Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:52:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Giải phóng quân Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hoà Chi đội 12 Trung đoàn 312  (Đọc 3289 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2021, 07:07:51 pm »

Cuối năm 1945, Giải phóng quân liên quận đã thu phục lực lượng công binh điện xa Gò Vấp của ông Chín Nghé phụ trách, sáp nhập vào Giải phóng quân. Lực lượng này ở trong thành ra đang trên đường đi theo Đệ tam sư đoàn lúc đó đã chạy về Đức Hòa. Ngoài bộ phận phục vụ lực lượng công bin)h điện xa có hai tiểu đội. Đồng chí Trần Văn Trà nói với anh em điện xa: “Các lực lượng trong thành ra muốn đánh Pháp thì ở đây cùng chúng tôi đánh, còn không muốn đánh Pháp thì rút ra đàng sau theo những bọn kia, bởi bọn kia không phải là người kháng chiến”. Lý lẽ nghe đơn giản nhưng đánh thẳng và đúng vào nguyện vọng nên bộ phận công binh điện xa đồng ý gia nhập Giải phóng quân. Nhưng vì lực lượng công binh điện xa và một số lực lượng trung thành do Đệ tam sư đoàn móc nối kéo ra nên chúng định tiêu diệt Giải phóng quân, và rủ cả ông Mười Trí phối hợp. Ông Mười Trí là người có uy tín với Đệ tam sư đoàn, nhưng không nghe theo chúng bởi ông biết lực lượng Giải phóng quân là lực lượng của Đảng, có thực lực, sức mạnh và được nhân dân ủng hộ. Vì ông Mười Trí không chịu phối hợp nên chỉ có Đệ tam sư đoàn kéo lên Mỹ Hạnh do Phạm Hữu Đức - phó tư lệnh Đệ tam sư đoàn cầm đầu. Chúng mang theo vũ khí và đòi trả công binh điện xa cho họ. Đồng chí Trần Văn Trà sau khi mời chúng ngồi đã ôn tồn nói “Các anh có kháng chiến không, tất cả các lực lượng này (công binh điện xa) kháng chiến. Chúng tôi tổ chức lực lượng để chống Pháp. Bộ đội, những người địa phương này sống chết ở đây để chống Pháp. Tại sao các anh lại rút ra phía sau? Nếu các anh là người kháng chiến hẳn hoi thì tới đây, cùng với chúng tôi đánh, chớ tại sao lại rút. Tại sao các anh tước vũ khí của những người dân quân khắp nơi để chống Pháp. Tại sao các anh lại nhũng nhiễu nhân dân. Nhân dân tại địa phương là những người tốt, tại sao bắt người ta lấy tiền nầy khác...”. Đồng chí Ba Trà nói rất có tình có lý và cứng rắn, trong khi lực lượng mạnh của Giải phóng quân bố trí bên ngoài, cố ý lộ bí mật lực lượng cho họ thấy. Biết không thể làm gì được, không có lý lẽ và đủ sức trấn áp vì đối phương rất chính nghĩa và rất mạnh nên họ bỏ về.


Có một bộ phận cỡ một trung đội do Phạm Hữu Đức chỉ huy tách Đệ tam sư đoàn về Vĩnh Lộc liên hệ với Giải phóng quân yêu cầu giúp đỡ. Lực lượng này sau hình thành Chi đội 5. Một tiểu đội khác rút về vùng Củ Chi, bị tước hết khí giới cho giải ngũ.


Hai tiểu đội công binh điện xa khi sáp nhập Giải phóng quân hình thành phân đội do đồng chí Sĩ chỉ huy, trong phân đội có hai nữ: chị Phụng và chị Quý, hai chị em ruột con một bác sĩ ở Bà Chiểu. Phân đội chiến đấu rất anh dũng. Trong trận Cây Đào ngàv 1 tháng 1 năm 1946 ở Biên Hòa, đồng chí Thiện và đồng chí Đồng hy sinh. Trận Bàu Trâm - An Phú Xã (ngày 19 tháng 3 năm 1946) 19 đồng chí hy sinh. Trong trận này chị Quý Gấp cứu và cõng thương binh, cuối cùng hy sinh cùng đồng đội.


Trong nhiệm vụ làm phân hóa Đệ tứ sư đoàn, các đồng chí lãnh đạo Giải phóng quân đã phân biệt rõ số phản động chỉ huy và đa số anh em binh sĩ. Trong quá trình làm không đề xảy ra đổ máu, như vận động Thanh niên cứu quốc quân quận Hóc Môn gia nhập Đệ tứ sư đoàn để làm nòng cốt, kêu gọi anh em binh sĩ mang súng trở về. Có nơi ta cử cán bộ quan hệ với cán binh họ để giác ngộ lôi kéo, cũng có trường hợp phải tổ chức đánh.


Lúc này, hoạt động trên địa bàn khu 4 và khu 5 Hóc Môn, có trung đội võ trang số 14 do đồng chí Võ Thái Hòa, làm trung đội trưởng và các đồng chí trong ban chỉ huy trung đội: Năm Sính, Lê Bình Đẳng, Bảy Miến. Biết được ý đồ lôi kéo của Lý Huê Vinh, tương kê tựu kế, Võ Thái Hòa đưa lực lượng nhập về Đệ tứ sư đoàn và được giao nhiệm vụ chỉ huy một đại đội (gồm trung đội 14 của Võ Thái Hòa và 3 trung đội của Đệ tứ sư đoàn). Cán bộ trung đội 14 triển khai thâm nhập các trung đội của Đệ tứ sư đoàn để nắm tình hình, tuyên truyền giác ngộ vận động anh em binh sĩ trở về với lực lượng kháng chiến. Nắm được âm mưu của Lý Huê Vinh định tiêu diệt cán bộ trung đội 14, được sự hướng dẫn kịp thời của đồng chí Võ Văn Hoa (cán bộ Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa), đồng chí Võ Thái Hòa đã chỉ huy đại đội bí mật rời khỏi nơi đóng quân của Đệ tứ sư đoàn về địa bàn đứng chân của Giải phóng quân tại Tân Phú Trung một cách an toàn. Sáng hôm sau, một trung đội khác (được trang bị đầy đủ) của Lý Huê Vinh kéo đến xin gia nhập. Cộng chúng, lực lượng của Đệ tứ sư đoàn được ta đưa về gia nhập Giải phóng quân có hơn 100 người với hơn 100 súng các loại, trong đó có 1 khẩu đại liên Nhật.


Bộ phận của Đệ tứ sư đoàn đóng ở Bàu Chứa còn khoảng 2 tiểu đội. Qua theo dõi nắm chắc tình hình, Trung đội 13 Giải phóng quân (do Sáu Bằng, Trung đội trưởng và Chín Tặng, Trung đội phó chỉ huy) tổ chức bao vây đánh úp. Khoảng 8 giờ tối, lợi dụng lúc chúng đang đánh bài, ta ập vào tước súng, thu tất cả 24 khẩu. Số binh sĩ Đệ tứ sư đoàn này sau khi được giải thích đều tình nguyện gia nhập Giải phóng quân và tổ chức thành 2 tiểu đội hành quân về khu vực giồng Ông Hòa, cánh quân do đồng chí Huỳnh Tấn Chùa trực tiếp chỉ huy.


Kể đó, Lý Hữu Phương đưa lực lượng còn lại về đóng ở Bàu Trăn, Bàu Tròn. Đồng chí Sáu Bằng gửi thư khuyên Lý Hữu Phương gia nhập Giải phóng quân, Lý Hữu Phương đồng ý và hẹn gặp tại Trảng Lắm. Trong cuộc họp, hai bên thỏa thuận tổ chức quân của Lý Hữu Phương thành một đại đội thuộc Giải phóng quân, các trung đội giữ nguyên. Ban chỉ huy có 2 người: Lý Hữu Phương làm đại đội trưởng, Trần Sáu (của Giải phóng quân) làm đại đội phó. Ta cử 5 cán bộ vào các cơ quan của đại đội, trong đó có đồng chí Lam làm liên lạc, Trần Khang làm thư ký, và 3 đồng chí (đồng chí Điểu và 2 người khác) làm ở bộ phận hậu cần.


Sự kiện kêu gọi vận động số binh sĩ của Đệ tứ sư đoàn về nhập Giải phóng quân đã góp phần làm rã Đệ tứ sư đoàn; đồng thời tăng cường cho Giải phóng quân một lực lượng đáng kể.

Ban chỉ huy Giải phóng quân còn cử nhiều cán bộ có uy tín về địa phương chiêu mộ phát triển lực lượng. Đồng chí Nguyễn Bá Bội về Phú Thọ Hòa, đồng chí Sáu Hâm vào nội đô Sài Gòn lo cả việc tuyển mộ thợ thuyền lập công binh xưởng, sưu tầm nguyên vật liệu làm súng đạn.


Tóm lại, Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa ra đời do Xứ ủy và Tỉnh ủy Gia Định tổ chức, lãnh đạo. Đây là tổ chức võ trang cách mạng đầu tiên do Đảng tổ chức xây dựng lãnh đạo sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công ở miền Đông Nam Bộ; là đơn vị duy nhất có nhiều cán bộ Xứ ủy, tỉnh ủy và đảng viên kỳ cựu trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy.


Ra đời từ đầu tháng 11-1945, đến tháng 3-1946, do yêu cầu phát triển lực lượng, chấp hành chỉ thị của Xứ ủy Nam Bộ, Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa đã phát triển thành Chi đội 12. Bộ phận Giải phóng quân ở Đức Hòa thành lập Chi đội 15. Một bộ phận khác về Khu 8 tham gia thành lập Chi đội 14 ở tỉnh Tân An và Chi đội 18 ở tỉnh Sa Đéc.


Các chi đội tiếp tục bước vào xây dựng tổ chức và làm tròn sứ mệnh cách mạng của mình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2021, 08:05:12 pm »

Chương hai
CHI ĐỘI 12 (3-1946 - 3-1948)


Trên chiến trường Đông Nam Bộ, vào đầu năm 1946, sau khi thành lập Khu 7, các lực lượng võ trang trên danh nghĩa đã được thống nhất, trước hết là về mặt chỉ huy, nhưng các yếu tố khác nhìn chung đang còn là quá trình. Giặc vẫn đang ở thế tiếp tục lấn lướt. Các đơn vị cơ hội (như Đệ tam, Đệ tứ sư đoàn, Cao Đài, Hồng Tảo,...) đang thổ phỉ hóa, đầu hàng, phân hóa; sư đoàn Cộng hòa vệ binh tan rã và phân hóa; các lực lượng cát cứ giang hồ Bình Xuyên đang chuyển hóa hòa nhập quân đội cách mạng. Các đơn vị do cấp ủy, đảng viên hoặc người yêu nước lãnh đạo đang vừa chiến đấu vừa củng cố, tiếp tục xây dựng, tập hợp lực lượng vừa tạo thế kháng chiến lâu dài. Tuy nhiên, các lực lượng tích cực vẫn chưa hoàn chỉnh về tính thống nhất cả về chỉ huy lần biên chế và hoạt động.


Chỉ thị “Kháng chiến kiến quôc” (25-11-1945) của Trung ương Đảng néu rõ nhiệm vụ của Nam Bộ: “Cắt đứt liên lạc giữa các thành phố đã vào tay địch, phong tỏa những thành phố ấy về kinh tế, bao vây về chính trị, nhiễu loạn về quân sự. Phải áp dụng chiến tranh du kích đến triệt để và cổ động nhân dân thi hành bất hợp tác ở các thành thị quân địch làm chủ và thi hành “nhà không, vườn trông” nếu quân địch tràn về quê. Điều cốt tử là phải giữ vững liên lạc giữa các khu để thống nhất chỉ huy. Nơi nào rút khỏi thành thị thì quân ta phải lựa chọn nơi đóng quân ở những địa điểm chiến lược lợi hại: tiến có thể đánh, lui có thế giữ. Kế hoạch tiến công cũng như kế hoạch rút lui phải hết sức chu đáo”.


Để đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu do Trung ương đề ra, để tạo thế, tạo lực kháng chiến lâu dài, việc cấp bách đang đặt ra đôi với lực lượng võ trang là hoàn chỉnh sự thống nhất, từ thống nhất về chính trị, bản chất quân đội cách mạng, xác lập sự lãnh đạo của Đảng, đến thống nhất chỉ huy, thống nhất biên chế, thống nhất lực lượng.


Trong tình thế vô vàn khó khăn với hàng loạt công việc đang cấp bách đặt ra cho chiến trường Nam Bộ, ngày 6 tháng 3 năm 1946, Chính phủ ta và Chính phủ Pháp đã ký Hiệpi định sơ bộ. Hiệp định khẳng định một lần nữa tư thế độc lập của nước Việt Nam trước thế giới, đồng thời thể hiện chủ trương "hòa để tiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong tình thế đất nước đang có nhiều kẻ thù xâu xé. Đặc biệt đối với Nam Bộ, mặc dù thực dân Pháp đã đặt chiến trường này ra ngoài quy chế1 (Với âm mưu tái chiếm Đông Dương chưa hề thay đổi, thực dân Pháp cố tình không thi hành Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3, đặc biệt với âm mưu lập xư "Nam Kỳ tự trị”, Cedille, Ủy viên Cộng hòa Pháp ở Nam Bộ ra tuyên bố, đại ý: Hiệp định không dính dáng gì đến Nam Bộ (!). Tướng Nyo Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở miền Nam Đông Dương. (3-1946) vận động tách Nam Bộ thành một xứ tự trị có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng) Hiệp định vẫn tạo ra sự hòa hoãn nhất định để các lực lượng kháng chiến có thời cơ củng cố, vượt qua những ngày khó khăn nhất.


Để tránh những khuynh hướng tư tưởng sai lầm như “tả khuynh”, không chịu hòa hoãn với Pháp, hành động tự phát vô tổ chức, sa vào âm mưu khiêu khích của kẻ thù và bọn phản động; đồng thời tránh mơ hồ, “hữu khuynh”, “cả tin” vào thiện chí hòa bình của thực dân Pháp, xem nhẹ việc chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Trung ương Đảng nhắc nhở Nam Bộ phải tranh thủ thời cơ xây dựng lực lượng. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 11 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ là phải biết lợi dụng điều kiện thuận lợi sau Hiệp định sơ bộ để tăng cường lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.


Nhờ có chủ trương đúng đắrí và sự chỉ đạo kịp thời nên khi Pháp bất chấp Hiệp định sơ bộ 6-3, tăng cường càn quét và khủng bố thì quân dân Nam Bộ vẫn ở tư thế tiếp tục chiến đấu. Khi chiến sự tạm lắng, dù trong một thời gian ngắn, ta đã tranh thủ củng cố lực lượng. Việc trước mắt lúc bấy giờ là tổ chức thống nhất các lực lượng võ trang.


Trên chiến trường miền Đông lúc bấy giờ địch đang điên cuồng đánh phá, chia cắt, quyết tâm bình định các vùng ngoại vi thị xã, thị trấn, thiết lập vành đai an toàn Sài Gòn; trong lúc đó các “bộ đội” trên từng khu vực của ta đã phát triển đến mức đủ khả năng để tổ chức thành đơn vị tập trung để vừa phân chia địa bàn hoạt động vừa được chỉ huy thống nhất, tạo ra khả năng vừa tác chiến diệt địch, bảo vệ dân trên địa bàn mình vừa có thể chi viện cho địa bàn lân cận.


Tiếp sau Chi đội 1 (Thủ Dầu Một) là chi đội đầu tiên được thành lập từ hội nghị quân sự An Phú Xã ngày 20 tháng 11 năm 1945, nhiều chi đội khác đã lần lượt ra đời trước Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946: Các chi đội 2, 3, 4 (Bình Xuyên), 6 (Gia Định)... Sau Hiệp định, lần lượt trong các ngày 10, ngày 18 tháng 3 năm 1946, Khu trưởng Nguyễn Bình ký quyết định thành lập Chi đội 12, Chi đội 15 Vệ quốc đoàn1 (Giữa tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên Việt Nam Giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn - Quân đội nhân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) từ giải phóng quân liên quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, trong đó Chi đội 15 gồm bộ đội Giải phóng quân Đức Hòa, Chi đội 12 gồm các đơn vị của Hóc Môn, Bà Điểm và một số đội võ trang ở các địa phương Trảng Bàng, Gò Vấp, Thủ Đức, Bến Cát...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2021, 08:06:29 pm »

Cùng thời gian này, theo ý kiến đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Trần Văn Trà nhận nhiệm vụ về củng cố Khu 8 đang gặp khó khăn.

Thi hành quyết định của Khu trưởng, cuối tháng 3 năm 1946, tại ấp Giồng Ông Hòa (làng Mỹ Hạnh, quận Đức Hòa), các đơn vị võ trang Hóc Môn, Bà Điểm trong Giải phóng quân liên quận tổ chức thành lập Chi đội 12 Vệ quốc đoàn. Ban chỉ huy chi đội gồm: Tô Ký, Chi đội trưởng; Hoàng Tế Thế, Chính trị chỉ đạo viên; Huỳnh Tấn Chùa, Chi đội phó.


Về tổ chức, chi đội lúc bấy giờ tương đương cấp trung đoàn; không có biên chế cấp tiểu đoàn, đại đội tương đương tiểu đoàn về quân số; dưới cấp đại đội, có cấp trung đội và câp phân đội. Chi đội 12 khi thành lập quân số trên 2.000, được tổ chức theo hình thức “tam tam chế”: ba tiểu đội thành phân đội, ba phân đội thành trung đội, ba trung đội thành đại đội, ba đại đội thành chi đội.


Ban chỉ huy các đại đội bộ binh gồm:

Đại đội 1: Nguyễn Bá Bội đại đội trưởng sau đó Nguyễn Văn Tặng thay; Phạm Bá Tường, chính trị viên.

Đại đội 2: Nguyễn Văn Bứa, đại đội trưởng; Nguyễn Hồng Đào, chính trị viên.

Đại đội 3: Nguyễn Văn Bâu, đại đội trưởng.

Hỏa lực chi đội chủ yếu gồm khẩu trọng liên 13,2 li và một khẩu “hốt-kít” (gốc của bộ đội Sáu Ngói).

Các bộ phận trực thuộc của chi đội bộ gồm:

Văn phòng chi đội: Nguyễn Bá Khâm làm chánh văn phòng.

Ban chính trị: Nguyễn Hữu Đang phụ trách (sau đó các đồng chí Phạm Bá Tường, Nguyễn Trang lần lượt thay).

Ban liên lạc: Đào Văn Phát phụ trách.

Ban nhân sự: Trương Thành Hỷ phụ trách.

Quân y: Nguyễn Văn My, Trần Văn Sáng phụ trách.

Giữa năm 1946 ta thành lập dưỡng đường ở Tân Thông (Củ Chi), sau dời về Xóm Trại - An Nhơn Tây (đầu 1947). Sau đó an dưỡng đường chuyển thành quân y xá 3.

Quân giới: Ban đầu là Lý Hữu Phương, sau đó là Ngô Văn Năm và Chín Nghé phụ trách. Binh công xưởng do Ngô Văn Năm phụ trách.

Quân nhu: Bảy Voi phụ trách.

Tình báo: Nguyễn Thanh Tùng phụ trách.

Quân trang: Huỳnh Văn Sai phụ trách.

Sản xuất tự túc: có 3 đơn vị do các đồng chí Hồ Thị Bi, Nguyễn Thị Mừng và Võ Văn Hoa phụ trách.


Về tổ chức công tác đảng, công tác chính trị, từ Giải phóng quân chỉ có hệ thống chính trị viên, khi Chi đội 12 ra đời, chi đội ủy và chi bộ mới hình thành. Chi đội ủy đầu tiên gồm các đồng chí Hoàng Tế Thế, Tô Ký, Huỳnh Tấn Chùa... Sau khi đồng chí Hoàng Tế Thế qua đời, đồng chí Ngô Thanh Khiết là chính trị chỉ đạo viên.


Chi đội mở những lớp huấn luyện cán bộ tiểu đội, phân đội (và sau năm 1947 có cán bộ xã đội) như lớp quân chính ở Giồng Dinh do đồng chí Thung phụ trách.

Chi đội thành lập một đội tuyên truyền lưu động do đồng chí Nguyệt phụ trách.

Các đại đội đều có ban hợp xướng.

Ngay sau khi Chi đội 12 được thành lập, một bộ phận võ trang từ Trung Quận (Chợ Lớn) gồm đơn vị vùng thượng do Tư Bốn chỉ huy, đơn vị Bà Hom do Năm Miên chỉ huy đã về xin gia nhập chị đội.

Theo đề nghị của đồng chí Trần Văn Trà, Chi đội 12 cử 2 phân đội xuống Đồng Tháp Mười để góp phần xây dựng lực lượng võ trang của Khu 8. Đoàn xuống Khu 8 gồm nhiều cán bộ chỉ huy như Nguyễn Thược, Lê Văn Dọn, Phan Vũ Hòa, Lâm Thành Hổ, Nguyễn Văn Voi, Trương Văn Tuội...


Cơ quan ban chỉ huy Chi đội 12 đặt căn cứ đầu tiên tại Tân Mỹ (quận Hóc Môn).

Địa bàn hoạt động của chi đội gồm tỉnh Gia Định, nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn, Bến Cát (Thủ Dầu Một), Trảng Bàng và Châu Thành (Tây Ninh), bắc Thủ Thừa (Tân An, vùng Đức Huệ sau này), chủ yếu là Gia Định. Trên địa bàn tỉnh Gia Định còn có Chi đội 6 (thành lập vào đầu tháng 3 năm 1946) gồm lực lượng võ trang của các huyện Dĩ An, Gò Vấp. Thủ Đức, do các đồng chí Nguyễn Văn Dung làm chỉ huy trưởng, Phạm Văn Khung chính trị viên.


Sự ra đời của các chi đội mới đã thu hút sự chú ý của quân Pháp.

Ngày 8 tháng 4 năm 1946, quân Pháp mở cuộc càn quét lớn vào căn cứ Tân Mỹ - Bình Lý với lực lượng chủ yếu của Pháp tại quận lỵ Hóc Môn và lực lượng các đồn bốt xung quanh gồm quân lê dương, lính người Việt, lính người Miên. Chúng chia thành nhiều cánh, có thủy, bộ, máy bay trinh sát chỉ điểm. Phía sông Sài Gòn - Thủ Dầu Một có tàu đổ bộ, tàu tuần tra. Phía ta có đại đội 2 Chi đội 12 và đu kích địa phương.


Với quân đông, thế mạnh, từ bốn hướng, quân Pháp hùng hổ tiến vào mục tiêu. Thực hiện chủ trương đốt sạch, cướp sach giết sạch, chúng tiến đến đâu, bắn giết, hãm hiếp phụ nữ đốt nhà, cướp bóc đến đó. Quân ta chia ra từng phân đội triển khai chiến đấu. Địa hình sông rạch, sình lầy bất lợi cho cả hai bên: đối với địch, khó bao vây khép kín; đối với ta khó tiến, lui. Trận đánh diễn ra suốt một ngày. Với lực lượng ít và vũ khí kém hơn, quân ta vừa đánh vừa tạo thế rút lui an toàn, đã diệt làm bị thương khoảng 50 tên địch, ta hy sinh 20 cán bộ, chiến sĩ. Sau trận đánh, đơn vị làm lễ truy điệu trong niềm xúc động của cán bộ chiến sĩ toàn đơn vị.


Để trả thù cho đồng đội đã hy sinh, lực lượng du kích còng đại đội 2 tổ chức một loạt cuộc tiến công ban đêm, bất ngờ vào các chốt đóng quân của giặc Pháp, bót Bà Điểm (làng Tân Thới Nhứt), một số trụ sở của Pháp, tề ngụy.


Ở xã Vinh Lộc, địch phát hiện sự có mặt của Chi đội 12, Chi đội 4, một số ban công tác thành của thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày 15 tháng 4 năm 1946 một đại đội Pháp hành quân càn quét khu vực ấp 4 và ấp 8. Chi đội 4, và Chi đội 12 tổ chức phục kích ở Tân Hòa, đánh trả quyết liệt, buộc địch phải rút chạy. Đây chỉ là trận đánh thăm dò của địch, chúng vừa xem xét lực lượng bộ đội ta, vừa tung gián điệp để thu thập thông tin chuẩn bị càn quét lớn trên toàn xã Vinh Lộc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2021, 08:07:24 pm »

Nhằm tiêu diệt Chi đội 4, Chi đội 12, các ban công tác thành Sài Gòn - Chợ Lớn, hoặc trục xuất các lực lượng này, lấn chiếm địa bàn Vinh Lộc, ngày 22 tháng 6 năm 1946 quân Pháp sử dụng lực lượng trung đoàn thuộc địa số 11, mở cuộc càn lớn. Mũi thọc sâu của chúng nhằm vào ấp 4, trong đội hình bộ đội An Điền mới về từ đêm trước. Mặc dù chưa quen địa hình, bộ đội An Điền dũng cảm triển khai chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của địch. Nhưng với lực lượng đông, quân địch đã tạo được thế bao vây. Sẵn sàng cứu nguy cho đơn vị ban, Chi đội 4 từ ấp 8 tổ chức tiến công từ sau lưng địch, cùng bộ đội An Điền phá vây, diệt nhiều địch buộc chúng bỏ lại xác, hai ngày sau mới lấy được. Bộ đội An Điền và Chi đội 4 hy sinh 43 cán bộ, chiến sĩ.


Cay cú, quyết tâm phục thù, giặc tiếp tục thăm dò và lại tung quân lớn từ nhiều hướng (Bà Điểm, Thái Hòa, Ngã Năm) tấn công ấp 4, ấp 8. Chi đội 4, Chi đội 12 và lực lượng dân quân của xã tổ chức chống càn, đốt cháy một xe quân sự, thu nhiều vũ khí, bẻ gãy cuộc càn.


Nhiệm vụ trừ gian diệt tề lúc bấy giờ cũng là một mặt hoạt động quan trọng không kém nhiệm vụ tác chiến. Xứ ủy viên Hồ Văn Long từng gặp đồng chí Tô Ký nêu vấn đề này: “Nhiệm vụ chủ yếu của các đồng chí bây giờ là trừ gian diệt tề, không để nó mọc lên, mà nó mọc lên là khó khăn lắm, hết sức khó...”


Khi đồng chí Tô Ký đưa bộ phận Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm rời địa bàn lên Lạc An, chỉ trong một thời gian ngắn đã có nhiều cán bộ xã, ấp từ Hóc Môn lên, đề nghị đưa lực lượng về địa phương vì tề điệp đang ngóc đầu dậy. Đáp ứng yêu cầu này, trên cơ sở bộ phận của đồng chí Hồ Thị Bi đang hoạt động ở thị trấn Hóc Môn, giữa năm 1946, Chi đội 12 cho thành lập Ban công tác số 12 do Hồ Thị Bi làm trưởng ban, đồng chí Huỳnh Văn Chỗ làm phó ban. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban công tác số 12 là diệt tề trừ gian, đánh du kích, đánh lẻ diệt bọn Pháp và lê dương. Địa bàn hoạt động là thị trấn Hóc Môn và khu vực xung quanh; về sau mới “phát triển địa bàn” vào nội thành Sài Gòn. Vũ khí ban đầu của Ban công tác số 12 chỉ là mấy quả lựu đạn và súng ngắn mà đồng chí Trần Văn Trà đã tặng cho đồng chí Hồ Thị Bi về “chiến công” lo Tết đầu năm 1946 tươm tất cho bộ đội Giải phóng quân mới từ Lạc An trở về. Từ số lựu đạn này, cùng với sử dụng dao búa Ban công tác số 12 đã tạo vũ khí chủ yếu bằng cách đánh địch lấy súng địch.


Ban công tác số 12 vừa ra đời, chỉ có 12 anh chị em đội viên có mặt tại thị trấn, đã lập nhiều chiến công đầu, tạo được một số súng. Tổ chiến đấu Lê Văn Giường, Hồ Văn Tiện, Lê Kim Hương phục kích trên đường lên trường học (cách đồn Hóc Môn 500 mét), bắn 2 phát súng, diệt 2 lính Pháp, thu 2 súng. Tại giếng nước Bà Cả (gần nhà việc làng Tân Xuân), một tổ của ban công tác hạ 2 tên Việt gian ác ôn khét tiếng, thu 2 súng, ở làng Tân Hiệp, có anh Nguyễn Thanh Cân chưa phải đội viên cũng lập công mang súng về cho đội. Được sự hỗ trợ của anh Tiện và anh Xển, chiến sĩ của ban, anh Cân đón đường bắn gãy chân một tên Pháp, cướp khẩu tôm-xông trong lúc tên này đang áp giải người gánh nước uống cho chúng ở gần bót cầu Xáng. Cũng ở làng Tân Hiệp, một tên lính Pháp thường ra chợ lấy xe ngựa của đồng bào, đẩy người đanh xe ra khỏi xe, vứt súng bên cạnh rồi tự cầm cương đánh ngựa với vẻ hứng thú. Anh Lê Văn Giường đã theo dõi việc này. Một lần, thừa lúc tên Pháp vừa quất roi cho ngựa chạy, lập tức anh nhảy lên bàn đạp sau xe, dùng búa đập mạnh vào đầu tên Pháp rồi chụp lấy súng, rút lui an toàn về Láng Chà (Tân Hiệp).


Để đảm bảo sự an toàn của nhân dân, Ban công tác số 12 cần một hậu cứ riêng ngoài dân. Đồng chí Hồ Thị Bi chọn Rỗng Ông Hồ. Đó là một con rạch giữa cánh đồng bưng sình lầy, dày đặc lau sậy và những dãy tre gai tạo nên rào, lũy kiên cố. Con rạch quanh co, nhiều ngóc ngách như hang động. Giữa “trận đồ bát quái” đó, lực lượng bám trụ dựa vào hai chiếc ghe có mái che. Để củng cố thế đứng, căn cứ được chia thành nhiều cụm nhiều tuyến, có vòng trong, vòng ngoài, canh gác cẩn mật, có ám hiệu, tín hiệu riêng. Chính từ nơi đây, Ban chỉ huy Ban công tác số 12 bàn định các phương án tiến công, và đây cũng chính là điểm xuất phát nhiều cuộc tiến công “xuất quỷ nhập thần” vào Hóc Môn, ven Sài Gòn.


Giặc Pháp chiếm đóng vùng Hóc Môn - Bà Điểm. Hàng ngày chúng tung quân ra càn quét, lùng sục, tấn công các căn cứ kháng chiến với mục tiêu ưu tiên là tiêu diệt lực lượng võ trang cách mạng, cụ thể ở Hóc Môn như Chi đội 12, Chi đội 6, Chi đội 4,... Nhưng chúng không đạt được ý định, lại bị quân ta đánh trả, gây thiệt hại. Ngay trong sào huyệt chúng ở thị trấn... du kích ta ngày đêm quấy rối, cùng với hoạt động ban ngày của Ban công tác số 12, của Quốc gia tự vệ cuộc (tức công an) và Quốc vệ đội quận (tức lực lượng võ trang của công an quận) liên tiếp thực hiện những đòn bất ngờ, đánh trúng, làm cho giặc Pháp và tay sai nơm nớp lo sợ, mất ăn mất ngủ. Chúng tìm mọi cách đối phó lại ta bằng các thủ đoạn vừa thẳng tay bắt, giết, vừa dụ dỗ “hợp tác” để tạo ra những tên phản bội, chỉ điểm, ác ôn. Những tên phản bội mặt trùm bao bố, đi nhìn mặt chỉ điểm cho giặc Pháp bắt cán bộ, chiến sĩ, đồng bào yêu nước. Hàng loạt người bị chúng bắn, cứa đứt cổ, quăng xác xuống sông. Trừng trị giặc Pháp và những tên tay sai đắc lực nhất của chúng tại Hóc Môn, các phân đội của Chi đội 12, Ban công tác số 12 phối hợp lực lượng Quốc gia tự vệ cuộc, Quốc vệ đội quận đã tổ chức nhiều trận phục kích, đột kích, bắt cóc, trừng trị tại chỗ... Những tên đã gây nhiều tội ác như “Tây mắt xanh”, tên quan hai Bri-đơ và nhiều tên Việt gian ác ôn đã phải đền tội.


Vào những tháng đầu năm 1946, quân Pháp liên tục mở những cuộc hành quân tiến công, bao vây nhằm diệt “tổng hành dinh Khu T, từ thị trấn Tân Uyên đến chiến khu Đ. Tháng 5 năm 1946, đầu não Khu 7 chuyển xuống Vườn Thơm, rồi lên phía biên giới bắc huyện Thủ Thừa (ngày nay thuộc huyện Đức Huệ) lập căn cứ gọi là Quân khu Đông Thành1 (Trước khi chuyển về Chợ Lớn, vùng đất này thuộc huyện Thủ Thừa (tỉnh Tân An) gồm các xã Mỹ Thạnh, Mỹ Quý, Bình Hòa và nửa xã Bình Thành. Khi xây dựng khu quân sự, các xã trên được tách ra thành 9 xã mới: Mỹ Quý Đông, Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Thạnh Tây, Bình Hòa Bắc, Bình Hòa Nam, Bình Thành Bắc, Thạnh Lợi Bắc (Thạnh Lợi Nam và Bình Thành Nam còn thuộc huyện Thủ Thừa)). Để tăng cường lực lượng xây dựng và bảo vệ Quân khu Đông Thành, đại đội 1 thuộc Chi đội 12 do Huỳnh Tấn Chùa, Chi đội phó trực tiếp chỉ huy, được điều lên hoạt động vùng Giồng Dinh, Giồng Lớn, Gồng Thổ Địa, Quéo Ba... Chi đội 12 còn lại hai đại đội: đại đội 2 đứng chân ở căn cứ Tân Mỹ - Bình Lý, hoạt động vùng nam Hóc Môn, Gò Vấp mở rộng lên Tây Ninh; đại đội 3 đóng ở căn cứ An Phú Xã, hoạt động vùng bắc Hóc Môn, cặp sông Sài Gòn, vùng Bến Súc, Trảng Bàng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2021, 07:30:06 pm »

Sau khi giặc tiến công căn cứ Mỹ Hạnh, chi đội xây dựng thêm các căn cứ mới ở Tân Mỹ, Bình Lý, Mỹ Bình; ở An Nhơn Tây; ngoài ra còn xây dựng căn cứ công binh xưởng ở xã Chơn Bà Đen. Các căn cứ Tân Mỹ, Bình Lý, Mỹ Bình, An Nhơn Tây nằm trong vùng đồng dân cư, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ; trừ căn cứ Chơn Bà Đen nằm trong vùng rừng núi, tương đối xa dân, là nơi đặt xưởng quân giới. Tân Mỹ, Bình Lý, Mỹ Bình, Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây... nằm sát địch, thường bị chúng càn quét, ít nhất mỗi tháng vài lần, nhưng sau mỗi trận càn, cơ quan, bộ đội, nhân dân trở lại công tác và sinh hoạt bình thường, chợ búa đông vui. Mặc cho địch càn quét, văn phòng chi đội chuyển từ nơi này sang nợi khác đều đóng trong nhà dân: nhà ông Sáu (chú của đồng chí Tô Ký) ở Bình Lý, nhà anh Bảy Khâm ở Mỹ Bình, nhà bà nội đồng chí Nguyễn Văn Bứa ở Tân Mỹ... Chính lòng dân hướng về cách mạng, tình quân dân gắn bó giải thích cho điều nói trên. Chính quyền, các đoàn thể địa phương hết sức tận tình với bộ đội.


Hoạt động trên một chiến trường tranh chấp quyết liệt, cán bộ, chiến sĩ hầu hết là người địa phương, am hiểu địa hình, biết người, biết việc, thậm chí gắn bó với địa phương không chỉ như mối quan hệ tiền tuyến hậu phương mà là quan hệ trách nhiệm, tình cảm với quê hương, bà con, gia đình, Chi đội 12 dần hình thành sở trường chống càn quét, bám trụ cùng địa phương đánh tiêu hao giặc chống lấn chiếm, giữ địa bàn bảo vệ dân, bảo vệ chính quyền cách mạng tại địa phương. Chi đội 12 không chỉ gắn với địa phương trong chiến đấu mà cả trong xây dựng lực lượng và phong trào chiến tranh du kích, xây dựng chính quyền và công tác vận động quần chúng.


Từ tháng 6 năm 1946, giặc Pháp liên tiếp mở các cuộc càn quét các vùng căn cứ kháng chiến như An Phú Đông, Tân Mỹ, An Phú Xã, Bến Nẩy, Vàm Rạch Tra, v.v... Các cuộc càn quét, tàn sát không chỉ nhắm vào bộ đội, cán bộ kháng chiến mà cả dân thường. Bộ đội vừa phải chống càn vừa giúp dân sơ tán.


Với vũ khí kém hẳn địch, bộ đội ta dũng cảm chiến đấu với tất cả trách nhiệm, tình cảm quê hương.

Trận Bến Nẩy diễn ra rất ác liệt. Quân ta hăng hái rượt địch ra đến đồng trống, diệt và làm bị thương nhiều tên giặc. Ta hy sinh gần một tiểu đội, một chiến sĩ bị bắt.

Ở An Phú Xã, ta chặn đánh địch trên đường 15, diệt 20 tên thu một số súng. Trả đũa trận này, giặc ném bom và bắn phá bừa bãi.

Ngày 23 tháng 6 năm 1946, với 4 thuyền chở lính, giặc Pháp theo đường sông Sài Gòn tiến vào Rạch Tra. Quân ta phục kích hai bên sông ở khu vực Vàm, bắn chìm 2 thuyền. Số còn lại, khoảng một đại đội tháo chạy lại tiếp tục bị đánh, đội hình tan rã.


Trả đũa cho những trận thua ở xã Vinh Lộc, ngày 28 tháng 8 năm 1946 (mùng 1 tháng 8 âm lịch), giặc Pháp càn từ Tân Hòa vào ấp 4. Càn đến đâu, bắn giết đến đó, chỉ trong một buổi sáng chúng đã giết 380 đồng bào ta.


Ở làng Nhuận Đức, sau khi đại đội 2 do đồng chí Nguyễn Văn Bứa chỉ huy tiêu diệt một xe chở lính lê dương ở gần cầu Bến Mương trên đường Củ Chi đi Bàu Cỏ, ngày 21 tháng 6 năm 1946 địch đưa quân vào 3 ấp Bàu Cạp, Bàu Chứa, Bàu Tròng càn quét trả thù. Chúng đốt trên 50 nóc nhà, gặp đàn ông là bắn, bất kể già hay trẻ.


Ở Tân Mỹ, ngày 14 tháng 10 năm 1946, với lực lượng khoảng 2000 tên Pháp và Việt gian, địch mở cuộc tiến công căn cứ kháng chiến. Chi đội 12 tổ chức chống càn gây cho chúng nhiều thiệt hại. Chúng quay ra trả thù nhân dân, bắt hai cụ già, bôn phụ nữ, 11 nông dân khác, quy tội là Việt Minh, bắn tất cả.


Ngày 20 tháng 10 năm 1946, quân Pháp nã pháo vào xã An Phú Đông, rồi đổ quân, ồ ạt càn vào xã, bắn giết, tàn phá dã man: bắn chết hàng loạt người trong đó có 5 cụ già bảy tám mươi tuổi, chặt đầu một thanh niên, hãm hiếp nhiều phụ nữ, đốt gần 250 ngôi nhà... Lực lượng ta gồm Chi đội 6, Chi đội 12, nhưng Chi đội 6 lâm vào thế bị bao vây, Chi đội 12 ở vị trí chia lửa, góp sức phá vây. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt cả một ngày, quân ta diệt một tên quan ba Pháp, hai lính lê dương, làm bị thương một số tên khác. Phía ta gần 100 cán bộ, chiến sĩ, nhân viên và nhân dân bị bắt, bị bắn.


Trong một cuộc vây ráp vườn điều xã Xuân Thới Sơn, một trong những trạm dừng chân, liên lạc của lực lượng kháng chiến để đột nhập vào Hóc Môn, quân Pháp dồn mọi người trong khu vực vào thế không còn đường nào thoát. Chúng bắn chết tại chỗ 11 người, bắt đi gần 100 người, đưa về thị trấn Hóc Môn rồi lần lượt đưa đi bắn ở cầu Xáng (xã Tân Hiệp).


Trái với ý tưởng thực dân, sự tàn bạo của chúng càng nung nấu chí căm thù và lòng yêu nước của quân dân ta, tình đoàn kết quân dân thêm gắn bó, bộ đội quyết chiến, toàn dân kháng chiến.

Xã Trung Lập, một xã cách thị trấn Củ Chi 8 ki-lô-mét về phía tây bắc, vào những ngày trước toàn quốc kháng chiến vẫn còn nằm trong vùng tự do, lực lượng Vệ quốc đoàn lui tới nhiều, nhưng trên thực tế tính chất vùng du kích tranh chấp ở đây đang ngày càng rõ. Đây là một trong những trọng điểm càn quét của bán lữ đoàn lê dương số 131 (Sở chỉ huy đóng ở Camp des mares, dân gọi là thành Ô Ma, ven quốc lộ 1 (nay là quốc lộ 22), gần thị trấn Hóc Môn), một đơn vị khét tiếng đốt nhà, bắn dân trên vùng bắc, tây bắc Sài Gòn lúc bấy giờ. Đêm 16 tháng 12 năm 1946, hai đại đội 2 và 3 thuộc Chi đội 12, có mặt các đại đội trưởng, Nguyễn Văn Bứa, Nguyễn Thược, về đóng ở xóm Mới, ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây.


Ngày hôm sau, 17 tháng 12, lúc trời mới tờ mờ sáng, quân Pháp càn vào xã Trung Lập. Đại đội 2 Chi đội 12 triển khai phục kích, giặc vừa bắt một con heo thì quân ta nổ súng, diệt gọn từng toán. Bị đánh bất ngờ, chúng hốt hoảng quay về bót. Đại đội 2 Chi đội 12 rời trận địa, sau đó về Bàu Đưng.


Trên toàn mặt trận các đơn vị thuộc Chi đội 6, Chi đội 11 tổ chức phục kích truy kích địch. Quân ta xung phong đốt toàn bộ số xe của chúng ở Trung Hưng. Địch chạy tán loạn, để lại trận địa gần 300 tên chết và bị thương. Quân ta đốt 14 xe, thu 2 đại liên 12,7 ly, 6 trung liên, gần 300 súng trường, tiểu liên, 1 súng cối 81 ly... Hai tiểu đoàn lê dương đã bị ta đánh thiệt hại nặng.


Trận Trung Hưng - Ràng không chỉ giành thắng lợi quân sự mà còn nâng khí thế bộ đội, gây lòng tin đối với dân, là một trong những chiến công xuất sắc nhất của quân dân Nam Bộ trước ngày toàn quốc kháng chiến.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2021, 07:32:10 pm »

Lực lượng Chi đội 12 cùng đi với đồng chí Trần Văn Trà xuống Khu 8 đã góp sức cùng các lực lượng ở Khu 8 hoạt động có hiệu quả. Các đồng chí Nguyễn Thược, Lê Văn Dọn, Hồ Văn Phầu tham gia xây dựng Chi đội 14. Ngày 24 tháng 4 năm 1946, phân đội 24 xuống Khu 8 với việc trước mắt là góp phần đối phó việc quân Pháp tiến công gò Bắc Chan. Lực lượng đã xuống tới kinh La gơrãng (sau này là kênh Dương Văn Dương), rồi tiếp tục đi sâu xuống đồng bằng. Bộ phận đồng chí Sáu Nâu cùng đồng chí Trần Văn Trà xuống Sa Đéc; Phân đội 24 do các đồng chí Lâm Thành Hổ, Trương Văn Tuội, Nguyền Văn Voi phụ trách đi Châu Đốc.


Ở Tân Châu, Hồng Ngự và vùng Hòa Hảo lực lượng này làm nhiệm vụ trừ gian diệt tề; xây dựng chính quyền cơ sở, công tác dân vận, tác chiến, về tác chiến đã đánh 2 trận, bắt 6 tù binh, thu nhiều súng (riêng trận đánh bót Đồng Ky thu 4 súng). Một đêm phân đội giải tán 12 ban hội tề phía bên kia sông Mê Công - Châu Giang xuống tới bến Chợ Nước (Tân Châu). Lúc phân đội mới xuống Đồng Tháp Mười, đồng bào tưởng là bọn Đệ tam sư đoàn (vì bọn này đã hoành hành tới Cao Lãnh) nên chạy trốn, bộ đội mượn gì cũng không cho mượn. Anh em đã tự lực mọi thứ, ăn cơm bằng gáo dừa... vận động quần chúng, diệt tề, chứng tỏ mình là bộ đội cách mạng,... dân mới hiểu ra và giúp đỡ tận tình. Phân đội còn góp sức vô hiệu hóa bộ đội Bernard vô chính phủ. Phân đội 24 đã vượt nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.


Tại Sa Đéc, bộ phận đồng chí Sáu Nâu đã vô hiệu hóa lực lượng “Lâm Hổ Hội” (khoảng một trung đội) do một tướng cướp chỉ huy, giao lực lượng này cho đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, ủy viên quân sự tỉnh Sa Đéc. Tháng 7 năm 1946, tỉnh Sa Đéc thành lập Chi đội 18, đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến làm chi đội trưởng, Lê Quang Việt làm chính trị viên, Nguyễn Thược chi đội phó. Sau khi để lại một trung đội để thành lập Chi đội 18, số anh em còn lại trở về Chi đội 12.


Trên Quân khu Đông Thành, đại đội 1 do đồng chí Huỳnh Tấn Chùa chỉ huy cùng Chi đội 5 thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ căn cứ đầu não Khu 7. Một trong những đặc điểm ở vùng này là hoạt động của bọn Miên phản động ở các khu vực Ba Thu, Quéo Ba, Cốc Rinh; hoạt động của lực lượng võ trang Cao Đài phán động ở khu vực Bà Vệt, Trà Cao... Đại đội 1 Chi đội 12 được tăng cường đến để bảo vệ dân. Hoạt động chính của đơn vị là công tác dân vận, xây dựng và bảo vệ căn cứ, hoạt động sản xuất tự túc. Đồng chí Huỳnh Tấn Chùa trực tiếp phụ trách một lớp quân chính của chi đội, đào tạo cán bộ cho đơn vị và địa phương.


Nhìn lại về hoạt động quân sự, trên địa bàn được giao, do tương quan về lực lượng có lợi về phía địch, Chi đội 12 đã phân tán từng đại đội, trung đội, hoạt động chống càn là chủ yếu. Đại đội 2 do Nguyễn Văn Bứa chỉ huy đã thường xuyên tác chiến chống càn từ Tân Mỹ, Bình Lý, Mỹ Bình, Đông Thạnh, Nhuận Đức, An Nhơn Tây, Hố Bò đến Gò Nổi, Ba Sòng, Ràng, Sa Nhỏ, Bời Lời... ít nhất mỗi tháng đánh vài trận.


Sở trường chống càn, đồng thời kết hợp thế dân, thế các lõm căn cứ, Chi đội 12 đã tỏ rõ quyết tâm và đã thực hiện được quá trình giữ vững địa bàn trong tình thế địch liên tục đánh phá, góp phần tạo thế, tạo lực lượng và phong trào chiến tranh nhân dân địa phương.


Với âm mưu tái chiếm toàn bộ Đông Dương, sau khi đã cơ bản hoàn thành việc đánh chiếm Nam Bộ, quân Pháp từng bước gây hấn trên chiến trường Bắc Bộ. 20 giờ 3 phút ngày 19 tháng 12 năm 1946 quân và dân Hà Nội nổ súng chủ động mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Với tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” quân dân Thủ đô nhất tề đứng lên, quyết chiến với quân xâm lược.


Trước đó, ngày 18 và 19 tháng 12 năm 1946, Ban Thường Vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cả nước kháng chiến. Sau khi ban hành lệnh toàn quốc kháng chiến, sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước. Người xác định: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!”.


Nhìn lại hơn chín tháng sau khi ra đời, nối tiếp Giải phóng quân liên quận, Chi đội 12 đã góp sức xứng đáng cùng quân dân Nam Bộ vượt qua một giai đoạn “từ cái thế bị “xô ngã” đến cái thế đứng vững được”1 (Trích trong "Báo cáo đồng chí Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn trong cuộc hội nghị cán bộ quân sự Nam Bộ" (tháng 9 năm 1949). Hồ sơ A93-LS/CCTQK7) để tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị và cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ nhưng nhất định thắng lợi. Về phần bản thân, bên cạnh hoạt động tác chiến, thành tích quân sự, tiếp nối Giải phóng quân liên quận, Chi đội 12 đã phát huy những cơ sở đã có, tiếp tục xây dựng về mọi mặt bảo đảm để tồn tại và hoạt động lâu dài.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2021, 07:33:17 pm »

Các chỉ huy Chi đội 12 đứng đầu là đồng chí Tô Ký đặc biệt quan tâm vấn đề quân giới.

Khi lực lượng đã phát triển thì quân giới là một trong hai vấn đề bảo đảm đặt ra một cách gay gắt nhất (lương thực và vũ khí). Khó khăn tưởng chừng không vượt nổi. Với suy nghĩ của đồng chí Tô Ký và đã được bàn bạc thống nhất, từ cuối năm 1945, đầu năm 1946 (lúc còn là Giải phóng quân liên quận) một phương án “giải quyết tình thế” bí mật đã được thực hiện: đưa bớt lực lượng trở về địa phương, phân tán, dựa vào dân, hoạt động một thời gian rồi đề ra kế hoạch hoạt động tiếp. Do đó đã có một thời gian các đồng chí Nguyễn Thược, Nguyễn Bá Bội dẫn một lực lượng trở về Phú Thọ Hòa.


Quân giới Chi đội 12 hình thành từ những tổ sửa chữa vũ khí thông thường: một tổ ở Bình Lý sau dời lên An Thành (Bến Cát), gọi là Ban A; một tổ ở Hố Bò, Phú Mỹ Hưng (Rừng Làng) gọi là Ban B (người của ban này chủ yếu từ Đệ tứ sư đoàn của Lý Hoa Vinh) do Lâm Ngọc Anh làm trưởng ban; một tổ ở Giồng Dinh (Đồng Tháp Mười) gọi là Ban C, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Huỳnh Tấn Chùa, đầu năm 1948 chuyển về Xóm Trại, An Nhơn Tây.


Ban quân giới chi đội do Lý Hữu Phương phụ trách (em ruột Lý Hoa Vinh, đến năm 1948 ta mới phát hiện Lý Hữu Phương là gián điệp). Ngoài ra, còn tổ quân giới của ông Bảy Khai thành lập, không đặt dưới sự chỉ huy của Ban quân giới, đóng ở Gót Chàng, An Nhơn Tây (cơ sở vật chất ở đây còn yếu).


Văn phòng Ban quân giới khoảng 10 người, lúc đầu đóng ở xã Trung Lập, nằm cạnh đường số 2 (nhà lầu ông xã Tước); sau lần lượt dời về Bàu Chứa, Mít Nài, Xóm Bưng (xã Nhuận Đức). Hoạt động của ban chủ yếu là việc hành chính. Súng hư hỏng ở các đơn vị chuyển thẳng đến các ban A, B, C không xa ban Quân giới. Ban quân giới lo sưu tập nguyên, vật liệu tổ chức vận chuyển, nhận thành phẩm ở xưởng quân giới để cấp phát. Hoạt động sản xuất, sáng chế và sửa chữa phức tạp đều tập trung ở xưởng quân giới (công binh xưởng) chi đội, mật danh là bộ đội lưu động số 3. Xưởng hình thành giữa năm 1946 từ sự vận động đóng góp từ nhiều nguồn, trước hết là từ Sài Gòn, Chợ Lớn, gồm cả người và vật chất. Ban công tác thành (sau này là Ban công tác số 3) do đồng chí Nguyễn Văn Hâm (Sáu Hâm)1 (Sau ngày 23 tháng 9 năm 1945, đồng chí Sáu Hâm tổ chức "Ban vô hình" hoạt động trong lòng địch, có tham gia mặt trận Tham Lương. Mặt trận này thất thủ, đồng chí tham gia Giải phóng quân liên quạn và đổi "Ban vô hình" thành "Ban ám sát", trụ sở tại Cây Sộp làng Đông Hưng Thuận, hoạt động hướng vào nội thành. Khi Chi đội 12 thành lập, Ban ám sát gia nhập chi đội, sau thành ban công tác số 3) chỉ huy, là một trong những bộ phận vận động, đóng góp nhiều nhất cho xưởng. Đồng chí tổ chức đường dây đưa thư, nguyên vật liệu từ Sài Gòn ra chiến khu.


Ban chỉ huy xưởng gồm: Ngô Văn Năm1 (Ngô Văn Năm (Năm Danh) là chuyên viên kỹ thuật xưởng hải quân Ba Son, giỏi về kỹ thuật), giám đốc; Lư Đồng Sắt, phó giám đốc; Nguyễn Văn Bàng, chính trị viên. Khi Lý Hữu Phương bị xử lý (đầu năm 1948) Ngô Văn Năm kiêm chỉ huy Ban quân giới, phó chỉ huy là Lê Văn Nghé (Chín Nghé). Căn cứ đầu tiên của xưởng đặt tại Bời Lời. Căn cứ văn phòng Ban quân giới năm 1948 dời về Xóm Trại.


Không như những ban “rờ-sạc” tương đối gọn nhẹ, xưởng công binh máy móc nặng nề, di chuyển khó khăn; phải bố trí ở xa địch, trong rừng sâu, hết sức bí mật và có lực lượng bảo vệ. Vì vậy từ căn cứ đầu tiên Bời Lời xưởng chọn xã Chơn Bà Đen làm nơi đặt căn cứ lâu dài. Phan Văn Dỏng, đại đội phó đại đội 2 được cử phụ trách bộ phận chuyên việc bảo vệ căn cứ địa, đã nghiên cứu thực địa, tìm địa điểm đặt công binh xưởng theo tinh thần vừa an toàn, vừa có điều kiện phát triển. Trực tiếp bảo vệ xưởng do khoảng một trung đội thay phiên nhau phụ trách (3 tháng đổi một lần). Bảo vệ vòng ngoài do đơn vị Phan Văn Dỏng2 (Do không chịu đựng được gian khổ, sau này Phan Văn Dỏng bỏ ngũ rồi hàng giặc, phản bội kháng chiến) phụ trách. Vì bộ phận Dỏng quá mỏng nên chi đội phái đồng chí Võ Thái Hòa cùng một số anh em lên lập văn phòng thường trực tại Bàu Chanh để liên hệ giữa chi đội và xưởng. Bộ phận này có một tiểu đội hoạt động trên đất Tây Ninh nên lấy danh nghĩa là “quân báo Chi đội 12” tổ chức thành 5 trạm bảo vệ binh công xưởng, do đồng chí Võ Thái Hòa phụ trách chung. Đầu năm 1948, đại đội 2 cử đồng chí Nguyễn Văn Lai lên Bàu Chanh lập văn phòng, có con dấu văn phòng đại đội 2. Đồng chí Võ Thái Hòa, cùng 3 cán bộ khác trở về chi đội. Địa điểm đầu tiên của xưởng được chọn là Bến Trục nằm trên dòng Sanh Đôi. Hơn 20 công nhân các nghề từ các xưởng Ba Son, Faci, Bá Nghệ, Sở Mộ, Nhà đèn Chợ Quán... đã quy tụ về đây. Xưởng còn thu nạp çông nhân cao su Lộc Ninh, Dầu Tiếng,... Máy tiện, máy phay, bể rèn, đe, búa, máy bào, khoan tay... hầu hết được huy động từ trong thành ra.


Tại Bến Trục, xưởng đã phục hồi và làm được nhiều thành phẩm. Phục hồi một số lựu đạn ném có cần, nhồi thuốc đen.

Để thuận lợi hơn cho việc phát triển và có điều kiện chăm lo đời sống công nhân, xưởng dời đến căn cứ thứ hai (sau khi rời khỏi Bời Lời) ở Đồng Kèn. Tại đây xưởng phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật, nghiên cứu chế tạo được một số vũ khí mới: lựu đạn ném, lựu đạn phóng có đuôi (bắn cầu vòng từ các ống phóng gắn ở đầu súng trường, dùng mã tử lực đẩy, dùng kim hỏa gây nổ như tromblon VB). Nghiên cứu từ súng và đạn trombon VB, lựu đạn phóng ngày càng hoàn thiện và được sản xuất hàng loạt đã gây hoang mang cho địch. Đại đội 2 là đơn vị được chọn sử dụng súng phóng lựu đầu tiên của công binh xưởng. Sau trận đánh địch càn ở xã Trung Lập (Củ Chi), đơn vị báo về, loại này đã phát huy hiệu lực, hơn một chục trái nổ giòn giữa đội hình địch, chúng tan tác bò càng, la ó “Việt Minh có mortier”. Xưởng còn sản xuất trái phóng truyền đơn vào thị xã, thị trấn, đồn bót địch.


Xưởng tiếp tục nghiên cứu, sản xuất thành công hàng loạt đạp lôi, địa lôi chôn, địa lôi điện tử để đánh các loại xa cơ giới. Đầu đạn pháo, bom nhỏ lép được chế lại thành mìn đánh xe bọc thép, xe tăng, trái nổ, phá công sự (pétard)... Xưởng còn phục hồi được súng ngắn để trang bị cho cán bộ chỉ huy, phổ biến cách làm đạp lôi cho dân quân, du kích tự làm để chống càn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2021, 07:23:07 pm »

Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho sản xuất, đảm bảo an toàn, đồng thời có điều kiện chăm lo đời sống công nhân, từ căn cứ Đồng Kèn, xưởng quân giới Chi đội 12 còn dời đến hai căn cứ khác là Đồng Rùm và suối Bà Chiêm. Ở các căn cứ này, xưởng tiếp tục tự nghiên cứu và tiếp thu kỹ thuật các xưởng khác, chế tạo thêm nhiều loại vũ khí mới: mìn cải tiến để đánh xe bọc thép, xe tăng; mìn phá công sự bê tông có thép; đạn lõm chống xe bọc thép (AT), phóng bằng một ống gắn đầu súng trường. Đặc biệt, thành tích nổi bật nhất của xưởng là bằng tự lực về cả kỹ thuật, vật liệu, xưởng đã cho ra đời các loại súng cối và đạn cối 50li, 60li, 65li1 (Cỡ nòng tùy thuộc cờ ống tuýp. Đạn lấy của địch nhỏ hơn nòng thì xưởng gia thêm đai sắt). Trong quá trình sản xuất, xưởng rất nghiêm ngặt về chất lượng, đặc biệt là sự an toàn, nhưng phải tiết kiệm từng quả đạn trong thử nghiệm. Nòng súng dược làm bằng các loại ống thép lấy ở bộ phận truyền lực của xe hơi địch bị ta dánh hỏng, ống thép ở bộ phận giảm xốc của càng máy bay; bệ súng làm bằng thép dàn xe hơi (chassis). Đạn cối làm bằng gan hòa thép; đuôi đạn làm bằng nhôm, nhôm tấm lấy ở các đồn điền, hoặc bằng đồng đúc từ lư đồng, mâm đồng (do nhân dân hiến cho kháng chiến). Kích cỡ nòng súng phụ thuộc vào kích cỡ ống thép mà ta thu được. Khẩu súng cối xuất xưởng đầu tiên có tấm biển đồng nhỏ ghi dòng chữ “Súng cối 65 li do công binh xưởng chi đội 12 sản xuất, số 001-1947”.


Một số khẩu cối do xưởng công binh Chi đội 12 sản xuất cùng đã được chi đội và Trung đoàn 312 (sau này) gửi tặng Khu 9, Trung đoàn 81-82.

Sau khi sản xuất được những khẩu súng cối, xưởng lại sản xuất súng máy kiểu “bren” nòng khương tuyến khoan bằng phương pháp thủ công, tiện bằng máy. Ngoài ra xưởng còn sản xuất những loại vũ khí thông thường, thiết thực như đạp lôi thủy lôi đánh tàu hoặc đánh cầu, các loại mũi chông sắt.


Như vậy, sản phẩm của công binh xưởng Chi đội 12 từ vũ khí thô sơ đến một số vũ khí bán tự động, tự động, không chỉ phục vụ cho chi đội mà còn phục vụ cả cho du kích và đơn vị bạn. Vũ khí cải tiến tạo ra cách đánh mới có hiệu quả, tạo lòng tin và niềm phấn khởi cho bộ đội. Trong quá trình sản xuất cũng đã qua một thời kỳ để lẫn những trái đạn, những quả mìn ruột giả, gây hại trong chiến đấu, gây nghi ngờ trong chiến sĩ, nhưng hiện tượng này đã được giải quyết dứt khoát, hoàn toàn chấm dứt sau khi phát hiện kẻ chủ mưu phá hoại là Lý Hữu Phương (gián điệp), nguyên trưởng ban quân giới.


Thành tích đạt được từ công binh xưởng Chi đội 12 là kết quả của quá trình nỗ lực nghiên cứu, học hỏi, sáng tạo của cả một tập thể đầy quyết tâm bao gồm cả các đồng chí lãnh đạo và đội ngũ công nhân. Bên cạnh giám đốc Ngô Văn Năm, người chủ trì nhiều công trình, là những đồng chí không chỉ là những cộng tác viên mà còn là những thành viên góp phần sáng tạo: phó ban quân giới Chín Nghé, phó giám đốc Lư Đồng Sắt, trưởng ban nguội Nguyễn Văn Thưa, trưởng ban tiện Lê Văn Quýnh, trưởng ban hóa học Nguyễn Văn Chừng... đặc biệt là sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy chi đội: Tô Ký, Huỳnh Tấn Chùa, Nguyễn Văn Bứa. Giữa rừng sâu đầy thử thách, để có vũ khí cho bộ đội đánh giặc, đã bao năm anh em chịu đựng, vượt qua bao gian khổ, thiếu thốn, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nguyên vật liệu, chịu đựng muỗi mòng, rắn rết, ve, vắt thú rừng, bệnh tật. Những năm đầu lên rừng sâu, có những dịch rận, ve hoành hành, nhiều anh em bị tấy sần mặt da, ngứa khắp người. Trong tình thế như vậy thời gian đầu có nhiều anh em đóng khố làm việc, có bộ quần áo chỉ dành khi đi ra ngoài. Nhiều đêm, cả đàn voi càn quanh xưởng, có con dùng vòi lay động cả nhà xưởng. Cọp và rắn chàm quạp luôn đe dọa mạng người. Ở Đồng Kèn, cọp đã cướp đi một em bé đang nằm bú mẹ, một liên lạc của bộ đội, một liên lạc của cơ quan hành chính xã. Nhưng mối đe dọa lớn nhất vẫn là bệnh sốt rét, hầu như không ai tránh khỏi. Có những lúc một viên ký ninh vàng ngâm vào một lít nước rồi chia đều có mỗi người một ngụm. Thợ tiện Nhiều (gốc thợ Ba Son) bị cơn sốt ác tính, bị chết, máu chảy ra từ tai, mắt, mũi, họng. Tính ra, xưởng Chi đội 12 với trên 100 cán bộ, chiến sĩ đã có 8 anh em nằm lại núi rừng. Đặc biệt vấn đề nước trở nên hết sức gay gắt. Để giữ bí mật, xưởng phải ở xa dòng suối, nhưng giếng đào sâu trên mười thước chưa chạm mạch. Vì vậy, nhiều lúc tiêu chuẩn nước mỗi người chỉ được một phần tư lít mỗi ngày, phải tận dụng cả những giọt sương buổi sáng đọng trên lá cây, hoặc lấy mồ hôi thay nước để “tắm”, nhất là anh em ở lò rèn.


Chi đội trưởng Tô Ký hàng tháng cùng đoàn “công-voa” xe bò hàng chục chiếc chở đầy vật liệu, thuốc men, lương thực vượt vòng vây địch từ Bời Lời, Bàu Gòn, Bàu Chanh vượt hàng chục đồn bót địch để lên thăm xưởng. Xúc động trước cảnh tình gian khổ của anh em, đồng chí nghẹn ngào: “Tôi thật không hiểu nổi các anh em binh công xưởng. Anh em cũng là người đâu phải sắt đá mà sức chịu đụng thật phi thường. Chỉ có đội ngũ giai cấp công nhân, có Đảng lãnh đạo mới được như vậy”.


Đồng chí Đặng Quang Hổ, chánh văn phòng của xưởng ghi không sót lời nào của người chỉ huy mỗi khi đồng chí đến thăm.

Thấy anh em quá thiếu thốn, cực khổ, có lúc đồng chí Tô Ký đặt vấn đề đưa xưởng xuống Củ Chi, về đồng bằng, gần dân cho đỡ cực khổ hơn. Ý kiến này không được công nhân tán đồng. Anh em nói:

- Anh Ba về thưa lại với Đảng, với ban chỉ huy... Bộ đội có nghĩa vụ giết giặc cứu nước, anh em công nhân quân giới có nghĩa vụ lo cho bộ đội... Bộ đội dám hy sinh trên chiến trường thì công nhân quân giới cũng dám hy sinh trên trận địa sản xuất... Nghĩa vụ yêu nước bình đẳng như nhau... về dưới không sản xuất được vũ khí nặng để phục vụ bộ đội đánh to thắng lớn. Các anh cứ yên tâm để anh em trên này và dành tâm trí vào việc lớn hơn...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2021, 07:23:54 pm »

Sự sống còn của xưởng không chỉ do nỗ lực bản thân, mà còn một yếu tố rất quyết định là sự góp sức toàn đơn vị và nhân dân.

Anh em đến các cầu sắt tổ chức đánh địch và phá cầu để lấy sắt, tìm đào bom, pháo lép. Có những đêm đốt lửa để thu hút may bay địch đến ném bom tại một địa điểm đã chọn, hôm sau đến bới tìm bom lép. Các đồn điền, sở cao su là nơi ta vận động, tổ chức lấy hàng vạn chén mủ bằng nhôm, các loại sắt.


Nguồn lực trong dân rất quan trọng. Huyện “quê hương” Hóc Môn là nguồn thu nhập lớn. Trong huyện có những cuộc vận động nhân dân hiến góp các loại đồ đồng như lư đồng, chuông đồng... để đúc đạn, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Bà con tích cực thu thập các loại vật liệu nhôm, đồng, sắt, sưu tầm, vận động mua hóa chất từ trong nội thành. Một trong những người tích cực vận động vật liệu, tiền bạc, thuốc men là ông Nguyễn Văn Điều (đốc học cũ), ủy viên ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Tây Ninh.


Việc vận chuyển, tiếp tế cho xưởng đòi hỏi hệ thống tổ chức, bảo vệ tỉ mỉ. Những ngày hình thành xưởng, vật chất, máy móc từ trong thành ra bằng nhiều đường, cả trên bộ, dưới sông. Đường bộ thì từ Phú Nhuận ra Tân Bình, phải đục tường một số nhà phố để đưa ra, đến gần sáng thì cho xuống hầm bí mật. Đường sông chở sắt, thép, máy móc, ngụy trang bằng cá chết, phân cá, tro trấu... để qua mắt các trạm xét của địch. Có cả một trung đội vận chuyển vật chất cho xưởng từ trong thành ra.


Việc chuyên chở hàng tiếp tế trực tiếp đến xưởng do đồng chí Sáu Ngói, trưởng trạm quân lương phụ trách. Bộ phận này có một tiểu đội võ trang do Hoàng Anh chỉ huy. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe bò, được huy động từ trong dân, mỗi chuyến “công-voa” lên Tây Ninh để vào xưởng khoảng 10-15 chiếc, có chuyến đến 40 chiếc. Lực lượng bảo vệ các đoàn “công-voa” lấy ở các đại đội. Phụ trách lộ trình là Huỳnh Văn Lân (Út Lơ), trưởng ban liên lạc Chi đội 12 (đồng chí Út Lơ sau này là giám đốc Công ty cao su Tây Ninh). Các đồng chí Bảy Khai, Bảy Lam phụ trách việc tiếp nhận trong rừng già Chơn Bà Đen. Có những chuyến “công-voa” dành riêng những chiếc xe bò chở bánh trái, muối xả ớt... của phụ nữ Hóc Môn gởi cho xưởng. Đồng chí Hồ Thị Bi là một trong những người vận động tích cực để có những chuyến xe như vậy. Khi những chuyến “công voa” rời căn cứ của xưởng, thì chở súng đạn do xưởng sản xuất xuống chiến trường.


Bên cạnh vấn đề vũ khí, vấn đề lương thực luôn đặt ra môt cách gay gắt. Trước kia số quân chưa lớn, những việc như nuôi quân cứu thương không mấy khó khăn nhờ dựa vào dân. Khi quân số đã tăng thì việc đưa một bộ phận lực lượng về địa phương, phân tán, dựa vào dân để hoạt động một thời gian cũng chỉ là cách tạm thời để giải quyết tình thế thiếu vũ khí và đặc biệt là thiếu lương thực. Hướng giải quyết lâu dài là kết hợp chế độ cung cấp với tự túc, tự cấp và hậu cần nhân dân. Về chế độ cung cấp, theo quy chế Chi đội 12 được Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Gia Định bảo đảm tài chính, hậu cần. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh lúc bấy giờ, bên cạnh Chi đội 6, Chi đội 12, còn nhiều lực lượng khác, việc cung cấp cho cả hai chi đội là quá khả năng. Trước mắt Chi đội 12 phải tự túc, tự cấp. Đó cũng chính là phương hướng lâu dài, và trên phương hướng đó Ban kinh tế Chi đội 12 được thành lập.


Ban kinh tế Chi đội 12 có nhiều bộ phận, trong đó có hai bộ phận chính:

Bộ phận hoạt động hướng đô thị và nông thôn xung quanh, hoạt động kinh tế kết hợp hoạt động Ban công tác số 12 gồm các nội dung: tác chiến, binh vận, công tác vận động nhân dân (vận động chính trị và vận động ủng hộ vật chất), trực tiếp hoạt động kinh tế như sản xuất mua bán. Về mặt kinh tế, bộ phận này mang tên Ban kinh tế Chi đội 12, do Hồ Thị Bi (trưởng ban công tác số 12) làm trưởng ban, Bùi Thị Nếp phó ban.


Bộ phận làm kinh tế hướng nông thôn do đồng chí Võ Văn Hoa (Sáu Hoa) phụ trách.

Ngoài ra mỗi đơn vị đều có tổ chức bộ phận lo việc tự túc riêng.

Trên thực tế, hoạt động tác chiến, dân vận của Ban công tác số 12 có tác động trực tiếp đến hoạt động của Ban kinh tế. Ban tồn tại và hoạt động trong dân, diệt tề, trừ gian, diệt giặc, được dân tín nhiệm, che chở... như vậy có thuận lợi dể vận động sự ủng hộ về mọi mặt, cả về vật chất, đồng thời tạo cơ sở để tiến tới sản xuất, mua bán. Nhận nhiệm vụ, đồng chí Hồ Thị Bi được chi đội giao 300 đồng Đông Dương để làm vốn (số tiền này do đồng chí Trần Văn Trà để lại trước khi đi Khu 8 ). Đồng chí xác định ngay nhiệm vụ cho Ban công tác số 12, đặc biệt là đội “nữ binh” du kích là vừa hoạt động diệt ác, trừ gian đánh giặc vừa làm công tác vận động đồng bào ủng hộ kháng chiến. Dần dần Ban kinh tế tổ chức trồng thuốc lá, hoa màu, bán lấy tiền đi mua trâu bán lấy lãi phục vụ cho chi đội. Tại Hóc Môn, Ban kinh tế tổ chức hội đỡ đầu cho bộ đội, hội viên có các bạn hàng thịt, hàng vải, cá, tiệm “chạp phô”. Lực lượng đồng chí Hồ Thị Bi phát triển đến cấp tiểu đội, rồi trên cấp trung đội, dần hình thành hai đơn vị dưới sự chỉ huy của đồng chí Hồ Thị Bi: Ban công tác số 12 và đơn vị lưu động (phát triển thành đại đội 2804 khi thành lập Trung đoàn 312) vừa hoạt động quân sự vừa hoạt động dân vận, vận động ủng hộ kháng chiến, binh vận, sản xuất. Tầm hoạt động dần mở hướng tiến vào nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn. Chị Bùi Thị Nên (Nếp), các anh Lu, Ninh... tổ chức Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn ngay trong lòng địch hậu, không chỉ ở nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn, mà còn mở về hướng Thủ Dầu Một (do anh Út Minh, chị Năm Mể chủ trì). Đặc biệt, ta tổ chức ra Hà Nội mua giấy đem về Sài Gòn bán lấy lãi. Ta còn vận động thầu làm đường trên quốc lộ 1, nhiều tháng họ ủng hộ đến hai cặp đầy giấy 100đ “bộ lư” ngân hàng Đông Dương và cũng chính anh em công nhân làm đường đã đào lỗ chôn mìn đánh xe giặc. Nhờ vậy, bộ đội có thuốc men, vải, hàng quân nhu, quân giới... để tồn tại và đánh giặc. Sau vụ tổ chức lấy gần một triệu đồng ở nhà dây thép Sài Gòn, tổ chức làm kinh tế ở nội thành bị lộ, một số người bị bắt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2021, 07:25:13 pm »

Ở hướng nông thôn, khi có chỉ thị 40 của cấp trên về sản xuất tự túc, đồng chí Tô Ký giao cho đồng chí Võ Văn Hoa (Sáu Hoa) một số tiền chỉ đủ mua nửa con trâu. Đồng chí Sáu Hoa đề đạt ý kiến và được đồng chí Tô Ký thống nhất tinh thần “phi thương bất phú”, với số vốn như vậy, phải tổ chức buôn bán mới ra tiền. Thực hiện ý kiến đồng chí Sáu Hoa, để tạo vốn đầu tiên, đồng chí Nguyễn Văn Bứa tổ chức cho đại đội 2 đón xe đò từ Cam-pu-chia về Sài Gòn trên quốc lộ 1 (nay là quốc lộ 22) đọc lời kêu gọi, tuyên truyền, thuyết phục các chủ xe và thương buôn vừa làm nghĩa vụ, vừa ủng hộ tiền bạc, hoặc bán một số hàng cho bộ đội “mua đi bán lại”... Trong một thời gian ngắn vừa vận động, vừa mua bán trâu bò, heo... vốn tăng lên năm, sáu ngàn đồng. Từ đó anh em mua trâu, bò, xe bò làm ruộng. Đồng chí Ba Mộc từ Bàu Chứa xuống Giồng Dinh lập Trại Ruộng. Bắt đầu gần như số không với nhiều sáng kiến, năng nổ, đồng chí Sáu Hoa đã chủ trì xây dựng được Ban sản xuất 40 người, làm 40 mảnh ruộng, cùng Ban kinh tế hoạt động tự túc cho đơn vị: trồng hoa màu, cây thuốc lá, làm mía, làm đường, lấy mủ cao su, làm củi bán, làm cá khô, lập quán cơm...


Đất của đốc phủ Đẩu ở Tân Mỹ, Bình Lý được trưng dụng để làm ruộng cho chi đội. Vườn cao su của ông Hai Khứ, chị Hai Bèn vùng kênh Lý Văn Mạnh đều hiến cho chi đội để khai thác mủ và làm củi bán. Các quán cơm của chi đội rải rác từ An Nhơn Tây lên Đồng Tháp (nhưng do bất lợi về bí mật quân sự, sau này đồng chí Tô Ký chủ trương giải thể hết quán xá).


Ở hướng nông thôn, căn cứ rừng núi còn một khối lượng sản xuất quan trọng nữa là hoạt động tự túc của các đơn vị.

Thực tế quá trình xây dựng, tồn tại và chiến đấu lúc bấy giờ đặt yêu cầu tất yếu là từng đơn vị tự túc. Như ở căn cứ Chơn Bà Đen, buổi đầu về đây, bộ đội ăn cả trái gùi để thay cơm, ăn cỏ đầu rìu, bò cạp nướng, nhện hùm, mối cánh... đào cả ụ mối tìm mật ong ruồi, được mấy giọt mật phải đổ mồ hôi... Có được bộ đồ lót cũng chỉ dành để mặc khi tiếp xúc với bên ngoài.


Trong toàn bộ quá trình xây dựng, đặc biệt về công tác bảo đảm quân nhu, quân lương, mối quan hệ giữa chi đội với dân là nét truyền thống sâu sắc được xây dựng và phát huy từ Giải phóng quân liên quận. Nhân dân cùng chi đội bám trụ, chiến đấu, sản xuất và công tác bảo đảm. Những lần tải gạo từ Gia Định sang Giồng Ông Hòa, trở về Gia Định, có lúc đi xa hơn, bộ đội đi thì dân cũng đi, một đại đội của chi đội đi thì có mấy đại đội dân cùng đi, mỗi chuyến đều gắn với một phương án đánh địch, canh đường để đảm bảo an toàn. Lúc khó khăn nhất, như năm 1946, bộ đội đói, dân cũng đói, chia sẻ cùng sống để đánh giặc. Có lần chi đội chở lên được một xe bò gạo tiếp tế tới Bàu Chanh, Bàu Gòn, đồng bào vì đói đổ ra xin, bộ đội cấp cho dân gần hết, chỉ chừa một ít để nấu cháo măng le, ăn với muối ớt. Dân thiếu, đói từ hạt gạo, củ khoai, nhưng gay go nhất là thiếu muối, có khi phải đốt tranh, đốt cây mắm lấy tro thay muối. Năm 1947 Chi đội 12 có muối dự trữ, bị ướt đem phơi, đồng bào vây quanh để lượm những hạt rơi vãi. Anh em chia cho mỗi người một chén nhỏ, đồng bào rất cảm động.


Ban quân y chi đội gồm các đồng chí Nguyễn Văn Mi, Sáu Sáng, Bồ, Văn Tô, Trương Kế Phước, Trang. Dưới ban là hệ thống “chân rết”: ban cứu thương văn phòng chi đội trưởng, ban cứu thương bên cạnh chi đội phó, quân y binh công xưởng1 (Nhân sự luân phiên từng thời kỳ 3 tháng, do chi đội cử lên xưởng, Cụ Thọ, Sáu Sáng, Ba Tường, Trịnh Khánh Chiêu... Khi có nhiều người bệnh, chánh văn phòng xưởng Đặng Quang Hỗ phụ giúp quân y xưởng) cứu thương, y tá các đại đội, tổ pha chế. Khoảng tháng 8, tháng 9 năm 1946 chi đội thành lập dưỡng đường chi đội, đóng ở Tân Thông, do chị Mười Điệp phụ trách. Đầu tháng 4 năm 1947 dưỡng đường đổi tên là quân y xá 3, đóng ở Rừng Làng, Xóm Trại, do đồng chí Nguyễn Anh Tường (Ba Tường) phụ trách. Ban quân y mở lớp cứu thương khóa Đỗ Bá Thông (tên một chiến sĩ y tá hy sinh) để đào tạo nhân viên cứu thương.


Ban quân y có Ban tiếp tế từ trong thành (có các đồng chí Cơ, Năm...) lo việc mua, huy động thuốc men, dụng cụ y tế gửi ra. Thuốc men thời kỳ chi đội đã dồi dào hơn. Hoạt động quân y không chỉ ở phía sau, mà còn bám sát bộ đội, ra phía trước; không chỉ hoạt động trong bộ đội mà còn cứu chữa, giúp dân nơi đóng quân. Không ít trường hợp chiến sĩ quân y cầm súng chiến đấu, nhiều chiến sĩ đã hy sinh như anh Đỗ Bá Thông, chị Quý... Lúc chưa có dưỡng đường, bệnh nhân nặng và thương binh được phân tán ở nhà dân, hằng ngày nhân viên quân y thay nhau đến lo cơm cháo, băng bó, thuốc men. Căn cứ quân y xá 3 ở một khu rừng chỉ dài dưới 2 ki-lô-mét, rộng dưới một ki-lô-mét, vẫn bám trụ, nhân viên y tế, thương bệnh binh đều được bảo vệ an toàn.


Ngay trước ngày toàn quốc kháng chiến, bức điện ngày 16 tháng 12 năm 1946 của Trung ương Đảng gửi Xứ ủy lâm thời Nam Bộ đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ Nam Bộ là không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam Bộ ra đánh Trung, Bắc. Việc hành binh phải tìm cách có ý thức uy hiếp Sài Gòn...”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM