Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:10:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Giải phóng quân Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hoà Chi đội 12 Trung đoàn 312  (Đọc 3469 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2021, 02:34:33 pm »

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VÕ TRANG
TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN


TÔ KÝ


Ngày 25 tháng 8 năm 1945, chánh quyền về tay Việt Minh (Việt Minh tức là cộng sản, từ nông thôn đến thành thị, các từng lớp nhân dân có tinh thần yêu nước đều hiểu ngầm hoặc công khai đều là như vậy). Từ ngày 25 tháng 8 năm 1945 đến ngày 23 tháng 9 năm 1945, trong nội thành ngoại thành, tùy theo quyền lợi, ý thức chánh trị khác nhau, hoạt động của các tầng lớp nhân dân diễn ra hết sức rầm rộ.


Tưởng Gracy, Tư lệnh Sư đoàn 20 của Anh ra lệnh cho Tư lệnh quân đội Nhật phải giữ trật tự ở Đông Dương, lệnh cho Nhật thả tù sĩ quan và lính Pháp bị bắt nhốt ngày 9 tháng 3 năm 1945 từ toàn quyền khâm sứ, thống đốc, các tỉnh trưởng, sen đầm, mật thám, v.v... Nhật phải thả hết. Anh tái võ trang cho bọn này. Sư đoàn 20 của Anh lần lượt nhảy dù xuống sân bay Tân Sơn Nhứt, bao gồm sĩ quan của Pháp cũng núp bóng cờ Anh nhảy theo. Bọn sĩ quan và lính Pháp tổ chức khiêu khích, treo cờ Pháp nơi này nơi khác. Các đảng phái một bộ phận của Cao Đài dựng “khải hoàn môn" để rước Cường Để, Cao Đài tự lập bộ đội. Hòa Hảo nói miền Tây của chúng tôi. Bình Xuyên chiếm Nam Sài Gòn, chưa theo hệ thống chánh quyền của thành phố Sài Gòn, 4 sư đoàn tự lập: Đệ nhứt, Đệ nhị, Độ tam, Đệ tứ sư đoàn - những người chỉ huy cấp sư đoàn đều la tay sai của Pháp, Nhựt trước đó.


Việc Pháp sẽ tái chiếm Sài Gòn, rồi Nam Bộ sẽ đánh ra cả nước ta, những người cách mạng không phải không biết. Những lời tuyên bố của Pháp, những đòi hỏi, những cử chỉ, hành động của chúng đã rõ ràng, chỉ còn là ngày giờ.


Phần ta tích cực chuẩn bị tinh thần, tư tưởng, sẵn sàng ứng phó với tình hình xấu sẽ xảy ra. Tổ chức những gì cần thiết cho kháng chiến như máy móc, những người có chuyên môn cần lúc kháng chiến lần lượt đưa ra ngoại thành. Chuẩn bị làm nhà không vườn trống, chuẩn bị lời kêu gọi không hợp tác toàn diện với quân xâm lược. Ngoại thành chuẩn bị đón nhận người nội thành ra như người thân, người cách mạng, giúp ăn ở chu đáo. Sơ tán lương thực ở các kho lương thực... Lập những phòng tuyến, đào đường, lập làng chiến đấu, thực hành triệt để bao vây chúng. Các mặt trận đã hình thành như: Bà Quẹo, cầu Tham Lương, cầu Thị Nghè, Hàng Xanh, cầu Bến Phân, Gò Vấp. Mặt khác tích cực tập luyện quân sự, vận động những đồn nhỏ của Nhật còn đóng rải rác trong địa phương đổi lương thực cho chúng để lấy súng, tổ chức những đội lặng lẽ tìm súng của Pháp, Nhật bỏ xuống sông, v.v... Bỏ vàng, tiền mua súng của Nhật.


Vấn đề đặt ra cấp bách lúc bấy giờ là kháng chiến chống xâm lược Pháp. Pháp có quân đội nhà nghề qua nhiều thế kỷ, đã từng đi xâm lược ở nhiều nước trên thế giới, có kinh nghiệm chiến tranh, tướng tá của chúng đã từng chỉ huy quân xâm lược khắp thế giới qua nhiều thế kỷ. Tôi biết rằng mình chưa từng cầm súng, chưa từng tổ chức quân đội và cũng chưa từng chiến trận bao giờ, vả lại lúc ấy vừa mới thoát khỏi nhà ngục của chúng mấy tháng, tuổi lại còn quá trẻ.


Trong những ngày sôi động trong nội thành Sài Gòn và các quận huyện phụ cận, tình hình hết sức khẩn trương. Chánh quyền từ thành phố đến các quận huyện ngoại thành còn ngổn ngang, xen lẫn những phần tử xấu. Bộ đội thì mạnh ai nấy tự lập, tự xưng là dân quân cách mạng, những người đứng đầu các lực lượng đó thì chống cộng.


Lực lượng công an (lúc đó tên gọi là Quốc gia tự vệ cuộc), cách mạng không nắm được, lúc này chưa phải là lực lượng tin cậy được của nhân dân, công nông rất e ngại, vẫn còn xem như sen đầm cảnh sát của Pháp - Nhật trước đó.


Lúc bấy giờ Thường vụ Tỉnh ủy Gia Định và bản thân tôi phải lo củng cố cấp xã, cấp huyện thuộc Gia Định, đặc biệt là xây dựng lực lượng võ trang. Bản thân đi kiếm những đồng chí cộng sản hoặc cảm tình với cách mạng, quy tụ lại - phân công nhau về địa phương lo xây dựng lực lượng dân quân, lo xây dựng lực lượng tập trung, vừa củng cố cơ sở vững chắc, đồng thời tạo điều kiện cho lực lượng tập trung chiến đấu. Lực lượng tập trung làm chỗ dựa cho địa phương xã huyện và ngược lại.


Xây dựng lực lượng tập trung thế nào? Như trên đã nói, từ nhỏ đến lớn tôi chưa biết nguyên tắc xây dựng quân đội. Đứng trước tình hình giặc Pháp bắt đầu xâm lược, yêu cầu là phải kháng chiến, tự nghĩ các triều đại của nước ta và Trung Quốc - những tướng tá có danh trong sử sách đã nêu, có người xuất thân từ những gia tộc võ biền, có những người không biết chữ chỉ biết võ nghệ, nhưng khi vào quân đội đó thì họ sẽ biết dần - thì mình cũng phải vậy.


Ban đầu tập hợp lại số đông, sau chia thành đội ngũ, trong số binh sĩ họ tự cử nhau lên chỉ huy. Phải tập đội hình, cách đi đứng theo lối quân Pháp, ở nhà dân, ở các đình làng lo quân lương, đặc biệt hết sức lo tìm kiếm vũ khí, tầm vông vạt nhọn, gươm mác là chủ yếu, nhưng mỗi tiểu đội hay trung đội phải từ 5 - 7 cây súng. Tổ chức theo mô hình lính tập của quân đội Pháp. Lúc bấy giờ, cuối năm 1945, ở tỉnh Gia Định chia ra nhiều khu vực, chiến đấu chống quân Pháp đánh lấn từ Sài Gòn ra các vùng phụ cận, phân chia khu vực hay mặt trận như sau: Hướng đông, đông bắc có mặt trận Thị Nghè, mặt trận Hàng Xanh, mặt trận Cầu Bông, xa hơn là mặt trận Thủ Đức. ngăn chặn chúng đánh lấn ra hướng đông bắc. Hướng bắc và tây bắc có mặt trận Cầu Bến Phân, mặt trận Gò Vấp, mặt trận Cầu Tham Lương, về phía nam có mặt trận Nhà Bè, láy nam có mặt trận Cây Gò, sau lui về phía sau là cầu An Lạc, ngã ba An Lạc. Mặt trận đông bắc và bắc do các đồng chí Nguyễn Văn Dung (tù Côn Đảo vừa về), anh Hai Công, anh Hai Trần Thắng Minh, anh Đào Sơn Tây, anh Trần Đình Xu, anh Nguyễn Văn Bảo,... chỉ huy. Mặt trận tây bắc có Tô Ký, Nguyễn Văn Hâm, Huỳnh Tấn Chùa, Nguyễn Văn Thược (Lâm Quốc Đăng), Nguyễn Bá Bội, Nguyễn Hồng Đào... chỉ huy. Mặt trận Nhà Bè, Rừng Sác do anh Trương Văn Bang chỉ huy và lực lượng Bình Xuyên. Mặt trận tây nam do anh Nguyễn Văn Bào chỉ huy và lực lượng Bình Xuyên do anh Ba Dương Văn Dương; ông Tám Mạnh, anh Hai Vĩnh, anh Năm Dương Văn Hà chỉ huy. Lực lượng này giữ phía nam Sài Gòn - Chợ Lớn là lực lượng mạnh nhứt, có nhiều vũ khí đã tự tạo trước nhiều năm Cách mạng Tháng Tám nổ ra. Bộ đội Bình Xuyên đánh nhà đèn Chợ Quán vào tháng 10 năm 1945 được Bác Hồ gởi điện khen. Anh Dương Văn Dương tử trận ở Bến Tre được truy tặng quân hàm thiếu tướng. Các mặt trận này chống giặc Pháp đánh lấn ra, phối hợp với chiến đấu trong thành. Mặt khác nhân dân trong nội thành chấp hành triệt để lệnh của Ủy ban lâm thời hành chánh Nam Bộ bất hợp tác, riệt tiêu các mặt lương thực, điện nước, v.v... Những người có nhiệm vụ thì ở lại nội thành. Những người già yếu, trẻ con, phụ nữ tản cư ra nông thôn, khẩn trương gồng gánh, bồng con, mang theo những thứ tùy thân, chăn màn quần áo. Lúc đó không có xe cộ, không có cả xe ngựa, xe bò, không phải như hiện nay xe nhiều, đường lớn bằng 3 năm 1945 mà vẫn kẹt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2021, 02:35:33 pm »

Nông thôn thì chuẩn bị tiếp đón người trong thành ra. Thanh niên thì tập luyện quân sự, đốn cây, đào đường, rào làng ngăn giặc phân tán lúa gạo của các nhà máy.

Vào tháng 10, 11, 12 ngoài đồng lúa chín - đồng ruộng bát ngát mênh mông, không phải hẹp như ngày nay.

Mọi việc hết sức khẩn trương. Cấp ủy, ủy ban các cấp làm việc suốt ngày đêm, ngủ đứng, ngủ ngồi.

Một điều rất lạ đối với ngày nay, mặc dù kẻ ra người vào, chưa hề quen thuộc, ăn chung ở đụng, không nghe thấy cờ bạc, rượu chè, trai gái, trộm cắp, v.v... Thật là tinh thần ái quốc cao độ. Ai nấy già, trẻ trai hay gái, ở nông thôn hay thành thị ra nông thôn đều có một lòng vì nước, chỉ có Tổ quốc, Tổ quốc là tất cả. Tình hình mọi mặt đều mới lạ, xưa nay chưa từng thấy, nhưng rất trật tự, xã hội rất an toàn từ trong thành thị, ngoài nông thôn mọi người đều nhứt tâm quyết chiến, trong ngoài là một chiến trường.


Lâm thời hành chính Nam Bộ và Pháp ở Sài Gòn có những cuộc họp công tác ngoại giao do đồng chí Phạm Ngọc Thạch tiến hành. Anh là ủy viên đối ngoại của Ủy ban lâm thời hành chính Nam bộ.

Bọn Pháp mời anh Trần Văn Giàu là Chủ tịch, anh Tư Thạch là ủy trưởng ngoại giao - mời ăn cơm làm việc, thực chất là chúng dụ đến để bắt. Anh Sáu Giàu, anh Tư Thạch nhận lời, nhưng không đi dự, chúng không thực hiện được âm mưu “tịch bôi hạ sát”, đó là thủ đoạn thời phong kiến hay làm. Trong thời điểm này bọn Pháp muốn gặp Ủy ban Nam Bộ để làm gì? Ta cần gặp bọn Pháp để làm gì? Đồng sàng dị mộng - hai bên đều có ý định riêng.


Binh lực của Pháp không đủ đề lấn ra, nước Pháp là nước bại trận đầu tiên khi chiến tranh thế giới thứ 2 vừa mới khơi chiến. Pháp vừa bại trận vừa phải cung đốn mọi thứ cho phát xít Đức, nên khả năng tăng cường cho đội quân xâm lược tại Việt Nam bị hạn chế, chúng hòa hoãn để chờ viện binh. Phần ta hòa hoãn để củng cố tổ chức, động viên chánh trị. Củng cố tổ chức trên nhiều mặt, ổn định đồng bào vừa ra nông thôn, tuyển lựa những người có văn hóa, có nghề nghiệp như thầy thuốc, thầy giáo để tổ chức bình dân học vụ, chống nạn mù chữ, v.v...


Lựa những người trước là thợ sắt, hóa chất, thợ tiện, thợ hàn v.v... để chuẩn bị lập binh công xưởng. Đặc biệt là củng cố các trận địa, sắp xếp lực lượng chiến đấu ở mọi thôn xóm; phá hoại đường sá, chống cơ giới của chúng đánh lấn ra.


Chính phủ Trung ương cũng cần có hòa hoãn để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, giữ được hòa bình càng lâu càng tốt, nên Chính phủ ký Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 và Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946 cốt để kéo dài hòa bình.

Đó là việc của Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ và của Chính phủ.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Gia Định và chúng tôi không ảo tưởng ý tốt của Pháp, biết rõ âm mưu của chúng. Tranh thủ thời gian, chúng tôi phải gấp rút xây dựng lực lượng, kháng chiến phải lâu dài, có lực lượng mà không có vũ khí, có súng mà không có đạn, có đạn nhỏ trong chiến đấu không sát thương được nhiều, cần phải có đạn lớn. Muốn có những loại súng đạn này, cần phải có thợ ở sở Ba Son. Bàn với một vài người có nhiệt tâm nhứt để qua đây vận động anh em khác, nhứt là anh em thợ, tuy làm thợ trong thành, nhưng gia đình ở ngoài nông thôn (thợ bán công, bán nông), chủ yếu anh em thợ Ba Son ra kháng chiến hầu hết là người ở Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức. Anh em thợ các hãng, xí nghiệp, công nghiệp của Pháp lúc bấy giờ họ bàn bạc với nhau, ai có điều kiện thuận lợi, dầu mình có ra bưng biền kháng chiến, gia đình vợ con cũng không bị bắt bớ mới ra, còn những anh em gia đình ở nội thành chỉ ở lại các hãng xưởng cũ tiếp tục làm cho Pháp, nhưng có catalo (mẫu) mới bí mật đưa ra cho anh em thợ ngoài chiến khu. Từ cuối năm 1945, suốt trong 9 năm kháng chiến chống xâm lược Pháp, khi ngoài kháng chiến lập những binh công xưởng bước đầu đều nhận được anh em trong nội thành gởi ra hóa chất, máy tiện, máy bào, máy phay, sắt, ống tub để làm súng, mortier, làm mine, v.v... Phối hợp trong ngoài luôn luôn đều đặn mặc dù rất khó khăn.


Chi đội 12 tiếp nhận được vật liệu để sản xuất và các loại thợ giỏi như các anh Ngô Văn Năm đã từng làm giám đốc sở Ba Son thời Pháp - Nhật, anh Thưa, anh Lê Văn Quýnh, Lư Đồng Sắt, anh Xoài,v.v... Vật chất máy móc thì đưa ra bằng nhiều đường: đường bộ, đường sông. Đường bộ thì đi từ Phú Nhuận ra Tân Bình phải đục tường một số phố để đưa ra, đến gần sáng phải có hầm bí mật để cất giữ, đường thủy để chở sắt thép, máy móc, trên đổ cá chết, phân cá, tro trấu trên để che giấu các trạm khám xét của dịch. Người và máy móc đều qua các trạm trót lọt. Do đó đã xây dựng nên những công binh xưởng đồ sộ, sản xuất được các loại mine, sửa chữa các súng cũ, súng hư thành tốt, sản xuất tromblon V.B (súng phóng lựu đạn) có sức công phá, cả mortier 60 ly đến 120 ly, có gắn relai liếp sức, bắn xa cả 3km-4km tùy theo yêu cầu xa gần mà gắn thuốc đẩy tiếp sức.


Chi đội 12 rất coi trọng binh công xưởng.

Các binh công xưởng phải bố trí ở xa địch trong rừng sâu, mới có yên ổn sản xuất, vì các máy móc rất nặng nề, di chuyển rất khó khăn, nên công tác bảo vệ các xưởng phải cẩn trọng, vừa xa, vừa sâu, phải hết sức bí mật, có cả trung đội canh gác. Nhưng nơi đây rừng sâu, khí hậu không tốt, nên vấn đề bảo vệ sức khỏe, thầy thuốc, thuốc men, ăn ở vệ sinh rất được chú ý giữ gìn như ăn chín, uống chín, thuốc ngừa bệnh phải luôn luôn có dự trữ. Mỗi tháng bản thân tôi phái đến các binh công xưởng một lần, chở lương thực, thực phẩm, thuốc men, thơ gia đình của anh em và mang thơ về cho cả gia đình.


Chở vũ khí thành phẩm về và chở nguyên vật liệu lên để tiếp tục sản xuất, mỗi lần lên là hàng chục xe bò. Công tác vận chuyến do các anh Phan Văn Ngói, Nguyễn Văn Lam, Phan Văn Dĩa phụ trách. Vận động vật liệu, thuốc men tiền bạc do ông Nguyễn Văn Điều (Đốc học cũ), ủy viên kháng chiến hành chánh tỉnh Tây Ninh phụ trách.


Bảo vệ xưởng chỉ huy trung đội này do anh Nguyền Bá Hội, anh Nguyễn Văn Gấm, anh Sáu Nguyễn Văn Sai thay phiên nhau 3 tháng đổi 1 lần. Bảo vệ vòng ngoài do anh Út Dõng. Các công binh xưởng này, nhứt là công binh xưởng đóng ở rừng Tây Ninh sản xuất nhiều loại vũ khí, số lượng cũng nhiều đáp ứng tương đối kịp thời các yêu cầu tác chiến, như đánh giao thông phải có mine phá xe cơ giới, mine thổi để sát thương, công đồn phải có mìn thổi, phải có F.T để phá rào kẽm gai, phá nổ mine, lựu đạn địch gài để bảo vệ đồn (mở đột phá khẩu), tạo cho bộ binh xung phong, chống càn phải có những vũ khí thích hợp, v.v... Quân giới phát triển, tạo ra những cách đánh mới có kết quả, anh em bộ đội phấn khởi, do đó bộ đội phát triển về số lượng và chất lượng, ngày một trưởng thành. Mặc dù địa bàn xây dựng và tác chiến của Chi đội 12 hay Trung đoàn 312 là chiến trường du kích, nhưng càng đánh càng mạnh, dần dần xây dưng thành ba thứ quân: dân quân du kích, đại đội địa phương huyện, tiểu đoàn tập trung hay tiểu đoàn chủ lực của tỉnh. Tỉnh Gia Định Ninh có tiểu đoàn chủ lực 306.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2021, 02:36:42 pm »

Bộ máy chỉ huy của Trung đoàn 312 Tỉnh đội Gia Định đến năm 1948 đã hình thành đầy đủ: tham mưu, chánh trị, hậu cần đã hình thành, văn phòng của trung đoàn và tỉnh đội, sắp xếp cán bộ tương ứng nhiệm vụ đáp ứng xây dựng và tác chiến. Trong giai đoạn lịch sử này giữa tỉnh đội và trung đoàn coi như một, có nhiều lúc trung đoàn trưởng và tỉnh đội trưởng chỉ một người, có lúc bí thư tỉnh ủy kiêm nhiệm chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh - các chức vụ này từ năm 1950 đến năm 1953 tôi phụ trách cả.


Ban tham mưu nắm tình hình địch kịp thời, huấn luyện, quân số, trang bị đồ bàn, v.v...

Ban chánh trị giáo dục chánh trị, lãnh đạo tư tưởng xâv dựng tổ chức, tiểu ban dân vận, địch vận, Cao Đài vận hết sức chú trọng, vì địa bàn Trung đoàn 312 hoạt động có lực lượng võ trang của Cao Đài và nhân dân vào đạo Cao Đài rải rác cũng đông, do đó phải có một bộ phận chuyên trách.


Ban hậu cần có quân nhu, tài chính, cơ sở sản xuất: (trồng mía, làm ruộng), mua bán khá rộng lớn.

Quân nhu tính toán cung cấp các mặt cho các mặt hoạt động khác. Ngoài ăn mặc, thuốc men ra, có tiền sản xuất vũ khí, định mức nuôi quân, tác chiến, chánh trị; ít chú trọng công tác báo chí, tuyên truyền, hình ảnh lưu trữ, điện ảnh, hình ảnh bộ đội hành quân tác chiến và các hoạt động khác quá ít, lại thất lạc, nay hầu như không còn gì.


Công tác động viên khen thưởng ít được chú trọng, chỉ nghĩ rằng, mình đánh giặc để giành độc lập, chết. Hình thức “khen" sau khi thắng một trận nào đó thì cho con bò, heo, gà vịt ăn một bữa, coi đó như khen thưởng, nay nhìn lại: anh em quá thiệt thòi, vì không có chứng lý để báo cáo công lao, thành tích của đơn vị lớn nhỏ và cá nhân.


Tôi được biết anh Nguyễn Bình qua nhiều đồng chí cộng sản là những người từ Quốc dân đảng. Sau khởi nghĩa Yên Bái bị thất bại, một số người như Nguyền Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Có Giang, Cô Bắc bị đế quốc Pháp bắn Quốc dân đảng bị phân liệt.,một số tích cực cách mạng thì qua hàng ngũ cộng sản, trong đây có nhiều người theo tôi biết có anh Trần Huy Liệu, anh Trần Xuân Độ, anh Nguyễn Phương Thảo (là Nguyễn Bình); một số chạy sang Trung Quốc làm tay sai cho Tưởng Giới Thạch. Một số khác làm tay sai cho thực dân Pháp như Nguyễn Tường Tam (Nhứt Linh), Vũ Hồng Khanh, những người ngày đầu cuộc kháng chiến tham gia một thời gian ngắn, sau đó sang hàng ngũ khác chống lại kháng chiến.


Anh Nguyễn Bình (Nguyễn Phương Thảo) đã tổ chức bộ đội chống Nhật chiếm đóng trên đất nước chúng ta trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Anh đã tổ chức Đệ tứ chiến khu, bản doanh ở vùng núi Đông Triều, chiến khu này nằm dọc ven biển từ Móng Cái - Hải Phòng - Tiên Yên, ngày nay còn nhiều người biết và còn ghi lại nhiều chiến tích. Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ bắt đầu ngày 23 tháng 9 năm 1945, lúc bấy giờ tại Sài Gòn - Chợ Lớn có nhiều đơn vị - có 4 sư đoàn, lực lượng của Tổng công đoàn, của Bình Xuyên, của Trốt-kít (HT29) gọi là Hồng Tảo, lực lượng không kém phần ô hợp do Nguyễn Đình Thâu chỉ huy, các đơn vị này tự lập đều có chủ mưu và bàn tay ngầm đối lập với nhân dân với Đảng Cộng sản.


Sau những ngày 23 tháng 9 năm 1945 và tiếp theo những tháng 10, 11, 12 năm 1945, nhân dân hết sức phấn khởi vì đã giành được chánh quyền, nhưng nội tình thì hết sức rối ren, giữa Việt Minh mới - Việt Minh cũ chưa thống nhứt được, kế tiếp Lâm thời Xứ ủy Tiền phong, tức Việt Minh mới tan rã bỏ đi cả, các lực lượng võ trang “4 sư đoàn” gọi là dân quân cách mạng thì bỏ chạy, cướp bóc, sung công tài sản của nhân dân và của các địa phương như lúa gạo, heo, bò, xe cộ của nhân dân và một ít công quỹ của các tỉnh, quận.


Trong thời gian đó có các lực lượng địa phương do các quận, tỉnh thành lập và những người yêu nước chân chính tập hợp thanh niên, công nhân, nông dân có tinh thần yêu nước chống giặc đứng ra tổ chức những bộ đội để bảo vệ địa phương mình. Các quận, huyện, các tỉnh ở miền Đông Nam bộ đều đồng thời rầm rộ ra đời các lực lượng như vậy. Trong nội thành Sài Gòn thì có lực lượng Tổng công đoàn đứng đầu là anh Mười Thìn (trước đó làm ở Sở Vệ sinh Sài Gòn), Bà Rịa do anh Hứa Văn Yến, anh Huỳnh Văn Đạo (trước đó là công chức cho Pháp), anh Lương Văn Nho cũng thế. Biên Hòa anh Huỳnh Văn Nghệ sau thành Tư lệnh Quân khu 7. Thủ Dầu một có anh Huỳnh Kim Trương, anh Nguyễn Văn Thi. Gia Định từ Gò Vấp, Thủ Đức có các anh Nguyễn Văn Dung, Nguyễn Văn Công, Trần Thắng Minh, Đào Sơn Tây, Trần Đình Xu chỉ huy. Từ cầu Tham Lương lên Hóc Môn lên phía bắc Trảng Bàng. Quận Gò Vấp do Tô Ký, Huỳnh Tấn Chùa, Nguyễn Văn Hâm, Nguyễn Bá Bội, Nguyễn Văn Thược ... chỉ huy (từ Bà Quẹo lên Hóc Môn). Tỉnh Chợ Lớn do Huỳnh Văn Một, Nguyễn Văn Hượt chỉ huy, v.v... Các lực lượng này chưa thành lập được Bộ chỉ huy thống nhất, nhưng bên trong đều do đảng viên bí mật lãnh đạo, nên tự nhiên thống nhất về ý chí chống giặc ngoại xâm. Tuy chưa có bộ chỉ huy chung ở miền Đông và Sài Gòn-Chợ Lớn, nhưng đã liên kết nhau trong chiến đấu. Riêng lực lượng tỉnh Chợ Lớn, cụ thể là Đức Hòa và bộ đội Gia Định đã thống nhất lập Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Bộ Tham mưu Giải phóng Quân gồm các đồng chí Trần Văn Trà, Hoàng Dư Khương, Hoàng Tế Thế, Tô Ký chỉ huy, Tô Ký chỉ huy trưởng quân sự. Lúc đó được tin Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy phái đồng chí Nguyễn Bình vào để thống nhất tổ chức chỉ huy.


Vào tháng 10 năm 1945 anh Bình vào đến Lộc Ninh tỉnh Thủ Dầu Một bị Nhật còn canh gác đó bắt theo lịnh của quân Anh. Chúng chở anh Bình về tới Bưng Cầu (dưới Bến Cát trên Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương). Anh tự giải thoát nên giấy ủy nhiệm của Bộ tổng chỉ huy không còn, đó là theo lời báo cáo của anh tại cuộc họp tại xã An Phú Xã (Hóc Môn cũ). Tháng 11 năm 1945 cũng có đồng chí muốn biết rõ, anh Bình có giấy ủy nhiệm của Bộ tổng chỉ huy hay không? Nhưng có một số đồng chí biết anh từ ngoài Côn Đảo, biết anh từ Đệ tứ chiến khu kháng Nhựt vào. Điều quan trọng nhất lúc bấy giờ là phải thống nhứt các lực lượng quân sự ở Nam Bộ, đặc biệt là miền Đông Nam Bộ. Chung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn lực lượng võ trang cũng khá nhiều, nhưng rời rạc, không có sức chiến đấu. Anh Ba Bình là người có kinh nghiệm tổ chức, kinh nghiệm lành đạo quân đội, đứng tuổi hơn các đồng chí ở đấy nhưng tên tuổi chưa được những người khác có vai vế ở Sài Gòn, các đảng phái khác biết đến. Chỉ có nhân dân ở nông thôn hoặc một số công nhân và những anh chị em trong các nhà tù vừa mới ra biết và tin cậy, như thế không đủ trọng lượng uy danh đề thuyết phục các người tự lập bộ đội - không theo sự chỉ huy nào. Các người đó nói rằng họ tự lập các sư đoàn đó là do lệnh của Ủy ban lâm thời hành chánh Nam Bộ. Những ngày này Hành chánh Nam Bộ đã di dời nơi nào khóng rõ. Trước yêu cầu của tình hình bức thiết lúc đó, Hội nghị nhất trí tôn vinh anh Nguyễn Bình làm nhiệm vụ Tổng tư lệnh Giải phóng quân Nam Bộ theo hệ thống tổ chức của Quân đội Việt Nam. Cuộc hội nghị gồm có các anh: Hồ Ngọc Long (Chợ Lớn), Hoàng Tế Thế, Hoàng Dư Khương, Lê Minh Định là ủy viên Kỳ bộ Việt Minh (Giải phóng), Tô Ký, Thường vụ Tĩnh ủy Gia Định (giải phổng), có đầy đủ các đồng chí chỉ huy quân sự ở miền Đông. Thế là các lực lượng võ trang do nhân dân và từng đảng viên cộng sản tổ chức đã thống nhứt tổ chức chí huy và lãnh đạo từ tháng 11 năm 1945.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2021, 02:37:16 pm »

Tiếp theo hội nghị nói trên, Hội nghị quân sự họp tiếp. Chúng tôi: Huỳnh Văn Nghệ, Tô Ký, Hứa Văn Yến (Hà Rịa), anh hai Dung (Gia Định). Huỳnh Văn Một (Chợ Lớn), anh Huỳnh Kim Trương, anh Nguyễn Văn Thi. Tây Ninh, Thủ Dầu Một v.v... lần lượt báo cáo binh lực của mình và địa phương đơn vị mình phụ trách. Trong cuộc hội nghị anh Ba Bình xác định mấy nhiệm vụ, công tác phải làm ngay:

Thống nhứt biên chế, danh hiệu Giải phóng quân Nam Bộ thống nhứt danh hiệu toàn quốc.

Nhiệm vụ của các đơn vị là lực lượng võ trang của địa phương chiến đấu chống lấn chiếm của giặc bảo vệ tài sản và tánh mạng của nhân dân, khi cần rút mỗi địa phương một số đơn vị tổ chức những trận đánh lớn, đánh nhiều ngày, vừa gây thiệt hại cho địch vừa có tiếng vang trong nước và thế giới, cho kẻ địch và nhân dân thấy ràng cuộc kháng chiến không phải tàn lụi mà có sức mạnh đánh lâu dài. Đánh kìm chân địch để miền Bắc kéo dài được hòa bình, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc (Trung ương vẫn biết rằng sớm muộn địch sẽ đánh Hà Nội).


Trong cuộc hội nghị này anh Bình có hỏi tôi và anh Tám Nghệ ở miền Đông nơi nào hiểm trở có núi rừng, anh Tám Nghệ trình bày với anh Bình một dãy rừng liên tiếp từ Tây Ninh-Thủ Dầu Một-Biên Hòa đến Bà Rịa, phía bắc của tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa là Sở cao su liền nhau, thỉnh thoảng có đứt đoạn nhưng không xa nhau mấy. Tôi trình bày với anh Bình trong rừng liên tiếp này chưa có đường giao thông liên hoàn nhau-chỉ có đường dọc không có đường ngang. Ngoài các tỉnh lỵ Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa (từ 30-40km) từ năm 1862 Pháp chiếm đến nay chưa tổ chức được hành chính, chúng chỉ tổ chức mấy điểm gọi là quận như quận Bà-Rá, quận Bù Đốp, quận Lộc Ninh - thật ra chỉ là một khu nhỏ nhà cửa lơ thơ do một người Pháp hoặc hai người Pháp cai trị, quanh quận và trong rừng sâu đều sóc của người Thượng, trước đó vào năm 1941 Pháp đã thả bom các sóc của họ, do người Pháp phá nương rẫy cùa họ, bị họ chém đầu một chủ quận người Pháp tên Morer. Tôi đã bị đày ở Talai thuộc Biên Hòa, sau dời qua Bà-Rá có tiếp xúc với các người Thượng. Người Thượng đã nói với chúng tôi “Thằng Tây nó giết mình mình phải giết nó”, các sóc đều có ý thức như vậy. Tôi báo cáo tình hình hậu phương anh Bình nghe. Anh Bình nói với chúng tôi: các đồng chí không có căn cứ, không xây dựng được lực lượng và tác chiến lâu dài.


Có căn cứ để có chỗ cho nghiên cứu, huấn luyện, sản xuất vũ khí, chữa bịnh, an dưỡng anh chị em yếu đau, có nơi nghỉ dưỡng sức, học tập, v.v... Các tỉnh phải có, quân khu phải có. Do các ý kiến này mà căn cứ chiến khu Đ-chiến khu Đ là chiến khu đỏ, vì lúc đó cũng gần hình thành khu xanh ở phía nam Sài Gòn. Có chiến khu Đ ở Biên Hòa - Bộ tư lệnh Khu 7 cũng hình thành vào lúc đó. Bộ tư lệnh gồm có: Tư lệnh Nguyễn Bình, các phó tư lịnh Huỳnh Văn Nghệ, Tô Ký. Không có chính ủy hay Chính trị viên. Các phó tham mưu trưởng: Nguyễn Văn Năm, Sơn Xuyên (tên thật là Adjudant Theo). Tổ trưởng tác chiến Võ Thái Hòa cơ quan Chính trị chưa hình thành, chỉ có mấy đồng chí phụ trách: Vũ Huy Xứng, Vũ Huy Phúc, Lê Thám. Hậu cần: anh Cao Văn Bổ, chủ nhiệm hậu cần bộ đội anh Tám Nghệ qua. Chánh văn phòng: Võ Bá Nhạc. Chánh võ phòng: Võ Tinh Quân Trưởng Phòng Tuyên truyền báo chí: Phạm Thiều.


Bộ tư lệnh vừa mới hình thành nhưng bộ máy còn đơn sơ chưa đủ cán bộ, bố trí vào các phòng ban vừa đủ biên chế và đủ năng lực công tác, chức năng của mỗi con người và phòng ban cũng chưa thạo việc, nhưng dầu sao nó cũng bắt đầu hình thành tổ chức đầu não các lực lượng võ trang của miền Đông Quân khu 7. Phần thì cán bộ các nơi mới tập hợp, chưa biết nhau mấy, nên các đơn vị đều làm việc và xin ý kiến trực tiếp với anh Bình.


Bộ tư lệnh đã ra đời nhưng nhà ở, cơ quan làm việc chưa có. Vấn đề làm doanh trại để ở, để làm việc do anh Tám Nghệ lo; còn ăn, phương tiện làm việc như máy đánh chữ, giấy má, gạo, thực phẩm một phần tại chỗ, khô mắm, Tô Ký lo. Lúc ấy chưa có VTĐ (vô tuyến diện), cả năm sau mới có. Đến 1947 Quân khu 7 dời về Chiến khu Đông Thành (Đức Huệ ngày nay). Đông Thành tức là thành công của miền Đông. Sở dĩ dời về đây với hai lý do: tiện việc tiếp tế, gần với căn cứ của Xứ ủy tại Đồng Tháp Mười.


Sau khi Bộ tư lệnh Quân khu 7 đã hình thành, chấn chỉnh tổ chức, biên chế lại các bộ đội, bất luận lớn nhỏ, đông hay ít của các tỉnh miền Đông thành các chi đôi: Chi đội 1 Thủ Dầu Một do anh Huỳnh Kim Trương, Chi đội trưởng; anh Nguyễn Văn Thi, Chi Đội phó; anh Nguyễn Văn Cần, Chánh trị viên (anh Trương và anh Cần là Ủy viên Trung ương Đảng Dân chủ, trong chi đội này có một đại đội là cảnh sát thời Pháp - Nhật chuyển sang). Chi đội 5 do Nguyễn Hữu Đức, Chỉ huy trưởng (thủ lãnh Đảng Huỳnh Long là đảng kiểu Nhật và thân phát xít Nhật). Kiều Xuân Giá (từ Thái Lan về, đảng viên cộng sản, bị Nguyễn Hữu Đức bắn chết 1947). Chi đội phó. Chi đội 6 do anh Nguyễn Văn Dung (cộng sản) tù Côn Đảo vừa về làm chi đội trưởng, anh Nguyễn Văn Công (vào Đảng trước 1945) làm chi đội phó, anh Trần Thắng Minh (trong Thanh niên yêu nước) làm chi đội phó. Ngoài ra còn các anh Trần Đình Xu, anh Hào (tự Mười Xu), v.v... Chi đội 10 anh Huỳnh Văn Nghệ, Chi đội trưởng; các anh Quang đen, Quang trắng (quên họ) làm chi đội phó, anh Nguyễn Văn Lung làm chỉ huy phó kiêm tham mưu trưởng. Chi đội 11 do anh Nguyễn Văn Vàng (Thiên chúa giáo), Chi đội trưởng, sau theo giặc, anh Tư Đẩu làm chi đội phó, v.v... Chi đội 12 Tô Ký Chi đội trưởng; Huỳnh Tấn Chùa, Chi đội phó; kế tiếp Nguyễn Văn Hâm, Chi đội phó. Các tiểu đoàn trưởng và phó có: Nguyễn Bá Bội, Nguyễn Hồng Đào, Nguyễn Văn Thược, Tám Lê Thanh... đều là đảng viên cộng sản, từng bị đế quốc bắt tù đày. Chi đội 13 là lực lượng công đoàn do anh Mười Thìn và anh Võ Văn Thạnh chỉ huy. Chi đội 14 do anh Trần Văn Trà thành lập, lúc mới thành lập do anh Trần Văn Trà phụ trách, sau khi hình thành anh Trà chỉ định anh Hồ Văn Phầu, đổi tên là Phan Vũ Hòa, người ở Chi đội 12 đưa xuống phụ trách, chi đội đóng ở Tân An. Chi đội 14 đổi phiên hiệu là Trung đoàn 320 trực thuộc Quân khu 8 khi quân khu được thành lập. Chi đội 15 nòng cốt của đơn vị là lực lượng hầu hết ở Đức Hòa, có một phần nhỏ của Trung Huyện do anh Nguyễn Văn Bào chỉ huy và một phần của Cần Đước, Cần Giuộc do anh Trương Vặn Bang chỉ huy. Còn những lực lượng khác cũng đóng trên địa bàn miền Đông, cụ thể là Chi đội 7 của Mai Văn Vĩnh, Chi đội 8 của Cao Đài Tây Ninh đóng ở xã Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng nay là huyện Củ Chi do Nguyễn Thành Phương và Trần Xuân Nam chỉ huy. Bộ đội của Bảy Viễn đóng ở Bà Quẹo, sau kéo lên đóng ở Cây Xộp, xã Nhuận Đức thuộc huyện Củ Chi... Các lực lượng này không thuộc quyền chỉ huy của Quân khu 7, chỉ liên lạc hữu hảo lỏng lẻo. Tại nội thành ban đầu có 3 ban công tác, sau đó 6 ban, rồi đến 10 ban. Các ban có người chỉ huy, lúc có 6 ban do anh Nguyễn Văn Hâm chỉ huy, đến khi có 10 ban do anh Nguyễn Văn Công chỉ huy. Nhiệm vụ là chiến đấu trong nội thành, đánh vào cơ quan đầu não, kho tàng, phương tiện kỹ thuật như kho bom đạn, xăng dầu, sân bay, những tên cầm đầu ngụy quân, ngụy quyền, những tên cực kỳ phản động tay sai đắc lực của thực dân Pháp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 02:30:39 pm »

VÀI HỒI ỨC VỀ BAN CÔNG TÁC
THÀNH SÀI GÒN SỐ 12 - CHI ĐỘI 12


HỒ THỊ BI


Tôi còn nhớ khoảng giữa tháng 10 năm 1945 có lệnh của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ: Tiêu thổ kháng chiến! Quyết tâm đánh giặc Pháp tái chiếm nước ta một lần nữa! Lúc bấy giờ giặc Pháp tiến đánh tới Hóc Môn. Trước tình thế đó, Ủy ban kháng chiến quận Hóc Môn ra lệnh đốt các kho lúa, phá sập các nơi giặc Pháp có thể đến đóng quân... Sự việc này xảy ra sau khi mặt trận Tham Lương và mặt trận Bến Phân, Chợ Cầu thất thủ.


Về ngày tháng, tôi nhớ khoảng 25, 26 tháng 11, quân đồng minh và cả quân Pháp, quân lê dương có xe tăng súng lớn, mượn cớ đi giải giới quân Nhật đang đóng ở sở cao su Huỳnh Công Tri... Nhưng thật sự thì khoảng rờ rờ mặt đất, lối 5 giờ sáng bọn chúng đã bao vây hết thị trấn Hóc Môn. Chúng nã súng bắn tối mặt tối mày. Tôi tưởng rằng nhà cửa phố xá đều sụp đổ hết sạch. Lúc bấy giờ Ban tiếp tế mặt trận của Ủy ban kháng chiến huyện Hóc Môn chúng tôi còn đóng ở vườn điều nhà dì Sáu Gát - em gái của đồng chí Năm, xã ủy viên xã Tân Hiệp (hiện nay là phường 5) - từ nơi đây ngày ngày chúng tôi góp thực phẩm để tiếp cho mặt trận, cho Ủy ban kháng chiến...    Nhưng sáng hôm đó, thì không kịp. Bọn giặc tràn tới. Đàn ông thanh niên đã chạy thoát hết. Trẻ con, bà già và phụ nữ không chạy kịp được, cứ trấn lại trong nhà. Khi yên tiếng súng chúng tôi chia nhau đi tìm bộ đội, tìm các cơ quan... thì thấy bọn địch đã đóng khắp cả huyện Hóc Môn rồi. Tôi đi thăm dò. Sáng hôm sau mới biết Ủy ban huyện đã rút về Thạnh Đông. Chúng tôi bàn với nhau: “Ta có Chánh phủ Cụ Hồ rồi, như con có cha, không thể để ai đè đầu cưỡi cố mình nữa. Nhất định Ủy ban, bộ đội rút ra ngoài là để tiếp tục chiến đấu. Như vậy mình phải mang lương thực đi theo để tiếp tế cho cơ quan, cho bộ đội, tiếp tế cho ủy ban...”. Các anh, các chị phấn khởi nhất trí. Tôi mừng lắm, lo sắp xếp để đi. Cháu ba tuổi, tôi mang đem gởi bà nội. Cháu Đa tám tuổi phải đi theo để giữ cháu Điệp giúp cho tôi rảnh tay công tác. Thế là chiều tối chúng tôi gom lại được sáu người, hai trai bốn gái. Tôi lớn tuổi hơn hết. Bọn tôi hẹn nhau lẻn ra bưng láng Chà để đi. Đêm đó trời tối như mực, lại mưa như trút. Bờ trơn, đường trơn mặc kệ. Phải dầm mưa mà đi. Càng tốt. Ai nấy đều bị té lên té xuống, té rồi đứng dậy, lại đi. Tất cả đều vui cười. Anh chị em chúng tôi còn phải khiêng thực phẩm theo, phải giữ cho thực phẩm khỏi bị ướt nước. Phần thì chưa lường biết cực khổ thế này, lại ngại địch phục kích, dè chừng bọn Việt gian lùng dấu... Đủ thứ lo sợ. Tôi lớn, động viên an ủi các em ráng chịu cực khổ, miễn sao gặp Ủy ban quận là yên tâm. Tôi còn nói có chịu cực khổ mới kháng chiến đánh Tây được. Có đánh Tây được, mới giành được độc lập. Nước độc lập thì mới hết cảnh làm trâu ngựa. Đời chị em mình cực khổ lắm... Tôi nói, mấy em nghe. Nhờ vậy mà đi suốt đêm mưa gió, khổ cực vô cùng, ai cũng ráng đi. Đường đi có chỗ phải qua cầu khỉ để đến ấp Bình Cát, xã Thạnh Đông. Cái cầu khỉ mới gian nan. Phần chưa quen, phần đường mưa, đất bùn trơn trợt, tôi lại phải con bồng, con dắt. Tội nghiệp mấy đứa nhỏ, chuyện người lớn, cực đành rồi, mấy đứa nhỏ biết gì, cũng chung chịu tình cảnh giặc giã Tây tà như người lớn! Qua được cái cầu, mừng hết hơi hết sức. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Chúng tôi vào nhà Ba Bửu, Ủy ban kháng chiến đóng ở đó. Cảnh tượng gặp nhau sau cơn thoát vây của giặc mới mừng làm sao. Mừng vui không kể xiết. Như chim nhập đàn, như cá nhập bầy.


Trời chưa sáng. Có thực phẩm tiếp tế, tất cả quây quần nấu nước ăn uống vui vẻ. Mọi người kể cho nhau những trường hợp nguy kịch nhất của mình vừa qua. Những câu chuyện hồi hộp gian nan và nói hoài không hết. Riêng tôi, coi như đã đạt được nguyện vọng rồi. Đưa được số anh chị em tới đây, gặp được Ủy ban, gặp được các anh là thắng lợi lớn lắm rồi. Tôi yên chí nằm bên các con tôi thiếp đi một lúc. Trời sáng, chúng tôi phân nhau mỗi người làm công việc của mình. Ai nấy nhận công việc trong niềm phấn khởi, yên chí. Mỗi người đều nghĩ: “Cuộc đời thoát ly gia đình đi kháng chiến chống Pháp bắt đầu từ đây!”. Mấy chị em anh em cảm thấy dạt dào phơi phới trong lòng, hăm hở lao vào mọi công việc, làm không nề hà không tiếc sức...


Trưa hôm sau, cơm nước xong, anh Danh, chị năm Nuôi, anh Tư Hùng gọi tôi ra riêng một chỗ:

- Chị có con còn nhỏ quá, không thể nào đi được. Rồi đây giặc lần tới nữa. Anh em còn phải rút đi xa hơn, đâu phải ở đây được. Thôi bây giờ chị và mấy em mới tới, quay trở về. Nuôi con cũng là trách nhiệm, cũng là cách mạng, về ở nhà có gì chị báo tin cho chúng tôi, cũng là kháng chiến chớ gì!


Tôi bủn rủn tay chân. Buồn quá, tôi nói gượng gạo để các anh chị chấp nhận:

- Tôi có con nhỏ thiệt. Nhưng đứa lớn giữ đứa bé. Tôi cũng rảnh rang lo tròn công tác. Sẽ không bận rộn gì đến các anh chị hay cơ quan.

Các anh chị lại nói:

- Không được đâu. Tình hình này giặc sẽ đánh mạnh. Rồi còn phải rút đi, phải chạy xa. Đi đứng cồng kềnh, đường sá đâu phải dễ dàng. Tội nghiệp các cháu!


Vừa nói, các anh đưa cho tôi 600 đồng để trở về làm ăn. “Làm ăn sanh sống tốt, cũng là cách mạng!”. Hai hàng nước mắt của tôi tự nhiên chảy dài. Không còn biết nói vào đâu được nữa. Đành thu xếp kéo nhau lục tục quay lại! Mới vui mừng đó, bây giờ mấy em mặt mày buồn xo. Tách đàn. Trở về! Ai nấy lòng đau như dao cắt!


Đi suốt một đêm, hết lội bưng đến qua cầu, qua xong được cầu khỉ, mấy em nó mệt đừ, mới vào cái chòi ruộng trống, trải rơm rạ ướt mèm, nằm ngủ ngon lành. Tôi có ngủ được đâu. Bao nhiêu câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu óc tôi: Đi nữa hay là về? Về thì về đâu! Về nhà, về ở nhà luôn hay đi nữa? Đi nữa thì đi đâu? - Trong khi đó mấy em thanh niên ngủ say giấc từ lâu. Chợt một ý mới nảy ra trong tôi: “Tiếp tục đi nữa! Không thể cứ yên ổn làm ăn, yên ổn làm mẹ của ba con như các chị khuyên, trong tình hình giặc giã như thế này được! Nước mất phải lo cứu nước cái đã!...”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 02:31:38 pm »

Sáng ra, mấy em xúm lại hỏi. Tôi buột miệng nói “Nhà nghèo mới biết con thảo. Nước loạn mới rõ tôi trung"... Mấy em nghe thích qua, hỏi dồn lại tôi:

- Vậy giờ tính sao chị Năm?

- Đi nữa chứ sao!

- Cách nào?

- Về gởi mấy đứa nhỏ rồi mình đi!

-  Nó nhớ chị nó khóc!


Một câu hỏi vô tình, đã làm tôi cứng họng. Tôi cùng muốn bật khóc, khi nghĩ ràng các con tôi sẽ nhớ mẹ, khóc. Một lúc lâu, tôi mới nói gượng để trả lời:

- Rồi sáp nhỏ sẽ quen...

Chiều tối hôm sau mò về tới làng. Trong làng bọn giặc đã lùng sục vào các gia đình cán bộ, những nhà mà chúng biết có người đi theo Việt Minh. Bọn chúng mới lấn chiếm tới Hóc Môn thôi, mà đã gây biết bao tai họa trong các làng xóm rồi. Người bị trúng đạn, người bị bắn chết, người bị bắt, người bị thương, bị làm nhục... Nhà bị cháy, nhà bị đóng bót, nhà bị đốt, cảnh tượng tan hoang... Bọn chúng bắt đầu xây đồn lũy. Dân tình bắt đầu khổ sở. Gặp bà con tôi cứ nói: “Bây giờ không phải như thời năm bốn mươi nữa đâu. Bọn chúng đến đâu rồi cũng sẽ bị đánh. Khắp nơi đều đánh. Nước mình đã có được Chánh phủ Cụ Hồ rồi. Nó hùng hổ vậy, nhưng không làm gì mình được đâu! Bà con mình một lòng ủng hộ kháng chiến, kháng chiến nhất định phải thành công. Không còn như hồi năm bốn mươi nữa đâu”. Nghe tôi nói, bà con sáng mắt lên: “vậy hả!”. Bởi ai cũng biết “năm bốn mươi” bọn giặc đối với xứ này thế nào rồi. Một biển máu. Rồi họ nói: “Phải đánh!.


Được một điều cái là sáu em cùng một lòng một dạ với tôi. Hai thanh niên trai là Đực và Lô. Bốn gái là Cẩm, Bia, Chồn và Hiền. Các em nói:

- Chị tính sao được thì tính. Chị đi đâu tụi tui theo đó!

Mò về tới xã Tam Hiệp là 7, 8 giờ tối. Tôi căn dặn các em điểm họp nhau để khuya lại tiếp tục đi nữa, chờ tôi gởi con. Cẩn thận coi chừng bọn đi ba-trui, bọn rình mò!

Xong đâu đó, tôi mới con cõng con bồng, cứ như vậy mà lần mò về nhà em tôi. Em tôi lúc đó là thanh niên cứu quốc của xã. Trong nhà lặng trang. Không đèn đuốc gì ráo. Cả làng, cả xóm, cả quận đều như vậy. Một không khí chết chóc bao trùm. Chó khóng dám sủa. Gà không dám gáy... Hai đứa nhỏ, tội nghiệp đã ngủ mèm tròn lưng, trên tay tôi. Nghe tiếng bước chân, con chó vện chực sủa mấy tiếng nho nhò. Tôi lên tiếng thì thám. Biết tiếng tôi, nó im. Em tôi nghe, vội vàng mở cửa:

- Chị về đó hả chị?

Rồi em lật đật đi giăng võng, tôi đặt cháu nằm xuống. Thằng anh một đầu, con em một đầu.

- Chị nghỉ đây hả chị?

- Không, chị phải đi. Mấy đứa nó đang đợi...

Thế rồi tôi bàn với em tôi về chuyện tôi cần đi và chuyện gởi con. Em tôi nhất trí. Tôi ra đi.

Bây giờ mới là lúc khổ tâm nhất của người mẹ. Bưng đèn lại nhìn con một lần nữa để tạm biệt con. Nước mắt tôi chảy dài. Thấy hai anh em đứa nằm ngoẻo cổ qua, đứa ngoẻo cổ lại, quần đùi, phơi bộ ngực ốm nhom, ruột gan tôi muốn đứt từng đoạn một... Tôi nghẹn ngào nói từng lời đứt khúc đứt quãng với em trai tôi:

- Cho cháu uống nước cơm quậy đường nghen em. Coi ai đó, bồng cho bú thép thêm...

Tôi cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc. Tôi vội bước ra khỏi nhà. Nhưng chân cất lên không muốn nổi. Tôi lại quay lại nhìn con, rồi lại ngập ngừng đi. Hai chân bủn rủn. Tôi nghe tiếng em trai tôi thì thầm: “Đi, cẩn thận nghen chị. Tụi nó rình mò lùng sục dữ lắm...”. Tôi vô cùng cám ơn lời thì thầm của em. Em nhắc tới lũ giặc, làm cho lòng tôi sực tỉnh, cứng rắn lên được phần nào. Tôi nói:

- Không sao! Đừng lo cho chị - Tôi quay mặt lại thì thào những lời ruột thịt vào tai em - Chăm sóc cháu cho chị...


Và tôi bước nhanh như vọt chạy ra khỏi căn nhà tối om của em trai tôi. Trời đất cũng tối sầm. Lúc này mà tôi dừng lại, chắc không thể nào đi nổi nữa. Rất có thể đoạn đường tôi đi đụng địch. Nhưng tôi không hề nghĩ tới, mà lòng tôi chỉ quặn thắt lên nỗi đau xa con! Tôi chạy một mạch ra tới ấp bến đò. Tới ngang nhà anh Quan Tản, tôi dừng lại ngồi thở dốc. Tự nhiên, nước mắt tôi tràn ra ướt mặt. Tôi không lau chậm. Tôi muốn khóc lên cho thật to, để tiếng khóc của tôi sẽ xua đi tất cả những gì lớn vởn trong tâm trí tôi về con. Nhưng khóc cũng không thành tiếng. Chỉ là tiếng nấc cứ vang dội lên tự đáy lòng. Chừng như sực tỉnh, tôi vội đứng lên và tiếp tục chạy. Cứ chạy như vậy mà thấy nhẹ nhàng hơn. Rồi tôi cũng chạy tới được đúng chỗ hẹn: “Chòi Năm Mây”.


Không thiếu một ai. Thấy tôi, mấy em mừng ra mặt:

- Thế nào chị?

Tôi luống cuống nói: “Được, được mình đi thôi. Em nó ngủ rồi. Nó cũng chịu. Cậu nó như mẹ nó mà...”. Mấy em nó lại hỏi:

- Chớ bộ nó không khóc hả chị?

- Về, nó buồn ngủ, nó ngủ tuốt, cả hai anh em...

Nói gượng gạo vậy rồi tôi với mấy em nằm ngả lưng một chút, để dậy đi trước khi trời sáng.

Suốt đêm đó cho đến sao mai mọc, tôi không hề chợp được mắt! Có lúc tôi muốn bỏ mấy em ngủ đây, quay trở lại ôm con một chút. Nhưng rồi những dòng nghĩ ngợi liên miên bắt tôi nằm lại với mấy đứa em. Thật là một đêm kinh khủng trong cuộc đời. Cho đến bây giờ nhớ lại, tôi chưa thấy cái đêm nào dài bằng đêm đó. Đầu óc tôi cứ lẩn quẩn cái uẩn khúc giữa mẹ và con, giữa con và mẹ. “Con ơi, sau này các con lớn khôn, các con sẽ hiểu hết cho nỗi lòng của mẹ trong đêm nay. Vú sữa mẹ căng. Con thì khát sữa. Ôi cái đêm mà má phải xa con! Má phải tạm lìa con để làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc. Nếu như con lớn các con cũng làm, cũng hành động như má trước con của các con trong đêm nay... Vì Tổ quốc, cũng là vì cuộc đời mai sau cho các con đó. Sáng mai, khi tỉnh giấc, hoặc giả khi tiếng súng quân thù làm con tỉnh giấc, các con quờ quạng tìm không thấy mẹ, các con sẽ khóc. Các con sẽ khóc thét lên... Ôi, chỉ có người mẹ mới nghĩ và hiểu nổi hết tiếng khóc của con mình!... Hãy tha thứ cho má!... Không, hãy tự hào về má, tự hào về người mẹ của các con hôm nay!...


Sao mai đã mọc sáng chân trời đàng đông. Xa xa tiếng súng giặc vẫn cầm canh. Tôi lật đật kêu các em dậy. Lên đường!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 02:32:44 pm »

Sáng hôm sau nữa, mấy chị em chúng tôi tới Tân Mỹ - tức sau này kêu là Bình Mỹ, thuộc huyện Củ Chi, hồi đó là huyện Hóc Môn. Ý định của tôi là tìm cho được anh em mình để tháp tùng cho có sức mạnh cùng nhau trở lại, hoặc đứng lại, xây dựng cơ sở, tiếp tục tấn công giặc. Chớ cứ chạy hoài thì đất ở đâu mà chạy cho xiết. Rồi chúng lại đánh tới, lại chạy nữa, lại chạy nữa, và chạy mãi hay sao? May quá tôi gặp được bộ phận anh Ba Ca, anh Năm Quăn và anh Đức Sơn (các anh ở Mặt trận Việt Minh tỉnh Gia Định). Mấy anh hỏi:

- Chị đi đâu đó?

- Đi kiếm các anh chứ đi đâu!

Tôi bàn ngay với các anh về ý định của mình. Các anh nhứt trí.

- Chớ chị có mấy người?

- Sáu! Với tôi nữa.

- Chuẩn bị đi. Chiều mai chúng ta đi.

Nói vậy nhưng sự thật cũng chưa biết là sẽ đi đâu. Mà, mỗi người chỉ có cái túi đệm bàng (cây cói) thôi. Có gì đâu phải chuẩn bị!

Khi tôi trở về nói lại, các em mừng lắm. Bây giờ thì chắc chắn rồi. Chiều hôm sau kéo nhau đi. Đêm đó nước ròng. Mãi mười một giờ đêm mới qua được đò Thới Thuận. Đi về Trung Chánh Tây, dừng lại đó nghỉ. Vừa nằm đặt lưng một chút, anh Năm Quàn kêu dậy nấu cơm ăn, chuẩn bị, để sáng Tây vô anh em đói!


Cơm nước dọn dẹp xong đâu đó, cũng khoảng 5 giờ, còn rờ rờ đất, Tây đã bao giáp vòng rồi. Chúng bắn tối trời, tối đất. Ở đây toàn là rừng chồi, không có cây lớn, vườn trầu và đồng ruộng. Do đó mạnh ai nấy chạy. Chạy đâu cũng trống. Chui vô vườn trầu cũng thấy không được, lại chạy... Mãi đến hai giờ chiều, Tây mới rút. Gom lại kiểm điếm thì thấy thiếu anh Đức Sơn. Tỏa ra đi tìm Đức Sơn. Gặp bà con Trung Chánh nói thấy nó bắt được một người Bắc, ốm cao, đen dẫn về bót Phước An. Chúng tôi biết là Đức Sơn đã bị bắt rồi, mới về báo lại với anh Quăn, anh Khải. Các anh bàn:

- Tình hình gay go như vậy đó. Bây giờ ta nên phân tán. Tập trung nữa, không có lợi. Thôi thì chị và bộ phận của chị trở về, lo mần ăn. Rồi có tin tức gì thì chị tìm lại tụi tôi...


Trước tình thế này, thiệt tình tôi không biết nói sao. Các anh cũng nhiệt tình với mình, cho nhập bọn ngay. Nhưng địch đang bao vây mạnh... Đành phải quay trở về! Các anh đã nói vậy, bây giờ có bướng cũng không thể được. Anh Năm Quăn đưa cho chúng tôi mỗi người một trăm...


Vậy là coi như chúng tôi đã hai lần bị “giải ngũ”! Đêm hôm xuống tới Thạnh Mỹ Tây, tuy lặn lội có mệt nhọc, mà mấy chị em đều hồ hởi phấn khởi hết sức. Bây giờ phải dìu dắt nhau trở về, sáu chị em lòng nặng như chì. Đi hết muốn nổi. Cứ bè bè lội theo đường mương nước mà hai bên là dớn gai mọc um tùm. Đi suốt cả ngày, chân cẳng rã rời. Vậy mà hễ chỗ nào có rau mướp thì nhào vô hái. Cứ hái cả ôm để khi dừng lại nghỉ ở đâu cũng có rau mà luộc ăn.


Đi mãi, đi mãi theo biền sông Sài Gòn, về tới cửa Ba Rai thì tới nhà anh Tám Tưởng, xã Thới Tứ là năm giờ chiều.

Vừa trông thấy tôi, anh Tám Tưởng hỏi ngav:

- Chị ở trên về hả?

- Dạ!

- Có gì không mà về gàp?

- Có chớ! (tôi đã dặn trước các em - có gì cứ để tôi nói, tôi lo liệu).


Thế là mấy chị em kéo nhau vô nhà ảnh. Mấy chị em đi tắm rửa, lo cơm nước. Tôi ngồi lại nói chuyện với anh Tám. Tôi hỏi với một vẻ thận trọng:

- Tình hình mấy bữa nay có gì không?

- Ruồng rập mãi. Đám Việt gian nó lừng lên. Trong thị trấn bà con ai cũng sợ.


Chừng như nóng lòng nóng ruột, anh chụp hỏi tôi:

- Nè, chớ có gì không mà chị mới đi lại về gấp?

- Có chớ! - Tôi thấp giọng với vẻ quan trọng - Cậu Mười với anh Tư Thời bây giờ ở đâu?

- Còn ở ngoài vàm - Anh Tám nói khẽ như sợ ai nghe.

- Tôi muốn gặp ngay...

- Có gì gấp lắm không - Anh nhìn tôi và khẩn thiết, như thầm dọ hỏi, rồi nói - Ấy thì cũng ăn cơm rồi hãy đi chớ. Ăn cơm xong, tôi đưa chị đi nghen!

Tôi đồng ý. Cơm nước xong, anh Tám Tưởng, anh Năm Đực và tôi, ba người lặng lẽ kéo ra chỗ giồng Vàm Chợ. Trên đường đi tôi suy nghĩ nát nước: gặp ông Mười sẽ nói sao? Chẳng lẽ cứ nói thật là chúng tôi đã hai lần giải ngũ - hay là hai lần bị “loại ngũ": Có thực là như vậy. Nhưng nếu cứ nói y như vậy, các anh đâu có tin tưởng mình nữa để giao công việc? Đành phải nói khác! Kể ra thì cũng chẳng có tội. Vả lại nói thật có khi làm cho các anh hoang mang, chẳng lợi ích gì cả.


Trên đường đi, anh Tám Tưởng cứ hỏi tôi, có chuyện gì mà chị về sớm.

- Đề gặp cậu Mười, mình sẽ bàn luôn - tôi nói - có ông Mười rồi chúng ta cùng quyết định.

Khi vào đông đủ mọi người tôi mới trình bày. Tôi về đây là có chuyện gấp. Chớ không, tôi chưa về. Các anh bảo tôi về mau mau để gặp cậu với các anh đây bàn tính chuẩn bị cơ sở, chuẩn bị lương thực, chuẩn bị phong trào quần chúng, chuẩn bị điều tra nắm cho chắc chắn các anh sẽ đưa lực lượng về đánh. Mình đánh có chuẩn bị trước, mới chắc thắng. Nhất là các đoàn thể và dân quân tự vệ phải thật mạnh để làm cơ sở cho những trận đánh địch tốt... Rồi tôi hỏi:

- Các anh Tư Thới, anh Mười Nia, các anh ở Ủy ban xã ra sao?

- Tụi nó còn kia - Ông Mười nói - Nhưng tôi không để tập trung cô à. Bởi hổm rày chúng nó lùng sục dữ lắm. Phải phân tán, để có gì không bị bắt trọn ổ. Ngày lẫn đêm, nó bắt, nó hiếp người ta. Bắt cả heo gà... Còn bọn Việt gian chó chết ở thị trấn và các xã, chúng nó ngóc đầu dậy. Bà con sợ đám này hơn bọn Tây.

Tôi mới nói:

- Bởi vậy các anh biểu tôi phải về gấp. Bộ phận tôi ở lại đây cùng các anh lo chuẩn bị sẵn chiến trường. Có chuẩn bị thật tốt đánh mới ăn được!

Ông Mười Cu hăng hái hẳn lên:

- Vậy thì hay quá! - Rồi ông giục - Bây giờ tôi với cô vô trong kêu hết mấy chả lại bàn luôn. Vô đó cô nói gì thì nói. Còn công chuyện củng cố cơ sở địa phương thì chúng tôi lo, cô khỏi lo...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 02:33:39 pm »

Và chúng tôi kéo nhau vô xã Thới Tứ. Vô tới, gặp hết các anh, rất mừng. Các anh hỏi tình hình. Tôi nói sơ một lượt rằng ta rút đi là để chuẩn bị đánh lại. Sau đó ông Mười Cu nói (chính là sự giới thiệu của ông Mười Cu về bộ phận của tôi với các anh): - Ở trên các ảnh biểu cổ về dưới này với mình để chuẩn bị cơ sở, chuẩn bị chiến trường cho các ảnh về đánh. Cổ nói bây giờ nên làm thế nào củng cố đoàn thể. Mặt trận tuyên truyền giáo dục cho nhân dân, chuẩn bị sẵn sàng về trật tự trị an địa phương, cảnh giác bọn Việt gian, chặn nó lại, đừng cho nó phá làng phá xóm, đồng thời lo vấn đề kinh tế. Tôi thấy việc đó thời anh em mình cùng làm. Cổ cũng ở đây với chúng ta...

Tôi nói:

- Riêng về mặt củng cố chính quyền, đoàn thể, tổ chức tiếp tế, tự vệ, cậu với các anh lo. Còn tôi, cùng với dân quân tự vệ lo về mặt phòng gian bảo mật, trừ gian diệt tề, báo vệ địa phương cho nhân dân làm ăn và liên lạc với cấp trên để đưa lực lượng về...

Sau khi tôi nói vậy, cậu Mười Cu, Tư Thới, Hai Thứ, Tám Long... tỏ vẻ mừng lắm. Các anh nói hay lắm, chị cứ yên tâm đi, chúng ta sẽ cùng làm.

Và bắt đầu từ đó, chúng tôi có chỗ dựa là cơ sở địa phương, bàn đạp là xã Thới Tứ để tổ chức mọi điều kiện tấn công địch trên các địa bàn Hóc Môn.

Sự hình thành Ban công tác số 12 như tôi kể, bắt đầu là như vậy.

Dừng chân trên một cái nền từng mang truyền thống cách mạng của mười tám thồn Vườn Trầu, Ban công tác số 12 với tôi là trưởng ban, đã hình thành với năm tiểu đội hai tiểu đội nữ, hai tiểu đội nam và một tiểu đội nhi đồng (phần lớn những em gái 10, 11, 12, 13 tuổi, chuyên trinh sát nắm tình hình và điều địch vô rọ) - rồi chính họ - Ban công tác số 12 đó, đã làm cho bọn địch tại Hóc Môn phải điên đảo ngửa nghiêng vì những chiến công oanh liệt kiên cường giữa những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến ở phía tây Sài Gòn.


Ban công tác thành số 12 phần lớn là gái, họ đã bắt đầu từ hai bàn tay không với trái tim quyết tử giết giặc để giành lại độc lập tự do cho quê hương, cho đất nước. Giặc Pháp chiếm được Sài Gòn - Gia Định, chúng hy vọng rằng chĩ trong vòng ba tháng, rồi sáu tháng, rồi chín tháng... chúng sẽ quét sạch Việt Minh. Vì vậy trong khi chiến tranh đã lan ra khắp lục tỉnh Nam Kỳ, sự xuất hiện của 18 ban công tác thành đã làm cho quân Pháp đột ngột, mất ăn mất ngủ.


Người thì có rồi. Biên chế tổ chức cũng đã sẵn rồi. Chỗ đứng chân, chỗ dựa lưng cũng đảm bảo vững vàng cho ban công tác... Chỉ có súng! Còn súng nữa là đánh được. Muốn giữ được uy tín của chánh phủ mình trong dân, trong đồng bào các giới giữa lúc này hơn hết là phải đánh được địch. Cho nên, chuyện súng đạn là chuyện thiết yếu của ban công tác. Nghe đâu có súng chúng tôi bắt mối đi tìm. Nghĩ mà tức cho cái đám Đệ tam, Đệ tứ sư đoàn. Súng ống kìn kìn, phải đâu ít. Nghe Tây tới, vác súng bỏ chạy mất. Bình thường thì dùng súng dọa dân, hăm he Việt Minh... Không sao mà kể hết được chuyện phức tạp lúc đó. Chỉ nói Ban công tác số 12 lúc bấy giờ cần súng hơn cần cơm! Chúng tôi chạy tìm anh Bảy Tuội và anh Bá. Nghe các anh có nắm được lực lượng, tính tìm xin vài cây. Nhưng khi gặp thì các anh súng ống cũng chẳng được bao nhiêu, nên các anh làm sao cho được!


Biết các anh định đánh bót Ông Cò ở Bà Điểm, chúng tôi bàn nhau chuẩn bị tháp tùng để “ăn có”. May ra thì cướp được một vài cây. Tôi đích thân dẫn các anh vô mặt Chợ Cá. Nhưng các ảnh làm trật duộc thế nào, bị lộ. Chúng nó bắn cho một trận, không biết trời trăng gì hết. Khi rút ra, tôi lại lọt xuống một cái giếng vườn trầu. Lúc đó khoảng tháng 10, 11... giếng nước ngập tràn. May mà anh Bảy Tuội trông thấy, nắm kéo lên... Rốt cuộc về chẳng được cây nào. Từ đó tới sau, cứ đeo theo chực chờ hễ anh Bảy Tuội đánh là nhào vô “kiếm ăn”. Nhưng mãi cũng không được gì. Coi như là sự “tập dượt” của anh chị em thôi.


Càng ngày bọn chúng đánh đập bắt bớ nhân dân càng dữ. Nhứt là đám lính lê dương, chúng rất hung hăng. Thấy dân khổ, muốn cho có tiếng nổ mà chưa làm sao được. Nghĩ cũng ức. Lại cố gắng đi tìm các ông trước đây có mang súng, thì không còn thấy ông nào lai vãng đâu nữa. Sau đó tôi có nghe được anh Tường Trang ở Ban tuyên truyền của Giải phóng quân liên quận và anh Tư Tốt trên Mũi Lớn - cũng của Giải phóng quân, thế là tôi, chị Cần, anh Năm Đực lội đi tìm. Đi đến chiều tối, mới được gặp mấy ảnh. Mừng quá.

- Chị đi đâu?

- Lên tìm các anh, xin ít cây súng, ít lựu đạn để đánh một trận tại Hóc Môn. Bọn nó lộng dữ quá rồi. Không đánh mình mất hết đồng bào...

Tôi nói mãi, các anh cũng xiêu lòng. Anh Tường cho 5 trái lựu đạn và còn cho thêm bốn chiến sĩ. Được hai trái lựu đạn đốt. Ba trái dập. Mừng quá là mừng! Bây giờ mới tính toán cách đánh thế nào với số vốn liếng của mình có. Đang còn tính, thì Tây bố ở Nhị Bình. Tôi bỗng thấy ông Chín Cưng, ủy viên quân sự quận mang trên lưng trái lựu đạn Nhật chạy sang Thới Tứ. Tôi theo xin cho kỳ được. Tôi ham trái lựu đạn Nhật đó lắm, ổng xiêu lòng. Vậy là tổng số vũ khí của tôi có sáu trái lựu đạn. Bây giờ mới bí mật tổ chức tấn công. Nhưng không nói với xã. Cứ coi đây là lực lượng ở trên về, tổ chức một cuộc tấn công giặc ngay tại thị trấn Hóc Môn - ngày 12 tháng 12 năm 1945. Hai trái lựu đạn đốt, bố trí làm lịnh. Bốn trái kia thì chia ra bốn mũi tấn công. Khốn nỗi hai trái đốt không nổ! Nhưng các mũi kia đã thấy quá giờ quy định, không nghe nổ lịnh, cũng cương quyết tấn công luôn. Kết quả tiêu diệt được một tiểu đội địch, phá được một khẩu súng ở tại chùa Ông.


Trận đánh đã gây tiếng vang trong thị trấn Hóc Môn. Nhân dân rất phấn khởi. Đây cũng là đòn cảnh cáo bọn Việt gian, bọn phản động. Bọn chúng co đầu rụt cổ ngó thấy. Rất hay là anh chị em chiến đấu đều an toàn. Anh chị em ban công tác ai cũng vui mừng, hăng hái thêm lên.


Sau đó hai ngày, anh Trần Văn Trà sang gặp tôi. Anh nói không nghe lực lượng nào về, tại sao lại có tiếng nổ, có trận đánh tại thị trấn Hóc Môn. Tôi mới báo cáo đầu đuôi lại cho anh Trà nghe (lúc này anh Trà trong Bộ chỉ huy của Giải phóng quân). Anh cười và anh tặng cho tôi một cây súng lục 7,65 (bảy sáu lăm) với 24 viên đạn. Thiệt tình mà nói, hồi đó tôi quý cây súng đó hơn vàng. Và cũng chính nó, cây súng ấy, sau này đẻ ra bao nhiêu là súng khác, có súng, có cơ sở để sau này thành lập đại đội 2804.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2021, 02:34:13 pm »

Ban công tác số 12, ngoài nhiệm vụ đánh địch, trừ gian, diệt tề, còn một nhiệm vụ nữa là làm kinh tế tự túc đế nuôi bộ đội, chủ yếu là nuôi Giải phóng quân. Khi ấy anh Trần Văn Trà có đưa cho Hồ Thị Bi 5.000 đồng (tiền Nhật - giấy 500 con rồng vàng) để làm vốn tổ chức kinh tế nuôi Giải phóng quân. Nhưng loại tiền này đâu còn xài được. Tuy vậy Ban công tác 12 anh chị em rất phấn khởi. Họ phấn khởi vì được công nhận là chiến sĩ trong hàng ngũ quân đội, phụng lãnh trách nhiệm của mình từ người chỉ huy của Giải phóng quân giao phó. Trong niềm phấn khởi này, có cả sự được dựa lưng vào Ủy ban kháng chiến địa phương, bám sát vào đoàn thể, sống và chiến đấu trong lòng của nhân dân Hóc Môn. Họ không còn thấy đơn độc bơ vơ nữa. Họ được dân đồng bào cả 7 xã và thị trấn ủng hộ. Nói một cách khác, họ được công nhận là chiến sĩ Vệ quốc đoàn làm nhiệm vụ chiến đấu, làm nhiệm vụ kinh tế nuôi quân và tuổi quân của họ được tính từ trận đánh vào thị trấn Hóc Môn: ngày 12 tháng 12 năm 1945.


Công việc tiếp tế lương thực thực phẩm, thuốc men áo quần, tiền bạc cho Giải phóng quân cũng là một việc làm xuất sắc của Ban công tác số 12. Hiệu quả lớn lắm. Mạng lưới công tác này hồi đó tổ chức rất rộng rãi. Tận dụng lòng yêu nước của mọi giới đồng bào từ ngoài thành cho tới nội thành, cho tới trong ruột Sài Gòn cùng góp sức lại nuôi bộ đội từ cái sinh hoạt bình thường cho đến những lần ăn tết kháng chiến, đặc biệt cái tết đầu tiên của kháng chiến, cái tết anh chị em mới xa nhà lần đầu bỡ ngỡ. Anh Trần Văn Trà chỉ thị cho tôi, nên làm thế nào để bộ đội ăn một cái tết đầu tiên trong kháng chiến, về vật chất cố gắng như được ở gia đình, về tinh thần là một kỷ niệm đối với cái tết kháng chiến, cái tết độc lập! Thế là tôi với tư cách trưởng ban công tác thành số 12 liền tính toán, bàn với Ủy ban kháng chiến, với Mặt trận, với đoàn thể... mở ra một hướng phân công, vận động trong nhân dân các nơi, các giới đồng bào một phong trào “Ủng hộ Giải phóng quân của mình ăn tết!”. Chiều 30 tết anh Trà và anh Đào Văn Phát chống ghe qua rỗng Ông Hồ nhận hai ghe lương thực thực phẩm với đủ thứ bánh phồng, bánh tráng, bánh tổ, bách ích, bánh tét, mứt, kẹo, rồi ổ hoa hầm, thịt kho tàu, cà-ri, bún... lại còn những khăn tay, thuốc thơm, thư của bà con, của nữ sinh trong thành gởi chiến sĩ Vệ quốc đoàn nữa... Các anh đem về cho bộ đội ăn tết, vui tết. Nơi đây cách địch không hơn ba cây số đường chim bay. Vậy mà bộ đội Giải phóng quân được hưởng một cái tết độc lập đầu tiên, cái tết kháng chiến đầu tiên, cái tết xa gia đình đầu tiên với đầy đủ vật chất như ở nhà và tinh thần thì lại phấn khởi hơn, ý nghĩa hơn. Và cũng nhân dịp nhận quà này, anh Trần Văn Trà thay mặt Giải phóng quân tặng lại cho anh chị em Ban công tác số 12 hai chục trái lựu đạn đốt và lựu đạn gạt. Cho cả hai trái bom ngạt nữa. Như vậy là quà tết của Giải phóng quân đối với Ban công tác số 12 đã thành là một cái kho vũ khí quá lớn. Thế là họ có điều kiện đánh địch nữa rồi!


Trong khi giao hàng và quà ăn tết cho Giải phóng quân thì bản thân Ban công tác số 12 chưa tính đến chuyện tết nhứt ăn uống ra sao, mà chỉ bàn với nhau là hãy đi đánh một trận để chào mừng cái tết đầu tiên kháng chiến đánh Tây cái đã. Đánh xong trong đêm ba mươi rồi về mới tổ chức tết. Tôi đưa ra sáng kiến như vậy. Anh chị em Ban công tác 12 nhất trí. Họ thảo ngay kế hoạch chiều ba mươi tết. Tận dụng đêm ba mươi trời tối đen như mực, tất cả hai mươi bốn anh chị em, có cả tự vệ của xã Thới Tứ, chia ra làm sáu mặt, với số võ khí vừa có, không đánh đêm mà đợi đánh đúng sáng sớm mùng một. Đêm, bố trí sắp xếp đường hướng, mục tiêu. Sáng lại, họp nhau nổ. Sáu mặt. Mỗi mặt ba. Có nam, có nữ. Khi tiến vào, nếu nó xét thì dùng dao găm khống chế, bắt sống. Nếu nó cự, đâm chết luôn, cướp súng. Chia ra như sau: mặt xóm Mắm, mặt Cầu Quan, mặt Nhà thương, mặt Công ty heo, mặt ngã ba Xuân Thới, xuống tẽ làm hai. Tất cả các mặt họp lại chọi lựu đạn vô cái bót nhà Tám Tuột... Nhưng họ thất bại: nguyên nhân do lựu đạn đốt không nổ. Lựu đạn gạt, anh chị em không biết cách gạt, cho nên chọi vào nó rớt như đất cục. Bọn Tây hô “ác-tăng-xông” rồi nó nằm xuống hết. Chẳng nổ. Chẳng chết thằng nào. Cái rủi cho họ là các trạm gác sáng mùng một đó nó không có gác, nên họ chẳng giết, chẳng bắt sống được tên nào! Coi như toàn bộ trận đánh thất bại. May mà anh chị em không ai sao cả. Lối trưa trưa khoảng trâu cày nửa buổi họ trở về, ai nấy mặt mày buồn xo. Tôi nói: “Không sao! Thất bại là mẹ thành công! Bây giờ tấn công đánh tiếp, buổi chiều! Lúc ấy thì chỉ có cây súng ru-lô của anh Ba Cọ - xã Xuân Thới Sơn và cây súng lục của Ban công tác (cây súng anh Trà cho), còn bao nhiêu là dao găm mã tấu. Họ đột nhập vô thị trấn để diệt tề và diệt những tên cảnh sát Việt gian tay sai rất phản động mà dân đã căm ghét, đã lên án. Trận đánh tiếp tục buổi chiều mùng một. Họ thành công. Đã diệt đúng một số tên độc ác, từng gây nợ máu trong nhân dân. Giết đúng những tên tay sai đắc lực cho bọn thực dân Pháp. Trận đánh chiều nay đã khử trừ được những con rắn độc ở Hóc Môn. Đối với bọn Pháp, tuy không giết được chúng nhưng cũng làm chúng lo lắng cho số phận trong những ngày sắp tới.


Chiều hôm ấy ở Ban công tác số 12, anh chị em rất phấn khởi. Tôi liền tổ chức ăn tết cho đơn vị ngay tối mùng một. Vừa là ăn tết vừa là ăn mừng chiến công đầu xuân của họ...


Quá trình hình thành và lớn lên của Ban công tác thành số 12 là như thế. Về sau Ban công tác số 12 phát triển thành đại đội 2804 trong Chi đội 12 (ngang với trung đoàn). Khi Chi đội 12 đổi lại là Trung đoàn 312 thì đại đội 2804 nằm trong biên chế của tiểu đoàn 935. Tôi được bổ nhiệm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 935 của Trung đoàn 312 (anh Tô Ký là trung đoàn trưởng).


Là trưởng ban công tác thành số 12, là đại đội trưởng đại đội 2804, là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 935 trong Trung đoàn 312, và cũng là trưởng ban binh vận, trưởng ban xây dựng căn cứ địa Dương Minh Châu đầu tiên trong thời kháng chiến chống Pháp, tôi đã hoàn thành đầy đủ và tốt đẹp các nhiệm vụ của mình trước dân, trước Đảng. Cũng chính vì thế mà vào thời cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi được vinh dự lớn - trong cái vinh dự chung của những người con gái Nam Bộ cầm súng đánh Tây - ra chiến khu Việt Bắc gặp Bác Hồ!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2021, 07:10:30 am »

TỪ MỘT BINH CÔNG XƯỞNG BỎ TÚI


MINH KHOA


Giữa năm 1947...

Hai chiếc xe bò lủi thủi giữa đêm khuya nặng nề ì ạch chui vào những con đường mòn ngoằn ngoèo sình lầy lội lõm tối như bịt mắt. Hai chiếc xe bò lúc lắc mãi rồi cũng đến được sân bóng của binh công xưởng. Họ đến từ lúc nào mà cả gian nhà rộng và dài trên hai chục mét của anh em thợ đúc nằm ngủ sắp lớp chẳng có ai hay biết. Anh em ngủ say như chết sau ca kéo dài từ bốn giờ chiều đến hai giờ sáng để dứt điểm mẻ gang đúc lựu đạn phóng cuối cùng.


Thông thường, cứ đều đều vào giữa tháng là có một đoàn “công-voa” vài chục chiếc xe bò đi từ căn cứ Hóc Môn tiếp tế lên tận binh công xưởng đang ẩn náu sâu trong rừng thẳm ở tận đất Tây Ninh giáp giới với Cam-pu-chia. Đoàn “công-voa” di chuyển rúng động cả một vùng. Tiếng xe lụp cụp lạc cạc dựng đứng anh em công nhân dậy dù đêm hôm khuya khoắt dù có người đang lên cơn sốt rên hừ hừ cũng bật dậy nhào xuống sàn chạy ào ra cửa rừng để đón chào những người anh em từ đồng bằng thành phố lên, mang theo biết bao những thứ mà họ đang ngóng trông mong đợi nào là gang, đồng, sắt thép, thức ăn cho binh công xưởng và còn gạo lức, muối sả (muối sả là món ăn được anh em ở đây xếp vào loại hàng có giá trị đứng đầu bảng). Muối sả là sản phẩm từ Hóc Môn của Bà Năm Bi úy lạo binh công xưởng, đầy một xe bò sau khi binh công xưởng gởi về tặng cây lựu đạn phóng mới tinh khôi và còn bao nhiêu thư từ của má thằng cu. Tôi còn trai tơ nhưng cũng mong có vài chữ của cô y tá Xóm Trại An Nhơn Tây hoặc chiếc khăn tay màu hồng với dòng chữ thêu “em gái hậu phương” tặng người chiến sĩ hẹn gặp mặt ngày khải hoàn. Đoàn “công-voa” xe bò của chi đội tiếp tế lên binh công xưởng chẳng thua kém gì đoàn “công-voa” của quân Pháp tiếp tế cho các đồn lẻ dọc theo quốc lộ 1, 13, 14. Đoàn xe bò Việt Minh cũng tiền hô hậu ủng với vài phân đội súng bén, đạn mới sẵn sàng bảo đảm sự an toàn đi đến nơi về đến chốn.


Nhưng lần này chỉ có hai chiếc xe bò “âm u lạnh lẽo” không được báo trước. Có điều gì đang chờ chúng tôi chăng? Lựu đạn lép, súng ống hư hỏng thỉnh thoảng cũng gởi theo xe bò lỉnh kỉnh kèm theo một bức thư chê trách hoặc “cò kè đòi bồi thường” ra lò nhưng cũng không có không khí như bữa nay. Hai chiếc xe bò chất đầy những thùng gỗ của binh công xưởng chung quanh chèn đầy rơm không cục cựa nhúc nhích được. Xe không chở kèm theo một thứ gì kể cả thức ăn cho xưởng và cho cả người, thế nhưng vẫn có một phân đội võ trang đi theo hộ tống, đang nằm la liệt mệt mỏi dưới sàn nhà chúng tôi. Họ cũng ngủ vùi không còn biết gì hết sau một chuyến hỏa tốc đi một mạch từ Củ Chi lên thẳng Tây Ninh không ghé trạm nào.


Đúng là có chuyện không bình thường.

Tiếng kẻng báo thức vừa dứt thì có lệnh truyền thống “Các trưởng ban nguội, tiện, rèn, đúc, hóa học có mặt tại văn phòng ngay lập tức”.

Chi đội trưởng Tô Ký đã ngồi bên cạnh giám đốc Ngô Văn Năm (Năm Dãnh). Anh Ba Tô Ký chỉ vào tôi:

- Hổ, mầy ghi ý kiến của anh em không được thiếu một lời, một chữ.

(Anh Ba Tô Ký biết tôi từ hồi thành lập Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa năm 1945. Gặp tôi thì anh gọi “thằng Hổ mầy”, mặc dù hơn năm mươi năm sau tôi đã ở tuổi 70 và đã làm ông nội, ông ngoại).


Giám đốc Năm Dành đọc thư của anh Hai Bứa. Bức thư khá dài kể rõ câu chuyện xảy ra về vũ khí mới của binh công xưởng đợt vừa rồi gởi về chi đội đã đem ra sử dụng ngay nhưng quả lựu đạn chưa kịp bay ra đã nổ ngay trong ống phóng làm bị thương 1 và chết 1 ngay tại chỗ. Đại đội phó đại đội 3 cũng bị thương nặng vì trái nổ tại nòng. Hai trận đánh ở hai điểm khác nhau cùng trong một ngày. Anh em oán trách về sự chết oan lẽ ra phải là địch, tại sao lại là ta. Anh em yêu cầu ban chỉ huy nhanh chóng điều tra kẻ phá hoại đang ẩn nấp trong binh công xưởng. Anh em từ chối không sử dụng bất cứ vũ khí nào của binh công xưởng sản xuất. Chiến sĩ đang hoang mang, họ mất lòng tin ở anh em công nhân.


Đọc đến đây giám đốc Năm thấy choáng váng. Bàn tay cầm lá thư run lập cập không tài nào kềm được. Ông là người biết rất rõ hơn ai hết, vì sao binh công xưởng sản xuất ra loại lựu đạn phóng nầy. Đơn vị đòi hỏi có loại vũ khí ném được xa hơn một trăm thước. Bộ đội rất mong điều này. Ông đã xin với anh Ba Tô Ký cho đi tìm trong các đơn vị bạn mượn về cho một cây “tromblon VB” loại súng phóng lựu cũ. Giám đốc Năm bỏ ra hai tuần lễ tháo rời toàn bộ khẩu súng và đo vẽ kỹ thuật từng bộ phận. Ông làm việc bất kể ngày đêm để sớm gởi trả khẩu súng con cưng của Chi đội 6.


Một thùng lựu đạn phóng được mang vào đặt giữa văn phòng. Chi đội trưởng Tô Ký nói:

- Tôi ra lệnh cho tập trung tất cả lựu đạn phóng của binh công xưởng sản xuất và hỏa tốc đem về đây.

Thùng lựu đạn được thận trọng khui ra. Các trưởng ban lần lượt xem xét từng quá đạn. Mặt giám đốc Năm vốn đã xanh vì mất máu do sốt rét kéo dài, một tháng ông đã lên cơn sốt trên hai mươi lần, da đã xanh càng tái thêm. Ông nói với giọng hơi lập cập:

- Đúng là quả đạn phóng của binh công xưởng này.

Ông Ngô Văn Năm vừa là thợ, vừa là thầy được nhiều người mến mộ. Cách mạng tháng 8 năm 1945 công nhân Ba Son đã bầu ồng làm giám đốc Hải quân công xưởng Ba Son. Xưởng Ba Son là nơi có phong trào cách mạng công nhân mạnh mẽ sớm nhất ở Sài Gòn trong cắc thập kỷ 20 - 30 - 40. Ba Son là nơi có tổ chức Công hội đỏ do Bác thợ Tôn Đức Thắng sáng lập. Giám đốc Năm Dãnh vốn tính tình hiền hòa, chơn chất. Ông chưa từng nói lớn tiếng hay nặng lời với bất cứ ai. Có lẽ ông cũng chưa hề cầm con dao cắt cổ con gà đã trói sẵn. Ông nắm trên tay mấy trang giấy học trò mà như cầm hòn đá tạ. Lòng ông trĩu nặng, quặn thắt. Ông chỉ thầm trách sao mình quá kém cỏi lại sờ mò vào cái món mà mình không hề được ai chỉ dạy đến nơi đến chốn. Kỹ thuật làm súng, làm chất nổ xưa nay bọn chủ Tây giữ rất bí mật, tuyệt đối không để cho người “thuộc địa” biết một tí gì. Ông làm việc ở Hải quân công xưởng Ba Son nhiều năm, biết làm nhiều thứ cho quốc phòng, sửa chữa tàu lớn chiến hạm nhưng thứ mà ông không hề biết là làm ra súng đạn. Trước yêu cầu bức bách của anh em chiến đấu ngoài mặt trận, ông đã dám liều lĩnh nghiên cứu loại lựu đạn phóng dựa theo mẫu của Anh, Pháp. Nguyên vật liệu từ Sài Gòn đưa lên, có thứ nào dùng thứ nấy “cây nhà lá vườn”. Lần nầy những tưởng đạt nguyện vọng mơ ước của chiến sĩ sau khi được thư của văn phòng chi đội từ Bình Mỹ gởi lên báo tin vui. Anh em đại đội 2, đơn vị được chọn sử dụng thí điểm súng phóng lựu đầu tiên của binh công xưởng đã hồ hởi kể lại rằng khi lựu đạn phóng ra nổ giòn giã từ giữa đội hình địch đang đi càn quét vào Trung Lập (Củ Chi). Bọn giặc đã nhốn nháo khi bị liền mười trái nổ như sét đánh từ trên đầu đã la ó Việt Minh có “moọc-chê” (súng cối), Việt Minh có “moọ-c chê”! Tất cả mạnh thằng nào thằng nấy chạy bò càng. Anh em ta tề tựu lại đông đủ để nghe phó giám đốc Lư Đồng Sắt đọc lá thư của văn phòng chi đội gởi về. Nghe đến đâu lòng sướng rơn đến đó, còn lần này cũng lá thư từ chiến trường nóng bỏng nhưng đọc đến đâu chúng tôi cảm thấy như chính mình bị trúng đạn. Cái đau nào phải ở ngoài da mà lần này vết xoáy của đầu đạn sâu tận trong tim gan, đó là sự hoài nghi của người chiến sĩ cầm vũ khí đối với anh em công nhân quân giới sản xuất ra vũ khí đó.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM