 2) của anh Sáu Sáng ở Giồng Dinh được anh Lâm Xuyện (thầy Hai Xuyện), cán bộ Ban công tác 3 Chi đội 12, hoạt động vùng Chợ Lớn, thường xuyên liên hệ với nhà thuốc Phạm Hữu Hạnh ở đường Galiéni (nay là đường Trần Hưng Đạo). Ông Hạnh là người ủng hộ kháng chiến nên mỗi lần anh Lâm Xuyện đến hoặc cử người đến xin thuốc thì ông luôn đáp ứng được theo yêu cầu. Anh Lâm Xuyện cho anh em trong Ban công tác 3 đem ra xã Vĩnh Lộc rồi tổ chức đưa đến cho quân y xá 2 ở Giồng Dinh. Nguồn thuốc này duy trì được đến khi quân y xá 2 Chi đội 12 di chuyển địa điểm về Vườn Mít An Thành, huyện Bến Cát.


Hướng quân y xá 3, từ khi về rừng làng Xóm Trại xã An Nhơn Tây cho đến gần hết năm 1947, thuốc men, bông băng nhờ đồng bào vùng này đi bán củi ở chợ Thủ Dầu Một mua giùm, cuối năm 1947 trở về sau có hai anh: anh Cơ và anh Năm người của Ban tiếp tế mua đưa vào và một phần lớn thuốc dùng trong quân y Chi đội 12 là thuốc mua ở nhà thuốc ông Trương Kế An ở thị xã Thủ Dầu Một, một người yêu nước, ủng hộ kháng chiến, có con là Trương Kế Phước theo kháng chiến, đang là y tá Ban cứu thương Chi đội 12.


Từ khi Chi đội 12 tổ chức được 2 dưỡng đường giữa năm 1946 cho đến khi thành quân y xá Trung đoàn 312 tháng 3 năm 1948, thời gian chưa đầy 2 năm. Các quân y xá đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: thu dung cứu chữa, điều trị tốt cho anh em thương bệnh binh và đồng bào ở địa phương, được anh em chiến sĩ và các cấp chỉ huy trong chị đội tin yêu, tin tưởng, được nhân dân địa phương cảm mến giúp đỡ, đùm bọc, che chở... tạo điều kiện thuận lợi cho các quân y xá đạt được nhiều thành công.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2021, 07:59:18 pm »

3. QUÂN Y TRUNG ĐOÀN 312 (3-1948 - 9-1949)

Cuối tháng 3 năm 1948, theo chủ trương của Bộ tư lệnh Quân khu 7, Chi đội 12 tổ chức lại thành Trung đoàn 312. Do đó Ban cứu thương Chi đội 12 cũng được đổi tên là Ban quân y Trung đoàn 312. Anh Trần Văn Sáng làm trưởng ban. Anh Nguyễn Văn Mi làm phó ban. Anh Lê Đăng Trang làm chính trị hiệp lý viên. Anh Trương Kế Phước trợ lý. Anh Hải, tiếp liệu.


Năm 1949, anh Bảy Ngà về thay anh Sáu Sáng và có thêm anh Nguyễn Văn Hưng (tự A) và anh Vĩnh trong tổ bào chế thuốc trực thuộc Ban quân y trung đoàn do anh Bảy Ngà phụ trách.

Quân y xá 3 Chi đội 12 đổi tên là quân y xá tiểu đoàn 934 Trung đoàn 312. Anh Trầm Bửu Hên phụ trách quân y xá trưởng. Chị Lê Thị Ngà làm chính trị hiệp lý viên. Có thêm các em: Tuyết, Lan, Quăng, Hạnh, Liên, Vân, Cao Long Hà. Quân y xá vẫn ở chỗ cũ của quân y xá 3 Chi đội 12.


Năm giờ chiều của một ngày trong tháng 4 năm 1948 anh em quân giới khiêng đến quân y xá một thương binh rất nặng là anh Ba Hát (Huỳnh Văn Hát). Anh Hát phụ trách phân xưởng chế tạo vũ khí của Trung đoàn 312 đóng ở rừng Bến Dược xã Phú Mỹ Hưng. Do nổ trái lựu đạn, anh bị choáng nặng vì sức ép và rất nhiều thương tích từ mặt đến bụng và hai cánh tay gây mất máu rất nhiều. Nếu anh em khiêng đến không nói là anh Ba Hát thì không thể nào nhận ra anh được, vì từ đầu đến bụng đều bị mảnh và thuốc nổ tàn phá nám đen, trông rất kinh sợ: tóc phần trước bị cháy quăn lại sát da đầu, ở giữa trán vỡ một miếng xương 4x3cm, não nhảy phập phồng; cặp mắt sưng híp, thuốc nổ cắm đầy giác mạc cả hai mắt, anh không còn nhìn thấy gì, từ cố đến bụng nám đen, chi chít mảnh và thuốc nổ; cẳng tay trái gãy hai xương, bàn tay lủng lẳng, bàn tay phải bị nát mất ngón cái, ngón trỏ mất 1/3. Máu ở khắp vết thương còn tiếp tục chẩy. Từ trước đến nay quân y xá chưa nhận một thương binh nào nặng như thế.


Sau khi kiểm tra xong tình trạng các vết thương và tình trạng choáng của anh Ba Hát, anh Tường hướng dẫn cho các chị Ngà, Muôn, Út, Châu... chích thuốc ngủ, thuốc khỏe, thuốc cầm máu để chống choáng và nâng đỡ cơ thể, đồng thời tiến hành rửa tất cả vết thương từ đầu đến bụng, riêng cẳng cánh tay trái phải cưa thì chưa xử trí được vì thương binh còn choáng nên chỉ cầm máu, băng bó cố định tạm thời chờ ngày hôm sau sẽ xử trí khi tình trạng thương binh ổn định. Sáng hôm sau thương binh hết choáng, ổn định lại nhưng giặc lại càn vào, quân y xá phải đựa tất cả thương bệnh binh, kể cả anh Ba Hát vào rừng để lánh né cả ngày.


Ngày hôm sau, ngày xử lý cắt đoạn cẳng tay để cứu sống anh Ba Hát nhưng anh Tường phải đứng trước một tình huống rất khó xử. Từ khi anh Ba Hát bị thương vào quân y xá đến giờ, luôn có mặt các em ruột của anh Ba Hát, nhất là anh Xướng và tất cả anh em quen biết; các anh ở cấp chỉ huy: anh Tô Ký, anh Bứa, anh Tư Thược... đến thăm, an ủi anh Hát nhưng với tâm trạng vô vọng. Các anh đều góp ý kiến với anh Tường nên xử lý anh Hát theo hướng vô vọng để giúp anh Hát tránh được khổ sở sau này.


Phẫu thuật cắt đoạn cẳng tay cho anh Hát lần này có khó khăn vì tình trạng thương binh bị nhiều thương tích nặng, vừa thoát choáng và mất máu. Nhưng so với phẫu thuật cắt đoạn cánh tay của anh Phụ hồi giữa năm 1947 thì có thuận lợi hơn nhiều: Từ anh Tường đến các chị em cứu thương trong quân y xá đều đã được học tập có trường lớp, có bài bản vững vàng. Dụng cụ phẫu thuật, thuốc men tuy có rất ít nhưng vẫn nhiều hơn năm 1947 gấp bội. Thuốc băng bó vết thương không dùng Teinture d’iode mà dùng thuốc đỏ trộn bột Sulfamide và 3 ngày mới thay băng một lần, thương binh không đau đớn, vết thương mau lành (phương pháp mới của bác sĩ Trần Nam Hưng đã được áp dụng điều trị thương binh ở quân y viện số 2 Nam Bộ). Ngoài ra còn có kinh nghiệm sử dụng tiêm nước dừa xiêm của Nhật để hồi sức thay thế dịch truyền.


Đúng vậy, lần này cắt đoạn cẳng tay của anh Ba Hát hoàn thành nhanh gọn, chỉ không đầy 30 phút đã xong và 15 phút sau anh Ba Hát tỉnh lại xin uống nước. Đến chiều, anh Ba Hát được truyền vào cơ thể một trái nước dừa xiêm khoảng một lít. Khi truyền vào được nửa trái, anh Ba Hát nói: bây giờ tôi khỏe lắm, hết mệt rồi. Thấy hiệu quả của nước dừa xiêm trong hồi sức rất tốt nên mấy ngày sau, ngày nào cũng truyền cho anh Ba Hát một trái nước dừa xiêm.


Sinh mạng của anh Ba Hát được cứu thoát nhưng còn đôi mắt anh không thấy đường, cùng vết thương nặng ở trán? Biết làm sao được!!!

Có thuốc nào thì dùng thuốc ấy vậy. Sau phẫu thuật cho đến những ngày sau, anh Hát được điều trị: chỉ được một lọ Pénicilline, còn lại là Daginan, mỗi ngày được truyền một trái nước dừa xiêm, một ống thuốc khỏe, một ống thuốc bổ. Rửa mắt bằng nước muối. Riêng ăn uống thì được nuôi dưỡng tối đa: đường sữa, thịt cá, trái cây... ăn nhiều bữa trong ngày, thèm thứ gì thì gia đình anh tìm mua đem vào cho ăn. Sáng ngày thứ tư, sau khi các anh chị em chăm sóc các vết thương và rửa mắt cho anh xong, anh nói: hôm nay tôi thấy được hình dáng của các chị. Một sự vui mừng vừa hé mở cho gia đình anh Ba Hát và cho tất cả anh chị em trong quân y xá. Bảy ngày sau, đôi mắt anh Ba Hát nhìn rõ lại được bình thường, các vết thương trên người anh lành nhiều trừ vết thương ở trán sau một tháng mới lành.


Trước những thương tích nặng của anh Ba Hát, gia đình và tất cả các anh chỉ huy Trung đoàn 312, anh em quen biết anh đều tỏ ý vô vọng khi đến thăm. Nhưng nay anh đã sống, các thương tích đều lành, hai mắt không còn mù nữa mà sáng tỏ lại bình thường. Đấy là sự thành công lớn của tất cả anh chị em quân y xá và gia đình anh Ba Hát đã đem hết tình thương của mình ngày đêm chăm sóc điều trị nuôi dưỡng. Thành công này đem lại dấu ấn và tâm cảm tốt đẹp lâu dài trong Trung đoàn 312, trong gia đình anh Ba Hát mà nhất là anh Ba Hát không bao giờ quên.


Khi thành Trung đoàn 312, quân y xá 4 Chi đội 12 đổi tên là quân y xá tiểu đoàn 935 Trung đoàn 312 vẫn do anh Lê Trường Châu làm quân y xá trưởng, chị Nguyễn Thị Phi Phụng làm chính trị hiệp lý viên và các anh chị em: Bán, Diêu, Duyên, Xuân, anh Tưới (ở quân y xá 3 sang), Kẹt, Phúc, Luận, Đởm, Hớn, Hiền, anh Tám Cỏi, anh Xem, Coi và ông Sáu Đệ.


Rút kinh nghiệm của quân y xá 3, quân y xá 4 Chi đội 12 về đây xây cơ sở nhà cửa, lán trại cho thương bệnh binh và nhân viên, đảm bảo thu dung điều trị được cho 60 thương bệnh binh. Có hai căn cứ, một ở Vườn Mít ngã ba Thùng thơ An Thành, căn cứ hai cách căn cứ một khoảng 1km sâu trong rừng xã An Điền huyện Bến Cát. Căn cứ nào cũng có giao thông hào, hầm bí mật để ẩn núp, cất giấu thương bệnh binh, thuốc men, dụng cụ... Khi giặc dùng phi pháo bắn phá hoặc càn quét vào vùng này, tổ chức phân công, phân nhiệm các tổ chuyên môn và không chuyên môn như quân y xá 3 Chi đội 12. Sau một thời gian, anh Trường Châu đi học, anh Ba Tường được Ban chỉ huy Trung đoàn 312 bổ nhiệm về thay anh Châu làm quân y xá trưởng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2021, 07:59:57 pm »

Tiếp tục học tập và phát huy kinh nghiệm mọi mặt của quân y xá 3 Chi đội 12 (tiểu đoàn 934 Trung đoàn 312), nhất là các phong trào thi đua, trong một thời gian không lâu quân y xá 4 Chi đội 12 (tiểu đoàn 935 Trung đoàn 312) đã đuổi kịp quân y xá 3 nên tất cả anh chị em quân y xá 4 đều vui sướng và tự tin ở mình nên càng ra sức học tập chính trị, chuyên môn, văn hóa... phục vụ thương bệnh binh ngày càng tốt hơn, chất lượng cao hơn, được anh em thương bệnh binh ngày càng quý mến, nhân dân và các đoàn thể của ba xã: An Tây, An Phú, An Điền che chở, giúp đỡ, thường xuyên đến thăm hỏi, tặng quà cho anh em thương bệnh binh.


Nhờ những kết quả trên nên suốt thời gian từ khi quân y xá về đứng chân ở đây cho đến khi bàn giao cho Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, quân y xá tiểu đoàn 935 Trung đoàn 312 nhiều lần bị giặc dùng phi pháo bắn phá vào căn cứ, nhiều lần giặc càn quét qua vùng này nhimg vẫn tự mình bảo vệ an toàn được về người và của, đứng vững trên địa bàn, phục vụ kịp thời thương bệnh binh của các đơn vị hoạt động và tác chiến ở trong huyện Bến Cát, được anh em bộ đội và các cấp chỉ huy yêu mến, tin tưởng.


Từ khi thành lập Trung đoàn 312 cho đến khi sáp nhập với Trung đoàn 306 thành Liên trung đoàn 306-312, ở các đại đội chiến đấu của Trung đoàn 312 không có y tá, mỗi đại đội có 2-3 cứu thương chăm lo sức khỏe, phục vụ cho đơn vị luyện tập, chiến đấu ngày càng cao trong những năm 1948-1949, điều trị anh em thương bệnh binh tại đơn vị, đồng thời tham gia học tập, rèn luyện cùng anh em trong đơn vị. Công việc nhiều, danh nghĩa là cứu thương đại đội nhưng thực tế anh em phải làm hết công việc quân y của đại đội với tinh thần vui tươi, hào hứng, phấn khởi nên tất cả anh em cứu thương đều được anh em trong đơn vị cảm mến, tin tưởng.


Ở tiểu đoàn 935 Trung đoàn 312 có anh y tá Trần Minh Châu phụ tráchmột thời gian dài. Ở tiểu đoàn 934-312 có anh y tá Phan Thành Chung phụ trách, anh đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ phục vụ đơn vị chiến đấu chống giặc càn vào Đồng Lớn - Sa Nhỏ hồi giữa năm 1949. Anh em trong đơn vị rất thương tiếc anh.


Đến giữa năm 1948, thuốc men dụng cụ ở hai quân y xá và các đơn vị chiến đấu khá hơn trước gấp bội. Riêng ở binh công xưởng Trung đoàn 312 ở suối Bà Chiêm (Tây Ninh) còn nhiều thiếu thốn vì đường tiếp tế vận tải xa. Ở đây anh em thợ của binh công xưởng giúp anh em Quân y tìm lấy nhiều cây thuốc trong rừng để trị bệnh cho anh em theo kinh nghiệm của đồng bào địa phương như: hoàng đằng, cốc bạch, mã tiền, cây lấu... đem về phơi khô, tán nhuyễn đóng thành viên (khuôn đóng viên do anh em thợ làm) để điều trị các bệnh: sốt rét, ghẻ lở, bổ, xổ, ho, lỏng lỵ đem lại kết quả rất tốt, và từ đó anh em ở đây không còn sợ thiếu thuốc để điều trị sốt rét rừng nữa.


Nhu cầu thuốc men trong trung đoàn ngày càng nhiều, nếu chỉ dựa vào thuốc thu mua trong vùng địch thì không đủ cung cấp cho các đơn vị. Ban quân y Trung đoàn 312 khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn về dụng cụ pha chế và chai lọ đựng thuốc. Đến năm 1949, xây dựng được tổ bào chế thuốc Tây y do anh Bảy Ngà phụ trách và có các anh Hưng (tự A), anh Vĩnh và vợ anh Bảy Ngà giúp việc, đóng ở nhà dân, cạnh Ban quân y trung đoàn.


Tổ pha chế này, theo định kỳ hàng tháng pha chế các loại thuốc thông thường để cấp cho các đơn vị chiến đấu và quân y các cơ quan trong trung đoàn ngày càng được nhiều hơn như: Quinacrine pha để tiêm, thuốc bổ: CacodylatedeNa, Strychnine, nước cất. Các loại thuốc nước dùng ngoài da: thuốc đỏ, thuốc tím, Teinture d’iode, Bleu Méthylène... Nhờ đó thuốc dùng trong các đơn vị ngày càng được dồi dào, đầy đủ hơn trước.


Năm 1949, do nhu cầu ngày càng phát triển của ngành quân dân y Nam Bộ, Sở Y tế quân dân Nam Bộ tiếp tục mở các khóa học đào tạo y tá, dược tá cho các tỉnh và các đơn vị chiến đấu, nhờ đó quân y Trung đoàn 312 được cử một số anh chị em đi học hai khóa học này như: anh Mi, chị Ngà đi học lớp dược tá, anh Chung, anh Châu... đi học lớp y tá. Sau khi học xong, các anh các chị trở về trung đoàn tăng thêm chất lượng chuyên môn, góp phần làm cho ngành quân y Trung đoàn 3X2 càng vững mạnh thêm cho đến khi Trung đoàn 312 sap nhập với Trung đoàn 306 thành Liên trung đoàn 306-312.


Ngành quân y Trung đoàn 312 khi mới hình thành là Ban hồng thập tự xã Bà Điểm gia nhập Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa trở thành Ban cứu thương Chi đội 12 rồi đến Ban quân y Trung đoàn 312. Ban đầu đó là một tổ chức rất nhỏ bé, ít người, chỉ có một vài y tá và một số anh chị em được hướng dẫn tiêm chích, băng bó trong vài ngày gọi là cứu thương, dụng cụ thuốc men quá ít ỏi. Nhưng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tình yêu thương đồng đội như người thân, các chiến sĩ quân y không sợ ác liệt, dám xung phong ra mặt trận để cứu chữa thương binh dù phải hy sinh tính mạng. Các anh chị: Hiển, Phu, Nô, Cải, Tiều đã anh dũng hy sinh cùng một số anh chị em chiến sĩ trong trận giặc Pháp tấn công lấn chiếm vùng Mỹ Hạnh ngày 15 tháng 12 năm 1945. Chị Quý hy sinh trong trận Bàu Trâm An Phú Xã tháng 2 năm 1946 trong lúc làm nhiệm vụ cấp cứu anh em thương binh ở mặt trận.


Hàng ngày các anh chị em quân y phân công nhau đến từng nhà dân có bộ đội đóng quân thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe anh em chiến sĩ. Do đó Ban hồng thập tự được sự tin yêu của cấp chỉ huy đến anh em chiến sĩ ngay trong những tháng đầu sơ khởi.


Từ khi có tổ chức Ban cứu thương Chi đội 12, sau thành Ban quân y Trung đoàn 312, dưới sự chăm lo, chỉ đạo của Ban chỉ huy Chi đội 12 - Trung đoàn 312, với tình thương yêu bộ đội, yêu ngành, yêu nghề, phát huy tinh thần tự lực, anh chị em quân y luôn vươn lên khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn để cứu chữa, chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng thương bệnh binh ngày càng tốt hơn. Anh dũng hy sinh trong chiến đấu như anh Đỗ Bá Thông, y tá đại đội 3 trong trận chống giặc càn giữa năm 1947 ở xã Vinh Lộc quận Tân Bình, anh Phan Thành Chung, y tá tiểu đoàn 934 Trung đoàn 312 hy sinh trong trận chống giặc càn ở Đồng Lớn - Sa Nhỏ giữa năm 1949. Đồng thời nhờ sự yêu thương đùm bọc, che chở của nhân dân khắp nơi trên địa bàn hoạt động của Chi đội 12 Trung đoàn 312 nên ngành quân y ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, hoàn thành nhiệm vụ cứu chữa điều trị, nuôi dưỡng thương bệnh binh... ngày càng tốt hơn, chất lượng cao hơn. Từ quân y đại đội chiến đấu đến các quân y xá trung đoàn, được sự cảm mến, tin yêu của tất cả anh em chiến sĩ và các cấp chỉ huy trong trung đoàn. Cuối năm 1948, Ban chỉ huy Trung đoàn 312 cấp giấy khen về thành tích quân y mà tiêu biểu là quân y xá 3 Trung đoàn 312.


Từ khi sơ khởi là Ban hồng thập tự Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ Ban quân y Trung đoàn 312 tính gọn là bốn năm. Từ không biết một tí gì về tổ chức, nhiệm vụ quân y trong quân đội, không biết một tí gì về nguyên tắc cấp cứu, điều trị vết thương chiến tranh... trong 4 năm ngắn ngủi, tất cả anh chị em quân y Giải phóng quân - Chi đội 12 - Trung đoàn 312 đã ra sức phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ phục vụ bộ đội công tác và chiến đấu, phục vụ thương bệnh binh ngày càng tốt hơn góp phần xứng đáng của mình cho Trung đoàn 312 đủ sức đứng vững hoạt động, chiến đấu và chiến thắng địch trên địa bàn, bảo vệ được nhân dân trong vùng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM